Tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trần Văn An – Võ Thái Hiệp: 51
Các nhân tố ảnh hưởng đến ...
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa
bệnh tại bệnh viện Trần Vĕn An. Số liệu sử
dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết
quả khảo sát thực tế 231 bệnh nhân. Số liệu
được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS,
kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá
(EFA) kết hợp với hồi quy đa biến. Kết quả
nghiên cứu có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám
chữa bệnh tại bệnh viện Trần Vĕn An bao gồm
(1) Thời gian khám bệnh; (2) Độ tin cậy; (3)
Chi phí khám bệnh; (4) Kết quả khám bệnh.
Trong đó, yếu tố “Thời gian khám bệnh” có
tác động lớn nhất đến sự hài lòng của bệnh
nhân.
Từ khóa: hài lòng, bệnh nhân, Trần
Vĕn An.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA BỆNH NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN TRẦN VĔN AN
Võ Thái Hiệp*
* ThS.GV. Trường Cao ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trần Văn An – Võ Thái Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51
Các nhân tố ảnh hưởng đến ...
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa
bệnh tại bệnh viện Trần Vĕn An. Số liệu sử
dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết
quả khảo sát thực tế 231 bệnh nhân. Số liệu
được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS,
kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá
(EFA) kết hợp với hồi quy đa biến. Kết quả
nghiên cứu có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám
chữa bệnh tại bệnh viện Trần Vĕn An bao gồm
(1) Thời gian khám bệnh; (2) Độ tin cậy; (3)
Chi phí khám bệnh; (4) Kết quả khám bệnh.
Trong đó, yếu tố “Thời gian khám bệnh” có
tác động lớn nhất đến sự hài lòng của bệnh
nhân.
Từ khóa: hài lòng, bệnh nhân, Trần
Vĕn An.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA BỆNH NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BỆNH VIỆN TRẦN VĔN AN
Võ Thái Hiệp*
* ThS.GV. Trường Cao đẳng Bến Tre.
THE FACTORS AFFECTING PATIENTS’ SATISFACTION WITH TREATMENT
SERVICES AT TRAN VAN AN HOSPITAL
ABSTRACT
The objective of this study was to
analyze the factors that affected patients’
satisfaction with treatment services at Tran
Van An hospital. The data used in the study
was collected from 231 patients. Data was
processed by using SPSS statistical software,
Cronbach’s Alpha, EFA model combined with
multivariate regression. Results of the study
have 4 factors affecting patients’satisfaction
with treatment services at Tran Van An
hospital, including: (1) duration of medical
examination; (2) Reliability; (3) Medical
expenses; (4) Examination results. In
particular, the “time” factor has the greatest
impact on the satisfaction of the patient.
Keywords: satisfaction, patient, Tran
Van An.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, một quốc gia muốn đảm bảo sự
phát triển bền vững thì phải có nguồn nhân
lực chất lượng cao với đầy đủ trí lực, do đó
để có thể đảm bảo sức khỏe cho con người thì
việc đầu tư vào các dịch vụ y tế là đầu tư vào
việc phát triển nguồn nhân lực của quốc gia.
Khi các dịch vụ y tế phát triển thì việc chĕm
52
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
sóc sức khỏe cho người dân sẽ luôn được đảm
bảo chất lượng cuộc sống và an tâm hơn trong
cuộc sống. Từ đó, việc nâng cao chất lượng
dịch vụ khám chữa bệnh nhằm mục đích
mang lại sự hài lòng cho người bệnh là mục
tiêu hướng đến của ngành Y tế hiện nay.
Trong nĕm 2014, ngành y tế nước ta đã
đạt được những thành tựu đáng kể như đạt
được chỉ tiêu Quốc hội giao về tỷ lệ giường
bệnh trên 1 vạn dân và giảm tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 15,5%;
tổng số giường bệnh thực tế tĕng 4.800
giường (24,6%) so với nĕm 2012 và trên 2/3
bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã thực hiện cam
kết cắt giảm quá tải bệnh viện. Bộ Y tế đã
cải cách quy trình thu viện phí và thanh toán
bảo hiểm y tế giảm từ 6 chữ ký còn 4 chữ
ký trong bản kê thanh toán và đơn giản quá
thủ tục hành chính từ 12-14 bước xuống còn
4-7 bước, trung bình rút ngắn được 48,5 phút/
một lượt khám bệnh. Bên cạnh đó, nhiều công
trình nghiên cứu đã áp dụng thành công cho
người bệnh như: Rô-bốt phẫu thuật nội soi,
lần đầu ghép tế bào gốc đồng loại, ứng dụng
san hô điều trị viêm tai giữa, điều trị ung thu
bằng công nghệ hạt....
Bệnh viên Trần Vĕn An được thành lập
vào 5 tháng 3 nĕm 1984 theo quyết định của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre số 253/UB-
QĐ-84. Sau nhiều nĕm hoạt động bệnh viện
đã hầu hết đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân địa phương được thể hiện
thông qua số lượt bệnh nhân đã sử dụng dịch
vụ khám chữa bệnh quay trở lại luôn tĕng.
Tuy nhiên, bệnh viện vẫn còn một số hạn chế
về trang thiết bị kỹ thuật bị hư hỏng hay lạc
hậu, từ đó ảnh hưởng đến công tác khám chữa
bệnh và điều trị cho bệnh nhân.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi quyết định
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám
chữa bệnh tại Bệnh viện Trần Vĕn An” là rất
cần thiết. Với hy vọng cung cấp được những
thông tin thực tế làm cơ sở khoa học giúp cho
Bệnh viện Trần Vĕn An cải thiện phục vụ tốt
hơn nhu cầu điều trị và khám chữa bệnh của
người dân trong thời gian tới.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác
tiền sử bệnh, thĕm khám thực thể, khi cần
thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm
sàng, thĕm dò chức nĕng để chẩn đoán và chỉ
định phương pháp điều trị phù hợp đã được
công nhận (Từ điển mở Wikipedia).
Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp
chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và
thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều
trị, chĕm sóc, phục hồi chức nĕng cho người
bệnh (Từ điển mở Wikipedia).
Theo Philip Kotler và cộng sự (2005) cho
rằng chất lượng dịch vụ là khả nĕng của một
dịch vụ bao gồm độ bền tổng thể, độ tin cậy,
độ chính xác, sự dễ vận hành, dễ sửa chữa và
các thuộc tính có giá trị khác để thực hiện các
chức nĕng của nó.
Theo Zeithaml (1987) cho rằng chất
lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng
về tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của
một thực thể, đó là một dạng của thái độ và
các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì
mong đợi và nhận thức về những thứ ta nhận
được.
Theo Zeithaml & Bitner (2000) cho rằng
sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của
khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ
đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ.
Còn Philip Kotler (2000) định nghĩa sự
hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc
thất vọng của một người bằng kết quả của
53
Các nhân tố ảnh hưởng đến ...
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất, 2016.
Từ 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng được diễn giải thông qua bảng 1 như sau:
Bảng 1: Diễn giải các biến thành phần
STT Các yếu tố Nguồn tác giả
Đề xuất các biến quan sát trong
thang đo sơ bộ
1 Độ tin cậy
(DTC)
Parasuraman
et al, 1988;
Nghi, 2012;
Dân &
Phượng,
2011; Thanh,
2013; Mận,
2014; Thúy,
2013
- Đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm
- Vấn đề an toàn/an ninh của bệnh viện tốt
- Đội ngũ y bác sỹ luôn thông báo rõ ràng về tình trạng sức khỏe
- Nhân viên luôn nghiêm túc trong giờ làm việc
- Sự chuẩn đoán và điều trị tại bệnh viện là chính xác và có
hiệu quả
- Đội ngũ y bác sỹ luôn giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn về
bệnh tình rõ ràng, dễ hiểu.
2 Sự đồng cảm
(DONGCAM)
- Nhân viên bệnh viện luôn quan tâm đến sức khỏe bệnh nhân
- Thái độ phục vụ tận tình chu đáo của đội ngũ y bác sỹ
- Thái độ của đội ngũ y bác sỹ thân thiện, vui vẻ
3 Phương tiện
hữu hình
(PTHH)
- Bệnh viện có trang thiết bị, công nghệ phục vụ hiện đại,
tiên tiến
- Các bảng thông báo/hướng dẫn, sơ đồ bệnh viện cụ thể, chú
thích rõ ràng
- Các phòng khoa bệnh được bố trí đẹp, dễ tìm
việc so sánh thực tế nhận được của sản phẩm
(hay kết quả) trong mối liên hệ với những
mong đợi của họ.
Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên
cứu ngoài nước và thảo luận nhóm tay đôi với
1 chuyên gia và 17 bệnh nhân, sau đó thực hiện
nghiên cứu sơ bộ thì tác giả đã xây dựng mô
hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám
chữa bệnh bao gồm 6 yếu tố: (1) Độ tin cậy;
(2) Sự đồng cảm; (3) Phương tiện hữu hình; (4)
Chi phí khám chữa bệnh; (5) Thời gian khám
chữa bệnh; (6) Kết quả khám chữa bệnh. Mô
hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
54
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
4 Chi phí khám
chữa bệnh
(CPKB)
Triết (2013);
Hạnh (2013);
Hà & Hiền
(2012)
- Chi phí khám và điều trị phù hợp với khả nĕng người bệnh
- Chi phí thuốc vừa phải
- Chi phí giường bệnh vừa phải.
5 Thời gian
khám chữa
bệnh (TGKB)
Saadoun
& Manal
(2006); Noor
& Phang
(2009)
- Thời gian thực hiện khám chữa bệnh
- Thủ tục nhập, xuất viện, chuyển viện đơn giản, nhanh
chóng
6 Kết quả khám
chữa bệnh
(KQKB)
Thúy (2013);
Vinh(2014);
Noor &
Phang
(2009)
- Kết quả chuẩn đoán nhanh, chính xác
- Mức độ chữa khỏi bệnh nhanh chóng, không tái phát
- Kết quả khám chữa bệnh thông báo kịp thời cho bệnh nhân
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó và kết quả thảo luận nhóm, 2016.
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân tại
bệnh viện Trần Vĕn An. Dữ liệu nghiên cứu
được thu thập theo phương pháp chọn mẫu
thuận tiện trong khoảng thời gian từ 3/5/2016
đến 20/5/2016. Hair và cộng sự (1987) cho
rằng để sử dụng tốt mô hình phân tích nhân
tố khám phá (EFA) thì kích thước mẫu tối
thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan
sát trên biến đo lường là 5:1 nghĩa là 1 biến
đo lường cần tối thiểu 5 biến quan sát. Do mô
hình phân tích nhân tố khám phá có 27 biến
đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch
vụ tại bệnh viện Trần Vĕn An, vì vậy cỡ mẫu
ít nhất của đề tài phải là 27 x 5 = 135 quan
sát. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cao
cho tổng thể thì tác giả đề xuất chọn cỡ mẫu
nghiên cứu là 231 bệnh nhân.
2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Trong nghiên cứu này sử dụng kiểm định
thang đo ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh
nhân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh tại bệnh viện Trần Vĕn An bằng hệ số
Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám
phá (EFA) kết hợp với hồi quy bội.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng
thang đo thang đo Likert cho điểm từ 1: Rất
không hài lòng đến 5: Rất hài lòng để đo
lường các biến quan sát.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu
và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Trần Vĕn
An được trình bày như sau:
3.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang
đo lường sự hài lòng của bệnh nhân
Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ
0,6 trở lên là có thể sử dụng tốt và hệ số tương
quan biến tổng phải lớn hơn 0,3 thì mới đạt
yêu cầu (Trọng & Ngọc, 2008). Tác giả tiến
hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng
hệ Cronbach’s Alpha nhiều lần để tìm được
thang đo có độ tin cậy cao nhất. Kết quả kiểm
định Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các
55
Các nhân tố ảnh hưởng đến ...
biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn
hơn 0,3 và hệ số tương quan biến tổng đều
lớn hơn 0,6 cho thấy thang đo có ý nghĩa và
các biến thành phần trong thang đo là đáng
tin cậy trong việc đo lường sự hài lòng của
bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ khám
chữa bệnh tại bệnh viện Trần Vĕn An.
3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích
nhân tố khám phá (EFA)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh
nhân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh tại bệnh viện Trần Vĕn An được thực
hiện như sau:
Thực hiện phân tích nhân tố khám phá,
các kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Độ
tin cậy của các biến quan sát (factor loading
> 0,5); (2) Kiểm định tính thích hợp của mô
hình (0,5 ≤ KMO = 0,606 ≤ 1); (3) Kiểm định
Bartlett’s về tương quan các biến quan sát có
giá trị Sig.=0,000 < 5% chứng tỏ các biến có
liên quan chặt chẽ; (4) Kiểm định phương sai
cộng dồn = 72,596% cho thấy các biến độc
lập đưa vào mô hình giải thích được 72,596%
sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng
dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Trần
Vĕn An (Trọng & Ngọc, 2008). Kết quả phân
tích nhân tố khám phá vẫn giữ nguyên 6
nhóm nhân tố và không có sự xáo trộn giữa
các biến thành phần nên tên các nhân tố vẫn
được giữ nguyên.
Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Nhân tố
1 2 3 4 5 6
DTC3 .819
DTC6 .747
DTC5 .704
DTC4 .668
DTC2 .666
DTC1 .660
PTHH2 .931
PTHH3 .892
PTHH1 .889
KQKB1 .865
KQKB2 .677
KQKB3 .607
TGKB1 .876
TGKB2 .837
CPKB1 .874
CPKB3 .834
56
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
CPKB2 .603
DONGCAM2 .809
DONGCAM3 .778
DONGCAM1 .697
KMO = 0,606
Phương sai trích = 72,596%
Mức ý nghĩa = 0,000
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp, 2016.
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Trần Vĕn An
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy bội
B Std. Error Beta t Sig. VIF
Hệ số -3.844E-17 .051 .000 1.000
Độ tin cậy (DTC) .327 .052 .327 6.352 .000 1.000
Phương tiện hữu hình (PTHH) -.015 .052 -.015 -.282 .778 1.000
Kết quả khám bệnh (KQKB) .213 .052 .213 4.135 .000 1.000
Thời gian khám bệnh (TGKB) .442 .052 .442 8.581 .000 1.000
Chi phí khám bệnh (CPKB) .239 .052 .239 4.645 .000 1.000
Sự đồng cảm (DONGCAM) -.024 .052 -.024 -.466 .641 1.000
Mức ý nghĩa = 0,000
R2 hiệu chỉnh = 0,390
Durbin-Watson = 1,992
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra trực tiếp, 2016.
Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 3, ta
thấy hệ số Sig.F của mô hình bằng 0,000 nhỏ
hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô
hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, phù hợp
với tập dự liệu và có thể sử dụng được, tức
là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến
phụ thuộc Y (Sự hài lòng của bệnh nhân). Hệ
số R2 hiệu chỉnh của mô hình là 39%, tức là
sự biến thiên của sự hài lòng của bệnh nhân
được giải thích bởi các nhân tố được đưa vào
mô hình là 39%.
Qua kết quả phân tích trên còn cho thấy,
tất cả 6 nhân tố đưa vào mô hình thì có 2
nhân tố không có ý nghĩa thống kê là nhân
tố phương tiện hữu hình và nhân tố sự đồng
cảm do có mức ý nghĩa lớn hơn 10%. Còn lại
4 nhân tố có ý nghĩa thống kê ở mức 1% bao
gồm: nhân tố độ tin cậy (DTC); nhân tố kết
quả khám bệnh (KQKB); nhân tố thời gian
khám bệnh (TGKB); nhân tố chi phí khám
bệnh (CPKB) có ảnh hưởng đến sự hài lòng
của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ ở
57
Các nhân tố ảnh hưởng đến ...
bệnh viện Trần Vĕn An. Như vậy, các hệ số
hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình được
sử dụng tốt. Cụ thể tác động của từng nhân
tố đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất
lượng khám chữa bệnh như sau:
3.3.1. Nhân tố thời gian khám bệnh
Nhân tố này có tương quan thuận chiều
với sự hài lòng của bệnh nhân, nó sẽ làm tĕng
sự hài lòng của bệnh nhân, nhân tố thời gian
khám bệnh có hệ số Beta bằng 0,442 nghĩa là
khi các yếu tố thuộc về thời gian khám bệnh
tĕng 1 đơn vị thì sẽ tác động đến sự hài lòng
của bệnh nhân tĕng 0,442 điểm. Đây là nhân
tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của
bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ ở bệnh
viện Trần Vĕn An.
Khi các yếu tố thuộc về thời gian khám
bệnh càng cao thì sự hài lòng của bệnh nhân
sẽ càng cao. Thực tế trong quá trình khảo sát
cho thấy bệnh nhân rất quan tâm đến các yếu
tố thuộc về thời gian khám bệnh, do đó kết
quả nghiên cứu trên là phù hợp.
3.3.2. Nhân tố độ tin cậy
Nhân tố này có tương quan thuận chiều
với sự hài lòng của bệnh nhân. Nó sẽ làm
tĕng sự hài lòng của bệnh nhân, nhân tố độ
tin cậy có hệ số Beta bằng 0,327 nghĩa là khi
các yếu tố thuộc về độ tin cậy tĕng 1 đơn vị
thì sẽ tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân
tĕng 0,327 điểm.
Khi các yếu tố thuộc về độ tin cậy càng
cao thì sự hài lòng của bệnh nhân sẽ càng
cao. Thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy
bệnh nhân rất quan tâm đến các yếu tố thuộc
về độ tin cậy do đó kết quả nghiên cứu trên
là phù hợp.
3.3.3. Nhân tố chi phí khám bệnh
Nhân tố này có tương quan thuận chiều
với sự hài lòng của bệnh nhân. Nó sẽ làm tĕng
sự hài lòng của bệnh nhân, nhân tố chi phí
khám bệnh có hệ số Beta bằng 0,239 nghĩa
là khi các yếu tố thuộc về chi phí khám bệnh
tĕng 1 đơn vị thì sẽ tác động đến sự hài lòng
của bệnh nhân tĕng 0,239 điểm.
Khi các yếu tố thuộc về chi phí khám
bệnh càng cao thì sự hài lòng của bệnh nhân
sẽ càng cao. Thực tế trong quá trình khảo sát
cho thấy bệnh nhân rất quan tâm đến các yếu
tố thuộc về chi phí khám bệnh do đó kết quả
nghiên cứu trên là phù hợp.
3.3.4. Nhân tố kết quả khám bệnh
Nhân tố này có tương quan thuận chiều
với sự hài lòng của bệnh nhân, nó sẽ làm tĕng
sự hài lòng của bệnh nhân, nhân tố kết quả
khám bệnh có hệ số Beta bằng 0,213 nghĩa
là khi các yếu tố thuộc về kết quả khám bệnh
tĕng 1 đơn vị thì sẽ tác động đến sự hài lòng
của bệnh nhân tĕng 0,213 điểm.
Khi các yếu tố thuộc về kết quả khám
bệnh càng cao thì sự hài lòng của bệnh nhân
sẽ càng cao càng cao, thực tế trong quá trình
khảo sát cho thấy bệnh nhân rất quan tâm đến
các yếu tố thuộc về kết quả khám bệnh do đó
kết quả nghiên cứu trên là phù hợp.
4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Kết quả cho thấy, sau khi đã bổ sung và
điều chỉnh, các thang đo đều đạt được độ tin
cậy và giá trị cho phép. Kết quả cũng cho
thấy, trong phạm vi nghiên cứu điển hình 231
bệnh nhân thì sự hài lòng của bệnh nhân đối
với chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện
Trần Vĕn An liên quan đến 4 thành phần: (1)
Thời gian khám bệnh; (2) Độ tin cậy; (3) Chi
phí khám bệnh; (4) Kết quả khám bệnh thông
qua 20 biến quan sát. Trong đó, nhân tố “Thời
gian khám bệnh” có tác động mạnh nhất đến
sự hài lòng của bệnh nhân, kế đến là nhân tố
“Độ tin cậy”, “Chi phí khám bệnh” và “Kết
quả khám bệnh”.
Đối với nhân tố “Thời gian khám bệnh”,
58
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài
lòng của bệnh nhân. Trên cơ sở phát hiện
của nghiên cứu này thì bệnh viện Trần Vĕn
An cần quan tâm hơn nữa về các yếu tố thời
gian trong quá trình khám chữa bệnh để giảm
bớt tối thiểu các khoảng thời gian không cần
thiết, từ đó làm tĕng sự hài lòng.
Đối với nhân tố “Độ tin cậy”, đây là yếu
tố tác động mạnh thứ hai đến sự hài lòng của
bệnh nhân. Trên cơ sở phát hiện của nghiên
cứu này thì bệnh viện Trần Vĕn An nên quan
tâm hơn nữa về các yếu tố thuộc về độ tin cậy
để có thể làm tĕng sự hài lòng của bệnh nhân.
Đối với nhân tố “Chi phí khám bệnh”,
đây là nhân tố tác động mạnh thứ ba đến sự
sự hài lòng của bệnh nhân. Trên cơ sở phát
hiện của nghiên cứu này thì bệnh viện Trần
Vĕn An nên tiếp tục quan tâm hơn nữa về
chính sách giá cả, chi phí để có thể làm tĕng
sự hài lòng của bệnh nhân.
Cuối cùng là nhân tố “Kết quả khám
bệnh”, đây là yếu tố tác động yếu nhất đến sự
hài lòng của bệnh nhân. Trên cơ sở phát hiện
của nghiên cứu này thì bệnh viện Trần Vĕn
An nên tiếp tục xem xét, quan tâm hơn nữa
đến kết quả khám bệnh để làm tĕng hiệu quả
khám chữa bệnh, từ đó sự hài lòng của bệnh
nhân sẽ tĕng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Dân và Nguyễn Thị Kim Phượng,
2011. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh
nhân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Tạp chí
phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
[2]. Hồ Nguyên Kim Hạnh, 2013. Đánh giá
mức độ hài lòng của bệnh nhân về chất lượng
dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu
Long thành phố Cần Thơ. Luận vĕn thạc sĩ,
ngành Quản trị Kinh doanh, trường Đại học
Cần Thơ.
[3]. Nguyễn Quốc Nghi, 2012. Các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân
đối với các bệnh viện công trên địa bàn thành
phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học Đại học Cần
Thơ.
[4]. Phùng Thị Hồng Hà và Trần Thị Thu
Hiền, 2012. Đánh giá sự hài lòng của khách
hàng sử dụng dịch vụ y tế tại Bệnh viện Việt
Nam Cu ba Đồng Hới - Quảng Bình. Tạp chí
khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3.
[5]. Phạm Thị Mận, 2014. Nghiên cứu ảnh
hưởng của chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh đến sự hài lòng của bệnh nhân tại Bệnh
viện Phong - Da liễu TW Quy Hòa. YHTH,
920 - CT. NCKH kỷ niệm 85 nĕm thành lập
Bệnh viện Phong - Da liễu TW Quy Hòa.
[6]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.
[7]. Lê Trương Thanh Triết, 2013. Đánh giá
sự hài lòng của bệnh nhân đối với công tác
khám chữa bệnh của các bệnh viện trên địa
bàn thành phố Cần Thơ. Luận vĕn thạc sỹ
kinh tế, ngành Quản trị Kinh doanh, trường
Đại học Cần Thơ.
[8]. Nhữ Ngọc Thanh, 2013. Ảnh hưởng của
chất lượng dịch vụ tới sự hài lòng của bệnh
nhân tại Bệnh viện Nhi Hải Dương. Luận vĕn
thạc sỹ, ngành Quản trị Kinh doanh, Shute
University, Taiwan.
[9]. Nguyễn Việt Thúy, 2013. Đánh giá mức
độ hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ Y
tế Công tuyến quận, huyện tại thành phố Cần
Thơ. Luận vĕn thạc sỹ, ngành Quản trị Kinh
Doanh, trường Đại học Cần Thơ.
[10]. Đỗ Thị Thanh Vinh, 2014. Khảo sát,
đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức và cá
nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh
Khánh Hòa. Báo cáo tổng hợp của UBND
tỉnh Khánh Hòa, Sở Nội vụ.
[11]. Hair, J. F., Jr., Anderson, R. E., Tatham,
59
Các nhân tố ảnh hưởng đến ...
R. L., & Black, W. C., 1998. Multivariate
data analysis (5th ed.). Boston, MA: Pearson
Education Inc.
[12]. Noor Hazilah Abd Manaf & Phang
Siew Nooi, 2009. Patient Satisfaction as an
Indicator of Service Quality in Malaysian
Public Hospitals. Asian Journal on Quality,
Vol. 10, Iss: 1, pp. 77-87.
[13]. Parasuraman A, Zeithaml V A, & L.L,
B., 1988. SERVQUAL: A multiple-item
scale for measuring consumer perceptions
of service quality. Journal of Retailing, 64
(Spring), 12–40.
[14]. Philip Kotler, Wong Veronica, Saunders
John, Armstrong Gary, 2005. Principles of
Marketing (4th European edition). Prentice
Hall.
[15]. Philip Kotler, 2000. Building customer
satisfaction through quality, serviceand
value. Marketing management and consumer
behavior PPS Philip Kotler.
[16]. Saadoun F. Al-zami, Aida M.
Mohammed, Manal I. Hanai, 2006. Patients’
satisfaction with primary health care in
Kuwait after electronic medical record
implementation. Egypt Journal Publich
Health Assoc Vol. 81, No. 5&6.
[17]. Zeithaml, V., 1987. Deining and
Retailing Price. Perceived Quality and
Perceived Value. Report No. 87-101,
Cambridge, MA: Marketing Science Institute.
[18]. Zeithaml, V. A & M. J. Bitner, 2000.
Services Marketing: Integrating Customer
Focus Across the Film, Irwin McGraw-Hill.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua_benh_nhan_d.pdf