Tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn – Thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU
Hoà chung với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây cũng phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là các làng nghề. Sự phát triển đó một mặt tạo nên sự phát triển kinh tế phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, song một mặt cũng tác động nguy hại tới môi trường nông thôn. Các biện pháp xử lý, kiểm soát ô nhiễm nay không chỉ còn là của công nghiệp mà trong lĩnh vực nông nghiệp – cụ thể là làng nghế nông thôn cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng. Đó là các biện pháp về xử lý chất thải, quy hoạch theo sản xuất làng nghề tập trung, di dời các cơ sở hộ sản xuất khỏi làng nghề đông đúc dân cư. Tuy nhiên, suy cho cùng các biện pháp đó cũng chỉ là chuyển chất thải từ nơi này sang nơi khác, từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Vì vậy, cần phải có những biện pháp giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn – ngay tại khu vực dân cư khá nhạy cảm.
Sản xuất sạch hơn (SXSH) mới được biết đến ở Việt Nam ...
97 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn – Thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hoà chung với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây cũng phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là các làng nghề. Sự phát triển đó một mặt tạo nên sự phát triển kinh tế phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, song một mặt cũng tác động nguy hại tới môi trường nông thôn. Các biện pháp xử lý, kiểm soát ô nhiễm nay không chỉ còn là của công nghiệp mà trong lĩnh vực nông nghiệp – cụ thể là làng nghế nông thôn cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng. Đó là các biện pháp về xử lý chất thải, quy hoạch theo sản xuất làng nghề tập trung, di dời các cơ sở hộ sản xuất khỏi làng nghề đông đúc dân cư. Tuy nhiên, suy cho cùng các biện pháp đó cũng chỉ là chuyển chất thải từ nơi này sang nơi khác, từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Vì vậy, cần phải có những biện pháp giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn – ngay tại khu vực dân cư khá nhạy cảm.
Sản xuất sạch hơn (SXSH) mới được biết đến ở Việt Nam và đã áp dụng khá thành công trong công nghiệp trong công nghiệp trong thời gian gần đây là các biện pháp được tiếp cận theo kiểu phòng ngừa, phòng ngừa liên tục tổng hợp đối với tất cả các hoạt động sản xuất nào có sử dụng một khối lượng lớn năng lượng, nguyên nhiên liệu, có sinh ra chất thải .. Có nghĩa là về nguyên tắc SXSH có thể áp dụng thành công đối với các hoạt động tại làng nghề. Đây là một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ và qua quá trình thực tập cùng với những kiến thức khiêm tốn về SXSH tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn – Thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội”.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài tiến hành nghiên cứu các hoạt động sản xuất của các loại hình làng nghề khác nhau, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên nhiên liệu để từ đó đưa ra các cơ hội áp dụng SXSH cho các loại làng nghề.
- Để minh chứng cụ thể, đề tài chú trọng tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất và môi trường đối với một làng nghề sản xuất đồ gỗ Phun sơn. Từ đó đưa ra các cơ hội SXSH và phương án SXSH.
* Phạm vi nghiên cứu:
Làng nghề có nhiều ở Việt Nam song đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi bốn tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh.
- Xét một trường hợp sản xuất làng nghề điển hình tại thôn Châu Phong – Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội. Trong đó trọng tâm đánh giá SXSH là các công đoạn phun sơn từ đó tiến hành đánh giá phương án “thay thế súng phun sơn cũ bằng súng phun sơn hiện đại hơn”.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾP CẬN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG LÀNG NGHỀ
I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN.
1. Sản xuất sạch hơn trong hệ thống thứ bậc quản lý môi trường.
Mọi hoạt động sản xuất đều phát sinh chất thải ở đầu ra và điều này sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Để bảo vệ môi trường, cho đến nay đã có rất nhiều loại phương án được áp dụng và người ta xếp thứ bậc của các phương án này từ phương án được ưa chuộng nhất đến phương án ít được ưa chuộng nhất trên cơ sở cân nhắc những lợi ích và chi phí của chúng.
Hình 1: Hệ thống thứ bậc quản lý môi trường
HỆ THỐNG THỨ BẬC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Ưa chuộng
nhất
Ít ưa
chuộng nhất
SẢN XUẤT SẠCH HƠN
-Phòng ngừa tái chế chất thải.
-Tái chế/ tái sử dụng tại chỗ
Tái chế/ tái sử dụng bên ngoài.
Kiểm soát/ xử lý
Đổ chất thải
Theo cách tiếp cận truyền thống, việc bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu giải quyết các loại chất thải sau khi chúng đã được phát sinh ra, tức là xử lý cuối đường ống. Các nhà sản xuất công nghiệp sẽ thực hiện việc xử lý các chất phế thải, vận chuyển chất thải đi đổ, hoặc tái chế, tái sử dụng ở bên ngoài phạm vi xí nghiệp. Cách làm này đòi hỏi những chi phí (xử lý, nộp phí, vận chuyển, sự cố…) và như thế luôn được coi là tạo ra gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp nên không được các doanh nghiệp thực hiện một cách hăng hái, tích cực. Cách tiếp cận cuối đường ống như vậy đã trở nên lạc hậu và không còn thích hợp nữa bởi tính không chủ động, ít hiệu quả; hơn nữa năng lực xử lý, thu gom chất thải và khả năng hấp thụ của môi trường không thể theo kịp với đà gia tăng chất thải ngày càng nhiều trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, nhiều nuớc trên thế giới đã áp dụng một cách tiếp cận mới, tiên tiến theo kiểu phòng ngừa tổng hợp trong quản lý môi trường. Theo cách tiếp cận này, các doanh nghiệp thực hiện giảm và tránh chất thải ngay tại nguồn phát sinh.
Sự khác nhau cơ bản giữa hai các tiếp cận nêu trên là thời điểm thực hiện: cách thứ nhất, sau khi phát sinh chất thải và được coi là phản ứng – xử lý; còn cách thứ 2 là tiếp cận chủ động theo hướng dự đoán và phòng ngừa. Cách tiếp cận mới này được biết đến với tên gọi là sản xuất sạch hơn (SXSH).
2. Khái niệm về sản xuất sạch hơn và các khái niệm tương đương.
- Khái niệm sản xuất sạch hơn (SXSH) lần đầu tiên được UNEP- chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc - đưa ra vào năm 1989 như sau: “SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến dịch môi trường phòng ngừa tổng hợp với các qui trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm làm tăng hiệu quả tổng thể và làm giảm các nguy cơ với con người và môi trường”.
Đối với qui trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo quản nguyên liệu, năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, giảm bớt số lượng và mức độ độc hại của các chất thải gây ô nhiễm ngay từ trước khi chúng đợc thải ra môi trường.
Đối với các sản phẩm: SXSH chú trọng đến việc giảm bớt các tác động có hại trong suốt chu trình sản phẩm, từ khâu thiết kế đến loại bỏ.
Đối với dịch vụ: SXSH bao gồm từ khâu thiết kế, cải tiến, việc quản lý nhà xưởng đến khâu lựa chọn các loại đầu vào.
Như vậy khái niệm SXSH được mô tả như sau:
Hình 2: Khái niệm SXSH
SẢN XUẤT SẠCH HƠN
Giảm nguồn phát sinh
Là một chiến lược tổng hợp, liên tục và mang tính phòng ngừa
Nhằm thay đổi
Thay thế mang tính cơ bản
Bảo toàn năng lượng
Thiết kế môi trường
Để tăng hiệu quả tổng thể,
Điều này sẽ.
Cải thiệntình hình môi trường và giảm chi phí
L
Theo cách tiếp cận này SXSH có nghĩa là:
Tránh hoặc giảm phát sinh chất thải.
Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lợng và nguyên vất liệu.
Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ thân thiện hơn với môi trường
Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Các khái niệm tương đương với SXSH.
Bên cạnh khái niệm về SXSH có một số khái niệm tương tự như:
Giảm thiểu chất thải: Khái niệm này đã được cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USAPA) sử dụng từ những năm 1988. Theo đó, cách tiếp cận theo kiểu phòng ngừa chất thải và các biện pháp của nó đợc coi là các biện pháp giảm bớt ô nhiễm tại gốc (nơi chất thải có thể phát sinh), thông qua việc tạo ra các thay đổi trong việc sử dụng các đầu vào, thay đổi công nghệ, cải tiến qui trình vận hành và đổi mới sản phẩm.
Phòng ngừa ô nhiễm: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USAPA) đã định nghĩa phòng ngừa ô nhiễm là việc sử dụng nguyên vật liệu, qui trình hoặc qui chuẩn cho phép làm giảm bớt phát sinh chất ô nhiễm hoặc chất thải ngay tại nguồn gốc của chúng. Phòng ngừa ô nhiễm bao gồm cả những hoạt động giúp làm giảm bớt việc sử dụng các nguyên vật liệu độc hại, giảm tiêu thụ năng lượng, nước và các nguồn khác và các hoạt động bảo vệ tài nguyên như bảo tồn và sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.
Cách tiếp cận này đã nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp sẽ có lợi hơn nhiều nếu thay vì áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, tìm cách không tạo ra chất thải/chất gây ô nhiễm môi trường, để bảo đảm rằng chất thải đó không đe doạ đến chất lượng môi trờng.
Năng suất xanh (NSX).
Năng suất xanh được bắt nguồn từ phong trào sản xuất sạch nhằm giảm lượng chất thải và ô nhiễm ra môi trường trong các quá trình sản xuất và dịch vụ sao cho vẫn đảm bảo được năng suất. Khái niệm về năng suất xanh được tổ chức Năng Suất Châu Á (OAP) đưa ra như sau: “Năng suất xanh là một chiến lợc nhằm nâng cao năng suất mà vẫn bảo vệ môi trờng để phát triển bền vững”.
Như vậy, theo quan điểm trên, NSX có thể đợc áp dụng cho nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ…bao gồm việc áp dụng các công nghệ thích hợp, hệ thống quản lý môi trường, kỹ thuật năng suất. Hiện nay, ở Việt Nam NSX được triển khai bởi những mô hình khác nhau: xây dựng hầm Biogas, mô hình làng năng suất xanh, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng bằng phơng pháp IPM …đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Các giải pháp SXSH.
SXSH không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị mà còn là thay đổi thái độ, áp dụng bí quyết, cải thiện quá trình sản xuất sản phẩm và các thay đổi trong vận hành và quản lý một doanh nghiệp. Các thay đổi được gọi là “ giải pháp SXSH” có thể được chia thành các nhóm như sau:
Hình 3: Các nhóm giải pháp SXSH
CÁC NHÓM GIẢI PHÁP SXSH
Cải biến sản phẩm.
Tuần hoàn.
Giảm chất thải tại nguồn.
Thay đổi sản phẩm.
Tái chế, tái sử dụng, tận thu tại chỗ.
Quản lý nội vi.
Kiểm soát quá trình tôt hơn.
Thay đổi bao bì.
Tạo sản phẩm phụ.
Thay đổi nguyên liệu.
Thay thế, cải tiến thiết bị.
Trong đó:
Các biện pháp quản lý nội vi: liên quan đến việc thay đổi thực tiễn hiện tại hoặc áp dụng các biện pháp mới trong vận hành và bảo dưỡng thiết bị nhằm tăng hiệu quả hoạt động của thiết bị hiện có, tiết kiệm năng lượng và chi phí do các trục trặc khác trong quá trình vận hành gây ra.
Các giải pháp liên quan đến thay đổi nguyên liệu đầu vào bằng các loại không hoặc ít độc hại hơn đối với con người và môi trường, các nguyên liệu có chất lượng tốt hơn nhằm làm giảm chất thải phát sinh ra môi trường trong quá trình sản xuất.
Các biện pháp cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động nhằm mục đích vận hành các công đoạn sản xuất với mức hiệu quả cao hơn, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào hơn. Giải pháp này thường liên quan đến việc đào tạo công nhân vận hành hoặc bổ xung thiết bị giám sát, kiểm soát quá trình.
Các giải pháp thay thế, cải tiến thiết bị nhằm giảm lượng tiêu hao và các thất thoát nguyên vật liệu, giảm lượng phát thải vào môi trường, cải thiện độ an toàn trong môi trường làm việc của công nhân.
Các giải pháp thay đổi công nghệ: Thay đổi trình tự hoặc phương pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất.
Các giải pháp tái chế, tái sử dụng hoặc tận dụng nguyên liệu, năng lượng tại chỗ nhằm sử dụng lại cho chính công đoạn đó hoặc cho mục đích khác.
Các giải pháp tạo ra sản phẩm phụ: là việc thu thập các dòng thải để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
Các giải pháp thay đổi sản phẩm, bao bì liên quan đến việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó nhằm mục đích tiết kiệm lượng tiêu hao nguyên vật liệu và các hoá chất độc hại; tạo ra dòng chất thải tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã và thân thiện với môi trường.
Trong các giải pháp nêu trên, các giải pháp quản lý nội vi và một số giải pháp cải tiến trong qui trình sản xuất thường là những giải pháp không tốn kém hoặc tốn rất ít chi phí nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả không nhỏ, có thể thực hiện ngay và thường xuyên; các giải pháp còn lại, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có thể đòi hỏi vốn đầu tư lớn hoặc gặp những hạn chế về công nghệ và khả năng thực hiện vì thế việc thực hiện có thể sẽ chậm hơn.
4. Thực tiễn áp dụng SXSH ở Việt Nam.
Sau hơn 10 năm đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, cùng những thành tựu về kinh tế, chúng ta bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng và bức xúc của vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững của đất nước, ngày 25/6/1998 Bộ chính trị BCHTƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra chỉ thị 36/CT- TƯ về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị đã coi phòng ngừa ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tư tưởng chủ đạo trên hoàn toàn phù hợp với xu thế mới của thế giới chuyển từ kiểm soát ô nhiễm sang phòng ngừa ô nhiễm trong công tác quản lý môi trường. Sự đổi mới này đã được chứng minh tính đúng đắn của nó trong thực tiễn kể từ khi chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đưa ra chương trình “Sản xuất sạch hơn” vào năm 1990. Cùng với đó, ngày 22/9/1999 Bộ trưởng Bộ KHCN và MT Chu Tuấn Nhạ đã ký vào bản tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện sự cam kết của chính phủ ta phát triển đất nước theo chiến lược phát triển bền vững. Trước đó, ngày 22/4/1999 Trung tâm SXSH Việt Nam được thành lập.
Các hoạt động SXSH ở nước ta trong những năm vừa qua chủ yếu tập trung vào:
Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức.
Trình diễn kỹ thuật về đánh giá SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết phục giới công nghiệp tiếp nhận việc áp dụng SXSH vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đào tạo nguồn nhân lực xây dựng năng lực quốc gia về SXSH.
- Về mặt phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức:
Mục đích của các hoạt động này là nhằm nâng cao nhận thức về SXSH trong cộng đồng công nghiệp, các cơ quan chính phủ và các trường Đại học. Trong những năm vừa qua, khái niệm về SXSH, các khái niệm tương đương và các kết quả áp dụng SXSH đã được đưa lên các bài báo, tạp chí và các tờ báo đầu tư trong nước. Các phóng sự truyền hình về các hoạt động SXSH đã được phát trên kênh vô tuyến, truyền hình TƯ và địa phương. Hàng chục cuộc hội thảo về nâng cao nhận thức về SXSH đã được tổ chức tại các tỉnh, thành thuộc các dự án khác nhau. Trong năm 2001 – 2002, trung tâm SXSH đã tổ chức 12 hội thảo (CP1) thuộc dự án “ Những chiến lược và cơ chế khuyến khích đầu tư cho SXSH tại các nước đang phát triển” với 316 người tham gia trong đó 15-60% từ công nghiệp, 10-20% từ chính quyền địa phương và phần còn lại từ cơ quan môi trường.
- Về trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại doanh nghiệp: Tính đến 10/2002 cả nước đã có trên 60 doanh nghiệp tham gia các dự án trình diễn ở các mức độ khác nhau trong khuôn khổ các dự án quốc gia do quốc tế tài trợ hoặc các đề tài xây dựng mô hình SXSH ở một số địa phương. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng sau:
Bảng: các doanh nghiệp áp dụng SXSH ở Việt Nam đến 2002
Số DN
30
25
20
15
10
5
1995-1996 1997-1998 1999-2000 2001-2002 các năm
(Nguồn: TS. Ngô Thị Nga – TTSXS Việt Nam: “Hiện trạng và tiềm năng áp dụng SXSH ở Việt Nam.”)
Tình hình thực hiện các dự án áp dụng (hoặc trình diễn) về SXSH ở các địa phương cũng rất khác nhau. Tính đến 10/2002 cả nước có 18/61 tỉnh thành hưởng ứng trình diễn SXSH, trong đó tập trung vào các tỉnh/thành như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Thọ, Khánh Hoà, Cần Thơ, Nam Định… Song hoạt động này chỉ tập trung ở một số ngành như: Giấy, Dệt – Nhuộm, Chế biến thực phẩm và gia công kim loại.
Kết quả thực hiện tại các doanh nghiệp áp dụng SXSH cho thấy lợi ích thu được là rất đáng kể: có doanh nghiệp tiết kiệm được 2-3 tỷ đồng/ năm (chưa tính đến lợi ích môi trường) với thời gian hoàn vốn dưới 6 tháng, giảm được 20-35% tổng lượng chất thải đưa vào môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện SXSH ở các doanh nghiệp không giống nhau: có doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức đánh giá sơ bộ và thực hiện các giải pháp thuộc nhóm quản lý nội vi, có doanh nghiệp đã đánh giá khá chi tiết và thực hiện được nhiều giải pháp SXSH.
Phần lớn các giải pháp SXSH thực hiện ở các doanh nghiệp thuộc nhóm quản lý nội vi và kiểm soát quá trình. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ các nhóm giải pháp được áp dụng như sau:
Bảng: Tỷ lệ các nhóm giải pháp SXSH được áp dụng tại Việt Nam
TT
Các nhóm giải pháp.
Tỷ lệ %
1
Quản lý nội vi.
30
2
Kiểm soát quá trình công nghệ.
40
3
Cải tiến thiết bị.
8
4
Thu hồi, tái sử dụng và tạo sản phẩm phụ hữu ích.
12
5
Các nhóm giải pháp còn lại.
10
Nguồn: TS. Ngô thị Nga – TTSXS Việt Nam: “Hiện trạng và tiềm năng áp dụng SXSH ở Việt Nam”.
Qua bảng trên cho thấy rằng, nhóm giải pháp về quản lý nội vi và kiểm soát quá trình công nghệ là 2 nhóm giải pháp được các doanh nghiệp áp dụng hàng đầu (chiếm 70%). Điều nay dễ lý giải bởi đây là nhóm không tốn hoặc tốn ít chi phí lại dễ thực hiện.
Đào tạo nguồn nhân lực quốc gia về SXSH.
Các chuyên gia tư vấn về SXSH cho các ngành công nghiệp có vai trò rất to lớn trong phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp đánh giá SXSH. Trong thời gian từ 1999-2002 Trung tâm Sản Xuất Sạch Việt Nam đã đào tạo gần 100 cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực này. Để xây dựng nguồn lực về SXSH cho tương lai, từ năm 2000- 2002 Trung tâm đã tổ chức 3 hội nghị chuyên đề về lồng ghép SXSH trong chương trình giảng dạy Đại học cho thấy sự cần thiết đưa SXSH vào đào tạo một số chuyên ngành và một số môn học trong trương Đại học ở Việt Nam.
Như vậy, SXSH chỉ mới bước đầu được thực hiện ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và kết quả thu được còn nhiều hạn chế do có những rào cản và khó khăn nhất định từ phía bản thân doanh nghiệp cũng như các yếu tố bên ngoài.
II. TIẾP CẬN SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ.
1. Khái niệm, vai trò của làng nghề.
Khái niệm làng nghề.
Làng là một đơn vị phát triển từ nhiều đời nay ở nông thôn Việt Nam, với ý nghĩa là một cộng đồng dân cư, một liên kết cộng đồng chặt chẽ, kéo theo đó là văn hoá làng gồm phong tục, tập quán nếp sống cũng như các hoạt động kinh tế xã hội khác. Ngoài làng nghề thuần nông, thuần ngư thì làng nghề tiểu thủ công nghiệp khá phát triển trong nông thôn Vịêt Nam. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thức về làng nghề được đưa ra. Song khái niệm phổ biến được hiểu như sau:
“ Làng nghề là loại hình tổ chức kinh tế trong đó mỗi làng xã đặc thù chuyên biệt hoá thành những nhóm nghề có liên quan, chúng đóng một vai trò quan trọng và lâu dài trong lịch sử phát triển, với trên 50% số hộ dân làm nghề và tổng thu nhập từ nghề phải chiếm trên 50% tổng thu nhập cả làng”.
Trước đây, hầu hết tất cả các làng nghề đều được coi là làng nghề truyền thống: là làng nghề ở nông thôn có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại phần thu nhập chiếm chủ yếu trong năm. Những nghề thủ công đó được truyền từ đời này qua đời khác, sản phẩm làm ra có tính nổi bật tinh xảo mang tính mỹ nghệ và trở thành hàng hoá trên thị trường.
Ngày nay, “làng nghề mới” – những làng nghề mới được hình thành do nhu cầu phát triển kinh tế thị trường, một số đông các hộ tham gia chuyên sản xuất một mặt hàng nào đó có tính độc đáo và độ tinh xảo cao - đã được hình thành và phát triển bên cạnh làng nghề truyền thống tạo nên sự đa dạng trong làng nghề Việt Nam.
Vai trò của làng nghề.
Sự khôi phục và phát triển của làng nghề trong những năm gần đây đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương – chúng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn nước ta. Điều này được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động:
Theo con số thống kê, cả nước có trên 1450 làng nghề, đã giải quyết cho 1,4 triệu lao động có việc làm. Đặc biệt một số tỉnh có nhiều lao động hoạt động trong lĩnh vực làng nghề như Hà Tây với 113.956 lao động; Thái Bình với 88.505 lao động; Hà Nội thu hút 67.679 lao động, chiếm tới 8% lực lượng lao động. Mỗi hộ ngành nghề tạo được việc làm cho từ 2-5 lao động, cơ sở ngành nghề tạo được từ 8-10 chỗ làm việc. Hoạt động làng nghề đã mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động ở nông thôn. Theo tính toán sơ bộ, mức thu nhập tính theo đầu người ở các hộ làng nghề cao từ 1,7- 5 lần so với các hộ thuần nông: trung bình thu nhập của lao động ở cơ sở chuyên ngành là 490 ngàn đồng/tháng, các hộ chuyên là 370 ngàn đồng/tháng, hộ kiêm là 260 ngàn đồng/tháng. Các hộ làng nghề đã tạo ra một lượng giá trị hàng ngàn tỷ đồng hàng năm: năm 1999, các làng nghề đã tạo ra 27.500 tỷ đồng giá trị sản lượng, năm 2000 là hơn 40.000 tỷ đồng; 90% sản phẩm tiêu thụ trong nước, 10% mặt hàng dành cho xuất khẩu. Đây là những con số có ý nghĩa to lớn góp phần xoá đói giảm nghèo và góp phần ngăn chặn đưc dòng người lao động nông thôn tràn vào các thành phố làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, gây sức ép trong quản lý đô thị.
Huy động tối đa và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân:
Qua kết quả điều tra ngành nghề nông thôn năm 1997 của cục chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn cho thấy: tổng số vốn nhàn dỗi trong nông thôn khoảng 5663 tỷ đồng, chủ yếu dưới hình thức tiền mặt, vàng bạc đá quí, Lượng vốn này đã không được sử dụng một cách có hiệu quả, bởi người dân ngoài cách gửi ngân hàng chỉ còn cách giữ lại tiền mặt hay vàng bạc để phòng ngừa bất trắc cho gia đình. Do vậy, việc phát triển các loại hình làng nghề trong mấy năm gần đây đã góp phần không nhỏ trong việc huy động nguồn vốn nhàn dỗi đó.Chỉ tính riêng Đồng bằng Sông Hồng, tổng số vốn đầu tư tại hơn 800 làng nghề khoảng 2.932,4 tỷ đồng- tính chung cho mỗi lao động là 9,35 triệu đồng, một hộ bình quân là 63,64 triệu đồng và một làng nghề là4.432 triệu đồng (tạp chí công nghiệp 10/2002). Hơn nữa, chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ làng nghề diễn ra trong một thời gian ngắn nên đồng vốn được quay vòng thường xuyên liên tục và khả năng sinh lời cao. Những điều này đã tạo nên sự linh động trong quản lý – kinh doanh, sự phân công tự nhiên giữa các hộ về cung cấp bao tiêu nguyên liệu, sản phẩm, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ sản xuất.
Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển:
Là một bộ phận trong kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn – làng nghề luôn tạo nên động lực thúc đẩy kinh tế nông nghịêp, nó khai thác tiềm năng thế mạnh sẵn có của làng: nguyên liệu tại chỗ chiếm 80% (20% từ các địa phương khác) và lao động chủ yếu là lao động tại chỗ. Theo số liệu thống kê, ở nông thôn hiện nay số hộ thuần nông (sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp) chiếm 62,22% và đây thường là những hộ nghèo, kinh tế khó khăn; hộ kiêm tiểu thủ công nghiệp chiếm 26,49%; và hộ, cơ sở chuyên ngành nghề, dịch vụ chiếm 11,29%. Sự phát triển nhanh của làng nghề (8,6 – 9,8%/năm; riêng từ 1999 đến nay tăng 10 –11%/năm) đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, sản phẩm của làng không những cung cấp cho thị trường nông thôn mà cho thị trường cả nước và cho xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ Thương Mại, đã nhiều năm nay hàng thủ công mỹ nghệ luôn đạt kim ngạch xuất khẩu 121 triệu USD (chưa kể đồ gia dụng) năm 1999 đạt 168 triệu USD và năm 2000 đạt 300 triệu USD.
Góp phần duy trì, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc:
Các ngành nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng đều gắn với quá trình hình thành văn hoá văn minh dân tộc, kết quả tìm tòi trong quá trình sản xuất sản phẩm thủ công của cha ông đã để lại cho thế hệ mai sau những sản phẩm tuyệt hảo, những ý tưởng thiêng liêng đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc được truyền lại cho đời sau. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề chính là sự bảo tồn nét đẹp, tinh hoa, lịch sử cội nguồn dân tộc. Những sản phẩm làm ra từ làng nghề không chỉ đơn giản là để thu lời mà những văn hoa, đường nét trên đó còn nói lên hoạt động văn hoá xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy, các thế hệ nối tiếp sản xuất hàng thủ công truyền thống không chỉ vì thu nhập mà còn vì giá trị tinh thần của sản phẩm. Đó có lẽ là một lý do quan trọng giải thích cho sự bền vững của làng nghề trước những biến đổi lớn lao của cuộc sống.
2. Tiếp cận SXSH trong các làng nghề.
2.1.Cơ sở của việc tiếp cận SXSH trong các làng nghề.
Có xuất phát điểm từ ngành công nghiệp chế tác và được sử dụng nhằm mục tiêu khắc phục những vấn đề phức tạp về xử lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm, SXSH cho đến nay được mở rộng ra hàng loạt các hoạt động khác trong những ngành nghề khác nhau. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu áp dụng SXSH đối với công nghiệp và ít nhiều trong năng suất xanh. Trong khi đó tiềm năng áp dụng SXSH đối với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề chưa được khơi dậy. Bởi, về nguyên tắc, SXSH có thể áp dụng trong tất cả các hoạt động nếu ở đó có sử dụng một khối lượng lớn năng lượng/nước hoặc các nguồn vật lực khác hoặc là hoạt động tạo ra chất thải, chất ô nhiễm và sẽ góp phần giảm bớt các tác động môi trường của các hoạt động này. Mặt khác, tình trạng sản xuất và môi trường tại các làng nghề Việt Nam hiện nay đã đến mức báo động nên việc ứng dụng nguyên lý SXSH đối với các làng nghề là một biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi cao nhằm nâng cao lợi ích kinh tế và môi trường làng nghề.
2.2.Các cơ hội SXSH trong các làng nghề.
Cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, việc áp dụng SXSH đối với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đòi hỏi các hộ sản xuất, hộ gia đình, hay hợp tác xã sản xuất áp dụng liên tục một chiến dịch phòng ngừa tổng hợp bao gồm nhiều loại hình giải pháp với những mục tiêu khác nhau song đều làm tăng hiệu quả sản xuất và làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến con người và môi trường.
Theo tính chất có thể chia các nhóm SXSH đối với hoạt động làng nghề như sau:
Quản lý nội vi: Hoạt động sản xuất làng nghề được tiến hành trên qui mô sản xuất nhỏ, họ không dám đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ do không có nhiều vốn nên khi có những làm tăng thêm lợi ích cho họ mà không dẫn đến những chi phí đầu tư thì chắc chắn các hộ sẽ hưởng ứng, tham gia. Hơn nữa, làng nghề gồm những hộ, gia đình tư nhân nên dễ dàng thay đổi ý thức sản xuất. Vì thế, quản lý nội vi sẽ là một nhóm giải pháp rất thích hợp trong hoạt động của làng nghề.
Các VD của quản lý nội vi có thể là: khắc phục điểm dò rỉ của dụng cụ, máy móc, đóng van nước, tắt thiết bị điện khi không sử dụng, bảo dưỡng may móc thiết bị…
Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Đó là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác ít độc hại hơn đối với con người và môi trường, ở làng nghề nguyên liệu chủ yếu là các nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có ở địa phương. Hơn nữa, sử dụng nguyên liệu đầu vào theo qui trình tồn tại từ lâu đời do đó các hộ sản xuất ít chú ý đến việc thay đổi những nguyên liệu truyền thống của họ. Song sản phẩm từ làng nghề làm ra không chỉ tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu đặc biệt là các sản phẩm mỹ nghệ – mộc, thì tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu là rất cao nên đòi hỏi chất lượng, độ tinh xảo và mẫu mã trong sản phẩm ngày càng cao. Do đó, một số hộ, cơ sở làng nghề đã mạnh dạn sử dụng hoặc trong thời gian nghiên cứu sử dụng những nguyên liệu tốt hơn.
Cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động: Cải tiến qui trình làm việc, hướng dẫn sử dụng máy móc và thực hiện ghi chép theo dõi đầy đủ qui trình công nghệ – các thông số của qui trình sản xuất như : nhiệt độ, thời gian, tốc độ… cần được giám sát và duy trì nhằm đạt mức hiệu quả tốt hơn. Đây là giải pháp cần thực hiện đối với các làng nghề bởi hầu hết thợ sản xuất cần được đào tạo, nâng cao kỹ thuật, khả năng vận hành máy móc, tăng cường giám sát thiết bị…
Thay đổi công nghệ: Thực tế hoạt động trong các làng nghề hiện nay, hoạt động sản xuất thủ công vẫn chiếm chủ yếu cùng với những dây chuyền sản xuất đơn giản. Mặt khác, vốn sản xuất khiêm tốn, qui mô sản xuất chật hẹp nên việc đầu tư thay đổi công nghệ là rất khó khăn.
Các giải pháp thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm. Chẳng hạn như có thể thay một cái nắp đậy bằng kim loại đã được sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa trong một số khâu nhất định sẽ có thể tránh một số vấn đề môi trường như các chi phí để sơn nó. Việc thay đổi hoàn toàn sản phẩm đối với một số làng nghề là không thể bởi sản phẩm là sự đúc kết tính độc đáo của làng nghề. Nhưng có thể thay đổi kích thước hay bao bì sản phẩm cho các sản phẩm của làng nghề nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Các giải pháp tái chế tái sử dụng hoặc tận thu nguyên liệu ngay tại chỗ: Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong quá trình sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ. Tận dụng và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Giải pháp này có thể nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong các làng nghề như: sử dụng lại nước giặt trong làng nghề dệt nhuộm từ một quá trình giặt khác hay lượng men trong bia rượu thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn hoặc làm chất độn thực phẩm.
Các giải pháp tái chế tái sử dụng hoặc tận thu nguyên liệu ngay tại chỗ: Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong quá trình sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ. Tận dụng và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Giải pháp này có thể nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong các làng nghề như: sử dụng lại nước giặt trong làng nghề dệt nhuộm từ một quá trình giặt khác hay lượng men trong bia rượu thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn hoặc làm chất thực phẩm.
Các giải pháp thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm. Chẳng hạn nh có thể thay một cái nắp đậy bằng kim loại đã đợc sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa trong một số khâu nhất định sẽ có thể tránh một số vấn đề môi trờng nh các chi phí để sơn nó. Việc thay đổi hoàn toàn sản phẩm đối với một số làng nghề là không thể bởi sản phẩm là sự đúc kết tính độc đáo của làng nghề. Nhng có thể thay đổi kích thớc hay bao bì sản phẩm cho các sản phẩm của làng nghề nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng: năng lượng là đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động làng nghề nói riêng. Tại các làng nghề điện nước dùng cho sinh hoạt cũng là đầu vào của quá trình sản xuất tức là giá điện , nước rẻ hơn so với mục đích sản xuất. Do đó các hộ sản xuất còn sử dụng điện nước một cách lãng phí. Nên các giải pháp để giảm bớt thất thoát/ điện nước là hết sức cần thiết.
3. Lợi ích của SXSH.
SXSH có ý nghĩa không chỉ trong hoạt động công nghiệp với qui mô nhỏ hay lớn mà còn đối với hoạt động tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề. Bởi phương pháp này có thể mang lại những lợi ích thiết thực đối với các làng nghề trên cả phương diện kinh tế lẫn phương diện môi trường.
3.1. Lợi ích kinh tế của SXSH.
3.1.1. SXSH giúp tăng năng suất.
Áp dụng SXSH trong các công đoạn sản xuất sẽ giảm đáng kể thời gian thu dọn phế thải, nâng cao điều kiện làm việc cho người thợ từ đó giúp họ chuyên tâm vào công việc của mình hơn, làm ra được nhiều sản phẩm hơn trong cùng một đơn vị thời gian tức là năng suất lao động của họ sẽ được tăng lên.
3.1.2. Giảm chi phí.
Có thể nói rằng lợi ích dễ thuyết phục nhất trong SXSH tại các làng nghề là khả năng giảm lượng nguyên liệu, điện tiêu thụ. Bởi do có được nguồn nguyên liệu dồi dào, rẻ tiền nên các hộ sản xuất chưa đặc biệt quan tâm đến việc giảm nguyên liệu đầu vào. Có khi do bảo quản nguyên liệu không tốt lại làm nguyên liệu không sử dụng được hay bị tổn thất nhiều. Việc tiết kiệm nguyên liệu sẽ làm giảm chi phí trực tiếp từ đó giảm giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
3.1.3. Các cơ hội thị trường mới được cải thiện.
Nhờ việc áp dụng SXSH nên có thể sản phẩm của người thợ thủ công tao ra có chất lượng cao hơn, giá thành cạnh tranh hơn. Mặt khác, hầu hết các sản phẩm từ làng nghề là thủ công nên kết tinh tay nghề của người thợ là rất lớn – sản phẩm có tính đơn chiếc – không thể sản xuất hàng loạt những sản phẩm giống y đúc nhau như các sản phẩm công nghiệp nên hình thức mẫu mã sản phẩm rất được khách hàng rất chú trọng nhất là các khách hàng nước ngoài nhập khẩu sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Điều này có thể mở ra một thị trường mới cho đầu ra của sản phẩm từ làng nghề.
3.1.4. Khả năng tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn.
Hiện nay, nguồn tài chính hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường làng nghề nói riêng là rất lớn. Song chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Vì vậy, việc áp dụng giải pháp SXSH với mục tiêu phòng ngừa ô nhiễm tại các làng nghề nếu được thực hiện sẽ là cơ sở vững chắc cho việc hỗ trợ tài chính đối với các hộ sản xuất, với các làng nghề. Bởi trên thực tế, nhiều tổ chức quốc tế đã nhận thức rõ vấn đề bảo vệ môi trường và xem xét các đề nghị vay vốn hay hỗ trợ từ góc độ môi trường.
3.2. Lợi ích môi trường của SXSH.
3.2.1. Môi trường làng nghề được cải thiện liên tục.
SXSH tại các làng nghề sẽ làm tăng hiệu quả của việc sử dụng nước, nguyên liệu năng lượng…từ đó giảm lượng chất thải ra môi trường, tránh được những tác động tiêu cực đến môi trường. Đối với làng nghề, môi trường sống của con người luôn chịu tác động trực tiếp từ hoạt động sản xuất bởi địa điểm sản xuất được đặt ngay tại nơi ở, người gây ô nhiễm cũng là người chịu ô nhiễm. Như vậy nếu áp dụng và duy trì SXSH thì hiện trạng kinh tế và môi trường sẽ được cải thiện. Ngoài ra, SXSH còn có thể cải thiện một số điều kiện an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho thợ thủ công thông qua việc dọn dẹp, vệ sinh nhà xưởng máy móc, thiết bị, nâng cao ý thức phòng bệnh cho người sản xuất bởi hầu hết thợ thủ công làng nghề làm việc trong điều kiện không sử dụng bảo hộ lao động nên nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
3.2.2. Tuân thủ pháp luật về môi trường tốt hơn.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất làng nghề gây ô nhiễm nặng phải chịu áp lực rất lớn từ các cơ quan quản lý môi trường mà điển hình là giải pháp di dời các cơ sở này (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng). Việc này sẽ làm tăng chi phí cho các hộ sản xuất. Vì vậy thay vì phải chịu phạt , xử lý ô nhiễm bằng việc lắp đặt hệ thống kiểm soát môi trường phức tạp và đắt tiền như hệ thống xử lý nước thải, khí thải nếu các làng nghề này tiếp cận SXSH sẽ giúp cho việc xử lý trở nên dễ dàng và rẻ tiền hơn do giảm được lưu lượng, tải lượng thậm chí là độc tính của dòng thải.
CHƯƠNG II. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN.
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI VÀ TẠI MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN.
1. Tình hình phát triển làng nghề
Trong những năm gần đây, làng nghề ở nông thôn được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, do đó có sự đổi mới về thể chế quản lý kinh tế, nhất là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Hà Nội và một số tỉnh lân cận như: Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh là những nơi có truyền thống văn hoá lâu đời, nó đã tác động trực tiếp đến sự giao lưu, phát triển của làng nghề truyền thống nói chung cũng như các làng nghề mới nói riêng, Làng nghề truyền thống ven đo Hà Nội phát triển khá sớm, có lịch sử trên 500 năm như gốm sứ Bát Tràng, khảm trai Chuyên Mỹ, Giấy dó Phong Khê(KCM-5-1999-trg 11). Đa số các làng nghề ở ven đô Hà Nội nằm ở vị trí thuận lợi, gần đường giao thông, gần nơi tiêu thụ sản phẩm. Đến nayHà Nội và các tỉnh lân cận không những có đầy đủ các loại hình làng nghề trong hệ thống làng nghề Việt Nam mà còn là nơi tập trung nhiều làng nghề nhất so với các vùng khác. Theo số liệu thống kê của sở công nghiệp các tỉnh năm năm 2002 ởHà Nội và các tỉnh lân cận có 219 làng nghề, chiếm hơn 15% tổng số làng nghề cả nước. Cụ thể như sau:
Bảng: Các làng nghề thuộc các tỉnh ven đô Hà Nội tính đến năm 2002
Số TT
Tỉnh/thành
Số làng nghề
Số lao động (người)
Truyền thống
Mới
Tổng
1
2
3
4
Hà Nội
Hà Tây
Bắc Ninh
Hưng Yên
20
20
31
11
20
68
27
22
40
88
57
33
68.679
113.956
34.120
21.191
(Nguồn: Tạp chí NN&PTNT 8/2002-trg 717)
Hà Nội và các tỉnh lân cận không những là nơi tập trung đông đúc làng nghề, nơi có lịch sử phát triển làng nghề lâu đời mà còn là nơi phát triển với tốc độ nhanh nhất cả nước (10 – 12%/năm), đặc biệt ở Hưng Yên, tăng trưởng làng nghề đạt mức 17%/năm, có nơi đạt tốc độ tăng trưởng trên 23% như Đồng Kỵ – Bắc Ninh.
2. Các loại hình làng nghề chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các làng nghề nông thôn nước ta đã có bước phát triển khá mạnh mẽ về cả qui mô lẫn số lượng vốn. Những sản phẩm và phương thức sản xuất khá phong phú đa dạng nên việc phân loại các làng nghề có những căn cứ nhất định. Hiện nay, làng nghề được phân loại dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất: căn cứ vào đối tượng, nguyên liệu và công nghệ sản xuất có 3 nhóm:
+ Làng nghề chế biến nông lâm thuỷ sản
+ Làng nghề tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
+ Làng nghề dịch vụ sản xuất và đời sống.
Thứ hai: căn cứ vào sản phẩm và phương thức sản xuất có 6 loại làng nghề:
1>Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: bao gồm các làng nghề chế biến các loại nông sản như: xay xát, sản xuất miến dong, bún, bánh, nấu rượu, giết mổ vật nuôi và chế biến hoa qủa…
Những làng nghề này hoạt động chủ yếu theo phương thức sản xuất thủ công.
2> Làng nghề dệt nhuộm: là các làng nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt nhuộm. Hâù hết các loại làng nghề này là làng nghề truyền thống có từ lâu đời và duy trì theo phương thức cha truyền con nối.
3> Làng nghề tái chế chất thải: là các làng sử dụng nguyên liệu là chất thải để sản xuất sản phẩm. Bao gồm các làng nghề tái chế giấy, sắt thép, tái chế nhựa…Đây là các làng nghề sử dụng phương thức sản xuất công nghiệp nhiều hơn là phương thức sản xuất thủ công.
4> Làng nghề thủ công mỹ nghệ, mộc: là các làng nghề làm ra những mặt hàng có giá trị về văn hoá và trang trí như đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ phun sơn, chạm khắc tượng gỗ, đồ thêu ren, mây tre đan, dệt thảm. Đặc điểm chính các làng nghề loại này là sản xuất thủ công và chi phí đầu tư cho sản xuất thấp nên rất phổ biến.
5> Làng nghề sản xuất vật liệt xây dựng: sản xuất ra các loại vật liệu như gạch, ngói, vôi… Phương thức sản xuất tại các làng nghề này có sự kết hợp giữa sản xuất thủ công với sản xuất công nghiệp.
6> Làng nghề buôn bán và dịch vụ: là những làng nghề thực hiện bán buôn bán lẻ và cung cấp dịch vụ… trong đó tiêu biểu là làng buôn vải Ninh Hiệp (Gia Lâm-Hà Nội). Các loại làng nghề này hoạt động theo phương thức hoạt động thương mại.
Theo kết quả điều tra cúa các Sở công nghiệp của các địa phương trên cho thấy, số lượng và tỷ lệ các loại hình làng nghề như sau:
Bảng: Các loại hình làng nghề tại Hà Nội và cùng lân cân
TT
Các loại hình làng nghề.
Số lượng
Tỷ lệ %
1
2
3
4
5
6
Chế biến lương thực thực phẩm.
Dệt nhuộm
Tái chế chất thải
Thủ công mỹ nghệ
Sản xuất vật liệu xây dựng
Buôn bán và dịch vụ
48
28
64
57
13
9
22
13
29
26
6
4
Tồng
219
100
(Nguồn: Tạp chí hoạt động khoa học số 10/2002 – tr23).
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy rằng: số lượng các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và tái chế chất thải tại Hà Nội và các vùng lân cận tương đối bằng nhau, trong đó loại hình tái chế chất thải có
số lượng nhiều nhất (64 làng nghề). Trong khi đó, các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và buôn bán chiếm tỷ lệ nhỏ (10%). Sự phân loại này cũng khá hợp lý vì nơi đây tập trung nhiều nguồn phế thải phục vụ cho mục đích tái chế và cũng là nơi thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Bảng: Số lượng các làng nghề ở Hà Nội và vùng lân cận
Truyền thống
Mới
Tổng
1
2
3
4
Hà Nội
Hà Tây
Bắc Ninh
Hưng Yên
20
20
31
11
20
68
27
22
40
88
57
33
68.679
113.956
34.120
21.191
Truyền thống
Mới
Tổng
1
2
3
4
Hà Nội
Hà Tây
Bắc Ninh
Hưng Yên
20
20
31
11
20
68
27
22
40
88
57
33
68.679
113.956
34.120
21.191
3. Đặc điểm sản xuất của làng nghề.
Thành quả mang lại của làng nghề với nông thôn và nông dân là rất đáng kể, song hiện tại làng nghề ở nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn với những đặc điểm chủ yếu sau:
Qui mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất thô sơ lạc hậu: Sản xuất tại làng nghề chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình, họ thường đảm nhiệm tất cả các khâu; giữa các hộ sản xuất thường khá độc lập với nhau, tự mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nên chưa có sự liên doanh liên kết sản xuất qui mô lớn tại các làng nghề mà chỉ mới bước đầu hình thành các hợp tác xã làng nghề dịch vụ tại làng. Ở những nơi ngành nghề phát triển, mật độ dân số rất cao, đất dành cho sản xuất nông nghiệp còn rất ít, bình quân 141m2/hộ, trong đó có những nơi rất thấp như làng nghề làm hương đen Long Vân (Tiên Du – Bắc Ninh) chỉ có 28m2/hộ, Ninh Hiệp 23m2/hộ. Bát Tràng là nơi cần diện tích lớn để sản xuất, phải hong phơi sản phẩm trước khi vào lò và cần nhiều diện tích cho kho chứa, cửa hàng những cũng chỉ đạt bình quân 405m2/hộ. Bên cạnh đó, thiết bị sử dụng trong các làng nghề hầu hết là loại cũ, mua từ Trung Quốc hoặc mua thanh lý từ các nhà máy, một số là sản phẩm tự tạo. Trình độ cơ khí còn thấp, mới có khoảng 37 – 40% công việc làm bằng máy móc, số còn lại sản xuất tại nhà và lao động thuần tuý bằng tay. Các thiết bị này lạc hậu, chấp vá nên năng suất lao động thấp và mức độ gây ô nhiễm môi trường cao.
Vốn đầu tư ít: Hiện nay vốn của các hộ, cơ sở làng nghề còn nhỏ nên thiếu vốn để nâng cao chất lượng và mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo con số thống kê, tại các làng nghề Hà Nội và các tỉnh lân cận, qui mô vốn như sau: Tính chung có tới 51,6% số hộ có vốn dưới 55 triệu đồng, 27,3% số hộ có vốn dưới 10 triệu đồng. Qui mô lao động bình quân các hộ sản xuất là từ 6 – 8 lao động trong đó có từ 2 – 3 người làm thuê. Điều này được lý giải bởi: Trước hết, những hộ sản xuất không có khả năng huy động vốn lớn, chủ yếu được huy động trong gia đình, họ hàng, bạn bè…trong khi thu nhập của người nông dân đang còn thấp. Thứ nữa, nhu cầu về vốn của họ không quá lớn do thợ hầu hết là của gia đình, họ hàng hay thuê thợ ngoài với giá rẻ nên áp lực tiền lương không lớn. Hơn nữa, chu kỳ sản xuất ngắn nên có thể quay vòng vốn nhanh.
Cơ sở vất chất kỹ thuất thấp kém, thiếu qui hoạch: Các hộ làm nghề thường sử dụng ngay nhà ở hoặc vườn làm nơi sản xuất nên không đủ mặt bằng để bố trí khu chứa và xử lý chất thải; chỉ có khoảng 12% số cơ sở có nhà xưởng kiên cố, số còn lại là nhà tạm và bán kiên cố. Số ao hồ làm nhiệm vụ điều hoà nước thải và khí hậu đã bị san lấp làm nhà, làm cơ sở sản xuất, số còn lại thì bị quá tải… ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tình trạng sức khoẻ và gìn giữ môi trường. Ngoài ra, sự phát triển sản xuất ở các làng nghề hiện nay vẫn theo kiểu “mạnh ai người ấy làm” mà chưa được qui hoạch một cách đúng mức. Bởi vậy mọi ngõ xóm, lối đi, bờ tường… đều được tận dụng cho sản xuất ngành nghề; ngoài diện tích được giao, một số hộ và đơn vị sản xuất kinh doanh còn thuê đất để mở rộng diện tích nhưng diện tích đất thuê cũng rất hẹp và chỉ tập trung vào một số hộ sản xuất lớn. Bên cạnh đó, hiện nay một số cơ quan quản lý môi trường đã xây dựng, qui hoạch khu sản xuất tập trung nhưng kết quả mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu. Những vướng mắc này làm cho hoạt động làng nghề chưa thực sự ổn định, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao.
Trình độ lao động thấp, ý thức chấp hành và bảo vệ môi trường chưa cao: hầu hết thợ làm nghề là người dân trong làng với trình độ văn hoá thấp, tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp cấp 2 là 37,5%, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trên 70%, số lao động trung cấp và sơ cấp chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Tỷ lệ lao động nữ cũng khá cao (40,9%) có nơi như Bát Tràng lên tới 47,6%. Do không có việc làm nào khác nên lao động nữ bị thu hút vào những công việc nặng nhọc như vào lò (gốm sứ), rát kim loại. Hiện nay, trong các hộ sản xuất làng nghề lao động phải làm việc với cường độ lớn, phòng chống độc hại kém, điều kiên làm việc xấu nên hạn chế khả năng xây dựng kế hoạch và quản lý tiếp thu cái mới…làm giảm năng suất chất lượng, dễ bị rủi ro, lãng phí. Hơn nữa, do ít hoặc không được tiếp thu với những thông tin, chính sách bảo vệ môi trường nên ý thức tự làm sạch môi trường của người lao động bị hạn chế. Cùng với đó là công tác giáo dục tuyên truyền trong lĩnh vực môi trường còn xa lạ với người lao động từ đó có thể dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất kinh doanh.
4. Hiện trạng môi trường làng nghề.
4.1. Môi trường nước.
Ở các cơ sở sản xuất làng nghề, nước thải không được xử lý triệt để mà chỉ được xử lý sơ bộ qua một hệ thống lắng lọc hoặc thải thẳng vào hệ thống thuỷ nông, gây ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm hữu cơ thường nặng nề nhất ở các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất chế biến gỗ, mây tre đan bởi nước thải của các làng nghề này thường có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, dễ phân huỷ. VD như làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu (Hà Tây) thải ra khoảng 7 ngàn m3/ngàyđêm, các chỉ tiêu BOD, COD, SS đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1-3 lần.
Ô nhiễm nước do các tác nhân là các hợp chất vô cơ độc hại như: axit, xút, muối kim loại nặng… thường thấy ở các làng nghề cơ khí, mạ, đúc, tẩy, nhuộm…Đây là nguồn ô nhiễm nguy hiểm không những gây tác động trực tiếp đến nguồn nước mặt mà còn ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm gây ra một số bệnh hiểm nghèo.
Ô nhiễm do các tác nhân là các chất màu, sơ sợi: thường thấy ở các làng dệt, tẩy, nhuộm, sơn mài… đã làm cho nước chuyển màu gây mùi khó chịu, giảm lượng oxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt và môi trường sống của các loài động thực vật khác.
4.2. Môi trường không khí.
Ô nhiễm môi trường không khí thường xảy ra ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, cơ khí… do quá trình sử dụng than, dầu với khối lượng lớn đã tạo ra các khí như SO2, CO2, CO, NOx…các loại khí này hầu hết chưa qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây biến đổi thành phần môi trường không khí của làng nghề.
Ô nhiễm không khí do tác nhân bụi: thường thấy ở hầu hết các làng nghề trong đó nhiều nhất ở các làng nghề cơ khí, dệt sản xuất đồ gỗ, gốm sứ và vất liệu xây dựng. Hàm lượng bụi lắng và bụi lơ lửng vượt quá giới hạn cho phép 6-9 lần…
Các làng nghề ô nhiễm môi trường do tiếng ồn thường tập trung ở các làng nghề cơ khí, đúc, mộc, dệt. Các thiết bị gây ồn là máy soi, máy bào, máy cán sắt, máy mài, máy đột dập…
Bên cạnh đó, một số làng nghề có tình trạng ô nhiễm mùi cũng khá nghiêm trọng, đặc biệt là các làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn, chế biến lương thực…
4.3. Chất thải rắn và môi trường đất.
Lượng chất thải rắn bỏ tuỳ tiện gây ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng tới chất lượng đất, năng suất nông nghiệp. VD như ở làng nghề tái chế chì ở Đông Mai (Hưng Yên), lượng chất thải rắn có thể lớn tới 200 – 350 tấn/năm, hàm lượng chì trong đất lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 21,6 lần hay làng nghề tái chế giấy Dương Ổ cũng phát sinh khoảng 3,5 tấn/ngày đối với xỉ than và 1,8 tấn/ngày với giấy vụn, đinh ghim, nilon. Lượng thải không qua xử lý có thể ngấm sâu vào lòng đất, chảy ra đồng ruộng làm cho đất và khả năng sinh lợi của đất bị suy giảm.
5. Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng.
Tuỳ theo từng loại làng nghề với những yếu tố độc hại và phương thức sản xuất khác nhau mà sức khoẻ của người lao động tại các làng nghề bị ảnh hưởng khác nhau:
Ở các làng nghề cơ khí, đúc, sản xuất nguyên vật liệu… do sử dụng lượng than lớn nên tỷ lệ người mắc bệnh về phổi và phế quản cao. - Ở các làng nghề tẩy nhuộm vải sợi, mạ kim loại… do sử dụng nhiều hoá chất độc hại, kim loại nặng nên tỷ lệ người mắc các bệnh ung thư cao, giảm tuổi thọ.
- Ở các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, mây tre đan thì tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột, nhức đầu chiếm tỷ lệ cao.
Qua kết quả điều tra của Sở khoa học công nghệ môi trường ở các tỉnh về tình trạng sức khoẻ đăng trên một số báo năm 2002, có thể tổng kết lại như sau:
Bảng: Tỷ lệ và nguy cơ mắc bệnh tại các làng nghề Hà Nội và các vùng lân cận.
TT
Địa bàn
Tỷ lệ % người mắc bệnh
Tỷ lệ % nguy cơ mắc bệnh
Tai mũi họng
Hô hấp
Mắt
Da liễu
Thần kinh
Tiếp xúc với bụi
Tiếp xúc với nóng
Tiếp xúc với hoá chất
1
Hà Nội
13,4
26,8
9,3
7,6
17,7
46,1
43,7
47,8
2
Hưng Yên
27,5
53,9
22,4
43.1
23,8
69,0
43,7
37,8
3
Hà Tây
23,7
33,6
39,2
47,3
13,6
77,6
68,3
55,5
4
Bắc Ninh
36,1
34,4
38,9
15,9
30,1
95,5
85,9
59,6
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ tạp chí NN&PTNT số 8/2002; Bảo vệ môi trường 8/2002; Khoa học và phát triẻn số 48 ngày 29/11-4/12/2001.
Nhận xét: Bảng trên đây cho ta thấy rằng: tỷ lệ nhiễm bệnh của dân cư tại các làng nghề là rất đáng báo động đặc biết là các bệnh về hô hấp, mắt và da liễu.
Nguy cơ mắc bệnh là như vậy, song sức khoẻ của người lao động trong các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức. Trước hết họ không phải là lao động công nghiệp thực sự mà là những người “nông dân cầm búa” nên quyền lợi chưa được thực thi theo luật. Hơn nữa, mức thu nhập thấp nên họ không có điều kiện để chữa trị bệnh tật đến nơi đến chốn. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trước hết nằm trong tay người sản xuất – họ phải có những thay đổi trong sản xuất kinh doanh, quan tâm đúng mức đến Bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường.
II. CƠ SỞ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ
1. Xu thế phát triển của làng nghề.
1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển làng nghề.
1.1.1 Những thuận lợi:
Nguồn lao động nông thôn chiếm phần lớn lao động nước ta (hơn 70%). Vì vậy, đây là tiềm lực to lớn cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, lao động nông thôn có thời gian nhàn rỗi lớn: tỷ lệ thời gian lao động chỉ chiếm 70%, trong đó thời gian cho các hoạt động chính (trồng trọt, chăn nuôi) mới đạt ở mức thấp 61,37%. Riêng vùng Đồng Bằng Sông Hồng chỉ chiếm 52,42%, thấp nhất trong cả nước. Tình trạng nhàn rỗi này xuất phát từ sự thiếu việc làm ở nông thôn do những hạn chế về đất đai, thời vụ sản xuất, tốc độ tăng dân số cao. Vì vậy, sử dụng thời gian nhàn rỗi lớn của lao động nông thôn vào sản xuất làng nghề là một trong những cách tốt nhất đem lại thu nhập và mức sống cao hơn cho họ.
Vốn đầu tư cho sản xuất làng nghề không lớn, lại tận dụng được lao động gia đình cùng với mặt bằng sản xuất tại nhà nên thuận lợi cho việc phát triển nhanh các loại hình sản xuất, quay vòng vốn nhanh, thời gian thu hồi vốn ngắn. Đặc biệt với các hộ, làng có qui mô sản xuất lớn thì doanh thu hàng năm có thể lên tới hàng chục tỷ đồng – trực tiếp nâng cao đời sống cho người lao động. Thực tế cho thấy rằng: những làng nghề phát triển sớm, qui mô lớn, nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu thị trường thì càng giàu có. Chẳng hạn, khi đi đến làng nghề Dương Ổ (Bắc Ninh), làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn Châu Phong (Đông Anh-Hà Nội) sẽ thấy nhà cao tầng san sát nhau, bê tông trải trên hầu hết các đường làng, ngõ xóm, cuộc sống sầm uất, nhộn nhịp như đô thị…Điều này càng chứng tỏ hướng đi đúng trong viêc phát triển làng nghề.
Nhà nước, các tổ chức quản lý, cơ quan tài trợ, tín dụng trong và ngoài nước đã và đang có những chủ trương đúng đắn phát triển ngành nghề ở nông thôn trong đó chú trọng tới phát triển làng nghề. Hà Nội coi trọng việc tập trung giải quyết những vướng mắc, thúc đẩy làng nghề phát triển là một trong 9 công trình trọng điểm của thành phố năm 2003. Với những chính sách đó, làng nghề nông thôn ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh trong những năm vừa qua (9-10%), nhiều nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nhiều làng nghề mới đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng trên thị trường.
Bên cạnh những thuận lợi chung trên đây,Hà Nội và các tỉnh lân cận còn có thêm nhiều thuận lợi khác như:
* Đây là nơi có lịch sử phát triển làng nghề lâu đời nhất cả nước nên nhiều loại sản phẩm có tính độc đáo cũng như độ tinh xảo cao; sản phẩm, mô hình đã được chứng minh qua thời gian, có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm.
* Là nơi gần thị trường tiêu thụ rộng lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…phương tiện giao thông thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
* Là nơi có nhiều lao động có trình độ tay nghề cao, trình độ nhận thức của người dân cao hơn những vùng làng nghề khác nên thuận lợi trong việc nắm bắt kỹ thuật, công nghệ thị hiếu phù hợp với thị trường trong việc tạo ra sản phẩm.
* Hơn nữa, đây cũng là vùng được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, các ban ngành và tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình phát triển làng nghề một cách hiệu quả, quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
1.1.2 Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên đây, các làng nghềHà Nội và các tỉnh lân cận nói riêng cũng như các làng nghề trong cả nước nói chung đang đứng trước những khó khăn nhất định:
Qui mô sản xuất ở các làng nghề nói chung còn nhỏ bé và phân tán, sản xuất chủ yếu vẫn là tự phát đặc biệt vấn đề qui hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Trong số 11 tỉnh /thành trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng có các làng nghề thì số cơ sở sản xuất hộ chiếm 99,6%, các loại hình kinh tế khác chỉ chiếm 0,4%.
Sự hình thành các doanh nghiệp trong làng nghề tuy có nhưng còn chậm do khả năng tài chính còn hạn chế, cạnh tranh trên thương trường chưa mạnh. Bên cạnh đó chất lượng hoạt động của làng nghề còn yếu, chưa lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp. Qua phân loại ở các làng nghề cho thấy: hoạt động khá chỉ đạt 51%, hoạt động khó khăn cầm chừng chiếm 49%.
Song, vấn đề lớn nhất hiện nay đối với các làng nghề là làm thế nào để giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường. Có nhiều người cho rằng: vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề sẽ không bao giờ giải quyết được triệt để, còn sản xuất thì còn ô nhiễm, các biện pháp khoa học kỹ thuật và đầu tư cho lĩnh vực này cũng chỉ hạn chế được phần nào. Vì một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường làng nghề là thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu địa điểm bố trí nhà xưởng thiết bị máy móc, nguyên liệu cũng như sản phẩm. Cùng với đó là sự điều chỉnh của luật môi trường đối với hoạt động làng nghề còn nhiều hạn chế. Vì vậy khi nào còn công nghệ sản xuất thô sơ lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu trong làng nghề thỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề còn tồn tại
Ngoài các khó khăn từ phía làng nghề thì các cơ chế chính sách của nhà nước, các tổ chức đối với làng nghề chưa thực sự tạo ra động lực cho việc phát triển làng nghề một cách hiệu quả. Các cơ chế chính sách tuy cơ bản đã được ban hành và thực hiện nhưng còn chưa có sự đồng bộ và nhất quán, nhiều qui định còn chưa phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của làng nghề. Đội ngũ doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự là chỗ dựa để giải quyết những vấn đề nguyên liệu, thiết bị, công nghệ, thị trường cho làng nghề.
1.2. Định hướng phát triển làng nghề.
Nằm trong khu vực kinh tế nông thôn, làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông thôn. Việt Nam với trên 70% dân số sống ở nông thôn nên muốn thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển nhất thiết phải phát triển các làng nghề nông thôn, nâng cao mức thu nhập, giảm khoảng cách giữa nông thôn và đô thị.
Nhận thức rõ được điều đó, trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay, phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nông thôn trở thành mối quan tâm lớn của Đảng và nhà nước. Nghị quyết 06 của Bộ chính trị khoá VIII về một số vấn đề phát triển công nghiệp và nông thôn xác định “Coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn…Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông thôn với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành nông – công nghiệp – dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn…gắn công nghịêp hoá với đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống”.
Đến đại hội XI, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định chủ trương: “Phát triển công nghệ, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông thôn, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới” nhằm mục tiêu là “ 5 năm 2001-2005 phải tạo việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động… ở nông thôn tạo việc làm cho khoảng 9 triệu lao động, đưa số lao động có việc làm ở nông thôn năm 2005 vào khoảng 28 triệu người”.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ năm đại hội khoá IX đã cụ thể hoá chủ trương, giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn, nhất là các ngành nghề sử dụng nguyên liệu tại chỗ cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giầy, cơ khí, lắp ráp sửa chữa…
Để cụ thể hoá các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách phát triển làng nghề trong đó văn bản quan trọng là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển làng nghề nông thôn trong đó chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế làng nghề phát triển thông qua các chương trình cho vay vốn (từ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng ngoại thương…các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn). Đặc biệt chính phủ đã dành 20% của 30 tỷ USD do “Nhóm cố vấn tài trợ cho Việt Nam” để thúc đẩy cho sự phát triển làng nghề với những nội dung quan trọng là:
Phát triển làng nghề truyền thống. Sản xuất hàng tiêu dùng cho thị trường trong và ngoài nước.
Mở rộng qui mô và số lượng các làng nghề thủ công và tiểu thủ công nghiệp. Trong giai đoạn 2000-2010 có khoảng 1000 làng nghề sẽ được thành lập.
Khuyến khích các ngành nghề sử dụng nhân lực và nguyên liệu địa phương, tạo việc làm và thu nhập cho dân số nông thôn.
Như vậy, những khó khăn nếu được khắc phục, những thuận lợi được phát huy thì chắc chắn làng nghề sẽ có vai trò ngày càng quan trọng hơn nữa trong nền kinh tế quốc dân, trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
2. Khả năng áp dụng SXSH trong các làng nghề ven đô Hà Nội.
Làng nghề Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề ven đô Hà Nội đã có một số điều kiện ban đầu để thúc đẩy một chiến lược SXSH. Cụ thể là:
2.1. Ở cấp độ nền kinh tế.
Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đã khẳng định phương hướng phát triển gắn với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, áp dụng SXSH là một trong những giải pháp hữu hiệu thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Một số bộ, ngành trực thuộc đã có những chính sách và dự án đầu tư ban đầu về SXSH. Chẳng hạn như Viện nghiên cứu phát triển kinh tế Hà Nội cùng phối hợp với tổ chức MARD – JICA nhằm qui hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn tại một số làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong đó có cả những giải pháp cuối đường ống và những giải pháp về SXSH.
2.2. Ở cấp độ làng nghề.
Trình độ công nghệ lạc hậu thô sơ; qui trình sản xuất đơn giản điều này làm cho lượng nguyên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất là rất lớn, năng suất thấp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và thải ra một lượng lớn tài nguyên không sử dụng hết gây nên ô nhiễm môi trường tại nơi sản xuất cũng như khu vực xung quanh. Chính nhờ sự bất cập này chúng ta có thể áp dụng các biện pháp SXSH một cách có hiệu quả cao – Bởi chỉ cần một sự thay đổi nhỏ có khi bằng các biện pháp không tốn chi phí đối với các thiết bị máy móc hay qui trình sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích cho làng nghề. Hơn nữa nhờ công nghệ sản xuất tại các làng nghề đều thuộc loại cũ kỹ, chắp vá nên việc cải tiến hay thay thế những maý móc thiết bị đó dễ dàng hơn, số vốn đầu tư ít.
Trình độ quản lý sản xuất còn yếu kém: Đây là một cơ hội để thực hiện các biện pháp quản lý nội vi, cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động. Do trình độ tay nghề cũng như nhận thức của người thợ thủ công còn nhiều hạn chế nên vấn đề đào tạo hướng dẫn vận hành qui trình sản xuất có hiệu quả cho họ là rất bổ ích. Ngoài ra, việc thực hiện tốt quản lý kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng cần được tập trung chú trọng.
Nguồn nguyên liệu cho làng nghề chủ yếu là nguyên liệu tại chỗ, một số ít là nhập khẩu từ bên ngoài nên người sản xuất vẫn chưa chú trọng đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu triệt để, gây lãng phí nguồn nguyên liệu. Do đó, đây cũng là một vấn đề cần được xem xét nghiên cứu áp dụng SXSH
Qui mô sản xuất nhỏ nên có thể tiến hành áp dụng SXSH một cách đồng bộ cùng một lúc nhiều giải pháp – nhanh mang lại hiệu quả, dễ thực hiện một cách liên tục.
Vấn đề chủ sở hữu: ở làng nghề đều là của các hộ gia đình hay một số ít các doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, các biện pháp SXSH nếu phân tích cho họ thấy được lợi ích thiết thực của họ thì chắc chắn họ sẽ chủ động và tích cựu hưởng ứng. Công tác phổ biến kiến thức về SXSH và khuyến khích các hộ thực hiện sẽ thuận lợi hơn nhiều so với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: bởi vì các cơ quan này phải bàn bạc thống nhất và quán triệt giữa lãnh đạo cao nhất và nhân viên mới thực hiện được.
Những biện pháp cuối đường ống đã được thực hiện ở các làng nghề không mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình và mục đích xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường làng nghề chưa đạt hiệu quả.
Do vậy, cần phải có những biện pháp mới vừa bảo vệ môi trường vừa đem lại lợi ích cho các hộ, làng sản xuất - đây chính là mục tiêu mà SXSH hướng tới.
Tuy nhiên, việc áp dụng SXSH tại các làng nghề nếu được thực hiện cũng gặp những khó khăn nhất định:
Các làng, hộ sản xuất ngành nghề chưa có một khái niệm cụ thể về SXSH thậm chí họ không có được thông tin và không hiểu về SXSH. Do vậy, cần có những biện pháp phổ biến thông tin, kiến thức về SXSH tới các làng, hộ sản xuất nhất là tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm cao.
Các hộ sản xuất không có hoặc không muốn bỏ vốn thay đổi thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất bởi họ chưa thấy được sự thay đổi sẽ mang lại lợi ích gì cho họ, mà cho rằng thiết bị máy móc có hư thì đem đi sửa, đỡ tốn kém lại tiết kiệm. Chính nhận thức như vậy nên tư liệu sản xuất của họ luôn trong tình trạng lạc hậu, cũ kỹ và chắp vá.
Chưa có cơ quan, tổ chức nào đứng ra hướng dẫn, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, công nghệ để áp dụng SXSH đối với làng nghề nên chưa dấy lên phong trào và động lực lớn thúc đẩy các hộ sản xuất áp dụng. Bởi trên thực tế các làng nghề không có đủ năng lực để tự thực hiện các giải pháp SXSH. Hơn nữa tâm lý lo ngại thất bại và không muốn đi đầu trong việc thay đổi cũng là những khó khăn trong việc nghiên cứu, áp dụng SXSH đối với làng nghề.
Đời sống làng nghề còn thấp so với thành thị nên thu nhập vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu của họ, ý thức và trách nhiệm cải tạo, bảo vệ môi trường ở đây chưa cao. Mặt khác, việc xét xử những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề chưa được thực hiện hoặc nếu có thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi làng nghề là nơi mà người gây ô nhiễm cũng là người phải chịu ô nhiễm nên không ai là 1 đối tượng cụ thể chịu trách nhiệm.
Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, tiềm năng áp dụng SXSH tại các làng nghề là rất lớn. Song để việc áp dụng SXSH được thực hiện và trở thành phong trào sâu rộng ở đây đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược áp dụng tổng thể, phải làm sao những đối tượng liên quan đến SXSH: từ nhà nước đến các tổ chức làng nghề, các hộ sản xuất, thợ thủ công đều nhận thức được lợi ích kinh tế và môi trường của việc áp dụng SXSH từ đó đề ra những cơ chế, biện pháp giải pháp thích hợp, biến những tiềm năng to lớn của đầu tư cho SXSH trở thành hiện thực.
III. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ VEN ĐÔ HÀ NỘI.
1. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm.
1.1 Đặc điểm của loại hình làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm.
Chế biến lương thực thực phẩm là loại hình làng nghề phổ biến tại các tỉnh ven đô Hà Nội, trong đó nhiều nhất là tại Bắc Ninh: loại hình làng nghề này chiếm trên 22% tổng số làng nghề của tỉnh. Một số làng nghề chế biến lương thực thực phẩm tiêu biểu tại ven đô Hà Nội như: Cụm làng nghề chế biến lương thực thực phẩm ( bún, miến dong, tinh bột.) cụm I-Hoài Đức – Hà Tây; làng nghề bánh bún thôn Đoài Tam Giang( Yên Phong- Bắc Ninh); làng rượu Tam Đa( Yên Phong-Bắc Ninh); làng nghề tương bần Mỹ Hào (Hưng Yên)…
Nhìn chung các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm tạiHà Nội và các tỉnh lân cận vẫn sản xuất theo kiểu thủ công, qui trình công nghệ đơn giản,lao động chủ yếu là lao động từ gia đình trong đó đa phần là phụ nữ.
Nguyên liệu đầu vào dùng trong quá trình sản xuất là từ các loại nông sản: gạo, củ sắn, củ tươi… Nhiên liệu/năng lượng chủ yếu: điện, than, củi cùng với các loại hoá chất: thuốc tẩy, chất phụ gia, chất độn…
Thiết bị sản xuất đơn giản, cũ kỹ: máy xay xát, máy tráng, máy đùn bánh.
Sản phẩm đầu ra chủ yếu là lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày như: bún, bánh mỳ, tinh bột, các loại miến…
Chất thải từ các làng nghề hầu hết dưới dạng các hợp chất hữu cơ dễ bị phân huỷ như bã tươi, cácloại bột từ gạo, sắn…gây nên tình trạng ô nhiễm nước nặng nề. Bên cạnh đó, những làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm cũng gây nên tình trạngô nhiễm đất, ô nhiễm khí khá lớn song chưa đến mức đáng báo động như các làng nghề khác.
1.2. Qui trình sản xuất sản phẩm lương thực, thực phẩm điển hình: qui trình sản xuất mỳ sợi kèm theo dòng thải.
Đầu vào Quá trình Đầu ra
Vo
gạo nước thải
nước
Ngâm
nước nước thải đục
Xay
điện bụi, tiếng ồn
Ép
nước thải
Máy
khí thải
điện, than bụi, tiếng ồn
chất thải rắn (xỉ than)
Mỳ sợi, bánh
mỳ sợi, bánh hỏng
Phơi khô
Thành phẩm
Qui trình này diễn ra như sau: gạo được vo trước khi ngâm nhằm tẩy trắng, thời gian ngâm có thể kéo dài từ 4-8 tiếng. Sau khi ngâm gạo được xay nhỏ thành bột mịn và được ép tách nước (độ ẩm còn lại khoảng 20%) trước khi vào máy tráng bánh hay máy đùn mỳ. Bánh và mỳ được phơi khô tự nhiên,trước khi phơi khô được cắt theo kích thước phù hợp với nhu cầu thị trường.
1.3.Một số cơ hội áp dụng SXSH tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm.
TT
Đầu vào
Dòng thải
Nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức
Biện pháp SXSH
1
Nước
Nước thải
1.1 Chảy tràn trong quá trình vo, ép ngâm.
1.2 Không thu hồi nước nước thải
1.3 Rửa nông sản, rửa dụng cụ, vệ sinh chân tay
Điều chỉnh nước vừa đủ trong mỗi công đoạn.
Sử dụng nước cho nhiều mẻ rửa
1.2.1 .Xây dựng hệ thống bể chứa lắng để tuần hoàn nước thải.
1.3.1 Tận dụng nước tuần hoàn
2
Nông sản (gạo, sắn, mía.)
Bả thải; bột mỳ; bột gạo; mỳ sợi, bánh hỏng.
2.1 Chất lượng củ tươi kém
2.2 Dùng các biện pháp thủ công để tách tinh bột khỏi bã.
2.3 Chứa bột trong bao.
2.4 Đổ bột từ bao vào bồn trộn, quá trình trộn bột kém.
2.5 Mì rơi, thao tác lấy sản phẩm từ máy không phù hợp.
2.1.1 Dùng loại củ tươi có chất lượng tốt hơn, sinh ra ít xơ, bã.
2.2.1 Thay thế việc vò, dẫm trong hệ thống tách tinh bột bằng hệ thống lọc, thay thế bằng máy móc.
2.3.1 Tráng lại bao bì.
2.4.1 Cẩn thận trong quá trình trộn bột.
2.5.1 Thao tác cẩn thận, hạn chế rơi thành phẩm.
3
Than
Khí thải: CO2, SO2, NOx…
Bụi
Xỉ than, tro
3.1 Máy cũ hiệu suất kém.
3.2 Than kém chất lượng.
3.3 Nhiệt lượng trong lò chưa đủ lớn.
3.1.1 Thay thế máy tốt hơn.
3.2.1 Sử dụng than chất lượng cao, sinh ra ít xỉ.
3.3.1 Điều chỉnh nhiệt lượng trong lò.
4
Điện
4.1 Không bảo trì và bôi trơn máy móc thường xuyên.
4.2 Sử dụng động cơ quá cũ.
4.1.1 Tiến hành kiểm tra bảo dưỡng máy móc.
4.2.1 Thay thế một số động cơ cũ
2.Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề dệt nhuộm.
2.1. Đặc điểm của loại hình làng nghề dệt nhuộm.
Tại các tỉnh ven đô Hà Nội có khá nhiều làng nghề dệt nhuộm, hầu hết có từ lâu đời và sản xuất theo phương thức cha truyền con nối. Có thể kể tên các làng nghề này như: làng nghề tơ tằm Vọng Nguyệt (Yên Phong – Bắc Ninh); làng nghề dệt nhuộm Tương Giang (Tiên Sơn- Bắc Ninh); làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Tây); làng nghề dệt lưới An Mỹ (Phú Xuyên – Hà Tây)…ở mỗi làng nghề đều có những đặc điểm riêng làm cho sản phẩm dệt may tiểu thủ công nghiệp hết sức đa dạng, phong phú. Hiện nay ở các làng nghề dệt nhuộm đã kết hợp cả phương pháp thủ công và phương pháp sản xuất công nghiệp, sử dụng máy móc khá hiện đại.
Tuỳ thuộc vào từng loại hình làng nghề mà đầu vào và sản phẩm đầu ra khác nhau. Chẳng hạn có làng nghề chỉ dừng lại ở sản phẩm là tơ thì đầu vào là kén, tằm; có làng nghề chỉ dừng lại ở công đoạn tẩy trắng; một số làng nghề kết thúc ở khâu nhuộm. Theo qui trình sản xuất dệt nhuộm đầy đủ (tiêu biểu là làng nghề dệt nhuộm Tương Giang) thì:
Nguyên liệu sử dụng trong quá trình dệt nhuộm: nước, sợi, hồ tinh bột; tuỳ theo loại sản phẩm mà các loại sợi sử dụng cũng khác nhau (VD: để dệt vải thô người ta dùng sợi tổng hợp Polyestes, để dệt khăn mặt người ta sử dụng sợi bông cotton…).
Nhiên liệu/ năng lượng: điện, than (chủ yếu là than cám).
Hoá chất chủ yếu: Javen, NaOH, Na2CO3, H2SO4, Silicat,…
Trang thiết bị: chủ yếu là máy dệt thủ công với công suất 70mvải/ máy/ngày, một số máy dệt công nghiệp với công suất 200mvải/máy/ngày; lò hơi với công suất 600kg hơi/lò/h.
Sản phẩm chủ yếu ở các làng nghề dệt nhuộm là: vải thô, khăn các loại và vải gạc y tế.
Chất thải chủ yếu: nước thải, hoá chất, khí thải, bụi, xỉ, than…
Trong các làng nghề dệt nhuộm, ô nhiễm nước là nghiêm trọng nhất và nặng nề nhất trong các loại làng nghề do các chất màu, xơ sợi, hoá chất thải ra. Bên cạnh đó ô nhiễm không khí do bụi trong các công đoạn đánh ống, dệt vải cũng khá lớn. Hơn nữa, quá trình dệt nhuộm cả thủ công lẫn máy móc cùng với công nghệ lạc hậu là những nguyên nhân gây tổn thất nguyên – nhiên liệu rất lớn. Vì vậy, nếu áp dụng các biện pháp SXSH sẽ mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế lẫn môi trường tại các làng nghề này.
2.2 Qui trình sản xuất sản phẩm dệt nhuộm điển hình tại làng nghề - Qui trình sản xuất vải thô, khăn, gạc y tế kèm theo dòng thải.
Đầu vào Qui trình Đầu ra
Sợi
Đánh ống, mắc sợi
- bụi
Dệt vải
Đánh ống, nối đầu sợi
Hồ sợi dọc
- tiếng ồn
- hồ tinh bột - nước thải: chất hữu cơ
- phụ gia, nước - hoá chất trong phụ gia.
- bụi
- tiếng ồn
- bụi
- tiếng ồn
Nấu tẩy
- Javen, NaOH - hơi hoá chất
Giặt
Xử lý, khử axit, làm bóng
- nước - khí thải
- nhiên liệu - nước thải chứa chất tẩy
- xỉ than
- dung dịch kiềm, - hơi hoá chất
Na2SiO3
- nước thải chứa hoá chất.
- nhiên liệu - khí thải, xỉ than
- nước - nước thải chứa hoá chất
Nhuộm
- nước, nhiên liệu - hơi hoá chất
- hoá chất - khí thải: CO2, SO2, bụi
- thuốc nhuộm - nước thải chứa hoá chất,
Giặt, vắt, sấy
thuốc nhuộm
- nước
Sản phẩm
- điện - nước thải, hơi nước
Quá trình sản xuất diễn ra như sau:
Sợi mua về được đánh vào các ống nhỏ, sau đó mắc sợi để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi dọc (hồ sợi được làm từ bột gạo hoặc bột sắn). Sau khi được hồ sợi, sợi được đem phơi khô và lại được quay vào các ống sợi, tiếp tục tời vào bồng, mắc bồng vào máy dệt, nối đầu sợi lên máy và tiến hành dệt vải.
Với dệt khăn, sợi sẽ được tời vào 2 bồng: một bồng, sợi đã được hồ làm nền khăn; một bồng sợi chưa hồ để tạo phần hổng cho khăn.
Sau khi dệt, sản phẩm được đem tẩy trắng hoặc nhuộm theo yêu cầu thị trường. Vải được dệt xong tiếp tục cho vào nấu tẩy và ngâm hoá chất tẩy trắng: vải được nấu tẩy trong dung dịch kiềm và các loại hoá chất: Na2SiO3, NaOH, H2O2…ở 1000C trong thời gian từ 3-5 giờ nhằm loại trừ các tạp chất khác bám vào xơ sợi như dầu mỡ. Sau khi nấu tẩy, vải được ngâm Javen trong bể ngâm hở từ 1-2 giờ, tiếp đó qua các công đoạn giặt nóng, giặt lạnh, vắt, sấy thu được sản phẩm tẩy. Sản phẩm này được cho vào nấu tiếp cùng với các hoá chất Na2SiO3, NaOH, H2O2 nhằm để khử axit hypoclorit (HCLO). Sau đó vải được xả nước, xả hơi nóng ở nhiệt độ từ 30-400C để tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm (tuỳ theo yêu cầu về màu sắc mà lựa chọn loại thuốc nhuộm phù hợp). Sau khi nhuộm xong, vải sẽ được giặt lại bằng nước lạnh nhiều lần rồi cắt và sấy khô sẽ cho ra sản phẩm.
Một số cơ hội áp dụng SXSH trong làng nghề dệt nhuộm.
TT
Đầu vào
Dòng thải
Nguyên nhân có thể gây ra tiêu hao quá mức
Biện pháp SXSH
1
Nước
Nước thải
Dùng quá nhiều nước trong mỗi công đoạn.
1.2 Chỉ dùng nước giặt một lần.
1.3.Thao tác giặt, ngâm vải, nhuộm không đúng kỹ thuật
1.4.Không ngắt nước ngay sau khi xả.
1.5.Bể ngâm hở, chảy.
1.6.Hoá chất thừa đọng lại nhiều trên vải.
1.7Nước vệ sinh rửa dụng cụ.
1.1.1. Điều chỉnh mức nước cần thiết cho mỗi công đoạn.
1.2.1 Sử dụng nước giặt nhiều lần.
1.2.2. Xây hệ thống bể để tuần hoàn nước.
1.3.1 Điều chỉnh thao tác phù hợp cho thợ.
1.4.1 Cắt nước ngay sau khi xả.
1.5.1 Kiểm tra bể.
1.6.1 Kết hợp nấu và tẩy vào một qui trình.
1.7.1 Sử dụng nước hợp lý, phải tiết kiệm.
2
Than
Khí thải (CO2, CO, NOx….
Bụi, xỉ than
2.1 Dùng than chất lượng kém.
2.2 Lò hơi cũ, không thông thoáng.
2.3 Thao tác quá mạnh trong quá trình đánh bóng sợi, bồng sợi không tốt.
2.4 Độ xơ trong vải còn lớn.
2.5 Máy dệt thủ công cũ kỹ.
2.1.1 Sử dụng loại than tốt hơn.
2.2.1 Thay thế lò mới, tiến hành vệ sinh lò.
2.3.1 Tiến hành thao tác vừa phải, nhanh.
2.4.1 Sử dụng sợi chất lượng tốt.
2.5.1 Cải tiến máy dệt, thay bằng máy dệt công nghiệp.
3
Thuốc nhuộm
Dung dịch nhuộm rồi.
Nước giặt
3.1 Qui trình nhuộm chưa tốt.
3.2 Tỷ lệ vải/dung dịch nhuộm thấp.
3.3 Không tái sử dụng dung dịch nhuộm.
3.4 Công thức nhuộm không đảm bảo.
3.5 Thuốc nhuộm cũ, không rõ chủng loại.
3.1.1 Kiểm soát quá trình nhuộm tốt hơn.
3.2.1 Pha dung dịch nhuộm vừa phải.
3.3.1 Tuần hoàn và tái sử dụng dung dịch sau nhuộm.
3.4.1 Cho lượng thuốc nhuộm, hoá chất, nước theo đúng tỷ lệ.
3.5.1 Khi mua thuốc chú ý hướng dẫn sử dụng, mua với lượng thuốc vừa phải, đúng chủng loại.
4
Hoá chất
Hơi hoá chất (Javen, NaOH, silicat, H2SO4…).
Nước giặt
4.1 Chất lượng hoá chất thấp, bảo quản không tốt.
4.2 Cách pha chế hoá chất không đảm bảo.
4.3 Đong, cân thuốc bằng phương pháp thủ công.
4.4 Tỷ lệ rơi vãi hoá chất trong các công đoạn sản xuất lớn.
4.1.1 Dùng hoá chất đảm bảo chất lượng.
4.1.2 Bảo quản hoá chất tại nơi khô ráo, thoáng khí, cách xa nơi ở.
4.2.1 Pha chế các loại hoá chất theo tỷ lệ kỹ thuật.
4.3.1 Đưa hệ thống cân tự động vào cân hoá chất.
4.4.1 Nâng cao kỹ năng thao tác, trình độ tay nghề.
4.4.2 Lộn vải trước khi gia công.
5
Điện
5.1 Mô tơ cũ, hiêu suất thấp.
5.2 Máy chạy không tải nhiều.
5.3 Máy dệt công nghiệp lạc hậu.
5.1.1 Sửa chữa thay thế mô tơ.
5.2.1 Dùng hệ thống tải điện ở mức phù hợp.
5.3.1 Bảo dưỡng, bôi trơn hoặc thay thế máy dệt.
3. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề tái chế chất thải.
Đặc điểm của loại hình tái chế chất thải.
Các làng nghề tái chế chất thải chiếm tỷ trọng lớn trong các làng nghề ven đô Hà Nội. Đặc điểm sản xuất, loại hình sản phẩm, đầu vào và nguyên liệu là khác nhau tại các làng nghề khác nhau. Tuy nhiên, các làng nghề thuộc loại này đều có chung đặc điểm là sử dụng nguyên liệu là các phế phẩm bỏ đi từ nguyên liệu. Ngày nay, hoạt động tái chế chất thải tập trung chủ yếu vào các quá trình tái chế giấy, sắt thép, chì đồng, nhựa… trong đó tiêu biểu là hoạt động tái chế giấy ở Dương Ổ Phong Khê - Bắc Ninh); tái chế sắt thép Đa Hội (Tiên Sơn – Bắc Ninh); tái chế chì Chỉ Đạo (Văn Lâm - Hưng Yên)…Tại các làng nghề này, do hạn chế về kỹ thuật, máy móc thiết bị cũ kỹ chắp vá cũng như quá trình vận hành yếu kém dẫn đến một lượng lớn các loại chất thải đổ ra môi trường, tạo cơ hội cho áp dụng SXSH. Song, do đa dạng về sản phẩm, các yếu tố đầu vào tại các làng nghề tái chế và thời gian có hạn nên đề tài sẽ tập trung tìm ra một số biện pháp áp dụng SXSH đối với các làng nghề tái chế giấy.
Tại các làng nghề tái chế giấy nguyên liệu chính được sử dụng là: các loại giấy, bìa thải loại được thu mua về; Nhiên liệu dùng cho sản xuất là than, điện; Các hoá chất: nước Javen, kiềm, nhựa thông, vôi; Các sản phẩm từ làng nghề là: giấy viết, giấy ăn, giấy vệ sinh, bìa catton, giấy dó, vàng mã. Trong các làng nghề này, vấn đề ô nhiễm nước, đất cần phải được giải quyết trước tiên.
Qui trình sản xuất sản phẩm tái chế điển hình tại làng nghề – Qui trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã… kèm theo dòng thải.
Đầu vào Qui trình Đầu ra
Giấy loại
Đánh tơi
Nghiền
Ngâm tẩy
Ngâm nghiền
- NaOH - Hơi kiềm
- Nước - Nước thải
- Nước Javen - Nước thải chứa hoá chất
- Chất tẩy quang học - Khí thải (CO2)
- Phèn
- Nhựa thông - Tiếng ồn
- ĐiệnSản phẩm
Bao gói
Cắt
Cuộn
Xeo
- Bụi, tiếng ồn
- Hơi nước - Nước thải
- Điện - Chất thải rắn
- Bụi, tiếng ồn
- Bụi, tiếng ồn
- Bụi
- Điện - Giấy thừa
Qui trình trên diễn ra như sau: Giấy in phế liệu các loại được ngâm kiềm sau đó được tẩy bằng nước Javen, tiếp tục giấy được nghiền nhỏ. Bột giấy được hoà loãng và đánh tơi rồi đem vào bể xeo. Sau khi xeo xong giấy được làm khô bằng hơi nước và được cuộn thành lô theo sản phẩm, cắt theo kích cỡ phù hợp, đóng gói tạo thành phẩm. Đối với các sản phẩm giấy màu thì không cần tẩy trắng mà cho thêm chất màu trong quá trình nghiền bột.
3.3 Một số cơ hội/ biện pháp áp dụng SXSH tại các làng nghề tái chế giấy.
TT
Đầu vào
Dòng thải
Nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức
Giải pháp SXSH.
1
Nước
Nước thải
Nước sử dụng quá nhiều trong các công đoạn: ngâm, xeo, ép.
Tỷ lệ pha trộn nước và hoá chất không hợp lý
Không có hệ thống lọc nước, thu hồi nước sau mỗi công đoạn.
Rò rỉ bơm, bể ngâm tẩy.
1.1.1 Sử dụng nước vừa đủ, tránh tràn nước khỏi bể.
1.2.1 Pha trộn hoá chất, nước theo đúng tỷ lệ.
1.3.1 Xây dựng hệ thống thu hồi nước ngưng để có thể thu hồi, tuần hoàn nước.
1.4.1 Kiểm tra lại hệ thống bể ngâm tẩy.
2
Giấy phế liệu mua về
Chất thải rắn: bột giấy, băng dính, nilon, đinh ghim.
2.1 Quá trình nghiền bột kém, không sử dụng hoá chất độn hay sử dụng không hợp lý.
2.2 Trộn bột giấy không hết, sót bột trong bể.
2.3 Vứt phế thải không hợp lý: băng dính, ni lon, đinh ghim không được thu hồi sau sử dụng
.
2.4 Kích cỡ mạt gỗ không phù hợp.
2.5 Sử dụng máy nghiền cũ.
2.1.1 Cải tiến hiệu quả quá trình nghiền bột bằng hoá chất.
2.1.2 Tăng nhanh tốc độ vòng quay của máy nghiền.
2.2.1 Thu hồi hết phần bột giấy đã nghiền vào các công đoạn tiếp theo.
2.3.1 Tiến hành phân loại nilon, băng dính, đinh ghim.
2.3.2 Xây dựng hệ thống chứa đựng, thu gom băng dính, đinh ghim
2.4.1 Điều chỉnh kích cỡ mạt gỗ để tăng năng suất bột giấy.
2.5.1 Tiến hành bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế một số bộ phận truyền động của máy.
3
Hoá chất: NaOH, Javen.
Dung dịch chứa hoá chất, hơi hoá chất, nước Javen, khí
Cl2.s
3.1 Hoá chất để bừa bãi, không có nhãn mác.
3.2 không dùng lại hoá chất cho các lần tiếp theo.
3.3 Tỷ lệ pha trộn không hợp lý, khuấy chưa đều.
3.4 Bể ngâm tẩy chảy tràn.
3.5 Thay thế chất tẩy trắng.
3.6 Không thực hiện ngâm kiềm, tẩy trắng bột giấy trong các thiết bị kín.
3.1.1 Bảo quản hoá chất cẩn thận, để nơi thoáng mát, ghi ký hiệu đầy đủ cho hoá chất.
3.2.1 Dùng lại nước hoá chất đã pha sau mỗi lần ngâm.
3.3.1 Pha trộn theo đúng tỷ lệ, khuấy trộn đều trong công đoạn ngâm tẩy.
3.4.1 Hạn chế nước chảy tràn khỏi bể.
3.5.1 Sử dụng hyđropreroxit làm chất tẩy thay cho Javen.
3.6.1 Thực hiện một số công đoạn có sử dụng nhiều hoá chất trong thiết bị kín.
4
Nhiên liệu/ năng lượng (điện, than)
Khí thải: CO, CO2, NOx; chất thải rắn: xỉ than.
4.1 Các máy móc cũ, không được bảo dưỡng tốt.
4.1.1 Điều chỉnh và bảo dưỡng tốt các chi tiết truyền động của máy nghiền, máy xeo, thay thế một số thiết bị mới.
4.1.2 Nâng cao tay nghề vận hành máy móc cho người thợ.
4. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề vật liệu xây dựng, gốm sứ.
4.1 Đặc điểm sản xuất.
Sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp khá phát triển tại các làng nghề ven đô Hà Nội mặc dù số lượng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nơi đây có một số làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ khá nổi tiếng như: gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm- Hà Nội), làng gốm Phú Lãng (Quế Võ- Bắc Ninh), làng nung gạch Khai Khái (Phú Xuyên-Hà Tây), làng sản xuất vôi (Duyệt Lễ-Hưng Yên). Nhìn chung các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ đều phải trải qua các công đoạn nung nấu nên hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí rất phỏ biến do quấ trình sử dụng than, dầu với số lượng lớn, tạo ra các khí độc hại đối với môi trường. Cùng với đó là một lượng chất thải rắn cũng được đưa vào môi trường như: xỉ than, gạch vỡ, gạch phồng.
Nguyên liệu sản xuất cũng đa dạng tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau:
Nếu là sản xuất vôi thì nguyên liệu chính là đá vôi
Nếu là sản xuất ghạch, ngói thì nguyên liệu chính là đất sét…
Nhiên liệu chủ yếu là than (than đá và than cốm), củi.
Trang thiết bị được sử dụng thường là thủ công tự tạo như lò nung, khuôn sản phẩm.
4.2. Qui trình sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng điển hình tại các làng nghề-Qui trình sản xuất gạch, ngói kèm theo dòng thải.
Sản phẩm
Nung
Phơi sơ bộ
Tạo hình bằng khuôn
Đầu vào Quá trình Đầu ra
Đất sét
Ủ, nhào
Nước
Tiếng ồn, chất thải rắn
Bán sản phẩm hỏng
Củi, than Khí thải (CO, CO2, SO2…). Chất thải rắn (sản phẩm hỏng, xỉ than).
Các công đoạn trên được trực hiện như sau: Đất sét sau khi được lấy lên, đem ủ và nhào kỹ nhằm tăng độ mịn cho đất. Tiếp đó, dùng khuôn đóng theo loại hình sản phẩm (gạch, ngói) và được đem phơi tự nhiên. Sau thời gian đủ độ khô cần thiết, đem vào lò để nung, sản phẩm tạo ra sau khi nung.
4.3. Một số cơ hội/biện pháp SXSH đối với các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng.
TT
Đầu vào
Dòng thải
Nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức.
Giải pháp SXSH
1
Than, củi
Khí thải, xỉ than, tro
Sử dụng nhiều than cám.
Lò nung thủ công không thoáng khí.
Nhiên liệu (củi) không đảm bảo về chất lượng và cách bảo quản.
Sắp xếp bán thành phẩm vào lò nung không đúng kỹ thuật.
Thay thế dần việc sử dụng than cám.
Cải tạo lò nung, dọn lò sau mỗi mẻ nung.
Sử dụng củi có chất lượng tốt, bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc.
Hướng dẫn thợ sắp xếp bán thành phẩm đúng kỹ thuật, tạo thông thoáng khí.
2
Đất sét đã được tạo khuôn.
Chất thải rắn (gạch vỡ, gạch phồng), bụi.
2.1 Quá trình ra lò không đảm bảo: sản phẩm truyền tay và đặt vào vị trí quá mạnh.
2.2 Nghiền, nhào đất không tốt.
2.3 Bốc xếp lên xe không cẩn thận.
2.4 Đổ xỉ than, gạch vỡ bừa bãi.
2.5 Hệ thống che chắn không đảm bảo.
2.6 Thời gian nung nấu không đúng tiêu chuẩn (quá lâu hoặc quá nhanh).
2.7 Không dùng lại xỉ than.
2.1.1 Kiểm soát quá trình ra lò, thời gian, cường độ bốc xếp sản phẩm.
2.2.1 Nhào đất kỹ trước khi đóng khuôn, trộn tỷ lệ đất sét/nước phù hợp.
2.3.1 Dùng hệ thống ròng rọc thay thế lao động thủ công trong công đoạn bốc xếp.
2.4.1 Thu hồi xỉ than, gạch vỡ.
2.5.1 Cải tạo, làm mới hệ thống che chắn, xây dựng xưởng để sản phẩm, nguyên liệu.
2.6.1 Nung nấu đúng đủ thời gian.
2.7.1 Đưa xỉ than vào tái
5. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề Mỹ nghệ – Mộc.
Đồ gỗ mỹ nghệ – mộc là những sản phẩm có truyền thống và mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho địa phương. Trong số đó, có các làng nghề nổi tiếng như: làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Đông Quang – Từ Sơn – Bắc Ninh); làng nghề đồ gỗ phun sơn Liên Hà - Vân Hà (Đông Anh – Hà Nội); làng nghề mây tre đan Văn Phúc (Văn Giang – Hưng Yên); làng nghề thêu ren Sơn Tây (Hà Tây)…Sản phẩm chính từ làng nghề là loại đồ gỗ như: bàn ghế, giường kệ, tủ, sập…được sản xuất theo công nghệ thủ công là chủ yếu và dựa nhiều vào kinh nghiệm.
Nguyên liệu chính là từ gỗ: gỗ trắc, pơ mu, gụ, gỗ ép, gỗ dán; các loại hoá chất: sơn, dầu mỡ, vecni…Chất thải chủ yếu từ làng nghề là chất thải rắn, khí thải và ô nhiễm tiếng ồn do quá trình bào, soi gỗ cũng rất lớn.
Tiềm năng áp dụng SXSH đối với các làng nghề này là khá lớn và việc triển khai có tính khả thi cao. Do đó, sẽ được trình bày chi tiết ở một làng nghề sản xuất đồ gỗ cụ thể trong phần chương III.
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ PHUN SƠN - THÔN CHÂU PHONG - LIÊN HÀ - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ CHÂU PHONG
1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thôn Châu Phong
1.1.Điều kiện tự nhiên
Thôn Châu Phong thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Thành phố Hà nội. Thôn nằm cách trung tâm Hà nội 35km, theo hướng Bắc Nam, cách thị trấn Đông Anh 7 km về phía Đông. Châu Phong là thôn nằm ở vị trí trung tâm của xã Liên hà cách UBND xã 1 km; phía Đông giáp với Thông Giáo Tác và một phần nhỏ thôn Đại Vĩ, phía Bắc giáp với 2 thôn Hà Lỗ và Hà Hường phía Tây giáp với thôn Dục Nội, phía Nam giáp với xã Cổ Loa.
Thôn có diện tích đất tự nhiên 110ha, trong đó diện tích đất canh tác là 95ha còn lại 15ha là đất thổ cư. Trong 15ha đất thổ cư phần lớn là diện tích nhà ở (44,7%); diện tích xưởng (xưởng xây dựng tại vườn) = 27,5%; đất công (trường học, trạm xá, sân kho, đường) = 15%; diện tích ao hồ 6,3% đất trống 4,5%
Diện tích đất trũng của thôn chiếm đến 3/4, cốt đất canh tác dưới 4,5m so với mực nước biển chiếm 1/4 tổng số diện tích.
Hệ thống cơ sở hạ tầng thôn Châu Phong đang từng bước được nâng cấp; hiện đã rải nhựa đường chính vào làng chiều dài với 1,5km, lát gạch hầu hết đường thôn xóm với tổng chiều dài 2,5km còn lại tỷ lệ nhỏ đường đất khu vực quanh làng. Mạng lưới điện được sử dụng tại 100% số hộ trong thôn, đầu thôn có 1 trạm biến áp với công suất 1100KVA. Hệ thống loại dây AC35 và AC50, cột điện đã xuống cấp và cần được nâng cấp. Bên cạnh đó tại Châu Phong còn có 1 trường học cấp I và 1 trường cấp II cùng một trạm y tế.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Châu Phong có 503 hộ với 2760 nhân khẩu được phân bố tập trung trên diện tích thổ cư của làng. Mật độ dân cư của làng khá đông đúc, tỷ lệ tăng dân số được giảm dần, tỷ lệ sinh tự nhiên năm 2001 là 1,53% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 10,5%
Tình hình kinh tế tại đây phát triển rất nhanh chóng và ổn định (trung bình 12%/năm); số hộ giàu chiếm hơn 40T, không có hộ đói nghèo. Đa phần là các mái bằng có từ 1 đến 5 tầng. Thu nhập của các hộ chủ yếu là từ tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp lúa nước.
2.Lịch sử hình thành làng nghề
Làng nghề Liên hà nói chung và thôn Châu Phong nói riêng hình thành trên cơ sở các ngành nghề truyền thống có từ xa xưa. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ thứ 20 những người thợ thủ công tổ chức thành từng nhóm, từng tốp thọ đi tới các vùng quê trong cả nước để xây dựng, sản xuất các loại sản phẩm như tủ, sập các loại ở các cửa hàng xưởng thợ ở Hà nội, Bắc Ninh, Nam Định… nhiều tốp thợ đã trở nên nổi tiếng
Đến năm 1958 hưởng ứng phong trào xây dựng HTX, những người thợ thủ công trong xã làm khắp nơi cùng nhau bỏ vốn thành lập HTX điêu khắc, thêu, sơn mài tại thôn Châu Phong chuyên sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ phục vụ kế hoạch xuất khẩu của nhà nước sang các nước Đông Âu như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc…
Tuy nhiên, từ những năm 1990 do cơ chế kinh tế thay đổi, cơ chế bao cấp được xoá bỏ hoạt động các mô hình HTX này có nhiều giảm sút thậm chí đã phải giải thể như: thêu, thảm. Người dân phải tự lo liệu, tính toán chuyển sang các nghề hoạt động riêng lẻ để ổn định thu thập, một số ngành nghề mới được hình thành và phát triển trên cơ sở các ngành nghề truyền thống như phun sơn trên gỗ, đục trạm khảm. Từ thực tiễn ấy Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân xã Liên Hà đã có nhiều chủ trương, nghị quyết và các giải pháp để giữ vững và phát triển ngành nghề. Trong đó quan trọng và nghị quyết BCH Đảng bộ lần thứ 23 năm 1994 và lần thứ 24 năm 1996 về việc thành lập và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong đó có làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn Châu Phong
Như vậy, làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn Châu Phong là làng nghề mới được hình thành trên cơ sở các làng nghề truyền thoóng.
3. Thực trạng sản xuất làng nghề Châu Phong
Với đường lối đổi mới của Đảng, làng nghề đã được khuyến khích phát triển cùng với sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường nên làng nghề Châu Phong, phát triển một cách mạnh mẽ. Đến nay có 310 hộ trong tổng số 563 hộ chiếm 55% tổng số hộ tham gia làm nghề.
Nghề sản xuất các loại đồ gỗ phun sơn ở đây được diễn ra theo một qui trình khép kín ngay tại nhà, xưởng sản xuất. Ban đầu họ mua gỗ ép tấm từ 2 -4cm nhập từ Malaixia sau đó tiến hành các công đoạn bã gỗ, cắt theo hình dáng sản phẩm, đánh giấy ráp, đánh matít quá trình phun sơn và ráp hàng tạo nên sản phẩm. Sản phẩm chủ yếu từ làng nghề là các loại đồ gỗ nội thất: giường tủ, bàn ghế, kệ… sản phẩm ở đây đạt đến độ tinh xảo cao nhờ sử dụng kinh nghiệm người thợ và quá trình sản xuất thủ công là chủ yêú. Máy móc chỉ được dùng vào công đoạn bả gỗ các công đoạn còn lại là từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Sản phẩm làm ra gần 100% cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Với đà phát triển mạnh nên qui mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Năm 2000, xã đã đưa 42 hộ trong thôn ra sản xuất tại vị trí mới với tổng diện tích 2ha xa khu dân cư nhằm thuận tiện giao thông, đặc biệt là giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trong làng hiện nay có 340 hộ trực tiếp tham gia làng nghề hoặc các hoạt động phục vụ cho hoạt động sản xuất làng nghề. Cụ thể như sau
Bảng: Cơ cấu ngành nghề tại làng nghề Châu Phong
Ngành nghề
Số hộ
Bán nguyên vật liệu phục vụ cho ngành gỗ
19
Sơn mài và sơn son thiếp vàng
28
Đục chạm khắc gỗ
23
Xưởng mộc gia công hàng cho phun sơn
31
Làm hàng nội thất đồ gỗ phun sơn
239
Nông nghiệp
197
Dịch vụ
16
Cán bộ công chức
10
(Nguồn: Báo cáo của uỷ ban nhân dân xã Liên Hà)
Vốn mỗi hộ bình quân từ 80-90 triệu đồng 100% số hộ đều sử dụng máy móc phục vụ sản xuất. Đến nay tổng số máy móc, công cụ, dụng cụ tại thôn lên đến 550 chiế giải quyết việc làm cho 5 lao động/thợ với thu nhập bình quân của thợ chính là 900.000-1.100.000 đ/tháng và của thợ phụ là 600-700.000đ/tháng. Doanh thu của 239 hộ sản xuất năm 2000 đạt 20 tỷ đồng.
Hiện nay, phương tiện vận chuyển hàng hoá hoàn toàn bằng xe tải con với trọng lượng từ 0,5¸1 tấn toàn thôn có 40 xe loại này.
Với sự đầu tư sản xuất thích đáng, nét độc đáo của sản phẩm và thị trường đồ gỗ mỹ nghệ đang lên, hoạt động làng nghề đã góp phần quan trọng tạo nguồn thu nhập chính, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, tăng thu nguồn ngân sách địa phương đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Theo báo cáo của ban thôn xóm, tỷ lệ cơ cấu thu thập trong thôn năm 2002 như sau:
Bảng: Cơ cấu thu nhập thôn Châu Phong
Ngành
Tỉ trọng trong tổng thu nhập
Thuần Nông nghiệp
25%
Dịch vụ
10%
Tiểu thủ công nghiệp (làng nghề)
65%
Nguồn: Báo cáo của UBND xã Liên Hà
Tuy nhiên, với cường độ sản xuất ngày càng cao, diện tích đất ở dần bị thu hẹp, trong làng có đến 90% số hộ không có vườn bởi toàn bộ số đất vườn đã dùng để làm nhà xưởng mở rộng sản xuất. Điều này một mặt tạo ra tình trạng thiếu mặt bằng để sản xuất (Hiện nay, UBND xã đã có dự án thành lập khu sản xuất tập trung để đưa một số hộ sản xuất và khỏi làng) và mặt quan trọng và tình trạng ô nhiễm môi trường (nhất là ô nhiễm không khí) đã trở nên nghiêm trọng.
4. Thực trạng môi trường thôn Châu Phong
4.1. Môi trường không khí
Qui trình sản xuất đồ gỗ phun sơn trong làng gây ô nhiễm không khí ở nhiều nết các công đoạn, trong đó tiêu biểu là công đoạn bả gỗ và công đoạn phun sơn. Trong quá trình bả gỗ lượng bụi từ bột cưa bay lên cùng với đó là quá trình phun sơn một lượng lớn sơn bị xịt ra ngoài, hơi hoá chất độc hại được thải vào môi trường không khí tại làng nghề. Hơn nữa nơi sản xuất chật chội, tiến hành kề cận cùng với nhà ở hoặc ngay trong nhà ở làm cho lượng bụi thải ra không thể phát tán theo nguồn gió mà bay xung quanh chính nơi sản xuất và nơi ở của hộ sản xuất. Song đặc biệt nguy hại đối với con người và môi trường là ô nhiễm mùi do các hoá chất từ sơn rất nghiêm trọng - buồng phun sơn ở đây lại được bố trí riêng và kín đáo ngay tại xưởng nhà ở. Thợ phun sơn phải luôn luôn đeo khẩu trang khi tiến hành phun. Việc không có các biện pháp giảm thiểu và xử lý các chất thải ra trong quá trình sản xuất ngày càng làm cho tình hình môi trường nơi đây hết sức nghiêm trọng.
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh Tế Xã Hội Hà Nội ngày 12 tháng 7 năm 2002 chất lượng môi trường không khí tại làng nghề như sau:
Bảng: tình trạng môi trường không khí tại làng nghề Châu Phong
STT
Các thông số quan trắc
Đơn vị đo
Địa điểm quan trắc
TCVN 55937-1945
1
2
CO
mg.m3
3,36
3,024
40
SO2
mg.m3
0,068
0,060
0,5
NO2
mg.m3
0,062
0,032
0,4
Bụi
mg.m3
0,41*
0,39*
0,3
VOC
mg.m3
1298*
1013*
0,3
Nguồn: Viện NCPT KT XH Hà Nội
Ghi chú:
Điểm 1: Tại khu sản xuất tập trung tại thôn Châu Phong, bên trong gần nơi phun sơn
Điểm 2: Tại khu sản xuất tập trung tại thôn Châu Phong, bên ngoài nơi phun sơn
KPH: Không phát hiện
(*): Vượt quá tiêu chuẩn cho phép
Như vậy, qua kết quả trên ta thấy chỉ số bụi và VOC là vượt tiêu chuẩn cho phép, các chỉ số khác phát hiện được đều nằm trong giới hạn cho phép. Điều này chỉ ra rằng cần phải có các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tối đa lượng bụi và VOC thải ra môi trường.
4.2. Thực trạng môi trường nước
Chất thải chủ yếu tại làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn là chất thải rắn, nước được sử dụng rất ít trong qui trình sản xuất bởi đến khâu gián giấy nền (giấy làm vân gỗ) mới dùng nước. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn mà đặc biệt là mùn cưa thải ra không được thu gom và xử lý cẩn thận, lâu ngày sẽ bốc mùi và bị cuốn trôi xuống nước kèm theo lượng bụi ngưng tụ nước rửa, nước vệ sinh đều thải trực tiếp xuống cống rãnh gây mùi thối và ngấm xuống mạch nước ngầm gây nên tình trạng ô nhiễm nước
Qua đo đạc phân tích môi trường nước tại một số điểm trong thôn của Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội Hà Nội, ta thấy tình trạng môi trường nước tại đây như sau:
Bảng: Tình trạng môi trường nước thôn Châu Phong
STT
Thông số đo
Đơn vị đo
Tình trạng địa điểm quan trắc
TCVN 5945-1995 (loại B)
1
2
3
PH
mg/l
7,35
6,58
6,3
5,5¸9
SS
mg/l
985*
199*
132,2*
100
DO
mg/l
0,48
2,72
1,81
-
BOD5
mg/l
326*
16,9
3,65
50
COD
mg/l
487*
25
6
100
NH4
mg/l
70,4*
0,48
0,96*
0,5
NO3
mg/l
5,2
0,6
1,7
-
Cl
mg/l
45,44*
22,01*
11,36*
2
åFe
mg/l
0,89
1,73
10,3*
5
Coliform
MPN/100ml
39,104*
1800
113
10.000
Nguồn: Viện NC KTXH Hà Nội
Ghi chú:
Điểm 1: Nước thải khu sản xuất tập trung tại thôn Châu Phong
Điểm 2: Nước Aosen cạnh khu sản xuất tập trung tại thôn Châu Phong
Điểm 3: Nước giếng cạnh khu sản xuất tập trung tại thôn Châu Phong
(*): Vượt quá tiêu chuẩn cho phép
Nhìn vào kết quả quan trắc này ta thấy, các thành phần trong môi trường nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 9,85 lần là rất lớn.
II. NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI LÀNG NGHỀ CHÂU PHONG
Qui trình sản xuất đồ gỗ phun sơn kèm theo dòng thải
Qui trình sản xuất diễn ra như sau:
Gỗ tấm/ép mua về được người thợ dùng cưa, bào cắt thành những tấm nhỏ phù hợp với kích thước sản phẩm – quá trình tạo phôi. Trong quá trình này, các mẩu gỗ thừa, mùn cưa được thải ra môi trường. Việc tiến hành cưa, bào sẽ sinh ra bụi từ bột mùn cưa và tiếng ồn phát sinh ra từ động cơ của máy.
Sau quá trình cắt hình dáng sản phẩm, công đoạn tiếp theo là bả mặt phẳng: dùng matit, bột đá và nước trộn theo một tỷ lệ thích hợp để tạo thành chất dẻo dính. Sau đó dùng bàn trát để trát lên tấm gỗ đã được tạo hình. Quá trình này sẽ sinh ra bột matit, nước thải có lẫn hoá chất và một lượng nhỏ bụi từ bột đá.
Sau khi bả xong mặt phẳng, chờ sản phẩm khô để đánh giấy ráp. Công đoạn này tốn khá nhiều thời gian bởi người thợ phải dùng tay để đánh giấy ráp sao cho sản phẩm có độ mịn nhất. Việc đánh giấy ráp đã sinh ra bụi, mùn giấy ráp và phế thải từ giấy ráp.
Công đoạn phun sơn tạo màu được tiến hành sau khi dùng súng xịt bụi bám trên sản phẩm do đánh giấy ráp để lại. Trong công đoạn này, thợ thủ công pha các nguyên liệu: sơn các loại (sơn nâu, sơn đỏ, sơn vàng) cùng với xăng nhũ theo một tỷ lệ thích hợp với ý muốn của thợ, sau đó dùng súng phun sơn để xịt sơn lên tấm gỗ. Quá trình này đòi hỏi sự khoé loé của người thợ để hạn chế lượng sơn xịt ra ngoài đồng thời phải đảm bảo độ bám của sơn trên mặt sản phẩm đều. Phun xong, sản phẩm được đưa vào buồng kín để tránh bụi bặm và thời gian để sơn khô. Đây là công đoạn sinh ra nhiều chất thải đối với môi trường như: sơn sót lại trong các dụng cụ chứa đựng, sơn rơi vãi, xịt thừa đặc biệt là hàm lượng VOC trong không khí rất cao.
Sau khoảng 15 – 20phút khi sơn đã khô sản phẩm được đem ra để tiến hành công đoạn dán giấy. ở đây, giấy vân màu được sử dụng cùng với keo dính và nước để dán lên tấm gỗ. Quá trình này tiến hành đơn giản hơn và lượng thải ra môi trường chỉ có giấy vân màu cắt thừa và nước thải.
Tiếp đó, sản phẩm được đem ra phun lót nhằm bổ xung cho đều sơn bám vào gỗ và tăng thêm độ mịn cho nước sơn. Tỷ lệ pha các loại sơn cùng với dung môi loãng hơn so với công đoạn phun tạo màu còn cách thức tiến hành và các loại chất thải phát sinh thì giống nhau.
Sau 2 công đoạn phun trên, sản phẩm lại được để trong buồng kín từ 15 – 20 phút rồi lại tiếp tục được đánh giấy ráp. Việc thực hiện đòi hỏi phải nhẹ nhàng, đều tay và không quá kỹ để tránh tróc sơn.
Sau khi được đánh giấy ráp, công đoạn phun bóng cuối cùng được thực hiện: trong công đoạn này, nguyên liệu đầu vào có sơn cứng, dầu bóng pha cùng với các dung môi (xăng, nhũ) để tạo nên hỗn hợp có độ bóng cao khi bám vào sản phẩm, tăng độ bền đẹp cho sản phẩm. Thao tác phun được lặp lại như các công đoạn trước.
Công đoạn cuối cùng là công đoạn ráp hàng để hoàn thiện sản phẩm: sản phẩm từ quá trình trên được đóng theo hình dạng, kích thước của sản phẩm. Quá trình này phải sử dụng thêm các nguyên liệu: gương, kính, khoá, ốc vít… để lắp ráp sản phẩm. Công đoạn này, lượng chất thải sinh ra là không đáng kể. Vì vậy, trong đề tài này, tôi không xem xét đến việc sử dụng nguyên liệu cũng như các chất thải phát sinh trong công đoạn cuối cùng này.
Như vậy, qua quá trình trên ta thấy rằng: để hoàn thiện sản phẩm đồ gỗ phun sơn, phải trải qua 3 lần phun sơn, 2 lần đánh giấy ráp và tất cả các công đoạn đều thao tác chủ yếu bằng tay.
Lựa chọn trọng tâm đánh giá SXSH tại làng nghề Châu Phong.
Từ sơ đồ qui trình sản xuất kèm theo dòng thải ở phẩn trên, ta thấy rằng lượng nguyên liệu đầu vào cũng như lượng chất thải đầu ra đều tập trung chủ yếu ở các công đoạn phun sơn. Hơn nữa, đây cũng là nơi sử dụng nhiều hoá chất độc hại như các dung môi (xăng, dầu), hơi sơn bay ra cùng với lượng sơn xịt thừa gây nên ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Điều này cũng được chứng minh qua bảng điều tra môi trường không khí của Viện NCKTXH Hà Nội, trong đó hàm lượng VOC cao gấp từ 3377 – 4292 lần tiêu chuẩn cho phép; hàm lượng Toluence cao gấp 4 lần (400ppm) so với TCCP. Vì vậy, việc đề ra các giải pháp để giảm hàm lượng VOC và Toluence tại các công đoạn phun sơn là rất cấp thiết.
Hơn nữa, hiện nay các hộ làng nghề chủ yếu vẫn sử dụng súng phun sơn cũ, kém chất lượng do Trung Quốc sản xuất nên hiệu suất hữu ích chỉ đạt 65%, gây thất thoát nguyên liệu quá lớn (35%). Mặt khác, các công đoạn phun sơn không đòi hỏi kỹ thuật cao do đó có thể thay đổi thao tác phun sơn được dễ dàng.
Vì những lý do trên, tôi chọn trọng tâm đánh giá SXSH tại làng nghề Châu Phong ở các công đoạn phun sơn.
3. Mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu và chất thải phát sinh
Từ thực tế điều tra tại một số hộ sản xuất cho thấy hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng tại làng nghề chỉ đạt mức trung bình từ 70-80%. Qua kết quả điều tra 15 hộ sản xuất cho việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào để hoàn thiện 10m2 sản phẩm, thấy được kết quả trung bình cụ thể như sau:
Bảng: Mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu của một hộ sản xuất.
Dòng vào
Dòng ra
Dòng thải
Tên nguyên liệu
Lượng (kg)
Tên sản phẩm
Gỗ phun sơn
Lượng (kg)
50
Tên
Lượng(kg)
Gỗ tấm
Ma tít
Bột đá
45
5
1,5
Gỗ vụn, mùn cưa
Bả matít, bột đá thải
3,9
1,05
Sơn phủ màu
Sơn lót bóng
Sơn lót xăng
Dỗu bóng
Nhũ
1,25
0,7
1,4
1,4
0,2
Sơn dung môi dính vào các dụng cụ
Sơn xịt thừa trong quá trình phun
0,52
1,46
Giấy ráp
Giấy vân màu
0,8
0,78
Giấy vụn, bụi.
0,3
Nước (m3)
5
Nước thải
Không định lượng được.
Điện (kw/h)
10
-
-
Nhận xét: Như vậy, qua bảng trên ta thấy rằng: tỷ lệ tiêu hao nguyên nhiên liệu tại làng nghề là rất lớn – trong đó thất thoát lớn nhất là tại các công đoạn phun sơn. Tỷ lệ thất thoát bằng 1,98/4,95 = 0,4 = 40%.
Như vậy, chỉ với 10m2 sản phẩm, thì lượng thất thoát sơn và dung môi trong cả làng lên tới 1,98 * 239 = 473,22 (kg) sơn và dung môi. Nừu cứ như thế, với sản lượng hàng năm là hàng ngàn m2 sản phẩm thì sẽ gây ra một lượng tiêu hao rất lớn. Điều này không chỉ gây nên tổn thất về chi phí cho các hộ sản xuất, cho làng nghề mà quan trọng hơn, lượng khổng lồ nguyên nhiên liệu này thải vào môi trường sẽ tác động trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của người lao động nói riêng và của làng nghề nói chung.
4. Nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức nguyên nhiên liệu
STT
Đầu vào
Chất thải
Nguyên nhân có thể gây ra quá mức
1
Gỗ tấm
Gỗ vụn, mùn cưa, bụi, tiếng ồn
1.1. Dùng loại gỗ tấm có chất lượng kém, độ chắc của gỗ gián không được tốt
1.2. Quá trình soi sản phẩm không đúng kỹ thuật phải soi lại
1.3. Không dùng nước trong công đoạn soi, cắt sản phẩm để giảm lượng bụi phát sinh
1.4. Thiết kế mẫu mã sản phẩm kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MT (13).doc