Đề tài Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội

Tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội: Lời cảm ơn Sau thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty Mai Động. Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế quản lý môi trường - đô thị và các cán bộ của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế quản lý môi trường & Đô thị đã truyền cho em những kiến thức cơ bản về kinh tế học môi trường và các cán bộ trong Công ty Mai Động đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt em xin cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô ThS. Lê Thu Hoa GV khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này! Lời cam đoan Tôi xin cam đoan nội dung bài viết do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của ngời khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm kỷ luật với nhà trờng. Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2002 Ký tên Nguyễn Hồng Toản Mục lục Trang Chương I - Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn 10 I. Sản xuất ...

doc79 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Sau thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty Mai Động. Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế quản lý môi trường - đô thị và các cán bộ của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế quản lý môi trường & Đô thị đã truyền cho em những kiến thức cơ bản về kinh tế học môi trường và các cán bộ trong Công ty Mai Động đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt em xin cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô ThS. Lê Thu Hoa GV khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này! Lời cam đoan Tôi xin cam đoan nội dung bài viết do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của ngời khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm kỷ luật với nhà trờng. Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2002 Ký tên Nguyễn Hồng Toản Mục lục Trang Chương I - Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn 10 I. Sản xuất sạch hơn 10 1. Giới thiệu sản xuất sạch hơn, định nghĩa SXSH của UNEP 10 1.1. Giới thiệu sản xuất sạch hơn 10 1.2. Khái niệm sản xuất sạch hơn của UNEP 12 2. Các loại hình và mục tiêu của sản xuất sạch hơn 13 3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn 14 3.1. Lợi ích kinh tế của sản xuất sạch hơn ……………………………………. 14 3.1.1. Sản xuất kinh tế của sản xuất sạch hơn 14 3.1.2. Giảm chi phí tổng thể 15 3.1.3. Các cơ hội thị trường mới được cải thiện do tăng lợi thế so sánh 15 3.1.4. Sản xuất sạch hơn là con đường tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính 15 3.1.5. Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14 16 3.2. Lợi ích môi trường của sản xuất sạch hơn 16 3.2.1. Môi trường được cải thiện một cách liên tục 16 3.2.2. Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường, giảm bớt các nghĩa vụ pháp lý 16 3.2.3. Đáp ứng quan điểm cân bằng vật chất 17 4. Kinh nghiệm của các nước khi áp dụng sản xuất sạch hơn 20 5. Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam 21 5.1. Quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam 21 5.2. Các hạn chế khi tiếp cận và thực hiện sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp Việt Nam 24 II. Phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn 25 1. Xác định và đánh giá chi phí của dự án đầu tư cho SXSH 25 1.1. Xác định chi phí - lợi ích 26 1.2. Đánh giá chi phí - lợi ích 27 2. Đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư cho SXSH 27 2.1. Giá trị hiện tại ròng 28 2.2. Thời gian hoàn vốn 28 2.3. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ 29 3. Đánh giá về kỹ thuật 30 4. Đánh giá về môi trường 30 chương II : Thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty Cơ khí Mai Động - phân xưởng kéo ống 32 I. Tổng quan về Công ty Cơ khí Mai Động 32 1. Phạm vi và quy mô hoạt động 32 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất chính của công ty. 33 3. Các kết quả công ty đã thực hiện trong những năm gần đây 33 3.1. Về kinh tế 33 3.2. Về thị trường 34 3.3. Chính sách môi trường của công ty 35 4. Nguồn chất thải chính của công ty 35 II. Hoạt động sản xuất tại phân xưởng Kéo ống 36 1. Nhiệm vụ hoạt của phân xưởng 36 2. Quy trình hoạt động sản xuất của phân xưởng 37 2.1. Chuẩn bị nấu 38 2.2. Nấu gang 39 2.3. Kéo ống 39 3. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của phân xưởng 39 4. Hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng phân xưởng 40 4.1. Cân bằng vật liệu trong công đoạn nấu gang đúc ống 42 4.2. Chi phí cho một mẻ nấu gang đúc ống 42 5. Nguồn chất thải chính và cách xử lý chất thải của phân xưởng 43 5.1. Nguồn chất thải chính của phân xưởng 43 5.2. Cách xử lý chất thải của phân xưởng 43 III. ảnh hưởng của nguồn chất thải tới môi trường 44 1. Tác động của chất thải rắn tới môi trường 44 2. Tác động của nước thải tới môi trường 44 3. Tác động của khí thải, bụi/bồ hóng, tiếng ồn 44 4. ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động và cộng đồng 44 chương III : Nghiên cứu - áp dụng SXSH cho phân xưởng đúc và đánh giá hiệu quả đầu tư cho giải pháp SXSX tại phân xưởng Kéo ống 46 I. Lựa chọn trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơn tại Công ty cơ khí Mai Động 46 1. Quy trình sản xuất sản phẩm ống cấp nước bằng gang xám 47 2. Đánh giá nguồn và đặc điểm chất thải 48 3. Các cơ hội thực hiện SXSH đối với các công đoạn sản xuất 50 4. Lựa chọn các giải pháp SXSH 53 4.1. Các giải pháp cần thực hiện ngay 53 4.2. Các giải pháp cần phân tích thêm 54 II. Đánh giá hiệu quả việc đầu tư cho giải pháp - đúc ly tâm - tại phân xưởng kéo ống 57 1. Khái quát quy trình hoạt động của phương pháp đúc ly tâm và sự phù hợp với mục tiêu của công ty 57 1.1. Khái quát quy trình hoạt động của phương pháp đúc ly tâm của công ty kéo ống 57 1.2. Giải pháp đúc ly tâm phù hợp với mục tiêu của công ty 58 2. Mục đích đánh giá hiệu quả đầu tư cho dây chuyền đúc ống theo phương pháp đúc ly tâm 60 3. Một số giả thiết để đánh giá 60 4. Xác định chi phí - lợi ích của dự án 60 4.1. Xác định chi phí 60 4.2. Xác định lợi ích 61 5. Phân tích dự án đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn đúc ly tâm qua một số chỉ tiêu 66 5.1. Thời gian hoàn vốn 66 5.2. Giá trị hiện tại ròng 67 6. Phân tích độ nhạy và rủi ro khi thực hiện đầu tư 68 6.1. Phân tích độ nhạy khi thực hiện giải pháp 69 6.2. Rủi ro khi thực hiện đầu tư 70 7. Đánh giá kết quả phân tích đầu tư cho giải pháp thay thế dây chuyền đúc ly tâm 70 Kiến nghị 72 Kết luận 74 Phụ lục 76 Tài liệu tham khảo 78 Lời nói đầu Sự tăng trưởng của nền kinh tế được coi là cốt lõi của phát triển. Tăng trưởng kinh tế hiện vẫn còn là điều kiện quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu của con người và đáp ứng các yêu cầu về cải thiện lâu dài điều kiện sống. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng ngày càng được quan tâm hơn. Với các nhà khoa học thì sự quá sức chịu đựng của Trái đất đang là vấn đề nhức nhối. Với người tiêu dùng do thu nhập và điều kiện sống ngày một cao nhu cầu về một môi trường trong lành, có nhiều sản phẩm thân môi trường là một đòi hỏi chính đáng. Nhưng với các nhà sản xuất vấn đề môi trường luôn được coi là một gánh nặng. Đầu tư để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường luôn được coi là một loại đầu tư không sinh lợi. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường hay nói cách khác là kinh tế phát triển mà tài nguyên thiên nhiên vẫn đảm bảo đủ cân bằng để có môi trường trong lành là một bài toán khó. Hiện nay, với sự ra đời của sản xuất sạch hơn (SXSH) đã góp một phần quan trọng cho việc giải quyết vấn đề này. Sản xuất sạch hơn với sự đa dạng về các giải pháp thực hiện, hiệu quả mang lại giải quyết được cả hai vấn đề kinh tế và môi trường. Vì SXSH hoàn toàn khác về mặt bản chất so với kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống. Các công nghệ kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống là việc sử dụng hàng loạt các kỹ thuật và các hoá chất để xử lý chất thải các nguồn phát thải khí và chất thải lỏng. Các công nghệ này nhìn chung không làm giảm lượng chất thải phát sinh. Chúng chỉ có thể giúp làm giảm độ độc hại và trên thực tế chỉ chung chuyển ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác mà thôi ví dụ : chất ô nhiễm không khí được chuyển vào nước thải trong khi nước thải được phảt ra lại có thể chuyển ô nhiễm sang các chất thải rắn. Sự khác biệt chủ yếu giữa biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống và SXSH là ở việc xác định các thời điểm tiến hành các biện pháp này. Biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống được tiến hành sau khi các chất thải ô nhiễm đã phát sinh (còn được gọi là biện pháp phản ứng và xử lý), trong khi đó SXSH là biện pháp chủ động biết trước và phòng ngừa chất thải ô nhiễm trước khi chất thải ô nhiễm phát sinh. ở nước ta sản xuất sạch hơn còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp mặc dù trên thế giới vấn đề này đã được áp dụng thành công. Bằng cách áp dụng SXSH để đấu tranh với vấn đề ô nhiễm và chất thải, mức độ phụ thuộc vào các giải pháp cuối đường ống có thể được giảm bớt và trong một số trường hợp có thể loại bỏ hoàn toàn. Với nguồn vốn và khả năng kỹ thuật còn hạn chế, việc áp dụng sản xuất sạch hơn chắc chắn sẽ giúp cho lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên. Từ những vấn đề trên sau quá trình học tập tại Trường ĐHKTQD - Khoa Kinh tế Quản lý Môi trường - Đô thị và hơn ba tháng thực tập tại Công ty Mai Động- Hà Nội tôi đã tiến hành đề tài "Bước đầu nghiên cứu, áp dụng SXSH tại phân xưởng Kéo ống - Công ty cơ khí Mai Động - Hà Nội". Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : * Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất tại phân xưởng Kéo ống, tìm hiểu các nguyên nhân gây tổn thất nguyên liệu, năng lượng, tìm khả năng hạn chế, giảm thiểu sự tổn thất này và đưa ra các cơ hội cho sản xuất sạch hơn, đồng thời đánh giá hiệu quả của giải pháp đầu tư cho sản xuất sạch hơn được lựa chọn. * Phạm vi nghiên cứu : Sản xuất sạch hơn bao gồm trong đó rất nhiều tiềm năng, giải pháp với phạm vi áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu dây truyền sản xuất ống cấp nước bằng gang xám trong phân xưởng Kéo ống - Công ty Mai Động và đưa ra các giải pháp với dây chuyền này. Đề tài chỉ đánh giá hiệu quả của một giải pháp đầu tư được lựa chọn để thực hiện sản xuất sạch hơn là thay dây chuyền đúc "Rót" bằng dây chuyền đúc ly tâm. chuyên đề gồm ba phần chính như sau : chương I - Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn. Chương II - Thực trạng hoạt động sản xuất tại phân xưởng Kéo ống Công ty cơ khí Mai Động và các tác động tới môi trường. Chương III - Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn và đánh giá hiệu quả của giải pháp thay thế dây chuyền đúc rót bằng dây chuyền đúc ly tâm tại phân xưởng Kéo ống Công ty cơ khí Mai Động. Chương I : Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn. I. sản xuất sạch hơn. 1. Giới thiệu sản xuất sạch hơn, định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP. 1.1. Giới thiệu sản xuất sạch hơn. Hiểu được những giá trị mà một doanh nghiệp đạt được nhờ sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là bước đi đầu tiên trên con đường tiến tới phát triển bền vững. Tiến tới một thế giới mà ở đó các nguồn lực được quản lý hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, cả thế hệ hiện nay và thế hệ tương lai. Giai đoạn trước những năm 1960 khi nền công nghiệp chưa phát triển, khi mà chất thải của các quá trình sản xuất và tiêu dùng được đỏ hoàn toàn ra môi trường trong khi vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm nhiều, hay con người vẫn còn nghĩ đó là vấn đề của tự nhiên vì vậy con người chỉ biết đổ chất thải vào môi trường. Triết lý về một thế giới vô tận với các nguồn lực không bao giờ cạn và khả năng tiếp nhận và hấp thụ vô hạn độ các chất thải đã từng là đòn bẩy phát triển công nghiệp suốt từ sau thời kì cách mạng công nghiệp. Các quá trình sản xuất công nghiệp hiện tại điều tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào và phát sinh chất thải ở đầu ra dưới các dạng khác nhau. Để bảo vệ môi trường cho đến nay đã có nhiều loại phương án được áp dụng và trên cơ sở cân nhắc các chi phí - lợi ích của chúng người ta đã xếp thứ bậc của các phương án này từ phương án được ưa chuộng nhất đến phương án ít được ưa chuộng nhất. (Sơ đồ hình bên). Theo cách tiếp cận truyền thống, việc bảo vệ môi trường tập trung chủ yếu vào giải quyết các loại chất thải sau khi chúng đã được phát sinh, tức là xử lý cuối đường ống. Các nhà sản xuất công nghiệp sẽ thực hiện xử lý các chất phế thải bằng cách vận chuyển chất thải đem đổ bỏ hoặc tái chế/tái sử dụng bên ngoài nhà máy. Cách làm này đòi hỏi những khoản chi phí (xử lý, nộp phí, vận chuyển, sự cố…) và vì thế luôn bị xem là tạo ra gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp nên không được các doanh nghiệp thực hiện một cách hăng hái và tích cực. Cách tiếp cận cuối đường ống như vậy đã trở nên lạc hậu và không còn thích hợp nữa bởi tính không chủ động, ít hiệu quả; hơn nữa năng lực thu gom, xử lý chất thải và khả năng hấp thụ của môi trường không thể theo kịp với đà gia tăng chất thải ngày càng nhiều trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng một cách tiếp cận mới tiên tiến theo kiểu phòng ngừa tổng hợp trong quản lý môi trường. theo cách tiếp cận này các doanh nghiệp thực hiện và tránh phát sinh chất thải ngay tại nguồn. Cách tiếp cận mới này khác cơ bản với cách tiếp cận xử lý cuối đường ống ở thời điểm thực hiện, đây là cách tiếp cận theo hướng dự đoán và phòng ngừa trước khi chất thải sinh ra. Cách tiếp cận mới này được biết đến với tên gọi SXSH. Ưa chuộng nhất ít ưa chuộng nhất Sản xuất sạch hơn phòng ngừa chất thải Tái chế/tái sử dụng tại chỗ Tái chế/tái sử dụng bên ngoài Tái chế/làm lại, thu gom, xử lý chất thải Kiểm soát/xử lý Đổ chất thải Hình 1. Sơ đồ hệ thống thứ bậc quản lý môi trường 1.2. Khái niệm sản xuất sạch hơn của UNEP. Theo UNEP - chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc : Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục một chiến lược môi trường phòng ngừa tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm làm tăng hiệu quả tổng thể và làm giảm các nguy cơ đối với con người và môi trường. * Đối với các quy trình sản xuất : SXSH bao gồm việc bảo quản nguyên liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải gây ô nhiễm ngay tại nguồn thải. * Đối với các sản phẩm : SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ khi thiết kế đến khi thải bỏ. *Đối với các dịch vụ : SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Các khái niệm khác như hiệu quả sinh thái, giảm thiểu chất thải hay phòng ngừa ô nhiễm đều có chung một mục tiêu là loại trừ/giảm thiểu ô nhiễm/chất thải ngay tại nguồn gốc, nơi chúng được sinh ra. Tuy nhiên, chiến lược SXSH khác ở chỗ đây là một hệ thống các phương pháp, thủ tục đánh giá các nguyên nhân gây ra ô nhiễm/chất thải và phát triển các phương án có thể được áp dụng trên thực tế. Hệ thống này được thiết kế một cách có bài bản, nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể. Hơn nữa, nội dung chiến lược SXSH còn bao gồm hệ thống quản lý SXSH được xác định rõ ràng cho phép liên tục cải thiện tình hình kinh tế và môi trường của đơn vị. SXSH không chỉ là chiến lược trong lĩnh vực môi trường, vì nó còn bao gồm trong mình cả những nội dung kinh tế quan trọng. Trong bối cảnh của chiến lược này, chất thải được coi là một loại "sản phẩm" có giá trị kinh tế âm. Mọi hoạt động làm giảm mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt việc phát sinh chất thải, đều có tác dụng nâng cao năng suất, đem lại lợi ích kinh tế cho xí nghiêp. Cách tiếp cận theo kiểu phòng ngừa còn có nghĩa rằng các vấn đề về môi trường phải được giải quyết trước khi chúng có thể phát sinh. Tức là, ngay từ khâu lựa chọn các quy trình, các loại nguyên liệu, mẫu thiết kế, phương tiện vận tải, dịch vụ, v.v… Các tiếp cận này giúp giải quyết có hiệu quả vấn đề tiêu chí tài nguyên vì rằng ô nhiễm không những chỉ làm xuống cấp môi trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy tính kém hiệu quả của quy trình sản xuất hoặc quản lý. Trên thực tế SXSH có nghĩa là : * Tránh hoặc giảm bớt lượng chất thải được sản xuất ra; * Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu; * Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có ích cho môi trường; * Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường; * Giảm chi phí và tăng lợi nhuận; 2. Các loại hình và mục tiêu điển hình của SXSH. SXSH đòi hỏi các doanh nghiệp áp dụng liên tục một chiến lược môi trường phòng ngừa tổng hợp bao gồm nhiều loại hình giải pháp với các mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng đều nhằm làm tăng hiệu quả tổng thể và làm giảm nguy cơ đối với con người và môi trường. Theo tính chất có thể chia các giải pháp SXSH thành các nhóm như sau: * Các giải pháp quản lý nội vi : là những biện pháp liên quan đến thay đổi thực tiễn hiện tại hoặc sử dụng các biện pháp mới trong vận hành và bảo dưỡng thiết bị, nhằm làm tăng hiệu suất hoạt động của trang thiết bị hiện có, tiết kiệm năng lượng và chi phí trong quá trình vận hành. * Các giải pháp liên quan đến thay đổi nguyên vật liệu: thay nguyên vật liệu đầu vào bằng các loại không hoặc ít độc hại hơn đối với môi trường và con người, các nguyên vật liệu có chất lượng tốt hơn nhằm làm giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất. * Các giải pháp cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động : các giải pháp này nhằm mục đích vận hành các công đoạn sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào hơn và thải ra ít hơn. Giải pháp này thường liên quan đến đào tạo công nhân hoặc bổ sung thiết bị giám sát, kiểm soát quá trình. * Các giải pháp thay thế cải tiến thiết bị: Các giải pháp được thực hiện nhằm giảm lượng tiêu hao và thất thoát nguyên vật liệu, giảm lượng phát thải vào môi trường, cải thiện độ an toàn trong môi trường làm việc của công nhân. * Các giải pháp thay đổi công nghệ, trình tự hoặc phương pháp tổng hợp như giảm thiểu phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất . * Các giải pháp tái chế/ tái sử dụng hoặc tận thu các nguồn vật liệu bị thải ra ngay trong quy trình sản xuất đó hoặc sử dụng cho mục đích khác ngay trong phạm vi công ty. * Các giải pháp thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó nhằm tiết kiệm lượng tiêu thụ nguyên vật liệu và các hoá chất thải độc hại, tạo ra dòng sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong các loại giải pháp nêu trên, các giải pháp quản lý nội vi và một số giải pháp cải tiến trong quy trình sản xuất thường là những giải pháp không tốn hoặc tốn rất ít chi phí nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả không nhỏ, có thể thực hiện ngay và thường xuyên; Các giải pháp còn lại tuỳ theo trường hợp cụ thể có thể đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn hoặc gặp những hạn chế về công nghệ và khả năng thực hiện, vì vậy việc thực hiện sẽ có thể chậm hơn. 3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn. Việc áp dụng rộng rãi các biện pháp SXSH có thể mang lại những lợi ích rất đáng kể cả về phương diện kinh tế và phương diện môi trường. sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn nguyên vật liệu và tối ưu hoá nguyên vật liệu, năng lượng; điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm xuống và tiết kiệm được chi phí quản lý chất thải. 3.1. Lợi ích kinh tế của Sản xuất sạch hơn. 3.1.1. Sản xuất sạch hơn giúp năng suất lao động được tăng lên. Sản xuất sạch hơn làm cho hiệu quả sản xuất cao hơn, có nghĩa là có nhiều sản phẩm hơn được sản xuất ra trên một đơn vị đầu vào nguyên nhiên vật liệu thô. Điều này mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho cơ sở sản xuất đó, chẳng hạn như giảm tỷ lệ sai hỏng sản phẩm, năng cao chất lượng sản phẩm khi cơ sở áp dụng các cải tiến của sản xuất sạch hơn hay đơn giản hơn là quản lý quá trình sản xuất chặt chẽ hơn. Tăng năng suất thông qua ứng dụng sản xuất sạch hơn : Hiệu quả và năng suất các hoạt động của một công ty có thể được cải thiện đáng kể bằng nhiều cách và những lợi ích chủ yếu của sản xuất sạch hơn mang lại là: - Độ tin cậy cao hơn của thời gian biểu và các kế hoạch ngân sách. - Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn nguyên vật liệu. - Cải tiến điều kiện làm việc. - Giảm bớt các nghĩa vụ pháp lý về môi trường. 3.1.2. Giảm chi phí tổng thể. Sản xuất sạch hơn giúp tối ưu hoá các quy trình sản xuất và sẽ giúp cho lượng chất thải phát sinh được giảm bớt, do mức tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng và nước được giảm bớt. Vì thế, các chi phí cũng giảm đi đáng kể. Các chi phí hoạt động bảo vệ môi trường không còn là những chi phí bổ sung như trước nữa, nhờ vào việc giảm bớt các chi phí đầu vào như chi phí cho nguyên vật liệu, năng lượng, hoặc dịch vụ bị biến thành phế thải trong quá trình sản xuất và chi phí để xử lý chất thải. Như vậy, có thể thấy sản xuất sạch hơn về tổng thể có thể giúp cho các doanh nghiệp giảm được những chi phí này. 3.1.3. Các cơ hội thị trường mới được cải thiện do tăng lợi thế so sánh. Hiện nay do nhận thức của người tiêu dùng ngày một tăng cao nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường ngày càng nhiều đặc biệt là thị trường quốc tế. Chính vì vậy, áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ làm tăng lợi thế so sánh của công ty trên trường quốc tế. Các công ty có hiện trạng môi trường tốt và các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường sẽ có lợi thế trên thị trường. 3.1.4. Sản xuất sạch hơn là con đường tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính. Hiện nay, quản lý môi trường hiệu quả là một điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ một đề xuất hỗ trợ tài chính nào. Các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến sự xuống cấp của môi trường. Hơn bao giờ hết, những dự án tìm kiếm vốn vay hay trợ giúp tài chính ngày càng được xem xét kỹ lưỡng về triển vọng môi trường. Sản xuất sạch hơn tạo ra một hình ảnh môi trường tích cực của tổ chức vay tiền và do vậy cải thiện được sự tiếp cận đến với các nguồn tài chính của các tổ chức này. 3.1.5. Đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14000. Sản xuất sạch hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều để thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000 vì rất nhiều các công việc ban đầu khi tiến hành đánh giá để nhận chứng chỉ ISO 14000 đã được tiến hành thông qua đánh giá sản xuất sạch hơn . Chứng chỉ ISO 14000 sẽ đem lại khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn và mở ra tiềm năng cũng như khả năng cạnh tranh cho công ty. 3.2. Lợi ích môi trường của sản xuất sạch hơn . Về cơ bản ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm để phòng ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải vì vậy sản xuất sạch hơn có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường. 3.2.1. Môi trường được cải thiện một cách liên tục. Sản xuất sạch hơn làm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng nước hoặc năng lượng, hay giảm thiểu chất thải, giảm lượng nguyên vật liệu độc hại hoặc kém chất lượng được đưa vào sử dụng, giảm thiểu lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và mức độ độc hại của chất thải làm cho sản phẩm trở nên dễ chấp nhận hơn xét trên khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên quan điểm môi trường. ảnh hưởng trực tiếp là tải lượng ô nhiễm thải vào môi trường giảm đi, chất lượng môi trường được cải thiện. Sản xuất sạch hơn còn giúp cải thiện điều kiện làm việc do chất lượng nước, không khí được bảo vệ tốt hơn. 3.2.2. Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường, giảm bớt các nghĩa vụ pháp lý . Giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây ra chất thải có nghĩa là dễ dàng thoả mãn các quy định và tiêu chuẩn về môi trường, làm giảm các tác động không tốt đến môi trường do cơ sở công nghiệp gây nên tạo điều kiện phát triển bền vững. Mức độ ô nhiễm Trước SXSH Tiêu chuẩn mt Sau SXSH thời gian 0 Hình 2 : Tuân thủ tốt hơn các quy định môi trường. 3.2.3. Đáp ứng quan điểm cân bằng vật chất. Sản xuất sạch hơn tránh được hay giảm thiểu được các chất thải và ô nhiễm trước khi chúng sinh ra.Theo các nhà kinh tế cổ điển : Nền kinh tế được trình bày như một hệ thống khép kín và tuyến tính, được mô tả qua hình(trang sau). Có một điều không hoàn toàn thoả đáng trong mô hình này đó chính là môi trường tự nhiên. Việc bỏ sót không coi môi trường là một thành tố của hệ thống kinh tế là hiện tượng khá phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Đây thực sự là một thiếu sót lớn, vì các gia đình và các xí nghiệp đều có tác động qua lại đối với môi trường tự nhiên. Có một điều không hoàn toàn thoả đáng trong mô hình này đó chính là môi trường tự nhiên. Việc bỏ sót không coi môi trường là một thành tố của hệ thống kinh tế là hiện tượng khá phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Đây thực sự là một thiếu sót lớn, vì các gia đình và các xí nghiệp đều có tác động qua lại đối với môi trường tự nhiên. Cung cấp cho sx Các gia đình Người tiêu thụ H.H và D.V Chủ nhân của tài nguyên H.H và D.V Tiền hưởng lợi từ Các yếu tố sản xuất: Tiền lương Tiền thuê Lợi nhuận Tiền lãi Thị trường Nơi người mua và người bán tiếp xúc nhau Chi phí tiêu thụ Các xí nghiệp Nhà sản xuất H.H và D.V Người sử dụng tài nguyên Hình 3 : Định nghĩa truyền thống về hệ thống kinh tế đơn giản. Vai trò của môi trường tự nhiên có thể chia thành ba nhóm sau : * Cung cấp nguyên liệu thô. * Nơi chứa chất thải. * Cung cấp ngoại ứng tích cực. Quan điểm cân bằng vật chất được thể hiện qua hình sau: Rrp Môi trường tự nhiên Rp Rdp MR Sx G Rdc TT Rc Rrc Hình 4. Sơ đồ cân bằng vật chất Trong đó : - MR : Tài nguyên tự nhiên dạng nguyên liệu thô. - Rp : Chất cặn bã trong sản xuất . - G : Hàng hoá - Rc : cặn bã sau tiêu dùng - Rdc : Chất phát thải ra môi trường. - Rrc : Chất tái tuần hoàn sau tiêu dùng. - Rdp : Chất phát thải ra môi trường sau sản xuất . - Rrp : Chất tái tuần hoàn sau sản xuất . quan điểm nhìn nhận của động lực học : Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng: M'R = Rdp + Rdc Rdp = Rp - Rrp Rdc = Rc - Rrc = G - Rrc MR = Rp + G - (Rrp + Rrc) (1) Nguyên lý của nâng cao chất lượng môi trường là giảm thiểu tối đa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên dạng nguyên liệu thô MR. Dựa trên cơ sở cân bằng (1) để giảm thiểu tối đa MR ta có các phương án sau: Thứ nhất: Giảm Rp : giảm tối đa chất cặn bã sau sản xuất, phương án này có khả thi nhưng phải đầu tư cho quy trình công nghệ sản xuất. Hiện nay, giảm dần các chất thải vào môi trường đã đang và sẽ giúp con người thực hiện những mong muốn này mà đôi khi không cần tới lượng đầu tư quá lớn, thậm chí không cần phải có đầu tư ban đầu nhờ áp dụng SXSH. Thứ hai: Giảm G : tức là giảm sản xuất hàng hoá không phù hợp với mục tiêu của sản xuất sạch hơn. Thứ ba: Tăng Rrp + Rrc : tăng khả năng sử dụng chất tái tuần hoàn sau sản xuất và sau tiêu dùng. Biện pháp này có tính khả thi do bản chất kinh tế và bản chất kỹ thuật. Vì vậy, phải đầu tư cho công nghệ có khả năng tái chế, sản xuất sạch hơn sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này. SXSH giúp tối ưu hoá quá trình, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu có nghĩa là với cùng lượng nguyên vật liệu đầu vào thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ tăng lên và ít chất thải hơn ở đầu ra. Như vậy, phương trình cân bằng vật chất mới sẽ có dạng như sau : MR = Rp¯ + Gư - (Rrp ư + Rrcư) 4. Kinh nghiệm của các nước khi áp dụng sản xuất sạch hơn. Với hiện trạng môi trường do các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước sự lựa chọn di chuyển ra ngoài thành phố hoặc đầu tư xử lý chất thải để ở lại Thành phố. Điều quan trọng nhất hiện nay là cần nghiên cứu kịp thời vận dụng thích hợp các bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp để có sự phát triển bền vững. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy việc áp dụng SXSH có thể giảm được 30% tải lượng ô nhiễm. Ngày nay, SXSH đã được áp dụng thành công ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, ấn Độ, CH Séc, Tazania, Mêhicô, …và đang được công nhận là một các tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nhiệp. Đầu tư cho SXSH thường có thời hạn hoàn vốn ngắn, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất, cho phép các ngành công nghiệp xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến sản xuất sạch hơn là rất cao đối với nhiều doanh nghiệp ở châu á. Đơn cử trong ngành giấy có thể lên tới 50 USD trên một tấn giấy. Bên cạnh đó, chi phí sử lý nước thải trong nhiều nhà máy có thể giảm đi 15-20 USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng giảm khoảng 50 - 100 kwh/tấn giấy, ở các nhà máy quy mô nhỏ thông qua việc nâng cao hiệu suất, giảm thiểu rò rỉ và tăng cường tái chế. Không chỉ trong ngành giấy mà cả các ngành hoá chất, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, dược phẩm, xi măng … cũng đạt được kết quả tương tự. Đương nhiên các tiềm năng này thay đổi tùy theo hiện trạng và quy mô sản xuất của từng nhà máy. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng hoạt động về sản xuất sạch hơn trên cơ sở các chương trình hợp tác với UNEP về "Công nghệ và Môi trường" được khởi sướng từ năm 1990 để đẩy mạnh áp dụng chiến lược phát triển bền vững. Hội đồng doanh nghiệp thế giới (WBCSD) đã thành lập các tổ công tác đề cập tới những vấn đề xây dựng chính sách, quản lý môi trường (Hiệu suất sinh thái, đánh giá về môi trường,…). Tháng 6/1997, Hội nghị Bộ trưởng các nước trong tổ chức Hợp tác Kinh tế châu á-Thái Bình Dương (APEC) đã chấp nhận chiến lược sản xuất sạch hơn và đưa vào thực hiện trong chương trình làm việc của tất cả các tổ công tác (ANZECC,1999). Tại Việt Nam, ngày 22/9/1999, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT Chu Tuấn Nhạ đã ký tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững. 5. Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam. Sản xuất sạch hơn có vai trò đặc biệt quan trọng tại các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, vì tại các nước này việc tiêu thụ nguyên vật liệu và năng lượng tại các xí nghiệp còn ở mức tương đối cao. Việt Nam là một trong những nước đang tiếp cận và áp dụng sản xuất sạch hơn, chủ yếu là ở các doanh nghiệp công nghiệp. 5.1 Quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam và kết quả thu được. ở nước ta, sản xuất sạch hơn mới được triển khai hạn chế ở mức thăm dò và pilot trình diễn từ năm 1999. Ban đầu có 13 doanh nghiệp tham gia trình diễn kỹ thuật, thông qua các giải pháp ngắn và trung hạn, các doanh nghiệp thuộc ngành dệt đã tiết kiệm được 1,03- 1 tỷ đồng/ năm; ngành giấy từ 1,3- 2,2 tỷ đồng/ năm; ngành chế biến thực phẩm là 0,3 tỷ đồng/ năm và ngành sản phẩm kim loại là 0,1- 0,5 tỷ đồng/ năm. Từ góc độ môi trường, việc giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu đã dẫn đến giảm 15-20% nước thải với tải lượng hữu cơ giảm cao nhất là 30%; lượng khí nhà kính phát sinh giảm 5- 35% và các hoá chất, chất thải rắn giảm đáng kể. Cho đến hết năm 2001 qua tổng kết 26 doanh nghiệp áp dụng SXSH kết quả thu được được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tổng quan về đánh giá SXSH tại các ngành cụ thể từ năm 1999. Ngành Số công ty Sản phẩm Địa điểm Thời gian bắt đầu tiến hành SXSH Lợi nhuận hàng năm tính đến năm 2001 Dệt 4 Chỉ, khoá kéo, sợi nhuộm Nam Định Hà Nội TP.HCM 1999 Tiết kiệm 115.000$. Giảm tới 14% ô nhiễm không khí, 14% các chất khí gây hiệu ứng nhà kính GHG, 20% hoá chất sử dụng, 14% tiêu thụ điện và 14% tiêu thụ dầu FO Thực phẩm và bia 4 Thạch trắng, bia, hải sản. Hải phòng Ninh Bình Đà Nẵng TP.HCM 1999 Tiết kiệm 55.000$. Giảm 13% ô nhiễm không khí, 78% GHG, 34% chất thải rắn, 40% hoá chất sử dụng, 78% tiêu thụ điện, 13% tiêu thụ than. 1 Mỳ Thành phố.HCM 2000 Tiết kiệm 300.000$. Các lợi ích khác chưa được đánh giá. 1 Đường Cần Thơ 2001 Tiết kiệm 125.000$. Các lợi ích khác chưa được đánh giá. Giấy và bột giấy 3 Giấy in, giấy tissuse và carton Phú Thọ, TP.HCM 1999 Tiết kiệm 344.000$. Giảm 35% ô nhiễm không khí, 15% GHG, 20% thất thoát sơ sợi, 30% nước thải, 24% tiêu thụ điện, 16% FO, 20% tiêu thụ than. 6 TP.HCM Phú Thọ, Hoà Bình, Đồng Nai. 2001 Tiết kiệm 560.000$. Các lợi ích khác chưa được đánh giá. Kim loại 2 Dây lưới và ống thép Nam Định Hải Phòng 1999 Tiết kiệm 357.000$. Giảm 15% ô nhiễm không khí, 20% chất thải rắn, 5% tiêu thụ điện, 15% tiêu thụ than. Các ngành khác 3 Giầy Cần Thơ 2001 Tiết kiệm 33.000$. Giảm 50% tiêu thụ FO, 19% tiêu thụ điện. 1 Thuốc trừ sâu Cần Thơ 2001 Giảm 0,1% thành phần hoạt tính (1684kg). Các lợi ích khác chưa được đánh giá. 2 Xi măng Cần Thơ 2001 Tiết kiệm 249.000$. Giảm 2% Clinker, 14% thạch cao và 7,4% tiêu thụ điện. (Nguồn : Báo cáo năm 2001 của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam). Nhận xét: Bảng trên cho thấy, hiệu quả kinh tế khi áp dụng SXSH đối với các ngành, các doanh nghiệp là rất lớn do các doanh nghiệp tiết kiệm được nguyên vật liệu, năng lượng và giảm thiểu chất thải. Những lợi ích môi trường cũng rất đáng kể qua việc giảm chất thải, giảm sử dụng nguyên vật liệu đầu vào, giảm thất thoát nguyên vật liệu năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hoá quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng SXSH ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. 5.3. Các hạn chế khi tiếp cận và thực hiện sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp Việt Nam. Bài học rút từ các doanh nghiệp đã tham gia chương trình trình diễn kỹ thuật và thực tế với các doanh nghiệp đã áp dụng sản xuất sạch hơn cho thấy các hạn chế khi tiếp cận và thực hiện sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp Việt Nam như sau : - Các cấp lãnh đạo các nhà máy chưa có nhận thức đầy đủ về sản xuất sạch hơn và ngại thay đổi; - Thiếu các chuyên gia về sản xuất sạch hơn ở các ngành cũng như các thông tin kỹ thuật. Đồng thời cũng thiếu cả những phương tiện kỹ thuật để đánh giá hiệu quả của sản xuất sạch hơn; - Thiếu cả các nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tư theo hướng sản xuất sạch hơn; - Chưa có động lực của thị trường trong nước thúc đẩy các nhà công nghiệp do vậy đánh giá sản xuất sạch hơn chưa thành nhu cầu thực sự; - Chưa có thể chế và tổ chức thúc đẩy sản xuất sạch hơn đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp; - Chưa có sự quan tâm đúng mức về sản xuất sạch hơn trong chiến lược và chính sách phát triển công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường; Bên cạnh đó qua thực tế đầu tư triển khai cho các giải pháp sản xuất sạch hơn ở các Doanh nghiệp, đã rút ra được một số bài học đối với việc duy trì sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp đã thực hiện tiếp cận này, đó là : - Phần lớn các giải pháp sản xuất sạch hơn được thực hiện (thường là giải pháp có chi phí thấp) dùng tiền nội bộ, không muốn vay của ngân hàng để đầu tư cho giải pháp có chi phí lớn vì lãi xuất cao, thời hạn cho vay ngắn và thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp. - hầu hết các đơn vị thực hiện sản xuất sạch hơn trong các dự án khác nhau đề chỉ phân tích lợi ích kinh tế một lần mà không tính toán liên tục để theo dõi lợi ích của các năm tiếp theo. - Phân tích lợi ích ở đây mới chỉ về mặt tài chính thuần tuý mà chưa phân tích đến lợi ích kinh tế mở rộng thông qua giảm chi phí xã hội, tăng phúc lợi xã hội nhờ cải thiện môi trường làm việc và chất lượng môi trường nói chung. - Lợi ích về mặt kinh tế của các giải pháp chưa tính đến lợi ích do giảm chi phí xử lý chất thải và chi phí xử lý chất thải chưa tính vào giá thành sản xuất. - Có rất nhiều giải pháp sản xuất sạch hơn làm giảm nước tiêu thụ nhưng lợi ích kinh tế của các giải pháp này chưa được xác định rõ ràng do các doanh nghiệp tự khai thác nước ngầm và chưa tính đủ giá cho loại nguyên liệu đặc biệt này. - Các doanh nghiệp luôn muốn có sự hỗ trợ tài chính để thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn, song họ không muốn vay tiền của ngân hàng. Có rất ít các cơ sở được phỏng vấn muốn có sự hỗ trợ về kỹ thuật. - Một số các công ty liên doanh hay các công ty ở quy mô lớn có thể sử dụng vốn tự có để đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn, thậm chí các giải pháp có chi phí cao. - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng đầu tư cho các giải pháp chi phí trung bình và cao, phải vay ngân hàng. Tiềm năng thực hiện sản xuất sạch hơn ở các doang nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn do hầu hết các cơ sở này sử dụng thiết bị và công nghệ lạc hậu, mở rộng nhiều lần nên thiết bị không đồng bộ, chắp vá, bố trí mặt bằng không hợp lý và quản lý lỏng lẻo, chồng chéo. II. phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn . Một quyết định đầu tư chỉ được chấp nhận khi dự án đó có tính khả thi cao, tức là dự án sẽ mang lại lợi ích. Vì vậy, phân tích đầu tư, đặc biệt là phân tích đầu tư cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn đòi hỏi người phân tích phải đánh giá đầy đủ các khoản chi phí của dự án khi được thực hiện. Phân tích đầu tư cho việc sản xuất sạch hơn giữa các công ty, giữa các quốc gia cũng được thực hiện rất khác nhau. Nhưng về cơ bản thì phân tích đầu tư cho sản xuất sạch hơn là một quy trình trong đó một tổ chức hay một công ty làm những công việc sau: - Tổ chức/công ty phải quyết định xem dự án đầu tư nào là cần thiết và khả thi, quan tâm đặc biệt tới các dự án đòi hỏi khoản đầu tư ứng trước ban đầu cao tức là vấn đề vốn. - Quyết định phân bổ các nguồn vốn hiện có cho các dự án khác nhau như thế nào cho hợp lý. - Xem xét, quyết định xem dự án đó có cần vốn bổ sung không. Có nhiều giải pháp SXSH không hoặc cần ít vốn đầu tư ban đầu mà đạt hiệu qủa cao. Các giải pháp đó thường là các giải pháp quản lý nội vi dễ thực hiện. Đối với các giải pháp SXSH cầu vốn đầu tư lớn phải tiến hành nghiên cứu khả thi chi tiết về các mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Để phân tích đầu tư cho dự án SXSH người phân tích phải xác định và đánh giá được chi phí - lợi ích khi thực hiện dự án. 1. Xác định chi phí và đánh giá chi phí của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn. 1.1. Xác định chi phí - lợi ích. Có những giải pháp SXSH không cần các khoản đầu tư ban đầu lớn việc xác định chi phí sẽ rất đơn giản. nhưng đối với các dự án đầu tư ban đầu tương đối lớn yêu cầu phải xác định được tất cả các chi phí liên quan hoặc ít ra là các khoản chi phí có tác động quan trọng đối với dự án đầu tư. Tổng chi phí đầu tư bao gồm nhiều chi phí khác nhau như : - Chi phí đầu tư ban đầu như: chi phí mua thiết bị, lắp đặt, nhà xưởng… - Chi phí vận hành sản xuất hàng năm: chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, lao động, vốn… - Chi phí quản lý chất thải gồm chi phí cho thu gom chất thải, tuân thủ quy chế môi trường, xử lý và đổ chất thải. - Các chi phí ít hữu hình hơn: chi phí công suất, chất lượng sản phẩm, hình ảnh công ty, các nghĩa vụ khác… Những chi phí này có thể thay đổi khi thực hiện dự án SXSH. 1.2. Đánh giá chi phí - lợi ích. Vì những đánh giá chi phí - lợi ích đáng tin cậy là căn cứ cho việc thẩm định một dự án đầu tư, cần phải xác định đánh giá kỹ lưỡng tất cả các khoản chi phí có tác động lớn tới tính khả thi, đặc biệt là khả thi về tài chính của dự án, nhất là dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn. Thông thường khi nói đến một dự án đầu tư thì chi phí ban đầu phải là tương đối lớn. Với một sự thay đổi nho trong chi phí đầu tư ban đầu cũng sẽ làm các chi phí và lợi ích của dự án thay đổi đáng kể. Đầu tư cho dự án SXSH chắc chắn sẽ làm cho chi phí vận hành hàng năm của doanh nghiệp giảm xuống do tiết kiệm được năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào…/đơn vị sản phẩm, và như vậy các chi phí quản lý chất thải giảm xuống do giảm lượng chất thải. Các chi phí ít hữu hình khác cũng sẽ giảm xuống do hiệu suất tăng, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, hình ảnh của công ty được nâng cao. Những chi phí này giảm đi chính là lợi ích thu được của doanh nghiệp. Và vì vậy, việc xác định và đánh giá chính xác tất cả các chi phí và lợi ích là vô cùng cần thiết. Với chủ đầu tư (các doanh nghiệp) các chi phí và lợi ích thu được phải được định giá cụ thể bằng tiền và căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư là các chỉ tiêu phân tích kinh tế,nhưng một dự án dầu tư cho SXSH phải kết hợp đầy đủ các mặt kinh tế, kỹ thuật môi trường. 2. Đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn. Khả năng sinh lời của dự án đầu tư cho SXSH phụ thuộc vào khả năng về vốn của doanh nghiệp. để thực hiện được giải pháp đầu tư cho SXSH thì nguồn vốn của doanh nghiệp phải đảm bảo về số lượng, đúng về thời gian bỏ vốn và mức lãi suất chấp nhận được để đảm bảo trả được nợ và có lãi. Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải tiến hành : - Xác định tổng vốn đầu tư : là toàn bộ nhu cầu về chi phí đầu tư ban đầu, vận hành của dự án. - Xác định các nguồn vốn: các nguồn vốn có thể là vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn ngân sách, vốn viện trợ, vốn huy động từ phát hành cổ phiếu hoặc các nguồn vốn khác. Từ đó đánh giá khả năng sinh lời của dự án thông qua một số chỉ tiêu: 2.1. Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV) Bt - Ct NPV là đại lượng xác định giá trị lợi nhuận dòng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về năm thứ nhất. NPV được xác định theo công thức: NPV (1 + r)t = trong đó r : là tỷ lệ chiết khấu n : số năm thực hiện dự án (tuổi thọ của dây chuyền) t : Thời gian tương ứng (t = 1,2,3,…,n) Bt : Lợi ích năm t Ct : Chi phí năm t Co : Chi phí ban đầu NPV là một chỉ tiêu kinh tế thể hiện giá trị hiện tại của dự án đầu tư NPV > 0 : Dự án có lãi, tăng giá trị của công ty. NPV = 0 : Dự án hoà vốn. NPV < 0 : Không có lãi và giảm giá trị của công ty. Trường hợp có nhiều dự án thì dự án có NPV lớn nhất sẽ được chọn. NPV là chỉ tiêu hữu ích nhất, tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định, NPV chỉ cho biết giá trị tuyệt đối thu nhập thuần của dự án mà không cho biết tỷ lệ lãi của vốn đầu tư đã bỏ ra là bao nhiêu. 2.2. Thời gian hoàn vốn (PB). Thời gian hoàn vốn là số thời gian cần thiết để các dòng tiền tương lai dự tính (CF) có thể hoàn lại được dòng tiền đầu tư ban đầu. * Thời gian hoàn vốn giản đơn: thời gian hoàn vốn giản đơn là thời gian hoàn vốn chưa áp tính đến chiết khấu. Trong trường hợp này, thời gian hoàn vốn được tính theo công thức : I CFi PB = ( CF1 = CF2 = CF3) Trong đó I : vốn đầu tư ban đầu CF1 : dòng tiền thu được trong năm đầu tiên. * Thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu: đây là những dòng tiền đã được chiết khấu trong tương lai hay các dòng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong kỳ phân tích đã được tính chuyển về một mặt bằng thời gian. Nếu CF1 CF2 CF3 (CFi đã tính chiết khấu) khi tính PB sử dụng phương pháp cộng dồn đến khi tổng các dòng tiền bằng số tiền đầu tư ban đầu. 2.3. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) IRR cho biết một cách chính xác tỷ lệ chiết khấu tối đa mà dự án chấp nhận được. Nếu vượt quá giới hạn đó dự án sẽ bị lỗ. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là một giá trị của tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng không. Công thức tính : = trong đó IRR được tính theo công thức : IRR = r1 + Chọn ngẫu nhiên giá trị r1 sao cho NPV1 > 0 và gần 0 NPV2 < 0 và gần 0 Giải pháp đầu tư được coi là có hiệu quả khi các nguồn vốn đầu tư với lãi suất thấp hơn IRR (r < IRR ), mức chênh lệch giữa r và IRR càng lớn thì khả năng sinh lời của dự án càng cao. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu đánh giá khác như : * Lợi tức đầu tư (ROI) là tỷ lệ phần trăm giữa dòng tiền thu được hàng năm và đầu tư ban đầu của dự án. * Tỷ lệ lợi ích / chi phí (BCR) BCR = BCR so sánh tổng giá trị hiện tại của các lợi ích lớn gấp bao nhiêu lần tổng giá trị hiện tại của các chi phí. - Nếu BCR < 1, dự án không có lời và làm giảm giá trị của công ty - Nếu BCR > 1, dự án có lời và làm tăng giá trị của công ty do đó mà BCR càng cao càng tốt. Khi có nhiều dự án cạnh tranh nhau thì dự án nào có BCR cao nhất sẽ được chọn để thực hiện. Nhưng với dự án đầu tư cho SXSH ngoài tính khả thi về kinh tế dự án còn phải đảm bảo khả thi về kỹ thuật và môi trường. 3. Đánh giá về kỹ thuật. Đánh giá về kỹ thuật bao gồm hai phần liên quan chặt chẽ tới nhau : - Thứ nhất: cần đánh giá xem liệu phương án này có thể đưa vào áp dụng trong thực tế được không. Điều này đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng về các trang thiết bị, các ảnh hưởng của chúng tới chất lượng sản phẩm năng suất, những yêu cầu về duy tu và sử dụng, các kỹ năng cần thiết cho việc vận hành và giám sát. - Thứ hai: cần đưa những đặc tính thay đổi về kỹ thuật vào bảng cân đổi nguyên vật liệu đã được dự kiến trước, thể hiện sự thay đổi dưới dạng các dòng đầu vào/đầu ra và các nhu cầu về năng lượng khi thực hiện phương án SXSH này. 4. Đánh giá về môi trường. Một trong những mục đích quan trọng nhất của SXSH là cải thiện tình trạng môi trường. Để có thể đưa ra những kết luận toàn diện đánh giá môi trường, tính đến tất cả các yếu tố liên quan đến vòng đời sản phẩm và dịch vụ. Có hai cách xác định và phân tích các tác động đến môi trường của giải pháp được áp dụng, là phân tích định tính và phân tích định lượng. Phân tích định lượng bao gồm việc xác định một bộ các tiêu thức cho việc đánh giá tác động đến môi trường. Phân tích định tính là việc vẽ một ma trận các vấn đề môi trường có đối chiếu với các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm. Với hầu hết các giải pháp được coi là khả thi về môi trường đều được xem xét theo các tiêu chí sau : - Xác định mức độ thay đổi tiêu thụ nguyên vật liệu. - Xác định mức độ giảm bớt tiêu thu năng lượng. - Xác định khả năng thay đổi trong mức độ làm tổn hại đến môi trường của chất thải/chất gây ô nhiễm. - Khả năng giảm thiểu lượng thải ra môi trường. - Xác định khả năng tái sử dụng của các loại chất thải. Trong luận văn này để đánh giá đầu tư tôi sử dụng chủ yếu là các chỉ tiêu: thời gian hoàn vốn, lợi nhuận ròng, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ dựa vào sự tiết kiệm tiêu thu nguyên vật liệu, năng lượng và giảm thiểu chất thải. Kết luận: phân tích đầu tư dự án SXSH cho phép xác định những giải pháp có tính khả thi cao nhất cả về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường để áp dụng vào thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Chương II : thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty cơ khí mai động - phân xưởng kéo ống I. tổng quan về công ty Mai Động. 1. Phạm vi và quy mô hoạt động. Thành lập ngày 20 tháng 6 năm 1960, được tập hợp lại từ 11 Công ty hợp doanh, đóng tại 310 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, phía Nam thành phố Hà Nội, với diện tích mặt bằng 2 ha và tên gọi "Liên xưởng cơ khí Mai động". Năm 1969, dưới sự chỉ đạo của Bộ công nghiệp, giao kế hoạch sản xuất ống nước phục vụ cho nhu cầu về cung cấp nước sạch xí nghiệp thực hiện sản xuất ống nước. Năm 1971, theo quyết định số 1148 - UVKH của ủy ban hành chính ra ngày 18/5/1971, sát nhập toàn bộ Xí nghiệp Đống Đa vào Xí nghiệp cơ khí Mai Động và lấy tên là Nhà máy cơ khí Mai Động. Số lượng công nhân tăng lên từ 400 đến 760 người, vốn cố định là 5 triệu đồng, vốn lưu động là 1,5 triệu đồng. Quy mô sản xuất của Nhà máy được mở rộng. Ngày 16/11/1992: Nhà máy cơ khí Mai Động thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội sau khi có luật doanh nghiệp, với mức vốn kinh doanh là 4.089.403.000 đồng, các sản phẩm chính là các loại máy công cụ, các loại ống gang cấp nước. Năm 1998, để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, Nhà máy cơ khí Mai Động đề nghị được đổi tên thành Công ty Mai Động. Theo quyết định số 242/QĐ - UB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra ngày 18/6/1998, đổi tên Nhà máy cơ khí Mai Động thành Công ty Mai Động và điều chỉnh lại nhiệm vụ. Tên giao dịch là MAIDONG COMPANY, viết tắt là MC trực thuộc Sở Công nghiệp thành phố Hà Nội. Công ty Mai Động là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất chính của công ty. Được thành lập từ rất sớm, qua nhiều lần thay đổi sản phẩm đến nay công ty kinh doanh các sản phẩm chính là các loại máy công cụ, sản xuất các loại ống gang cấp nước. Đúc ống nước và gia công các chi tiết máy bằng kim loại đen và kim loại màu. Sản xuất kinh doanh thiết bị máy cơ khí và các loại ống gang, phụ kiện ống nước, các loại bơm nước, lắp đặt máy móc thiết bị. Chuyển giao công nghệ, thiết bị đúc ống nước bằng gang cho các đơn vị kinh tế trong nước có nhu cầu. Liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, nhận đại lý, ký gửi, mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty. Xuất khẩu sản phẩm của Công ty và vật tư thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty. Trong công ty với mỗi sản phẩm đều được các phân xưởng thực hiện theo những công nghệ khác nhau sản xuất phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách. Công ty có 5 phân xưởng sản xuất chính là : - Phân xưởng cơ khí: Nhiệm vụ chủ yếu là gia công chi tiết sản phẩm và lắp ráp chi tiết thành sản phẩm. - Phân xưởng đúc: Sản phẩm chủ yếu là đúc ống, đúc chi tiết sản phẩm (phôi). - Phân xưởng cơ điện: Nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị cơ điện, viết bản hướng dẫn sử dụng và thao tác các thiết bị. - Ngành tạo phôi: Làm các công việc như gò, hàn cắt hơi, tạo phôi hoàn chỉnh theo sản phẩm. - Xưởng phụ tùng xe máy: Sản phẩm sản xuất chủ yếu là nhông xe máy DreamII. 3. Các kết quả Công ty đã thực hiện trong những năm gần đây. 3.1. Về kinh tế. Để có thể hiểu một cách toàn diện hơn về Công ty Mai Động ta có thể xem qua các con số mà Công ty đã đạt được những năm gần đây qua bảng sau: Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây. Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 1998 Thực hiện năm 1999 Thực hiện năm 2000 Thực hiện năm 2001 Tổng doanh thu ng.đồng 9.738.600 10.586.319 25.360.000 32.297.000 Lợi nhuận - 221.277 511.899 550.000 850.000 Nộp ngân sách - 2002.810 669.854 750.000 880.000 Nguyên giá TSCĐ - 8.795.874 10.549.233 28.251.000 37.613.000 Vốn cố định - 2.951.295 3.347.495 30.473.000 38.278.000 Vốn lưu động - 7.203.992 9.713.722 10.125.000 11.953.000 Lao động Người 250 260 308 405 Thu nhập b. quân đ/người 650.000 900.000 980.000 1.010.000 (Nguồn : báo cáo tài chính các năm 1998, 1999, 2000, 2001). * Nhận xét : Qua bảng trên có thể thấy từ khi xác định lại ngành nghề sản xuất kinh doanh, Công ty Mai Động đã tự khẳng định lại năng lực của mình, biểu hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước đời sống người lao động ngày càng được nâng cao. 3.2. Về thị trường. Với sự đa dạng về sản phẩm hiện nay các mặt hàng của công ty đã có mặt ở cả 61 tỉnh, thành trong cả nước và nước bạn Lào. Công ty phấn đấu đến năm 2007 các sản phẩm của công ty sẽ có mặt trên thị trường quốc tế. Mạng lưới cửa hàng và đại lý được mở khá rộng rãi, thị trường của công ty khá lớn. Thông qua việc sát nhập công ty cơ khí Giải Phóng và mở thêm các chi nhánh thành lập các đơn vị thành viên như: nhà máy sản xuất ống gang cầu, nhà máy cơ khí số 1, xí nghiệp thiết kế và xây lắp, nhà máy cơ khí Giải Phóng, nhà máy kéo ống, với mục đích đáp ứng nhu cầu thị trường, phát huy tiềm năng sẵn có ở mức cao nhất. Khả năng phát triển của công ty là rất lớn. Hiện nay, công ty đang tìm kiếm những dây chuyền sản xuất hiện đại để thay thế cho những công nghệ đã lạc hậu cuả công ty. 3.3. Chính sách môi trường của công ty. Thực hiện công văn số 4747/CV- CNCL ngày 14 tháng 12 năm 2000 của Bộ Công nghiệp về hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường 5 năm 2001- 2005. căn cứ vào hướng dẫn số 730/SCN- KINH Tế ngày 20/12/2000 của Sở Công nghiệp Hà Nội về việc hướng dẫn kế hoạch bảo vệ môi trường. Công ty Mai Động cam kết như sau: Ngay từ khi có các văn bản (Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 175CP, Chỉ thị 36CT- TW, Thông tư 1420 MTg …) của các cấp quy định công tác bảo vệ môi trường công ty Mai Động đã thành lập ban chuyên trách về công tác này gắn liền với công tác vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. Theo định kỳ hàng năm công ty có sự đánh giá nội bộ và gửi báo cáo theo kế hoạch lên cấp trên. Trong 5 năm 1996 - 2000 lãnh đạo công ty đã chú trọng đề cao công tác bảo vệ môi trường, đã có sự chỉ đạo và đầu tư cho công tác này. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất đúc gang và chế tạo máy các yếu tố ngành nghề tác động đến môi trường là khói bụi, khí thải do sản xuất đúc, nước thải do mạ chi tiết, tiếng ồn công nghiệp…những yếu tố trên công ty đã xử lý khắc phục như sau: - Về khói bụi công ty đã sử dụng phương pháp ống khói có kết cấu bộ phận lắng bụi. - Vấn đề nước thải công nghiệp trong sản xuất chế tạo chi tiết máy thường phải mạ nhưng công ty đã thuê mạ ở bên ngoài nước thải không có yếu tố cần xử lý. - Chất thải rắn công ty thuê công ty môi trường đô thị Hà Nội trở đi chôn lấp theo hợp đồng. 4. Nguồn chất thải chính của công ty. Với các sản phẩm sản xuất như trên, quá trình hoạt động sản xuất của công ty, thải ra môi trường 4 nguồn chất thải chính như sau: * Khí thải : khí thải trong quá trình sản xuất của công ty chủ yếu là các loại khí thải từ các lò nung, hơi nước và các nguồn khác. Khí thải của công ty chứa nhiều hợp chất như : CO, CO2 ( COx), SOx, NOx,…gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người lao động. Nồng độ các khí đều quá tiêu chuẩn cho phép, nồng độ và lượng bụi, khói/bồ hóng trong không khí là rất lớn. * Chất thải rắn : chất thải rắn của công ty được sinh ra chủ yếu từ các nguồn sau: xỉ than của quá trình nấu kim loại, các phoi kim loại phế thải, gạch xây lò, cát… với lượng chất thải trên 1612,8 tấn/ năm. Một số khác do các loại nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn sử dụng cũng trở thành phế thải phải xử lý và rất nhiều nguồn khác. Một số than bụi có thể thải ra theo dòng thải khói/bồ hóng. * Nước thải: Nước thải trong quá trình sản xuất của công ty bao gồm: nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa. Mặc dù với lượng nước không quá lớn xong nước thải sản xuất của công ty chứa nhiều chất gây ô nhiễm và không được xử lý mà thải trực tiếp ra sông Kim Ngưu ngay cạnh nhà máy gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, lượng hơi nước thoát ra do các quá trình làm mát cũng rất lớn và chưa có biện pháp thu hồi. * Nhiệt: do đặc điểm sản xuất của công ty lượng nhiệt thải ra từ công ty là rất lớn làm môi trường không khí ở khu vực công ty nóng hơn bình thường. Lượng nhiệt phần lớn được sinh ra từ công đoạn nấu chảy kim loại của công ty. II. hoạt động sản xuất tại phân xưởng Kéo ống. 1. Nhiệm vụ hoạt động của phân xưởng. Phân xưởng kéo ống có nhiệm vụ chính như sau : - Sản xuất các loại ống cấp nước bằng gang xám và các phụ kiện ngành nước theo yêu cầu của công ty đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong những năm gần đây doanh thu từ sản xuất ống cấp nước đã chiếm 60 % tổng doanh thu của công ty và ống cấp nước được xem là mặt hàng cơ bản của công ty. - Thực hiện tốt công tác vệ sinh bảo vệ môi trường . 2. Quy trình hoạt động sản xuất của phân xưởng. Sơ đồ quy trình sản xuất ống gang cấp nước của công ty mai động. Bi tum Nấu gang Kéo ống Cân đong trộn hỗn hợp vữa Kiểm tra áp lực thuỷ tĩnh Mài sửa tinh Cắt đầu U Cân đong phôi liệu Làm ruột đầu bát Xây sửa lò Vật liệu chịu lửa để xây lò Nguyên liệu dùng để nấu gang Lắp ráp cụm kết tinh Cân đong phôi liệu trộn hỗn hợp làm ruột đầu bát Hộp ruột đầu bát Vật liệu làm vữa láng ống Vật liệu làm ruột đầu bát Các chi tiết cụm kết tinh Láng vữa bên trong ống Sơn bi tum bên trong ống Sơn bả ma tít bên trong, ngoài ống và đóng mác Sản phẩm ống gang Nguồn : Thủ tục kế hoạch sản xuất ống cấp nước bằng gang xám. 2.1. Chuẩn bị nấu. - Xây sửa lò : qua mỗi lần nấu tường lò bị ăn mòn do tác động hoá nhiệt và ma sát của nguyên vật liệu đưa vào lò nên trước khi nấu lần sau phải sửa tường lò cho có hình dáng phía trong như ban đầu. Quá trình sửa lò được tiến hành như sau: dùng đục hoặc búa nhọn đầu gõ khắp những chỗ cần sửa để xỉ long ra hết và để tường lộ gạch chịu lửa, những lỗ bị bám xỉ nhô ra cần đục đi cho phẳng quét lớp nước đất sét loãng lên mặt cần sửa, dùng vữa có thành phần 3 phần cát 1 phần đất sét chịu nhiệt đã trộn kỹ để đắp tường lò. Khi lắp lần lượt lặn những nắm vữa có đường kính 8 - 10 cm đặt lên chỗ cần sửa rồi dùng búa đầm chặt lại. Nếu tường lò bị ăn mòn sâu khi sửa cần thêm những miếng gạch chịu lửa vào lớp vữa cho vững chắc. Khi tường đã quá mòn có thể phá lớp gạch đi để xây lại. Sau khi sửa tường lò phải đắp, sửa lại mắt gió và máng ra gang, ra xỉ (cầu gang) cho đúng yêu cầu mỗi loại. - Đắp đáy lò: dùng cát làm khuôn chít kín khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa cửa với tường lò, giữa 2 cánh cửa đáy, dùng thước gạt tạo mặt phẳng thấp hơn mép dưới của lỗ ra gang. Thông thường tổng cộng lớp cát cháy khoảng 20 - 25cm. - Sấy lò: lò sau khi đã sửa và đắp đầy cần phải sấy khô, có thể sấy lò bằng 2 cách: + Dùng củi nhóm lửa ở đáy lò, ban đầu nhỏ sau to dần. + Dùng dây cáp treo một rọ than gầy (hoặc than cốc) đang cháy đỏ vào trong lò. - Nhóm lò và chuẩn bị nấu: Nhóm lò là công việc mở đầu của một lần nấu, nó được tiến hành trước từ 2- 4 h trước khi mẻ nấu bắt đầu. Cách nhóm lò như sau: Trước tiên qua cửa sau của lò bỏ một ít cám cưa lên đáy lò rồi xếp một ít củi nhỏ vào nồi lò (củi được xếp đứng theo thân lò), khi củi nhỏ cháy thì thả qua cửa chất liệu xuống một số củi to hơn, củi to đang cháy tốt thì chất dần từng lượt than cỡ cục lớn vào. Khi lượng than đảm bảo cột than lót thì thôi (thường lượng than lót lò cao hơn mắt gió chính từ 1,2 - 1,5m). Khi chất đủ than lót sẽ tiến hành bịt kín cửa sau lò và chốt chặt. 2.2. Nấu gang. - Chất liệu: bịt kín cửa sau xong, bắt đầu chất liệu. Liệu được chất theo thứ tự: Than - Đá vôi - Kim loại, vật liệu kim loại cũng được chất lần lượt theo thứ tự: sắt vụn - gang thỏi - gang vụn. Liệu được đưa vào lò phải khô sạch và được tính toán theo đúng thành phần mẻ nấu. Sau khi chất liệu đến cửa ngâm liệu từ 15 - 20 phút thì bắt đầu mở gió chạy lò. Trong quá trình chạy lò tiếp tục chất liệu vào lò, cứ 5 - 6 mẻ liệu phải bổ sung than lót lò một lần lượng than lót lò bằng 1/2 - 1 lần của lớp than mẻ. - Ra gang: công nhân chuẩn bị dụng cụ ra gang như : nồi gang và đạn nút lỗ ra gang. Khi ra gang công nhân chú ý lấy lượng gang vừa đủ cho vật cần đúc và thực hiện nút lỗ ra gang. 2.3. Kéo ống. Gang lỏng được ra lò sẽ chuyển ngay tới khu vực kéo ống. Tại đây gang được rót từ từ vào khuôn thao của máy kéo đến khi ống có độ dài như nhu cầu thì dừng lại. Các công đoạn tiếp sau là các công việc hoàn thiện sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 3. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của phân xưởng. Nhu cầu nguyên vật liệu của phân xưởng theo sản xuất thực tế: Một giờ lò F 700 nấu được 6 mẻ liệu. Một ngày sản xuất 2 ca (16h). Nhu cầu nguyên vật liệu của phân xưởng được tính như bảng sau (trang sau): Bảng 2. Nhu cầu nguyên vật liệu của phân xưởng Kéo ống công ty Mai Động Nguyên vật liệu Lượng (kg/mẻ) Lượng (kg/h) Lượng (kg/ngày) Gang thỏi 240 - 260 1440 - 1560 23040 - 24960 Gang vụn 60 - 70 360 - 420 5760 - 6720 Thép vụn 25 150 240 FeMn 1 6 96 FeSi 1 6 96 Than đá 45 - 60 270 - 360 4520 - 5760 Đá vôi 14 - 17 84 - 112 1344 - 1792 CaF2 3 - 5 18 - 30 288 - 480 (Nguồn: Nhật ký sản xuất phân xưởng Kéo ống công ty Mai Động) - Về nước: Phân xưởng sử dụng từ 100 - 150 m3 ngày (chủ yếu được dùng lại). - Về điện: Phân xưởng tiêu thụ 1236,5kwh/ ngày. Ngoài ra để sản xuất ống gang cấp nước còn cần thêm các nguyên vật liệu phụ khác các nguyên vật liệu của xí nghiệp được thể hiện cụ thể ở Phụ lục 1. 4. Hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng của phân xưởng. Từ thực tế điều tra tại phân xưởng cho thấy hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng của phân xưởng hiện nay còn ở mức thấp khoảng 80 - 90% (định mức kỹ thuật thì hiệu suất có thể tới 95%). Các nguyên nhân dẫn tới hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng của phân xưởng không cao phần lớn là do: - Nguyên liệu đầu vào không ổn định, còn sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu kém chất lượng nên công nhân vận hành gặp nhiều khó khăn trong việc phối liệu đầu vào ở công đoạn nấu. - Các thiết bị công nghệ sử dụng trong phân xưởng là những loại công nghệ nguyên thuỷ của Trung Quốc từ khi xây dựng đến nay đã cũ (hiệu suất hoạt động không cao) và chưa được thay thế. - Quá trình kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng các thiết bị không đúng định kỳ, không thường xuyên. - Hiệu suất sử dụng phụ thuộc vào từng công đoạn sản xuất đặc biệt là công đoạn nấu gang, và đúc ống. Từ công đoạn này quyết định các công đoạn sau hoạt động sử dụng nguyên liệu có hiệu quả hay không hiệu quả, vì công đoạn nấu gang này chiếm xấp xỉ 85% nguyên vật liệu đầu vào và công đoạn kéo ống là công đoạn quyết định cho các công đoạn tiếp sau. Ví dụ : ống gang sau khi đúc nếu có ít ba via thì công đoạn mài sửa sẽ tốn ít đá mài và điện tiêu thụ. Theo thực tế sản xuất hiện nay tình hình sử dụng nguyên vật liệu đầu vào của công đoạn nấu gang đúc ống như sau: Tính trung bình cho một mẻ nấu khoảng 357kg nguyên vật liệu đầu vào sau khi nấu cho 305,45kg thành phẩm như vậy hiệu suất đạt 85%. Với nguyên liệu sử dụng là than đá và gang nguyên liệu là gang số 1, 2 của Cao Bằng và Trung Quốc. Nhiên liệu đầu vào có nhiệt lượng cao hay thấp sẽ quyết định phần lớn đến hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng của mẻ nấu. Nhiên liệu đầu vào là than đá ở công đoạn nấu gang, đúc ống cho quá trình diễn ra như sau : Đầu vào Đầu ra Nguyên liệu : 357kg Gang thỏi : 260kg Gang vụn : 70kg Thép vụn : 25kg FeMn : 1kg FeSi : 1kg Sản phẩm Gang đúc : 305,45kg Lò Nấu Nhiên liệu, Trợ dung : 92kg Than đá : 60kg Đá vôi : 17kg CaF2 : 5kg Củi : 10kg Chất thải - Xỉ nấu : 65kg - Bụi : 5kg - Khí thải, khói lò : không định lượng -Nhiệt,hơi nước:73,55kg 4.1. Cân bằng vật liệu trong công đoạn nấu gang đúc ống Bảng 4. Cân bằng vật liệu trong công đoạn nấu gang đúc ống Dòng vào Dòng ra Dòng thải Tên nguyên liệu Lượng (kg) Tên nguyên liệu Lượng (kg) Tên Lượng (kg) Gang Thép + phụ gia Than + củi Đá vôi + CaF2 330 27 70 22 Gang đúc 305,45 - Dòng thải rắn -Dòng thải khí, bồ hóng, tro, hơi nước 70 73,55 Như vậy để nấu được một mẻ gang cần có : + Nguyên liệu : 357 kg + Nhiên liệu và trợ dung: 92 kg khi đó sản phẩm được tạo ra là : 305,45 kg gang đúc và lượng chất thải rắn được thải ra sau quá trình nấu gang là : 70 kg. 4.2. Chi phí cho một mẻ nấu gang đúc ống. Chi phí cụ thể cho một mẻ nấu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5 : Chi phí nguyên vật liệu cho một mẻ nấu gang đúc ống. SST Nguyên vật liệu Đơn vị Khối lượng Giá thành(ĐVN) Tiền(ĐVN) 1 Gang thỏi kg 260 2.300 598.000 2 Gang vụn kg 70 2.560 179.200 3 Thép vụn kg 25 1.700 42.500 4 FeMn kg 1 6.620 6.620 5 FeSi kg 1 10.476 10.476 6 Than đá kg 60 800 48.000 7 Đá vôi kg 17 310 5.270 8 CaF2 kg 5 1.800 9.000 9 Củi kg 10 420 4.200 Tổng 903.266 Nguồn: Nhật ký sản xuất của phân xưởng nấu gang đúc ống và lệnh xuất kho. Nhận xét : Qua bảng trên cho thấy tổng chi phí cho nguyên vật liệu cho một mẻ nấu là 903.166 ĐVN. 5. Nguồn chất thải chính và cách xử lý chất thải của phân xưởng. 5.1. Nguồn chất thải chính của phân xưởng. * Trong công đoạn nấu gang, đúc ống: Qua bảng cân bằng năng lượng trên có thể thấy: phần định lượng dòng thải khí và nhiệt lượng qua thất thoát nguyên vật liệu,năng lượng là 73,55kg/449 kg chiếm khoảng 16,82% nguyên vật liệu đầu vào. Trong thực tế, quá trình nấu phần lớn nguyên vật liệu thất thoát là do các phản ứng trong lò nấu đã không đạt hiệu quả 100% và chuyển thành chất thải khí thải khói/bồ hóng, bụi, chất thải rắn. Vì vậy, chất thải chính hiện nay mà phân xưởng phải bỏ ra chi phí để xử lý là chất thải rắn. * Công đoạn bơm - cắt: chất thải chính của công đoạn là nước thải và gang phế liệu. * Công đoạn láng - sơn ống: chất thải chính là các vỏ đựng sơn, xi măng và cát. 5.2. Cách xử lý chất thải của phân xưởng. Với mỗi công đoạn phân xưởng có chất thải và cách xử lý chất thải khác nhau như: * Chất thải rắn: hiện nay tại phân xưởng lượng chất thải rắn đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chất thải rắn sau các quá trình sẽ được phân loại làm phế liệu hồi lò hoặc phế thải phải xử lý. Các loại phế thải rắn như xỉ và rác thải được đem chôn lấp với chi phí 13,5 USD/ tấn (khoảng 202,5 nghìn đồng). Chất thải rắn là gang phế liệu sẽ được xử lý nấu lại. * Khí thải: với lượng khí thải hàng ngày là rất lớn nhưng hiện nay tại phân xưởng mới chỉ có giải pháp xây cao ống khói thải vào môi trường. * Bụi than : phân xưởng đã được xây dựng một bể lọc bụi từ năm 1998 với trị giá 1,5 tỷ đồng Việt Nam . * Nước thải : phân xưởng sử dụng nguồn nước sạch được cung cấp từ công ty nước sạch Hà Nội. Phần lớn nước thải từ quá trình làm mát, hiện nay chưa có biện pháp thu hồi. Phần nước thải từ quá trình bơm thử thuỷ tĩnh được bơm lên để sử dụng lại. * Tiếng ồn : hiện nay công ty chưa có biện pháp để xử lý. III. ảnh hưởng của nguồn chất thải tới môi trường. 1. Tác động của chất thải rắn tới môi trường. Các chất thải rắn của phân xưởng như : xỉ, bao bì, chất thải sinh hoạt, bụi than phế liệu, cát gạch, nếu không được thu gom và xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu cho môi trường đất, nước và là môi trường thuận lợi cho các vi trùng gây bệnh phát triển. 2. Tác động của nước thải tới môi trường. Nước thải của phân xưởng kéo được xử lý, sử dụng lại nên không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tuy vậy lượng nước thất thoát cũng là khá lớn nên ảnh hưởng không tốt đến quá trình cấp nước của phân xưởng. 3. Tác động của khí thải, bụi/ bồ hóng, tiếng ồn. - Khí thải trong quá trình sản xuất của xí nghiệp là rất lớn và có nhiều loại như : COx, SOx, NOx và các khí thải có chứa P, F, Si…được thải ra trực tiếp vào môi trường không khí sẽ làm thay đổi thành phần, tính chất của môi trường không khí và gây ô nhiễm môi trường không khí nói chung.Tỷ lệ người lao động mắc bệnh về đường hô hấp trong phân xưởng là 90%. - Tiếng ồn : tiếng ồn từ các hoạt động sản xuất gây ảnh hưởng đến người lao động, và các hộ dân xung quanh. Tỷ lệ người mắc bệnh giảm nghe trong phân xưởng là 75%. 4. ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động và cộng đồng. Các nguồn phát sinh ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất của phân xưởng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động trong phân xưởng là khí thải độc hại, bụi, khói/ bồ hóng, ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn. Bụi, khói/ bồ hóng và khí độc tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, hệ thần kinh, và hệ tuần hoàn của con người gây các bệnh viêm họng, viêm phổi, đau đầu…. Tiếng ồn phát ra từ hoạt động sản xuất làm ảnh hưởng đến cơ quan thính giác của người lao động cụ thể là: tỷ lệ mắc bệnh giảm nghe trong phân xưởng lên tới 75% . Hàng năm chi phí bảo hiểm của công ty cho việc khám và chữa bệnh là rất lớn. Bên cạnh những ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động trong Công ty, chất thải của Công ty còn ảnh hưởng rất lớn tới những người dân xung quanh khu vực Công ty qua sự phàn nàn của dân quanh Công ty. Kết luận: từ sự ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người lao động, năng suất lao động giảm, công nhân không thật nhiệt tình và hăng hái lao động. Vì vậy, hiệu quả sản xuất sẽ giảm và lợi ích kinh tế của Công ty cũng sẽ giảm đi. Từ các lý do trên Công ty phải tìm biện pháp làm giảm lượng thải và đưa ra các chính sách và việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường cũng là để bảo vệ lợi ích của chính Công ty . chương III - Nghiên cứu - áp dụng sxsh và đánh giá hiệu quả đầu tư cho giải pháp thay thế dây chuyền đúc ly tâm tại phân xưởng kéo ống I. lựa chọn trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơn tại công ty cơ khí mai động. Công ty Mai Động là một công ty hạch toán độc lập, sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng của ngành cơ khí. Với mỗi loại mặt hàng công ty đều có các phân xưởng sản xuất riêng, như phân xưởng sản xuất phụ tùng xe máy, phân xưởng sản xuất ống cấp nước, phân xưởng sản xuất máy công cụ…ở mỗi phân xưởng đều có những loại chất thải, những dây chuyền khác nhau để có thể đánh giá sản xuất sạch hơn. Trong luận văn này tôi lựa chọn phân xưởng sản xuất ống cấp nước bằng gang xám để thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn vì các lý do sau: - Lượng chất thải: đây là phân xưởng thải ra môi trường lượng chất thải lớn nhất từ quá trình nấu gang - kéo ống so với các phân xưởng khác trong công ty. - Chi phí cho xử lý chất thải và bảo vệ môi trường ở phân xưởng là lớn nhất so với các phân xưởng khác. Từ chi phí cho xử lý chất thải rắn tới chi phí cho xử lý khói bụi/bồ hóng… - Mức độ sử dụng lượng nguyên vật liệu đầu vào lớn nhất. - Mức độ hiện đại của công nghệ: phân xưởng kéo ống đang sử dụng những công nghệ lạc hậu của Trung Quốc từ nấu gang - kéo ống. ở các phân xưởng khác do lượng nguyên vật liệu đầu vào ít và các yêu cầu về nhiệt lượng cao nên hầu hết được sử dụng các lò trung tần và cao tần khá hiện đại thay cho lò đứng thông thường. - Tiềm năng thực hiện sản xuất sạch hơn ở phân xưởng rất lớn do công nghệ đơn giản, dễ áp dụng, hiệu quả cao. 1. Quy trình sản xuất sản phẩm ống cấp nước bằng gang xám. Gang, thép vụn Đầu vào Công đoạn Thải Than, trợ dung Nước làm mát Xỉ Khí thải, khói, bụi/ bồ hóng, nhiệt Hơi nước Nấu Kéo ống Đá mài, Giấy giáp, Nước Gang phế liệu Nước đã dùng Nước đã dùng Cắt, mài sửa Thử áp lực Vỏ hộp sơn, xi măng, cát Cát, Xi măng,Ma tít, Sơn … Láng, sơn ống Xi măng Thành phẩm Hình 5: Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của phân xưởng kéo ống Thực tế sản xuất ống cấp nước bằng gang xám tại phân xưởng được chia làm ba công đoạn chính như sau: * Công đoạn I - Nấu gang đúc ống: công đoạn này thực hiện các bước cơ bản từ xây, sửa lò đến phối liệu nấu gang và kéo ống. * Công đoạn II - Bơm, cắt ống: Tại công đoạn này sau khi ống gang đã được kéo từ công đoạn I sẽ được thực hiện cắt cho đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp với đơn đặt hàng của khách hàng và được bơm thử áp lực để phát hiện sản phẩm hỏng, lỗi để chỉnh sửa. * Công đoạn III - Tráng xi măng, láng ống: Sau khi được bơm cắt, tráng theo mức độ đạt tiêu chuẩn (phù hợp) mà được chỉnh sửa hoàn thiện. Tại công đoạn này: - Nếu ống gang không mắc lỗi kỹ thuật sẽ được sơn trong và sơn ngoài rồi đóng kiện. - Nếu ống gang mắc ít lỗi sẽ được láng xi măng lòng ống và sơn ngoài rồi đóng kiện. - Nếu ống gang mắc nhiều lỗi còn khắc phục được sẽ được bả matít, sơn trong, sơn ngoài rồi đóng kiện. - Nếu ống gang mắc nhiều lỗi không còn khắc phục được sẽ được đập ra làm gang hồi lò (phế liệu). 2. Đánh giá nguồn và đặc điểm chất thải của phân xưởng Kéo ống. Dòng thải trong quá trình sản xuất của phân xưởng như sau : Dòng thải Nguồn phát sinh đặc điểm chất thải Khả năng hạn chế chất thải 1. Khí thải COx,SOx, NOx,NxO các khí có chứa P, F2,…,khói bồ hóng. Hoá chất trong sơn. - Bụi lơ lửng - Từ quá trình đốt nhiên liệu nấu gang. 1. Đây là những cấu tử chiếm ưu thế trong khí quyển bị ô nhiễm và bản thân chúng là những chất ô nhiễm có khối lượng lớn nhất trong không khí. 2. Những loại bụi thải từ tạp chất có trong nguyên vật liệu. 1. Có thể giảm thiểu lượng khí thải bằng cách sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào chất lượng cao, tạo ít khói, bụi và các khí thải khác. 2.chất thải rắn 2.1. Gang lỏng phế liệu (đổ lanh gô) 2.2. ống gang phế liệu. 2.3. Xỉ, bụi than - Nước sạch hơi nước ngưng 2.4. Các loại vỏ chứa sơn, xi măng ... 2.5. Đá mài, giấy ráp. - Từ công đoạn kéo ống. 2.2. Từ sau công đoạn kéo ống và công đoạn cắt mài, sửa hoặc sản phẩm bị trả lại. 2.3. Công đoạn nấu gang, xỉ được tạo thành từ sự cháy nhiên liệu, cát, gạch xây lò và chất cặn của nguyên vật liệu. 2.4. Từ việc láng xi măng tráng ống, sơn ống. 2.5. Sinh ra từ công đoạn cắt mài, sửa ống 2.1 Đây là phần gang còn lại sau khi đổ vào mẻ kéo, có thể do gang nấu chưa đủ thành phần hay nhiệt độ gang lỏng thấp, không đảm bảo cho mẻ kéo. Khi xử lý nấu lại sẽ gây lãng phí nguyên vật liệu và tăng lượng chất thải vào môi trường. 2.2. Phải xử lý nấu lại sẽ gây lãng phí nguyên vật liệu và tăng lượng chất thải vào môi trường. 2.3. Đây là loại chất thải mà phân xưởng phải bỏ chi phí để xử lý. Chiếm một khối lượng lớn trong tổng chất thải, xỉ và bụi than gây ảnh hưởng xấu cho môi trường đất, nước. 2.4. Là những chất thải khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường. 2.5. Các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường, khó phân huỷ. 2.1.1 thực hiện cân đong phối liệu đúng với bản phân tích kỹ thuật của phòng kỹ thuật. 2.1.2 Khi ra gang lấy vừa đủ lượng gang cần thiết, không để thừa gây lãng phí. 2.1.3 Thay một dây chuyền đúc mới theo phương pháp ly tâm. 2.2. Duy tu bảo dưỡng dây chuyền đúc theo đúng định kỳ, hướng dẫn công nhân vận hành lấy và rót gang hợp lý. 2.3.1. Chọn những loại nguyên vật liệu có chất lượng cao, tạo ít xỉ. Nhiên liệu than đá phải có kích thước đủ lớn để khi cháy ít bị vỡ vụn tạo bụi. 2.3.2. Chọn những loại gạch, cát xây lò tốt để giảm lượng gạch, cát sửa chữa lò. 2.4. Hạn chế sản phẩm kém chất lượng từ việc nấu và đúc ống. 2.5. Hạn chế từ công tác làm khuôn thao đúc ống, để giảm ba via ở đầu bát. 3. Nước thải, hơi nước. 4. Nhiệt 3. Do rò rỉ đường ống, trong quá trình làm mát và bơm thử áp lực. 4. Nấu gang đúc ống. 3. Nước thải của phân xưởng ít gây ô nhiễm môi trường do ít sử dụng hoá chất. 4. Nhiệt gây ô nhiễm môi trường không khí . 3.1. Tiến hành bảo ôn đường ống dẫn nước. 4. Dùng lò nấu trung tần. *Tất cả các chất thải trên đều sẽ giảm nếu thay một công nghệ mới hoàn toàn. 3. các cơ hội thực hiện SXSH đối với các công đoạn sản xuất . Từ các nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên vật liệu, năng lượng có thể đề xuất các cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn ở phân xưởng như : - Quản lý nội vi : Đào tạo, hướng dẫn công nhân ... - Kiểm soát quá trình : Thực hiện giám sát, kiểm tra sau mỗi công đoạn và trong khi vận hành để xử lý kịp thời khi có sự cố. - Tiết kiệm năng lượng : Sử dụng các loại than có nhiệt lượng cao, điện ... - Tái chế, tái sử dụng : Cát làm khuôn và tái tuần hoàn nước ... - Cải tiến, thay thế thiết bị : Lắp đặt các dụng cụ đo. - Thay đổi công nghệ : Thay dây truyền đúc rót bằng phương pháp đúc ly tâm, hoặc chuyển sang sản xuất ống cấp nước bằng gang dẻo... Các giải pháp chi tiết được thể hiện thông qua bảng sau: Nguyên nhân gây ra tổn thất và giải pháp SXSH tại phân xưởng Kéo ống công ty Mai Động. Nguyên nhân gây ra tổn thất Sản xuất sạch hơn 1.1. Công nghệ lạc hậu : Công nghệ đúc ống vẫn thực hiện theo phương pháp đúc rót. 1.2. Thiết kế không đồng bộ ở quá trình cải tiến nâng cấp. 1.3 Các loại than được dùng có kích thước nhỏ hoặc than chưa qua nhiệt luyện, trong quá trình cháy bị vỡ vụn và bị quạt gió thổi ra môi trường nên nhiệt lượng không cao. 1.4. xỉ than và những tạp chất trong nguyên vật liệu không cháy hết, tường lò bị vỡ, đáy lò sau khi kết thúc buổi nấu. 1.5. Nhiệt độ gang không đảm bảo (quá thấp) không thể tiến hành ra gang được hoặc các sự cố khác không thể khắc phục được buộc phải ngừng lò. 1.6. Các nguyên liệu đầu vào không tốt, sử dụng những loại gang kém chất lượng, tỷ lệ tạp chất trong gang quá cao nên hiệu suất ra gang thấp, tỷ lệ hao tổn kim loại lớn, phải sử dụng thêm nhiều chất phụ gia khác. 1.7. Củi đầu vào kém chất lượng, cháy nhanh tàn gây hao tổn củi và sự thất thoát tài nguyên thiên nhiên, thải nhiều khói bụi/ bồ hóng gây ô nhiễm môi trường. 1.8. Công nhân thực hiện phối liệu không tốt, tỷ lệ cân đong chưa chuẩn xác dẫn tới sản phẩm gang kém chất lượng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phải nấu lại, gây lãng phí. 1.9. Công tác chuẩn bị tập kết nguyên vật liệu chưa tốt phối liệu không đúng quy trình hoặc khoảng cách thời gian nạp liệu không đều. 1.10. ý thức nghề nghiệp của những người phụ trách nguyên vật liệu đầu vào chưa cao, ý thức của công nhân vận hành còn kém. 1.11. Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động còn thấp. 1.13. Lượng khí thải từ lò nung là rất lớn bao gồm rất nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. 1.1.Thay đồng bộ một dây chuyền công nghệ mới hiện đại. 1.2. Thiết kế một quy trình sản xuất hoàn chỉnh. 1.3. Dùng những loại than có kích thước đủ lớn, than gầy nhiệt luyện, than cốc. 1.4.1 Dùng các loại nguyên vật liệu chất lượng cao, tạo ít xỉ. 1.4.2. Xây hệ thống lò mới. 1.5 Thực hiện nhóm lò, xấy lò, quạt gió, thông lò theo đúng quy trình kỹ thuật. 1.6. Kiểm tra nguyên liệu đầu vào chặt chẽ, phân tích thành phần hoá học của nguyên liệu đầu vào và đưa ra các biện pháp thêm (bớt) hợp lý các chất trợ dung. 1.7. Lựa chọn củi nhóm lò có chất lượng cao. 1.8.1. Hướng dẫn công nhân cân đong phối liệu theo phân tích và chỉ dẫn của nhân viên kỹ thuật. 1.8.2. Thay hệ thống quản lý và vận hành điều khiển bằng máy tính. 1.9. Tất cả các nguyên vật liệu cần thiết cho buổi nấu phải được tập kết trước lò khi buổi nấu bắt đầu. 1.10. Giáo dục ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân vận hành. 1.11. Đào tạo mới và đào tạo lại tay nghề cho người lao động trong công ty. 1.13.1. Sử dụng các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu có chất lượng cao. 1.13.2. Thay lò nấu mới, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. 2.1. Công nghệ ra gang hoàn toàn thủ công không có thiết bị đo lường. 2.2. Do nhiệt độ nước gang không cao gang không đủ lỏng, khi kéo ống dễ bị xếp lớp hoặc rỗ khí có thể phải cắt mẻ kéo, phải nấu lại. 2.3. Chưa có hệ thống thu hồi hơi nước ngưng khi làm mát. 2.4. Các đường ống và các van, điểm nối không được bảo ôn. 2.1. Lắp đặt dụng cụ đo lường lượng gang ra lò. 2.2.1. Thay đổi thông số nấu chảy kim loại. 2.2.2. Thay một dây chuyền đúc mới theo phương pháp đúc ly tâm. 2.3. Lắp hệ thống thu hồi hơi nước ngưng. 2.4. Tiến hành bảo ôn đường ống, và các van. 3.1. Do ruột đầu bát được làm không tốt. 3.2. Phần lớn các công đoạn được vận hành thủ công. 3.3. Tiếng ồn do vận hành sản xuất. 3.1 Ruột đầu bát phải làm thật nhẵn . 3.2. Lắp mới một dây chuyền vận hành bằng máy tính. 3.3. Xây dựng lại hệ thống nhà xưởng mới. 4. Lựa chọn các giải pháp SXSH. 4.1. Các giải pháp cần thực hiện ngay. Các giải pháp cần thực hiện ngay thường là các giải pháp quản lý nội vi, là các giải pháp có vốn đầu tư tương đối thấp. * Căn cứ lựa chọn các giải pháp cần thực hiện ngay : - Các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện phần lớn là các giải pháp quản lý nội vi. - Các giải pháp có chi phí thấp, không đáng kể thậm chí có giải pháp không cần chi phí. - Các giải pháp mà khi thực hiện sẽ mang lại hiệu quả thiết thực ngay về cả kinh tế, kỹ thuật và môi trường. * Các giải pháp cần thực hiện ngay : Dựa vào các căn cứ lựa chọn trên ta có các giải pháp cần thực hiện ngay như sau : - Lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng cao để nâng cao hiệu suất và giảm chi phí xử lý chất thải. - Kiểm tra và loại bỏ những nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng thấp, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng hàng bị trả lại, giảm lượng khói và khí thải sinh ra. - Thay đổi các thông số vận hành lò nấu để tăng hiệu suất quá trình. - Rửa và dùng lại cát, chỗ cát được dùng trong quá trình đúc khuôn. - Hướng dẫn công nhân không đổ quá kim loại vào khuôn đúc qua đó giảm tiêu thụ chất đốt và viẹc phát sinh phế liệu. - Huấn luyện trình độ chuyên môn và ý thức nghề nghiệp cho công nhân cân đong vận hành. Giám sát quy trình một cách nghiêm ngặt. Chuẩn hoá nâng cao trình độ công nhân. - Lắp đặt các dụng cụ đo đếm: + Dụng cụ cân đong chính xác. + Đồng hồ đo lượng gang lỏng lấy ra. - Tiến hành bảo dưỡng thường xuyên hệ thống lắng bụi. - Bảo ôn đường ống dẫn nước, thay thế các đường ống hỏng, chống thất thoát nước trong quá trình vận chuyển. - Có quy trình kiểm tra sản phẩm sau mỗi công đoạn, phát hiện sai hỏng để sửa chữa kịp thời, tránh gây lãng phí cho công đoạn sau. - Lắp đặt thiết bị kiểm soát các định mức tiêu thụ nhiên liệu năng lượn (than, điện...), giảm thất thoát năng lượng. - Phải nắm bắt đầy đủ thông tin về nguồn cung cấp nguyên vật liệu để xác định chính xác thành phần và độ tin cậy của nguyên vật liệu đầu vào. - Quy chuẩn hoá đơn vị đo lường cho từng mẻ theo kg và các dụng cụ đo phải chính xác. - Phải tuân thủ lịch bảo dưỡng máy móc thiết bị vận hành sản xuất như tường lò, máy cẩu, máy kéo ống và có kiểm tra chặt chẽ nghiệm thu máy móc sau khi được sửa chữa, bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Có hệ thống ghi chép về các lô hàng và tình hình sản xuất để khắc phục kịp thời những sự cố và quản lý tốt theo lệnh sản xuất. 4.2. Các giải pháp cần phân tích thêm. Các giải pháp cần phân tích thêm thường là các giải pháp có số vốn đầu tư tương đối lớn hoặc các giải pháp đòi hỏi một sự thay đổi khá lớn trong quá trình hoạt động sản xuất khi thực hiện giải pháp đó. * Căn cứ lựa chọn các giải pháp cần phân tích thêm. - Yêu cầu về chi phí đầu tư ban đầu. + Giải pháp có chi phí đầu tư ban đầu từ 30.000 $ trở lên ở mức 3. + Giải pháp có chi phí đầu tư ban đầu từ 15.000 - 30.000$ ở mức 2. + Giải pháp có chi phí đầu tư ban đầu nhỏ hơn 15.000$ ở mức 1. - Yêu cầu về kỹ thuật. + Giải pháp có yêu cầu kỹ thuật cao ở mức độ 3. + Giải pháp có yêu cầu kỹ thuật mức trung bình ở mức độ 2. + Giải pháp có yêu cầu kỹ thuật thấp ở mức độ 1. - Yêu cầu về chi phí vận hành. + Giải pháp có chi phí vận hành từ 7.000$ trở lên ở mức 3. + Giải pháp có chi phí vận hành từ 3.000 - 7.000$ ở mức 2. + Giải pháp có chi phí vận hành thấp hơn 3.000$ ở mức 1. - Yêu cầu về lợi ích môi trường. + Các giải pháp giúp giảm lượng thải ít nhất ở mức 1(nhỏ hơn 10% thất thoát nguyên vật liệu) + Các giải pháp giúp giảm lượng thải từ 10 -15 % ở mức 2. + Các giải pháp giúp giảm thải nhiều nhất trên 15% ở mức 3. * Lựa chọn các giải pháp Từ căn cứ lựa chọn các giải pháp cần phân tích thêm ta có các giải pháp và thứ tự ưu tiên lựa chọn các giải pháp được thể hiện qua bảng sau : Bảng 4 : Lựa chọn các giải pháp cần phân tích thêm. Các giải pháp Yêu cầu kỹ thuật Chi phí đầu tư Chi phí vận hành Lợi ích môi trường Tổng mức độ Ưu tiên lựa chọn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1. Điều chỉnh quá trình công nghệ x x x x 10 4 2.Lắp thêm các thiết bị đo lường và kiểm soát . x x x x 8 2 3. Đầu tư một công nghệ đúc mới bằng phương pháp đúc ly tâm. x x x x 7 1 4.Thay toàn bộ một dây chuyền công nghệ mới x x x x 9 3 5.Thay đổi sản phẩm sang sản xuất ống cấp nước bằng gang dẻo. x x x x 10 4 6.Trang bị hệ quản lý bằng máy thay cho lao động thủ công. x x x x 8 2 Nhận xét : qua bảng lựa chọn các giải pháp cần phân tích thì giải pháp có mức độ thấp nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn để phân tích trước. Những giải pháp có mức độ cao hơn sẽ được phân tích sau. Như vậy giải pháp thay một dây truyền đúc bằng phương pháp đúc ly tâm sẽ được lựa chọn để phân tích trước tiên. 4.3. Các giải pháp bị loại bỏ. Trong quá trình thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn tại phân xưởng có những giải pháp được đưa ra nhưng không có tính khả thi do khi giải pháp được áp dụng sẽ giảm quá nhiều lao động, vốn đầu tư quá lớn…như : giải pháp thay một dây chuyền với hệ thống vận hành toàn bộ bằng điều khiển tự động hay máy tính, thay lò nấu gang bằng lò trung tần hoạc cao tần... III. đánh giá hiệu quả việc đầu tư cho giải pháp đúc ly tâm tại phân xưởng kéo ống. 1. Khái quát quy trình hoạt động của phương pháp đúc ly tâm và sự phù hợp với mục tiêu của công ty. 1.1. Khái quát quy trình hoạt động của phương pháp đúc ly tâm của công đoạn Kéo ống. Gang lỏng được đưa vào khuôn đúc với một lượng vừa đủ, khuôn quay tròn đều, gang lỏng sẽ được văng vào khuôn mẫu của ống cần đúc. Đúc bằng phương pháp ly tâm này ống gang sẽ : - Khắc phục được hiện tượng xếp lớp và rỗ khí, ống gang có độ nhẵn cao vì khi đúc ống nhiệt độ gang lỏng gần như không thay đổi. ở công đoạn sau giảm được sự tiêu thụ xi măng, cát, ma tít, sơn… giảm chi phí vận hành dẫn tới tiết kiệm được điện năng và giảm chi phí sản xuất. - ống có độ dài vừa đủ, tức là lượng gang đầu vào không bị thừa, không phải đổ lanh gô, giảm lượng ba via và ống gang phế liệu (phần thừa ở đầu U), giúp tiết kiệm được chi phí vận hành do phải ngừng buổi đúc, giảm chi phí xử lý, nấu lại, chi phí xử lý chất thải từ việc nấu lại phế liệu đó. Bằng phương pháp đúc này sản phẩm ống gang có chất lượng rất cao. Thực tế qua một số xí nghiệp đã dùng phương pháp đúc này cho thấy lượng sản phẩm bị trả lại giảm 40 – 50%. 1.2. Giải pháp đúc ly tâm phù hợp với mục tiêu của công ty. Như đã phân tích ở trên, sự tiêu hao nguyên vật liệu và sản phẩm kém chất lượng là những vấn đề chính mà xí nghiệp phải quan tâm hiện nay. Để có thể khẳng định mình trên thị trường, không còn cách nào khác là phải khắc phục được các mặt hạn chế: - Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng thấp. - tỷ lệ gang phải nấu lại do không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật 4,7%. Nếu khắc phục được những hạn chế để nâng cao hiệu suất hoạt động của quá trình, giảm tỷ lệ hàng bị trả lại. có như vậy sau khi sản phẩm được xuất xưởng thường mới có chất lượng cao cạnh tranh được với một số mặt hàng cùng loại của một số công ty, chi phí sản xuất sẽ giảm, môi trường ngày càng được cải thiện. Xuất phát từ tình hình sản xuất, vận hành thiết bị và vốn của xí nghiệp giải pháp SXSH được lựa chọn để đầu tư là thay đổi dây chuyền Kéo ống từ dây chuyền Kéo ống theo phương pháp “Rót” bằng dây chuyền Đúc ống theo phương pháp đúc ly tâm. Khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp khắc phục được về cơ bản các hạn chế của sản phẩm, quá trình sản xuất giảm được lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp được lựa chọn phù hợp với mục tiêu phát triển chung của công ty. công ty Mai Động là một đơn vị hạch toán độc lập. Vì vậy, mục tiêu phát triển kinh tế tăng lợi nhuận luôn luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu để củng cố vị trí và phát triển công ty, từng bước đưa công ty thành đơn vị mạnh có sức cạnh tranh cao trong ngành cơ khí Việt Nam. Công ty đã đặt ra các mục tiêu phát triển cụ thể là : thứ nhất : nâng cao chất lượng sản phẩm với phương châm "khách hàng luôn luôn đúng" công ty muốn chất lượng của mình có thể làm vừa lòng mọi khách hàng. Thứ hai: mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt trong cả nước và nước bạn Lào, nhưng công ty phấn đấu trong 5 năm tới các mặt hàng của công ty sẽ xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Thứ ba: thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Hiện nay nguồn vốn sản xuất của công ty còn rất nhỏ chính vì vậy các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài sẽ là cú huých cho công ty phát triển mạnh hơn. Thứ tư: nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm nhằm năng cao khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Việc áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất nói chung và cụ thể là tiết kiệm được sự tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng số lượng sản phẩm trên một đơn vị nguyên liệu tăng, giảm chi phí xử lý chất thải. Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm được nâng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về mặt môi trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, số lượng sản phẩm hỏng giảm xuống. Tất cả sẽ dẫn tới lợi nhuận của công ty tăng. Hơn nữa khi áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn thì chất lượng môi trường được bảo vệ do giảm lượng thải, do việc sử dụng nguyên liệu có hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi công ty quyết định cho phân xưởng thực hiện giải pháp đầu tư được lựa chọn, có hiệu quả sẽ là cơ sở vững chắc cho việc tiếp nhận các hỗ trợ tài chính của ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Điều này tạo cho công ty khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Tất cả các giải pháp SXSH đều được công ty lựa chọn và áp dụng sẽ đem lại cho công ty một khả năng phát triển lớn với sức cạnh tranh đáng kể. Khi chất lượng sản phẩm được nâng cao đa dạng hoá mặt hàng giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là tình hình môi trường được cải thiện tạo điều kiện cho việc áp dụng ISO 14000, tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm tạo tiềm năng phát triển bền vững cho công ty. 2. Mục đích đánh giá hiệu quả đầu tư cho dây chuyền đúc ống theo phương pháp đúc ly tâm. Đánh giá hiệu quả của giải pháp đầu tư cho SXSH thay thế dây chuyền Kéo ống theo phương pháp đúc ly tâm trong phân xưởng kéo ống tại công ty giúp chúng ta thấy được lợi ích của việc vận dụng giải pháp này. Trên cơ sở phân tích chi phí lợi ích cho chúng ta số lượng đơn vị sản phẩm tăng lên trên một đơn vị nguyên liệu đầu vào từ đó cho chúng ta những kết luận chính xác về hiệu quả của việc đầu tư và từ đó đề xuất những kiến nghị cụ thể những như áp dụng sản xuất sạch hơn cho các công đoạn khác, dây truyền khác và kiến nghị với ngành và với những người có liên quan để sản xuất sạch hơn được nhìn nhận một cách đúng đắn và sẽ được áp dụng rộng rãi. 3. Một số giả thiết để đánh giá. Dây chuyền của Hãng DALIAN WANTONG INDUSTRIAL EQUIPMENT - Trung Quốc. Tuổi thọ 15 năm, bằng thời gian khấu hao của dự án. * 1 giờ kéo được : 1,7 tấn gang. * Một ngày làm việc hai ca bằng 16h * Một tháng làm việc 25 ngày. * Một năm làm việc 12 tháng. Một năm kéo được : 1,7 x 16 x 25 x12 = 8.160 tấn . Tỷ lệ chiết khấu 8,5%/năm (tỷ lệ lãi xuất của Ngân hàng Công thương Việt Nam đang được áp dụng). Trong tính toán có áp dụng phương pháp phân tích lượng gia tức là so sánh sự thay đổi chi phí - lợi ích khi có và chưa có dự án; và tính đối xứng chi phí và lợi ích tức là một chi phí bị bỏ qua thì đó chính là lợi ích thu được. 4. Xác định chi phí – lợi ích của dự án. 4.1. Xác định chi phí. Tổng chi phí của dự án : TC = C0 + C1 Trong đó C0 : chi phí đầu tư ban đầu. C1 : chi phí bảo dưỡng. 4.1.1. Xác định chi phí đầu tư ban đầu. Chi phí ban đầu cho dự án bao gồm: mua sắm và lắp đặt, mặt bằng… Các khoản chi phí cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Chi phí đầu tư ban đầu cho dự án. TT Khoản mục đầu tư Số lượng Đơn giá (tr.đ) Tiền (tr. đ) 1 Diện tích mặt bằng 80 m2 6 480 2 Nhà xưởng 1 450 450 3 Vốn mua thiết bị 1 3280 3280 4 Lắp đặt - - 65 5 Chi phí đào tạo - - 3,5 6 Chi phí lập kế hoạch - - 5 Tổng 4163,5 4.1.2. Chi phí bảo dưỡng. Theo bên A thì chi phí bảo dưỡng máy chỉ bắt đầu sau 2 năm hoạt động. Mỗi năm tiến hành bảo dưỡng 1 lần, mỗi lần 3 triệu đồng. 4.2. Xác định lợi ích. Theo các chỉ số kỹ thuật của dây chuyền do bên A cung cấp, công nghệ đúc này tránh cho doanh nghiệp phải hao tổn chi phí cho các công đoạn tiếp sau như: cắt, mài sửa tinh, tráng xi măng láng ống, sơn ống tiết kiệm được lượng lớn: - Các nguyên vật liệu láng ống như xi măng, cát, ma tít… - Sơn đen dùng để sơn bên trong và ngoài ống. - Lượng điện do vận hành các công đoạn sau: cắt, mài sửa, láng… Trong chuyên đề này tôi giả sử như lượng tiết kiệm được của các công đoạn sau vừa đủ để sử dụng cho lượng sản phẩm tăng thêm từ việc tiết kiệm lanh gô, gang ống phế liệu sau quá trình cắt. 4.2.1. Tiết kiệm từ chi phí vận hành. Chi phí vận hành của hai loại dây chuyền này là khác nhau. Khi áp dụng công nghệ đúc theo phương pháp đúc ly tâm sẽ cho tiết kiệm một khoản chi phí vận hành như bảng sau : Bảng 7 : Tiết kiệm chi phí vận hành Danh mục Giá (ng.đ) Dây chuyền cũ Dây chuyền mới Chênh lệch Lượng Tiền (Ng.đ) Lượng Tiền (Ng.đ) Lượng Tiền (Ng.đ) Tiêu thụ nước, m3 2 4080 8160 2448 4896 1632 3264 Tiêu thụ điện, Kw/h 1 806400 806400 804200 804200 2200 2200 Nhân công, người 675 … … … … Tổng 5464 Nhận xét:Theo bảng trên thì hàng năm công nghệ đúc ly tâm sẽ cho tiết kiệm chi phí vận hành so với công nghệ đúc rót là 5,464 triệu đồng. 4.2.2. Tiết kiệm từ lượng lanh gô và ống gang phế liệu giảm Lượng lanh gô và ống gang phế liệu giảm giúp công ty tiết kiệm được khoản chi phí cho xử lý nấu lại và làm tăng lượng sản phẩm. Với dây chuyền cũ, lượng lanh gô phải đổ mỗi ngày là 190 kg, lượng ba via và ống gang phế liệu mỗi ngày 125 kg. Một năm tương đương với lượng lanh gô là 57 tấn, ống gang phế liệu và ba via : 37,5 tấn. Dây chuyền mới cho tiết kiệm lanh gô 50%, gang phế liệu 60%. Các khoản tiết kiệm cụ thể được tính qua bảng 8 trang sau: Bảng 8 : Tiết kiệm từ lượng lanh gô và ống gang phế liệu giảm. Danh mục Giá (ng.đ.) dây chuyền cũ dây chuyền mới Chênh lệch Lượng (tấn) Tiền Lượng (tấn) Tiền Lượng (tấn) Tiền (tr.đ) Lanh gô 1010 57 28,5 28,5 28,735 Đầu U phế liệu 1010 37,5 15,0 22,5 22,475 Chi phí xử lý chất thải rắn 202,5 22,05 10,15 11,9 2,40975 Tổng 51,7 Bảng trên cho thấy chi phí giảm từ việc xử lý nấu lại lanh gô, phế liệu và chi phí xử lý chất thải rắn từ việc nấu lại trong 1 năm là 51,7 triệu đồng. Tiết kiệm từ lanh gô và ống gang phế liệu sẽ được chuyển trực tiếp thành sản phẩm. Như vậy, lượng sản phẩm tăng hàng năm sẽ là: 28,5 + 22,5 = 51 tấn. Lợi nhuận thu được từ bán 51 tấn sản phẩm là: 51 x 4.500 = 229,500 triệu đồng/năm. Suy ra : Lợi nhuận thu được từ tiết kiệm lanh gô và ống gang phế liệu là : 229,5 + 51,7 = 281,2 triệu đồng/năm. 4.2.3. Lợi nhuận tăng từ việc giảm lượng hàng hoá bị trả lại. Lợi nhuận tăng từ việc giảm lượng hàng hoá bị trả lại được thể hiện ở bảng 9: Bảng 9 : Lợi nhuận tăng từ việc giảm lượng hàng hoá bị trả lại. Danh mục Tỷ lệ hỏng (%) Lượng sản phẩm trong năm (tấn) Lượng sản phẩm bị trả lại (tấn) Giá bán (tr. đ/tấn) Tiền (tr.đ) Dây chuyền cũ 3,7 8160 301,92 4,5 1.358,64 Dây chuyền mới 2,2 8210 180,62 4,5 812,79 Chênh lệch 1,5 28,5 - 121,3 4,5 -545,85 Nhận xét: Bảng trên cho thấy khi thay dây chuyền đúc mới cho tiết kiệm 545,85 tr.đ/năm. Giảm sản phẩm hỏng, nhận lại nên doanh nghiệp đã giảm được chi phí nấu lại, lượng sản phẩm hỏng này và giảm được chi phí xử lý chất thải rắn từ việc nấu lại như sau: Bảng 10: Tiết kiệm từ giảm chi phí xử lý sản phẩm bị trả lại Danh mục Số lượng (tấn) Giá (ng.đ) Tiền (ng.đ) Nấu lại 121,3 1010 122.513 Chi phí xử lý chất thải rắn 28,3 202,5 5.731 Tổng 149,6 128.244 Nhận xét: Bảng trên cho thấy Tiết kiệm từ giảm chi phí xử lý sản phẩm bị trả lại là: 128,244 tr.đ/năm. Bảng tổng hợp chi phí - lợi ích của giải pháp đầu tư lựa chọn 5. Phân tích dự án đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn đúc ly tâm qua một số chỉ tiêu. 5.1. Thời gian hoàn vốn (PB). Chỉ tiêu này cho biết sau bao nhiêu thời gian thì tổng số tiền tiết kiệm dòng dự tính hàng năm bằng số tiền đầu tư ban đầu. * Thời gian hoàn vốn giản đơn: Dòng tiền tiết kiệm không tính chiết khấu sử dụng công thức: PB = Trong đó PB : là thời gian hoàn vốn giản đơn (năm). C0 : là số tiền đầu tư ban đầu (triệu VND). CF1 : là tiết kiệm ròng năm đầu tiên (triệu VND). áp dụng với dự án ta có : C0 = 4163,5 CF1 = 960,73 Suy ra, thời gian hoàn vốn giản đơn PB = 4,3 năm. Như vậy nếu không tính chiết khấu thì thời gian hoàn vốn cho dự án là 4,3 năm. Nói cách khác nếu không tính chiết khấu thì sau 4,3 năm công ty sẽ thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu * Thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu. Gọi It : vốn đầu tư phải thu hồi của năm t (tính vào cuối năm). Zt : vốn đầu tư chưa thu hồi của năm t. Sử dụng phương pháp từ dần : Zt = It - LNt với It = Zt – 1 x (1 + i) khi It tiến đến 0 thì dừng lại. PB của các năm được thể hiện qua bảng sau : Bảng 12: Thời gian thu hồi vốn có tính chiết khấu của dự án. Năm 1 2 3 4 5 6 It 4163,5x(1 + 0,085) = 4517,40 3858,99 3147,87 2376,30 1539,15 631,33 LNt 960,73 957,73 957,73 957,73 957,73 957,73 Zt 3556,67 2901,26 2190,14 1418,57 581.87 - 326,4 Nhận xét : Bảng trên cho thấy nếu xí nghiệp đầu tư dây chuyền đúc ly tâm thay cho dây chuyền đúc bằng phương pháp “Rót” thì chỉ sau 6 năm với mức lãi xuất (chiết khấu) 8,5% thì xí nghiệp sẽ thu hồi được vốn và được thể hiện qua đồ thị sau: Dòng tiền CF (tr.đ) PB = 5,8 năm 960,73 957,73 957,73 957,73 957,73 957,73 957,73 0 0 Năm Đầu tư (4163,5tr.đ) 5.2. Giá trị hiện tại ròng (NPV). NPV cho biết sau khi thực hiện dự án thì số lợi nhuận của cả đời dự án tính về thời điểm hiện tại (lúc bắt đầu đầu tư) là bao nhiêu ? Sử dụng công thức : NPV = Với r : tỷ lệ chiết khấu . Bt : tiết kiệm năm t. Ct : chi phí năm t. n : số năm thực hiện dự án ( tuổi thọ của dây chuyền). t : thời gian tương ứng ( t = 1 , n) áp dụng với dự án ta có : r = 8,5%, n = 15 năm, chi phí ban đầu của dự án bằng 4163,5 tr.đ, lợi nhuận năm đầu tiên (tính ở thời điểm cuối năm) là : 960,73 tr.đồng Lợi nhuận các năm (2,15) đều là 957,73 tr.đ/năm.Ta có NPV = 2929,15 > 0. Tức là giải pháp đầu tư có lãi và tăng giá trị của công ty. 5.3. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. (IRR) Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cho biết giá trị hiện tại của chi phí bằng giá trị hiện tại của doanh thu hay chính là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó lợi nhuận ròng của dự án bằng không (= 0). áp dụng với dự án ta có : IRR = 18,14% > r = 8,5% nên giải pháp đầu tư là có hiệu quả và IRR – r = 9,6% là rất lớn. Như vậy khả năng thu lợi nhuận của dự án là rất cao. 6. Phân tích độ nhạy và rủi ro khi thực hiện giải pháp. Các dự đoán về môi trường kinh doanh trong tương lai nhu cầu về sản xuất và bán hàng chỉ có thể là các giá trị gần đúng, vì nhiều lý do khác nhau. Khi đánh giá một dự án đầu tư trong điều kiện kinh tế không ổn định, một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là độ tin cậy của các dữ liệu. Khả năng thay đổi (độ nhạy) của các dữ liệu này và những rủi ro khi dự án được thực hiện là vấn đề người phân tích phải chỉ ra được trong bản phân tích khả thi của dự án. Trong luận văn này tôi thực hiện đánh giá rủi ro và độ nhạy cho từng biến số, tức là một tham số thay đổi thì các tham số khác được giữ nguyên. 6.1. Phân tích độ nhạy khi thực hiện giải pháp. trong chuyên đề này tôi có sử dụng một số giả thiết để tính NPV, IRR và PB nhưng thực tế có thể có nhiều dữ liệu bị thay đổi như: 6.1.1. số tiền đầu tư ban đầu. Nếu số tiền đầu tư ban đầu của đơn giá tính bằng USD khi chuyển sang tiền Việt Nam tôi đã làm trên là 4.163,5 triệu đồng. Có một số chi phí khác không được tính đến, ví dụ như: chi phí vận hành thử, chi phí bảo hiểm trong quá trình xây dựng,… giả sử số tiền này có thể tới 50 tr.đồng và số tiền đầu tư đã tính tăng 10% tức là vốn đầu tư ban đầu có thể lên tới : 4.579,85 +50 = 4629,85 tr.đồng. Khi đó lợi nhuận ròng NPV = 2512,5 và thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu PB = 7,8năm. 6.1.2. sản lượng tăng lên. ở phương pháp tính tôi sử dụng phương pháp tính tương đối để so sánh với dây chuyền cũ nếu thực hiện đúng công suất thiết kế thì sản phẩm hàng năm sẽ tăng thêm 5 % nữa, tức là lợi nhuận tăng 5% nữa. Khi đó lợi nhuận ròng NPV = 3310,8 (tăng 381,65) và thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu PB = 5,3 năm. 6.1.3. Tuổi thọ của dự án. Tuổi thọ dùng để tính toán là 15 năm nhưng đó là thời gian khấu hao của dây chuyền. Vì vậy khi thực hiện dự án nếu thực hiện tốt bảo dưỡng kỹ thuật thì tuổi thọ của dây chuyền có thể tăng lên trên 20 năm. Khi đó lợi nhuận ròng NPV = 4089.03 (tăng 1159,9) và thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu PB = 5,8 (không thay đổi). 6.1.4. Tỷ lệ lãi suất. Tỷ lệ lãi xuất được dùng để tính toán là 8,5% là theo mức lãi suất của ngân hàng Công thương Việt Nam tỷ lệ hiện đang được sử dụng. Nếu dự án được thực hiện với mức ưu đãi 5% thì lợi nhuận ròng của dự án sẽ là NPV = 4911.5 .v.v. 6.2. Rủi ro khi thực hiện dự án Nhưng nếu gặp rủi ro do thị trường bị thu hẹp sản lượng giảm, nếu sản lượng giảm 10%. Khi đó lợi nhuận ròng của dự án NPV =2219,8 và thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu PB = 8,8 năm. Ngoài ra còn có những rủi ro, thay đổi khác như: giá các nguyên vật liệu đầu vào thay đổi, giá thành sản phẩm giảm, lạm phát ở mức cao… 7. đánh giá kết quả phân tích đầu tư cho giải pháp thay thế dây chuyền đúc ly tâm. Kết quả phân tích các chỉ tiêu PB, NPV, IRR của dự án với giả thiết như ban đầu cho thấy khi thực hiện dự án đầu tư thì các giá trị trên thể hiện : * thời gian hoàn vốn của công ty : + tính theo phương pháp giản đơn (không tính chiết khấu) thì chỉ sau 4,3 năm công ty có thể thu hồi đợc vốn đầu tư ban đầu. + Nếu PB có chiết khấu theo thời gian của tiền thì sau gần 6 năm dự án cho thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu. * NPV = 2929,15 cho biết nếu thực hiện dự án đầu tư thì lợi nhuận của cả đời dự án quy về thời điểm hiện tại (bắt đầu dự án) là 2929,15 tr.đồng. * IRR = 18,196 tỷ lệ hoàn vốn nội bộ này cho biết mức lãi suất (bình quân tối đa) mà công ty có thể đầu tư là 18,46%, nếu vượt quá tỷ lệ này công ty sẽ bị lỗ. Kết quả trên đã phản ánh đúng đặc điểm của ngành (luyện kim) cơ khí. Với việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào rất lớn, chất thải gây ô nhiễm môi trường rất nặng nhưng thực tế hiện nay ngoài chi phí cho xử lý chôn lấp chất thải rắn thì các công ty chưa phải chịu thêm các chi phí cho việc xử lý môi trường không khí, hoặc các khoản chi phí này vẫn bị bỏ qua. Vì vậy, giá thành sản phẩm xuất xưởng (chi phí sản xuất ) chưa tính đến những chi phí môi trường này. Nếu có tính thêm các chi phí môi trường này vào chi phí sản xuất thì chắc chắn lợi nhuận của công ty sẽ giảm xuống nếu giữ nguyên giá bán, hoặc giá bán sẽ phải tăng lên. Tóm lại, dù chưa áp dụng tính chi phí môi trường vào chi phí sản xuất nhưng qua kết quả trên cho thấy giải pháp đầu tư cho sản xuất sạch hơn, xét về tổng thể sẽ giải quyết được một lúc 2 vấn đề đó là: + Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp khi chi phí sản xuất giảm do số lượng sản phẩm trên một đơn vị tài nguyên tăng. + Giảm mức xả thải chất thải gây ô nhiễm ra môi trường. Xét về lâu dài và trong mối quan hệ với phát triển bền vững thì giải pháp đầu tư cho sản xuất sạch hơn cũng giúp cho quá trình phát triển xã hội bền vững hơn. Hay nói cách khác, quan điểm nhìn nhận của sản xuất sạch hơn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển xã hội trong bối cảnh trung của phát triển bền vững. Qua kết quả phân tích rủi ro và độ nhạy cho chúng ta biết những khả năng có thể xảy ra với dự án khi các biến số thay đổi. Tuy nhiên với đà phát triển như hiện nay có thể nói: Đầu tư cho sản xuất sạch hơn sẽ luôn đem lại hiệu quả, uy tín (hay giá trị) của công ty trên thị trường sẽ được nâng cao. Trong luận văn này việc phân tích đánh giá chi phí - lợi ích mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những chi phí - lợi ích có thể lượng hoá được trong khả năng cho phép. Vì vậy, bên cạnh những lợi ích của công ty tính được còn có nhiều những ngoại ứng tích cực khác như : lương công nhân được tính theo số lượng sản phẩm đầu ra (chi phí lao động = 15% x giá bán = 0,15 x 4500đ/kg). Như vậy nếu đầu tư thì trong một năm lương công nhân có thể tăng thêm : 0,15 x 4500 x 51.00 = 34.425000 (VND) và rất nhiều những lợi ích khác chưa được đưa vào như , nền kinh tế phát triển hơn, nộp ngân sách Nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8417.DOC