Tài liệu Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến chẩn đoán muộn ung thư đại trực tràng: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẨN ĐOÁN MUỘN UNG THƯ ĐẠI
TRỰC TRÀNG
TÓM TẮT
Tổng quan: Nhiều trường hợp ung thư đại trực tràng được chẩn đoán muộn do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát các yếu
tố ảnh hưởng đến chần đoán muộn ung thư đại trực tràng.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 117 bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại
Bệnh viện Đại học Y Dược từ tháng 5 đến 8/2008.
Kết quả: Thời gian trung bình từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh nhân đi
khám bệnh: 4,8 tháng, chỉ có 19 bệnh nhân (16,2%) đi khám bệnh trong vòng 2
tháng. Thời gian trung bình từ lúc bệnh nhân đi khám bệnh cho đến khi được chẩn
đoán UTÐTT: 5,1 tháng (0-25 tháng). Trong đó, 50 bệnh nhân (42,7%) được chẩn
đoán trong vòng 2 tháng. Trong nhóm được chẩn đoán trễ do thầy thuốc (67 bệnh
nhân): 40 bệnh nhân (59,7%) được khám và điều trị tại phòng mạch hoặc các trung
tâm y tế cơ sở. 14 bệnh nhân (20,9%) tại y tế cơ sở và các bệnh viện khu vực. 13 bện...
10 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến chẩn đoán muộn ung thư đại trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẨN ĐOÁN MUỘN UNG THƯ ĐẠI
TRỰC TRÀNG
TÓM TẮT
Tổng quan: Nhiều trường hợp ung thư đại trực tràng được chẩn đoán muộn do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát các yếu
tố ảnh hưởng đến chần đoán muộn ung thư đại trực tràng.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 117 bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại
Bệnh viện Đại học Y Dược từ tháng 5 đến 8/2008.
Kết quả: Thời gian trung bình từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh nhân đi
khám bệnh: 4,8 tháng, chỉ có 19 bệnh nhân (16,2%) đi khám bệnh trong vòng 2
tháng. Thời gian trung bình từ lúc bệnh nhân đi khám bệnh cho đến khi được chẩn
đoán UTÐTT: 5,1 tháng (0-25 tháng). Trong đó, 50 bệnh nhân (42,7%) được chẩn
đoán trong vòng 2 tháng. Trong nhóm được chẩn đoán trễ do thầy thuốc (67 bệnh
nhân): 40 bệnh nhân (59,7%) được khám và điều trị tại phòng mạch hoặc các trung
tâm y tế cơ sở. 14 bệnh nhân (20,9%) tại y tế cơ sở và các bệnh viện khu vực. 13 bệnh
nhân (19,4%) tại các bệnh viện chuyên khoa.
Kết luận: 83,8% bệnh nhân UTÐTT đi khám bệnh trễ. 57,3% bệnh nhân trong nhóm
chẩn đoán trễ do thầy thuốc xảy ra tại các trung tâm y tế cở sở, gần 20% xảy ra tại các
bệnh viện chuyên khoa.
ABSTRACT
FACTORS INFLUENCING DELAY IN THE DIAGNOSIS OF COLORECTAL
CANCER
Do Dinh Cong, Nguyen Huu Thinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 22 - 25
Objectives: Many cases of colorectal cancer were late diagnosed due to different
causes. The aims of this study were to identify factors associated with these delays.
Methods: Cross-study. From May to August 2008, there were 117 colorectal cancer
patients at UMC.
Results: The mean time interval from the onset of first symptoms of CRC to first
contact with a doctor 4.8 months. There were 19 patients to see a doctor within 2
months. The mean time interval from first contact with a doctor to diagnosis 5.1
months. 42.7% of these patients were diagnosed within 2 months. In the “health
system delay” group, 59.7% of patients were diagnosed and treated at private clinic or
general practitioner, 14 patients at the local hospitals, 13 patients at the specialist
hospitals.
Conclusions: 83.8% of colorectal cancer patient contact with doctor at late. 57.3% of
“health system delay” patients at local hospital, nearly 20% at the specialist hospitals.
MỞ ĐẦU
Ung thư đại trực tràng (UTÐTT) là bệnh ác tính thường gặp đứng hàng thứ ba ở các
nước phát triển. Riêng tại TPHCM UTÐTT tại đứng hàng thứ ba ở nam, thứ tư ở nữ;
là nguyên nhân gây chết người thứ hai sau tim mạch.
UTÐTT phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, cho phép chúng ta cơ hội chẩn
đoán sớm và điều trị phòng ngừa. Nhiều nghiên cứu cho thấy UTÐTT là kết quả của
những tương tác phức tạp giữa những yếu tố di truyền, môi trường và lối sống. Hầu
hết ung thư này có nguốn gốc từ những polyp tuyến của đại trực tràng; cắt các polyp
này là phương pháp hữu hiệu phòng ngừa sự phát triển UTÐTT. Ở giai đoạn muộn,
ung thư lan rộng vào các cơ quan lân cận, di căn đến các cơ quan xa làm người bệnh
tử vong. Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, điều trị đúng phương pháp, tỷ
lệ khỏi bệnh có thể đạt từ 50 đến 100%. Thời gian sống còn của bệnh nhân UTÐTT
phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh ở thời điểm được chẩn đoán. Ở giai đoạn I, hầu
hết bệnh nhân có thể sống thêm sau 5 năm. Tỷ lệ này còn 60% ở giai đoạn III và chỉ
còn 5-15% đối với giai đoạn IV(Error! Reference source not found.).
Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng sớm của UTÐTT thường không đặc hiệu, dễ lầm
lẫn với các bệnh khác của đường tiêu hóa như viêm đại tràng, trĩ… điều này dẫn đến
nhiều trường hợp UTÐTT được chẩn đoán muộn(Error! Reference source not found.,Error! Reference
source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Theo một nghiên cứu
tại Việt Nam cho thấy 62% trường hợp UTÐTT bị chẩn đoán nhầm. Riêng triệu
chứng tiêu máu được điều trị như bệnh trĩ chiếm 44%. Sự chậm trễ trong chẩn đoán
UTÐTT có nhiều nguyên nhân liên quan đến cả bệnh nhân và thầy thuốc.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát quá trình từ lúc bệnh nhân có triệu
chứng đầu tiên cho đến khi được chẩn đoán UTÐTT nhằm tìm ra các yếu tố gây
chậm trễ trong chẩn đoán.
BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu cắt ngang.
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán UTÐTT tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2008.
Bệnh nhân được hỏi bệnh sử chi tiết từ lúc có triệu chứng đầu tiên, diễn tiến của bệnh,
diễn tiến của quá trình chẩn đoán và điều trị trước đó cho đến khi được chẩn đoán xác
định là UTÐTT.
Sự chậm trễ trong chẩn đoán được chia thành 2 nhóm nguyên nhân là bệnh nhân và
thầy thuốc.
Chậm trễ do bệnh nhân
Được căn cứ vào thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên của bệnh đến khi bệnh nhân
đến khám bệnh tại một cơ sở y tế. Gọi là đi khám bệnh trễ khi thời gian này lớn hơn 2
tháng.
Chậm trễ do thầy thuốc
Được chia thành 2 loại
- Chậm trễ ở y tế cơ sở: phòng mạch, y tế phường xã, quận huyện
- Chậm trễ ở bệnh viện chuyên khoa
Được gọi là chẩn đoán trễ do thầy thuốc khi thời gian từ lúc khám bệnh lần đầu đến
khi được chẩn đoán lớn hơn 2 tháng.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu có 117 bệnh nhân. Trong đó nam/nữ=1/1.
Tuổi trung bình: 57 (25-88).
5 bệnh nhân có tiền sử gia đình có người bị UTÐTT.
Triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh:
Bảng 1. Triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám bệnh
Triệu chứng BN %
Đau quặn bụng 33 28,2
Tiêu nhầy lỏng 26 22,2
Tiêu máu 30 25,6
Táo bón 27 23,1
Sụt cân 1 0,9
32 bệnh nhân (50,8%) sờ được khối u trực tràng qua thăm khám hậu môn bằng tay.
Vị trí ung thư như bảng 2.
Bảng 2. Vị trí u
Vị trí u Số BN %
Đại tràng phải 21 17,9
Đại tràng trái 10 8,6
Đại tràng chậu hông 23 19,7
Trực tràng 63 53,8
Trong đó, giai đoạn bệnh theo TNM như bảng 3.
Bảng 3. Giai đoạn bệnh theo TNM
Gđ I II III IV
BN 5 (4,3%) 36 (30,8%) 65 (55,6%) 11 (9,4%)
Thời gian trung bình từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh nhân đi khám
bệnh: 4,8 tháng. Trong đó, chỉ có 19 bệnh nhân (16,2%) đi khám bệnh trong vòng
2 tháng từ khi có triệu chứng bệnh. 83,8% bệnh nhân khám bệnh trễ do các
nguyên nhân sau: 69% do không ý thức được tầm quan trọng của triệu chứng, 19%
do điều kiện kinh tế, và do một số nguyên nhân khác như ngại đi khám bệnh, sợ
khi biết mình có bệnh.
Thời gian trung bình từ lúc bệnh nhân đi khám bệnh cho đến khi được chẩn đoán
UTÐTT: 5,1 tháng (0-25 tháng). Trong đó, 50 bệnh nhân (42,7%) được chẩn đoán
trong vòng 2 tháng.
Trong nhóm được chẩn đoán trễ do thầy thuốc (67 bệnh nhân): 40 bệnh nhân (59,7%)
được khám và điều trị tại phòng mạch hoặc các trung tâm y tế cơ sở. 14 bệnh nhân
(20,9%) đã được khám và điều trị tại y tế cơ sở và bệnh viện chuyên khoa, 13 bệnh
nhân (19,4%) khám và điều trị tại bệnh viện chuyên khoa. Trong nhóm này có 17
(25,4%) bệnh nhân sờ được khối u trực tràng qua thăm hậu môn.
Các chẩn đoán ban đầu thường gặp ở bệnh nhân UTÐTT là: trĩ (35,4%), viêm đại
tràng (20,9%), rối loạn tiêu hóa (25,7%).
BÀN LUẬN
UTÐTT là một trong những loại ung thư thường gặp trên khắp thế giới. Kết quả điều
trị phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh. Do đó việc chẩn đoán sớm UTÐTT có ý
nghĩa rất lớn trong việc cải thiện kết quả điều trị.
Tuy nhiên, một trong những khó khăn của việc chẩn đoán là các triệu chứng sớm của
UTÐTT thường không đặc hiệu. Trong nghiên cứu này, 50,4% bệnh nhân đi khám
bệnh vì đau quặn bụng hoặc tiêu nhầy lỏng, 25,6% bệnh nhân tiêu máu. Những triệu
chứng này cũng thường gặp, dễ nhầm lẫn với các bệnh lành tính khác như bệnh trĩ.
Nhất là triệu chứng tiêu máu, thói quen của nhiều người Việt Nam thường suy nghĩ
tiêu máu là đồng nghĩa với bệnh trĩ.
16,2% bệnh nhân đi khám bệnh trong vòng 1 tháng từ khi có triệu chứng. Thời gian
trung bình từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh nhân đi khám bệnh: 4,8 tháng.
Trong nhóm đi khám trễ, 69% là do không ý thức được tầm quan trọng của triệu
chứng. Điều này tùy thuộc vào kiến thức, trình độ và thói quen tự chăm sóc sức khỏe
của bệnh nhân. Nghĩa là cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giải thích về triệu
chứng sớm của ung thư.
Hơn một nữa bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn III, chỉ có chưa đến 5%
bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn 1 – đây là những trường hợp ung thư dạng
polyp phát hiện qua nội soi đại tràng.
Ngay cả đối với những bệnh nhân khi đã đi khám bệnh thì 57,3% vẫn bị chẩn đoán trễ
(hơn hai tháng). Trong nhóm này gần một nữa bệnh nhân bị chẩn đoán và điều trị
không đúng bệnh tại phòng mạch và các trung tâm y tế tuyến cơ sở. Điều này cho
thấy vai trò rất lớn của các thầy thuốc hoạt động tại các cơ sở y tế này. 32 bệnh nhân
trong nghiên cứu này có khối u trực tràng sờ được qua thăm hậu môn, tuy nhiên có
đến hơn một nữa (17 bệnh nhân) vẫn bị chẩn đoán trễ do thầy thuốc không thăm hậu
môn. 35% bệnh nhân trong nhóm chẩn đoán trễ do thầy thuốc được chẩn đoán và
điều trị trong thời gian dài là bệnh trĩ. Triệu chứng không đặc hiệu, thầy thuốc không
thăm hậu môn thường qui, bệnh nhân ngại thăm khám hậu môn là những nguyên
nhân góp phần chậm trễ trong chẩn đoán tại phòng mạch và các trung tâm y tế cơ sở.
Tuy nhiên vẫn còn gần 20% bệnh nhân trong nhóm bị chẩn đoán trễ do thầy thuốc
tại các bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các trang thiết bị đủ khả năng chẩn đoán
UTÐTT. Điều này phản ánh đặc điểm diễn tiến âm thầm và triệu chứng không đặc
hiệu của UTÐTT, dễ lầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Điều này nhấn
mạnh thêm một lần nữa vai trò quan trọng của thầy thuốc, không phải là các trang
thiết bị đơn thuần.
KẾT LUẬN
83,8% bệnh nhân UTÐTT được chẩn đoán chậm trễ. 57,3% bệnh nhân trong nhóm
chẩn đoán trễ do thầy thuốc xảy ra tại các trung tâm y tế cở sở, gần 20% xảy ra tại các
bệnh viện chuyên khoa. Trĩ, viêm đại tràng là các bệnh hay bị chẩn đoán nhầm với
UTÐTT.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 160_3542.pdf