Đề tài Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang

Tài liệu Đề tài Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang: 1 LỜI MỞ ĐẦU An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai dòng sông Tiền, sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu (thuộc hệ thống sông Mêkông) nên có nguồn nước ngọt phong phú và có hệ thống kênh rạch chằng chịt, với gần sáu tháng của mùa nước nổi hằng năm là điều kiện thuận lợi cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, diện tích mặt nước ngọt lớn, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản. Hiện nay sản lượng lúa của An Giang lớn nhất toàn vùng; sản lượng khai thác thủy sản đứng thứ ba, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng theo địa phương lớn nhất toàn quốc (năm 2005 là 232.139 tấn, tăng 9,12% so với năm 2004 - Niên giám Thống kê 2005). Thời gian vừa qua, An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực, mà còn vươn lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Bằng v...

pdf90 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai dòng sông Tiền, sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu (thuộc hệ thống sông Mêkông) nên có nguồn nước ngọt phong phú và có hệ thống kênh rạch chằng chịt, với gần sáu tháng của mùa nước nổi hằng năm là điều kiện thuận lợi cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, diện tích mặt nước ngọt lớn, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản. Hiện nay sản lượng lúa của An Giang lớn nhất toàn vùng; sản lượng khai thác thủy sản đứng thứ ba, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng theo địa phương lớn nhất toàn quốc (năm 2005 là 232.139 tấn, tăng 9,12% so với năm 2004 - Niên giám Thống kê 2005). Thời gian vừa qua, An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực, mà còn vươn lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Bằng việc thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai hướng: khai thác tốt các thế mạnh của địa phương và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, nếu vào năm 1995 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ bằng ¼ giá trị của xuất khẩu gạo, thì nay đã vượt qua và là ngành đứng đầu thu ngoại tệ về cho tỉnh. Có thể nói An Giang đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất đúng hướng và có hiệu quả. Do biết tận dụng ưu thế về tiềm năng nguồn nước và điều kiện tự nhiên, ngư dân An Giang đã tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản, nên thời gian qua phát triển thủy sản đã là một trong nhiều thế mạnh về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai loại thủy sản thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trị kinh tế cao, nên đã thu hút ngư dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả đáng kể, đã trực tiếp góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ cao và ngày càng khẳng định là một trong những ngành hàng phát triển mạnh, có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. 2 Ngành thủy sản ở An Giang đã tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng khá ổn định nhu cầu thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đáng kể đời sống nhân dân. Tuy nhiên, để phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, giá thành hạ nhằm tăng sức cạnh tranh, bảo vệ và giữ vững uy tín hàng thủy sản Việt Nam nói chung và hàng thủy sản của An Giang nói riêng trên thị trường thế giới, thì cần phải có những giải pháp thích hợp. Do đó, tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang”. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn làm rõ một số khía cạnh trên một số lĩnh vực chủ yếu của ngành thủy sản: nuôi trồng, khai thác, giống, chế biến, tiêu thụ thủy sản … và đi sâu phân tích con cá tra, basa vì nó chiếm kim ngạch xuất khẩu khoảng 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Luận văn được kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia thành ba chương gồm : Chương 1: Vai trò của đầu tư tài chính đối với phát triển ngành thủy sản tỉnh An giang. Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh An giang. Chương 3: Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang. Luận văn này dựa trên cơ sở phân tích lý luận chung, phương pháp điều tra - thống kê, so sánh thực trạng ngành thủy sản của tỉnh. Từ đó đề xuất định hướng phát triển và một số giải pháp về tài chính để phát triển thủy sản tỉnh An Giang. Đây là vấn đề đòi hỏi kiến thức tổng hợp sâu rộng, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong khi điều kiện nghiên cứu và kiến thức bản thân có hạn nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót trong đề tài. Rất mong nhận được sự đóng góp của quí thầy cô và các bạn, xin chân thành cám ơn. 3 CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG 1.1. Tầm quan trọng của ngành thủy sản trong phát triển kinh tế của tỉnh An Giang: 1.1.1. Trong phát triển kinh tế của tỉnh: Trước tiên phân tích Vai trò của ngành thủy sản đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa và là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, với bờ biển và thềm lục địa rộng lớn hơn 1 triệu km2, có nhiều cửa sông rạch và hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển; trong nội địa có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; hệ sinh thái phong phú đa dạng. Những đặc điểm trên tạo ra cho đất nước ta tiềm năng to lớn về thủy sản và kinh tế thủy sản có vị trí quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế góp phần thắng lợi trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với Việt Nam ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế và là một trong những ngành mũi nhọn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua ngành thủy sản nước ta luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao cả về năng lực sản xuất, sản lượng và giá trị, đã tạo được nhiều việc làm góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn, giải quyết tốt các vấn đề môi trường sinh thái. Ngành thủy sản hiện nay đã trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước, trung bình từ năm 1995 đến năm 1999 mỗi năm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 750 triệu USD, đặc biệt năm 2000 có sự tăng tốc vượt bậc xuất khẩu thủy sản gần 1,5 tỷ USD, và giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đã là 2,4 tỷ USD. Trong những năm vừa qua ngành thủy sản luôn tăng trưởng trên dưới 9%/năm, chiếm không dưới 20% tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, thực sự trở 4 thành một ngành sản xuất chính (tổng hợp theo báo cáo hàng năm của Bộ Thủy sản).Việt Nam đã trở thành một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Dự kiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 2,5 tỷ USD vào năm 2005 và 3,5 tỷ USD vào năm 2010. Như vậy, ngành thủy sản Việt Nam hàng năm đã thu về khoản ngoại tệ không nhỏ để xây dựng đất nước và cung cấp lượng hàng hóa tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản đã thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất xã hội ngày càng cao, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới. Như vậy, có thể thấy vai trò của ngành thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn mà cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại mà Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010 văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X đã đề ra. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta hiện nay, trong đó không thể không ghi nhận sự đóng góp của ngành thủy sản vào sự tăng trưởng GDP hàng năm của đất nước. Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển thủy sản ở Việt Nam: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thì lĩnh vực quản lý ngành thủy sản phải thật sự được quan tâm, nếu không nói đó là một trong những lĩnh vực phải được đổi mới đầu tiên và quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới ngành thủy sản nước ta thời gian qua đã có những bước phát triển mới. Kinh tế thủy sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế công– nông nghiệp. Việc phát triển ngành thủy sản, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 5 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ “Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Quán triệt những quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 20 CT/TW ngày 22/09/1997 về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa” và ngày 10/11/1998 Bộ Chính trị tiếp tục ra Nghị quyết 06 – NQ/TW về “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”. Nghị quyết đã đánh giá những thành tựu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong 10 năm qua đã góp phần quan trọng vào sự ổn định phát triển kinh tế – xã hội đất nước, tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của nông nghiệp – nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra những mặt tồn tại và yếu kém cần giải quyết khắc phục, xác định quan điểm, mục tiêu, một số chủ trương và chính sách lớn về đất đai, lao động để tạo ra lực mới duy trì sự tăng trưởng cao và chuyển nông nghiệp sang giai đoạn phát triển toàn diện, nâng cao phát triển ngành thủy sản trong nền nông nghiệp toàn diện. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg, ngày 08/12/1999 phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010. Quyết định đã chỉ rõ “Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, phấn đấu đến 2010 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế– xã hội đất nước và an ninh ven biển”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP, ngày 15/06/2000 về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nghị quyết đã đánh giá những thành tựu đã đạt được trong sản xuất nông, lâm, thủy sản của những năm qua, đồng thời đưa ra những định hướng về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nước ta trong 10 năm tới. 6 Tháng 11/2000, Bộ thủy sản đã ban hành Thông tư 05/2000/TT - BTS hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ. Thông tư hướng dẫn trong 10 năm tới kinh tế thủy sản cần phát triển theo định hướng sau: đầu tư phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản trong các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ đặc biệt là nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững. Để thực hiện Nghị quyết số 243/1998/QĐ–TTg ngày 18/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 06 (lần 1) ngày 31/03/1999 Bộ thủy sản có chương trình phát triển kinh tế thủy sản 1999 – 2010 trong đó chỉ rõ tiềm năng, hiện trạng và sự cần thiết của sự phát triển kinh tế thủy sản, nêu những chủ trương giải pháp để phát triển kinh tế thủy sản bền vững, góp phần giữ vững an ninh thực phẩm, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và tạo nguyên liệu chế biến cho xuất khẩu. Định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X xác định: “Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi, trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác khải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản”. Ngày 26/11/2003 Quốc Hội khóa XI đã biểu quyết thông qua Luật Thủy sản tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thủy sản của nước ta trong thời gian tới. Vai trò của ngành thủy sản đối với kinh tế tỉnh An Giang: An Giang có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thủy sản. Trong thời gian qua ngành thủy sản An Giang luôn được củng cố và không 7 ngừng phát triển góp phần quan trọng vào việc ổn định và tăng tích lũy cho nền kinh tế, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước hình thành những cụm kinh tế chuyên ngành tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả, là động lực để thúc đẩy ngành công – nông – thương nghiệp và dịch vụ phát triển, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư đưa công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất. Tạo tiền đề để thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng phân công lao động về ngành nghề để sản xuất hàng hóa phát triển, làm nhân tố kích thích phát triển giữa các ngành các vùng nhất là gắn công nghiệp với nông - lâm - ngư nghiệp góp phần nâng cao đời sống dân cư trong cộng đồng. Ngành thủy sản An Giang đã giữ vai trò tích cực trong quá trình phát triển kinh tế. Tỉnh An Giang, thủy sản là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tỉnh. Trong hơn 10 năm trở lại đây ngành thủy sản An Giang luôn có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau gạo. Đặc biệt, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 69,4 triệu USD, chiếm 47,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đây là lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản đã vượt qua gạo (62,2 triệu USD) chiếm vị trí số một. Năm 2003 do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa nên kim ngạch chỉ đạt 54,8 triệu USD chỉ bằng 79% so với năm 2002. Tuy nhiên năm 2004 ngành thủy sản đã được phục hồi và phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục chiếm vị trí đầu và đạt 122 triệu USD (gạo 92,4 triệu USD, cả tỉnh là 240 triệu USD). Trong năm 2005, kế hoạch kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh là 300 triệu USD, trong đó thủy sản 130 triệu USD và gạo 125 triệu USD. Như vậy, hiện tại và trong thời gian tới thủy sản sẽ là ngành đứng đầu mang ngoại tệ về cho tỉnh nhà. Xét trên cơ cấu nông, lâm, thủy sản thì từ năm 1999 đấn nay ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng hơn 10% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh và tỷ trọng này có xu hướng ngày càng tăng: nếu như năm 1999 chỉ là 12,28 %, thì năm 2004 đã là 17,42% và dự kiến năm 2005 sẽ là 18,59%. Sự phát triển của ngành thủy sản đã tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công 8 nghiệp và dịch vụ. Thế mạnh tài nguyên thủy sản được chủ động khai thác, từ đó giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng, tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp phần phát triển mô hình du lịch sinh thái. Quá trình đổi mới của đất nước, sự phát triển kinh tế của An Giang, trong đó có kinh tế thủy sản đã góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc vận dụng cơ chế thị trường, thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất và phân công lao động xã hội, tạo ra nguồn lực vật chất lớn để phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư hiện đại hóa sản xuất, sự phát triển đồng bộ giữa các ngành – vùng nhất là nông thôn và thành thị, gắn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển lâm – ngư – thương nghiệp và dịch vụ. 1.1.2. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững có cơ cấu hợp lý, trên cơ sở phát huy nội lực và khai thác chiều sâu các tiềm năng lợi thế về sản xuất lương thực và thủy sản. Đến năm 2010, ngành nông, lâm, thủy sản của An Giang vẫn là nền tảng, là cơ sở để phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Cụ thể hơn là ngành nông, lâm, thủy sản được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn chặt với ngành công nghiệp chế biến và các hoạt động thương mại, đặc biệt là xuất khẩu, nhằm tạo đà phát triển mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn nói riêng và cả tỉnh An Giang nói chung. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn phải phát huy cao lợi thế của từng vùng và từng khu vực nhưng phải phù hợp với điều kiện thị trường, tập trung vào các loại cây trồng vật nuôi, hàng hóa có thị trường tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện làm ra sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thị trường, tiêu thụ đạt giá trị cao. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn do nông dân và các thành phần kinh tế thực hiện. Nhà nước hướng dẫn và tạo điều kiện hỗ trợ thông 9 qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo hành lang pháp lý có cơ chế, chính sách thuận lợi, tổ chức cung ứng giống và vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, thúc đẩy chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững, an toàn về mặt kỹ thuật trong điều kiện lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra, phản ứng linh hoạt trước biến động của thị trường, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp nông thôn phải đạt mục tiêu cơ bản: xây dựng một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững, với các loại nông sản là thế mạnh có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên nông nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp, dịch vụ, tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần tích cực đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, thực hiện các mục tiêu do Đại hội Đảng lần VIII tỉnh An Giang đề ra đối với nông nghiệp và nông thôn. Xét trên cơ cấu nông, lâm, thủy sản thì từ năm 1999 đấn nay ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng hơn 10% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh và tỷ trọng này có xu hướng ngày càng tăng: nếu như năm 1999 chỉ là 12,28 %, thì năm 2005 là 17,27%. Sự phát triển của ngành thủy sản đã tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thế mạnh tài nguyên thủy sản được chủ động khai thác, từ đó giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng, tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp phần phát triển mô hình du lịch sinh thái. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp trung bình hàng năm trong thời kỳ 2004-2010: 5,4%, trong đó: nông nghiệp 4,31%, lâm nghiệp 3,96% và thủy sản 9,9%. Trong đó, phát triển thủy sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đưa ngành thủy sản thành ngành mũi nhọn của tỉnh; đặc biệt quan tâm đến chất lượng cá 10 nuôi. Quy hoạch vùng nuôi cá hợp lý trên cơ sở bảo vệ môi trường nguồn nước; phát triển nhanh, vững chắc việc nuôi tôm càng xanh ở chân ruộng, bãi bồi ven sông và kênh rạch. Gia tăng mức đóng góp giá trị GDP của ngành thủy sản năm 2010 vào GDP của ngành nông nghiệp là 20,4% và của toàn tỉnh là 4,7%, kim ngạch xuất khẩu là 350 triệu USD. Quá trình đổi mới của đất nước, sự phát triển kinh tế của An Giang, trong đó có kinh tế thủy sản đã góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc vận dụng cơ chế thị trường, thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất và phân công lao động xã hội, tạo ra nguồn lực vật chất lớn để phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư hiện đại hóa sản xuất, sự phát triển đồng bộ giữa các ngành - vùng nhất là nông thôn và thành thị, gắn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển lâm - ngư - thương nghiệp và dịch vụ. 1.1.3. Trong tích lũy và đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước: Tỷ trọng chi phí sản xuất xuất thủy sản từ năm 1995 – 2004 ngày càng tăng mạnh, tăng chủ yếu là ngành nuôi thủy sản (chủ yếu cá xuất khẩu), ngành chế biến, bên cạnh đó còn phát triển dịch vụ phục vụ cho nuôi thủy sản (dịch vụ thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản), chế biến (dịch vụ vận chuyển cá thương phẩm, phụ phẩm). Sự phát triển của ngành thủy sản đã thu hút số lượng lớn lực lượng lao động của tỉnh, trong tương lai có thể ngành thủy sản sẽ phát triển thành quy mô công nghiệp. ”Sản lượng cá ngày càng tăng, năm 1990 sản lượng cá nuôi chỉ đạt 7.714 tấn, đến năm 1995 đạt 35.060 tấn, tăng lên 3,5 lần, năm 2000 đạt 80.032 tấn tăng 9,3 lần và đến năm 2005 đạt 180.809 tấn tăng 23,4 lần so năm 1990, một tốc độ tăng không thể ngờ tới.” Chế biến đông lạnh thủy sản là một trong những ngành chế biến quan trọng của tỉnh, nguồn nguyên liệu từ thủy sản thiên nhiên trên sông Mêkông và cá nuôi bè, ao hầm, đăng quầng trong tỉnh; phát triển mạnh từ năm 1995 đến nay. Toàn tỉnh có 11 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh công suất 89.800 tấn/năm với tổng vốn đầu tư: 592.170 triệu đồng. Trong giai đoạn 2001 đến 2005, các doanh 11 nghiệp chế biến hàng đông lạnh thủy sản đóng góp vào ngân sách tỉnh 60 tỷ đồng. Vì thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nên Nhà nước miễn thuế cho các hộ nuôi trồng thủy sản. 1.2. Vai trò của đầu tư tài chính đối với phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang: Về công nghệ chế biến, cần đầu tư vốn cho nâng cấp và xây dựng các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến hiện đại, nâng công suất chế biến, đa dạng hoá các mặt hàng từ thủy sản, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Hầu hết, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đều đăng ký thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, chứng nhận HALAL của tổ chức cộng đồng người Hồi giáo, Code xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU… Vì máy móc công nghệ là khâu quyết định chất lượng của sản phẩm nên không thể mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà không đầu tư lớn cho máy móc công nghệ. Tài chính còn là điều kiện để xây dựng phát triển các ngành sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm có giá rẻ, một lợi thế của An giang để cạnh tranh thị trường thế giới. Trước mắt cần đầu tư vốn cho phát triển con giống có chất lượng tốt, muốn vậy các cơ sở sản xuất giống phải đầu tư mua cá thể bố mẹ dùng để nuôi thuộc trại gốc, tốt, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn chất lượng giống. Có đội ngũ nhân viên có trình độ từ trung cấp nuôi thủy sản trở lên. Phải sản xuất đúng phạm vi, chuẩn loại sản xuất phải làm thủ tục lên cơ quan quản lý xem xét, phê duyệt. Việc sản xuất giống thủy sản phải tuân thủ quy trình thao tác kỹ thuật sản xuất do Bộ thủy sản quy định, bảo đảm chất lượng giống. Về đầu tư cho công nghệ nuôi trồng, phải lập các thiết kế mẫu, hướng dẩn ngư dân kỹ thuật, xây dựng vùng nuôi đúng tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực, tránh gây ô nhiểm nguồn nước, vì vậy cần đầu tư để nuôi cá sạch, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân sống trong vùng lân cận. Hiện nay ở An Giang đang phát triển mô hình trang trại nuôi cá, vì thế cần đầu vốn cho việc nuôi cá đảm bảo chất lượng, không chứa chất kháng sinh. 12 Vốn cho phát triển thủy sản là rất lớn (nuôi thủy sản, chế biến thủy sản, dịch vụ…), hiện nguồn vốn cho nhu cầu phát triển thủy sản là nguồn vốn tín dụng (thế chấp, bè, đất, nhà …), cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thủy sản (nuôi, chế biến thủy sản) nhằm thu hút nguồn vốn cho ngành. Vấn đề quan trọng hiện nay là chiến lược đào tạo con người để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vốn cho đào tạo công nhân cũng là một vấn đề nan giải. Vì hầu hết lao động việt Nam còn mang tính lao động giản đơn, chưa được đào tạo nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi cá sạch và chế biến sản phẩm từ cá cho đa dạng và phong phú hơn. Do vậy, cần thiết phải đầu tư chi phí cho đào tạo để đáp ứng chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc đào tạo con người để có một nghề nghiệp vững chắc là một chiến lược chung của cả nước, cũng như của một ngành sản xuất. Nếu công việc đào tạo không được quan tâm đầu tư đúng mức sẽ làm cho hiệu quả của sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngành sản xuất đó. Có thể nói trong nhiều năm qua việc đào tạo nghề cho công nhân ở An Giang là chưa được đầu tư đúng mức cho ngành thủy sản. Do đó đã tạo ra một lớp công nhân mà tay nghề thiếu sự đảm bảo cho cuộc cạnh tranh gay gắt. Cần phải nhận thức đúng đắn rằng sự tinh thông nghề nghiệp là yếu tố quyết định sự thắng lợi trên thị trường. Máy móc công nghệ thì có thể mua, nhưng con người sử dụng công nghệ thì không thể mua được, mà chỉ có đào tạo mới có. Bên cạnh đầu tư để đào tạo công nhân, việc đào tạo các nhà quản trị các nhân viên phục vụ cho quá trình quản trị các doanh nghiệp cũng là một vấn đề không thể không quan tâm, và tất yếu việc đào tạo các nhà quản trị cũng cần có sự đầu tư vốn nhất định. Tính đồng bộ về nhân sự cho phép nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất và do đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất, nó sẽ nói lên rằng việc sản xuất có hiệu quả hay không. Do vậy việc đầu tư cho việc tìm kiếm thêm thị trường cho mặt hàng thủy sản chế biến là hết sức quan trọng để ổn định và phát triển sản xuất. Công việc xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, quãng cáo thương mại đều 13 cần phải có các chính sách tài chính hỗ trợ. Các nguồn tài chính trong việc phát triển ngành thủy sản ở An Giang là: - Trước hết đó là nguồn tài chính của chính phủ: từ vốn ngân sách nhà nước của ngân hàng nhà nước. - Nguồn tài chính từ thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu kho bạc. Các định chế tài chính trung gian bao gồm cá quỹ tín dụng đầu tư, Quỹ phát triển, Quỹ bảo hiểm, Quỹ tương hỗ, Quỹ hưu trí, Quỹ bảo hiểm xã hội. - Nguồn tài chính từ các quỹ tín dụng, các ngân hàng thương mại của Việt Nam, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng vốn 100% của nước ngoài ở Việt Nam tạo ra các nguồn vốn vay tín dụng trong và ngoài nước. - Nguồn tài chính từ các liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh. - Nguồn tài chính từ đầu tư trực tiếp của mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia vào việc phát triển ngành Thủy sản tỉnh An giang. Nhà nước khuyến khích mọi người dân đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh mặt hàng thủy sản. Thành lập các công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu (Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang là ví dụ điển hình). Khi thành lập, mời gọi thêm vốn đầu tư, đa dạng hoá các hình thức góp vốn trên thị trường. Đây nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển. Nguồn tài chính từ vốn nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp, vay nợ (ODA), nhận viện trợ (NGO) cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh ngành thủy sản, đặc biệt sự giúp đỡ của nước ngoài trong việc nâng cao chất lượng quản lý, sản xuất, xúc tiến thương mại… khuyến khích các doanh nghiệp tự sử dụng một phần lợi nhuận của mình nhằm gia tăng vốn sở hữu của doanh nghiệp. Điều đó cho phép doanh nghiệp hoặc có thể mua sắm thêm máy móc thiết bị, hoặc cải tiến công nghệ sản xuất, hoặc tự đảm bảo một phần vốn lưu động,hạ thấp tỷ lệ vốn lưu động đi vay để chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trong thời gian vừa qua, việc phát triển ngành thủy sản An giang là một nổ lực đáng kể của Đảng, Nhà nước và nhân dân tỉnh An giang. 14 Tổng số hộ nuôi thủy sản trong toàn tỉnh là 13.464 hộ; trong đó nhiều nhất là nuôi ao, hầm 9.351 hộ chiếm 69,5%, nuôi bè 1.897 hộ chiếm 14,1% và 2216 hộ nuôi đăng quầng chiếm 16,4%. 1.3. Các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển ngành thủy sản An Giang: 1.3.1. Nguồn vốn trong nước: 1.3.1.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng của ngành thuỷ sản tỉnh An Giang, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 64/QĐ.UB ngày 18/01/1999 v/v phê duyệt Đề án phát triển Thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 1999 – 2000 và đến năm 2005. Trong thời gian này, ngân sách tỉnh An Giang đã đầu tư 461,4 tỷ đồng để phục vụ cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, cụ thể việc xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho phát triển nuôi thủy sản ao hầm và chân ruộng. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản vay vốn ưu đãi 17,2 tỷ đồng để đầu tư mới máy móc thiết bị hoặc đầu tư mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng để việc tiêu thụ sản phẩm theo hướng xuất khẩu được thuận lợi hơn. Bảng 1.1: Vốn đầu tư phát triển các ngành của tỉnh thời kỳ 1999 - 2005 ĐVT: Triệu đồng Năm Toàn tỉnh Nông Lâm Thủy sản Các ngành khác 1999 916011 178757 2055 735199 2000 2606381 377377 81748 2147256 2001 2701907 308739 73768 2319400 2002 3253688 546799 68739 2638150 2003 3642145 565172 63947 3013026 2004 4047725 605495 77793 3364437 2005 4632098 782161 93350 3756587 TĐPTBQ 131.01 127.89 188.89 131.24 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang từ 2000 đến 2005. 15 Nếu như tốc độ phát triển bình quân vốn đầu tư của toàn tỉnh 31% và các ngành khác là 31,24% thì ngành thủy sản là 89%. Chứng tỏ sự quan tâm hàng đầu của lãnh đạo tỉnh An Giang về việc phát triển ngành thủy sản. Vì thực tế đã chứng minh tốc độ phát triển GDP bình quân ngành thủy sản tỉnh An Giang là 9,2% (gần bằng 10%) trong thời kỳ từ 1999 đến năm 2005. Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 tỉnh cũng đã đầu tư cho chương trình phát triển thủy sản là 17,236 tỷ đồng được thể ở bảng sau: Bảng 1.2: Vốn đầu tư chương trình thủy sản từ ngân sách địa phương từ 2000 – 2005 ĐVT:Triệu đồng Vốn đầu tư Danh mục công trình 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng cộng STT Tổng số 500 3317 3117 1314 2350 6638 17236 1 Trại tôm Bình Thạnh 1814 1717 70 600 4201 2 Trại SX cá giống MHH 88 88 3 Vùng thủy sản Tân Hòa 500 61 561 4 Quy hoạch vùng nuôi cá bè 20 20 5 Trại giống thủy sản Mỹ Thạnh 1334 1400 244 210 3188 6 Trại kiểm ngư 1000 1000 7 Trung tâm khuyến nông 1140 6638 7778 8 Vùng nuôi tôm Thoại Sơn 400 400 (Nguồn Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh An Giang) Tình hình đầu tư vốn tài sản cố định và lưu động giai đoạn 2000 – 2005 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.3: Vốn đầu tư tài sản cố định phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2001 – 2005 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng vốn 73.768 68.739 63.947 77.793 93.350 TSCĐ 53.825 46.689 38.839 46.326 56.010 Vốn lưu động 19.943 22.050 25.108 31.467 37.347 Nguồn: Niên giám thống kê An Giang năm 2005 16 1.3.1.2. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Kể từ khi mặt hàng cá Basa, cá Tra đông lạnh được thị trường nước ngoài ưa chuộng vào năm 1998 và các cơ sở ương giống thành công trong việc nhân giống nhân tạo cá Tra và cá Basa kích thích việc nuôi trồng thủy sản phát triển, từ đó các doanh nghiệp chế biến thủy sản lần lượt ra đời. Nếu 1997 chỉ mới có 01 doanh nghiệp thì đến 2006 toàn tỉnh đã có 11 doanh nghiệp chế biến thủy sản lạnh với tổng vốn đầu tư: 592,17 tỷ đồng, công suất 89.800 tấn/năm. Thực hiện Đề án phát triển cá tra, basa giai đoạn 2000 – 2005, 2010, UBND tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế trong vùng, trong nước và nước ngoài đầu tư tham gia chế biến hàng thủy sản xuất khẩu , chuyển giao công nghệ, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động mà chủ yếu là lao động nữ của tỉnh và các vùng lân cận. Nguồn vốn này được đầu tư từ vốn tự có và vốn vay các ngân hàng thương mại của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. 1.3.1.3. Nguồn vốn đầu tư từ kinh tế tư nhân và dân cư. Cách đây gần 100 năm, người dân An Giang đã biết nghề nuôi cá hầm, bè, tuy nhiên chủ yếu nuôi cá tra với diện tích ao nhỏ, qui mô gia đình và để bán chợ. Qui mô nhỏ mang tính thủ công và nhỏ lẻ. Điều kiện nuôi kém vệ sinh về nguồn thức ăn cho cá và cả nguồn nước bị ao tù, không tháo nước ra vào hầm, đưa đến chất lượng thịt không ngon, có màu vàng, và vị bị hôi mùi cỏ và thường tiêu thụ cho dân có thu nhập thấp (mà người dân hay gọi là cá vồ). Trong thời gian này, nguồn cá sông tự nhiên rất dồi dào phong phú, có rất nhiều loại cá ngon dễ đánh bắt nên nghề nuôi cá hầm, bè hầu như không phát triển được. Mãi cho đến những năm của thập niên 70, tình hình chính trị của Campuchia biến động, một số kiều bào đã về nước định cư tại Châu Đốc, Tân Châu, An Phú. Những huyện này là đất biên giới, thượng nguồn của dòng sông Mekong khi chảy qua Việt Nam. Khi còn ở campuchia họ đã sống bằng nghề nuôi cá bè nên nghề nuôi cá được phát triển hết sức thuận lợi. Đến năm 1986 khi Nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì việc tiêu thụ cá tươi ở thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu phát triển. Nên việc phát triển nghề nuôi cá ở An giang lại càng phát triển. 17 Tổng số hộ nuôi thủy sản trong toàn tỉnh là 13.464 hộ; trong đó nhiều nhất là nuôi ao, hầm 9.351 hộ chiếm 69,5%, nuôi bè 1.897 hộ chiếm 14,1% và 2216 hộ nuôi đăng quầng chiếm 16,4%. Trong đó, có 195 doanh nghiệp chăn nuôi cá hầm, bè với tổng vốn đầu tư: 224,993 tỷ đồng. (nguồn Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh An Giang). Nằm rãi rác khắp các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Thị xã Châu Đốc, thành phố Long Xuyên. 1.3.1.4. Nguồn vốn vay từ ngân hàng. Nhằm phục vụ cho việc phát triển sản xuất và tiêu thụ thủy sản trong toàn tỉnh, các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang đã tích cực cho vay các doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản đông lạnh cụ thể như sau: Bảng 1.4: Ngân hàng cho vay chế biến thủy sản thời kỳ 2001 - 2005 ĐVT: Triệu đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Cho vay 312.735 751.302 711.970 1.362.963 1.270.059 Thu nợ 315.493 650.396 709.333 1.273.565 1.312.763 Dư nợ 52.199 153.105 155.742 245.332 202.749 Nguồn: Các ngân hàng Thương mại tỉnh An Giang. Nhìn bảng trên ta nhận có sự gia tăng đột biến về việc vay vốn của các doanh nghiệp chế biến từ 312,7 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 751,3 tỷ đồng vào năm 2002 và từ 711,9 tỷ đồng năm 2003 tăng lên 1.270 tỷ đồng năm 2004, tốc độ phát triển cho vay bình quân trong thời kỳ này gần 42%. Như vậy, trong giai đoạn này ngành ngân hàng đã cho vay 4.409 tỷ đồng. Bảng 1.5: Ngân hàng cho vay nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2001 – 2005 ĐVT: Triệu đồng 2001 2002 2003 2004 2005 Cho vay 112 204 273 482 835 Thu nợ 102 127 208 391 703 Dư nợ 114 191 256 347 478 Nguồn: Các ngân hàng Thương mại tỉnh An Giang. 18 Song song với việc cho vay chế biến thủy sản thì các ngân hàng cũng hỗ trợ cho các hộ nuôi thủy sản vay tổng cộng 1.906 tỷ đồng để các hộ này làm vốn lưu động nuôi cá, qua bảng trên ta nhận thấy kể từ năm 2003 đến 2005 các hộ nuôi cá đã từ 273 tỷ đồng năm 2003 lên 482 tỷ đồng năm 2004 và năm 2005 là 835 tỷ đồng. Tốc độ phát triển cho vay các hộ nuôi cá của các ngân hàng thương mại là 65,2%. 1.3.1.5. Nguồn vốn cổ phần của các công ty cổ phần. Toàn tỉnh, chỉ mới có 01 công ty hoạt động lãnh vực thủy sản được cổ phần hoá. Đó là công Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang theo quyết định số 792/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/6/2001, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do quốc hội Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999. Ngày 01/9/2001, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và công ty được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 8/3/2002. Ngày 2/5/2002 cổ phiếu của công ty được chính thức niêm yết trên thị trường Chứng khoán Việt Nam. Từ ngày 01/9/2002 công ty đã đưa 38 mặt hàng giá trị gia tăng được chế biến từ cá Basa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa, năm 2003 đã phát triển thêm gần 40 sản phẩm, nâng tổng số mặt hàng tiêu thụ là 70 sản phẩm, năm 2004 phát triển thêm 30 mặt hàng nâng tổng số mặt hàng tiêu thụ lên đến trên 100 sản phẩm. Công ty Agifish đạt 6 huy chương vàng và 01 sản phẩm độc đáo tại hội chợ Vietfish 2004 và lần đầu tiên các sản phẩm chế biến từ cá Basa, Tra (mỡ cá, cá xiên que tẩm kem, sa tế. Chạo cá, chả giò…) được xuất sang các nước Âu, Á, Mỹ, Úc… đạt danh hiệu “Hàng Việt nam chất lượng cao” năm 2003 – 2004 do người tiêu dung bình chọn. Thương hiệu Agifish là thương hiệu mạnh năm 2004 do bạn đọc Thời báo kinh tế Việt Nam, Báo điện tử Thời báo kinh tế Việt nam và triển lãm thương hiệu Việt Nam trên internet bình chọn. Liên tục các năm 2002 đến 2005 công ty được tặng thưởng cờ thi đua của chính phủ trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất 19 kinh doanh góp phần vào sự phát triển chung của ngành thủy sản Việt Nam. Công ty Agifish chính thức là thành viên của VASEP, VCCI, G18, AFA. Đến nay, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh An Giang (AGIFISH) có tổng vốn đầu tư: 251.633 triệu đồng trong đó tài sản cố định: 100.862 triệu đồng. 1.3.2. Nguồn vốn nước ngoài: 1.3.2.1. Nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào một nước để đầu tư trực tiếp bằng việc tạo ra những doanh nghiệp FDI trong những thập kỹ qua tăng rất nhanh, FDI đã và đang trở thành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển khi mà các luồng dịch chuyển vốn tư các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để gia tăng khai thác về lợi thế so sánh. Nguồn vốn FDI không chỉ đơn thuần đưa vốn ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới, tiếp nhận FDI lợi thế hiển nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước đang phát triển. Song, điều quan trọng đặt ra cho các nước tiếp nhận là phải khai thác triệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm đạt được tổng thể cao về kinh tế. Vì FDI cũng có những mặt trái của nó. Vốn FDI về thực chất cũng là một khoản nợ; trước sau nó vẫn không phải là nguồn chi phối của nước sở tại. Ngày hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào và hết hạn họ lại rút ra, giống như các khoản nợ, có vay có trả. Vả lại, trong các khoản vay nợ, thông thường mức lãi suất do hai bên thoả thuận trước, còn trong đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư bao giờ cũng mưu cầu lợi nhuận tối đa. Hơn nữa, đối với các khoản nợ, người đi vay có toàn quyền sử dụng vốn vay, người cho vay không có quyền can thiệp, miễn là người đi vay thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền vay và lãi; còn trong FDI, chủ đầu tư vẫn toàn quyền sử dụng vốn, nếu là hình thức 100% vốn nước ngoài, còn nếu là hình thức liên doanh thì quyền đó cũng bị chia sẽ dựa theo tỷ lệ góp vốn. đó là chưa kể đến việc các nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các nhân tố đầu vào, cũng như bị chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. 20 Tại An Giang, từ năm 1988 đến năm 2005 chỉ thu hút được 27,416 triệu USD tập trung vào ngành công nghiệp, và ngành du lịch, không có đầu tư vào lãnh vực thủy sản. 1.3.2.2. Nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODA). Đây là nguồn vốn thuộc chương trình hợp tác phát triển do chính phủ các nước ngoài hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cho một nước tiếp nhận. Nguồn vốn ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán, nhằm vào hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ các chương trình dự án. Nguồn vốn ODA tuy có ưu điểm về chi phí sử dụng, nhưng các nước tiếp nhận viện trợ thường xuyên phải đối mặt với những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắc khe về thủ tục chuyển giao vốn, đôi khi còn gắn cả những điều kiện về chính trị. Mỗi tổ chức, mỗi chính phủ đều có những phương cách và thông lệ riêng trong việc cung cấp ODA nhằm để đạt được những mục tiêu chính sách riêng của họ. Với những ràng buộc về chính trị không phải nước nào cũng có thể nhận được viện trợ hoặc sử dụng có hiệu quả cao trong hoàn cảnh riêng của mình. Còn đối với điều kiện kinh tế, điển hình nhất là IMF và WB đều đưa ra cung cách áp đặt nước nhận tài trợ phải tiến hành những chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo một khuôn khổ nhất rất cứng nhắc. Thực tế, cung cách đó đã mang lại những hệ quả tốt lẫn xấu trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn này. 21 Chương 2 Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang. 2.1. Thực trạng của ngành thủy sản tỉnh An giang. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội tác động đến việc phát triển ngành thủy sản tỉnh An giang: * Điều kiện tự nhiên: - Vị trí địa lý, địa hình: An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai dòng sông Tiền, sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu (thuộc hệ thống sông Mêkông). Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100km, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ. Diện tích toàn tỉnh là 3.406 km2 bằng 1,05% diện tích toàn quốc và bằng 8,71% diện tích toàn vùng ĐBSCL (đứng thứ 4 trong vùng). Hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc với 150 đơn vị xã, phường, thị trấn. Đường giao thông thủy, bộ khá thuận tiện. Hệ thống sông Cửu Long chảy qua địa phận tỉnh An Giang suốt từ Bắc xuống Nam có vai trò quyết định đến đặc trưng về địa hình của tỉnh. Sông Cửu Long với nguồn nước phong phú chảy vào đồng bằng châu thổ qua hai tuyến: sông Tiền và sông Hậu. Hai nhánh sông Cửu Long chảy qua địa phận tỉnh cùng với hai nhánh sông Châu Đốc và Vàm Nao và hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài 5.170 km là điều kiện thuận lợi cho nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh An Giang. Địa phận tỉnh An Giang phân thành ba vùng với những đặc trưng rõ rệt bao gồm: vùng cù lao, vùng đồng bằng thuộc tứ giác Long Xuyên chủ yếu do phù sa sông Tiền và sông Hậu tạo nên, vùng đồi núi thấp. 22 Nhìn chung, địa hình An Giang không phức tạp và khá thuận lợi cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác. Toàn vùng nhận được nước ngọt quanh năm từ hệ thống sông Cửu Long chảy vào hệ thống kênh rạch chằng chịt trong nội đồng rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Tất cả những điều kiện đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề khai thác thủy sản, nuôi cá lồng bè, nuôi cá tôm, thủy đặc sản trong ao và trong các hệ thống đa canh. Đồng thời, điều kiện địa hình còn có tác dụng trữ nước trong mùa kiệt. - Khí hậu: Tỉnh An Giang chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ cao và ổn định. Lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa. Nhiệt độ bình quân ổn định quanh năm, tương đối đồng nhất theo không gian. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho quần thể sinh trưởng, trong đó quá trình quang hợp của phiêu sinh vật nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời tạo ra sinh khối thức ăn, dưỡng khí cho nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn lợi thủy sinh phát triển. Chế độ mưa phân hóa theo mùa khá rõ rệt. Tổng lượng mưa năm ở An Giang ít biến động qua các năm. Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam, mùa khô trùng với gió mùa Đông Bắc. Mưa góp phần vào dòng chảy trên các tuyến sông và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản về các mặt như mang lại nguồn đạm, nguồn ôxy khuyếch tán vào thủy vực. Cường độ mưa cao giúp quá trình vật đẻ của cá xảy ra nhanh hơn. Mưa góp một lượng nước lớn làm chảy tràn các vùng trũng nội địa, làm tăng diện tích mặt nước, tạo vi khí hậu… Đồng thời, tạo nguồn nước mát trong các thủy vực, đó là môi trường thuận lợi để cá tôm và các sinh vật làm thức ăn cho cá, tôm…. có điều kiện sinh sôi, phát triển. Gió mùa Tây Nam (từ tháng 05 – tháng11 ) đem nước mưa cộng với nước tuyết tan từ thượng nguồn, dâng lũ, dồn về hai ngã, một trong hai ngã đổ vào biển hồ, mở rộng vùng ngập, nước chảy tràn bờ cuốn theo chất mùn bã và phát triển phiêu sinh tạo điều kiện thuận lợi cho cá đẻ trứng và cá non tăng trưởng. Cuối mùa gió Nam sau đỉnh lũ, dòng nước chảy xiết về phía hạ lưu mang theo nguồn lợi thủy sản dồi dào và phong phú chủng loại. 23 Vào thời điểm gió mùa Đông Bắc (từ tháng 12 đến tháng 04 ) thì mưa lũ chấm dứt, dòng sông chính hạ mực nước, chảy chậm lại, nước trong dần. Cá trắng rời bỏ đồng lụt tuột xuống dòng chính và di chuyển ngược về biển hồ. Cá đen gom về các trũng nội địa. Nắm được qui luật gió mùa và sự di trú của cá, người dân An Giang đã tổ chức nhiều hình thức đánh bắt thủy sản; vì vậy ngành thủy sản trong tỉnh đã phát triển từ rất sớm và ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển. -Thủy văn – nguồn nước: An Giang là tỉnh đầu tiên sử dụng nguồn nước ngọt của hệ thống sông Cửu Long từ Campuchia chảy qua theo sông Tiền và sông Hậu. Chế độ thủy văn An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chính là chế độ thủy triều, chế độ dòng chảy sông Cửu Long, chế độ mưa nội đồng và đặc điểm về địa hình, hình thái sông rạch. An Giang có chế độ bán nhật triều, với hai lần triều lên và hai lần triều xuống trong ngày. Hàng năm vào mùa lũ, dòng nước từ thượng nguồn đổ về làm ngập lụt gần 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, với độ ngập phổ biến từ 1 – 2,5 m đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn. Mùa lũ nước từ thượng nguồn chảy xuống xuôi theo một chiều (bắt đầu từ tháng 06 và kết thúc vào tháng 11). Mùa kiệt, toàn bộ hệ thống sông ngòi, kênh mương chảy theo hai chiều. Trong đó, mùa lũ chiếm 70 – 80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm. Dòng chảy mùa lũ đem nước từ Biển Hồ tuôn ra dòng Tonlésap, lùa bầy cá non về hạ lưu thuộc lãnh thổ nước ta, qua hai ngã sông Tiền và sông Hậu. Đây là cơ sở để làng quê An Giang hình thành nên nghề khai thác và ương nuôi cá từ bao đời nay. Dòng chảy đem nguồn phiêu sinh, nguồn dưỡng khí dồi dào làm tăng sinh khối thủy vực, đồng thời làm tăng trưởng nghề nuôi cá lồng bè ở An Giang từ dạng tồn trữ, nuôi bán thâm canh chuyển sang nuôi thâm canh theo hình thức công nghiệp. Về chất lượng nước: các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong điều kiện nguyên thủy rất phù hợp với sự tăng trưởng của cá tôm và nghề nuôi trồng thủy sản tại An Giang đồng thời giúp sông ngòi An Giang tồn trữ lượng lớn cá tôm mà từ đó sản lượng khai 24 thác thừa cho nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh. Theo đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động qua lại của môi trường đối với nghề nuôi trồng thủy sản” (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản) thì công tác nuôi và khai thác thủy sản trên sông thời gian qua chưa gây biến động lớn cho chất lượng nước. Tuy nhiên, sự cố về sụt giảm sản lượng cá khai thác qua từng năm, bệnh cá thường xuyên xảy ra với những tác nhân gây bệnh mới…. chính là sự cảnh báo cho công tác khai thác, sử dụng tài nguyên nước là cần có sự bảo vệ và cải tạo. * Về kinh tế – xã hội: Tổng GDP toàn tỉnh An Giang năm 2005 tính theo giá hiện hành là 18.685 triệu đồng bằng 11,8% toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long và gần bằng 2,2% so cả nước; GDP bình quân/người là 8,5 triệu đồng; Cơ cấu GDP bao gồm: nông, lâm, thủy sản chiếm 37,8%; công nghiệp – xây dựng 12,0% và dịch vụ 50,2%. An Giang là tỉnh đất hẹp người đông với dân số năm 2005 gần 2,2 triệu người; cơ cấu giới của dân cư: nữ giới là 50,8%, và nam giới là 49,2%. Diện tích đất tự nhiên 353.551 ha, bình quân đất tự nhiên trên 1.611 m2/người và bình quân đất nông nghiệp là 1.362 m2/người. Dân số trong tỉnh phân bố không đều. Ở các đô thị mật độ dân số cao, các huyện thị còn lại có mật độ chênh lệch đáng kể. Các huyện cù lao có mật độ dân số khá cao, các huyện nằm trong tứ giác Long Xuyên có mật độ dân số thưa thớt hơn, trong đó thấp nhất là huyện Tri Tôn. Dân cư trên địa bàn An Giang gồm bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Khơme, Chăm. Trong đó, dân tộc Kinh là đông nhất chiếm khoảng 91% dân số toàn tỉnh. Tháng 12/1998 An Giang đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học và đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở. Số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, nếu như năm 1995 tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động so tổng dân số là 56,0% thì đến năm 2005 con số này là 61,5% (hơn 1.350 ngàn người), đã vượt ngưỡng “dân số vàng” (50%), đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn, trình độ thấp. Lực lượng lao động chủ yếu vẫn tập trung vào trong ngành nông, lâm, thủy sản với khoảng 73%, còn lại ở ngành công nghiệp - 25 xây dựng (hơn 7,6%) và ngành dịch vụ (khoảng 19,4%). Lao động trong ngành thủy sản khoảng trên 80 ngàn người bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như tham gia khai thác thủy sản trong nội địa, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, lao động làm nước mắm cho các doanh nghiệp, lao động sản xuất bột cá cho doanh nghiệp, nhân dân tham gia các hoạt động dịch vụ khác như bán thưốc thú y thủy sản, bán thức ăn, lao động ở các vựa cá… An Giang cũng là một trong những tỉnh có hệ thống đường giao thông nông thôn khá phát triển phục vụ cho hoạt động đi lại. Bên cạnh đó, hệ thống sông rạch chằng chịt từ bao đời nay được người dân An Giang sử dụng trở thành mạng lưới giao thông đường thủy rộng khắp có thể đi đến mọi miền quê hẻo lánh trong đó có những nơi hệ thống giao thông đường bộ không thể đến được và đi qua các tỉnh khác và một số nước bạn trong khu vực dễ dàng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong đó có hoạt động thủy sản. * Một số đặc điểm xã hội cơ bản trong thời kỳ đầu phát triển ngành thủy sản: Vào những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, nghề nuôi trồng thủy sản ở An Giang chỉ có hai dạng: ương cá tra bột truyền thống và nuôi cá lồng. Qua giữa thập niên 70, khi nghề ương nuôi cá ổn định và trên đà tăng trưởng thì chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra và lũ lụt năm 1978 đã làm suy giảm nghề nuôi trồng thủy sản. Giai đoạn đầu những năm 80, tình hình biên giới ổn định, tài nguyên thủy sản của An Giang đã thu hút nguồn lao động từ xứ khác đến sinh cơ lập nghiệp. Tỉnh đã có những chính sách phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, ngành thủy sản chuyển biến theo chiều hướng ổn định. Cơ cấu nghề nuôi trồng thủy sản đã được bổ sung thêm các dịch vụ: trại trung chuyển giống, thuốc thú y thủy sản, bán buôn thức ăn cho nuôi cá bè… Giai đoạn cuối những năm 80 và những năm đầu của thập niên 90, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản tăng cao, đồng thời Nhà nước đã đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu ở thị xã Long Xuyên và huyện Châu Thành. Vào thời gian đầu hoạt động, các nhà máy phải mua nguyên liệu thủy sản từ 26 các tỉnh bạn như Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ… vì sản lượng nguyên liệu thủy sản trong tỉnh không đủ cho nhu cầu hoạt động của nhà máy. Tiến theo kịp với nhu cầu chế biến, nghề nuôi thủy sản chuyển sang thâm canh bằng hình thức đóng thêm bè lớn, nuôi cá tra trong ao hầm với mật độ cao, bổ sung thức ăn, tăng vòng quay sản xuất… đã đưa sản lượng nuôi tăng nhanh; song song đó các dịch vụ nghề cá ngày càng hoạt động hiệu quả hơn. Nghề nuôi thủy sản ở An Giang thời kỳ này đã đánh dấu sự tăng trưởng đột phá của ngành thủy sản trong thập niên 90 và trở thành tiền đề cho sự phát triển của ngành thủy sản của An Giang về sau. 2.1.2. Tình hình nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản tỉnh An Giang: * Tình hình chung: Tỉnh An Giang chủ trương đẩy nhanh tốc độ sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ trên nền tảng nguồn cá giống được thiên nhiên ưu đãi và năng lực ương nuôi cá của ngư dân An Giang. Hỗ trợ cho ngư dân nuôi cá trên một trăm tỷ đồng để làm vốn lưu động và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nuôi trồng. Nhìn tổng quát, ngành thủy sản trong thời kỳ 1998 – 2005 đã có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP đạt 9,2%. Giá trị sản xuất của ngành năm 2005 đạt 2.421,8 tỷ đồng tăng tỷ trọng trong toàn ngành nông nghiệp từ 11,6% (năm 1995) lên 18,1%. Sản lượng thủy sản trong năm 2005 trên 232,1 nghìn tấn, là tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao nhất đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, bình quân đạt hơn 180,8 nghìn tấn/năm. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng được mở rộng từ 1.373 ha năm 1995 lên 1.710,2 ha năm 2005, tương ứng lồng bè nuôi cá tăng từ 2.126 cái lên 3.058 cái. Ngành thủy sản đang đứng đầu thu ngoại tệ về cho tỉnh, với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 122,3 triệu USD. Năm 2005, tỉnh có 11 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất là 89.800 tấn/năm. Hiện nay, ngành thủy sản đang thu hút khoảng 80 nghìn lao động và dịch vụ thủy sản đã có sự phát triển một cách hiệu quả, phục vụ tốt việc nuôi trồng, khai thác và chế biến, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân. Về hình thức nuôi trồng thủy sản: nghề nuôi thủy sản của An Giang là nuôi thủy sản nước ngọt, với các loại hình nuôi như: nuôi lồng bè, nuôi ao hầm, nuôi chân 27 ruộng, nuôi đăng quầng ven sông, trong đó mô hình truyền thống là nuôi cá trong lồng bè tồn tại từ thập kỷ 70 cho tới nay. Về đối tượng nuôi: đối tượng nuôi thủy sản của tỉnh cũng rất phong phú, bao gồm: cá tra, cá basa, cá lóc bông, cá hú, cá he, tôm càng xanh, cá rô phi, cá lóc, cá rô đồng, cá thát lát, cá trê phi, cá trê lai, cá mè vinh, cá chép, cá chim trắng, cá mè, cá hường… trong đó cá tra, cá basa là đối tượng nuôi chính, sản lượng chiếm khoảng 85-90% tổng sản lượng nuôi trồng của tỉnh và là nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu. Do biết tận dụng ưu thế về tiềm năng nguồn nước và điều kiện tự nhiên, ngư dân An Giang đã tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản nên thời gian qua phát triển thủy sản đã là một thế mạnh của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai loại thủy sản thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trị kinh tế cao, nên đã thu hút ngư dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả đáng kể. Bảng 2.1: Bảng sản lượng thủy sản nuôi các tỉnh ĐBSCL (2002-2004) STT Diễn giải 2002 2003 2004 Tỉ lệ (%) (tấn) 2002 2003 2004 Tổng cộng 561.561 697.472 803.725 100 100 100 1 An Giang 111.599 136.825 154.675 19,87 19,62 19,24 2 Bạc Liêu 46.500 71.970 110.000 8,28 10,32 13,69 3 Bến Tre 67.206 81.380 89.100 11,97 11,67 11,09 4 Cần Thơ 44.980 50.980 40.000 8,01 7,31 4,98 5 Cà Mau 97.000 105.000 108.000 17,27 15,05 13,44 6 Kiên Giang 14.664 20.636 21.000 2,61 2,96 2,61 7 Long An 16.134 17.832 21.300 2,87 2,56 2,65 8 Đồng Tháp 38.170 52.723 72.500 6,80 7,56 9,02 9 Sóc Trăng 31.024 40.858 45.000 5,52 5,86 5,60 10 Tiền Giang 39.377 49.512 48.500 7,01 7,10 6,03 11 Trà Vinh 36.900 48.102 70.000 6,57 6,90 8,71 12 Vĩnh Long 18.007 21.654 23.650 3,21 3,10 2,94 Nguồn: Cục Thống kê An Giang – Sở NN & PTNT AG 28 Sản lượng nuôi thủy sản của An Giang ba năm gần đây luôn đứng số một, điều này cho chúng ta thấy nghề nuôi thủy sản chính là một lợi thế của tỉnh An Giang, cần được củng cố và phát huy hơn nữa lợi thế so sánh này. Bên cạnh nghề nuôi thì nghề đánh bắt thủy sản ở An Giang cũng là nghề truyền thống với phương tiện đa dạng và kỹ thuật cao như: đáy cá tra bột, vó gạt, vó càng, cào, dớn, lờ, lợp, câu, đăng, lưới kéo… trong đó nghề khai thác cá tra bột là khởi nguyên cho nghề nuôi thủy sản của An Giang. Trước đây sản lượng khai thác luôn lớn hơn nuôi trồng, nhưng thời gian gần đây sản lượng cá tôm và thủy đặc sản khai thác hầu như giảm dần theo thời gian, tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt trong thời gian qua ngày càng nghiêng về phần nuôi trồng và đến năm 2003 sản lượng nuôi lần đầu tiên đã vượt qua sản lượng khai thác đánh bắt. Chương trình khuyến nông, khuyến ngư với ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất không ngừng được đẩy mạnh, từ đó các thành tựu công nghệ sinh học đã được ứng dụng thành công trong sản xuất cá ba sa, cá tra giống được thực hiện từ năm 1995 nay đã phát huy hiệu quả tốt. Công tác tìm kiếm, mở rộng khai thác thị trường không ngừng phát triển. Tỉnh tích cực tạo điều kiện và cùng với sự chủ động của các doanh nghiệp, đi đầu là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản, đã từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ cá ba sa, cá tra từ châu Á sang châu Âu, Australia và Mỹ… Việc sản xuất gắn với sự bảo đảm ổn định trong tiêu thụ sản phẩm được chú ý đặc biệt. Toàn tỉnh đã thành lập được ba câu lạc bộ thủy sản với 199 hội viên, có khả năng cung cấp ổn định sản lượng 53.000 tấn/năm; Hội nghề cá đã kiện toàn một bước quan trọng về tổ chức; 5 hợp tác xã thủy sản, thu hút 112 xã viên và trên 140 lao động, có vốn điều lệ trên 349 triệu đồng. Chính sách tín dụng nông nghiệp với phương thức cho vay vốn đến tận hộ sản xuất đã được tỉnh thực hiện rộng rãi ngay từ năm 1990. Nhất là đối với các hộ chuyên chăn nuôi, thủy sản và ngành nghề tiểu – thủ công nghiệp được chú trọng đầu tư thỏa đáng. 29 Nuôi trồng thủy sản phát triển đã tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thế mạnh, tài nguyên thủy sản được chủ động khai thác, từ đó giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng, tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp phần phát triển mô hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên việc quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản còn nhiều khiếm khuyết; giữa người nuôi với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chưa thật sự có sự gắn kết cần thiết, nên dẫn đến khủng hoảng thừa (1996, 2000, 2003) xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngư dân và ngành thủy sản; công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch thủy sản còn hạn chế, giống nhập về nuôi, việc phòng trừ dịch bệnh chưa được quan tâm đúng mức nên dịch bệnh xảy ra, làm thiệt hại cho người nuôi. * Nuôi trồng thủy sản: An Giang là tỉnh nằm sâu trong nội địa, không giáp biển, có hai nhánh sông MeKong chảy qua cung cấp nguồn cá giống dồi dào, phong phú về chủng loại. Nghề nuôi thủy sản của An Giang là nuôi thủy sản nước ngọt với các mô hình đặc trưng là nuôi lồng bè, nuôi ao hầm, nuôi chân ruộng, đăng quầng ven sông. Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu hoạt động nuôi thủy sản (1998-2005) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Diện tích NTTS (ha) 1.092 1.219 1.215 1.219 1.748 1.493 1.777 1.710 Trong đó: - DT nuôi tôm 6 5 6 235 283 370 560 587 - DT nuôi cá 1.086 1.214 1.209 984 1.465 1.123 1.217 1.123 2. Số lượng bè(cái) 2.070 2.439 3.086 3.237 4.053 3.178 3.504 3.058 3. Sản lượng NTTS (T) 40.731 60.977 80.156 83.643 111.599 136.825 154.675 180.809 - Tôm 3 3 5 178 305 459 651 698 - Cá 40.728 60.742 80.032 83.335 111.157 136.231 152.507 179.412 - Thủy sản khác 232 119 130 137 135 1.517 699 Nguồn: Niên giám thống kê An Giang 2005 Năm 1999, được đánh dấu là năm đầu tiên tỉnh triển khai thực hiện Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 1999-2005. Sau khi thực hiện đề án, ngành thủy sản của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc. Số bè nuôi cá tăng đáng kể, chỉ sau một năm đã tăng thêm 369 bè và hiện năm 2005 toàn tỉnh có 3.058 bè tăng so với trước khi thực hiện 30 đề án là 988 bè. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 1.092 ha năm 1998 lên 1.219 ha vào năm 1999 (tuy nhiên trong thời gian này tỉnh không khuyến khích nuôi cá tra ao, hầm, vấn đề này sẽ được phân tích phần nuôi ao, hầm) và năm 2005 là 1.710 ha tăng hơn 156,5% so năm 1998. Đặc biệt, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng ấn tượng nhất, nếu như sản lượng năm 1998 là 40.731 tấn thì một năm sau sản lượng đã là 60.977 tấn tăng gần 150% và sau 07 năm đề án được thực hiện năm 2005 sản lượng thủy sản đạt 180.809 tấn tăng gấp 4,43 lần so với năm 1998. -Đối tượng nuôi thủy sản: Từ năm 1998 trở về trước đối tượng nuôi chính là: cá basa, cá tra, cá lóc bông, cá hú, cá he, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, cá bống tượng, cá sặc rằn, cá trê phi, cá trê lai, cá chép, cá hường. Cá basa, cá tra, cá lóc bông, cá he được nuôi chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu, còn các đối tượng còn lại được nuôi để tiêu thụ nội địa. Từ 1999 đến nay, đối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc bông, cá basa, cá hú, cá he, tôm càng xanh, cá rô phi, ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô đồng, cá thát lát, cá trê phi, cá trê lai, cá mè vinh, cá chép, cá chim trắng, cá mè, cá hường… Trong giai đoạn này đối tượng nuôi xuất khẩu chủ lực là cá tra, cá basa, cá lóc bông, cá he, cá rô phi. Xu hướng nuôi cá basa xuất khẩu trong giai đoạn này giảm rất mạnh do thời gian nuôi lâu (khoảng 12 - 18 tháng), giá bán chênh lệch so với cá tra không nhiều đôi khi bằng hoặc thấp hơn, các loại cá khác được nuôi để tiêu thụ nội địa. Cá tra ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm ưu thế vượt trội và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh An Giang, do thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, vòng quay vốn nhanh, được người dân chấp nhận nuôi cao. Đây cũng là một lợi thế trong xuất khẩu, nhưng cũng bất tiện do quá phụ thuộc vào một loại đối tượng nuôi khi gặp khủng khoảng. - Mô hình nuôi thủy sản: An Giang có loại hình nuôi thủy sản truyền thống là nuôi cá trong lồng bè, loại hình này tồn tại từ thập kỷ 70 cho tới nay, giai đoạn phát triển mạnh của cá bè từ 31 1995-2002. Hiện nay, việc nuôi cá bằng lồng bè đang có chiều hướng giảm dần do thiếu tính hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường nước, người dân bắt đầu chuyển sang hình thức nuôi cá hầm. Khoảng 10 năm trở lại đây loại hình nuôi cá ao được áp dụng phổ biến và hiện đang có xu hướng gia tăng nhanh về quy mô diện tích. Nuôi thủy sản chân ruộng, hiện nay chủ yếu là nuôi tôm được áp dụng với quy mô diện tích lớn từ năm 1998 là 6,3 ha đến năm 2005 là 588 ha và hiện đang có xu hướng tăng về quy mô diện tích. Nuôi đăng quầng ven sông là loại hình nuôi mới áp dụng ở An Giang từ năm 2000-2005 và đang có xu hướng gia tăng mạnh về diện tích. Đoạn sông Hậu thuộc xã Mỹ Hòa Hưng – Long Xuyên; Xã Hòa Bình - huyện Chợ Mới là nơi tập trung nhiều đăng quầng (địa hình đáy sông thoai thoải, độ sâu cạn do phù sa bồi lắng). Đây là mô hình nuôi mới, chi phí đầu tư thấp chất lượng cá tốt gần tương đương cá nuôi bè, sản lượng nuôi cao hơn nuôi cá ao (về mật độ nuôi), lợi nhuận cao. * Nuôi cá trong lồng, bè: Hình thức nuôi lồng, bè trên sông rạch, với đối tượng nuôi chính cá tra, basa, he, hú, rô phi, điêu hồng, lóc bông... trong đó đặc biệt là cá basa chỉ nuôi được trong môi trường nước chảy ở những vùng đầu nguồn. Số lượng lồng bè và sản lượng nuôi không ngừng tăng lên qua các năm. Bảng 2.3: Bảng số lượng và sản lượng nuôi bè (1998-2005) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Số lượng bè(cái) 2.070 2.439 3.086 3.237 4.053 3.178 3.194 3.058 Tr.đó: cá tra, basa 1.223 1.466 1.889 1.855 2.367 1.977 2.057 1.954 2. Sản lượng cá bè(T) 18.997 27.601 41.695 45.443 58.132 66.172 71.708 53.308 Tr. đó: cá tra, basa 16.755 24.178 36.191 38.990 50.284 56.643 60.522 44.786 Nguồn: Cục Thống kê An Giang – Sở NN & PTNT AG Qua bảng trên cho thấy mô hình nuôi lồng bè có đối tượng nuôi cá tra, basa là chủ yếu. Tỉ lệ bè nuôi cá tra, basa luôn chiếm tỉ trọng từ 56 - 64% và chiếm tỉ trọng từ 84-88% sản lượng cá bè. Đây là đối tượng nuôi cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho chế biến xuất khẩu. Còn các loại cá khác chủ yếu để bán chợ tiêu thụ nội địa. Thời gian trước năm 1998, do sản xuất vượt xa khả năng chế biến xuất khẩu nên giá cả cá tra, basa nguyên liệu xuống một cách thảm hại có lúc giá thu mua thấp hơn 32 giá thành, kéo theo hàng loạt những mặt hàng cá khác giảm giá theo. Đồng thời, sự cố tồn đọng cá trong bè đã phát sinh dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng cá nguyên liệu, cũng như tăng chi phí sản xuất. Điều này, đã làm một số ngư dân phá sản. Đây chính là bài học kinh nghiệm cho công tác sản xuất theo hướng tự phát, phân tán, lạc hậu, thiếu tính cạnh tranh. Sau hơn một năm triển khai thực hiện đề án phát triển thủy sản, ngành thủy sản An Giang có sự tăng trưởng rõ nét. Từ hiệu quả sản xuất cao vào năm 1999, nghề nuôi thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh hơn thời gian trước: số lượng bè nuôi cá tra, cá ba sa từ 1.466 bè năm 1999 đã tăng lên 1.889 bè năm 2000, tương ứng sản lượng tăng từ 23.764 tấn lên 35.566 tấn. Cùng với việc tăng sản lượng nuôi bè thì sản lượng cá tra nuôi ao, hầm cũng tăng nhanh, trong khi đó khả năng chế biến xuất khẩu tăng không tương ứng dẫn đến tình trạng sản xuất vượt nhu cầu thị trường, nên sản lượng cá nguyên liệu bị tồn đọng vào cuối năm 2000 đã gây thiệt hại rất lớn đối với người sản xuất. Sang năm 2001, ngư dân không dám mở rộng sản xuất nên sản lượng cá tra, basa tăng không đáng kể, trong khi nhu cầu thị trường thế giới tăng vọt đồng thời với công suất các nhà máy chế biến được nâng cao nên nhu cầu về nguyên liệu tăng nhanh, nên đến cuối năm 2001 sản xuất không đáp ứng kịp thời giá cả nguyên liệu tăng hơn 20% so với cùng kỳ, và như vậy là năm 2002 ngành thủy sản phục hồi và phát triển mạnh hơn trước. Nhưng năm 2003, do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá, nhất là từ sau khi có phán quyết ngày 01/07/2003 của Mỹ áp dụng chống phá giá đối với cá tra, cá basa fillet thì thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, tình hình nuôi cá tra, cá basa trong tỉnh trở nên hết sức khó khăn, giá cá nguyên liệu sụt giảm liên tục, nhiều hộ chuyển sang nuôi thả cầm chừng chờ giá làm cho lượng con giống thả nuôi cũng giảm mạnh. Tuy sản lượng của năm 2003 cao hơn năm 2002, nhưng thực chất đây là sản lượng tồn đọng cuối năm 2002 chưa tiêu thụ được. Mặt khác do thiếu vốn đầu tư và do cá đã đủ trọng lượng xuất nên nhiều hộ buộc phải bán dưới giá thành, riêng hộ nuôi cá giống đã giảm giá bán gần 50% nhưng vẫn tiêu thụ rất chậm. 33 Nhằm giảm bớt áp lực cho người nuôi tỉnh đã chỉ đạo cho các doanh nghiệp lên kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, đa dạng hóa và tích cực quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường ngoài Mỹ. Qua đó bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng kể. Năm 2004, ngành thủy sản khởi sắc trở lại, sản lượng nuôi được cũng cố và tiếp tục tăng. Mô hình nuôi thủy sản bằng lồng bè có một vị trí quan trọng đối với ngành nuôi thủy sản nói chung cũng như ngành thủy sản của tỉnh. Đây là mô hình nuôi xuất khẩu, có sản lượng cao, chất lượng tốt, doanh thu cao, lợi nhuận cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì rủi ro cũng cao, về bệnh dịch, môi trường... Việc neo đậu bè phải tuân thủ theo qui định của tỉnh (quyết định 1582/1999/QÐ.UB ngày 19/07/1999), nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản và tránh bồi lắng nhanh dòng sông, tránh cản trở giao thông thủy. Hiện các hộ nuôi cá bè trang bị bồn vệ sinh tự hoại nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. * Nuôi cá trong ao, hầm: An Giang có thuận lợi là ruộng đồng không có hoặc có rất ít phèn, chất lượng nước tốt cho sinh trưởng của cá, tôm. Từ nhu cầu nuôi cá để cải thiện cuộc sống, người dân đào ao và đánh bắt cá giống thả nuôi. Đồng thời, một số ít ao được hình thành từ biện pháp lấy đất đắp nền nhà, làm đê đập… Hình thức nuôi cá ao, hầm với đối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc, cá rô phi, điêu hồng, cá rô, cá trê, cá thát lát... ba huyện có diện tích nuôi nhiều là Châu Phú, Phú Tân, và Chợ Mới. Bảng 2.4: Bảng Diện tích và sản lượng nuôi ao, hầm (1998-2005) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. DT NTTS (ha) 1.128 1.253 1.252 1.252 1.788 1.561 1.896 1.835 Tr.đó: nuôi ao 910 1.038 1.080 921 1.415 1.056 1.167 1.016 - Riêng cá tra 794 955 828 766 1.064 835 924 815 2. SL cá ao, hầm(T) 21.731 33.141 38.337 37.892 52.524 70.059 82.165 106.104 Tr. đó: cá tra 17.538 28.120 31.951 32.175 45.372 61.050 70.041 90.447 Nguồn: Cục Thống kê An Giang – Sở NN & PTNT AG 34 Cũng giống như mô hình nuôi bè, nuôi ao, hầm có đối tượng nuôi chính là cá tra, diện tích nuôi hàng năm chiếm khoảng từ 80-90% trong diện tích nuôi cá ao và sản lượng cũng chiếm trên dưới 85% tùy năm và hiện nay đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu chính phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Còn các loại cá khác chủ yếu để bán chợ tiêu thụ nội địa. Trước đây, nghề nuôi cá tra trong ao, hầm phát triển mạnh nhờ hoạt động sản xuất khô cá tra phồng. Từ giữa năm 1998 các nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu trong và ngoài tỉnh thu mua cá tra ao, hầm để chế biến fillet nên nhiều người tập trung vào nuôi, mặc dù lúc này tỉnh không có chủ trương phát triển mô hình này, do chất lượng cá nuôi không đáp ứng yêu cầu thị trường. Chính điều này đã làm cho cuối năm 1999 sản lượng cá ao hầm tăng 60% so với cùng kỳ và đã xảy ra sự cố tồn đọng cá kéo dài sang năm 2000. Nguyên nhân của sự tồn đọng, một mặt là do cùng thời điểm này thì cá tra bè cũng tăng sản lượng đáng kể, một mặt là do người nuôi chưa có kinh nghiệm nuôi cá làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, nên chất lượng cá nuôi không đáp ứng yêu cầu (cá nuôi ao tù bị thịt vàng) các doanh nghiệp chỉ mua cá tra bè không mua cá tra ao, hầm. Sang năm 2002 ngành thủy sản phát triển khời sắc lại, cũng giống như nuôi bè, người dân tiếp tục đầu tư nuôi cá tra ao, hầm. Nhưng năm 2003, do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá của Mỹ đã làm cho người nuôi cá gặp nhiều khó khăn và tình trạng tồn đọng cá lại xảy ra một lần nữa. Tuy nhiên, sự chủ động của các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của tỉnh với hướng đi đúng là chú trọng khai thác thị trường trong nước đồng thời mở rộng thị trường nước ngoài sang nhiều nước Châu Âu và các nước trong khu vực nên vào cuối năm 2003 và đầu năm 2004 giá cá tra, cá ba sa đã tăng lên đáng kể, ngành thủy sản có bước phát triển mới. Nghề nuôi thủy đặc sản như ếch, ba ba, rắn, trăn… cũng đang mở rộng nhưng hiệu quả còn bấp bênh do khâu tiêu thụ và kỹ thuật. Hiện nay người nuôi cá đang tận dụng đất bãi bồi, đất dọc theo bờ sông Tiền, sông Hậu đào ao nuôi cá có hiệu quả kinh tế cao, chất lượng cá tốt. Song không có mô hình nào có hệ thống xử lý nước thải (ao lắng, xử lý nước bằng hoá chất) trước 35 khi thải ra sông, điều này cũng báo động trong một vài năm tới việc ô nhiễm hệ thống sông (sông Tiền, sông Hậu) là không thể tránh khỏi. Cần có biện pháp, giải pháp phát triển nuôi cá ao thích hợp mà không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, phát triển nuôi thủy sản trên quan điểm phát triển bền vững. * Nuôi cá, tôm đăng quầng ven sông: Nuôi đăng quầng ven sông là loại hình nuôi mới áp dụng ở An Giang từ năm 2000-2006 và đang có xu hướng gia tăng mạnh về diện tích. Đối tượng nuôi chính là cá tra, rô phi, điêu hồng, cá lóc, tôm càng xanh... ngoại trừ cá tra làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, các loại cá, tôm khác được tiêu thụ nội địa. Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng nuôi đăng quầng (1998-2005) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. DT NTTS (ha) 1.128 1.253 1.252 1.252 1.788 1.561 1.896 1.835 Tr.đó: nuôi quầng 2 5 8 22 85 105 - Riêng cá tra 1 3 5 15 59 85 2. SL nuôi quầng (T) 151 392 577 1.557 5.848 10.848 Tr. đó: cá tra 126 336 495 1.372 5.154 9.560 Nguồn: Cục Thống kê An Giang – Sở NN & PTNT AG Đây là mô hình nuôi mới, chi phí đầu tư thấp chất lượng cá tốt gần tương đương cá nuôi bè, sản lượng nuôi cao hơn nuôi cá ao (về mật độ nuôi), lợi nhuận cao. Tuy nhiên, rất dễ gây ô nhiễm môi trường (đặc biệt vào mùa khô), rất khó phòng trị bệnh khi có dịch bệnh xảy ra, làm phù sa bồi lắng lòng sông, gây cản trở luồng lạch giao thông, có khả năng làm giảm tài nguyên nước của An Giang. Mô hình này đang được nghiên cứu, xem xét kỷ lưỡng trước khi khuyến khích phát triển mạnh. * Nuôi cá, tôm chân ruộng: Nuôi thủy sản chân ruộng, hiện nay chủ yếu là nuôi tôm được áp dụng với quy mô diện tích lớn từ năm 1998 là 6 ha đến năm 2005 là 640 ha và hiện đang có xu hướng tăng về quy mô diện tích. Tuy nhiên, không giống như tôm sú, lượng tôm càng xanh thu hoạch chủ yếu để bán ở chợ, nhà hàng... còn thị trường xuất khẩu thì chưa 36 phát triển được. Các loại cá nuôi theo mô hình này như: rô phi, chép, mè vinh, rô... dùng để tiêu thụ nội địa. Bảng 2.6: Bảng số lượng và sản lượng nuôi chân ruộng (1998-2005) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. DT NTTS (ha) 1.128 1.253 1.252 1.252 1.788 1.561 1.896 1.835 Tr.đó:- Nuôi tôm CR 6 5 6 235 283 370 539 588 - Cá chân ruộng 176 176 128 57 42 46 34 53 2. SL cá, tôm CR (T) 814 839 625 460 526 709 836 896 Tr. đó: tôm 3 3 5 178 305 459 651 698 Nguồn: Cục Thống kê An Giang – Sở NN & PTNT AG Hình thức nuôi thủy sản chân ruộng ở thời kỳ đầu thập niên 90 là tận dụng ruộng trũng, khi thu hoạch lúa Đông xuân xong. Lo sợ vụ Hè Thu không đảm bảo thu hoạch, nên bà con nông dân đắp bờ nhữ tôm, cá tự nhiên vào ruộng (trong mùa nước nổi) và dưỡng đến khi chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân là thu hoạch. Đến giữa thập niên 90, hình thức nuôi thủy sản trong chân ruộng được cải tiến hơn: làm bờ bao vững chắc, làm hai vụ lúa và thả tôm cá dưới ao, mương, làm một vụ lúa Đông Xuân và nuôi tôm, cá mùa nước nổi. Năng suất nuôi theo mô hình này rất thấp. Thời gian gần đây nghề nuôi tôm càng xanh đang dần hồi phục, nông dân làm một vụ lúa Đông Xuân và nuôi tôm nước nổi, tuy nhiên mô hình này chưa thể phát triển mạnh được, vì nguồn tôm giống còn bấp bênh, trong khi đó các trại giống quốc doanh của tỉnh thì sản xuất số lượng tôm Post chỉ đáp ứng được chưa được 10% nhu cầu hiện tại. Khả năng trong thời gian tới, nhu cầu giống sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa cho nông dân, với hình thức sản xuất một lúa một tôm trên đất nông nghiệp là thích hợp, giúp cải tạo đất cho mùa vụ sản xuất sau, tăng thêm thu nhập cho nông dân. Nhưng vẫn còn trở ngại là việc cung cấp con giống chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho qui mô diện tích nuôi, khi mở rộng qui mô nuôi tôm cần phải xem xét đến yếu tố tác động môi trường, công tác phòng trừ dịch bệnh. 37 * Khai thác đánh bắt thủy sản: Nghề khai thác, đánh bắt thủy sản ở An Giang là nghề truyền thống, với phương tiện đa dạng như: đáy cá tra bột, vó gạt, vó càng, cào, dớn, lờ, lợp, câu, đăng, lưới kéo… Trong đó, nghề khai thác cá tra bột là khởi nguyên cho nghề nuôi thủy sản của An Giang. Các loại cá, tôm khai thác được chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Bảng 2.7: Bảng sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác (1998-2005) ĐVT: tấn Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng SL thủy sản 104.899 133.000 171.424 180.213 190.660 204.298 212.737 232.143 - SL nuôi trồng TS 40.731 60.977 80.156 83.643 111.599 136.825 154.675 180.809 - SL khai thác 64.168 72.023 91.268 96.570 79.061 67.473 58.062 51.334 Tỉ lệ SL nuôi/ KTh (lần) 0,63 0,85 0,88 0,87 1,41 2,03 2,66 3,52 Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2004 Sản lượng khai thác cá, tôm và thủy đặc sản hầu như giảm dần theo thời gian; năm 1996 do công tác thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện chưa triệt để nên sản lượng có tăng lên. Đầu năm 1999 UBND tỉnh An Giang ban hành chỉ thị chỉ cho phép khai thác cá tra bột ở hai huyện đầu nguồn là Tân Châu và An Phú nên sản lượng thủy sản trong năm 1999, 2000, 2001 có tăng nhưng đến năm 2002 đã sụt giảm lại. Tuy có nhiều yếu tố tác động như nguồn cá từ biển hồ xuống ít do mực nước lũ thấp, đê bao tiểu vùng ngăn nước tràn đồng… nhưng sản lượng sụt giảm là sự cảnh báo về suy thoái về nguồn lợi thủy sản. Đây chính là vấn đề cần quan tâm trong công tác quy hoạch phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới. Tỷ lệ sản lượng thủy sản nuôi trồng so với đánh bắt trong thời gian qua ngày càng nghiêng về phần nuôi trồng. Nếu như năm 1998 tỉ lệ này là 0,63 thì năm 2005 đã là 3,52, nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do nuôi trồng đã phát triển mạnh, nhưng cũng có một phần quan trọng là nguồn lợi ngày càng cạn kiệt. Điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng đánh bắt bằng xung điện diễn ra rất phổ biến. Hầu hết các phương tiện đánh bắt bằng ghe cào đều sử dụng điện để khai thác. Điều 38 này không chỉ nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn lợi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng của những hộ nuôi cá lồng bè. * Về chế biến xuất khẩu: Trong thời gian qua sản lượng thành phẩm chế biến luôn tăng dần theo từng năm. Tuy đã có thời điểm các nhà máy đông lạnh thủy sản không mua đủ nguồn nguyên liệu do sự lỗ lã của người nuôi cá xuất khẩu, đồng thời cũng do một số chủ bè cố giữ cá lại để giữ giá. Cũng có thời điểm các nhà máy đông lạnh không thu mua hết lượng cá nguyên liệu dẫn tới tình trạng tồn đọng cá. Điều này đã làm cho một số ngư dân phá sản. Nguyên nhân chủ yếu là do không có sự phối hợp đồng bộ, công tác quy hoạch chưa tốt, việc nuôi thủy sản đã diễn ra một cách tự phát, khi thấy thủy sản có giá thì người nuôi tập trung nuôi trồng một mặt hàng mà không tính tới nhu cầu của thị trường dẫn tới cung lớn hơn cầu và kết quả là sản phẩm làm ra không bán được và dẫn tới thua lỗ, phá sản. Để sản xuất phát triển và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày càng tăng, đến nay toàn tỉnh đã có 11 công ty chế biến thủy sản đông lạnh, công suất 89.800 tấn thành phẩm/năm tương ứng với 224.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng vốn đầu tư 592.170 triệu đồng. Khả năng trong thời gian tới việc đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất chế biến thủy sản sẽ ngày càng tăng. Bảng 2.8: Bảng sản lượng chế biến và giá trị XK thủy sản (1998-2005) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 -Tổng giá trị XK (tr.USD) 120,1 140,0 107,5 118,8 147,3 182,3 260,3 333,4 Tr. đó: thủy sản 21,4 20,7 24,0 36,2 69,4 54,8 124,0 122,3 - SL chế biến XK (tấn) 4.717 4.811 5.645 12.538 24.430 23.155 40.414 54.982 Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2005 Qua số liệu trên cho thấy, sản lượng thành phẩm cá tra, cá basa chế biến xuất khẩu đã tăng rất nhanh, từ 4.717 tấn trong năm 1998 thì chỉ sau 07 năm đã là 54.982 tấn tăng gấp hơn 11,6 lần, tương ứng giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng tăng gấp 5,7 39 lần và tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh cũng tăng từ 17,8% lên 36,7%, có thể nói đây là một thành tựu rất lớn của ngành thủy sản An Giang. Bảng 2.9:GDP của An Giang và của ngành thủy sản(Giá CĐ) thời kỳ 1998 - 2005 ĐVT: Triệu đồng Năm Toàn tỉnh Thuỷ sản Chỉ số Vgdp 1998 5961102 272717 4.57 1999 6367128 297792 4.68 2000 6761943 386759 5.72 2001 7067382 419015 5.93 2002 7812582 437745 5.60 2003 8518818 431923 5.07 2004 9507490 448768 4.72 2005 10448757 505044 4.83 TĐPTBQ 109.20 Vgdp: là chỉ số phần trăm GDP của ngành thủy sản so với GDP toàn tỉnh trong một thời kỳ nhất định. Theo bảng trên, tỷ trọng GDP của ngành thủy sản chiếm trong GDP tỉnh khá cao dao động từ xấp xỉ 5% - 6%. Theo chúng tôi con số này đánh giá đúng hơn vị trí, vai trò của ngành Thuỷ sản trong nền kinh tế của tỉnh. Điều đáng mừng là thủy sản đang ngày càng trở thành một ngành công nghiệp có ưu thế trong giai đoạn hiện nay, vì GDP có chiều hướng gia tăng trong cơ cấu kinh tế của cả nước, chứng tỏ xu hướng chuyển dịch đầu tư vào ngành thủy sản đang phát huy hiệu quả và có sức hấp dẫn cao. Bảng 2.10: so sánh tốc độ tăng trưởng GDP và Chỉ số so sánh aGDP hằng năm của toàn ngành Thuỷ sản từ năm 1999 - 2005 Năm Toàn tỉnh (%) Thủy sản (%) vGDP 1999 106.81 109.19 1.02 2000 106.20 129.88 1.22 2001 104.52 108.34 1.04 2002 110.54 104.47 0.95 2003 109.04 98.67 0.90 2004 111.61 103.90 0.93 2005 109.90 112.54 1.02 40 Qua bảng trên cho thấy tốc độ phát triển GDP của ngành thủy sản luôn gần bằng và lớn hơn tốc tốc độ phát triển GDP của cả tỉnh, đặc biệt là năm 2000 hơn 22%. Vào năm 2003, do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá da trơn vào thị trường Mỹ nên sản lượng xuất khẩu thị trường Mỹ sụt giảm, qua năm 2004 và 2005 thì sản lượng xuất khẩu đã phục hồi và phát triển. Bảng 2.11: Chỉ số so sánh tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của các ngành kimh tế từ năm 1998 – 2005 (theo giá so sánh). aGDP là chỉ số so sánh tốc độ tăng trưởng. Năm N.Lâm T.sản Nông Lâm Thủy sản CN & Xây dựng Dịch vụ 1998 104.28 105.91 91.76 112.87 109.11 1999 104.22 103.66 109.19 110.42 108.51 2000 101.20 97.80 129.88 108.82 110.57 2001 99.49 98.09 108.34 111.65 107.04 2002 110.33 111.35 104.47 111.02 110.57 2003 102.76 103.43 98.67 111.90 113.65 2004 108.57 109.29 103.90 111.86 113.96 2005 105.10 104.00 112.54 113.59 112.37 TĐPTBQ 104.46 103.84 109.20 111.31 110.93 Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kế của tỉnh năm 2005. Qua bảng trên, ta nhận thấy tốc độ phát triển bình quân của ngành thủy sản tỉnh An Giang đạt 9,2% sắp xỉ với ngành công nghiệp & xây dựng và ngành dịch vụ, chứng tỏ ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh, cần đặc biệt quan tâm để tác động cho ngành này phát triển nhiều hơn nữa. Bước ngoặt quan trọng của sự phát triển ngành chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu của An Giang, đó là xí nghiệp đông lạnh thuộc Công ty Thủy sản tỉnh An Giang đặt tại thành phố Long Xuyên đã khánh thành và đi vào hoạt động vào đầu năm 1987. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty lúc bấy giờ là là tôm đông xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu do các thương lái lẻ vận chuyển đến nhà máy cung cấp từng 41 lượng nhỏ lẻ, sơ chế bằng cách ướp đá từ Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Đến năm 1998, thì sự ra đời hàng loạt các nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản tại các vùng nguyên liệu của 03 tỉnh trên, làm cho sự kém lợi thế về cự ly vận chuyển giữa vùng nguyên liệu tới nhà máy đông lạnh An giang. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho nhà máy là phải tìm mặt hàng mới thay thế cho mặt hàng tôm đông. Đến đầu năm 1989, được sự hỗ trợ của các chuyên gia Úc, lần đầu tiên mặt hàng cá Basa fillet đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường thế giới. Từ năm 1990, sản phẩm đông lạnh fillet cá basa đã được thị trường Châu Á và thị trường Úc chấp nhận, sản lượng xuất khẩu tăng dần từ 450 tấn/1992 đến 800 tấn/1994 và 02 mốc nhảy vọt là từ 12.538 tấn/2001 lên 24.430 tấn/2002 và 23.155 tấn/2003 lên 40.410 tấn/2004. Hiện nay, đối tượng chế biến của các công ty là cá tra, cá basa. Dạng sản phẩm chính là dạng fillet, cắt khúc, nguyên con, bên cạnh đó còn có các dạng sản phẩm phụ khác là tẩm bột, mỡ cá, bột cá, bao tử, bong bóng, gan cá và các loại sản phẩm chế biến ăn liền cá kho tộ, cháo, cá khô các loại, chả giò,... Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chế biến cũng được các doanh nghiệp quan tâm, hầu hết các nhà máy chế biến đều trang bị các máy móc hiện đại vào sản xuất như máy cấp đông, băng chuyền IQF,... còn về tiêu chuẩn chất lượng, thì hiện có các nhà máy AGIFISH, AFIEX, Nam Việt đạt tiêu chuẩn chất lượng EU, tiêu chuẩn chất lượng Mỹ HACCP, tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Ngoài chế biến công nghiệp thì hiện tại chế biến thô sơ truyền thống cũng đang phát triển. Hiện có 05 cơ sở chế biến khô cá tra phồng với công suất tiêu thụ nguyên liệu thô trung bình là 60 tấn/năm. Sản phẩm chính là khô cá tra phồng, bong bóng cá tra, bao tử cá tra. Sản phẩm chế biến được bán trong nước và Campuchia. * Thị trường tiêu thụ: Trước đây, thị trường xuất khẩu thủy sản của An Giang chỉ tập trung vào một số nước, trước năm 2001 thị trường Mỹ chiếm trên dưới 80%, về sau tuy có mở rộng thêm khoảng 10 nước nhưng thị trường Mỹ cũng chiếm không dưới 60% và ngay thời điểm xảy ra vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa thì cũng chiếm đến 55%. Cuối năm 42 2002 đầu 2003 để tránh tổn thất các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản An Giang đã tích cực tìm thị trường mới để giữ vững sản xuất, tạo đầu ra ổn định cho cá tra và cá basa, khắc phục tâm lý lo sợ thua lỗ của ngư dân. Tuy nhiên, cũng chính từ vụ kiện này mà con cá tra, cá basa được quảng bá trở nên nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng và kết quả là thị trường Mỹ chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 30% và năm 2004 thì sản lượng thủy sản xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 10,18% còn giá trị chiếm 20,64% (tương ứng cả nước là 17,2% và 25,12%). Cụ thể như sau: Bảng 2.12: Bảng sản lượng và thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2004 STT Diễn giải S. Lượng XK Giá trị Tỉ lệ (%) (tấn) (1.000. USD) SL G.trị Tổng cộng 39.800 122.000 100 100 1 Châu Á 15.339 34.767 38,54 28,50 Trong đó: - Hồng Kông 5.762 12.425 14,48 10,18 - Singapore 3.449 6.630 8,67 5,43 - Trung Quốc 1.490 3.542 3,74 2,90 2 Châu Âu 15.025 40.720 37,75 33,38 Trong đó: - Đức 5.047 12.831 12,68 10,52 - Tây Ban Nha 3.965 12.132 9,96 9,94 - Bỉ 1.590 4.537 3,99 3,72 3 Châu Mỹ 6.625 36.169 16,65 29,65 Trong đó: - Mỹ 4.051 25.178 10,18 20,64 4 Châu Uc 2.315 8.132 5,82 6,67 5 TT khác 496 2.212 1,25 1,81 Nguồn:Cục Thống kê – Sở Thủy sản An Giang 43 Năm 2004, An Giang đã xuất khẩu cá tra, basa sang trên 35 nước trên thế giới, trong đó các nước tiêu thụ nhiều là: Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Mỹ, Mexico, Úc,… trong đó, về sản lượng thì Hồng Kông là nước đứng đầu, nhưng giá trị thì đứng thứ ba, còn Mỹ tuy sản lượng đứng thứ năm nhưng giá trị lại đứng đầu. Trong các thị trường tiêu thụ thì Châu Á là thị trường dễ tính nhất (ngoại trừ Nhật) đây là thị trường tiềm năng, còn thị trường Mỹ thì tương đối, thị trường Châu Âu là thị trường khó tính nhất, tuy nhiên không phải chúng ta không mở rộng được, vì hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đều có trang thiết bị hiện đại và đã đạt tiêu chuẩn của EU (như đã đề cập ở phần trên). Bảng 2.13. Giá trị xuất khẩu và đóng góp của xuất khẩu thuỷ sản đối với xuất khẩu An Giang thời kỳ 1998 – 2005 ĐVT: 1000 USD Năm Toàn tỉnh Thủy sản Gạo Các Mặt hàng khác 1998 120.058 21.397 93.434 5.227 % 100 0,18 0,78 0,04 1999 139.976 20.687 116.282 3.007 % 100 0,15 0,83 0,02 2000 107.540 23.964 72.360 11.216 % 100 0,22 0,67 0,10 2001 118.777 36.151 69.983 12.643 % 100 0,30 0,59 0,11 2002 147.332 69.448 62.198 15.686 % 100 0,47 0,42 0,11 2003 182.318 55.450 92.623 34.245 % 100 0,30 0,51 0,19 2004 260.081 124.841 94.553 40.687 % 100 0,48 0,36 0,16 2005 333.455 122.323 166.638 44.494 % 100 0,37 0,50 0,13 TĐPTBQ 115,71 128,28 108,62 135,79 Nguồn: tác giả thống kê và tính toán năm 2005. Nếu như từ trước đến nay ngành thủy sản luôn có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau gạo, thì năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên đã vượt qua gạo và đạt 69,4 triệu USD, chiếm 47,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ( gạo là 44 62,2 triệu USD) và chiếm vị trí số một, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu tiếp tục chiếm vị trí đầu và đạt 124,8 triệu USD (gạo 94,5 triệu USD, cả tỉnh là 260 triệu USD). Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh là 333,4 triệu USD, trong đó thủy sản 122,3 triệu USD. và gạo 166 triệu USD, như vậy, hiện tại và trong tương lai thủy sản sẽ là ngành đứng nhất nhì mang ngoại tệ về cho tỉnh nhà. Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp chế biến thủy sản của An Giang thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, như xuất cá tra, cá basa nguyên con hoặc cá cắt khúc, các sản phẩm chế biến từ cá basa sẽ không bị đánh thuế bán phá giá (thuế bán phá giá chỉ đánh vào mặt hàng cá phi lê). Tốc độ phát triển bình quân kim ngạch xuất khẩu của thủy sản là 28,2% đều lớn hơn tốc độ phát triển bình quân kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh (15,7%) và tốc độ phát triển bình quân kim ngạch xuất khẩu gạo (8,6%). Cùng với tăng cường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng đã nhận ra thị trường nội địa đầy tiềm năng mặc dù có hơi chậm nhưng đây là hướng đi đúng. Tính chung hiện các doanh nghiệp chế biến tỉnh An Giang đã có cả trăm mặt hàng được chế biến từ cá tra và ba sa. Doanh số bán ra tại thị trường trong nước không ngừng tăng lên chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với xuất khẩu. Cũng chính nhờ sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp mà các loại hàng hóa xuất khẩu của An Giang vẫn giữ được sự ổn định và từng bước phát triển một cách vững chắc trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt. 2.2. Thực trạng về vốn đầu tư phục vụ phát triển thủy sản tỉnh An Giang: * Nuôi trồng: Thực hiện đề án phát triển thủy sản tỉnh An Giang, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 64/QĐ.UB ngày 18/01/1999 v/v Phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh An Giang Giai đoạn 1999 – 2000 và đến năm 2005. Nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu sang hướng công nghiệp sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu, biến mặt hàng thủy sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bảng 2.14: Vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản thời kỳ 1999 – 2005 45 ĐVT: Triệu đồng Năm Toàn tỉnh Nông Lâm Thủy sản Các ngành khác 1999 916.011 178.757 2.055 735.199 2000 2.606.381 377.377 81.748 2.147.256 2001 2.701.907 308.739 73.768 2.319.400 2002 3.253.688 546.799 68.739 2.638.150 2003 3.642.145 565.172 63.947 3.013.026 2004 4.047.725 605.495 77.793 3.364.437 2005 4.632.098 782.161 93.350 3.756.587 TĐPTBQ 131.01 127.89 188.89 131.24 Nguồn Cục Thống kê tỉnh An Giang 2001 – 2005 Theo bảng trên, chúng ta nhận thấy vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản phát triển vượt bậc kể từ khi có chủ trương đúng đắn của tỉnh, vốn đầu tư năm 2005 tăng gấp 45 lần so với 1999, tốc độ phát triển bình quân vốn đầu tư của ngành thủy sản là 88,89% cao nhất so với các ngành khác và cao hơn so với tốc độ phát triển bình quân vốn đầu tư của cả tỉnh (31%). Bảng 2.15: Cơ cấu Vốn tài sản cố định đầu tư phát triển ngành thủy sản thời kỳ 2000 – 2005 Năm Tổng vốn Vốn cố định Tỷ trọng (%) 2000 81.748 23.480 28.72 2001 73.768 53.825 72.97 2002 68.739 46.689 67.92 2003 63.947 38.839 60.74 2004 77.793 46.326 59.55 2005 93.350 56.010 60.00 TĐPTBQ 102.69 118.99 Nguồn Cục Thống kê tỉnh An Giang 2001 – 2005 46 Qua bảng trên cho chúng thấy cơ cấu tỷ trọng vốn cố định chiếm từ 60 đến 73% tổng vốn đầu tư, điều này phản ánh đúng với qui trình đầu tư vốn sản xuất. Vốn cố định đầu tư phát triển ngành thủy sản tăng bình quân 18,99%, trong khi đó tốc độ phát triển bình quân của tổng vốn đầu tư cho phát triển thủy sản chỉ là 2,69%. Chứng tỏ ngành nuôi trồng thủy sản đã được nhà nước đầu tư theo chiều sâu, như thủy lợi nội đồng phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản được thuận lợi. * Về chế biến: Kể từ khi mặt hàng cá Basa fillet đông lạnh được được thị trường thế giới chấp nhận. Đây cũng là mặt hàng mới của An Giang và cũng là mặt hàng mới đầu tiên của Việt Nam xuất ra nước ngoài, với tên gọi là Pacific Dory, do Công ty Independent Seafood Ltd. đặt tên (là khách hàng đầu tiên của tỉnh), sản xuất với sản lượng xuất khẩu từ 50 – 100 tấn/năm. Vào đầu 1990 thì sản phẩm fillet đông lạnh cá basa đã được thị trường Úc và Hồng Kông, Sigapore chấp nhận và được người tiêu dùng ưu chuộng. Giá trị xuất khẩu ngày càng tăng về số lượng lẫn giá cả, đơn giá xuất khẩu biến động tăng từ 3,5 đến 4,5 USD/kg FOB thành phố Hồ Chí Minh, lúc đỉnh điểm lên đến 5 USD/kg. Qua thời gian và với chất lượng, giá cả cạnh tranh, đã hình thành nmột số khách hàng Châu Á trung gian để bán sản phẩm fillet basa vào EU và vào một số nước Bắc Mỹ (đặc biệt đối với thị trường Mỹ thời gian này, Việt Nam phải bán qua khách hàng trung gian vì chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam). Sự phát triển thị phần của mặt hàng này ngày càng tăng và có hiệu, nghề nuôi cá basa trong bè phát triển theo. Ngư dân tăng số lượng bè và cải tiến hoàn thiện kỹ thuật nuôi. Năm 1995, lần đầu tiên trong lịch sử nghề cá cả nước và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang cùng phối hợp với các chuyên gia giống cá nước ngọt của Pháp đã cho cá Basa sinh sản nhân tạo thành công, mỡ ra triển vọng tự sản xuất giống cá tại An giang, thay cho việc phải mua cá giống thiên nhiên vớt từ sông Mêkông ở campuchia và thượng nguồn sông Cửu Long, tránh được tình trạng khủng hoảng cá giống do sản lượng vớt cá thiên nhiên giảm, trong khi số lượng bè đầu tư càng tăng. 47 Đến năm 1996, tỉnh An Giang đã xuất khẩu thêm mặt hàng mới đó là cá tra fillet nuôi hầm và cùng với sản lượng fillet nuôi bè đã lên đến 4.000 tấn/năm. Lúc này một số tỉnh lân cận như Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp bắt đầu sản xuất cá basa xuất khẩu. Việc Chính phủ Mỹ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam đã tạo điều kiện cho một số khách hàng Mỹ có cơ hội đến Việt Nam đàm phán và ký hợp đồng tiêu thụ trực tiếp với với các nhà máy đông lạnh thủy sản của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mà không phải qua các đầu mối trung gian, từ đó đã mở ra thị trường mới đầy tiềm năng cho mặt hàng fillet cá basa và cá tra. Để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy Đông lạnh, ngư dân An Giang đã thành công việc đưa cá tra xuống nuôi bè. Với lợi thế về thời gian thu hoạch và giá cả tiêu thụ cũng không kém hơn cá basa bao nhiêu, chất lượng cá tra cũng không thua kém cá basa, nên mặt hàng cá tra đông lạnh dần thay thế mặt hàng cá basa từ 1999 cho đến nay, cũng như ngư dân nhà chế biến cũng đạt hiệu quả không kém. Từ đó dẫn đến một số nhà máy chế biến cá tra đông lạnh mới ra đời vào năm 2000 – 2002, tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp và Long An, Tiền Giang. Vào cuối năm 2002 thì công suất chế biến cá tra, basa đông lạnh lên 12.000 tấn gấp đôi so với năm 1999, do việc thành lập 02 nhà máy mới của công ty Cổ phần Nam việt, Công ty XNK Nông sản thực phẩm và việc Công ty Cổ phần xuất khẩu thủy sản nâng công suất. * Tình hình thu nhập về nuôi trồng, chế biến thủy sản: - Về nuôi trồng: Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân phân bổ từ GDP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn qua có thể nói là khá nhanh, đạt trung bình 12% được đánh giá là cao trên phạm vi cả nước. Nguồn thu chính của vùng từ các hoạt động thuộc về nông – lâm – ngư nghiệp là chủ yếu. GDP, thu nhập từ khu vực I khu vực nông - lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trung bình 65% trên tổng thu nhập. Mức thu nhập bình quân người 1 năm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng từ 3,38 triệu đồng/người/năm vào năm 2000 lên đến 4,8 triệu đồng/người vào năm 2005. Mức thu nhập thấp nhất là 3,95 48 triệu đồng/người/năm. Bình quân thu nhập toàn vùng 4,44 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng thu nhập toàn vùng trung bình đạt: 9% (niên giám thống kê 2005 của các tỉnh ĐBSCL). Trong khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp chia ra làm 3 nhóm chính là: Nhóm không có diện tích canh tác, nhóm có ít và nhóm nhiều diện tích canh tác cho một số thông tin sau: - Nhóm hộ thuộc vào diện không có diện tích canh tác thu nhập hiện nay chỉ dao động trong khoảng 6-6 triệu đồng/hộ/năm, hàng tháng một lao động trong độ tuổi có mức thu nhập trung bình 164.000 đồng và 01 nhân khẩu là 90.000 đồng. Nguồn thu nhập chính của các hộ này là dựa vào nguồn thu trên mảnh vườn của gia đình, từ việc canh tác nông nghiệp, cây ăn trái và nuôi thủy sản với qui mô hạn hẹp hay sản lượng khai thác rất ít từ tự nhiên do những ảnh hưởng từ việc cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên thủy sản. Ngoài ra, còn một số nhóm hộ dựa vào các ngành nghề dịch vụ (buôn bán nhỏ, xe ôm…) và làm thuê. - Nhóm hộ thuộc dạng có ít đất canh tác và do thiếu diện tích canh tác, do thiếu vốn tự có phải đi vay nhiều thậm chí với mức lãi cao nên hiệu quả sản xuất vì thế cũng khá thấp, dẫn đến mức thu nhập cũng cao hơn không nhiều so so với nhóm không diện tích canh tác ở trên. Mức thu nhập bình quân khoảng 6-7 triệu đồng/hộ/năm, hàng tháng 01 lao động trong độ tuổi có thu nhập khoảng 200.000 đồng và 01 nhân khẩu là khoảng 100.000 đồng. - Nhóm hộ có diện tích canh tác khá lớn, thu nhập lớn gấp trung bình từ 2-3 lần những hộ khác. - Trong mô hình nuôi cá tra, basa, mức độ đầu tư sản xuất rất lớn do vậy đòi hỏi phải có khả năng về tài chính tương đối mạnh, người nghèo ít vốn hầu như không có cơ hội sản xuất. - Tỷ lệ đói nghèo hiện nay ở ĐBSCL vẫn còn ở mức cao so với mục tiêu đề ra cho đến năm 2004 tỷ lệ đói nghèo toàn ĐBSCL là 13% mặc dù vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước năm 2004 là 15%. Tuy nhiên, tốc độ giảm tỷ lệ đói nghèo diễn biến rất chậm chỉ bằng 1/2 của ĐBSH và 1/3 của vùng Đông Nam Bộ. Vẫn còn 49 nguy cơ tái đói nghèo lại luôn luôn tồn tại và có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh An giang thì thu nhập bình quân một lao động 1 triệu đồng/ người/ tháng * Về việc làm và giải quyết việc làm của xã hội và nghề thủy sản: Ở ĐBSCL trong giai đoạn 2000 – 2004, tỷ lệ thất nghiệp trung bình hàng năm của cả vùng có xu hướng giảm (-2,2%), tỷ lệ lao động thất nghiệp trong giai đoạn có xu hướng tăng lên.Tỷ lệ lao động không có việc làm trong độ tuổi lao động của vùng giai đoạn 2000 – 2004 có xu hướng giảm khá nhanh, 6,08% năm 2001, giảm xuống 5,52% năm 2002 và 5,03% năm 2004; tốc độ giảm tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai đoạn là 0,06% năm. Đến năm 2004 toàn vùng có khoảng 1 triệu lao động ngành thủy sản, số lao động tham gia nuôi và chế biến cá tra, basa không lớn. Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh An giang thì lao động có kỹ thuật để điều hành sản xuất thì lương bình quân từ 1,5-1,8 triệu đồng/tháng (chưa tính thưởng vào cuối vụ nuôi), đối với lao động giản đơn, dịch vụ lương bình quân khoảng 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng/tháng, còn lao động nữ thì khoảng 600 ngàn đến 800 ngàn đồng/tháng. Theo kết quả điều tra các hộ sản xuất cá tra, basa trong tỉnh thời điểm năm 2005 có các thông tin như sau: - Đối với hộ sản xuất giống: Cá bột: Nếu giá cá bột trên thị trường dao động trên 1 đồng/con thì người sản xuất có lời, sản xuất ở qui mô lớn sẽ lời nhiều và qui mô nhỏ sẽ lời ít nếu giá bột ổn định. Tuy nhiên vào thời điểm khảo sát (cuối năm 2005) thì giá cá bột dao động trong khoảng 0,5 – 1 đồng /con, giá cá bột thấp là do giá cá thịt ở thời điểm này cũng giảm thấp, nên tình hình sản xuất chậm lại và nhu cầu cá giống nuôi giảm. Hầu hết các hộ được khảo sát đều hoà vốn hoặc lời rất ít. Cá hương: Nếu giá cá hương trên thị trường cao hơn 30 đồng/1 con thì người sản xuất có lãi. 50 Cá giống: có 02 loại giống có kích cỡ khác nhau, loại 1,2 cm và loại 2,5 cm. Đối với loại 1,2cm giá bán trên 250 đồng/con là người sản xuất có lãi và đối với loại 2,5 cm giá bán trên 500 đồng/con thì người sản xuất có lãi (cá tra), cá basa loại 2,5 cm giá trên 2.500 đồng/con thì người bán có lãi. Nhìn chung năm 2005, cá hộ sản xuất giống cá tra và basa không có lời nhiều, đa số (75-80%) là hoà vốn, khoảng 15% có lãi và 5-10% các hộ là lỗ vốn (trung bình cả năm). Theo Báo cáo tổng kết ngành Thủy sản An Giang năm 2005, thì toàn tỉnh có 1.156 hộ sản xuất con giống các loại, giảm 396 hộ (26%) so cùng kỳ, diện tích ương nuôi 126 ha (tăng 7ha). Các cơ sở này đã ương 5,1 tỉ cá bột (gấp 03 lần) và 155 triệu con giống các loại (+31 triệu con) tăng 24% so cùng kỳ. Riêng Trung tâm Nghiên cứu sản xuất thủy sản đã sản xuất và tiêu thụ 7 Triệu con tôm Post, 60,25 triệu con cá tra bột, 501,5 ngàn con cá tra giống, 243,6 ngàn con ếch giống và 1,699 triệu con cá rô phi đơn tính dòng gift. Các số liệu về sản xuất giống cho thấy quy mô sản xuất con giống hiện nay vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ, trong đó số lượng cá tra (cá bột, cá giống) có mức tăng rất đáng kể. - Đối với hộ nuôi cá thịt: Kết quả điều tra năm 2005 tại An giang cho thấy, nếu cá trên thị trường lớn hơn 9.000 đồng/kg thì những hộ nuôi ao hầm, sử dụng thức ăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45558.pdf
Tài liệu liên quan