Tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương: MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta là nước đang trên dà phát triển mạnh mẽ, nhiều mặt hàng đã được công đồng quốc tế đánh giá cao như may mặc, nông sản, thực phẩm...Nhưng song song với việc phát triển kinh tế,nhiều bất cập đã xảy ra, đặc biệt là vấn đề môi trường, chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng. Sức ép phát triển kinh tế-xã hội-dân số đã tác động nhiều mặt tới môi trường tự nhiên. Sự phát triển này tạo ra lượng chất thải vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tạo ra sự thay đổi chất lượng môi trường gây ra những tác động xấu đến sức khoẻ con người và các hệ sinh thái khác. Ô nhiễm môi trường ở một số vùng đã tác động xấu đến sức khoẻ con người và gây ra nhiều tai biến, làm giảm nhanh chóng những loài động vật quý hiếm.
Cùng với vấn đề chung của cả nước, thành phố Hải Dương cũng là điểm nóng về sinh thái môi trường do tốc độ phát triển đô thị quá nhanh, mật độ dân cư tăng mạnh trong những năm gần đây dẫn đến mức độ xả thải rất lớn. Hiện nay,bên cạnh...
58 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta là nước đang trên dà phát triển mạnh mẽ, nhiều mặt hàng đã được công đồng quốc tế đánh giá cao như may mặc, nông sản, thực phẩm...Nhưng song song với việc phát triển kinh tế,nhiều bất cập đã xảy ra, đặc biệt là vấn đề môi trường, chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng. Sức ép phát triển kinh tế-xã hội-dân số đã tác động nhiều mặt tới môi trường tự nhiên. Sự phát triển này tạo ra lượng chất thải vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tạo ra sự thay đổi chất lượng môi trường gây ra những tác động xấu đến sức khoẻ con người và các hệ sinh thái khác. Ô nhiễm môi trường ở một số vùng đã tác động xấu đến sức khoẻ con người và gây ra nhiều tai biến, làm giảm nhanh chóng những loài động vật quý hiếm.
Cùng với vấn đề chung của cả nước, thành phố Hải Dương cũng là điểm nóng về sinh thái môi trường do tốc độ phát triển đô thị quá nhanh, mật độ dân cư tăng mạnh trong những năm gần đây dẫn đến mức độ xả thải rất lớn. Hiện nay,bên cạnh những mặt tích cực do công tác bảo vệ môi trường đem lại,chúng ta vẫn còn rất nhiều những tồn tại như ý thức của người dân không được tốt, lực lượng về sinh môi trường còn mỏng...Đây là vấn đề cần được giải quyết ngay tránh xảy ra các sự cố về môi trường. Đặc biệt với lượng rác thải đô thị ngày một tăng đòi hỏi phải được xử lý kịp thời tránh tình trạng ứ đọng rác thải do nhân dân tự đổ bừa bãi xuống sông, hồ,ao,cống...
Để có cái nhìn hoàn thiện và khách quan hơn về khía cạnh quản lý môi trường tại thành phố Hải Dương,tôi xin trình bày chuyên đề: “bước đầu tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương”.
Mục tiêu chính của đề tài:
-Tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tai thành phố Hải Dương.
-Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương
-Những đề xuất,kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải trên địa bàn thành phố
Phạm vi nghiên cứu:
Trong công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương còn có nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết nhưng trong khuôn khổ của đề tài này tôi chủ yếu nghiên cứu về thực trạng quản lý rác thải tại thành phố Hải Dương
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp chỉ giới hạn trong phạm vi nội thành thành phố Hải Dương, khu vực do công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương trực tiếp quản lý
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp
Cấu trúc nội dung:
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn đô thị
Chương II: Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài viết này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của THS. Đinh Đức Trường- giảng viên khoa kinh tế quản lý môi trường và đô thị và KS. Nguyễn Thu Hà cùng các cô chú cán bộ đang công tác tại công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
I, Sức ép về phát triển kinh tế xã hội đã tác động nhiều tới môi trường tự nhiên.
Nước ta là nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhiều mặt hàng đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như : nông sản, thực phẩm … Nhưng song song với sự phát triển kinh tế, nhiều bất cập đã xảy ra đặc biệt là vấn đề môi trường. Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng. Sức ép phát triển kinh tế –xã hội –dân số đã tác động nhiều mặt tới môi trường tự nhiên. Sự phát triển này tạo ra lượng chất thải vượt quá khả năng chịu đưng cảu môi trường tạo ra sự thay đổi chất lượng môi trường, gây ra những tác động xấu tới sức khoẻ con người và gây ra nhiều tai biến, làm giảm nhanh chóng những loài động thực vật quí hiếm.
1.Tăng trưởng kinh tế và vấn đề chất thải ở Việt Nam:
1.1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế làm gia tăng lượng chất thải vào môi trường.
Nhằm mục tiêu chiến lược mà đảng đã xác định “Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp ”, và rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế của đất nước, của các ngành, địa phương đều định hướng vào tăng gấp đôi GDP và hơn nữa trong mỗi thập kỷ (10 năm) phát triển. Điều có nghĩa là phải duy trì một tốc độ tăng trưởng GDP hang năm trong một khoảng thời gian dài ở mức độ cao khoảng 7-8%(Tài liệu tham khảo : Kinh tế chẩt thải trong phát triển bền vững –NXB Chính trị quốc gia) Nếu như trình độ công nghệ của sản xuất và cơ cấu sản xuất của nền kinh tế không được cải thiện nhiều thì sự tăng trưởng GDP của đất nước cũng có nghiã là gia tăng khối lượng tài nguyên khai thác cho sản xuất và tăng lượng chất thải vào môi trường.
1.2.Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm ảnh hưởng đến môi trường :
Các phương án phát triển được đề xuất cả tầm vĩ mô(cả nứơc), tầm trung mô ( ngành, địa phương), và vi mô ( công ty doanh nghiệp ) đều có nét chung nổi bật là tốc độ tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ( thường được xác định khoảng 12-15 % /năm ) so với sản xuất nông nghiệp ( thường được xác định khoảng 4-6% /năm ). Sự tăng trưởng cao như vậy của các ngành công nghiệp và xây dựng nhất định sẽ dẫn đến các vấn đề môi trường cần quan tâm đặc biệt bởi lẽ đằng sau mức tăng trưởng của sản xuất công nghiệp tiềm ẩn sự gia tăng của lượng chất thải.
Nếu như để ý rằng, ít ra trước thềm của thế kỉ 21, định hướng phát triển của công nghiệp Việt Nam sẽ nhằm vào các ngành mà đất nước hiện có lợi thế so sánh như : công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, điện năng, chế biến nông lâm hải sản, dệt may, thì sẽ càng thấy tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải. Bởi lẽ các ngành công nghiệp nói trên đều thuộc danh mục các nguồn chất thải lớn nhất gây ô nhiễm môi trường.
2.Vấn đề đô thị hoá, công nghiệp hoá và môi trường.
Hiện nay dân số đô thị nước ta khoảng trên 15 triệu người, chiếm hơn 20 % dân số cả nước. Dự boả tỉ kện dân số đô thị ở nước ta đến năm 2010 lên tới 35-48 triệu người, trong đó khoảng 55-65 % thuộc ba thành phố lớn : Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh (Tài liệu tham khảo : Giáo trình Dân số môi trường - Đại học Kinh tế quốc dân ). Sự tăng trưởng dân số đô thị nhanh cùng với quá trình đô thị hoá như : xây dựng các khu dân cư, đường xá …kèm theo là nguồn thải gây ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, lượng chất htải gia tăng, nếu không có quy hoạch và các giải pháp bảo vệ môi trường tích cực thì đó sẽ là một nguy cơ gây ô nhiễm lớn.
Tốc độ công nghiệp hoá của cả nước ta đang ở mức độ cao chưa từng thấy và có nơi đạt đến con số 35-40 % / năm. Nhiều khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung đã và đang hình thành. Theo định hướng quy hoạch đến năm 2010 trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ hình thành khoảng 50 khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất trên diện tích đất khoảng 23 nghìn ha. Cho đến nay cả nước đã có 33 khu công nghiệp tập trung được hình thành, hàng trăm nhà máy mới nằm trong các khu công nghiệp trên đã đi vào hoạt động. (Tài liệu tham khảo : Giáo trình Quản lý môi trường – Đại học Kinh tế quốc dân).
Công nghiệp cần phát triển thì nguồn thải độc hại gây ô nhiễm môi trường càng lớn, tài nguyên thiên nhiên cang bị khai thác triệt để, môi trường gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ người lao động.
Trong những năm gần đây, nhà nước đã ra nhiều chỉ thị và văn bản về những vấn đề cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. Có thể kể đến như:
+Nghị định 26/CP của Chính phủ về việc xử phạt hành chính về vi phạm môi trường -26/04/1996.
+Chỉ thị số 36 –CT/TW của bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+Thông tư 490 –BKHCNMT về việc hướng dẫn ĐTM.
Song tình hình quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp vẫn đang còn là vấn đề nan giải. Lượng chất thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác không đúng kỹ thuật vệ sinh, hầu hết chất thải rắn, kể cả chất thải độc hại không được xử lý hoặc không thích đáng. Các thiết bị thu gom và vận chuyển rác thải ở hầu hết các đô thị còn lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu thu gom dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và môi trường đất, đặc biệt là làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khoẻ của người công nhân làm việc trực tiếp.
Chính vì vậy, quản lý chất thải rắn đô thị là vô cùng cấn thiết, nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu do rác thải gây ra, tạo điều kiện vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sức khoẻ cộng đồng, tào đà đưa đất nước phát triển theo sự bền vững.
II.Quản lý chất thải rắn đô thị.
1.Khái quát chung về rác thải.
1.1. Khái niệm rác thải.
“Trong qua trình sinh hoạt của con người, một bộ phận vật chất không còn hoặc không có giá trị sử dụng nữa gọi là rác thải sinh hoạt”
Hay nói cách khác, rác thải sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động ăn, ở và sinh hoạt khác của con người.
Như vậy, thuật ngữ chất thải sinh hoạt được dùng để chỉ tất cả các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của con người hàng ngày như thức ăn thừa, rác quét nhà, giấy lộn, đồ gỗ cũ bị thay thế … vì vậy, để phân biệt rác thải và chất thải rắn nói chung thì phải dựa vào nguồn goóc tạo ra chúng
- Chất thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp gọi là chất thải công nghiệp
-Chất thải được thải ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp gọi là chất thải nông nghiệp.
-Chất thải rắn được thải ra từ qua trình sinh hoạt của con người gọi là rác thải.
-Chất thải phát sinh từ hoạt động dịch vụ được gọi là chất thải dịch vụ. Trong nhiều trường hợp chất thải dịch vụ gọi là rác thải. Ví dụ như chất thải từ các nhà ăn, khách sạn.
Tuy nhiên khái niệm trên chỉ đúng trên quan điểm tĩnh và khái quát một cách chung nhất về rác thải. Còn trên quan điểm động có tính lịch sử thì rác thải còn bị giới hạn bởi nhiều yếu tố như công nghệ và yếu tố quản lý …Bởi vì càng ngày khoa học kỹ thuật càng phát triển, nhận thức của con người cũng được nâng cao. Cho nên, con người không hoàn toàn nhìn nhận chất thải là thứ bỏ đi mà sử dụng lại nó dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.2. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải.
a, Nguồn phát sinh :
Lượng rác thải sinh hoạt ở đô thị của Việt Nam mỗi ngày khoảng 9000 tấn chiếm 47% tổng lượng rác thải ( Tài liệu tham khảo :Kinh tế chất thải đô thị ở Việt Nam –NXB Chính trị quốc gia Hà Nội ) chúng phát sinh từ các nguồn. :
-Nguồn phát sinh từ hộ gia đình ( rác thải ) : đây là nguồn phát sinh thường xuyên và lớn nhất, ít có biến động lớn về khố lượng phát sinh
-Nguồn phát sinh từ các nơi sinh hoạt công cộng ( rác chợ) : chợ, cửa hàng, nhà hàng …
-Rác từ các cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp …
-Rác đường phố : do các hoạt động của con người tạo ra như : đi lại, chuyên chở, xây dựng. .
-Từ các hoạt động sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật. Nguồn này nhìn chung khối lượng bé và thay đổi theo từng mùa, điều này phụ thuộc vào hoạt động sinh lý của từng loài. Chẳng hạn như về mùa thu cây rụng nhiều hơn làm khối lượng chất thải phát sinh gia tăng.
b.Phân loại rác thải.
*Phân loại chất thải sinh hoạt theo tính chất hoá học được chia thành 3 loại chính sau :
-Chất thải sinh hoạt hữu cơ ,lá cây : hoa quả, rau, và phần lọc ra từ thịt và xương, nhưng thức ăn thừa, cành lá cắt bỏ của vườn và công viên hoặc cây cối trên đường phố.
- Chất thải sinh hoạt vô cơ gồm : nilon, đồ nhựa, cao su, kim loại, vỏ đồ hộp, thuỷ tinh, sành sứ. .
- Chất thải độc hại như : pin, ắcqui, cặp nhiệt độ …
*Phân loại theo mục đích sử dụng có thể chia làm 4 loại như sau :
- Chất thải làm phân vi sinh : Rau, củ, quả, cơm thừa …
- Chất thải tái chế : kim loại, nhựa thuỷ tinh …
- Chất thải chôn lấp:xỉ than, đất cát, sành sứ vỡ …
- Chất thải nguy hại : Pin, ắcqui, cặp nhiệt độ …
Sự phân chia các loại rác thải sinh hoạt mang tính chất tương đối, nó tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà người ta có thể chia thành 3 loại, 4 loại, hoặc 5 loại.
1.3.Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường :
Khi nền kinh tế càng tăng trưởng thì khối lượng rác thải cũng ngày càng phát sinh nhiều. Nếu không quản lý tốt thì nó sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng đến đời sống con người :
Nó là nơi trú ngụ của một số vật chủ trung gian lây bệnh như muỗi, ruồi, các loại côn trùng có cánh khác và loài gậm nhấm.
Sự phân huỷ của rác thải sẽ tạo ra một số lại khí như :Nitơ, mêtan, NH3, CO2, H2S,…Đây là các loại khí độc, mùi khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Nếu rác không được thu gom thì người ta sẽ đổ ra cống, rãnh, sông, hồ, ao …làm tắc cống ,khi mưa xuống nước không thoát đượcgây ngập úng.
Nếu rác để tồn đọng lâu nước sẽ tự sinh ra độ ẩm cao 60-70%cảu rác và do qúa trình phân huỷ các chất hữu cơ tạo thành H2O và CO2. Lượng nước không chỉ gồm nước tự sinh ra trong rác chúng còn bao gồm cả nước mưa ngấm từ trên bề mặt xuống. Nước này có nồng độ chất hữu cơ cao và chứa nhiều chất độc hại. Từ nồng độ của các chất gây ô nhiễm trong nước rác chứa đượng những nguy cơ tiếm tàng cho môi trường sống ,cho sức khoẻ cộng đồng nếu như không xử lý và có biện pháp kịp thời.
Nếu rác không được thu gom nó sẽ gây mất mỹ quan đô thị. .
2.Rác thải gây ra những ngoại ứng kinh tế :
Rác thải không chỉ gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn gây ra những ngoại ứng kinh tế, điều này đặc biệt đúng đối với ngành du lịch. Khi một địa điểm du lịch nào đó hấp dẫn về cảnh quan hoặc văn hoá bản địa ….nhưng rác thải ở những địa điểm này rất nhiều và không được thu gom tập trung thì nó sẽ làm cho địa điểm du lịch này giảm sự hấp dẫn, lượng du khách đến sẽ giảm dần do đó giảm doanh thu của ngành du lịch. Ngược lại một địa đỉêm du lịch nào đó tuy cảnh quan hoặc văn hoá bản địa. .có kém hấp dẫn hơn nhưng rác thải được thu gom hết thì nó lại trở thành địa điểm hấp dẫn du khách.
Chẳng hạn có một bải biển đẹp, hấp dẫn khách du lịch, số lượng khách du lịch đến ngày càng nhiều, do đó lượng rác thải ra cũng ngày càng tăng lên, nếu không có sự thu gom, xử lý rác thì lượng khách đến địa điểm này sẽ giảm dần.
Rác thải cũng dây ra những ngoại ứng xấu đối với một số ngành kinh doanh nhu kinh doanh các dịch vụ giải trí, kinh doanh ăn uống …một cửa hàng kinh doanh ăn uống sẽ không thể hấp dẫn khách được nếu như xung quanh cửa hàng có rất nhiều rác thải.
Như vậy ta thấy rác thải không những gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường mà nó còn gây ra các noại ứng tiêu cực đối với kinh tế. Vì vậy, quản lý tốt rác thải để hạn chế những ảnh hưởng xấu đó là điều rất cần thiết.
3.Quản lý rác.
Trong hoạt động phát triển sản xuất hoạt động sinh hoạt và các hoạt động tự nhiên khác trong cuộc sống của con người đều tạo ra rác thải, nó là nguyên nhân gây biến động môi trường. Rác thải đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, ảnh hưởng trự tiếp tới sức khoẻ cộng đồng, tác hại đến nền kinh tế.
Do vậy cần phải quản lý, kiểm soát được lượng rác thải, từ đó có biện pháp phù hợp đối với từng điều kiện cụ thể ở từng địa điểm, từng thời điểm thích hợp ,Nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của rác thải, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của rác thải bằng những chi phái thích hợp nhất. Tạo điều kiện vừa phát triển kinh tế, vừa đảm boả sức khoẻ cộng đồng, tạo đà đưa đất nước hướng theo sự phát triển bền vững.
Để thực hiện tốt công việc quản lý rác thải, cần phải phân ra các công đoạn, hiểu được đặc trưng, đặc tính từng công đoạn chính trong quá trình quản lý rác thải. Từ đó quản lý tốt những công đoạn này kết hợp việc hoàn thành tốt toàn bộ hệ thống đó nhằm tạo ra những công đoạn chính sau :
Thu hồi tài nguyên
lưu trữ thu gom rác
vận chuyển rác
Xử lý rác
Chôn lấp
Thiêu đốt
3.1.Lưu trữ, thu gom rác :
Việc quản lý rác thải bắt đầu từ việc lưu giữa lại nguồn : Yếu tố chủ yếu trong việc phân loại các thiết bị lưu trữ là tính tương hợp của thiết bị với nguồn phát sinh, tính nguy hại tối thiểu đối với sức khoẻ, tính sửa đổi đối với thu gom hiệu qủa va chi phái. Khối lượng lưu giữ chất thải dựa vào dung lượng và tần suất thu gom rác. Việc cung cấp các thiết bị lưu trữ rác trong các hộ gia đình ở các vùng đô thị trong các nước đang lưu trữ rác trong các hộ gia đình ở các vùng đô thị trong các nước đang phát triển thường đắt và không thuận tiện. Ngành công nghiệp địa phương sản xuất các thùng chứa lớn cần phải được khuyến khích. Tận dụng các dụng cụ chứa rác phù hợp như :túi nilon, bao nhựa, thùng nhựa, thùng sắt. .kích cỡ và đặc đỉêm từng dụng cụ phụ thuộc vào từng mức độ phát sinh và tần số thu gom.
Quá trình thu gom chủ yếu bao gồm việc chuyển rác thải từ chỗ lưu trữ tới chỗ chôn lấp, việc thu gom rác được tiến hành bằng thủ công hay cơ giới tuỳ thuộc vào đặc đỉêm địa lý, tự nhiên, kinh tế …của từng vùng ,từng nước. ở các nước đang phát triển công việc thu gom rác thải được tiến hành theo kiểu thủ công, bằng các xe có súc vật kéo và xe có động cơ. Mỗi cách thu gom đều có hạn chế về công suất và phạm vi thao tác. Đặc điểm này tuỳ thuộc vào tính tương hợp của các thung chứa vào các tiêu chuẩn để lựa chọn kỹ thuật thu gom vận chuyển thích hợp.
Các loại xe nén được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển để thu gom chất thải rắn vì nó có nhiều ưu điểm:trọng tải lớn, thao tác dễ dàng,giá thành vận chuyển thấp nếu nơi chôn lấp chất thải xa nơi thu gom.Tuy nhiên loại xe này đắt tiền và khó bảo dưỡng hơn loại xe không nén bởi vậy khi chọn xe nén thì các nhà lập chính sách đòi hỏi phai xem xét cẩn thận.
Quét rác trên đường phố là một khía cạnh trong việc thu gom chất thải rắn. Nhiều thành phố chi phí từ 1/3 đến 1/2 ngân sách về chất thải rắn để làm sạch đường phố. Phí tổn này thực tế có giảm bằng cách cung cấp cho hệ thống thu gom đổ thải có hiệu quả bằng các công cụ và thiết bị có hiệu quả quét rác trên đường phố, và giảm bớt vứt rác trên đường phố bằng hình thức giáo dục cộng đồng.
Có 4 hệ thống thu gom chất thải:thu gom công cộng,thu gom theo khối, thu gom bên lề đường và thu gom theo từng hộ gia đình. Trong mỗi trường hợp, thiết bị thu gom, hoạt động thu gom có kế hoạch tốt và thời gian ấn định thu gom chặt chẽ sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân dân làm cho hệ thống làm việc tốt.
3.2.Vận chuyển rác :
Sau khi rác được thu gom lưu giữ ,công việc tiếp theo là thực hiện công đoạn vận chuỷên. Nếu khoảng cách từ nơi chứa rác tạm thời thì sẽ được chuyển trực tiếp vào bãi xử lý rác.Ngoài ra, nếu khoảng cách này xa thì thành lập các trạm vận chuyển, tại đay rác được chuyển tới bãi xử lý bằng các thiết bị chuyên chở kích cỡ khác nhau. Sự chuyên chở gồm 2 công đoạn chính là đưa từ thiết bị sức chứa nhỏ vào các thiết bị sức chứa lớn hơn. Một trạm vận chuyển không chỉ là nơi xử lý nén chặt ,phân loại và tái sinh chất thải. Khối lượng chất thải cần chôn lấp có thể giảm đáng kể bằng cách cho phép tư nhân hoạt động thu gom tại trạm vận chuyển. Tuy nhiên, các nhà lập chính sách cũng cần phải xem xét liệu trạm vận chuyển có đóng vai trò gì trong quản lý rác thải đặc biệt là ở các thành phố lớn.
3.2.Xử lý rác thải.
Tuỳ thuộc vào đối tượng, thành phần rác ở từng quốc gia ,từng khu vực, từng vùng cụ thể mà có cách tiếp cận xử lý rác thải khác nhau. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp xử lý và phổ biến là các phương pháp : chôn lấp, thiêu đốt, thu hồi tài nguyên. Tuỳ thuộc vào đìêu kiện và đặc tính của rác thải mà có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp xử lý phù hợp nhất cho sự phát triển.
a.Chôn lấp :
Điều kiện tiên quyêt đối với các hình thức chôn lấp là dành sẵn các khu đất để thực hiện việc chôn lấp. Do vẫn còn các chất cặn thừa trong mọi loại hình thức xử lý, nên đối với đất đai cần phải giảm đáng kể các chất cặn thừa bằng các phương pháp xử lý có chi phí lớn. Hiện nay, hầu hết các phương pháp xử lý và chôn lấp ở các nước đang phát trỉên là chôn lấp hợp vệ sinh ,ủ thành phân hữu cơ, ủ tạo khí ga…
*Chôn lấp hợp vệ sinh :
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phưong pháp kiểm soát phân hủy chất thải trong đất bằng cách chôn nén chặt và phủ lấp bề mặt chất thải rắn đọng lại trong chôn lấp bị tan rữa ra bề mặt hoá học và sinh học rồi tạo ra các chất rắn, lỏng, khí. Các chất tiêu biểu được tạo ra trong quá trình phân huỷ bởi vi khuẩn bao gồm :nước, axit hữu cơ ,cacbon, đioxit, mêtan, nitơ, ammoniac, sunfit sắt, mangan, khi hiđrô. Chất thực phẩm đã bị phân hủy trong khi các loại khác như chất dẻo, cao su và một số chất khác có độ kháng huỷ cao.
Chôn lấp hợp vệ sinh, nói chung là một phương pháp tương đối rẻ, có thể chấp nhận được về khía cạnh môi trường. Bởi vậy, tổ chức và hoạt động của các bãi chôn lấp có thể kiểm soát và thiết kế chuẩn mực sẽ tạo cơ sở cho chiến lược quản lý rác thải ở các nước đang phát triển và tạo ra tiền lệ đối với các giải pháp xử lý hoặc thu hồi chất thải.
Ủ thành phân hữu cơ (compot) :
Ủ là một quá trình mà trong đó các chất thối rữa chuyển hoá về mặt sinh học trong chất thải rắn, biến chúng thành phân hữu cơ gọi là compot. Quá trình này đòi hỏi đảm bảo vệ sinh tốt, triệt để ngăn ngừa các sinh vật gây bệnh bằng cách sử dụng nhiệt phân huỷ sinh học và các chất kháng sinh do nấm tạo ra. Tuy nhiên, cần phải huỷ bỏ chất cặn bã ở thể rắn và thể khí còn lại. Điều kiện thích hợp để ủ phân như là một phương pháp chôn lấp chất thải phụ thuộc vào 3 yếu tố là : Đặc tín của chất thải ,điều kiện có thể áp dụng hệ thống ủ và tiềm năng thị trường đối với phân compot.
Các thành phần chất thải thích hợp để ủ bao gồm các chất thải hữu cơ từ bếp, vườn tượ, giấy loại, rác rưởi trên đường phố: chất thải chợ búa, rác, bùn cống, các chất thải hữu cơ từ công nghiệp thực phẩm, các chất thải từ công nghiệp gỗ và giấy, phân chuồng đọnh vật nuôi. Việc ủ phân không được thuận lợi nếu các thành phần này dưới 30% tổng số chất thải hoặc nếu độ ẩm cao hơn 40- 50%.
Chất thải ở các nước đang phát triển chưa tới 70-80% chất thực vật dễ thối rữa, lại có tiềm năng thị trường đáng kể với compot nhờ có các phương pháp canh tác nông nghiệp phong phú và gia cả phân bón hữu cơ cao, có sức chôn lấp này giữ một vai trò hữu ích trong việc ủ phân. Bởi vậy, biện pháp chôn lấp này giữ một vai trò hữu ích trong việc quản lý rác thải ở các nước đang phát triển.
* Ủ tạo ga ( sinh khí ).
Là phương pháp làm tiêu huỷ bằng kỵ khí, nó đề cập đến quá trình chuyển hoá sinh học của các chất hữu cơ thành hỗn hợp mêtan và cácbon đioxit gọilà sinh khí, cùng với các chất cặn bã thể rắn và lỏng khác. Chất khí cung cấp nhiên liệu có lượng calo thấp, trong khi đó các chất rắn ổn định sẽ giữ lại giá trị phân bón của chất nền nguyên thuỷ.
Rác thành phố chứa tỷ lệ đáng kể xenlulo, đặc biệt là ở dạng xelulolicno có thể tới 50% trong hệ thực vật kỵ khí, vì vậy 50- 60% chất hữu cơ không lên men được, thành mêtan và chất dư thừa là các chất ổn định chịu nhiệt cần phải chôn, lấp đất đi. Các biện pháp nhiệt và hoá học trong việc xử lý thức ăn gia súc được sử dụng để tăng khả năng tiêu huỷ chất thải rắn
Tiêu huỷ kiểu kỵ khí không được áp dụng ở mức độ rộng rãi để phân huỷ chất thải rắn. Biện pháp huỷ chất thải phối hợp này cả về nhiên liệu và sản phẩm phân bón có tiềm năng ở các nước đang phát triển, chủ yếu về khía cạnh giảm nhập khẩu nhiên liệu và phân bón đáng kể nhất là ở vùng nông thôn.
b. Thiêu đốt :
Thiêu đốt là quá trình chất thải đễ cháy bị chuyển hoá thành cặn bã chưa các chất hầu như không cháy được và các chất khí phát tán vào khí quỷên. Chất bã còn lại và khí thải ra thường phải được tiếp tục xử lý. Nhiệt phát sinh trong quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Thiêu đốt không phải là một giải pháp quan trọng về kinh tế và phù hợp về kỹ thuật đối với các thành phố ở các nước đang phát triển. xét về khía cạnh giá trị ca lo thấp và nồng độ hơi nước cao trong chất thải. Trong nhiều trường hợp, công đoạn cuối của quá trình đốt cần phải thêm nhiên liệu bổ sung. Hơn nữa, thiêu đốt là quá trình cần phải có vốn cũng như chi phí vận hành dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các nước đang phát trỉên.
c.Thu hồi tài nguyên :
Tất cả các dạng xử lý và chôn lấp chất thải tạo ra các cơ hội để chiết và tái chế chất thải. Tái chế có thể thực hiện tại nguồn phát sinh chất thải, tại điểm thu gom, trên các xe thu gom và chuyên chở tại các trạm chuyển và nơi chôn lấp cuôi cùng. Các thành phần chất thải thường được thu nhặt có thể các nước đang phát triển, tình trạng qua nghèo dẫn đến khai thác cả các nguyên liệu như than, xỉ, than vụn, vỏ dừa, vỏ hộp, kim loại, chất thải thực vật và hầu hết các thứ giấy lộn linh tinh có giá trị khác nhau.
4.Một số mô hình quản lý rác thải ở các nước trên thế giới và Việt Nam:
4.1. Mô hình quản lý rác thải ở Nhật Bản.
* Thu gom, vận chuyển :
Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, nên lượng rác thải bình quân đầu người hàng năm là rất lớn so với các nước chậm phát triển. Việc tổ chức thu gom rác thải được các nhà chính sách Nhật Bản và người dân đồng tình ủng hộ. Trong công tác thu gom các công nhân đi thu gom rác thải sinh hoạt của người dân theo những ngày qui định. Rác thải được phân lại ngay tại nguồn thành 3 loại chính :cháy được, không cháy được, và rác có kích cỡ lớn. Rác sinh hoạt của người dân được đựng trong các túi nilon có các màu khác nhau. Trong 3 thùng rác có qui định : thùng thứ nhất đựng túi màu trắng chứa vỏ chai, thuỷ tinh, vỏ đồ hộp, sắt thép phế liệu ; thùng thứ hại đựng túi nilon xanh chứa những thứ có thể tái chế bao gói, bìa, giấy ; thung thứ ba đựng túi nilon màu đen chứa các loại thức ăn ,rau quả. .đối với rác có kích cỡ lớn thì khách hàng dọi điện cho công ty dịch vụ và công ty dịch vụ sẽ thông nhất ngày giờ vận chuyển và tới tận nhà chuyển đi. Rác ở nhưng nơi công cộng được thu gom vân chuyên thường xuyên, các cơ sở hoạt đọng sản xuất được thu gom vận chuyển theo những qui định riêng.
*Xử lý
Dựa vào thành phần, số lượng rác thải thu gom đã được phân loại ngay từ quá trình thu gom vận chuyển như trên. Một phần rác thải được tái sử dụng, một phần được đem đốt trong các lò rác, phần còn lại đem chôn xuống biển. Tại các nhà máy đốt rác, nhiệt lượng phát ra được cung cấp cho các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, một số lò đốt đựoc cung cấp vào việc phát điện. Để bảo vệ môi trường biển thì người ta khoanh tròn các khu vực đổ rác bằng các cọc thép sâu đến tận đáy biển, có khả năng chống lại những trận động đất, bão thông thường. Sau khi đóng các cọc sắt thì dùng loại keo đặc biệt gắn kín các lỗ nhỏ để nước từ trong bãi rác không rò rỉ ra biển gây ô nhiễm biển.
*Việc thu phí.
Tại Nhật Bản, người dân không phải trả tiền đổ rác chỉ có các cửa hàng kinh doanh là phải trả tiền. Riêng đối với loại rác thải có kích cỡ lớn đối với mọi người dân đều phải trả tiền tính theo trọng lượng của rác thải. Còn các cơ sở sản xuất, các nhà máy, khu công nghiệp …tuỳ thuộc vào mức độ gây ô nhiễm mà phải trả tiền phí khác nhau cho công tác vệ sinh môi trường.
4.2 Mô hình quản lý rác thải ở Singapore.
*Thu gom vận chuyển : Singapore là một quốc gia được coi là có chính sách môi trường tốt nhất, môi trường ở đây được xem là xanh sạch nhất thế giới.
Tại đây, rác được thu gom ở các khu dân cư, nơi công cộng, cơ quan, công sở đều được phân loại ngay trước khi đưa thải vào bãi rác. Rác đươc phân loại thành 2 loại chính là chất có thể tái chế và chất không thể tái chế.
- Đối với chất thải có thể tái chế được sẽ được tập trung đưa vào nhà máy tái chế để thực hiện việc tái chế.
- Đối với các chất thải không thể tái chế thì được thu gom vận chuyển tại các trạm trung chuyển rồi đưa vào nhà máy xử lý rác thải. Hoặc có thể được chuyển trực tiếp vào nhà máy xử lý. Tại nhà máy xử lý, rác được vận xử lý chủ yếu bằng phương pháp thiêu đốt.
Việc vận chuyển được trang bị xe hiện đại, hầu hết là xe trọng tải 5-7 tấn. Nhà máy xử lý rác ở phía đông và phía nam. Nên để tiết kiệm việc vận chuyển thì Singapore xây dựng các trạm trung chuyển. Rác thu gom được chuỷên bằng các máy ép vào các container và được xe tải chuyển đến nhà máy xử lý.
Thực hiện công tác thu gom vận chuyển gồm có cả nhà nước và tư nhân tham gia :cơ quan nhà nước gồm các tổ chức thuộc Bộ môi trường thực hiện thu gom chủ yếu ở các khu dân cư và các công ty. Còn các bộ phận tư nhân tham gia công việc này thì thu gom chủ yếu là chất thải công nghiệp và thương mại.
*Xử lý rác :
Công nghệ xử lý rác thải tại Singapore là công nghệ hiện đại chủ yếu là thiêu đốt. Năng lượng được sinh ra trong quá trình thiêu đốt dùng để phát điện …Hiện nay Singapore có 5 nhà máy thiêu huỷ rác ,trong khi đốt thì chất thải như khói, bụi được xử lý bằng hệ thống lọc khí bụi trước khi thải vào không khí bằng các phương tiện hiện đại.
*Việc thu phí.
Trong công tác thu phí, Singapore đã sử dụng khá sớm và có hiệu quả các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường. Công cụ kinh tế quan trọng nhất được sử dụng ở Singapore là hệ thống thuế nước thải thương mại. Hệ thống thuế nước thải của Singapore đánh vào các loại nước thải của tất cả các ngành công nghiệp và gồm các loại phí áp dụng cho các chất oxi hoá (BOD) và chất rắn lơ lửng (TSS). Dựa vào nồng độ BOD và TSS, người ta xác định mức phí khác nhau. Khi nồng độ vượt quá tiêu chuẩn môi trường đã qui định. người thải nước thì phải trả thuế luỹ tiến. Điều đáng chú ý ở đây là mức phí như nhau được áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp và các xí nghiệp, không phân biệt xí nghiệp cũ hay xí nghiệp mới. Mức phải trả luỹ tiến đối với các chất BOD hoặc TSS phụ thuộc vào nồng độ của chúng có trong nước giới hạn từ 401-1800mg/l . Mức cụ thể như sau :
Đối với BOD : từ 401 -600mg/l là 0.08USD /m3
Từ1601-1800mg/l là 0.59USD/m3
- Đối với TSS : Từ 401-600mg/l là 0.07 USD/m3
Từ 1601-1800mg/l là 0.49USD/m3
Còn đối với các nồng độ BOD và TSS nằm giữa 2 mức này thi lệ phí tăng lên 200mg/l một cấp.
4.3. Mô hình quản lý rác thải ở Hà Nội:
* Thu gom và vận chuyển rác thải:
Tại Hà Nội, việc thu gom được tiến hành theo các phương pháp sau:
Thu tại các bể chứa xây cố định, sau đó xe ô tô chuyên dùng đến vận chuyển đi
Thu bằng xe đẩy tay gõ kẻng rồi đưa lên xe chuyên dung lớn chở đi về bãi chôn lấp.
Thu bằng thùng rác container đặt gần như cố định tại các điểm dân cư rồi sau đó xe chở đi.
Thu bằng xe ô tô chở rác có nắp đậy, kết hợp với xúc thủ công ở các điểm thông lệ nơi dân cư thường đổ, sau đó chở về nơi xử lý.
* Xử lý rác:
Việc xử lý rác tại Hà Nội chủ yếu thực hiện theo phương pháp chôn lấp và ủ lên men.
Chôn lấp rác thải: Được tiến hành ở các bãi đất trống hoặc hồ cạn nằm ở vùng ngoại vi thành phố. Hiện tại rác thải của thành phố Hà Nội chủ yếu được vận chuyển vào bãi rác ở Sóc Sơn.
ủ lên men và thổi khí cưỡng bức tại nhà máy phân rác Cầu Diễn. Nhà máy sử dụng công nghệ ủ hiếu khí nhằm rút ngắn thời gian phân huỷ.
* Thu phí:
Hiện nay, tại Hà Nội, việc thu phí chủ yếu được thực hiện bởi: thu phí của người dân theo quy định và thu phí của cơ quan,xí nghiệp, theo hợp đồng.Nhưng thực trạng tồn tại là người dân thanh toán phí này như là một loại phí không bắt buộc,đây là nguyên nhân gây ra hậu quả kém của việc thu phí. Một số cơ quan, xí nghiệp vẫn không thực hiện đúng nguyên tắc trong hợp đồng. Vì vậy, thu phí của người dân và của cơ quan, xí nghiệp phải được thực hiện cùng với trách nhiệm của thành phố: nếu như nhân dân không đủ giầu để trả tiền thì chính phủ với trách nhiệm của mình, phải cân đối bằng cách bao cấp phần thiếu hụt. Việc thu tiền các hợp đồng phải được thành phố ủng hộ bằng cách bắt buộc tất cả các xí nghiệp kí hợp đồng về quyền sử dụng rác và phạt nặng những trường hợp không tuân thủ.Ngoài ra,còn một số nguồn thu khác như:bán phân ủ, bán hàng hoá tái sinh,tiền cước bao bì cho các sản phẩm tái sinh hoặc sản phẩm độc hại...
Thông qua những mô hình quản lý rác thải ở 2 nước Nhật Bản, Singapore và thành phố Hà Nội chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó có thể áp dụng những phương pháp quản lý thích hợp trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam, trong đó có thành phố Hải Dương.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
I.Tổng quan về thành phố HD
1. Điều kiện tự nhiên
Cùng với sự phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên, cảnh quan của thành phố Hải Dương đang bị tác động mạnh theo chiều hướng tiêu cực, biến đổi sâu sắc nên những yếu tố tự nhiên- kinh tế- xã hội là những yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc thu gom, xử lý và quản lý rác thải cũng như các bãi thải đô thị.
1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hải Dương là Thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, gới hạn trong khoảng 20o36’ đến 21o15’ vĩ độ bắc, 105o53’đến 106o36’ kinh độ Đông.
Hải Dương là điểm trung chuyển giữa Thành phố cảng Hải Phòng và thủ đô Hà Nội. Dọc theo quốc lộ 5, thành phố Hải Dương cách Hà Nội 57km về phía Tây và cách Hải Phòng 45km về phía đông. Phía bắc của thành phố có 20 km đường quốc lộ 18 chạy ra cảng Cái Lân. Đường 18 tạo điều kiện giao luư hàng hoá từ nội địa vùng bắc bộ, từ tam giác phát triển kinh tế phía bắc ra biển và giao luư với các nớc trong khu vực và thế giới, đồng thời tạo cơ sở hạ tầng cho việc phát triển hành lang công nghiệp của thành phố.
1.2. Diện tích tự nhiên
Thành phố Hải Dương có diện tích tự nhiên là 1661km2, chiếm 2.18% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tiếp giáp 6 huyện, phía bắc huyện Nam Sách, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía Đông giáp huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ.
1.3. Địa hình
Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí địa hình tương đối bằng phẳng, thấp trũng, chỉ có 1 phần đồi núi thuộc huyện Chí Linh và Kinh Môn. Nhìn chung địa hình Hải Dương thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, tất cả hầu nh nghiêng hẳn theo hớng Tây Bắc- Đông Nam, riêng vùng đồng bằng độ cao chênh lệch từ 0.4 đến 0.5km. Toàn bộ địa hình phân bố theo hướng dốc tự nhiên về sông Thái Bình và sông Kẻ Sặt, địa hình bị chia cắt bởi ao, hồ, kênh rạch tự nhiên và nhân tạo trong quá trình phát triển đô thị
1.4. Khí hậu
Thành phố Hải Dương thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. Mùa lạnh ít mưa, mùa nóng ma nhiều, độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23.40C. Lợng mưa trung bình hàng năm là 84%.
Mùa đông: Nhiệt độ trung bình tháng từ 16.1- 20.80C
Mùa hè: Từ 23.1- 29.10C
Thành phố Hải Dương có 2 hướng gió chính: Đông Bắc( xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau), gió Đông Nam( từ tháng 5 đến tháng 10)
1.5. Địa chất
Khu vực thành phố Hải Dương là vùng trầm tích đợc bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Địa chất công trình: Cấu tạo địa tầng tại khu vực thành phố gồm:
+ Lớp mặt( khoảng 1m) là lớp á sét đến lớp sét(khoảng 0.7m)
+ Lớp á sét ( khoảng 1.3m)
+ Lớp bùn ( khoảng 2.2m)
+Lớp sét pha ( khoảng 6.5m)
+ Lớp cát pha, bùn lầy
Càng xuống sâu đất càng yếu, chỉ có khả năng xây dựng công trình thuận lợi trong khoảng địa tầng dày 10m trở lại
- Về địa chất thuỷ văn: trong khu vực Thành Phố còn có nguồn nước ngầm mạch nông lớn nhng chất lợng nớc kém, không có khả năng khai thác nước ngầm mạch sâu trong phạm vi thành phố hiện nay.
2. Kinh tế- xã hội
2.1. Điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội:
a. a. Tình hình dân số và xã hội
Thành Phố Hải Dương có 11 phường và 2 xã với tổng số dân là 1.7 triệu người, với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 0.9% thấp hơn gia tăng dân số tự nhiên của cả nước(1.2%). Với 92.99% dân cư sống trong nội thành và 7.11% sống ở ngoại thành tạo cho Hải Dương một nguồn lao động dồi dào. Trong đó có 5% lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên có thể đáp ứng đợc yêu cầu công việc
b. b. Nguồn lực tự nhiên:
Nhìn chung Thành phố Hải Dương rất nghèo về tài nguyên khoáng sản chỉ có một số khoáng vật dùng cho xây dựng như cát, đất...
c. Chính trị- văn hoá- xã hội
Với một nền chính trị ổn định, an ninh, con người sống giản dị, văn minh, cần cù, chịu khó, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật nên thành phố Hải Dương có một nền văn hoá lâu đời với những sắc thái đặc trưng. Đây là một yếu tố quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội hiện tại và tương lai
2.2. Tình hình phát triển kinh tế
Do mới tách tỉnh, điều kiện đầu t còn hạn chế nên tình trạng kinh tế của thành phố còn thấp kém, cơ sở hạ tầng cha phát triển đồng bộ. Tuy nhiên vì thành phố Hải Dương nằm xen giữa, giao luư và hội nhập kinh tế với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh nên đã thu được những thành tựu rất đáng kể
a. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Thành phố Hải Dơng bao gồm các xí nghiệp công nghiệp địa phương như cơ điện, cơ khí, giày da, sửa chữa ô tô. .. và các xí nghiệp công nghiệp trung ương như: Nhà máy Sứ, công ty đá mài, nhà máy bơm...
Theo điều tra năm 2000, trên địa bàn thành phố có 16/35 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động( bằng 45.7% tổng số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trong tỉnh), 37/71 doanh nghiệp địa phương ( bằng 52%). Tuy nhiên trong những năm gần đây các dự án công nghiệp còn rất ít, một số triển khai chậm, công nghiệp ngoài quốc doanh có tốc độ tăng nhanh.
b. Nông nghiệp
Thành phố Hải Dương có 1886ha diện tích đất nông nghiệp, 2045 hộ dân( bằng 0.54% số hộ toàn tỉnh ), hàng năm tham gia sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội thành. Chủ yếu là hoa quả, rau,. .., trồng đào ở phường Hải Tân, chăn nuôi phát triển mạnh ở xã Tứ Minh.
Bên cạnh sự tăng trưởng của cả nước thì nền kinh tế thành phố Hải Dơng đã và đang có tốc độ tăng trưởng tơng đối cao, giá trị tổng sản phẩm GDP tăng từ 7-12% mỗi năm, đời sống dân cư tại thành phố đã đồng thời được nâng cao
2.3. Xã hội
Thu nhập bình quân đầu người tăng lên mỗi năm dẫn đến đời sống nhân dân được nâng cao:
Năm 1995: 290 USD/ người /năm
Năm 1997: 360 USD/ người / năm
Năm 2000: 500 USD/ người / năm
Năm 2005: 650 USD/ người/ năm
Tất cả 13 đơn vị hành chính, 11 phường, 2 xã đều được dùng điện sinh học 24/24h, được sử dụng nớc sạch 96-100%, phương tiện sinh hoạt, truyền thông tương đối đầy đủ
Tuy vậy Chất thải rắn không đợc thu gom và xử lý kịp thời đã gây ra ảnh hưởng đến môi trường sống, mỹ quan đô thị và sức khoẻ dân cư nhất là dân cư gần các điểm tập kết rác tạm thời, đặc biệt ở những nơi nước ngầm, nước mặt bị ô nhiễm như dân cư phường Hải Tân- nghĩa trang Cầu Cương và bãi rác Cầu Cương cũ, đòi hỏi phải có biện pháp xử lý và quản lý một cách đúng đắn.
Như vậy, thành phố Hải Dương có một nền kinh tế- xã hội phát triển và ổn định. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng hiện tại các giải pháp quản lý, dự án quản lý đang và sẽ được triển khai nhằm ổn định xã hội phát triển kinh tế bền vững. Song song với nó là hiện trạng môi trường bị tàn phá nghiêm trọng. Để phát triển bền vững không còn cách nào khác là bảo vệ môi trường sống. Mọi hậu quả kinh tế, xã hội tác động tới môi trường phải được ngăn chặn cũng như tìm ra các giải pháp khắc phục lâu dài.
II. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương
1. Nguồn thải:
Thành phố Hải Dương là đô thị lớn nhất của tỉnh Hải Dương. Gần 5 phường và 7 xã ngoại thành với tổng diện tích 3555.64ha trong đó có ngoại thị 3269.78ha.Trong thành phố đất ở là 186.8ha và đất công cộng là 20ha. Thành phố có 61 đường phố với tổng chiều dài 31.900m, vỉa hè 172.682m2. Tổng dân số của thành phố là 75.000 ngời. Cho đến năm 2004, một số khu đô thị và các đường phố mới đã đợc hoàn thiện. Do đó lượng rác so với năm trước tăng lên đáng kể.
Bảng 1: Tổng khối lượng rác thu gom được tại thành phố Hải Dương thống kê từ năm 2000-2005
Năm
Số chuyến
Tổng khối lượng rác(m3)
Năm 2000
9908
53705
Năm 2001
9259
57681
Năm 2002
8529
66771
Năm 2003
10064
84459
Năm 2004
9751
101174
Năm 2005
9909
108170
1.1. Phân loại rác
Thành phố Hải Dương bao gồm các khu công nghiệp, khu bệnh viện, khu dân cư. ..Do đó theo tính chất của thành phố, thành phần rác thải cũng bao gồm chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện, rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng và chất thải độc hại (chất thải độc hại nằm trong chất thải công nghiệp và chất thải bệnh viện)
Rác thải sinh hoạt:
Rác thải sinh hoạt là sản phẩm tất yếu phải có do chính bản thân con người và các hoạt động của con người, nó bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải đường phố, chợ... Rác thải sinh hoạt và rác thải đường phố có thành phần thay đổi theo mùa, theo khu vực và theo mức sống của nhân dân. Cụ thể vào thời gian từ tháng 8 đến tháng11 của năm rác chứa nhiều lá cây, vỏ cây, vỏ quả và rau... Tại các khu trung tâm Thơng mại- nơi có mức sống cao, thành phần rác thải chứa nhiều giấy, bao gói, nhựa, da, cao su...Còn ở các khu lao động thì chứa rất nhiều đất, đá, tro, cộng rau...
Bảng 2: Lượng rác thải thu gom đợc của thành phố Hải Dương
(năm 2005)
Loại rác
Thể tích
Trọng lượng
m3/ngày đêm
m3/ năm
Tấn/ngày đêm
Tấn/năm
Rác thải tại các hộ gia đình
210
7665
98,7
36025
Rác đờng, rác chợ
86
31520
40,42
14814
Theo số liệu phân tích thì độ ẩm trung bình của rác từ 50- 70%, tỷ trọng rác trung bình từ 0,35- 0,42 tấn /m3. Lượng rác tạo thành từ 200- 300 m3/ ngày đêm. Tổng lượng thu gom đợc là 110- 170 m3/ngày đêm (chiếm khoảng 70% lượng rác tạo thành)
Bảng 3: Đặc điểm thành phần của rác thải sinh hoạt ( năm 2005)
STT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
1
Rác hữu cơ (dễ phân huỷ)
46,15
2
Giấy, gỗ
2,45
3
chất dẻo
0,72
4
kim loại
0,95
5
Thuỷ tinh
0,32
6
phần vụn
37,27
7
Gạch đá
12,14
Chất thải công nghiệp:
Chất thải công nghiệp là của cải vật chất đợc loại ra do quá trình sản xuất công nghiệp. Theo số liệu điều tra năm 1998- 2000 lượng rác thải công nghiệp ở một số đơn vị,công ty, nhà máy trong khu vực thành phố thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: lượng rác thải công nghiệp ở một số cơ quan trong khu vực thành phố
Tên nhà máy
Chất thải rắn
Lượng tạo thành
(Kg/ ngày)
Lượng thu gom
( kg/ ngày)
Công ty dệt may
Xốp, da giả, cao su
150
-
Công ty đá mài
Xỉ than
2000
1800
Công ty công nghiệp Sao mai
Phôi bào
300
300
Xí nghiệp giày xuất khẩu
Vải, xốp, cao su bỏ
120
100
Công ty sứ Hải Dương
Mảnh vụn sứ, bã cao lanh
1500
-
Như vậy, rác thải công nghiệp thu gom đợc khoảng 87%
Chất thải bệnh viện:
Chất thải bệnh viện đã và đang là vấn đề mà cả thế giới đặc biệt là tổ chức y tế thế giới (WHO) đặc biệt quan tâm. Lượng chất thải ở các bệnh tăng đáng kể mà không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ là nguy cơ cho toàn thể nhân loại.
Hiện nay ở thành phố Hải Dương có 5 bệnh viện lớn với tổng số 1130 giường bệnh. Kết quả điều tra phế thải bệnh viện thành phố Hải Dương từ năm 2005 đợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Kết quả điều tra phế thải các bệnh viện của thành phố Hải Dơng
Bệnh viện
Số giường bệnh
Lượng rác tạo thành
(m3/ ngày đêm)
Lượng thu gom
(m3/ ngày đêm)
Lượng lây lan độc hại
(m3/ngày đêm)
Bệnh viện đa khoa Hải Dương
500
4,5
4,5
1,2
Trung tâm y tế thành phố
90
1,8
1,8
0,45
Bệnh viện lao
120
2,55
2,55
0,6
Viện 7
300
3,0
3,0
0,9
Bệnh viện y học dân tộc
120
1,8
1,8
0,6
Tỷ trọng (Tấn/ m3)
0,15
0,15
0,15
0,18
Tổng lượng
1130
13,65
13,65
3,75
Lượng rác thải bệnh viện và rác thải y tế đều đợc phân loại và thu gom, riêng rác thải y tế được bệnh viện xử lý bằng lò đốt ngay tại bệnh viện
2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương
Rác thải đô thị trên địa bàn các thành phố trong cả nước nói chung và của thành phố Hải Dương nói riêng đang có chiều hướng tăng bên cạnh quá trình phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hoá... Lượng rác thải rắn ấy sẽ trở thành mối nguy hại nếu như không được thu gom, xử lý và quản lý một cách kịp thời, hợp lý. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi thành phố, địa phương phải có 1 hệ thống các cơ quan có công nghệ kỹ thuật phù hợp với điều kiện ở địa bàn mình sao cho hiệu quả nhất, kinh tế nhất. ở Hải Dương cơ quan trực tiếp quản lý và xử lý rác thải là công ty môi trường đô thị thành phố. So với các thành phố khác thì lượng rác thải trên địa bàn thành phố Hải Dương thu gom được ít hơn nhiều:
Hải Dương: 150- 160 m3 rác/ ngày
Hải Phòng: 450-500 tấn rác/ ngày
Việc quản lý rác thải rất quan trọng, nó làm đẹp mỹ quan Thành phố, giữ không khí trong lành và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng... Chính vì vậy trong điều kiện này bên cạnh việc phát triển kinh tế thì thành phố Hải Dương đã và đang áp dụng một hệ thống quản lý chất thải rắn bớc đầu có hiệu quả tốt, xây dựng một số điểm tập kết rác tạm thời tại các phường trên địa bàn thành phố. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đây đã là một cố gắng đáng kể trong khi nền kinh tế của thành phố chưa thực sự phát triển.
Việc quản lý chất thải rắn được xem như một trách nhiệm luôn phải thực hiện. Các hoạt động chính của quản lý chất thải rắn thành phố Hải Dương là:
2.1. Tích luỹ và thu gom:
Loại quy trình tích luỹ và thu gom rác thải, việc lựa chọn nơi chứa rác là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng.Tích luỹ rác có 2 loại là: tích luỹ đơn vị (tíh luỹ trong gia đình) và tích luỹ công cộng (nơi tích luỹ chung của các gia đình)
Tổ chức thu gom rác thải đô thị là một công việc phức tạp vì nơi sản xuất ra rác là các khu nhà ở, các nhà máy, xí nghiệp, khu thơng mại... Quá trình tạo ra rác là ở khắp mọi nơi, mọi lúc do đó chi phí cho việc thu gom rác là rất lớn và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau.
Việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương do công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương đảm nhận. Công ty có 216 lao động với 188 xe đẩy tay, 05 xe ép rác của Nhật Bản dung tích thùng 9m3, 01 xe hút phốt mới đợc thay thế cái cũ đã hỏng và lỗi thời, ngoài ra công ty vừa mới tiếp nhận 2 xe ép rác hiện đại do thành phố Montreuil-Pháp gửi tặng với công suất tối đa là 162KW, 2400 vòng/ phút.
Để phù hợp với thực tế và yêu cầu công việc, công ty chia thời gian làm việc đối với ngời lao động trực tiếp thành 2 ca, cụ thể:
Ca1: Bắt đầu từ 3h- 6h30 sáng
Ca 2: Bắt đầu từ 17h- 21h 30 chiều tối
Hàng ngày, đến giờ làm việc các công nhân thuộc các đội thu gom 1và 2 đẩy xe dọc các tuyến đường mình phụ trách làm nhiệm vụ quét dọn và thu gom rác thải để đa đến các điểm tập kết rác tạm thời tại các phờng trước khi vận chuyển xuống bãi chôn lấp rác Soi Nam- phờng Ngọc Châu.
Năm 2005, số liệu ớc tính hết ngày 31/12/2003 công ty môi trường đã thu gom vận chuyển đợc 9909 lượt chuyến tương đương với 108170 m3 rác, so với năm 2004 là 101174 m3 tăng 6996 m3 tương đương 6,92% khối lượng rác phục vụ trong năm 2004.
Ngoài 2 ca chính trực tiếp thu gom rác trên 100 tuyến đường phố công ty còn tăng cường phục vụ thu gom vận chuyển lượng rác ban ngày và rác phát sinh trên đường phố chính của thành phố cũng như tổ chức lực lượng, phương tiện để giải toả vận chuyển toàn bộ số lượng rác do nhân dân thuê nhân lực thu gom trong các ngõ, xóm, các tuyến đường, khu vực dân c ở ngoại thành và các khu đô thị mới
Chất lượng công việc, thời gian lao động, ý thức trách nhiệm của công nhân các đội thu gom, cặp gắp, vận chuyển có nhiều chuyển biến tích cực, tình trạng rác tồn đọng tại các điểm tập kết rác tạm thời qua đêm cơ bản đã đợc khắc phục và chấm dứt.
2.2. Vận chuyển rác:
Được sự đồng ý của UBND Tỉnh và Thành Phố Hải Dương, hiện nay rác thải được tập kết tại 7 điểm trong toàn thành phố, đó là:
1/ Điểm tập kết rác tạm thời cạnh công ty Thị Chính- phường Lê Thanh Nghị
2/ Điểm tập kết rác tam thời đường Ngô Quyền- phường Thanh Bình.
3/ Điểm tập kết rác tạm thời phường Hải Tân
4/ Điểm tập kết rác tạm thời khu vực Đá Mài- phường Bình Hàn
5/ Điểm tập kết rác tạm thời khu vực lắp máy 69-3- phường Bình Hàn
6/ Điểm tập kết rác tạm thời khu vực Phú Lương- phường Ngọc Châu
7/ Điểm tập kết rác tạm thời Di Dân (sau trường PTTH Nguyễn Trãi) – phường Quang Trung
Tại các điểm tập kết rác tạm thời này rác được lưu giữ đến 6h30 sáng sau đó được đảm bảo dọn sạch trả lại sự sạch sẽ cho mỹ quan thành phố
Rác được xúc lên xe vận chuyển bởi 4 tổ trong đội xúc, vận chuyển (đội xúc, vận chuyển có tổng 36 công nhân với 1 đội trưởng và 1 đội phó), mỗi tổ gồm 9 ngời, cuối cùng rác được xe vận chuyển đến bãi rác chính Soi Nam- phờng Ngọc Châu.
Hình1: Sơ đồ thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn
2.3. Xử lý và giải quyết rác thải:
Sau khi lựa chọn được phương thức thu gom và vận chuyển cần phải nghĩ tới vấn đề xử lý và giải quyết rác thải. Đó là việc giảm thể tích, giảm tối thiểu các nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường và tăng tối đa mức lợi nhuận nhờ tái tạo, phục hồi năng lợng và cải tạo đất.
Để đạt mục đích trên, cần kết một số quá trình và phơng pháp sau:
- Tái chế
- Giảm thể tích bằng phơng pháp nghiền và nén chặt
- Kiểm soát nơi đổ rác
- Làm phân compost
- Đốt rác
- Khôi phục tài nguyên
* Tái chế:
Không phải tất cả rác thải đều được tái chế hay tạo ra năng lượng. Trong tái chế rác, việc phân loại là rất cần thiết, nó có thể thực hiện bằng tay hay bằng thiết bị cơ học như phân loại bằng quạt, khí, từ tính, sàng lọc. Một số thành phần rác thải như kim loại, thuỷ tinh, giấy, vật chất hữu cơ... có thể tách riêng hoặc trực tiếp sử dụng sau khi xử lý thêm.
Cách khác để tiến hành phân loại ngay tại nguồn, thu riêng từng loại phế liệu. Cách này thuận lợi nhiều hơn nhưng phải có sự cộng tác của quần chúng nhân dân vì vậy chỉ nên áp dụng rộng rãi sau khi đã tiến hành thử nghiệm tại một địa bàn nào đó. Việc thu gom tách các chất vụn bã hữu cơ cũng cần phải xem xét để tiến hành làm phân vi sinh
* Giảm thể tíhh và nén chặt:
Biện pháp này nhằm cải tạo điều kiện nơi chứa rác. Tuy nhiên sự thích hợp sử dụng các phương tiện ép bị hạn chế ở phần lớn các nớc đang phát triển vì giá thành cao.
* Kiểm soát nơi đổ rác:
Đây là biện pháp kinh tế và phù hợp nhất của việc xử, giải quyết các chất thải đô thị ở những nớc đang phát triển. Nếu thiết kế bãi rác theo đúng nguyên lý thì việc cải tạo điều kiện vệ sinh nơi đổ rác sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con ngời, cho phép cải tạo đất ở vùng lầy và các khu vực thích hợp khác. Vì vậy trong quản lý, thiết kế xây dựng bãi thải cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Diện tích đất
- Tác động chế biến và tái chế rác
- Khoảng cách chuyên chở
- Điều kiện địa hình, khí hậu, thuỷ văn, địa chất, thuỷ địa chất, điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện môi trờng địa phương
Trong việc kiểm soát bãi thải cần chú ý:
Vị trí bãi rác trong quan hệ khoảng cách vận chuyển, rủi ro do ô nhiễm nước ngầm, nước mặt do nước rỉ bẩn của bãi rác tạo ra. Trong nước đó co chứa nồng độ cao các vi khuẩn và tác nhân ô nhiễm hoà tan hữu cơ hoặc vô cơ (BOD, N) cùng các chất độc hại, hướng gió thịnh hành.
Để giảm thiểu sự ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do bãi rác tạo ra, các nơi đổ rác cần phải chọn lọc kỹ thông qua việc khảo sát địa chất, thuỷ văn ở khu vực đó
Chi phí vận hành bãi thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh tính cố định, địa hình, thuỷ văn, khả năng cung cấp vật liệu phụ, sử dụng đất sau cùng
Có thể thu hồi khí Mêtan từ những bãi rác có chứa phần lớn các vật chất hữu cơ. Việc lựa chọn vị trí bãi thải phải đợc xét ngang với quy hoạch phát triển khu dân cư để tránh những phiền hà từ bãi rác hoặc do việc vận chuyển rác gây ảnh hưởng cho dân cư xung quanh
* Sử dụng rác làm phân compost:
Quá trình chuyển phân hữu cơ của bãi thải thành phân compost, cải tạo bãi rác có thể thành phân hoá học, nâng cấp cấu trúc đất nông nghiệp và có thể kìm sự xói mòn đất sờn dốc, mang lại những giá trị nông nghiệp
* Đốt rác:
Đốt rác có thể làm giảm thể tích của các chất thải rắn khoảng từ 90- 95% và tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật gây bệnh
3. Thực trạng hệ thống các bãi thải tại thành phố Hải Dương:
3.1. Các điểm tập kết rác tạm thời:
Điểm tập kết rác tạm thời cạnh công ty lắp máy 69-3 (phường Bình Hàn)
Phường Bình Hàn từ khi đợc thành lập đến nay vẫn cha có bãi thu gom rác tạm thời để vận chuyển rác đi xa. Các vị trí thu gom rác của phường hiện nay không đáp ứng yêu cầu vệ sinh, mỹ quan, an toàn giao thông. Các điểm tập kết rác này do lịch sử để lại đồng thời cũng chưa được quan tâm đầu tư nên đều sử dụng mặt đường giao thông làm nơi đổ rác tạm thời, đây là điều bất cập khi giao thông đô thị ngày một đông, vệ sinh môi trường ngày một mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng phục vụ. Đặc biệt khi hệ thống đường giao thông thành phố được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới thì một số điểm tập kết rác của phường đã không thể đặt tại các vị trí cũ được nữa
Điểm tập kết rác cạnh công ty lắp máy 69-3 (phường Bình Hàn) với tổng diện tích là 1372m2. Đây là diện tích đất thùng vũng của phường vì vậy cần phải san lấp mặt bằng. Chiều sâu vét bùn là 70 cm, chiều sâu san lấp trung bình là 165cm. Điểm tập kết rác này nằm tại vị trí:
- Bắc giáp cống thoát nước khu vực
- Nam giáp khu dân cư đền thánh
- Đông giáp công ty bia giải khát
- Tây giáp công ty lắp máy 69-3
Vị trí điểm tập kết rác nói trên phù hợp về qui hoạch, thuận tiện cho việc phục vụ vệ sinh đô thị, đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông
Điểm tập kết rác tạm thời khu vực đá mài (phường Bình Hàn)
Điểm tập kết rác này nằm ngay cạnh công ty Đá Mài của thành phố với diện tích 120m2
Ưu điểm của điểm tập kết này là nằm ngay cạnh đường giao thông nên dễ dàng cho việc vận chuyển rác. Đồng thời nó lại nằm cách xa khu dân cư nên không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân xung quanh bãi rác
Nhược điểm: Với diện tích nhỏ như vậy dẫn đến nhiều khó khăn cho việc di chuyển các xe gom và cặp gắp rác
Điểm tập kết rác tạm thời phường Lê Thanh Nghị:
Hiện tại điểm tập kết rác tạm thời của phường Lê Thanh Nghị để phục vụ cho các khu dân cư của phờng. Mục tiêu là xoá các điểm tập kết rác tạm thời cũ, xây dựng mới điểm tập kết tạm thời khác thay thế cho các điểm tập kết rác cũ không còn phù hợp với tình hình phát triển của đô thị hiện nay
Điểm tập kết rác này có tổng diện tích 1280 m2. Đây là diện tích đất thuộc phần lưu không mở ruộng đường, toàn bộ nằm trên phần mương nước cụt nên đã phải san lấp mặt bằng
Điểm tập kết rác nằm tại vị trí:
- Bắc giáp công ty thị chính
- Tây và đông giáp khu dân cư
- Đông giáp đường
Với địa điểm này không phải di chuyển, giải phóng mặt bằng và không có các công trình xây dựng như nhà dân, kho tàng, bến bãi.
Điểm tập kết rác tạm thời đường Ngô Quyền:
Điểm tập kết rác này có diện tích 150m2, nằm cạnh trường tiểu học Thanh Bình, giáp với khu dân cư đông đúc, bên cạnh đó tương lai hệ thống thoát nước của điểm tập kết rác của phường Thanh Bình sẽ bị mất dần dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, sức khoẻ của nhân dân và các em học sinh xung quanh.
Điểm tập kết rác tạm thời phường Hải Tân
Nằm trên đường Yết Kiêu với tổng kinh phí đầu tư toàn bộ dự án là 107126000đ, diện tích là 140m2, thuộc loại đất mương san lấp. Điểm tập kết tạm thời này nằm tại vị trí:
- Bắc giáp mương nớc cụt
- Nam giáp cây xăng
- Tây giáp ruộng, vờn đào
- Đông giáp đường Yết Kiêu
Điểm tập kết rác tạm thời khu vực Phú Lương (phường Ngọc Châu)
Điểm tập kết rác này có diện tích 180m2, nằm cách xa trung tâm thành phố, nơi dân cư thưa thớt. Việc cung cấp điện phục vụ cho việc vận chuyển và cặp gắp của điểm tập kết tạm thời này còn hạn chế dẫn đến chất lượng công việc chưa cao
Điểm tập kết tạm thời khu vực Di Dân (phường Nguyễn Trãi)
Điểm tập kết rác tạm thời khu vực Di Dân chỉ là một khoanh đất nhỏ tạm thời chưa được quy hoạch, diện tích khoảng 120m2. Với vị trí nằm cạnh đường giao thông nên thuận lợi cho việc vận chuyển. Nhưng bên cạnh đó, điểm tập kết rác tạm thời này nằm giáp cạnh các cơ quan, xí nghiệo, dân cư, trường tiểu học dẫn đến nhiều khó khăn trong khâu cặp gắp.
Như vậy, đến nay công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương mới quy hoạch, đầu tư tương đối hoàn chỉnh 4 điểm tập kết rác tạm thời, đó là điểm tập kết rác tạm thời khu vực lắp máy 69-3, điểm tập kết tạm thời khu vực Đá Mài, điểm tập kết rác tạm thời phường Lê Thanh Nghị và điểm tập kết rác tạm thời phường Hải Tân. Còn lại các điểm tập kết rác tạm thời khác, phần thì cũng đã xây tường bao nhưng chưa đảm bảo hợp vệ sinh, đúng tiêu chuẩn quy định như điểm tập kết tạm thời đường Ngô Quyền, phần thì chưa được đầu tư xây dựng mà chỉ là một khoanh đất trống không đảm bảo an toàn vệ sinh như điểm tập kết rác tạm thời khu vực Di Dân.
3.2.Bãi chôn lấp rác Soi Nam- phường Ngọc Châu
Trước năm 2000, bãi tập kết rác thải cuối cùng của công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương là bãi tập kết rác Cầu Cương- phường Hải Tân. Việc dùng bãi rác Cầu Cương là do tận dụng từ quá trình đào hố lấy đất làm nghĩa trang nhân dân thành phố Hải Dương. Nó có diện tích vào khoảng 5000m2, sâu khoảng 2,5m. Thực chất đây là một đoạn mương cụt dùng để chôn lấp rác thải cho toàn thành phố. Bãi rác này không được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn của một bãi chôn lấp tự nhiên hợp vệ sinh, đồng thời nó lại gần một nghĩa địa lớn. Do vậy đã gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm nông, sâu khu vực phường Hải Tân. Bãi rác Cầu Cương này được sử dụng từ cuối năm 1991, nhưng từ năm 1993 đến tháng 6/ 1999 đã trở nên quá tải và đóng cửa không sử dụng chính thức ngày 15/6/1999. Đến tháng 12/2000, tỉnh uỷ, UBND thành phố Hải Dương đã phải cấp cho công ty khoảng 300 triệu đồng vào công tác xử lý ô nhiễm bãi rác Cầu Cương, xúc vun gọn, căng vải chống thấm xung quanh, san lấp bề mặt 5cm và diện tích khi lấp đày vào khoảng 7000m2. Sau đó được trồng điền thanh lên bề mặt.
Qua sự khảo sát của công ty môi trường đô thị thành phố, đợc sự đồng ý của UBND thành phố Hải Dương, vị trí của bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh tại khu ruộng trũng Soi Nam thuộc phường Ngọc Châu đã được xây dựng để chôn lấp và xử lý rác thay cho bãi rác Cầu Cương cũ đã quá tải như đã đề cập ở trên.
Xây dựng bãi chôn lấp tại vị trí này có những ưu thế sau:
- Được sự chấp thuận của UBND thành phố nên cũng được sự đồng tình hỗ trợ của địa phương
- Cách xa khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường cho khu vực dân cư và nguồn nước
- Cách trung tâm thành phố Hải Dương 1km nên thuận tiện cho việc vận chuyển và chuyên chở rác từ phía thành phố đến
- Gần đường giao thông (1km)
- Xả nớc thải dễ dàng (gần mương đào)
- Dễ cung cấp điện từ mạng lới điện quốc gia
- Hướng gió Tây Nam- Đông Bắc thịnh hành không làm ảnh hưởng tới điều kiện môi trờng sống của khu vực dân cư gần nhất
- Nằm trên khu ruộng trũng nên không tốn kinh phí để giải phóng mặt bằng
Những nhợc điểm của vị trí này:
- Do nằm trên khu ruộng trũng nên phải làm đường từ đê sông Thái Bình xuống
- Không lấy nước từ mạng lới cấp nước thành phố vì vậy phải khoan giếng cấp nước dùng cho sinh hoạt
Bãi chôn lấp rác Soi Nam – phường Ngọc Châu của Thành Phố Hải Dương đến nay đã được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I của bãi chôn lấp rác được tỉnh phê duyệt và đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 6/4/2000. Nhưng do vấn đề bức xúc và khách quan nên giai đoạn I rác mới chỉ được chôn lấp, chưa được xử lý để hợp vệ sinh. Hàng ngày lượng rác của thành phố thải ra ngày một tăng do thành phố đang được mở rộng và phạm vi của công ty môi trường đô thị ngày càng nhiều. Với khối lượng rác hiện tại đổ ra bãi rác trung bình tổng 120tấn/ngày thì phần diện tích của giai đoạn I là 1ha đã bị lấp đầy về căn bản vào tháng 3/2001, do đó công ty môi trờng và UBND thành phố Hải Dương đã đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác cho giai đoạn II, Giai đoạn III và xử lý cho giai đoạn I để toàn bộ bãi chôn lấp rác khi đã tiếp vào hoạt động đồng bộ, đảm bảo vệ sinh.
- Nội dung chính của dự án giai đoạn II:
Bãi chôn lấp rác giai đoạn II với diện tích là 2ha. Trong thực tế, do tính chất cấp bách về lượng rác thải ngày một tăng đòi hỏi phỉa xử lý ngay theo sự chỉ đạo của tỉnh để đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, do bãi rác Soi Nam giai đoạn I đã đợc sử dụng chưa đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt thiết kế mà sử dụng luôn cho việc chôn lấp tự nhiên. Bãi chôn lấp rác giai đoạn II của thành phố Hải Dương được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt theo quyết định số 1544/ QĐ- UB ngày 11/6/2001 với tổng kinh phí đầu tư là 4600600đ và quy mô gồm 3 ô chôn lấp rác, tổng diện tích các ô là 18498m2
- Bãi chôn lấp rác tạm thời hợp vệ sinh giai đoạn III
Với khối lượng rác của thành phố Hải Dương hiện tại đổ ra bãi rác trung bình tổng là 120tấn/ngày nh đã nói ở trên thì tháng 6/2004, 3 ô chứa rác của giai đoạn II sẽ bị lấp đầy
Trong lúc dự án xây dựnh nhà máy chế biến phân hữu cơ tè rác thải sinh hoạt của thành phố Hải Dương chưa đợc triển khai thì việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác giai đoạn III là rất cần thiết và cấp bách. Mặt khác sau này khi có nhà máy chế biến rác thì vẫn đòi hỏi phải có bãi chôn lấp những loại rác không chế biến được
Vị trí của bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh giai đoạn III nằm tại khu ruộng trũng còn lại sát cạnh bãi chôn lấp rác giai đoạn II, với tổng kinh phí 8393000000đ
Phần đất xây dựng bãi rác chủ yếu là đất ao, thùng, vũng. Tổng diện tích của toàn bộ khu đất còn lại khoảng 7ha. Vị trí đặt bãi rác có:
- Phía bắc giáp những thửa ruộng còn lại và sông Sặt
- Phía đông giáp những thửa ruộng còn lại và đê sông Thái Bình
- Phía nam giáp bãi rác giai đoạn II
- Phía tây giáp đường vào bãi rác và ruộng canh tác dự kến đặt nhà máy chế biến rác
3.3. Ảnh hưởng của các bãi thải đến môi trường:
Trong những năm qua nước ta đã và đang thu được nhiều thành tựu kinh tế to lớn nhưng bên cạnh đó có nơi có lúc môi trường sống đã bị tàn phá nặng nề gây ra những hậu quả môi trường rất nghiêm trọng. Trước tình trạng đó bộ chính trị đã ban hành hành chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nớc. Để thực hiện chỉ thị này một cách có hiệu quả cần được sự chỉ đạo hướng dẫn kịp thời, sáng tạo phù hợp với từng điều kiện ở từng địa phương
Hải Dương là một thành phố trực thuộc tỉnh, trong những năm qua công tác bảo vệ, môi trường đã đợc sự chỉ đạo, quan tâm kịp thời của nhiều tổ chức, đơn vị trong và ngoài tỉnh nên đã thu đợc rất nhiều thành tựu. Đặc biệt là trong việc thu gom, quản lý và xử lý rác thải đô thị phục vụ vệ sinh môi trường và mỹ quan thành phố. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại phải khắc phục:
- Lượng rác thải trên địa bàn thành phố ngày càng tăng, mỗi năm tăng từ 10-15%
- Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, các cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố cũng như sự phối hợp hành động với các cơ quan, ngành chức năng về công tác bảo vệ môi trường còn chưa chặt chẽ, hợo lý đồng bộ
- Công tác quản lý, xử lý rác thải vẫn còn thiếu triệt để, vẫn còn tình trạng rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng, cành lá cây đổ bừa bãi không đúng giờ, đúng nơi quy định. Đây cũng là hiện trạng chung của các thành phố lớn, nhỏ trong cả nước. Chỉ có một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hố Chí Minh, Hải Phòng công tác quản lý, xử lý rác thải diễn ra có vẻ đầy đủ và triệt để hơn (các bãi rác đều được xây dựng, thiết kế, quy hoạch, đánh giá tác động môi trường đầy đủ hơn. Việc phân loạ, xử lý sơ bộ đã đợc thực hiện tuy cha phải là hoàn chỉnh)
- Việc tìm chọn, quy hoạch, xây dựng các điểm tập kết rác tạm ở các phường còn chậm và rất khó khả thi. Nhiều năm qua, thành uỷ-HĐND-NBND thành phố đã có rất nhiều chỉ thị, thông báo giao cho các phường tìm chọn nhng thực tế rất khó khăn
- Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt của thành phố đợc đầu tư xây dựng không đồng bộ, kinh phí để duy trì công tác xử lý rác thải còn thiếu không đáp ứng công việc hàng ngày
Bản chất của công tác xử lý và quản lý rác là một hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy vậy, do rác được tập trung lại với một khối lượng lớn nên gây ra ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đặc biệt là bãi tập kết rác tạm thời và bãi chôn lấp chính Soi Nam- phường Ngọc Châu. Các bãi chứa này đã tác động rất lớn tới hệ sinh thái, môi trường không khí, môi trường nước, tác động tới sức khoẻ con người và mỹ quan thành phố`
Tại các điểm tập kết rác tạm thời và bãi chôn lấp rác Soi Nam, bụi, mùi hôi thối và khí độc hại nh CO, H2S, NH3, khói... phát sinh do quá trình phân huỷ rác là những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Nước ngấm ra từ các bãi thải thường là vấn đề nan giải đối với môi trường nước ngầm và nước mặt. Đặc biệt tại bãi chôn lấp rác Soi Nam, nước rác ngấm ra không những ảnh hưởng tới nguồn nước mặt, nớc ngầm mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới ruộng lúa và hoa màu của người dân xung quanh
Các loại rác nguy hiểm (rác bệnh viện, rác công nghiệp độc hại...) trong quá trình vận chuyển và xử lý rác gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của cộng đồng đặc biệt là sức khoẻ của công nhân trực tiếp làm việc và ảnh hưởng tới mỹ quan thành phố.
Tất cả các vấn đề nêu trên đòi hỏi các cơ quan chức năng, công ty môi trường đô thị phải có những giải pháp hợp lý, kịp thời kết hợp với ý thức trách nhiệm cao của nhân dân trên địa bàn thành phố để môi trờng Hải Dương ngày một trong lành, không ô nhiễm.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ
HẢI DƯƠNG
I.Dự báo lượng rác thải tại thành phố Hải Dương năm 2010
1.Dự tính lượng rác thải đến năm 2010:
Đến năm 2010, dự tính lượng rác thải của thành phố sẽ là 558m3/ ngày đêm, tương đương 221 tấn/ ngày đêm, tức 167.531 m3/ năm tương đương 66.328 tấn/ năm. Trong đó :
Rác sinh hoạt khu dân cư: 5003 ngày / đêm tương đương 200 tấn / ngày đêm.
Rác đường, rác chợ: 46,3m3/ ngày đêm tương đương 19,75 tấn/ ngày đêm.
Rác bệnh viện: 71,8m3/ ngày đêm tương đương 1,77 tấn/ ngày đêm.
2.Căn cứ để lập dự báo:
Tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt đến năm 2010 của Thành phố sẽ là 0,8 người ngày(hiện nay là 0,6 kg/ người ngày). Như vậy mức tăng tỷ lệ phát sinh sẽ là 2,5%.
Tỷ lệ phát sinh rác thải đường phố, chợ đến năm 2010 sẽ vào khoảng 5%(so mạng lưới giao thông mở rộng).
Tỷ lệ phát sinh rác thải bệnh viện đến năm 2010 sẽ là3%(trong đó lương chất thải lây nan chiếm khoảng 20- 25% tổng lượng).
Lượng rác thải: sinh hoạt, đường, chợ và bệnh viện khoảng hơn 200 tấn/ ngày, trong đó lượng rác thải hữu cơ khoảng 100tấn/ ngay dùng để chế biến làm phân hữu cơ( vì thành phần hữu cơ chứa trong rác của thành phố từ 50-60%).
Với số lượng rác thải và tình trạng vệ sinh trên đây có thể nói phân lớn dân cư thành phố đang vô tình làm cho mặt đất, nguồn nứơc, môi truờng đô thị nói chung bị ảnh hưởng nặng nề. Điều nay có thể làm cho môi trường suy thoái, khi một nơi nào đó có một lượng rác thải do các hộ dân cư tự đổ bừa bãi xuống sông, hồ, ao gây nên tình trạng ứ đọng phân, rác trong thành phố sẽ chở thành các ổ dịch bệnh nguy hiểm làm ô nhiễm nguồn không khí, ô nhiễm nguồn nước mặt lẫn nước ngầm. Tất cả các yếu tố trên đã làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ nhân dân, là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế, song song với việc xây dựng hệ thống cấp thoát nước thực tế đòi hỏi cần phải có hệ thống bãi thải hợp lý đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây cũng là một vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà quản lý môi trường, cho các cơ quan, đơn vị nhà nước có liên quan.
II.Các giải pháp cụ thể
1.Các giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách:
Quản lý chất thải rắn ngay từ nguồn thông qua việc đăng ký chất thải, nhất là các chất thải gây hại. Căn cứ vào việc đăng ký chất thải, các phưong tiện thu gom, vận chuyển và chi phí cho từng loại được tính toán khác nhau. Phí thu gom, vận chuyển cho chất thải nguy hại phải cao hơn chất thải sinh hoạt.
Bên cạnh đó, việc cụ thể hoá các văn bản dưới luật, đồng thời phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc thi hành luật là việc làm rất cần thiết trong công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương.
Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước với chế độ ưu đãi( miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi...) để khuyến khích việc thu gom triệt để chất thải rắn tại thành phố.
Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quốc tế và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế. Ngoài việc thu gom được các thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, chuyển giao công nghệ, trợ giúp tài chính còn có thể nắm bắt được kiến thức được kỹ thuật từ các quốc gia tiên tiến thông qua các khoá đào tạo cho các cán bộ ở nước ngoài có cấp học bổng.
Bên cạnh đó cần phải nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân. thông qua giáo dục và động viên, nhân dân và các tổ chức, cơ quan, xí nghiệp, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, quần chúng trên địa bàn thành phố Hải Dương sẽ nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường va phát triển bền vững.
Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là phương tiện truyền thông đại chúng từ tỉnh đến cơ sở. Nội dung thông tin tuyên truyền ngoài vấn đề môi trường chung, còn bao gồm kiến thức chung về chất thải rắn, chất thải rắn với việc ô nhiễm môi trường, các phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn. Phổ biến đến người dân về luật bảo vệ môi trường và các quy định dưới luật.
Ngoài ra cần coi vẫn đề quản lý chất thải rắn là một phần trong chương trình giảng dạy môi trường cần đưa vào khuôn khổ giáo dục hiện hành.
2.Giải pháp liên quan đến kinh tế chất thải
Chất thải rắn cần được phân loại từ nguồn phát sinh. Chất thải sinh hoạt cần chia thành 2 loại: các phế thải có thể tái sử dụng hoặc tái sinh như giấy, nilon, nhựa, kim loại, chai lọ, vỏ đồ hộp và các loại chất thải còn lại. Đối với chất thải công nghiệp và bệnh viện cần tách riêng các phế thải nguy hại như kim loại nặng, các hoá chất độc, bông băng, các loại thuốc quá hạn, kim tiêm, các chất xét nghiệm... việc phân loại này sẽ làm tăng tỷ lệ tái sinh chất thải, cũng có nghĩa làm giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm thiểu lượng chất thải thông qua việc áp dụng các công cụ kinh tế thường sử dụng dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền( PPP )các công cụ khuyến khích kinh tế nhằm ngăn ngừa tác động xấu của chất thải rắn tới môi trường. Một số hình thức của công cụ khuyến khích kinh tế chủ yếu sẽ là:
+ thuế nguyên liệu: loại thuế này đánh vào nguyên liệu sử dụng cho sẳn xuất, đặc biệt là sản xuất bao bì, vỏ hộp. Mức thuế căn cứ vào tác động đối với môi trường của sản xuất và tiêu thụ các loại bao bì, có tính đến tỷ lệ tái chế và tái sử dụng.
+ Phí sản phẩm: loại phí này được coi là loại thuế đầu ra đánh vào thành phẩm cuối cùng của công đoạn sản xuất. Thuế này có liên quan tới sự xả thải và tác hại gây ô nhiễm của chất thải. Các sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu đã qua tái chế hoàn toàn hay một phần thì sẽ đươc miễn hoặc giảm thuế.
+ Phí xả thải chất thải: Mức thu phí dựa trên khối lượng hay thể tích chất thải được xả thải. điều này sẽ khuyến khích các chủ nhân nguồn thải phân loại chất thải trước khi đổ thải theo hợp đồng thoả thuận, trong đó phế liệu có khả năng tái chế sẽ được mua lại.
Bên cạnh đó cần phải tổ chức lại các việc thu nhặt rác hiện nay. Hợp thức hoá việc thu gom phế liệu tái sinh. Các cơ sở tái chế cần được đưa vào quy hoạch. Các cơ sở này là các cơ sở tư nhân trong giai đoạn đầu, sau đó có thể thí điểm mô hình doanh nghiệp nhà nước. ở Hải Dương, hình thức kinh doanh này chưa được phổ biến. Các nhà quản lý môi trường các cơ quan đơn vị nhà nước trong lĩnh vực môi trường cần tạo điều kiện để các cơ sở kinh doanh này có thể hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, cần hoà nhập phụ nữ vào hệ thống quản lý chất thải rắn. Trong bối cảnh hiện nay, phụ nữ có mặt rất đông đảo trong lĩnh vực này. Người phụ nữ có một “kỹ
năng” trong việc trung chuyển chất thải từ nhà bếp ra phố,từ phố tới những nơi thu gom, trong đó bao gồm cả việc tái sinh lại chất thải. Người phụ nữ cũng tham gia vào những quyết định liên quan tới việc tiếp nhận công nghệ mới về thu gom chất thải rắn. Tất cả các khía cạnh xã hội của việc tiếp nhận công nghệ này đều tác động trực tiếp tới phụ nữ của đô thị. Với việc hoà nhập, sẽ nâng cao mức độ tái sinh rác của phụ nữ nói chung và nhất là của những người thu dọn rác cũng như người buôn đồng nát.
Ngoài việc phát triển công tác vệ sinh môi trường thu gom rác thải ở khu dân cư trên địa bàn thành phố Hải Dương, vấn đề tồn tại hiện nay là các đống rác tồn đọng ở phía ngoài thành phố. Công ty môi trường đô thị Hải Dương cũng như các ban nghành khác cần sớm có biện pháp giải quyết thực trạng này, cần có phương pháp quản lý lượng rác thải này một cách hợp lý nhất tình hình thực tế.
Ngoài ra, công tác mua bán nguyên vật liệu từ thu hồi tái chế của những người thu gom phế thải, những người buôn bán phế thải tái chế cần có biện pháp khắc phục : cần tăng cường việc tái chế thu mua nguyên vật liệu để thu lợi nhuận, giảm việc nhặt rác tại bãi rác, có biện pháp tái chế ngay từ đầu khi đưa vào bãi rác. Điều này có lợi rất nhiều vừa không mất mỹ quan vừa đem lại sức khoẻ tốt cho người dân.
3.Giải pháp về mặt kĩ thuật.
Trong quá trình quản lý về rác thải nhiều biện pháp về mặt kỹ thuật cần phải thực hiện tốt, có thế thì rác thải mới được thu gom quản lý chặt chẽ hợp lý và môi trương mới được trong sạch. Để nâng cao hiệu quả quản lý rác thải cần phải thực hiện các biện pháp về mặt kỹ thuật sau:
Trong việc thu gom rác thải
Hiện nay rác thường là thành phần hữu cơ chủ yếu, để khắc phụ tình trạng chảy nước ra đường thì rác cần phải đựng vào túi nilon treo vào thùng rác tránh nước chảy ra ngoài gây mùi hôi thối.
Sau khi làm việc thu gom xong xe chở rác phải được gội rửa sạch sẽ tránh gây ô nhiễm môi trương, đảm bảo vệ sinh. Các xe phải thường xuyên bảo dưỡng tránh hư hỏng. Tăng cường ,mua mới các trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường như xe ép rác, xe hút phốt, xe gom và một số trang thiết bị khác.
Đặt các thùng rác loại nhỏ tại những khu tập thể, khu công cộng- nơi có nhiều người qua lại và dọc các tuyến đường phố chính như: Trần Hưng Đao,Đại Lộ Hồ Chí Minh,đường Hồng Quang,Bạch Đằng...
Đặt các thùng rác loại lớn tại các khu vực chợ Kho đỏ,tại khu tập thể,ngã ba Nguyễn Du,trung tâm thương mại... trong thành phố
Tiếp thụ đề nghị thành phố quy hoạch,đầu tư,xây dựng các điểm tập kết rác tạm thời tại các phường,các khu đô thị mới như phường Trần Hưng Đạo,Phạm Ngũ Lão,Trần Phú,Tứ Minh...
Mở rộng các dịch vụ thu gom rác thải tại các khu đô thị mới, các ngõ xóm. Vận chuyển đến các điểm tập kết rác tạm thời của các phường và cuối cùng được vận chuyển xuống bãi chôn lấp chính Soi Nam-phường Ngọc Châu.
Vận chuyển
Hiện tại, thành phố sử dụng xe ô tô có máy xúc tự động để chở rác.trước tình hình thực tế thì loại xe này phù hợp và đã phát huy những tác dụng nhất định. Đã thu gom đối với những đơn vị gây ô nhiễm, các hộ gia đình, cơ quan và dịch vụ. Tuy nhiên lượng xe này cần tăng cường vì hiện nay công suất làm việc của xe cần nhiều. Hướng trong tương lai sẽ cần những loại xe thu gom khác vì tương lai cần vận chuyển chất thải công nghiệp nên cần có các thiết bị tương ứng.
Xử lý
Cần tiến hành phân loại rác tại nguồn theo sơ đồ sau:
Hình 2: Sơ đồ thu gom và vận chuyển rácđường phân loại từ nguồn.
Xây dựng nha máy xử lý rác thải thành phân sinh học ,xử lý ,quản lý rác hữu cơ, tái chế rác vô cơ, đốt rác thải từ năm bệnh viện lớn trong thành phố.
Quy hoạch bãi chôn lấp rác hiện tại theo đúng tiêu chuẩn hợp vệ sinh và đẩy nhanh tiến độ xây dựng sớm đưa vào hoạt động. Nghiên cứu địa điểm đạt bãi rác chôn lấp xử lý tiếp theo sau khi bãi chôn lấp rác Soi Nam trở nên qúa tải.
Tại những điểm trung chuyển,việc chuyển giao rác thải cần được quan tâm hơn nữa. Các chất thải ở đây cần được bố trí hợp lý, được xây dựng đảm bảo yêu cầu thì mới đảm bảo về mặt môi trường cũng như mỹ quan.Khi đem ra bãi rác, nhất thiết phải có bảo vệ bãi rác, tránh tình trạng tổ chức, cá nhân lạm dụng bãi rác đem đổ chất độc hại nguy hiểm vào bãi rác, gây nên hậu quả không thể lường trước được. Ngoài ra, bảo vệ bãi rác cần phải làm công tác kiểm tra giám sát lượng rac thải hàng ngày. Do bãi rác nằm gần khu sản xuất nông nghiệp nên biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường là rất cần thiết, nên xây dựng các thiết bị bảo vệ. Việc này cần được nghiên cưu xem xét của các cấp chính quyền.
Ngoài ra cần thường xuyên tiến hành kiểm tra,quan trăc môi trường.Phân vùng trách nhiệm và xử phạt có hiệu quả khi có hiện tượng xả thải chất thải rắn khônng đúng quy định, tuyên truyền giáo dục rộng rãi bằng phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
Trên đây là những đề xuất trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan đô thị của thành phố. Công ty môi trường đô thị, UBND thành phố, UBND tỉnh, sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương cần nghiên cứu để áp dụng để nâng cao quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng. Có như vậy mới giảm tối thiểu được những tác động của rác thải đến chât lượng môi trường sống và đảm bảo một thành phố Hải Dương xanh, sạch, đẹp, có nền kinh tế phát triển năng động và ổn định.
`KẾT LUẬN
Chuyên đề : “Bước đầu tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương” đã thể hiện những nội dung chính sau:
Sức ép phát triển kinh tế- xã hội đã tác động nhiều mặt tới môi trường tự nhiên gây ô nhiễm môi trường.
Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương.
Thành phố Hải Dương là thành phố mới được thành lập nên cơ sở hạ tầng còn thấp kém, dân cư phân bố không đồng đều tạo ra khu vực mang tính chất nửa đô thị nửa nông thôn nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý rác thải và các bãi chứa rác.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bên cạnh đó kiến thức về lý luận chưa nhiều nên báo cáo còn một vài thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bài báo cáo trở nên hoàn thiện.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Ban chỉ đạo dự án sông Cầu, UBND tỉnh Hải Dương- dự án cập nhật vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương.
Công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương- quy chế hoạt động của công ty môi trường 2001
Công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương- Báo cáo tổng kết công tác vệ sinh môi trườn 2000-2005
Sở tài nguyên môi trường Hải Dương- Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hải Dương
Giáo trình quản lý môi trường- Đại học kinh tế quốc dân
Giáo trình kinh tế môi trường- Đại học kinh tế quốc dân
Kinh tế chất thải đô thị ở Việt Nam- NXB chính trị quốc gia
Kinh tế chất thải trong phát triển bền vững- NXB chính trị quốc gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mt45.doc