Tài liệu Đề tài Cảm nhận sau buổi đi tham quan ở bảo tàng chứng tích chiến tranh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM
---Khoa Du Lịch---
&
Bài thu hoạch
Đề : Cảm nhận sau buổi đi tham qua ở bảo tàng chứng tích chiến tranh
Giảng Viên:
Họ và tên: Huỳnh Quang Long
Lớp: 09CDDL1
MSSV: 91C660602
TỘI ÁC CỦA MỸ DÀNH CHO VIỆT NAM
Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể
Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Hoa Kỳ, tới Nam Việt Nam tháng 12 năm 1967. Trong tháng đầu tiên tại Việt Nam họ không có cuộc chạm trá...
6 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cảm nhận sau buổi đi tham quan ở bảo tàng chứng tích chiến tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM
---Khoa Du Lịch---
&
Bài thu hoạch
Đề : Cảm nhận sau buổi đi tham qua ở bảo tàng chứng tích chiến tranh
Giảng Viên:
Họ và tên: Huỳnh Quang Long
Lớp: 09CDDL1
MSSV: 91C660602
TỘI ÁC CỦA MỸ DÀNH CHO VIỆT NAM
Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể
Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Hoa Kỳ, tới Nam Việt Nam tháng 12 năm 1967. Trong tháng đầu tiên tại Việt Nam họ không có cuộc chạm trán nào với đối phương. Tính cho đến giữa tháng 3 năm 1968, thương vong của đơn vị này là 5 người chết, 23 người bị thương, trong đó phần lớn binh sĩ thiệt mạng vì mìn và bẫy.
Trong thời gian diễn ra Sự kiện Tết Mậu Thân (tháng 1 năm 1968), Tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (thường được quân đội Hoa Kỳ gọi là Việt Cộng) đã tiến hành một số cuộc tấn công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tình báo Mỹ cho rằng sau Sự kiện Tết Mậu Thân, Tiểu đoàn 48 đã rút lui về ẩn náu tại địa bàn làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh này, cụ thể là các thôn Mỹ Lai 1, 2, 3 và 4
Lục quân Hoa Kỳ quyết định tổ chức một cuộc tấn công lớn vào các làng bị nghi ngờ này. Đại tá Oran K. Henderson ra lệnh cho các sĩ quan cấp dưới "đánh mạnh vào đây, tiến gần kẻ địch và xóa sạch chúng". Trung tá Frank A. Barker ra lệnh cho các chỉ huy của Tiểu đoàn 1 đốt các ngôi nhà, giết sạch gia súc, phá hủy các kho lương thực và giếng nước.
Vào hôm trước của cuộc tấn công, tại cuộc họp chiến thuật của Đại đội Charlie, đại úy Ernest Medina thông báo cho lính của mình rằng gần như mọi dân làng sẽ ra chợ vào lúc 7 giờ sáng, tất cả những ai còn ở lại đều là lính Việt Cộng hoặc người giúp đỡ Việt Cộng. Một số binh sĩ của đại đội Charlie sau này đã khai rằng mệnh lệnh của Medina theo như họ hiểu là giết toàn bộ du kích, lính Việt Cộng và những ai "khả nghi" (bao gồm cả phụ nữ, trẻ em), đốt trụi làng và đầu độc các giếng nước
CÁC DẪN CHỨNG TỘI ÁC CỦA CHÚNG :
“Các binh lính [tiểu đoàn 1] đã giết ít nhất từ 175 đến 200 đàn ông, phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Dù trong số bị giết có người ủng hộ hoặc thân với Việt Cộng (họ không mang vũ khí, gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em) nhưng nhiều bằng chứng đã xác nhận rõ chỉ có 3-4 người đích thực là Việt Cộng. Một lính của đại đội được ghi nhận đã vô ý bị thương lúc nạp đạn.”
“Binh lính bắt đầu nổi điên, họ xả súng vào đàn ông không mang vũ khí, đàn bà, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong các căn lều hoặc hầm tạm bị giết không thương tiếc. Những người giơ cao hai tay đầu hàng cũng bị giết... Những nơi khác trong làng, nỗi bạo tàn [của lính Mỹ] mỗi lúc chồng chất. Phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt; những người quỳ lạy xin tha bị đánh đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê. Một số nạn nhân bị cắt xẻo với dấu "C Company" ("Đại đội C") trên ngực. Đến cuối buổi sáng thì tin tức của vụ thảm sát đến tai thượng cấp và lệnh ngừng bắn được đưa ra. Nhưng Mỹ Lai đã tan hoang, xác người la liệt khắp nơi.”
“Khi rời làng, tôi chẳng còn thấy một ai sống sót.”
"Có thể nói đa phần lính trong đơn vị tôi không coi dân Việt Nam là người"
Mỹ rãi chất độc dioxin
Trong 10 năm (1961-1971), trải dài trên các tỉnh của miền Nam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào, quân đội Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít chất độc hóa học diệt cây, trong đó đáng chú ý là trên 40 triệu lít chất độc màu da cam có chứa Đioxin–chất hóa học độc nhất và bền vững nhất mà con người tìm ra.
Theo số liệu ban đầu, quân đội Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít chất độc diệt cây nhưng mới đây có tài liệu công bố là 100 triệu lít, trong đó đáng chú ý là trên 40 triệu lít chất độc da cam có chứa dioxin. Kết quả, hơn 2 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc, 3.340.000 ha đất bị hủy diệt, 44% đất canh tác hoang hóa. Những khảo sát của các nhà khoa học 20 năm sau chiến tranh cho thấy vẫn còn 22% rừng tự nhiên và 31% đất trồng thuộc vùng bị nhiễm chất độc hóa học
Với trên 40 triệu lít chất da cam mà Mỹ đã sử dụng, trên toàn bộ lãnh thổ miền Nam Việt Nam đã tồn lưu một lượng chất độc đioxin kỷ lục trong lịch sử chiến tranh hóa học thế giới: 170-600kg dioxin. Trong quá trình tồn dư trong đất dưới tác dụng của điều kiện thời tiết dioxin dịch chuyển đến các khu vực xa hơn-vùng thấp trũng tiếp tục tồn tại ở đó.
Hậu quả của chất độc hóa học–mà chủ yếu do chất da cam có chứa dioxin–do Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam không chỉ cho tác động trực tiếp, phải tính đến ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sinh thái và những di chứng cho các thế hệ nạn nhân chất độc da cam, số nạn nhân ngày một tăng theo thời gian.
Báo cáo của hội thảo quốc tế lần thứ 2 (11-1993) về tác hại của chất diệt cỏ Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam cho thấy: rừng nội địa bị phá vỡ cấu trúc, chức năng bị đảo lộn. Chỉ tính riêng rừng ngập mặn và ứng phèn, có đến 240.000 ha bị phá hủy. Đặc biệt là rừng Sác (Cần Giờ,thành phố Hồ Chí Minh) gần như bị phá trụi không còn cả giống trồng. Phải cần 100 năm mới khôi phục lại hệ sinh thái ở đây. Chiến tranh hóa học làm cho tài nguyên lâm sản bị cạn kiệt, tính ra có tới 75 triệu m3 gỗ bị đốt cháy thành than. Sau chiến tranh, ở miền Nam chỉ còn 29,2% rừng dưới mức an toàn sinh thái, không đủ chức năng bảo vệ môi trường, hạn chế tác hại của thiên tai, như chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt…
Đối với dân thường, qua phân tích mô mỡ những người sống trong vùng bị nhiễm độc ở miền Nam Việt Nam, nồng độ dioxin cao hơn so với người thường là 3-4 lần. Do đó, nó là nguyên nhân làm xáo trộn về di truyền như quái thai, ung thư, chết yểu…Thực tế sau chiến tranh, tại những vùng bị nhiễm chất độc dioxin, tỉ lệ sinh con quái thai cao gấp 10 lần, sinh con chết hay sẩy thai cao gấp 6 lần…
Cuộc chiến tranh khốc liệt đã đi qua, nhưng hơn 15 triệu tấn bom đạn cùng với gần 100 nghìn tấn chất độc hóa học đang để lại nhiều vết tích trên mỗi mét đất và di chứng cho nhân dân Việt Nam. Những hố bom và tiềm ẩn chất độc hóa học vẫn còn đó ở những làng quê Việt Nam, những con người hằng ngày chịu những nỗi đau da cam,cần một lời nói trách nhiệm của các công ty hóa chất Mỹ và những trái tim yêu thương đồng loại.
CẢM NHẬN RIÊNG SAU CHUYẾN ĐI THAM QUAN
Đế quốc Mỹ (can thiệp Mỹ) đã hành xử một cách mất nhân tính đối với đồng bào ta, cho dù thế giới đã cấm rãi những chất độc hại có nguy hại lâu dài cho dân địa phương nhưng chúng vẫn cố tình rãi với liều lượng gấp nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Hậu quả là những nơi bị rãi với số lượng nhiều đã làm cho người dân nơi đó sống với tình cảnh bị dị tật, bệnh hoạn ….cả làng. Cách đối xử với tù binh thì như thời trung cổ - 1 hành động không thể nào tha thứ được.
Sau khi đi tham quan, em nhận thấy những tội ác mà Mỹ đã để lại cho Việt Nam là điều không thể tha thứ được, họ không xem dân tộc ta là một “con người” mà chỉ xem là những sinh vật chuyển động. Thật đáng hổ thẹn với chính bản than họ, với tổ quốc của họ, họ đã tuyên ngôn độc lập năm 1776 với những tuyên bố về quyền của con người, trong đó có “quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Họ đã không làm theo lời tuyên ngôn của tổ quốc mình, thậm chí chỉ quyền sống thôi họ cũng không dành cho người dân bản địa nơi họ xâm chiếm nói chi đến quyền tự do hay mưu cầu hạnh phúc.
em cảm thấy tự hào về dân tộc Việt Nam của chúng ta hơn – 1 dân tộc anh hùng, bất khuất trước mọi thời đại, từ thuở dựng nước cho đến ngày nay, trải qua biết bao nhiêu cuộc cuộc chiến tranh chống quân xâm lăng, bọn thực dận và đế quốc…. Có lẽ vì lẽ đó mà đã tôi luyện cho tính khí người Việt Nam một khí chất kiên cường và quả cảm, chịu đựng được mọi cực hình mà không huề ly khai ra đồng đội, bán đứng tổ quốc mình.
Cùng với đó, với những nhà lãnh đạo kiệt xuất đã đưa ra những đường lối đúng đăn để cho đất nước thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ. Dân tộc ta thời kì nào cũng có những hào kiệt, xuất chúng trong những lúc tình cảnh đất nước lâm nguy. Thật vậy, nếu như ngày xưa chúng ta có Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi hay Quang Trung…. Thì ngày nay chúng ta có những : Hồ Chí Mình, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn…. Mà đáng kể nhất là dân tộc ta có tinh thần yêu nước rất sâu đậm còn khi là một đưa trẻ…mà điển hình nhất là chị Võ thị Sáu, chỉ với mười mấy tuổi thôi nhưng chị đã tỏ ra là một con người có tinh thần và nghị lực thép, một con người đã trở thành biểu tượng cho lòng quả cảm của thế hệ trẻ chúng ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Long.doc