Tài liệu Đề tài Các Festival du lịch biển 2007 và tác động của nó đối với sự phát triển du lịch biển Việt Nam: MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGIÊN CỨU.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
BỐ CỤC ĐỀ TÀI.
PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FESTIVAL DU LỊCH BIỂN.
Khái niệm chung về Festival.
Festival du lịch.
Festival du lịch biển.
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FESTIVAL DU LỊCH BIỂN 2007 TỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM.
2.1. Khái quát chung.
2.2. Tác động tích cực của các Festival du lịch biển 2007.
2.2.1. Góp phần tuyên truyền quảng bá du lịch biển Việt Nam.
2.2.2. Cơ hội tốt cho các doanh nghiệp du lịch giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch.
2.2.3. Bảo tồn các sản phẩm thủ công truyền thống địa phương cũng như các giá trị văn hoá cổ truyền dân tộc.
2.2.4. Cơ hội tốt để các địa phương cải tạo, nâng cấp và cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.2.5. Kêu gọi đầu tư quốc tế, tăng cường giao lưu và đoàn kết quốc tế.
2.2.6. Tăng cường, đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động du lịch.
2.3. Những tồn tại và tác động tiêu cực củ...
31 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Các Festival du lịch biển 2007 và tác động của nó đối với sự phát triển du lịch biển Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGIÊN CỨU.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
BỐ CỤC ĐỀ TÀI.
PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FESTIVAL DU LỊCH BIỂN.
Khái niệm chung về Festival.
Festival du lịch.
Festival du lịch biển.
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FESTIVAL DU LỊCH BIỂN 2007 TỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM.
2.1. Khái quát chung.
2.2. Tác động tích cực của các Festival du lịch biển 2007.
2.2.1. Góp phần tuyên truyền quảng bá du lịch biển Việt Nam.
2.2.2. Cơ hội tốt cho các doanh nghiệp du lịch giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch.
2.2.3. Bảo tồn các sản phẩm thủ công truyền thống địa phương cũng như các giá trị văn hoá cổ truyền dân tộc.
2.2.4. Cơ hội tốt để các địa phương cải tạo, nâng cấp và cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.2.5. Kêu gọi đầu tư quốc tế, tăng cường giao lưu và đoàn kết quốc tế.
2.2.6. Tăng cường, đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động du lịch.
2.3. Những tồn tại và tác động tiêu cực của Festival du lịch biển 2007 tới hoạt động du lịch biển Việt Nam.
2.3.1. Những ảnh hưởng từ tồn tại, bất cập trong công tác chuẩn bị và tổ chức Festival.
2.3.2. Vấn đề về rác thải và ô nhiễm môi trường.
2.3.3. Một số đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia Festival chưa có những nhận thức đúng đắn.
2.3.4. Tình trạng quá tải lượng khách du lịch vào thời điểm diễn ra festival.
2.3.5. Sự lãng phí vốn đầu tư cho việc tổ chức các Festival du lịch.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC TẠI CÁC FESTIVAL DU LỊCH BIỂN.
3.1. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến, giới thiệu.
3.2. Làm tốt hơn trong công tác chuẩn bị và tổ chức.
3.3. Vấn đề nguồn nhân lực và đơn vị tham gia.
C. PHẦN KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Trang
3
3
4
4
4
6
6
6
7
8
14
14
15
15
16
17
18
18
19
21
21
22
22
23
23
25
25
26
27
29
30
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, du lịch biển là một trong những loại hình du lịch được ưa chuộng nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có sức hấp dẫn và lôi cuốn nhiều khách du lịch. Đặc biệt, với Việt Nam - đất nước của “ biển bạc ” với hơn 3260 km đường bờ biển, hơn 200 bãi tắm đẹp và nhiều đảo, quần đảo đẹp, khí hậu ôn hoà, nước trong,…là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch biển.
Cuối tháng 12 năm 2006 Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO. Đây là một cơ hội lớn nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch biển Việt Nam nói riêng. Đề tài đi vào tìm hiểu năm 2007 - năm đầu tiên Việt Nam là thành viên của UNWTO thì du lịch biển đã có những thay đổi, tiến triển như thế nào. Đã đạt được những thành tựu gì góp phần vào sự phát triển du lịch Việt Nam nói riêng và nền kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam nói chung. Để tận dụng những thuận lợi đó, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền chức năng ở TW và địa phương đã xây dựng, tổ chức và thực hiện các chương trình và kế hoạch gì để phát triển du lịch biển Việt Nam?
Bên cạnh đó, tác giả là một người con của đất Việt, với tấm lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết đặc biệt là rất yêu biển, yêu văn hoá biển, thiết tha với biển cùng với tư cách trách nhiệm và nghĩa vụ của một sinh viên du lịch phải có đóng góp trong việc nghiên cứu, tìm hiểu sự phát triển Du lịch biển Việt Nam. Bản thân tác giả được tham dự Festival Du Lịch Hạ Long 2007 đã cảm thấy rất thích thú và muốn tìm hiểu sâu hơn về các Festival du lịch biển.
Đó là những lý do chính thôi thúc tác giả chọn và nghiên cứu đề tài: “ Các Festival du lịch biển 2007 và tác động của nó đối với sự phát triển du lịch biển Việt Nam ”.
Là sinh viên, tác giả nghiên cứu đề tài này với mục đích trau dồi kiến thức và học hỏi. Do hạn chế về khả năng, thời gian và kinh nghiệm nên bản niên luận này không tránh khỏi những sai sót chủ quan, tác giả mong được các thầy cô trong khoa, những người quan tâm tới đề tài đóng góp ý kiến.
Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các tổ chức, cơ quan, các thầy cô giáo trong Khoa Du Lịch Học- Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn và đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ để tác giả hoàn thành bản niên luận này.
2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu.
Năm 2007, ở Việt Nam đã có rất nhiều các Festival du lịch được tổ chức song do thời gian có hạn nên tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu về các Festival du lịch biển.
Nội dung nghiên cứu của bản niên luận này là : tìm hiểu khái quát về Festival du lịch nói chung và Festival du lịch biển nói riêng; đánh giá vai trò của Festival du lịch biển đối với sự phát triển du lịch biển nói riêng và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,…nói chung; và đề xuất một số ý kiến nhằm tổ chức các Festival du lịch biển một cách có hiệu quả để thu hút khách du lịch.
3. Phương pháp ngiên cứu.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
Thu thập, phân tích, xử lý tư liệu, tài liệu ( sách, báo, Internet,…)
Phương pháp thực địa.
Phương pháp so sánh, đối chiếu.
4. Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung (phần chính) của bản niên luận gồm 3 chương:
Chương 1 : Giới thiệu chung về Festival du lịch biển.
Chương 2 : Đánh giá tác động của các Festival du lịch biển 2007 tới sự phát triển du lịch biển Việt Nam.
Chương 3 : Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các Festival du lịch biển để thu hút khách du lịch.
B- PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FESTIVAL DU LỊCH BIỂN.
1.1. Khái niệm chung về Festival.
Theo các nhà ngôn ngữ học thì Festival là một từ cổ xuất hiện khá sớm trong lịch sử ngôn ngữ loài người.
Trong hệ thống ngôn ngữ của các nước trên thế giới, Festival là một từ khá quen thuộc. Trong ngôn ngữ quốc tế thì “ Festival ” hay “ feast ” có nghĩa giống nhau. Ở một số ngôn ngữ, Festival được giữ nguyên dạng, còn ở một số ngôn ngữ khác có thay đổi chút ít như trong tiếng Hungary “ Festival ” là “ Feztivál ”, nhưng trong tất cả các trường hợp nghĩa của từ này vẫn không thay đổi.
“ Festival ” hay “ Feast ” là một thuật ngữ dùng để chỉ lễ hội, như trong từ điển “ The American Heritage ” thì:
Festival (n):
An occasion for feasting or celebration, especially a day or time or religious significan that recurs at regular intervals : dịp, cơ hội cho ngày lễ, hội hè. đặc biệt là một khoảng thời gian hay sự kiện tôn giáo mà diễn ra thường kì.
An often regularly recurring programs cultural performances, exhibitions or competitors: một chương trình biểu diễn văn hoá diễn ra thường xuyên hay cuộc triển lãm hay cuộc thi đấu.
Revelry, conviviality: sự vui chơi, bữa tiệc.
Như vậy có thể hiểu : Festival là lễ hội, đại hội và ngày hội liên hoan bao gồm các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng, thể thao, nghệ thuật,…tôn vinh sự sáng tạo, tài năng của con người và được tổ chức theo định kì.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “ Festival ” giờ đây đã được sử dụng khá quen thuộc và thường xuyên trong cuộc sống như là một từ trong tiếng Việt: Festival nghệ thuật, Festival Sáng tạo trẻ, Festival Bia, Festival Film, Festival Văn học,…tuy nó là một từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài. Ban đầu, người Việt Nam ta còn đôi chút lạ lẫm khi từ “ Festival ”xuất hiện trong “ Festival Huế 2000 ” nhưng sau đó từ này đã trở nên thông dụng và phổ biến với hầu hết mọi người. Người ta dường như đã quên mất xuất xứ của nó và sử dụng thường xuyên như những từ khác trong kho tàng tiếng Việt.
Tuy nhiên, rất nhiều người đồng nhất khái niệm “ Festival ” với “ Lễ hội ” hay “ Liên hoan ” cho dù nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau. Chúng giống nhau ở một số điểm như: là nơi tập trung đông người, có phần nghi lễ và các trò chơi, diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao,…Tuy nhiên, “ Festival” có độ cởi mở hơn, không quá nặng về tính truyền thống, được tổ chức theo kịch bản của người đạo diễn, được sân khấu hoá hơn.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay xuất hiện hai loại Festival là : Festival Du lịch và Festival Chuyên nghành.
Festival du lịch là ngày hội du lịch bao gồm các hoạt động văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng hoặc hoạt động có tính chất kỉ niệm như: Festival Huế, Festival kỉ niệm 100 năm du lịch SaPa, 100 năm du lịch Sầm Sơn, Cửa Lò,…Các Festival này thường có thời gian và địa điểm tổ chức cố định và ít có sự thay đổi.
Festival chuyên đề, chuyên nghành là Festival dành riêng cho một lĩnh vực nào đó thường gồm các hoạt động trình diễn nghệ thuật ( kịch, phim, sân khấu, âm nhạc,… ) như : Festival phim, Festival kịch, Festival văn học,… Trong đó Festival Arignon là một Festival sân khấu nổi tiếng và lâu đời nhất tại Pháp và là Festival sớm nhất trong số các Festival hiện đại, nó minh chứng cho sự sáng tạo nghệ thuật sân khấu cũng như các loại hình nghệ thuật khác.
Ở Việt Nam, Festival Huế là một Festival văn hoá, nghệ thuật và du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động. Đây là Festival đầu tiên của Việt Nam tiếp thu công nghệ tổ chức Festival quốc tế, ảnh hưởng lớn nhất của Festival Arignon ( Pháp ).
1.2. Festival Du Lịch.
Khi nhắc tới “Festival”, người ta thường nhớ tới tính hấp dẫn và tính cộng đồng tương đối lớn. Đó chính là cơ sở, là nền tảng để ngành du lịch xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá nhằm thu hút khách và làm cho sản phẩm du lịch của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung thêm phong phú hấp dẫn. Đồng thời, qua Festival đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế biết đến. Đây là một cách thức quảng bá rất phổ biến và mang tính hiệu quả cao, thông qua Festival du lịch, chúng ta sẽ quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học kĩ thuật, an ninh,… Trên thực tế, đôi khi chúng ta có sự đồng nhất các khái niệm như: Festival du lịch và liên hoan du lịch hay lễ hội du lịch nhưng xét về bản chất thì “Festival du lịch” có độ cởi mở hơn được tổ chức theo kịch bản của người đạo diễn, được sân khấu hoá nhiều hơn “liên hoan du lịch” và “lễ hội du lịch”.
Festival du lịch là ngày hội du lịch của địa phương, vùng, quốc gia, khu vực được tổ chức thường kì gắn kết hoạt động du lịch với các hoạt động khác như: văn hoá, thể thao, hội thảo, môi trường,… Thông qua đó, ngành du lịch có thể giới thiệu, quảng bá sâu rộng với người dân, khách du lịch trong nước và quốc tế các sản phẩm du lịch, tiềm năng du lịch, đất nước và con người địa phương, vùng hay quốc gia đó. Hơn thế nữa, Festival du lịch cũng là cơ hội tốt để cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch có thể giao lưu gặp gỡ học hỏi hợp tác với nhau cùng thúc đẩy cho hoạt động du lịch phát triển, bởi vì mục đích nhất quán của Festival du lịch là thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.
1.3. Festival du lịch biển.
Từ những thập niên đầu thế kỉ XX, người Pháp đã cho xây dựng nhiều khu nghỉ biển ở nước ta như: Biệt thự Bảo Đại và khu du lịch biển Đồ Sơn ( 1928 ), Bạch Dinh và khu nghỉ biển Vũng Tàu ( 1911 ), khu nghỉ biển Sầm Sơn ( 1906 ), khu nghỉ biển Cửa Lò (1907), biệt thự Bảo Đại và thành phố biển Nha Trang (1935), … Hoạt động du lịch biển có từ khi đó, lúc đầu chỉ phục vụ cho binh lính sĩ quan người Pháp và các tầng lớp quý tộc người Việt có tiền. Dần dần, qua thời gian nó còn là nơi nghỉ dưỡng, tham quan của tầng lớp bình dân và của cả những người lao động. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, hoạt động du lịch biển được tổ chức và hoạt động có hiệu quả thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân. Để thu hút khách du lịch hơn nữa, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam cùng với các sở du lịch địa phương và nhân dân tổ chức các Festival du lịch biển định kì. Họ nhận thấy được xu thế phát triển của loại hình du lịch biển trên thế giới cũng như ở Việt Nam và tác động tích cực, hiệu quả của các Festival du lịch biển.
Festival du lịch biển là một trong nhữn loại hình tiêu biểu của Festival du lịch, có sức thu hút lớn nhất, đông đảo nhất khách du lịch ( trên 70% số du khách được hỏi thích loại hình du lịch biển - theo thống kê của tổ chức du lịch quốc tế UNWTO ). Đây là ngày hội của người dân địa phương, vùng, quốc gia có hoạt động du lịch biển, thường được tổ chức định kì vào trước và trong mùa du lịch biển.
Festival du lịch biển là một hoạt động văn hóa, lễ hội tổng hợp, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống và đương đại nhằm gìn giữ phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc nói chung và địa phương đó nói riêng.
Cuối năm 2006, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này đặt ra nhiều cơ hội và thách thức lớn lao cho các ngành kinh tế Việt Nam nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, Tổng cục Du lịch cùng với các sở du lịch, sở văn hóa - du lịch, sở thương mại - du lịch các địa phương đã đưa ra những chương trình xúc tiến, quảng bá cho du lịch Việt Nam thông qua các Festival, các lễ hội hay liên hoan du lịch trong đó nổi bật nhất và góp phần thu hút đông đảo khách du lịch nhất đó là các Festival biển 2007.
Festival du lịch biển 2007 được tổ chức ở khắp mọi miền tổ quốc, diễn ra trong các tháng mùa hè 2007. Việt Nam với hơn 3260 km đường bờ biển, có nhiều các quần đảo và bờ biển rất đẹp, nước biển và khí hậu nhiệt đới cùng với nhiều bãi cát phẳng là điều kiện cực kì thuận lợi và lý tưởng cho sự phát triển du lịch biển Việt Nam. Đây là một tiềm năng rất lớn của du lịch biển Việt Nam mà không phải bất kì quốc gia nào ở Đông Nam Á cũng có được. Nhận định và nắm bắt được điều đó, trong vài năm trở lại đây và đặc biệt là trong năm 2007 – năm đầu tiên là thành viên của UNWTO, các địa phương đã tổ chức rất nhiều các Festival du lịch biển ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam như : Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Vũng Tàu,…Các Festival này được chuẩn bị và tổ chức rất chu đáo, trên quy mô lớn và đã thu được nhiều thành công đáng kể. Một số Festival tiêu biểu có thể kể đến đó là : Festival du lịch Hạ Long 2007 với chủ đề “ Carnaval hạ Long – Quảng Ninh 2007 ”, Festival du lịch biển quốc tế Đà Nẵng 2007 với chủ đề “ Đà Nẵng biển gọi 2007 ”, Festival biển Nha Trang – Khánh Hoà 2007 với chủ đề “ Nha Trang điểm hẹn ”, …
Đặc điểm chung của các Festival này bao gồm các hoạt động như: lễ khai mạc, lễ bế mạc và các sự kiện khác được tổ chức hoàng tráng, rầm rộ như: các sự kiện văn hoá - nghệ thuật, các sự kiện thể thao, các sự kiện thương mại – du lịch.
Lễ khai mạc là phần mở đầu của các Festival, là lễ công bố chủ đề của sự kiện du lịch biển, công bố nội dung và các hoạt động chính của Festival, ý nghĩa của việc tổ chức Festival,… và một phần, một nội dung không thể thiếu được trong phần lễ khai mạc đó là các tiết mục văn nghệ chào mừng sự kiện này. Các tiết mục ca múa nhạc tập trung vào các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi biển Việt Nam và điểm nhấn trong các chương trình văn nghệ này là một loạt các bài hát hay về chủ đề biển như : Bài ca trên sóng, Sóng biển rì rào, Chuyện tình của biển,…Lễ khai mạc thu hút đông đảo nhân dân các địa phương và khách du lịch.
Lễ bế mạc là phần kết thúc của Festival, diễn ra các chương trình ca múa nhạc đặc sắc, diễn văn bế mạc, trao giải cho các cá nhân và tổ chức có thành tích trong các cuộc thi đấu thể thao, công bố các kỉ lục guiness Việt Nam.
Đặc biệt, trong chương trình bế mạc của Festival biển Nha Trang - Điểm hẹn 2007 Ban tổ chức quyết định phục dựng “lễ hội cầu ngư” – nét đặc trưng riêng của Festival biển Nha Trang 2007. Đây là lễ hội tiêu biểu nhất của các địa phương ven biển Việt Nam, là dịp bày tỏ cùng trời đất và biển cả sự tri ân đối với ông Cá Voi của bà con vùng biển. Đây là một nghi lễ “truyền thống” không thể thiếu của cư dân ven biển Việt Nam.
Các sự kiện văn hoá - nghệ thuật trong Festival du lịch biển gồm có : lễ hội cầu ngư, lễ hội ẩm thực biển ( liên hoan văn hoá ẩm thực, lễ hội ẩm thực đường phố ), lễ hội bia, các chương trình giao lưu văn hoá - văn nghệ đặc sắc giữa các đoàn nghệ thuật trong nước với nhau và với các đoàn nghệ thuật đến từ nước khác. Với Festival Hạ Long là liên hoan múa rồng lân, chương trình nhạc giao hưởng tại các hang, động như : Sửng Sốt, Đầu Gỗ. Trong Festival Đà Nẵng là các buổi giao lưu văn hoá - văn nghệ giữa các đoàn nghệ thuật của ba nước Việt Nam – Trung Quốc – Nhật Bản. Trong Festival Nha Trang là lễ hội hoá trang đường phố, chương trình dân ca ba miền Bắc – Trung – Nam, chương trình giao lưu văn hoá - văn nghệ giữa các đoàn nghệ thuật Việt Nam – Hàn Quốc – Pháp.
Đặc biệt, ở Festival biển Nha Trang Khánh Hoà 2007 là lễ hội Caranaval “Đêm của biển”. Đây là lễ hội đường phố lớn nhất từ trước đến nay tại Nha Trang tái hiện lại những nét văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc anh em thể hiện qua ba phân cảnh : Đất lành chim đậu, Nha Trang - đất và người, Nha Trang – hòn ngọc toả sáng. Lễ hội này diễn ra vào tối 10/6/2007 tại quảng trường 2/4 bên bờ biển Nha Trang với quy mô hoành tráng nhất từ trước đến nay. Lễ hội quy tụ trên 1200 diễn viên là các hoa hậu, người mẫu, nghệ sĩ của các đoàn nghệ thuật đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận,…Lễ hội Carnaval này mang đậm những nét cổ truyền của ân tộc đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem.[1].
Festival Hạ Long 2007 là một chương trình tổng hợp gồm nhiều hoạt động thu hút khách du lịch như : chương trình diễu hành xe du lịch và vũ hội trên đường phố, diễu hành xe mô hình trên đường phố, song song với chương trình Carnival trên đường phố là chương trình “ diễu hành ” của “ phà rồng ” và tàu du lịch trên vịnh, chương trình hoà nhạc giao hưởng tại hang Sửng Sốt và Đầu Gỗ.
Mô hình xe diễu hành với chủ đề “Hạ long - điểm đến du lịch Việt Nam”
Trong các Festival du lịch diễn ra nhiều sự kiện thể thao bao gồm : giải bóng chuyền bãi biển, các trò chơi cuộc thi đấu trên biển ( lướt ván dù, dù bay bằng canô, dù bay bằng môtô nước, thả diều, thi đi cà kheo, bơi thúng ) và các hoạt động thể thao khác như : kéo co dưới nước, đua thuyền, quần vợt, vật dân tộc,…Các sự kiện này đã góp phần đáng kể trong việc thu hút khách du lịch, tạo nên bầu không khí vui vẻ, phấn khởi, sôi động trong Festival.
Biểu diễn dù lượn và trò chơi thể thao trên biển tại Festival du lịch Đà Nẵng
Các sự kiện thương mại - du lịch diễn ra trong các Festival du lịch biển 2007 bao gồm các hoạt động chính như : hội chợ thương mại quốc tế và các chương trình tham quan, khám phá. Tại các hội chợ thương mại có trưng bày, triển lãm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, hành lưu niệm, đồ đặc sản, các khu chợ quê, chợ ẩm thực, triển lãm các sáng tác nghệ thuật, điêu khắc, cổ vật, thư pháp ( tranh vẽ, tranh thêu, tem về đề tài biển, ảnh nghệ thuật ),…Chủ đề nổi bật là các chủ đề có nội dung về biển, ca ngợi vẻ đẹp biển khơi và văn hoá cư dân vùng biển. Cùng với đó là các cuộc hội thảo hướng vào mục tiêu phát triển bền vững du lịch biển.
Error! Hyperlink reference not valid.
Tranh vẽ về biển Đà Nẵng và khu ẩm thực biển
Ngoài ra, Ban tổ chức còn đưa ra các tour tham quan, tour khám phá, tour du lịch mới như : ở Festival Đà Nẵng là các tour như : “ lặn biển ngắm san hô ”, “Câu cá cùng ngư dân”, tour làm quen Famtrip ; ở Festival Cửa Lò là tour kết hợp tham quan khám phá biển với tham quan di tích lịch sử Quê Bác, quê hương Phan Bội Châu, quê hương Mai Thúc Loan,… Các sự kiện này thu hút rất đông khách du lịch.
Tóm lại : Qua những nội dung đã đề cập ở trên ta có thể hình dung một cách khái quát về Festival du lịch biển, giúp ta phân biệt nó với “ Liên hoan du lịch ” và “ lễ hội du lịch ”.
CHƯƠNG 2 :
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC FESTIVAL DU LỊCH BIỂN 2007 TỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM.
2.1. Khái quát chung.
Du lịch biển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang trở thành loại hình du lịch được ưa chuộng vào bậc nhất, số lượng khách đi du lịch biển ngày càng tăng, doanh thu từ hoạt động du lịch biển cũng không ngừng tăng. Để thúc đẩy hoạt động du lịch biển Tổng Cục Du Lịch Việt Nam và các cơ quan quản lý du lịch ở các địa phương cùng nhân dân tiến hành tổ chức các Festival du lịch trên khắp mọi miền tổ quốc. Hiệu quả của các Festival này là rất lớn.
Theo thống kê của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2,12 triệu lượt tăng 14,7% so với cùng kì năm 2006. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nghành Du Lịch Việt Nam.
Theo thống kê của Sở Du Lịch Quảng Ninh, trong hai ngày đầu khai mạc Festival Hạ Long 2007 ( từ 28/4 đến 2/5 ) đã có trên 2 vạn du khách tới đây. Và trong 6 tháng đầu năm nay lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 2,16 triệu lượt tăng 32% so với cùng kì 2006 ( khách quốc tế : khoảng 767470 lượt tăng 40% so với cùng kì 2006 và khách nội địa : khoảng 1,39 triệu lượt ), tổng doanh thu đạt khoảng 1,11 tỷ đồng trong đó doanh thu từ du lịch đạt 1,04 tỷ đồng tăng 73% so với cùng kì năm 2006. [2]
Theo thống kê của Sở Du Lịch Khánh Hoà trong tuần lễ diễn ra Festival ( từ 9/6 đến 15/6/2007 ) tổng lượng khách lưu trú tại Nha Trang là 55000 khách tăng 232% so với Festival biển Nha Trang 2005, công suất buồng phòng khách sạn đạt 73%, doanh thu từ du lịch đạt 58 tỷ đồng tăng 313% so với Festival biển Nha Trang 2005. Và tính đến tháng 6/2007 số lượng khách lưu trú tại Khánh Hoà đạt 619319 lượt tăng 18,46% so với cùng kì năm 2006, doanh thu từ du lịch ước đạt 495,8 triệu đồng tăng 26,76% so với cùng kì năm 2006.[3]
Từ các số liệu thống kê trên ta thấy được lượng khách du lịch đến các địa phương có hoạt động Festival du lịch biển tăng nhanh, doanh thu từ du lịch ở các địa phương này cũng tăng đáng kể. Như vậy, ta có thể khẳng định vai trò rất quan trọng của các Festival biển 2007 trong sự phát triển du lịch biển Việt Nam nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
2.2. Tác động tích cực của các Festival du lịch biển 2007.
2.2.1. Góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam nói chung và du lịch biển Việt Nam nói riêng trong mắt bạn bè quốc tế.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, Festival du lịch là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc khuếch trương hình ảnh và tiềm năng du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Công cụ này cũng được sử dụng trong ngành du lich của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới và thực tế cho thấy đây là công cụ cực kì hiệu quả bên cạnh các hình thức quảng cáo khác như : quảng cáo bằng ấn phẩm, quảng cáo qua Internet, qua truyền hình,…
Thông qua các Festival, du khách sẽ nắm bắt được những thông tin đầy đủ sinh động, nhanh chóng về địa phương, vùng miền hay quốc gia đó. Ở nước ta, trong vài năm gần đây đã có rất nhiều các Festival du lịch biển, lễ hội du lịch biển hay liên hoan du lịch biển được tổ chức ở nhiều địa phương, nhiều vùng và các Festival này được ghi nhận là đã đem lại hiệu quả to lớn cho ngành Du Lịch Việt Nam. Một số các Festival có thể kể đến như : Lễ hội du lịch Hạ Long 2002, Festival Ha Long 2004, Liên hoan du lịch Đà Nẵng 2004, Festival du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2006,…
Thông qua các Festival du lịch biển, du khách hiểu hơn về hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và du lịch biển nói riêng, về hình ảnh du lịch của từng vùng miền, về các doanh nghiệp, về văn hoá cổ truyền người Việt nói chung và cư dân ven biển nói riêng. Festival du lịch cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, các địa phương hay quốc gia quảng bá về sản phẩm du lịch hay tài nguyên du lịch đặc sắc của mình. Festival du lịch biển không chỉ giúp du khách hiểu hơn về văn hoá cổ truyền người Việt nói chung và cư dân miền biển nói riêng mà còn giúp cho người dân địa phương hiểu thêm và rồi thêm yêu quí, tôn trọng, khơi dậy lòng tự hào trong họ.
Hoạt động Festival diễn ra tạo ra một tiếng vang lớn thu hút khách du lịch đến trước, trong và sau thời gian diễn ra. Họ đến để khám phá tìm hiểu những đều mới lạ, độc đáo, hấp dẫn của tài nguyên du lịch địa phương và văn hoá bản địa mà cụ thể ở đây là : nước biển, bờ biển, các đảo, khí hậu biển, món ăn vùng biển, văn hoá cư dân ven biển; tìm hiểu lối sống, lối sinh hoạt, thói quen,…Chính vì thế, hiệu quả của Festival là rất toàn diện và lâu dài.
Chính du khách khi đến với Festival để thưởng thức, khám phá thì sau đó họ cũng là những người làm công tác tuyên truyền, quảng bá miễn phí và cực kì hiêu quả cho du lịch bởi vì họ sẽ giới thiệu lại với bạn bè và người thân của họ. Đây cũng là một kênh tuyên truyền, quảng bá rất hiệu quả.
Các Festival được tổ chức dù lớn hay nhỏ đều thu hút được sự chú ý, quan tâm của các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, đài, tivi,…) trong nước và quốc tế. Thông qua các phương tiện này người dân sẽ biết đến Festival đó, biết tới địa phương, vùng, miền, quốc gia đó nhiều hơn. Và bản thân ban tổ chức các Festival cũng chủ động, tích cực tuyên truyền, quảng bá thông qua các tờ báo, tạp chí, truyền hình, internet ( các website),… như : festival biển Nha Trang Khánh Hoà 2007 Ban tổ chức đã lập một website riêng để những người quan tâm có thể tra cứu ( www.festivalbienkhanhhoa.com ).
2.2.2. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, các công ty lữ hành và khách sạn giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch ( hàng hoá và dịch vụ ).
Vào các dịp Festival du lịch, nhất là trong những ngày diễn ra Festival, số lượng khách du lịch sẽ gia tăng và khi khách du lịch đến sẽ kéo theo nhu cầu về các dịch vụ như : ăn uống, lưu trú, tham quan, đi lại và các dịch vụ bổ sung khác. Số lượng khách tăng sẽ dẫn đến sự tiêu dùng cho du lịch tăng theo ( lượng khách tăng, doanh thu tăng ). Vì vậy, trong thời gian diễn ra các Festival, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và công ty lữ hành, khách sạn,… có cơ hội quảng bá và bán sản phẩm của mình. Bản thân các gian hàng được trưng bày, triển lãm trong Festival cũng diễn ra các hoạt động kinh doanh từ các gian hàng đồ thủ công mỹ nghệ, gian hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, … cho tới các gian hàng của các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành, nhà hàng.
Trong Festival biển Đà Nẵng 2007 Ban tổ chức đưa vào khai thác các tour dulịch mới như tour “ lặn biển ngắm san hô ”, “câu cá cùng ngư dân ”,…Tại Festival biển Nha Trang 2007, Ban tổ chức khai trương khu phố ẩm thực, tổ chức tuần lễ ẩm thực ( Việt Nam, Nhật Bản và Châu Âu ), nhiều nhà hàng kinh doanh các dịch vụ ăn uống tham gia vào các chương trình này tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
2.2.3. Giúp cho việc bảo tồn, phát huy các làng nghề thủ công, các sản phẩm thủ công truyền thống địa phương cũng như các giá trị văn hoá cổ truyền địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung, đặc biệt là các nghề thủ công đặc trưng của các cư dân ven biển.
Thông qua hoạt động của Festival, các làng nghề thủ công truyền thống sẽ đưa các sản phẩm của mình ra để trưng bày, triển lãm, để tạo dựng thương hiệu cho mình, tạo sự biết đến cho du khách và cũng là để bán sản phẩm nhằm kiếm lợi nhuận để tái đầu tư cho sản xuất, duy trì củng cố nghề thủ công truyền thống. Đây cũng là nơi để các doanh nghiệp, các làng nghề cạnh tranh lành mạnh với nhau trên một sân chơi bình đẳng thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm. Trong Festival biển Nha Trang tại các gian hàng thủ công mỹ nghệ có trưng bày gốm, thổ cẩm Chăm, ngoài ra còn trưng bày triển lãm các sáng tác mỹ thuật điêu khắc, tranh, tem, cổ vật, ảnh nghệ thuật, thư pháp.
Festival cũng là nơi bảo tồn các giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đặc biệt là văn hoá cư dân ven biển, các điệu múa lời ca truyền thống được thể hiện, các trò chơi dân gian được tổ chức. Trong thời đại ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì các yếu tố văn hoá truyền thống rất dễ bị mai một và biến mất. Văn hoá truyền thống là một tài sản rất quý báu đối với đất nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Vì thế, cần phải có một không gian thích hợp để duy trì, bảo tồn và phát triển các giá trị đó và Festival biển đã đáp ứng được điều đó. Tại Festival biển Nha Trang diễn ra nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc trong đó nổi bật là chương trình dân ca ba miền Bắc – Trung – Nam. Tại Festival du lịch Hạ Long có liên hoan múa rồng lân. Tại lễ hội kỷ niệm du lịch Sầm Sơn 100 năm có các hội thi làm bánh dày, làm bánh tế thần,…Trong hoạt động của các Festival biển trên khắp mọi miền tổ quốc, các hội thi và biểu diễn các hoạt động liên quan, gắn liền với văn hoá cổ truyên dân tộc, đặc biệt là văn hoá cư dân ven biển ( sông nước ) diễn ra rất sôi nổi, thu hút đông đảo người xem.
2.2.4. Là cơ hội tốt để các địa phương cải tạo, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
Trước mỗi kì Festival diễn ra, các công việc chuẩn bị được tiến hành khá chu đáo trong một thời gian dài trong đó vấn đề cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được chú trọng đặc biệt.
Hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch, khu du lịch, các địa phương diễn ra Festival được sửa sang, nâng cấp. Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống cung cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc,… được đầu tư , nâng cấp.
Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch được cải tạo và nâng cấp. Các cơ sở lưu trú và nhà dân, nhà nghỉ, khách sạn được chỉnh trang, tu sửa thậm trí là được xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu của khách. Các khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ tại các nơi phục vụ Festival phải chú trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ kĩ năng cho nhân viên.
Để chuẩn bị cho Festival biển 2007 với tên gọi “Carnaval Hạ Long 2007 ” ở thành phố Hạ Long xuất hiện và ra đời nhiều khách sạn có chất lượng, khách sạn 3 và 4 sao ngày càng nhiều, các khách sạn nhỏ được tu sửa, nâng cấp , nhiều nhà nghỉ mọc lên ở khu vực trung tâm thương mại Vườn Hồng, nhiều nhà hàng và cơ sở vui chơi giải trí mọc lên để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Cầu Bãi Cháy – cây cầu hiện đại nhất khu vực Đông Nam A được hoàn thành và đưa vào sử dụng rút ngắn thời gian, tạo thuận tiện khi đi từ khu Bãi Cháy sang Hòn Gai.
Nếu không tổ chức Festival thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật sớm muộn cũng được nâng cấp, cải tạo nhưng chắc chắn quá trình này sẽ không được diễn ra đồng bộ và nhanh chóng như trong dịp chuẩn bị cho việc tổ chức Festival. Vì thế Festival chính là yếu tố thúc đẩy nhanh hơn và tích cực hơn vào sự thay đổi đó và thế là ngành du lịch có cơ sở, tiền đề, tài nguyên để phát triển.
2.2.5. Đây là cơ hội để kêu gọi đầu tư các dự án nước ngoài, tăng cường giao lưu và đoàn kết quốc tế.
Festival du lịch là cơ hội để phát triển kinh tế – xã hội địa phương, là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế gặp gỡ trao đổi và tiến tới đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Trong Festival du lịch biển Nha Trang diễn ra các cuộc hội thảo bàn về chủ đề phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hoà.
Festival du lịch phần nào thực hiện được mục tiêu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch giao lưu, tiếp xúc, học hỏi lẫn nhau. Trong thời gian diễn ra các Festival Nha Trang, Hạ Long, Đà Nẵng, Cửa Lò, Sầm Sơn,…ban tổ chức các địa phương cũng đã tổ chức những buổi gặp gỡ, trao đổi và liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp địa phương với các doanh nghiệp địa phương khác, giữa sở du lịch các địa phương với nhau.
Trong các Festival du lịch biển 2007 diễn ra các cuộc giao lưu văn hoá, nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật trong nước, giữa các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế. Tại Festival Hạ Long có các chương trình giao lưu biểu diễn văn hoá - nghệ thuật của các nước Việt Nam – Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc. Hàng năm có rất nhiều các dự án đầu tư vào Việt Nam trong đó có đóng góp rất lớn của các Festival du lịch.
Tại Festival Nha Trang 2007 diễn ra các cuộc hội thảo về phát triển bền vững biển Nha Trang nhằm kêu gọi đầu tư nước ngoài để bảo vệ tốt hơn môi trường biển nhằm phát triển bền vững.
2.2.6. Đây là cơ hội để Việt Nam tăng cường, đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động du lịch.
Vai trò xã hội hoá của Festival du lịch thể hiện rất rõ qua mỗi kì Festival. Xã hội hoá hoạt động du lịch chính là sự phối hợp tổ chức của nhiều ban ngành, cơ quan, doanh nghiệp trong mỗi Festival, là việc đông đảo người dân tham gia vào hoạt động du lịch hay cũng chính là việc nâng cao ý thức của người dân về hoạt động du lịch.
Festival du lịch là hoạt động có tính cộng đồng, địa phương cao. Hoạt động này thu hút sự tham gia không chỉ của các cơ quan ban ngành, cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch mà còn lôi cuốn cả cộng đồng dân cư địa phương. Các Festival du lịch dần dần trở nên quen thuộc với người dân, giúp người dân hiểu hơn về văn hoá địa phương mình, về sụ lớn mạnh của ngành du lịch địa phương nói riêng và du lịch quốc gia nói chung. Sự kiện này huy động rất đông đảo người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Tại Festival Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận,…số lượng người dân tham gia trong các chương trình hoạt động là rất lớn. Họ bao gồm nhiều thành phần : nghệ sĩ, ca sĩ, nhân dân lao động, sinh viên, học sinh,…nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Họ tham gia vào các Festival này với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động. Ngoài ra, họ còn cung cấp các dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, bán hàng lưu niệm, …
Festival biển Nha Trang – Khánh Hoà có sự tham gia đông đảo của cộng đồng địa phương. Chỉ riêng trong “ lễ hội cầu ngư ” – lễ hội dân gian của cư dân vùng biển từ Quảng Bình vào đến Kiên Giang, đã có sự tham gia của 750 người là các diễn viên, nghệ nhân và người dân ở các phường ven biển Nha Trang.[4]. Nhìn vào số lượng này có thể thấy được sự tham gia cực kì đông đảo của cộng đồng địa phương vào Festival Nha Trang.
Phạm vi ảnh hưởng của mỗi Festival trong đời sống tuỳ thuộc vào quy mô cũng như tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được về ảnh hưởng tích cực của Festival du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng là việc nâng cao ý thức của người dân về hoạt động du lịch biển của địa phương, vùng miền và quốc gia. Qua các Festival người dân được giáo dục thêm về truyền thống, lòng tự hào dân tộc và văn hoá dân tộc ( đặc biệt là văn hoá biển ), con người Việt Nam đồng thời nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng vào việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên du lịch.
Trong mỗi Festival du lịch, sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng, các cơ quan tổ chức là yếu tố rất quan trọng. Các Festival du lịch biển thường có sự tham gia tổ chức, điều hành của chính quyền và các cơ quan, ngành chức năng như: sở văn hoá thông tin, công an, giao thông, y tế, bảo hiểm, tài chính, lao động xã hội, bộ đội biên phòng, bưu chính viễn thông,…Sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan chức năng không chỉ đảm bảo cho sự thành công tức thời của Festival mà về lâu dài còn tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
Ta có thể nói rằng sự thành công của các Festival du lịch biển 2007 là bước đi vững chắc của du lịch biển Việt Nam trong những năm tiếp theo. Những cố gắng, nỗ lực trong khâu tổ chức của các Festival này của các địa phương biển là rất lớn và đáng trân trọng. Chúng ta không thể liệt kê hay mô tả hết được sự thành công cũng như hiệu quả và những tác động tích cực, tốt đẹp mà các festival này đem lại cho du lịch biển Việt Nam nói riêng và đời sống xã hội Việt Nam nói chung.
2.3. Những tồn tại và tác động tiêu cực của Festival du lịch biển 2007 tới hoạt động du lịch biển Việt Nam.
Bên cạnh những tác động tích cực đối với hoạt động du lịch biển mà Festival du lịch biển mang lại thì còn có một số tác động tiêu cực mà chúng ta cần phải chú ý, quan tâm.
2.3.1. Những ảnh hưởng từ tồn tại, bất cập trong công tác chuẩn bị và tổ chức các Festival.
Như đã trình bày ở trên, Festival du lịch là một công cụ rất hữu hiệu để quảng bá cho du lịch biển địa phương nói riêng và du lịch biển Việt Nam nói chung. Vì thế, các Festival cần được tuyên truyền và quảng bá rộng rãi để du khách biết và tìm đến với các hoạt động của Festival.
Tuy nhiên, việc quảng bá các Festival du lịch Việt Nam lại rất hạn chế. Các Festival chỉ được quảng bá trong một thời gian rất ngắn và có rất ít các phương tiện, cách thức để tuyên truyền đat hiêu quả. Vì thế, thông tin mà người dân và khách du lịch có được là không đầy đủ, không hấp dẫn và chậm cập nhật. Trong các chương trình xúc tiến, quảng bá thì chúng ta vẫn theo nếp nghĩ chủ quan, quảng bá cái gì mình muốn, cái mà du khách cần và thực sự quan tâm thì lại hầu như những người làm quảng bá không biết hoặc biết mà ít quan tâm. Hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế còn nhiều lỗ hổng, thiếu thông tin và không được cập nhật nên họ có nhiều định kiến sai lầm. Vì thế, chúng ta cần giới thiệu hình ảnh Việt Nam đương đại, sống động, chân thật, hình ảnh cần được quảng bá phải là một nền văn hoá Việt đương đại phát triển trên những nền tảng truyền thống.[5]
Nguyên nhân của những tồn tại này là do điều kiện ngân sách nước ta còn hạn chế, việc đầu tư cho du lịch ở các địa phương chưa tới nơi tới chốn. Từ đó, kinh phí dành cho việc tổ chức các Festival cũng như việc tuyên truyền, quảng bá cho các Festival là không nhiều, ý tưởng mới không có hoặc nếu có thì cũng không độc đáo và mới lạ. Thêm vào đó, ban tổ chức ở một số các Festival còn chưa ý thức được tầm quan trọng trong việc tổ chức, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức và quản lý hoạt động của Festival.
Ơ chương trình khai mạc Festival biển Nha Trang, công tác đảm bảo an ninh còn quá lỏng lẻo dẫn tới việc khán giả vào sân khấu gây rối loạn trật tự, ban tổ chức phải huy động cảnh sát cơ động đến để bổ sung cho lực lượng bảo vệ thưa thớt. Đây chính là điều bất cập trong công tác tổ chức của ban tổ chức Festival.
2.3.2. Những vấn đề về rác thải và ô nhiễm môi trường.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường là một vấn đề rất được quan tâm và chú trọng.
Trong thời gian diễn ra Festival, du khách tới địa phương để tham dự vào Fétival là rất đông. Vì thế mà vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường lại càng đáng lo ngại. Đặc biệt là đối với các tài nguyên của biển, nơi đây có tài nguyên cực kì nhạy cảm, hơn nữa không gian tổ chức các Festival khá nhỏ thường tập trung chủ yếu ở các dải ven biển. Tài nguyên biển rất dễ bị biến đổi và khó phục hồi, cân bằng lại nếu nó bị tác động bởi rác - vấn đề gây ô nhiễm chính và sự tập trung mật độ quá đông du khách trong một thời điểm.
Trong khi diễn ra Festival, mặc dù hàng ngày các công nhân vệ sinh đã cố gắng thu gom rác thải nhưng với số lượng khách quá lớn thì để có một môi trường sạch sẽ là hết sức khó khăn. Tài nguyên biển nói riêng và tài nguyên Việt Nam nói chung đã bị tổn hại rất nhiều sau mỗi kì Festival diễn ra. Lượng khách tập trung đông tại một địa phương dẫn tới số lượng các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng tăng gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường không khí. Điều này có thể thấy rất rõ tại các Festival ở Hạ Long, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thận, Vũng Tàu,… Ngoài ra các gian hàng ẩm thực tại các hội chợ ẩm thực, khu phố ẩm thực ở các Festival không được đầy đủ về cơ sở hạ tầng, thiết bị bảo đảm vệ sinh, thiếu nước sạch,…cho nên du khách thường rất lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm.
2.3.3. Một số đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào các Festival chưa có những nhận thức đúng đắn.
Với mỗi Festival du lịch thì phần trưng bày, triển lãm các sản phẩm của một gian hàng tại các khu triển lãm hội chợ, chợ ẩm thực cũng góp phần đáng kể trong việc thu hút khách. Tuy nhiên dù các doanh nghiệp đã có sự đầu tư về thời gian và ngân sách nhưng chưa thể hiện một cách sinh động, hấp dẫn về sản phẩm du lịch, tiềm năng du lịch, loại hình du lịch mang tính đặc thù của doanh nghiệp mình. Một số doanh nghiệp và các đơn vị tham gia vào Festival chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác tuyên truyền quảng bá trong các Festival du lịch với các hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị mình.
2.3.4. Tình trạng quá tải lượng khách du lịch vào thời điểm diễn ra Festival.
Trong thời gian diễn ra Festival, du khách đến địa phương sẽ đông hơn rất nhiều dẫn tới tình trạng quá tải về dịch vụ lưu trú, ăn uống , vận chuyển,…
Khi khách du lịch quá đông thì việc đáp ứng đầy đủ chỗ ở cho khách sẽ gặp khó khăn. Vì thế, ban tổ chức ở một vài Festival phải huy động nhà dân tham gia đón tiếp khách nhưng chất lượng phục vụ còn thấp ( so với nhà nghỉ và khách sạn) nên gây ra tâm lý không thoải mái cho khách nhất là với khách du lịch nội địa.
Hơn thế nữa, nhân dịp Festival diễn ra các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp lữ hành đua nhau tăng giá khiến du khách hết sức bất bình và rất khó khăn trong việc tham gia vào Festival. Đây là điều bất cập diễn ra ở hầu hết các Festival du lịch biển Việt Nam, lượng khách quá đông dẫn tới việc không đáp ứng đủ các dịch vụ, dẫn tới việc tăng giá hoặc chất lượng dịch vụ giảm so với ban đầu tạo ra một nhận thức không tốt về hình ảnh của du lịch Việt Nam với bạn bè quốc tế. Tình trạng này dễ nhận thấy nhất ở các Festival Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang,…
Việc đào tạo đội ngũ lao động phục vụ trong các Festival du lịch cũng là một vấn đề hết sức cấp bách đối với các nhà quản lý du lịch, các cơ quan thẩm quyền chức năng. Lượng khách quá đông nên đội ngũ lao động phục vụ phải tăng theo, nhưng đội ngũ này có chất lượng ra sao và được đào tạo như thế nào vẫn là vấn đề cấp thiết và gây nhiều khó khăn cho ban tổ chức các Festival.
2.3.5. Sự lãng phí vốn đầu tư cho việc tổ chức các Festival biển nếu như nó hoạt động thiếu hiệu quả.
Công việc tổ chức các Festival đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về ngân sách, thời gian cũng như về lao động. Nếu như việc tổ chức Festival không hiệu quả sẽ gây lãng phí rất lớn và thay vì phải đầu tư tổ chức Festival ta có thể dành nguồn vốn, nhân công đó đầu tư cho các hoạt động khác nhằm phát triển du lịch biển như : đào tạo đội ngũ nhân viên lao động, chi phí cho công tác bảo vệ môi trường biển, chi phí cho quảng bá xúc tiến du lịch bằng các phương tiện khác ( báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, internet,…).
Tóm lại : Ngoài một số tồn tại ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển du lịch biển Việt Nam, vai trò của các Festival du lịch biển là không thể phủ nhận, nó có đóng góp rất lớn vào sự phát triển du lịch biển việt Nam cả nhiều mặt trong đó dễ nhận thấy nhất là : lượng khách gia tăng và doanh thu từ du lịch tăng.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC TẠI CÁC FESTIVAL BIỂN ĐỂ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH.
3.1. Đẩy mạnh, tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến và giới thiệu du lịch biển.
Hoạt động xúc tiến, quảng bá các Festival du lịch có ý nghĩa rất quan trọng dối với sự thành công của Festival du lịch nói riêng và sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung. Thông qua các chương trình quảng bá mà du khách biết tới sự hiện diện của các Festival trong đời sống du lịch địa phương và tìm tới điểm du lịch đó để tham gia khám phá. Tuỳ theo quy mô cũng như kinh phí của từng Festival mà ban tổ chức tiến hành hoạt độn quảng bá, xúc tiến trên phạm vi rộng hay hẹp. Công tác tuyên truyền quảng bá cho mỗi một Festival cần phải tiến hành sớm, phải đa dạng nội dung, hình thức, phương thức tổ chức. Phải xây dựng Website riêng cho các Festival du lịch biển với nội dung phong phú và hình thức hấp dẫn, các thông tin phải chính xác, cập nhật để du khách có thể biết và nắm rõ hơn. Trong điều kiện thế giới ngày nay, ngoài Internet – một công cụ quảng bá rất hữu hiệu thì ta phải sử dụng thêm các cộng cụ xúc tiến quảng bá khác như : báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình,… Các công cụ này nếu được sử dụng hợp lý và bổ sung cho nhau thì hiệu quả mang lại là rất lớn. Cũng cần phải đi vào chiều sâu và tính hiệu quả của công tác quảng bá chứ không nên chạy theo số lượng. Nếu điều kiện kinh phí cho phép thì nên quảng bá Festival trên các phương tiện thông tin đại chúng của khu vực và trên thế giới ( kênh truyền hình CNN. BBC, Discovery,… ) thì hiệu quả có được lại càng cao.
Đối với khách du lịch quốc tế, chương trình của Festival cần được lên kế hoạch và tiến hành quảng bá sớm, hiệu quả nhất là vào trước thời gian cao điểm của muà du lịch biển để giúp họ có thời gian chuẩn bị, lên kế hoạch trước trong việc lựa chọn điếm đến du lịch. Cũng cần phải tham khảo học tập các chương trình quảng bá xúc tiến của các nước có hoạt động du lịch biển phát triển trong khu vực và trên thế giới.
3.2. Làm tốt hơn, chu đáo hơn trong công tác chuẩn bị và tổ chức Festival du lịch biển.
Cần xây dựng chương trình cho các Festival phong phú hơn, độc đáo hơn cả về nội dung và hình thức. Bởi vì hiện nay ở một số Festival vẫn thực hiện theo phương thức giao khoán việc xây dựng chương trình cho các chưên gia văn hoá nên tính văn hoá trong các Festival này rất đậm nét trong khi tính du lịch – yếu tố để thu hút khách lại rất mờ nhạt, không trọng tâm. Do vậy, trong quá trình xây dựng chương trình cho các Festival cần có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia du lịch giỏi đặc biệt là các chuyên gia du lịch biển, thậm chí mời các chuyên gia du lịch nước ngoài – chọn những người vừa giỏi về chuyên môn vừa am hiểu văn hoá Việt và các chuyên gia trong các lĩnh vực khác : địa chất, xây dựng, kiến trúc, môi trường,…( tư vấn về chiến lược, kế hoạch lâu dài ). Từ đó Festival sẽ có thêm nhiều yếu tố mới lạ, sẽ có thêm nhiều phần “ hội ” hơn, nhiều hoạt động vui chơi giải trí, nhiều hình thức biểu diễn hơn để du khách có thể tham gia chủ động vào với vai trò của nhưng người làm chủ chứ không phải tham gia bị động như hiện nay nữa. Phải tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí để du khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế không nhàm chán và không biết tiêu tiền vào việc gì và ở chỗ nào. Ban tổ chức cũng cần thiết kế nhiều tour du lịch hơn nữa tạo điều kiện cho khách có thể khám phá thêm vài điểm du lịch hấp dẫn, thú vị ở gần địa điểm diễn ra Festival. Trên thực tế trong năm 2007 đã có một số Festival du lịch biển làm được điều này như : Festival Hạ Long, Festival Cửa Lò, Festival Nha Trang.
Cũng cần phải đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trong các Festival đồng thời cần khai thác tốt lợi thế cạnh trnh của các sản phẩm du lịch địa phương, của vùng và của Việt Nam. Cần chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch cả về số lượng và chất lượng, cần phải gắn tính truyền thống với điều kiện hiện nay.
Ban tổ chức các Festival cần phải quản lý chặt chẽ các hoạt động để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội cho du khách. Cũng cần có sự quản lý của Ban tổ chức Festival về giá cả, chất lượng của hệ thống các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí hay tại các điểm trông giữ phương tiện giao thông cho khách.
Ban tổ chức các Festival cũng cần chú ý tới vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Ban tổ chức có thể bố trí cho các gian hàng thực phẩm, quán ăn ở nơi có cơ sở hạ tầng tốt, không gian phù hợp, sạch sẽ, có khả năng cung cấp đủ nước sạch,… Ngoài ra cũng cần bố trí tăng cường công nhân vệ sinh để thu gom và xử lý rác thải kịp thời, cần bố trí thêm nhiều thing rác tại nơi diễn ra các hoạt động trong Festival nhất là tại các khu vực tập trung đông khách.
3.3. Cần xem xét vấn đề nguồn nhân lực và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động của Festival biển.
Chính phủ, các nhà quản lý du lịch biển Việt Nam nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung cần phải đưa cán bộ du lịch trong nước sang các nước có hoạt động du lịch biển phát triển đặc biệt là các nước tổ chức tốt các Festival du lịch biển để học tập công nghệ tổ chức cũng như kinh nghiệm tổ chức các kỳ Festival mang tính chuyên nghiệp.
Ban tổ chức Festival cũng cần phải được lựa chọn kĩ càng, họ phải là những người giỏi chuyên môn và có trách nhiệm góp sức cho việc chung.
Cần đào tạo về kĩ năng và nghiệp vụ phục vụ du lịch ( đặc biệt là phục vụ trong các Festival du lịch biển ) cho nguồn lao động, nguồn nhân lực ở địa phương. Phải chú ý đặc biệt tới việc đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ lao động bởi mặt yếu kém nhất của đội ngũ lao động trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay chính là về ngoại ngữ.
Ban tổ chức cần học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ các Fesrival du lịch ở địa phương mình và các địa phương khác. Cần học hỏi kinh nghiệm tổ chức Festival du lịch biển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Sau mỗi kỳ Festival cần thu thập ý kiến đóng góp phản hồi từ công chúng, từ các đơn vị tham gia, từ các doanh nghiệp để có được những nhận định đúng đắn về những việc đã làm được và những mặt còn tồn tại.
Ban tổ chức cũng cần đưa ra những chính sách để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia vào các Festival nhiều hơn nữa, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và thực hiện các chương trình du lịch đến những điểm trong và ngoài địa phương ngay trong khuôn khổ diễn ra Festival.
Về phía các doanh nghiệp tham gia Festival cần phải chuẩn bị tốt nhất từ việc lập, xây dựng nội dung quảng bá cho tới việc tổ chức bán và thực hiện các sản phẩm du lịch, cần thiết kế gian hàng sao cho ấn tượng. Đồng thời cần có những người có nghiệp vụ, kĩ năng giao tiếp tốt làm đại diện cho doanh nghiệp tại các Festival du lịch. Cần xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp mình và của cả Festival trong lòng du khách trong nước và quốc tế.
Với tính đặc thù của loại hình du lịch biển ban tổ chức và các doanh nghiệp nên tổ chức các cuộc hội thảo cũng như xây dựng các chương trình du lịch gắn mục tiêu phát triển bền vững môi trường trong sự phát triển du lịch biển là khuyến khích loại hình du lịch biển bền vững với môi trường.
Tóm lại : Để thu hút khách du lịch thì chúng ta cần phải xây dựng các chương trình trong Festival phong phú cả về nội dung và hình thức. Để làm được điều này thì cần phải có sự chung sức của toàn Đảng, toàn dân.
C- PHẦN KẾT LUẬN
Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu cầu đi du lịch là một nhu cầu cần thiết của con người, giúp con người giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi trong công việc hàng ngày. Xét ở góc độ kinh tế du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói đã, đang và sẽ vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là đầu tàu, là động lực, là liều thuốc kích thích cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Trong vài năm gần đây, nhận thấy vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển du lịch đặc biệt là du lịch biển, Chính Phủ và các cơ quan quản lý du lịch cùng nhân dân đã tổ chức rất nhiều các Festival du lịch biển, các Festival này đã dần dần khẳng định được vị thế, tầm quan trọng và hiệu quả đối với sự phát triển du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, các Festival này còn bộc lộ một số tồn tại tác động tiêu cực tới sự phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng.
Chính vì thế, Chính Phủ, Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du Lịch cùng các cơ quan có thẩm quyền chức năng về du lịch cần chuẩn bị và tổ chức tốt hơn các Festival du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng. Ngoài ra, cũng cần phải xây dựng cách thức tổ chức Festival cho phù hợp với từng địa phương để tạo nên sự phong phú, đa dạng và sự khác biệt. Bởi vì, các Festival biển hiện nay đều khá giống nhau về nội dung, kịch bản. Cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những điểm còn tồn tại ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển du lịch biển Việt Nam, phải phát huy những mặt tích cực để du lịch biển Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Th.S. Bùi Thị Hải Yến, Quy Hoạch Du Lịch, [ 254], NXB Giáo Dục
2. CN. Vũ Hương Lan, Tìm hiểu về các Festival du lịch Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp năm 2003- 2004
website
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Phụ lục
[1].
[2].
[3].
[4].
[5].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 100.doc