Tài liệu Đề tài Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp tập đoàn FPT: LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội trong nước là sự hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ ngày 01/01/2007 đã mang lại cho doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. các doanh nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn về: trình độ quản lý, nguồn vốn, giá thành, nhân tài…Vậy làm thế nào để các doanh nghệp trong nước tận dụng được các lợi thế cạnh tranh của mình, làm thế nào để tạo uy thế, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nắm lấy cơ hội, vượt qua mọi thử thách để tồn tại và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. muốn vậy các doanh nghiệp cần phải chọn con đường hội nhập cũng như đặt ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn, phải quan tâm đến các vấn đề thuộc môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học kĩ thuật…Bên cạnh đó thì việc tạo lập một nền văn hóa mang bản sắc riêng của...
42 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3203 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp tập đoàn FPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội trong nước là sự hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ ngày 01/01/2007 đã mang lại cho doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. các doanh nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn về: trình độ quản lý, nguồn vốn, giá thành, nhân tài…Vậy làm thế nào để các doanh nghệp trong nước tận dụng được các lợi thế cạnh tranh của mình, làm thế nào để tạo uy thế, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nắm lấy cơ hội, vượt qua mọi thử thách để tồn tại và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. muốn vậy các doanh nghiệp cần phải chọn con đường hội nhập cũng như đặt ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn, phải quan tâm đến các vấn đề thuộc môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học kĩ thuật…Bên cạnh đó thì việc tạo lập một nền văn hóa mang bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng vì :
Một quốc gia không thể tồn tại nếu thiếu đi sự bảo tồn, giữ gìn được nét văn hóa truyền thống của mình. Một gia đình không thể đầm ấm, sum vầy, đóng góp tích cực cho xã hội nếu thiếu đi sự gia phong, gia giáo. Một doanh nghiệp cũng vậy, sẽ không thể có được sự phát triển lâu dài nếu không có một nền văn hóa đặc thù, một nền văn hóa văn minh, hiện đại, thoải mái, công bằng là điều khiện lý tưởng cho nhân viên làm việc hiệu quả và sáng tạo
Bất cứ một doanh nghiệp nào nếu thiếu yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì một trong các nguồn lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên rất nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ gắn kết các thành viên, khơi dậy niềm tự hào doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần, phát huy khả năng sáng tạo của các nhân viên, giúp cho hoạt động doanh nghiêp diễn ra một cách trôi chảy, quá trình kinh doanh thuận lợi. dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Những năm gần đây nhiều doanh nghiệp việt nam đã quan tâm đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp tiếc tiền mời công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các nhà doanh nghiệp Viêt nam.
Tập đoàn FPT là một tập đoàn có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, rất chú trọng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập. Có thể nói, tập đoàn FPT đã xây dựng và tạo lập được nền văn hóa mang bản sắc riêng của mình và đã trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu Viêt nam xây dựng và phát triển thầnh công văn hóa doanh nghiệp.
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp
Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân loại, là đặc trưng riêng của con người, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Năm 1952, Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Cho đến nay, con số định nghĩa chắc đã tiếp tục tăng lên. Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi trên thế giới là định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “ văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng,thói quen mà con người đạt được vời tư cách là thành viên của một xã hội”, còn Edward Hall hiểu văn hóa là “ Một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển giao, lưu trữ và chế biến thông tin. Sọi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thông và giao tiếp”.
Theo Unesco: “ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi công đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Như vậy văn hóa có nghĩa là truyền thống lâu đời.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với mọi biểu hiện của nó loài người sinh ra nhằm thích ứng nhưng nhu cầu đời sống và sự đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Mỗi người nhìn nhận văn hóa dưới một góc độ khác nhau. Vì vậy, việc có nhiều khái niệm văn hóa khác nhau không có gì là đáng ngạc nhiên, trái lại cang làm cho vấn đề được hiểu biết một cách phong phú và toàn diện hơn.
Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ, là một bộ phận trong đời sống con người, văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm tất cả vật chất. Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,… nền văn hóa bao gồm cả những sáng tạo hữu hình của con người như những đền đài, di tích lịch sử.
Các nhà xã hội học chia văn hóa thành 2 dạng: văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Văn hóa cá nhân là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích lũy vào mỗi cá nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm và hành xử của cá nhân ấy trong đời sống thức tiễn. Văn hóa cộng đồng là văn hóa của một nhóm xã hội, nó không phải là số cộng giản của văn hóa cá nhân – thànhviên của cộng đồng xã hội ấy. Trong hoạt động doanh nhiệp thì “ văn hóa doanh nhân” là thuộc dạng văn hóa cá nhân, còn “ văn hóa doanh nghiệp” thuộc văn hóa cộng đồng.
Văn hóa là phương tiện để con người “điều chỉnh” (cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Được xem là cái “ nền tảng”, “ vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển” của con người và xã hội ngày càng thăng bằng và bền vững hơn, văn hóa có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hóa truyền thống đã tích lũy trong lịch sử của chính dân tộc đó.
Như vậy, thực chất văn hóa là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong xã hội nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kimh tế xã hội nhất định, bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần.
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ
thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
1.2. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
Một số quan điểm đã chia văn hóa doanh nghiệp thành 2 yếu tố cơ bản: Là yếu tố văn hóa doanh nghiệp hữu hình là những gì mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy. Những yếu tố văn hóa doanh nghiệp vô hình là những giá trị thầm kín hơn năm sâu bên trong tổ chức mà mỗi thành viên và những người hữu quan có thể cảm nhận được.
Thứ nhất: Yếu tố văn hóa doanh nghiệp hữu hình.
Đặc điểm cấu trúc:
Bao gồm: thiết kế nội thất và thiết kế ngoại thất, nó là một giá trị văn hóa rất quan trọng, vì tại mỗi doanh nghiệp điều đầu tiên hay mà khách hàng và đối tác cảm nhận được khi đến làm việc là kiến trúc công ty, nó thể hiện hình ảnh và bộ mặt của công ty trong mối giao tiếp xã hội. Hiện nay những công ty thành đạt hay đang phát triển muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ, đó chính là biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng của công ty. Bên cạnh đó những thiết kế nội thất như tiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng, mặt bằng làm việc, bàn ghế, phòng làm việc, lối đi và kể cả các chi tiết nhỏ như cây ảnh, vị trí sọt rác, các thiết bị trong phòng vệ sinh…tất cả đều được thiết kế sao cho tiện ích dễ sử dụng, tạo ấn tượng than quen thể hiện thiện trí và sự quan tâm.
Nghi lễ, các hoạt động tập thể văn hóa của doanh nghiệp:
Đây là một trong những giá trị văn hóa điển hình của doanh nghiệp được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa- xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm và tự nguyện tham gia được tổ chức định kì hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ trong doanh nghiệp và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự. Có bốn loại lễ nghi cơ bản: Nghi lễ chuyển giao (khai mạc, bổ nhiệm thành viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt…), nghi lễ mang tính chất củng cố( phát phần thưởng, tuyên dương trong các cuộc thi lao động giỏi…), Nghi lễ nhắc nhở (sinh hoạt văn hóa, chuyên môn, khoa học..), nghi lễ liên kết (lễ hội, liên hoan, giao lưu văn nghệ, thể thao, tổ chức sự kiện…)..
Thứ hai: Yếu tố văn hóa doanh nghiệp vô hình
Biểu tượng:
Là một thứ gì đó biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp cho mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Một biểu tượng khác lạ hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện về một hình tượng của một tổ chức một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông. Các biểu tượng vật chất này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của người thấy nó là một vài chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt những giá trị chủ đạo mà tổ chức doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó.
Sứ mệnh:
Mỗi một doanh nghiệp ra đời đều mang một sứ mệnh. Sứ mệnh của doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: Tại sao ta lập doanh nghiệp? Mục đích lâu dài của nó là gì? Doanh nghiệp làm gì để tồn tại và phát triển? Khi sứ mệnh của doanh nghiệp được tuyên bố một cách rõ ràng thì các thành viên sẽ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định sẽ làm gì và làm như thế nào để cùng doanh nghiệp đi đúng hướng và thực hiện được sứ mệnh của nó. Khi nhân viên hiểu biết về sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ tin tưởng hơn vào con đường mà mình đang đồng hành cùng doanh nghiệp, thấy rõ ý nghĩa của công viêc mình đang thực hiện. Chỉ có sứ mệnh rõ ràng, lâu dài thì doanh nghiệp mới trường tồn được.
Tầm nhìn (hay còn gọi là viễn cảnh):
Là bức tranh lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Sứ mệnh trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp làm gì thì tầm nhìn sẽ trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp sẽ đạt được gì và đi tới đâu? Tầm nhìn là kết quả của việc thực hiện sư mệnh nếu như không có bất cứ khó khăn trở ngại nào.
Thương hiệu:
Là tập các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Là hình tượng của một loai, một nhóm hàng hóa dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Triết lý kinh doanh:
Triết lý kinh doanh thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã hội và nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp trong cả thời kì phát triển lâu dài. Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo, xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và cho khách hàng biết đến doanh nghiệp. Hiểu theo một cách khác, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là một tín điều, nhắc nhở các thành viên về tinh thần, giá trị xã hội nhân văn xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Triết lý kinh doanh là kim chỉ nam trong sự nghiệp làm giàu của doanh nghiệp mà luôn nhận được sự ủng hộ, cộng hưởng của khách hàng của xã hội.
Triết lý kinh doanh là sự liên hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh doanh bên ngoài, là sứ mệnh nhiệm vụ và phương thức thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp, là mục tiêu và phương thức đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh là đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp và do các thành viên trong doanh nghiệp sáng tạo ra. Nó trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên và định hướng hoạt động của mỗi thành viên vì vậy triết lý kinh doanh trở thành giá trị văn hóa vô hình điển hình trong doanh nghiệp phải có thời gian hình thành truyền từ đời này sang đời khác.
Khẩu hiệu:
Là cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý hoạt động, kinh doanh của một công ty, nó được coi là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị , xây dựng thương hiệu vô cùng quan trọng. Khẩu hiểu là hình thức dễ nhập tâm, không chỉ được nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khác thường xuyên nhắc tới. Vì vậy thường rất đơn giản dễ nhớ và cũng có tác dụng khích lệ tinh thần lao động của các thành viên trong doanh nghiệp.
Giá trị cốt lõi:
Là những phẩm chất cao quý nhất trong doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi không thay đổi theo thời gian. Là thước đo mọi hành vi,là nền tảng, là những điều “luật bất thành văn” ăn sâu vào trong tiềm thức ngấm vào máu các thành viên và được thực hiện qua các hành vi hàng ngày. Giá trị cốt lõi thực sự thể hiện sự khác biệt của doanh nghiệp. Trong bảng giá trị của doanh nghiệp phải thể hiện được những mong muốn tốt đẹp của lãnh đạo đồng thời phải thể hiện các giá trị đã hình thành ăn sâu trong mỗi thành viên của doanh nghiệp,đã được tôi luyện và giữ vững trong thời gian khá dài.
Giá trị, niềm tin và thái độ của các thành viên trong doanh nghiệp:
Giá trị là chuẩn mực đạo đức và cho biết con người cần phải làm gì như một doanh nghiệp đánh giá cao tính trung thực nhất quán và sự cởi mở cho rằng cần hành động một cách thật thà kiên định thẳng thắn. Còn niềm tin là đề cập đến mọi người cho rằng làm thế nào là đúng làm thế nào là sai, thực tế hai khái niệm này rất khó tách rời vì trong niềm tin luôn chứa đựng các giá trị. Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm, đó là thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với các sự vật hiện tượng mặt khác thái độ được hình thành theo thời gian từ những phán xét và những khuôn mẫu điển hình thay vì những sự kiện cụ thể. Thái độ của con người là tương đối hoàn chỉnh và có những ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động. Giá trị niềm tin hay thái độ đều được hình thành trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Chúng được các thành viên chấp nhận và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc ra quyết định của từng người là một trong các giá trị văn hóa mà doanh nghiệp cần quan tâm.
Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa:
Là nền tảng cho sự hình thành và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch sử phát triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình hình thành, vận động và thay đổi của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới quá trình hình thành, vận động và thay đổi của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới quá trình vận động và thay đổi của văn hóa trong tổ chức.
Ngoài ra cũng phải kể đến: Ban lãnh đạo, văn hóa ứng xử, hành vi giao tiếp trong và ngoài doanh nghiệp, niềm tin và giá trị cũng được coi là các giá trị trong văn hóa mà doanh nghiệp cần lưu tâm và chú trọng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp hay bất cứ thực thể kinh tế nào đều tồn tại trong môi trường nhất định. Do đó, văn hóa doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng tổng thể của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh (bao gồm những yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong). Nó được thể hiện cụ thể ở các yếu tố sau:
Văn hóa dân tộc:
Bất kể một doanh nghiệp, tổ chức nào cũng bị chi phối ảnh hưởng bởi sự phát triển của văn hóa dân tộc. Nó tác động trực tiếp tới nếp suy nghĩ, phong tục tập quán của mọi thành viên trong doanh nghiệp.Nó là sự kế thừa và phát huy những tinh hoa dân tộc, thành tựu của toàn nhân loại.Việc xây dựng phát triển những yếu tố văn hóa doanh nghiệp cũng không ngoại lệ.Nếu doanh nghiệp biết cây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc mà họn đang sống thì họ sẽ thành công còn nếu chỉ biết du nhập nguyên xi mô hình văn hóa doanh nghiệp nước ngoài mà không gắn kết với văn hóa dân tộc thi họ sẽ thất bại. Mỹ và Nhật là những quốc gia đã rất thành công trong việc quản lí doanh nghiệp của mình vì họ biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp lí, kích thích được hứng thú lao động và niềm say mê sáng tạo của công nhân. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc các nhà quản lý doanh nghiệp biết gắn kết văn hóa doanh nghiệp với văn hóa dân tộc. Trong thời buổi toàn cậu hóa đòi hỏi việc xậy dựng văn hóa doanh nghiệp phải có tính toàn phù hợp, lựa chon sáng suốt để xây dựng các yếu tố văn hóa doanh nghiệp phù hợp với bẳn sắc văn hóa Việt Nam.
Yếu tố hội nhập:
Sự giao thoa về văn hóa, xu thế toàn cầu trong thời kì hội nhập WTO khiến các doanh nghiệp cần tích cực chủ động cây dựng cho mình một nền văn hóa mở, vừa có sự kế thừa văn hóa dân tộc vừa phải giao thoa về văn hóa nhằm đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới phù hợp. Việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp cũng chịu tác động không nhỏ trong môi trường hội nhập.Bản thân doanh nghiệp đó cần cập nhật những thay đổi về tư tưởng, phương châm hoạt động, kinh doanh mới phù hợp tiến bộ.Nó bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi để tồn tại.Ví dụ như sự thay đổi trong tư duy, quan niệm ban lãnh đạo, tuy dư ý thức của nhân viên, về các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Ngoài ra còn các yếu tố khác như: Chính sách của Chính phủ, xu thế tiêu dùng, vị trí địa lí,…cũng có tác động ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Lịch sử hình thành và truyền thống của doanh nghiệp:
Đây là một yếu tố cốt lõi có vai tròquyết định tới sự phát triển của các giá trị văn hóa doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có lịch sử hình thành và truyền thống văn hóa tốt đẹp, bền vững thì việc phát triển các văn hóa được coi như có một điểm tựa vững chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển. Việc xây dựng phát huy các yếu tố văn hóa phải dựa trên tinh thần kế thừa nhưng tinh hoa của nền văn hóa truyền thống của doanh nghiệp.
Phong cách của ban lãnh đạo, những hành động, ý chí, tinh thần và thái độ làm việc của ban lãnh đạo đã tạo nên giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp: văn hóa doanh nghiệp cần thể hiện những phong cách ý chí, văn hóa làm việc của ban lãnh đạo. Nó do ban lãnh đạo đầu tư, xây dựng và phát triển. Nếu ban lãnh đạo tiến bộ, có tầm nhìn xa thì văn hóa doanh nghiệp sẽ phát triển và ngược lại.
Mô hình tổ chức của doanh nghiệp, tính cách nhân viên trong công ty:
Ngành nghề kinh doanh cùng công nghệ sản xuất giữ vai trò quan trọng trong phát triển doanh nghiệp. Mỗi một ngành nghê kinh doanh có nét văn hóa kinh doanh riêng vì thế mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hóa hợp với ngành nghề kinh doanh mà đảm bảo được những nét đặc trưng riêng cho mình. Đồng thời trong mỗi doanh nghiệp tương ứng với mô hình tổ chức cũng sẽ quy định một nét riêng biệt trong sự phát triển văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp luôn bị phụ thuộc vào các yếu tố về mô hình tổ chức, nhân viên, ngành nghề kinh doanh…
Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:
Đây cũng là hai yếu tố quyết định phương hướng phát triển của văn hóa doanh nghiệp đến việc hình thành một kiểu văn hóa mới hoặc làm thay đổi cơ bản các yếu tố văn hóa đã lỗi thời. Bên cạnh đó tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa doanh nghiệp, tính mạnh yếu của doanh nghiệp.
1.2.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các giá trị văn hóa doanh nghiệp có tác động toàn diện nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Nó tạo cho doanh nghiệp có những nét văn hóa, bản sắc riêng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa .vai trò của các giá trị đó được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh :
Thứ nhất là: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu cho rằng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bởi vì văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu được rủi ro ,tăng cường phối hợp và giám sát , thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên , tăng hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp, từ đó tăng được sức mạnh cạnh tranh và khả năng hoàn thành của doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt trong môi trường toàn cầu như hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã bước vào thời kỳ phải cạnh tranh bằng vốn tri thức, bằng tài nguyên con người. Một câu hỏi đặt ra với doanh nghiệp là : Làm thế nào để tránh tình trạng “chảy máu chất xám “,mất đi nguồn lao động giỏi ? Đó chính là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nền tảng để gắn kết con người, biến mỗi công ty thành một thành trì kinh tế vững chắc hoàn thành sứ mệnh của chính mình . Một môi trường làm việc tốt với đời sống văn hóa cao sẽ tạo điều kiện cho tài năng phát triển, nâng cao năng lực cá nhân ,nhân tài và phát triển tinh thần đoàn kết của các thành viên …
Thứ hai là : Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Sự phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp để nhận biết sự khác nhau giữa các doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giúp doanh nghiệp xây dựng tên tuổi của mình. Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của doanh nghiệp như một gia đình nhỏ, đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thảo luận và ra các quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của doanh nghiệp ….
Thứ ba là: Giá trị văn hóa doanh nghiệp thực hiện vai trò của mình đối với các hoạt động của doanh nghiệp, nó được biểu hiện cụ thể như sau :
Các giá trị văn hóa doanh nghiệp góp phần làm giảm mâu thuẫn, xây dựng mối đoàn kết .Phần lớn các nhà nghiên cứu về văn hóa nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa trong việc khuyến khích sự gắn kết xã hội trong doanh nghiệp. Các giá trị văn hóa doanh nghiệp được miêu tả như “chất keo “hay “xi măng “ để kết nối các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. Việc tạo ra một văn hóa chung sẽ tạo ra sự thống nhất trong quan điểm nhìn nhận đánh giá, lựa chọn và lợi ích chung cho hành động của các thành viên. Điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp có mâu thuẫn và sự thiếu thống nhất vệ nội bộ.
Phối hợp và kiểm soát: Nhìn một cách rộng hơn, các giá trị văn hóa thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức cũng chính là tạo thuận lợi trong phối hợp và kiểm soát. Các giá trị văn hóa biểu hiện trong truyền thống của doanh nghiệp, tạo ra khuôn mẫu ứng xử của doanh nghiệp đó, được các thành viên chấp nhận và tuân thủ, thể hiện sự hòa đồng bên trong doanh nghiệp nói chung cung như việc ra quyết định trong những trường hợp cụ thể . Đặc biệt là trong việc giải quyết định gặp phải những thực tế phức tạp, do sự khác nhau về nhận thức, về văn hóa địa phương của các thành viên, thì văn hóa doanh nghiệp sẽ có tác dụng để phạm vi hóa sự lựa chọn .
Tạo động cơ: Các giá trị văn hóa doanh nghiệp có một vị trí quan trọng thúc đẩy động cơ làm việc cho các thành viên doanh nghiệp: yếu tố quyết định đến hiệu suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng tạo động cơ làm việc cho nhân viên của họ thông qua cơ chế thưởng phạt. Tuy nhiên lý thuyết về động cơ làm việc cho rằng mong muốn làm việc của nhân viên còn chịu tác động của các động cơ khác như : ý nghĩa và sự thích thú đối với công việc , mục tiêu của họ ,họ thấy đươc giá trị của công việc và được đảm bảo an toàn trong công việc . Một hình thái văn hóa phù hợp , sự thống nhất có tác động tạo ra sự trung thành thúc đẩy niềm tin và giá trị chân chính, khuyến khích mọi thành viên mang hết nhiệt huyết để phục vụ doanh nghiệp .ngoài ra, các giá trị văn hóa doanh nghiệp còn có tác dụng tăng cường uy tín cho doanh nghiệp hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu của các doang nghiệp. Nó tạo nên giá trị doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và thương hiệu doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là nguồn gốc của sự sáng tạo, đoàn kết doanh nghiệp ,là động lực tinh thần cho tồn tại, cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới – nền kinh tế thi trường định hướng XHCN.
Chương 2: Văn hóa doanh nghiệp FPT
Giới thiệu chung về tập đoàn FPT
Tập đoàn FPT (The Financing and Promoting Technology Corp.) thành lập ngày 13/09/1988, hiện là tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông số 1 của Việt nam. Tập đoàn FPT hiện có:
- 12 công ty thành viên: Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System); Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group); Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation); Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT; Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT; Đại học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT (FPT Land); Công ty Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online), Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ FPT.- 3 Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities), Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong.- Có mặt tại 9 quốc gia trên thế giới và các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng... Đặc biệt trong số đó có 6 công ty đặt tại các thị trường lớn nhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Úc, Singapore và Malaysia.- Với gần 10,000 cán bộ và chuyên gia hoạt động trong tất cả các lĩnh vực CNTT và TT.
Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT:- Công nghệ Thông tin và Viễn thông: Tích hợp hệ thống, Giải pháp phần mềm, Dịch vụ nội dung số, Dịch vụ dữ liệu trực tuyến, Dịch vụ Internet băng thông rộng, Dịch vụ kênh thuê riêng, Điện thoại cố định, Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông, Sản xuất và lắp ráp máy tính, Dịch vụ tin học, Lĩnh vực giáo dục-đào tạo, Đào tạo công nghệ.- Đầu tư: Giải trí truyền hình, Dịch vụ tài chính-ngân hàng, Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản, Nghiên cứu và phát triển.FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho phát triển phần mềm.Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối tác. Đến nay, FPT đã giành được niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người tiêu dùng.Trong suốt những năm qua, FPT liên tục được bạn đọc tạp chí PC World Việt Nam bình chọn là Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt Nam. Nhiều năm nhận giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm” của Cisco, IBM, HP… và đạt được các giải thưởng: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu FPT; Giải thưởng Sao Khuê; Các giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm, cuộc thi như Vietnam Computer World Expo, IT Week, Vietgames…Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất của Hội Tin học Việt Nam, Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam. Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học và viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, FPT đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003.
Những biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
Những quá trình và biểu hiện hữu hình văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT
Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn FPT
FPT là tên viết tắt bằng tiếng Anh(The Financing and Promoting Technology Corp.), của Công ty cổ phần FPT (tên cũ của Công ty là Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT), là một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007.
Tập đoàn FPT được thành lập ngày 13/09/1988.
Ban đầu, FPT là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu các lương thực thực phẩm, chế biến lương thực thực phẩm (chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là Food Processing Technology - Chế biến Thực phẩm, sau này (năm 1990) được đổi thành Financing Promoting Technology - Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ). Công ty có quan hệ xuất nhập khẩu chuối khô, khoai, sắn, ... cho khối Đông Âu - Liên Xô.
Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập trường Đại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT. Hiệu trưởng của trường là Tiến sỹ Lê Trường Tùng, còn Chủ tịch Hội đồng Quản trị là Phó giáo sư, Tiến sỹ Trương Gia Bình.
Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cổ phiếu cho hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG) và Intel Capital. FPT nhận được một khoản đầu tư là 36,5 triệu USD thông qua quỹ đầu tư TPG Ventures và Intel Capital.
Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký thoả thuận liên minh chiến lược.
Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên từ "Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT" thành "Công ty Cổ phần FPT" viết tắt là "FPT Corporation".
Ngày 24 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới là ông Nguyễn Thành Nam thay ông Trương Gia Bình. Ông Nam là thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, Chủ tịch HĐQT của Công ty Phần mềm FPT (FSOFT).
Trong 2 năm giữ chức vụ Tổng giám đốc, sau khi hoàn tất nhiệm vụ lập kế hoạch cho sự phát triển của FPT trong giai đoạn mới, bổ sung nhân sự cấp cao và xây dựng chiến lược thương hiệu mới của Tập đoàn, tháng 2 năm 2011, Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT có nghị quyết bổ nhiệm ông Trương Đình Anh làm Tổng giám đốc thay thế cho ông Nguyễn Thành Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức tập đoàn FPT
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức tập đoàn FPT hiện có:
- 12 công ty thành viên:
Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System).
Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group).
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation).
Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software) .
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT.
Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT.
Đại học FPT.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT (FPT Land).
Công ty Cổ phần FPT Visky.
Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ FPT.
- 3 Công ty liên kết:
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities).
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital).
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong.
- Các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng
- Software tại nước ngoài:
Công ty TNHH Phần mềm FPT Malaysia tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Công ty Phần mềm FPT Software Europe tại Paris, Pháp.
Công ty TNHH Phần mềm FPT Australasia (FPT Australasia Pty Ltd) đặt tại New South Wales.
Công ty TNHH Phần mềm FPT USA (FPT USA Corp Ltd) đặt tại San Mateo, California.
- Trung tâm:
Phòng nghiên cứu không gian FSpace thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT.
Sơ đồ tổ chức tập đoàn FPT:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Công ty Cổ phần Thương mại FPT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ FPT
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System).
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
Công ty Cổ phần Phần mềm FPT
Công ty TNHH Dịch vụ Tin học FPT
Công ty TNHH Truyền thông Giải trí FPT
Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT
Đại học FPT
Công ty TNHH Phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT
Công ty TNHH Bất động sản FPT (FPTLand).
Công ty Cổ phần FPT Visky
2.1.2.2. Tổ chức nhân sự:
Các thành viên trong ban lãnh đạo:
Hội đồng quản trị
Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Bùi Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát nội bộ
Ông Đỗ Cao Bảo - Ủy viên Hội đồng quản trị
Ông Trương Đình Anh - Ủy viên Hội đồng quản trị
Ông Lê Song Lai - Ủy viên Hội đồng quản trị
Bà Lê Nữ Thùy Dương - Ủy viên Hội đồng quản trị
Ông Jean Charles Belliol - Ủy viên Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Ông Trương Đình Anh – Tổng Giám đốc
Bà Chu Thị Thanh Hà - Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Thế Phương - Phó Tổng Giám đốc
Ban kiểm soát
Ông Nguyễn Việt Thắng – Trưởng Ban Kiểm soát
Ông Nguyễn Khải Hoàn - Ủy viên Ban Kiểm soát
Ông Cao Duy Hà - Ủy viên Ban Kiểm soát
BIỂU ĐỒ NHÂN SỰ CỦA TẬP ĐOÀN FPT (2003- 2010)
FPT tự hào là Tập đoàn tập trung đông đảo các cán bộ tin học nhất Việt Nam. Đó là tài sản quý báu nhất và là nền tảng tạo ra mọi thành công của FPT. FPT nỗ lực làm chủ công nghệ trên mọi lĩnh vực hoạt động và đã đạt được hàng nghìn chứng chỉ công nghệ quốc tế quan trọng của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Đây là nền tảng vững chắc, giúp FPT không ngừng tạo nên những giá trị gia tăng hiệu quả cho khách hàng và người tiêu dung.
2.1.3. Hoạt động kinh doanh
Một số hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn FPT:
Xuất khẩu phần mềm:
Xuất khẩu phần mềm là mảng kinh doanh có tốc tăng trưởng doanh thu bình quân trong vòng 5 năm (2006- 2010) là 47%/năm và đứng vị trí số 1 ở Việt Nam. Trong lĩnh vực này FPT có các chứng chỉ chất lượng như: CMMI-5, ISO 27001:2005 (BS7799-2:2002), ISO 9001:2008…, trong đó CMMi mức 5 là mức cao nhất đánh giá năng lực quy trình sản xuất trong một tổ chức phát triển phần mềm - do Viện Công nghệ phần mềm Mỹ (SEI) cấp. CMMi được coi như một “giấy thông thành” trên trường quốc tế nhằm khẳng định năng lực và uy tín của doanh nghiệp gia công xuất khẩu phần mềm.Các sản phẩm/dịch vụ chính: Xây dựng phát triển phần mềm, Phát triển ứng dụng & bảo trì, Triển khai dịch vụ ERP, Chuyển đổi công nghệ phần mềm, Kiểm thử chất lượng phần mềm, Phần mềm nhúng.Các đối tác và khách hàng chính là nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, IBM, HP, Sanyo, Hitachi, Panasonic, Canon, Toshiba…FPT hiện đặt trụ sở tại nhiều nước và châu lục trên thế giới như: Nhật, Mỹ, Châu Âu, Singapore, Malaysia, Úc, Thái Lan, PhilipinFPT tự hào là công ty góp phần ghi tên Việt Nam trên bản đồ phần mềm thế giới.
Tích hợp hệ thống- Giải pháp phần mềm – Dịch vụ tin học:
Đây là 3 lĩnh vực kinh doanh của FPT luôn giữ vững vị trí số 1 về công nghệ, doanh thu và lợi nhuận tại Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm( 2006- 2010) doanh thuvà lợi nhuận lần lượt 14% và 41%/ năm. Sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực này phục vụ cho các ngành: tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ công, an ninh - quốc phòng, giáo dục, y tế, doanh nghiệp… trong và ngoài nước.Các khách hàng chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Petrolimex, Bộ Thông tin Truyền thông, Vinamilk, Tập đoàn Thép Việt, VietsoPetro, Tập đoàn Đồng Tâm, Bộ Công an, các ngân hàng thương mại cổ phần, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường, Daimler Chrysler, Ngân hàng Trung ương Úc, T-System Singapore, Hitachi Joho, Tyco Global USA, …Ở 3 lĩnh vực này, FPT là đối tác cấp cao nhất của hầu hết nhà cung cấp lớn nhất thế giới: Cisco, IBM, HP, Microsoft, Oracle, SAP, Dell, NCR….
Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông:
Đứng vị trí số 1 ở Việt Nam.FPT hiện có mạng lưới phân phối lớn nhất tại Việt Nam, với hơn 1.500 đại lý tại 64/64 tỉnh thành trong toàn quốc.FPT phân phối sản phẩm của hơn 60 hãng nổi tiếng thế giới như IBM, Lenovo, Microsoft, HP, Nokia, Toshiba, Oracle, Samsung, Cisco, Dell, Motorola, HTC, Apple, Intel, Symantec, NEC, Seagate, MSI, Foxconn, Sandisk, Logitech… Đây là lĩnh vực đem lại doanh thu lớn nhất cho FPT
Đây là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, tính bình quân 5 năm là xấp xỉ 50%/năm.
Viễn thông:
Trong lĩnh vực này FPT là một trong 4 nhà cung cấp đường truyền Internet đầu tiên tại Việt Nam, hiện chiếm 30% thị phần với gần 500.000 thuê bao ADSL; là nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực: Internet băng thông rộng, Internet cáp quang, dịch vụ truyền hình trực tuyến... FPT đã được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép VoIP, ICP, ISP, OSP, IXP, giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, giấy phép thử nghiệm Wimax di động. Năm 2010 đánh dấu sự mở rộng của dịch vụ viễn thông của FPT tại 36 tỉnh thành trong cả nước, từ 22 tỉnh thành năm 2009.
Sản xuất các sản phẩm công nghệ:
Máy tính Elead có mặt trên thị trường Việt Nam từ năm 2002 và đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng như: Máy tính để bàn thương hiệu Việt được ưa chuộng nhất; Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và các cúp vàng cho máy tính Việt Nam xuất sắc nhất trong các hội chợ công nghệ thông tin. Nhà máy Elead có các chứng chỉ ISO 14001 về bảo vệ môi trường và ISO 17025 cho phòng nghiên cứu phát triển và thí nghiệm.Có mặt trên thị trường từ tháng 06/2009, dòng điện thoại di động FPT Mobile góp phần hiện thực hóa cam kết của FPT mang đến cho người tiêu dùng đại chúng những sản phẩm công nghệ tiên tiến, thông minh và có giá thành hợp lý. FPT mobile là nhãn hiệu điện thoại di động Việt Nam đầu tiên có mặt trên thị trường. Tập đoàn FPT đã đầu tư phát triển các công cụ kết nối gọn, nhẹ và tích hợp được nhiều chức năng tiện ích vào điện thoại. Việc đưa các ứng dụng vào điện thoại di động luôn được FPT chú ý phát triển song song với việc đầu tư cải thiện hình thức và chủng loại để FPT mobile thực sự trở thành một sản phẩm yêu thích của người tiêu dùng Việt. Các đối tác chính: Intel, LG, Microsoft, Samsung, Seagate, MSI, Kingston, Transcend, Sandisk, Kingmax, Gigabyte, ECS.
Đào tạo:
Đại học FPT hoạt động theo mô hình của một trường đại học thế hệ mới với triết lý giáo dục hiện đại. Sự khác biệt của Đại học FPT là tập trung đào tạo các kỹ sư công nghiệp, nghĩa là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, gắn đào tạo với thực tiễn và nghiên cứu, triển khai các công nghệ hiện đại nhất.Mục tiêu trước mắt của Đại học FPT là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh và các nhóm ngành khác có liên quan trước hết cho tập đoàn FPT, đồng thời cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Hiện Đại học FPT có hơn 5.000 sinh viên.Trực thuộc Đại học FPT còn có Viện Đào tạo Quốc tế FPT, bao gồm các Trung tâm đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện (FPT Arena) và các Trung tâm đào tạo Lập trình viên quốc tế (FPT Aptech) với tổng số trên 50.000 học viên sau hơn 10 năm hoạt động. Giáo dục là một lĩnh vực hứa hẹn sự tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Nội dung số:
Đây là mảng kinh doanh được FPT đặc biệt chú trọng. FPT sẽ hướng tới việc xây dựng hệ thống công nghệ nền tảng với các sản phẩm/dịch vụ 2.0 có tính tương tác cao, đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng trên Internet và điện thoại di động. Các sản phẩm có tiếng hiện tại của FPT trong lĩnh vực này là: VnExpress - Báo điện tử Tin nhanh hàng đầu Việt Nam với khoảng hơn 20 triệu truy cập/ngày; Trang thông tin giải trí Ngoisao.net; Trang thông tin Sohoa.net; Nghe nhạc trực tuyến (Nhacso.net); Mạng Banbe; các trò chơi trực tuyến: Thiên long bát bộ, MU, Granado Espada – Bá chủ thế giới, Tây Du ký; Thần Võ; Truyền hình tương tác OneTV; Phần mềm chat trên điện thoại di động (ViTalk); Website thương mại điện tử (ViMua); Thư viện bài giảng trực tuyến (Violet); Cuộc thi toán online dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở (ViOlympic); Mạng xã hội trên điện thoại di động (ViHuni).
Bất động sản:
Hoạt động đầu tư của FPT trong lĩnh vực bất động sản trước hết nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng những cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cho Tập đoàn FPT, tiếp đến là những công trình xây dựng có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao, tạo ra tiện ích và lợi ích cho người sử dụng. Trong năm 2009, FPT đã đưa vào sử dụng Tòa nhà FPT Đà Nẵng, tòa nhà FPT tại thành phố Hồ Chí Minh; triển khai xây dựng trụ sở chính của FPT tại 89 Láng Hạ, dự kiến dự án này sẽ hoàn thành vào năm nay. Trước đó năm 2007, FPT cũng đã đưa vào sử dụng tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngân hàng:
Ngân hàng là lĩnh vực được FPT đầu tư từ năm 2008 với sự thành lập của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TiênPhongBank). FPT sở hữu 16.9% vốn điều lệ (tương đương 507 tỷ) của TiênPhongBank. Tổng tài sản của TiênPhongBank năm 2010 đạt 20.929 tỷ VND, tăng trưởng gấp đôi so với năm 2009.Sản phẩm/dịch vụ tiêu biểu nhất của TienPhongBank là Internet Banking và Mobile Banking. Internet Banking được tín nhiệm bình chọn là sản phẩm Tin&Dùng 2009 do bạn đọc Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn.
Chứng khoán:
FPT sở hữu 25% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) được thành lập năm 2007. Các nghiệp vụ kinh doanh của FPTS bao gồm: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký chứng khoán và Bảo lãnh phát hành chứng khoán. Trên thị trường Việt Nam, FPTS được đánh giá là một trong những công ty chứng khoán uy tín, có thế mạnh hàng đầu về công nghệ, đặc biệt là các thế mạnh vượt trội về Sản phẩm và Dịch vụ Giao dịch Trực tuyến, FPTS đã vinh dự đứng thứ 3 trong Top 5 thương hiệu tài chính được người tiêu dùng bình chọn của Chương trình Tin&Dùng Việt Nam năm 2009 do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức. FPTS là một trong số những công ty chứng khoán đầu tiên đạt yêu cầu kết nối giao dịch từ xa với HNX và cũng là một trong những công ty chứng khoán kết nối giao dịch trực tuyến với HOSE sớm nhất. Tính cả năm 2010, FPTS xếp thứ 4 trong Top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất trên sàn HNX; tại HOSE, FPTS đứng vị trí thứ 6.Quản lí quỹ:
FPT sở hữu 25% vốn điều lệ tại Công ty Cổ Phần Quản lý Quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) được thành lập năm 2007. Đây là công ty quản lý quỹ đầu tiên được thành lập theo Luật Chứng khoán mới của Việt Nam. FPT Capital nhận được sự hỗ trợ toàn diện của Tập đoàn FPT. FPT Capital được FPT ủy thác quản lý các hoạt động đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn.Tính đến thời điểm hiện tại, FPT Capital đang quản lý Quỹ Việt Nhật và quản lý tài sản cho các tổ chức, cá nhân trong nước với tổng tài sản quản lý gần 230 triệu USD. FPT Capital hợp tác chặt chẽ với cổ đông chiến lược là SBI Holdings, một trong những tập đoàn đứng đầu về công nghệ và đầu tư của Nhật Bản và cũng là nhà đầu tư của Quỹ Việt-Nhật
Kết quả kinh doanh của Tập đoàn FPT từ năm 2008- 2010:
DOANH THU
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tích hợp hệ thống
2,763,286
2,994,543
3,244,477
Xuất khẩu phần mềm
686,927
747,633
1,000,401
Viễn thông
1,259,801
1,850,781
2,457,632
Giáo dục đào tạo
133,093
175,857
279,311
Phân phối
11,737,026
12,744,394
13,339,409
Phân phối sản phẩm công nghệ
3,542,709
4,634,076
5,737,094
Phân phối điện thoại di động
7,971,213
7,728,580
7,072,798
Bán lẻ
223,104
381,738
529,516
Tài chính
-
Bất động sản
-
5,127
9,733
Truyền thông & Giải trí
166,283
143,285
83,890
Dịch vụ bảo hành
52,182
68,131
100,057
Khác
7,568
11,911
1,674
Tổng
16,806,168
18,741,663
20,516,584
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tích hợp hệ thống
320,680
414,791
484,173
Xuất khẩu phần mềm
224,103
209,464
230,151
Viễn thông
356,889
540,032
601,364
Giáo dục đào tạo
43,643
61,241
101,971
Phân phối
420,809
364,298
411,834
Phân phối sản phẩm công nghệ
Phân phối điện thoại di động
Bán lẻ
Tài chính
(39,959)
69,667
107,834
Bất động sản
(19,746)
(851)
(5,103)
Truyền thông & Giải trí
21,041
17,465
4,231
Dịch vụ bảo hành
21,927
26,270
32,115
Khác
(109,301)
(4,855)
54,623
Tổng
1,240,086
1,697,522
2,023,193
Kết quả kinh doanh của Tập đoàn FPT năm 2011:
Năm 2011 là một năm đầy khó khăn với các nền kinh tế trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong các quốc gia chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phá sản, sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.
Tuy nhiên, Tập đoàn FPT vẫn nỗ lực không ngừng và khép lại năm 2011 với doanh thu gần 26.000 tỷ đồng, đạt 105,72% so với kế hoạch đã được HĐQT thông qua đầu năm và đạt hơn 97% so với KH điều chỉnh tăng giữa năm, tăng gần 27% so với năm 2010.
Lợi nhuận trước thuế Tập đoàn đạt 2.515 tỷ đồng, tăng 24,3% so với năm 2010, đạt 104% kế hoạch đầu năm và đạt 96% so với KH điều chỉnh tăng giữa năm. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 2.088 tỷ đồng, tăng 23,46% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt trên 1.691 tỷ đồng, tăng 33,75% so với năm 2010 và đạt 96,6% kế hoạch mới đã điều chỉnh. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 7.905 đồng, tăng hơn 20% so với năm trước.
Năm 2011, FPT nộp ngân sách hơn 4.257 tỷ đồng, tăng 8,6 % so với năm 2010. Tính đến hết năm 2011, FPT có 12.969 cán bộ nhân viên, tăng 5,4% so với đầu năm.
Các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn vẫn đạt kết quả tốt:
Trong lĩnh vực tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm và dịch vụ tin học, doanh thu năm 2011 của Tập đoàn đạt hơn 4.233 tỷ đồng , tăng trưởng 30,48% so với năm 2010; lợi nhuận trước thuế đạt gần 579 tỷ đồng, tăng 19,56% so 2010.
Trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, Tập đoàn đạt doanh thu năm 2011 ở mức trên 1.349,6 tỷ đồng, tăng trưởng 34,91 % so với cùng kỳ năm 2010; lợi nhuận đạt trên 300 tỷ đồng, tăng 30,38% so với năm 2010.
Trong mảng viễn thông , doanh thu của Tập đoàn đạt trên 3.489 tỷ đồng, tăng trưởng gần 42% so với cùng kỳ; lợi nhuận của công ty đạt gần 801 tỷ đồng, tăng 33,15% so với năm 2010.
Trong lĩnh vực phân phối và sản xuất các sản phẩm công nghệ, Tập đoàn có doanh thu đạt gần 16.270 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt trên 564,8 tỷ đông, tăng so với cùng kỳ 37,14%.
Trong lĩnh vực Đào tạo, Trường Đại học FPT tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2011, sau 5 năm nỗ lực, khối giáo dục của FPT đã cho mùa quả ngọt đầu tiên: 100% sinh viên đại học FPT tốt nghiệp ra trường có việc làm, mức lương trung bình trên 6 triệu đồng/ tháng hoặc tiếp tục học lên cao. Đến nay, Đại học FPT đã có 12.000 sinh viên, với kế hoạch an cư tại Khu CNC Hòa Lạc (Hà Nội) vào tháng 5/2012. Hệ cao đẳng thực hành sau hơn 1 năm hoạt động đã có gần 3.000 sinh viên.
Kết quả kinh doanh của Tập đoàn FPT năm 2012:
Cơ cấu doanh thu các mảng hoạt động kinh doanh của FPT trong 6 tháng đầu năm 2012
(số liệu chưa loại trừ doanh thu nội bộ).
Mảng thương mại (sản xuất, phân phối bán lẻ) của FPT Trading đã ghi nhận sự sụt giảm 17% so với cùng năm trước, từ 8.118 tỷ xuống còn 6.730 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, doanh thu mảng phân phối điện thoại của FPT sẽ tăng lên khi mà Petrosetco không còn phân phối điện thoại Nokia nữa.
Sự sụt giảm mạnh của mảng phân phối, vốn chiếm trên 60% tổng doanh thu, đã làm cho tổng doanh thu của FPT giảm 5% so với nửa đầu năm 2011.
Tăng trưởng mạnh nhất là mảng nội dung số của FPT Online, tăng 122% từ 405 tỷ lên 900 tỷ đồng.
Hai mảng quan trọng là Viễn thông và Phần mềm đều tăng trên 15%.
Mảng dịch vụ tin học và Giáo dục đều tăng trưởng ở mức 30% nhưng tỷ trọng doanh thu của 2 mảng này còn nhỏ.
Loại trừ đi các doanh thu nội bộ, doanh thu hợp nhất của FPT trong nửa đầu năm nay đạt 11.241 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ và bằng 37% so với kế hoạch năm (30.300 tỷ đồng).
2.1.4. Hoạt động văn hóa, xã hội
Văn hoá STCo:
Văn hóa công ty được khởi nguồn từ văn hóa STCo. STCo được viết tắt từ chữ Sáng tác Company, là tên một tổ chức không có thật nhưng hiện hữu trong lòng mỗi thành viên FPT. Văn hóa STCo thể hiện bằng những bài hát, thơ, kịch và các hình thức khác mang tính sáng tạo và hài hước. Văn hóa STCo còn thể hiện ở cách ứng xử giữa người với người trong FPT, một cách ứng xử chân thành, gắn bó thân thiết như ruột thịt. Thông qua văn hóa STCo, thành viên FPT hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn.
Lễ hội tiêu biểu:
Lễ hội là một phần không thể thiếu được của văn hoá FPT. Hàng năm, đến các dịp lễ hội, tất cả các thành viên của Tập đoàn tụ tập cùng nhau giao lưu, vui chơi sống trong không khí đậm chất FPT.
* Ngày 13/09: Đây là lễ hội quan trọng nhất của Tập đoàn, được tổ chức để kỷ niệm ngày thành lập Tập đoàn (13/09/1988).
Nội dung bao gồm:
- Olympic thể thao FPT;
- Hội diễn văn nghệ STCo.
Lễ hội này còn được mở rộng ra đối với các chi nhánh.
* Hội làng: Được tổ chức vào dịp cuối năm Âm lịch, theo truyền thống dân gian.
* Lễ sắc phong Trạng nguyên: Là buổi lễ tôn vinh cá nhân xuất sắc của công ty. Các cá nhân có kết quả cao nhất trong cuộc thi tổ chức toàn công ty hàng năm được chọn ra và sắc phong Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.
Nội dung bao gồm:
- Rước rùa đá có khắc tên trạng nguyên;
- Đọc sắc phong.
* Lễ tổng kết năm kinh doanh
Nội dung bao gồm:
- Tổng kết năm;
- Khen thưởng;
- Bầu chọn Hoa hậu và các Á hậu;
- Cúng trời đất và mổ lợn liên hoan.
Hoạt động văn hoá thể thao:
* Các giải bóng đá:
Bao gồm giải Vô địch FPT (tháng 5, tháng 6), Cúp Liên đoàn FFF (tháng 10, tháng 11). Các giải bóng đá luôn là những sự kiện thể thao hàng đầu đối với người FPT.
* Các hoạt động khác:
Các hội diễn văn nghệ, hội quán, gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ,.... các câu lạc bộ thể thao như bơi lội, khiêu vũ..... và hàng ngàn hoạt động khác diễn ra thường xuyên hàng tuần, hàng tháng tại các công ty/chi nhánh.
Ấn phẩm: Các ấn phẩm là kết tinh của những giá trị FPT, là nguồn thông tin, tư liệu phong phú về FPT, về con người và lịch sử phát triển, là tình cảm của mỗi thành viên FPT gửi gắm vào đó. Các ấn phẩm gồm:
- Các cuốn sử ký: Sử ký 10 năm FPT, sử ký 13 năm, sử ký 15 năm; sử ký 20 năm bao gồm các bài viết của người FPT. Các bộ phận FPT cũng có sử ký riêng của mình.
- Các Tuyển tập nhân vật: Đỗ Cao Bảo tuyển tập, Hùng Râu, Hoàng tuyển... bao gồm các bài viết của các nhân vật hoặc viết về các nhân vật nổi tiếng trong FPT.
- Sách Đồng đội
- Báo Chúng ta: Được duy trì và phát hành vào thứ 5 hàng tuần tới tất cả các thành viên của FPT
- Các báo và bản tin nội bộ khác của các đơn vị cũng truyền tải những nội dung và hoạt động của các đơn vị, là món ăn tinh thần cho các thành viên của đơn vị đó.
2.2.Những biểu hiện văn hóa vô hình
2.2.1. Logo, khẩu hiệu
2.2.1.1. Logo
Logo FPT kế thừa và phát huy những giá trị cốt lõi của Thương hiệu FPT với 3 màu đặc trưng mang những ý nghĩa riêng: màu cam – thể hiện sinh lực, sáng tạo, chia sẻ cộng đồng; màu xanh lá cây – biểu hiện của sự thay đổi, phát triển; màu xanh dương đậm – liên tưởng tới trí tuệ và sự bền vững, thống nhất.
Thêm vào đó, logo của FPT có những nét cong dựa trên đường tròn hội tụ và lan tỏa sức mạnh từ những ứng dụng công nghệ tới cho cộng đồng. Những đường cong uyển chuyển liên tiếp, có xu hướng vươn lên, tựa như những ngọn lửa bùng lên sinh khí và năng động.
Kiểu dáng 3 khối màu quen thuộc được tạo góc nghiêng 13 độ so với chiều thẳng đứng, tạo cảm giác đi tới vững vàng. Số 13 là con số linh thiêng luôn gắn bó với lịch sử thành lập và thành công của FPT. Chữ FPT được thể hiện bằng font chữ kỹ thuật số Phantom Digital, tạo ấn tượng công nghệ và hiện đại ngay từ cái nhìn đầu tiên.
2.2.1.2. Khẩu hiệu
FPT đã công bố chiến lược thương hiệu mới với thông điệp “Tiếp nguồn sinh khí”. Theo đó, tinh thần cốt lõi của thương hiệu FPT là: FPT tiếp nguồn sinh khí cho các khách hàng, đối tác, doanh nghiệp, người tiêu dùng bằng các giải pháp dịch vụ công nghệ thông tin thông minh. Chiến lược thương hiệu mới sẽ quy hoạch rõ hơn hướng phát triển của FPT theo đuổi chiến lược “Vì công dân điện tử”.
2.2.2 . Chiến lược kinh doanh
Ba hướng phát triển ưu tiên của FPT giai đoạn 2011-2014:
1. Các dự án lớn theo mô hình hợp tác công tư (Public Private Partnership): Phấn đấu trở thành đối tác phát triển hạ tầng CNTT số 1, tham gia đầu tư vào các công trình dịch vụ công cộng trong các ngành kinh tế trọng điểm của nhà nước; nhằm góp phần giảm áp lực chi ngân sách nhà nước; tăng nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và tăng trưởng vượt bậc về doanh thu;2. Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất và cung cấp các sản phẩm công nghệ ''Made by FPT''. Trong đó, xác định phát triển phần mềm hiện đại, kho ứng dụng phong phú và tiện ích, các dịch vụ gia tăng trên thiết bị di động thông minh là nhiệm vụ then chốt, tạo sự khác biệt cho sản phẩm, hướng tới chiếm lĩnh thị trường mục tiêu;3. Tiến vào thị trường viễn thông băng rộng không dây, tận dụng cơ hội mua bán sáp nhập (M&A) và tập trung nguồn lực tối đa để tham gia thị trường cung cấp dịch vụ thoại trên nền tảng công nghệ băng rộng không dây, đưa các ứng dụng tiện ích vào mạng lưới thiết bị hiện đại phủ trên diện rộng.
2.2.2. Tầm nhìn
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
2.2.3. Chiến lược
Chiến lược “Vì công dân điện tử”
FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống.
Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những Công dân điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia tăng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử.
2.2.4. Tinh thần FPT
Tinh thần FPT là những giá trị cốt lõi làm nên thành công và quy định tính chất nổi trội của thương hiệu FPT, được hình thành qua những ngày tháng gian khổ đầu tiên của công ty, được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự học hỏi, được tôi luyện qua những thử thách trong suốt quá trình phát triển.
Giá trị cốt lõi FPT đã được rút ra trong quá trình hình thành và phát triển là “Tôn Đổi Đồng – Chí Gương Sáng”, coi như là kim chỉ nam cho sự phát triển của Công ty FPT.
“Tôn” là Tôn trọng Cá nhân, bao gồm các yếu tố: Nói thẳng, Lắng nghe và Bao dung. Nói thẳng nghĩa là nói mọi ý nghĩ của mình dù có nghịch nhĩ ai đó, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Đó chính là tôn trọng chính mình. Lắng nghe nghĩa là nghe và trao đổi bình đẳng, không phân biệt vị trí cao thấp. Không trù úm, xấu chơi khi không hợp ý mình. Ở FPT hầu như không có chuyện lẫn lộn giữa đánh giá con người và đánh giá công việc mà việc là việc, quan hệ cá nhân không được xen vào. Nhân viên FPT luôn thấu hiểu, chấp nhận cái đúng, cái hợp lý, dám nhận sai và sửa sai. Lắng nghe cũng là cách để lãnh đạo FPT sử dụng để tránh đưa ra những quyết định sai lầm. Là nhân viên lắng nghe để hoàn thiện mình qua từng ngày, từng việc. Là quản lý và lãnh đạo, cần phải lắng nghe mọi người nói, dù là lời nghịch nhĩ nhất nhưng có thể giúp cho việc có thông tin nhiều chiều và cũng là khuyến khích mọi nghười chân tình, thẳng thắn góp ý.. FPT trong hơn 20 năm thành công đã qua đã ghi nhận những sự thay đổi và điều chỉnh quan trọng khi Ban Tổng giám đốc thật sự cầu thị, lắng nghe những lời chia sẻ thẳng thắn từ các thành viên FPT. Bao dung nghĩa là chấp nhận mọi người như họ vốn có. Chấp nhận cả mặt mạnh, mặt yếu, cả điểm tốt và không tốt. Tạo điều kiện tối đa để mọi người được làm chính mình. Ủng hộ các sáng kiến, đề xuất hợp lý. Động viên nhau khi thất bại. Tạo cơ hội để mỗi cá nhân phát triển mình, thành công. Đây là điểm khác biệt cốt lõi của FPT, tôn trọng với người có tài (và có tật), là nền tảng để tập hợp người tài, có hoài bão lớn và là môi trường thiết yếu của đổi mới và sáng tạo. Ở FPT, sự bao dung được thể hiện đến mức lãnh đạo thường xuyên bị kêu là xử lý không cương quyết, không mạnh tay. Nhiều cán bộ được Tập đoàn tạo mọi điều kiện để thử sức và thể hiện năng lực bản thân.
“Đổi” là Tinh thần Đổi mới, bao gồm Học hành, Sáng tạo và STC. Học hành nghĩa là liên tục học hỏi. Không giấu dốt. Học ở bất kỳ ai, ở bất cứ mọi nơi, mọi lúc. Hành là đưa những kiến thức học hỏi được vào thực tế công việc của mình, là tinh thần luôn cải tiến. FPT đã đưa vào áp dụng rất nhiều điều học được từ các đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Những quyển sách, bài báo hay thường xuyên được truyền bá từ lãnh đạo cao cấp nhất đến những nhân viên mới. Sáng tạo là một phẩm chất đặc biệt của người FPT. Sáng tạo nghĩa là suy nghĩ không theo lối mòn. Luôn tự đặt câu hỏi còn cách nào khác không? Cố gắng dẫn đầu về công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức quản trị, kinh doanh mới. Kết hợp với Học hành, đức tính Sáng tạo đã giúp FPT giữ vững vị trí dẫn đầu trên thương trường. STC thực sự là niềm tự hào của lớp lớp người FPT, là cách thức giao tiếp cộng đồng tràn ngập tiếng cười, sự sướng vui. STC nghĩa là trào lộng, mà trước hết là tự trào. STC cũng là một sáng tạo độc đáo của người FPT, là sự khác biệt, là bản sắc Việt của một tập đoàn kinh tế công nghệ. STC được thể hiện qua những hoạt động thường ngày, qua Tổng Hội, qua những dịp lễ hội 13/9, Ngày Đàn ông, các giải Thể thao, Văn nghệ. STC là cách người FPT thể hiện sự lạc quan, qua việc “sùng bái” con số 13 đen tối. Ngay bản thân khẩu hiệu “Tôn Đổi Đồng” cũng thể hiện chất tự trào STC.
“Đồng” là Tinh thần Đồng đội, bao gồm Đồng tâm, Tập thể và Chân tình. Đồng tâm nghĩa là cùng chung mục tiêu, cùng tâm huyết. Vì sự thành công của khách hàng. Vì sự phát triển trường tồn của Công ty. Vì một Việt Nam hưng thịnh, trí tuệ. Có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Có hàng trăm tấm gương tận tụy vì khách hàng, nỗ lực quên mình vì Công ty. FPT trở thành đại lý của IBM nhờ sự tận tụy với khách hàng của cán bộ trực Trung tâm Bảo hành. Chân tình là quan tâm đến từng thành viên, vì nhau, ứng xử như bạn bè, anh em một nhà, không phân biệt sếp với quân. Nghỉ mát FPT là dịp các gia đình cán bộ nhân viên từ trên xuống dưới giao lưu với nhau như những người bạn, người cộng sự. Khi có một người đồng đội chẳng may gặp nạn, mọi người luôn bên cạnh để giúp đỡ, chia sẻ. Chính sự chân tình trong đối xử đồng nghiệp đã làm cho nhiều bậc phụ huynh hay vợ, chồng của thành FPT sẵn sàng thông cảm với người thân của mình những khi họ lao động “quên mình” vì Công ty.
“Tôn Đổi Đồng” là những giá trị mà tất cả thành viên FPT đều chia sẻ. Tuy nhiên, ngoài những phẩm chất nêu trên, thì mọi cán bộ lãnh đạo của Tập đoàn còn phải “Chí Gương Sáng”, nghĩa là Chí công, Gương mẫu và Sáng suốt. Chí công là nền tảng quan trọng nhất để mọi người tin lãnh đạo, để mọi người làm việc hết mình thay vì xu nịnh lãnh đạo. Mọi quyết định quyết không thiên vị, không phụ thuộc thân sơ, không bị mua chuộc. Quyền lợi của FPT, của đơn vị được đặt lên trên quyền lợi cá nhân. Phẩm chất này được các sáng lập viên FPT gìn giữ ngay từ những ngày đầu. Gương mẫu là lãnh đạo phải là tấm gương về Tinh thần FPT, là người phải thể hiện trước nhất Tôn Đổi Đồng.. Bên cạnh đó yếu tố Sáng suốt là vô cùng quan trọng, lãnh đạo cần có tầm nhìn, quyết đoán. Ở các cấp càng cao thì cần tầm nhìn càng xa, quyết định càng cần phải chính xác. Quyết định sai ở cấp càng cao thiệt hại chung càng lớn. Cho nên việc lựa chọn lãnh đạo càng cần phải cẩn trọng. Công tác lựa chọn và phát triển đội ngũ kế cận ở FPT luôn nhận được sự quan tâm lớn của lãnh đạo cao cấp nhất Tập đoàn.
“Tôn Đổi Đồng” và “Chí Gương Sáng” chính là các Giá trị Cốt lõi, là cái Tinh thần FPT đã làm nên sự thành công khác biệt của FPT trong hơn 20 năm qua.
2.2.5. Trách nhiệm xã hội
FPT là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam đưa vấn đề trách nhiệm xã hội vào chiến lược.
FPT đã thể hiện trách nhiệm với xã hội không chỉ ở những hoạt động nội bộ như nâng cao văn hóa của người lao động, cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn… mà còn triển khai bằng những hoạt động bên ngoài, có huy động sự đóng góp từ các doanh nghiệp và người dân.
Một số hoạt động trách triệm xã hội nổi bất (2011- 2012):
-Kết thúc năm 2011, tập đoàn đã chi gần 55 tỷ đồng cho hoạt động CSR với hơn 10.000 lượt cán bộ nhân viên tham gia, đóng góp 10.000 giờ lao động, hiến tặng hơn 800 đơn vị máu, dành tặng trên 2.000 phần quà.
- Ngày FPT Vì cộng đồng 13/3: Toàn thể CBNV FPT tham gia bằng nhiều hình thức để giúp đỡ cộng đồng. Tổng số tiền toàn tập đoàn quyên góp được trong chiến dịch này là hơn 287 triệu đồng. CBNV FPT đã trao tặng 998 phần quà cho bệnh nhân ung thư; hiến tặng 670 đơn vị máu.
- Ủng hộ Nhật Bản vụ thảm họa động đất sóng thần hồi tháng 3/2011: Trong vòng hai tuần phát động, CBNV FPT đã quyên góp được hơn 3,26 tỷ đồng. Lãnh đạo FPT cũng đã gửi tới Nhật Bản thông qua Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam 100.000 USD thể hiện tình cảm và mong muốn được chia sẻ phần nào khó khăn với nước bạn.
- Hợp tác với Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã, chương trình Việt Nam (WCS): FPT là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cam kết nói không với tiêu thụ động vật hoang dã.
- Mùa đông ấm: FPT đã huy động hơn 80 triệu đồng cùng nhiều hiện vật quyên góp được của những nhà hảo tâm trong và ngoài công ty để giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Hà Giang.
- Học bổng FPT: Tập đoàn cũng đã cấp khoảng 300 học bổng cho số học viên mới gia nhập hệ thống giáo dục FPT năm 2011 với tổng giá trị lên tới gần 2,25 triệu USD. Ngoài ra, FPT vẫn tiếp tục tài trợ cho cuộc thi Tin học sinh viên toàn quốc, Câu lạc bộ Tài năng trẻ…
- Giải thưởng Chim Én: Sau ba mùa Chim Én “tung cánh”, đã có hơn 5 triệu lượt truy cập vào diễn đàn trên Vicongdong.vn. Chỉ tính riêng năm 2011, có gần 100 hồ sơ tham gia giải, hơn 20.000 người tham gia bình chọn, đánh giá và gần 2 triệu lượt truy cập tìm hiểu và theo dõi về giải thưởng.
- Các hoạt động tiêu biểu khác như: Cuộc thi giải toán qua mạng ViOlympic, Vicongdong, Mầm Nhân ái…
Năm 2012, chiến lược về hoạt động trách nhiệm của FPT được xây dựng dựa trên thế mạnh cốt lõi về công nghệ với 3 định hướng chính là: Nâng tầm trí tuệ Việt Nam, Ươm mầm nhân ái và Green Company.
Bí quyết thành công
Tầm nhìn đúng đắn
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
Chiến lược phát triển hiệu quả
FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống.
Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những Công dân điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia tăng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử.
Chính sách nhân sự hợp lí:
Bên cạnh việc đầu tư và phát triển chuyên môn, FPT khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ nhân viên được nâng cao năng lực thông qua học, tự học và trao đổi tri thức. Hàng năm, cán bộ nhân viên FPT được tham gia nhiều chương trình đào tạo thuê ngoài và tự đào tạo của Công ty. Mọi nhân viên mới của FPT đều được tham gia các khóa đào tạo tân binh (gồm giới thiệu tổng quan về công ty, chế độ chính sách đãi ngộ, hướng dẫn sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ công việc; quy trình làm việc theo chuyên môn, quy định làm việc). Nhân viên ký hợp đồng chính thức với FPT được tài trợ để tham gia các khóa đào tạo, mức tài trợ tùy vào từng vị trí, thâm niên và loại hợp đồng của CBNV đó. Ngoài ra, cán bộ quản lý ở FPT có trách nhiệm kèm cặp và hướng dẫn cán bộ nhân viên cấp dưới, theo hình thức “on job training”. Đối với cấp quản lý, Tập đoàn xây dựng các chương trình đào tạo riêng như Leadership Building - cung cấp các kỹ năng mềm; chương trình MiniMBA; các khóa đào tạo hoặc các chuyến đi thực tế tại nước ngoài…MiniMBA là chương trình đào tạo quản trị kinh doanh được thiết kế riêng cho FPT, do Học viện Lãnh đạo FPT (FLI) thực hiện, với mục tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao, có kiến thức toàn diện về quản trị kinh doanh và những kỹ năng cần thiết của một người lãnh đạo. MiniMBA cung cấp những kiến thức và kỹ năng tổng hợp, cập nhật và cần thiết nhất về quản trị kinh doanh thế giới cũng như đúc kết những tình huống thành công và thất bại của FPT, đem lại những kiến thức thực tiễn cho lãnh đạo FPT. Kết quả học tập tại MiniMBA cũng trở thành một căn cứ để đánh giá năng lực lãnh đạo, tìm kiếm, phát hiện những tiềm năng lãnh đạo, cũng như công tác bổ nhiệm, quy hoạch đội ngũ lãnh đạo của Tập đoàn. MiniMBAtương đương với khoảng 35% số tín chỉ của một chương trình MBA quốc tế. Học viên (cán bộ quản lý, lãnh đạo trung – cao cấp) tham gia MiniMBA được Tập đoàn hỗ trợ đến 90% kinh phí đào tạo. Trong năm 2010, FLI đã tổ chức được 13 lớp MiniMBA tại Hà Nội và TPHCM, đào tạo cho gần 400 lãnh đạo trong Tập đoàn. Trong năm 2011, FLI dự kiến đào tạo thêm cho khoảng 400 lãnh đạo tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. 2.3.4. Chính sách đãi ngộ tốt với nhân viên :Chính sách đãi ngộ và thăng tiến của FPT được xây dựng nhằm đảm bảo các tiêu chí: tương xứng với kết quả công việc của cán bộ nhân viên, cạnh tranh theo thị trường, công bằng và minh bạch. Hệ thống chính sách đãi ngộ của Tập đoàn FPT hiện nay được xây dựng theo hình thức thu nhập trọn gói, gồm các nhóm sau:• Nhóm lương: hàng năm, mỗi CBNV được hưởng 13 tháng lương theo từng vị trí công việc• Nhóm thưởng: thưởng theo kết quả công việc của mỗi CBNV và theo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. • Nhóm phụ cấp: Mức phụ cấp là khác nhau đối với từng vị trí công việc. • Nhóm phúc lợi: như tiền nghỉ mát dành cho CBNV, bảo hiểm sức khỏe cho CBNV FPT và người thân (FPT Care); ưu đãi về giá cho người FPT khi sử dụng, mua các sản phẩm, dịch vụ của FPT.
KẾT LUẬN
Như vậy văn hóa doanh nghiệp chính là những giá trị chuẩn mực chung đựợc mọi người tuân theo, hướng mọi người vào mục tiêu chung vì sự phát triển của doanh nghiệp. Tạo nên giá trị niềm tin của mọi thanh viên trong tập thể đối với đường lối và tương lai phát triển của doanh nghiệp tạo nên long tin của khách hàng đối tác đối với chats lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, tạo lập được vị thế trên thương trường khiến cho đối thủ cạnh trạnh phải kinh nể.
FPT tự hào là một trong số ít các công ty có nền văn hóa riêng đặc sắc và không thể trộn lẫn. Văn hóa FPT hình thành cùng với sự ra đời của công ty FPT . Đó là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên. Văn hóa FPT đã trở thành món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời, nguồn động viên cổ vũ và là niềm tự hào của mỗi nhân viên FPT.
Cơm tinh thần: Nó mang lại cuộc sống tinh thần lành mạnh , phong phú với những phút giây thật sảng khoái hồn nhiên
Keo đoàn kết: Nó gắn kết mọi người với nhau qua các buổi sinh hoạt chung, làm cho chúng ta gần gũi nhau hơn, yêu thương nhau hơn.
Sân chơi tuyệt vời: Thật giản dị và gần gũi với mọi người.Nó giúp cho các nhân viên niềm tự tin ca hát, tự tin biểu diễn, tự tin thuyết trình, nhờ đó mà công ty phát hiện được nhiều tài năng mới giúp họ tự vững bước hơn.
Hơn nữa, FPT luôn tạo bầu không khí làm việc chuyên nghiệp tích cực từ ban lãnh đạo cấp cao đến cấp trung, cấp cơ sở và toàn thể nhân viên đều có ý thức tình cảm, thái độ, hành vi, tác phong ứng xử hàng ngày, nề nếp sinh hoạt, nghi thức giao tiếp luôn theo chuẩn mực và nhưng quy tắc đặt ra. Nhân viên luôn chấp hành mệnh lênh tự giác, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Thị Sen, Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia, (Luận văn tốt nghiệp), Đại học Thương Mại, 2011.
Đỗ Thị Phi Hoài, Văn hóa doanh nghiệp, Học Viện Tài Chính, 2009.
Giáo trình quản trị học căn bản, Đại học Thương Mại, 2012.
http:// www.vi.wikipedia.org
http:// www.fpt.vn
http:// www.fpt.com.vn
http:// www.vhdn.com.vn
http:// www.diendan.edu.net.vn
http:// www.lanhdao.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp tập đoàn FPT.doc