Tài liệu Đề tài Bước đầu đánh giá phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ mũi qua đường mũi – Ngô Thị Anh Tài: 60
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ PHẪU THUẬT NỘI SOI
NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI QUA ĐƯỜNG MŨI
NGÔ THỊ ANH TÀI, TRẦN ĐÌNH LẬP
Bệnh viện Trung ương Huế
VÕ LÂM PHƯỚC, TỐNG PHƯỚC HỘI
Bệnh viện Trung ương Huế
LÊ VIẾT MẪN, HOÀNG NGỌC CHƯƠNG
Trường ĐH Y Huế
TÓM TẮT
Mục đích: Bước đầu đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật nội soi nối
thông túi lệ mũi qua đường mũi trong điều trị bệnh viêm túi lệ mạn, đồng thời nhận xét
về tình hình bệnh lý viêm túi lệ mạn ở bệnh viện Huế.
Phương pháp: Nghiên cứu trên tất cả những bệnh nhân bị viêm túi lệ mạn đến
phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường mũi bằng phương pháp nội soi tại khoa mắt
Bệnh viện Trung ương Huế từ 10-2003 đến 7-2004 với tiêu chuẩn bệnh nhân phải trên
10 tuổi, hai lệ quản trên và dưới không bị tắc. Bệnh nhân được cắt rút ống silicon 3
tháng sau mổ.
Kết quả: gồm 29 mắt của 27 bệnh nhân viêm túi lệ mạn được điều trị phẫu thuật
nội soi nối thông túi lệ-mũi qua đường mũi, qua quá trình theo dõi, tỉ lệ thất bại 2 tuần...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bước đầu đánh giá phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ mũi qua đường mũi – Ngô Thị Anh Tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ PHẪU THUẬT NỘI SOI
NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI QUA ĐƯỜNG MŨI
NGÔ THỊ ANH TÀI, TRẦN ĐÌNH LẬP
Bệnh viện Trung ương Huế
VÕ LÂM PHƯỚC, TỐNG PHƯỚC HỘI
Bệnh viện Trung ương Huế
LÊ VIẾT MẪN, HOÀNG NGỌC CHƯƠNG
Trường ĐH Y Huế
TÓM TẮT
Mục đích: Bước đầu đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật nội soi nối
thông túi lệ mũi qua đường mũi trong điều trị bệnh viêm túi lệ mạn, đồng thời nhận xét
về tình hình bệnh lý viêm túi lệ mạn ở bệnh viện Huế.
Phương pháp: Nghiên cứu trên tất cả những bệnh nhân bị viêm túi lệ mạn đến
phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường mũi bằng phương pháp nội soi tại khoa mắt
Bệnh viện Trung ương Huế từ 10-2003 đến 7-2004 với tiêu chuẩn bệnh nhân phải trên
10 tuổi, hai lệ quản trên và dưới không bị tắc. Bệnh nhân được cắt rút ống silicon 3
tháng sau mổ.
Kết quả: gồm 29 mắt của 27 bệnh nhân viêm túi lệ mạn được điều trị phẫu thuật
nội soi nối thông túi lệ-mũi qua đường mũi, qua quá trình theo dõi, tỉ lệ thất bại 2 tuần
sau mổ là 1/29 (3,70%); 4 tháng sau mổ là 1/18 (7,14%). Thời gian phẫu thuật trung
bình khoảng 45 phút đến 30 phút. Không có trường hợp nào xuất huyết trong hoặc sau
mổ.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ mũi qua đường mũi là một phương
pháp phẫu thuật tiên tiến với nhiều ưu điểm như không có sẹo ở mặt, nhanh, ít chảy
máu, thời gian hậu phẫu ngắn, chi phí không quá đắt, kết quả phẫu thuật buớc đầu khá
cao; tuy nhiên cần phải có phương tiện nội soi và cần sự hợp tác của khoa Tai Mũi
Họng.
Bệnh viêm túi lệ là một bệnh
không thật phổ biến nhưng gây triệu
chứng chảy nước mắt và nhầy mủ ảnh
hưởng không ít đến tâm lý và sinh hoạt
do vậy việc tìm hiểu các đặc điểm lâm
sàng và tìm phương pháp giải quyết bệnh
là cần thiết.
Để điều trị có nhiều phương pháp
đã được áp dụng như:
- Thông lệ đạo: chỉ cho kết quả tạm
thời vì bệnh thường tái phát.
65
- Đặt ống tạm thời: phương pháp này
đạt kết quả tốt đối với tắc lệ đạo bẩm
sinh (90,9%) [5], riêng tắc lệ đạo mắc
phải thì tỷ lệ thành công thấp (60%) [3].
- Cắt chỗ chẹt, cắt bỏ túi lệ: là
phương pháp không triệt để.
- Nối thông túi lệ mũi qua đường da:
là phương pháp phẫu thuật cổ điển có tỷ
lệ thành công từ 85-95% [1] [10], nhưng
có đường rạch da cạnh mũi do đó đã để
lại sẹo; trong khi bệnh nhân viêm túi lệ
mạn đa phần là bệnh nhân nữ (tỷ lệ
nữ/nam là 5/1) [2] [10] nên vấn đề thẩm
mỹ cũng cần được lưu ý.
- Nối thông túi lệ mũi qua đường mũi
dưới nội soi: là phương pháp đã được áp
dụng gần đây ở các nước tiên tiến với tỷ
lệ thành công 90-95% [4] [6] [7] [8], tuy
nhiên chưa có báo cáo nào cho thấy đã
được áp dụng tại Việt Nam. Với đường
mổ qua mũi không để lại sẹo ở ngoài da;
kèm các ưu điểm như nhanh gọn, ít chảy
máu, lượng thuốc tê được sử dụng ít, có
thể quan sát trực tiếp các bệnh lý mũi,
đồng thời nhờ việc cải tiến kỹ thuật giúp
giảm kinh phí mổ; chúng tôi mạnh dạn áp
dụng phương pháp phẫu thuật nội soi nối
thông túi lệ mũi qua đường mũi và bước
đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng:
Tất cả bệnh nhân bị viêm túi lệ
mạn đến phẫu thuật nối thông túi lệ mũi
tại khoa Mắt Bệnh viện Trung ương Huế
từ 10-2003 với tiêu chuẩn:
- Bệnh nhân trên 10 tuổi.
- Hai lệ quản trên và dưới không tắc.
2. Phương pháp:
- Phương tiện gồm: máy nội soi (với
camera kỹ thuật số, nguồn sáng, dây dẫn
sợi quang, ống kính thẳng 00, màn hình,
máy cắt nạo), lưỡi dao "tricut", kìm
Blaskeley, búa đục xoang, ống silicon,
que thông lệ đạo đã được cải tiến, dây dẫn
sợi quang, dao cắt niêm mạc.
- Phương pháp phẫu thuật: kỹ thuật
tiến hành gồm các bước:
+ Đặt bấc có tẩm Xylocain và
Naphazolin vào hốc mũi ở cuống mũi
giữa 5 phút trước khi tiến hành phẫu
thuật.
+ Gây tê tại chỗ 4ml Xylocain 2%
nhánh dưới hố và nhánh mũi.
+ Nhỏ thuốc tê Dicain 1% ở mắt.
+ Rút bấc hốc mũi, gây tê 2ml
Xylocain 2% có pha Adrenalin 1/100000
vào niêm mạc mũi đúng vị trí mà đèn sợi
quang đã đánh dấu.
+ Dùng lưỡi dao Tricut gắn vào máy
cắt nạo niêm mạc mũi đúng vị trí đã
được gây tê kích thước 1 x 1cm.
+ Dùng đục xoang đục tạo cửa sổ
xương khoảng 1 x 1 cm.
+ Dùng dao xẻ niêm mạc túi lệ dọc
bờ cửa sổ xương.
+ Dùng kìm Blaskeley cong cắt niêm
mạc túi lệ qua đường xẻ.
+ Trong quá trình phẫu thuật dùng
ống hút hút máu nếu có máu rướm.
+ Đặt ống silicon 2 đầu vào lỗ lệ trên
và dưới, qua túi lệ vào hốc mũi, cố định
đầu dưới silicon vào tiểu trụ.
65
+ Đặt bấc dầu vào hốc mũi đề phòng
chảy máu (lưu lại 24 - 48 tiếng).
3. Đánh giá kết quả qua 3 yếu tố:
- Chảy nước mắt: + Không chảy: C0
+ Bớt chảy: C1
+ Chảy như cũ: C2
- Ấn túi lệ: + Không có nhầy
mủ: A0
+ Có nhầy mủ: A1
- Bơm lệ đạo: + Bơm thông tốt:
BT
+ Bơm không thông:
BX
- Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Tốt : C0, A0, BT
+ Trung bình : C1- C2, A0, BT
+ Xấu : C2, A1, BX
4. Xử lý số liệu bằng phương pháp
thống kê.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu trên 27 bệnh nhân với
29 mắt và theo dõi với thời gian từ 1
tháng đến 9 tháng, kết quả như sau:
- Giới: 1 nam / 26 nữ.
- Tuổi trung bình: 47,19 14,82
(nhỏ nhất là 15 tuổi và lớn nhất là 74
tuổi).
- Thời gian bệnh trung bình là 55,83
8,49 tháng (ngắn nhất là 6 tháng và lâu
nhất là 240 tháng).
- Số lần thông lệ đạo trung bình:
3,10 3,54 (ít nhất: 0, nhiều nhất: 10
lần).
- Thể lâm sàng: + Nhầy mủ: 24
+ Mủ: 5
- Bệnh lý tai mũi họng:
+ Vẹo vách ngăn: 5
+ Viêm xoang: 5
- Nuôi cấy vi khuẩn: 9 ca (-) và 20
ca (+) trong đó: + Streptoccoccus: 5
+ Hemophilus:4
+ Staphilococcus: 3
+ Moraxella: 2
+ Các loại vi khuẩn khác: 5
+ Nấm Aspergillus: 1
- Các bệnh lý mắt: 100% mắt đều bị
viêm kết mạc mạn.
- Khó khăn trong mổ:
+ Hẹp hốc mũi do vẹo vách ngăn: 5
+ Chảy máu: 0
- Biến chứng sau mổ:
+ Tước tiểu trụ: 2
+ Tước lỗ lệ: 1
- Kết quả phẫu thuật:
Bảng 1: Kết quả phẫu thuật
Thời gian
theo dõi
Kết quả phẫu thuật Tổng số
Tốt Vừa Thất bại (%)
3 ngày 28 1 0 29
65
2 tuần 27 1 1 (3,70%) 29
1 tháng 24 0 1 (4,16%) 25
3 tháng 17 2 1 (5,88%) 20
4 tháng 15 2 1 (7,14%) 18
6 tháng 8 1 1 10
9 tháng 5 0 0 5
BÀN LUẬN
Về mặt lâm sàng, tần suất giới và
tuổi của các bệnh nhân trong nghiên cứu
này cũng tương tự như các nghiên cứu
trong và ngoài nước. Bệnh nhân nữ bao
giờ cũng chiếm đa số: 96,29% (A. Reny:
83,33% ; P.N.Đông: 85/97) [1] [10]. Đa
số tác giả cho rằng nữ giới dễ tắc lệ đạo
hơn nam giới vì lòng ống lệ mũi hẹp hơn.
Độ tuổi thường là trung niên (trung
bình là 47,19 14,82) , nhưng có thể gặp
từ 15 đến 74 tuổi. Nhóm tuổi thường gặp
nhất là từ 26-55 tuổi: 19/27 chiếm tỉ lệ
70,37% cũng tương tự nghiên cứu của
P.N.Đông: 80/97 chiếm tỉ lệ 82,47%).
Tuy nhiên cần lưu ý rằng tuổi được ghi
nhận ở trên chỉ là tuổi bệnh nhân lúc
được điều trị, còn tuổi bệnh nhân lúc bắt
đầu mắc bệnh thì sớm hơn rất nhiều. Hầu
hết bệnh nhân đều mang bệnh VTL khá
lâu, trung bình là 4 đến 5 năm, có khi
trên 20 năm (P.N.Đông: trung bình
khoảng 5 năm, lâu nhất 35 năm). Sở dĩ
bệnh nhân để bệnh kéo dài có lẽ do
chúng ta thiếu câc trung tâm nhãn khoa
mổ được nối thông túi lệ mũi, bệnh nhân
lại sợ phẫu thuật nhất là khi nghe nói có
thể để lại sẹo ở vùng mặt. Do đó các
bệnh nhân thường chấp nhận phương
pháp điều trị nữa vời là thông lệ đạo ở
tuyến cơ sở. Với cách điều trị này, bệnh
nhân chỉ cảm thấy đở trong thời gian rất
ngắn (vài ngày), ngoài ra còn có thể gây
các hậu quả xấu cho tiến triển bệnh như
gây bội nhiễm, hẹp lệ quản... Trong lô
nghiên cứu của chúng tôi số lần bệnh
nhân đã được thông lệ đạo trung bình là
trên 3 lần, có trường hợp lên đến 10 lần.
Số liệu trên của chúng tôi còn thấp hơn
nhiều so với báo cáo của P.N.Đông: tính
trung bình mỗi mắt được thông lệ đạo 13
lần [1].
Tất cả các bệnh nhân trong lô
nghiên cứu đều bị viêm túi lệ , trong đó
có 5 ca ấn túi lệ ra toàn mủ đặc, các ca
còn lại khi ấn túi lệ ra dịch nhầy mủ.
Chúng tôi đã lấy bệnh phẩm ngay khi ấn
túi lệ tại phòng vi trùng, kết quả nuôi cấy
vi khuẩn và nấm dương tính trong 20 mắt
và không mọc trong 9 mắt. Như vậy kết
quả dương tính khá cao: 68,97% so với
kết quả nuôi cấy trong báo cáo của P.N.
Đông: chỉ dương tính 22%. Thứ tự loại
vi khuẩn thường gặp trong lô nghiên cứu
chúng tôi là: Streptoccoccus,
Hemophilus, Staphilococcus,
Moraxella...; hơi khác với các nghiên
cứu ở Hà nội: theo thứ tự thường gặp
65
Moraxella, Staphilococcus,
Streptoccoccus, Pseudomonas
aeruginosa... Đặc biệt có một ca nuôi cấy
có kết quả là nấm Aspergillus. Trong kết
quả kháng sinh đồ, Staphilococcus
aureus là vi khuẩn đề kháng nhiều loại
kháng sinh thông dụng như Ofloxacin,
Tobramycin, Gentamycin, Tetramycin,
Erythromycin... và chỉ nhạy cảm với các
kháng sinh Amikacin, Vancomycin,
Oxacillin... Các loại vi khuẩn khác có thể
nhạy cảm với các loại kháng sinh thông
thường ngoại trừ Bactrim, Tetracyclin...
Trường hợp nuôi cấy có nấm
Aspergillus, trong bệnh phẩm còn phát
hiện thêm vi khuẩn Burkholderia
cepacia. Do điều kiện khách quan, chúng
tôi không làm được kháng sinh đồ đối
với nấm.
Về mặt phẫu thuật, chúng tôi nhận thấy
rằng phương pháp mổ nối túi lệ mũi qua
đường mũi bằng nội soi khá nhanh so với
phương pháp mổ qua đường da, do bớt
được thì rạch da, thì khâu niêm mạc túi
lệ với niêm mạc mũi và khâu da. Thời
gian phẩu thuật trung bình khoảng 45
phút, tuy nhiên khi đã khá thành thạo thì
thời gian phẫu thuật thường dưới 30
phút. Chúng tôi nghĩ rằng thời gian phẫu
thuật rút ngắn còn một phần do it phải xử
lý xuất huyết thường gặp trong phương
pháp mổ qua đường da. Chúng tôi gây tê
niêm mạc mũi bằng nhét bấc tẩm
naphazolin và xylocain; sau đó tiêm dưới
niêm mạc xylocain và adrenalin
1/100.000. Trong 29 mắt được mổ,
không có trường hợp nào bị xuất huyết
niêm mạc mũi gây trở ngại cho phẫu
thuật hoặc phải hoãn cuộc mổ như trong
một số trường hợp mổ qua đường da.
Theo P.Klap và J.A. Bernard, nếu có
chảy máu có thể dễ dàng cầm máu bằng
điện đông 2 cực hoặc nhét bấc tẩm
Adrenalin vào chỗ chảy máu trong 4 -5
phút [9].
Việc mở vách xương để bộc lộ
thành túi lệ cũng có thuận lợi hơn; do túi
lệ được chiếu sáng bằng sợi quang, vách
xương sẽ được mở ở vị trí sáng nhất, vị
trí đối xứng với chỗ lệ quản chung đổ
vào túi lệ. Vùng này thường tương ứng
với vị trí phía trên rể bám của cuống mũi
giữa, hiếm khi nằm ngay hoặc dưới rể
này. Nếu vị trí lỗ xương thấp, không
ngang mức lệ quản chung, sẽ làm đường
thoát nước mắt xuống mũi sẽ bị gãy khúc
theo hình lưỡi lê và dễ bị tắc nghẽn [9].
Niêm mạc mũi vùng này sẽ được cắt bỏ
bằng dao, tuy nhiên chúng tôi thích dùng
dụng cụ "cắt nạo" của khoa tai mũi họng
trong mổ xoang vì nhanh hơn. Dùng đục
để phá thành xương rồi mở rộng lỗ
xương có đường kính khoảng 10mm.
Tuy nhiên, trong trường hợp khe mũi bị
hẹp do nhiều nguyên nhân, việc mở
xương có thể hơi khó hơn. Trường hợp
thất bại của chúng tôi gặp ở bệnh nhân
có tiền sử viêm xoang và vẹo vách ngăn,
65
lỗ xương mở không được rộng và nằm ở
vị trí thấp hơn.
Trong thì cắt thành trong túi lệ, nên
dùng que thông lệ đạo để nông thành
trong túi lệ thay cho ống sợi quang; vì
khi rạch thành túi lệ có thể làm tổn hại
sợi quang. Đường rạch bắt đầu từ vị trí
cao nhất đến vị trí thấp nhất theo bờ
trước và dưới của cửa sổ xương, sau đó
tiến hành cắt thành trong túi lệ bằng kéo
hoặc kìm bấm.
Thì cuối là đặt ống silicon hai đầu
qua hai lỗ lệ trên và dưới, qua lệ quản
chung vào hốc mũi để duy trì đường
thông nước mắt. Thông thường, các hảng
sản xuất bán ống silicon hai đầu đẫ gắn
sẳn hai nòng kim loại để dễ thông qua lệ
quản; nhưng giá thành rất cao so với ống
silicon không có nòng. Chúng tôi đã có
sáng kiến dùng que thông lệ đạo cũ mài
nhỏ một đầu và có ngấn để đủ đút lọt
lòng ống silicon nhưng không bị sút khi
đút vào lỗ lệ, lệ quản. Ngoài ra với một
ống silicon không có nòng, chúng tôi cắt
ra làm hai đoạn cũng đủ dùng cho hai
bệnh nhân. Như vậy chúng tôi đã giúp
bệnh nhân giảm được chi phí mua ống
silicon gần mười lần. Lưu ý khi cố định
ống silicon vào tiểu trụ, không nên kéo
dây quá căng và hai dây không nên
xuyên qua tiểu trụ quá gần nhau vì có thể
làm tước lỗ lệ hoặc tước tiểu trụ.
KẾT LUẬN
Tuy mới bắt đầu nghiên cứu trên
số lượng bệnh nhân chưa nhiều và theo
dõi chưa dài, nhưng có thể nói rằng phẫu
thuật nối thông túi lệ mũi bằng phương
pháp nội soi qua đường mũi là một
phương pháp tiên tiến với ưu điểm là
không có sẹo ở mặt, nhanh, ít chảy máu,
thời gian hậu phẫu ngắn, chi phí cuộc mổ
không qua đắt. Kết quả phẫu thuật bước
đầu khá cao và ít biến chứng. Tuy nhiên
giới hạn của phẫu thuật là cần phải có
phương tiện nội soi và cần có sự hợp tác
của khoa Tai Mũi Họng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. PHẠM NGỌC ĐÔNG, TÔ THỊ OANH (1996): Nghiên cứu phẫu thuật nối
thông túi lệ-mũi cải tiến. Luận án thạc sĩ y học. Trường Đại học Y khoa
Hà Nội.
2. American Academy of Ophthalmology (1998-1999) Section 7.
3. CAMPELL C.B, FLANAGAN J.C., SCHAEFER A.J. (1987): Acquired
lacrimal disorder, Ophthalmic plastic and reconstructive surgery. Mosby,
St Louis, chapter 49: 955-967.
65
4. MAY A., FRIES U., ZUBCOV-IVANTSCHEFF A., LUCHTENBERGER
M., WEBER A. (2002): Endoillumination-guided intranasal microscospic
dacryocystorhinostomy for dificult cases; ORL J. Otorhinolaryngol. Relat
Spec., 64 (1): 11-5.
5. PASHY R.C., RATHBUN J.E. (1979): Silicone tube intubation of the
lacrimal drainage system; Arch. Ophthalmol., 97: 1318-1322.
6. WATKINS LM., JANFAZA P., RUBIN PA. (2003): The evolution of
endonasal dacryocystorhinostomy; Surv Ophthalmol., 48 (1): 73-84.
7. WEIDENBECHER M., HOSEMANN W., BUHR W. (1994): Endoscopic
endonasal dacryocystorhinostomy: result in 56 patients; Ann Otol Rhinol
Laryngol, 103 (5pt1): 363-367.
8. ZILELIOGLU G., TEKELI O., UGURBA SH., AKINER M., AKTURK
T., ANADOLU Y. (2002): Results of endoscopic endonasal non-laser
dacryocystorhinostomy; Doc. Ophthalmol., 105 (1): 57-62.
9. P. KLAP, J.A. BERNARD (2001): La dacryocystorhinostomie, GE Paris.
10. A.RENY, J.L. GEORGE (1981): Les stenoses du canal lacrymo-nasal;
EMC (Paris), 21170 B20 - page 1-2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_buoc_dau_danh_gia_phau_thuat_noi_soi_noi_thong_tui_le.pdf