Đề tài Cam kết của Việt Nam với WTO: lĩnh vực dịch vụ chứng khoán

Tài liệu Đề tài Cam kết của Việt Nam với WTO: lĩnh vực dịch vụ chứng khoán: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ œ  BÀI TIỂU LUẬN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO: LĨNH VỰC DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN GVHD : Phạm Đức Huy Lớp : ĐH24NH_T03 Nhóm 17: Trần Thị Kim Liền Nguyễn Hữu Tiến Võ Ngọc Khánh Vân Hứa Hoàng Vũ Huỳnh Thị Phi Yến TP.HCM – 2011 MỤC LỤC BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Họ tên MSSV Công việc Trần Thị Kim Liền 030124080443 Phần 4: Giải pháp Phần 3: Tác động Nguyễn Hữu Tiến 030124080946 Phần 1: Sự cấp thiết gia nhập WTO của TTCK VN Phần 2.1: Cam kết Võ Ngọc Khánh Vân 030124081103 Phần 2.2: Lộ trình Hứa Hoàng Vũ 030124081131 Kịch bản Gameshow Powerpoint Huỳnh Thị Phi Yến (nhóm trưởng) 030124081151 Phần 3: Tác động Tổng hợp bài Trình bày Word BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TTCK CTCK TTGDCK SGDCK NĐT Thị trường chứng khoán Công ty chứng khoán Trung tâm giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán Nhà đầu tư Sự cấp thiết gia nhập WTO của thị trường chứng khoán Việt N...

doc34 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Cam kết của Việt Nam với WTO: lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ œ  BÀI TIỂU LUẬN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỚI WTO: LĨNH VỰC DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN GVHD : Phạm Đức Huy Lớp : ĐH24NH_T03 Nhóm 17: Trần Thị Kim Liền Nguyễn Hữu Tiến Võ Ngọc Khánh Vân Hứa Hoàng Vũ Huỳnh Thị Phi Yến TP.HCM – 2011 MỤC LỤC BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Họ tên MSSV Công việc Trần Thị Kim Liền 030124080443 Phần 4: Giải pháp Phần 3: Tác động Nguyễn Hữu Tiến 030124080946 Phần 1: Sự cấp thiết gia nhập WTO của TTCK VN Phần 2.1: Cam kết Võ Ngọc Khánh Vân 030124081103 Phần 2.2: Lộ trình Hứa Hoàng Vũ 030124081131 Kịch bản Gameshow Powerpoint Huỳnh Thị Phi Yến (nhóm trưởng) 030124081151 Phần 3: Tác động Tổng hợp bài Trình bày Word BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TTCK CTCK TTGDCK SGDCK NĐT Thị trường chứng khoán Công ty chứng khoán Trung tâm giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán Nhà đầu tư Sự cấp thiết gia nhập WTO của thị trường chứng khoán Việt Nam Thực trạng TTCK VN trước khi gia nhập WTO Sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 11/07/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK, chính thức khai sinh TTCK Việt Nam. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập TTGDCK đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. TTGDCK TP.HCM được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. TTGDCK Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 08/03/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN vừa và nhỏ (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng). Giai đoạn từ năm 2000 cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái “gà gật”, ngoại trừ cơn sốt vào năm 2001, chỉ số VN-index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ chưa đầy 4 tháng sau, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index sụt từ 571.04 điểm vào ngày 25/04/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường thì một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận. Dường như thị trường trong giai đoạn này không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Ta có thể nhận định rõ được điều này thông qua bảng số liệu sau: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số công ty niêm yết 5 5 20 22 26 41 Mức vốn hóa thị trường (%GDP) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21 Số lượng công ty chứng khoán 3 8 9 11 13 14 Số tài khoản khách hàng 2908 8774 13520 15735 21616 31316 (Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước) Năm 2006 đánh dấu mốc phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp. Hồ Chí Minh, TTGDCK Hà Nội và thị trường OTC. Mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 giúp thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Zimbabwe. Chỉ số VN-Index cuối năm tăng 2.5 lần so với đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 13.8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22.7% GDP), với giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16.4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn, gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng “nóng” trong giai đoạn này phải kể đến sức cầu trên thị trường tăng một cách đột biến khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, tình trạng đầu tư mang tâm lý “đám đông” của cả người có kiến thức, hiểu biết và những người mua - bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật. Tiếp tục đà tăng trưởng đó sang đầu năm 2007 cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, TTCK Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển “bùng nổ”. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế, tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường. Vai trò của TTCK Việt Nam đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước Xây dựng và phát triển TTCK là một xu thế tất yếu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng không thể tách rời xu thế đó. TTCK hình thành và phát triển sẽ cùng với thị trường tiền tệ tạo ra một thị trường tài chính vận hành có hiệu quả hơn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2006 và quý I/2007, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, giúp thu hút một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế (mức vốn hóa của thị trường đến cuối tháng 4/2007 đạt 24.4 tỷ USD, chiếm 39.8% GDP). Vốn đầu tư nước ngoài thông qua kênh chứng khoán cũng tăng đáng kể. Số lượng hàng hóa trên thị trường không ngừng tăng lên với 193 loại cổ phiếu được giao dịch trên cả 2 “sàn” tính đến năm 2007. TTCK không chỉ là công cụ khuyến khích tiết kiệm mà còn tạo thói quen đầu tư mới cho công chúng. Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCK đã hình thành và phát triển nhanh chóng với 55 CTCK, 18 công ty quản lý quỹ, 35 quỹ đầu tư (23 quỹ đầu tư nước ngoài và 12 quỹ đầu tư trong nước), gần 50 tổ chức đầu tư theo hình thức ủy thác qua các CTCK, 41 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, 6 ngân hàng lưu ký, 8 công ty kiểm toán độc lập góp phần tạo sự hiệu quả cho thị trường, đánh giá được hoạt động của các doanh nghiệp. Khung pháp lý cho hoạt động và phát triển TTCK bao gồm Luật Chứng khoán, những vấn đề liên quan đến TTCK, trong đó những quy định về đăng ký, lưu ký, công khai và minh bạch, giám sát và kiểm tra của các cơ quan chức năng quản lý hoạt động của TTCK từng bước được hoàn thiện, bảo vệ NĐT từ đó khuyến khích các NĐT mạnh dạn tham gia thị trường và giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô thông qua TTCK. Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được, thì TTCK Việt Nam chỉ mới phát triển và không thể tránh khỏi những hạn chế, chủ yếu bao gồm: – Mức vốn hóa trên thị trường tăng nhanh, nhưng lượng vốn hóa đạt thấp, quy mô TTCK còn nhỏ. TTCK Việt Nam phát triển chưa ổn định, chưa phải là kênh huy động quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam, biến động trên TTCK chưa phản ánh đúng trạng thái của nền kinh tế. – Lượng hàng hóa trên TTCK còn ít, dẫn đến mất cân đối cung cầu và những biến động bất lợi cho thị trường. Hậu quả là chỉ số P/E (giá trên thu nhập) quá cao với mức tăng bình quân 21 lần và khoảng 1/4 công ty đạt 30-70 lần. Chính vì vậy, khi thị trường sụt giảm thì giá cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh, kể cả những cổ phiếu được coi là có chất lượng. – Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của các TTGDCK và của các CTCK không theo kịp được sự phát triển quá nhanh của thị trường, nhiều CTCK bị quá tải, hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK chưa đầy đủ. – Tính dễ bị tổn thương của TTCK Việt Nam là khá cao do phụ thuộc nặng nề vào các NĐT nước ngoài, trong khi các công cụ quản lý và giám sát TTCK còn hạn chế. – Diễn biến thất thường của TTCK Việt Nam thời gian qua là do nhiều nguyên nhân, bao gồm: sự thiếu hoàn chỉnh của hành lang pháp lý, sự mất cân đối cung cầu chứng khoán, tình trạng đầu cơ và đầu tư theo “bầy đàn”, tính công khai minh bạch của thị trường còn hạn chế, v.v… Những cam kết trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán 2.1 Các cam kết với WTO về lĩnh vực dịch vụ chứng khoán Cùng với việc mở cửa thị trường hàng hoá, khi đàm phán gia nhập WTO và tham gia các thỏa thuận Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Việt Nam phải tiến hành mở cửa các thị trường dịch vụ cho các đối tác nước ngoài. Theo đó, thực hiện lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ với sự tham gia của các đối tác nước ngoài bao gồm các hình thức như sau: cho phép nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (loại hình 1); cho phép các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam sử dụng các dịch vụ ở nước ngoài (loại hình 2); cho phép bên nước ngoài thành lập đại diện thương mại ở Việt Nam (văn phòng đại diện, chi nhánh, liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài) để cung cấp dịch vụ (loại hình 3); cho phép cá nhân nước ngoài vào Việt Nam, độc lập cung cấp dịch vụ tại thị trường trong nước (loại hình 4). Liên quan đến các dịch vụ chứng khoán Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ chứng khoán sau tại Việt Nam: Giao dịch cho tài khoản của mình hoặc tài khoản của khách hàng tại SGDCK, thị trường giao dịch trực tiếp (OTC) hay các thị trường khác những sản phẩm sau: - Các công cụ phái sinh, bao gồm cả hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền lựa chọn. - Các chứng khoán có thể chuyển nhượng. - Các công cụ có thể chuyển nhượng khác và các tài sản tài chính, trừ vàng khối. (Các dịch vụ này bao gồm cả nghiệp vụ môi giới). Tham gia vào các đợt phát hành mọi loại chứng khoán, bao gồm bảo lãnh phát hành, và làm đại lý bán (chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng), cung cấp các dịch vụ liên quan đến các đợt phát hành đó. Quản lý tài sản như quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác. Các dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, các công cụ phái sinh và các sản phẩm liên quan đến chứng khoán khác. Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán. Tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán, ngoại trừ các hoạt động tại tiểu mục (a), bao gồm tư vấn và nghiên cứu đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại công ty, lập chiến lược và cơ cấu lại công ty. Liên quan đến phương thức cung cấp các dịch vụ tài chính qua biên giới Việt Nam chưa cam kết các nghĩa vụ liên quan đến tiếp cận thị trường và đãi ngộ quốc gia đối với phương thức cung cấp qua biên giới trong dịch vụ tài chính, ngoại trừ: - Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán; - Tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán. Liên quan đến hiện diện thương mại Việt Nam cam kết cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động chứng khoán ở Việt Nam dưới các hình thức và điều kiện sau đây: Văn phòng đại diện, với điều kiện các văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời trực tiếp (ngay khi gia nhập). Liên doanh với đối tác Việt Nam, với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% (ngay khi gia nhập) (quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 55/2009/QĐ-TTg). Doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn nước ngoài (kể từ 11/01/2012, 5 năm kể từ ngày gia nhập ). Chi nhánh của công ty chứng khoán nước ngoài (11/01/2012, 5 năm kể từ ngày gia nhập và kèm theo các điều kiện là hoạt động của chi nhánh chỉ giới hạn ở cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản, ngân quỹ đầu tư, ký gửi, thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, tư vấn cũng như môi giới và các hoạt động phụ trợ khác liên quan đến chứng khoán, các phần mềm liên quan). Tuy nhiên, các chi nhánh không được phép tiếp cận thị trường giao dịch và phát hành chứng khoán. Như vậy, Việt Nam không mở cửa cho chi nhánh của công ty chứng khoán nước ngoài đối với các loại hình dịch vụ kinh doanh chứng khoán và tham gia phát hành, cũng như không cam kết mở cửa đối với loại hình cung cấp dịch vụ thứ 1 ( trừ các dịch vụ trong tiểu mục (e), (f)) và 4 nêu trên. Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 hiệu lực từ ngày 01/06/2009 thay thế cho quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam có quy định ở Điều 2: NĐT nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ: 1. Đối với cổ phiếu: tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp tỷ lệ sở hữu bên nước ngoài được phân loại theo danh mục các ngành nghề cụ thể thì áp dụng theo danh mục phân loại. 2. Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng: tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng. 3. Đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: tối đa 49% vốn điều lệ của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. 4. Đối với trái phiếu: tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Như vậy ở quyết định này có thêm quy định đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng cho phù hợp với Luật Chứng khoán 2006 và cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Theo Điều 3 Quyết định 55/2009/QĐ-TTg, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được tham gia thành lập CTCK, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam như sau: 1. Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn mua cổ phần thành lập CTCK. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của CTCK. 2. Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty quản lý quỹ. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ. Quyết định 121/2008/QĐ-BTC ngày 24/12/2008 ban hành Quy chế hướng dẫn hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên TTCK Việt Nam hiệu lực từ ngày 17/3/2009. Theo quy định tại Điều 3 thì Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới các hình thức sau: a) Trực tiếp thực hiện đầu tư thông qua việc: (i) Mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán niêm yết khác trên Sở Giao dịch Chứng khoán, TTGDCK hoặc đăng ký giao dịch tại các CTCK; (ii) Mua, bán cổ phần và các loại chứng khoán chưa niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán, TTGDCK hoặc chưa đăng ký giao dịch tại các CTCK; (iii) Tham gia đấu giá mua chứng khoán, đấu giá mua cổ phần tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa; (iv) Tham gia góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán với tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; (v) Tham gia góp vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. b) Thực hiện đầu tư thông qua việc uỷ thác quản lý vốn đầu tư cho công ty quản lý quỹ trên cơ sở Hợp đồng quản lý đầu tư ký với công ty quản lý quỹ. Quyết định 124/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 ban hành Quy chế thành lập và hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam hiệu lực từ ngày 19/3/2009. Theo quy định tại Điều 10 thì phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện gồm một, một số hoặc toàn bộ các nội dung sau đây: + Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu TTCK; + Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trên lĩnh vực chứng khoán và TTCK tại Việt Nam; + Thúc đẩy, giám sát thực hiện các hợp đồng thoả thuận đã ký kết giữa Tổ chức kinh doanh chứng khóan nước ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán; + Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án do Tổ chức kinh doanh chứng khóan nước ngoài tài trợ tại Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán. 2.2 Lộ trình thực hiện cam kết Năm 2006, TTCK VN được đánh giá là đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Đây cũng là thời điểm nở rộ các CTCK thành lập mới trong nước. Nhiều CTCK nước ngoài cũng đã bắt đầu đến Việt Nam bằng việc thành lập các văn phòng đại diện, xây dựng vốn kinh nghiệm và nắm bắt thị trường để sẵn sàng nhập cuộc ngay một khi rào cản được xóa bỏ. Theo số liệu nghiên cứu của Tập đoàn HSBC Holdings Plc, tại Việt Nam, tổng giá trị thị trường của công ty niêm yết trên sàn mới chỉ đạt chừng 3,2 tỷ USD, tổng giá trị các công ty giao dịch trên thị trường OTC cũng không vượt quá 6 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị các công ty niêm yết của nước láng giềng Thái Lan lên tới 138 tỷ USD. Năm 2006 thực sự là một năm “bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm này, tỷ lệ sở hữu của các NĐT nước ngoài tại TTCK Việt Nam đã tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17%. Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ này lên đến 19% và cho đến tháng 5/2007, có tính toán cho biết tỷ lệ này đã lên đến 20-25%. Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của NĐT nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần. Tình hình đó cũng có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các NĐT nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào TTCK Việt Nam. Gía trị đầu tư nước ngoài tính đến tháng 4/2007 Tại thị trường niêm yết, NĐT nước ngoài đã nhanh chóng sở hữu đến 49% hoặc đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với NĐT nước ngoài) đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM, TDH, TMS, TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1. Lúc này, có những quỹ đầu tư nước ngoài được đánh giá là hoạt động thành công trên thị trường Việt Nam là Vina Capital, Indochina Capital, Dragon Capital, IDG Vietnam, PXP Vietnam, City Group, HSBC, JP Morgan, Deutsch AG… Trong số các NĐT nước ngoài, các quỹ đầu tư có người quản lý quỹ tại Việt Nam chiếm tỷ trọng 70% trên tổng quy mô vốn đầu tư của các NĐT nước ngoài. Tuy nhiên, trong số các quỹ đầu tư nước ngoài chưa có mặt các quỹ Mutual Fund và Pension Fund – là các quỹ có mục tiêu đầu tư rất dài hạn. Đến cuối năm 2007, tại Việt Nam, NĐT nước ngoài mới chỉ có 8.140 tài khoản cá nhân và 477 tài khoản tổ chức, giao dịch của khối này chiếm khoảng 25% tổng giá trị vốn hóa trên sàn TP.HCM (khoảng 5,3 tỷ USD). Bên cạnh đó là khoảng 44 quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước, hơn 70 quỹ nước ngoài khác được kỳ vọng sẽ vào Việt Nam trong tương lai gần, mang theo số vốn khoảng 4-5 tỷ USD. Trong tháng 1/2008, đã có 35 tổ chức và 399 cá nhân nước ngoài được cấp mã giao dịch tại TTCK Việt Nam. Tính đến ngày 3/3/2008, đã có 600 tổ chức và 9.220 cá nhân là NĐT nước ngoài được cấp mã giao dịch, tăng thêm 30 tổ chức và 223 cá nhân nước ngoài so với thời điểm tháng 2/2008. Trong quý 2/2008, theo số liệu công bố mới nhất từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, đã có thêm 1.239 NĐT nước ngoài được cấp mã số giao dịch, trong đó bao gồm: 112 tổ chức và 1127 cá nân người nước ngoài. Cụ thể, tính đến ngày 2/6/2008 đã có 712 tổ chức và 10.347 cá nhân người nước ngoài được cấp mã số giao dịch tại TTCK Việt Nam. Trong đó, riêng tháng 6/2008 có thêm 28 tổ chức và 383 cá nhân nước ngoài, tháng 5/2008 có thêm 38 tổ chức và 358 cá nhân nước ngoài, tháng 4/2008 có 46 tổ chức và 386 cá nhân nước ngoài. Tính đến 31/12/2008 đã có 12.720 tài khoản giao dịch thuộc khối đầu tư nước ngoài, trong đó 887 tài khoản là của tổ chức còn lại là của NĐT cá nhân nước ngoài. Tại thời điểm này, khối đầu tư nước ngoài đã giao dịch 2.263.341.354 chứng khoán với giá trị 202.534,873 tỷ đồng tại sàn Hà Nội và tương ứng là 1.119.037.618 chứng khoán với giá trị 68.974,151 tỷ đồng tại Sở GD TP.HCM. Như vậy, khối NĐT nước ngoài tính đến hiện tại có giao dịch chiếm khoảng 68,07% doanh số giao dịch toàn thị trường và khoảng 48,82% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Theo khoản 3 Điều 2 Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg, các NĐT nước ngoài được sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, có hiệu lực từ ngày 1/6/2009. Chính vì vậy, việc các CTCK bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Những thương vụ này đã bắt đầu từ 2007, nhưng diễn ra mạnh trong nửa đầu năm 2008 với các thương vụ như: Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc bán 4,9 triệu cổ phần, tương đương 49% vốn điều lệ, trong đợt phát hành tăng vốn từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng cho đối tác nước ngoài là Công ty Technology CX (Cayman); Công ty Cổ phần Chứng khoán Hướng Việt chuyển nhượng 14,5 triệu cổ phần, có giá trị 145 tỷ đồng theo mệnh giá, tương đương 48,33% vốn điều lệ cho Morgan Stanley (Singapore) Holdings Pte. Ltd; Công ty Cổ phần Nhấp và Gọi bán 49% vốn điều lệ cho nhà đầu tư Hàn Quốc là Công ty TNHH Chứng khoán và Đầu tư Golden Bridge với 6,615 triệu cổ phần, có giá trị theo mệnh giá là 66,15 tỷ đồng, tương đương 49% vốn điều lệ trong đợt tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng. Hay Công ty Chứng khoán Tân Việt bán hơn 3,8 triệu cổ phần, tương đương 30% vốn điều lệ trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ lên 128 tỷ đồng cho Công ty VietBridge (British Virgin Island); Tập đoàn Daiwa Securities Group - DSGI (Nhật Bản) và ANZ trở thành cổ đông chiến lược lớn của công ty chứng khoán SSI; Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Nam chuyển nhượng 49% cho ngân hàng RHB (Malaysia)… Trong năm 2009, UBCKNN đã tổ chức triển khai thực hiện Quy chế thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam. UBCKNN thường xuyên tham gia ý kiến với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế để xây dựng các chính sách liên quan tới việc thực hiện các cam kết WTO liên quan tới ngành dịch vụ tài chính, trong đó có việc tham gia xây dựng và triển khai Chương trình hành động của Bộ Tài chính bao gồm Kế hoạch triển khai thực hiện các cam kết WTO thuộc lĩnh vực tài chính và Kế hoạch triển khai các hoạt động để thực hiện có hiệu quả các cam kết WTO. Năm 2009 cũng là năm gia tăng về số lượng các đoàn khách quốc tế tới thăm và làm việc với UBCKNN. Thông qua những hoạt động này, các cơ quan quản lý TTCK các nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các NĐT nước ngoài có tổ chức và cá nhân đã được cung cấp đầy đủ những thông tin về thị trường và môi trường đầu tư của Việt Nam, về những cơ hội đầu tư trên TTCK Việt Nam, về những nỗ lực của UBCKNN để thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển một cách an toàn và bền vững trong quá trình hội nhập với các thị trường khu vực và thế giới. Các hoạt động này cũng đã góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ quốc tế giữa UBCKNN với các cơ quan quản lý chứng khoán nước ngoài trong việc nâng cao sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác quản lý thị trường, đồng thời thu hút các dòng vốn đầu tư gián tiếp của các NĐT đến từ các quốc gia trên thế giới. Tính đến ngày 1/10/2010, các NĐT nước ngoài đã được phép sở hữu 49% vốn điều lệ công ty đại chúng nhưng chỉ mới có 4/598 cổ phiếu niêm yết có tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài đạt 49% (tất cả niêm yết tại SGDCK TPHCM). Chỉ 71/598 cổ phiếu niêm yết có tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài trên 20% (62 niêm yết tại SGDCK TPHCM, 9 niêm yết tại SGDCK Hà Nội). Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19.25% giá trị vốn hóa của toàn thị trường (127.587 tỷ VND hoặc 6,73 tỷ USD tính theo giá thị trường, tỷ lệ này trên SGDCK TPHCM là 21.69%, SGDCK Hà Nội là 9.53%). Giao dịch chứng khoán của NĐT nước ngoài trong 12 tháng gần nhất chiếm 5,88% giá trị mua và 4,19% giá trị bán, cho thấy xu thế NĐT nước ngoài nắm giữ cổ phiếu lâu hơn NĐT trong nước. Như vậy dư mua của NĐT nước ngoài là 11.835 tỷ VND hoặc 657,50 triệu USD, khoảng 90% giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch của SGDCK TPHCM. Cụ thể: Vốn đầu tư nước ngoài tại CTCK: + 17 CTCK có vốn đầu tư nước ngoài trên 10%. + Phần lớn các NĐT nước ngoài đến từ châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Thái Lan. + CTCK có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm 17,58% thị phần môi giới. Văn phòng đại diện CTCK nước ngoài: + 14 văn phòng đại diện CTCK nước ngoài tính đến 01/10/2010. + 5 CTCK nước ngoài đồng thời có văn phòng đại diện và cổ phần tại CTCK VN. Bắt đầu 2011, trào lưu “săn mua” CTCK VN của NĐT nước ngoài diễn ra khá “nóng” do TTCK không sôi động, khiến giá mua các CTCK rất hời, cùng với việc từ đầu năm 2012, NĐT ngoại được phép thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài tại VN (theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg). Ngày 24/02/2011, CTCK Nikko Cordial (Nhật Bản) trở thành cổ đông chiến lược của CTCK Dầu khí PSI với việc CTCK Nikko Cordial mua 14,9% cổ phần của PSI. Trước đó, Công ty chứng khoán và đầu tư Hàn Quốc đã mua gần 49% cổ phần của CTCK Gia Quyền (EPS); CTCK Hướng Việt chuyển nhượng 48,33% cổ phần cho Morgan Stanley (Singapore), CTCK Nhấp&Gọi bán 49% cổ phần cho Công ty TNHH CK&Đầu tư Golden Bridge (Hàn Quốc); CTCK Sài Gòn bán cổ phần cho Tập đoàn Daiwa Securities (Nhật Bản) và Ngân hàng ANZ; CTCK Việt Nam bán 49% cho Ngân hàng RHB (Malaysia)… Một số thương vụ khác cũng đang được xúc tiến, điển hình là SBI Securities (Nhật Bản) đang thương thảo mua 20% cổ phần của CTCK FPT. Vì thời điểm NĐT nước ngoài được phép thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài tại VN đang cận kề. Bên cạnh đó, nhiều CTCK thua lỗ trong năm 2010 tiếp tục đối mặt với khó khăn do TTCK đang liên tục giảm điểm. Điều này mở ra cơ hội cho NĐT ngoại dễ dàng đàm phán và đi đến quyết định mua CTCK VN với giá khá hời. Tác động của những cam kết với WTO đến TTCK VN Một số đặc điểm đáng chú ý của TTCK VN: Thuận lợi của việc gia nhập WTO đối với TTCK VN là làm tăng trưởng chu chuyển vốn, trong đó đầu tư nước ngoài tăng đáng kể. Cùng với sự phát triển của các NĐT là doanh nghiệp (bảo đảm về năng lực tài chính, có tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư chứng khoán...) thì sự phát triển của các NĐT cá nhân rất đông (chiếm hơn 60% số nhà đầu tư) và NĐT nước ngoài cũng quan tâm đầu tư vào TTCK nước ta ngày càng nhiều (bao gồm cả những NĐT có tổ chức và NĐT cá nhân). Theo tính toán của một số chuyên gia kinh tế thì ước tính vốn đầu tư gián tiếp của các NĐT nước ngoài tại Việt Nam hiện đã lên đến 4 tỉ USD và còn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. TTCK phát triển, nhất là thị trường sơ cấp IPO (nơi cổ phiếu của doanh nghiệp đã cổ phần hóa được đưa lên sàn. IPO: Initial Public Offering – giá chào bán khởi đầu của một loại cổ phiếu trên sàn), trong đó có việc cổ phần hóa các công ty có yếu tố vốn nước ngoài sẽ có điều kiện tăng huy động nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, và đương nhiên tác động tích cực trở lại cho sự phát triển của TTCK. Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cũng qua đó nhiều người được hưởng từ “một vốn, bốn lời” thậm chí tới 10 hoặc hơn 10 lời. Tình hình sôi động của TTCK thời gian qua phản ánh hiện tượng kinh tế tốt lành là: (1) nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng và có xu hướng tiếp tục tăng trưởng; (2) vốn cho đầu tư phát triển được huy động qua kênh TTCK và vẫn còn điều kiện phát triển qua kênh này trong thời gian tới, do nhiều doanh nghiệp lớn (trong đó có các ngân hàng thương mại nhà nước) tiến hành cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, thực hiện niêm yết tại các CTCK. Tuy nhiên, việc phát triển “nóng” của TTCK cũng sẽ phát sinh 2 vấn đề cần phải quan tâm: (1) việc các NĐT nước ngoài có điều kiện thao túng, dễ gây rủi ro cho TTCK trong nước; (2) cũng đã tác động khá mạnh đến thị trường bất động sản, đẩy giá nhà, đất lên cao. Bên cạnh đó, hiện tượng “bong bóng” sẽ làm ảnh hưởng đến yếu tố an toàn cho những NĐT, nhất là các NĐT cá nhân và cả sự an toàn của TTCK bị ảnh hưởng. Khi TTCK sụp đổ sẽ phải mất nhiều năm mới có thể hồi phục, kéo theo nhiều khó khăn không chỉ cho hệ thống tài chính, ngân hàng mà cả đối với nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại cổ phần sau quá trình tái cơ cấu đã làm ăn tốt, đang ổn định và phát triển, tiếp tục tái cơ cấu để tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập theo các cam kết của WTO, trong đó có việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Theo quy định tại Nghị định số 141 ngày 22/11/2006 của Chính phủ “Về ban hành danh mục vốn pháp định của tổ chức tín dụng” thì đến hết năm 2007 vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nước ta phải đạt 1000 tỉ đồng và đến năm 2010 phải đạt 3000 tỉ đồng. Để thực hiện được việc này, các ngân hàng thương mại phải tìm mọi cách để tăng vốn, trong đó bao gồm cả việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng (phát hành mới, phát hành thêm, thưởng cuối năm bằng cổ phiếu) và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cổ phiếu ngân hàng luôn “nóng”. Có sự chuyển dịch đáng kể vốn từ ngân hàng thương mại sang đầu tư chứng khoán theo 2 hướng: (1) các NĐT cá nhân rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư chứng khoán (2) những người khác (bao gồm cả CTCK của ngân hàng lại vay tiền của ngân hàng thương mại để kinh doanh chứng khoán. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ các ngân hàng thương mại cho các CTCK ngân hàng vay để kinh doanh chứng khoán tại thời điểm cuối năm 2006 là 2,6%). Qua đây cũng phần nào tác động đến hoạt động của ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước với vai trò quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. Nếu không có sự kiểm soát kịp thời và hiệu quả thì sẽ dẫn đến rủi ro và nếu rủi ro lớn sẽ ảnh hưởng sự an toàn của hệ thống ngân hàng. TTCK VN năm 2006 Năm 2006 là năm TTCK VN được đánh giá là thời kỳ “bùng nổ” kể từ ngày khai trương thị trường năm 2000. Cụ thể là các kỷ lục về chỉ số chứng khoán cũng như giá trị giao dịch đã liên tục được phá vỡ trong các kỳ giao dịch của năm. Chỉ số giá chứng khoán VN-Index của phiên giao dịch cuối cùng của năm (29/12) tại TTGDCK TPHCM ở mức 751,77 điểm, tăng mạnh so với mức 307,5 điểm của phiên giao dịch cuối cùng năm 2005. Trước những diễn biến của chỉ số VN-Index, số lượng công ty niêm yết cũng tăng mạnh, đến 31/12/2006, đã có 106 công ty niêm yết và 2 chứng chỉ quỹ tại TTGDCK TPHCM, tăng 74 công ty và 1 chứng chỉ quỹ so với năm 2005. Tại TTGDCK Hà Nội, số lượng công ty cổ phần đăng ký giao dịch cũng tăng nhanh. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo giá thị trường đạt 221.156 tỷ đồng, chiếm 22,7% GDP của năm 2006, tăng 20 lần so với cuối năm 2005. Ngoài ra, việc niêm yết trái phiếu cũng tăng đáng kể, đến 31/12/2006 có gần 400 loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7% GDP của năm 2006. Sự tăng trưởng của TTCK còn phải kể đến các NĐT. Sự tham gia tích cực, lành mạnh có tính chuyên nghiệp của các NĐT đã tạo nên hình ảnh đẹp cho TTCK. Tuy nhiên, đối với một TTCK còn non trẻ như VN, tính chuyên nghiệp của thị trường chưa cao do NĐT cá nhân tham gia thị trường chiếm đa số (khoảng 99%), thông thường đối tượng này trình độ hiểu biết về chứng khoán còn hạn chế. Nguồn: FPTS Nếu tháng 5/2006, khi chỉ số VN-Index giảm xuống mức thấp kỷ lục, dưới 300 điểm, thì cơn sốt chứng khoán đã lên đến cực điểm vào trung tuần tháng 12/2006 đã kéo chỉ số VN-Index lên mức kỷ lục, vượt ngưỡng 800 điểm. Khó có thể lý giải ngay lập tức sự lên xuống của chứng khoán, bởi đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Song có thể dễ dàng nhận thấy, TTCK đã có sự tham gia tích cực của các NĐT tư nhân. Năm 2006, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005, đến hết năm 2006 có khoảng 100.000 tài khoản giao dịch tại các CTCK, tăng mạnh so với 31.300 tài khoản của năm 2005. Trong đó là 1.700 tài khoản (chiếm 1,7%) của NĐT nước ngoài, bao gồm một số NĐT quốc tế như JP Morgan, MerrII Lynch, Citigroup… Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu niêm yết của NĐT nước ngoài khoảng 25-30%. Giá trị giao dịch chứng khoán (bao gồm cả trái phiếu) của NĐT nước ngoài năm 2006 cũng tăng cao so với năm 2005. Cụ thể là giá trị giao dịch mua năm 2006 khoảng 17.000 tỷ đồng (năm 2005 khoảng 3.000 tỷ đồng), giá trị giao dịch bán năm 2006 khoảng 9.500 tỷ đồng (năm 2005 khoảng 2.900 tỷ đồng). NĐT nước ngoài vào Việt Nam thông qua các Quỹ đầu tư chứng khoán ngày càng phổ biến. Đến cuối năm 2006, có 23 Quỹ với quy mô vốn đầu tư ước đạt 2,3 tỷ USD và gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài khoản hoặc ủy thác đầu tư trên TTCK. Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường, ở một chừng mực nào đó, sự thiếu chuyên nghiệp của các NĐT này đã làm cho TTCK đôi khi lên “cơn sốt nóng - lạnh” thất thường. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý và được coi là thành công của TTCK Việt Nam trong năm 2006 là đã và đang thu hút được nhiều NĐT chuyên nghiệp nước ngoài. Theo ước tính, các tổ chức, NĐT nước ngoài đã đầu tư vào thị trường hàng trăm  triệu USD - mức vốn mà theo nhiều NĐT có thể có những tác động rất mạnh đến các giao dịch trên thị trường. Tác động của WTO đến TTCK Việt Nam Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của TTCK Việt Nam năm 2006 xuất phát từ các sự kiện kinh tế chính trị quan trọng. Trong đó nguyên nhân có tác động sâu sắc và lâu dài là sự kiện Việt Nam chính thức được gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như sự kiện tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC. Cả hai sự kiện này đã tạo được ấn tượng tốt đối với các NĐT nước ngoài và đó là tín hiệu cho những làn sóng đầu tư trực tiếp và cả gián tiếp hứa hẹn sẽ đổ vào Việt Nam. Việc Việt Nam vừa được xếp trong Top những nước có môi trường đầu tư tốt nhất năm 2006 đã tạo cơ sở ban đầu thuận lợi, củng cố niềm tin cho các đối tác nước ngoài đã, đang và sẽ chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân cơ bản như sau: Thứ nhất, số lượng các công ty niêm yết tăng mạnh trong năm 2006, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm. Chỉ riêng tháng 12, số lượng công ty niêm yết tại TTGDCK TP HCM đã lên tới 50 công ty. Nguyên nhân của tình hình này do thực hiện việc cắt giảm ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp niêm yết kể từ ngày 1/1/2007 đã tạo ra một làn sóng lên sàn ồ ạt của các công ty cổ phần. Thứ hai, cùng với sự bùng nổ về số lượng cổ phiếu niêm yết, số lượng các CTCK và công ty quản lý quỹ mới thành lập. Hai định chế tài chính này đã gấp rút nộp hồ sơ xin cấp phép trước thời hạn Luật Chứng khoán có hiệu lực (1/1/2007) để tranh thủ áp dụng các điều kiện quy định về vốn đối với CTCK và công ty quản lý quỹ. Những sự kiện nổi bật của TTCK VN năm 2006 Luật Chứng khoán chính thức được thông qua Ngày 23/6/2006, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI, Luật Chứng khoán chính thức được thông qua với 85,6% số phiếu bàn tán thành. Điều quan trọng nhất trong luật chứng khoán là đã xây dựng một thị trường làm định hướng cho sự phát triển của các thành phần tham gia trong vòng ít nhất 4 năm nữa. Luật Đầu tư có hiệu lực từ 1/7/2006 Một trong những tiến bộ vượt bậc của Luật Đầu tư là đã thay đổi một cách căn bản về quan điểm hạn chế đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam của đối tượng NĐT nước ngoài. Tinh thần của Luật đầu tư chia các lĩnh vực trong nền kinh tế thành 3 loại: lĩnh vực cấm đầu tư; lĩnh vực hạn chế đầu tư và lĩnh vực đầu tư không hạn chế. Cắt giảm ưu đãi thuế cho Doanh nghiệp niêm yết từ ngày 1/1/2007 Chính sách này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lên sàn của nhiều doanh nghiệp. Từ đây, làn sóng lên sàn của doanh nghiệp ngay trong năm 2006 diễn ra hết sức mạnh mẽ. TTCK đã được nhìn nhận như một cơ hội tốt dành cho các doanh nghiệp muốn hoạt động minh bạch và hiệu quả. Bùng nổ CTCK và công ty quản lý quỹ Sau khi dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán được công bố vào tháng 8/2006 với dự kiến nâng mức vốn điều lệ của một CTCK lên tối thiểu 170 tỷ đồng và của một công ty quản lý quỹ lên tối thiểu 25 tỷ đồng, hàng loạt cá nhân và tổ chức đã gấp rút nộp hồ sơ xin thành lập 2 loại công ty này để được áp dụng tiêu chí vốn ở mức thấp hơn theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP. Việt Nam trở thành thành viên của WTO Ngày 7/11/2006 là ngày Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 150 của WTO. Liên quan đến TTCK, các cam kết tại WTO của Việt Nam là cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Hiện nay, tỷ lệ giới hạn đầu tư của nhà ĐTNN vào công ty chứng khoán là 49%. Đối với các tổ chức nước ngoài nói chung, việc Việt Nam gia nhập WTO là một thông điệp cho thấy, Việt Nam thực sự mở cửa nền kinh tế và chấp nhận theo cuộc chơi toàn cầu. Đây là điều kiện tiên quyết để họ đến với Việt Nam. Tổng thống Mỹ George W. Bush thăm TTGDCK TP. Hồ Chí Minh Cùng với việc tham dự Hội nghị APEC lần thứ 14 và thăm chính thức Việt Nam, ngày 20/11/2006, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đến thăm TTGDCK TP. HCM và gặp gỡ với lãnh đạo nhiều Doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Việc thăm sàn chứng khoán Việt Nam của Tổng thống Bush đã làm dấy lên sự hưng phấn của giới đầu tư trong và ngoài nước với kỳ vọng dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ chảy mạnh vào Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đưa cổ phiếu lên giao dịch tại Mỹ Công ty cổ phần Cavico Việt Nam đã áp dụng hình thức “sáp nhập nghịch” để yết giá cổ phiếu của Công ty trên thị trường Pink Sheets của Mỹ. Mặc dù Pink Sheets chỉ là dịch vụ báo giá điện tử, nhưng việc Cavico Việt Nam tham gia thị trường này cũng dấy lên làn sóng “tò mò” của dư luận. Một cách bài bản hơn, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Kinh Đô, Gemadept, Vinamilk sau một thời gian phát triển, hiện có quy mô ngang tầm với các doanh nghiệp trong khu vực, đã lên kế hoạch đưa cổ phiếu sang niêm yết tại TTCK nước ngoài. Hiện nay, quan điểm của UBCK Việt Nam là không hạn chế. TTCK VN năm 2007 Diễn biến của thị trường trong năm 2007 khiến các NĐT cảm thấy bất ngờ và trở nên bị động trong nhiều tình huống. Đầu năm, thị trường tăng trưởng mạnh mẽ nhưng sau đó đã đảo chiều và đi xuống nhanh chóng. Ngay cả khi các doanh nghiệp niêm yết làm ăn tốt, các chỉ tiêu tài chính đều đạt được vượt kế hoạch nhưng giá cổ phiếu vẫn giảm. Sự phát triển của TTCK tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Sự thiếu ổn định của thị trường là vấn đề đáng được quan tâm. Cụ thể, sau một thời gian lên tới “đỉnh”, thị trường có dấu hiệu suy giảm. Đỉnh điểm, ngày 30.7, giá trị giao dịch cả phiên trên sàn TP Hồ Chí Minh sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng nửa năm qua với hơn 200 tỷ đồng được giao dịch. Trên thị trường OTC, sau một thời gian tăng trưởng chóng mặt, nhiều cổ phiếu đã mất giá từ 40-50%. Thậm chí, cổ phiếu trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí cũng chịu chung số phận. Nguyên nhân là do thị trường có sự điều chỉnh sâu, nguồn cung từ các đợt đấu giá IPO là khá lớn. Trong hoàn cảnh như vậy, nhiều NĐT hy vọng trong năm 2008, thị trường OTC sẽ khởi sắc hơn khi chính thức được quản lý theo phương thức mới tại TTGDCK Hà Nội. Tuy nhiên, chính sự trồi sụt thất thường của thị trường đã làm cho NĐT trưởng thành hơn, góp phần sàng lọc NĐT. Nhận thức của nhiều NĐT đã thay đổi, từ chỗ đầu cơ lướt sóng sang đầu tư dài hạn. Nguồn: FPTS Xu hướng xã hội hoá cổ đông đang diễn ra ngày một mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp trước đây chỉ có sự góp vốn trong phạm vi gia đình thì nay đã trở thành doanh nghiệp đại chúng với hàng vạn cổ đông như: SSI, Sacombank… Những doanh nghiệp lớn khác như Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, PVI, FPT… cách đây một vài năm vẫn là những doanh nghiệp 1 chủ (Nhà nước) thì nay đã là doanh nghiệp cổ phần với hàng nghìn cổ đông. Ngoài ra, đã có một loạt doanh nghiệp cổ phần đầu tiên có giá trị thị trường trên 1 tỉ USD như: ACB, Sacombank, FPT, Nhiệt điện Phả Lại, Vinamilk... Chính xu hướng này đang góp phần quan trọng chuyển dần sang nền kinh tế cổ phiếu và người dân – Nhà đầu tư (NĐT) được trở thành những người chủ thực sự. Bên cạnh đó, TTCK không chỉ hiện diện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mà đã trải dài đi khắp các địa phương trên cả nước thông qua hàng loạt chi nhánh, đại lý nhận lệnh của các CTCK. Đáng mừng hơn cả là hầu hết trong số hơn 200 DN niêm yết tính đến thời điểm này đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả thông qua TTCK.  Năm 2007 cũng là năm chứng kiến nhiều vi phạm trên TTCK. Về phía NĐT, những lỗi phổ biến như cổ đông VIP giao dịch không công bố thông tin, nhập lệnh sai của CTCK… Về phía các công ty nước ngoài, công ty Indochina Capital Corporation (ICC) bị phạt 10 triệu đồng vì vi phạm quy định về giao dịch nội bộ do đã giao dịch cổ phiếu VNM trên sàn TP.HCM mà không báo cáo theo quy định; Citigroup Global Ltd bị cảnh cáo về việc giao dịch cổ phiếu NKD đạt tỷ lệ sở hữu 5,48% mà không công bố thông tin. Ngoài ra, việc có quá nhiều các CTCK hoạt động tại một thị trường khá mới mẻ như VN đã gây lo ngại cho các nhà quản lý. Có nhiều công ty đã bị xử phạt bởi lỗi vi phạm nhập lệnh.        Những sự kiện nổi bật của TTCK năm 2007 Quy mô thị trường tăng mạnh. Nếu như năm 2006, vốn hóa của thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22% GDP thì tính đến hết năm 2007 đã đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007. Dựa trên những kết quả mà TTCK đạt được trong năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 128/2007/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch định lượng về phát triển TTCK đến năm 2010, hướng đến năm 2020, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2020, tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 50% GDP, năm 2020 con số này đạt 70% GDP. Sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường còn thể hiện ở con số hơn 330.000 tài khoản so với con số chỉ hơn 100.000 tài khoản năm ngoái. Cuối năm 2006, chỉ có khoảng 1.000 tài khoản của NĐT nước ngoài thì cả năm nay con số đã lên tới 7.000. Tổng số tiền mà khối ngoại đầu tư vào thị trường là 3 tỷ USD. 2. VN-Index lập kỷ lục lần đầu tiên trong lịch sử 7 năm hình thành thị trường chứng khoán, vào ngày 12/03/2007 VN-Index đạt mốc 1170,67 điểm. 3. Chỉ thị 03/2008/CT-NHNN về khống chế luồng vốn tín dụng từ kênh dẫn vốn ngân hàng sang TTCK ở mức 3%. Hạn mức này đã buộc các ngân hàng phải dừng hoạt động cho vay và thực hiện thu hồi nợ khiến nhiều NĐT thiếu vốn. 4. Bùng nổ các đợt IPO lớn. Năm 2007 đánh dấu tiến trình cổ phần hóa chuyển biến về chất với việc cổ phần hóa nhiều tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Điển hình là IPO của Bảo Việt, PVFC, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank… trong đó, IPO của Vietcombank có ảnh hưởng lớn nhất và được giới đầu tư cả trong và ngoài nước quan tâm nhất. 5. Trung tâm GDCK TPHCM chính thức thành Sở GDCK TPHCM. Cùng với việc chuyển thành Sở GDCK, cơ quan này chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục tại HOSE từ ngày 30/07/2007. Đây là bước đột phá của thị trường tập trung. Trước kia HOSE chỉ có 2 đợt khớp lệnh định kỳ và hạn chế của phương thức khớp lệnh định kỳ là bảng điện tử không hiển thị hết cung cầu cổ phiếu, dễ bị làm giá. Với việc khớp lệnh liên tục, cung cầu sẽ thật hơn và biên độ dao động giá cũng mạnh hơn, tạo tính thanh khoản cho thị trường. 6. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho TTCK VN phát triển với nhiều thành viên như: CTCK, công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ đã được nâng cấp. Bên cạnh đó, một điểm có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp VN là quy định về nghĩa vụ công bố thông tin đối với công ty đại chúng. TTCK VN năm 2008 Nếu như năm 2006-2007, TTCK VN phát triển bong bóng với tốc độ nhất nhì thế giới thì sang năm 2008, thị trường cũng đứng đầu về tốc độ suy giảm. VN-Index mở đầu phiên giao dịch năm 2008 đạt 921,07 điểm, tính đến ngày 29/12/2008, VN-Index đang ở mức 308 điểm, bằng 1/3 so với đầu năm. VN-Index đã có lúc rơi xuống 286,87 điểm vào ngày 10/12. Trong khi đó, mức thấp nhất của HASTC-Index là 97,61 điểm vào ngày 27/11/2008. Gía trị vốn hóa thị trường tính đến hết năm 2008 chỉ còn 13 tỷ USD, tương đương 17% GDP. VN-Index mất gần 70% giá trị. Nguồn: FPTS UBBCK NN đã có tổng cộng 4 lần điều chỉnh biên độ chứng khoán. Lần 1 (27/03/2008): Giảm biên độ dao động trên hai sàn từ 5% xuống 1% đối với HOSE và 10% xuống 2% đối với HASTC. Lần 2 (07/04/2008): Nới biên độ mỗi sàn thêm 1%: HOSE 2% và HASTC 3%. Lần 3 (19/06/2008): Tiếp tục nới biên độ HOSE lên 3%, HASTC lên 4%. Lần 4 (18/08/2008): Trả lại biên độ cũ cho HOSE 5%, nới biên độ HASTC lên 7%. Trong 3 tháng, khối NĐT nước ngoài liên tục bán ròng cổ phiếu và trái phiếu trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Nếu trước đây, việc khối ngoại luôn đi ngược thị trường (mua vào khi thị trường giảm và bán ra khi thị trường tăng) sẽ góp phần cân bằng lại thị trường thì nay, khối ngoại liên tục bán ra bất kể thị trường tăng hay giảm. Trước tình hình thế giới lâm vào khủng hoảng chung, giá các cổ phiếu tại chính quốc trở nên rẻ hơn so với thị trường Việt Nam, các tổ chức nước ngoài có xu hướng bảo toàn vốn và rút về nước. Tính riêng 3 tháng cuối năm, khối ngoại bán ròng hơn 1730 tỷ đồng cổ phiếu và hơn 27000 tỷ đồng trái phiếu. Trước hành động bán ròng của khối ngoại, giới đầu tư trong nước cũng liên tục bán ra cổ phiếu khiến VN-Index xuống 286,87 điểm ngày 10/12/2008. Một sự kiện thú vị được phát hiện trong cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu là lần đầu tiên TTCK VN có diễn biến cùng chiều với TTCK Mỹ trong một thời gian khá dài kể từ ngày 15/09/2008. NĐT VN thay vì nhìn vào báo cáo tài chính, chỉ số VN-Index đã chuyển sang quan tâm đặc biệt đến diễn biến lên xuống của chỉ số chứng khoán Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu. Hiện tượng “Mỹ hóa” TTCK này được giải thích là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ có ảnh hưởng lớn đến các TTCK toàn cầu, trong đó có VN, nhất là trong bối cảnh VN đã gia nhập WTO. Thị trường trái phiếu chuyên biệt chính thức đi vào hoạt động ngày 02/06/2008 đã thể hiện rõ tầm quan trọng của mình với khối lượng và giá trị giao dịch luôn chiếm từ 50% tổng giao dịch của HASTC trở lên. Trái phiếu chính phủ là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Trong 3 năm qua, tỷ lệ lãi trái phiếu chính phủ VN luôn cao hơn mặt bằng quốc tế. Do vậy trái phiếu Chính phủ VN đã thu hút được sự quan tâm của nhiều NĐT nước ngoài, đặc biệt là các quỹ đầu tư trái phiếu quốc tế. Bên cạnh đó, thị trường UPCOM đã có khung pháp lý. Ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế Tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết (gọi tắt là thị trường UPCOM) của TTGDCK Hà Nội HaSTC. Việc khởi động thị trường UPCOM được kỳ vọng sẽ từng bước thu hẹp thị trường tự do, nâng cao tính minh bạch, công khai và an toàn trong các giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, việc vận hành thị trường đăng ký giao dịch vẫn gặp trở ngại lớn trong việc xác định tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài. TTCK VN năm 2009 Nếu như năm 2008 được coi là một năm rất đáng quên khi các chỉ số liên tục sụt giảm thì bước sang năm 2009, TTCK VN đã có sự phục hồi tương đối ấn tượng, để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển của TTCK. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập: phiên giao dịch ngày 24/02/2009, VN-Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm. Tuy nhiên, bước sang tháng 03/2009, các NĐT đã lấy lại được niềm tin khi TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11/2008: VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30/06/2009, VN-Index đã tăng 132,67 điểm (42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm 2008. Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10/06 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu. Từ tháng 8 đến tháng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập. Ngày 22/10, TTCK vươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm. Đây cũng là mức cao nhất của thị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ ngày 14/03/2008. Trong khoảng thời gian này, thanh khoản liên tục đạt kỷ lục trên cả hai sàn. Đối với sàn HOSE, phiên giao dịch ngày 23/10 được coi là "siêu thanh khoản" khi lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay cả về khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 6,414 nghìn tỷ đồng; sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng cùng 3,04 nghìn tỷ đồng được giải ngân. TTCK tăng trưởng mạnh mẽ, nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục hồi nhanh nhất châu Á. Diễn biến của VN-Index trong năm 2009 N Nguồn: FPTS Năm 2009 cũng để lại những ấn tượng mạnh mẽ về các dòng vốn vào - ra thị trường. Các chuyên gia đều lên tiếng khẳng định: một trong những nguyên nhân khiến thị trường "nóng" là do khối các CTCK "tung" các đòn bẩy tài chính hỗ trợ NĐT. Khảo sát tại các CTCK mới hay, kể từ khi chứng khoán hồi phục, nhằm gia tăng lợi nhuận, hầu hết CTCK đều phối hợp với một hay một vài đối tác tài chính để hỗ trợ vốn cho các NĐT. Tại một số CTCK, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy có thể đạt 100-200%. Hình thức hỗ trợ rất đa dạng và thông thoáng, NĐT vốn ít thì được cầm cố từ 40-70% giá trị tiền hay cổ phiếu trong tài khoản để mua tiếp cổ phiếu. Hàng nghìn NĐT đã liên tiếp quay vòng đồng tiền bằng vay mượn nhằm gia tăng lợi nhuận khiến sức cầu được khuếch đại lớn gấp nhiều lần thực lực. Nguồn lực từ các đòn bẩy tài chính đã khiến thị trường liên tiếp thiết lập các kỷ lục về thanh khoản nhưng kèm theo đó là những nỗi lo ngày càng lớn dần. Cuối tháng 06/2009, UBCKNN đã phải lên tiếng yêu cầu các CTCK thực hiện nghiêm túc các quy định, đồng thời ngừng ký các hợp đồng repo mới. Tác động từ văn bản của UBCKNN đã giúp giảm rủi ro trên TTCK nhờ hạn chế được những dòng tiền ngắn hạn theo kiểu T +, từ đó NĐT bớt lo lắng với các dòng tiền nợ, làm cho tính ổn định của thị trường tăng lên. Chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng và gói kích thích kinh tế năm 2009 của Chính phủ là động lực chính để TTCK phục hồi. Tuy nhiên, do những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, nguy cơ lạm phát và nợ Chính phủ gia tăng nên trong hai tháng cuối năm 2009, chính sách tiền tệ bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt. Hơn nữa, từ nửa cuối tháng 10/2009, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng phải chấm dứt cho vay chứng khoán. Theo ước tính của các chuyên gia, có tới 20-50% dòng tiền trên TTCK đến từ nguồn vốn kích thích kinh tế (đòn bẩy tài chính). Cầu trên TTCK đã chịu tác động mạnh từ những điều chỉnh trên và dẫn tới tính thanh khoản của thị trường giảm sút. Thực tế cho thấy, những tác động thực đến luồng tiền vào TTCK cũng như những tác động tâm lý thái quá đã khiến các chỉ số chứng khoán rơi vào chu kỳ giảm điểm từ tháng 11 cho đến cuối năm. Tính từ đỉnh cao xác lập trong năm thì VN-Index đã mất khoảng 30% về điểm số. Trong báo cáo Vietnam Monitor mới ra về tình hình kinh tế và thị trường tài chính - chứng khoán của Việt Nam, Ngân hàng HSBC cũng cho rằng TTCK Việt Nam gần đây đã "hụt hơi" so với các thị trường ở châu Á (hoạt động kém thứ hai trong quý IV ở khu vực châu Á). Những sự kiện nổi bật TTCK 2009: 1. Cuối tháng 10/2009, giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam bằng 55% GDP, là mức cao nhất trong năm 2009 và cao gấp gần 3 lần so với mức vốn hóa TTCK vào cuối năm 2008. Nguyên nhân là do có nhiều DN lớn lên sàn, giá cổ phiếu tăng mạnh và vốn hóa thị trường năm 2009 được tính thêm cả quy mô thị trường UPCOM. Tính riêng 5 "đại gia" tham gia TTCK năm 2009 là Tập đoàn Bảo Việt, Vietcombank, Eximbank, Vietinbank và Masan đã đóng góp trên 150.000 tỷ đồng giá trị vốn hóa cho toàn TTCK, bằng khoảng 1/3 quy mô thị trường. Tính đến hết năm 2009, tổng giá trị vốn hóa thị trường giảm nhẹ, bằng khoảng 48% GDP (năm 2008), do tác động của việc giá cổ phiếu trên cả 3 sàn (HOSE, HNX, UPCOM) giảm so với đỉnh của năm hồi tháng 10. Dù vậy, quy mô vốn hóa TTCK hiện nay vẫn vượt xa con số kế hoạch phát triển TTCK đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khi mức vốn hóa yêu cầu đạt được đến năm 2010 là 10% GDP. 2. Lần đầu tiên trong lịch sử 9 năm hoạt động của TTCK Việt Nam xuất hiện hiện tượng CTCK cho NĐT bán chứng khoán trước khi về tài khoản. Hiện tượng này lúc đầu xuất hiện tại một số ít CTCK, sau đó đã diễn ra tràn lan, gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Qua các đợt kiểm tra định kỳ, UBCKNN đã phát hiện nhiều CTCK cho khách hàng bán chứng khoán ngày T+2, T+3, cá biệt có công ty cho bán ngày T+1. Để lập lại trật tự thị trường, ngày 24/11, UBCKNN đã ra công văn yêu cầu các CTCK kể từ ngày 1/12/2009 phải chấm dứt việc cho phép khách hàng bán chứng khoán trước ngày T+4 hoặc cho khách hàng vay chứng khoán để bán. Cùng với việc siết lại kỷ cương thị trường, UBCKNN cũng đã xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn giao dịch trên TTCK với quy định mới, cho phép NĐT được bán chứng khoán ngày T+2, thay vì phải chờ đến T+4 như hiện nay. Dự thảo này đang được Bộ Tài chính xem xét, dự kiến sẽ được ban hành vào đầu năm 2010. 3. Ngày 12/01/2009, HOSE chính thức triển khai giao dịch trực tuyến. Theo đó, lệnh giao dịch của NĐT được CTCK truyền thẳng vào hệ thống của Sở mà không cần qua đại diện sàn. Sự nâng cấp giao dịch này được ví như từ "đi xe đạp" chuyển sang "dùng xe hơi" khi tốc độ truyền lệnh từ CTCK vào Sở đạt 220 lệnh/giây so với 8 - 10 giây/lệnh trước đó và không quá 1 giây để NĐT biết được lệnh đã khớp. Chuyển sang giao dịch trực tuyến là sự chuyển biến căn bản về chất lượng giao dịch trên HOSE, là yếu tố quyết định đến việc nâng cao tính thanh khoản trên thị trường. 4. Nhiều DN được giảm, giãn thuế và hỗ trợ lãi suất 4%/năm. Trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, ngày 23/1, Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ lãi suất 4%/năm trong thời hạn 8 tháng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh. Trước đó, ngày 13/1, Bộ Tài chính cùng lúc ban hành 3 thông tư hướng dẫn việc thực hiện giãn, giảm và hoàn thuế cho DN. Theo đó, các DN vừa và nhỏ được giảm 30% số thuế thu nhập DN phải nộp của quý IV/2008 và cả năm 2009, đồng thời được giãn nộp thuế 9 tháng… Những chính sách hỗ trợ kịp thời trên đã góp phần giúp TTCK phục hồi kể từ cuối tháng 2, khi hoạt động của các DN liên tục có sự tiến triển. 5. Ngày 24/6, HNX chính thức ra mắt hoạt động theo mô hình Sở Giao dịch chứng khoán theo Quyết định số 01/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cũng trong ngày này, HNX khai trương vận hành thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM). Việc ra đời thị trường UPCOM nhằm thu hẹp TTCK tự do, tạo cơ hội giao dịch chứng khoán minh bạch, công khai cho công chúng đầu tư và cơ hội huy động vốn hiệu quả cho các công ty đại chúng. Trong ngày khai trương UPCOM, có 10 loại cổ phiếu được đưa vào giao dịch, cuối năm tăng lên 34 loại cổ phiếu. Theo thống kê sơ bộ, hiện cả nước có 4.000 DN thuộc diện công ty đại chúng, trong đó có 1.000 DN đã đăng ký thực hiện nghĩa vụ công ty đại chúng với UBCKNN. Đây là đối tượng DN tiềm năng cung cấp hàng hóa cho thị trường UPCOM. 6. Ngày 24/9, HNX chính thức đưa hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt vào hoạt động, khắc phục một số hạn chế của hệ thống giao dịch cũ. Hệ thống mới đã tách giao dịch trái phiếu ra khỏi giao dịch cổ phiếu; đưa thêm phương thức giao dịch mua bán lại (repo), giúp thông tin về tình hình cung cầu, giá trái phiếu và lãi suất trên thị trường thứ cấp chính xác hơn. Bên cạnh đó, thành viên được mở rộng từ CTCK sang ngân hàng thương mại nhằm tăng tính thanh khoản, phát triển hệ thống các nhà giao dịch, tăng tính hiệu quả của các đợt phát hành. Tính đến cuối năm, có 500 mã trái phiếu, trị giá trên 165.546 tỷ đồng được niêm yết; giá trị giao dịch kể từ ngày khai trương đạt gần 23.700 tỷ đồng. 7. Năm 2009 - năm đầu tiên DN phải soát xét báo cáo tài chính quý. Năm 2008, báo cáo tài chính quý của nhiều DN có sự thay đổi bất thường giữa các kỳ báo cáo, đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận quý IV, do pháp luật không yêu cầu phải kiểm toán, ảnh hưởng đến sự minh bạch của TTCK. Ngày 24/2/2009, UBCKNN đã có Công văn số 246/UBCK-QLPH yêu cầu các DN phải có công ty kiểm toán thực hiện soát xét báo cáo tài chính quý để kết quả kinh doanh được phản ánh chính xác, hợp lý. Quy định này được thực thi đã và đang góp phần làm thay đổi căn bản chất lượng các báo cáo kiểm toán của DN và chất lượng thông tin DN công bố ra thị trường. TTCK VN năm 2010 Nửa đầu năm 2010, thị trường biến động trong biên độ hẹp 480-550 điểm với tính thanh khoản ở mức trung bình. Tâm lý thận trọng của giới đầu tư cùng sự khan hiếm của dòng tiền chính là nguyên nhân làm cho thị trường đi ngang. Trong giai đoạn này, Chính phủ áp dụng những biện pháp nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và hạn chế cấp vốn cho các kênh như chứng khoán, bất động sản. Đồng thời, lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu thưởng tăng lên nhanh chóng làm cho dòng tiền trên thị trường càng trở nên khan hiếm. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, TTCK bước vào giai đoạn lao dốc khi cả hai chỉ số chứng khoán đều chạm mốc thấp nhất trong vòng 1 năm. Trong vòng 2 tháng, VN-Index mất hơn 16%. Từ cuối tháng 8, những bất ổn của nền kinh tế dần bộc lộ và đỉnh điểm là đầu tháng 11. Chính sách tiền tệ đột ngột thay đổi – thể hiện rõ quyết tâm kiềm chế lạm phát, giữa các ngân hàng có một cuộc chạy đua lãi suất. Tuy nhiên với TTCK, điều bất ngờ là sau một tuần rơi mạnh bởi biến động khó lường của tỷ giá cùng giá vàng trong và ngoài nước, thị trường đã hồi phục vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. Đây có thể coi là thành công của TTCK VN bởi đa phần các thị trường lớn trên thế giới đều mất điểm trong thời gian này. Kể từ khi TTCK VN đi vào hoạt động, hơn 10 năm thì 2010 là năm khối ngoại mua vào với số lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất. Theo thống kê, khối ngoại đã mua vào khoảng 840 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tổng giá trị mua ròng trên cả hai sàn từ đầu năm đã lên đến 16000 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2009 và chỉ đứng sau mức kỷ lục 24000 tỷ đồng của năm 2007. Thực tế, tổng giá trị mua vào của khối ngoại trong năm 2010 chỉ đạt 66% so với năm 2007 nhưng khối lượng cổ phiếu mua vào đạt trên 200%. Ngoài ra, giá mua trung bình tính theo giá cổ phiếu năm 2010 là 44000 đồng/cổ phiếu so với 48000 năm 2009 và 140000 năm 2007. Như vậy, có thể thấy giá trị cổ phiếu của khối ngoại mua vào năm 2010 thấp hơn nhiều so với những năm trước đây. Chính mức giá hấp dẫn này là động lực giúp cho khối ngoại tăng cường mua ròng trong năm 2010. Nguồn: FPTS Những sự kiện nổi bật trên TTCK năm 2010: 1. Tăng thời gian khớp lệnh liên tục ở sàn TP HCM, UPCOM chuyển sang khớp lệnh liên tục. Từ ngày 13/9, khớp lệnh liên tục trên sàn TP HCM tăng 30 phút. Bù lại, khớp lệnh định kỳ mở cửa và đóng cửa đều rút ngắn 15 phút. Động thái này có mục đích tạo điều kiện cho thanh khoản tốt hơn, NĐT có thêm thời gian quyết định mua bán ngay trong đợt mà cung cầu thị trường phản ánh chân thật nhất. Tuy nhiên, thực tế NĐT không mấy hồ hởi với cải tiến kỹ thuật này. Bởi thanh khoản vẫn lình xình, thậm chí giảm mạnh trong tháng 10 và chỉ mới khởi sắc lại ở tháng cuối năm. Đây cũng là năm ghi nhận nỗ lực hoàn thiện và tăng sức hút cho sàn UPCOM, khi thỏa thuận điện tử bị loại bỏ và thay bằng khớp lệnh liên tục, áp dụng từ 19/7. Thời gian mở cửa cùng lúc với Vn-Index lẫn HNX-Index, thay vì 10 giờ như trước đó. Tuy nhiên, thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết chỉ nổi sóng ngắn trước thời điểm chính thức chuyển sang phương thức thức mới. Bởi sau đó, diễn biến ở UPCOM khá lặng lẽ, mờ nhạt cho đến cuối năm, kể cả lúc thị trường niêm yết sôi sùng sục. 2. Năm đầu tiên áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với đầu tư chứng khoán. Thuế thu nhập từ chứng khoán bắt đầu thực hiện từ 1/1/2010, sau một năm hoãn để nhằm hỗ trợ thị trường sau khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái toàn cầu. Do còn lạ lẫm và cũng để dễ dàng trong hoạt động khấu trừ, nhiều người chọn cách nộp 0,1% trên giá trị chuyển nhượng từng lần, coi như dứt điểm việc đóng thuế sau mỗi lần bán ra, dù lời hay lỗ đi nữa. Trong khi đó, cách đóng 20% trên tổng lợi nhuận thu được, nếu lỗ sẽ được hoàn phần tạm trừ trong năm lại ít người chọn với lý do đầu tư không ai muốn vẽ ra kịch bản sẽ bị thua lỗ. Khi khả năng sinh lợi trên thị trường ít đi, khoản phí này khiến nhiều người tiếc rẻ. Chưa tới mức thay đổi quyết định mua bán, song khoản phát sinh mới có trong năm nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến NĐT thận trọng hơn mỗi khi giao dịch. Một số chuyên gia còn cho rằng, tới thời điểm này, nếu được cơ quan thuế cho chọn lại, sẽ có nhiều người đăng ký nộp 20% để lấy lại những khoản tiền đã mất do đầu tư năm nay chủ yếu thua lỗ. 3. Lần đầu tiên xử lý hình sự đối với tội danh làm giá chứng khoán Ngày 25/11/2010, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Dược Viễn Đông - do hành vi làm giá đối với 2 mã cổ phiếu là DVD và DHT. Tiếp sau ông Dũng, 3 đối tượng liên quan khác trong vụ việc cũng bị bắt, khởi tố. Trong 5 tháng ông Dũng và các đối tượng liên quan tiến hành làm giá, giá cổ phiếu DVD dao động trong khoảng 50.000-115.000 đồng trong khi cổ phiếu DHT cũng biến động trong khoảng 38.000-98.000 đồng một cổ phiếu. Đây là vụ làm giá chứng khoán đầu tiên bị khởi tố hình sự theo quy định tại Điều 181c Bộ luật Hình sự sửa đổi (có hiệu lực từ 1/1/2010). Động thái quyết liệt này của các cơ quan chức năng phần nào đã khiến các "đội lái" có dấu hiệu chùn tay trong giai đoạn cuối năm. Tuy nhiên, dư luận vẫn cho rằng chế tài pháp luật hiện chưa đủ mạnh để xử lý nạn làm giá, vốn trở nên quen thuộc trong năm 2010 với những "nghi án" như AAA, HCC, MKV, HTV, VTV, LTC... 4. Vốn ngoại ghi dấu ấn lớn Lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) ròng đổ vào chứng khoán Việt Nam trong năm 2010 đạt khoảng một tỷ USD, giúp khối ngoại duy trì trạng thái mua ròng kể từ đầu năm, trong đó lượng tiền chủ yếu tập trung vào sàn TP HCM (chiếm trên 90% vốn). Đây là mức mua ròng chỉ đứng thứ 2 sau kỷ lục hơn 1,5 tỷ USD của năm 2007. Diễn biến này cũng cho thấy sức hút của TTCK Việt Nam vẫn rất lớn đối với NĐT ngoại, cho dù đã phải chịu không ít thua thiệt do diễn biến thị trường trong năm qua (có quỹ đầu tư mất tới 80 triệu USD tài sản ròng sau 11 tháng). Bên cạnh việc mua trên thị trường niêm yết, NĐT ngoại cũng rất tích cực tham gia các đợt phát hành riêng lẻ, đấu giá cổ phần, mua cổ phiếu OTC... Chính sự tham gia sâu rộng này của khối ngoại đã trở thành lực đỡ lớn cho TTCK trong giai đoạn cuối năm. 5. M &A sôi động Đây cũng là năm ghi nhận nhiều thương vụ mua bán sáp nhập trên sàn chứng khoán. Hà Tiên 2 hủy niêm yết vào giữa năm để nhập làm một với HT1, KBC mua lại 100% vốn của SGT, NKD cùng Kido đồng thuận quy về một mối với KDC. Sóng ngầm M&A giữa các CTCK cũng nổi lên thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác ngoại. Đây được xem là điều tất yếu trong bối cảnh hàng loạt CTCK từ lớn tới nhỏ hoạt động khó khăn trong năm nay. Trong khi đó, hoạt động chào mua công khai cũng thu hút sự chú ý của thị trường, bởi các cặp đôi Hùng Vương - Agifish, Thành Thành Công - đường Ninh Hòa. Cuối năm, Thành Thành Công cùng một số đơn vị khác công bố mua lại hết toàn bộ 97 triệu cổ phần của Tập đoàn Boubon. Việc tìm tiếng nói chung để đi đến sáp nhập đã không dễ dàng gì, thì giai đoạn hậu M&A càng khó khăn hơn. Theo các chuyên gia, việc "kết duyên" này không phải 1+1 bằng 2, mà phải lớn hơn 2, khi đó mới có thể coi là thành công. 6. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán tiếp tục tăng Bất chấp diễn biến thị trường tương đối khó khăn, lượng doanh nghiệp niêm yết trên tại 2 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP HCM trong 12 tháng qua vẫn tăng khoản 6% so năm 2009. Cụ thể, HNX đón nhận thêm 105 mã chứng khoán mới, trong khi con số tương ứng tại HOSE là 51 mã. Việc doanh nghiệp tăng cường "lên sàn" là tín hiệu tốt, cho thấy sức hút từ việc huy động vốn theo kênh chứng khoán cũng như nhu cầu công khai, minh bạch hóa, đại chúng hóa hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy sự khó khăn trong việc vay vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm qua, khi lãi suất ngân hàng tăng cao trở lại. Giải pháp nâng cao hoạt động dịch vụ chứng khoán của VN Khi Việt Nam thực hiện hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng lại mở ra những vận hội lớn cho tăng trưởng xuất nhập khẩu, tăng đầu tư, tăng chu chuyển vốn, từ đó có điều kiện cho TTCK phát triển. TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế. Vì vậy, sự phát triển của TTCK một cách ổn định sẽ là tác nhân quan trọng không chỉ cho sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng mà đối với cả nền kinh tế nói chung. Sau đây là một số giải pháp cơ bản: Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật Chứng khoán 2006 (đã có hiệu lực từ 1/1/2007) theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt Nam, nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Có thể nói, TTCK không thể vận hành và phát triển mạnh nếu không có một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của TTCK. Thông thường, TTCK ở mỗi nước có bước phát triển từ thấp đến cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô vừa và lớn, do vậy luật pháp cũng phải thay đổi để phù hợp với tiến trình phát triển của TTCK. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của TTCK đối với sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia. TTCK phản ánh rõ nét nhất các qui luật của nền kinh tế thị trường. TTCK được ví như chiếc nhiệt kế để đó “nhiệt độ” của nền kinh tế. Sự tăng trưởng của nền kinh tế được đánh giá qua chỉ số giá chứng khoán của TTCK. Thêm vào đó, TTCK là một loại thị trường hàng hóa đặc biệt, hoạt động rất nhạy cảm, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, đại diện cho những nhóm quyền lợi khác nhau (quyền lợi của NĐT, của chủ thể phát hành, niêm yết, chủ thể kinh doanh chứng khoán). Để dung hòa được lợi ích của những chủ thể này là điều không đơn giản. Thiên chức của pháp luật là phải điều chỉnh các quan hệ trên thị trường sao cho đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT, tạo sự minh bạch trong hoạt động mua bán chứng khoán, sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của các CTCK, trong hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết, trên cơ sở đó tạo đà cho sự phát triển của TTCK. Chính vì vậy, Nhà nước phải ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động trên TTCK, nhằm hạn chế các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trên thị trường này và bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của NĐT. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu quản lý TTCK do IOSCO (tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán) khuyến nghị là “bảo vệ nhà đầu tư”. Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng, nhu cầu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về TTCK ở Việt Nam được lý giải bởi những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về chứng khoán và TTCK. Tóm lại, một TTCK chỉ có thể phát triển lành mạnh khi nó được hoạt động trong một môi trường pháp lý, kinh tế, tài chính phù hợp. Điều này đòi hỏi phải từng bước hoàn thiện pháp luật về TTCK. Ngoài ra còn có Nghị định 75/1996/NĐ-CP về việc thành lập UBCKNN , nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK. Hai là, tiếp tục phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn), tạo điều kiện tốt và thông thoáng hơn theo các cam kết khi gia nhập WTO cho việc phát triển các nhà đầu tư là doanh nghiệp, các định chế tài chính trung gian và các tổ chức phụ trợ trên thị trường, song phải đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới, có nghĩa là phải năng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và kiểm tra kiểm soát nội bộ. Bởi vì thị trường tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và ổn định kinh tế-xã hội hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội. Theo đó, tài chính phải thực hiện hiệu quả chức năng huy động và phân phối các nguồn lực sản xuất trong xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Có như thế thì thị trường tài chính mới vững bền. Ba là, nâng cao năng lực hoạt động của TTCK trên cơ sở hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, trước hết là ở các TTGDCK và các NĐT là doanh nghiệp. Đồng thời với việc này là tăng cường tính công khai và minh bạch của TTCK từ việc công bố thông tin, cáo bạch, báo cáo hoạt động của các NĐT là doanh nghiệp và các định chế liên quan khác . Cụ thể: -Hệ thống thông tin tại các cơ sở giao dịch cần được hiện đại hóa ngay từ đầu, nhất là đối với các xử lý giao dịch trên sàn. Phải luôn chú ý đến vấn đề trang thiết bị phục vụ việc giao dịch tại TTGDCK. Các thiết bị không nên quá giản tiện, vì như thế sẽ rất khó hiện đại hóa, khi quy mô TTCK phát triển. Song, không chỉ vì hiện đại hóa thuần túy mà xây dựng hệ thống trang thiết bị quá cầu kỳ. Chúng ta cần chú trọng đến trạng thái mở để khi khối lượng giao dịch tăng lên có thể nâng cấp, mở rộng công suất xử lý của hệ thống. Cách làm như vậy sẽ cho phép tiết kiệm được các chi phí ban đầu, đồng thời vẫn bảo tính liên tục của hệ thống khi TTCK phát triển. -Nên có một chiến lược phát triển hệ thống thông tin từ phía UBCKNN. Vì vậy, hệ thống thông tin có sự thông suốt đồng bộ thông tin giữa các sở giao dịch và với toàn bộ thị trường, chất lượng thông tin đầu ra có độ tin cậy cao. -Cần chú ý đến vấn đề mạng truyền thông giữa các bộ phận thị trường. Thông tin trên TTCK cần phải thông suốt và có sự thống nhất. -Khuyến khích hoạt động của các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, nhất là khi TTCK phát triển, có thị trường phi tập trung. Bốn là, chú trọng đào tạo cho đội ngũ những nhà quản lí, những người tham gia kinh doanh chứng khoán, và các NĐT. Bởi vì nguồn nhân sự của Việt Nam hiện nay dồi giàu nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản trị, kỹ năng giải quyết, quán đoán trong công việc, đặc biệt là trong lĩnh vực chứng khoán. Bên cạnh đó cũng đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực chứng khoán cho những người tham gia chứng khoán và những NĐT nhằm giúp cho việc đầu tư có hiệu quả và có những hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực chứng khoán. Do đó, việc đào tạo là hết sức quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng TTCK. Đi đôi với việc này là tăng cường tuyên truyền để nhiều người cùng biết và định hướng đúng đắn cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư kiểu phong trào. Năm là, tăng cường hoạt động giám sát đối với TTCK nhằm giảm thiểu rủi ro, cảnh báo và ngăn chặn sớm sự đổ vỡ của các NĐT. Cần chú trọng tăng cường thanh tra giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại để hạn chế tác động tiêu cực liên quan đến TTCK như: - Chấn chỉnh việc cho vay của ngân hàng thương mại đối với CTCK để kinh doanh trên TTCK, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động của các công ty này theo các quy định hiện hành về kinh doanh chứng khoán. - Chú trọng giám sát nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của TTCK, chống NĐT nước ngoài thao túng thị trường, đảm bảo tính công khai và minh bạch trong hoạt động của các CTCK và các định chế trung gian. - Tiến tới thành lập cơ quan giám sát thị trường tài chính (sau năm 2010) để thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm an toàn cho toàn bộ thị trường tài chính trên cơ sở phát triển của TTCK, hệ thống ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bsc. (2010, January 04). 10 sự kiện nổi bật trên TTCK năm 2009 . Retrieved from CafeF, B. b. (2010, December 21). 10 sự kiện nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2010. Retrieved from ĐỊNH, H. (2006, December 31). Sức nóng của thị trường chứng khoán 2006. Retrieved from ĐTCK. (2011, January 04). Sau 1/1/2011, TTCK có gì mới? Retrieved from Hà, H. (2010, January 24). “Thị trường chứng khoán Việt Nam đâu còn non trẻ nữa”. Retrieved from Hải, N. H. (10, August 2010). Những bài học trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Retrieved from Hải, N. (2007, December 29). Thị trường chứng khoán năm 2007: Một năm nhiều biến động. Retrieved from Hòe, H. (2010, May 29). CTCK 100% vốn ngoại sắp tới "giờ" vào Việt Nam. Retrieved from Luật Chứng Khoán. (2007). Việt Nam. Nghị định 14/2007/NĐ-CP. (2007). Việt Nam. Phương, H. (2008, October 01). Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc. Retrieved from Quyết định 121/2008/QĐ-BTC. (2008). Việt Nam. Quyết định 124/2008/QĐ-BTC. (2008). Việt Nam. Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg. (2009). Việt Nam. Tuấn, Đ. M. (2010, August 04). Tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam lình xình? Retrieved from V.Minh. (2010, August 11). Thị trường chứng khoán Việt nam sẽ bứt phá vào cuối quý IV/2010. Retrieved from VnExpress/SSC. (2010, January 23). Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 3 lần. Retrieved from XUÂN, H. (2011, March 17). Sơ bộ chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 2011-2020 . Retrieved from

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD021.doc