Tài liệu Đề tài Cách đọc tên latin: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
$&$
KHOA LÂM NGHIỆP
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
BÀI BÁO CÁO
MÔN:Phân Loại Thực Vật
Lớp:DH07QR
Nhóm 01
Đề Tài: CÁCH ĐỌC TÊN LATIN
Danh sách nhóm:
Nguyễn Thanh Bình
Vũ Thành Công
Tháng 09 năm 2008
Sơ lược về tên khoa học của thực vật
1.Ý nghĩa khoa học của việc dùng tên Latin để đặt tên thực vật
Những bất lợi trong việc dùng tên địa phương
-Cùng một loài cây nhưng mỗi địa phương, mỗi quốc gia gọi một khác:
-Cây(Annona squamosa L) thuộc họ Na (Annonaceae),miền Bắc và miền Trung bộ gọi là “Na” nhưng miền Nam gọi là “Mãng cầu”.
-Cây (Xylopia vielana Piere) cũng thuộc họ Na, nhưng ngay trong nước có tới 4 tên:Dền đỏ, Sai, Thối ruột và Yến đỏ…
- Ngược lại cùng một tên địa phương nhưng có nhiều tên khoa học khác nhau:
Ví dụ:Có 3 loài khác nhau sau đây đều mang tên “Lim sẹt”:
- Peltophorum tonkinensis Piere
- Peltophorum ferrugineum Benth
- Peltophorum dasyrachis Kurz
Trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà đã...
9 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách đọc tên latin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
$&$
KHOA LÂM NGHIỆP
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
BÀI BÁO CÁO
MÔN:Phân Loại Thực Vật
Lớp:DH07QR
Nhóm 01
Đề Tài: CÁCH ĐỌC TÊN LATIN
Danh sách nhóm:
Nguyễn Thanh Bình
Vũ Thành Công
Tháng 09 năm 2008
Sơ lược về tên khoa học của thực vật
1.Ý nghĩa khoa học của việc dùng tên Latin để đặt tên thực vật
Những bất lợi trong việc dùng tên địa phương
-Cùng một loài cây nhưng mỗi địa phương, mỗi quốc gia gọi một khác:
-Cây(Annona squamosa L) thuộc họ Na (Annonaceae),miền Bắc và miền Trung bộ gọi là “Na” nhưng miền Nam gọi là “Mãng cầu”.
-Cây (Xylopia vielana Piere) cũng thuộc họ Na, nhưng ngay trong nước có tới 4 tên:Dền đỏ, Sai, Thối ruột và Yến đỏ…
- Ngược lại cùng một tên địa phương nhưng có nhiều tên khoa học khác nhau:
Ví dụ:Có 3 loài khác nhau sau đây đều mang tên “Lim sẹt”:
- Peltophorum tonkinensis Piere
- Peltophorum ferrugineum Benth
- Peltophorum dasyrachis Kurz
Trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà đã phức tạp như vậy, nói chi đến toàn thế giới, do đó đòi hỏi nhân loại phải có một số quy định thống nhất về việc đặt tên cho các loài thực vật để khắc phục sự nhầm lẫn đáng tiếc.
Để khắc phục nhược điểm trên; vào năm 1753 Cacvon Line lần đầu tiên đã đề nghị dùng chữ Latin để đặt tên cây.Phương pháp dùng tên kép Latin (Binomial momem clature) còn gọi là “Danh pháp lưỡng nôm” đến nay đã được toàn thế giới công nhận và ngày càng bổ sung hoàn chỉnh hơn.
Trong quá trình trao đổi, hội thoại về những thông tin sinh học dù bằng bất kỳ tiếng nước nào trên thế giới, lắm lúc phải đọc tên các taxon thực vật, động vật bằng tiếng Latin. Phát âm không chuẩn xác cũng dễ gây hiểu lầm, có khi từ một loài cần quan tâm lại khiến người nghe hiểu đến một loài khác, thậm chí có khi họ không thể nhận ra được là loài gì mặc dù loài muốn nêu là rất quen thuộc. Do vậy, việc phát âm chuẩn xác tiếng Latin là một yêu cầu thiết thực đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực phân loại học sinh vật. Sau đây nhóm em xin trình bày sơ qua về cách phát âm tiếng Latin như sau:2.Quy ước chung
Mỗi tên kép Latin gồm 3 phần:
Chữ đầu tiên chỉ tên chi (giống). Tên chi thường là một danh từ Latin và chữ đầu tiên phải viết hoa.
Ví dụ: (Pinus) chi Thông.
Chữ thứ hai đứng sau tên chi chỉ loài, tên loài thường là một tĩnh từ cùng cách với chi hoặc một danh từ sỡ hữu cách. Các tên chi và loài thường bao hàm ý nghĩa chỉ đặc tính sinh thái, hình thái, nơi sinh sống, công dụng của chi hoặc loài, đôi khi là tên người.
Sau tên loài là tên tác giả mô tả tìm ra đầu tiên.
Đối với bậc phân loại nhỏ hơn loài như Thứ và Dạng người ta viết tắt chữ đầu:var và f.Theo quy ước trên tên một loài cây đầy đủ gồm như sau:
Ví dụ:
-Cây Thông 5 lá (Pinus dalatensis D.Fierre)
-Cây Bời lời vàng (Litsea pierrei Lec)
-Cây Ngọc lan trắng (Michelia abba D.C)
-Cây Bời lời vàng lá to (Lisea pierrrei Lec var garandifolia H.Lec)
Theo quy ước quốc tế mỗi loài chỉ được dùng một tên chính xác nhất và công bố đầu tiên.Các tên khác không dùng, trường hợp đặc biệt có thể viết ở dưới và cho vào trong ngoặc đơn.
Ví dụ:Cây Thông ba lá Pinus kesiya Royle et Gordon
(Pinus khaysia Royle var langbiensis H.Gauus)
Trong những bài báo cáo khoa học hoặc bài viết trên các tạp chí khoa học, tên loài phải viết đầy đủ 3 phần.Đôi khi ở một số tài liệu không đòi hỏi chính xác cao, mang tính chất thống kê nhanh có thể không cần viết tên tác giả.
3.Cách đọc chữ Latin
Có tất cả 26 chữ cái, trong đó có 6 nguyên âm đơn:
a , o , u :Là nguyên âm cứng
e , i , y :Là nguyên âm mềm
Còn 20 phụ âm: b,c ,d ,f ,g ,h ,j ,k ,l ,m ,n ,p ,q ,r ,s. t ,v ,w ,x ,và z.
I. Các nguyên âm đơnHình thái chữ(Viết hoa Viết thường) Tên gọi Phát âm Ví dụ A a a a anatomia, aqua, camphora, tabellaE e ê ê cera, arteria, cerebrum, ceratus, cicadeI i i i iecur, labium. liber, digitalis, meninx O o ô ô collum, ovum, dosis, mono, heteroU u u u anus, nervus, maximum, caecumY y ipxilon u (âm Pháp) oxygenium, larynx, hybridusII. Các nguyên âm képTrong tiếng Latin có 4 nguyên âm kép có cách phát âm riêng, nhưng nhiều trường hợp do thói quen người ta đã phát âm theo âm tiếng Pháp, điều này khiến người nghe hiểu nhầm qua một nguyên âm khác, từ đó có thể hiểu sai nghĩa thuật ngữ hoặc nhận định nhầm một taxon sinh vật. 1. Nguyên âm kép ae: phát âm như âm [e] trong tiếng Việt Ví dụ: saepe (nhiều khi), aeger (ốm đau), aether (ete), aetheroleum (tinh dầu), aequalis (bằng), aequivalens (tương đương) ... 2. Nguyên âm kép oe: phát âm như âm [ơ] trong tiếng Việt Ví dụ:foetus (thai), oedema (bệnh phù), oenanthe (cây rau cần), ... 3. Nguyên âm kép au: do thói quen theo âm Pháp, nhiều người phát âm âm này như âm [ô] tiếng Việt, khiến người nghe nhầm với nguyên âm o. Bởi vậy phải chú ý phát âm chuẩn và cách phát âm đúng cho âm này là như âm [au] trong tiếng Việt. Ví dụ: aurum (vàng kim), aureus (như vàng kim), auris (tai), auricula (tai nhỏ), aurantium (quả cam) ... 4. Nguyên âm kép eu: phải được phát âm như âm [êu] trong tiếng Việt, nhưng do thói quen theo âm Pháp, nhiều người đã phát âm thành âm [ơ] khiến người nghe nhầm với nguyên âm kép oe Ví dụ: euglena (Trùng mắt), eucalyptus (cây Bạch đàn), leucaena (cây Keo dậu), Melaleuca leucadendra (cây Tràm), leucaemia (bệnh bạch cầu), seu (hoặc)...Lưu ý: aë, oë không phải là nguyên âm kép, khi phát âm phải tách thành 2 âm:aë: phát thành a - ê oë: phát thành ô - ê III. Các phụ âmHình thái chữ(Viết hoa, Viết thường)Tên gọiPhát âm Ví dụ B bbêbờbonus, borax, botanica, bufoCcxêCờxờcamphora, collum, corolla caecum, cera, coena, cerebrumDdđêđờdosis, deformis, divisio, duodenumFFepphơphờfacies, fel, finis, flos, folium, functioGgghêgờganglion, gaster, gemma, giganteusHhháthờherba, homo, hora, hybridus
J i iôta i jodum, injectio, jus, jocurKkcacờkaolinum, keratoma, kolaLlenlơlờlabium, larynx, levis, liber, locusMmemmơmờmaximum, meninx, minimum, mutatioNnennơnờnasus, nervus, nomen, numeroPppêpờpancreas, penicillinum, pestis, porcusQqcuq(u): quờquadruplex, quercus, quinqueRrerrơrờradix, recipe, rosa, ruberSsetxơxơ, dờsaccharum, semen, solutio sinensis, plasma, dosis, mensaTttêtờxờtaenia, terra, tinctura, toxinum, tubersolutio, natio, scientiaVvvêvờvaccinia, variolla, vesper, virusXxichxơkxờ kdờsimplex, thorax, xanthomonasexemplum, maximaZzdêtadờzanthoxylum, zea, protozoaIV. Các phụ âm kép1. Những phụ âm kép phát ra một âm 1.1. Phụ âm kép ch: là phụ âm kép có nguồn gốc Hilạp (X, x: khi), nên phát âm theo âm Hilạp, như [kh] trong tiếng Việt. Ví dụ: charta (giấy), character (tính chất), chemia (hóa học), chlorophyllum (diệp lục tố), cholera (bệnh tả), chromosoma (nhiễm sắc thể), arachis (cây lạc, đậu phụng)... 1.2. Phụ âm kép ph: cũng có nguồn gốc Hilạp (Φ,ф: phi), nên phát âm như âm [ph] trong tiếng Việt. Ví dụ: pharmacia (tiệm thuốc), pharmacologia (dược lý học), pharmacopola (người bán thuốc), pharynx (họng), phoenix (cây chà là), philosophia (triết học), calophyllum (cây mù u)... 1.3. Phụ âm kép rh: phát âm như âm [r] có rung lưỡi. Ví dụ: rheum (cây đại hoàng), rheumatismus (tê thấp), rhizoma (thân rễ), diarrhoea (bệnh tiêu chảy), rhodomyrtus (cây sim)... 1.4. Phụ âm kép th: là phụ âm kép có nguồn gốc Hilạp (Θ, θ: thêta), nên phát âm theo âm Hilạp, như âm [th] của tiếng Việt. Tuy nhiên, do thói quen phát âm tiếng Pháp nên nhiều người đã phát thành âm [t]. Ví dụ: thea (cây Chè), theatrum (nhà hát), theophylinum (theophylin), anthera (bao phấn), thermometrum (nhiệt kế), thorax (lồng ngực, ức), thymus (tuyến ức)... 2. Phụ âm kép vừa phát ra 1 âm vừa phát ra 2 âm: đó là phụ âm kép sc, tùy thuộc nguyên âm theo sau mà có cách phát âm như sau:Phát thành 1 âm như âm [s] trong tiếng Việt khi đứng trước các nguyên âm e, i, y, ae, eu, oe. Ví du: scelus (tội ác), scientia (kiến thức, khoa học), scyphus (cốc uống rượu).Phát thành 2 âm [xk] khi đứng trước các nguyên âm o, u, au, aị, oị. Cần nhớ rằng khi phát âm trong trường hợp thứ hai này, âm s phát yếu và lướt nhanh để cho âm c thành âm chính. Ví dụ: sclera (củng mạc), scrotum (bìu), sculptura (nghệ thuật điêu khắc)... 3. Những phụ âm kép phát ra 2 âm, nhưng phụ âm sau mạnh và dài hơn. Ví dụ: agricultura (nông nghiệp), atrophia (sự teo), fabriqua (cấu trúc), chlorophylla (diệp lục tố), chromosoma (nhiễm sắc thể), pluvialis (thuộc nước mưa), pneumonia (bệnh viêm phổi), primus (thứ nhất), classis (lớp), crystallus (tinh thể), fractura (sự gãy xương), spora (bào tử), tabletta (thuốc phiến)...ps là phụ âm kép có nguồn gốc Hilạp (Ψ, φ: pxi), được phát âm là [px], ví dụ như Pseudopoda (chân giả), Pseudoryx nghetinhensis (loài Sao la)... 4. Phụ âm ghép đặc biệt Các phụ âm đơn "n" và "g" khi đi liền nhau cần được lưu ý rằng: a. Khi chúng ghép thành "ng": tưởng như phụ âm kép, nhưng thật ra đây không phải là phụ âm kép, khi phát âm phải tách ra từng âm một, n cho âm tiết trước và g cho âm tiết sau. Ví dụ: lingua (ngôn ngữ) phát âm thành lin-gua fungus (nấm) phát âm thành fun-gusmangifera (cây xoài) phát âm thành man-giferaunguentum (thuốc bôi dẽo) phát âm thành un-guentum... b. Khi chúng ghép thành "gn": có hai trường hợp:Đứng đầu từ: là một phụ âm kép Ví dụ: Gnetum (cây Dây gắm)Đứng giữa từ: phát âm tách rời 2 phụ âm ra, phụ âm g cho âm tiết trước và phụ âm n cho âm tiết sau. Do thói quen phát âm tiếng Pháp nên nhiều người phát âm 2 phụ âm này như phụ âm kép nh trong tiếng Việt. Ví dụ: lignum (gỗ), lignosus (cứng như gỗ), magnesium (manhê)...V. Những nguyên âm và phụ âm có cách phát âm cần lưu ýCó một số nguyên âm và phụ âm có cách phát âm đặc biệt cần được lưu ý, thông thường do thói quen phát âm tiếng Việt và tiếng Pháp khiến một số người hay nhầm lẫn. 1. Nguyên âm i và j: tuy có cách viết khác nhau nhưng cả hai đều cùng một cách phát âm là [i]. Do vậy có thể viết cách này hay cách khác nhưng vẫn đồng nhất cách đọc. Ví dụ: iod có thể viết iodum hay jodumTương tự như thế, chữ j trong các từ sau đây đều được phát âm là [i]:jecur (gan), jecuroleum (dầu gan), jecuroleum jecuris aselli (dầu gan cá thu), jus (nước ép), injectio (thuốc tiêm)... 2. Nguyên âm y: là một nguyên âm gốc Hilạp (Y, u: ipxilon) được Latinh hóa, phải phát âm như nguyên âm u trong tiếng Pháp, nhưng có lẽ do thói quen và cũng có thể do để dễ phát âm hơn mà người ta đã phát âm trại thành [i[. Ví dụ: Tất cả các nguyên âm y trong các từ sau đây đều phải được phát âm chuẩn như âm [u] của tiếng Pháp: larynx (thực quản), hybridus (lai tạo), glycogenum (glycogen), hydroxidum (hidroxit), hydragyrum (thủy ngân)... 3. Phụ âm c: có hai cách phát âm khác nhau: a. Phát âm như âm [k] tiếng Việt khi nó đứng trước các nguyên âm a, o, u Ví dụ: calyx (đài hoa), camphora (long não), collum (cổ), cor (tim), cubitus (khuỷu tay), collenchyma (mô dày)... b.Phát âm như âm [x] tiếng Việt khi nó đứng trước các nguyên âm i, e, y, ae, oe Ví dụ: centum (một trăm), cerebrum (não), ceratus (có sáp), citratus (mùi chanh), cicade (ve sầu), cyathium (cái chén), cyathiformis (dạng chén), caecum (manh tràng), coena (bữa ăn chiều)... 4. Phụ âm g: phát âm như âm [gh] tiếng Việt trong mọi trường hợp. Tuy nhiên cũng có người quen phát âm như âm [j] của tiếng Pháp với 1 số trường hợp. Ví dụ: ganglion (hạch), geminatus (sinh đôi), gemma (chồi, búp), glycogenium (glycogen), digitalis (cây Dương địa hoàng)... 5. Phụ âm q: không đi một mình, muốn phát âm được nó phải đi kèm với nguyên âm u tạo thành phụ âm đặc biệt và được phát âm như âm [qu] trong tiếng Việt. Ví dụ: aqua (nước), quercus (cây sồi), quisqualis (cây sử quân tử)... 6. Phụ âm r: khi phát âm phải rung lưỡi. Ví dụ: ren (thận), resina (nhựa), rosa (hoa hồng), ruber (màu đỏ), spora (bào tử)... 7. Phụ âm s: có hai cách phát âm: a. Phát âm như [dờ] tiếng Việt khi nó bị kẹp giữa hai nguyên âm hoặc giữa một nguyên âm và phụ âm m hay n Ví dụ: plasma (huyết tương), gargarisma (thuốc súc miệng), sinensis (ở Trung quốc), tonkinensis (ở Bắc bộ), dosis (liều lượng), resina (nhựa)... b. Phát âm như âm [x] tiếng Việt đối với những trường hợp còn lại. Ví dụ: saepe (nhiều khi), saccharum (mía), simplex (giản đơn), spora (bào tử), stigma (nuốm nhụy), suber (chất bần, sube), syrupus (xiro), semen (hạt), sucrosum (đường)... 8. Phụ âm t: có hai cách phát âm: a. Phát âm như âm [x] tiếng Việt khi nó đứng trước nguyên âm i mà sau nguyên âm i lại có thêm một nguyên âm khác nữa. Ví dụ: natio (quốc gia), copulatio (sự giao hợp), dehiscentia (sự nứt nẻ), factitius (nhân tạo), aurantium (quả cam)... b. Phát âm như âm [t] của tiếng Việt khi kết cấu như trên nhưng có thêm một trong 3 phụ âm s, t, x đi liền trước phụ âm t Ví dụ: ustio (sự đốt cháy), mixtio (sự trộn lẫn), poinsettia (cây Trạng nguyên)... c. Những trường hợp còn lại đều được phát âm như âm [t] tiếng Việt. Ví du: asteria (động mạch), costa (xương sườn), stomata (khí khổng), taenia (sán dây), tunica (áo)... “ti” bình thường đọc như “t” trong tiếng Việt, nếu “ti” đứng trước một nguyên âm thì đọc như “chi” trong tiếng Việt.
Ví dụ:Dissectio (giải phẩu).
Nhưng đứng sau s, t, x, thì vẫn đọc như “ti” trong tiếng Việt.
Ví dụ:Quesestio (vấn đề), Stigma (đầu nhụy).
9. Phụ âm x: có hai cách phát âm: a. Phát âm [kz]khi nó bị kẹp giữa hai nguyên âm. Ví dụ: exemplar (bản), exemplum (ví dụ), maximum (cực đại), maxilla (hàm trên)... b. Phát âm [kx]ở những trường hợp còn lại. Ví dụ: radix (rễ), meninx (màng não), extractum (cao)... 10. Phụ âm z: là một phụ âm có nguồn gốc Hilạp (Z, ζ : zêta), ngoài ra trong tiếng Latinh nhiều lúc cũng tồn tại một số thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Đức.Trong mỗi trường hợp đều có cách phát âm riêng. a. Nếu nguồn gốc tiếng Hilạp thì được phát âm [z] Ví dụ: zea (cây ngô), rhizoma (thân rễ), rhizobium (nấm rễ)... b. Nếu nguồn gốc tiếng Đức thì phát âm [tx] Ví dụ: zincum (kẽm) 11. Phụ âm w: Trong bộ mẫu chữ cái tiếng Latinh không có phụ âm w, nhưng do yêu cầu xây dựng những thuật ngữ khoa học người ta đã đưa thêm nó vào. Cách phát âm tùy thuộc nguồn gốc thuật ngữ có chứa phụ âm w. a. Nếu nguồn gốc tiếng Đức thì phát âm như âm [v] tiếng Việt. b. Nếu nguồn gốc tiếng Anh, Mỹ thì phát âm như âm [w] của tiếng Anh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- latin_bu_pro_643.doc