Tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam: Lời nói đầu
Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kính tế của Đảng ta được xác định: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Thực hiện đúng đường lối của đảng tại đại hội IX, tất cả các thành phần kinh tế phải tận dụng lợi thế của cơ chế thị trường, đưa ra phương hướng hoạt động trong mọi lĩnh vực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Xét trên tầm vĩ mô, nhu cầu về vốn trở nên nóng bỏng và cấp thiết đối với bất kỳ một quốc gia nào, một nền kinh tế nào. Còn đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, những tế bào sống của nền kinh tế, thì vốn đương nhiên được coi là một vấn đề tiên quyết không...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kính tế của Đảng ta được xác định: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Thực hiện đúng đường lối của đảng tại đại hội IX, tất cả các thành phần kinh tế phải tận dụng lợi thế của cơ chế thị trường, đưa ra phương hướng hoạt động trong mọi lĩnh vực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Xét trên tầm vĩ mô, nhu cầu về vốn trở nên nóng bỏng và cấp thiết đối với bất kỳ một quốc gia nào, một nền kinh tế nào. Còn đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, những tế bào sống của nền kinh tế, thì vốn đương nhiên được coi là một vấn đề tiên quyết không phải chỉ riêng trong cơ chế thị trường hiện nay, dưới bất kỳ một hình thức nào thì điều kiện đầu tiên sơ khai để thành lập cũng cần phải có một lượng vốn nhất định như vốn điều lệ, vốn pháp định... chứ chưa nói đến là khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng nhất cần phải có đối với bất kỳ một doanh nghiệp tài chính hay phi tài chính, nó là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh. Vốn là một yếu tố không thể thiếu của doanh nghiệp nhưng làm thế nào để phát huy được sức mạnh kinh tế của vốn thì mới là phương án cấp thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại, khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường, sử dụng vốn có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có khả năng bảo toàn và phát triển được vốn, lúc đó có thể tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh về cả chiều sâu và chiều rộng.
Giấy là một trong 7 sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, của đời sống xã hội, sản lượng giấy tiêu dụng bình quân đầu người hàng năm tại một quốc gia phản ánh trình độ dân trí và mức sống của dân cư. Tổng công ty giấy Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất toàn ngành giấy. Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giấy các loại đảm bảo cân đối nhu cầu thiết yếu về giấy, cung ứng vật tư, nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị cho ngành giấy, thực hiện xuất nhập khẩu giấy và các loại hàng hoá khác có liên quan đến ngành giấy theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Để mở rộng phát triển sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu càng lớn của xã hội đối với các sản phẩm giấy, một yếu tố rất quan trọng đối với Tổng công ty đó là vốn cho sản xuất kinh doanh, việc huy động các nguồn vốn nhằm phục vụ cho sự phát triển của Tổng công ty đã rất khó khăn nhưng việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được lại càng có ý nghĩa quan trọng.
Nhận biết được tầm quan trọng của vốn và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp và nhất là doanh nghiệp nhà nước, trong quá trình học tập và nghiên cứu về mặt lý thuyết ở trường cũng như quá trình thực tập tại Tổng công ty giấy Việt Nam, em thấy việc sử dụng vốn của Tổng công ty còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết khả năng tốt nhất có thể có. Chính vì vậy em mạnh dạn chọn đề tài “ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt Nam”. Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì được chia thành 3 phần chính sau:
Chương 1 : Một số nhận thức về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp
Chương 2 : Thực trạng sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy việt nam
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Tổng công ty giấy Việt Nam
Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng trình độ lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trong tổng công ty cùng các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS - Nguyễn Hữu Tài và các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Chương 1
Một số nhận thức về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Lý luận chung về vốn trong các doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về vốn trong các doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm chung
Trong nội dung hoạt động tài chính doanh nghiệp, việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là khâu quan trọng nhất quyết định tới mức độ tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp. Quản lý sử dụng vốn bao gồm nhiều khâu như : xác định nhu cầu vốn, khai thác tạo lập vốn, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh ..... Trước khi đi vào những nội dung củ thể, cần thiết phải trở lại một vấn đề có tính nguyên lý : Vốn là gì ? Vốn kinh doanh là gì ? Những đặc điểm của nó trong quá trình vận động như thế nào ?
Vốn có vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và một nền kinh tế nói chung. Do vậy, từ trước tới nay có rất nhiều quan niệm về vốn. Do mỗi người ở một hoàn cảnh kinh tế khác nhau cũng như góc độ nhìn nhận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về vốn.
Theo quan điểm của K.Marx, dưới giác độ các yếu tố sản xuất, vốn(tư bản) là ‘Giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản xuất ‘
Định nghĩa này có một tầm khái quát lớn vì đã bao hàm đầy đủ bản chất và vai trò của vốn. Bản chất của vốn chính là giá trị cho dù có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư vì chúng tạo ra sự tăng thêm về giá trị thông qua giá trị sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ của nền kinh tế lúc bấy giờ, K.Marx quan niệm chỉ có khu vực sản suất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là hạn chế trong quan niệm về vốn của K.Marx.
Theo P.Samuelson, một nhà kinh tế học theo trường phái tân cổ điển, đã kế thừa quan niệm về các yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân chia các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuẩt ra thành 3 loại chủ yếu là đất đai, lao động và vốn. Nên ông cho rằng, vốn là các hàng hoá sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quan niệm về vốn của mình, P.Samuelson không đề cập đến các tài sản tài chính, những giấy tờ có giá có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và ông đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.
Trong cuốn kinh tế học của D.Begg, tác giả đã đưa ra hai đĩnh nghĩa về vốn hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp, theo đó ‘ Vốn hiện vật là dữ trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác; Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp’. Như vậy D.Begg đã bổ sung vào định nghĩa vốn của P.Samuelson.
Ta thấy, dù nhìn ở góc độ nào thì các nhà kinh tế học trước đây đều giống nhau ở một điểm cơ bản:’ Vốn là đầu vào của quá trình sản xuất’. Tuy nhiên, theo họ vốn đồng nhất với tài sản của doanh nghiệp D.Begg nói ‘ Vốn là tài sản hữu hình của nền kinh tế, là hàng hoá hiện vật mà chúng ta có thể sờ thấy được và có tính lâu bền’. Thực chất ở đây vốn được biểu hiện bằng tiền, là giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Về tổng quát, vốn có thể được biểu hiện là toàn bộ giá trị ứng trước trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Quá trình này diễn ra thường xuyên liên tục, do đó vốn cũng được vận động không ngừng, tạo thành vòng tuần hoàn vốn:
T-----H-----SX-----H’-----T’
Mở đầu, khi hoạt động trong phạm vi lưu thông, tiền tệ (T) tích luỹ được đem ra thị trường mua những hàng hoá cần thiết (H) với tư cách là các yếu tố chuẩn bị cho giai đoạn sản xuất (SX). Sau đó, dưới sự tác động của lao động và tư liệu lao động vào đối tượng lao động, vốn được chuyển hoá sang hình thái hàng hoá (H’) tức là hàng hoá dịch vụ mang ra tiêu thụ trên thị trường. Số tiền thu được do bán sản phẩm (T’) phải bù đắp được các chi phí bỏ ra và đảm bảo có lãi để tiếp tục quá trình tái sản xuất (Tức là T’ phải lớn hơn T). Đến đây, vốn hoàn thành quá trình luân chuyển, đồng thời cũng là quá trình vận động của giá trị và tiếp tục tham gia vào vòng luân chuyển mới .
Vốn là giá trị được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời.
Vốn trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt nhằm sản xuất kinh doanh chứ không để tiêu dùng, tức là mục đích tích luỹ.
Trong nền kinh tế thị trường mọi thứ đều được tiền tệ hoá do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước nhất định, được gọi là vốn kinh doanh. Vốn sau khi ứng ra được sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động tiếp theo. Vốn không thể tiêu mất đi như một số quỹ khác trong doanh nghiệp, mất vốn đối với doanh nghiệp đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.
Đặc điểm vốn
Vốn là tiền đề vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ lúc mới bắt đầu thành lập, doanh nghiệp phải có được số vốn tối thiểu mà Nhà nước quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp đó là vốn pháp định. Từ đó doanh nghiệp mới có thể tạo lập cơ sở vật chất ban đầu của mình như nhà xưởng, máy móc thiết bị ...và chi trả các chi phí ban đầu. Đến khi doanh nghiệp đã bắt đầu ổn định, sản phẩm của doanh nghiệp đã được chấp nhận trên thị trường thì vấn đề mở rộng quy mô doanh nghiệp, phát triển các mặt hàng cũng đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định. Trong giai đoạn này nếu doanh nghiệp đáp ứng được khả năng về vốn thì khả năng tăng trưởng doanh nghịp càng cao, càng có uy tín trên thị trường và đạt được lợi nhuận cao hơn. Song đến giai đoạn có nhiều đối thủ cạnh tranh thì đơn vị cần có vốn đầu tư cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Từ những nhận thức về vốn, ta có thể nhận thấy vai trò quan trọng của vốn trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, ngoài các yếu tố khác thì vốn là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng, là tiền đề cho việc phát triển kinh doanh của mình.
Vì vậy để quản lý và sử dụng có hiệu quả, chúng ta cần phải nhận thức đủ hơn về những đặc trưng sau đây:
* Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của những tài sản được sử dụng để sản xuất ra một lượng giá trị sản phẩm khác. Vốn chính là hàng hoá được biểu hiện dưới dạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, chất xám ...
* Vốn vận động phải sinh lời : Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng để biến thành vốn thì đồng tiền đó phải được sinh lời. Tiền là dạng tiềm năng của vốn
trong quá trình vận động, đồng vốn được biểu hiện dưới những hình thái khác nhau : tiền, vật tư, hàng hoá. Nhưng đến khi kết thúc một vòng tuần hoàn vốn lại quay về hình thái tiền tệ nhưng phải lớn hơn thì sản xuất kinh doanh mới có lãi. Nếu đồng vốn bị ứ đọng, tài sản cố định không sử dụng đến... thì đó chỉ là những đồng vốn ‘chết’. Mặt khác tiền có vận động nhưng bị phân tán thì không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đặt ra trong sản xuất kinh doanh.
* Vốn phải có giá trị về mặt thời gian: Có nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng vốn. Trong cơ chế kế hoạch tập trung vấn đề này không được xem xét kỹ lưỡng vì Nhà nước đã tạo ra sự ổn định của đồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế. Trong điều kiện cơ chế thị trường, giá trị thời gian của đồng vốn lại rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả, lạm phát sức mua của đồng tiền, giá trị của dồng tiền ở những thời điểm khác nhau là khác nhau.
* Vốn phải gắn với chủ sở hữu: Mối đồng tiền vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định, không thể có những đồng vốn vô chủ để gây nên sự lãng phí, sử dụng vốn không đúng mục đích của doanh nghiệp.
* Vốn phải được quan niệm là hàng hoá đặc biệt. Những người có vốn nhàn rỗi có thể cho người cần vay qua thị trường tài chính, nghĩa là người đi vay vốn được quyền sử dụng vốn, quyền sở hữu vốn vẫn thuộc về người cho vay vốn. Sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người này qua người khác được xem như là một vụ mua bán tiền tệ nhưng phải mất một tỷ lệ lãi suất nhất định theo thị trường và đồng tiền vốn được coi như là một hàng hoá đặc biệt. Khác với hàng hoá thông thường, hàng hoá vốn khi được bán đi thì quyền sở hữu nó vẫn không thay đổi.
* Vốn không chỉ được biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình mà nó mà nó còn được biểu hiện bằng tài sản vô hình như: vị trí kinh doanh, nhãn hiệu, bản quyền phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, uy tín kinh doanh ....Những tài sản vô hình này góp phần vô cùng quan trọng trong quyết định đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.
Phân loại vốn của doanh nghiệp
Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà quy mô của vốn, cơ cấu thành phần và mục đích của doanh nghiệp nên có thể có nhiều hình thức phân loại vốn khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển và công dụng của tài sản có ba nhóm tài sản cơ bản là tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản đầu tư tài chính.Vì vốn
và tài sản có mối quan hệ mật thiết với nhau, vốn của doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền, còn tài sản là biểu hiện bên ngoài của vốn cho nên phân loại tài sản cũng chính là phân loại vốn của doanh nghiệp.
Vốn cố định
a, Khái niệm :
Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành sau một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
Như vậy, vốn cố định là một bộ phận của vốn ứng ra hình thành tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của tài sản cố định. Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu, với đặc điểm là tham gia vào nhiều quá trình sản xuất, đồng thời đặc điểm của tài sản cố định lại quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển giá trị của vốn cố định. Vì vậy, từ mối quan hệ này ta có thể khái quát đặc điểm của vốn cố định như sau:
b, Đặc điểm vốn cố định:
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, có đặc điểm này là do tài sản cố định tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vì thế vốn cố định có hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định và mặc dù tài sản cố định bị hao mòn song nó vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu.
Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất và được hoàn thành sau một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết hạn sử dụng. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định.
Sau nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu và tài sản cố định lại dần giảm xuống cho đến khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Vốn cố định là một bộ phận hết sức quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý và sử dụng vốn cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Vốn lưu động
a, Khái niệm:
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành xản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động ra các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia vào sản xuất không giữ nguyên trạng thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tư liệu lao động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để đầu tư mua sắm các tài sản lưu động nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng sau một chu kỳ sản xuất.
b, Đặc điểm vốn lưu động:
Vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dữ trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động lại được thay đổi hình thái thể hiện từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dữ trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động kết thúc một vòng chu chuyển.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Đáp ứng đầy đủ vốn lưu động có thể rút ngắn được vòng luân chuyển của vốn, đạt được hiệu quả cao về sử dụng vốn và mục đích kinh doanh của mình.
Vốn đầu tư tài chính:
a, Khái niệm:
Ngoài hoạt động chính cơ bản của doanh nghiệp phi tài chính là sản xuất, thương mại, dịch vụ thì doanh nghiệp còn dùng một phần vốn kinh doanh đầu tư ra bên ngoài gọi là đầu tư tài chính. Lợi nhuận của hoạt động đầu tư tài chính được hình thành từ bên ngoài doanh nghiệp như lãi cổ phần, lãi liên doanh...
Vậy một bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư dài hạn ra bên ngoài nhằm mục đích sinh lơì được gọi là vốn đầu tư tài chính của doanh nghiệp
* Đầu tư tài chính nhằm:
- Làm cho vốn tạm thời nhàn rỗi sinh lời.
- Phân tán rủi ro bằng sự đa dạng hoá đầu tư, nhất là biện pháp liên doanh, đầu tư bất động sản.
- Tận dụng những lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động liên doanh.
- Tận dụng những cơ hội kinh doanh trong đầu tư tài chính.
- Tạo nguồn dữ trữ đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn khi tài sản bằng tiền không đủ dưới dạng đầu tư chứng khoán. Khi đó doanh nghiệp không cần dữ trữ nhiều vốn bằng tiền gây lãng phí.
- Để đảm bảo an toàn về vốn, người đầu tư có thể chấp nhận một hướng đầu tư với tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng vốn đầu tư được an toàn.
Trong nền kinh tế thị trường, việc đảm bảo an toàn về vốn là một trong những nguyên tắc quan trọng. Người đầu tư có thể sẵn sàng chấp nhận một hướng đầu tư với tỷ suất lợi nhuận thấp, nhưng vốn đầu tư được an toàn, còn hơn là một dự án có tỷ suất lợi nhuận cao nhưng lại bấp bênh, mạo hiểm. Vì thế ngoài mục tiêu lợi nhuận, việc đầu tư vốn ra bên ngoài còn là để phân tán độ rủi ro. Vì thế trong kinh doanh, có thể có những doanh nghiệp bị thiếu vốn, phải đi vay, nhưng họ vẫn mạnh dạn bỏ vốn đầu tư ra bên ngoài.
Nguồn vốn cho đầu tư tài chính lấy từ vốn tạm thời nhàn rỗi, nếu đầu tư liên doanh, bất động sản còn dùng cả vốn vay. Vốn nhàn rỗi là do chưa tích luỹ đủ để đầu tư hoặc chưa chọn được phương án đầu tư hiệu quả.
b. Các hình thức của hoạt động đầu tư tài chính:
* Căn cứ vào nội dung kinh tế, hoạt động đầu tư tài chính tồn tại dưới 5 hình thức sau:
- Đầu tư chứng khoán.
- Góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác để hình thành doanh nghiệp liên doanh hoặc góp vốn hợp danh và một doanh nghiệp khác dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh .
- Cho vay, chủ yếu cho các tổ chức tín dụng vay.
- Mua bán ngoại tệ: khi có sự biến động tỷ giá doanh nghiệp có thể đầu cơ hoặc mua bán ngoại tệ có kỳ hạn để tránh rủi ro.
- Tín dụng thương mại, kể cả cho vay dài hạn dưới dạng bán chịu máy móc thiết bị vẫn không thuộc loại đầu tư tài chính cho vay mà thuộc tài sản phải thu của khách hàng vì tín dụng thương mại có mục đích, khả năng chuyển hoá thành tiền (tính lỏng) và biện pháp theo dõi quản lý giống các khoản phải thu hơn.
* Căn cứ vào thời hạn đầu tư, có hai loại:
- Tài sản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm những tai sản đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn không quá 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Như vậy đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm cả đầu tư chứng khoán dài hạn mà có thể thu hổi trong thời gian không quá 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Chủ yếu dưới dạng đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- Tài sản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm những tài sản đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trên một năm.
Trong nhiều trường hợp, nhờ đầu tư tài chính ra bên ngoài mà doanh nghiệp có thể tự tháo gỡ được những nguy cơ bên trong tránh được nguy cơ phá sản bằng lĩnh vực kinh doanh mới có khả quan hơn, đó cũng là một giải pháp kéo dài chu kỳ sống của doanh nghiệp. Trong khi phân tích những ưu thế của việc đầu tư ra bên ngoài cũng không nên quên những hạn chế của hình thức đầu tư này. Điều quan trọng nhất khi đi tới quyết định đầu tư tài chính ra bên ngoài là cần hết sức cân nhắc độ an toàn và tin cậy của dự án. Vì thế nhà kinh doanh phải am hiểu tường tận những thông tin cần thiết, phân tích, đánh giá những mặt giới hạn của dự án để chọn đúng đối tượng và loại hình đầu tư phù hợp.
Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên mỗi loại hình doanh nghiệp cũng chỉ có thể khai thác, huy động vốn trên một số nguồn nhất định. Nếu người quản lý không bao quát được các nguồn hình thành vốn, nội dung và tính chất của các nguồn vốn có thể huy động được thì đó là sai lầm trong công tác quản lý, sử dụng vốn kinh doanh. Vì vậy việc nghiên cứu nội dung tính chất của các nguồn vốn sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn, khai thác huy động vốn phù hợp với nhu cầu khả năng cho phép của mỗi doanh nghiệp.
Căn cứ vào nguồn hình thành, nguồn vốn được chia làm hai loại là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ
a, Nguồn vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu và sử dụng nó. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được hình thành từ:
ã Vốn do ngân ngân nhà nước cấp: Nguồn này được cấp phát cho các doanh nghiệp nhà nước, đó là nguồn được hình thành từ quỹ tích luỹ của ngân sách và được dùng vào mục đích chi phát triển kinh tế. Trong thời kỳ bao cấp, tuy thu không đủ chi, nhưng ngân sách nhà nước đã phải tài trợ số vốn kinh doanh cho hàng vạn xí nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế, do có sự bao cấp của nhà nước về vốn nên đã gây tâm lý ỷ lại. Từ đó đã làm suy giảm tính năng động của các xí nghiệp trong việc chủ động khai thác các nguồn vốn, cũng như tìm kiếm các giải pháp để bảo toàn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Trong cơ chế thị trường, đi đôi với việc mở rộng và khuyến kích các thành phần kinh tế tư nhân, chính phủ đang xúc tiến các biện pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối khu vực kinh tế quốc doanh. Hướng đổi mới chủ yếu là thu hẹp phạm vi và quy mô của khu vực này bằng cách tư nhân hoá, cổ phần hoá phần lớn các xí nghiệp quốc doanh. Vì thế nguồn cấp phát của ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp quốc doanh sẽ có xu hướng giảm đáng kể về tỷ trọng và số lượng.
ã Vốn tự có : Là vốn của nội bộ doanh nghiệp lấy từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm vốn khấu hao cơ bản để lại, lợi nhuận không chia, tiền nhượng bán tài sản (nếu có). Về lâu dài đây là nguồn vốn chủ yếu, là nguồn lực giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế tài chính của mình.
ã Vốn liên doanh, liên kết: Là những nguồn đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng kinh doanh và cùng hưởng lợi nhuận. Việc góp vốn liên doanh có thể được hình thành từ nhiều nguồn tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp: có thể là liên doanh giữa vốn ngân sách với các nguồn vốn tự có của tư nhân, liên doanh giữa vốn ngân sách quốc gia này với quốc gia khác...
Hình thức góp vốn này phù hợp với các công ty quy mô nhỏ, tổ chức quản lý sản xuất và quản lý vốn, chia lãi đơn giản.
Ngoài các nguồn vốn trên, vốn của doanh nghiệp có thể được hình thành từ phát hành cổ phiếu, đây là một đặc trưng rất cơ bản của nền kinh tế thị trường. Đây là một hình thức huy động có hiệu quả các nguồn tài chính trong xã hội để có một số vốn lớn và ổn định cho đầu tư kinh doanh. Trong vài trường hợp đặc biệt có nguồn vốn FDI, ODA.
b, Nợ phải trả: Là những khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế như ngân hàng thương mại,công ty tài chính, công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác. Ngoài ra còn có thể từ việc phát hành trái phiếu, các khoản nợ phải trả cho nhà nước...Nguồn này có tính chất tạm thời, thường xuyên biến đổi. Sử dụng loại vốn này doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí gọi là chi phí sử dụng vốn hay lãi vay.
ã Nợ ngắn hạn : Bao gồm các khoản tín dụng thuơng mại ngắn hạn và tín dụng ngân hàng. Tín dụng thương mại thường được các doanh nghiệp sử dụng coi như là một nguồn vốn ngắn hạn, nó phát sinh trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả góp giữa doanh nghiệp và đối tác. Tín dụng thương mại là phương thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt trong kinh doanh, ngoài ra nó còn tạo khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể kinh tế. Tuy nhiên nó là nguồn vốn ngắn hạn nên sử dụng nó cũng dễ gặp nhiều rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán. Tín dụng ngân hàng là khoản vay tại các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu vốn nhanh chóng. Nhưng nguồn vốn này không phải khi nào cũng có được.
ã Nợ dài hạn: Gồm các khoản tín dụng dài hạn, huy động vốn từ phát hành trái phiếu công ty. Nợ dài hạn thường dùng để tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định. Nợ dài hạn có mức lãi suất thấp hơn nợ ngắn hạn.
Căn cứ vào phạm vi huy động vốn có thể chia thành hai nguồn sau:
ã Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động từ bản thân doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận để lại, vốn góp các chủ sỡ hữu, các khoản dự trữ dự phòng, chênh lệch đánh giá lại tài sản, thu từ nhượng bán thanh lý tài sản cố định.
ã Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, bao gồm: vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, phát hành trái phiếu cổ phiếu, nợ người cung cấp và các khoản nợ khác.
Cách phân loại này có thể giúp các nhà quản lý có thể quyết định một cách đúng đắn trong việc lựa chọn ra một cơ cấu vốn tối ưu. Một công cụ hết sức phổ biến làm cơ sở cho việc lựa chọn, phân tích xem lúc nào thì nên đi vay, lúc nào thì nên sử dụng vốn chủ sở hữu để tiến hành kinh doanh đó là ‘ Đòn bẩy tài chính - Financial Leverage ‘
Một cơ cấu vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một doanh nghiệp chỉ có thể đạt được một cơ cấu vốn tối ưu tại một thời điểm, khi có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lập tức cơ cấu vốn cũng sẽ thay đổi. Nếu doanh nghiệp định huy động vốn thêm nợ mà tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí nợ vay thì ta không nên sử dụng chi phí nợ vay. Như vậy, doanh nghiệp sẽ sử dụng thêm nợ đến khi tốc độ tăng của
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Tốc độ tăng của chi phí nợ
Tài sản
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn có thể chia thành:
a, Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất ổn định và có thể sử dụng trong một thời gian dài gồm vốn chủ sở hữu, khoản vay trung và dài hạn. Nguồn vốn này thường được dành cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
b, Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ ngắn hạn (các khoản phải trả, các khoản phải nộp).
Việc phân loại nguồn vốn thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời giúp cho người quản lý xem xét việc huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phân loại này còn giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp lập các kế hoạch tài chính, hình thành những dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sở xác định quy mô số lượng vốn cần thiết. Từ đó có thể tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.
Hiệu quả sử dụng vốn và sự cần thiết năng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn :
Mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Để đạt được mục đích, doanh nghiệp hướng tới hiệu qủa kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng một cách triệt để mọi nguồn lực sẵn có. Chính vì thế các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.
Theo cách hiểu đơn giản, hiệu quả sử dụng vốn là sự đạt được lợi nhuận đề ra khi sử dụng một lượng vốn nhất định vào sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng sử dụng vốn, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất và có mức chi phí thất nhất. Được coi là có hiệu quả khi giá trị thu được phải lớn hơn số vốn ban đầu bỏ ra sau khi đă quy chuẩn trên cùng giá trị thời gian .
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Trong công tác tổ chức, quản lý, sử dụng vốn, việc đánh giá đúng đắn tình hình tài chính của doanh nghiệp của các kỳ trước là một vấn đề quan trọng. Từ đó cho phép nêu ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn trong kỳ tiếp theo. Để đánh giá tình hình tổ chức cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chính xác, ta tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn chung của doanh nghiệp đó bằng phương pháp phân tích tài chính, rồi sau đó sử dụng phương pháp phân chia vốn của doanh nghiệp để đưa ra kết luận về tính hiệu quả trong việc sử dụng từng loại vốn của doanh nghiệp.
Khái quát nội dung phân tích:
Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp
ă Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
ă Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a, Một số chỉ tiêu tổng hợp:
Doanh thu thuần
Vòng quay toàn bộ vốn =
Tổng số vốn bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng vốn trong kỳ, nói lên một đồng vốn mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay càng lớn thì khả năng thu hồi vốn và thu lợi nhuận càng cao.
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân ngày
Các khoản phải thu * 360
=
Doanh thu
Trong quá trình hoạt động việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu. Khi các khoản phải thu lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều. Nhanh chóng giải phóng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tài chính. Cũng chính vì tính chất của các khoản phải thu mà các nhà phân tích tài chính rất quan tâm đến thời gian thu hồi các khoản phải thu, củ thể là chỉ tiêu thời kỳ thu tiền bình quân.
Các khoản phải thu gồm: Phải thu ở khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, tạm ứng, chi phí trả trước...Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền càng lớn vốn càng bị chiếm dụng, điều đó chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ chậm, vốn bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên hệ số này lớn có thể do doanh nghiệp đang mở rộng thị trường mới, tăng daonh thu để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh thì lúc này tình trạng của doanh nghiệp chỉ là tạm thời. Kỳ thu tiền bình quân nhỏ chứng tỏ khả năng thu hồi vốn trong khâu thanh toán của doanh nghiệp là tốt nhưng không được quá nhỏ.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ suất lợi nhuận vốn =
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp cho thấy khi bỏ ra một đồng vốn thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đông lợi nhuận. Con só này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng tốt và ngược lại.
b, Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Thông qua kiểm tra tài chính doanh nghiệp có được những căn cứ xác đáng để đưa ra quyết định về tài chính như điều chỉnh về quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá tài sản cố định, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Kết quả sản xuất mà vốn cố định đem lại được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như doanh thu, lợi nhuận, mức hạn giá thành. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định:
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Với các doanh nghiệp chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Tuy nhiên, lưu ý do vốn lưu chuyển chậm trong nhiều kỳ kinh doanh khác nhau nên khi sử dụng để so sánh giữa các kỳ kinh doanh khác nhau thì cần loại bỏ yếu tố trượt giá.
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Trong đó: GTCL đầu kỳ + GTCL cuối kỳ
VCĐ sử dụng bình quân =
trong kỳ 2
* Hàm lượng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu trên nên càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Hàm lượng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
* Mức doanh lợi vốn cố định (tỷ suất lợi nhuận vốn cố định): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định tham gia vào sản suất kinh doanh trong kỳ thì tại ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Mức doanh lợi vốn cố định =
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Ngoài các chỉ tiêu tổng hợp trên, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác để phản ánh sâu hơn về vốn cố định như: Hệ số công suất của tài sản cố định ( so sánh công suất thực tế với công suất thiết kế); hệ số hao mòn tài sản cố định (được tính bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định tại thời điểm kiểm tra chia cho nguyên giá tài sản cố định). Hệ số này càng thấp cho biết tỷ lệ vốn mà doanh nghiệp còn phải thu hồi để bảo toàn vốn nhỏ, song nó cũng chỉ ra rằng
máy móc thiết bị của doanh nghiệp đã cũ kỹ cần phải thay đổi trong thời gian tới.
Việc tính toán các hệ số trên chỉ có ý nghĩa khi nó đan xen, bổ sung cho nhau, giúp người quản lý đưa ra các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, phù hợp với loại hình và mục đích kinh doanh, cũng như các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động để tài trợ cho tài sản cố định.
Ngoài ra, nếu chỉ xem xét các chỉ tiêu trên trong một thời kỳ thì chưa kết luận được doanh nghiệp đó đã sử dụng vốn có hiệu quả hay chưa. Do vậy, người ta thường so các chỉ tiêu trên trong những thời kỳ khác nhau để xem sự biến động đó như thế nào, so sánh các chỉ tiêu đó với chỉ tiêu trung bình của nghành để từ đó những cái được và chưa được động thời có các biện pháp thích hợp để phát huy mặt được , khắc phục mặt chưa được.
c, Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Trong quá trình sản suất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng qua các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. Đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn, tăng doanh thu và lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nói lên tình trạng quản lý các khoản tiền mặt, phải thu và dự trữ có hợp lý không. Qua đó cho biết khả năng thanh toán tốt hay xấu, các chi phí trong kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay lãng phí vốn. Việc phân tích chỉ tiêu này có thể đưa ra các chỉ dẫn cho doanh nghiệp, ra các quyết định đúng đắn để tăng cường công tác kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn lưu động.
Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động bao gồm hai hình thức sau:
+ Số vòng quay của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển nhanh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngược lại, chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển.
Doanh thu thuần
Số vòng quay VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
+ Thời gian của một vòng luân chuyển: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại.
360 ngày
=
Thời gian một vòng luân chuyển
Số vòng luân chuyển
Trên đây chỉ là mặt lượng của chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn. Còn về mặt chất, nó phản ánh sự phát triển của trình độ sản xuất kinh doanh, công tác quản lý, kế hoạch hoá và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vòng quay vốn lớn trong điều kiện không có sự gia tăng đột biến về vốn chứng tỏ hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất ra có sức tiêu thụ mạnh, doanh thu cao dẫn tới lợi nhuận tương ứng cũng tăng mạnh. Nếu không hoàn thành được một kỳ luân chuyển nghĩa là vốn lưu động còn ứ đọng , cần tìm ra biện pháp khai thông kịp thời.
Tốc độ luân chuyển vốn tăng cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vốn lưu động trên hai mặt:
- Tuyệt đối: Phần vốn dư thừa có thể sử dụng vào mục đích khác.
- Tương đối: Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (tăng doanh thu) mà không hoặc tăng ít vốn.
Ngoài những chỉ tiêu trên người ta còn có thể đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn lưu động thông qua đánh giá tình hình củ thể của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động như: vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân.
* Mức doanh lợi vốn lưu động( hiệu suất sử dụng vốn lưu động):
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Mức doanh lợi của =
vốn lưu động
Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó phản ánh lượng sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Chú ý: VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ)/2
* Hàm lượng vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động
VLĐ bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn được tiết kiệm càng nhiều.
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi nhuận thông qua sản xuất kinh doanh, thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vốn là yếu tố đầu vào quan trọng. Vốn gồm cả khả năng cung ứng tích luỹ, tích tụ đổi mới sử dụng vốn. Xí nghiệp vừa là người mua vừa là người bán khi bị hạn chế về nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính bao giờ cũng có giới hạn, do vậy vấn đề nòng cốt là làm sao sử dụng nguồn lực hiệu quả chứ không phải đòi thêm nguồn lực. Khi bán ra họ bị giới hạn bởi nhu cầu sức mua, thị hiếu...Do vậy hàng hoá không bán được, khó bán, khó có khả năng tái tạo nguồn tài chính ban đầu. Vì vậy doanh nghiệp là hoạt động tạo ra nguồn tài chính, tái tạo ra nguồn tài chính là hoạt động quan trọng nhất, đó là nguyên tắc.
Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến quyền lợi dẫn đến mục đích cao nhất của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng có nghĩa là nâng cao lợi nhuận, chẳng có một lý do nào để doanh nghiệp có thể từ chối việc làm đó. Như vậy ta có thể thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một việc làm thiết yếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đồng vốn bỏ ra không thể được hao hụt, lãng phí, mất mát, mà phải luôn sinh sôi nảy nở. Vấn đề ở đây là đồng vốn đó sinh lời và tăng trưởng bao nhiêu?
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh nói chung cũng như trong hiệu quả sử dụng vốn nói riêng các doanh nghiệp phải xác định phương hướng mục tiêu rõ ràng trong sử dụng vốn cũng như các nguồn nhân tài vật lực sẵn có. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn về cả xu hướng và mức độ tác động của nó.
Những nhân tố khách quan:
* Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước:
Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Do vậy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Với bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào trong chế độ chính sách hiện hành đều trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà nước tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này trực tiếp làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Nhà nước tăng thuế giá trị gia tăng lên sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gián tiếp làm giảm doanh thu thuần của doanh nghiệp.
* Thị trường và cạnh tranh:
Trong cơ chế bao cấp trước đây, nguồn vốn của doanh nghiệp do nhà nước cấp và nếu doanh nghiệp không quan tâm đến việc phải sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả, nếu kinh doanh thua lỗ đã có nhà nước bù đắp và trang trải mọi thiếu hụt. Đồng thời vai trò kiến thiết, thu hút vốn đầu tư không được đặt ra như một yêu cầu cấp bách có tính sống còn đối với doanh nghiệp. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các khoản bao cấp về vốn không còn nữa, doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí và phải kinh doanh có lãi mới tồn tại, phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Bên cạnh đó cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường rất gay gắt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm và phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Những nhân tố khác:
Đó là các nhân tố mà người ta thường gọi là các nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời không thể biết trước mà chỉ có thể đề phòng trước để giảm nhẹ thiệt hại.
Những nhân tố chủ quan:
Ngoài những nhân tố khách quan nói trên, còn rất nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh cả về trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy việc xem xét, đánh giá, ra quyết định đối với các yếu tố này cực kỳ quan trọng. Thông thường trên giác độ tổng quát người ta thường xem xét những yếu tố chủ yếu sau:
* Sản phẩm mà doanh nghiệp tiến hành sản suất kinh doanh:
Vị thế của sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phảm đó mang tính cạnh tranh hay độc quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không, sản phẩm đã bước sang giai đoạn nào của chu kỳ sống...sẽ quyết định tới lượng hàng hoá bán ra và giá cả đơn vị sản phẩm. Chính vì vậy mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuân của doanh nghiệp từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Trước khi quyết định ngành nghề kinh doanh hay sản phẩm đưa ra thị trường, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường và các chiến lược khác, có như thế thì doanh nghiệp mới mong thu được lợi nhuận.
* Yếu tố về vốn của doanh nghiệp:
Vốn là phạm trù kinh tế quan trọng trong doanh nghiệp, việc quyết định nguồn tài trợ, phân bổ vốn vào các loại tài sản và việc xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
Cơ cấu vốn nó liên quan trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp và nó liên quan đến tính chi phí ( khấu hao vốn cố định, tốc độ luân chuyển vốn lưu động). Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt: Đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp; Thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh, không bị ứ đọng hay dùng sai mục đích...
- Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cũng chính bằng tổng tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Việc xác định nhu cầu vốn là hết sức quan trọng, nếu xác định không chính xác sẽ gây hậu quả gián đoạn, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng làm mất uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, xác định vốn vượt ra khỏi nhu cầu sẽ gây lãng phí. Trong cả hai trường hợp đều xử dụng vốn không có hiệu quả. Xác đinh nhu cầu vốn không chỉ là việc xác định tổng vốn cần thiết mà còn phải xác định củ thể số vốn đầu tư cho tài sản lưu động và nhu cầu vốn cho tài sản cố định. Làm tốt công việc này giúp doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ một cách hợp lý.
- Nguồn tài trợ: Việc tìm kiếm và quyết định các nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể đó là chi phí vốn. Vốn là một yếu tố sản xuất, doanh nghiệp muốn sử dụng nó phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định. Chi phí vốn được hiểu là chi phí phải trả cho người sở hữu các nguồn vốn đó. Nếu chi phí vốn cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
* Mục tiêu của doanh nghiệp:
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp và trong điều kiện hoạch toán theo cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn tại hay không thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận. Do đó lợi nhuận được coi là những đòn bẩy kinh tế quan trọng. Là nhà quản lý giỏi phải làm sao cho đồng vốn sinh lời với tỷ lệ cao nhất, để đạt được điều đó thì doanh nghiệp phải tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, có như vậy thì mới thu được lợi nhuận cao, thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển.
* Trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp :
Nói chung yếu tố con người là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp.Công nhân sản suất có tay nghề cao, có kinh nghiệm làm việc, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá
trình lao động sản xuất mới tăng được năng suất lao động, tiết kiệm trong sản suất. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo có một đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp lý thì không bị lãng phí nguồn nhân lực.Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng, quy trình hoạch toán có phù hợp, số liệu kế toán có chính xác thì các quyết định tài chính của người lãnh đạo doanh nghiệp mới có cơ sở khoa học. Ngoài ra trong quá trình hoạt động, việc thu chi phải rõ ràng, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đúng thời điểm thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trình độ quản lý còn thể hiện trên một số mặt củ thể như: quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, quản ký khâu tiêu thụ... Chỉ khi các khâu quản lý này tốt thì hiệu quả sử dụng vốn mới nâng cao rõ rệt.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hạn chế thiệt hại do những nguyên nhân đó gây ra, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lượng thận trọng từng nguyên nhân để hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra, đảm bảo việc tổ chức huy động vốn đầy đủ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời có các giải pháp kịp thời, đồng bộ không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Chương 2
Thực trạng sử dụng vốn tại Tổng công ty giấy Việt nam
2.1 Khái quát tình hình hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty giấy Việt Nam
Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Bộ Công Nghiệp và chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp, các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính Phủ,UBND tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng công ty Giấy là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu để giao dịch theo quy định của nhà nước.
Tiền thân của Tổng công ty Giấy Việt Nam là liên hiệp các xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm. Năm 1976 Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và Công ty Giấy Gỗ Diêm phía nam được thành lập. Hai Công ty thực hiện chức năng quản lý sản xuất đối với các xí nghiệp quốc doanh Giấy Gỗ Diêm. Công ty vừa là cơ quan quản lý cấp trên, vừa là cấp kế hoạch, vừa là cơ quan cấp điều hành sản xuất - kinh doanh của đơn vị trực thuộc. Kế hoạch sản xuất - kinh doanh của đơn vị trong Công ty hoàn toàn do Công ty phân giao và quyết định. Công ty cân đối đầu vào, giao chỉ tiêu vật tư, chỉ định địa chỉ và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra, đánh giá, công nhận mức hoàn thành kế hoạch sản xuất - kinh doanh và duyệt quyết toán tài chính năm đối với các xí nghiệp thành viên .
Năm 1978-1984: liên hiệp xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc (LHXNGGD) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam theo nghị định 302/ CP ngày 01.12.1978 của hội đồng Chính Phủ . Liên hiệp vừa là cơ quan cân đối, phân giao kế hoạch - sản xuất kinh doanh vừa là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của các đơn vị thành viên .
Năm 1984 - 1990 : Trong hoàn cảnh địa lý nước ta, điều kiện thông tin trao đổi giữa các khu vực trong cả nước còn gặp khó khăn, để thuận lợi trong quản lý và điều hành trong sản xuất, năm 1994 Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được tách ra thành hai liên hiệp khu vực. Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1( phiá Bắc) và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 2 ( phía Nam ).
Mặc dù đến năm 1987 có quyết định 217/HĐBT, nhưng thực tế hai liên hiệp khu vực vẫn hoạt động như LHXNGGD toàn quốc vì thời gian này vẫn còn cơ chế bao cấp. Các đơn vị thành viên vẫn phụ thuộc toàn diện vào hai liên hiệp. Nhìn chung mô hình tổ chức cuả công ty, liên hiệp lúc bấy giờ hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế vận hành thời bao cấp. Điều đó thể hiện :
+ Công ty, liên hiệp là cấp trên trực tiếp của các xí nghiệp .
+ Công ty, liên hiệp là cấp kế hoạch
+ Kinh phí hoạt động của công ty, liên hiệp do các xí nghiệp thành viên đóng góp. Năm 1990-1993, nhờ sự ra đời của Quyết định 217 - HĐBT năm 1987 nhằm xoá bỏ cơ chế quản lý bao cấp, tháo gỡ khó khăn cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Sự đổi mới cơ chế quản lý tạo cho xí nghiệp có quyền tự chủ về tài chính và sản xuất kinh doanh. Vai trò tác dụng của Liên hiệp từ đó bị lu mờ dần .
Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, ngày 13/8/1990 Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc (LHSX—XNKGGD) được thành lập theo quyết định 368/CNg - TCLĐ của Bộ Công Nghiệp nhẹ trên cơ sở hợp nhất hai liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1 và Liên hiệp Giâý Gỗ Diêm số 2. Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc hoạt động theo Điều lệ liên hiệp xí nghiệp quốc doanh ban hành tại nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989
Đến năm 1995, ngành Giấy đề nghị nhà nước cho tách riêng vì ngành Gỗ Diêm là một ngành kinh tế - kỹ thuật khác không gắn liền với ngành Giấy . Mặc dù ngành Giấy và ngành Gỗ Diêm cùng sử dụng nguyên liệu là gỗ nhưng gỗ trong ngành Giấy khác hoàn toàn so với gỗ trong ngành Gỗ Diêm. Do vậy dẫn đến việc quản lý chuyên ngành khác nhau , tính chất sản xuất khác nhau, thể doanh thu khác nhau cho nên ngành Giấy cần tách riêng ra với mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tăng cường sức mạnh của ngành kinh tế kỹ thuật góp phần thực hiện chủ trương CNH- HĐH đất nước. Chính vì vậy dẫn đến sự ra đời của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập theo quyết định số 256/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và nghị định số 52/CP ngày 02/08/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ về tổ chức hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam
Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn nhất toàn ngành Giấy, bao gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc vào các đơn vị sự nghiệp có liên quan gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ giấy và trồng rừng nguyên liệu giấy, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu giấy của thị trường.
Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giấy các loại đảm bảo cân đối nhu cầu thiết yếu về giấy do nhà nước giao, chăm lo phát triển vùng nguyên liệu giấy, cung ứng vật tư, nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị cho ngành giấy, thực hiện xuất nhập khẩu giấy và các loại hàng hoá khác có liên quan đến ngành giấy theo quy định của pháp luật Việt nam.
Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tổng số vốn do Tổng công ty quản lý, có con dấu, có tài sản riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty.
Tên giao dịch quốc tế là:
VIETNAM PAPER CORPORATION, viết tắt là VINAPIMEX.
Trụ sở chính : 25A - Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
2.1.2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty Giấy Việt Nam
2.1.2.1. Chức năng hoạt động của Tổng công ty Giấy.
Tổng công ty chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công nghiệp nhẹ, các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý nhà nước.Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao theo quy luật của pháp luật và có quyền giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng.
Tổng công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.Tổng công ty có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty.
Tổng công ty có quyền quản lý, tổ chức kinh doanh, đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Được mời và tiếp đối tác kinh doanh nước ngoài. Được sử dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh theo nguyên tắc bảo toàn có hiệu quả. Được hưởng các chế độ có ưu đã đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước.
Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán tập trung đối với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty và hạch toán kinh tế tổng hợp trên cơ sở hạch toán đầy
đủ của các đơn vị thành viên. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế nội bộ.
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban của Tổng Công Ty Giấy Việt Nam:
Cấu trúc tổ chức của tổng công ty giấy Việt Nam:
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng dự án
Phòng nguyên liệu
Phòng kh-kd
Phòng qlkt
Phòng xnk
Phòng tài chính - kế toán
Văn
phòng
Cty
VPP Hồng hà
Cty giấy tân mai
Cty gỗ đồng nai
Viện Nc giấy và xenluylo
Trường đào tạo nghề giấy
Cty giấy bãi bằng
.....
... ... ... .
( Cấu trúc tổ chức bộ máy của Tổng công ty)
Ta thấy rằng cơ cấu tổ chức của tổng công ty là một cơ cấu đáp ứng được đòi hỏi về kỹ thuật và công nghệ, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, trao đổi thông tin giữa các bộ phận được đáp ứng, nó khai thác được tối đa nguồn nhân lực, nhìn chung thì mô hình hoạt động và bộ máy Tổng công ty phần nào đã được kiện toàn và phù hợp với Điều lệ. Tuy nhiên vẫn gây ra sự lẫn lộn về quyền lực giữa các bộ phận, đánh giá mức độ quản trị của các bộ phận gặp nhiều khó khăn, vẫn còn tình trạng hình thức quản lý đi sau, chức năng tổ chức bị suy giảm đi.
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, tài khoản tại ngân hàng và con dấu riêng, có điều lệ hoạt động theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty.
Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước dưới sự quản lý của Trung ương với nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh Giấy, ngoài ra công ty còn thực hiện công tác quản lý các đơn vị trực thuộc. Do đó cơ cấu của Tổng công ty bao gồm :
Hội đồng quản trị, ban kiểm soát .
Tổng giám đốc và bộ máy làm việc.
Các đơn vị thành viên .
Bộ máy của Tổng công ty do Tổng giám đốc quyết định và phê duyệt theo điều lệ hoạt động của Tổng công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty bao gồm các phòng theo sơ đồ sau.
2.1.2..2 Nhiệm vụ các phòng ban của Tổng công ty.
Văn phòng : thay mặt Tổng giám đốc giao dịch với các cơ quan hưũ quan, tham mưu truyền đạt những quy định của Tổng giám đốc về lĩnh vực hành chính, tổ chức in ấn lưu trữ tài liệu của Tổng công ty. Bố trí lịch làm việc của Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và các phòng . Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, quy chế lao động, quy chế tiền lương, kỷ luật, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức lao động, lĩnh vực hành chính pháp chế và trong lĩnh vực đối ngoại.
Phòng cố vấn: có nhiệm vụ tư vấn cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quản lý của Tổng công ty. Đây là trung tâm giao dịch của Hiệp hội Giấy Việt Nam ( cả Trung Ương và địa phương ), là nơi tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát giúp Tổng giám đốc lo công tác an toàn lao động.
Phòng kế hoạch kinh doanh : có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường giúp Tổng giám đốc ra các quyết định chính xác, phù hợp trong sản xuất kinh doanh. Đôn đốc các đơn vị thành viên của Tổng công ty thực hiện các nhiệm vụ đã vạch ra, kết nối giữa các bạn hàng, các nhà cung cấp lớn cho các đơn vị thành viên. Phòng kế hoạch kinh doanh có vai trò lớn trong việc giúp Tổng giám đốc xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, dài hạn, kế hoạch giá thành, điều phối tác nghiệp sản xuất kinh doanh xây dựng chiến lược thị trường để cân đối nhu cầu giấy cho xã hội. Thực hiện việc bình ổn giá các sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy in báo theo quy định của Nhà nước.
Phòng dự án : có trách nhiệm tìm hiểu ngành giấy trên quy mô toàn cầu, nắm bắt các thông tin mới về khoa học kỹ thuật trong ngành giấy để định hướng phát triển ngành, phối hợp với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty triển khai các đề tài khoa học, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong ngành, giúp Tổng giám đốc đưa ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật, thực hiện chức năng quản lý cấp trên về kỹ thuật theo quy định của Nhà nước ban hành.
Phòng xuất nhập khẩu : có nhiệm vụ khảo sát thị trường trong nước và nước ngoài về mặt hàng xuất nhập khẩu, đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, máy móc với các đơn vị trong nước và nước ngoài. Giúp Tổng giám đốc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm ổn định sản xuất và phát triển của ngành giấy, cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước, tham gia từng bước vào thị trường ngoài nước để tiến đến hoà nhập với ngành giấy trong khu vực .
Phòng tài chính kế toán : có nhiệm vụ tập trung quản lý cân đối vốn và nguốn vốn, tổ chức quản lý tài chính và hạch toán như một doanh nghiệp độc lập, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do Tổng công ty tiến hành. Kiểm tra và tổng hợp công tác tài chính của tất cả các đơn vị thành viên, chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty gửi lên Bộ chủ quản.
Phòng quản lý kỹ thuật: chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát và nghiên cứu các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, từ đó đưa ra các chính sách, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của mình và còn phải quản lý nhân viên của đơn vị.
Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam
Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập và hoạt động với chức năng thực hiện sản xuất và kinh doanh: nhập khẩu bột giấy, tiếp nhận vật tư hoá chất,thiết bị phụ tùng để phân phối cho các đơn vị thành viên. Là trung gian tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa, thị trường thế giới và hợp đồng uỷ thác các loại vật tư, nguyên liệu cho các công ty thành viên và các thành viên trong Hiệp hội Giấy Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, các chủ trương nhằm tạo “ cú huých ” và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như Tân Mai, Đồng Nai, Bình An, Viễn Đông, Việt Trì, Vạn Điểm, Hoà Bình... đã được thực hiện nghiêm túc. Trong những năm qua đã không xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu, hoá chất, không bị thất thoát, hư hỏng một tấn nguyên liệu nhập khẩu nào, mặc dù không phải không có những trục trặc trong thủ tục giao dịch, khó khăn trong giao nhận. Có thể nói, Tổng công ty đã hoành thành khá xuất sắc ý đồ, mục đích thành lập của mình.
Trong giai đoạn 1998- 2001, những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của toàn tổng công ty đã có những tín hiệu khả quan. Dưới đây là một số chỉ tiêu tổng quát mà Tổng công ty đã đạt được trong giai đoạn 1998- 2001.
Bảng 1: Các chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 1998-2001.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
I. Chỉ tiêu hiện vật
1. Sản lượng giấy các loại.
2. Khai thác nguyên liệu.
3. Diêm các loại.
4. Sản phẩm in.
Tấn
m3
1000h
1000t
168058
247469
110339
589000
169220
154441
136253
290000
172250
223460
152524
494000
184000
245806
167776
543400
II.Chỉ tiêu giá trị.
1. Tổng doanh thu.
2. Lợi nhuận trước thuế.
3. Lợi nhuận sau thuế.
4. Các khoản nộp ngân sách.
Tỷ đồng
----
----
2270
77
53
95
2247
47
30
157
2262
68
52
108
2488
75
57
119
Nguồn: phòng tài chính kế toán.
báo cáo tài chính năm 1998, 1999, 2000, 2001.
Mục tiêu Đại hội Đảng IV cho toàn ngành giấy vẫn tiếp tục phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra và đặt mục tiêu đến 2010 là tổng sản lượng toàn ngành đạt 721500 tấn, riêng Tổng công ty đạt 711500 tấn. Năm 2000 đạt sản lượng giấy là 300000, nhưng toàn ngành đã phấn đấu năm 1999 đạt 335000 tấn, năm 2000 đạt sản lương 360000 tấn đạt 120% mục tiêu trong đó Tổng công ty Giấy Việt Nam
thực hiện 172250 tấn tăng 136,4% so với năm 1995, nhịp độ phát triển bình quân 106,7% năm. Năm 2001, tổng sản lượng giấy toàn ngành đạt 400000 tấn, tăng 111.1% so với năm 2000.
Trong 4 năm 1998-2001, sản xuất được 693528 tấn giấy, Tổng công ty đã sản xuất được giấy in báo, giấy viết thông thường đáp ứng được nhu cầu nội địa cả về số lượng và chất lượng, chấm dứt việc sốt giấy mỗi kỳ khai giảng năm học.
Củ thể từ năm 1998 đến năm 2001, nhờ thực hiện tốt các biện pháp về tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường, khai thác tốt thị trường tiềm năng, cung ứng kịp thời nguồn nguyên vật liệu nên tổng doanh thu đã tăng từ 2270 tỷ đồng (1998) lên mức 2488 tỷ đồng (năm 2001), ngoại trừ năm 1999 doanh thu giảm 23 tỷ đồng so với năm 1998, trung bình hàng năm tăng 103.2%/ năm. Nhờ đó tổng tài sản tăng từ 2149 tỷ đồng (năm 1998) lên mức 2854 tỷ đồng (năm 2001). Điều đáng quan tâm ở đây là lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty có xu hướng giảm, năm 1998 là 53 tỷ đồng nhưng năm 1999 chỉ còn 30 tỷ đồng, đến năm 2001 mới tăng lên 57 tỷ đồng, năm 2001 lợi nhuận tăng lên so với năm 1999 là 190%.
Nghĩa vụ trích nộp của Tổng công ty với nhà nước được thực hiện tốt và đều đặn trong các năm, tổng nộp ngân sách đạt 479 tỷ đồng trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp là 78 tỷ đồng, toàn Tổng công ty sản xuất có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên tiếp tục được cải thiện tích cực thể hiện nỗ lực cao và sự quan tâm sâu sắc của Tổng công ty với đội ngũ lao động, khuyến khích họ hăng say đóng góp tài năng và sức lực và lợi ích chung, riêng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2001 đạt 1,2 triệu đồng/ tháng( so với mức kế hoạch là 1,12 triệu đồng/ tháng). Các khoản BHYT, BHXH Tổng công ty cũng nộp đầy đủ và dứt điểm, đảm bảo quyền lợi, tạo sự yên tâm cho người lao động. Đây là một kết quả đáng khích lệ.
Từ năm 1995 khi Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập đồng thời cũng tiếp nhận một phần khu lâm nghiệp ( rừng trồng) ở vùng trung tâm và miền đông nam bộ (khoảng 80000 ha) để thâm canh trồng cây nguyên liệu, chủ động nguồn cung cấp nguyên liệu lâu dài, ổn định cho sản xuất. Từ năm 1995 đến năm 2001 trồng được 79000 ha. Tổng sản lượng khai thác được trong 4 năm từ 1998- 2001 đạt 871176 m3 .
Nhìn chung, trong 4 năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam có nhiều nét khả quan. Bước sang năm 2002, Tổng công ty còn gặp nhiều khó khăn do giá bột giấy nhập vẫn ở mức cao, giá xăng, dầu cũng đang ở mức cao gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất. Song cùng với sự cố gắng của toàn Tổng công ty và việc hoàn thành nhiều công trình hạng mục hỗ trợ việc sản xuất, xây dựng mới nhiều dự án, năm 2002 hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ. Sản lượng giấy ước tính tăng lên mức 230000 tấn chiếm 53.8% sản lượng toàn ngành, nộp ngân sách đạt 154 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 1,3 triệu đồng/ tháng.
Bên cạnh hoạt động chính là khai thác nguồn nguyên vật liệu, xản xuất ra các sản phẩm liên quan đến giấy, thì doanh nghiệp còn mạnh dạn mở thêm suất nhập
khẩu, không ngừng khai thác các địa điểm mới tới vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra còn quan tâm nhiều đến ô nhiễm môi trường. Tổng công ty đã và đang từng bước trang bị thay thế nhiều máy móc thiết bị hiện đại chuyên dụng trong lĩnh vực sản xuất, trang bị dây chuyền công nghệ nhập ngoại với chất lượng cao, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Với sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước, Tổng công ty Giấy Việt Nam và các đơn vị thành viên phấn đấu trở thành bộ phận không thể thiếu của ngành, tạo nên những nét vẽ đậm sắc trong bức tranh chung của ngành giấy khi bước vào thế kỷ 21.
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
2.2.1 Tình hình vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn đầu tư tại Tổng công ty.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nợ khác
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn - quỹ
Nguồn kinh phí
960
785
165
10
1113
1063
50
1406
1125
274
7
1106
1051
55
1625
1250
365
10
1220
1150
70
2788
1838
932
18
1245
1170
75
Tổng nguồn vốn
2073
2512
2845
4033
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Báo cáo tài chính năm 1998, 1998, 1999,2001.
Bắt đầu hoạt động tháng 8/1995, tổng vốn nhà nước giao cho Tổng công ty là 891 tỷ đồng, bao gồm giá trị về đất đai, nhà của vật kiến trúc, nguyên liêu trồng rừng, bất động sản và TSCĐ khác mà công ty có quyền quản lý, khai thác và sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, Nhà nước cũng tiếp tục cấp bổ sung vốn cho Tổng công ty, nâng tổng số vốn có nguồn vốn ngân sách cấp lên 1031 tỷ đồng, Ngoài ra Tổng công ty còn huy động vốn thêm từ các nguồn vay ngân hàng với số tiền hàng năm khoảng 273 tỷ đồng vào cuối mỗi năm.
Trong giai đoạn 1998- 2001, nguồn vốn của Tổng công ty đều tăng. Năm 1998, tổng nguồn vốn là 2073 tỷ đồng đến năm 2001 tăng lên 4033 tỷ đồng, tức là tăng 94.55%, trung bình mỗi năm tăng 25.04%, riêng năm 1999 tăng 21.2%. Tuy nhiên nguồn vốn gia tăng này hầu như là do gia tăng các khoản nợ, vốn chủ sở hữu không tăng hoặc tăng ít trừ năm 2000 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 114 tỷ tức là tăng 10.3% so với năm 1999. Các khoản nợ phải trả tăng từ 960 tỷ đồng năm 1998 lên tới 2788 tỷ đồng năm 2001 tức là tăng xấp xỉ 190.42%, trung bình mỗi năm tăng 44.53%.
Như vậy, trong giai đoạn 1998- 2001, nguồn vốn của Tổng công ty đều tăng. Đây là một xu hướng tốt, song nguồn vốn chủ sở hữu không tăng hoặc tăng ít lại là một vấn đề đáng để xem xét. Các khoản nợ gia tăng sẽ kéo theo chi phí nợ tăng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty.
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
TSCĐ/Tổng tài sản
40.2
36.3
37.1
45.03
TSLĐ/Tổng tài sản
59.8
63.7
62.9
54.97
Tỷ lệ nợ phải trả/ tổng TS
46.3
56
57.7
69.13
Khả năng thanh toán hiện hành: TSLĐ/Nợ NH
158.1
142.1
143.2
120.62
KNTT nhanh: TSLĐ-dữ trữ/Nợ NH
62.5
70.7
71.8
56.09
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Báo cáo tài chính năm 1998,1998, 1999, 2001.
Từ bảng số liệu trên đây có thể thấy, tỷ lệ TSCĐ/ Tổng tài sản và TSLĐ/ Tổng tài sản qua các năm là hầu như không thay đổi. Tài sản lưu động luôn được đầu tư nhiều hơn tài sản cố định và ở mức gấp 1,5 lần.
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Tổng công ty
Chỉ tiêu
Năm
1998
1999
2000
2001
Tỷ.đ
%
Tỷ.đ
%
Tỷ.đ
%
Tỷ.đ
%
Vốn bằng tiền
50
4
48
3
51
2,8
67
3.02
Khoản phải thu
461
37
685
42.8
776
43.4
903
40.73
Hàng tồn kho
705
57
803
50.2
892
49.8
1186
53.5
TSLĐ khác
25
2
63
4
71
4
61
2.8
Tổng TSLĐ
1241
100
1599
100
1790
100
2217
100
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Báo cáo tài chính các năm 1998,1998,1999,2001
Nhìn chung, vốn lưu động của Tổng công ty cũng tăng dần qua từng năm, Năm 1998 là 1241 tỷ đồng, năm 2001 lên tới 2217 tỷ đồng tăng 78.64%, trung bình hàng năm tăng 21.55%. Tuy nhiên, trong TSLĐ, riêng hàng tồn kho chiếm tới 57% vào năm 1998, năm 2001 là 53.5%. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Ngoài ra, khoản phải thu của Tổng công ty trong giai đoạn này trung bình chiếm khoảng 40.98% tổng giá trị TSLĐ. Điều này cho thấy vốn của Tổng công ty bị chiếm dụng khá lớn như vậy còn dẫn đến một thực tế là khả năng thanh toán hiện hiện hành của công ty từ năm 1998 đến năm 2000 là rất kém, nguyên nhân là do tiền mặt càng ngày càng ít đi và các khoản phải thu thì tăng với một tốc độ đáng kể. Mức dữ trữ ngày càng cao song tỷ lệ nợ ngắn hạn lại tăng ngày càng nhiều. Nhưng năm 2001, tình hình lại kém hơn hẳn, khả năng thanh toán hiện hành giảm nhất trong các năm, giảm 0.16 lần so với năm 2000, vì các khoản phải thu tăng lên không bằng tốc độ tăng của tỷ lệ nợ ngắn hạn, như vậy khả năng trả các khoản nợ bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền là rất thấp.
Hệ số thanh toán nhanh giảm đáng kể từ 71.8% năm 2000 đến 56.09% năm 2001, tỷ lệ này giảm vì mức dữ trữ của doanh nghiệp tăng đáng kể cùng với tốc độ giảm nợ ngắn hạn từ 1250 năm 2000 lên 1838 năm 2001, trong khi đó tiền có xu hướng ngày càng tăng lên nên khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn đến hạn không cần sử dụng đến một phần dữ trữ.
Ngoài những chỉ tiêu trên nhằm đánh giá khả năng thanh toán nợ vay khi đến hạn, người ta còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng thường xuyên. Chỉ tiêu này là một yếu tố quan trọng cho việc đánh giá điều kiện tài chính của một
doanh nghiệp. Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với bất động sản ròng. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất và nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động nói chung và vốn lưu động ròng nói riêng. Sự phát triển của doanh nghiệp được thể hiện phần nào qua sự tăng trưởng của vốn lưu động ròng. Năm 1998, chỉ tiêu này ở mức khoảng 456 tỷ đồng, năm 1999: 474 tỷ đồng, năm 2000: 540 tỷ đồng, năm 2001: 379 tỷ đồng. Tỷ lệ này tăng cho biết khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán đảm bảo cho hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp là trôi chảy.
Bảng 5 :Tình hình vốn đầu tư vào các loại TSCĐ.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Tài sản cố định.
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Đầu tư tài chính dài hạn
Chi phí XDCB dở dang
741
1507
766
15
77
716
1585
869
15
182
784
1758
974
17
254
966
2186
1220
40
810
Tổng giá trị
833
913
1055
1816
Nguồn : Phòng tài chính kế toán
Báo cáo tài chính năm 1998, 1999, 2000,2001.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Do vậy, ta có thể đánh giá tình hình vốn cố định thông qua việc đánh giá tình hình tài sản cố định của Tổng công ty trong giai đoạn 1998 - 2001 như sau: Vốn cố định trong giai đoạn này tăng liên tục, năm 1998 là 833 tỷ đồng, năm 2001 tăng lên 1816 tỷ đồng ( tăng 983 tỷ đồng ), trung bình mỗi năm tăng 32.43%. Tuy nhiên, mức tăng nhanh của tài sản cố định chủ yếu là do chi phí XDCB dở dang tăng. Năm 1999 tổng TSCĐ tăng 80 tỷ đồng thì chi phí XDCB dỡ dang tăng 105 tỷ đồng, tương tự, năm 2000 là 142 tỷ đồng và 72 tỷ đồng, năm 2001 là 761 tỷ đồng và 556 tỷ đồng. Điều này làm cho TSCĐ trực tiếp tạo ra doanh thu tăng chậm, thậm chí bị giảm đi như năm 1999 (giảm 25 tỷ đồng so với năm 1998).
Xét về nguồn vốn đầu tư vào các loại TS, từ các bảng 2, 4, 5 ta thấy TSLĐ được bù đắp khá lớn bởi nguồn VCSH và nợ dài hạn. Chẳng hạn, như năm 2000 tổng TSCĐ là 1055 tỷ đồng, trong khi đó tổng nguồn VCSH và nợ dài hạn là 1585 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là trong 1790 tỷ đồng vốn đầu tư vào TSLĐ thì có tới
530 tỷ đồng là nguồn vốn dài hạn, chiếm 29,6%. Năm 2001, tổng TSCĐ là 1816 tỷ đồng, trong khi đó tổng nguồn VCSH và nợ dài hạn là 2177 tỷ đồng, điều này có nghĩa là trong 2217 tỷ đồng vốn đầu tư vào TSLĐ thì có tới 361 tỷ đồng là nguồn vốn dài hạn. Năm 2001 đã giảm bớt hơn so với năm 2000 nhưng đây là tỷ lệ không phải nhỏ. Việc đầu tư vào TSLĐ bằng nguồn vốn dài hạn sẽ giúp Tổng công ty tránh bớt được rủi ro song nó cũng làm cho chi phí vốn cao hơn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn giảm đi. Năm 1999, khi tài sản lưu động của đơn vị là 1599 tỷ đồng thì khoản nợ ngắn hạn chỉ có 1125 tỷ đồng, như vậy Tổng công ty đã phải dùng vốn vay dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn lưu động, sự thiếu hụt này đến năm 2001 vẫn chưa bù đắp được, củ thể tài sản lưu động 2217 tỷ đồng mà nợ ngắn hạn chỉ có 1838, thiếu 379 tỷ đồng, điều đó chứng tỏ trong năm 2001 Tổng công ty giấy Việt Nam chưa chú trọng lắm đến việc sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình.
Trên đây là tình hình chung về nguồn vốn và vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam . Trên cơ sở các số liệu này, chúng ta sẽ đi đánh giá tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty trong giai đoạn 1998-2001.
2.2.2 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại Tổng công ty Giấy Việt nam
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh được xem xét và đánh giá một cách tổng quát thông qua một số chỉ tiêu ở bảng 7:
Các tiêu thức được sử dụng ở đây là:
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Tỷ suất sinh lợi của doanh thu.
- Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Từ các số liệu tổng hợp ở bảng 7 ta thấy, tổng doanh thu (doanh thu thuần) qua các năm đều tăng (ngoại trừ năm 1999 giảm 23 tỷ đồng ) với tốc độ trung bình hàng năm là 3,2%.Tuy nhiên, mức tăng vọt của doanh thu chủ yếu là năm 1998 với tốc độ tăng là 37,8% so với năm 1997. Các năm tiếp theo doanh thu đều thấp hơn so với năm 1998, chính điều này làm lợi nhuận năm 1999 và năm 2000 đều thấp hơn so với năm 1998. Để đánh giá việc sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty có hiệu quả hay không, chúng ta đi xem xét cụ thể các chỉ tiêu trong bảng số liệu 7.
- Hiệu suất sử dụng vốn trong giai đoạn này chưa có dấu hiệu tích cực, ngoại trừ năm 1998 cứ một đồng vốn tạo ra 1,51 đồng doanh thu, tăng 21,2% so với năm 1997, còn năm 2001 cứ một đồng tạo ra 0,834 đồng doanh thu, giảm 1,3% so với năm 2000. Hiệu suất sử dụng vốn ở các đều giảm và ở mức thấp (dưới một đồng doanh thu trên một đồng vốn).
- Về tỷ suất sinh lời của doanh thu qua bảng 7 ta thấy:
+ Năm 1998 một đồng vốn tạo ra 0,0269 đồng lợi nhuận.
+ Năm 1999 một đồng vốn tạo ra 0,0131 đồng lợi nhuận.
+ Năm 2000 một đồng vốn tạo ra 0,0194 đồng lợi nhuận.
+ Năm 2001 một đồng vốn tạo ra 0,019 đồng lợi nhuận.
Những con số trên đây cho thấy, năm 1998 tỷ suất này là cao nhất, thấp nhất là năm 1999, năm 2000 tỷ suất lợi nhuận tăng 48,1% so với năm 1999 vượt xa tốc độ tăng của doanh thu (0,7%). Nhưng đến năm 2001 tỷ suất lợi nhuận lại giảm 2,1% vì tổng vốn đầu tư tăng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm, do đó hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không tốt trong năm 2001 dù cho tốc độ doanh thu tăng.
-Tỷ suất lợi nhuận / VCSH.
+ Năm 1998 một đồng vốn CSH tạo ra 0,0489 đồng lợi nhuận.
+ Năm 1999 một đồng vốn CSH tạo ra 0,027 đông lợi nhuận.
+ Năm 2000 một đồng vốn CSH tạo ra 0,0447 đồng lợi nhuận.
+ Năm 2001 một đồng vốn CSH tạo ra 0,048 đồng lợi nhuận.
Rõ ràng ta thấy chỉ tiêu này cũng có xu hướng thay đổi như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / tổng vốn. Có nghĩa là, năm cao nhất là năm 1998, năm có chỉ số thấp nhất là năm 1999, và từ năm 2000 lại có dấu hiệu phục hồi. Năm 2001 tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH tăng 7,4 % so với năm 2000.
Từ những nhận xét tổng quát trên ta có một số kết luận sau: hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 1998-2001 không ổn định, năm cao nhất là năm 1998, năm 1999 hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất, năm 2000 hiệu quả sử dụng vốn đã được nâng cao hơn năm 1999 nhưng vẫn thấp hơn năm 1998.
Sở dĩ có tình trạng như vậy là do một số nguyên nhân cơ bản sau: năm 1999 cả nước bắt đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) làm cho giá chỉ tiêu của mặt hàng giấy trong nước cao không cạnh tranh được với giấy nhập khẩu. Hơn nữa, năm 1999, giá bột giấy nhập tăng 30% làm cho chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm. Tình trạng thiếu vốn cũng gây không ít khó khăn cho Tổng công ty . Năm 1999 Tổng công ty phải trả lãi ngân hàng tới hơn 60 tỷ đồng (báo cáo tài chính năm 1999). Năm 2000 đã có những tín hiệu khả quan là do nhà nước giảm thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng giấy còn 5%, nguồn vốn chủ sở hữu gia tăng 4,8%
so với năm 1999, năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng chỉ tăng 1,1% so với năm 2000, như vậy tốc độ tăng chậm hơn, nhà nước đã có các chính sách để giải quyết các khó khăn về vốn tín dụng (giảm lãi suất), bảo lãnh vốn vay và điều chỉnh giá giấy.
Nói tóm lại, trong giai đoạn 1998-2001, do một số nguyên nhân khách quan về thị trường và các chính sách của nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty chưa cao và có dấu hiệu thụt lùi. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước về vốn và chính sách bảo hộ, năm 2001, hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty đã được nâng cao hơn so với năm 1999, mặc dù Tổng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để đánh giá một cách cụ thể hơn hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, chúng ta sẽ đi xem xét một cách cụ thể hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn cố định.
2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty giấy Việt Nam
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động. Song yêu cầu đặt ra cho nhà quản trị không đơn thuần là đánh giá xem việc sử dụng vốn lưu động ở đơn vị mình có hiệu quả hay không. Xem xét vấn đề đó là một khó khăn, nhưng để đưa ra những biện pháp khắc phục hay phát huy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho năm sau mới là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty giấy Việt Nam được xem xét đánh giá trên hệ thống chỉ tiêu sau:
- Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động.
- Mức doanh lợi của vốn lưu động.
- Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.
+ Số vòng lưu chuyển của vốn lưu động.
+Số ngày một vòng lưu chuyển vốn lưu động.
- Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.
+Số vòng quay hàng tồn kho.
+Số ngày một vòng quay hàng tồn kho.
Các chỉ tiêu trên đây được thể hiện trên bảng 8.
Thông qua bảng số liệu 8 ta thấy, vốn lưu động bình quân năm sau cao hơn năm trước với tốc độ 13-19% năm. Trong đó, hàng tồn kho tăng với tốc độ trung bình 8,4% năm. Trong các phần trước, ta cũng đã biết doanh thu và lợi nhuận thay đổi như thế nào qua các năm, cho nên ta có nhận xét chung là hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong giai đoạn 1998- 2001 là chưa cao và năm 1999 vẫn là năm có hiệu quả thấp nhất. Điều này sẽ được trình bày kỹ hơn khi ta xẽm xét cụ thể các chỉ tiêu trong bảng số liệu trên.
Đối với mức doanh lợi của vốn lưu động:
+Năm 1998 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0447 đồng lợi nhuận.
+Năm 1999 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0211 đồng lợi nhuận.
+Năm 2000 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0307 đồng lợi nhuận.
+ Năm 2001 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0284 đồng lợi nhuận.
Như vậy, năm có mức doanh lợi cao nhất là năm 1998,ở năm này cứ một tỷ đồng vốn lưu động tạo ra 44,7 triệu đồng lợi nhuận, năm thấp nhất là năm 1999 và ở mức 1 tỷ đồng vốn lưu động tạo ra 21,1 triệu đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2000 tỷ lệ này đã lại tăng trở lại và ở mức 1tỷ đồng vốn cố định tạo ra 30,7 triệu đồng lợi nhuận, tăng 45,5% so với năm 1999. Đến năm 2001 tỷ lệ này lại giảm xuống chỉ còn 28,4 triệu đồng. Dù mức tăng năm 1999 cao song mức doanh lợi của vốn lưu động năm 2000 vẫn thấp hơn năm năm 1998 và thay đổi liên tục không ổn định. Nguyên nhân là do vốn lưu động hàng năm tăng cao từ 18 đến 19% năm nhưng lợi nhuận tăng ít hoặc không tăng thậm chí giảm đi như năm 1999.
Về hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động.
+ Năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu cần có 0,522 đồng vốn lưu đông.
+ Năm 1999 để tạo ra một đồng doanh thu cần có 0,632 đồng vốn lưu động
+ Năm 2000 để tạo ra một đồng doanh thu cần có 0,7489 đồng vốn lưu động.
+ Năm 2001 để tạo ra một đồng doanh thu cần có 0,805 đồng vốn lưu động.
Rõ ràng xu thế thay đổi của hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động là bất lợi đối với Tổng công ty. Trong khi tốc độ tăng vốn lưu động ở mức tương đối cao thì tốc độ tăng của doanh thu tương đối nhỏ hoặc giảm xuống (ngoại trừ năm 1998 tăng 37,8% so với năm 1997 ).
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá thông qua chỉ số tốc độ chu chuyển vốn. Tốc độ chu chuyển vốn được thể hiện qua hai chỉ tiêu cụ thể là số vòng quay vốn lưu động và số ngày của mỗi vòng quay đó. Chỉ tiêu thứ hai là nghịch đảo của chỉ tiêu thứ nhất. Các chỉ tiêu này thể hiện khá rõ việc sử dụng vốn có tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả hay không. Ta đã biết, vốn lưu động luân
chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn và ngược lại. Thực tế sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Giấy Việt Nam được thể hiện qua các chỉ tiêu trên bảng số liệu 8.
Qua bảng này ta thấy tốc độ lưu chuyển vốn lưu động trong giai đoạn 1998-2001 khoảng từ 1,242 - 1,9 vòng một năm. Cụ thể như sau:
+ Năm 1998 vốn lưu động luân chuyển được 1,9156 vòng, số ngày một vòng vốn luân chuyển vốn lưu động là 188 ngày /vòng.
+ Năm 1999 là 1,5824 vòng và 228 ngày/vòng.
+ Năm 2000 tương ứng là 1,3353 vòng và 270 ngày/vòng.
+ Năm 2001 là 1,242 vòng và 290 ngày/vòng.
Nếu có thể đánh giá một cách sơ sài thì đây là một biểu hiện không tốt cho trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Thời gian lưu chuyển vốn ngày càng chậm. Tuy nhiên, chúng ta không vội kết luận như vậy. Xem xét vấn đề kỹ hơn ta thấy, vốn lưu động của Tổng công ty tăng với tốc độ khá nhanh từ 18-19% năm, điều này cho thấy, quy mô sản xuất kinh doanh của Tổng công ty năm sau lớn hơn năm trước. Khi quy mô này lớn sự lưu chuyển của nó ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Chính vì lẽ đó, số vòng chu chuyển vốn lưu động tăng lên. Nhưng quan tâm cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào là lợi nhuận thu được chứ không phải là doanh thu. Cho dù doanh thu các năm tăng làm giảm số ngày vòng luân chuyển nhưng thời gian của một vòng vốn lại dài hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên hiệu quả sử dụng giảm đi, vốn sẽ bị lãng phí gây tổn thất cho Tổng công ty Giấy Việt Nam. Do vậy, các nhà quản trị phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động.
Đối với vòng quay hàng tồn kho cũng có những biểu hiện tiêu cực. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Dưới đây là các con số biểu hiện cụ thể tình hình hàng tồn kho:
+ Năm 1998 số vòng quay hàng tồn kho là 3,2899 vòng/năm.
+ Năm 1999 số vòng quay hàng tồn kho chỉ còn là 2,9801 vòng /năm, chỉ bằng 90,6% so với năm 1998.
+ Năm 2000 số vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm còn 2,6675 vòng / năm, bằng 89,5% năm 1999.
+ Năm 2001 số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm là 2.39 vòng / năm, bằng 0,893% so với năm 2000.
Những con số trên đây cho thấy tốc độ tăng hàng tồn kho vượt xa tốc độ tăng của doanh thu. Hàng tồn kho của công ty có chiều hướng gia tăng làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm. Việc gia tăng hàng tồn kho quá mức sẽ gây lãng phí vốn trong khi đó Tổng công ty đang lâm vào tình trạng thiếu vốn. Ngoài ra, nó còn làm gia tăng các chi phí khác như chi phí bảo quản, hao hụt, mất mát, hỏng... làm giá thành sản phẩm tăng lên. Do đó, công tác quản trị hàng tồn kho đòi hỏi phải giảm đến mức tối thiểu lượng hàng tồn kho để có thể giảm được đến mức thấp nhất các khoản chi phí liên quan.
Tóm lại từ những con số thực tế trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty là chưa cao và đang có xu hướng thụt lùi. Mặc khác mức doanh lợi của vốn lưu động các năm không ổn định, năm 2001 và năm 2000 hầu như không đổi, tốc độ lưu chuyển vốn lưu động và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm lại làm cho lợi nhuận năm 2001 có tăng nhưng còn chậm. Mức doanh lợi của vốn lưu động năm 2000 có dấu hiệu phục hồi là điều rất đáng mừng, điều này cũng là một tín hiệu khả quan. Nếu như Tổng công ty có những giải pháp kịp thời đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động , giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho, giảm lượng hàng tồn kho xuống mức tối thiểu thì chác chắn Tổng công ty sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn. Chính vì vậy, điều quan trọng hiện nay là Tổng công ty phải khắc phục sự trì trệ trong lưu chuyển vốn lưu động, đầy nhanh vòng quay vốn lưu động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Đánh giá xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng là một trong những công việc hết sức quan trọng. Đề tài này nghiên cứu về thực trạng hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh nên chúng ta chỉ xem xét đánh giá vốn cố định liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Với vai trò là nguồn lực tài chính, vốn cố định cũng cần được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm.
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện trong bảng 9.
Đưa bảng 9 vào đây
Thông qua bảng này chúng ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 1998 là cao nhất, các năm sau đều thấp hơn năm 1998 nhưng năm 1999 là thấp nhất, cụ thể:
* Về mức doanh lợi của vốn cố định, năm cao nhất là năm 1998, năm thấp nhất là năm 1999:
+ Năm 1998 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0673 đồng lợi nhuận.
+ Năm 1999 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0344 đồng lợi nhuận, chỉ bằng 51,1% so với năm 1998.
+ Năm 2000 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0528 đồng lợi nhuận, tăng 53,5% so với năm 1999.
+ Năm 2001 một đồng vốn cố định tạo ra 0,0397 đồng lợi nhuận, giảm 24,8% so với năm 2000.
Để lượng hoá ảnh hưởng của các nhân tố tới việc tăng mức doanh lợi vốn lưu động, ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
Năm 1999 so với năm 1998
Mức ảnh hưởng của lợi nhuận:
D doanh lợi VCĐ = ( 30 - 53 )/ 788
(lợi nhuận) = - 0,029 tỷ đồng
Mức ảnh hưởng của VCĐ:
D doanh lợi VCĐ = ( 30/ 873 - 30/788)
(VCĐ) = - 0,0037 tỷ đồng
Tổng hợp, mức doanh lợi VCĐ năm 1999 thấp hơn so với năm 1998 là 0,0329
Mức doanh lợi VCĐ năm 1999 giảm so với năm 1998 là :
(- 0,029) + (- 0,0037 ) = - 0,0329
Năm 2000 so với năm 1999
Mức ảnh hưởng của lợi nhuận:
D doanh lợi VCĐ = (52 - 30)/ 873
( lợi nhuận) = 0,0252 tỷ đồng
Mức ảnh hưởng của vốn cố định
D doanh lợi VCĐ = 52/ 984 - 52/ 873
(VCĐ) = -0,0067 tỷ đồng
Tổng hợp, mức doanh lợi VCĐ năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,023
Năm 2001 so với năm 2000
Mức ảnh hưởng của lợi nhuận
D doanh lợi VCĐ = ( 57 - 52 )/984
(lợi nhuận) = 0,005 tỷ đồng
D doanh lợi VCĐ = 57/ 1435 - 57/ 984
( VCĐ ) = - 0,018
Mức doanh lợi vốn cố định năm 2001 giảm so với năm 2000 là
(0,005 ) + (- 0,018) = - 0,0129
Như vậy, trong 4 năm do ảnh hưởng của cả yếu tố lợi nhuận và vốn cố định nên
gây ra sự biến động mức doanh lợi vốn cố định.
Xu hướng thay đổi như trên là do một số nguyên nhân là: cuối năm 1999 giá bột giấy nhập tăng 30% so với đầu năm làm giá thành sản xuất tăng mạnh, sản phẩm tiêu thụ khó khăn, doanh thu giảm và lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm cũng giảm. Năm 2000, nhà nước đã hỗ trợ Tổng công ty bằng cách giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 5%, điều chỉnh giá giấy, hỗ trợ tín dụng, mặt khác giá bột giấy nhập tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm so với cuối năm 1999, chính điều này đã làm cho lợi nhuận năm 2000 tăng 73,7% so với năm 1999, năm 2001 tăng chỉ 9,6% so với năm 2000. Cơ cấu tài sản mất cân đối nghiêm trọng, TSCĐ có quy mô nhỏ chỉ chiếm 45% tổng tài sản. Dù hiệu quả sử dụng vốn chưa cao nhưng năm nào Tổng công ty cũng làm ăn có lãi là điều đáng mừng. Như vậy, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng có những biến động như trên. Năm có hiệu suất cao nhất là năm 1998, các năm tiếp theo lại có dấu hiệu giảm cụ thể:
Năm 1998 một tỷ đồng vốn cố định tạo ra 2,881 tỷ đồng doanh thu.
Năm 1999 một tỷ đồng vốn cố định tạo ra 2,574 tỷ đồng doanh thu, bằng 89,3% so với năm 1998.
Năm 2000 một tỷ đồng vốn cố định tạo ra 2,299 tỷ đồng doanh thu bằng 89,3% so với năm 1999.
Năm 2001 một tỷ đồng vốn cố định tạo ra 1,7338 tỷ đồng doanh thu bằng 75,4% so với năm 2000.
Doanh thu trên một đồng vốn cố định có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây là một tín hiệu đáng ngại cho Tổng công ty. Nguyên nhân là do giá bột giấy tăng cao vào năm 1999 đến tận bây giờ, giá xăng, dầu, điện tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, ngoài ra trong những năm gần đây tuy Tổng công ty đã nhập nhiều dây chuyền sản xuất bột giấy, giấy thành phẩm nhưng nhìn chung công nghệ sản xuất còn lạc hậu làm cho chất lượng sản phẩm kém, không cạnh
tranh được giấy nhập ngoại cả về chất lượng và giá cả dù giấy vẫn được Nhà nước bảo hộ rất lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua Tổng công ty đã huy động ở mức cao năng lực sản xuất của mình, cố gắng đầu tư các công nghệ sản xuất tiên tiến. Đặc biệt Tổng công ty đã và đang thực hiện các dự án sản xuất bột giấy lớn nhằm giảm tới mức tối thiểu việc nhập bột giấy và tiến tới xuất khẩu, như dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy Thanh hóa ( trên 350 triệu USD) ... khi các dự án này thực hiện xong sản xuất góp phần không nhỏ tới việc nâng cao năng lực cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định:
Là nghịch đảo của chỉ tiêu trên nên chỉ tiêu này của Tổng công ty thấp.
Lượng vốn cố định cần đầu tư để thu được một đồng doanh thu năm 1998 là 0,347 tỷ đồng.
Năm 1999 lượng vốn cố định cần 0,3885 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 1998.
Năm 2000 cần 0,435 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 1999.
Năm 2001 cần 0,5767 tỷ đồng, tăng 32,6% so với năm 2000.
Như vậy, lượng vốn cố định tăng dần sau mỗi năm, Tổng công ty sử dụng lãng phí một cố tài sản cố định, chỉ tiêu này bất lợi cho công ty.
Để tăng cường sức mạnh cạnh tranh, song song với đầu tư mua sắm các thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến, Tổng công ty còn chú ý xây dựng mô hình đào tạo kỹ sư ngành giấy để đảm nhận công tác vận hành máy móc thiết bị. Theo thống kê 10 năm lại đây nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật ngành giấy đến tuổi về hưu để lại những mắt xích mong manh về số lượng trình độ cán bộ trong hoàn cảnh khoa học và công nghệ của thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đào tạo kỹ sư thiết bị ngành giấy sẽ đảm bảo cho ra đời những con người có kiến thức về chu trình công nghệ và thiết bị dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy, có hiểu biết về nguyên lý cấu tạo, tính toán thiết bị sản xuất bột giấy và giấy, có kiến thức về tổ chức, lắp đặt các thiết bị ngành giấy, có kiến thức quản lý và bảo dưỡng máy móc thiết bị ngành giấy. Mặt khác, một kỹ sư thiết bị ngành giấy phải có khả năng thực thi những tác nghiệp bão dưỡng, sữa chữa trong phạm vi được giao ở trình độ công nghệ bình thương, có khả năng lập kế hoạch bão dưỡng, sữa chữa thiết bị ở một công đoạn, phân xưởng hoặc một đơn vị tương tự, có khả năng đưa ra những biện pháp sữa chữa thông thường. Mặc dù lần đầu tiên đưa ra và thực hiện mô hình này nhưng nó phần nào đã góp sức vào viện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Đặc biệt năm
2001, tổng giá trị sản xuất đã vượt năm 1999 là 87 tỷ đồng và ở mức cao nhất từ trước đến nay là 1578 tỷ đồng (Báo cáo tài chính năm 2001).
Từ những đánh giá trên đây ta thấy, tuy kết quả đạt được trong ba năm gần đây không cao bằng năm 1998 song nếu xét trong điều kiện thị trường cụ thể (do biến động của thị trường nguyên vật liệu) thì kết quả đạt được trong hai năm 2000, 2001 là khả quan. Hiệu quả sử dụng vốn như năm 2001 đã có những bước tiến triển, tuy tốc độ tăng doanh thu không cao, thậm chí là qúa thấp (tăng 0.1% so với năm 2000), tốc độ tăng còn thấp hơn năm 2000, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2000 là đáng kể (tăng 73,7% so với năm 1999), năm 2001 chỉ đạt 9,6%. Xét cho cùng, doanh thu cao chưa hẳn đó là biểu hiện tốt mà lợi nhuận cao thì ở trong hoàn cảnh nào đó cũng là những thành công của bất kỳ đơn vị kinh doanh nào, là thành quả cuối cùng của một quá trình lâu dài.
Nói tóm lại, trong giai đoạn 1998-2001, tuy còn gặp nhiều khó khăn song vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam đã được sử dụng một cách có hiệu quả. Xu hướng đi lên của năm 2000 là bàn đạp thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các năm tiếp theo phát triển. Nhìn chung, kết quả đạt được là nhờ phần lớn vào nổ lực của cán bộ, công nhân trong toàn Tổng công ty và một phần không nhỏ sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước. Hy vọng, năm 2002 và các năm tiếp theo hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam sẽ được nâng cao hơn nữa, các khó khăn hiện tại về vốn, công nghệ và thị trường sẽ được giải quyết.
2.3 Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra đối với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
2.3.1. Kết quả đạt được.
Tình hình hoạt động chung của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh do thiếu vốn, lại phải cạnh tranh với những mặt hàng nhập khẩu, song bằng những nổ lực lớn của ban lãnh đạo Tổng công ty cũng như cán bộ công nhân viên và đội ngũ công nhân lao động, với tinh thần tự lực và đồng tâm, bằng các cơ chế thích hợp, cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả từ phía các cơ quan nhà nước và hợp tác chặt chẽ với các khách hàng và người cung cấp trong và ngoài nước, công ty đã tận dụng và kết hợp các đầu vào hợp lý, biến chúng thành đầu ra thoã mãn được nhu cầu kế hoạch, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao mở rộng quy mô sản xuất phát triển năng lực, đầu tư thiết
bị công nghệ hiện đại và từng bước khặng định vị trí của công ty trên thị trường. Nhờ việc chú trọng và đề cao công tác quản lý và sử dụng vốn, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng mừng, đó là:
Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty tăng dần qua các năm. năm 1998 là 2073 tỷ đồng, năm 2001 tăng lên 4033 tỷ đồng, trung bình mỗi năm tăng 25,4%. Sự tăng lên của vốn sản xuất kinh doanh cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ngày càng tăng lên, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường giấy Việt nam được tăng lên đáng kể. Điều này sẽ tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo.
Thứ hai, TSCĐ của Tổng công ty cũng đã được đầu tư đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nguyên liệu và sản xuất giấy. VCĐ trong giai đoạn 1998-2001 tăng từ 833 tỷ đồng lên 1816 tỷ đồng, bằng cách giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 5%, điều chỉnh giá giấy, hỗ trợ tín dụng, mặt khác giá bột giấy nhập tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm so với cuối năm 1999, chính điều này đã làm cho lợi nhuận năm 2001 tăng 9,6% so với năm 2000, nhưng đáng kể là năm 2000 đã tăng 73,3% so với năm 1999 mặc dù năm 1999 tình hình tài chính của Tổng công ty gặp một vài khó khăn. Dù hiệu quả sử dụng vốn chưa cao nhưng năm nào Tổng công ty cũng làm ăn có lãi là điều đáng mừng. Như vậy, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn.
Điều đáng chú ý là chi phí XDCB dở dang năm 2000 là 254 tỷ đồng. Đến năm 2001 là 810 tỷ đồng, đây là mức tăng đáng kể. Khi các công trình XDCB dỡ dang này được hoàn thành nó sẽ nâng cao đáng kể năng lực sản xuất của Tổng công ty cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
Thức ba, khả năng thanh toán các nguồn vay ngắn hạn của Tổng công ty khá tốt thể hiện qua chỉ tiêu TSLĐ/Nợ ngắn hạn đều ở mức cao trên 120%.
Thứ tư, doanh thu cũng như lợi nhuận năm 2001 đều tăng so với các năm 1998, 1999, 2000.
Thứ năm, trong công tác khấu hao nhằm thu hồi vốn cố định, công ty tiến hành lập kế hoạch cho từng năm. Điều này vừa tạo điều kiện cho Tổng công ty tính đúng, tính đủ số khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh, vừa theo dõi củ thể giá trị còn lại, bộ phận vốn cố định còn nằm lại trong quá trình sản xuất kinh doanh dưới hình thái hiên vật. Kế hoạch khấu hao TSCĐ được tính toán chi tiết theo
từng nguồn vốn đầu tư như ngân sách cấp, tự bổ sung hay vay ngân hàng, tạo cơ sở để lập kế hoạch chi trả hay bổ sung trong thời gian tới.
Với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty còn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao: không làm mất mát tài sản hoặc thất thoát lãng phí vốn, thường xuyên bổ sung và tăng vốn để tự mở rộng, đổi mới công nghệ, điều chỉnh nhằm duy trì giá trị số vốn cấp ban đầu và tự bổ sung để duy trì phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đạt được những kết quả trên đây là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Mặc dù Tổng công ty vẫn trong tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh song Tổng công ty đã và đang có những biện pháp hiệu quả tháo gỡ dần những khó khăn này. Được Nhà nước tăng cấp vốn ngân sách, được nhà nước bảo lãnh cho Tổng công ty vay vốn ngân hàng, đồng thời Tổng công ty cũng không ngừng gia tăng nguồn VCSH, năm 2001 là 1225 tỷ đồng tăng 132 tỷ đồng do đó, nguồn vốn đầu tư tăng, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng dần qua các năm.
- Trong những năm qua, Tổng công ty đã tăng cường đổi mới máy móc, thiết bị, cộng nghệ mới, lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại cho các đơn vị thành viên. Đặc biệt, Tổng công ty đầu tư nhiều vào các dây chuyền sản xuất bột giấy hiện đại nhằm từng bước khắc phục sự phụ thuộc và nguyên liệu giấy nhập ngoại. Vị thế của Tổng công ty Giấy Việt Nam trên thị trường giấy Việt nam đã có những bước cải thiện đáng kể.
- Tổng công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán độc lập đối với tất cả các công ty thành viên. Điều này làm cho các công ty thành viên tự chủ hơn, có trách nhiệm hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, TSCĐ được quả lý hiệu quả hơn, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn. Việc giao quyền quản lý và sử dụng vốn cho các công ty thành viên đã dần khắc phục được việc sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả do các công ty thành viên phải có trách nhiệm trong việc bảo toàn và phát triển vốn.
- Tổng công ty đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong việc sắp xếp lại các doanh nghiệp. Năm 2000 Tổng công ty đã hoàn thành việc cổ phần hoá công ty giấy Viễn Đông góp phần đưa công ty này từ làm ăn thua lỗ hàng tỷ đồng trở thành công ty làm ăn có lãi (năm 2001 lãi 165 triệu đồng, Báo cáo tài chính của công ty giấy Viễn Đông năm 2001).
Vai trò điều hoà vốn của Tổng công ty đã được thể hiện rõ nét. Việc chuyển vốn, tài sản từ các công ty thừa tạm thời sang các công ty thiếu vốn, nguyên liệu...tạm thời đã khắc phục phần nào sự khan hiếm vốn của các công ty thành
viên góp phần vào việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh một cách tiết kiệm và hiệu quả của toàn Tổng công ty.
- Việc bố trí lao động ngày càng hợp lý, trình độ cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao do Tổng công ty luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho những người có khả năng học tập và nghiên cứu thêm.
- Ngoài ra, sự giúp đỡ nhiều mặt của các cơ quan nhà nước cũng có vai trò không nhỏ. Đặc biệt đó là sự bảo hộ sản xuất giấy trong nước, các chính sách điều chỉnh giá giấy, giảm thuế GTGT xuống còn 5% đối với mặt hàng giấy đã làm giảm bớt phần nào khó khăn của Tổng công ty do sự tăng giá bột giấy nhập, do sự tăng giá xăng dầu, giá điện cũng như sức cạnh tranh yếu của sản phẩm.
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
Ngoài những kết quả đạt được trên đây, trong công tác sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam còn nhiều tồn tại bất cập:
Một là, hiệu suất sử dụng vốn chưa cao và có xu hướng giảm qua các năm cụ thể:
- Hiệu suất sử dụng VLĐ giảm qua các năm. Năm 1998 là 1,9156 đồng doanh thu / một đồng vốn lưu động, năm 1999 là 1,5824 đồng doanh thu/ một đồng vốn lưu động, năm 2000 là 1,3353 đồng doanh thu / một đồng vốn lưu động, năm 2001 giảm xuống còn 1,242 đồng doanh thu / một đồng vốn lưu động. Thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động ngày càng tăng, năm 1998 là 188 ngày nhưng đến năm 2001 là 290 ngày.
- Hiệu suất sử dụng VCĐ từ năm 1998 đến năm 2001 cũng có xu hướng giảm dần. Năm 1998 là 2,881 đồng tỷ đồng / một đồng VCĐ, năm 1999 giảm xuống còn 2,574 đồng doanh thu / một đồng VCĐ, năm 2000 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 2,299 đồng doanh thu / một đồng VCĐ, năm 2001 giảm xuống mức thấp nhất 1,7358 đồng doanh thu / một đồng VCĐ.
Hai là, mức doanh lợi của VC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12743.DOC