Tài liệu Đề tài Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàn Mỹ tại Đà Nẵng: VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Họ tên sinh viên :
Ngành học : Quản tri kinh doanh.
Khóa học :
Niên khóa :
Địa điểm thực tập : Chi nhánh công ty TNHH Hoàn Mỹ tại Đà Nẵng.
Đà Nẵng - …./ 20….
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP (CƠ SỞ THỰC TẬP):
1. Tên doanh nghiệp: “Chi nhánh công ty TNHH Hoàn Mỹ tại Đà Nẵng”.
2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp:
Ông Đàm Hữu Hoàng - Giám đốc công ty.
Ông Đàm Mạnh Tiến - Giám đốc chi nhánh.
3. Địa chỉ:
177 Nguyễn Tất Thành, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng.
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Công ty Hoàn Mỹ thành lập ngày 01/02/1997 theo giấy phép thành lập số 2948 GP/TLDN của ủy ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội. Công ty có trụ sở chính tại số nhà 26 Ngõ 6A Thành Công - Ba Đình - Hà Nội và hoạt động theo Đăng ký kinh doanh số 051802 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/02/1997 (thay đổi lần thứ 8 ngày 06/05/2004).
Vốn pháp định của doanh nghiệp:
Vốn điều lê:
5. Loại ...
25 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàn Mỹ tại Đà Nẵng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Họ tên sinh viên :
Ngành học : Quản tri kinh doanh.
Khóa học :
Niên khóa :
Địa điểm thực tập : Chi nhánh công ty TNHH Hoàn Mỹ tại Đà Nẵng.
Đà Nẵng - …./ 20….
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP (CƠ SỞ THỰC TẬP):
1. Tên doanh nghiệp: “Chi nhánh công ty TNHH Hoàn Mỹ tại Đà Nẵng”.
2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp:
Ông Đàm Hữu Hoàng - Giám đốc công ty.
Ông Đàm Mạnh Tiến - Giám đốc chi nhánh.
3. Địa chỉ:
177 Nguyễn Tất Thành, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng.
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Công ty Hoàn Mỹ thành lập ngày 01/02/1997 theo giấy phép thành lập số 2948 GP/TLDN của ủy ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội. Công ty có trụ sở chính tại số nhà 26 Ngõ 6A Thành Công - Ba Đình - Hà Nội và hoạt động theo Đăng ký kinh doanh số 051802 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18/02/1997 (thay đổi lần thứ 8 ngày 06/05/2004).
Vốn pháp định của doanh nghiệp:
Vốn điều lê:
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty tư nhân (TNHH).
6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp và lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ:
Đối với nhà nước:
Xác định và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo pháp luật hiện hành của nhà nước .
Quản lý và sử dụng theo đúng chế đạo chính sách, đạt hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được nhà nước giao phó, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và doanh thu ngày càng cao .
Nghiên cứu khả năng thi công các công trình, khả năng sản xuất để cung ứng cho các đơn vị thi công theo đúng tiến độ .
Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đầy đủ .
Đối với xã hội:
Thường xuyên theo dõi kiểm tra và giám sát bằng quy chế của công ty nhằm đảm bảo tính công khai, hợp lý công bằng để cho người lao động an tâm công tác.
Mọi thắc mắc, khiếu nại của người lao động đều được quan tâm giải quyết một cách công khai thoả đáng .
Đối với công nhân viên:
Quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng chính sách, hợp đồng lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn cho nhân viên một cách đúng lúc, đúng đối tượng đúng khoa học
Công ty Hoàn Mỹ là một trong những Công ty chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực làm sạch và cung cấp thiết bị, hóa chất sử dụng trong công nghiệp làm sạch. Công ty hiện đang cung cấp dịch vụ làm sạch cho các bệnh viện, văn phòng, khách sạn, khu căn hộ, tòa nhà cao tầng, trường học, siêu thị, nhà máy, khu công nghiệp… trong khắp cả nước.
Với sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của các hãng làm sạch hàng đầu trên thế giới như Klenco (Singapore), Peerapat (Thái Lan), Unger (Đức), Windsor (Mỹ), Dulevo và Filmop (Italy), Tennant (Hà Lan)… cùng với kinh nghiệm nhiều năm quản lý, kinh doanh dịch vụ làm sạch, công ty Hoàn Mỹ đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng trên khắp cả nước với chất lượng ngày càng cao.
Số lượng nhân viên của Công ty từ chỗ chỉ hơn chục người khi thành lập, đến nay Công ty đã có đội ngũ hơn 1.700 nhân viên làm sạch công nghiệp được đào tạo tại một Trung tâm đào tạo riêng của Công ty theo những phương pháp đào tạo tiên tiến về các kỹ thuật làm sạch hiện đang được áp dụng tại các nước phát triển.
Với việc đầu tư hàng loạt thiết bị máy móc hiện đại và chuyên dụng cùng với quan điểm luôn lắng nghe khách hàng để hoàn thiện mình. Công ty hiện đã và đang trở thành một trong những Công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực làm sạch với mong muốn được đem đến một cuộc sống và môi trường hoàn mỹ hơn.
* Sự xuất hiện của dịch vụ làm sạch tại Việt Nam
Tại Việt nam, từ đầu những năm cuối thập kỷ 80 trở về trước, dịch vụ làm sạch hầu như không phát triển, công nhân vệ sinh chỉ mới có mặt trên đường phố công cộng và tại các một số ít cơ quan nhà nước như công sở, bệnh viện, trường học... Việc làm sạch cũng chỉ mang tính thô sơ, tự phát, không có quy trình khoa học và gần như không có thiết bị, hóa chất chuyên dụng.
Vào những năm 90, khi Nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, mở ra hướng phát triển mới cho các doanh nghiệp. Đồng thời cùng với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, hàng loạt khách sạn, tòa nhà cao tầng, các văn phòng được xây dựng, kéo theo sự xuất hiện của dịch vụ làm sạch. Thời kỳ đầu, các tòa nhà tự tổ chức thực hiện công việc làm sạch, nhưng do khó khăn trong quản lý cũng như không đạt hiệu quả nên đã xuất hiện một số công ty làm sạch chuyên nghiệp. Đầu tiên là những Công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ làm sạch, chủ yếu là miền Nam. Sau đó đã có những công ty làm sạch trong nước ra đời và Công ty Hoàn Mỹ là một trong những Công ty Việt Nam đầu tiên cung cấp dịch vụ làm sạch công nghiệp.
* Quá trình phát triển của Công ty Hoàn Mỹ
Khi mới thành lập vào tháng 02 năm 1997, Công ty chỉ có hơn chục người, thực hiện công việc chủ yếu là lau kính bên ngoài các tòa nhà cao tầng. Do Công ty Hoàn Mỹ liên kết được với các Công ty làm sạch hàng đầu trên thế giới, trong đó có Công ty Klenco (Singapore). Nhờ sự chuyển giao công nghệ cũng như đầu tư trang thiết bị và hóa chất nên trong lĩnh vực làm sạch bên ngoài các tòa nhà cao tầng, Công ty Hoàn Mỹ hầu như không có đối thủ cạnh tranh bởi vì Công ty đã tổ chức được một đội ngũ công nhân đu dây lành nghề với bí quyết sử dụng khóa đu, Gondola… và đã thực hiện được rất nhiều công trình khó khăn mà các Công ty khác không thể thực hiện được. Chất lượng làm sạch đã bước đầu được nâng cao và Công ty Hoàn Mỹ ngày càng có uy tín, được nhiều người biết đến. Thời gian này, trụ sở Công ty đặt tại tòa nhà Melia, 44B Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu làm sạch trở nên rất lớn, đặc biệt đối với những tòa nhà cao tầng cho thuê văn phòng và những văn phòng đại diện của nước ngoài, liên doanh. Chính vì vậy, Công ty Hoàn Mỹ đã triển khai một loại hình dịch vụ mới là cung cấp dịch vụ làm sạch cho các văn phòng và tòa nhà. Một trong những khách hàng đầu tiên của Công ty Hoàn Mỹ là tòa nhà Melia với hợp đồng cung cấp dịch vụ làm sạch được ký từ đầu năm 1998 cho đến nay. Tiếp theo đó là rất nhiều các tòa nhà, trong đó có tòa nhà Đoàn Kết International, tòa nhà Sun Red River, Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, Khu căn hộ cao cấp Làng hoa Thụy Khuê… đã sử dụng dịch vụ làm sạch của Công ty Hoàn Mỹ. Bên cạnh đó là các cơ quan cấp Bộ, các cơ quan Trung ương như Bộ Công nghiệp, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bưu điện Hà Nội, Công ty Điện thoại, Đài Truyền hình VN, Đài Tiếng nói VN, Ngân hàng Nông nghiệp, Cục Đăng kiểm VN, Tổng Công ty Điện lực VN, Tổng Công ty Thép, Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng… cũng đã và đang hài lòng với chất lượng dịch vụ làm sạch mà Công ty cung cấp.
Vào tháng 09 năm 2000, sau khi đã tạo dựng được uy tín tại miền Bắc, Công ty đã thành lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu rất lớn của TP. Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh phía Nam. Tại thị trường này, Công ty cũng đã đạt được rất nhiều thành công có thể kể ra như BV Thống Nhất, BV Hoàn Mỹ, BV Bình Dân, BV Mắt, BV Da liễu, BV Bưu điện, BV Phạm Ngọc Thạch, Thương xá Tax, Siêu thị An Đông, Siêu thị CMC, Bến xe miền Đông, ĐH Mở Bán công… Ngoài ra, Công ty đã phát triển dịch vụ đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bạc Liêu, Vũng Tàu…
Trước năm 2000, mọi người đều nghĩ rằng ngoài những hộ lý thì không một ai có thể làm vệ sinh tại bệnh viện. Bước đột phá đầu tiên của Công ty Hoàn Mỹ trong lĩnh vực làm sạch Bệnh viện là hợp đồng cung cấp dịch vụ làm sạch tại khu nhà Việt Nhật - Bệnh viện Bạch Mai. Đây là khu khám chữa bệnh hiện đại với quy mô lớn đầu tiên tại miền Bắc do Nhật Bản hỗ trợ xây dựng và cung cấp trang thiết bị nên yêu cầu chất lượng làm sạch rất cao trong khi cách làm cũ của Bệnh viện không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, vào tháng 11 năm 2000, các chuyên gia Nhật Bản cũng như Ban Giám đốc Bệnh viện đã tín nhiệm sử dụng dịch vụ làm sạch của Công ty Hoàn Mỹ và họ đã rất hài lòng về đội ngũ nhân viên cũng như chất lượng làm sạch của Công ty. Hiện nay, ngoài Bệnh viện Bạch Mai, đã có rất nhiều bệnh viện lớn tại Hà Nội đã tin tưởng sử dụng dịch vụ làm sạch của Công ty Hoàn Mỹ như BV Nhi Trung ương, Viện bỏng Quốc gia, BV Hữu nghị, BV Phụ sản trung ương, BV Thanh Nhàn, Viện Mắt Trung ương, Viện Châm cứu, Bệnh viện E, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương… Ngoài các bệnh viện còn có các Trung tâm sản xuất và kiểm định vacxin, nơi mà khách hàng yêu cầu rất cao về chất lượng vệ sinh, cũng đã tín nhiệm sử dụng dịch vụ làm sạch của Hoàn Mỹ.
Có thể nói, Công ty Hoàn Mỹ đã đi tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ làm sạch cho Toà Nhà và đây cũng là một trong những lĩnh vực thành công nhất của Công Ty.
Đến tháng 09 năm 2001, Công ty đã bước vào một lĩnh vực mới, đó là cung cấp dịch vụ làm sạch cho Khu công nghiệp và nhà máy mà Khu công nghiệp Thăng Long do Nhật Bản đầu tư là khách hàng đầu tiên trong lĩnh vực này. Từ mô hình này, Công ty đã mở rộng ra các khu công nghiệp, nhà máy khác như Nhà máy Sumi Hanel, Công ty TOYOTA Giải Phóng, Công ty may Thăng long... và gần đây nhất là nhà máy Sumi Denso- Khu công nghiệp Đại An, Hải Dương.
Nhận thấy tiềm năng rất lớn tại khu vực miền Trung, Công ty đã thành lập chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng vào tháng 12 năm 2001 và đã trở thành Công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ làm sạch tại miền Trung. Từ đó tới nay, Công ty đã nhanh chóng triển khai dịch vụ làm sạch tại không chỉ các cơ quan, tòa nhà, bệnh viện tại Đà Nẵng mà cả các tỉnh thành miền trung khác như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định…
Tháng 10 năm 2002, bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, Công ty Hoàn Mỹ đã lần đầu tiên đưa đến Thành phố Hải Phòng một loại hình dịch vụ mới, đó là dịch vụ làm sạch tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Sau khi tận mắt chứng kiến sự thay đổi hoàn toàn về chất lượng vệ sinh tại Bệnh viện Phụ sản, các bệnh viện lớn và rất nhiều cơ quan tại Thành phố Hải Phòng đã tìm đến với Công ty Hoàn Mỹ, trong số đó có Bệnh viện Việt Tiệp, Bệnh viện Trẻ em, UBND thành phố, Công ty Điện thoại, Cục Đăng kiểm, Khách sạn Hữu Nghị…
Từ trước đến nay, công việc vệ sinh tại các trường Đại học là do đội ngũ lao công hoặc do các sinh viên đảm nhiệm, vì không có đầy đủ thiết bị, hóa chất nên công việc làm sạch chất lượng không đạt yêu cầu. Sau khi được Quỹ hỗ trợ Nhật Bản tài trợ nâng cấp cơ sở vật chất, tháng 12 năm 2002, Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội đã thử nghiệm dịch vụ làm sạch của Công ty Hoàn Mỹ. Sự tín nhiệm của Trường đã mở ra một cơ hội lớn đối với Công ty Hoàn Mỹ trong việc cung cấp dịch vụ làm sạch cho hàng loạt trường cao đẳng, đại học khác tại Hà Nội như ĐH Bách khoa, Nhạc viện Hà Nội, ĐH Mỏ Địa chất, ĐH Kinh tế Quốc dân, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Cao đẳng Điện lực, Học viện Ngân hàng, ĐH Quốc gia Hà Nội... cũng như các khu Ký túc xá của sinh viên các trường này.
Lĩnh vực mới nhất và cũng là lĩnh vực thách thức nhất đối với Công ty Hoàn Mỹ là thay đổi quan niệm của mọi người về tình trạng vệ sinh tại các bến xe. Vào tháng 11 năm 2003, lần đầu tiên tại Hà Nội, đã có một Công ty làm sạch chuyên nghiệp chịu trách nhiệm giữ vệ sinh cho một bến xe lớn nhất thành phố, đó là Bến xe phía Nam. Công ty Hoàn Mỹ đã nhanh chóng thay đổi bộ mặt của bến xe, góp phần cùng Thủ đô xây dựng bến xe văn minh lịch sự. Chính nhờ vào uy tín đã được Công ty khẳng định mà Bến xe Mỹ Đình đã tin tưởng ký hợp đồng làm sạch với Công ty.
Một lần nữa Công ty lại khẳng định uy tín của mình tại một tỉnh phía Bắc, đó Thành phố Nam Định. Với việc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ làm sạch giữa Công ty Hoàn Mỹ và Bệnh viện Phụ sản Nam Định vào tháng 10 năm 2004, lần đầu tiên tại Thành phố Nam Định đã xuất hiện dịch vụ làm sạch công nghiệp. Với việc thay đổi đáng kinh ngạc tình trạng vệ sinh tại Bệnh viện cũng như sự đánh giá cao của Lãnh đạo thành phố Nam Định, hiện đang có rất nhiều bệnh viện và cơ quan trong thành phố quan tâm và mong muốn sử dụng dịch vụ của Công ty.
Với nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng uy tín và khẳng định thương hiệu, Công ty đã luôn cố gắng nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Sớm nhận thấy tầm quan trọng của Hệ thống quản lý chất lượng trong việc cung cấp cho khách hàng một dịch vụ có chất lượng ổn định, Công ty đã quyết tâm áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 trong hoạt động dịch vụ làm sạch của Công ty vào giữa năm 2005. Hiện nay Công ty đang phấn đấu vì một cuộc sống và môi trường Hoàn Mỹ hơn.
II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:
Bảng thống kê các số liệu từng năm của doanh nghiệp (trong 5 năm gần đây):
Đvt: Triệu đồng.
Stt
Chỉ tiêu kinh tế
2005
2006
2007
2008
2009
1
Mặt hàng sản phẩm
DỊCH VỤ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
2
Sản lượng của từng mặt hàng
3
Doanh thu
4.830
5.737
7.601
9.432
12.437
4
Doanh thu xuất khẩu
Công ty không có mặt hàng xuất khẩu
5
Lợi nhuận trước thuế
67,321
81,89
83,417
79,462
85,185
6
Lợi nhuận sau thuế
48,471
59,045
60,06
57,212
70,278
7
Giá trị TSCĐ bình quân trong năm
61,723
61,723
61,723
52,79
28,891
8
Vốn lưu động bình quân trong năm
76,072
78,845
164,3
190,32
167,14
9
Số lao động bình quân trong năm
230
295
369
423
537
10
Tổng chi phí sản xuất trong năm
4.727
5.655
7.518
9.353
12.352
Số liệu thống kê đến 30/12/2009.
III. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT:
1. Thuyết minh dây chuyền sản xuất sản phẩm:
Sản phẩm: Dịch vụ vệ sinh công nghiệp.
(không sản xuất dựa trên dây chuyền sản xuất)
2. Đặt diểm công nghệ sản xuất:
a) Đặt điểm phương pháp sản xuất:
Công ty Hoàn Mỹ áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2000 nhằm tiến hành quản lý chất lượng có hiệu quả nhất cũng như nhằm xây dựng một cơ chế quản lý cụ thể và đảm bảo tính hiệu lực.
Hiện nay công ty đang thực hiện các công việc cụ thể theo các quy trình thống nhất. Hệ thống quản lý chất lượng gồm 16 quy trình gắn với các tiêu chuẩn ISO tương ứng cụ thể là:
Hệ thống quản lý chất lượng với yêu cầu về hệ thống tài liệu - Tiêu chuẩn 4 gồm:
Sổ tay chất lượng
Quy trình kiểm soát tài liệu(QT.HM.01)
Quy trình kiểm soát hồ sơ(QT.HM.02)
Trách nhiệm xem xét của lãnh đạo- Tiêu chuẩn 5
Chính sách chất lượng
Mục tiêu chất lượng
Quy trình họp xem xét của lãnh đạo(QT.HM.03)
Quản lý nguồn lực – Tiêu chuẩn 6
Quy trình tuyển dụng(QT.HM.04)
Quy trình đào tạo (QT.HM.05)
Quy trình đánh giá nhân sự (QT.HM.06)
Quá trình tạo sản phẩm – Tiêu chuẩn 7.2
Quy trình bán hàng (QT.HM.17)
Mua hàng- Tiêu chuẩn 7.4
Quy trình mua hàng (QT.HM.10)
Cung cấp sản phẩm – Tiêu chuẩn 7.5
Quy trình cung cấp dịch vụ đào tạo(QT.HM.09)
Quy trình cung cấp dịch vụ làm sạch(QT.HM.08)
Quy trình quản lý máy móc thiết bị (QT.HM.07)
Quy trình quản lý kho (QT.HM.12)
Đo lường và phân tích cải tiến – Tiêu chuẩn 8
Quy trình đánh giá sự thoả mãn khách hàng(QT.HM.13)
Quy trình kiểm tra (QT.HM.15)
Quy trình đánh giá nội bộ (QT.HM.14)
Quy trình khắc phục phòng ngừa (QT.HM.16)
b) Đặc điểm về trang thiết bị:
Thiết bị và máy móc làm sạch:
STT
Thiết bị
Đặt điểm
1
Máy đánh sàn chuyên dụng
Rất đa chủng loại: Tốc độ chậm/ cao, đa tốc độ, tự động..
2
Máy hút bụi/ nước
Đa dạng: Dung tích 10 – 40 lít.
Dụng cụ làm sạch
1
Xe vẳt giẻ
Đa chủng loại: xuất xứ từ nhiều quốc gia (Hongkong, italy..)
2
Cây lau khô/ướt
Nhập khẩu Itlia
3
Cây lau kính
Nhập khẩu Đức
4
Cây nôi gạt kính
Nhập khẩu Hongkong, Đức
5
Thang và các dụng cụ cần thiết khác cho công việc làm sạch….
Việt nam
Hoá chất và vật dụng phải thay thế thường xuyên: Hóa chất sử dụng là hàng nhập khẩu từ các nước có công nghệ làm sạch cao, và được chứng nhận phù hợp với môi trường và đảm bảo không ảnh hướng đến sức khỏe con người và môi trường sống.
STT
Tên sản phẩm
Miêu tả
Nhãn hiệu
Chủng loại
Hoá chất
01
Power Lemon
Hoá chất làm sạch đa năng
Klenco
Nhập khẩu từ Singapore
Can 5 lít
Thùng 20 lít
02
Klen 2207
Hóa chất làm sạch và đánh bóng inox, thép không gỉ
Klenco
03
Shine On
Hóa chất đánh bóng đồ đạc
Klenco
04
Power Plus
Chất tẩy rửa tiệt trùng
Klenco
05
Power Floral
Hoá chất khử mùi đậm đặc
Klenco
06
Power Bac
Chất tẩy rửa nhà vệ sinh
Klenco
07
Power View
Hoá chất lau kính chuyên dụng
Klenco
Vật dụng thay thế thường xuyên
01
Găng tay/ khẩu trang
Vietnam
02
Cây lau sàn, giẻ lau sàn khô/ướt
Vietnam
03
Giầy/ủng
Vietnam
04
Chổi, tải, khăn lau, ... và các vật dụng khác
Vietnam
c) Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông giá, ánh sáng..:
Do sản phẩm kinh doanh chính của công ty là loại hình kinh doanh dịch vụ, vì vậy mặt bằng không cần thiết phải bố trí phức tạp nhiều yếu tố, mà chủ yêu là bố trí phòng ban và kho bãi cho hợp với điều kiện kinh doanh thực tế. Cụ thể như sau.
Mặt bằng kinh doanh là 1 tòa nhà 03 tầng nằm ở trung tâm thành phố, ví trí thông thoáng, bãi xe rộng rãi.. Nhằm tạo điều kiện khách quan tốt về mặt giao dịch với khách hàng và người lao động:
Tầng 1: Lễ tân – phòng hành chính – phòng kế toán.
Tầng 2: Phòng kinh doanh – phòng lãnh đạo – phòng họp.
Tầng 3: Phòng quản lý dịch vụ - Nhân sự đào tạo.
Bố trí các bộ phận trong công ty luôn lấy yếu tố thông thoáng và dễ giao tiếp trong công việc, nhằm tạo sự gắn kết giữa các phòng ban để nâng cao hiệu quả công tác.
Kho hàng: Nằm gần vị trí giao dịch của công ty, nhằm đảm bảo tính liên tục trong việc chu cấp theo yêu cầu của từng bộ phận.
d) Đặt điểm về an toàn lao động:
Công ty luôn lấy yếu tố an toàn lao động trong công tác là ưu tiên hàng đầu.
Công ty luôn mua bao hiểm cho người lao động đầy đủ.
Bắt buộc người lao động phải mặc đồng phục công ty khi làm việc: Đồng phục này được công ty nghiên cứu thiết kế phù hợp với tính chất công việc của từng khu vực làm việc.
IV. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Tổ chức sản xuất:
a) Loại hình sản xuất của doanh nghiệp: Sản xuất và kinh doanh dịch vụ theo loại hình khép kín.
SƠ ĐỒ
NHÀ CUNG CẤP HOÁ CHẤT
(KLENCO – Singapore)
Hướng dẫn sử dụng các hoá chất và công nghệ mới, v.v... do các chuyên gia về hoá chất chemical experts. Thời gian chính xác sẽ được thông báo cho Toà nhà trước 05 ngày. Thông thường là mỗi năm một lần (phụ thuộc vào thực tế).
CHUYÊN GIA KỸ THUẬT
(Hoàn Mỹ & Klenco)
Cung cấp thông tin về công nghệ mới trong lĩnh vực làm sạch công nghiệp, đào tạo v.v...
GIÁM SÁT
Giám sát các hoạt động của đội ngũ nhân viên.
Kiểm tra chất lượng công việc của đội ngũ công nhân
Báo cáo lên Quý Công ty về mức độ sạch sẽ của Toà nhà.
Truyền đạt các văn bản hướng dẫn và thông báo của trụ sở Công ty Hoàn Mỹ tới đội ngũ nhân viên.
TỔ TRƯỞNG
Bảo trì / bảo dưỡng
Bảo dưỡng các thiết bị Toà nhà theo thời gian biểu.
Nộp bản báo cáo bảo trì nếu có yêu cầu.
Làm sạch
Làm sạch hàng ngày nếu có yêu cầu.
Thực hiện các công việc làm sạch khác theo sự chỉ đạo của giám sát.
Đào tạo
Duy trì việc cung cấp các tài liệu và kỹ thuật cập nhật về việc làm sạch trong lĩnh vực làm sạch công nghiệp tại các toà nhà.
Thay đổi cho phù hợp các quy trình công việc theo từng giai đoạn.
Nâng cao kỹ năng sử dụng các hoá chất và thiết bị Klenco cho tổ trưởng, giám sát ba tháng trong một năm .
2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
a) Bộ phận sản xuất chính: Lực lượng công nhân lao động trực tiếp, là nguồn tài sản quý báu nhất của công ty, chiếm hầu hết tổng số lượng nhân viên. Lực lượng này được đào tạo nghiệp vụ bài bản theo hệ thống quản lý chất lượng ISO của công ty. Được kiểm tra tay nghề trước khi cũng cấp cho các khu vực hợp đồng dịch vụ.
b) Bộ phận sản xuất phụ trợ, sản xuất phụ: Các phòng ban quản lý, diều hành dịch vụ. Giám sát, kiểm tra chất lượng dịch vụ, mở rộng qui mô dịch vụ.
c) Bộ phận sản xuất phụ thuộc & cung cấp: Phòng kế toàn, thu mua vật tư, hoạt động dựa trên nhu cầu sử dụng vật liệu của đội ngũ nhân viên lao dộng trực tiếp. Cung cấp các loại vật liệu, dụng cụ, thiết bị.. đầy đủ cho công nhân để đảm bảo quá trình triển khai công việc.
d) Bộ phận vận chuyển: Tổ lái xe. Lái xe vận chuyển hàng hóa từ nguồn hàng về kho công ty lưu trữ cung cấp cho các hoạt động của công ty. Lái xe đưa đón công nhân đến khu vực làm việc.
V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp:
Sơ đồ
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
QUẢN LÝ
DỊCH VỤ
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
PHÒNG
KINH DOANH
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
KHU VỰC DỊCH VỤ
A
KHU VỰC DỊCH VỤ
B
KHU VỰC DỊCH VỤ
C
KHU VỰC DỊCH VỤ
D
KHU VỰC DỊCH VỤ
E
...
KHU VỰC DỊCH VỤ
n
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
a) Giám đốc:
Giám đốc chịu trách nhiệm chung và trách nhiệm cụ thể trong lĩnh vực phụ trách.
Trách nhiệm chung: Giám đốc chịu trách nhiệm chính trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý mọi hoạt động của Công ty thông qua báo cáo của Giám dốc chi nhánh về tình hình hoạt động của chi nhánh.
b) Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm toàn diện về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước Giám đốc và trước pháp luật. Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực, quản lý việc thực hiện các mặt hành chính quản trị trong chi nhánh theo từng giai đoạn cụ thể.
Thực hiện quan hệ đối nội trong hoạt động của Công ty.
Chỉ đạo các công việc về đời sống, thi đua, hành chính quản trị, thanh tra, pháp chế trong toàn Công ty.
c) Phòng hành chính – nhân sự:
Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, lao động tiền lương, hành chính – quản trị, thi đua pháp chế và các hoạt động đảm bảo các điều kiện làm việc cho văn phòng Công ty.
Ngoài ra còn chịu trách nhiệm tuyển dụng lao động, đào tạo nghiệp vụ, nguyên cứu các chế độ chính sách phù hợp với lao động và đời sống nhân viên.
d) Phòng kế toán: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Ban Tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính và hạch toán kinh tế nhằm giám sát, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế mọi hoạt động của các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong toàn Công ty, tổ chức huy động và quản lý tiền vốn, tài sản, xuất nhập; quản lý tiền mặt qua quỹ; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho các hoạt động của Công ty và kinh tế thị trường có điều tiết.
Tìm nguồn cung cấp vật tư, công cụ, dụng cụ.. cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty, luôn đảm bảo nguồn hàng đầy đủ và chất lượng.
e) Phòng Kinh doanh: Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Ban Tổng giám đốc trong lĩnh vực kế hoạch, kinh tế, kỹ thuật, như: Quản lý kỹ thuật, quản lý và đầu tư máy móc – thiết bị, đổi mới công nghệ; áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh phát triển thị trường của Công ty.
f) Phòng quản lý dịch vụ: Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý, xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống chất lượng trong toàn Công ty.
g) Khu vực dịch vụ: Tập hợp hệ thống lao động trực tiếp rải rác phân bố cho từng khu vực một.
3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp:
Giám đốc chi nhánh là người điều hành trực tiếp các hoạt động trong hệ thống quản lý của chi nhánh, nhận báo cáo từ các bộ phận và kiểm tra lại sau đó sẽ báo cáo cho giám đốc.
Bộ phận hành chính – nhân sự phối hợp với các phòng ban để nắm rỏ tình hình hoạt động của các phòng ban và từng cá nhân trong phòng ban đó, tìm hiểu các chính sách đời sống nhân viên, tuyển dụng nhân viên và kiểm duyệt hồ sơ, sau khi chon được hồ sơ đạt yêu cầu sẽ đào tạo nghiệp vụ (công nhân) và chuyển cho các phòng ban yêu cầu nhân sự (nhân viên văn phòng), công nhân đã được đào tạo nghiệp vụ sẽ bàn giao cho phòng quản lý dịch vụ để kiểm tra lại nghiệp vụ trước khi đưa xuống các khu vực dịch vụ. Phối hợp với phòng kế toán về cân đối tài chính để chủ động trong các kế hoạch hành chính và chế độ phù hợp cho hệ thống nhân viên.
Phòng kinh doanh nhận những thông tin về tình hình tuyển dụng, chính sách đời sống của nhân viên từ p. hành chính – nhân sự, để từ đó nắm được nội dung để khi làm việc với khách hàng sẽ có cơ cở tư vấn chính xác. Phối hợp với p. kế toán để quản lý hợp đồng, bàn giao hợp đồng và thu chi thanh toán hợp đồng. Phối hợp với p. quản lý dịch vụ để nắm rỏ tình hình triển khai ở các khu vực dịch vụ.
Phòng quản lý dịch vụ phối hợp với phòng kinh doanh trong công tác chuyển giao hợp đồng dịch vụ, khu vực dịch vụ, nội dung công việc thực hiện, chất lượng dịch vụ. Phối hợp với phòng hành chính nhân sự về chính sách, quyền lợi cho người lao đọng và chất lượng nhân sự đào tạo. Phối hợp với phòng kế toán về ngày thanh toán lương để thông báo cho hệ thông công nhân bên dưới, về chất lượng và thời gain cung cấp vật tư thiết bị, dụng cụ ..
Phòng kế toán phối hợp cùng phòng kinh doanh về thông tin hợp đồng, khách hàng, chi phí hợp đồng, hệ thống háo đơn chứng từ với khách hàng. Phối hợp với p.hành chính về chính sách lương, số ngày công, số nhân viên để làm lương nhân viên cho chính xác. Phối hợp với p. quản lý dịch vụ về số lượng áo quần đồng phục nhân viên, số lượng định mức vật tư thiết bị để cung cấp đầy đủ và chính xác.
PHÒNG
QUẢN LÝ
DỊCH VỤ
PHÒNG
KINH DOANH
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
PHÒNG
KẾ TOÁN
VI. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH YẾU TỐ “ĐẦU VÀO”, “ĐẦU RA” CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào”:
a) Yếu tố đối tượng lao động:
Các loại nguyên vật liệu cần dùng:
STT
Thiết bị
1
Máy đánh sàn chuyên dụng
2
Máy hút bụi/ nước
3
Máy phun áp lực cao
4
Máy giặt thảm
5
Máy xịt khử mùi tự động
Dụng cụ làm sạch
1
Xe vẳt giẻ, xe vệ sinh công cộng
2
Cây lau khô/ướt
3
Cây lau kính
4
Cây nôi gạt kính
5
Biển báo khu vực đang thi công
5
Thang, sẻng, xô và các dụng cụ cần thiết khác cho công việc làm sạch….
Hoá chất và vật dụng phải thay thế thường xuyên:
STT
Tên sản phẩm
Công dụng
Hoá chất
01
Power Lemon
Hoá chất làm sạch đa năng
02
Klen 2207
Hóa chất làm sạch và đánh bóng inox, thép không gỉ
03
Shine On
Hóa chất đánh bóng đồ đạc
04
Power Plus
Chất tẩy rửa tiệt trùng
05
Power Floral
Hoá chất khử mùi đậm đặc
06
Power Bac
Chất tẩy rửa nhà vệ sinh
07
Power View
Hoá chất lau kính chuyên dụng
Vật dụng thay thế thường xuyên
01
Găng tay/ khẩu trang
02
Cây lau sàn, giẻ lau sàn khô/ướt
03
Giầy/ủng
04
Chổi, tải, khăn lau, ... và các vật dụng khác
Các loại năng lượng: Do công ty kinh doanh dịch vụ nên ko liên quan đên nguồn năng lượng này, chỉ có 1 phần liên quan là điện và nước, nhưng chi phí của 02 loại năng lương này đều được khách hàng chi trả.
Số lượng và chất lượng của các loại nguyên vật liệu: Hầu hết các sản phẩm công ty sử dụng cho việc kinh doanh dịch vụ vệ sinh đều nhập khẩu từ nước ngoài và đã được đa số khách hàng biết đến, nên chất lượng luôn được cam kết rất tốt. Số lượng sử dụng trong năm phụ thuộc vào hợp đồng dịch vụ..
Nguồn cung cấp của các loại nguyên vật liệu: Hầu hết các loại nguyên vật liệu sử dụng đều được nhập khẩu bởi các nhà sản xuất uy tín từ các quốc gia có công nghệ làm sạch cao như: Klenco-Singapore, Jemba-Hongkong, Karcher-Đức, Tennant-Italy, Velida-Mỹ, Perapat-Thailand...
Giá cả hiện hành của một số nguyên vật liệu thông dụng:
+ Máy đánh sàn: 1700 – 4500 USD/ Bộ.
+ Máy hút bụi/ nước: 250 – 480 USD/ Bộ.
+ Cây lau sàn ướt: 20 – 30 USD/ Bộ.
+ Cây lau sàn khô: 25 – 35 USD/ Bộ.
+ Dụng cụ làm sạch kính: 80 USD/ Bộ.
+ Hóa chất các loại: 10 – 30 USD/ Can 5lit.
+ Bình xịt khử mùi: 5 – 10 USD/ Bình.
+ Xe vắt giẻ: 80 – 90 USD/ Chiếc.
Và một cố các phụ trang cho công việc như: áo , quần, giày, dép, giẻ lau, thang, xô, túi nylon...
+ Điện, nước do khách hàng chi trả.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Định mức được xác định sau khi triển khai công việc một thời gain. Khối lượng công việc nhiều thì chi phí đầu tư cao, thời gian khấu hao thiết bị dài. Con số cụ thể rất khó có được. Ví dụ: Để lau 100m2 sàn nhà thì cần 01 cây lau, 01 xô vắt và 0.5 lít hóa chất con số này sẽ thay đổi nếu bề mặt sàn bẩn nặng hoặc cũ..
b) Yếu tố lao động:
Cơ cấu lao động: Hiện tại tổng số nhân viên của hệ thống công ty Hoàn Mỹ tại Đà Nẵng là khoản 700 nhân viên, Về cơ cấu lao động thì công ty Hoàn Mỹ luôn nằm trong tình trạng thiếu hụt nhân sự. Lực lượng lao động chủ yêu là công nhân, mức độ thiếu hụt lao động khoản 20% trên tổng số nhân viên công ty. Hằng tháng công ty đặt chỉ tiêu tuyển dụng từ 100-150 nhân viên.
Số lượng lao động của từng thành phần trong cơ cấu lao động: Thành phần cơ cấu lao dộng chủ yếu là lực lượng lao dộng trực tiếp và hệ thống quản lý. Trong số 700 nhân viên của chi nhánh thì lực lượng công nhân lao động trực tiếp chiếm khoản 95%, con lại là hệ thống nhân viên văn phòng (quán lý) chiếm 5%.
Nguồn lao động: Nguồn lao động chính để tuyển dụng thường tập trung ở trung tâm dân cư đông đúc, khu vùng ven đô thị, cụm công nghiệp, và các khu vực lân cận thành phố (miền trung). Các nguồn lao dộng này thường được bố trí cho các khu vực gần nơi sinh sống để thuận lợi cho việc di chuyển và phù hợp đặc trưng tình chất vùng miền của mỗi vùng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Để thực hiện công tác này doanh nghiệp cũng đã có những bước triển khai bài bản..
Đánh giá được nhu cầu đào tạo: Phân tích công ty, phân tích công việc và phân tích cá nhân. Do mỗi giai đoạn, mỗi khâu trong việc đánh giá nhu cầu đào tạo bị bỏ sót hoặc cắt ngắn lại mà các doanh nghiệp thường không đưa ra được một danh sách nhu cầu cần đào tạo một cách cụ thể và chi tiết. Thường thì mỗi doanh nghiệp cũng biết những nét nhu cầu chính cho các nhóm công việc tiêu biểu trong doanh nghiệp, mà không có được một danh sách nhu cầu cụ thể cho những nhóm người hoặc từng người cụ thể. Điều này làm cho công tác đào tạo có thể đi lệch hướng, không thực sự sát đúng với nhu cầu thực của các doanh nghiệp.
Thiết kế chương trình đào tạo: Khâu đầu tiên trong thiết kế chương trình đào tạo là cần xác định mục tiêu đào tạo. Một mục tiêu đào tạo tốt cần phải cụ thể, lượng hoá được, hiện thực và quan sát được.
Thiết kế nội dung đào tạo.
Thiết kế phương pháp.
Thực hiện chương trình đào tạo.
Đánh giá hiệu quả đào tạo.
Các chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động:
Chính sách lương: Chính sách này luôn thay đổi kịp thời theo chính sách lương của chính phủ và mặt bằng của thị trường lao động.
Chính sách khen thưởng, tăng phụ cấp: Tăng chế độ khen thưởng đối với các nhân viên đã gắng bó lâu dài và làm việc trách nhiệm, tăng phụ cấp đối với những khu vực có tính chất khó khăn đặt trưng.
Chính sách đầu tư mới: Luôn có những ý tưởng mới đểphát triển doanh nghiêp, nhằm tạo sự lớn mạnh của công ty với thị trường, làm cho người lao động cảm thấy vinh dự hơn khi là 1 thành viên của công ty lớn.
c) Yếu tố vốn:
Vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp: Vốn và cơ cấu vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất.
Một cơ cấu vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.
Cơ cấu vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp.
Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp.
Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp. Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý.
Về mặt định tính, kinh tế học tài chính có rất nhiều phân tích, nghiên cứu các quyết định về cơ cấu vốn. Tuy nhiên, các lý thuyết này cung cấp không nhiều các chỉ dẫn thực hành cụ thể.
Vốn cố định và sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là vốn được đầu tư, ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt tài sản cố định. Thường sử dụng trong việc cân đối tài chính các khoản thu chi nội bộ như chi phí văn phòng, chi phí cho việc duy trì hoạt động của chi nhánh. Phần vốn này là nguồn cung cấp chính để duy trì hoạt động và được khấu hao đần với thời gian nhất định.
Vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động: Đế sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động, các đối tượng lao động (như nguyên vật liệu, bán thành phẩm..) chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá tri của nó được chuyển được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Xét về hình thái giá trị gọi là vốn lưu động. Công ty sử dụng nguồn vốn này trực tiếp vào việc kinh doanh, sản xuất, cung cấp dịch vụ. Các nguyên vật liệu sau khi nhập về công ty sẽ đưa xuống cho người lao động trực tiếp sử dụng để tạo ra dịch vụ.
2. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra”:
Nhận diện thị trường: Đối với doanh nghiệp thị trường hiện tại là 1 thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mức độ cạnh tranh khá gay gay, các công ty lớn ngang cấp còn rất ít nhưng các công ty mới gia nhập vào lĩnh vực này thường chấp nhận triển khai dịch vụ với giá thấp và nhiều chính sách hổ trợ khách hàng.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo địa điểm (thị trường) tiêu thụ: Do thị trường dịch vụ vệ sinh tại Đà Nẵng cũng ở mức độ trung bình nên công ty có 1 vài khó khăn khi cung cấp dịch vụ khá cao cấp và bài bản. Mặt khác đây cũng là môi trường rất tốt để công ty tạo thương hiệu và khẳng định đẳng cấp của mình. Đối với một số khách hàng cao cấp thi đôi khi chất lượng dịch vụ vệ sinh của công ty cũng có một vài hạn chế, việc phục vụ được những khách này là mục tiêu cao nhất của công ty.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian: Trong những giai đoạn đầu loại hình dịch vụ vệ sinh là 1 mặt hàng hoàn toàn xa lạ với khách hàng, đôi khi việc vệ sinh kính bên ngoài các tòa nhà cao tầng được coi như là việc làm không thể. Nhưng sau một thời gian triển khai nhiều công trình cộng với đội ngũ marketing trực tiếp đã đem đến cho công ty một lượng khách hàng rất lớn. Hiện tại hầu hết thị phần tại miền trung thuộc về công ty, đưa thương hiệu Hoàn Mỹ thành thương hiệu chất lượng nhất tại miền trung và Việt Nam.
Tình hình doanh thu theo loại hình thực hiện doanh thu: Các loại doanh thu của công ty chủ yêu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ và một vài mặt hàng thương mại. Các loại doanh thu này có thể nói là doanh thu cố định và ổn định, chỉ thay đổi khi có thêm hợp đồng hoặc mất bớt hợp đồng.
VII. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:
a) Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế của doanh nghiệp là một nền kinh tế thị trường mở, doanh nghiệp hòa nhập rất tốt trong môi trường kinh tế hiện tại, việc gia nhập WTO của nền kinh tế Việt Nam là 1 thuận lợi cho công ty trong việc nhập khẩu các trang thiết bị dụng cụ hiện đại tiên tiến trên thế giới, mặt khác cũng có không ít các khó khăn khi nhu cầu các khách hàng cũng tăng theo, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong công việc.
Môi trường công nghệ: Đối với lĩnh vực vệ sinh công nghiệp thì công ty là một trong nhưng công ty hàng đầu Việt Nam về đầu tư công nghệ làm sạch, do nên kinh tế mở nên việc áp dụng các công nghệ làm sạch tiên tiến trên thê giới vào Việt Nam được thuận lợi. Công việc vệ sinh ngày nay đã biến 1 công việc mang tính chất thấp lên một tầm cao mới do có sự nâng đở từ các phương pháp và công nghệ hiện đại.
Môi trường tự nhiên: Công ty được thừa hiện một điều kiện tự nhiên rất tốt, đối với khí hậu tại miền trung trong năm luôn khô ráo, mực độ mưa chỉ tập trung vài tháng, tạo điều kiện tốt để thi công mở rộng dịch vụ. Ngoài điều kiên thời tiết cong có mặt bằng nằm ở trung tâm miền trung, ổn đinh về mặt địa chất, giao thông thuận lợi,.. Các yếu tố tự nhiên đều rất tốt đối với công ty.
Môi trường văn hóa - xã hội: Thành phố Đà Nẵng là một đô thị loại một, có điều kiện kinh tế xã hội, an toàn, an ninh hàng đầu Việt Nam. Công ty Hoàn Mỹ được thừa hưởng từ những lợi thế trên, vì vậy công ty luôn có những chính sách thu hút lao động và thực hiện tốt các chính sách thuế, ủng hộ của địa phương.
Môi trường luật pháp: Tình hình an ninh tội phạm ở địa bàn công ty khá phức tạp, nhưng nhìn chung không phải là một vấn đề lớn bởi vì công ty có hệ thống an ninh tốt và phối hợp với lực lượng vũ trang trong các công tác phòng chống tội phạm..
Môi trường quốc tế: Đối với môi trường quốc tế, công ty được thụ hưởng những công nghệ cao từ nước ngoài gia nhập vào Việt Nam và đã có kế hoạch mở rộng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (khu vực đông nam á), đây là môi trường đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao, nội lực công ty tốt. Để thực hiện được mục tiêu này Công Ty cần phải có sự chuẩn bị về tài chính, năng lực.. một cách kỷ lưỡng và an toàn.
b) Môi trường ngành:
Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của công ty rất đa dạng và có chuyên môn nghiệp vụ khá vững, hầu hết các công ty nhỏ mới thành lập để khai thác thị trường này là từ những nhân viên của Hoàn Mỹ đứng ra sáng lập và diều hành, họ hiểu rất rỏ tính chất của công ty Hoàn Mỹ nên có những chính sách đối kháng rất quyết liệt. Nhưng bù lại tiềm năng của những doanh nghiệp này không lớn do những khách hàng chuyên nghiệp luôn đòi hỏi về thương hiệu và năng lực của công ty. Các công ty nho thường lấy tên đơn vị gần giống như Hoàn Mỹ ( Hoàn Sinh, Hoàn Phúc, Sinh Mỹ, Mỹ Thiện...).
Cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh ngang tầm với Hoàn Mỹ chỉ có duy nhất là Công Ty Pan Parcific, một công ty cổ phân xuyên quốc gia, họ là 1 trong những công ty hàng đầu Việt Nam về công nghệ làm sạch. Chiến lược và kế hoạch của họ luôn đánh vào những mục tiêu lớn, và Công Ty Hoàn Mỹ cũng đã có những chính sách chuẩn bị cho việc cạnh tranh với công ty này.
Áp lực của nhà cung ứng: Hầu hết các sản phẩm phục vụ cho công việc làm sạch công nghiệp tại công ty Hoàn Mỹ là các sản phẩm nhập khẩu, điều này cho thấy tính chuyên nghiệp cao. Nhưng nó có mặt khuyết điểm là phụ thuộc vào các nhà cung cấp, nếu như nguồn hàng về trễ thì sẽ khó khăn để tìn sản phẩm khác để thay thế
Áp lực của khách hàng: Tính chất của các loại hình dịch vụ là khó mà có được một sự đánh giá trọn vẹn hoàn hảo, dịch vụ vệ sinh cũng vậy. Áp lực từ phía khách hàng là rất lớn, nhất là những đối tác có kinh nghiệm về lĩnh vực vệ sinh, họ đòi hỏi về chi tiết công việc rất cụ thể và rỏ ràng.
Sản phẩm thay thế: Vấn đề tìm sản phẩm thay thế cho các sản phẩm nhập khẩu là 1 vấn đề luôn được chú ý. Sản phẩm hiện tại có chất lượng rất tốt, về chất lượng các sản phẩm nội trong nước thường không cao, chưa tính đến các yếu tố môi trường.. Nói vậy không có nghĩa là bế tắt trong vấn đề này, sản phẩm thay thế hiện tại của công ty là một số sản phẩm nội địa nhưng có tính chất gần giống với sản phẩm ngoại. Đây luôn là yếu tố hàng đầu để rút giảm chi phí đầu vào của dịch vụ, do sản phẩm nhập khẩu có giá rất cao.
VIII. THU HOẠCH CỦA SINH VIÊN QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN:
Qua gia đoạn thực tập tổng quan này tôi đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn của doanh nghiệp, tất cả các vấn đề đã trình bày phần nào đã khái quát rỏ ràng về tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, hầu như doanh nghiệp nào cũng có tính chung là tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống của con người, giúp giải quyết lực lưỡng lao động nhàn rỗi, góp phần vào công cuộc đổi mới hiện đại hóa các ngành nghề.
Qua đó tôi còn nhận thấy được tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường mở, việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn đỏi học có tính cạnh tranh cao.
Từ các yếu tố trên có thể thấy được nhà quản trị điều hành doanh nghiệp đồi hỏi phải có kiến thực vững, nhạy cảm trong các tình huống xử lý, sáng suốt trong hoạc định kế hoạch mục tiên cho doanh nghiệp.
Từ những kiến thức đã học và thực tế trong doanh nghiệp đã đúc kết lại cho tôi được nhưng bài học bổ ích và quý giá.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến toàn thể CBCNV Công ty TNHH Hoàn Mỹ chi nhánh Đà Nẵng, các Thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 20 .
Sinh viên thực hiện
ABC
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP THỰC TẬP.1. Tên doanh nghiệp.2. Giám đốc hiện tại.3. Địa chỉ.
4. Cở sở pháp lý.
5. Loại hình doanh nghiệp.
6. Nhiệm vụ và lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
III. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.1. Thuyết minh dây chuyên sản xuất sản phẩm.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất.
a) Đặc điểm về phương pháp sản xuất.
b) Đặc điểm về trang thiết bị.
c) Đặt điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng..
d) Đặc điểm về an toàn lao động.
IV. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP.1. Tổ chức sản xuất.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
V. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp.
VI. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ “ĐẦU VÀO”, “ĐẦU RA” CỦA DOANH NGHIỆP.1. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu vào”.
a) Yếu tố đối tượnglao động.
b) Yếu tố lao động.
c) Yếu tố vốn.
2. Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra”.
VII. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
a) Môi trường vĩ mô.
b) Môi trường ngành.
VIII. THU HOẠCH CỦA SV QUA GIA ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao cao thuc tap tong quan HOAN CHINH.doc