Tài liệu Đề tài Các giải pháp cơ bản góp phần hạ giá thành xây dựng công trình xây dựng ở Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng: Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp bình đẳng cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật. Mỗi doanh nghiệp có các giải pháp khác nhau để sản phẩm của mình chiếm thị phần lớn trên thị trường. Một trong những vấn đề quan tâm chính hiện nay của các doanh nghiệp Việt nam trong thời buổi này là hạ giá thành sản phẩm, giảm các chi phí đầu vào.
Thời gian gần đây ngành xây dựng nước ta có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, vốn đầu tư hàng năm chiếm khoảng 40- 50% ngân sách Nhà nước. Và hơn thế với tính chất phức tạp của hoạt động, của sản phẩm xây dựng thì vấn đề về sử dụng và quản lý nguồn vốn, các chi phí đầu vào rất phức tạp. Do đó làm thế nào để tránh lãng phí thất thoát và tiết kiệm các nguòn lực nâng cao hiệu quả kinh tế trở nên cấp thiét hơn bao giờ hết.
Song song với các công ty trong cả nước, công ty xây dựng và phát triển nhà hai Bà Trưng thuộc Tổng Công ty đầu tư và xây dựng Hà Nội đã từng bước thay đổi trang thiết bị tự hoàn thiện nâng cao trình độ, phươ...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Các giải pháp cơ bản góp phần hạ giá thành xây dựng công trình xây dựng ở Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp bình đẳng cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật. Mỗi doanh nghiệp có các giải pháp khác nhau để sản phẩm của mình chiếm thị phần lớn trên thị trường. Một trong những vấn đề quan tâm chính hiện nay của các doanh nghiệp Việt nam trong thời buổi này là hạ giá thành sản phẩm, giảm các chi phí đầu vào.
Thời gian gần đây ngành xây dựng nước ta có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, vốn đầu tư hàng năm chiếm khoảng 40- 50% ngân sách Nhà nước. Và hơn thế với tính chất phức tạp của hoạt động, của sản phẩm xây dựng thì vấn đề về sử dụng và quản lý nguồn vốn, các chi phí đầu vào rất phức tạp. Do đó làm thế nào để tránh lãng phí thất thoát và tiết kiệm các nguòn lực nâng cao hiệu quả kinh tế trở nên cấp thiét hơn bao giờ hết.
Song song với các công ty trong cả nước, công ty xây dựng và phát triển nhà hai Bà Trưng thuộc Tổng Công ty đầu tư và xây dựng Hà Nội đã từng bước thay đổi trang thiết bị tự hoàn thiện nâng cao trình độ, phương pháp quản lý các công trình xây dựng để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời hạ gía thành để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng trúng thầu.
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác hạ gía thành và thực trạng của Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng, được sự đồng ý và hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đỗ Văn Lư cùng toàn thể các cô chú cán bộ công nhân viên công ty em xin chọn đề tài: “Các giải pháp cơ bản góp phần hạ giá thành xây dựng công trình xây dựng ở Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng”.
Với mong muốn vận dụng kín thức đã học vào thực tế và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Luận văn gồm 3 phần
(Không kể mở đầu và kết luận)
phần I. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp cơ bản góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Phần II. Phân tích thực trạng công tác phấn đấu hạ giá thành xây
dựng tại Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng
Phần III. Một số biện pháp góp phần hạ giá thành xây dựng
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đỗ Văn Lư và các cô chú, các anh chị cán bộ công nhân viên tại Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chương I:
Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp
cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp.
I. khái niệm giá thành, các loại giá thành, mối quan hệ giá thành, giá trị, giá cả và chi phí
1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng. Sự tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi phí về khấu hao tài sản cố định; Tương ứng với việc sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu là những chi phí về nguyên vật liệu; Tương ứng với việc sử dụng lao động là tiền lương, tiền trích Bảo hiểm Xã hội và y tế…. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường thì mọi chi phí đều được biểu hiện bằng tiều trong đó chi phí tiền công được biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống (v) còn chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệulà biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá (C).
Như vậy, quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất hai mặt, mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả các chi phí phát sinh (kể cả phát sinh trong kỳ và kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến sản phẩm lao vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng hao phí lao động sống và lao động vật hoáđã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất và tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi phí khác có liên quan tới việ bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ quan hệ hàng hoá- tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Tóm lại, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống (v) và lao động vật hoá (C) có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
2. Các phương pháp phân loại chi phí trong giá thành
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản mục khác nhau, chúng khác biệt về nội dung kinh tế, tính chát đặc điểm các khoản chi ra, về vai trò trong trong việc hình thành thực thể sản phẩm và giá cả sản phẩm. Để phân tích và quản lý các chi phí đạt hiệu quả cao, các chà quản lý phaỉ biết phân loại các khoản mục chi phí nói trên nhưng các nhà quản trị không phải chỉ biết chi phí là bao nhiêu mà còn phải biết chi phí hình thành như thế nào?, ở đâu?, có chi phí liên quan như thế nào tới quyết định xem xét?, có thể tác động tới chúng như thế nào. Việc nhận định thấu hiểu cách phân loại chi phí cho phép nhà kinh doanh tiến hành quản lý, giám sát các khoản chanra kịp thời dự kién phân bổ luồng tiền ủa doanh nghiệp trong tương lai, tiến hành phân tích và lập kế hoạch giá thành một cách đúng đắn, chính xác, phù hợp với sự biến động của thị trường. Đồng thời phân loại các khoản mục chi phí còn có tác dụng phân tích các khả năng tiềm tàng về hạ giá thành, cung cấp thông tin kịp thời để xây dựng chính sách giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thị trường…
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí, chi phí sản xuất chia làm 8 yếu tố:
Nguyên vật liệu chính mua ngoài
Vật liệu phụ ua ngoài
Nhiên liệu mua goài
Năng lượng mua goài
Tiền lương nhân viên
Bảo hiểm xã hội công nhânviên
Khấu hao Tài sản cố định
Các chi phí khác bằng tiền
Những yếu tố chi phí nay được sử dụng khi lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, quỹ lương, tính nhu cầu vốn lưu động định mức. Phân loại chi phí sản xuất teo nội dung kinh tế đảm bảo tính nguyên vẹn của từng yếu tố chi phí, mỗi yếu tố đếu là chi phí ban đầu của doanh nghiệp chi ra không thể tách rời được nữa. Mỗi yếu tố gồm mọi khoản chi ra có cùng nội dung kinh tế và tác dụng kinh tế khác nhau không kể nó được chi ra ở đâu và quan hệ của nó với quá trình sản xuất.
- Căn cứ vào công dụng cụ thể của chi phí trong sản xuất, chia chi phí thành 11 khoản mục:
Nguyên vật liệu chính
Vật liệu phụ
Nhiên liệu dùng vào sản xuất
Năng lượng dùng vào sản xuất
Tiền lương công nhân sản xuất
Bảo hiểm xã hội công nhân sản xuất
Khấu hao Tài sản cố định dùng vào sản xuất
Chi phí phân xưởng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Thiệt hạo về ngừng sản xuất và sản phẩm hỏng
Các chi phí ngoài sản xuất
Các khoản mục này được dùng trong quá trình xác định giá thành phẩm cũng như giá thành sản phẩm hàng hoá. Ngoài ra cách phân loại chi phí này cho ta thấy ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí tới kết cấu và sự thay đổi của giá thành. Từ đó cho phép tiến hành phân tích định ra những biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm.
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng hàng hoá chi phí chia ra làm 2 loại:
+ Chi phí biến đổi (biến phí) là chi phí tăng (giảm) tỷ lệ thuân với khối lượng sản phẩm hoàn thành
+ Chi phí cố định (định phí) là những chi phí không thay đổi theo khối lượng sản phẩm hoàn thành trong giới hạn đầu tư. Đó là tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong thời kỳ nhất định dù có tiến hành sản xuất trên thực tế hay không.
Qua cách phân loại này ta có thể xem tính hợp lý của chi phí sản xuất chi ra mặt khác đó là cơ sở quan trọng để xác định khối lượng tối đa, xây dựng chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt trong cơ chế thị trường.
- Căn cứ vào phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm gồm có:
+ Chi phí trực tiếp: là những loại chi phí có quan hệ trực tiếp với giá thành sản xuất, được tính trực tiếp vào giá thành của từng loại sản phẩm, bao gồm:
Nguyên vật liệu chính
Vật liệu phụ vào sản xuất
Nhiên liệu dùng vào sản xuất
Động lực dùng vào sản xuất
Tiền lương dùng vào sản xuất
Bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất
+ Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí có liên quan tới hoạt động của nhiều phân xưởng sản xuất, của toàn bộ doanh nghiệp và được tính vào giá thành một cách gián tiếp dựa trên các chỉ số phân bổ.
Cách phân loại này tương đối linh hoạt được nhiều đơn vị sử dụng bởi vì nó cho phép áp dụng vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mỗi phương thức phân bổ khác nhau sẽ dem lại những kết quả tính toán trên sổ sách khác nhau.
Ngoài các cách phân loại chính trên, trong thực tế còn nhiều cách phân loại khác nhau như căn cứ vào cấu thành chi phí, cách thức kết chuyển chi phí, (chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ)…Mỗi cách phân loại khác nhau cho phép nhà quản lý tận dụng ưu điểm của mỗi phương pháp nhằm đạt được những hiệu quả cao hơn. Đảm bảo nguyên tắc tính đúng, đủ các loại chi phí vào giá thành sản xuất. Xác định được các yếu tố hợp lý và bất hợp lý trong giá thành để từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm giá thành trong doanh nghiệp.
3. Phân loại giá thành sản phẩm
Nhằm đáp ứng nhu cầu của quản lý hạch toán và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem ở nhiều góc độ khác nhau và có 2 cách chủ yếu sau:
a. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp làm và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Có một số chi phí không được tính vào giá thành kế hoạch nhưng được tính vào giá thành thực tế như: Thiệt hạido ngừng sản xuất, thiệt hại trong quá trình áp dụng công nghệ mới, thiệt hại do sản phẩm hỏng…
Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất cế tạo sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức tiên tiến và không thay đổi tong suốt thời kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm trong kế hoạch. Do đó giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài liệu, vật tư lao động trong quá trình hoạt động sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng thực tế sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và và sử dụng các giải pháp kinh tế- kỹ thuật- tổ chức và công nghệ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước và các đối tác có liên doanh liên kết.
Phân chia giá thành 3 loại: Giá thành kế hoạch; Giá thành định mức và Giá thành thực tế có ý nghĩa quan trọng trong lập kế hoạch và so sánh kiểm tra thực tế kết quả hoạt động cảu doanh nghiệp trong thời kỳ kinh doanh. Giá thành kế hoạch là cơ sở để doanh nghiệp định hướng phát triển phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra. Giá thành thực tế đạt được là thực tế kiểm nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả không để từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
b. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và phát sinh chi phí
Giá thành phân xưởng: bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp, chi phí quản lý phân xưởng, chi phí chi phí sử dụng máy móc. Hay giá thành phân xưởng bao gồm những chi phí phân xưởng và tất cả những chi phí của phân xưởng khác phục ụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng đó.
Giá thành công xưởng bao gồm giá thành phân xưởng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Có thể nói giá thành công xưởng là giá thành sản xuất bao gồm tất cả những chi phí để sản xuất ra sản phẩm trong toàn doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ bao gồm giá thành công xưởng và chi phí tiêu thụ. Giá thành toàn bộ chỉ được tính khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ được tiêu thụ Đây là cơ sở để tính toán, xác định lợi nhuận trước thuế và sau thuế.
Chia giá thành làm 3 loại có ý nghĩa trong việc phân tích sát thực các chi phí phát sinh. Các nhà quản lý giám sát một cách đầy đủ, chính xác, biết được mức độ sử dụng các nguồn lực đầu vào trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Xác định được yếu tố nào sử dụng hợp lý, yếu tố nào sử dụng không hợp lý cũng như tạo cơ sở cho quá trình lên kế hoạch thu mua cung ứng.
Mối quan hệ giữa 3 loại giá thành này được biều hiện dưới sơ đồ sau:
Chi phí trực tiếp
Chi phí quản lý phân xưởng
Chi phí sử dụng máy móc
Giá thành phân xưởng
Chi phí quản
lý doanh nghiệp
Giá thành công xưởng
Chi phí tiêu
thụ sản phẩm
Giá thành toàn bộ
4. Phương pháp xác định các loại chi phí trong giá thành
a. Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tương tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận tính giá thành phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp, các loại sản phẩm lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Vậy đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng đơn vị sản phẩm, từng công việc sản xuất. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì đối tượng là từng loạt sản phẩm.
VD: - Công ty xây dựng đối với tượng là công trình xây dựng.
- Công ty sản xuất bánh kẹo thì đối tượng là mẻ kẹo, bánh.
Ngoài ra trên thực tế thì công nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng tới việc xác định đối tượng giá thành. Công nghệ giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở khâu cuối của quy trình sản xuất, nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thi đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng hoặc cũng có thể là loại nửa thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn sản xuất.
Tóm lại, việc xác định đúng đối tượng tính giá thành là căn cứ để tập hợp chi phí và tính giá thành tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm. Lựa chọn phương pháp tính thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý phục vụ công việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong việc tính giá thành phải xác định được thời kỳ tính giá thành thích hợp, có như vậy giá thành sản phẩm mới mang tính khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ kịp thời trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
b:Nguyên tắc tính giá thành:
Giá thành sản phẩm làchỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản suất kinh doanh. Giá thành là công cụ quan trọng để các nhà quản lý nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản suất.Vì vậy phải tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành của các loại sản phấm do doanh nghiệp sản xuất ra.
Tính đúng là tính chính xácvà hoạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã chi rađể sản xuât ra sản phẩm.Muốn vậy phải xác định đối tượng tính giá thành, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành thích hợp .Giá thành phái được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất được tập hợp một cách chính xác kịp thời.
Tính đủ là tính toán đầy đủ mọi chi phí đã bỏ ra trên tinh thần hạch toán kinh doanh thực sự, loạI bỏ mọi yếu tố bao cấp đẻ tính đủ đầu vào theo chế độ quy định.Tính đủ cung đòi hỏi phải loại bỏ nhữmg chi phí không liên quan đến quá thình sản xuất kinh doanh những chi phí mang tính chất tiêu cực lãng phí không hợp lý.
Vậy tính đúng tímh đủ chi phí vào giá thành sản phẩm sẽ làm cho giá thành là tấm gương thật, phản ánh đầy đủ tình hình và kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kì kinh doanh xác định đúng kết quả tàI chính khắc phục được hiện tượng “lãi giả ,lỗ thật” Chính vì vậytính đúng, tính đủ chi phí vào tronh giá thành sản phẩm là việc làm cấp bách và thiết thực đối với các doanh nghiệp công nghiệp sang cơ chế thị trường.
c:Phương pháp tính giá thành đơn vị;
Trong tính toán giá thành sản phẩm có nhiều phương pháp tính khác nhau nhưng phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là phương pháp tính giáthành theo khoản mục tính toán. Nội dung được căn cứ vào cách phân loại phân bổ chi phí.
Chi phí trực tiếp
Chi phí gín tiếp
+Tính các chi phí trực tiếp vào tronh giá thành .
Chi phí trực tiếp là khoản chi phí liên quan đến từng đơn vị sản phẩm và tính vào giá thành như : nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ , ….Có thể chia
*Lao động quá khứ bao gồm NVL chính , VLphụ, …Khi tính vào giá thành theo công thức
Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm *Giá cả của một đơn vị
*Lao động sống
. Đối với tiền lương chính của công nhân sản xuất chính
Đinh mức tiêu hao thời gian để sản xuất ra 1 đơn vị * tiền lương bình quân của môt đơn vị thời gian
. Đối với tiền lương phụ thông thường xác định bằng 10% so với tiền lương chính
. BHXH của công nhân chínhbằng 15-17% so với tiền lương chính và phụ
+Tinh các chi phí gián tiếp vào trong giá thành
Chi phí gián tiếp là các khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến từng đơn vị sản phẩm mà nó liên quan đến việc sản xuất , quản lý chung cho cả phân xưởng và toàn doanh nghiệp.
* Chi phí phân xưởng vào giá thành
Chi phí phân xưởng là khoản chi phí nó không liên quan đến từng đơn vị sản phẩm mà nó liên quan đéen việc sản xuất của toàn phân xưởng
Phương pháp phân bổ chi phí phân xưởng hiện nay vào trong giá thànhphổ biến nhất hiện nay là phân bổ theo tỷ lệ với tiền lương chính của công nhân sản xuất chính
Chi phí phân xưởng Tổng chi phí phân xưởng tiền lương chính
p hân bổ vào trong = * của một sản phẩm
giá thành Tỏng quỹ lương chính px
*Chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí nó không liên quan trực tiếp đến từng đơn vị sản phẩm và cũng không liên quan gì đến việc sản xuất và quản lý phân xưởng mà liên quan sản xuất , quản lý chính của toàn bộ doanh nghiệp
Phương pháp phân bổ sử dụng rộng rãi rất đó là phân bổ theo tỷ lệ của tiền lương công nhân sản xuất chính
Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng chi phí quản lý dn Tiền lương
phân bổ vào trong giá thành = * chính một
Tổng quỹ lương chính của dn sản phẩm
d : ý nghĩa chỉ tiêu giá thành sản phẩm
Giá thành là thước đo hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xác định hiệu quả kinh doanh. Để quyết định lựa chọn sản xuất một loạt sản phẩm nào đó ,doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu thị trường ,giá cả thị trường vàmức hao phí sản xuất, tiêu thụ sản phấm đó. Trên cơ sở như vậy mới xác định được hiệu quả sản xuất các loại sản phẩm để từ đó quyết định lựa chọn và khối lượng sản xuất nhằm lợi nhuận tối đa.
Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quảcủa các biện pháp tổ chức kĩ thuật . Thông qua tình hình thực tế kế hoach giá thành , doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất, tác động và hiệu quả thực hiện các biên pháp tổ chức kĩ thuật để sản xuất , pháp hiện tìm ra nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lệ để loạI trừ
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng để thực hiên chủ trương xoá bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường hạch toán kinh doanh do đó chỉ tiêu giá thành là một công cụ quản lý có hiệu quả
5: Các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành , một số biện pháp cơ bản phấn đấu hạ giá thành trong các doanh nghiệp
a:Các nhân tố ảnh hưởng
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh một yêu cầu khách quan đặt ra cho các doanh nghiệp phảI quan tâm tìm biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để thực hiện đIều đó ta phảI thấy được các nhân tố tác động để hạ giá thành sản phẩm.
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ việc áp dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất là nhân tố cựu kì quan trọng cho phép doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và thành côngtrong kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay khi mà cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ sản xuất phát triển hết sức mạnh mẽ các máy móc thiết bị hiên đại thay thế cho lao động thủ công của con người. Các công nghệ mới đã làm thay đổi nhiều đIều kiện cơ bản của sản xuất , do đó làm cho hao phí nguyên vật liệu, năng lượng ….để sản xuất sản phẩm ngày càng ít giá thành sản phẩm giảm
Tổ chức lao động và sử dụng con ngườilà một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suát lao độngvà hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhất là doanh nghiêp sử dụng nhiều lao động .Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý loạI trừ tình trạng lãng phí lao động, giờ máy có tác dụng to lớn thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Diều quan trọng có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý lao động của một doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao đông và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biết sử dụng yếu tố con người ,biết động viên , khơi dậy tiềm năng của mỗi con người làm cho họ gắn bó và cống hiến lao động ,tài năng cho doanh nghiệp.Điều đó tạo ra một khẳ năng to lớn để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Vấn đề này đòi hỏi người giám đốc doanh nghiệp phải biết bồi dưỡng thình độ cho công nhân viên quan tâm đến đời sống , đIều kiện làm việc của mỗi con người trongdoanh nghiệp
Tổ chức quản lý sản xuất cũng là một nhân tố tác động mạnh đến hạ giá thành. Nếu đạt trình độ cao có thể giúp doanh nghiệp xác định mức tối ưulàm cho giá thành giảm xuống . Nhờ việc bố trí hợp lý các khâu có thể hạn chế sử dụng lãng phí nguyên liệu, tỉ lệ sản phẩm hỏng.
Tất cả các động trên đều làm giảm bớt chi phí sản xuất góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm
b:Một số biện pháp chủ yếu hạ giá thành sản
Hạ giá thành sản phẩm là một nhân tố quan trọng tạo đIều kiệncho doanh nghiệp tiêu thụ tốt sản phẩm , trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệpvà tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất do doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí nguên vật liệu và chi phí quản lý .Nhưng nó phải đảm bảo tiền lương , BHXHcho công nhân viên để họ tái sản xuất sức lao động
b1: Giảm chi phí nguyên vật liệu , năng lượng , nhiên liệu trong giá thành
Trong giá thành sản phẩm chi phí này thường chiếm tới 60-80% do đó giảm chi phí này có ý nghĩa rất lớn trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Việc giảm chi phí này ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm được tính theo công thức:
Chỉ số hạ Chỉ số định Chỉ số Chỉ số
giá thành do = mức tiêu dùng giá cả - 1 NVL trong
giảm chi phí NVL NVL của NVL giá thành
Từ công thức ta thấy chỉ số hạ giá thành phụ thuộc vào:
+ Chỉ số định mức tiêu dùng NVL kì kế hoạch so với kì báo cáo
+ Chỉ số giá cả NVL
+ Chỉ số chi phí NVL trong kì báo cáo
Do đó đòi hỏi nhà kinh doanh phải nhận thức được ảnh hưởng của từng nhân tố để có tác động quản lý cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí vật liệu hạ giá thành sản phẩm. Việc thay đổi tiêu hao có thể do nhiều nguyên nhân như: do thay đổi quy trình công nghệ, thiết kế mẫu mã sản phẩm thay đổi, khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản và sử dụng NVL. Chú ý khi đánh giá cần quan tâm mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng.
Vậy để giảm các chi phí NVL trong giá thành sản phẩm cần phải tiến hành nhiều biện pháp một cách đồng bộ: cải tiến kết cấu sản phẩm quy trình công nghệ, sử dụng tổng hợp NVL, tận dụng phế phẩm, giảm chi phí vận chuyển, bảo quản, dự trữ ...
b2. Giảm chi phí máy móc thiết bị trong giá thành
ảnh hưởng của máy móc thiết bị tính theo công thức
Chỉ số giảm Chỉ số chi phí cố định Chỉ số chi phí
chi phí cố định trong = --------------------------- - 1 * cố định trong
giá thành sản phẩm Chỉ số số lượng giá thành
Muốn giảm chi phí này trong giá thành cần phải phấn đấu tăng nhanh và sản xuất nhiều sản phẩm, trên cơ sở tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, giảm thời gian ngừng hoạt động của máy móc thiết bị. Tức là phải có biện pháp để sử sụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, tránh để nó nằm yên trong khi giá trị của nó luôn giảm và phải tính khấu hao theo thời gian. Tuy nhiên việc sử dụng máy móc thiết bị phải được tổ chức bố trí hợp lý đảm bảo tính đồng bộ nhịp nhàng trong sản xuất, có như vậy mới có thể khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị.
b3. Giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Được xác định theo công thức :
Chỉ số hạ giá Chỉ số tiền lương bình quân Chỉ số chi phí
thành do tăng = --------------------------------- - 1 * tiền lương trong
năng suất lao động Chỉ số năng suất lao động giá thành sản phẩm
Trên thực tế giảm chi phí tiền lương, tiết kiệm chi phí lao động luôn đi đôi với tăng năng suất lao động. Yếu tố đóng vai trò quan trọng đó là tay nghề của người lao động. Trình độ tay nghề của công nhân không những ảnh hưởng đến năng suất lao động mà còn là nguyên nhân của việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu. Kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này quyết định trực tiếp tới giá thành sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tăng khối lượng tiêu thụ.
Tổ chức lao động là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức lao động khoa học hợp lý sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất hợp lý, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, giờ máy, có tác động tới thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động hạ giá thành. Điều quan trọng phải biết khơi dậy tiềm năng của họ muốn thế doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến điều kiện làm việc, sự khen thưởng ...
Ngoài ra còn các yếu tố khách quan chúng ta có thể dự đoán để giảm chi phí, những yếu tố, thời vụ, biến động giá cả đầu vào, thời tiết ...
II. Giá thành ngành xây dựng
1. Khái niệm, nội dung giá thành xây lắp
1.1. Khái niệm
Giá thành là chỉ tiêu chất lượng, biểu hiện bằng tiền những chi phí có liên quan đến sản xuất và bàn giao tiêu thụ sản phẩm. Trong xây dựng giá thành đặc trưng mức chi phí thi công xây lắp công trình. Nếu khối lượng xây lắp biểu thị kết quả về mặt chất lượng quá trình sử dụng nguồn vật tư, lao động và tiền vốn của doanh nghiệp xây dựng trong quá trình sản xuất thi công.
1.2. Các căn cứ lập giá thành xây lắp.
ở Việt Nam trên thực tế khi tính giá thành xây lắp người ta dựa vào giá xây áp công trình. Đó là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình thuộc dự án đầu tư.
Do đó khi lập giá thành xây lắp căn cứ vào các hướng dẫn hiện hành của nhà nước.
a. Khối lượng công tác.
- Khi lập dự toán công trình thì khối lượng công tác để lập tổng dự toán được xác định theo thiết kế kỹ thuật được duyệt (công trình được thiết kế 2 bước) hoặc theo thiết kế bản vẽ thi công (công trình được thiết kế 1 bước).
- Khi lập dự toán hạng mục công trình hoặc công tác xây lắp riêng biệt thì khối lượng công tác hạng mục công trình và loại công tác đang xét được lấy theo thiết kế bản vẽ thi công.
b. Các loại đơn giá.
- Giá chuẩn: là chỉ tiêu xác định chi phí bình quân cần thiết để hoàn thành một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất của từng loại nhà, hạng mục công trình thông dụng được xây dựng theo thiết kế điển hình. Chỉ bao gồm giá trị dự toán của các loại công tác xây lắp trong phạm vi công trình.
- Đơn giá chi tiết: gồm những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và sử dụng máy xây dựng tính trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toán chi tiết.
- Đơn giá tổng hợp: gồm toàn bộ chi phí xã hội cần thiết, chi phí về vật liệu, nhân công, máy xây dựng, chi phí chung, lãi và thuế cho từng loại công việc hoặc một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và được xác định trên cơ sở định mức dự toán tổng hợp.
c. Giá mua các loại thiết bị, cước vận tải, xếp dỡ, bảo quản và bảo hiểm theo lương của các cơ quan có thẩm quyền.
d. Tỷ lệ định mức các loại chi phí hay bảng giá.
- Định mức chi phí chung, giá khảo sát, giá thiết kế và chi phí tư vấn.
- Chi phí đền bù
- Tiền thuê đất
- Lệ phí cấp phép xây dựng ...
1.3. Nội dung giá thành xây lắp
Phương pháp lập giá sản phẩm xây dựng và phương pháp lập giá dự toán xây lắp chi tiết các hạng mục công trình (kèm theo thông tư 23/BXD – VKT ngày 15/12/1994). Giá trị dự toán chi tiết gồm chi phí trực tiếp thuế, chi phí chung và lãi. Từ đó thấy giá thành xây lắp gồm 2 loại chi phí trực tiếp và chi phí chung.
a. Chi phí trực tiếp:
Khái niệm: Là các loại chi phí trực tiếp phục vụ cho quá trình thi công xây lắp công trình, bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy móc thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng tương đối hoàn chỉnh của công tác hoặc kết cấu xây lắp tạo thành công trình.
- Chi phí vật liệu:
Công thức:
VL = ồ Qi Dvi + CLvi
VL: Chi phí vật liệu xây dựng
Qi: Khối lượng công việc xây lắp thứ i
Dvi: Chi phí vật liệu trong đơn giá dự toán xây dựng của công việc thứ i
CLvi: Chênh lệch chi phí vật tư thứ i
- Chi phí nhân công
Công thức:
NC = ồ Qi Dni ( 1 + )
Trong đó: NC: Chi phí nhân công
Qi : Khối lượng công việc xây lắp thứ i
Dni : Chi phí cho nhân công nằm trong đơn giá xây dựng chi
tiết cho công việc i
F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa tính đủ trong đơn giá xây dựng hiện hành (tính theo hệ số)
F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa tính hoặc chưa tính đủ trong đơn giá xây dựng (tính theo hệ số)
h1m : hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí và nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ m
h2m: hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ m.
- Chi phí máy thi công:
Công thức :
M = ồ Qi Dmi
Trong đó: M: Chi phí máy thi công
Qi: Khối lượng công việc thứ i
Dmi: Chi phí sử dụng máy nằm trong đơn giá xây dựng chi tiết
của từng loại công việc i
Vậy chi phí trực tiếp T
T = VL + NC + M
b. Chi phí chung.
Là loại chi phí phục vụ chung cho mọi đối tượng sản phẩm hay công việc xây dựng nằm trong dự toán xây lắp của hạng mục công trình đang xét mà chúng không thể tính trực tiếp cho từng đối tượng sản phẩm hay công việc xây lắp.
Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý hành chính, chi phí phục vụ nhân công, chi phí phục vụ thi công và các loại chi phí khác.
Định mức chi phí chung thường được xác định theo tỉ lệ phần trăm so với chi phí nhân công từng loại công trình thường là từ 50 – 75%. Riêng công trình dân dụng thường là 55%.
Còn đối với vài loại dây truyền công nghệ cơ giới hoá tại hiện trường cho công tác đất và sản xuất đúc đổ bê tông, thì chi phí chung được tính theo tỉ lệ % so với chi phí sử dụng máy trực tiếp.
Chi phí chung được tính:
C = NC x P
Trong đó: C : Chi phí chung
P: Tỉ lệ chi phí chung so với chi phí nhân công.
Cơ cấu giá thành xây lắp được biểu hiện theo sơ đồ:
Chi phí trực tiếp
Chi phí chung
Giá thành xây lắp
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy xây dựng
Chi phí quản lý hành chính
Chi phí phục vụ công nhân trực tiếp thi công
Chi phí phục vụ thi công
Chi phí gián tiếp khác
2. Các biện pháp cơ bản để hạ giá thành xây lắp
2.1. Tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công
Trong giá thành xây lắp công trình xây dựng thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn khoảng 65 – 75%. Do vậy việc hạ chi phí về vật liệu xây dựng sẽ giúp cho việc hạ giá thành công trình tốt nhất và hiêụ quả nhất.
- Trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu.
Chọn đồ án thiết kế hợp lý tối ưu nhất, sao cho vừa thoả mãn yêu cầu của chủ đầu tư nhưng phải tiết kiệm nguyên vật liệu, lựa chọn các loại vật liệu, kết cấu tự nhiên có hiệu quả cao thông dụng trên thị trường, hạn chế tới mức thấp nhất sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu.
Có kế hoạch thu mua dự trữ nguyên vật liệu, cung ứng khoa học. Vì vậy hoạt động xây dựng thường tiến hành vào mùa khô nên giá cả nguyên vật liệu biến động theo mùa rất lớn. Do đó doanh nghiệp phải chủ động thu mua các loại nguyên vật liệu chủ yếu để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm tối thiểu các chi phí phát sinh do biến động của thị trường.
Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên vật liệu, thích hợp cả về địa điểm, chất lượng và giá cả, tuỳ từng công trình mà chọn địa điểm cung ứng gần nhất hạn chế các chi phí vận chuyển.
- Trong quá trình thi công.
Hạ thấp định mức sử dụng nguyên vật liệu trong thi công. Đây là khả năng tiềm tàng mà doanh nghiệp cần phải khai thác, thông qua việc nâng cao tay nghề trình độ kỹ thuật, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ lao động kèm theo hình thức khen thưởng tiết kiệm và sáng tạo trong thi công.
Hợp lý hoá công tác thi công,bảo đảm mặt bằng thi công thông thoáng, giảm chi phí bốc dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu, tận dụng các phế thải trong thi công.
2.2. Giảm chi phí máy nhân công.
Do đặc điểm của công tác xây lắp đó là xây lắp tại công trường do đó việc bố trí máy móc tại công trường ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Máy móc thiết bị trong xây dựng đòi hỏi phải di chuyển nhiều, không gian rộng. Do vậy mỗi lần di chuyển, thay đổi vị trí đòi hỏi phải tháo lắp làm gián đoạn sản xuất, ảnh hưởng tới năng suất lao động không chỉ của bản thân máy móc thiết bị mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ công trình.
Như vậy , vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng tính cơ động, tăng thời gian sử dụng máy là đòi hỏi cấp thiết. Muốn vậy phải tiến hành bố trí nơi chứa vật liệu cũng như cấp phát vật liệu tốt sẽ tạo không gian rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thi công. Từ đó cho phép sản xuất thi công được nhịp nhàng với năng suất cao, việc vận chuyển trong công trường được dễ dàng sẽ làm hạn chế bớt sự di chuyển của máy móc thiết bị và giảm thời gian ngừng máy.
Hơn nữa phải bố trí lao động phải phù hợp người với máy và phải sử dụng các biện pháp kích thích người lao động phát huy hết khả năng của mình trong sản xuât và nâng cao năng suất lao động.
2.3. Giảm chi phí tiền lương trong giá thành xây lắp.
Trong quá trình xây lắp hiện nay những công việc nặng nhọc, tốn nhiều sức lao động đã được cơ giới hoá tiết kiệm được nhiều lao động, xã hội giảm nhẹ lao động nhân công, rút ngắn quá trình thi công, hạ giá thành công trình ...
Trong điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sử dụng máy móc giảm lượng lao động thi công sẽ làm giảm giá thành công trình xây lắp. Máy móc càng hoàn thiện, tỉ lệ trang bị cơ giới hoá càng cao thì giá thành xây lắp càng hạ hơn. Thông thường việc tăng năng suất lao động ta sẽ giảm được chi phí tiền lương, mà năng suất lao động quyết định bởi trình độ tay nghề của người công nhân, hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý lao động sẽ làm giảm chi phí tiền lương. Bố trí đúng ngành nghề, bảo đảm cân đối giữa cơ cấu công việc và cơ cấu lao động, có biện pháp khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng sáng tạo nâng cao năng suất lao động.
Nâng cao hiệu quả công tác điều độ sản xuất, xây dựng biểu đồ nhân lực khoa học, cán bộ làm công tác này phải am hiểu kỹ thuật, trình tự thi công hiệu quả kinh tế của việc rút ngắn tiến độ.
2.4. Hạ thấp chi phí chung:
Trong xây dựng khoản chi phí này chiếm một tỉ lệ lớn trong giá thành xây lắp, chính vì vậy việc giảm chi phí chung sẽ góp phần đáng kể trong việc hạ giá thành.
Trong dự toán, chi phí chung thường được tính theo chi phí nhân công tuy nhiên trong thi công để đảm bảo hiệu qủa cao doanh nghiệp phải luôn chú ý giám sát các khoản chi phí này . Nó bao gồm:
- Giảm chi phí hành chính: Thực hiện thông qua tinh giản bộ máy quản lý bảo đảm khoa học, gọn nhẹ, hiệu quả cao. Đây là biện pháp nhằm giảm chi phí tiền lương đồng thời làm tăng hiệu quả công tác quản lý.
- Giảm chi phí bảo hộ lao động và an toàn kỹ thuật
- Giảm thiểu hợp lý các chi phí phục vụ thi công ...
3. Mối quan hệ giữa giá thành xây lắp và các loại giá xây dựng khác.
3.1. Giá trị dự toán thiết kế toàn bộ.
Giá trị dự toán thiết kế toàn bộ là do cơ quan có đối tượng xây lắp và được lập sau khi có bản vẽ kỹ thuật và thiết kế thi công. Đây là một văn bản cần thiết để xác định chính xác mức vốn đầu tư XDCB của công trình, là căn cứ để nhà nước cấp phát vốn đầu tư cho cơ quan có đối tượng đầu tư. Là căn cứ để ban quản lý đầu tư dự án quản lý vốn đầu tư, kí kết hợp đồng với các đơn vị xây lắp, thanh quyết toán khi hoàn thành công trình.
Dự toán được tính toán cụ thể và tổng hợp lại từ các khảon mục sau: Chi phí xây dựng, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí dự phòng, chi phí khác.
3.2. Giá trị công trình xây lắp.
Là chỉ tiêu xác định giá trị TSCĐ khi công trình hoàn thành và bàn giao cho bên sử dụng và cũng là căn cứ để ghi tăng TSCĐ cho nền KTQD.
3.2. Giá trị dự toán theo quy định của nhà nước.
Đây là chỉ tiêu làm căn cứ cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đồng thời cũng là căn cứ để nhà nước giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Giá trị dự toán này bao gồm: - Giá thành dự toán xây lắp (ZXL)
Lợi nhận định mức (Lm)
Thuế giá trị gia tăng đầu ra (VAT)
Gxl = ZXL + LM + VAT
với VAT = (ZXL + LM) x T
T: Thuế suất GTGT đầu ra.
3.4. Giá trị xây lắp theo dự toán quy định của nhà nước.
Được xác lập trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước (đơn giá định mức ...) của từng khu vực xây dựng công trình và các tiên lượng công tác xây lắp xác định theo thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công của từng công trình.
Trong thực tế khi tính giá thành dự toán xây lắp thường dựa vào các khoản mục chi phí sau:
CVL : Chi phí vật liệu
CNC: Chi phí nhân công
CM : Chi phí sử dụng máy móc
CC : Chi phí chung
ZXL = CVL + CNC + CM + CC
3.5. Giá thành xây lắp theo kế hoạch của doanh nghiệp xây dựng.
Chỉ tiêu này do các đơn vị xây lắp đặt ra dựa trên cơ sở các biện pháp tổ chức thi công của các đơn vị đó và là cơ sở để phấn đấu hạ giá thành công trình.
3.6. Giá thành xây lắp thực tế.
Đây là chỉ tiêu tổng hợp từ thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị từ khi bắt đầu xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao công trình. Bao gồm tất cả các chi phí thi công xây lắp công trình (giới hạn trong quy định) ngoài ra còn phải tính đến các chi phí sản xuất khác, tiền phạt, hao hụt vật liệu ngoài định mức, lãi vay ngân hàng ...
Khi xác định giá thành xây lắp thực tế ta có thể dùng hai chỉ tiêu là mức hạ giá thành kế hoạch (MKH) và mức hạ thuế (MTT) để xem xét đơn vị thực hiện hạ giá thành như thế nào.
- Mức hạ giá thành kế hoạch: là phần chênh lệch giữa giá thành dự toán với giá thành kế hoạch:
MKH = Zdt – ZKH
Với:
Zdt: Giá thành dự toán xây lắp
ZKH: Giá thành kế hoạch
- Mức hạ giá thành thực tế: là phần chênh lệch giữa giá thành thực tế xây lắp công trình và giá dự toán xây lắp công trình.
MTT = ZTT – Zdt
Với:
ZTT: Giá thàhh xây lắp thực tế
Zdt : Giá thành xây lắp dự toán.
Mối quan hệ giữa giá thành xây lắp và các loại giá xây dựng khác được biểu hiện ở bảng sau:
Các loại giá
Phần hạ giá thành vượt mức so với kế hoạch
Mức hạ giá thành theo dự kiến kế hoạch
Thuế và lãi
Các chi phí khác phát sinh ngoài
Giá thành xây lắp thực tế của DNXD
Giá thành xây lắp theo kế hoạch của DNXD
Giá thành xây lắp theo dự toán quy định của nhà nước
Giá trị xây lắp theo dự toán quy định của nhà nước
Giá trị xây lắp công trình
4. ý nghĩa của hạ giá thành trong ngành xây dựng.
Khi đi phân tích việc hạ giá thành sản phẩm nói chung ta thấy nó có ý nghĩa cực kỳ to lớn nhưng đối với ngành xây dựng nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khác.
- Vốn đầu tư hàng năm của nhà nước vào XDCB chiếm khoảng 40-50% ngân sách quốc gia do đó khi xây lắp ta chỉ cần hạ giá thàhh đi một phần nhỏ chẳng hạn là 1% thì đã tiết kiệm rất lớn.
- Giá thành xây lắp giảm kéo theo giá xây dựng công trình giảm. Do đó nếu là công trình nhà ở thì nhân dân sẽ mua nhà rẻ hơn. Công trình là TSCĐ thì giá cả hàng hoá sẽ thấp hơn ... và như vậy đã tiết kiệm được cho xã hội nâng cao mức sống cho người dân.
Với nền kinh tế lạc hậu, công nghệ xây lắp còn kém phát triển. Vì vậy mà lãng phí trong xây dựng nước ta còn nhiều. Khả năng hạ giá thành xây lắp là rất lớn, nó được thể hiện ở tất cả các khâu của quá trình xây dựng. Vì vậy hạ giá thành xây lắp nó không chỉ có ý nghĩa quan trọng với xã hội mà còn đối với từng doanh nghiệp, người dân. Do đó mà càng hạ giá thành xây lắp càng nhiều thì doanh nghiệp càng có mức lãi cao, có điều kiện phát triển doanh nghiệp ...
Phần 2:
Phân tích thực trạng công tác phấn đấu hạ giá thành
xây lắp ở công ty xây dựng và phát triển nhà hai bà trưng
I. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng.
Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng được thành lập vào ngày 24/3/1993 theo quyết định số 1186 QĐ/UB của UBND thành phố Hà Nội.
Trụ sở công ty đặt tại : 37 Nguyễn Đình Chiều, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vốn kinh doanh ban đầu: 462.000.000 đ.
Gồm: Vốn cố định 293.000.000 đ
Vốn lưu động 169.000.000 đ
Với: Vốn ngân sách cấp: 115.000.000 đ chiếm 25%
Vốn DN tự bổ sung: 347.000.000 đ chiếm 75%
Tiền thân công ty được sáp nhập 3 đơn vị.
Công ty xây dựng
Xí nghiệp sửa chữa nhà cửa
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng thuộc quận Hai Bà Trưng
Được thực hiện theo quyết định 725/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội. Căn cứ vào Quyết định số 315 / HĐBT nay là Chính phủ ngày 01/09/1990 về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh.
Khi sáp nhập Công ty có nhiệm vụ:
1. Nhận bao thầu xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình phúc lợi công cộng trong và ngoài thành phố theo quy định của nhà nước.
2. Mua nhà, xưởng của tập thể, cá nhân để xây dựng, cải cách, nâng cấp nhà để bán, cho thuê theo quy định của thành phố.
3. Sản xuất mua bán vật liệu xây dựng, làm dịch vụ xây dựng trang trí nội thất, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước , góp vốn đầu tư xây dựng kinh doanh phát triển nhà theo luật đầu tư và quyết định của thành phố.
Công ty là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập là thành viên thuộc Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Công ty chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra về mặt nghiệp vụ của các phòng ban của Tổng công ty. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tài chính theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời chịu sự ràng buộc nghĩa vụ với Tổng công ty.
Để hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển cũng như những ngành nghề của Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng, ta xem hồ sơ kinh nghiệm.
1. Xây dựng dân dụng : 9 năm
2. Xây dựng chuyên dụng: 8 năm
Cụ thể:
Loại hình công trình xây dựng
Số năm kinh nghiệm
I. Xây dựng dân dụng
Xây dựng nhà ở
Xây dựng trường học
Xây dựng trụ sở làm việc
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị
9 năm 1993 đến nay
9 năm 1993 đến nay
9 năm 1993 đến nay
9 năm 1993 đến nay
II. Xây dựng chuyên dụng
Xây dựng công trình giao thông đường bộ
Xây dựng công trình thuỷ lợi
Xây dựng đường dây và trạm biến thế
Xây dựng các công trình nông nghiệp
6 năm 1995 đến nay
8 năm 1994 đến nay
8 năm 1994 đến nay
8 năm 1994 đến nay
Cho tới nay công ty luôn tự vận động đề theo kịp sự thay đổi của nền kinh tế. Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân giàu kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao ... cùng với trang thiết bị hiện đại đồng bộ đủ đảm bảo để thi công xây dựng lắp đặt các công trình công nghiệp, dân dụng có kết cấu phức tạp.
Cơ cấu tổ chức của công ty được hoàn thiện và mô hình này đủ thực hiện nhiều năm qua và rất có hiệu quả.
Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng & phát triển nhà
Hai bà trưng
phòng kế toán
- tài vụ
Ban giám đốc
phòng tổ chức – hành chính
phòng kế hoạch
đầu tư
phòng kỹ thuật
Thống kê kỹ thuật
HC.BV – ATLĐ
Kế toán
Xưởng SXKD và cung ứng vật tư
chỉ huy trưởng các đơn vị trực thuộc
Thống kê kỹ thuật
HC.BV – ATLĐ
Kế toán
Từ khi thành lập đến nay công ty luôn hoàn thành các công trình theo đúng thời gian quy định. Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
Trong một số năm lại đây sản xuất kinh doanh của công ty phát triển, đời sống của công nhân viên nâng lên rõ rệt. Và tình hình sản xuất kinh doanh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Tình hình hoạt động của công ty xây dựng và phát triển nhà
Hai Bà Trưng
Đơn vị: 1.000 đ
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Dự kiến 2002
1
Giá trị tổng sản lượng
- Xây lắp
- Kinh doanh nhà
- Kinh doanh khác
20.000.000
9.350.000
10.000.000
650.000
17.700.000
11.050.000
6.150.000
500.000
25.000.000
13.000.000
11.000.000
1.000.000
30.000.000
2
Doanh thu
- Xây lắp
- Kinh doanh nhà
- Kinh doanh khác
16.450.271
8.363.831
7.236.898
849.542
10.865.687
7.528.805
2.532.000
804.882
21.287.655
12.202.228
7.931.468
1.153.959
25.000.000
3
4
5
6
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Lao động
Tiền lương
687.192
844.596
200
500
439.887
218.035
250
650
1.185.577
721.536
300
850
1.600.000
1.300.000
300
1.000
Nguồn :Báo cáo tài chính hàng năm
2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản ảnh hưởng đến công tác hạ giá thành xây lắp.
2.1. Đặc điểm về sản phẩm .
- Sản phẩm xây lắp của công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng là những công trình nhà ở, khu chung cư, trường học, trụ sở văn phòng làm việc được xây dựng và sử dụng tại chỗ, cố định tại địa điểm xây dựng và mỗi công trình thường nằm cách xa nhau. Do đó khi đến một nơi xây dựng mới lại đòi hỏi phải xây lại chỗ ở, chỗ làm việc cho cán bộ công nhân viên. Vì vậy sản xuất xây dựng có tính lưu động cao và thiếu ổn định dẫn tới khó khăn lớn của công ty trong việc quản lý và thi công các công trình cũng như trong công tác thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm xây lắp.
Trong xây dựng con người và các tư liệu sản xuất luôn phải di chuyển từ công trình này đến công trình khác. Còn các công trình sản phẩm xây lắp được giữ nguyên cố định, đặc điểm này đặc trưng cho ngành xây dựng trong quá trình thi công các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn thay đổi theo địa điểm và thời gian xây dựng. Từ đó dẫn tới làm tăng các chi phí cho việc thay đổi di chuyển lực lượng sản xuất và các cơ sở vật chất phục vụ tạm thời cho sản xuất. ở mỗi một công trình xây dựng thì điều kiện về môi trường sống đều khác nhau do đó mà ảnh hưởng tới năng suất lao động chung của toàn công trình (vì cần thời gian để thích nghi) đến tiến độ hoàn thành, chi phí phát sinh tăng giá thành. Thời gian kéo dài do làm cho chi phí về vốn do ứ đọng tăng.
Vì vậy mà công ty phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt về mặt trang thiết bị, TSCĐ sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm các chi phí do quá trình vận chuyển đem lại, sử dụng tối đa lực lượng lao động tại các địa phương có các công trình xây dựng.
- Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương có tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng. Các công trình xây dựng phải tiến hành ngoài trời do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, ảnh hưởng của thời tiết thường làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực sản xuất của công ty. Gây khó khăn cho công ty trong việc lựa chọn trình tự thi công, đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn, làm tăng giá thành của công trình. Đặc điểm này đòi hỏi công ty phải xác lập tiến độ thi công hợp lý, tránh thời tiết xấu ảnh hưởng đến công trình, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng để giảm bớt thời gian thi công trên công trường, áp dụng cơ giới hoá hợp lí, quan tâm đến tiến độ bền chắc của máy móc. Tìm các biện pháp, giải pháp, phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt đới ... Đối với mỗi công trình riêng có các kế hoạch phương án riêng.
- Bên cạnh đó các nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho xây dựng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy công ty cần phải tổ chức dự trữ nguyên vật liệu, phục vụ sản xuất vào mùa mưa như: cát, sỏi, đá ... Những chi phí này phát sinh sẽ làm tăng giá thành xây lắp.
Các công trình xây dựng có các lợi nhuận chênh lệch do điều kiện của địa phương đem lại, ở công trình ở gần nguồn nguyên vật liệu xây dựng, máy xây dựng, sẵn nhân công: nhà học, nhà hiệu bộ trường THPT Cổ Loa, đường giao thông ven đe Hữu Hồng – Hà Nội ... thì công ty sẽ có nhiều lợi thế trong hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành xây lắp.
- Trong một công trình xây dựng có sự kết hợp, liên quan đến nhiều ngành. Để tổ chức tốt cần phải có sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng. Chẳng hạn như đối với công trình xây dựng thì khi các đơn vị tham gia xây dựng cùng lúc sẽ gây khó khăn cho việc phối hợp đồng bộ. Nếu không tổ chức tốt sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo gây khó khăn cho nhau, mất mát, lãng phí nguyên vật liệu, thời gian hoàn thành công trình kéo dài, sản xuất đình trệ, điều đó sẽ làm tăng chi phí giá thành.
Hơn nữa sản phẩm xây dựng là các công trình lớn, chi phí lớn, vốn nhiều, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài sản phẩm. Điều đó làm cho vốn xây dựng công trình và vốn sản xuất thường bị ứ đọng lâu dài tại các công trình đang được xây dựng. Công ty dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình này xong dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học công nghệ. ĐIều này làm cho công tác hạ giá thành bị ảnh hưởng. Vì vậy công ty phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án. Lựa chọn các phương án có thời gian xây dựng , kiểm tra chất lượng chế độ thanh toán, và dự trữ hợp lý.
2.2. Đặc đIểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trong sản xuất , kinh doanh xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng. Trong tổng chi phí xây lắp thì chi phí vật liệu chiếm khoảng 60–80%. Vật liệu xây dựng có khối lượng lớn, từ nguồn cung ứng đến nơi xây lắp công trình là rất xa, do đó mà việc vận chuyển rất lớn so với các ngành khác. Nên nguyên vật liệu là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến giá thành xây lắp. Do đó công tác quản lý nguyên vật liệu và dự trữ là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác hạ giá thành xây lắp.
Vật liệu xây dựng với khối lượng lớn, đa dạng về chủng loại, số lượng có nhiều loại phụ thuộc vào đIều kiện thời tiết khí hậu như vôi, xi măng, cát sỏi … cần có những biện pháp bảo vệ để tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt gây ra lãng phí không cần thiết. Chẳng hạn trong quá trình xây dựng dự án nhà Hồ Dải Đỏ, trong giai đoạn thi công do ảnh hưởng của trận mưa lớn vào tháng 8/2001. Do không chủ động kê cao xi măng nên đã làm cho gần 10 tấn xi măng bị ngấm nước, đóng cục, không sử dụng được đã làm cho chi phí vật liệu tăng lên, cộng thêm vào đó là xi măng dùng cho sản xuất bị gián đoạn …
Vì vậy các loại nguyên vật liệu xây dựng đòi hỏi phải được cung cấp đồng bộ, hàng loạt lớn, bảo quản tốt để cung cấp kịp thời cho sản xuất , bởi lẽ các công trình làm ra là tổng hợp của tất cả các nguyên vật liệu một cách đầy đủ và đồng bộ. Vì các công trình luôn cách xa nguồn cung cấp nguyên vật liệu.
Mặt khác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật của sản xuất thì chất lượng công trình sẽ tăng lên và hạ được giá thành xây lắp. Đặc biệt khi tiến hành xây dựng thì công ty cần phải khai thác những nguồn nguyên vật liệu gần công trình. Điều này làm giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu dẫn tới hạ giá thành xây lắp.
Trong xây dựng khối lượng nguyên vật liệu đều có định mức tiêu hao, cần phảI sử dụng đúng định mức và phấn đấu hạ thấp định mức. Trong thi công xây dựng hạn chế xoá bỏ việc sản xuất ra sản phẩm hỏng trong bảo quản, hạn chế và xoá bỏ mọi mất mát, hư hỏng và hao hụt.
2.3. Đặc đIểm về số lượng, chất lượng lao động.
Lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất và đây chính là nguồn gốc sáng tạo ra sản phẩm . Khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đòi hỏi trình độ lao động ngày càng cao đáp ứng sự thay đổi đó để nâng cao năng suất lao động và như vậy lao động ngày càng giữ vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
Từ năm 1993 đến nay trong cơ cấu tổ chức của công ty, công ty luôn xây dựng và duy trì bộ máy quản lý tinh giản và hiệu quả. Các cán bộ quản lý đều có chuyên môn nghiệp vụ cao. Trong quá trình xây lắp các công trình do đặc đIểm công trình mà tạI các địa phương chủ nhiệm công trình luôn là người tự đI thuê thêm lao động để phục vụ quá trình thi công. Sự kết hợp giữa lao động địa phương nơI thi công đã giảm bớt chi phí về lao động và mặt khác đã tạo nên nhiều công ăn việc làm cho chính địa phương có công trình thi công.
Về lực lượng lao động, công ty luôn tuyển dụng các công nhân kỹ thuật như mộc, nề, bê tông … với nhiều tay nghề khác nhau đáp ứng được tiến độ công việc và chất lượng công trình. Trong quá trình tuyển dụng thì số lượng phảI phù hợp với công việc tránh sự lãng phí, tuyển không đúng người sẽ làm tăng chi phí. Với lực lượng công nhân này họ sẽ được nhận lương từ chủ nhiệm công trình. Bên cạnh đó còn một lực lượng nữa mà các chủ nhiệm thuê thời gian ngắn tuỳ từng công trình một khi hoàn thành công trình thì số lao động đó không còn làm việc nữa. Với đặc đIểm này công ty rất dễ quản lý được lực lượng lao động của mình và cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động này giảm được chi phí nhân công từ đó dẫn đến hạ giá thành xây lắp
Bảng 2: Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau:
TT
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Dự kiến 2002
1
2
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp:
+ Lao động biên chế
+ Lao động hợp đồng
25
200
98
127
30
220
105
145
36
264
118
182
37
243
120
160
37
263
125
175
Tổng
225
250
300
280
300
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm
Qua bảng trên ta thấy bộ máy quản lý của công ty tinh giản, gọn nhẹ giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Và trong tổng số lao động của công ty thì lao động hợp đồng chiếm tỉ trọng lớn (>55%). Đây là do công ty đã tận dụng chủ yếu lao động tại các địa phương có công trình thi công để hạ, tiết kiệm được chi phí nhân công.
Và để hiểu sâu hơn về tác động của đặc điểm lao động đến công tác hạ giá thành của công ty ta xem bảng sau:
Bảng 3: Cán bộ chuyên môn kỹ thuật của công ty
TT
Cán bộ chuyên môn kỹ thuật
Số lượng
Số năm trong nghề
Đã qua công trình quy mô
1
2
3
4
5
6
7
8
Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư công trình giao thông
Kỹ sư thuỷ lợi
Cử nhân kinh tế + luật
Trung cấp XD + thuỷ lợi
Trung cấp tài chính
Trung cấp kinh tế KH
Nhân viên
15
1
3
12
27
6
2
17
10
10
10
10
10
5
Vừa và nhỏ cấp I, II
Vừa
Nhỏ cấp III
Bảng 4: Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp
TT
Công nhân theo nghề
Lương
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
1
2
3
4
5
Nề
Mộc
ĐIện
Sắt
VôI, Sơn
58
17
3
5
10
30
7
1
18
5
2
4
8
10
5
1
2
Thực tế hầu hết cán bộ công nhân viên của công ty đều đã được đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu công việc. Đây là một tiền năng mà công ty cần khai thác triệt để để hạ giá thành xây lắp nói riêng đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để công ty nâng cao chất lượng công trình công ty trở thành một đơn vị mạnh của Tổng công ty.
Nhưng Công ty cũng gặp một số khó khăn đó là khi xây dựng các công trình mới thường chủ nhiệm công trình tuyển dụng lao động địa phương nên số lượng và chất lượng lao động chưa đảm bảo và đồng bộ, dẫn đến chưa đảm bảo về mặt hiệu quả của công việc, một số công trình chưa đạt về mặt chất lượng, chi phí nhân công cao hơn so với dự toán … Công ty cần khắc phục khó khăn này để chi phí lao động ngày càng giảm.
2.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Là một doanh nghiệp nhà nước, được thừa hưởng một số tài sản trước đó, đất nhà nước cấp không phải trả thuế đất và do đặc điểm tính chất của sản phẩm xây dựng đòi hỏi công ty phải có những chủng loại tài sản cố định khác nhau để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Các tài sản cố định cỡ lớn như: máy ủi, máy xúc … và các thiết bị khác như máy tính, máy in … là do công ty tự mua sẵm bằng vốn tự có và vốn vay, và thực hiện khấu hao theo quy định của nhà nước. Còn đói với công cụ máy móc nhỏ như giàn giáo, cột chống, máy đầm … để phục vụ thi công thì đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình tự mua sẵm và thực hiện khấu hao vào giá thành công trình và giá trị thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đạt khoảng 750 triệu đồng.
Với đặc đIểm của các công trình xây dựng , có nhiều công trình lớn khi khu chung cư Đền Lừ cao 9 tầng đòi hỏi phải sử dụng cần cẩu cao và các loại máy đóng nhồi cọc cỡ lớn thì công ty không đủ năng lực thực hiện thì công ty đã phảI đI hợp đồng máy móc của các đơn vị khác hay của Tổng công ty do đó mà chi phí sẽ tăng lên.
Nhìn chung máy móc thiết bị công ty đã cũ đều thuộc Liên Xô cũ, một số đã khấu hao hết nhưng vẫn tận dụng được, công suất thực tế thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế. Do đó đây thực sự là một trở ngại lớn đối với công ty, trong quá trình xây lắp công trình và tiến độ hoàn thành công trình.
Một số năm gần đây công ty đã có nhiều cố gắng để trang bị thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất nhưng số vốn có hạn nên không trang bị đầy đủ được.
Bảng 5: Bảng kê trang thiết bị chính.
TT
LoạI
Nước sản xuất
Năng lực
Số lượng
Nhãn hiệu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Máy xúc bánh xích
Máy gạt
Máy lu
Máy xúc
Máy đào 1 gào
Máy rảI nhựa
Xe tảI tự đổ
Xe tảI tự đổ
Xe vận tảI
Máy trộn bê tông
Máy đầm bàn 100
Máy hàn đIện 30
Máy vận thăng
Cần trục bánh hơI
Máy đầm bàn
Máy đầm dùi 220
Máy trộn bê tông
Máy bơm nước
Máy Diezel
Máy kinh vĩ
Máy thuỷ chuẩn
Máy hàn đIện
Nga
“
“
Tiệp
Nga
Nhật
Nga
Đức
Nga
Đức
Ba Lan
Việt Nam
“
Liên Xô
Ba Lan
Đức
Đức
Việt Nam
“
Liên Xô
Đức
Việt Nam
50m3
“
12T
4,5m3
0,4tấn
25m3
9 tấn
4,5 tấn
4 tấn
0,8 m3
4KWh
117KWh
0,8tấn
12 tấn
4KWh
10KWh
0,25m3
130m3/h
130m3/h
117KWh
1
1
1
1
1
1
2
2
3
3
1
1
1
1
3
3
1
2
1
3
2
1
DT 75
144
WVT-10
TY45
HA45C
MAZ5551
IFA W50
ZIL 130
ADK
TC2 +S3
2.5. Đặc điểm thị trường kinh doanh.
Từ khi công ty thành lập đến nay với đặc đểm của nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt quyết liệt. Công ty luôn chủ động đầu tư xe và tham gia đấu thầu các công trình do nhà nước và UBND thành phố Hà Nội đầu tư, bên cạnh đó công ty tìm các đối tác để cùng nhau xây dựng các công trình lớn khi công ty chưa đủ khả năng đáp ứng.
Công ty kết hợp với những đơn vị chức năng của Tổng công ty và các cơ quan liên quan để xác định, kiểm tra và đIều tiết kịp thời các thông tin để xác định đúng mục tiêu cho từng dự án phục vụ cho công tác đấu thầu.
Trên thực tế hiện nay thì ở trên địa bàn Hà Nội còn thiếu rất nhiều nhà ở cho cán bộ công nhân viên, lao động nghèo nhận thấy đIều này công ty có chính sách đầu tư xây dựng các khu chung cư bán cho người dân và do sự quy hoạch đIều chỉnh trong thành phố nên thành phố cần rất nhiều nhà ở để dãn dân, do đó đây là đIều kiện để công ty tham gia đấu thầu xây dựng các công trình di dân và các nút đường giao thông …
Do thị trường kinh doanh của công ty rất rộng do đó mà công ty có gặp phảI những khó khăn trên thị trường lao động và nguyên vật liệu.
+ Đối với thị trường lao động.
Với tình hình chung là hạn chế của công tác đào tạo nhân lực nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng. Công ty phải có đối mặt với thực tế lao động kỹ thuật thiếu trầm trọng và lao động phổ thông dư thừa đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ, chất lượng và giá thành xây lắp công trình. Cùng với sự áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thi công đòi hỏi người lao động phảI được đào tạo toàn diện, hoàn thiện các kỹ năng cần thiết.
Với từng công việc cụ thể, tình hình lao động địa phương thi công công trình mà công ty xác định cơ cấu lao động hợp lý để tận dụng tốt nguồn lao động địa phương hà chi phí nhân công, từ đó hạ giá thành xây lắp.
+ Đối với thị trường nguyên vật liệu.
Thị trường xây lắp rộng lớn làm cho thị trường nguyên vật liệu của công ty cũng tương đối rộng lớn. Trong quá trình thi công sử dụng rất nhiều nguyên liệu với khối lượng lớn. Do đó công ty đã thiết lập được mối quan hệ kí kết hợp đồng với các đơn vị thường xuyên cung cấp nguyên vật liệu cho công ty sao cho việc cung cấp đúng thời điểm, đầy đủ về chủng loại, đảm bảo chất lượng và có thể tận dụng chính sách giá cả của nhà cung ứng.
Hơn nữa lượng cung cấp nguyên vật liệu thay đổi theo mùa do đó công ty luôn phải theo dõi chính xác cụ thể diễn biến của thị trường nguyên vật liệu.
II. Phân tích thực trạng công tác hạ giá thành của công ty.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao như trước đây chỉ cần có chỗ ăn chỗ ở mà đòi hỏi phải có kiến trúc nhà ở đẹp có thẩm mỹ. Và với sự phát triển đó đi kèm với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Mặc dù trong những năm qua công ty có nhiều cố gắng đầu tư trang thiết bị khoa học kỹ thuật nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên để tham gia đấu thầu, trúng thầu cũng như các công trình do công ty đầu tư và chỉ định thầu, nhưng công ty vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó công ty phải tạo uy tín cho mình thì phải nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ được giá thành của công ty sẽ giúp công ty tìm ra nguyên nhân gây lãng phí làm tăng giá thành để có biện pháp khắc phục.
1. Đối tượng tính giá thành xây lắp công trình xây dựng .
- Đối với các công trình được giao (chỉ định thầu) căn cứ vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật, khối lượng các công việc chủ yếu, đơn giá do các cơ quan nhà nước ban hành, ban kế hoạch tiến hành hạch toán, xác định dự toán công trình. Đây là giá mà hai bên. Công ty và bên chỉ định thầu xem xét đi đến kí kết hợp đồng.
- Đối với công trình phải tham gia đấu thầu khi nhận được thông báo mời thầu, ban kế hoạch và các phòng ban liên quan tiến hành khảo sát, xác định khối lượng thi công chủ yếu, biện pháp thi công để lập hồ sơ dự thầu, xác định giá dự thầu. Trong quá trình đấu thầu phòng kế hoạch của công ty tuỳ theo tình hình có thể thay đổi giá trị dự thầu trong phạm vi cho phép một cách hợp lý. Nếu trúng thầu thì giá trị dự thầu là cơ sở để kí kết hợp đồng, giá trị hợp đồng.
Trong quá trình thi công, ban quản lý khối lượng và ban kỹ thuật thi công theo dõi thực hiện công trình, nghiệm thu các hạng mục công trình hoàn thành xác định mức lỗ lãi.
Quá trình đó được biểu diễn theo sơ đồ:
Quá trình lập
dự toán
Giá thành dự toán
Giá thành kế hoạch
Mức hạ giá thành
kế hoạch
Quá trình
đấu thầu
Quá trình
thi công
Giá trị thanh quyết toán
Giá trị hợp đồng
Giá thành thực tế
Mức hạ giá thành
thực tế
Mức hạ giá thành vượt kế hoạch
Bảng 6: Một số công trình điển hình trong những năm qua và đang
thi công.
TT
Tên công trình
Giá trị
công trình
(1000đ)
Kế hoạch
hoàn thành
(tháng)
Thực tế
hoàn thành
(tháng)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Nhà A2 TrạI Găng
Trụ sở UBND quận Hai Bà Trưng
Dự án nhà ở Hồ Dải Đỏ
Dự án nhà ở Mơ Táo
Dự án nhà ở Hồ Quỳnh
Trường PTCS Vân Hồ
Trường THCS Hà Huy Tập
Trường PTTH Ngô Gia Tự
Đường giao thông khu vực
nam Hà Nội
Đường giao thông ven đê Hữu Hồng
Hệ thống đường cống giao thông
khu di dân Đền Lừ
Công trình đường xóm ngõ Minh Khai
Công trình san nền chợ đầu mối Đền Lư
3.500.000
5.200.000
32.000.000
25.600.000
18.000.000
1.500.000
3.000.000
3.600.000
1.450.000
3.000.000
3.400.000
196.000
4.733.000
10
12
24
24
16
5
8
9
3
7
9
1
8
9,5
12
đang thi công
22
đang thi công
5
đang thi công
9
3
7
9
1
8
2. Phương pháp xác định giá thành kế hoạch sản phẩm xây dựng
Như ở phần I, đã phân tích kết cấu giá thành xây lắp sản phẩm xâu dựng theo bảng sau:
Bảng 7: Kết cấu giá thành xây lắp công trình xây dựng.
TT
Các khoản mục chi phí
Kí hiệu
Cách tính
1
2
3
4
5
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí chung
Giá thành xây lắp
VL
NC
M
C
Z
ồQIDIN + CLVL
ồ QIDI NC ( )
ồ QI DIN
P x NC
VL + NC + M + C
Công trình khu chung cư nhà di dân Thanh Lương giá thành kế hoạch xây lắp được tính.
Bảng 8: Giá thành xây lắp kế hoạch nhà di dân.
TT
Các khoản mục chi phí
Kí hiệu
Cách tính
Thành tiền
1
2
3
4
5
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí chung
Giá thành xây lắp
VL
NC
M
C
Z
VL
NC x 1,064
M
60%xNC
VL+NC+M+C
650.000.000
142.000.000
81.550.000
82.000.000
955.550.000
3. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành xây lắp ở công ty.
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường và các đòi hỏi yêu cầu về xây dựng ngày càng cao, công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao tiền lực, tạo uy tín và thế mạnh trên thị trường. Một biện pháp mà công ty đặc biệt quan tâm đó là công tác lập, quản lý và thực hiện giá thành xây lắp công trình.
Trong quá trình lập và tính giá thành xây lắp công ty dựa trên giá trị sản lượng dự toán để làm giá trị sản lượng kế hoạch. Vì vậy khi tính giá thành kế hoạch công trình công ty đã dựa vào dự toán công trình để tính các khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí máy thi công.
Thực tế trong 5 năm trở lại đây công ty đã thực sự quan tâm đến công tác hạ giá thành xây lắp. Điển hình là trong 20 công trình xây lắp thì có tới 18 công trình đa có giá thành thực tế thấp hơn so với giá thành dự toán. Còn các công trình mà công ty đang và sắp thi công đều có kế hoạch là làm sao cho giá thành thực tế sẽ thấp hơn. Để thực hiện tốt công tác hạ giá thành xây lắp thì trong quá trình thi công được tổ chức khoa học, bộ máy quản lý tinh giảm nhưng thực sự có hiệu quả tại công ty và trên các công trường. Tổ chức mặt bằng thi công hợp lý, thực hiện sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu. Công tác cung ứng và bảo quản nguyên vật liệu tốt, khoa học. Công ty quan tâm đến đào tạo, giáo dục đội ngũ lao động có ý thức tiết kiệm chi phí, tinh thần thi đua trong sản xuất. Do đó các công trình đều có mức tiêu hao chi phí thấp hơn so với dự toàn và đặc biệt là sự giảm các khoản chi phí chung.
Đây là kết quả của toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty và công ty cần duy trì và phát huy tinh thần đó.
Tuy vậy để có cái nhìn tổng thể và cụ thể hơn thì cần phải đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá. Trước tiên đánh gía chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành công trình xây dựng, nhằm khái quát tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành xây lắp của công ty với nhiều công trình có cá khoản mục chi phí được thực hiện tốt, hoàn thành kế hoạch nhưng vẫn còn có những khâu cần phảI sửa đổi để thực hiện tốt hơn nữa. Vì vậy mà phải đi sâu phân tích đánh giá để thực hiện một cách triệt để hơn.
ở đây ta đi vào phân tích tình hình thực hiện các khoản mục chi phí ở 3 công trình tiêu biểu:
Trường tiểu học bán công Ngô Gia Tự, công trình chỉ định thầu.
Công trình đường xóm ngõ Minh Khai
Công trình san nền chợ Đầu mối Đền Tứ (đấu thầu)
Để hiểu rõ thực trạng công tác hạ giá thành xây lắp thực tế của công ty những năm qua.
Bảng 9: Số liệu khoản mục chi phí 3 công trình
Đơn vị tính: 1.000đ
TT
Khoản mục
Trường
Ngô Gia Tự
Đường xóm ngõ
Minh Khai
San nền chợ
Đầu Mối
chi phí
Dự toán
Thực tế
Dự toán
Thực tế
Dự toán
Thực tế
1
2
3
4
Nguyên vật liệu
Nhân công
Máy thi công
Chi phí chung
2.876.799
258.258
68.651
65.382
2.848.032
280.325
63.315
44.728
143.330
24.186
6.265
5.375
137.592
24.620
6.704
3.942
3.450.568
425.996
255.597
127.799
3.481.400
363.464
286.645
82.136
Tổng cộng
3.269.090
3.236.400
179.156
172.828
4.259.960
4.213.645
Nguồn: báo cáo tài chính hăng năm
3.1. Tình hình thực hiện chi phí nguyên vật liệu.
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trong giá thành thực tế với chi phí nguyên vật liệu trong giá thành dự toán, ta sử dụng công thức:
Tỉ lệ thực hiện kế hoạch Chi phí NVL thực tế
TNVL= chi phí khoản mục NVL = ------------------------- x100
trong giá thành xây lắp Chi phí NVL dự toán
Và mức tiết kiệm (lãng phí) về chi phí NVL trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với dự toán DZVL
DZVL = CPNVL thực tế – CPNVL dự toán
Sẽ xảy ra:
+ Nếu TNVL > 100% DZVL > 0 thì công ty đã lãng phí NVL
+ Nếu TNVL < 100 DZVL < 0 thì công ty đã tiết kiệm chi phí NVL
ảnh hưởng đến tỉ lệ và mức hạ có nhiều nhân tố nhưng hai nhân tố chính, ảnh hưởng lớn đến chi phí NVL đó là :
+ Mức tiêu hao vật liệu trong thi công xây dựng
+ Đơn giá vật liệu xây dựng.
ở đây ta xem tình hình thực hiện kế hoạch chi phí vật liệu 3 công trình trên sau:
Bảng 10: Tổng hợp chi phí NVL trong giá thành xây lắp 3 công trình
Đơn vị tính: 1.000đ
TT
Tên công trình
Dự toán
Thực tế
DZVL
TNVL (%)
1
2
3
Trường Ngô Gia Tự
Ngõ xóm Minh Khai
San nền Đền Lừ
2.876.799
143.330
3.450.568
2.848.032
137.592
3.481.400
- 28.767
- 5.738
+ 30.832
99
96
100,89
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm
Từ bảng trên ta thấy:
+ Công trình trường tiểu học bán công Ngô Gia Tự đã tiết kiệm chi phí NVL là 28.767.000đ hay 1%
+ Công trình ngõ xóm MinhKhai đã tiết kiệm chi phí NVL là 5.738.000đ hay 4%.
+ Còn công trình san nền chợ Đấu Mối đền Lừ đã lãng phí 30.832.000đ hay 0,89% so với dự toán.
Kết quả này công ty thực hiện được là do:
ở công trình trường Ngô Gia Tự công ty đã sử dụng dàn giáo, cốt pha thép định hình trong công tác thi công, cột, dầm … số cốt pha này đã được khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng tốt nên giá thành cốt pha trong công trình chỉ tính bằng 65%, giá thành và dàn giáo PAL trong công tác xây trát thay cho cột gỗ tre và cũng đã khấu hao hết và tính vào giá thành 80%.
Số tiền giảm: - Cốt pha (100% - 65%) x 1300 x 30m3 = 13.650.000 đ
- Giàn giáo (100%-80%) x 12 x 450 công = 10.800.000đ
Từ đó làm cho giá thành giảm do chi phí NVL giảm.
Việc này ta thấy sự bảo quản rất tốt vật liệu này nâng cao được thời gian sử dụng của chung. Đây là một khả năng lớn của công ty trong công tác phấn đấu hạ giá thành xây lắp công trình xây dựng.
- Trong quá trình khai thác tự tìm kiếm thị trường, công ty rất quan tâm xây dựng các mối quan hệ lâu dài trong hợp đồng cung ứng vật liệu với các nhà cung ứng nhằm đảm bảo được số lượng, chất lượng, cung cấp kịp thời tiến độ thi công đồng thời tận dụng được các chính sách giá bán của bạn hàng.
ở công trình san nền chợ Đầu Mối đền Lừ do kí hợp đồng lâu dài với công ty cung cấp cát thường xuyên, nên đơn giá bình quân 1m3 cát và mà công ty mua đã giảm hơn so với giá trên thị trường là 1.500 đ/m3.
Chi phí vật liệu trong giá thành:
1.500 x 10.000 m3 = 15.000.000 đ
Và tương tự ở các công trình:
+ Trường Ngô Gia Tự: 1.500 x 12.000m3 = 180.000đ
+ Ngõ xóm Minh Khai: 1.500 x 300m3 = 450.000đ
Với các NVL khác công ty đã khai thác tốt thị trường tiết kiệm được lượng đáng kể khoản mục chi phí vật liệu trong giá thành. Đây là kết quả cần phát huy của công ty đặc biệt là các loại vật liệu thay thế mới, hiện đại, an toàn. Với các công trình lớn hơn 2 tỷ đồng, công ty cần tổ chức đấu thầu để chọn nhà cung ứng vật liệu tốt nhất có như vậy công ty mới tận dụng được mọi cơ hội của thị trường, không phụ thuộc vào nhà cung ứng, ít bị ảnh hưởng của tình hình biến động của thị trường.
- Về tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL chủ yếu cả 3 công trình đều có định mức tiêu hao thực tế lớn hơn so với dự toán tiêu biểu là công trình ngõ xóm Minh Khai.
Bảng 11: Tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL chủ yếu của
công trình đường ngõ xóm Minh Khai.
TT
Tên vật liệu
ĐVT
Tiêu hao
So sánh TT&DT
Dự toán
Thực tế
Tuyệt đối
%
1
2
3
4
5
Cát đen
Cát vàng
Xi măng
Đá
Gạch
m3
m3
tấn
m3
viên
300
142
35
152
20000
315
145
36,4
155
30500
15
3
1,4
3
500
105
102,1
104
101,97
101,67
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm đường Ngõ xóm Minh Khai.
Định mức tiêu hao thực tế tăng so với dự toán là do công trình này nằm trong khu đông dân cư, địa bàn thi công khó khăn phức tạp, xảy ra hiện tượng mất cắp, mất trộm vật tư. Đây là vấn đề công ty cần khắc phục để thực hiện thi công các công trình sau tốt hơn nữa. Công ty cần tổ chức bảo vệ tuyển chọn nhân viên bảo vệ đủ số và chất lượng.
Bên cạnh đó còn do nguyên nhân là đường bị lún buộc công ty khi xây dựng phảI đào phần đất mềm đi và đổ cát vào, do đó mà định mức tiêu hao NVL đã tăng lên, do đó làm tăng thêm khoản chi phí về cát đen và xây các cống thoát nước khác so với thiết kế.
Từ đây ta thấy thực hiện không đúng thiết kế là nhược điểm rất lớn không thể để xảy ra nhất là đối với xây dựng cơ bản. Các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý phảI là người có năng lực, tinh thần trách nhiệm sẽ là nhân tố bảo đảm cho quá trình thi công đúng tiến độ và chất lượng công trình. Vấn đề ra quan tâm ở đây là tiết kiệm chi phí NVL cho công ty.
Công trình tiêu biểu của công ty được tổ chức cung ứng và tiêu hao vật tư đúng định mức, đó là công trình trường tiểu học bán công Ngô Gia Tự. Do đó từ công trình này công ty phảI duy trì và phát huy hơn nữa.
- Do đặc đIểm các công trình xây lắp khác nhau thì địa bàn thi công cũng khác nhau, công ty đã trực tiếp liên hệ với các đại lý của nhà cung ứng hoặc liên hệ với các nhà cung ứng gần nơi công trình thi công nên đã hạn chế được chi phí vận chuyển. ở 3 công trình trên và các công trình khác, thì chi phí vật liệu bao gồm cả chi phí vận chuyển đến tận chân công trình. Vì vậy khi nhà cung ứng ở gần thì sẽ giảm được một khoản chi phí đáng kể về vận chuyển.
ở Công trình trường tiểu học bán công Ngô Gia Tự, công ty đã kí kết hợp đồng với bãI khai thác lớn ở sông Hồng nên giá cát vàng đến chân công trình là 61.200 đ/m3 trong khi giá dự toán là 64.000đ/m3. Do đó mà công ty đã thu được một khoản lợi nhuận chênh lệch :
( 64.000 – 61.200 ) x 212 m3 = 593.600 đ
Tóm lạI: Khoản mục chi phí NVL đã được công ty chú trọng quản lý có hiệu quả từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn thi công. Sử dụng nhiều biện pháp kinh tế để thúc đẩy nhân viên tìm kiếm thị trường vật liệu để vừa đảm baỏ về số lượng, chất lượng. Song trên thực tế thì định mức tiêu hao còn nhiều khó khăn, chưa sát thực tế gây ra tình trạng lãng phí, mất mát xảy ra. Đây là những lợi thế và tiềm năng của công ty trong công tác phấn đấu hạ giá thành xây lắp.
Qua nghiên cứu một số công trình ta thấy thực trạng sử dụng khoản mục chi phí NVL của công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng, những ưu và hạn chế đó tồn tạI ở hầu hết các công trình, và công trình này luôn đạt được mức chi phí vật liệu thực tế nhỏ hơn so với dự toán.
Sau đây là bảng tình hình sử dụng chi phí NVL qua 4 năm gần đây
.
Bảng 12: Tình hình sử dụng chi phí NVL qua 4 năm gần đây.
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
D ZVL
TNVL(%)
1
2
3
4
1998
1999
2000
2001
15.432.105
15.533.420
12.645.000
20.543.235
15.034.200
15.900.312
12.400.485
19.942.537
- 397.905
366.892
- 244.515
- 600.698
97,58
102,22
98,21
97,075
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm
Qua bảng 12 chứng tỏ rằng công ty đã sử dụng rất nhiều biện pháp: Sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư, khai thác tốt thị trường cung ứng nên đã hạ thấp được chi phí vật liệu trong giá thành.
3.2. Tình hình thực hiện chi phí nhân công trong giá thành
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trong giá thành thực tế với chi phí nhân công trong giá thành dự toán ta sử dụng công thức:
Tỉ lệ thực hiện kế hoạch Chi phí NC thực tế
TMNC = chi phí khoản mục nhân công = ----------------------- x 100
trong giá thành xây lắp Chi phí NC dự toán
Và mức tiết kiệm (lãng phí) về chi phí nhân công trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch là D ZNV
D ZNV = CP nhân công thực tế - CPnhân công dự toán
Vậy: + Nếu TMNC > 100% ; D ZNV > 0 thì công ty đã lãng phí chi phí nhân công.
+ Nếu TMNC < 100% ; D ZNV <0 thì công ty đã tiết kiệm chi phí nhân công.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành xây lắp:
- Khối lượng và cơ cấu khối lượng công tác xây lắp thựuc hiện trong kỳ.
- Đơn giá tiên lượng cho việc thực hiện một đơn vị khối lượng công tác.
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ là mức lãng phí hay tiết kiệm chi phí nhân công.
Ta phân tích tình hình sử dụng chi phí nhân công của công ty ở 3 công trình nghiên cứu.
ở 3 công trình này:
- Công trình trường Ngô Gia Tự, công ty lãng phí 22.067.000đ (8.5%)
- Công trình ngõ xóm Minh Khai, công ty lãng phí 434.000đ (1,8%)
- Công trình san nền chợ Đầu Mối, công ty tiết kiệm 32.532.000đ (7,6%)
Bảng 13: Tình hình thực hiện chi phí nhân công ở 3 công trình.
Đơn vị tính: 1.000đ
TT
Tên công trình
Dự toán
Thực tế
D ZNC
TMNC(%)
1
2
3
Trường Ngô Gia Tự
Ngõ xóm Minh Khai
San nền chợ Đầu Mối
258.258
24.186
425.996
280.325
24.620
363.464
+ 22.067
+ 434
- 32.532
108,5
101,79
92,4
Nguồn: báo cáo quyết toán hàng năm
ở công trình trường tiểu học bán công Ngô Gia Tự, đây là trường xây mới hoàn toàn với kết cấu cột bê tông rất phức tạp, xây dựng đòi hỏi phải có sự trang trí không những đẹp mà cần đủ ánh sáng và không khí, không gian. Chính vì thế mà vấn đề lao động ở đây rất phức tạp, đa dạng, đòi hỏi nhiều bậc thợ có tay nghề cao, phải có nhiều biện pháp quản lý chỉ đạo nhân công xây dựng đúng tiến độ đưa vào sử dụng kịp năm học mới 1999 – 2000. Nhưng thực tế công tác này của công ty chưa thực sự sát sao, chặt chẽ. Có một số công việc phải tổ chức làm lại để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ mĩ thuật và tăng lương để công nhân làm thêm giờ cho kịp tiến độ, do đó làm tăng chi phí nhân công lên , như:
Chi phí nhân công làm lại lan can trước các phòng học là 2.500.000đ. Trường hợp này trên thực tế cũng xảy ra ở các công trình khác nhưng công ty đã có nhiều biện pháp khắc phục được ngay, phạt hành chính, kỷ luật, chất lượng lao động phải đảm bảo, phải được sử dụng hiệu quả, việc này sẽ đảm bảo cho công tác phấn đấu hạ giá thành xây lắp của công ty trong giai đoạn sau.
Và vấn đề tương đối quan trọng trong công tác phấn đấu hạ giá thành đó là việc công ty bố trí máy móc hợp lý, phù hợp, sử dụng máy móc thay thế cho lao động thủ công, như công trình san nền chợ Đầu Mối Đền Lừ đã sử dụng máy móc đã tiết kiệm chi phí nhân công trong việc đào đất đắp xung quanh được là 8.432.000đ. Do đó đây là một vấn đề công ty cần xem xét bố trí máy móc thay thế cho lao động thủ công khi mà công trình có khả năng sử dụng được máy móc.
- Công trình đường ngõ xóm Minh Khai do điều kiện ngõ xóm nhỏ hẹp nên công ty không sử dụng máy lu to mà phải đi thuê thêm công nhân để lu nền và hơn nữa khi làm đường thì việc đi lại cho người dân rất khó khăn, vì vậy cần phải nhanh chóng hoàn thành để đảm bảo đi lại cho người dân thi công đã nhanh hơn dự kiến ban đầu. Do đó làm cho chi phí nhân công tăng lên nhưng bù lại công ty được sự khen ngợi và tiền thưởng của chủ đầu tư, tăng uy tín cho công ty. Tuy nhiên trong trường hợp này công ty sẽ có thể không thực hiện được công việc giảm thời gian thi công nếu như nhà cung ứng vật tư không đáp ứng đồng bộ, và trong lúc thi công thị trường lao động khan hiếm thì nó sẽ đẩy chi phí nhân công lên cao hơn nhiều.
Vấn đề này đặt ra cho công ty cần xác định thời gian chuẩn từ trước khi bắt đầu thi công để có đIều kiện tổ chức quản lý về bố trí lao động hợp lý, hiệu quả hơn. Qua đó tiết kiệm được chi phí nhân công trong giá thành xây lắp.
Trong quá trình thi công tại các công trình công ty cũng đã tận dụng tốt lao động tại địa phương để giảm chi phí nhân công. Đây là tiềm năng mà bất kì doanh nghiệp xây dựng nào cũng phải khai thác để phấn đấu hạ giá thành xây lắp.
Tuy nhiên ở công trình san nền chợ đầu mối đền Lừ, công ty đã thực hiện tốt các biện pháp sử dụng nhân công, bố trí lao động đúng người đúng việc, phù hợp với trình độ cơ giới hoá trong thi công nên đã hoàn thành theo đúng kế hoạch thi công. Đây là tiến bộ lớn của công ty. Nếu tiếp tục duy trì và phát huy công tác này thì đây là một biện pháp lớn trong công tác hạ giá thành xây lắp.
Tóm lại: Tình hình sử dụng chi phí nhân công của công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng vẫn còn nhiều tồn tại mà tiêu biểu phân tích ở 3 công trình trên. Đa số công trình thi công đều có chi phí nhân công vượt dự toán, nhưng để đánh giá chính xác ta cần phân tích tình hình cơ giới hoá trong thi công của công ty. Ta có thể hiểu thêm về tình hình sử dụng chi phí nhân công qua một số năm ở bảng sau:
Bảng 15: Mức độ hoàn thành chi phí nhân công thực tế so với dự toán.
Đơn vị tính: 1.000đ
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
D ZNC
TMNC(%)
1
2
3
4
1998
1999
2000
2001
2.312.000
2.432.000
2.088.640
3.027.530
2.435.000
2.464.230
2.134.800
3.037.640
123.000
32.230
46.160
10.110
105,3
101,3
102,21
100,34
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm
Như vậy chi phí nhân công qua các năm vẫn còn cao hơn so với dự toán tuy có giảm dần qua các năm lại đây. Do đó hạ thấp chi phí nhân công là vấn đề cấp bách nhất của công ty trong công tác hạ giá thành xây lắp trong các năm tới.
3.3. Tình hình thực hiện chi phí máy thi công trong giá thành xây lắp.
Sự thay đổi của khoản mục chi phí máy thi công làm thay đổi tỉ trọng chi phí sử dụng máy chiếm trong chi phí trực tiếp và trong giá thành xây lắp và tỉ trọng máy phụ thuộc vào độ cơ giới trong thi công trên từng công trình và trên từng thời kì. Mức độ cơ giới càng cao sẽ làm cho chi phí sử dụng máy thi công tăng lên, giảm chi phí nhân công xây lắp trực tiếp trong giá thành xây lắp.
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí máy thi công trong giá thành xây lắp thựuc tế với chi phí máy thi công trong giá thành xây lắp dự toán, ta sử dụng công thức:
Tỉ lệ thực hiện kế hoạch Chi phí máy thực tế
TMM = chi phí khoản mục máy thi công = --------------------------- x 100
trong giá thành xây lắp Chi phí máy dự toán
Và mức tiết kiệm (lãng phí) về chi phí máy thi công trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch là D ZM
D ZM = CP máy thi công thực tế - CPmáy thi công dự toán
Vậy: + Nếu TMM > 100% ; D ZM > 0 thì công ty đã lãng phí chi phí máy thi công.
+ Nếu TMM < 100% ; D ZM <0 thì công ty đã tiết kiệm chi phí máy thi công.
Chi phí máy thi công chịu ảnh hưởng của nhân tố khối lượng công việc máy móc đảm nhiệm và chi phí máy cho đơn vị công việc. Tổng hợp mức ảnh hưởng của các nhân tố máy sẽ là mức tiết kiệm hay lãng phí của chi phí máy thi công.
Với 3 công trình nghiên cứu ta phân tích tình hình sử dụng máy thi công trong giá thành thực tế như sau:
Bảng 15: Tình hình sử dụng chi phí máy thi công ở 3 công trình.
Đơn vị tính: 1.000đ
TT
Tên công trình
Dự toán
Thực tế
D ZM
TMM(%)
1
2
3
Trường Ngô Gia Tự
Ngõ xóm Minh Khai
San nền chợ Đầu Mối
68.651
6.265
255.597
63.315
6.704
286.645
- 5.336
439
31.048
99,33
107,00
112,15
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm.
Qua bảng 15 ta thấy:
- Công trình trường Ngô Gia Tự đã tiết kiệm được chi phí máy 5.336.000đ
- Còn 2 công trình: ngõ xóm Minh Khai và san nền chợ Đầu Mối Đền Lừ đều lãng phí chi phí máy tương ứng là 439.000đ (7%) và 31.048.000đ (12,15%)
Do các nguyên nhân sau:
- Các công trình rất thuận tiện cho sử dụng máy móc và đIều động.
- Ngoài ra các tổ, các đội thi công đều có kế hoạch sử dụng máy tiết kiệm nhất. Về số giờ máy thực hiện bằng cách nâng cao năng suất cho từng giờ mới thi công. Bố trí lao động phù hợp với trình độ cơ giới hoá của công trình, đặc biệt hai công trình trường tiểu học Ngô Gia Tự và chợ Đầu Mối Đền Lừ, công ty đã bố trí các công nhân bậc cao lành nghề có tinh thần trách nhiệm vào đIều hành các máy móc hiện đại, cẩu ADK, máy xúc, ủi … và công ty cũng đã thực hiện tốt nhiều biện pháp sử dụng và bảo quản tốt máy móc thiết bị thi công, hạn chế tối đa trường hợp phải sửa chữa ngoài dự toán. Đây là cố gắng lớn của công ty và cũng là nền tảng cơ bản cho công ty trong công tác phấn đấu hạ giá thành xây lắp công trình ở các năm sau.
- Tại các công trình các tổ, đội thi công đều sử dụng rất tiết kiệm, không gây lãng phí, hao hụt xăng dầu, động lực vận hành máy. Công ty nên tiếp tục phát huy công tác này, bởi nó là khả năng rất lớn để giảm chi phí máy thi công trong giá thành xây lắp. Công ty cần có chế độ thưởng phạt rõ ràng nhằm khuyến khích từng người, từng tổ đội phấn đấu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả chi phí máy thi công.
- Riêng công trình san nền chợ Đầu Mối Đền Lừ do phải thực hiện khối lượng công việc lớn, địa bàn thi công khó khăn và trong giai đoạn này giá cả thị trường không riêng gì của máy móc thiết bị thi công biến động rất lớn giá xăng dầu trong kho do đó mà phải bù giá làm cho chi phí máy thi công tăng lên.
ở rất nhiều công trình của công ty do máy móc thiết bị quá cũ, không đảm bảo công suất cho tiến độ thi công nên công ty phải đi thuê ngoài nên làm tăng một khối lượng không nhỏ chi phí máy trong giá thành. Cần phải có sự đầu tư hơn các trang thiết bị thi công hiện đại của công ty. Như vậy sẽ tạo nhiều cơ hội cho công ty trong công tác bố trí và sử dụng máy móc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công, nâng cao trình độ cơ giới hoá trong xây lắp từ đó công ty giảm được khoản mục chi phí máy thi công trong giá thành xây lắp.
Bảng 16: Tình hình sử dụng chi phí máy trong giá thành xây lắp của công ty qua 4 năm.
Đơn vị tính: 1.000đ
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
D ZM
TMM(%)
1
2
3
4
1998
1999
2000
2001
687.200
559.200
453.183
916.518
676.200
536.400
443.108
864.320
- 11.000
- 22.800
- 10.076
- 52.198
98,4
96,0
97,88
94,31
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm
Qua đó ta thấy giảm chi phí máy thi công thực sự là biện pháp lớn của công ty trong công tác hạ giá thành xây lắp thực tế trong thời gian qua và cũng là biện pháp công ty sẽ tiếp tục khai thác trong các năm tới.
Để thấy trình độ cơ giới hoá của công ty ngày càng cao mỗi năm công ty lại đầu tư thêm vào mua sắm máy móc. Đây là khả năng lớn của công ty trong công tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời phấn đấu hạ được giá thành xây lắp công trình xây dựng.
3.4. Tình hình thực hiện chi phí chung trong giá thành xây lắp thực tế.
Bằng phương pháp so sánh, tiến hành phân tích các khoản mục chi phí chung theo tổng số chi phí và theo từng phân bổ. tiến hành đánh giá sự thay đổi tỉ trọng của từng khoản chi thực tế so với định mức, giữa thực tế kỳ này so với thực tế kỳ trước để qua đó thấy được những công việc đã làm tốt và những khâu còn chưa tốt của doanh nghiệp, phát hiện những vấn đề cần tăng cường quản lý trong những năm tới.
- Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới mức độ chi phí của khoản mục chi phí chung. Khi phân tích khó có thể phân biệt mức độ ảnh hưởng của một nhân tố ra khỏi ảnh hưởng của các nhân tố khác bởi vì các nhân tố có mối liên hệ biện chứng hưũ cơ với nhau, ảnh hưởng của mỗi nhân tố tới mức độ chi phí có thể bị che lấp bởi các nhân tố khác. Do đó khi phân tích khoản mục chi phí chung hoàn toàn cho phép so sánh sự biến đổi mức độ chi phí chung với sự biến động của một nhân tố chính.
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí chung trong giá thành thực tế chi phí chung trong gía thành dự toán ta sử dụng công thức sau:
Tỉ lệ thực hiện kế hoạch Chi phí chung thực tế
TMC = chi phí khoản mục chung = --------------------------- x 100
trong giá thành xây lắp Chi phí chung dự toán
Và mức tiết kiệm (lãng phí) về chi phí chung trong việc thực hiện khối lượng công tác xây lắp thực tế so với kế hoạch là D ZC
D ZC = CP chung thực tế - CPchungdự toán
Vậy: + Nếu TMC > 100% ; D ZC > 0 thì công ty đã lãng phí chi phí chung.
+ Nếu TMC < 100% ; D ZC <0 thì công ty đã tiết kiệm chi phí chung.
Bảng 17: Tình hình sử dụng chi phí chung ở 3 công trình
Đơn vị: 1.000đ
TT
Tên công trình
Dự toán
Thực tế
D ZM
TMM(%)
1
2
3
Trường Ngô Gia Tự
Ngõ xóm Minh Khai
San nền chợ Đầu Mối
65.382
5.375
127.799
44.728
3.942
82.136
- 20.654
- 1.433
- 45.663
69,41
97,34
64,3
Nguồn: Báo cáo quyết toán
Cả 3 công trình này và hầu hết các công trình khác của công ty thì khoản mục chi phí này thực tế giảm rất nhiều so với dự toán. Và đây là yếu tố đem lạI mức hạ giá thành thực tế cho các công trình. Ta có thể thấy kết quả hạ tổng chi phí chung trong công tác phấn đấu hạ giá thành xây lắp của công ty trong một số năm gần đây như sau:
Bảng 18: Tình hình sử dụng chi phí chung của công ty
Đơn vị tính: 1.000đ
TT
Năm
Dự toán
Thực tế
D ZC
TMC(%)
1
2
3
4
1998
1999
2000
2001
1.342.412
1.215.645
876.472
684.000
842.625
712.434
532.431
341.000
- 499.787
- 503.211
- 344.041
- 343.000
62,8
58,51
60,8
49,9
Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm
- ở 3 công trình trên chi phí chung giảm do công ty đã tổ chức bộ máy lao động gián tiếp trên công trường rất gọn nhẹ, bao gồm những cán bộ cónăng lực kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm trong công việc nên hoạt động rất có hiệu quả và giảm được chi phí chung rất lớn.
Công ty đã sử dụng hợp lý, tiết kiệm các chi phí trong giao dịch, tìm kiếm đối tác, trong công tác giám sát, kiểm tra chất lượng.
Trên thực tế thì khoản mục chi phí chung không nhất thiết tỉ lệ thuận với khối lượng công tác xây lắp công ty thực hiện trong kì. Bởi vì các công trình thường được thi công trong thời gian dài ngày từ khi khởi công công trình công đã có một số khoản chi phí cho chuẩn bị công trường. Song giai đoạn thi công mặc dù khối lượng công tác được thực hiện nhưng cũng chỉ xuất hiện một khoản chi có liên quan trực tiếp tới việc thực hiện các khối lượng công tác phát sinh. Do vậy làm cho chi phí chung giảm rất nhiều so với dự toán.
Tóm lại: Với bộ máy quản lý tinh giảm gọn nhẹ tại công ty và công trường cùng với chế độ thưởng phạt nên khoản mục chi phí này là khoản công ty cần tận dụng khai thác cho công tác hạ giá thành xây lắp công trình xây dựng. Với xu hướng trong tương lai bộ máy quản lý sẽ gọn hơn và các công cụ quản lý hiện đạI thì khoản mục chi phí này là tiềm năng lớn của công ty.
4. Đánh giá chung.
Các phần trước chúng ta đã đánh giá mức độ hoàn thành các khoản mục chi phí như: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí chung của 3 công trình công ty thực hiện trong thời gian qua. Phần này sẽ phải đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi phí giá thành của 3 công trình và các năm gần đây của công ty.
Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành công tác xây lắp nhằm kháI quát tình hình tiết kiệm chi phí hạ giá thành công trình xây lắp, ta dùng chỉ tiêu:
Tỉ lệ % thực hiện Giá thành xây lắp thực tế
TM = kế hoạch giá thành = ------------------------------ x 100
xây lắp Giá thành xây lắp dự toán
Và mức tiết kiệm (lãng phí) giá thành xây lắp:
DZ = Giá thành xây lắp thực tế – Giá thành xây lắp dự toán
Bảng 19: Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành xây lắp.
Đơn vị tính: 1.000đ
TT
Tên công trình
(năm)
Dự toán
Thực tế
D Z
TM(%)
1
2
3
4
5
6
7
Trường Ngô Gia Tự
Ngõ xóm Minh Khai
San nền chợ Đầu Mối
1998
1999
2000
2001
3.269.090
179.156
4.259.960
19.773.717
19.740.265
16.063.296
24.487.283
3.236.400
172.828
4.213.645
18.988.025
19.613.466
15.186.824
24.185.497
- 32.690
- 6.328
- 46.315
- 785.692
- 126.799
- 876.472
- 301.786
99
96,47
98,92
96,1
99,35
94,6
98,76
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm.
Nhìn chung: công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch giá thành xây lắp tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục ở trên.
a. Những ưu điểm của công ty Xây dựng và Phát triển nhà Hai Bà Trưng.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển là việc làm cần thiết và tất yếu là phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra. Vì vậy công tác quản lý giá thành có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
ý thức được tầm quan trọng đó, công tác hạ giá thành xây lắp công trình xây dựng là một trong những công tác quan trọng hàng đâù của công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng. Qua phân tích thực trạng ở trên ta đa thấy công ty thực hiện rất tốt công tác này.
Trước hết việc hạch toán kinh tế nội bộ, giao khoán các công trình cho từng đội đã phát huy tính chủ động, năng động, năng suất và chất lượng được cải tiến rõ rệt từ đó làm giảm giá thành xây lắp, đồng thời phân phối lại thu nhập cho các đội một cách hợp lý và công bằng.
Công ty đã xây dựng mô hình quản lý và hạch toán khoa học. Cán bộ quản lý nhanh chóng nắm bắt được tình hình kinh tế chuyển đổi từ đó sắp xếp bộ máy quản lý một cách gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu sản xuất. Các phòng ban chức năng có năng lực và trình độ cao đáp ứng nhu cầu chỉ đạo và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp công ty quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của công trình một cách tiết kiệm và hiệu qủa.
Và công ty tổ chức quản lý lao động một cách rất khoa học, hiệu quả, tổ chức chia lao động thành lao động trong danh sách và ngoài danh sách. Trong đó tập trung phát huy năng lực và nâng cao tay nghề của công nhân trong danh sách góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng thi công công trình đảm bảo việc làm ổn định và đời sống ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên.
Một ưu điểm lớn của công ty trong công tác hạ giá thành xây lắp đó là việc tìm kiếm NVL sản xuất, công tác quản lý và tiêu hao việu liệu, máy thi công. Đây là khả năng công ty cần đẩy mạnh trong tương lai.
b. Những tồn tại công ty cần khắc phục.
Qua phân tích thực trạng hạ giá thành của công ty 4 năm gần đây ta thấy đa số các công trình công ty thi công đều có giá thành thực tế thấp hơn giá thành dự toán. Ngoài số ít công trình có mức hạ giá thành dương còn những công trình mặc dù có hạ giá thành xây lắp nhưng chủ yếu là do giảm khoản mục chi phí chung. Còn chi phí NVL, chi phí phân công đều tăng so với dự toán. Đây là vấn đề cần xem xét và khắc phục nhằm nâng cao khả năng của công ty trong công tác hạ giá thành ở các năm tới.
Mặc dù vậy, các công trình đều có mức lãi nhưng ở một số công trình có mức lãI thực tế trước thuế thấp hơn muức lãi dự kiến. ĐIều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn công ty cũng như thu nhập bình quân của người lao động.
Những tồn tại của công ty, trong công tác phấn đấu hạ giá thành do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan.
b1. Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật thiếu chính xác, khoa học.
Bởi hệ thống định mức là cơ sở để cho các doanh nghiệp xây dựng lập giá thành dự toán công trình và các ban ngành có liên quan. Ban hành định mức. Bộ Xây dựng đã ban hành tập định mức dự toán XDCB số 1242/98/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 và đã được áp dụng thống nhất trong cả nước bắt đầu từ 1/1/1999 để thay thế cho các định mức dự toán trước kia đến nay không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện theo định mức mới này đã phát sinh những hạn chế.
- Do giá cả thị trường không phải lúc nào cũng ổn định mà có sự tăng giảm phụ thuộc vào cung cầu thị trường. Nên giá dự toán được xác định nhưng khi thi công giá lại khác đi.
- Do biến động của chính sách tiền lương và giá nhiên liệu, năng lượng, giá xăng dầu tăng … làm chi phí trên một đơn vị khối lượng công tác tăng.
- Ngoài ra các hệ số tiết kiệm chi phí đầu vào của Bộ Xây dựng ban hành cũng chưa phù hợp đối với nhiều công trình.
Mức tiết kiệm NVL : 1%
Mức tiết kiệm chi phí nhân công: 5%
Mức tiết kiệm chi phí máy : 5%
Trong thực tế khi xây dựng các công trình khác nhau mức tiết kiệm chi phí này cũng khác nhau. Với công trình có sử dụng nhiều NVL thì tỉ lệ tiết kiệm này thường nhỏ hơn 1%. Chi phí về máy thi công và chi phí nhân công tuỳ địa đIểm xây dựng mà tỉ lệ tiết kiệm lớn hơn hay nhỏ hơn.
b2. Xét trực tiếp thông qua các khoản mục chi phí trong xây lắp.
Hai khoản thường vượt so với kế hoạch là chi phí NVL và chi phí nhân công.
- Chất lượng các đồ án thiết kế chưa sát thực tế. Các đồ án thiết kế xây dựng của chủ đầu tư phải đi thuê các công ty tư vấn – khảo sát thiết kế thực hiện, một số đơn vị tư vấn còn chưa quan tâm đến chất lượng hồ sơ khảo sát thiết kế. Bên cạnh đó có trường hợp một số chủ trì thiết kế do thiếu kinh tinh thần trách nhiệm do chuyên môn yếu đã thiết kế tuỳ tiện liên kết các bên để nâng khối lượng và giá trị công trình … hoặc thiết kế các cấu kiện bị sai ảnh hưởng đến độ an toàn, chất lượng và tiến độ công trình. Hai tồn tạI này đã làm tăng chi phí xây lắp công trình.
- Công tác lập dự toán chưa sát với thực tế phát sinh tại công trình, tuy có nhiều cố gắng nhưng do tính chất phức tạp của hoạt động xây dựng, trong quá trình thi công vẫn phát sinh nhiều công việc ngoài kế hoạch làm tăng khối lượng NVL, nhân công …
- Giá NVL, nhân công, máy trong dự toán được tính theo đơn giá và hồ sơ đIều chỉnh của Bộ Xây dựng ban hành. Nhưng thực tế thì hồ sơ này còn lạc hậu không phù hợp với sự biến động của thị trường.
b3. Xét quá trình tổ chức thi công.
- Do đIều kiện mặt bằng và nguồn vốn nên chưa có kế hoạch mua dự trữ NVL đặc biệt NVL chính. Điều này làm cho giá thành thực tế lên xuống theo sự biến động của giá cả NVL trên thị trường.
- Quá trình cung ứng NVL còn có trường hợp chưa hợp lý. Việc thu mua NVL ngay tạI chân công trình có thuận lợi là giảm chi phí dự trữ, bảo quản trông coi nhưng dẫn đến tình trạng phụ thuộc nhiều vào thị trường. Đặc biệt là mùa xây dựng xảy ra hiện tượng sốt gía cả NVL.
- Một số công trình khi xây dựng phải kèm đIều kiện mua NVL theo yêu cầu và địa đIểm do bên A cung cấp hoặc chỉ định. Vì thế công ty không chủ động trong việc tìm kiếm và lựa chọn NVL có giá thấp.
b4. Xét về mặt tổ chức quản lý và hạ giá thành xây lắp.
- Bộ máy quản lý thi công, phòng kế hoạch chưa quan tâm đúng mức đến công tác hạ giá thành xây lắp. Công tác lập dự toán giá thành chỉ dừng ở mức tính giá thành và giá trị dự toán mà không xác định các chỉ tiêu hạ giá thành, mức hạ giá thành từng công trình.
- Sau khi hoàn thành một công trình, ban kế toán hạch toán giá thành không chuyển lạI số liệu cho ban kế hoạch. Vì vậy thiếu cơ sở để so sánh đối chiếu hoạt động phấn đấu hạ giá thành của đơn vị thi công cũng như hiệu quả công tác quản lý hạ giá thành giữa 2 ban kế hoạch và kế toán.
- Công trình chỉ định thầu đặc biệt công trình từ vốn ngân sách, quá trình thanh quyết toán chậm, ảnh hưởng đến hoạt động tàI chính của công ty gây ứ đọng vốn, tăng tiền lãi ngân hàng, khiến giá thành công trình tăng.
- Công tác bóc tách công việc, đọc bản vẽ còn nhiều hạn chế, dẫn đến làm sai mùa. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công và làm tăng các chi phí giá thành.
Phần 3:
Một số biện pháp chủ yếu góp phần hạ giá thành
xây lắp ở công ty xây dựng và phát triển nhà
Hai bà Trưng
Đối với công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng, trong cơ chế thị trường, việc hạ giá thành xây lắp công trình xây dựng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu, nó quyết định sự phát triển của công ty. Để hạ giá thành xây lắp công trình xây dựng đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, có sự phối hợp đồng bộ nhiều cấp, nhiều mặt trong toàn bộ hoạt động của công ty. ở thời gian thực tập ở Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Hai Bà Trưng, dựa trên những tình hình đã phân tích ở trên em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24254.DOC