Tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Lý do xuất xứ và tính cấp thiết của đề tài.
Kim Sơn là huyện ven biển của tỉnh Ninh Bình, được hình thành trong quá trình quai đê lấn biển. Kim Sơn có vùng bãi bồi ven biển giàu tiềm năng, đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn. Phương thức quai đê lấn biển đã được thực hiện cho đến nay là khá hiệu quả. Cách quai đê, khai thác vùng bãi bồi đã chứng tỏ là phù hợp đối với trình độ phát triển, trình độ sản xuất của nhân dân huyện, và đã mang lại những kết quả nhất định.
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế, của khoa học và công nghệ trong những năm gần đây, việc khai thác bãi bồi như đã làm trước đây cho thấy việc phát triển sản xuất chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, chúng ta đang xây dựng nền nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá sản xuất, một nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Từ thực tế đó, Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn chủ trương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triể...
71 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Lý do xuất xứ và tính cấp thiết của đề tài.
Kim Sơn là huyện ven biển của tỉnh Ninh Bình, được hình thành trong quá trình quai đê lấn biển. Kim Sơn có vùng bãi bồi ven biển giàu tiềm năng, đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn. Phương thức quai đê lấn biển đã được thực hiện cho đến nay là khá hiệu quả. Cách quai đê, khai thác vùng bãi bồi đã chứng tỏ là phù hợp đối với trình độ phát triển, trình độ sản xuất của nhân dân huyện, và đã mang lại những kết quả nhất định.
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế, của khoa học và công nghệ trong những năm gần đây, việc khai thác bãi bồi như đã làm trước đây cho thấy việc phát triển sản xuất chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, chúng ta đang xây dựng nền nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá sản xuất, một nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Từ thực tế đó, Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn chủ trương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng xây dựng “Quy hoạch tổng thể khai thác và sử dụng hợp lý vùng bãi bồi Kim Sơn”. Đến nay, bản quy hoạch đã hoàn thành được khoảng 90% khối lượng công việc.
Bản quy hoạch đã đề cập đến nhiều vấn đề khai thác có hiệu quả tài nguyên vùng bãi bồi, trong đó có đề xuất một hướng khai thác là nuôi thuỷ sản mà chủ yếu là nuôi tôm. Việc lựa chọn con tôm cho vùng bãi bồi là một chủ trương đúng đắn của huyện cũng như của các chuyên gia xây dựng quy hoạch. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là những hậu quả môi trường do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển đang diễn ra và đã được các nhà khoa học cảnh báo. Do vậy, để khai thác một cách bền vững nguồn tài nguyên vùng bãi bồi, chúng ta không thể không quan tâm đến những tác động môi trường do hoạt động khai thác vùng ven biển đó gây ra.
Trong bản dự thảo quy hoạch khai thác vùng bãi bồi, các chuyên gia xây dựng quy hoạch cũng đã quan tâm đến vấn đề môi trường. Tuy nhiên, xét trên quan điểm phát triển bền vững và trên quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, chúng ta còn có thể có những kiến nghị, đề xuất liên quan đến việc làm hài hoà hơn nữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Nếu các chủ đầm nuôi tôm không chỉ quan tâm đến vấn đề môi trường trong khu nội đầm mà cùng nhau phối hợp trong việc bảo vệ môi trường chung trong cả khu vực thì thiết nghĩ hiệu quả kinh tế sẽ còn cao hơn. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu như lãnh đạo huyện Kim Sơn nhận diện được vấn đề. Muốn vậy, chúng ta phải chỉ ra được các lợi ích từ đầu tư cho môi trường bằng con số cụ thể.
Đứng trước một thực tế như vậy, em xin lựa chọn hướng nghiên cứu cho luận văn đề tốt nghiệp của mình là: “Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”
Quá trình hoàn thiện luận văn này được thực hiện song song với hoạt động của dự án xây dựng bản quy hoạch khai thác vùng bãi bồi và không nằm trong nội dung nghiên cứu của dự án nói trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài “Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn” có các mục tiêu như sau:
Đánh giá một số tác động môi trường do hoạt động nuôi tôm theo quy hoạch khai thác vùng bãi bồi huyện Kim Sơn.
Đề xuất được hướng khắc phục nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững vùng bãi bồi.
Phân tích được chi phí và lợi ích của phương án không đầu tư cho môi trường và phương án có đầu tư cho môi trường, từ đó so sánh và đi đến những kết luận cần thiết.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch khai thác vùng bãi bồi làm phát sinh nhiều vấn đề cần nghiên cứu, tuy nhiên luận văn này chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
Các tác động môi trường chủ yếu có thể ảnh hưởng đến việc khai thác bãi bồi do hoạt động nuôi tôm theo đề xuất của bản quy hoạch tại vùng bãi bồi huyện Kim Sơn.
Vấn đề môi trường tại vùng bãi bồi huyện Kim Sơn được xem xét đánh giá trong thời gian thực hiện nội dung của bản quy hoạch, tức có giai đoạn từ năm 2000 đến 2010. Một số tác động lâu dài hơn cũng có thể được đề cập đến nhưng chỉ có tính khái quát, sơ bộ.
Vấn đề đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trường đối với hoạt động nuôi tôm đã nêu, chú trọng đến sự khác biệt giữa hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
4. Nội dung nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận nghiên cứu ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế đối với hoạt động nuôi tôm của vùng bãi bồi.
- Kiểm kê lại hiện trạng và giới thiệu định hướng quy hoạch tổng thể vùng bãi bồi huyện Kim Sơn.
- Dự báo một số vấn đề môi trường do thực hiện quy hoạch phát triển nuôi tôm và vấn đề hiệu quả kinh tế.
- Các kết luận và kiến nghị liên quan đến nội dung nghiên cứu.
5. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu.
Bản luận văn đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
+ Tận dụng các số liệu, tư liệu hiện có tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng. Kế thừa những công trình nghiên cứu về môi trường nuôi tôm, môi trường khu vực bãi bồi, môi trường dải ven biển Bắc bộ. Thông qua việc tập hợp, xử lý, phân tích các tư liệu để khái quát hoá nhằm tìm ra các vấn đề môi trường cần quan tâm trong nghiên cứu của đề tài.
+ Tham dự các hội thảo của dự án “Quy hoạch tổng thể Khai thác và Sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn - Ninh Bình” để tranh thủ ý kiến chuyên gia, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt các thông tin cần thiết.
+ Phương pháp đánh giá tác động môi trường trong việc xem xét các tác động môi trường có thể xảy ra trong hoạt động nuôi tôm.
+ Sử dụng các phương pháp đánh giá kinh tế môi trường phù hợp để tính toán các chi phí kinh tế (lượng hoá bằng tiền) cho các phương án phát triển trong quá trình thực hiện quy hoạch. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích được sử dụng để đánh giá, so sánh giữa phương án không đầu tư cho môi trường và có đầu tư cho môi trường.
+ Phương pháp dự báo giúp xác định các kết quả phát triển kinh tế xã hội, dự báo các hoạt động phát triển có ảnh hưởng đến môi trường vùng bãi bồi.
Luận văn tốt nghiệp này đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của TS Nguyễn Thế Chinh và nhiều cán bộ chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng. Qua đây, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
- TS. Nguyễn Thế Chinh, Trưởng Khoa Kinh tế, Quản lý Môi trường và Đô thị, người đã tận tình hướng dẫn và có những định hướng giải quyết kịp thời trước mỗi khó khăn khi thực hiện đề tài.
- Thạc sĩ Nguyễn Thị An Hằng, Phó ban Nghiên cứu, cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Thạc sĩ Nguyễn Viết Thành, Trưởng ban Nghiên cứu, đã tạo điều kiện cho việc thực tập, tiếp cận các tài liệu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng.
- Các thày cô giáo Khoa Kinh tế, Quản lý Môi trường và Đô thị.
- Và các cán bộ huyện Kim Sơn mà tác giả đã có dịp được tiếp xúc.
Kinh tế môi trường là một chuyên ngành mới, hơn nữa do trình độ còn nhiều hạn chế, vì vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót cần được bổ sung sửa chữa. Do vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến nhận xét, phê bình để nội dung luận văn được hoàn thiện hơn
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM CỦA VÙNG BÃI BỒI.
I. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
1.1. Khái niệm về môi trường .
a. Khái niệm về môi trường.
Bất cứ một vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định. Nói tới môi trường là nói tới môi trường của một vật thể, một sự kiện nào đó. Khái niệm về môi được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu.
Trong nghiên cứu về các cơ thể sống, người ta quan tâm tới “Môi trường sống của con người”, đó là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng đến sự sống của các cá nhân và cộng đồng. Đối tượng nghiên cứu của chúng ta chính là môi trường sống của con người, gọi tắt là môi trường. Môi trường được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội. Sự phân chia này chỉ để phục vụ nghiên cứu, phân tích các hiện tượng phức tạp trong môi trường. Trên thực tế, cả ba loại môi trường này cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau, tương tác với nhau hết sức chặt chẽ.
Trong thuật ngữ khoa học môi trường còn phân biệt môi trường theo nghĩa rộng và môi trường theo nghĩa hẹp. Môi trường theo nghĩa rộng bao gồm các nhân tố như không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, nhân tố xã hội... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các nhân tố môi trường thiên nhiên trực tiếp liên quan đến sinh hoạt và sản xuất của con người. Nghiên cứu này xem xét môi trường theo nghĩa hẹp, không đi sâu tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên trong đó và cũng chỉ đề cập đến một số thành phần môi trường có ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động sống và sản xuất của người dân mà thôi.
Theo điều I, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam” Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”
Theo chức năng, môi trường sống của con người được chia làm ba loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu sự tác động của con người,
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định.. ở các cấp khác nhau.
Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống.
b. Các chức năng của môi trường.
Môi trường hiện nay được có thể xem là có 3 chức năng. Chất lượng môi trường tốt hay xấu được đánh giá qua khả năng thực hiện các chức năng này của môi trường. Ba chức năng này như sau:
- Môi trường là không gian cho con người sống và thực hiện các hoạt động phát triển của mình. Con người đòi hỏi ở không gian sống không chỉ về phạm vi rộng lớn mà còn cả về chất lượng. Không gian sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết cụ thể là không khí, nước đất tiếp xúc với con người và được con người sử dụng không chứa hoặc ít chứa các chất bẩn, độc hại đối với sức khoẻ của con người. Sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ sản xuất tạo nên khả năng cải thiện chất lượng môi trường, nhưng tới một mức độ nhất định, chính sự phát triển này lại là nguyên nhân làm suy thoái chất lượng đó.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Môi trường là nơi con người khai thác nguồn lực về vật liệu và năng lực cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Tất cả các nền sản xuất từ săn bắt, hái lượm đến nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp đều phải sử dụng các nguyên liệu đất, nước, không khí, khoáng sản lấy từ Trái đất và các năng lượng như: củi, gỗ, than, dầu, nắng, gió, nước... Với sự phát triển của văn minh loài người, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được ngày càng suy giảm, tuy nhiên con người cũng không ngừng khám phá ra các nguồn tài nguyên thiên nhiên mới.
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải. Trong sử dụng nguyên liệu và năng lượng vào cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình con người chưa bao giờ và hầu như không bao giờ có thể đạt đến hiệu suất 100%. Nói cách khác, con người luôn tạo ra các phế thải: phế thải sinh hoạt và phế thải sản xuất. Môi trường chính là nơi chứa đựng các phế thải đó. Vấn đề chứa đựng và xử lý phế thải trở thành vấn đề căng thẳng về môi trường tại nhiều nơi trên Trái đất. Ví dụ đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển, nước thải và bùn thải tích tụ sau mỗi vụ nuôi sẽ được thải ra xung quanh quanh hoặc thải ra biển. Mức độ tác động đến môi trường sẽ tuỳ thuộc vào độ bẩn của chất gây ô nhiễm và khả năng tự làm sạch của môi trường.
1.2. Khái niệm về phát triển.
Một khái niệm khác thường được đề cập trong khoa học môi trường là phát triển, nói đầy đủ hơn là phát triển kinh tế xã hội (social-economic development). Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, cải thiện quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động cuộc sống. Phát triển là xu hướng tự nhiên của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng con người.
Đối với một quốc gia hay một vùng lãnh thổ, quá trình phát triển trong một giai đoạn cụ thể nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định về mức sống vật chất và tinh thần của người dân trong quốc gia, vùng đó. Các mục tiêu này thường được cụ thể hoá bằng những chỉ tiêu kinh tế như tổng sản phẩm xã hội, tổng thu nhập quốc dân, lương thực, nhà ở, giáo dục, y tế.... Các mục tiêu nói trên ở mức vĩ mô được thực hiện bằng những hoạt động phát triển, thể hiện thành các chính sách, các chương trình, kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế xã hội. Ở mức vi mô được thể hiện thành các dự án phát triển cụ thể về khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất hàng hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng... Các hoạt động phát triển này thường là nguyên nhân gây nên những sử dụng bất hợp lý, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, tạo ra những tác động làm suy thoái môi trường.
Báo cáo này tìm hiểu về một hoạt động phát triển của con người tại một vùng bãi bồi ven biển. Người dân nơi đây đang và sẽ tiến hành khai thác tài nguyên vùng bãi bồi để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của mình. Các tác động đến môi trường là không tránh khỏi. Việc nghiên cứu sẽ được tập trung trên một số khía cạnh về quan hệ giữa môi trường và phát triển ở một vùng bãi bồi giàu tiềm năng.
Ngày nay, các quốc gia đều đề ra những mục tiêu phấn đấu cho sự tiến bộ của quốc gia mình. Tuy có những khía cạnh khác nhau nhất định trong quan niệm, nhưng nói chung, sự tiến bộ trong một giai đoạn nào đó của một nước thường được đánh giá trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự biến đổi về mặt xã hội. Trên thực tế, người ta thường dùng hai thuật ngữ tăng trưởng và phát triển để phản ánh sự tiến bộ đó.
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, do sự xung đột giữa môi trường và phát triển ngày càng gia tăng, ngày nay người ta đang tiến tới một mục tiêu phát triển cao hơn, đó là phát triển bền vững.
1.3. Phát triển bền vững.
a Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển
Từ nhiều thập kỷ con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng bảo đảm sự tồn tại và phát triển kinh tế và sự sống của con người. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng những chức năng này của môi trường liên quan tới hoạt động kinh tế có mối tương tác chặt chẽ với nhau và trong những trường hợp nhất định chúng có thể triệt tiêu lẫn nhau: Ví dụ chất thải do sản xuất sinh ra trong nhiều trường hợp có tác động huỷ hoại và làm giảm nguồn tài nguyên và thiên nhiên của môi trường.
Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân tạo nên mọi biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường. Trong phạm vi một vùng, một quốc gia cũng như trên toàn thế giới luôn luôn tồn tại hai hệ thống: hệ thống kinh tế xã hội và hệ thống môi trường. Khu vực giao nhau giưa hai hệ thống là khu vực “Môi trường nhân tạo” Tác động tích cực hay tiêu cực về môi trường của con người đều được thể hiện tại đây.
Hệ thống kinh tế lấy nguyên liệu, năng lượng từ hệ thống môi trường. Nếu khai thác cạn kiệt tài nguyên không tái tạo được, hoặc khai thác quá khả năn hồi phục tài nguyên tái tạo được thì sẽ dẫn tới chỗ không còn nguyên liệu, năng lượng, từ đó phải đình chỉ sản xuất, giảm sút hoặc triệt tiêu hệ thống kinh tế. Hệ thống kinh tế đem ra môi trường những phế thải, trong đó có những phế thải độc hại, tác động xấu đến không khí, nước, đất, các nhân tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên khác, làm tổn hại chất lượng môi trường khiến cho hệ thống kinh tế không thể hoạt động bình thường được.
Đối với môi trường, các hoạt động phát triển luôn có hai mặt lợi và hại. Tương tự như vậy, đối với phát triển của con người, môi trường thiên nhiên cũng luôn luôn có hai mặt là nguồn tài nguyên và phúc lợi, đồng thời lại là nguồn thiên tai, thảm hoạ đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
Ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển cũng đã được nhân dân nhận thấy từ lâu. Từ trong lịch sử xa xưa, người dân lao động lúc khai thác tài nguyên thiên nhiên đã biết tiết chế cường độ khai thác, không để đi quá ngưỡng phục hồi. Các khu rừng đầu nguồn quan trọng đều được xem là “rừng cấm”, các dòng suối cung cấp nước uống tinh khiết cho làng bản được xem là “suối thần”. Phật giáo dạy mọi tín đồ phải quý trọng cuộc sống của mọi vật trong thiên nhiên, Khổng Giáo đề cao cuộc sống thanh bạch, tránh mọi phung phí tài nguyên. Cho đến nay, chúng ta lựa chọn sự phát triển song song với các hoạt động bảo vệ môi trường, lấy phát triển bền vững làm mục tiêu lâu dài.
b. Phát triển bền vững.
Từ những mẫu thuẫn giữa môi trường và phát triển như vậy, người ta đã tìm cách dung hoà cả hai mục tiêu bằng cách theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, thế giới ngày càng đề cập nhiều tới thuật ngữ "phát triển bền vững" theo đó sự phát triển có ý nghĩa rộng hơn và bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau.
Những quan điểm rất khác nhau về "phát triển bền vững" được hình thành dần dần trong nhiều thập kỷ qua. Vào những năm 80, khi ngày càng có nhiều bằng chứng về sự xuống cấp nhanh chóng của môi trường và vấn đề môi trường đã trở thành trở ngại đối với phát triển thì bảo vệ môi trường đã trở thành mục tiêu thứ ba của sự phát triển. Quan niệm về phát triển bền vững do đó bao gồm ba yếu tố, ba cách tiếp cận: kinh tế, xã hội và môi trường. Đây cũng chính là quan điểm tiếp cận để đánh giá hiệu quả của các phương án quy hoạch nuôi tôm trong đề tài này.
MỤC TIÊU KINH TẾ
- Tăng trưởng
- Ổn định kinh tế
- Hiệu quả
+ Đánh giá tác động MT.
+ Tiền tệ hoá tác động MT
+ Cân bằng thu nhập
+ Giảm đói nghèo
MỤC TIÊU XÃ HỘI
+ Công bằng giữa các thế hệ
+ Sự tham gia của quần chúng
MỤC TIÊU MÔI TRƯỜNG
- Bảo tồn nền văn hoá và truyền thống dân tộc
- Giảm đói nghèo
- Xây dựng thể chế
- Bảo vệ thiên nhiên
- Đa dạng hoá sinh học
- Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
Nguồn: Kỷ yếu hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ nhất.
Cho tới nay đã có nhiều định nghĩa và khái niệm về phát triển bền vững được đưa ra trong những hội nghị quốc tế. Nhưng định nghĩa của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển đưa ra trong báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" được sự hưởng ứng và thống nhất của nhiều tổ chức, nhiều quốc gia. Đó là: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của hiện tại xong không xâm phạm tới khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai".
Định nghĩa này bao hàm cả ba yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường đã được xem xét ở trên. Mặc dù đã có một định nghĩa thống nhất song cho tới nay phần lớn các chính sách phát triển của các nước vẫn tiếp tục chỉ dựa vào tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế. Sở dĩ như vậy là vì chưa có được một chuẩn mực cho sự kết hợp hài hoà ba cách tiếp cận trên trong thực tế.
Trước kia, khi người ta dựa vào thu nhập bình quân đầu người để đánh giá mức độ phát triển thì rõ ràng thế giới ngày nay đã giàu lên rất nhiều. Tuy nhiên sự tăng trưởng về kinh tế sẽ khó có thể được duy trì trước sức ép ngày càng tăng đối với môi trường về tài nguyên. Dưới tác động của các hoạt động kinh tế, môi trường sẽ ngày càng bị suy thoái, tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt. Như vậy các thế hệ tương lai sẽ lâm vào tình trạng xấu hơn do phải đón nhận hậu quả đó, cũng chính là các hậu quả của các quyết định kinh tế xã hội ngày hôm nay. Do đó phải bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Người ta đã đề ra các nguyên tắc để xây dựng xã hội phát triển bền vững đó là:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng,
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người,
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất,
- Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được,
- Tôn trọng khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái,
- Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
Chiến lược phát triển bề vững do IUCN, UNEP và WWF soạn thảo xác định "Đạo đức tạo nên một cơ sở cho phát triển bền vững. Nhu cầu mà con người đòi hỏi được xác định trên cơ sở xã hội và văn hoá. Sự phát triển bền vững đề cao các giá trị, khuyến khích sự chấp nhận những tiêu chuẩn về tiêu dùng ở trong giới hạn được chấp nhận về mặt sinh thái và ở trong phạm vi đó thì mọi người đều có quyền mong muốn".
Cũng như nhiều nước phát triển khác trên thế giới Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề cấp bách về môi trường. Tài nguyên đang bị suy thoái, nhiều giống loài có nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường ở đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm nặng. Tháng 12/1990 Chính phủ Việt Nam và Chương trình phát triển của liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo quốc tế về môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Phát triển bền vững là phương hướng cơ bản mà chiến lược và kế hoạch hành động được kiến nghị. Chiến lược và kế hoạch có những mục tiêu cơ bản sau:
- Duy trì các quá trình sinh thái quan trọng, bảo vệ tài sản sinh vật và tính đa dạng của các giống loài,
- Đảm bảo việc sử dụng lâu bền tài nguyên thiên nhiên,
- Đảm bảo chất lượng chung của môi trường cần thiết cho cuộc sống tốt đẹp của con người,
- Thực hiện kế hoạch hoá tăng trưởng và phân bố dân số cho cân bằng với năng xuất của sản xuất bền vững.
Tại Việt Nam, rút kinh nghiệm của các nước đi trước chúng ta nhất thiết phải theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá thân thiện với môi trường. Quan điểm này được thể hiện không những trong tiếp thu công nghệ, phát triển công nghiệp, nông nghiệp mà còn trong lối sống, nếp nghĩ, cách tiếp thu của quảng đại quần chúng. Việt Nam đi theo con đường công nghiệp hóa sinh thái. Và như vậy đến năm 2020 xã hội Việt Nam có thể chưa đạt mức cao của sự phồn vinh, hiện đại nhưng sẽ đảm bảo được sự hoà hợp giữa con người và môi trường.
II. CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ.
2.1. Quan điểm hiệu quả kinh tế cá nhân.
Cách tiếp cận hiệu quả kinh tế dựa vào luận điểm của Hick-Lindahl về tối đa hoá thu nhập và chi phí nhỏ nhất. Ngoài ra người ta còn dùng cách tiếp cận sử dụng tối ưu và có hiệu quả những nguồn lực khan hiếm. Có thể nói, cách tiếp cận kinh tế là nhằm tối đa hoá lợi ích cá nhân của người sản xuất. Ví dụ như đối với người nuôi tôm, theo cách tiếp cận này nhà kinh tế phải trả lời cho được câu hỏi: sản xuất và đầu tư cho con tôm như thế nào để người nông dân có lợi nhất (mà không cần chú ý tới các hậu quả đối với môi trường và xã hội).
Ta sẽ xem xét một cá nhân, doanh nghiệp hay một đơn vị sản xuất nào đó (gọi chung là cá nhân) điều chỉnh hoạt động sản xuất của mình như thế nào. Cá nhân này có mức sản lượng hàng năm là Q.
Các cá nhân đều có một mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của mình. Căn cứ vào nhu cầu thị trường, vào chi phí sản xuất người ta sẽ lựa chọn mức sản lượng sản xuất ra để có được lợi nhuận lớn nhất. Kinh tế học vi mô đã chứng minh mức sản lượng đem lại hiệu quả lớn nhất đó tại điểm mà doanh nghiệp hay cá nhân có lợi ích cận biên bằng chi phí cận biên.
Trên đồ thị trục Ox biểu diễn mức sản lượng, trục Oy biểu diễn chi phí và lợi ích. Hoạt động sản xuất này gây ô nhiễm môi trường. Chi phí biên của xã hội do sự ô nhiễm đó gây ra là đường MEC.
MPC
MEC
Ox
P
Q0
O
P0
Tất nhiên, cá nhân không bao giờ tự nguyện bỏ chi phí để khắc phục sự ô nhiễm. Và để tối đa hoá lợi nhuận cá nhân sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q0. Trên quan điểm cá nhân người ta không quan tâm tới MEC.
Áp dụng cho việc hạch toán hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm ta thấy chi phí cho hoạt động nuôi tôm bao gồm tiền mua thức ăn, mua giống, mua các loại chế phẩm tạo mầu cho nước, tiền lương, tiền lãi vay vốn lưu động và các chi phí khác. Chi phí cận biên MPC của người nuôi tôm là khoản chi phí để có thêm một đơn vị sản lượng tôm. Lợi ích biên của người nuôi tôm là giá trị của phần doanh thu tăng thêm do bán đơn vị sản lượng tôm cuối cùng. Việc nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường do không xử lý nước và bùn trước khi thải ra môi trường. Phần thiệt hại môi trường do việc sản xuất ra đơn vị sản lượng tôm cuối cùng chính là chi phí cận biên của xã hội MEC. Người nuôi tôm không chú ý đến chi phí này nếu như nó không trực tiếp mang lại lợi ích thiết thực cho họ.
2.2. Quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.
Cách tiếp cận "xã hội": lấy con người làm trọng tâm trong những quyết định về chính sách phát triển. Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế còn có quan điểm phát triển mang tính xã hội nhằm bảo đảm duy trì sự ổn định hệ thống văn hoá và xã hội của đất nước, giảm bớt những tác động tiêu cực về xã hội của phát triển kinh tế, đảm bảo tính công bằng xã hội với mục tiêu giảm tỷ lệ dân số sống trong ngèo đói. Có nghĩa là trong khi đánh giá hiệu quả cho việc nuôi tôm, ngoài lợi ích mang lại cho người nuôi tôm người ta còn phải chú ý tới các vấn đề mang tính xã hội như sức khoẻ cộng đồng, giải quyết việc làm, tận dụng tài nguyên.
Cách tiếp cận về môi trường được phổ biến rộng rãi từ đầu những năm 80, tập trung tới những vấn đề môi trường đang ngày càng trở nên nóng bỏng ở trên toàn thế giới. Quan điểm này lưu ý tới sự ổn định của hệ sinh thái và của môi trường sinh thái mà những yếu này đang chịu những tác động mạnh của các hoạt động kinh tế tất cả các nước đã phát triển và những nước đang phát triển.
Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các nhà hoạch định chính sách phát triển của một quốc gia là phải nhận thức được những cách tiếp cận nói trên và đưa chúng vào chính sách phát triển của đất nước.
Xét trên quan điểm kinh tế xã hội và môi trường thì mọi chi phí và lợi ích sinh ra bởi việc sản xuất và tiêu dùng một thứ hàng hoá nào đó đều phải được tính đến khi đánh giá hiệu quả. Trên quan điểm kinh tế xã hội và môi trường người ta không tách biệt giữa hai chủ thể là cá nhân người sản xuất và xã hội mà có sự thống nhất giữa hai đối tượng này. Hoạt động sản xuất của cá nhân cũng chính là của xã hội. Mọi chi phí - lợi ích thuộc cá nhân hay nằm ngoài phạm vi của cá nhân không còn sự phân biệt và như vậy chúng đều được hạch toán khi tính tổng chi phí hay tổng lợi ích.
Trong hoạt động sản xuất đã nêu, chi phí biên của sản xuất sẽ không chỉ là MPC mà sẽ là MSC = MPC + MEC.
MSC
P
MPC
P0
MEC
O
Q0
Q*
Sản lượng (Q)
Bởi vì chi phí biên (của xã hội) là MSC do vậy để việc sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho xã hội, mức sản lượng sẽ là Q* (hình vẽ) được xác định khi MSC=P. Như vậy khi sản xuất ở mức sản lượng Q*, xã hội đã "nội hóa" được chi phí cho bảo vệ môi trường vào tổng chi phí của hoạt động sản xuất. Đối với vùng nuôi tôm sẽ được xem xét trong đề tài này, các chất thải sau mỗi vụ nuôi (nước thải, bùn thải) có ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường, gây hậu quả giảm năng suất ở các vụ nuôi sau. Do vậy, những chi phí cho bảo vệ môi trường ở đây là những chi phí cho việc xử lý các chất thải, chi phí cho công tác bảo vệ môi trường chung toàn vùng.
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MỘI KHU VỰC BÃI BỒI VEN BIỂN.
Tài nguyên là một nguồn lực hạn chế đối với mọi cộng đồng, do vậy cần phải phối hợp sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả và hợp lý. Mọi hoạt động khai thác và phát triển cần khống chế trong một phạm vi nhất định, hạn chế các tác động có hại tới môi trường. Có như vậy tài nguyên mới được sử dụng một cách bền vững, phục vụ cho sản xuất và đời sống của con người.
3.1. Mục đích và trình tự đánh giá tác động môi trường.
Mục tiêu chủ yếu của hoạt động khai thác và phát triển kinh tế là sự tăng trưởng và cải thiện phúc lợi của con người, với sự nỗ lực cao nhất để dựa vào môi trường, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội. Nhưng mỗi dự án phát triển đều mang lại những ảnh hưởng nhất định cho môi trường, những ảnh hưởng này có những cái bất lợi nhưng cũng có những cái có lợi. Do đó, có thể coi đó là lợi ích hoặc chi phí.
Đánh giá tác động môi trường tức là xác định những tác động này bằng hình thức định lượng . Đánh giá kinh tế tác động môi trường là cố gắng lượng hoá các tác động bằng giá trị tiền tệ. Từ đó đề ra những đối sách và biện pháp cần sử dụng làm cho các loại ảnh hưởng này đến mức thấp nhất.
Do sự tăng trưởng về kinh tế thường gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Mối quan hệ này đã có một thời khiến cho người ta tin tưởng chắc chắn là không thể đạt được cả hai mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Sự thoái hóa của tài nguyên và môi trường gây nên sự trả giá về kinh tế xã hội là một thực tế. Do vậy, việc quy hoạch sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường là rất quan trọng. Điều này chỉ có thể trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường thông qua việc cải tiến lựa chọn kế hoạch, thiết kế và thực thi của các dự án phát triển, cố gắng cáo độ làm giảm ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường. Có như vậy mới có thể thu được sự thành công về phát triển kinh tế.
Yêu cầu cơ bản và chủ yếu của đánh giá tác động môi trường có hai nội dung chủ yếu: Một là xác định tác động đối với môi trường và tiến hành thống kê số lượng; hai là lượng hóa những tác động này thành tiền và chính thức đưa chúng vào phân tích trong dự án.
Trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là việc làm hữu ích, có ý nghĩa thiết thực trong quyết định mọi hoạt động phát triển. Tuy nhiên do đánh giá tác động môi trường là một quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp phức tạp, tốn kém về thời gian và kinh phí, vì vậy việc đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ chỉ tiến hành với các dự án phát triển quan trọng. Theo hướng dẫn của chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), có thể tiến hành đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển theo trình tự sau:
a. Lược duyệt các tác động môi trường.
Nội dung của lược duyệt là điểm lại các dự án tương tự đã thực hiện trong quá khứ, tại nước sở tại hoặc tại nước khác xem các dự án này trong thực tế đã bị những tác động gì để phán đoán một cách định tính xem dự án đang xét có khả năng bị tác động như thế nào. Trên cơ sở đó điều chỉnh khái niệm về dự án theo hướng phòng tránh các tác động xấu.
b. Đánh giá tác động môi trường sơ bộ.
Đánh giá tác động môi trường sơ bộ đòi hỏi sự phân tích nghiên cứu với trình độ chuyên môn cao hơn bước trước. Nội dung của đánh giá tác động môi trường sơ bộ là:
- Xác định các tác động chính của dự án đối với môi trường tại địa bàn của dự án.
- Mô tả chung và dự báo phạm vi của các tác động môi trường.
- Trình bày với người ra quyết định về tầm quan trọng của các tác động.
Đánh giá tác động môi trường sơ bộ cần được tiến hành ngay trong giai đoạn luận chứng sơ bộ (nghiên cứu tiền khả thi). Đánh giá này giúp ta thu hẹp sự tranh cãi về một số vấn đề quan trọng như về vị trí, quy mô dự án, cho ta biết tầm quan trọng của các vấn đề môi trường của dự án. Đánh giá tác động môi trường sơ bộ thực hiện theo các hướng dẫn của quy định đánh giá tác động môi trường của các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế. Các phương pháp thường dùng nhất là phương pháp danh mục và phương pháp ma trận tác động môi trường.
c. Chuẩn bị cho đánh giá tác động môi trường đầy đủ
Nếu sau bước hai đi đến kết luận là cần thiết phải tiến hành đánh giá tác động môi trường đầy đủ thì cơ quan chủ trì dự án phải chuẩn bị cho việc đánh giá đầy đủ. Công tác chuẩn bị gồm các việc sau:
- Thành lập nhóm đánh giá tác động môi trường có tư cách độc lập.
- Xác định phạm vi không gian và thời gian của việc đánh giá.
- Xác định các cơ quan có thẩm quyền quyết định về tài trợ, kế hoạch hoá, cấp giấy phép và kiểm tra thực hiện dự án nhằm chuẩn bị cho việc xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường sau này: thiết lập các mối liên hệ cần thiết giữa nhóm đánh giá với các cơ quan này.
- Thu thập các luật, quy định có liên quan đến đánh giá tác động môi trường và lĩnh vực hoạt động của dự án.
- Xây dựng đề cương đánh giá tác động môi trường.
d. Đánh giá tác động môi trường đầy đủ.
Bước 1: Xác định các hành động quan trọng của dự án.
Bước 2: Xác định các biến đổi môi trường do các hành động của dự án.
Bước 3: Xác định các tác động tới tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người.
Bước 4: Dự báo diễn biến của các tác động môi trường.
Bước 5: Đánh giá tầm quan trọng của các tác động.
3.2. Các đặc thù của đánh giá tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đối với khu vực bãi bồi ven biển.
Vùng bãi bồi ven biển là vùng đặc biệt có tính nhạy cảm về môi trường. Đó là khu vực giao thoa giữa hệ sinh thái nước mặt và nước ngọt. Vùng bãi bỗi thường là ở các cửa sông do vậy nguồn dinh dưỡng được các dòng chảy chuyển tải từ trong nội địa ra là rất phong phú. Do vậy, tại đây thường thu hút được các nguồn lợi thuỷ hải sản. Khu hệ động thực vật ở đây là đặc trưng của khu hệ sinh vật ven biển với nhiều nhóm sinh vật khác nhau sinh sống. Thảm thực vật mang đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Những khu vực có hệ sinh thái đa dạng như vậy thường là nơi cư trú hoặc tạm lưu trú của các loài sinh vật biển, các loài chim di cư... Với sự nhạy cảm về môi trường như vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường tại các khu vực này thường rất quan trọng. Ngoài các yếu tố cần đánh giá như các báo cáo đánh giá tác động môi trường khác, báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các khu vực này, nhất là đối với hoạt động nuôi tôm, thường nhấn mạnh đến các nội dung sau:
1. Đối với các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Điều kiện thuỷ văn.
- Đánh giá chất lượng nước tại các cửa sông, chất lượng nước biển ven bờ.
- Đất đai và vấn đề sử dụng đất đai.
2. Đối với sự đa dạng sinh học.
- Đánh giá sự đa dạng của các hệ sinh vật thuỷ sinh, hệ sinh vật rừng ngập mặn.
- Đánh giá hệ thực vật, động vật.
3. Đối với hoạt động kinh tế, xã hội.
- Các khía cạnh kinh tế xã hội và dân số trong khu vực
- Các hoạt động sản xuất trong vùng.
4. Các tác động môi trường quan trọng
- Mất rừng ngập mặn và hậu quả
- Gia tăng độ mặn trong nước ngầm địa phương
- Mất rừng ngập mặn và hậu quả
- Gia tăng độ mặn trong nước ngầm địa phương
- Gia tăng sự định cư của người dân
- Tác động lên nguồn lợi cá trong khu vực
- Ô nhiễm nước ở khu vực xung quanh
5. Các tác động ngoại vùng tiềm tàng
- Những thay đổi về chất lượng nước do các dự án phát triển nguồn nước phía thượng lưu
- Gia tăng ô nhiễm nước
- Lắng đọng bùn trong các ao tôm
- Gia tăng mức nước biển
6. Các biện pháp giảm thiểu
- Trồng rừng đền bù
- Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước
Mục tiêu của hoạt động đánh giá tác động môi trường do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Đánh giá được tác động môi trường gây ra do phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển. Chỉ ra tác động của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản hiện có đối với môi trường nước (phú dưỡng, nhiễm mặn nguồn nước mặt ...), môi trường đất (axit hoá, mặn hoá đất ...), hệ sinh thái (rừng ngập mặn, hệ động thực vật thuỷ sinh ...).
So sánh các mô hình nuôi trồng thủy sản hiện có trên cơ sở xem xét toàn diện các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường nhằm đề xuất mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản thích hợp.
Kiến nghị được các giải pháp quản lý môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường, các chương trình giám sát môi trường vùng nuôi trồng thuỷ sản nhằm bảo vệ môi trường, góp phần vào sử dụng bền vững hơn tài nguyên, đảm bảo phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
Nội dung của hoạt động đánh giá tác động môi trường do hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Nghiên cứu môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế - xã hội trong khu vực. Thông qua việc điều tra, phân tích, đánh giá tài nguyên nước, đất, sinh học, khí hậu... xác định các điều kiện thuận lợi về sinh thái cũng như những hạn chế về môi trường hiện nay để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Kiểm kê các mô hình nuôi trồng thuỷ sản hiện có trong vùng, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực về môi trường của các mô hình đó.
Phân tích so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình nuôi trồng thuỷ sản hiện có.
Nghiên cứu đề xuất mô hình nuôi trồng thuỷ sản thích hợp vừa có hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý môi trường, khuyến cáo các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường, các chương trình giám sát môi trường vùng nuôi trồng thuỷ sản.
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG.
4.1. Hạch toán hiệu quả kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững.
Mỗi dự án đầu tư, mỗi phương án sản xuất hay bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào người ta đều phải quan tâm tới hiệu quả của công việc. Chính vì thế, ta phải hạch toán kinh tế cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc tính toán ấy đôi khi chỉ là những phép tính xuất hiện nhanh chóng trong tư duy của nhà quản lý, có thể phức tạp hơn, đòi hỏi phải tính toán kỹ càng mới có thể kết luận là có lợi hay không có lợi. Trước kia người ta lấy hiệu quả kinh tế đơn thuần làm tiêu chí để đánh giá các dự án hay các hoạt động sản xuất là có hiệu qủa hay không. Tức là chỉ cần phương án đó mang lại lợi ích thực dương cho chủ đầu tư. Ngày nay với quan điểm mới về sự phát triển tức là sự phát triển phải đảm bảo bền vững như đã đề cập ở phần trên thì công việc hạch toán kinh tế không chỉ đơn thuần lấy hiệu quả kinh tế để đánh giá nữa mà được mở rộng ra là hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường. Sự ra đời của kinh tế học môi trường là một cái mốc cho sự phát triển một khuôn khổ nhận thúc rộng lớn hơn và phát triển theo hướng bền vững. Kinh tế học môi trường được xem như một phụ ngành trung gian giữa kinh tế học và môi trường. Nói cách khác trong kinh tế môi trường công cụ kinh tế được sử dụng để nghiên cứu môi trường và điều đó cũng có nghĩa là trong tính toán kinh tế phải kể đến các vấn đề môi trường. Các vấn đề này nằm giữa kinh tế và các hệ tự nhiên, nên chúng rất phức tạp và không phải lúc nào cũng được giải quyết một cách thấu đáo.
Với sự phát triển của kinh tế học môi trường, giờ đây các nhà kinh tế đã bước đầu tìm được cách gắn kết những vấn đề về môi trường, xã hội trong các quyết định kinh tế bằng cách tính giá trị của môi trường bằng tiền, quy các thiệt hại và lợi ích về mặt xã hội ra tiền, đồng thời đảm bảo giá của tài nguyên phản ánh đúng thực giá trị của nó (là điều trước đây bị bỏ qua không xem xét tới). Ngoài ra các nhà kinh tế học cũng đã quan tâm đến vấn đề công bằng xã hội nhất là đối với người nghèo để tìm ra những biện pháp thích hợp giải quyết vấn đề nghèo đói (nghèo đói cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường). Trong những năm gần đây người ta còn đặt vấn đề nghiêm túc hơn đối với việc bảo tồn những tài sản thiên nhiên và tài nguyên cho thế hệ mai sau.
4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội thông qua việc sử dụng phương pháp chi phí - lợi ích.
Phân tích chi phí lợi ích (còn gọi là phân tích CBA: Cost and benefit Analysis) là một kỹ thuật giúp cho các nhà ra quyết định đưa ra những quyết sách hợp lý về sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên khan hiếm làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. CBA được áp dụng vào việc đánh giá các hệ thống tự nhiên, đánh giá chất lượng môi trường và đánh giá hiệu quả mang tính xã hội. CBA là một bộ phận hữu cơ của quá trình ra quyết định ở mọi cấp địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế.
Trước một thực tế là không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi về tài chính cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế - xã hội và môi trường, do đó trên góc độ quản lý vĩ mô phải xem xét, đánh giá các tác động của dự án một cách đầy đủ đến các mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Điều này giữ một vai trò quan trọng để cho các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan tài trợ cho dự án. Phân tích tài chính một dự án thường chỉ phản ánh lợi ích của chủ doanh nghiệp, còn phân tích kinh tế, xã hội và môi trường phản ánh lợi ích dự án đưa lại trên quan điểm nền kinh tế quốc dân. Khác nhau cơ bản về phương pháp phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội và môi trường các dự án đó là:
- Phân tích tài chính dựa trên phương pháp phân tích quá trình luân chuyển dòng tiền tệ trong đời dự án mà khi thực hiện dự án đó có thể xảy ra.
- Phân tích kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.
Tất cả mọi người đều quyết định dựa trên căn cứ về cái được và mất, lợi và hại. Khi ta suy tính giữa cái được và cái mất ta sẽ có được lợi ích thuần tuý. Trong số nhiều phương án khác nhau ta sẽ ra quyết định để thực hiện phương án đạt được lợi ích ròng lớn nhất. Thay vì nói đến cái được ta có thể nói về lợi ích, đối với cái mất ta có thể thay bằng khái niệm chi phí. Đó là những quan niệm nền tảng cho phân tích CBA. Tuy nhiên trong phân tích CBA, chi phí và lợi ích còn được xét một cách cụ thể hơn đó là theo cách nhìn nhận, đánh giá của cá nhân hay xã hội.
Chi phí và lợi ích được xác định phụ thuộc vào lòng mong muốn và sự ưa thích của con người. Cái mà đáp ứng được sự mong muốn được cho là lợi ích và điều trái với mong muốn thì đó là chi phí. Chính xác hơn thì bất cứ cái gì được gọi là lợi ích thì phải mang lại nhiều phúc lợi lợi hơn cho xã hội và cái được gọi là chi phí khi nó làm giảm phúc lợi của xã hội. Đối với nhà kinh tế việc phúc lợi xã hội tăng hay giảm tuỳ thuộc vào sự thoả mãn của con người. Nếu một người nói rằng anh ta thích tình huống A xảy ra hơn là việc duy trì tình trạng hiện tại thì rõ ràng việc A xảy ra là có lợi đối với người đó. Vấn đề tại sao tình huống A lại được ưa thích hơn chưa cần phải chú ý tới, mặc dầu không ai tranh cãi rằng cá nhân này được phép thực hiện tình huống A nếu như nó không vi phạm đạo lý hay luật pháp.
Chức năng cơ bản của CBA là tạo ra một sự phân phối lợi ích tốt hơn cho mọi người. Ví dụ đối với cá nhân X nào đó, anh ta sẽ chấp nhận sự việc A nếu ú BA - CA ú > 0
Trong đó: B: là lợi ích
C: là chi phí
Chi phí và lợi ích ở đây được đo không chỉ bằng tiền mà bằng phúc lợi nói chung.
Phân tích CBA là phương pháp rất phù hợp với điều kiện các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) bởi vì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên là biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội tại các nước này và còn vì Việt Nam lấy phát triển bền vững làm mục tiêu phát triển nên phải xem xét tới mọi vấn đề từ tài nguyên, môi trường đến hiệu quả lâu bền cho xã hội.
Nội dung tư tưởng của phương pháp phân tích chi phí lợi ích bao gồm những điểm sau:
1. Mọi hoạt động phát triển đều được thực hiện trong các hệ thống tự nhiên bao gồm tài nguyên, môi trường và xã hội. Vì vậy trong phân tích CBA phải có những hiểu biết về các hệ thống tự nhiên và xã hội.
Do vậy để phục vụ cho mục tiêu của đề tài, trước khi đi vào phân tích CBA sẽ có những phân tích về hệ thống môi trường và xã hội đối với vùng bãi bồi Kim Sơn - Ninh Bình hiện trạng và dự kiến phát triển trong tương lai.
2. Cơ sở tiến hành phân tích CBA là những kiến thức chuyên môn thuộc các lĩnh vực hoạt động phát triển, những kiến thức về kinh tế tài chính và những kiến thức về sinh thái học, về hệ sinh thái nhân văn và sinh thái xã hội vốn có quan hệ trực tiếp đến mục tiêu của sự phát triển.
3. Trong kiến thức về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường cần quan tâm trước hết đến các vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên nước.
Việc phân tích chi phí-lợi ích ở đây nhằm mục đích đánh giá về kinh tế những tác động đến môi trường của các dự án phát triển. Cả hai hệ thống tự nhiên và nhân văn đều có thể bị tác động.
Trên thực tế, nguồn số liệu bị hạn chế, mức độ hiểu biết không đầy đủ để thiết lập mối quan hệ giữa sự suy giảm chất lượng môi trường với suy giảm lợi ích kinh tế. Khi đó, có thể đưa ra các phương án khác nhau và phân tích chi phí lợi ích các phương án đó, xem phương án nào là tốt nhất.
V. VẬN DỤNG CÁC QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ VÀO VIỆC TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM VÙNG BÃI BỒI.
5.1. Lựa chọn quan điểm tiếp cận và đánh giá.
1. Sẽ tiếp cận trên quan điểm phát triển bền vững. Bởi vì:
- Các hoạt động phát triển ở Việt Nam nói chung đều lấy mục tiêu phát triển bền vững, tức khai thác tài nguyên ở hiện tại không làm ảnh hưởng đến tiềm năng khai thác trong tương lai.
- Trong bất cứ hoạt động phát triển nào đều phải tìm cách dung hoà hai mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trường.
2. Luận văn sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế trên cả hai quan điểm phát triển:
- Hiệu quả kinh tế cá nhân
- Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.
3. Tiếp cận quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch dưới con mắt của nhà đánh giá tác động môi trường. Từ đó, ta chọn ra những tác động rõ nét nhất để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp.
4. Làm rõ cách nhìn nhận, đánh giá của các chủ đầm nuôi tôm và sự đánh giá của các nhà quản lý ở địa phương. Hiểu được mong muốn của chủ đầm, mong muốn của các nhà quản lý từ đó ta sẽ có sự so sánh và đưa ra những kiến nghị cần thiết.
5. Vận dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng khi đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi tôm. Trong đó, ta sẽ phân tích dựa trên mục tiêu sử dụng tài nguyên một cách bền vững, sẽ tính đến việc phải đầu tư cho môi trường.
5.2. Những nhân tố cần đưa vào tính toán và phân tích
Việc đánh giá hiệu quả của việc thực hiện quy hoạch khai thác vùng bãi bồi Kim Sơn trên hai quan điểm: Quan điểm của người nuôi tôm (là các chủ đầm) và quan điểm kinh tế xã hội và môi trường, được gọi là quan điểm xã hội.
Khi đánh giá trên quan điểm thứ nhất, việc tính toán sẽ được dựa trên những chí phí sản xuất mà người nuôi tôm phải bỏ ra và doanh thu sau mỗi vụ nuôi. Các nhân tố đầu tư vào cho việc tính toán là:
- Diện tích sử dụng đất cho các loại hình nuôi.
- Năng suất tương ứng đối với mỗi loại hình nuôi.
- Đơn giá đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho một ha nuôi.
- Chi phí cho việc mua tôm giống, thức ăn cho tôm, công chăm sóc và các chi phí khác.
+ Giá bán.
+ Hệ số rủi ro trong quá trình nuôi tôm.
Việc đánh giá hiệu quả trên quan điểm thứ hai sẽ dựa trên cơ sở lý luận về phát triển bền vững. Có nghĩa là ngoài các yếu tố về chi phí và lợi ích kinh tế đơn thuần như đã nêu ta còn phải tính đến các chi phí và lợi ích về mặt môi trường và xã hội. Ngoài các nhân tố đầu vào như đã sử dụng ở tính toán theo quan điểm thứ nhất, việc tính toán theo quan điểm thứ hai sử dụng thêm các yếu tố đầu vào như:
- Chi phí cho hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường (bên ngoài phạm vi đầm nuôi).
- Khả năng duy trì năng suất cao nhờ tác động tích cực từ hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường.
Sau khi có kết quả tính toán, ta sẽ so sánh chi phí và lợi ích của hai phương án.
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÙNG BÃI BỒI HUYỆN KIM SƠN.
I. ĐẶC ĐIỂM VÙNG BÃI BỒI
1.1. Đặc điểm tự nhiên.
a. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn nằm trong khoảng:
19026'40'' - 20000' Vĩ độ Bắc.
10602'05'' - 106005'20'' Kinh độ Đông.
Vùng nghiên cứu (BM1 - BM3) nằm phía Đông huyện Kim Sơn, phía Bắc giáp các xã Cồn Thoi, thị trấn Bình Minh, Kim Tân, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía Đông có sông Đáy và phía Tây có sông Càn.
Khí hậu vùng bãi bồi Kim Sơn nằm trong hệ khí hậu nhiệt đới gió mùa, Nhịp điệu mùa của vùng được phân chi tiết như sau:
Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm (trùng với mùa hè), chiếm 70% lượng mưa cả năm của khu vực.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (trùng với mùa Đông), trong đó, mùa khô hạn nhất tập trung vào tháng 3 - tháng 4 (xem bảng 1)
Bảng 1: Một số đặc trưng khí hậu của vùng bãi bồi Kim Sơn
TT
Đặc trưng khí hậu của vùng
Đơn vị
Trị số ở vùngnghiên cứu
1
Vận tốc gió
Trung bình
m/s
3,8
2
Bức xạ
Tổng bức xạ
Kcal/cm2
120,000
8
Lượng mưa
Mùa mưa nhiều
Các tháng mưa lớn
Các tháng mưa ít
mm
mm/tháng
mm/tháng
1658
347/tháng 8 -395/tháng 9
208/tháng 3 - tháng 11
10
Tổng số giờ nắng
Trong mùa mưa
Trong tháng VII
Trong tháng VIII
Trong tháng IX
Giờ
1120
217
174
168
Nguồn: "Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn tỉnh Ninh Bình", Tổng cục khí tượng, thuỷ văn, 1998
Khí hậu vùng bãi bồi có ảnh hưởng khá lớn tới đời sống, sản xuất và phát triển vùng: Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm (nhất là mưa bão) ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hoạch tôm, cua.... tổng bức xạ của vùng là khá lớn (120,000 Kcal/cm2), nhiệt độ trung bình mặt đất, tổng lượng bốc hơi trong vụ hè thu khá cao (260C và 487 mm)... ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cây lúa, công việc chăm sóc, nuôi trồng thuỷ hải sản...
Chế độ thuỷ văn vùng bãi bồi Kim Sơn là chế độ thuỷ văn biển Đông và thuỷ văn cửa sông. Chế độ thuỷ văn cửa sông chịu ảnh hưởng lớn nhất là cửa sông Đáy, một trong những cửa sông quan trọng của hệ thống sông Hồng, đóng vai trò quan trọng trong vận tải nước và bùn cát từ đất liền ra biển Đông (khoảng 23% lượng nước lũ và bùn cát của sông Hồng).
Hàng năm, có 1- 2 trận bão đổ bộ trực tiếp và 2- 3 trận bão khác ảnh hưởng tới vùng này. Nước biển dâng trong bão tại vùng này chỉ khi cơn bão có tâm đổ bộ vào khu vực bờ biển Thanh Hoá và Bắc Nghệ An. Qua tính toán cho thấy, mực nước dâng trong bão có thể đạt từ 2-3 m tại vùng bãi bồi Kim Sơn.
Vùng này nằm trong vùng bồi lắng, tích tụ, xu thế ngày càng phát triển ra biển. Sự bồi tụ này do hai yếu tố biển và sông tạo nên và có xu hướng phát triển về phía Nam (ảnh hưởng của sông Đáy và sông Càn - hướng chảy của hai sông này đều có hướng Bắc Nam).
b. Các loại tài nguyên.
Tài nguyên đất.
Vùng bãi bồi ven biển Huyện Kim Sơn bao gồm: Vùng Bình Minh 2 (BM1 - BM2) có diện tích 19,32 km2 (1932 ha), vùng Bình Minh 3 (BM2 - BM3) có diện tích là 14,50 km2 (1450 ha).
Diện tích đất nông nghiệp là 1159,9 ha, diện tích cói là 596,3 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 215,17 ha. Theo nguồn gốc phát sinh, thì đất của vùng bãi bồi Kim Sơn là do quá trình bồi đắp phù sa sông Đáy (30% lượng phù sa của sông Hồng) trên nền biển nông. Mức độ nhiễm phèn mặn có xu thế giảm dần từ BM1 đến đê quai BM3 và pH của đất có xu thế ngược lại. Biến động độ mặn và pH trong đất vùng bãi bồi là sự biến đổi theo mùa rõ ràng. Dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể chia đất vùng bãi bồi Kim Sơn ra thành các loại sau:
+ Đất mặn sú vẹt đước (Mm).
+ Đất mặn nhiều (Mn)
+ Đất mặn trung bình (M).
+ Đất mặn ít (Mi).
Nguồn tài nguyên đất đai trong vùng bãi bồi hầu hết là đất mặn, nhưng ở các mức độ khác nhau tuỳ từng khu vực trong vùng. Trong đó đất mặn sú vẹt đước có diện tích lớn nhất chiếm 41,6% diện tích toàn vùng và đất có diện tích nhỏ nhất là đất mặn ít chiếm 8,5%. Do nguồn nước ngọt thiếu ở vụ đông cho nên đất bị bỏ hoang còn nhiều.
Bảng 2 : Tổng hợp phân loại đất vùng nghiên cứu.
Đơn vị tính: ha, %
TT
Hạng mục
Diện tích
Tỷ lệ
1
- Đất mặn sú vẹt (Mm)
1409
41,67
2
- Đất mặn ít (Mi)
283,87
8,39
3
- Đất mặn trung bình (M)
796,77
23,56
4
- Đất mặn nhiều (Mn)
892,36
26,38
Tổng
3382
100
Nguồn: Uỷ ban Nhân dân huyện Kim Sơn-2000
Tài nguyên nước.
Vùng bãi bồi Kim Sơn nằm giữa 2 con sông là: sông Đáy và sông Càn. Ngoài ra trong vùng còn có một hệ thống kênh mương nội đồng, nhưng chưa đồng bộ.
Tài nguyên thực vật.
Hệ thực vật vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn rất phong phú. Các loài thực vật bậc cao có mạch trong hệ thực vật ở đây hiện có 64 loài thuộc 28 họ trong ngành hạt kín, bao gồm 47 loài của 24 họ trong lớp hai lá mầm và 15 loài của 4 họ trong lớp môt lá mầm.
Tài nguyên thuỷ sản.
Tài nguyên thuỷ sản của vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn khá phong phú và đa dạng. Do ảnh hưởng của sông Đáy và sông Càn cũng như ảnh hưởng từ thuỷ triều biển Đông đến độ mặn trong nước của vùng mà mức độ phân bố nguồn lợi thuỷ sản trong vùng có khác nhau.
Nguồn lợi thuỷ sản nổi trội và đặc biệt nhất của vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn là đặc sản cớ Bớp. Các loài đặc sản khác như tôm he, tôm rảo, Ngao, vọp, sò huyết và cua cũng có điều kiện phát triển khá tốt trong vùng, Ngoài ra, nguồn thực vật nổi và động vật nổi ở đây khá phong phú là điều kiện môi trường sống khá lý tưởng cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trong vùng.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng bãi bồi.
a. Dân số - Lao động.
Vùng Bình Minh 2 (nằm giữa đê BM1 và đê BM2) là vùng đã được xác lập các ranh giới hành chính xã bao gồm: Xã Kim Đông, xã Kim Trung và xã Kim Hải với diện tích tương ứng là 650 ha, 440ha và 557ha. Trong vùng Bình Minh 2 có 357ha do UBND huyện Kim Sơn trực tiếp quản lý (chưa đủ cơ sở để thành lập riêng 1 xã như dự kiến: xã Kim Tiến). Tính đến tháng 8 năm 2000 tổng số dân của vùng Bình Minh 2 là 7509 người với mật độ trung bình là 455,92 người/km2 (không tính diện tích do huyện quản lý trực tiếp - xã Kim Tiến).
Bảng 3: Tình hình chung dân số vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn
TT
Địa giới hành chính
Diện tích
(ha)
Dân số
(người)
Mật độ dân số (người/km2)
Tỷ lệ tăng dân số (%)
Tự nhiên
Cơ học
1
Xã Kim Hải
557
2299
412,75
2,3
1,3
2
Xã Kim Đông
650
2687
413,39
2,8
1 - 1,5
3
Xã Kim Trung
440
2523
573,41
1,5
2 - 2,5
4
Đơn vị 1080 và 279
357
470
131,52
-
1 - 2,0
Cộng
2004
7979
398
2,2
Nguồn:Số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng
Xã Kim Trung là xã có diện tích nhỏ nhất nhưng có mật độ dân số cao nhất (537,41 người / km2). Tuy là một xã mới nhưng Kim Đông (thành lập được hơn 1 năm) là xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất , mật độ dân số chỉ 413,39 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên cao nhất là xã Kim Đông 2,8%, tỷ lệ tăng cơ học cao nhất thuộc về xã Kim Trung 0,4%. Tỷ lệ dân số tăng cơ học của vùng Bình Minh 2 còn phụ thuộc vào mùa vụ nuôi, thu hoạch thuỷ sản (tôm, cua) và thu hoạch cói. Tỷ lệ tăng dân số cơ học cao nhất vào khoảng tháng 3 đến tháng 4, tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, trùng với thời điểm thả giống và thu hoạch thuỷ sản (tôm, cua), cói hàng năm của vùng. Số dân tăng cơ học tại vùng kinh tế mới do nuôi thuỷ sản (tôm, cua), thu hoạch cói chủ yếu đến từ các huyện Bình Lục (Hà Nam) , Nga Sơn (Thanh Hoá) và các xã vùng lân cận như Kim Mỹ, Cồn Thoi, Định Hoá, thị trấn Phát Diệm, thị xã Ninh Bình. Hàng năm tỷ lệ tăng dân số cơ học của vùng kinh tế mới dao động trong khoảng 4 - 6,5% so với tổng số dân của vùng.
Trong tổng số dân của vùng bãi bồi, dân số sản xuất nông nghiệp chiếm 99,52% tổng số, dân số phi nông nghiệp chỉ chiếm dưới 0,05%. Ngoài ra còn có dân số vừa làm nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Điển hình là các hộ dân phân bố ở hai ven đường nhựa chính. Cơ cấu dân số chi tiết các xã được nêu trong bảng 4.
Bảng 4: Cơ cấu dân số vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn
TT
Địa giới hành chính
Dân số
(người)
Cơ cấu dân số
Nông nghiệp
%
dân số
Phi nông-ng
%
dân số
1
Xã Kim Hải
2299
2288
99,0
11
0,98
2
Xã Kim Đông
2687
2687
100
0
0
3
Xã Kim Trung
2523
2498
99,5
25
0,47
4
Đơn vị 1080 và 279
470
470
100
-
-
Cộng
7979
7943
99,5
36
0,45
Nguồn:Số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng
Theo kết quả điều tra tháng 7 năm 2000 dân số trong độ tuổi lao động tại các xã vùng Bình Minh 2 là 3.474 người bằng 56,10% dân số. Trong năm 1999 có 3453 người có việc làm chiếm 99,40% số lao động. Số người thất nghiệp trong vùng là thấp chỉ chiếm có 0,6% trong tổng số lao động của vùng.
Lực lượng lao động trong các xã vùng Bình Minh 2 chủ yếu tập trung trong ngành nông nghiệp. Chất lượng của lực lượng lao động trong vùng Bình Minh 2 nhìn chung còn thấp. Lực lượng lao động được đào tạo (từ trung cấp trở lên) còn ít, cao nhất là xã Kim Trung, 13 người chiếm (1,05%), tại hai xã Kim Hải, Kim Đông tỷ lệ này là 0,42% và 0,145%. Lực lượng lao động phi nông nghiệp vùng Bình Minh 2 có 93 người chiếm 2,67% dân số của vùng.
Hàng năm, vùng Bình Minh 2 nhận thêm khoảng 2000 - 3000 lao động thời vụ (khoảng từ tháng 3 hoặc tháng 4 đến tháng 7 hoặc tháng 8) trong thời vụ nuôi và thu hoạch thuỷ sản. Như vậy, con số người lao động trong vùng đạt số lượng cao nhất là 6718 người vào các tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm, thấp nhất là các tháng 12, tháng 1 và tháng 2 với số lao động khoảng 3322 người. Công việc sử dụng lao động chủ yếu trong vùng lúc này tập trung vào tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ.... và đi làm thuê ở nơi khác.
b. Thực trạng phát triển kinh tế.
Huyện Kim Sơn được thành lập từ năm 1829, là kết quả quá trình khai hoang lấn biển. Đến nay, công cuộc khai hoang lấn biển (vùng bãi bồi ven biển của huyện) vẫn là một tiềm năng lớn, một thế mạnh lớn của huyện Kim Sơn. Có thể nói, lịch sử chinh phục vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn từ trước cho đến nay vẫn theo phương thức " Lúa lấn Cói, Cói lấn Sú Vẹt, Sú Vẹt lấn biển". Như vậy, huyện Kim Sơn nói chung và vùng bãi bồi nói riêng có nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Cây trồng chủ yếu của ngành nông nghiệp vùng bãi bồi ven biển hiện nay vẫn là cây Lúa và Cói.
Bảng 5: Diện tích cây trồng nông nghiệp vùng bãi bồi ven biển.
Đơn vị: ha.
TT
Cây trồng
Diện tích trồng (ha)
Ghi chú
1
Lúa 01 vụ
383
Vụ mùa
2
Cói
475,3
Chân vàn thấp
3
Ngô
30
Chân vàn cao
4
Khoai tây
2
Trồng thử
Nguồn:Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn
Nổi bật lên trong vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Kết quả điều tra tháng 7 năm 2000 tại vùng Bình Minh 2 và bãi bồi ven biển cho thấy:
Phương thức nuôi thuỷ sản của nhân dân vùng Bình Minh 2 và vùng bãi bồi phần lớn là nuôi quảng canh (khoảng 80 - 85%). Phương thức nuôi quảng canh cải tiến chiếm 15 - 20%. Thực ra phương pháp nuôi này chỉ là tăng thêm một ít lượng thức ăn tổng hợp cho Tôm, cua, cá ăn.
Giống nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm rảo, cua biển và cá vược, cá bớp... lấy từ nước biển tự nhiên.
Nhìn chung năng suất nuôi thuỷ sản thấp: Tôm chỉ 1- 3 tạ/ha, một vài đầm có thể đạt tới 5 tạ/ha, cá đạt bình quân 1,0 tạ/ha, năng suất cua biển nuôi chỉ đạt khoảng 0,2 - 5 tạ/ha.
Giống thuỷ sản nuôi chủ yếu được mua từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, trong đó giống cua biển được mua từ những người dân chài chuyên đánh, bắt cua giống ngoài biển.
Tiềm năng và môi trường sống của vùng rất thuận lợi cho việc nuôi nhuyễn thể hai mảnh, nhưng hiện nay ở vùng Bình Minh 2 và vùng bãi bồi vẫn chưa nuôi.
Quá trình sử dụng, khai thác tài nguyên thuỷ sản và tài nguyên nước trong vùng Bình Minh 2 (BM1 - BM2) đã được người dân khai thác cách đây hơn 20 năm, trước khi bắt đầu đắp đê BM2 (1980 - 1992). Nếu tính đến sự ổn định, định cư của người dân lâu dài trên vùng đất BM1 -BM2 có sự xác nhận của Nhà nước (công nhận được thành lập xã) thì vùng kinh tế mới được khai thác bắt đầu từ năm 1986 (năm thành lập xã Kim Hải).
Vùng Bình Minh 2 (BM1 -BM2) được chính thức hình thành sau năm 1986 đến nay với diện tích là 19,52km2 (1952 ha), được hai đê BM1 và BM2 bao quanh. Hiện nay, quy trình khai thác tài nguyên thuỷ sản của vùng tập trung chủ yếu vào công tác nuôi thuỷ sản với phương thức nuôi chính là quảng canh và các đối tượng nuôi là: Tôm sú, tôm rảo, cua biển, cá trắm cỏ, cá rô phi... Ngoài ra, còn khai thác thuỷ sản vùng ven bờ với các phương tiện thô sơ.
Bảng 6: Thực trạng nuôi và phương thức nuôi thuỷ sản vùng bãi bồi
Khu vực
Giống nuôi
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Phương thức nuôi
Quảng
Canh
Q.Canh cải tiến
Kim Đông
Cá nước mặn
30
1
3
x
Kim Trung
Cá nước mặn
47,79
1,05
5
x
Tôm
10
5
5
x
Cua
10
5
5
x
Kim Hải
Cá nước mặn
4,21
1
0,421
x
Tôm
29,5
2,5
7,37
x
Cua
8,43
2
1,68
x
Đoàn 1080
Tôm
54
3
16,2
x
Cua
20
0,2
0,4
x
Trung đoàn 279
Tôm
27,5
3
8,25
x
Nguồn:Số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng
Diện tích nuôi thuỷ sản trong vùng Bình Minh 2 hiện nay là 241,43 ha mặt nước. Diện tích mặt nước nuôi tôm chiếm 50,12 % tổng diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản. Năng suất bình quân nuôi tôm của vùng hiện nay khoảng 320 - 340 kg/ha.
c. Kết cấu hạ tầng vùng Bình Minh 2 (BM1 - BM2).
Hệ thống giao thông vùng Bình Minh 2 nhìn chung còn kém, chưa đạt chất lượng đường cấp 3 nông thôn. Cả vùng chỉ có khoảng 10km đường nhựa, ước khoảng 5 - 6 km.. Vùng có 5 cây cầu nhỏ với chiều dài khoảng 10 - 12 m, trọng tải 5 - 7 tấn.
Hệ thống các công trình thuỷ lợi của vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn tập trung tại vùng Bình Minh 2. Hệ thống các công trình thuỷ lợi này nhìn chung còn nhỏ, chưa tập trung và hoàn chỉnh nên việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt còn hạn chế, chưa chủ động được về nước.
Sử dụng điện của vùng Bình Minh 2 được thông qua 04 trạm biến thế có công suất 100 KVA, mỗi trạm được đặt tại một xã. Với tổng chiều dài đường dây là 10,5 km. Nhu cầu tiêu thụ điện hiện nay của vùng khoảng 138.000 kWh trong một năm, trong đó, nhu cầu tiêu thụ điện cho sinh hoạt chiếm 63,77%.
Cơ sở hạ tầng chung của vùng kinh tế còn thấp kém chưa đáp ứng được nguyện vọng mong mỏi của người dân trong sản xuất và giải trí. Cơ sở hạ tầng cho giáo dục và đào tạo cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của những người dân trong vùng. Vùng chỉ có hai trường cấp I và một trường cấp II. Lượng học sinh học đến cấp III so với cấp I giảm 97,2 lần. Chỉ số cán bộ y tá và dược sỹ trên 1000 dân còn thấp, số lượng y tá, dược sỹ cao cấp trong vùng không có.
d. Thực trạng cung cấp nước và sử dụng nước vùng bãi bồi.
Nguồn tài nguyên nước trong vùng Bình Minh 2 hiện nay có ba chu trình đang khai thác và sử dụng là:
Sử dụng tài nguyên nước mặt có nguồn gốc biển (nước mặn) cho các hoạt động nuôi và khai thác thuỷ sản.
Sử dụng tài nguyên nước mặt có nguồn gốc sông (nước ngọt) cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm có nguồn gốc tự nhiên phục vụ chủ yếu cho các hoạt động sinh hoạt dân sinh.
Nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng Bình Minh 2 được lấy từ các sông Đáy, sông Càn hàng năm vào khoảng 984.441,6 m3/năm.
Đối với sản xuất lúa một vụ trong vùng Bình Minh 2 hàng năm lượng nước ngọt phải đảm bảo cho các quá trình: thau chua, rửa mặn và bảo đảm nước cho chu kỳ sống của cây lúa. Ngoài ra, lượng nước thất thoát trong quá trình vận chuyển trên hệ thống kênh trong vùng là khá lớn do các hệ thống kênh mương của vùng chưa được bê tông hoá, cho nên lượng nước ngọt phục vụ cho các quá trình sản xuất nông nghiệp còn thiếu.
Bảng 7: Thông số phân tích mẫu nước trên kênh CT1 (9/2000)
TT
Thông số phân tích
Đơn vị
Cách
CT1-300m
Cách
CT1-10m
Sau
CT1-150m
1
pH
7,4
7,39
7,48
2
EC
mS/cm
1,22
1,24
2,58
3
Cặn lơ lửng
g/l
0,7
0,6
1,68
4
COD
mg/l
7,22
8,06
16,54
5
NO3-
mg/l
0,98
1,03
1,00
6
SO42-
mg/l
0,2
0,15
0,38
7
Na
mg/l
1300
1240
2260
8
Mg
mg/l
56,78
52,41
65,52
9
Ca
mg/l
36,4
50,96
65,52
10
Coliforms
Colonies/100ml
45000
65000
16000
11
H2S
mg/l
0,0142
0,0168
0,0032
12
CN
mg/l
0,2.10-3
0,2.10-3
0,2.10-3
Nguồn: Số liệu phân tích của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.
Có hai đối tượng chính sử dụng nước ngọt là trồng trọt, sản xuất nông nghiệp và sử dụng nước ngọt trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn nước lấy từ sông Đáy, sông Càn thông qua hệ thống kênh mương cấp I trong vùng với 3 cống CT1, CT3, C10 là đầu nguồn dẫn nước ngọt. Sử dụng nước trong sinh hoạt chủ yếu được được lấy từ nguồn nước ngầm dưới độ sâu sâu khoảng 70 - 120m thông qua các giếng khoan.
1.3. Vai trò của vùng bãi bồi trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kim Sơn.
Bãi bồi có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn. Từ những năm đầu mới thành lập huyện, diện tích tự nhiên của huyện có 5.263,2 ha, đến năm 2000 do quá trình quai đê lấn biển mở rộng diện tích, huyện đã có 20.747 ha, gấp 5 lần diện tích khi mới thành lập.
Cho đến những năm gần đây, bãi bồi sau khi quai đê ngăn biển đã được đưa vào sử dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp. Thời gian đầu khi đất còn bị nhiễm mặn, nông dân trồng cói. Đến khi độ mặn giảm và trồng được lúa, nông dân trồng lúa giống chịu mặn. Khi đất ngọt hoá và việc tưới tiêu nước được giải quyết, nông dân trồng các giống lúa có năng suất cao. Lúc này bãi bồi trở thành vùng lúa có điều kiện thâm canh và nhiều xã đã đạt được năng suất lúa trên 10 tấn/ha/năm.
Bãi bồi đã có những đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế cũng như xây dựng đời sống của nhân dân huyện Kim Sơn. Phương thức quai đê lấn biển đã được thực hiện cho đến nay, chứng tỏ có nhiều ưu điểm. Đó là sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm mở nước và làm nông nghiệp. Cách quai đê, khai thác vùng bãi bồi đã chứng tỏ là phù hợp đối với trình độ phát triển, trình độ sản xuất của nhân dân ta, và đã mang lại những kết quả to lớn.
Tuy vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế, của khoa học và công nghệ trong những năm gần đây, việc quai đê lấn biển, khai thác bãi bồi như đã làm trước đây cho thấy việc phát triển sản xuất chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền nông lâm nghiệp, thuỷ sản nước ta đang có những chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá sản xuất, xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá, một nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững.
Từ phương hướng phát triển chung đó của nông nghiệp, thuỷ sản huyện Kim Sơn có chủ trương xây dựng “Quy hoạch tổng thể khai thác và sử dụng hợp lý vùng bãi bồi Kim Sơn” và được tỉnh Ninh Bình đồng ý cho phép triển khai.
II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG QUY HOẠCH KHAI THÁC TỔNG HỢP VÙNG BÃI BỒI.
2.1. Tổng quan về dự án quy hoạch khai thác bãi bồi Kim Sơn.
Mục tiêu của quy hoạch tổng thể: Được xác định trong quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình là:
Đánh giá tiềm năng kinh tế vùng bãi bồi ven biển.
Lập quy hoạch khai thác và sử dụng vùng đất bãi bồi ven biển, gồm:
Xây dựng, phương án phát triển các ngành kinh tế khai thác tài nguyên biển.
Tổ chức không gian lãnh thổ.
Bảo vệ môi trường sinh thái.
Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm sử dụng hợp lý hơn và hiệu quả hơn vùng đất bãi bồi.
Trên cơ sở mục tiêu như vậy, các nhà quy hoạch thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng xây dựng một báo cáo khoa học về khai thác tổng hợp vùng bãi bồi, nội dung của báo cáo gồm:
Phần I. Mở đầu: Nêu lên vai trò của bãi bồi ven biển Kim Sơn đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện và những vấn đề đang được đặt ra đối với việc khai thác hợp lý vùng này làm cơ sở cho việc xây dựng chủ trương, mục tiêu của quy hoạch tổng thể vùng bãi bồi. Phần này cũng trình bày nội dung của quy hoạch tổng thể và quá trình triển khai xây dựng quy hoạch.
Phần II. Hiện trạng và đánh giá các nguồn lực vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn. Phần này trình bày các điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên của vùng bãi bồi, các hoạt động sản xuất và đời sống đang được triển khai tại vùng này. Trên cơ sở tình hình hiện trạng, đánh giá các nguồn lực vùng bãi bồi làm tiền đề cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể.
Phần III. Các cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng các định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý bãi bồi Kim Sơn.
Phần này trình bày một số quy luật và bản chất các quá trình thành tạo và phát triển các bãi bồi, các đặc điểm tự nhiên, các kinh nghiệm khai thác các vùng bãi bồi sông Hồng và sông Đáy. Từ đó rút ra những bài học cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển vùng bãi bồi Kim Sơn.
Phần IV. Quy hoạch tổng thể khai thác hợp lý vùng bãi bồi Kim Sơn. Phần này nêu lên các quan điểm phát triển, các phương châm, các mục tiêu, các phương án tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất trên địa bàn. Trong phần này có những tính toán để phấn đấu nâng cao tính khả thi của quy hoạch.
Phần V. Các giải pháp chủ yếu đảm bảo thực thi các nội dung quy hoạch. Phần này nêu lên các giải pháp về việc cụ thể hoá các nội dung quy hoạch thành các dự án, các chương trình, các giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, về vốn về phổ biến và triển khai thực hiện quy hoạch, về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Trong phần này cũng nêu lên những kiến nghị đề nghị tỉnh và Chính phủ giải quyết tạo điều kiện cho việc thực thi quy hoạch.
Cuối cùng báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể có những ý kiến kết luận đối với quy hoạch.
2.2. Quy hoạch không gian lãnh thổ vùng bãi bồi.
a. Phương hướng phát triển kinh tế vùng bãi bồi.
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trọng tâm là nuôi tôm sú thành ngành kinh tế chủ đạo của vùng bãi bồi.
Đến năm 2010, xây dựng vùng nuôi thuỷ sản với diện tích là 2200 ha trên diện tích bãi bồi tính từ đê BM1 trở ra đến đê Bình Minh 3. Trong diện tích này có khoảng 971 ha xây dựng thành vùng nuôi tôm thâm canh theo phương thức nuôi tôm thâm canh.
Hình thành vùng sản xuất cói ở xã Kim Hải trên cơ sở các diện tích trồng cói hiện có theo hướng đầu tư thâm canh đưa năng suất cói lên ở mức cao hơn hiện nay, tạo nguồn hàng sản phẩm cói có chất lượng cao phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Duy trì diện tích trồng cói là 305 ha đến năm 2010.
Thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng màu, rau, đậu và các loại cây ăn quả ở những khu vườn gia đình .
Xây dựng các cơ sở, sản xuất kinh doanh và phát triển các hoạt động dịch vụ. Trước hết tập trung cho công nghiệp chế biến các sản phẩm thuỷ sản, cói và dịch vụ thương mại .
b. Các phương án bố trí sử dụng đất.
Đất bãi bồi Kim Sơn đưa vào quy hoạch gồm vùng đất nằm giữa đê BM1 với đê BM2 và vùng đất từ đê BM2 đến đê BM3. Tổng diện tích vùng quy hoạch là 3382 ha. Ngoài ra, bãi bồi ở phía ngoài đê BM3 đang nổi lên và tiến ra biển với tốc độ khá nhanh. Hiện nay ở khu vực bãi bồi này đã có những nơi đạt đến cao trình đất là + 0,4 - +0,5 m. Vì vậy, trong thời gian 3-5 năm tới, khu vực đất này có thể đưa vào sử dụng và trong giai đoạn 2005 - 2010 có thể quai bờ để tạo thành các ô nuôi tôm. Và như vậy, khu vực nuôi tôm có thể mở rộng ra vào các năm cuối của thời kỳ quy hoạch 2000 - 2010.
Để đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế của vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn trên các quan điểm và phương châm đã đề ra trên đây, quy hoạch tổng thể dự kiến 03 phương án sử dụng đất trên cơ sở các định hướng sau đây:
- Chuyển vùng bãi bồi Kim Sơn thành vùng nuôi tôm tập trung với quy mô đến năm 2010 đạt diện tích 2100 - 2200.
- Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất của vùng này từ phát triển cói, lúa sang phát triển nuôi tôm là chính.
- Đẩy mạnh xây dựng các kết cấu hạ tầng, tập trung cho việc phát triển nuôi tôm trong những năm đầu của thời kỳ quy hoạch, tạo điều kiện để phát triển nuôi tôm.
- Chuyển đổi quá trình nuôi tôm từng bước từ nuôi quảng canh tự nhiên sang nuôi tôm thâm canh thông qua nuôi quảng canh cải tiến đến nuôi bán thâm canh.
Bảng 8: Các phương án bố trí sử dụng đất vùng bãi bồi Kim Sơn
Đơn vị: ha
TT
Các loại đất
Phương án 1
Phương án 2
Phương án 3
2005
2010
2005
2010
2005
2010
1
Đất thuỷ sản
1767
1865
1887
1952
1912
2192
2
Đất trồng cói
675
605
605
535
565
305
3
Đất xây dựng kết cấu hạ tầng
580
610
580
610
610
620
4
Đất khu dân cư
210
210
210
220
230
230
5
Đất công trình công cộng
25
30
30
35
35
35
6
Đất chưa sử dụng
125
62
70
30
30
0
Tổng cộng
3382
3382
3382
3382
3382
3382
Nguồn:Quy hoạch khai thác tổng thể vùng bãi bồi - TTPTV
Trong bản quy hoạch, có 3 phương án sử dụng đất được xây trên toàn vùng nghiên cứu. Hiện trạng sản xuất tại vùng bãi bồi Kim Sơn cho thấy canh tác lúa và trồng cói chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sông vật chất và tinh thần cho người dân. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thuỷ sản là hoàn toàn phù hợp trong tình hình hiện nay.
Phương án 1: phương án này là phương án sử dụng diện tích để nuôi trồng thuỷ sản thấp. Phương án này được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm, không có sự đầu tư tập trung của Nhà nước và vốn đầu tư của Nhà nước không cao. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn vùng đến năm 2005 là 1.767 ha và đến năm 2010 là 1865 ha.
Phương án 1 tăng diện tích nuôi thuỷ sản từ 241,4 ha năm 1999 của toàn vùng lên 7,7 lần. Kéo theo đó là sự gia tăng giá trị tổng thu nhập toàn vùng. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất diễn ra từ từ, tổng nguồn vốn đầu tư không tăng quá đột ngột. Phương án 1 dễ thực hiện, dễ thích nghi với tình hình sản xuất hiện tại - với trình độ sản xuất, vốn công nghệ ở điểm xuất phát quy hoạch - nói chung còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, phương án 1 không đáp ứng được yêu cầu phát triển cao về nuôi trồng thuỷ sản ở bãi bồi ven biển Kim Sơn. Về diện tích không đạt được con số 2.200 ha và không tương xứng với khả năng thực tế có thể đạt được trên tổng diện tích 3.382 ha toàn vùng. Thứ hai: không có khả năng mở rộng thêm diện tích nuôi trồng thuỷ sản bởi những thông số kỹ thuật gắn liền với quy hoạch theo phương án này. Thứ 3: suất đầu tư bình quân trên 1 ha sẽ rất cao, diện tích nuôi theo phương thức cho năng suất cao ít dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.
Phương án 2: phương án này là phương án sử dụng diện tích để nuôi trồng thuỷ sản trung bình. Phương án này được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa nhanh và không dứt điểm, có sự đầu tư tập trung của Nhà nước nhưng vốn đầu tư không cao và trên diện nhỏ theo từng dự án nhỏ. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn vùng đến năm 2005 là 1.887 ha và đến năm 2010 là 1.952 ha.
Phương án 2 tăng diện tích nuôi thuỷ sản từ 241,4 ha năm 1999 của toàn vùng lên 8 lần. Kéo theo đó là sự gia tăng đáng kể giá trị tổng thu nhập toàn vùng. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất diễn ra khá nhanh, tổng nguồn vốn đầu tư không tăng quá đột ngột. Phương án dễ thích nghi với từng dự án đầu tư của Nhà nước và của tư nhân - nói chung còn hạn chế.
Tuy nhiên, phương án 2 không đáp ứng được yêu cầu phát triển cao về nuôi trồng thuỷ sản ở bãi bồi ven biển Kim Sơn. Về diện tích không đạt được con số 2.200 ha và không tương xứng với khả năng thực tế có thể đạt được trên tổng diện tích 3.382 ha toàn vùng. Thứ hai: không có khả năng mở rộng thêm diện tích nuôi trồng thuỷ sản bởi những thông số kỹ thuật gắn liền với quy hoạch theo phương án này. Thứ 3: suất đầu tư bình quân trên 1 ha khá cao, diện tích nuôi theo phương thức cho năng suất cao không lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao.
Phương án 3: phương án này là phương án sử dụng diện tích để nuôi trồng thuỷ sản cao. Phương án này được xây dựng trên cơ sở sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh và dứt điểm, có sự đầu tư tập trung của Nhà nước với vốn đầu tư cao và trên diện rộng. Diện tích nuôi tôm toàn vùng đến năm 2005 là 1.912 ha và đến năm 2010 là 2.192 ha.
Phương án 3 đáp ứng được yêu cầu phát triển cao về nuôi trồng thuỷ sản ở bãi bồi ven biển Kim Sơn. Về diện tích đạt được con số 2.200 ha và rất tương xứng với khả năng thực tế có thể đạt được trên tổng diện tích 3.382 ha toàn vùng. Thứ hai: có khả năng sử dụng tối đa diện tích toàn vùng sang nuôi trồng thuỷ sản bởi những thông số kỹ thuật gắn liền với quy hoạch đã được tính toán nhằm đáp ứng nhu cầu lớn nhất. Thứ 3: suất đầu tư bình quân trên 1 ha không cao, diện tích nuôi theo phương thức cho năng suất cao lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư cao.
Tuy nhiên, phương án này cần có sự đầu tư lớn và tập trung của Nhà nước, tư nhân, hộ gia đình, trước nhất là Nhà nước. Thứ hai: đòi hỏi phải có sự quan tâm và thống nhất cao cuả tỉnh và huyện về chủ trương phát triển thuỷ sản theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thứ 3: đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong tỉnh và huyện để thực thi phương án này.
Theo các nhà xây dựng quy hoạch, phương án 3 đáp ứng mọi yêu cầu về các thông số về kinh tế kỹ thuật cho việc phát triển thuỷ sản trên vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn. Nhược điểm của phương án 3 không phải là nhược điểm kkhách quan nên với sự quyết tâm nhất trí cao của tỉnh Ninh Bình và huyện Kim Sơn thì nhược điểm này không đáng lo. Đặc biệt là thực trạng điều kiện tự nhiên và hiện trạng phát triển sản xuất trên vùng quy hoạch cho thấy việc chuyển đổi từ lúa - cói - thuỷ sản sang cói - thuỷ sản (thuỷ sản là chính) là điều tất yếu, không thể thay đổi. Nghĩa là tại vùng quy hoạch diện tích nuôi thuỷ sản chỉ có thể tăng lên mà không thể giảm đi.
Căn cứ vào phương án chọn này, đến chương sau ta nêu những ưu điểm và hạn chế của phương án chọn, sẽ tính toán các phương án đầu tư cho môi trường dựa trên sự lựa chọn đã nêu của các nhà quy hoạch.
2.3. Quy hoạch phát triển nuôi tôm vùng bãi bồi.
2.3.1. Các hình thức nuôi thuỷ sản.
a. Nuôi quảng canh tự nhiên.
Phương thức sản xuất này có các đặc điểm sau đây:
Phương thức nuôi tôm quảng canh thường được bố trí ở các bãi bồi có cao trình thấp, giáp biển hoặc vùng trũng.
Diện tích đầm vào khoảng từ 2 - 3ha, lớn nhất cũng không quá 5ha. Trong đầm có giữ lại những cây nước mặn để tiếp tục giữ đất phù sa và cung cấp các điều kiện sinh thái và dinh dưỡng cần thiết cho thuỷ sản.
Bờ được đắp bằng đất với độ cao trung bình khoảng 0,75 - 1m. Bờ đắp chắc chắn, an toàn. Khi có điều kiện có thể chuyển sang hình thức nuôi cao hơn.
Mỗi đầm được đặt 2 cống: một cống vừa lấy nước biển vừa lấy giống thuỷ sản tự nhiên đầm nuôi, 1 cống để tháo trong đầm khi cần thiết. Đáy cống đặt ở cao trình cao nhất phải bằng mức thấp nhất của thuỷ triều để có thể lấy nước biển tự chảy và tháo cạn hết nước trong đầm khi thay nước. Cột nước trong đầm luôn giữ ở mức 1m.
Phương thức nuôi quảng canh thường lấy nguồn giống tự nhiên ngoài biển vào nên thường có hỗn hợp các loài thuỷ sản: tôm rảo, tôm he, tôm sú, cua, cá các loại...
Phương thức này hoàn toàn dựa vào tự nhiên, tôm tự kiếm thức ăn từ tự nhiên, người nuôi không phải bỏ thêm thức ăn .
b. Nuôi quảng canh cải tiến.
Về cơ bản các yếu tố kỹ thuật làm đầm, lấy giống, thay nước cũng tiến hành tương tự như nuôi quảng canh tự nhiên.
Diện tích đầm khoảng 1 - 2ha. Lớn nhất cũng không quá 3ha.
Bờ được đắp bằng đất với chiều cao khoảng 1m - 1,5m.
Phương thức nuôi này ngoài việc lấy giống từ tự nhiên còn chủ động thả thêm tôm giống.
Phương thức này cho ăn thức ăn tươi sống. Thức ăn tạo ra từ các nguồn tôm cá tại chỗ, chủ yếu là các loài cá tạp, các loại ốc sò được đập nhỏ.
c. Nuôi bán thâm canh.
Các khu nuôi bán thâm canh cần được bố trí ở những nơi đã có đê ngăn nước biển được xây dựng tương đối vững chắc, ở vùng cao triều và trung triều (cao trình ít nhất là bằng mức triều thấp nhất).
Các ao nuôi tôm bán thâm canh có diện tích trung bình từ 0,5 - 1,5ha. Ao lớn nhất không quá 2ha.
Bờ ao được xây dựng chắc chắn đắp cao 2m. Có cống lấy nước và cống tháo xả nước. Đảm bảo cột nước trong ao là 1,2 - 1,5m.
Có ao chứa nước mặn, sử lý sau đó cấp vào ao nuôi và bổ sung bằng hệ thống kênh cấp để đảm bảo đúng mực nước trong ao và độ mặn phù hợp.
Có ao chứa nước thải. Nước thải từ ao được dẫn theo các kênh thoát nước vào ao chứa nước thải. Nước thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn thải trước khi thải ra biển.
Phương thức bán thâm canh không lấy giống từ tự nhiên và chủ động thả giống. Giống tôm được mua từ các trại sản xuất giống. Mật độ thả là 10 con/m2 mặt nước.
Phương thức nuôi bán thâm canh không sử dụng thức ăn tươi sống mà sử dụng thức ăn công nghiệp. Thức ăn là các loại thức ăn chế biến từ các xưởng sản xuất.
Thường xuyên được bổ sung nước biển vào ao nuôi để đảm bảo cột nước 1,2m - 1,5m và độ mặn thích hợp.
Có sử dụng máy sục khí.
d. Nuôi thâm canh.
Các khu nuôi bán thâm canh được bố trí ở những nơi đã có đê ngăn nước biển được xây dựng tương đối vững chắc, ở vùng cao triều (cao trình cao hơn mức triều thấp nhất).
Diện tích các ao nuôi thâm canh tốt nhất là 0,5 - 1,0ha.
Chủ động thả giống, không lấy giống tự nhiên, giống chọn lọc con giống đồng đều, khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh. Con giống được lấy từ các trại sản xuất giống. Mật độ thả giống là 30 con/m2 mặt nước.
Cho ăn thức ăn công nghiệp 100%.
Bờ ao được xây dựng chắc chắn đắp cao 2m - 2,5m tuỳ thuộc địa hình. Có cống lấy nước và cống tháo xả nước. Đảm bảo cột nước trong ao là 1,2 - 1,5m.
Có ao chứa nước mặn, xử lý sau đó cấp vào ao nuôi và bổ sung bằng hệ thống kênh cấp để đảm bảo đúng mực nước trong ao và độ mặn phù hợp. Có mương cấp và mương thoát nước độc lập.
Có ao chứa nước thải. Nước thải từ ao được dẫn theo các kênh thoát nước vào ao chứa nước thải. Nước thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn thải trước khi thải ra biển.
Có sử dụng các chế phẩm, các công nghệ gây nuôi thức ăn tự nhiên, công nghệ xử lý môi trường, các loại thuốc phòng bệnh và điều trị bệnh cho các đối tượng nuôi thuỷ sản. Có sử dụng máy sục khí (ao 1ha sử dụng khoảng 5 máy sục khí)
2.3.2.Quy hoạch diện tích nuôi tôm vùng bãi bồi
Phương châm của các nhà xây dựng quy hoạch trong việc phân bố diện tích theo các phương thức nuôi là luân chuyển dần các phương thức nuôi từ thô sơ đến hiện đại theo từng giai đoạn và trên cơ sở địa hình từng tiểu khu vì:
Căn cứ vào phương châm và nguyên tắc chọn địa điểm nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, các nhà quy hoạch bố trí diện tích các hình thức nuôi tại các tiểu vùng và các tiểu khu như sau (xem 9).
Bảng 9: Phân bố diện tích các phương thức nuôi năm 2005
Đơn vị tính: ha,%.
Phương thức nuôi
Tiểu vùng MB1-BM2
Tiểu vùng MB1-BM2
Tổng cộng
Đông
Giữa
Tây
Đông
Giữa
Tây
Diện tích
Tỷ lệ
Thâm canh
28
132
0
78
65
27
330
17,3
Bán thâm canh
28
230
0
116
97
28
499
26,1
Quảng canh cải tiến
23
198
33
116
195
18
583
30,5
Quảng canh
14
99
0
77
292
18
500
26,1
Tổng cộng
93
659
33
387
649
91
1912
100
785
1127
Nguồn:Quy hoạch khai thác tổng thể vùng bãi bồi - TTPTV
Trong tổng số 1912 ha nuôi tôm vào năm 2005, ở tiểu vùng Bình Minh 2 được bố trí 785 ha chiếm 40,63% diện tích đất của tiểu vùng. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một tiểu vùng cho đến nay phương hướng sản xuất đang là phát triển các loại cây nông nghiệp: lúa cói. Diện tích nuôi thâm canh ở tiểu vùng này là 160 ha, chiếm 20,38% tổng diện tích nuôi tôm của toàn vùng. Diện tích nuôi thâm canh chủ yếu tập trung ở khu vực giữa của tiểu vùng.
Ở tiểu vùng Bình Minh 3 được bố trí 1127 ha chiếm 77,72% diện tích đất của tiểu vùng. Đây là một tỷ lệ phù đối với một tiểu vùng vì hiện nay phương hướng sản xuất đang là phát triển thuỷ sản. Diện tích nuôi thâm canh ở tiểu vùng này là 170 ha, chiếm 15,38% tổng diện tích nuôi tôm của toàn vùng. Diện tích nuôi thâm canh chủ yếu tập trung ở khu vực giữa và khu vực Đông của tiểu vùng.
Bảng 10: Phân bố diện tích các phương thức nuôi vào năm 2010
Đơn vị tính: ha,%.
Phương thức nuôi
Tiểu vùng MB1-BM2
Tiểu vùng MB1-BM2
TỔNG CỘNG
Đông
Giữa
Tây
Đông
Giữa
Tây
Diện tích
Tỷ lệ
Thâm canh
140
454
0
155
167
55
971
44,30
Bán thâm canh
79
189
33
116
301
23
741
33,80
Quảng canh cải tiến
36
114
0
77
134
13
374
17,06
Quảng canh
0
0
0
39
67
0
106
4,84
Tổng cộng
255
757
33
387
669
91
2192
100
1045
1147
Nguồn:Quy hoạch khai thác tổng thể vùng bãi bồi - TTPTV
Trong tổng số 2192 ha nuôi tôm vào năm 2010 chiếm 64,81% diện tích tự nhiên toàn vùng nghiên cứu.
Ở tiểu vùng Bình Minh 2 được bố trí 1045 ha chiếm 54,09% diện tích đất của tiểu vùng. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một tiểu vùng cho đến nay phương hướng sản xuất đang là phát triển các loại cây nông nghiệp: lúa cói. Diện tích nuôi thâm canh ở tiểu vùng này là 594 ha, chiếm 56,84% tổng diện tích nuôi tôm của toàn vùng. Diện tích nuôi thâm canh chủ yếu tập trung ở khu vực giữa và khu vực Đông của tiểu vùng.
Ở tiểu vùng Bình Minh 3 được bố trí 1147 ha chiếm 79,1% diện tích đất của tiểu vùng. Đây là một tỷ lệ được các nhà quy hoạch đánh giá là phù hợp đối với một tiểu vùng vì hiện nay phương hướng sản xuất đang là phát triển thuỷ sản. Diện tích nuôi thâm canh ở tiểu vùng này là 377 ha, chiếm 32,87% tổng diện tích nuôi tôm của toàn vùng. Diện tích nuôi thâm canh chủ yếu tập trung ở khu vực giữa và khu vực Đông của tiểu vùng.
III. NHỮNG YẾU TỐ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA BẢN QUY HOẠCH XÉT TRÊN QUAN ĐIỂM KINH TẾ MÔI TRƯỜNG.
3.1. Các yếu tố tích cực
- Khai thác tối đa tiềm năng thuỷ sản của vùng bãi bồi bằng việc chuyển đuổi mục đích sử dụng đất sang nuôi thủy sản. Diện tích đất không sử dụng của khu vực bãi bồi từ 752.44 ha năm 2000 giảm xuống còn 125 ha vào năm 2005 và 0 ha vào năm 2010. Diện tích nuôi tôm toàn vùng đến năm 2005 là 1.912 ha và đến năm 2010 là 2.192 ha.
- Có tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh và dứt điểm theo hướng tăng giá trị kinh tế của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm.
- Đưa tiến bộ khoa học và sản xuất, diện tích nuôi thâm canh, với quy trình kỹ thuật phức tạp hơn nhưng cho năng suất cao hơn sẽ thay thế dần diện tích nuôi theo phương pháp quảng canh.
- Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống của người dân. Vùng bãi bồi Kim Sơn sẽ góp phần mạnh mẽ vào phát triển kinh tế xã hội toàn huyện Kim Sơn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo và bước đầu giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của họ. Quy hoạch khai thác vùng bãi bồi đáp ứng cho chủ trương chung của Đảng và Nhà nước là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Khai thác bãi bồi đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Trước đây khai thác các bãi bồi là để khẩn hoang di dân, tạo thêm đất nông nghiệp và nơi ở cho số dân nghèo khổ không có đất canh tác ở nội đồng. Vào những thời kỳ đó hiệu quả nhằm đạt được là tạo dựng nơi sinh sống cho một bộ phận dân cư. Lúc này vấn đề hiệu quả kinh tế thường không được đặt ra mà điều quan trọng là đạt được hiệu quả xã hội.
Trong việc khai thác bãi bồi đã chú ý đến hiệu quả kinh tế bên cạnh hiệu quả xã hội, thông qua việc đạt được hiệu quả kinh tế để thực hiện các hiệu quả xã hội. Trong việc khai thác bãi bồi hiệu quả kinh tế thể hiện ở sử dụng đất đai, mặt nước, sử dụng đồng vốn, sử dụng sức lao động mang lại lợi nhuận cao. Vốn đầu tư cần được thu hồi nhanh trong thời gian ngắn. Hiệu quả kinh tế còn thể hiện ở sự lựa chọn ngành sản xuất, phương thức sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này khác với khai hoang lấn biển trước đây ở chỗ ngày trước người ta lo trồng cây lương thực để có cái ăn cho nông dân đi khai hoang là chính.
Khai thác bãi bồi đã tính đến các hiệu quả xã hội. Dân số nước ta nói chung và của huyện huyện Kim Sơn ngày càng tăng lên trong khi đất đai nông nghiệp trong nội đồng ngày càng giảm đi do phải chuyển mục đích sử dụng đất sang phát triển giao thông, xây dựng các công trình văn hoá, các công trình phúc lợi, công trình công nghiệp..v.v... Số diện tích đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi người dân ngày càng giảm, vì vậy, bãi bồi là nguồn lợi do thiên nhiên mang lại, đã được quy hoạch khai thác, sử dụng có hiệu quả, trước hết là để tăng diện tích đất sản xuất cho nông dân. Bãi bồi được khai thác sẽ góp phần nâng cao đời sống nhân dân địa phương, đảm bảo cho họ cuộc sống ổn định và ấm no.
3.2. Các yếu tố hạn chế xét trên quan điểm kinh tế và môi trường.
Để đánh giá tính đúng đắn của bản quy hoạch khai thác vùng bãi bồi cần phải được sự xem xét của nhiều chuyên gia trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thuỷ lợi, đất và sử dụng đất... Chuyên đề này chỉ xem xét bản quy hoạch trên góc độ môi trường, góc độ kinh tế môi trường.
Với cách nhìn nhận như vậy, có thể nói bản quy hoạch chưa giải quyết triệt để vấn đề lợi ích ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong việc khai thác vùng bãi bồi, cụ thể là chưa dành một khoản kinh phí thích đáng đầu tư cho môi trường. Có hai lý do để khẳng định điều đó
Thứ nhất, mặc dù các nhà quy hoạch giải quyết khá tốt vấn đề ô nhiễm môi trường trong khu nội đầm bằng cách thiết kế các ao trung gian để lưu trữ nước thải, làm lắng đọng các chất bẩn. Việc làm ao trung gian khiến cho lượng nước thải trước khi thải ra hoặc trước khi lấy vào đều được sử lý sơ bộ, đảm bảo yêu cầu của kỹ thuật nuôi. Tuy nhiên, việc sử lý nước thải như đã nêu là không triệt để. Nước thải từ một đầm thải ra có thể đạt yêu cầu về các chỉ tiêu thải. Khi lượng thải đó phát sinh trên toàn vùng, với một khối lượng thải lớn thì tất yếu sẽ có sự tích luỹ ô nhiễm. Nói cách khác, chất thải của một đầm không làm ô nhiễm nhưng chất thải của nhiều đầm nuôi tôm sẽ làm ô nhiễm trên quy mô vùng. Đến khi môi trường chung bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trong đầm dẫn đến suy giảm năng suất nuôi. Không đạt hiệu quả phát triển bền vững.
Một ví dụ cho việc không giải quyết được vấn đề môi trường chung là: Sau mỗi vụ nuôi tôm, ở đáy đầm thường để lại một lượng bùn dày khoảng 20 cm. Lượng bùn này là kết quả của lượng thức ăn nuôi tôm lắng đọng, xác tôm, và các chất thải khác lắng đọng trong quá trình luôn chuyển nước từ ngoài vào trong đầm. Để phòng trừ bệnh hại tôm, để đạt năng suất cao trong mùa vụ tới, các quy trình công nghệ nuôi tôm mới nhất đều khuyến nghị phải nạo vét hết lượng bùn này ra khỏi đầm. Cách sử lý đơn giản nhất là nạo vét và đổ ra khu đất trống gần nhất. Do vậy, nếu không quy hoạch khu đổ thải ngay từ bây giờ, nếu không bỏ chi phí để vận chuyển lượng bùn thải đó đến một khu vực nhất định thì lượng bùn đó sẽ được đổ thải một cách bừa bãi, sau đó theo các dòng dẫn nước chảy trở lại vào các đầm hoặc theo mưa rửa trôi xuống các đầm nuôi. Điều này sẽ là góp phần gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nuôi tôm, làm giảm năng suất, gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, việc hy sinh một diện tích đất nhất định làm khu vực đảm bảo duy trì chất lượng môi trường chưa được chấp nhận, việc tạo cơ chế cho sự phối hợp giữa các chủ đầm trong công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng. Như vậy, vấn đề môi trường chưa được giải quyết triệt nếu xét trên quan điểm xã hội.
Thứ hai, trong dự toán đầu tư không tính đến chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường chung toàn vùng. Các nhà quy hoạch khi xây dựng dự toán đầu tư chỉ xét đến chi phí đầu tư cho yếu tố môi trường nội đầm. Tuy nhiên, vấn đề môi trường nội đầm là do yếu tố kỹ thuật nuôi tôm quy định. Việc hạch toán chi phí đó vào sản phẩm là đương nhiên vì chúng thuộc nhóm chi phí mang tính cá nhân. Do không có khoản đầu tư để giải quyết vấn đề môi trường chung trong toàn khu vực dẫn đến hoạt động bảo vệ môi trường chung không có kinh phí để thực hiện. Do vậy, trong tương lai, hoạt động này sẽ không được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, việc không dự toán khoản kinh phí cho bảo vệ môi trường chung cho toàn vùng dẫn đến việc hạch toán không chính xác hiệu quả kinh tế xã hội trên quy mô vùng.
CHƯƠNG III. DỰ BÁO MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
DO THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM VÀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ.
I. HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH VÀ DỰ BÁO NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH.
1.1. Tiếp cận cách giải quyết vấn đề môi trường trong quy hoạch.
Bản quy hoạch đã đề cập đến sự cần thiết phải bảo vệ môi trường cho khu vực bãi bồi. Yếu tố môi trường khá được chú trọng trong nội đầm của các chủ nuôi tôm nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, đây không thuộc phạm vi nghiên cứu của chuyên đề. Bởi vì, hoạt động đầu tư cho môi trường trong khu nội đầm thuộc về quy trình kỹ thuật của công nghệ nuôi, đã được các chủ đầm hạch toán trong giá trị sản phẩm. Các biện pháp bảo vệ môi trường được nêu ra bao gồm:
Trồng rừng ngập mặn ở bên ngoài đê Bình Minh 3 với diện tích 1000 ha (ngoài khu vực quy hoạch). Phần diện tích này tiếp giáp với biển.
Đứng trên quan điểm bảo vệ môi trường việc trồng rừng ngập mặn có tác dụng khắc phục và phòng ngừa các hậu quả môi trường. Tuy nhiên, như bản quy hoạch nhìn nhận, trồng rừng ngập mặn trước mắt không giải quyết được vấn đề nghèo đói vùng ven biển. Do vậy, trước mắt việc nuôi tôm vẫn rất được coi trọng. Hoạt động nuôi tôm vẫn được tiến hành trong khu vực trồng rừng ngập mặn (với mức độ khai thác vừa phải là nuôi quảng canh).
Tuy vậy, bản quy hoạch vẫn nhấn mạnh, trong giai đoạn 2000 - 2010 tập trung nguồn lực mạnh nhất cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Với quan điểm như trên chắc chắn vấn đề môi trường sẽ là thứ dễ bị hy sinh hơn nếu có xung đột với hoạt động phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Biện pháp thứ hai: Đối với các dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trước khi đi vào hoạt động, bắt buộc phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án.
Mặc dù đây là một giải pháp tích cực nhưng tính khả thi dường như không cao. Bởi vì, trên thực tế đối với các hoạt động sản xuất khác, mặc dù thuộc phạm vi điều chỉnh của luật môi trường cho đến nay còn chưa thực hiện nghiêm chỉnh việc đánh giá tác động môi trường. Việc yêu cầu chủ đầm nuôi tôm thực hiện đánh giá tác động môi trường sẽ khá khó khăn nếu cán bộ quản lý môi trường ở địa phương không cương quyết.
Thứ 3, sau khi quai đê Bình Minh 3 đã hoàn thành, khu vực bãi bồi ngoài đê Bình Minh 3 sẽ được giành diện tích lớn cho trồng rừng ngập mặn phòng hộ. Bản quy hoạch kiến nghị trồng cây xanh tại các tuyến đường, trên bờ các kênh mương lớn. Rừng ngập mặn ở sát chân đê Bình Minh sẽ được bảo vệ và chăm sóc.
Thứ 4: Bảo vệ hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển:
Mầm bệnh trong nước thải từ các ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn thuỷ sản tự nhiên ngoài biển khi nước thải đổ ra biển mà không được xử lý.
Bảo vệ rừng ngập mặn, không được chặt phá rừng bừa bãi. Nghiêm túc thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường. Phải có những tính toán đầy đủ các yếu tố đảm bảo cân bằng sinh thái.
Thứ năm: Đối với những dự án nuôi trồng thuỷ sản phải coi bảo vệ môi trường nước như một điều kiện quyết định cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Không xả nước thải ra môi trường tự nhiên, khi chưa được xử lý. Cần xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Nên lựa chọn ở một vị trí thuận lợi cho việc tập trung nước thải của toàn vùng. Mặc dù giải pháp được nêu ra nhưng vấn đề này chưa được các nhà quy hoạch coi là một yếu tố để tính toán hiệu quả kinh tế.
Thứ 6: Đối với những chủ đầm cần nắm vững mối quan hệ mật thiết giữa vật nuôi thuỷ sản và môi trường, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng ngừa, trị bệnh, kiểm tra theo dõi đối tượng nuôi. Xây dựng các ao, đầm nuôi thuỷ sản cần dựa trên các số liệu về điều kiện môi trường tự nhiên và thực hiện đúng quy hoạch cần gắn chặt việc nuôi trồng thuỷ sản với việc bảo vệ rừng ngập mặn, những yếu tố đảm bảo sự giàu có lâu bền về dinh dưỡng cho các thuỷ vực và môi trường đất.
Thứ 7: Tiến hành nghiên cứu đánh giá các tác nhân và ảnh hưởng trong mối tương tác hệ nuôi - môi trường - nguồn lợi, nhằm đề ra các biện pháp công nghệ thích hợp duy trì được tính bền vững của mối quan hệ này.
Thành lập các khu bảo tồn và các khu vực bảo vệ động thực vật thuỷ sản ở các thuỷ vực điển hình. Nghiên cứu, bảo vệ và khôi phục các loài thuỷ sản quý hiếm, có nguy cơ bị diệt chủng.
Xây dựng chương trình quốc gia nghiên cứu và ngăn chặn các nguy cơ ô nhiễm cho các thuỷ vực. Thực hiện các hoạt động quản lý chất thải và việc xử lý chúng trước khi thải vào môi trường nước.
Nhanh chóng cụ thể hoá và triển khai hướng dẫn áp dụng Luật bảo vệ môi trường, pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, pháp lệnh thú y bằng các quy định cụ thể.
Tiếp tục hoàn thiện các chính sách bảo trợ và khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản lâu bền theo cách tiếp cận sinh thái môi trường.
1.2. Dự báo vấn đề môi trường do tác động của hoạt động nuôi tôm vùng bãi bồi.
1.2.1. Các nguồn thải
Hai nguồn thải chính có khả năng truyền bệnh và gây ô nhiễm môi trường bên trong và bên ngoài khu vực dự án đó là nước và bùn thải.
a. Nước thải
Hiện nay, chưa có những nghiên cứu cụ thể, chi tiết về các thành phần trong nguồn nước thải cũng ảnh hưởng của nó đến nguồn tiếp nhận nước thải từ các ao nuôi tôm. Trên thực tế vì tính nghiêm trọng của vấn đề môi trường mà người ta chỉ đưa ra những khuyến cáo ngắn như: “Trong các ao nuôi thâm canh, một lượng thức ăn do tôm không ăn hết có xu hướng tích luỹ dưới đáy ao. Nếu lượng thức ăn này được thải vào nguồn nước tự nhiên sẽ gây nên các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ví dụ hiện tượng phú dưỡng” hoặc “Nguồn nước tháo ra từ các trại nuôi tôm có chứa hai sản phẩm phụ cốt yếu là: các chất dinh dưỡng và các chất rắn lơ lửng, dẫn đến làm giảm chất lượng nguồn nước tự nhiên cũng như môi trường ven biển”( Nguồn: Hướng dẫn quy hoạch, quản lý vùng và trại nuôi tôm - Bộ thuỷ sản - Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản)
Do đó vấn đề này cần được nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ hơn để đi đến kết luận về sự ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh khu vực dự án. Chủ dự án có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan môi trường và quản lý môi trường trong việc nghiên cứu này.
b. Lượng bùn thải.
Khi mức độ thâm canh trong các ao nuôi ngày càng cao thì hàm lượng bùn tích tụ tại các đáy ao nuôi ngày càng nhiều. Lượng bùn này được tạo thành do sự xói mòn lớp đất trên bờ ao nuôi, chất bài tiết của tôm, lượng thức ăn dư thừa và sản phẩm phân huỷ chất hữu cơ trong các ao nuôi cũng như các chất tích tụ trong quá trình thay nước. Đã có các số liệu cho thấy tại các ao nuôi tôm Thái Lan, lượng bùn ướt tích tụ trong 1 vụ nuôi tôm khoảng 134 tấn/ha.
Nghiên cứu tập tính ăn của tôm tại các trại nuôi tôm đã xác định 77,5% lượng đạm và 85% lượng phốt pho được bón vào ao nuôi đã bị hao hụt trong môi trường nuôi. Do đó trong các ao nuôi thâm canh, hiệu suất sử dụng thức ăn rất thấp và cũng dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm. Nền đáy ao nuôi, đặc biệt là lớp bùn đáy ao có chứa một lượng lớn vật chất hữu cơ gây ô nhiễm sau mỗi vụ nuôi. Theo kết quả tính toán của một số mô hình nuôi tôm tại Thái Lan cho thấy:
Mỗi kg bùn có chứa 13,6mg H2S; 45,9mgNH3-N; 0,2mg NO2-N; 0,4mg NO3N; 1,2mg PO4; pH trung bình 5,8 và lượng vật chất hữu cơ chiếm 16%.
1 ha ao nuôi trong một vụ tích tụ 134 tấn có chứa 1822,4mg H2S; 6150,6mg NH3-N; 26,8mg NO2-N; 53,6mg NO3N; 160,8mg PO4.
Trên 10 ha nuôi trong một vụ sẽ tích tụ một lượng bùn ướt có chứa 18.224mg H2S; 61506mgNH3-N; 268mg NO2-N; 536mg NO3N; 1608mg PO4.
Mỗi năm nuôi 2 vụ thì lượng bùn ướt tính tụ sẽ chứa 36.448mg H2S; 123.012mgNH3-N; 536mg NO2-N; 1072mg NO3N; 3216mg PO4.
Dự án thực hiện trong ba năm thì lượng bùn ướt tích tụ sẽ chứa 109.344mg H2S; 369036 mgNH3-N; 1608mg NO2-N; 3216mg NO3N; 9648mg PO4.
Như vậy, với thời gian và diện tích dự án đã xác định, chúng ta hoàn toàn có thể tính được khối lượng các chất nói trên trong lượng bùn tích tụ. Những số liệu đó sẽ là căn cứ giúp chúng ta dự đoán các tác động xấu tới môi trường trong và ngoài khu vực dự án.
c. Các yếu tố khác.
Nước thải và bùn thải từ các đầm nuôi tôm công nghiệp đang là vấn đề rất mới mẻ đối với hoạt động bảo vệ môi trường, nên những yếu tố khác như hiện tượng bốc hơi, hiện tượng giải phóng axit,... từ các đầm nuôi chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách cụ thể. Trong tương lai, khi dự án thực hiện những yếu tố trên phải được đánh giá chi tiết và đầy đủ. Chủ dự án phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan môi trường và quản lý môi trường.
Không thể chữa trị bệnh hiệu quả khi các bệnh tôm đã xẩy ra trong đầm nuôi, hoặc nuôi dưỡng các loại tôm đã bị nhiễm bệnh từ đầu. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho tôm ngoài việc thực hiện quản lý chăn nuôi tốt còn cần nắm các thông tin chi tiết về các loại bệnh tôm để có thể kiểm soát chặt chẽ các loại tôm mới nhập về cũng như lúc đang nuôi dưỡng. Các bệnh thông thường gặp ở tôm là:
- Ký sinh trùng gây bệnh: Gây ra bệnh mang đen, bệnh Fusarium, bệnh dộp thân cho tôm:
- Các lây nhiễm vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn hình dấu phẩy phát quang (Luminous Vibriosis), bệnh do vi khuẩn hình dấu phẩy.
- Lây nhiễm vi rút: bệnh tôm sú Baculovirus, bệnh vi rút HPV, bệnh đầu vàng (YHD), bệnh đốm trắng.
1.2.2. Tác động của dự án tới khu vực xung quanh
Do dự án chưa thực hiện nên việc đánh giá chất lượng nước thải và bùn thải từ đầm tôm chưa có số liệu cụ thể nên việc dự đoán các ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh chỉ dựa trên kinh nghiệm của những mô hình nuôi trước đây. Những căn cứ khoa học để dự báo ảnh hưởng của nước thải và bùn thải từ đầm nuôi tôm đến môi trường xung quanh khu vực dự án là chưa thể có. Do đó, đây là một vấn đề mà chúng ta cần phải nghiên cứu trong thời gian tới. Những tác động tiêu cực nói chung có thể xẩy ra là:
a. Gia tăng độ mặn trong nước ngầm và trong đất.
Trong vùng dự án, nước ngầm là nguồn cung cấp bổ sung cho hoạt động của nghề nuôi tôm. Việc trữ nước mặn thường xuyên trong các ao tôm gần các gợn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B4327899c 2737847u nghin c7913u m7889i quan h7879 gi7919a mi.doc