Tài liệu Đề tài Các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2003-2005: Lời mở đầu
Bước sang thế kỷ 21 nền kinh tế của nước ta vẫn phát triển kiên trì theo định hướng xã hội chủ nghĩa với một hệ thống kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do đó yêu cầu đối với việc quy hoạch và lập kế hoạch cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế cũng như toàn ngành là phải đặt ra và thực hiện bằng các hoạt động cụ thể. Điều đó giải thích tại sao cần phải có các giải pháp cho thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2001 - 2005
Trong một môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cộng đồng những người dân phải thực hiện tốt những hoạt động của mình theo định hướng chung nhằm duy trì và làm tăng hiệu quả của ngành thủy sản, phát huy những lợi thế so sánh để cạnh tranh có hiệu quả trên các thị trường khu vực và thế giới. Như vậy, mục đích của kế hoạch phát triển ngành thủy sản đề ra là kiến tạo mục tiêu và đưa ra một tổng thể những hành động, những giải pháp để đ...
82 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2003-2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Bước sang thế kỷ 21 nền kinh tế của nước ta vẫn phát triển kiên trì theo định hướng xã hội chủ nghĩa với một hệ thống kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do đó yêu cầu đối với việc quy hoạch và lập kế hoạch cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế cũng như toàn ngành là phải đặt ra và thực hiện bằng các hoạt động cụ thể. Điều đó giải thích tại sao cần phải có các giải pháp cho thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2001 - 2005
Trong một môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cộng đồng những người dân phải thực hiện tốt những hoạt động của mình theo định hướng chung nhằm duy trì và làm tăng hiệu quả của ngành thủy sản, phát huy những lợi thế so sánh để cạnh tranh có hiệu quả trên các thị trường khu vực và thế giới. Như vậy, mục đích của kế hoạch phát triển ngành thủy sản đề ra là kiến tạo mục tiêu và đưa ra một tổng thể những hành động, những giải pháp để định hướng cho những hoạt động nhằm hướng tới những mục tiêu chung.
Giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản được soạn thảo ra nhằm mục đích giúp Nhà Nước nói chung và Ngành thủy sản nói riêng tiến hành những cải cách và điều chỉnh cần thiết, nhằm đáp ứng hiệu quả những thách thức trong tương lai. Có thể xem đây như những giải pháp then chốt để thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới. Tuy nhiên, mọi sự cải cách, điều chỉnh, phát triển chỉ có thể thực hiện được nếu có sự tham gia tích cực và nhiệt tình của toàn thể ngư dân, cán bộ công nhân viên chức trong tất cả hệ thống và cơ cấu tổ chức của ngành thủy sản và những ngành, những bộ phận, những con người có liên quan tới sự phát triển của ngành thủy sản từ Trung Ương tới Địa phương. Hơn thế nữa, giải pháp để thực hiện đạt kết quả cao quá trình thực hiện kế hoạch phát triển sẽ là kim chỉ nam để huy động những nỗ lực và những hành độnh chung, kể cả các tổ chức quốc tế, các quốc gia và cộng đồng quốc tế mong muốn giúp đỡ và phối hợp với Việt Nam thực hiện tốt kế hoạch phát triển ngành và những mục tiêu kinh tế xã hội sao cho: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ... ; là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng. Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nuớc. Nghề cá của ta là nghề cá nhân dân gắn bó với cuộc sống của hàng triệu như dân với xây dựng và phát triển nông thôn nhất là vùng ven biển và hải đảo.Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa thủy sản cũng có những đặc thù riêng: Sản xuất bị phụ thuộc lớn vào những tác động của ngoại cảnh, thường gây ra những rủi ro khó lường cho những người sản xuất trực tiếp. Mặt khác trong sản xuất thủy sản những chi phí đầu tư rất lớn đặc biệt cho khai thác, cho xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng một ngành công nghiệp chế biến hiện đại.
Thời gian qua, mặc dù ngành thủy sản đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Thế nhưng ngành thủy sản cũng đang đứng trước nhứng thách thức lớn như: Nguồn lợi hải sản ven bờ cạn kiệt, nguồn lợi xa bờ chưa nắm chắc, do phát triển ồ ạt diện tích nuôi thủy sản ở vùng bải triều, cửa sông, ven biển đã thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, diện tích trồng lúa…có tác động xấu đến cân bằng môi trường sinh thái; các cơ sở chế biến thủy sản tuy nhiều nhưng đại bộ phận công nghệ đã củ kỹ, lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trương, cơ sở hạ tầng yếu kém không đồng bộ...
Từ thực tế đó, để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thực hiện tốt kế hoạch phát triển của ngành trong thời gian tiếp theo, cần phải có các giải pháp rất cụ thể và thực sự khoa học. Chuyển mạnh nghề cá tự do sang nghề cá được quản lý thống nhất bằng luật pháp có sự phân cấp cụ thể từ Trung Ương đến Địa phương. Chuyển đổi mạnh cơ cấu ngành từ khai thác tài nguyên tự nhiên chủ yếu sang khai thác lao động kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đáp ứng phát triển thủy sản lâu dài, ổn định. Ngành thủy sản đang tập trung xây dựng các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực sản xuất, từng vùng lãnh thổ để hướng dẫn và tập trung mọi nguồn lực vào mục tiêu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi ngành thủy sản đã đề ra.
Đề tài “các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2003-2005” gồm 3 phần :
Chương I - Phát triển thủy sản đối với phát triển kinhh tế và những nội dung cơ bản của kế hoạch phát triển thuỷ sản
Chương II: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản thời gian qua 2001-2002 trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm 2001-2005
Chương III - Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2003-2005
Khi nghiên cứu đề tài này, thực tế chưa có đầy đủ lượng thông tin và độ chính xác cần thiết, do vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và tất cả bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn !
Chương I
Phát triển thuỷ sản đối với phát triển kinh tế
I. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế và những nội dung cơ bản của kế hoạch phát triển thuỷ sản
1. Đặc trưng kinh tế - kỹ thuật và tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam
1.1. Đặc trưng kinh tế- kỹ thuật của ngành thuỷ sản
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế biển quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội loài người. Có thể hình dung đặc điểm kinh tế – kỹ thuật chung của ngành thủy sản như sau:
Thứ nhất, thuỷ sản là ngành kinh tế - kỹ thuật có đặc thù bao gồm các lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại...Trong đó :
- Khai thác và nuôi trồng hải sản giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu, đảm bảo việc tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và cân bằng môi trường sinh thái.
- Chế biến và thương mại thuỷ sản tuy nhìn bề ngoài như chỉ là hậu quả của khai thác và nuôi trồng thuỷ sản vì đầu vào của ngành này do khai thác và nuôi trồng thuỷ sản quyết định. Điều đó làm cho người ta nhầm lẫn rằng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tạo ra sản phẩm gì thì ngành chế biến và thương mại thuỷ sản chỉ có thể tạo ra các sản phẩm tương ứng mà thôi. Trong cơ chế thị trường với ngành thuỷ sản tình hình lại hoàn toàn ngược lại. Chính thương mại thuỷ sản (tức là xuất khẩu, buôn bán và tiêu thụ nội địa) phát hiện tạo ra những nhu cầu về mặt hàng. Từ những nhu cầu về mặt hàng đó, nó đặt hàng với khu vực chế biến và đến lượt mình ngành chế biến lại đặt hàng với lĩnh vực khai thác và nuôi trồng.
Thứ hai, sự phát triển của ngành thuỷ sản phụ thuộc vào nhu cầu, thị hiếu và thu nhập của dân cư. Nhu cầu, thị hiếu về các mặt hàng thuỷ sản của con người luôn luôn biến đổi tuỳ thuộc vào thu nhập của họ, cũng như tính dân tộc và tính truyền thống. Nhu cầu và thị hiếu tạo ra thị trường. Thị trường hàng hoá thuỷ sản cũng giống như tất cả các loại thị trường hàng hoá nào khác là cơ sở để cho xã hội giải quyết ba vấn đề cơ bản của kinh tế học là: sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai ?. Ba vấn đề đó cũng là những yếu tố cơ bản của phát triển sản xuất ngành thuỷ sản trong từng giai đoạn…
Thứ ba, thuỷ sản là ngành phát triển phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thuỷ sản là tài nguyên sinh vật, tài nguyên biển là một nguồn tài nguyên tự nhiên có thể tái sinh nhưng không vô hạn. Ngày nay, với sự phát triển của nghề khai thác thuỷ sản ở vùng biển gần bờ nơi có điều kiện thuận lợi nhất đã bị lợi dụng một cách quá mức cho phép. Làm cho nguồn lợi thuỷ sản đang ngày càng cạn kiệt, thậm chí bị huỷ diệt. Việc phát triển của nghề nuôi trồng không có quy hoạch cụ thể đã và đang làm cho nhiều ha rừng nguyên sinh và rừng ngập mặn bị tàn phá…Điều này đòi hỏi để phát triển ngành thuỷ sản phải có những giải pháp thích hợp trong thời gian tới.
Thứ tư, sản xuất thủy sản có tính chất liên ngành và diễn ra trong phạm vi rộng, từ cung cấp các điều kiện sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Quá trình phát triển ngành thuỷ sản gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp cả về tính chất và nền tảng sinh thái của sản xuất. Vì thế phát triển ngành thuỷ sản rất cần thiết trong một thể thống nhất với những ngành và lĩnh vực kinh tế nông thôn khác. Ngoại ra, tự bản thân ngành thuỷ sản hàm chứa cả công nghiệp. Đó là: công nghiệp chế biến, công nghiệp đóng và sửa tàu thuyền, công nghiệp xây dựng cơ sở hậu cần dich vụ nghề cá…Vì thế phát triển thuỷ sản phải có sự kết hợp giữa ngành Nông- Lâm và Công nghiệp.
Thứ năm, sự phát triển thuỷ sản gắn liền với sự tồn tại của các thành phần kinh tế. Vai trò và các hình thức kinh doanh của nó trong ngành thuỷ sản rất đa dạng và khách quan, từ kinh tế hộ gia đình đến kinh tế trang trại, kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản trong khai thác - nuôi trồng - chế biến và thương mại thuỷ sản.
Ngoài những đặc điểm tổng quát nói trên, ngành thủy sản Việt Nam còn có những đặc điểm đáng quan tâm sau:
- Việt Nam có bở biển dài trên 3 nghìn km, với nhiều sông lạch, ao hồ thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản. Tuy nhiên những năm gần đây với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên do khai thác bừa bải trong khi tốc độ tăng trưởng lao động vẫn tăng cao đã làm cho hiệu quả khai thác thủy sản giảm sút và lao động trong lĩnh vực khai thác đang có xu hướng giảm và chuyển dần sang các lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Do nằm trong khu vực nhiệt đới giáo mùa, nước ta có thảm động thực vật phong phú, đa dạng, có tiềm năng sinh khối lớn, có điều kiện bố trí và sử dụng lao động, công cụ sản xuất tốt hơn và mang lại hiệu quả cao.
- Đối tượng khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta chủ yếu là các loại Tôm, các loại Cá, các loại Nhuyễn Thể... có giá trị kinh tế cao. Nhưng hiện tại với việc khai thác bừa bãi thiếu khoa học cộng với việc đánh bắt có sử dụng mìn, điện đã làm giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, ngành thủy sản chưa có kế hoạch một cách khoa học và cụ thể trong việc công nghiệp hóa- hiện đại hóa quá trình sản xuất nên vấn đề phát triển bền vững và hiệu quả, môi trường sinh thái mất cân đối ở nước ta cần được coi trọng.
- Trình độ của lực lượng lao động nghề cá còn yếu kém đã tác động tiêu cực tới cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm thủy sản. Vai trò của Nhà nước trong tìm kiếm, mở rộng thị trường chưa được quan tâm đúng mức làm cho người nông dân bị thiệt thòi về lợi ích kinh tế, không yên tâm đầu tư vốn và công nghệ để mở rộng sản xuất.
Như vậy, từ những đặc trưng chung và riêng của ngành thủy sản Việt Nam cho thấy. Thủy sản là một tổng thể các yếu tố tự nhiên - kinh tế - kỹ thuật - xã hội gắn bó mật thiết với nhau. Vì vậy, trong kế hoạch phát triển ngành thủy sản các kế hoạch cần được thực hiện một cách có hệ thống, khoa học; trong quản lý, các chính sách cần được ban hành một cách đồng bộ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng thể đưa nền kinh tế thủy sản đi lên thực hiện tốt kế hoạch phát triển ngành thủy sản Việt Nam.
1.2. Tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam
Trong các ngành kinh tế quốc dân, ngành thuỷ sản là ngành có nhiều tiềm năng phát triển. Do đó, vấn đề của chúng ta trong những năm tới phải có những chính sách về đầu tư, quy hoạch sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.1. Tiềm năng về khai thác thuỷ sản tời gian tới
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km trải dài suốt 13 vĩ độ theo hướng Bắc Nam có 112 cửa sông, lạch. Vùng Biển nội thuỷ và lãnh hải rộng 228.000 km2, vùng biển kinh tế đặc quyền rộng khoảng 1 triệu km2 với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ…là nguồn tiềm năng quý giá để phát triển ngành thuỷ sản nói chung và lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thuỷ sản nói riêng của nước ta. Với 2038 loài cá đã biết, trong đó cá hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng khoảng 3,1 triệu tấn/ năm, sản lượng khai thác cho phép từ 1,2 -1,4 triệu tấn/ năm. Giáp xác có 1647 loài trong đó Tôm có hơn 70 loài, Nhuyễn Thể 2500 loài với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như Mực, Hải sản, Bào Ngư...Tuy gần đây sản lượng bị giảm sút một cách nhanh chóng do sự khai thác bừa bải thiếu tính khoa học nhất là những vùng gần bờ. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thuộc Viện kinh tế thủy sản thì sản lượng tiềm năng phát triển thủy sản vẫn còn nhiều, đặc biệt là sản lượng những loài vùng xa bờ, sản lượng cá đáy và các loài nhuyễn thể…có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành thời kỳ tiếp theo.
Cùng với chương trình đánh bắt xa bờ. Các cơ sở đóng sửa tàu thuyền đã đóng mới nhiều tàu thuyền hàng năm và bổ sung hàng loạt các tàu thuyền đã củ, có công suất dưới 45 CV cộng với sự chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, trang thiết bị và công nghệ hiện đại vv...thì chắc chắn trong tương lại khả năng khai thác hải sản Việt Nam là rất lớn.
1.2.2. Tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản đế năm 2010 là 1.700.000 ha. Trong đó có 120.000 ha ao hồ nhỏ, mương vườn, chiếm 7%; 340.000 ha mặt nước lớn (20%); 580.000 ha ruộng trũng (34%); 660.000 ha vùng nước triều (39%). Ngoài ra còn có khoảng 300.000- 400.000 ha sông vùng vịnh quanh Đảo có thể nuôi trồng hải sản.
Với sự hoàn thiện đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ngành thuỷ sản đến năm 2010” tháng 3 năm 2000, đây chính là cơ sở cho việc lập các dự án khả thi để đầu tư vào nuôi trồng của ngành thuỷ sản. Theo hướng đó, chúng ta đầu tư các trang thiết bị cũng như công nghệ hiện đại vào việc nuôi trồng theo quy mô công nghiệp. Thực tế cho chúng ta thấy rằng, năng suất nuôi trồng thuỷ sản hiện nay của ta còn thấp; diện tích khai thác nuôi trồng chưa được khải thác một cách triệt để… Trong những năm tới, nếu đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển nghiên cứu giống…Năng suất nuôi trồng thuỷ sản sẽ tăng lên góp phần vào thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản trong tương lai.
1.2.3. Tiềm năng về xuất khẩu thủy sản
Thực tế thị trường hàng thủy sản thế giới, xét về tổng thể là một thị trường còn có khả năng mở rộng và luôn có xu hướng cung chưa đáp ứng được cầu. Theo dự báo, trong thời gian trung hạn tới trọng tâm nhập khẩu thủy sản thế giới vẫn tập trung vào vào Nhật Bản, Bắc Mỹ và EU. Đặc biệt, EU với khả năng mở rộng liên minh thành 30 nước và đầu thế kỷ 21 so với 15 nước năm 2000 sẽ là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới. Mặc dù thời gian qua thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp phải một số khó khăn như: thị trường Nhật Bản nhìn chung đã ở mức bảo hòa và đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế; thị trường các nước Đông á và Đông Nam á tạm thời trì trệ do cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thời gian từ 1997 trở lại đây...Với những đặc điểm như vậy, việc duy trì thị phần của Việt Nam ở đây là rất khó khăn và phụ thuộc rất lớn vào cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác trong khu vực và các nước trên thế giới.
Nhìn chung, khả năng hội nhập của Việt Nam vào ASEAN và AFTA, APEC... thời gian tới sẽ mở ra những cơ hội hợp tác và những thuận lợi cho việc tăng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào khu vực. Đó là chưa kể tới sự mở rộng nhanh chóng của thị trường thủy sản Trung Quốc - là một thị trường láng giềng đầy tiềm năng. Với EU và Bắc Mỹ, trở ngại lớn nhất của thủy sản Việt Nam thâm nhập là việc đảm bảo chất lượng và an toàn hàng thủy sản theo những điều kiện HACCP. Những diễn biến gần đây cho phép chúng ta có cơ sở lạc quan rằng những năm tiếp theo, hàng thủy sản Việt Nam sẽ tăng cường mạnh sự hiện diện ở hai khu vực này. Mới đây nhất, sau hội nghị thưởng đỉnh á-âu ASEM, EU đã xếp Việt Nam vào nhóm I (nhóm nước đã được thanh tra của EU khảo sát và công nhận có đủ các điều kiện tương đương cho phép xuất khẩu thủy sản vào EU. Còn xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng sẽ được cải thiện rất nhiều khi hiện nay Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được ký kết. Do vậy, dự đoán tỷ trọng sang EU và Mỹ đến 2005 có thể sẽ đạt mức 35%- 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Ngoài ra các thị trường thuyền thống cũ của Việt Nam ở Đông âu, Trung Đông, Bắc Phi và các thị trường khác, tuy không lớn nhưng có thể có cơ hội tốt cho xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam nhờ vào hàng rào mậu dịch và chất lượng không quá khắt khe và nền kinh tế đang được phát triển mạnh mẽ. Như vậy, tiềm năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian tới là rất lớn. Chúng ta cần có những chính sách khai thác hợp lý để thu được kết quả cao hơn nữa.
1.2.4.Một số tiềm năng khác để phát triển ngành thuỷ sản
* Nguồn nhân lực đồi dào:
Việt Nam với số dân đông và rẻ là một tiềm năng dồi dào cho phát triển ngành thuỷ sản. Hiện nay số lao động nghề cá hiện có gần 6,5 triệu người, dự tính tới năm 2010 sẽ tăng lên 10 triệu người.
Nguồn nhân lực cho phát triển thuỷ sản dồi dào với hàng chục triệu hộ nông dân vừa làm nông nghiệp vừa khai thác thuỷ sản. Trên 5 triệu dân sinh sống ở vùng triều và có khoảng 1,5 triệu dân sống ở các đầm phá, tuyến đảo thuộc 29 tỉnh và thành phố có Biển. Lao động nghề cá Việt Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh những cái mới nói chung, khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến nói riêng. Trong thời gian tới, chính sách đào tạo nguồn nhân lực là một trong những quyết sách quan trọng của ngành nhằm đáp ứng đòi hỏi của thời đại cộng với giá cả sức lao động của nhân công nghề cá tương đối rẻ cũng là những tiềm năng rất lớn cho phát triển thuỷ sản Việt Nam.
* Lợi thế người đi sau:
Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế. Để ngành thuỷ sản Việt Nam có thể phát triển nhanh bền vững và có vị thế ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới trước thực tế nền kinh tế và khoa học kỹ thuật nước nhà còn nghèo nàn và lạc hậu. Xuất phát điểm là những nước đi sau, chúng ta cần tăng cường hơn nữa xu thế hội nhập thế giới này để kêu gọi đầu tư, nguồn vốn nước ngoài, chuyển giao công nghệ hiện đại đặc biệt trong công nghệ khai thác hải sản xa bờ và công nghệ sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, công nghệ chế biến sản phẩm xuất khẩu…
Ngoài ra, được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước và sự nỗ lực không ngừng của các Ban, Bộ, Ngành liên quan cộng với vận dụng khoa học có hiệu quả các tiềm năng sẵn có của mình. Hy vọng trong thời gian tới ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ phát triển nhanh và vươn xa hơn.
ị Như vậy, tiềm năng phát triển thuỷ sản Việt Nam thời gian tới là rất lớn, chúng ta cần tận dụng và khai thác triệt để hơn nữa những tiềm năng này cho mục tiêu phát tiển thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
2. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển kinh tế đất nước
Thuỷ sản là ngành sản xuất kinh doanh quan trọng nhất của kinh tế biển. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, là ngành tạo công ăn việc làm cho những cộng đồng nhân dân đặc biệt là những vùng nông thôn và những vùng ven Biển; là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận nhân dân làm nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ, cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá. Ngoài ra thuỷ sản còn đóng góp rất đáng kể cho khởi động tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bảo vệ an ninh chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
2.1. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân
* Vai trò ngành thuỷ sản đối với tăng trưởng kinh tế
Trong khoảng thời gian 1995 đến nay, ngành thuỷ sản Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về sản lượng và giá trị. Đóng góp một cách rất to lớn tới sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Ngành thuỷ sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những hướng ưu tiên chính của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay. Trong những năm qua (1995-2001), ngành đã đóng góp cho nền kinh tế bình quân 3,22% tổng GDP hàng năm.
Bảng 1.1. Đóng góp của ngành thủy sản trong tổng sản phẩm quốc dân
Đơn vị: Tỷ đồng
Giá trị SP
1995
1998
1999
2000
2001
Cả nước
228.892
361.017
399.942
441.646
484.493
Thủy sản
6.664
11.598
12.651
14.906
16.645
Cơ cấu(%)
2,91
3,32
3,16
3,38
3,34
Nguồn: Niên giám thống kê - năm 2001
Bên cạnh đó, thời gian qua, mặt hàng thuỷ sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng thứ ba chỉ sau xuất khẩu Dầu thô và Dệt May của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Bảng 1.2: Đóng góp của xuất khẩu thuỷ sản vào tổng kim ngạch xuất cả nước
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
1995
1998
1999
2000
2001
Tổng KNXK cả nước
5.448,6
9.360,3
11.541,4
14.482,7
15.027
XK Thủy sản
621.4
858,0
973,6
1.478,5
1.777,6
Cơ cấu (%)
11,4
9,17
8,435
10,21
11,83
Nguồn: Niên giám thống kê - năm 2001
Như vậy, nhìn vào bảng ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản thời gian qua có xu hướng giảm nhưng hiện nay đã bắt đầu tăng nhanh, bình quân thủy sản chiếm 10,21% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Ngoài ra sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nghề cá cũng làm tăng thêm mức thu cho Ngân sách quốc gia. Hiện nay, ngư dân và các thành phần kinh tế phải đóng các loại thuế như: Thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế doanh thu,...Tuy nhiên con số cụ thể về mức đóng thuế từ nghề cá trong ngân sách chưa được thống kê một cách cụ thể.
* Vai trò đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá kinh tế đất nước, cơ cấu kinh tế mức độ xã hội hoá, sự phân công lao động và các mối quan hệ về mặt số lượng trong sản xuất kinh doanh, trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định. Chính vì thế, phát triển thuỷ sản là một trong những nội dung quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Việc thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế trong nghề cá cũng có tác động tới thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng đa dạng hoá ngành nghề sản xuất. Tất cả các chủ trương chính sách, tổ chức chỉ đạo thực hiện được đưa ra đều nhằm khuyến khích, động viên, huy động thúc đẩy sự phát triển của mọi tầng lớp, mọi thành phần kinh tế trong nghề cá, nhưng hộ gia đình vẫn là một thành phần kinh tế ưu tiên hơn cả. Nghề cá hộ gia đình, tư nhân đã chứng minh được hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt quan trọng trong việc huy động nguồn lực trong nội bộ ngành cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản nói riêng và ngành kinh tế nói chung. Ngoài ra, có thể nói rằng trong thời gian qua, ngành thủy sản là một ngành công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Các nhà máy mới được ra đời và ổn định trong những năm tiếp theo theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phảm và phù hợp với yêu cầu công nghệ của từng nhóm hàng và nhu cầu tiêu thụ khó tính của thị trường. Nâng sức cạnh tranh của sản phảm xuất khẩu trên thị trường thế giới để thu được nhiều ngoại tệ về cho đất nước. Như vậy, sự chuyển đổi cơ cấu của ngành thủy sản sẽ không chỉ bó hẹp trong phạm vi bản thân của ngành, nó sẽ là mắt xích trong sự chuyển đổi cơ cấu chung của kinh tế và tạo nội lực cho sự phát triển chung của kinh tế đất nước.
2.2 Vai trò của ngành thuỷ sản đối với giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân
Ngành thuỷ sản góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người dân Việt Nam. Theo số liệu thống kê, dân số sống dựa vào nghề cá không ngừng tăng nhanh qua các thời kỳ. Năm 1995 có khoảng 6,2 triệu người đến năm 2000 đã tăng tới 8,2 triệu người và ngày nay con số đó đã xấp xỉ 10 triệu người. Thu nhập thường xuyên trong nghề cá tăng trung bình 16%/ năm trong thời gian qua (1995-2002). Nhiều cộng đồng dân cư nhất là các cộng đồng dân cư sống ở vùng ven biển, trên vùng đầm phá có cuộc sống phải dựa vào ngành thuỷ sản, trong số họ đại bộ phận rất nghèo khổ. Đối với đời sống của người dân, hải sản cung cấp một lượng chất dinh dưỡng rất lớn không thể thiếu của cuộc sống. Đặc biệt đối với người dân vùng ven biển, thuỷ sản hàng ngàn năm nay là một trong những nguồn sống chính của họ. Thời gian qua, nhờ chuyển từ sản xuất cho tiêu dùng trong nước sang xuất khẩu , nhờ tác động của phát triển các lĩnh vực ngành thuỷ sản, giá cả và vị trí của các sản phẩm thuỷ sản tăng lên làm cho việc sản xuất các mặt hàng tăng lên, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho người dân lao động. Phát triển thuỷ sản là một hướng rất tích cực để giải quyết vấn đề dư thừa lao động đang rất cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
2.3 Vai trò đối với môi trường sinh thái
Ngành thuỷ sản gắn liền với điều kiện tự nhiên như ao hồ, sông suối, biển, tài nguyên sinh vật...Vì thế phát triển thuỷ sản có ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động của tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. Với sự phát triển không ngừng của ngành thuỷ sản, khả năng khai thác được nâng cao, những vùng gần bờ nơi có điều kiện thuận lợi nhất đã bị khai thác tới trần, nhiều môi trường đã bị sử dụng quá mức cho phép. Cộng với sự đánh bắt vô ý thức như đánh bắt bằng mìn, bằng lưới điện...làm nguy hại nghiêm trọng tới môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến dẫn tới sản lượng sản phẩm thuỷ sản chế biến tăng nhanh đồng nghĩa với việc tăng nhanh rác thải công nghiệp thuỷ sản trong khi các doanh nghiệp trong khi cơ sở chế biến chưa có chính sách đầu tư thích đáng để xử lý rác thải sao cho hợp lý.
Như vậy, phát triển thuỷ sản đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm và biện pháp bảo vệ môi trường, để thế hệ tương lai không bị ảnh hưởng do hiện tại để lại.
2.4. Vai trò thủy sản đối với bảo vệ an ninh chủ quyền, lãnh thổ quốc gia
Nước ta với hơn 1 triệu km2 mặt Biển, đây là con số tương đối lớn vì thế vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta khai thác được, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản một cách hợp lý, tránh sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia của các tàu đánh cá nước ngoài. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua vấn đề an ninh chủ quyền lãnh thổ quốc gia đang gặp nhiều khó khăn. Việc khai thác trái phép của các tàu thuyền nước ngoài (Trung Quốc, Thái Lan, Philipin...) gây nhiều khó khăn cho bộ đội Biên phòng, lực lượng Hải quân trong việc phát hiện và bảo vệ nguồn lợi hải sản. Sự phát triển của thuỷ sản sẽ cho phép xây dựng các dự án đánh bắt xa bờ, đầu tư các loại tàu thuyền đi biển dài ngày với máy móc hiện đại... Với sự hiện diện đó của các công dân Việt Nam trên khắp các vị trí của biển cả sẽ nâng cao được khả năng kiểm soát và bảo vệ nguồn lợi hải sản quốc gia, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ đất nước.
II. Các bộ phận cấu thành kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản
Kế hoạch phát triển ngành thủy sản là tổng thể những bộ phận cấu thành của các kế hoạch mục tiêu. Nó bao gồm các bộ phận sau:
1. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản
Kế hoạch hoá tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế hoạch hoá phát triển ngành, nó xác định các mục tiêu gia tăng về quy mô sản xuất và dịch vụ của ngành trong thời kỳ kế hoạch và các chính sách cần thiết để đảm bảo tăng trưởng trong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố nguồn lực và các chỉ tiêu xã hội.
Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ sở để xác định các kế hoạch mục tiêu khác như mục tiêu cải thiện đời sống, tăng thu nhập dân cư, mục tiêu tăng trưởng các lĩnh vực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng kinh tế trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng còn được sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các cân đối chủ yếu cho phát triển kinh tế ngành cho thời kế hoạch.
Nội dung của kế hoạch tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản
i- Xác định các mục tiêu tăng trưởng bao gồm việc lập các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng sản lượng thuỷ sản
+ Chỉ tiêu giá trị xuất khẩu thuỷ sản
+ Chỉ tiêu diện tích nuôi trồng thuỷ sản
+ Chỉ tiêu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
+ Chỉ tiêu cơ sở chế biến - hậu cần - dịch vụ nghề cá
+ Chỉ tiêu nguồn lao động phục vụ nghề cá
ii- Xây dựng các chính sách cần thiết có liên quan tới tăng trưởng kinh tế ngành như :
+ Chính sách tăng cường các yếu tố nguồn lực
+ Chính sách tăng trưởng nhanh đi đôi với các vấn đề lên quan mang tính chất hệ quả trực tiếp của tăng trưởng làm kiệt quệ nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường...
2. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản
Cơ cấu kinh tế là cấu trúc bên trong của quá trình tái sản xuất. Nó thường thể hiện bằng số lượng và chất lượng các thành phần, các mối quan hệ và các hình thức tác động tương hỗ của các lĩnh vực, thành phần và các loại hình kinh tế khác nhau. Trong kế hoạch người ta thường cho rằng cơ cấu kinh tế gồm các cấu thành có liên quan chắt chẽ với nhau trong quá trình phát triển đó là: Cơ cấu sản xuất và cơ cấu các thành phần kinh tế. Ngoài ra, tuỳ theo không gian và thời gian của bộ phận kinh tế lớn hay nhỏ mà có cơ cấu kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kinh tế của từng ngành, lĩnh vực sản xuất.
Cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản được phân thành nhiều bộ phận: Cơ cấu các lĩnh vực hoạt động (dựa trên giác độ phân công sản xuất) và Cơ cấu vùng kinh tế ( xét dưới giác độ hoạt động kinh tế).
* Cơ cấu các lĩnh vực hoạt động bao gồm: Khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản... Trong quá trình hoạt động sản xuất, các lĩnh vực này có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản là lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu cho ngành chế biến, tiếp đến để những sản phẩm này tới tay người tiêu dùng thì phải qua phân phối và trao đổi, quá trình này thương mại thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản đảm nhận. Mối quan hệ giữa các bộ phận của ngành không chỉ thể hiện về mặt định tính mà còn được tính toán thông qua tỷ lệ giữa các bộ phận đó.
* Cơ cấu vùng: Cơ cấu vùng hình thành từ việc phân bố vị trí sản xuất theo không gian địa lý. Nước ta, ngành thuỷ sản phân chia thành 4 vùng kinh tế: Vùng Bắc Bộ (các tỉnh từ Quảng Ninh tới Ninh Bình); Vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá- Thừa Thiên Huế); Vùng Nam Trung Bộ (Đà Nẵng- Bình Thuận); Vùng Nam Bộ (Bà Rịa Vũng Tàu- Kiên Giang). Mỗi vùng lãnh thổ là một bộ phận tổ hợp của nền kinh tế Quốc dân. Do đó, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động, kết cấu hạ tầng và các điều kiện xã hội khác tạo cho mỗi vùng có những đặc thù, thế mạnh riêng. Để tận dụng lợi thế đó, mỗi vùng lãnh thổ đều hướng tới những lĩnh vực chuyên môn hoá của mình.
2.1. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành thủy sản
i-Xác định cơ cấu các lĩnh vực hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản
- Cơ cấu hoạt động khai thác hải sản
- Cơ cấu hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
- Cơ cấu hoạt động chế biến - xuất khẩu thuỷ sản
ii- Các yếu tố tác động đến các lĩnh vực hoạt động sản xuất ngành:
- Đối với khai thác thuỷ sản gồm :
+ Cơ cấu tàu thuyền đánh cá (sản lượng và công suất tàu thuyền)
+ Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
+ Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản
+ Cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản
- Đối với nuôi trồng thuỷ sản gồm :
+ Cơ cấu diện tích mặt nước được sử dụng
+ Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
+ Cơ cấu công nghệ nuôi trồng thuỷ sản
- Đối với chế biến thuỷ sản gồm :
+ Cơ cấu nhà máy chế biến và công suất hoạt động
+ Cơ cấu sản phẩm chế biến
2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế ngành thủy sản
Nội dung cơ cấu thành phần kinh tế ngành thủy sản bao gồm việc xác định các thành phần tham gia hoạt động vào các lĩnh vực sản xuất thủy sản như khai thác, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và thương mại trong ngành. Xác định số lượng các thành phần trong từng lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tỷ trọng, sự phân bổ của các thành phần đó trên các vùng lãnh thổ đất nước. Trong ngành thủy sản Việt Nam, tham gia hoạt động gồm có 5 thành phần kinh: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể và thành phần kinh tế tư bản Nhà nước.
Nội dung của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ngành thủy sản là : Xác định số lượng, cơ cấu và sự phân bổ thành phần kinh tế Nhà Nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế cá thể và thành phần kinh tế tư bản Nhà nước sao cho hợp lý để phát huy hiệu quả cao nhất quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
3. Kế hoạch phát triển xuất khẩu thuỷ sản
Thuỷ sản đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho nhân loại, thuỷ sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho lao động nghề cá và thu ngoại tệ cho quốc gia. Nhu cầu tiêu dùng cho đầu người trên thế giới không ngừng tăng lên đồng nghĩa với sự tăng thêm của mẫu mã, chủng loại và chất lượng của sản phẩm. Vì thế để phát triển ngành thuỷ sản không phải chỉ phát triển các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ sản nội địa mà chúng ta còn phải phát triển cả về lĩnh vực xuất khẩu ra thế giới. Làm thế nào để thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình trên trường quốc tế đó là mục tiêu quyết định nhất của kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản. Như vậy, để ngành thuỷ sản phát triển một cách đồng đều chúng ta cần phải xây dựng một kế hoạch xuất khẩu cụ thể trong đó xác định rõ nội dung :
i - Cơ cấu thị trường : Xác định được các chỉ tiêu của thị trường, cơ cấu thị trường chính, thị trường mới - tiềm năng cần khai thác và mở rộng.
ii - Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu : Xác định tỷ trọng của các sản phẩm xuất khẩu và tỷ trọng đó trên các thị trường tiêu thụ đồng thời xây dựng các phương án nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường để thu được kết quả cao nhất.
Như vậy, với kế hoạch mỡ rộng và đa dạng hoá thị trường tiêu thụ; đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường thế giới. Trong tương lai không xa xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ có bước phát triển vững mạnh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.
4. Các kế hoạch nguồn lực cần thiết cho phát triển ngành thủy sản
4.1. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
Với chiến lược lấy con người làm trung tâm của sự phát triển thì nguồn nhân lực trong ngành thuỷ sản có một vị trí vô cùng quan trọng trong kế hoạch hoá phát triển ngành. Kế hoạch hoá lực lượng lao động xác định quy mô, cơ cấu, chất lượng của bộ phận dân cư tham gia vào hoạt động sản xuất cần huy động cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ngành. Các chỉ tiêu về nhu cầu việc làm mới, nhiệm vụ giải quyết việc làm trong kỳ kế hoạch đồng thời đưa ra các chính sách và giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động của ngành.
Nội dung của kế hoạch phát triển lao động ngành thuỷ sản bao gồm :
i - Xác định nhu cầu lao động cho các lĩnh vực ngành
- Nhu cầu trong khai thác thuỷ sản
- Trong nuôi trồng thuỷ sản
- Trong chế biến thuỷ sản
ii - Xác định nhu cầu đào tạo lao động của ngành
Lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản với việc đào tạo công nhân kỹ thuật cao, đào tạo đại học, sạu đại hoc, tiến sỹ, trung cấp, công nhân lành nghề...Đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế ngành thủy sản.
4.2. Kế hoạch vốn đầu tư
Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ giá trị các tư liệu sản xuất được hình thành từ các hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mỡ rộng.
Nội dung của kế hoạch hoá nguồn vồn đầu tư xác định quy mô cơ cấu tổng nhu cầu vốn đầu tư ngành cần và cân đối với các nguồn đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển ngành trong kỳ kế hoạch, bao gồm :
i - Xác định nhu cầu khối lượng vốn đầu tư ngành
Xác định tổng nhu cầu khối lượng vốn đầu tư là đối tượng chính trong nôi dung kế hoạch. Nhiệm vụ chủ yếu là xác định được tổng khối lượng vốn đầu tư cần tích luỹ, phân chia nhu cầu vốn đầu tư theo các lĩnh vực hoạt động.
ii - Cân đối nguồn hình thành vốn đầu tư kỳ kế hoạch
- Cân đối nguồn vốn trong nước và ngoài nước
- Đảm bảo cân đối vốn đầu tư từ các nguồn trong nước đồng thời khai thác triệt để các nguồn đầu tư từ nước ngoài.
iii - Xây dựng các chính sách khuyến khích thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước vào đầu tư (như: Sửa đổi luật đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài...)
Như vậy, kế hoạch phát triển ngành thủy sản bao gồm nhiều bộ phận kế hoạch mục tiêu cấu thành. Các bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau, mục tiêu này được thực hiện tốt là tiền đề để thực hiện những mục tiêu tiếp theo và mục tiêu tổng thể. Vì thế cần phải có những giải mang tính pháp hệ thống và cụ thể. Hy vọng thời gian tới, ngành thủy sản thực hiện tốt kế hoạch phát triển mà ngành đề ra.
III. Các yếu tố liên quan tới việc thực hiện Kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản
1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Đánh giá đúng những tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện và khả năng khai thác những tiềm năng đó. Một đặc điểm quan trọng của phát triển thuỷ sản là đại bộ phận lĩnh vực sản xuất từ khai thác tới nuôi trồng là sự chiếm hữu và lợi dụng tự nhiên, do đó cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện tự nhiên như là điều kiện tiên quyết của việc thực hiện kế hoạch. Những tiềm năng thiên nhiên mà dựa vào đó ngành thuỷ sản có thể tồn tại và phát triển là đất đai, sông ngòi, biển, ao hồ và các mặt nước khác nơi mà các sinh vật thuỷ sinh có thể sinh sống. Chúng ta phải có sự đánh giá một cách chuẩn mực và có khoa học tiềm năng và nguồn lợi này để đưa ra các chỉ tiêu kế họach hợp lý và thực hiện chúng. Ngoài ra thuỷ sản cũng gặp phải những hạn chế và rủi ro do sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu gây ra như : bảo, lũ, thời tiết nóng gây dễ bị ươn thối …Vì thế, kế hoạch phát triển thuỷ sản phải xác định được đúng thế mạnh cũng như những điểm bất lợi của đất nước, của ngành mới mong có được một kế hoạch tối ưu và thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, nhóm nhân tố tự nhiên ảnh hưởng bao trùm tất cả kế hoạch phát triển của ngành.
Chẳng hạn, khi muốn phát triển một đội tàu khai thác xa bờ, ta cần hiểu biết rõ về khả năng của nguồn lợi thực tế ở biển khơi có thể cho một đội tàu hoạt động sinh lợi lâu dài hay không? Các công nghệ nào có thể áp dụng thích hợp? Tuyệt đối không nên đầu tư một cách duy ý chí vào đội tàu đó nếu như chưa biết kỹ lưỡng về các điều kiện đảm bảo sinh lợi lâu dài. Nếu không có thể gây ra những hậu quả xấu khôn lường vì việc đầu tư vào một đội tàu là rất lớn.
2. Những nhân tố thị trường sản phẩm thủy sản
Nhân tố thị trường trong nước và quốc tế đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển thuỷ sản trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Thị trường là một yếu tố khách quan đối với phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành. Thực chất trong nền kinh tế thị trường hiện hành, giá cả là một phạm trù tồn tại khách quan. Giá cả có vai trò quan trọng trong việc kích thích hoặc hạn chế tiêu dùng từ đó kích thích hoặc kìm hãm sản xuất. Chính sự vận động của giá cả định hướng cho sự biến động của cơ cấu sản xuất và thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng nhất là chỉ tiêu xuất khẩu của ngành. Hơn thế nữa, thị trường chính là môi trường để qua đó sản phẩm của ngành được tiêu thụ và tới tay người tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thị trường sẽ tích lũy được vốn sau đó sử dụng tiền đó vào tái sản xuất mở rộng và tái sản xuất chiều sâu. Đây chính là tiền đề để thực hiện tốt kế hoạch cho các thời kỳ tiếp sau.
Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Việc thành lập các tổ chức thương mại Quốc tế như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), diến đàn hợp tác Châu á Thái bình dương (APEC), khu thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)...đang trở nên phổ biến. Điều này cũng tạo cho thuỷ sản Việt Nam những cơ hội và thách thức lớn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và chuyển dao công nghệ hiện đại, kinh nghiệp quản lý ...
Chúng ta sản xuất phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới có đặc điểm luôn biến động theo thu nhập, thị hiếu và tập quán sử dụng thực phẩm. Bởi vậy kế hoạch hoá phát triển phải linh hoạt để đáp ứng được các nhu cầu thị trường đa dạng và luôn luôn biến động đó.
3. Các nhân tố về kinh tế - xã hội
Các nhân tố về kinh tế - xã hội nổi lên như những yêu cầu chung, những đòi hỏi của xã hội đối với phát triển kinh tế ngành. Chẳng hạn như nhu cầu kết hợp Nông- Lâm- Ngư để tạo thế phát triển bền vững; nhu cầu phát triển cơ cấu canh tác và chọn phương án khai thác tài nguyên hợp lý để xoá đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm hay trình độ phát triển đã đạt được của ngành (về kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn, lao động, quan hệ sản xuất...) ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển ngành. Nếu chủ quan duy ý chí trong việc đánh giá thực trạng kinh tế sẽ ảo tưởng trong việc định hướng kế hoạch phát triển và những mô hình mang tính tiêu cực. Ví dụ, trong lĩnh vực khai thác biển và xây dựng cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá nếu xác định sai về cơ cấu đầu tư có thể dẫn tới sự sụp đổ của nghề cá, sự tốn kém, lãng phí rất lớn và lâu dài.
4. Nhóm nhân tố về khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là nhân tố có tác động rất lớn, trực tiếp tới sự hình thành và thành công của kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản. Khoa học công nghệ phát triển sẽ tạo những điều kiện và khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, phương pháp công nghệ, đội ngũ cán bộ và khả năng của mạng lưới khuyến ngư, đào tạo nguồn lao động được nâng cao. Ví dụ: việc áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển ngành thuỷ sản (khai thác, nuôi trồng, chế biến, thương mại...) giúp ngành thuỷ sản tạo ra được nhiều nguyên vật liệu hơn, có nhiều sản phẩm chế biến chất lượng tốt hơn, cạnh tranh cao hơn, khả năng nắm bắt thông tin cập nhật và chính xác hơn, đa dạng loại hình sản phẩm hơn và cải tiến đáng kể các phương tiện đánh bắt, cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá... Tất cả những yếu tố này là tiền đề để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất kế hoạch của ngành.
5. Nhân tố về nguồn lực phát triển ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản
Một kế hoạch để thực hiện thành công không thể không có sự đóng góp của các nguồn lực như lao động và vốn. Lao động và vốn là những yếu tố cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đặc biệt ,tạo động lực rất lớn tới việc thực hiện kế hoạch. Trong đó :
Nguồn lực lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của ngành thủy sản, từ người lập các kế hoạch phát triển tới những người trực tiếp sản xuất. Chung quy lại, khi ngành có một nguồn lực phát triển đó là lao động có tay nghề, có trình độ, kinh nghiệm...sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên. Từ đó thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển của ngành, đồng thời thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu ngành và phân công lao động trong các lĩnh vực sản xuất. Đúng như V.I Lênin đã nói “xét đến cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới”.
Nguồn vốn, đó là tất cả tài sản cố định như cơ sở hạ tầng, hậu cần dịch vụ , tàu thuyền, bến cảng...của nghề cá và nguồn vốn lưu động. Nguồn vốn chích là cơ sở hay nói đúng hơn chính là điều kiện đủ cho qúa trình phát triển, không có nó chắc chắn sẽ không thực hiện được những mục tiêu mà kế hoạch ngành đề ra.
Tóm lại, để thực hiện tốt kế hoạch phát triển ngành thì cần phải có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao và có những chính sách, giải pháp thu hút, tích lũy được càng nhiều vốn càng tốt.
6. Tác động của những nhân tố chính trị - kinh tế bên ngoài
Đó là sự phân công hợp tác quốc tế, nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế như: Bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái. Sự biến động của các quan hệ quốc tế, sự cần thiết phải tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản (vì ngành thuỷ sản có nhiều hoạt động trong môi trường biển và vùng ven bờ là nơi rất nhảy cảm với vấn đề môi trường)
ị Như vậy, phát triển Thuỷ sản là một nhu cầu mang tình khách quan của một nền kinh tế phát triển. Để thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản một cách thành công và đạt kết quả cao nhất, chúng ta phải phân tích, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới nó. Sự tác động của các nhân tố đó phụ thuộc lẫn nhau theo những tỷ lệ hết sức chặt chẽ. Mỗi một nhân tố đều có tầm quan trọng riêng và ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình phát triển. Nhận thức rõ điều đó sẽ giúp ngành thuỷ sản tìm ra được những biện pháp thích hợp. Đó chính là tiền đề cho sự thành công và phát triển thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới.
Chương II
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản thời gian qua 2001-2002
trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm 2001-2005
I. Những mục tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản 2001-2005 và hai năm đầu 2001-2002
1. Phương hướng chung
Đẩy mạnh sự công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành thuỷ sản, thực hiện chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng bền vững để đến năm 2005 đạt tổng sản lượng thuỷ sản 2,55 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 3,0 tỷ USD. Nâng cao vai trò khoa học công nghệ tạo động lực mới cho sự phát triển và và đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút thêm nguồn vốn, tiếp thu công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực. Thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư, phát triển thuỷ sản, phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ, thực hiện xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội vùng nông thôn ven biển. Thực hiện cải cách công tác quản lý nhà nước, tăng cường năng lực thể chế, bộ máy tổ chức và cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ.
Những mục tiêu chung của kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản 2001-2005 được cụ thể bằng những chương trình kinh tế sau:
2. Các chương trình kinh tế ngành thủy sản
2.1. Chương trình khai thác hải sản xa bờ
Để đạt mục tiêu tăng trưởng và khai thác hợp lý (cân đối giữa khai thác vùng gần bờ và xa bờ). Cần đóng mới từ 500 đến 700 chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công suất phù hợp, hiện đại. Ngoài ra tập trung cải hoán, nâng cấp đội tàu hiện có với công suất lớn hơn và công nghệ khai thác, hệ thống hiện đại ngay trên tàu.
- Phát triển cơ sở hạ tầng tương ứng với phát triển năng lực khai thác hải sản. Đồng thời tăng cường điều tra nguồn lợi, theo dõi sự phân bố của đàn cá và phân bố nguồn lợi các ngư trường. Đặc biệt tập trung vào các ngư trường: Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đảo Trường Sa...
- Đẩy mạnh công tác đào tạo cho đánh bắt hải sản. Mục tiêu thời kỳ 2001-2005 đào tạo 16.200 người (Đại học 486 người, Trung học 1.620, công nhân kỹ thuật 7.614, Thuyền trưởng 1.620, máy trưởng 1.620, và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn...) cho sự nghiệp phát triển ngành thuỷ sản.
- Ngoài ra tăng cường hợp tác quốc tế hoàn thiện phương án hợp tác quốc tế đánh bắt hải sản trên biển ở khu vực ngoài 50m. Đẩy mạnh tiếp xúc các tổ chức quốc tế để thu hút vốn cho đào tạo phát triển dịch vụ hậu cần ngành thuỷ sản .
Tổng vốn đầu tư của chương trình thời kỳ 2001-2005 là: 3.966,6 tỷ đồng.
2.2. Chương trình nuôi trồng Thuỷ sản
Nhằm đẩy mạnh và ổn định nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đồng thời thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Ngành thuỷ sản phấn đấu đến năm 2005, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 1,15 triệu tấn, trong đó sản lượng Tôm trên 200.000 tấn chiếm 18-25% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng thêm 400.000 ha để đạt 1.200.000 ha. Đẩy mạnh nuôi các loài giá trị kinh tế cao như Tôm, cá Sòng, cá Dò, cá Cam, nghêu, sò huyết...
- Sản xuất giống đến năm 2005 đạt 24,04 tỷ con, trong đó giống Tôm mặn, lợ 12 tỷ con; Tôm càng xanh 1,6 tỷ con; cá giống biển, lợ 1,7 tỷ con; nhuyễn thể 1,2 tỷ con; giống cá nước ngọtcác loài 7,54 tỷ con. Thức ăn đạt 244.000 tấn chiếm 60% thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng thuỷ sản trong nước. Ngoài ra đầu tư thiết lập các trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường, dự báo bệnh tại các vùng trọng điểm. Phát triển và hoàn thiện công nghệ về sản xuất giống cho những đối tượng có giá trị kinh tế cao.
- Công tác đào tạo cho nuôi trồng thuỷ sản, phấn đấu đến năm 2005 có 5.025 người được đào tạo.Trong đó đại học 1.000; trung cấp 3.000; thạc sỹ 200; tiến sỹ 25 người.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút khoa học công nghệ về sản xuất thuỷ sản nhân tạo. Xúc tiến thực hiện các dự án quốc tế và tìm nhà tài trợ cho đầu tư.
Dự kiến tổng vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ này là: 18.189 tỷ đồng.
2.3. Chương trình chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản
Nhằm mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hải sản cho xuất khẩu. Mục tiêu đến năm 2005 kim ngạnh xuất khẩu đạt 3,0 tỷ USD. Đến năm 2005 cần nâng cấp 80 cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu hiện có và xây mới 20 nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh, áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đưa công suất chế biến lên 1.500 tấn/ ngày.
- Xây dựng các khu công nghiệp chế biến thuỷ sản ở thành phố và mỗi vùng nhằm phù hợp với quy hoạch và đầu tư phát triển ngành. áp dụng 100% từ 2001 hệ thống chất lượng đối với các cơ sở chế biến nhằm bảo đảm an toàn và vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
- Mở rộng thị trường mới, duy trì thị trường truyền thống đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ chuyên môn, khoa học công nghệ, khuyến ngư và công tác tiếp thị.
- Hợp tác quốc tế, chủ động đưa các doanh nghiệp vào hoạt động theo khuôn khổ cam kết của Việt Nam với AFTA, WTO, APEC... Hoàn thiện các văn bản pháp lý cũng như năng lực hoạt động của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền và kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản xuất nhập khẩu. Thu hút nguồn vốn nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp về lĩnh vực chế biến nhằm làm tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá hàng thuỷ sản .
Tổng nguồn vốn đầu tư thời kỳ 2001-2005 cho chương trình này ước khoảng: 1.935 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có chương trình tăng cường công tác quản lý ngành với tổng nguồn vốn đàu tư dự kiến là 817 tỷ đồng.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản 2001-2005 và 2 năm đầu thực hiện kế hoạch 2001-2002
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển thuỷ sản 2001-2005 và hai năm đầu 2001-2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2001-2002
2001-2005
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản
+Sản lượng khai thác
+Sản lượng nuôi trồng
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng
+Mặn lợ, biển
+Nước ngọt
4-Tổng vốn đầu tư
1000Tấn
1000Tấn
1000Tấn
Tỷ USD
1000Ha
1000Ha
1000Ha
Tỷ đồng
2.300
1.400
1.090
2.3
1.000
550
450
5.876
4.400
2.600
1.800
3.4
1.700
725
925
9.789,66
11.940
6.800
5.140
10,95-11,2
5.000
2.625
2.375
24.907,6
Bảng 2.2 : Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thủy sản 2001-2005 và hai năm đầu 2001-2002 (Đơn vị: tỷ đồng)
Hạng mục
2001-2002
(A)
2001-2005
(B)
Tỷ lệ
(A/B)
Tổng vốn đầu tư
+ Nguồn vốn ngân sách
+ Nguồn vốn tín dụng
+Nguồn vốn huy động
+ Nguồn vốn nước ngoài
9.981,5
1.460
4.755
2.833
933,5
24.907,6
4.120
12.987,6
6.600
1.200
40,07
35,44
36,61
43
77,8
Khai thác hải sản
2309,9
3.966,6
58,23
Nuôi trồng thủy sản
3.962
18.189
21,7
Chế biến xuất khẩu thủy sản
1.234,6
1.935
63,8
Tăng cường quản lý ngành TS
475
817
18,14
Nguồn: Kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005-Bộ thủy sản
II. phân tích Tình hình thực hiện và kết quả đạt được của việc thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản 2001-2002
Trong 2 năm thực hiện kế hoach 2001-2002, ngành Thuỷ sản được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thông qua những cơ chế, chính sách và tạo điều kiện khuyến khích phát triển. Bản thân ngành đã nhận thức sâu sắc vai trò của mình đối với nền kinh tế quốc dân, đã tập trung trí tuệ, năng lực, nguồn lực, lãnh đạo đầu tư phát triển ngành thuỷ sản, tranh thủ được ngoại lực bên ngoài để thu hút đầu tư và chuyển dao công nghệ... Tạo động lực cho ngành thuỷ sản thực hiện và hoàn thành các kế hoạch đề ra.
1. Tình hình thực hiện kế hoach tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản
Hai năm đầu (2001- 2002) thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản, với sự phấn đấu liên tục ngành thuỷ sản đã có những bước phát triển lớn mạnh. Tốc độ tăng trưởng của ngành không ngừng tăng lên. Trong 2 năm 2001 - 2002 tất cả các chỉ tiêu phát triển của ngành đều được thực hiện một cách xuất xắc và vượt kế hoạch, có chỉ tiêu vượt rất nhiều so với kế hoach đề ra. Cụ thể như sau :
Bảng 2.3 : Kết quả thực hiện kế hoạch của ngành thuỷ sản 2001-2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
2001-2002
Thực hiện
2001-2002
Kết quả thực hiện KH(%)
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản
+Sản lượng khai thác
+Sản lượng nuôi trồng
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng
4-Tổng vốn đầu tư
5-Cơ sở chế biến
5-Lao động nghề cá
1000Tấn
1000Tấn
1000Tấn
Tỷ USD
1000Ha
Tỷ đồng
Cái
1000Người
4.400
2.600
1.800
3.4
1.700
9981,5
210
3.600
4.637,8
2.782,6
1.855,2
3,799
1.842,5
10.889
210
3.600
105,40
107.02
103.07
111,7
108,35
109,10
100,00
100,0
Nguồn : Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch các năm- Bộ thuỷ sản
Như vậy, nhìn vào bảng trên, chỉ có chỉ tiêu về cơ sở chế biến và lao động nghề cá là thực hiện được 100% còn hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch khác đều được thực hiện vượt mức so với kế hoạch ban đầu. Tiêu biểu là kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trên 11% so với kế hoạch, trong đó năm 2002 đạt 2,014 tỷ USD tăng 67,8% so với năm 2000. Với những kết quả đạt được trên đây là một điều đáng mừng của ngành thuỷ sản Việt Nam nhưng bên cạch đó cũng có phần đáng lo, do tốc độ tăng trưởng quá nhanh của sản lượng khai thác, diện tích nuôi trồng thuỷ sản có thể làm cho cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản và làm mất cân bằng sinh thái.
Trong 2 năm qua, ngành thủy sản đã lớn mạnh lên rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,7%/ năm về sản lượng; 30.9%/ năm về giá trị xuất khẩu và 23,13%/ năm về diện tích nuôi trồng Thuỷ sản... Ngành Thuỷ sản đã tạo công ăn việc làm cho 3,6 triệu người, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập cho hàng ngàn lao động, tạo động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đất nước và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Mức tăng trưởng của ngành Thuỷ sản trong 2 năm qua (2001-2002) như sau:
Bảng 2.4 : Tốc độ tăng trưởng (TT) của ngành thủy sản Việt Nam thời kỳ 2000 - 2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
TT.TB
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản
+Sản lượng khai thác
+Sản lượng nuôi trồng
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng
4-Tổng vốn đầu tư
5-Cơ sở chế biến
5-Lao động nghề cá
1000Tấn
1000Tấn
1000Tấn
Tỷ USD
1000Ha
Tỷ đồng
Cái
1000Ng
1.969,1
1.241,9
614,5
1,2
640
2.712,7
200
3400
2.226,9
1.347,8
879
1,776
887
5.013
205
3555
2.410,9
1.434,8
976,1
2,023
955
5.876
210
3600
10,7%
7,5%
27,.4%
30,9%
23,13%
51,0%
2,47%
2,91%
Nguồn: Thống kê báo cáo thực hiện kế hoạch các năm- Bộ thủy sản
Qua bảng ta có thể thấy, tăng trưởng của ngành thuỷ sản thời gian qua đã không ngừng tăng lên, trong đó đáng kể là tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kim ngạch xuất khẩu và tổng sản lượng thủy sản... Tốc độ tăng trưởng bình quân của vốn đầu tư cơ bản đạt tới 51%/ năm, trong đó năm 2002 tổng vốn đầu tư đạt 5.876 tỷ đồng tăng 116,61% so với năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu tăng 31%/ năm, trong đó năm 2002 đạt 2,203 tỷ USD tăng 10,4% so với năm 2001 và tăng 68,58% so với năm 2000. Diện tích nuôi trồng thủy sản sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 23,13%/ năm, năm 2002 tăng 49,22% so với năm 2000... Tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đã được ngành thủy sản thực hiện tốt, những năm sau sản lượng cũng như giá trị đều tăng hơn so với những năm trước, xứng đáng là ngành mũi nhọn của Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước.
Như vậy, ngành thủy sản những năm qua đã phát triển rất mạnh mẽ, thực hiện tốt và hiệu quả kế hoạch mà ngành đưa ra. Với kết quả đạt được của ngành thủy sản ta có thể tin tưởng rằng, đây sẽ là những tiền đề cho phát triển ngành thời kỳ kế hoạch những năm tiếp theo.
2. Tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành Thuỷ sản
2.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành thủy sản
2.1.1. Chuyển đổi cơ cấu trong khai thác hải sản
2.1.1.1. Cơ cấu tàu thuyền đánh cá
* Chuyển dịch số lượng tàu thuyền đánh cá
Trong 2 năm qua, số lượng tàu thuyền đánh cá ngày càng tăng nhanh. Năm 2002 toàn ngành có 96.235 cái tăng 4.235 chiếc so với năm 2000 trong đó tàu thuyền máy tăng 2.015 chiếc.
Năm 2000, tổng số tàu thuyền máy là 73.600 chiếc chiếm 80% tổng số tàu thuyền, số tàu thủ công là 18.400 chiếm 20%. Từ năm 2000 đến năm 2002 tỷ lệ tàu thuyền máy tăng dần, đến năm 2002 có 81.800 tàu thuyền chiếm 85% tổng số tàu thuyền tăng 11% so với năm 2000, bình quân hàng năm tăng 8,6%. Trong khi đó tỷ lệ tàu thuyền thủ công diễn biến theo chiều ngược lại.
Số lượng tàu thuyền cũng được phân bổ tại các vùng một cách không đồng đều. Trong 4 vùng lãnh thổ thì tỷ lệ tàu thuyền máy vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tăng nhiều nhất, các tỉnh Nam Trung Bộ tăng chút ít còn các tỉnh Nam Bộ hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể từ năm 2000 đến nay. Đặc biệt các tỉnh như: Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Ninh Hải, Kiên Giang...hầu như tàu thuyền được lắp máy 100%, trong khi 2 tỉnh có tỷ lệ tàu thuyền máy thấp nhất là Ninh Bình và Trà Vinh.
* Chuyển dịch cơ cấu công suất máy của tàu thuyền đánh cá
Năm 2002, toàn ngành có 96.235 chiếc tàu thuyền đánh cá, trong đó tàu thuyền máy là 81.800 cái chiếm gần 85% với tổng công suất 4.038.365 CV, trung bình 49,4 CV/ tàu. Với cơ cấu công suất như sau :
Bảng 2.5 : Tỷ trọng các loại tàu thuyền khia thác hải sản 2000-2002
Loại tàu
Năm 2000
Năm 2002
Tỷ lệ tăng giảm
Công suất dưới 20 CV
20-45 CV
46-90 CV
91-140 CV
Trên 140 CV
48,3%
29,0%
13,2%
5,8%
3,7%
43,71%
29,40%
14,80%
7,890%
4,20%
-4,59
+0,4
+1,6
+2,09
+0,5
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch - Bộ Thuỷ sản
Trong thời gian qua, do tình hình nguồn lợi hải sản gần bờ bị khai thác quá mức, bị suy giảm nhanh nên buộc ngư dân có xu hướng đóng tàu công suất lớn hơn để vươn ra xa bờ. Qua bảng trên ta thấy, đến năm 2002, tỷ lệ tàu thuyền có công suất dưới 20 CV giảm đi trông thấy (4,59%), loại từ 20CV đến 90 CV thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên loại tàu có công suất trên 90CV tiếp tục tăng nhanh, đến nay đạt tới 6.075 chiếc tăng 382 chiếc so với năm 2000 và chiếm 12,9% tổng tàu thuyền cả nước.
Sự phân bố các loại tàu thuyền công suất lớn tại các vùng kinh tế cũng khác nhau, phần lớn tập trung nhiều ở các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ. Điều này cũng hợp lý vì những vùng này có biển sâu trên 50m nhiều, có những vùng biều sâu và ngoài khơi như Vịnh Thái Lan, Đảo Phú Quốc...Nếu tính riêng ở Nam Bộ, năm 2000 tỷ lệ tàu thuyền từ 76 CV trở lên chiếm 17 %, bằng gấp 3 so với ba vùng còn lại. Những năm gần đây, tất cả các vùng đều đóng tàu công suất lớn nhưng tỷ lệ tăng nhanh nhất vẫn là các tỉnh Nam Bộ. Đến năm 2002, tỷ lệ tàu thuyền của Nam Bộ có công suất trên 76 CV là gần 18,5% trong khi tổng số tàu ba vùng là 7,12% gấp hơn 2 lần. Ngược lại, những vùng có tỷ lệ tàu thuyền công suất thấp nhất là các tỉnh Bắc Trung Bộ ( bởi vì bờ biển ở đây nông, khai thác và đánh bắt ở đây chủ yếu là gần bờ ). Năm 2002 số lượng tàu thuyền mới vùng này chỉ chiếm 4,7%, trong khi tỷ lệ tàu thuyền nhỏ dưới 20CV lại chiếm tỷ lệ cao nhất 80%, còn các tỉnh Nam Bộ chỉ chiếm 3,2%.
Như vậy, với chương trình khai thác thủy sản xa bờ trong những năm qua ngành thủy sản đã có những chuyển biến trong cơ cấu khai thác. Số lượng tàu thuyền có công suất lớn, hiện đại tăng nhanh. Cải hoán được nhiều tàu thuyền có công xuất không phù hợp và lạc hậu, củ kỹ đồng thời giảm nhanh số lượng các loại tàu thuyền thủ công hoạt động không có hiệu quả trong đánh bắt thủy sản...Thực hiện tốt các chỉ tiêu chương trình mà ngành đặt ra.
2.1.1.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
Trong những năm qua, nhìn chung cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản cũng có những thay đổi so với năm 2000. Cụ thể như sau:
Bảng 2.6 : Tỷ lệ nghề nghiệp khai thác hải sản 2000-2002
Nghề nghiệp
Năm 2000
Năm 2002
Tỷ lệ tăng giảm
Họ kéo lưới
Họ lưới rê
Họ lưới vây, rùng
Họ vó + mánh
Họ câu
Họ cố định
Các nghề khác
26,2%
34,4%
4,3%
5,6%
13,4%
7,1%
9,0%
23.15%
36,0%
3,91%
5,24%
13,2%
8,5%
10,0%
-2,05%
+0,6%
-0,39%
-0,36%
-0,2%
+1,4%
+1,0%
Nguồn : Quy hoach tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2010 - Viện chiến lược thủy sản - 2002
Trong 2 năm qua các họ nghề chính như lưới kéo, lưới vây, họ vó mánh và họ câu đã giảm đi đáng kể. Nghề lưới rê, nghề cố định và các nghề khác có xu thế tăng và có thể tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Năm 2002 nghề kéo lưới đã giảm 2,05% so với năm 2000 trong khi nghề cố định tăng 1,4%, nghề khác tăng 1,0%. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nghề cố định tăng là do số lao động đánh cá có tăng lên nhưng thiếu phương tiện. Tỷ lệ nghề khác tăng là do tăng thêm các nghề Pha xúc ở Ninh Thuận, Khánh Hòa và nghề chụp Mực ở các tỉnh phía Bắc, nuôi ngọc Trai ở Đảo Bạch Long Vĩ...; nghề kéo lưới giảm tương đối lớn là do nguồn lợi hải sản đã bị giảm đi rất đáng kể cho nên vó mánh không có xu thế tăng lên nữa, nhất là vùng gần bờ trong khi một số nghề khác đã có sự thay đổi. Nghề câu Mực cũng giảm đáng kể vì thời gian qua sản lượng đánh bắt nhất là Mực ống đã vượt quá khả năng cho phép, hình thức này không còn đạt kết quả cao như trước đây nữa.
Cơ cấu họ nghề của từng vùng lãnh thổ cũng khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm nguồn lợi của từng vùng sinh thái. Ví dụ: Trong năm 2002 tỷ lệ họ kéo lưới cao nhất là các tỉnh Nam Bộ chiếm 38,1%, trong đó Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng xấp xỉ 47%; Kiên Giang 44%; Vũng Tàu 37,5 %... Điều này phù hợp với nguồn lợi cá đáy Đông Nam Bộ và khải năng khai thác ở đây.
Họ lưới rê, tỷ lệ bình quân đạt 36,0% trong đó cao nhất là vùng Bắc Bộ chiếm tới 60,8% và các tỉnh Bắc Trung Bộ chiếm 42,3%. Tỷ lệ trên là cân đối với nguồn lợi ở vịnh Bắc Bộ có tỷ lệ cá nổi và cá đáy lần lượt là 57,3% và 42,7%, ngoài ra nghề kéo vây phù hợp với Bắc Bộ do điều kiện địa lý ở đây có biển nông.
Như vậy, cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản trong những năm qua cũng có thể gọi là tương đối ổn định. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu bước đầu trong quá trình thực hiện kế hoạch, xu hướng này trong những năm tiếp theo có thể được duy trì.
2.1.1.3. Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản
Hai năm qua, tổng sản lượng khai thác hải sản là 2.782,6 nghìn tấn tăng 7% so với kế hoạch, trong đó sản lượng khai thác hải sản xa bờ chiếm 30,86% tăng 10,1% so với kế hoạch, khai thác gần bờ chiếm 69.14% tăng 5,76 % so với kế hoạch. Nhìn chung diễn biến sản lượng khai thác hải sản của từng vùng trong giai đoạn 2000-2002 cao hơn năm trước. Năm 2002, sản lượng khai thác 1.434,8 nghìn tấn tăng hơn 192,84 nghìn tấn tức là tăng 15,53% so với năm 2000.
Một điều đặc biệt là trong thời gian này, các tỉnh không có biển cũng tham gia khai thác hải sản như : Cần Thơ, Long An, An Giang...Điều này là một sự đáng mừng cho ngành Thuỷ sản trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và kêu gọi mọi nguồn lực, mọi tiền năng cho phát triển thuỷ sản .
Cơ cấu sản lượng khai thác từng vùng lãnh thổ và khối quốc doanh của năm 2002 như sau :
- Sản lượng của các tỉnh ven biển Bắc Bộ : 4,3%
- Các tỉnh Bắc Trung Bộ : 8,8%
- Nam Trung Bộ : 31,2%
- Nam Bộ : 54,4%
- Các tỉnh không có biển : 0,9%
- Các Quốc doanh Trung Ương : 0,4%
Như vậy, trong giai đoạn 2000-2002 cơ cấu tỷ lệ sản lượng khai thác của từng khu vực và vùng lãnh thổ cũng có thay đổi nhưng không biến động lớn. Khối địa phương bao gồm các tỉnh có biển và không có biển chiếm tỷ lệ ổn định 99,6% từ năm 1997 tới nay, khối các quốc doanh Trung Ương chiếm 0,4%. Trong khi đó sản lượng khai thác hải sản của các tỉnh từ Đèo hải Vân trở vào chiếm tới 85% sản lượng cả nước ( chỉ riêng các tỉnh Nam Bộ chiếm 50% ).
2.1.1.4. Cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản
Sản lượng khai thác thuỷ sản trong 2 năm (2001-2002) tăng nhanh đạt gần 60% tổng sản lượng thuỷ sản, chiếm phần lớn nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác các sản phẩm thủy sản hai năm qua như sau:
Bảng 2.7 : Kết quả thực hiện kế hoạch và cơ cấu sản lượng khai thác thuỷ sản Việt Nam 2001-2002
Đơn vị: nghìn tấn
Sản lượng khai thác
Kế hoạch
(A)
Thực hiện
(B)
So với KH (%)
Cơ cấu T.H
Kế hoạch (%)
+Sản lượng Cá
1980
2110
+6.56
75.83
+Sản lượng Mực
290
341.8
+17.86
12.28
+Sản lượng Tôm
175
173.8
-0.68
6.246
+Hải sản khác
155
157
+1.3
5.64
Tổng S.lượng
2600
2782.6
+7.02
100
Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm - Bộ thủy sản
Nhìn vào bảng ta thấy, chỉ có duy nhất sản lượng Tôm là thực hiện không đạt kế hoạch đề ra ( giảm 0.68%) còn các chỉ tiêu kế hoạch còn lại đều được thực hiện rất tốt. Sản lượng khai thác Mực đã vượt kế hoạch 17.86%, sản lượng khi thác cá tăng 6.56%... Tuy sản lượng tôm không thực hiện đạt kết quả kế hoạch, thế nhưng theo nhận xét của các nhà nghiên cứu kinh tế thủy sản thì lại là một điều đáng mừng. Kế hoạch sản lượng khai thác Tôm đề ra là tương đối cao có thể tác động xấu tới môi trường sinh thái sau này vì sản lượng tôm thời gian qua đã bị khai thác một cách triệt để. Theo đánh giá thì sản lượng Mực khai thác cũng đã tới ngưỡng bão hòa, hai năm qua khai thác Mực tăng rất cao, đây là điều đáng mừng cho tăng trưởng ngành nhưng đáng lo cho nguồn lợi thủy sản. Nói chung tăng trưởng cao như thế là một nỗ lực rất lớn của ngành nhưng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu. Ngành thủy sản cần phải có sự quy hoạch hợp lý hơn những năm tiếp theo.
Xét về tỷ trọng sản lượng khai thác, sản lượng Cá chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi trồng chiếm 75.83% thấp hơn tỷ trọng năm 2000 (79.5%). Trong đó, Cá đáy chiếm 37%, Cá nổi chiếm 38.83%, gấp hơn 3 lần cơ cấu sản lượng các sản phẩm còn lại. Sản lượng cá tuy khai thác được nhiều nhưng vì giá trị của sản phẩm này không cao nên hiệu quả kinh tế chưa lớn và chưa phản ánh đúng thực chất những nỗ lực của ngành. Trong 24.17% các sản phẩm còn lại này Mực chiếm 12.28% ( Mực ống 7.32%, Mực nang 5.06% ). Tôm chiếm 6.126% ( trong đó Tôm hùm 0,08% ), còn lại là sản lượng các hải sản khác. Chỉ chiếm khiêm tốn trong tổng sản lượng nhưng Tôm và Mực cho hiệu quả kinh tế rất cao, đây là những sản phẩm chính trong xuất khẩu và chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Như vậy, cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản trong những năm 2001-2002 có một số biến động. Sản lượng cá giảm xuống trong khi các sản phẩm có giá trị kinh tế cao tăng ( như tôm, mực ). Chúng ta có thể thấy rõ điều đó hơn nữa qua các số liệu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.8: Biến động sản lượng khai thác thuỷ sản của Việt Nam trong thời kỳ 2000-2002
Đơn vị: Sản lượng: Nghìn tấn, Tốc độ tăng trưởng(TT): %
Sản lượng
2000
2001
2002
TB(%)
Cá
986.6
1010
1100
Mực
110
165
176.8
Tôm
80
88.8
85
Hải sản khác
65
84
73
Tổng
1241.6
1347.8
1434.8
TT Cá
2.37
8.91
5.64
TT Mực
50
7.0
28.5
TT Tôm
11
-4.28
3.36
TT H.sản khác
29.23
3.57
16.4
TT Tổng SL
8.55
6.45
7.5
Nguồn: Quy hoach tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2010 năm 2002 - Viện chiến lược thủy sản
Qua bảng ta thấy sản lượng khai thác các đối tượng thuỷ sản như Cá, Mực tăng lên qua các năm còn các sản phẩm khác hiện nay đã giảm hoặc chững lại. Nhìn chung, sản lượng Mực khai thác tăng nhanh hơn cả, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 28.5. Tuy nhiên trong năm 2002, tốc độ tăng sản lượng khai thác Mực đã giảm đáng kể so với năm 2001. Hiện nay sản lượng Tôm đạt tốc độ tăng trưởng âm Tôm có giá trị âm (-4.28%), lý do là các chính sách của ngành kiềm chế khai thác những sản phẩm này để đối phó với nguy cơ ngày càng suy kiệt tài nguyên này. Điều này cho thấy chiều hướng chững lại và có phần giảm dần của việc khai thác hải sản trong điều kiện nguồn lợi thuỷ sản đang trong tình trạng suy kiệt và sự mất cân đối của môi trường sinh thái. Đây là một chủ trương và ý thức đúng đắn của Đảng và nhân dân ta.
Qua những kết quả trên ta cũng có một nhận xét: hầu hết các chỉ tiêu thực hiện của năm 2002 hoặc là giảm hặc là tăng không đáng kể so với năm 2001. Điều này phải chăng ngành thuỷ sản đã đặt chỉ tiêu cho kế hoạch quá cao những năm đầu làm ảnh hưởng tới kết quả những năm tiếp theo. Vấn đề này những năm tiếp theo ngành cần quan tâm hơn nữa.
ị Như vậy, cơ cấu lĩnh vực khai thác hải sản thời gian qua có những bước tiến dài và đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nghề cá... Số lượng tàu thuyền nhất là tàu thuyền công suất lớn hiện đại với nguyện vọng vươn ra xa bờ tăng lên, cơ cấu nghề nghiệp cũng dần thay đổi theo hướng khai thác chọn lọc những đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm, mực, cá ngừ, thu...Những đối tượng có trữ lượng lớn nhưng giá trị kinh tế thấp bị loại dần khỏi đối tượng đánh bắt. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại mà chúng ta cần phải điều chỉnh để thực hiện đạt kết quả tốt hơn trong thời kỳ tiếp theo. Những tồn tại và giải pháp thực hiện đó được đề cập ở phần sau.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nuôi trồng Thuỷ sản
2.1.2.1. Cơ cấu mặt nước được sử dụng
Có hai loại hình mặt nước được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản là: nuôi nước ngọt và nuôi nước lợ, mặn. Trong 2 năm thực hiện kế hoạch 2001-2002, diện tích nuôi trồng Thuỷ sản đã tăng lên rất nhiều đạt 108,38% kế hoạch đề ra. Trong đó, diện tích nước ngọt đạt 107,57% và diện tích nước mặn, lợ đạt 106,79% so với kế hoạch. Những năm qua, diện tích được sử dụng để nuôi trồng Thuỷ sản ở nước ta đã không ngừng được tăng lên. Đến năm 2002 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 955 ha tăng 55,14% so với năm 2000, trong đó tốc độ tăng diện tích nuôi trồng nước ngọt tăng nhanh hơn. Có thể thấy rõ qua bảng sau:
Bảng 2.9 : Biến động diện tích nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam trong thời kỳ 2000-2002 (Đơn vị: Nghìn ha)
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
T.Bình
S. nước ngọt
Ha
244.5
487.5
530
S. nước lợ, mặn, biển
Ha
370
408.7
425
Cả nước
Ha
614.5
887.5
955
TT. S.ngọt
%
99.38
8.72
54.05
TT. S.mặn,lợ,biển
%
10.46
4
7.22
TT. Cả nước
%
44.42
7.6
26.01
Nguồn: Tổng hợp báo cáo - Bộ thuỷ sản
Như vậy, trong 2 năm thực hiện kế hoạch, tốc độ tăng bình quân năm của cả nước là 26.01%, trong đó tốc độ tăng bình quân diện tích nước ngọt là 54.05%; của diện tích nước mặn, lợ là 7.22%. Năm 2002, diện tích nuôi trồng nước ngọt đạt 530 nghìn ha tăng 116.77%, diện tích nuôi trồng nước lợ, mặn, biển đạt 425 nghìn ha tăng 14.86% so với năm 2000. Ta thấy, diện tích nuôi trồng cả nước tăng nhanh là do: Trong những năm gần đây với chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, việc mở rộng đối tượng nuôi nhất là các loại có giá trị kinh tế cao như Tôm, Bào Ngư, cá Ba Sa, Ngọc Trai... đang diễn ra ồ ạt. Toàn ngành đã tận dụng triệt để hơn diện tích và tiềm năng mặt nước. Đây là một điều đáng mừng, tuy nhiên diện tích nuôi trồng nước ngọt tăng nhanh như vậy làm cho cơ cấu nuôi trồng không hợp lý vì ta biết rằng nếu quá lạm dụng tăng nhanh về nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt thì có khả năng người dân sẽ phá ruộng đào ao nuôi cá và các vùng đầm phá, rừng nguyên sinh để phát triển nghề cá. Trong khi tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản biển là rất lớn để ngành thuỷ sản khai thác và mở rộng.
Về cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ sản của từng vùng sinh thái cũng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng vùng. Miền Nam đặc trưng là vùng đồng bằng với các hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long lại thuộc vùng cận xích đạo mưa nhiều vì thế diện tích nước tiềm năng và diện tích mặt nước nuôi trồng là lớn nhất. Miền Trung mặc dù trải dải nhưng do địa hình được kiến tạo bởi dãy núi Trường Sơn ăn sát tận biển, có vùng đồng bằng nhỏ hẹp vì thế diện tích nuôi trồng thuỷ sản thấp nhất.
Như vậy, mặc dù cơ cấu mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua tăng nhanh nhưng nhìn chung cơ cấu nuôi trồng còn nhiều bất cập, chưa có quy hoạch thật cụ thể để tạo động lực tốt nhất cho phát triển bền vững.
2.1.2.2. Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thuỷ sản
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong 2 năm (2001-2002) tăng nhanh. Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cả nước là 1855.1 nghìn tấn tăng 3.06% so với kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm tới 40% tổng sản lượng thuỷ sản, đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp sản phẩm cho chế biến và thị trường, trong đó tình hình thực hiện kế hoạch và cơ cấu sản lượng nuôi trồng như sau:
Bảng 2.10 : Kết quả thực hiện kế hoạch và cơ cấu sản lượng các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam 2001-2002
Đơn vị: nghìn tấn
Sản lượng
Kế hoạch
(A)
Thực hiện
(B)
So với KH (%)
Cơ cấu T.H
Kế hoạch(%)
+Cá nước ngọt
980
1002.1
+2.26
54.02
+Tôm
410
435
+6.1
23.4
+ Cá biển
55
53
-3.64
2.85
+Nhuyển thể
255
265
+3.92
14.28
+Sản phẩm khác
100
100
0
5.4
Tổng S.lượng
1800
1855.1
3.06
100
Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch - Bộ thủy sản
Nhìn vào bảng ta thấy, thời gian qua hầu hết tất cả các chỉ tiêu sản lượng của các đối tượng nuôi trồng đã thực hiện tốt kế hoạch ngành. Sản lượng nuôi trồng tôm đã vượt kế hoạch 6,1%, cá nước ngọt tăng 3,92%...Hai năm qua, sản phẩm khác đạt 100% kế hoạch, chỉ duy nhất chỉ tiêu sản lượng cá biểm giảm so với kế hoạch, giảm 3,64%. Xét về tỷ trọng sản lượng các đối tượng nuôi trồng: Tỷ lệ Cá nước ngọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi trồng, chiếm 54,02%. Mặc dù tạo ra được sản lượng lớn cá nước ngọt nhưng chỉ mới tạo ra được những sản phẩm chủ yếu tại thị trường nội địa, nên hiệu quả kinh tế thấp, trong khi cá Biển chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn 2,85% chỉ bằng bằng 1/20 lần sản lượng cá nước ngọt. Sản phẩm Tôm chiếm 23,4% và đây là đối tượng chính góp phần tạo nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhuyễn thể chiếm 14,28% tổng sản lượng. Thời gian qua khi các đối tượng chế biến được mở rộng đã làm phát triển các hoạt động nuôi nhuyễn thể sang rất nhiều đối tượng khác có khối lượng hàng hoá và giá trị thương phẩm lớn như sò huyết, nghêu ngao, vẹm xanh, điệp...đã làm tăng tỷ trọng của sản lượng nhuyển thể trong tổng sản lượng nuôi trồng.
Như vậy, thời gian qua với chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngành đã có sự phát triển lớn mạnh, đối tượng nuôi trồng đã nhiều và đa dạng hơn, chất lượng cũng đã được cải thiện đáng kể. Đây là một nỗ lực rất lớn mà từ trước tới nay mới đạt được, nuôi trồng thủy sản đã cung cấp nguyên liêu đáp ứng tốt cho xuất khẩu và nhiều mục tiêu kinh tê - xã hội khác.
2.1.2.3. Chuyển đổi cơ cấu công nghệ nuôi trồng thuỷ sản
Trong 2 năm qua, toàn ngành có 4.186 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, tăng 441 cơ sở so với năm 2000, trong đó có 3.186 cơ sở sản xuất Tôm giống và 310 cơ sở sản xuất Cá giống. Với sự chuyển biến mạnh mẽ đó trong công nghệ nuôi trồng thuỷ sản, số lượng con giống sản xuất ra cũng tăng lên một cánh đáng kể. Sản xuất Tôm giống P15 trên 19 tỷ con; giống Cá Tra, Ba sa 80 triệu con; Tôm càng xanh giống 70 triệu con; Rô phi đơn tính trên 50 triệu con...
Nhiều loại hình nuôi mới được áp dụng có hiệu quả như: Nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh, nuôi lồng bè, nuôi ao hầm, nuôi luân canh và xen canh Tôm - Lúa, Tôm - vườn rừng, nuôi Tôm trên cát và thả tự nhiên để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Sản phẩm Tôm vẫn là sản phẩm chủ đạo trong thời kỳ này, chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu giống nuôi và sản phẩm xuất khẩu. Các địa phương có sản lượng nuôi Tôm cao như: Cà Mau 70.000 tấn, Bạc Liêu 32.000 tấn, Sóc Trăng 18.000 tấn, Bến Tre 13.000 tấn...Nuôi thuỷ sản lồng bè phát triển mạnh, đến nay có 40.200 chiếc tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải phòng, Phú yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu...
Trong 2 năm qua có nhiều dự án nuôi Tôm công nghiệp và các đối tượng nuôi khác đã phát huy hiệu quả. Đối tượng nuôi được đa dạng hoá và tập trung phát triển các loài có giá trị xuất khẩu cao, có thị trường tiêu thụ lớn như Tôm Sú, Cá Ba Sa, Cá Tra, Tôm càng xanh, Cua, Cá Rô phi đơn...Đồng thời với việc áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng. Trong 2 năm qua, năng suất nuôi đã tăng trưởng rất lớn. Cụ thể là: năng suất nuôi Tôm luân canh Tôm- Lúa đạt 200-300 kg/ ha; nuôi tôm bán thâm canh đạt 1-1,5 tấn/ ha; nuôi thâm canh 2-4 tấn/ ha có nơi đạt 8-10 tấn/ ha ( Ninh Thuận, Khánh Hoà ); năng suất nuôi tôm trên cát đạt bình quân 4-5 tấn/ ha/ vụ, nuôi trong 3 vụ...
Như vậy, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thời gian qua đã gúp cho ngành thủy sản bước sang một diện mạo mới trong công tác tạo giống và nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
2.1.3. Chuyển đổi cơ cấu trong chế biến thuỷ sản
Hiện nay cả nước có 210 nhà máy chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đông lạnh ( không kể cả các xưởng và cơ sở sản xuất quy mô quá nhỏ ) với tổng công suất trên 1.500 tấn/ ngày. Tăng 10 nhà máy so với năm 2000, đạt 100% kế hoạch đưa ra. Ngoài ra trong 2 năm qua có 33 cơ sở được nâng cấp với công suất lớn hơn và trang thiết bị hiện đại hơn được đưa vào sản xuất. Các nhà máy chế biến được phân bổ trên khắp các vùng lãnh thổ đất nước. Khu vực từ Quảng Ninh tới Quảng Trị có 29 nhà máy chiếm 13,6%; Khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận 55 nà máy chiếm 26,3%; Khu vực Bà Rịa Vũng Tàu đến Kiên Giang 126 nhà máy chiếm 60,2%, trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 46 nhà máy.
Trong cơ cấu sản phẩm chế biến cũng không ngừng được tăng lên, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Chất lượng của các sản phẩm được cải thiện đáng kể, sản lượng thuỷ sản Việt Nam đã cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thế giới. Hai năm qua, sản lượng chế biến đạt 930 nghìn tấn tăng 3,3% so với kế hoạch, riêng năm 2002 sản lượng chế biến đạt 480 nghìn tấn tăng 97 nghìn tấn so với năm 2000 ( tăng 25%). Biến động cơ cấu sản phẩm chế biến 2 năm qua như sau:
Bảng 2.11 : Biến động cơ cấu sản lượng chế biến Thuỷ sản Việt Nam 2001-2002
(Tăng trưởng: (TT))
Sản phẩm chế biến
Đơn vị
2000
2001
2002
TB
Tôm đông
Ngh.tấn
96
115
193
Mực đông+sp đông khác
Ngh.tấn
120
127
130
Hải sản khô
Ngh.tấn
37
40
46
Nước mắm
Tr.lít
170
195
210
Bột cá chăn nuôi
Ngh.tấn
30
35
37
Tổng sản phẩm chế biến
Ngh.tấn
383
450
480
TT. Tôm đông
%
19.8
67.8
43.8
TT. Mực đông+sp đông khác
%
5.13
2.36
4.1
TT. Hải sản khô
%
8.1
15.0
11.53
TT. Nước mắm
%
14.7
7.7
11.2
TT. Bột cá chăn nuôi
%
16.7
5.7
11.2
TT. Tổng sản phẩm chế biến
%
17.5
6.67
12.08
Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch các năm - Bộ thủy sản
Trong những năm qua, sản lượng các sản phẩm chế biến đề tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm chế biến là 12,08%/ năm, trong đó đáng kể nhất là tốc độ tăng trưởng của sản phẩm Tôm đông đạt 43,8%/ năm. Các sản phẩm: Mực đông, hải sản khô, nước mắm, bột cá chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau. Như vậy, với việc thực hiện bước đầu của chương trình phát triển sản phẩm chế biến và sản phẩm xuất khẩu đã đạt kết quả cao. Những năm tiếp theo ngành phải cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng này.
ị Như vậy, nuôi trồng thủy sản thời gian qua phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo.
Chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao, trở thành một trong những nguồn nguyên liệu chính giúp ngành chế biến phát triển, nâng cao giá trị các mặt hàng xuất khẩu
Nuôi trồng thủy sản thời gian qua đã chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất chính, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế đất nước.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành thủy sản
2.2.1. Kinh tế Nhà nước
Thành phần kinh tế Nhà nước thời gian qua đã có những thay đổi chiến lược, ngay càng chứng tỏ là thành phần kinh tế chủ đạo, định hướng trong các thành phần kinh tế hoạt động trong ngành thủy sản. Số lượng doang nghiệp và cơ cấu tỷ trọng các doanh nghiệp phân bổ trên các vùng kinh tế chưa được thống kê một cách đầy đủ. Tuy nhiên ta cũng có những nhận xét chung như sau:
Nhìn chung các quốc doanh trong các lĩnh vực sản xuất thủy sản trong thời gian qua đã đi vào hoạt động quy củ và có hiệu quả. Kinh tế Nhà nước đã đi đầu trong việc đóng những tàu thuyền công suất lớn cho khai thác các đối tượng hải sản xa bờ, tiên phong trong công tác quy hoạch và mở rộng diện tích nuôi trồng các vùng có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng cần nhiều vốn và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các doang nghiệp này hoạt động chưa được đồng đều, chưa chứng tỏ là thành phần kinh tế chủ đạo định hướng các thành phần kinh tế khác phát triển theo. Nhiều doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, phải giải thể hoặc phải chuyển hướng sang khai thác kết hợp với kinh doanh dịch vụ. Các quốc doanh nuôi trồng thủy sản cũng gặp những khó khăn, nhiều đơn vị nợ đọng kéo dài đang đứng trước nguy cơ phá sản. Các doanh nghiệp cơ khí thủy sản hoạt động mờ nhạt, trừ một vài đơn vị chuyển sang kinh doanh cơ điện lạnh...
Trong hai năm qua các quốc doanh chế biến thủy sản xuất khẩu hoạt động tương đối tốt. Được sự khuyến khích và tự đổi mới trong thời gian gần đây, các quốc doanh này hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao chiếm trên 90% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp này đã có những đột phá trong áp dựng các công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thực phẩm...Thế nhưng, số xí nghiệp thực sự có lãi chỉ chiếm khoảng 50% còn lại 30% xí nghiệp hòa vốn và 20% xí nghiệp thua lỗ. Trong chế biến thủy sản nội địa các đơn vị quốc doanh cũng thu hẹp dần, chỉ còn một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm hoạt động có hiệu quả. Điều này đặt ra những thách thức của ngành thời kỳ tiếp theo. Phải có sự cải tổ và đổi mới các doang nghiệp làm ăn không hiệu quả, mạnh dạn đầu tư cũng như kiên quyết giải thể, phá sản các doang nghiệp thua lỗ liên miên.
2.2.2. Kinh tế tập thể
Sở hữu kinh tế tập thể trong ngành thủy sản gồm hợp tác xã (HTX) và các tập đoàn (TĐ). Về cơ bản trong thời gian này các HTX và TĐ đã chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất. Đến năm 2002, trong 29 tỉnh, thành phố có biển, số lượng hợp tác xã và tập đoàn hiện có rất ít và xu hướng giảm.
Bảng 2.12 : Sự biến động số lượng các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất qua các năm
Lĩnh vực
2000
2001
2002
HTX
TĐ
HTX
TĐ
HTX
TĐ
1. K.thác
2.N.trồng
3.DV+HC
4.T.Mại
Tổng
399
41
23
3
466
5542
472
87
10
6111
450
34
25
2
511
5547
436
85
10
6078
432
37
31
0
500
5553
435
85
10
6083
Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ 28 tỉnh ven biển
Thời gian qua, số lượng HTX đang có xu hướng giảm dần. Năm 2002 cả nước có 500 HTX giảm 11 HTX so với năm 2001. Các HTX hoạt động trong lĩnh vực khai thác giảm một cách đáng kể, trong lĩnh vực thương mại không còn HTX nào hoạt động nữa do bị thua lỗ. Các TĐ đang có xu hướng giảm qua các năm gần đây và hiện nay đã bắt đầu chững lại... Tập đoàn khai thác có tăng chút ít trong năm qua trong khi lĩnh vực dịch vụ hậu cần và thương mại đã ổn định giữ ở mức 85 và 10 tập đoàn. Dự báo thời gian tới loại hình kinh tế này ổn định ở con số 500 HTX và 6.100 TĐ.
Trong thành phần kinh tế tập thể, HTX chiếm chủ yếu trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng. Các HTX này được phân bổ phần lớn ở Bắc Trung Bộ chiếm 40%, Bắc Bộ chiếm 25%, Nam Trung Bộ chiếm 27,4%, Miền Nam chiếm 8,8%. Các Tập Đoàn cũng được phát triển mạnh trong hai lĩnh vực này. Trong đó, Bắc Trung Bộ chiếm số lượng rất cao 64,65%, Nam Trung Bộ chiếm 34,54%, những khu vực còn lại chiếm tỷ lệ rất ít hầu như không đáng kể.
2.2.3. Kinh tế tư bản tư nhân
Thời gian qua thành phần kinh tế này biến động mạnh. Cụ thể :
Bảng 2.13 : Biến động thành phần kinh tế tư bản tư nhân những năm qua
Khu vực
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. K.thác
2. N.trồng
3. DV+HC
4. T.Mại
5. Tổng
282
33
25
313
653
285
35
27
324
671
275
40
27
345
687
Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ 28 tỉnh ven biển
(Số liệu trên được thống kê đối với những tư bản tư nhân có 2 tàu > 250CV)
Nhìn chung, thành phần kinh tế này liên tục tăng qua các năm. Năm 2002 toàn ngành có 687đơn vị tăng 5,2% so với năm 2000, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác và thương mại, chiếm 90,25%. Qua bảng, hàu hết các lĩnh vực hoạt động của ngành đều tăngchỉ có khai thác là bắt đầu giảm xuống, dịch vụ hậu cần đang ổn định. Trong đó : lĩnh vực khai thác hải sản với nhiều hình thức chủ thuyền, tư nhân bỏ vốn sắm thuyền, thuê bạn nghề đi khai thác và ăn chia theo lợi nhuận. Số chủ thuyền có vốn lớn, tổ chức đội tàu khai thác ở vùng biển xa bờ ngày càng tăng tuy nhiên đến nay xu thế đã giảm. Số lượng các thành phần kinh tế này năm 2002 giảm 2,5% so với năm 2000; Trong nuôi trồng thủy sản, nhiều tư nhân bỏ vốn thuê đất và mặt nước xây dựng những cánh đồng nuôi thủy sản quy mô lớn, từ 20 ha đến hàng trăm ha, dưới dạng trang trại hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thuê lao động tiến hành sản xuất kinh doanh. Số lượng thành phần kinh tế tư bản tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng đang tăng dần. Năm 2002 thành phần kinh tế này trong nuôi trồng tăng 8% so với năm 2000; Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần đã chững lại ở con số 27 đơn vị. Đặc biệt năm qua thành phần tư bản tư nhân trong thương mại tăng một cách đáng kể, năm 2000 tăng trên 10% so với năm 2000.
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân này được phân bổ tại các vùng khác nhau trên đất nước: Miền Nam chiếm phần lớn 92,5%; Miền Bắc chiếm 6,4% còn lại là vùng Nam Trung Bộ, vùng Bắc Trung Bộ thành phần kinh tế này không phát triển ở đây.
2.2.4. Kinh tế cá thể
Đây là thành phần kinh tế phát triển rất mạnh trong tất cả các lĩnh vực sản xuất (gồm hộ gia đình (HGĐ) và Tiểu chủ (TC)). Thành phần này nắm giữ đa số tàu thuyền, có số lao động đông, chiếm sản lượng lớn trong nghề cá hiện nay.
Bảng 2.14: Biến động thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ những năm qua
Lĩnh vực
2000
2001
2002
HGĐ
TC
HGĐ
TC
HGĐ
TC
1. K.thác
2. N.trồng
3. DV+HC
4. T.Mại
Tổng
27426
200928
489
1809
230652
4105
9701
11
97
13914
26846
201000
425
1850
230121
4237
10214
11
110
14572
26935
201000
400
1888
230223
4238
10386
11
110
14745
Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ 28 tỉnh ven biển
(Số liệu thống kê các tiểu chủ : Có 2 tàu nhỏ và thuê > 5 thợ; có 2 tàu > 90CV; có 1 tàu > 250CV)
Qua bảng trên ta thấy, thành phần kinh tế cá thể có nhiều thay đổi. Thành phần Hộ gia đình thời gian qua đã có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên tương đối ổn định. Thời gian qua xét tổng thể thì số lượng Hộ gia đình hoạt động trong ngành thủy sản không thay đổi nhiều nhưng cơ cấu đã có sự thay đổi đáng kể. Hộ gia đình đang có xu hướng giảm trong khai thác và dịch vụ hậu cần, số lượng này chuyển dần sang hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng và thương mại thủy sản. Đây là một xu hướng phù hợp vì sản lượng khai thác đã tới ngưỡng bảo hòa, dịch vụ hậu cần cần nhiều vốn và lao động kỹ thuật, hiểu biết rộng...đặc biệt là nó hoạt động không hiệu quả trong thời gian qua. Thành phần Tiểu chủ thời gian này hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2002 thành phần tiểu chủ tăng gần 6% so với năm 2000, trong đó tất cả các lĩnh vực hoạt động đều không ngừng tăng lên. Chỉ có lĩnh vực Thương mại là tăng rất nhanh những năm qua đến nay đã giữ ổn định ở con số 110 thành phần. Nhìn chung, xu thế tăng của thành phần kinh tế cá thể thời gian tới vẫn được duy trì và phát triển.
2.2.5. Kinh tế tư bản nhà nước
Hai năm qua, đã có hình thức liên doanh với các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản. Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng nhìn chung: Mặc dù có ưu thế về công nghệ và vốn nhưng tỷ trọng đóng góp cho ngành thủy sản còn hạn chế và chưa đáng kể. Thành phần kinh tế này chưa phát huy được hết những tố chất và điều kiện vốn có của mình do Nhà nước ta vẫn chưa tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Thành phần kinh tế này chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn ( 0,038%) trong nền kinh tế ngành thủy sản.
ị Như vậy, trong sản xuất thủy sản đã có đủ mặt 5 thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế đều có mặt mạnh riêng, nếu được tổ chức và có cơ chế quản lý thích hợp, tất cả các thành phần kinh tế này sẽ phát huy được hết thế mạnh của mình, tạo ra những bước phát triển mới và bền vững cho ngành thủy sản.
3. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu
Trong 2 năm qua, thị trường thuỷ sản thế giới có nhiều biến động theo hướng bất lợi đối với sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Sau sự kiện 11/9 nền kinh tế nhiều nước trên thế giới lâm vào khó khăn và chậm phục hồi, cộng với những khó khăn trong giải quyết hàng rào thuế quan, các tranh chấp thương mại như xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường EU, Canada. Tuy nhiên với nỗ lực toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong 2 năm qua (2001-2002) đạt 3,799 tỷ USD tăng 11,3% so với kế hoạch đề ra. Trong đó năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,023 tỷ USD là lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch xuất khẩu qua con số 2,0 tỷ USD, tăng 68.58% so với năm 2000. Đây là một thành tích rực rỡ mà ngành thủy sản đạt được thời gian qua. Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu được thể hiện như sau :
3.1. Tình hình biến động của sản phẩm xuất khẩu
Thời gian qua, tuy có nhiều biến động của thị trường quốc tế nhưng với việc thực hiện tốt chương trình xuất khẩu của ngành thủy sản, giá trị các sản phẩm xuất khẩu đã phát triển mạnh, liên tục tăng qua các năm. Ta có thể thấy rõ tốc độ tăng trưởng các sản phẩm đó qua bảng dưới đây:
Bảng 2.15: Biến động sản phẩm xuất khẩu thủy sản 2000-2002
Đơn vị: Triệu USD
Sản phẩm
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
TT B.Quân (%)
Tôm
662.3
781.47
966.71
20.85
Cá
229.3
310.07
462.78
42.26
Hải sản khô
198
188.5
312.18
30.4
Mực+B.Tuộc
109.1
118.42
142.78
14.54
H.sản khác
279.7
379.02
138.37
-14
Tổng
1478
177.6
2023.0
17
Nguồn: Thương mại thủy sản - Bộ thủy sản
Qua bảng trên, tốc độ tăng trưởng bình quân của các sản phẩm xuất khẩu thủy sản thời kỳ (2000-2002) đạt 17%/ năm. Trong đó: sản phẩm Tôm tăng trưởng 20.85%/ năm và là sản phẩm chủ đạo nhất trong kim ngạch xuất khẩu của ngành. Năm 2002 đạt 966.71 triệu USD tăng 46% so với năm 2000. Thời kỳ này sản phẩm Tôm vẫn là sản phẩm chính của xuất khẩu, đóng góp tỷ trọng lớn nhất cho kim ngạch xuất khẩu của ngành; giá trị các sản phẩm cá, hải sản khô và mực liên tục tăng qua các năm và lần lượt đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 42.26%, 30.4% và 14.54%. Các sản phẩm này cũng được chú trọng và quan tâm vì chúng là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Riêng giá trị Hải sản khác giai đoạn này giảm mạnh, giảm 14%/ năm trong đó năm 2002 chỉ đạt 138,37 triệu USD giảm hơn 1/2 so với năm 2000, lý do giảm của sản phẩm này đơn giản do chúng có giá trị kinh tế thấp vì thế không khuyến khích được sự phát triển của nó. Thời kỳ này có thể gọi là thời kỳ lên ngôi của các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như Tôm, Cá và Mực; giảm mạnh cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu giá trị xuất khẩu thấp.
Thực tế cho thấy, với tiềm năng phong phú và đa dạng về chủng loại sản phẩm, công nghệ chế biến đã có những bước tiến đáng kể, do vậy mà các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đã được đa dạng hoá, với nhiều chủng loại phong phú đáp ứng các nhu cầu của thị trường thế giới. Xu thế thay đổi trong cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta một phần là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến và do sức ép cạnh tranh lớn, nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng vv. Trong hai năm qua cơ cấu cũng như chủng loại mặt hàng xuất khẩu thủy sản có sự thay đổi đáng kể về mặt tỷ trọng trong tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Cụ thể :
Nguồn: Tạp chí thương mại thuỷ sản - Bộ thủy sản
Qua biểu ta thấy, cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu đã có thay đổi tương đối đáng kể. Mặt hàng Tôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm 45% giá trị xuất khẩu ( con số này có giảm so với những năm trước đây từ năm 2000 trở về trước tỷ trọng Tôm trong cơ cấu giá trị xuất khẩu là 50%). Mặc dù tỷ trọng Tôm có giảm nhưng sản lượng và gía trị kim ngạch xuất khẩu thì không giảm. Năm 2002 sản lượng Tôm đạt 115.656 tấn tăng 69,5% về khối lượng, kim ngạch đạt 966,709 triệu USD tăng 132,3% về giá trị so với năm 2000. Sản lượng Cá và hải sản khác tăng cả về sản lượng lẫn giá trị lần lượt chiếm 20% và 15%. Tuy nhiên, một số sản phẩm do thời gian gần đây với sự bất ổn của thị trường quốc tế cộng với cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản giữa các nước rất gay gắt, trong khi chất lượng vẫn còn nhiều bất cập đã làm giảm giá trị xuất khẩu của chúng ta. Tuy khối lượng thì tăng lên đơn cử như đối với hải sản khô, năm 2002 tăng 4,6% về mặt sản lượng so với năm 2001 nhưng giá trị lại giảm 17,6%, hay Hải sản khác năm 2002 tăng 4,1% về sản lượng so với năm 2001 nhưng giảm 26,6% về giá trị. Đó là do chất lượng thuỷ sản Việt Nam kém và bị sự ép giá của các đối thủ khác trên thế giới. Như vậy, nhìn chung vấn đề chất lượng và sự đa dạng các hàng hoá thuỷ sản Việt Nam còn rất nhiều điều phải làm trong thời gian tới.
3.2. Tình hình biến động thị trường xuất khẩu thủy sản
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Những thay đổi này do cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ngành tác động. Tình hình đó được thể hiện như sau :
Bảng 2.16: Biến động thị trường xuất khẩu thủy sản các năm 2000-2002
Đơn vị: Triệu USD
Thị trường
Năm 2000
Năm 20001
Năm 2002
TT B.Quân (%)
Mỹ
298.2
489.04
655.65
49
Nhật Bản
467.3
466.0
537.97
7.6
TQ + HK
291.64
316.72
363.0
11
EU
99
106.7
302.26
95.57
ASEAN
77.85
65.0
79.53
2.94
Các nước khác
244.6
334.1
84.4
-19.1
Nguồn: Thương mại thủy sản - Bộ thủy sản
Nhìn vào bảng ta thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản tại các thị trường liên tục tăng lên các năm qua. Thị trường EU đang có tốc độ mở rộng rất nhanh đạt 95,57%/ năm, có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Đến năm 2002 đạt 302.26 triệu USD tăng 205,3% so với năm 2000; các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông cũng có xu thế tăng lên đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm lần lượt là 49%, 7,6% và 11%. Với việc tăng trưởng mạnh thị trường tiêu thụ đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản lên rất nhiều. Thị trường ASEAN năm 2001 có giảm do giảm xuất khẩu nguyên liệu thô sang thị trường tái sản xuất này nhằm tăng giá trị sản phẩm, tuy nhiên thời gian này tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực này đạt 2,94%/ năm. Thị trường các nước khác đang giảm dần, bình quân hàng năm giảm hơn 19%, đây sẽ là tiềm năng mà trong thời gian tới ngành thủy sản sẽ cải thiện và phát huy.
Bảng 2.17 : Biến động cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản các năm 2000-2002
Đơn vị: % (theo giá trị)
Thị trường
Năm 2000
Năm 20001
Năm 2002
2002 so 2000
Mỹ
20.17
27.51
32.41
+12.24
Nhật Bản
31.6
26.22
26.6
-5
TQ + HK
19.7
17.82
17.95
-1.75
EU
6.7
6
14.94
+8.24
ASEAN
5.26
3.66
3.93
-1.33
Các nước khác
16.5
18.8
4.17
-12.33
Nguồn: Thương mại thủy sản - Bộ thủy sản
Nhìn vào bảng trên có thể nhận xét rằng: Thời gian qua cơ cấu thị trường xuất khẩu có xu hướng chuyển biến như sau: Thị trường Mỹ tăng dần, năm 2002 tỷ trọng tăng 12.24% so với năm 2000. Các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN và thị trường các nước khác có xu hướng giảm, trong đó thị trường Nhật và các nước khác giảm mạnh. Lý do là thị trường Nhật Bản đã tới bão hòa, thị trường ASEAN bị cạnh tranh gay gắt của các nước như Philipin, Indonesia vv. Năm 2002 thị trường Nhật giảm 5%, thị trường Các nước khác giảm 12,33% so với năm 2000. Thị trường Trung Quốc và thị trường các nước khác giảm chậm hơn, lần lượt giảm 1,75% và 1.33% so với năm 2000 do phải cạnh tranh với Đài Loan. Trong năm qua 2002, thị trường Mỹ tăng nhanh, chiếm tỷ trọng xuất khẩu thủy sản lớn nhất 32.41%. Sở dĩ tăng nhanh như vậy vì sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký kết, với các chính sách khuyến khích nhập khẩu của Mỹ đối với hàng Việt Nam, chính sách không phân biệt hàng hóa Việt Nam, sự giúp đỡ của Nhà nước và đặc biệt là nỗ lực của ngành... kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên thị trường Mỹ đã tăng rõ rệt. Thị trường Nhật Bản tuy tăng về giá trị nhưng tỷ trọng đã giảm dần (từ 31,6% năm 2000 xuống còn 26,6% năm 2002). Bên cạnh đó thị trường Tung Quốc và Hồng Kông cũng đã vươn lên đứng thứ vị trí thứ ba trong cơ cấu thị trường thủy sản Việt Nam, đây là thị trường rất có tiềm năng vì dân số đông mà nhu cầu đa dạng không đòi hỏi nhiều về chất lượng và an toàn vệ sinh như thị trường Mỹ và EU. Thị trường EU thời gian qua tăng nhanh( từ 6,7% năm 2000 đến 14,94% năm 2002). Thị trường ASEAN có xu hướng giảm do cắt giảm đáng kể sản phẩm thô xuất khẩu sang khu vực này và chế biến lại để xuất khẩu....
Tóm lại, nhìn chung thời kỳ này Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam, tiếp đến là Nhật, EU, Trung quốc, ASEAN. Những thị trường này chiếm tỷ trọng lớn cả về tỷ trọng sản lượng và giá trị xuất khẩu.
4. Tình hình thực hiện các kế hoạch nguồn lực cần thiết cho phát triển ngành thủy sản
4.1. Kế hoạch nguồn nhân lực
Với mục tiêu con người làm trung tâm mọi hoạt động, trong những năm qua. Công tác thu hút và đào tạo nguồn nhân lực của ngành thuỷ sản được chú trọng đặc biệt. Đến năm 2002, toàn ngành có 3,6 triệu lao động nghề cá, nhiều hơn 200 nghìn người hay tăng 5,88% so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm thời kỳ 2001-2002 là 1,42%/ năm. Cơ cấu lao động của nghề cá như sau:
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch các năm - Bộ thủy sản
Như vậy, lao động trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản có số lượng tương đương nhau chiến xấp xỉ 15%, lao động trong chế biến và dịch vụ khác chiếm phần lớn lao động (70%) gấp hơn 2 lần tổng lao động trong khai thác và nuôi trồng.
Bảng 2.18 : Tốc độ tăng trưởng lao động của nghề cá thời kỳ 2000 - 2002
Thu hút lao động
Đơn vị
2000
2001
2002
TB
Lao động trong khai thác
1000.ng
500
557
545
Lao động trong nuôi trồng
1000.ng
500
548
555
Lao động trong chế biến
1000.ng
2400
2450
2500
TT.khai thác
%
11.4
-2.15
4.6
TT nuôi trồng
%
9.6
1.28
5.4
TT chế biến
%
2.1
2.04
2.06
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch các năm - Bộ thủy sản
Qua bảng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng lao động của các lĩnh vực sản xuất ngành thủy sản thời gian qua là tương đối cao, đặc biệt là lao động trong nuôi trồng thủy sản (5,4%/ năm); chế biến thủy sản 2,06%. Khai thác thủy sản trong năm qua (2002) đã giảm 2,15% so với 2001 nhưng xét trong cả thời kỳ vẫn đạt tốc độ tăng trưởng là 4,6%/ năm. Lượng lao động trong lĩnh vực này giảm xuống là do nguồn lợi biển đã giảm trông thấy trong thời gian qua dẫn đến sự không hiệu quả của sản xuất kinh lĩnh vực khai thác thủy sản. Hiện nay lực lượng lao động khai thác còn khá dư thừa, kể cả lực lượng lao động kỹ thuật và lao động đến tuổi được bổ sung hàng năm ở vùng ven biển, nhiều nơi phải đi xen đi ghép trên một phương tiện đánh bắt. Trong khi số lượng thuyền trưởng và thuỷ thủ giỏi có khả năng đi tàu đánh bắt ở nhiều nơi còn thiếu, đặc biệt ở các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ. Số lao động này đang dần chuyển sang các nghề sản xuất khác hoặc hoạt động có liên quan như nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Trong 2 năm qua công tác đào tạo được quan tâm tương đối tốt. Toàn ngành đào tạo được 9218 người đạt 100% kế hoạch, trong đó:
Đại học tại chức : 1140 người
Trung học tuyển mới : 2550 người
Dạy nghề tuyển mới : 5070 người
Bồi dưỡng công chức Nhà nước : 450 người
- Tiến sỹ : 8 người
Nhìn chung, lao động qua đào tạo của ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển lơn mạnh, đã đáp ứng được tương đối tốt nhu cầu phát triển, tuy nhiên lao động kỹ thuật cao còn rất hạn chế. Thời gian này đào tạo nguồn nhân lực còn gặp phải nhiều khó khăn, trình độ tuy có nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu phát triển ngành. Những năm tiếp theo ngành thủy sản cần phải chú trọng về vấn đề này.
4.2. Kế hoạch nguồn vốn đầu tư
Hai năm đầu thực hiện kế hoạch, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn ngành đạt 10.883 tỷ đồng tăng hơn 9,0% so với kế koạch. Trong đó tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành năm 2002 là 5.870 tỷ đồng tăng 116,4% so với năm 2000. Với việc khai thác một cách ồ ạt trong những năm trước đã làm cho nguồn lợi thuỷ sản suy kiệt, rút kinh nghiệm trong 2 năm vừa qua ngành chủ trương khai thác thuỷ sản có hệ thống và khoa học hơn, giảm mạnh khai thác gần bồ đồng thời tăng nhanh nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, ngành đã ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho những công trình trọng điểm có hiệu quả kinh tế cao hoặc sớm phát huy hiệu quả. Cơ cấu đầu tư ngành thuỷ sản được phân bổ như sau :
Nguồn: Thương mại thuỷ sản - Bộ thuỷ sản
Nhìn vào biểu trên ta có thể thấy, cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch một cách đáng kể. Việc nuôi trồng thuỷ sản được ưu tiên cao nhất chiếm 45% tổng nguồn vốn đầu tư trong khi năm 2000 tỷ trọng này chỉ chiếm 35,6%. Khai thác thuỷ sản chiếm 18% tổng đầu tư, trong khi năm 2000 tỷ trọng này chiếm lớn nhất bằng 35,6%. Chế biến thuỷ sản và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong 2 năm qua tuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16160.DOC