Đề tài Các giải pháp hòan thiện quản lý giá thành của khu vực Nhà nước ở Việt Nam

Tài liệu Đề tài Các giải pháp hòan thiện quản lý giá thành của khu vực Nhà nước ở Việt Nam: -1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quản lý giá thành xây dựng là một nội dung quan trọng trong quản lý đầu t ư xây dựng. Mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế lại đặt ra những yêu cầu quản lý phù hợp với nó, trong đó quản lý giá th ành xây dựng từ khu vực Nhà nước là một nội dung phức tạp, khó khăn nhất, đồng thời cũng l à yếu tố có tác động mạnh nhất và nhạy cảm nhất đối với thực tế đời sống x ã hội. Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới v à đưa nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa thì trách nhiệm và lợi ích của mỗi bên tham gia thị trường đã trở nên rõ rệt. Đảng và Nhà nước đã tích cực đổi mới và ban hành các cơ chế về quản lý đầu tư và xây dựng (ĐT & XD) trong đó có các quy định về quản lý giá, giá thành xây dựng sao cho việc quản lý chúng cũng từng b ước được quản lý theo cơ chế thị trường, phù hợp với quy luật cung cầu. V ì vậy trong thời gian qua cơ chế chính sách ...

pdf77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Các giải pháp hòan thiện quản lý giá thành của khu vực Nhà nước ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quản lý giá thành xây dựng là một nội dung quan trọng trong quản lý đầu t ư xây dựng. Mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế lại đặt ra những yêu cầu quản lý phù hợp với nó, trong đó quản lý giá th ành xây dựng từ khu vực Nhà nước là một nội dung phức tạp, khó khăn nhất, đồng thời cũng l à yếu tố có tác động mạnh nhất và nhạy cảm nhất đối với thực tế đời sống x ã hội. Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới v à đưa nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa thì trách nhiệm và lợi ích của mỗi bên tham gia thị trường đã trở nên rõ rệt. Đảng và Nhà nước đã tích cực đổi mới và ban hành các cơ chế về quản lý đầu tư và xây dựng (ĐT & XD) trong đó có các quy định về quản lý giá, giá thành xây dựng sao cho việc quản lý chúng cũng từng b ước được quản lý theo cơ chế thị trường, phù hợp với quy luật cung cầu. V ì vậy trong thời gian qua cơ chế chính sách về quản lý giá thành xây dựng đã đạt được những kết quả khả quan phù hợp với điều kiện mới của đất n ước và phù hợp với xu thế của thời đại. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua công tác quản lý giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước còn nhiều vấn đề hạn chế, đó là vấn đề định giá thành xây dựng và quản lý giá thành xây dựng vẫn còn nhiều bất cập, lúng túng, giá thành xây dựng được lập trong các hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế kỹ thuật nói chung còn chưa đạt được so với yêu cầu của công tác quản lý; giá cả xây dựng trong đấu thầu xây dựng công trình cũng đang là vấn đề nổi cộm, so với tr ình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay th ì Đảng và Nhà nước đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Do đó đầu t ư xây dựng ngày càng phát triển và số lượng các công trình xây dựng sẽ ngày càng tăng. Vấn đề quản lý giá thành xây dựng càng trở nên quan trọng. Làm thế nào để quản lý tốt, quản lý đúng theo pháp luật v à làm thế -2- nào để nâng cao chất lượng quản lý giá thành xây dựng khi nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước trong tống số vốn đầu tư toàn xã hội dành cho đầu tư xây dựng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn? Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Các giải pháp hòan thiện quản lý giá thành của khu vực Nhà nước ở Việt Nam” sẽ phần nào giải quyết được những vấn đề đã và đang được đặt ra và là một trong những đề tài mang tính cấp thiết đối với quản lý đầu tư xây dựng từ khu vực Nhà nước hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý giá nói chung v à giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước nói riêng trong điều kiện cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam. - Tổng quan về thực trạng quản lý giá thành xây dựng trong thời gian qua, phân tích những ưu và nhược điểm trong công tác quản lý giá th ành. - Trên cơ sở kết quả phân tích đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý giá xây dựng trong điều kiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là quản lý giá thành xây dựng công trình (XDCT) từ khu vực Nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là đánh giá thực trạng về công tác định giá và quản lý giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước trong phạm vi cả nước từ năm 1998 đến nay. Đề xuất các giải pháp quản lý giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước định hướng đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cơ bản vận dụng để thực hiện Luận văn là: - Phương pháp luận duy vật biện chứng . - Phương pháp luận duy vật lịch sử. - Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá . - Phương pháp tiếp cận hệ thống. -3- 5. Nội dung và kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận và kiến nghị. Phần nội dung gồm 3 ch ương:  Chương 1: Lý luận chung về dự án đầu tư, giá thành và quản lý giá thành xây dựng trong điều kiện kinh tế thị tr ường.  Chương 2: Thực trạng giá thành xây dựng và quản lý giá thành xây dựng ở Việt Nam.  Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành xây dựng ở Việt Nam. -4- CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, GIÁ THÀNH VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Khái lược về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng: - Đầu tư: là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian dự án nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế x ã hội. - Hoạt động đầu tư: là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong t ương lai. Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc của vốn...mọi hoạt động có các đặc trưng nêu trên đều được coi là hoạt động đầu tư. - Quản lý đầu tư xây dựng: là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư và xây dựng từ bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định. - Dự án đầu tư: là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất l ượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. - Vốn Nhà nước: là vốn thuộc sở hữu toàn dân hoặc có nguồn gốc toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo pháp luật. Bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý. - Khu vực Nhà nước: là khu vực mà bộ máy quản lý Nhà nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao để quản lý vốn Nhà nước đầu tư xây dựng vào các lĩnh vực được Nhà nước lập ra được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua. - Người có thẩm quyền quyết định đầu t ư: là tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước được Chính phủ giao quyền hoặc ủy quyền quyết định đầu t ư. - Chủ đầu tư: là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu t ư theo qui định của pháp luật. -5- - Vốn đầu tư được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết, đảm bảo đúng chế độ quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Nhà nước và được kiểm toán khi có yêu cầu của Người có thẩm quyền quyết định đầu tư. - Đấu thầu: là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng được yêu cầu của Bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. - Gói thầu: là một phần công việc của dự án đầu t ư được chia theo tính chất hoặc trình tự thực hiện dự án; có quy mô hợp lý v à đảm bảo tính đồng bộ của dự án; để tổ chức lựa chọn nhà thầu. "Gói thầu" cũng có thể là toàn bộ dự án. - Tư vấn đầu tư và xây dựng: là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu, trong việc xem xét quyết định kiểm tra quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư. 1.2. Hiệu quả dự án đầu tư xây dựng: - Hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD) là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, được đặc trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án). - Đánh giá hiệu quả dự án trên tất cả các phương diện: tài chính, kinh tế, xã hội của dự án. - Trình tự chung để thực hiện phân tích đánh giá hiệu quả dự án gồm: xác định các tham số cần thiết cho việc tính toán các chỉ ti êu đánh giá hiệu quả theo yêu cầu phương pháp luận; tính toán các chỉ tiêu theo phương pháp thích hợp; phân tích, đánh giá hiệu quả theo các chỉ tiêu đo hiệu quả. - Các chỉ tiêu kinh tế - tài chính và xã hội của DAĐT được phân thành hai nhóm: các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội. - Đánh giá hiệu quả cần phân tích rủi ro nhằm đánh giá các điều kiện khả thi và tính chắc chắn của dự án. Nội dung ch ung của bước này như sau: xác định những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án; Tính toán các chỉ ti êu đánh giá rủi ro; Phân tích rủi ro. -6- 1.3. Các loại chi phí đầu tư xây dựng: 1.3.1. Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. 1.3.2. Chi phí thiết bị: Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đ ào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí liên quan khác. 1.3.3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác, chi phí thực hiện tái định cư, chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí sử dụng đất tron g thời gian xây dựng (nếu có), chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có). 1.3.4. Chi phí quản lý dự án: Bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. 1.3.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác. 1.3.6. Chi phí khác: Bao gồm: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử v à sản xuất không ổn định đối với các dự án đầu t ư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, l ãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác. 1.3.7. Chi phí dự phòng: Bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công tr ình. -7- 1.3.8. Các chi phí không thường xuyên: 1.3.8.1. Chi phí sản lượng: Trong chi phí sản lượng chúng ta có các dạng chi phí sau:  Chi phí cố định: là chi phí mà xí nghiệp nhất thiết phải tiêu tốn ngay cả khi không sản xuất gì cả. Ví dụ như nhà xưởng, tiền thuê đất ....  Chi phí biến đổi: là loại chi phí tăng lên cùng với mức tăng của sản lượng.  Tổng chi phí: bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.  Chi phí biên:là luợng chi phí gia tăng để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. 1.3.8.2. Chi phí thời cơ: Chi phí thời cơ: là giá trị kinh tế thật sự của một tài nguyên dùng để sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó. Giá tr ị đó biểu thị bằng lợi ích thu đ ược nếu ta đem tài nguyên trên để sản xuất ra một loại hàng hóa khác. Ví dụ như thay vì sản xuất ra một chiếc xe hơi chúng ta lại làm ra một máy công cụ chẳng hạn. Trong ước tính chi phí thời cơ, cần phải phân ra 2 loại tài nguyên: tài nguyên có thể thay thế được và tài nguyên không thể thay thế được. Có thể phân thành 2 nhóm giá thời cơ: Giá thời cơ có thị trường: là giá cả của thị trường trong một thị trường canh tranh và giá thời cơ không có thị trường: là giá cả được tính toán cho loại tài nguyên thứ 2. Chi phí thời cơ và việc sử dụng vốn: việc sử dụng vốn cũng được xem như là một giá thời cơ khi đem vốn dùng trong các dự án khác nhau, người ta thường dùng một giá thời cơ để so sánh. 1.3.8.3. Chi phí chìm: Chi phí chìm (sunk cost) là nh ững chi phí không thu lại đ ược do những quyết định sai lầm trong quá khứ. Loại chi phí nầy không đ ược đưa vào trong tính toán dự án. 1.4. Xác định dự toán xây dựng công trình: Cơ sở để lập dự toán công tr ình: -8- - Khối lượng xây lắp tính theo khối lượng kỹ thuật căn cứ vào các thông số tiêu chuẩn kết cấu trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công tr ình. - Đơn giá xây dựng công trình. - Định mức tỉ lệ cần thiết để thực hiện khối l ượng công việc đó. - Dự toán công trình được xác định theo công thức sau : GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP 1.4.1. Xác định chi phí xây dựng: - Chi phí xây dựng GXD được cấu thành từ hai thành phần cơ bản: GXD = GXDCPT + GXDLT Trong đó: * GXDCPT: Chi phí xây dựng trong dự toán công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công các công tr ình, hạng mục công trình được xác định theo công thức : Trong đó: + Gi: Chi phí xây dựng trước thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình (i=1- n). + TXD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. * GXDLT: Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định theo công thức: x tỷ lệ quy định x Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể đ ược xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu t ư xây dựng công trình hoặc bằng định mức tỷ lệ.  XDGTGTn iXDXD TGG   1 1    n i i XDXDLT GG 1  XDGTGTT1 -9- 1.4.2. Xác định chi phí thiết bị: * Chi phí thiết bị được xác định theo công thức sau: GTB = GMS + GĐT + GLĐ Trong đó:` + GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ. + GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ. + GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh. * Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau: Trong đó: + Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1 - n). + Mi: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1- n), được xác định theo công thức: M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T Trong đó: - Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đ ã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo. - Cvc: chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ n ơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công tr ình. - Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu. - Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường. - T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị). - TiGTGT.TB: mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại t hiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1- n).  TBGTGTin i iiSTB TMQG     1 1 -10- Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị t ương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của của công tr ình có thiết bị tương tự đã thực hiện. Đối với các loại thiết bị công nghệ phi ti êu chuẩn cần sản xuất, gia công th ì chi phí cho loại thiết bị này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất gia công một tấn (hoặc một đ ơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị tiêu chuẩn và các khoản chi phí có liên quan như đã nói ở trên hoặc căn cứ vào hợp đồng sản xuất gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất hoặc của chủ đầu tư lựa chọn. Trường hợp các loại thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu th ì chi phí thiết bị là giá trúng thầu gồm các chi phí theo những nội dung có nh ư đã nói ở trên và các khảo chi phí khác (nếu có). 1.4.3. Xác định chi phí khác: * Chi phí quản lý dự án: được tính theo công thức sau: GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) Trong đó : + T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án. + GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế. + GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế. * Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) được tính theo công thức sau: GTV = Ci x (1 + TiGTGT.TV) + Dj x (1 + TjGTGT.TV) Trong đó: + Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ + Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán + TiGTGT.TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ. -11- + TjGTGT.TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện h ành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán. Trường hợp sử dụng vốn ODA thì ngoài các chi phí nêu trên, nếu còn các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung những chi phí này. Trường hợp các công trình của dự án thuê tư vấn nước ngoài thực hiện thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo thông lệ quốc tế phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho công trình hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết để ghi vào dự toán. 1.4.4. Chi phí dự phòng: Tương tự như trong tổng mức đầu tư, chi phí dự phòng trong dự toán công trình cũng được xác định cho hai trường hợp: 14.4.1. Trường hợp thời gian xây dựng hai năm: Chi phí dự phòng được tính bằng tỉ lệ phần trăm tr ên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí t ư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được tính theo công thức: GDP = TDP x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) Trong đó TDP: là định mức tỉ lệ (%) cho chi phí dự ph òng. 1.4.4.2. Trường hợp thời gian xây dựng lớn hơn hai năm: Trong trường hợp này, chi phí dự phòng được xác định bằng hai yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá. Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên hai năm được tính theo công thức sau: GDP = GDP1 + GDP2 Trong đó: + GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính theo công thức: GDP1 = TDP x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) + GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công tr ình xây dựng, khu vực và độ dài thời gian xây dựng. -12- 1.5. Giá thành xây dựng và cơ cấu giá thành xây dựng: 1.5.1. Khái niệm về giá thành xây dựng Trong xây dựng, việc hình thành giá cả thị trường gặp nhiều trở ngại do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng. Sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng có những đặc điểm kh ác biệt so với sản phẩm và sản xuất của các ngành khác. Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, qui mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất xây dựng d ài, phải trải qua nhiều giai đoạn như lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công tr ình, thi công công trình, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Trong mỗi giai đoạn lại diễn ra nhiều hoạt động khác nhau với sự tham gia của nhiều đối t ượng. Trong xây dựng, khách hàng là người mua sản phẩm xây dựng (đó l à các chủ đầu tư) thường không thể lựa chọn sản phẩm có sẵn để mua, mà lựa chọn người bán (là các nhà thầu) có khả năng tạo ra cho m ình những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu đề ra. Những đặc điểm về sản phẩm xây dựng v à sản xuất xây dựng nêu trên có tác dụng rất lớn đến sự hình thành giá thành của sản phẩm xây dựng. Sự tác động n ày thể hiện ở các khía cạnh sau: - Giá thành sản phẩm xây dựng được hình thành và chính xác hóa dần theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng. - Giá thành xây dựng được hình thành trên cơ sở lập dự toán, ước tính chi phí, mỗi công trình có dự tóan riêng. Trong thực tế xây dựng công tr ình có thể có những phát sinh mà không thể tính trước được. - Giá thành xây dựng được hình thành thông qua đấu thầu xây dựng và thông qua việc thương thảo hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng trúng thầu. 1.5.2. Đặc điểm của giá thành xây dựng: Giá thành xây dựng không những chứa đựng tất cả những đặc điểm chung của giá cả hàng hoá các loại, mà còn có một số đặc điểm tự thân của nó, đó l à giá thành -13- xây dựng mang đặc trưng đơn chiếc, tính toán nhiều lần có thứ bậc v à giá được tính tổ hợp từ từng kết cấu bộ phận h ình thành. 1.5.2.1. Giá thành xây dựng mang đặc trưng đơn chiếc. Mỗi một dự án đầu tư xây dựng đều có công năng chuyên dụng xác định, do công trình của nó có kết cấu, hình dáng và trang trí khác nhau, di ện tích và thể tích công trình cũng không giống nhau, khi xây dựng phải sử dụng vật liệu xây dựng v à thiết bị công nghệ khác nhau. H ơn nữa, cho dù công năng, trình độ kỹ thuật, cấp công trình và tiêu chuẩn xây dựng công trình có giống nhau chăng nữa, th ì giữa chúng vẫn có sự khác biệt. Bởi lẽ, kết cấu, h ình dáng, ... của mỗi công trình một khác, mặt khác nó còn phải thích ứng với các điều kiện tự nhi ên về khí hậu, địa chất, động đất, thuỷ văn... nơi đặt công trình, thích nghi với phong tục tập quán nơi xây dựng công trình. Những yếu tố đó làm cho hình thái hiện vật của công trình xây dựng muôn màu muôn vẻ, cộng thêm sự khác biệt về cơ sở để xác định giá thành xây dựng làm cho giá thành xây dựng giữa các công tr ình “luôn luôn khác nhau”. Do đó, đối với công trình xây dựng không thể định giá giống nh ư cách định giá sản phẩm công nghiệp (theo chủng loại, quy cách, chất l ượng từng lô hàng) mà chỉ có thể tính giá thành đơn chiếc. Cũng có thể nói: giá thành xây dựng hầu hết, không thể có giá thành thống nhất do Nhà nước hoặc nhà thầu quy định, mà chỉ có thể xác định giá thành xây dựng của dự án đầu tư xây dựng thông qua một tr ình tự đặc biệt, phù hợp với từng giai đoạn của quá tr ình đầu tư xây dựng. 1.5.2.2.Giá thành xây dựng được tính nhiều lần có thứ bậc. Quá trình sản xuất xây dựng là một quá trình hao phí vật lực, nhân lực, máy móc, thiết bị thi công với số lượng lớn, thời gian xây dựng th ường dài. Quá trình đầu tư xây dựng thường khá dài, phải chia thành giai đoạn để tiến hành từng bước từ tổng thể đến chi tiết. Để thích ứng với việc thiết lập quan hệ kinh tế giữa các b ên phù hợp với yêu cầu quản lý giá thành xây dựng theo các giai đoạn của quá tr ình đầu tư xây dựng, được tính nhiều lần có thứ bậc với chức năng v à mục đích khác nhau. Quá trình đó được nêu trong Sơ đồ 2 như sau: -14- Sơ đồ 2: Giá thành xây dựng tính toán nhiều lần có thứ bậc + Giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT): (bây giờ gọi là giai đoạn lập Báo cáo đầu tư), thường có thể dựa vào chỉ tiêu suất vốn đầu tư (SVĐT) đã quy định, tư liệu giá xây dựng công tr ình tương tự, giá cả vật liệu, thiết bị hiện hành, kết hợp với tình hình thực tế của công trình để tiến hành ước định mức đầu tư. Ước định mức đầu tư là việc tính toán, lựa chọn, thẩm định v à biên soạn hồ sơ tương ứng về giá thành xây dựng công trình ở thời kỳ dự tính, được tiến hành trong giai đoạn NCKT của dự án. Giá thành xây dựng công trình được dự tính và thẩm định ở giai đoạn này được biểu thị bằng tổng mức đầu tư (TMĐT). Tổng mức đầu tư là một trong những căn cứ quan trọng để đảm bảo tính khả thi của dự án v à quyết định thực hiện dự án, đồng thời d ùng làm hạn mức mục tiêu của giá thành xây dựng công trình, là sự chuẩn bị cho việc biên soạn tổng dự toán (TDT), dự toán ở các bước tiếp theo. THIẾT KẾ KỸ THUẬT THIẾT KẾ SƠ BỘ/THIẾT KẾ CƠ SỞ T.KẾ BẢN VẼ THI CÔNG ĐẤU THẦU CÔNG TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KẾT THÚC XÂY DỰNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ TỔNG DỰ TOÁN DT BẢN VẼ THI CÔNG GIÁ KÝ HỢP ĐỒNG GIÁ THANH TOÁN GIÁ QUYẾT TOÁN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI/ B.CÁO ĐẦU TƯ TƯ TỔNG DỰ TOÁN SƠ BỘ -15- + Giai đoạn thiết kế dự án: mà trước tiên là bước thiết kế sơ bộ (TKSB), tổ chức tư vấn nhận thầu thiết kế phải căn cứ v ào kết cấu chủ yếu và đơn hàng thiết bị của phương án bố trí tổng thể trong TKSB, hạng mục công trình, các công trình đơn vị và áp dụng định mức chỉ tiêu giá trị tính cho một đơn vị tính thích hợp để lập TDT sơ bộ dự án xây dựng. Tổng dự toán sơ bộ được hiểu là việc tính toán, lựa chọn thẩm định và biên soạn hồ sơ tương ứng về giá thành xây dựng cũng ở thời kỳ dự tính, nhưng được tiến hành ở bước thiết kế sơ bộ. Giá thành xây dựng dự tính đã được thẩm định và phê duyệt ở bước TKSB là căn cứ để: thực hiện bước thiết kế kỹ thuật (TKKT) (đối với những hạng mục công tr ình có kỹ thuật phức tạp) và xác định TDT sơ bộ điều chỉnh (nếu có); Để lập kế hoạch đầu t ư; Để ký hợp đồng nhận thầu dự án xây dựng và hợp đồng vay vốn (nếu có) ; Là căn cứ khống chế hạn mức cấp phát; Quản lý dự toán bản vẽ thi công. + Trước khi khởi công XDCT, cần căn cứ vào khối lượng công trình do đơn vị thiết kế bóc theo bản vẽ thi công, đ ơn giá xây dựng lựa chọn phù hợp với định mức dự toán liên quan, tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước... để lập dự toán bản vẽ thi công. Dự toán bản vẽ thi công đ ã được thẩm định và phê duyệt là căn cứ để ký kết hợp đồng xây dựng khi thực hiện ph ương thức giao thầu và thanh toán giá xây dựng CTXD; là cơ sở để xác định giá mời thầu và quản lý chi phí sau đấu thầu khi thực hiện phương thức đấu thầu. + Khi ký kết hợp đồng nhận thầu thực hiện XDCT thông qua đấu thầu , giá ký hợp đồng do bên giao thầu và bên nhận thầu cùng đồng ý thống nhất xác định để làm cơ sở thanh toán của cả hai bên. Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh chênh lệch giá vật liệu, thiết bị,... ảnh h ưởng đến giá thành xây dựng công trình thì phải tiến hành điều chỉnh giá hợp đồng theo phạm vi điều chỉnh v à phương pháp điều chỉnh quy định trong hợp đồng kinh tế đ ã ký kết giữa các bên. + Khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng và kết thúc xây dựng, chủ đầu tư phải lập quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành, phản ảnh chi tiết tình trạng giá thành xây dựng thực tế, tài sản cố định và tài sản lưu động đã hình thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng để làm căn cứ cho việc tiếp nhận tài -16- sản bàn giao, kiểm toán, lập bảng kê chi tiết tài sản do xây dựng tạo nên và đăng ký giá trị tài sản mới tăng. Chi phí thực tế đ ã đầu tư của một công trình xây dựng hoàn thành được thể hiện thông qua quyết toán ho àn thành công trình, đó là giá thành xây dựng thực tế của CTXD hay còn gọi là quyết toán công trình hoàn thành. Từ những phân tích trên đây cho thấy rằng: quá trình tính giá thành xây dựng từ TMĐT, TDT, dự toán, giá hợp đồng, rồi đến giá thanh toán các hạng mục công trình và giá quyết toán công trình hoàn thành, là một quá trình thực hiện có mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc lẫn nhau. 1.5.2.3.Giá thành xây dựng được tính tổ hợp từ các bộ phận kết cấu tạo thành công trình xây dựng. Giá thành xây dựng công trình có đặc điểm là thường được tính toán tổ hợp từ các bộ phận kết cấu tạo thành công trình. Chẳng hạn như: để xác định TDT thiết kế của công trình xây dựng, trước hết cần tính toán giá thành xây dựng của từng bộ phận công trình (như phần móng, phần thân, phần mái...), sau đó tổng hợp lại từng nội dung khoản mục chi phí theo cơ cấu của vốn đầu tư. Dự toán bản vẽ thi công của hạng mục công tr ình hay công tác xây dựng riêng biệt tính toán trên cơ sở khối lượng các CTXD phù hợp với danh mục định mức, đơn giá xây dựng tương ứng đã được quy định. Phương pháp tính toán này gọi là “phương pháp đơn giá”, ngoài ra c òn có “phương pháp hiện vật”, nội dung của phương pháp này là căn cứ vào định mức dự toán để tính toán tổng hợp l ượng hao phí vật liệu, nhân công, ca máy thi công cần thiết của hạng mục công tr ình hoặc công tác xây dựng riêng biệt, sau đó mới nhân với đơn giá thực tế ở nơi xây dựng công trình để xác định chi phí trực tiếp, rồi tính chi phí chung , thu nhập chịu thuế tính trước thuế. Tuy cách tính theo phương pháp đơn giá và phương pháp hi ện vật không giống nhau, nhưng chúng cùng có đặc điểm chung là giá thành xây dựng công trình đều được tổ hợp từ mức giá thành xây dựng của các hạng mục công tr ình cấu tạo nên công trình hoặc là theo từng loại công tác xây lắp cấu tạo n ên hạng mục công trình của công trình xây dựng. Giá thành xây dựng được hình thành như trên được gọi là: giá thành xây dựng được tính tổ hợp từ các bộ phận kết cấu. -17- 1.5.3. Cơ cấu thành phần của giá thành xây dựng: Giá thành xây dựng do chi phí xây dựng, chi phí mua sắm v à lắp đặt thiết bị và các chi phí khác hợp thành. - Chi phí xây dựng: là toàn bộ chi phí mà chủ đầu tư phải trả cho nhà thầu thi công XDCT, bao gồm: chi phí đã đầu tư sử dụng vào hoạt động xây dựng toàn bộ công trình và thực hiện các công việc xây dựng khác có li ên quan. - Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị: bao gồm chi phí mua các thiết bị đạt tiêu chuẩn tài sản cố định mà chủ đầu tư (hoặc đơn vị được chủ đầu tư uỷ thác) đặt mua hoặc tự chế tạo, chi phí mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất, l àm việc sinh hoạt... cần thiết của dự án đầu tư xây dựng theo hồ sơ thiết kế dự án yêu cầu và một số khoản chi phí khác có liên quan. - Chi phí khác: là tổng các khoản chi phí có li ên quan nhưng không trực tiếp tạo nên hình khối công trình, nó bảo đảm cho công trình hoàn thành thuận lợi và có thể phát huy hiệu suất, công dụng b ình thường sau khi bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. Thông thường thì các chi phí này có thể chia thành 4 nhóm chủ yếu sau:  Nhóm 1. Các chi phí liên quan đến đất đai. Vì công trình xây dựng (CTXD) bao giờ cũng cố định vào một địa điểm nhất định, gắn liền với mặt đất, chiếm dụng một diện tích đất đai nào đó, nên tất yếu phải có chi phí để nhận được đất xây dựng, bao gồm: chi phí trưng dụng đất, chi phí đền bù, di dời và tiền chuyển quyền sử dụng đất.  Nhóm 2. Các chi phí liên quan đến dự án xây dựng, gồm: chi phí quản lý dự án, chi phí khảo sát, thiết kế, chi phí nghiên cứu, thí nghiệm...  Nhóm 3. Các chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh trong t ương lai, gồm: chi phí vận hành thử đồng bộ dây chuyền, chi phí chuẩn bị sản xuất thử...  Nhóm 4. Các loại thuế phải nộp cho Ngân sách Nh à nước, các loại chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình, ... - Chi phí dự phòng: gồm dự phòng do khối lượng phát sinh và dự phòng do yếu tố trượt giá... -18- Sơ đồ 1: minh họa cơ cấu các thành phần chi phí của giá thành xây dựng công trình ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 1.5.4. Cơ cấu các khoản mục chi phí trong giá th ành xây dựng: Cơ cấu giá thành xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. 1.5.3.1. Chi phí trực tiếp (T): Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu t ư cấp), chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác. T = VL +NC +M +TT Trong đó: VL: chi phí vật liệu; NC: chi phí nhân công; M: chi phí máy thi công; TT: chi phí trực tiếp khác Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp đ ược xác định bằng một trong các phương pháp sau đây: theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp; Theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết; Kết hợp các phương pháp trên. CP Xây dựng CP dự phòng CP khác CP mua sắm và lắp đặt thiết bị Các CP liên quan đến đất đai Các CP tư vấn liên quan đến DAĐT Các CP liên quan đến SX trong tương lai Các CP liên quan đến nghĩa vụ tài chính với NN Gía thành xây dựng công trình Sơ đồ 1: Cơ cấu các thành phần chi phí của giá thành xây dựng công trình -19- Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công tr ình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí trực tiếp khác được tính bằng tỷ lệ % trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công (theo quy đ ịnh hiện hành tỉ lệ này là 1,5%).Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không ph ù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều c hỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp. 1.5.3.2. Chi phí chung (C): Chi phí chung là những khoản chi phí phát sinh chung li ên quan đến toàn bộ hoạt động xây dựng chứ không phải một hay một số công tác hay kết cấu xây lắp riêng biệt. Chi phí này cũng không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây dựng công trình nhưng lại cần thiết để phục vụ cho công tác thi công xây dựng của doanh nghiệp xây dựng. Chi phí chung bao gồm: - Chi phí quản lý của doanh nghiệp : Chi phí tiền lương, tiền tàu xe, tiền nghỉ phép, điện nước, văn phòng phẩm, điện thoại, khấu hao tài sản của bộ máy quản lý (Ban giám đốc, các phòng ban), chi phí điều hành sản xuất tại công trường: tiền lương, trang thiết bị cho ban điều hành… - Chi phí phục vụ công nhân : những khoản chi phí phục vụ cho công nhân trực tiếp nhưng không tính vào chi phí nhân công trong đơn giá xây d ựng công trình như tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm x ã hội, kinh phí công đoàn, chi phí về dụng cụ thi công, bảo hộ lao động có giá trị t ương đối lớn không giao khoán cho ng ười lao động được. - Chi phí phục vụ thi công tại công trường: là những khoản chi phí để phục vụ quá trình thi công xây dựng, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ thi công, nâng cao chất lượng sản phẩm như chi phí thắp sáng công trình, chi phí làm các -20- công trình tạm loại nhỏ, chi phí di chuyển điều động nhân công, chiếu sáng công trường, bảo vệ công trình. - Các chi phí khác: là những khoản chi phí có tính chất chung cho to àn doanh nghiệp như chi phí bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, hội họp, phòng chống bão lụt. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) tr ên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình. Đối với các hạng mục công tr ình tương ứng với từng loại công tr ình thì mỗi hạng mục công trình đó được coi như một công trình độc lập và được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung theo loại h ình công trình phù hợp. 1.5.3.3. Thu nhập chịu thuế tính trước: Đối tượng chịu thuế thu nhập không phải l à dự án mà là doanh nghiệp. Do đó đây là khoản chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) tr ên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo quy đ ịnh đối với từng loại công tr ình. Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trằm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng. Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu t ư quyết định tuỳ điều kiện cụ thể của công tr ình. 1.5.3.4. Thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm sau quá trình sản xuất kinh doanh. Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng áp dụng theo quy định hiện hành. (Theo quy định hiện hành thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng được tính bằng 10% giá trị dự toán xây dựng tr ước thuế) . 1.5.3.5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng tỉ lệ % giá trị dự toán xây dựng sau thuế. -21- Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính tr ước đối với các công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng 1% đối với các công tr ình còn lại. Nhà thầu thi công xây dựng công tr ình có thể dùng khoản chi phí này để xây dựng mới, thuê nhà tại hiện trường hoặc thuê xe đưa đón cán bộ công nhân,... tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của công tr ình. 1.6. Quản lý giá thành xây dựng trong khu vực nhà nước: 1.6.1. Phân biệt quản lý giá thành xây dựng của khu vực Nhà nước và khu vực không thuộc Nhà nước quản lý: Việc xác định và quản lý giá thành xây dựng các công trình XDCB do khu vực nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước đều bắt buộc áp dụng các trình tự đầu tư, cơ chế chính sách do Nhà nước ban hành và không thể thoát ly ngoài quy định đó. Còn các công trình đầu tư xây dựng ngoài khu vực Nhà nước thì không bắt buộc phải áp dụng quy tr ình đầu tư xây dựng theo cơ chế chính sách mà nhà nước đã ban hành và tự chịu trách nhiệm với quyết định của m ình. Ngoài ra, quản lý giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước còn chịu sự giám sát của các cơ quan kiểm tra, kiểm soát như: kiểm toán nhà nước, Thanh tra các cấp và các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước quản lý, giám sát. Các công trình đầu tư xây dựng ngoài phạm vi này không thuộc đối tượng kiểm tra, kiểm soát như trên mà tự chịu trách nhiệm với công trình đầu tư xây dựng của mình, tuy nhiên công trình đầu tư xây dựng khi chuẩn bị thực hiện đầu t ư vẫn xin giấy phép xây dựng hay thỏa thuận địa điểm xây dựng và chịu sự giám sát công tr ình trong phạm vi quy hoạch được duyệt, phải được thẩm định về thiết kế cơ sở, khống chế số tầng xây dựng theo quy chế quản lý đô thị ở địa phương công trình được xây dựng. Khi xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc về vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và chứng nhận chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng để làm cơ sở hoàn công. -22- 1.6.2. Yêu cầu và nguyên tắc quản lý giá thành xây dựng: Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, công tác xác định và quản lý giá thành xây dựng luôn được quan tâm, phát triển và ngày càng hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp. Thành phần và nội dung của giá thành xây dựng ngày càng phản ánh được đầy đủ các loại chi phí xã hội cần thiết để tạo nên công trình xây dựng. Việc phân loại các chi phí ph ù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại chi phí bảo đảm cho việc tính toán được thuận lợi và đúng đắn hơn. Phương pháp xác định giá thành xây dựng đã chuyển từ việc tính toán cụ thể chi tiết từng khoản mục chi phí tr ên cơ sở các định mức thi công chi tiết về lao động, vật tư, sử dụng xe máy sang cách t ính tổng hợp theo đơn giá xây dựng trên cơ sở các định mức xây dựng cơ bản. Hệ thống định mức dùng để xác định giá thành xây dựng cũng ngày một hoàn thiện, bao gồm các loại định mức thi công, định mức dự toán, đơn giá xây dựng, giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng cũng như các định mức tính theo tỷ lệ (định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế). Trong lĩnh vực quản lý giá thành xây dựng đã xoá bỏ chế độ thực thanh, thực chi. Thực hiện việc quản lý giá thành theo định mức, đơn giá xây dựng và khối lượng công tác xây lắp theo hồ s ơ thiết kế được duyệt. Từ các phân tích trên cho thấy, việc hình thành và quản lý giá thành xây dựng phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau: - Phải xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là phải tuân theo định hướng chung phát triển nền kinh tế h àng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. - Phải dựa vào các quy luật khách quan, nhất là quy luật giá trị, quy luật cung - cầu và giá cả, quy luật cạnh tranh... -23- - Phải dựa trên đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm v à sản xuất xây dựng, điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế của đất nước. 1.6.3. Vai trò của nhà nước đối với quản lý giá thành xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường. Trong thực tế, từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã tập trung quan tâm đến quản lý giá. Tuy nhi ên, nhận thức về vai trò của Nhà nước đối với công tác quản lý giá thành xây dựng vẫn tồn tại hai xu hướng của các nhà lý luận cũng như các nhà quản lý:  Một là, xu hướng hoài nghi và đi đến phủ nhận vai trò của Nhà nước can thiệp vào thị trường giá cả.  Hai là, xu hướng thừa nhận vai trò và khả năng kinh tế của Nhà nước đối với quá trình hình thành và vận động của giá cả thị trường. Xu hướng nghi ngờ và phủ nhận vai trò quản lý của Nhà nước về giá xuất phát từ chỗ cho rằng, việc thừa nhận kinh tế thị tr ường có nghĩa là thừa nhận tính tự do tuyệt đối của thị trường và giá cả, của các quan hệ mua bán. Tự do hoá thị trường và giá cả tiêu biểu cho quyền tự do của con ng ười. Khi có sự can thiệp của Nh à nước vào thị trường và giá cả thì tính tự do đó không còn, và theo đó là sự thủ tiêu kinh tế thị trường. Theo nhận thức này, trên thị trường chỉ bao gồm hai lực lượng cung, cầu và tương quan giữa chúng sẽ tự điều tiết và tự xác định được một mức giá hợp lý. Nhận thức này thường được xây dựng trên cơ sở những lập luận sau đây:  Một là, giá tự do sẽ là giá có tác động tích cực tới quá trình điều tiết nền sản xuất xã hội và quan hệ cung cầu hợp lý. Vì vậy, cần để cho giá cả hình thành và vận động tự do. Theo cách nhận thức này, khi nhu cầu về một loại hàng hoá nào đó tăng lên, nếu như lượng cung hiện thời không đủ đáp ứng, th ì tất yếu giá thị trường sẽ bị đẩy lên cao. Chính mức giá cao đó lại có tác động kích thích đầu t ư, chuyển đổi cơ cấu đầu tư, nhờ vậy làm gia tăng lượng cung, và kết quả cuối cùng là quan hệ cung - cầu thay đổi và giá cả sẽ giảm xuống. Trong bối cảnh đó, nếu Nhà nước can thiệp trực tiếp vào giá cả, quy định mức giá hoặc giới hạn giá sẽ l àm cho giá cả không phản ánh trung -24- thực quan hệ cung - cầu, nạn “chợ đen” sẽ xuất hiện, tạo điều kiện h ình thành cho một bộ phận thu nhập bất hợp lý và làm cho tình trạng mất cân đối cung cầu sẽ kéo dài. Ngược lại, khi khả năng cung một loại h àng hoá nào đó vượt quá cầu hoặc vì một lý do nào đó cầu bị thu hẹp thì giá cả thị trường sẽ tự giảm xuống. Ngược lại, mức giá thị trường thấp sẽ không khuyến khích cung, do đó quan hệ cung - cầu sẽ lại được thiết lập một cách hợp lý. Trong trường hợp này, việc nhà nước can thiệp vào thị trường bằng cách quy định một mức giá tối thiểu nhằm bảo vệ ng ười sản xuất, có nghĩa là duy trì một cơ cấu sản xuất không hợp lý và kém hiệu quả, thậm chí là hy sinh lợi ích của người tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Cả hai trường hợp trên đều chứng tỏ rằng bất kỳ một sự can thiệp n ào của Nhà nước vào giá cả thị trường đều cản trở mặt tích cực của nền kinh tế thị tr ường.  Hai là, trong nền kinh tế thị trường, giá cả được hình thành một cách tự do theo quan hệ cung - cầu sẽ là tiêu chuẩn cho sự lựa chọn của người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Người sản xuất sẽ căn cứ vào giá cả thị trường để quyết định việc sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Bản thân người tiêu dùng cũng căn cứ vào giá cả thị trường để lựa chọn một cơ cấu tiêu dùng sao cho đem lại lợi ích lớn nhất. Khi Nhà nước can thiệp vào thị trường và giá cả thì cũng có nghĩa là làm cho giá cả không được hình thành một cách khách quan, do đó vai trò định hướng của nó sẽ bị thủ tiêu.  Ba là, giá thị trường có được hình thành một cách tự do thì mới đảm bảo quyền tự do thực sự của người sản xuất và người tiêu dùng. Bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế tự do tuyệt đối. Việc Nhà nước can thiệp vào thị trường và giá cả có nghĩa là phủ nhận tính tự do của cả ng ười sản xuất lẫn người tiêu dùng, suy cho cùng là thủ tiêu kinh tế thị trường, thừa nhận kinh tế thị trường chỉ là hình thức. Bên cạnh đó, với đường lối phát triển kinh tế mở, nền kinh tế Việt Nam sẽ giao lưu ngày càng mạnh với nền kinh tế thế giới. Điều đó báo hiệu những quan hệ thị trường giữa thị trường trong nước và thị trường bên ngoài sẽ trở nên phức tạp hơn. Mối quan hệ đó sẽ là tiền đề đảm bảo cho nền kinh t ế Việt Nam tăng trưởng nhanh -25- hơn, nhưng điều đó cũng sẽ xuất hiện nhiều lực l ượng mới, vì lợi ích kinh doanh, sẽ can thiệp vào thị trường, làm tác động đến quan hệ cung và cầu và ảnh hưởng đến sự ổn định của giá cả. Xuất phát từ góc độ đó, có thể nói Nh à nước can thiệp vào giá cả và thị trường là cần thiết. Những phân tích trên đây cho phép khẳng định rằng, để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, để đảm bảo cho giá cả thị tr ường đóng vai trò tích cực nhất vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thì sự quản lý của Nhà nước là không thể thiếu và rất quan trọng đối với quá tr ình hình thành và vận động của giá cả. Riêng đối với giá thành xây dựng, do đặc điểm và tính chất riêng biệt về kinh tế - kỹ thuật, về quan hệ mua - bán, về quan hệ cung- cầu của sản phẩm xây dựng nên việc lập và quản lý giá thành xây dựng trong thị trường xây dựng không thể thoát ly ra ngoài sự cần thiết của Nhà nước về quản lý giá chung như đã nói ở trên. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải từng b ước nghiên cứu, hoàn thiện và triển khai công tác quản lý Nhà nước về giá thành xây dựng với các nội dung, h ình thức và các giải pháp quản lý thích hợp. 1.7. Kinh nghiệm quản lý giá thành xây dựng ở một số quốc gia trên thế giới. Ở nước ngoài dự án đầu tư xây dựng thường được dựa vào nguồn gốc huy động vốn để chia thành hai loại: dự án nhà nước đầu tư và dự án tư nhân đầu tư. Việc quản lý giá thành xây dựng của Nhà nước đối với cả hai loại dự án n ày nói chung đều áp dụng phương pháp quản lý gián tiếp là chủ yếu. Tuy nhiên, mức độ và giới hạn quản lý đối với từng loại dự án có sự khác nhau v à việc khống chế chi phí dự án xây dựng do Nhà nước đầu tư được coi là nhiệm vụ trọng tâm. 1.7.1. Quản lý giá thành xây dựng ở Anh: (Theo các tư liệu khảo sát tại Anh của Viện Kinh tế Xâ y dựng- Bộ Xây dựng). Ở nước Anh, tất cả các dự án xây dựng do nhà nước đầu tư đều phải áp dụng biện pháp quản lý tập trung, đều phải căn cứ v ào tiêu chuẩn diện tích và chỉ tiêu giá thành xây dựng liên quan do Nhà nước xác định để thiết kế công tr ình, thiết kế giải pháp thi công và khống chế mục tiêu giá thành xây dựng trong phạm vi đầu tư đã -26- được kiểm định, không cho phép phá vỡ. Nếu gặp tr ường hợp đặc biệt, sau khi so sánh nhiều giải pháp mà vẫn không thể tìm được phương án có chi phí xây dựng nằm trong giới hạn đầu tư thì mới có thể cho phép lựa chọn v à quyết định tiêu chuẩn thấp hơn nhưng với điều kiện bảo đảm công năng sử dụng v à phải vẫn bị khống chế đầu tư trong phạm vi hạn ngạch đã xác định trước đó. Mặc dù không có định mức thống nhất nhưng họ có “nguyên tắc tính tiên lượng thiết kế” được coi là chuẩn mực trong việc xác định khối l ượng công trình khi tính toán giá cả và chi phí mà các bên tham gia XDCT ph ải tuân theo. Ở Anh rất coi trọng việc thu thập dữ liệu và xây dựng ngân hàng dữ liệu về chỉ số giá XDCT và giá thành XDCT. 1.7.2. Quản lý giá thành xây dựng ở Mỹ: (Theo các tư liệu khảo sát tại Mỹ của Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng). Ở nước Mỹ, thì rộng rãi hơn, đối với dự án xây dựng do Nhà nước đầu tư, có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 2 ph ương pháp quản lý sau: + Một là: Giao cho bộ máy tổ chức chuyên môn do chính quyền các cấp (Chính phủ liên bang/ Bang) thành lập, như Bộ phát triển tổng hợp của Thành phố New York, Cục phát triển tổng hợp của Th ành phố Washington... trực tiếp tiến hành quản lý dự án xây dựng công trình. + Hai là: Thông qua đấu thầu công khai để ủy thác nhiệm vụ tư vấn quản lý và thương thảo giá thực hiện dự án cho đơn vị trúng thầu. Chỉ những dự án liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng ... thì được mời thầu hạn chế với điều kiện phải qui định về quyền hạn thẩm duyệt dự án, tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật, giá cả, chỉ số, bảo đảm chi phí đầu tư dự án xây dựng không vượt quá hạn mức dự án đã phê duyệt. Các cơ quan Nhà nước của Mỹ không tổ chức ban hành tiêu chuẩn chi phí để tính giá thành xây dựng công trình và cũng không ban hành căn cứ thống nhất trong tính toán giá thành xây dựng. Tất cả các định mức, chỉ ti êu, tiêu chuẩn chi phí,... dùng để tính chi phí và giá thành xây dựng công trình thường do các Công ty tư vấn công trình có danh tiếng biên soạn và cung cấp. -27- Ở đây việc ước tính giá thành xây dựng công trình, chủ yếu là do cơ quan thiết kế hoặc công ty định giá chuy ên nghiệp đảm nhận. Khi ước tính giá thành xây dựng công trình, các chuyên gia định giá, ngoài việc tính đến các yêu tố đặc trưng cho bản thân dự án công tr ình như: kỹ thuật mới và công nghệ đặc biệt đã chọn dùng trong dự án, phương thức quản lý dự án, mức độ thuận lợi (hay khó khăn) về điều kiện hiện trường và thu hút nguồn vốn. Thông thường họ tiến hành phân tích rất kỹ lưỡng các yếu tố rủi ro của dự án để tr ên cơ sở đó xác định khoản chi phí dự phòng ở hạn độ thích hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng chi phí xác định cho các công trình trong dự án có thể không cố định bởi lệ thuộc v ào khả năng rủi ro của từng công trình lớn hay nhỏ; công trình khả năng rủi ro lớn, tỷ lệ dự phòng chi phí để ở mức cao, ngược lại để ở mức thấp. Chuyên gia định giá có thể thông qua sự khác nhau về tỉ lệ chi phí dự phòng để điều tiết mặt bằng tổng thể giá ước toán của toàn bộ các công trình trong dự án đầu tư xây dựng. Trong ước tính giá thành xây dựng công trình ở Mỹ, chi phí nhân công do hai thành phần là lương cơ bản và phụ cấp lương tạo thành. Trong đó, thành phần phụ cấp lương bao gồm các khoản: chi phí quản lý hiện tr ường, tiền bảo hiểm, tiền bảo hộ lao động, tiền hưu trí, tiền thuế… Căn cứ để tính chi phí nhân công trong ước tính giá thành xây dựng công trình là lương cơ bản cộng với tổng mức các khoản phụ cấp lương. Còn chi phí vật liệu và chi phí sử dụng xe máy thi công thì đều được lấy giá cả thị trường hiện hành và giá thị trường cho thuê máy làm tham số tính toán. Sau đó, trên cơ sở tổng mức chi phí nhân công, vật liệu, sử dụng máy, tính th êm hai khoản chi phí quản lý và tiền thuế các loại theo một tỷ lệ nhất định (th ường là trên dưới 10%). Xét đến tính linh hoạt trong quản lý giá th ành xây dựng công trình, ước toán giá thành xây dựng ở Mỹ thường có độ sai số trong giới hạn nhất định. Bi ên độ sai số cho phép hiện hành như sau: - Giá ước tính trong giai đoạn nghiên cứu khả thi: +30% đến –20% - Giá ước tính trong giai đoạn thiết kế s ơ bộ: +15% đến –10% - Giá ước tính trong giai đoạn bản vẽ thi công: +10% đến –05% -28- Sai số ước tính giá thành xây dựng công trình quy định trong giới hạn như trên rất có lợi cho việc áp dụng các giả i pháp điều chỉnh kịp thời khi phát hiện các vấn đề tồn tại trong quá tr ình tính giá. Có thể nói, công tác ước tính giá thành xây dựng ở Mỹ được tiến hành tương đối cụ thể và chi tiết. Đồng thời có tính đến sự ảnh h ưởng của các nhân tố biến động đối với giá công trình. Cách xác định giá thành xây dựng thực sự đưa vào thực tế luôn biến động của quá trình sản xuất xây dựng. 1.7.3. Quản lý giá thành xây dựng của Hồng Kông – Trung Quốc: (Theo các tư liệu khảo sát tại Hồng Kông - Trung Quốc của Viện Kinh tế Xây dựng- Bộ Xây dựng). Ở Hồng Kông, chủ doanh nghiệp, chủ đầu t ư thường phải ủy thác việc ước tính giá thành xây dựng công trình cho “Hãng kỹ sư định giá” (Hãng kỹ sư tiên lượng vật liệu – nhân công) thực hiện. Việc ước tính giá của hãng thường được tiến hành theo phương pháp so sánh và phương pháp h ệ số. Qua nhiều năm ước tính giá thành xây dựng, Hãng QS đã tích lũy được một khối lượng tư liệu thực tế rất phong phú, h ình thành hệ thống ngân hàng dữ liệu về giá thành xây dựng công trình. Họ luôn luôn chuẩn bị sẵn những tiêu chuẩn giá cả của riêng mình để thỏa mãn mọi yêu cầu về xác định bất cứ một khoản giá n ào cần phải liệt kê theo nội dung hồ sơ mời thầu. Khi ước tính giá thành xây dựng, các kỹ sư của hãng có thể lựa chọn tư liệu thực tế đã chỉnh lý từ các công trình tương tự, đối chiếu với tư liệu có được ở các giai đoạn thiết kế khác nhau của dự án công tr ình chuẩn bị xây dựng, kết hợp với việc phân tích tình hình thị trường xây dựng giữa các thời kỳ liên quan để xác định các loại đơn giá trong dự án. Đối với các dự án thiếu tư liệu thiết kế phục vụ việc so sánh giá cả (hoặc trong ngân hàng dữ liệu không có dự án tương tự) thì họ cũng có thể tiến hành phân tích giá thành xây dựng của các công trình khác loại để từ đó rút ra tư liệu bổ sung. Còn việc ước tính giá dự thầu xây dựng, nói chung đều đ ược thực hiện theo kinh nghiệm riêng của từng nhà thầu. Họ thường chia dự án dự định nhận thầu -29- thành các gói công trình riêng và d ựa trên cơ sở khối lượng công trình và định mức tiêu hao vật liệu, công nhân, máy th i công và các định mức liên quan khác để tiến hành tính toán xây dựng tương ứng cho từng gói. Các loại định mức n ày đều thuộc các loại định mức xí nghiệp. Trong đó, đ ơn giá nhân công, thường được xác định theo giá báo của nhà thầu, đơn giá vật liệu thường được xác định theo giá lựa chọn trong số giá báo của các đơn vị cung ứng sau khi đã tiến hành đối chiếu so sánh với giá thị trường. Sau đó, nhà thầu căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường và hoàn cảnh thực tế của mình mà tự quyết định lấy tỉ lệ % ch i phí quản lý. Trên cơ sở những căn cứ nói trên có thể tiến hành tính toán tổ hợp để đi đến giá dự thầu thực tế, thể hiện ở thời điểm tính toán, tại n ơi xây dựng. 1.7.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: - Chính phủ có phương pháp quản lý giá thành xây dựng phù hợp với những biến động của thị trường và các điều kiện đặc thù của các công trình. - Việc xác định tổng mức đầu t ư và tính dự toán xây dựng, Nhà nước cần giao về các Công ty Tư vấn lập trên cơ sở xây dựng ngân hàng dữ liệu về chỉ số giá xây dựng và giá thanh xây dựng công trình. Việc định giá này do các kỹ sư định giá được Cơ quan quản lý Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề và xem việc khống chế chi phí dự án đầu tư xây dựng là trọng tâm. - Nhà nước tránh can thiệp sâu vào quá trình định giá xây dựng từ việc quy định tính toán các khoản mục chi phí (vật liệu, nhân công, máy)... đến c ơ cấu chi phí (xây dựng, thiết bị, dự phòng phí) hướng dẫn điều chỉnh chi phí. - Quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng phù hợp với các nước trong khu vực tạo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia hợp đồng, đáp ứng đ ược yêu cầu thực tế xây dựng công tr ình và tiếp cận được với thông lệ quốc tế. - Các quy định liên quan tới thanh quyết toán chi phí xây dựng công trình được quy định trong nhiều nghị định v à nhiều văn bản hướng dẫn dể thực hiện trong quản lý, tra cứu. -30- Tóm lại, giá xây dựng dự toán của bất cứ b ên nào chủ đầu tư nhà thầu cũng đều lấy tình hình thị trường làm căn cứ và đó cũng là căn cứ chủ yếu, quan trọng nhất để dự toán giá xây dựng là phải linh hoạt không cứng nhắc. -31- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM. 2.1. Thực trạng về sản phẩm xây dựng : Sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với sản phẩm và sản xuất của các ngành khác. Sản phẩm xây dựng mang tính đ ơn chiếc, qui mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất xây dựng d ài, phải trải qua nhiều giai đoạn như lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công tr ình, thi công công trình, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Trong mỗi giai đoạn lại diễn ra nhiều hoạt động khác nhau với sự tham gia của nhiều đối t ượng. Sản phẩm công trình xây dựng là một loại hàng hóa đặc biệt, có tính cá biệt cao, nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện: địa điểm xây dựng, loại công tr ình xây dựng, mục tiêu đầu tư, yêu cầu sử dụng tiện nghi, thời gian thi công, năng lực của các nh à thầu tham gia thiết kế, thi công công tr ình,... Sản phẩm hàng hóa trong quá trình xây dựng thường chỉ được trao đổi duy nhất một lần gắn với một địa điểm cố định v à phải xác định giá cả trước khi có với khoảng thời gian tương đối dài trước khi khởi công công tr ình hoặc bắt đầu tiến hành dịch vụ xây dựng. 2.2. Thực trạng giá thành xây dựng: 2.2.1. Thực trạng giá thành xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Trong thời gian qua, có thể nói phần nhiều các công tr ình xây dựng do Trung ương và địa phương đầu tư xây dựng đều vượt TMĐT đã được phê duyệt ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, các nguyên nhân chủ yếu gây nên sự vượt TMĐT là: - Chủ đầu tư chưa có đầy đủ các thông tin đáng tin cậy để xác định được TMĐT của dự án một cách hợp lý. Đặc biệt l à các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp thì theo thông lệ quốc tế cũng không thể yêu cầu có một TMĐT phù hợp ngay được. Những dự án thông dụng hiện tại đa phần đều có sự thay đổi TMĐT do các tác động chủ quan hoặc khách quan. -32- - Do từ khi báo cáo dự án đầu tư được lập đến khi dự án được phê duyệt thường kéo dài trên dưới một năm, nhiều yếu tố (sự biến động về giá cả, nâng cao y êu cầu về mức độ kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị của công t rình...) chưa được xem xét điều chỉnh, bổ sung vào TMĐT. - Các Chủ đầu tư luôn yêu cầu các nhà tư vấn xác định TMĐT cho dự án của mình thấp hơn thực tế để đạt được mục đích là ''dễ được cấp có thẩm quyền phê duyệt''. - Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét, thẩm định và quyết định phê duyệt thường cắt giảm TMĐT một cách h ình thức theo ý chủ quan không có cơ sở khoa học. Ví dụ: Công trình Hồ chứa nước Định Bình, năm 2005 trong quá trình xem xét điều chỉnh TMĐT để đạt mục đích tiết kiệm chi phí đ ã tự cắt giảm giá trị dự toán của các hạng mục công trình xuống 4% ngay từ lúc phê duyệt điều chỉnh TMĐT. Cũng như công trình Đài Phát thanh và Truyền hình Long An, khi lập dự án đầu tư, đơn vị tư vấn tổng mức đầu tư hạ đến mức thấp nhất để được duyệt là 16,87 tỷ đồng, trong đó toàn bộ các chi phí cho hệ thống điện chiếu sáng, đ ường dây hạ thế và mua sắm máy phát điện chỉ tạm tính l à 50 triệu đồng. Tuy nhiên khi triển khai thi công thực tế chi phí cho toàn bộ hệ thống này lên đến 3,37 tỷ đồng. Năm 2001, dự án này được lập để tổ chức thi công nhưng từ khi được duyệt đến khi triển khai thi công thì dự toán nhà chính tăng từ 7,63 tỷ đồng lên 12,58 tỷ đồng. Do đó, Chủ đầu tư phải giải trình rõ nguyên nhân cụ thể để điều chỉnh tổng mức đầu t ư. 2.2.2 Thực trạng giá thành xây dựng ở giai đoạn thực hiện đầu tư Qua nghiên cứu và phân tích kết quả thẩm tra của Viện kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng trong 100 dự toán xây dựng một số loại CTXD (dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước đô thị, giao thông, thuỷ lợi) sử dụng bằng nguồn vốn Nhà nước do Trung ương và địa phương đầu tư, quản lý, xây dựng tại các tỉnh, th ành phố (24 tỉnh, thành phố ở vùng đồng bằng, trung du, miền núi v à tây nguyên) do tổ chức tư vấn thiết kế các chuyên ngành thuộc các Bộ, địa phương lập và đã được thẩm tra cho thấy rằng: -33- - Tính chuẩn xác của giá trị dự toán xây dựng không cao, thậm chí có những công trình giá trị dự toán xây dựng tính toán không ph ù hợp với quy mô, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện xây dựng công tr ình (xây dựng đài phát thanh phát sóng Bắc Bộ và Nam Bộ, xây dựng kè Thanh Trì, Liên Trì, Hà Nội...) có những CTXD khi nhà nước đã thay đổi, bổ sung nhiều chính sách về giá cả v à tiền lương (bổ sung nhiều khoản phụ cấp có tính chất lương cho công trình). - Công trình có đơn giá XDCB mới làm căn cứ lập dự toán đã gần một năm, thế nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn phê duyệt giá trị dự toán xây dựng theo các qui định cũ (công trình thuỷ lợi Thạch Nham tỉnh Quảng Ngãi, thuỷ lợi sông Quao tỉnh Bình Thuận...) làm cho vốn xây dựng khi lập và trình duyệt lại phải bổ sung thêm từ 20- 37%, lại còn có một số CTXD ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Bắc Giang nhưng dự toán xây dựng lại tính trên cơ sở đơn giá XDCB của thành phố Hà Nội ... 83% số công tr ình giá trị dự toán xây dựng do tư vấn thiết kế lập sau khi thẩm tra đều giảm đi từ 0,7 - 36%. Tóm lại trong tất cả các công trình được chọn ở trên, thì số công trình có mức giảm giá trị dự toán chiếm tỷ lệ nhiều nhất: công trình dân dụng (86,74%), công trình cấp thoát nước đô thị (88,89%), công tr ình công nghiệp + sản xuất vật liệu xây dựng và công trình giao thông (83,33%); số công trình có mức biến động tăng giá trị dự toán chiếm tỷ lệ cao nhất là công trình thuỷ lợi (80%)...và bình quân chung số công trình có mức tăng hoặc giảm giá trị dự toán là 83%. Mức tăng hoặc giảm giá trị dự toán với tỷ lệ lớn h ơn 5% chiếm tỷ trọng lớn nhất: công trình dân dụng (58,8%), công tr ình cấp thoát nước đô thị (77,77%), công trình thuỷ lợi (80%)... và tính bình quân chung số công trình có mức tăng hoặc giảm giá trị dự toán với tỷ lệ lớn hơn 5% là 61%. Đối với một số công tr ình xây dựng tại các khu vực địa phương đều do các tổ chức tư vấn thiết kế chuyên ngành thuộc các Bộ, các địa phương lập sau khi được cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý xây dựng thẩm tra đều có sự sai lệch, có công trình sau khi thẩm tra, giá trị dự toán lắp đặt thiết bị giảm đi đến 63,64% do áp dụng sai hầu hết đơn giá xây dựng các công tác lắp đặt, sai về trọng l ượng thiết bị, -34- về nhóm thiết bị, về phương thức (hạng) lắp đặt.. .(nhà máy đường EaKnốp tỉnh Đắc Lắc); có công trình giá trị dự toán xây dựng tăng lên đến 36,89% do dự toán lập không theo đúng nội dung trong chỉ dẫn kỹ thuật ví dụ nh ư công trình xây dựng kè Thanh Trì tại Hà Nội. Trong các CTXD được nghiên cứu, có khoảng 9 công tr ình xây dựng có qui mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, nền móng địa chất công tr ình và địa chất thuỷ văn phức tạp (công trình giao thông, thuỷ lợi, xi măng và dân dụng đặc biệt), giá trị dự toán xây dựng trong tổng dự toán ở b ước thiết kế kỹ thuật của các công tr ình này cũng thay đổi phải điều chỉnh lại (số công tr ình phải giảm dự toán xây dựng là 4 và với mức giảm từ 2,74% đến 19,05%, số công tr ình cần phải tăng dự toán xây dựng là 5 với mức tăng từ 2,94% đến 22,13%. Các công trình còn lại (91 công trình) có yêu cầu kỹ thuật đơn giản, xử lý nền móng không phức tạp, qui mô công t rình chủ yếu thuộc các nhóm B, C giá trị dự toán theo thiết kế kỹ thuật - thi công hầu hết đều có sự sai lệch ở mức từ 2,39% (14,59%) là chủ yếu, chỉ có vài công trình mức biến động từ 17,92% - 33,15%. Có thể thấy rằng, mức sai lệch giá trị dự toán xây dựng của các công tr ình thực hiện thiết kế một bước (thiết kế kỹ thuật - thi công) có xu hướng thấp hơn mức sai lệch giá trị dự toán xây dựng trong tổng dự toán các công tr ình ở bước thiết kế kỹ thuật. 2.3. Thực trạng về quản lý giá thành xây dựng: 2.3.1.Thực trạng về cơ chế chính sách liên quan đến giá thành xây dựng công trình: Việc ban hành hàng loạt các Luật và các văn bản QPPL thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đã có nhiều ảnh hưởng nhất định đến cơ chế chính sách áp dụng trong lĩnh vực ĐT&XD. Việc đổi mới cơ chế chính sách trong quản lý ĐT&XD ở thời kỳ n ày là cần thiết nhằm tiếp tục huy động các nguồn lực trong x ã hội cho đầu tư phát triển và phù hợp với những thay đổi của hệ thống các văn bản pháp luật hi ện hành. Luận văn này chỉ tập trung phân tích thực trạng sự thay đổi của một số c ơ chế chính sách của Nhà nước ban hành trực tiếp liên quan đến việc xác định và quản lý giá thành XDCT. -35- Trong thời kỳ từ năm 1998 đến nay Chính phủ đ ã ban hành Nghị định số 52/1999/NĐ-CP về Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ - CP ngày 5 tháng 2 năm 2000 và Ngh ị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 1 năm 2003 về sửa đổi Nghị định số 52/1999 v à 12/2000 của Chính phủ, Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Nghị định số 112/2006/NĐ -CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ -CP ngày 07/02/2005, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007. Các Nghị định này đã phản ánh kịp thời các thay đổi, điều chỉnh về chủ trương, chính sách trong quản lý kinh tế vĩ mô ở thời kỳ n ày. Nội dung các Nghị định này đã kế thừa những nguyên tắc quan trọng trong công tác quản lý lĩnh vực xây dựng được qui định trong các Bản Điều lệ quản lý tr ước đây, mặt khác đã đưa ra được những qui định mới liên quan đến một số các vấn đề như mở rộng hơn về các đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Qui chế quản lý đầu t ư và xây dựng; phân biệt rõ hơn các nguồn vốn đầu tư phát triển, nâng cao trách nhiệm và quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nh à nước; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý ĐT&XD; tiếp tục thực hiện triệt để cải cách h ành chính trong quản lý ĐT&XD chú trọng đến các thủ tục liên quan đến công việc lập, tr ình duyệt, thẩm định dự án và quyết định hoặc cấp giấy phép đầu t ư, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật (TKKT) và TDT, các thủ tục trong công tác quản lý đấu thầu, giải ngân, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư XDCT. Bên cạnh những thay đổi cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến quản lý ĐT&XD kể trên, Chính phủ còn ban hành các Nghị định qui định các mức tiền lương tối thiểu chi trả công cho người lao động. Trên cơ sở các Nghị định qui định các mức tiền lương tối thiểu cho các đối tượng hưởng lương này các Bộ (như Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, ngành khác) ban hành các Thông tư ho ặc Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành các Nghị định này của Chính phủ phù hợp với Bộ, ngành của mình. Các Thông tư này qui định cụ thể đối tượng, phạm vi áp dụng, cách tính mức l ương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí cho các đối tượng lao động. Cụ thể như sau: -36- - Thời kỳ trước năm 2000, mức lương tối thiểu của người lao động là: 144.000đ/người/tháng (theo Nghị định số 06/CP ngày 21 tháng 1 năm 1997). - Đến năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 175/21999/NĐ -CP ngày 15 tháng 12 năm 1999 về việc điều chỉnh mức tiền l ương tối thiểu từ 144.000đ/tháng tăng lên là 180.000đ/tháng và m ức tiền lương này được áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2000. - Cuối năm 2000, mức tiền lương tối thiểu được điều chỉnh lên 210.000đ/tháng (theo Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ). - Từ ngày 1 tháng 10 năm 2004 áp d ụng mức tiền lương tối thiểu là 290.000đ/người/tháng. - Đến ngày 15 tháng 9 năm 2005 Chính ph ủ ban hành Nghị định số 118/2005/NĐ-CP qui định mức tiền lương tối thiểu là 350.000 đ/người/ tháng. - Ngày 07 tháng 9 năm 2006 Chính ph ủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ - CP qui định mức tiền lương tối thiểu tăng từ 350.000 đ/ng ười/tháng lên 450.000 đ/người/tháng. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 có hiệu lực thi hành. - Ngày 16 tháng 11 năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 166/2007/NĐ-CP qui định mức tiền lương tối thiểu tăng từ 450.000 đ/ng ười/tháng lên 540.000 đ/người/tháng. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 có hi ệu lực thi hành. Như vậy, trong thời gian từ 1998 đến nay, mức tiền l ương tối thiểu đã 6 lần thay đổi và mức tiền lương tối thiểu áp dụng năm 2008 đã tăng 3,75 lần so với mức tiền lương tối thiểu áp dụng năm 1998. Sự thay đổi mức tiền l ương tối thiểu này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị TMĐT, TDT, dự toán hạng mục CTXD. Cùng với việc ban hành các Nghị định về Qui chế quản lý ĐT&XD, v à các Nghị định về qui định mức tiền lương tối thiểu của Chính phủ trong thời kỳ từ 1998 đến 2008, các Bộ, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước đã tập trung nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản QPPL để hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ. Nhìn chung các văn bản này đã được ban hành kịp thời và tương đối đồng bộ, góp phần đưa nhanh các qui định pháp luật đi vào cuộc sống. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào những văn bản QPPL liên quan đến việc xác định giá XDCT v à tác động đến việc làm thay đổi các trị số của các mức này. -37- Danh mục các văn bản QPPL chủ yếu do Chính phủ v à Bộ Xây dựng ban hành trong thời kỳ 1998 đến 2008 được tổng hợp trong Bảng số 1. Các văn bản QPPL trong Bảng này được chia theo hai nguồn ban hành văn bản: 1) Văn bản do Chính phủ ban hành và 2) Văn bản do Bộ Xây dựng ban hành để triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ. Đồng thời các văn bản n ày được sắp xếp theo trình tự thời gian ban hành. Các văn bản QPPL do Bộ Xây dựng ban h ành được chia ra thành hai nhóm: 1) Thông tư hư ớng dẫn việc lập và quản lý chi phí XDCT và 2) Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán công tr ình xây dựng. Bảng 1 Các văn bản qui phạm phá p luật ban hành thời kỳ 1998-2008 Chính phủ Bộ Xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định Nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng Thông tư hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí XDCT Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXD Năm 1998: Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 về Điều lệ quản lý ĐT&XD. Năm 1999: Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 về Qui chế quản lý ĐT&XD Thông tư số 08 /1999/TT- BXD ngày 16/11/1999 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí XDCT thuộc các dự án đầu tư. Năm 2000: Nghị định 12/2000/NĐ- CP, ngày 05/5/2000 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999. Thông tư số 09 /2000/TT- BXD ngày 17/7/2000 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí XDCT thuộc các dự án đầu tư. Thông tư số 02 /2000/TT- BXD ngày 19/5/2000 hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXDCB -38- Năm 2001: Thông tư số 03 /2001/TT- BXD ngày 13/2/2001 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXDCB Năm 2002: Thông tư số 04 /2002/TT- BXD ngày 27/6/2002 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXDCB Năm 2003: Nghị định số 07/2003/ NĐ-CP, ngày 30/1/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, và Nghị định số 12/ 2000/NĐ-CP. Thông tư số 07 /2003/TT- BXD ngày 17/6/2003 sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 Thông tư số 05 /2003/TT- BXD ngày 14/3/2003 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXDCB Năm 2005: Nghị định của chính phủ số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07/2/2005 về quản lý dự án đầu tư XDCT. Thông tư số 04 /2005/TT- BXD ngày 01/4/2005 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư XDCT. Thông tư số 03 /2005/TT- BXD ngày 4/3/2005 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán CTXDCB. Thông tư số 16 /2005/TT- BXD ngày 13/10/2005 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí CTXD. Năm 2006: Nghị định của chính phủ số 112/2006/NĐ-CP, ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư XDCT. Thông tư số 07 /2006/TT- BXD ngày 10/11/2006 về việc hướng dẫn điều chỉnh dự tóan XDCT. -39- Năm 2007: Nghị định của chính phủ số 99/2007/NĐ-CP, ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư XDCT. Thông tư số 05 /2007/TT- BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư XDCT. Năm 2008: Thông tư số 03 /2008/TT- BXD ngày 25/01/2008 về việc hướng dẫn điều chỉnh dự tóan XDCT. Đối với các văn bản QPPL liên quan đến việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí XDCT thuộc các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành đã đưa ra các nguyên tắc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư XDCT và qui định các nội dung, các khoản mục chi phí của TMĐT, TDT và dự toán công trình và các phương pháp xác định chúng, cũng như các qui định về quản lý chi phí XDCT trong giai đoạn thực hiện đầu t ư. Cụ thể là: - Năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/1999 để triển khai thực hiện Nghị định này Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 08/1999/TT-BXD về việc hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí XDCT thuộc các dự án đầu t ư và đến năm 2000 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2000/TT-BXD thay thế Thông tư số 08/1999. - Để phù hợp với tình hình quản lý thực tế năm 2003 Ch ính phủ ban hành Nghị định số 07/2003/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52, do vậy Bộ Xây dựng lại ban hành Thông tư số 07 /2003/TT-BXD về sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17 tháng 7 năm 2000 "Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư". - Đến năm 2003 Luật Xây dựng đ ược ban hành, để thực hiện Luật, ngày 7 tháng 2 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư XDCT và để triển khai thực hiện Nghị định số 16 , Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư XDCT được Bộ Xây dựng ban hành. Năm 2006 Chính Phủ ban hành Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005. -40- - Để quản lý chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với lộ trình đổi mới kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO, Chính phủ đ ã ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ -CP, ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư XDCT và Thông tư số 05 /2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư XDCT nhưng đến nay để Nghị định sớm đi vào cuộc sống còn cả một thời gian dài phía trước, do tâm lý Chủ đầu tư hoang mang trước cơ chế được xem là thoáng nhất từ trước đến nay. Trên cơ sở thay đổi các qui định của các Thông t ư hướng dẫn lập và quản lý chi phí XDCT thuộc các dự án đầu tư và do sự thay đổi mức tiền lương tối thiểu, mức phụ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, trên cơ sở giá điện, giá xăng dầu thay đổi,…đối với các công tr ình xây dựng sử dụng nguồn vốn của Nhà nước Bộ Xây dựng ban hành các Thông tư hướng dẫn việc điều chỉnh giá trị dự toán các CTXD phù hợp với các thay đổi trên. Các thông tư này hướng dẫn chi tiết việc điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng đầu ra v à điều chỉnh các chi phí khác trong tổng dự toán công tr ình xây dựng như điều chỉnh dự toán chi phí khảo sát xây dựng, điều chỉnh các chi phí tư vấn ĐT&XD, chi phí thiết kế CTXD, cũng như việc điều chỉnh chi phí Ban quản lý dự án. 2.3.2. Thực trạng về bộ máy quản lý giá thành xây dựng: Thực trạng bộ máy các cơ quan chức năng định giá thành và quản lý giá thành xây dựng hiện nay của nước ta qua rất nhiều cấp, nhiều cơ quan, nhiều đơn vị tham gia, chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan này đôi khi lại chồng chéo nhau hoặc chưa đồng bộ với nhau dẫn đến gây không ít khó khăn trong việc quản lý giá xây dựng công trình. Ví dụ như việc lập TMĐT do cơ quan kế hoạch đầu tư ban hành, TDT lại do cơ quan xây dựng chịu trách nhiệm, đến khâu thanh toán do Kho bạc Nhà nước cấp phát và quyết toán do cơ quan tài chính quản lý. Các căn cứ để lập TMĐT, TDT, dự toán công tr ình thì cũng do nhiều cơ quan qui định. Ví dụ: Các định mức kinh tế kỹ thuật chung trong xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành còn các Bộ chuyên ngành thì ban hành các định mức chuyên ngành của mình.  Trước 1982 Bộ Xây dựng (cụ thể Vụ Quản lý thi công công tr ình) chịu trách nhiệm duyệt dự tóan xây dựng từng công tr ình. -41-  Sau năm 1982 Đơn giá xây dựng công trình của địa phương do các địa phương tự ban hành, tuy nhiên Đơn giá xây d ựng những công trình trọng điểm vẫn do Bộ Xây dựng ban hành.  Từ năm 1996 Liên Sở Xây dựng và Sở Tài chính của các thành phố/ tỉnh ban hành các Thông báo giá vật liệu xây dựng tại địa phương mình. Trong khi đó giá ca máy thi công xây dựng do cơ quan chức năng của Bộ Xây dựng ban h ành, và chế độ tính tỷ lệ khấu hao của máy móc, thiết bị lại do Bộ T ài chính ban hành. Các chế độ liên quan đến tiền lương và phụ cấp lương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định.  Từ tháng 4 năm 2005 đến nay, tất cả các đ ơn giá XDCB, giá ca máy và các thông số tiền lương tính trong đơn giá XDCB do Chủ tịch UBND Thành phố/ Tỉnh tự quyết định và ban hành. 2.3.3. Thực trạng về năng lực các tổ chức tư vấn xây dựng: Khi một công trình xây dựng có vấn đề, hiện nay dư luận thường xem xét và đánh giá thiên lệch về phía các công ty thi công, v à cho rằng, chính các công ty thi công là nguyên nhân chính gây ra s ự xuống cấp của công trình. Hoặc chính do sự yếu kém về chuyên môn của chủ đầu tư, sự “đi đêm” giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã tạo nên công trình có chất lượng kém. Nhưng thực ra, lâu nay dư luận đã lãng quên một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi các mắt xích, đó l à khâu tư vấn. Tổ chức tư vấn xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng và xuất hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng, nên tư vấn quyết định phần lớn sự “thành” hay “bại” của một dự án. Tư vấn không chỉ đơn thuần là đưa ra lời khuyên, mà còn phải chỉ vẽ, hướng dẫn thực hiện lời khuyên đưa ra, sao cho có thể đạt hiệu quả cao nhất. Tư vấn phải giúp đỡ kỹ thuật trong việc soạn thảo v à hoàn chỉnh các dự án, giúp đỡ trong giám sát sự thực thi dự án; phải tổ chức việc điều tra, khảo sát, nghiên cứu, soạn thảo các văn kiện, dự án, quy hoạch, thiết kế v à quản lý các dự án xây dựng cho khách hàng. -42- Trong thời gian gần đây, hiện tượng chất lượng công trình và thất thoát lãng phí trong xây dựng, đặc biệt ở các dự án xây dựng sử dụng vốn Nh à nước, đã có những vấn đề nổi cộm bức xúc, đ ược cả xã hội quan tâm. Nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được triển khai, nhằm t ìm ra nguyên nhân của tình hình và kiến nghị các giải pháp khắc phục hoặc ph òng ngừa tình trạng không đảm bảo chất lượng công trình và thất thoát lãng phí trong xây dựng. Những sai phạm và vi phạm của tư vấn xây dựng đã gây thất thoát hơn 10% tổng giá trị thất thoát và lãng phí trong xây dựng. Tư vấn lập hồ sơ thiết kế giai đoạn chuẩn bị đầu t ư là một ví dụ điển hình. Thông thường, trong bước thiết kế quy hoạch và lập dự án chuẩn bị đầu tư, việc lựa chọn vị trí, đề xuất quy mô xây dựng v à đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án không hợp lý, dẫn đến lãng phí vốn đầu tư. Chẳng hạn, quy mô công tr ình quá lớn thì sẽ không phát huy được hiệu quả đầu tư và ngược lại, nếu quy mô quá nhỏ th ì vừa mới xây xong đã phải cải tạo, nâng cấp. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, do sử dụng số liệu đầu vào không chính xác, dẫn đến hiệu quả kinh tế có thể l à rất cao, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Hoặc như việc tính toán thời gian hoàn vốn đối với dự án đầu tư BOT, có những dự án tính toán hoàn vốn lên đến trên 20 năm, song thực tế, chỉ trong vòng 10-15 năm, nhà đầu tư đã thu hồi được vốn. Thêm vào đó, chất lượng tư vấn thiết kế còn nhiều bất cập, thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: trình độ khảo sát - thiết kế... Công tác nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng còn xa rời thực tế, dẫn đến chất lượng đồ án thiết kế thấp, kết cấu chưa hợp lý, thiết kế biện pháp thi công không tiết kiệm; khi nghi ên cứu công trình lớn gặp lúng túng, sơ xuất khi thiết kế, bóc tách dự toán, khối l ượng sai dẫn đến phải làm đi làm lại, nghĩa là phải trình duyệt lại dự án dẫn đến chậm tiến độ công trình, có khi làm mất đi cả cơ hội đầu tư, lỗi này rất phổ biến mà không thể lượng hoá thiệt hại bằng tiền được. Dự toán hoàn toàn dựa vào định mức, đơn giá Nhà nước đã lạc hậu, không theo kịp với tiến bộ khoa học kỹ thuật v à công nghệ xây dựng. Nhiều đơn giá quá thấp, không đủ để thi công, cũng có nhiều đơn giá quá cao mà vẫn được áp dụng (ví -43- dụ đơn giá nén tĩnh thử tải cọc). Tư vấn chỉ áp đơn giá đúng theo quy định, chứ không quan tâm và lập dự toán theo giá thị trường (với mục đích dự báo) nên giá thành công trình thi công thực tế sau này thường khác xa với dự toán, không dự báo được một cách tương đối biến đổi về giá cả thị trường vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tư vấn giám sát còn nhiều yếu kém và hạn chế. Chưa có được đội ngũ tư vấn giám sát không những giỏi trong việc kiểm soát chất lượng, công nghệ thi công, mà còn phải đủ năng lực, trình độ giám sát thực hiện các chỉ dẫn kỹ thuật, phát hiện những tồn tại của đồ án thiết kế kỹ thuật để có ph ương án sửa chữa, hoàn thiện. Thực tế hiện nay, nhiều trường hợp tư vấn giám sát bị nhà thầu qua mặt, sử dụng chủng loại vật liệu sai quy cách, hoặc thi công không đúng đồ án thiết kế, quy trình thi công, chỉ dẫn kỹ thuật; thay đổi biện pháp thi công để tiết kiệm vật t ư, thiết bị xe máy và nhân lực. Song, một số biện pháp đ ược thay đổi đã làm giảm chất lượng công trình chính, phải làm đi sửa lại gây lãng phí cho công trình. Tư vấn giám sát chưa làm hết trách nhiệm trong khâu giám sát, không phát hiện đ ược những thiếu sót của thiết kế. Ví dụ, thiết kế thiếu thép trong đ ường ống áp lực số 1 Nhà máy Thuỷ điện Trị An) gây ra sự cố công tr ình, hay Nhà chung cư A5 cao 15 tầng với 136 căn hộ trên diện tích xây dựng 1.276 m2 ở khu đô thị Đại Kim - Định Công bị thiếu tới 219 tấn thép, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ ở huyện Bến Lức - Long An thiết kế dự toán đến khi tổ chức thi công phát hiện dự toán tính thiếu thép cho cả một sàn lầu ... Bên cạnh các công ty tư vấn góp phần đem lại những công tr ình mang tầm vóc quốc gia, đem lại niềm tự hào của Việt Nam trước con mắt của bạn bè thế giới, vẫn còn có những công ty tư vấn thiếu năng lực, chưa hoàn thành đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, để lại những hậu quả nặng nề không thể tính bằng tiền. Nguyên nhân của thực trạng trên, trước hết phải kể đến việc các tổ chức t ư vấn thiếu nguồn tài chính để đầu tư chiều sâu về trang thiết bị, về t ài liệu, về đào tạo, làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ án thiết kế; Tài liệu khảo sát điều tra cơ bản có trường hợp không đảm bảo chất l ượng, đã gây nhiều sai sót trong thiết kế xây dựng; Trình độ và năng lực chuyên môn của một số cán bộ tư vấn chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tế. Cũng như trách nhiệm tư vấn chưa cao... -44- 2.3.4. Thực trạng về quản lý tiến độ thi công xây dựng. Một trong những bất cập hiện nay l àm kéo dài thời gian thi công làm tăng giá thành xây dựng làm lãng phí thời gian nguồn vốn ngân sách Nh à nước. Đó là nhiều công trình thi công dỡ dang rồi dừng do những nguyên nhân sau:  Thứ nhất, do tổng mức đầu tư chưa phù hợp. Tổng mức đầu tư do chuyên gia xác định về giá thành xây dựng ở một thời điểm nhất định, căn cứ vào giá cả ở thời điểm đó và kinh nghiệm xây dựng các công tr ình tương tự, thế nhưng, ở Việt Nam từ lúc có được dự án cho đến khi đưa vào kế hoạch rồi đi thẩm định là một thời gian dài. Thẩm định xong, chờ được phê duyệt rồi đưa ra đấu thầu cũng lại một thời gian dài. Vậy nên, giá cả lúc công trình thi công với giá cả lúc lập dự án hoàn toàn khác nhau.  Thứ hai, do chi vượt trong đền bù giải phóng mặt bằng phải mất nhiều thời gian thẩm định để điều chỉnh tổng mức đầu tư và thời gian bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án . Đây là điều vướng mắc của tất cả các công tr ình trong cả nước.  Thứ ba, trong quá trình xây dựng mới phát sinh ra nhiều hạng mục, công việc lúc lập dự toán chưa tính đến nên lại phải chờ điều chỉnh cho phù hợp. Cuối cùng là những rủi ro như thời tiết, tai nạn, địa chất...  Thứ tư, năng lực thi công của Nhà thầu còn hạn chế, do tình hình khan hiếm nguồn công nhân ngành xây dựng, các nhà thầu cùng một lúc thi công nhiều công trình thuộc khu vực Nhà nước ở mỗi địa phương khác nhau và ngoài khu v ực Nhà nước nên không thể kiểm soát lẫn nhau. Đồng thời, giai đoạn lựa chọn nh à thầu còn nhiều bất cập trong giai đoạn đấu thầu n ên chưa lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thi công công trình đúng tiến độ.  Thứ năm, nhà thầu thi công nhiều công tr ình cùng một thời điểm nên nguồn vốn của nhà thầu không đáp ứng nhu cầu thi công các công tr ình làm kéo dài thời gian thi công công trình xây dựng. -45- 2.3.5. Thực trạng về tình hình đầu tư tràn lan và thời gian thực hiện các công trình xây dựng: Từ trước đến nay, chúng ta chỉ chú trọng đến những việc l àm định tính mà không định lượng. Công tác điều tra cơ bản của các dự án làm qua loa, dẫn đến chợ làm xong không có người họp, cảng cá xây xong không có t àu thuyền neo đậu, khu tái định cư làm xong không có người đến ở. Vừa qua cuộc điều tra nhỏ cho thấy, thất thoát trong tổng vốn đầu tư Nhà nước là 15%, trong đó có ngành lên t ới 30%. Nếu làm điều tra cơ bản tốt, chắc chắn không có chuyện n ày. Những nguyên nhân nào dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản:  Thứ nhất, là do các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng chưa quán triệt và thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách pháp luật. Trong đó quy định và giám sát thời gian thực hiện đầu tư các dự án xây dựng thật cụ thể theo nhóm dự án A, B, C.  Thứ hai, là các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, xây dựng cơ bản chưa làm đầy đủ trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra. Một số địa ph ương do chủ quan, duy ý chí muốn đẩy nhanh quá trình phát triển của địa phương dẫn đến đầu tư tràn lan.  Thứ ba, là tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp ở lĩnh vực n ày chưa cao. Lực lượng tư vấn, quản lý, kỹ thuật… đều nghiệp d ư, thiếu đồng bộ. Câu hỏi đặt ra là phải làm gì để chấm dứt hiện trạng này là vấn đề bức xúc hiện nay.  Nhà nước còn quá cứng nhắc, yếu kém trong quản lý giá xây dựng. Giá ở đây bao gồm từ chuyện đền bù giải phóng mặt bằng đến nguyên vật liệu. từ trước đến nay, chúng ta chỉ chăm chăm l àm phép tính tổng số đền bù giải phóng mặt bằng của công trình A vượt bao nhiêu, nợ đọng vốn bao lâu… mà quên mất một điều, sự chậm trễ của dự án ấy làm mất đi những cơ hội kinh tế hay lợi ích g ì cho địa phương đó, gây cản trở đến lĩnh vực nào. Chúng ta phải thay đổi cơ chế này, thực hiện linh hoạt để không làm phát sinh tham nhũng, lãng phí nhưng cũng không gây nợ đọng triền miên cho các công trình. -46- 2.3.6. Hiện trạng biến động giá vật tư ảnh hưởng đến giá thành xây dựng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, công tác lập và quản lý giá thành xây dựng được quan tâm và ngày càng hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp. Trong n ền kinh tế thị trường, việc nghiên cứu và dự báo sự biến động của giá cả là công việc không thể thiếu cho việc lập kế hoạch, phân tích và đề ra các quyết định trong công tác quản lý, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích, dự báo sự biến động của giá cả không chỉ phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô cấp Nh à nước mà còn là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu cho các chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng. Trên thị trường xây dựng hiện nay, giá trị dự toán xây dựng công tr ình đang có chiều hướng tăng lên, do các yếu tố về sự tăng của giá cả vật t ư, vật liệu, năng lượng, tăng tiền lương cho cán bộ, công nhân ngành xây dựng, sự tăng giá trị của đất đai, do kéo dài thời gian xây dựng…Một trong những nguy ên nhân tăng chủ yếu do giá cả đầu vào của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu, cấu th ành khoảng 60 – 80% chi phí vật liệu trong giá trị dự toán có xu h ướng tăng. Đặc biệt giá thép của thế giới tăng, kéo theo giá thép trong nước cũng tăng mạnh làm cho dự toán xây dựng công trình tăng gây khó khăn cho công tác l ập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, gây ra khó khăn cho các nhà th ầu xây dựng. Sự tăng giá của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động giá trị dự toán xây dựng công trình. Theo kết quả thống kê và nghiên cứu trong vòng 9 năm từ năm 2000 đến năm 2008 đối với 5 loại vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: Xi măng PCB30, sắt thép xây dựng, cát mịn, cát vàng, đá dăm tại một số thành phố như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng, hệ số biến động giá vật liệu các năm so với năm 2000 được tính toán trong bảng sau: -47- Số TT Loại vật liệu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biến động trung bình trong 7 năm 1 Xi măng PCB30 1.000 0,973 1,034 0,960 0,960 0.960 0,987 0,019 0,985 2 Thép xây dựng 1,000 1,041 1,088 1,436 2,094 1,879 2,086 2,255 1,697 3 Cát xây 1,000 1,093 0,778 0,815 1,037 1,111 1,148 1,037 1,003 4 Cát vàng 1,000 0,913 0,897 0,897 1,196 1,196 1,413 1,739 1,179 5 Đá dăm 1,000 1,000 1,000 0,976 1,082 1,082 1,184 1,240 1,080 (Theo nguồn thông tin Kinh tế Xây dựng, số 4/2007) Qua việc nghiên cứu tình hình biến động giá một số loại vật liệu n êu trên cho thấy trong 3 năm đầu giá tương đối ổn định do sự điều tiết của Nh à nước trong quản lý giá. Nói chung, giá các lo ại vật liệu xây dựng đều tăng, chỉ ri êng giá xi măng tương đối ổn định qua các năm. Hiện nay hàng loạt các nhà máy xi măng được đầu tư xây dựng với tổng công suất thiết kế 42 triệu tấn đều ghi tiến độ ho àn thành đưa vào sản xuất từ năm 2007 đến 2010. Nguyên nhân dẫn đến giá thép xây dựng trong n ước liên tục tăng là do giá phôi thép thế giới tăng mạnh từ 480 USD l ên 550 USD/tấn và chi phí vận chuyển tăng. Dự kiến giá thép có thể đạt mức 10.000đồng/kg th ì tốc độ tăng của giá thép xây dựng là 1,274 năm 2007 so với 2006 và so với năm 2000 tăng 2,6 lần. Sự biến động tăng lên của giá vật liệu xây dựng đã tác động tăng giá trị dự toán xây dựng công trình. Đặc biệt sự tăng giá thép đột biến như thời điểm hiện tại làm cho nhiều công trình phải dãn tiến độ thi công, một số nhà thầu sau khi trúng thầu nhưng không thực hiện và các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước thường chờ chủ trương chung của Nhà nước điều chỉnh dự toán, dự toán -48- của công trình phải điều chỉnh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục ti êu của kế hoạch đầu tư xây dựng đã đề ra và gây khó khăn cho các tổ chức xây dựng. Sự biến động của giá trị dự toán xây dựng công tr ình có thể do nhiều nhân tố tác động. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, chỉ phân tích sự biến động của yếu tố đầu vào đối với một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu ảnh h ưởng trực tiếp đến việc xác định giá trị dự toán xây dựng công tr ình. Qua phân tích ở trên cho thấy, sự biến động tăng của giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu đã làm cho chi phí vật liệu trong giá trị dự toán xây dựng công trình tăng lên. Theo kết quả nghiên cứu và tính toán từ nguồn số liệu thực tế đã cho thấy sự biến dạng của giá trị dự toán xây dựng của ba loại công trình xây dựng từ năm 2001 đến năm 2007 so với năm 2000 được thể hiện trong bảng sau: Số TT Loại công trình 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biến động trung bình trong 7 năm 1 Công trình xây dựng dân dụng 1,000 1,035 1,051 1,052 1,136 1,139 1,171 1,228 1,116 2 Công trình xây dựng công nghiệp 1,000 1,021 1,037 1,065 1,187 1,175 1,224 1,290 1,143 3 Công trình xây dựng giao thông 1,000 1,012 1,024 1,086 1,245 1,209 1,282 1,352 1,173 (Theo nguồn thông tin Kinh tế Xây dựng, số 4/2007) Như vậy, với biến động tăng giá của năm loại vật liệu chủ yếu như đã nói ở trên thì giá trị dự toán của ba loại công trình xây dựng năm 2007 tăng khoảng 5% so với năm 2006, so với năm 2000 mức tăng khoảng 30%. Giá trị dự toán xây dựng công trình tăng lên là một vấn đề cần quan tâm đối với các doanh nghiệp v à các nhà quản lý. Nếu sự biến động tăng giá của một số vật liệu chủ yếu tr ên đến năm 2010 khoảng 10% thì giá trị dự toán của 3 loại công tr ình nêu trên sẽ tăng thêm khoảng 7% so với hiện nay, chưa tính đến sự gia tăng của các yếu tố khác nh ư điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu và các yếu tố khác. -49- Việc phân tích, nghiên cứu và dự báo được các khả năng có thể ảnh h ưởng hay tác động đến giá cả xây dựng là điều quan trọng. Đây là cơ sở để các Chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng chủ động trong việc lập v à quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và xây dựng chiến lược cạnh tranh để tham gia có hiệu quả trong thị trường xây dựng. 2.3.7. Ảnh hưởng của tình hình lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đối với công trình xây dựng. Tình hình lạm phát và chính sách quản lý tiền tệ của nhà nước đưa ra nhằm kìm chế lạm phát cũng đã và đang làm giảm sự đầu tư tràn lan của các doanh nghiệp. Việc thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án chưa ký được hợp đồng vay vốn thương mại trong nước sẽ gặp khó khăn, trong đó có các dự án đầu tư xây dựng, các dự án khu đô thị và bất động sản và những dự án đầu tư nâng cao năng lực của các đơn vị sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn để thực hiện đầu tư. Vì vậy việc thực hiện kế họach đầu t ư xây dựng năm 2008 và những năm tiếp theo các đơn vị sẽ rất khó khăn, nếu không có sự xem xét điều chỉnh lại. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng: ảnh hưởng lớn nhất là các đơn vị xây dựng luôn bị động trong việc chuẩn bị vật t ư cho thi công do giá cả các loại vật tư chủ yếu như: xăng dầu, xi măng, sắt thép,… biến động liên tục, nên chắc chắn các đơn vị xây dựng sẽ chọn phương án dự trữ ở mức tối thiểu, thậm trí không dự trữ vật tư nếu không được các Chủ đầu tư thoả thuận giá kịp thời. Đối với các đ ơn vị bán vật tư nếu không thoả thuận được về giá thì cũng không thể mua và cấp hàng, hoặc nếu cấp hàng cũng nhỏ giọt. Chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát hiện nay của Chính Phủ, làm cho lãi suất tiền vay ngân hàng càng cao thì công nợ giữa các đơn vị càng lớn và các đơn vị càng làm càng lỗ, dẫn tới kế hoạch tiến độ thi công của các đ ơn vị tại các công trình không đảm bảo (vấn đề này trong những năm qua cũng đã xảy ra, rõ nhất là năm 2007 tại dự án xi măng Hạ Long, sắt thép biến động lớn, các đ ơn vị gia công chế tạo không mua được hàng, nên tiến độ công việc không đảm bảo). -50- 2.3.8. Tác động của tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trong xây dựng. Công nhân xây dựng là lực lượng lao động trực tiếp tạo nên sản phẩm xây dựng, nhưng thực tế thời gian qua cho thấy họ luôn bị các Nhà thầu chèn ép về tiền công và không được hưởng những quyền lợi của người lao động về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, các khoản chi phí về đồng phục, bảo hộ lao động ... Làm việc trong môi trường khắc nghiệt của thời tiết, các yếu tố rủi ro thương tích hay an toàn tính mạng luôn đe dọa khi có sự sơ suất bất cẩn xảy ra. Một khi nhà thầu giảm chi phí giá thành vì mục tiêu lợi nhuận sẽ dẫn đến không đảm bảo độ an toàn cho người lao động khi làm việc trên cao đầy nguy hiểm là điều khó tránh khỏi. Trong khi giá thành xây dựng luôn có tính đủ các chi phí xây dựng nhà tạm phục vụ việc nghỉ ngơi và lưu trú cho công nhân xây dựng nhưng thực tế nhà thầu chỉ xây dựng tạm bợ nên công nhân xây dựng phải sống và trú ngụ trong thời gian xây dựng trong cảnh rách nát và thiếu thốn. Qua phân tích trên cho thấy đường đời của người công nhân xây dựng quá khắc nghiệt nên buộc họ dần dần phải giã từ ngành xây dựng và xin vào làm công nhân các khu công nghiệp với điều kiện làm việc không quá khắc nghiệt như ở công trường và được bảo đảm được quyền lợi của người lao động. Hiện nay, ngành xây dựng chưa có nơi nào đào tạo công nhân xây dựng được bài bản và ban hành quy định chế độ bảo vệ quyền lợi của họ . Họ phải học lóm từ người đi trước từ khi làm cu li khuân vác vật liệu đến công đoạn trộn hồ rồ i tô trát xây dựng qua các thời kỳ làm việc. Do đó, dẫn đến việc ngành xây dựng hiện nay thiếu hụt công nhân là điều tất yếu. 2.3.9. Hạn chế của những cải tiến lớn của Chính phủ trong quản lý giá thành xây dựng. Mặc dù đã có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng được ban hành trong những năm vừa qua nhưng các quy định này chưa bao quát được những nội dung và yêu cầu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phù hợp với lộ trình đổi mới kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO. -51- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Không chỉ đổi mới trong các nội dung xây dựng TMĐT, dự toán công tr ình, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, Nghị định này được giới xây dựng kỳ vọng là sẽ đưa công tác lập, xây dựng, quản lý chi phí xây dựng tiệm cận h ơn thông lệ quốc tế và sát với giá cả thực tế trên thị trường. Trước đây khi Nghị định 99 chưa được ban hành, những bất cập về vấn đề này đã bộc lộ trong một thời gian khá dài, thay vì cần có một sự thay đổi lớn trong tư duy, phương pháp quản lý giá thành xây dựng thì các quy định lạc hậu đó lại được “vá víu, sửa đổi” bằng những quy định thậm chí l à còn gây nhiều vướng mắc hơn cho các đơn vị thực hiện. Đến nay, có thể thấy rằng Nghị định 99/2007/NĐ - CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng vừa được ban hành về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu từ thực tế. Điểm nổi bật nhất của Nghị định n ày chính là việc đã hài hoà được 2 mục tiêu: hiệu quả đầu tư và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị tr ường. Hay nói một cách khác là Nhà nước thừa nhận các công tr ình xây dựng dân dụng hay giao thông cũng chịu sự tác động của các quy luật của thị tr ường như bất kỳ loại hàng hoá bình thường khác. Theo đó, TMĐT, dự toán xây dựng công tr ình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng công tr ình. TMĐT là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình. Đây là phương pháp xây dựng TMĐT phổ biến tại các Dự án ODA. Như vậy khác với cách xây dựng TMĐT, dự toán tr ước đây, Nghị định 99 (NĐ 99) cho phép chủ đầu tư đưa yếu tố dự phòng trượt giá theo độ dài thời gian xây dựng và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình. Quy định này khắc phục những tồn tại của quy định hiện nay khi ấn định một tỷ lệ dự ph òng cứng nhắc (thường là không vượt quá 10% TMĐT). Liên quan đến định mức xây dựng, theo quy định mới, Bộ Xây dựng chỉ ban hành phương pháp lập định mức và công bố các định mức xây dựng chung . Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh xây dựng, công bố các định mức xây dựng công tr ình, công việc đặc thù của ngành, địa phương. Đối với việc xây dựng các định mức ch ưa có -52- hoặc điều chỉnh các loại định mức ch ưa phù hợp, Nghị định 99 đã giao quyền chủ động cho chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn. Cách làm này một mặt xã hội hoá công tác xây dựng định mức mặt khác phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ xây dựng, tính đa dạng trong xây dựng công tr ình và khắc phục tính cứng nhắc, phức tạp trong việc điều ch ỉnh các loại định mức trước đây. Do đó, Chính phủ ban hành Nghị định 99/NĐ - CP được coi là bước tiến dài trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Có rất nhiều đổi mới trong văn bản h ướng dẫn Luật Xây dựng này liên quan đến việc xây dựng TMĐT; dự toán; định mức và giá; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; thanh quyết toán vốn đầu t ư; quản lý Nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng công trình... theo hướng tiệm cận hơn với thông lệ quốc tế và giá cả thị trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do có "tham v ọng" giải quyết quá nhiều vấn đề lớn nên dù có hiệu lực nhưng NĐ 99 chắc chắn chưa thể sớm đi vào cuộc sống. Một trong những điểm nhấn quan trọng của NĐ99 chính l à việc TMĐT, dự toán phải phản ánh chính xác giá trị thực đầu t ư xây dựng công trình. Điều này có nghĩa là các định mức, đơn giá do Nhà nước ban hành phải tiệm cận tối đa các chi phí có thực do nhà thầu đã bỏ ra. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc lập và thẩm định đơn giá tạo nên dự toán công trình. Nếu phân cấp triệt để theo tinh thần NĐ 99 l à trao quyền đó cho chủ đầu tư, sự việc sẽ diễn biến theo hướng khó kiểm soát khi các đơn vị được giao vốn làm chủ đầu tư tiến hành theo quan điểm riêng. Chẳng hạn, cùng một loại hạng mục công tr ình có vị trí liền kề (có cùng một điều kiện thi công), nhưng do có nhiều phương pháp xác định khác nhau, nên các chủ đầu tư khác nhau có thể xác định và đưa ra đơn giá khác nhau. Trong trư ờng hợp này, mục tiêu lớn nhất được đề ra là quản lý chi phí đầu tư xây dựng sẽ không thực hiện được. Sau khi công trình hoàn thành và b ước vào giai đoạn hoàn công, việc xác định đúng sai, có thất thoát vốn đầu t ư hay không sẽ rất khó. Bởi, cơ quan kiểm toán, thanh tra khó có quan điểm vừa tr ùng với chủ đầu tư này, lại vừa đúng với quan điểm của chủ đầu tư kia. Vì vậy, việc khiếu kiện giữa các đ ơn vị thực hiện -53- dự án, hoặc khả năng cuối cùng là xuất toán những khoản chi tiêu của hạng mục nào đó là hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là chưa kể đến tình trạng, để giữ an toàn cho mình, với sự cho phép khá linh động trong việc xây dựng đơn giá tại NĐ99, nhiều chủ đầu tư sẽ lựa chọn sự “tiệm cận” theo quan điểm khá bảo thủ của các c ơ quan thanh tra, kiểm toán thay vì tiệm cận theo hướng thị trường - một cách tiếp cận hoàn toàn bất lợi cho các đơn vị thi công. Do đó có thể nói rằng Nghị định 99 khó có khả năng thực hiện cho các Chủ đầu tư và các cơ quan kiểm tra, kiểm sóat. 2.4. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý giá thành xây dựng ở Việt Nam. 2.4.1. Những thành tựu trong quản lý giá thành xây dựng: Năm 1986 được coi là dấu mốc quan trọng trong quá tr ình phát triển của đất nước. Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt nam đ ã đề ra chủ trương đổi mới đất nước, đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Quá trình hình thành và phát triển của công tác quản lý giá thành xây dựng ở Việt nam có thể được phân chia thành hai giai đoạn chủ yếu: từ năm 1986 trở về trước và từ năm 1986 đến nay. Qua nghiên cứu, phân tích một cách chi tiết quá tr ình hình thành và phát triển công tác quản lý giá thành xây dựng ở nước ta qua các giai đoạn nói trên có thể cho một số nhận xét, đánh giá tổng quan như sau:  Thời kỳ từ năm 1986 trở về trước: là thời kỳ mà công tác quản lý giá xây dựng nặng về mệnh lệnh hành chính, ôm đồm từ các cơ quan quản lý của Nhà nước, hệ thống văn bản, Chỉ thị, Thông tư... luôn ở dạng xử lý tình thế cụ thể, việc kết hợp giữa kỹ thuật và kinh tế thường tách rời nhau, dẫn đến tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm trong việc lập và quản lý giá thành xây dựng ở các tổ chức thiết kế và các Chủ đầu tư chưa cao. Thông thường, người ta chỉ tập trung tâm lực vào việc quản lý giá thành xây dựng ở giai đoạn thi công là chủ yếu, họ chỉ lo thẩm định dự toán thi công, lo tính giá thanh quyết toán và lo kiểm tra hoá đơn, chứng từ tài chính. Vì vậy, giá thành xây dựng chưa phản ánh được thực tế khách quan là điều tất yếu. -54-  Thời kỳ từ năm 1986 đến nay: là thời kỳ thực sự đổi mới trong quản lý giá thành xây dựng. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phù hợp với thể chế chính trị ở Việt Nam đã được xác định, hệ thống văn bản QPPL tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDE TAI TOT NGHIEP hoan thien sau bao ve.pdf
Tài liệu liên quan