Đề tài Chi phí sản xuất kinh doanh và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Tài liệu Đề tài Chi phí sản xuất kinh doanh và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: phần i chi phí sản xuất kinh doanh và các giải pháp hạ thấp chi phí sXKD của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . I.Khái niệm , kết cấu và phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh: 1.Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh: Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là hoạt động cơ bản của xã hội ,là điều kiện tiên quyết tất yếu, vĩnh viễn của sự tồn tại , triển vọng trong mọi chế độ . Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động , tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất . Nói cách khác qua trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố : tư liệu lao động ,đối tượng lao động, sức lao động đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hoa của bản thân các yếu tố nói trên . Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra các yếu tố giá trị chính là yếu tố khách quan . Trong nền kinh tế nói chung , đặc biệt là trong nền kinh tế thị tr...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chi phí sản xuất kinh doanh và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần i chi phí sản xuất kinh doanh và các giải pháp hạ thấp chi phí sXKD của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . I.Khái niệm , kết cấu và phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh: 1.Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh: Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là hoạt động cơ bản của xã hội ,là điều kiện tiên quyết tất yếu, vĩnh viễn của sự tồn tại , triển vọng trong mọi chế độ . Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động , tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất . Nói cách khác qua trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố : tư liệu lao động ,đối tượng lao động, sức lao động đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hoa của bản thân các yếu tố nói trên . Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra các yếu tố giá trị chính là yếu tố khách quan . Trong nền kinh tế nói chung , đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất theo yêu cầu của thị trường nhầm thu nhiều lợi nhuận . Đó chính là quá trình mà doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định - những chi phí dưới hình thái hiện vật hay giá trị để doanh nghiệp có được thu nhập . Do đó muốn tồn tại, phát triển và kinh doanh mang lại lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp phải tìm cách giảm tới mức tối thiểu các chi phí của mình . Muốn vậy các nhà quản lý kinh doanh phải nấm chắc bản chất và khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Đế tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều khoản chi như chi phúc lợi xã hội ,chi đầu tư dài hạn , đầu tư ngắn hạn , chi cho hoạt động sản xuất hàng ngày . Trong phạm vi luận văn nghiên cứu của mình tôi chỉ trình bày chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và việc xác định giá cả sản phẩm, hàng hoá ,dịch vụ . Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các khoản chi trực tiếp , gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ . Toàn bộ chi phí này được bù đắp từ doanh thu bán hàng . Tuy nhiên cần phải chú ý không phải tất cả các khoản mục chi phí đều được bù đắp từ doanh thu tiêu thụ trong kỳ mà chỉ có những chi phí nào bỏ ra liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập bằng tiền trong kỳ . Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền . Dưới góc độ nghiên cứu của tài chính , với cách hiểu chi phí là một trong những hình thái biểu hiện của việc sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với những luồng dịch chuyển giá trị thì chi phí sản xuất kinh doanh được hiểu như sau: " Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp bỏ ra để để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ." Trong đó chi phí về lao động sống là bao gồm những khoản tiền lương và các khoản tính theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ .Còn các chi phí lao động vật hoá bao gồm: chi phí nguyên vật liệu , hao mòn máy móc , thiết bị công cụ dụng cụ ... 2.Kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh : Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp trước hết phải xác định được hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình, lựa chọn việc sản xuất kinh doanh những loại sản phẩm nhất định thuộc phạm vi nghành nghề sản xuất của xã hội. Mỗi ngành sản xuất vật chất của xã hội như công nghiệp, nông nghiệp ,xây dựng ... đều có những đặc diểm kỹ thuật riêng . Những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chi phí sản xuất kinh doanh của họ. Về mặt lý luận chung chi phí sản xuất kinh doanh sẽ được bù đắp từ doanh thu hoặc từ thu nhập cuả doanh nghiệp trong kỳ . Vì vậy về nguyên tắc tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ được bù đắp từ các nguồn vốn khác đều không thuộc chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Hơn nữa chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ ,nên toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ không trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đều không phải là chi phí sản xuất kinh doanh . Kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh được biẻu hiện qua tỷ trọng tính thành phần trăm (%) của từng loại chi phí sản xuất kinh doanh trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như : đặc điểm công nghệ , công tác quản lý ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều thời kỳ khác nhau cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ , xu hướng biến đổi chung là tỷ trọng các chi phí về lao động vật hoá ngày càng tăng lên trong khi tiền lương có xu hướng giảm xuống một cách tương đối trong số chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Thuộc nhóm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: * Chi phí nguyên vật liệu : Phản ánh toàn bộ chi phi nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ , nhiên liệu , động lực ,vật liệu khác... Chi phí nguyên vật liệu là chi phí chủ yếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào nên nó là đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý để tránh tình trạng lãng phí . Do đó để tính toán tập hợp chính xác chi phí nguyên vật liệu cần phải kiểm tra , xác định số nguyên vật liệu đã xuất cuối kỳ chưa sản xuất hết và giá trị vật liệu thu hồi (nếu có) để loại trừ số nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ . Mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm Chi phí NVL = Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Đơn giá NVL = * * Mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm * Chi phí nhân công : Trong 3 yếu tố để có thể thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lao động có năng suất , hiệu quả , chất lượng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Thuộc loại chi phí này bao gồm: - Tiền lương : Biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tiền lương là khoản thu nhập chính đáng của người lao động đồng thời là chi phí cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp đặc biệt là ở những doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công . - Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ : Bên cạnh chế độ tiền lương , tiền phục cấp , tiền thưởng được hưởng trong quá trình sản xuất người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ trong các trường hợp ốm đau , thai sản , tai nạn lao động ... các quỹ này được thành lập do người lao động đóng góp , phần còn lại được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . + BHXH: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh .Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20% trên cơ sở quỹ tiền lương của doanh nghiệp trong đó 15% do đơn vị hoặc người chủ sử dụng lao động nộp vào và được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh , 5% trên lương do người lao động đóng góp và tính vào lương hàng tháng của người lao động . Qũy này do cơ quan BHXH quản lý do vậy theo pháp luật công ty cần phải ký hợp đồng với người lao động , trích qua Sở lao động thương binh và xã hội để làm cơ sở căn cứ để lập sổ BHXH . + BHYT : Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh cho người lao động trong thời gian ốm đau , thai sản , tai nạn lao động ... Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3% trong đó 2% là tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh còn 1% trừ vào thu nhập của người lao động . + KPCĐ: Dùng để hỗ trợ cho người lao động duy trì các hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp nhằm giúp đỡ nhau về mặt chuyên môn , bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động . Hiện nay các doanh nghiệp được phép trích 2% trên cơ sở quỹ lương tính vào phí theo lương của bộ phận sử dụng lao động trong đó nộp công đoàn cấp trên là 1% và để lại doanh nghiệp 1% do công đoàn quản lý để phục vụ hoạt động công đoàn cua công ty . Như vậy tổng 3 quỹ trên doanh nghiệp được phép trích 25% trên tổng quỹ lương trong đó tính vào chi phí bộ phận sử dụng lao động là 19% và trừ vào người lao động là 6% . * Chi phí khấu hao tài sản cố định : Trong quá trình bảo quản và sử dụng tài sản cố định luôn bị hao mòn , hao mòn là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh , do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học kỹ thuật ,... căn cứ vào nguyên nhân gây hao mòn có thể chia hao mòn tài sản cố định thành : hao mòn tài sản cố định hữu hình và hao mòn tài sản cố định vô hình . Khi tài sản cố định được sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì sự chuyển dịch hao mòn của nó vào chi phí của đối tượng sử dụng tài sản cố định được gọi là khấu hao tài sản cố định. Khấu hao là việc tính toán phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định . Sau khi hàng hoá được tiêu thụ số tiền khấu hao được trích tích luỹ thành quỹ khấu hao tài sản cố định . Quỹ khấu hao được dùng để tái sản xuất giản đơn song trên thực tế trong điều kiện tiến bộ của khoa học kỹ thuật nó có khả năng tái sản xuất mở rộng , doanh nghiệp sẽ sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như một nguồn tài chính bổ sung cho mục đích đầu tư để có doanh lợi hoậc nhờ nguồn này để đầu tư mới ở những năm sau trên quy mô lớn hơn hoặc trang bị máy móc thiết bị hiện đại hơn . Mức tính khấu hao được xác định như sau : NGTSCĐ Số năm sử dụng = Mức KHBQ = NGTSCĐ *Tỷ lệ khấu hao Trong quá trình sản xuất kinh doanh do sử dụng tài sản cố định doanh nghiệp phải làm sao để xác định được khoản khấu hao hợp lý để vừa đảm bảo thu hồi vốn nhanh vừa đảm bảo chi phí khấu hao không làm tăng giá thành sản phẩm làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. * Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là các khoản chi phí mua ngoài phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thuê ngoài sữa chữa lớn tài sản cố định , tiền thuê kho bãi , thuê bốc vác , tiền vận chuyển hàng hoá , chi phí điện nước , điện thoại , hao hồng , uỷ thác xuất nhập khẩu , tiền mua bảo hiểm tài sản ... và các dich vụ mua ngoài khác . * Chi phí bằng tiền khác : Là các khoản chi phí khác ngoài các chi phí kể trên phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thuê sử dụng đất , thuế tài nguyên , lệ phí cầu phà , chi phí tiếp tân , tiếp khách , chi phí tuyển dụng , bồi dưỡng nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên , chi bảo hộ lao động , trả lãi vay vốn kinh doanh ,các khoản thiệt hại hao hụt được tính vào chi phí hợp lệ , chi phí bảo hành sản phẩm , chi phí dự thầu , trợ cấp mất việc làm ... * Chi phí quản lý doanh nghiệp : Là các khoản chi phí có liên quan chung đến hoạt động của cả doanh nghiệp không tách riêng cho bất kỳ một hoạt động nào . Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại quản lý như chi phí quản lý sản xuất kinh doanh , quản lý hành chính , chi phí chung...Khi phát sinh các chi phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp thành : chi phí vật liệu quản lý , chi phí nhân viên quản lý , chi phí đồ dùng văn phòng , chi phí khấu hao tài sản cố định ,thuế phí và lệ phí ,chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động quản lý , chi phí bằng tiền khác . Việc nghiên cứu kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có ý nghĩa : - Cho phép biết được tỷ trọng của các bộ phận chi phí trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh từ đó nhận biết được xu hướng vận động của các bộ phận chi phí trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo tiền đề tốt cho công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Tạo tiền đề tốt cho việc kiểm tra , phân tích đánh giá việc thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh , xác định đúng đắn giá thành sản phẩm , xác định chính xác các biện pháp phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3.Phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh: Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế quốc dân phát triển mở rộng quan hệ kinh doanh cho các doanh nghiệp đồng thời buộc cho các doanh nghiệp vào tình thế cạnh tranh với nhau để đạt được lợi nhuận . Hiện nay có 2 trường phái trong cuộc toạ đàm ở các doanh nghiệp "Có nên nâng cao chi phí để giảm lợi nhuận trên Báo cáo tài chính hay không ?" bởi vì xu hướng tự do các doanh nghiệp tiến tới cổ phần hoá toàn phần thì yếu tố đáng tin cậy cho các nhà đầu tư đánh giá về một doanh nghiệp và quyết định lựa chọn là dựa vào các báo cáo tài chính , xem xét tỷ lệ lợi nhuận quy ra số tuyệt đối là bao nhiêu . Điều này buộc Nhà nước Việt Nam phải ban hành các quy phạm pháp luật quy định phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh bảo vệ công bằng cho các doanh nghiệp và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách . Theo chế độ hiện hành ,phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh được quy định như sau: - Chỉ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn các khoản chi phí từ các hoạt động riêng biệt khác không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp . - Có những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp nhưng do lỗi chủ quan của doanh nghiệp mà không được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp ví dụ như : chi phí hao hụt vượt quá định mức , tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế , phạt chậm nộp thuế , khai man trốn lậu thuế , chi phí trả lãi tiền vay quá hạn , chi phí giao dịch tiếp khách vượt quá quy định . - Những khoản là chi phí mà thực chất không phải là chi phí kinh doanh nhưng do yêu cầu của chế độ hạch toán kế toán và chế độ quản lý của Nhà Nước quy định được hạch toán vào chi phí kinh doanh như : chi phí phòng cháy chữa cháy , chi phí phòng chống bão lụt , chi phí tập dân quân tự vệ . - Khoản chi phí phúc lợi xã hội như chi về văn hoá , thể thao ,y tế vệ sinh , chi ăn trưa , chi tiền thưởng , ủng hộ nhân đạo , trợ cấp khó khăn ... các khoản chi phí này cũng không được tính vào chi phí của doanh nghiệp bởi vì nguồn bù đắp chủ yếu của chúng lấy từ các quỹ chuyên dùng và sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức xã hội khác (nếu có). - Không được tính vào chi phí hợp lý các khoản sau như : khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không phát sinh , khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp , khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ . Xác định đúng đắn phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có ý nghĩa kinh tế lớn đối với công tác quản lý chi phí kinh doanh nói riêng và quản lý kinh tế nói riêng . Làm cơ sở cho doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh để góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp . II. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh : 1. Sự cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh : Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp chi phí theo từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định . Chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp có rất nhiều loại , nhiều khoản khác nhau về nội dung ,tính chất , công dụng , vai trò , vị trí . Do vậy trong quá trình hạch toán cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh để có thể quản lý tốt chi phí , tổ chức kế toán chi phí sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin , đáp ứng yêu cầu cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin khác . Mặt khác phân loại chi phí sản xuất kinh doanh để giúp doanh nghiệp xác định đúng đắn phương hướng phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh , nâng cao lợi nhuận , nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vật tư , tiền vốn , lao động . 2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh : 2.1. Phân loại chi phí sản xuất : * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí : Theo cách phân loại chi phí này căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để đưa ra các yếu tố chi phí có cùng nội dung kinh tế mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu , trong lĩnh vực hoạt động nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất . Theo cách phân loại này chi phí sản xuất bao gồm : - Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu ,vật liệu chính , vật liệu phụ nhiên liệu , động lực , vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản , phụ tùng thay thế mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ . - Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ tiền công phải trả , phụ cấp , các khoản trích trên lương theo quy định của pháp luật là BHXH, BHYT , KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên tại các bộ phận sản xuất khác trong kỳ . - Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là toàn bộ số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ số tài sản cố định của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm các khoản chi phí về các dịch vụ mua ngoài ,thuê ngoài phục vụ cho hoạt động như dịch vụ điện nước , điện thoại , sửa chữa ... - Chi phí bằng tiền khác : Là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho các hoạt động của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên . Cách phân loại chi phí này cho biết kết cấu , tỷ trọng từng yếu tố chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra và cũng là căn cứ để lập thuyết minh Báo cáo tài chính phần chi phí theo yếu tố ngoài ra còn cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp và phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí . * Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí : Phân loại chi phí sản xuất theo cách này bao gồm những khoản chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ , nhiên liệu... sử dụng trực tiếp và chế tạo sản phẩm sản xuất . - Chi phí nhân công trực tiếp : Là toàn bộ chi phí về tiền lương , phụ cấp phải trả , các khoản trích BHXH , BHYT,KPCĐ tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất . - Chi phí sản xuất chung : Là toàn bộ chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ cho sản xuất chung tại bộ phận sản xuất như phân xưởng , đội trại ... Bao gồm các khoản chi phí sau : + Chi phí nhân viên phân xưởng : Gồm các chi phí về tiền lương , phụ cấp và các khoản trích BHXH , BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng , nhân viên thống kê , bảo vệ tại phân xưởng . + Chi phí vật liệu : Là chi phí về các loại vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung tại phân xưởng . + Chi phí dụng cụ sản xuất : Là các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung tại phân xưởng . + Chi phí khấu hao tài sản cố định : Bao gồm toàn bộ số khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động tại phân xưởng sản xuất như khấu hao máy móc thiết bị , nhà xưởng và khấu hao tài sản cố định vô hình , khấu hao tài sản cố định thuê tài chính . + Chi phí dịch vụ mua ngoài : Gồm các khoản chi phí sản xuất về dịch vụ mua ngoài , thuê ngoài sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất . + Chi phí bằng tiền khác : Gồm các khoản chi phí khác phát sinh ngoài các khoản chi phí kể trên . Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức , là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau . * Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm : Theo cách phân loại này chi phí sẩn xuất bao gồm : - Chi phí cơ bản : Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phảm , chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất , chế tạo sản phẩm . - Chi phí chung : Là các chi phí dùng vào tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất có tính chất chung như : chi phí quản lý ở các phân xưởng , đội , trại và chi phí quản lý doanh nghiệp . Cách phân loại chi phí này giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương hướng , biện pháp tiét kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm . * Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm , công việc lao vụ , dịch vụ sản xuất trong kỳ : Với cách phân loại này chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm : - Chi phí khả biến (biến phí) : Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ . Những yếu tố chi phí thuộc loại này như : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp ... - Chi phí bất biến (định phí) : Là những chi phí không thay đổi theo khối lượng sản phảm sản xuất ra . Thuộc loại chi phí này gồm các khoản chi phí như sau : chi phí khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng , chi phí thuê đất ...Tuy nhiên trong kỳ có sự thay đổi về lượng sản phẩm sản xuất ra thì tổng chi phí bất biến không thay đổi nhưng chi phí cho một đơn vị sản phẩm lại thay đổi tương quan tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của số lượng sản phẩm sản xuất được . Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng rất lớn trong công tác quản trị kinh doanh , phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh góp phần làm tăng hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . * Phân loại chi phí theo đàu vào của quá trình sản xuất ở doanh nghiệp : Theo cách phân loại chi phí này căn cứ vào đầu vào của quá trình sản xuất để chia chi phí sản xuất trong kỳ thành 2 loại : - Chi phí ban đầu : Là các chi phí doanh nghiệp tự phải lo liệu , mua sắm , chuẩn bị từ lúc đầu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh .Chi phí ban đầu được chia thành các yếu tố sau : + Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí khấu hao tài sẩn cố định + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác - Chi phí luân chuyển nội bộ : Là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác trong nội bộ doanh nghiệp như giá trị lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho nhau trong các phân xưởng , bộ phận sản xuất phụ và cung cấp cho các phân xưởng sản xuất chính , giá trị bán thành phẩm tự chế được sử dụng làm vật liệu trong quá trình chế biến ... Chi phí luân chuyển nội bộ phát sinh do có sự kết hợp từ các yéu tố đầu vào cuả quá trình sản xuất, nó là khoản chi phí tổng hợp . Phân loại chi phí sản xuất như trên có ý nghĩa quản trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như đối với quản trị doanh nghiệp . Chi phí sản xuất ban đầu theo yếu tố là cơ sở để kiểm tra và lập việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố, lập kế hoạch cân đối trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như từng doanh nghiệp , là cơ sở xác định mức tiêu hao vật chất và tính thu nhập quốc dân của doanh nghiệp , của nghành và toàn bộ nền kinh tế . Việc phân loại chi phí theo các cách khác nhau phục vụ cho các mục đích quản lý chi phí khác nhau . Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các cách phân loại để lựa chọn cho mình cách phân loại phù hợp nhất đảm bảo thuận lợi trong việc kế toán chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất . 2.2. Phân loại chi phí kinh doanh : * Căn cứ vào tính chất phát sinh của các khoản chi phí : Theo cách phân loại này chi phí kinh doanh được chia thành các yếu tố sau: - Tiền lương phải trả người lao động : Là biểu hiện bằng tiền của lượng lao động nhất định hao phí trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp . - Tiền trả cung cấp dịch vụ , lao vụ cho các ngành kinh tế khác như : tiền cước phí vận chuyển , bốc dỡ hàng hoá , kho bãi , điện thoại , điện nước , lãi vay của các tổ chức tín dụng ... - Hao phí vật tư của doanh nghiệp : Bao gồm các khoản như tiền khấu hao tài sản cố định , hao phí nguyên nhiên liệu, vật liệu , bảo quản ... - Hao hụt tự nhiên cuả hàng hoá : Là các chi phí phát sinh về hao hụt tự nhiên của hàng hoá kinh doanh do điều kiện tự nhiên của và tính chất lý hoá gây ra trong quá trình vận chuyển , bảo quản , tiêu thụ hàng hoá . - Chi phí khác : Là các chi phí khác ngoài các chi phí kể trên như chi phí giao dịch , hội hợp , tiếp khách , đồ dùng văn phòng ... * Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí : Phân loại chi phí theo cách này bao gồm các khoản chi phí sau : - Chi phí vận chuyển hàng hoá : Là các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ khi mua vào đến khi bán ra . Thuộc nhóm này gồm : cước phí vận chuyển , chi phí bốc dỡ hàng hoá , khuân vác , tạp phí vận tải . - Chi phí mua hàng , bảo quản , tiêu thụ hàng hoá : Là các chi phí phát sinh trong quá trình mua , bảo quản , tiêu thụ hàng hoá (không kể chi phí vận chuyển). Thuộc nhóm này bao gồm : + Tiền lương và các khoản bảo hiểm phải trả cho người lao động trích theo tỷ lệ % tiền lương . + Tiền thuê nhà , cửa hàng , công cụ dụng cụ lao động dùng cho việc mua bán, bảo quản hàng hoá . + Chi phí khấu hao và sửa chữa tài sản cố định gồm cả chi phí bảo dưỡng . + Chi phí phân loại bao bì , đóng gói , bảo quản hàng hoá . + Trừ dần công cụ lao động nhỏ . + Chi phí nguyên liệu , nhiên liệu ,điện nước dùng cho kinh doanh . + Chi phí quảng cáo . + Chi phí đào tạo cán bộ ngắn hạn + Chi phí hảo hành sản phẩm hàng hoá + Chi phí hoa hồng trả cho các đại lý + Chi phí khác - Hao hụt tự nhiên của hàng hoá - Chi phí quản lý hành chính : Là những chi phí có liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp như lương và phụ cấp có tính chất lương của nhân viên cán bộ quản lý , khấu hao tài sản cố định , chi phí văn phòng ... dùng cho cả doanh nghiệp . * Căn cứ vào yêu cầu quản lý tài chính và hạch toán kinh tế: Theo cách phân loại chi phí này bao gồm : - Chi phí ở khâu mua hàng : Là những chi phí phát sinh liên quan đến số hàng hoá mua về nhập kho để bán của doanh nghiệp trong kỳ . Thuộc nhóm này bao gồm : chi phí vận chuyển , bốc dỡ , bảo quản hàng hoá ,lương cán bộ , nhân viên chuyên trách ở khâu mua hàng, thuế phí , lệ phí , hoa hồng ở khâu mua hàng và các chi phí về bảo hiểm hàng hoá , tiền thuê kho bãi ... phát sinh ở khâu mua hàng . - Chi phí bán hàng : Là toàn bộ chi phí gắn liền với quá trình phục vụ bán hàng và quy trình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ . Bao gồm : + Chi phí nhân viên : Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng , nhân viên đóng gói , vận chuyển, bảo quản sản phẩm , hàng hoá...bao gồm tiền lương , tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích BHXH ,BHYT ,KPCĐ ... + Chi phí vật liệu bao bì : Là các chi phí về vật liệu bao bì xuất dùng phục vụ cho quá trình bảo quản , tiêu thụ , bốc dỡ và vận chuyển hàng hoá , vật liệu để sữa chữa tài sản cố định . + Chi phí dụng cụ đồ dùng : Phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ , đồ dùng phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá như dụng cụ đo lường , phương tiện tính toán , phương tiện làm việc . + Chi phí khấu hao tài sản cố định : Phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản , bán hàng như nhà kho ,cửa hàng ,bến bãi ,phương tiện bốc dỡ , vận chuyển ,phương tiện tính toán , đo lường , kiểm nghiệm chất lượng ... + Chi phí bảo hành : Dùng để phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá , công trình xây dựng . + Chi phí dịch vụ mua ngoài : Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định ,tiền thuê bốc vác , vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ , tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng , cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu . + Chi phí bằng tiền khác : Là các chi phí bằng tiền phát sinh ở khâu bán ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếp khách , hội họp với khách hàng , giới thiệu sản phẩm hàng hoá , quảng cáo , bảo hành ... - Chi phí quản lý doanh nghiệp : Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh ở bộ máy quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý hành chính , chi phí quản lý kinh doanh và chi phí chung khác liên quan đến mội hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ . Nhóm chi phí này bao gồm : + Chi phí tiền lương : Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp , chi phí lương phải trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp (lương chính , lương phụ , phụ cấp lương ...), BHXH,BHYT,KPCĐ của Ban Giám đốc,nhân viên quản lý ở các phòng , ban của doanh nghiệp . + Chi phí vật liệu quản lý : Là toàn bộ chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý như giấy,bút ,mực ... vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản công cụ dụng cụ ... + Chi phí đồ dùng văn phòng : Phản ánh chi phí dụng cụ , đồ dùng văn phòng cho công tác quản lý . + Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là các chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp : nhà cửa làm việc của các phòng ban , kho tàng vật kiến trúc , phương tiện truyền dẫn máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng. + Thuế , phí , lệ phí : Phản ánh chi phi về thuế , phí , lệ phí như thuế môn bài , thuế nhà đất , thuế GTGT , các khoản phí , lệ phí khác . + Chi phí dự phòng : Là các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho ,dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí của doanh nghiệp . + Chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm các khoản chi phí mua , sử dụng các tài liệu kỹ thuật ,bằng sáng chế, phát minh , giấy phép chuyển giao công nghệ , nhãn hiệu thương mại ,các chi phí phục vụ cho văn phòng doanh nghiệp . + Chi phí bằng tiền khác : Phản ánh các chi phí khác ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị , tiếp khách , công tác phí . * Căn cứ vào tính chất của chi phí so với mức lưu chuyển hàng hoá : Theo cách phân loại này chi phí kinh doanh được chia thành : - Chi phí cố định : Là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ thay đổi không đáng kể khi mức lưu chuyển của hàng hoá của doanh nghiệp thay đổi . Bao gồm các chi phí khấu hao tài sản cố định , tiền thuê của hàng , kho hàng trong kỳ , lương cán bộ gián tiếp. - Chi phí biến đổi : Là những khoản chi phí thay đổi theo mức lưu chuyển của hàng hoá như chi phí về vật liệu bao bì đóng gói , lương cán bộ trực tiếp , lương khoán doanh thu, chi phí nguyên nhiên liệu . Phân loại chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh và các mục tiêu quản lý kinh tế của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xác định được xu hướng hình thành kết cấu của chi phí kinh doanh trong từng thời kỳ , đồng thời làm cơ sở cho công tác kế hoạch hoá , kiểm tra phân tích tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của doanh nghiệp . Nhờ đó tìm ra được biện pháp quản lý tốt chi phí , giảm chi phí kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . III.Các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp: 1.Đối tượng , phương pháp tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh : 1.1.Đối tượng chi phí sản xuất kinh doanh : Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (còn gọi là đối tượng tập hợp chi phí) là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phs và tính giá thành sản phẩm . Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm phân xưởng , tổ , đội khác nhau . ở từng tổ , đội , phân xưởng đó lại có thể sản xuất , chế biến sản phẩm , công việc , lao vụ khác nhau theo các quy trình công nghệ khác nhau. Do đó chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh ở nhiều địa điểm , liên quan đến nhiều sản phẩm , công việc ... Việc xác định các nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí như sản phẩm , công việc, đơn đặt hàng ...chính là việc xác định đối tượng tập hợp chi phí . Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí phù hơp với đặc điểm tình hình sản xuất , đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới giúp cho việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu đối tượngt ập hợp chi phí sản xuất đã xác định . Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cần phải dựa vào các căn cứ sau : - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm . - Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp . - Địa điểm phát sinh chi phí , mục đích công dụng của chi phí . - Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp . Dựa trên các căn cứ đó đối tượngt ập hợp chi phí của doanh nghiệp có thể là từng phân xưởng , tổ , đội sản xuất sản phẩm hoặc toàn doanh nghiệp ; từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ; từng sản phẩm , nhóm sản phẩm hay từng đơn đặt hàng , hạng mục công trình ...hoặc có thể là từng bộ phận hay chi tiết của sản phẩm . 1.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất: Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . Nội dung chủ yếu của mỗi phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mở các tài khoản , sổ kế toán (sổ chi tiết , bảng kê, thẻ...) để phản ánh các chi phí phát sinh vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp . Tuỳ theo từng loại chi phí sản xuất mà vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho phù hợp . * Phương pháp tập hợp trực tiếp : Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan . * Phương pháp phân bổ gián tiếp : Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất , không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được.Trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan theo 2 bước : - Bước 1: Chọn tiêu thức phân bổ , tính hệ số phân bổ chi phí Một tiêu thức phân bổ được coi là hợp lý và khoa học phải là một đại lượng có sẵn cụ thể , dễ tính và không quá nhỏ . Hệ số phân bổ được xác định theo công thức : H = C T Trong đó : H : là hệ số phân bổ gián tiếp . C: Là tổng chi phí cần phân bổ theo hoản mục chi phí . T: Là tổng đại lượng tiêu thức phân bổ cho các đối tượng . - Bước 2: Tính mức chi phí phân bổ cho các đối tượng Ci = H * Ti Trong đó : Ci : là chi phí phân bổ cho đối tượng thứ i. H: là hệ số phân bổ gián tiếp . Ti: là đại lượng của tiêu thức phân bổ cho đối tượng thứ i. Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ được lựa chọn tuỳ từng trường hợp cụ thể. Phương pháp này áp dụng cho chi phí sản xuất chung tuy nhiên các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp nếu liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng cũng được phân bổ gián tiếp . Khi phát sinh chi phí kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng địa điểm , từng khoản mục rồi tiến hành phân bổ theo những tiêu thức nhất định .Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ cần phải dựa vào một số yêu cầu sau: - Tiêu thức phân bổ phải đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng số chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tượng chịu chi phí . - Tiêu thức phân bổ phải đảm bảo được quan hệ kinh tế với đối tượng được phân bổ . - Đại lượng dùng làm tiêu thức phân bổ phải có sẵn , dễ tính toán hoặc dễ kiểm tra . Khi lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý việc phân bổ phải được tiến hành theo trình tự: + Xác định hệ số phân bổ : Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng A = + Tiêu thức phân bổ cho đối tượng A + Tính chi phí phân bổ cho đối tượng chịu chi phí : Hệ số phân bổ 2.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau , chi phí sản xuất là cơ sở hình thành nên giá thành sản phẩm , hàng hoá .Giữa chúng có những điểm giống nhau và khác nhau . - Điểm giống nhau : Về chất chúng đều là những lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất . Về lượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều thống nhất về lượng trong trường hợp toàn bộ đối tượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ tính giá hoặc khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ đều bằng nhau . - Điểm khác nhau : Về chất : Nói đến giá thành sản phẩm là nói đến chi phí sản xuất tính cho một đối tượng sản phẩm hoàn thành , cũng có nghĩa là thừa nhận chi phí sản xuất để tạo ra khối lượng sản phẩm đó . Còn chi phí sản phẩm bỏ ra chưa hẳn hoàn toàn hợp lý và được thừa nhận . Về lượng : Giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất thường không thống nhất về lượng bởi vì giá thành sản phẩm trong kỳ có thể bao gồm chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đó. Công thức thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : Zsp = CPSXDD đầu kỳ + CPSXPS trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ . Mặc dù có sự khác nhau song giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau , tài liệu hạch toán chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm . 3.Các chỉ tiêu đánh giá kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một tập hợp các chỉ tiêu có quan hệ với nhau , phản ánh đầy đủ các mặt có tính chất quan trọng của quá trình thực hiện chi phí . Xác định hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh , chế độ quản lý kế toán tài chính của nhà nước , nghành hoặc của chính doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể . Tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý kinh tế , quản lý tài chính , quản lý chi phí các doanh nghiệp có hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh rộng hẹp khác nhau . Và thông qua các chỉ tiêu đặc trưng quan trọng đó để đánh giá khách quan tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và kết hợp với đánh giá bằng chủ quan mang tính định tính của các nhà quản trị cũng như kinh nghiệm và sự nhạy cảm của họ để nhận thức đúng đắn và chính xác về hoạt động của doanh nghiệp . * Chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất kinh doanh : Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phân bổ cho khối lượng sản phẩm , hàng hoá , dịch vụ tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp. Có thể xác địng tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp theo công thức : F = FĐK + FPS - FCK Trong đó : F : Là tổng chi phí sản xuất kinh doanh . FĐK : là chi phí sản xuất kinh doanh phân bổ cho hàng hoá tồn kho đầu kỳ. FPS : là chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ . Fck : là chi phí sản xuất kinh doanh phân bổ cho hàng hoá tồn kho cuối kỳ . Chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất kinh doanh mới chỉ phản ánh quy mô tiêu dùng vật chất , tiền vốn , mức chi phí sản xuất kinh doanh để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác định số phải bù đắp trong kỳ của doanh nghiệp nhưng nó không phản ánh được trình độ sử dụng các loại chi phí sản xuất kinh doanh. * Tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh : Chỉ tiêu này được xác địng bằng tý lệ phần trăm giữa chi phí sản xuất kinh doanh với doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ . Được xác định theo công thức : F' = F M Trong đó : F' : là tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh . F : là tổng chi phí sản xuất kinh doanh . M : là tổng doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ . Tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh ngày càng giảm thì hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh ngày càng cao và ngược lại . Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng lưu chuyển hàng hoá hoặc thu nhập doanh nghiệp đạt được trong kỳ thì mất bao nhiêu đồng chi phí . Vì vậy có thể sử dụng nó để phân tích , so sánh trình độ quản lý chi phí sản xuất kinh doanh giữa các kỳ của doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp cùng loại trong một thời kỳ . * Mức độ giảm hoặc tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà chọn kỳ so sánh và kỳ gốc cho phù hợp , có thể chọn kỳ gốc là chỉ tiêu kế hoạch còn kỳ so sánh là chỉ tiêu thực hiện của cùng một thời kỳ hoặc kỳ gốc là số thực hiện của năm trước , kỳ so sánh là số thực hiện của năm sau ... để đánh giá mức độ hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và sự tiến bộ của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp . Mức độ giảm hoặc tăng tý suất chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu tương đối phản ánh tình hình và kết quả hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ theo công thức : D F' = F'1 - F'0 Trong đó : DF' : là mức độ giảm hoặc tăng chi phí sản xuất kinh doanh . F'1: là tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh kỳ so sánh . F'0 :là tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh kỳ gốc . Nếu DF' >0: chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp giảm . Nếu DF'<0: chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp tăng . * Tốc độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh: dF' = DF' F'O Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ giảm chi phí sản xuất kinh doanh nhanh hay chậm giữa 2 doanh nghiệp cùng loại trong cùng một thời kỳ hoặc giữa 2 thời kỳ của cùng một doanh nghiệp. Là tỷ lệ % trong mức độ giảm tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh kỳ gốc . Phản ánh theo công thức: Trong đó : dF' : là tốc độ giảm hoặc tăng của tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh. DF' : là mức độ giảm hoặc tăng chi phí sản xuất kinh doanh . F'0 : là tỷ suất chi phí kỳ gốc. Chỉ tiêu này giúp người quảnlý doanh nghiệp thấy rõ hơn tình hình kết quả phấn đáu giảm chi phí sản xuất kinh doanh bởi vì trong một số trường hợp giữa 2 thời kỳ của doanh nghiệp đều có mức độ giảm chi phí sản xuất kinh doanh là như nhau nhưng tốc độ giảm chi phí sản xuất kinh doanh là khác nhau khi đó doanh nghiệp nào giảm nhanh hơn thì được đánh giá là tốt hơn và ngược lại. * Số tiền tiết kiệm hoặc vượt chi do giảm hoặc tăng chi phí sản xuất kinh doanh: Kết quả của việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh là làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp . Chỉ tiêu này xác định rõ do giảm chi phí sản xuất kinh doanh thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu chi phí theo số tuyệt đối. Công thức áp dụng: STK = M1 * DF'. Trong đó : STK: là số tiền tiết kiệm do giảm chi phí sản xuất kinh doanh . M1: là tổng mức doanh thu hay thu nhập của doanh nghiệp kỳ so sánh . DF' : là mức độ giảm tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh . * Chỉ tiêu tổng mức tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm : Dựa vào công thức : SMz = S(Si1*Zi1 - Si1*Zi0) Trong đó : SMz: là mức giảm hoặc tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp năm so sánh so với năm gốc. Si1 : là số lượng sản phẩm năm so sánh . Zi1 : là giá thành đơn vị năm so sánh . Zi0 :là giá thành đơn vị năm gốc. n : là số loại sản phẩm được sản xuất . Gía thành đơn vị sản phẩm : = Zđv Ztb SSP Trong đó : Zđv : là giá thành đơn vị sản phẩm . Ztb : là tổng giá thành sản phẩm . SSP : là tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Đây là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh trong năm so sánh do hạ giá thành đơn vị sản phẩm so với năm gốc mà doanh nghiệp đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Ngoài ra nó còn phản ánh trình độ quản lý sản xuất có tiến bộ hay không . * Chỉ tiêu tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm : Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa mức độ giảm giá thành với giá thành sản phẩm năm gốc . Chỉ tiêu này được xác định như sau : TZ = MZ SZO*SIO Trong đó: TZ : là tỷ lệ giảm giá thành sản phẩm . MZ : là mức tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm . ZIO : là giá thành sản phẩm năm gốc . SIO : là số lượng sản phẩm năm gốc . n : là số sản phẩm được sản xuất. Chỉ tiêu này cho biết giá thành đơn vị sản phẩm năm gốc nếu mức giảm giá thành được tính toán trong công tác lập kế hoạch trực tiếp . Và nó thể hiện nhiệm vụ hạ giá thành nếu chỉ tiêu tỷ lệ giảm giá thành nghiên cứu sự biến động của giá thành sản phẩm trong một thời gian dài hoặc xem xét trình độ quản lý giá thành giữa các doanh nghiệp có cùng điều kiện . * Hệ số sinh lời của chi phí : Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay , mục đích chủ yếu của kinh doanh là thu lợi nhuận tối đa trong khuôn khổ pháp luật quy định . Lợi nhuận không những là mục đích kinh doanh mà còn là phương tiện để phát triển kinh tế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước . Nếu xét mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất kinh doanh ta thấy trong các điều kiện khác không thay đổi chi phí sản xuất kinh doanh càng thấp thì lợi nhuận càng cao và ngược lại. Hệ số sinh lời của chi phí là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch với tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp . Lợi nhuận Tổng chi phí SXKD = Hệ số sinh lời của chi phí SXKD Chỉ tiêu này phản ánh cớ 1 đồng chi phí được sử dụng thì sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận do đó nó chỉ tiêu cuối cùng quan trọng nhất để đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh và toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp . Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng phát đạt , có hiệu quả và ngược lại . Các chỉ tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau .Để phân tích và đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh 1 cách toàn diện cần phải đi sâu nghiên cứu , phân tích kỹ các chỉ tiêu và từng khoản mục chi phí cụ thể của chi phí sản xuất kinh doanh . Tuy vậy việc phân tích đó chỉ là bước đầu doanh nghiệp cần phải kết hợp phân tích tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ để có được những đánh giá đúng với trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : 4.1. Các nhân tố khách quan : * Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước : Ngay từ khi mới thành lập , Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mục tiêu căn bản và cần đạt được là đưa đất nước tiến lên Xã hội chủ nghĩa mà bỏ qua giai đoạn phát triển của Tư bản chủ nghĩa . Đảng và nhà nước đã lựa chọn phương hướng phát triển của kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết cuả nhà nước . Nhà nước có vai trò hướng dẫn , kiểm soát và điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô thông qua các luật lệ , chính sách và các biện pháp kinh tế . Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh , khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề có lợi cho đất nước . Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp phải tuân thủ các chủ ttrương đường lối, chính sách và chế độ quản lý của nhà nước ban hành áp dụng như các chế độ kinh tế tài chính , chế độ lương , chế độ hạch toán kinh tế. * Khách hàng : Trong nền kinh tế thị trường , các doanh nghiệp phải sản xuất những cái mà thị trường cần chứ không phải là sản xuất những cái mà doanh nghiệp thích , luôn coi " thị trường cho sản phẩm chứ không phải sản phẩm cho thị trường ". Vì vậy sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thị trường và khách hàng . Khách hàng là người quyết định , là người thừa nhận hao phí lao động trung bình của xã hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hàng hoá . Khách hàng là những người luôn đặt vấn đề giá cả và chất lượng lên hàng đầu nên các doanh nghiệp muốn đúng vững trên thị trường cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiêu của khách hàng . * Gía cả : Là giá của nguyên vật liệu , nhiên liệu , dụng cụ đồ dùng ... hoặc giá của các lao vụ , dịch vụ thay đổi sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi theo. Nếu giá cả của chúng tăng lên thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng và ngược lại . Vì vậy lựa chọn việc thay thế các nguyên vật liệu với giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng để giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp . Đây là nhân tố khách quan tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp , doanh nghiệp vận động trong cơ chế thị trường phải tuân theo quy luật giá cả cạnh tranh , sự điều tiết của cơ chế thị trường là tất yếu . * Các phát minh , sáng chế khoa học kỹ thuật : Nhiều phát minh sáng chế khoa học kỹ thuật ra đời góp phần không nhỏ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Khi tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất cùng với xu hướng chuyên môn hoá sản xuất ngày càng tăng thì năng suất lao động sẽ tăng lên rõ rệt , lao động chân tay sẽ giảm thay vào đó là lao động bằng trí óc , vận hành bằng máy móc do đó làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . * Điều kiện tự nhiên : Các điều kiện tự nhiên như ô nhiễm môi trường , nguồn nhân lực thô , cơ sở hạ tầng, điều kiện đường xá , giao thông cũng ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp hoặc gián tiếp đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp thông qua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất . Đối với các nhân tố khách quan thì doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được , điều khiển được mà chỉ có thể tìm cách thích nghi với chúng sao cho có hiệu quả nhất . Nó ảnh hưởng đến doanh nghiệp theo 2 chiều hướng rõ rệt là theo hướng tích cực và tiêu cực . Vì vậy doanh nghiệp phải biết khai thác triệt để các thời cơ, cơ hội giúp mình giành được thế thượng phong trong cạnh tranh. 4.2. Các nhân tố chủ quan : * Nhân tố con người : Là một nhân tố quan trọng tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Nếu năng suất lao động tăng lên thì sẽ làm cho chi phí về tiền lương và tính chất lương giảm một cách tương đối so với doanh thu sản xuất kinh doanh trong kỳ và ngược lại . Vì vậy việc giáo dục ý thức tiết kiệm , nâng cao năng suất lao động cho nhân viên trong công ty cần được coi trọng . Muốn đạt được điều này các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề , chú trọng vào khâu bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân toàn công ty . Ngoài ra nhân tố con người còn được thể hiện ở trình độ quản lý của cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp . * Các nhân tố thuộc về sản xuất : Về thực chất đây là một nhóm nhân tố bao gồm chất lượng hàng hoá , bao bì đẹp , mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng mức lưu chuyển hàng hoá làm giảm tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp . Ngoài ra sự phân bố sản xuất hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc vận động hàng hoá đến mạng lưới của doanh nghiệp góp phần làm giảm bớt chi phí vận chuyển , bảo quản , hao hụt , mất mát ...và giúp cho việc giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh dể nâng cao lợi nhuận cho các doanh nghiệp . * Nhân tố mức lưu chuyển hàng hoá : Ta biết chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi . Theo cách phân loại này có công thức : F = FCĐ + FBĐ Trong đó : F : là tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . FBĐ : là chi phí biến đổi. FCĐ : là chi phí cố định. Như vậy khi mức tiêu thụ hàng hoá (khối lượng hoạt động sản xuất kinh doanh) trong kỳ của doanh nghiệp thay đổi thì chi phí biến đổi của doanh nghiệp cũng thay đổi còn chi phí cố định sẽ không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể . Tức là khi mức độ hoạt động thay đổi thì chi phí sản xuất kinh doanh cũng thay đổi nhưng trong kết cấu của chi phí có một bộ phận không thay đổi còn bộ phận khác thường thay đổi chậm hơn hoặc thay đổi bằng với thay đổi với tốc độ thay đổi của mức hoạt động . * Kết cấu mức lưu chuyển hàng hoá : Kết cấu mức lưu chuyển hàng hoá cũng tác động mạnh đến chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những loại hàng hoá có chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì hàng hoá tiêu thụ nhanh do đó có điều kiện giảm được chi phí bảo quản , hao hụt hàng hoá... nghĩa là có thể giảm tổng mức chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và ngược lại . * Cơ sở vật chất kỹ thuật : Cơ sở vật chất kỹ thuật là những máy móc thiết bị , nhà xưởng , phương tiện vận tải, truyền dẫn ... Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được nâng cao thì năng suất lao động càng tăng , chất lượng hàng hoá sản xuất ra càng được cải tiến và do đó sẽ tiết kiệm được chi phí tiềm lương cho doanh nghiệp . * Quy mô loại hình kinh doanh và kết cấu mặt hàng kinh doanh: Nếu doanh nghiệp có quy mô loại hình kinh doanh lớn có tính chuyên môn hoá cao thì có khả năng hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh hơn các doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ . Một doanh nghiệp có cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý về chủng loại và tỷ trọng sẽ tránh được tình trạng ứ đọng về hàng hoá do đó sẽ làm giảm được chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp . 5. Biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp : 5.1. ý nghĩa của việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh : Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý kinh doanh , tình hình sử dụng lao động, vật tư , tiền vốn trong kỳ của doanh nghiệp . Đối với các doanh nghiệp việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm , hàng hoá , nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường , mở rộng doanh thu , tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp . Vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh là một nhân tố quan trọng trong mỗi doanh nghiệp nên hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh có những ý nghĩa cụ thể : - Trong phạm vi toàn xã hội : Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh góp phần tiết kiệm nguồn vốn và chi phí của nền kinh tế , là điều kiện để tăng tích luỹ cho nhà nước góp phần hạ giá thành sản phẩm từ đó có điều kiện để mở rộng tái sản xuất xã hội , ổn định và cải thiện đời sống cho người dân .Mặt khác khoản tiết kiệm được có thể tái đầu tư hoậc chuyển giao giữa các ngành tạo sự cân bằng cho nền kinh tế . - ở góc độ doanh nghiệp : Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm từ đó sẽ tiêu thụ được nhiều hàng hoá hơn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường góp phần nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp từ đó tăng khả năng tích luỹ thực hiện quá trình tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác lợi nhuận của doanh nghiệp tăng có điều kiẹn nâng cao tiền lương , tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên giúp họ ổn định cuộc sống , khích lệ hiệu quả lao động của họ . Bên cạnh đó còn củng cố hạch toán kinh tế cân đối tài chính cho doanh nghiệp , đảm bảo lấy thu bù chi có lãi . Đây là điều kiện để doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển trong nền kinh tế thị trường . Ngoài ra , hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh còn có thể giảm bớt số lượng vốn lưu động bị chiếm dụng đồng thời thể hiện việc tiết kiệm vốn cố định. Muốn hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh một mặt doanh nghiệp phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm , mặt khác phải phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành chi phí sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ . Chỉ trên cơ sở đó mới đề ra được phương hướng , biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh sát đúng , tăng cường hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp . Như vậy , hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và rất cần thiết nhưng nó không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh gắn liền với nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả .Việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp phải đồng thời với việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của xã hội và đảm bảo chát lượng phục vụ người tiêu dùng. 5.2. Biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp : Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh là điều mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn nhưng khoong phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thực hiện được . Muốn đạt được điều này mỗi doanh nghiệp đều phải cố gắng tìm ra ngững điểm mạnh , điểm yếu của doanh nghiệp mình và hạn chế tối thiểu những điểm yếu , phải năng động trong kinh doanh , tìm kiếm thị trường có sức tiêu thụ lớn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng . Dưới đây là một số biện pháp mà các doanh nghiệp thực hiện nhằm hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của mình : * áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất : Xã hội ngày càng phát triển văn minh , hiện đại thì vai trò của khoa học kỹ thuật công nghệ càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Việc áp dụng mau lẹ những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ là một nhân tố quan trọng cho phép các doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất đi đôi với hạ giá thành sản phẩm .Các máy móc thiết bị mới liên tục đưa vào sản xuất đã hầu như làm thay đổi những điều kiện cơ bản của sản xuất như thay thế nhiều lao động nặng nhọc cho con người , giảm thiểu tốn nguyên vật liệu , số lượng lao động phục vụ cho sản xuất cũng được giảm bớt đáng kể . Vì vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là tuỳ thuộc vào từg điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình mà ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm giảm bớt một phần chi phí . * Tổ chức hợp lý đội ngũ cán bộ , lao động trong doanh nghiệp : Nhân tố con người là một nhân tố rất quan trọng trong các doanh nghiệp . Vì thế phải làm như thế nào để có thể tổ chức và sử dụng nhân tố này một cách hợp lý và có hiệu quả . Ngay từ khi tuyển dụng các nhà quản trị phải kiểm tra chặt chẽ , sàng lọc đội ngũ cán bộ vào doanh nghiệp mình . Tuyển dụng lao động phải đảm bảo kiểm tra đạo đức , kiến thức , trình độ , kinh nghiệm và tuỳ thuộc vào công việc mà họ được sắp xếp , kiên quyết gạt bỏ những nhân viên không đáp ứng được guồng quay của doanh nghiệp , biết sử dụng yếu tố con người , khơi dậy những tiềm năng trong mỗi cán bộ công nhân viên để làm cho họ gắn bó và cống hiến hết tài năng cho công ty . Doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo đời sống vật chất , tinh thần cho người lao động , không ngừng nâng cao , trau dồi trình độ tay nghề , kỹ thuật , nghiệp vụ chuyên môn , thực hiện tốt chế đọ tiền lương , tiền thưởng nhằm tăng năng suất lao động , tăng hiệu suất công tác. Tổ chức lao động một cách khoa học sẽ tạo sự phân phối kết hợp nhịp nhàng , ăn khớp giữa các bộ phận , nhân viên trong doanh nghiệp . Từ đó sử dụng tốt các nguồn lực của doanh nghiệp . * Thực hiện tốt công tác Marketing : Thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp , vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển , vừa loại bỏ đào thải những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả . Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi theo . Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm của mình , muốn ký kết được hợp đồng với các khách hàng thì phải thường xuyên nghiên cứu thị trường , tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng . Từ đó có thể mới đẩy mạnh được sản xuất phát triển , tăng doanh thu để bù đắp chi phí đã bỏ ra . Nhờ nắm bắt tốt nhu cầu của thị trường thông qua nghiên cứu thị trường đã góp phần hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh ,mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho daonh nghiệp . * Tận dụng cao nhất khả năng phục vụ của cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp : Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu là máy móc thiết bị , dây chuyền công nghệ , nhà xưởng ... Do đó việc bảo quản , bảo dưỡng và sử dụng tốt tài sản cố định là rất cần thiết . Trước hết , doanh nghiệp phải khai thác hết công suất và kéo dài tuổi thọ của máy móc làm tăng năng suất lao động , tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh . Khai thác hết khả năng của tài sản cố định trong hoạt động sản chính là phát triển kinh doanh theo chiều sâu . Bên cạnh đó doanh nghiệp phải có biện pháp thưởng phạt vật chất thích đáng nhằm khuyến khích phát huy sáng kiến , cải tiến sử dụng tiết kiệm vật tư , tận dụng phế liệu thay thế , ngăn ngừa tình trạng lãng phí , hư hỏng mất mát nguyên vật liệu của công ty . * Tổ chức tốt việc cung ứng nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất : Thông thường giá mua nguyên vật liệu và giá mua thực tế hàng hoá khi kết chuyển vào chi phí sản phẩm hàng hoá , sản phẩm là tương đối lớn . Do đó việc giảm chi phí này là hết sức quan trọng và tuỳ thuộc vào khâu cung ứng . Để thực hiện tốt việc giảm giá mua thực tế của vật tư hàng hoá phải bắt đầu từ việc khai thác nguồn mua , nghiên cứu kỹ giá mua nguyên vật liệu . Doanh nghiệp phải đảm bảo được khả năng các nguồn cung ứng về số lượng , chất lượng , thời gian , địa điểm . Doanh nghiệp cần kiểm tra tính xác thực về uy tín, chất lượng của hàng hoá , vật tư . Xác định nguồn hàng , lượng hàng đúng trong dụ trữ , tổ chức bảo quản hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp trực tiếp tiết kiệm được chi phí do ngưng trệ sản xuất , do ứ đọng về vốn. * Lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp : Các doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình , vận dụng linh hoạt các hình thức đầu thầu , khoán gọn đồng thời giải quyết hài hoà các mặt lợi ích giữa doanh nghiệp với người lao động , giữa các loại lao động với nhau nhằm kích thích tiết kiệm và nâng cao năng suất lao động , hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh ,góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp . * Thực hành chế độ tiết kiệm : Đây là một biệp pháp mà ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng. Thực hành chế độ tiết kiệm đối với hiệu quả kinh tế ở mọi nơi , mọi lúc trong tất cả các khâu , các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Chú trọng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh đi đôi với chống tham ô , lãng phí . * Về mặt quản lý tài chính : Để góp phần vào việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp cần tổ chức một số nội dung cơ bản sau : - Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh gắn liền với kế hoạch , kế hoạch có thể được lập theo các dự toán ngắn hạn về chi phí sảm xuất kinh doanh trên cơ sở của kế hoạch tài chính năm hoặc quý . Lập kế hoạch ngắn hạn như vậy giúp cho doanh nghiệp có thể khai thác mọi khả năng tiềm tàng , giảm được chi phí sản xuất kinh doanh từ đó có thể giảm được chi phí sản xuất kinh doanh cho năm kế hoạch . Lập kế hoạch ngắn hạn cần xác định những nhu cầu cần thiết , đồng thời phải tiến hành phân tích rà soát lại các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Phân công , phân cấp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp . Đối với những doanh nghiệp lớn cần thiết phải phân quyền hạn ,trách nhiệm cho từng bộ phận nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ , nhân viên của bộ phận đó , từ đó có thể phấn đấu hạ thấp được chi phí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận hợp thành cuả doanh nghiệp hoặc từng bộ phận chi phí khác nhau của chi phí sản xuất kinh doanh . Phân công , phân cấp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện tốt cho việc kiểm tra , kiểm soát quá trình thực hiện dự toán chi phí ngắn hạn , từ đó có thể kiểm soát được tình hình thực hiện kế hoạch năm , quý , tìm được những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp . - Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra , giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh , đặc biệt là đối với các khoản mục chi phí chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn . Kiểm tra , giám đốc mọi hoạt động chi tiêu của doanh nghiệp là một biện pháp quan trọng nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . phần ii TìNH HìNH THựC HIệN CHI PHí SảN XUấT KINH DOANH TạI công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên A. đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên: I.qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên: Việt nam là nước có khí hậu nhiệt đới nên thực vật nói chung và cây trồng nói riêng quanh năm xanh tốt , ngoài việc cung cấp các sản phẩm có giá trị như gỗ ,thực phẩm ,thuốc chữa bệnh ...nó còn là nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất các loại tinh dầu .Đây là loại sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong công nghệ chế biến thực phẩm ,mỹ phẩm ,dược phẩm ...Nguồn lợi từ việc xuất khẩu và tiêu thụ tinh dầu trong nước là rất lớn .Vì vậy để đẩy mạnh hơn nữa khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ và phát triển sản xuất ,tái chế ,chế biến tinh dầu Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên đã ra đời. Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là một doanh nghiệp nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Essential oils(viết tắt là Eteroil) .Công ty có trụ sở chính trên đường Hoàng Quốc Việt –Nghĩa đô-Cầu giấy –Hà Nội. Lịch sử ra đời và phát triển của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên gắn liền với Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (trước đây là Viện Khoa học Việt Nam) .Tiền thân của công ty là một Trung tâm liên kết khoa học sản xuất tinh dầu và hương liệu trong Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia .Để mở rộng phạm vi hoạt động ngày 28/11/1988 theo quyết định số 801/VKH-QĐ Viện khoa học Việt Nam quyết định chuyển Trung tâm liên kết khoa học sản xuất tinh dầu và hương liệu thành xí nghiệp tinh dầu . Xí nghiệp tinh dầu và hương liệu đã chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của mình và ngày càng phát triển .Đến ngày 28/11/1998 sau 10 năm hoạt động công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên đã được thành lập theo quyết định số 801/VKH-QĐ trên cơ sở xí nghiệp tinh dầu .Đồng thời công ty đã mở thêm một văn phòng giao dịch tại 103F3 Thái hà - Đống đa –Hà nội. Tuy ra đời khá muộn nhưng qua hơn 10 năm hoạt động công ty đã từng bước thay đổi theo đà phát triển của nền kinh tế và vươn lên khẳng định vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tinh dầu trên cả nước . Là đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập , chỉ được nhà nước cấp một phần vốn ban đầu công ty đã chủ động được trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tuân theo những nguyên tắc của chế hạch toán kinh doanh có nghĩa là tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước nhà nước , tự bù đắp chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi. Công ty có con dấu riêng , có tài khoản riêng tại ngân hàng , chịu sự quản lý của Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và chịu sự quản lý của nhà nước về hoạt động xuất nhập khâủ do Bộ Thương Mại trực tiếp quản lý . II.Chức năng ,nhiệm vụ ,đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên: 1. Chức năng : Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên có chức năng liên kết các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ đưa tiến bộ của khoa học và công nghệ về sinh học ,hoá học đạt được trong nước và trên thế giới vào sản xuất và chế biến các mặt hàng tinh dầu ,hương liệu ,dược liệu có giá trị kinh tế cao nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu tạo nguồn thu về ngoại tệ. Nguồn thu này để phát triển nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị ,công nghệ sản xuất, không ngừng nâng cao năng lực toàn diện của công ty ,tự cân đối,tự trang trải về mặt tài chính ,tăng cường tích luỹ mở rộng quy mô về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Với mục đích đẩy mạnh hơn nữa khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào phát triển sản xuất công ty có chức năng nghiên cứu triển khai sản xuất kinh doanh để phát triển khoa học và công nghệ ,lấy kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ ,nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hướng vào sản xuất kinh doanh . 2. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ quan trọng của trung tâm là thành lập mô hình khoa học sản xuất như một doanh nghiệp khoa học kinh tế để sản xuất thử nghiệm ,trực tiếp ứng dụng các kết quả nghiên cứu của các trung tâm ,đơn vị vào sản xuất kinh doanh đặt hàng cho các đơn vị nghiên cứu tạo sản phẩm mới ,nâng cao chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đã liên kết với Viện hoá học ,Viện sinh học,Viện sinh thái tài nguyên tạo nhân giống các loại cây tinh dầu ,cung cấp cây giống cho các địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng ,miền núi và Tây nguyên ,nông trường, tổng đội thanh niên xung phong .Công ty có nhiệm vụ quản lý tài sản ,vật tư,tiền vốn ,lao động ,tổ chức cán bộ xây dựng cơ bản của công ty theo các quy định chung của nhà nước và của Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia . Sản phẩm chính của công ty là tinh dầu các loại như tinh dầu xá xị ,tinh dầu sả, tinh dầu húng quế ,oliu. Ngoài ra công ty còn chiết xuất các loại hương thơm khác như hương chanh ,hương bưởi ,hương xoài ...và đang sản xuất thử một số sản phẩm như nước rửa bát ,nước tẩy rửa vệ sinh ... Công ty thường xuyên tiến hành nâng cao thị trường sản xuất và kinh doanh tinh dầu , hương liệu trên thế giới nhằm sách lược sản xuất và kinh doanh cũng như khai thác , mở rông thị trường và sản xuất mới . Lúc đầu mới thành lập sản xuất của công ty chủ yếu dựa vào kỹ thuật thiết bị loại nhỏ , lạc hậu , thủ công nhưng cho đến nay công ty đã có công nghệ hoàn thiện và không ngừng đầu tư thay đổi trang thiết bị nhằm hiện đại hoá quy trình sản xuất . Hiện nay công ty đã có một cơ sở kỹ thuật , công nghệ hiện đại vào loại bậc nhất trong tái chế , chế biến tinh dầu đảm bảo yêu cầu sản xuất và chất lượng sản phẩm . Trong cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết cuả nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị cùng nghành và các sản phẩm tinh dầu nhập ngoại ngày càng nhiều , để tồn tại và phát triển công ty luôn phải quan tâm đẩy mạnh phát triển sản xuất , chú trọng hàng đầu đén nâng cao chất lượng sản phẩm , nâng cao uy tín của công ty trên thị trường . Nhằm đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hiện nay song song vơí việc đổi mới phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ , công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên đặc biệt chú trọng đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ Khoa học kỹ thuật và quản lý , nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân sản xuất . 3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty : Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là công ty chuyên xuất nhập khẩu các loại tinh dầu , hương liệu .Trước khi xuất khẩu được sản phẩm công ty tiến hành tái chế các loại tinh dầu thô mua về để đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng mà khách hàng yêu cầu . Bên cạnh đó công ty còn đang tiến hành sản xuất thử một số loại sản phẩm như nước rửa bát , chất tẩy rửa vệ sinh , nước rửa xe máy ... Tuy vậy sản phẩm chính của công ty vẫn là các loại tinh dầu và quy trình chế biến các loại sản phẩm này tương đối đơn giản và được diễn ra như sau: Sơ đồ chế biến , tái chế các sản phẩm tinh dầu của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên: Nâng cao hàm lượng Tinh Lọc Đóng dầu thô sạch gói Pha trộn Mỗi loại tinh dầu được tái chế một cách riêng biệt , hết loại này mới đến loại khác và thứ tự công việc trong một quy trình tái chế : - Xuất kho tinh dầu thô mua về để tái chế : Tinh dầu thô là loại tinh dầu mới qua sơ chế trước khi nhập kho chúng được kiểm tra chất lượng bởi phòng kỹ thuật đủ để đảm bảo tiêu chuẩn . Ví dụ tinh dầu sả hàm lượng cittrolnenal phải là 35/83 thì mới đảm bảo chất lượng . Nếu khách hàng yêu cầu cao hơn thì hàm lượng này có thể là 36,37/85. Còn đối với tinh dầu xá xị thì hàm lượng saraprol phải là 90 đến 95 % thì mới đạt tiêu chuẩn . Sau khi kiểm tra thì tiến hành nhập kho tinh dầu . Theo yêu cầu của khách hàng , công ty tiến hành xuất kho tinh dầu thô để tái chế . Tuỳ vào đơn đặt hàng của khách hàng là loại tinh dầu nào mà xuất kho tinh dầu thô của loại tinh dâù đó để tái chế . - Lọc sạch tinh dầu : Xưởng tái chế tiến hành lọc sạch tinh dầu bằng giàn hay phễu lọc công nghiệp nhằm loại bỏ hết những cặn bã , chất bẩn có trong tinh dầu bằng cách cho muối lọc hay cồn vào . - Nâng cao hay pha trộn : Sau khi lọc sạch tinh dầu tuỳ theo yêu cầu cuả khách hàng là nâng cao hàm lượng hay pha trộn thì tiến hành theo : + Nếu khách hàng yêu cầu là nâng cao hiệu quả hàm lượng thì tiến hành nâng cấp bằng hệ thống thiết bị hiện đại - máy li tâm . + Nếu khách hàng yêu cầu pha trộn thì tiến hành pha trộn theo đúng tỷ lệ mà khách hàng yêu cầu . - Đóng gói : Sau khi đã nâng cấp hoặc pha trộn xong tiến hành đóng vào phuy 200 kg kẻ macka và kẹp chì niêm phong bảo quản ở kho rồi sẽ vận chuyển đến cảng Hải Phòng để xuất khẩu . Còn ở xưởng 2 của công ty - là xưởng chế biến hương liệu cũng theo yêu cầu của khách hàng mà chế biến , pha trộn các loại hương xịt , hương để trong ô tô... Tuỳ theo yêu cầu cuả khách hàng về mùi vị , tỷ lệ hương các loại mà các chuyên viên tiến hành pha hương chứ không có một quy trình công nghệ chung nào để chế biến . Xuất phát từ đặc điểm của công ty là một đơn vị của trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia cùng với đội ngũ khoa học kỹ thuật khá mạnh. Từ khi ra đời đến nay công ty đã đặt trọng tâm hoạt động của mình vào công tác triển khai công nghệ tinh dầu trên các hướng cải tiến công nghệ đang lưu hành bao gồm các khâu kỹ thuật giống ,canh tác ,chế biến ,thiết kế và chế tạo thiết bị cũng như tối ưu hoá công nghệ chiết xuất tinh dầu đối với cây sả , bạc hà ,húng quê ,oliu,pơmu...Các kết quả này đã được chuyển giao và được triển khai tại nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu trong cả nước góp phần ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất ,nâng cao chất lượng sản phẩm . Với điều kiện thuận lợi là nằm ngay trong trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia công ty sẽ thuận lợi trong việc triển khai áp dụng Khoa học công nghệ và với nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào ,phong phú trong tương lai hứa hẹn mang lại nguồn lợi kinh tế cao và luôn đi đầu trong lĩnh vực sản xuất tinh dầu trên cả nước . Bên cạnh đó công ty còn có những hạn chế cần khắc phục đó là trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay sự cạnh tranh ác liệt đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nửa trong việc tìm kiếm thị trường mới và mở rộng thị trường trong cả nước.Hơn nữa chi phí thu mua hàng xuất khẩu và chi phí quản lý doanh nghiệp còn quá lớn .Do đó trong thời gian tới công ty nên chú trọng tới việc giảm bớt chi phí để nâng cao lợi nhuận . III.Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng ,là kiểu quản lý tập trung một cấp gọn nhẹ ,phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Đứng đầu công ty là giám đốc ,người chịu trách nhiệm toàn diện và cao nhất về tất cả các hoạt động của công ty ,mối liện hệ giữa các thành viên theo kênh liên hệ đường thẳng có nghĩa là chỉ có trưởng phòng ,xưởng trưởng mới có quyền ra lệnh cho nhân viên của mình . Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công ty: Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Xưởng Xưởng KT& KD kế quản lý tái chế biến NCPT toán HC chế Phòng Phòng Phòng KD 1 KD 2 KD 3 Chức năng ,nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong công ty : 1.Giám đốc công ty : Do Viện trưởng Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia bổ nhiệm. Giám đốc công ty vừa là người đại diện cho Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia vừa đại diện cho công nhân viên chức quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng .Giám đốc công ty có quyền quyết định điều hành hoạt động của công ty theo đúng chính sách pháp luật của nhà nước, sự chỉ đạo của trung tâm và nghị quyết đại hội công nhân viên chức. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước nhà nước ,Trung tâm và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh ,các hoạt động khác của công ty ,thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra .Để thực hiện chức trách được giao giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức bộ máy tuyển chọn lao động ,trả lương, trả thưởng theo hiệu quả sản xuất kinh doanh và theo quy định của pháp luật hiện hành . 2.Phó giám đốc : Do giám đốc đề nghị và được Viện trưởng trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia bổ nhiệm. Phó giám đốc là người hỗ trợ cho giám đốc điều hành công việc , thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng ,chịu sự phân công của giám đốc theo từng lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực được phân công . 3.Phòng kỹ thuật và nghiên cứu phát triển : Có chức năng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế đất nước với các đề tài thuộc trung tâm quản lý . Hợp tác với các đơn vị có liên quan trong trung tâm để nghiên cứu và đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được trong lĩnh vực sinh học ,hoá học ,tinh dầu ,hương liệu ...vào phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty . 4.Phòng kinh doanh : Có chức năng tìm hiểu thị trường trong nước và trên thế giới ,tìm nguồn cung cấp, xây dựng các kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu tinh dầu .Thu mua và xử lý thông tin kinh tế ,kỹ thuật cũng như sự biến động của thị trường nói chung và các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng. Mặt khác phòng kinh doanh của công ty còn có nhiệm vụ xây dựng các hợp đồng kinh tế ,liên doanh liên kết dịch vụ ,thực hiện các hoạt động quảng cáo chào hàng kịp thời và trực tiếp, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu . KD1: Làm công tác đối ngoại . KD2: Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường . KD3: Làm công tác đối nội . 5.Phòng kế toán : Thực hiện công tác thống kê ,kế toán giúp giám đốc về công tác quản lý tài chính ,hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ,báo cáo giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty. Tổ chức tốt việc thực hiện huy động các nguồn vốn kinh doanh. Thực hiện tốt các quy định của nhà nước cũng như các quy định khác về tài chính. 6.Phòng quản lý hành chính : Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của giám đốc về quản lý nhân sự. Tổ chức theo dõi việc thực hiện chính sách cho cán bộ công nhân viên. Giúp giám đốc khâu tuyển dụng đào tạo sắp xếp bố trí lao động . 7.Xưởng chế biến hương liệu : Có nhiệm vụ nghiên cứu và tạo ra các chất thơm ,hương thơm ,hương liệu , đơn hương theo đơn đặt hàng của khách hàng như hương ướp khăn ,hương xà phòng ,hương để trong xe ô tô...Ngoài ra chất tẩy rửa vệ sinh ,nước rửa bát. 8.Xưởng tái chế : Chế biến các loại bao bì cho hàng xuất khẩu . Chế biến các loại tinh dầu tự nhiên phối hợp với bộ phận bao bì để chuẩn bị cho hàng mang đi xuất khẩu . Chế biến nâng cấp một số tinh dầu tự nhiên thành tinh dầu chất lượng cao , tách đơn hương tinh dầu ,chế biến các loại hương liệu. 9.Phòng bảo vệ : Phụ trách việc bảo vệ tài sản thuộc phạm vi quản lý của công ty . IV. Tổ chức công tác kế toán tại công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên: 1.Mô hình tổ chức công tác kế toán : Việc tổ chức thực hiện chức năng ,nhiệm vụ ,nội dung công tác kế toán trong công ty do bộ máy kế toán đảm nhận do đó việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý ,gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả là điều kiện để cung cấp các thông tin kế toán kịp thời ,chính xác .Để đảm bảo được yêu cầu trên công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung . Kế toán trưởng Kế toán thanh toán công nợ Kế toán nguyên vật liệu Thủ quỹ kiêm KT BHXH Kế toán thanh toán Thủ kho Kế toán tổng hợp Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Tại phòng kế toán ,sau khi đã nhận được chứng từ ban đầu kế toán thực hiện việc kiểm tra ,phân loại chứng từ ,lập và ghi chép vào các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết .Tổng hợp và hệ thống hoá số liệu ,cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế giúp lãnh đạo công ty quản lý điều hành sản xuất . Phòng kế toán của công ty có 7 người với đa số có trình độ đại học , nắm chắc trình độ chuyên môn nghiệp vụ , có năng lực và nhiệt tình công tác. Mỗi người đảm nhận một công việc ,thực hiện các nhiệm vụ riêng nhưng phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng ,có hiệu quả . Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong kế toán tại công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên: * Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác tài chính ,hạch toán kế toán và lập kế hoạch tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh ,là người trực tiếp chỉ đạo mọi công việc của phòng kế toán .Đối với công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp có nghĩa là người ngoài trách nhiệm kế toán trưởng còn phải làm công việc kế toán tổng hợp cuối kỳ tập hợp số liệu từ sổ chi tiết và sổ cái. * Kế toán giao dịch ngân hàng : Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là một công ty chuyên về xuất nhập khẩu nên giao dịch qua ngân hàng là một khâu rất quan trọng và phức tạp . Kế toán giao dịch NH có nhiệm vụ thanh toán ,giải quyết các khiếu nại bồi thường làm thủ tục vay vốn ,tổng hợp phân loại và phân bổ chi phí cho từng loại mặt hàng .Tập hợp kiểm tra đối chiếu và thực hiện thanh toán các chứng từ ,mở sổ kế toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày . * Kế toán nguyên vật liệu : Có chức năng theo dõi chi phí nguyên vật liệu ,tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm . * Thủ quỹ kiêm kế toán bảo hiểm xã hội : Có nhiệm vụ theo dõi dòng thu ,dòng chi tiền và lập bảng tính lương ,bảo hiểm của cán bộ công nhân viên trong công ty. * Thủ kho : Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động về xuất nhập hàng hoá ,thành phẩm và tồn kho . Thủ kho còn phải kiểm tra tính hợp lý ,hợp pháp của các chứng từ rồi mới tiến hành ghi chép số thực nhập ,thực xuất ,tồn kho. * Kế toán thanh toán công nợ : Bộ phận này có nhiệm vụ theo dõi công nợ của từng khách hàng theo từng mặt hàng cả trong nước và cả số nợ của công ty cũng như số công ty nợ khách hàng để biết khả năng thanh toán của khách hàng cũng như của công ty tránh tình trạng nợ đọng cũng như bị chiếm dụng vốn .Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ đôn đốc khách hàng để báo cáo thường xuyên kịp thời với kế toán trưởng và phải theo dõi cả các khoản tạm ứng của công nhân viên để biết được tình trạng tạm ứng trong công ty. 2.Hình thức tổ chức kế toán trong công ty: Hiện nay Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên đang áp dụng hình thức kế toán mà trong đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc trước khi đưa vào sổ cái chúng đều phải được tổng hợp , phân loại và lập chứng từ ghi sổ. Cơ sở ghi sổ là chứng từ ghi sổ đồng thời tách rời việc ghi sổ theo thứ tự thời gian và ghi sổ theo hệ thống ở trên 2 hệ thống kế toán tổng hợp khác nhau : sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản . Hình thức sổ kế toán của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên bao gồm: - Sổ cái : là sổ phân loại được ghi theo hệ thống dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi loại tài khoản được phản ánh trên một vài trang sổ kế toán . - Bảng cân đối tài khoản : là hình thức phản ánh tình hình đầu kỳ , phát sinh trong kỳ và cuối kỳ của các loại tài khoản , nguồn vốn , mục đích kiểm tra tính chính xác cuả việc ghi chép cũng như cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quản lý . - Sổ đăng ký chứng từ : là sổ ghi theo thời gian phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong kỳ . Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu với số liệu trên sổ cái . Mọi chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong đều phải đăng ký với hình thức sổ này để lấy số hiệu và ngày tháng . - Sổ hạch toán chi tiết : dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết. V. Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên: 1.Tình hình tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty : Trong quá trình hoạt động sản xuất Công ty Tinh dầu &các sản phẩm tự nhiên đã tổ chức ra thành 2 phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng1(tức là phân xưởng tái chế) và phân xưởng 2 (phân xưởng chế biến hương liệu),phân xưởng 2 là phân xưởng mới thành lập và chỉ tiến hành sản xuất thử một số loại sản phẩm mang tính chất thí điểm.Do vậy trong phạm vi luận văn chỉ trình bày tình hình thực tế trong phân xưởng1. Công ty đặt vấn đề kinh doanh xuất nhập khẩu lên hàng đầu do đó công ty đã tiến hành tổ chức phòng kinh doanh ra thành 3 bộ phận chính để hoạt động sao cho có hiệu quả nhất . Phòng kinh doanh 1 : làm công tác đối ngoại . Phòng kinh doanh 2 : tìm hiểu và nghiên cứu thị trường . Phòng kinh doanh 3 : làm công tác đối nội . 2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2000 - 2001: 2.1. Tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2000 -2001: Bảng 1 : Tình hình cơ cấu của vốn và nguồn vốn qua 2 năm của Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên: Đơn vị :nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 CL 2001/2000 STĐ TT(%) STĐ TT(%) STĐ TT(%) A.Tài sản 19.567.546 100 29.145.082 100 9.577.536 0 I.TSLĐ và đầu tư NH 18.119.745 92,6 27.281.443 93,76 9.161.698 1,01 1.Tiền 3.529.311 18,04 5.083.683 17,44 1.554.372 - 0,6 2.Các khoản phải thu 6.436.509 32,89 8.939.927 30,67 2.503.418 - 2,22 3.Hàng tồn kho 7.191.660 36,75 11.595.494 39,79 4.403.834 3,04 4.TSLĐ khác 962.265 4,92 1.662.339 5,71 700.074 0,79 II.TSCĐ và đầu tư DH 1.447.801 7,4 1.863.639 6,39 415.838 - 1,01 1.TSCĐHH 1.447.801 7,4 1.863.639 6,39 415.838 - 1,01 B.Nguồn vốn 19.567.546 100 29.145.082 100 9.577.563 0 I.Nợ phải trả 14.097.359 72,05 22.603.440 77,55 8.506.081 5,5 1.Nợ ngắn hạn 13.861.393 70,84 22.603.440 77,55 8.742.047 6,71 2.Nợ khác 235.966 1.,21 0 0 - 235.966 - 1,21 II.Nguồn vốn CSH 5.470.187 27,05 6.541.642 22,45 1.071.455 - 5,51 * Về cơ cấu phân bổ tài sản : Với số liệu đã phân tích ở trên ta thấy tổng tài sản của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên tăng trưởng mạnh qua 2 năm 2000 - 2001 .Cụ thể tổng tài sản của công ty năm 2000 là 19.567.546 nđ và tổng tài sản của công ty năm 2001 là 29.145.082 nđ . Như vậy tổng tài sản của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng một khoản 9.577.536 nđ . Tổng tài sản của công ty tăng như thế là do một số nguyên nhân sau : Hàng tồn kho của công ty tăng . Thể hiện năm 2000 hàng tồn kho của công ty là 7.191.660 nđ chiếm tỷ trọng 36,75% trong tổng tài sản của công ty , còn năm 2001 hàng tồn kho là 11.595.494 nđ chiếm tỷ trọng 39,79% trong tổng tài sản của công ty . Khi so sánh năm 2001 so với năm 2000 ta thấy hàng tồn kho năm 2001 tăng so với năm 2000 là 4.403.834 nđ với tốc độ tăng là 3,04% . Đây là một biểu hiện không tốt lắm vì nó chứng tỏ tình hình tiêu thụ của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên còn chưa tốt , công ty cần có biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của mình . Ngoài ra tài sản lưu động khác của công ty cũng tăng .Năm 2000 tài sản lưu động là 962.265 nđ chiếm tỷ trọng 4,92% trong tổng tài sản của công ty và năm 2001 tài sản lưu động khác là 1.662.339 nđ chiếm tỷ trọng 5,71% trong tổng tài sản . So sánh năm 2001 với năm 2000 tài sản lưu động khác của công ty tăng về số tuyệt đối là 700.074 nđ với tốc độ tăng 0,79% . * Về kết cấu nguồn vốn kinh doanh : Vốn kinh doanh là loại vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành , từng đơn vị cụ thể mà mức độ trang bị cho mỗi bộ phận sẽ khác nhau . Qua số liệu ở bảng 1 ta rút ra nhận xét : Nợ phải trả mà chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong 2 năm 2000, 2001 đều tăng , cụ thể năm 2000 nợ phải trả là 14.097.359 nđ chiếm tỷ trọng 77,05% trên tổng nguồn vốn , năm 2001 là 22.603.440 nđ chiếm tỷ trọng 77,55% trên tổng nguồn vốn . Điều này chứng tỏ công ty phải huy động nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài hoặc nguồn vốn trong nội bộ của công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình . Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao , tiến hành thuận lợi thì có thể công ty sẽ hoàn trả các khoản nợ đúng hạn và thu được lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty . Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng có xu hướng tăng , năm 2000 là 5.470.184 nđ chiếm tỷ trọng 27,96% trong tổng nguồn vốn còn năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu là 6.541.642 nđ nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 22,45% trong tổng nguồn vốn . Qua đó cho thấy mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng về số tuyệt đối là 1.071.455 nđ nhưng tỷ trọng của năm 2001 so với năm 2000 lại giảm 5,51% . Điều này là do công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến hành đi vay vốn từ bên ngoài . 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên qua 2 năm 2000 - 2001 : Bảng 2: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2000 - 2001 Đơn vị : nghìn đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2000 Năm 2001 CL 2001/2000 STĐ TT(%) 1.Tổng DT: trong đó 01 50.406.745 61.765.925 11.359.180 22,5 Doanh thu xuất khẩu 02 35.736.436 34.035.053 - 1.071.383 - 2,998 Các khoản giảm trừ 03 34.218 0 - 34.218 0 2.DTT 10 50.372.527 61.765.925 11.393.398 22,62 3.Gía vốn hàng bán 11 48.213.869 58.446.022 10.232.153 21,22 4.LN gộp 20 2.158.658 3.319.903 1.161.245 53,79 5.CFBH 21 1.441.972 1.631.782 189.810 13,16 6.CFQLDN 22 344.974 599.971 254.997 73,92 7.LNT hđ kinh doanh 30 371.712 1.088.149 716.437 192,74 8.LNT hđ tài chính 40 - 304.016 - 692.313 - 388.297 127,72 9.LNT hđ bất thường 50 103.072 61.083 - 41.989 - 40,74 10.Tổng LN chưa thuế 60 170.768 456.919 286.151 167,57 11.Thuế TNDN 70 54.645,76 146.241,08 91.568,32 167,57 12.LN sau thuế 80 116.122,24 310.704,92 194.582,68 167,57 Nhìn vào số liệu bảng 2 cho thấy tổng doanh thu của Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên qua 2 năm 2000 - 2001 có sự tăng trưởng rõ rệt . Tổng doanh thu năm 2000 là 50.406.745 nđ và năm 2001 đạt 61.765.925 nđ . So sánh tổng doanh thu 2 năm với nhau thì năm 2001 tăng so với năm 2000 là 11.359.180 nđ với tốc độ tăng 22,5% . Điều này nói lên rằng trong 2 năm công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm ký kết được nhiều hợp đồng kinh doanh có giá trị cao để thu được lợi nhuận tối đa nhất . Nó thể hiện những cố gắng lớn cuả Ban giám đốc , cán bộ công nhân viên trong toàn công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay . Tuy nhiên , Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là một doanh nghiệp đặt vấn đề xuất nhập khẩu lên hàng đầu nhưng doanh thu xuất khẩu của công ty năm 2001 giảm so với năm 2000 cụ thể về số tuyệt đối là 1.071.383 nđ tương ứng với tỷ trọng giảm 2,998% . Điều này chưa thật tốt vì thế công ty cần có chiến lược để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hơn nữa . Gía vốn hàng bán năm 2001 là 58.446.022 nđ , tăng 10.232.153 nđ so với năm 2000, với tốc độ tăng là 21,22% . Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu , công ty đã quản lý tốt vấn đề lựa chọn nguồn nguyên liệu , công cụ dụng cụ máy móc , nguồn cung ứng ... Do giá vốn hàng bán được quản lý tốt nên tốc độ tăng của lợi nhuận gộp của công ty tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu cụ thể năm 2001 tăng 1.161.245 nđ với tốc độ tăng 53,79% so với năm 2000 . Chi phí bán hàng và chi phí quản lý của doanh nghiệp đều tăng . Chi phí bán hàng năm 2001 là 1.631.792 nđ tăng 189.810 nđ so với năm 2000 , với tốc độ tăng 13,16% . Còn chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2001 là 599.971 nđ , tăng 259.997 nđ so với năm 2000 , tốc độ tăng là 73,92% . Do là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì thế các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh là rất lớn vì công ty phải huy động nguồn vốn sản xuất kinh doanh từ bên ngoài vào , không có sự đầu tư vào các hoạt động khác như hoạt động tài chính hay hoạt động bất thường , là những hoạt động ngoài lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh . Về các khoản lợi nhuận của Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên tức là lợi nhuận trước thuế , năm 2000 đạt 170.768 nđ còn năm 2001 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 456.919 nđ có nghĩa là tổng lợi nhuận trước thuế năm 2001 so với năm 2000 tăng 286.157 nđ chiếm tỷ trọng 167,57% . Điều này là tốt vì lợi nhuận của công ty tăng đáng kể . Về số thuế thu nhâp doanh nghiệp phải nộp cũng tăng theo tỷ lệ tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh tức là lợi nhuận trước thuế . Đó là điều hoàn toàn hợp lý . Cũng như tốc độ tăng của lợi nhuận thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, và lợi nhuận sau thuế . Nhìn chung , tình hình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên là tốt vì lợi nhuận đã tăng qua mỗi năm . Qua kết quả đạt được ta có thể thấy Ban giám đốc của công ty là những người năng động , có quyết tâm cao , bám sát những thay đổi trong chính sách của nhà nước, của thị trường để có những quyết định chính xác cho đường lối phát triển trước mắt cũng như lâu dài của công ty và sự làm việc có hiệu quả của cán bộ công nhân viên toàn công ty . B. Tình hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tinh đầu và các sản phẩm tự nhiên: I. Tình hình phân cấp, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và đối tượng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên : 1. Tình hình phân cấp chi phí sản xuất kinh doanh : Với đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng nên khi có yêu cầu về vật tư để tái chế công ty chỉ xuất đủ số đó , sau khi tiến hành tái chế xong là chuyển thẳng cho khách hàng vì thế công ty không có sản phẩm nhập kho và cũng không có chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ . Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên bao gồm các loại sau : - Chi phí nguyên vật liệu chính : bao gồm các tinh dầu thô. - Chi phí tiền lương : là toàn bộ tiền lương cảu cán bộ công nhân viên trong toàn công ty . - Chi phí vật liệu : là các chi phí ngoài các vật liệu chính ở trên dùng cho hoạt động phân xưởng , cho hoạt động quản lý và bán hàng trong công ty . - Chi phí dụng cụ sản xuất , đồ dùng văn phòng : bao gồm các chi phí về công cụ dụng cụ như găng tay , ủng , máy bơm nước ..., và các công cụ dụng cụ dùng cho công tác của văn phòng . - Chi phí khấu hao tài sản cố định : bao gồm số trích khấu hao của tài sản cố định dùng ở phân xưởng . - Chi phí dịch vụ mua ngoài : bao gồm các chi phí mua ngoài để phục vụ cho phân xưởng , hoạt động quản lý và bán hàng . - Chi phí về thuế , phí , lệ phí : bao gồm các khoản thuế , phí , lệ phí như thuế môn bài , thuế GTGT... - Chi phí dự phòng : phản ánh các khoản dự phòng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho , dự phòng phải thu khó đòi ... - Chi phí bằng tiền khác : bao gồm các khoản chi phí khác ngoài các chi phí kể trên phục vụ cho hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp như chi phí giới thiệu , quảng cáo , chào hàng , hội nghị khách hàng công tác phí,tàu xe ... Do công ty chuyên chế biến , tái chế để xuất khẩu mặt hàng tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên , là mặt hàng nông sản mang tính chất thời vụ nên rất khó bảo quản và phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên , môi trường . Vì vậy để việc kinh daonh của công ty đạt hiệu quả cao thì việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của công ty là rất cần thiết từ đó công ty có thể tiết kiệm những chi phí không thật cần thiết góp phần tăng lợi nhuận , cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty . Việc phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống sẽ góp phần mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển doanh nghiệp . 2. Nội dung công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh cuả công ty : Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là một việc làm thường xuyên và có một vai trò hết sức quan trọng . bởi vì yêu cầu cơ bản của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là đảm bảo tốt nhất cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở sử dụng hợp lý tiét kiệm mọi vật tư , tiền vốn , sức lao động cuả công ty để đạt được lợi nhuận tối đa trong khuôn khổ pháp luật , nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp . Để quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh công ty cần lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh . Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh thực chất là dùng hình thức tiền tệ tính toán các chỉ tiêu về các chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh của công ty nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuả đơn vị trong kỳ kế hoạch cùng với các biện pháp phấn đấu thực hiện kế hoạch đó . Kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của công ty đồng thời là căn cứ để công ty tiến hành cải tiến công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm , tăng hiệu quả kinh tế cho công ty . Nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý và lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh cảu công ty là phát hiện và vận động mọi nguồn tiềm năng sẵn có để không ngừng mở rộng doanh thu của công ty trong kỳ trên cơ sở tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh ở tất cả các thời kỳ , các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh , phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh , giảm giá thành sản phẩm , nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường , tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp từ đó đáp ứng được yêu cầu của phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh , nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn công ty . Đối với các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh có thể tính toán được sẽ dựa vào các định mức kinh tế kỹ thuật để quản lý còn các khoản mục chi phí không tính toán được trực tiếp thì chủ yếu dựa vào phương pháp dự đoán , phân tích tình hình thực hiện kỳ báo cáo để tìm ra nguyên nhân tăng giảm , xu hướng hoạt động của các nhân tố ảnh hưởng để tìm ra kế hoạch cho sát với thực tế từ đó giảm chi phí sản xuất kinh doanh , tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nội dung công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh : - Xác định phạm vi chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh : Dựa trên công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh công ty tiến hành xác định phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh : tất cả chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất , mua bán , dự trữ sản phẩm đều được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Đối với hàng xuất khẩu của công ty : đây là những khoản chi phí phát sinh kể từ khi sản xuất , bảo quản , vận chuyển hàng xuất khẩu , phí làm thủ tục xuất khẩu như lệ phí hạn ngạch xuất khẩu ,giấy phép xuất khẩu của Bộ Thương Mại, chi phí giám định chất lượng hàng xuất khẩu , chi phí kiểm nghiệm hàng hoá , cho đến khi hàng ra cảng, ga có đầy đủ bộ chứng từ theo quy định của L/C hoặc hợp đồng (nếu thanh toán bằng phương thức khác ). - Tổ chức công tác kế hoạch hoá chi phí sản xuất kinh doanh ở công ty cần quán triệt 2 nhiệm vụ sau : +Xác định tổng số tiền chi phí sản xuất kinh doanh và tỷ lệ chi phí sản xuất kinh doanh cần thiết để đảm bảo hoàn thành kế hoạch lưu chuyển hàng hoá . + Đề ra các biện pháp thích hợp để tiết kiệm khắc phục những hiện tượng chi tiêu lãng phí vượt định mức nhằm không ngừng hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh , tích luỹ cho Nhà nước đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho công ty . - Tiến hành phân tích đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh , đây là một nội dung tương đối quan trọng bởi vì qua phân tích , đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh công ty sẽ khắc phục được tình trạng lãng phi chi phí sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận . Tóm lại trong bất kỳ một doanh nghiệp nào vấn đề quản lý chi phí sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng . Nếu việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh được thực hiện tốt thì nó sẽ góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh , nâng cao năng suất lao động , tiết kiệm được chi phí. Và qua đó có thể tìm thấy những tồn tại , bất hợp lý trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh đã gây ra những lãng phí , nguyên nhân chủ quan của vấn đề này để đề ra những biện pháp xử lý thích hợp , kịp thời . 3. Đối tượng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên: Mỗi doanh nghiệp sản xuất khác nhau đều có những đặc điểm về quy trình công nghệ khác nhau , đặc điểm công dụng của chi phí , đặc điểm tổ chức khác nhau . Sản phẩm của chúng có thể là đơn chiếc hay hàng loạt , giá trị có thể lớn hoặc nhỏ , được đặt mua trước hay sau quá trình sản xuất . Do đó mỗi doanh nghiệp xác định một đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành cho phù hợp với đặc điểm của mình . Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên với hoạt động chính là tái chế các loại tinh dầu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu theo đơn đặt hàng . Quy trình công nghệ là quy trình khép kín và trải qua nhiều công đoạn khác nhau . Mỗi loại tinh dầu được tái chế một cách riêng biệt và cần một loại nguyên vật liệu chính khác nhau , trị giá nguyên vật liệu ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24727.DOC
Tài liệu liên quan