Đề tài Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế của việc thiết lập hệ thống thu gom chất thải rắn làng giấy Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Tài liệu Đề tài Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế của việc thiết lập hệ thống thu gom chất thải rắn làng giấy Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Càng phát triển, con người càng ý thức được tầm quan trọng của môi trường _ yếu tố cơ bản nhất của sự sống. Lẽ đó, môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam chưa có nhiều điều kiện để bảo vệ và cải thiện môi trường. Chính vì vậy ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang thực sự là vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi phải được nhanh chóng giải quyết. Trong đó, bên cạnh sự ô nhiễm từ các nhà máy, các khu công nghiệp thì nổi bật hơn cả là ô nhiễm môi trường ở các làng nghề nông thôn. Chúng ta đều biết rằng, Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá _ hiện đại hoá đất nước, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được Đảng và Nhà nước xác định là hướng đi cơ bản trong quá trình phát triển của đất nước. Đây cũng là một trong những chiến lược đưa nông thôn đi theo con đường công nghiệp hoá _ hiện đại hoá, bởi lẽ chúng có những ưu điểm cơ bả...

doc82 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế của việc thiết lập hệ thống thu gom chất thải rắn làng giấy Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Càng phát triển, con người càng ý thức được tầm quan trọng của môi trường _ yếu tố cơ bản nhất của sự sống. Lẽ đó, môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam chưa có nhiều điều kiện để bảo vệ và cải thiện môi trường. Chính vì vậy ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang thực sự là vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi phải được nhanh chóng giải quyết. Trong đó, bên cạnh sự ô nhiễm từ các nhà máy, các khu công nghiệp thì nổi bật hơn cả là ô nhiễm môi trường ở các làng nghề nông thôn. Chúng ta đều biết rằng, Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá _ hiện đại hoá đất nước, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được Đảng và Nhà nước xác định là hướng đi cơ bản trong quá trình phát triển của đất nước. Đây cũng là một trong những chiến lược đưa nông thôn đi theo con đường công nghiệp hoá _ hiện đại hoá, bởi lẽ chúng có những ưu điểm cơ bản là sử dụng nhiều lao động và đạt hiệu quả kinh tế cao.Thực tế cho thấy, trong các làng nghề truyền thống ở các vùng nông thôn nước ta các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thể hiện vai trò chủ đạo của mình và sự phát triển khởi sắc của các làng nghề trong những năm gần đây đã đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, cho đến nay, sự phát triển của các làng nghề vẫn mang tính chất tự phát, gia đình, quy mô nhỏ với loại hình sản xuất chủ yếu là thủ công, trang thiết bị cũ kĩ, công nghệ lạc hậu lại thêm sự thiếu hiểu biết của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, cùng với sự mở rộng quy mô sản xuất của các làng nghề là ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đời sống của nhân dân địa phương. Và sự ô nhiễm này càng trở nên trầm trọng hơn khi vấn đề môi trường ở nông thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức bởi các cấp các ngành có liên quan. Là một trong số những làng nghề rất phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ, làng giấy Phong Khê cũng không nằm ngoài tình trạng trên. Phong Khê là một làng sản xuất giấy Dó lâu đời, đến nay, quy mô sản xuất của làng ngày càng mở rộng với việc sản xuất thêm nhiều loại giấy như giấy vàng mã, giấy vệ sinh... Sự phát triển của làng nghề này đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới. Nhưng cũng kéo theo ngay sau đó là vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra do công tác thu gom và xử lý chất thải rắn chưa được Chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm đúng mức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí, môi trường cảnh quan, đến sức khoẻ của ngưới dân trong xã và các vùng lân cận. Những tác động này nếu không được can thiệp kịp thời, chắc chắn sẽ trở thành cản trở cho sự phát triển cộng đồng. Vì lẽ đó, một hệ thống thu gom chất thải rắn hợp vệ sinh, hợp quy cách và hiệu quả là đòi hỏi tất yếu của xã Phong Khê nói riêng cũng như của các làng nghề nói chung. Qua quá trình thực tập ở Viện Môi trường và Phát triển bền vững nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở các làng nghề, với vốn kiến thức chuyên ngành kinh tế quản lý môi trường tích luỹ được trong quá trình học tập em đã lựa chọn đề tài: "Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế của việc thiết lập hệ thống thu gom chất thải rắn làng giấy Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh". 2. Mục tiêu của đề tài Thiết lập hệ thống thu gom chất thải rắn hợp vệ sinh cho xã Phong Khê Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế của hệ thống đó Đề xuất một số giải pháp để cải thiện môi trường làng nghề 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Không gian: Xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Nội dung: đánh giá hiệu quả kinh tế của thu gom chất thải rắn làng nghề. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp là những tài liệu sẵn có hoặc số liệu thống kê ở địa phương (cả ở dạng xuất bản và không xuất bản) về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Thông tin thứ cấp cung cấp cơ sở cho việc chuẩn bị nội dung công việc điều tra thực địa, giảm bớt sự tập trung vào những vấn đề đã có thông tin và có thể thay thế cho những thông tin không thu thập được vì những lý do chủ quan hoặc khách quan. Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập được gồm: Sơ đồ, bản đồ vị trí điểm nghiên cứu Hệ thống hạ tầng cơ sở Ấn phẩm các cấp về vấn đề văn hoá xã hội và kinh tế của địa phương Báo cáo hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu Các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề môi trường và phát triển có liên quan đến làng nghề nghiên cứu. Do các tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ những nghiên cứu sơ bộ đến chi tiết của các cá nhân hoặc tập thể vào các thời điểm khác nhau nên có sự khác nhau khá lớn về mức độ phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường khu vực nghiên cứu. Mục đích của phương pháp này là: Hệ thống hoá các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có theo định hướng nghiên cứu Phân tích, đánh giá những tài liệu, số liệu sẵn có, chọn lọc những số liệu, nhận xét phù hợp nhất về điều kiện tài nguyên, kinh tế và môi trường khu vực nghiên cứu Trong xử lý số liệu, ngoài việc đánh giá đơn thuần còn đòi hỏi phải có sự bổ sung (thông qua khảo sát thực địa với số liệu cập nhật), hiệu chỉnh lại (thông qua tính toán lại, so sánh với lý thuyết và thực tế) các số liệu đã có. Hệ thống hoá các tài liệu bằng các bảng thống kê, biểu đồ là cách làm phổ biến nhất. 4.2. Phương pháp khảo sát thực địa: Như đã nói ở trên, khảo sát thực địa cho phép cập nhật những thông tin, số liệu bổ sung những nhận định, đánh giá về điều kiện khu vực nghiên cứu trong khi các số liệu quan trắc không nhiều và không hệ thống. Nội dung của các đợt khảo sát thực địa có thể gồm: Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường tại địa phương như UBND xã Phong Khê Điều tra xã hội học, lấy ý kiến cộng đồng dân cư, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể của xã 4.3. Phương pháp bản đồ, GIS: Phương pháp bản đồ và GIS cho ta một cái nhìn tổng quát, cách phân tích logic và chính xác khu vực cần nghiên cứu. Các bản đồ màu sẽ giúp minh hoạ những kết quả nghiên cứu chính xác và sáng sủa. 4.4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường: Đây là phương pháp cho phép xác định, phân tích, dự báo những tác động có lợi và có hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện một hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực. Các kỹ thuật sử dụng trong đánh giá tác động môi trường bao gồm: Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường Phương pháp danh mục các điều kiên môi trường Phương pháp ma trận môi trường Phương pháp chập bản đồ Phương pháp sơ đồ mạng lưới Phương pháp mô hình Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng. 4.5. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA - Participatory Rapid Appraisal): Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng là một dạng đặc biệt của đánh giá nhanh nông thôn (RRA). Đây là phương pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức được thực hiện trong cộng đồng và có sự tham gia của cộng đồng. Mục đích chính của PRA là cố gắng tìm hiểu những phức tạp trong một vấn đề, lý giải nguyên nhân, hậu quả của nó cũng như mối quan tâm thực tế của cộng đồng đối với nó hơn là xoay quanh các số liệu thống kê. Ví dụ trước đây khi đánh giá môi trường làng nghề người ta thường cho rằng những số liệu, chỉ tiêu là quan trọng hàng đầu. Nhưng cách đánh giá này không mang lại hiệu quả đáng kể. Với PRA, số liệu, chỉ tiêu không phải là quan trọng nhất, PRA được dùng để tìm hiểu về nghề nghiệp, những tác động của nghề nghiệp lên các khía cạnh khác nhau của môi trường như vấn đề kinh tế, giáo dục, sức khoẻ, vệ sinh... PRA được áp dụng có hiệu quả nhất để đánh giá các cộng đồng nông thôn, không mất nhiều thời gian và chi phí. Một trong những biện pháp quan trọng nhất được sử dụng trong PRA là phỏng vấn bán chính thức (semi-structure interview). Nội dung của phỏng vấn nhằm làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra trong bộ câu hỏi như: Các vấn đề chính trong chu trình sống của sản phẩm giấy, dòng năng lượng vật chất trong hệ sinh thái nhân văn, các vấn đề liên quan đến thời vụ, văn hoá, giáo dục, cơ cấu ngành nghề và các tổ chức xã hội... Phỏng vấn bán chính thức bao gồm: Phỏng vấn cá nhân: Thông tin thu được từ kiểu phỏng vấn này mang nhiều tính chủ quan cá nhân và có nhiều đối lập trong cộng đồng. Đối tượng phỏng vấn ở Phong Khê là chủ xưởng, công nhân, người đưa hàng, nông dân,...thuộc các lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hoá khác nhau, được chọn ngẫu nhiên không báo trước. Phỏng vấn người cấp tin chính (Key informant): Để có được thông tin có tích thống kê và độ chính xác cao như các thông tin về diện tích, dân số, số hộ làm nghề, văn hoá, giáo dục, bệnh tật, tình hình phát triển làng nghề, định hướng phát triển cộng đồng... Đối tượng được phỏng vấn là những người giữ cương vị trong cộng đồng như chủ tịch xã, bí thư chi bộ, trưởng thôn...Người cấp tin chốt là nguồn thông tin chính của PRA. Tuy vậy cần đối chiếu với các nguồn khác để đảm bảo tính xác thực của thông tin thu được. 4.6. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng (Cost Benefit Analysis - CBA): Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng là phương pháp phân tích chi phí - lợi ích trong đó có xét đến các yếu tố xã hội và môi trường. Nói cách khác , nó một chu trình để so sánh các lợi ích và chi phí xã hội của một chương trình hay một dự án, diễn đạt bằng giá trị tiền tệ ở mức độ thực tế nhất. CBA là kỹ thuật cho phép liệt kê tất cả các điểm được và mất một cách hệ thống, cố gắng tiền tệ hoá cái được và cái mất đối với môi trường và so sánh những lợi ích do các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiện chúng gây ra. Vì vậy, đối với nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiết thực hỗ trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tránh gây ra thất bại thị trường. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương I : Xác lập tính toán hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống thu gom chất thải rắn Chương II: Thực trạng thu gom chất thải ở rắn xã Phong Khê Chương III: Đề xuất và đánh giá việc thiết lập tuyến thu gom chất thải rắn cho xã Phong Khê. Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo CHƯƠNG I XÁC LẬP TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI VỚI MỘT HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN I. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả dự án Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Tuỳ theo từng loại dự án và từng mục đích nghiên cứu mà ta có các khái niệm hiệu quả khác nhau. Hiệu quả tổng hợp còn gọi là hiệu quả kinh tế xã hội hay hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả chung, phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu trong một giai đoạn nhất định, với chi phí để có được kết quả đó. Hiệu quả chính trị xã hội: là hiệu quả nhận được trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị xã hội. Ví dụ như giải quyết công ăn việc làm, giải quyết công bằng xã hội, môi trường sinh thái... Hiệu quả tài chính: còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp, là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, nó chỉ liên quan trực tiếp đến việc thu chi đối với doanh nghiệp. Quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội là quan hệ giữa lợi ích bộ phận và lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Đó là mối quan hệ thống nhất nhưng mâu thuẫn. Hiệu quả trực tiếp: là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự án, một doanh nghiệp (một đối tượng). Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho một đối tượng khác. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối: là hai hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, trong đó, hiệu quả tuyệt đối được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí còn hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong thời gian ngắn. Lợi ích được xem xét là lợi ích trước mắt, mang tính tạm thời. Hiệu quả lâu dài: là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài. Lợi ích được xem xét mang tính lâu dài. 1.2. Khái niệm và mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh tế một dự án Đánh giá hiệu quả kinh tế một dự án là việc so sánh giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ riêng một đối tượng nào, một cơ sở sản xuất kinh doanh nào. Mục đích của đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội các dự án là để hỗ trợ đưa ra những quyết định có tính xã hội hay cụ thể hơn là hỗ trợ phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực xã hội. 1.2.1. Phân tích tài chính của dự án Phân tích khía cạnh tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án. Đây là quá trình phân tích, đánh giá tính sinh lợi thương mại, tức là đánh giá tính hiệu quả của dự án dưới giác độ của tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư vào dự án thông qua việc: + Xem xét nhu cầu và sự bảo đảm các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả các dự án (quy mô đầu tư, nguồn tài trợ, cơ cấu vốn đầu tư). + Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án, nghĩa là xem xét các chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ thu được khi thực hiện dự án. Kết quả của quá trình phân tích tài chính là căn cứ để quyết định có nên đầu tư hay không bởi mối quan tâm chủ yếu của các chủ đầu tư là lợi nhuận, việc đầu tư vào dự án có mang lại lợi nhuận thích đáng hay đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác không. Phân tích tài chính nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về thời gian phải đầu tư và thời gian thu hồi vốn để các nhà đàu tư đưa ra quyết định đúng đắn. Mục tiêu của phân tích tài chính là xác định chi phí và thu nhập của dự án, nhằm chuẩn bị những tính toán cần thiết và đánh giá sự hấp dẫn của dự án. Giá cả sử dụng trong phân tích tài chính là giá cả thị trường thực tế dự án phải chi trả hay nhận được từ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tham gia dự án. Những hiệu quả gián tiếp không được trao đổi trên thị trường thì không được định giá trong phân tích tài chính. Nhưng chúng ta đều biết rằng, mức giá thị trường luôn kèm theo sự sai lệch như thuế, chi phí kiểm soát giá và như thế, nó không phản ánh đúng chi phí và lợi ích thực tế của nền kinh tế. Chỉ khi có sự cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường hàng hoá tức là không có sự tác động của các yếu tố ngoại lai, hàng hoá công cộng, sự can thiệp của chính phủ, các nhân tố bóp méo giá cả và sự biến động trong phạm vi tiêu dùng cùng sự hiểu biết hoàn hảo lúc đó giá cả thị trường mới là một chỉ số đánh giá chính xác giá trị kinh tế của hàng hoá và dịch vụ. Và chỉ khi đó, việc phân tích tài chính một dự án mới xác định được liệu dự án đó có đóng góp tích cực cho phúc lợi quốc gia nơi thực hiện dự án đó hay không. Vì những chi phí và lợi ích thương xảy ra ở những thời điểm khác nhau, do đó trong quá trình phân tích phải lựa chon các thông số liên quan sau: + Chọn biến thời gian thích hợp: là thời gian tồn tại hữu ích của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra, các lợi ích kinh tế mà dựa vào đó dự án được thiết kế. + Chiết khấu: là cơ chế mà nhờ nó ta có thể so sánh chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau bằng cách đưa nó về cùng một thời điểm thông qua hệ số chiết khấu. Khi sử dụng chiết khấu thì các biến số đưa vào tính toán phải đưa về cùng đơn vị. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khía cạnh tài chính của dự án bao gồm: 1.2.1.1.Lợi ích ròng NB NB = B - C Trong đó : NB : Lợi ích ròng của dự án B : Tổng lợi ích thu được khi thực hiện dự án C : Tổng chi phí phải bỏ ra để thực hiện dự án 1.2.1.2. Lợi nhuận ròng của dự án W Đây là chỉ tiêu đánh giá quy mô lãi của dự án. Chỉ tiêu này được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của dự án, nó có tác dụng so sánh giữa các năm hoạt động của dự án. W = Tổng Wi *1 / ( 1 + r ) t Trong đó : W : Tổng lợi nhuận cả đời dự án Wi : Lợi nhuận ròng năm thứ i (Wi = Doanh thu năm i - Chi phí năm i ) r : Tỷ lệ chiết khấu t : Khoảng thời gian nghiên cứu 1.2.1.3.Giá trị hiện tại ròng ( NPV - Net Present Value ) NPV là đại lượng để xác định giá trị lợi nhuận ròng khi chiết khấu ròng chi phí và lợi ích về năm thứ nhất. Đây là một chỉ tiêu kinh tế ưu việt, giúp chủ đầu tư trong việc đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không hay lựa chọn phương án tối ưu dựa trên nguyên tắc : + NPV > 0 : dự án có lãi + NPV = 0 : dự án hoà vốn + NPV < 0 : dự án thua lỗ Trong trường hợp các phương án đều có NPV dương thì lựa chọn phương án có NPV lớn nhất. Công thức tính NPV : Trong đó : Bt : Lợi ích năm t Ct : Chi phí năm t Co : Chi phí ban đầu r : Hệ số chiết khấu n : Tuổi thọ của dự án t : Thời gian tương ứng ( t = 1,n ) 1.2.1.4.Tỷ lệ Lợi ích - Chi phí ( B/C ) Tỷ lệ lợi ích - chi phí so sánh toàn bộ lợi ích và chi phí đã được chiết khấu, đưa về giá trị hiện tại. Chỉ tiêu này là hệ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh chất lượng đầu tư, tức là biết được mức độ đầu tư trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nó cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có quy mô kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có B/C lớn hơn thì được chọn. Công thức tính : Trong đó : B : Lợi ích thu được của dự án C : Chi phí phải bỏ ra để thực hiện dự án r : Tỷ lệ chiết khấu Nguyên tắc quyết định : + B/C > 1 : Dự án có lãi, lợi ích thu được lớn hơn chi phí bỏ ra + B/C = 1 : Dự án hoà vốn + B/C < 1 : Dự án thua lỗ, xét về phương diện tài chính không nên đầu tư 1.2.1.5. Hệ số hoàn vốn nội bộ ( IRR - Internal Rate of Return ) IRR là mức lãi suất cao nhất mà tại đó dự án có NPV = 0, phản ánh mức độ hấp dẫn của dự án. IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đầu tư. Nó chỉ rõ lãi suất vay vốn tối đa mà dự án có thể chịu được nhưng nhược điểm là không tính được cho dự án có quá trình phân tích phức tạp và không đo lường một cách trực tiếp lợi ích của dự án. Dự án chỉ được chấp nhận nếu IRR > = r. + IRR > r : Dự án có lãi + IRR = r : Dự án hoà vốn + IRR < r : Dự án bị thua lỗ 1.2.2.Phân tích kinh tế của dự án Phân tích kinh tế là sự mở rộng của phân tích tài chính nhưng chủ thể ở đây là toàn thể xã hội chứ không phải một hay nhiều chủ thể riêng biệt trong xã hội đó. Phân tích kinh tế dùng để mô tả "tính sinh lợi" theo quan điểm của xã hội. Nghĩa là cái mà xã hội thu về được khi đưa số tài nguyên của mình đầu tư vào dự án hay còn gọi là "tính sinh lợi kinh tế". Phân tích kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng trong đánh giá hiệu quả dự án xét trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Phân tích kinh tế là xác định và so sánh các chi phí và thu nhập (lợi ích) của dự án. Nó thương được sử dụng để đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư do Nhà nước tài trợ, cấp kinh phí. Trong phân tích kinh tế, quan điểm được đề cập đến là xem xét những gì xã hội đưa ra để đầu tư cho dự án và cái mà xã hội sẽ thu được thông qua việc thực hiện dự án. Vì vậy hiệu quả của dự án là sự tăng lên của các hàng hoá hay dịch vụ mà xã hội có được thông qua dự án. Ngoài những hiệu quả trong phân tích tài chính thì người ta phải cộng thêm hiệu quả gián tiếp, tức là hiệu quả không được mua bán, trao đổi trên thị trường. Chi phí được thể hiện bằng các giá trị sử dụng mà xã hội mất đi khi đưa các tài nguyên vào dự án. Như vậy chi phí trong phân tích kinh tế là chi phí cơ hội hay chi phí sử dụng. Còn lợi ích kinh tế xã hội chính là kết quả so sánh giữa lợi ích do dự án tạo ra và cái giá mà xa hội phải trả trong việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá cả được sử dụng trong phân tích kinh tế là "giá bóng" hay "giá mờ" để tính sự bóp méo của thị trường. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: 1.2.2.1. Các chỉ tiêu NB, NPV, B/C, IRR Tương tự như các chỉ tiêu đánh giá tài chính nhưng khác ở chỗ các chi phí và lợi ích có tính đến những ảnh hưởng tới môi trường, xã hội. 1.2.2.1.1. Giá trị gia tăng thuần tuý ( NVA) NVA là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Giá trị gia tăng thuần tuý là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. NVA = O - ( MI + I ) Trong đó : NVA : Giá trị gia tăng thuần tuý do dự án đem lại O : Giá trị đầu ra của dự án MI : Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu I : Vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị Cũng như NPV, NVA > 0 thì dự án khả thi và ngược lại. 1.2.2.1.2.Chỉ tiêu số lao động Bao gồm: + Số lao động có việc làm : gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (là các dự án khác được thực hiện do đòi hỏi của dự án đang xét) + Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư 1.2.2.1.3. Chỉ tiêu về phân phối thu nhập và công bằng xã hội Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá được sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phân phối và xác định được những tác động của dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ tiêu này là xem xét giá trị gia tăng của dự án và các dự án liên đới (nếu có) sẽ được phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, có đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn nhất định hay không. 1.2.2.1.4. Chỉ tiêu tiết kiệm và tăng nguồn ngoại tệ Đối với các quốc gia đang phát triển thì việc giảm dần sự lệ thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý thông qua tiết kiệm và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu là hết sức cần thiết. Vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu đáng quan tâm trong phân tích một dự án đầu tư. Để tính được chỉ tiêu này phải tính được tổng số ngoại tệ tiết kiệm được và sau đó trừ đi tổng số ngoại tệ chi trong quá trình triển khai dự án. 1.2.2.1.5. Các tác động khác của dự án + Tác động đến môi trường sinh thái: có thể là tác động tích cực như cải thiện môi trường cảnh quan, môi trường đât... nhưng cũng có thể có những tác động tiêu cực như làm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước... gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân trong khu vực dự án. + Tác động đến kết cấu hạ tầng: Để phục vụ cho hoạt động của dự án chắc chắn sẽ diễn ra sụ gia tăng năng lực phục vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng sẵn có đông thời có sự bổ sung năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng mới. + Tác động dây chuyền của dự án: Tác động dây chuyền ở đây muốn nói đến những lợi ích kinh tế xã hội dự án mang lại không chỉ đóng góp cho bản thân ngành, địa phương được đầu tư triển khai dự án mà còn kéo theo sự phát triển của các ngành, địa phương khác do xu hướng phân công lao động ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên tác động này không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tích cực. + Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội địa phương: Rõ ràng các dự án được đầu tư sẽ kéo theo sự phát triển của kết cấu hạ tầng, sự nâng cao trình độ dân trí, điều kiện sống của nhân dân địa phương, sự phát triển của các ngành nghề, các dự án liên đới , ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 1.3. Sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế để ra quyết định thực thi dự án Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đảm bảo được tính khả thi và bản chất khoa học về mặt kinh tế xã hội của dự án cho nên nó có tác dụng thuyết phục đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định thực hiện dự án. Trong thực tế, người ta chỉ chấp nhận những chính sách mà có hiệu quả Pareto. Tức là, một phương thứcđược gọi là phân phối có hiệu quả Pareto khi và chỉ khi phương thức lựa chọn đó làm cho ít nhất một người giàu lên nhưng không làm cho người khác nghèo đi. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết thì dễ thực hiện nhưng thực chất ứng dụng trong thực tế rất khó khăn. Lý do là: + Trong thực tiễn, khối lượng thông tin mà nhà phân tích phải đối đầu là rất lớn. Bởi lẽ, các nhà phân tích không chỉ đơn thuần đo lường lợi ích - chi phí, quan sát giá cả thị trường mà đi sâu vào chi tiết họ còn phải đo lường, nắm bắt được các lợi ích và chi phí của từng cá nhân liên quan đến chính sách có ý đồ thực hiện. Để thực hiện điều đó chi phí rất tốn kém và các nhà phân tích cần phải ước tính được chi phí cho việc này là bao nhiêu. Điều này là hết sức khó khăn. + Khó khăn thứ hai là mặc dù chúng ta đã biết được mức độ phân tích chi phí - lợi ích cho từng cá nhân thì cũng ngay lúc đó những chi phí hành chính để thực hiện việc chuyển tiền đối với từng chính sách của chính phủ hoặc từng đối tượng cũng sẽ gặp phải mâu thuẫn mà những chi phí này thường là quá cao. + Việc triển khai thanh toán bồi thường gặp phải tính sai lệch quá lớn (tức là khi kinh phí đến được đối tượng đền bù thì có sự sai lệch lớn so với ban đầu) phá vỡ những phân tích ban đầu của người thực hiện. + Đôi khi gặp phải sự lạm dụng của người dân đó là đòi hỏi về mặt đền bù hay yêu cầu lợi ích quá lớn so với thực tiễn có thể đạt được. Hiệu quả Pareto tiềm năng: một dự án mà làm cho ít nhất một người nghèo đi theo một cách nào đó dù chỉ với lượng nhỏ sự không thoả dụng thì dự án đó vẫn không thoả mãn nguyên tắc cải thiện Pareto. Để khắc phục hạn chế này, nguyên tắc đã được sửa đổi đó là sự phân biệt giữa sự cải thiện thực tế và sự cải thiện tiềm năng. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả Pareto tiềm năng dựa trên cơ sở lý luận của Kaldor - Hicks, cho rằng một chính sách chỉ nên chấp nhận khi và chỉ khi những người được hưởng lợi do chính sách tạo ra có thể đền bù hay bồi thường cho những người thua thiệt cũng do chính sách đó tạo ra mà vẫn giàu lên. Điều này có nghĩa là chỉ chấp nhận những chính sách có lợi ích thực dương tức là nó tạo ra tiềm năng thực thi dự án. Như vậy, để bảo vệ quy tắc tiềm năng Pareto ta phải đặt ra một số yêu cầu sau: + Thứ nhất, bằng mọi cách tính toán phân tích để chọn ra được phương án chắc chắn hiệu quả và mang lại lợi ích thực dương vì xét về mặt gián tiếp nó sẽ tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo trong xã hội trong trường hợp tái phân bổ thông thường. + Thứ hai, trong thực tế, có thể những chính sách khác nhau sẽ dẫn đến xung đột người được hưởng nhiều, người bị thua thiệt. Vì vậy, về nguyên lý, khi chúng ta vận dụng tiêu chí hiệu quả Pareto tiềm năng nó sẽ có xu hướng bình quân lại, điều chỉnh lại sự phân bổ bất hợp lý trước đó, nghĩa là chi phí và lợi ích sẽ tiếp cận tới điểm bình quân trong mức thu nhập của dân cư. Do đó, mỗi người dân sẽ chịu tổng hợp những tác động tập hợp từ các chính sách và tất cả các chính sách đều đem lại hiệu quả Pareto tiềm năng. + Thứ ba, liên quan đến sự mâu thuẫn trong chế độ khuyến khích của hệ thống chính trị nghĩa là những xung đột giữa những nhóm nắm giữ cổ đông và các nhà chính trị. + Thứ tư, khi chính sách được thực hiện theo quan điểm phân bổ hiệu quả Pareto tiềm năng và đã đạt được những yêu cầu nhất định đòi hỏi phải thường xuyên có sự kiểm tra ngược để qua đó thực hiện việc tái phân bổ. Ứng dụng quy tắc quyết định trong thực tế: Đối với những chính sách tác động độc lập, không hạn chế đầu vào thì việc lựa chọn dự án có tính đơn giản, ta chấp nhận toàn bộ chính sách cho lợi ích thực tế dương. Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta hay gặp phải những tình huống có nhiều chính sách đưa ra buộc ta phải lựa chọn trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể chính sách nào là hợp lý nhất, đem lại hiệu quả cao nhất hoặc sự kết hợp các chính sách đó như thế nào để đảm bảo lợi ích thực tế tốt nhất trong hoàn cảnh giới hạn về ngân sách, vật chất cho đầu tư và các cơ chế ràng buộc khác. Thậm chí, nhiều chính sách đưa ra xung đột lẫn nhau buộc chúng ta phải lựa chọn chính sách nào là phù hợp. Để có thể làm được điều này một trong những nguyên tắc cơ bản chúng ta phải thực hiện là liệt kê toàn bộ các chính sách đưa ra và các dự án có liên quan trên cơ sở lượng hoá bằng tiền của các dự án đó và chọn tiêu chí để lựa chọn cho phù hợp sao cho tiêu chí đó có tính thuyết phục cao nhất. Việc lựa chọn tiêu chí này phải dựa trên ý đồ của tác giả khi đưa ra chính sách. II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN 2.1. Nội dung đánh giá hiệu quả Thiết lập trong phạm vi xã Phong khê một hệ thống thu gom chất thải rắn, chủ yếu bao gồm rác thải sinh hoạt và chất thải rắn của hoạt động sản xuất giấy tái chế, sao cho hiệu quả, hợp quy cách, hợp vệ sinh dựa vào hiện trạng phân bố sản xuất, dân cư cũng như hệ thống giao thông trong xã. Trên cơ sở hệ thống thu gom đề xuất, tính toán chi phí để vận hành tuyến thu gom đó và những lợi ích mà hoạt động của tuyến thu gom có thể mang lại. Từ đó, đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống thu gom đó và đưa ra các đề xuất cũng như những kiến nghị và giải pháp xung quanh hệ thống thu gom chất thải rắn thiết lập và vấn đề huy động vốn cải thiện môi trường làng nghề. Những chi phí và lợi ích được tính toán nhằm đánh giá hiệu quả ở đây bao gồm cả những chi phí và lợi ích tài chính lẫn những chi phí và lợi ích mang tính xã hội, môi trường như chi phí và lợi ích về sức khoẻ người dân hay chi phí cơ hội của việc sử dụng đất... Nói tóm lại là bao gồm toàn bộ chi phí và lợi ích liên quan đến việc vận hành hệ thống thu gom đó, trong đó có những chi phí và lợi ích mà vì nhiều nguyên nhân chưa lượng hoá được. Ta coi những chi phí và lợi ích đó như một sự cân nhắc cho việc lựa chọn phương án xét trên khí cạnh kinh tế - xã hội - môi trường. 2.2. Một số phương pháp định giá thiệt hại do ô nhiễm 2.2.1. Phương pháp định giá trực tiếp Có rất nhiều phương pháp định giá trực tiếp thiệt hại do ô nhiễm. Một trong những phương pháp quan trọng hay dụng là so sánh năng suất và sản lượng, định giá tác động đến sức khoẻ, định giá chi phí giảm thiểu tại nguồn, định giá hiệu quả sử dụng mới, tra bảng giá trị thiệt hại... 2.2.2. Phương pháp so sánh năng suất sản lượng thu hoạch Đây là phương pháp thông dụng nhất. Thông thường sự ô nhiễm làm giảm năng suất và sản lượng thu hoạch chứ không làm mất toàn bộ mùa màng. Ví dụ sự ô nhiễm nước mặt dùng để tưới tiêu cho nông nghiệp làm năng suất lúa giảm đi. Để ước tính thiệt hại kinh tế do suy giảm chất lượng các thành phần môi trường, cần tiến hành những nghiên cứu và phân tích kinh tế dựa vào các mẫu điển hình ví dụ năng suất luá trước và sau khi nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm chính là sự thiệt hại do suy giảm năng suất và sản lượng. Phương pháp đề cập trên đây rất thích hợp cho việc ước lượng thiệt hại năng suất gieo trồng trên diện tích nằm gần nguồn nước bị ô nhiễm. Như vậy thiệt hại mùa màng do giảm năng suất lúa có nguyên nhân từ việc vận hành bãi rác chung của xã Phong Khê sẽ được ước tính dễ dàng nhờ phương pháp này. Việc ước tính theo phương pháp này dựa trên giả thiết: quyền sử dụng tài nguyên môi trường thuộc về người chịu ô nhiễm nên theo lý thuyết môi trường, kết quả tính toán có thể cao hơn thực tế. 2.2.3. Phương pháp định giá theo hiệu quả sử dụng Theo phương pháp này, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường được tính bằng tổng chi phí cho việc xử lý ô nhiễm mà người bị ô nhiễm phải bỏ ra đẻ loại bỏ các tác động tiêu cực của các thành phần ô nhiễm trong môi trường sống của mình như: + Chi phí lắp đặt hệ thống thoát nước, xử lý nước thải... + Chi phí bổ sung để chăm sóc hoa màu, cây xanh... chịu ảnh hưởng của ô nhiễm + Chi phí người chịu ô nhiễm phải bỏ ra để chuyển đổi hoạt động kinh tế xã hội của mình do sức ép của môi trường như cải tạo, xây dựng mới nhà cửa... 2.2.4. Phương pháp định giá ô nhiễm đối với sức khoẻ Ô nhiễm môi trường có tác động tiêu cực tới sức khoẻ con người và sinh vật liên quan khác trong khu vực tồn tại ô nhiễm. Thông thường chất ô nhiễm khi thâm nhập vào cơ thể con người và sinh vật không tạo nên các loại bệnh tật hay làm suy giảm sức khoẻ ngay mà quá trình thành bệnh và suy giảm sức khoẻ thường xảy ra một cách từ từ. Ngay cả khi người bị ô nhiễm đã phải bỏ ra nhiều chi phí lắp đặt các hệ thống xử lý môi trường thì bệnh tật và suy giảm sức khoẻ vẫn còn có khả năng gia tăng vì lý do ô nhiễm. Trong thực tế, phương pháp định giá tác động tới sức khoẻ thông dụng trong thời gian qua có tên là tiếp cận giá bệnh tật COI (Cost of Illness approach). Theo phương pháp này chi phí y tế bảo vệ sức khoẻ gồm toàn bộ các chi phí y tế như chăm sóc, khám chữa bệnh, thuốc men... của người bệnh và thiệt hại về lao động trong qúa trình chữa bệnh. Ngoài ra tai Mỹ và các nước phát triiển người ta còn sử dụng nhiều phương pháp gián tiếp khác như vui lòng trả chi phí phòng bệnh và giảm sự cố bệnh tật chết chóc... Trong điều kiện của Việt Nam, thiệt hại do ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ có thể tính bằng tổng chi phí y tế và bảo vệ sức khoẻ của công nhân, dân cư trong khu vực bị ô nhiễm với các loại bệnh tật và suy giảm sức khoẻ có nguyên nhân do ô nhiễm môi trường, chi phí lương và mất sản phẩm của người bệnh trong quá trình điều trị... Do thời gian và năng lực còn hạn chế, trong chuyên đề này, thiệt hại do ô nhiễm chất thải rắn tới sức khoẻ của người dân chỉ tính bằng chi phí y tế và bảo vệ sức khoẻ của người dân đối với các bệnh và sự suy giảm sức khoẻ có liên quan đến ô nhiễm chất thải rắn. 2.2.5. Phương pháp tiếp cận giá trị hưởng thụ Các giá trị về nơi cư trú là lợi ích có thể nhìn thấy được nhưng còn các lợi ích không thấy được về thương mại và các tiện nghi về mặt môi trường như công viên, chất lượng môi trường khu vực xung quanh và những lợi ích rất quan trọng với người có quyền sử dụng miếng đất đó. Theo đó, người ta xây dựng cách tiếp cận về việc sử dụng giá trị tài sản để ước tính ở các vị trí khác nhau thì sẽ có các thuộc tính môi trường khác nhau và do đó sẽ có các giá trị tài sản khác nhau. III. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thiết lập hệ thống thu gom ở đây ta sử dụng chỉ tiêu : NB = B - C Trong đó: NB : Lợi ích ròng của phương án B : Tổng lợi ích thu được từ phương án C : Tổng chi phí phải bỏ ra khi thực hiện phương án Về nguyên tắc, NB phải dương thì phương án mới có hiệu quả. Nhưng đó chỉ là trên quan điểm tài chính. Còn trên quan điểm kinh tế thì ngay cả khi NB < 0 phương án vẫn có thể chấp nhận được nếu đạt được mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường, tất nhiên là với điều kiện chi phí không lớn hơn lợi ích quá nhiều. Đôi khi NB < 0 vẫn có thể chấp nhận còn vì có những lợi ích rất lớn mà phương án mang lại nhưng hiện thời ta chưa thể lượng hoá được, tức là về mặt kinh tế xã hội dự án vẫn hiệu quả. Trong phạm vi chuyên đề, các chỉ tiêu NB, B, C đều là những chỉ tiêu hàng năm, được tính theo phương pháp hạch toán kế toán nghĩa là các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu thì giá trị các tài sản này được phân bổ đều hàng năm dựa vào tuổi thọ của tài sản. Trong việc đánh giá hiệu quả của việc thiết lập tuyến thu gom chất thải rắn cho làng nghề giấy Phong Khê, chuyên đề này xin đưa ra một số chi phí và lợi ích sau: 3.1. Chi phí cho hệ thống thu gom 3.1.1. Chi phí thu gom hàng năm C1 = W + T Trong đó : C1 : Chi phí thu gom hàng năm W : Chi phí nhân công hàng năm T : Chi phí công cụ dụng cụ thu gom hàng năm Chi phí nhân công W W = 12 * Wt * N Trong đó : Wt : Lương bình quân / người / tháng N : Số nhân viên thu gom và vận chuyển b. Chi phí công cụ, dụng cụ T = tổng ( Qi * Pi ) Trong đó : Qi : Số lượng công cụ dụng cụ loại i dùng cho thu gom và vận chuyển hàng năm Pi : Đơn giá công cụ dụng cụ loại i 3.1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm C2 = S * m * G * 365 Trong đó : S : Tổng quãng đường (cả đi và về) để vận chuyển rác từ bãi tập kết chính ra bãi rác chung m : Mức hao phí xăng / km của xe công nông G : giá một lít xăng dùng cho xe công nông 3.1.3. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất C3 = NS * D * V Trong đó : NS : Năng suất cá/ ha/năm (tấn / ha) D : Diện tích đất sử dụng làm bãi rác (ha) V : Giá trung bình một tấn cá (đồng) 3.1.4. Chi phí quản lý hành chính C4 3.1.5. Chi phí môi trường EC = EC1 + ECi Trong đó : EC1 : Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra ECi : Các chi phí môi trường khác chưa lượng hoá được 3.1.5.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra EC1 = EC11 + EC12 Trong đó : EC11 : Giá trị bị mất đi do giảm năng suất lúa EC12 : Chí phí phải bỏ ra thêm để bảo vệ mùa màng trước sự phát triển của đàn chuột EC11 = ( q2 - q1 ) * S * 2 (vụ) * P EC12 = F * S Trong đó : S : Diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng q1: Năng suất lúa trước khi có bãi rác (kg/sào) q2: Năng suất lúa từ sau khi bãi rác hoạt động (kg/sào) P : Giá một kg thóc F : Chi phí bỏ ra thêm hàng năm để bảo vệ mùa màng trước sự phát triển của đàn chuột 3.1.5.2. Chi phí môi trường khác ECi + Ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, đặc biệt là khu vực xung quanh bãi rác. + Làm mất cảnh quan tự nhiên của khu vực, phá vỡ hệ sinh thái hồ cạn trước đây của khu vực. + Ảnh hưởng đến môi trường không khí của những người dân sống xung quanh khu vực bãi rác. 3.2. Lợi ích thu được từ hệ thống thu gom 3.2.1. Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường B1 B1 = 12 * ( N1 * K1 + N2 * K2 ) Trong đó : N1 : Số hộ không sản xuất giấy N2 : Số hộ sản xuất giấy K1 : Mức phí vệ sinh / tháng của hộ không sản xuất giấy K2 : Mức phí vệ sinh / tháng của hộ sản xuất giấy 3.2.2. Lợi ích thu được từ thu gom phế liệu B2 B2 = 365 * X * ( W2 - W1) Trong đó : X : Số người thu nhặt phế liệu ở bãi rác W1: Thu nhập bình quân/ người/ ngày trước khi có hoạt động thu gom W2: Thu nhập bình quân/ người/ ngày khi có hoạt động thu gom 3.2.3. Lợi ích thu được từ giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân B3 B3 = M * R * Số Dân * f Trong đó : M : chi phí khám chữa bệnh / người / năm (đồng) R : Tỷ lệ người mắc bệnh trên tổng số dân (%) f : Tầm quan trọng của ô nhiễm chất thải rắn (%) 3.2.4. Lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas B4 3.2.5. Các lợi ích khác (chưa lượng hoá được) 3.2.5.1. Tạo công ăn việc làm cho người dân 3.2.5.2. Cải thiện môi trường đất, nước, không khí 3.2.5.3. Cải thiện môi trường cảnh quan làng nghề 3.2.5.4. Tạo nếp sống văn minh cho người dân CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI Ở RẮN XÃ PHONG KHÊ I. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU: 1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên xã Phong Khê 1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình: Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Đông Bắc, gần đường quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn, Phong Khê là một vùng đồng bằng thuộc tỉnh Bắc Ninh, cách thị xã Bắc Ninh 2 km về phía Tây Nam. Phía Đông Nam giáp xã Tương Giang huyện Tiên Sơn, phía Tây Bắc giáp xã Đông Phong huyện Yên Phong. Tổng diện tích đất của xã là 513,61 ha, trong đó: Diện tích đất canh tác nông nghiệp: 324,76 ha Diện tích đất thổ cư: 26,84 ha Diện tích đất chuyên dụng: 83,85 ha Đất chưa sử dụng là: 78,16 ha Bình quân đất canh tác 432m2/ người, đất ở 38m2/ người. (Số liệu của UBND xã Phong Khê tính đến 30/4/2000) 1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn Khí hậu Theo số liệu của phòng nông nghiệp huyện Yên Phong, nhiệt độ trung bình năm của vùng là 23,3oC. Tháng nóng nhất là tháng 6-7, thời kỳ gió Tây thổi mạnh nhất đem lại nhiều ngày nóng dữ dội. Tháng 12-1-2 là các tháng lạnh nhất trong năm, nhiệt độ trung bình tối thấp trong thang 1 là 12,6oC, các tháng 12 và 2 là 13,7- 13,8oC Vùng nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu gió mùa, hướng gió thịnh hành theo mùa trong năm. Mùa hè gió Đông nam thịnh hành, tiêu biểu nhất là tháng 7 với tần suất của gió Đông nam từ 32-45%, cá biệt lên tới 52%. Mùa đông gió Đông bắc thịnh hành, tiêu biểu là tháng 1. Bên cạnh đó, gió Đông nam cũng xuất hiện với tần suất khá cao, phổ biến vào tháng 4, tần suất 40-50%. Vận tốc gió trung bình 2,4 m/s. Tổng số giờ nắng trong năm là 1722 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình của không khí:82%. Thuỷ văn Chảy qua khu vực xã Phong Khê là sông Ngũ Huyện Khê, nó là một nhánh của sông Cầu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho giao thông của làng với các xã lân cận trong huyện bằng đường thuỷ. Sông này còn là nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động tưới tiêu, sản xuất và cũng là nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động trong làng. Bảng 1: Chế độ thuỷ văn của sông Cầu (liên quan trực tiếp đến chế độ thuỷ văn của sông Ngũ Huyện khê) Thông số thuỷ văn Mùa khô Từ tháng 10 - tháng 3 Mùa mưa Từ tháng 4 - tháng 9 1 2 3 H- tb 1,44 5,62 H- max --- 8,09(1971) H- min 1,30 3,39(1990) Q- max --- 3,39(1971) Q- min 4,30 --- Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Giang - 1996 H- tb: Mực nước trung bình (m) Q- max: Lưu lượng lớn nhất (m3/s) H- max: Mực nước lớn nhất (m) Q- min: Lưu lượng nhỏ nhất (m3/s) H- min: Mực nước nhỏ nhất (m) Lượng mưa trung bình năm là 1539 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 (433,5 mm), tháng mưa ít nhất là tháng 2 (20 mm). 1.1.3. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái khu vực: Đặc điểm tài nguyên sinh vật trên cạn: Thảm thực vật: Thảm thực vật của khu vực Phong Khê mang tính chất của một hệ sinh thái vùng đồng bằng. Cây trồng chủ yếu là lúa với năng suất 5 - 5,5 tấn/ha/năm. Ngoài lúa là một số cây trồng khác như đỗ tương, khoai tây, lạc... với diện tích canh tác ít. Đu đủ, táo, hồng xiêm là những cây ăn quả chủ yếu trong vùng. Cây mọc tự nhiên ở dạng bụi hầu như không còn nữa. Động vật: Thành phần các loại động vật trong khu vực nghèo nàn, chủ yếu các hộ gia đình chăn nuôi gà, lợn, ngan. Lượng trâu bò giảm nhiều so với các năm trước. Một số hộ gia đình có đầu tư vào nuôi cá, phổ biến là các loài cá như trắm cỏ, chép, mè. Các loại động vật hoang dã nghèo nàn, chủ yếu là các loài chim và thú nhỏ như chuột, chim sẻ. Hệ sinh thái nông nghiệp còn có các loại như ếch, nhái, các loại bò sát như rắn ráo, rắn nước, thằn lằn và các loại côn trùng nhưng hiện nay đã bị nhân dân tiêu diệt nhiều. Trong vùng không có loài động vật hoang dã quý hiếm nào. Hệ sinh thái các ao hồ và kênh mương: Động thực vật trôi nổi có nhiều trong ao hồ, kênh mương tưới tiêu và trên các cánh đồng. Phytoplancton chủ yếu là các loài tảo lục và tảo silic. Zooplancton chủ yếu là các nhóm Cladocera, Rotatoria, Copepada. Cá nuôi trong các ao hồ chủ yếu là cá chép, trôi mè, rô phi. Sản lượng cá nuôi trong các hồ rất thấp. Thành phần sinh vật hệ sinh thái các thuỷ vực kênh mương khu vực xã không phong phú. Về phù du động vật và động vật đáy: + Nhóm Rotatoria: Brachysnus, Caliciflorus, Soplanchna sp, Lecome sp + Nhóm Oligochaeta: ấu trùng Zubificidae + Nhóm Cladocera: Diaphmosoma sp, Dphania carinota. D.Bumholifi + Nhóm Copepoda: Mongolsdiaptomus formosanus, Neodidiaptomus + Và rất nhiều côn trùng và ấu trùng sống ở trong nước. Về phù du thực vật: Tại khu vực nghiên cứu thường gặp các giống loài điển hình của vùng đồng bằng như Chamaesiphon incrustans, Cocconeis placetula, Nostochopisis lobatú, ở ven bờ sông thường gặp ưu thế Spirogyra zhifoides. Các giống tảo như Pediastzum, Scenedesmus, Cosmorium, Cloterium, Motomopedia, Glocopapoa, Flagilaria, Synesdra. Mật độ phù du thực vật ở sông ngũ Huyên Khê còn nghèo hơn so với các ao, hồ nước đứng. 1.2. Tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội xã Phong Khê 1.2.1. Dân cư và lao động Phong Khê là một xã thuộc huyên Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, theo thống kê năm 2002, dân số toàn xã là 7840 người, ngoài ra có khoảng hơn 500 người từ nơi khác đến địa bàn xã làm thuê. Nữ chiếm khoảng 60% trong cơ cấu dân cư. Có khoảng 3250 người ở lứa tuổi lao động, số lượng công nhân trong các xưởng sản xuất hiện nay khoảng 1400 - 1500 người. Hiện nay xã có khoảng 102 hộ sản xuất giấy tái chế với 103 dây chuyền công nghệ , phần lớn đều tập trung ở thôn Dương Ổ và thôn Đào Xá. Bảng 2: Phân bố dân cư và mật độ dân số của xã Phong Khê Thôn Số dân (người) Diện tích (ha) Mật độ (người/km2) Dương Ổ 3890 132,07 2945 Đào Xá 1316 89,64 1468 Châm Khê 1992 205,44 970 Ngô Khê 643 86,46 744 Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Phong Khê, 2002 Tỷ lệ phát triển dân số là 1,78%. Nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình đã được nâng cao nhiều, nhưng nhiều gia đình vẫn còn quan niệm về việc phải có con trai. Trung bình một gia đình có 3 con. Tỷ lệ này là khá cao nhưng so với trước đây đã là một tiến bộ đáng khích lệ. Bên cạnh đó tình trạng đẻ dầy cũng đã giảm đáng kể, tuổi kết hôn cũng muộn hơn so với rất nhiều vùng nông thôn (nữ thường kết hôn trong độ tuổi từ 18 -22 ). Rõ ràng sự phát triển của làng đặc biệt là phát triển kinh tế trong những năm gần đây nhờ hoạt động sản xuất, giao lưu, buôn bán đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân. 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế Xã Phong Khê nằm cách thủ đô Hà Nội gần 30 km. Xã có 4 thôn là Dương Ổ, Châu Khê, Ngô Khê và Đào Xá. Khoảng 10 năm về trước hầu như toàn bộ các hộ ở đây vừa sản xuất nông nghiệp vừa sản xuất giấy, chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công. Sản phẩm chính là giấy bản, giấy Dó để làm giấy vệ sinh và ngòi pháo. Sau khi chính phủ cấm sản xuất pháo, và để đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm trở nên rất đa dạng phong phú như bìa carton, giấy bao gói, giấy crap, giấy vệ sinh, giấy vàng mã. Phong khê có diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp (336,3 m2/ người). Trong thời gian qua kinh tế tăng trưởng khá: tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1996 - 2000 bình quân là 25% năm. Năm 2001 tăng 29,4% so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2000, tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là: 18,4% - 69% - 12,6%. Năm 2001 là 16,5% - 70,5% - 13%. Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 52% (1996) xuống còn 16, 5 % (2001), giá trị ngành chăn nuôi tăng từ 48% (1996) lên 53,5% (2001). Trong sản xuất nông nghiệp đã thực hiện chuyển dịch từng bước theo hướng tích cực. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng gia tăng giá trị / ha canh tác (Hợp tác xã Châm Khê và Hợp tác xã Ngô Khê). Công tác chăn nuôi cũng có nhiều chuyển biến tích cực, chương trình bồ lai sin và nuôi lợn hướng nạc đã được các hộ xã viên tiếp thu, phong trào nuôi thả cá theo quy trình mới đã có hiệu quả cao. Giá trị sản xuất / ha canh tác năm 2001 đạt 21,2 triệu đồng, tăng 2,2 triệu đồng so với năm 1996. Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương trong những năm qua có tốc độ phát triển nhanh. Các doanh nghiệp, xí nghiệp ngày càng được đổi mới trang thiết bị kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng tỷ đồng để đổi mới trang thiết bị, sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thu nhập từ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng được nâng cao. Năm 1996, thu nhập từ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mới chỉ đạt 15 tỷ đồng thì đến năm 2000 cả xã đã đạt 60 tỷ đồng. Năm 2001, doanh thu từ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 85 tỷ, góp phần qua trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của địa phương. Do đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp nên nền kinh tế chung của xã có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng nhiều, việc đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, các công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng, nâng cấp. HTX Đào Xá và HTX Châm Khê đã hoàn thành xong chương trình cứng hoá kênh mương, toàn bộ diện tích canh tác đã được đảm bảo tưới tiêu (trong đó 50% được tưới tiêu chủ động). Diện tích đất được làm bằng máy chiếm 80% / tổng diện tích canh tác. 100% số hộ trong xã sử dụng giếng khoan hợp vệ sinh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,8% năm 1996 xuống còn 1,54% năm 2000 (theo tiêu chí cũ). Năm 2001 số hộ nghèo theo tiêu chí mới là 77 hộ chiếm tỷ lệ là 4,2%. Diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm do nhu cầu về đất ở và đất mở xưởng sản xuất, trong khi năng suất lúa trung bình cả hai vụ lại không cao. Thôn Đào Xá là 155kg/sào,thôn Ngô Khê đạt 180kg/sào, thôn Châm Khê đạt 170kg/sào. Qua diện tích đất canh tác và năng suất lúa cho thấy thu hoạch từ nông nghiệp không đảm bảo được cuộc sống cho người dân nếu không có thêm nghề làm giấy. Nghề giấy đã tạo việc làm cho mọi lực lượng lao động dư thừa ở mọi lứa tuổi, tăng thu nhập cho hầu hết các hộ, góp phần ổn định xã hội của địa phương, nâng cao mức sống, tăng cường văn hoá, giáo dục cho thanh thiếu niên và cộng đồng nói chung. 1.2.3.Văn hoá và nghề truyền thống: Phong Khê thuộc Kinh Bắc cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, nó mang những nét đặc trưng của một vùng văn hiến lâu đời - kết quả giao thoa, giao hoà văn hoá Việt - Hán - Ấn - Chàm trong lịch sử. Bắc Ninh là quê hương quan họ, quê hương của tranh Đông Hồ, vượt trội về hội hè, đình đám so với các tỉnh khác. Dân gian đã từng có câu: "Ăn Bắc mặc Kinh". Giáo sư tiến sỹ Nguyễn Văn Huyên cũng đã viết: "Bắc Ninh là cái nôi của người Việt và văn hoá Việt" . Phong Khê vì thế cũng hội tụ đầy đủ những đặc trưng của một làng Kinh Bắc, tuy nhiên nó cũng mang nhiều nét riêng biệt. Làng Phong Khê có nghề xeo giấy cổ truyền với sản phẩm giấy dó, giấy cuốn ngòi pháo có chất lượng cao. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, từ khi nhà nước quyết định cấm pháo (1994), Phong Khê đã có những thay đổi đáng kể. Nghề xeo giấy thủ công bị mất thị trường tiêu thụ nên mai một dần. Vì nhu cầu dân sinh và do tính năng động vốn có nên người dân Phong Khê đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất một số mặt hàng giấy từ giấy loại với trang thiết bị máy móc công nghiệp. Ban đầu, toàn thôn chỉ có 10 dây chuyền máy xeo giấy nhưng 100% số hộ có cả gia đình hoặc một vài thành viên tham gia vào sản xuất giấy (trực tiếp lao động trong các xưởng hoặc làm các công việc liên quan đến sản xuất giấy). Lao động trong xưởng chủ yếu là nam giới, phụ nữ và trẻ em thường làm các việc bóc lề và phân loại giấy cho các xưởng và đại lý. Ở những hộ còn duy trì xeo giấy thủ công thì phụ nữ là lao động chính do tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo. Hoạt động sản xuất này cũng đã kéo theo một số nghề phụ trợ có liên quan như mua gom, buôn bán giấy loại và dịch vụ vận chuyển, thương nghiệp. Các nghề phụ đã tận dụng lao động ở mọi lứa tuổi và đem lại thu nhập ngoài nông nghiệp cho hầu hết các hộ gia đình. 1.2.3.1. Giáo dục Dân làng hầu hết có trình độ học hết cấp I, cấp II. Trong những năm gần đây số học sinh theo học cấp III tăng lên đáng kể. Đa số các hộ gia đình đều tạo điều kiện thuận lợi cho con em học hết khả năng có thể. Số học sinh nghỉ học giữa chừng thường là do học kém, chán học chứ không phải vì hoàn cảnh gia đình như ở nhiều vùng nông thôn khác. Toàn xã có một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở. Số lượng lớp học đủ cho học sinh theo học hai ca: sáng và chiều. Trường học được bố trí trong một không gian thoáng mát (xung quanh là đồng ruộng), xa các xưởng làm giấy. Trẻ em ở làng có tham gia lao động ngoài giờ, nhưng việc học tập vẫn được coi trọng hàng đầu. Ở nhiều gia đình, việc làm thêm của trẻ em chủ yếu được dành cho chi tiêu cá nhân, không phải đóng góp cho bố mẹ. 1.2.3.2.Y tế Xã có một trạm xá, người dân trong xã có thể đến khám bệnh và mua thuốc tại trạm xá. Việc kiểm tra sức khoẻ thường xuyên hay kiểm tra sức khoẻ định kỳ của người dân là chưa có. Sự chăm sóc sức khoẻ ban đầu của nhân dân trong làng còn chưa được chú trọng. Có thể nói việc tuyên truyền, giáo dục lối sống văn minh là còn yếu. Gần 80% số hộ không có nhà vệ sinh, các gia đình đều có giếng khoan nhưng nước giếng có hiện tượng nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân gây bệnh tiêu hoá và bệnh ngoài da khá cao ở làng. Trong vài năm trở lại đây, do hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khoẻ của người dân và công nhân lao động trong vùng. Các bệnh thường xuất hiện ở làng giấy Phong Khê là bệnh hô hấp, bệnh tiêu hoá, bệnh về da, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa. Theo số liệu điều tra khảo sát đánh giá tại làng nghề về sức khoẻ y tế cộng đồng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh được thể hiện như sau: Bảng 3: Tình hình sức khoẻ cộng đồng tại khu vực Các loại bệnh và các triệu chứng thường gặp Tỷ lệ (%o) Các loại bệnh và các triệu chứng thường gặp Tỷ lệ (%o) Bệnh tai mũi họng: Ngạt mũi Chảy nước mũi Khản họng Khô họng Đau họng Bệnh hô hấp: Ho Khạc đờm Tức ngực Cảm giác ngạt thở Cảm giác khó thở Thở khò khè Sốt Bệnh mắt: Ngứa cộm mắt Chảy nước mắt Nhìn mờ Mắt đỏ Bệnh phụ khoa: Ngứa BPSD Khí hư Đau bụng dưới 40 37,3 32,7 45,7 32 36 39,7 29,7 31,3 26,7 11 18,3 45 32,3 30,3 40,7 5 12 18 Bệnh da liễu: Ngứa Nổi mẩn Khô, nứt da Trợt loét da Nước ăn chân tay Nốt phỏng Bệnh thần kinh: Mất ngủ Hoa mắt, chóng mặt Đau đầu Giảm trí nhớ Giảm sức nghe Đau mỏi cơ khớp Bệnh tiết niệu: Đái rắt Đái buốt Đái sỏi Đái máu Bệnh tiêu hoá: Đường ruột Buồn nôn Khó tiêu Đau bụng 42,3 39 14,7 25 40,7 9 44,7 53 53 31 33,7 52,3 17,7 12,3 1 1 43,7 10,3 12 24 Nguồn: Trạm y tế xã Phong Khê, 2002 1.2.3.3. Giao thông Phong Khê nằm gần quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn, cách thị xã Bắc Ninh 2km theo đường 1A do vậy rất thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán của làng. Tuy vậy, bề rộng của đường còn nhỏ, số lượng phương tiện qua lại khá đông đúc lại có nhiều phương tiện trọng tải lớn tham gia vào giao thông nên dễ có nguy cơ xảy ra tai nạn và thường xuyên tắc nghẽn. Đường vào làng vẫn chưa được bê tông hoá, ảnh hưởng đến việc đi lại khi trời mưa. Đường trong làng nhỏ hẹp, xe có trọng tải lớn không vào được. Tuy nhiên, gần đây phong trào làm đường giao thông phát triển mạnh. Đến nay, 100% các thôn đã lát gạch hoặc rải bê tông các tuyến đường làng ngõ xóm. Do có sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa bàn xã nên việc giao thông bằng đường thuỷ của xã sang các vùng lân cận là khá thuận lợi. II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG GIẤY PHONG KHÊ 2.1. Lịch sử nghề làm giấy ở Phong Khê Nghề giấy ở Phong Khê đã có cách đây rất lâu. Có một số ý kiến cho rằng nghề giấy đã có từ 300 - 400 năm trước, nhưng thực tế không ai biết nó xuất hiện chính xác vào thời gian nào. Cho đến trước năm 1960, sản xuất vẫn mang tính chất kinh tế hộ gia đình. Đến năm 1960, làng Phong Khê đã hình thành hai loại hợp tác xã là hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Đến năm 1970, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp bị tan rã, việc sản xuất giấy thủ công vẫn được duy trì ở các hộ gia đình nhưng rất mờ nhạt do không có thị trường tiêu thụ. Khi chỉ thị 100 (1981) ra đời với thể chế khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, cùng với nhu cầu pháo của thị trường cả nước tăng, người dân Phong Khê đã tập trung vào sản xuất giấy thủ công, đặc biệt là các loại giấy dó phục vụ nghề làm pháo. Thời kỳ này người dân vẫn phụ thuộc vào hợp tác xã nông nghiệp nên nghề thủ công vẫn chưa phát triển mạnh. Khi nghị quyết 10 (1988) được ban hành, đặc biệt là quá trình giao đất đến tận tay người nông dân vào năm 1993, người dân đã có điều kiện tập trung vào nghề thủ công, chủ yếu là phục vụ cho người làm pháo. Năm 1994, nhà nước ra quyết định cấm pháo trong cả nước. Mất thị trường tiêu thụ, nghề sản xuất giấy thủ công hầu như bị phá bỏ. Một số người dân ở Dương Ổ và Đào Xá đã rất năng động và nắm bắt được nhu cầu thị trường, đã mạnh dạn bỏ vốn mua máy của một số xí nghiệp sản xuất giấy ở Hà Bắc (cũ) bị giải thể, thành lập xưởng sản xuất giấy từ giấy phế thải. Vì nguyên liệu đầu vào là giấy phế thải, chỉ cần nguồn vốn nhỏ và tìm được thị trường tiêu thụ nên nghề giấy đã đứng vững và phát triển. Hiện nay theo con số thống kê tạm thời của ban thống kê xã thì thôn Dương ổ có khoảng 80 xưởng và thôn Đào Xá có khoảng 23 xưởng sản xuất giấy các loại. Nghề sản xuất thủ công vẫn tồn tại trong một số hộ dân, chủ yếu là sản xuất giấy bản từ giấy bao xi măng loại, phục vụ cho việc làm vàng mã. Việc sản xuất giấy dó chỉ theo đơn đặt hàng. Trong quá trình duy trì sản xuất, người dân trong làng cũng sẵn sàng truyền nghề cho những người chưa biết làm và muốn học hỏi, không kể là người trong làng hay ngoài làng. Trong một hai năm trở lại đây, số xưởng sản xuất cũng như số dây chuyền sản xuất tăng lên rất nhanh. Sản xuất của làng nghề đã từng bước được cơ giới hoá. Quy mô sản xuất không chỉ bó hẹp trong các hộ gia đình mà đã mở rộng thành các doanh nghiệp cổ phần hoặc cơ sở sản xuất có sử dụng nhân công bên ngoài. 2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường làng giấy Phong Khê 2.2.1. Chất lượng môi trường nước 2.2.1.1. Nước sinh hoạt và sản xuất Nước ngầm là nguồn nước cấp chủ yếu cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở xã Phong Khê. Toàn xã có 7840 nhân khẩu, trung bình sử dụng mỗi ngày khoảng 2700 - 3000 m3 nước. Nguồn nước ở đây được đánh giá là tương đối phong phú, chất lượng tốt. Kết quả phân tích chất lượng nước cấp được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4: Kết quả phân tích chất lượng nước cấp cho sinh hoạt xã Phong Khê TT Thông số Đơn vị UB GĐ HL TCBYT 505/92 1 pH - 6,9 6,8 6,7 6,5 - 8,5 2 Độ cứng (CaCO3) mg/l 108 111 127 500 3 Độ màu PtCo 5 10 10 10 4 Độ đục NTU 7 9 6 <10 5 COD mg/l 7,2 6,8 7,8 - 6 BOD mg/l 3,1 2,9 3,3 - 7 Fe mg/l 0,15 0,12 0,18 0,3 8 Coliform MPN/100ml 11 10 18 3 9 Feacal coliform MPN/100ml 5 6 9 0 Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Ghi chú: - Giếng nước ngầm tại Uỷ ban nhân dân xã Phong Khê - Giếng nước ngầm của gia đình gần UBND xã Phong Khê - Giếng nước ngầm tại cơ sở sản xuất Hoàng Long Kết quả phân tích chất lượng nước ở bảng trên cho thấy, các mẫu nước đếu đạt tiêu chuẩn cho phép (TCBYT 505/92). Tuy nhiên thông số về vi sinh vật lại vượt tiêu chuẩn cho phép. Qua điều tra, khảo sát tại địa phương, một phần dân cư tại xã đã bắt đầu chuyển sang dùng nước khoáng làm nước cấp cho các hoạt động sinh hoạt của mình (chủ yếu là để uống). Tuy vậy, chỉ những hộ có thu nhập cao mới sử dụng loại nước này, còn phần đông chủ yếu vẫn dùng nước giếng khoan làm nước cấp. 2.2.1.2. Nước mặt Sông Ngũ Huyện Khê là con sông duy nhất chảy qua khu vực xã Phong Khê và cũng là thuỷ vực tiếp nhận nước thải sản xuất và sinh hoạt của xã. Ngoài ra, sông này còn là nơi tiếp nhận nước thải của các làng nghề thủ công nghiệp khác như làng tái chế sắt Đa Hội, tái chế giấy Phú Lâm... Nước thải của tất cả các làng nghề này đều không được xử lý và đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sông. Theo mẫu nghiên cứu nước sông Ngũ Huyện Khê của Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, cho thấy, nước sông Ngũ Huyện Khê có hàm lượng cặn lơ lửng, BOD, COD và vi sinh vật cao hơn TCCP đối với nguồn nước mặt loại B. 2.2.1.3. Nước thải Cũng giống như các làng nghề khác, Phong Khê có hai nguồn nước thải chủ yếu đó là nước thải từ sản xuất và nước thải sinh hoạt. Tổng khối lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt của toàn xã khoảng 2000 - 3000 m3/ngày đêm, trong đó nước thải sinh hoạt chiếm 17 - 20 %. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều dầu mỡ thực vật, hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng khoáng lớn...lại được đổ chung với nước thải sản xuất giấy vốn đã bị ô nhiễm nặng bởi độ kiềm lớn, nước chứa nhiều chất độc hại, phèn, phẩm, javen,... nên nước thải làng nghề Phong Khê thuộc loại ô nhiễm nặng. Hệ thống thoát nước của khu làng nghề đã được xây dựng từ lâu, chính vì vậy không đáp ứng được với lưu lượng nước thải lớn nên thường xuyên bị tắc ống cống và nước ứ đọng, chảy lênh láng ra các khu vực khác. Để giải quyết tình trạng này, địa phương đã đào mương đất bên cạnh mương thoát nước đã được xây bằng bê tông từ trước. Tuy nhiên do thành mương làm bằng đất cho nên nước thải đã ngấm ra khu vực canh tác đất nông nghiệp. Tại xã đã xuất hiện những diện tích úa bị chết do ảnh hưởng của nước thải. Theo tính toán sơ bộ, diện tích phải hứng chịu ảnh hưởng của nước thải khoảng 30 mẫu (tương đương 10 ha). Bảng 5: Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở xã Phong Khê TT Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm kg / ngày tấn / năm 1 Rắn lơ lửng 711,6 - 853,9 256,2 - 307,4 2 COD 625,1 - 750,1 224,9 - 270,1 3 BOD 317,3 - 380,7 114,2 - 137,1 Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 2.2.2. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực 2.2.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm không khí tại khu vực bao gồm: - Bụi và các chất khí độc phát sinh từ công nghệ sản xuất giấy của xã, chủ yếu tại thôn Dương Ổ và thôn Đào Xá. - Bụi và các khí độc phát sinh từ các phương tiện giao thông trong khu vực, đặc biệt là khí độc sinh ra trong môi trường kỵ khí tại hệ thống kênh, mương thoát nước thải trong xã. Ngoài ra các làng nghề tái sinh giấy còn bị ô nhiễm bởi hơi kiềm do quá trình ngâm phế liệu, nhưng chỉ ở mức độ cục bộ tại các hộ sản xuất. 2.2.2.2.Đánh giá chung về chất lượng môi trường không khí khu vực Môi trường không khí tại khu vực các hộ sản xuất giấy Với việc sử dụng một khối lượng lớn than đá làm nhiên liệu và với đặc thù sản xuất giấy sử dụng nhiều hoá chất độc hại (javen, các loại phẩm mầu...), môi trường không khí tại các khu vực sản xuất đã có dấu hiệu ô nhiễm đặc trưng. Hàm lượng CO trong không khí ở các hộ sản xuất giấy ở mức khá cao (19 - 35 mg/m3). Còn khí Clo (là loại khí độc đặc trưng ch quá trình sử dụng nước javen để tẩy trắng bột giấy) có nồng độ từ 0,126 - 0,133 mg/m3, vượt TCCP khoảng 1,3 lần. Còn lại các thông số ô nhiễm không khí khác như bụi, SO2, NO2 đều nhỏ hơn TCCP nhiều lần. (Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội) Môi trường không khí tại khu vực dân cư Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dân cư của Viện Khoa học Công nghệ môi trường, ĐH Bách Khoa Hà Nội (2001) cho thấy môi trường không khí của khu vực này bị ảnh hưởng bởi bụi tro than của khu vực sản xuất. Hàm lượng bụi trong không khí ở khu vực chợ cao gấp 1,6 lần TCCP còn ở khu vực chùa làng cao gấp 2,3 lần TCCP. Đây chính là nguyên nhân của các bệnh về mắt và về đường hô hấp của người dân làng nghề. 2.2.3. Tiếng ồn 2.2.3.1.Các nguồn gây ồn Các nguồn gây ồn chính trong xã là từ giao thông vận tải đi lại trong xã (có nhiều loại xe lớn được dùng để vận chuyển nguyên vật liệu) và tiếng ồn từ các hộ sản xuất đặc biệt từ khu Dương Ổ. 2.2.3.2. Mức ồn tại khu vực Mức áp âm tại các khu vực dân cư đều thấp hơn TCCP (TCVN 5949 - 1998), riêng khu vực chợ làng có mức áp âm tương đối lớn, tuy nhiên vẫn nằm trong TCCP. Tại khu sản xuất giấy, mức áp âm khá lớn, gây ồn cho các nhà dân xung quanh. Điều này có thể lý giải là do tại các cơ sở sản xuất , trang thiết bị đang sử dụng đều đã lạc hậu về mặt công nghệ, chắp vá, không đồng bộ, gây ra tiếng ồn. 2.2.4. Chất lượng môi trường đất Để đánh giá ảnh hưởng của chất thải đối với chất lượng môi trường đất, ta xem kết quả phân tích sau: Bảng 6: Chất lượng môi trường đất tại khu vực xã Phong Khê TT Thông số Đơn vị Kết quả Đất dọc mương thải, cạnh UBND xã Đất dọc mương thải phía các cơ sở sản xuất giấy Đất dọc đường làng, phía đường sắt 1 pH KCL 6,48 6,82 6,31 2 Độ mùn % 2,134 2,573 1,955 3 C % 0,928 1,034 0,716 4 Nts % 0,0294 0,0131 0,0096 5 Pts % 0,5378 0,4215 0,6120 6 Fe mg/kg 845 1128 672 Nguồn: Viện Khoa học Công Nghệ và môi trường, ĐH BK Hà Nội, 2001 Dựa vào kết quả phân tích chất lượng đất, có thể nhận xét rằng, hoạt động sản xuất của làng nghề ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đất. Đất có độ mùn và các chất dinh dưỡng thuộc loại trung bình. 2.2.5. Chất thải rắn 2.2.5.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn Các nguồn phát sinh chất thải rắn chính của xã Phong Khê bao gồm: Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất giấy: tại các hộ sản xuất và kênh mương dẫn nước thải. Ngoài ra còn có chất thải rắn từ xây dựng, nông nghiệp nhưng lượng này không đáng kể. 2.2.5.2. Lượng và thành phần chất thải rắn Chất thải rắn từ sinh hoạt: bao gồm rác thải trong hoạt động sống của con người như rác thải chợ, rác thải từ các vật dụng gia đình hỏng vỡ....Lượng này ước tính khoảng 0,3 kg/người ngày. Toàn xã có 7840 người nên lượng chất thải rắn từ sinh hoạt thải ra mỗi ngày là: 7840 x 0,3 =2352 kg/ngày (858,48 tấn/năm) Chất thải rắn từ hộ sản xuất: đây là làng nghề sản xuất giấy tái chế nên những chất thải rắn như giấy vụn được tận dụng một cách tối đa. Loại chất thải rắn từ các hộ sản xuất chủ yếu bao gồm vỏ bao nilon các loại, sắt thép lẫn trong giấy, giây buộc, giấy nhựa, bao kiện, bao bì bằng kim loại... trung bình mỗi cơ sở sản xuất thải ra 45 - 50 kg/ngày và loại có khối lượng lớn hơn cả là xỉ than.Theo số liệu điều tra cho thấy, với mức sử dụng than khoảng 0,8 - 1 tấn than/1 tấn giấy thành phẩm thì lượng than được sử dụng của làng giấy Phong Khê khoảng 18.000 - 20.000 tấn than/năm và tạo ra khoảng 4000 - 5000 tấn xỉ than/năm. Lượng xỉ than này được dân trong thôn vận chuyển đi đắp nền nhà hoặc lấp ao hồ trong xã. Chất thải rắn từ hệ thống thoát nước thải: các chất rắn lơ lửng trong hệ thống nước thải tồn đọng lâu ngày sẽ có 2 khuynh hướng: thứ nhất, nếu được keo tụ thành khối có trọng lượng lớn thì bị chìm xuống đáy cống rãnh tạo nên bùn, thứ hai có thể ở điều kiện yếm khí, sự phân huỷ các chất hữu cơ ở dưới hệ thống cống rãnh tạo nên các bọt khí nhỏ thoát lên bề mặt nước và kéo theo các chất lơ lửng (dạng tuyển nổi) và các chất này nổi trên bề mặt cống rãnh. Theo báo cáo của cán bộ địa phương, cứ khoảng 3 tháng lại nạo vét hệ thống cống rãnh một lần và mỗi lần thu được 100 tấn chất thải rắn. Như vậy, trung bình mỗi ngày chất thải rắn có nguồn gốc từ hệ thống thoát nước thải khoảng 1100 kg (360 tấn/năm). Như vậy, ước tính sơ bộ, tổng lượng chất thải rắn của cả hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở Phong Khê khoảng 18.500 kg/ngày (tương đương 6752,5 tấn/năm) Tóm lại Qua kết quả phân tích, xử lý số liệu và khảo sát thực tế cho thấy môi trường xã Phong Khê đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng. Môi trường không khí, kể cả khu sản xuất và khu dân cư đều bị ô nhiễm bụi, CO, Clo và tiếng ồn. Bên cạnh quá trình sản xuất, các hoạt động khác như vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm cũng như chất lượng kém của đường xá, chiều cao của ống khói thấp cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí làng nghề Dương Ổ. Môi trường nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt nước thải không được xử lý đổ trực tiếp xuống sông Ngũ Huyện Khê. Bên cạnh đó hệ thống kênh thoát nước thải là hở, dòng chảy yếu đã tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ yếm khí, xơ sợi giấy và các chất thải sinh hoạt lắng đọng, sinh khí H2S và phát tán vào không khí. Đặc biệt, lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm là khá lớn. Tuy nhiên xã chưa chính thức có đội thu gom nào. Vì vậy, chất thải rắn được đổ bừa bãi, vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, đến không gian sản xuất, vừa gây mất mỹ quan khu vực. III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN XÃ PHONG KHÊ 3.1. Hiện trạng thu gom chất thải rắn của xã 3.1.1. Hiện trạng thu gom chất thải rắn chung của xã Hiện nay, ở xã Phong Khê, ngoại trừ thôn Dương Ổ có một tổ thu gom rác sinh hoạt còn lại tất cả các thôn đều chưa có tuyến thu gom, đội thu gom rác riêng. Chất thải rắn nói chung được thải ra ở khắp nơi. Phần lớn các hộ dân vứt rác thải sinh hoạt xuống ao, đầm hay ven đường, bãi sông, tạo thành các ổ dịch bệnh. Mỗi khi trời mưa rác thải trôi nổi khắp nơi gây ô nhiễm nguồn nước mặt thậm chí nước ngầm, ô nhiễm môi trường đất... Chưa kể đến việc mỗi khi nước sông lên kéo theo rác thải ở bãi sông làm ô nhiễm sông Cầu. Từ năm 1986, một bãi rác được hình thành một cách tự phát tại thôn Dương Ổ. Do không được quan lý tốt nên bãi rác đã gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cư dân xung quanh như gây mùi hôi thối, rác thải rơi vãi... Xã cũng đã quy hoạch một bãi đất trống (vốn là một hồ cạn) cho 10 năm để đổ rác, rộng khoảng 1ha. Nhưng vì không có tổ thu gom rác nên người dân cũng không tiện mang rác ra bãi rác chung để đổ , thường đổ ở lung tung, gây mất vệ sinh và mất mĩ quan làng nghề nghiêm trọng. 3.1.2. Hiện trạng thu gom chất thải rắn thôn Dương Ổ Thu gom rác sinh hoạt Như trên đã nói, thôn Dương Ổ là thôn duy nhất trong xã có một tổ thu gom rác sinh hoạt. Tổ thu gom rác này được hình thành do nhu cầu thu gom chất thải rắn của thôn. Với số dân 3890 người, mật độ 2945 người/km 2 Dương Ổ là thôn tập trung đông dân cư nhất xã. Không chỉ vậy, hoạt động sản xuất giấy cũng diễn ra chủ yếu ở đây. Dương ổ có hơn 80 dây chuyền sản xuất giấy tái chế, thu hút hơn 90% dân cư vào hoạt động trong lĩnh vực này. Với mức thải bình quân 0,3 kg rác sinh hoạt/người/ngày và khoảng 45 -50 kg rác sản xuất/cơ sở sản xuất/ngày (không kể tro và xỉ than và sợi sơ lắng lẫn trong nước thải) thì có thể khẳng định lượng chất thải rắn thải ra mỗi ngày của thôn là rất lớn. Chính vì vậy, từ năm 1998, người dân trong thôn đã tự đứng lên thành lập một tổ thu gom rác sinh hoạt cho thôn mình. Tổ thu gom rác sinh hoạt này gồm 3 người, thu gom rác sinh hoạt bằng xe đẩy tay dọc theo các đường làng chính. Hiệu suất thu gom thấp, chỉ khoảng 65%. Lương nhân viên thu gom là 400.000 đồng/người/tháng. Nguồn tài chính cho hoạt động thu gom này được tài trợ một phần bởi ngân sách xã (khoảng 30%), phần còn lại do các hộ dân trong thôn đóng góp dưới hình thức phí vệ sinh môi trường. Mức đóng của mỗi hộ một tháng là 2000 đồng. Nhưng nhìn chung mặc dù có tổ thu gom , rất nhiều người dân vẫn đổ rác tuỳ tiện xuống cống, rãnh, ao hồ... Thu gom rác sản xuất Chất thải rắn phát sinh từ sản xuất bao gồm bả thải, tro, xỉ than, bao gói nilon... Trong đó, tro, xỉ than được vận chuyển đi đắp nền, lấp ao... còn các chất thải rắn khác thì cách vài ngày các cơ sở sản xuất thuê công nông chở ra bãi rác. Chi phí phải trả cho mỗi chuyến công nông như vậy khoảng 20.000 đồng/chuyến. Tuy vậy, một phần không nhỏ rác thải của quá trình sản xuất vẫn được đổ bừa bãi khắp phạm vi làng nghề. 3.2. Đánh giá việc thu gom chất thải rắn của xã Như đã nói ở trên, một hệ thống thu gom chất thải rắn của xã là hoàn toàn chưa có. Việc đổ thải của người dân là tuỳ tiện, không có ý thức. Trừ một số cơ sở sản xuất thuê công nông chở rác ra bãi thải quy định, còn lại cả rác thải sinh hoạt và sản xuất đều đổ bừa bãi, hình thành những bãi rác tự nhiên ven đường hoặc ở các ao, đầm ..., ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân. Ngay cả tổ thu gom rác ở thôn Dương Ổ cũng chỉ thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt, hoạt động không hiệu quả (65%). Rõ ràng là, việc đổ thải bừa bãi tạo ra một môi trường xú uế, gây tác hại trực tiếp đến sức khoẻ con người, tạo điều kiện cho chuột bọ, côn trùng, vi khuẩn và dịch bệnh phát triển, làm mất mỹ quan làng nghề, tạo nếp sống kém văn minh cho con người, gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước. Các kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, sống trong môi trường bị ô nhiễm khả năng lao động của con người bị suy giảm, tỷ lệ tử vong tăng lên và tuổi thọ của con người giảm xuống. Sơ đồ dưới đây sẽ chỉ ra tác hại của việc đổ thải bừa bãi chất thải rắn. Sơ đồ 1 : Tác hại của việc đổ thải bừa bãi chất thải rắn Tác hại của đổ thải bừa bãi CTR Tạo môi trường dịch bệnh Gây ùn tắc giao thông Tạo nếp sống kém văn minh Làm hại sức khoẻ con người Môi trường xú uế Làm mất vẻ đẹp đô thị Hạn chế sản xuất kinh doanh Tác động xấu đến ngành du lịch và văn hoá Như vậy, ô nhiễm chất thải rắn do đổ thải không đúng quy cách không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến mĩ quan làng nghề mà chắc chắn trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến cả sản xuất, cản trở sự mở rộng và phát triển quy mô sản xuất của làng nghề. Lẽ đó, chuyên đề này xin được đề xuất một tuyến thu gom rác hợp vệ sinh và hiệu quả cho phạm vi làng nghề xã Phong Khê. CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN CHO XÃ PHONG KHÊ. I. ĐỀ XUẤT VIỆC THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN CHO XÃ PHONG KHÊ 1.1. Sơ đồ tuyến thu gom Thu gom rác trên địa bàn xã là một việc hết sức cần thiết vì rác thải được thải ra ở khắp nơi và từ mọi hộ sản xuất. Tuy nhiên , quá trình thu gom lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố (địa hình, quy hoạch đường xá, kinh phí, phương tiện thu gom...). Vì thế việc thiết lập tuyến thu gom là một việc làm khó khăn và phức tạp. Căn cứ vào đặc điểm địa lý, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cụ thể mạng lưới và diện tích đường làng ngõ xóm và thực trạng phân bố sản xuất và dân cư của xã, tác giả đề xuất một tuyến thu gom rác như sau, với mục tiêu đảm bảo năng suất thu gom, cường độ lao động, sức khoẻ và tăng thu nhập cho nhân viên thu gom. Mô hình thu gom rác: Mỗi thôn được chia thành một tuyến thu gom, riêng tuyến thu gom của thôn Dương Ổ được chia thành 3 tuyến thu gom nhỏ do mật độ dân cư và cơ sở sản xuất tập trung ở đây lớn. Mỗi tuyến đảm nhiệm thu gom rác thải của khu vực mình phụ trách, đảm bảo sạch sẽ. Các ngõ xóm được đẩy xe ba bánh thu gom mang ra bãi tập kết chính quy định. Đến giờ quy định, xe công nông sẽ qua các bãi tập kết đó và đưa rác ra bãi đổ thải chung. Sơ đồ 2: Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn Tuyến 1: Đảm nhiệm thu gom chất thải rắn trên địa bàn thôn Châm Khê. Tuyến này đường chính khá thuận lợi cho công tác thu gom. Mỗi xe đẩy tay sẽ phụ trách thu gom ở một bên của trục đường chính xuyên qua thôn rồi đẩy đến bãi tập kết chính. Trục đường chính thứ nhất bắt đầu từ Đồng tư qua Đồng suối, Đồng lưa và kết thúc ở Đồng cỏ. Trục đường này có chiều dài khoảng 1,7 km. Dự định sẽ bố trí một bãi tập kết chính ở ngã tư Đồng tư, Đồng suối, Dọc trong, Thạch vạc. Trục đường chính thứ hai bắt đầu từ đầu thôn Châm Khê, phía tiếp giáp với thị xã Bắc Ninh (Nội sông) chạy dọc theo đường chính của làng, kết thúc ở Đằng đồng. Trục đường này chỉ dài khoảng 1 km nhưng tập trung dân cư tương đối đông. Dự định bố trí một bãi tập kết ở Ba Thượng. Toàn bộ lượng rác thải phải thu gom của thôn khoảng 520 kg/ngày, chủ yếu là rác sinh hoạt của hơn 1700 người. Tuyến 2: Thu gom toàn bộ rác thải thôn Ngô Khê. Thôn này có diện tích nhỏ, số dân không nhiều lại chủ yếu làm nông nghiệp nên cũng như thôn Châm Khê, rác thải chủ yếu là rác sinh hoạt. Thôn này có thuận lợi là gần bãi chôn lấp chung của xã vì vậy ta có thể thu gom bằng xe đẩy và chuyển trực tiếp ra bãi rác chung. Tổng lượng thu gom của thôn khoảng 190 kg/ngày nên chỉ cần hai người sử dụng một xe đẩy tay thu gom dọc các ngõ xóm. Tuyến 3: Có chiều dài khoảng 1,5 km, bắt đầu từ Đằng đồng (giáp ranh với thôn Châm Khê) qua Bờ giỏ, Bờ hạ tới Bờ bồ và Đồng chùa, kết thúc ở đó. Tuyến thu gom này đảm nhận việc thu gom chất thải rắn của thôn Đào Xá. Nó khá thuận lợi vì chạy dọc theo trục đường làng khá rộng, có khoảng 800 m chạy qua khu sản xuất chính của các hộ trong thôn. Tuy có diện tích nhỏ nhưng lại tập trung nhiều dân cư và hộ sản xuất giấy nên lượng rác của thôn là tương đối nhiều. Tuyến này dự định bố trí 2 bãi tập kết chính dọc theo trục đường làng chính chạy qua thôn. Một bãi tập kết nằm ở Bờ giỏ, bãi còn lại nằm ở chỗ giáp ranh Bờ hạ và Bờ bồ. Xe đẩy tay thu gom rác ở hai bên trục đường làng chính của thôn xung quanh bãi tập kết chính của mình rồi đưa đến bãi tập kết. Sau mỗi ngày, đến giờ quy định xe công nông sẽ chở rác ra bãi rác của xã. Tuyến 4: Đảm nhận việc thu gom rác ở thôn Dương Ổ. Thôn này có thể nói là trung tâm dân cư và kinh tế chính của xã. Mật độ dân cư tập trung ở đây rất đông. Số dân thôn Dương Ổ chiếm khoảng 51% tổng số dân của xã, với khoảng hơn 80 dây chuyền sản xuất giấy. Vì vậy lượng chất thải rắn của thôn Dương Ổ là rất lớn. Ta có thể chia thôn Dương Ổ thành ba tuyến nhỏ: + Tuyến 4A : Phụ trách thu gom khu vực Đồng đìa, Đồng lũng, Bãi cạn Đồng bể. Khu vực này mật độ dân số không cao lại gần sát bãi chôn lấp chung nên chỉ cần một xe đẩy tay thu gom dọc các đường làng, ngõ xóm rồi đẩy thẳng tới bãi rác chung. + Tuyến 4B : Thu gom dọc hai bên đường chính chạy xuyên qua thôn, bắt đầu từ đầu đường vào xã (chỗ cây xăng) chạy thẳng đến bãi rác. Mỗi xe đẩy sẽ thu gom một bên trục đường chính. Tuy nhiên, dọc trục đường này có nhiều cơ sở sản xuất nên cần một xe công nông chạy dọc theo đường chính để thu gom rác của các cơ sở sản xuất lớn. + Tuyến 4C : Phụ trách thu gom khu vực Ba chợ, Cống con. Khu vực này dân cư tập trung đông lại có chợ, khá nhạy cảm, nên đặt một bãi tập kết trung gian gần khu vực chợ để có thể thu gom rác trong chợ vào đó. Một xe đẩy tay sẽ thu gom rác xung quang khu vực này và cũng chuyển về bãi tập kết trung gian. Đến giờ quy định, xe công nông sẽ qua chở ra bãi chôn lấp. 1.2. Cơ cấu tổ chức Việc xác định số người hợp lý cho công tác thu gom là một việc làm quan trọng, sao cho vừa đảm bảo hiệu qua thu gom vừa tiết kiệm nhân lực. Dựa vào sự phân bố dân cư và sản xuất cũng như diện tích đất và lượng rác phát sinh, theo sơ đồ tuyến thu gom trên cần thiết phải có 17 người thu gom và vận chuyển rác, ngoài ra còn cần một người trông coi bãi rác. Cụ thể như sau: Tuyến 1: cần 4 người, mỗi người đẩy một xe đẩy tay thu gom dọc mỗi bên của trục đường chính. Tuyến 2: cần 2 người đẩy một xe đẩy tay thu gom dọc đường làng trong thôn Tuyến 3: cần 4 người, mỗi người đẩy một xe đẩy tay, thu gom dọc mỗi bên của trục đường chính xung quanh vị trí bãi tập kết của mình. Tuyến 4 : cũng cần 4 người, mỗi người đẩy một xe đẩy tay thu gom trong khu vực mình phụ trách. Ngoài ra, cần 2 người phụ trách một xe công nông (một người lái chính còn một người lái phụ đồng thời phụ trách thu gom rác ở điểm tập kết lên xe) và 1 người trông coi việc đổ rác ở bãi rác chung. Sơ đồ 3 : Sơ đồ nhân lực của tuyến thu gom UBND xã Thôn Ngô Khê Thôn Châm Khê Thôn Đào Xá Thôn Dương Ổ 2 nhân viên 4 nhân viên 4 nhân viên 4 nhân viên 2 nhân viên phụ trách xe công nông + 1 nhân viên quản lý bãi rác Quy định đối với đội thu gom chất thải rắn phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau: + Dưới sự chỉ đạo của UBND phải tuân thủ những quy định tổ chức đề ra + Đội có trách nhiệm quản lý toàn bộ rác trong ngõ xóm và cống rãnh, công tác vệ sinh công cộng. + Tổ chức thu gom từ các hộ gia đình, các điểm đổ rác nhỏ trong ngõ, xóm ra điểm tập kết. + Cùng với đội trưởng, xóm trưởng lập biên bản đề nghị UBND xã phạt hành chính đối với những người đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. + Ngoài ra, người thu gom còn có quyền đưa ra ý kiến của mình về vấn đề môi trường, ý kiến công việc, lợi ích họ được hưởng. 1.3. Phương tiện thu gom Như trên đã nói, do cơ sở hạ tầng của xã không được tốt nên xe có trọng tải lớn không vào được bên trong làng. Vì vậy, xe công nông được sử dụng để vận chuyển rác từ các bãi tập kết chính ra bãi rác chung. Còn ở các đường làng ngõ xóm thì sử dụng xe đẩy tay để thu gom chất thải rắn. Duy chỉ có thôn Dương Ổ, do mật độ các cơ sở sản xuất giấy tập trung đông, lượng thải lớn nên cần xe công nông thu gom dọc tuyến đường chính xuyên qua thôn. Để tiết kiệm diện tích, tại mỗi điểm tập kết chính bố trí một thùng chứa khoảng 1,5 m3 để người dân xung quanh đó có thể mang rác ra đổ, còn các xe đẩy tay sau khi thu gom sẽ được đẩy đến đó chờ đổ lên xe công nông. II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TUYẾN THU GOM ĐỀ XUẤT 2.1. Xác định chi phí 2.1.1. Chi phí thu gom hàng năm C1 = W + T Trong đó : W : Chi phí nhân công hàng năm T : Chi phí công cụ dụng cụ hàng năm 2.1.1.1. Chi phí nhân công W = 12 * Wt * N Như vậy, theo phân công nhân lực ở trên thì cần N = 17 nhân viên cho hệ thống thu gom và vận chuyển rác. Căn cứ vào mức thu nhập bình quân của xã là 500.000 đồng/người /tháng và căn cứ vào tính chất công việc thu gom (làm nửa buổi) và tham khảo mức tiền công cho nhân viên thu gom của tổ thu gom rác thôn Dương ổ hiện nay em xin đưa ra mức tiền công cho nhân viên thu gom là Wt = 450.000 đồng/người/tháng (bao gồm cả phụ cấp độc hại). Từ đó ta có chi phí nhân công trong một năm như sau: W = 12 * 450.000 *17 = 91.800.000 đồng 2.1.1.2. Chi phí công cụ, dụng cụ T = Tổng ( Qi * Pi ) Để vận hành tuyến thu gom này, theo như phân bổ ở trên cần 13 xe đẩy tay, 5 thùng chứa có dung tích 1,5 m3 và một xe công nông và những công cụ, dụng cụ, trang bị bảo hộ cho 17 nhân viên thu gom. Chi phí các công cụ, dụng cụ được tính cho hàng năm theo phương pháp hạch toán kế toán. Tức là, đối với các phương tiện thu gom có giá trị lớn hơn 1 triệu, thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm thì ta sẽ tiến hành phân bổ đều mỗi năm dựa vào thời gian sử dụng của tài sản đó. Như vậy ta có chi phí cho phương tiện và dụng cụ thu gom hàng năm như sau: Bảng 7: Chi phí công cụ, dụng cụ thu gom TT Dụng cụ Mức trang bị 1 năm (N) SL / Năm (Qi) Đơn giá Pi(đồng) Tổng 1 Quần áo bảo hộ 2 bộ/người/N 17*2 = 34 60.000 2.040.000 2 Găng tay + khẩu trang 4 bộ/người/N 17*4 = 68 16.000 1.088.000 3 Xẻng 1 cái/người/N 16 20.000 320.000 4 Chổi 8 cái/người/N 8*14=112 3.000 336.000 5 Vét 1 cái/người/N 14 15.000 210.000 6 Cào 1 cái / N 15 20.000 300.000 7 Kẻng 1cái/người/2N 14 / 2 = 7 10.000 70.000 8 Xe đẩy tay 1xe/ người/2N 14 / 2 = 7 1.450.000 10.150.000 9 Xe công nông 1 xe / xã / 15N 1 / 15 19.500.000 1.300.000 10 Thùngchứa1,5m3 1 thùng / 3N 5/3 1.200.000 2.000.000 Tổng cộng 17.814.000 Vậy: C1 = 91.800.000 + 17.814.000 = 109.614.000 (đồng) 2.1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm C2 = S * m * G * 365 Căn cứ vào tuyến thu gom đề xuất trên, xe công nông sẽ bắt đầu gom rác ở bãi tập kết chính thứ nhất phía Tây thôn Châm Khê sau đó sang bãi tập kết thứ hai của thôn ở Ba Thượng (đoạn đường này dài khoảng 1,2 km), từ đây vận chuyển ra bãi rác chung (đoạn đường này dài khoảng 2,3 km). Tiếp đó xe sẽ quay trở lại bãi tập kết của thôn Đào Xá ở Bờ giỏ rồi sang gom rác ở bãi tập kết còn lại của thôn và chuyển ra bãi rác xã. Tuyến đường này cả đi lẫn về dài khoảng 3,5 km. Từ bãi chôn lấp chung, xe lại quay về thu gom rác của thôn Dương Ổ, bắt đầu từ bãi tập kết Ba chợ, chạy dọc theo thôn Dương Ổ, thu gom rác ở các xưởng sản xuất lớn rồi chở tới khu chôn lấp. Vì lượng rác ở các cơ sở sản xuất của thôn này nhiều (khoảng 3900 kg) nên xe phải chạy 5 lượt tất cả. Tổng quãng đường này cả đi và về là 10 km. Ta có tổng quãng đường xe công nông phải chạy để thu gom rác là: S = 1,2 + 2,3 + 3,5 + 10 = 17 km. Xe chạy bằng dầu Diezen, giá G = 4000 đồng/lít , mức hao phí là m = 0,08 lít/km. Vậy chi phí vận chuyển hàng năm là: C2 = S * m * G * 365 = 17 * 0,08 * 4000 * 365 = 1.985.600 (đồng) 2.1.3. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất Bãi rác chung của xã có diện tích D = 1 ha, được quy hoạch trên vị trí của một hồ cạn mà trước đây vẫn thường nuôi cá song cho năng suất thấp NS = 1,8 tấn/ha/năm. Giá một tấn cá trung bình là V = 7.500.000 đồng/tấn. Như vậy chi phí cơ hội của việc sử dụng đất chính là giá trị thu được trung bình hàng năm của việc nuôi cá trước đây. C3 = NS * D * V = 1,8 * 1 * 7.500.000 = 13.500.000 (đồng) 2.1.4. Chi phí quản lý hành chính Mỗi tuyến thu gom có một tổ trưởng do đội thu gom của tuyến đó tự bầu ra chịu trách nhiệm công việc của tuyến mình. Còn quản lý chung toàn bộ công tác thu gom của các tuyến là do xã tự nguyện đứng ra. Vì vậy, không có bất kì một khoản chi phí quản lý hành chính nào. C4 = 0 2.1.5. Chi phí môi trường EC = EC1 + ECi 2.1.5.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra EC1 Những thiệt hại tới mùa màng do bãi chôn lấp gây ra có thể là: + Nước rác từ bãi chôn lấp lan ra làm ô nhiễm nguồn nước dùng để tưới tiêu cho nông nghiệp do vậy làm giảm năng suất lúa ở các cánh đồng lân cận. + Sự phát triển của đàn chuột do có bãi rác gây phá hoại mùa màng. Trên quan điểm mỗi lợi ích bị bỏ qua là một chi phí, ta có thể lượng hoá những chi phí này thông qua giá trị mất đi do giảm năng suất lúa (EC11) và thông qua những chi phí người nông dân phải bỏ ra để bảo vệ mùa màng trước sự phát triển của đàn chuột như chi phí mua thuốc diệt chuột... (EC12). EC1 = EC11 + EC12 Cụ thể, diện tích trồng trọt chịu ảnh hưởng của bãi rác thuộc khu vực Đồng ngoài và Đồng bạch, ước tính khoảng s = 40 sào. Theo điều tra thực tế, trước khi có bãi rác, năng suất lúa trung bình ở khu vực này là q1 = 170 kg/sào/vụ. Từ khi có bãi rác năng suất lúa trung bình giảm xuống còn khoảng q2 = 160 kg/sào/vụ. Mỗi năm trồng 2 vụ, giá mỗi kg thóc là : P = 1400 (đồng/kg). Vậy giá trị mất đi hàng năm do giảm năng suất lúa là: EC11 = (q2 - q1) * s * 2 (vụ) * P = (170 - 160) * 40 * 2 * 1400 = 1.120.000 (đồng) Cũng theo điều tra thực tế, hàng năm người dân phải chi mua thuốc diệt chuột và các phương tiện bảo vệ mùa màng trước sự phá hoại của đàn chuột khoảng 15.000 đồng/sào/năm. Từ khi có bãi rác, đàn chuột phát triển nhiều hơn lên, chi phí này tăng thêm một khoản ước tính khoảng 10.000 đồng/sào/năm. Do đó ta có chi phí bảo vệ mùa màng tăng thêm hàng năm là: EC12 = 10.000 * 40 = 400.000 (đồng) Vậy : EC1 = EC11 + EC12 = 1.120.000 + 400.000 = 1.520.000 (đồng) 2.1.5.2. Chi phí khác (chưa lượng hoá được) ECi + Ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm, những người dân xung quanh khu vực bãi rác chịu ảnh hưởng nhiều nhất của việc nguồn nước ngầm bị ô nhiễm do hoạt động của bãi rác. + Làm mất cảnh quan tự nhiên khu vực này, phá vỡ hệ sinh thái hồ cạn của khu vực. + Ảnh hưởng tới môi trường không khí của khu vực xung quanh bãi rác, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sống quanh đó. Bảng 8 : Bảng tổng hợp chi phí TT Nội dung Thành tiền C1 Chi phí thu gom 109.614.000 + Chi phí nhân công + Chi phí công cụ, dụng cụ 91.800.000 17.814.000 C2 Chi phí vận chuyển 1.985.600 C3 Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất 13.500.000 C4 Chi phí quản lý hành chính 0 C5 Chi phí môi trường 1.520.000 + Chi phí thiệt hại mùa màng + Chi phí khác 1.520.000 _ C Tổng chi phí 126.619.600 2.2. Xác định lợi ích 2.2.1. Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường Để xác định lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường ta cần phải xác định mức phí cho từng hộ sản xuất và không sản xuất giấy trên cơ sở tỷ lệ rác do hai loại hộ này thải ra và chi phí thu gom và vận chuyển chất thải rắn (nhấn mạnh rằng chỉ bao gồm những chi phí thực tế phát sinh). Ta có : Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt các hộ không sản xuất giấy thải ra trong một ngày là: 1262 hộ * 5,5 người/hộ * 0,3 kg/người/ngày = 2082,3 kg/ngày Khối lượng chất thải rắn sản xuất (không kể xỉ than vì xỉ than chủ yếu được vận chuyển đi đắp nền nhà hoặc san lấp ao hồ) các hộ sản xuất thải ra trong một ngày là: 102 hộ * 50 kg/hộ/ngày = 5100 kg/ngày Vậy: Tỷ lệ rác sinh hoạt là: 2082,3 / (2082,3 + 5100) *100% = 28,99% Tỷ lệ rác sản xuất là : 100 - 28,99 = 71,01% Tổng chi phí thu gom chất và vận chuyển chất thải rắn hàng năm là: C1 + C2 = 109.614.000 + 1.985.600 =111.599.600 đồng Chi phí thu gom rác sinh hoạt/năm là: 28.99% * 111.599.600 = 32.352.724 (đồng) Chi phí thu gom rác sinh hoạt/hộ/tháng là: 32.352.724 / 1262 /12 = 2136,34 (đồng) Chi phí thu gom rác sản xuất/năm là: 71,01% * 111.599.600 = 79.246.876 (đồng) Chi phí thu gom rác sinh hoạt/hộ/tháng là: 79.246.876 / 102 /12 = 64744,18 (đồng) Từ kết quả tính toán trên, tham khảo mức phí vệ sinh môi trường của Hà Nội, được quy định trong Quy định số 1/QĐ-UB ngày 1/12/1999 của UBND thành phố Hà Nội ban hành, kết hợp với kết quả phiếu điều tra thăm dò ý kiến của một số hộ dân sản xuất giấy và không sản xuất giấy ở Phong Khê đưa ra mức phí K1 = 2500 đồng/hộ/tháng đối với hộ dân không sản xuất giấy và mức phí K2 = 65.000 đồng/hộ/tháng đối với hộ sản xuất giấy. Để tiện cho việc thu phí, phí vệ sinh sẽ thu theo từng thôn và theo từng quý. Các đội thu gom của mỗi thôn sẽ phân công người thu phí của thôn mình (theo từng quý). Phí vệ sinh do xã quản lý để chi trả lương cũng như mua sắm trang thiết bị, công cụ thu gom cho nhân viên thu gom. Toàn xã có 1364 hộ dân, trong đó có N2 = 102 hộ sản xuất giấy tái chế, N1 = 1262 hộ sản xuất nông nghiệp hoặc hoạt động trong các lĩnh vực khác ngoài sản xuất giấy. Do vậy, ta có tổng lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường hàng năm của xã là: B 1 = 12 * ( N1 * K1 + N2 * K2 ) = 12 * ( 1262 * 2.500 + 102 * 65.000 ) = 117.420.000 (đồng) 2.2.2. Lợi ích thu được từ việc thu gom phế liệu Theo điều tra thực tế, hàng ngày ngoài những người thu mua phế liệu rong trong khu dân cư và khu sản xuất của xã thì tại khu vực bãi rác của xã có khoảng X = 6 người đồng nát (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) thường xuyên thu nhặt phế liệu, chủ yếu là bao nilon, nẹp, ghim sắt vụn, chai thuỷ tinh... Mặc dù làm việc trong điều kiện độc hại, ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng họ vẫn duy trì công việc này vì thu nhập từ công việc này tương đối ổn định, khoảng W 1 = 15.000 đồng/người/ngày. Nếu không có hoạt động thu gom, một khối lượng rác lớn sẽ được đổ lung tung ở vệ đường, xuống ao, đầm và những người nhặt rác này sẽ không có cơ hội có được thu nhập cao hơn, ước tính thu nhập này có thể khoảng W 2 = 20.000 đồng/ người/ ngày. Như vậy nếu mô hình thu gom này đưa vào hoạt động sẽ tạo thu nhập cao hơn cho người thu nhặt rác. Lợi ích từ việc này là: B 2 = 365 * X * ( W 2 - W 1 ) = 365 * 6 * ( 20.000 - 15000 ) = 10.950.000 (đồng/năm) 2.2.3. Lợi ích thu được từ việc giảm chi phí khám chữa bệnh của người dân B3 = M * R * Số dân * f Trong đó : M : Chi phí khám chữa bệnh/người/năm (đồng) R Tỷ lệ người mắc bệnh trên tổng số dân (%) f: Tầm quan trọng của ô nhiễm chất thải rắn (%) Chúng ta đều biết rằng, chất thải rắn nếu không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh không những làm ô nhiễm môi trường cảnh quan mà sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn, dịch bệnh ... phát triển. Thêm vào đó, nước rác lâu ngày chảy xuống ao đầm, ngấm xuống đất làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường đất. Mùi của rác thải lưu cữu bốc lên làm môi trường không khí của khu vực quanh đó bị ô nhiễm. Có thể khẳng định rằng, ô nhiễm chất thải rắn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Các chứng bệnh về đường tiêu hoá, đường hô hấp, bệnh da liễu... mà những người dân xã Phong khê mắc với tỷ lệ rất cao một phần rất lớn là do chất thải rắn không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh gây ra. Nhưng cũng phải khẳng định rằng, chất thải rắn không phải là nguồn duy nhất gây ra các bệnh đó. Làng nghề giấy Phong Khê còn bị ô nhiễm nước thải, ô nhiễm không khí do bụi than, khói... nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh kể trên. Chính vì vậy, ta cần đánh giá tầm quan trọng f của chất thải rắn trong việc gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân địa phương. Để làm được việc này, ta sẽ tiến hành điều tra các bệnh có nguyên nhân từ ô nhiễm chất thải rắn và dùng phương pháp chuyên gia cho điểm để đánh giá tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm chất thải rắn. Các chuyên gia được mời cho điểm là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường hoặc những người có những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực môi trường đồng thời am hiểu tình hình kinh tế - xã hội - môi trường của xã Phong Khê. Chuyên gia 1 là GS. Lê Thạc Cán, Viện trưởng Viện môi trường và Phát triển Bền vững, chuyên gia 2 là TS. Trần Yêm, Viện Môi trường và Phát triển bền vững. Đây là hai chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường đồng thời đang tiến hành những nghiên cứu về làng nghề giấy tái chế Phong Khê nên rất am hiểu về hiện trạng kinh tế - xã hội - môi trường xã Phong Khê. Chuyên gia 3 là cô Lê Thị Thu Nguyệt, trạm trưởng trạm y tế xã Phong Khê. Việc cho điểm được tiến hành theo nguyên tắc cho điểm từ thấp đến cao (từ 1 đến 3 điểm) tức là nguồn ô nhiễm nào càng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra các chứng bệnh mà ta điều tra thì cho điểm càng cao. Trên nguyên tắc đó ta có bảng sau: Bảng 9 : Bảng đánh giá tầm quan trọng của ô nhiễm chất thải rắn Bệnh Tỷ lệ (%) trong tổng số dân(R) Chất thải rắn Nước thải Bụi, khói CG1 CG2 CG3 CG1 CG2 CG3 CG1 CG2 CG3 Tiêu hoá 44,6 2 2 2 3 3 3 1 1 1 Hô hấp 43,2 2 2 2 1 1 1 3 3 3 Da liễu 41,4 1 1 1 3 3 3 2 1 2 Phụ khoa 9,4 2 2 3 3 3 3 1 1 1 Bệnh mắt 39,8 2 2 1 2 2 2 3 3 3 Tổng điểm 9 9 10 12 12 12 10 9 10 Trung bình 35,68 9,33 12 9,67 f 30,1 % 38,71 % 31,19 % Theo điều tra thực tế, chi phí khám chữa bệnh trung bình hàng năm của những người mắc một trong số các bệnh trên khoảng M = 30.000đồng/ người/năm. Như vậy, nếu hệ thống thu gom được hoạt động thì lợi ích từ việc giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân trung bình hàng năm ước tính là: B 3 = M * R * Số dân * f = 30.000 * 35,68 % * 7840 * 30,1% = 25.260.000 (đồng/năm) 2.2.4. Lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas Khí gas được hình thành từ quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có trong thành phần của chất thải rắn được thải vào khu chôn lấp. Nó gồm hai thành phần chủ yếu là CH 4 và CO 2. Theo nghiên cứu của một số khu liên hợp xử lý chất thải rắn thì 1 tấn phế thải trong 3 năm đầu có thể sinh ra khoảng 18 m3 gas tức là khoảng 18 * 0,42 = 7,56 tấn gas. Như vậy, với lượng thải như của xã hiện nay (khoảng 6752,5 tấn/năm) thì tiềm năng của việc thu khí gas là rất lớn nếu hệ thống thu gom hoạt động hiệu quả. Tất nhiên là để có thể kiểm soát và thu được khí gas thì cần phải thực hiện một số kỹ thuật như có tường bao bằng đất sét chống thấm, tường được giữ ẩm, không nứt nẻ, bề dày của tường tối thiểu 0,7 m hay một số yêu cầu về khoảng cách giữa 2 giếng thu, về đường kính, chiều sâu của giếng... Do những hạn chế về điều kiện thời gian cũng như năng lực, luận văn này chưa thể xác định và lượng hoá được những chi phí để thu khí gas nhưng những lợi ích tiềm năng của nó thì rất rõ ràng. Với giá thị trường khoảng 9 triệu đồng/tấn gas như hiện nay thì ta có thể ước tính lợi ích thu về của bãi chôn lấp này trong tương lai là: Bảng 10 : Bảng lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas Hiệu suất thu gom (%) Khối lượng chất thải rắn thu gom/năm (tấn) Khối lượng khí gas thu được/năm Lợi ích (triệu đồng) 75 5064,3 12762,2 114859,8 80 5401,92 12154,32 109388,88 85 5739,54 12913,96 116225.68 90 6077,16 13673,61 123062,49 95 6414,78 14433,25 129899,29 2.2.5. Lợi ích khác (chưa lượng hoá được) 2.2.5.1. Tạo công ăn việc làm cho người dân Nếu hệ thống thu gom được đưa vào hoạt động thì ít nhất 17 người sẽ có việc làm. Công việc thu gom này tuy lương có thể không cao như nhiều ngành khác nhưng bù lại nó chỉ là công việc mang tính nửa buổi (tập trung vào buổi chiều), nhân viên thu gom có cơ hội làm những công việc khác vào buổi còn lại. Hơn nữa, với mức sống như ở các vùng nông thôn hiện nay thì mức lương 450.000 đồng/tháng cũng không phải là thấp. 2.2.5.2. Cải thiện môi trường đất, nước, không khí Nếu tuyến thu gom này được hình thành và hoạt động thì chắc chắn tình trạng đổ thải bừa bãi của các hộ dân cũng như của một số hộ sản xuất không còn nữa, chất thải rắn đều được thu gom ra bãi chung, cách xa khu dân cư. Các bãi rác hình thành tự phát sẽ được giải toả. Do đó, môi trường đất, nước, không khí trong xã không còn bị ô nhiễm bởi ô nhiễm chất thải rắn. 2.2.5.3. Cải thiện môi trường cảnh quan làng nghề Lẽ dĩ nhiên là nếu chất thải rắn được thu gom thì môi trường cảnh quan sẽ là môi trường được cải thiện trước nhất. Đây là lợi ích có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng nhất. Vẻ đẹp của một làng Kinh Bắc sẽ phần nào được trả lại. Tình trạng rác thải bừa bãi sẽ không còn, tài nguyên đất không còn bị lãng phí để làm nơi đổ thải. 2.2.5.4. Tạo nếp sống văn minh cho người dân Người dân sẽ dần ý thức được tầm quan trọng của việc được sống trong một môi trường trong lành, không có dịch bệnh, không có rác thải. Hệ thống thu gom rác hoạt động sẽ hình thành cho người dân thói quen đổ rác đúng nơi quy định, vào đúng giờ quy định, không còn tuỳ tiện vứt rác xuống ao, sông, hồ, vệ đường như trước kia, tạo cho họ một nếp sống văn minh. Bảng 11 : Bảng tổng hợp lợi ích TT Nội dung Thành tiền B1 Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường 117.420.000 B2 Lợi ích thu được từ việc thu gom phế liệu 10.950.000 B3 Lợi ích từ việc giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân 25.260.000 B4 Lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas _ Bi Lợi ích khác + Tạo công ăn việc làm cho người dân + Cải thiện môi trường đất, nước, không khí + Cải thiện môi trường cảnh quan + Tạo nếp sống văn minh _ B Tổng lợi ích 153.630.000 2.3. Đánh giá hiệu quả phương án Từ những kết quả phân tích trên đây, ta có thể tổng hợp toàn bộ các chi phí và lợi ích của mô hình thu gom rác thải đề xuất: Bảng 12: Bảng tổng hợp chi phí - lợi ích của hệ thống thu gom chất thải rắn TT Nội dung Thành tiền C Chi phí 126.619.600 C 1 Chi phí thu gom + Chi phí nhân công + Chi phí công cụ, dụng cụ 109.614.000 C 2 Chi phí vận chuyển 1.985.600 C 3 Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất 13.500.000 C 4 Chi phí quản lý hành chính 0 EC Chi phí môi trường + Chi phí thiệt hại mùa màng + Chi phí khác 1.520.000 B Lợi ích 153.630.000 B 1 Lợi ích từ phí vệ sinh môi trường 117.420.000 B 2 Lợi ích từ việc thu gom phế liệu 10.950.000 B 3 Lợi ích từ giảm chi phí khám chữa bệnh 25.260.000 B 4 Lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas _ B i Lợi ích khác + Tạo công ăn việc làm + Cải thiện môi trường đất, nước, không khí + Cải thiện môi trường cảnh quan + Tạo nếp sống văn minh cho người dân _ NB=B - C Lợi ích - chi phí 27.010.400 Từ kết quả tổng hợp trên ta thấy, đứng trên quan điểm kinh tế, những lợi ích mà hệ thống thu gom chất thải rắn mang lại lớn hơn những chi phí phải bỏ ra để thực hiện hệ thống thu gom. Điều này có nghĩa là phương án thu gom được đề xuất cho hiệu quả kinh tế dương. Mặc dù có những chi phí chưa lượng hoá được như chi phí do ảnh hưởng của bãi rác chung đến nguồn nước ngầm, không khí của những người dân sống xung quanh khu vực bãi chôn lấp nhưng chắc chắn những lợi ích mà tuyến thu gom này mang lại lớn hơn rất nhiều chi phí của tuyến. Bên cạnh những lợi ích bằng tiền mà ta đã lượng hóa được ở trên hoạt động thu gom còn mang lại những nguồn lợi ích to lớn mà không thể lượng hoá được bằng tiền. Đó là những lợi ích về nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện môi trường. Đấy là còn chưa kể đến những lợi ích tiềm năng của việc thu khí gas (một nguồn lợi ích rất lớn). Do vậy, có thể kết luận rằng hệ thống thu gom chất thải rắn được thiết lập ở trên là một phương án đáng giá, hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế. III. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Kiến nghị Trong điều kiện dân trí ở các vùng nông thôn hiện nay cộng với nếp sống vốn có của người dân nông thôn thì việc hình thành thói quen đổ rác đúng nơi, đúng giờ quy định bước đầu là tương đối khó khăn. Chính vì vậy, xã cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục thường xuyên cho người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Cần tổ chức các phong trào vận động người dân tham gia vào công tác vệ sinh môi trường, giữ sạch đường làng ngõ xóm, thực hiện đóng phí vệ sinh môi trường đầy đủ. Các chính sách khuyến khích, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường cũng như xử phạt đối với các cá nhân, tập thể vi phạm các quy định của xã trong công tác vệ sinh môi trường là rất cần thiết. Hình thức nộp phạt để gây quỹ khen thưởng thiết nghĩ là hiệu quả. Đối với bãi chôn lấp chung của xã, việc chôn lấp cần phải được khảo sát kỹ lưỡng và có quy hoạch môi trường cùng các biện pháp phòng chống ô nhiễm thích hợp và quy hoạch này cần phải được thoả thuận của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Sở Tài nguyên Môi trường) Bắc Ninh cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước cho phép. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền xã và các đội thu gom để hoạt động thu gom hiệu quả. Bên cạnh đó, xã hội hoá công tác thu phí vệ sinh môi trường cũng là hết sức cần thiết, Hội phụ nữ xã có thể đứng ra thu phí thay vì để các đội thu gom tự thu phí. Nếu có được sự tham gia của hội phụ nữ, chắc chắn công tác thu phí vệ sinh sẽ hiệu quả hơn. Ở các ngõ xóm nên bố trí các điểm để rác nhỏ để nhân viên thu gom tiện thu gom. Chính quyền xã cần kiểm tra, đôn đốc công tác thu gom thường xuyên. Nên s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB4327899c 2737847u tnh ton hi7879u qu7843 kinh t7871 c7911a .doc