Đề tài Bố cục có vai trò quan trọng thế nào trong thiết kế sản phẩm đa phương tiện. Hãy bố cục bàn làm việc, có máy tính, màn hình, văn phòng phẩm và tài liệu

Tài liệu Đề tài Bố cục có vai trò quan trọng thế nào trong thiết kế sản phẩm đa phương tiện. Hãy bố cục bàn làm việc, có máy tính, màn hình, văn phòng phẩm và tài liệu: Bài thảo luận môn Multimedia Nhóm 6 gồm các thành viên : 1. Nguyễn Thị Thơm 2 . Đinh Thị Thúy Giảng viên hướng dẫn : Trần Bích Thảo Đề tài 3: Bố cục có vai trò quan trọng thế nào trong thiết kế sản phẩm đa phương tiện? Hãy bố cục bàn làm việc, có máy tính, màn hình, văn phòng phẩm và tài liệu? Nội dung : I. Các khái niệm II . Một số bố cục trong việc thiết kế sản phẩm đa phương tiện III . Vai trò của bỗ cục trong thiết kế IV . Bố cục bàn làm việc I. Các khái niệm Truyền thông đa phương tiện  là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí... Một cách đơn giản đó là việc thiết kế đồ họa, trò chơi điện tử, làm hoạt hình 3D, thiết kế web, biên tập âm thanh, phim ảnh… tất cả đều thực hiện trên máy tính. Hầu hết các sản phẩm truyền thông (quảng cáo, truyền hình, Internet,…) và giải trí hiện đại (game, điện ảnh, hoạt hình,…) chúng...

docx35 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bố cục có vai trò quan trọng thế nào trong thiết kế sản phẩm đa phương tiện. Hãy bố cục bàn làm việc, có máy tính, màn hình, văn phòng phẩm và tài liệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận môn Multimedia Nhóm 6 gồm các thành viên : 1. Nguyễn Thị Thơm 2 . Đinh Thị Thúy Giảng viên hướng dẫn : Trần Bích Thảo Đề tài 3: Bố cục có vai trò quan trọng thế nào trong thiết kế sản phẩm đa phương tiện? Hãy bố cục bàn làm việc, có máy tính, màn hình, văn phòng phẩm và tài liệu? Nội dung : I. Các khái niệm II . Một số bố cục trong việc thiết kế sản phẩm đa phương tiện III . Vai trò của bỗ cục trong thiết kế IV . Bố cục bàn làm việc I. Các khái niệm Truyền thông đa phương tiện  là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí... Một cách đơn giản đó là việc thiết kế đồ họa, trò chơi điện tử, làm hoạt hình 3D, thiết kế web, biên tập âm thanh, phim ảnh… tất cả đều thực hiện trên máy tính. Hầu hết các sản phẩm truyền thông (quảng cáo, truyền hình, Internet,…) và giải trí hiện đại (game, điện ảnh, hoạt hình,…) chúng ta sử dụng ngày nay đều là sản phẩm của ngành truyền thông đa phương tiện Bố cục là sự bố trí, sắp xếp , kết hợp , chọn lựa , tổ chức lại , bổ sung … những yếu tố tạo hình trên một cục diện, không gian nhất định nào đó. Những ý thức về bố cục đã được hình thành từ thời tiền sử.Văn minh Hy Lạp cổ đại đi đầu trong việc nguyên tắc hoá bố cục.Trong các thời kỳ phát triển của mỹ thuật, bố cục luôn được coi trọng, đôi khi trở thành kinh điển, giáo điều. Ngày nay, bố cục được nhìn cởi mở hơn, quan niệm về “khuôn vàng thước ngọc” không còn tồn tại một cách cứng nhắc và bố cục bây giờ là sự hài hoà, hợp nhãn, đôi khi còn là sự “phá phách”, phục vụ cho ý tưởng sáng tạo của tác giả. II . Một số bố cục trong việc thiết kế sản phẩm đa phương tiện 1.Bố cục trong thiết kế Trong giới thiết kế nói chung, ai cũng muốn tác phẩm của mình vừa mắt người xem. Nhưng nếu muốn vậy thì bạn phải nắm được những điều cơ bản về bố cục thiết kế và điểm nhấn của thiết kế. Vì vậy làm sao để cho người ta thấy mình truyền đạt được gì từ tác phẩm của mình? . Trong giới thiết kế nói chung, ai cũng muốn tác phẩm của mình vừa mắt người xem. Nhưng nếu muốn vậy thì bạn phải nắm được những điều cơ bản về bố cục thiết kế và điểm nhấn của thiết kế. Vì vậy để tạo ra một thiết kế mang ý nghĩa sâu sắc thì rất khó, làm sao để cho người ta thấy mình truyền đạt được gì từ tác phẩm của mình? . Để có một thiết kế đẹp phụ thuộc rất nhiều vào con mắt thẩm mỹ và cảm nhận của người xem, tuy nhiên một vài tiêu chí để so sánh và áp dụng chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy tự tin hơn về tác phẩm thiết kế của mình.Tuy nhiên cũng cần nói một điều, đó là các quy tắc, định luật... chỉ giúp cho chúng ta có được các thiết kế hài hòa... Nhiều người ủng hộ cho sự sáng tạo, họ ví von những quy tắc, định luật... giống như cái xe để tập đi. Khi chúng ta biết đi rồi mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng khác nào người chưa biết đi vậy. 1.1. Năm công thức chuẩn mực của bố cục thiết kế: Không bao giờ đặt chủ đề vào giữa tâm thiết kế. Tất cả các thiết kế chỉ có một và một điểm mạnh duy nhất. Đường cong chữ S là một trong những thủ pháp bố cục thiết kế được ưa chuộng nhất. Luôn luôn dẫn dắt cái nhìn của người xem đi vào bên trong thiết kế. Đường chân trời không bao giờ cắt ngang chính giữa mà luôn nằm ở một phần ba phía trên hoặc phía dưới của thiết kế. 1.2. Những nguyên tắc bố cục thiết kế cổ điển (Tỷ Lệ Vàng) Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao thiết kế. Mỗi thiết kế chỉ nên có một điểm mạnh. Điểm mạnh này không bao giờ được đặt giữa thiết kế mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao. Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong thiết kế. Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh. Khung hình dọc cũng áp dụng quy tắc 1/3, với bông hoa hướng dương và cô gái đều nằm ở các điểm mạnh bên phải. 1.3. Yếu tố căn bản trong bố cục thiết kế Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục thiết kế, có  6 chuẩn mực để bạn dựa vào và nhất thiết là phải vận dụng cho linh hoạt. Cả hội hoạ và thiết kế đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì thiết kế là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong thiết kế, người ta làm công việc ngược lại… Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục thiết kế, người thiết kế cũng phải cực kì chú tâm và sáng tạo. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và thiết kế đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục thiết kế. 2.Tìm hiểu về bố cục quảng cáo trong thiết kế đồ họa Thiết kế đồ họa cho dù đòi hỏi người thiết kế phải sáng tạo từ ý tưởng tới bố cục. Với ý tưởng thì vô vàn nhưng với bố cục hầu hết đều nằm trong 10 loại bố cục sau. 2.1Bố cục theo kiểu Mondrian  Đây là một trong những cách định dạng phổ biến nhất, tận dụng theo những đường kẻ dày hoặc vạch kẻ nhỏ nét màu đen và những khối tô đồng màu, chia bản vẽ thành những ô hình chữ nhật,ô vuông ngang dọc.Cách vẽ này được đặt theo tên họa sỹ người Hà Lan Piet Mondrian, đặc biệt phổ biến đối với việc dàn trang báo. Dựa trên sự phối hợp tinh tế giữa ô khối và màu sắc,Mondrian vẫn là một trong những nguyên tắc bố cục lý tưởng nhất hiện nay. 2.2 Bố cục thiên về chữ -Theo đúng như tên gọi, điểm nổi bật trong cách định dạng trang bố cục này là chữ. Có hai lý do khiến nhà quảng cáo chọn theo bố cục này, là: +Thứ nhất, những ý tưởng cần diễn đạt quá phức tạp, quá quan trọng hoặc độc đáo, không thể diễn đạt bằng hình ảnh được. + Thứ hai, hầu hết các mẫu quảng cáo đều được trình bày theo kiểu “cửa sổ lớn” hoặc quá thiên về hình ảnh. Khi đó, một mục quảng cáo đầy chữ, trầm lặng, có vẻ như nặng nề nhưng lại rất nổi bật. Do cách quảng cáo thiên về chữ tự bản thân nó trông có vẻ nghiêm túc hơn những cách khác nên các chi tiết quảng cáo này thường được trình bày một cách cân xứng. Ví dụ như các hàng tiêu đề với phông chữ Roman được canh giữa, phần lời quảng cáo được bắt đầu bằng chữ cái với kích thước lớn hơn và chia thành hai cột trở lên. 2.3. Bố cục kiểu “cửa sổ lớn” Cách trình bày này đặc biệt thích hợp với các tạp chí do chú trọng tới ưu thế về hình ảnh. Lợi điểm của bố cục kiểu “cửa sổ lớn” là phần hình ảnh và phần lời không trùng lên nhau. Không có vấn đề “nghệ thuật vị nghệ thuật” ở đây mà chỉ có không gian rộng lớn cho phần hình và chọn lọc chặt chẽ phần lời để có thể trình bày đủ trong phần không gian nhỏ còn thừa lạ Các nhà thiết kế thường trình bày hình ngay sát lề và loại bỏ tối đa những phần không cần thiết nhằm tạo ấn tượng lớn cho người xem. Phía dưới hình là hàng tiêu đề canh giữa, phần lời quảng cáo có thể được trình bày dưới dạng hai hay ba cột.Để tạo mối quan hệ giữa phần hình và phần lời, các nhà thiết kế có thể cho in phần tiêu đề lên ảnh hoặc để tiêu đề màu trắng trên nền ảnh đậm, hoặc có thể dàn phần lời trong phần hình. 2.4. Bố cục kiểu pano Thông thường, các nhà thiết kế dung các ô pano cùng cỡ và áp dụng hiệu quả ngắt âm để dẫn dắt người đọc đọc hết nội dung quảng cáo.Tạo sự khác nhau về tỷ lệ bằng cách tạo các khối ô nội dung quảng cáo lớn hơn những ô đóng khung tiêu đề, chú giải và chữ ký.Các ô pano này có thể áp dụng để trình bày một câu chuyện hoặc đơn giản để trình bày một loạt sản phẩm như kiểu bàn cờ. 2.5. Bố cục dạng khung Bố cục dạng khung thường được dùng nhiều trên các báo hơn là trên tạp chí, giúp tách biệt mẫu quảng cáo khỏi rừng các mẫu quảng cáo khác.Theo dạng này, các nhà thiết kế thường đóng khung phần trình bày bằng những đường viền, đôi khi là những đường vẽ mỹ thuật và dùng những khoảng trống ở giữa cho những tiêu đề và lời quảng cáo. Một trong những biến thể dạng khung là dành phần lớn phạm vi cho phép để trình bày hình ảnh theo một khung hình quả thận, phần trống còn lại dành cho phần tiêu đề và lời quảng cáo. Một biến thể khác là dành toàn bộ phạm vi cho phép trình bày phần hình ảnh, phần chữ thường được in đen trên phần hình màu nhạt hoặc in trắng trên nền hình màu đậm.  2.6. Bố cục kiểu chữ lớn Sử dụng kiểu chữ trong quảng cáo thiết kế là cả một nghệ thuật.Bố cục dùng kiểu chữ lớn sẽ tạo ra ấn tượng bởi cách kết hợp hoàn hảo các kiểu chữ với nhau, tràn đầy cả một trang báo và tạo ấn tượng cũng chỉ bằng các đường nét biến tấu của kiểu chữ. Thông thường, chúng ta liên hệ dạng quảng cáo dùng kiểu chữ lớn với các sản phẩm bán lẻ tiêu thụ chậm, nhưng các kiểu chữ tao nhã, thiết kế cẩn thận có thể chọn màu ngả đen khi dùng ở kích thước lớn vẫn có thể thu hút được những khách hàng chú trọng về hình tượng. 2.7. Cảm hứng từ các bảng chữ cái Vẻ đẹp của các chữ cái do các nhà thiết kế tạo ra nhiều thế kỷ trước đã tạo nguồn cảm hứng mới cho các nhà thiết kế quảng cáo. Những hình dạng cơ bản của các chữ cái, cả chữ in và chữ thường đều có thể sử dụng như những mẫu cơ bản để sắp xếp các chi tiết của một quảng cáo.Một mẫu quảng cáo thiết kế theo hình dạng một chữ cái bất kỳ trong bảng chữ cái hay một con số nào đó thường rất chặt chẽ về tính đồng nhất và dễ xem. Đó là hai yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế, tuy nhiên các nhà thiết kế nên tránh cách bố trí quá rõ ràng theo hình dạng của một chữ cái mà chỉ nên dùng nó như một gợi ý. 2.8. Bố cục hình bóng Bố cục hình bóng được tạo ra từ các hình thù độc nhất của thiết kế quảng cáo. Hình bóng càng không theo một quy cách càng tốt. ta có thể xem xét nghệ thuật cắt chân dung bằng giấy trước đây để thấy được tính ưu việt của các hình bóng không theo quy cách so với hình bóng đúng quy cách.Nghệ nhân luôn dùng kéo cắt theo hình nghiêng, chứ không theo mặt chính diện. Nếu không, khó ai có thể nhận diện được bức chân dung, các chân dung sẽ giống nhau vì đường nét của khuôn mặt chính diện không thu hút người xem bằng được nét vẽ khuôn mặt nhìn nghiêng. Bố cục hình bóng chính là cách trình bày theo hướng nhìn nghiêng. 2.9. Bố cục dạng sống động +Bố cục thuộc dạng sống động là bố cục không thuộc một trình tự mẫu sẵn có nào. Với những hình khối đảo lộn, những kiểu chữ quá cỡ, hình trang trí kiểu mặt trời tỏa sáng, độ nghiêng và những thủ thuật tinh tế. +Bố cục này tuy không đạt được giải thưởng thiết kế nhưng rõ ràng nó sẽ giúp bán được hàng, ít nhất là đối với một loại hàng hóa nhất định và một đối tượng khách hàng nào đó. Nó làm cho người xem phải dừng lại, suy ngẫm và chính trong quá trình tìm hiểu sự khác thường này, người xem sẽ nhớ mẫu quảng cáo đó hơn. Bí quyết thành công của một bố cục sống động nằm ở sự trung thành của nhà thiết kế đối với những nguyên tắc thiết kế cơ bản. Các chi tiết của mẫu quảng cáo được sắp xếp theo từng đơn vị, các đơn vị này lại được sắp xếp thành mẫu thống nhất. +Khi có nhiều chi tiết cùng kích thước, các nhà thiết kế có thể đạt được một tỷ lệ vừa ý bằng cách kết hợp một số phần để có một đơn vị lớn hơn nhằm tạo nên sự tương phản với các đơn vị khác trong cùng mẫu quảng cáo. 2.10. Bố cục câu đố bằng tranh  +Câu đố bằng tranh là loại câu đố có các hình vẽ thể hiện từ ngữ hoặc âm tiết. Câu đố bằng tranh cải tiến là loại câu đố trong đó hình ảnh một từ hoặc một cụm từ không được viết ra mà được thể hiện bằng một hình vẽ. +Các nhà quảng cáo không thể hiện mẫu quảng cáo dưới dạng câu đố vì tính rõ ràng rất quan trọng, nhưng có thể thổi phồng lời quảng cáo bằng cách chèn thêm một loạt hình minh họa. +Các hình này có thể có cùng kích cỡ nhằm đem lại hiệu quả ngắt âm hoặc có thể khác kích cỡ để tạo sự đa dạng cho mẫu quảng cáo. Trong một số trường hợp, “lời quảng cáo” không gì khác ngoài một loạt hình ảnh. +Trước khi bắt tay vào thiết kế, việc xem xét từng cách định dạng cơ bản sẽ rất hữu ích. Bạn hãy chọn một bố cục, khi bắt tay phác thảo có thể trong đầu bạn sẽnảy sinh ra những biến thể mới. Khi kết hợp các biến thế ấy thành một bố cục thống nhất, bạn sẽ thấy sự tìm tòi tỷ mỷ này mang lại kết quả hơn cả sự mong đợi. +Để có một bức ảnh đẹp phụ thuộc rất nhiều vào con mắt thẩm mỹ và cảm nhận của bản thân mình, tuy nhiên một vài tiêu chí để so sánh và áp dụng chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy tự thơn về tác phẩm của mình. +Để có một bức ảnh đẹp phụ thuộc rất nhiều vào con mắt thẩm mỹ và cảm nhận của người xem, tuy nhiên một vài tiêu chí để so sánh và áp dụng chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy tự tin hơn về tác phẩm của mình. +Tuy nhiên cần nói một điều, đó là các quy tắc, định luật... chỉ giúp cho chúng ta có được các tấm ảnh hài hoà, đúng sáng... chứ không phải là tất cả để cho ta một bức ảnh đẹp,độc đáo... Nhiều người ủng hộ cho sự sáng tạo, họ ví von những quy tắc, định luật... giống như cái xe để tập đi. Khi chúng ta biết đi rồi mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng khác nào người chưa biết đi vậy. 3.Bố cục trong nhiếp ảnh Sản phẩm của nhiếp ảnh là những hình ảnh thể hiện trên một mặt phẳng (không gian 2 chiều) thông thường được giới hạn bởi 1 hình chữ nhật hoặc hình vuông. Cũng như những môn tạo hình khác, nhiếp ảnh có những qui luật căn bản về tạo hình, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về những căn bản đó. Trong nhiếp ảnh, những yếu tố tạo hình gồm những điểm, đường, vùng, mảng (khối), lưu ý là nhiều điểm có thể tạo thành một đường. Bố cục trong không gian phẳng có thể được phân loại như sau: 3.1.BỐ CỤC CÂN ĐỐI. Bố cục cân đối chia không gian ảnh làm hai phần tương đương nhau theo đường thẳng đứng; đường nằm ngang; đường chéo hoặc đường cong. Một bố cục cũng được xem là cân đối khi chủ thể được đặt vào giữa ảnh. Bố cục cân đối tạo cho ảnh sự nghiêm trang, khẳng định hoặc cố ý tạo sự cân đối. Bố cục này dễ làm ảnh trở nên đơn điệu, cứng nhắc, thiếu sinh động. Đây là loại bố cục khó dùng, có thời gian bị coi là cấm kỵ.Tuy thế, nếu áp dụng đúng tình huống mục đích có thể dễ gây ấn tượng. Ngưới ta thường dùng bố cục cân đối trong các chủ đề về kiến trúc dinh thự, quãng trường, công trình kiến trúc tôn giáo, tượng đài, ảnh thờ tự, ảnh hồ sơ… 3.2.BỐ CỤC CHUẨN MỰC. Đây là hình thức bố cục được sử dụng phổ biến nhất, nó được xem là “tỷ lệ vàng” là chuẩn mực kinh điển, không riêng gì cho nhiếp ảnh mà cả những nghành mỹ thuật khác nữa. Bố cục chuẩn mực tạo nên 1 không gian sắp đặt hài hoa, có chính, có phụ.Nhằm cụ thể và hệ thống hoá phương thứ bố cục này, người ta xác định các dường mạnh, điểm mạnh nhằm tạo các điểm nhấn, điểm dừng của nhãn cảm. 3.2.1-ĐƯỜNG MẠNH – ĐIỂM MẠNH. a- Đường thẳng đứng – đường nằm ngang Người ta chia mỗi chiều của bức ảnh ( hình chữ nhật hoặc hình vuông - giới hạn không gian của ảnh) ra làm 3 phần bằng nhau, từ đó vẽ những đường song song với các cạnh. - 2 đường song song với cạnh ngang, gọi là 2 đường mạnh nằm ngang. - 2 đường thẳng song song với chiều đướng, gọi là 2 đường mạnh thẳng đướng. - 4 giao điểm của các đường mạnh cho chúng ta 4 điểm được gọi là 4 điểm mạnh. Dựa trên các đường mạnh chúng ta có thể chia không gian thành nhiều phần hoặc đặt những thành phần cần nhấn mạnh của bối cảnh vào hoặc gần với đường mạnh, điểm mạnh.Những đường mạnh, điểm mạnh cho phép ta tạo những “trọng lương thị giác”, những điểm nhấn của bố cục. THÍ DỤ: b- Đường chéo – đường cong Khi chụp ảnh, chúng ta không chỉ gặp đường thẳng đứng, đường nằm ngang mà rất nhiều khi, hoặc do bối cảnh có sẵn hoặc do ý tưởng thực hiện chúng ta còn khai thác những đường chéo (đường xiên), đường cong (đường uốn lượn). Vậy thế nào là một đường chéo, đường cong mạnh và các điểm mạnh của những đường ấy? -Đường mạnh: Một đường chéo hay một đường cong được xem là mạnh khi:  - Xuất phát từ 1 góc của bức ảnh (hình chữ nhật hoặc hình vuông) đến điểm chia 1/3 của cạnh đối diện. - Hoặc xuất phát từ điểm 1/3 của cạnh này đến điểm 1/3 của cạnh kia. Như vậy, chúng ta có nhiều đường chéo hay đường cong mạnh trên một bức ảnh. -Điểm mạnh: Điểm mạnh trên đường chéo hay đường cong được hình thành bởi giao điểm của đường cong, đường chéo đó với 2 đường mạnh thẳng đứng hoặn nằm ngang, các đường mạnh này được xác định bởi vùng không gian ưu tiên. Đường chéo hay đường cong trên bức ảnh chia không gian ảnh ra làm 2 phần (thường là 1 hình tam giác và 1 hình thang trong bố cục chéo). Phần không gian chứa 3 cạnh của bức ảnh là không gian ưu tiên.  Đường mạnh thẳng đứng hoặc nằm ngang được sử dụng là đường song song với 2 cạnh của không gian ưu tiên trên. 3.2.2.VÙNG MẠNH – VÙNG TỰA. Trong thực tế, với những khái niệm về đường và điểm mạnh đôi khi làm người chụp bối rối vì nhiều trương hợp những yếu tố đó khá “trừu tượng”. Để cụ thể hơn chúng ta tìm hiểu thêm khái niệm về vùng ( hoặc hình khối). Trong một không gian khi các đường, điểm không hiện diện cụ thể hoặc giả khi chụp chủ đề nằm trong một bối cảnh có nhiều mảng khối, chúng ta cần ứng dụng thêm khái niệm về vùng mạnh và vùng tựa. a-Vùng mạnh: Một vùng mạnh được hình thành bởi một đường mạnh và 2 điểm mạnh nằm trên đường mạnh đó. Như vậy trên 4 trục của các đường mạnh chúng ta có 4 vùng mạnh tương ứng. b - Vùng tựa: Vùng tựa là vùng nằm tại 4 góc của không gian ảnh, trong những trường hợp nếu ứng dụng vùng tựa, bố cục ảnh sẽ vững vàng hơn, vùng tựa còn rất hiệu quả khi dùng để “gói” không gian khi hậu cảnh quá tống trải, dư thừa (bằng tiền cảnh hoặc “đè đậm” các góc ảnh) THÍ DỤ: III.Vai trò của bố cục trong thiết kế sản phẩm đa phương tiện Từ những nguyên tắc bố cục trong việc thiết kế các sản phẩm đa phương tiện đã nêu ở trên ta thấy bố cục có vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết kế các sản phẩm đa phương tiên -Bố cục có vai trò quan trong trong các sản phẩm của đa phương tiện.Nó quyết định trực tiếp tới các sản phẩm về màu sắc và ứng dụng.Ví dụ như trong việc thiết kế web,ảnh,đồ họa,kiến trúc… -Bố cục có vai trò then chốt tạo ra nhưng bức ảnh đẹp,đầy màu sắc,dễ nhìn,đúng góc độ với người xem,tạo ra nét hài hòa của các bức ảnh mà người chụp muốn có được. - Trong thiết kế website với bố cục được sắp xếp hợp lý và nổi bật tạo thu hút cho người tham quan website. Thường thì những sản phẩm chủ lực sẽ được thiết kế thật nổi bật tại trang web, đập vào mắt người xem khi lần đầu tiên vào truy cập vào trang website đó. Các thành phần còn lại được thiết kế và sắp xếp vị trí một cách hợp lý tạo tính thẩm mỹ cao cho website. Các thông tin rõ ràng cũng góp phần mang lại thành công lôi kéo người dùng dành thời gian xem các sản phẩm tại trang website. .-Trong tác phẩm văn học, BC là sự phân bố các đoạn văn trong tác phẩm. BC có nhiệm vụ tạo đường dây liên hệ về không gian và thời gian cho các sự kiện, các tình tiết, để nhân vật biểu lộ rõ tính cách và tác giả thể hiện rõ tư tưởng của mình. BC liên kết các yếu tố hình thức nhằm phục vụ nội dung, phụ thuộc vào đối tượng biểu hiện và ý định của nhà văn dưới sự chỉ đạo của chủ đề và tư tưởng thẩm mĩ. -. Trong tác phẩm mĩ thuật (tranh, tượng), BC là sự sắp xếp các yếu tố tạo hình (hình khối, đường nét, ánh sáng, màu sắc...) tuân theo một số điều kiện nhất định, theo khung hình (khung hình chữ nhật, khung hình tròn, vv.), theo vị trí (tượng để bên ngoài hay bên trong nhà), theo thể loại (tranh liên hoàn hay tranh đơn chiếc). Mỗi trường phái nghệ thuật có một kiểu BC riêng: chủ nghĩa cổ điển thiên về trí tuệ, tìm cái đẹp vĩnh hằng, nên BC tĩnh, theo hình tháp hay đường thẳng đứng; chủ nghĩa lãng mạn đề cao cảm xúc nên BC động, theo đường chéo. Trong hội hoạ Châu Âu thời Phục hưng, BC luôn có một điểm nhìn cố định; ngược lại, trong hội hoạ cổ Trung Quốc, BC thay đổi theo sự xê dịch mắt nhìn của người xem. -. Trong âm nhạc, BC là sự sắp xếp, phân bố theo quy tắc các khúc đoạn, chủ đề và biến tấu, bè (cao - thấp), câu (dài - ngắn) tuỳ theo loại thể (ca khúc, giao hưởng, thơ giao hưởng, xônat, côngxectô…) nhằm thể hiện chủ đề âm nhạc của tác phẩm. -.Trong sân khấu, BC là sự sắp xếp các thành phần của cốt truyện kịch theo một trật tự nhất định, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của vở kịch. Quan hệ giữa bố cục kịch và cốt truyện kịch là quan hệ mang tính hệ thống giữa hình thức và nội dung. Bố cục kịch với tư cách là hình thức, đóng vai trò quyết định trong việc trình bày nội dung của cốt truyện kịch một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Trong bố cục kịch, vấn đề thời gian và không gian quan trọng hơn cả, nó đòi hỏi người viết kịch phải có sự tính toán, cân nhắc kĩ càng khi sắp xếp các hồi, lớp, cảnh, màn để giúp cho việc thể hiện nội dung cốt truyện kịch không bị rời rạc, tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn và thuyết phục người xem. Bố cục kịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình viết kịch, đúng như Gơt (J. W. von Geothe; dạng phiên âm khác: Guêthơ) đã nói: "Tất cả đều lệ thuộc vào bố cục". -. Trong kiến trúc, BC là sự tổ chức mặt bằng và không gian sắp xếp hình khối của một công trình hoặc quần thể công trình nhằm tạo ra một tương quan hài hoà giữa ý tưởng nghệ thuật và công năng sử dụng, ý nghĩa quy hoạch và đặc trưng kết cấu. Bằng cách sử dụng các quy tắc đối xứng và phi đối xứng, tương phản và nhịp điệu của các thành phần, tỉ lệ tương quan giữa tổng thể và bộ phận cũng như giữa các phần của chúng, sự đồng nhất tỉ lệ của công trình và bộ phận công trình với con người, vv. IV.Bố cục bàn làm việc Bố cục bàn làm việc bao gồm: máy tính , tài liệu , văn phòng phẩm (bút , thước , kẹp giấy …) Bàn làm việc được sắp xếp theo bố cục như hình dưới đây :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề tài 3- Bố cục có vai trò quan trọng thế nào trong thiết kế sản phẩm đa phương tiện Hãy bố cục bàn làm việc, có máy tính, màn hình, văn phòng phẩm và tài liệu.docx