Tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay: lời cảm ơn
Tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo - TS. Vũ Hào Quang, chủ nhiệm khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH & NV - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa Xã hội học đã góp ý và nhiệt tình ủng hộ tôi trong quá trình làm báo cáo
mục lục
phần mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài 4
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7
Phạm vi nghiên cứu 8
Phương pháp nghiên cứu 8
Giả thuyết nghiên cứu 9
Phần cơ sở lý luận
I.Hệ khái niệm
1. Khái niệm cán bộ, công chức 10
2. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước 11
3. Khái niệm phường và chính quyền cấp phường 14
II. Các hướng tiếp cận lý thuyết
1. Lý thuyết hệ thống 17
2. Lý thuyết tương tác xã hội 19
Kết quả nghiên cứu
I. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 21
Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường 24
1.Độ tuổi 25
2. Trình độ học vấn 28
3. Trình độ...
69 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời cảm ơn
Tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo - TS. Vũ Hào Quang, chủ nhiệm khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH & NV - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa Xã hội học đã góp ý và nhiệt tình ủng hộ tôi trong quá trình làm báo cáo
mục lục
phần mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài 4
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7
Phạm vi nghiên cứu 8
Phương pháp nghiên cứu 8
Giả thuyết nghiên cứu 9
Phần cơ sở lý luận
I.Hệ khái niệm
1. Khái niệm cán bộ, công chức 10
2. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước 11
3. Khái niệm phường và chính quyền cấp phường 14
II. Các hướng tiếp cận lý thuyết
1. Lý thuyết hệ thống 17
2. Lý thuyết tương tác xã hội 19
Kết quả nghiên cứu
I. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 21
Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường 24
1.Độ tuổi 25
2. Trình độ học vấn 28
3. Trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị 32
III. Đánh giá của quần chúng nhân dân về đội ngũ cán bộ, công chức phường 38
IV.So sánh chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường của hai quận Ba Đình và Cầu Giấy 47
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận 62
2. Khuyến nghị 64
Tài liệu tham khảo 66
phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Với đường lối đổi mới đúng đắn và sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoách hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Bằng những cải cách mạnh mẽ về kinh tế, chúng ta đã vượt qua khủng hoảng, ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, hội nhập vào sự phát triển của khu vực và thế giới.
Cùng với công cuộc cải cách kinh tế, công cuộc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cũng từng bước được triển khai. Hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và từng bước được hoàn chỉnh để điều chỉnh ngày một có hiệu quả các quan hệ kinh tế - xã hội. Bộ máy nhà nước dần dần được chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành và quản lý xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong quá trình phát triển, nền hành chính nhà nước cũng đã bộc lộ nhiều khuyết tật, bất cập trước những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền trong cả nước còn bị buông lỏng ở nhiều khâu, hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền chưa cao, tập trung chủ yếu ở cấp chính quyền cơ sở, trong đó chính quyền phường là cấp có nhiều khó khăn phức tạp khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đứng trước tình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước và coi đó là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa có phẩm chất đạo dức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương , đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn " Cán bộ nào thì phong trào ấy ". Do vậy, nhận biết được thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức phường là yếu tố cơ bản có tính quyết định góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước ở chính quyền cấp phường.
Quận Ba Đình là trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước, có nhiều đại sứ quán các nước đóng trên địa bàn và cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.Cùng với sự nghiệp phát triển đất nước sau hơn 15 năm đổi mới, quận Ba Đình đã phát huy được vai trò tiên phong là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, có tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, bộ mặt đô thị ngày một thay đổi, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện . Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, chính quyền cơ sở ở quận Ba Đình cũng còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế, mà chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những vấn đề tạo ra những mặt yếu kém trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp phường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của quận nói riêng và của thành phố nói chung.
Cầu Giấy là một quận mới của thủ đô Hà Nội, được thành lập năm 1997 trên cơ sở sát nhập 4 thị trấn và 3 xã của huyện Từ Liêm. Do đặc điểm thành lập của mình, quận Cầu Giấy có những đặc trưng rất riêng, khác với các quận khác của thủ đô. Quận có tỷ lệ dân sống bằng sản xuất nông nghiệp rất cao. Mặc dù tốc độ đô thị hoá về nhà ở phát triển mạnh nhưng hệ thống hạ tầng kĩ thuật còn thấp, quan hệ cộng đồng vẫn theo nền nếp làng xóm, trình độ dân trí không đồng đều.
Trong suốt một thời gian dài kể từ khi có khái niệm " quận " ( với ý nghĩa tương đương khái niệm quận hiện nay ) trong công tác phân chia địa giới hành chính và quản lý nhà nước của nước ta ( 1981 ), thành phố Hà Nội vẫn bao gồm 4 quận là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Xuất phát từ tình hình phát triển mới, trong 3 năm 1995, 1996, 1997 thành phố đã lần lượt mở thêm các quận mới là Tây Hồ, Thanh Xuân và Cầu Giấy. Những thay đổi về đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội đã đem lại không ít những thay đổi trong nhiều lĩnh vực. Giữa các quận mới và cũ tồn tại sự khác biệt trên nhiều lĩnh vực, một trong số đó là lĩnh vực công tác quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường mà chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một khía cạnh cơ bản.
Trên cơ sở những nhận định trên, tôi lựa chọn đề tài " Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay " để nghiên cứu và tiến hành trên địa bàn hai quận Ba Đình và Cầu Giấy nhằm tìm hiểu thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc hai quận này cũng như phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt giữa đội ngũ cán bộ, công chức của hai quận, góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường vì mục tiêu tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp này.
2. mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng một số kiến thức xã hội học để tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ , công chức của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm hướng đến làm sáng tỏ những vấn đề sau :
Tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp phường tại các phường thuộc quận Ba Đình, Cầu Giấy.
Xem xét chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường thông qua đánh giá của quần chúng nhân dân .
So sánh thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của hai quận Ba Đình và Cầu Giấy nhằm rút ra kết luận về những khác biệt và tương đồng trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở tại hai quận này.
Đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp phường.
Khách thể nghiên cứu : Cán bộ, công chức nhà nước làm việc trong chính quyền cấp phường.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát : Địa bàn quận Ba Đình và quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu : Mô tả và so sánh thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp phường của hai quận qua phân tích các tiêu chí độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị cũng như qua đánh giá của quần chúng nhân dân.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Đề tài sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích tài liệu trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo, các bảng số liệu thống kê về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tình hình tổ chức và hoạt động của chính quyền các phường thuộc quận Ba Đình và Cầu Giấy cũng như các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của các phường trên địa bàn hai quận.
* Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với quần chúng nhân dân trên địa bàn hai quận Ba Đình và Cầu Giấy nhằm tìm hiểu nhận thức của quần chúng nhân dân về công tác quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức phường cũng như đánh giá của họ về hiệu quả hoạt động của đội ngũ này.
Bảng hỏi được xây dựng gồm 8 câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau :
Đặc điểm cá nhân
Đánh giá về những hạn chế và nguyên nhân của chúng trong hoạt động của chính quyền phường tại địa phương
Nhận thức về những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường
Đánh giá về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phường
Đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường
Mẫu được chọn bao gồm 300 đơn vị mẫu là người dân sống trên địa bàn hai quận Ba Đình và Cầu Giấy. Mẫu được chọn theo nguyên tắc hoàn toàn ngẫu nhiên, chia đều cho địa bàn 12 phường của quận Ba Đình và 7 phường của quận Cầu Giấy.
Số liệu thu được được xử lý theo chương trình Acessory for Windows, sau đó được phân tích dựa trên tần suất của các phương án trả lời trong từng câu hỏi.
* Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với một số đồng chí là cán bộ lãnh đạo hoặc nhân viên thuộc UBND một số phường trên địa bàn quận Ba Đình cũng như Cầu Giấy, phòng Tổ chức chính quyền quận và văn phòng Thành Uỷ Hà Nội nhằm thu thập thêm những thông tin chi tiết, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường hiện nay còn chưa thực sự cao, cụ thể là :
Cơ cấu độ tuổi ở mức trung bình, còn thiếu đội ngũ cán bộ, công chức trẻ.
Mặt bằng chung về trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị còn thấp.
Tồn tại sự khác biệt trong chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường giữa quận cũ và quận mới thành lập. Đội ngũ cán bộ, công chức của các phường thuộc quận mới đã được trẻ hoá và có mặt bằng chung về trình độ cao hơn.
phần cơ sở lý luận
hệ khái niệm
Khái niệm cán bộ, công chức
Điều 1, chương 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức do Uỷ ban thường vụ Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 / 2 / 1998 quy định :
Cán bộ , công chức là công dân Việt Nam, làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm :
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo ngành, chuyên môn, được xếp vào ngạch hành chính sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng.
Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công dân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Như vậy, cán bộ, công chức chính quyền phường là những cán bộ, công chức nhà nước làm việc trong cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp phường, là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một vị trí nhất định trong bộ máy chính quyền phường.
Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước.
2.1 Khái niệm quản lý
Xã hội loài người xuất hiện, nhu cầu tổ chức , điều hành xã hội cũng hình thành như một tất yếu lịch sử. Trong lịch sử, trình độ, tính chất quản lý xã hội phát triển từ thấp đến cao theo sự phát triển của xã hội. Xã hội được quản lý tốt bằng những cơ chế, biện pháp tiến bộ thì ổn định, không ngừng phát triển và ngược lại. Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý. Có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị. Có quan niệm khác lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển , chỉ huy. Các cách nói này nhìn chung không có gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác về cách dùng thuật ngữ, khác về cách diễn giải. Quản lý được hiểu theo hai góc độ : một là góc độ tổng hợp mang tính chính trị xã hội ; góc độ khác mang tính hành động thiết thực. Hai quan niệm này đều có cơ sở khoa học và thực tế. Nhìn chung, quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công cụ, phương tiện, tài chính.v.v để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt được mục tiêu định trứơc.
Dưới góc độ xã hội học, quản lý là một khái niệm chỉ chức năng của các hệ thống có tính tổ chức, chức năng này có trong giới sinh học, trong đời sống xã hội và trong quản lý kĩ thuật. Quản lý nói chung là chức năng nhằm bảo vệ và duy trì các cơ cấu xác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động thực hiện một chương trình và một mục đích của hoạt động đã được ý thức hoá của một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc của một cá nhân nào đó với tư cách là một chủ thể của hoạt động quản lý.
Tóm lại, khái niệm quản lý có thể được hiểu là : Sự tác động liên tục, có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quản tối ưu so với yêu cầu đặt ra.
Mô hình hoạt động quản lý
Liên hệ trực tiếp
Đối tượng
Chủ thể
Lệnh từ cấp trên
Liên hệ ngược ( thông tin phản hồi )
Trong khuôn khổ của đề tài, khái niệm quản lý được cụ thể hoá với chủ thể là đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường, đối tượng quản lý là quần chúng nhân dân trên địa bàn phường.
2.2 Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người. Quản lý nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể khác ở chỗ các chủ thể này không dùng quyền lực pháp luật của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ quản lý mà chỉ dùng phương thức giáo dục, vận động quần chúng. Quản lý nhà nước cũng có nội dung như quản lý hành chính nhà nước vì hành chính nhà nước là một dạng hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước ( quyền hành pháp ) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo pháp luật. Đó là Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, không kể các tổ chức thuộc nhà nước nhưng không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp. Quyền hành pháp có hai nội dung : một là lập quy, được thực hiện bằng việc ra văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật để chấp hành luật, hai là quản lý hành chính tức là tổ chức, điều hành , phối hợp các hoạt động kinh tế xã hội để đưa luật pháp vào đời sống.
Hoạt động quản lý nhà nước là điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người bằng quyền lực của nhà nước. Hoạt động đó được thể hiện bằng các quyết định của các cơ quan nhà nước dưới hình thức các văn bản pháp lí. Trong đó, các nguyên tắc, quy tắc,tiêu chuẩn, biện pháp được quy đinh chặt chẽ để không ngừng đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm sự cân đối hài hoà về sự phát triển của quá trìnhh xã hội.
Tóm lại, chúng ta có thể định nghĩa quản lý hành chính nhà nước như sau : Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa do các cơ quan trong hệ thống chính phủ từ trung ương đến cơ sở tiến hành.
Khái niệm phường và chính quyền cấp phường
Khái niệm phường
Thuật ngữ " phường " đã xuất hiện từ năm 1010 khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La lấy tên là Thăng Long, cả kinh thành đựơc xem như một phủ gồm 61 phường. Thể chế phường này được giữ nguyên qua các đời Trần , Lê. Dưới thời nhà Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính và đã chia nhỏ các phường của kinh thành Thăng Long. Từ khi chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến tận năm 1981, trong cơ chế hành chính của nước ta không có khái niệm phường mà chỉ tồn tại khu phố, khối và tiểu khu. Từ năm 1981 tiểu khu được đổi thành phường và duy trì cho đến nay. ( Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Tô Hoài - Nguyễn Vinh Phúc, NXB Trẻ - 2000 )
Theo Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học - Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, năm 1998, phường được định nghĩa như sau :
Là khối dân cư gồm những người cùng một nghề và là đơn vị hành chính thống nhất ở kinh đô Thăng Long và một số thị trấn thời phong kiến ( Ba mươi sáu phường của Thăng Long )
Là tổ chức gồm những người ( thường là thợ thủ công ) cùng một nghề thời phong kiến ( Phường vải, phường săn, phường chèo...)
Là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị, tổ chức theo khu vực dân cư ở đường phố, dưới quận ( UBND phường )
Định nghĩa nêu trên đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của phường. Đó là tổ chức của một cộng đồng người được giới hạn bởi những công việc nhất định, cùng sinh sống và và tồn tại trong địa giới tự nhiên hoặc do nhà nước quy định, ở đó có những quy ước, quy định và thiết chế riêng được mọi người trong phường thống nhất và cùng nhau thực hiện.
Hiến pháp 1980 quy định việc phân chia các đơn vị hành chính của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau :
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính tương đương.
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã .
Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện.
Huyện chia thành xã và thị trấn.
Thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã .
Quận chia thànhh phường.
Như vậy, phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị được công nhận từ năm 1981, được quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quyết định số 94/HĐBT năm 1981 của Hội Đồng Bộ Trưởng và luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1983.
Khái niệm chính quyền cấp phường
Theo tinh thần Hiến pháp 1992 , các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, có quan hệ chặt chẽ với nhau, và quyết định tính thống nhất về nhiệm vụ, chức năng hoạt động quản lý nhà nước, chức năng chấp hành và điều chỉnh. Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm :
Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là chính phủ.
Cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc chính phủ ( các bộ, uỷ ban nhà nước, các cơ quan thuộc chính phủ )
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Cũng theo Hiến pháp 1992, uỷ ban nhân dân được quy định là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, không chỉ chịu trách nhiệm chấp hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân mà cả những nghị quyết của cơ quan chính quyền cấp trên, thi hành pháp luật thống nhất của nhà nước. UBND là cơ quan trong hệ thống thực hiện quyền hành pháp, hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, là cơ quan hoạt động thường xuyên, thực hiện quản lý nhà nước, chỉ đạo , điều hành công việc hàng ngày của nhà nước ở địa phương.
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp phường - Ban hành theo quyết định số 3940/QĐ - UB ngày 25/8/1990 của UBND thành phố Hà Nội đã chỉ rõ : " Phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị ; là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Chính quyền cấp phường có chức năng chủ yếu là quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội và chăm lo phục vụ đời sống dân cư. "
Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống được viết và công bố thành sách năm 1927 của tác giả Bertalanffy và đến những năm 60, 70 của thế kỉ 20 thì lý thuyết này được áp dụng rất phổ biến trong khoa học quản lý.
Lý thuyết hệ thống coi các tổ chức, thiết chế hay quá trình xã hội là các hệ thống tồn tại trong một môi trường, lấy input từ môi trường, chế biến các input, đưa output ra môi trường và kiểm tra quá trình đó thông qua các cơ chế phản hồi ( hình )
môi trường
Quá trình hoạt động
input output
phản hồi
những khái niệm quan trọng về các hệ thống dùng trong lĩnh vực quản lý là :
Các hệ thống con : là các bộ phận tạo thành một tổng thể, chúng cũng có thể có những hệ thống con khác. Ví dụ các khoa là hệ thống con của một trường đại học, các bộ môn lại là hệ thống con của các khoa.
Synergy : là khái niệm do Aritstot đưa ra, nói lên rằng một tổng thể lớn hơn tổng các bộ phận của nó. Ví dụ nếu chia một nhà máy thành những đơn vị nhỏ cùng thực hiện một chức năng thì sẽ làm giảm sản lượng hoặc tăng chi phí.
Hệ thống mở và hệ thống đóng : theo lý thuyết hệ thống có hai loại hệ thống mở và đóng. Hệ thống mở tác động tương hỗ với môi trường còn hệ thống đóng thì không. Trong thực tế thì mọi hệ hệ thống đều mở nhưng ở mức độ khác nhau.
Đường biên của hệ thống : Mỗi hệ thống đều có một đường biên để tách nó với môi trường. Hệ thống càng mở thì đường biên của nó càng linh hoạt.
Luồng ( flow ) : Có thể quan sát mọi hệ thống theo các luồng vật tư, năng lượng và thông tin.
Sự phản hồi : Mọi hệ thống đều có các cơ chế phản hồi để cung cấp thông tin về sự tiến triển của hệ thống và về sự điều chỉnh cần thiết.
Lý thuyết hệ thống được áp dụng rất hiệu quả trong quản lý đặc biệt là việc thiết kế các hệ thống thông tin hay thiết kế ma trận tổ chức.
Dưới góc độ xã hội học , lý thuyết hệ thống của nhà xã hội học Mỹ nổi tiếng T. Parsons được hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đời sống xã hội.
Theo Parsons :
Xã hội là một hệ thống tương đối khép kín có phần đồng bộ của những hành động.
Hệ thống tổng thể cũng giống như một cá thể, luôn tự bảo tồn.
Nó hướng tới một trạng thái cân bằng.
Như vậy, " hệ thống xã hội được hình thành nhờ những trạng thái và quá trình tương tác mang tính xã hội của những cá nhân hành động " đồng thời được dựa trên bốn hệ thống phân hệ hành động của con người ( hệ thống hành vi, hệ thống cá nhân, hệ thống xã hội và hệ thống văn hoá ) và mỗi hệ thống này mang lại hiệu suất, chức năng khác nhau phù hợp với bốn phân hệ trên, đó là :
Chức năng phù hợp ( Adoptation ) : giải quyết những nhu cầu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẵn có - chức năng thuộc lĩnh vực lao động và kinh tế.
Chức năng hướng đích ( Goal attainment ) : chức năng chính trị
Chức năng hoà nhập ( Integration ) : chức năng pháp luật
Chức năng bảo toàn cấu trúc ( Latency ) : chức năng giáo dục
Nội dung của lý thuyết này có thể được khái quát như sau : xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô đều luôn tồn tại với tư cách một hệ thống toàn vẹn, mọi bộ phận cấu thành hệ thống đều phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ, mỗi yếu tố riêng lẻ chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong tổng thể, các mối tương tác, cơ cấu và trạng thái cũng phải được đặt trong tổng thể nếu muốn hiểu rõ về chúng.
Trên cơ sở đó, khi xem xét thực trạng chất lượng độ ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp phường ta phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng và thống nhất với cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền phường cũng như phải đặt nó trong bối cảnh chung của nền kinh tế xã hội nước ta trong thời kì đổi mới.
2. Lý thuyết tương tác xã hội
Các nhà xã hội học George Simmel, V. Đobrianop, K. Marx....đều cho rằng :
" Chúng ta phải chấp nhận như một nguyên tắc hợp thức cho cả thế giới là tất cả đều nằm trong một mối quan hệ qua lại nào đó, rằng giữa mỗi điểm của thế giới và mỗi lực khác nhau đều có quan hệ qua lại " và như vậy " xã hội là kết quả của tác động qua lại giữa các cá thể, các nhóm và các thành phần xã hội khác nhau cấu tạo nên. "
Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng của K. Marx, theo Đobrianop thì loài người có 5 loại hoạt động xã hội là : hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động văn hoá, hoạt động tái sản sinh xã hội, hoạt động quản lý xã hội và hoạt động giao tiếp xã hội, đó là quan hệ giữa các chủ thể xã hội diễn ra trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng các giá trị vật chất và tinh thần, năng lượng và thông tin. Và ông cho rằng " Mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ có thể trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong và thông qua một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động ", " mỗi quan hệ xã hội đều gắn liền với một hoạt động nhất định "
Và như vậy, muốn giải thích các mối quan hệ xã hội, các hoạt động, các quá trình và hiện tượng xã hội, phải đặt nó trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các quan hệ, quá trình và hiện tượngđó.
Do đó, trong quá trình phân tích chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường trong giai đoạn hiện nay, ta không thể không đặt nó trong sự tác động qua lại với các yếu tố khách quan cũng như chủ quan đã dẫn đến thực trạng này như các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nói chung và chủ trương, đường lối về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức nói riêng; điều kiện kinh tế - xã hội của các phường, quận, thành phố cũng như cả nước. Bên cạnh đó, ta cũng không thể bỏ qua sự tác động trở lại của thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tới hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp phường.
kết quả nghiên cứu
I. tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Những đặc điểm cơ bản về phường ở nước ta hiện nay
Cho đến nay, ở nước ta tổng số các đơn vị chính quyền cấp phường là 1002, chiếm 9,56% về cơ cấu đơn vị chính quyền cơ sở. Thành phố Hà Nội với diện tích 927,4 km2, tổng dân số là 2,697 triệu người được chia thành 228 xã, phường, thị trấn trong đó phường là 102 ( chiếm 45 % ) và dân số của phường là 1,43 triệu người ( chiếm 53 % ), diện tích địa giới hành chính phường là 82,87 km2 ( chiếm 8,94 % )
Về lãnh thổ, phường hiện nay ở nước ta chủ yếu được cấu thành từ các vùng đô thị nhỏ, các làng nghề truyền thống, các khu buôn bán tập trung, các khu đô thị tự phát hoặc các khu dân cư do mở rộng trung tâm của các thị xã, thành phố.....Phường có vị trí địa lý được giới hạn trong địa giới hành chính của các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là địa bàn đô thị thu nhỏ, có mật độ dân cư cao. Các công trình kinh tế, văn hoá, phúc lợi xã hội chỉ có thể xây dựng theo quy hoạch chung của cả đô thị.
Về dân cư, cộng đồng dân cư ở phường có sự gắn bó trực tiếp và chặt chẽ với nhau về các nhu cầu và lợi ích vật chất cũng như tinh thần. Dân cư của phường về cơ bản được tập hợp từ nhiều vùng, miền khác nhau, đa dạng, phức tạp và tập trung với mật độ cao, chủ yếu có lối sống phi nông nghiệp có trình độ học vấn và nhận thức xã hội cao.
Về tổ chức, chính quyền cấp phường là chính quyền địa phương ở một đơn vị hành chính xác định. Tổ chức bộ máy hành chính cấp phường bao gồm toàn bộ các cơ quan, tổ chức hành chính được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương.
Về kinh tế, chính quyền phường là một đơn vị ngân sách ở địa phương, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Với những đặc điểm trên, hoạt động của chính quyền cấp phường có những điểm phức tạp riêng, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu để tăng cường vị trí và vai trò của chính quyền cấp phường trong hệ thống chính trị nước ta giai đoạn hiện nay.
2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Quận Ba Đình nằm ở trung tâm thành phố, có diện tích 9,3 km2 với dân số là 202.700 người ( tính đến ngày 31/12/1999 ), mật độ dân số trung bình là 21.797 người/km2.
Quận Ba Đình được chia thành 12 phường : Cống Vị, Đội Cấn, Điện Biên, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Ngọc Hà, Kim Mã, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch. Từ năm 1996 đến nay các đơn vị hành chính của quận Ba Đình được tổ chức tương đối ổn định. ( năm 1995, 3 phường Bưởi, Trúc Bạch, Thuỵ Khuê của quận Ba Đình được tách ra để cùng một số xã của huyện Từ Liêm thành lập quận mới Tây Hồ )
Ba Đình là quận có nhiều cơ quan trung ương, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao của nhiều nước chọn đặt trụ sở, được coi là trung tâm hành chính - chính trị quốc gia. Điều này tạo nhiều nét đặc thù riêng cho hoạt động quản lý của UBND. Quận cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, nơi thường xuyên diễn ra những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Nhìn chung dân cư trên địa bàn quận có lối sống phi nông nghiệp, trình độ dân trí cao. Tuy nhiên, ở một số khu vực trên địa bàn các phường Phúc Xã, Ngọc Hà, Cống Vị.....còn có một số hộ dân sống bằng nghề canh tác rau, hoa. Do vậy, việc quản lý của chính quyền cũng còn mang nhiều điểm riêng biệt, nhất là về lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý dân cư và quản lý đô thị.
Quận Cầu Giấy là quận mới được thành lập năm 1997 trên cơ sở sát nhập 4 thị trấn và 3 xã của huyện Từ Liêm, chủ yếu các phường nằm ở ven đô ( 1 phường thuộc khu tập thể nhà cao tầng, 6 phường ven đô ), không có phường thuộc khu thương mại, phố cổ hoặc khu hành chính. Quận là cầu nối giữa sân bay quốc tế Nội Bài qua vùng ven đô để vào trung tâm thành phố nên được coi là cửa ngõ của nội đô đón chào khách quốc tế và trong nước đến thủ đô Hà Nội.
Quận Cầu Giấy có diện tích 11,955 km2 với số dân 140.331 người, mật độ dân số trung bình là 11. 738 người / km2 ( chỉ bằng một nửa so với quận Ba Đình )
Quận Cầu Giấy chia làm 7 phường : Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Dịch Vọng, Mai Dịch, Yên Hoà, Trung Hoà. Trong đó, không có phường nào có quy mô dân số nhỏ hơn 10.000 dân, đông nhất là phường Dịch Vọng với hơn 24.000 dân.
Là quận nội thành mới, được thành lập từ các xã ven đô, quận Cầu Giấy có tốc độ đô thị hoá cao, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở, trên địa bàn quận tập trung nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học và các trường đại học. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng của quận còn nghèo nàn, kinh tế địa phương kém phát triển, chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hầu như không có gì đáng kể. Hiện nay quận đang từng bước dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và thương mại, dịch vụ, dần dần phát triển kinh tế - xã hội để xứng đáng là một quận nội thành của thủ đô Hà Nội.
II. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp phường
Nền hành chính nhà nước bao gồm ba bộ phận cấu thành là cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu tổ chức nhân sự và cơ chế vận hành nền hành chính ( luật pháp ). Ba bộ phận đó liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, trong đó cơ cấu tổ chức nhân sự có vị trí quan trọng đặc biệt, nhất là đội ngũ công chức nhà nước hoạt động trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đội ngũ công chức được xem là trung tâm của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà nước, của nền hành chính, có vị trí hết sức quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển xã hội, bảo đảm cho nền hành chính nhà nước hoạt động liên tục. Toàn bộ đội ngũ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một nguồn nhân lực to lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của nền hành chính nhà nước nói chung và của chính quyền cấp phường nói riêng phụ thuộc vào đội ngũ công chức nhà nước và hoạt động của đội ngũ đó.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện qua nhiều tiêu chí, tiêu biểu là các tiêu chí về độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị. Thống kê về các tiêu chí trên đối với cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình và Cầu Giấy cho ta những kết quả sau đây :
Độ tuổi
Bảng 1 : Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc quận Ba Đình
STT
Độ tuổi
Số lượng
Phần trăm
1
Dưới 30 tuổi
53
23,4 %
2
30 - 40 tuổi
53
23,4 %
3
40 -50 tuổi
68
30 %
4
Trên 50 tuổi
53
23,4 %
5
Tổng số
226
( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Ba Đình, 7 / 2001 )
Bảng 1 cho thấy đa phần cán bộ công chức phường của quận Ba Đình thuộc độ tuổi lao động sung sức từ 30 đến 50 tuổi ( 53,4 % ). Số cán bộ công chức trẻ ( dưới 30 tuổi ) và cán bộ công chức sắp đến tuổi về hưu ( trên 50 tuổi ) chiếm một tỉ lệ như nhau là 23,4 %. Như vậy, có thể nói độ tuổi trung bình của cán bộ công chức chính quyền phường của quận Ba Đình thuộc mức trung bình.
Bảng 2 : Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc quận Cầu Giấy
STT
Độ tuổi
Số lượng
Phần trăm
1
Dưới 30 tuổi
30
21,9 %
2
30 - 40 tuổi
29
21,2 %
3
40 -50 tuổi
44
32,1 %
4
Trên 50 tuổi
34
24,8 %
5
Tổng số
137
( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Cầu Giấy, 8 / 2001 )
Đối với quận Cầu Giấy, các con số có chênh lệch chút ít nhưng không đáng kể. Điều đó có nghĩa là về cơ bản độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường quận Cầu Giấy cũng thuộc cấp độ trung bình.
Điểm mạnh đối với cán bộ công chức phường tuổi cao là họ đã thực sự trưởng thành trong phong trào của địa phương, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quản lý, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng từ cấp dưới. Tuy nhiên, điểm yếu của họ lại là dễ nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chậm thích nghi với cơ chế thị trường, ngại học tập để tiếp thu những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có thể hạn chế về điều kiện sức khoẻ. Trong khi đó, lớp cán bộ, công chức trẻ tuy còn ít kinh nghiệm, có thể còn thiếu chín chắn trong một số quyết định nhưng lại là những người hết sức năng nổ, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Là một cấp chính quyền, hoạt động của cấp phường là hoạt động hành chính, nhưng trong thực tế thì hoạt động của chính quyền cấp phường có thể coi là hoạt động" hành chính vận động " : trực tiếp ban hành và vận động nhân dân thực hiện các quyết định hành chính. Hơn nữa, chính quyền phường là cấp chính quyền " gần dân " nhất, các công việc, sự vụ đều mang tính tức thời, đòi hỏi phải được giải quyết ngay. Vì vậy, yêu cầu người cán bộ công chức hoạt động trong bộ máy chính quyền cấp phường phải có độ bền bỉ nhất định về sức khoẻ và đặc biệt là cần có sự năng động, nhiệt tình để thực hiện tốt những nhiệm vụ phức tạp diễn ra trên địa bàn quản lý.
Tóm lại, cơ cấu độ tuổi của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc hai quận Ba Đình và Cầu Giấy đều ở cấp độ trung bình và điều này chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu quả hoạt động của chính quyền phường bởi cấp chính quyền này cần được trẻ hoá hơn nữa để đội ngũ cán bộ, công chức có thể thích nghi và thích hợp hơn với nhiệm vụ công tác.
Trình độ học vấn
Bảng 3 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình
STT
Trình độ học vấn
Số lượng
Phần trăm
1
Chưa hết cấp II
0
0 %
2
Chưa hết cấp III
11
5,1 %
3
Hết cấp III
85
39,5 %
4
Đại học và trên đại học
126
58,6 %
( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Ba Đình, 7/ 2001 )
Bảng 4 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Cầu Giấy
STT
Trình độ học vấn
Số lượng
Phần trăm
1
Chưa hết cấp II
0
0 %
2
Chưa hết cấp III
6
4,3 %
3
Hết cấp III
86
61,4 %
4
Đại học và trên đại học
48
34,3 %
( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Cầu Giấy, 8 / 2001 )
Bảng 3 và 4 cho ta thấy tỷ lệ tốt nghiệp cấp II của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc hai quận Ba Đình và Cầu Giấy là 100 %. Đối với cấp chính quyền cơ sở của địa phương thuộc thủ đô đây không phải một con số đáng mừng hay một chỉ tiêu cần phấn đấu mà phải là điều kiện bắt buộc. Như vậy, nếu chỉ xét tương quan giữa các quận của thành phố Hà Nội thì con số này không nói lên điều gì, tuy nhiên nếu xét trong tương quan với đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp xã thuộc các huyện ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thì đó đã là một sự tiến bộ hơn hẳn bởi chính quyền cấp xã ở nhiều nơi còn rất nhiều cán bộ, công chức có trình độ học vấn chưa hết cấp II hoặc cấp I, thậm chí không loại trừ cả những chức vụ cao như chủ tịch UBND hay HĐND. Tuy nhiên, bảng số liệu trên cũng cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp phường hiện nay xét về phương diện trình độ học vấn, bởi ngay trong quận Ba Đình - một quận thuộc trung tâm thủ đô, là trung tâm văn hoá, hành chính của cả nước mà vẫn tồn tại một số lượng không nhỏ cán bộ công chức phường chỉ có trình độ phổ thông trung học ( 39,5 % ) hoặc thậm chí chưa hết phổ thông trung học ( 5,1 % ). Những con số này ở quận Cầu Giấy cũng không có gì khả quan nếu không nói là còn đáng lo ngại hơn. Quả thực con số 61,4 % cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Cầu Giấy mới chỉ học xong phổ thông trung học là một vấn đề thực sự đáng lo ngại đối với chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của quận nói riêng và của thành phố nói chung. Tỷ lệ cán bộ , công chức có trình độ học vấn đại học hoặc trên đại học của quận Ba Đình là 58,6 %. Đây là một điều đáng khích lệ bởi xét trong tương quan với các quận khác trong thành phố hay thậm chí với các quận , huyện trong cả nước thì đây vẫn là một con số đáng tự hào của quận Ba Đình ( ví dụ : tỷ lệ này ở quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội và quận 3 thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 30,6 % và 10,9 % ).
Trong khi đó, số cán bộ, công chức chính quyền phường của quận Cầu Giấy có trình độ đại học và trên đại học là 34,3 %, chỉ bằng hơn một nửa so với quận Ba Đình.
Trình độ học vấn là cơ sở để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp xúc với những nội dung quản lý mới và có điều kiện tốt hơn để thực thi công việc quản lý của chính quyền ở cơ sở. Nhìn chung, công việc hàng ngày ở phường là giải quyết các sự vụ đơn thuần, không đòi hỏi sâu về chuyên môn. Do đó, không nhất thiết đòi hỏi người cán bộ,công chức phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thật thông thạo. Tuy nhiên, xét về tổng quan, toàn bộ các hoạt động văn hoá, kinh tế, chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội lại chủ yếu diễn ra trên địa bàn phường. Do vậy, nếu người cán bộ, công chức của phường chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông sẽ gây ra những khó khăn cho chính quyền cơ sở khi có những diễn biến phức tạp trên địa bàn mà phường phải quản lý. Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và quốc gia đang biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt , địa bàn phường ở các thành phố lớn có trình độ dân trí cao, các vấn đề lớn như quản lý nhà đất, quản lý kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự.....có rất nhiều yêu cầu mới đa dạng và phức tạp đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có trình độ học vấn ở một mức độ cao nhất định để đáp ứng được với những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội không chỉ còn bó hẹp ở một địa phương hay trên một địa bàn.
Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhưng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực của cán bộ. Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nước cũng như các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chínhh quyền cấp trên. Do đó cũng làm hạn chế khả năng phổ biến đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, hạn chế năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách và cuối cùng là hạn chế năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ. Do vậy, trình độ học vấn chưa cao, chưa đồng đều ở đội ngũ cán bộ, công chức phường là một điểm yếu của tổ chức bộ máy chính quyền phưòng hiện nay.
3. Trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị
Bảng 5 : Thống kê trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình
STT
Trình độ đào tạo
Số lượng
Phần trăm
1
Chưa qua đào tạo :
1.Quản lý nhà nước
2.Lý luận chính trị
42
25,8 %
55
28,1%
2
Sơ cấp :
Quản lý nhà nước
Lý luận chính trị
57
35 %
70
35,7 %
3
Trung cấp :
Quản lý nhà nước
Lý luận chính trị
54
33,1 %
57
29,1%
4
Cử nhân :
Quản lý nhà nước
Lý luận chính trị
10
6,1 %
14
7,1 %
( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Ba Đình, 7/ 2001 )
Bảng 6 : Thống kê trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Cầu Giấy
STT
Trình độ đào tạo
Số lượng
Phần trăm
1
Chưa qua đào tạo :
1.Quản lý nhà nước
2.Lý luận chính trị
107
76,4 %
69
49,3 %
2
Sơ cấp :
1.Quản lý nhà nước
2.Lý luận chính trị
0
0 %
3
2,1 %
3
Trung cấp :
1.Quản lý nhà nước
2.Lý luận chính trị
31
22,1 %
64
45,7 %
4
Cử nhân :
1.Quản lý nhà nước
2.Lý luận chính trị
2
1,4 %
4
2,8 %
( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng tổ chức chính quyền quận Cầu Giấy, 8 / 2001 )
Nếu trình độ học vấn của cán bộ, công chức phường có thể không quá đòi hỏi sâu về chuyên môn nghiệp vụ thì trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước lại là một yêu cầu khá cấp thiết đối với họ , bởi những kiến thức này có thể được xem như những kiến thức chuyên môn mà họ phải dùng đến hàng ngày khi giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi xử lý của phường. Quyết định 874 /TTG của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước ngay tại điểm 4 điều 1 đã ghi rõ " đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trước mắt tập trung vào các đối tượng chủ yếu là cán bộ, công chức hành chính nhà nước và cán bộ chính quyền ở cơ sở cấp xã, phường. " Và điểm 7 điều 2 của quyết định này đã cho biết "Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã , phường, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là : đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước ; những kiến thức cơ bản về công vụ, pháp luật và hành chính. " Tuy nhiên, số liệu của hai bảng trên đã cho thấy một dấu hiệu không mấy khả quan về thực trạng trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức phường trong hai lĩnh vực này.
Tỷ lệ cán bộ, công chức phường chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước của quận Ba Đình là 25,8 % và của quận Cầu Giấy là 76,4 %; chưa qua đào tạo về lý luận chính trị là của quận Ba Đình 28,1 % và quận Cầu Giấy là 49,3 %. Điều đó có nghĩa là có tới gần 30 % cán bộ, công chức các phường thuộc quận Ba Đình không có kiến thức tối thiểu, cần thiết hay được đào tạo một cách chính quy, có bài bản về quản lý nhà nước và lý luận chính trị - hai lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nghiệp vụ công tác của các cán bộ phường và hai con số này ở quận Cầu Giấy còn lớn gấp 2, 3 lần ( 2 lần đối với lĩnh vực lý luận chính trị và 3 lần đối với lĩnh vực quản lý nhà nước ). Số
cán bộ, công chức được đào tạo ở trình độ cử nhân đối với hai lĩnh vực này là rất ít ở cả hai quận ( chỉ hơn 5 % ở cả hai lĩnh vực đối với quận Ba Đình; hơn 1 hoặc 2 % đối với quận Cầu Giấy ) Số còn lại được đào tạo sơ cấp hoặc trung cấp chiếm khoảng gần 70 % cho cả hai lĩnh vực ở quận Ba Đình; hơn 20 % cho quản lý nhà nước và gần 50 % cho lý luận chính trị ở quận Cầu Giấy.
Cán bộ, công chức chính quyền cấp phường hầu hết là các cán bộ của địa phương, trưởng thành từ phong trào của địa phương, từ bộ đội xuất ngũ, cán bộ hưu trí.....có kinh nghiệm quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, khi về làm công tác quản lý ở cơ sở ít nhiều họ cũng đã sử dụng những kiến thức kinh nghiệm thu được để giải quyết các công việc của phường, bước đầu hoàn thành được nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, kinh tế xã hội phát triển, công tác quản lý nhà nước đòi hỏi phải được chính quy hoá, pháp luật hoá thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức một cách chính quy, nghiêm túc là một đòi hỏi tất yếu. Do vậy, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ quản lý nhà nước từ trung cấp trở lên quá thấp là một khó khăn không nhỏ, gây ra những trở ngại, hạn chế hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường trong thực tiễn quản lý nhà nước hiện nay.
Xét về trình độ lý luận chính trị, đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của chính quyền phường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ việc học tập đến vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn tồn tại một khoảng cách lớn đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải có cách vận dụng tinh tế và hiệu quả để phát động quần chúng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phương. Số liệu khảo sát cho thấy số lượng cán bộ, công chức phường có trình độ lý luận chính trị cao còn chưa nhiều, tỷ lệ cán bộ, công chức chưa qua đào tạo lại lớn. Đây cũng là điều gây cản trở cho
hoạt động của chính quyền phường, hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Các cuộc cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, hành chính, tư pháp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo ra tình hình mới và các nhiệm vụ mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải thường xuyên đáp ứng và thích ứng những yêu cầu do tình hình mới, nhiệm vụ mới đó đặt ra. Thực tế cho thấy rằng trình độ năng lực nói chung của cán bộ chính quyền cơ sở ( mà cụ thể ở đây là cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình và quận Cầu Giấy ) hiện nay còn nhiều hạn chế. Cán bộ chính quyền cơ sở hiện nay nói chung chưa quen với cách quản lý và điều hành công việc theo pháp luật, phong cách làm việc còn mang nặng thói quen của thời kì bao cấp và tập tục truyền thống có tính chất làng xã, gia trưởng. Do chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về pháp luật, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, chưa được hoặc ít được huấn luyện về kĩ năng thực hành công vụ nên trong nhiều trường hợp, cán bộ, công chức phường có thể giải quyết công việc, xử lý vụ việc dựa vào kinh nghiệm, chủ quan, thiên lệch, không rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể của mình, không nắm chắc quy trình và nguyên tắc giải quyết từng công việc cụ thể.
Nói tóm lại, chất lượng mà cụ thể ở đây là cơ cấu độ tuổi, mặt bằng chung về trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phường hiện nay vãn chưa đáp ứng được những yêu cầu mới trong tình hình phát triển mới của quận, thành phố cũng như cả nước .Đây không chỉ là
vấn đề của quận Ba Đình,quận Cầu Giấy hay thành phố Hà Nội mà là vấn đề chung của cả nước vì theo một đề tài khoa học cấp nhà nước về hệ thống chính trị cơ sở thì vấn đề lớn nhất tạo nên những khó khăn vướng mắc cho hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở hiện nay là trình độ , năng lực của cán bộ còn nhiều hạn chế ( Tỷ lệ xác nhận hiện tượng này là 90,9 % trong kết quả điều tra cán bộ cơ sở các tỉnh thành trong cả nước ). Do vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường hiện nay đang là một vấn đề bức xúc đáng được quan tâm.
Đánh giá của quần chúng nhân dân về đội ngũ cán bộ, công chức phường.
Quán triệt quan điểm của chủ nghiã Mác - Lênin " Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng ", từ ngày ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ chặt chẽ vơi quần chúng và coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng. Tổng kết kinh nghiệm những năm qua, Đảng chỉ rõ : những thành công cũng như những sai lầm, khuyết điểm đều có liên quan chặt chẽ với việc có tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân hay không. Để thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải bảo đảm cho quần chúng có quyền hạn và nghĩa vụ " Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra " Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là một chủ trương tiếp tục cụ thể hoá phương châm trên. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của việc thực hiện quy chế này là sự thay đổi phương thức và lề lối làm việc của chính quyền cơ sở theo hướng dân chủ hoá, công khai hoá. Thông qua đó quần chúng nhân dân có thể nắm được các hoạt động, công việc liên quan đến lợi ích của mình,giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền nhằm đảm bảo cho chính quyền hoạt động có hiệu quả hơn.
Như đã trình bày trong phần khái niệm quản lý, mô hình hoạt động quản lý bao gồm chủ thể và đối tượng quản lý thông qua mối liên hệ trực tiếp là những hoạt động, những lệnh quản lý từ phía chủ thể. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có mối liên hệ ngược hay còn gọi là thông tin phản hồi. Đây là những phản ứng, những tác động trở lại của đối tượng quản lý đối với chủ thể quản lý. Thông qua những thông tin phản hồi này, chủ thể quản lý có thể thấy được hiệu quả của những tác động của mình đến đối tượng quản lý, trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động quản lý sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn.
Có nhiều tiêu chí để nhìn nhận hiệu quả quản lý trong đó đánh giá của bản thân đối tượng quản lý về hoạt động của chủ thể quản lý là một tiêu chí quan trọng, tương đối khách quan và chính xác. Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường cũng là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý, do đó những đánh giá của quần chúng nhân dân về chất lượng của đội ngũ này cũng hết sức quan trọng, thông qua đó chúng ta sẽ có một cái nhìn khách quan về hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phường. Bên cạnh đó, những tiêu chí đánh giá về độ tuổi, trình độ học vấn cũng như các trình độ được đào tạo khác chưa thể phản ánh đầy đủ và khách quan chất lượng của đội ngũ cán bộ, công cứch. Trình độ và năng lực là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, trình độ có thể cao nhưng chưa chắc năng lực đã tốt. Vì thế, muốn đánh giá chính xác và khách quan chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường, không thể chỉ căn cứ vào tiêu chí trình độ đào tạo mà còn phải dựa trên cơ sở năng lực thực tế thể hiện qua đánh giá của quần chúng nhân dân.
Để yêu cầu quần chúng nhân dân đánh giá chung về hoạt động của chính quyền phường hiện nay, đề tài đã đưa ra câu hỏi " Theo ông /bà, hiện nay hoạt động của chính quyền phường ở địa phương ông /bà có những vướng mắc nào sau đây ", kết quả thu được như sau :
Bảng 7 : Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của chính quyền cấp phường
STT
Vấn đề
Số lượng
%
1
Trình độ, năng lực của cán bộ phường còn hạn chế
273
91
2
Điều kiện làm việc của chính quyền phường còn thiếu thốn
231
77
3
Cách thức tổ chức và điều hành của chính quyền phường còn thiếu thống nhất, chưa hợp lý
169
56.3
4
Một số cán bộ hoạt động chưa tích cực, chưa sâu sát quần chúng
174
58
5
Có nhiều vụ việc chưa được xử lý
133
44.3
6
Có một số vụ việc xử lý sai hoặc chưa thoả đáng
92
30.7
7
ý kiến khác
20
6.7
Trong 6 phương án nêu trên chỉ có phương án 2 là vướng mắc thuộc về lý do khách quan, còn lại là lý do chủ quan. Tỷ lệ lựa chọn các phương án đều cao hoặc khá cao ( từ 30 đến hơn 90 % ) chứng tỏ người dân đánh giá rằng hoạt động của chính quyền cấp phường hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập dù là bắt nguồn từ khó khăn chủ quan hay khách quan. ở đây chúng ta chỉ nói
đến các vấn đề về đội ngũ cán bộ, công chức nên tạm thời không đề cập đến các khía cạnh khác trong những vướng mắc của chính quyền phường. Trong 6 phương án được nêu có hai phương án là 1 và 4 là đề cập trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường. Và như chúng ta thấy, phương án 1 " Trình độ, năng lực của cán bộ cơ sở còn hạn chế " là phương án được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất ( 91 % ), áp đảo so với tất cả các phương án còn lại. Bên cạnh đó, phương án 4 " Một số cán bộ hoạt động chưa tích cực, chưa sâu sát quần chúng " cũng được lựa chọn với tỷ lệ tương đối cao ( 58 % ). Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay thực sự đang là một vấn đề bức xúc, bản thân quần chúng nhân dân - những đối tượng quản lý của những chủ thể quản lý này - cũng nhận thấy rất rõ điều đó, họ coi thực trạng yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay là một trở ngại cơ bản cho hoạt động của chính quyền phường, trở ngại lớn hơn bất cứ một trở ngại nào khác.
Với câu hỏi " Theo ông / bà , để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người cán bộ phường cần có những điều kiện nào sau đây " , kết quả thu được như sau :
Bảng 8 : Những điều kiện cần thiết đối với người cán bộ, công chức phường
STT
Điều kiện
Số lượng
%
1
Có trình độ học vấn cao
237
79
2
Có kiến thức cơ bản về quản lý
266
88.7
3
Được học về cách tiến hành xử lý công việc và ứng xử với dân
216
72
4
Có hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực công tác
234
78
5
Thường xuyên được phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính quyền các cấp
248
82.7
6
ý kiến khác
18
6
Bảng 8 cho thấy quần chúng nhân dân có một đòi hỏi khá cao đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường, họ đòi hỏi đội ngũ này phải có được rất nhiều những kiến thức nền tảng cho hoat động quản lý của họ, từ trình độ học vấn, kiến thức quản lý, hiểu biết về pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết và cả cách ứng xử với dân sao cho phù hợp. Mọi phương án trả lời đều được lựa chọn với tỷ lệ cao đã chứng minh cho điều này. Đây không phải là đòi hỏi quá cao hoặc phi thực tế mà là những yêu cầu rất hợp lý xuất phát từ thực tiễn công việc.
Bảng 7 mới chỉ yêu cầu những đánh giá chung về tình hình hoạt động của chính quyền phường, bảng số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta thấy những đánh giá của quần chúng nhân dân về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay. Với câu hỏi " Tình hình hoạt động của cán bộ phường ở địa phương ông / bà hiện nay như thế nào ? " cùng 5 phương án đánh giá theo mức độ tiêu cực tăng dần, ta có kết quả như sau :
Bảng 9 : Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phường
STT
Nhận xét
Số lượng
%
1
Nói chung là tốt
50
16.7
2
Có một số hạn chế nhưng có thể khắc phục được
127
42.3
3
Có một số mặt hoạt động tốt nhưng còn nhiều biểu hiện lệch lạc cần chấn chỉnh
43
14.3
4
Chưa tốt lắm, còn nhiều hạn chế khó khắc phục
30
10
5
Hoạt động kém hiệu quả, cần có sự thay đổi
9
3
Chỉ có gần 20 % số người được hỏi cho rằng đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay hoạt động tương đối có hiệu quả. Phương án được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất là " Có một số hạn chế nhưng có thể khắc phục được ". Như vậy, một bộ phận lớn quần chúng nhân dân trên địa bàn đã đánh giá rằng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay chưa thực sự tốt, tuy nhiên họ vẫn tin đó là những hạn chế chưa lớn và vẫn có thể sửa chữa, khắc phục. Tỷ lệ lựa chọn phương án 3 là hơn 20 %, phương án 4 là hơn 15 %. Tuy mức độ dánh giá của hai phương án này khác nhau nhưng đều là đánh giá tiêu cực đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức. Điều đó có nghĩa là gần 40 % quần chúng nhân dân cho rằng công tác quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay còn nhiều hạn chế, hoạt động còn kém hiệu quả. Phương án cuối cùng là phương án đánh giá thấp nhất đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường và có tỷ lệ lựa chọn là gần 5 %.
Như vậy, tổng hợp tất cả các con số nêu trên chúng ta có thể kết luận rằng về cơ bản hiện nay hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường chưa được nhân dân đánh giá tốt. Tuy những đánh giá không quá tiêu cực nhưng nhìn chung hầu hết quần chúng nhân dân đều cho rằng đội ngũ này hoạt động còn kém hiệu quả, còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Bảng 10 : Những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường
STT
Biện pháp
Số lượng
%
1
Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ
252
84
2
Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ
244
81.3
3
Tạo điều kiện cho cán bộ đi học để có bằng cấp cao hơn
132
44
4
Cần bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ
231
77
5
Cần bổ sung một số cán bộ có trình độ học vấn và hiểu biết cao
182
60.7
6
Cần bổ sung một số cán bộ có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý
161
53.7
7
Cần bổ sung một số cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt
168
56
8
ý kiến khác
16
5.3
Cả bảy phương án về các biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được nêu ra đều được lựa chọn với tỷ lệ cao hoặc tương đối cao, tuy nhiên so sánh giữa các phương án ta cũng thấy có sự phân biệt đáng kể.
Ba phương án được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất là 1, 2 và 4. Điều này cho thấy quần chúng nhân dân nhận thức rằng đối với công tác quản lý của cán bộ, công chức phường, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý là hết sức cần thiết, bên cạnh đó sức trẻ cũng là một điều kiện quan trọng, do vậy muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phường này, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , trình độ, năng lực quản lý cho họ cũng như cần trẻ hoá đội ngũ bằng việc bổ sung lớp cán bộ trẻ.
Ba phương án 5, 6, 7 cũng được lựa chọn với tỷ lệ tương đối cao. Đối với phương án 5 và 6, tỷ lệ lực chọn không cao bằng phương án 1 và 2, nói lên rằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý là cần thiết đối với mỗi cán bộ, công chức, không thể vì có sự bổ sung một đội ngũ mới có trình độ cao mà đội ngũ cũ không cần học tập nâng cao trình độ, hơn nữa đây hoàn toàn là yếu tố có thể đào tạo và đào tạo lại, do đó thay vì bổ sung từ một nguồn nào đó một đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao, cần đào tạo nâng cao trình độ cho bản thân đội ngũ đương chức để giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ này một cách thực sự.
Phương án được lựa chọn ít nhất là phương án 3 " Được đi học để có bằng cấp cao hơn ". Điều đó có nghĩa là quần chúng nhân dân hiểu được rằng chỉ có bằng cấp thôi thì chưa đủ, yêu cầu thực tế ở đây là phải có năng lực, có trình độ thực sự, bằng cấp là yêu cầu chính đáng nhưng không phải chỉ mang tính hình thức mà phải được trải nghiệm, đánh giá qua thực tế hoạt động.
Tóm lại, 4 bảng số liệu nêu trên đã cho ta thấy những đánh giá cơ bản của quần chúng nhân dân về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay. Nhìn chung, hoạt động quản lý của đội ngũ này chưa được đánh giá cao, quần chúng nhân dân còn có nhiều đòi hỏi thiết thực, chính đáng đối với họ, đòi hỏi họ phải nâng cao hơn nữa năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường kiến thức quản lý và kinh nghiệm ứng xử với dân cũng như cần bổ sung một đội ngũ cán bộ, công chức trẻ để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Những đánh giá này giúp chúng ta một lần nữa khẳng định rằng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay còn đang là một vấn đề đáng lo ngại của nền hành chính nhà nước.
So sánh chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường của hai quận Cầu Giấy và Ba Đình
Cùng với tiến trình đổi mới chung của cả nước, trong những năm qua thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện hàng loạt các biện pháp cải cách công tác quản lý hành chính nhà nước. Nội dung của công tác đó bao gồm các biện pháp về cải cách thủ tục hành chính, cải cách các thể chế quản lý hành chính, đổi mới tổ chức bộ máy, sắp xếp lại cơ cấu kinh tế - xã hội, trong đó có việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính của thành phố và các quận huyện cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và trình độ, năng lực quản lý của chính quyền các cấp. Cụ thể là thành phố đã thành lập các quận hành chính mới trên cơ sở sát nhập một phần diện tích và dân số của các quận cũ hoặc các huyện ven đô. Từ năm 1997, thành phố Hà Nội không chỉ có 4 quận nội thành như trước đây mà con số này đã tăng lên thành 7 quận ( các quận mới là Tây Hồ, Thanh Xuân và Cầu Giấy được thành lập lần lượt vào các năm 1995, 1996, 1997 ). Các quận mới ra đời đều góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển chung của cả thành phố trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự ra đời của các quận mới cũng làm nảy sinh không ít khó khăn cho chính quyền các cấp trong hoạt động quản lý đời sống xã hội. Bên cạnh đó còn nảy sinh sự khác biệt giữa quận cũ và quận mới, tạo nên sự chênh lệch đáng kể giữa các quận. Đôi khi những chênh lệch này lại là nguyên nhân của những trở ngại cho sự phát triển kinh tế xã hội của quận.
Ba Đình là một trong 4 quận cũ của thành phố Hà Nội, đã tồn tại với tư cách quận được 21 năm. Đây được coi là một quận trung tâm của thủ đô, đặc biệt là về lĩnh vực hành chính, chính trị, văn hoá.
Cầu Giấy là quận non trẻ nhất, được thành lập sau cùng vào năm 1997. Đây cũng là quận có đặc điểm rất riêng biệt, khác hẳn với các quận khác vì được hình thành hoàn toàn trên cơ sở sát nhập các thị trấn và các xã ven đô.
Với những đặc điểm hết sức đặc trưng của hai quận nêu trên, Ba Đình và Cầu Giấy là sự lựa chọn thích hợp làm đại diện cho hai loại quận cũ và mới của thành phố Hà Nội để đề tài tiến hành so sánh chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường như một khía cạnh nhỏ trong sự khác biệt giữa các quận.
Để so sánh chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường của hai quận Ba Đình và Cầu Giấy, đề tài cũng tiến hành xem xét trên các tiêu chí độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị.
Xét về độ tuổi, biểu đồ trên cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường của hai quận, độ tuổi hầu như san đều cho các khoảng, trong đó có sự nhỉnh hơn ở khoảng tuổi từ 40 - 50 và nếu xét gộp khoảng tuổi từ 30 - 50 là độ tuổi lao động sung sức thì cơ cấu lứa tuổi của cả hai quận đều tập trung vào khoảng này. Tuy nhiên, nếu xem xét kĩ lưỡng sẽ thấy quận Cầu Giấy nhỉnh hơn ở hai độ tuổi sau ( từ 40 trở lên ) còn quận Ba Đình lại nhỉnh hơn ở hai độ tuổi trước ( dưới 40 ). Do vậy, có thể kết luận rằng độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình sẽ thấp hơn so với quận Cầu Giấy nhưng khoảng cách là không quá xa.
Đối với tiêu chí trình độ học vấn, biểu đồ trên đã cho ta thấy một sự khác biệt đáng kể giữa hai quận. Trong khi quận Ba Đình có số lượng cán bộ, công chức có trình độ đại học hoặc trên đại học khá cao ( 58,6 % ) thì số lượng này ở quận Cầu Giấy chỉ là 34,3 % ( chỉ hơn một nửa ). Mặt khác, quận Cầu Giấy lại có một tỷ lệ rất lớn cán bộ, công chức mới chỉ tốt nghiệp cấp III ( 61,4 % ) gấp hơn 1,5 lần so với tỷ lệ này của quận Ba Đình ( 39,5 % ). Chỉ có số lượng cán bộ, công chức chưa tốt nghiệp cấp III của hai quận là gần tương đương nhau và với số lượng không lớn.
Như vậy, với những con số trên, ta có thể kết luận rằng mặt bằng chung về trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình cao hơn tương đối so với đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Cầu Giấy.
Biểu đồ so sánh trình độ đào tạo về quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc hai quận Ba Đình và Cầu Giấy cho ta thấy một sự chênh lệch rất lớn giữa hai quận. Con số cán bộ, công chức chính quyền phường của quận Cầu Giấy chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước cao gấp 3 lần so với con số này của quận Ba Đình. Đây thực sự là một sự khác biệt quá rõ ràng trong chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường của hai quận. Quận Cầu Giấy chỉ cao hơn đáng kể ở số lượng cán bộ, công chức chưa qua đào tạo, còn ở mọi trình độ đào tạo còn lại từ sơ cấp, trung cấp đến cử nhân quận này đều có tỷ lệ nhỏ hơn và nhỏ hơn nhiều so với quận Ba Đình. Điều này rõ ràng đã nói lên rằng mặt bằng chung về trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường quận Cầu Giấy thấp hơn nhiều so với đội ngũ cán bộ, công chức phường của quận Ba Đình.
Xét về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường, tuy độ chênh lệch đã giảm tương đối so với trình độ quản lý nhà nước, các con số giữa hai quận vẫn có sự khác biệt đáng kể. Biểu đồ trên cho thấy số lượng cán bộ, công chức chính quyền phường chưa qua đào tạo về lý luận chính trị của quận Cầu Giấy vẫn cao hơn gần hai lần so với quận Ba Đình. ở hai mức trình độ đào tạo sơ cấp và cử nhân, tình hình vẫn không có gì thay đổi trong tương quan với biểu đồ so sánh về trình độ quản lý nhà nước ( nghĩa là quận Ba Đình vẫn cao hơn đáng kể ở cả hai mức độ đào tạo). Nhưng có một sự thay đổi ở trình độ trung cấp về lý luận chính trị bởi con số này của quận Cầu Giấy lại cao hơn tương đối so với quận Ba Đình. Tuy nhiên, sự khác biệt này vẫn không thể làm thay đổi cục diện tương quan so sánh giữa hai bên, cho dù có số lượng cán bộ,công chức được đào tạo ở trình độ trung cấp nhiều hơn so với quận Ba Đình, quận Cầu Giấy vẫn có mặt bằng chung về trình độ lý luận chính trị thấp hơn bởi quận có số lượng cán bộ, công chức chưa qua đào tạo quá lớn và số lượng qua đào tạo sơ cấp hoặc cử nhân quá nhỏ.
Nói tóm lại, xét về độ tuổi trung bình giữa đội ngũ cán bộ, công chức phường của hai quận Ba Đình và Cầu Giấy không có sự chênh lệch đáng kể, tuy nhiên ta vẫn có thể nói rằng đội ngũ cán bộ, công chức của quận Ba Đình có độ tuổi trẻ hơn. Xét về mặt bằng chung trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị thì quận Ba Đình luôn vượt hơn quận Cầu Giấy trong mọi tiêu chí. Điều đó có nghĩa là tổng hợp mọi dữ liệu nêu trên ta có thể đi đến kết luận rằng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường của quận Ba Đình về cơ bản là tốt hơn đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường của quận Cầu Giấy.
Để có thể đi đến khẳng định hoặc phủ nhận giả thuyết nghiên cứu một cách khoa học, chúng ta sẽ xem xét thêm về chất lượng đội ngũ cán bộ tổ dân phố của hai quận để có thể tin tưởng hơn vào các kết luận của đề tài.
Trong thực tế, đội ngũ cán bộ, công chức mà chúng ta vẫn đề cập trong đề tài từ đầu tới giờ là những cán bộ công nhân viên làm việc trong bộ máy của Uỷ ban nhân dân phường. Tổ dân phố là một cơ quan giúp việc cho UBND phường và cũng được coi là một bộ phận của chính quyền phường. Chính vì thế, tuy đội ngũ cán bộ tổ dân phố không nằm trong biên chế nhà nước nhưng ở một khía cạnh nào đó vẫn có thể được coi là cán bộ của phường. Xem xét thêm chất lượng của đội ngũ này sẽ góp phần làm kết luận của đề tài trở nên thực sự chính xác, tránh được sự vội vàng hoặc phiến diện.
Tương quan giữa hai quận Ba Đình và Cầu Giấy về chất lượng đội ngũ cán bộ tổ dân phố được thể hiện qua các biểu đồ sau :
Biểu đồ trên cho ta một cái nhìn trực quan về tương quan độ tuổi giữa đội ngũ cán bộ tổ dân phố của hai quận. Cũng như biểu đồ so sánh độ tuổi của đội ngũ cán bộ công chức, biểu đồ này không có sự chênh lệch đáng kể, cán bộ tổ dân phố của cả hai quận đều tập trung vào độ tuổi trên 50, độ tuổi từ 40 -50 chiếm khoảng một phần ba, độ tuổi từ 30 - 40 chiếm tỷ lệ rất ít còn độ tuổi dưới 30 thì hầu như không đáng kể. Về cơ bản ta có thể kết luận rằng độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ tổ dân phố của hai quận là tương đương nhau.
Lại một lần nữa chúng ta thấy sự chênh lệch không đáng kể trong các con số của hai quận. Lần này, khác với biểu đồ so sánh đội ngũ cán bộ, công chức, trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ tổ dân phố của hai quận tỏ ra không chênh lệch quá lớn , tuy ở mỗi con số đều có sự khác biệt nhưng chỉ là những khác biệt nhỏ. Tỷ lệ cao nhất là cán bộ tổ dân phố có trình độ trung học phổ thông, số cán bộ tổ dân phố tốt nghiệp phổ thông cơ sở và đại học, trên đại học chiếm tỷ lệ trung bình và số chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở chiếm tỷ lệ nhỏ. Tóm lại, mặt bằng chung về trình độ học vấn của cán bộ tổ dân phố ở hai quận Ba Đình và Cầu Giấy là tương đối đồng đều.
Biểu đồ trên lại cho ta thấy một sự chênh lệch đáng kể giữa hai quận theo đúng xu hướng đã diễn ra trong biểu đồ so sánh trình độ đào tạo về quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ công chức phường, quận Ba Đình lại tiếp tục có lợi thế hơn quận Cầu Giấy vì có số người chưa qua đào tạo ít hơn và số người được đào tạo ở mọi trình độ đều cao hơn. Cụ thể là quận Cầu Giấy có số lượng cán bộ tổ dân phố chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước cao hơn hai lần so với quận Ba Đình. Trong khi đó, ở các mức độ đào tạo còn lại từ sơ cấp, trung cấp đến cử nhân quận Ba Đình đều có tỷ lệ cao hơn khoảng hai lần so với quận Cầu Giấy. Do đó, ta có thể kết luận rằng mặt bằng chung về trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ tổ dân phố của quận Ba Đình cao hơn tương đối so với quận Cầu Giấy.
Một lần nữa tình hình đã lặp lại đối với biểu đồ so sánh trình độ lý luận chính trị, tuy sự chênh lệch đã giảm so với biểu đồ so sánh trình độ quản lý nhà nước nhưng vẫn tồn tại những khác biệt đáng kể theo hướng chất lượng cao hơn thuộc về đội ngũ cán bộ tổ dân phố quận Ba Đình, quận Cầu Giấy lại có tỷ lệ cao hơn hẳn ở tiêu chí chưa qua đào tạo và thấp hơn ở các tiêu chí còn lại so với quận Ba Đình. Điều đó có nghĩa là mặt bằng chung về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ tổ dân phố quận Ba Đình cũng cao hơn quận Cầu Giấy.
Như vậy, với những biểu đồ nêu trên ta thấy rằng tuy có sự cân bằng tương đối về độ tuổi và trình độ học vấn nhưng đội ngũ cán bộ tổ dân phố của quận Cầu Giấy vẫn thua kém quận Ba Đình trong mặt bằng chung về trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị. Do đó, ta vẫn có thể kết luận rằng chất lượng đội ngũ cán bộ tổ dân phố của quận Ba Đình cao hơn quận Cầu Giấy .
Nói tóm lại, thông qua tất cả các số liệu và phân tích về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường và đội ngũ cán bộ tổ dân phố của hai quận Ba Đình và Cầu Giấy, đề tài có thể đi đến kết luận rằng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp phường của quận Ba Đình cao hơn so với quận Cầu Giấy.
Điều đó có nghĩa là có thể nhận định rằng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường của các quận cũ tốt hơn so với các quận mới thành lập. Đây là một kết luận có thể coi là bất ngờ và hoàn toàn đi ngược với giả thuyết. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ, công chức làm việc tại Phòng Tổ chức chính quyền quận Ba Đình và Văn phòng Thành Uỷ Hà Nội về vấn đề nghiên cứu. Khi được yêu cầu dự đoán tương quan chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường của các quận mới và cũ, các câu trả lời đều cho rằng các quận mới có thể sẽ có nhiều lợi thế hơn trong cơ cấu tổ chức vì " hình thành sau nên có nhiều cái có thể rút kinh nghiệm " ( Nam, 46 tuổi, chuyên viên chính Phòng Tổ chức chính quyền ) và " quận mới thì sẽ có nhiều cái mới, đặc biệt là đội ngũ nhân sự, tuyển mới thì sẽ được trẻ hoá, sẽ được đào tạo nhiều...." ( Nữ, 47 tuổi, cán bộ Văn phòng Thành uỷ ). Tuy nhiên, câu trả lời, như chúng ta đã thấy, lại hoàn toàn đi ngược với giả thuyết.
Tuy có một kết luận tương đối bất ngờ nhưng đề tài không bế tắc trong việc tìm hiểu nguyên nhân của kết luận đó. Việc chuyển đổi huyện thành quận, xã thành phường không đơn giản chỉ là sự thay đổi tên gọi của chúng mà là vấn đề quan trọng về mặt tổ chức, phát triển và quản lý đô thị. Qua tìm hiểu cơ cấu nhân sự chính quyền phường của quận Cầu Giấy và phỏng vấn sâu các cán bộ, công chức phòng tổ chức chính quyền và uỷ ban nhân dân quận, đề tài được biết rằng quận Cầu Giấy được thành lập từ các xã và thị trấn của Huyện Từ Liêm và đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay hầu hết là các cán bộ cũ của các xã và thị trấn đó. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến cho chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của quận mới Cầu Giấy thấp hơn so với quận cũ Ba Đình. Vấn đề quan trọng ở đây là việc quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt. Xã là địa bàn nông thôn, có nghĩa là một xã hội nông nghiệp, một cộng đồng làng xã với lối sống nông thôn theo lệ làng, mang tính làng xã , gia trưởng có phần bảo thủ, trì trệ. Do đó, việc đổi mới lối sống, lối sinh hoạt hay đổi mới cơ cấu nhân sự đều không mấy dễ dàng. Chính vì thế, trong công tác quy hoạch, tuyển dụng cán bộ cho đơn vị hành chính mới, việc sử dụng lại " người cũ ", người của địa phương là rất phổ biến. Lấy ví dụ về vị trí công an của chính quyền địa phương. ở xã chỉ có một người công an xã chăm lo những vấn đề chung về an ninh, hộ tịch, hộ khẩu, trật tự trị an kể cả công tác bảo vệ nội bộ nhân dân. Khi thành phường sẽ có một đồn công an với một lực lượng công an chuyên trách, được đào tạo chính quy. Đó là một thay đổi lớn. Nếu vì tâm lý khó chấp nhận những người ở nơi khác đến làm việc trên địa bàn như tâm lý vốn có của người dân làng xã mà không có sự chuẩn bị kĩ về lực lượng nhân sự tham gia quản lý một địa bàn đô thị mới sẽ gây nên những khó khăn rất lớn cho công tác quản lý.
Xã, thị trấn và phường cùng là cấp chính quyền cơ sở trong cơ cấu chính quyền 4 cấp ở nước ta. Nhưng do địa bàn quản lý khác nhau nên tổ chức và hoạt động giữa các cấp chính quyền này cũng không giống nhau. Nếu xã là đơn vị hành chính - lãnh thổ, có tính độc lập tương đối về phát triển kinh tế - xã hội thì phường, với tư cách là một bộ phận của đô thị, không có tính độc lập và rạch ròi về lãnh thổ và các hoạt động kinh tế - xã hội. Theo quy định của pháp luật thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền phường, xã , thị trấn là như nhau nhưng trên thực tế cũng có đôi chút khác biệt, chính quyền xã, thị trấn dường như có nhiều thẩm quyền, chức năng hơn so với chính quyền phường bởi " địa bàn của phường cũng là địa bàn của quận nên đôi khi chồng chéo hoặc phạm vi quản lý của phường bị thu hẹp, xã được nhiều quyền quản lý một cách thực sự hơn " ( nam, 46 tuổi, chuyên viên chính phòng Tổ chức chính quyền ), phân cấp về nhiệm vụ , quyền hạn giữa chính quyền quận và phường ở đô thị chưa rạch ròi, hợp lý, cấp nào cũng có chức năng quản lý trên mọi lĩnh vực nhưng từng cấp quản lý cái gì , mức độ thẩm quyền đến đâu lại chưa được phân định cụ thể. Chính vì thế mà vai trò của chính quyền cấp phường đôi khi rất hạn chế vì sợ vượt cấp, " lấn sân ". Tuy nhiên, địa bàn quản lý của phường lại có nhiều vấn đề đa dạng và phức tạp , trình độ dân trí chung lại cao đòi hỏi người cán bộ, công chức phường phải có một năng lực, trình độ nhất định để có thể thích nghi được với địa bàn và hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý. Đội ngũ cán bộ, công chức phường thường được đào tạo về chuyên môn từ các trường đại học, cao đẳng, được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, kĩ năng hành chính, lại có nhiều lợi thế hơn cán bộ xã về sự năng động, tiếp cận nhanh với chính sách, pháp luật, các thông tin trong và ngoài nước, giúp cho việc xử lý các tình huống, vụ việc có hiệu quả hơn. Do đó, mặt bằng chung về trình độ của cán bộ, công chức phường cao hơn cán bộ, công chức xã ( dù là những xã ven đô, thậm chí xã của thủ đô ) là một điều tất yếu.
Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc quận Cầu Giấy trưởng thành từ chính quyền cấp xã, thị trấn chắc chắn sẽ có những hạn chế nhất định về trình độ, năng lực, thói quen ( do đặc trưng các vấn đề của địa bàn quản lý ) khi tiến hành quản lý địa phương mình theo một cơ chế hành chính mới.
Như vậy, tình trạng " bình mới rượu cũ " của bộ máy nhân sự chính quyền cấp phường thuộc quận Cầu Giấy chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng yếu kém về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận này. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn tiếp tục làm công tác quản lý chính quyền cấp phường khi có sự thay đổi về cơ chế hành chính của quận Cầu Giấy là điều không thể tránh khỏi bởi dễ dàng hiểu được rằng chúng ta không thể trong chốc lát tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ cán bộ, công chức mới, hơn nữa đội ngũ nhân sự cũ cũng không thể bị loại bỏ, thay thế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là phải làm thế nào để đội ngũ cán bộ, công chức này có thể thích nghi được với những công việc mới, nhiệm vụ mới. Đây không chỉ là vấn đề của riêng quận Cầu Giấy mà cũng là vấn đề của các quận mới khác và của cả thành phố Hà Nội.
Bên cạnh nguyên nhân cơ bản và cũng là nguyên nhân chủ quan nói trên, thực trạng yếu kém của đọi ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường của quận Cầu Giấy còn được quy định bởi một số nguyên nhân khác mang tính khách quan.
Thứ nhất, đô thị là địa bàn tập trung đông dân cư, đặc biệt là nhóm dân cư có trình độ học vấn cao, được đào tạo chính quy và chuyên sâu về nhiều ngành nghề. Do đó, việc lựa chọn trong số đông ấy những người thích hợp với vị trí công tác ở chính quyền cấp phường sẽ không mấy khó khăn, khả năng lựa chọn được những người có trình độ và năng lực là tương đối lớn. Trong khi đó, xã lại là địa bàn nông thôn, có mặt bằng chung về trình độ học vấn cũng như các đòi hỏi khác về chuyên môn nghiệp vụ và điều kiện đào tạo không cao, số lượng người có năng lực và trình độ cao không nhiều, xác suất lựa chọn sẽ thấp. Ngay cả khi đã trở thành phường, trải qua quá trình đô thị hoá mạnh, rất nhiều cư dân đô thị ở các nơi tới cư trú thì đó cũng chỉ là biểu hiện của quá trình dãn dân , cư dân mới đến cư trú trên địa bàn chưa thể quen và tham gia ngay vào đời sống chung và những hoạt động quản lý của địa phương mới.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở đô thị có những đặc trưng riêng mang tính tích cực. Một trong số đó là nguồn gốc hình thành đội ngũ này. Như đã trình bày, đội ngũ cán bộ, công chức phường hầu hết là cán bộ của địa phương, trưởng thành từ phong trào của địa phương, từ bộ đội xuất ngũ, cán bộ hưu trí. Họ đã hoàn thành song nghĩa vụ của mình ở một lĩnh vực công tác nhất định và sau đó tiếp tục được công tác tại chính quyền phường. Do đó, họ là những người đã được đào tạo chính quy, chuyên sâu về một ngành nghề chuyên môn nào đó, họ có kinh nghiệm quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, những kiến thức kinh nghiệm cũng như những trình độ đào tạo mà họ đã trải qua là những yếu tố quan trọng giúp họ hoàn thành tốt công tác quản lý của mình.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực tế là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận mới Cầu Giấy chưa thực sự cao, còn thua kém quận cũ Ba Đình trên các tiêu chí so sánh chung về các trình độ đào tạo. Những minh chứng nêu trên cho chúng ta thấy rằng khi quyết định mô hình tổ chức của một đơn vị hành chính, áp dụng một mô hình hành chính cụ thể đối với một địa bàn dân cư, nhất là khi có sự chuyển đổi mô hình hành chính ngoài việc dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phân loại các địa bàn, không thể không tính đến các tiêu chuẩn để chuyển đổi từ cấp nông thôn ( huyện - xã ) thành cấp thành thị ( quận - phường ), không thể bỏ qua những yêu cầu, điều kiện nhiều mặt về kinh tế - xã hội, dân cư kể cả những đặc điểm địa lý đất đai, lối sống và xu hướng nghề nghiệp của các cộng đồng dân cư.
kết luận và khuyến nghị
kết luận
Bất cứ một nhà nước nào cũng cần xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức hành chính. Đội ngũ đó phải bao gồm những người có năng lực quản lý, có trình độ học vấn và chuyên môn cao, trong sạch, nghiêm túc, hết lòng vì bổn phận của mình. Thiếu một đội ngũ như vậy, kỉ cương nhà nước sẽ bị buông lỏng, xã hội sẽ lộn xộn và nhà nước khó lòng thực hiện được chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội của mình.
Chính quyền cấp phường là cấp gần dân, tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với dân, là cấp tổ chức đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống, đồng thời thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý chính trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, phần lớn các hoạt động quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ của chính quyền cấp này đều có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhiều mặt của người dân ở đô thị.
Trên thực tế, nhiều năm nay, nhất là trong những năm đổi mới nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, chính quyền cấp phường đã tỏ rõ sự yếu kém, đuối sức trong hoạt động quản lý, điều hành, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính giảm sút. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chất lượng yếu kém của đội ngũ cán bộ công chức chính quyền phường.
Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường hiện nay, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây :
Nhìn chung, các phường đã chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, kinh phí cho hoạt động đào tạo được đầu tư thường xuyên. Đa số cán bộ, công chức trưởng thành từ các hoạt động phong trào của địa phương, nhiệt tình với công việc, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết vận dụng các kinh nghiệm để giải quyết, xử lý công việc. Một số cán bộ, công chức có ý thức học tập nâng cao trình độ học vấn , chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị.
Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức phường còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế:
Đa số cán bộ, công chức đã lớn tuổi nên việc nỗ lực học tập nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ có phần hạn chế; không có điều kiện bám sát thực tiễn để hiểu sâu các diễn biến phức tạp trên địa bàn; trong thi hành công vụ đôi khi quá lạm dụng những kiến thức kinh nghiệm nên trở nên bảo thủ, chủ quan, áp đặt. Mặt khác, do tuổi cao nên sức khoẻ hạn chế, không có được tính nhanh nhậy trong công tác.
Đội ngũ cán bộ, công chức trẻ còn ít nên gây khó khăn cho việc tạo nguồn cán bộ kế cận dẫn đến tình trạng lúng túng, chắp vá trong quy hoạch cán bộ.
Năng lực xử lý công việc của đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, đặc biệt là thiếu những hiểu biết nhất định về quản lý hành chính nhà nước và lý luận chính trị vì số đông chưa được đào tạo.
Trình độ, năng lực, độ tuổi cán bộ, công chức giữa các phường chưa đồng đều nên làm giảm hiệu quả chỉ đạo, điều hành của cấp trên. Số lượng cán bộ, công chức có trình độ đại học còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường có ảnh hưởng lớn mang tính quyết định đối với công tác quản lý nhà nước của chính quyền. Do vậy, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao , có phẩm chất tốt và có năng lực là một nhiệm vụ cấp bách và cơ bản của hệ thống chính quyền nước ta hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay và các giai đoạn tiếp theo.
khuyến nghị
Trên cơ sở những nhận định trên về chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức phường và tác động của nó tới hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp này, đề tài đưa ra một số giải pháp về công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức nhằm góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân sự cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp phường các quận ở thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đội ngũ cán bộ, công chức phường của chúng ta được hình thành từ nhiều nguồn song nhìn chung ít được đào tạo từ hệ thống trường hành chính và trường luật, do đó khi thực thi công vụ còn có rất nhiều sai sót, không bảo đảm được yêu cầu của một nền hành chính chính quy. Để khắc phục tình trạng đó, trong những năm trước mắt, cần coi trọng công tác bồi dưỡng ngắn hạn các kiến thức cơ bản về pháp luật, quản lý nhà nước và lý luận chính trị cho đội ngũ đương chức đó.
Song song với cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính chính quy cần đào tạo đội ngũ công chức hành chính nhà nứoc chính quy. Nếu xem công chức là một nghề nghiệp chuyên môn thì tất yếu phải đào tạo một cách chính quy. Đội ngũ cán bộ, công chức phường cũng vậy. Việc đào tạo công chức hành chính có đặc thù khác với việc đào tạo của các trường đại học. Nó đòi hỏi phải rất xem trọng thực hành. Phải lựa chọn từ các trường đại học những sinh viên giỏi, những công chức trẻ có năng khiếu quản lý nhà nước để đào tạo.
Cải tiến chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức phường, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cần có những quy định, tiêu chuẩn cụ thể đối với đội ngũ cán bộ, công chức về độ tuổi, trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là đối với những vị trí lãnh đạo chủ chốt hoặc những chức danh chuyên môn của chính quyền phường.
Đối với những quận mới thành lập, cần có những biện pháp hữu hiệu để giúp đội ngũ cán bộ, công chức mới sớm thích nghi với nhiệm vụ công tác mới như tổ chức các kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức, phổ biến kiến thức về tình hình của địa bàn mới và bồi dưỡng nâng cao trình độ những nghiệp vụ công tác cần cho nhiệm vụ mới.
tài liệu tham khảo
Bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
PGS, PTS Trần Ngọc Đường ( chủ biên ) - NXB Chính trị quốc gia, 2000
Một số vấn đề về quản lý nhà nước
Trường cán bộ thanh tra nhà nước - NXB Chính trị quốc gia, 1997
Nhập môn lịch sử xã hội học
Hermann Korte - NXB Thế giới, 1997
Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước
Học viện hành chính quốc gia - NXB Giáo dục, 1997
Pháp lệnh cán bộ, công chức
NXB Chính trị quốc gia - 1998
6.Tạp chí quản lý nhà nước
Số 6 năm 1997
7. Tập đề cương bài giảng khoa học quản lý
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 1999
8. Tiềm năng và giá trị lịch sử Thăng Long - Hà Nội ngàn năm
TS. Lưu Minh Trị - NXB Hà Nội, 2001
9. Xã hội học
Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng ( đồng chủ biên ) - NXB ĐHQG HN, 1997
10. Xã hội học quản lý
TS. Vũ Hào Quang - NXB ĐHQG HN, 2001
Phiếu thăm dò ý kiến
Rất mong nhận được sự đóng góp của ông / bà cho đề tài " Bước đầu tìm hiểu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp phường trong giai đoạn hiện nay " nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường cũng như hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp này.
Ông / bà hãy đánh dấu ( + ) vào những phương án mà ông / bà thấy nhất trí, phù hợp với ý kiến của mình.
Câu 1 : Theo ông / bà, hiện nay hoạt động của chính quyền ở địa phương ông / bà có những vướng mắc nào sau đây ?
Trình độ, năng lực của cán bộ phường còn hạn chế.
Điều kiện làm việc của chính quyền phường còn thiếu thốn.
Cách thức tổ chức và điều hành của chính quyền phường còn thiếu thống nhất, chưa hợp lý.
Một số cán bộ hoạt động chưa tích cực, chưa sâu sát quần chúng.
Có nhiều vụ việc chưa được xử lý.
Có một số vụ việc xử lý sai hoặc chưa thoả đáng.
ý kiến khác.
Câu 2 : Theo ông / bà, vì sao có những vướng mắc nói trên ?
Nhiều quy định, điều lệ chưa rõ ràng, nhiều điểm còn thiếu hoặc khó thực hiện.
Quan hệ phối hợp giữa chính quyền và đoàn thể chưa chặt chẽ.
Đội ngũ cán bộ phường chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu.
Thiếu thông tin, phương tiện và điều kiện làm việc.
Thiếu sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên.
Thiếu sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
ý kiến khác.
Câu 3 : Theo ông / bà , những nhiệm vụ nào sau đây là quan trọng đối với chính quyền cấp phường ( đánh thứ tự ưu tiên 1, 2, 3... theo tầm quan trọng ) ?
3.1 Tiếp xúc, lắng nghe ý kiến quần chúng.
Thuyết phục nhân dân chấp hành chính sách, pháp luật.
Giải thích, hướng dẫn chủ trương, chính sách, pháp luật cho nhân dân.
Quản lý đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Giải quyết những vướng mắc, tranh chấp trong phạm vi thẩm quyền.
Động viên, khuyến khích những việc làm tích cực.
Xử lý các vi phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền.
Câu 4 : Theo ông / bà , trong các nhiệm vụ trên nhiệm vụ nào là khó thực hiện nhất, vì sao ?
Câu 5 : Theo ông / bà, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, người cán bộ phường cần có những điều kiện nào sau đây ?
Có trình độ học vấn cao.
Có kiến thức cơ bản về quản lý.
Được học về cách tiến hành xử lý công việc và ứng xử với dân.
Có hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực công tác.
Thường xuyên được phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính quyền các cấp.
ý kiến khác.
Câu 6 : Ông / bà đánh giá tình hình hoạt động của cán bộ phường ở địa phương ông / bà hiện nay như thế nào ? ( chỉ chọn một phương án. )
6.1 Nói chung là tốt.
6.2 Có một số hạn chế nhưng có thể khắc phục được.
6.3 Có một số mặt hoạt động tốt nhưng còn nhiều biểu hiện lệch lạc cần chấn chỉnh.
6.4 Chưa tốt lắm, còn nhiều hạn chế khó khắc phục.
6.5 Hoạt động kém hiệu quả, cần có sự thay đổi.
Câu 7 : Theo ông / bà, cần làm gì để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường ?
7.1 Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ.
7.2 Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ.
7.3 Tạo điều kiện cho cán bộ đi học để có bằng cấp cao hơn.
7.4 Cần bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ.
7.5 Cần bổ sung một số cán bộ có trình độ học vấn và hiểu biết cao.
7.6 Cần bổ sung một số cán bộ có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý.
7.7 Cần bổ sung một số cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt.
7.8 ý kiến khác.
Câu 8 : Xin ông / bà vui lòng cho biết đôi nét về bản thân.
8.1 Tuổi :
8.2 Giới tính :
8.3 Trình độ học vấn :
8.4 Nghề nghiệp :
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và đóng góp ý kiến của ông / bà.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25823.DOC