Đề tài Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

Tài liệu Đề tài Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn: DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang 1. Bảng 1 : Mô hình cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn………………………………………………………….11 2. Bảng 2: Sơ đồ công nghệ của Công ty xi măng Bỉm Sơn…………12 3. Bảng 3 :Điều kiện lao động của một số công việc………………..13 4. Bảng4 : Các yếu tố vi khí hậu tại các xưởng sản xuất…………….17 5. Bảng5 : Các yếu tố vật lý tại các phân xưởng sản xuất………….19 6. Bảng 6: Yếu tố bụi trong các xưởng sản xuất……………………21 7. Bảng 7: Yếu tố điện từ trờng trong các xưởng sản xuất………….22 8. Bảng 8: Yếu tố phóng xạ trong xưởng sản xuất………………...23 9. Bảng 9: Vị trí các điểm giám sát trong nhà máy…………………..41 LỜI NÓI ĐẦU Con người tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, giúp cho xã hội phát triển và tiến bộ. Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là sự bắt đầu cũng như kết thúc mọi hoạt động. Con người ngừng hoạt động, ngừng sản xuất đồng nghĩa với việc xã hội ngừng phát triển, ngừng hoạt động. Vì vậy làm thế nào để tạo ra một điều kiện lao độ...

docx54 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang 1. Bảng 1 : Mô hình cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn………………………………………………………….11 2. Bảng 2: Sơ đồ công nghệ của Công ty xi măng Bỉm Sơn…………12 3. Bảng 3 :Điều kiện lao động của một số công việc………………..13 4. Bảng4 : Các yếu tố vi khí hậu tại các xưởng sản xuất…………….17 5. Bảng5 : Các yếu tố vật lý tại các phân xưởng sản xuất………….19 6. Bảng 6: Yếu tố bụi trong các xưởng sản xuất……………………21 7. Bảng 7: Yếu tố điện từ trờng trong các xưởng sản xuất………….22 8. Bảng 8: Yếu tố phóng xạ trong xưởng sản xuất………………...23 9. Bảng 9: Vị trí các điểm giám sát trong nhà máy…………………..41 LỜI NÓI ĐẦU Con người tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, giúp cho xã hội phát triển và tiến bộ. Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là sự bắt đầu cũng như kết thúc mọi hoạt động. Con người ngừng hoạt động, ngừng sản xuất đồng nghĩa với việc xã hội ngừng phát triển, ngừng hoạt động. Vì vậy làm thế nào để tạo ra một điều kiện lao động phù hợp, tốt nhất với mọi người lao động là một điều quan trọng, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, người ta càng nhận ra được sự cần thiết của điều kiện lao động và vấn đề này đang là mối quan tâm lớn trong tất cả các ngành nghề, các quốc gia trên thế giới. Từ nhận thức trên và thực tế quá trình thực tập tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, tôi đã chọn đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp . Đề tài gồm ba chương: Chương I: Vai trò của cải thiện điều kiện lao động trong công ty Chương II: Thực trạng điều kiện lao động tại công ty Chương III: Phương hướng cải thiện điều kiện lao động trong công ty và giải pháp để cải thiện điều kiện lao động Chuyên đề được hoàn thành nhờ sự vận dụng kiến thức trong quá trình học tập; tiếp thu kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả và số liệu báo cáo của Công ty. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Công ty đã tiếp nhận tôi thực tập; cảm ơn sự giúp đỡ của toàn bộ cán bộ nhân viên trong phòng tổ chức lao động của Công ty trong quá trình tôi thực tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS. TS Vũ Thị Mai trong suốt quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: VAI TRÒ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 1.1.Khái niệm điều kiện lao động. Trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi đó là điều kiện lao động. Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. (Tài liệu tập huấn về bảo hộ lao động- Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) Như vậy điều kiện lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình lao động, vì vậy điều kiện lao động luôn luôn được quan tâm và cải thiện để theo kịp với đà phát triển của xã hội. Cải thiện điều kiện lao động là làm thế nào để đưa các yếu tố của điều kiện lao động vào trạng thái tốt nhất, tối ưu nhất để chúng không gây ảnh hưởng xấu đến người lao động và môi trường xung quanh. Ngược lại, chúng còn có tác động thúc đẩy củng cố sức khoẻ, nâng cao khả năng làm việc của người lao động. Cải thiện các điều kiện lao động có một ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức lao động khoa học. Điều kiện lao động thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các quá trình lao động. Cải thiện điều kiện lao động còn nâng cao hứng thú trong lao động; tạo điều kiện cho việc giáo dục tinh thần lao động cộng sản chủ nghĩa cho con người. Cải thiện điều kiện lao động là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.(giáo trình Tổ chức lao động khoa học- trang 189). 1.2. Các yếu tố điều kiện lao động Với cách hiểu như trên, chúng ta phải đánh giá các yếu tố biểu hiện của điều kiện lao động có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tính mạng con người. Điều đó có nghĩa là công cụ, phương tiện lao động có tiện nghi, thuận lợi, hoặc ngược lại có gây khó khăn nguy hiểm gì cho người lao động, đối tượng lao động với các thể loại đa dạng phong phú của nó, có ảnh hưởng tốt hay xấu, có an toàn hay gây nguy hiểm cho con người. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động, thậm chí còn làm thay đổi cả vai trò, vị trí của người lao động trong sản xuất. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại đều tác động lớn đến sức khỏe người lao động. Đánh giá, phân tích điều kiện lao động của bất kỳ một cơ sở, một ngành nghề sản xuất nào là phải tiến hành đánh giá phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của cả bốn yếu tố biểu hiện của nói trên. Không thể chỉ nhìn một mặt, một yếu tố nào đó mà vội kết luận điều kiện lao động đó là xấu hay tốt. Bên cạnh nhưng yếu tố nêu trên thì còn nhưng yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến người lao động là các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới tâm lý người lao động…Nói chung có hai nhóm yếu tố lao động: các yếu tố của sản xuất và các yếu tố liên quan đến sản xuất. 1.2.1 Các yếu tố của sản xuất Các yếu tố của sản xuất bao gồm: Yếu tố công cụ, phương tiện lao động: Tiện nghi thuận lợi thì tạo ra điều kiện lao động tốt hơn, công cụ lao động thô sơ thì tạo nên một điều kiện lao động không tốt thậm chí gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động Yêú tố đối tượng lao động: đối tượng lao động rất phong phú và đa dạng,các yếu tố ảnh hưởng xấu cho người lao động như dòng điện, hóa chất, vật liệu nổ… Quá trình công nghệ: Công nghệ hiện đại hay lạc hậu ảnh hưởng nhiều đến người lao động, điều kiện làm việc cải thiện hay không phụ thuộc lớn vào dây chuyền công nghệ. Môi trường lao động: ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe,tâm lý người lao động, vì vậy Công ty phải quan tâm điến việc cải thiện môi trường lao động 1.2.2. Các yếu tố liên quan đến sản xuất Có rất nhiều yếu tố liên quan đến sản xuất: - Các yếu tố kinh tế ,xã hội; quan hệ hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động -Bầu không khí tâm lý trong tập thể, tác phong của người lãnh đạo, khen thưởng và kỷ luật. - Điều kiện để thể hiện thái độ đối với người lao động, thi đua, phát huy sáng kiến . - Độ dài thời gian làm việc nghỉ ngơi. 1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến người lao động. Điều kiện lao động là một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến khả năng làm việc của người lao động. Khi một số yếu tố của điều kiện lao động được kéo dài thì có thể gây ra sự suy giảm khả năng lao động và gây ra mệt mỏi. Những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là: - Sự căng thẳng về thể lực: Khi làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ của mắt thì người lao động rất có thể gặp phải sự căng thẳng về thể lực nếu như phải làm việc trong thời gian dài, không được nghỉ ngơi… Một số công việc gây căng thẳng về thể lực: làm việc với máy vi tính… - Sự căng thẳng về thần kinh: Khi nhịp độ công việc quá nhanh hay chậm quá cũng dễ làm cho người lao động cảm thấy mệt mỏi, uể oải, dẫn đến hiệu quả làm việc bị giảm sút. Vì thế phải tạo ra một nhịp điệu công việc ổn định, phù hợp với người lao động. - Tư thế lao động: Tư thế lao động gò bó, không thoải mái tự nhiên sẽ làm cho người lao động không thoải mái trong khi làm việc, thao tác kém chính xác vì vậy ảnh hưởng không tốt đến năng suất lao động và sức khoẻ của người lao động. - Tính đơn điệu của lao động: Công việc mà mức độ lặp lại của các bước công việc cao thì gây ra sự đơn điêu nhàm chán đối với người lao động, dễ làm cho người lao động mất hứng thú trong lao động làm giảm năng suất lao động. - Vi khí hậu: Vi khí hậu là nhân tố thường gặp trong sản xuất có ảnh hưởng lớn tới khả năng làm việc và sức khoẻ của người lao động. Các yếu tố của vi khí hậu như: độ ẩm, nhiệt độ, sự lưu thông không khí…. Nhiệt độ: Các quá trình sản xuất được diễn ra ở nhưng nơi các nhiệt độ khác nhau. Có những quá trình sản xuất diễn ra ở nơi có nhiệt độ cao như: nấu quặng, luyện nhiệt…..ở những nơi làm việc này nhiệt lương toả ra môi trường là rất lớn. Nhưng có những quá trình sản xuất diễn ra trong điều kiện nhiệt độ thấp như sản xuất nước đá, thực phẩm….như vậy tuỳ theo môi trường sản xuất mà nhiệt độ trong khu vực sản xuất có thể có những chênh lệch đáng kể so với nhiệt độ của môi trường tự nhiên. Độ ẩm: là lượng hơi nước có trong một m3 không khí. Độ ẩm liên quan trực tiếp đến việc điều hoà thân nhiệt của người lao động trong quá trình lao động. Nơi làm việc có độ ẩm cao thì việc điều hoà thân nhiệt của người lao động ở đó khó khăn hơn vì mồ hôi khó bay hơi. Độ ẩm còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ngoài da. Sự lưu thông không khí: có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể con người. Nếu lưu thông không khí không tốt thì có thể dẫn đến: +Làm tăng các yếu tố hơi khí độc, bụi bẩn +Tạo cảm giác khó chịu cho người lao động làm cho hiệu quả làm việc giảm và năng suất lao động cũng giảm theo. - Sự ô nhiễm môi trường trong không khí: Môi trường bị ô nhiễm thì gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động -Tiếng ồn:Trong sản xuất công nghiệp, tiếng ồn là nhân tố phổ biến của điều kiện lao động.Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh hỗn độn gây cho con người những cảm giác khó chịu.Tiếng ồn ảnh hưởng rất lớn đến thính giác của người lao động. Chống lại tiếng ồn ngày nay không còn là một vấn đề lý luận mà đã trở thành một yêu cầu cấp bách của một số ngành sản xuất. - Rung động: Rung động xuất hiện chủ yếu do máy móc đang hoạt động gây ra. Mức độ rung động vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì gây ảnh hưởng đến thần kinh của người lao động. - Chiếu sáng: Ngày nay trong sản xuất, nhu cầu về chiếu sáng trong sản xuất ngày càng cao. Thị lực của con người phụ thuộc rất lớn về chiếu sáng: độ chiếu sáng tăng thì thị lực cũng tăng và độ ổn định của thị lực cũng lâu bền. Mặt khác thành phần quang phổ của nguồn ánh sáng cũng có tác dụng lớn đối với mắt. 1.4. Ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe, khả năng làm việc, năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động trong Công ty. Trong cuốn” Những nhân tố khích lệ công việc” xuất bản năm 1959 đã tổng kết thành quả công trình nghiên cứu của Frederick Hergberg. Frederick và đồng sự tiến hành điều tra trên 200 ký sư và nhân viên kỹ thuật của ngành công nghiệp ở Pittburg. Kết quả cho thấy, năm nhân tố khiến công nhân hài lòng thường là: Thành tích, sự khen gợi, bản thân công việc, trách nhiệm và sự tiến bộ. Điều chú ý là những nơi mà nhân viên cảm thấy hài lòng thường là những nơi có năm nhân tố đó, điều dễ làm cho cán bộ công nhân viên bất mãn cũng có năm nhân tố. Thời gian tác động của nó không dài và rất ít khi có khả năng trở thành nhân tố làm cho cán bộ công nhân viên hài lòng, kể cả trường hợp có đủ cá nhân tố ở mức độ cao; năm nhân tố đó là: chính sách và phương thức quản lý của công ty, sự giám sát của cầp trên, tiền lương, mối quan hệ giữa con người và điều kiện làm việc( Trích trang 266-267 trong “ Tinh hoa quản lý 25 tác giả và tác phẩm nổi tiếng nhất về quản lý trong thế kỷ XX- Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 2002.). Như vậy ở trên đã chỉ ra năm nhân tố làm cho cán bộ công nhân viên hài lòng và năm nhân tố làm cho cán bộ công nhân viên bất mãn theo quan điểm của Frederick Hergberg. Cảm giác hài lòng sẽ làm cho người lao động yêu thích công việc hơn, găn bó với công việc làm cho năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động tăng dẫn đến làm cho lợi ích của người lao động tăng điều đó làm cho họ trung thành hơn với công ty. Còn khi người lao động có cảm giác bất mãn thì họ sẽ không thể tập trung vào công việc , xuất hiện thái độ tiêu cực thâm chí có thể dẫn đến ngừng làm việc tập thể, đình công , bãi công… Điều đó làm ảnh hưởng xấu đến năng xuất lao động, hiệu quả làm việc, thậm chí làm ngừng trệ sản xuất khiến công ty ngừng làm việc tạm thời…Theo Frederick thì trái lại với cảm giác bất mãn là không bất mãn; hài lòng là không hài lòng. Muốn người lao động hài lòng trong công việc, công ty chỉ đáp ứng năm nhân tố làm cho cán bộ công nhân viên hài lòng theo Frederick là chưa đủ mà còn phải làm cho họ không có cảm giác bất mãn với công việc. Điều đó có nghĩa là công ty phải đáp ứng đủ năm nhân tố như trên theo quan điểm của Frederick trong đó có nhân tố điều kiện lao động. Thiếu một trong năm nhân tố cũng sẽ làm cho người lao động cảm thấy bất mãn. Vì vậy điều kiện lao động có vai trò quan trọng đối với người lao động, công ty. Điều kiện lao động tác động thuận chiều với năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động. Nếu điều kiện lao động tốt thì năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động tăng, nếu điều kiện lao động không tốt thì năng suất lao động, hiệu quả làm việc giảm( trong điều kiện đã đáp ứng đầy đủ các nhân tố khác). Để xét điều kiện lao động của công ty có tốt hay không tốt, thường dựa vào phân tích bốn yếu tố chủ yếu: công cụ, phương tiện lao động; đối tượng lao động; quy trình công nghệ; môi trường lao động. Người lao động là người sử dụng trực tiếp công cụ, phương tiện lao động; tiếp xúc trực tiếp với đối tượng lao động, quy trình công nghệ, môi trường lao động. Vì vậy điều kiện lao động ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe, năng suất lao động của người lao động. Điều kiện lao đông tốt thì không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động, năng suất lao động và ngược lại. Mỗi nhân tố khác nhau có mức độ tác động đến người lao động hiệu quả làm việc của người lao động khác nhau .Tuy nhiên chúng lại có sự kết hợp tương tác lẫn nhau dẫn đến các tác động chung đến sức khoẻ ,năng suất lao động của người lao động mà gọi chung là tác động của điều kiện lao động đến người lao động . Tác động của điều kiện lao động được phân ra làm hai loại : Loại tác động tao ra các điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình lao động. Tức là khi các yếu tố của điều kiện lao động được đáp ứng ở mức tốt nhất, tói ưu nhất thì chúng sẽ tạo ra sự thuận lợi trong quá trình lao động như: không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động, tăng hiệu quả làm việc, tạo ra hứng thú làm việc và động lực để người lao động hoàn thành nhiệm vụ. Loại tác đông tạo ra điều kiện không thuận lợi: Khi các yếu tố của điều kiện lao động không được đáp ứng ở mức tối ưu hoặc không được đáp ứng một cách đồng bộ, chỉ quan tâm yếu tố này mà bỏ qua yêua tố khác thì dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến người lao động: nguy hiểm đến sức khoẻ, khả năng làm việc, làm cho người lao động mất hứng thú trong công việc, làm việc với tinh thần uể oải, mệt mỏi… Để khắc phục được những ảnh hưởng không tốt tới người lao động thì các doanh nghiệp , Công ty cần phải luôn luôn quan tâm tới việc cải thiện điều kiện lao động Như vậy có thể khẳng định rằng việc cải thiện điều kiện lao động mang một ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện sức khoẻ, năng suất lao động và khả năng làm việc của người lao động. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN . Khái quát về hoạt động của Công ty Công ty xi măng Bỉm Sơn thành lập theo quyết định số 366/BXD-TCLĐ ngày 12/8/1993 của bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Công ty kinh doanh xi măng- vật tư xây dựng(Công ty cung ứng vật liệu xây dựng số 4 cũ). Công ty chuyển tổ chức hoạt động sang thành Công ty cổ phần và chính thức chuyển đổi hoạt dộng theo mô hình này từ 01/5/2006 theo quyết định số 456/QĐ-BXD ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Mô hình cơ cấu tổ chức của nhà máy là theo mô hình cơ cấu trực tuyến Bảng 1 : Mô hình cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu xi măng, Clinker và sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác; với các sản phẩm: xi măng Pôclăng PC40, PC50; xi măng Pôclăng hỗn hợp PCB 30, PCB 40; Clinker. Hiện nay Công ty đang sản xuất xi măng theo hai dây chuyền công nghệ: -Dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt: với công suất thiết kế 0,6 triệu tấn xi măng/ năm được khởi công xây dựng từ năm 1977 với công nghệ sản xuất và thiết bị động bộ do Liên Xô cung cấp, được hoàn thành và đưa vào sản xuất năm 1982 - Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nhà máy, nâng cao công suất nhà máy đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng, ngày 13/1/2001 Công ty đã khởi công xây dựng cải tạo hiện đại hóa dây chuyền số II từ sản xuất xi măng theo phương pháp ướt sang sản xuất xi măng theo phương pháp khô công nghệ hiện đại của Nhật Bản nâng công suất từ 0,6 triệu tấn xi măng / năm lên 1,2 triệu tấn xi măng/ năm, đưa sản lượng của Công ty lên 1,8 triệu tấn xi măng/ năm. Hiện tại Công ty đang xây dựng một dây chuyền mới sản xuất xi măng theo phương pháp khô công suất 2 triệu tấn xi măng/ năm dự kiến quý II năm 2009 đưa vào sử dụng. Sơ đồ dây chuyền công nghệ Bảng 2: Sơ đồ công nghệ của Công ty xi măng Bỉm Sơn Thực trạng điều kiện lao động trong Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 2.2.1Thực trạng điều kiện lao động của lao động sản xuất Thời gian nghỉ ngơi của người lao động sản xuất được quy định như sau: Ca 1: từ 06 giờ đến 14 giờ Ca 2: từ 14 giờ đến 22 giờ Ca 3: từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau Thời gian nghỉ giữa ca là 30 phút 2.2.1.1 Đặc điểm điều kiện lao động của một số công việc sản xuất Sản xuất xi măng là một nghề độc hại và nguy hiểm. Đây là một ngành nghề mà có nhiều công việc nặng nhọc được nhà nước quy định. Dưới đây là một số công việc người lao động sản xuất thường xuyên thực hiện và điều kiện làm việc của nó Bảng3: Điều kiện lao động của một số công việc STT Tên công việc Đặc điểm về điều kiện lao động của công việc Điều kiện lao động loại IV 1 Vệ sinh công nghiệp đầu lò nung Công việc thủ công nặng nhọc chịu ảnh hưởng của nóng bụi nhiều 2 Vận chuyển xi măng bằng xe cầy Lao động thủ công nặng nhọc, nóng, bụi 3 Bốc, dỡ xỉ than, thạch cao Công việc thủ công nặng nhọc, làm việc ngoài trời, bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần 4 Gia công nguyên liệu sản xuất xi măng lò đứng Công việc thủ công nặng nhọc, làm việc ngoài trời, bụi than vượt tiêu chuẩn cho phếp nhiều lần 5 Sửa chữa các thiết bị sản xuất xi măng trong các phân xưởng sản xuất chính Công việc nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, ồn, nóng, bụi nhiều 6 Vệ sinh công nghiệp trong các phân xưởng chính Công việc thủ công nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, ồn, nóng, bụi nhiều 7 Vệ sinh Clinker trong sản xuất xi măng lò đứng Công việc thủ công nặng nhọc, môi trường làm việc nóng bụi 8 Vận hành lò quay nung Clinker Làm việc trong điều kiện nóng bụi ồn 9 Vận hành máy xúc Clinker trong kho Công việc nặng nhọc chịu tác động của ồn và bụi nhiều 10 Vận hành máy cyclon trao đổi nhiệt Công việc thủ công, nặng nhọc, nóng, bụi 11 Chọc xilô xi măng Công việc thủ công, nặng nhọc, bụi, ồn 12 Đóng bao xi măng bằng máy 4 vòi bán tự động Công việc rất nặng nhọc, nóng, tư thế làm việc rất gò bó, chụi tác động của ồn, bụi vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần 13 Vận hành cần trục, cầu giải kho nguyên liệu Tiếp xúc thường xuyên với ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần 14 Vận hành băng cân định lượng Clinker Đi lại nhiều ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao 15 Vận hành thiết bị lọc bụi điện, lọc bụi tay áo Làm việc trên sàn cao, đi lại nhiều ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao 16 Pha khoáng máy nghiền bùn Công việc nặng nhọc ảnh hưởng của bụi và ồn rất cao 17 Bôi trơn lò nung Cliker Đi lại nhiều, tư thế gò bó, ảnh hưởng của nhiệt độ cao và bụi 18 Vận hành lò nung Clinker tự động Phải đi lại nhiều ảnh hưởng của nhiệt độ cao và bụi 19 Vận hành băng tải xỉ, bunker xỉ,đát đá Công việc nặng nhọc, đi lại nhiều ảnh hưởng của ồn và bụi 20 Vận hành buồng đốt Tiếp xúc với nóng, bụi nhiều và ồn cao 21 Bơm buồng Tiếp xúc với nóng, ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần 22 Vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng ảnh hưởng của nóng bụi và ồn rất cao 23 Vận hành gầu nâng Đi lại nhiều ảnh hưởng của nồng độ bụi cao 24 Đốt lửa máy sấy nhà than Công việc nặng nhọc chịu ảnh hưởng của nóng bụi nhiều và CO2 Điều kiện lao động loai V 1 Cào, rửa gầm máy nghiền bùn Công việc nặng nhọc, thủ công, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, thường xuyên ngâm mình dưới nước bẩn 2 Vận hành máy đập hàm. máy đập búa Tiếp xúc với tiếng ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần 3 Xúc Clinker gầm lò nung Công việc thủ công rất nặng nhọc, nơi làm việc rất nóng, ồn, nồng độ bụi rất cao 4 Quay van nóc lò Làm việc trên sàn cao, rất nóng, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiêu lần Nguồn: Các quy định pháp luật về an toàn lao động vệ sinh lao động, 2004 2.2.1.2 Đặc điểm của môi trường lao động Trong quá trình làm việc, người lao động sản xuất tại Công ty xi măng Bỉm Sơn thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ, năng suất lao động. Các yếu tố này xuất hiện trong quá trình làm việc, do máy móc thiết bị và do đặc trưng của ngành nghề. Thời gian tiếp xúc càng dài thì người lao động càng bị ảnh hưởng, thậm chí gây nên bệnh nghề nghiệp. Công ty xi măng Bỉm Sơn, trụ sở chính đặt tại Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là một nơi có đièu kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao, mùa đông trời lạnh . Vì vậy người lao động nói chung và người lao động trong Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn nói riêng phải tiếp xúc với điều kiện vi khí hậu ảnh hưởng không thuận lợi. Tiếng ồn, rung động, bụi là những yếu tố mà người lao động thường xuyên tiếp xúc vì đấy là đặc điểm của ngành sản xuất xi măng. Dưới đây là một số số liệu về vi khí hậu và các yếu tố ảnh hưởng đến người lao động trong quá trình làm việc. ( Kết quả đo là số liệu của lần kiểm tra môi trường lao động từ ngày 10/7 đến ngày 21/7/2006 do bệnh viện Bộ Xây Dựng tiến hành) Các yếu tố vi khí hậu Bảng4: Các yếu tố vi khí hậu tại các xưởng sản xuất Nhiệt độ (oC) Độ ẩm(%) Tốc độ gió(m/s) Tiêu chuẩn cho phép <34 0C mùa hè <80 0,2 < v < 2 Số TT Vị trí đo Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS 1 Xưởng mỏ 4 3 7 0 6 1 2 Xưởng tạo nguyên liệu 31 1 15 19 25 9 3 Xưởng lò nung 23 9 20 12 30 2 4 Xưởng nghiền xi măng 21 6 16 11 18 9 5 Xưởng đóng bao 23 3 23 5 26 0 6 Xưởng điện 12 0 12 0 12 0 7 Xưởng ôtô 6 1 7 0 7 0 8 Xưởng cơ khí 0 11 11 0 11 0 9 Xưởng cấp thoát nước- nén khí 4 3 4 3 4 3 10 Phòng thí nghiệm- KCS 8 0 8 0 8 0 11 Xưởng sửa chữa công trình 0 3 3 0 3 0 Nguồn: Kết quả kiểm tra môi trường lao động của Công ty,2006 Hầu hết các xưởng sản xuất dều được Công ty lắp đặt hệ thống hống nóng và yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt của địa bàn kết hợp với một số công việc người lao động phải làm việc ngoài trời như khoan đá, nổ mìn, bốc vác…chụi ảnh hưởng hoàn toàn của yếu tố vi khí hậu nên yếu tố vi khí hậu không đạt tiêu chuẩn cho phép vẫn còn; đặc biệt là ở các xưởng lò nung, nghiền xi măng, cơ khí. Yếu tố vi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc và sức khoẻ của công nhân. Khi làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng thì các hệ thống của cơ thể như: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp… đều phải tăng cường hoạt động để chống nóng, đảm bảo cho cơ thể giữ được ở một nhiệt độ thích hợp. Nếu sự cố kéo dài và có hệ thống sẽ gây trạng thái bệnh. Làm việc trong điều kiện vi khí hâu nóng đối với lao động chân tay thì tốc độ phản xạ và sự chú ý giảm sút, sự phối hợp các cử động kém chính xác nên tai nạn lao động dễ sảy ra, năng suất lao động thấp, cơ thể mệt mỏi, sút cân.Vi khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao thì công nhân có thể bị say nóng hoặc say nắng. Vì vây Công ty cần có những biện pháp để chống lai các tác hại xấu do vi khí hậu gây ra cho người lao động. Các yếu tố vật lý Bảng 5: Các yếu tố vật lý tại các phân xưởng sản xuất Ánh sáng( Lux) Tiếng ồn (dBA) Tiêu chuẩn cho phép > 60 < 85 Số TT Vị trí đo Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS 1 Xưởng mỏ 7 0 6 1 2 Xưởng tạo nguyên liệu 26 8 17 17 3 Xưởng lò nung 26 6 24 8 4 Xưởng nghiền xi măng 19 8 13 14 5 Xưởng đóng bao 23 2 24 2 6 Xưởng điện 12 0 12 0 7 Xưởng ôtô 7 0 5 2 8 Xưởng cơ khí 11 0 11 0 9 Xưởng cấp thoát nước- nén khí 7 0 5 2 10 Phòng thí nghiệm- KCS 8 0 7 1 11 Xưởng sửa chữa công trình 3 0 0 3 Nguồn: Kết quả kiểm tra môi trường lao động của Công ty,2006 Nhận xét Ánh sáng.: Hâù hết các xưởng sản xuất có ánh sáng đạt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ có một số mẫu đo ở xưởng tạo nguyên liệu, xưởng lò nung, xưởng nhiền xi măng, xưởng đóng bao là không đạt tiêu chuẩn cho phép. Ở các xưởng có mẫu không đạt tiêu chuẩn do chúng được xây dựng cách đây một thời gian dài, qua quá trình hoạt động lâu năm thì bị bụi bám và hệ thống chiếu sáng bị cũ, hỏng. Chiếu sáng trong sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, thị lực và an toàn lao động của người lao động.ở những nơi ánh sáng không đủ thì ảnh hưởng xấu đến người lao động đặc biệt là thị lực của người lao động, gây khó khăn trong thực hiện thao tác của quá tình lao động như vậy dẫn đến hiệu quả làm việc của người lao động bị giảm sút.Vì vây Công ty cần phải có những biện pháp hợp lý để tạo ra nguộn chiếu sáng thích hợp. Tiếng ồn: Ở yếu tố tiếng ồn thì chỉ có xưởng điện và xưởng cơ khí là có mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép còn lại tất cả những xưởng khác đều có mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép. Tiếng ồn phát ra do máy móc hoạt động. Người lao động làm việc trong điều kiện tiếng ồn thì khó tập trung tư tưởng, lâu dần sẽ đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ăn không ngon, có hiện tượng cảm giác không chính xác có thể dẫn tới bệnh thần kinh. Người lao động làm việc lâu trong điều kiện tiếng ồn thì tỷ lệ đau dạ dầy là khá cao. Ngoài ra tiếng ồn còn có thể làm tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao. Điều rõ nhất là tiếng ồn làm giảm năng suất lao động của người lao động. Tác hại lớn nhất của tiếng ồn là đối với cơ quan thính giác. Người lao động lâu năm trong nhà máy xi măng Bỉm Sơn thường gặp phải bệnh điếc nghề nghiệp thể nhẹ và thể vừa. Để khắc phục được tiếng ồn thì Công ty phải có những biện pháp phòng chống bằng phòng hộ cá nhân hay sử dụng các biện pháp kỹ thuật. C.Bụi các loại Bảng 6: Yếu tố bụi trong các xưởng sản xuất Nồng độ bụi Nồng độ bụi hô hấp Hàm lượng bụi silíc Tiêu chuẩn cho phép < 6 < 4 Số TT Vị trí đo Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS Mẫu đạt TCVS Mẫu không đạt TCVS 1 Xưởng mỏ 17 4 8 0 5 2 Xưởng tạo nguyên liệu 62 6 64 4 30 3 Xưởng lò nung 64 0 64 0 30 4 Xưởng nghiền xi măng 38 10 48 6 26 5 Xưởng đóng bao 20 32 2 32 12 6 Xưởng điện 24 0 24 0 4 7 Xưởng ôtô 14 0 14 0 4 8 Xưởng cơ khí 22 0 22 0 5 9 Xưởng cấp thoát nước- nén khí 7 0 7 0 3 10 Phòng thí nghiệm- KCS 8 0 8 0 4 11 Xưởng sửa chữa công trình 6 0 6 0 1 Nguồn: Kết quả kiểm tra môi trường lao động của Công ty,2006 Nhận xét Yếu tố các loại bụi chỉ có ở các xưởng liên quan trực tiếp đến sản xuất xi măng là có mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể là các xưởng tạo nguyên liệu, nghiền xi măng, đóng bao.Đây là yếu tố nguy hiểm nhất đối với người lao động trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Người lao động lâu năm trong Công ty phổi thường bị nhiễm bụi nhiều do hít phải bụi trong quá trình lao động. Các bệnh thường gặp do bụi phổi sinh ra là: bụi phổi silíc thể 0/1 p và bụi phổi silíc thể 1/0 p. Người lao động bị nhiễm bụi phổi thường ho nhều, khó thở tức ngực khi lao động nặng. Vì vậy những người lao đông mắc bệnh này thường nghỉ hưu sớm. Ngoài các yếu tố trên thì người lao động trong Công ty còn phải tiếp xúc với các yếu tố khác với mức độ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ nếu vượt tiêu chuẩn cho phép Yếu tố điện từ trường Bảng 7: Yếu tố điện từ trường trong các xưởng STT Vị trí đo Điện trường(V/m) Từ trường(A/m) Tiêu chuẩn cho phép <50 <5 Xưởng điện Khu vực trạm điện 110Kv 1 Đầu trạm 2,41 0,842 2 Giữa trạm 1,45 2,3 3 Cuối trạm 1,43 1,5 4 Phòng điều khiển 110 KW 10,02 1,47 5 Phòng cao áp 110 KW 1,4 1,26 Khu vực trạm điện 6KV 6 Giữa trạm 1,42 8,25 7 Máy biến áp số 1(ngoài trời) 1,42 8,25 8 Máy biến áp số 2(ngoài trời) 1,42 8,25 9 K/v trạm điện PII 1 1,42 8,25 10 K/v trạm điện PII 2 1,35 3,5 11 K/v trạm điện PII 3 1,12 3,6 12 K/v trạm điện PII 4 1,23 3,8 13 Cộng 12 12 Nguồn: Kết quả kiểm tra môi trường lao động của Công ty,2006 Yếu tố phóng xạ Bảng 8: Yếu tố phóng xạ trong xưởng sản xuất STT Vị trí đo Liều suất (mrem/h) Tiêu chuẩn cho phép 0,03 Tổ hóa phân tích 1 K/v cửa ra vào 0,0010-0,0016 2 K/v giữa phòng 0,0013-0,0016 Tổ cơ lý 3 K/v cửa ra vào 0,0010-0,0014 4 K/v giữa phòng 0,0011-0,0015 Phòng QCX 5 K/v cửa ra vào 0,0013-0,0017 6 K/v giữa phòng 0,003-0,0041 Phòng gia công mẫu 7 K/v cửa ra vào 0,0016-0,0031 8 K/v giữa phòng 0,0012-0,0020 9 Cộng 16 Nguồn: Kết quả kiểm tra môi trường lao động của Công ty,2006 Như vậy tuy trong nơi làm việc có xuất hiện các yếu tố điện từ trường, phóng xạ nhưng đều không vượt tiêu chuẩn cho phép vì vậy không ảnh hưởng đến công nhân 2.2.1.3 Đăc điểm công cụ lao động, phương tiện lao động Người lao động được Công ty trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động cho quá trình lao động: quần áo bảo hộ, mũ bảo hểm, găng tay, ủng chống điện và các hoá chất…….. 2.2.2Thực trạng điều kiện lao động của nhân viên văn phòng Thời gian làm việc nghỉ ngơi của nhân viên văn phòng dược quy định như sau: Buổi sáng: từ 7giờ đến 11h 30 phút Buổi chiều : từ 13giờ đến 16giờ 30 phút 2.2.2.1 Công cụ, phương tiện lao động: Mỗi đơn vị làm việc trong một phòng riêng biệt được trang bị đầy đủ phương tiện lao động: máy tính, máy photo, máy in, bàn làm việc, tủ để tài liệu. Hàng tháng mỗi đơn vị đều được cấp phát văn phòng phẩm: bút bi, giấy photo, in; cặp để tài liệu… 2.2.2.2 Môi trường lao động Người lao động ở khối phòng ban không chịu ảnh hưởng trực tiếp của tiếng ồn ,bụi, và các chất độc hại khác song vẫn bị ảnh hưởng đặc biệt là bụi. Vì vậy các phòng làm việc đều được trang bị cửa kính vừa đảm bảo chống bụi vừa đảm bảo độ sáng thích hợp. Khu làm việc luôn có công nhân vệ sinh quét don sạch sẽ, tất cả các tầng ở các khu nhà đều có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho nam và nữ riêng biệt. 2.2.3 Thực trạng các biện pháp an toàn bảo hộ lao động trong Công ty Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loai trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy ở đâu có sản xuất thì phải tiến hành bảo hộ lao động. Để thực hiện mục tiêu trên Công ty xi măng Bỉm Sơn đã tiến hành công tác bảo hộ lao động thông qua các biện pháp: biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế. 2.2.3.1. Các biện pháp hành chính: Hàng năm Công ty đều tham gia hưởng ứng tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao đông- phòng cháy chữa cháy. Chỉ đạo đoàn kiểm tra về bảo hộ lao động Công ty và các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra định kỳ Chỉ đạo các phòng ban chức năng triển khai công tác mua sắm trang bị bảo hộ lao động hàng năm và tổ chức cấp phát đầy đủ cho người lao động Chỉ đạo các đơn vị trong Công ty tiếp tục thực hiện chỉ thị số 03/2005 CT-BXD ngày 5/5/2005 của Bộ trưởng bộ xây dựng về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong ngành xây dựng Công ty đã sửa đổi, bổ sung, biên soạn lại 25 bộ quy trình quy phạm An toàn hợp với mô hình Công ty cổ phần và các thiết bị cơ khí, công nghệ của Công ty. Các bộ quy trình này được ý kiến phê duyệt của thanh tra sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thanh Hóa và đã được ban hành đến các đơn vị trong Công ty để áp dụng thực hiện Ngoài ra Công ty còn đưa vào thực hiện một số biện pháp: Trước khi triển khai thực hiện các hợp đồng thi công bất kỳ một hạng mục công trình nào trong và ngoài nhà máy, Công ty đều yêu cầu bên B lập biện pháp thi công biện pháp an toàn và thông qua các phòng ban chức năng của Công ty trước khi triển khai công việc Các phiếu giao việc trong nội bộ Công ty đều có biện pháp an toàn kèm theo và được kiểm tra đầy đủ trong quá trình thi công Các danh mục công việc thuộc ngành nghề có điều kiện( sử dụng vật liệu nổ công nghiệp), trước khi bàn giao mặt bằng, Công ty đều yêu cầu bên B phải có các thủ tục: + Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ công nghiệp hoặc Sở công nghiệp Tỉnh sở tại cấp + Giấy phép thỏa thuận nổ mìn do Thanh tra sở lao động thương binh xã hội Tỉnh Thanh Hóa cấp. + Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn an ninh trật tự để làm nghề kinh doanh có điều kiện do phòng cảnh sát PC 13 Công an Thanh Hóa cấp. Công ty đã chủ động mời các cơ quan có thẩm quyền đăng ký sử dụng cho những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động: + Hệ thống tiếp địa thu sét + Hành lang an toàn lưới điện thuộc Công ty quản ly. + Kho chứa và các nguồn phóng xạ. 196 thiết bị nâng và thiết bị chịu áp lực Công ty cũng đã thành lập 24 đội phòng cháy chữa cháy tại các đơn vị và 4 đội chữa cháy bàn chuyên trách thuộc phòng bảo vệ quân sự với tổng số người là 1133 người. Công ty đã được Bộ Công an tặng Bằng khen về thành tích cao trong phòng chống cháy nổ. 2.2.3.2. Các biện pháp kinh tế: Công tác bảo hộ lao động đã được đưa vào chấm điểm thi đua và trong năm vừa qua Công ty đã khen thưởng cho công tác bảo hộ lao động với số tiền là 50.900.000 đồng Hàng năm Công ty đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Số người lao động có sức khỏe loại 4 và 5 được Công ty tổ chức cho điều dưỡng tại Viện điều dưỡng Sầm Sơn- Bộ Xây Dựng và Bệnh viện Xây Dựng. Cụ thể trong năm vừa qua thi có 303 người được Công ty tổ chức cho đi điều dưỡng. Những cán bộ, công nhân lao động tích cực, sức khỏe có phần giảm sút nhưng không có điều kiện đi điều dưỡng tập trung thì Công ty đã tổ chức cho điều dưỡng tại chỗ Công ty cũng thực hiện đầy đủ chế độ bồi dưỡng độc hại với mức: 4000đ; 6000đ; 8000đ; 10000đ/ ngày công lao động Duy trì mức ăn ca cho người lao động là 20450đ/ca làm việc. Công ty đã mua bảo hiểm thân thể 24/24h mức 56.000đ/ người cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức với tổng số tiền là 134.904.000 đồng Công ty tiếp tục ký hợp đồng với trung tâm tư vấn chuyền giao khoa học công nghệ Thanh Hóa để giám sát môi trường lao động. Tất cả các phương tiện hoạt động tại các phòng và đơn vị đều được Công ty mua bảo hiểm rủi ro với tổng giá trị là trên một tỷ đồng. Người lao động đều được Công ty mua sắm đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân. Ngoài ra Công ty còn mua sắm thêm thường xuyên các phương tiện phòng cháy chữa cháy như: +2322 bình chữa cháy các loại + 1 xe chữa cháy + 2 trạm bơm nước chữa cháy 2 trạm chữa cháy khí CO2 + Các hệ thống báo cháy,chữa cháy tự động 2.2.3.3. Các biện pháp kỹ thuật: Đây là biện pháp mà Công ty xi măng Bỉm Sơn sử dụng phổ biến trong công tác bảo hộ lao động Biện pháp an toàn dự phòng tính đến yếu tố con người: Đảm bảo không gian thao tác vận động trong tầm với tối ưu, thích ứng 90% số người sử dụng. Đảm bảo các điều kiện lao động thị giác, thích giác và xúc giác. Đảm bảo hợp lý tỉ trọng thể lực Thiết bị che chắn: Mục đích che chắn là cách ly vùng nguy hiểm với người lao động; ngăn ngừa người lao động rơi ngã hoặc vật rơi bắn vào người lao động. Công ty đã áp dụng các biện pháp che chắn vào các bộ phận: Các bộ phận cơ cấu truyền động Các nơi vật liệu gia công Các bộ phận dẫn điện Các nguồn bức xạ có hại Thiết bị phòng ngừa: Trong quá trình sản xuất xi măng thì bụi được thải ra rất nhiều, vì vậy Công ty đã lắp đặt thêm một số hệ thống ngăn ngừa để giảm bớt lượng bụi. Cụ thể: Đối với dây chuyền ướt thì lắp đặt các lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi cyclon. Lắp đặt toàn bộ hệ thống cân băng định lượng cấp liệu cho các máy nghiền xi măng. Đối với đay chuyền khô, nhà thiết kế đã bố trí hệ thống lọc bụi hiện đại: + Khu vực kho sét đồng nhất: lắp dặt một kho kín diện tích khoảng 6800 m2 + Quá trình nung và làm nguội clinker khí thải được dẫn đến lọc bụi tĩnh điện 37.20 để khử bụi Các công đoạn của quá trình sản xuất phát sinh bụi đều được lắp đặt hệ thống hút bụi tay áo hoặc bụi tĩnh điện Cơ cấu điều khiển từ xa: Cơ cấu điều khiển từ xa là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển thuận lợi sử dụng cho người lao động Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Trang bị bảo vệ mắt khỏi bị vật rắn văng vào và khỏi tia bức xạ phát ra bằng các kính chuyên dụng; trang bị cơ quan hô hấp bằng mặt nạ và khẩu trang; trang bị bảo vệ đầu bằng mũ đạt tiêu chuẩn; trang bị bảo vệ chân tay bằng ủng cách điện ,găng tay chống ăn mòn; quần áo bảo hộ lao động… Cụ thể: - Khối phòng ban phục vụ + quần áo văn phòng: 2 bộ/ 12 tháng + Giầy da văn phòng:1 đôi/ 12 tháng + áo ấm: 1 cái/ 24 tháng + áo mưa: 1 cái/ 24 tháng + Mũ nhựa cứng: 1 cái/ 24 tháng + Xá phòng vệ sinh: 250g/1 tháng Khối công nhân sản xuất + Khẩu trang: 1 cái/ 1 tháng + Găng tay vải: 2 cái / tháng + Mũ mềm: 1 cái/ 12 tháng + Kính bảo hộ: 1cái/ 12 tháng + Quần áo công nhân: 2 bộ/ 12 tháng +Giầy da công nhân: 1 dôi/ 12 tháng Phòng cháy chữa cháy: Công ty đã trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy, cả hệ thống phát hiện và chữa cháy tự động Kiểm nghiệm dự phòng thiết bị: Các máy móc thiết bị đều được kiểm tra định kỳ về tinh an toàn, chất lượng, độ tin cậy đặc biệt là các thiết bị có chất phóng xạ CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀN KIÊN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY Phương hướng cải thiện điều kiện lao động của Công ty thể hiện ở việc cải thiện môi trường lao động và cải thiện các yếu tố liên quan đến công việc, tổ chức lao động khoa học 3.1 Phương hướng cải thiện điều kiện lao động của Công ty. 3.1.1 Cải thiện điều kiện lao động thông qua các biện pháp kỹ thuật Đối với dây chuyền cũ: Tiếp tục tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng và duy trì chế độ hoạt động của các hệ thống lọc bụi. Cải tạo, lắp đặt thêm các thiết bị hút, lọc bụi tại các vị trí có nồng độ cao như: Băng cân cấp liệu máy nghiền, khu máy đóng bao… để giảm nồng độ bụi tại các vị trí này và giảm lượng bụi phát tán ra môi trường Che chắn các điểm phát sinh bụi như: Băng tải kho nguyên liệu, khu vực băng cân cấp liệu máy nghiền xi măng để giảm bụi phát sinh ra ngoài Tại thiết bị kẹp hàm đập đá vôi và 2 trạm nghiền đá trong khu vực công ty giảm bụi bằng cách che chắn, trồng cây xanh quanh khu vực Tiếp tục duy trì các giải pháp đã thực hiện để nồng độ khí CO, SO2, NO2 trong các phân xưởng làm việc. Tăng cường vệ sinh công nghiệp ở các nhà xưởng, công trình, nhà làm việc để hạn chế lượng bụi, vi khí hậu ảnh hưởng người lao động…. Tăng cường công tác kiểm tra phối hợp với các cơ quan khác để kiểm tra môi trường làm việc. Đối với dây chuyền mới: Hiện nay công ty đang thi công dây chuyền mới với công nghệ tiên tiến. Quý II năm 2009 khi đi vào hoạt động dây chuyền này sẽ góp phần đáng kể để cải thiện môi trường làm việc, vì khi hoạt động với công nghệ hiện đại của dây chuyền 3 sẽ cải thiện được môi trường lao động mà còn kéo theo việc đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa từng bộ phân dây chuyền cũ để đồng bộ với dây chuyền mới và cải thiện điều kiên lao động ở dây chuyền cũ * Giảm thiểu bụi Nguồn bụi sinh ra hầu hết ở tất cả các cung sản xuất và rất đa dạng, chủ yếu phát sinh do các quá trình vận chuyển, nghiền, nung, đóng bao.Do vậy các phương án kiểm soát bụi là tập trung khống chế lượng bụi. Theo báo cáo khả thi của dây chuyền mới thì sẽ trang bị các thiết bị xử lý bụi tương ứng như sau: - Công đoạn vận chuyển, tồn trữ nguyên liệu thô: các băng tải vân chuyển nguyên liệu thô về kho sau khi đạp hoặc được ôtô vận chuyển về đều có hộp bao che kín. Tổng hệ thống thiết bị vận chuyển sét từ vị trí cấp nguyên liệu trực tiếp về sân chứa hoặc về phễu chứa sau khi qua các thiết bị chia liệu vá đánh đống, trang bị 3 thiết bị lọc bụi kiểu túi tiên tiến, thu bụi tại các điểm phát sinh trên băng chuyền và tại điểm đổ liệu từ thiết bị lên băng tải. Các thiết bị lọc bụi túi lưu lượng khí 50- 200 m3/ph đảm bảo hiệu suất lọc là 99 % để lượng bụi trong không khí thải< 50mg/Nm3, thấp hơn tiêu chuẩn là 100 mg/m3. - Công đoạn nghiền liệu: các băng tải vận chuyển, các điểm nhận liệu và tháo liệu của các thiết bị hay máng trượt vận chuyển đều được bao che. Tại các điểm tháo liệu trên băng tải, điểm chuyển băng tải vận chuyển nguyên liệu thô đến máy nghiền liệu thô đặt các thiết bị hút bụi kiểu Jet-pulse: + 2 thiết bị lọc bụi túi bố trí tại két đánh đá định lượng đá vôi. Lưu lượng khí mỗi thiết bị là5500m3/h, diện tích bề mặt lọc67m2 để đảm bảo tiêu chuẩn hàm lượng bụi trong khí thải < 50mg/Nm3 + 7 bộ lọc bụi túi bố trí tại các máng trượt, gầu nâng vận chuyển bột liệu về silô liệu, miệng hút để thu bụi Các thiết bị lọc bụi túi, lưu lượng mỗi thiết bị từ 3000-3500 m3/h, diện tích mặt lọc 37-43 m2 để đảm bảo lượng bụi khí thải< 50mg/Nm3 + 1 bộ thiết bị lọc bụi túi khu vực băng cân định lượng đá sét, lưu lượng 9000 m3/h, mặt lọc 110m2 để đảm bảo tiêu chuẩn hàm lượng bụi trong khí thải < 50mg/Nm3 + 1 Cyclon thu sản phẩm sau máy nghiền liệu kiểu chùm 2 chiếc, có van nén khí ở đáy cyclon. Lưu lượng là 490.000N m3/h, thải qua ống khói kích thước D= 105m, H = 28m để đảm bảo tiêu chuẩn hàm lượng bụi trong khí thải < 50mg/Nm3 - Công đoạn dự trữ, đồng nhất và cấp liệu lò nung: trên tuyến vận chuyển có bố trí hệ thống hồi lưu để tuần hoàn bột liệu về silô trong trượng hợp chạy thử, chỉnh cân. Gồm có 3 thiết bị lọc túi, hiệu suất 99 % để khử bụi trong silô do quá trình đảo trộn và đồng nhất hóa cũng như bụi sinh ra trong quá trình tháo liệu, vận chuyển liệu thô từ silô cấp liệu lò nung sơ bộ đảm bảo tiêu chuẩn hàm lượng bụi trong khí thải < 50mg/Nm3 + 1 thiết bị lọc bụi túi cho silô đồng nhất, lưu lượng khí 10.000 m3/h, diện tích mặt lọc là 122 m2 + 1 thiết bị lọc bụi túi giũ bụi bằng thổi khí ngược bố trí tại két và băng cân cấp liệu lò, lưu lượng khí 7500 m3/h, diện tích bề mặt lọc 84 m2 + 1 thiết bị lọc bụi túi giũ bụi bằng thổi khí ngược lưu lượng khí 3500 m3/h, diện tích bề mặt lọc 43 m2 - Công đoạn nghiền than: Bụi than sinh ra trong quá trình nghiền, sấy, sàng theo khí sấy được tách sơ bộ nhờ thiết bị cyclon kép sau đó được thu hồi triệt để nhở thiết bị ngưng tụ tĩnh điện.Bụi sinh ra trong quá trình nghiền sấy, sàng được thu gom và xử lý bằng 1 bộ lọc bụi tĩnh điện và thải ra ngoài qua ống khói kí hiệu nguồn thải số 3 với lưu lượng thải 175000N m3/h, H = 44m, D = 2,5. Khí sau khi tách bụi có lượng bụi < 50mg/Nm3. Có 4 thiết bị lọc bụi túi gồm: + 1 thiết bị lọc túi kiểu Jet-pulse cho két than khô, giũ bụi bằng thổi khí ngược, lưu lượng khí 3.500m3/h, diện tích mặt lọc 47m2 + 1 thiết bị lọc túi cho két nghiền than giũ bụi bằng thổi khí ngược, lưu lượng khí 2.000m3/h, diện tích bề mặt lọc 24m2, đảm bảo nồng độ bụi thoát ra < 50mg/Nm3 + 1 thiết bị lọc túi cho cyclon thu sản phẩm sau vít vận chuyển than, kiểu Jet – Pulse giũ bụi bằng thổi khí ngược, lưu lượng khí 6500 m3 /h, diện tích mạt lọc 64m2, đảm bảo nồng độ bụi thoát ra < 50 mg /Nm3 + 1 bộ lọc bụi tĩnh điện kiểu đơn với hiệu suất lọc 95%, có một van phòng nổ, lưu lượng khí 1750000 Nm3 /h, diện tích 3300m2. Kích thước D 4,6 * 12,5m để đảm bảo nồng độ bụi khí thải < 50 mg /Nm3 Trong phân xưởng nghiền than có lắp đặt hệ thống bình phun CO2 gồm 14 bình loại 50 kg* 250 bar để phòng chống cháy . - Công đoạn tiếp nhận ,vận chuyển và tồn trữ than : Dự án sẽ bố trí 6 bộ lọc bụi túi kiểu Jet – Pulse tại các điểm giót và tiếp nhận than. Các thiết bị lọc bụi, giũ bụi bằng thổi khí ngược, lưu lượng khí mỗi thiết bị là 3000m3/h, diện tích bề mặt lọc 37m3 để đảm bảo lượng bụi trong khí thải < 50 mg /Nm3 Một bộ lọc bụi túi kiểu Jet – Pulse, lưu lượng là 9000m3/h, diện tích bề mặt lọc là 110m2 để đảm bảo lượng bụi trong khí thải < 50 mg /Nm3 Công đọan nghiền liệu và vận chuyển bột liệu : Bụi phát sinh trong quá trình định lượng, cấp liệu và vận chuyển được xử lý bằng 4 thiết bị lọc bụi túi có hiệu suất lọc bụi đạt 98 – 99 % với lưu lượng thải từ 100-200m3/ph. Còn bụi phát sinh trong quả trình nghiền, sàng được chuyển qua hệ thống cyclon lắng năng suất 5800m3/ph, hiệu suất 95% để thu lại các hạt mịn, chuyển tới silo đồng nhất. Lượng khí nóng lẫn bụi sau khi ra khỏi cyclon lắng và tháp điều hòa được đưa qua thiết bị lọc bụi tĩnh điện, lưu lượng 450000Nm3/h và hiệu suất lọc 99,9% để đảm bảo nồng độ thải < 50 mg /Nm3, ra ngoài qua ống khói kí hiệu nguồn thải số 1 có D = 4,5m, H= 120m. Công đoạn chứa và phân phối clinker: Gồm 5 hệ thống lọc bụi + 4 lọc bụi túi kiểu Jet – Pulse tại khu vực xuất clinker và khu vực đáy silô clinker, có lưu lượng là 9000m3/h , S bề mặt lọc 122m2 để đảm bảo lưu lượng bụi trong khí thải < 50 mg /Nm3 Một lọc bụi túi khu tiếp nhận clinker từ ôtô lưu lượng là 4500m3/h , S bề mặt lọc 55m2 để đảm bảo lưu lượng bụi trong khí thải <50 mg /Nm3 - Công đoạn lò nung clinker : Hệ thống nung luyện clinker bao gồm tháp trao dổi nhiệt 5 tầng , 2 nhánh lấy khí nóng từ hệ thống ghi làm lạnh , lò quay 3 bệ đỡ kết hợp với hệ máy làm lạnh clinker kiểu ghi hiệu suất cao tạo thành một hệ thống đồng bộ .Khí thải sau tháp trao đổi nhiệt được sử dụng làm tác nhân sấy cho hệ thống nghiền liệu nhờ hệ thống quạt hút , phần còn lại hoặc toàn bộ khí thải khi không chạy nhiên liệu sẽ được chuyển qua tháp điều hòa để giảm nhiệt trước khi qua hệ thống lọc bụi . Khí bụi thoát ra từ khâu làm nguội clinker trước khi được thải ra ngoài theo ống khói được khử bụi nhờ thiết bị lọc bụi tĩnh điện . Ống khói khí thải bằng thép , D= 3,5m ,H= 31m , lưu lượng khí thải là 300000 Nm 3/h . Ống khói lò nung clinker có lưu lượng 540000 Nm 3/h : D= 4,5m ,H= 120m và hiệu suất lọc 99,9%, đảm bảo nồng độ thải < 50 mg /Nm3 Khí nóng từ thiết bị làm lạnh clinker , 1 phần là gió cấp 3 cho buồng phân hủy, 1 phần sẽ qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện để giảm nồng độ bụi <50 mg /Nm3 khi thải qua ống khói Clinker sau khi làm lạnh được chuyển tới máy nghiền xi măng bằng băng tải hoặc chuyển tới két chứa để xuất cho ôtô ben bằng ống telescopic. Tất cả các điểm phát sinh bụi trên tuyến công nghệ trong khi vận chuyển , chứa và rót clinker, tại các điểm đổ liệu điều được lắp đặt các lọc bụi túi. Gồm có 5 hệ thống lọc bụi . + 1 lọc bụi tĩnh điện kiểu 3 trường điện ,2 trường cơ .Lưu lượng 450000m3/h , diện tích bề mặt lọc 2* 5600m2 để đảm bảo lưu lượng bụi trong khí thải < 50 mg /Nm3 +1 lọc bụi tĩnh điện của máy làm lạnh kiểu 3 trường điện ,2 trường cơ .Lưu lượng 300000m3/h , diện tích bề mặt lọc 2* 3800m2 để đảm bảo lưu lượng bụi trong khí thải < 50 mg /Nm3 + 1 lọc bụi túi cho 2 điểm ra của máy làm lạnh kiểu Jet – Pulse. Lưu lượng 450000m3/h , diện tích bề mặt lọc 55m2 + 2 lọc bụi túi cho băng gầu vận chuyển clinker lên 2 silô. Lưu lượng 7500m3/h , diện tích mặt lọc 105m2 , để đảm bảo lưu lượng bụi trong khí thải < 50 mg/Nm3 - Công đoạn nghiền xi măng : khí bụi phát sinh trong qua trình tháo liệu , vận chuyển nguyên liệu cấp cho máy nghiền hay vận chuyển xi măng sau nghiền về silô chứa được xử lý hòan chỉnh nhờ các thiết bị lọc bụi túi . Dự án sẽ bố trí các thiết bị lọc túi hợp lý, đảm bảo ở các điểm có khả năng gây bụi như điểm chuyển, điểm rót… có lượng bụi phát tán không lớn hơn 50mg /Nm3 Bụi sinh ra từ công đoạn nghiền xi măng của máy nghiền và từ dòng khí phân ly hạt xi măng có độ mịn đạt tiêu chuẩn được tách bằng tổ hợp cyclon. Có bộ lọc bụi tĩnh điện với ống khói co lưu lượng thải 96 000Nm3/h, H = 43m, D= 3,0m và 7 thiết bị lọc bụi túi với lưu lượng thải 150- 400 Nm3/ph. Các thiết bị lọc bụi túi, giũ bụi bằng thổi khí ngược được lắp tại các công đoạn có nồng độ bụi cao và các thiết bị vận chuyển trong công đoạn nghiền xi măng để đảm bảo nồng độ bụi phát tán <50mg /Nm3. Khí lưu thông máy nghiền đựơc khử bụi 2 cấp, cấp 1 xử lý bụi khí thu hồi bụi mịn sau nghiền bằng hệ cylon kép, cấp 2 khử bụi triệt để khí lưu thông. + Tổ hợp cyclon đường kính 2,75 * 8,0 m, hiệu suất phân loại 95 %, kích thứoc bụi sau khi lọc 300 –400mm + 4 thiết bị lọc bụi túi giũ bụi bằng thổi khí ngược, lưu lượng khí 3000 – 3500 m3/h, diện tích mặt lọc 40- 47 m2, tại két chưa clinker, két chứa phụ gia, két chứa thạch cao… đảm bảo lượng bụi trong khí thải <50mg /Nm3 + 1 lọc bụi túi khu vực định lượng và nghiền sơ bộ lưu lượng là 12000m3/h, diện tích mặt lọc là 152m2 +1 lọc bụi túi khu gầu nâng lưu lượng 4500m3/h, diện tích mặt lọc 50m2 + 1 lọc bụi túi cụm phân ly và cyclon lưu lượng là 25000m3/h, diện tích mặt lọc là 320m2 - Công đoạn chứa, đóng bao và xuất xi măng: Công ty sẽ đầu tư thay thế 4 máy đóng bao cũ bằng 4 máy mới và bổ sung thêm 4 máy đóng bao mới, hiện đại, cân bao điện tử. Sau máy đóng bao có bố trí thiết bị kiểm tra, bẫy bao rách vỡ, làm sạch và đóng silô tự động, làm giảm bụi thoát ra ngoài. Toàn bộ hệ thống băng tải sau máy đóng bao, các máng xuất xi măng bao cho ôtô và tàu hỏa, các tuyến xuất xi măng rời hiện có đều đựoc sửa chữa bảo dưỡng để sử dụng lại. Tất cả các điểm phát bụi trên tuyến công nghệ, các điểm đổ liệu đều được lắp đặt bụi túi tiên tiến, giũ bụi bằng xung khí đảm bảo nồng độ bụi thải<50mg /Nm3.Hệ thống gồm 6 lọc bụi , đảm bảo nồng độ bụi thoát ra <50mg/Nm3 là + 1 lọc bụi túi ở nóc silô xi măng lưu lượng 10000m3/h, diện tích lọc 132m3 + 1 lọc bụi túi lưu lượng là 4500m3/h, diện tích mặt lọc là 50m2 + 2 lọc bụi túi lưu lượng là 7500m3/h, diện tích mặt lọc 92m2 + 2 lọc bụi túi cho cụm máy đóng bao lưu lượng là 17 500m3/h, diện tích mặt lọc là 210m2 * Giảm thiểu tiếng ồn, vi khí hậu và ô nhiễm môi trường lao động A. Khống chế tiếng ồn và rung động Các thiết bị của dây chuyền đựơc lựa chọn cho dây chuyền mới cơ bản là loại hiện đại, đảm bảo tính đồng bộ, có chỉ số kinh tế – kỹ thuật và định mức tiêu hao tiên tiến, do đó sẽ hạn chế được tiếng ồn và độ rung. Để chống rung cho máy móc và thiết bị nhà máy, Công ty sẽ thực hiện một số giải pháp sau: Móng máy đúc đủ khối lượng, sử dụng bê tông mác cao, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền. Lắp đặt đệm cao su và lò so chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn. Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt. Kiểm tra độ mòn của các chi tiết và bảo dưỡng, cho dầu bôi trơn thường kỳ. Những nơi điều hành sản xuất được cách âm để cán bộ, nhân viên vận hành máy không phải tiếp xúc thường xuyên với độ ồn và rung. Tại nơi phát sinh cường độ âm lớn ứng với giải pháp xây dựng chống ồn thích hợp để tránh lan truyền ở xung quanh. Có các buồng điều khiển cách âm 1-2 lớp tại vị trí vận hành có độ ồn cao để mức độ ồn tối đa không vượt qua 70dB trong khu vực điều khiển khi các thiết bị hoạt động Công nhân làm việc tại các công đoạn có độ ồn cao được trang bị nút tai chống ồn Các quạt công nghệ vận chuyển nguyên liệu và phục vụ công nghệ đều trang bị bộ phân chống rung tại vị trí đặt, miệng thổi và miệng hút của quạt. B.Cải thiện vi khí hậu trong nhà máy: Yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cán bộ, công nhân viên làm việc trong nhà máy. Để giảm nhẹ các chất gây ra ô nhiễm cho con người và môi trường, dự án sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường: Nhà xưởng đựợc xây dựng đảm bảo thông thoáng và chống nóng, có thông gió bằng quạt để đảm bảo yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động. Vệ sinh công nghiệp nhà xưởng kho bãi sẽ được tăng cường và duy trì thường xuyên. Các thiết bị làm việc trên nhiệt độ điểm sương đều phải có thiết kế bảo ôn cách nhiệt. Phun nước trên các tuyến đường giao thông nội bộ và các tuyến đường quanh nhà máy, đặc biệt là mùa nắng và mùa hanh khô để chống bốc bụi từ mặt đường tạo vi khí hậu. Trồng bổ sung cây xanh xung quanh và trong nhà máy để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, tiếng ồn, hơi khí độc và bụi phát tán ra bên ngoài nhà máy, đồng thời còn tạo thẩm mỹ cảnh quan môi trường và tạo nên cảm giác êm dịu về mầu sắc cho môi trường nhà máy. Công ty sẽ trồng các loại cây bóng mát và có khả năng điều hòa khí hậu tốt. C. Thực hiện an toàn bức xạ và an toàn lao động Để đảm bảo an toàn bức xạ đối với các kho chứa và nguồn, Công ty sẽ thực hiện các giải pháp: Các kho chứa nguồn đảm bảo an toàn. Các nguồn được tiến hành phân loại đánh dấu. Ngoài kho được bảo vệ, che chắn tốt để để mức phóng xạ thấp. Các nhân viên quản lý và làm việc với các nguồn được qua các lớp bồi dưỡng về kiến thức an toàn trong công nghiếp. Có sự theo dõi ghi chép đầy đủ về xuất nhập các nguồn trong kho. Đối với các nguồn đang sử dụng: Hạn chế tối đa việc người qua lại phía hướng chiếu của nguồn ở các nguồn đang hoạt động trong dây chuyền công nghệ của nhà máy Khi dây chuyền công nghệ không làm việc thì đưa nguồn về vị trí đóng Khi thay thế, sửa chữa các nguồn được ghi chép, báo cáo theo quy định của quy phạm an toàn TCVN –4397-87. Dự án trang bị cho nhân viên làm việc với nguồn, cán bộ quản lý nguồn các phương tiện, thiết bị kiểm tra an toàn phóng xạ có độ chính xác cao để có thể tự đánh giá về an toàn phóng xạ khi tiếp xúc với nguồn D. Giám sát môi trường lao động Sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp khi làm việc thường xuyên trong các phân xưởng sản xuất. Theo quy định của ngành y tế Công ty thực hiện giám sát các thông số về khí hậu, độ chiếu sáng, độ rung, bụi, hơi độc. + Các vị trí giám sát Xuởng lò nung Xưởng nghiền xi măng Xưởng nghiền nguyên liệu Xưởng đóng bao Xưởng khí nén Phòng TN- KCS Xưởng ôtô Trạm 110 KV Khu vực hành chính Kho chứa than, kho xi măng Việc kiểm soát môi trường lao động được thực hiện 1 lần/ năm, kết hợp với việc giám sát sức khỏe định kỳ của công nhân. Các chỉ tiêu áp dụng theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT Kèm theo sơ đồ bố trí các trạm giám sát trong Công ty Bảng 9: Vị trí các điểm giám sát trong nhà máy 3.1.2 Cải thiện điều kiện lao động thông qua các biện pháp khác Công ty đã sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, đưa dây chuyền công nghệ hiện đại vào sản xuất, cải tạo điều kiện lao động cho người lao động. Ngoài ra để đánh giá chính xác hiệu quả làm việc, mức độ phức tạp và khó khăn trong công việc của người lao động thì ngày 1/3/2008 Công ty ra quyết định quy định hệ số công việc đối với người lao động trong Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Theo đó hệ số công việc được quy định như sau: Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý điều hành: STT Chức danh công việc Hệ số công việc 1 Giám đốc công ty 12 2 Phó giám đốc công ty 8,5 3 Kế toán trưởng 8,5 4 Giám đốc ban quản lý dự án 8,5 5 Phó giám đốc ban quản lý dự án 6,5 *Đối với trưởng phòng, quản đốc, phó quản đốc và chức danh tương đương STT Nhóm Hệ số công việc Trưởng phòng, quản đốc Phó phòng, phó quản đốc 1 I 5,7 4,6 2 II 5,4 4,3 3 III 4,6 4,0 *Đối với trưởng ca, đội trưởng, đội phó và tương đương STT Nhóm Hệ số công việc Trưởng ca, đội trưởng đội phó, tương đương 1 I 3,5 3,3 2 II 3,3 3,12 3 III 3,12 2,94 Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có trình độ đại học trở lên STT Chức danh công việc Hệ số công việc Làm việc< 3 năm Làm việc >3 năm đặc biệt 1 I 3,3 3,48 3,66 2 II 3,12 3,3 3,48 3 III 2,94 3,12 3,30 4 IV 2,76 2,94 3,12 Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có trình độ trung cấp, cao đẳng STT Chức danh công việc Hệ số công việc Làm việc< 3 năm Làm việc >3 năm đặc biệt 1 I 2,55 2,73 2,94 2 II 2,18 2,36 2,55 Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật. STT Chức danh công việc Hệ số công việc Làm việc< 3 năm Làm việc >3 năm đặc biệt 1 I 1,92 2,09 2,26 2 II 1,58 1,75 2,09 Đối với công nhân kỹ thuật STT Chức danh công việc Hệ số công việc Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 1 I 2,51 2,66 2,82 3,4 2 II 2,37 2,51 2,66 2,82 3 III 2,23 2,37 2,51 2,66 4 IV 2,11 2,23 2,37 2,51 5 V 1,99 2,11 2,23 2,37 6 VI 1,88 1,99 2,11 2,23 7 VII 1,75 1,88 2,09 2,11 8 VIII 1,00 1,58 1,75 1,88 3.2 Các giải pháp đề xuất để cải thiện điều kiện lao động. Cải thiện điều kiện lao động là làm cho các điều kiện làm việc trong quá trình lao động của người lao động được đáp ứng sao cho tốt nhất trong khả năng có thể của Công ty. Ngoài các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng, dưới đây tôi xin đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. 3.2.1Các biện pháp về tổ chức lao động khoa học Đây là một biện pháp tổng hợp, có hiệu quả để cải thiện điều kiện lao động Bố trí, sắp xếp và cải thiện nơi làm việc: Nơi làm việc là nơi mà người lao động hầu như phải tiếp xúc trong cả một ngày làm việc, vì vậy bố trí nơi làm việc một cách hiệu quả cũng là một trong những biện pháp cải thiện điều kiện lao động Các yêu cầu tổ chức khoa học nơi làm việc Về mặt sinh lí lao động: Trong tổ chức lao động khoa học người ta sử dụng các biện pháp như; tạo vùng không gian thuận tiện, tạo vùng thị giác rộng lớn, bố trí hợp lí các phương tiện, trang thiết bị để tạo tư thế làm việc thuận lợi nhất, tiết kiệm thời gian nhất, hiệu quả cao nhất. Về điều kiện vệ sinh: độ chiếu sáng, khí hậu, tiếng ồn. -Độ chiếu sáng: các phân tích về kĩ thuật cho thấy trong phòng làm việc nên dung ánh sáng đèn hùynh quang (tiết kiện điện, gần giống ánh sáng tự nhiên) và cần trang thiết bị tăng áp cần thiết và đủ mức. Khí hậu, tiếng ồn trong thư viện cũng có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động do đó cần hạn chế bụi bẩn tiếng ồn Về điều kiện thẩm mĩ: cách bài trí các phòng làm việc hợp lí, đẹp mắt, màu sắc phản chiếu ánh sáng, gây cảm giác dễ chịu. Ví dụ: màu có khả năng phản chiếu ánh sáng nhiều nhất là màu trắng ; màu xanh lá cây, màu xanh da trời gợi cảm giác mát mẻ, rộng rãi;màu của các dụng cụ thường là màu thẫm để đễ phân biệt. * Phân công và hiệp tác lao động -Phân công lao động: đặc điểm phân công lao động trong công ty là dạng phân công cá biệt, chia nhỏ các công việc để giao cho từng phòng ban nhằm bảo đảm sự đồng bộ, nhịp nhàng của quá trình họat động trong công ty. Xuất phát từ đặc điểm này khi tổ chức lao động khoa học người ta phân công lao động thư viện theo các hình thức: phân công theo chức năng (đối với khối văn phòng)và phân công theo qui trình công nghệ(đối với các phân xưởng sản xuất trực tiếp) +Phân công theo chức năng cán bộ chia thành hai lọai: viên chức lãnh đạo quản lí (giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng); viên chức thực hành( là những người chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn một khâu nào đó trong họat động của từng phòng) +Phân công theo qui trình công nghệ: Việc cải tiến phân công lao động sẽ nâng cao kĩ năng, kĩ xảo của người lao động trong công ty và tạo điều kiện để trang bị các thiết bị chuyên dùng cho một khâu lao động, có tác dụng to lớn tiết kiệm sức lao động và tăng năng suất lao động. Sự phân công lao động hợp lí phải đạt được các yêu cầu sau: -Bảo đảm sự phù hợp giữa các công việc phân công và người được phân công -Bảo đảm phù hợp với điều kiện của từng phòng ban cụ thể, căn cứ vào đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng. Để đạt được những yêu cầu trên, khi phân công lao động người làm công tác quản lí thường sử dụng các biện pháp sau: -Tuyển chọn cán bộ trên cơ sở nắm đượcyêu cầu cụ thể của công việc -Đánh giá khả năng, trình độ của cán bộ -Điều tra mối quan hệ xã hội -Xây dựng không khí đoàn kết và hợp tác lao động -Đối xử công bằng Hợp tác lao động: là sự phối hợp các dạng lao động đã chia nhỏ do sự phân công, bao gồm các hình thức: hợp tác giữa các bộ phận trong phòng, sự hợp tác giữa các tổ trong phòng và hợp tác giữa các cá nhân. *Cải tiến định mức lao động Định mức lao động khoa học sẽ giúp người cán bộ quản lí thời gian cần thiết để hòan thành một chu trình, một quá trình, một công việc nào đó. Trên cơ sở định mức người cán bộ lập kế họach sát với thực tế, giữ gìn được kỉ luật lao động, và đánh giá trình độ chuyên môn và khả năng nhân viên.Từ đó có thể cải thiện được điều kiện lao động * Xây dựngchế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý Chế độ làm việc và nghỉ ngơi là trật tư luân phiên và độ dài thời gian của các giai đạn làm việc và nghỉ giải lao được thành lập đối với mỗi dạng lao động.( giáo trình tổ chức lao động khoa học, trang 215). ảnh hưởng của chế độ làm việc và nghỉ ngơi đến khả năng làm việc là ở chỗ làm việc liên tục càng dài và thời gian nghỉ càng ít thì mức độ mệt mỏi, mức độ giảm khả năng làm việc càng lớn. Khả năng làm việc của người lao động có 3 thời kỳ: thời kỳ tăng khả năng làm việc, thời kỳ ổn định khả năng làm việc và thưòi kỳ giảm khả năng làm việc. Tất cả các yếu tố của điều kiện lao động đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc trong đó chế độ làm việc nghỉ ngơi đống vai trò quan trọng. Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong Công ty bao gồm: - Chế độ làm việc và nghi ngơi trong ca - Chế độ làm việc và nghỉ ngơ trong tuần - Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong năm Các chế độ làm việc nghỉ ngơi trên tuỳ thuộc vào từng Công ty sắp xếp sao cho phù hợp nhất * Trồng cây xanh xung quanh Công ty và trong Công ty Trồng cây xanh là một yếu tố thẩm mỹ công nghiệp. Nhất là đối với Công ty xi măng Bỉm Sơn – Nơi mà có rất nhiều khí thải và bụi phát sinh. Trồng cây xanh có những tác dụng như sau: Trước hết nó giữ vai trò làm chức năng vệ sinh môi trường sản xuất. Các cây xanh trong khu vực sản xuất sẽ góp phần tạo ra không khí trong sạch, làm giảm bụi, giảm tiếng ồn. Về mặt tâm lý nó tạo nên trạng thái cảm xúc lành mạnh cho công nhân sau giờ lao động mệt mỏi. Về mặt kiến trúc: Nó góp phần tạo ra những cảnh quan đẹp trong môi trường ssản xuất Với việc bố trí các hành lang cây xanh không chỉ là ở chỗ dọc các đường đi và khu vực quanh nhà máy mà nó còn là các bồn hoa, cây cảnh bố trí ở của sổ, lan can, dọc cầu thang…..để tạo ra những cảnh đẹp. Làm xanh môi trường ngày càng được chú ý nhất là trong điều kiện sản xuất hiện nay(giáo trình tổ chức lao động khoa học). 3.2.2 Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động khác Công ty có thể sử dụng một số biện pháp như: * Tuyên truyền giáo dục: tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để người lao động có thêm kiến thức về điều kiện lao động mà mình đang làm việc, để họ biết được những khó khăn thuận lợi, từ đó họ có thể chủ động trong việc tự cải thiện điều kiện; giao công tác đảm bảo điều kiện lao động, cải thiện điều kiện lao động đến từng phân xưởng. * Tổ chức các cuộc thi về cải thiện điều kiện lao động, bảo hộ lao động: tổ chức các cuộc thi sáng kiến để cải thiện điều kiện lao động trong đội ngũ công nhân viên của Công ty. Tổ chức các cuộc thi về bảo hộ lao động giữa các Công ty trong ngành để có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Liên tục cập nhật các thông tin mới về các biện pháp bảo hộ lao động để đưa vào áp dụng trong Công ty hoặc cải thiện để phù hợp với điều kiện của Công ty. * Kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bảo hộ lao động: Công ty phải thương xuyên và tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác bảo hộ lao động dưới các xưởng sản xuất. Đôn đốc nhắc nhở người lao động thực hiện việc sử dụng các phương tiện bảo hộ trong quá trình tham gia lao động đặc biệt là những nơi làm việc nguy hiểm: lò nung, nổ mìn, khoan đá… KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là một công ty có bề dày trong hoạt động sản xuất kinh doanh với đội ngũ lao động giỏi, thành thạo trong công việc. Với đặc trưng là một công ty sản xuất xi măng, một trong những ngành sản xuất có nhiều công việc độc hại, nặng nhọc nên điều kiện lao động luôn là mối quan tâm của toàn công ty. Trong quá trình 25 năm hoạt động công ty đã không ngừng áp dụng các biện pháp, công nghệ để cải thiện điều kiện lao động. Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc cải thiện điều kiện lao động, khắc phục được phần lớn những điều kiện lao độnga nhr hưởng không tốt đến sức khỏe của người lao động. Bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải khắc phục: Dưới các phân xưởng sản xuất, tồn tại một số người lao động chưa thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo hộ lao động: như đeo nút tai chống ồn, khẩu trang chống bụi…Điều này phải chăng do người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động. Vì vậy công ty cần đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục, kiểm tra sát sao việc thực hiện công tác này. Một số nơi làm việc của người lao động chưa được hợp lý: thiếu ánh sáng, không khí, độ sáng chưa đủ…Phòng giao ca ở dưới các phân xưởng chưa được quan tâm đúng mức, trang thiết bị đã cũ, cơ sở vật chất chưa được cải thiện. Công ty cần quan tâm hơn đến nơi làm việc, cơ sở vật chất ở dưới các phân xưởng sản xuất để tạo ra một nơi làm việc đáp ứng được điều kiện làm việc được tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. cisr.com/Thông tin/ quản lý an toàn/ Biện pháp CTLĐ.htm. 2. Ban dự án công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn, “Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng dây chuyền mới công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn công suất 2 triệu tấn/ năm”, 2003 3. Phòng kỹ thuật an toàn công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn, “Báo cáo tổng kết công tác bảo hộ lao động”, 2007 4. Bệnh viện Bộ Xây Dựng, “ Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn”, 2006 5. Viện nghhiên cứu KHKT bảo hộ lao động tổng liên đoàn lao động Việt Nam, “Tài liệu tập huấn công tác bảo hộ lao động ”. 6. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. “ Các quy định pháp luật về an toàn lao động vệ sinh lao đông”,2004 7.Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, “Tinh hoa quản lý 25 tác giả, tác phẩm nổi tiếng nhất về quản lý thế kỷ XX”, 2002 8.Nhà xuất bản giáo dục, “Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp”, 1994

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQTNL9.docx
Tài liệu liên quan