Tài liệu Đề tài Chỉ số chứng khoán: Lời mở đầu
Manh nha của thị trường chứng khoán bắt đầu từ thế kỉ 12 tại Pháp, xuất phát từ nhu cầu mua bán nợ trong lĩnh vực nông nghiệp. Trải qua quá trình thông thương, buôn bán trao đổi giữa các nước, hình thành nên các công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tiên,và thị trường chứng khoán từng bước phát triển cho đến nay.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán các loại chứng khoán nhằm huy động vốn hay đầu tư các khoản vốn nhàn rỗi. Mỗi loại chứng khoán có những đặc điểm riêng, có giá trị thị trường riêng, tất cả được buôn bán trên thị trường tạo nên sự lên xuống của thị trường chứng khoán. Để việc đầu tư được hiệu quả các nhà đầu tư cần có cái nhìn chung nhất về xu hướng của thị trường, các chỉ số chứng khoán ra đời từ đó.
Mỗi một thị trường chứng khoán thiết lập những chỉ số chứng khoán riêng phản ánh tình trạng hoạt động của chính thị trường chứng khoán đó, có thể kể đến một số chỉ số chứng khoán như Nasdaq 100, Dow Jones, S&P 500 của Mỹ, Nikkei 225 c...
13 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chỉ số chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Manh nha của thị trường chứng khoán bắt đầu từ thế kỉ 12 tại Pháp, xuất phát từ nhu cầu mua bán nợ trong lĩnh vực nông nghiệp. Trải qua quá trình thông thương, buôn bán trao đổi giữa các nước, hình thành nên các công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tiên,và thị trường chứng khoán từng bước phát triển cho đến nay.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán các loại chứng khoán nhằm huy động vốn hay đầu tư các khoản vốn nhàn rỗi. Mỗi loại chứng khoán có những đặc điểm riêng, có giá trị thị trường riêng, tất cả được buôn bán trên thị trường tạo nên sự lên xuống của thị trường chứng khoán. Để việc đầu tư được hiệu quả các nhà đầu tư cần có cái nhìn chung nhất về xu hướng của thị trường, các chỉ số chứng khoán ra đời từ đó.
Mỗi một thị trường chứng khoán thiết lập những chỉ số chứng khoán riêng phản ánh tình trạng hoạt động của chính thị trường chứng khoán đó, có thể kể đến một số chỉ số chứng khoán như Nasdaq 100, Dow Jones, S&P 500 của Mỹ, Nikkei 225 của sàn chứng khoán Tokyo, Kospi của trung tâm giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, VNIndex của Việt Nam…
Cách thức tính toán, thiết lập, ý nghĩa và thông tin mà chỉ số chứng khoán cung cấp cho các nhà đầu tư như thế nào sẽ được nhóm 4, lớp tài chính ngân hàng K20E làm rõ trong chuyên đề:
“Chỉ số chứng khoán”
Bài viết được thực hiện trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu nên không tránh khỏi những hạn chế, nhóm 4 rất mong nhận được sự nhận xét của cô giáo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.
Tìm hiểu chung về chỉ số chứng khoán:
Định nghĩa:
Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Chỉ số thị trường chứng khoán được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường.
Các chỉ số chứng khoán này có thể do Sở giao dịch chứng khoán định ra ( ví dụ Vn-Index - Ủy Ban chứng khoán nhà nước), cũng có thể do hãng thông tin (Ví dụ: Nikkei 225- Thời báo kinh tế Nhật) hay một thể chế tài chính nào đó định ra (Ví dụ: Hang Seng index- Ngân hàng Hang Seng).
Cách chọn rổ chứng khoán để tính chỉ số chứng khoán:
Chỉ số chứng khoán không được tính dựa trên toàn bộ chứng khoán trên thị trường nên mà chỉ được tính dựa trên những cổ phiếu tiêu biểu, có khả năng đại diện chung cho xu hướng của cả thị trường .
Cụ thể, trên sàn chứng khoán New York có hơn 3,000 cổ phiếu, nhưng chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chỉ được tính toán dựa trên giá cổ phiếu của 30 công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán này hay Nikkei 225 gồm 225 cổ phiếu blue-chip đại điện cho các công ty ở Nhật, S&P 500 gồm cổ phiếu của 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ…
Công thức tính:
Phương pháp Passcher:
Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán:
å qt pt
I p = -------------
å qt po
Trong đó: I p : Là chỉ số giá Passcher
p t : Là giá thời kỳ t
p o : Là giá thời kỳ gốc
qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán ( t )
hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán.
Các chỉ số áp dụng phương pháp này có thể kể đến: KOSPI (Hàn quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài loan); Hangseng (Hồng công); VnIndex của Việt Nam…
Phương pháp Laspeyres:
Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc:
å qo pt
I l = -------------
å qo po
Trong đó: I L : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres
pt : Là giá thời kỳ báo cáo
p o : Là giá thời kỳ gốc
qo : Là khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu
của khối lượng c (số lượng cổ phiếu niêm yết) thời kỳ gốc
Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức
Chỉ số giá bình quân Fisher:
Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá Laspayres: Phương pháp này trung hoà được yếu điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc và kỳ tính toán
I F = Ö IP x I L
Trong đó: I F : Là chỉ số giá Fisher
IP : Là chỉ số giá Passche
I L : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres
Phương pháp số bình quân giản đơn:
å pi
Ip = -------------
n
Trong đó: I p là giá bình quân;
Pi là giá Chứng khoán i;
n là số lượng chứng khoán đưa vào tính toán.
Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý áp dụng phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn (s ) của nó thấp.
Phương pháp bình quân nhân giản đơn:
I p = Ö P Pi
Phương pháp này được sử dụng khi độ lệch chuẩn khá cao, ( s) cao. Các chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân giản đơn này.
Ý nghĩa của chỉ số chứng khoán:
Chỉ số chứng khoán thường được coi như nhịp đập của thị trường mà nó đại diện. Khi chỉ số chứng khoán tăng điều đó đồng nghĩa với việc thị trường đang lên và ngược lại.
Có nhiều cách tính chỉ số chứng khoán khác nhau nhưng mỗi một chỉ số chứng khoán đều ẩn chứa thông tin về tình trạng thị trường chứng khoán tại thời điểm tính. Mỗi chỉ số chứng khoán đứng riêng lẻ không mang đến thông tin hữu ích cho nhà đầu tư, chỉ số chứng khoán phải được theo dõi trong cả thời kì, cho thấy sự thay đổi của cả thời kì, thông qua đó nhà đầu tư có thể nhìn nhận được xu thế, xu hướng của thị trường, từ đó có các hoạt động đầu tư hiệu quả.
Ví dụ,chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones ngày 21/12/2011
Last:
12,107.74
Change:
+4.16
Open:
12,103.58
High:
12,119.70
Low:
11,999.44
Volume:
163,247,818
Percent Change:
+0.03%
Yield:
n/a
P/E Ratio:
n/a
52 Week Range:
10,404.49 to 12,876.00
Chỉ số chứng khoán Dow Jones ngày 21/12/2011 là 12,107.74. Nếu chỉ có riêng thông tin này nhà đầu tư sẽ không thể biết được xu hướng của thị trường. Đặt trong tương quan với chỉ số của ngày trước đó cho thấy, chỉ số DJ đã tăng 4.16 điểm, tương đương 0.03%, so với 2 ngày trước đó thì đây là phiên thứ 2 liên tiếp tăng điểm sau đợt giảm mạnh 0.84% hôm đầu tuần.
Phân tích một số chỉ số chứng khoán tiêu biểu:
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones ( Dow Jones Industrial Average)
Sự hình thành chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones:
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones là chỉ số chứng khoán lâu đời thứ 2 sau Chỉ số trung bình vận tải Dow Jones và được biết đến rộng rãi nhất. Chỉ số chứng khoán Dow Jones ra đời năm 1896 với cổ phiếu của 12 công ty. Trải qua nhiều lần thay đổi, từ 1928 chỉ số chứng khoán Dow Jones đại diện cho 30 công ty lớn và có thế lực lớn nhất tại Mỹ, đại diện cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Nhóm 30 công ty này thường xuyên có sự thay đổi. Khi công ty nào sa sút đến độ không đủ tiêu chuẩn để có thể được xếp vào Top 30 của các cổ phiếu Blue Chip, công ty đó lập tức sẽ bị thay thế bằng một công ty khác đang trên đà tăng trưởng.
Ban đầu, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones được tính bằng tổng giá của từng cổ phiếu chia cho tổng số công ty, lúc này là 12 công ty.
Công thức tính:
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones được tính theo phương pháp bình quân giản đơn
Ví dụ: Thị trường có 2 loại cổ phiếu
A: Giá: $15/ 1 cổ phiếu
B: Giá: $20/1 cổ phiếu
Chỉ số chứng khoán thị trường lúc này sẽ là: (15+20)/2=17.5.
Chỉ số chứng khoán sẽ thay đổi khi có những động thái thay đổi về giá, giá tăng làm chỉ số chứng khoán tăng và ngược lại.
Ngày tính đầu tiên, ngày 26/1/1896, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đạt 40.94 USD.
Số chia Dow Jones:
Cách tính này trở nên phức tạp khi có sự chia tách cổ phần, sáp nhập, rút lui hay gia nhập thị trường.
Ví dụ: Công ty B chia tách cổ phần và giá mỗi cổ phần lúc này là $10.
Chỉ số chứng khoán thị trường lúc này sẽ là: (15+10)/2=12.5
Điều này không phản ánh đúng tình hình thị trường lúc này bởi không có sự sụt giảm nào. Tổng giá trị mà nhà đầu tư đang nắm giữ không đổi, chỉ có sự thay đổi đơn giá cổ phiếu và giá trị cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ.
Lúc này có sự thay đổi về giá chứng khoán, nhưng giá trị mà nhà đầu tư đang nắm giữ không hề có sự thay đổi.
Để đảm bảo chỉ số chứng khoán phản ánh đúng giá trị thị trường, giá trị mà nhà đầu tư đang năm giữ, chỉ số chứng khoán được tính như sau:
Chỉ số chứng khoán thị trường = (15+10*2)/2=17.5
Tuy nhiên trên thị trường không chỉ có 2 loai cổ phiếu, khi các loại cổ phiếu đồng thời bị ảnh hưởng bởi sự xác nhập, chia tách thì cách tính trở nên phức tạp hơn nhiều. Số chia dow ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của cách tính này.
Công thức tính số chia Dow:
Số chia Dow mới = Số chia Dow cũ * (Tổng mới / Tổng Cũ)
Theo Ví dụ trên: số chia Dow cũ: 2; tổng cũ: $ 35; tổng mới: $25
Số chia Dow mới = 2*(25/35)=10/7
Chỉ số chứng khoán trên thị trường lúc này = 25:10/7= 17.5
Như vậy, số chia Dow giúp điều chỉnh tác động của việc chia, tách, xác nhập đến chỉ số chứng khoán Dow Jones, phản ánh đúng động thái của giá (sự thay đổi giá), đảm bảo tính liên tục về thông tin của chỉ số chứng khoán này.
Khi có sự điều chỉnh của số chia Dow Jones, nhằm đảm bảo giá trị ban đầu, phản ánh mà nhà đầu tư nắm giữ trước và sau khi có sự chia tách xác nhập thì chỉ số chứng khoán Dow Jones không đơn thuần còn là trung bình đơn giá của tất cả cổ phiếu trên thị trường như công thức ban đầu nữa.
Trên thực tế, số chia Dow Jones được cập nhật hàng ngày bởi báo phố Wall.
Số liệu thực tế:
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones ngày 21/12/2011
Last:
12,107.74
Change:
+4.16
Open:
12,103.58
High:
12,119.70
Low:
11,999.44
Volume:
163,247,818
Percent Change:
+0.03%
Yield:
n/a
P/E Ratio:
n/a
52 Week Range:
10,404.49 to 12,876.00
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tại thời điểm đóng của ngày 21/12/2011 là 12,107.74, tăng 4.16 điểm tương đương 0.03% so với thời điểm đóng cửa ngày 20/12/2011 (12,103.58).
Số chia Dow Jones ngày 21/12/2011 được công bố là 0.132129493.
Tổng giá cổ phiếu của 30 công ty trong ngày 21/12 là $1599.79( 12,103.58*0.132129493).
Trung bình giá cổ phiếu của 30 công ty trong ngày 21/12 là $53.33 (1599.79/30).
Tổng khối lượng giao dịch trong ngày là $163,247,818.
Trong ngày chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones được tính liên tục theo phút.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones năm 2011
Chỉ số chứng khoán Vn-index:
Sự hình thành:
Công thức tính:
Chỉ số chứng khoán Vn- index theo phương pháp Passcher, căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả cổ phiếu được niêm yết trên thị trường hay còn gọi là phương pháp bình quân vốn hóa thị trường.
Vn-Index =
Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành (khối lượng niêm yết) của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kì gốc
Khi trên thị trường xảy ra trường hợp niêm yết mới hay tổ chức niêm yết tiến hành tăng vốn, hệ số chia sẽ được điều chỉnh như sau:
D1 =
Trong đó:
D1: Hệ số chia mới
D0: Hệ số chia cũ
V1: Tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết:
V1 =
AV: Giá trị điều chỉnh cổ phiếu
Khi huỷ niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới sẽ được tính như sau:
D1 =
Số liệu thực tế
Một số chỉ số chứng khoán khác:
Chỉ số Nikkei 225
Chỉ số Hang Seng
Chỉ số chứng khoán là gi
Định nghĩa
Công thức tính, ưu, nhược điểm của từng cách tính
Tác động của các yếu tố khi có sự chia tách, xác nhập ..
Phân tích một số chỉ số chứng khoán tiêu biểu:
Dow Jones
Vn-index
Nikkei 225
Phân tích quá trình biến động của một loai chỉ số chứng khoán qua các thời kì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhom4.doc