Tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh: PHẦN MỞ ĐẦU
©
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đã và đang từng bước đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nói trên có điều kiện phát triển.Với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong những năm vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quan cũng đã và đang được “điện tử hóa”. Nói cách khác thủ tục hải quan điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia.
Ở Việt Nam, thủ tục hải quan chỉ mới bắt đầu được áp dụng thí điểm từ năm 2005. Và đến nay, qua gần 6 năm triển khai, thủ tục hải quan ...
84 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
©
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đã và đang từng bước đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nói trên có điều kiện phát triển.Với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong những năm vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quan cũng đã và đang được “điện tử hóa”. Nói cách khác thủ tục hải quan điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia.
Ở Việt Nam, thủ tục hải quan chỉ mới bắt đầu được áp dụng thí điểm từ năm 2005. Và đến nay, qua gần 6 năm triển khai, thủ tục hải quan điện tử đã và đang đi vào đời sống, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quan truyền thống, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cần phải phải khắc phục để hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài tốt nghiệp vẫn còn những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô và bạn bè để tôi có thể hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình, tiếp tục nghiên cứu mở rộng và áp dụng đề tài vào công việc sắp tới.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Khẳng định sự cần thiết phải áp dụng thủ tục hải quan điện tử, nghiên cứu cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan điện tử.
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP.HCM, nói riêng và phát triển mô hình thông quan điện tử tại Việt Nam, nói chung.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này thông qua phương pháp chung như sau:
- Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu năm chọn so với năm gốc.
- Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở để nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại TP.HCM nói chung và cả nước nói riêng.
- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu:
Số liệu sơ cấp:
Ø Quan sát: tiếp cận, tìm hiểu và quan sát thực tế về quy trình hải quan điện tử tại các công ty trong quá trình nghiên cứu.
Ø Khảo sát: phát phiếu khảo sát sau đó thu hồi lại, thống kê các số liệu trên công cụ Ms. Excel làm cơ sở phân tích, đánh giá.
Số liệu thứ cấp:
Các báo cáo, tài liệu về tình hình xuất nhập khẩu TP.HCM từ 2007-2011.
KẾT CẤU CỦA KLTN: gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thủ tục hải quan điện tử
Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
Khái niệm thủ tục hải quan điện tử và một số khái niệm liên quan
Theo điều 3 thông tư số 222/2009/TT-BTC Hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử:
Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan: Là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Chứng từ điện tử: Là chứng từ tạo ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Chương I Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống khai hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tại cơ quan hải quan, được sử dụng để người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử khi có sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Thông quan hàng hoá: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đã hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết được xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hoàn thành các thủ tục hải quan và chuyển sang một chế độ quản lý hải quan khác.
Giải phóng hàng: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền quyết định của người khai hải quan.
Đưa hàng hóa về bảo quản: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan khi đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan quy định hoặc giao cho người khai hải quan tự bảo quản nguyên trạng hàng hóa chờ thông quan.
Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan: Là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được đưa vào hoặc được đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng nội địa (tiếng Anh Inland Clearance Depot, viết tắt là ICD), kho ngoại quan, bưu điện quốc tế.
Thông quan hàng hóa “một cửa”: được thực hiện từ khâu đăng ký thủ tục hải quan điện tử đến khâu thông quan hàng hóa, người NK không phải trực tiếp liên hệ với cơ quan hải quan tại các bộ phận khác nhau trong quá trình thông quan hàng NK, mà thông quan đại lí hải quan sẽ làm thủ tục trọn gói cho DN. Đại lí chỉ cần khai báo điện tử 1 lần, nhận hàng tại cầu tàu khi tàu đến hoặc đưa container vào máy soi chiếu (nếu có) để thông quan hàng hóa. Các khâu này thực hiện theo một quy trình khép kín từ đầu đến cuối, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Với thủ tục hải quan “một cửa”, DN sẽ thực hiện việc khai báo hàng hóa trước khi tàu cập cảng. Căn cứ vào thông tin này, DN được thông quan trước khi hàng hóa đến cửa khẩu đối với một số trường hợp ưu tiên theo quy định, hàng hóa thuộc luồng xanh, hàng không phải kiểm tra chuyên ngành. Hàng hóa được kiểm tra bằng máy soi container. Với nguyên tắc này, DN sẽ được hưởng một số lợi ích thiết thực như: Chủ động thông quan hàng hóa để kịp thời đưa vào sản xuất, kịp tiến độ; rút ngắn thời gian nhận hàng, giảm nhân lực cho hoạt động XNK; giảm chi phí nhận hàng do không phải di chuyển container nhiều lần trong cửa khẩu.
Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thủ tục hải quan điện tử
Thủ tục hải quan có thể thực hiện bằng những cách thức, phương tiện khác nhau. Vídụ: truyền thống (thủ công), bán truyền thống hoặc điện tử. Trước đây, ở Việt Nam, thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp truyền thống (hoàn toàn dựa vào hồ sơ giấy) hoặc bán truyền thống - kết hợp giữa truyền thống và điện tử (khai báo bằng đĩa mềm, khai báo qua mạng internet kết hợp hồ sơ giấy). Trong phương pháp này, luôn có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người khai hải quan và công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan và sử dụng hồ sơ giấy.
Hiện nay, ngoài phương pháp truyền thống, bán truyền thống, thủ tục hải quan còn được thực hiện hoàn toàn bằng phương tiện điện tử (hệ thống xử lý dữ liệu điện tử).
Theo thủ tục truyền thống, doanh nghiệp muốn nhập hoặc xuất một lô hàng thì phải đến hải quan mua bộ hồ sơ (bằng giấy), khai các mặt hàng vào các tờ khai rồi đem nộp cho công chức hải quan. Sau khi dùng các biện pháp nghiệp vụ (nhập dữ liệu vào máy tính, phân luồng hàng hóa, kiểm hóa, áp thuế...), công chức hải quan trả hồ sơ cho doanh nghiệp để đi làm hàng. Thường công đoạn này phải mất hơn một giờ đồng hồ, tùy thuộc vào mặt hàng. Nếu hàng ở luồng xanh, doanh nghiệp được làm hàng ngay, còn hàng ở luồng vàng - đỏ thì phải kiểm tra xác xuất theo phần trăm do lãnh đạo chi cục quyết định. Cách làm này cả hải quan và doanh nghiệp đều phải vất vả từ khâu khai báo đến kiểm tra cho thông quan hàng hóa.
Sau một thời gian chuẩn bị, thử nghiệm, hiện nay, người khai hải quan có thể đăng ký hồ sơ làm thủ tục hải quan bằng cách tạo, gửi các thông tin dưới dạng điện tử đến cơ quan hải quan và nhận các thông tin (cũng dưới dạng điện tử) phản hồi từ phía cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do doanh nghiệp gửi đến và thông báo kết quả xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp cũng thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong việc làm thủ tục hải quan, người khai hải quan và công chức hải quan không có sự tiếp xúc trực tiếp (trừ một số trường hợp ngoại lệ).
Thủ tục hải quan điện tử về cơ bản các nước giống nhau. Tuy nhiên, tùy theo tình hình mỗi nước việc áp dụng có khác nhau về quy mô, mức độ và hình thức. Đối với Việt Nam, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử là việc làm rất cần thiết do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc ngày càng tăng; yêu cầu phục vụ cho sự phát triển của thương mại điện tử; yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của hải quan thế giới; yêu cầu quản lý của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và yêu cầu nhiệm vụ của ngành hải quan.
Mô hình TQĐT các nước đều có điểm giống nhau là gồm có ít nhất 3 thành phần tham gia vào quy trình. Đó là cơ quan hải quan, cơ quan truyền nhận dữ liệu (VAN) và doanh nghiệp. Đối với những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, vai trò của đại lý hải quan được chú trọng và phát triển đến mức độ chuyên nghiệp. Thông qua các đại lý hải quan, cơ quan hải quan có thể quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả. Điểm khác biệt giữa các nước là mức độ áp dụng thủ tục hải quan điện tử. Đối với các nước có hạ tầng CNTT phát triển và Chính phủ điện tử phát triển thì thực hiện mô hình TQĐT ở mức độ cao, sử dụng toàn bộ chứng từ điện tử (Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc), một số nước có hạ tầng CNTT trung bình và Chính phủ điện tử chưa phát triển thì áp dụng mô hình TQĐT ở mức trung bình, kết hợp giữa chứng từ điện tử và chứng từ giấy, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp chứng từ giấy sau khi hàng hóa thông quan. Số còn lại áp dụng mô hình ở mức thấp, vừa khai báo điện tử vừa nộp hồ sơ giấy trước khi hàng hóa thông quan.
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cơ quan hải quan và xã hội, để việc triển khai thành công, các nước cần có mục tiêu chiến lược cụ thể, xác định đúng mô hình thực hiện và có kế hoạch triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, tùy theo điều kiện của từng quốc gia. Trong quá trình thực hiện cần phải đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở pháp lý, nguồn lực về tài chính, con người, cơ sở hạ tầng CNTT, thiết bị, máy móc, phương tiện hỗ trợ và phương pháp quản lý hiệu quả, phải đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện để có sự điều chỉnh phù hợp.
Tính đến nay, Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (10/2005 – 11/2009) – giai đoạn thí điểm hẹp theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Giai đoạn 2 (12/2009 đến nay) – giai đoạn thí điểm mở rộng theo Quyết định 103/2009/DQQ-TTg ngày 12/08/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 103/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
Việc khai báo thủ tục hải quan điện tử đã trở thành một hình thức được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và sử dụng rộng rãi. Theo Kế hoạch cải cách và hiện đại hóa ngành Hải quan đến năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tại thông tư 222/2009/TT/BTC, với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015, Hải quan Việt Nam phấn đấu bắt kịp với trình độ của hải quan các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN tại thời điểm năm 2010 với lực lượng hải quan chuyên nghiệp, chuyên sâu; hệ thống thông quan phần lớn là tự động hóa; áp dụng kỹ thuật QLRR; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Đảm bảo hệ thống thủ tục hải quan điện tử tích hợp đầy đủ các chức năng xử lý tờ khai hải quan điện tử, Manifest điện tử, thanh toán điện tử, các giấy phép điện tử. Thủ tục hải quan điện tử trở thành một phương thức phổ biến tại các địa bàn trọng điểm có quy mô và lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, trong khi đó thủ tục hải quan truyền thống trở thành ngoại lệ.
Mô hình quản lý mà ngành Hải quan Việt Nam sẽ xây dựng sẽ là mô hình quản lý hải quan hiện đại, tập trung thống nhất được xây dựng trên nền tảng CNTT với các nội dung: tập trung xử lý thông tin ở cấp Tổng cục và các Cục Hải quan; công nghệ quản lý dựa trên kỹ thuật QLRR; sử dụng tập trung và có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Từ 1-1-2011, tất cả các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ở ba loại hình: kinh doanh, sản xuất xuất khẩu và gia công trên địa bàn TPHCM đều phải thực hiện thông quan bằng hình thức hải quan điện tử với phần mềm khai báo mới và có một số thay đổi trong phương thức truyền tải dữ liệu, theo Cục Hải quan TPHCM. Theo đó, từ 1-1-2011, 12/12 chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan TPHCM sẽ đồng loạt triển khai hải quan điện tử bằng phần mềm mới (riêng Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 - cảng Cát Lái và Chi cục hải quan cửa khẩu Tân Cảng áp dụng từ 15-12-2010). Do vậy, 100% doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ở ba loại hình là gia công, sản xuất xuất khẩu và kinh doanh sẽ áp dụng khai báo hải quan qua mạng internet từ thời điểm trên.
1.3. So sánh giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử
Sau đây là một số so sánh được rút ra từ quy trình làm thủ tục hải quan cho thấy được những ưu điểm của thủ tục hải quan truyền thống (TTHQTT) so với thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT):
Bảng 1.1. Một số so sánh giữa TTHQTT và TTHQĐT
Nội dung
Quy trình thủ tục hải quan truyền thống
Quy trình thủ tục hải quan điện tử
Đăng ký tờ khai hải quan
Hồ sơ
§ Hồ sơ giấy
§ Hồ sơ điện tử. Riêng luồng vàng và luồng đỏ DN phải nộp, xuất trình thêm hồ sơ giấy ngoài hồ sơ điện tử đã gửi qua hệ thống.
Cách thức khai báo
§ DN mang bộ hồ sơ giấy đến Chi cục HQ cửa khẩu nộp trực tiếp cho cơ quan HQ khi đăng ký tờ khai.
§ Thực hiện tại cơ quan DN. DN tạo thông tin trên máy tính và gửi đến cơ quan HQ thông qua mạng Internet.
Nhập thông tin vào hệ thống
§ Công chức đăng ký tiếp nhận hồ sơ nhập dữ liệu trực tiếp hoặc nhập từ đĩa mềm do DN cung cấp vào hệ thống. Hoặc khai báo qua mạng.
§ Hệ thống tự động lưu trữ thông tin do DN tạo và gửi hồ sơ đến.
Phân luồng tờ khai
§ Lãnh đạo Đội thủ tục phân luồng tờ khai và quyết định tỷ lệ kiểm tra.
§ Công chức tiếp nhận đề xuất phân luồng và Lãnh đạo Đội thông quan hoặc Chi cục duyệt phân luồng trên hệ thống.
§ Công chức tiếp nhận đề xuất phân luồng và lãnh đạo Đội thông quan hoặc Chi cục duyệt phân luồng trên hệ thống.
Kiểm tra hàng hóa
Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa
§ Việc kiểm tra hàng hóa do Đội thủ tục tại các Chi cục HQ cửa khẩu (nơi có hàng hóa xuất, nhập) thực hiện.
§ Chi cục HQ điện tử không kiểm tra hàng hóa như các Chi cục HQ cửa khẩu khác.
Ghi kết quả kiểm tra
§ Kết quả kiểm tra được công chức kiểm tra ghi trực tiếp vào tờ khai
§ Kết quả kiểm tra được công chức kiểm tra nhập vào hệ thống và in ra từ hệ thống Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa.
Duyệt thông quan hàng hóa
§ Đội trưởng Đội thủ tục ký duyệt thông quan trên tờ khai giấy. Lãnh đạo Chi cục HQ cửa khẩu ký duyệt thông quan trên tờ khai giấy
§ Sau khi hàng hóa đã được kiểm tra và đã qua khâu kiểm tra hồ sơ sau kiểm hóa, lãnh đạo Chi cục HQ điện tử (hoặc Đội trưởng Đội thủ tục) duyệt thông quan trên hệ thống.
Kiểm tra xác định giá và tính thuế
Kiểm tra, xác định giá
§ Đội Thủ tục hàng hóa thực hiện sau khi hàng đã được kiểm tra.
§ Đội kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra, xác định tính giá thuế sau khi hàng hóa được thông quan. Theo quy trình xác định giá mới: hàng luồng vàng, luồng đỏ thực hiện trước khi hàng thông quan và luồng xanh thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan.
Kiểm tra tính thuế
§ Tờ khai phải qua khâu kiểm tra, tính thuế.
§ DN tự khai, tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo. Hệ thống tự kiểm tra tính thuế.
Thông báo thuế
§ Công chức HQ ra thông báo thuế, quyết định điều chỉnh thuế khi DN đăng ký tờ khai, tính thuế (nay theo quy định mới của Luật thuế, cơ quan HQ không ra thông báo thuế).
§ Thông báo thuế được gửi kèm theo thông tin phản hồi cho DN khi duyệt phân luồng tờ khai.
Nộp thuế và các khoản phải thu khác
Nộp lệ phí
§ Nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo từng tờ khai, nộp tại nơi làm thủ tục trước khi thông quan hàng hóa. Công chức HQ phải viết biên lai nộp lệ phí cho từng tờ khai.
§ Nộp định kỳ hàng tháng từ ngày 5 đến ngày 10, tại kho bạc Nhà nước theo thông báo lệ phí của cơ quan HQ gửi qua mạng Internet (tháng sau nộp cho tháng trước, nộp cho toàn bộ các Tờ khai trong tháng)
Nộp thuế và các khoản phải thu khác
§ Nộp qua Kho bạc hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục HQ cửa khẩu, hoặc bảo lãnh của ngân hàng.
§ Nộp qua Kho bạc Nhà nước hoặc bảo lãnh của Ngân hàng trên nguyên tắc người khai HQ được tự khai, tự nộp.
Phúc tập, lưu trữ hồ sơ
Phúc tập
§ Do Đội Kế toán thuế và Phúc tập hồ sơ thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan.
§ Do Đội kiểm tra sau thông quan thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan.
Lưu trữ
hồ sơ
§ Bộ hồ sơ (bản sao) khi làm thủ tục xong, cơ quan HQ lưu toàn bộ, chỉ trả lại DNmột tờ khai.
§ Bộ hồ sơ bản chính DN giữ.
Hồ sơ do Đội kế toán thuế và Phúc tập hồ sơ lưu.
§ Cơ quan HQ chỉ lưu bộ hồ sơ kèm theo Tờ khai đối với hàng luồng vàng và luồng đỏ. § Đối với hàng luồng xanh: cơ quan HQ chỉ lưu một tờ khai, DN lưu một tờ khai kèm bộ hồ sơ và chỉ xuất trình khi cơ quan HQ yêu cầu. Hồ sơ do Đội kiểm tra sau thông quan lưu.
1.4. Cơ sở pháp lý của vệc thực hiện thủ tục hải quan điện tử
1.4.1. Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử
Theo điều 2 thông tư số 222/2009/TT-BTC quy định những đối tượng sau thuộc phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử:
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài;
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp ưu tiên;- Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;
- Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;
- Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;
- Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
1.4.2. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử
Theo khoản 2, điều 6 thông tư số 222/2009/TT-BTC quy định:
- Người khai hải quan thực hiện đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử theo mẫu “Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử” và nộp bản đăng ký cho Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Đại lý làm thủ tục hải quan điện tử có thể thực hiện việc đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử cho chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở được uỷ quyền.- Trong thời gian 08 giờ làm việc kể từ khi nhận bản đăng ký hợp lệ, Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông báo chấp nhận hoặc từ chối có nêu rõ lý do.
Việc gửi thông tin về tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan cho người khai hải quan được thực hiện theo quy trình bảo mật.
- Người khai hải quan có trách nhiệm bảo mật tài khoản để sử dụng khi giao dịch với cơ quan hải quan thông qua Hệ thống khai hải quan điện tử hoặc Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng.
- Tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có giá trị để giao dịch, làm thủ tục hải quan với tất cả các Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
1.4.3. Hồ sơ hải quan
Theo điều 9 thông tư số 222/2009/TT-BTC, Hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử (có thể thể hiện ở dạng văn bản giấy);
- Các chứng từ đi kèm tờ khai có thể ở dạng điện tử hoặc văn bản giấy;
- Chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tử như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy. Chứng từ điện tử có thể được chuyển đổi từ chứng từ ở dạng văn bản giấy nếu đảm bảo các điều kiện nhất định.
Khi thực hiện chuyển đổi, ngoài các chứng từ theo quy định phải có của hồ sơ hải quan, người khai hải quan phải lưu giữ chứng từ điện tử chuyển đổi theo quy định.
Tờ khai hải quan điện tử và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng điện tử lưu giữ tại Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có đầy đủ giá trị pháp lý để làm thủ tục hải quan, xử lý tranh chấp khi được người khai hải quan sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
1.4.4. Thời gian khai và thủ tục hải quan điện tử
Theo điều 10 thông tư số 222/2009/TT-BTC, thời hạn người khai hải quan phải khai tờ khai hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, ngày hàng hoá đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (bản lược khai hàng hoá) trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải.
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan điện tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Cơ quan hải quan kiểm tra, đăng ký tờ khai hải quan điện tử trong giờ hành chính. Việc thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử xem xét, quyết định trên cơ sở đăng ký trước của người khai hải quan.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của tờ khai hải quan quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 18 Luật Hải quan được áp dụng các chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký, cấp số tờ khai hải quan.
1.4.5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia TTHQĐT
Theo điều 3 quyết định số149/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, đã được sửa đổi, bổ sung theo quyết định số 103/2009/QĐ-TTG quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử như sau:
Ngoài các quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Luật Hải quan; quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế quy định tại Luật Quản lý thuế và các Luật về chính sách thuế; quyền, nghĩa vụ của đối tượng lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện. Doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử còn có quyền và nghĩa vụ như sau:
² Quyền của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử:
a) Được cơ quan Hải quan hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử và tư vấn trực tiếp miễn phí;
b) Được sử dụng chứng từ điện tử hoặc ở dạng điện tử chuyển đổi từ chứng từ giấy kèm theo tờ khai hải quan điện tử trong hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan kiểm tra theo yêu cầu;
c) Được ưu tiên thực hiện trước so với trường hợp đăng ký hồ sơ hải quan bằng giấy trong trường hợp cơ quan Hải quan xác định phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa;
d) Được thông quan hoặc giải phóng hàng trên cơ sở tờ khai điện tử mà không phải xuất trình hoặc nộp các chứng từ kèm theo tờ khai trong hồ sơ hải quan đối với những lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ hải quan và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
Chỉ phải nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có liên quan đến nội dung cơ quan Hải quan yêu cầu kiểm tra đối với những lô hàng thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa;
đ) Được sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai hải quan điện tử (có đóng dấu và chữ ký của đại diện doanh nghiệp) đối với lô hàng đã được cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa về bảo quản trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường;
e) Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí làm thủ tục hải quan và các loại phí khác do cơ quan Hải quan thu hộ các hiệp hội, tổ chức cho từng tờ khai hải quan hoặc nộp gộp theo tháng;
g) Được cơ quan Hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ hải quan điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
² Nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai hải quan điện tử;
b) Thực hiện việc lưu giữ chứng từ hải quan (dạng điện tử, văn bản giấy) theo thời hạn quy định của Luật Hải quan, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đảm bảo tính toàn vẹn về nội dung và hình thức của chứng từ hải quan được lưu giữ; xuất trình các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan khi có yêu cầu của cơ quan Hải quan.
c) Sao chép và lưu giữ bản sao của chứng từ hải quan điện tử, kể cả khi di chuyển chứng từ hải quan điện tử tới một hệ thống máy tính khác hoặc nơi lưu giữ khác.”
Tóm lại, quá trình triển khai thí điểm cho thấy thủ tục hải quan điện tử đem lại lợi ích kinh tế cho cả ngành Hải quan và doanh nghiệp do tiết kiệm thời gian, nhân lực, và chi phí khi thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử . Bên cạnh rất nhiều lợi ích khác nữa, những thành công bước đầu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã tạo động lực để các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện cải cách hiện đại hoá, góp phần cải cách nền hành chính quốc gia và làm tiền đề thực hiện các chương trình tạo thuận lợi thương mại quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, nếu muốn việc thực hiện quy trình thủ tục HQĐT được thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất thì những người tham gia quy trình cần phải nghiên cứu và nắm bắt rõ các văn bản luật cũng như am hiểu các khái niệm có liên quan.
1.5. Giới thiệu tờ khai hải quan và cách khai.
Tờ khai HQ mẫu HQ2009/TKĐTXK- cho phép kê khai tối đa 9 mặt hàng và không có phần tính thuế XK. Nếu hàng XK có thuế hoặc list hàng quá dài vượt quá 9 mặt hàng hoặc phần cho phép của TKXK thì phần mềm ECUS sẽ tự động in ra Phụ lục tờ khai hàng xuất khẩu kí hiệu PLTKĐT/2009-TKĐTXK.
Cách điền tờ khai hải quan điện tử XK có ký hiệu HQ/2009-TKĐTXK:
Phần mở đầu của TK (phần này dành cho HQ làm thủ tục ghi tên cơ quan HQ, số tham chiếu, ngày giờ gửi, số tờ khai, ngày giờ đăng ký TK).
v Ô trên góc trái: tên chi cục HQ, chi cục HQ cửa khẩu.
v Ô giữa: ghi số tham chiếu, ngày và giờ gửi.
v Ô trên góc phải: ghi số TK, ngày và giờ đăng ký.
Phần dành cho người khai HQ khai, tính thuế (từ ô số 1 đến ô số 29) và cơ quan HQ xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát, giải phóng hàng và thông quan (từ ô số 30 đến ô số 33)
v Tiêu thức 1 - người XK: điền đầy đủ tên, địa chỉ của công ty người XK.
v Tiêu thức 2 - người NK: điền đầy đủ mã số thuế, tên, địa chỉ của công ty người NK.
v Tiêu thức 3 - người ủy thác: điền đầy đủ mã số thuế, tên và địa chỉ của người ủy thác (nếu có).
v Tiêu thức 4 - đại lý làm thủ tục hải quan: điền nội dung ủy quyền và nộp thuế (nếu có).
v Tiêu thức 5 - loại hình: công ty điền loại hình kinh doanh của mình vào có thể là: xuất kinh doanh (XKD), tạm nhập-tái xuất (NTX), nhập gia công (NGC), nhập khu chế xuất (NCX), nhập sản xuất xuất khẩu (NSX), nhập đầu tư (NDT)…
v Tiêu thức 6 - Giấy phép: điền số và ngày cấp, ngày hết hạn của giấy phép kinh doanh.
v Tiêu thức 7 - hợp đồng: điền đầy đủ số, ngày ký kết và ngày hết hạn của hợp đồng kinh doanh được ký giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.
v Tiêu thức 8 - hóa đơn thương mại: điền số và ngày của hóa dơn thương mại.
v Tiêu thức 9 - cảng xếp hàng: điền đầy đủ tên nơi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển của nước XK.
v Tiêu thức 10 - nước nhập khẩu: điền đầy đủ tên nước nhập khẩu hàng hóa.
v Tiêu thức 11 - điều kiện giao hàng: điền đúng điều kiện giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
v Tiêu thức 12 - phương thức thanh toán: điền đúng phương thức thanh toán như đã được thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương như: TTR, D/A, D/P, L./C…
v Tiêu thức 13 - đồng tiền thanh toán: điền đúng tên đông tiền thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương như: USD, VND…
v Tiêu thức 14 - tỷ giá tính thuế: điền đúng tỷ giá tính thuế được xác định ngay thời điểm đăng ký TK HQ tại cục HQ được niêm yết tại ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Ví dụ trong tài liệu đính kèm: USD so với VND thì tỷ giá tính thuế vào thời điểm đó quy định là 20673.
v Tiêu thức 15 - kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải quan – sau khi công ty khai tờ khai hải quan điện tử qua mạng thì hải quan sẽ phân luồng cho lô hàng của công ty, nhìn vào đây công ty có thêr biết được lô hàng của mình phân luồng đỏ, vàng hay xanh và biết được của số mấy để làm thủ tục hải quan, biết được số tham chiếu và số tờ khai.
v Tiêu thức 16 - chứng từ hải quan trước đó: ô này chỉ điền vào khi hàng hóa đó là hàng hóa đặc biệt, nhằm giúp cho hải quan có thể căn cứ vào đó để xác định mã số hàng hóa của lô hàng.
v Tiêu thức 17 - tên hàng, quy cách phẩm chất: điền đầy đủ tên hàng, chất liệu, kích thước, kiểu dáng, độ ẩm theo hóa đơn thương mại.
v Tiêu thức 18 - mã số hàng hóa: điền đúng mã số HS (bao gồm 6 quy tắc về việc phân loại hàng hóa XNK theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam ban hành theo thông tư số 85/2003/TT-BTC của Bộ Tài Chính) trong biểu thuế XNK phù hợp với hàng hóa.
v Tiêu thức 19 - xuất xứ: điền xuất xứ hàng hóa theo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
v Tiêu thức 20 - số lượng: điền đúng số lượng hàng hóa theo hóa đơn thương mại.
v Tiêu thức 21- đơn vị tính: điền đơn vị tính theo đúng hóa đơn thương mại và hợp đồng (chú ý nên sử dụng đơn vị tính thông dụng).
v Tiêu thức 22 - đơn giá nguyên tệ: điền đúng đơn giá cho mỗi đơn vị hàng hóa.
v Tiêu thức 23 - trị giá nguyên tệ: điền số tiền thanh toán cho mỗi mặt hàng (trị giá nguyên tệ = số lượng * đơn giá nguyên tệ).
v Tiêu thức 24 - thuế xuất khẩu gồm 3 cột:
Cột trị giá tính thuế = trị giá nguyên tệ (giá đã bao gồmv cước phí vận chuyển, bảo hiểm) * tỷ giá tính thuế.
Cột thuế suất: điền đúng thuế suất xuất khẩu của mặt hàng theo đúng mã số HS trong biểu thuế hiện hành.
Cột tiền thuế = trị giá tính thuế * thuế suất.
v Tiêu thức 25 - thông thường dán tem thu lệ phí làm thủ tục hải quan.
v Tiêu thức 26 - tổng số tiền thuế và thu khác (ô 27+28+29) bằng số và bằng chữ.
v Tiêu thức 27- tổng trọng lượng, tổng số container, tổng số kiện, số hiệu kiện, cont của lô hàng.
v Tiêu thức 28 - ghi chép khác: (nếu có).
vTiêu thức 29 - xác nhận giải phóng hàng/ đưa hàng về bảo quản: do hải quan xác nhận khi đăng ký thủ tục hải quan.
v Tiêu thức 30 - tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai báo trên tờ khai này: doanh nghiệp ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu tên doanh nghiệp khai báo.
v Tiêu thức 31- xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát: dành cho hải quan ghi rõ tên, ký và đóng dấu khi hàng đã qua khu vực giám sát.
v Tiêu thức 32 - xác nhận thông quan: do hải quan ghi rõ tên,ký và đóng dấu khi hàng được xác nhận thông quan.
v Tiêu thức 33 - xác nhận thực xuất: dành cho hải quan ghi rõ tên, ký và đóng dấu khi hàng đã hoàn tất xuất khẩu.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan về tình hình khai báo hải quan điện tử hàng hóa xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian qua, việc triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử được thực hiện đồng thời cả hai phương thức truyền thống và điện tử đã đáp ứng được tình hình thực tiễn và yêu cầu mở rộng, đảm bảo tính lan tỏa, phù hợp với điều kiện hiện tại và làm tiền đề để triển khai mô hình thông quan tập trung sau này. Kim ngạch xuất nhập khẩu và số lượng tờ khai thực hiện qua thông quan điện tử trong những năm qua không ngừng tăng lên. Hải quan điện tử giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan nhanh hơn, tiện hơn và chính xác hơn chính vì vậy mà kết quả đạt được là những con số rất đáng khích lệ, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành xuất nhập khẩu TP. HCM.
2.1.1. Tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu khai báo hải quan điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm gần đây
Tình hình khai báo hải quan điện tử của hàng hóa xuất nhập khẩu tại TP. HCM qua các năm không ngừng tăng lên về số lượng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua TQĐT tại TP. HCM từ năm 2008 - 2010
ĐVT: Nghìn USD
Năm
Số tờ khai
Tổng kim ngạch XNK qua TQĐT
Số thuế đã nộp NSNN
Số lượng
Năm sau so với năm trước(%)
Số lượng(tỷ đồng)
Tỷ lệ(%)
2008
32,924
4.00
100.00
3.260
100.00
2009
42,520
5.15
128.75
5.038
106.00
2010
254,248
27.93
542.33
60.514
1201.15
Nguồn: Cục Hải quan TP. HCM
Hình 2.1. Số lượng tờ khai HQĐT tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Hình 2.2. Số thuế xuất nhập khẩu Hải quan đã nộp vào Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2008-2010
Nhận xét:
Năm 2008, Chi cục Hải quan điện tử TP.HCM đã làm thủ tục hải quan điện tử cho 32924 tờ khai của 196/267 doanh nghiệp đăng ký; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 4 tỷ USD, trong đó đạt 1,9 triệu USD về xuất khẩu, còn lại 2,1 triệu USD là của nhập khẩu; số thuế thu nộp cho ngân sách là 3260 tỷ đồng.
Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện tại các chi cục hải quan (trực thuộc Cục Hải quan TPHCM) đạt 46,7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 19,5 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 27,2 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu qua TTHQĐT đạt gần 5,15 tỷ USD, tương ứng 128,75% so với năm 2008. Tổng thuế xuất nhập khẩu Hải quan TP.HCM thu nộp ngân sách nhà nước là 5038 tỷ đồng, tăng gần 55%.
Lượng tờ khai thực hiện TTHQĐT năm 2010 tăng từ 42.520 tờ khai lên 254.248 tờ khai, đạt mức tăng trưởng 598% so với năm 2009. Kim ngạch XNK qua TTHQĐT cũng tăng từ gần 5,15 tỷ USD năm 2009 lên 27,93 tỷ USD năm 2010, tăng 442,33%. Năm 2010, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã thu nộp ngân sách đạt trên 60.514 tỉ đồng, vượt chỉ tiêu hơn 13.400 tỉ đồng.
Số lượng tờ khai thực hiện hải quan điện tử đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011 chiếm đến 60% trong tổng số gần 700.000 tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan. Kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện hải quan điện tử trong toàn Cục cũng đạt gần 60% trong số 34 tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm. Hải quan TPHCM tiếp tục phấn đấu đến hết năm 2011 sẽ có 80% số tờ khai và 80% kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện hải quan điện tử.
Theo chiến lược phát triển Hải quan, mục tiêu của Hải quan TP. HCM từ nay cho đến hết năm 2020 chia làm hai giai đoạn:
² Từ nay đến năm 2015: phấn đấu 100% các cục hải quan, chi cục hải quan tại các địa bàn trọng điểm, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các khu kinh tế, 60% các loại hình hải quan cơ bản, 70% kim ngạch xuất nhập khẩu, 60% DN thực hiện thủ tục HQĐT. Tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế một cửa hải quan quốc gia đến năm 2015 là 50%.
² Từ năm 2015 đến năm 2020: phấn đấu đạt 100% các loại hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch xuất nhập khẩu, 80% DN thực hiện HQĐT. Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến năm 2015 là dưới 10% và đến 2020 phấn đấu đạt dưới 7%. Tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế một cửa hải quan quốc gia đến năm 2020 là 90%.
Qua các số liệu trên cho thấy số lượng các doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan qua phần mềm điện tử ngày một tăng lên nhanh chóng chứng tỏ thủ tục hải quan điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và ngày càng được các doanh nghiệp cũng như cơ quan Bộ, ngành quan tâm phát triển. Trong tương lai không xa nữa, cùng với xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ ngày một dễ dàng và nhanh chóng, đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ sự phát triển của công cụ Hải quan điện tử.
Bảng 2.2a. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của TP. HCM từ 2007-2010
ĐVT: Nghìn USD
Năm
Tổng kim ngạch
Kinh tế trong nước
Kinh tế có vốn ĐTNN
Kinh tế trung ương
Kinh tế địa phương
Tổng cộng
1 = 4+5
2
3
4 = 2+3
5
2007
27.899.291
18.361.433
5.356.164
23.717.597
4.181.694
2008
32.568.249
20.920.291
6.655.015
27.575.306
4.992.943
2009
28.565.855
17.916.371
6.179.329
24.095.700
4.470.155
2010
29.454.393
16.938.023
7.060.874
23.998.897
5.455.496
Năm sau so với năm trước (%)
2007
112,4
107,0
120,0
111,2
116,7
2008
124,1
125,9
124,2
125,3
119,4
2009
83,4
75,8
92,9
81,8
89,5
2010
104,4
89,6
114,3
99,4
122,0
Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM
Bảng 2.2b. Tỷ trọng của kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong kim ngạch xuất khẩu của kinh tế quốc doanh từ 2007-2010
ĐVT: Triệu USD
Các TPKT trong nước
2007
2008
2009
2010
Kim ngạch XK
Tỷ trọng
Kim ngạch XK
Tỷ trọng
Kim ngạch XK
Tỷ trọng
Kim ngạch XK
Tỷ trọng
Kinh tế TƯ
18.361,4
77.40%
20.920,3
75.90%
17.916,4
74.40%
16.938,0
70.60%
Kinh tế địa phương
5.356,2
22.60%
6.655,0
24.10%
6.179,3
25.60%
7.060,9
29.40%
Tổng cộng
23.717,6
100%
27.575,3
100%
24.095,7
100%
23.998,9
100%
Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM
Hình 2.3. Tỷ trọng của kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong kim ngạch xuất khẩu của kinh tế quốc doanh từ 2007-2010
Bảng 2.2c. Tỷ trọng của kinh tế trong nước và kinh tế có vốn ĐTNN trong kim ngạch xuất khẩu TP. HCM từ 2007-2010
ĐVT: Triệu USD
Các TPKT trong nước
2007
2008
2009
2010
Kim ngạch XK
Tỷ trọng
Kim ngạch XK
Tỷ trọng
Kim ngạch XK
Tỷ trọng
Kim ngạch XK
Tỷ trọng
Kinh tế
trong nước
23.717,6
85.0%
27.575,3
84.7%
24.095,7
84.4%
23.998,9
81.5%
Kinh tế có vốn ĐTNN
4.181,7
15.0%
4.992,9
15.3%
4.470,2
15.6%
5.455,5
18.5%
Tổng cộng
27.899,3
100%
32.568,2
100%
28.565,9
100%
29.454,4
100%
Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM
Hình 2.4. Tỷ trọng của kinh tế trong nước và kinh tế có vốn ĐTNN trong kim ngạch xuất khẩu TP. HCM từ 2007-2010
² NHẬN XÉT:
Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ 2007 – 2010:
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không ổn định. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu biến động tăng ở năm 2007 và 2008 lần lượt là 12,4%; 24,1% tuy nhiên do tình hình kinh tế chính trị bắt đầu lâm vào khủng hoảng từ cuối năm 2008 nên kim ngạch xuất khẩu Tp.Hồ Chí Minh vào 2009 đã có sự giảm sút, cụ thể là giảm đi 16,6% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2008 chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2010 tốc độ tăng trưởng so với năm 2009 lại có sự tăng nhẹ (4.4%).
Theo thành phần kinh tế thì các đơn vị có vốn Đầu tư nước ngoài dần dần tăng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, từ 15,3% năm 2008 tăng lên 18,5% vào năm 2010. Ngược lại thì quốc doanh có xu hướng giảm dần tỉ trọng lần lượt là 2008 chiếm 84,7%; 2009 chiếm 84,4% và 2010 chiếm 81,5%, nguyên nhân chủ yếu là do quốc doanh Trung ương giảm tỉ trọng.Tuy vậy khu vực quốc doanh Trung ương vẫn chiếm ưu thế và có tỉ trọng cao nhất. Khu vực quốc doanh địa phương mặc dù kim ngạch xuất khẩu có giảm nhưng xét về tỉ trọng thì lại tăng lên cụ thể 2008 chiếm 24,1%; 2009 chiếm 25,6% và 2010 chiếm đến 29,4% kim ngạch xuất khẩu của thành phần kinh tế quốc doanh.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu Tp.Hồ Chí Minh có sự biến động trong giai đoạn 2007 – 2010 là do cả 2 thành phần kinh tế trong nước (bao gồm kinh tế trung ương và kinh tế địa phương) và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hình hình kinh tế - chính trị thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính thế giới đã đổ bộ vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tp.Hồ Chí Minh nói riêng, ăn sâu vào hoạt động của tất cả thành phần kinh tế. Trong giai đoạn khó khăn này, Nhà nước cần có chính sách điều tiết kinh tế vi mô và vĩ mô hợp lý để nền kinh tế được giữ vững cũng như cải thiện tình hình xuất khẩu trong tương lai.
Bảng 2.3. Mặt hàng xuất khẩu chính TP. HCM giai đoạn 2007-2010
ĐVT: Nghìn USD
Mặt hàng
2007
2008
2009
2010
- Gạo
2.043,1
1.729,8
2.414,8
2.545,6
- Đậu phộng
5.001
1.890
4.300
…
- Tiêu
17.779
30.090
27.995
29.110
- Cafê
37.722
88.509
93.937
163.620
- Cao su
84.403
78.467
92.852
91.437
- Sữa và sản phẩm từ Sữa
36.271
72.722
67.176
84.322
- Hàng thủy sản
332.012
355.314
331.132
366.958
- Hàng giày dép
387.831
470.190
442.951
506.431
- Hàng may mặc
1.434.604
1.578.861
1.593.852
1.862.943
- Dầu thô
8.487.000,6
10.356.000,8
6.194.000,6
4.969.000,9
Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM
Hình 2.5a. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính giai đoạn 2007 - 2010
² NHẬN XÉT:
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:
+ Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:
Điển hình là dầu thô, đây là mặt hàng luôn chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu Tp.Hồ Chí Minh. Năm 2007 chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu Tp.Hồ Chí Minh. Sản lượng dầu thô có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2007 – 2010. Khối lượng xuất khẩu dầu thô nhìn chung chưa ổn định, tăng rất mạnh ở năm 2008 (từ 8.487,6 triệu USD năm 2007 tăng lên 10.356,8 triệu USD năm 2008) rồi giảm dần ở các năm kế tiếp. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt được nhiều tiến triển. Thêm vào đó, sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay cũng gây rất nhiều trở ngại đến ngành Công nghiệp dầu khí Việt Nam. Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhiên liệu sẽ giảm dần, đồng thời phải kết hợp với triển khai các dự án xây dựng kho dự trữ dầu thô để đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững. Để góp phần giảm nhập siêu, bảo vệ nguồn dữ trữ lâu dài các mỏ dầu quốc gia Nhà nước cần phát triển công nghệ chế biến dầu thô phục vụ thị trường trong nước bên cạnh việc nhập khẩu.
+ Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản:
Các mặt hàng gạo, cà phê có kim ngạch xuất khẩu tăng lên không ngừng từ 2007 – 2010 cụ thể là gạo từ 2.043,1 nghìn USD năm 2007 tăng lên 2.545,6 nghìn USD 2010; cà phê tăng từ 37.722 nghìn USD 2007 lên 163.620 nghìn USD năm 2010 (tăng 333,7% tương đương 34 lần). Tuy nhiên cũng có 1 số sản phẩm có sự tăng trưởng không đều qua các năm như: tiêu, sữa và sản phẩm từ sữa, thủy sản, cao su. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này hiện tại đang có xu hướng tăng tuy nhiên vào thời điểm 2008, 2009 lại có sự chùng xuống. Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới. Trong những năm 2007 – 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, cùng với thiên tai, mất mùa thường xuyên xảy ra trên phạm vi quốc gia, châu lục đã làm cho nhu cầu về nhóm hàng nông lâm thủy sản tăng lên. Thiên tai thường xuyên đã gây ra khó khăn cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả nông sản.
Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam nói chung và Tp.Hồ Chí Minh nói riêng trước những thời cơ và thách thức mới.
Để các mặt hàng này thực sự trở thành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam, về lâu dài cần phát triển theo xu hướng: nâng cao dần chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng chế biến, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển hạ tầng hợp lý.
+ Nhóm hàng chế biến:
Đây là nhóm hàng gốm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép, sản phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ... có thể phân chia các mặt hàng này làm 2 nhóm:
ç Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ.
ç Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm.
Ở đây xin được phân tích số liệu nhóm hàng xuất khẩu chính là dệt may, da giày: Tình hình xuất khẩu hàng giày dép và hàng may mặc của Tp.Hồ Chí Minh trong 4 năm qua luôn ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành giày dép, ngành hàng may mặc là 17.5%/ năm. Trong đó, năm 2010 được xem là năm thành công của nhiều mặt hàng xuất khẩu, dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 1,9 tỷ USD (tăng 16,9% so với năm 2009); da giày đạt 0,5 tỷ USD (tăng 14,3% so với năm 2009)…
Hai ngành này có chung điểm là sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam. Những hạn chế của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài (60% - 70%), hao phí điện năng lớn do vậy giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao, các Doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc ký kết hợp đồng. Nhiều sản phẩm chế biến còn mang tính chất gia công.
Bảng 2.4a. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của TP. HCM từ 2007-2010
ĐVT: Nghìn USD
Năm
Tổng kim ngạch
Kinh tế trong nước
Kinh tế có vốn ĐTNN
Kinh tế trung ương
Kinh tế địa phương
Tổng cộng
1=4+5
2
3
4=2+3
5
2007
18.100.573
3.415.451
11.063.671
14.479.122
3.621.451
2008
23.284.463
5.485.159
13.380.788
18.865.947
4.418.516
2009
19.477.396
4.114.115
11.276.220
15.390.335
4.087.061
2010
21.063.450
4.078.407
12.402.323
16.480.731
4.582.719
Năm sau so với năm trước (%)
2007
123,9
114,8
129,4
125,6
117,5
2008
128,6
160,6
120,9
130,3
122,0
2009
83,6
75,0
84,3
81,6
92,5
2010
108,1
99,1
110,0
107,8
112,1
Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM
Bảng 2.4b. Tỷ trọng của kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong kim ngạch nhập khẩu của kinh tế quốc doanh từ 2007-2010
ĐVT: Triệu USD
Các TPKT trong nước
2007
2008
2009
2010
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Kinh tế
Trung ương
3.415,5
23.6%
5.485,2
29.1%
4.114,1
26.7%
4.078,4
24.7%
Kinh tế
địa phương
11.063,7
76.4%
13.380,8
70.9%
11.276,2
73.3%
12.402,3
75.3%
Tổng cộng
14.479,1
100%
18.865,9
100%
15.390,3
100%
16.480,7
100%
Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM
Hình 2.6. Tỷ trọng của kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong kim ngạch nhập khẩu của kinh tế quốc doanh từ 2007-2010
Bảng 2.4c. Tỷ trọng của kinh tế trong nước và kinh tế có vốn ĐTNN trong kim ngạch nhập khẩu TP. HCM từ 2007-2010
ĐVT: Triệu USD
Các TPKT trong nước
2007
2008
2009
2010
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Kim ngạch NK
Tỷ trọng
Kinh tế trong nước
14.479,1
80%
18.865,9
81%
15.390,3
79%
16.480,7
78.2%
Kinh tế có vốn ĐTNN
3.621,5
20%
4.418,5
19%
4.087,1
21%
4.582,7
21.8%
Tổng cộng
18.100,6
100%
23.284,5
100%
19.477,4
100%
21.063,5
100%
Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM
Hình 2.7. Tỷ trọng của kinh tế quốc doanh và kinh tế có vốn ĐTNN trong kim ngạch nhập khẩu TP. HCM từ 2007-2010
² NHẬN XÉT:
Giá trị và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ 2007 – 2010:
Theo báo cáo của Cục thống kê Tp.Hồ Chí Minh, tổng kim ngạch Nhập khẩu Tp.HCM trong vòng 4 năm trở lại đây, từ 2007 – 2010 tăng trưởng không ổn định , nhìn chung có xu hướng tăng, nhưng bị chùng lại ở năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 so với 2007 tăng 5183, 9 triệu USD (khoảng 28,64%), năm 2009 kim ngạch nhập khẩu có tốc độ giảm 16,4% sau đó lại tăng trưởng trở lại ở năm 2010 từ 19477,4 triệu USD lên 21.063,5 triệu USD (tăng 8,1%) đạt mức cao nhất.
Cũng như kim ngạch xuất khẩu, trong giai đoạn vừa qua, hoạt động nhập khẩu Tp.Hồ Chí Minh tuy tăng giá trị nhưng chưa mang tính ổn định, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài như diễn biến giá cả, cung cầu trên thị trường thế giới, tình hình kinh tế của các nước bạn hàng…
Theo thành phần kinh tế thì các đơn vị có vốn đầu tư trong nước dần giảm tỉ trọng nhưng không đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong suốt giai đoạn từ năm 2007 đến 2010, trong đó cao nhất là 81% vào năm 2008. Trong đó quốc doanh địa phương có xu hướng tăng dần tỉ trọng. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng dần tỉ trọng nhưng không đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2009 kim ngạch nhập khẩu của khu vực này chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 2% so với 2007, năm 2007, năm 2010 là 21,8% tăng 0,8% so với năm 2009.
Bảng 2.5. Mặt hàng nhập khẩu chính TP. HCM từ 2007-2010
ĐVT: Nghìn USD
Mặt hàng
2007
2008
2009
2010
- Sữa và sản phẩm từ sữa
134.904
208.631
152.654
285.493
- Dầu mỡ động thực vật
151.053
215.350
141.758
171.241
- Nguyên, phụ liệu SX thuốc lá
87.495
79.428
100.384
92.904
- Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
20.799
41.297
33.227
54.984
- Bột mỳ
28.970
25.149
32.796
40.890
- Phân bón
173.933
186.099
180.604
117.499
- Xăng dầu
1.516.477
2.473.207
1.301.717
612.581
- Nguyên, phụ liệu tân dược
46.543
40.769
34.721
46.473
- Nguyên, phụ liệu giày dép
132.143
168.871
142.415
166.358
- Phụ liệu ngành may
179.867
198.720
164.839
179.939
- Vải
473.542
573.405
528.251
611.638
Nguồn: Cục Thống kê TP. HCM
Hình 2.8a. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chính giai đoạn 2007
² NHẬN XÉT:
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu:
Sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất năm 2010 là xăng dầu (612.581 nghìn USD), vải (611.638 nghìn USD) sữa và sản phẩm từ sữa (285,493 nghìn USD), nguyên phụ liệu ngành may (179.939 nghìn USD), nguyên phụ liệu ngành giày dép(166.358 nghìn USD),… Qua biểu trên cho thấy, trên địa bàn TP. HCM cơ cấu nhập khẩu theo nhóm hàng có những chuyển biến theo hướng gia tăng nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên liệu trừ xăng dầu, phân bón. Các mặt hàng xăng dầu có sản lượng nhập khẩu giảm dần trong những năm gần đây do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất được đưa vào vận hành sẽ đáp ứng được phần nào lượng xăng dầu tiêu dùng trong nước, giảm nhập khẩu từ nước ngoài. Sản lượng xăng dầu nhập khẩu thấp nhất là 612.581 nghìn USD (năm 2010) giảm đi khoảng bốn lần so với năm 2007, phân bón nhập khẩu thấp nhất đạt 170.760 tấn vào năm 2010, giảm đi 35% so với năm 2009.
Tóm lại, những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu vẫn là nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các ngành này một khi những nguồn hàng nhập khẩu trên bị sụt giảm sản lượng do tác động của giá cả, thị trường nhập khẩu và tình hình kinh tế của các nước xuất khẩu hàng hóa cho TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hình 2.9. Xuất nhập khẩu hàng hóa TP.HCM giai đoạn 2007 - 2010
Triệu USD
Nhận xét:
Nhập siêu xảy ra liên tục trong suốt giai đoạn 2007 – 2010, tuy nhiên giá trị nhập khẩu có xu hướng giảm, từ 23.284 triệu USD năm 2008 đã giảm xuống còn 19.477 triệu USD năm 2009, sau đó năm 2010 có tăng lên nhưng không đáng kể. Nhập khẩu giảm do cả yếu tố giá, do cả yếu tố lượng,nên kim ngạch giảm mạnh. Giảm mạnh gồm có xăng dầu, phân bón, bông, sợi, nguyên phụ liệu dệt may giày dép,...
Sự sụt giảm nhập khẩu cho thấy tình hình sản xuất hàng tiêu thụ trong nước và hàng xuất khẩu vẫn đang đứng trước những khó khăn.
Trong thời gian tới để khắc phục tình trạng nhập siêu cần đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn để bù đắp thâm hụt từ hàng nhập khẩu. Tăng các rào cản thuế và phi thuế đối với hàng nhập khẩu không thiết yếu phục vụ sản xuất tiêu dùng. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, thay đổi cơ cấu nhập khẩu, thì việc mở rộng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ cũng rất quan trọng như: Hướng vào xuất khẩu các hàng hóa đem lại giá trị gia tăng cao như phần mềm, linh kiện điện, điện tử...; hướng vào các dịch vụ phi hàng hóa như du lịch, xuất khẩu lao động...
2.1.2. Dự báo khả năng xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
² Xuất khẩu:
Bảng 2.6. Dự báo sản lượng xuất khẩu TP. HCM đến năm 2015
ĐVT: Nghìn USD
Sản phẩm
2011
2012
2013
2014
2015
- Gạo
2.927,4
3.366,6
3.871,5
4.452,3
5.120,1
- Tiêu
33.476,5
38.498,0
44.272,7
50.913,6
58.550,6
- Cafê
188.163
216.387,5
248.845,6
286.172,4
329.098,3
- Cao su
105.152,6
120.925,4
139.064,2
159.923,9
183.912,5
- Sữa và sản phẩm từ sữa
96.981,8
111.529,1
128.258,4
147.497,2
169.621,8
- Hàng thủy sản
422.001,7
485.302
558.097,2
641.811,8
738.083,6
- Hàng giày dép
582.395,7
669.755
770.218,2
885.751
1.018.613,6
- Hàng may mặc
2.142.384,5
2.463.742,1
2.833.303,4
3.258.299
3.747.043,8
- Dầu thô
5.715.000,4
6.572.000,7
7.558.000,6
8.692.000,4
9.996.000,2
Hình 2.10. Biểu đồ dự báo sản lượng xuất khẩu TP. HCM đến năm 2015
NHẬN XÉT:
Trong giai đoạn 2011-2015, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 17%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (không tính dầu thô) đạt 100 tỷ USD; tiếp tục giữ vững tốc độ xuất khẩu nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, thúc đẩy tăng trưởng nhóm hàng tiềm năng và phát triển nhóm hàng dịch vụ phục vụ xuất khẩu; tăng tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Á…
Theo đánh giá của các sở, ngành cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố có sự chuyển dịch tăng dần sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và thị trường xuất khẩu mở rộng, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường tăng.
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, chủ yếu là sản phẩm gia công, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ bất cập, lãi suất huy động vốn trên địa bản đang điều chỉnh theo xu hướng tăng gây áp lực đối với chi phí hoạt động kinh doanh.
E Ngành dệt may TP đặt mục tiêu tăng trưởng 15% trong giai đoạn 2010-2015. Giữ vững tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và bảo đảm tỷ trọng 35% của những nhóm hàng có ưu thế như dệt may, giày dép… đồng thời nâng cao tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng có giá trị gia tăng lớn, giảm dần việc xuất thô nông - lâm - thủy hải sản.
E Lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm đi khi các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động, và thậm chí Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu dầu thô. Trong khi đó, việc khai thác không tiến triển nhanh, và lượng dự trữ không đủ như dự định ban đầu để bù cho sự sụt giảm tự nhiên ở các giếng dầu chính đang khai thác. Chính vì vậy mà gía trị cũng như sản lượng dầu thô xuất khẩu trong những năm tới sẽ có chiều hướng giảm xuống.
² Nhập khẩu:
Bảng 2.7. Dự báo sản lượng nhập khẩu TP. HCM đến năm 2015
ĐVT: Nghìn USD
Sản phẩm
2011
2012
2013
2014
2015
- Sữa và sản phẩm từ sữa
271,218
256,944
254,089
248,379
245,524
- Dầu mỡ động thực vật
157.542
154.117
152.405
149.836
147.267
- Nguyên phụ liệu SX thuốc lá
90.354
87.315
83.966
80.851
79.897
- Bột mỳ
42.769
44.941
47.034
49.967
50.703
- Phân bón
190.642
171.593
168.229
154.011
146.854
- Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
60.482
67.187
71.903
82.165
85.328
- Xăng dầu
6.832.430
6.553.930
6.004.160
5.802.700
5.513.230
- Nguyên, phụ liệu tân dược
47.720
49.824
50.683
51.754
53.120
- Nguyên, phụ liệu giày dép
169.538
173.076
180.102
184.735
193.648
- Phụ liệu ngành may
183.953
190.332
205.140
219.472
228.882
- Vải
624.778
649.274
681.632
697.267
730.582
Hình 2.10. Biểu đồ dự báo sản lượng nhập khẩu TP. HCM đến năm 2015
NHẬN XÉT:
Trong giai đoạn 2001 – 2010 mức nhập siêu của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã tăng rất nhanh, vượt xa so với định hướng kế hoạch 2001 – 2010 của Chính phủ. Vì thế dự báo đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ nhập siêu xuống còn 14% và những năm tiếp theo sẽ tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
E Theo Bộ Công Thương, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc kiểm soát nhập siêu và cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn như ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên liệu, gia công xuất khẩu để giảm dần và thay thế nguồn nguyên nhiên liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài như xăng dầu, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, da... Tuy nhiên cho tới năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải tăng nhập khẩu bột mì, nguyên phụ liệu tân dược, nguyên phụ liệu giàu dép và nguyên phụ liệu ngành may để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước.
E Về chế biến dầu khí, Petrovietnam phấn đấu đến năm 2015, tổng công suất lọc dầu khoảng 16-17 triệu tấn/năm, đáp ứng 50-60% nhu cầu sản phẩm xăng dầu, 60 - 70% nhu cầu phân đạm, 50-60% nhu cầu nguyên liệu cho hóa dầu và các sản phẩm hóa dầu trong nước. Như vậy, sự phát triển của tập đoàn Dầu khí Việt Nam giúp dự báo xu hướng giảm nhập khẩu các mặt hàng như phân bón, xăng dầu trong thời gian tới.
2.2. Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM
Tuy nhập khẩu được đánh giá là cơ bản phục vụ tốt cho sản xuất hàng xuất khẩu phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ và tiêu dùng trong nước, nhưng nhập siêu vẫn luôn duy trì trong cán cân thương mại như hiện nay ẩn chứa trong đó những nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như gia tăng nợ công, gia tăng thất nghiệp, nhấn chìm thị trường chứng khoán trong nước,...
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu đạt ở mức cao trong giai đoạn 2007 - 2010, trước hết là do các giải pháp nhằm hạn chế nhập siêu chưa được triển khai quyết liệt và có hiệu quả ở các ngành và doanh nghiệp - chưa đẩy mạnh sản xuất trong nước nhóm hàng vật tư - thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất và phục vụ xuất khẩu hiện có nhu cầu lớn chưa tập trung năng lực các ngành sản xuất những mặt hàng có hàng rào thuế quan nhập khẩu, đã và sẽ giảm mạnh trong thời gian tới do cam kết hội nhập. . ., Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công chế biến và nguyên liệu thô. Điều này cũng cho thấy, một mặt, nền sản xuất trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, vật liệu, thiết bị nhập khẩu, mặt khác, tính gia công của xuất khẩu còn rất lớn, tuy Việt Nam đã qua một chặng đường hơn 20 năm đổi mới. Bên cạnh đó nhiều dự án phục vụ cho việc sản xuất hàng tư liệu sản xuất như xăng dầu, máy móc thiết bị, bao gồm cả công nghiệp phụ trợ trong nước lại triển khai quá chậm chạp, càng làm cho nền kinh tế vốn đã phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài lại càng phụ thuộc thêm. Thứ ba, kể từ năm 2007 giá thế giới nhiều loại hàng hóa tăng nhanh làm cho giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng lên. Thêm vào đó do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu tăng mạnh cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng đã dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Do vậy, trong thời gian tới cán cân thương mại của Việt Nam sẽ vẫn tình trạng nhập siêu. Điều quan trọng là phải kiềm chế mức độ nhập siêu một cách phù hợp và phải phấn đấu giảm dần nhập siêu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu làm cho tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Hơn nữa, là thành viên của WTO Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, các ngành và các doanh nghiệp cần phải tận dụng tốt cơ hội này.
2.3. Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa của các loại hình doanh nghiệp tại TP. HCM
Đối với xuất – nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, Việt Nam đã có những bước đổi mới ngay từ giai đoạn đầu cải cách với việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương. Từ 1988 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép hoạt động xuất nhập khẩu, tiếp theo các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân cũng được kinh doanh xuất nhập khẩu (theo Luật Công ty). Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu cũng được đơn giản hoá từng bước. Việc ban hành Nghị định 57/NĐ-CP năm 1988 có thể coi là bước ngoặt của quá trình tự do hoá ngoại thương ở Việt nam, bởi nó đã chính thức khẳng định quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực ngoại thương. Bên cạnh đó, Nhà nước còn thực hiện nhiều biện pháp nới lỏng về quản lý ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình thanh toán với đối tác nước ngoài. Những rào cản phi thuế quan như chế độ quota, quy định đầu mối xuất nhập khẩu cũng dần được gỡ bỏ, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.
Hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cho phép tất cả các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa với tư cách pháp nhân, quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, song xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và TP. HCM nói riêng vẫn đang phải đối mặt với không ít những khó khăn do thiếu vắng cơ sở lý luận và các tiền lệ lịch sử. Do vậy, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện khung thể chế cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang và sẽ tiếp tục được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Hiện nay tại TP. HCM có các loại hình sau tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Tính trên tổng số 200 doanh nghiệp được khảo sát, thống kê được cơ cấu như sau: công ty cổ phần chiếm 26%, công ty TNHH chiếm 42%, công ty hợp danh chiếm 6.5%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 12.5% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 13%.
Doanh nghiệp một khi đã làm công việc xuất nhập khẩu thì tất nhiên luôn gắn liền với hoạt động làm thủ tục hải quan. Kể từ ngày 01/01/2011, 100% các doanh nghiệp tại TP. HCM phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông tư 222/2009/TT-BTC được ban hành ngày 25/11/2009 quy định tất cả các DN được ưu tiên như nhau, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau khi thực hiện quy trình này.
Một số ưu điểm của thủ tục hải quan điện tử hiện nay có thể kể ra như sau:
² Đối với doanh nghiệp:
ç Tiết kiệm thời gian:
Thời gian làm thủ tục trung bình cho một lô hàng theo thủ tục hải quan truyền thống là từ 4-8 giờ. Khi thực hiện thủ tục HQĐT, thời gian làm thủ tục cho một lô hàng đối với luồng xanh là từ 5 đến 10 phút, luồng vàng là từ 20 đến 30 phút, luồng đỏ là từ 1 đến 2 giờ. DN tiết kiệm được khoảng 2 đến 4 giờ cho một lô hàng. Việc thông quan hàng hóa nhanh chóng giúp cho DN chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm nhiều chi phí hữu hình cũng như vô hình. DN không phải đến trụ sở của cơ quan HQ mà có thể khai hải quan tại bất cứ địa điểm nào có máy tính kết nối mạng internet và được thông quan ngay đối với lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
DN có thể khai báo hải quan bất kỳ lúc nào thay cho việc chỉ có thể khai trong giờ hành chính như trước đây và được cơ quan hải quan tiếp nhận khai báo trong giờ hành chính.
DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ được quyền ưu tiên thứ tự kiểm tra đối với các lô hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
ç Giảm bớt nhân sự cho việc làm thủ tục:
Do đơn giản trong việc khai báo, lập bộ hồ sơ chứng từ và DN có thể khai báo từ cơ quan DN, một nhân viên có thể khai báo nhiều tờ khai cùng một lúc, khai báo ở nhiều cửa khẩu khác nhau mà không cần phải đến các cửa khẩu để nộp hồ sơ như TTHQTT cho nên nhân sự phục vụ cho việc làm thủ tục của các DN sẽ giảm. Số lượng giảm là từ 1- 3 người/ công ty.
ç Tiết kiệm chi phí làm thủ tục:
Do giảm được thời gian và nhân sự cho việc làm thủ tục và không phải tiếp xúc với nhiều bộ phận hải quan như đăng ký, tính thuế, giá, kiểm tra, giám sát kho bãi cho nên hạn chế rất nhiều tiêu cực phát sinh, đồng thời do giải phóng hàng nhanh nên DN cũng giảm được chi phí kho bãi, chi phí bốc xếp, lãi vay ngân hàng.
DN được sử dụng tờ khai điện tử in từ hệ thống của DN, có chữ ký và đóng dấu của DN thay cho tờ khai giấy và các chứng từ kèm theo để đi nhận hàng và làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường (nếu lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa).
Doanh nghiệp cũng được sử dụng Lệnh thông quan in ra từ hệ thống khai HQĐT theo Mẫu phiếu giải phóng hàng hóa đã đăng ký với cơ quan hải quan (không cần đóng dấu, chữ ký của đại diện DN) đối với những lô hàng đã được cơ quan chấp nhận thông quan.
Được sử dụng hóa đơn in ra từ hệ thống, đóng dấu, ký tên của đại diện DN để thông quan hàng hóa trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố, tạm dừng hoạt động.
Các DN được hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời về thủ tục HQ, thông qua cơ quan VAN và Chi cục HQĐT mà không phải tốn bất kỳ khoản chi phí nào giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, lượng giấy tờ phải nộp và xuất trình; rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa hải quan và doanh nghiệp.
ç Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận:
Với việc giảm thời gian làm thủ tục, thông quan hàng hóa nhanh, giảm bớt các khoản chi phí như đã nêu trên thì việc tăng doanh thu của DN là điều tất yếu.
ç Tăng uy tín thương hiệu doanh nghiệp:
- Ngoài những lợi ích như đã nêu trên, việc tham gia thủ tục của các DN còn là dịp để giới thiệu thương hiệu của mình. Do thủ tục HQĐT là một sự kiện nổi bật chưa từng có nên rất được nhiều người, được các cơ quan truyền thông đại chúng (truyền thanh, truyền hình, báo chí, báo điện tử...) trong nước cũng như nước ngoài quan tâm. Sự xuất hiện hình ảnh, thông tin về các DN này trên các phương tiện thông tin đại chúng là cơ hội để các DN quảng bá thương hiệu của mình mà không phải tốn kém chi phí cho việc quảng cáo.
- Việc tham gia thủ tục HQĐT giúp cho DN làm quen với loại hình thủ tục mới. Đây cũng là bước chuẩn bị, là cơ hội để các DN tự khẳng định mình trong lĩnh vực thương mại điện tử. Việc tham gia trước của các DN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong quá trình cạnh tranh đối với các đối thủ khác khi Việt Nam chính thức tham gia WTO.
DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ được cơ quan HQ cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ HQĐT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử HQ.
Việc áp dụng việc kê khai tự tính thuế, tự lưu giữ các chứng từ, hồ sơ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đã nâng cao vai trò trách nhiệm của các DN trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Thực hiện thủ tục HQĐT giúp thông tin giữa hệ thống của HQ và DN được quản lý đồng bộ trên máy tính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin.
ç Thực hiện thủ tục HQĐT, DN còn được hưởng thêm nhiều lợi ích khác so với thủ tục HQ truyền thống đó là:
- DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ được cơ quan HQ hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo HQĐT và tư vấn trực tiếp miễn phí.
- Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức nộp lệ phí (theo tháng hoặc theo từng tờ khai) thay vì chỉ có thể nộp theo từng tờ khai như thủ tục hải quan truyền thống.
- Hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và nhập nguyên liệu sản xuất XK đơn giản hơn, thay vì phải nộp hoặc xuất trình tờ khai, báo cáo thanh khoản và chứng từ bằng giấy thì DN được sử dụng hồ sơ điện tử để thanh khoản.
- DN có thể đăng ký thực hiện thủ tục HQĐT tại bất kỳ Chi cục HQĐT nào và được chấp nhận làm thủ tục HQĐT ở các Chi cục khác thay vì việc phải làm đăng ký tại từng Chi cục HQĐT như trước đây.
- Thực hiện thủ tục HQĐT giúp DN giảm thời gian, chi phí làm thủ tục HQ do DN có thể chủ động trong quá trình khai báo HQ và sắp xếp thời gian đi nhận hàng và xuất hàng.
² Đối với cơ quan hải quan:
Thủ tục hải quan điện tử là giúp cơ quan hải quan thêm minh bạch và chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển, hiện đại hóa, hội nhập với khu vực và quốc tế; tạo nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng tiềm lực kinh tế cho doanh nghiệp. Bước đầu đã hình thành được một đội ngũ cán bộ, công chức tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố có kỹ năng và kiến thức thực hiện thủ tục hải quan điện tử làm tiền đề cho việc triển khai mở rộng thủ tục hải quan sâu, rộng trong giai đoạn tới.
ç Việc thực hiện thủ tục HQĐT thể hiện rõ quyết tâm đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, thay đổi phương thức quản lý của Cục HQ TPHCM nói riêng và ngành HQ nói chung. Áp dụng phương pháp QLRR dựa trên nền tảng trang thiết bị hiện đại thay thế cho phương pháp quản lý thủ công truyền thống. Chuyển từ kiểm tra trước, kiểm tra trong thông quan (tiền kiểm) sang KTSTQ (hậu kiểm), tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc giải phóng nhanh hàng hóa.
ç Việc thực hiện thủ tục HQĐT và ra đời Chi cục HQĐT đã làm giảm một phần áp lực công việc cho các Chi cục HQCK. Toàn bộ công việc được xử lý thông qua hệ thống máy tính giúp cho việc quản lý được hiệu quả, khoa học; hạn chế sự tiếp xúc giữa DN và cơ quan HQ và hạn chế tình trạng tiêu cực xãy ra.
ç Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, quy trình thủ tục đơn giản, ít sử dụng hồ sơ giấy, một công chức HQ có thể xử lý nhiều công việc khác nhau. Thông qua hệ thống, các khâu nghiệp vụ được tuần tự tiến hành, tiết kiệm thời gian luân chuyển và trình ký hồ sơ. Do đó, thời gian thông quan hàng hóa nhanh hơn so với quy trình thủ công truyền thống.
ç Đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng trong quản lý. Toàn bộ các thông tin yêu cầu của cơ quan HQ đối với DN được thể hiện trên hệ thống, giúp cho DN chủ động trong việc làm thủ tục, hạn chế việc đi lại nhiều lần, gây phiền hà cho DN.
ç Xây dựng được hình ảnh đẹp của cơ quan HQ về cơ sở vật chất, trang bị hiện đại, tác phong làm việc văn minh lịch sự, thái độ, tinh thần phục vụ DN trong hoạt động XNK.
ç Những thành công bước đầu của việc thực hiện thủ tục HQĐT tại đơn vị là tiền đề cho việc phát triển thủ tục HQĐT trong tương lai. Qua đó, Cục HQ TPHCM, TCHQ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo thực hiện TQĐT thời gian qua, định hướng cho công tác TQĐT thời gian tới, thực hiện thành công Nghị quyết Số: 222/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và tạo ra động lực cho 64 việc cải cách, hiện đại hóa thủ tục HQ. Đây cũng là tiền đề, bài học kinh nghiệm cho việc triển khai dự án hiện đại hóa HQ theo vốn vay của Ngân hàng thế giới (World Bank) sau này.
² Đối với xã hội:
ç Đây là sự kiện quan trọng được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các bộ ngành và sự ủng hộ của cộng đồng DN, xã hội.
ç Là một trong những sự kiện nổi bật trong năm 2005 mà một số báo đã bình chọn (được Bộ Thương mại, báo điện tử VietnamNet và công ty FPT bình chọn là một trong 10 sự kiện thương mại năm 2005).
ç Xây dựng lực lượng hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2.4. Phạm vi đánh giá thực trạng quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP.HCM
Khóa luận tập trung vào điều tra thực trạng quy trình thủ tục HQĐT tại TP.HCM thông qua bảng câu hỏi khảo sát tại các doanh nghiệp hiện đang thực hiện nghiệp vụ này tại TP. HCM năm 2011.
Việc triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử đã mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thông quan đối với các lô hàng thực hiện thủ tục hải quan điện tử giảm đáng kể so với thủ tục thông thường và khai từ xa; danh mục các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan điện tử giảm đáng kể so với thủ tục hải quan truyền thống. Qua điều tra, lấy ý kiến của các Cục hải quan tỉnh, thành phố hầu hết các doanh nghiệp đều đồng tình, ủng hộ chủ trương mở rộng thủ tục hải quan điện tử và đánh giá cao phương thức này.
Bảng 2.8. Phân bổ phiếu điều tra theo loại hình doanh nghiêp
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
SỐ PHIẾU ĐIỀU TRA
PHÂN LOẠI PHIẾU
TỶ LỆ % THU HỒI
HỢP LỆ
LOẠI BỎ
Công ty cổ phần
52
50
2
96.2%
Công ty TNHH
84
78
4
92.9%
Công ty hợp doanh
13
13
0
100.0%
Doanh nghiệp tư nhân
25
25
0
100.0%
Doanh nghiệp nhà nước
26
25
3
96.2%
TỔNG
200
191
9
95.5%
CHƯƠNG 3:
ĐIỀU TRA QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN QUA ĐÁNH GIÁ Ở CÁC CÔNG TY CÓ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.1. Các hoạt động thực hiện quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Tp.Hồ Chí Minh
3.1.1. Các quy trình thực hiện
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ giới thiệu quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh đầu tư bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.1.1. Chuẩn bị bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ
Trong trường hợp xuất hàng theo điều kiện CIF , nhân viên làm TTHQ tự liên hệ hãng tàu để lấy booking và nắm ngày giờ, cảng xuất , tên tàu. Đồng thời liên hệ với công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm theo yêu cầu của khách .
Đối với hàng xuất kinh doanh Bộ hồ sơ khai hải quan gồm có:
Phiếu tiếp nhận đăng kí TKHQ mẫu giấy & phiếu tiếp nhận tờ khai đăng ký qua mạng.
Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu HQ/2009-TKĐTXK ( 2 bản chính)
Phụ lục tờ khai Hải quan (nếu có)
Hợp đồng ngoại thương (1 bản sao)
Hợp đồng Ủy thác xuất khẩu (nếu có - 1bản sao)
Comercial Invoice & Packing List ( 1 bản chính và 1 bản sao)
Giấy giới thiệu của công ty
Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
Giấy đăng kí kiểm dịch động/thực vật (nếu lô hàng yêu cầu phải kiểm dịch-1 bản sao)
Nhân viên chứng từ phải kiểm tra tính đồng nhất giữa các thông tin trên chứng từ. Thông thường thì kiểm tra các thông tin sau (những thông tin phục vụ cho việc lên tờ khai và làm TTHQ):
- Đối với Hợp đồng ngoại thương : Số hợp đồng, ngày tháng năm kí kết hợp đồng, tên và địa chỉ của người bán, tên và địa chỉ của người mua, tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, xuất xứ hàng hóa, phương thức thanh toán.
- Đối với Hóa đơn thương mại: Số hóa đơn, ngày lập hóa đơn, tên và địa chỉ của người bán, tên và địa chỉ của người mua, tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán xem có tương thích với các thông tin trên hợp đồng hay không
- Đối với Phiếu đóng gói: kiểm tra số kiện, số kí, số khối
Khi phát hiện bất kì sự nhầm lẫn nào giữa các thông tin trên, nhân viên chứng từ phải báo ngay với khách hàng để họ tiến hành điều chỉnh. Sau đó tiến hành đăng kí tờ khai trên phần mềm điện tử.
+ Trường hợp khách hàng kí hợp đồng ủy thác xuất khẩu với công ty, yêu cầu công ty thay mặt mình đứng ra thu xếp mọi thủ tục xuất hàng, thì họ sẽ không làm Invoice, Packing List mà chỉ gởi chi tiết về lô hàng để nhân viên chứng từ của công ty làm giúp, thường thì 2 chứng từ này sẽ được gộp chung lại thành “Invoice & Packing List” thể hiện đầy đủ các thông tin về số lượng, đơn giá, số kiện-kí-khối. Và lúc này, kèm theo Hợp đồng Ủy thác xuất khẩu trong Bộ hồ sơ khai hải quan.
+ Trường hợp công ty làm Đại lý khai thuê HQ sẽ thể hiện thêm phần “ Đại Lý làm TTHQ – Customs Clearance Agent” trên Invoice & Packing List và có Hợp đồng Đại lý HQ kèm theo trong Bộ hồ sơ khai HQ.
3.1.1.2. Truyền dữ liệu khai báo hải quan qua mạng, lên tờ khai hải quan xuất khẩu và chuẩn bị Bộ hồ sơ khai hải quan
Ø Chuẩn bị tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu.
Ø Các bước khai HQ thực tế trên máy tính:
Nhân viên chứng từ vào phần mềm khai báo qua mạng (ECUSK2_KD – Electronic Custom Service) do Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin Cục hải quan TP.HCM cung cấp để nhập dữ liệu khai báo hải quan hàng xuất. Việc nhập các tiêu thức trên phần mềm khai báo cũng tương tự như nhập thông tin trên tờ khai giấy. Sau khi nhập xong, chỉ cần một thao tác đơn giản là dữ liệu sẽ được truyền đến chi cục hải quan nơi ta tiến hành mở tờ khai điện tử. Phần mềm ECUS có hỗ trợ chức năng in các thông tin đã nhập lên tờ khai giấy, các thông tin in ra rất chính xác và đẹp mắt, tiện lợi hơn rất nhiều so với phương pháp thủ công như lúc trước.
Khai báo hải quan điện tử HQ gồm các bước sau:
Khi bắt đầu chạy chương trình bạn phải thực hiện chức năng đăng nhập(LOGIN). Bạn hãy nhập thông số truy cập đầy đủ:
+Tên truy cập: sa
+Mã truy cập: mật khẩu của bạn để truy cập chương trình
+Tên CSDL: ECUS
+Tên máy chủ: Tên của máy chủ chứa cơ sở dữ liệu MS SQL Server thông thường là tên máy tính chạy chương trình
+ ĐV Hải quan: tên đơn vị Hải quan tiếp nhận tờ khai điện tử (ở đây là Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư)
Khi đã nhập đầy đủ các thông tin bạn chọn nút “Đăng nhập”. Nếu không đăng nhập được bạn hãy kiểm tra lại tất cả thông số bạn nhập và đăng nhập lại.
Bước 1. Lập tờ khai hải quan điện tử
-Vào menu của chương trình và chọn chức năng: “Tờ khai/Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu”. Khi đó màn hình xuất hiện chức năng “Nhập tờ khai nhập khẩu mới”.
- Sau khi điền các thông tin cần thiết trên tab “Thông tin của tờ khai”, chọn tab “Danh sách hàng tờ khai” điền đầy đủ các thông tin về mặt hàng mà bạn muốn nhập khẩu. Khi nhập đầy đủ các thông tin chọn nút “Ghi”.
- Ngoài việc khai đầy đủ thông tin trên tờ khai, bắt buộc doanh nghiệp phải khai thêm những chứng từ kèm theo như: hợp đồng, invoice, packing list, vận tải đơn, giấy phép (nếu có),…v.v
Bước 2. Khai báo tờ khai điện tử
Gửi tờ khai đến Hải quan điện tử.
Để chuẩn bị gửi tờ khai đến Hải quan điện tử máy của bạn phải được kết nối INTERNET.
Bạn chọn nút “Khai báo” trên màn hình nhập tờ khai nếu bạn chưa nhập tên truy nhập, mật khẩu kết nối tới VAN thì màn hình sẽ hiện ra để bạn nhập tên truy nhập, mật khẩu kết nối tới VAN
Nhập xong bạn chọn nút chấp nhận. Sau đó hãy chờ trong giây lát để nhận được thông tin trả về sơ bộ từ phía Hải quan điện tử như số tờ khai,…
Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả về thì đã xong bước gửi tờ khai điện tử.
Bước 3. Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử
Cán bộ HQ sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả. Căn cứ trên kết quả phản hồi này, DN tiến hành theo hướng dẫn của kết quả được phản hồi.
- Trường hợp nếu DN khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì cơ quan hải quan gửi phản hồi yêu cầu DN bổ sung và điều chỉnh, sau khi điều chỉnh DN gửi khai báo lại để lấy lại số tiếp nhận mới;
- Trong phần khai báo thủ tục HQĐT có phần scan chứng từ kèm theo. Chỉ khi nào cơ quan hải quan yêu cầu DN scan kèm theo thì DN mới scan và đính kèm vào tờ khai và gửi lại tờ khai, lưu ý dung lượng file scan không quá 2Mb).
Bước 4. Kiểm tra và xử lý tờ khai
Sau khi có số tờ khai thì DN chờ phản hồi của cơ quan hải quan để xem kết quả phân luồng tờ khai, thủ tục HQĐT được phân thành 3 luồng chính: xanh, vàng, đỏ.
3.1.1.3. Làm thủ tục hải quan
Hình 3.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình làm TTHQ của nhân viên giao nhận
Quy trình làm TTHQ cho hàng hóa XK gồm 4 bước như sau:
Ø Bước 1: Để thuận tiện cho việc kiểm hóa (nếu có) nhân viên giao nhận sẽ tranh thủ chở hàng ra cảng sao cho trùng khớp với thời gian tờ khai được đăng ký để việc khai quan được nhanh chóng và thuận tiện, tiết kiệm các chi phi khác có thể phát sinh thêm.
Nhân viên giao nhận nộp Bộ hồ sơ khai hải quan tại quầy “Đăng kí tờ khai xuất”. Công chức hải quan nhận, kiểm tra sơ bộ và nhập số tiếp nhận khai quan qua mạng vào hệ thống máy tính, thông tin được tự động xử lí để kiểm tra số tờ khai, phân luồng và các chi tiết liên quan đến Bộ chứng từ coi có phù hợp với thông tin được lưu trữ không.
Ø Bước 2: Nhân viên giao nhận tranh thủ lúc chờ đợi, sẽ dán tem Lệ phí cho một bộ Hồ sơ là 20.000đ. Nếu hàng có kiểm hóa sẽ đóng luôn tiền mua seal. Tùy theo mức độ phân luồng trên Tờ Khai HQĐT, Công chức hải quan sẽ kiểm tra:
- Nếu tờ khai được phân luồng xanh: DN in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu DN, đem ra cơ quan hải quan nộp cho cán bộ đăng ký đóng dấu thông quan hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ đăng ký ký thông quan hàng hóa.
- Nếu tờ khai được phân luồng vàng:
+ Luồng vàng điện tử: thì hình thức giống như luồng xanh;
+ Luồng vàng giấy : thì DN in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu DN, kèm với toàn bộ chứng từ xuất khẩu cần thiết đem ra cơ quan hải quan làm thủ tục. Tờ khai sẽ được chuyển qua để cán bộ thuế kiểm tra và quyết định DN có được thông quan hàng hóa hay không.
- Nếu tờ khai được phân luồng đỏ: DN in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu DN, kèm bộ chứng từ xuất khẩu cần thiết đem ra cơ quan hải quan. Mức độ kiểm tra thuộc mức (3) (luồng đỏ) có 3 mức độ kiểm tra thực tế như sau:
+ Mức 3).a : Kiểm tra toàn bộ lô hàng;
+ Mức 3).b: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
+ Mức 3).c: Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
Tờ khai sẽ được xử lý qua các khâu đăng ký - tính thuế và cuối cùng là kiểm hoá để kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc phân công nhân viên kiểm hóa thường do Đội trưởng hoặc Đội phó công chức hải quan đảm nhiệm. Thông qua máy tính chạy tên các nhân viên hải quan kiểm hóa tại lối ra vào kho CFS. Biết được công chức hải quan phụ trách kiểm hóa lô hàng, nhân viên giao nhận phải nhanh chóng tìm vị trí cont, liên hệ với hải quan kiểm hóa để đăng ký giờ kiểm hóa thường giờ kiểm hóa từ 8h-11h30, và 14h-17h. Trường hợp này, cán bộ kiểm hóa ký thông quan hàng hóa.
Ø Bước 3: Nhân viên giao nhận cùng cán bộ hải quan kiểm hóa đi xuống bãi container để tiến hành công tác kiểm hóa. Công chức hải quan sẽ yêu cầu mở container kiểm tra hàng hóa bên trong tùy theo mức độ phải kiểm hóa, mức độ kiểm hóa có thể là 5% ( mức 3c), 10% ( mức 3b) hay toàn bộ lô hàng (mức 3a). Trong quá trình kiểm hóa có thể điều động đội bốc xếp của cảng để quá trình kiểm hóa diễn ra nhanh chóng. Kiểm hóa xong, Công chức hải quan này ghi kết quả kiểm hóa lên tờ khai hải quan và bấm seal hải quan, nhân viên giao nhận cũng bấm luôn seal của hãng tàu.
Ø Bước 4: Nhân viên giao nhận trở về phòng chờ và chờ nhận lại Tờ khai bản lưu người khai HQ. Để nhận lại tờ khai cần xuất trình liên hóa đơn đóng phí TTHQ bản màu tím và kí xác nhận vào sổ theo dõi. Trên tờ khai bản lưu người khai hải quan này phải có đóng dấu xanh ghi tên những cán bộ kiểm hóa ở tiêu thức 31 (nếu có kiểm hóa), dấu xanh xác nhận đã làm TTHQ ở tiêu thức số 32. Nhân viên giao nhận ghi lại số container-số seal lên mặt tờ khai và cầm tờ khai này đến HQ giám sát bãi để làm thủ tục thanh lí HQ và đến văn phòng cảng để làm thủ tục vào sổ tàu. Sau khi vào sổ tàu là hoàn tất quá trình làm các thủ tục hải quan.
3.1.2. Quá trình của hệ thống trong quản lý dữ liệu khai báo HQĐT
Đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp thì quá trình quản lý dữ liệu khai báo HQĐT bao gồm các quá trình cơ bản sau:
þ Tuyển dụng nhân viên làm công việc xuất nhập khẩu (bao gồm nhân viên chứng từ, nhân viên giao nhận) theo nhu cầu thực tế của lĩnh vực xuất nhập khẩu.
þ Đào tạo và tái đào tạo cho các nhân viên làm các công việc liên quan đến quy trình thủ tục HQĐT.
þ Chỉ đạo, giám sát và hướng dẫn trực tiếp các nhân viên trong quá trình thực hiện công việc khai báo thủ tục HQĐT.
Công việc chủ yếu của họ là phải nắm vững kỹ năng về máy tính, chuyên môn nghiệp vụ về hàng hóa XNK và các loại hình hàng hóa XNK của công ty.
þ Theo dõi và kiểm soát các vấn đề nảy sinh trong lúc thực hiện quy trình khai báo thủ tục HQĐT đối với hàng hóa XNK.
þ Triển khai các hoạt động hỗ trợ và phòng ngừa (như tờ khai bị sai, sự cố mạng, đường truyền...).
þ Đánh giá chất lượng của hệ thống quản lý nội bộ và điều chỉnh những tồn tại trong doanh nghiệp.
3.1.3. Áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh.
Để có cơ sở phân tích các giải pháp hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP. HCM luận văn đã tiến hành điều tra thực tế các ý kiến phải hồi của các doanh nghiệp có hoạt động khai báo hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Qua xử lý số liệu điều tra có thể cho biết danh mục ưu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Các bước kỹ thuật đánh giá được áp dụng trong quá trình thực hiện theo 4 bước cơ bản: Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh (PDCA).
Bảng 3.1. Kỹ thuật đánh giá áp dụng trong việc làm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP. HCM
Tiến trình
Nội dung
Nội dung triển khai
Lập
kế hoạch
- Lập kế hoạch cho các quá trình
- Chuẩn đoán các vấn đề cần phải điểu tra
- Đưa ra các dự án đề nghị
Quá trình tiến hành điều tra thực tế của luận văn
+ Viết phiếu điều tra (có tham khảo ý kiến các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu)
+ Lấy ý kiến phản hồi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Tp.Hồ Chí Minh
Xử lý số liệu điều tra theo phương pháp mức chất lượng và trung bình trọng số
Phân tích số liệu điều tra, đối chiếu với các nguồn thông tin khác.
Xếp danh mục ưu tiên cần phải hoàn thiện cho quy trình hải quan điện tử
Đề xuất các giải pháp với các cơ quan chức năng
Thực hiện
- Thực hiện dự án
Các bước triển khai như sau:
1) Xác định ranh giới cho các quá trình thực hiện Hải quan điện tử
2) Xác định điểm mạnh yếu của các nghiệp vụ và ghi nhận bằng văn bản.
3) Chọn lựa các yếu tố cần phải hoàn thiện.
4) Đưa ra các thỏa thuận đối với việc đánh giá.
5) Thu thập thông tin về quy trình này.
Kiểm tra
- Đối chiếu viêc đã làm được với các việc trong kế hoạch
Phân tích các thông tin trong bảng điều tra
Lập kế hoạch hành động và sửa đổi các hoạt động về quy trình thủ tục hải quan điện tử và thực hiện theo dõi đối tác được lựa chọn
Điều chỉnh
- Tiến hành sữa chữa, cải tiến
- Làm PCDA lần hai
Theo dõi quy trình thực hiện cải tiến này
Cập nhật các thông tin và tự chỉnh lại từ đầu
Điều chỉnh lại nội dung cần phân tích
Áp dụng vào việc phân tích đánh giá quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển trong luận văn theo các bước của lưu đồ như sau:
² Xác định nhu cầu cần phải hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử được đặt ra với các thủ tục đăng ký hải quan điện tử.
² Các kinh nghiệm, kiến thức và các thông tin cập nhật về thủ tục hải quan điện tử trong các doanh nghiệp thì ít được đề cập đến.
Việc lựa chọn các loại hình phù hợp với tình hình thực tế của xuất nhập khẩu hàng hóa và nhận thức của các cơ quan chức năng thì rất khó khăn.
² Bảng điều tra được thiết kế theo sự nhận thức nhu cầu của từng loại hình doanh nghiệp và của mỗi mô hình quản lý riêng. Thực chất đây là nhận thức thực tế sự cải tiến quy trình đòi hỏi phải có sự thỏa mãn của cả hai phía doanh nghiệp và cơ quan chức năng.
Vấn đề quan trọng là mỗi loại hình công ty khác nhau thì có lượng đội ngũ nhân sự khác nhau. Do đó, sẽ khác nhau về phương thức cải thiện và đào tạo đội ngũ nhân sự khác nhau.
² Luận văn chỉ tập trung vào các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp có hoạt động khai báo HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP. HCM cùng những người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ này, và cố gắng phác họa một cách khách quan những ảnh hưởng đến các công tác này.
² Để đảm bảo độ tin cậy khách quan cao nhất thì số liệu điều tra được các chuyên viên thống kê và tiến hành xử lý.
² Các công việc cần tiến hành trung thực sẽ xác định vị trí ưu tiên theo các cấp độ khác nhau.
3.2. Điều tra về thực trạng quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.1. Cách viết phiếu điều tra:
Để các ý kiến phản hồi của đối tượng được thăm dò ý kiến mang tính khách quan và độ tin cậy có thể bảo đảm, phiếu điều tra của khóa luận được thiết kế ở dạng khuyết danh nhưng có đề cập đến các khía cạnh: loại hình doanh nghiệp đang công tác, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự và trình độ… Mục đích quan tâm của khóa luận là số lượng tờ khai HQĐT và các loại hình doanh nghiệp.
Bước : Lựa chọn đối tượng tập trung chủ yếu vào các DN có hoạt động khai báo HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực TP. HCM.
Bước : Phân theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự và trình độ của đội ngũ nhân sự, lựa chọn đối tượng là các doanh nghiệp có hoạt động khai báo thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì quy mô về nhân sự cũng như trình độ đầu vào của đội ngũ nhân sự cũng khác nhau. Sự chú trọng vào đội ngũ nhân sự và trình độ nhân sự cũng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực XNK nói chung và trong thực hiện quy trình HQĐT nói riêng. (Xem bảng 3.2, 3.3, 3.4 Phụ lục 1).
Bước : Soạn thảo các nội dung câu hỏi, định vị các khu vực chịu sự ảnh hưởng của việc đánh giá.
Các câu hỏi của từng phần bao hàm nhiều yếu tố khác nhau. Có 3 yếu tố chính tác động đến hiệu quả quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển:
- Con người và các chính sách, quy định của Nhà nước.
- Tác động của cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin.
- Chất lượng của phần mềm khai báo HQĐT.
Qúa trình điều tra trong phiếu khảo sát khóa luận được xuất phát từ tình hình thực tế của quy trình HQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP. HCM. Nội dung các quá trình này liên quan đến nhu cầu cần phải nâng cao hiệu quả của quy trình thủ tục HQĐT tại TP. HCM nói riêng và trên cả nước nói chung.
Bảng 3.5. Nội dung quá trình cải tiến quy trình thủ tục hải quan điện tử
STT
Nội dung điều tra
Vấn đề
liên quan
Qúa trình
cần cải tiến
Câu hỏi
liên quan
1
Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quy trình TTHQĐT
Yếu tố
con người
§ Kinh nghiệm và thái độ làm việc
§ Cơ sở vật chất kỹ thuật
§ Chất lượng phần mềm khai báo TTHQĐT
§ Trình độ quản lý
1, 2, 3, 4,5,
9, 10
2
Tình hình làm việc của cán bộ HQ
Yếu tố
con người
§ Thái độ cửa quyền
§ Tình trạng nhận hối lộ của một bộ phận công chức HQ
1, 2, 10, 11
3
Tốc độ xử lý và phản hồi thông tin
Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin
§ Cải tiến đường truyền
3, 4, 5, 10, 11, 12
4
Thời gian xử lý trung bình 1 tờ khai điện tử
Chất lượng của phần mềm khai báo HQĐT
§ Thiết kế lại phần mềm
3, 4, 5, 10, 11
5
Một số lỗi phần mềm khai báo HQĐT
Chất lượng của phần mềm khai báo HQĐT
§ Thêm mới một số tính năng
§ Cải tiến một số tính năng của phần mềm
3, 4, 5, 10, 11
6
Tính hợp lý của quy trình HQĐT
Chưa hợp lý, nhưng chấp nhận được
§ Tính đồng bộ giữa các chi cục thực hiện HQĐT trong địa bàn TP. HCM
6, 9, 11, 12
7
Tính hợp lý và đầy đủ của các văn bản luật hiện hành về HQĐT
Chưa đầy đủ, nhưng chấp nhận được
§ Cần phải sửa đổi, bổ sung một số điều luật
7, 11, 12
8
Tình trạng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác khai báo HQĐT tại DN
Chưa đầy đủ, nhưng chấp nhận được
§ Cần thay mới một số thiết bị, máy móc
8, 10, 11
9
Trình độ của Bộ phận quản trị rủi ro
Quản lý còn lỏng lẻo, chưa thực sự có hiệu quả
§ Cần cải tiến chương trình hoạt động
8, 9, 11
10
Các giải pháp cấp công ty phát triển TTHQĐT trong tương lai
Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng, con người
§ Nâng cấp và thay mới một số máy móc, thiết bị
§ Nâng cao trình độ NV đầu vào
10, 11
11
Các giải pháp cấp cơ quan, bộ, ngành phát triển TTHQĐT trong tương lai
Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
§ Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ HQĐT như đường truyền, máy chủ, máy tại các chi cục, máy của cán bộ hải quan
10, 11
12
Mức độ ảnh hưởng của chữ ký số và chứng từ điện tử đến quy trình HQĐT
Là yếu tố đảm bảo quy trình TTHQĐT diễn ra an toàn và hiệu quả
§ Cần phát triển dịch vụ này rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp
12
3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra
Các số liệu được thực hiện trong luận văn được lấy từ các phiếu điều tra thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp có hoạt động khai báo thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại TP. HCM để đánh giá thực trạng quy trình này. Những chỉ dẫn của quá trình thực hiện quy trình thủ tục HQĐT của 5 loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có sự phản ánh khác nhau được thể hiện trên kết quả điều tra.
Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở 12 câu hỏi lớn, trong mỗi câu có các câu hỏi nhỏ và có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia thực hiện quy trình thủ tục HQĐT của các công ty xuất nhập khẩu, đại lý khai thuê hải quan, các công ty giao nhận…trong và ngoài nước. Bảng câu hỏi được thiết kế như sau:
Nhóm 1: gồm những câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10 để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quy trình thủ tục HQĐT.
Nhóm 2: Còn lại gồm những câu hỏi 6, 7, 8, 11, 12 được thiết kế để tìm ra những chỉ dẫn của quy trình thủ tục HQĐT về cơ sở lựa chọn sử dụng quy trình khai báo HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Các câu hỏi được đặt ra theo mục đích của đề tài nghiên cứu do vậy không theo thứ tự nhất định.
Thang điểm cho các chỉ tiêu nhỏ cao nhất là 5 điểm, thấp nhất là 1 điểm.
§ Ở nhóm 1: có 7 câu hỏi lớn dùng để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quy trình thủ tục HQĐT. Tổng cộng chỉ tiêu nhỏ ở nhóm 1 là: 1x5 + 2x5 + 3x5 + 4x5 + 5x5 + 9x5 + 10x3 = 33 (chỉ tiêu nhỏ).
Tổng cộng chỉ tiêu nhỏ ở nhóm 1 là 33 chỉ tiêu.
§ Ở nhóm 2: có 5 câu hỏi lớn dùng để tìm ra những chỉ dẫn của quy trình thủ tục HQĐT về cơ sở lựa chọn sử dụng quy trình khai báo HQĐT. Tổng cộng chỉ tiêu nhỏ ở nhóm 2 là: 6x5 + 7x5 + 8x5 + 11x5 + 12x5 = 25 (chỉ tiêu nhỏ).
Tổng cộng chỉ tiêu nhỏ ở nhóm 1 là 25 chỉ tiêu.
Tổng cộng 2 nhóm có 58 chỉ tiêu nhỏ.
Câu 1: Điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển.
Câu 2: Điều tra về thái độ làm việc của Cán bộ hải quan
Câu 3: Điều tra về tốc độ xử lý thông tin của phần mềm HQĐT.
Câu 4: Điều tra về thời gian trung bình xử lý 1 tờ khai xuất nhập khẩu điện tử.
Câu 5: Điều tra các nguyên nhân gây ra lỗi của phần mềm khai báo TTHQĐT.
Câu 6: Điều tra về quy trình thủ tục HQĐT hiện nay.
Câu 7: Điều tra về hệ thống các văn bản luật điều chỉnh hoạt động khai báo TTHQĐT hiện hành.
Câu 8: Điều tra về cơ sở hạ tầng công nghệ trong các công ty được khảo sát.
Câu 9: Điều tra về trình độ của Bộ phận quản trị rủi ro trong quy trình thủ tục HQĐT.
Câu 10: Đưa ra chỉ dẫn cho nhóm giải pháp cấp công ty.
Câu 11: Đưa ra chỉ dẫn cho nhóm giải pháp cấp cơ quan, Bộ, ngành.
Câu 12: Điều tra về vai trò của chữ ký số và chứng từ điện tử.
Để đảm bảo yếu tố khách quan, tất cả các phiếu điều tra được gửi tới đối tượng bất kỳ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu am hiểu về phần mềm HQĐT và các thao tác khai báo HQĐT và được tiến hành tại các cảng biển, đại lý hãng tàu, công ty giao nhận, doanh nghiệp có hoạt động khai báo thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại khu vực TP. HCM.
3.2.3. Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả
Căn cứ vào số lượng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua TQĐT năm 2010, phiếu điều tra được tiến hành tại khu vực TP. HCM và được phân bổ như sau:
Bảng 3.6. Phân bổ phiếu điều tra khu vực TP. HCM
Khu vực
Số phiếu
điều tra
Phân loại phiếu
Tỷ lệ thu hồi
(%)
TP. HCM
Hợp lệ
Loại bỏ
200
173
27
86,5
Ở bảng trên cho thấy có 173/200 phiếu điều tra hợp lệ chiếm 86,5% trên tổng số. Những phiếu hợp lệ là những phiếu có ý kiến trả lời 100% các câu hỏi của bảng khảo sát (nghĩa là không bỏ trống câu hỏi nào), số phiếu hợp lệ này sẽ được đưa vào thống kê. Đặc điểm của phiếu điều tra này cho thấy về thực trạng của quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TP. HCM.
Với 173 phiếu điều tra hợp lệ này, kết quả phân tích sẽ có tính cách đại diện đặc trưng hơn cho toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Việt Nam.
Bảng 3.7. Phân loại phiếu điều tra theo thời gian hoạt động của DN
Thời gian hoạt động của DN
Số lượng
tờ khai 1 ngày
Số lượng
Từ 1 - 3 năm
Từ 4 - 6 năm
Từ 7 - 10 năm
Trên 10 năm
Công ty Cổ phần
50
2
3
30
15
Công ty TNHH
78
13
45
15
5
Công ty hợp danh
13
2
6
5
0
DN tư nhân
25
5
14
4
2
DN Nhà nước
25
0
4
11
10
Tổng cộng
191
22
72
65
32
Tỷ lệ %
11,5%
37,7%
34%
16,8%
Công ty Cổ phần
26,2%
1,1%
1,6%
15,7%
7,9%
Công ty TNHH
40,8%
6,8%
23,6%
7,9%
2,6%
Công ty hợp danh
6,8%
1,1%
3,1%
2,6%
0%
DN tư nhân
13,1%
2,6%
7,3%
2,1%
1,1%
DN Nhà nước
13,1%
0%
2,1%
5,8%
5,2%
Qua bảng 3.7 cho thấy trong số 191 phiếu có thông tin chung hợp lệ được khảo sát thì loại hình công ty TNHH chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các doanh nghiệp có hoạt động khai báo HQĐT với tỷ lệ 40,8%. Công ty cổ phần chiếm 26,2%, nhiều thứ hai sau loại hình công ty TNHH. Tiếp đến là DN nhà nước và DN tư nhân chiếm 13,1%. Và loại hình công ty hợp danh chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6,8%.
Như vậy loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động khai báo HQĐT là rất nhiều.
3.2.4. Xác định độ tin cậy của phiếu điều tra
Thực hiện việc loại bỏ phiếu không hợp lệ (Bảng 3.6) ở phần trên và chỉ thống kê những phiếu hợp lệ. Thực tế phát hành 200 phiếu, loại bỏ 27 phiếu (số loại bỏ này bao gồm không thu hồi được và thu hồi được nhưng không hợp lệ).
Số phiếu hợp lệ là 173 phiếu, được lọc ra để thống kê và tính kết quả. Số ý kiến trả lời lý tưởng là 173 x 58 = 10.034 ý kiến.
Thực tế tổng ý kiến trả lời của 173 phiếu điều tra đạt được 100%. Có thể mức độ hiểu biết của đối tượng công tác trong lĩnh vực khai báo thủ tục HQĐT tham gia trong 173 phiếu này là rất cao đến 100%. Đây là dữ liệu quan trọng để xác định độ tin cậy của phiếu điều tra là cao nhất.
Bảng 3.8. Bảng phân bổ ý kiến trả lời cho 12 chỉ tiêu lớn của 173 phiếu
điều tra
CHỈ TIÊU
LỚN
SỐ
CHỈ TIÊU CON
SỐ Ý KIẾN LÝ THUYẾT
SỐ Ý KIẾN TRẢ LỜI THỰC TẾ
TỶ LỆ TRẢ LỜI
1
5
865
865
100%
2
5
865
865
100%
3
5
865
865
100%
4
5
865
865
100%
5
5
865
865
100%
6
5
865
865
100%
7
5
865
865
100%
8
5
865
865
100%
9
5
865
865
100%
10
3
519
519
100%
11
5
865
865
100%
12
5
865
865
100%
TỔNG
58
10.034
10.034
100%
3.2.5. Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu
Tính mức Mq của 58 chỉ tiêu nhỏ được tính theo các bước sau đây:
Bước : Thống kê tần su
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai lam 02102011.doc