Đề tài Căn bệnh Hà Lan

Tài liệu Đề tài Căn bệnh Hà Lan: Khoa kinh tế- ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Khoa kinh tế đối ngoại Môn : Kinh tế phát triển Đề tài : CĂN BỆNH HÀ LAN GVHD : Tiến sĩ Nguyễn Chí Hải SVTH : Trần Thị Thanh Thủy K074020248 Lớp : K08-402A Lời mở đầu : Đối với các nhà kinh tế học, đất nước Hà Lan không chỉ có hoa tulip và đội bóng đá màu da cam mà còn một thứ rất nổi tiếng nữa đó là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease). Chuyện kể rằng, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện dưới những cánh đồng hoa lulip tuyệt đẹp có một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho (win fall) rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hoá phi ngoại thương không có sức cạnh tranh thay vì tiếp tục đưa những bông hoa tulip xinh tươi chu du khắp thế giới. Rắc rối đã xảy ra khi nguồn khí đốt được k...

doc34 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Căn bệnh Hà Lan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa kinh tế- ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Khoa kinh tế đối ngoại Môn : Kinh tế phát triển Đề tài : CĂN BỆNH HÀ LAN GVHD : Tiến sĩ Nguyễn Chí Hải SVTH : Trần Thị Thanh Thủy K074020248 Lớp : K08-402A Lời mở đầu : Đối với các nhà kinh tế học, đất nước Hà Lan không chỉ có hoa tulip và đội bóng đá màu da cam mà còn một thứ rất nổi tiếng nữa đó là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease). Chuyện kể rằng, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện dưới những cánh đồng hoa lulip tuyệt đẹp có một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho (win fall) rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hoá phi ngoại thương không có sức cạnh tranh thay vì tiếp tục đưa những bông hoa tulip xinh tươi chu du khắp thế giới. Rắc rối đã xảy ra khi nguồn khí đốt được khai thác hết,nguồn tiền không còn đủ để đáp ứng cho những nhu cầu chi tiêu của quốc gia, cầu trong nước giảm, thất nhiệp gia tăng và nhiều vấn đề rắc rối khác đã xảy ra. Chuyện của những năm 1960 thoảng qua như một cơn lốc, nhưng đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Hà Lan. Sau đó, bằng chính sách hợp lý, Hà Lan lại đạt được những thành tựu kinh tế kỳ diệu, những cánh đồng hoa tulip đã được khôi phục. Nhưng để đánh dấu sựthất bại của chính sách sử dụng các nguồn tài nguyên không hiệu quả, các nhà kinh tế đã đặt tên cho hiện tượng nêu trên là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease) Chương I: KHÁI QUÁT VỀ “CĂN BỆNH HÀ LAN” 1. Định nghĩa 1.1. Lịch sử ra đời thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” Vào những năm 1960, sau khi phát hiện một mỏ khí gas lớn ở vùng biển phía bắc, Hà Lan đã tập trung khai thác và xuất khẩu một lượng khí đốt lớn. Điều này đã mang lại cho nước này nguồn ngoại tệ khổng lồ và nền kinh tế Hà Lan giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên cũng chính nguồn ngoại tệ ấy đã đẩy giá đồng nột tệ của Hà Lan lên cao làm giảm xuất khẩu và sức cạnh tranh của các ngành sản xuất khác trong nước. Để chỉ tình trạng kinh tế đó ở Hà Lan, năm 1977, tạp chí The Economist lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “căn bệnh hà Lan” . 1.2. Định nghĩa thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan” “Căn bệnh Hà lan” chỉ nguy cơ (tình trạng) suy giảm mạnh của khu vực sản xuất (manufacturing factor) khi một quốc gia tập trung khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Mở rộng ra, thuật ngữ này cũng dùng để chỉ tình trạng giảm sút của nền kinh tế do có sự gia tăng dòng ngoại tệ nói chung như sự tăng nhanh giá tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu hay nguồn viện trợ từ nước ngoài, nguồn vốn FDI 1 2. Mô hình và tác động của Căn bệnh Hà Lan 2.1. Mô hình cổ điển 2.1.1. Nội dung Mô hình cổ điển của Căn bệnh hà Lan được công bố bởi hai nhà kinh tế học là W. Max Corden và J. Peter Neary vào năm 1982. Mô hình này dựa trên giả thiết rằng nền kinh tế quốc dân được chia ra làm 2 khu vực: khu vực xuất khẩu (tradable sector) và khu vực không xuất khẩu (non-tradable). Trong đó, khu vực xuất khẩu được chia làm 2 khu vực nhỏ. Khu vực “bùng nổ” (booming sector) : khu vực khai thác tài nguyên Khu vực “trì trệ” (non-booming sector): khu vực chế tạo (manufacturing sector) Các giả thiết khác là tổng lực lượng lao động không đổi, nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng lao động, và tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định. Hình 1.1: Mô hình cổ điển của W. Max Corden và J. Peter Neary 2.1.2. Tác động Hiệu ứng di chuyển nguồn lực (resource movement effect) Hình 1.2: Hiệu ứng di chuyển nguồn lực Khi các ngành khai thác tài nguyên bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này tăng lên, lao động từ khu vực sản xuất (manufacturing sector) sẽ chuyển sang khu vực khai thác này làm cho khu vực sản xuất bị thiếu cung lao động và trở nên suy thoái. Quá trình này được gọi là phi công nghiệp hóa trực tiếp (Direct Reindustrialize ) Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực khai thác đã làm tăng tăng thu nhập của người lao động trong lĩnh vự này. Nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế cũng tăng lên. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực không xuất khẩu (non-tradable sector). Sự tăng trưởng này lại kéo theo sự di chuyển nguồn lực từ khu vực chế tạo và khiến cho khu vực này ngày càng trì trệ hơn. Quá trình này được gọi là phi công nghiệp hóa gián tiếp (Indirect Reindustrialize). W. Max Corden và J. Peter Neary gọi đây là hiệu ứng di chuyển nguồn lực của căn bệnh Hà Lan (resource movement effect) Hiệu ứng tiêu dùng Theo thuyết của Migara, thị trường có hai thành phần tham gia là Nontrable (N) và Tradable (T). Trong đó, N là những loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước chỉ phục vụ nhu cầu trong nước như dịch vụ, xây dựng…và không tham gia xuất khẩu hay nhập khẩu; T là tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước để phục vụ hoạt động xuất và nhập khẩu cũng như là cầu nội địa. Hiệu ứng tiêu dùng xảy ra khi những người có thu nhập từ yếu tố bùng nổ tăng lên, và lượng thu nhập này sẽ được chi cho cả hai mặt hàng là N và T. Nếu cầu của N so với thu nhập là co dãn thì thu nhập tăng sẽ đẩy giá N tăng. Khi giá N tăng nghĩa là đầu vào của T cũng tăng theo như giá của nguyên, nhiên liệu hay lương nhân công. Tuy nhiên giá của T lại cố định bởi đó là những mặt hàng được giao dịch quốc tế và bị áp dụng nguyên tắc một giá. Do vậy, khi chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận của các nhà sản xuất T sẽ bị giảm. Do đó, cầu T tăng sẽ được thay thế bằng các mặt hàng nhập khẩu. Khi tỉ giá danh nghĩa là cố định, thu nhập tăng nhưng sẽ không kéo theo giá của T tăng theo. Khi đó, cầu tăng của N sẽ làm giá tăng và do đó mà tỷ giá hối đoái thực tế tăng theo. Với tỷ giá hối đoái được định nghĩa như sau: Q = e (Pt/Pn) Trong đó: Q là tỉ gía hối đoái thực tế e là tỉ giá hối đoái danh nghĩa giữa nội tệ và ngoại tệ Pt, Pn là giá của N và T. Pn tăng sẽ làm giá trị Q giảm. Hiện tương này được gọi là sự tăng tỉ giá hối đoái thực tế bởi giá trị nội tệ tăng so với ngoại tệ. Khi đồng nội tệ tăng so với ngoại tệ sẽ làm sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu giảm, cùng với đó lại làm nhập khẩu tăng. Tức là hiệu ứng tiêu dùng trên không những sẽ làm tăng giá các mặt hàng N trong nước, gây áp lực lạm phát; đồng thời nó còn làm các ngành sản xuất các mặt hàng T xuất khẩu khác bị suy yếu và lượng nhập khẩu lại gia tăng. 2.2. Mô hình 4 khu vực 2.1.1 Nội dung Mô hình 4 khu vực được nghiên cứu và bổ sung nhiều lần bởi nhiều kinh tế gia như Krugman, Ohyama, Helpman… và cả World Bank, IMF. Chúng ta có thể tham khao bài nghiên cứu và tổng hợp khá đầy đủ của O De Silva năm 1994. Về cách phân chia nền kinh tế, mô hình 4 khu vực cũng chia tradable sector thành khu vực có sự bùng nổ và khu vực không có sự bùng nổ. Điểm khác biệt là khu vực nontradable cũng được chia thành khu vực sản xuất hàng tư bản và khu vực sản xuất hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, thay vì nghiên cứu nông nghiệp như một khu vực đơn nhất giống mô hình 2 khu vực, mô hình 4 khu vực xem khu vực nông nghiệp gồm khu vực sản xuất nhằm xuất khẩu thu lợi nhuận (cash crops) và khu vực sản xuất lương thực tiêu dùng trong nước (food crops) thay vì một khu vực đơn nhất. HÌnh 1.3 Mô hình 4 khu vực 2.1.2 Tác động Hiệu ứng di chuyển nguồn lực Về cơ bản, mô hình 4 khu vực cũng thừa nhận tác động duy chuyển nguồn lực như mô hình 2 khu vực. Tuy nhiên, do có sự phân chia khu vực chi tiết hơn, mô hình này phân tích các tác động chi tiết hơn. Cụ thể, đối với khu vực nông nghiệp, hiệu ứng duy chuyển nguồn lực chỉ ra rằng, do đồng nội tệ tăng giá làm giảm sức cạnh tranh mà khu vực sản xuất xuất khẩu cash crops sẽ bị thu hẹp lại trong lúc khu vực food crops lại có xu hướng được mở rộng hơn. Nghiên cứu cụ thể của Benjamin, Devarajan và Weiner năm 1989 đã cho thấy rõ tác động này. Đó là sự sụt giảm mạnh mẽ của cash crops trong khi food crops lại phản ứng tích cực với sự bùng nổ của khai thác dầu ở Camoroon những năm 1979-1985. Hiệu ứng di chuyển nguồn lực cũng diễn ra tương tự như vậy trong khu vực công nghiệp. Một số ngành sản xuất như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng tư bản…phục vụ cho nhu cầu trong nước có xu hướng phát đạt hơn do dòng ngoại tệ làm cầu tăng. Trong lúc các ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu có dấu hiệu suy thoái do mức độ cạnh tranh giảm. Ngoài ra, mô hình 4 nhân tố cũng chỉ ra rằng, các ngành sản xuất hàng tư bản thường có mức tăng trưởng cao hơn các ngành hàng tiêu dùng do dòng ngoài tệ thường được ưu tiên cho việc đầu tư như phát triển cơ sở hạ tầng… Hiệu ứng tiêu dùng Về hiệu ứng tiêu dùng, mô hình 4 khu vực không có nhiều khác biệt với mô hình 2 khu vực. Thu nhập cao hơn tạo xu hướng tiêu dùng cao hơn trong nước và do đó thúc đẩy các ngành sản xuất cho tiêu dùng trong nước phát đạt hơn trong lúc nền kinh tế có nguy cơ lạm phát. 3. Giải pháp khắc phục Căn bệnh hà Lan Đối với những quốc gia mà nguồn thu từ tài nguyên chỉ là tạm thời, dòng tiền trợ cấp chỉ có trong thời gian ngắn…, các nhà hoạch định phải bảo vệ những thành phần kinh tế dễ bị tổn thương bằng cách can thiệp vào tỷ giá hối đoái. Việc bán nội tệ đổi lấy ngoại tệ nhằm tăng dự trữ ngoại tệ và giữ đúng giá của nội tệ giúp bảo vệ nền kinh tế khỏi sự nhiễu loạn trong ngắn hạn do tác động của ‘căn bệnh Hà Lan”. Tuy nhiên, việc dự trữ ngoại có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát và cũng chưa chắn rằng lượng dự trữ sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả do đó mà việc điều hành khôn khéo tỷ giá hối đoán là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà thực hiện chính sách. Ở những quốc gia mà nguồn thu từ tài nguyên có thể tồn tại lâu dài, nhà hoạch định chính sách cần thay đổi cấu trúc nền kinh tế để tạo nên sự ổn định. Họ có thể gia tăng năng suất trong việc sản xuất các mặt hàng phi mậu dịch (bằng cách tư nhân hóa hay cơ cấu lại) và đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực. Họ cũng có thể đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu để giảm sự phụ thuộc vào các mặt hàng thuộc nhân tố “bùng nổ”(tài nguyên), đồng thời giúp khu vực này có khả năng chống chọi những “cú sốc” từ bên ngoài chẳng hạn như khi giá các mặt hàng xuất khẩu chiến lược bất ngờ sụt giảm mạnh. CHƯƠNG 2: CĂN BỆNH HÀ LAN – BÀI HỌC TỪ CÁC NƯỚC 1. Columbia và Căn bệnh Hà Lan Cộng hoà Colombia (República de Colombia) là một quốc gia tại Nam Mỹ. Colombia giáp Venezuela và Brazil về phía đông; giáp Ecuador và Peru về phía nam; giáp Đại Tây Dương phía bắc, qua Biển Caribbea; và phía tây giáp Panama và Thái Bình Dương. Năm 2007, GDP Colombia đạt 149.869 tỷ dollar với các mặt hàng xuất khẩu chính gồm hàng chế tạo (41.32% xuất khẩu), dầu mỏ (28.28%), than (13.17%), và cà phê (6.25%) Những năm 1970, sự mất màu cà phê ở Braxin vào đã châm ngòi cho sự tăng lên mạnh mẽ của giá cà phê ở Columbia vào đầu những năm này, đồng thời làm cho lượng cà phê xuất khẩu của quốc gia này tăng vọt. Hình 2.1 Giá cà phêtại Colombia giai đoạn 1975-77 Nguồn : IMF Qua biểu đồ chúng ta thấy rằng từ năm 1967-1975 giá cà phê là đã tăng vọt từ 80$ lên gần 250$, đỉnh điểm là vào năm 1977, mức tăng hơn 300%, trung bình mỗi năm giá cà phê tăng trên 40%. Giá cao đã làm giá trị lượng cà phê xuất khẩu của Columbia đáng giá hơn trước rất nhiều. Một dòng ngoại tệ mạnh ồ ạt đổ vào trong nước. Kết quả tỷ giá hối đoái (USD/peso) đã tăng rất mạnh trong giai đoạn này. Nếu lấy năm 1970 làm mốc thì trong suốt giai đoạn từ 1971 đến 1983, tỷ giá hối đoái đã tăng gần 40%. Hình 2.2 Đồ thị tỷ giá hối đoái dollar/ peso giai đoạn 1967-1983 Nguồn: IMF Sự gia tăng đột biến giá trị cafe đã làm ngành nông nghiệp nhiệt đới này phát triển mạnh mẽ. Nếu như trong giai đoạn 1970-1975 tốc độ tăng trưởng của khu vực này chỉ khoảng 4%/năm thì trong giai đoạn 1976-1981 tốc độ này đã được nhân lên gấp 3 lần- khoảng 12%/năm. Hình 2.3 Tình trạng “bùng nổ” ở khu vực sản xuất cà phê 1967-1983 Nguồn: IMF Sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu cafê nhanh chóng kéo theo sự tăng trưởng của các khu vực hỗ trợ nó hay khu vực tiêu dùng thu nhập phát sinh từ nó bao gồm khu vực xây dựng, khu vực cho thuê nhà và khu vực tiêu dùng của chính phủ Hình 2.3 Sự tăng trưởng ở các ngành không xuất khẩu (non-tradable sector) giai đoạn 1967-1983 Nguồn: IM Và đây cũng là lúc căn bệnh Hà Lan lộ diện rõ ở nước này. Trong lúc các ngành nontrable nở rộng hơn thì các ngành xuất khẩu truyền thống: như dệt may, luyện kim,chế tạo máy khác bắt đầu thể hiện mức sụt giảm mạnh mẽ. Cụ thể, Dệt may: giảm mạnh từ 5%/năm xuống -1%/năm, “khai tử” ngành dệt may trong nước. Làm giấy và in ấn: giảm từ 10% xuống còn 5%/năm Sản phẩm từ dầu: giảm từ 8 xuốngcòn 1 Hoá chất và cao su: từ 10 xuống thấp hơn 4 Vận tải: giảm hơn 8 từ 13 xuống còn 5 Máy móc và công cụ: giảm gần 5 Như vậy hầu hết các ngành đều giảm gần 50% tốc độ tăng trưởng so với giai đoạn ban đầu. Hình 2.4 Các ngành xuất khẩu truyền thống giai đoạn 1967-1983 Nguồn: IMF Vậy chúng ta thấy rằng, sự tăng giá cafê kéo theo nguồn ngoại tệ ồ ạt đổ vào Columbia đã tạo ra một kịch bản đúng như lý thuyết về căn bệnh Hà Lan ở một nền kinh tế đang phát triển. Vậy các nước phát triển có thể mắc bệnh Hà Lan hay không? 2. Anh quốc và căn bệnh Hà Lan Anh là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, không những là một quốc gia công nghiệp và mà còn là một nước phát triển với thủ đô Luân Đôn được coi là trung tâm tài chính toàn cầu. Thập niên 70, nước Anh xuất hiện với vai trò là một nước sản xuất dầu mỏ và đó cũng là nguyên nhân giải thích cho những gì xảy vớinền kinh tế nước này trong 5 năm 1976-1981. Đến giữa năm 1976, nước Anh chủ yếu là xuất khẩu dầu mỏ và đến năm 1980, Anh trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ với quy mô lớn. Vì sự gia tăng đột biến về lượng dầu xuất khẩu, cơ cấu hàng hóa cung của nước Anh có nhiều thay đổi lớn. Theo lý thuyết, cán cân thương mại về các mặt hàng sản xuất sẽ di chuyển theo hướng ngược lại của cán cân thương mại xuất khẩu dầu mỏ. Lý do chính của việc này là nguồn ngoại tệ đổ vào ào ạt trong nước làm tỷ giá hối đoái tăng mạnh, đẩy giá hàng nội địa cao hơn hàng nước ngoài rất nhiều và do đó mà người tiêu dùng trong nước mua một tỷ lệ lớn hàng nước ngoài cũng như khách hàng nước ngoài ít mua sản phẩm từ trong nước ra (nước Anh). Biểu đồ sau thể hiện tỷ giá hối đoái của đồng Dollar (Mỹ) và Pound (Anh) và giá tương đương của toàn bộ hàng hóa sản xuất của Anh so sánh với các nước công nghiệp khác trong giai đoạn 1970-1983 Hình 2.5 Tỷ giá đồng bảng Anh và giá tương đương của toàn bộ hàng hóa sản xuất của Anh so sánh với các nước công nghiệp khác trong giai đoạn 1970-1983 Nguồn: IMF Bảng sau đây sẽ thể hiện hai cán cân thương mại hàng hóa tiêu dùng và dầu mỏ của Anh Hình 2.6 Cán cân thương mại hàng hóa tiêu dùng và dầu mỏ của Anh giai đoạn 1970-1984 Nguồn: IMF Cho đến năm 1973, nước Anh có lợi nhuận trong xuất khẩu các hàng hóa và thâm hụt về dầu. Sự thâm hụt này càng tăng trong thời gian sau thì việc sản xuất hàng hóa khác ở nước Anh càng được lợi nhuận. Chỉ đến 1976, khi Anh bắt đầu xuât khẩu dầu mỏ với quy mô lớn thì việc xuất khẩu dầu đã đem lại lợi nhuận rất lớn trong khoảng thời gian này. Nhưng đồng thời cầu hàng hóa nước Anh lại giảm mạnh, vì giá hàng hóa trong nước tăng, và lợi nhuận mang về từ việc sản xuất dầu không đủ đền bù cho khoản thua lỗ, nên trong quý 1 năm 1984 cũng có thâm hụt về hàng hóa bán ra từ nước Anh, tỷ lệ thâm hụt này cũng gần bằng với lợi nhuận kiếm được từ việc sản xuất dầu. Lý do chính của việc thâm hụt này không thể đổ lỗi riêng cho sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới trong thời gian ấy, mà phần lớn là do sự thay đổi cơ cấu căn bản của nền kinh tế Anh. Cuối cùng, việc xuất khẩu các hàng hóa sản xuất từ nước Anh tình hình chung năm 1984 vẫn giống như năm 1976. Tóm lại, nước Anh với sự phát hiện và xuất khẩu dầu mỏ ở vùng biển Bắc đã dẫn đến sự suy thoái của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng khác do giá không cạnh tranh cao. Và điều này cho thấy căn bệnh Hà Lan có thể diễn ra ở bất cứ đâu, ngay cả ở một nền kinh tế lớn như nước Anh. Do đó mà trong quá trình phát triển và thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI đổ vào trong nước, các quốc gia thế giới thứ ba cần nghiên cứu và học hỏi để tránh những tác động mạnh mẽ từ căn bệnh Hà Lan. Chương 3: Thực tế Việt Nam và Căn bệnh Hà Lan 1.Hiện trạng của Việt Nam : Là nước nông nghiệp, Việt nam đã trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, những cuộc chiến tranh loạn lạc, đại đa số nông dân Việt nam phải sống cơ cực từ đời này sang đời khác. Mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi khi Việt nam thực hiện công cuộc đổi mới, mở của nền kinh tếvào năm 1986. Sau gần 2 thập niên, đã có những tiến bộ thần lỳ, tỷ lệ hộ đói nghèo từ gần 80% đã giảm còn 29% (theo chuẩn quốc tế), còn 12% (theo chuẩn quốc gia). Với sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, của xã hội, những thành tực đạt được, mọi chuyện sẽ ngày càng tốt đẹp, đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn. Nhưng chuyện không đơn giản khi hiện tượng đô thị hoá ồ ạt xảy ra. Nhiều đô thị (nhất là hai vùng kinh tế trọng điểm xung quanh Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh) được mở rộng. Đất nông nghiệp trở thành đất công nghiệp, đất đô thị với mức giá tăng chóng mặt Những chuẩn mực đánh giá bị thay đổi. Người ta không còn đánh giá sự khá giả, giàu có qua mức thu nhập hàng tháng, qua những vụ mùa, mà thay vào đó là sở hữu bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu lô đất. Sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp ít được chú trọng hơn. Thay vào đó, người ta dồn nguồn lực cho việc đầu cơ đất đai, bất động sản. Bong bóng bất động sản ngày càng to hơn và nguy cơ đóng băng thị trường bất động sản rất có thể xảy ra.Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác ngày càng nhiều.Điều gì sẽ xảy ra nếu nguồn trời cho này mất đi… 2. Những nguy cơ đối với Việt Nam: Việt Nam trong hơn 20 năm từ “đổi mới”, dòng vốn ngoại tệ từ nước ngoài (đặc biệt là đầu tư trực tiếp FDI, và ODA) đổ vào ngày càng nhiều. Phải chăng đây là những dấu hiệu đầu tiên của Căn bệnh Hà Lan hay chỉ là nguy cơ? Một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh Hà Lan ở một số quốc gia là sự gia tăng ào ạt của dòng ngoại tệ (vốn) nước ngoài vào một số khu vực kém bền vững (như khu vực khai thác khoáng sản). Khi đó, những tác động của Căn bệnh Hà Lan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân. Cụ thể, hiệu ứng chuyển nguồn lực sẽ gây nên sự di chuyển nguồn lao động từ khu vực chế tạo (manufacturing sector) đến khu vực đang “bùng nổ” và hiệu ứng tiêu dùng sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm xuất khẩu, kém cạnh tranh của khu vực chế tạo và do đó mà nền kinh tế suy thoái dầnThực tế cho thấy, những năm 1970, khi giá dầu trên thế giới tăng vọt, Indonesia, một nước xuất khẩu dầu lớn đã không mắc phải căn bệnh này nhờ biết dùng nguồn ngoại tệ thu được vào việc xây dựng hạ tầng và giáo dục . Như vậy, không phải việc nguồn ngoại tệ vào nhiều hay ít mà chính việc sử dụng dòng ngoại tệ ấy như thế nào mới quyết định việc một quốc gia có tránh được căn bệnh Hà Lan hay không. 2.1Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Hình 3.1 : Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký qua các năm. Đơn vị: tỷ USD (nguồn: Tổng cục thống kê, thời báo kinh tế Việt Nam) Sau khi thông qua luật đầu tư nước ngoài (1986), thời kỳ đầu tiên (1988-1996), dòng FDI đổ vào Việt Nam trung bình hằng năm là 3.8 tỷ USD. Những năm 1997-1999, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nguồn FDI sụt giảm mạnh (giảm gần 50%), chỉ đạt 1.82 tỷ USD/năm. Sau giai đoạn phục hồi chậm (2000-2003: trung bình 1.98 tỷ USD/năm), kể từ năm 2004, nguồn FDI tăng lên liên tục với tốc độ cao( 2004:115.38%, 2006:75%, 2007: 99%, 2008: 215%). Riêng năm 2008, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới đang gặp nhiều khó khăn, FDI lại đạt mức kỷ lục 64.011 tỷ USD. Hình 3.2: Tốc độ tăng FDI qua các năm (Nguồn: tổng cục thống kê) Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý ở đây là phần lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là từ các quốc gia (và vùng lãnh thổ) từ Châu Á như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công,… Việt Nam chưa thu hút được nhiều đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, công nghệ nguồn. Các nước G8 chỉ chiếm 23.7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam . (xem bảng 3.2) Quốc gia (vùng lãnh thổ) Số dự án Vốn đăng ký(triệu USD) Vốn thực tế (triệu USD) 1 Đài Loan 1,348 7,739.90 2,961.44 2 Singapore 383 7,508.93 4,108.78 3 Hàn Quốc 1,044 5,391.92 2,504.74 4 Hong Kong 351 3,683.71 1,940.50 5 Anh 243 2,623.56 1,267.26 6 Pháp 162 2,136.86 1,165.36 7 Hà Lan 60 1,886.33 1,784.53 8 Thái Lan 125 1,474.38 716.82 9 Malaysia 175 1,471.38 843.51 10 Hoa Kỳ 245 1,398.48 739.23 Bảng 3.2 : 10 đối tác đầu tư FDI lớn vào Việt Nam tính đến tháng 10, 2005 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Về việc sử dụng vốn FDI, điều đáng lo ngại là hầu hết các nhà đầu tư đều tập trung vào những ngành thâm dụng lao động, khai thác tài nguyên (dệt may,công nghiệp nặng, khai thác khoáng) chứ không phải những ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao (Chíp điện tử, màn hình LCD,…) hay xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục. Khi các ngành công nghiệp nặng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đầu tư, tạo được nguồn lợi nhuận sẽ thu hút được một lượng lớn lao động từ các ngành sản xuất khác qua. Điều này hiển nhiên sẽ làm thu hẹp sản xuất các ngành sản xuất còn lại của nền kinh tế. Tỷ trọng ngành công nghiệp nặng ngày càng tăng lên trong khi các ngành sản xuất khác (tất nhiên bao gồm cả các ngành sản xuất hiện đại) bị thu hẹp, kém phát triển. Ngoài ra, công nhân khi tham gia vào các ngành sản xuất này sẽ không bị đòi hỏi tay nghề cao mà chỉ cần lao động đơn giản cùng với một mức lương hấp dẫn.Vì vậy, họ không có động lực củng cố tay nghề, học tập khoa học kĩ thuật… Đồng thời, thế hệ lao động sau sẽ có xu hướng không đi học mà chỉ đi làm những nghề đơn giản (như dệt may, thợ mỏ), không đòi hỏi trình độ cao. Như vậy, tỉ lệ người có trình độ cao trong xã hội sẽ giảm. Từ những tác động trên, quá trình phi công nghiệp hóa tất yếu sẽ diễn ra. Không những vậy, một khi tài nguyên cạn kiệt, nhân công rẻ không còn là lợi thế, những nhà đầu tư này sẽ rút vốn về nước để lại phía sau một Việt Nam với nền công nghiệp vẫn lạc hậu và kém phát triển. Khi ấy, Căn bệnh Hà Lan (phi công nghiệp hóa_deindustrialize) sẽ “ bùng phát ” Lĩnh vực hoạt động Số dự án Công nghiệp nặng 1,161 Công nghiệp nhẹ 1,633 Xây dựng 304 Chế biến thực phẩm 257 Dầu mỏ 27 Nông nghiệp 649 Thủy sản 110 Vận chuyển 158 Khách sạn , du lịch 171 Giáo dục, y tế 201 Tài chính ngân hàng 53 Dịch vụ khác 416 Bảng 3.2: Lĩnh vực đầu tư FDI và số dự án đăng ký tương ứng (Nguồn: Tổng cục thống kê) 2.2Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng nguồn viện trợ ODA tại Việt Nam Việt Nam là một trong những nước được nhận nhiều viện trợ ODA của các quốc gia phát triển và các tổ chức như World Bank, ADB, IMF…Tính đến năm 2007, cộng đồng quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam nguồn ODA với tổng giá trị gần 36,97 USD, đã ký kết 26,2 tỷ USD và giải ngân 17,9 tỷ USD . Đặc biệt trong những năm gần đây, vốn ODA cung cấp cũng tăng khá mạnh (riêng năm 2008 sụt giảm nhẹ)(xem hình 3.3) Hình 3.3: Vốn cam kết ODA qua các năm. Đơn vị: Tỷ USD (Nguồn:Tổng cục thống kê) Tại Việt Nam hiện nay, nguồn vốn ODA được chính phủ tập trung vào phát triển nông lâm nghiệp (21%), cơ sở hạ tầng (33%), Giáo dục – đào tạo-y tế-khoa học công nghệ (31%) (3 ) . Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng ODA lại còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là vấn nạn tham nhũng. Thất thoát lãng phí tuy không có số liệu thống kê chi tiết nhưng nhiều khả năng là một con số không nhỏ (nhất là sau vụ tham nhũng PMU 18 và vụ PCI- Đại lộ Đông Tây) Nguồn ODA thực chất là món nợ vay lãi suất thấp (khoảng 0.75%/năm) và thời gian đáo hạn lớn (40 năm). Tuy nhiên, nếu quy hoạch, quản lý không hợp lý, những nguồn ngoại tệ này sẽ không những không giúp đất nước nhận viện trợ có thể công nghiệp hóa mà còn lại là gánh nặng cho các thế hệ sau. Ngoài ra, theo kế hoạch, đến năm 2010 Việt Nam sẽ gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình (năm 2008, GDP tính trên đầu người của Việt Nam ước tính đã là 2014 USD). Vì vậy, việc thu hút vốn ODA trong những năm sắp tới sẽ ngày một khó khăn hơn. 2.3Từ vấn đề quy hoạch đô thị: Ngoài những nguy cơ trên đây, nguy cơ của Căn bệnh Hà Lan tại Việt Nam còn đến từ vấn đề quy hoạch đô thị không tốt. Khi giá đất ở các khu vực quy hoạch tăng cao, nhiều người nông dân bán đất canh tác lấy tiền. Và khi số tiền này cạn kiệt do sử dụng không hợp lý, không còn tư liệu sản xuất, người nông dân đã nghèo này càng nghèo hơn.iLúc này, “căn bệnh Hà Lan” không phải là của nền kinh tế mà là của những gia đình trên mà hậu quả quả của nó do toàn xã hội phải gánh chịu. 3. Biện pháp phòng ngừa “căn bệnh Hà Lan” tại Việt Nam Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta phải làm gì để sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài một cách hiệu quả nhất để ngăn chặn “căn bệnh Hà Lan”. Với hai nguồn vốn và viện trợ nước ngoài cơ bản là FDI và ODA, biện pháp ngăn ngừa căn bệnh Hà Lan là vừa phải tiếp tục thu hút các nhà đầu tư đổ vốn vào nước ta vừa phải có chính sách sử dụng hai nguồn FDI và ODA sao cho hiệu quả. Đó có lẽ là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh này ở nước ta. Do các dự án FDI chỉ có thể được triển khai hiệu quả trên cơ sở có môi trường cần thiết cho việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, như cơ sở pháp lý, mặt bằng sản xuất, mạng lưới giao thông... vì vậy, bài toán đặt ra cho các nước đang phát triển là muốn thu hút được nhiều vốn FDI cần phải đáp ứng được những yếu tố tối cần thiết như trên trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém và nguồn nội lực đầu tư để cải thiện và xây dựng mới rất khan hiếm. Vấn đề này chỉ có lời giải khi các quốc gia đang phát triển biết cách khai thác các nguồn lực tài chính bên ngoài, trong đó có vốn ODA. Vốn ODA, với đặc tính là khoản tài trợ có thời gian vay dài, lãi suất thấp hơn nhiều so với vốn vay thương mại, sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn để tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn của các nước đang phát triển. Ngược lại, các dự án FDI hoạt động có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu được thúc đẩy, sẽ là nguồn cung ngoại tệ chủ yếu trang trải những khoản ODA đến hạn. Do đó, để sử dụng hiệu quả FDI và ODA chúng ta cần phải có chính sách kết hợp hai nguồn vốn đó một cách hợp lí. Sau đây, nhóm người viết xin đề xuất một số giải pháp như sau. Thứ nhất, Việt Nam cần sớm có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đất nước trong dài hạn. Việc thiếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước một cách đồng bộ và dài hạn (khoảng 50 năm) trong thời gian gần đây đã được cấp, các ngành tổng kết báo cáo là một trong những nguyên nhân rất lớn gây khó khăn, cản trở trong phát triển nói chung, tạo ra những lãng phí trong sử dụng các nguồn, trong đó có cả nguồn vốn ODA và FDI. Nhiều công trình sử dụng vốn ODA dỡ bỏ hoặc chậm trễ thi công vì nhiều nguyên nhân, nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng phát huy hiệu quả thấp vì đồng bộ do chưa có quy hoạch...không những vậy, hiện nay với các vụ án như PMU, đại lộ Đông Tây… đã làm mất niềm tin nơi nhà đầu tư và đã bị cắt nguồn ODA một thời gian. Chỉ khi có một kế hoạch phát triển dài hạn kinh tế xã hội đồng bộ, và đảm bảo độ minh bạch khi sử dụng vốn thì chúng ta mới có thể vận động vốn ODA và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI. Thứ hai, Việt Nam cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA và FDI trong từng giai đoạn một cách đồng bộ, hợp lý, gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ đó. Các chiến lược phát triển cụ thể là các bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu tổng thể mà kế hoạch dài hạn đã vạch ra. Chiến lược phát triển có thể được thiết kế trong khoảng thời gian 5, 10 hay 20 năm phù hợp với từng ngành, vùng. Trong đó, chiến lược thu hút và sử dụng các nguồn vốn ODA và FDI nên theo hướng: Nằm trong tổng thể nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xác lập được danh mục ưu tiên sử dụng vốn ODA và dự án kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài theo ngành và vùng kinh tế với các khối lượng cần thiết, cụ thể. Đề xuất được định hướng thu hút vốn từ các đối tác quốc tế, trong đó có xác định rõ đối tác chiến lược. Đưa ra được các chính sách và giải pháp ưu tiên và khuyến khích thu hút và sử dụng vốn tương đối ổn định trên nhiều giác độ như : miễn giảm thuế, ưu đãi giá thuê đất. và nêu rõ các biện pháp về quản lý và thực hiện trả nợ nước ngoài. Thứ ba, chính phủ cần tiếp tục ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo và y tế nhằm đầu tư vào nâng cao chất lượng , đặc biệt chú ý đến lao động trình độ tay nghề cao, đồng thời đầu tư vào củng cố hệ thống an sinh xã hội nhằm đem lại sự công bằng trong xã hội. Điều quan trọng hơn cả là phải tăng cường kiểm soát quá trình sử dụng vốn, tránh thất thoát và thường xuyên đánh giá tính hiệu quả xét cả về mặt kinh tế và xã hội của các dự án khi hiệu quả sử dụng vốn ODA cao hơn so với các nguồn tài trợ khác. Cần có chế tài xử lí thật nghiêm khắc đối với các đối tượng tham ô, lãng phí hay biển thủ nguồn vốn. Trong khâu đàm phán nên xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và giám sát vốn vay và nguồn trả nợ. Thứ tư, hiện nay FDI chủ yếu là đầu tư vào các ngành thay thế nhập khẩu, thâm dụng lao đông; do đó, cần có các chính sách khuyến khích chuyển hướng đầu tư sang các ngành xuất khẩu và thâm dụng kĩ thuật bằng các chính sách ưu đãi và thực tế. Thứ năm, để đảm bảo việc thu hút và sử dụng nguồn ODA hiệu quả, chính phủ cần đảm bảo thực hiện hai điều sau: Sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng: Mặc dù chính phủ đóng vai trò chính trong việc đảm bảo hiệu quả và chịu trách nhiệm giải trình về ODA, song sự tham gia trực tiếp của các đối tượng thụ hưởng cần được khuyến khích để đảm bảo các chương trình và dự án ODA đáp ứng đúng nhu cầu của nhân dân. Xây dựng mối quan hệ vững chắc: Xây dựng mối quan hệ hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa chính phủ và các nhà tài trợ, bao gồm chia sẻ thông tin, tích cực giải quyết vướng mắc và cùng chia sẻ trách nhiệm, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của việc cung cấp viện trợ. Thêm vào đó trong quá trình đô thị hóa chính phủ nên quan tâm đến : Việc làm cho những người bị "mất đất" sản xuất. - Tăng cường đầu tư cho giáo dục, có thể khuyến khích các thành phần kinh tế khác xây dựng các trường, trung tâm giáo dục chất lượng cao. - Thường xuyên tuyên truyền (thông qua tổ dân phố, chính quyền địa phương), những vấn đề tác hại nếu không tập trung vào sản xuất mà chỉ lo đầu tư, mua bán, kinh doanh bất động sản. Lời kết Miguel de Cervantes Saavedra, tác giả nổi tiếng người Tây Ban Nha thế kỷ XVI - người viết Don Quixote xứ Mancha từng nói “Của cải giàu có không chỉ được nhận ra qua sự sở hữu hay hành động tiêu xài phung phí, mà còn thể hiện ở việc sử dụng nó một cách khôn ngoan” Điều này được nói ra vào thời điểm Tây Ban Nha đang tận hưởng cách thức tiếp cận mới với nguồn của cải từ tài nguyên thiên nhiên bao gồm cả vàng từ Châu Mỹ … ….Thận trọng trong việc quản lý nguồn của cải mới hay thay đổi đường hướng của nền kinh tế nhằm thích nghi với những hoàn cảnh mới, như sử dụng nguồn của cải một cách khôn ngoan, chắc chắn sẽ là lựa chọn thông minh nhất cho một nền kinh tế muốn phát triển bền vững . Tài liệu tham khảo : 1.Bài giảng Kinh tế phát triển , TS Nguyễn Chí Hải 2.Giáo trình kinh tế phát triển, GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng 3.Trang web của Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund): www.imf.org 4.Trang web của chương trình phát triển liên hợp quốc (The United Nations' Development Program) www.undp.org 5. Trang web www.gso.org.vn tổng cục thống kê. 6.Trang web www.ktdoingoai.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa kinh t7871.doc
Tài liệu liên quan