Tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định: Lời nói đầu
để đánh giá kết quả học tập trong toàn khoá học tại trường Đại học lâm nghiệp, đồng thời bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học; được sự phân công của nhà trường, Khoa Quản lý tài nguyên rừng & môi trường, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “ Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định”.
trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài việc nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự chỉ bảo tận tình của các giáo viên hướng dẫn. đến nay, đề tài đã được hoàn thành, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn: Thầy giáo phó chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng & môi trường - trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN); Thầy giáo Khoa Du lịch học - Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn (ĐHKHXH&NV); Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, đặc biệt là ông Trưởng ban quản lý vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đợt thực tập ngoại nghiệp của mình; các thầy cô giáo và các bạn...
61 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
để đánh giá kết quả học tập trong toàn khoá học tại trường Đại học lâm nghiệp, đồng thời bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học; được sự phân công của nhà trường, Khoa Quản lý tài nguyên rừng & môi trường, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “ Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định”.
trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài việc nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự chỉ bảo tận tình của các giáo viên hướng dẫn. đến nay, đề tài đã được hoàn thành, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn: Thầy giáo phó chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng & môi trường - trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN); Thầy giáo Khoa Du lịch học - Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn (ĐHKHXH&NV); Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, đặc biệt là ông Trưởng ban quản lý vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đợt thực tập ngoại nghiệp của mình; các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và đã giành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng song em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I: phần mở đầu
1. lý do lựa chọn đề tài.
Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch nói chung là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh và đã trở thành một cấu phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Số lượng khách du lịch quốc tế tăng từ 25 triệu khách sau chiến tranh thế giới thứ II (1950) lên tới 290 triệu khách sau chiến tranh thế giới đã đạt con số 581.86 triệu khách. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế trung bình hàng năm giai đoạn 1950 - 1996 là 11.5 triệu khách/năm. Cùng với sự gia tăng về số lượng, khách du lịch quốc tế là các lợi ích kinh tế như: doanh thu du lịch quốc tế năm 1950 mới đạt 423.022 triệu USD, tăng bình quân 8.220 triệu USD/năm thời kỳ 1950 - 1996. Dự báo đến năm 2010 lượng khách tăng 4% năm và doanh thu tăng 7% năm. Sự phát triển du lịch đã có những tác động đến đời sống kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống con người ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mặt khác, du lịch được xem như một cái cầu giữa các quốc gia, đem đến cho xã hội tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, xoá bỏ thành kiến giữa các dân tộc và đem lại hoà bình cho mọi thành viên trong xã hội. Chính vì thế, tuyên bố du lịch (1994) đã nói rõ: “Sự tăng trưởng của du lịch quốc tế đã không ngừng mở rộng việc giao tiếp giữa nhân dân các nước.… Du lịch thực chất là một hoạt động tiếp xúc, thưởng thức, học hỏi từ thiên nhiên, các xã hội và các nền văn hoá nước ngoài”.
ở Việt Nam, do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt chính sách đổi mới về kinh tế và đối ngoại nên ngành du lịch đã có những bước tiến nhất định và ngày càng tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Nói đến du lịch chắc rằng không thể không nói đến du lịch sinh thái (DLST) vì DLST là một khái niệm phổ biến và đã thu hút sự chú ý sấu sắc của nhiều người từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng lớn được hiểu khác nhau đối với cá nhân khác nhau. Đa số mọi người cho rằng DLST phải giúp cho việc duy trì các nguồn tài nguyên, là một hoạt động giúp thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững. Trong thực tế, DLST là loại hình du lịch ngày càng được ưa chuộng, hấp dẫn và có xu thế phát triển nhanh, mạnh trên phạm vi toàn thế giới. ở Việt Nam, DLST đang trên đà phát triển và chiếm một vị trí quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng khai thác ở Việt Nam đặc biệt là tiềm năng sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên của Vườn quốc gia.
Mặc dù vậy, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng đó là sự phát triển nhanh chóng của du lịch nói chung và của DLST nói riêng, đã có những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường. Về mặt tài nguyên thì đó là sự cạn kiệt và suy thoái, về mặt môi trường thì đó là sự ô nhiễm môi trường tự nhiên.
Như vậy, việc nghiên cứu tác động của hoạt động phát triển du lịch đến tài nguyên, môi trường là hết sức quan trọng và cần thiết trên phạm vi toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tại mỗi địa điểm cụ thể. Được sự động viên, khích lệ của các thầy cô giáo trong trường ĐH Lâm nghiệp, các thầy trong Khoa Du lịch học - trường ĐHXH&NV (ĐHQGHN), tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ”.
2. Lược sử về vấn đề nghiên cứu.
vào cuối năm 1950, sau hàng loạt phân tích về ảnh hưởng của khói và chất thải rắn từ khu công nghiệp ở Losangeles và London đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng của các dự án phát triển công nghiệp, nông nghiệp đến hệ động vật hoang dã ở Hoa Kỳ... trên thế giới bắt đầu hình thành tư tưởng về vấn đề đánh giá tác động môi trường sinh thái. Dần dần ở nhiều nước, đánh giá tác động môi trường trở thành nội dung trong nghiên cứu khả thi của các dự án mới.
Đến năm 1969, lần đầu tiên ở Mỹ những quy hoạch về đánh giá tác động môi trường được đưa vào chính sách môi trường quốc gia. Từ năm 1970 đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã ban hành luật và dưới luật về đánh giá tác động môi trường. Lúc đầu đánh giá tác động môi trường chỉ áp dụng cho dự án phát triển cụ thể, về sau đánh giá ảnh hưởng môi trường được thực hiện tất cả với những chiến lược, chính sách, chương trình của Chính phủ, trong đó có đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường.
ở Việt Nam, năm 1986 chương trình quốc gia nghiên cứu về tài nguyên môi trường đã đề xuất với Nhà nước Cộng hoà xã hôị chủ nghĩa Việt Nam một chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở chiến lược này, trong các năm 1990 - 1991 một kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững đã được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận và chính thức ban hành ngày 12/6/1991.
Kế hoạch quốc gia này đã xác định 7 mục tiêu lớn về thể chế tổ chức là:
- Thành lập cơ quan về quản lý môi trường
- Xây dựng chính sách và luật pháp về môi trường
- Thành lập mạng lưới về tổng quan môi trường
- Lập kế hoạch tổng hợp về sử dụng và phát triển tài nguyên
- Xây dựng các chiến lược phát triển lâu dài và bền vững
- đánh giá tác động môi trường
- Soạn thảo chiến lược môi trường và phát triển bền vững
như vậy, công tác nghiên cứu tác động của các hoạt động phát triển trong đó có hoạt động du lịch đến môi trường là một trong 7 mục tiêu lớn đã được kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững xác định.
chính sách bảo vệ môi trường đã được ghi trong nghị quyết đại hội lần thư VII (06 - 1991) của Đảng cộng sản việt Nam và ngày 27/12/1993 Quốc hội việt Nam đã thông qua luật bảo vệ môi trường và được chủ tịch nước ký quyết định ban hành ngày 10/01/1994 trong đó có một số điều khoản nội dung và chế định về đánh giá tác động của môi trường, đặc biệt có chiến lược bảo vệ môi trường. Kế hoạch hành động quốc gia nói trên đang là những chỉ dẫn cho hoạt động bảo vệ môi trường thực thi phát triển bền vững đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch sinh thái nói riêng.
Trong bối cảnh hiện nay, công tác đánh giá môi trường nói chung và đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường nói riêng được ngành du lịch quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Công tác này tập chung vào 3 nội dung chủ yếu sau:
- đánh giá hiện trạng môi trường du lịch tại điểm các du lịch hoặc các điểm có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch
- đánh giá những tác động môi trường đối với các dự án quy hoạch phát triển du lịch
- đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư phát triển và xây dựng các khu du lịch, các tổ hợp khách sạn, khu vui chơi, giải trí, nhà hàng
ở nhiều quốc gia, vấn đề về quản lý môi trường và du lịch có nhiều tác giả nghiên cứu và đã chỉ ra được một số vấn đề nảy sinh từ hoạt động du lịch do việc quản lý không tốt làm ảnh hưởng đến môi trường như: David Westrn, Hector Ceballos-Lascurain, Katrina Brandon... cụ thể những nghiên cứu về DLST ở Nepan cùng hậu quả của nó TS.Chandra.P.Gurung là một ví dụ điển hình các nghiên cứu về phát triển DLST.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về lĩnh vực du lịch đã được quan tâm nhiều ở thập kỷ 90 của thế kỷ XX với mục tiêu phát triển du lịch phù hợp công tác bảo tồn. Những vấn đề nảy sinh bất cập của hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia cũng được nghiên cứu nhiều hơn và sâu hơn, thể hiện là cuộc hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam (Hà Nội 23-24/4/1998).
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu.
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: nghiên cứu các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Phạm vi: đề tài được thực hiện tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định.
3.2. Mục đích nghiên cứu.
- Vận dụng giữa lý luận với thực tiễn từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển DLST bền vững.
- Nhận thức được vấn đề ảnh hưởng của hoạt động đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
- Cung cấp thêm nguồn tư liệu cho những người quan tâm đến phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Trên cơ sở đánh giá và phân tích ảnh hưởng của hoạt động du lịch luận văn sẽ đề xuất phương hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định.
Các mục tiêu cụ thể:
Khảo sát đánh giá tương đối toàn diện về tiềm năng du lịch (tính độc đáo phát triển du lịch sinh thái của khu vực).
Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định.
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Đề xuất phương hướng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Công tác chuẩn bị: thu thập tài liệu cơ bản về khu vực nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, dân sinh - kinh tế của khu vực nghiên cứu
- Bản đồ khu vực nghiên cứu
- Các tài liệu tham khảo về vấn đề nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thực địa.
Nguyên tắc:
+Tuyến điều tra theo các hướng khác nhau của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
+ Quan sát ghi một cách chính xác
Phương pháp này nhằm điều tra, phát hiện những thông tin, nội dung cần thiết phục vụ cho vấn đề nghiên cứu. Khảo sát thực địa góp phần phát hiện những giá trị phục vụ cho mục đích đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái mang tính thực tế và bền vững.
4.2. Phương pháp điều tra có sự tham gia.
Thông qua việc tiếp xúc, nói chuyện, phỏng vấn cán bộ làm trong vườn, khách du lịch và người dân hay bằng cách phát phiếu điều tra cho họ thu thập kết quả cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
4.3. Phương pháp thống kê, phân tích và đánh giá.
Sau khi có được số liệu qua quá trình khảo sát thực địa và thu thập số liệu liên quan, tiến hành thống kê xử lý và hệ thống theo các mảng nội dung, đánh giá phân tích từng nội dung.
5. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm 4 phần:
- Điều kiện tự nhiên, dân sinh - kinh tế và các tài nguyên sinh vật ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
- Hiện trạng khai thác du lịch ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
- ảnh hưởng ban đầu của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vương quốc gia Xuân Thuỷ.
- Một số đề xuất và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Phần II: nội dung
Chương I: Tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
1.1. Khái quát về vườn quốc gia xuân thuỷ
1.1.1. tổng quan lịch sử hình thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Những năm 1980, các nhà khoa học và quốc tế đã có nhiều chuyến khảo sát vùng bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn (thuộc huyện Xuân Thuỷ - Hà Nam Ninh) đều đánh giá: đây là vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng đặc biệt có giá trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học, đây cũng là mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái đất ngập nước sông ven biển miền Bắc Việt Nam “Đất lành chim đậu”. Hàng năm vào mùa cư trú nhiều loài chim chọn đây làm nơi dừng chân trú đông, nghỉ ngơi tích luỹ năng lượng cho hành trình di cư dài hàng ngàn cây số từ Bắc Xibêri, Hàn Quốc, Trung Quốc xuống phía Nam Indonexia, Austrlia và ngược lại.
Ngày 16/8/1988, văn phòng Hội đồng bộ trưởng đã có công văn 1302/KG gửi Ban khoa học nhà nước và Bộ ngoại giao về việc đăng ký vùng đất Cồn Lu - Cồn Ngạn (cửa sông Hồng) tham gia công ước Quốc tế RAMSAR, đó là: “Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như nơi cư trú loài chim nước” (công ước RAMSAR - IRAN 1971).
Ngày 2/1/1989, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước đã có công văn 1343/ĐTCB thông báo cho UBND tỉnh Hà Nam Ninh về việc UNESCO đã công nhận khu bãi bồi của cửa Sông Hồng (huyện Xuân Thuỷ) gia nhập công ước Quốc tế RAMSAR. Đây là điểm RAMSAR thứ 50 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam á và duy nhất của Việt Nam đến nay.
Để thực hiện tốt cam kế quốc tế của Chính phủ ngày 23/1/1991, UBND tỉnh Hà Nam Ninh đã lập tờ trình số 63/VP3 đề nghị Hội đồng bộ trưởng duyệt khu BTTN (khu bảo tồn thiên nhiên) huyện Xuân Thuỷ vào danh mục các khu bảo vệ Quốc gia.
Ngày 30/12/1992, UBND tỉnh Nam Hà đã trình thủ tướng chính phủ tờ trình số 63/VP3 xin ghi danh xếp hạng khu BTTN Xuân Thuỷ - Hà Nam .
Ngày 12/4/1993, UBND tỉnh Nam Hà ra quyết định số 302/qđ-ub về việc thành lập tạm thời “Ban Quản Lý khu BTTN ven biển huyện Xuân Thuỷ”.
Ngày 10/5/1995, Ban quản lý khu BTTN đất ngập nước chính thức được thành lập.
Ngày 2/1/2003, Quyết định số 01/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Lãnh đạo
(1 giám đốc - 1 phó giám đốc)
bộ phận tài vụ - hc
(1 kế toán - 1 nhân viên)
Bộ phận bảo vệ
(3 kiểm lâm viên)
Bộ phận kỹ thuật
(2 kỹ sư)
Page: 12
Ghi chú:
Lãnh đạo trực tiếp
Quan hệ qua lại
Nhìn vào sơ đồ trên cho thấy chưa có người nào được phân công trực tiếp làm du lịch. Mảng DLST hiện do bộ phận kỹ thuật và bộ phận bảo bệ kiêm nhiệm, trong đó bộ phận kỹ thuật đóng vai trò chính còn những cám bộ trong tổ bảo vệ đảm nhiệm việc phục vụ, các hoạt động khác như vận chuyển khách, tiếp đón khách, phục vụ ăn uống cho khách. Sở dĩ chúng tôi khẳng định cán bộ kỹ thuật đóng vai trò chính trong hoạt động này vì chính họ là người hướng dẫn viên trong các tour DLST. Như chúng ta đã biết, trong hoạt động DLST vai trò của người hướng dẫn viên là rất lớn. Xuất phát từ điều đó, trong những năm qua, ban quản lý cũng đã chú trọng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của mình. Điều đó được thể hiện qua: có 4 cán bộ được học văn bằng B Streamline tiếng anh, 6 người được học qua lớp bảo tồn ĐDSH (do cục kiểm lâm tổ chức) đặc biệt ông Nguyễn Viết Cách đã được học lớp du lịch sinh thái.
1.2. Môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
1.2.1 điều kiện tự nhiên.
1.2.1.1. vị trí địa lý.
vườn quốc gia xuân thủy bao gồm: Bãi trong, Cồn ngạn, Cồn lu và Cồn xanh nằm ở cuối huyện giao thuỷ - nam định, phía Tây Nam của sông hồng cách thành phố nam định khoảng 60km về hướng Đông Nam.
vườn quốc gia xuân thuỷ nằm ở toạ độ địa lý:
từ 20 010 // đến 20 015 // vĩ độ Bắc
từ 106 0 20// đến 106 032// kinh độ Đông
Về ranh giới: phía đông bắc giáp với sông hồng; phía tây bắc giáp với các xã : giao thiện , giao an, giao xuân và giao hải; phía đông nam và tây nam giáp với biển đông.
bãi Trong nằm ở giữa đê Trung Ương và sông Vọp chạy dài từ xã giao thiện đến xã giao xuân với chiều dài là 12 km, diện tích khoảng 2000ha.
Cồn Ngạn nằm ở sông vọp và sông trà tiếp giáp phía Nam của sông hồng chạy dài từ Ba Lạt đến xã Giao Lạc chiều dài khoảng 10 km với diện tích khoảng 2500 ha. Cồn Lu nằm song song với Cồn Ngạn, phía Tây giáp sông Trà, phía Nam và phía Đông giáp biển Đông chạy dài khoảng 12 km từ cửa Thới đến xã Giao Xuân diện tích khoảng 4500 ha.
cồn xanh (cồn mờ ) mới xuất hiện, phía ngoài cồn lu phần lớn thời gian còn ngập nước diện tích khoảng 2600 ha.
1.2.1.2. địa hình.
Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ cửa sông hồng xuống phía tây Nam và từ đê trung ương trong ngăn mặn ra biển.
1.2.1.3. địa chất và thổ nhưỡng.
đất đai tự nhiên hình thành do sự bồi đắp của cửa sông hồng cách đây khoảng 80-100 năm. vật chất bồi lắng gồm hai loại chủ yếu là bùn phù sa và cát lắng đọng, mức độ kết cấu khác nhau. lớp phù sa được hình thành do dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng của sông, ven biển.
độ ph của đất thịt đến thịt nặng ở lớp đất ổn định từ 7,2 - 7,6 mức độ nhiễm mặn biến động từ 17,2 - 20,0 mg trong 100 g khô. Còn những nhóm đất chưa ổn định bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhật triều, sóng, dòng lũ và dòng chảy ven bờ nên chưa có kết cấu mà còn ở dạng bùn lỏng. trong khu vực đất chủ yếu là đất phù sa và đất cát lắng đọng, các nhóm chưa ổn định còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng nước.
Thành phần cơ giới của đất gồm các loại hình:
- Đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ
- Đất trung bình, thịt trung bình
- Đất nặng và thịt nặng đất sét
1.2.1.4. khí hậu - thuỷ văn.
- khí hậu.
khu vườn quốc gia xuân thuỷ nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, đầu mùa đông khí hậu lạnh, cuối mùa đông khí hậu lạnh ẩm. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 với độ nóng ẩm, thường xuyên xuất hiện giông, bão và áp thấp nhiệt đới.
Lượng bức xạ lớn từ 95-105 cal/ cm3/năm
Nhiệt độ trung bình năm 220C, biên độ nhiệt lớn (thấp nhất trong mùa đông 6.8
C và cao nhất trong mùa hè 36.3
C).
Lượng mưa trung bình năm từ 1700mm - 1800 mm, số ngày mưa khoảng 133 ngày.
độ ẩm không khí trung bình năm là 84,1%. Các tháng 10,11,12 có độ ẩm không khí thấp, các tháng 2,3,4 độ ẩm không khí rất cao thường kéo theo sương, mưa và mưa phùn.
chế độ gió: từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh hành là đông Bắc, từ tháng 4 đến tháng 9 hướng thịnh hành là đông Nam. Vận tốc trung bình khoảng 4 - 6 m/s, hàng năm ở đây trung bình có khoảng 5 trận bão, chủ yếu tập trung vào tháng 7, 8, 9 nhưng lúc đó vận tốc gió giật từ 40 - 50 m/s.
- Thuỷ văn.
Địa hình thuỷ văn trong vùng chịu sự chi phối bởi chế độ thuỷ văn của hệ sông Hồng, sông Trà, sông Vọp. Các sông này có nước quanh năm, riêng sông Hồng có lũ vào tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Thuỷ triều ở vườn quốc gia xuân thuỷ phụ thuộc vào chế độ nhật triều. Biên độ trung bình khoảng 1,5 - 1,8 m (lớn nhất 4m, nhỏ nhất 0,25 m ).
1.2.1.5. diện tích.
Căn cứ vào quyết định ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn đất ngập nước xuân Thuỷ thành vườn quốc gia xuân thuỷ - nam định trong hệ thống các khu đặc dụng Việt Nam. Vườn quốc gia Xuân Thủy có diện tích 7100 ha (gồm cồn xanh, Cồn lu và một phần Cồn ngạn tính từ vành lược đến sông trà). Trong đó : Diện tích đất nổi có rừng : 3100 ha; Diện tích đất ngập nước : 4000 ha
Vùng đệm của Vườn quốc gia xuân thuỷ có diện tích 8000 ha, bao gồm diện tích còn lại của Cồn ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê biển đến lạch sông vọc), diện tích của bãi Trong và diện tích của 5 xã (giao an, giaothiện, giao lạc, giao xuân và giao hải) - huyện giao thuỷ.
1.2.2. tài nguyên sinh vật.
1.2.2.1 Tài nguyên thực vật.
thực vật thời kỳ đầu khi mới xuất hiện những cồn và phần đất nâng cao vượt trên khỏi mặt nước triều cường, nhiều loài thực vật đã phát sinh và dần dần lập lên quần thể rừng ngập mặn. Rừng ngập mặt ở đây khá phong phú và đa dạng về loài, tổng thể có 95 loài thực vật bậc cao có mạch.
cũng theo kết quả điều tra mới đây của GS. phạm kế lộc và ts. nguyễn tiến hiệp, cũng đã phát hiện ở vườn quốc gia xuân thuỷ có 95 loài thực vật bậc cao có mạch. gần đây ban quản lý ghi nhận thêm một số loài mới là: vẹt dù (bruquiera qymnohiza); dâng (rhizophoza stylosa); thiên lý dại (Finlayonia maritima)
Hiện nay, ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã gây trồng một số loài mới như: đước đôi (rhizophora apculata); mắm trắng (avicennia alba); mắm lưỡi đồng (avicennia officinalis).
do vậy, tổng số loài thực vật bậc cao có mạch là 101 loài thuộc 85 chi và 34 họ. Trong đó có 5 loài (thuộc 5 chi) và 3 họ thuộc ngành Ráng còn lại thuộc ngành hạt kín, trong đó 24 họ, 56 chi và 61 loài thuộc lớp 1 lá mầm.
Thực bì chủ yếu gồm các loài Ôrô, Muống biển và một số loài cỏ.... Rừng có tổ thành đơn giản, không có loài quý hiếm, có 6 loài cây thường gặp trong rừng ngập mặn: Trang, Bần, Sú, Mắn, ôrô và cỏ Kèn chiều cao trung bình của cây là 2-5 m .
1.2.2.2. Tài nguyên động vật.
Hiện nay, trong Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có: 163 loài động vật nổi; 136 loài động vật đáy; 107 loài cá; 215 loài chim cả định cư và di trú.
Nguồn: viện nghiên cứu hải sản, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên xuân thuỷ
Với đặc trưng là rừng ngập mặn chiếm ưu thế, Xuân Thuỷ là một trong những vùng có loại hình ngập mặn quan trọng, đây là “trạm dừng chân” là nơi nghỉ ngơi kiếm ăn của những loài chim di cư từ siberi, bắc trung quốc xuống phía nam indonesia, australia vào khoảng tháng 11,12 hàng năm và chiều ngược lại vào tháng 3, 4 năm sau. Lúc tập trung đông số lượng cá thể lên tới 30000 - 40000 con (bằng phương pháp ước lượng từng ngày, từ ngày 17 tháng 03 đến ngày 31 tháng 03 năm 1998). Trong đó có nhiều loài chim quý hiếm bị đe doạ tuyện chủng và được ghi vào sách đỏ của tổ chức bảo vệ chim Quốc Tế (ibcp) như: bồ nông, cò chì , móng biển mỏ đen, cò trắng trung quốc....
Theo kết quả điều tra năm 1998 của thạc sỹ đỗ quang huy (trường Đại học lâm nghiệp) thì vườn quốc gia xuân thuỷ có 181 loài chim, thuộc 41 họ, 13 bộ khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài thuộc: bộ sẻ, bộ rẽ, bộ hạc, bộ sếu và bộ sả. Số lượng và tỷ lệ % tổng số loài được ghi trong biểu 01
Biểu 01: Biểu điều tra số lượng và tỷ lệ % tổng số loài.
Tên
Bộ sẻ
Bộ rẽ
Bộ hạc
Bộ sếu
Bộ sả
Tổng
Tên khoa học
Passeriformes
Charadiiformes
Ciconiiformes
gruiformes
coraciiformes
Số loài
64
50
20
8
8
181
%
35.35
27.62
11.04
4.41
4.41
100
1.3. Dân sinh kinh tế.
1.3.1. Đặc điểm.
Dân cư vùng đệm chiến tới 50% là đồng bào tôn giáo, sinh đẻ nhiều, ít chú ý đến việc học hành của con cái nên trình dộ dân trí còn có những hạn chế. Theo điều tra mới đây, dân cư ở vùng đệm khoảng 43000 người, mức sống của dân cư chưa cao, số hộ đói nghèo vẫn còn khá lớn chiếm khoảng 10%. Cuộc sống của họ còn phụ thuộc vào thiên nhiên: họ chặt phá rừng để làm củi hoặc nung ngói, gạch và khai thác đánh bắt chim, cá, hải sản (tôm, cua, cá, rau câu...), mặt khác sản phẩm độc đáo của vùng là mật ong, mỗi khi đến mùa hoa nở, ở vùng ngập mặn có hàng ngàn tổ ong lưu động của dân địa phương và vùng lân cận được đưa về đây, sản lượng ước chừng 10 - 15 tấn. Trong khoảng 10 năm trở về đây, hàng ngàn ha rừng ngập mặn bị phá do huyện cho nhân dân đấu thầu, đại bộ phận ở Cồn Ngạn và một phần ở Cồn Lu để làm ao, đầm nuôi tôm xuất khẩu chính vì vậy đời sống nhân dân được cải thiện .
1.3.2. Tình hình đời sống nhân dân ở vùng đệm.
Sản lượng lương thực hàng năm của các xã khoảng 27000 tấn tương đương với 40 tỷ đồng, chi phí 70% còn lại thu nhập từ nguồn lợi thuỷ sản ở vùng bãi bồi ước trừng 30 - 50 tỷ đồng/năm. Có khoảng 200 đầm tôm và 200 vây vọng và khoảng 2000 - 3000 người khai thác tự nhiên ở vùng bãi bồi, dân số ở vùng đệm sống dựa chủ yếu vào nguồn lợi tự nhiên ở khu Ramsar. Những năm gần đây, do có hướng xuất khẩu thuỷ sản nên thu nhập của cộng đồng dân địa phương khá dần. Số hộ giàu, khá tăng nhanh chỉ còn 10% hộ nghèo (thấp hơn trung bình của huyện 5%). Tuy nhiên, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản như hiện tại là hoàn toàn mò mẫm và không bền vững. Tài nguyên tự nhiên đang bị khai thác quá mức nhằm phục vụ tối đa đời sống trước mắt của con người. Bởi vậy, cần có điều chỉnh kịp thời và hợp lý, trước tiên lập kế hoạch khoa học và thực hiện quy chế sử dụng khôn khéo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường cũng như tài nguyên du lịch. Để chứng minh tác động của dân địa phương đến vườn ta có số liệu năm 2002 sau đây :
Diện tích và sản lượng tôm qua các năm.
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2002
Diện tích (ha)
1381
1663
1657
1751
1805
1815
1915
1935
1935
1955
2218
Năng suất (kg/ha)
370
355
327
304
297
270
265
240
245
237
224
Diện tích và sản lượng gạo tương ứng (nuôi ở 4 xã: Giao An, Giao Thiện, Giao Lạc và Giao Xuân)
Stt
Diện tích (ha)
Năng suất
(kg/ha)
Lượng gạo
(tấn)
Năm
1
55
901,1
500
1991
2
89
1020
3000
1992
3
1300
1167
3500
1998
1.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ dân sinh.
- Về điện:
Các xã vùng đệm đều được cấp điện từ trạm Giao Thanh, điện khá đều và mạnh. Những năm trước, cơ sở hạ tầng do dân tự đóng góp xây dựng, đến nay nhà nước đang hoàn vốn và củng cố mạng lưới điện nông thôn nên chất lượng điện cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng được nâng cao gần như 100% số hộ có điện sử dụng hàng ngày.
- Đường giao thông:
Sau những năm phát động làm đường nông thôn đến nay về cơ bản mạng lưới giao thông ở vùng đệm đã được nâng cấp khá tốt. Đường liên thôn được rải nhựa. Đường trong xóm được đổ bê tông hoặc lát gạch, đi lại khá thuận tiện sạch sẽ.
Trường học:
Riêng xã Giao Thiện có 2 trường học còn các xã khác chỉ có một trường trung học cơ sở và một trường tiểu học, cả cụm Ba Lạt (gồm 8 xã) đã có trường trung học phổ thông, các trường trung học phần lớn được xây dựng khá khang trang, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn. Một số trường vẫn phải học 2 ca như xã Giao An, Giao Lạc cơ sở thực nghiệm và thiết bị giảng dậy cùng các công trình phù trợ khác còn khá thiếu thốn do vậy chưa đảm bảo chất lượng.
- Trạm xá:
Phần lớn cơ sở cấp 3 và 4 nhưng đang được nâng cấp dần về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của y tế tuyến cơ sở địa phương.
Chương II. Hiện trạng khai thác du lịch ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ
2.1. Khái quát tài nguyên du lịch ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
2.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái.
Với tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái vùng đất ngập nước của cửa sông ven biển - Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (huyện Giao Thuỷ - Nam Định) có nhiều triển vọng và tiềm năng trở thành điểm du lịch sinh thái độc đáo và hấp dẫn đối với khách trong nước và quốc tế. Được hình thành và quản lý năm 1989, với cái tên khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thuỷ, ngày nay theo quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (ngày 02 tháng 01 năm 2003). Đây là một vùng đất ngập nước rộng lớn ở cửa sông Hồng cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông Nam .Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là vùng đất đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tham gia công ước quốc tế Ramsar. Có hệ thực vật rất phong phú, đa dạng và bao gồm các loài thực vật chính tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đặc biệt là hàng năm vào mùa chim di cư có hàng chục ngàn chim nước đã dừng chân nghỉ ngơi. Vào thời điểm đông nhất có từ 30.000 - 40.000 con chim các loại dừng chân nghỉ ngơi và trú đông, kiếm mồi tích luỹ năng lượng.
ở đây, người ta đã diều tra và thống kê có khoảng 215 loài chim trong đó có khoảng 100 loài chim di cư, 104 loài chim nước, có 9 loài chim được ghi vào sách đỏ quốc tế: Cò thìa (Platalea minor, p, leucorodia), Bồ nông (Pelecannus, p, philippensis), Cò trắng Trung quốc (Egretta eulophotes), Mòng biển mỏ ngắn (Larus saunderisi), Choắt chân màng lớn (Limmodromis semipal mam). Hai loài cò thìa và choi choi mỏ thìa là những loài rất hiếm trên thế giới nhưng đã bắt gặp ở đây 20% số lượng cá thể còn lại của thế giới.
Về thú có 6 lài chính trong đó có 3 loài quý hiếm là: Rái cá (Lutra lutra), Cá heo (Lipotes vixllfer), Cá đầu ông sư (Neopho carea phocaennoider), có 57 loài giáp xác, 28 loài nhuyễn thể và 13 loài giun tơ có giá trị cao, 55 loài cá trong Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Với tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái như vậy, khu RASAMR có khả năng đáp ứng nhiều loại hình du lịch như picnic, thăm quan nghiên cứu vùng rừng ngập mặn, đời sống phong tục tập quán cư dân quanh vùng.
2.1.2. Tài nguyên độc đáo ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định thu hút khách du lịch.
ấn tượng đầu tiên của khách du lịch là được ngắm cảnh quan tự nhiên. Đến đây du khách cảm giác tầm nhìn được mở rộng, rừng hoà với biển, không khí trong lành như đưa con người ta đến với thế giới hoang dã thánh thiện và kỳ thú . Con người như được trút bỏ bụi trần của đời thường để về với thiên nhiên.
Nói đến khu Ramsar Xuân Thuỷ, điều không thể không nhắc đến đó là đa dạng sinh cảnh rất đậm nét của một vùng. Hàng ngàn ha rừng nguyên sinh và hàng trăm ha rừng phi lao đã tạo dựng lên những sinh cảnh điển hình.
Điều đặc biệt ở đây là du khách được ngắm chim hoang dã: có khoảng 215 loài chim đã được phát hiện ở đây, trong đó có tới 100 loài chim cư trú, 104 loài chim nước, có 9 loài chim quý hiếm được ghi trong sách đỏ quốc tế cần được bảo vệ, mặt khác sự thu hút khách du lịch là tính tò mò bởi rừng nguyên sinh giữa đồng bằng thực vật rừng ken dầy tầng tầng lớp lớp tạo lên bức tường chắn sóng.
2.2. Khái quát cơ sở hạ tầng.
2.2.1. Hệ thống giao thông vận tải.
Du khách có thể đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bằng hai loại phương tiện. Đó là phương tiện vận tải thuỷ và phương tiện vận tải bộ. Với đường thủy du khách đến Vườn quốc gia Xuân Thủy bằng sông Hồng đây là con sông lớn nhất ở miền Bắc. Do vậy, việc đi lại bằng thuyền máy và tàu cỡ nhỏ là khá thuận lợi. Tuy nhiên hình thức này cũng gặp khó khăn khi thuỷ triều xuống thấp. Còn đường bộ việc di chuyển thuận lợi với hệ thống đường quốc lộ và hệ thống đường liên xã, liên thôn đều đã được đổ nhựa và bê tông hoá. Tuy nhiên, đoạn đê Ngự Hàn tới văn phòng ban quản lý chưa được đổ nhựa nên chất lượng kém, đi lại còn khó khăn đặc biệt lúc mưa.
2.2.2. Hệ thông thông tin liên lạc.
Do nằm cách biệt hoàn toàn với dân cư vùng đệm (cách các vùng dân cư khoảng 4 km) nên hệ thống thông tin còn yếu kém. Hiện tại Vườn quốc gia Xuân Thủy chỉ có một máy điện thoại vận hành bằng năng lượng ắc quy chính vì vậy thông tin liên lạc còn có nhiều nhược điểm hiện tượng mất liên lạc thường xuyên xảy ra.
2.2.3. Hệ thống điện, nước.
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ chưa có điện lưới quốc gia. Hiện tại Vườn quốc gia có một máy phát điện chạy bằng dầu với công suất 1,5kw/h và máy phát điện chạy bằng xăng có công suất 2,5 kw/h dùng để thắp sáng khi cần thiết. Về vấn đề nước do nằm gần biển nên nước ngọt ở đây rất hiếm chỉ dùng cho ăn, uống. Nước dùng cho các sinh hoạt khác được lấy trực tiếp từ giếng khoan, có nồng độ mặn 3- 7% không qua lọc.
2.3. Khái quát cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động cung ứng dịch vụ ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
2.3.1. Hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống.
Toàn bộ hệ thống nhà cửa, công trình phụ ở đây hiện có một nhà mái bằng ba gian là nơi ăn nghỉ cho cán bộ ban quản lý, một nhà hai tầng là nơi làm việc của ban quản lý đồng thời cũng phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của khách (tối đa là 10 du khách). Điều kiện sinh hoạt có thể đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của khách.
Tuy nhiên, điều kiện ăn uống còn hạn chế do ban quản lý phải thuê một người phục vụ chuyên nấu ăn (người dân địa phương).
2.3.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ.
Hiện nay, du khách đến đây chủ yếu tập trung vào những đối tượng mà họ quan tâm do vậy họ ít chú ý đến hoạt động khác. Vì vậy, ở đây các dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác chưa phát triển.
2.4. Hiện trạng khách du lịch đến với vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
2.4.1 Nhu cầu của khách du lịch hướng tới vườn quốc gia.
Trong thực tế ngày nay loại hình du lịch thiên nhiên đã tồn tại từ rất lâu, từ những năm 80 của thế kỷ XX loại hình du lịch nay đã tăng nên đáng kể, số lượng khách du lịch hàng năm tăng lên 20% và “du lịch sinh thái” cũng ra đời từ thời đó. Thời nay, khi những lợi ích do sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đem lại thì con người đã và đang phải chịu rất nhiều sức ép về môi trường. Đó là lao động với cường độ cao, tiếng ồn và tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng khiến cho con người hàng ngày, hàng giờ phải tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất sinh hoạt và không gian sáng bị thu hẹp. Do vậy, cuộc sống nơi đô thị ngày càng trở nên quá quen thuộc và nhàm chán đối với con người, cộng với sức ép mà họ phải trải qua như nói ở trên. Tất cả những yếu tố trên đã dẫn đến một bộ phận dân cư có nhu cầu rời khỏi các đô thị náo nhiệt để đến với vùng thiên nhiên, hoang dã nhằm mục đích thư giãn, giải trí và khám phá những vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú. Đây cũng là động thái ban đầu cho hoạt động DLST phát triển.
Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia làm 5 bậc thang.
5
4
3
2
1
Hình bậc thang nhu cầu của Maslow
1. Nhu cầu sinh học, sinh lý
2. Nhu cầu được an toàn
3. Nhu cầu tình cảm
4. Nhu cầu uy tín (tự trọng và được tôn trọng)
5. Nhu cầu tự đổi mới (hoàn thiện bản thân)
Khi đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thời gian nhàn rỗi tăng lên con người càng có xu hướng hoàn thiện mình bằng hiểu biết thế giới xung quanh vì vậy con người đi du lịch.
2.4.2. Hiện trạng khách du lịch.
2.4.2.1. Hiện trạng khách du lịch trong nước.
Qua điều tra và nhận xết của Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cho thấy:
- Thời gian đầu khách du lịch đến với Vườn quốc gia chủ yếu là những nhà khoa học, bao gồm những nhà trí thức quan tâm đến hệ sinh thái ngập nước. Đó là những chuyên gia của các lĩnh vực: rừng ngập mặn, chim di trú, động vật và thực vật thuỷ sinh nhưng phần lớn khách quan tâm đến đối tượng chim di trú và thực vật thuỷ sinh, cuối cùng là các loài thuỷ sinh.
- Trong thời gian gần đây tăng nhanh, đối tượng dễ thấy là sinh viên và học sinh phổ thông trung học cùng với con em địa phương đi làm ăn xa nghe và xem truyền hình Trung Ương tìm đến thăm quan, với mục đích thưởng thức phong cảnh và quan sát chim.
- Theo ông Nguyễn Viết Cách - Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cho biết: “Khách du lịch là sinh viên và học sinh phổ thông trung học thường đi trong dịp hè với số lượng đông” ông cho biết thêm đoàn đông nhất khoảng 70 người/ nhóm. Họ đến đây với mực đích ngắm chim, ngắm biển đặc biệt hơn cả là được ngắm hàng ngàn ha rừng ngập mặn và tận hưởng thiên nhiên hoang sơ.
2.4.2.2. Hiện trạng khách du lịch quốc tế.
Cũng như khách nội địa thời gian đầu khách đến với Vườn quốc gia chủ yếu là những nhà khoa học. Đó là các chuyên gia của các lĩnh vực rừng ngập mặn, chim di trú... họ có những chuyên môn nhất định về lĩnh vực này và ý thức rất rõ tầm quan trọng của đa dạng sinh học, của công tác bảo tồn.
Thời gian gần đây, ngoài các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đã xuất hiện khách quốc tế đến ramsar theo thông tin trên mạng internet hoặc qua các tour chọn gói của các công ty lữ hành Sài Gòn tourism, Sao Mai tourism, Hoàn Kiếm tourism....
Khách du lịch sinh thái đến đây là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Giáo sư, Bác sỹ, đến các nhà thương gia nhưng họ có điểm chung là họ đều có địa vị xã hội, thu nhập tương đối cao và đặc biệt họ có sự quan tâm về chim. Họ đến đây với mục đích cảm nhận không khí mát mẻ, thoáng đãng và ngắm khu rừng ngập mặn nguyên sinh với nhiều loài thuỷ sinh có giá trị và nhiều loài chim hoang dã quý hiếm. Ngoài ra, họ cảm nhận đầy đủ tập quán nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ hệ thống đầm tôm rộng hàng ngàn hecta, về mảnh đất và con người của một vùng quê.
Theo thống kê của ban quản lý từ năm 1998 đến nay mỗi năm có khoảng 100 lượt khách từ rất nhiều nước đến đây tham quan, tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái. Số lượng và quốc tịch của khách du lịch sinh thái đến đây qua các năm được ghi trong bảng 02.
Biểu 02: Số lượng khách Quốc tế đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ qua một vài năm gần đây
Stt
Quốc tịch
Số lượng khách (lượt người )*
Mục đích
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng
Nghiên cứu
Thăm quan
1
Anh
31
16
40
24
17
12
140
38
102
2
Mỹ
8
16
5
5
15
6
55
10
45
3
Hà Lan
12
14
11
0
7
2
46
7
39
4
Đài Loan
5
6
6
3
6
4
30
5
25
5
Thuỷ Điển
1
0
4
14
0
0
19
2
17
6
Nhật
5
1
0
12
0
0
18
5
13
7
Australia
4
0
6
3
10
2
25
8
17
8
Trung Quốc
0
5
10
7
9
4
22
5
17
9
Đức
0
2
22
1
5
2
10
2
8
10
Pháp
6
0
0
0
5
5
18
2
11
11
Canada
0
4
0
1
0
0
7
2
5
12
Chalen
0
0
1
5
2
1
8
0
8
13
Bỉ
1
3
2
0
12
5
21
0
21
14
Đan Mạch
0
1
0
2
2
0
6
0
6
15
Cuba
0
0
0
0
0
0
2
2
0
16
Malaysia
0
1
0
1
0
0
2
2
0
17
Thái Lan
0
2
0
0
0
0
2
2
0
18
Phanlan
0
0
0
0
4
0
4
0
4
19
Phiplippin
0
0
0
1
0
0
1
1
0
20
Triều Tiên
0
0
0
1
0
0
1
1
0
Tổng
73
71
80
80
94
43
441
94
347
Nguồn: Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
* Ghi chú: Nhiều đoàn khách quốc tế do các cơ quan khác đưa đến không nghỉ lại vườn quốc gia, hoặc không đăng ký với vườn. Do vậy Vườn quốc gia không ghi chép được nên không có số lượng thống kê chính xác.
Nhìn vào biểu 02, chúng ta thấy khách du lịch đến đây từ 20 nước trên thế giới với số luợng khá ổn định ở mức còn khiêm tốn qua các năm. Nhưng trong thực tế nhiều đoàn khách quốc tế đến đây không đăng ký với vườn. Do vậy số lượng khách quốc tế ngoài thống kê là rất lớn so với thống kê của Bản quản lý. Họ với mục đích nghiên cứu rất ít mà chủ yếu là đi thăm quan du lịch.
2.4.3. Tính mùa vụ trong du lịch.
do nhu cầu của khách du lịch sinh thái đến chủ yếu để quan sát chim kết hợp ngắm biển và ngắm vùng tự nhiên còn hoang sơ nguyên thuỷ nhằm tận hưởng những gì thuần khiết của tự nhiên. Chính vì vậy, tính mùa vụ phụ thuộc vào thời gian thuận lợi cho việc quan sát chim ở VQG Xuân Thuỷ. Thời gian thuận lợi được xác định theo lịch thủy triều ở vùng này. Cách tính lịch thuỷ triều dựa trên kinh nghiệm của người Trung Hoa và được tính theo âm lịch (lịch mặt trăng). Thời gian thuận lợi cho việc quan sát các loài chim ở VQG Xuân Thuỷ được đưa ra trong biểu 03.
Biểu 03. Thời gian thuận lợi cho tổ chức quan sát các loài chim
(Phụ thuộc vào mức thuỷ triều)
Tháng âm lịch
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
X
X
2
x
X
3
x
x
4
x
x
X
X
x
x
x
x
x
5
X
x
X
X
x
x
x
x
x
6
X
x
X
X
X
x
x
x
x
x
7
X
x
X
X
X
x
x
x
x
x
8
X
x
X
X
X
x
x
x
x
9
X
x
X
X
X
x
x
x
x
10
X
x
X
X
X
x
x
x
11
x
x
X
x
x
X
x
x
x
x
12
x
x
X
13
x
x
x
14
x
x
x
x
15
x
x
x
x
16
x
x
x
x
17
x
x
x
x
X
x
x
x
x
x
x
18
x
x
x
X
x
x
x
x
x
x
19
x
X
x
x
X
x
x
x
x
x
x
20
X
x
x
X
x
x
x
x
x
x
21
X
x
x
X
x
x
x
x
x
x
22
x
X
x
x
X
x
x
x
x
x
23
x
X
x
x
X
x
x
x
x
x
24
x
X
x
x
X
x
x
x
x
25
x
X
x
x
X
x
x
x
x
26
x
x
X
27
x
x
X
28
x
x
29
x
x
30
x
Chú thích :
X
Thuận lợi cho quan sát chim
Không thuận lợi cho quan sát chim
Qua biểu 03, những nhà tổ chức tour có thể dựa vào thời gian biều này để tổ chức các hoạt động trong tour cho du khách được thuận lợi, đảm bảo quyền lợi cho khách. Tuy nhiên, cách tính này chỉ phục vụ cho việc quan sát các loài chim có bãi đỗ ở khu vực Cồn Xanh, Cồn Lu và một phần ở Cồn Ngạn.
Những nơi chỉ có thể tiếp cận bằng đường thuỷ phụ thuộc vào thuỷ triều. Còn những loài có bãi đỗ bên trong Cồn Ngạn, nơi đó có thể tiếp cận bằng đường bộ không phụ thuộc vào thuỷ triều thì thời gian thuận lợi cho quan sát chim thì phụ thuộc vào thời gian xuất hiện của chúng ở VQG.
Ngoài việc tính thời gian thuận lợi cho tổ chức quan sát các loài chim theo thuỷ triều, kinh nghiệm của các cán bộ ban quản lý ở VQG Xuân Thuỷ còn chỉ ra thời gian thích hợp nhất trong năm để quan sát các loài chim quý hiếm di cư ở đây (9 loài đã được ghi vào sách đỏ của thế giới) biểu 04, thời gian này được tính theo dương lịch lên tổ chức theo tour cần so sánh với biểu 03 (âm lịch) rồi tra theo biểu để tính thời gian thuận lợi nhất:
Biểu 04. Thời gian có thể quan sát một số loài chim di cư quý hiếm
(phụ thuộc vào loài và thói quen)
Thángdương lịch
Loài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Giang Sen
x
X
x
x
x
Bồ Nông chân xám
x
X
x
x
7 loài chim còn lại
X
x
x
X
x
x
x
x
X
Thuận lợi cho quan sát
Không thuận lợi cho quan sát
Trong số các loài chim quý hiếm ở đây (9 loài) cò Giang Sen và Bồ Nông Chân Xám di cư từ phía Nam lên trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9. Các loài Cò Lạng di cư từ phía Bắc xuống trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, Giang Sen thường đỗ ở Cồn Ngạn khu vực có thể tiếp cận bằng đường bộ các loài Cò Lạng đỗ ở khu vực phải tiếp cận bằng đường thuỷ.
Như ta đã biết mục đích của khách du lịch sinh thái đến với VQG chủ yếu là quan sát chim kết hợp với cảnh quan khu du lịch, trong khi những loài mà khách quan tâm nhiều nhất lại chủ yếu là những loài chim cư trú lên khách chỉ gặp được chúng vào khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đền tháng 4 năm sau (mùa chim di trú). Do vậy, đây chính là thời điểm tập trung khách quốc tế đông nhất trong năm của VQG Xuân Thuỷ số lượng khách vào thời gian này chiếm từ 80% đến 90% tổng lượng khách của một chu kỳ du lịch, 10% đền 20% lượng khách còn lại đến vào các thời điểm khác nhau trong năm thường là những đối tượng có mục đích tham quan, picnic…
Chương III. ảnh hưởng ban đầu của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ.
3.1. ảnh hưởng tích cực của hoạt động du lịch đến VQG Xuân Thuỷ.
Du lịch sinh thái đã có vai trò hỗ trợ kinh tế cho công tác bảo tồn và cải tạo bổ xung trang thiết bị và cơ sở phục vụ du lịch ngoài ra còn nâng cao nhận thức cho khách du lịch, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ trong lĩnh vực bảo tồn Vườn quốc gia.
Hoạt động du lịch tạo ra động lực và phát triển tài nguyên ở Vườn quốc gia. Hoạt động du lịch đã góp phần tạo mối giao lưu giữa các vườn quốc gia với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, tạo những cơ hội và triển vọng thu hút các dự án vào đầu tư.
Du lịch sinh thái ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nghỉ ngơi tham quan của du khách.
Qua phỏng vấn trực tiếp ông Nguyễn Viết Cách - giám đốc VQG Xuân Thủy cho biết: khu VQG Xuân Thuỷ trong tương lai sẽ phát triển mạnh với nhiều dự án được đầu tư như khu trung tâm, bến thuyền trung tâm , các chòi quan sát chim...
Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực thì hoạt động du lịch tại VQG Xuân Thuỷ cũng xuất hiện những tác động không nhỏ từ phía khách, cơ sở kỹ thuật phục vụ du khách....
3.2. ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ
3.2.1. ảnh hưởng do khách du lịch gây nên
ảnh hưởng do du khách: Nhìn chung, tác động của du lịch thay đổi phụ thuộc vào số lượng và đặc điểm thành phần của khách du lịch. Mỗi cá nhân du khách thường tác động tương đối nhỏ, vấn đề nảy sinh khi có số lượng lớn du khách hoặc tài nguyên bị lạm dụng do nhu cầu của khách. Do vậy, dựa và số lượng và đặc điểm thành phần khách ta có thể chia khách du lịch thành hai đối tượng chính:
- Đối tượng khách quốc tế kết hợp khách du lịch Việt Nam (những người có, học thức và địa vị trong xã hội).
- Đối tượng khách du lịch là học sinh, sinh viên
Nhưng có nhiều trường hợp mà hoạt động du lịch sử dụng chưa hợp lý quy hoạch, hạ tầng cơ sở chủ yếu đã bị sử dụng quá mức, tài nguyên bị tác động, sử dụng không hợp lý các tài nguyên và các hoạt động du lịch khác dẫn đến tác động môi trường tự nhiên. Vì vậy, mặc dù du lịch có thể sinh ra nguồn lợi nhuận cho VQG nhưng du lịch cũng làm cho vấn đề quản lý vườn phải đối mặt với nhiều khó khăn nghiêm trọng. Cũng như hầu hết các vấn đề khác, các tác động tiêu cực của khách chỉ có thể được quản lý có hiệu quả nếu được nhận dạng, đánh giá. Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của khách du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ là rất cần thiết. Điều này lại được khẳng định khi có nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng các hoạt động của khách du lịch là tác động trực tiếp đến môi trường như: Tác động đến thực vật, tác động đên đời sống của động vật và môi trường cảnh quan....
3.2.1.1. Đối tượng khách quốc tế kết hợp khách du lịch Việt Nam (những người nhận thức, thu nhập và có địa vị trong xã hội)
Đặc điểm chung
Đây là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, giáo sư, bác sỹ đến thương gia... nhưng họ có điểm chung là họ đều có địa vị trong xã hội, thu nhập của họ khá cao và đặc biệt hơn cả họ có một sự quan tâm về chim và sự đa dạng sinh học. Họ có trình độ và sự hiểu biết rất rõ về tâm quan trọng của đa dạng sinh học, của công tác bảo tồn.
Khác nhau
Khách quốc tế: Với gần 100 khách từ 20 quốc gia trong khoảng thời điểm từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Du khách đến đây thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó trẻ nhất là 19 tuổi và già nhất là 65 tuổi. Phần lớn số khách có độ tuổi từ 35 - 55 (chiếm khoảng 65%).
Còn khách Việt Nam du khách có độ tuổi từ 35 -55 chiếm phần lớn.
Tóm lại có thể nói độ tuổi 35 - 55 này có được những điều kiện tốt để có thể tham gia vào DLST. Đó là kinh nghiệm, kiến thức, tiền bạc, thời gian rỗi và sự quan tâm hơn cả là người ta cần đi để thư giãn và thoả mãn mối quan tâm. Do vậy, họ chính là những khách DLST thực thụ bởi những hoạt động của họ sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn.
Qua phân tích ở trên kết hợp với điều tra nghiên cứu ngoài thực địa (biểu 05 và biểu 07) cho thấy những tác động của họ làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ là rất nhỏ. Mà nếu có chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chim nước do quá trình nghiên cứu và quan sát với mục đích ngắm chim.
Biểu 05. Quan sát trực tiếp đến tác động của khách du lịch (thăm quan)
Thời gian điều tra: 22 - 28/2/2003
Người điều tra : Đặng Văn Huyến
Các thông tin
Tác động
Hình thức tác động
Thực vật
Động vật
Môi trường cảnh quan
Đối tượng khách
Giới
số tượng
có
không
có
không
có
không
Khách Việt Nam
Học sinh
Nam
12
10
2
12
0
10
2
-Bẻ cây. hái hoa
- Tiếng ồn
Nữ
6
5
1
4
2
5
1
Sinh viên
Nam
10
10
0
10
0
10
0
-Bẻ cây. hái hoa
- Tiếng ồn
- Mang đồ ăn. uống
Nữ
8
6
2
4
4
6
2
Thăm quan nghiên cứu (có địa vị trong xã hội)
Nam
10
0
10
5
5
0
10
- Quan sát chim
- Ngắm cảnh
(ngiên cứu hệ động thực vật )
Nữ
4
0
4
2
2
0
4
Khách quốc tế
Nam
8
2
6
6
2
2
6
- Quan sát chim
- Ngắm cảnh
(ngiên cứu hệ động thực vật )
Nữ
4
0
4
4
0
0
4
Tổng
62
33
29
47
15
33
29
3.2.1.2. Đối tượng học sinh, sinh viên.
Qua bảng 05 và 06, cho thấy đây là đối tượng trực tiếp tác động đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thủy. Hơn thế thành phần này lại chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số thành phần khách đến vườn quốc gia chiếm khoảng 50 - 60% tổng khách Việt Nam đến thăm quan. Nhìn vào bảng thấy được hình thức tác động của đối tượng này, qua điều tra thực tế quan sát trực tiếp và phỏng vấn cho thấy họ bẻ cành, cây, lá và hoa để xem với tính tò mò hoặc nghịch ngợm. Nhìn vào biểu trên cho thấy (điều tra 36 khách thì 31 khách tác động đến cây rừng chiếm 86%). Họ không chỉ làm ảnh hưởng đến thực vật mà còn động vật cũng bị tác động chủ yếu là do tiếng ồn, đây là tác động không nhỏ đến hoàn cảnh sống, nhịp điệu của các loài động vật, đặc biệt là các loài chim nước. Sự có hoạt động du lịch khiến cho các loài xa lánh phải đi nơi khác an toàn hơn biểu hiện qua bảng 06 điều tra Cò Thìa (nguồn tư liệu từ Intenet)
Năm
1996
1997
1998
2000
2001
Số lượng
104
70
59
42
47
Tỷ lệ % so với tổng loài trên thế giới
19.2
11.8
9.6
6.3
5.6
Từ bảng trên ta thấy được năm 1996 số lượng Cò Thìa bay đến Vườn quốc gia là 104 con nhưng đến năm gần đây số lượng giảm (năm 2000 là 42 con, năm 2001 là 47 con). Một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút này theo các chuyên gia là vùng sống của chúng bị thu hẹp do tác động của người dân là chủ yếu ngoài ra còn do ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động du lịch mang lại. Mà đối tượng tác động chính của hoạt động du lịch là học sinh, sinh viên và thanh niên (theo điều tra 36 du khách thì 30 khách tác động đến động vật bởi tiếng ồn và quan sát chim).
Đối tượng này còn làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan của VQG Xuân Thuỷ thông qua các hình thức bẻ cành, lá, cây và hái hoa bỏ trên đường đi. Ngoài ra, qua điều tra và quan sát trực tiếp ở rừng thông cho thấy một số du khách mang đồ ăn, đồ uống đến khu du lịch do vậy họ bỏ lại những đồ còn sót và những rác thải như túi giấy bống, chai lọ....
Biểu 07: Phỏng vấn ảnh hưởng hoạt động du lịch (thăm quan - nghiên cứu) đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ
Thời gian điều tra từ ngày 22 - 28 tháng 02 năm 2003
Người điều tra: Đặng Văn Huyến
Các thông tin
Mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ
Thực vật
động vật
Môi trường cảnh quan
Đối tượng được phỏng vấn
Số lượng
Không biết
ảnh hưởng ít
ảnh hưởng nhiều
Không biết
ảnh hưởng ít
ảnh hưởng nhiều
Không biết
ảnh hưởng ít
ảnh hưởng nhiều
Cán bộ của vườn
4
0
4
0
0
4
0
0
4
0
Khách du lịch
10
2
6
2
0
10
0
4
6
0
Người dân
10
5
5
0
6
4
0
7
3
0
Nhà hàng
2
2
0
0
0
2
0
2
0
0
Tổng
26
9
15
2
6
20
0
13
13
0
Qua điều tra cho thấy nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của đối tượng học sinh - sinh viên là thiếu nhận thức, không biết hoạt động của họ gây nguy hại và không biết bị cấm đoán.
3.2.2. ảnh hưởng của các dự án đã và đang xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt đông du lịch cũng như trong công tác bảo tồn đến môi trường ở VQG Xuân Thuỷ.
Nhìn chung việc quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch là điều cần thiết ở VQG Xuân Thuỷ. Song việc xây dựng khó tránh khỏi làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên điều này mâu thuẫn với bảo tồn.
Trong thực tế việc xây dựng đường xá phục vụ nhu cầu đi lại cho hoạt động du lịch cũng như trong công tác bảo tồn đang diễn ra giữa vùng tự nhiên gần như nguyên sinh, một hệ sinh thái cần được bảo vệ. Mặt khác để xây dựng đường như: Trong đó có đường (rộng 4m - dài 400 m) từ điểm xuất phát bắt đầu từ khu trung tâm và điểm cuối là rừng thông. Ngoài ra còn nhiều con đường chạy chạy trong khu bảo tồn khiến cho một diện tích rừng bị mất. Hiện tại trên rừng thông và trên các cồn chưa có kế hoạch xây dựng nhưng trong thực tế nó đã và đang diễn ra thành các con đường nhỏ bởi có nhiều người đi lại (khách du lịch, thăm quan, nghiên cứu và cả người dân địa phương) tạo thành đường với chiều rộng khoảng 1m đến 1.5m.
Đặc biệt hơn cả những con đường bộ đã và đang xây dựng ở vùng đệm nó đã và đang gây ra thay đổi một số sinh cảnh.
Những phân tích trên cho thấy khi xây dựng những con đường này các loài thực vật bị tác động rõ nét do kết quả phát quang mở đường. Điều này khó tránh khỏi làm một số diện tích rừng bị thay đổi và mất keo theo là ảnh hưởng đến động vật, đe dọa đến hoàn cảnh sống. Ngoài ra, sự di chuyển kiếm ăn của một số loài động vật bị thu hẹp cũng như mối quan hệ giữa chúng trong sinh thái bị ảnh hưởng cũng có khi bị cắt đứt. Mặt khác sự đi lại, lưu thông của dòng người trên đường khiến một số loại động vật bị tác động bởi tiếng ồn.
Ngoài ra, còn một số dự án xây dựng chưa hợp lý điển hình là những năm trước chính quyền định làm cầu qua sông Vọp nhưng kinh phí quá lớn (khoảng 7 tỷ đồng) nên đành chuyển sang làm đập, ban đầu có vẻ khả thi, nhưng sau mới thấy hậu quả của nó. Khi đập ngăn nước ngọt từ sông Hồng vào và không đẩy nước mặn ra được. Với độ mặn nhiễm mặn lớn không cây nào tồn tại được trừ lau, sậy, cói... trong khi vùng đệm bên ngoài không nuôi được loài thuỷ sản có giá trị cao. Điều này đã chứng tỏ rằng dự án này đã thất bại cả về kinh tế lẫn sinh thái (nguồn tư liệu lấy từ Internet).
3.2.3. Những ảnh hưởng khác.
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ không chỉ hấp dẫn du khách bởi địa hình có sông, biển và khí hậu trong lành mát mẻ mà VQG Xuân Thuỷ còn hấp dẫn du khách, bởi tầng tài nguyên động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Qua điều tra khách đến đầy chủ yếu từ các đô thị bởi vậy họ đến đây với mục đích để tránh đi sự ồn ào náo nhiệt của đô thị. Mặt khác, khách du lịch đến VQG Xuân Thuỷ với nhu cầu nghỉ dưỡng, ngắm cảnh và thưởng thức những của ngon vật lạ mà thiên nhiên ban tặng cho vùng này, ngoài ra những sản phẩm dân tự trồng, chăn nuôi được như: tôm, cá, cua.... Tất cả những yêu cầu của du khách ở đây đã được đáp ứng khá tốt, từ đó ta khẳng định rằng để đáp ứng nhu cầu của khách cũng như đời sống của nhân dân quanh vùng nhiều hộ dân đã và đang nuôi trồng thuỷ hải sản (200 đầm tôm, ao hồ), chăn thả trâu, bò, dê vào trong khu nghiêm ngặt biểu hiện ở bảng sau.
Loài
Tổ chức, cá nhân
Trâu (con)
Bò (con)
Dê (con)
Trạm biên phòng ở Cồn Lu
0
10
15
Các hộ trong làng
45
40
25
Qua phỏng vấn một số người dân cho biết: Bò, dê trên họ thường thả vào buổi sáng và tối mới cho về còn trâu thả sau khi vụ cầy cấy song và cho về khi cày cấy đến. Điều này đã gây nhiều ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và hệ thực vật ở khu vực. Ngoài ra khách đến khu VQG Xuân Thuỷ rất thích ăn những loài thuỷ sản mà dân nuôi và bắt, điều này đã và đang thúc đẩy người dân tham gia vào đánh bắt thuỷ sản ở khu vực nghiên ngặt nhằm phục vụ nhu cầu của cả khách và nhân dân.
Nhận xét chung
Du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội ở nước ta. Hoạt động du lịch đang được chú trọng và phát triển mạnh mẽ và là ngành công nghiệp không khói. Nó không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn là đòn bẩy thúc đẩy các ngành khác và là nhịp cầu hữu nghị giữa các quốc gia, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động ....
Bên cạnh những lợi ích do sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch nói chung, VQG Xuân Thuỷ nói riêng phải chịu sức ép về môi trường tự nhiên mà hoạt động du lịch đem lại như:
- Lượng rác thải do khách du lịch đến VQG Xuân Thuỷ thải ra sẽ gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Tiếng ồn làm xáo trộn đời sống tĩnh lặng của động vật, đặc biệt là chim.
- Phát quang thảm thực vật để làm lối đi.
Đặc biệt chủ trương của huyện Giao Thuỷ và tỉnh Nam Định kết hợp với các ngành khác đã và đang xây dựng dự án mở những con đường thăm quan xung quanh hoặc trong Vườn quốc gia để khách du lịch có điều kiện đi lại thuận tiện để dễ dàng quan sát chim và sinh cảnh. Như vậy, diện tích của khu bảo tồn, thảm thực vật sẽ bị tác động và ảnh hưởng hoặc phá bỏ để xây dựng công trình như: chòi ngắm chim, bãi thuyền.... Khi có đường đi lại dễ dàng lượng khách tăng lên sẽ làm cho động vật, đặc biệt là chim nước nơi đây ảnh hưởng đến nơi trú ngụ phải di cư đến nới khác yên tĩnh hơn, từ đó làm giảm số lượng chim quý hiếm. Hơn thế nữa, khi VQG Xuân Thuỷ là điểm hấp dẫn thu hút nhiều khách khi đó BQL lại thêm một áp lực mới là du khách ảnh hưởng đến công tác bảo tồn.
Chương IV: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững.
4.1. Dự báo lượng khách và thu nhập du lịch của VQG Xuân Thủy.
4.1.1. Các căn cứ để dự báo.
Dự báo mức độ tăng trưởng của các chỉ tiêu về khách du lịch, về doanh thu du lịch, giá trị GDP, nhu cầu về cơ sở lưu trú, nhu cầu lao động của du lịch Xuân Thủy được dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ vào hiện trạng, mức độ tăng trưởng khách du lịch đến với VQG Xuân Thủy. Dự thảo định hướng phát triển du lịch sinh thái ở VQG Xuân Thủy.
- Căn cứ vào vị trí tiềm năng ở VQG Xuân Thủy trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (2005 - 2010)
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định
4.1.2. Ước tính lượng khách và thu nhập của VQG Xuân Thủy.
Từ những căn cứ dự báo trên về lượng khách du lịch đến với các vùng trong cả nước thời kỳ 1995 - 2010 (quy hoách tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995 -2010) và thực tế phát triển du lịch năm qua của tỉnh Nam Định, có thể nói ước đoán đến năm 2005, lượng khách đến với VQG Xuân Thủy sẽ tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Điều nay được khẳng định qua nguồn số liệu từ "Báo cáo chuyên đề: Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Thủy" (lượng khách đến Vườn quốc gia Xuân Thủy đạt khoảng 3000 lượt khách quốc tế và 20000 khách nội địa, đến năm 2010 các con số này sẽ đạt khoảng 10000 khách quốc tế và 50000 khách nội địa). Kết quả này chỉ đạt được nếu có sự đầu tư đồng bộ cho phát triển du lịch ở toàn vùng nói chung và của tỉnh Nam Định cũng như khu du lịch ở VQG Xuân Thủy nói riêng.
Trong những trường hợp các điều kiện phù hợp, lượng khách đến với VQG Xuân Thủy đạt được con số trên, cũng theo tính toán dự báo của các chuyên gia, ước tính thu nhập du lịch ở khu du lịch xẽ tăng nhanh.
Các tính toán để đảm bảo phát triển bền vững cho thấy, trong tổng số tiền thu nhập từ hoạt động du lịch, phần thu nhập được tích lại cho bảo tồn phải chiếm từ 15- 20% tổng số, tuỳ từng khu vực và sản phẩm du lịch. Trong trường hợp Vườn quốc gia Xuân Thủy, với tính chất, tài nguyên và tính nhạy cảm của môi trường phần kinh phí này được lấy tối đa là 20%.
Cùng với mục tiêu phát triển bền vững và lợi ích của cộng đồng, phần kinh phí từ hoạt động du lịch cần được chia cho cộng đồng dao động trong phạm vi 20 - 30% tổng số thu nhập.
Như vậy, phát triển du lịch sinh thái ở VQG Xuân Thủy sẽ mang lại nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư vùng đệm 20% - 30% tổng thu nhập. Đây là con số không nhỏ đối với một vùng kinh tế thuần nông nhu khu vực VQG Xuân Thủy và là một con số thuyết phục đối với mục đích cân bằng giữa khai thác và bảo tồn ở khu vức này.
4.2. Định hướng đầu tư để phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
Để có thể phát huy được các thế mạnh tiềm năng, đẩy mạnh kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng của địa phương, cần có chiến lược khuyến khích đầu tư cho phù hợp như:
- Cần có các chính sách khuyến khích phát triển du lịch sinh thái
+ Hoạt động kinh doanh du lịch phải đảm bảo phát triển bền vững
+ Hoạt động du lịch không làm ảnh hưởng đến tập tục sinh sống của các loài chim di cư, các loài sinh vật bản địa và môi trường.
- Khuyến khích và hoan nghêng các nhà đầu tư phát triển DLST, để vườn quốc gia là khu du lịch sinh thái lý tưởng tương xứng với tiềm năng của vườn, để thúc đẩy phát triển hoạt động DLST bền vững, chính quyền đưa ra chính sách tôn trọng, bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch theo quy chế của luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế. Một vườn quốc gia bảo vệ tốt cần có sự tham gia tích cực của chính quyền hỗ trợ ban quản lý trong việc lôi kéo, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển DLST.
- Cần tiếp tục duy trì, tìm kiếm, kêu gọi các dự án, các nguồn tài trợ từ các tổ chức nhằm phục vụ bảo tồn, để người dân có cơ hội tham gia và hưởng lợi từ công tác bảo tồn. Như vậy, mới mong muốn người đân tham gia tích cực vào công tác bảo tồn và phát triển DLST.
4.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Để khai thác được thế mạnh của DLST nhưng đồng thời bảo vệ được môi trường và tài nguyên cho phát triển bền vững. Ưu tiên hàng đầu là đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng một cách hợp lý, đảm bảo đúng yêu cầu của cảnh quan và tiêu chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường.
Các mục tiêu ưu tiên đầu tư gồm:
- Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy
- Xây dựng bến thuyền
- Chòi quan sát chim
Ngoài ra, để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch khi đến đây, nâng cao hiệu quả đầu tư, cần xây dựng các khu vui chơi giải trí nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch.
4.2.2. Tuyên truyền quảng cáo du lịch.
Đây là một lĩnh vực còn khá yếu kém trong hoạt động du lịch ở VQG Xuân Thủy. Hầu như các tổ chức ở đây không chú trọng đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo du lịch của mình. Vì vậy, cần có các biện pháp xúc tiến, quảng cáo cho DLST VQG Xuân Thuỷ,cụ thể:
+ xây dựng Wbsite VQG Xuân Thuỷ với những thông tin về các hệ sinh thái cũng như sản phẩm du lịch sinh thái, quảng bá bằng hình ảnh về VQG.
+ Xây dựng và phát trình các tờ gấp cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp... giới thiệu chung về khu du lịch sinh thái VQG Xuân Thuỷ cũng như giới thiệu các tour du lịch sinh thái, du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá.
+ tham gia các chương trình dự án, hội thảo khoa học chuyên đề trong nước và quốc tế để tìm kiếm cơ hội đầu tư mở rộng thị trường phát triển du lịch sinh thái .
4.3. Những giải pháp cho phát triển du lịch tại VQG Xuân Thuỷ.
4.3.1 Cơ sở cho việc đưa ra giải pháp.
- dựa vào bản chất của du lịch sinh thái và mục tiêu quản lý của VQG Xuân Thuỷ:
Bản chất của DLST mối liên hệ của nó và vai trò với mục tiêu bảo tồn, hỗ trợ cộng đồng là những cơ sở khoa học cho việc khuyến khích phát triển loại hình du lịch. Do đó, các hoạt động du lịch cần phải tôn trọng các mục tiêu quản lý của VQG đã quy định như sau.
+ Bảo vệ các khu cảnh quan và tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế nhằm phục vụ cho mục đích du lịch, vui chơi giải trí giáo dục...
+ duy trì bền vững trạng thái tự nhiên, đảm bảo tính đa dạng và bền vững của hệ sinh thái. Duy trì các đặc tính thẩm mỹ, địa mạo và sinh thái nhằm đảm bảo đúng quy hoạch
+ Cho phép khách tham quan với mục đích giáo dục, văn hoá và giải trí
+ Loại trừ và ngăn chặn sự khai thác hay các hành động trái với mục đích đã quy định của vườn
+ Chú ý đến nhu cầu địa phương bao gồm cả việc sử dụng tài nguyên lâu dài và không gây ảnh hưởng có hại đến mục tiêu quản lý
- Thực trạng phân khu du lịch VQG Xuân Thuỷ
- Thực trạng sinh sống của người dân và nhu cầu của cộng đồng
- Thực trạng cơ sở hạ tầng và du lịch VQG Xuân Thuỷ
- Kế hoạch phát triển quản lý VQG
Các giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm khắc phục những tồn tại của hoạt động du lịch VQG Xuân Thuỷ sang một hoạt động du lịch phù hợp hơn vừa đáp ứng được mục tiêu bảo tồn của VQG vừa lôi kéo sự tham gia của người dân, đó là loại hình DLST.
4.3.2 Những giải pháp cụ thể:
- Phát triển DLST phải đảm bảo tính bền vững:
Để có thể phát huy được các thế mạnh tiềm năng, thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung và du lịch sinh thái ở VQG Xuân Thuỷ nói riêng, cần có chiến lược đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng cho hợp lý. Đối với DLST ở VQG Xuân Thuỷ cần tập trung quy hoạch theo các dự án đã nói ở trên.
- Giáo dục tuyên truyền:
Để hoạt động du lịch phát triển VQG Xuân Thuỷ cần phải quảng bá, đưa các thông tin quảng bá nên các thông tin đại chúng, tham gia mọi hoạt động, hội thảo về du lịch để thu hút thị trường khách du lịch và dự án đầu tư . Song song với phát triển DLST cần có giáo dục tuyên truyền - giáo dục tuyên truyền cho khách đặc biệt là khách nội địa chấp hành những nội quy ở VQG Xuân Thuỷ thông qua tờ gấp và hướng dẫn viên du lịch.
Ngoài ra, cần phải tuyên truyền giáo dục nhân dân địa phương hiểu vai trò của môi trường tự nhiên từ đó lôi kéo có sự tham gia, giáo dục họ bằng cách dễ hiểu, dễ nhớ, thông qua hình ảnh và các đoàn thể trong xã hội: thanh niên, phụ nữ, đoàn viên ....
- Giải pháp về lôi kéo sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch:
+ Tư vấn và động viên cộng đồng địa phương tham gia vào các dự án DLST ở VQG Xuân Thuỷ. Cộng đồng địa phương có thể thể tham gia vào các hoạt động sau:
Quy hoạch dự án DLST như điều tra khảo sát, góp ý kiến xây dựng kế hoạch đề xuất các phương án thực hiện
Xây dựng hạ tầng cơ sở: làm đường, phát quang đường mòn, xây dựng nhà nghỉ và các cơ sở vui trơi giải trí...
Tham gia cung cấp dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm. Hoạt động này kéo theo sự tham gia của nhiều người vào quá trình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, phát triển vườn cây ăn quả và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Tham gia vận chuyển khách du lịch, trông coi và sửa chửa các phương tiện đi lại của khách
+ Tăng cường giáo dục đào tạo về bảo vệ môi trường tự nhiên cho thế hệ trẻ của địa phương thông qua nhà trường
Tóm lại: Vấn đề đặt ra là người dân được lợi gì từ DLST? Trước hết họ được hưởng trực tiếp từ hoạt động nêu trên, các dự án du lịch nên ưu tiên dành cho dân địa phương càng nhiều cơ hội tham gia càng tốt từ đó làm giảm tác động của họ đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ. Bên cạnh việc sử dụng lợi nhuận thu được từ DLST để bù đắp cho công tác bảo tồn nên dành một phần để phát triển các công trình phúc lợi cho công đồng địa phương như: Điện, trường học, đường, ý tế hoặc khôi phục công trình và hoạt động văn hoá địa phương.
3.4. Đề xuất xây dựng các tour DLST, du lịch văn hoá trong phạm vi tỉnh Nam Định.
3.4.1. xây dựng các tour.
Tour thứ nhất: Hà Nội - Đền Trần - Thành Phố Nam Định - chùa Cổ Lễ - quê hương cố tổng bí thư Trường Chinh - VQG Xuân Thuỷ - làng dệt cói Triều Hải - Chùa Keo Hành Thiện - nhà thờ Phú Nhai - làng hoa Điền Xá - Hà Nội.
Tour thứ hai: Hà Nội - Mộ ông Trần Tế Xương, tuợng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - Đền, quê hương Nguyễn Hiền - chùa Cổ Lễ -VQG Xuân Thuỷ - chùa Keo Hành Thiện - thăm làng nghề mây tre đan xuất khẩu Nam Hồng- Hà Nội.
Tour thứ ba: Hà Nội - đền Trần - chùa Phổ Minh - quê hương ông Trường Chinh - VQG Xuân Thuỷ - chùa Keo Hành Thiện - nhà thờ phú Nhai - thăm làng nghề đan mành Nam Xá - Hà Nội.
Tour thứ bốn: Hà Nội - quê hương ông Nguyễn Hiền - chùa Cổ Lễ - chùa Keo Hành Thiện - VQG Xuân Thuỷ - quê hương cố tổng bí thư Trường Chinh - bãi biển Quất Lâm - làng trồng dâu nuôi tằm Nam Thắng.
3.4.2 Mô tả một tour du lịch Hà Nội Xuân Thuỷ( tour thứ nhất 03 ngày 02 đêm).
Ngày thứ nhất :
Từ 7h 00/: đoàn khách khởi hành từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A qua thị xã Phủ Lý, từ Phủ Lý quý khách đi theo quốc lộ 21 khoảng 30 km sẽ đến khu di tích đền Trần - chùa Pháp. Vương triều Trần là một trong những triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam gắn liền với những tên tuổi lẫy lừng của các danh nhân: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản... những người có công lớn trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược bảo vệ tổ quốc thế kỷ XIII. Để tưởng nhớ công ơn bậc tiền bối nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, lăng, miếu đã được xây dựng trên nền cung điện xưa, trong đó có những công trình tồn tại hơn 7 thế kỷ tạo lên quần thể di tích mang đậm dấu ấn văn hoá Trần mà dân gian thường gọi là đền Trần Chùa Tháp. Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử quý có giá trị như gốm sứ, đồ đồng, đồ trạm khắc gỗ, trạm khắc đá... cực kỳ tinh xảo phản ánh giá trị văn hoá, tinh thần và đạo đức truyền thống của nước Đại Việt xưa.
Đến với khu di tích lịch sử văn hoá Trần tham dự lễ hội đền Trần, đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, thăm đền Bảo Lộc, lăng mộ tượng đài Trần Hưng Đạo... du khách còn được thưởng thức âm điệu ngọt ngào của Chiếu Chèo Nam, hương vị thanh tao của chuối ngự Đại Hoàng, vị ngọt của bánh gai, kẹo Sìu Châu, bánh nhãn là những sản vật đặc sắc chỉ có ở Non Côi - Sông Vị mới có.
Từ 11h00/ - 13h30/ du khách lên xe tới thành phố Nam Định nghỉ trưa tại đây.
Từ 13h30/ chiều xe đưa du khách đến thăm chùa cổ Lễ: Từ thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan trên sông Đào, đi theo quốc lộ 21 khoảng 15 km là tới đền Cổ Lễ qua một cây cầu nhỏ rẽ phải khoảng 200m là đền chùa. Đến đây quý khách sẽ được tham quan tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, tháp có 12 tầng, tầng đế tháp có 8 mặt đặt trên lưng một con rùa rất lớn hướng vào chùa, trong lòng tháp có một trụ cột lớn với 60 bậc thang từ đế tháp lên đến đỉnh tháp theo hình xoáy chôn ốc. Tới khu chùa chính ở giữa sàn chùa có quả chuông 9 tấn cao 3,2 m được đúc vào năm 1936. Toà Thượng Điện có tượng Phật Thích Ca cao 4m và rộng 3,5m bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Nhà thờ có pho tượng Phạm Quang Tuyên, ngoài thờ phật chùa còn thờ Thiên Sư Nguyễn Minh Không. Nơi đây còn nhiều di vật văn hoá quý hiếm như Đại Hồng Chung, một trống Đồng thời Lý và một túi tên đựng đồng.
15h00/ chiều: du khách lên xe xuôi theo đường 21, qua cầu Lạc Quần rẽ trái khoảng 6 km là đến nhà lưu niệm cố tổng bí thư Trường Chinh tại thôn Hành Thiện xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Đến đây du khách được tham quan nơi sinh ra và lớn lên của cố tổng bí thư Trường Chinh
16h00/ du khách đi xuôi xuống Giao Thuỷ khoảng 40 km là đến VQG Xuân Thuỷ. Đây là điểm dừng chân cơ bản của toàn bộ chuyến đi, các hoạt động diễn ra ở điểm này giữ vai trò chủ đạo của toàn bộ tour. Tại đây quý khách có cơ hội được ngắm những cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của buổi chiều khi hàng đàn chim với hàng trăm loài khác nhau quay trở về. Không những thế, du khách còn có thể quan sát các loài chim quý hiếm trên thế giới, hàng năm chỉ di trú tại đây vào mùa đông như Cò Thìa, Choắt Mỏ Thìa, Giấy Sen... Trong buổi tối, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn được chế biến từ hải sản, nguồn thực phẩm vốn rất ngon và sẵn có ở đây. Du khách nghỉ qua đêm ở đây tại nhà nghỉ sinh thái trong vùng đệm VQG hoặc trong các nhà dân bên cạnh VQG.
Ngày thứ 2 :
Từ 5h 00/ đến 8h00/ du khách quan sát chim và ngắm cảnh bình minh lên. Từ 8h 00/ đến 10h 00/ du khách di đi thuyền sang làng triều hải thuộc huyện Tiền Hải - Thái Binh đến thăm làng nghề dệt nổi tiếng. Do sợi được se, mềm dễ giặt, thoát nước nhanh, trải dài mát về mùa hè, trang trí đẹp rất được khách ưa chuộng.
10h00 du khách đi thuyền về Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
11h00 du khách ăn trưa tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
13h 30 du khách đi thuyền và đi bộ thăm quan đầm tôm của nước lợ quanh khu vực VQG. Thăm thảm thực vật rộng chừng 7100 ha là khu quản lý theo công ước RAMSAR đầu tiên cũng là duy nhất của Việt Nam cho đến nay.
16h 00/ du khách lại được quan sát chim về buổi chiều.
18h 00 du khách ăn tối và nghỉ tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Ngày thứ: 3.
Ăn sáng và ngắm cảnh buổi sáng tại VQG đến 10 giờ
10h00 lên xe đi thăm chùa Keo Hành Thiện thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường (khoảng 20km). Chùa được xây dựng theo kiểu “Nội nhị cộng, ngoại thất quốc” trên diện tích 5 mẫu Bắc bộ. Chùa có quy mô bề thế với 13 dãy nhà dài khoảng 121 gian tạo thành những cụm kiến trúc hài hoà, cân đối. Chùa còn giữ được nhiều mảng chạm khắc mang đậm phong cách thời Hậu Lê và nhiều cổ vật, cổ thư có giá trị như: sập thờ, tượng đài pháp thiên sư Không Lộ bằng đồng, chuông, bia bí, câu đối và các sắc phông của nhiều triều đại.
11h 30/ nghỉ trưa tại chùa với mó ăn chay
13h 00 đến thăm nhà thờ Phú Nhai (khoảng 8km) đây là nhà thờ đẹp nhất và lớn nhất ở Đông Nam á.
14h 30/ khách đến thăm làng hoa Điền Xá (Vị Khê) thăm các loài hoa và cây cảnh. Đến đây khách có thể mua được những cây cảnh, các loài hoa đẹp của làng hoa Điền Xá.
15h30/ chiều du kách lên xê về Hà nội. Kết thúc chuyến đi.
Phần III: kết luận, tồn tại và kiến nghị
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu một cách tổng hợp về tiềm năng phát triển du lịch và hiện trạng hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã và đang gây ra ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, tác giả có một số kết luận sau.
- Kết quả phân tích điều kiệh tự nhiên, tài nguyên độc đáo kết hợp với hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Xuân Thuỷ cho thấy: tiềm năng du lịch ở đây rất lớn, nơi đây có nhiều điều kiện để xây dựng được sản phẩm du lịch đặc sắc, giá trị cao. Tuy nhiên, hiện trạng du lịch ở đây chưa xứng với tiềm năng vốn có ở khu vực. Các điều kiện hỗ trợ cho phát triển như cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật chưa có hoặc có với số lượng thấp, dịch vụ quá ít, chất lượng chưa đảm bảo. Các chương trình du lịch sinh thái mới chỉ dựng lại ở các mục đích thăm quan, ngiên cứu và tìm hiểu hệ sinh thái tự nhiên còn đến với mục đích nghiên cứu còn rất ít. Ccác hoát động còn đơn điệu, chưa có sự hấp dẫn khách du lịch sinh thái.
- Tuy hiện trạng hoạt động du lịch ở đây chưa hoàn toàn xứng với tiềm năng vốn có của khu vực. Song hoạt động du lịch cũng gây ra ảnh hưởng ban đầu như:
+ Hoạt động du lịch ảnh hưởng đến thực vật
+ Hoạt động du lịch ảnh hưởng đến đời sống của động vật
+ Hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan
Mà đối tượng tác động chính là lứa tuổi học sinh, sinh viên với hình thức tác động là bẻ cành, ngắt lá và tiếng ồn ...
Với thực trạng trên, để phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia này còn rất nhiều việc cần phải làm. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, do điều kiện không cho phép nên đề tài chỉ đưa ra một số đề xuất một số vấn đề cơ bản như đã nêu ở trên.
2. tồn tại
bên cạnh những kết quả và đóng góp tên đề tài còn có một số tồn tại cần khắc phục sau:
- Đề tài mới chỉ xác định được đối tượng tác động chính là lứa tuổi học sinh - sinh viên chưa xác định được thành phần khác một cách rõ ràng, chính xác.
- Việc xác định tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên chỉ định tính chưa định lượng được với các tiêu chí cụ thể. Điều này đòi hỏi phải có một thới gian nghiên cứu của nhiều lĩnh vực, chuyên môn khác nhau. Hơn nữa năng lực và nguồn tài liệu còn hạn chế cũng như vấn đề nghiên cứu còn mới lên luận văn còn có những hạn chế không tránh khỏi.
3. Kiến nghị
đây thực sự là một vấn đề mới mẻ với tác giả là một sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp trong việc hiểu biết kiến thức về du lịch nói chung. Nhìn chung, sau qúa trình nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên đề tài có một số kiến nghị sau:
- cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá trực tiếp cũng như gián tiếp cả định tính lẫn định lượng
- Nội dung của đề tài không chỉ nghiên cứu trong phạm vi VQG Xuân Thuỷ mà còn cả trên VQG khác để thấy được mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch một cách toàn diện.
TàI LIệU THAM KHảO.
1. Dự án Việt Nam - Hà Lan về quản lý tổng hợp dải ven bờ “Báo cáo chuyên đề: Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ”.
2. Lê Anh Tuấn: Luận văn tốt nghiệp (2002) trường Đại học Lâm nghiệp
3. Dự án Việt Nam - Hà Lan: Biên bản và tài liệu họp tổ chuyên gia đa ngành về tiềm năng DLST đất ngập nước ở đồng bằng sông Hồng.
4. Sở khoa học môi trường: “Báo cáo đề tài, đánh giá môi trường và kết quả 10 năm thực hiện công ước Ramsar ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ - Nam Định”.
5. Lê Văn Lanh, 1999 “Du lịch sinh thái”
6. GS - TSKH Phan Nguyên Hồng: “Xây dựng chiến lược quản lý và bảo vệ đất ngập nước vùng cửa sông ven biển”
7. Phan Nguyên Hồng và nnk, 1999 Rừng ngập mặn Việt Nam - Nxb Nông Nghiệp
8. Trần Quốc Bảo,2000 “Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam và vấn đề DLSST”
9. Tuyển tập hội thảo khoa học: Tác dụng của rừng ngập mặn trồng đối với đa dạng sinh học và cộng đồng ven biển (TP Nam Định tháng 2 năm 2001)
10. Richard B. Primack, 1999: Cơ sở sinh học bảo tồn - Nxb khoa học kỹ thuật
11. Phan Văn Khởi: Diễn biến và tình trạng đánh bắt hải sản và đời sống của người dân trong vùng ngập mặn
12. Nguyễn Hoàng Trí - Nguyễn Hữu Thọ: sự tham gia của cộng đồng trong việc khôi phục, bảo tồn và quản lý rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng.
Phụ biểu
Phụ biểu 01: Ghi kết quả quan sát chim năm 2002.
Stt
Ngày tháng
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Địa điểm
quan sát
Số lượng
1
7 - 1
Cò Thìa
Pletalea minor
Giao Xuân
3
2
27 - 1
cò Thìa (Đài Loan )
Pletalea minor
Đầm Bảng - Tiến
42
3
28 - 1
CòThìa (prirdlife )
Pletalea minor
Đầm Tiến
51
4
13 -1
CòThìa ( Tứ phương )
Pletalea minor
Đầm Tiến
48
Vịt Mỏ Thìa
Anascty peata
Đầm tôm
2
5
26 -3
CòThìa
Pletalea minor
Đầm tôm
21
6
30 - 3
CòThìa
Pletalea minor
Đầm tôm
35
7
1- 4
Bắt cô trói cột
Indiar Cuckoo
RNM&phi loa
2
8
10 -7
Cò Lao ấn Độ
Printed Sstork
Đầm tôm CN
12-18
9
7 - 8
Cóc biển đen
Fregata minor
Đầmt ôm CN
3
10
15 - 8
Cò đen
Dupetor flavicollis
Đầm tôm CN
1
11
22 - 8
CòThìa
Pletalea minor
đầu Cồn Ngạn
1
12
1 - 9
CòThìa
Pletalea minor
Đầm Bảng
12
13
5 - 9
Diệc Lúa
ardeapurpurea
Đầm huyện uỷ
6
14
20 - 9
Vàng Anh Trung Quốc
orulus chinesnis
RNM
3
15
27 - 9
Diệc đen
Ergetta sarca
Đầm sản xuất
1
16
3 - 11
CòThìa
Pletalea minor
Cồn Ngạn
23
Ngống trời
Flatalea minor
Cồn Ngạn
4
17
CòThìa
Pletalea minor
Cồn Ngạn
65
Nguồn ban quản lý vườn quốc gia Xuân Thuỷ
Phụ biểu 02: Diễn biến các loại sinh cảnh khu Ramsar - Xuân Thuỷ
Stt
Các dạng sinh cảnh
Số liệu năm 1986
Số liệu năm 1998
Diện tích (m2)
tỷ lệ %
Diện tích (m2)
tỷ lệ %
1
Bãi bùn lầy
24152910.8
48.9
43234781.92
21.58
2
Rừng trồng phi lao
291352.17
0.58
1712814.85
2.79
3
Rừng ngập mặn sinh trưởng
14129081.87
28.13
4029481.73
6.57
4
Rừng ngập mặn non
2714860.95
5.4
3578233.81
5.83
5
Đầm tôm
4152679.7
8.27
27435983.73
44.74
6
Rừng ngập mặn trong đầm tôm
3386482.77
5.52
7
Cỏ lau sậy
1159691.7
3.03
1248393.13
2.04
8
Đất cát biển
3268192.73
6.51
3485381.93
5.68
9
Đất thổ cư và đất nông nghiệp
3214375.81
5.24
Tổng
48868782.02
100
91325929.89
100
Nguồn số liệu: Luận văn tốt nghiệp của Lê Anh Tuấn (2002)
Phụ biểu 03: So sánh khu hệ chim của VQG Xuân Thủy với các VQG ở Miền Bắc
Stt
Khu hệ chim
Số loài
Tỉ lệ với VQG Xuân Thủy(%)
Tỉ lệ với cả nước(%)
1
VQG Xuân Thủy
181
100
21.85
2
VQG Ba Bể
111
61.33
13.40
3
VQG Ba Vì
113
62.44
13.65
4
VQG Tam Đảo
239
132.04
28.86
5
VQG Cát Bà
69
38.12
8.33
6
VQG Cúc Phường
319
176.24
38.53
Nguồn số liệu: Luận văn tốt nghiệp của Lê Anh Tuấn(2002)
Phụ lục
Phụ lục 1: Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái
Tôn trọng văn hoá địa phương và không đưa nếp sống thành thị vào nơi bạn tới
Không lại quá gần động vật hoang dã
Không thu thập động thực vật được bảo vệ và bị đe doạ
Không mua động thực vật được bảo vệ và bị đe doạ hoặc các sản phẩm làm từ chúng.
Mang rác thải của bạn về nhà và cố không làm ô nhiễm môi trường đất và nước.
Tìm hiểu về văn hoá và tự nhiên của khu du lịch trước khi bạn đến thăm.
Quan tâm đến cuộc sống đời thường và vấn đề môi trường thông qua chuyến đi.
Sống gần gũi với thiên nhiên và tiếp thu lối sống thiên nhiên thông qua kinh nghiệm của chuyến đi.
Phụ lục 2: Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch sinh thái và các hướng dẫn viên du lịch.
Lập kế hoạch chuyến đi nhằm nâng cấp từ du lịch thiên nhiên lên du lịch mang tính môi trường.
Chọn những nơi du lịch sẵn sàng tiếp nhận DLST.
Lắng nghe ý kiến của các nhà du lịch, tổ chức bảo tồn phi chính phủ cũng như cộng đồng địa phương trong giai đoạn quy hoạch.
Không chấp nhận nhóm du lịch lớn hơn 30 người.
Tổ chức định hướng cho khách du lịch trước chuyến đi du lịch.
Thu nạp hướng dẫn viên có hiểu biết và thực hành về DLST.
Bố trí các hướng dẫn là người địa phương quen thuộc với tự nhiên và văn hoá địa phương của khu du lịch.
Chọn nơi ăn ở do người địa phương quản lý và giói thiệu các vật lưu niệm có ý nghĩa về môi trường cho khách du lịch.
Khuyến khích du khách tiếp xúc với dân địa phương.
Thu thập những ý kiến nhận xét của cọng đồng địa phương cũng như du khách để tác động trở lại các cuộc du lịch lần sau.
Phụ lục 3: Nguyên tắc chỉ đạo cho chủ nhà trọ.
Chọn nơi thích hợp sđể làm nơI ăn nghỉ cho khách DLST.
Làm giảm tới mức thấp nhất những tác động nên thiên nhiên và văn hoá địa phương khi lập kế hoạch xây dựng khu ăn nghỉ.
Hãy bám sát với các thông tin về ảnh hưởng của khu ăn nghỉ đến môi trường xung quanh và phong cảnh.
Không cung cấp những phương tiện hay dịch không cần thiết.
Giải thích về thiên nhiên và văn hoá địa phương cho du khách.
Trao đổi thông tin với các nhà tự nhiên học địa phương, các nhóm bảo tồn và phương tiện giáo dục như trung tâm đón khách.
Cho khách ăn những món ăn và bán cho họ những món quà làm bằng sẵn có của địa phương.
Tham gia vào các sự kiện và hoạt động giáo dục liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và gìn giữ văn hoá địa phương.
Phụ lục 4: Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà quản lý VQG Xuân Thuỷ - Nam Định
Nghiên cứu về sức chịu đựng của khu bảo tồn thiên nhiên để đặt ra số lượng du khách tối đa và kiểm soát để phòng chống sự sử dụng quá mức.
Hạn chế những hành vi có tác động xấu đến tự nhiên và giới thiệu những hoạt động có tác động nhỏ nhất đến tự nhiên.
Lập ra một hệ thống để lợi nhuận từ DLST được dùng cho việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.
Thiết lập những phương tiện giáo dục môi trường như trung tâm đón khách, các đường mòn thiên nhiên.
Cung cấp thông tin và nội dung giáo dục môi trường liên quan đến tự nhiên và văn hoá địa phương.
Thu thập hệ thống thông tin dẫn liệu khoa học về sự quản lý hệ sinh tháI và giáo dục môi trường.
Cung cấp những cơ hội nghiên cứu và đào tạo cho những nhà đIũu hành và hướng dẫn viên du lịch.
Hỗ trợ các hạot động giáo dục môi trường do các nhà tình nguyện và tổ chức tư nhân đảm nhận.
Gắn DLST vào kế hoạch quản lý VQG như là một bộ phận quan trọng.
Giám sát các ảnh hưởng qua lại của du lịch đối với khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương.
Thiết lập một khu vực mẫu về DLST trong phạm vi VQG.
MụC LụC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 152.doc