Đề tài Chất độc da cam và lương tâm nước Mỹ - Nguyễn Trọng Nhân

Tài liệu Đề tài Chất độc da cam và lương tâm nước Mỹ - Nguyễn Trọng Nhân: 93 CHẤT ĐỘC DA CAM VÀ LƯƠNG TÂM NƯỚC MỸ GS.TS. NGUYỄN TRỌNG NHÂN Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam /điôxin Việt Nam Lời tòa soạn Chiến tranh đã lùi xa gần 4 thập kỷ nhưng những nỗi đau chiến tranh không biết đến lúc nào mới có thể nguôi ngoai. Hậu quả của chất độc da cam mà nhân dân ta vẫn hàng ngày gánh chịu có lẽ phải rất nhiều năm sau mới có thể phai nhòaViệc nước Mỹ đã gây ra chiến tranh, reo rắc chất độc da cam/điôxin lên người dân Việt Nam phải có trách nhiệm khắc phục và xoa dịu nỗi đau đó thông qua những việc làm nhân đạo và thái độ ăn năn Những đòi hỏi của hàng ngàn nạn nhân và triệu triệu người dân Việt Nam là chính đáng, nhất thiết nước Mỹ phải có trách nhiệm trả lời. Để có thể giúp các thầy thuốc nhãn khoa Việt Nam hiểu hơn chất độc da cam/đioxin ảnh hưởng tới đôi mắt như thế nào cũng như phát hiện, giúp đỡ các nạn nhân và đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự về các hoạt động các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam kiện các Công ty hóa...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chất độc da cam và lương tâm nước Mỹ - Nguyễn Trọng Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
93 CHẤT ĐỘC DA CAM VÀ LƯƠNG TÂM NƯỚC MỸ GS.TS. NGUYỄN TRỌNG NHÂN Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam /điôxin Việt Nam Lời tòa soạn Chiến tranh đã lùi xa gần 4 thập kỷ nhưng những nỗi đau chiến tranh không biết đến lúc nào mới có thể nguôi ngoai. Hậu quả của chất độc da cam mà nhân dân ta vẫn hàng ngày gánh chịu có lẽ phải rất nhiều năm sau mới có thể phai nhòaViệc nước Mỹ đã gây ra chiến tranh, reo rắc chất độc da cam/điôxin lên người dân Việt Nam phải có trách nhiệm khắc phục và xoa dịu nỗi đau đó thông qua những việc làm nhân đạo và thái độ ăn năn Những đòi hỏi của hàng ngàn nạn nhân và triệu triệu người dân Việt Nam là chính đáng, nhất thiết nước Mỹ phải có trách nhiệm trả lời. Để có thể giúp các thầy thuốc nhãn khoa Việt Nam hiểu hơn chất độc da cam/đioxin ảnh hưởng tới đôi mắt như thế nào cũng như phát hiện, giúp đỡ các nạn nhân và đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự về các hoạt động các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam kiện các Công ty hóa chất Mỹ, sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng quốc tế, từ số này chúng tôi sẽ đang tải một số bài viết liên quan đến các vấn đề trên. Ngoài cương vị là Chủ tịch Hội Nhãn khoa Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Trọng Nhân còn hoạt động trong Hội nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt nam, nhiều năm qua ông luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyên lợi chính đáng cuả các nạn nhân. Để mở đầu cho chuyên đề này, Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài tham luận “Chất độc da cam và lương tâm nước Mỹ” của GS. TS. Nguyễn Trọng Nhân tại Hội nghị của Hội nghiên cứu của Mỹ (ASA) được tổ chức ở Albuquerque từ ngày 16 đến 19 tháng 10 năm 2008. Tôi đã biết tới nước Mỹ của các bạn từ khi còn là một chú bé nhỏ tuổi. Lúc đó tôi chưa có ý nghĩ gì về chính trị. Cũng như các bạn trẻ khác tôi rất thích đi xem phim . Chúng tôi hào hứng xem các phim Mỹ, những phim hoạt hình như 5. Bản tin nhãn khoa 94 ”Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, ”Pinocchio”(chú bé gỗ có mũi dài), những phim cao bồi đầy những cảnh cưỡi ngựa bắn súng. Chúng tôi thích phim Mỹ không phải vì những chuyện bắn giết, mà vì nội dung kết thúc thường là “chính thắng tà”, ”người đúng bao giờ cũng thắng kẻ sai”. Và tôi ngây thơ ao ước mong gặp nước Mỹ! Nhưng nước Mỹ đã đến với VN như thế nào? - Sau Cách mạng tháng Tám ở VN (1945) nước Mỹ đã tán thành cuộc xâm lược của Pháp mặc dù Việt Nam đã có những hoạt động hợp tác cùng Mỹ và các đồng minh. Chính vì thế mà sỹ quan tình báo Patty đã viết cuốn sách “Tại sao Việt Nam?” (Why Vietnam?) tỏ sự ngạc nhiên và thất vọng khi phải chứng kiến thái độ “trở mặt” của Chính phủ Mỹ lúc đó đối với nhân dân VN, người bạn đồng minh chân thành của mình. - Sau Hiệp định Genève (1954) nước Mỹ đã dần dần thay thế vai trò của Pháp chống lại cuộc đấu tranh vì độc lập và tự do của nhân dân VN. Nỗi ảo vọng ngây thơ của chú bé ngày xưa hoàn toàn tan nát khi không lực Mỹ ném bom miền Bắc với lời đe doạ “đưa VN trở lại thời kỳ đồ đá”! Và trong cuộc chiến nhân danh thế giới Tự Do nước Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh hoá học lớn nhất trong lịch sử nhân loại: chính các nhà khoa học Mỹ (J.M. Stellman và cộng sự) ở trường Đại học Columbia tại New York đã công bố trên tập san Nature ngày 17 tháng 4 năm 2003 rằng khoảng 80 triệu lít hoá chất chứa gần 400 kg Điôxin đã được rải xuống miền Nam VN. Thế mà các chính khách và các thẩm phán Mỹ lại coi chúng là những “chất diệt cỏ”, những “chất rụng lá” thông thường “vô hại” ! Hơn 3 triệu hecta rừng bị tàn phá gây mất cân bằng sinh thái. Kết quả là lũ lụt, sói mòn khô hạn tác hại trầm trọng nền nông nghiệp, nguồn sinh sống chủ yếu của đa số người dân VN. Trong khi các nhà khoa học khắp thế giới đều coi Điôxin như là chất độc nguy hiểm nhất mà con người làm ra (1) thì ngay Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ trong những năm 80 của thế kỷ trước đã dám tuyên bố là nó không tác hại tới sức khoẻ con người! Và trước sự phản đối của dư luận cũng chính cơ quan khoa học uy tín này của nước Mỹ sau đó đã cùng với Viện Y học Mỹ công bố danh sách một số bệnh có liên quan đến Điôxin. Cho đến nay ngay các nạn nhân/Cựu chiến binh Mỹ và gia đình của họ vẫn chưa hoàn toàn đồng tình và còn nghi vấn về tính trung thực của các nhà khoa học Mỹ trong lĩnh vực này. Nếu các hoá chất đó không độc thì tại sao các nhà khoa học chân chính Mỹ lại phản đối việc sử dụng chúng ở VN (2) ? Nhiều tổ chức Mỹ và quốc tế cho biết tác dụng độc hại của những chất sử dụng tại VN. Tháng 4 năm 1970 ngay ở Mỹ đã cấm sử dụng chất 2,4,5-T vì có hiện tượng rõ ràng gây ra quái thai. Các chính khách Mỹ và một số các nhà khoa học Mỹ chê các công trình nghiên cứu của VN và đòi phải tiếp tục nghiên cứu thêm với ý đồ dùng thời gian làm phai nhạt những bằng chứng của tội ác. Chẳng lẽ họ không biết những kết luận của nhiều nhà khoa học VN, Mỹ (như GS Westing A.H., GS J.D.Constable ở ĐH Havard, GS 95 A.Schecter ở ĐH Texas, TS Baughmann R., TS di truyền học Matthew S. Messelson ở ĐH Havard,), Đức (O.Paepke), Canađa (Hatfield Consultants), Nhật, của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định: - Nồng độ Điôxin trong máu, trong mô mỡ ở nạn nhân VN rất cao so với người bình thưòng ở Việt Nam và các nước khác (3). Họ mắc phải nhiều bệnh tật nguy hiểm như ung thư,giảm sút khả năng miễn dịch (vì thế một số nhà khoa học coi nhiễm độc Điôxin tương tự như bệnh AIDS nhưng tác nhân không phải là HIV mà là Điôxin). Bệnh tật của họ nhiều hơn danh sách bệnh tật liên quan đến Điôxin của Mỹ vì họ là đối tượng bị nhằm vào để rải chất độc, họ phải sống lâu trên mảnh đất quê hương bị nhiễm độc trầm trọng. Nhiều phụ nữ là nạn nhân đã mắc nhiều biến chứng khi mang thai hoặc sinh đẻ.Nhiều người mất thiên chức được làm mẹ (4). Nồng độ Điôxin trong máu và sữa mẹ là nạn nhân nữ VN rất cao,đã tác hại con trẻ ngay từ khi còn là bào thai, rồi tiếp theo những năm đầu còn bú sữa mẹ (5). Đau đớn nhất là Điôxin tác hại nhiều thế hệ. Tỷ lệ trẻ em có dị tật bẩm sinh cao hơn so với các nước khác, ngay cả sau khi chiến tranh đã kết thúc hơn 3 chục năm nay. Trong các con của nạn nhân tỷ lệ bị dị tật nhiều gấp 4 lần, trong các cháu của nạn nhân thì tỷ lệ đó nhiều gấp 3 lần so với con cháu các gia đình không bị nhiễm độc (6). Chiến tranh kết thúc, với tinh thần bao dung truyền thống mà nhiều người Mỹ đã chứng kiến và thừa nhận, VN chủ trương “khép lại quá khứ, xoá bỏ hận thù, hướng tới tương lai”. Chúng tôi nhiều lần đề nghị phía Mỹ có những hoạt động nhân đạo như giúp đỡ các nạn nhân da cam cũng như phía VN đã tích cực tìm kiếm những binh sĩ Mỹ mất tích (MIA). Rất tiếc thiện chí của VN không được phía Mỹ đáp lại. Chờ đợi mãi hàng chục năm trời,mãi đến đầu năm 2004 các nạn nhân VN mới buộc lòng tiến hành vụ kiện (theo đúng luật ALIEN TORT CLAIM ACT (7) của Mỹ)các công ty hoá chất Mỹ đã cung cấp các hoá chất mà họ đã biết là rất độc để quân đội Mỹ sử dụng ở VN vi phạm luật pháp quốc tế. Rất tiếc cho đến nay các thẩm phán Mỹ đã bác đơn của các nạn nhân VN chỉ với những lý do nguỵ biện, thực chất là họ đã không tôn trọng sự thật,không tôn trọng công lý. Ngay nhân dân Mỹ cũng hiểu việc làm này là vô lý, chính vì thế ngay các bạn cũng gọi đó là “Công lý bị làm chậm”. Chính vì thế mà có cuộc điều trần mang tên “Trách nhiệm của chúng ta bị lãng quên. Chúng ta có thể làm gì để giúp các nạn nhân da cam” tại Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương và môi trường toàn cầu thuộc Uỷ ban đối ngoại của Hạ nghị viện Mỹ ngày 15 tháng 5 mới đây. Những người có lương tâm và lòng tự trọng không thể hiểu nổi thái độ của phía Mỹ mới đây giành một khoản tiền 3 triệu US$ để xử lý “điểm nóng” tại Đà Nẵng mặc dù biết rằng : - Năm 1984 vụ kiện của một số nạn nhân/Cựu chiến binh Mỹ cũng ở toà án liên bang tại quận Brooklyn đã được dàn xếp để các công ty hoá chất Mỹ đóng 96 góp 180 triệu US$ lập quỹ trợ cấp các nạn nhân. - Chính phủ Mỹ hàng năm vẫn phải chi một khoản tiền lớn để trợ cấp cho các CCB Mỹ bị mắc các bệnh trong danh sách liên quan đến Điôxin do Viện Y học Mỹ công bố. - Vài năm trước đây toà án Hàn quốc đã kết luận các công ty hoá chất Mỹ phải bồi thường khoảng 62 triệu US$ cho gần 7 nghìn nạn nhân/CCB Hàn quốc. - Chính phủ New Zealand đã phải công khai xin lỗi các CCB/nạn nhân New Zealand vì đã đưa họ sang tham chiến ở VN và bị nhiễm độc và đã nhiều năm chối cãi trách nhiệm. Có tin cho biết các CCB/nạn nhân New Zealand dự định kiện đòi phải bồi thường khoảng 3 tỷ US$. - Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng ngày 28/5/1996 Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã thừa nhận chính phủ Mỹ không chịu lắng nghe ý kiến các nạn nhân/CCB Mỹ. Ông nói:”Hôm nay chúng ta đang chứng tỏ rằng nước Mỹ có thể lắng nghe và hành động”. Ông còn khẳng định “Đất nước chúng ta có thể chấp nhận và giải quyết những hậu quả của những hành động của chúng ta. Chúng ta sẽ gánh vác trách nhiệm về những tổn hại mà mình gây ra,ngay cả khi tổn hại đó là không có ý định.Chúng ta không thể làm gì để đền đáp các CCB từ VN trở về một cách đầy đủ về tất cả những gì họ đã cống hiến và tất cả những gì họ đã mất mát, đặc biệt là đối với những người đã bị tổn thương do chất da cam”. Bài diễn văn thật là hùng hồn! Nhưng đến nay các nạn nhân/CCB Mỹ và gia đình của họ vẫn còn biết bao băn khoăn và thắc mắc về chính sách của chính phủ Mỹ đối với họ và con cháu của họ ! Một số nạn nhân/ CB Mỹ đang tiếp tục kiện ! Còn 3 triệu nạn nhân da cam ở VN thì sao ? Hàng chục vạn người đã chết trong đau thương, nghèo khổ và oán giận. Đồng thời xuất hiện những nạn nhân mới là con cháu của các nạn nhân trực tiếp bị nhiễm độc. Tháng 6/08 mới đây 2 nạn nhân Quý và Hồng đã chết do ung thư khi mới quay về nước vài tuần sau khi sang dự phiên tranh tụng tại toà phúc thẩm số 2 tại New York. Mặc dù trước khi đi họ đã biết mình bệnh nặng, có thể phải chịu đựng nhiều đau đớn, thậm chí có thể chết xa gia đình và đất nước nhưng họ quyết tâm sang Mỹ để trực tiếp đối diện với cơ quan công lý Mỹ và hy vọng thức tỉnh được lương tâm nước Mỹ. Cuộc đấu tranh anh dũng của các nạn nhân da cam VN và vụ kiện của họ không chỉ vì mình và các con cháu mà còn vì quyền lợi chính đáng của mọi nạn nhân da cam ở cả các nước khác như Mỹ, Hàn quốc, Úc, New Zealand và cả Canada. Cuộc đấu tranh đó còn có ý nghĩa bảo vệ Hoà Bình, chống mọi vũ khí huỷ diệt hàng loạt, vì hạnh phúc cho mọi thế hệ mai sau ! Vậy ở nước Mỹ có công lý và lương tâm hay không? và ai là người thực sự tôn trọng công lý và lương tâm? 97 CHÚ THÍCH 1. Đây là chất độc vô cùng nguy hiểm: chỉ cần bỏ 80 gram Điôxin vào hệ thống cung cấp nước thì toàn bộ dân số một thành phố 8 triệu người sẽ chết hết. 2. Năm 1966 GS sinh học Arthur Galston ở ĐH Yale và Hội Sinh lý thực vật Mỹ ; sau đó năm 1967 Tiến sỹ John Edsall ở ĐH Havard cùng hơn 5000 nhà khoa học ,trong đó 17 người được giải Nobel, 129 Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Mỹ gửi thư phản đối cho Tổng thống Johnson 3. Nồng độ Điôxin trong máu và mô mỡ của nạn nhân Việt (19,24 ppt-part per trillion,phần nghìn tỷ) cao hơn gấp bội lần so với người bình thường ở Việt Nam (1,38ppt),Nhật (6ppt), Canada (7ppt), Mỹ (7,2 ppt). 4. CÁC BIẾN CHỨNG NGƯỜI BÌNH THƯỜNG NẠN NHÂN Sảy thai tự nhiên / Đẻ non 3 – 7 % 8 – 16,7 % Thai chết lưu 0,35 % 3,04 % Chửa trứng 0,6 – 0,9 °/oo 7– 37 °/oo 5. Trong thời kỳ mang thai và sau khi đẻ Điôxin trong máu và sữa mẹ/nạn nhân tác hại đến bào thai và trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Havard (Baughmann, M.S. Meselson) đã phát hiện: Năm 1970: mức Điôxin rất cao trong sữa mẹ/nạn nhân Việt Nam (trung bình là 484 ppt/gram sữa, mức cao nhất là 1450 ppt ). Tháng 2/1988 , Tổ chức Y tế thế giới công bố kết quả nghiên cứu về mức Điôxin trong sữa mẹ như sau: * Hà nội (VN) 2,2ppt *Ấn Độ 1ppt *Mỹ 3,1 – 3,5ppt * Sông Bé (VN) 17ppt *Nhật 1,8 – 2,4ppt *Canada 2,2 - 2,8ppt * Cần Giờ (VN) 9ppt *Thái lan <1ppt *Anh 1,4ppt 6. Các dị tật bẩm sinh được phát hiện ở thế hệ các con các nạn nhân với tỷ lệ 2,95% so với 0,74% ở các con những người không bị nhiễm độc; ở thế hệ các cháu các nạn nhân với tỷ lệ 2,69% so với 0,82% ở các cháu những người không bị nhiễm độc. Do tác hại của Điôxin tỷ lệ các dị tật bẩm sinh như không có não,sứt môi hở hàm ếch cung như nhiều bệnh rối loạn phát triển khác ở Việt Nam cao hơn so với nhiều nước khác.Ví dụ ở các tỉnh Sông Bé và Đồng Tháp, 2 nhà khoa học Nhật (M.Harada và M.Kida) điều tra ra 69 ca không có não trong số 10.000 ca sinh (ở Nhật chỉ có 8, Bắc Ái nhĩ lan có 20),103 ca sứt môi và hở hàm ếch trong số 10.000 ca sinh (Nhật 10, Malaysia 15, Bắc Ái nhĩ lan 12). 98 7. Theo luật ATCA thì người nước ngoài có quyền khởi kiện dân sự tại toà án Mỹ để đòi bồi thường thiệt hại do những hành vi của cá nhân hoặc tổ chức Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế gây ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. LÊ CAO ĐÀI. Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam-Tình hình và hậu quả,1999 2. STELLMAN J.M.,COLL.: The extent and pattern of usage of Agent Orange and other herbicides in Vietnam-Nature,vol.422,2003,p.681-687. 3. Bức thư ngỏ của Hội nạn nhân da cam/điôxin Việt Nam gửi nhân dân Mỹ -2004. 4. WESTING A.H.: Herbicides in War-The long-term ecological and human consequences-1984. 5. GRIFFITHS P.: Vietnam Inc. -2001. 6. PHUNG TUU BOI AND COLL.: Effects of chemical warfare upon vietnamese forest resources-2002. 7. SCHECTER A.,LE CAO DAI,COLL.:”Agent Orange and the Vietnamese:the persistence of elevated dioxin level in human tissues-American journal ò Public Health,vol 85,p.516-522. 8. WORLD HEALTH ORGANIZATION report on analytical and field study of human breast milk PCDD/Fs and PCB 1988. 9. Các tuyên bố của Hội nạn nhân chất độc da cam/điôxin năm 2005 và 2008. 10. Lời kêu gọi của Hội nghị quốc tế các nạn nhân chất da cam,Hà Nội,tháng 3/2006 11. RESOLUTION OF AMERICAN OF PUBLIC HEALTH ASSOCIATION: Agent Orange-2007. 12. Remarks by President Bill Clinton at the White House, May 28,1996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_chat_doc_da_cam_va_luong_tam_nuoc_my_nguyen_trong_nha.pdf
Tài liệu liên quan