Tài liệu Đề tài Bộ tiêu chuẩn ISO 9000: MỤC LỤC
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ISO 9000
TỔ CHỨC ISO (INTERNATIONAL STANDARDS ORGANIZATION)
ISO là tổ chức phi chính phủ, ra đời từ năm 1947, trụ sở chính tại GENEVE-THỤY SỸ. Ngôn ngữ sử là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nga. Theo tiếng Anh là ISO, theo tiếng Pháp là OZN.
Pham vi hoạt động của ISO là tất cả các lĩnh vực. Với nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực khoa hoc, kỹ thật và mọi hoạt động kinh tế khác. Cơ cấu tổ chức của ISO có 3 hình thức thành viên của ISO:
- Tổ chức thành viên (Member Bodies) là các nước lớn.
- Thành viên thông tấn (Correspondent Member) các nước chỉ có tổ chức đại diện.
- Thành viên đăng ký (Subcribes) gồm các nước nhỏ chưa phát triển.
ISO có các cơ quan kỹ thuật như Ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật, nhóm công tác, nhóm nghiên cứu đặc biệt chuyên lập dự thảo tiêu chuẩn quốc tế gọi tắt là DIS. Việt nam là thành viên thứ 72, gia n...
34 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ISO 9000
TỔ CHỨC ISO (INTERNATIONAL STANDARDS ORGANIZATION)
ISO là tổ chức phi chính phủ, ra đời từ năm 1947, trụ sở chính tại GENEVE-THỤY SỸ. Ngôn ngữ sử là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nga. Theo tiếng Anh là ISO, theo tiếng Pháp là OZN.
Pham vi hoạt động của ISO là tất cả các lĩnh vực. Với nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực khoa hoc, kỹ thật và mọi hoạt động kinh tế khác. Cơ cấu tổ chức của ISO có 3 hình thức thành viên của ISO:
- Tổ chức thành viên (Member Bodies) là các nước lớn.
- Thành viên thông tấn (Correspondent Member) các nước chỉ có tổ chức đại diện.
- Thành viên đăng ký (Subcribes) gồm các nước nhỏ chưa phát triển.
ISO có các cơ quan kỹ thuật như Ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật, nhóm công tác, nhóm nghiên cứu đặc biệt chuyên lập dự thảo tiêu chuẩn quốc tế gọi tắt là DIS. Việt nam là thành viên thứ 72, gia nhập vào năm 1977 với tư cách là tổ chức thành viên quan sát (Observer Member) và được bầu vào ban chấp hành năm 1996. Hiện nay có hơn 160 nước tham gia vào tổ chức này. Hơn 13000 bộ tiêu chuẩn ISO đã được xuất bản. Các Bộ tiêu chuẩn ISO được xem xét lại ít nhất năm năm một lần.Có hơn 400000 chứng nhận tại hơn 160 quốc gia.
TỔNG QUAN VỀ ISO 9000.
ISO 9000 là gì?
ISO là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ( ISO )ban hành lần đầu vào năm 1987, đã được sửa đổi hai lần vào năm 1994 và 2000.
ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng, không phải tiêu chuẩn cho sản phẩm
ISO 9000 có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… và cho mọi vi mô hoạt động.
Lịch sử hình thành ISO 9000.
Năm 1955, Hiệp ước Bắc Đại tây dương đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng cho tàu APOLO của Nasa, máy bay Concorde của Anh – Pháp….
Năm 1956, Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL-Q9858, nó được thiết kế như là một chương trình quản trị chất lượng.
Năm 1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858 (Allied Quality Assurance Publiacation 1- AQAP-1).
Năm 1969 Anh, Pháp thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn quốc phòng với các hệ thống đảm bảo chất lượng của người thầu phụ thuộc vào các than viên của NATO.
Năm 1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hợp Anh chấp nhận những điều khoản của AQAP- 1, trong chương trình quản trị tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN 05-8.
Năm 1972, Viện tiêu chuẩn Anh ban hành BS 4891 – Hướng dẫn đảm bảo chất lượng.
Năm 1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc (Briitish Standards Institute-BSI) đã phát triển thành BS5750, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản trị đầu tiên trong thương mại.
Năm 1987, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS5750 và ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như nhau trong áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quản trị.
Năm 1994, Bộ ISO công bố lần đầu tiên bộ ISO 9000 khuyến cáo áp dụng trong các nước than viên và trên toàn thế giới.
Năm 2000, Bộ ISO 9000 được tu chỉnh nói trên lại được sửa đổi lân nữa và ban hành.
Tại Việt Nam,Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất Lượng Việt Nam gọi tắt là STAMEQ-Directorate Management for Standards and Quality) thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ cũng đưa tiêu chuẩn ISO 9000 vào hệ thống tiêu chuẩn với ký hiệu TCVN ISO-9000. Không phân biệt loại hình - quy mô - hình thức sở hữu của doanh nghiệp. ISO hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn, nhằm đưa ra các chuẩn mực về tổ chức, biện pháp, quản lý, nguồn lực…cho một hệ thống chất lượng của các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Nói tóm lại, đây không phải là những tiêu chuẩn về nhãn mác liên quan tới sản phẩm hay quá trình sản xuất mà là tiêu chuẩn quản lý chất lượng liên quan đến phương thức quản lý.
Ngay sau khi ra đời, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được các quốc gia hưởng ứng mạnh mẽ. Cuộc điều tra thường niên lần thứ 15của tổ chức Tiêu Chuẩn hóa quốc tế ISO đã cho thấy một cái nhìn mới về vai trò của các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý chất lượng và môi trường trong quá trình toàn cầu hóa. Từ khi ra đời đến nay ISO 9000 đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 1994 và 2000. Tuy nhiên, thay đổi mang tính bước ngoặt là từ phiên bản ISO 9000:2000 với việc chuyển từ khái niệm “đảm bảo chất lượng” sang “quản lý chất lượng” và khái niệm “sản phẩm là cái do doanh nghiệp sản xuất ra” sang “sản phẩm là cái mà TC/DN có thể mang đến cho khách hàng”. Với sự thay này, ISO 9000 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình và để áp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Quá trình xây dựng tiêu ISO.
Quá trình xây dựng cần nguyên tắc cơ bản, đó là sự nhất trí của các bên liên quan, quy mô rộng lớn trên toàn thế giới và trên tinh thần tự nguyện của các bên tham gia. Quá trình xây dựng trải 5 giai đoạn:
- Thứ nhất là đề nghi cần xác nhận nhu cầu ban hành một tiêu chuẩn mới, các ủy ban và tiểu ủy ban kỹ thuật có liên quan thảo luân và lựa chọn các tiêu chuẩn đó bên cạnh đó có ít nhất 5 thành viên cam kết tham gia tích cực vào đề án.
- Bước tiếp theo là bước chuẩn bị, các chuyên gia trong nhóm cộng tác xây dựng, khi nhóm cho rằng bản dự thảo đã tường đối hoàn thiện thì nó đưa ra thảo luận trong các ủy ban và tiểu ban.
- Bước thảo luận là bước đạt được sự nhất trí về nội dung, sau đó là giai đoạn dự thảo tiêu chuẩn quốc tế.
- Bản dự thảo tiêu chuẩn quốc tế được chuyển tới tất cả các cơ quan thành viên của ISO để thu thập ý kiến trong 6 tháng, đó là bước phê chuẩn, trong bước này ¾ thành viên của ủy ban hay tiểu ủy ban kỹ thuật đồng ý và chỉ có dưới ¼ phiếu chống thì tiêu chuẩn được ban hành
- Công bố bằng văn bản chính thức được gửi tới ban thư ký trung tâm của ISO. Cơ quan này sẽ công bố.
Triết lý của ISO 9000: gồm có 4 triết lý.
Hệ thống chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm, sản phẩm tạo ra là một quá trình liên kết của tất cả các bộ phận, là quá trình biến đầu vào thành đầu ra đến tay người tiêu dùng, không chỉ có các thông số kỹ thuật bên sản xuất mà còn là sự hiệu quả của bộ phận khác như ộ phận hành chính, nhân sự, tài chính.
Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất. Chú trọng phòng ngừa ngay từ ban đầu đảm bảo giảm thiểu sai hỏng không đáng có, tiết kiệm thời gian, nhân lực...Có các hoạt động điều chỉnh trong quá trình hoạt động, đầu cuối của quá trình này là đầu vào của quá trình kia.
Như đã nói ở trên, mỗi thành viên có công việc khác nhau tạo thành chuỗi móc xích liên kết với nhau, đầu ra của người này là đầu vào của người. Làm đúng ngay từ đầu là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
Quản trị theo quá trình và ra quyết đinh dựa trên sự kiện, dữ liệu. Mỗi quá trình có một hoạt động riêng, nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung của tổ chức.
Các nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000: 8 nguyên tắc.
- Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng.
Việc quản lý chất lượng phải hướng tới sự thỏa mãn các yêu cầu, mong đợi của khách hang.Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ lại do khách hàng thỏa mãn phải là công việc trọng tâm của hệ thống quản lý. Muốn vậy cần thấy hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nổ lực vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
- Nguyên tắc 2: Nguyên tắc lãnh đạo thống nhất.
Việc quản lý chất lượng được đặt dưới một sự lãnh đạo thống nhất, đồng bộ về mục đích, đường lối và môi trường nội bộ trong tổ chức. Lôi cuốn mọi người tham gia trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Muốn vậy, lãnh đạo phải xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và định hướng vào khách hàng. Để củng cố mục tiêu này cần có sự cam kết và tham gia của từng cá nhân lãnh đạo với tư cách là một thành viên của tổ chức. Đồng thời lãnh đạo phải chỉ đạo và tham gia xây dựng các chiến lược và các biện pháp huy động sự tham gia của mọi nhân viên để xây dựng, nâng cao hiệu lực của tổ chức và đạt kết quả tốt nhất có thể được. Qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động như lập kế hoạch, xem xét đánh giá hoạt động của tổ chức, ghi nhận những kết quả đạt được của nhân viên, người lãnh đạo có vai trò củng cố giá trị và khuyến khích sự sáng tạo, đi đầu ở mọi cấp trong toàn bộ tổ chức.
- Nguyên tắc 3: Nguyên tắc hơp tác triệt để.
Việc quản lý chất lượng phải có sự tham gia đông đủ, tự nguyện của mọi người vì lợi ích chung của tổ chức và của bản thân mình. Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một tổ chức và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ sẽ rất có ích cho tổ chức. Thành công trong cải tiến chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, nhiệt tình hăng hái trong công việc của đội ngũ nhân viên. Vì thế tổ chức cần tạo điều kiện để nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức và thực hành những kỹ năng mới. Bên cạnh đó, tổ chức cần có hệ thống khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên vào mục tiêu chất lượng của tổ chức. Những yếu tố liên quan đến vấn đề an toàn, phúc lợi xã hội của nhân viên cần phải gắn với mục tiêu cải tiến liên tục và các hoạt động của tổ chức.
- Nguyên tắc 4: Nguyên tắc hoạt động theo quá trình.
Việc quản lý chất lượng phải được tiếp cận theo quá trình. Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan đều được quản lý theo quá trình. Quá trình là tập hợp những hoạt động có quan hệ lẫn nhau và tương tác để biến đầu vào thành đầu ra. Để cho quá trình có ý nghĩa, giá trị của đầu ra phải lớn hơn đầu vào, có ý nghĩa là quá trình làm gia tăng giá trị. Trong một tổ chức, đầu vào của quá trình này là đầu ra của quá trình trước đó và toàn bộ các quá trình trong một tổ chức lập thành một hệ thống các quá trình. Quản lý các hoạt động của một tổ chức thực chất là quản lý các quá trình và mối quan hệ giữa chúng. Quản lý tốt hệ thống các quá trình cùng với sự bảo đảm đầu vào nhận được từ người cung ứng bên ngoài, sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra để cung cấp cho khách hàng.
- Nguyên tắc 5: Nguyên tắc hệ thống.
Việc quản lý chất lượng phải được tiếp cận một cách hệ thống. Không thể giải quyết bài toán chất lượng theo từng yếu tố tác động đến chất lượng một cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và đồng bộ, phối hợp hài hòa các yếu tố này. Phương pháp hệ thống trong quản lý là cách huy động, phối hợp toàn bộ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Vì thế, việc nhận biết, thấu hiểu và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
- Nguyên tắc 6: Nguyên tắc cải tiến liên tục.
Việc quản lý chất lượng phải được thường xuyên cải tiến. Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi tổ chức vì muốn có được mức độ chất lượng cao nhất, tổ chức phải liên tục cải tiến công việc của mình. Sự cải tiến có thể được thực hiện theo từng bước nhỏ hoặc nhảy vọt. Cách thức cải tiến cần phải bám chắc vào công việc của tổ chức.
- Nguyên tắc 7: Quyết dịnh dựa trên dữ liệu.
Các quyết định phải dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ các thông tin và số liệu thực tế. Mọi quyết định của hệ thống quản lý muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Việc xem xét đánh giá phải bắt nguồn từ chiến lược của tổ chức, các quá trình quan trọng, các yếu tố đầu vào và kết quả của các quá trình đó.
- Nguyên tắc 8: Nguyên tắc hợp tác bên trong và bên ngoài.
Việc quản lý chất lượng phải được tiến hành trên các quan hệ hợp tác chặt chẽ bên trong và bên ngoài. Tổ chức cần xây dựng những mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nội bộ và với bên ngoài để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Các mối quan hệ nội bộ nối kết lãnh đạo và người lao động, các bộ phận trong tổ chức. Sự hợp tác nội bộ chặt chẽ sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt, khả năng đáp ứng nhanh.
Các mối quan hệ bên ngoài nối kết tổ chức với cấp trên, địa phương, các tổ chức đào tạo. Những mối quan hệ này sẽ giúp tổ chức nâng cao khả năng hoạt động của mình.
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 được xây dựng trên cơ sở vận dụng triệt để tám nguyên tắc quản lý chất lượng nói trên.
Cấu trúc và nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2000.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn. Trong đó tiêu chuẩn chính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu, nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng. Ngoài ra còn các tiêu chuẩn hỗ trợ và Hướng dẫn thực hiện, bao gồm:
ISO 9001 là tiêu chuẩn chính nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng và bao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. Doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn này cần xác định phạm vi áp dụng tuỳ theo hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
ISO 9001: 2000 quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng cho các tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm thoả mãn các yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã được sắp xếp lại dưới dạng tiện dụng cho người sử dụng với các từ vựng dễ hiểu đối với doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực. Tiêu chuẩn này dùng cho việc chứng nhận và cho các mục đích cá biệt khác khi tổ chức muốn hệ thống quản lý chất lượng của mình được thừa nhận.
Tiêu chuẩn bao gồm 5 phần, quy định các hoạt động cần thiết phải xem xét trong khi triển khai hệ thống chất lượng. 5 phần trong ISO 9001: 2000 quy định những gì một tổ chức phải làm một cách nhất quán để cung cấp các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và yêu cầu pháp định, chế định được áp dụng. Thêm vào đó, tổ chức phải tìm cách nâng cao sự thoả mãn của khách hàng bằng cách cải tiến hệ thống quản lý của mình.
ISO 9004: 2000 được sử dụng nhằm mở rộng hơn những lợi ích đạt được từ ISO 9001: 2000 không những đối với bản thân tổ chức mà còn đối với tất cả các bên liên quan đến hoạt động của tổ chức. Các bên liên quan bao gồm nhân viên, chủ sở hữu, các người cung ứng của tổ chức, và rộng hơn là cả xã hội.
ISO 9001: 2000 và ISO 9004: 2000 đã được xây dựng như là một cặp thống nhất của bộ tiêu chuẩn để làm thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Sử dụng tiêu chuẩn theo cách này sẽ làm chúng ta có thể liên kết nó với các hệ thống quản lý khác (ví dụ như Hệ thống quản lý môi trường), hoặc những yêu cầu cụ thể trong một số lĩnh vực (ví dụ như: ISO/TS/6949 trong ngành công nghiệp ô tô) và giúp cho việc đạt được sự công nhận thông qua các chương trình chứng nhận quốc gia.
Cả ISO 9004: 2000 và ISO 9001: 2000 thống nhất về bố cục và từ vựng nhằm giúp tổ chức chuyển một cách thuận tiện từ ISO 9001: 2000 sang ISO 9004: 2000 và ngược lại. Cả hai tiêu chuẩn đều sử dụng phương pháp tiếp cận quá trình. Các quá trình được xem như bao gồm một hay nhiều hoạt động có liên kết, có yêu cầu nguồn lực và phải được quản lý để đạt được đầu ra quy định trước. Đầu ra của một quá trình có thể trực tiếp tạo thành đầu vào của một quá trình tiếp theo và sản phẩm cuối cùng thường là kết quả của một mạng lưới hoặc một hệ thống các quá trình.
Để cho bộ ISO 9000 duy trì được tính hiệu lực, những tiêu chuẩn này được xem xét định kỳ (khoảng 5 năm một lần) nhằm cập nhật những phát triển mới nhất trong lĩnh vực quản lý chất lượng và thông tin phản hồi từ người sử dụng. Ban kỹ thuật của Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO/TC 176 bao gồm các chuyên gia từ các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới theo dõi việc áp dụng các tiêu chuẩn để xác định những cải tiến cần thiết nhằm thoả mãn những đòi hỏi và mong muốn của người sử dụng và đưa vào phiên bản mới.
ISO/TC176 sẽ tiếp tục kết hợp các yếu tố đảm bảo chất lượng, quản lý chất lượng, những sáng kiến trong các ngành cụ thể và các chương trình chứng nhận chất lượng khác nhau trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
Cam kết của ISO với việc duy trì động lực ISO 9000 thông qua các xem xét, cải tiến và hợp lý hoá các tiêu chuẩn đảm bảo sự đầu tư của tổ chức vào ISO 9000 hôm nay sẽ tiếp tục mang lại những hiệu quả trong tương lai.
Ở phiên bản mới này có nhiều cải tiến hơn, bộ ISO 9001:2000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế mới nhất, được tổ chức doanh nghiệp áp dụng nhiều hiện nay. Là phương pháp làm việc khoa học, là quy trình công nghệ quản lý mới. Phiên bản 9000:2000 chú trọng vai trò khách hàng, chú trọng đến quá trình PDCA, ít tài liệu, dễ áp dụng mọi tổ chức …
Các bước thực hiện ISO 9000
Giai đoạn 1-cam kết.
Cam kết của nhà lãnh đạo cao nhất của tổ chức là điều kiện quan trọng nhất để có thể xây dựng và thực hiên có hiêu quả. Cam kết của lãnh đạo thể hiện :
Hiểu rõ yêu cầu và tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9000.
Đảm bảo điều kiện thuận lợi, xác định phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động
Lập văn bản giải thích mục đích dự án.
Giai đoạn 2- Lập kế hoạch tổ chức.
Thiết lập cơ cấu, hướng dẫn và các chỉ đạo quá trình thực hiện hiệu quả về : mục tiêu, cơ cấu dự án, trách nhiệm liên quan, đánh giá hiện trang, kế hoạch thi công, nhu cầu nguồn lực cần thiết. Việc áp dụng ISO 9000 là một dự án lớn, vì vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng.
Giai đoạn 3- Xác định và phân tích các quá trình
Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn. Cần rà soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không áp dụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong doanh nghiệp. Việc đánh giá này làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết Từ đó xác đinh và lập biểu đồ quy trình sử dụng để sản xuất và phân phối sản phẩm.
Giai đoạn 4- Xây dựng kế hoạch chất lượng.
Tạo ra, ghi lại quan điểm chung, thống nhất giữa các phòng ban về cách thức kết hợp và thứ tự công việc. Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống chất lượng . Hệ thống tài liệu phải được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của doanh nghiệp bao gồm:
Sổ tay chất lượng .
Các qui trình và thủ tục liên quan.
Các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết.
Giai đoạn 5- Lập các bước cơ bản.
Áp dụng hệ thống chất lượng theo các bước:
Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng, đủ về ISO 9000.
Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây dựng.
Xác định rõ trách nhiệm , quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui trình cụ thể
Giai đoạn 6- Lập tài liệu các bước cơ bản của HTCL.
Ðánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:
- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống và tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức Chứng nhận nào để đánh giá và cấp chứng chỉ vì mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp .
- Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sẵn sàng của hệ thống chất lượng cho đánh giá chứng nhận. Hoạt động này thường do tổ chức Chứng nhận thực hiện.
Giai đoạn 7 – Thực hiện các bước cơ bản của HTCL.
Tổ chức cần triển khai theo kế hoạch, đảm bảo sự phù hợp liên tục, chứng minh tính hiệu quả của việc áp dụng hệ thống.
Giai đoạn 8 – Công nhận phương án thực hiện
Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. Sau khi khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng cải tiến hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nên sử dụng tiêu chuẩn ISO 9004 để cải tiến hệ thống chất lượng của mình.
Khẳng định hệ thống chất lượng bao quát các hoạt động QLCL, phù hợp với các tiêu chuẩn đăng ký.
Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000.
- Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000.
- Sự tham gia của nhân viên: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong công ty đối với ISO 9000 giữ vai trò quyết định.
- Công nghệ hỗ trợ: ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ.
- Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại hơn ( thiết bị tiến tiến, ứng dụng công nghệ thông tin,..) thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Chú trọng Cải tiến liên tục: các hành động cải tiến từng bước hay những hoạt động đổi mới đều mang lại lợi ích thiết thực nếu được thực hiện thường xuyên. Sử dụng tư vấn chuyên nghiệp: Ðây không phải là điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với tiến độ và mức độ thành công trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại các doanh nghiệp.
Những khó khăn khi áp dụng.
Khi doanh nghiệp tự xây dựng ISO 9000 Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng ISO 9000, tuy nhiên doanh nghiệp thường gặp một số khó khăn sau đây:
Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập huấn về ISO 9000 do các tổ chức chuyên môn tiến hành.
Không khách quan khi đánh giá thực trạng hệ thống của mình để so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Mất nhiều thời gian trong việc xây dựng văn bản và triển khai áp dụng hệ thống Chính vì vậy, một tổ chức hỗ trợ chuyên nghiệp với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hành những hoạt động lãng phí, kém hiệu quả.
Không khách quan khi đánh giá thực trạng của mình và so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra.
Mất nhiều thời gian trong việc mày mò tìm hướng đi và tiến hành các bước thực hiện, áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000.
Tiêu chuẩn quy định yêu cầu chung cho tất cả các loại tổ chức, doanh nghiệp không kể lĩnh vực, quy mô, nên tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn chỉ nêu một cách tổng quát, nhiều yêu cầu trong tiêu chuẩn chỉ nêu dưới dạng nguyên tắc cơ bản, không có hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện.
Theo nguyên tắc tiêu chuẩn ISO 9001:2000 việc quản lý chất lượng phải được tiếp cận theo quá trình, đó là tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra với giá trị cao hơn. Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện một số đơn vị do chưa thấu hiểu hết nguyên tắc này nên chưa xác định rõ đầu vào và đầu ra của quá trình có liên quan trong hệ thống, thường căn cứ vào một số công việc cụ thể, xây dựng một số quy trình theo từng yêu cầu của tiêu chuẩn.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 9000.
Lý do mà doanh nghiệp phải áp dụng ISO 9000.
Đòi hỏi của quá trình hội nhập:
- Vượt qua rào cản TBT (Technical Barries to Trade) trong thương mại quốc tế, tháo gở dần rào cản xuất nhập khẩu.
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng nước ngoài.
- Yêu cầu của công ty mẹ hay tập doàn công ty đa quốc giađối với công ty con, chi nhánh.
Đòi hỏi của thị trường:
Mở rộng thị phần, giảm chi phí, tăng uy tín, thỏa mãn khách hàng.
Dễ có cơ hội thắng đấu các hợpp đồng đòi hỏi chất lượng theo ISO 9000.
Thuận tiện cho quảng cáo sản phẩm, xuất khẩu vào thị trường khó tính.
Đòi hỏi từ nội bộ doanh nghiệp:
Vì đối thủ cạnh tranh cũng có hệ thống này.
Để chứng minh sự phù hợp với êu cầu quản lý hiện đại.
Nâng cao hiệu quả điều hành nội bộ: nâng cao tinh thần đồng đội, phát huy sáng tạo, phù hợp với cải tiến toàn diện.
Các yêu cầu hợp đồng: khách hàng định rõ nhà cung cấp phải có HTQLCL được chứng nhận hoặc áp dụng theo hệ thống của khách hàng.
Các yêu cầu pháp quy: Các tổ chức sản xuất những sản phẩm theo quy định buộc phải có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận.
Xuất phát từ thị trường: Nâng cao danh tiếng của tổ chức thông qua việc đạt được chứng nhận.
Chỉ thị từ tổng công ty: Theo chính sách của tổng công ty các chi nhánh phụ thuộc phải có chứng nhận hoặc phải áp dụng theo hệ thống chất lượng của công ty.
Lợi ích của ISO 9000.
ISO 9000 có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp trên các phương diện tiếp thị, đối tác cung cầu, hoạt động nội bộ, sản phẩm, khách hàng...
Cải thiện tình trạng tài chính từ việc hoạch định và đạt được các kết quả thông qua các quá trình có hiệu quả và hiệu lực.
Cải thiện uy tín của Doanh nghiệp nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàng của Doanh nghiệp.
Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng của Doanh nghiệp.
Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả.
Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Các nhân viên được đào tạo tốt hơn.
Nâng cao tinh thần nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo.
Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả năng lặp lại ít hơn.
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận chứng chỉ.
Vai trò của ISO 9000.
ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành với mục tiêu là thiết lập Hệ thống chất lượng hợp lý trên cơ sở đó tạo ra những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, của nhân dân. Đối tượng áp dụng ISO 9000 không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh- dịch vụ thông thường mà còn bao gồm các lĩnh vực dịch vụ công cộng, dịch vụ hành chính. Nó cần thiết và có thể áp dụng cả trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý, trong đó dịch vụ hành chính được thực hiện qua hệ thống các tổ chức và cơ quan nhà nước ngày càng trở thành quan trọng.
Hệ thống chất lượng theo ISO 9000 được định nghĩa tại ISO 8402-94, gồm:
- Cơ cấu tổ chức - Các thủ tục - Các quá trình và các nguồn lực cần thiết - Thực hiện việc quản lý chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là cơ sở để các doanh nghiệp và các tổ chức, cơ quan (áp dụng nó) lập kế hoạch; thực hiện và duy trì hệ thống chất lượng; là yêu cầu (có khi là bắt buộc) để ký kết các hợp đồng (hay giao ước) trong quan hệ trao đổi hàng hóa - dịch vụ - công việc; để đánh giá (đạt hay chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung, hoàn chỉnh những gì) và chứng nhận (với những doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đăng ký xây dựng Hệ thống chất lượng, đạt được các yêu cầu của ISO 9000).
Nhận thức chung của các nước về ISO 9000 gồm những điểm chính sau: - Công nhận chất lượng là một mũi nhọn cạnh tranh quan trọng nhất trong kinh doanh.
- Có khả năng áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, trong các tổ chức và cơ quan. - ISO 9000 được thừa nhận phù hợp với tiêu chuẩn của các nước thành viên trong EC và AFTA; được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia ở 90 nước (có Việt Nam); được tổ chức đăng ký, chứng nhận Hệ thống chất lượng ở 53 nước (Việt Nam mới làm ở bước đầu từ năm 1996).
- Đáp ứng các yêu cầu của ISO 9000 là một điều kiện tiên quyết để chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa - dịch vụ.
- ISO 9000 đã trở thành luật chơi trong quan hệ thương mại và đầu tư và đang lan dần sang các lĩnh vực khác, trong đó có dịch vụ công cộng và dịch vụ hành chính. Theo luật chơi này, những doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan nào không phấn đấu được chứng nhận có hệ thống chất lượng theo ISO 9000 thì sẽ bị loại (hoặc không ưu tiên) khỏi các hợp đồng mua-bán hàng hóa và dịch vụ; không được tham gia đấu thầu xây dựng các công trình hay tổ chức thực hiện các dự án ...Với thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ thì luật chơi này đã được áp dụng rộng rãi và phần lớn mang tính bắt buộc (ngay hàng hóa của Nhật Bản có chất lượng cao mà vẫn bị nhiều nước từ chối nhập khẩu vì chưa được chứng nhận có hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Do đó những năm gần đây, các công ty, doanh nghiệp của Nhật Bản đẩy mạnh việc chứng nhận hệ thống chất lượng theo ISO 9000).
Ý nghĩa của Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000.
Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 qui tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung cấp (nhà sản xuất). Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là cũng là phương tiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đã ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 Hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn.
Sự cần thiết của ISO 9000 trong nền kinh tế toàn cầu.
ISO 9000 là bản chất tự nhiên tất yếu và cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu. Nhờ hệ thống tiêu chuẩn hóa các yêu cầu và hướng dẫn thống nhất toàn cầu, ISO 9000 sẽ giúp xóa bỏ được hàng rào thuế quan do sự khác biệt, không tương ứng về mặt tiêu chuẩn hiện có giữa các quốc gia, khu vực hoặc các công ty. Các tiêu chuẩn ISO 9000 dựa trên hai lý thuyết cơ bản như sau:
Tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh quốc tế:
Tất cả hoạt động trong phạm vi nền kinh tế quốc gia diễn ra trong quy mô nền kinh tế toàn cầu. Kết quả thu được từ sự áp dụng cùng loại tiêu chuẩn trong phạm vi từng nước và giữa các quốc gia sẽ tạo ra lợi ích kinh tế đáng giá. Các công ty toàn cầu đại diện cho nền công nghiệp và khu vực kinh tế rộng lớn hiện đang áp dụng ISO 9000 và coi đây là nền tảng cơ bản cho các hoạt động cũng như tạo mới quan hệ kinh doanh của mình.
TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO Ở VIỆT NAM
Sau 10 năm, Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 đã mang lại lợi ích gì cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam và cần phải làm tiếp những gì để ISO 9000 tạo ra bước đột phá trong cạnh tranh khi Việt Nam tham gia WTO?
Năm 1995, Tập đoàn APAVE (Pháp) là đơn vị tiên phong đưa các giải pháp quản lý (chất lượng, môi trường, thử nghiệm không phá hủy, tư vấn giám định độc lập...) vào Việt Nam, trong đó có ISO 9000.
Quả thật, ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ doanh nghiệp, họ đã có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, làm ăn có bài bản, không theo kiểu trước mắt. Có thể đưa ra vài sự kiện cụ thể.
Thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh
Đến năm 2002, các thành viên chủ lực của Tổng công ty dệt may Việt Nam đã đưa ISO 9000 vào đời sống kinh doanh và sản xuất. Nếu không có sự áp dụng này, ngành dệt may Việt Nam không tạo được niềm tin với bạn hàng quốc tế rằng chất lượng là một tố chất chính của chiến lược kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam. Một thành công đáng ghi nhận nhất là các tổng công ty xây dựng - xây lắp (công nghiệp và dân dụng) như Lilama, Vinaincon, Coma, Vinaconex, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Tàu biển Việt Nam... đã áp dụng ISO 9000 ngay từ năm 1997. Đến nay các tổng công ty này đã thực sự đóng vai trò tổng thầu (EPC) cho một số dự án tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Trong lĩnh vực thủy sản, nông sản, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến để xuất khẩu thủy sản đã thực hiện từ khâu sản phẩm phải có chất lượng ổn định (áp dụng ISO 9000) và phù hợp với chuẩn mực vệ sinh ATTP (HACCP) và đã thành công vượt qua những rào chắn kỹ thuật của những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật, EU.
Trong 10 năm qua, nhờ áp dụng ISO 9000, chất lượng dịch vụ của các tổng công ty dịch vụ (bưu chính viễn thông, hàng không, du lịch...) và các ngân hàng thương mại lớn đã tăng lên rất đáng kể. Ngay từ năm 1995, Tổng công ty Dầu khí đã đưa ISO 9000 đến các công ty thành viên, kể cả những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu như Viện NIPI.
Trên diện vĩ mô, sau 10 năm, trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng, thủy sản, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch, tàu biển... đã có một bước tiến rõ nét về chất lượng thông qua việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các ngành này đã lần lượt đưa chất lượng là một trong những yếu tố chính trong chiến lược phát triển và kinh doanh của mình.
Không chỉ là hình thức TS. Nguyễn Công Phú, Tổng giám đốc APAVE Việt Nam và Đông Nam Á, đưa ra ba hệ quả của ISO 9000: hệ thống quản lý chất lượng sẽ làm giá thành giảm, tăng sức cạnh tranh, quản lý chất lượng được duy trì, cải tiến liên tục sẽ tạo niềm tin đối với thị trường, hệ thống quản lý chất lượng độc đáo tạo dựng thương hiệu là niềm hãnh diện của nhân viên - động lực quan trọng cho doanh nghiệp huy động được tổng lực từ con người.
Tuy nhiên, mặc dù một số công ty đã thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong ngành bưu chính, dầu khí, xây dựng nhưng vẫn xảy ra chuyện thất thoát, lãng phí, tham nhũng làm tổn thương đến uy tín của ngành và giảm lòng tin của người tiêu dùng.
Ông Phú cho rằng, trong số khoảng 2.000 doanh nghiệp đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ở Việt Nam (trên tổng số hơn 200.000 doanh nghiệp đang hoạt động), có không ít doanh nghiệp làm theo kiểu phong trào. Người ta có ISO thì mình cũng cần phải có, để phục vụ cho mục đích quảng cáo. Những doanh nghiệp này không áp dụng ISO 9000 một cách thực chất nên đã để xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Một ví dụ, nếu doanh nghiệp thật sự đưa bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào đời sống của doanh nghiệp, chứ không phải vì những lý do hình thức chủ nghĩa và tiêu chuẩn của ISO 9000 luôn được duy trì, cải tiến định kỳ thì chuyện "rút ruột thép" ở công trình chung cư tại Hà Nội vừa rồi khó có thể làm được; chuyện nghẽn mạch mạng di động trong dịp Tết vừa qua có thể đã không xảy ra.
Vì sao có tình trạng như vậy? Ông Phú lý giải: một doanh nghiệp thực sự đưa bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào đời sống của doanh nghiệp mình có nghĩa là họ đã có một thể chế lãnh đạo, điều hành và quản lý doanh nghiệp theo 3 tiêu chuẩn chính sau: - Các mối quan hệ về trách nhiệm, quyền hạn, hàng dọc -hàng ngang đã được làm rõ cho các chức năng lãnh đạo, điều hành và quản lý.
- Sự phân quyền và ủy quyền đi đôi với một sách lược giám sát đồng bộ. - Quy định rõ: người nào việc nấy, giờ nào việc nấy, linh hoạt có quy củ. Sự lãnh đạo, điều hành, quản lý có hiệu qủa thông qua việc áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 có được nhờ những biện chứng cơ bản sau: - Mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp được sắp xếp để có thể có được những dự đoán chính xác giữa đầu vào và đầu ra. Có nghĩa là: nếu muốn được kết qủa "đầu ra" này thì nguồn lực "đầu vào" tương ứng phải như thế nào?
- Các quá trình phải được sắp xếp thành một hệ thống logic được ấn định trước. - Vì có tính hệ thống, tính logic nên những bất cập trong hoạt động dễ được nhận dạng, sửa sai, cải tiến. Nhờ những biện chứng này, ba chức năng lãnh đạo, điều hành, quản lý doanh nghiệp được thực hiện một cách tập trung, đúng đắn và hiệu quả. Như thế, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 càng phát huy được hiệu qủa nếu ban lãnh đạo của doanh nghiệp có được quyền hạn, trách nhiệm lớn trong việc ấn định, quyết định những chiến lược, sách lược vĩ mô cho doanh nghiệp mình.
Tiêu chuẩn ISO trước ngưỡng cửa WTO. Theo TS. Nguyễn Công Phú, thời gian tới, khi Việt Nam gia nhập WTO, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO sẽ tạo ra những hiệu qủa cho phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu. Cụ thể là, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ tạo ra hiệu qủa kinh tế lớn, có tính đột phá, tạo ra cấp số nhân về phát triền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới nếu nó được áp dụng rộng rãi, thực chất cho cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, hiện khối doanh nghiệp này chưa tiếp cận được với ISO 9000.
Hiện nay, ngay tại các nước công nghiệp tiên tiến, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 2/3 tỷ trọng trong nền kinh tế, nhiều tập đoàn đa quốc gia nếu không có những vệ tinh là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới thì sẽ không thể phát triển được.
Ở Việt Nam có đến 200.000 doanh nghiệp, ít nhất 2/3 là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệu qủa thì nền kinh tế sẽ phát triển rất nhanh, tạo ra hàng núi công ăn việc làm, tạo ra bước phát triển đột phá để Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước trong khu vực. Việt Nam cần kết hợp các tri thức về quản trị khác để nâng cao hiệu qủa áp dụng của bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, đặc biệt đưa những thành tựu công nghệ thông tin vào áp dụng theo một lộ trình rõ ràng, tùy vào nguồn lực của từng doanh nghiệp.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm thông tin, đến nay cả nước có khoảng 13000 giấy chứng nhân HTQLCL theo ISO 9001:2000, không tính các Chứng nhận đã cấp theo tiêu chuẩn 9002:1994.
Với số liệu thống kê đó, có thể tổng hợp một con số nói lên bức tranh chung về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 ở Việt Nam như sau.
- TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu với 347/1255 chứng chỉ, chiếm 27,6%.
- TP. Hà Nội đứng thứ 2 với 289/1255 chứng chỉ, chiếm 23%.
- TP. Hải Phòng đứng thứ 3 với 73/1255 chứng chỉ, chiếm 5,8%.
- Tỉnh Đồng Nai đứng thứ 4 với 62/1255 chứng chỉ, chiếm 4,9%.
-Tỉnh Bình Dương đứng thứ 5 với 34/1255 chứng chỉ, chiếm 2,7% . Tốp 10 quốc gia đứng đầu về lượng chứng chỉ ISO 9001 ( theo ISO Survey of Certification 2005).
STT
Nước
Số lượng
STT
Nước
Số lượng
1
Trung Quốc
142823
6
Mỹ
44270
2
Italia
98028
7
Đức
39816
3
Nhật Bản
53771
8
Ấn Độ
24660
4
Tây Ban Nha
47445
9
Pháp
24441
5
Anh
45612
10
Úc
16922
Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng ISO 9000, tuy nhiên điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp một số khó khăn sau đây:
- Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập huấn về ISO 9000 do các tổ chức chuyên môn tiến hành.
- Không khách quan khi đánh giá thực trạng của mình và so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra.
- Mất nhiều thời gian trong việc mày mò tìm hướng đi và tiến hành các bước thực hiện, áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000.
- Việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sau chứng nhận gần như không được thực hiện có hiệu quả.
Đối tượng áp dụng ISO 9000 không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh- dịch vụ thông thường mà còn bao gồm các lĩnh vực dịch vụ công cộng, dịch vụ hành chính, trong các cơ quan hành chính nhà nước, trong các trường học. Trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp... phải tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là những công nghệ quản lý tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Trong xu thế phát triển chung đó, việc đổi mới phương thức tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
THỰC TẾ ÁP DỤNG ISO 9000
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Lịch sử hình thành công ty.
Công ty cổ phần VIMECO được thành lập ngày 24/03/1997. Là doanh nghiệp hạng I, thành viên thuộc tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – VINACONEX.
Năm 1997: Bắt đầu tham gia thị trường xây dựng và công trình triển khai thi công công trình đầu tiên có giá trị sản lượng và quy mô lớn, đó là Nhà máy xi măng Nghi Sơn. Cùng với việc thành lập Công ty, tháng 3/1997 tham gia thị trường sản xuất và cung cấp bê tông thương phẩm tại thị trường Hà nội.
Năm 1998: Triển khai thi công đại trà tại xi măng Nghi sơn, cung cấp bê tông thương phẩm với năng suất trung bình lên tới 2.500 m3/ngày đêm
Năm 1999: Lần đầu tiên triển khai thi công lắp máy tại Trạm nghiền xi măng Nghi Sơn tại Hiệp Phước.
Năm 2000: Bắt đầu triển khai thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi và Dự án nâng cấp, cảI tạo Quốc lộ 10 (gói R4 và B2) là Dự án đầu tiên. Dự án kết thúc, VIMECO đã được Bộ Giao thông vận tảI biết đến với tư cách là Nhà thầu có năng lực. Đây cũng là năm đầu tiên VIMECO gia nhập vào Câu lạc bộ 100 tỷ của Tổng công ty VINACONEX với giá trị sản lượng đạt 116 tỷ đồng.
Năm 2001: Hoàn thành dự án di chuyển trụ sở làm việc từ Ngọc Hồi về H12 – Thanh Xuân - Hà nội và triển khai dự án xây dựng trạm trộn 100 m3/h ở Tây mỗ. Đây là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển của Công ty, đánh dấu một sự thay đổi trong mô hình quản lý của Công ty.
Năm 2002: Được nhận Huân chương lao động hạng ba. Bắt đầu tham gia thị trường kinh doanh bất động sản với Dự án Trung Hoà 1 có tổng mức đầu tư là 179 tỷ đồng.
Năm 2003: Được nhận Cờ thi đua của Chính phủ giành cho đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua và Cờ thi đua của Tổng liên đoàn Lao động Việt nam. Đây cũng là năm đầu tiên, VIMECO chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.
Năm 2004:
- Bắt đầu tham gia thi công các công trình thuỷ điện như Ngòi Phát – Lào Cai, Buôn Kuôp, Buôn Tou Srah tại Đắc Lắc và Thuỷ lợi – Thuỷ điện Cửa Đạt tại Thanh Hoá.
- Ngày 5/7: Khánh thành Trung tâm xuất nhập khẩu xây dựng VIMECO tại Cầu Bươu – Thanh Trì - Hà nội với các ngành nghề kinh doanh mới như chế tạo các sản phẩm cơ khí, chế tạo gioăng phớt thuỷ lực….
- Tháng 9: Khánh thành và đưa vào sử dụng khu văn phòng 5 tầng đã tạo ra cho Công ty một văn phòng làm việc ổn định. Đây là dấu ấn quan trọng trong chặng đường phát triển của Công ty 7 năm qua. Điều này đã khích lệ tinh thần làm việc của tập thể CBCNV Công ty, khẳng định sự phát triển và tăng trưởng bền vững của Công ty trong giai đoạn tới.
Năm 2005:
- Bắt đầu triển khai thi công Dự án 2,6 ha có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, một bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với việc đầu tư dự án chuyển từ nhóm B lên nhóm A.
- Ngày 6/12/2005, Công ty đã tiến hành nổ gương mìn cuối cùng thông Hầm dẫn kiệt phục vụ kịp thời thoát lũ xây dựng Nhà máy thuỷ điện Buôn tua Srah, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực thi công thuỷ điện.
- Tiếp tục được Chính Phủ và Tổng liên đoàn Lao động tặng Cờ thi đua.
- Năm thứ 2 liên tiếp được nhận Cờ thi đua của Chính phủ.
Năm 2006:
- Hoàn thành, bàn giao cho khách hàng 141 căn hộ chung cư tại Dự án Trung Hoà I. Dự án chính thức đưa vào sử dụng đồng bộ, VIMECO mở rộng thêm một lĩnh vực kinh doanh, quản lý mới.
- Ngày 9/8 thông hầm dẫn nước số 2 và ngày 29/9 hoàn thành việc thông hầm số 1.
- Ngày 11/12/2006 là ngày đầu tiên cổ phiếu VIMECO chính thức được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội.
Năm 2007:
- Ngày 24/3/2007 tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty và vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng 2 do Chủ tịch nước trao tặng.
- Ngày 14/4 /2007, tổ chức Đại hội cổ đông thường niên lần thứ IV. Đại hội đã thống nhất cơ cấu nhân sự của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Đ/c Trần Việt Thắng - Bí thư Đảng uỷ Công ty được bầu là Chủ tịch HĐQT. Trong cơ cấu nhân sự nhiệm kỳ này, Tổng công ty chỉ còn bố trí 01 thành viên trong HĐQT thay vì 3 người như nhiệm kỳ trước. Việc bố trí như trên sẽ giúp VIMECO phát huy được quyền tự chủ, năng động, chủ động hơn trong công việc.
- Ngày 25/11/2007, thông hầm dẫn nước số 1, đường hầm cuối cùng của Dự án nhà máy thủy điện Buôn Kuốp, vượt tiến độ 9 ngày. Đây là đường hầm thủy điện dài nhất Việt Nam đến thời điểm này và điều kiện địa chất cũng phức tạp nhất từ trước đến nay.
- Ngày 24/12/2007, tăng vốn Điều lệ từ 35 tỉ VNĐ lên 65 tỉ VNĐ.
Năm 2008:
- Ngày 14/4/2008 tổ chức Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 5. Đại hội đa thông qua điều lệ mới của Công ty, Ban nhân sự của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kì 2008-2012, điều chỉnh thời gian và giá của lần phát hành tăng vốn đợt 2 lên 100 tỉ đồng.
- Ngày 29 tháng 05 năm 2008 chính thức đổi tên Công ty Cổ phần Cơ giới, lắp máy và xây dựng thành Công ty Cổ phần Vimeco. Công ty đang áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000.
Chính sách chất lượng của công ty.
- Biết lắng nghe và khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.
- Muốn có sản phẩm tốt, cần phải có con người tốt
- Mục tiêu đã sai thì không có biện pháp đúng.
- Liên tục cải tiến, canh tân không ngừng.
- Chữ tín cùng sự hài lòng của khách hàng là nền tảng cho sự ổn định bền vững.
Những lĩnh vực hoạt động chính của công ty.
- Thi công san đắp nền móng,xử lý nền đất yếu.
- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.Các công trình thoát nước, xử lý nước và nước thải.Các công trình đường dây và trạm biến thế điện.Các công trình phòng và chữa cháy.
- Xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp,giao thông (đường bộ các cấp, sân bay, bến cảng, cảng, cầu), bưu điện, các công trình đê kè, đập thủy lợi, thủy điện.
- Khai thác sản xuất, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, gạch, ngói, xi măng, kính, tấm lợp, nhựa đường và các vật liệu xây dựng khác dùng trong xây dựng và trang trí nội ngoại thất).các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, kết cấu thép.
- Nhận chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các dây chuyền thiết bị công nghệ cho các dự án. Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từ gỗ (tự nhiên và nhân tạo), hàng nông, lâm sản, hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê, bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, thiết bị
- Kinh doanh dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa.
- Xây dựng và kinh doanh nhà
- Dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn, du lịch.
- Buôn bán vật tư,máy móc thiết bị,phụ tùng,tư liệu sản xuất,tư liệu tiêu dùng nguyên liệu sản xuất,dây chuyền công nghệ máy móc,vật liệu xây dựng,phương tiện vận tải.
- Nhận thầu tư vấn và lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát,quản lý dự án,tư vấn thiết bị công nghệ mới và thiết bị tự động hóa,khảo sát địa hình,địa chất thủy văn,đo đạc công trình,thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
- Nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, thiết bị tự động hóa phục vụ công trình.
- Xây dưng, kinh doanh phát triển nhà hạ tầng khu đô thị.
- Kinh doanh bất động sản.
- Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, dây chuyền thiết bị công nghệ cho dự án.
- Đào tạo công nhân các nghề cơ khí, sửa chữa, xây dựng, điện dân dụng, điện công nghiệp, may, thêu.thủ công mỹ nghệ, các nghề nấu ăn, thư ký, lễ tân, giúp việc gia đình,điều dưỡng viên.
- Kinh doanh bế tông thương phẩm.
Kết quả hoạt động kinh doanh.
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, VIMECO có nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng nguồn lực. Chúng ta thực sự tự hào đã tạo dựng được nét văn hoá Doanh nghiệp riêng với một đội ngũ CBCNV có tính kỉ luật cao, chủ động, dám chịu trách nhiệm và trên hết có tinh thần tập thể và đồng thuận. Nhiều Tập thể và Cá nhân được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ xây dựng, Tổng liên đoàn lao động Việt nam, Công đoàn ngành xây dựng, Tổng Công ty cổ phần VINACONEX,… ghi nhận và trao tặng nhiều Danh hiệu, Bằng khen cao quí.Những kết quả đạt được cho thấy VIMECO đang trên đà phát triển ổn định, từng bước khẳng định vị thế trên thương trường thể hiện qua các biểu đồ dưới đây:
GIÁ TRỊ DOANH THU
LƯƠNG BÌNH QUÂN
TT
Hình thức, danh hiệu
Số lần
Năm
1
Huân chương lao động hạng III
02
2002, 2007
2
Huân chương lao động hạng II
01
2007
2
Cờ thi đua của Chính Phủ
04
2003,2004, 2005,2006
3
Cờ thi đua của Tổng liên đoàn
03
2004, 2005,2006
4
Cờ thi đua của Bộ Xây dựng
02
2001,2002
5
Cờ thi đua của CĐ ngành XD
05
2002,2003,2004,2005,2006
6
Bằng khen của Bộ Xây dựng
02
2000, 2001
7
Bằng khen của CĐ ngành XD
02
2000, 2001
8
Điểm sáng Doanh nghiệp Thủ đô
2000
9
Bằng chứng nhận đơn vị tổ chức tốt điều kiện sống & làm việc của CBCNVC ngành XD
02
2000, 2001
10
Tổ chức Đảng cơ sở trong sạch, vững mạnh
05
Từ 2000-2004
11
Cờ Đảng bộ vững mạnh xuất sắc của Thành uỷ Hà nội
01
2005
Các danh hiệu cá nhân:
01 Huân chương lao động hạng 3 cho Đ/c Giám đốc Công ty
04 Bằng khen của Chính phủ
02 Bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
79 Bằng khen của Bộ Xây dựng
20 Bằng khen của Công đoàn ngành Xây dựng
176 Bằng khen của Tổng Công ty
26 Huy chương vì sự nghiệp xây dựng
22 Chiến sỹ thi đua ngành xây dựng
181 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
01 Chiến sỹ thi đua toàn quốc
01 Doanh nhân giỏi của Thủ đô Hà nội
Chứng nhận Hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000.
Đánh giá hệ thống chất lượng là việc kiểm tra độc lập và có hệ thống để xác định xem các hoạt động chất lượng và kết quả liên quan có phù hợp với kế hoạch và kế hoạch có phù hợp để đạt mục tiêu hay không.
Có ba phương thức đánh giá chất lượng:
- Đánh giá của bên thứ nhất (Đánh giá nội bộ): Do chính công ty sử dụng đội ngũ nhân viên của công ty hoặc thuê người đánh giá bên ngoài để tiến hành đánh giá.
- Đánh giá của bên thứ hai: Do khách hàng hoặc đại diện của khách hàng đánh giá nhà cung ứng.
- Đánh giá bên thứ ba: Công ty ủy nhiệm cho một tổ chức chứng nhận tiến hành việc đánh giá với mục đích là đạt được chứng chỉ độc lập về sự phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể.
Việc thực hiện chứng nhận ISO 9000 do tổ chức đánh giá bên thứ ba tiến hành để xác nhận rằng hệ thống chất lượng của công ty phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Chứng chỉ ISO 9000 là phương tiện để thông báo cho khách hàng và người tiêu dùng hiểu rằng hệ thống chất lượng của công ty đã được một tổ chức công nhận xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000.
Chi phí cho việc thực hiện ISO 9000 phụ thuộc vào mức độ phù hợp của chất lượng hiện tại của công ty so với tiêu chuẩn. Thời gian để đạt được chứng nhận cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố về nguồn lực. Để được chứng nhận công ty phải có khả năng chứng minh hệ thống chất lượng đang thực hiện phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Để đạt được điều này, thông thường các công ty cần một khoảng thời gian tối thiểu là 3 đến 4 tháng để áp dụng hệ thống và lưu giữ hồ sơ trước khi tiến hành đánh giá chứng nhận của bên thứ ba. Thông thường các công ty mất khoảng 1 đến 2 năm thực hiện ISO 9000 từ khi bắt đầu đến khi được công nhận.
Việc đánh giá chứng nhận thường được tiến hành như sau: Chuyên gia đánh giá bên thứ ba sẽ tiến hành xem xét tài liệu và phỏng vấn những người liên quan đến việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng để xác định các quá trình và các thủ tục xem có dược lập thành văn bản đầy đủ và được tuân thủ không. Chuyên gia đánh giá sẽ báo cáo tất cả những sự không phù hợp và sau đó, dựa trên nhận xét của họ về mức độ nghiêm trọng của sự không phù hợp, khuyến nghị lên một hội đồng xem xét của tổ chức chứng nhận. Nếu như hệ thống phù hợp hoặc không có sự phù hợp nhưng được đánh giá là không nghiêm trọng thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Trong trường hợp hệ thống có sự không phù hợp nghiêm trọng thì người đánh giá sẽ đề xuất hành động khắc phục.
Sau khi cấp chứng nhận, tổ chức bên thứ ba sẽ thực hiện đánh giá lại sáu tháng một lần lại thực hiện chứng nhận lại. Điều này phụ thuộc vào tổ chức chứng nhận cho công ty. Công ty (hoặc nhà cung ứng) muốn chứng nhận ISO 9000 có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận và phải trả một khoản lệ phí chứng nhận. Khi đạt tiêu chuẩn thì công ty được cấp một chứng chỉ ISO 9000 trong đó chỉ rõ phạm vi đánh giá (nghĩa là nêu rõ hệ thống phù hợp tiêu chuẩn nào và phạm vi của hệ thống chất lượng được đánh giá), tên của tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận.
Tình hình công ty VIMECO trước khi áp dụng
- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty, kiện toàn bộ máy tổ chức các đơn vị thành viên, phát huy tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị nhằm tiến tới chuyển đổi mô hình tổ chức Công ty, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.
- Tiếp tục chuyển mạnh hướng phát triển sản xuất kinh doanh sang: đầu tư thực hiện các dự án xây dựng kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng khu đô thị, kinh doanh khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, thi công các gói thầu xây dựng công trình thủy điện, công trình ngầm.
- Mô hình quản lý tập trung từ Công ty đến từng công trường sẽ đảm bảo quyền lợi cho Người lao động, là nền tảng giữ vững và nâng cao uy tín, thương hiệu của Công ty. - Chăm lo cơ sở vật chất cho Công ty là nguồn động lực để Công ty phát triển ổn định bền vững.
- Tính hòa đồng tập thể, tính kỷ luật cao, sự nghiêm túc và tinh thần dám làm dám chịu trách nhiệm cá nhân là đòi hỏi tuyệt đối ở mỗi thành viên
QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG.
Việc xây dựng ISO 9000 tại công ty được tiến hành theo các bước sau.
Bước 1: Tìm hiểu và lựa chọn tiêu chuẩn
Công ty cần tìm hiểu và xác định xem có thể áp dụng tiêu chuẩn vào hệ thống chất lượng và quá trình phát triển của công ty như thế nào. Công ty có thể chọn một trong 3 tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002 hoặc ISO 9003 để áp dụng. Nếu như công ty có thực hiện thiết kế thì chọn ISO 9001, nếu chỉ áp dụng cho sản xuất, lắp đặt, dịch vụ thì áp dụng tiêu chuẩn ISO 9002, nếu chỉ áp dụng cho việc kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng thì chọn tiêu chuẩn ISO 9003. Phạm vi áp dụng tùy thuộc vàp quyết định của công ty. Hệ thống chất lượng theo chuẩn ISO 9000 có thể áp dụng cho toàn bộ hoạt động của công ty hoặc chỉ sử dụng cho một số hoạt động đặc thù. Công ty đã lựa chọn tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Bước 2: Đánh giá thực trạng của công ty và so sánh với tiêu chuẩn
Đối với công ty đã có các quá trình và thủ tục được thiết lập và đã được viết ra một cách đầy đủ, thì các bước này có thể tiến hành đơn giản. Việc đánh giá quá trình và thủ tục sẽ do người có kiến thức về ISO thực hiện. Thông thường ở các công ty, các quá trình và thủ tục chưa được thiết lập một cách phù hợp hoặc chưa được lập thành văn bản đầy đủ. Thậm chí đôi khi không có thủ tục hoặc có thủ tục nhưng chưa được tuân thủ. Trong trường hợp các quá trình và thủ tục đã được thiết lập và được viết ra thì người đánh giá sẽ xem xét và đối chiếu với tiêu chuẩn. Còn trong trường hợp công ty chưa có hệ thống văn bản thì cần tiến hành xây dựng hệ thống văn bản.
Sau đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.
Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 9000
Việc áp dụng ISO 9000 có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy công ty cần tổ chức thành dự án sao cho có hiệu quả. Nói chung, nên có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại công ty, bao gồm đại diện lãnh đạo và các bộ phận nằm trong phạm vi ápdụng của ISO 9000.
Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000
Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung xác lập trong giai đoạn đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001. Nếu hệ thống của công ty chưa có những hoạt động sau thì cần phải tiến hành trong bước này:
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn công ty phải chỉ định đại diện lãnh đạo về chất lượng có trách nhiệm đối với chứng nhận hệ thống chất lượng. Đây là người quản lý có quyền ra quyết định và huy động những nguồn lực khi cần thiết. Cần bổ nhiệm vào vị trí này một cán bộ có phẩm chất và năng lực đồng thời có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm trong công việc điều hành bộ máy chất lượng.
Xây dựng sổ tay chất lượng bằng văn bản, trong đó bao gồm cả chính sách chất lượng.
Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan.
Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9001
Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:
- Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9000.
- Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các qui trình, thủ tục đã được viết ra.
- Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, và thủ tục được mô tả.
- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục dối với sự không phù hợp.
Bước 6: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận.
Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:
- Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.
- Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hành đánh giá.
Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận đã được công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty.
Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận
Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và không ngừng cải tến hệ thống chất lượng của công ty.
Trên đây là một số các bước công việc cơ bản cần phải tiến hành để tiến tới chứng nhận ISO 9000. Thời gian và khối lượng công việc phải làm phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng và phạm vi áp dụng của ISO 9000 tại doanh nghiệp. Bên cạnh kế hoạch tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho các bước cụ thể, trong đó có việc phân công bộ phận hay con người chịu trách nhiệm chính và thời gian biểu chi tiết.
Cam kết của lãnh đạo và DN
Lựa chọn ISO 9001 hay ISO 9002
Đào tạo
TQM – ISO 9000 IQA (*)
Xây dựng nhóm
ISO 9000
Sự tham gia của mọi người – các nhóm chất lượng
Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo
Xây dựng chính sách chất lượng
Viết thủ tục quy trình hướng dẫn công việc
Thiết lập hệ thống chất lượng
Đánh giá và xem xét của lãnh đạo
Đăng kí xin chứng nhận
Huấn luyện
Sổ tay chất lượng ISO 10013
Xác định trách nhiệm của mỗi người
Đào tạo TQM – ISO 9000
ISO 10011 – 1/2/3
Đào tạo IQA (*)
Đánh giá hệ thống TQM - cải tiến
chất lượng
Chất lượng nội bộ SPC - PDCA
Lưu đồ áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp
Thuận lợi của công ty VIMECO.
Công ty cổ phần VIMECO cơ khí và thương mại là đơn vị thành viên thuộc Công ty cổ phần VIMECO. Công ty có tên giao dịch quốc tế là VIMECO MECHANICAL AND TRADING JOINT STOCK COMPANY (VIMECO - M&T). Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0103022275 ngày 01/02/2008 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
Ban đầu khi mới được thành lập phạm vi hoạt động của Công ty chủ yếu trong các lĩnh vực gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí sản xuất gioăng phớt thủy lực. Sau hai năm thành lập để mở rộng qui mô , hòa nhập cùng với xu thế phát triển chung của đất nước và cũng để phát huy khả năng , năng lực của mình, công ty đã mạnh dạn mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực như xây lắp các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, lắp đặt các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp đến 220KV;
Chủ trương của công ty là luôn cố gắng để kiện toàn công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Sau hơn ba năm áp dụng hệ thống ISO 9002:1994. Với xu hướng phát triển chung của hệ thống, Công ty đã thực hiện việc chuyển đổi nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng sang tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Công ty không chỉ chú tâm vào cải tiến công nghệ, thiết bị thi công mà còn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ công nhân có tay nghề cao với kỹ thuật chuyên sâu.
Khó khăn của công ty VIMECO
Tuy những năm qua Công ty đã đầu tư rất lớn để đào tạo công nhân kỹ thuật và nâng cao năng lực các trạm trộn bê tông thương phẩm nhưng do yêu cầu dồn dập của các dự án lớn nên Trạm bê tông VIMECO vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực và thiết bị, xe máy sản xuất.
Với dự án Bút Sơn II, để sớm triển khai kế hoạch cung cấp bê tông cho các dự án xi măng,Trạm đã báo cáo với lãnh đạo Công ty, kết hợp với các phòng ban chức năng, đề xuất phương án sử dụng thiết bị có sẵn để giảm chi phí mua sắm thiết bị mới như : đề xuất di chuyển trạm trộn KYC – 90 từ Cẩm Phả về Bút Sơn- Hà nam ; cải tạo trạm KYC – 60 ở Trung Hoà II và di chuyển về Bút Sơn, tạo thành tổ hợp sản xuất vật liệu xây dựng tại khuôn viên khu mỏ đá Núi Nhà Dê của VIMECO với 02 trạm trộn bê tông có công suất 140 m3/giờ, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư. Hiện tại,với nguồn đá dăm sẵn có tại chỗ, nguồn cát vàng từ Hà Nội chuyển về ( kết hợp đầu về của các xe chở đá) đã giúp chúng ta chủ động một phần nguyên liệu đầu vào, cung cấp kịp thời mọi nhu cầu về bê tông của dự án Bút Sơn II đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để VIMECO tham gia thi công các dự án khác tại khu vực Hà nam như Xi măng Hoà Phát và Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình…
Để hợp lý hoá nguồn lực,sau khi cân đối khối lượng bê tông cần cung cấp cho dự án xi măng Cẩm phả cho tới khi kết thúc phần xây dựng, Trạm cũng đã đề nghị Công ty điều chuyển một số cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật tăng cường và ổn định biên chế cho các trạm trộn tại Hà Nam.
Đồng thời với việc di chuyển, lắp dựng trạm trộn và bổ sung đội ngũ CBCNV, Trạm đã chủ động liên hệ với chủ đầu tư dự án để hoàn tất các thủ tục kỹ thuật liên quan đến chất lượng bê tông, nhà cung cấp dự phòng, giá sản phẩm ; liên hệ với các nhà thầu phụ để ký kết hợp đồng cung cấp xi măng, cát vàng, phụ gia.
Với dự án xi măng Nghi Sơn II, ngay sau khi nhận được kế hoạch, Trạm bê tôngVIMECO đã cử cán bộ tham gia đoàn cán bộ nhà thầu VINACONEX vào Nhà máy xi măng Nghi sơn gặp đại diện Ban quản lý dự án xi măng Nghi sơn 2 để xác định mặt bằng, vị trí đặt trạm trộn bê tông, liên hệ với nhà cung cấp vật tư để ký kết các hợp đồng cung ứng.
Để đáp ứng nhu cầu cung ứng bê tông cho Dự án, sau khi cân đối năng lực hiện có, Trạm đã lập tờ trình đề nghị Công ty đầu tư chế tạo trạm trộn mới với công suất 60 – 90 m3/giờ, đầu tư 04 - 05 xe chuyên trở bê tông, 01 máy xúc lật cho Dự án đồng thời cử cán bộ kỹ thuật tiến hành lập cấp phối bê tông, xác định giá thành sản phẩm, chào giá với Phòng đấu thầu & QLDA của Tổng Công ty.
Ngoài công tác chuẩn bị chu đáo các nguồn lực, việc cập nhật thông tin về tiến độ cung cấp bê tông của mỗi trạm trộn cũng thường xuyên được duy trì, tạo điều kiện cho lãnh đạo trạm cân đối, điều động kịp thời nguồn nhân lực, thiết bị xe máy, đáp ứng yêu cầu tiến độ của các dự án.
Cung cấp bê tông đúng khối lượng, đảm bảo chất lượng và yêu cầu tiến độ của khách hàng luôn là mục tiêu chất lượng hàng đầu của Trạm bê tông và được cán bộ công nhân viên trạm bê tông luôn ghi nhớ, thực hiện - vì nó là tiền đề để tăng cường năng lực cạnh tranh trong hiện tại và tương lai, là đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của thương hiệu VIMECO trên lĩnh vực sản xuất và cung ứng bê tông thương phẩm…
Có thể nói, nhiệm vụ sản xuất 6 tháng cuối năm của Trạm là rất căng thẳng do yêu cầu tiến độ của nhiều dự án vì vậy xe, máy và công nhân vận hành ,thí nghiệm sẽ phải làm việc với cường độ cao, đòi hỏi phải có thiết bị, phụ tùng thay thế thường xuyên ; mặt khác, trạm đang cần được bổ sung một số lái xe dự bị để tăng ca, tăng thời gian sử dụng của các xe chuyên chở bê tông. Do vậy, Trạm rất cần được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Lãnh đạo Công ty, sự phối hợp chặt chẽ, giải quyết công việc có hiệu quả của các phòng ban, đơn vị có liên quan. Tin tưởng rằng, với sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp ăn ý ấy, CBCNV Trạm sẽ đoàn kết, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2007.
Lợi ích công ty dạt được sau khi áp dụng ISO 9000.
Việc áp dụng ISO 9000 có một số lợi ích quan trọng như sau:
- Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: Một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9000 sẽ giúp công ty quản lý chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại. Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng, như theo yêu cầu của tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm. Như vậy hệ thống chất lượng cần thiết để cung cấp các sản phẩm có chất lượng.
- Tạo năng suất và giảm giá thành: Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 giúp công ty tăng năng suất và giảm giá thành. Hệ thống chất lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí cho hành động khắc phục đối với sản phẩm sai hỏng vì thiếu kiểm soát và giảm được lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Đồng thời, nếu công ty có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giúp giảm thiểu được chi phí kiểm tra, tiết kiệm được chi phí cho cả công ty và khách hàng.
- Tăng tính cạnh tranh: Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000 ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Có được hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ đem đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, vì thông qua việc chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000 doanh nghiệp sẽ có bằng chứng đảm bảo khách hàng là các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ khẳng định. Trong thực tế, phong trào áp dụng ISO 9000 được định hướng bởi chính người tiêu dùng, những người luôn mong muốn được đảm bảo rằng sản phẩm mà họ mua về có chất lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất khẳng định. Một số hợp đồng mua hàng ghi rõ, sản phẩm mua phải kèm theo chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Một số doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chỉ vì họ thiếu giấy chứng nhận ISO 9000.
- Tăng uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của công ty đều được kiểm soát. Hệ thống chất lượng còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu suất của các quá trình, các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhầm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao sự thảo mãn khách hàng.
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY.
Công ty chưa xây dựng và thực hiên tốt trong việc áp dụng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế vào hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy công ty đầu tư rất lớn vào đào tạo trình độ đội ngũ công nhân kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao tay nghề và năng lực các trạm bơm cũng như trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Công ty chưa đẩy mạnh việc phân tích dữ liệu và đưa ra các cơ hội để cải tiến liên tục.
Việc đo lường chất lượng sản phẩm, chất lượng của quá trình, chất lương của hệ thống và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng chưa được quan tâm đúng mức.
Việc đầu tư các thiết bị để đưa vào trong sản xuất còn kém, chưa nâng cao hiệu quả công nghệ thi công các công trình.
Việc mở rộng thị trường hoạt động của công ty trong nước, khu vực chưa đạt hiệu quả cao.
Do phân định trách nhiệm chưa rõ ràng, dẫn tới còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giữa các phòng ban.
Công việc được giao vượt quá khả năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm cá nhân.
Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
Sự phối hợp giữa các bộ phận chưa chặt chẽ.
NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRÊN.
- Công nghệ: Công ty nên đầu tư vào việc mua máy móc tự động đổi mới công nghệ, nâng cao trang thiết bị làm việc và bảo hộ cho công nhân làm việc.
Luôn luôn tìm hiểu, nghiên cứu và mở rộng thị trường hoạt động của công ty trong nước, khu vực và cả trên thế giới.
Hệ thống trang web công ty cần được nâng cao đó như bộ mặt của công ty.
- Tổ chức: Nâng cao ý thức làm việc, trách nhiệm từ lãnh đạo đến công nhân viên chức trong công ty. Cần xây dựng một hệ thống kiểm soát quá trình làm việc nội bộ tốt hơn: Giảm bớt nguy cơ rủi ro trong SXKD (tai nạn lao động, sai sót gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tiến độ công trình, rút ruột công trình ...). Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra.
Chú trọng vào biện pháp phòng ngừa, trên cơ sở xây dựng các chương trình khung các kế hoạch sẽ thực hiện trong thời gian tới để giúp cho việc thực hiện một cách dễ dàng và ít bị động. Áp dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường tại các khu vực sản xuất kinh doanh của công ty.
Cần rà soát điều chỉnh một số chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, tránh chồng chéo.
Có chế độ thưởng phạt công minh. Gắn trách nhiệm cá nhân đối với công việc được giao.
Sử dụng đúng việc, đúng người. cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân, có chính sách đào tạo và thu hút nhân tài.
Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban.
Trưởng bộ phận có quyền đề xuất lựa chọn nhân sự do mình quản lý.
- Tài chính: Cần liên kết hợp tác tốt với các ngân hàng trong và ngoài nước để có thể huy động được nguồn vốn kinh doanh và mở rộng quy mô doanh nghiệp. Thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức khác. Cần so sánh chi phí và doanh thu giữa các giai đoạn từ đó có điều chỉnh kịp thời.
- Nguồn lực: Công ty nên chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ trong tổ chức, nhất cán bộ lãnh đạo cấp cao vì họ là những người trực tiếp đưa ra các mục tiêu chiến lược để thực hiện công việc, bên cạnh đó công ty nên đưa ra các hoạt động thi đua giữa các tổ nhóm, giữa các công nhân để nâng cao tay nghề, tinh thần đoàn kết và mở các lớp đào tạo nhằm hoàn thiện kỹ năng đang còn thiếu cho công nhân. Cần thay đổi cách thức làm việc, hướng mọi thành viên theo “tác phong công nghiệp” mới.
Phổ biến chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng cho toàn công ty, quy định rõ vai trò và trách nhiệm quyền hạn của mỗi cá nhân để thực hiện mục tiêu đó. Và giới thiệu các triết lý của mô hình, các công cụ thống kê để giúp nhân viên có thể hiểu rõ hơn mô hình hiện tại công ty áp dụng. Giúp họ ý thức mình đã làm được gì và cần phải làm gì.
- Chính sách: Cán bộ lãnh đạo cấp cao cần chú trọng hơn nữa đời sống riêng của nhân viên giúp họ cảm thấy được sự quan tâm của lãnh đạo, tạo lòng tin của họ đối với công ty, từ họ sẽ nỗ lực và tự giác hơn trong công việc. Công ty cần mở rộng hợp tác với các công ty khác cùng ngành để đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm và tìm ra phương pháp kinh doanh sản xuất mới. Vì do tính chất của công việc nên công ty thường xuyên tổ chức các các hoạt động vui chơi thể thao, để rèn luyện nâng cao sức khoẻ cho nhân viên, cần đưa ra các chính sách khen thưởng khích lệ tinh thần sáng tạo của nhân viên. Có chính sách chăm sóc khách hàng từ khi nhận hợp đồng đến sau khi hoàn thành Đây là lúc khẳng định thương hiệu hàng hóa trong lòng người tiêu dùng hợp lý nhất.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp không nên chỉ nhìn vào các tín hiệu trong công ty mà còn phải nhìn rộng ra thị trường thế giới, bởi thị trường Việt Nam sẽ chịu tác động từ bên ngoài. Doanh nghiệp phải tiến hành “tình báo kinh doanh” để nắm bắt tình hình và có ứng xử phù hợp.
- Hệ thống thông tin và truyền thông cần được tổ chức hợp lý để bảo đảm chính xác, kịp thời, đầy đủ, tin cậy, dễ nắm bắt và đúng người có thẩm quyền
Thường xuyên rà soát, kiểm tra và báo cáo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đạo cũng như tất cả nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của tổ chức sau khi ký cam kết hay không. - Do phải tốn nhiều sức lực để xây dựng hệ thống nên sau khi nhận được giấy chứng nhận, tâm lý chung của công chức cảm thấy thoả mãn, cho rằng mọi công việc liên quan đến ISO đã hoàn thành. Tâm lý này rất có hại cho việc duy trì hệ thống. Lãnh đạo cần phải làm cho cán bộ nhận thức rằng đến lúc này tổ chức mới chỉ đạt được mức độ “bức trang phác thảo” hay “bản viết thô” mà thôi. Thực tế khi vận hành thường có những trường hợp phát sinh mà khi xây dựng văn bản chưa lường được hết, hoặc văn bản đã xây dựng còn thiếu mạch lạc, chưa rõ ràng về mặt câu chữ, khó thực hiện trong thực tế…Khi đó tổ chức cần phải tiếp tục tiến hành soát xét và điều chỉnh. Nói cách khác sau khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức phải liên tục xem xét cải tiến hiệu lực và hiệu quả của hệ thống thông qua việc điều chỉnh hệ thống văn bản cho phù hợp với thực tế công việc. Hoạt động này gọi là cải tiến thường xuyên, là yêu cầu bắt buộc và được thực hiện định kỳ thông qua các hoạt động đo lường, phân tích và cải tiến. Hoạt động cải tiến thường xuyên không chỉ do một bộ phận hay cá nhân nào trong tổ chức thực hiện mà đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức đó. Vì thế, để duy trì hệ thống, sự nổ lực không ngừng của toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong suốt thời gian dài là yêu cầu then chốt. Thông qua sự nổ lực này chất lượng các văn bản, các quyết định không ngừng đuợc nâng lên….
Tài liệu tham khảo:
[1]. Bài giảng từ giáo viên phụ trách bộ môn
[2]. Quản lý chất lượng quốc tế, tác giả Lưu Thanh Tâm.
[3]. Một số trang web khác
Danh sách nhóm này:1. Lưu Thị Phương Thảo (nhóm trưởng)2. Đinh Thị Trang3. Vũ Hoài Nam4. Trần Đình Khánh5. Lê Đại Hoàng6. Trần Phương Thảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_7_8989.doc