Đề tài Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai

Tài liệu Đề tài Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CLN Chất lượng nước 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CSDL Cơ sở dữ liệu 5 CSSX Cơ sở sản xuất 6 CQQL Cơ quan quản lý 7 GIS Geological Information System 8 HTQL Hệ thống quản lý 9 HTTT Hệ thống thông tin 10 HTS Hệ thống sông 11 KCN Khu công nghiệp 12 KDC Khu dân cư 13 LVS Lưu vực sông 14 LVHTS Lưu vực hệ thống sông 15 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 16 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 17 QLMT Quản lý môi trường 18 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 19 TCMT Tiêu chuẩn môi trường 20 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 21 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 22 TNN Tài nguyên nước 23 TP Thành phố 24 TTMT Thông tin môi trường DANH MỤC BẢNG Bảng 11 Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai trong giai đoạn 2005-2009 16 Bảng 12 Diễn biến chất lượng nước hồ Trị An trong giai đoạn 2005-2009 17 ...

docx75 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CLN Chất lượng nước 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CSDL Cơ sở dữ liệu 5 CSSX Cơ sở sản xuất 6 CQQL Cơ quan quản lý 7 GIS Geological Information System 8 HTQL Hệ thống quản lý 9 HTTT Hệ thống thông tin 10 HTS Hệ thống sông 11 KCN Khu công nghiệp 12 KDC Khu dân cư 13 LVS Lưu vực sông 14 LVHTS Lưu vực hệ thống sông 15 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 16 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 17 QLMT Quản lý môi trường 18 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 19 TCMT Tiêu chuẩn môi trường 20 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 21 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 22 TNN Tài nguyên nước 23 TP Thành phố 24 TTMT Thông tin môi trường DANH MỤC BẢNG Bảng 11 Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai trong giai đoạn 2005-2009 16 Bảng 12 Diễn biến chất lượng nước hồ Trị An trong giai đoạn 2005-2009 17 Bảng 13 Các khu công nghiệp trên địa bàn ba tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM 20 Bảng 14 Các khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai 22 Bảng 21 Trách nhiệm có liên quan đến tài nguyên nước của một số cơ quan Bộ 35 DANH MỤC HÌNH Hình 11 Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai 6 Hình 12 Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Dương 8 Hình 13 Bản đồ quy hoạch Tp.HCM 9 Hình 14 Bản đồ khu vực nghiên cứu từ hồ Trị An đến ngã ba đèn đỏ 19 Hình 15 Tỉ lệ lưu lượng nước thải từ các KCN tập trung của một số Tỉnh/TP trong LVHTS Đồng Nai 21 Hình 21 Cấu trúc của hệ thống IWIM 40 Hình 22 Mô hình ô nhiễm nước ở lưu vực tiếp giáp các con sông ở Trung Quốc 42 Hình 23 Website Hệ thống thông tin QLMT LVHTS Đồng Nai 45 Hình 24 Cấu trúc của Mike 11 50 Hình 31 Các nguồn thải trên lưu vực sông Đồng Nai 54 Hình 32 Mô tả mô hình ô nhiễm nước ở lưu vực sông Đồng Nai 56 Hình 33 Nồng độ COD max kịch bản 1 58 Hình 34 Nồng độ COD max kịch bản 2 60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sông Đồng Nai bắt nguồn từ Cao nguyên Liăng Biăng (Lâm Đồng) chảy qua vùng núi cao nguyên đến hồ Trị An, sau đó chảy ngang qua thành phố Biên Hoà, về Tp.Hồ Chí Minh, đến ngã ba Mũi Đèn Đỏ và hợp lưu với sông Sài Gòn. Tổng diện tích lưu vực tính đến cửa sông vào khoảng 38.600 km2, tổng chiều dài khoảng 437 km với độ dốc trung bình của dòng sông là 0,42%. Sông Đồng Nai có các nhánh sông chính là sông La Ngà và sông Bé. Đây là một trong những lưu vực hệ thống sông lớn của Việt Nam và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của của vùng Đông Nam Bộ. Theo kết quả phân tích gần đây nhất, hạ lưu sông Đồng Nai đoạn từ Nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng vượt từ 3 đến 9 lần giới hạn cho phép. Đáng chú ý là đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995 đối với nguồn loại A tại lưu vực này. Vùng hạ lưu sông Đồng Nai cũng bị nhiễm mặn nghiêm trọng và không thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. Các cơ quan chuyên môn cho rằng, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm là từ các nguồn nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề, sinh hoạt, y tế, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chất thải rắn…, trong đó nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn nhất, với tải lượng các chất ô nhiễm rất cao. Các KCN và KCX đóng góp một lượng lớn nước thải vào lưu vực sông, trong đó lớn nhất là của Đồng Nai (chiếm 57,2%), TPHCM (23%) và Bình Dương (9%)… Tính đến nay, trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có khoảng trên 60 KCN, KCX đang hoạt động, tuy nhiên chỉ có khoảng trên 1/3 trong số này có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp ra sông. Tại Đồng Nai, hiện chỉ có 9/19 khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Hệ thống sông Đồng Nai chảy qua 12 tỉnh thành, đến nay vẫn chưa thống nhất được mục đích sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Trong nhiều trường hợp, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh này làm ảnh hưởng đến môi trường trong phạm vi của tỉnh kia. Đặc biệt các tỉnh đầu nguồn như Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An nếu gây ô nhiễm thì khu vực hạ lưu như TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai phải gánh chịu hậu quả. Trong năm 2008, Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực hệ thống sông đã ra đời. Với Nghị định này, tài nguyên nước trong lưu vực sông sẽ được quản lý theo nguyên tắc thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý và bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực. Cũng trong năm này, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2008/QĐ-CP về việc thành lập Ủy ban BVMT LVHTS Đồng Nai (gọi tắt là Ủy ban sông Đồng Nai) với chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động được quy định cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động của Ủy ban này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Có rất nhiều lý do cho vấn đề này, nhưng cốt lõi nhất vẫn là sự thiếu hụt một công cụ quản lý phù hợp nhằm phục vụ cho công tác quản lý môi trường nói chung, quản lý chất lượng nước nói riêng cho cơ quan này. Một công cụ quản lý mà trong đó có sự tham gia với nhiều cấp độ khác nhau tùy theo chức năng, nhiệm vụ của tất cả các cơ quan quản lý môi trường các cấp: Trung ương, cấp vùng, cấp địa phương và cả sự tham gia của cộng đồng. Ngoài ra, công cụ này cũng nhằm đáp ứng một nhu cầu bức thiết hiện nay trong quản lý môi trường nói chung và quản lý chất lượng nước nói riêng: đó là sự chia sẻ, trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các địa phương, giữa các cơ quan quản lý môi trường với nhau. Như vậy, hiệu quả của công tác quản lý chất lượng nước sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Chính vì vậy, việc phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông Đồng Nai là vấn đề vô cùng cấp thiết trong việc ra quyết định nhằm bảo vệ môi trường và làm giảm tổng chi phí môi trường nói chung và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nói riêng của lưu vực, tạo môi trường giao tiếp gần gũi, giúp cho cộng đồng dễ dàng tiếp cận và theo dõi chất lượng nước, tăng mức độ xã hội hóa công tác bảo vệ chất lượng nước theo chủ trương của nhà nước. Trên cơ sở đó, đề tài “Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai” được đưa ra, nhằm đề ra một hướng ứng dụng công nghệ mới phục vụ quản lý và chia sẻ thông tin liên quan tới chất lượng nước cũng như tính toán về phần kinh tế được giảm thiểu đến mức tối đa trong việc bảo vệ nguồn nước khi có sự cố xảy ra. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình MCCRB trong công tác quản lý và phân chia tải lượng phát thải một cách phù hợp trong khai thác lưu vực sông Đồng Nai để phát triển bền vững. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn sẽ thực hiện những nội dung cơ bản sau: - Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất lượng nước trên lưu vực sông Đồng Nai. - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn ba tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai. - Thu thập số liệu về mặt cắt, biên độ thủy lực, lưu lượng, tải lượng của sông Đồng Nai. - Khảo sát hiện trạng môi trường của các nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn ba tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình MCCRB trong việc phân chia tải lượng phát thải trong lưu vực sông Đồng Nai. - Dùng mô hình Mike 11 để đánh giá chất lượng nước trên lưu vực sông dựa theo mô hình phân chia tải lượng phát thải. 4. Phạm vi, giới hạn luận văn Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với tổng diện tích toàn lưu vực khoảng 44.612 km2, bao gồm toàn bộ địa giới hành chánh của 3 tỉnh thành: Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, các kết quả đề tài và số liệu sử dụng được đưa ra trên cơ sở phạm vi, giới hạn như sau: - Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được thu thập từ một số địa phương đại diện trong lưu vực sông: Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM. - Về ranh giới lưu vực sông Đồng Nai: Từ hồ Trị An đến ngã ba đèn đỏ. - Về số liệu: Các số liệu trong để tài được sử dụng dựa trên kết quả quan trắc chất lượng nước mặt, nước thải của các khu công nghiệp trên lưu vực sông Đồng Nai của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Đồng Nai, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Môi Trường và Tài Nguyên Tp.Hồ Chí Minh, đề tài KHCN07-17 “Xây dựng một số cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý thống nhất và tổng hợp chất lượng môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai” cơ quan thực hiện: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC). 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã có từ những đề tài nghiên cứu ứng dụng thiết lập quy hoạch, khảo sát đánh giá hiện trạng, các báo cáo tổng hợp v.v… đúc kết các thông tin tin cậy để tổng hợp ra những diễn biến của việc thay đổi chất lượng nước trên lưu vực sông Đồng Nai do các tác động của nguồn thải gây ra. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thống kê, so sánh - Phương pháp xử lý số liệu: Nhập, xử lý các số liệu điều tra, các số liệu phân tích bằng EXCEL, WORD. Nhập các kết quả thống kê được thực hiện trên các kết quả phân tích mẫu và xử lý để đưa ra nhận định. - Phương pháp thống kê: sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu, truy vấn dữ liệu trong đánh giá công tác quản lý môi trường. - Phương pháp so sánh: Thu thập những thông tin liên quan và những quy định, quy chuẩn hiện có của Nhà nước về quản lý môi trường để so sánh và phát hiện những vấn đề còn thiếu sót hoặc chưa phù hợp. Phương pháp mô hình hoá - Ứng dụng mô hình MCCRB để tính toán việc phân chia tải lượng phát thải một cách phù hợp trong khai thác lưu vực sông Đồng Nai để phát triển bền vững. - Sử dụng mô hình MIKE 11 để đánh giá chất lượng nước theo mô hình phân chia tải lượng phát thải. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia tại phòng Tin học – Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên TP.HCM, các chuyên gia về quản lý chất lượng nước, về mô hình cũng như từ các nhà quản lý tại các đơn vị có liên quan. Trong đó, tiêu biểu là các đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp bộ. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí địa lí Đồng Nai Hình 11 Bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng địa lý - kinh tế Đông Nam bộ (gồm 8 tỉnh, thành Đông Nam bộ) và tham gia vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh, thành Đông và Tây Nam bộ) là vùng kinh tế động lực trọng điểm quan trọng nhất của cả nước. - Tọa độ vị trí địa lý của tỉnh đồng Nai: từ 10o31’17” đến 11o34’49” vĩ độ Bắc và từ 106o44’45” đến 107o34’50” kinh độ Đông. Tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (590.215,47 ha) và có các tiếp giáp ranh giới cụ thể bao gồm: +  Phía Đông giáp với tỉnh Bình Thuận. +  Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng. +  Phía Tây Bắc giáp với các tỉnh Bình Dương và Bình Phước. +  Phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh. +  Phía Nam giáp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt phát triển như: Quốc lộ 1A, 20, 51 và đường sắt Bắc - Nam; có sân bay quân sự Biên Hòa rộng 40 km2 và đã quy hoạch xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành rộng 50 km2, đồng thời có hệ thống giao thông đường thủy quan trọng như: sông Đồng Nai, Đồng Tranh và Thị Vải, tạo nên nhiều lợi thế giao lưu kinh tế - văn hóa với các tỉnh, thành khác trong phạm vi cả nước. - Tỉnh là một địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng, có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và sự thật tỉnh đã sớm tận dụng được một số lợi thế so sánh của vùng trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay để đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội rất đáng kể trong thời kỳ 1995 - 2005. Bình Dương Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km. : Hình 12 Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Dương - Tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc: 110°52' - 120°18', kinh độ Đông: 106°45' - 107°67'30". - Diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/64 về diện tích tự nhiên). Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km. TP.HCM Hình 13 Bản đồ quy hoạch Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét. 1.2. Điều kiện tự nhiên Đồng Nai Địa hình đặc trưng của tỉnh là kiểu núi thấp và bán bình nguyên, có bề mặt nghiêng thoải từ Tây Bắc xuống Tây Nam (tức là nghiêng về phía lòng sông Đồng Nai). Có thể phân chia các mức địa hình theo độ cao tuyệt đối như sau (theo chiều giảm dần của độ cao tuyệt đối): - Mức cao 837 - 400 m: Địa hình đặc trưng bởi những núi đẳng thước, độc lập cách xa nhau như núi Chứa Chan (837m), núi Sóc Lu (418m), núi Suối Râm (444m) và núi Mây Tào chung với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (708m). - Mức cao 300 - 100 m: Tương đối phổ biến trên địa bàn tỉnh, phân bố rải rác từ Bắc xuống Nam dài gần 100 km không liên tục. Dải địa hình này có đặc điểm có nơi dạng vòm (vùng rừng Cát Tiên - Tân Phú). Đường kính vòm rộng 25-30 km nằm giữa hai lưu vực sông Mã Đà (thượng nguồn sông Bé) và sông Đồng Nai. Đỉnh vòm cao 372 m là nơi hội tụ của nhiều đầu nguồn suối kiểu tỏa tia đặc trưng. Về phía Nam (của hồ Trị An) dải núi tựa như một nóc nhà khổng lồ chia nước cho hai phía Đông và Tây thuộc lưu vực sông Đồng Nai và sông La Ngà. Mức chia cắt sâu, chia cắt ngang từ 50 - 100 m. Vùng ít lộ đá gốc, lớp vỏ khá dày. - Mức cao 100-50 m: Khu lòng hồ Trị An, dọc thung lũng sông La Ngà, vùng Cây Gáo, Trảng Bom,... Vùng được cấu thành từ các thành tạo Kainozoi là chủ yếu - Mức cao 50 m trở xuống: Là địa hình đồng bằng, thung lũng các sông Đồng Nai, Thị Vải ở phía Tây Nam tỉnh giáp vùng Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh). Đây là vùng đất nông nghiệp quan trọng và nuôi trồng thủy sản. Tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa và mùa khô khác biệt. Có thể tóm tắt tình hình diễn biễn chế độ khí hậu tại tỉnh như sau: - Diễn biến nhiệt độ trung bình: Trong 5 năm gần đây nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh vẫn có xu hướng tăng từ 0,1 - 0,3oC/năm (tổng giá trị tăng là 0,4oC/5 năm), trong đó riêng tại khu vực thành phố Biên Hòa có mức tăng cao nhất tới 0,7oC. Tháng 01 có nhiệt độ thấp nhất: 24,3 - 26,6oC, rồi tăng nhanh đến tháng 4 đạt mức cao nhất: 28,5 - 29,7oC (trừ tại La Ngà muộn và sớm hơn 1 tháng, là tháng 2, 3). Bình Dương Là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp Tp. Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh. Tỉnh Bình Dương có các vùng đất đỏ trồng cao su và cà phê, vùng đất xám, nơi có đồng cỏ chăn nuôi và trồng hoa màu; vùng đồng bằng sông bồi, nơi có nhiều ruộng lúa, vườn cây ăn trái như Lái Thiêu, nổi tiếng với các loại: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít tố nữ... Có các con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh là: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé với nhiều kênh rạch, sông con, cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và tạo điều kiện cho ghe thuyền đi lại thuận tiện. Khí hậu: Có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm 27ºC. TP.HCM Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%. 1.3. Kinh tế - xã hội Đồng Nai Kinh tế Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và khá bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh; công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp được đầu tư đúng mức, phục vụ đắc lực cho yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; bước đầu phát triển được một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao.  Việc huy động các nguồn lực cho phát triển có tiến bộ, công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu dân cư tập trung được chú trọng, tạo chuyển biến mới về bộ mặt thành thị và nông thôn, đặc biệt là về kiến trúc đô thị. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh 5 năm qua đạt trên 46 ngàn tỷ đồng, gấp 2,4 lần thời kỳ 1996 - 2000 (vượt mục tiêu Nghị quyết), trong đó vốn đầu tư trong nước chiếm 47,6%, tăng gấp 3,3 lần. Cơ cấu đầu tư được triển khai đúng định hướng, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hoàn thành cơ bản chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu ở các xã đặc biệt khó khăn, tăng đầu tư phát triển công nghiệp, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.    Bình Dương Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Gồm có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Sóng Thần 1.Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên). Mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Dương thời kỳ 2006 -2010 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII năm 2006 đã nêu mục tiêu phấn đấu thời kỳ 2006-2010 về kinh tế-xã hội của tỉnh như sau: - Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 15%. - Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ Đôla Mỹ. -GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng. - Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp: 65,5%; dịch vụ: 30%; nông nghiệp: 4,5%. - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14-15%/năm. - Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả thời kỳ đạt 3 tỷ USD. - 90% trường trung học phổ thông, tiểu học đạt chuẩn quốc gia. - Phổ cập giáo dục bậc trung học. -95% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. - Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5% (theo chuẩn mới của tỉnh 400.000 đồng/người/tháng đối với nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị). Theo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông nghiệp giảm xuống còn 15-16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%. Với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức cao như hiện nay là 35%/năm (2001-2005) thì Bình Dương sẽ là một trong những tỉnh về đích trước và sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 730 USD/năm vào 2006. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn. 1.4. Hiện trạng môi trường và thông tin chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai 1.4.1. Tổng quan lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Sông Đồng Nai có dòng chính dài 470 km và có diện tích lưu vực tính đến thác Trị An là 14.800 km2. Toàn bộ lưu vực có 266 sông suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Lưu vực đổ nước ra biển tại 2 cửa chính là vịnh Gành Rái và cửa Soài Rạp. Tổng lượng dòng chảy hàng năm LVHTS Đồng Nai (sau đây gọi tắt là LVS Đồng Nai) khoảng 36,6 tỷ m3 trong đó có khoảng 32 tỷ m3 phát sinh trong lãnh thổ (chiếm 89 % tổng lượng nước trong lưu vực). Lưu vực sông Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm. Lưu vực có rất nhiều đập và công trình điều tiết với 2 hồ chứa lớn là hồ Trị An (phát điện); hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi). Trên LVHTS Đồng Nai, lượng mưa trung bình nhiều năm vào khoảng 2100 mm, tương ứng với khối lượng nước mưa khoảng 84 tỷ m3. Lượng nước này, ngoài phần tổn thất do bốc hơi, sẽ là nguồn cung cấp cho nước ngầm và hình thành dòng chảy bề mặt của các sông suối. Đoạn sông Đồng Nai từ sau hồ Trị An đến Ngã ba Đèn Đỏ có vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đoạn sông này có chức năng cấp nước sạch đồng thời tiếp nhận nước thải của Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Biên Hòa, các KCN, vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương. Tuy nhiên nguồn tài nguyên nước có ý nghĩa sống còn này đang ở mức nguy hiểm về chất lượng và khả năng cung cấp nước sạch. Để duy trì nguồn tài nguyên nước quý giá này cần phải có biện pháp quản lý, bảo vệ mà bước đầu tiên là phải phân đoạn quản lý theo các mục tiêu thích hợp nhất cho hiện tại và trong tương lai. Nhìn chung, tài nguyên nước mặt ở LVHTS Đồng Nai tương đối khá. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên không cho phép để có thể điều chỉnh lại dòng chảy cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và phát triển KTXH đối với toàn bộ vùng lãnh thổ LVHTS Đồng Nai với lượng nước hàng năm 24,3 tỷ m3. 1.4.2. Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai những năm gần đây Sông Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, là nguồn nước cấp cho sinh hoạt của tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, sông Đồng Nai không chỉ là nguồn tiếp nhận lượng chất thải từ các đô thị và khu công nghiệp trong tỉnh, mà còn tiếp nhận một lượng chất thải khá lớn từ một số tỉnh, thành lân cận. Vì vậy, sông Đồng Nai đã được quan trắc tác động thường xuyên nhằm theo dõi diễn biến nhạy cảm trong chất lượng của nguồn nước sinh hoạt quan trọng này. Bảng 11 Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai trong giai đoạn 2005-2009 Thông số Giá trị 2005 2006 2007 2008 2009 TCVN 5942 – 1995 (cột A) Số lượng mẫu xử lý : 606 654 1.206 822 363 pH TB 7,2 7,0 7,1 7,0 6,6 6,0 – 8,5 DO TB 5,8 5,9 5,8 5,5 5,6 ≥ 6 BOD5 TB 4,3 4,5 3,8 4,0 4,4 < 4 SS TB 35 48 37 27 12 20 NH3-N TB 0,4 2,1 5,5 0,4 0,6 0,05 Coliform TB 13.543 10.404 17.921 19.058 12.800 5.000 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-2009) So sánh kết quả quan trắc môi trường với TCVN 5942 - 1995 (cột A) cho nhận xét sau: Trong cả 5 năm chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai hoàn toàn không đạt ở các chỉ thị NH3-N và coliform (vượt 2 - 110 lần); chỉ thị SS nhìn chung không đạt tiêu chuẩn, song có xu hướng giảm dần và đạt tiêu chuẩn vào mùa khô năm 2005; các chỉ thị DO, BOD cơ bản chấp nhận được; chỉ thị pH  đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Diễn biến chất lượng nước từ hồ Trị An đến Ngã ba Đèn Đỏ Đoạn sông Đồng Nai từ sau hồ Trị An đến Ngã ba Đèn Đỏ có độ dài 90km, chảy ngang qua tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tp.HCM. Đoạn sông này có nhiều đặc trưng quan trọng: không có các điểm hợp lưu lớn, là nguồn cung cấp nước sạch, chịu ảnh hưởng của triều, mặn, là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, sản xuất với số lượng lớn của Tp.HCM, Tp.Biên Hòa. Dựa theo các đặc trưng trên có thể chia đoạn sông ra 3 đoạn nhỏ. Trong đoạn sông Đồng Nai từ hồ Trị An đến cầu Đồng Nai hiện đang có trạm bơm nước của nhà máy nước Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) và nhà máy nước Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), tổng lượng nước đang khai thác đạt 700.000m3/ngày đêm. Theo quy hoạch, đến năm 2005 sẽ có thêm nhà máy nước Thiện Tân thuộc tỉnh Đồng Nai (200.000 m3/ngày.đêm); nhà máy nước Bình An thuộc tỉnh Bình Dương (100.000 m3/ngày.đêm). Lượng nước khai thác trên sông Đồng Nai vào năm 2005 tối thiểu là 1.000.000 m3/ngày.đêm. Với vai trò là nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, nước sông Đồng Nai được bảo vệ để đạt loại A của TCVN về chất lượng nước mặt. Nồng độ các thông số ô nhiễm của nước sông Đồng Nai được quan trắc hàng tháng. Kết quả của hệ thống quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai (Cục Môi trường và Sở KHCN & MT tỉnh Đồng Nai) cũng như các khảo sát của các cơ quan khoa học trong những năm gần đây cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai (đoạn sông từ sau hồ Trị An đến điểm hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn) đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Nguyên nhân chính là nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ các khu vực đô thị, khu công nghiệp… nằm ven sông Bảng 12 Diễn biến chất lượng nước hồ Trị An trong giai đoạn 2005-2009 Thông số Giá trị 2005 2006 2007 2008 2009 TCVN 5942-1995 (cột A) Tổng số mẫu: 66 66 66 66 108 pH TB 7,3 7,0 7,4 6,8 7,1 6,0 – 8,5 DO TB 6,3 6,6 6,7 5,8 6,6 ≥ 6 BOD5 TB 4 3 2 4 7 < 4 SS TB 27 23 24 17 36 20 NH3-N TB 0,3 0,7 0,3 0,6 0,6 0,05 Coliform TB 40 1.138 982 518 1.958 5.000 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2009) Trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh, sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực. Phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó, có đoạn đã trở thành sông "chết". Sông Đồng Nai có nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là vùng hạ lưu nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại - Đồng Nai đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, đáng chú ý là đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 đối với nguồn loại A. Trong đoạn sông này, chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần, giá trị COD vượt từ 1,8 - 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép. Trên đoạn sông từ khu vực trạm bơm cấp nước Hóa An đến trạm Cát Lái, qua địa bàn Tp.HCM cho thấy CLN tương đối ổn định từ năm 2001 đến nay; hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 2 mg/l, đạt tiêu chuẩn CLN mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Hàm lượng dầu dao động từ 0,025 đến 0,029 mg/l, trong khi TCVN quy định không cho phép dầu hiện diện trong nguồn nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Ô nhiễm vi sinh ở mức cao tại các khu vực Hóa An và Cát Lái, nhưng đã có chiều hướng giảm trong vài năm gần đây CLN sông của khu vực hạ lưu: Giá trị DO giảm xuống rất thấp, SS vượt từ 2- 2,5 lần TCVN 5942 - 1995 (loại B). Vùng này cũng đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông ở khu vực này không thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu. Hình 14 Bản đồ khu vực nghiên cứu từ hồ Trị An đến ngã ba đèn đỏ 1.5. Nguồn tác động đến CLN LVHTS Đồng Nai Hiện nay, LVHTS Đồng Nai đang chịu áp lực mạnh mẽ của gia tăng dân số, đô thị hóa và phát triển kinh tế, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, CLN còn chịu tác động mạnh bởi hoạt động phát triển thủy điện - thủy lợi, việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải thủy... Trong số các nguồn thải có lưu lượng thải lớn, nước thải công nghiệp và sinh hoạt đóng góp tỷ lệ lớn nhất, với tải lượng các chất ô nhiễm rất cao. [1] 1. 5.1. Hoạt động của các KCN và KCX Tính đến nay, trên lưu vực có khoảng hơn 70 KCN và KCX đang hoạt động, trong số đó chỉ có 21 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động lớn đến CLN của các nguồn tiếp nhận, chủ yếu là khu vực trung lưu và hạ lưu sông Đồng Nai (KCN của Đồng Nai, Bình Dương), sông Sài Gòn (KCN của TP.HCM, Bình Dương) và sông Thị Vải (KCN, cảng nước sâu của Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu). Cùng với lượng lớn nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN và các CSSX công nghiệp phân tán đã gây ô nhiễm nghiêm trọng khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Bảng 13 Các khu công nghiệp trên địa bàn ba tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM KCN Huyện Tỉnh Diện tích Biên Hòa 1 Biên Hòa Đồng Nai 335 ha Biên Hòa 2 Biên Hòa Đồng Nai 376 ha Amata Biên Hòa Đồng Nai 361 ha Hố Nai Trảng Bom Đồng Nai 225,71 ha Sông Mây Trảng Bom Đồng Nai 255,4ha Loteco Biên Hòa Đồng Nai 100 ha Bầu Xéo Trảng Bom Đồng Nai 499,87 ha Nam Tân Uyên Tân Uyên Bình Dương 330,5 ha Linh Trung Q.Thủ Đức Tp.HCM 326,37 ha Cát Lái II Q.2 Tp.HCM 111,7 ha An Phước Long Thành Đồng Nai 130 ha Tam Phước Long Thành Đồng Nai 323,18 ha Ông Kèo Nhơn Trạch Đồng Nai 800 ha. Định Quán Định Quán Đồng Nai 54 ha Thạnh Phú Vĩnh Cửu Đồng Nai 177 ha (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường) 1. 5.2. Nước thải công nghiệp Theo thống kê đến hết năm 2007, trên LVS có khoảng hơn 10.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (riêng TP. HCM chiếm hơn 60%). Trong số đó, có rất nhiều cơ sở sản xuất phân tán, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, do đó công tác quản lý, kiểm soát nguồn và lượng thải thường rất khó khăn. Xét về tổng lượng nước thải, bình quân một ngày, LVS tiếp nhận khoảng 480.000 m3 nước thải từ các KCN và các CSSX công nghiệp phân tán trên lưu vực. Các KCN và KCX tập trung đóng góp một lượng lớn nước thải khoảng 120.000 m3/ngày) vào LVS. Trong đó, lớn nhất là nước thải từ các KCN và KCX của Đồng Nai (57,2%), tiếp đó là TP. HCM (23%) và Bình Dương (9%). Hình 15 Tỉ lệ lưu lượng nước thải từ các KCN tập trung của một số Tỉnh/TP trong LVHTS Đồng Nai (Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2006) 1.5.3. Hoạt động khai thác khoáng sản Hiện nay, hoạt động khai thác khoáng sản phát triển tương đối mạnh trong lưu vực. Nhóm khoáng sản kim loại tập trung chủ yếu ở khu vực thượng lưu (Lâm Đồng, Đồng Nai), nhóm khoáng sản phi kim (cát, đá, đất sét...) tập trung ở vùng hạ lưu (Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai, Long An). Các hoạt động này đang là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến CLN mặt (trong đó có ô nhiễm kim loại nặng). Khai thác quặng Bôxit (Lâm Đồng - thượng nguồn sông Đồng Nai) và khai thác vàng (khoảng 50 điểm quặng và mỏ vàng tập trung ở phía bắc tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và một phần phía nam tỉnh Đắk Nông): chủ yếu là hoạt động khai thác lộ thiên, phương tiện khai thác rất thủ công. Hoạt động khai thác sử dụng đến hàng trăm nghìn m3 nước; việc đào bới, rửa xói từ hàng chục đến trăm nghìn tấn đất, thải ra sông suối cũng đã làm suy giảm mạnh mẽ CLN sông Đồng Nai. 1. 5.4. Nước thải sinh hoạt Hiện nay, trên toàn lưu vực có hơn 77 khu đô thị với dân số khoảng trên 15 triệu người. Các khu đô thị phân bố không đồng đều, tập trung nhiều nhất trên sông Sài Gòn. Khu vực từ trung tâm TP.HCM đến Thị xã Thủ Dầu Một tập trung khoảng gần 8 triệu dân. Tốc độ đô thị hóa nhanh, trong khi đó hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển không tương xứng, làm gia tăng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Các khu đô thị hàng ngày thải vào LVHTS Đồng Nai trung bình khoảng 992.000 m3 nước thải sinh hoạt. Tất cả các đô thị trên LVS đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Đây là nguồn thải lớn, gây suy giảm CLN tại lưu vực, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ và vi si nh. Bảng 14 Các khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai Địa phương Tỉnh Dân số năm 1999 Tân Uyên Bình Dương 115104 TP.Biên Hòa Đồng Nai 470528 Nhơn Trạch Đồng Nai 115874 Thống Nhất Đồng Nai 303883 Long Khánh Đồng Nai 225916 Quận 2 Tp.HCM 102543 Quận 9 Tp.HCM 149333 Thủ Đức Tp.HCM 210605 Tổng cộng: 1693786 (Nguồn: Đề tài KHCN 07-17 năm 1999) Trong LVS, TP.HCM đóng góp lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất (77,5%). Hạ lưu sông Sài Gòn, đoạn chảy qua trung tâm TP, nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do đây là khu vực tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất. Đồng Nai là địa phương đóng góp lượng nước thải sinh hoạt lớn thứ 2 trong lưu vực. Hạ lưu sông Đồng Nai là nơi tiếp nhận chủ yếu lượng thải này, đặc biệt đoạn sông qua TP Biên Hòa (tiếp nhận 87% tổng lượng nước thải sinh hoạt của tỉnh) nên môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ nặng. 1.5.5. Nước thải y tế Hầu hết các bệnh viện và trung tâm y tế trong LVS đều chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc đã có nhưng xử lý chưa triệt để. Theo thống kê toàn lưu vực có trên 100 bệnh viện và trung tâm y tế với tổng lượng nước thải khoảng 17.000 m3/ngày. Trong đó có khoảng 13.000 m3/ngày đã được xử lý (chiếm 78% tổng lượng nước thải). Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải bệnh viện được xử lý đạt TCVN 6772 - 2000 mới chỉ chiếm 26% so với tổng lượng thải. Lượng nước thải này hầu hết được thải trực tiếp vào hệ thống tiếp nhận nước thải sinh hoạt và được đưa vào nguồn nước mặt trong LVS. Đây là nguồn tiềm ẩn nguy cơ lan truyền dịch bệnh qua môi trường nước. 1.5.6. Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Trồng trọt LVHTS Đồng Nai hiện có khoảng 1,8 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm 48,7% diện tích toàn lưu vực). Hoạt động canh tác này cũng đã gây ảnh hưởng xấu đến CLN do việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách. Việc khai thác và cải tạo đất phèn trên một số vùng như Long An, Củ Chi, Bình Chánh (TP.HCM), cộng với việc sử dụng phân bón có đặc tính chua làm gia tăng mức độ axít hóa nước sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông. Chăn nuôi Lâm Đồng, Bình Thuận và Đồng Nai là những khu vực có hoạt động chăn nuôi phát triển rất mạnh trong lưu vực. Tổng lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi trên toàn LVS là khoảng 147.300 m3/ngày. Hầu hết lượng nước thải này đều được đổ trực tiếp xuống các nguồn nước mặt mà không qua xử lý. Nuôi trồng thuỷ sản Hiện nay, nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển rộng trên toàn lưu vực (nuôi cá bè, nuôi trong ao hồ, hồ chứa nước...). Tổng diện tích nước mặt nuôi trồng thủy sản của các địa phương trên toàn lưu vực khoảng 71.800 ha, sản lượng nuôi đạt xấp xỉ 500.000 tấn/năm. Nước thải và chất thải từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản thường không được kiểm soát, không qua xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường nước, gây tác động đáng kể đến CLN mặt trong LVS. Thêm vào đó, các sự cố do tôm, cá nuôi chết hàng loạt không được xử lý kịp thời cũng là nguồn làm suy giảm CLN mặt nghiêm trọng. 1.5.7. Hoạt động giao thông vận tải thủy LVHTS Đồng Nai có nhiều sông lớn, rộng, sâu và luồng lạch ổn định, đặc biệt là khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Soài Rạp, Vàm Cỏ, Thị Vải... Những khu vực này có các điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông thủy và cũng như hệ thống cảng nước sâu trong khu vực. Tại lưu vực, hiện có tổng số 37 cảng lớn nhỏ với khả năng tiếp nhận các tàu từ 1.000 - 30.000 DWT. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các cảng kéo theo số lượng tàu thuyền gia tăng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt do việc xả thải dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu mỡ khoáng. Theo nhiều công trình nghiên cứu thì khối lượng dầu phát sinh trong quá trình vệ sinh các tàu chở dầu chiếm khoảng 0,67% trọng tải tàu. Hiện nay, hoạt động súc rửa vệ sinh tàu và đổ thải ngay tại chỗ đã gây ô nhiễm dầu trên một số sông rạch khu vực hạ lưu của LVS. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu đang ngày càng gia tăng do các vụ va chạm, chìm tàu chở dầu... Đối với tỉnh ven biển như Bà Rịa - Vũng Tàu thì số lượng sự cố tràn dầu còn lớn hơn vì ngoài hoạt động giao thông vận tải thủy còn có công nghiệp khai thác dầu khí. Sự cố môi trường do vỡ đường ống dẫn dầu vào các bồn chứa xăng dầu tại các kho cảng nằm ven sông Đồng Nai - Sài Gòn cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước vùng hạ lưu của LVS. 1.6. Hiện trạng công tác quản lý chất lượng nước tại lưu vực hệ thống sông Đồng Nai 1.6.1. Công tác ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm chất lượng nước 1.6.1.1. Tình hình thực hiện công tác ĐTM Trong những năm qua, công tác ĐTM tại LVS đã được triển khai một cách có hệ thống tại các địa phương và ngày càng mạnh mẽ. Tổng số báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (TCMT) được phê duyệt và thẩm định trong 10 năm qua ngày càng tăng. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số hạn chế như: tỷ lệ báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt TCMT được thẩm định và phê duyệt trên tổng số các dự án và cơ sở thuộc diện phải lập báo cáo ĐTM còn thấp; số báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt TCMT được phê duyệt giữa các tỉnh/thành cũng không đồng đều; hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM còn rất yếu; nhiều dự án được phê duyệt nhưng sau đó không xây dựng các công trình xử lý nước thải hoặc có xây dựng nhưng không vận hành đúng quy cách thiết kế... Song, nỗ lực thực hiện công tác ĐTM của các tỉnh/TP trong thời gian qua là rất đáng khích lệ, góp phần không nhỏ trong việc BVMT cũng như bảo vệ CLN tại LVS. 1.6.1.2. Tình hình cấp phép xả nước thải Việc xin và cấp phép xả nước thải vào nguồn nước đã được quy định tại Điều 18, Luật Tài nguyên nước. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 quy định cụ thể về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước và Bộ TN&MT cũng đã ban hành Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24-6-2005 hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này. Theo báo cáo của các địa phương trong lưu vực, nhiều nơi đã thực hiện việc thống kê các cơ sở xả thải thuộc diện phải xin cấp phép, nhưng cho đến nay trên cả LVS, số lượng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cấp được còn rất ít so với số lượng các đối tượng phải xin cấp phép. Tính đến cuối tháng 6 năm 2006, có rất ít giấy phép được cấp trong tổng số khoảng hàng trăm các CSSX kinh doanh thuộc diện phải xin cấp phép xả nước thải, cho thấy công tác này cần triển khai chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới. 1.6.1.3. Tình hình áp dụng các công cụ kinh tế Công cụ kinh tế như phí, thuế, quỹ…đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ CLN LVS. Công cụ kinh tế giúp các tổ chức và cá nhân lựa chọn cách ứng xử hiệu quả trong khai thác, sử dụng và bảo vệ CLN, mà cụ thể là trong thủy nông, cấp thoát nước đô thị và khắc phục ô nhiễm nguồn nước, bao gồm: định giá dịch vụ nước, tự chủ tài chính của doanh nghiệp, thuế TNN và các thuế khác, chính sách huy động vốn đầu tư phát triển, thu phí BVMT đối với các hộ dân, CSSX kinh doanh… trên LVS. Tại LVHTS Đồng Nai, các công cụ kinh tế cũng được áp dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự suy giảm CLN, cụ thể là tiến hành thu phí nước thải. Đồng thời, Quỹ BVMT Việt Nam ra đời với mục đích hỗ trợ tài chính trong lĩnh BVMT trên phạm vi cả nước mà không vì mục đích lợi nhuận. Mặc dù số dự án lập hồ sơ vay vốn và số dự án được chấp thuận cho vay vốn tại các tỉnh, TP thuộc LVHTS Đồng Nai còn rất ít song đây là dấu hiệu đáng mừng, tạo đà cho việc phát triển và áp dụng các công cụ kinh tế khác trong BVMT tại LVS. 1.6.2. Công tác kiểm tra, thanh tra Kiểm tra, thanh tra (định kỳ và đột xuất) về hoạt động BVMT của các CSSX, kinh doanh, dịch vụ và KCN có nước thải công nghiệp gây nguy cơ ô nhiễm nước sông là việc làm hết sức cấp thiết nhằm bảo vệ CLN các LVS. Tại LVHTS Đồng Nai, công tác thanh kiểm tra bao gồm: thanh kiểm tra về TNN, kiểm tra các hoạt động BVMT sau phê duyệt báo cáo ĐTM, các chương trình thanh kiểm tra các cấp,... Gần đây nhất, từ tháng 9/2008, Bộ TN&MT đã tiến hành tổng kiểm tra các cơ sở thuộc LVHTS Đồng Nai, phát hiện và xử lý theo pháp luật các đối tượng vi phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến CLN. Ngoài ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của TTCP về việc xử lý ô nhiễm môi trường sông Thị Vải thuộc địa bàn các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai, Bộ TN&MT đã phối hợp với UBND hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai tổ chức kiểm tra các CSSX, kinh doanh và KCN đang hoạt động trên sông Thị Vải. Qua kết quả kiểm tra tại chỗ và kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của 77 cơ sở và KCN cho thấy hầu hết các cơ sở sau khi được thẩm định Báo cáo ĐTM hoặc Bản đăng ký đạt TCMT đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung đã được phê duyệt hoặc xác nhận; có 49/77 cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ có 12 cơ sở xử lý đạt TCVN (chiếm 15,6%); 28/77 cơ sở sản xuất và KCN vi phạm các quy định về xả nước thải vượt TCVN gây ô nhiễm môi trường nước sông Thị Vải, một số cơ sở và KCN có tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải lớn; 8/12 KCN chưa xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải của các dự án trong KCN, nước thải có nhiều chỉ tiêu ô nhiễm vượt TCVN. 1.6.3. Công tác quy hoạch LVS Đồng Nai Quy hoạch tài nguyên nước LVS Ngày 13/02/2006, Bộ TN&MT đã có các Quyết định phê duyệt đề cương và tổng dự toán dự án Quy hoạch TNN LVS Đồng Nai, Vùng cực Nam Trung Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Mục tiêu của ác dự án quy hoạch là: + Xây dựng khuôn khổ chung cho công tác bảo vệ, khai thác, phát triển và sử dụng TNN; phòng chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra và BVMT có liên quan đến TNN LVS (vùng lãnh thổ), bao gồm xác định các mục tiêu, các vấn đề ưu tiên và giải pháp tổng thể cho việc thực hiện các mục tiêu đạt ra của quy hoạch; + Xác định các quy tắc, các họat động cần thực hiện để quản lý sử dụng tổng hợp và bền vững TNN LVS, bao gồm: chia sẻ, khai thác, sử dụng và phát triển TNN; Bảo vệ TNN và các hệ sinh thái dưới nước; Phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Phân vùng khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải Việc quy hoạch phân vùng khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước là hết sức quan trọng. Khi chưa có các quy hoạch này, sẽ xảy ra tình trạng nước thải được xả vào đoạn sông phía trên nhưng phía dưới lại lấy nước dùng cho sinh hoạt. Vì vậy, tuy chưa có quy hoạch đầy đủ về khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN, nhưng một số địa phương đã có quy định về phân vùng khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước như: Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây cũng là một căn cứ tốt cho việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước. Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc quản lý tổng hợp LVS nhằm tránh những xung đột, mâu thuẫn giữa các địa phương, giữa các vùng thượng, trung và hạ lưu các con sông, việc phân vùng khai thác sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước cần được thực hiện, góp phần bảo vệ CLN chung cho toàn lưu vực. Quy hoạch của các ngành khai thác sử dụng nước Trong các quy hoạch của ngành khai thác, sử dụng nước, quy hoạch thủy lợi và thủy điện là hai ngành có tác động lớn làm thay đổi nguồn nước do các hồ, đập, công trình thủy lợi, thủy điện điều tiết lại dòng chảy. Cho đến nay, đã có khá nhiều quy hoạch thủy lợi và thủy điện trên LVS như: Quy hoạch thủy lợi LVS Đồng Nai; Quy hoạch lũ sông Đồng Nai; Quy hoạch bậc thang thủy điện trên HTS Đồng Nai. Điều này cũng góp phần tác động đến CLN chung của lưu vực. 1.6.4. Công tác quan trắc, thông tin môi trường Tại LVS, nhiều chương trình quan trắc CLN mặt phục vụ cho các mục tiêu khác nhau đã được thực hiện. Việc quan trắc CLN mặt ngày càng được tổ chức một cách hệ thống hơn, thu được nhiều số liệu quan trọng theo không gian và thời gian đối với từng lưu vực. 1.6.4.1. Về mạng lưới quan trắc Hoạt động quan trắc CLN các LVS ở cấp trung ương hiện nay chủ yếu do một số đơn vị trong Bộ TN&MT và một số bộ/ngành khác tham gia: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, mạng lưới quan trắc nước dưới đất do Cục Địa chất và Khoáng sản quản lý. Trong đó, quan trọng nhất là Hệ thống quan trắc môi trường Quốc gia do Cục BVMT quản lý. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành khác cũng tiến hành quan trắc nước mặt LVS, phục vụ các yêu cầu của Bộ, ngành mình. Chẳng hạn Bộ Thuỷ sản quan trắc CLN nuôi trồng thuỷ sản, Bộ Y tế giám sát CLN đảm bảo điều kiện vệ sinh, Bộ NN&PTNT quan trắc CLN nước phục vụ nông nghiệp... Ngoài các trạm quan trắc môi trường quốc gia, nhiều tỉnh/thành trong các LVHTS cũng đã thành lập Trung tâm Quan trắc nhằm theo dõi, giám sát diễn biết CLN nói chung, phục vụ công tác quản lý bảo vệ CLN của địa phương như: TP. HCM, Đồng Nai và Bình Dương… Một số hạn chế trong hoạt động quan trắc CLN mặt thể hiện như sau: - Kinh phí đầu tư và nguồn lực cán bộ cho công tác quan trắc môi trường nước còn hạn chế do đó tần suất quan trắc thưa, thông số quan trắc hạn chế và số lượng điểm quan trắc ít so với yêu cầu thực tế. - Các hoạt động quan trắc CLN chưa liên tục. Do đó khó phát hiện và cảnh báo kịp thời các vấn đề ô nhiễm khi mới xuất hiện hoặc đang tiềm tàng. - Một số địa phương đã trang bị được các thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, tuy nhiên chưa chú trọng đến phát triển dài hạn cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. - Hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong hoạt động quan trắc môi trường còn yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính thống nhất của số liệu. 1.6.4.2. Hệ thống thông tin (HTTT) và cơ sở dữ liệu (CSDL) Hiện tại, chưa có HTTT môi trường LVHTS cả ở mức quốc gia cũng như ở mức lưu vực, cũng như chưa có chuẩn thống nhất cho HTTT và cơ chế cập nhật thông tin môi trường (TTMT) các LVS trong cả nước. Trong năm 2006, Cục BVMT phối hợp với các tỉnh trong lưu vực tiến hành xây dựng và cập nhật thông tin cho trang thông tin điện tử về môi trường LVS. Một số địa phương trên các LVS đã tiến hành xây dựng CSDL môi trường tại địa phương mình. Tuy nhiên, chưa có các CSDL ở cấp lưu vực hoặc tiểu lưu vực. Việc trao đổi, chia sẻ số liệu, TTMT giữa các tỉnh trong lưu vực và giữa các lưu vực với nhau cũng còn nhiều hạn chế. Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước, là văn bản cung cấp cơ sở pháp lý cho việc phát triển các mô hình quản lý dữ liệu về TNN cùng với việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý số liệu. Tuy nhiên, đến nay Quy chế vẫn chưa được thực thi một cách hiệu quả. 1.6.5. Công tác xây dựng nguồn nhân lực 1.6.5.1. Đội ngũ cán bộ Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực BVMT LVS bao gồm: cán bộ quản lý (QLMT LVS, kiểm soát ô nhiễm LVS, quản lý TNN mặt, thanh tra môi trường) và cán bộ quan trắc môi trường (nước mặt lục địa, nước biển ven bờ) đang rất thiếu hụt về số lượng. Bộ máy quản lý nhà nước về BVMT nói chung và bảo vệ CLN LVS nói riêng tuy đã được tăng cường, nhưng còn thiếu về số lượng (đặc biệt ở cấp địa phương) và hạn chế về năng lực. Trong số 12 tỉnh, thành phố trên LVHTS Đồng Nai, TP.HCM là địa phương có điều kiện tốt nhất về nguồn nhân lực cho công tác QLMT, đặc biệt là quản lý CLN. Tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi Cục BVMT TP đã được tăng cường về nhân sự và cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt động tác nghiệp như: quan trắc môi trường, thu phí nước thải, tư vấn cho các tổ chức và doanh nghiệp về quản lý CLN,… Tại 24 quận/huyện của TP cũng đều có Phòng TNMT với biên chế trung bình khoảng 3-4 người. Ngoài ra, Ban quản lý KCN/KCX của thành phố (HEPZA) với phòng môi trường chuyên đảm trách công tác QLMT chung và quản lý CLN tại các KCN, KCX của TP. 1.6.5.2. Năng lực đội ngũ cán bộ Các cán bộ hiện tại đang làm việc trong lĩnh vực BVMT phần lớn đều không được đào tạo chuyên ngành về môi trường và TNN, lại phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực nên kiến thức về bảo vệ CLN LVS thường không sâu. Trung bình mỗi tỉnh có khoảng 5-7 cán bộ QLMT cấp tỉnh (riêng các tỉnh có trạm quan trắc môi trường như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa -Vũng Tàu, thì số lượng có nhiều hơn). Số lượng cán bộ QLMT cấp huyện, xã còn rất hạn chế và nhiều huyện vẫn chưa hoàn thiện Phòng TNMT. Trong khi đó, nhu cầu QLMT tại các địa phương đòi hỏi phải giải quyết một khối lượng lớn các công việc có liên quan, từ việc xây dựng chính sách, chiến lược BVMT của địa phương, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho đến thực thi các hoạt động cụ thể như: thẩm định báo cáo ĐTM, kiểm soát ô nhiễm, thu phí nước thải, thanh tra môi trường, giải quyết sự cố môi trường, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về môi trường,… Do vậy, nhân sự tập trung cho QLMT tại LVS là rất thấp. Ngoài ra, những kỹ năng truyền thống cũng như trình độ hiện tại của đội ngũ cán bộ hiện nay đã bắt đầu bộc lộ việc không phù hợp với điều kiện mới, đặc biệt trong lĩnh vực đa ngành và tổng hợp như BVMT LVS. 1.6.6. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất lượng nước Thực tế những năm qua cho thấy, thành công của các hoạt động bảo vệ CLN phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của cộng đồng. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian qua đã chỉ cho thấy rằng: cộng đồng có vai trò và tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với công tác quản lý và BVMT nói chung. Các mô hình quản lý và bảo vệ CLN LVS thành công trên thế giới đều có sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Khái niệm “cộng đồng” được hiểu ở đây bao hàm tất cả các thành phần và các tổ chức trong xã hội, từ các cơ quan quản lý cao nhất cho đến dân cư trong vùng. Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ CLN LVS hiện vẫn còn nhiều hạn chế: - Tiềm năng của cộng đồng vẫn chưa được phát huy đầy đủ, sự tham gia của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách và các hoạt động bảo vệ CLN vẫn còn nhiều hạn chế. - Trách nhiệm bảo vệ CLN LVHTS và tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp cũng như cộng đồng chưa cao. - Nhận thức của cộng đồng dân cư với công tác bảo vệ CLN LVS còn là vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này sẽ còn tồn tại cho đến khi chuyển biến được tư tưởng cố hữu vốn không quen coi việc BVMT là trách nhiệm của bản thân của cộng đồng. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1. Cơ sở pháp lý liên quan Ở cấp quốc gia, Cục BVMT - Bộ TN&MT đóng vai trò chủ đạo trong công tác quản lý CLN tại LVS. Bên cạnh đó, tùy theo chức năng, các Bộ ngành khác có sự phối hợp thực hiện công tác quản lý CLN, như Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế,... Trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý TNN, trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành Luật TNN, trình TTCP quyết định phê duyệt Chiến lược TNN quốc gia đến năm 2020; xúc tiến xây dựng quy hoạch một số LVS qua đó tăng cường đáng kể công tác quản lý TNN. Tuy nhiên, việc quy định quản lý LVS còn có sự chồng chéo, thể hiện ở Nghị định 91/2003/NĐ-CP giao Bộ TN&MT quản lý TNN trong khi Nghị định 86/2004/NĐ-CP lại giao Bộ NN&PTNT quản lý vật thể chứa nước (LVS), gây khó khăn cho việc quản lý thống nhất TNN. Các quyết định gần đây của TTCP đã phân định rõ vai trò của các cơ quan liên quan trong một số công việc cụ thể. Tại Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 03/6/2006, TTCP đã giao cho Bộ TN&MT chức năng lập quy hoạch về sử dụng, quản lý tổng hợp và bảo vệ TNN ở các LVS chính và giao Bộ NN&PTNT thực hiện chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống tưới tiêu, rừng và nông nghiệp đặc biệt cho các mục đích sử dụng nước trong tưới tiêu, cấp nước, phát triển thủy điện và nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được ban hành đã góp phần luật hoá công tác bảo vệ nguồn nước các LVS. Trong đó có thể kể ra các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật BVMT (2005), Luật TNN (1998), Luật Đất đai (2003), Hệ thống TCVN - Các tiêu chuẩn CLN sông, hồ (ban hành năm 1995, sửa đổi năm 2001 và 2005), và hàng loạt các văn bản dưới luật khác. Trên cơ sở Luật TNN, Hội đồng Quốc gia về TNN đã được thành lập theo quyết định số 67/2000/QĐ-TTg ngày 15/6/2000. Theo chức năng của mình cùng với các uỷ viên là đại diện các Bộ ngành liên quan, Hội đồng này sẽ giúp tiến tới quản lý TNN một các tổng hợp. Đồng thời Hội đồng sẽ tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề chính sách, chiến lược và thông qua quy hoạch LVHTS và các dự án lớn về phát triển nguồn nước, giải quyết tranh chấp về nước, quản lý CLN và các khía cạnh Quốc tế về TNN. Ở cấp độ liên vùng, dưới sự chỉ đạo của TTCP và Bộ TN&MT, Ủy ban sông Đồng Nai được thành lập theo thỏa thuận của 12 tỉnh, TP trong lưu vực theo QĐ số 157/2008/QĐ-TTCP. Tuy nhiên, trên thực tế, Ủy ban này vẫn hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Ở các địa phương, từ năm 2003, các Sở TN&MT được thành lập và đều có Chi cục BVMT (trước kia là Phòng QLMT). Liên quan đến quản lý và bảo vệ CLN LVS, Luật BVMT 2005 đã đưa ra các điều khoản quy định việc quản lý và bảo vệ CLN sông. Nội dung về BVMT nước sông theo Luật BVMT 2005: Mục 2, Chương VII gồm các Điều cụ thể là: - Điều 59 quy định các nguyên tắc BVMT nước sông: (1) BVMT nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý TNN trong LVS. (2) Các địa phương trên LVS phải cùng chịu trách nhiệm BVMT nước trong LVS; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do TNN trong LVS mang lại và bảo đảm lợi ích cho cộng đồng dân cư. - Điều 60 quy định về kiểm soát, xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường nước trong LVS. - Điều 61 quy định về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh đối với BVMT nước trong LVS. - Điều 62 quy định về tổ chức BVMT nước của LVS. Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường liên quan đến bảo vệ CLN sông, hồ cho các mục đích sử dụng nước được ban hành lần đầu tiên vào năm 1995, sửa đổi năm 2001 và 2005. Năm 2008, Bộ TN&MT đã ký quyết định ban hành một số quy chuẩn đối với nước mặt và nước thải . Tuy nhiên, các quy chuẩn liên quan đến trầm tích đáy và bùn thải vẫn chưa được xây dựng và ban hành. Luật Tài nguyên Nước (1998) có các quy định liên quan đến nước mặt, nước mưa, nước dưới đất và nước biển. Luật này nghiêm cấm thải các chất thải độc hại, nước thải chưa qua xử lý hoặc nước thải đã qua xử lý nhưng chưa đạt TCCP cho phép vào nguồn nước. Việc cấp phép xả thải phải căn cứ vào khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận. Nước thải phải được xử lý đạt TCCP trước khi xả thải. Song, việc áp dụng và thực thi Luật BVMT, Luật TNN và Hệ thống Tiêu chuẩn/Quy chuẩn Việt Nam về môi trường nhằm mục tiêu kiểm soát ô nhiễm và quản lý CLN vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Tại LVHTS Đồng Nai, sự phối hợp trong BVMT cũng như công tác quản lý CLN được thể hiện qua các cột mốc sau: - Tháng 11 năm 2001, đại diện của 12 UBND các tỉnh, TP trong lưu vực đã thoả thuận và thành lập Uỷ ban BVMT LVS Đồng Nai. - Ngày 28/12/2001, tại TP.HCM đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/TP trên lưu vực để thảo luận về hợp tác giữa các địa phương trong việc quản lý nguồn nước toàn LVS. - Ngày 21/3/2002, Chính phủ có công văn số 291/CP-KG, giao UBND TP.HCM chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh trong lưu vực xây dựng đề án BVMT LVHTS Đồng Nai. - Tháng 5/2004, Bộ TN&MT đã phối hợp với các địa phương thuộc lưu vực và các cơ quan khoa học họp bàn triển khai Chương trình BVMT LVHTS Đồng Nai. - Ngày 31/5/2005, Bộ TN&MT và UBND TP.HCM đã phối hợp với các địa phương thuộc lưu vực tổ chức Hội nghị bàn tròn đánh giá tình hình thực hiện cam kết hợp tác BVMT LVHTS Đồng Nai. - Ngày 25/12/2005, Bộ TN&MT cùng các tỉnh trong lưu vực đã đồng thuận cam kết gồm 8 điểm về các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên LVS. - Ngày 3/12/2007, TTCP đã ra quyết định 187/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án BVMT LVHTS Đồng Nai đến năm 2020”. Đây là một trong những quyết định đánh dấu mức độ cấp bách trong vấn đề ngăn chặn suy thoái và cải thiện môi trường tại lưu vực này. Ngày 01/12/2008, TTCP ký quyết định số 157/2008/QĐ-TTg thành lập Ủy ban BVMT LVHTS Đồng Nai (gọi tắt là Ủy ban sông Đồng Nai) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban này. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành và địa phương để giải quyết các vấn đề về môi trường chung cũng như bảo vệ CLN còn yếu. Giữa các địa phương trong cùng lưu vực chưa tìm được tiếng nói chung, chưa thống nhất và hợp tác chặt chẽ trong công tác bảo vệ CLN lưu vực. Quan niệm về trách nhiệm của địa phương, các ngành về bảo vệ CLN LVS là chưa đầy đủ. Nhiều địa phương quan niệm không đúng về mục đích bảo vệ CLN LVS, về vai trò và trách nhiệm của địa phương trong tổ chức BVMT chung trên lưu vực. Bảng 21 Trách nhiệm có liên quan đến tài nguyên nước của một số cơ quan Bộ TT Cơ quan Trách nhiệm liên quan đến tài nguyên nước 1 Bộ TN và MT Quản lý tài nguyên nước, CLN. Lập quy hoạch về sử dụng, quản lý tổng hợp và bảo vệ TNN ở các LVHTS chính. 2 Bộ NN và PTNT Tưới tiêu, phòng chống lụt bão, cấp nước sinh hoạt nông thôn, quản lý các công trình thủy lợi và đê điều. 3 Bộ KHĐT Hướng dẫn và kiểm tra các Bộ ngành về việc lập và thực hiện chiến lược phát triển KTXH. 4 Bộ Công nghiệp Phát triển thủy điện thông qua Tổng Công ty điện lực Việt Nam. 5 Bộ KHCN Thẩm định dự thảo và công bố các tiêu chuẩn CLN do Bộ TN&MT xây dựng. 6 Bộ Xây dựng Quản lý các công trình công cộng đô thị; Thiết kế và xây dựng các công trình cấp thoát nước đô thị 7 Bộ GTVT Quản lý và phát triển giao thông đường thủy; Quản lý công trình thủy và hệ thống cảng. 8 Bộ Thủy sản Quản lý nước dùng cho nuôi trồng và chế biến thủy sản. 9 Bộ Y tế Quản lý CLN uống; Chịu trách nhiệm thiết lập và giám sát các tiêu chuẩn CLN. 10 Bộ Tài chánh Xây dựng các chính sách về thuế và phí đối với tài nguyên nước (Nguồn: Bộ Tài nguyên Môi trường năm 2006) [1] 2.2. Tổng quan quản lý chất lượng nước trên thế giới Quản lý CLN là một vấn đề không chỉ liên quan đến tính không gian mà còn bao hàm cả tính thời gian. Các đánh giá CLN của một lưu vực phải dựa trên diễn biến chất lượng tại các nhánh lưu vực từ thượng lưu đến hạ lưu (tính không gian) theo các mốc thời gian nhất định (tính thời gian). Như vậy, một lượng số liệu khổng lồ cần được lưu trữ, phục vụ công tác phân tích, đánh giá. Một yêu cầu được đặt ra là quản lý số liệu một cách có hệ thống, dễ truy cập và sử dụng trong mọi trường hợp cần thiết. GIS chính là một công cụ hỗ trợ các tính năng trên. Dữ liệu không chỉ được lưu trữ thuần túy trong hệ thống mà còn được gắn liền với vị trí không gian đã thực hiện thu thập.[10][11] Một lợi thế rất quan trọng của GIS là khả năng tích hợp các mô hình tính toán để mô tả CLN cũng như đưa ra các dự báo về ô nhiễm. Hầu hết các mô hình được sử dụng hiện nay đều có thể tích hợp vào GIS như MIKE, QUAL2K, WQI… Tuy nhiên, tính năng quan trọng nhất của GIS vẫn là khả năng hiển thị kết quả phân tích, xử lý số liệu ở dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Chính khả năng này đem tới cho người dùng một cái nhìn trực quan, cụ thể, qua đó hỗ trợ hiệu quả cho quá trình ra quyết định. Đối với hệ CSDL, đặc biệt là CSDL không gian, đóng vai trò rất quan trọng trong việc lưu giữ một lượng lớn dữ liệu không gian và phi không gian. CSDL GIS chuyên dụng có thể cung cấp chức năng quản lý bản đồ và xử lý số liệu khá mạnh, như truy cập dữ liệu hiệu quả, truy vấn không gian linh hoạt và hiển thị dữ liệu không gian. Tuy nhiên để thực hiện những chức năng này đòi hỏi chi phí lớn và máy tính có cấu hình cao cũng như chuyên môn cao. Hơn nữa, GIS truyền thống không được tạo ra cho những người dùng không có chuyên môn, giới hạn việc phổ biến ra cộng đồng. Chính những điều trên gây ra những bất cập trong việc sử dụng và phổ biến GIS. Sự ra đời của internet vào thập niên 90 đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng trong việc truy cập và phổ biến dữ liệu. Việc truy cập dữ liệu trở nên đơn giản và GIS như một phương tiện phổ biến TTĐL đến hàng loạt người dùng khác nhau thông qua phần cứng và hệ điều hành. Sự phát triển của kỹ thuật web đã đưa ra một phương tiện hiệu quả và hữu hiệu trong việc phổ biến các sản phẩm dữ liệu không gian trên internet. Như vậy, bằng cách kết hợp GIS và Web, công nghệ WebGIS ra đời góp phần tăng sự đa dạng cũng như tính hiệu quả cho việc sử dụng GIS. Các ứng dụng WebGIS tạo khả năng đưa các bản đồ và dữ liệu GIS đến từng cá nhân thông qua web. Người sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào các ứng dụng thông qua internet. Bản đồ hiển thị không chỉ ở dạng đồ họa tĩnh (như file .pdf hay .jpg) mà có thể là các ứng dụng giúp người sử dụng có thể phóng to – thu nhỏ, tắt/mở các lớp dữ liệu và hiển thị các truy vấn cơ bản. Các ứng dụng WebGIS tổng hợp sử dụng bản đồ trung tâm và công nghệ web server để quản lý các truy vấn thông tin và truyền tải dữ liệu và bản đồ đến người dùng. Trong những năm gần đây, sự phát triển của kỹ thuật web đã đưa ra một phương tiện hiệu quả và hữu hiệu trong việc phổ biến các sản phẩm dữ liệu không gian trên internet. Công nghệ GIS kết nối mạng (WebGIS) đang tập trung vào việc phát triển các chức năng web thông qua Internet. Và như vậy, WebGIS có tiềm năng lớn trong việc làm cho TTĐL hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới thông qua phần cứng và hệ điều hành. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của WebGIS là tạo ra một hệ thống phần mềm có thể chạy được trên bất kỳ trình duyệt web của bất kỳ máy tính nào được nối mạng Internet. Theo đó, các phần mềm GIS phải được thiết kế lại để trở thành ứng dụng WebGIS theo các kỹ thuật mạng Internet. Sau đây, luận văn sẽ trình bày một số ứng dụng trong xây dựng mô hình quản lý, chia sẻ HTTT CLN trên thế giới: 2.2.1. Hệ thống quản lý thông tin nước mặt LVS Michigan MiSWIMS (Michigan Surface Water Information Management System) (Mỹ) Ứng dụng này là 1 hệ thống trên cơ sở bản đồ tương tác cho phép người sử dụng thấy được các thông tin về nước bề mặt của Michigan. Hệ thống được phát triển bởi sự liên kết cộng tác giữa trường CNTT, trường chất lượng môi trường và trường bảo vệ tài nguyên. Người sử dụng có thể quan sát các dữ liệu về quan trắc nước bề mặt trên toàn bộ lãnh thổ của Michigan (với hơn 11.000 hồ trong nội địa và hơn 57.6 triệu km sông suối) theo 2 cách: dạng chữ hoặc dạng bản đồ. Ở dạng chữ, người sử dụng có thể dễ dàng tìm kiếm con sông bởi tên, ví trí hoặc thủy vực. Sau khi đã tìm kiếm được các thông tin cần thiết về nước bề mặt ở dạng chữ, người sử dụng có thể chuyển qua tìm kiếm ở dạng bản đồ. Ở dạng bản đồ, những thông tin về CLN nước bề mặt cần tìm sẽ được hiển thị cho người dùng ở dạng bản đồ. Người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin nước bề mặt bởi tên, địa chỉ, khu vực, theo vĩ độ hoặc kinh độ. Các lớp hiện thị có thể bật hay tắt tùy thuộc vào sở thích của người sử dụng và có thể được sử dụng để xác định các thông tin cơ bản. Người sử dụng có thể phóng to khu vực mình quan tâm sau khi quá trình tìm kiếm kết thúc và những thông tin khi đó sẽ có được bằng cách nhận dạng các định phân đặc trưng.[10][11] Hệ thống MiSWIMS được sử dụng với các mục đích: - Nghiên cứu giám sát CLN mặt, các chất lắng hóa dưới đáy, các loài không xương sống , các động thực vật sống trong nước... - Thông tin nhằm cho phép thải nước thải vào nước mặt của Michigan. - Phân tích và báo cáo các thông tin chi tiết liên quan đến sông suối ao hồ của Michigan như tên, diện tích bề mặt, chu vi, chiều sâu tối đa, dòng chảy, nhiệt độ mặt nước. - Giúp tăng cường khả năng ra quyết định. - Đảm bảo sử dụng các dữ liệu CLN hiệu quả hơn do khả năng chia sẻ cao nhằm hỗ trợ cho nhiều chương trình chính sách và chương trình đánh giá. - Thúc đẩy công động truy cập và sử dụng các thông tin và dữ liệu về CLN. 2.2.2. Hệ thống quản lý tổng hợp thông tin CLN IWIM (Integrated Water Information Management System) (Anh) Mục đích của hệ thống nhằm tăng cường việc quản lý, đánh giá và phát triển nguồn nước theo từng cấp độ lưu vực. Hệ thống có thể cung cấp hiển thị các thông tin về thời gian, không gian liên quan đến quản lý CLN, cụ thể là việc sử dụng và cung cấp nước và quản lý LVS sử dụng công nghệ GIS. Chức năng của hệ thống bao gồm: - Lưu trữ nhu cầu nước và sử dụng dữ liệu cho nhiều lĩnh vực (ví dụ như công nghiệp, nông nghiệp, môi trường…). - Kết hợp các dữ liệu sử dụng nước và nhu cầu sử dụng nước cho việc quản lý ranh giới và các vấn để thủy văn. - Dự đoán việc sử dụng và phân tích nhu cầu sử dụng nước bằng các các phương trình hồi quy. - Đánh giá lượng nước sẵn có mà có thể sử dụng nhằm trợ giúp cho việc xác định những khu vực thiếu nước. - So sánh với các tiêu chuẩn và các mục tiêu. - Lên kế họach đối phó với những tình huống xấu để trợ giúp cho người làm công tác quản lý CLN. - Cốt lõi của hệ thống IWIM bao gồm GIS kết nối với cơ sở dữ liệu. Cấu trúc của hệ thống IWIM như sơ đồ sau /nguồn [10][11]/: Hình 21 Cấu trúc của hệ thống IWIM 2.2.3. Hệ thống quản lý thông tin CLN WIMS (Water Information Management System) (Úc) Hệ thống WIMS quản lý, lưu trữ và họach định tất cả các thông tin liên quan đến CLN và dịch vụ nước thải trong phạm vi Barwon (Úc) với những thông tin về thuộc tính, ranh giới, công trình kiến trúc trên toàn bộ LVS. Hoạt động của hệ thống giống như một bản đồ địa lý liên tục bao phủ toàn bộ các vùng nước mặt của LVS Barwon (3.900 km2). Giao diện bao gồm 1 cửa sổ nhập các dữ liệu liên quan đến CLN LVS. Các thông tin đạt được bởi phóng to các khu vực được yêu cầu trên bản đồ và thẩm tra quan sát trực tiếp những đặc tính của các mục hiển thị. Việc thẩm tra quan sát cũng có thể được thực hiện bằng cách gõ nhập địa chỉ, hệ thống sẽ hiển thị dưới dạng đồ thị vị trí của đối tượng và các thông tin có liên quan khác. Hệ thống WIMS mang lại lợi ích rõ rệt cho người sử dụng trong việc đánh giá dữ liệu cũng như giúp cho CQQL có thể trả lời các thắc mắc một cách nhanh chóng. Nhà quản lý được trang bị công cụ tốt hơn trong việc lập kế hoạch bảo vệ, khắc phục và phát triển theo cách tốt nhất. Hệ thống WIMS bao gồm hệ thống xử lý hình ảnh, hệ thống tự động hóa các thủ tục văn bản, hệ thống quản lý thông tin phòng thí nghiệm, hệ thống vẽ và thiết kế với sự trợ giúp của máy tính, hệ thống tự động xử lý chữ và hệ thống quản lý CSDL có liên quan. Tất cả các hệ thống này sẽ được tích hợp với nhau thông qua mạng internet. 2.2.4. Mô hình quản lý lưu vực sông Hoàng Hà - MCCRB (Model of collective cooperation and reallocation of benefits) (Trung Quốc) Lưu vực sông của Trung Quốc thường có những tranh chấp nghiêm trọng tại các vùng ranh giới về ô nhiễm nước vì vậy cần áp dụng mô hình để phân chia tỉ lệ cắt giảm ô nhiễm (MPSPR). Nhưng trong đó mô hình MPSPR có một số khó khăn và cần đề xuất một mô hình mới. Dựa trên bốn giả thuyết về việc xả chất thải hoặc sự lan truyền ô nhiễm trong lưu vực sông điển hình của Trung Quốc. Dựa vào những giả thuyết ở trên đã phát triển một mô hình hợp tác tập thể và tái phân bổ lợi ích (MCCRB) để giải quyết tranh chấp ở vùng ranh giới. MCCRB bao gồm hai phần. Phần đầu tiên, cũng là phần cơ sở cho nhà quản lý của các lưu vực sông tính toán sự phân bổ cắt giảm ô nhiễm tối ưu cho toàn bộ lưu vực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước với chi phí môi trường tối thiểu. Phần hai, khuyến khích thực hiện để làm giảm ô nhiễm tối ưu của mỗi vùng. Phần hai, khuyến khích thực hiện để giảm ô nhiễm của mỗi vùng. Lợi ích của mô hình MCCRB: nó làm giảm tổng chi phí môi trường và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Ngoài ra, các quyết định ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở một lưu vực sông có ý nghĩa qua các ranh giới hành chính. Việc quản lý môi trường của lưu vực sông hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi các quyết định của chính quyền địa phương có thẩm quyền nằm trong lưu vực sông. Lợi nhuận cao nhất hoặc chi phí tối thiểu sẽ đạt được nếu tất cả các địa phương hợp tác chặt chẽ. Tuy nhiên, nếu mỗi địa phương hành động độc lập, ô nhiễm nguồn nước vượt ranh giới sẽ không thể tránh khỏi. Các vấn đề môi trường giữa các vùng đã tăng ở mức độ nghiệm trọng và thường gặp trong những năm gần đây trên khắp thế giới. Ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí đều là vấn đề nghiêm trọng hiện nay. Ô nhiễm không khí tại các vùng ranh giới rõ ràng là một vấn đề khi nó bỏ qua ranh giới pháp lý, do đó, thường phải làm việc qua các ranh giới hành chính để xây dựng và thực hiện có hiệu quả kiểm soát ô nhiễm . Ô nhiễm nước thì khác ô nhiễm không khí vì dòng chảy nước được giới hạn trong ranh giới của các lưu vực sông, trong khi dòng chảy của không khí là không bị giới hạn bởi ranh giới đó và di chuyển theo hướng gió. Ô nhiễm nước cũng là một vấn đề tại vùng biên nếu dòng chảy của nước chảy qua các vùng lận cận hoắc các quốc gia. Tại Trung Quốc, nhiều công trình bảo tồn nước, chẳng hạn như đập nước và cổng lũ được xây dựng tại lưu vực sông, tạo điều kiện cho từng khu vực để kiểm soát dòng chảy của nước trong phạm vi có thẩm quyền. Tuy nhiên, sự thiếu thoả thuận tại các vùng biên về kiểm soát ô nhiễm có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại vùng biên. Hình 22 Mô hình ô nhiễm nước ở lưu vực tiếp giáp các con sông ở Trung Quốc 2.3. Tổng quan nghiên cứu trong nước Hiện nay, việc ứng dụng WebGIS trong quản lý CLN đặc biệt là mô hình quản lý và chia sẻ thông tin CLN tại các LVHTS ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Cùng với vấn đề CLN đang diễn biến ngày một xấu hơn ở các LVS, mức độ cần thiết trong việc ứng dụng một công cụ tin học môi trường để tăng hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này đã và đang được đặt ra ngày càng cấp bách. Lượng thông tin về CLN đã và đang được thu thập khá nhiều, tuy nhiên các thông tin này được cập nhật và lưu trữ trong các cơ quan chức năng khác nhau. Tình trạng không tập trung trong việc thu thập số liệu đã gây cản trở không nhỏ cho việc kết nối và chia sẻ TTMT LVS hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Điều này một phần do chưa có cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin rõ ràng và các địa phương trên LVS không muốn “công khai” tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương mình; một phần do thiếu công cụ hỗ trợ cho quá trình chia sẻ dữ liệu. Để hỗ trợ cho hoạt động này, chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/09/2008 quy định về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường, được xây dựng dựa trên “Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về TNN” (văn bản 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003) và Nghị định về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển (văn bản 101/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007). Đây được xem là bước phát triển trong hệ thống chính sách, văn bản đã có sự hoàn thiện hơn trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển các mô hình quản lý dữ liệu về TN&MT cùng với việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong quản lý, khai thác dữ liệu. Dựa trên cơ sở pháp lý ở trên và cơ sở thực tiễn, nhiều nghiên cứu ứng dụng CNTT đã được đưa ra, trong đó sáng kiến thành lập website (nằm trong miền trang web của Bộ TN&MT) chia sẻ thông tin quan trắc môi trường các LVS lớn, bao gồm LVHTS Đồng Nai, đã được đề xuất và thực hiện từ năm 2006, nhưng đến nay trang web này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. 2.4. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại lưu vực sông Đồng Nai 2.4.1. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong quản lý và chia sẻ thông tin CLN tại lưu vực sông Đồng Nai Hiện nay, lượng thông tin về CLN đã và đang được thu thập khá nhiều, tuy nhiên các thông tin này được cập nhật và lưu trữ trong nhiều cơ quan chức năng khác nhau: Bộ TN&MT thu thập số liệu về CLN nói chung và các số liệu về nước thải sinh hoạt, công nghiệp; Bộ Xây dựng thu thập các số liệu về nước nguồn phục vụ cấp nước tại các nhà máy nước; Bộ Y tế thu thập số liệu về CLN uống; các Sở, cơ quan chuyên môn tại các tỉnh thu thập số liệu về chất lượng các nguồn nước và nước thải ở địa phương,... Tình trạng không tập trung trong việc thu thập số liệu đã gây cản trở không nhỏ cho việc kết nối và chia sẻ thông tin CLN LVS hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Điều này một phần là do chưa có cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin rõ ràng; do các địa phương trên LVS không muốn “công khai” tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương mình và một phần do thiếu công cụ hỗ trợ cho quá trình chia sẻ dữ liệu. Trong những năm gần đây, mặc dù những lợi ích của việc xây dựng kế hoạch QLMT nói chung và quản lý CLN LVS là rất lớn và được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật tốt, nhưng việc thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn. Các nguyên nhân có thể kể đến như sau: - Việc lập kế hoạch quản lý CLN thường được tiến hành riêng lẻ với mục tiêu cũng như lộ trình thực hiện khác nhau. Điều này khó nhận được sự đồng tình và chấp nhận của các đối tượng khác nhau vì mục tiêu của họ cũng rất khác nhau. - Ranh giới LVS thường không trùng với ranh giới hành chính, do vậy khó khăn cho việc thiết lập quyền lợi và nghĩa vụ của các địa phương liên quan. - Các mô hình cơ sở để quản lý CLN có nguồn CSDL hạn chế, do vậy độ chính xác và tin cậy không cao. - Về thực chất, vấn đề quản lý CLN LVS là công việc rất phức tạp, nhất là khi tính đến những tác động về môi trường. - Việc ứng dụng CNTT trong việc lưu trữ, phân tích, đánh giá và ra quyết định dù mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý CLN nhưng vẫn chưa được các địa phương áp dụng cũng như chưa có lộ trình hướng dẫn cụ thể từ phía các CQQL nhà nước. Các công cụ thông tin thường đóng vai trò rất quan trọng đối với việc ra quyết định về các vấn đề bảo vệ CLN nói chung và môi trường LVS nói riêng. Thông tin càng nghèo nàn, càng ít cập nhật thì hiệu quả của việc ra quyết định càng kém hiệu quả và không kịp thời. Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý CLN tại LVHTS Đồng Nai vẫn chưa đạt được hiệu quả theo đúng tiềm năng đang có. Nhiều nghiên cứu ứng dụng CNTT đã được đưa ra, trong đó sáng kiến thành lập website (nằm trong miền trang web của Bộ TN&MT (Hình 23)) chia sẻ thông tin quan trắc môi trường lưu vực sông Đồng Nai, đã được đề xuất và thực hiện từ năm 2006, nhưng đến nay trang web này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Điều này gây ra sự lãng phí về thời gian, kinh phí trong việc xử lý, quản lý, khai thác số liệu. Ngoài ra, còn gây cản trở cho việc tiến tới một hệ thống quản lý thống nhất về LVS giữa các tỉnh thành trong lưu vực. . Hình 23 Website Hệ thống thông tin QLMT LVHTS Đồng Nai 2.4.2. Sự cần thiết xây dựng mô hình quản lý và chia sẻ thông tin CLN LVHTS Đồng Nai Trên thực tế, mọi kế hoạch QLMT LVS đều gắn liền với vấn đề môi trường nước mà cụ thể là CLN. Và như vậy, các cơ quan có vai trò khác nhau có mục đích khác nhau liên quan đến CLN. Do vậy, để có thể thỏa mãn được lợi ích của tất cả các bên liên quan là rất khó khăn. Hiện nay, trước thực trạng phức tạp và cấp thiết của việc suy giảm CLN sông trên LVHTS Đồng Nai, thì sự cần thiết phải xây dựng mô hình quản lý và chia sẻ thông tin CLN trong đó HTTT dữ liệu về CLN LVS là nhân tố rất quan trọng và cần thiết.[10][11] Việc quản lý CLN sẽ khó có thể thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả nếu không có một HTTT với các CSDL tốt (thông tin chính xác, được cập nhật liên tục...). Sự thiếu hụt thông tin hoặc thông tin có chất lượng không cao sẽ làm ảnh hưởng đến các tiến trình phân tích vấn đề và ra quyết định. Trong những năm gần đây, mặc dù Việt Nam đã có một số các đề tài, dự án nghiên cứu môi trường môi trường nước LVS, song chúng chưa thực sự phục vụ đắc lực cho yêu cầu lâu dài của công tác quản lý do chưa có HTTT CLN LVHTS hoặc nếu có hệ thống thì lại chưa có cơ chế theo dõi, cập nhật và phổ biến, chia sẻ các thông tin, kết quả nghiên cứu này. Đây là nguyên nhân hạn chế khả năng quản lý CLN của lưu vực. Như vậy, có thể thấy đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một HTTT với CSDL về CLN LVHTS có tính chia sẻ cao, coi đây là khâu quan trọng trong các nỗ lực bảo vệ và quản lý CLN lưu vực sông. Nhận thức sâu sắc vai trò và tầm quan trọng của HTTT trong công tác BVMT nói chung và bảo vệ CLN LVS nói riêng, một số địa phương trên các LVS lớn ở nước ta đã tiến hành xây dựng CSDL môi trường tại địa phương mình; song CSDL và mô hình quản lý CSDL giữa các địa phương với nhau trong cùng một LVS đến nay vẫn chưa có tính đồng bộ, thống nhất. Điều quan trọng hơn là phần lớn các CSDL hiện có mới chỉ được xây dựng theo ranh giới tỉnh/TP, mà chưa được xây dựng và cập nhật theo ranh giới LVS hay ít ra là theo ranh giới tiểu lưu vực. LVHTS Đồng Nai hiện đã bước đầu có được CSDL tài nguyên và môi trường bao phủ toàn bộ LVS ([11]). Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian, kinh phí và dữ liệu nguồn (dữ liệu hiện có còn rời rạc, phân tán ở nhiều cơ quan lưu trữ, không có sự đồng bộ, không liên tục...), đặc biệt chưa có bài toán tổng thể và chuẩn thống nhất cho HTTT cũng như cơ chế cập nhật TTMT nên hệ thống CSDL này mới chỉ được phát triển một phần, nhiều loại thông tin chưa được thu thập và cập nhật đầy đủ. Vì vậy, để tích hợp chia sẻ dữ liệu giữa các địa phương trong lưu vực và giữa các lưu vực với nhau phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ CLN là việc làm khó khăn, phức tạp. Do vậy, việc xây dựng một mô hình HTTT về CLN LVS theo chuẩn thống nhất sẽ giúp giải quyết những vấn đề trên. Hệ thống này nếu được xây dựng và phát triển tốt sẽ không chỉ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý CLN mà còn hỗ trợ cho các hoạt động tác nghiệp khác của cơ quan QLNN về BVMT LVS. Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn về mặt công nghệ để xây dựng HTTT CLN. Trong đó, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những công nghệ đang được sử dụng khá phổ biến bởi nhiều đặc tính ưu việt như tính tương thích cao, giao diện thân thiện, sử dụng và hiển thị các dữ liệu không gian một cách trực quan, có thể tích hợp thêm nhiều ứng dụng, ... Một ứng dụng mở rộng của GIS là WebGIS kết hợp với mô hình hoá được nghiên cứu trong luận văn này nhằm đề xuất thêm một công cụ ứng dụng mới, có khả năng quản lý và chia sẻ thông tin, CSDL góp phần phục vụ công tác quản lý CLN trên toàn LVS. 2.5. Tổng quan về mô hình MCCRB 2.5.1. Cơ sở mô hình MCCRB MCCRB [14] (model of collective cooperation and reallocation of benefits) bao gồm hai phần: Trước tiên, nhà quản lý của các lưu vực sông tính toán tìm cách phân bổ việc cắt giảm ô nhiễm tối ưu cho toàn lưu vực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước với chi phí môi trường tối thiểu. Thứ hai, nhà quản lý tìm ra một cơ chế hợp lý để phân bổ lợi ích mà có thể khuyến khích từng vùng hợp tác trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Phần đầu tiên là cơ sở cho mô hình quản lý MCCRB; phần hai khuyến khích thực hiện hiệu việc phần chia sẽ để giảm thiểu ô nhiễm tối ưu bởi mỗi vùng. MCCRB tìm kiếm một giải pháp tối ưu cho toàn bộ lưu vực hơn là một khu vực cụ thể. Lợi ích của mô hình MCCRB: nó làm giảm tổng chi phí môi trường và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. 2.5.2. Giả thuyết về việc quản lý lưu vực sông Giả thuyết 1: Nhà quản lý của mỗi khu vực có trách nhiệm là người đưa ra các quyết định để đạt mục tiêu là giảm thiểu các chi phí môi trường đối với thẩm quyền đó. Giả thuyết 2: Mỗi lãnh đạo địa phương có khả năng chỉ đạo việc phân phối các chất gây ô nhiễm, bao gồm tải lượng hiện có trong khu vực họ quản lí và số lượng vận chuyển đến vùng hạ lưu. Giả thuyết 3: Các chất ô nhiễm từ các khu vực thượng nguồn chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước của khu vực tiếp giáp, chứ không phải là của khu vực xa hơn về phía hạ lưu. 2.6. Tổng quan mô hình Mike 11 2.6.1. Giới thiệu về mike 11 Ngày nay, MIKE được biết tới như một phần mềm thương mại nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước. MIKE có rất nhiều module nhưng MIKE11 đang được sử dụng nhiều hơn cả ở Việt Nam. MIKE11 – là một phần mềm đóng gói thuộc bản quyền của hãng DHI Water & Environment (DHI là cụm từ viết tắt của 3 chữ Danish Hydraulic Institute). MIKE11 được xây dựng cho máy tính cá nhân và từ 1996 chương trình được viết để chạy trên hệ thống Window 95/98/2000/NT. Việc công bố sự ra đời của MIKE 11 phiên bản 4 năm 1997 đã mở ra một bước nhảy trong việc ứng dụng rộng rãi công cụ lập mô hình thủy động lực học cho sông và kênh dẫn. Dựa trên khái niệm của MIKE Zero bao gồm: giao diện người dùng, đồ họa tích hợp trong Windows. Tuy nhiên phần tính toán trọng tâm được biết đến và đã được kiểm chứng trong các phiên bản của thế hệ trước (phiên bản cổ điển) vẫn còn được duy trì. MIKE 11 là công cụ lập mô hình động lực, một chiều và thân thiện với người sử dụng nhằm phân tích chi tiết, thiết kế, quản lý và vận hành cho sông và hệ thống kênh dẫn đơn giản và phức tạp. Với tính năng hữu dụng, linh hoạt và tốc độ, MIKE 11 cung cấp một môi trường thiết kế hữu hiệu về kỹ thuật công trình, tài nguyên nước, quản lý chất lượng nước và các ứng dụng quy hoạch. MIKE 11 bao gồm các module chính: Mô hình thủy động lực học (Hydrodynamics – module HD) Mô hình tải – phân tán (Advection – Dispersion – module AD) Mô hình chất lượng nước (Water Quality – module WQ) Module mô hình thủy động lực (HD) là một phần trọng tâm của hệ thống lập mô hình MIKE 11 và hình thành cơ sở cho hầu hết các module bao gồm: dự báo lũ, tải khuếch tán, chất lượng nước và các module vận chuyển bùn lắng. Module MIKE 11 HD giải các phương trình tích phân Saint - Venant theo phương đứng để đảm bảo tính liên tục và động lượng. Hình 24 Cấu trúc của Mike 11 Cấu trúc của Mike 11: được thể hiện trên Hình 24. Các CSDL cần thiết để chạy mô hình gồm: chuỗi số liệu theo thời gian (lưu lượng, mực nước sông tại các điểm đo, lưu lượng, tải lượng các nguồn thải), module xử lý đồ họa, module xử lý dữ liệu không gian địa lý. Các module này được kết nối với các module dòng chảy, tính toán thủy lực, lan truyền chất và chất lượng nước. 2.6.2. Khả năng ứng dụng MIKE 11 là mô hình khá toàn diện, có khả năng áp dụng trên nhiều đối tượng bằng cách xây dựng nhiều module. Nó áp dụng được cả sông, hồ, kênh mương và áp dụng trên lưu vực. Hiện nay với sự tài trợ của chính phủ Đan Mạch dự án DANIDA đã có chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cho các Viện ngành nước tại Việt Nam. Trong quá trình đào tạo của dự án các thành viên tham dự được tiếp cận và sử dụng các mô hình thuộc họ MIKE của Viện nghiên cứu thủy lực Đan Mạch (DHI) một cách hợp pháp. Dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia mô hình Mike 11 đã được ứng dụng ở một số khu vực điển hình của Việt Nam như lưu vực sông Hồng, sông Thu Bồn, sông Sài Gòn - Đồng Nai và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và bước đầu đã mang lại kết quả tương đối tốt. 2.6.3. Mô đun thủy động lực học (Hydrodynamics – module HD) Mô đun thủy lực được xây dựng trên cơ sở hệ phương trình Saint Venant một chiều cho trường hợp dòng không ổn định, gồm hai phương trình sau: Phương trình liên tục: Phương trình động lượng: Trong đó: Q: lưu lượng (m3/s) A: Diện tích mặt cắt (m2) q: lưu lượng nhập lưu trên một đơn vị chiều dài dọc sông (m2/s) C: hệ số Chezy [2] : Hệ số sữa chữa động lượng R: Bán kính thủy lực (m) Là một hệ hai phương trình vi phân đạo hàm riêng phi tuyến bậc nhất, hệ phương trình có dạng này nói chung không giải được bằng phương pháp giải tích. Do đó, người ta đã giải hệ phương trình này bằng phương pháp số với lược đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn (Abbott-Inoescu). 2.6.4. Mô đun truyền tải khuếch tán Để giải quyết vấn đề chất lượng nước có liên quan đến những phản ứng sinh hóa, mô hình MIKE 11 sử dụng đồng thời hai mô đun là mô đun tải – khuếch tán (AD) và mô đun sinh thái (Ecolab) trong tính toán. Mô đun truyền tải khuếch tán được dùng để mô phỏng vận chuyển một chiều của chất huyền phù hoặc hòa tan (phân hủy) trong các long dẫn hở dựa trên phương trình để tích lũy với giả thuyết các chất này được hòa tan trộn lẫn. Quá trình này được biểu diễn qua phương trình sau: Trong đó, hệ số phân huỷ sinh học K chỉ được dùng khi các hiện tượng hay quá trình xem xét có liên quan đến các phản ứng sinh hoá. Phương trình thể hiện hai cơ chế truyền tải, đó là truyền tải đối lưu do tác dụng của dòng chảy và truyền tải khuếch tán do Gradien nồng độ gây ra. Phương trình này cũng được giải theo phương pháp số với sơ đồ sai phân ẩn trung tâm. 2.6.5. Ưu nhược điểm mô hình Mike 11 Ưu điểm - Là phần mềm thương mại nên phần giao diện rất mạnh, hữu hiệu. - Các tiện ích đầy đủ, dễ cho người sử dụng. - Thuận tiện cho việc giải quyết các bài toán vừa và nhỏ Nhược điểm - Khi phải tính các bài toán lớn thì Mike 11 đòi hỏi nhiều thời gian tính trên máy, không thuận tiện cho giai đoạn chạy và hiệu chỉnh vì phải chạy rất nhiều lần mới hiệu chỉnh được một tham số nên tốn nhiều thời gian. - Vì là phần mềm thương mại nên giá thành rất đắt. - Nhiều nghiên cứu trong nước đã sử dụng mô hình mike 11 để làm công cụ tính toán thủy lực và chất lượng nước. Nhưng sau khi hoàn thành dự án thì không chuyển giao công nghệ được vì các cơ quan hưởng lợi từ dự án không có bản quyền sử dụng mike 11 và dự án cũng không có đủ kinh phí để mua phần mềm. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong chương này, dựa trên số liệu về nguồn thải của khu công nghiệp và khu dân cư, sử dụng mô hình MCCRB để phân bố tải lượng xả thải giữa các vùng và mô hình Mike 11 để đánh giá phạm vi ảnh hưởng và lan truyền ô nhiễm trên lưu vực sông Đồng Nai. 3.1. Mô tả kịch bản Kịch bản 1: Sử dụng số liệu từ đề tài KHCN07-17, ứng dụng mô hình MCCRB để tính toán phân chia ô nhiễm phù hợp cho lưu vực sông và mô hình MIKE11 để xác định vùng ảnh hưởng, phạm vi ô nhiễm. KDC KCN Lưu lượng (m3/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Lưu lượng (m3/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Vùng 2 69672 17440 30534 8275 Vùng 3 65328 16020 32787 8886 (Nguồn: Đề tài KHCN07-17) Kịch bản 2: Giả định lưu lượng của các nguồn thải trong vùng tăng 10 lần. Trong kịch bản này dùng mô hình MCCRB để phân chia ô nhiễm hợp lý giữa các vùng và dùng mô hình MIKE 11 đánh giá phạm vi và mức độ ô nhiễm. KDC KCN Lưu lượng (m3/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Lưu lượng (m3/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Vùng 2 696720 174400 305340 82750 Vùng 3 653280 160200 327870 88860 Vị trí các nguồn thải thống kê được trên sông Đồng Nai được thể hiện ở Hình 31. Hình 31 Các nguồn thải trên lưu vực sông Đồng Nai 3.2. Tính toán theo mô hình MCCRB và mô phỏng bằng phần mềm Mike 11 Ta chia đoạn sông thành ba vùng (i = 1,2,3) tạo thành một lưu vực sông, với các khu vực 1 thượng nguồn, khu vực 2 trung lưu, và khu vực 3 hạ lưu, như Hình 32 - Khu vực 1: từ hồ Trị An đến xã Thạnh Hội - Khu vực 2: từ xã Thạnh Hội đến cầu Đồng Nai - Khu vực 3: từ cầu Đồng Nai đến ngã ba đèn đỏ Một số biến cơ bản phải được xác định để phân tích trong mô hình toán này: - Pij là lượng chất gây ô nhiễm phải giảm trong vùng i do tiếp nhận chất thải từ vùng j (tính theo đơn vị tấn COD/năm) ví dụ P32 là lượng chất ô nhiễm phải giảm trong vùng 3 do tiếp nhận nước thải từ vùng 2 trong một năm. - là tải lượng một chất ô nhiễm cụ thể được tạo ra bởi khu vực i trong thời gian một năm, trong bài toán này xem xét COD, với (tính theo đơn vị tấn COD/năm).P0i - là mức chịu đựng tối đa của môi trường của khu vực i (đại lượng này sẽ lấy từ qui định của nhà nước dựa trên kết quả tính toán của các nhà khoa học) (tính theo đơn vị tấn COD/năm). - là lượng chất ô nhiễm trong khu vực i cần phải giảm, (tính theo đơn vị tấn COD/năm). Để giảm tải lượng Qi, vùng i cần áp dụng chính sách buộc các doanh nghiệp phải xử lý bằng giải pháp công trình. Tuy nhiên trong thực tế thì vẫn còn một lượng nước thải không thể xử lý hết cần phải chuyển xuống vùng dưới. Do vậy bên cạnh đại lượng Qi ta đưa vào xem xét đại lượng Pi - Pi là lượng chất gây ô nhiễm có thể giảm trong vùng i trên thực tế (tính theo đơn vị: tấn COD/năm), - là lượng chất ô nhiễm được vận chuyển từ khu vực i sang khu vực j (tính theo đơn vị tấn COD/năm). Tij= Qi – Pi (tấn COD/năm) Chất lượng nước trong từng khu vực phải đáp ứng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia theo mô hình MCCRB, có nghĩa là số lượng chất ô nhiễm trong mỗi khu vực i bằng hạn mức tối đa của môi trường tại khu vực đó. Vì vậy, mối quan hệ sau tồn tại giữa Pi và Tij cho khu vực 2 và 3: P0i - Pi – Tij = Pimax - Vùng 2: Mối quan hệ giữa Pi và Tij cho khu vực 2: P02 – P2 – T23 = P2max → T23 = P02 – P2 – P2max - Vùng 3: Mối quan hệ giữa Pi và Tij cho khu vực 3: P03 – P32 + T23 – T3 = P3max →T3 = P03 – P3max Ngã ba đèn đỏ Hồ Trị An Khu vực 1 Vùng nước sạch Khu vực 2 Bình Dương Đồng Nai Tp.HCM Đồng Nai P02 - P2 T23 P32 T23 Khu vực 3 Hình 32 Mô tả mô hình ô nhiễm nước ở lưu vực sông Đồng Nai Mức tải lượng ô nhiễm tối đa của mỗi vùng được tính bằng cách nhân nồng độ COD theo QCVN 08:2008 với lưu lượng nước trung bình của mỗi vùng (Số liệu do Viện khoa học thủy lợi miền Nam cung cấp). - Vùng 2: do khu vực này là nơi cung cấp nước cho nhà máy nước cấp, theo quy chuẩn ta chọn giá trị cột A2 COD = 15 mg/l. - Vùng 3: áp dụng giá trị cột B1 COD = 30 mg/l, phục vụ cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, giao thông đường thủy. Kịch bản 1 Khu vực Pimax (tấn/năm) P0i (tấn/năm) So sánh Vùng 2 95238.72 9385.975 P0i< Pimax Vùng 3 188585 9090.69 P0i< Pimax Trong kịch bản này, theo tính toán của mô hình MCCRB, lượng ô nhiễm được thải ra ở mỗi vùng vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của vùng đó. Để thấy rõ hơn, ta dùng mô hình MIKE 11 để mô phỏng chất lương nước của lưu vực sông khi có các nguồn thải từ KDC và KCN đổ vào. Theo kết quả mô phỏng, vùng chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhiều nhất tập trung ở vùng 3, đoạn từ dưới cầu Đồng Nai kéo dài 20 km về phía ngã ba đèn đỏ. Vùng ô nhiễm cao thứ nhì ở đoạn từ cầu Đồng Nai đến cầu Hóa An. Khu vực từ xã Thạnh Hội đến hồ Trị An không bị ô nhiễm. Trong kịch bản này, nồng độ ô nhiễm cao nhất là 9.72 mg/l, đạt QCVN 08:2008, do đó vẫn đảm bảo cho việc lấy nước cấp phục vụ sinh hoạt. Đoạn sông từ hồ Trị An đến cầu Rạch Tre hoàn toàn không ô nhiễm. Hình 33 Nồng độ COD max kịch bản 1 Kịch bản 2 Khu vực Pimax (tấn/năm) P0i (tấn/năm) Q (tấn/năm) Pi (tấn/năm) Ti (tấn/năm) So sánh Vùng 2 90128,72 93859,75 3731,03 46929,5 0 P0i>Pimax Vùng 3 188585 90906,9 Trong khả năng chịu đựng P0i<Pimax Theo như tính toán, lượng chất ô nhiễm thải ra lớn hơn lượng ô nhiễm cho phép ở vùng 2, tuy nhiên không nhiều và hoàn toàn nằm trong khả năng xử lý của vùng. Giả thuyết rằng khả năng xử lý chất ô nhiễm của vùng này là 50% lượng ô nhiễm thải ra, khi đó lượng ô nhiễm phải xử lý chỉ khoảng 10% khả năng của vùng 2 là 3731 tấn COD/năm, và vì thế không cần phải chuyển ô nhiễm xuống vùng 3. Trường hợp ô nhiễm thải ra lớn hơn khả năng xử lý của vùng 2 thì vùng 2 có thể chuyển lượng ô nhiễm vượt khả năng xử lý sang cho vùng 3 do lượng chất ô nhiễm được thải ra ở vùng 3 nhỏ hơn nhiều so với khả năng chịu đựng của vùng 3, hoặc vùng 2 có thể chuyển ô nhiễm sang cho vùng 3 nhiều hơn để giảm lượng ô nhiễm phải xử lý, với cách như vậy ta sẽ tiết kiệm được chi phí môi trường trong việc xử lý ô nhiễm cho vùng 2. Khoản chi phí đó có thể được dùng để đầu tư vào nhà máy cấp nước để phục vụ có hiệu quả hơn. Hiện tại, do nguồn nước mặt ở vùng 3 chủ yếu phục vụ cho giao thông đường thủy và nuôi trồng thủy sản, nên trong kịch bản này, khả năng chịu tải của vùng 3 cao hơn rất nhiều so với vùng 2, và do đó vùng 3 có khả năng tiếp nhận nước thải nhiều hơn. Tuy nhiên cần chú ý rằng sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng của thủy triều, do đó nếu liên tục xả thải vào vùng 3, thì có khả năng ô nhiễm sẽ đi ngược lên vùng 2 và gây ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sinh hoạt cho lưu vực sông này. Vì thế, mặc dù khả năng chịu tải của vùng 3 khá cao nhưng ta phải luôn kiểm soát việc thải ô nhiễm vào khu vực này để bảo đảm khả năng chịu tải của vùng và bảo đảm nước thải không lan truyền lên khu vực cấp nước. Để thấy được sự di chuyển của ô nhiễm, ta tiến hành mô phỏng bằng mô hình MIKE 11. Vùng ô nhiễm cao tập trung từ cầu Đồng Nai kéo dài 20 km về phía ngã ba đèn đỏ, ô nhiễm có nồng độ 28.34 mg/l. Cá biệt có một đoạn nhỏ nồng độ vượt trên 30 mg/l. Nồng độ sau đó giảm dần đến ngã ba đèn đỏ. Đoạn từ cầu Đồng Nai đến cầu Hóa An ô nhiễm vượt QCVN cột A2. Như vậy ảnh hưởng đến việc cung cấp nước phục vụ sinh hoạt. Khu vực từ xã Thạnh Hội đến hồ Trị An không bị ô nhiễm, nước đạt QCVN cột A2. Hình 34 Nồng độ COD max kịch bản 2 Trong kịch bản này, tải lượng ô nhiễm thải ra của vùng 3 chỉ bằng khoảng 50% khả năng chịu đưng của vùng, tuy nhiên ô nhiễm đã gần với QCVN cột B1, và có đoạn rất nhỏ đã vượt QCVN, khu vực lấy nước cấp đã bị ô nhiễm do ô nhiễm bị thủy triều đẩy lên. Để lấy nước cấp phục vụ sinh hoạt cần di chuyển trạm bơm lên khoảng 10 km mới bảo đảm việc lấy nước sạch. 3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng nước tại LVHTS Đồng Nai Để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra các công cụ hữu hiệu hỗ trợ công tác quản lý môi trường, đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể như sau: 3.3.1. Giải pháp pháp lý - Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý môi trường, cụ thể là bảo vệ môi trường lưu vực sông, trong đó cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn thu thập, quản lý và khai thác dữ liệu, thông tin môi trường (như: nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định 102/2008/NĐ-CP ngày 15/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường); - Chi tiết hóa các văn bản để phù hợp với tính chất đặc trưng của lưu vực - Tiêu chuẩn hóa các biểu mẫu thu thập dữ liệu, kết quả phân tích,... - Xây dựng, ban hành chính sách xã hội hoá, khuyến kích các thành phần kinh tế tham gia quản lý và bảo vệ môi trường tại LVHTS Đồng Nai. 3.3.2. Xây dựng mạng lưới quan trắc và thu thập thông tin Các quyết định về môi trường phải được dựa trên những thông tin đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên, nhất là về hiện trạng chất lượng và xu hướng diễn biến môi trường. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống quan trắc là một việc làm cấp thiết. - Chuẩn hoá các quy trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích thí nghiệm theo chuẩn quốc gia; - Hoàn thiện và thống nhất hệ thống quan trắc môi trường nước tại lưu vực, qua đó, hoàn thiện hệ thống quan trắc cấp vùng và cấp quốc gia. - Đầu tư, lắp đặt các trang thiết bị quan trắc tự động hoặc liên tục tại các nguồn thải, các thiết bị phân tích có độ chính xác cao tại các phòng thí nghiệm; - Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường và quản lý bằng GIS. Nâng cao ứng dụng các công nghệ hiện đại như web, cáp quang,... để truyền tải thông tin, hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu; - Tiếp tục nghiên cứu tích hợp các mô hình mô phỏng chất lượng nước vào hệ thống thông tin môi trường. - Xây dựng kế hoạch duy trì công tác cập nhật dữ liệu vào các hệ thống thông tin môi trường. 3.3.3. Giải pháp quản lý Cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nước theo phạm vi lưu vực sông thay vì theo ranh giới hành chính như hiện nay. Vì vậy, cần gắn kết giữa các ban ngành, đoàn thể, các địa phương trên lưu vực trong mục tiêu cải thiện, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước tại lưu vực sông. - Thống nhất trong công tác qui hoạch môi trường, là cơ sở để xây dựng các qui hoạch về phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội. - Xây dựng kế hoạch thực hiện và duy trì điều tra, thống kê danh sách các nguồn thải ra môi trường trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trên toàn lưu vực sông. 3.3.4. Đa dạng hóa các nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường nước - Tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Nhà nước về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Bắt buộc bồi thường thiệt hại đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe người dân. - Bảo đảm hàng năm tổng nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, thực hiện kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường ở cấp địa phương và cấp vùng. 3.3.5. Nâng cao nhận thức cộng đồng Môi trường là một vấn đề xã hội, do đó, để giải quyết được nó phải biết kết hợp hài hoà các giải pháp nhà nước và các giải pháp mang tính xã hội như: tuyên truyền, vận động, thuyết phục thông qua các phong trào quần chúng. Hệ thống thông tin môi trường ứng dụng công nghệ Web là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc nâng cao nhận thức cộng đồng trong giai đoạn hiện nay. Ngược lại, sự tham gia của cộng đồng sẽ là động lực để thúc đẩy sự hoàn thiện và phổ dụng của các hệ thống thông tin môi trường. Một số hoạt động nâng cao nhận thức môi trường có gắn kết với hệ thống thông tin môi trường gồm: - Tạo cổng giao tiếp thân thiện giữa cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho các bên tiếp cận thông tin lẫn nhau, đưa trách nhiệm bảo vệ môi trường trở thành trách nhiệm của các bên; - Tăng cường thông tin chất lượng môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao trách nhiệm môi trường của từng cá nhân; - Tăng cường việc đăng tải những hình ảnh, phóng sự về thông tin môi trường, những hành động gây ô nhiễm môi trường; - Kết hợp các chương trình tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong quá trình công khai hóa thông tin. Tuy nhiên cần phải phù hợp với từng nhóm đối tượng và mục đích cần đạt. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sự phát triển vượt bậc của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã khiến cho lưu vực sông Đồng Nai đứng trước những thách thức lớn trong công tác duy trì, cải thiện và bảo vệ môi trường nước. Trước thực trạng này, tác giả thực hiện đề tài “Bước đầu ứng dụng mô hình phân chia lợi ích trong khai thác lưu vực sông – áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai” để tạo ra cơ sở cho công tác quản lý chất lượng nước, đây là điều hết sức cần thiết hiện nay. Đề tài đã thực hiện một số nội dung như sau: - Xác định vai trò và các nội dung chính trong công tác quản lý và chia sẻ thông tin CLN tại LVHTS Đồng Nai. - Ứng dụng mô hình MCCRB vào sông Đồng Nai và sử dụng mô hình Mike 11 để đánh giá phạm vi lan truyền ô nhiễm. Qua kết quả tính toán từ mô hình MCCRB, trong kịch bản 1 với số liệu xả thải của năm 1999, kết quả tính toán cho thấy sông Đồng Nai chưa bị ô nhiễm tại vùng 2 và vùng 3. Kết quả tương tự khi mô phỏng bằng MIKE 11, nồng độ ô nhiễm cao nhất gần 10 mg/l. Trong kịch bản 2, khi tăng lưu lượng thải lên 10 lần, kết quả từ mô hình MCCRB cho thấy tải lượng thải ra tại vùng 2 vượt khả năng chịu đựng của vùng nhưng rất ít, còn vùng 3 lượng ô nhiễm thải ra chỉ khoảng 50% khả năng chịu đựng của vùng nên có thể gánh thêm ô nhiễm từ vùng 2 chuyển xuống. Tuy nhiên khi mô phỏng bằng MIKE 11 thì thấy rằng ô nhiễm đã gần với QCVN cột B1 và đã có ô nhiễm vượt quy chuẩn trong một phạm vi nhỏ ở vùng 3. Như vậy mặc dù khả năng chịu tải của vùng 3 chỉ mới đạt 50% nhưng ô nhiễm đã vượt quy chuẩn cột A2 đến 10 mg/l trong đoạn từ cầu Đồng Nai đến cầu Hóa An, do ô nhiễm bị thủy triều đẩy ngược trở lên từ vùng 3. Trong trường hợp này, vùng 3 buộc phải xử lý ô nhiễm của mình để bảo đảm chất lượng nước từ cầu Đồng Nai đến cầu Hóa An nằm trong giới hạn cho phép, b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBAI HOAN CHINH.docx
Tài liệu liên quan