Đề tài Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội

Tài liệu Đề tài Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội: MỤC LỤC Đề tài: Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp. Chương I: Những lý luận chung Khái quát về môi trường – môi trường lao động Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường Môi trường Tiêu chuẩn môi trường Môi trường lao động và ô nhiễm môi trường lao động Môi trường lao động Ô nhiễm môi trường lao động Mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và sức khoẻ người lao động. Khái niệm về người lao động Tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. ảnh hưởng của các tác nhân đến người lao động và chất lượng lao động. Cơ sở lý luận về các giải pháp cải thiện môi trường lao động 3.1. Giải pháp đổi mới công nghệ 3.2. Giải pháp giảm quy mô sản xuất 3.3. Giải pháp sản xuất sạch hơn Chương II: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp và thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội – trụ sở chính. Giới thiệu chung về xí nghiệp đầu máy...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Đề tài: Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất của xí nghiệp. Chương I: Những lý luận chung Khái quát về môi trường – môi trường lao động Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường Môi trường Tiêu chuẩn môi trường Môi trường lao động và ô nhiễm môi trường lao động Môi trường lao động Ô nhiễm môi trường lao động Mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và sức khoẻ người lao động. Khái niệm về người lao động Tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. ảnh hưởng của các tác nhân đến người lao động và chất lượng lao động. Cơ sở lý luận về các giải pháp cải thiện môi trường lao động 3.1. Giải pháp đổi mới công nghệ 3.2. Giải pháp giảm quy mô sản xuất 3.3. Giải pháp sản xuất sạch hơn Chương II: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp và thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội – trụ sở chính. Giới thiệu chung về xí nghiệp đầu máy Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp Vị trí địa lý, mặt bằng. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của xí nghiệp Đặc điểm quy trình công nghệ Một số thiết bị chính của xí nghiệp Tổ chức lao động của xí nghiệp Mô tả hoạt động sản xuất của xí nghiệp Phân xưởng sửa chữa đầu máy diezen TY Phân xưởng sửa chữa đầu máy diezen D12E Phân xưởng sửa chữa đầu máy hơi nước Phân xưởng cơ khí phụ tùng Phân xưởng cơ điện Phân xưởng nhiên liệu Hệ thống điện của xí nghiệp Hệ thống cấp thoát nước Thực trạng ô nhiễm môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội – trụ sở chính. 2.1. Vi khí hậu nơi sản xuất 2.2. Tiếng ồn 2.3. Chiếu sáng 2.4. Bụi và hơi khí độc 2.5. Điện từ trường Ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến sức khoẻ của người lao động 3.1. Những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động 3.2. Hiện trạng chất lượng sức khoẻ người lao động Chương III: Đề xuất các giải pháp Đánh giá ưu, nhược điểm các giải pháp Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ Giải pháp giảm quy mô sản xuất Giải pháp sản xuất sạch hơn Lựa chọn các giải pháp Đánh giá hiệu quả giải pháp đưa ra Lời mở đầu Việt Nam hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vận tải, vận chuyển ngày càng tăng. Ngành đường sắt đóng góp một phần không nhỏ trong việc lưu thông và vận chuyển hàng hoá và cũng là phương tiện vận chuyển hành khách ngày càng lấy được sự cảm tình của người sử dụng. Hiện nay hệ thống đường sắt Việt Nam thực sự đã trở nên lạc hậu, trang thiết bị của Ngành đường sắt chưa được đầu tư đầy đủ để đáp ứng và theo kịp định hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước cũng nh­ Liên hiệp đường sắt Việt Nam đã và đang có những kế hoạch thích đáng cho việc đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống đường sắt để đưa Ngành đường sắt Việt Nam phát triển cùng thời đại. Xí nghiệp đầu máy Hà Nội là đơn vị trực thuộc Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực 1, Liên hiệp đường sắt Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ là cung cấp sức kéo cho hầu hết các tầu khách cũng như tầu hàng trên các tuyến đường sắt phía Bắc thuộc Xí nghiệp Liên hiệp I và một phần Xí nghiệp Liên hiệp II từ Đồng Hới đến Đà Nẵng Xí nghiệp còn đảm nhận sửa chữa đầu máy, sản xuất phụ tùng cho sửa chữa đầu máy, xây dựng cơ bản và duy tu tự làm. Trong quá trình lao động và sản xuất ở một số bộ phận sản xuất luôn xuất hiện các yếu tố nguy hiểm, có hại như: bức xạ, điện từ trường, ồn, bụi, hơi khí độc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng lao động của người lao động. Khi một lực lượng lao động không có sức khoẻ và phải làm việc trong những điều kiện xấu có thể gây “thiệt hại về kinh tế ước khoảng 4% tổng sản phẩm quốc gia chưa kể những thiệt hại cho gia đình và xã hội” (Trích bài phát biểu của Tổng thư ký LHQ Kofi Annan theo tê Newsletter năm 1997). Do vậy vấn đề cải thiện điều kiện lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người lao động ngày càng cần thiết và là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Xí nghiệp nói riêng và của các ngành kinh tế nói chung. Xuất phát từ ý nghĩa của việc cải thiện điều kiện lao động cùng với tình hình thực tế về sản xuất của các ngành công nghiệp nước ta, sau thời gian thực tập tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội em đã lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động nâng cao hiệu quả sản xuất của Xí nghiệp” Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng môi trường lao động của Xí nghiệp đầu máy Hà Nội từ đó đánh giá sự tác động của các nhân tố môi trường đến người lao động. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường lao động để nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất của Xí nghiệp Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về trình độ và thời gian tiếp cận của người viết, chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng môi trường tại các phân xưởng sửa chữa và sản xuất của xí nghiệp cũng như các vị trí lấy mẫu điển hình tại một số khu vực của các phân xưởng. Chuyên đề được trình bày thành 3 chương chính: Chương I: Những lý luận chung Chương II: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp và thực trạng môi trường lao động tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Chương III: Đề xuất các giải pháp. Lời cảm ơn Q ua quá trình thực tập ở Xí nghiệp đầu máy Hà Nội để thực hiện đề tài “Bước đầu đánh giá thực trạng môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động nâng cao hiệu quả sản xuất của Xí nghiệp” em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cô chú ở Xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kinh tế – quản lý môi trường và đô thị đã truyền đạt cho em những kiến thức tổng hợp về kinh tế và quản lý môi trường. Đồng thời em còng xin chân thành cảm ơn các cô chú ở Xí nghiệp đầu máy Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Duy Hồng, cô Vũ Thị Hoài Thu và bác Nguyễn Đức Hoà cán bộ chuyên trách BHLĐ ở Xí nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và có những chỉ dẫn tận tình để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Nhưng do hạn chế về trình độ cũng như thời gian tiếp cận với thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng ý của thầy cô cũng như các bạn sinh viên trong bộ môn để bài viết được hoàn thiện hơn giúp cho em có điều kiện học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Lời cam đoan “Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép cắt ghép các báo cáo hoặc các luận văn của người khác nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường”. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2004 Ký tên Đỗ Thị Kim Dung Chương I: Những lý luận chung I. Khái quát về môi trường – môi trường lao động 1.1. Khái quát về môi trường và ô nhĩêm môi trường 1.1.1. Môi trường Môi trường là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau như môi trương sư phạm, môi trường xã hội ... Tuy nhiên môi trường sử dụng trong đề tài này là một khái niệm được hiểu như là môi liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Điều 1 luật môi trường được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 định nghĩa môi trường “bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và của thiên nhiên” Môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất trong số đó các yếu tố vật chất tự nhiêm nh­ đất nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn cả. Những yếu tố này được coi là những yếu tố cơ bản của môi trường, chúng hoạt động theo những quy luật tự nhiên vốn có, con người chỉ có thể tác động tới chúng trong chừng mực nhất định. Bên cạnh các yếu tố tự nhiên là các yếu tố nhân tạo do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình như hệ thống đê điều, các công trình văn hóa... Hiện nay các yếu tố môi trường đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên đang ở trong tình trạng thay đổi theo chiều hướng xấu đi nguyên nhân một phần do khách quan song phần lớn là do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người gây ra. Sù thay đổi này biểu hiện ở sự thay đổi. Khí hậu toàn cầu, sự suy giảm tầng ozon, sù suy giảm nhiều loại thực vật, động vật... Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh để lại, do sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do tốc độ đô thị hóa, do vấn đề môi trường chưa được quan tâm thích đáng dẫn đến có nhiều mặt, có nhiều yếu tố, thực trạng môi trường ở Việt Nam còn xấu hơn ở nhiều nước trên thế giới như đất nước, rừng và không khí... 1.1.2. Tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong hoạt động quản lý môi trường, tổ chức môi trường vừa được xem là công cụ kỹ thuật vừa là công cụ pháp lý giúp Nhà nước quản lý môi trường chỉ trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có thể xác định được một cách chính xác chất lượng môi trường, biết được một cách cụ thể thành phần môi trường nào đó đã bị ô nhiễm hay chưa? ô nhiễm đến mức độ nào? ai là người gây ô nhiễm? Trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Nhà nước mới có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và xử lý kịp thời các vi phạm môi trường. Theo luật bảo vệ môi trường 1993 (khoản 7, điều 2) “Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường” Những chuẩn mực giới hạn cho phép được hiểu là mức độ hoặc phạm vi chất ô nhiễm nhất định trong các thành phần môi trường mà Nhà nước thấy có thể chấp nhận được vì chưa đến mức gây nguy hiểm cho con người hoặc đã giới hạn an toàn để bảo vệ cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như tương lai. Tuy nhiên việc xác định tiêu chuẩn môi trường cũng cần xuất phát từ thực tiễn của từng nước, chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế, trình độ KH và CN để sao cho các tiêu chuẩn môi trường vừa phải đảm bảo chất lượng môi trường vừa không vì vậy mà gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế. 1.1.3. Ô nhiễm môi trường Nếu nhìn dưới góc độ vật lý thuần tuý thì khái niệm ô nhiễm môi trường chỉ đến môi trường trong đó những chỉ số hoá lý của nó bị thay đổi theo hướng xấu đi. Luật bảo vệ môi trường (khoản 2, điều 6) “là sự làm thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường” Nh­ vậy nếu nhìn theo góc độ pháp lý thì một hành vi tác động đến môi trường được coi là gây ô nhiễm môi trường nó phải đạt hai tiêu chí: - Thay đổi tính chất môi trường - Phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường Như vậy có thể thấy rằng, nếu một khu vực nhất định nào đó chưa được pháp luật quy định tiêu chuẩn môi trường thì một hành vi làm thay đổi môi trường theo hướng xấu đi ở khu vực đó có thể bị coi là hành vi gây ô nhiễm môi trường. Điều này chỉ là nhìn nhận về mặt pháp lý để quy trách nhiệm. Song trên thực tế có rất nhiều hoạt động gây ô nhiễm môi trường mà chưa vi phạm tiêu chuẩn môi trường hoặc đã vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều mà không quy trách nhiệm cho ai được bởi đó là kết quả tất yếu của hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Giải quyết vấn đề này chỉ có thể tự giác mỗi người nhìn nhận được tác hại và góp phần giảm bớt sự gia tăng ô nhiễm. 1.2. Môi trường lao động và ô nhiễm môi trường 1.2.1. Môi trường lao động Lực lượng lao động ở nước ta chiếm gần 50% dân số, bao gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay, đây là lực lượng chủ yếu năng động nhất trong sản xuất tạo ra toàn bộ của cải vật chất và tình thần cho xã hội. Bởi vậy việc chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội. Người lao động vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động, trí óc mở mang cũng là nhờ người lao động. Vì vậy, lao động là sức chính của tiến bộ loài người” (trích “Con người và vấn đề xã hội” – Nhà xuất bản sự thật 1961). Và cũng vì thế, chế độ bảo hộ lao động ra đời nhằm mục đích bảo đảm cho người lao động một môi trường làm việc thuận lợi, bảo đảm sản xuất an toàn và vệ sinh, bảo đảm tiến bộ xã hội và mức sống tốt hơn cho người lao động. Để tìm hiều và nhìn nhận đúng được tầm quan trọng của vấn đề trước tiên ta phải xem xét về khái niệm môi trường lao động. Môi trường lao động có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tai nạn lao động, sức khoẻ bệnh tật của người lao động, đồng thời là một bộ phận quan trọng có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến môi trường sống nói chung. Trong nghiên cứu bảo hộ lao động môi trường lao động hay điều kiện lao động được định nghĩa : Môi trường làm việc hay điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các quá trình công nghệ, các công cụ phương tiện lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó, tạo nên một điều kiện thích hợp cho con người trong quá trình lao đông sản xuất. Vì vậy khi đánh giá điều kiện lao động chúng ta phải đánh giá các yếu tố biểu hiện của nó, phân tích xem nố có an toàn và phù hợp hay không nó ảnh hưởng nh­ thế nào đối với con người? * Môi trường lao động bao gồm: - Các yếu tố của sản xuất - Máy móc thiết bị, công cụ - Nhà xưởng - Năng lượng, nguyên nhiên vật liệu. - Đối tượng lao động - Người lao động * Các yếu tố liên quan đến sản xuất - Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc. - Các yếu tố kinh tế xã hội. - Quan hệ lao động, đời sống hoàn cảnh gia đình. * Môi trường lao động không thuận lợi được chia làm hai loại: - Các yếu tố gây chấn thương là nguyên nhân gây tai nạn lao động. - Các yếu tố có hại cho sức khoẻ dẫn đến bệnh nghề nghiệp Vậy tạo nên môi trường lao động ngoài các yếu tố vật chất chính còn có các yếu tố có liên quan, đặc biệt là các môi quan hệ kinh tế – xã hội cũng như các quan hệ lao động, đời sống của bản thân mỗi cá nhân và cả yếu tố tự nhiên tác động đến nơi làm việc (tiếng ồn, độ rung, bụi, điều kiện vi khí hậu và các bức xạ, hơi khí độc ... ) 1.2.2. Ô nhiễm môi trường lao động Theo công ước số 148 (1/6/1977) – công ước và khuyến khích về môi trương lao động (ô nhiễm không khí, rung và ồn) của Tổ chức lao động thế giới ILO, các định nghĩa về ô nhiễm môi trường lao động được ghi rõ: - Ô nhiễm không khí: là chỉ không khí bị nhiễm bẩn bởi các chất bất kỳ ở thể trạng nào mà gây độc hại đối với sức khoẻ hoặc nguy hiểm về nhiều mặt - Ô nhiễm ồn : chỉ âm thanh có thể dẫn đến một sự tồn tại thính giác hoặc gây độc hại đối với sức khoẻ hoặc nguy hiểm về nhiều mặt khác. - Ô nhiễm rung: chỉ mọi sự rung động truyền cho cơ thể người bởi những cơ cấu rắn và gây tác hại đối với sức khoẻ hoặc gây nguy hiểm về nhiều mặt khác. Ô nhiễm môi trường lao động nhất là ô nhiễm môi trường lao động trong sản xuất công nghiệp đã và đang là mối lo chung của toàn xã hội và là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách trong công cuộc đổi mới của đất nước, hướng tới phát triển bền vững. Con người và sức khoẻ của họ là vốn quý của xã hội, sức khoẻ sinh mạng của con người là vô giá nếu mất đi sẽ không có bất cứ một của cải nào có thể thay thế và bù đắp được. II. Mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và người lao động. 2.1. Khái niệm về người lao động Theo điều 6 của bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam năm 1994 sửa đổi năm 2002 định nghĩa người lao động: “ Người lao động là người Ýt nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động” 2.2. Các tác nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động Trong bất cứ môi trường lao động nào người lao động cũng đều tiếp xúc với các yếu tố có hại của nghề nghiệp nh­ các yếu tố: vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, ánh sáng, thông gió, bụi hơi khí độc, điện từ trường. Nếu các yếu tố này vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây tác hại đến sức khoẻ, đời sống người lao động. 2.3. Ảnh hưởng của các tác nhân đối với người lao động và chất lượng lao động. Theo tài liệu huấn luyện bảo hộ lao động (Vụ Bảo hộ lao động – Bé lao động, Thương binh và xã hội) công nhân làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung động quá giới hạn cho phép, ngoài tác hại về sinh lý lao động như gây ra sự mệt mỏi thính lực, đau tai, mất thăng bằng, giật mình và mất ngủ, loét dạ dày, tăng áp huyết, dễ cáu giận và có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp: điếc, viêm thần kinh thực vật... về mặt kỹ thuật còn làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén... dẫn đến tai nạn lao động. Ngoài ra sức khoẻ và tuổi thọ của con người còn phụ thuộc rất nhiều vào độ trong sạch của môi trường xung quanh. Trong tất cả các loại nhu cầu vật chất hàng ngày cho cuộc sống của con người thì không khí là loại “nhu yếu phẩm” đặc biệt quan trọng mà con người cần đến tiếp xúc liên tục từng giờ từng phút không nghỉ ngơi trong suốt cuộc đời của mình. Lượng không khí mà cơ thể cần cho sự hô hấp hàng ngày khoảng 10 m3 do đó nếu trong không khí có lẫn những chất độc hại: bụi, hơi khí độc thì phổi và cơ quan hô hấp sẽ hấp thụ toàn bộ các chất độc hại đó và tạo điều kiện cho chúng thâm nhập sâu vào cơ thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ và tính mạng con người. Khi nói đến sự ô nhiễm trong môi trường không khí người ta còn phải kể đến ô nhiễm nhiệt, chủ yếu tác động đến sức khoẻ của công nhân làm việc ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao làm biến đổi sinh lý cơ thể con người nh­ mất mồ hôi, mất nhiều muối khoáng và một số vitamin... nhiệt độ cao khiến tim làm việc nhiều hơn, chức năng của thận và hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Gần nguồn nhiệt, công nhân còn chịu tác động của bức xạ nhiệt làm giảm sức khoẻ. Ngoài ra khi làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng sẽ rất nguy hiểm làm giảm tầm nhìn của mắt dẫn đến các thao tác không được chính xác, làm căng thẳng thần kinh. Khi môi trường lao động bị ô nhiễm thì sức khoẻ người lao động sẽ bị ảnh hưởng và làm giảm chất lượng lao động, làm giảm năng suất lao động. III. Cơ sở lý luận về các giải pháp cải thiện môi trường lao động. Trước những ảnh hưởng của tác nhân đến người lao động và chất lượng người lao động thì vấn đề cải thiện môi trường lao động để giảm bớt những tác động đến người lao động nâng cao năng suất lao động là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Hiện nay để có thể cải thiện môi trường lao động làm cho môi trường khu vực sản xuất được trong sạch và tiện nghi hơn có hai cách tiếp cận đó là giảm lượng thải tại nguồn và xử lý cuối đường ống. Cụ thể hai cách giảm thiểu ô nhiễm có thể sử dụng các phương pháp nh­: đầu tư đổi mới công nghệ, giảm quy mô sản xuất, sản xuất sạch hơn. 3.1. Đầu tư đổi mới công nghệ. Đầu tư đổi mới bao gồm hai lĩnh vực là đổi mới công nghệ sản xuất và đổi mới công nghệ xử lý chất thải. Công nghệ và khoa học kỹ thuật là một trong 3 yếu tố cơ bản của môi trường lao động, là động lực để phát triển sản xuất nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Trong thời đại hiện nay, thực chất của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là qúa trình vận dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ dựa trên những đổi mới công nghệ nhằm chuyển hệ thống kinh tế xã hội của đất nước từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp, sử dụng lao động thủ công là chính sang một hệ thống có năng suất cao, hiệu quả cao dựa trên những phương pháp công nghiệp và công nghệ tiên tiến. CNH - HĐH cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, gia trị gia tăng cao. Muốn đạt được mục tiêu này, phải phát triển công nghiệp nhưng quan trọng hơn là phải đổi mới công nghệ trong toàn nền kinh tế, phải sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới. Công nghệ đồng thời cũng là 1 trong 4 yếu tố quan trọng của lợi thế cạnh tranh, bên cạnh tài nguyên, vốn và lao động. Hơn nữa công nghệ càng cao đem lại nhiều hiệu quả cho sản xuất. Vậy khoa học - công nghệ là động lực để phát triển sản xuất. Mặt khác chúng ta lại thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự ô nhiễm môi trường lao động đó là: các hệ thống kỹ thuật vệ sinh, công nghệ xử lý và làm sạch môi trường lao động như: hệ thống thông gío, hút và xử lý bụi, hơi khí độc ... ở nhiều nhà máy không có hoặc có nhưng đã lạc hậu... Vì vậy để cải thiện môi trường lao động giảm ô nhiễm môi trường lao động thì trước hết là phải đâù tư cho khoa học kỹ thuật, đầu tư cho cải tiến và chuyển giao công nghệ phù hợp. Sự thành công của giải pháp này được thể hiện trong hình thức của một môi trường tốt hơn, giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tình hình sức khoẻ của người lao động nâng cao và giảm những chi phí cho chữa bệnh từ đó dẫn đến tăng chất lượng lao động và giảm năng suất lao động. Việc đưa công nghệ mới vào sản xuất ngày nay đang là một xu hướng tất yếu mà lợi Ých lớn nhất đem lại là cải thiện được điều kiện lao động, tạo được môi trường làm việc trong sạch. Chẳng hạn ở nhiều nhà máy hoá chất ở nước ta được xây dựng từ đầu thập kỷ 60, nhà xưởng chật chội đã xuống cấp, thiết bị rò rỉ, dây chuyền công nghệ lạc hậu làm xì hơi khí độc ra môi trường làm việc và khu vực xung quanh. Tuy nhiên để có thể lựa chọn công nghệ hợp lý cho sản xuất cũng nh­ xử lý ô nhiễm cần phải có sự nghiên cứu và có sự đầu tư. Đầu tư các công nghệ cần đảm bảo tính hiện đại, tính kinh tế cao và phù hợp với các điều kiện thực tế của Xí nghiệp. Trên cơ sở đó việc lựa chọn công nghệ phải được kết hợp giữa các loại công nghệ: công nghệ thích hợp, công nghệ thông dụng, công nghệ Ýt hoặc không chất thải, công nghệ sạch. - Công nghệ thích hợp: Đối với các công nghệ sản xuất của các ngành công nghiệp thì việc lựa chọn công nghệ thích hợp đã được các chủ đầu tư xem xét kỹ lưỡng. Tuy vậy khái niệm " công nghệ thích hợp" rõ ràng là sẽ thay đổi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy một số nhà máy xí nghiệp ở nước ta trải qua nhiều năm tháng, công nghệ đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu và đang là nguồn sản sinh ra những chất gây ra ô nhiễm cho môi trường. Công nghệ thích hợp còn phải xem xét đến khía cạnh nguyên liệu phục vụ cho sản xuất... vì các yếu tố này là các tác nhân có thể gây ra ảnh hưởng đến môi trường. Tóm lại, theo quản điểm bảo vệ môi trường, công nghệ thích hợp được đưa ra xem xét ngoài các chỉ tiêu thích hợp về công nghệ sản xuất ra các sản phẩm của ngành mình còn phải là công nghệ đảm bảo các yếu tố về bảo vệ môi trường mà cụ thể là: Ýt hoặc không tạo ra chất thải ô nhiễm. Không sử dụng quá nhiều hoặc liên quan đến việc khai thác nguồn tài nguyên quá lớn có thể gây ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Ýt sử dụng các nguyên liệu cho các quá trình đốt cháy, không sử dụng quá nhiều nhân công lao động cho các công việc chân tay. + Đối với công nghệ xử lý các chất thải ô nhiễm thì khái niệm "công nghệ thích hợp" sẽ có nội dung chính nh­ sau: Công nghệ được lựa chọn để xử lý các chất ô nhiễm (nước, không khí, chất thải rắn) phải là công nghệ xử lý triệt để hoặc phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường (các chất sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định của luật môi trường) Công nghệ xử lý ô nhiễm thích hợp còn là công nghệ phù hợp với các điều kiện thực tế như đất đai, tài chính (chi phí đầu tư xây dựng công trình xử lý, chi phí vận hành quản lý) vận hành đơn giản Ýt hao tốn năng lượng... - Công nghệ thông dụng: là công nghệ đã được áp dụng ở nhiều nước, nhiều khu vực đã được ứng dụng vào thực tế và cho hiệu suất làm việc cao, tránh việc đầu tư các công nghệ quá mới mẻ có thể gây ra lúng túng cho người sử dụng hoặc gía thành đầu tư quá cao mà hiệu suất lại không nâng lên được bao nhiêu. Việc áp dụng công nghệ thông dụng trong công nghệ xử lý các chất ô nhiễm có một ý nghĩa quan trọng, nó sẽ giảm bớt được các chi phí đầu tư nghiên cứu trước khi muốn ứng dụng một công trình nào đó vào thực tế. Chính vì thế công tác nghiên cứu động học cơ bản các quá trình xử lý ô nhiễm trong điều kiện phòng thí nghiệm là hết sức quan trọng và cần thiết. - Công nghệ Ýt hoặc không chất thải: Đây là xu hướng hiện nay của các nước đang phát triển nhằm hạn chế ô nhiễm ở các đô thị và khu công nghiệp. Đối với các ngành công nghiệp đang hoạt động thì phướng hướng sạch hóa sản xuất, nghiên cứu tận dụng các chất thải công nghiệp và xây dựng các công nghệ không hoặc Ýt chất thải đang được nhà nước quan tâm và các cơ quan chuyên ngành đầu tư nghiên cứu. Chẳng hạn như: Đối với ngành công nghiệp luyện kim cần đặt ra vấn đề khảo sát ô nhiễm do nhà máy luyện gang, đặc biệt đánh giá chất lượng nước thải đưa vào nguồn tiếp nhận, khảo sát thêm khí quyển ... để xử lý các yếu tố nguy hại nhất. - Công nghệ sạch: Thực chất không có xí nghiệp công nghiệp nào là không tạo ra chất thải. Công nghệ sạch ở đây được xem là công nghệ hoặc không tạo ra các chất thải từ quá trình sản xuất hoặc các chất thải tạo ra không gây ô nhiễm đến môi trường và con người. Khái niệm công nghệ sạch trong công nghệ xử lý các chất ô nhiễm được xem xét như công nghệ Ýt taọ ra các chất thải từ các công nghệ xử lý, công trình xử lý không gây mùi, không tạo ra các ảnh hưởng lớn đến cho người vận hành, bảo đảm tình trạng vệ sinh... 3.2. Sản xuất sạch hơn. 3.2.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn của UNEP. Theo UNEP - chương trình môi trường của LHQ thì " sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục một chiến lược môi trường phòng ngừa tổng hợp đối với các quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường". - Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn (SXSH) bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn - Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu trình sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ - Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. 3.2.2. Các giải pháp cơ bản của sản xuất sạch hơn. Tiếp cận sản xuất sạch hơn phải dựa trên cơ sở quan điểm hệ thống về mối quan hệ tác động qua lại giữa tiêu thụ nguyên vật liệu năng lượng và các loại chất thải. Do đó tiến hành sản xuất sạch hơn có thể tiến hành theo mét trong những phương án của hệ thống các giải pháp sản xuất sạch hơn. Đó là: - Giải pháp giảm chất thải tại nguồn: nội dung cơ bản của giải pháp này bao gồm nhiều nhóm giải pháp nhỏ như quản lý nội vi, các giải pháp liên quan đến thay đổi nguyên liệu ban đầu vào, cải tiến hoặc kiểm soát quá trình hoạt động, thay thế cải tiến thiết bị, thay đổi trình tự công nghệ hoặc phương pháp tổng hợp. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch hơn khác nó đòi hỏi cần được nghiên cứu xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng nhằm tạo ra tiềm năng tiết kiệm và cải tiến chất lượng sản phẩm. - Giải pháp tuần hoàn: Nội dung cơ bản của giải pháp là tái chế, tái sử dụng hoặc tận dụng nguyên liệu, năng lượng tại chỗ nhằm sử dụng lại chính công đoạn khác đó hoặc cho mục đích khác. - Giải pháp thay đổi sản phẩm: Một trong những ý tưởng cơ bản của SXSH là cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm. Đó là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó nhằm tiết kiệm lượng tiêu thụ nguyên vật liệu và các hoá chất độc hại, tạo ra dòng sản phẩm thân thiện với môi trường. 3.3. Giảm quy mô sản xuất S¶n phÈm M S¶n xuÊt ChÊt th¶i Hình 1: Sơ đồ sản xuất Qua sơ đồ ta thấy trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp, các xí nghiệp đã tạo ra chất thải gây nên sự ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến người lao động và môi trường xung quanh. Khi lượng sản phẩm càng tăng thì tương ứng lượng chất thải tạo ra càng nhiều. Vì vậy để có thể giảm lượng chất thải tạo ra thì cần giảm lượng hàng hoá sản xuất hoặc thu hẹp qui mô sản xuất. 3.4. Áp dụng biện pháp quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở thoả thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường nhằm thiết lập hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như đánh giá môi trường, nhãn môi trường, phân tích chu trình sống của sản phẩm, các khía cạnh môi tròng trong tiêu chuẩn về môi trường… cho các doanh nghiệp và các tổ chức cơ sở khác để quản lý sự tác động của các hoạt động của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên của cơ sở từ người sản xuất trực tiếp đến các cán bộ quản lý. Bé ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau: + Hệ thống quản lý môi trường – EMS + Kiểm tra đánh giá môi trường – EA + Đánh giá kết quả hoạt động môi trường – EPE + Ghi nhãn môi trường – EL + Đánh giá chu trình sống của sản phẩm – LCA + Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm – EAPS Hệ thống quản lý môi trường là tập hợp các hoạt động quản lý có kế hoạch và định hướng về các thủ tục thực hiện, lập tài liệu, báo cáo, nó được triển khai nhờ một cơ cấu tổ chức riêng có chức năng, nhiệm vụ nguồn lực cụ thể để ngăn ngừa các tác động xấu về môi trường cũng như thúc đẩy các hoạt động duy trì và nâng cao các kết quả hoạt động môi trường. Chương II: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp đầu máy Hà Nội - và thực trạng môi trường lao động I . Giới thiệu chung về xí nghiệp đầu máy Hà Nội 1.1. Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp Xí nghiệp đầu máy Hà Nội ban đầu có tên gọi là ĐePo hoả xa Hà Nội do thực dân Pháp xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1901 để nhằm phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá trong công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Năm 1954 sau khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc, ĐePo được ta tiếp quản và lấy tên là xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Từ đó đến nay xí nghiệp là đơn vị trực thuộc sự quản lý của Xí nghiệp liên hiệp đường sắt khu vực I thuộc liên hiệp đường sắt Việt Nam. Hiện nay, trụ sở chính của xí nghiệp đóng tại số 2D – Khâm Thiên - Đống Đa – Hà Nội với tổng diện tích mặt bằng là 14.046 m2, xung quanh có tường cao 2,3 m với hai cổng vào phía Bắc xí nghiệp giáp bát Hà Nội, phía Nam giáp mặt phố Khâm Thiên, phía Đông giáp xí nghiệp toa xe Hà Nội phía Tây giáp nhà máy cơ khí cầu đường. Xí nghiệp có 3 trục đường bộ chính, 13 đoạn đường sắt xen kẽ phục vụ cho việc đi lại, sửa chữa và quay đầu tàu khi cần thiết, ngoài ra còn có các địa điểm phụ khác nằm trên các tuyến đường sắt phía Bắc như phân xưởng vận dụng Yên Viên, các trạm đầu máy ở Giáp Bát, Nam Định, Đồng Đăng, Đồng Mỏ, Mạo Khê. Xí nghiệp đầu máy Hà Nội có lịch sử phát triển từ rất lâu, từ khi nhà nước ta tiếp quản đến nay Xí nghiệp đã trải qua nhiều gia đoạn phát triển. Trong những năm tháng chiến tranh thì vận chuyển phục vụ khôi phục kinh tế và phục vụ cho cuộc kháng chiến cứu quốc góp phần không nhỏ vào thắng lợi của nhân dân ta. Hoà bình lập lại thì phục vụ vận tải cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể có thể chia quá trình phát triển của xí nghiệp theo các giai đoạn: Giai đoạn I (1955 – 1965) : phục vụ vận tải khôi phục kinh tế 5 năm lần thứ nhất. Giai đoạn II (1965 – 1975) : phục vụ vận tải trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Giai đoạn III (1975 – 1985) : phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn IV ( 1985 đến nay ) : xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới sức kéo, cải tiến cơ cấu quản lý, nâng cao chất lượng vận tải đáp ứng sự nghiệp đổi mới ngành đường sắt nói riêng và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước nói chung. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, bằng sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên trong Xí nghiệp, Xí nghiệp luôn hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước nà ngành giao cho. Kết quả Xí nghiệp đã được tặng thưởng huân chương chiến công hạng III, huân chương lao động hạng III năm 1996, được tặng cờ đơn vị xuất sắc trong 10 năm đổi mới và nhiều danh hiệu cao quý khác mà Đảng, nhà nước và ngành trao tặng. 1.2. Vị trí địa lý, mặt bằng Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội là đơn vị cung cấp sức kéo chủ lực cho tàu hàng và tàu khách của khu vực phía Bắc (thuộc XNLHI) và một phần khu vực miền Trung (thuộc XNLHII) và đồng thời thực hiện nhiệm vụ sửa chữa bảo dưỡng và duy tu đầu máy. Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội có hai cơ sở tại Yên viên và Hà Nội. Cơ sở chính tại Hà Nội nằm giữa thành phố Hà Nội, xung quanh là các cơ quan, xí nghiệp, khu dân cư, đường giao thông, nhà ga... phía Đông giáp Xí nghiệp Toa xe qua đường sắt Bắc Nam của ga Hà Nội. Phía Nam giáp phố Khâm Thiên và môt số hộ dân cư dọc theo đường Khâm Thiên và phường Văn Chương. Phía Bắc giáp ga Hà Nội, phía Tây – Tây bắc giáp nhà máy Cơ khí Cầu đường và khu dân cư thuộc Phường Văn Chương, Văn Miếu. Tổng diện tích của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội của cơ sở tại Hà Nội là 41.000 m2 nằm trong khu vực tương đối thấp của nội thành – Thành phố Hà Nội. 1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của xí nghiệp 1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ Xí nghiệp đầu máy Hà Nội hiện nay có hai đơn vị phụ trách là khối vận dụng Yên Viên và khối vận dụng Hà Nội, có 6 phân xưởng (tiệp, đầu máy hơi nước, D12E, cơ điện nước, cơ khí phụ tùng, nhiên liệu) có một đội kiến trúc, 8 phòng ban, có 6 trạm đầu máy ở trên 5 tuyến đường. Quá trình sản xuất của xí nghiệp được điều hành bởi các khối theo sơ đồ XÝ nghiÖp ®Çu m¸y Hµ Néi Khèi söa chöa Khèi phßng ban Khèi bæ trî Khèi nhiªn liÖu Khèi vËn dông Hình 2: Sơ đồ điều hành sản xuất của Xí nghiệp Trong đó mỗi khối có một nhiệm vụ riêng để điều hành sản xuất cụ thể. Khối vận dụng bao gồm hai phân đoạn: Vận dụng Hà Nội và vận dụng Yên Viên có nhiệm vụ cung cấp, bố trí công nhân lái tàu và đầu máy cho các chuyến tàu Khối nhiên liệu: Bao gồm các trạm nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho các đầu máy chuẩn bị hoạt động và các phân xưởng sửa chữa đầu máy cần dùng đến nhiên liệu. Khối sửa chữa: bao gồm các phân xưởng sửa chữa có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng các loại đầu máy theo định kỳ. Khối bổ trợ bao gồm các phân xưởng cơ điện nước, cơ khí phụ tùng, đội kiến trúc có nhiệm vụ bổ trợ cho các phân xưởng sửa chữa. Khối phòng ban bao gồm các phòng tổ chức lao động, hành chính tổng hợp, phòng tài vụ, phòng vật tư điều độ, phòng y tế, phòng kế hoạch, phòng kế hoạch, phòng hoá nghiệm phối hợp cùng ban giám đốc điều hành quá trình sản xuất của xí nghiệp. Nhưng trong đề tài này mục tiêu là đánh giá môi trường lao động của người công nhân trong xí nghiệp – trụ sở chính nên phạm vi nghiên cứu chỉ trong trong khối sửa chữa và các khối phục vụ cho quá trình sửa chữa đầu máy. M¸y vµo söa ch÷a Quy trình sửa chữa và bảo dưỡng đầu máy của xí nghiệp có thể minh hoạ theo sơ đồ sau: Ph©n x­ëng söa ch÷a Ph©n x­ëng c¬ khÝ Ph©n x­ëng söa chöa M¸y tèt Sö dông Hình 3: Quy trình sửa chữa bảo dưỡng của Xí nghiệp 1.3.2. Một số thiết bị chính của xí nghiệp. Tính cho đến nay thì các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong Xí nghiệp đều đã rất cũ, từ thời Pháp để lại do vậy năng suất cũng như chất lượng rất thấp và kích thước rất cồng kềnh, cộng với một phần là do tính chất công việc nên khi sử dụng phát ra tiếng ồn cao gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Các loại máy, thiết bị sử dụng hầu hết đã quá thời hạn sử dụng và còn phải sử dụng sức người là chủ yếu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng Xí nghiệp đã có nhiều cải tiến, thay thế mới cho phù hợp với tình hình sản xuất và mua thêm một số máy móc mới nhất là những máy dùng thay thế sức người trong những công việc nặng nhọc và độc hại. Thế nhưng năng suất và chất lượng vẫn chưa cao, các máy sử dụng chưa mang tính tự động hoá, chủ yếu vẫn còn thủ công còn ảnh hưởng và gây tác hại rất lớn đến môi trường xung quanh, điều kiện lao động và sức khoẻ của người lao động trong Xí nghiệp. Hiện nay đa số các máy móc của xí nghiệp tập trung ở hai phân xưởng cơ khí và phân xưởng sửa chữa đầu máy Ty và cụ thể nh­ sau: Bảng 1: Các thiết bị của Xí nghiệp Tên máy Số lượng Công suất kw Nơi sản xuất Năm sản xuất Tiện T 616 Tiện HB18 Tiện 1D62M Tiện 630 Tiện MVE 1280M Tiện TR70 Tiện labor Tiện bánh xe Tiện 3T CHD Tiện 1K62 Tiện 16K20 Bào ngang Bào cuncinati 24 Máy phay 6P81 Máy xọc Máy khoan đứng Máy khoan BK40 Máy khoan cần K35V Máy khoan bàn Búa máy 150 kg Búa máy 50 kg Máy mài hai đá Máy vạn năng SW A45 Máy tháo vòng bánh xe Máy tháo lắp mai ơ bánh xe Máy tháo lắp vòng bi Máy bào giường Máy tháo lắp răng côn Máy phay 4FWA 08 01 01 05 01 01 01 02 01 03 01 05 01 01 01 01 01 02 11 02 01 13 01 01 01 01 01 01 01 4.5 4.5 4.5 10 11 14 3.5 45 45 7.5 10 4.5 5.5 5.5 7 4.5 4.5 2.8 0.6 14 4.5 2.8 4.6 3.5 57 40 45 40 5.5 Việt Nam Pháp TrungQuốc Việt Nam Hungari Balan Pháp Việt Nam Balan Liên xô Nga Việt Nam Mĩ Mĩ Balan Liên Xô Trung Quốc Trung Quốc Đức Việt Nam Việt Nam Việt Nam Balan Liên Xô Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Balan 1962 1996 1962 1967 1960 1959 1952 1964 1959 1969 1997 1959 1949 1948 1967 1963 1959 1969 1986 1913 1970 1988 1962 1962 1962 1962 1962 1962 1960 1.3.3. Tổ chức lao động của xí nghiệp Xí nghiệp đầu máy Hà Nội có một lực lượng sản xuất hùng hậu với 1583 cán bộ công nhân viên và cơ cấu quản lý điều hành sản xuất rất hợp lý, chặt chẽ có hệ thống từ giám đốc đến các phân xưởng. Công tác tổ chức lao động của xí nghiệp cũng phù hợp với từng công việc theo yêu cầu của từng phân xưởng. Hiện nay xí nghiệp có 6 phân xưởng phục vụ cho công tác sửa chữa, số lao động được phân bố trong các phân xưởng được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Bảng phân bố lực lượng lao động của Xí nghiệp TT Tên gọi Tổng Nam Nữ 1 Phân xưởng đầu máy hơi nước 38 34 4 2 Phân xưởng sửa chữa đầu máy TY 107 87 20 3 Phân xưởng D12E 77 71 6 4 Phân xưởng cơ điện nước 90 81 9 5 Phân xưởng cơ khí phụ tùng 90 79 11 6 Phân xưởng nhiên liệu 46 34 12 1.4. Mô tả hoạt động sản xuất của xí nghiệp 1.4.1. Phân xưởng sữa chữa đầu máy diezen Ty Phân xưởng sửa chữa đầu máy diezen Ty có nhiệm vụ sửa chữa đầu máy Ty theo quy trình sửa chữa các cấp tại xí nghiệp Đầu máy Hà Nọi do Bé giao thông vận tải và Liên hiệp Đường sắt ban hành từ cấp R0 đến cấp đại tu. Phân xưởng quản lý 3 xưởng sửa chữa: Xưởng 1 là xưởng chuyên giải thể sửa chữa bánh xe, hộp giảm tốc, thuỷ lực động cơ bơm cao áp và máy nén khí của đầu máy Ty, xưởng 2 là xưởng lắp ráp các cụm chi tiết lên đầu máy Ty và chỉnh bị. Xưởng 3 là xưởng chỉnh bị sửa chữa đầu máy Ty cấp bảo dưỡng R0 – R1 Bảng 3: Các cấp và chu kỳ sửa chữa kiểm tra tại Xí nghiệp KM định kỳ Các cấp sửa chữa Đầu máy chạy đường dài Đầu máy dồn thoi Kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật = R0 Khám chữa cấp hàng tháng = R1 Cấp sửa chữa hàng quý = Rt Cấp sửa chữa vừa = R2 Kỳ chữa = Rk 1000km + 20% 5000 km + 20% 10000 km + 20% 30000 km + 20% 60000 km + 10% Max 10 ngày Max 1 tháng Max 3 tháng Max 9 tháng Max 18 tháng Cấp kiểm tra bảo dưỡng R0 : Nội dụng công việc chủ yếu là kiểm tra kỹ thuật và hiệu chỉnh toàn bộ các thiết bị trên đầu máy, đặc biệt là chất lượng của hệ thống bôi trơn làm mát. Khắc phục các hư hỏng nếu có nhằm bảo đảm an toàn cho đầu máy khi vận hành. Kiểm tra khí động cơ DIEZEL còn hoạt động : + Sửa chữa động cơ DIEZEL và thiết bị phụ. + Truyền động thuỷ lực 400/201. + Thiết bị điện. + Thiết bị hãm và cơ cấu hộp giảm tốc. Kiểm tra khi động cơ DIEZEL đã ngừng : + Sửa chữa động cơ DIEZEL và thiết bị phụ. + Kiểm tra bộ truyền động thuỷ lực 400/201. + Thiết bị điện. + Thiết bị hãm và bộ phận chạy Cấp kiểm tra sửa chữa Rt: Là cấp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ có tính chất kiểm tra, chăm sóc kỹ thuật, khắc phục các khuyết tật phát sinh để duy trì tình trạng kỹ thuật tốt cho đầu máy giữa hai lần sửa chữa tại Xí nghiệp. Ngoài ra các công việc phải làm bao gồm cả những phần việc của cấp R0. Cấp sửa chữa R1: là cấp kiểm tra kỹ thuật tổng thể và sửa chữa nhỏ được tiến hành trong xưởng sửa chữa nhằm mục đích kiểm tra kỹ thuật và xem xét toàn bộ trạng thái của đầu máy mang tính chất định kỳ thường xuyên. Cấp sửa chữa R2: là cấp sửa chữa định kỳ trung bình nhằm mục đích khám xét và thử nghiệm một cách tỉ mỉ trạng thái kỹ thuật của các chi tiết, sửa chữa và khôi phục trạng thái tốt cho một số chi tiết chính của đầu máy. Ngoài ra các công việc phải làm bao gồm cả những phần việc của cấp sửa chữa R1. Sửa chữa cấp ky Rk: là cấp kiểm tra kỹ thuật và sửa chữa cơ bản, đây là cấp sửa chữa quan trọng nhất trong các xí nghiệp sửa chữa đầu máy, nhằm khôi phục trạng thái kỹ thuật tốt cho những chi tiết quan trọng trên đầu máy, đặc biệt là bộ phận chạy của đầu máy cũng như các bề mặt chịu lực làm việc quan trọng của các chi tiết trên đầu máy nhằm mục đích để đầu máy vận hành được an toàn và đạt được các chỉ số kỹ thuật tốt cho đến lần sửa chữa sau. 1.4.2. Phân xưởng sửa chữa đầu máy DIEZEL D12E. Phân xưởng sửa chữa đầu máy D12E có nhiệm vụ sửa chữa đầu máy D12E theo quy trình sửa chữa các cấp tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội do Bé giao thông vận tải và liên hiệp đường sắt ban hành từ cấp R0 đến cấp đại tu Rg. Phân xưởng thực hiện sửa chữa theo các cấp: Giải thể sửa chữa bánh xe, hộp giảm tốc, thuỷ lực động cơ bơm cao áp và máy nén khí của đầu máy D12E, lắp ráp các cụm chi tiết lên đầu máy D12E và chỉnh bị sửa chữa đầu máy D12E cấp bảo dưỡng R0 – Rg. Bảng 4: Các cấp và chu kỳ sửa chữa kiểm tra tại xí nghiệp Km định kỳ Cấp sửa chữa Đầu máy chạy đường dài Đầu máy dồn Kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật : R0 Khám chữa cấp trung gian : Rm Khám chữa cấp trung gian I : Rmx Khám chữa cấp trung gian II : Rv Kỳ chữa : Rs Đại tu : Rg 1000 + 20% 10000 + 20% 30000 + 20% 100000 + 20% 200000 + 20% 800000 + 15% 4 ngày max 23 ngày max 3 tháng 12 + 18 tháng Cấp kiểm tra bảo dưỡng R0 : Nội dung công việc chủ yếu là kiểm tra kỹ thuật và hiệu chỉnh toàn bộ các thiết bị trên đầu máy nhằm bảo đảm an toàn cho đầu máy khi vận hành. + Kiểm tra sự làm việc của động cơ, kiểm tra áp suất dầu bôi trơn, áp suất nhiên liệu, kiểm tra ống xả tăng áp. + Thử áp lực quạt làm mát các động cơ điện kéo, đo điện thế nạp ắc quy, kiểm tra bơm gió. + Kiểm tra trạng thái của cáp điện, đầu nối, bugi. + Kiểm tra trạng thái của bánh xe, băng đa, đĩa bánh xe, bộ giảm chấn thuỷ lực... Cấp kiểm tra sửa chữa Rm: Là cấp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ có tính chất kiểm tra, chăm sóc kỹ thuật, khắc phục các khuyết tật phát sinh để duy trì tình trạng kỹ thuật tốt cho đầu máy giữa hai lần sửa chữa tại Xí nghiệp đầu máy. Ngoài ra công việc phải làm bao gồm cả những phần việc của cấp R0. Cấp sửa chữa Rmx: Là cấp kiểm tra kỹ thuật tổng thể và sửa chữa nhỏ được tiến hành trong xưởng sửa chữa nhằm mục đích kiểm tra kỹ thuật và xem xét toàn bộ trạng thái của đầu máy mang tính chất định kỳ thường xuyên. Cấp sửa chữa Rv: Là cấp sửa chữa định kỳ trung bình nhằm mục đích khám xét và thử nghiệm một cách tỉ mỉ trạng thái kỹ thuật của các chi tiết, sửa chữa và khôi phục trạng thái tốt cho một số chi tiết chính của đầu máy, được tiến hành giữa hai lần kỳ Rs Sửa chữa cấp ky Rs: Là cấp kiểm tra kỹ thuật và sửa chữa cơ bản, đây là cấp sửa chữa quan trọng nhất trong các Xí nghiệp sửa chữa đầu máy, nhằm khôi phục trạng thái kỹ thuật tốt cho những chi tiết quan trọng trên đầu máy, đặc biệt là bộ phận chạy của đầu máy chũng như các bề mặt chịu lực làm việc quan trọng của các chi tiết trên đầu máy nhằm mục đích để đầu máy vận hành được an toàn và đạt được các chỉ số kỹ thuật tốt cho đến lần sửa chữa sau. Cấp Rs tương đường cấp ky chữa ở các đầu máy khác. 1.4.3. Phân xưởng sửa chữa đầu máy hơi nước. Đối với đầu máy hơi nước, hiện nay sử dụng trong toàn Xí nghiệp còn rất Ýt, chủ yếu sử dụng đển dồn thoi tại các ga, việc kiểm tra vận hành bảo dưỡng các cấp ở đầu máy hơi nước Ýt hơn cho phép kéo dài thời hạn kiểm tra sửa chữa. Đối với đầu máy hơi nước có các cấp sửa chữa như sau : Cấp rửa kiểm: Công tác kiểm tra bảo dưỡng tương đương cấp R0 ở các loại đầu máy khác, là nhiệm vụ bắt buộc phải làm với mỗi đầu máy sau khi chạy được 5000 km + 20%. Công tác tiến hành kiểm tra nồi hơi, hệ thống hơi, cơ giới gồm bộ chuyển động, bánh xe, trục, hệ thống pittông thuỷ lực... Cấp ky chữa: Là công tác kiểm tra kỹ thuật cơ bản, nhằm khôi phục trạng thái kỹ thuật cho những chi tiết quan trọng trên đầu máy, đặc biệt là bộ phận chạy của đầu máy, cũng như các bề mặt chịu lực nhằm mục đích bảo đảm khả năng làm việc của đầu máy. 1.4.4. Phân xưởng cơ khí phụ tùng. Phân xưởng cơ khí phụ tùng là phân xưởng chức năng trong Xí nghiệp, là đơn vị cơ khí được trang bị các thiết bị gia công cơ khí đầy đủ nhất trong Xí nghiệp, chịu trách nhiệm gia công, sửa chữa và chế tạo các chi tiết cơ khí hoặc thành phẩm cung ứng cho các đơn vị sửa chữa chính theo yêu cầu sản xuất dưới sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật và giám đốc. Phân xưởng cơ khí phụ từng là đơn vị duy nhất trong xí nghiệp có máy tiện chuyên dụng để tiện bánh xe, các máy công cụ như: khoan, mài, tiện, bào phay sọc, búa, Ðp, thuỷ lực có nhiều chủng loại, nhiều quốc gia như Liên Xô, Pháp, Ba lan, Tiệp, Trung Quốc,Việt Nam... Để khuyến khích người lao động, Xí nghiệp thực hiện chế độ khoán sản phẩm cho phân xưởng nên tuỳ theo yêu cầu sản xuất và thời hạn công việc, chế độ làm việc áp dụng cả theo ca kíp và cả theo giờ hành chính. 1.4.5. Phân xưởng cơ điện Còng nh­ phân xưởng cơ khí phụ tùng, phân xưởng cơ điện là một trong những phân xưởng chức năng hoạt động liên quan tới toàn bộ các phân xưởng trong xí nghiệp. Phân xưởng cơ điện có trách nhiệm sửa chữa, chế tạo mới hầu hết các thiết bị hoặc hệ thống điện của các loại thiết bị và máy móc trong toàn Xí nghiệp. Việc sửa chữa, chế tạo các thiết bị theo yêu cầu sản xuất dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật và theo sự yêu cầu của các đơn vị trong Xí nghiệp. Phân xưởng cũng chịu trách nhiệm quản lý trạm biến thế 500 KVA và hai máy phát điện tổng công suất 145 KW. 1.5. Hệ thống điện của xí nghiệp Hiện nay Xí nghiệp đang sử dụng điện trên lưới điện Thành Phố và máy phát điện dự phòng của Xí nghiệp (để duy trì ổn định sản xuất khi lưới điện bị mất) Điện cấp cho sản xuất từ lưới điện gồm hai nguồn: + Nguồn chính từ trạm 560 KVA điện lực Đống Đa + Nguồn cấp dự phòng từ trạm 500 KVA điện lực Hoàn Kiếm Điện cấp dự phòng từ máy phát điện dự phòng của Xí nghiệp gồm hai máy phát, tổng công suất 250 KW. Sản lượng điện tiêu thụ bình quân năm là 1.221.576 KW/h Tại các phân xưởng đơn vị đều có tủ phân phối điện và các thiết bị an toàn 1.6. Hệ thống cấp thoát nước Nước sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của Xí nghiệp được lấy từ hai nguồn chính : + Nguồn nước máy thành phố chủ yếu phục vô sinh hoạt, có hai hệ thống đường ống cung cấp vào từ hai hệ đường ống của thành phố Đường ống cấp nước phục vô sinh hoạt và một phần sản xuất của Xí nghiệp Đường ống cấp nước sinh hoạt cho nhà tầng, hai kho vật tư, khu gia đình 5 tầng, khu tập thể khung ray hai tầng + Nguồn nước giếng khoan chủ yếu phục vụ cho sản xuất, chất lượng nước giếng khoan rất tốt. Nước giếng khoan được bơm từ hai giếng khoan sâu và được chứa trong két chứa của Xí nghiệp. Hệ thống thoát nước của xí nghiệp có hai đường thải chính, một đường thải đổ ra cống thải thành phố trên đường Khâm Thiên, một đường thải được bơm cưỡng bức đổ ra cống thải chung thành phố trên đường Lê Duẩn. Tuyến cống thải ra đường Khâm Thiên chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước bề mặt khu hành chính, nhà ăn, khu tập thể và một phần nước thải của khối sản xuất gồm: phân xưởng sửa chữa đầu máy hơi nước, phân xưởng cơ khí phụ tùng, phân xưởng cơ điện, phân xưởng bia. Tuyến cống thải ra đường Lê Duẩn chủ yếu thoát nước thải sản xuất và nước thải bề mặt khu sản xuất chính gồm phân xưởng sửa chữa đầu máy diezen Ty và phân xưởng sửa chữa đầu máy diezen D12E, phân xưởng cơ điện, phân xưởng cơ khí phụ tùng. Nước thải được chảy về các hầm dưới phân xưởng sửa chữa đầu máy diezen Ty và phân xưởng sửa chữa đầu máy diezen D12E sau đó được các bơm bơm cưỡng bức theo đường ống đổ ra cống chung. II. Thực trạng ô nhiễm môi trường lao động tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội Ở nước ta trong những năm vừa qua thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước nền sản xuât của đất nước đã có những bước phát triển một cách rõ rệt ở tất cả các thành phần kinh tế. Cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất, môi trường lao động cũng có những thay đổi theo cả hai hướng, một mặt cũng có một số ngành, cơ sở có sự quan tâm tích cực đến quá trình sản xuất như thay đổi dây chuyền công nghệ, lắp đặt thiết bị để xử lý ô nhiễm... làm cho môi trường lao động được cải thiên hơn. Nhưng mặt khác cũng có những ngành, cơ sở trong qúa trình sản xuất làm xuất hiện những nguy cơ mới làm môi trường lao động ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Một trong những yếu tố gây ô nhiễm thường gặp trong sản xuất công nghiệp ở nước ta là bụi, đặc biệt là bụi có hàm lượng oxyt sillic (SiO2) tù do cao – là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh bụi phổi Silic. Tiếp đến là tiếng ồn, các loại hơi khí độc, tiếng ồn, bức xạ điện, rung động, nhiệt độ cao, ánh sáng thiếu... Theo các số liệu điều tra khảo sát của Viện nghiên cứu Bảo hộ lao động thì trung bình có hơn 80% số người lao động ở các ngành sản xuất phải làm việc trong môi trường có từ 2 đến 8 yếu tố nguy hiểm và có hại cùng những tác động trong đó có hơn 50% số cơ sở có các yếu tố đó vượt quá giới hạn cho phép. Tình trạng ô nhiễm môi trường lao động nói trên vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động mặt khác do không xử lý để lan tỏa tự do ra ngoài làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Đối với ngành công nghiệp cơ khí cũng có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên các cơ sở cơ khí vẫn có một đặc điểm chung là máy móc cũ kĩ và hỗn tạp, hệ thống sản xuất lỗi thời, trình độ công nghệ ở đa phần các công đoạn của quá trình sản xuất cơ khí không phù hợp để sản xuất các sản phẩm có chất lượng và hiệu suất cao. Công nghệ còn lạc hậu cũng là một trong những lý do làm cho các ngành cơ khí gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. 2.1. Vi khí hậu nơi sản xuất Khi nói đến môi trường không khí ngoài các yếu tố sản xuất tạo ra các loại khí thải, bụi, hơi độc hại.. còn phải kể đến các điều kiện vi khí hậu nơi sản xuất, do cách bố trí các nhà xưởng của xí nghiệp cũng là tác nhân gây nên sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc của người công nhân. Trước tiên khi nói đến vi khí hậu người ta phải nhắc đến nhiệt độ không khí, độ Èm tương đối, vận tốc không khí tại các phân xưởng. Theo kết quả tiến hành đo đạc và kiểm tra của ban lãnh đạo phối hợp với viện y lao động và vệ sinh môi trường ta có: Bảng 5: Kết quả phân tích tình hình vi khí hậu của Xí nghiệp Vị trí đo Vi khí hậu Nhiệt độ không khí Độ Èm tương đối ( %) Vận tốc không khí ( m/s) I. Phân xưởng đầu máy hơi nước - Giữa phân xưởng - Dưới gầm máy - Trên đầu máy - Cuối phân xưởng 28.2 28.2 28.4 28.2 80 80 76 80 0.24 0.32 0.18 0.2 II. Phân xưởng sửa chữa máy TY 1. Tổ điện động cơ - Đầu phân xưởng - Nơi làm sạch Rôto - Giữa phân xưởng - Cuối phân xưởng 2. Tổ động cơ - Giữa phân xưởng - Hầm khám máy - Giữa hai đầu máy - Cuối phân xưởng 31 31 31 31 28.4 28.3 28.2 28.2 78 78 78 78 80 80 80 80 0.28 0.48 0.34 0.28 0.26 0.18 0.42 0.31 III. Phân xưởng sửa chữa máy tiệp - Giữa phân xưởng - Nơi sửa động cơ - Cuối phân xưởng 28.4 28.4 28.4 78 78 72 0.3 0.28 0.24 IV. Phân xưởng cơ điện, nhiên liệu 1. Phòng tiện – cơ khí - Giữa phân xưởng - Máy tiện - Gia công nguội - Cuối phân xưởng 2. Tổ hoá nghiệm - Giữa phân xưởng - Cạnh tủ hốt - Tại máy đo độ nhớt - Tại bàn để hoá chất - Cuối phân xưởng - Tổ sàng lấp cát. - Tại nơi sàng cát - Kho chứa cát. 29.2 29.2 29.2 29.2 29.8 29.8 30.2 29.8 29.8 30.2 30.2 78 78 78 78 76 76 76 76 78 80 78 0.28 0.36 0.44 0.24 0.28 0.26 0.28 0.32 0.38 0.32 0.18 V. Phân xưởng cơ khí phụ tùng 1. Khu vực cơ khí - Giữa phân xưởng - Tại máy tiện chi tiết - Tại máy mài kim loại - Cuối phân xưởng (giữa phòng) - Cuối phân xưởng (sát tường) - Khu vực gia công nhiệt 2. Tổ rèn - Giữa phân xưởng - Cửa lò - Búa máy - Cuối phân xưởng 3. Khu lò phản xạ - Giữa phân xưởng - Cách lò 1m 28.2 28.2 28.2 28.2 28.2 30.5 40.6 30.2 30.2 33.5 38.3 78 78 78 78 78 78 76 78 78 78 76 0.21 0.26 0.21 0.2 0.18 0.27 0.38 0.46 0.22 0.32 0.25 Tiêu chuẩn cho phép 28 – 30 75 - 85 0.5 – 1.5 Qua bảng số liệu trên ta thấy : + Về nhiệt độ không khí: Đối với Xí nghiệp nhiệt độ chủ yếu do bức xạ mặt trời hâm nóng bầu không khí, nhiệt độ toả ra do máy móc làm việc do nguyên liệu và do người. Qua số liệu cụ thể so sánh với tiêu chuẩn cho phép ta thấy nhiệt độ không khí trong phân xưởng không quá cao, có một số vị trí vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 20C như phân xưởng TY nhiệt độ toàn phân xưởng vượt 10C so với TCCP, ở các phân xưởng hơi nước, cơ điện, nhiên liệu và phân xưởng cơ khí phụ tùng nhiệt độ chênh lệch so với TCCP là không đáng kể. Tuy nhiên ở phân xưởng cơ khí phụ tùng, tại cửa lò rèn, tổ lò xo, tổ một số vị trí nhiệt độ vượt qúa tiêu chuẩn cho phép từ 8 – 100 C, khi công nhân làm việc ở đây sẽ rất vất vả do nóng bức làm chảy mồ hôi gây nên giảm lượng muối trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, mất cân bằng sinh lÝ ảnh hưởng tới hệ thần kinh làm giảm năng suất lao động. + Về độ Èm qua số liệu cụ thể so sánh với tiêu chuẩn cho phép thấy rằng hầu hết độ Èm ở các địa điểm được đo đều đạt tiêu chuẩn cho phép, cũng có địa điểm đo có độ Èm thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép. + Về vận tốc không khí: Do vị trí địa lí nơi Xí nghiệp đóng thấp hơn so với mặt bằng xung quanh cho nên về vận tốc gió trong xí nghiệp hầu hết đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Điều này làm giảm sự bốc hơi của mồ hôi của da, gây khó chịu và mệt mỏi cho người lao động làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất chất lượng của người lao động. 2.2. Tiếng ồn. Trong Xí nghiệp tiếng ồn lớn nhất tập trung ở các phân xưởng sửa chữa đầu máy hơi nước, Ty và phân xưởng cơ khí phụ tùng. Khi tiến hành khảo sát tình hình tiếng ồn ở xí nghiệp, người tiến hành khảo sát đã chọn những phân xưởng có tiếng ồn phát ra cao để đánh giá tinìh hình tiếng ồn ở phân xưởng. Bảng 6: Kết quả phân tích giải tần tiếng ồn Vị trí đo Mức áp suất âm chung Mức áp suất âm (dBA) ở các giải ốc ta (Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 1.Phân xưởng cơ khí. - Mài vết hàn - Máy cắt gọt KL - Máy tiện T33 - Búa máy 150 kg - Quạt lò 95 – 96 86 – 97 83 – 84 94 – 96 87 – 88 92 74 65 88 83 75 70 92 78 79 76 90 77 81 80 87 80 84 81 94 87 85 77 92 91 82 70 88 94 75 61 78 2.Phân xưởng sửa chửa đầu máy - Thử động cơ TY - Giữa p/xưởng - Máy Ðp giã - Máy tháo lồng băng đa - TY - Máy tháo lồng băng đa – tiệp - Đầu máy hơi nước xả gió 96 – 98 90 – 91 97 – 99 92 – 94 94 – 96 96 - 110 90 83 87 81 103 91 85 95 84 97 89 85 96 83 93 92 81 88 83 93 95 85 85 75 91 91 83 88 74 90 86 76 85 67 87 82 67 79 61 81 TCCP 85 99 92 86 83 80 78 76 74 Qua số liệu thống kê ở bảng với mức âm tiêu chuẩn cho phép <85 dBA trong 8h ta thấy hầu hết các vị trí đo mức âm đều vượt tiêu chuẩn cho phép như ở phân xưởng sửa chữa đầu máy khi thử động cơ TY, máy Ðp giã hay ở máy tiện 150 kg, đầu máy hơi nước xả gió, máy tháo lồng băng đa nhưng không liên tục cho nên mức độ ảnh hưởng không lớn lắm đến hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và các cơ quan khác. Còn ở một số vị trí mức âm vượt qúa mức độ cho phép như công nhân làm việc cạnh búa máy, mài vết hàn, máy cắt gọt KL ở phân xưởng cơ khí tiếng ồn tác động một cách liên tục đây là yếu tố gây giảm thính lực cho công nhân gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ tim mạch gây ảnh hưởng đến sức khoẻ hình thành bệnh điếc nghề nghiệp cho người lao động. 2.3. Bụi và hơi khí độc Bên cạnh các điều kiện vi khí hậu, ánh sáng thì bụi và hơi khí độc cũng là yếu tố gây nên ô nhiễm không khí của Xí nghiệp ảnh hưởng đến điều kiện lao động của người công nhân. Lượng bụi và hơi khí độc trong Xí nghiệp phát sinh chủ yếu là trong các phân xưởng nhiên liệu, phân xưởng cơ khí phụ tùng, các tổ lò đứng, các tổ hàn. Bụi và hơi khí độc phát sinh trong quá trình sản xuất sửa chữa của xí nghiệp chủ yếu là silíc, hơi khí CO, CO2, SO2, dầu phát sinh do cung cấp nhiên liệu của phân xưởng nhiên liệu. Bảng 7: Kết quả phân tích bụi và hơi khí độc tại các phân xưởng Vị trí đo Bôi Hơi khí độc mg/m3 % SiO2 CO2 mg/m3 CO mg/m3 SO3 mg/m3 Pb mg/m3 Xăng mg/m3 Dầu mg/m3 1. Phòng hoá nghiệm - Đo điểm chớp cháy 540 22,9 2. Cấp nhiên liệu - Cấp xăng dầu 818 1017 3. Phân xưởng cơ khí - Lò rèn - Hàn điện - Hàn hơi - Mài kim loại 48,25 6,4 720 720 900 45,8 34,35 11,45 4.Tổ ắc quy - Giữa phòng sạc ắc quy 1,7 5. Nơi sàng cát 41,11 39,2 Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép <=4 1 – 5 900 20 5 0,05 1600 300 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy nồng độ bụi tại nơi khảo sát vượt quá tiêu chuẩn cho phép đến hơn 10 lần. Còn về hơi khí độc thì hầu hết các nơi khảo sát đều có nồng độ hơi khí độc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên khí CO và lượng hơi khí dầu tại các điểm đo đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và gây hiện tượng dị ứng dầu. 2.4.Chiếu sáng Chiếu sáng của Xí nghiệp được lấy theo hai nguồn chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Chiếu sáng tự nhiên ở Xí nghiệp dùng các cửa mái, cửa sổ và cửa ra vào. Còn chiếu sáng nhân tạo chủ yếu bằng các loại đèn chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng chung với các công suất 75W, 100W, 500W, 1000W ... được bố trí dọc theo hai bên tường của phân xưởng và tại vị trí làm việc trên các máy. Song qua thực tế khảo sát thì hầu hết ở các phân xưởng của Xí nghiệp chiếu sáng chưa đảm bảo cường độ sáng, tại các vị trí làm việc cường độ sáng chưa đủ độ sáng, số lượng đèn dùng cho chiếu sáng chung còn rất Ýt, công suất thấp, các đèn dùng cho chiếu sáng cục bộ công suất chưa đảm bảo, các cửa mái lấy ánh sáng tự nhiên chưa đúng TCCP, kích thước cửa sổ lấy ánh sáng được làm bằng kính rất bẩn vì không được lau chùi thường xuyên. Thường thì chỉ ở những vị trí phía ngoài gần các cửa sổ phân xưởng cường độ ánh sáng mới đảm bảo cho công nhân làm việc, càng vào giữa phân xưởng và cuối phân xưởng thì cường độ ánh sáng rất thấp không đủ độ rọi cho công nhân khi làm việc. Đặc biệt khi làm công việc sửa chữa dưới hầm sâu, ở gầm đầu máy dùng đèn hạ thế nhưng độ rọi không đảm bảo gây cản trở rất lớn cho công việc của người lao động. Bảng 8: Kết quả phân tích về chất lượng ánh sáng STT Vị trí đo Chiếu sáng chung (Lux) 1 Phân xưởng hơi nước Đầu phân xưởng Giữa phân xưởng Cuối phân xưởng 125 275 110 2 Phân xưởng sửa chữa máy TY Tổ điện động cơ Đầu phân xưởng Nơi làm sạch rôto Giữa phân xưởng Cuối phân xưởng Tổ động cơ Giữa phân xưởng Hầm khám máy Cuối phân xưởng 250 350 125 180 130 10 – 20 100 3 Phân xưởng sửa chữa máy tiệp - Giữa phân xưởng - Nơi sửa động cơ - Cuối phân xưởng 150 175 190 4 Phân xưởng cơ điện, nhiên liệu Phòng tiện – cơ khí - Giữa phân xưởng - Máy tiện - Gia công nguội - Cuối phân xưởng Tổ hóa nghiệm - Cuối phân xưởng - Giữa phân xưởng - Tại máy đo độ nhớt - Tại bàn để hoá chất 350 400 425 325 200 180 110 185 5 Phân xưởng cơ khí phụ tùng Khu vực cơ khí - Giữa phân xưởng - Tại máy tiện chi tiết - Tại máy mài kim loại - Cuối phân xưởng Khu vực gia công nhiệt - Tổ rèn: + Giữa phân xưởng + Cửa lò 105 450 130 50 110 135 TCCP 200 Qua bảng số liệu cho thấy hầu hết tại các vị trí đo cường độ chiếu sáng đều thấp hơn TCCP, như vậy hầu hết tại các vị trí đo đều không đạt TCCP, đặc biệt có nơi quá thấp như tại hầm khám máy chỉ có 10 – 20 LUX hay cuối phân xưởng của khu vực cơ khí 50 LUX… so với TCCP là 200 LUX thì không đảm bảo độ rọi cần thiết cho người lao động khi làm việc. Tuy nhiên cũng có những khu vực như ở phân xưởng cơ điện nhiên liệu, phòng tiện cơ khí, tại máy tiện chi tiết của khu vực cơ khí – phân xưởng cơ khí phụ tùng thì độ rọi lại vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất nhiều và đó cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Đây là vấn đề vệ sinh công nghiệp cần thiết để nâng cao năng suất chất lượng công việc của người lao động, cũng nh­ hạn chế các triệu chứng bệnh lý do ánh sáng không đảm bảo gây ra. Xí nghiệp đã đầu tư trang bị lại một số đèn chiếu sáng, sửa lại hệ thống cửa lấy ánh sáng nhưng hầu hết tại các vị trí đo ánh sáng vấn chưa đảm bảo. Đây là vấn đề cần thiết mà xí nghiệp phải quan tâm hơn nữa nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động cũng như hạn chế TNLĐ, BNN cho người lao động trong toàn xí nghiệp. 2.5. Điện từ trường Hiện nay trong công tác sửa chữa của xí nghiệp các máy móc, thiết bị đều sử dụng điện để hoạt động. Cho đến nay xí nghiệp đang sử dụng các máy phát điện phục vụ cho điện chiếu sáng cũng như sản xuất, dùng điện từ trường để làm nóng chi tiết để ghép chi tiết đó cho kín khít ở các phân xưởng sửa chữa TY, phân xưởng cơ khí phụ tùng và các phân xưởng khác. Các máy, các chi tiết máy móc phát ra xung quanh một lượng điện trường khi làm việc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc của người lao động như gây nóng, đau bụng, đục nhân mắt, tổn thương gan, tổn thương dịch hoàn gây suy nhược thần kinh, mệt mỏi đau đầu, kém ăn, chóng mặt. Bảng 9: Kết quả phân tích về điện từ trường tại các phân xưởng STT Vị trí đo Điện trường (V/m) Từ trường (A/m) 1 Máy nung vòng bi bằng từ trường của hãng SHF - Cách thanh từ 10 cm về phía trước - Cách thanh từ 50 cm về phía trước - Phía bên trái thanh từ 10 cm - Phía trên thanh từ cách 10 cm - Phía bên trái thanh từ 50 cm - Phía bên phải thanh từ 10 cm - Bàn nghỉ của của công nhân cách 2 cm 254 62 163 54 309 92 7,8 260 9 520 26 540 50 0,17 2 Máy tháo may ơ Liên Xô (cũ) - Cách phía trước máy 50 cm - Cách phía sau máy 10 cm - Cách phía sau máy 50 cm - Cách phía phải máy 10 cm - Cách phía phải máy 50 cm - Cách phía trái máy 10 cm - Cách phía trái máy 50 cm 140 29 190 24 48 160 10,9 761 90 700 75 1300 170 85 TCCP 5 (KV/m) 400 (A/m) Qua bảng trên ta thấy: về điện trường hầu hết tại các vị trí đo đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, còn về từ trường có một số vị trí đo vượt quá TCCP rất lớn từ 100 - 900 A/m như ở máy tháo moay - ơ Liên Xô tại vị trí phải máy cách 50cm là 1300 A/m, sau máy 50 cm là 700 A/m ... gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người lao động. III. ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến sức khoẻ người lao động. 3.1. Những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động Song song với sự phát triển của sản xuất, của khoa học kĩ thuật công nghệ, nguy cơ ô nhiễm môi trường lao động ngày càng tăng. Đây là một vấn đề tưởng nh­ vô lý nhưng lại đang tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Thực trạng điều kiện lao động tại các doanh nghiệp hiện nay là rất lo ngại. Các tiêu chuẩn về vệ sinh cho phép của nước ta đã quy định thấp hơn so với mức trung bình của thế giới, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều có những yếu tố vượt quá thậm chí nhiều lần. Ô nhiễm môi trường lao động không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động, mà còn giảm năng suất lao động, tăng chi phí trong quá trình sản xuất, nâng tỷ lệ lao động ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên tình trạng này vẫn còn kéo dài do những hạn chế về khả năng kinh tế của các doanh nghiệp, xu hướng chạy theo lợi nhuận, ý thức nhận thức của bộ phận cán bộ còn thấp nên đã xảy ra tình trạng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị quá cũ. Riêng đối với xí nghiệp đầu máy Hà Nội hàng năm vẫn đầu tư vốn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cấp phát bảo hộ lao động nhưng do công nhân luôn phải thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, trong bầu không khí có chất ô nhiễm, hơi khí độc và độ ồn cao nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động gây ra khá nhiều bệnh tật. Trước tiên trong quá trình sản xuất ở mỗi phân xưởng mặc dù đã có những biện pháp để hạn chế và xử lý nhưng lượng bụi, hơi khí độc vẫn ảnh hưởng đến người lao động. Khí thải phát tán trong không gian không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường của mỗi phân xưởng mà còn gây ra những ảnh hưởng lan toả ròng tiêu cực đến các phân xưởng khác và các khu dân cư gần phân xưởng. Nh­ chóng ta đều đã biết cácbon oxit (CO) và CO2 là những chất gây khó thở, mệt mỏi choáng váng và ở nồng độ càng cao thì càng gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. CO là một chất độc đối với hệ hô hấp, nó gây áp lực đối với Hemôglobin trong mạch máu hơn oxy nên chiếm chỗ của oxy trong mạch máu làm việc cung cấp oxy cho có thể giảm. Ở nồng độ cao các chất này có thể gây ngạt thở, choáng ngất gia tăng các bệnh về tim mạch. Đặc biệt quan trọng là sự tăng nồng độ CO2 trên diện rộng có khả năng gây ra những thay đổi về thời tiết và khí hậu. Một vấn đề quan trọng là trong quá trình sửa chữa tại các phân xưởng người công nhân luôn phải tiếp xúc với dầu mỡ nhất là trong những ngày nắng nóng mùi dầu mỡ bốc lên rất khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động gây nên hiện tương dị ứng dầu dẫn đến giảm năng suất lao động. Bụi từ khu vực sàng cát, mài kim loại ở phân xưởng cơ khí chứa nhiều phân tử rắn gây nguy hiểm đến sức khoẻ người lao động vì nó có khả năng xâm nhập vào phế nang, gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi. Vì chất ô nhiễm có một đặc tính là tính tích luỹ nên ngay khi nồng độ chất ô nhiễm của Xí nghiệp còn thấp cũng đòi hỏi cần nhanh chóng kịp thời đầu tư hệ thống xử lý khí thải, để vừa đảm bảo sức khoẻ của công nhân vừa tăng năng suất lao động, tránh sự khiếu kiện của dân cư trong địa bàn lân cận. Nếu không với một lượng tích luỹ vừa đủ, chất ô nhiễm sẽ trở thành chất độc, gây nguy hiểm sẽ còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó các điều kiện về khí hậu, ánh sáng cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường lao động. Chẳng hạn như khi công nhân làm công việc nặng nhọc lại ở nhiệt độ cao sẽ làm chảy mồ hôi gây nên giảm lượng muối trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khoẻ mất cân bằng sinh lÝ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh giảm năng suất lao động. Ánh sáng là một trong những yếu tố không thể thiếu được không chỉ trong công việc mà cả trong những sinh hoạt hàng ngày. Khi làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng sẽ rất nguy hiểm làm giảm tầm nhìn của mắt dẫn đến các thao tác không được chính xác, làm căng thẳng thần kinh, làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng lao động và đó là nguyên nhân có thể gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cuối cùng khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường lao động của Xí nghiệp người ta còn phải kể đến tiếng ồn. Tiếng ồn gây mệt mỏi thính lực, đau tai, mất thăng bằng, giật mình và mất ngủ, loét dạ dày, tăng áp huyết, dễ cáu giận... Nếu tiếp xúc với tiếng ồn lớn, liên tục có thể hình thành bệnh điếc nghề nghiệp. 3.1.2. Hiện trạng chất lượng sức khoẻ người lao động xí nghiệp. Do đặc điểm sửa chữa nên mỗi phân xưởng có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau vì vậy mà môi trường làm việc ở mỗi phân xưởng cũng có sự khác nhau và do đó cũng có sự tác động khác nhau đến sức khoẻ của người lao động. + Đối với phân xưởng đầu máy hơi nước cơ cấu tổ chức lao động của phân xưởng được chia làm 6 tổ sản xuất vào mùa hè điều kiện làm việc ở đây rất khắc nghiệt người lao động phải chịu tác động của nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng mệt mỏi say nóng, say nắng xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Riêng bộ phận nồi hơi, ống dẫn hơi nếu không cẩn thận để rò rỉ đường ống thì sẽ dẫn đến nổ vỡ, gây cháy nổ và tai nạn lao động. Mặt khác ở đây còn có các yếu tố ô nhiễm môi trường như các khí độc: CO, CO2 ... phát sinh từ khí đốt lò, chọc lò, mở van thông hơi. Ngoài ra người lao động còn thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn do thử còi, thử máy, tiếng ồn do nén khí, nổ suppap dễ gây nên giảm thính lực, điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn còn tác động tới hệ thần kinh gây nên bệnh đau đầu, mất ngủ, suy nhược cho người lao động. + Đối với phân xưởng sửa chữa đầu máy Ty Phân xưởng TY làm việc ở hai nhà xưởng trong công tác sửa chữa có sử dụng điện từ trường để Ðp bánh xe, sử dụng palăng điện để phục vụ cho công tác sửa chữa, do vậy môi trường làm việc ở đây có các yếu tố nguy hiểm về điện từ trường thêm vào đó người lao động phải tiếp xúc với dầu mỡ, điều kiện ánh sáng không đảm bảo độ rọi, ồn rung, hơi khí độc phát ra khi nổ máy, tư thế làm việc không được thoải mái. Đặc biệt vào mùa hè nhiệt độ cao hơi dầu mỡ bốc mùi rất khó chịu gây cảm giác ngột ngạt ảnh hưởng đến tâm lý người lao động, dễ gây tai nạn cho người lao động do không tập trung cao độ. Thêm vào đó là các máy móc đã rất cũ, hầu hết không có cơ cấu che chắn và an toàn cho nên nguy cơ gây tai nạn lao động là rất lớn và phức tạp, không gian nhà xưởng chật hẹp, các thiết bị thông gió hầu như không còn hoạt động được gây nên sự ngột ngạt không khí làm việc tạo ức chế, khó chịu cho người lao động. + Đối với phân xưởng D12E: Môi trường lao động của phân xưởng khi làm việc thường xuất hiện các yếu tố ồn, hơi dầu mỡ rất nặng đặc biệt tổ ắc quy có dùng các hoá chất NaOH, H2S4.. Vào mùa hè do tình trạng nhà xưởng cũ kỹ nên nhiệt độ bên trong nhà rất lớn tạo cảm giác nóng nực cho người lao động gây tâm lý căng thẳng không tập trung cho người lao động. + Đối với phân xưởng cơ điện nước: Do công việc phải làm việc ở ngoài trời vì vậy môi trường lao động rất phức tạp, luôn phải tiếp xúc với các yếu tố nóng lạnh của thời tiết, nước bẩn dễ gây bệnh ngoài ra cho công nhân. + Đối với phân xưởng nhiên liệu: Nhiệm vụ của phân xưởng là điều phối thu mua các loại nhiên liệu như than, dầu, củi để phục vụ cho công tác chạy tàu và sửa chữa hiện nay xí nghiệp đang sử dụng hai băng tải và các xe vận chuyển than để phục vụ cho công việc của phân xưởng. Khi làm việc, công nhân của phân xưởng thường xuyên tiếp xúc với bụi, khi cấp phát bảo quản nhiên liệu nhất là than, lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, ngoài ra còn phải tiếp xúc với dầu mỡ công nhân thường mắc các bệnh ngoài da như nốt dầu... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người lao động của phân xưởng nhất là vào mùa hè nóng bức. + Đối với phân xưởng cơ khí phụ tùng: Đây là phân xưởng sử dụng nhiều loại máy móc nhất và hầu hết các máy đang sử dụng đều đã rất cũ, không có cơ cấu an toàn hoặc không có tác dụng, do vậy nguy cơ gây tai nạn là rất lớn. Đặc biệt khi làm việc ở các tổ đúc, tổ hàn, tổ rèn công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố bụi và hơi khí độc như bụi silíc, hơi CO, CO2, P6 ... Đặc biệt ở các tổ tiện, bào, mài, khoan, phay khi làm việc tạo ra các loại phoi rất nguy hiểm, khi làm việc ở các búa máy tiếng ồn phát ra rất lớn gây khó chịu có thể gây nên bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Bảng 10: Mức độ ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với các phân xưởng Phân xưởng Tác nhân mt Các p/x sửa chữa P/ x cơ điện nước P/x nhiên liệu P/x cơ khí phụ tùng 1. Tiếng ồn ++ Kr Kr ++ 2. Ánh sáng + + C + 3. Vi khí hậu + + Kr + 4. Điện từ trường + + Kr + 5. Bôi + C ++ ++ 6. Hơi khí độc + C ++ ++ 7. Mùi dầu mỡ ++ C ++ + Qui ước: Kr: Không rõ + : Tác động C : Không ảnh hưởng ++: Tác động mạnh Do trong quá trình sản xuất phải thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, trong một bầu không khí nhiều bụi, hơi khí độc, điều kiện vi khí hậu ánh sáng không đảm bảo và độ ồn cao đã gây ra cho người lao động ở xí nghiệp một số bệnh như: các bệnh về mắt, tai mũi họng, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá ... Bảng 11: Tác động của ô nhiễm môi trường lao động đến sức khoẻ người lao động của các phân xưởng Tổng số người khám 448 người Loại bệnh Số người mắc Tỉ lệ % Số lượt công nhân mắc bệnh 1. Các bệnh tuần hoàn 2. Các bệnh hô hấp 3. Các bệnh tiêu hoá 4. Bệnh về tai 5. Bệnh về da 6. Các bệnh mắt 7. Các bệnh thần kinh 230 270 110 170 80 97 13 51,34 60,26 24,55 37,95 17,88 21,65 2,9 230 395 264 170 80 97 13 Qua bảng trên ta thấy, số công nhân mắc các bệnh về đường hô hấp chiếm tỷ lệ rất cao (60,26%) đó là do người công nhân luôn phải tiếp xúc với bụi, hơi khí độc, mùi dầu mỡ. Ngoài ra số người mắc bệnh hệ tuần hoàn cũng rất cao chiếm tới 51,34% nguyên nhân là do tiếng ồn gây ra. Bên cạnh những biểu hiện cụ thể của ô nhiễm môi trường lao động là tỷ lệ mắc bệnh cao, ô nhiễm môi trường lao động còn làm cho công nhân thấy khó thở, chóng mặt… ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân, nếu không được chữa trị kịp thời thì sau một thời gian có thể trở thành các bệnh mãn tính rất khó chữa trị như: hen xuyễn, điếc…Như vậy, ô nhiễm môi trường lao động đã làm phát sinh những chi phí như chi phí khám chữa bệnh Bảng 12: Chi phí thiệt hại sức khoẻ công nhân do ô nhiễm môi trường lao động trong năm 2003 của các phân xưởng Loại bệnh Số lượt công nhân mắc bệnh do ô nhiễm Chi phí chữa trị trung bình 1 ca bệnh (tr.đ) Tổng số tiền chữa trị (tr.đ) 1. Bệnh tuần hoàn 230 0,8 184 2. Bệnh hô hấp 395 0,2 79 3. Bệnh tiêu hóa 264 0.6 158,4 4. Bệnh Vũ tai 170 0,7 119 5. Bệnh về da 80 0,35 28 6. Bệnh về mắt 97 0,4 38,4 7. Bệnh thần kinh 13 1,0 13 Tổng 1249 619,8 Nh­ vậy do sự ô nhiễm môi trường lao động đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân gây ra một khoản chi phí về khám chữa bệnh trong một năm là A = 619,8 (triệu đồng). Ngoài ra ô nhiễm môi trường lao động còn làm phát sinh các chi phí khác nh­ chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân do phải nghỉ ở nhà để chăm sóc, chi phí cơ hội do mất thời gian làm việc của người lao động. Bảng 13: Chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân Loại bệnh Số lượt công nhân mắc bệnh do ô nhiễm Thời gian nghỉ việc TB để chăm sóc của người nhà Chi phí cơ hội TB cho một ngày nghỉ (tr.đ) Tổng chi phí cơ hội do nghỉ việc của người nhà (tr.đ) 1. Bệnh tuần hoàn 270 3 0,025 20,25 2. Bệnh hô hấp 395 1 0,025 9,875 3. Bệnh tiêu hoá 264 1 0,025 6,6 4. Bệnh về tai 170 2 0,025 8,5 5. Bệnh về da 80 2 0,025 4 6. Bệnh về mắt 97 1 0,025 2,425 7. Bệnh thần kinh 13 4 0,025 1,3 Tổng 52,95 Tổng chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân trong một năm là B = 52,95 (triệu đồng) Bảng 14: Chi phí cơ hội do mất thời gian làm việc của người lao động Loại bệnh Số lượt người mắc bệnh do ô nhiễm Số ngày nghỉ việc TB khi mắc bệnh Chi phí cơ hội TB cho một ngày nghỉ Tổng chi phí cơ hội do nghỉ việc 1. Bệnh tuần hoàn 270 2 0,055 29,7 2. Bệnh hô hấp 395 3 0,055 65,175 3. Bệnh tiêu hóa 264 2 0,055 29,04 4. Bệnh về tai 170 5 0,055 46,75 5. Bệnh về da 80 3 0,055 13,2 6. Bệnh về mắt 97 2 0,055 10,67 7. Bệnh thần kinh 13 10 0,055 7,15 Tổng 201,685 Nh­ vậy tổng thiệt hại chi phí cơ hội của người bệnh trong một năm là C= 201,685 (triệu đồng) Bên cạnh những khoản chi phí đã được trình bày ở các bảng trên còn phải kể đến những khoản chi phí do người lao động giảm sút sức khoẻ dẫn đến sẽ giảm năng suất lao động ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của Xí nghiệp. Trước thực tế đó, đòi hỏi Xí nghiệp cần có các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động cho người lao động. Chương III: Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường lao động nâng cao hiệu quả sản xuất. I. Đánh giá ưu, nhược điểm của các giải pháp. 1.1. Giải pháp giảm qui mô sản xuất. Vì mức ô nhiễm gây ra phụ thuộc vào mức độ hoạt động sản xuất nên giảm mức sản xuất cũng là giảm mức ô nhiễm Q. Thế nhưng việc giảm sản lượng Q lại ảnh hưởng đến lợi nhuận cá nhân và đương nhiên tất cả các nhà sản xuất đều không muốn giảm sản lượng của doanh nghiệp mình trừ khi bắt buộc cho nên giải pháp này không phải là giải pháp tối ưu. Cụ thể đối với xí nghiệp đầu máy Hà Nội nếu giảm sản lượng máy sửa chữa sẽ không hoàn thành kế hoạch đặt ra, giảm năng suất không đảm bảo an toàn cho quá trình chạy tàu dễ gây tai nạn. Vì vậy đối với xí nghiệp việc giảm qui mô sản xuất - giảm lượng máy sửa chữa là không hợp lý, không hiệu quả. Mặt khác việc sản xuất của xí nghiệp còn liên quan đến vấn đề an toàn của những người đi tàu và những đoạn đường tàu chạy qua nên không thể sửa chữa tuỳ tiện, sửa Èu. 1.2. Giải pháp sản xuất sạch hơn 1.2.1. Những ưu điểm của sản xuất sạch hơn. a> Những lợi Ých về kinh tế. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn chú ý đến lợi Ých kinh tế mà suy cho cùng là vì mục tiêu lợi nhuận. Kết quả phân tích lý luận cũng nh­ vận dụng trong thực tiễn của các doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sạch hơn đã chứng minh lợi Ých kinh tế của loại dự án. - Nâng cao hiệu quả của quy trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn dẫn đến hiệu quả sản xuất hơn, cùng một lượng nguyên vật liệu đầu vào tạo được nhiều sản phẩm hơn. Trong tổng số các sản phẩm được sản xuất ra, tỉ lệ sản phẩm tốt /sản phẩm hỏng đã tăng lên, thời gian hoàn thành một sản phẩm nhanh hơn. - Sử dụng nguyên liệu và năng lượng Ýt hơn: Nghĩa là sản xuất sạch hơn mang lại khả năng giảm lượng nguyên liệu và tài nguyên tiêu thụ như điện, nước... tái sử dụng các nguyên liệu đã thải bỏ của các công đoạn khác. Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là nhằm tránh phát sinh những ô nhiễm ngay tại nguồn bằng cách sử dụng tài nguyên và nguyên liệu có hiệu quả góp phần làm giảm chi phí sản xuất. - Giảm chi phí để thải cũng như chi phí xử lý chất thải, một trong những mục tiêu quan trọng của sản xuất sạch hơn là giảm thiểu chất thải do đó những chi phí liên quan đến việc xử lý chất thải cũng giảm hạn chế được các khoản chi phí phải nộp cho nhà nước như chi phí nước thải, phí khí thải do vi phạm các tiêu chuẩn môi trường - Tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn: Trước thực trạng của hệ thống môi trường, ngày nay các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường. Nên việc quản lý môi trường hiệu quả là điều kiện kiên quyết đối với bất kỳ đề xuất hỗ trợ tài chính nào. Các dự thảo dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn bao gồm các thông tinh về tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Đây chính là cơ sở vững chắc cho việc tiếp nhận các hỗ trợ tài chính từ ngân hàng hoặc từ các quỹ môi trường. - Sản xuất sạch hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều để thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000 và rất nhiều các công đoạn ban đầu đã được tiến hành thông qua đánh giá sản xuất sạch hơn. Nhờ việc áp dụng sản xuất sạch hơn nên môi trường liên tục được cải thiện, Xí nghiệp hướng phát triển của mình vào mục tiêu phát triển bền vững, do đó hoạt động của Xí nghiệp sẽ tồn tại lâu dài, sản xuất kinh doanh bền vững. b> Những lợi Ých về môi trường Sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận mới, chủ động theo kiểu phòng ngừa tổng hợp trong quản lý môi trường. Sản xuất sạch hơn được coi là có nhiều triển vọng đem lại Ých lợi cho xí nghiệp và xã hội - Môi trường được cải thiện: SXSH có thể tạo ra rất nhiều cải thiện về môi trường như tăng tính hiệu quả của việc sử dụng nước, năng lượng, giảm thiểu chất thải, giảm lượng nguyên vật liệu độc hại được đưa vào sử dụng, giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên và rõ ràng khi tải lượng ô nhiễm vào môi trường giảm thì chất lượng môi trường sẽ được cải thiện. - Môi trường làm việc được cải thiện: một trong những lợi Ých của SXSH là cải thiện môi trường làm việc, tăng độ an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động, do đó giảm chi phí khám chữa bệnh, tăng năng suất lao động. SXSH không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị mà còn là vấn đề thay đổi thái độ, qua đó nâng cao ý thức vận hành của công nghệ nhờ đó giữ cho môi trường làm việc sạch sẽ, hạn chế tối đa chất thải, khôi phục tình trạng rơi vãi, rò rỉ, nâng ý thức tiết kiệm điện, nước hạn chế các tai nạn lao động giúp công nhân yên tâm làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.2.3. Những hạn chế - Xí nghiệp phải xem xét khả năng khi áp dụng SXSH phải có đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi đồng thời phải có đầy đủ thông tin về SXXH và các công nghệ sạch. - Xí nghiệp chưa có các chuyên gia kiểm toán ô nhiễm do đó xí nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tính toán chi phí, lợi nhuận khi áp dụng SXSH. 1.3. Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ 1.3.1. Đổi mới công nghệ sản xuất Ưu điểm: việc đổi mới công nghệ sẽ tạo ra được năng suất cao, có thể tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, sử dụng Ýt lao động thủ công hơn từ đó giảm bớt số lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường lao động bị ô nhiễm. Từ những thực trạng nêu trên ta thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra tiếng ồn, điện từ trường là do máy móc ở đây đã quá cũ kĩ lạc hậu vì thế sự thay đổi công nghệ có thể làm cho môi trường lao động được nâng cao không ảnh hưởng đến người lao động. Đây là giải pháp được ưu tiên hàng đầu trong xu thế hiện nay. Nhược điểm: việc lựa chọn công nghệ phù hợp với Xí nghiệp cần phải có sự nghiên cứu sao cho có thể lựa chọn được công nghệ đảm bảo phù hợp với tình hình tài chính của xí nghiệp, công nghệ không quá mới mẻ gây ra sự lúng túng cho người lao động. Đồng thời trong quá trình sản xuất lại không tạo ra chất thải độc hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. 1.3.2. Đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý chất thải Trong giai đoạn hiện nay khi mà xí nghiệp chưa có đủ khả năng về tài chính để có thể thay đổi công nghệ sửa chữa thì giải pháp đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý chất thải là hoàn toàn hợp lý. Có như vậy môi trường lao động mới được cải thiện, từ đó giảm những tác động của những tác nhân ô nhiễm đến với người lao động, giảm tỉ lệ người lao động mắc bệnh, chất lượng lao động được nâng cao và năng suất lao động sẽ tăng - đó là điều mà tất cả các doanh nghiệp, xí nghiệp đều mong muốn và người lao động cũng cảm thấy yên tâm, thoải mái khi làm việc. Hơn nữa ngay cả khi Xí nghiệp có sự đổi mới công nghệ sửa chữa thì với qui mô sửa chữa ngày càng tăng, vấn đề ô nhiễm là không thể tránh khỏi và việc lắp đặt hệ thống xử lý chất thải là rất cần thiết. Nhưng mặt khác để có thể lựa chọn được công nghệ xử lý phù hợp thì cần phải có các chuyên gia tư vấn, có bộ phận hạch toán nhưng hiện nay ở Xí nghiệp nói riêng và ở các ngành công nghiệp ở nước ta nói chung vẫn còn thiếu. Vì vậy ngay cả khi Xí nghiệp có đủ khả năng để đầu tư thì sự đầu tư đó cũng không hiệu quả, không cải thiện được môi trường lao động nhiều. 1.4. Áp dụng biện pháp quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 Ưu điểm: Áp dụng biện pháp quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 – hệ thống quản lý môi trường (EMS) có thể đem lại những lợi Ých cho Xí nghiệp. Hệ thống quản lý môi trường giúp cho Xí nghiệp xác định, kiểm soát mọi khía cạnh, mọi tác động và mọi nguy cơ môi trường có thế liên quan đến Xí nghiệp. EMS giúp cho Xí nghiệp đạt được chính sách mục tiêu về môi trường bao gồm cả trách nhiệm pháp lý. Từ đó Xí nghiệp có thể loại bỏ đi những chi phí liên quan đến pháp lý nh­ chi phí nộp phạt, chi phí đền bù… EMS giúp cho Xí nghiệp xác định được các nguyên tắc, các chỉ dẫn và phương thức để Xí nghiệp đạt được các mục tiêu môi trường trong tương lai. Xác định các mục tiêu về tình trạng môi trường bảo đảm sự cân đối chi phí và lợi Ých cho Xí nghiệp. EMS giúp cho Xí nghiệp xác định và văn bản hoá các nhiệm vụ, trách nhiệm, các thủ tục để đảm bảo mỗi thành viên luôn thực hiện đúng các công việc hàng ngày giúp việc giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác động đến môi trường. Nhược điểm: Cần thời gian dài để đào tạo cán bộ quản lí II. Lựa chọn giải pháp Qua phân tích các phương pháp ta thấy mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Và từ thực trạng môi trường lao động, điều kiện tài chính đã chỉ ra ở chương II thì việc lựa chọn giải pháp phù hợp đúng khả năng của Xí nghiệp lại cải thiện được môi trường lao động là hết sức cần thiết. Nguyên nhân tạo nên sự ô nhiễm môi trường lao động (tiếng ồn, bụi và hơi khí độc, điện từ trường) chủ yếu do máy móc ở đây đã qúa cũ kỹ lạc hậu vì vậy xét về lâu dài thì giải pháp đổi mới hoàn toàn các máy móc thiết bị là tối ưu nhất. Nhưng xét về khả năng tài chính không cho phép Xí nghiệp có thể đổi mới toàn bộ các máy móc thiết bị mà chỉ có thể đổi mới một số. Song với công nghệ tiên tiến máy móc hiện đại đến đâu thì ở một chừng mực nào đó vẫn tạo ra chất thải và đặc biệt với điều kiện hiện nay khi mà nhu cầu về chạy tàu càng nhiều thì việc bảo dưỡng, sửa chữa đầu máy sẽ càng nhiều (tức là qui mô sửa chữa sẽ tăng lên thì chất thải tạo ra sẽ tăng). Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ thích hợp là rất khó và ngay cả khi đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất vẫn cần phải bổ trợ thêm các giải pháp đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý chất thải để đáp ứng yêu cầu hiện tại là làm sao môi trường lao động sẽ ngày càng được nâng cao. Mặt khác do tính chất nguồn phát sinh chất thải: phát sinh do đặc thù của đơn vị cơ khí, phát sinh do đặc điểm của đơn vị quản lý và sửa chữa, bảo dưỡng đầu máy xe lửa mà giải pháp đưa ra sao cho phù hợp: có một số nguồn chỉ có thể áp dụng xử lý cuối đường ống, một số nguồn không thể áp dụng xử lý cuối đường ống được mà chỉ có thể áp dụng nguyên lý của sản xuất sạch hơn và cũng có những loại nguồn chỉ có thể áp dụng các biện pháp vòng ngoài nhằm giảm tai hại đối với người lao động. 2.1. Các giải pháp cải tạo nâng cấp hệ thống chiếu sáng. Qua khảo sát cho thấy mặc dù Xí nghiệp đã đầu tư trang bị lại một số đèn chiếu sáng, sửa lại hệ thống cửa lấy ánh sáng nhưng hầu hết tại các vị trí đo ánh sáng đều không đủ độ rọi cần thiết cho người lao động khi làm việc vì thế mà những công nhân làm việc ở đây đã xuất hiện các triệu chứng bệnh lý do thiếu ánh sáng gây nên một số bệnh liên quan đến mắt làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất lao động. Cho nên xí nghiệp nên có kế hoạch cải tạo lại hệ thống chiếu sáng ở các phân xưởng của xí nghiệp nhất là phân xưởng cơ khí phụ tùng (khu vực gia công cắt gọt) các phân xưởng sửa chữa nhất là ở các tổ sửa chữa làm việc dưới gầm máy, ở đây hệ thống chiếu sáng bằng các đèn độ rọi không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp để đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động được tốt hơn. Cụ thể xí nghiệp nên tiến hành các biện pháp như sau: - Thiết kế cải tạo lại hệ thống cửa mái, cửa sổ lấy ánh sáng ở các phân xưởng, thường xuyên lau chùi các cửa kính lấy ánh sáng, mở rộng, bổ sung thêm các cửa lấy ánh sáng tự nhiên đảm bảo hệ thống chiếu sáng tự nhiên đủ cung cấp ánh sáng cho công nhên làm việc. - Về chiếu sáng nhân tạo cần phải lắp đặt thêm các hệ thống đèn bổ sung cho các vị trí làm việc và các phân xưởng có công suất lơn từ 100W - 1000W (đối với ánh sáng chung) tuỳ thuộc vào vị trí lao động cần ánh sáng nhiều như phân xưởng cơ khí phụ tùng. Đối với các máy móc làm việc cần phải thay các bóng đèn có công suất thấp bằng các bóng đèn có công suất lớn đảm bảo đủ cường độ sáng trên bề mặt làm việc của máy khi công nhân đứng thao tác. Ở các phân xưởng nhất là ở các góc cần phải bố trí thêm các bóng đèn đảm bảo đủ độ sáng cho công nhân khi làm việc. Đặc biệt đối với những công nhân khi sửa chữa cần độ chính xác cao thì cần phải trang bị các loại đèn đủ công suất chiếu sáng khi làm việc như công nhân làm việc dưới gầm máy. 2.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn Do đặc thù hoạt động của xí nghiệp là sửa chữa và bảo dưỡng đầu máy nên tiếng ồn là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến người lao động gây ra cho người lao động ở xí nghiệp những bệnh về hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn, các bệnh về tai. Vì thế cấp thiết Xí nghiệp cần đề ra giả pháp để giảm tiếng ồn gây ảnh hưởng đến người lao động. Cụ thể xí nghiệp cần phải - Thường xuyên lau, rửa vệ sinh máy tra dầu mỡ, bảo dưỡng các cơ cầu dẫn động và chuyển động đều đặn - Chọn dao tiện có chế độ cắt gọt phù hợp nhằm tránh hiện tượng trượt giữa dao và chi tiết. - Sử dụng dầu cho bôi trơn và làm mát chi tiết tiện cũng nh­ cho dao tiện sẽ hạn chế rất nhiều những va chạm giữa dao và chi tiết. - Đối với các vị trí bắt buộc lao động tiếp xúc tiếng ồn ở cường độ lớn vượt TCCP yêu cầu bắt buộc phải dùng các thiết bị chống ồn: bao tai, nót tai. - Xí nghiệp nên bố trí lịch làm việc luân phiên các máy móc có phát ra tiếng ồn cao và thời gian nghỉ ngơi thích hợp cho công nhân để giảm tiếp xúc nhiều với tiếng ồn để hạn chế tác hại của tiếng ồn đối với người lao động trong phân xưởng đặc biệt tái sản xuất sức lao động cho người lao động Đặc biệt đối với một số vị trí phát ra tiếng ồn vượt quá TCCP và tác động thường xuyên đến người lao động xí nghiệp nên có biện pháp để hạn chế tiếng ồn ngay tại nguồn ồn, cần có sự áp dụng các biện pháp sao cho phù hợp với điều kiện của mình. Cụ thể là việc áp dụng biện pháp loại bỏ nguyên liệu đầu vào để loại bỏ các đầu máy hơi nước có tiếng ồn cao khi vận hành thay vào đó là các loại đầu máy mới. Bỏ những máy móc đã cũ phục vụ cho công tác sửa chữa khi làm việc phát tiếng ồn cao, nhập và mua thêm các máy móc thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng vệ sinh công nghiệp như: thiết bị hàn băng đa bánh xe tự động, thiết bị tháo lắp chi tiết phụ tùng đầu máy diezen bằng dòng cao tần… 2.3. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi và hơi khí độc Chôp hót HÖ thèng ®­êng èng ra ngoµi ThiÕt bÞ xö lý Qu¹t hót Th¶i ra ngoµi Đây là hai nhân tố có ảnh hưởng rất nguy hiểm đến người lao động trực tiếp, mặt khác do các yếu tố này còn có khả năng tích luỹ vì vậy ngay cả khi nồng độ chất gây ô nhiễm chưa vượt quá TCCP Xí nghiệp cũng nên có biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm sao cho hạn chế tối đa sự tác động đến người lao động. Đối với bụi phát sinh chủ yếu ở trạm sàng cát đầu máy, máy mài kim loại: giải pháp tốt nhất ở đây để có thể giảm thiểu ô nhiễm do bụi Xí nghiệp nên lắp đặt hệ thống thu hút bụi trong nhà sàng và tại điểm vào ra. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi được kiến nghị nh­ sau: Kh«ng khÝ s¹ch Hình 4: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bôi. Qua phân tích phần trước ta thấy chủ yếu hơi khí độc ảnh hưởng đến người lao động tại các phân xưởng là CO, CO2 và hơi dầu mỡ mà tập trung nhiều nhất ở các phân xưởng sửa chữa đầu máy, phân xưởng nhiên liệu và phân xưởng cơ khí phụ tùng gây bệnh cho người lao động. Vì vậy Xí nghiệp cần đưa ra các giải pháp nhằm thu hút hơi khí độc ảnh hưởng đến người lao động. Sơ đồ công nghệ kiến nghị tương tự sơ đồ hình 4. Ngoài ra Xí nghiệp cần phải kết hợp với việc cải tạo lại hệ thống thông gió tự nhiên ở các phân xưởng bằng việc mở rộng các cửa đón gió tạo sự lưu thông không khí trong khu vực sản xuất. Cần phải lắp đặt thêm các quạt thông gió vào các vị trí có nhiệt độ cao, có nhiều bụi hơi khí độc, mùi dầu mỡ để khử nhiệt thừa và hút bụi, hơi khí độc phát sinh trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó cần áp dụng kết hợp biện pháp quản lý yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang có lớp hấp phụ đối với người lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi, hơi khí độc và mùi dầu mỡ. Kết luận Trong những năm trở lại đây song song với sự xuống cấp của chất lượng môi trường là sự tiến bộ trong nhận thức của nhân loại về vai trò và ý nghĩa to lớn của môi trường đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển – nhận định của Đảng và Nhà nước ta vì vậy mà trong quá trình sản xuất ngành công nghiệp cơ khí nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung cần phải chú trọng việc đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Với đề tài “Bước đầu đánh gía thực trạng môi trường tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất” em đã tập trung phân tích các vấn đề sau: Chương I: Đã giới thiệu những cơ sở lý luận chung về môi trường và ô nhiễm môi trường, môi trường lao động và ô nhiễm môi trường lao động, về mối quan hệ giữa chất lượng môi trường lao động với người lao động. Cuối cùng là cơ sở lý luận về các giải pháp cải thiện môi trường lao động. Chương II: Giới thiệu chung về xí nghiệp đầu máy Hà Nội và các phân xưởng sửa chữa, sản xuất. Nêu lên thực trạng môi trường lao động của Xí nghiệp và đánh giá những tác động của các yếu tố môi trường đến người lao động. Chương III: Trên cơ sở đưa ra những ưu nhược điểm của các giải pháp cải thiện môi trường lựa chọn các giải pháp phù hợp với Xí nghiệp. Từ đó đánh giá hiệu quả của giải pháp đưa ra. Với những hạn chế về kiến thức cũng nh­ những khó khăn trong tìm số liệu thực tế có liên quan nên chuyên đề còn có những hạn chế về nội dung còng nh­ phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên qua chuyên đề này em cũng muốn cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết ban đầu về mối quan hệ giữa chất lượng môi trường lao động với người lao động mang tính đặc thù của các ngành công nghiệp cơ khí để có biện pháp khắc phục phù hợp nhằm cải thiện môi trường lao động nâng cao chất lượng lao động và mục tiêu cuối cùng của các cơ sở sản xuất là nâng cao hiệu quả sản xuất. Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo đại hội công nhân viên chức năm 2004 của xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Báo cáo ĐTM của Xí nghiệp Bộ kế hoạch và đầu tư – dự án những chiến lược và cơ chế nhằm khuyến khích đầu tư cho sản xuất sạch hơn tại các nước đang phát triển – năm 2001 GS – TSKH Đặng Như Toàn – giáo trình quản lý môi trường – Hà Nội 2001 Giáo trình luật môi trường - đại học Luật 1999 Kết quả khảo sát môi trường lao động của Xí nghiệp – trung tâm y tế dự phòng tổng công ty đường sắt Việt Nam Trần Quốc Tuấn - ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – NXB khoa học kỹ thuật – Hà Nội 2000 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Kim Dung Líp : KTMT 42 Khoá : 42 Hệ : Chính quy Trường : Đại học Kinh tế quốc dân - Hà Nội Nơi thực tập : Xí nghiệp đầu máy Hà Nội. Thời gian thực tập : Từ ngày 22/03/2004 đến ngày 22/05/2004 Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp đầu máy Hà Nội sinh viên Đỗ Thị Kim Dung đã chịu khó nghiên cứu tham khảo tài liệu, hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chấp hành tốt nội qui của Xí nghiệp Hà Nội ngày tháng năm 2004 Cán bộ hướng dẫn Xác nhận của cơ quan thực tập CHú GIảI TCCP: Tiêu chuẩn cho phép ĐTM : Đánh giá tác động môi trường SXSH: Sản xuất sạch hơn EMS : Hệ thống quản lý môi trường. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt23.doc
Tài liệu liên quan