Đề tài Chất thải đô thị

Tài liệu Đề tài Chất thải đô thị: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian gần đây nước ta có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt nhưng đáng chú ý nhất là nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp phát triển đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển của đô thị rác thải đô thị cũng tăng rất nhanh, khó kiểm soát. Thị xã Từ Sơn mới phát triển lên từ thị trấn, vùng đất Kinh Bắc nổi tiếng với những làn quan họ Bắc Ninh, môi trường trong lành đã mang lại một vẻ đẹp và mang lại cho đất nước Việt Nam một di sản văn hoá phi vật thể. Nhưng chính quá trình phát triển chung của đất nước thị xã Từ Sơn cũng không là một ngoại lệ, có tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường do rác thải sinh hoạt. Rác thải đã ảnh hưởng đến môi trường thị xã rất nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ con ngư...

docx27 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chất thải đô thị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian gần đây nước ta có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt nhưng đáng chú ý nhất là nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp phát triển đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển của đô thị rác thải đô thị cũng tăng rất nhanh, khó kiểm soát. Thị xã Từ Sơn mới phát triển lên từ thị trấn, vùng đất Kinh Bắc nổi tiếng với những làn quan họ Bắc Ninh, môi trường trong lành đã mang lại một vẻ đẹp và mang lại cho đất nước Việt Nam một di sản văn hoá phi vật thể. Nhưng chính quá trình phát triển chung của đất nước thị xã Từ Sơn cũng không là một ngoại lệ, có tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường do rác thải sinh hoạt. Rác thải đã ảnh hưởng đến môi trường thị xã rất nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và nét đẹp văn hoá của người dân nơi đây. Vì vậy cần phải có các biện pháp quy hoạch rác hữu hiệu không chỉ riêng cho thị xã Từ Sơn mà còn đóng góp vào công tác quy hoạch rác thải chung cho toàn tỉnh Bắc Ninh. Chương I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Chất thải 1.1.1. Khái niệm về chất thải đô thị Chất thải đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. Theo quan điểm này, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau: Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị và thành phố có trách nhiệm thu dọn. Theo Nghị Định số 59/2007/NĐ-CP, ngày 09 tháng 04 năm 2007: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác. 1.1.2. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị a. Cơ cấu và quy trình quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị Quy hoạch chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quy hoạch chất thải rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả. Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của một hệ thống quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt được minh hoạ ở hình sau: Thực hiện, giám sát Quy Trình Quy Hoạch Quản lý Thiết kế QH Mục tiêu MT Vấn đề TNMT Điều kiện môi trường Đánh giá: điều kiện mt, tác động mt, phương án Quy trình quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị b. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quy hoạch chất thải rắn ở một số đô thị nói chung ở Việt Nam Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia. Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ xây dựng Sở GTCC Sở khoa học công nghệ và,môi trường UBND thành phố Công ty môi trường đô thị UBND cấp dưới Chất thải rắn Thu gom ,vận chuyển, Xử lý , tiêu huỷ Quy tắc, quy chế loại bỏ chất thải Chiến lược đề xuất luật pháp loại bỏ chất thải Hình1.2. Sơ đồ các bên tham gia vào quy hoạch rác thải sinh hoạt ở một số đô thị nói chung ở Việt Nam Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải. Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, Sở Khoa học công nghệ và Môi trường và Sở Giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh các chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế, cụ thể trong việc bảo vệ môi trường thành phố. Cơ quan công ty môi trường và đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường theo nhiệm vụ của Sở Giao thông công chính giao. 1.2. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị trên Thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị trên Thế giới Chất thải cần được quy hoạch theo hệ thống không chỉ ở một đô thị hay một quốc gia đơn lẻ mà cần được toàn cầu hóa. Hiện nay trên thế giới việc quy hoạch chất thải nói chung và quy hoạch chất thải rắn nói riêng đã và đang được quan tâm nhằm giải quyết một cách hiệu quả vấn đề chất thải, đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Theo thống kê lượng thu gom chất thải rắn tại một số nước trên thế giới năm 2004 tại bảng 3 như sau: Lượng thu gom chất thải rắn trên thế giới năm 2004 Tên Khối lượng chất thải rắn được thu gom (triệu tấn) Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) 620 Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS (trừ các nước ở biển Ban tích) 65 Châu Á (trừ các nứơc OECD) 300 Trung Mỹ 30 Nam Mỹ 86 Bắc Phi và Trung Đông 50 Châu Phi cận Sahara 53 Tổng số 1204 (Nguồn: Khảo sát của Cơ quan Dịch vụ Môi trường Veolia và Cyclope 2005). Chất thải được thu gom trên thế giới dao động trong khoảng 2,5 đến 4 tỷ tấn (không kể chất thải tháo rỡ và xây dựng, khai thác mỏ và nông thôn). Năm 2004, tổng chất thải rắn đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là 1,2 tỷ tấn (chỉ tính ở các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, các đô thị mới nổi và các nước đang phát triển). Thành phần và tính chất của rác thải sinh hoạt biến động lớn giữa các đô thị khác nhau. Do vậy hoạt động quy hoạch rác thải là công việc phức tạp và có đặc điểm khác nhau ở những đô thị khác nhau. Bảng So sánh hoạt động quy hoạch rác thải giữa các nước có mức thu nhập bình quân trên đầu người khác nhau Các nước có thu nhập thấp Các nước thu nhập trung bình Các nước có thu nhập cao GDP (USD/người/năm) <5.000 5.000 – 15.000 >20.000 Chất thải đô thị (kg/người/năm) 150 – 250 250 – 550 350 – 750 Tỷ lệ thu gom % <70 70 – 95 >95 Các Qui định về chất thải - Không có chiến lược môi trường quốc gia. - Các qui định hầu như không có. - Không có số liệu thống kê. - Chiến lược môi trường quốc gia. - Có cơ quan môi trường. - Luật môi trường. - Một vài số liệu thống kê. - Chiến lược môi trường quốc gia. - Cơ quan môi trường quốc gia. - Qui định chặt chẽ và cụ thể. - Nhiều số liệu thống kê. Xử lý chất thải - Điểm chứa chất thải bất hợp pháp >50%. - Tái chế không chính thức từ 5% - 15%. - Bãi chôn lấp >90%, bắt đầu thu gom có chọn lọc. - Tái chế có tổ chức 5%. - Thu gom có chọn lọc, Thiêu đốt, tái chế >20%. (Theo Cơ quan dịch vụ Môi trường Veolia và Cyclope 2005). Vải vụn, cao su, da thuộc,giẻ rách .... Xà bần, sành sứ, chất trơ, .... Chất hữu cơ dễ phân huỷ, .... Tái chế Thiêu đốt Chôn lấp Chôn, đốt hoặc tái chế biến phân Rác thải đô thị Giấy, kim loại, nhựa dẻo, .... Các hướng sử dụng chất thải đô thị 1.2.2. Quy hoạch rác thải sinh hoạt đô thị ở Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhưng cùng với đó là lượng rác thải cũng gia tăng. Mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ các nguồn khác nhau ở Việt Nam. Trong đó, khoảng hơn 80% (khoảng 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải từ các hộ gia đình, các nhà hàng, các khu chợ, khu kinh doanh, còn lại là chất thải công nghiệp khoảng 2,6 triệu tấn/năm. Rác thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh ở các khu đô thị, nơi dân số chỉ chiếm 24% dân số cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 50% tổng lượng chất thải của cả nước). Trung bình mỗi người dân đô thị Việt Nam thải 0,7 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở nông thôn. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các khu đô thị Việt Nam được trình bày trong bảng sau: Bảng Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các khu đô thị Việt Nam đầu năm 2007 STT Loại đô thị Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người/ngày) Lượng CTRSH đô thị Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại I 0,96 1.885 688.025 3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại IV 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930 (Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương) Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị. Với lượng rác thải phát sinh ngày một tăng, rác đã và đang đặt ra những yêu cầu rất cấp bách đối với công tác quản lý rác để đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở Việt Nam, công tác quy hoạch rác thải sinh hoạt chủ yếu là do các công ty môi trường đô thị của địa phương đảm nhận. Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động của các công ty đã có nhiều tiến bộ đáng kể, phương thức đã có nhiều cải tiến nhưng vấn đề rác thải sinh hoạt đô thị vẫn là vấn đề đáng lo ngại đối với môi trường của chúng ta hiện nay. Nói chung, công tác quy hoạch bao gồm các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và các vấn đề về quy hoạch (gồm chính sách, thể chế, tài chính và ngân sách). a. Xử lý rác thải sinh hoạt + Hoạt động thu gom: Ở Việt Nam hiện nay có 2 hình thức thu gom chủ yếu: - Thu gom, quét rác trên đường phố chính: Do các công nhân quét dọn của công ty môi trường đô thị đảm nhận. Họ sẽ quét đoạn đường được phân công, sau đó tập kết rác tại khu vực được quy định. - Thu gom rác từ các khu phố, nhà dân, khu tập thể. Do các UBND phường quản lý. Người dân đổ rác phát sinh của gia đình mình tại điểm quy định. Vào những khoảng thời gian quy định, sẽ có những công nhân thu gom đến thu gom bằng xe đẩy tay, đưa ra các điểm tập kết, để xe ép của công ty đến chở đi. Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu thực tế. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt trung bình cả nước chỉ tăng từ 65% lên 71% trong giai đoạn 2000 đến 2003. Hiện nay chính phủ đã khuyến khích các công ty tư nhân, chính quyền địa phương… tổ chức hoạt động quản lý dựa trên sự hợp tác của cộng đồng. Khi có sự tham gia từ phía cộng đồng công tác quản lý sẽ trở nên có hiệu quả hơn. Cụ thể là kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân đồng thời có chỉ tiêu thu rõ ràng cho nhân viên, huy động được nguồn vốn đầu tư từ xã hội cho công tac giữ gìn vệ sinh môi trường. Từ đó góp phần nân cao ý thức bảo vệ môi trường cho từng người dân. Góp phận nâng cao chất lượng môi trường. + Hoạt động vận chuyển: Công tác vận chuyển rác thải chủ yếu là do xe vận chuyển chuyên dụng của các công ty môi trường địa phương đảm nhận. Nhìn chung hoạt động vận chuyển là thu gom rác từ các xe đẩy tay tại các điểm tập kết trên các tuyến phố chính sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp bằng các xe chuyên dụng. + Hoạt động xử lý: Ở Việt Nam phương pháp chôn lấp được sử dụng nhiều nhất. Phương pháp này đơn giản, đỡ tốn kém nhưng không hợp vệ sinh, quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tại các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ gây một số nguy hại tới môi trường như cháy nổ, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, không khí và tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh cho người và gia súc như các loại côn trùng, động vật gặm nhấm… + Tái chế, tái sử dụng: Hoạt động tái sử dụng, tái chế ở nước ta có tiềm năng trở thành một trong những biện pháp giảm thiểu rác thải và chi phí xử lý nếu được quản lý theo hệ thống và có qui định phù hợp. Chế biến phân hữu cơ (compost) cũng là một hình thức tái chế rất hữu hiệu đối với các chất thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ lớn. Chính vì thế mà phương pháp này có thể góp phần quản lý hiệu quả hơn chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chế biến phân compost chưa được phổ biến rộng rãi như chưa chú ý đến các nguyên liệu đầu vào dẫn đến chất lượng kém, tiếp thị sản phẩm chưa tốt… Hiện ở nước ta chỉ có khoảng 9% các đô thị (từ thị xã trở lên) có nhà máy chế biến phân hữu cơ từ chất thải rắn sinh hoạt. Hiện tại ở Việt Nam đang có một số công nghệ điển hình như công nghệ Tây Ban Nha tại Cầu Diễn, Hà Nội, công nghệ Việt Nam-Trung Quốc tại Việt Trì, công nghệ Pháp-Tây Ban Nha tại Nam Định, công nghệ DANO tại Hóc Môn, TP. HCM... Điển hình là công nghệ SERAPHIN và công nghệ AN SINH-ASC. b. Vấn đề quy hoạch rác thải Đến nay Chính phủ đã ban hành các khung hành lang pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trường cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và các hoạt động quản lý chất thải nói riêng như: Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu cụ thể về quản lý chất thải rắn như tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 90%, Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn do chính phủ ban hành, Quyết Định số 152/1999/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020… Chương II MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Góp phần bảo vệ môi trường đô thị Tỉnh Bắc Ninh - Mục tiêu cụ thể: + Góp phần bảo vệ môi trường thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh + Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu tăng cường quy hoạch rác thải sinh hoạt khu vực thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh 2.2. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng rác thải sinh hoạt khu vực thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh - Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường thị xã và đời sống, sức khỏe người dân khu vực - Lập bản quy hoạch bãi chôn lấp rác thải tại xã Từ Sơn - Bắc Ninh 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp kế thừa số liệu - Thu thập qua các tài liệu sách báo, Internet, tham khảo thêm các chuyên đề đã nghiên cứu có từ trước. 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp Sau khi tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu đã điều tra kết hợp với tài liệu tham khảo liên quan chúng tôi đưa ra kết quả nghiên cứu. Chương III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU Từ Sơn là một thị xã thuộc tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Từ Sơn cũ. 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý - Từ Sơn, phía Bắc tiếp giáp với các huyện Yên Phong (Bắc Ninh) - Phía Đông Bắc và Đông tiếp giáp với huyện Tiên Du (Bắc Ninh) - Phía Nam và Tây Nam tiếp giáp với huyện Gia Lâm (Hà Nội) - Phía Tây giáp với huyện Đông Anh (Hà Nội). Từ Sơn là thị xã nằm giữa Hà Nội và thành phố Bắc Ninh và cũng là một trong hai trung tâm của trấn Kinh Bắc xưa. + Đơn vị hành chính: Thị xã Từ Sơn thành lập ngày 24 tháng 09 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ huyện Từ Sơn, gồm có 07 phường và 05 xã: - Các phường gồm: 1. Châu Khê (497,58 ha và 17.905 nhân khẩu); 2. Đình Bảng (830,10 ha và 16.771 nhân khẩu); 3. Đông Ngàn (111,04 ha và 8.548 nhân khẩu); 4. Đồng Nguyên (688,29 ha và 15.423 nhân khẩu); 5. Đồng Kỵ (334,29 ha và 15.997 nhân khẩu); 6. Tân Hồng (491,20 ha và 11.291 nhân khẩu); 7. Trang Hạ (255,69 ha và 5.510 nhân khẩu); - Các xã gồm: 1) Hương Mạc 2) Phù Chẩn 3) Phù Khê 4) Tương Giang 5) Tam Sơn + Diện tích: Tổng diện tích là: 61,33 km². 3.1.2. Khí hậu Thị Xã Từ Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. Nhìn chung Từ Sơn có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn Huyện và không khác biệt nhiều so với các Huyện lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm...dễ thống nhất cho vùng. + Về địa hình - địa chất Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( 0,53% ) so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Từ Sơn có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Với đặc điểm này địa chất của huyện Từ Sơn có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ khác trong việc xây dựng công trình. Và về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đô thị vùng đồng bằng và trung du. Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng như một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hoá và du lịch. 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Từ Sơn là thị xã cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của tỉnh Bắc Ninh. Từ Sơn là một đô thị công nghiệp với nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù Khê, Mai Động ... và có nhiều trường cao đẳng, đại học. + Giáo dục, đào tạo phát triển cả về loại hình và quy mô, từng bước nâng dần chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường, đến nay toàn Thị xã tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 98%; số trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng, trong đó bậc Mầm non, Tiểu học có tỷ lệ trường chuẩn quốc gia cao nhất trong tỉnh. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, 12 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. + Công Nghiệp – Ngành nghề trên địa bàn Thị Xã: Năm 2000 toàn thị xã có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, sắt thép, với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu; đến nay, đã có gần 400 doanh nghiệp hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Quy mô, vị thế của các doanh nghiệp tăng nhanh. Nhiều doanh nghiệp như Hanaka, Việt Thái, Thanh Tùng, Hưng Long, Hoàng Hải, Nam Hồng... đã khẳng định được thương hiệu ở trong và ngoài nước. Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN năm 2000 chỉ đạt trên dưới 500 tỷ đồng thì đến năm 2005 đạt 1670 tỷ đồng và năm 2008 là 3200 tỷ đồng, năm 2009 ước đạt trên 3800 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với khi tái lập huyện. Chính sách ưu đãi sau đầu tư của tỉnh và thị xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ cá thể mở rộng sản xuất, kinh doanh. + Dân Số: Tổng dân số Từ Sơn là 143.843 người (tính đến 31 tháng 12 năm 2006), mật độ dân số là 2.345 người/km². Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm (1999-2009) của thị xã Từ Sơn đạt 14%. Riêng năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế nhưng tăng trưởng kinh tế của Thị xã vẫn đạt 13,63%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó công nghiệp, xây dựng chiếm 75%, dịch vụ thương mại chiếm 21%; nông, lâm, thủy sản chiếm 4%; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.215 USD/năm cao hơn bình quân của cả nước, tăng gấp 2 lần so với năm 1999. Sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 118 tỷ đồng, tăng 9,63 lần so với năm 2005. Thị xã đã quy hoạch 11 khu công nghiệp tập trung với diện tích 350 ha, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 3.750 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 448 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm 1999. Công tác đầu tư xây dựng được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân hàng năm thời kỳ 1999-2009 trên 200 tỷ đồng, bộ mặt Thị xã và các xã, phường có nhiều đổi mới. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – Xã hội như vậy thị xã Từ Sơn đang ra sức phấn đấu trở thành một đô thị công nghiệp - văn hoá - giáo dục quan trọng của tỉnh Bắc Ninh. Với tốc độ phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số như vậy cũng gây không ít những khó khăn thách thức cho thị xã nhất là vấn đề về môi trường. Lượng chất thải dược thải ra từ các làng nghề, khu công nghiệp và ngay cả rác thải sinh hoạt của người dân trong thị xã, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoat của người dân, làm suy thoái cảnh quan tự nhiên và văn hóa của thị xã, làm ảnh hưởng tới công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong thị xã. Chương IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt thị xã Từ Sơn 4.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của thị xã Khu dân cư và các hộ gia đình Hệ thống trường học và các ban nghành Khu vui chơi giải trí Các cơ sở y tế Các hệ thống nông nghiệp Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất Các khu thương mại dịch vụ Rác thải sinh hoạt Hình 4.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của thị xã Từ Sơn Chất thải sinh hoạt được thải ra chủ yếu từ các trường học ( Trường đại học Thể dục thể thao, trường Cao đẳng Kinh tế và các trường THCS,THPT trên địa bàn. Các cơ sở sản xuất: Sắt thép Đa Hội (Châu Khê, Từ Sơn), đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Từ Sơn)…, các cơ quan ban ngành, công trình công cộng: Chợ Từ Sơn, khu vui chơi giải trí… 4.1.2. Biến động rác thải sinh hoạt của thị xã Theo thống kê hàng năm của công ty môi trường Từ Sơn cho thấy lượng rác phát thải phát sinh hằng năm biến động không ngừng. Cùng với quá trình phát triển nhanh chóng của thị xã, số dân tăng lên, các khu công nghiệp, dịch vụ, cơ sở sản xuất mọc lên ngày càng nhiều, hoạt động các cơ sở y tế tăng lên đồng nghĩa với lượng rác thải sinh hoạt cũng ngày càng tăng nhanh. Biểu đồ . Khối lượng rác thải trong 06 tháng cuối năm 2009 (Nguồn: Phòng môi trường Thị xã Từ Sơn 2009) Qua biểu đồ số liệu thống kê trên ta thấy khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tăng lên theo từng tháng, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tháng 12/2009 so với tháng 7/2009 tăng 40,8%, trung bình mỗi tháng tăng 6,8%, cả năm 2009 lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 81,6% tương ứng 1110,1 tấn rác. Tỷ lệ thu gom trung bình là 87,37%, lượng rác phát sinh còn tồn đọng 12,7% tồn đọng trên các tuyến đường, khu đất trống, ao tù, cống rãnh, mương, bờ đê… Mức phát sinh rác thải bình quân đầu người tăng dần qua các tháng( tính theo 06 tháng cuối năm của năm 2009). Bảng. Mức phát thải bình quân trên đầu người trong một ngày – đêm( tính theo 6 tháng cuối năm 2009) Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Lượng rác phát sinh(103kg) 804,7 831,7 852,9 879,8 893,7 1360,3 Dân số (nghìn người) 91,445 91,445 91,445 91,445 91,445 91,445 Mức phát thải bình quân(kg/người/ngày-đêm) 0,29 0,30 0,31 0,32 0,33 0,5 ( Nguồn: Phòng môi trường Thị xã Từ Sơn 2009) Hàng tháng mức phát sinh rác thải theo đầu người tăng lên, tháng 7/2009 là 0.29(kg/người/ngày-đêm) đến tháng 12/2009 là 0.5(kg/người/ngày-đêm), đây lầ do biến động của những tháng cuối năm. Sự chênh lệch lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mà mức thải bình quân theo đầu người tại các phường trong khu vực qua điều tra thực tế. 4.2. Những ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường thị xã 4.2.1. Đối với môi trường không khí Những ngày nắng nóng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khu vực. Các loại rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh ra các chất độc hại có mùi khó chịu như: Khí CO2, H2S, CO, CH4, NH3,… 4.2.2. Đối với môi trường đất Lượng rác thải lớn, và do ý thức của người dân vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Rác thải sinh hoạt theo nhiều con đường đi vào môi trường đất, chúng làm giảm khả năng tự làm sạch của đất, làm thay đổi tính hoá lý của đất. Lượng rác trên bề mặt đất quá lớn làm cho vi sinh vật trong đất không tồn tại được, cũng vì vậy mà hoạt động của chúng cũng giảm xuống khó phân huỷ các chất ô nhiễm và ít ô nhiễm trong đất. Môi trường đất xung quanh các bãi chôn lấp cũng hứng chịu những hậu quả từ rác thải sinh hoạt. Nước rác ngấm vào đất mang nhiều chất gây ô nhiễm cho đất. 4.2.3. Đối với môi trường nước Rác thải sinh hoạt là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước. Rác thải trôi nổi trên mặt nước ở các ao tù, đọng ở các cống rãnh do thói quen vứt rác bừa bãi của người dân làm cho nguồn nước bị ô uế, mùi thối khó chịu, tạo ra các màu nước mất cảnh quan… *Nhận xét: Xã Từ Sơn chưa quy hoạch được bãi xử lý rác thải tại khu vực hoạt động( cụ thể là trên địa bàn thị xã Từ Sơn). Vì vậy mà lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị xã Từ Sơn được thu gom và vận chuyển lên bãi xử lý rác thải tại thành phố Bắc Ninh để xử lý. Hình thức xử lý rác đa phần vẫn theo phương thức xử lý truyền thống đó là chôn lấp, và bãi rác thải lộ thiên, phần nhỏ nữa được xử lý bằng hoá chất. 4.3 Lập bản quy hoạch bãi chôn lấp rác thải tại thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh 4.3.1 Đánh giá tác động môi trường từ bãi chôn lấp Đáy và thành ô chôn lấp được lót bởi 4 lớp vật liệu ở đó đáy nghiêng và thành nghiêng so với mặt đất Thành ô chôn rác được đắp đất bao quanh, có chiều cao là 3 m (tính từ miệng hố), bề mặt rộng 3 m. Phía trong bờ đê được lót bằng lớp vải địa kỹ thuật để ngăn không cho nước rác thấm ngang ra xung quanh. Tại đáy hố rác được thiết kế hệ thống thu nước rác bằng đường ống xi măng cốt thép có và đục lỗ để thu nước và dẫn ra phía ngoài ô chôn rác để xử lý. Ở đây nước rác rò rỉ sẽ đi qua tầng thu gom nước rác. Tầng thu nước rác gồm lớp 1 và 2 ở đó cát (đất) có tác dụng bảo vệ hệ thống ống thu nước rác và lọc nước rác. Nước rò rỉ từ bãi rác sẽ được thu gom và dẫn ra phía ngoài ô chôn rác để xử lý Trong ô chôn lấp rác thiết kế 2 ống bằng nhựa d= 110 có đục lỗ để thu khí, đặt cách nhau 25 m, từ đáy hố rác và cao hơn bờ đê khoảng 1 m. 4.3.2 . Các hạng mục công trình trong quy hoạch bãi chôn lấp Diện tích bãi chôn lấp là 15ha thuộc loại vừa nên cần có các hạng mục công trình sau : - Ô rác - Sân phơi bùn và ổ chứa bùn - Hệ thống thu gom và xử lí nước rác - Thu và xử lí khí gas - Hệ thống thoát và ngăn dòng nước mặt - Hệ thống biển báo - Hệ thống quan trắc môi trường - Khu vực chứa vật liệu thu hồi Xung quanh bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải có vùng đệm đóng vai trò là màn chắn tầm nhìn và cách ly, đồng thời cũng đóng vai trò là đường biên an toàn trong trường hợp có sự cố rò rỉ chất thải. Trong vùng đệm trồng cây hoặc gờ chắn, bảo đảm khả năng ngăn cách bãi chôn lấp với bên ngoài. Chiều rộng nhỏ nhất của dải cây xanh cách ly là 10 m. Chú thích: Cây xanh trong khu vực bãi chôn lấp tốt nhất nên chọn cây xanh lá kim, có tán rộng, xanh quanh năm. Không trồng các loại cây ăn quả, cây có dầu, lá rụng nhiều, dễ gây cháy bãi vào mùa khô. Bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải có hệ thống hàng rào bảo vệ để ngăn cản sự xâm nhập của những người không có nhiệm vụ, gia súc, động vật vào trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Hàng rào cần có kết cấu vững chắc như tường gạch, rào thép, dây thép gai. Hệ thống giếng quan trắc nước ngầm: Bãi chôn lấp phải có hệ thống giếng quan trắc nước ngầm, nhằm quan trắc định kỳ và giám sát chất lượng nước ngầm khu vực trong giai đoạn vận hành và giai đoạn cần kiểm soát bãi chôn lấp sau khi đã đóng bãi. Số lượng, cấu tạo giếng quan trắc nước ngầm theo tiêu chuẩn TCXDVN 261:2001. Xung quanh giếng quan trắc nước ngầm có biển báo "Giếng quan trắc nước ngầm". Hệ thống đường nội bộ: Theo quy mô bãi chôn lấp vừa nên ta thiết kế hệ thống đường nội bộ là đường bán vĩnh cửu. Các tuyến đường phải được bố trí phù hợp, đảm bảo các loại xe dễ dàng tránh nhau, quay xe... Đường ra vào bãi chôn lấp có dải cây xanh cách ly và có biển báo. Hàng rào và cây xanh: Bãi chôn lấp phải có hàng rào bảo vệ, được thiết kế theo tiêu chuẩn TCXDVN 261:2001. Bãi chôn lấp phải được trồng cây xanh, đảm bảo cách ly, chắn gió, bụi ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, theo tiêu chuẩn TCXDVN 261:2001. Cây xanh trong khu vực bãi chôn lấp tốt nhất nên chọn cây xanh lá kim, có tán rộng, xanh quanh năm. Không trồng các loại cây có dầu, cây rụng lá vào mùa khô và cây ăn quả. Chiều rộng của dải cây xanh cách ly ≥10 m. Bãi và kho chứa chất phủ bề mặt: - Khối lượng chất phủ được ước tính bằng 30% khối lượng chất thải đem chôn lấp. - Nền kho, bãi chứa chất phủ được thiết kế đảm bảo chịu tải của vật liệu và xe ra vào. Xung quanh kho, bãi phải có tường chắn để vật liệu phủ không vương vãi ra ngoài. 4.3.3 Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp Vị trí: bãi rác nằm ở phí đông bắc của thị xã, cách xã Phúc Tinh 1km về phí bắc Đặc điểm khu vực: Đây là khu vực trồng lúa, cách xa khu dân cư, có diện tích rộng Không xa đường giao thông nên dễ dàng vận chuyển rác thải Cách xa sông nên ảnh hưởng ít đến nguồn nước 4.3.4 Thiết kế Quy hoạch - Vì đây là vùng có địa hình bằng phẳng phương pháp kinh tế nhất là phương pháp bề mặt. Các gò rác theo phương pháp này sẽ có độ cao từ 10 – 15m. Mặt bằng quy hoạch - Các lớp rác sẽ được trải lên mặt đất với độ dầy là 60cm sau đó đầm nén sao cho tỷ trọng là 0.8 tấn/m3 . Tiến hành phủ lớp lớp đất trung gian lên bề mặt khi rác đã được đầm chặt - Để giữ đươc rác ta sẽ sử dụng đê để chắn rác - Theo thông tư 01– 2001 của Bộ Xây Dựng và bộ Khoa học công nghệ môi trường thì mỗi ô chôn thường lấp trong 3 năm là hết và chuyển sang ô mới. Vì vậy ta sẽ có 4 ô Vấn đề nước thẩm lậu từ bãi thải sau phân hủy các chất thải thường chứa một lượng rất lớn các chất rắn lơ lửng, có thể gây ô nhiễm môi trường nước tại đây. Nước rác có thành phần rất phức tạp về hóa học và biến đổi phụ thuộc vào thành phần của rác. Bên cạnh đó ảnh hưởng của rác đến hệ thống thủy văn đặc biệt là nước ngầm còn ít được hiểu biết Chương V. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Hiện nay vấn đề rác thải là một vấn đề mà tất cả các đô thị đang phải đối mặt chứ không riêng thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên thị xã Từ Sơn năm 2009 ước tính khoảng 11248 tấn rác thải. Mỗi ngày thị xã phát thải khoảng 30,8 tấn. Tại các phường, xã khối lượng rác thải sinh hoạt phạt sinh tính theo đầu người trong một ngày đêm khác nhau, tuỳ thuộc vào số dân và hoạt động phát triển tại các xã, phường đó. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên toàn thị xã ngày càng tăng. Rác thải sinh hoạt ngày càng gây ra nhiều vấn đề đối với đời sống người dân trong thị xã, rác thải gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất, gây mất vệ sinh, ảnh hưởng xấu đến nét đẹp cảnh quan đô thị, nếp sống văn hoá của nhân dân. Đặc biệt là môi trường làm việc của công nhân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da… Vì vậy cần phải có biện pháp quy hoạch hợp lý để giải quyết vấn đề rác thải cho thị xã này. Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế và thực trạng vấn đề xả thải rác của thị xã nhóm chúng tôi đã thiết kế quy hoạch bãi chôn lấp rác thải, ước tính có thể thu gom và xử lý rác trong vòng 12 năm 5.2. TỒN TẠI Do phạm vi nghiên cứu rộng, thời gian nghiên cứu hạn chế, cho nên đề tài chưa đi sâu vào giải quyết được vấn đề một cách chi tiết. Do chưa có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các vấn đề lớn nên một số luận chứng chưa được lý giải chặt chẽ, xác đáng. Các giải pháp đề xuất mới chỉ dừng ở phương diện lý thuyết, chưa có kiểm nghiệm thực tế, do đó chưa thể áp dụng vào thực tế được. 5.3 KIẾN NGHỊ - Đề nghị Công ty môi trường Từ Sơn quan tâm đến những giải pháp mà chúng tôi đề xuất để nâng cao công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã. - Đề nghị các cấp chính quyền có chức năng, các tổ chức bảo vệ môi trường, các chính sách của Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường. Cần tạo điều kiện thuận lợi về chính sách cho mọi hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQHMT-tl.docx