Đề tài Các yếu tố nguy cơ mạch vành ở phụ nữ mãn kinh – Châu Ngọc Hoa

Tài liệu Đề tài Các yếu tố nguy cơ mạch vành ở phụ nữ mãn kinh – Châu Ngọc Hoa: CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ MẠCH VÀNH Ở PHỤ NỮ MÃN KINH Châu Ngọc Hoa * TÓM TẮT Cơ sở: người phụ nữ có hội chứng chuyển hoá được xem là nguy cơ cao về bệnh lý mạch vành, tần suất cuả hội chứng chuyển hoá (HCCH) gia tăng sau tuổi mãn kinh, và góp phần giải thích tỷ lệ bệnh mạch vành gia tăng ở kỳ này(29). Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá tần suất hội chứng chuyển hoá trên phụ nữ mãn kinh và tỷ lệ các thành phần hội chứng chuyển hoá. Phương pháp: mô tả, cắt ngang, bao gồm 642 phụ nữ mãn kinh. Các yếu tố nguy cơ của tất cả các bệnh nhân được thực hiện bao gồm đo huyết áp, đo vòng eo, và các xét nghiệm về bilan lipid cũng như đường huyết khi đói. Hội chứng chuyển hoá được đánh giá theo ATPIII (có ≥ 3 yếu tố bất thường sau: chỉ số vòng eo > 102 ở nam và > 98 ở nữ, TG huyết thanh ≥ 150 mg/dl, HDL cholesterol < 40mg/dl ở nam và < 50mg/dl ơ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các yếu tố nguy cơ mạch vành ở phụ nữ mãn kinh – Châu Ngọc Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ MẠCH VÀNH Ở PHỤ NỮ MÃN KINH Châu Ngọc Hoa * TÓM TẮT Cơ sở: người phụ nữ có hội chứng chuyển hoá được xem là nguy cơ cao về bệnh lý mạch vành, tần suất cuả hội chứng chuyển hoá (HCCH) gia tăng sau tuổi mãn kinh, và góp phần giải thích tỷ lệ bệnh mạch vành gia tăng ở kỳ này(29). Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá tần suất hội chứng chuyển hoá trên phụ nữ mãn kinh và tỷ lệ các thành phần hội chứng chuyển hoá. Phương pháp: mô tả, cắt ngang, bao gồm 642 phụ nữ mãn kinh. Các yếu tố nguy cơ của tất cả các bệnh nhân được thực hiện bao gồm đo huyết áp, đo vòng eo, và các xét nghiệm về bilan lipid cũng như đường huyết khi đói. Hội chứng chuyển hoá được đánh giá theo ATPIII (có ≥ 3 yếu tố bất thường sau: chỉ số vòng eo > 102 ở nam và > 98 ở nữ, TG huyết thanh ≥ 150 mg/dl, HDL cholesterol < 40mg/dl ở nam và < 50mg/dl ở nữ, huyết áp ≥ 130/80 mmHg, đường huyết khi đói ≥ 110mg/dl, và theo hiệp hội xơ vữa động mạch quốc tế, với tiêu chuẩn này thì chỉ số vùng eo được áp dụng theo tiêu chuẩn Châu Á Thái Bình Dương (> 90cm ở nam và 80cm ở nữ). Kết quả: Tần suất HCCH ở phụ nữ mãn kinh là 27,8% (Theo ATPIII) và 35,9% (IAS). Thành phần hay gặp trong HCCH là béo phì bụng 30,7%; tăng huyết áp 28,5%; giảm HDLc 19%; tăng TG 15,5% và tăng đường huyết 9%. SUMMARY CARDIOVASCULAR RISK FACTORS AFTER MENOPAUSE Chau Ngoc Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 49 – 53 Rationale: women with the metabolic syndrome are known to be especially high risk for cardiovascular disease. The prevalence of the metabolic syndrome increases with menopause and may partially explain the apparent acceleration in cardiovascular disease after menopause. Objective: the aim of study is to determine the prevalence of metabolic syndrome with menopause and prevalence for each of the individual metabolic. Method: cross-sectional study was conducted in HCM city with 642 participants. Measurement of risk factors was done by blood pressure and waist circumference determination and laboratory testing for lipid profile and fasting blood sugar. Metabolic syndrome was defined by ATPIII (3 or more of the following abnormities: waist circumference ≥ 102 men and ≥ 88mm in women; serum triglyceride ≥ 150mg/dl, HDLc cholesterol levels ≤ 40mg/dl in men and ≤ 50mg/dl in women, blood pressure ≥ 103/85, serum glucose ≥ 110 mg/dl) and IAS harmonized guideline for IAS criteria the waist circumference are based on Asia Pacific criterion ≥ 90mm and 80mm for men and women respectively). Result: based on the IAS criteria the prevalence of metabolic syndrome is 35,9% and 27,8% (ATPIII). The prevalence for each of the individual metabolic abnormalities was 30,7% for abdominal obesity; 15,5% for hypertriglycerid, 19% for low HDLc level; 28,5% for pressure and 9% hyperglycemic. * Bộ Môn Nội Đại Học Y Dược TP.HCM 50 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 ĐẶT VẤN ĐỀ Phụ nữ mãn kinh, sự thiếu hụt hormon tác động lên toàn bộ các cơ quan và là nguyên nhân dẫn đến những rôí loạn chuyển hoá, góp phần tăng tử suất và bệnh suất của bệnh lý mạch vành(1). Các nghiên cứu dịch tể học cho thấy tần suất bệnh mạch vành (BMV) ở nam luôn cao hơn ở nữ, tuy nhiên sự chênh lệch này giảm đi sau tuổi 55(8,13). - Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tuổi thọ của người phụ nữ có xu hướng gia tăng, tuổi thọ hiện nay là 80 thì người phụ nữ có 30 năm sống trong thời gian mãn kinh, do đó sự tầm soát các nguy cơ BMV ở phụ nữ trong thời kỳ này cần được quan tâm đúng mức để có phương hướng dự phòng và điều trị hữu hiệu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống(9). - Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát tần suất HCCH ở phụ nữ mãn kinh theo tiêu chuẩn ATPIII và hiệp hội xơ vữa động mạch quốc tế và khảo sát các rôí loạn của từng thành phần trong HCCH. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 642 phụ nữ mãn kinh đến khám tại BV. Đại Học Y Dược và BV. Nhân Dân Gia Định. - Tiêu chuẩn loại trừ: có tiền sử hoặc đang điều trị BMV, đang điều trị rối loạn lipid, đang dùng nội tiết tố nữ, bệnh lý về thận, bệnh lý tuyến giáp. - Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn sẽ được đo huyết áp, vòng eo, thử các xét nghiệm bilan lipid, đường huyết lúc đói. - Tiêu chuẩn HCCH theo NCEP ATP III: có ≥ 3 tiêu chuẩn sau đây:(14) • Vòng eo > 102cm nam, > 88 cm nữ. • Triglycerid ≥ 150 mg/dl. • HDLc < 40mg/dl nam, < 50 mg/dl nữ. • HA ≥ 130/85 mmHg. • Đường huyết ≥ 110 mg/dl. Tiêu chuẩn hiệp hội quốc tế về xơ vữa động mạch, theo định nghĩa trên nhưng đối với người Châu Á, lấy tiêu chuẩn vòng eo Châu Á Thái Bình Dương, tiêu chuẩn vòng eo này là 90mm ở nam và 80mm ở nữ(10). - Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. - P < 0,05 được xem là sự khác biệt có ý nghiã thống kê. - Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 10.0 KẾT QUẢ Đặc điểm dân số nghiên cứu Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số bệnh nhân (%) 46 – 54 130 (23,4 %) 55 – 64 201 (46,9 %) 65 – 74 191 (29,7 %) Bảng 2: Theo nơi cư ngụ Nơi cư ngụ Số bệnh nhân(%) TP.HCM 396 (61,6 %) Các tỉnh thành 246 (38,4%) Bảng 3: Theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Số bệnh nhân (%) Nội trợ 193 (30 %) Buôn bán 214 (33,5 %) Công nhân viên 124 (19,3 %) Hưu trí 101 (17,2 %) Bảng 4: Số lần khám Nội khoa trong năm Số lần khám/năm Số bệnh nhân (%) 1 – 3 lần 256 (39,8 %) 4 – 6 lần 312 (48,5 %) > 6 lần 74 (11,7 %) So sánh tỷ số trung bình của các thành phần trong HCCH giữa nhóm có và nhóm không có HCCH Bảng 5 Thành phần HCCH Nhóm có HCCH Nhóm không có HCCH YTTK Chỉ số vòng eo (mm) 87,54 ± 10,04 80,4 ± 8,96 0,005 Đường huyết 97,09 ± 24,32 94 ± 23,3 NS Triglyceride (mg/dl) 178,40 ± 114,35 180 ± 141 51 Thành phần HCCH Nhóm có HCCH Nhóm không có HCCH YTTK HDLc (mg/dl) 45,6 ± 8,74 44,7 ± 12,6 0,001 Huyết áp tâm thu 143,1 ±15,4 138,4 ± 16,2 0,005 Huyết áp tâm trương 86,9 ± 9,1 84,9 ± 8,3 NS Chỉ có sự khác biệt về chỉ số vòng eo, trị số HDLc và huyết áp tâm thu là có YTTKâ. Tần suất HCCH Theo tiêu chuẩn NCEP-ATPIII, tần suất HCCH là 179/642 (27,8%). 27,8% 642 179 Biểu đồ 1: Tần suất HCCH (Theo ATPIII) Theo tiêu chuẩn hiệp hội quốc tế về xơ vữa động mạch. Tần suất HCCH trong nghiên cứu chúng tôi là 231/642 (35,9%) 35,9% 231 632 Biểu đồ 2: Tần suất HCCH (Theo tiêu chuẩn IAS) Bảng 6: Tần suất HCCH theo tuổi (Theo tiêu chuẩn IAS) Tuổi Bệnh nhân % 45 – 54 42 18,2 55 – 64 92 39,8 65 - 74 97 52 18,2% 39,8% 52% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 45-54 55-64 65-74 TS HCCH (%) Biểu đồ 3: Tần suất HCCH theo tuổi (Theo tiêu chuẩn IAS) Bảng 7: Tỷ lệ của mỗi thành phần trong HCCH (IAS) Tuổi Huyết áp (%) Tăng TG (%) Giảm HDLc (%) Béo phì bụng (%) Tăng đường huyết (%) 45 – 54 17 10 11 13 04 55 – 64 24 14 14 18 14 65 – 74 25 12 19 30 03 Chung 66 (28,5%) 36 (15,5%) 44 (19%) 71 (30,7%) 21 (9%) Các kiểu phối hợp thường gặp trong HCCH Trong 231 bệnh nhân có HCCH theo tiêu chuẩn IAS có 167 bệnh nhân có 3 yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 72% và 64 bệnh nhân có 4 yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 28%. Bảng 8: Tỷ lệ bệnh nhân có 3 yếu tố, 4 yếu tố và 5 yếu tố của HCCH Số yếu tố HCCH Số bệnh nhân 3 yếu tố 169 (72%) 4 yếu tố 64 (28%) 5 yếu tố 0 (%) Trong 169 bệnh nhân có 3 yếu tố nguy cơ dạng phối hợp, 3 yếu tố nguy cơ thường gặp là: béo phì bụng, THA và giảm HDLc chiếm tỷ lệ 73%. BÀN LUẬN Nghiên cứu được thực hiện trong 3 năm, bao gồm 642 phụ nữ mãn kinh, được phân bố theo 3 nhóm tuổi 45-54; 55-64 và 65-74. Đặc điểm dân số nghiên cứu được ghi nhận như sau: nhóm tuổi 55-64 chiếm tỷ lệ cao nhất 46,9%; 60% bệnh nhân cư trú tại 52 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 TP.HCM và 61% bệnh nhân có số lần đi khám bệnh nội là 4-6lần/năm, tuy nhiên họ chưa được tầm soát và có những hướng dẫn về nguy cơ bệnh mạch vành. Việc tầm soát các yếu tố nguy cơ BMV cho thấy có 30,7% bệnh nhân béo phì bụng, 15,5% tăng triglyceride, 19% giảm HDLc 28,5% có tăng huyết áp (THA). Tính theo tuổi, thì các rối loạn này có xu hướng gia tăng theo tuổi, tuy nhiên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với tình trạng THA, giảm HDLc và gia tăng vòng eo. • So với các nghiên cứu nước ngoài, như nghiên cứu PROCAM (Prospective Cardiovascular Munster) cho thấy ở phụ nữ, những rối loạn Lipoprotein xảy ra sau tuổi 50, trong khi đó ở nam giới thì rối loạn này xảy ra sớm hơn(8). Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ mạch vành tại Anh, ở phụ nữ các yếu tố béo phì, giảm HDLc, THA và đái tháo đường đều có tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi. Cụ thể cho nhóm tuổi 16-34 và nhóm tuổi > 55t, tỷ lệ béo phì theo thứ tự là 7% và 23%, đối với giảm HDLc thì là 4,45% và 5,2%, tỷ lệ bệnh THA gia tăng từ 1,2% đến 5,3% và sau cùng là 1% và 3,9% đối với đái tháo đường(7). • Các nghiên cứu tại Việt Nam, cũng cho thấy sự thay đổi lipoprotein theo chiều hướng xấu dần ở phụ nữ mãn kinh, cụ thể là sự gia tăng cholesterol, triglyceride và giảm HDLc(3,4). Hội chứng chuyển hoá, ngày nay như là vấn đề thời sự, do tần suất của nó cao và dự báo những yếu tố nguy cơ tim mạch trong cộng đồng không những cần tầm soát nó trong dân số chung, mà còn ở những người có nguy cơ cao như dân số lớn tuổi, THA, ĐTĐ và phụ nữ kỳ mãn kinh(2,5). Nghiên cứu chúng tôi thực hiện trên đối tượng mãn kinh cho thấy tần suất HCCH là 27,8 (ATPIII) và 35,9 (theo hiệp hội xơ vữa động mạch quốc tế) và tần suất gia tăng theo tuổi có ý nghĩa thống kê các thành phần trong hội chứng chuyển hóa thường gặp theo thứ tự là béo phì bụng, THA, giảm HDLc, tăng TG và đường huyết. • Các nhà nghiên cứu châu Á cho rằng, việc sử dụng vòng eo theo tiêu chuẩn Châu Âu là không phù hợp, do đó họ đưa ra vòng eo riêng cho người Châu Á để đánh giá về HCCH(11). Sự áp dụng vòng eo Châu Á Thái Bình Dương (tiêu chuẩn IAS) cho thấy tần suất HCCH ở phụ nữ mãn kinh là 35,9 so với 27,8 (vòng eo Châu Âu). Ngày nay các nghiên cứu tại các nước châu Á đều sử dụng vòng eo châu Á Thái Bình Dương như Phillipine, Hồng Kông, một số nước như Nhật và Hàn Quốc còn đưa ra tiêu chuẩn vòng eo riêng(12,15,16). • Béo phì bụng: THA và giảm HDLc là dạng phối hợp thường gặp ở phụ nữ mãn kinh có HCCH. KẾT LUẬN Cho dù áp dụng tiêu chuẩn ATPIII hay IAS, điều thực tế cho thấy là tần suất HCCH ở phụ nữ mãn kinh chiếm tỷ lệ khá cao 27,8-35,9%, tần suất có xu hướng gia tăng theo tuổi. Sự tầm soát HCCH ở phụ nữ mãn kinh nên được quan tâm. Qua đó hướng dẫn điều trị tích cực nhằm tránh được nguy cơ mạch vành cho đối tượng này(16). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Huy Dung. Bệnh mạch vành. Nhà xuất bản Y học 2002. 2. Hội chứng chuyển hóa trong thực hành hàng ngày. Thời sự Tim mạch học số 1, tháng 4/2004. 3. Huỳnh Thị Kiểu. Khảo sát rối loạn chuyển hoá lipid và lipoprotein ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Luận văn chuyên khoa 2, 2002. 4. Phạm Thị Mai. Rối loạn lipoprotein ở những người có các yếu tố nguy cơ. Tạp chí Y học thực hành, 06/1997: 35-40. 5. Đặng Vạn Phước. Hội thảo chuyên đề “ Các hội chứng rối loạn chuyển hoá”, tháng 08/2003, Thành phố Nha Trang. 6. Alexander C.M, Landsman PB, Teutsch SM, Haffner SM. Prevalence of metabolic syndrome and coronary heart disease using NCEP and WHO criteria. Diabetes 51 (Suppl.2): A218, 2002. 7. Coronary heart disease statistics. British heart foundation statistics database, 2003. 8. Cullen P, Voss R, Assmann G. Prediction of risk coronary events in middle-aged men in the Prospective Cardiovascular Munster Study (PROCAM), using neural network. Int J Epidermiol 2002; 31: 1253-1262. 9. Molly C. Carr. The Emergence of the metabolic syndrome with menopause 5 CEM-CARR 88 (6): 2401; 1-19. 53 10. International Atherosclerosis Society. Harmonized Clinical Guidelines on Prevention of Atherosclerotic Vascualar Disease. 2003. 14. Third report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) expert panel on detection, evaluation and treatment of high blood cholesterol in adults (Adults Treatment Panel III). Final report. Circulation. 2002; 106: 3143-3421. 11. Lam K et al. Metabolic Syndrome in Asian countries. XIIIth International symposium on atherosclerosis, September 28 – October 2, 2003, Kyoto, Japan. 15. Villegas R et al. Prevalence of the Metabolic Syndrome in Middle-Aged men and Women. Diabetes Care 26: 3198-3199, 2003. 12. Sy R et al. Prevalence of metabolic syndrome among adult Filipinos – 5th National Nutrition Survey. XIIIth International symposium on atherosclerosis, September 28- October 2, 2003, Kyoto, Japan. 13. The ILIB Lipid Handbook of Clinical Practice. Blood Lipids and Coronary Heart Disease. 2nd Edition. 2000. 16. Evidence-based guidelines for cardiovascular disease prevention in women. Circulation. 2004; 109: 672-693. 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_cac_yeu_to_nguy_co_mach_vanh_o_phu_nu_man_kinh_chau_n.pdf
Tài liệu liên quan