Đề tài Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa

Tài liệu Đề tài Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa: MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt 1.KHKT: Khoa học kỹ thuật 2.SXKD: Sản xuất kinh doanh 3. ĐHKTQD: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 4. PGS.TS: Phó Giáo Sư-Tiến Sĩ 5. GTGT: Giá trị gia tăng 6. XHCN: Xã hội chủ nghĩa 7. TBCN: Tư bản chủ nghĩa 8. VCĐ: Vốn cố định 9. VLĐ: Vốn lưu động 10. UBTP: ủy ban thành phố 11. UBND: ủy ban nhân dân 12. XDCB: Xây dựng cơ bản 13.CNV: Công nhân viên 14. CBCNV: Cán bộ công nhân viên 15. VNĐ: Việt Nam Đồng 16. MM-TB: Máy móc thiết bị 17. STT: Số thứ tự 18. VN: Việt Nam 19.T/g: Thời gian 20. VLXD: Vật liệu xây dựng 21.NH: Nhà hàng 22. KSTKXD: Khảo sát thiết kế xây dựng 23. BT: Bê tông 24. GPMB: Giải phóng mặt bằng. Danh mục các bảng biểu: Biểu 1 : Khái quát cơ cấu và trình độ lao động của công ty Biểu 2: Máy móc thiết bị của công ty. Biểu 3:kết quả về thực hiện một số chỉ tiêu . Biểu 4: Nhóm chỉ tiêu tổng hợp Biểu 5: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động Biểu 6 :Lương và thu nhập của CBCNV 2004 đến 2008 Biểu 7: Chỉ tiêu h...

doc84 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt 1.KHKT: Khoa học kỹ thuật 2.SXKD: Sản xuất kinh doanh 3. ĐHKTQD: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 4. PGS.TS: Phó Giáo Sư-Tiến Sĩ 5. GTGT: Giá trị gia tăng 6. XHCN: Xã hội chủ nghĩa 7. TBCN: Tư bản chủ nghĩa 8. VCĐ: Vốn cố định 9. VLĐ: Vốn lưu động 10. UBTP: ủy ban thành phố 11. UBND: ủy ban nhân dân 12. XDCB: Xây dựng cơ bản 13.CNV: Công nhân viên 14. CBCNV: Cán bộ công nhân viên 15. VNĐ: Việt Nam Đồng 16. MM-TB: Máy móc thiết bị 17. STT: Số thứ tự 18. VN: Việt Nam 19.T/g: Thời gian 20. VLXD: Vật liệu xây dựng 21.NH: Nhà hàng 22. KSTKXD: Khảo sát thiết kế xây dựng 23. BT: Bê tông 24. GPMB: Giải phóng mặt bằng. Danh mục các bảng biểu: Biểu 1 : Khái quát cơ cấu và trình độ lao động của công ty Biểu 2: Máy móc thiết bị của công ty. Biểu 3:kết quả về thực hiện một số chỉ tiêu . Biểu 4: Nhóm chỉ tiêu tổng hợp Biểu 5: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động Biểu 6 :Lương và thu nhập của CBCNV 2004 đến 2008 Biểu 7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định. Biểu 8: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Biểu 9 : Chi phí sản xuất kinh doanh Biểu 10: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2006. Biểu 11: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2007. Biểu 12: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2008. LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của KHKT với những thành tựu to lớn của nó đã và đang được ứng dụng để phát triển sản xuất. Để đáp ứng sự phát triển đó và giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thương trường, cũng như để quản lý tốt công ty của mình đề ra được các phương án kinh doanh có hiệu quả, nhà quản lý phải thường xuyên phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhiều luồng nhiều loại thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp. Từ trước tới nay, việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp ít được quan tâm và đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, vì hiệu quả hay kết quả của hoạt động doanh nghiệp rất dễ được nhìn qua thông số lợi nhuận của doanh thu. Tuy vậy, chúng ta cần lưu ý rằng nếu chỉ dừng lại ở các thông tin đó thì không thể thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không thấy được các nguyên nhân sâu xa tạo ra hiệu quả kinh doanh, không thấy được các ưu nhược điểm của quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh. Do vậy người quản lý cần phải đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh để đạt được từng phần hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cụ thể để khai thác các tiềm năng và khắc phục các nhược điểm của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mặt khác hiện nay tình hình kinh tế toàn cầu đang suy thoái, các doanh nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy bắt buộc các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt hơn và đưa ra nhưng hướng đi, những giải pháp cho riêng mình. Mà Công Ty Sông Mã lại vừa thực hiện quá trình cổ phần hóa nên không thể không gặp phải những khó khăn như: Một số đơn vị trực thuộc sau khi cổ phần hoá tuy đã đi vào hoạt động độc lập nhưng trong giai đoạn đầu vẫn còn nhiều khó khăn trong việc liên doanh, liên kết, tìm kiếm đối tác cũng như thị trường tiêu thụ, làm quen với các phương pháp quản lý, chưa quen với hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật do đó hiệu quả SXKD chưa cao. . Sau quá trình học tập tại khoa Kế Hoạch & Phát Triển trường ĐHKTQD và thực tập tại Công ty Sông Mã. Để giải quyết nhu cầu cấp thiết này của thực tế sản xuất kinh doanh, em quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Sông Mã sau cổ phần hóa”. Với những kiến thức tiếp thu được trong những năm học vừa qua và với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn - PGS.TS Phạm Văn Vận và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Sông Mã, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập theo yêu cầu tuy nhiên do những hạn chế về kiến thức nên trong chuyên đề thực tập này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN I HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. THỰC CHẤT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1.1.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để hiểu được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước hết ta phải hiểu khái niệm doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức sống, một chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật. Doanh nghiệp là một hệ thống mở có quan hệ khăng khít với môi trường sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống phân công xã hội của nền kinh tế. Doanh nghiệp là đơn vị tiêu thụ đồng thời là đơn vị cung cấp trên thị trường mua và bán. Sự hoạt động có hiệu quả không thể tách rời các chính sách kinh tế vĩ mô và các yếu tố khác của môi trường sản xuất kinh doanh. Vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường, cũng như các phân hệ khác hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với nhau, yếu tố trung tâm của hoạt động sản xuất là quá trình biến đổi, đó là quá trình chế biến chuyển hoá các yếu tố đầu vào hình thành hàng hoá hoặc dịch vụ mong muốn đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin. Chúng là điều kiện cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức khai thác các yếu tố đầu vào hợp lý, tiết kiệm nhất. Đầu ra chủ yếu gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, đầu ra được thể hiện dưới nhiều dạng khó nhận biết một cách cụ thể. Ngoài những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trình sản xuất còn có các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Đó là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong thực tế của doanh nghiệp. Các đột biến ngẫu nhiên làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất dẫn đến không thực hiện được những mục tiêu dự kiến ban đầu như: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh ... Các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời. Lợi nhuận tối đa là mục tiêu chung nhất, mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào khi đầu tư tiền của và sức lực vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp phải thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất như thế nào để biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu. Giá trị gia tăng(GTGT) là yếu tố quan trọng nhất là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi tổ chức cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. GTGT là nguồn gốc của tăng của cải và mức sống của toàn xã hội. Tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả các đối tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như: những người lao động, chủ sở hữu, cán bộ quản lý và là nguồn tái đầu tư sản xuất mở rộng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 1.1.2. Thực chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Từ trước đến nay khi đề cập đến hiệu quả người ta vẫn chưa có được quan niệm thống nhất. Mỗi lĩnh vực, mỗi giác độ có một quan niệm về hiệu quả khác nhau và thông thường người ta gắn tên lĩnh vực được đề cập sau từ “hiệu quả “. Sản xuất là hoạt động có ích của con người trên cơ sở sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, thiết bị máy móc, các phương pháp quản lý và công cụ lao động khác tác động lên các yếu tố như nguyên vật liệu, bán thành phẩm và biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội. Kinh doanh là việc thực hiện một số hay tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Do sự phát triển của hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau trong lịch sử và do các góc độ nhìn nhận khác nhau mà có các quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quan điểm 1: Trong xã hội tư bản, việc phấn đấu tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là đem lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho các nhà tư bản những người nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và qua đó phục vụ cho lợi ích của nhà tư bản. Ađam Smith cho rằng “ hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được từ hoạt động kinh tế, là doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá “. Với quan điểm này ông đồng nhất hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh. Nhiều người đánh giá đây là quan điểm phản ánh tư tưởng trọng thương của ông. Quan điểm 2: Cho rằng “ hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí “. Quan điểm này biểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao. Tuy nhiên xét trên quan điểm triết học của chủ nghĩa Mac-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ, có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ. Kinh doanh là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm có sự liên kết mật thiết với các yếu tố sẵn có, các mối quan hệ này trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả kinh doanh thay đổi. Quan điểm trên chỉ tính đến hiệu quả kinh doanh trên phần chi phí bổ sung và hiệu quả bổ sung. Quan điểm 3: cho rằng “ hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó “. Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế, đã gắn kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm này vẫn chưa biểu hiện được mối tương quan giữa chất và lượng của kết quả và mức chặt chẽ của mối liên hệ này. Trong xã hội XHCN, phạm trù hiệu quả vẫn tồn tại vì sản phẩm xã hội vẫn được sản xuất ra từ tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nước, toàn dân và tập thể. Tuy nhiên mục đích của nền sản xuất XHCN khác với nền sản xuất TBCN ở chỗ hàng hoá sản xuất ra là để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của tất cả mọi người. Đứng trên lập trường tư tưởng đó, hiệu quả kinh doanh được quan niệm là mức độ thoả mãn yêu cầu của qui luật kinh tế cơ bản của xã hội XHCN. Qui luật cho rằng tiêu dùng là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của xã hội loài người. Khó khăn ở đây là phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó bởi đời sống nhân dân nói chung và mức sống nói riêng là rất đa dạng và phong phú. Như vậy ta thấy các quan niệm trên là không thống nhất và đều còn có những hạn chế, chưa thể hiện được hết bản chất cũng như các mối liên quan trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Tuy vậy chúng đều chung nhau ở một điểm cho rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy một quan điển về hiệu quả kinh doanh có thể coi là tương đối đầy đủ và hoàn thiện đã được phát biểu như sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của phát triển kinh tế theo chiếu sâu. Phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là phụ thuộc vào hiệu quả cao hay thấp. Biểu hiện của hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản là tiền. Chúng ta cần hiểu, hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diện trên cả hai mặt định tính và định lượng: + Về mặt định tính: hiệu quả kinh tế phản ánh sự cố gắng, nỗ lực trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Việc định tính thường được thể hiện thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của công việc, nhiệm vụ trong quá trình sản xuất. + Về mặt định lượng: hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế chỉ thu được khi kết quả thu về lớn hơn chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa hai yếu tố này càng lớn, hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Việc định lượng thường được thực hiện bằng các con số, chỉ tiêu cụ thể để tính toán và so sánh. Hai mặt định tính và định lượng của phạm trù hiệu quả kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện các mục tiêu định lượng cũng nhằm phục vụ cho những mục tiêu chính trị xã hội nhất định và không phải việc thực hiện mục tiêu chính trị xã hội nào cũng chấp nhận mọi giá. Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tíết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra, yêu cầu phải khai thác tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Từ những quan điểm đó ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và nó được thể hiện bằng mối tương quan giữa tương quan từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thực tế nó được biểu hiện bằng hai biểu thức toán học là hiệu số và hệ số. S kết quả + biểu hiện bằng hệ số = S chi phí Nếu S kết quả > S chi phí thì đạt hiệu quả cao và ngược lại. Đồng thời nó cũng có thể đo bằng sự gia tăng giữa: D kết quả D chi phí +biểu hiện bằng : Hiệu số = kết quả thu được - chi phí bỏ ra hay : Lợi nhuận = kết quả - chi phí Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa và chi phí tối thiểu hoặc chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh sẽ lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. 1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1.2.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những điểm yếu, tồn tại và không ngừng lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh nghiệt ngã của kinh tế thị trường là mục tiêu của các doanh nghiệp do vậy yêu cầu được đặt ra là làm thế nào để có thể nhận biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản trị một cách hợp lý. Các nhà kinh tế thường quan tâm đến các chỉ tiêu quan trọng sau: a. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả cuả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh các doanh nghiệp với nhau. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của vốn = å Vốn kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu trên chi phí Doanh thu trừ thuế sản xuất và tiêu thụ trong kỳ= å Chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận dòng Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = x 100% å Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí. å Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = x 100% å Vốn Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công việc là một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng Lợi nhuận trong kỳ chi phí sản xuất và tiêu thụ = å Chi phí sản xuất và tiêu thụ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. + Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Năng suất lao động của å Giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ một công nhân viên trong kỳ = å Số công nhân viên làm việc trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một công nhân viên làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Kết quả sản xuất trên Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ một đồng chi phí tiền lương = å Chi phí tiền lương trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận trong kỳ tính cho một lao động = å Số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. å Số lao động trong sử dụng Hệ số sử dụng lao động= å Lao động hiện có Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng của một doanh nghiệp. Số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực hay chưa, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp thích hợp. + Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định(VCĐ) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của VCĐ = Số dư bình quân VCĐ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận trong kỳ SứcsinhlợicủaVCĐ= VCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị. Hiệu suất sử dụng thời gian T/g làm việc thực tế của máy móc thiết bị làm việc của máy móc thiết bị = T/g làm việc theo thiết kế + Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động(VLĐ) trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng vốn doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận trong kỳ Sức sinh lời của VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. VLĐ bình quân trong kỳ Hệ số đảm nhiệm của VLĐ = Doanh thu tiêu thụ trừ thuế Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn đảm nhiệm việc sản xuất ra một đồng doanh thu. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ nên trên thường được so sánh với nhau giữa các thời kỳ. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu tố thuộc VLĐ tăng và ngược lại. Mặt khác nguồn VLĐ thường xuyên vận động không ngừng và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, cũng có khi là hàng hoá để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất . Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ, do đó sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy trong thực tế người ta còn sử dụng hai chỉ tiêu sau để xác định tốc độ luân chuyển của VLĐ, cũng là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. Doanh thu trừ thuế Số vòng quay của VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay vòng được bao nhiêu vòng trong kỳ. Số vòng quay nhiều chứng tỏ việc sử dụng VLĐ có hiệu quả và ngược lại. T/g của kỳ phân tích T/g của một vòng quay = Số vòng quay của VLĐ Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp cân bao nhiêu ngày cho một vòng quay của vốn. Thời gian này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng càng cao và ngược lại. 1.2.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc nhận thức vạch ra một cách đúng đắn những yếu tố tác động đến kết quả nhất định trong việc phân tích kinh doanh. Như vậy việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố không những cần phải chính xác mà còn phải kịp thời, không những chỉ xác định các nhân tố đối với hiện tượng kinh tế mà còn xác định sự tác động qua lại giữa các nhân tố đó. a. Nhóm nhân tố chủ quan Đây là nhóm yếu tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được cũng như có thể điều chỉnh ảnh hưởng của chúng. Nó bao gồm: Lực lượng lao động, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống trao đổi và xử lý thông tin... Mỗi nhân tố có một ảnh hưởng nhất định tùy theo mỗi doanh nghiệp cũng như loại hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. + Trình độ khả năng hoạt động của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp Lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong kinh doanh. Trình độ năng lực của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc tổ chức phân công hiệp tác lao động hợp lý giữa các bộ phận cá nhân trong doanh nghiệp, việc sử dụng đúng người đúng việc sao cho tận dụng được tốt nhất các năng lực, sở trường của từng người là yêu cầu không thể thiếu trong tổ chức cá nhân của các công ty nhằm đạt mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Nếu nói rằng “con người phù hợp “là điều kiện cần để kinh doanh thì “tổ chức lao động hợp lý “ là điều kiện đủ để kinh doanh có hiệu quả. Việc bố trí nhân lực trong mỗi công ty phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty tổ chức và quản lý nhân lực chặt chẽ (chuyên môn hoá cao) đôi khi làm giảm tính độc lập sáng tạo của người lao động nhưng tổ chức lỏng lẻo lại là nguyên nhân gây nên lộn xộn khó quản lý và khó tập trung sức mạnh vào những mục tiêu nhất định. Việc tổ chức nhân sự luôn phải đảm bảo nguyên tắc chung đúng người đúng việc, quyền lợi trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, đồng bộ nhất mệnh lệnh của cấp trên, đồng thời khuyến khích được tính độc lập của người lao động. + Trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản, đặc biệt đối với các công ty hoạt động ở trong lĩnh vực lưu thông thương mại. Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp. (nhà cửa, kho tàng, máy móc thiết bị...) góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Trong nền sản xuất công nghiệp trình độ khoa học kỹ thuật là một nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, thì khả năng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ngày càng lớn. Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép ta tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đó cũng chính là một trong những nhân tố giúp doanh nghiệp giảm được tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm được chi phí giá thành. Việc phân tích dựa trên nhiều góc độ khác nhau cho phép khẳng định sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng khoa học kỹ thuật chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất với điều kiện sử dụng nó một cách đồng bộ. Cơ sở vật chất kỹ thuật càng được bố trí hợp lý bao nhiêu càng đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu. Hệ thống bố trí cơ sở vật chất kỹ thuật tạo thành mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, có vai trò rất lớn giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh ổn định tình hình kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao. Mạng lưới kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm của từng loại doanh nghiệp, từng loại thị trường, phải đảm bảo tính hợp lý tiết kiệm cũng như việc kiểm soát các mắt xích trong mạng lưới. + Tình hình hoạt động quản trị của doanh nghiệp . Đóng vai trò quan trọng trong mọi thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp, tức là có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố quản trị bao gồm các hoạt động từ lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện tới giám sát quá trình kinh doanh hay nói cách khác là liên quan tới mọi khâu của quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp với năng lực quản trị non kém sẽ không thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Muốn quá trình quản trị đạt hiệu quả cao, nguyên tắc chung là đảm bảo tính gọn nhẹ, thống nhất vì như vậy hoạt động quản trị mới linh hoạt, chi phí hành chính mới giảm nhẹ, tránh được sự chồng chéo trách nhiệm tạo nên sức ỳ trong quản trị. Công tác quản lý tốt tác động tốt đến sản xuất kinh doanh, có thể nói trình độ quản lý là một nhân tố tổng hợp có ý nghĩa quyết đinh đến sự phát triển của doanh nghiệp, quản lý sản xuất suy cho cùng là quản lý con người, khuyến khích những hoạt động của con người để tác động đến các yếu tố sản xuất nhằm thu được kết quả lợi nhuận cao nhất. Trình độ quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở trình độ kế hoạch hoá, trình độ tổ chức điều hành kiểm tra. b. Nhóm nhân tố khách quan Nhóm nhân tố này nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp, tác động đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp một cách ngoài ý muốn: Môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên, môi trường luật pháp, ...mà doanh nghiệp buộc phải tìm biện pháp thích ứng. + Môi trường kinh doanh. Nhân tố này bao gồm các nhân tố hợp thành như: Đối thủ cạnh tranh, thị trường cơ cấu ngành, tập quán và mức thu nhập của dân cư. */ Đối thủ cạnh tranh: Những đối thủ cạnh tranh mạnh có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để đẩy mạnh tiêu thụ, tổ chức bộ máy kinh doanh cho phù hợp để bù đắp những thiệt hại do cạnh tranh về giá, về chất lượng và mẫu mã. Như vậy đối thủ cạnh tranh vừa là nhân tố mang lại trở ngại vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung thì sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh sẽ làm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm đi tương đối. */ Thị trường: Bao gồm thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Đây là nhân tố có ảnh hưởng toàn diện đến hiệu quả kinh doanh. Thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở sự chấp nhận của khách hàng đối với hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp ở một mức giá nhất định. Thông qua thị trường doanh nghiệp có thể quyết định cách thức bố trí sản xuất và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. */ Tập quán và mức thu nhập của dân cư: ảnh hưởng của nhân tố này ở chỗ doanh nghiệp phải quyết định số lượng chủng loại hàng hoá, mức độ chất lượng và giá cả của chúng sao cho phù hợp với sức mua và tập quán tiêu dùng của khách hàng ở từng loại thị trường. Như vậy đây là nhân tố tác động gián tiếp lên quá trình sản xuất công tác Marketing và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. */ Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: tác động của nhân tố này là tác động phi lượng hoá vì doanh nghiệp không thể tính toán và đo đạc nó cụ thể bằng các phương pháp thông thường. Các mối quan hệ rộng và uy tín sẽ cho doanh nghiệp cơ hội lựa chọn các nguồn lực có lợi nhất cho mình cũng như mang lại ưu thế trong tiêu thụ. Ngoài đối thủ cạnh tranh, thị trường, các mối quan hệ... một số nhân tố khác trong môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như hàng hoá thay thế, hàng hoá phụ thuộc... tuy các nhân tố này hầu như chỉ có tác động dài hạn. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm để có những quyết định điều chỉnh thích hợp. + Môi trường tự nhiên. */ Thời tiết, khí hậu, mùa vụ. Hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Nông - Lâm -Thuỷ - Hải sản chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhân tố này. Những chính sách cụ thể và linh hoạt là điều kiện cần thiêt để doanh nghiệp tránh những ảnh hưởng tiêu cực đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh. */ Tài nguyên thiên nhiên: cả doanh nghiệp khai thác lẫn doanh nghiệp có sử dụng tài nguyên thiên nhiên đều có lợi nếu được nằm trong vùng có vị trí thuận lợi về tài nguyên. Ngược lại nếu không có được lợi thế này, doanh nghiệp phải có những chính sách khắc phục thích hợp bởi đây là những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. */ Vị trí địa lý: Có liên quan đến các công tác quan trọng như: sản xuất giao dịch, vận chuyển... mỗi công tác tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung thông qua chi phí tương ứng. + Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Là tiền đề cơ bản thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Kinh doanh muốn thu được hiệu quả cao phải giảm thiểu chi phí trong khi đó cơ sở hạ tầng ảnh hưởng lớn tới chi phí kinh doanh của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông thương mại thông qua hệ thống đường xá, thông tin liên lạc, khả năng vận chuyển, bảo quản hàng hoá cũng như nắm bắt nhu cầu, giá cả thị trường. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy đầu tư, qua đó gián tiếp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. */ Môi trường luật pháp. Tác động trực tiếp tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các công cụ luật pháp, các chính sách vĩ mô. Luật pháp tác động lên không chỉ ngành nghề, mặt hàng sản xuất, phương thức kinh doanh mà cả chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (chi phí lưu thông, vận chuyển mức thuế...) Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn chịu sự tác động của nhà nước thông qua các chính sách thương mại quốc tế hạn ngạch, luật bảo hộ, bảo lãnh cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ... 1.3. MỘT SỐ YÊU CẦU CHỦ YẾU ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1.3.1. Tính tất yếu khách quan không ngừng nâng cao hiệu quả. Trong quá trình hoạt động, mỗi doanh nghiệp phải luôn gắn mình với môi trường kinh doanh bởi chỉ có sự thích nghi với môi trường kinh doanh mới đem laị hiệu quả mong muốn trong điều kiện của Việt Nam. Ngày nay, các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế mở sự thích nghi với những qui luật của thị trường lại càng là đòi hỏi khắt khe hơn bao giờ hết. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp ngày nay việc cần thiết là phải tìm hiểu hệ thống qui luật thị trường. Tính tất yếu do hệ thống qui luật thị trường chi phối. Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá đã trải qua nhiều thế kỷ phát triển nên khái niệm về thị trường cũng rất phong phú và đa dạng có 6 cách phát biểu cơ bản nhất như sau: Cách 1: thị trường theo cách hiểu cổ điển là nơi diễn ra các quá trình trao đổi và buôn bán. Trong thuật ngữ kinh tế hiện đại thị trường còn bao gồm các hội chợ cũng như các địa dư và các khu vực tiêu thụ phân theo mặt hàng hoặc ngành hàng. Cách 2: thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người bán và người mua. Cách 3: thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về việc tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các công ty về việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả. Cách 4: thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh qui mô của thị trường lớn hay nhỏ.Việc xác định nên mua hay nên bán hàng hoá và dich vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do cung và cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Cách 5: thị trường là một phạm trù riêng có của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau: Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cung ứng hàng hoá và dịch vụ, giá cả hàng hoá và dịch vụ... Qua thị trường chúng ta có thể xác định được mối tương quan giữa cung và cầu về hàng hoá và dịch vụ, hiểu được phạm vị và qui mô của việc thực hiện cung cầu dưới hình thức mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, thấy rõ thị trường còn là nơi kiểm nghiệm hàng hoá và dịch vụ. Ngược lại hàng hoá và dịch vụ phải đáp ứng nhu cầu của thị trường và được thị trường chấp nhận. Do vậy các yếu tố có liên quan đến hàng hoá và dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường. Cách 6 : khái niệm thị trường hoàn toàn không thể tách rời khỏi khái niệm phân công lao động xã hội được. Sự phân công này là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hoá. Hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội và có sự sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường. Thị trường chẳng qua chỉ là biểu hiện của sự phân công xã hội và do đó nó có thể phát triển vô cùng tận. + Các chức năng chủ yếu của thị trường. Thị trường được coi là một phạm trù trung tâm vì qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường các yếu tố của các nguồn lực như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, lao động đất đai... luôn biến động nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường và xã hội. Như vậy chúng ta thấy thị trường có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường tồn tại khách quan các doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động thích ứng với thị trường. Mỗi doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường và xã hội cũng như thế mạnh của mình trong sản xuất kinh doanh để có chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường và xã hội. Thị trường có vai trò to lớn như vậy là do có các chức năng sau: - Chức năng thừa nhận của thị trường. Thể hiện ở chỗ hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có bán được hay không, nếu bán được có nghĩa là được thị trường chấp nhận và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện. Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ đưa ra thị trường tức là thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Chuyển giá trị cá biệt thành giá trị xã hội. Sự phân phối và phân phối lại các nguồn lực nói nên sự thừa nhận của thị trường. - Chức năng thực hiện của thị trường. Thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua bán hàng hoá và dịch vụ người bán cần giá trị hàng hoá còn người mua cần giá trị sử dụng. Nhưng theo trình tự thì sự thực hiện về giá trị chỉ xảy ra khi nào giá trị sử dụng được thực hiện vì hàng hoá và dịch vụ được tạo ra với chi phí thấp nhưng không phù hợp với nhu cầu của thị trường, xã hội thì cũng không tiêu thụ được. Như vậy thông qua chức năng thực hiện của thị trường, hàng hoá dịch vụ hình thành nên các giá trị trao đổi của mình để làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực. - Chức năng điều tiết và kích thích của thị trường. Cho phép người sử dụng bằng nghệ thuật kinh doanh của mình, tìm được nơi tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ với hiệu quả hoặc lợi nhuận cao và cho phép người tiêu dùng mua được nhiều hàng hoá và dịch vụ có lợi cho mình. Như vậy thị trường vừa kích thích được người sản xuất sử dụng hợp lý cac nguồn lực vừa kích thích người tiêu dùng sử dụng có hiệu quả ngân sách của mình. - Chức năng thông tin. Thị trường chỉ cho người sản xuất biết nên sản xuất hàng hoá và dịch vụ nào với khối lượng bao nhiêu để đưa vào thị trường với thời điểm thích hợp và có lợi cho người tiêu dùng biết nên mua những loại hàng hoá dịch vụ nào, ở thời điểm nào thì có lợi nhất. Chức năng này có được là do trên thị trường chứa đựng các thông tin về tổng cung, tổng cầu, cơ cấu của cung cầu, quan hệ giữa cung cầu đối với từng loại hàng hoá và dịch vụ, chi phí sản xuất, giá cả thị trường, chất lượng sản phẩm, các đơn vị sản xuất và phân phối ... Đây là những thông tin rất cần thiết đối với người sản xuất và người tiêu dùng để đề ra các quyết định thích hợp đem lại lợi ích và hiệu quả cho mình. + Các yếu tố và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường. - Các yếu tố hợp thành. Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá sự phân công lao động xã hội và việc sử dụng đồng tiền làm thước đo trong quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ vì vậy thị trường muốn tồn tại và phát triển cần có đủ các điều kiện sau: */ có khách hàng tức là người mua. */ có người cung ứng tức là người bán. */ người bán hàng hoá và dịch vụ cho người mua phải được bồi hoàn . Như vậy bất cứ thị trường nào cũng đều chứa đựng ba yếu tố: cung, cầu, giá cả hàng hoá và dịch vụ và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành thị trường. Yếu tố cung: Cho thấy trên thị trường chỉ có những hàng hoá và dịch vụ thị trường có nhu cầu mới được cung ứng. Điều này có được là do hoạt động có ý thức của các nhà sản xuất kinh doanh mặt khác hàng hoá và dịch vụ được cung ứng không phải bằng bất cứ giá nào mà là giá cả thoả thuận có lợi cho cả hai bên. Yếu tố cầu: cho thấy chỉ có những nhu cầu của thị trường mà xã hôi có khả năng đáp ứng mới được tồn tại. Nói đến nhu cầu tức là nói đến số lượng được thoả mãn về một loại hàng hoá và dịch vụ cụ thể gắn liền với một mức giá nhất định. Yếu tố giá cả: Cho thấy việc đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội luôn gắn liền với việc sử dụng các nguồn lực có hạn của xã hội và phải được trả giá. Như vậy hàng hoá và dịch vụ được bán theo giá mà số lượng cung gặp số lượng cầu. - Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thị trường. Về mặt lý luận và thực tiễn người ta đã coi thị trường là một tổng thể nên các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường cũng rất phong phú và đa dạng. Nhân tố kinh tế: đặc biệt là việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng, GTVT, nội thương, ngoại thương... Các phương pháp sử dụng các nguồn lực có ảnh hưởng quyết định đến thị trường bởi lẽ chúng tác động trực tiếp đến lượng cung, cầu, giá cả của hàng hoá và dịch vụ. Nhân tố chính trị - xã hội: Các chủ trương chính sách phong tục tập quán và truyền thống, trình độ văn hoá của nhân dân. Đặc biệt các chính sách khoa học và công nghệ, chính sách đối nội và đối ngoại, chính sách xuất nhập khẩu, dân số... có ảnh hưởng to lớn đến thị trường làm mở rộng phát triển hoặc thu hẹp thị trường. Nhân tố tâm sinh lý: Tác động đến cả người sản xuất và người tiêu dùng thông qua đó tác động đến cung, cầu, giá cả của hàng hoá và dịch vụ. Nhân tố thời tiết khí hậu: ảnh hưởng đến sản xuất, năng suất lao động, tiêu dùng, tốc độ tiêu dùng và cuối cùng là ảnh hường đến cung, cầu và giá cả hàng hoá dịch vụ. Nhân tố quản lý vĩ mô: như chiến lược và kế hoặc phát triển kinh tế quốc dân luật pháp nhà nước, thuế, lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái, giá cả... được coi là những công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết thị trường thông qua sự tác động trực tiếp vào cung cầu giá cả hàng hoá và dịch vụ. Mặt khác chính những công cụ này còn tạo nên môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả phải tìm mọi biện pháp để vận dụng một cách thích hợp các loại nhân tố này. Các nhân tố thuộc quản lý vĩ mô như: Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án sản phẩm, giá cả phân phối xúc tiến bán hàng, yểm trợ tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ như: (quảng cáo, triển lãm ...). Các nhân tố này được coi là những công cụ để quản lý doanh nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm, hàng hoá với chất lượng cao đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường và xã hội, chấp nhận mối quan hệ cung cầu, giá cả hàng hoá dịch vụ một cách thích hợp để phát triển và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. + Cơ chế thị trường. Được hình thành với sự tác động tổng hợp của các qui luật trong sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường như qui luật giá trị, giá trị thặng dư , qui luật cung cầu, qui luật cung, qui luật cầu, qui luật cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận bình quân, qui luật lưu thông tiền tệ... Các qui luật này tạo thành hệ thống qui luật thống nhất và hệ thống này tạo ra cơ chế thị trường. Thông qua các quan hệ mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường cơ chế thị trường tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành và lãnh thổ, nói cách khác là điều tiết việc phân phối và phân phối lại các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và xã hội. Bằng phương thức cạnh tranh các doanh nghiệp hoặc những người sản xuất tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường và xã hội để đạt được hiệu quả hay lợi nhuận cao hơn. Qua đó ta thấy tính năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh được phát triển thông qua việc nghiên cứu và đưa vào áp dụng các loại biện pháp thích hợp nhằm cải tiến và đổi mới mặt hàng thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí sản xuất và lưu thông để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tóm lại sự vận động phức tạp đa dạng của cơ chế thị trường sẽ dẫn đến sự biểu hiện gần đúng nhu cầu của xã hội. Song các doanh nghiệp không được định giá quá cao hoặc tuyệt đối hoá vai trò của thị trường coi cơ chế thị trường là một cơ chế kinh tế hoàn hảo và nhà nước không có khả năng can thiệp vào thị trường bởi vì thị trường luôn chứa những khuyết tật của nó như lừa lọc đầu cơ, phá sản, thất nghiệp, và sự phân hoá giàu nghèo. Để giảm bớt những khuyết tật này ngày nay ở các nước phát triển trên thế giới và ở nước ta nhà nước đều phải can thiệp vào thị trường với những phương pháp và mức độ khác nhau. b. Sự cần thiết của việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trên thị trường. Một doanh nghiệp muốn tồn tại phải tạo ra kết quả bù đắp được chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong thực tế không có doanh nghiệp nào chỉ muốn tồn tại mà luôn muốn phát triển và mở rộng. Muốn vậy kết quả thu về không chỉ bù đắp được chi phí mà còn phải có tích luỹ để tái sản xuất và mở rộng. Đó chính là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đứng trên góc độ của chính doanh nghiệp mà xét thì việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau: + Môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi đòi hỏi những sự nỗ lực không ngừng để tồn tại và phát triển. Trong cơ chế kinh tế bao cấp trước đây doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu nhà nước giao bằng bất cứ giá nào. Tính chủ quan duy ý chí hình thành trong phần lớn các cán bộ quản lý doanh nghiệp. Cơ chế thị trường ra đời buộc các doanh nghiệp phải vươn nên bằng năng lực thực sự và sự năng động sáng tạo của mình. Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ tự động bị đào thải. Vì vậy việc tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. + Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh. Thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn không chỉ trong mặt hàng mà cả trong chất lượng giá cả, một khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh một mặt có thể làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh lên một mặt khác cũng có thể bóp chết doanh nghiệp trên thị trường. Để chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý điều này đồng nghĩa với việc tăng khối lượng hàng hoá bán ra, không ngừng cải thiện chất lượng, giảm giá thành, chấp nhận đổi mới kỹ thuật, công nghệ... Như vậy chính việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là hạt nhân cơ bản cho sự thắng lợi trong cạnh tranh và các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau tức là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. + Hiệu quả kinh doanh thúc đẩy người lao động quan tâm đến hiệu quả làm việc của mình, hăng say sản xuất và do vậy sẽ đạt được hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp. Đó là yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp. 1.3.2. Những yêu cầu với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Kết quả đầu ra Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Yếu tố đầu vào Muốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải tăng kết quả đầu ra và giảm yếu tố đầu vào. a. Nâng cao kết quả đầu ra. + Đa dạng hoá sản phẩm thay đổi cơ cấu mặt hàng. Để thích nghi với cơ chế thị trường doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không chỉ cố định với những loại măt hàng truyền thống. Trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp phải chú ý tới lợi nhuận do từng loại mặt hàng đem lại, để có quyết định đúng đắn nên tập trung sản xuất tăng thêm loại hàng hoá gì để lợi nhuận của doanh nghiệp đạt cao nhất, tức là thay đổi cơ cấu mặt hàng theo các tỷ lệ thích hợp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. + Tìm kiếm khai thác thị trường - tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngoài việc áp dụng các chính sách giá cả phù hợp, các hình thức quảng cáo độc đáo, còn phải giữ vững và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh bằng các hình thức cạnh tranh lành mạnh liên doanh liên kết để tạo thế và lực. + Nâng cao chất lượng sản phẩm. Là một trong những biện pháp cơ bản để giữ uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng truyền thống. Đồng thời là cách quảng cáo tốt nhất với khách hàng tiềm năng nhằm mở rộng thị trường và tiêu thụ được sản phẩm,. b. Tiết kiệm các yếu tố đầu vào. + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm nhưng vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được đều đặn, liên tục + Đầu tư công nghệ mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây là một giải pháp nhằm làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đầu tư công nghệ mới liên quan tới vốn kinh doanh do vậy trước khi có quyết định đầu tư doanh nghiệp phải có dự án nhập khẩu, nghiên cứu tiện lợi, bất tiện, tính toán phân tích thật chặt chẽ, tỷ mỉ để tránh tổn thất, rủi ro... + Các biện pháp về quản lý. Công tác quản lý phải được thực hiện tốt từ đầu vào đến đầu ra, từ việc chuẩn bị cho sản xuất đến điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn, lãi. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần có các biện pháp quản lý sau: Tổ chức sắp xếp nhân sự phù hợp với qui mô sản xuất. Các biện pháp sử dụng lao động máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao. Các giải pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, năng lượng. PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SÔNG MÃ. 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành - Tên công ty: Công ty Sông Mã - Giám đốc hiện tại của công ty: Ông Đinh Xuân Hướng - Địa chỉ: Số 469 Lê Hoàn - Phường Ngọc Trạo - Thành phố Thanh Hoá Điện thoại: 037.852.589 Fax: 037.757.497 - Cơ sở pháp lý: Công ty kinh doanh nhà Thanh Hoá được thành lập theo quyết định số 450 TC/UBTH ngày 26/3/1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, được đổi tên thành Công ty Sông Mã theo quyết định số 1050 QĐ/UBTH ngày 05/4/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2606000009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp lần đầu ngày 01/4/1993 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 13/4/2004. - Loại hình doanh nghiệp: Trước đây là doanh nghiệp nhà nước nhưng hiện tại là Công ty cổ phần. - Nhiệm vụ của Công ty. + Kinh doanh nhà hàng khách sạn, khu vui chơi. + Quản lý mặt bằng quy hoạch được duyệt các khu chung cư. + Xây dựng các công trình giao thông, nhà ở, san lấp mặt bằng, các công trình hạ tầng đô thị. + Kinh doanh kho tàng bến bãi. + Tư vấn xây dựng, cho thuê nhà ở, cho thuê trụ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. + Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhà ở - Nguyên tắc hoạt động của công ty là: - Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng và Nhà nước - Kinh doanh trong sạch lành mạnh, hiệu qủa. - Đảm bảo đời sống cho người lao động,tuyệt đối trung thành với tập thể 2.1.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty : Ban giám đốc Phòng khsxkd Phòng tài vụ P.tài chính Phòng TCHC phòngKTKT Phòng dự án P.QLKT quỹ đất Các đợn vị trực thuộc a. Phòng Tổ chức Hành chính : Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương và các chế độ đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động trong Công ty. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ CNV để phản ánh kịp thời với Ban lãnh đạo đơn vị. Theo dõi việc chấp hành kỷ luật lao động và các nội quy của Công ty. Từ đó đề xuất Giám đốc khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm động viên phong trào thi đua trong đơn vị. Tham mưu cho Giám đốc tuyển dụng, đào tạo, cho thôi việc và xây dựng các định mức về lao động, giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động theo các quy định của Nhà nước. Bảo đảm các điều kiện làm việc cho các hoạt động chung và phục vụ các Hội nghị trong Công ty. Chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết và các báo cáo khác theo sự phân công của Giám đốc Công ty. Điều động xe con phục vụ công tác của đơn vị, cho lãnh đạo Công ty đi công tác an toàn, kịp thời và kiểm tra việc bảo quản, sử dụng xe. Làm tốt công tác bảo vệ, đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh của Công ty, đôn đốc công tác vệ sinh. Tổ chức thực hiện tốt công tác quốc phòng an ninh, xây dựng phương án tác chiến phù hợp với tình hình đơn vị và đề xuất Giám đốc các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Công ty, thực hiện tốt pháp lệnh dân quân tự vệ. Quản lý và bảo vệ tốt tài sản của cá nhân và tập thể trong khu vực Công ty. Chịu trách nhiệm hướng dẫn các phòng nắm vững các văn bản hành chính. Giúp Giám đốc Công ty duy trì và kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc của Công ty. b. Phòng Tài vụ: Tổ chức thực hiện mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành. Từ đó đề suất Giám đốc các biện pháp nhằm đảm bảo và tăng cường công tác quản lý tài chính trong đơn vị, phát huy tốt hiệu quả sử dụng vốn. Kịp thời làm các báo cáo quyết toán tài chính theo quy định. Đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán. Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện các chế độ tài chính và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Theo dõi chặt chẽ việc thanh toán, mua bán, xuất nhập hàng hoá, tài sản dụng cụ trong Công ty. Đôn đốc thanh quyết toán và thu hồi công nợ. Đảm bảo việc thu chi đúng nguyên tắc và chế độ tài chính hiện hành. Kiểm tra chặt chẽ việc quản lý và thu chi tiền mặt. Theo dõi việc quản lý và sử dụng tài sản trong Công ty. Phối hợp đôn đốc thu hồi công nợ. Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra công tác hạch toán XDCB ở các đội xây dựng, cửa hàng vật liệu theo đúng chế độ tài chính hiện hành. Nắm vững các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước ban hành. c. Phòng Kế hoạch Kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Chủ động tìm kiếm, khai thác quỹ đất ở, báo cáo Giám đốc xin chủ trương quy hoạch các khu chung cư, dân cư. Đồng thời đấu mối xin quy hoạch khi được Giám đốc đồng ý. Tham mưu và chịu trách nhiệm pháp lý trước Giám đốc trong việc ký kết các Hợp đồng Kinh tế, các bản giao khoán công việc. Làm tốt công tác giới thiệu sản phẩm, theo dõi chặt chẽ việc bán hàng, chủ động đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy việc bán hàng của Công ty. Hướng dẫn khách hàng nộp tiền và làm hợp đồng kịp thời cho khách hàng. Lập, theo dõi, kiểm tra các mặt bằng quy hoạch theo đúng quy định của Pháp luật. Tổ chức đến bù, giải phòng mặt bằng đúng chế độ và tiến độ được giao. Phối hợp với Phòng Tài vụ làm tốt công tác thu hồi công nợ. Đảm bảo việc quản lý, thu tiền thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước chặt chẽ, đúng chế độ và làm tốt công tác quản lý các điểm thuê và cho thuê của đơn vị. Chịu trách nhiệm về việc thực thi đúng pháp luật trong lĩnh vực nhà ở, đất ở. Quản lý chặt chẽ đầy đủ hồ sơ các công trình. Đình kỳ làm các báo cáo về kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với cấp trên kịp thời, chính xác. Chỉ đạo tổ dịch vụ làm việc có hiệu quả, theo quy định của Nhà nước. Quản lý phát huy tủ sách pháp luật đầy đủ theo thứ tự và có trách nhiệm triển khai đến tất cả các phòng ban những văn bản mới ban hành. d. Phòng Kinh tế Kỹ thuật: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, xây dựng các dự án, thiết kế, dự toán kịp thời, chính xác. Quản lý chặt chẽ các mặt bằng quy hoạch được giao, đảm bảo các công trình xây dựng của đơn vị đúng thiết kế và quy hoạch được duyệt. Quản lý chặt chẽ đầy đủ hồ sơ các công trình xây dựng của Công ty. Giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng, đôn đốc thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng và thiết kế dự toán công trình. Đề xuất Giám đốc các biện pháp cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mọi thủ tục phát sinh theo đúng quy định. Kịp thời làm các biên bản bàn giao và quản lý chặt chẽ các biên bản bàn giao đất, giao đúng, giao đủ các công trình cho các hộ. Quản lý các hộ xây dựng theo đúng thiết kế được duyệt. Theo dõi, kiểm tra, quản lý việc thực hiện các trình tự xây dựng cơ bản của các đội xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước. Phụ trách điều hành tổ dự án. Chịu trách nhiệm quản lý cửa hàng sơn, quản lý chặt chẽ việc xuất nhập, mua bán hàng và hàng tồn kho. Bán hàng theo đúng giá quy định. Tăng cường công tác tiếp thị, thúc đẩy việc bán hàng. Nộp tiền bán hàng và làm các thủ tục thanh quyết toán kịp thời. Đề xuất các biện pháp để thúc đẩy bán hàng, tiến tời tự hạch toán. e. Phòng dự án: Lập và trình duyệt các dự án đầu tư; Quản lý các dự án theo sự điều hành của Giám đốc Công ty. Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc lập thủ tục quy hoạch, phương án đầu tư và phương án kinh doanh các dự án khi có chủ trương của ngành chức năng. Có trách nhiệm và thực hiện trong việc bán sản phẩm của Công ty. Phối hợp với các phòng ban trong Công ty tham gia các công việc chung: Kiểm kê, đền bù, giải phóng mặt bằng... f. Phòng quản lý và phát triển quỹ đất: - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là tổ chức phát triển và quản lý quỹ đất của tỉnh theo đúng các quy định của luật đất đai và thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004. - Đấu mối với các cấp các ngành chức năng có liên quan để tiến hành các thủ tục kiểm kê bồi thường giải phóng mặt bằng khi có Quyết định thu hồi đất giao cho công ty quản lý theo quy định của pháp luật. - Tổ chức lập phương án, kế hoạch sử dụng và khai thác đất có hiệu quả trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham mưu đưa ra cơ chế thu hút đầu tư vào khu đất đang quản lý. g. Phòng Tài chính: - Tham mưu cho Giám đốc về công tác sử dụng vốn của Doanh nghiệp - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc huy động vốn phục vụ cho SXKD của Công ty. - Phân tích cân đối các nguồn vốn đầu tư cho từng dự án Công ty thực hiện. - Theo dõi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các khu, theo dõi các khoản phải thu, phải trả. - Quản lý và giám sát các phần vốn của đơn vị tham gia tại các doanh nghiệp khác. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. a. Lao động Công ty Sông Mã là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ các nhà quản lý, các kỹ sư chuyên ngành: Xây dựng, kiến trúc, giao thông, các cử nhân kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, các công nhân và thợ lành nghề... đã có kinh nghiệm SXKD trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, san nền, quản lý nhà hàng, khách sạn… Xác định yếu tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển, trong những năm qua, công ty luôn quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ trí thức trẻ. Công ty luôn tạo mọi điều kiện cho cán bộ, công nhân viên được tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, công ty cũng rất chú trọng đến công tác tổ chức, sắp xếp nhân lực nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân.... Không những thế, công ty còn mạnh dạn đa dạng hoá đội ngũ sản xuất. Nhờ đó, đến nay, công ty có rất nhiều đội sản xuất và nhiều cửa hàng. Có thể nói rằng đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề là một nguồn lực, tài sản vô cùng quí giá của công ty, là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu 1 : Khái quát cơ cấu và trình độ lao động của công ty Đơn vị: lao động S t t Phân hạng cán bộ lao động Phân theo trình độ đào tạo và cấp bậc tổng số đại học cao đẳng Trung cấp cnkt bậc 5 trở lên cnkt bậc 4 trở xuống Lao động phổ thông 1 Lãnh đạo công ty 2 2 135 2 Cán bộ phòng ban 14 10 4 3 Chuyên viên KINH Tế 37 26 11 4 Kỹ sư xây dựng 18 18 5 Kiến trúc sư 2 2 6 Cử nhân luật 3 3 5 Công nhân 114 20 30 64 Thợ 80 30 50 Tổng 270 61 24 41 64 30 50 61 Qua bảng trên cho ta thấy trình độ đại học = x 100% =22,6% 270 114 Số công nhân kỹ thuật = x 100% = 42,22%. 270 80 Số thợ bậc 4 trở xuống = x 100% = 29,63%. 270 Với 42,22% số lao động là công nhân kỹ thuật, đây cũng là một tỷ lệ khá cao phù hợp với thực tế môi trường làm việc của công ty là nơi công trường . Số lao động có trình độ đại học chiếm 22,6% đây là một tỷ lệ cao trong một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. Đồng thời số thợ bậc 4 trở xuống chiếm tới 29,63%, do đó công ty cần khuyến khích tuyển dụng và nâng cao trình độ bậc thợ của công nhân và trình độ cán bộ quản lý của công ty nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đối với nghề xây dựng và kinh doanh bất động sản. Đây cũng là yêu cầu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Độ tuổi trung bình của công nhân trong công ty là cao với điều kiện môi trường làm việc nặng nhọc. Điều nay ảnh hướng khá lớn đến năng suất sản xuất và kinh doanh, sự phát triển lâu dài của công ty. Vì vậy trong tương lai, công ty cần có kế hoạch bổ sung công nhân trẻ tuổi, năng động nhằm trẻ hoá đội ngũ công nhân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Nói tóm lại trong thời gian tới công ty cần phát huy hơn nữa nội lực, khai thác triệt để tiềm năng chất xám của mình, có như vậy công ty mới thành công trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt sản xuất kinh doanh của mình. Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị. Công ty luôn luôn chú trọng vào việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và thường xuyên mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị tuy nhiên những công nghệ máy móc đó chưa thật sự tiên tiến hiện đai, chưa mang được những đặc trưng riêng biệt để mang lại sự khác biệt cho những công trình của công ty. Ngoài ra một số máy móc có thời gian sử dụng đã lâu, giá trị còn lại thấp, kỹ thuật lạc hậu nên cần được thanh lý để đầu tư những máy móc thiết bị khác tiên tiến hiện đại hơn. Một số máy móc thiết bị công ty đang sử dụng như Biểu 2: Máy móc thiết bị của công ty. Stt Tên MM- TB Số lượng å giá(VND) Giá trị còn lại 1 Cán trục cáp 10 975.839.800 515.613.266 2 Máy vận thăng VN 15 110.546.400 32.347.432 3 Máy trộn bê tông 10 170.280.000 20.480.000 4 Máy phát điện KOHLER 5 520.000.000 325. 508.000 5 Máy cắt sắt 10 100.880.000 5.880.000 6 Máy uốn thép 5 200.350.000 11.783.333 7 Máy cắt uốn sắt 5 250.366.000 230.625.324 8 Máy hàn 10 635.898.000 315.945.000 9 Xe toyota 3 620.283.000 450.511.840 10 Xe huynndai 1 2.700.867.140 1.800.578.093 11 Xe jolie 1 1.410.344.379 946.229.596 12 Xe IFAW50 1 3.317.267.000 2.162.178.780 c. Công nghệ Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty: Qui trình công nghệ của công ty phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, tính đồng bộ trong sản xuất cao, trang thiết bị thủ công đang dần dần được cơ giới hóa, hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu sản phẩm có chất lượng cao. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm các giai đoạn sau: + Khảo sát địa hình, địa chất của công trình. + Thiết kế, phác thảo mô hình của công trình. + Tính toán các thông số kỹ thuật và chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho công trình. + Tiến hành xây lắp và giám sát công trình + Hoàn thiện và bàn giao công trình. d. Sản phẩm. - Quản lý và kinh doanh nhà. Đây là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty, lĩnh vực này có doanh số chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty - Ngoài ra công ty còn kinh doanh một số lĩnh vực như: - Xây dựng các công trình: nhà ở, kỹ thuật hạ tầng đô thị, giao thông, san lấp mặt bằng, xây lắp điện nước. - Tư vấn xây dựng, dịch vụ mua bán, cho thuê nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh. - Kinh doanh nhà hàng, khách sạn , vui chơi giải trí, kho tàng bến bãi. - Khai thác tài nguyên, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. - Kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng. - Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, kinh doanh vật lý trị liệu. - Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ và đường thuỷ. - Sản xuất và kinh doanh bia qui mô dưới 1.000 lít/ngày. - Khảo sát địa hình, địa chất; thiết kế qui hoạch xây dựng. - Lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng công trình. - Giám sát các công trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật. - Thiết kế hạ tầng kỹ thuật: giao thông, điện, nước, san nền. - Tháo lắp máy, phá dỡ công trình. - Kinh doanh ăn uống, giải khát, nghỉ trọ, đưa đón khách tham quan. - Đại lý, bán lẻ hàng tiêu dùng cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh. - Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất. e. Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty chủ yếu là ủy ban nhân tỉnh, thành phố, các cơ quan đoàn thể và người dân trong tỉnh mà chưa có nhiều thị trường ở các tỉnh khác trong nước và thị trường nước ngoài. Vì vậy công ty xác định: - Tiếp tục giữ vững củng cố thị trường truyền thống là các bạn hàng quen thuộc. - Bên cạnh thị trường truyền thống, công ty cũng ý thức được sự cần thiết của việc mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm các bạn hàng mới. f. Nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp công nghiệp, đó là các cơ sở sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp trung ương hoặc địa phương, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác trong quá trình sản xuất kinh doanh đều cần phải nghiên cứu đến đặc điểm chủng loại, nguyên vật liệu sử dụng. Tại Công ty Sông Mã với các sản phẩm truyền thống của nghành xây dựng và kinh doanh bất động sản thì nguyên vật liệu chủ yếu là : xi măng, gạch ngói, sắt thép, vôi, cát….. 2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QỦA SXKD CỦA CÔNG TY Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Biểu 3:kết quả về thực hiện một số chỉ tiêu . Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng doanh thu 1 108.075 120.540 138.079 120.626 100.000 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 2 Các khoản giảm trừ (4+5+6+7) 3 + Chiết khấu 4 + Giảm giá 5 + Giá trị hàng bán bị trả lại 6 + Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu 7 1. Doanh thu thuần (1-3) 10 108.075 120.540 138.079 120.626 100.000 1 2. Giá vốn hàng bán 11 90.620 100.250 115.029 103.156. 84.325 3. Lợi tức gộp (10 - 11) 20 17.455 20.290 23.05 17.470 15.675 4. Chi phí bán hàng 21 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 5. Chi phí quản lý dn 22 5.000 5.000 5.500 4.000 2.000 222 6. Lợi tức thuần từ hd kinh doanh (20-21-22) 30 10.455 12.790 14.550 9.970 9.675 + Thu nhập hd tài chính 31 100 150 200 350 300 + Chi phí hoạt động tài chính 32 7. Lợi tức hoạt động tài chính (31-32) 40 100 150 200 350 300 - Các khoản thu nhập bất thường 41 50 70 60 50 80 - Chi phí bất thường 42 30 20 40 10 30 8. Lợi tức bất thường (41-42) 50 20 50 20 40 50 9. Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50) 60 10.575 12.990 14.770 10.360 10.025 10. Thuế lợi tức phải nộp 70 2.644 3.247 3.692 2.590 2.506 11. Lợi tức sau thuế (60-70) 80 7.931 9.743 11.078 7.770 7.519 a. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Biểu 4: Nhóm chỉ tiêu tổng hợp. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu (Triệu đồng) 108.075 120.540 138.079 120.626 100.000 Tổng vốn sản xuất bình quân trong kỳ (Triệu đồng) 49.150 54.840 60.690 65.340 69.545 Sức sản xuất của vốn (lần) 2,2 2,2 2,27 1,84 1,44 Tổng chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ (Triệu đồng) 97.620 107.750 123.529 110.656 100.325 Doanh thu trên chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ (lần) 1,1 1,12 1.12 1,09 1,1 Lợi nhuận (Triệu đồng) 7.931 9.743 11.078 7.770 7.519 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 7,3 8 8 6,4 7,5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (%) 16,14 17,77 18,25 11,89 10,81 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sx và tiêu thụ (%) 8 9 9 7 8,3 - Doanh thu: Ta thấy từ năm 2004 đến năm 2006 doanh thu tăng dần và tốc độ tăng thi cao hơn, nhưng từ năm 2007 đến 2008 doanh thu đã giảm nhanh một mặt vì giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh làm thị trương nhà đất trầm đi, mặt khác do công ty đang từng bước tiến hành cổ phần hóa nên các công ty con gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên doanh liên kết,tìm kiếm thị trường. - Doanh thu trên chi phí sx và tiêu thụ trong kỳ Doanh thu trên chi phí Doanh thu trừ thuế sản xuất và tiêu thụ trong kỳ= å Chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn chung trước khi cổ phần hóa thì chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần còn khi tiến hành cổ phần hóa thi chỉ tiêu này có giảm đi nhưng cũng đang dần hồi phục. - Lợi nhuận Từ năm 2004 đến năm 2006 có xu hướng tăng nhanh nhưng năm 2007 thì giảm một khối lượng khá lớn giảm 3.308 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 giảm 251 triệu đồng so với năm 2007 tức là lợi nhuận có xu hướng giảm ít đi. Đây là một dấu hiệu khả thi, và đáng mừng chứng tỏ các doanh nghiệp đã rất nổ lực trong sản xuất và kinh doanh khi cổ phần hóa trong điều kiện tình hình kinh tế cả nước và thế giới đều rất khó khăn. - Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Lợi nhuận dòng Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = x 100% å Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Qua bảng biểu trên ta thấy chỉ tiêu này tăng dần từ năm 2004 đến năm 2006 tuy nhiên đến năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm mạnh là do cả lợi nhuận và doanh thu đều giảm nhưng do giá cả nguyên vật liệu tăng cao và chưa sử thật hiệu quả các yếu tố đầu vào nên chi phí sản phẩm tăng nhanh vì thế tỷ lệ lợi nhuận giảm nhiều hơn so với tỷ lệ giảm doanh thu. Đến năm 2008 thì tình hình đã khả quan hơn cứ 100 đồng doanh thu đã tăng thêm 1,1 đồng lãi so với năm 2007,tuy chưa phục hồi được như năm 2006 nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mưng để toàn thể cán bộ công nhân viên cố gắng hơn nưa nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Sức sản xuất của vốn Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của vốn = å Vốn kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Như chúng ta biết càng ngày yếu tố vốn càng chiếm tỷ trọng lớn trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, mặt khác nền kinh tế càng phát triển thì khối lượng vốn của nền kinh tế đó càng lớn, trong khi đó thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn ngày càng nhiều doanh nghiệp các đơn vị kinh tế gia nhập thị trường vì vậy nhìn chung chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần. Chỉ tiêu này ở trong công ty Sông mã cũng tuân theo quy luật đó nên nhìn chung nó cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian qua các năm vì vậy đây cũng không phải là một vấn đề đáng lo ngại lắm tuy nhiên công ty cần phải không ngừng có đưa ra các biện pháp thích hợp để mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất để tăng doanh thu và tăng sức sản xuất của vốn. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn å Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = x 100% å Vốn Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công việc là một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm dần do tình hình sản xuất kinh doanh gặp không ít những khó khăn như giá nguyên vật liệu liên tục tăng làm giá cả bất động sản và các công trình tăng nhanh trong khi đó nền kinh tế có lạm phát cao mà tỷ lệ tiền lương thì tăng ít hơn vì thế tỷ lệ tăng về lợi nhuận không thể theo kịp được tỷ lệ tăng về vốn. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng Lợi nhuận trong kỳ chi phí sản xuất và tiêu thụ = å Chi phí sản xuất và tiêu thụ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chi phí sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng do giá cả các yếu tố đầu vào không ngừng tăng, do đó tỷ lệ tăng về lợi nhuận càng ngày càng thấp hơn so với tỷ lệ tăng về chi phí vì vậy chỉ tiêu này có xu hướng giảm tuy nhiên ở công ty sông mã chỉ tiêu này đã tăng nhẹ từ năm 2004 đến 2006, chỉ giảm mạnh vào năm 2007 là năm gặp rất nhiều khó khăn nhưng đến năm 2008 thì đã có dấu hiệu phục hồi dần. Đây cũng chính là sự cố găng nổ lực hết mình của tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty. b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. + Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Biểu 5: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số LĐ bình quân làm việc trong kỳ (Lao động) 527 590 630 491 310 NSLĐ bình quân của một LĐ trong kỳ (Triệu đồng) 205,07 204,30 299,17 245,67 322,58 Tổng chi phí tiền lương trong kỳ (Triệu đồng) 6.612 8.303 9.086 5.460 4.860 KQSX trên chi phí tiền lương (Lần) 16,345 14,52 15,2 22 20,6 Lợi nhuận bình quân tính cho một lao đông (Triệu đồng) 15,05 16,51 17,58 15,82 24,25 Hệ số sử dụng lao động (Lần) 1 1 1 1 1 - NSLĐ bình quân của một LĐ trong kỳ: Năng suất lao động là thước đo trực tiếp đánh giá chất lượng lao động của người công nhân sản xuất, ta có thể tính được: Năng suất lao động của å Giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ một công nhân viên trong kỳ = å Số công nhân viên làm việc trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một công nhân viên làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn chung chỉ tiêu này chỉ tăng nhẹ qua các năm từ 2004 đến 2006 vì qua ba năm trên doanh thu tăng nhanh nhưng đồng thời số lượng lao động của công ty cũng tăng thêm. Đến năm 2007, 2008 chỉ tiêu này tăng rất nhanh mặc dù doanh thu qua hai năm này giảm mạnh lý do là vì trong quá trình cổ phần hóa công ty đã tinh giản bộ máy hoạt động, giúp nó hoạt động có hiệu quả hơn đồng thời giúp các cán bộ và nhân viên trong công ty có ích thức trách nhiệm hơn với công việc của mình để năng suất lao động ngày càng cao hơn và điều đó cũng đồng nghĩa với thu nhập của họ tăng lên, đời sống vật chất không ngừng được cải thiện. - KQSX trên chi phí tiền lương Kết quả sản xuất trên Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ một đồng chi phí tiền lương = å Chi phí tiền lương trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đã giảm nhẹ dần qua các năm từ 2004 đến 2006 do công ty đã tuyển thêm nhiều lao động do đó chi phí tiền lương tăng lên đáng kể tuy nhiên năng suất lao động của những nhân viên mới này chưa cao. Nhưng từ năm 2007 chỉ tiêu này đã tăng mạnh vì trong quá trình cổ phần hóa công ty đã tinh giản bộ máy hoạt động, giảm số lượng lao động và chọn lựa được những lao động lành nghề hơn, những cán bộ giỏi hơn. Lợi nhuận bình quân tính cho một lao đông: Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận trong kỳ tính cho một lao động = å Số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng đều qua các năm từ 2004 đến 2006 nhưng đến năm 2007 thì giảm mạnh mặc dù số lượng lao động trong năm này đã giảm nhiều so với những năm trước vậy lí do là vì năm 2007 giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh làm chi phí công trình tăng cao nên làm giảm nhu cầu mua sắm của khách hàng bên cạnh đó công ty lại bước đầu tiến hành cổ phần hóa nên việc tự tìm kiếm đối tác, liên doanh, liên kết của một số đơn vị trong công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tất cả đều rất khó khăn nên mặc dù đã rất cố găng nổ lực lợi nhuận của công ty cũng không thể không giảm. Đến năm 2008 thì chỉ tiêu này đã phục hồi và tăng mạnh so với những năm trước do các đơn vị đã hoạt động tốt hơn, lao động của công ty có trình độ, tay nghề cao và tìm được chỗ đứng cho mình sau cổ phần hóa. - Hệ số sử dụng lao động å Số lao động trong sử dụng Hệ số sử dụng lao động= å Lao động hiện có Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng của một doanh nghiệp. Số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực hay chưa, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp thích hợp. Nhìn chung thì số lao động hiện có của doanh nghiệp đã được sử dụng hết về số lượng tuy nhiên vẫn chưa tận dụng thời gian lao động một cách triệt để. Phân tích tình hình sử dụng tiền lương: Biểu 6 :Lương và thu nhập của CBCNV 2004 đến 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện qua các năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng quỹ lương 6.612 8.303 9.086 5.460 4.860 2. Tiền thưởng 980 1.245 1.521 920 815 3. Tổng thu nhập 7.592 9.548 10.607 6.380 5.675 4. Tiền lương bình quân 1 1,1 1,2 1.3 1,5 5. Thu nhập bình quân 1,148 1,265 1,4 1,519 1,751 6. Tổng số CNV (Lao động) 551 629 631 350 270 Qua số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng từ năm 2004 đến năm 2008: từ 1,148 triệu đồng đến 1,751 triệu đồng/người mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh gặp không ít sóng gió, điều này chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng phát triển. Tiền thưởng bình quân: Năm 2004: 148.215 đồng/người/tháng Năm 2005: 164.944 đồng/người/tháng Năm 2006: 200.872 đồng/người/tháng Năm 2007: 219.048 đồng/người/tháng Năm 2008: 251.545 đồng/người/tháng */ Cách tính tổng quỹ lương: - Tổng lao động thường xuyên : X người (X = X1 + X2) Trong đó : X1 là số người lao động hợp đồng X2 là số người lao động trong biên chế - Lương bình quân ngày : A đồng - Tiền lương bình quân tháng (26 tháng): 26 x A đồng - Quỹ lương năm : B đồng (B = B1 + B2) Trong đó: X1 x 26 x A = B1 là quỹ lương hợp đồng. X2 x 26 x A = B2 là quỹ lương biên chế. */Hình thức trả lương cho các lao động: Công ty thực hiện hai hình thức trả lương: lương thời gian và lương sản phẩm. + Hình thức trả lương theo thời gian: Theo cách tính sau: L = n x 1 + t Trong đó: L là lương tháng n là số ngày công l là lương ngày theo cấp bậc t là tiền thưởng ngày công theo loại A,B,C + Hình thức trả lương theo sản phẩm: Lương sản phẩm tập thể (Lsptt) bằng tổng tiền khoán các sản phẩm trong tháng. Ta có công thức Lsptt = å tiền lương sản phẩm trong tháng (tiền lương sản phẩm các tổ trưởng ký hợp đồng nhận khoán với giám đốc Công ty). Sản phẩm hoàn thành được nghiệm thu khối lượng, chất lượng và được phòng kế toán thanh toán khoán gọn, tổ tự chia lương cho các thành viên trong tổ. Nhận xét: - Việc trả lương theo thời gian áp dụng cho các phòng ban trong Công ty với tổ lao động, việc định mức cụ thể công việc để giao khoán là tương đối phức tạp. Với yêu cầu sản xuất đạt chất lượng cao, mặt khác do mô hình sản xuất tập trung, việc theo dõi sản xuất, chấm công thường xuyên cho nên việc áp dụng trả lương theo thời gian là tương đối phù hợp. Nhược điểm: Người lao động không phát huy được tính tích cực, tinh thần chủ động trong công việc, không khuyến khích được tư tưởng lao động vì mình, vì tập thể. - Một số tổ được trả lương theo sản phẩm cách trả lương này đã khắc phục được nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian. Công ty cần phải sử dụng cách trả lương sản phẩm để khuyến khích tính chủ động lao động của cán bộ công nhân viên nhằm khai thác hết tiềm năng sẵn có của Công ty để tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đó cũng chính là làm tăng lợi nhuận cho Công ty. + Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định(VCĐ) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của VCĐ = Số dư bình quân VCĐ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận trong kỳ SứcsinhlợicủaVCĐ= VCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng như sức sản xuất và sức sinh lợi của tổng vốn sản xuất sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn cố định cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Vì vậy công ty cần có những biện pháp thích hợp để nhằm cải thiện và hồi phục dần các chỉ số của chỉ tiêu này. - Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị. Hiệu suất sử dụng thời gian T/g làm việc thực tế của máy móc thiết bị làm việc của máy móc thiết bị = T/g làm việc theo thiết kế Càng ngày trình độ sử dụng máy móc thiết bị của công ty càng cao hơn, thêm vào đó càng ngày công ty càng đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị tốt và hiện đại hơn. Cho nên hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị ngày càng tăng thêm vì vậy chúng ta phải biết tận dụng và phát huy những lợi thế đó, bên cạnh đó cũng phải có những phương pháp bảo quản máy móc thiêt bị và thường xuyên duy tu bảo dưỡng để nó có thể hoạt động với hiệu suất cao nhất có thể. Biểu 7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu (Triệu đồng) 108.075 120.540 138.079 120.626 100.000 Lợi nhuận (Triệu đồng) 7.931 9.743 11.078 7.770 7.519 VCĐ bình quân trong kỳ (Triệu đồng) 19.645 22.190 24.495 26.285 28.085 Sức sản xuất của VCĐ (Lần) 5,5 5,43 5,64 4,59 3,56 Sức sinh lợi của VCĐ (Lần) 0,4 0,44 0,45 0,3 0,27 Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị (%) 65% 68% 70% 75% 80% + Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động(VLĐ) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng vốn doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận trong kỳ Sức sinh lời của VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng như các chỉ tiêu ở phần VCĐ các chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm dần Biểu 8: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 VLĐ bình quân trong kỳ (Triệu đồng) 29.505 32.650 36.195 39.055 41.460 Sức sản xuất của VLĐ (Lần) 3,66 3,69 3,81 3,1 2,41 Sức sinh lợi của VLĐ (Lần) 0,27 0,3 0,31 0,2 0,18 Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giá thành sản xuất là toàn bộ số tiền mà công ty bỏ ra trong một kỳ để sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này phản ánh tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. Trong ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản, việc tính giá thành có đặc thù riêng, sản phẩm của nó là những công trình có những chức năng nhiệm vụ khác nhau như nhà ở, các công trình công cộng, nhà hàng, khách sạn, chung cư… những chức năng đó quyết định hình dáng mẫu mã, trang thiết bị lắp đặt trong phòng và tính năng sủ dụng của nó. Việc tính giá thành đối với từng loại công trình có khác nhau nhưng đều thống nhất theo quy định Nhà nước và pháp luật. Biểu 9 : Chi phí sản xuất kinh doanh. Đơn vị tính: triệu VNĐ stt Chi phí Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Chi phí vật liệu 83.278 91.122 104.968 96.846 78.865 2 Chi phí nhân công 6.612 8303 9.086 5.460 4860 3 Chi phí năng lượng 730 825 975 805 600 4 Chi phí quản lý 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 5 Chi phí bán hàng 5.000 5.000 5.500 4.000 2.000 Tổng cộng 97.626 107.750 123.529 110.656 90.325 2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD CỦA CÔNG TY. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty Sông Mã được diễn ra theo một chu kỳ từ việc tạo ra sản phẩm đến viêc cung cấp sản phẩm cho thị trường. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta phải tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty Sông Mã là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo Quyết định số 4076/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá. Hiện nay Công ty Sông Mã hoạt động sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực đa ngành nghề, trên cả nước và đang từng bước dần dần vươn ra hội nhập với thị trường trong nước và quốc tế. Xác định rõ được những thời cơ, thuận lợi cũng như những thách thức đối với mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập. Ban lãnh đạo Công ty đã nhanh chóng xây dựng cho đơn vị định hướng chiến lược, kế hoạch SXKD trung dài hạn đối với từng giai đoạn phát triển cụ thể của đơn vị. Trên cơ sở đó triển khai thực hiện, phân công công việc đến từng đồng chí trong Ban lãnh đạo cùng các phòng, ban nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc vì vậy mặc dù thị trường bất động sản có lúc sôi động có lúc trầm lắng nhưng đều không gây ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty. Biểu 10: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2006. chỉ tiêu KH năm2006 (tỷ đồng) ước TH năm 2006 (tỷ đồng) %thực hiện KH (%) Giá trị tổng sản lượng 266,826 263,57 98,78 Giá trị xây lắp công trình 130 125,491 96,5 Tổng doanh thu 136,826 138,079 100,9 Doanh thu kinh doanh nhà Doanh thu xe máy thiết bị Doanh thu cửa hàng VLXD Doanh thu trạm trộn BT Doanh thu bãi cát Lễ Môn Doanh thu khách sạn sao mai Doanh thu T.tâm KSTKXD Doanh thu mỏ đá Đông Quang Doanh thu NH Nam Bắc Thành Doanh thu chợ 100,5 2,21 13,025 7,93 0,35 9,15 0,6 0,36 0,999 3,02 105,158 1,1 5,795 8,2 0,148462 11,281 2,5 0,825 0,95 3,622 104,6 49,8 44,5 103,4 42,4 123,3 416,7 229 95,1 124,6 Biểu 11: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2007. Chỉ tiêu KH năm 2007 (tỷ đồng) Ước TH năm 2007 (tỷ đồng) % thực hiện KH Giá trị tổng sản lương 244,43 240,826 98,526 % Giá trị xây lắp công trình 125,491 122,00 97,218 % Tổng Doanh thu 118,939 120,626 101,42 % - Doanh thu Kinh doanh Nhà 100,5 72,457 72,096 % - Doanh thu Trạm trộn BT 7,93 4,5 56,746 % - Doanh thu Sao Mai 9,15 10,984 120,04 % - Doanh thu mỏ đá Đông Quang 0,360 0,425 118,06 % - Doanh thu NH Nam Bắc Thành 0,999 0,650 65,065 % - Trung tâm KSTKXD 1,50 1,80 120,0 % - Xí nghiệp gạch tuy nel Sông Mã 6,5 8,0 123,077% Biểu 12: Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2008. Chỉ tiêu KH năm 2008 (Tỷ đồng) Ước TH năm 2008 % thực hiện KH Giá trị tổng sản lượng 163,5 286,8 175% Giá trị xây lắp công trình 60,5 186,8 308% Tổng doanh thu 103 100 97% Doanh thu Kinh doanh nhà 75 90 120% Doanh thu trạm trộn Bêtông 5 2 40% Doanh thu Khách sạn Sao Mai 12 5,8 48% Doanh thu Cửa hàng Nam Bắc Thành 0,6 1 167% Doanh thu khác 10,4 1,2 Qua biểu trên ta thấy: Tuy giá cả vật liệu xây dựng tăng cao nên việc xây dựng các công trình gặp rất nhiều khó khăn vì phải đảm bảo làm sao nhà xây dựng phải có chi phí hợp lý, giá thành vừa phải nhưng tình hình thực hiện kế hạch xây dựng các công trình trong hai năm 2006, 2007 cũng đã gần hoàn thành kế hoạch với tỷ lệ 97,78% và 98,526%. Đến năm 2008 thì tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng đã khả thi hơn rất nhiều đạt 175% so với kế hoạch. Kết quả này có được là nhờ sự nỗ lực làm việc không ngừng của cán bộ công nhân viên trong công ty. Đồng thời cùng với chủ trương của lãnh đạo công ty là sắp xếp lại bộ máy, sớm ổn định tổ chức các phòng ban nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc, tập chung khắc phục những tồn tại trong thời gian qua. Mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài Tỉnh, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. Phấn đấu lo đủ việc làm cho số công nhân đã tuyển dụng trước đây, tuyển dụng thêm cán bộ có năng lực bổ xung tăng cường cho các phòng chức năng, cán bộ và công nhân kỹ thuật cho các phân xưởng đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hiện nay. Kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn đặc biệt là khai thác các nguồn hàng, phát huy thế mạnh của toàn công ty và từng đơn vị thành viên, bố trí cán bộ có năng lực vào những nhiệm vụ quan trọng. Một số biện pháp đã được công ty áp dụng trong ba năm qua để đạt được những kết quả đó là: - Tìm hiểu thị trường cải tiến chất lượng bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Bên cạnh đó công ty còn tiến hành một số hoạt động, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tạo uy tín và lòng tin cho khách hàng. - Có các cuộc hội nghị khách hàng truyền thống và các bạn hàng được tổ chức đầu các năm đã giúp công ty nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của bạn hàng về hình thức, mẫu mã, màu sắc, những đặc điểm riêng ...phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của từng khách hàng. - Công ty tổ chức đoàn công tác cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt đi tìm hiểu thị trường trong và ngoài Tỉnh, tìm hiểu kỹ càng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh qua đó trao đổi lắng nghe ý kiến của khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của công ty về mọi mặt, hình dáng mẫu mã, màu sắc, độ bền và độ an toàn ... - Thay đổi thích hợp chiến lược kinh doanh, duy trì lượng khách hàng hiện có đồng thời tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. - Cung cấp đầy đủ thông tin về việc xây dựng các công trình, sử dụng các thiết bị tiên tiến hiện đại vào việc xây dựng, khéo léo mềm dẻo trong giao dịch đàm phán nhờ đó mở rộng phương thức hợp tác giúp công ty chiếm lĩnh thị trường tốt hơn. - Tham gia hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty một cách rộng rãi với khách hàng trong và ngoài Tỉnh. Bước sang năm 2008, thực hiện nhiệm vụ SXKD bên cạnh việc mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm đầu tư, thông qua các hình thức liên doanh, liên kết đơn vị đã tranh thủ được sự hợp tác của nhiều doanh nghiệp khác trong nước một mặt vừa tăng cường nguồn vốn để phát triển SXKD mặt khác công ty có thể tiếp cận với cách thức vận hành bộ máy cùng kinh nghiệm sản xuất riêng của các đơn vị liên kết từ đó tham khảo áp dụng để nâng cao lợi nhuận cũng như hiệu quả cho hoạt động SXKD của đơn vị mình. Thực hiện chủ trương của Đảng về cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Sông Mã cũng đã và đang tiến hành những thủ tục cần thiết chuẩn bị cho công tác cổ phần cả về mặt tài chính cũng như phương án tổ chức bộ máy nhân sự sau khi cổ phần. Trong những năm qua tuy còn gặp nhiều khó khăn cả về chủ quan cũng như khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhưng nhờ có sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, sự chỉ đạo kịp thời có hiệu quả của Ban giám đốc Công ty cùng với tinh thần đoàn kết nhất trí cao, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn thể CBCNV, Công ty đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mình. Giá trị sản lượng thực hiện qua các năm không ngừng tăng trưởng, lợi nhuận ngày càng cao, nộp ngân sách hàng năm cho Nhà nước đảm bảo đúng và vượt kế hoạch. Công ty đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, Công đoàn công ty luôn chăm lo đến đời sống và việc làm của CBCNV, bên cạnh đó công ty còn tham gia nhiều phong trào hoạt động từ thiện xã hội như: ủng hộ Hội chữ thập đỏ, Quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt... 2.4. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. Để có thể tồn tại phát triển và vươn lên trong cơ chế thị trường thì điều quan trọng là công ty phải biết chớp thời cơ và khai thác mọi thế mạnh của mình cũng như phát hiện được những điểm yếu, những vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, công ty phải phân tích, đánh giá và tìm ra được những nguyên nhân gây ra tồn tại đó để mà có những biện pháp tối ưu khắc phục. * Dưới đây là một số tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty sông mã. - Hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng chưa đạt chỉ tiêu so với kế hoạch, một phần do một số hạng mục đầu tư thiếu đồng bộ với hệ thống máy móc trang bị ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. - Kinh doanh dịch vụ Khách sạn, nhà hàng hiện tại vẫn chưa thật hiệu quả, giá cả, chất lượng dịch vụ và công tác phục vụ khách hàng còn thiếu năng động và chưa mang tính chuyên nghiệp. - Công tác bán hàng và thu hồi công nợ còn chậm, việc thu hồi, luân chuyển vốn chậm ảnh hưởng đến việc đầu tư và hiệu quả SXKD của đơn vị. - Năng lực chuyên môn của một số bộ phận CBCNV chưa đáp ứng kịp theo tốc độ phát triển và yêu cầu của Công ty, sự phối hợp giữa các phòng, ban chưa đồng bộ, giải quyết công việc còn nhiều thiếu sót. - Một số khu dân cư chưa thực hiện hoàn chỉnh theo quy hoạch được duyệt do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các khu còn chậm. - Khả năng huy động vốn còn hạn chế. Một số đơn vị thành viên chưa phát huy được tính chủ động, độc lập trong SXKD, còn hạn chế trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như đối tác liên doanh, liên kết. * Nguyên nhân của những tồn tại trên. Về khách quan: Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, một số chính sách, chế độ của Nhà nước ban hành có lúc chưa đồng bộ và kịp thời đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhiều đơn vị kinh doanh mới được thành lập, kinh nghiệm năng lực còn yếu nhưng phải cạnh tranh với cơ chế thị trường gay gắt. Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, đòi hỏi các đơn vị thành viên trong toàn Công ty phải đúc rút kinh nghiệm, tự xây dựng năng lực cho mình, tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ điều kiện cạnh tranh và đứng vững với thị trường. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, GPMB triển khai các dự án, còn gặp phải nhiều đối tượng do nhận thức về chính sách của Nhà nước còn hạn chế đã gây nên nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình thực hiện một số nhiệm vụ Đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất...như chống đối, chây ỳ làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong đầu tư, đơn vị phải đi lại nhiều lần. Về chủ quan: Trình độ năng lực chuyên môn, năng lực quản lý ở một số CBCNV chưa theo kịp sự phát triển lớn mạnh của công ty, tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ chưa cao. Các phòng ban tham mưu chưa chủ động lập phương án kịp thời trình lãnh đạo công ty xem xét quyết định triển khai thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, bế tắc trong kinh doanh. Việc xử lý các tình huống trong kinh doanh còn chậm, chưa năng động, sáng tạo vẫn còn tư tưởng chông chờ vào sự hỗ trợ của Công ty, vẫn còn tâm lý chủ quan, chưa thấy hết được sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Công ty Chưa có giải pháp cụ thể, khả thi trong công tác thị trường, khả năng tiếp thị, Maketting còn yếu, chưa có những quan hệ thường xuyên với khách hàng bên ngoài Công ty. Nhận xét: Như vậy ta đã phân tích được một số mặt lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Mã. Qua đánh giá chúng ta có thể thấy trong năm vừa qua hoạt động của công ty có những tiến bộ tuy nhiên cũng còn một số những tồn tại yếu kém mà công ty cần có biện pháp khắc phục, có như vậy công ty mới có thể đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh. PHẦN III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SÔNG MÃ. 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, kết hợp giữa các mặt hàng chính truyền thống với các hoạt động kinh doanh dịch vụ vật tư, dịch vụ nhà hàng khách sạn, mở rộng thị trường, tìm những bạn hàng mới. Tận dụng tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của các ban ngành trong Thành phố nhằm nâng cao doanh thu. Đầu tư theo chiều sâu vào việc áp dụng đưa công nghệ mới vào sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường nhà ở trong tỉnh và khu vực cụ thể là mua sắm thêm một số máy móc và thiết bị , đặc biệt đầu tư công nghệ mới một số thiết bị đồng bộ để sản xuất thêm một số kiểu nhà đang được thị trường quan tâm. Nâng cao năng lực lao động: có biện pháp kinh tế thích hợp nâng cao năng lực, sử dụng lao động để mở rộng doanh thu, giữ vững mối đoàn kết nội bộ, phát huy cao nhất quyền làm chủ tập thể của người lao động, tăng cường đội ngũ cán bộ KH- KT, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện nay. + Thực hiện tốt thoả ước lao động tập thể đã ký giữa chính quyền và công đoàn về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động theo Bộ luật lao động, duy trì nghiêm túc nội quy lao động, nội quy quy định của công ty và pháp luật Nhà nước đề ra. + Mở rộng sản xuất kinh doanh, năng động sáng tạo, tìm hướng làm ăn mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống cán bộ công nhân trong công ty. + Thực hiện tốt chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động như sắp xếp lao động, tuyển dụng, đào tạo lại cải tiến công tác tiền lương. + Xây dựng nội quy, quy chế về lao động, định mức chi phí sản xuất trả lương, thực hiện an toàn vệ sinh lao động, khen thưởng, kỷ luật và trách nhiệm vật chất, hạn chế tối đa tai nạn lao động có thể xảy ra. + Thường xuyên phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện tiết kiệm trong chi phí sản xuất. Sản xuất có năng suất chất lượng và hiệu quả cao. Đảm bảo 100% sản phẩm hoàn thành xong đều đạt yêu cầu, được khách hàng chấp nhận nhằm nâng cao uy tín và tăng doanh thu. 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Như đã trình bày ở trên, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp đều mang tính hai mặt: khách quan và chủ quan. Yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ đơn thuần được giải quyết theo một công thức, một lối mòn mà trái lại phải được giải quyết cụ thể xét trong từng thời điểm lịch sử, từng hoàn cảnh thực tiễn của môi trường, thậm chí ở từng ý kiến cá nhân của người lãnh đạo. Do vậy, căn cứ vào cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, căn cứ vào những đặc điểm cơ bản và điều kiện thực tế của công ty cũng như những hạn chế trong kinh doanh được ghi nhận trong quá trình thực tập, em xin có một số ý kiến nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Sông Mã. 3.2.1. Xây dựng áp dụng đồng bộ khai thác mở rộng thị trường nhằm tăng doanh thu. Để có thể mở rộng thị trường cần phải áp dụng chính sách về hoạt động Marketing đó là 4 chính sách: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả chính sách phân phối và chính sách giao tiếp khuyến khích. 4 chính sách này không độc lập với nhau mà chúng phối hợp vối nhau một cách chặt chẽ để phát huy hiệu quả tối đa. Chính sách sản phẩm : + Về mảng xây dựng và kinh doanh nhà thì phải có nhiều công trình đa dạng, phong phú về chủng loại như: Khách sạn, Nhà hàng, nhà vườn, nhà Liên kế, Biệt thự, chung cư cao tầng, các công trình công cộng…Bên cạnh đó công ty cần phải chú trọng, quan tâm hơn nữa đến các mảng kinh doanh khác như: kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà hàng khách sạn vui chơi giải trí, kinh doanh vân tải đường bộ và thủy, kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà ở, làm đại lý phân phối hàng tiêu dùng cho các doanh nghiệp ...Có như vậy thì công ty sẽ ngày càng phát triển tốt hơn. + Xây dựng, ban hành quy chế, quy định thống nhất trong toàn công ty yêu cầu các đơn vị xây lắp trong quá trình thi công phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm xây dựng, chủ động có kế hoạch thực hiện đảm bảo tiến độ thi công để những công trình do Công ty xây dựng đều đảm bảo về chất lượng cũng như tiến độ, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật tạo được niềm tin, uy tín đối với khách hàng. + Tạo uy tín sản phẩm: trao đổi lắng nghe ý kiến của khách hàng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của công ty về mọi mặt, hình dáng mẫu mã, màu sắc, độ bền và độ an toàn… + Nhãn mác, bao bì sản phẩm Chiến lược chủng loại: */ Thiết lập chủng loại và đổi mới chủng loại: Tiếp tục giữ gìn vị trí đã có trên thị trường truyền thống với các bạn hàng truyền thống như: xây dựng các dự án cho tỉnh và thành phố, xây dựng các khu nhà liên kế…Ngoài ra phải đặc biệt chú ý tới việc xây dựng các chung cư cao tầng, nhà hàng, khách sạn, biệt thự, nhà vườn…Bên cạnh đó cũng không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường ở các mảng kinh doanh khác như: kinh doanh vật liệu xây dựng. kinh doanh nhà hàng khách sạn vui chơi giải trí, kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà ở…vì những mảng kinh doanh này sẽ tạo ra những cơ hội rất lớn cho việc tăng doanh thu và mở rộng thị trường */ Hạn chế chủng loại : Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải nắm bắt được những thông tin phản hồi, điều tra các khả năng tiềm ẩn để xử lý những sản phẩm, những bộ phận không thích hợp, không đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và một số tính năng khác cần phải sửa chữa sai sót, cải tiến hoặc loại bỏ, hạn chế, để cho ra đời những bộ phận, những sản phẩm được ưa chuộng hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. */ Chiến lược biến đổi chủng loại : Trong biến đổi chủng loại không nhất thiết phải năm nào, kỳ nào cũng có sản phẩm mới mà có thể chỉ đơn giản là cải tiến hình dáng, mẫu mã, màu sắc, một số đặc tính khác biệt ....nhưng có thể mang lại cho Công ty cơ hội tiêu thụ lớn Hoạch định sản phẩm: Tuy rằng hiện nay Công ty đã và đang có những bạn hàng truyền thống, thị trường truyền thống song thiết nghĩ Công ty không nên chỉ thoả mãn với những gì đã có hiện tại mà phải hướng tới nhu cầu của tương lai, chuẩn bị những sản phẩm, những mảng kinh doanh kế tiếp cho tương lai, cần phải tác động vào nhu cầu của các khách hàng, bạn hàng để tạo ra nhu cầu mới để cho ra những sản phẩm mới. Tạo uy tín : Các sản phẩm Công ty phải có dấu ấn công ty: đó là nhãn hiệu, đó là mác, đó là chữ quảng cáo trên sản phẩm, đồng thời đó cũng có thể là chất lượng sản phẩm đã làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, còn in đậm, còn lưu giữ trong tâm của mỗi khách hàng. Công ty phải làm sao cho khách hàng có một tâm lý an toàn, yên tâm, tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm mà công ty xây dựng, công ty kinh doanh. Tuy đã có chính sách sau bán hàng, duy tu bảo dưỡng sản phẩm song việc sử dụng chính sách này nên đưa về việc quản lý tốt chất lượng sản phẩm để sao cho không cần phải sử dụng đến bảo hành sản phẩm như vậy, uy tín Công ty sẽ ngày được củng cố. Bao bì sản phẩm: Không như các sản phẩm khác, công trình xây dựng không sử dụng bao gói (vì đây là bất động sản), nhưng có thể Công ty phải sử dụng một số biện pháp sau: - Nên trang trí màu sắc công trình hài hoà, mỹ thuật, sử dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong công nghệ sơn tường. - Nên tìm hiểu phong thủy, các hướng đất tốt phù hợp với từng công trình để tạo tâm lý an tâm, thoái mái cho khách hàng khi sử dụng. b. Chính sách giá cả Mục tiêu của chính sách giá cả : Khối lượng hàng bán và lợi nhuận. Với Công ty, có thể sử dụng một số phương pháp xác lập chính sách giá cả như sau : + Chiến lược giá hướng vào doanh nghiệp, chiến lược này hướng vào mục tiêu nội tại của xí nghiệp, vào chi phí, Công ty phải tăng cường các biện pháp quản lý chi phí, nhất là trong khâu quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6190.DOC
Tài liệu liên quan