Tài liệu Đề tài Chất lượng và quản lý chất lượng: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNKHOA TOÁN TINBỘ MÔN: CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG
--------***--------
GVHD: PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa
1. Võ Trần An 0911007
2. Cao Thị Kim Dung 0911024
3. Đặng Trung Hậu 0911044
4. Nguyễn Thị Hiền 09110495.Nguyễn Châu Long 09110906. Nguyễn Đức Nam 09111067. Phạm Trọng Nghĩa 09111108. Đỗ Thành Nguyên 09111149. Nguyễn Thị Quỳnh Như 091112710. Đặng Thị Kim Phương 0911135
Nhóm trình bày: NHÓM 4
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2011
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 4
Lời mở đầu 5
A.Đề tài lần 1 7
Nội dung 8
I.Giáo dục 8
II.Nghệ thuật 8
III.Đạo đức 9
IV.Nghĩa vụ 9
V.Tinh thần 10
VI.Nhân vật 11
VII.Đường 11
VIII.Văn hóa 12
Tài liệu tham khảo 13
B.Đề tài lần 2 14
Nội dung 15
I. Định nghĩa “quản lý” và “lãnh đạo” 15
1. Quản lý 15
2. Lãnh đạo 16
II. Sự khác biệt giữa “quản lý” và “lãnh đạo” 17
III. Định nghĩa “nhà quả lý” và “nhà lãnh đạo” 1
1. Nhà quản lý 19
2. Nhà lãnh đạo 20
IV. Sự khác biệt giữa “nhà...
52 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chất lượng và quản lý chất lượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊNKHOA TOÁN TINBỘ MÔN: CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG
--------***--------
GVHD: PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa
1. Võ Trần An 0911007
2. Cao Thị Kim Dung 0911024
3. Đặng Trung Hậu 0911044
4. Nguyễn Thị Hiền 09110495.Nguyễn Châu Long 09110906. Nguyễn Đức Nam 09111067. Phạm Trọng Nghĩa 09111108. Đỗ Thành Nguyên 09111149. Nguyễn Thị Quỳnh Như 091112710. Đặng Thị Kim Phương 0911135
Nhóm trình bày: NHÓM 4
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2011
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 4
Lời mở đầu 5
A.Đề tài lần 1 7
Nội dung 8
I.Giáo dục 8
II.Nghệ thuật 8
III.Đạo đức 9
IV.Nghĩa vụ 9
V.Tinh thần 10
VI.Nhân vật 11
VII.Đường 11
VIII.Văn hóa 12
Tài liệu tham khảo 13
B.Đề tài lần 2 14
Nội dung 15
I. Định nghĩa “quản lý” và “lãnh đạo” 15
1. Quản lý 15
2. Lãnh đạo 16
II. Sự khác biệt giữa “quản lý” và “lãnh đạo” 17
III. Định nghĩa “nhà quả lý” và “nhà lãnh đạo” 1
1. Nhà quản lý 19
2. Nhà lãnh đạo 20
IV. Sự khác biệt giữa “nhà quản lý” và “nhà lãnh đạo” 21
Tài liệu tham khảo 22
C.Đề tài lần 3 23
Nội dung 24
I.What are the levels of Flowchart detail? 24
II.What are the keys to successful Flowcharting? 26
III.What are the types of Flowchart? 27
Tài liệu tham khảo 31
D.Đề tài lần 4 32
Nội dung 33
I.Định nghĩa và sử dụng biểu đồ 33
II.Cách vẽ biểu đồ và ví dụ minh họa 37
III.Dịch bài theo yêu cầu (có kèm bản gốc) 43
IV.Ưu điểm và khuyết điểm khi sử dụng 49
V.Bài tập tại lớp 50
Tài liệu tham khảo 52
LỜI CẢM ƠN
Nhóm xin dành lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa - Người đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, tư vấn, nhận xét, cung cấp đề tài và tài liệu cho nhóm trong suốt quá trình học tập và thực hiện bài tổng hợp báo cáo này.
Cảm ơn các bạn trong nhóm đã tích cực tham gia, đóng góp ý kiến để xây dựng các bài báo cáo được hoàn thành.
Cảm ơn đến tập thể lớp “Chất lượng và quản lý chất lượng” – Khoa Toán – tin học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TPHCM, năm học 2010-2011 đã xây dựng ý kiến, thảo luận cho bài các báo cáo được hoàn thiện hơn.
Chúc cả khóa học - học tốt và đạt kết quả cao. Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 4
LỜI GIỚI THIỆU
Đề tài lần 1 mà nhóm 4 thực hiện là các khái niệm mơ hồ trong tiếng Việt. Như chúng ta đã biết tiếng Việt là ngôn ngữ mang đầy màu sắc dân tộc của người dân Việt Nam. Hơn thế nữa, tiếng Việt là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam và là ngôn ngữ đầy sắc thái và phong phú đối với thế giới.
Trong cuộc sống, ngôn ngữ tiếng Việt được hiểu khá đa dạng và đầy khía cạnh, những khái niệm mơ hồ của từ ngữ tiếng Việt trong cuộc sống lại càng làm cho tiếng Việt sử dụng vào những mục đích riêng lại càng sắc sảo và thâm thúy hơn.
Với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, nhóm 4 xin trích dẫn 8 khái niệm được xem là mơ hồ và gần gũi nhất đối với con người trong xã hội để làm rõ hơn ý nghĩa của tiếng Việt trong những trường hợp cụ thể. Qua đó, người đọc có thể hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ và càng thêm tự hào hơn về tiếng Việt.
Đề tài lần 2 nhóm 4 trình bày xoay quanh các vấn đề liên quan đến “lãnh đạo”, “quản lý”, “nhà lãnh đạo”, “nhà quản lý”.
Ngày hôm nay chúng ta có thể tự hào khi đặt bản thân mình ở vị trí là một người chủ tương lai của đất nước, một người công dân được hưởng quyền tự do, bình đẳng trong xã hội, một giáo viên tương lai của một trường học nào đó hay một trụ cột trong gia đình mai sau và là người làm chủ chính mình.
Cụm từ “quản lý”, “lãnh đạo”, “người quản lý”, “người lãnh đạo” dường như đã khá quen thuộc trong cuộc sống ngày hôm nay, và hơn nữa trong quá trình đất nước tiến lên theo nền kinh tế thị trường, hội nhập với xu hướng phát triển của thế giới.
Nhưng điều đó không có nghĩa rằng ý nghĩa và nội dung của cụm từ “quản lý”, “lãnh đạo”, “nhà quản lý”, “nhà lãnh đạo” không phải ai cũng nắm chắc ý nghĩa và nội dung.
Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, nhóm chúng tôi xin trình bày một cách dễ hiểu và đi sâu vào nội dung của các cụm từ trên, đồng thời phân biệt rõ nghĩa một cách ngắn gọn nhưng xúc tích, thực chất.
Đề tài lần 3 cũng với vai trò là “nhà lãnh đạo”, “nhà quản lý”, nhóm trình bày về “Lưu đồ” , một trong những công cụ thiết yếu trong công tác lãnh đạo và quản lý.
Trong công tác quản lý việc xác định và cung cấp tư liệu về một quá trình là một bước quan trọng hướng tới cải tiến và đổi mới quá trình đó.
Tạo ra và sử dụng các lưu đồ là một trong số những công việc quan trọng nhất để tiến hành công việc kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất và quản lý.
Lưu đồ là một công cụ thể hiện bằng hình ảnh rất hiệu quả các quá trình được tiến hành như thế nào.
Cũng dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, nhóm chúng tôi sẽ trình bày chi tiết một số nội dung cần thiết khi sử dụng về lưu đồ.
Đề tài lần 4, một đề tài phong phú giúp cho việc xác định số liệu, thống kê dữ liệu là “Biểu đồ”.
Một trong những cách để bạn có thể hình dung tốt vấn đề bạn đang quan tâm trong một quá trình, trong khoảng thời gian chờ đợi thì biểu đồ chính là cái được nhắc đến đầu tiên. Biểu đồ miêu tả sự thay đổi của các mẫu số liệu.
Trong công tác lãnh đạo và quản lý thì biểu đồ là một công cụ thiết yếu giúp người đọc, người xem hình dung được công việc và kết quả thực hiện.
Với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, nhóm xin trình bày một cách ngắn gọn về cách trình bày một biểu đồ, đi sâu vào phần trình bày biểu đồ cột và biểu đồ tròn kèm theo những minh họa cho người đọc dễ hình dung. Hơn nữa, nhóm sẽ trình bày một cách chi tiết theo cách làm của một trung tâm y tế kèm đường link và để người đọc dễ hình dung về quá trình thực hiện vẽ một biểu đồ.
Tổng hợp các báo cáo này được thực hiện bởi 10SV, K09, Khoa Toán-tin học, ĐH Khoa học tự nhiên-ĐHQGTPHCM. Trong quá trình báo cáo và thực hiện các đề tài, việc mắc phải những sai sót là điều khó tránh khỏi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía bạn đọc để bài báo cáo được tốt hơn.
Chân thành cảm ơn!
Nhóm 4
ĐỀ TÀI LẦN 1:
Hãy nêu 8 khái niệm mơ hồ như "chất lượng", "tình yêu",...đang khá phổ biến trong cuộc sống (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, nghệ thuật,...). Tra Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, để tìm các định nghĩa tương ứng.
Với mỗi khái niệm, hãy nêu lên 2 trường hợp: trường hợp hiểu ngay được khái niệm, trường hợp khá khó hiểu về khái niệm (VD: Chất lượng của cái máy tính và chất lượng của một nền giáo dục)
NỘI DUNG
GIÁO DỤC
Khái niệm:
(đgt) Giáo dục là hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, năm 1999, NXB VH-TT, trang 734
(dt) Giáo dục là hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy-giáo dục của một đất nước Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, năm 1999, NXB VH-TT, trang 734
Phân tích:
Trường hợp hiểu ngay được khái niệm
Giáo dục con người: hoạt động có hệ thống nhằm tác động đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho người đó có những phẩm chất, năng lực, trí tuệ,…như yêu cầu đề ra
Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm
Giáo dục xã hội: Tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập
NGHỆ THUẬT
Khái niệm: (dt) Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm Nghệ thuật [14/3/2011]
Phân tích:
Trường hợp hiểu ngay được khái niệm
Nghệ thuật điêu khắc: Điêu khắc là một môn nghệ thuật mà người nghệ sĩ tác động vào những hình khối gọn gàng, tinh tế nhất nhằm thể hiện 1 hay nhiều ý nghĩa của tác phẩm
Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm
Nghệ thuật sống: Nghệ thuật sống là nét đẹp của 1 con người. Là cách mà 1 người thể hiện sự khéo léo trong lời ăn tiếng nói và cách đối nhân xử thế hằng ngày
ĐẠO ĐỨC
Khái niệm:
(dt) Đạo đức là phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, xã hội về đạo lí và đức hạnh Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 595
(dt) Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng mà có Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 595
Phân tích:
Trường hợp hiểu ngay được khái niệm
Đạo đức con người: phản ánh đến phẩm chất tốt hay xấu của một con người do bản chất hay giáo dục từ người đó mà có
Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm
Đạo đức nghề nghiệp: thể hiện bằng hành động và phẩm chất của con người thông qua việc làm của bản thân mang lại những lợi ích riêng cho cá nhân và lợi ích chung cho toàn xã hội
NGHĨA VỤ
Khái niệm:
(dt) Nghĩa vụ là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân biết đem nhu cầu và lợi ích của mình kết hợp hài hoà với nhu cầu và lợi ích của người khác, của toàn xã hội, khi cần thiết biết tự nguyện đặt nhu cầu và lợi ích của mình phục vụ từng nhu cầu và lợi ích của người khác, của toàn xã hội Tài liệu giáo dục công dân lớp 11, Bộ GDĐT, Nguyễn Chí Bảo-Trần Chương-Nguyễn Tiến Cường - Phạm Kế Thể, NXB GD, 2005
(dt) Nghĩa vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1196
Phân tích:
Trường hợp hiểu ngay được khái niệm
Nghĩa vụ pháp lí: là ý thức của con người tôn trọng các quy định của pháp luật như phục tùng một sự công bằng, một sự cần thiết khách quan không thể cưỡng lại dù mình muốn hay không muốn
Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm
Nghĩa vụ đạo đức: là quy định về các chuẩn mực hành vi mà con người cảm nhận rõ mình có nghĩa vụ phải tự giác tuân theo, dù không có quy định của pháp luật
TINH THẦN
1. Khái niệm:
- Toàn bộ những hoạt động nội tâm của con người (ý nghĩ,tình cảm) nói chung Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1648
- Bản lĩnh, ý thức trách nhiệm trong công việc Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1648
2. Phân tích:
Trường hợp hiểu ngay được khái niệm
Đời sống tinh thần phong phú: là người có kiến thức, hiểu biết rộng trên nhiều lãnh vực, đặc biệt là nghệ thuật. Họ xem nhẹ vật chất,luôn lấy tinh thần làm chủ đạo trong mọi bước đi của họ. Với những cảm nhận tinh tế, giàu tình cảm, đó sẽ là người luôn biết cách đem đến niềm vui cho người khác, biết cách chia sẻ nỗi buồn của người khác..và cũng vì thế họ thường cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn hơn người khác..
Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm
Tinh thần trách nhiệm: là sẵn sàng chia sẻ, đóng góp công sức của mình vào công việc chung và thực hiện công việc đó với khả năng tốt nhất của mình.
NHÂN VẬT
1. Khái niệm
(dt)Người giữ vai trò trong một tác phẩm văn học hay một vở kịch Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1240
(ngr)Người có tiếng tăm, địa vị Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1240
2. Phân tích
Trường hợp hiểu ngay được khái niệm
Nhân vật chính :là nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối văn bản.Có vai trò trung tâm trong việc tạo mối quan hệ giữa nhân vật ấy với các nhân vật khác và với các sự kiện trong văn bản.Nhờ có nhân vật chính mà tư tưởng chủ đề,quan điểm của tác giả được bộc lộ trong văn bản.
Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm
Nhân vật nổi tiếng: nhân vật được nhiều người biết đến vì họ tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó (nghệ thuật,kinh tế,chính trị…)
ĐƯỜNG
Khái niệm: Đường là vạch, vết, do vật di chuyển tạo ra Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 681
Phân tích
Trường hợp hiểu ngay được khái niệm
Đường đi: (dt) là lối đi, nối liền hai địa điểm như đường làng, đường quốc lộ, đường dành cho xe đạp, đường dành cho xe ô tô Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 681
Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm
Đường đời: (dt) Lẽ sống, kinh nghiệm sống của con người trong cuộc đời Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT năm 1999, trang 681
VĂN HOÁ
Khái niệm:
(dt) Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1796
(dt)Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau.
Phân tích
Trường hợp hiểu ngay được khái niệm
Văn hoá học đường: “ Là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh, và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” với mục đích là xây dựng trường học lành mạnh
Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm
Văn hoá thể chất: là cách ăn mặc, rèn luyện thân thể, sự thể hiện con người mình trước quần chúng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999.
Tài liệu giáo dục công dân lớp 11, Bộ GDĐT, Nguyễn Chí Bảo-Trần Chương-Nguyễn Tiến Cường-Phạm Kế Thể, NXB GD,2005
Nguyễn Hồng Mạc, Huy động mọi nguồn lực thực hiện Xã hội hóa giáo dục
[13/3/2011]
ệ_thuật [14/3/2011]
[15/3/2011]
[15/3/2011]
[15/3/2011]
Minh Đức,Văn hóa học đường - Đòi hỏi bức thiết
[15/3/2011]
[16/3/2011]
[18/3/2011]
ĐỀ TÀI LẦN 2:
Hãy tìm tài liệu trên Internet về định nghĩa và sự khác biệt giữa "quản lý" và "lãnh đạo", "nhà quản lý" và "nhà lãnh đạo". Hãy cố gắng tổng kết ngắn gọn nhưng đầy đủ, xúc tích, thực chất.
NỘI DUNG
Định nghĩa “quản lý” và “lãnh đạo”
Quản lý
Quản lý là chức năng hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau, đảm bảo giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và đảm bảo thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999
Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu. Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý.
Mary Parker Follett (1868–1933), một tác giả nổi tiếng với nhiều cuốn sách viết trên khía cạnh dân chủ, quan hệ con người và quản trị đã đưa ra định nghĩa về quản lý là "nghệ thuật sử dụng con người để hoàn thành công việc".
Quản lý vừa là một nghệ thuật, vừa là một khoa học. Đó là nghệ thuật làm cho người khác (nhân viên) làm việc hiệu quả hơn những điều bản thân họ sẽ làm được nếu không có bạn. Còn khoa học chính là cách bạn làm thế nào để thực hiện được nghệ thuật quản lý. Lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát là bốn điều căn bản trong khoa học đó.
Quản lý là một nghề vừa mang tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Là một nghề khoa học nên đòi hỏi nhà quản lý phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Là một nghề nghệ thuật đòi hỏi nhà quản lý phải có năng khiếu, và phải luôn luôn tự rèn luyện bản thân mình.
Có thể đưa ra kết luận rằng: Quản lý không đơn giản chỉ là khái niệm, nó là sự kết hợp của 3 phương diện:
Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân. Thứ hai, điều hoà quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa hai bên.Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm được những việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tạo ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể.
Lãnh đạo
Nghĩa hẹp: sự tác động, điều khiển trực tiếp những hoạt động của con người và xã hội nhằm đạt đến mục đích cụ thể đã vạch ra.
Nghĩa rộng: sự dẫn đường chỉ lối,dẫn dắt, điều khiển (đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện) mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức nào đó nhằm đạt đến mục tiêu nhất định.
Viện Ngôn Ngữ Học có nhắc đến trong Từ Điển Tiếng Việt 1995 động từ lãnh đạo, có nghĩa là: đề ra chủ trương, đường lối, và tổ chức, động viên thực hiện. Nếu muốn thấu hiểu cái khái niệm trên thì ta phải tra nghĩa của hai từ: chủ trương và động viên.
Chủ trương: có ý định, có quyết định về phương hướng hành động.
Động viên: tác động đến tinh thần làm cho phấn khởi vươn lên mà hoạt động.
Lãnh đạo có lẽ là nghệ thuật sống hấp dẫn nhất cũng như mù mờ nhất của con người.
Hấp dẫn vì lãnh đạo giỏi luôn luôn làm cho mọi thành viên đi theo bùng lửa trong lòng.
Mù mờ vì: Thứ nhất: lãnh đạo tùy thuộc rất mạnh vào cá tính người lãnh đạoThứ hai: vì đa số mọi người hay nhầm lẫn chức vị với lãnh đạo.
Điều quan trọng nhất cho lãnh đạo là phải biết mình và quản lý được chính mình.
Lãnh đạo phải tự có lửa trong lòng, vì lãnh đạo phải tự động viên mình và động viên người khác.
Lãnh đạo phải có mục đích.
Lãnh đạo phải có hấp lực tự nhiên.
Lãnh đạo phải tự tin.
Lãnh đạo là phục vụ: Leader is servant.
Mọi chúng ta đều là lãnh đạo và đều là người đi theo.
Sự khác biệt giữa “quản lý” và “lãnh đạo”
Lãnh đạo là một chức năng của quản lý, thường được gọi là chức năng lãnh đạo, còn chức năng khác của quản lý lại không phải là lãnh đạo.
Ví dụ: công việc mà những người tham mưu trong tổ chức làm là công tác quản lý, nhưng không phải là công tác lãnh đạo.
Lãnh đạo là một động từ, không phải là một danh từ.
Lãnh đạo là một động từ, không phải là vị trí.
Lãnh đạo được xác định là những việc chúng ta làm, chứ không phải đơn thuần là vai trò của một ai đó.
Tiêu chí
Lãnh đạo
Quản lý
Bản chất
Thay đổi
Ổn định
Tập trung
Lãnh đạo con người
Quản lý công việc
Có
Người đi theo
Cấp dưới/Nhân viên
Tìm kiếm
Tầm nhìn
Mục tiêu
Mức độ cụ thể
Định hướng
Lên kế hoạch cụ thể
Quyền lực
Uy tín cá nhân
Quyền lực chuẩn tắc
Tác động đến
Trái tim
Trí óc
Năng lượng
Đam mê
Điều khiển
Mức độ năng động
Chủ động đi trước
Bị động, phòng vệ
Thuyết phục
“Bán” ý tưởng
“Bảo” người khác làm theo
Phong cách
Chuyển đổi tâm lý con người
Áp đặt tâm lý con người
Trao đổi
Niềm hăng say làm việc
Tiền – Công việc
Rủi ro
Chấp nhận – tìm kiếm rủi ro
Tối thiểu hóa rủi ro
Nguyên tắc
Phá bỏ nguyên tắc
Lập ra nguyên tắc
Xung đột
Sử dụng xung đột
Tránh xung đột
Định hướng
Đường mới
Đường đã có
Đổ lỗi
Nhận lỗi về mình
Đổ lỗi cho người khác
Công việc
Tự do
Giải quyết công việc lớn, tổng thể
Như vậy: Quản lý có thể được hiểu là một tập hợp con của lãnh đạo
Định nghĩa “nhà quản lý” và “nhà lãnh đạo”
Nhà quản lý
Nhà quản lý: Là danh từ chung để chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định [26/3/2011]
Nhà quản lý (manager) là người đảm nhận trách nhiệm dẫn dắt, lãnh đạo, hướng dẫn hoạt động quản lý cho một tổ chức hay một nhóm đối tượng quản lý nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau về nhân lực, tài chính, vật tư, tri thức và giá trị vô hình làm cho tổ chức ấy hoàn thành được những mục tiêu nhất định. Một tổ chức, hay một nhóm đối tượng quản lý có thể thuộc bên sản xuất hay dịch vụ, kinh doanh hay phi lợi nhuận, thuộc khu vực tư hay khu vực công, hành chính hay sự nghiệp…
Nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo: là người thực hiện các hành vi lãnh đạo trong cùng một tổ chức [26/3/2011]
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
Một nhà lãnh đạo chân thật không phải là một người chuyên làm ơn thiên hạ dẫn đường đại chúng mà là một người có khả năng tự đem mình đến một vị trí mới trong xã hội mà chính bản thân mình chưa bao giờ thực hiện. Một nhà lãnh đạo chân thật là một người có thể tự lãnh đạo hàng ngày, tự dẫn đường đem chính bản thân mình tới một nơi mới khác trong đời hàng tuần! Nếu bạn chưa bao giờ viết ra trên giấy trắng mực đen định nghĩa nơi mới lạ kế tiếp cho đời mình, cho gia đình mình, hoặc cho quê nhà mình là gì, thì bạn phải bạo gan bắt đầu ngay từ bây giờ viết và sống một cuộc sống lúc nào cũng dựa trên cơ sở của một tầm nhìn.
Sự khác biệt giữa “nhà quản lý” và “nhà lãnh đạo”
Tiêu chí
Nhà quản lý
Nhà lãnh đạo
Bản chất
Tìm cách làm thật tốt một công việc.
Tìm cách xác định đúng công việc để làm.
Điều kiện khả năng
Cần năng lực quản lý, có cái nhìn bao quát, tổng thể; giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và khả thi.
Có tầm nhìn xa trong rộng khả năng tư duy tập trung và tầm nhìn xa chiến lược, kèm theo mức độ chấp nhận rủi ro cao để theo đuổi mục tiêu.
Vai trò
Tập trung giữ vững và tăng cường hoạt động của tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà lãnh đạo đã xác định.
Truyền cảm hứng và đưa ra những bước đi định hướng cho mọi người về các lĩnh vực, tập trung vào việc đưa ra quyết sách, xác định mục tiêu, kế hoạch phấn đấu, vạch ra chính sách tương ứng và phương hướng lãnh đạo khu vực, ban ngành, đơn vị tiến lên phía trước…
Như vậy:
Một nhà lãnh đạo tốt thường là người quản lý tốt nhưng không phải điều ngược lại cũng luôn luôn đúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999.
[26/3/2011]
[26/3/2011]
[26/3/2011]
[26/3/2011]
[26/3/2011]
Gs Đỗ Quốc Sam: Lãnh đạo và và quản lý
Trương Chính Đức. Bàn về chấp chính khoa học và quản lí dân chủ theo luật Trung tâm tư liệu đại học nhân dân Trung Quốc, 2007
Leadership and management (www.references.be)
Lãnh đạo và quản lý có đối lập nhau (www.infochina.alibaba.com),2006
[28/3/2011]
ĐỀ TÀI LẦN 3
Hãy trình bày về các vấn đề sau ( không quá 15 phút):- What are the levels of Flowchart detail?- What are the keys to successful flowcharting?
- What are the types of Flowcharts?
I/ What are the levels of Flowchart detail? (Mức độ chi tiết của lưu đồ)
Khi bạn đang trình bày một lưu đồ, hãy xét xem làm thế nào để nó được sử dụng với số lượng và phần thông tin cần thiết cho những người sẽ sử dụng nó. Điều này sẽ giúp bạn xác định mức độ chi tiết để tính đến.
Mức độ chi tiết của lưu đồ được thể hiện qua các cấp độ như sau:
Cấp vĩ mô: Các lãnh đạo hàng đầu có thể không cần đến số lượng cụ thể hay yêu cầu chi tiết trong quá trình thực hiên. Họ quan tâm đến vấn đề là quá trình đó có thể đủ cho các mục đích của họ hay không.Vì thế họ sử dụng lưu đồ cấp vĩ mô. Nhìn chung một lưu đồ cấp vĩ mô có ít hơn sáu bước.
Cấp mini: Cấp mini triển khai cụ thể các quả trình mà cấp vĩ mô đưa ra.
Cấp vi mô: Cấp độ vi mô thể hiện chi tiết bằng hình ảnh quá trình thực hiện bằng cách ghi tất cả các công việc và quyết định. Nói một cách thông thường dùng để biểu diễn như là một nhiệm vụ cụ thể được thực hiện.
Ví dụ:những nhà lãnh đạo thường sử dụng lưu đồ cấp vĩ mô,nhà quản lý sử dụng lưu đồ cấp mini,nhân viên thường sử dụng lưu đồ cấp vi mô.
Ghi chú
Start/ End Điểm bắt đầu, điểm kết thúc của tiến trình
Process step Một bước quá trình
No Quyết định
Decision
Yes
Connector Kết nối
Measurement Kiểm tra, đo lường
Hướng đi, dòng công việc
Tạm ngưng, lưu kho tạm thời
II/ What are the keys to successful Flowcharting
(Chìa khóa đưa đến thành công cho một lưu đồ)
Có những khó khăn có thể tránh và khắc phục bằng cách áp dụng đúng đắn để đưa đến sự thành công. Điều quan trọng là Lưu đồ chỉ ra cái chúng ta ĐANG LÀM chứ không phải cái NGHĨ RẰNG NÊN LÀM. Bạn cần vẽ ra quá trình thực hiện. Sau đó bạn có thể sơ đồ hóa như nó là nghĩa vụ bạn phải làm (bằng cách đặt ra quy định), hoặc là bạn phải cần nó để làm việc (ý tưởng cho hình ảnh của bạn trong tiến trình thực hiện).
Ở đây là các bước thực hiện:
Bắt đầu với hình ảnh lớn. Tốt nhất là vẽ một mức độ vĩ mô cho bước làm đầu tiên. Sau khi bạn đã vẽ hình ảnh cho quá trình, bạn có thể phát triển sơ đồ khác với mức tăng dần chi tiết
Quan sát quá trình hiện hành. Một cách tốt để bắt đầu một quá trình lưu đồ là dạo qua quá trình hiện tại, quan sát nó trong hoạt động thực tế.
Ghi lại quá trình các bước bạn làm. Ghi lại các bước xảy ra trong quá trình. Viết các bước trên bảng ghi chép hoặc sổ ghi chú. Bạn có thể sử dụng mỗi màu sắc khác nhau để đại diện cho mỗi cá nhân hoặc nhóm tham gia, điều đó sẽ giúp bạn hiểu và phản ánh chính xác hơn.
Sắp xếp trình tự các bước. Bây giờ sắp xếp ghi chú mà bạn quan sát được. Các ghi chú của bạn có thể được sắp xếp theo trình tự không được bôi xóa và bỏ lỡ các ý tưởng mà bạn đang thực hiện.
Vẽ lưu đồ. Mô tả quá trình chính xác mà bạn quan sát, ghi lại, và sắp xếp trình tự các bước.
III/ What are the types of Flowchart? (Phân loại lưu đồ)
Có nhiều cách phân loại lưu đồ. Dưới đây nhóm 4 xin giới thiệu 3 cách phân loại như sau:
Có hai dạng lưu đồ chính là: dạng mô tả và dạng phân tích
+Dạng mô tả: bắt đầu với đầu vào và kết thúc với đầu ra.Chúng được dùng để cung cấp thông tin, và dùng như một hướng dẫn để thực hiện quá trình sản xuất.
+Dạng phân tích: cung cấp chi tiết về số lượng liên quan đến các thành phần của quá trình được trình bày dưới dạng ký hiệu( biểu tượng) của quá trình.Người ta dùng lưu đồ dạng phân tích để so sánh các quá trình với nhau và đưa ra cải tiến thích hợp. Bùi Nguyên Hùng,Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Quản lý chất lượng,NXB Đại học quốc gia TP HCM, 2004, trang 53.
Sterneckert (2003) gợi ý rằng lưu đồ có thể được mô hình hóa từ quan điểm của nhóm người sử dụng khác nhau (chẳng hạn như các nhà quản lý, nhà phân tích hệ thống và nhân viên) và có bốn loại nói chung:
- Lưu đồ tài liệu: hiển thị các điều khiển trên một dòng chảy tài liệu thông qua một hệ thống.
- Lưu đồ dữ liệu:hiển thị các điều khiển trên các dòng chảy dữ liệu trong một hệ thống.
- Lưu đồ hệ thống:hiển thị các điều khiển ở cấp độ vật lý hay tài nguyên.
- Lưu đồ chương trình: hiển thị các điều khiển trong một chương trình trong hệ thống.
Chú ý rằng tất cả các loại lưu đồ đều tập trung vào một số loại kiểm soát. Tuy nhiên có một số phân loại. Ví dụ Andrew Veronis (1978) đặt tên ba loại hình cơ bản của lưu đồ: lưu đồ hệ thống, lưu đồ tổng quát, và sơ đồ chi tiết. Cùng năm đó, Marilyn Bohl (1978) phát biểu "trong thực tế, hai loại sơ đồ được sử dụng trong việc quy hoạch các giải pháp: lưu đồ hệ thống và lưu đồ chương trình ...". Gần đây Mark A. Fryman (2001) cho rằng có thêm sự khác biệt: "Lưu đồ quyết định, lưu đồ logic, các lưu đồ hệ thống, lưu đồ sản xuất, và lưu đồ tiến trình chỉ là một vài trong số các loại khác nhau của sơ đồ được sử dụng trong kinh doanh và quản trị" .
Bên cạnh ba cấp độ chi tiết được sử dụng để phân loại lưu đồ, có ba loại lưu đồ chính là: khối-tuyến, triển khai, và cơ hội. Mức độ chi tiết có thể được mô tả như mini, vĩ mô, hoặc vi mô cho mỗi loại.
Lưu đồ tuyến. Một sơ đồ khối tuyến tính là biểu đồ hiển thị trình tự các bước thực hiện công việc cho một quá trình. Công cụ này có thể giúp xác định và hoặc không cần thiết làm lại các bước dự phòng trong một quá trình.
Lưu đồ triển khai. Cho thấy thực tế quá trình thực hiện và được mọi người hoặc nhóm tham gia trong từng bước. Các dòng kẻ ngang xác định khách hàng, nhà cung cấp mối quan hệ. Đây là loại biểu đồ cho thấy nơi những người hoặc nhóm đảm nhận trình tự quá trình, và cách chúng liên quan với nhau trong suốt quá trình.
Lưu đồ cơ hội. Là một biến thể của các tuyến tính cơ bản phân biệt loại quá trình hoạt động gia tăng giá trị từ những chi phí thêm.
> Giá trị gia tăng (VA) là rất cần thiết để sản xuất các sản phẩm yêu cầu
hoặc dịch vụ. Nói cách khác, đầu ra không thể được sản xuất mà không có chúng.
> Chỉ gia tăng chi phí (CAO) không cần thiết cho sản xuất các yêu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ có thể được thêm vào một quá trình với dự đoán của một cái gì đó mà có thể đi sai, hoặc vì cái gì đó đã đi sai. Ví dụ, cuối cùng cho quá trình kiểm tra có thể được lập bởi vì các khiếm khuyết, sai sót, hoặc thiếu sót đã xảy ra trong quá khứ. CAO có thể phụ thuộc vào hành động trong quá trình cung cấp, chờ đợi chấp thuận hoặc sẵn có của thiết bị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Nguyên Hùng,Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Quản lý chất lượng, NXB Đại học quốc gia TP HCM, 2004, trang 53.
Brassard, M. (1998). The Memory Jogger, A Pocket Guide of Tools for Continuous Improvement, pp. 9-13. Methuen, MA: GOA/QPC.
Department of the Navy (November 1992). Fundamentals of Total Quality Leadership (Instructor Guide), pp. 6-12-6-19. San Diego, CA: Navy Personnel Research and Development Center.
Department of the Navy (September 1993). Systems Approach to Process Improvement (Instructor Guide), pp. 1-60-1-63; 5-50-5-63. San Diego, CA: Navy Personnel Research and Development Center.
Hacquebord, H. (1990). A Strategy for Helping Managers to Change.
Tribus, M. (June 1989). Deployment Flowcharting (workbook and videotapes). Los Angeles, CA: Quality and Productivity, Inc.
[21/4/2011]
[21/4/2011]
[21/4/2011]
[21/4/2011]
www.saferpak.com/flowchart_articles/howto_flowchart.pdf [20/4/2011]
[21/4/2011]
ĐỀ TÀI LẦN 4
"Đề tài lần này hơi khác để làm phong phú kiến thức. Hãy dùng phần mềm dịch tự động tại địa chỉ sau để dịch bài kèm theo ra tiếng Việt, sau đó trình bày tại lớp":
ĐỊNH NGHĨA VÀ SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ
Trong thống kê, thì biểu đồ tần số (histogram) là 1 dạng đồ họa dùng để gây ấn tượng mạnh cho thị giác về sự phân bố dữ liệu. Vậy định nghĩa chính xác của biểu đồ tần số là gì. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều này.
1/ Định nghĩa
Biểu đồ tần số( histograms) đôi khi còn gọi là biểu đồ cột hay biểu đồ phân bố mật độ, là một bảng tóm tắt bằng hình ảnh về sự biến thiên một số liệu. Bản chất hình ảnh của biểu đồ tần số cho phép chúng ta nhìn thấy những mẫu thống kê dễ dàng hơn là khi nhìn chúng trong một bảng số bình thường.
-Hình dưới là một minh họa về biểu đồ cột:
Phân bổ tần số cho thấy mức độ thường xuyên xảy ra của mỗi giá trị khác nhau trong một tập hợp dữ liệu. Biểu đồ tần số thường được dùng để hiển thị các phân bổ tần số. Nó trông rất giống một biểu đồ thanh, nhưng có sự khác biệt quan trọng giữa chúng.
Biểu đồ cột độ các tuổi lao động từ năm 1975 đến năm 2010
Biểu đồ tần số là một công cụ hữu ích khi chúng ta cần phân tích khối lượng dữ liệu lớn vì nó cho chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh.
Như sự trình bày ở trên chúng ta đã có hiểu một cái khái quát về khái niệm thế nào là biểu đồ tần số. Từ đó mới có thể biết được biểu đồ tần số được sử dụng cho vấn đề gì và như thế nào.
2/ Khi nào thì sử dụng biểu đồ
Khi dữ liệu là các con số: trong quá trình nổ lực giải quyết vấn đề và cải tiến chất lượng thì việc thu thập nhiều số liệu liên quan rất cần thiết.Nhưng đôi khi số liệu dường như trở nên có giá trị quá nhiều hay quá ít khi chúng ta cố gắng xoay xở một vấn đề trước mắt =>Biểu đồ tần số sẽ đưa ra một hình ảnh rõ ràng và toàn diện hơn về số liệu.Việc kiểm tra, thu thập và phân tích số liệu cũng dễ dàng hơn.
Khi bạn muốn xem hình dạng của phân phối dữ liệu, đặc biệt là khi xác định đầu ra của một quá trình có phân phối xấp xỉ chuẩn
Phần diện tích màu xanh lam thuộc phạm vi một độ lệch chuẩn từ trị trung bình. Đối với phân phối chuẩn, nó chiếm 68% toàn bộ tổng thể trong khi đó phần diện tích nằm trong khoảng 2 lần độ lệch chuẩn (màu xanh và nâu) chiếm 95% và 3 lần độ lệch chuẩn (xanh lam, nâu, lá cây) chiếm 99.7%.
-Khi phân tích quy trình có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không. VD:Hiếm có sản phẩm nào lại có “tầm phủ sóng” rộng như mì ăn liền. Cũng hiếm có sản phẩm nào đáp ứng được khẩu vị của cả người giàu lẫn người nghèo như nó. Và vì vậy, cuộc đua giành giật thị trường của những gói mì xem ra khá hấp dẫn. Giá cả sẽ được khách hàng quan tâm nhiều nhất. Ở phân khúc bình dân, giá của mỗi gói mì khoảng 1.500 - 2.000 đồng; phân khúc cấp trung đang được bán với mức giá 2.500 - 3.500 đồng/gói; loại cao cấp có giá từ 5.000 đến hơn 10.000 đồng/gói.Sau khi thu thập ý kiến khách hàng, nhà sản xuất lập ra biểu đồ tần số , sau đó sẽ đưa ra quy trình sản xuất mì ăn liền phù hợp về chất lượng lẫn giá thành.
Khi phân tích đầu ra từ một quá trình của nhà cung cấp là như thế nào.
Khi quan sát có thay đổi của quá trình đã xảy ra từ khoảng thời gian này đến khoảng thời gian khác : Năm 1833 A.M.Guerry,1 nhà thiết kế người Pháp, đã giới thiệu 1 loại biểu đồ dạng thanh để mô tả sự phân tích của ông về lượng tội phạm. Đó chính lần đầu tiên biểu đồ tần số xuất hiện. Qua biểu này Guerray đã sắp xếp được số lượng tôi phạm theo từng loại cùng với sự biến thiên liên tục theo thời gian. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng biểu đồ tần số có thể tạo nên 1 hình ảnh tổng quan về sự biến động của dữ liệu, một hình ảnh tổng quan nhìn thấy được từ những con số tưởng chừng như vô nghĩa
Khi xác định liệu các kết quả đầu ra của hai hay nhiều quá trình có khác nhau hay không.
So sánh kết quả từ hai quá trình
(Cả hai quá trình cùng giá trị trung bình và độ rộng)
Qua 2 quá trình trên ta nhận thấy rằng cả hai đều có cùng giá trị trung bình và độ rộng nhưng qua biểu đồ tần số ta thấy rằng hình dạng phân bố của 2 quá trình này khác nhau. Quá trình A phân bố không rõ ràng trong khi quá trình B có hình dạng như hình chuông. Điều này thể hiện quá trình B có độ tập trung cao hơn và độ lệch ít hơn. Do đó chúng ta có thể kết luận là quá trình B tốt hơn so với quá trình A.
Khi bạn muốn trao đổi phân phối dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng với người khác: như đã nói ở trên, trong viêc giải quyết các vấn đề các câu hỏi, thì việc thu thập các dữ liệu con số là không thể thiếu, tuy nhiên nếu dữ liệu thu thập quá nhiều thì việc trao đổi dữ liệu giữa người thu thập và người xem số liệu sẽ trở nên khó khăn bởi vì rất khó để nhận ra trạng thái tổng thể khi nhìn dữ liệu trên một bảng đầy rẫy những con số chính vì vậy biểu đồ tần số sẽ giúp người xem có một cái nhìn tổng quát hơn giúp việc trao đổi sẽ dễ dàng hơn.
CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ VÀ VÍ DỤ MINH HỌA
Hiện nay trên thực tế, có nhiều công cụ để vẽ biểu đồ theo nhiều dạng khác nhau, nhóm 4 xin trình bày 2 loại biểu đồ thông dụng nhất hiện nay và cách thức vẽ chúng khi bạn đang trực tiếp thực hiện và tham gia vào một vấn đề, biểu đồ của riêng bạn thực hiện sẽ giúp bạn dễ dàng nắm được bản chất và tình hình của công việc bạn đang, sắp phải làm để có cái nhìn tốt hơn trong vai trò lãnh đạo và quản lí.
Biểu đồ hình cột
* Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột: - Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.- Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng, trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau ).- Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy.- Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ ).
* Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp:- Biểu đồ cột đơn: Thể hiện quy mô khối lượng của một đối tượng qua các thời điểm.
Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của một số đối tượng có cùng một đại lượng, trải qua một số thời điểm hay các thời kì.
Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng gồm 2 đại lượng khác nhau diễn biến ở một số thời điểm hay trải qua một số thời kì.
Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng cùng đại lượng tại một thời điểm.
Biểu đồ thanh ngang là một dạng đặc biệt của loại biểu đồ hình cột, khi ta xoay trục giá trị (Y) thành trục ngang, còn trục định loại (X) thành trục đứng.
Lưu ý :
• Biểu đồ được thể hiện trên một trục tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị các đại lượng (đơn vị). Trục hoành thường thể hiện thời gian (năm).• Chiều rộng của các cột bằng nhau, chiều cao của các cột phải tương ứng với các giá trị của các đại lượng.• Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian (năm) ở trên trục hoành.• Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng với chiều cao của các cột.• Chân cột ghi thời gian (năm).• Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng cách nhất định để đảm bảo tính trực quan cao của biểu đồ.• Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó.
Biểu đồ hình tròn
* Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn
Bước 1: Nghiên cứu quá trình, nhất là đặc điểm của chuỗi số liệu để xác định lựa chọn dạng biểu đồ hình tròn. Xác định cần vẽ bao nhiêu hình tròn, vẽ các hình tròn bằng nhau hay to nhỏ khác nhau.
Bước 2: Thực hiện các phép tính khi cần thiết.
Bước 3: Vạch đường tròn của biểu đồ. Nên bố trí cho cân xứng với trang giấy. Trường hợp có 3 hình tròn to nhỏ khác nhau thì các tâm của hình tròn đó cần đặt cùng trên một đường thẳng ngang.
Bước 4: Vẽ các thành phần cơ cấu (hình quạt) trong biểu đồ, cần áp dụng theo quy trình, quy tắc sau:
Sử dụng thước đo độ để vẽ các góc hình quạt cho chính xác.
Trình tự thao tác tốt nhất là vẽ từ tia 12 giờ (trên mặt đồng hồ).
Vẽ thuận chiều kim đồng hồ.
Vẽ lần lượt các thành phần như bảng số liệu đã sắp xếp.
Vẽ xong thành phần thứ nhất thì thể hiện ngay kí hiệu cho thành phần này, sau đó tiếp tục thao tác vẽ các thành phần thư hai, thứ ba…
Khi kẻ vạch các hình quạt để phân biệt, nên lưu ý: Các hình quạt có diện tích lớn thì nét kẻ thưa hơn hình quạt có diện tích nhỏ nhằm tiết kiệm thời gian và không gây cảm giác nặng nề cho biểu đồ.
Bước 5: Hoàn chỉnh biểu đồ
Ghi tỉ lệ giá trị cơ cấu (%) cho từng thành phần lên hình quạt tương ứng.
Dưới mỗi biểu đồ ghi năm hoặc ngành, miền…
Lập bản chú giải (vẽ kí hiệu các thành phần là hình quạt hay hình chữ nhật nhỏ, đều nhau).
Ghi tên biểu đồ ở trên hay dưới biểu đồ.
Lưu ý:
+Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ. Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính cho các hình tròn +Toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỉ lệ 100%. Như vậy, tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn.+ Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh
* Một số dạng biểu đồ hình tròn + Biểu đồ hình tròn (như đã giới thiệu ở trên )
+ Biểu đồ từng nửa hình tròn ( thể hiện trên nửa hình tròn nên tỉ lệ 100% ứng với 180độ và 1% ứng với 1,8 độ. Các nan quạt sẽ được sắp xếp trong 1 nửa hình tròn ).
+ Biểu đồ hình vành khăn.
DỊCH BÀI THEO YÊU CẦU
Bản gốc
The team decides to look at the waiting time data in a different way. They decide to create a histogram that represents the varying amounts of time that users wait before being registered. To create a histogram, they must first go back to their raw data and create a frequency table for the waiting time data they collected.
According to their raw data, the following waiting periods (in minutes) were measured for users at registration: 10, 12, 15, 18, 23, 38, 45, 48, 50, 64, 68, 72, 75, 80, 81, 84, 85, 88, 98, 110, 125, 130, 135, and 140. The team counted the number of data points in the series, and it is 24.
To organize their data, they first determine the range of the data, which is the difference between the highest and lowest data points: 140-10=130.
Next, they decide on the number of categories they will use to group the data. The manager and the team have 24 data points, so they decide to create 5 categories.
They determine the interval of the categories by dividing the range by the number of categories: 130/5=26 minutes (rounded to 30 minutes).
They determine the range of each interval by starting at 0 and adding the interval each time: 30, 60, 90, 120, 150. So the first interval will be 0-30, the second 31-60, and so on.
Now they look at their data and see how many times they observed data points in each interval. Then they construct what is called a frequency table:
Frequency Table for Waiting Time Data
Waiting Time in Minutes
Number of Users
Percentage
0-30
5
21%
31-60
4
17%
61-90
9
37%
91-120
2
8%
121-150
4
17%
Total
24
100%
Next, to create the histogram, the team draws a horizontal axis and vertical axis: the horizontal axis (x), represents waiting time in minutes, and the vertical axis (y) represents the number of users.
For each data category, they draw a rectangle. The height of the rectangle represents the observed number of users in each category. Here is the histogram they create:
By looking at the data in a histogram, it is easy to see that the majority of users wait from 61 to 90 minutes for registration.
Using a Pie Chart
Referring back to the Summary Analysis of the data the team collected when they were doing the Client Flow Analysis, the team decides to build a pie chart to visualize the average proportion of time users spend waiting versus the amount of time users spend in contact with staff.
They draw a circle and represent on the circle the values (in percentages) of the data they collected:
time spent in contact with staff: 17%
waiting time: 83%
Below is the pie chart that they draw:
Mrs. Alvarez is pleased. Now that the team has done an excellent job of describing the problem of waiting time in the clinic, they are ready to start analyzing the problem so they can then move on to planning the solution.
Bản dịch
Nhóm nghiên cứu đã quyết định xem xét dữ liệu về thời gian chờ theo nhiều cách. Họ quyết định tạo một biểu đồ biểu diễn những khoảng thời gian chờ khác nhau của người sử dụng trước khi được đăng ký. Để tạo ra một biểu đồ, đầu tiên họ xem lại dữ liệu thô đã có và tạo ra một bảng tần suất cho dữ liệu về thời gian chờ mà họ đã thu thập được.
Theo dữ liệu, khoảng thời gian chờ để người dùng đăng ký (tính theo phút) được ghi nhận lại như sau: 10, 12, 15, 18, 23, 38, 45, 48, 50, 64, 68, 72, 75, 80, 81, 84, 85, 88, 98, 110, 125, 130, 135, và 140. Họ đếm được 24 điểm giá trị của dữ liệu trong danh sách.
Khi đã có dữ liệu thô, để sắp xếp dữ liệu, đầu tiên nhóm phải xác định phạm vi của dữ liệu, đó là độ chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất: 140-10=130.
Tiếp theo họ xác đinh số phân mục sẽ sử dụng để nhóm dữ liệu. Họ có 24 giá trị dữ liệu nên người quản lý và cả nhóm quyết định chia ra làm 5 phân mục.
Sau đó, chúng ta phân mẫu dữ liệu thành nhiều nhóm khác nhau một cách phù hợp nhất, phục vụ cho việc vẽ biểu đồ. Họ xác định khoảng giá trị của phân mục bằng cách chia phạm vi vừa tìm được cho số phân mục: 130/5=26 phút (làm tròn thành 30 phút).
Họ xác định phạm vi của mỗi khoảng bắt đầu từ 0 và mỗi lần sẽ cộng thêm khoảng giá trị là: 30, 60, 90, 120, 150. Như vậy khoảng đầu tiên sẽ là 0-30 phút, tiếp theo là 31-60 phút,...
Họ xem lại dữ liệu và đếm xem với mỗi khoảng có bao nhiêu giá trị quan sát được nằm trong khoảng đó. Kế đó họ tạo một bảng gọi là bảng tần số.
Thời gian chờ đợi (phút)
Số lượng người chờ
Tỷ lệ phần trăm
0-30
5
21%
31-60
4
17%
61-90
9
37%
91-120
2
8%
121-150
4
17%
Tổng số
24
100%
Tiếp đến là công việc quan trọng nhất, vẽ biểu đồ. Khi đã có bảng tần số, họ dựa vào đó và vẽ biểu đồ. Chúng ta có rất nhiều dạng biểu đồ có thể áp dụng, chẳng hạn như biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn,….. trong ví dụ này, họ có thể dùng biểu đồ cột.
Nhóm bắt đầu vẽ 1 trục hoành và 1 trục tung. Trục hoành (x) đại diện cho khoảng thời gian chờ tính bằng phút, và trục tung (y) đại diện cho số người chờ.
Đối với mỗi loại dữ liệu, nhóm nghiên cứu vẽ 1 hình chữ nhật. Chiều cao mỗi hình chữ nhật đại diện cho số người sử dụng mỗi loại. Sau đây là biểu đồ mà họ tạo:
Theo như quan sát trên biểu đồ, dễ dàng nhận ra rằng phần lớn số lượng người chờ tới khám bệnh mất 61-90 phút cho việc đăng kí.
Chúng ta đã có một biểu đồ. Trong những vấn để kèm theo số liệu thì khi nhìn vào các biểu đồ, chúng ta có thể có những nhận xét tương đối đầy đủ và chính xác để tìm ra cách giải quyết chúng.
Sử dụng biểu đồ hình tròn
Để tóm tắt dữ liệu mà họ thu được khi họ phân tích khách hàng. Nhóm đã quyết định xây dựng nên 1 biểu đồ hình tròn để hình dung tỷ lệ trung bình giữa khoảng thời gian chờ đợi của người sử dụng với khoảng thời gian người sử dụng tiếp xúc với nhân viên
Nhóm vẽ 1 vòng tròn và trên vòng tròn có các giá trị ( phần trăm) của dữ liệu mà họ thu được
Thời gian tiếp xúc với nhân viên:17%
Thời gian chờ đợi: 83%
Dưới đây là biểu đồ hình tròn mà họ đã vẽ
Bà Alvarez hài lòng. Bây giờ nhóm đã hoàn thành xuất sắc việc mô tả các vấn đề chờ đợi trong phòng khám, họ đã sẵn sàng phân tích các vấn đề, vì thế bây giờ họ sẽ chuyển qua quy hoạch và giải pháp.
ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM KHI DÙNG BIỂU ĐỒ
Biểu đồ hình cột:
Ưu điểm:
Biểu đồ có thể biểu diễn được sự so sánh của nhiều tiêu chí.
Cho thấy sự chuyển dịch, thay đổi của các thành phần theo thời gian.
Số liệu thu thập được không cần xử lý khi vẽ biểu
Khuyết điểm:
Khó có thể thấy được các thành phần chiếm tỷ trọng như thế nào, bao nhiêu trong một cơ cấu.
Người sử dụng không hiểu rõ bản chất khi thực hiện một vấn đề, các ghi chú không thực hiện đúng theo dạng biểu đồ cột, không chú thích rõ ràng.
Biểu đồ hình tròn:
Ưu điểm:
Cho thấy được cơ cấu tỷ lệ của các thành phần chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong cơ cấu của tổng thể.
Cho thấy sự chuyển dịch, thay đổi cơ cấu của các thành phần qua thời gian.
Khuyết điểm:
Biểu đồ chỉ thể hiện được một tiêu chí so sánh.
Phải xử lý số liệu thu thập được để vẽ (tính toán tỷ lệ phần trăm).
Nhận xét chung
Ưu điểm
Biểu hiện được sự so sánh nhiều tiêu chí.
Dễ nhìn, đẹp mắt, bố cục trình bày gọn gàng.
Dễ tiếp nhận thông tin, dễ khái quát hơn bài đọc bằng chữ.
Nhìn vào biểu đồ có thể rút ra được nhận xét một cách dễ dàng.
Khuyết điểm
Người đọc biểu đồ phải biết cách đọc biểu đồ.
Gặp khó khăn bước đầu trong việc thu thập dữ liệu.
Khó xác định được việc nên dùng biểu đồ nào để có thể trình bày một cách tổng quát ý cần diễn đạt.
Đòi hỏi mức độ chuẩn xác cũng như tính thẩm mĩ của biểu đồ.
Thiếu sót trong việc rút ra nhận xét.
BÀI TẬP TẠI LỚP
Vẽ biểu đồ so sánh số lượng sinh viên khoa Toán tin học – Trường ĐHKHTN của các khóa học năm 2011 theo bảng số liệu sau:
Khóa
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Số lượngsinh viên
27
68
263
251
317
379
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ở trên ta có thể thống kê rằng, số lượng SV của Khóa 2010 cao nhất với 379 sinh viên, thấp nhất là Khóa 2005 với 27 sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[11/5/2011]
[11/5/2011]
Địa lý 9, Nguyễn Dược (tổng chủ biên), Đỗ Thị Minh Đức (chủ biên), Vũ Như Vân, Phạm Thị Sen, Phi Công Việt, NXB Giáo dục, năm 2005.
Luyện thi cấp tốc Địa lý, Huỳnh Thanh Long, NXB ĐHQGTPHCM, năm 2009.
Tuyển chọn và giới thiệu đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Địa lý, Công ti cổ phần đầu tư và phát triển Giáo dục Đà Nẵng, NXB Giáo dục, năm 2008.
Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, Quản lý chất lượng, NXB ĐHQGTPHCM, năm 2004, trang 74.
[11/5/2011]
[11/5/2011]
[11/5/2011]
[11/5/2011]
[11/5/2011]
[11/5/2011]
[11/5/2011]
[11/5/2011]
[11/5/2011]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chat_luong_va_quan_ly_chat_luong_1014.doc