Đề tài Bảo đảm nguyên liệu cho ngành sản xuất chè Việt Nam

Tài liệu Đề tài Bảo đảm nguyên liệu cho ngành sản xuất chè Việt Nam: Phần mở đầu Nhắc đến chè là người ta nghĩ đến trà đạo của Nhật Bản, liên tưởng tới Trung Hoa- quê hương của cây chè cách đây gần 4000 năm nhưng cũng không thể không nhắc tới Việt Nam- nơi cây chè đã du nhập và gắn bó với con người gần ba thiên niên kỷ, uống trà đã trở thành một nét trong văn hoá ẩm thực của chúng ta. Ngày nay, chè là một cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích trồng chè và đứng thứ 8 về sản lượng. Ngành sản xuất chè là một ngành kinh tế đem lại nguồn thu nhập cho nền kinh tế quốc dân không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, ngành sản xuất chè lại có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn, nâng cao đời sống ở vùng sâu, vùng xa …tạo điều kiện thực hiện xoá đói, giảm nghèo cho người dân. Chính vì vậy ngành sản xuất chè nằm tro...

doc29 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bảo đảm nguyên liệu cho ngành sản xuất chè Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Nhắc đến chè là người ta nghĩ đến trà đạo của Nhật Bản, liên tưởng tới Trung Hoa- quê hương của cây chè cách đây gần 4000 năm nhưng cũng không thể không nhắc tới Việt Nam- nơi cây chè đã du nhập và gắn bó với con người gần ba thiên niên kỷ, uống trà đã trở thành một nét trong văn hoá ẩm thực của chúng ta. Ngày nay, chè là một cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích trồng chè và đứng thứ 8 về sản lượng. Ngành sản xuất chè là một ngành kinh tế đem lại nguồn thu nhập cho nền kinh tế quốc dân không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, ngành sản xuất chè lại có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn, nâng cao đời sống ở vùng sâu, vùng xa …tạo điều kiện thực hiện xoá đói, giảm nghèo cho người dân. Chính vì vậy ngành sản xuất chè nằm trong kế hoạch phát triển của Nhà nước ta. Tuy đạt được những thành tựu đáng mừng về kinh tế, đạt hiệu quả về xã hội nhưng ngành sản xuất chè Việt Nam đang đứng trước những thách thức tiềm ẩn: năng suất chè thấp hơn so với các nước trên thế giới, chất lượng chè chưa cao…Chính vì thế ngành chè phải nỗ lực nâng cao vai trò cũng như những kết qủa trong sản xuất kinh doanh đồng thời khắc phục những khó khăn của mình. Xuất phát từ yêu cầu khách quan của ngành chè cùng với những thách thức và cơ hội trước thềm hội nhập WTO kết hợp với thực tiễn ngành sản xuất chè nước ta việc “ Bảo đảm nguyên liệu cho ngành sản xuất chè Việt Nam” là hết sức cần thiết. Nội dung: Chương I: Vai trò của bảo đảm nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh. Chương II: Thực trạng bảo đảm nguyên liệu của ngành chè Việt Nam. Chương III: Giải pháp bảo đảm và phát triển nguyên liệu cho ngành chè. Nội dung Chương I Vai trò của đảm bảo nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh 1.Vai trò, yêu cầu bảo đảm nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu Nguyên liệu, vai trò của nó trong sản xuất kinh doanh công nghiệp. Nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh công nghiệp là đối tượng lao động đã trải qua quá trình lao động của con người để khai thác, sản xuất ra nó. Nguyên liệu trong công nghiệp có nhiều loại. Các cách phân loại nguyên liệu như sau: - Căn cứ vào tính chất, mức độ của lao động vào đối tượng lao động nguyên liệu được phân thành: nguyên liệu nguyên thuỷ và nguyên liệu bán thành phẩm. - Căn cứ vào vai trò tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm của sản phẩm. Nguyên liệu được chia thành: nguyên liệu chính tạo thực thể sản phẩm và vật liệu phụ. - Căn cứ vào nguồn tạo thành, nguyên liệu được phân ra: Nguyên liệu “công nghiệp”. Nguyên liệu công nghiệp lại được phân ra thành nguyên liệu khoáng sản với hai đặc điểm cơ bản: không có khả năng tái sinh và được phân bố sâu trong lòng đất. Nguồn nguyên liệu tổng hợp và nhân tạo có khả năng tổng hợp vô hạn về quy mô và những đặc tính kỹ thuật dựa trên cơ sở về thành tựu khoa học và công nghệ chế biến. Nguồn nguyên liệu do các ngành nông, lâm, ngư nghiệp khai thác và sản xuất ra là nguyên liệu “động thực vật”, với những đặc điểm cơ bản là có khả năng tái sinh, song tốc độ tái sinh lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cũng như khả năng đưa tiến bộ khoa học ứng dụng vào ngành này. Ngoài ra nguồn nguyên liệu còn được phân tích và xem xét ở khía cạnh nguồn nguyên liệu trong nước và nguyên liệu nhập khẩu. 1.2 Yêu cầu cơ bản với việc đảm bảo và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu Khai thác và sử dụng tốt cá nguồn lực để bảo đảm số lượng, chủng loại, chất lượng nguyên liệu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất công nghiệp về quy mô, cơ cấu, tốc độ, trình độ kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội. Bảo đảm đồng bộ, liên tục, thông suốt, có hiệu quả giữa các khâu sản xuất, chế biến và sử dụng nguyên liệu vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp vừa góp phần sử dụng tốt và bảo vệ môi trường. Bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế ở các khâu khai thác, sản xuất, chế biến, sử dụng nguyên liệu ở cả hai hình thái hiện vật và giá trị. Bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp trong tạo nguồn nguyên liệu và sử dụng chúng đồng thời nâng cao vai trò của Nhà nước trong định hướng tạo nguồn sử dụng, trong xây dựng và thực hiện các chính sách đảm bảo nguồn nguyên liệu cũng như sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp. 2.Vai trò của ngành chè và yêu cầu bảo đảm nguyên liệu cho ngành chè 2.1 Đặc điểm của cây chè Việt Nam Về mặt tự nhiên: Cây chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ số dao động nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn (8-12 độ C) ở Việt Nam tạo cho cây chè tổng hợp được nhiều chất thơm tự nhiên và đặc trưng. Ngoài ra độ cao và địa hình cũng có ảnh hưởng đến chất lượng chè. Kinh nghiệm sản xuất chè lâu đời của thế giới cho thấy các loại danh trà chủ yếu là được trồng trên vùng núi cao. Chè Việt Nam có chất lượng cao là chè Shan Tuyết được trồng trên núi Tây Côn Lĩnh, chè Suối Giàng ở Văn Chấn Yên Bái, chè Tà Sùa ở Sơn La. Về mặt kinh tế: Chè là cây công nghiệp dài ngày, có lợi thế so sánh ở nước ta đặc biệt là ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Đảng và Nhà nước ta coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và là cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn ở miền Nam. Trồng chè còn thu hút được một lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm và là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, góp phần thúc đẩy trung du, miền núi có điều kiện hoà hợp với miền xuôi về kinh tế, văn hoá, xã hội. 2.2 Vai trò của ngành sản xuất chè Việt Nam 2.2.1. Sản xuất chè với phát triển nông nghiệp: Những năm gần đây, việc triển khai giao đất và khoán chè cho người lao động theo Nghị định 01 của Chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam,cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động đã tạo động lực khuyến khích ngươì lao động phấn khởi chủ động đầu tư thâm canh chè để đạt năng suất, chất lượng cao. ở trung du miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương với thu nhập trung bình là 1-2 triệu đồng/ha trong khi đó 1 ha chè trên vùng đồi núi khô cằn thu được 10-12 triệu đồng. Điều này dẫn tới quan điểm chuyển sang trồng chè thay vì lúa nương trong nhân dân miền núi. Cây chè là cây không kén đất như cà phê, ca cao, hồ tiêu, năng suất lại tương đối ổn định, ít biến động hàng năm không lớn ngay cả những năm thiên tai, hạn hán. Nhìn chung đây là loại cây trồng đứng về mặt kinh doanh tương đối ổn định. Ngoài ra cây chè còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ môi sinh. 2.2.2 Sản xuất chè với phát triển ngành công nghiệp chế biến Phát triển cây chè Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nước ta. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, sản xuất chè công nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy chè đầu tiên vào năm 1923. Những năm 60, ở miền Bắc đã xây dựng hàng loạt nhà máy chè đen OTD lớn (12-43 tấn/ ngày) với thiết bị công nghệ chè đen và chè xanh của Trung Quốc và Liên Xô. Những năm 90 lại có chè túi nhúng của ý, thiết bị chế biến chè CTC của ấn Độ, chè xanh dẹt bán tự động của Nhật Bản. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến của ta đã phát triển theo hướng không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè, đặc biệt là chế biến chè đặc sản và nghiên cứu các sản phẩm mới theo dự báo của thị trường tiêu thụ chè tương lai. 2.2.3 Sản xuất chè với ngành xuất khẩu Cây chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường của hơn 40 nước trên thế giới, gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây bước đầu đưa vào các thị trường khó tính như Tây Âu và Nhật Bản, đã đem lại một nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho đất nước. Mỗi năm bình quân chúng ta xuất khẩu được khoảng 50 nghìn tấn đem lại cho đất nước khoảng 50 triệu USD. 2.2.4 Sản xuất chè với việc giải quyết các vấn đề xã hội Chè chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa, vùng núi và trung du nước ta.ở đây cây chè gần gũi với từng gia đình, góp phần định cư, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo người dân. Bên cạnh đó cây chè có thể trồng áp dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại. Trồng chè sẽ mở rộng diện tích canh tác ở vùng cao. Việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung bao gồm sản xuất nông - công nghiệp -dịch vụ, hình thành các cụm dân cư đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Từ đó rút ngắn khoảng cách giữa các vùng lãnh thổ trên đất nước, tạo ra sự phát triển đồng đều. Ngoài ra, về mặt y học, từ xưa đến nay nước chè là thứ nước uống giải khát phổ biến có tác dụng khắc phục sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái, hưng phấn trong thời gian lao động căng thăng về trí óc và chân tay. Chất catesin của chè xanh có chức năng phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, chống lão hoá. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đảm bảo và phát triển nguyên liệu cho sản xuất chè ở Việt Nam 3.1 Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam cây chè đang có mặt trên 4 vùng sinh thái lớn : Trung du Miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên. 3.1.1 Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ Đây là vùng có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi những cánh đồng hoặc thung lũng xen giữa những đồi núi. Núi ở đây thường cao và dốc, vùng này có mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình từ 18-23 độ C, độ ẩm trung bình 80-85%, lượng mưa >1800mm/năm. Đất chủ yếu là đỏ nâu trên đá vôi, đỏ vàng trên đá đất sét và biến chất, phần lớn có bề dầy trên 100 cm, hàm lượng dinh dưỡng trung bình. Nhìn chung vùng này rất thích hợp với phát triển cây chè. Hạn chế của vùng này chính là mùa đông có sương muối, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Lào. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách tác động bằng các biện pháp kỹ thuật như ủ gốc, trồng cây che bóng mát. 3.1.2 Vùng Duyên hải Miền Trung  Đây là dải đất chạy dài ven biển, mang đặc tính của loại hình khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-25 độ C, lượng mưa đạt 1.700- 2.500mm. Có mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm, kèm theo bão lụt là chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Lào. Như vậy xét về yếu tố khí hậu thì chỉ có ba tỉnh là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh là cây chè có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.Đất các tỉnh này chủ yếu là đất được hình thành trên đá phiến sét, đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, độ PH từ 4.5 đến 5.5, cấu tượng tốt. So với yêu cầu sinh thái của cây chè thì vùng này cũng có những đặc điểm rất thích hợp. 3.1.3 Vùng đồng bằng sông Hồng Đây là vùng nhiệt độ bình quân từ 25-27 độ C. Lượng mưa phân bố theo vĩ tuyến. Đất có thể trồng chè là nhóm vàng đỏ trên đất bazan, có nhiều tầng mỏng, độ dốc lớn. Khí hậu không thuận lợi, đất nghèo dinh dưỡng và không có độ dốc phù hợp với sự phát triển cây chè nên năng suất và chất lượng thấp. Chế độ mưa của vùng cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa phía Bắc, phân bố không đều và trái với mùa sinh trưởng của chè. Mưa thiếu vào mùa xuân, thời điểm lá chè và búp chè hình thành lá non. 3.1.4 Vùng Tây Nguyên Là vùng mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ cao từ 700 đến 1.500 m so với mặt nước biển. Nhiệt độ trung bình là 23 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm là 2000 mm. Đất có thể trồng chè chủ yếu là đất bazan, đặc biệt là đất nâu vàng trên đá bazan ở Bảo Lộc, Di Linh khá tốt, hàm lượng mùn và độ ẩm cao, PH từ 3,9 đến 4,4. Đất có tầng dày lớn và kết cấu tốt. Đây cũng là vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp với phát triển cây chè. 3.2 Nguồn vốn Để phát triển sản xuất chè, việc huy động vốn đầu tư là rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn có thể huy động, nhưng nguồn vốn quan trọng nhất là Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người trồng chè. ở các nông trường công nghiệp cũng được giao khoán vườn chè và giao đất để trồng chè mới. Huy động nguồn vốn tự có trong dân: Đây là nguồn vốn rất quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy người nông dân tham gia vào phát triển cây chè, mặt khác khi người dân tự bỏ vốn ra họ sẽ có trách nhiệm hơn trong sản xuất. Vốn vay ngân hàng Nhà nước: Đây là nguồn vốn không thể thiếu. Thông qua các dự án phát triển, trong những năm qua ngân hàng Nhà nước đã đầu tư cho nhiều cơ sở quốc doanh và tư nhân, góp phần đảm bảo lượng chè tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên so với một số cây chè khác như cà phê, cao su,... chè vẫn là cây được đầu tư thấp nhất. Vốn dự trữ ở các doanh nghiệp : Thông qua hoạt động điều tiết ở các doanh nghiệp đã mở ra khả năng khuyến khích các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vốn liên doanh, hợp tác với nước ngoài: Nhà nước ta chủ trương khai thác mạnh nguồn này, thực tế đã có nhiều tổ chức, nhiều quốc gia muốn hợp tác với Việt Nam như: WB, ADB, ACB, các công ty của Đài Loan, Hông Kông,... 3.3 Nhân tố khoa học kỹ thuật Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng của cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lượng chè. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ có liên quan tới trình độ tay nghề, những hiểu biết của người làm chè về những kỹ thuật trong trồng chè. Các tiến bộ kỹ thuật đó là: Giống chè: Hiện nay ở phía Bắc có 17 giống chè, trong đó hai giống chè chủ yếu là chè Shan Tuyết và chè trung du, còn các giống khác được nhập từ ấn độ, Trung Quốc. Phía Nam, ngoài các giống ở phía Bắc nhập vào còn có các giống từ Nhật Bản. ở Phú Hộ hiện nay đang có một tập đoàn giống gồm 60 giống thu thập từ các nước: Việt Nam, ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc,... đang được khảo nghiệm, chọn lọc, thuần hoá và lai tạo. Trong thời gian tới khả năng cung cấp giống chè tốt được đảm bảo. Nhân giống chè: ở Viện nghiên cứu chè bắt đầu nghiên cứu từ năm 1959, bằng các phương pháp nhân giống bằng hạt, bằng cành... Đến nay thuật giâm cành bắt đầu hoàn thiện và bắt đầu phổ biến đến từng hộ gia đình. Kỹ thuật canh tác: Đã có nhiều cải tiến về kỹ thuật trồng chè. Để đảm bảo chống xói mòn, trồng được nhiều cây chè đồng đều, cho năng suất cao, chất lượng tốt và vườn chè thuận lợi cho việc đi lại phải thực hiện một loạt các biện pháp như trồng theo kiểu nông lâm kết hợp, trồng theo kiểu bình độ... Về phân bón nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm đã tiến hành, nhìn chung muốn đạt năng suất chè 5 tấn/ha chè búp tươi cần bón theo đúng quy cách, ngoài phân chuồng, phân xanh cũng được tăng cường. 3.4 Hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước Để bảo đảm và phát triển nguyên liệu chè đạt được mục tiêu mà ngành chè đã đặt ra thì cần phải có một hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển chè. Thực tế nước ta chưa ban hành các chính sách tương xứng với vai trò và tiềm năng của cây chè. Vì vậy, khi tiến hành phát triển sản xuất chè Nhà nước cần ban hành một hệ thống chính sách hỗ trợ cần thiết cho việc bảo đảm và phát triển chè. Sau đây là một số chính sách tiêu biểu: Chính sách ruộng đất: ở nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộng đất được giao quyền sử dụng lâu dài cho nhân dân (10-20) năm. Bởi vậy đây là yếu tố quan trọng làm cho người dân yên tâm sản xuất. ở các đơn vị quốc doanh, nhiều đơn vị đã chia đất, khoán vườn chè cho công nhân. Các nông trường ngoài việc cung ứng vật tư cho công nhân, còn cử các cán bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho họ... Một số nông trường vẫn thừa đất cũng giao khoán cho dân làm, cũng theo chế độ như công nhân Nhà nước, không phải đóng chi phí bảo hiểm xã hội, nhưng phải nộp thêm 2% sản lượng để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng. Chính sách thuế: Thuế nông nghiệp hiện nay đang phổ biến thực hiện nộp theo sản lượng từng hạng quỹ đất như luật thuế sử dụng đất đai do Nhà nước ban hành. ở các cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài thuế nông nghiệp người công nhân còn phải trích nộp các khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí khấu hao vườn chè, quỹ bảo hiểm xã hội... Chính sách đầu tư: Nhà nước đã có chủ trương căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp mà có chính sách đầu tư cho hợp lý cho từng hộ gia đình, khuyến khích phát triển sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, các vùng trồng chè là những vùng sâu, vùng xa miền núi nên Nhà nước cần ưu tiên mới thu hút được lao động và tiền vốn trong dân để phát triển loại cây trồng này. 3.5 Nhân tố lao động Nhân tố con người có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuất chè Để đạt được năng suất, chất lượng cao trong sản xuất nguyên liệu chè thì người lao động phải có trình độ tay nghề. Trong khâu trồng chè đỏi hỏi người lao động phải có kỹ năng lao động. Hiện nay ở nước ta trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, tuy nhiên số lượng lao động này lại phân bố không đều. Vì vậy ngành chè cần phải có biện pháp phân bố lại lao động sao cho hợp lý và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở các vùng trồng chè vùng sâu, vùng xa. Với dân số 80 triệu người, cơ cấu dân cư trẻ và có gần 80% dân số sống bằng nghề nông. Có thể nói nguồn nhân lực cho nông nghiệp là rất dồi dào. Với mức độ tăng dân số như hiện nay thì bình quân mỗi năm sẽ có gần 1 triệu nguời bước vào tuổi lao động, trong đó ở nông thôn và các tỉnh miền núi là 35 vạn nguời, số lao động dôi dư sẽ tạo ra nguồn lao động to lớn để tiến hành khai hoang mở đất, đi xây dựng kinh tế mới, tận dụng những vùng đất còn tiềm năng. Mặt khác, lao động nước ta nhìn chung là rẻ, lại cần cù lao động, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, lực lượng này thực sự đáp ứng yêu cầu và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất chè. Chương II Thực trạng Bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất chè ở Việt Nam trong những năm qua 1. Địa bàn phân bố cây chè Hiện nay, cả nước có 33 tỉnh trồng chè với diện tích năm 2002 là 100.061 ha chia thành 4 vùng trồng chè lớn theo bảng sau đây: Các vùng trồng chè ở Việt Nam (số liệu năm 2004) Vùng Số tỉnh trồng chè Diện tích (ha) % so với cả nước Cả nước 33 100.061 100 Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ 14 63.964 63,9 Vùng Đồng bằng sông Hồng 6 3.778 3,8 Vùng Duyên hải Miền Trung 9 8.997 9,0 Vùng Tây Nguyên 4 23.322 23,3 *Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê Từ bảng trên cho thấy, chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ. đây là vùng chiếm ưu thế về diện tích, sản lượng và chất lượng so với các vùng chè khác trong cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều sản phẩm chè đặc sản truyền thống nổi tiếng như chè Tà Sùa, chè Shan Tuyết, chè Suối Giàng, chè Tân Cương... Hiện đang trồng thử nghiệm nhiều giống chè nhập của Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ có chất lượng cao. Đây là vùng có nhiều lợi thế sản xuất chè so với các vùng khác về điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai, kinh nghiệm trồng và chế biến chè. Đứng thứ hai về diện tích là vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Năm 2000 diện tích chè cả vùng là 15.217 ha nhưng đến năm 2004 tổng diện tích là 23.332 ha chiếm 23,3% so với cả nước sau một thời gian dài trồng thử nghiệm chè ở tỉnh Lâm Đồng mà trung tâm là hai huyện Bảo Lộc và Di Linh. 2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè cả nước. Chè là cây công nghiệp lâu năm phát triển không bột phát như những cây công nghiệp lâu năm khác như cây cà phê, cao su, hồ tiêu, cây chè phát triển ổn định và vững chắc. Điều này được thể hiện qua bảng sau Quá trình phát triển cây chè thời kỳ 2000-2004 Năm Diện tích Sản lượng Nghìn ha Chỉ số phát triển so với năm trước Nghìn tấn búp khô Chỉ số phát triển so với năm trước 2000 77,4 98,5 56,6 108,4 2001 84,8 109,6 70,3 124,2 2002 89,9 106,0 78,9 112,2 2003 92,3 102,7 80,0 101,1 2004 100,1 108,5 85,6 107,5 *Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng công ty Chè Việt Nam Trong 3 năm 2002-2004, diện tích và sản lượng chè đều tăng nhanh. Năm 2004 diện tích chè cả nước đạt 100.061 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 77.541 ha. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam qua 2 năm 2002, 2004 Đơn vị:Diện tích: ha, năng suất: tấn/ha, sản lượng: nghìn tấn Vùng Năm 2002 Năm 2004 Diện tích Diện tích trồng mới Diện tích kinh doanh Năng suất Sản lượng Diện tích Diện tích trồng mới Diện tích kinh doanh Năng suất Sản lượng Cả nước 89.942 5.699 71.587 4,96 355.080 100.061 10.119 77.541 4,97 385.251 Trung du Miền núi Bắc Bộ 56.566 4.692 43.608 4,72 205.719 63.964 7.398 46.580 4,85 225.732 Đồng bằng sông Hồng 3.588 50 3.198 3,11 9.934 3.778 190 3.536 3,13 11.080 Duyên hải Miền Trung 8.067 897 5.466 3,75 20.517 8.997 930 5.768 3,77 21.771 Tây Nguyên 21.721 78 19.315 6,16 118.910 23.322 1.061 21.657 5,85 126.668 Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ : Đây là vùng có quy mô lớn nhất cả nước. Tính đến năm 2002 cả vùng có diện tích trồng chè là 56.566 ha chiếm 62,89% diện tích cả nước (trong đó chè kinh doanh là 43.608 ha). Năng suất bình quân cả vùng năm 2002 đạt 4,72 tấn/ha, các tỉnh có năng suất bình quân cao như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình đều đạt trên 5 tấn/ ha. Nói chung năng suất vùng này rất cao và đồng đều. Vùng Đồng bằng sông Hồng: Do điều kiện địa hình, đất đai, thiên nhiên đây không phải là vùng có thế mạnh về chè. Vì vậy chè được trồng trên một số địa hình bán sơn địa: Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình và một số nơi khác nhưng diện tích không đáng kể. Đến năm 2002, tổng diện tích chè trong vùng đã tăng lên 3.588 ha chiếm 3.8% tổng diện tích cả nước, sản lượng chè búp tươi là 9.934 tấn, năng suất bình quân đạt 3,2 tấn/ha, trong đó chủ yếu là Hà Tây chiếm 70% diện tích trồng chè toàn vùng. Vùng Duyên hải Miền Trung: năm 2002 diện tích là 8.067 ha chiếm 9% diện tích chè cả nước, năng suất trung bình đạt 3,75 tấn/ha. Toàn vùng có 4 nông trường quốc doanh: Bình Định có 2 nông trường là Hoài Ân và Vĩnh Thanh, Quảng Ngãi có nông trường Bình Khương và Quảng Nam có nông trường Quyết Thắng. Vùng Tây Nguyên: năm 2002 lên tới 21.721 ha chiếm 24,2% diện tích chè cả nước, năng suất bình quân 6,16 tấn/ha. Đến năm 2004 diện tích chè vùng đạt 23.322 ha, năng suất 5,85 tấn/ha, sản lượng cả năm đạt 126.168 tấn. 3. Hiện trạng giống chè Việt Nam 3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè Hiện nay tổng diện tích chè cả nước ta hiện có hơn 100 nghìn ha, cơ cấu giống chè bao gồm: giống chè Trung du chiếm 62,7%, giống chè Shan Tuyết chiếm 31,1%, giống chè cành nhập nội là 5,5%, còn lại là giống khác chiếm 0,7%. Cơ cấu chè đã có sự thay đổi nếu ta so sánh với năm 1992: giống Trung Du chiếm 70,9%, giống Shan Tuyết chiếm 27,3%, các giống khác là 1,8%. Nhìn chung giống chè Trung Du vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và vùng núi thấp như Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, các tỉnh khu 4 cũ. Tiếp đến là giống chè Shan Tuyết phân bố ở các tỉnh vùng cao trên 500 m so với mực nước biển như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lâm Đồng. Số còn lại là chè cành được trồng ở vùng thấp được tuyển chọn nhập nội như PH1, TRI777, Bát Tiên, Kim Huyên, Vân Sương, Yabukita, giống lai LD1, LD2. 3.2. Chất lượng các giống chè Việt Nam Thực tế trồng chè cho thấy hai giống chè Trung du và Shan Tuyết là hai nhóm giống chè chiếm tỷ trọng lớn nhất và đại diện cho hai mức địa hình, tuy nhiên năng suất và chất lượng của hai giống chè này không cao. Giống Trung du trồng bằng hạt lấy ngay từ nương chè để sản xuất đại trà, không được chọn lọc từ giống đầu dòng nên sinh trưởng không đều, năng suất thấp, nguyên liệu không đồng đều, chất lượng kém hương. Giống Shan Tuyết chưa được tuyển chọn theo quy trình chuẩn, chất lượng kém. Chất lượng chè ở Việt Nam đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây là vấn đề bức xúc được nhiều người trong và ngoài nước quan tâm. Chúng ta đã đi quá chậm trong việc nghiên cứu và triển khai. Trong tập đoàn giống chè Việt Nam phải nghiên cứu đến các giống chè truyền thống như chè Tà Sùa, chè Suối Giàng, chè Tân Cương và các giống đặc sản như chè đắng, chè dây. tuy nhiên diện tích các loại chè này còn nhỏ lẻ, chưa quản lý được chất lượng, thương hiệu chưa được khẳng định, còn bị lợi dụng dẫn đến làm giảm uy tín những loại chè này trên thị trường. Năm 1999, chúng ta đã có tập đoàn quỹ gen của trên 100 giống chè có nguồn trong và ngoài nước tập trung tại vườn tiêu bản giống của Viện nghiên cứu chè. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng này còn quá ít do nhiều nguyên nhân. 3.3. Chất lượng các vườn chè Hiện nay cả nước có 100.061 ha chè, trong đó chè kinh doanh là 77.541 ha chiếm 77,5% tổng diện tích chè và chè kiến thiết cơ bản và phục hồi là 22.520 ha chiếm 22,5%. Đối với chè kinh doanh năng suất không đồng đều, biên độ năng suất rất lớn từ 1,6 tấn/ha đến 25 tấn/ha. Chè kiến thiết cơ bản có đến 60% diện tích do nhân dân tự trồng, đầu tư ban đầu không đủ, làm đất không kỹ, giống tạp, dùng hạt là chủ yếu, thiếu phân bón nên sinh trưởng kém, trong đó có diện tích đáng kể của chương trình 327. Diện tích chè phục hồi thường là đã đến kỳ kinh doanh nhưng do nguyên nhân giá thành cao, thiếu lao động, ít quan tâm chăm sóc nên mật độ thấp, tỷ lệ mất khoảng lớn, để hoang hoá. Nếu muốn có kết quả kinh doanh phải tập trung cải tạo một vài năm. Tuy nhiên, có một số diện tích quá già cỗi, tàn kiệt, mất khoảng lớn, sâu bệnh phá hoại nặng, bị trâu bò dẫm đạp, có đầu tư cũng không đạt hiệu quả nên cần thanh lý. Nhìn chung, các vườn chè do Tổng công ty Chè Việt Nam quản lý hầu hết chất lượng tốt. Các vườn chè kém chất lượng thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa nơi trình độ dân trí thấp và cuộc sống còn khó khăn. 4. Một số chính sách phát triển chè Nhiều tỉnh đã quan tâm đến phát triển chè, coi chè là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên đã có chính sách khuyến khích sản xuất chè, đặc biệt là từ khi có quyết định 43/1999/TTg của Chính Phủ. Hầu hết các tỉnh đều cho dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để trồng mới và thâm canh, phục hồi chè. Mức cho vay trồng mới từ 15-22 triệu đồng/ha, thâm canh 4,5-8 triệu đồng/ha. Thời gian giải ngân cho vay trong vòng 3-4 năm, trả hết nợ từ 5-7 năm. Một số tỉnh miễn thuế sử dụng đất cho chè trồng mới và thâm canh trong thời hạn 6-13 năm như Sơn La, Nghệ An... hoặc đầu tư thuế sử dụng đất trở lại cho khuyến nông, giao thông, thuỷ lợi vùng chè như Nghệ An. Hỗ trợ tiền mua giống mới cho hộ nông dân từ 20-50% ở các tỉnh Lâm Đồng, Nghệ An, Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Ngoài ra tỉnh Lào Cai còn có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay ngoài mức vay ưu đãi hoặc 50% lãi suất ngân hàng, Tỉnh Yên Bái có chính sách bảo hiểm giá nguyên liệu, tỉnh Lâm Đồng có chính sách trợ giá vận chuyển chè xuất khẩu 35%, hỗ trợ vốn khuyến nông... 5. Đất đai và lao động trong sản xuất chè Đối với các công ty chè hiện nay đất đai được giao khoán cho các hộ theo nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính Phủ, thời gian giao khoán là 50 năm. Mỗi công nhân có khoảng 0,5-1,5 ha chè. Thu nhập từ chè chiếm khoảng 80% tổng thu nhập của hộ công dân nhận khoán theo sản phẩm đã được định trước, nguyên liệu phải bán toàn bộ cho công ty theo giá quy định. Đối với khu vực chè nhân dân: Đất đai cũng được giao khoán sử dụng 50 năm. Mỗi hộ trồng chè có quy mô rất khác nhau, bình quân ở Thái Nguyên có khoảng 0,23 ha/ hộ, có hộ rộng khoảng hơn 1 ha hoặc hơn. ở Lâm Đồng diện tích trồng chè bình quân một hộ là 1,5 ha/ hộ Về lao động, hiện nay sản xuất chè chủ yếu sử dụng lao động gia đình, lao động chế biến là công nhân của các công ty. Tuy nhiên khi thu hái sản phẩm người trồng chè cần phải thuê lao động thời vụ. Qua tính toán, chi phí lao động thường chiếm 25-30% cấu thành sản phẩm. Trong sản xuất chè, đặc biệt là vùng cao miền núi họ có kinh nghiệm sản xuất chè Shan Tuyết nhưng kinh nghiệm tiếp cận thị trường còn hạn chế. Hiện nay các vùng trồng chè trong cả nước có khoảng 300 xã thuộc các xã khó khăn trong tổng số 1.300 xã trồng chè. Đây là một vấn đề đáng lưu ý trong việc hoàn thiện quy hoạch phát triển chè trong thời gian tới. Những kết quả đạt được và những khó khăn, tồn tại Tính đến năm 2004 cả nước có 100.061 ha chè phân bố trên địa bàn 33 tỉnh. Sản xuất thu hút khoảng 7 vạn hộ nông dân trồng chè và khoảng 25-30 vạn lao động. Tổng sản lượng chè búp tươi đạt 385.251 nghìn tấn, năng suất đạt 4,97 tấn/ha. Chất lượng chè búp tươi của Việt Nam có hàm lượng các chất hoà tan như: Tanin, castesin, cafein...không thua kém sản phẩm chè của các nước như ấn Độ, Trung Quốc hay Srilanca. Nếu được chế biến tốt, chất lượng chè sẽ không thua kém các loại chè tốt của thế giới. Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được nêu trên, ngành chè Việt Nam còn có những khó khăn và tồn tại sau đây: - Năng suất và sản lượng chè của ta còn thấp 560 kg chè khô/ha trong khi của khu vực Châu á là 1.160 kg/ha, hiệu quả kinh tế trồng chè chưa cao với khả năng có thể. Nguyên nhân là vốn đầu tư đang thiếu nhiều, không những ảnh hưởng đến tốc độ trồng chè mới mà còn thiếu vốn để chăm sóc kinh doanh, để đổi mới trang thiết bị, quy trình công nghệ chế biến ... - Quá trình canh tác do đầu tư không đủ, bón nhiều phân hoá học, không chú ý bón phân hữu cơ dẫn đến đất đai bị nghèo kiệt dinh dưỡng, chai cứng, độ PH trong đất năng suất cao. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã để dư lượng quá giới hạn cho phép nên sản phẩm gây tâm lý e ngại cho người sử dụng và khó khăn khi xuất khẩu. Chính vì vậy việc bảo đảm nguyên liệu cho ngành chè đóng một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đảm bảo về số lượng mà còn phải đảm bảo về số lượng. Nếu làm tốt công tác này sẽ là động lực, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của ngành sản xuất chè nước nhà. Chương III Các giải pháp nhằm Bảo đảm và phát triển nguyên liệu cho sản xuất chè ở Việt Nam I. qUan điểm bảo đảm và phát triển nguyên liệu cho sản xuất chè ở Việt Nam 1. Những căn cứ để phát triển sản xuất chè ở Việt Nam 1.1. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên. Theo quy trình kỹ thuật trồng chè thì điều kiện sinh thái của cây chè như sau: Về khí hậu, nhiềt độ trung bình hàng năm là 18-25 độ C, độ ẩm trung bình của không khí > 80%, lượng mưa trung bình hàng năm > 1.200 mm. Về đất đai, đất tầng canh tác > 50 cm, độ PH từ 0,4 đến 0,6, độ dốc bình quân < 25. Đối chiếu với các vùng trồng chè hiện nay của nước ta thì hầu hết các vùng đều có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp với phát triển cây chè. 1.2. Căn cứ vào tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được của ngành chè Về giống chè, hiện nay đã có một số giống chè khẳng định được năng suất, chất lượng như giống Shan Tuyết chọn lọc, PH1, LDP1... Riêng giống LPD2 năm 2002 đã được các tỉnh sản xuất trên 100 triệu bầu, đủ trồng mới cho trên 5 nghìn ha. Các giống nhập nội đang được trồng thử nghiệm theo dõi ở các tỉnh phía Bắc (như giống chè của Nhật Bản, các giống Bát Tiên, Kim Huyên,...). Đây là những giống chè cho năng suất cao và chất lượng tốt. 1.3. Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng chè Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng chè ngày càng tăng. Thị trường trong nước bình quân tiêu thụ khoảng 0,26 kg/người/năm. Theo dự báo của ngành chè, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở nước ta sẽ tăng từ 4% đến 6% mỗi năm. Như vậy tổng mức tiêu thụ vào năm 2005 khoảng 40- 45 nghìn tấn, vào năm 2010 là 45- 50 nghìn tấn. Với thị trường nước ngoài, nhu cầu chè thế giới cũng ngày càng tăng. Theo Hội đồng chè thế giới, nhu cầu tiêu dùng chè thế giới tăng 3% trong giai đoạn 2001- 2005. Hiện nay nhu cầu về chè của thế giới là 2,1 triệu tấn. Về cung chè thế giới, sản lượng chè năm 2005 là 2,7 triệu tấn. Xuất khẩu chè trên thế giới năm 2001- 2005 tăng 2,5% năm và đạt 1,3 triệu tấn vào năm 2005. Như vậy cơ hội xuất khẩu chè của Việt Nam còn rất lớn. 2. Các quan điểm phát triển sản xuất chè 2.1. Quan điểm về sử dụng đất trồng chè Bố trí phát triển sản xuất cây chè , trước hết phải trên cơ sở đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Cần có sự so sánh chè với sản xuất các cây công nghiệp khác có khả năng thích nghi trong cùng một điều kiện, có tính đến thời gian sử dụng đất và cơ sở chế biến vì cây chè là cây trồng lâu năm. Điều tra, đánh giá đúng tình hình sinh trưởng và phát triển cây chè ở các địa phương, xác định khả năng kinh doanh và có quy mô thích hợp. Khai thác sử dụng đất có hiệu quả, phải nâng dần độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở “Luật đất đai” của Nhà nước ban hành, người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo và sử dụng đất một cách hợp lý. 2.2. Quan điểm sử dụng lao động Đồng thời với việc củng cố xây dựng một đội ngũ cán bộ ngành chè có kỹ thuật cao, có khả năng tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới, cần phải sử dụng tối đa lực lượng lao động hiện có để tham gia phát triển ngành chè ở mỗi vùng. Nông thôn đang nghèo, dư thừa lao động, phát triển ngành chè sẽ thực hiện được xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tăng thu nhập cho người nông dân và ổn định xã hội. Ngoài lực lượng lao động trồng chè còn có các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành về chè, ngành chè nên có các kế hoạch đào tạo các khoá học về chăm sóc và bảo vệ chè. 2.3. Quan điểm về ứng dụng khoa học kỹ thuật Trên quan điểm coi khoa học công nghệ là nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khoa học công nghệ có vai trò quyết định phát huy lợi thế so sánh để cạnh tranh và tăng tốc độ phát triển ở mỗi quốc gia. Chúng ta phải đẩy nhanh quá trình đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ ở các ngành sản xuất và dịch vụ, nhằm tạo được những bước tiến bộ rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án ứng dụng khoa học công nghệ sao cho phù hợp. Học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu khoa học công nghệ của các nước có thế mạnh về chè trên thế giới. II. các giải pháp nhằm bảo đảm và phát triển nguyên liệu cho sản xuất chè Việt Nam 1. Giải pháp về quy hoạch phát triển chè 1.1. Quy hoạch đất trồng chè Lãnh thổ nước ta với diện tích 33 triệu ha trong đó phần lớn là đất nông nghiệp. Trên diện tích đất này cần phải được hình thành một mô hình sản xuất nông lâm kết hợp có hệ thống nhiều tầng, đảm bảo được mật độ che phủ mặt đất, đạt yêu cầu sinh thái an toàn. Vì vậy việc sử dụng đất để phát triển nông nghiệp phải gắn với sản xuất lâm nghiệp hoặc sản xuất nông lâm kết hợp. Hoạt động sản xuất dù bất kỳ ngành nghề nào cũng không được tách rời nhau mà phải kết hợp với bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mang lại lợi ích thiết thực và ổn định. Quy hoạch đất trồng chè cả nước đến năm 2005 và 2010 Đơn vị: ha Vùng/ tỉnh D.tích năm 2002 D.tích dự kiến thanh lý D.tích còn lại Diện tích trồng mới Diện tích chè Tổng số Giai đoạn 2003-2005 Giai đoạn 2006-2010 Năm 2005 Năm 2010 Cả nước 100.061 8.580 91.481 24.600 16.000 8.600 107.481 116.081 1.Vùng TDMNBB 63.964 5.060 58.904 12.600 10.900 5.300 69.804 75.104 2. Vùng ĐBSH 3.778 590 3.188 3.188 3.188 3.Vùng DHMT 8.997 480 8.517 4.000 2.200 1.800 10.717 12.517 4.Vùng TN 23.322 2.450 20.872 4.400 2.900 1.500 23.772 25.272 1.2 Quy hoạch vùng chè tập trung cao sản Để tăng nhanh sản lượng và chất lượng, dự kiến quy hoạch đầu tư vùng chè cao sản tập trung tại 9 vùng trọng điểm chè như sau: Diện tích chè thâm canh cao sản Tỉnh Diện tích (ha) Tỉnh Diện tích (ha) Tổng số 24.300 Lào Cai 500 Hà Giang 1.700 Lai Châu 100 Tuyên Quang 2.000 Sơn La 800 Thái Nguyên 5.000 Phú Thọ 4.000 Yên Bái 3.700 Lâm Đồng 6.500 *Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp 1.3. Quy hoạch vùng chè đặc sản Trên diện tích đất trồng mới, dự kiến quy hoạch vùng chè đặc sản tại Mộc Châu (Sơn La) 2.000 ha và Than Uyên (Lào Cai), Tam Đường (Lai Châu) 700 ha chuyên trồng các loại giống thuần đặc sản và chè thơm để sản xuất chè đặc sản cao cấp. Về dự kiến sử dụng đất trồng chè mới như sau: Trong tổng số 24.600 ha chè được trồng mới thì trồng trêm đất cũ là 2.000 ha, còn lại bố trí trên đất nương rẫy 12.000 ha, đất vườn 3.020 ha còn các loại đất khác là 1.000 ha. 2 .Giải pháp về vốn Theo tính toán tổng hợp từ nay đến năm 2010, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành chè của Việt Nam là 3.714,20 tỷ đồng trong đó cho nông nghiệp (bao gồm trồng mới, chăm sóc và đầu tư thâm canh) là 2.222,60 tỷ đồng và cho công nghiệp chế biến là 951,60 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư cần được huy động: - Vốn đầu tư ngân sách Nhà nước hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối, nghiên cứu khoa học và công nghệ, khuyến nông chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới về cây chè, cho phép Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng nguồn vốn sự nghiệp, khuyến nông của Bộ nhập các giống chè có năng suất, chất lượng cao, thực hiện di dân giải phóng lòng hồ hỗ trợ việc chế tạo sản xuất máy móc công cụ cơ khí, phục vụ cho việc trồng trọt, sơ chế và chế biến chè. - Vốn ADB và tín dụng ngân hàng cho các dự án phát triển chè và cây ăn quả. Tổng vốn đầu tư của dự án là 57,6 triệu USD, trong đó ADB cung cấp 40,2 triệu USD. - Vốn nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết, vốn ODA. Ngoài ra cũng cần huy động thêm vốn tự có của người làm chè. Thông thường vốn này là công lao động của người trồng chè được tính bằng 25% tổng vốn trồng mới và chăm sóc. Trên cơ sở đầu tư vốn hợp lý, tính đủ theo các hướng thâm canh Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư và tín dụng cụ thể theo từng hạng mục. Đối với vùng chè thâm canh thuộc 6 tỉnh trong dự án phát triển cây chè và cây ăn quả sẽ được vay vốn ADB thông qua dự án phát triển chè. Còn các vùng chè khác cần tạo điều kiện được vay vốn từ quỹ tín dụng ngân hàng. 3. Giải pháp về khoa học công nghệ 3.1. Giải pháp về giống chè 3.1.1. Cơ cấu giống chè Mục tiêu của ngành chè đến năm 2010 là sẽ có 25-30% chè giống mới bằng cành chất lượng cao,các giống chè cần được khảo nghiệm và bố trí trồng mới. Đối với vùng chè có độ cao dưới 500 m so với mực nước biển gồm các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và một số huyện ở các tỉnh trồng chè đến năm 2010 sẽ trồng mới 9.000 ha bằng các giống PH1, Bát Tiên, Kim Huyên, Yabukita,... để đạt năng suất 12 tấn/ha. Đối với các vùng chè có độ cao trên 500 m ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Lâm Đồng và các tỉnh khác sẽ trồng mới 13.000 ha với các giống Shan Tuyết thuần chủng và các giống mới như Bát Tiên, Văn Xương, Ô Long, LPD1, LPD2, TRI777. ở vùng chè tập trung cao sản hiện có 9 tỉnh trọng điểm phát triển chè là Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ và Lâm Đồng với tổng diện tích là 24.300 ha cần tập trung thâm canh cao, trồng dặm và bổ sung 30% diện tích bằng các giống chè thơm như Long Tỉnh 43, Bát Tiên, Yabukita, Ngọc Thuý, Văn Xương,... để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu Việt Nam. ở vùng chè đặc sản Mộc Châu-Sơn La (2000 ha), Than Uyên-Lào Cai và Tam Đường-Lai Châu (700 ha) nên bố trí sản xuất chè có chất lượng cao và chè hữu cơ để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến hai vùng này chỉ trồng các giống thuần chủng đặc sản và giống chè thơm để sản xuất chè đặc sản cao cấp với giá bán 2.000-3.000 USD/tấn. Chè đen đặc sản với nguyên liệu trộn phối từ các giống: Shan Tuyết, Bát Tiên, Văn Xương và các giống mới của ấn Độ. Chè xanh đặc sản nên sản xuất riêng rẽ hoặc trộn nguyên liệu của các giống Yabukita, ô Long, Kim Huyên, Ngọc Thuý, Văn Xương và Bát Tuyên. Bằng cách này, Việt Nam sẽ có những sản phẩm chè đặc trưng trên thị trường quốc tế, có thể bán sản phẩm theo xuất xứ và tạo điều kiện nâng cao chất lượng chè vùng khác bằng cách đấu trộn giữa chè vùng cao và vùng thấp. Đến năm 2010, diện tích chè giống mới tổng số sẽ khoảng 32.000 ha, chiếm khoảng 27% tổng diện tích. Tuy nhiên khi bố trí trồng giống mới cần lưu ý đặc điểm sinh thái của một số giống như sau: giống Yabukita của Nhật Bản nên trồng vùng ẩm, độ cao dưới 700 m; giống Bát Tiên của Trung Quốc thích hợp với vùng đất ẩm và cao nhưng phát huy hiệu quả ở vùng trung du; các giống ô Long, Kim Huyên, Ngọc Thuý, Văn Xương của Đài Loan có thể trồng đại trà nhưng thích hợp ở vùng cao. 3.1.2 Xây dựng hệ thống cở sở sản xuất và quản lý chất lượng giống chè Để làm tốt công tác giống chè thì việc sản xuất và quản lý giống chè hết sức quan trọng. Hiện nay ngành chè có Viện nghiên cứu chè thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam và trung tâm nghiên cứu chè thuộc Tổng công ty chè ở Lâm Đồng. Đây là hai cơ quan chuyên nghiên cứu phát triển giống chè mới và các lĩnh vực liên quan đến chè. Trong tương lai sẽ nhập thiết bị nuôi cấy mô, làm cơ sở nhân nhanh giống mới. Vì vậy cần đầu tư nâng cấp thiết bị cho hai cơ quan này. Đồng thời lấy các công ty chè thuộc Tổng công ty chè Việt Nam làm hạt nhân để xây dựng các cơ sở sản xuất và khảo nghiệm giống ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm trồng chè để sản xuất giống ngay tại địa bàn nhằm giảm giá thành. Cũng từ các cơ sở này việc quản lý giống và hướng dẫn kỹ thuật tới người sản xuất sẽ thuận lợi hơn. 3.2. Kỹ thuật canh tác Để nâng cao năng suất và chất lượng chè nguyên liệu thì ngoài giống, các biện pháp canh tác giữ vai trò quan trọng. Qua nghiên cứu, năng suất chè có thể nâng cao nếu khai thác được tiềm năng ở các khâu canh tác sau: Tiềm năng năng suất các vườn chè Chế độ canh tác Năng suất tăng (%) 1. Đối với các vùng chè hiện có - Trồng dặm và làm trẻ lại 40-70 - áp dụng đúng chu kỳ 20-30 - Bón phân đúng tỷ lệ 8-10 - Hái và tạo tán đứng 15-20 - Biện pháp quản lý dịch hại đúng 10-12 - Biện pháp tưới và giữ ẩm tốt 10-15 2. Đối với vườn chè trồng mới - Chọn giống năng suất cao 50-100 - Phương pháp và mật độ trồng thích hợp 15-20 - Chăm sóc chè kiến thiết cơ bản 30-50 - Quản lý cây bóng mát 25-40 - Quản lý dịch hại và cỏ dại 15-25 - Giữ đất và nước 20-35 *Nguồn: Dự án phát triển chè và cây ăn quả Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, vì vậy các vùng trồng chè cần thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật về cả ba khâu trên. Cụ thể: Trồng chè: Phải trồng dặm mỗi khi chè mất khoảng để đảm bảo mật độ đủ 18.000 cây/ha. chè trồng mới được trồng dặm ngay năm đầu sau trồng bằng giống dự phòng 10% và thực hiện liên tục trong thời gian kiến thiết cơ bản. Đốn chè: Phải đốn chè từ 2-4 năm/lần. Có 5 hình đốn chè: đốn tạo hình, đốn phớt, đốn lửng, đốn đau, đốn trẻ lại. Thời vụ đốn là từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1, những nơi có sương muối như Mộc Châu thì có thể đốn muộn hơn. Để nâng cao năng suất đốn với chè có mật độ cành lớn đều thì áp dụng đốn máy. Tưới nước cho chè: tưới nước cho chè là biện pháp sẽ làm tăng năng suất và chất lượng cho cây chè. Có nhiều hình thức tưới nước cho chè nhưng phương pháp tưới phun mưa là phương pháp tốt nhất, mang lại hiệu quả cao. Phòng trừ sâu bệnh: sâu bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây chè, tuy nhiên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây chè phải được thực hiện quản lý đúng quy trình. Bởi vì hiện tượng dư lượng thuốc sâu trên sản phẩm là một trở ngại lớn đối với tiêu thụ sản phẩm chè hiện nay cả ở trong nước và xuất khẩu. Những người trồng chè nên tiếp tục sử dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Đó là phương pháp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững trên cơ sở phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền, chọn giống và thuốc hoá học nhằm làm tăng năng suất và ít gây hại môitrường. 4.Giải pháp về nhân lực 4.1. Nhu cầu đào tạo Kỹ sư nông nghiệp: Nhu cầu 100 ha cần 1 kỹ sư, số kỹ sư nông nghiệp trong ngành chè hiện có không đáng kể, như vậy sẽ cần khoảng 1.000 kỹ sư. Tập huấn khuyến nông cho khoảng 230.000 người (2 người /ha) 4.2. Hình thức đào tạo Các kỹ sư được các tỉnh cử đi học ở các trường Đại học phải có hợp đồng khi tốt nghiệp trở về địa phương công tác. Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến theo phương thức khuyến nông. Công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo. Mặt khác, để đảm bảo chiến lược phát triển ngành chè trong dài hạn, Tổng công ty Chè Việt Nam cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đi học tập hoặc tu nghiệp ở các nước có ngành sản xuất và chế biến chè tiên tiến. 5.Giải pháp về chính sách 5.1. Chính sách thuế Thuế nông nghiệp đang được thực hiện nộp 12% theo từng hạng mục đất để phát triển ngành chè, đề nghị Nhà nước miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích đất trồng mới ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (4-5 năm) và giảm tỷ lệ phải nộp (trong thời kỳ kinh doanh) xuống còn 6-8% vì chè chỉ phát triển ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, lại trồng trên địa hình dốc, hiểm trở. Đất khôi phục chè được miễn thuế 3-6 năm. Với các dự án liên doanh với ngoài thuế đất chỉ nên thu 50 USD/ha trong một năm với đất trồng chè và 100 USD/ha trong một năm với đất xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ. 5.2. Chính sách vốn Vốn đầu tư trong nước: Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về lãi suất và tiền vay cho người trồng chè, trong đó danh mục là: cho người sản xuất chè, công nghiệp chế biến, trồng mới và cho vùng chè đặc sản, đặc biệt.. Vốn đầu tư trồng mới theo các dự án được duyệt vay trong thời hạn 15 năm, 7 năm đầu ân hạn, lãi suất bằng lãi suất vốn vay ưu đãi đầu tư theo kế hoạch. Người làm chè phải hoàn trả vốn và lãi trong 8 năm kể từ năm thứ 8 đến hết năm thứ 15. Các ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng người nghèo cho các hộ gia đình làm chè được vay vốn để đầu tư thâm canh vườn chè mức 4,5 triệu đồng/ha với lãi suất đặc biệt đối với người nghèo thông qua các hoá đơn chứng từ mua vật tư, phân bón... Hộ gia đình thế chấp bằng chính vườn chè của mình (có sự xác nhận của chính quyền địa phương); ngân hàng thu hồi vốn sau 18 tháng bằng tiền bán chè búp tươi qua các cơ sở chế biến hoặc chủ thầu nguyên liệu (chủ thầu do các hộ gia đình cử ra và có sự xác nhận của chính quyền địa phương). Các ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng cho người nghèo, cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp làm chè được vay vốn để phục hồi vườn chè với mức 12-15 triệu đồng/ha (để phục hồi trong 3 năm) với lãi suất ưu đãi người nghèo, thế chấp vốn vay bằng vườn chè (đối với hộ gia đình), các doanh nghiệp cho vay thông qua dự án. Thời hạn hoàn trả: 3 năm đầu ân hạn và trả trong 6 năm tiếp theo. Việc vay vốn để thâm canh, cải tạo vườn chè và trồng mới chè ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa được áp dụng theo chính sách ở vùng đó. Đầu tư nước ngoài: Nhà nước cần có những sửa đổi và bổ sung trong hệ thống luật đầu tư ngoài nước, cụ thể: coi trồng chè cũng như trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, do đó các công ty liên doanh với nước ngoài, một mặt nên được hưởng như chính sách thuế nêu trên, mặt khác cho phép thời hạn liên doanh tối đa 50 năm. Được phép chủ động nhập vật tư, nguyên liệu giống mới vào công ty. Ngoài ra, đề nghị không khống chè tỷ lệ góp vốn pháp định tối thiểu của phía Nhà nước trong công ty liên doanh .Với vùng chè ở trung du và miền núi, đề nghị Nhà nước có giải pháp kết hợp giữa phát triển chè với các chương trình định canh, định cư, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, di dân và kinh tế mới... 5.3 Chính sách về chuyển giao kỹ thuật và khuyến nông Người trồng chè được hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hút và chế biến chè. Nhà nước (tỉnh) trả lương cho cán bộ khuyến nông trực tiếp chỉ đạo sản xuất chè (biên chế tại doanh nghiệp) từ khi trồng mới đến khi chè vào kinh doanh định mức khoán 50 ha chè cho cán bộ khuyến nông. Mức lương theo ngạch bậc công chức theo Nhà nước quy định, nếu công tác ở vùng cao thì được hưởng chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng cao. Cán bộ khuyến nông ngoài biên chế của doanh nghiệp, nếu địa bàn có nhu cầu sẽ được bố trí và hưởng lương theo chính sách đối với cán bộ khuyến nông của tỉnh. Tỉnh chịu trách nhiệm mở lớp đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất chè ở các địa bàn quy hoạch. Kết luận Chè là cây công nghiệp lâu năm đã khẳng định được hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ- nơi có khoảng 300/1.300 xã trồng chè nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Sản xuất chè lên tục tăng trưởng, đặc biệt là trong 3 năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh. Nhưng ngành chè nước ta đang đứng trước thách thức tiềm ẩn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trồng chè và cung ứng chè, cạnh tranh với các sản phẩm nước giải khát và cạnh tranh với chính sản phẩm chè nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Sản phẩm chè gần đây có sự phong phú về chủng loại, mẫu mã do được đầu tư công nghệ chế biến nhưng vẫn còn ở mức lạc hậu so với công nghệ chung của thế giới đồng thời không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng so với tiềm năng. Để đảm bảo và phát triển nguyên liệu cho ngành chè phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật thâm canh và và quy hoạch vùng trồng chè khi đó chè của chúng ta sẽ đảm bảo về số lượng và chất lượng, đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới. Quá trình hội nhập AFTA của Việt Nam đã đến và quá trình hội nhập WTO đang đến gần, đó là thách thức cũng như cơ hội lớn để ngành chè nước ta vươn lên phát triển ổn định và lâu dài. Hiện nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, với chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi, đề nghị Đảng và Nhà nước trong những năm tới cần quan tâm hơn nữa cho phát triển ngành chè, đặc biệt trong các lĩnh vực: - Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. - Xây dựng các cơ sở hạ tầng cho miền núi trồng chè như đường giao thông, cầu cống, đường điện cao thế, trường học, bệnh viện... để mở mang đời sống văn hoá, kinh tế cho đồng bào miền núi và cũng là để hấp dẫn đồng bào miền núi và thu hút đồng bào miền xuôi lên miền núi làm kinh tế. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Tổng quan phát triển chè Việt Nam 2001-2010, Bùi Quang Toản, Nguyễn Cảnh Khâm, Vụ QHKH-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Cây chè Việt Nam (1997), Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Quyết định số 43/1999/QĐ-TTg ngày 10/3/1999 về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005-2010. 4. Tổng quan phát triển chè Việt Nam đến năm 2010, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5. Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2010, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 6. Dự án phát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004). 7. Hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè, Hiệp hội chè Việt Nam -tháng 4/2004. 8. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các số 1-5/2002, 3-5/2004 và 6-8/2004. 9. Tạp chí Người làm chè các số 7-12/2003 và 1-10/2004. 10. Niên giám thống kê năm 2002, 2004. 11. Các trang Web của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cục thống kê , bộ tài chính và một số trang Web khác 12. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp 13. Giáo trình Kinh tế và tổ chức sản xuất Mục lục Phần mở đầu …………………………..………………………………..1 Nội dung Chương I. Vai trò của bảo đảm nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh...........................................................................…………. 2 1.Vai trò, yêu cầu bảo đảm và sử dụng nguyên liệu …………..…………. 2 1.1 Nguyên liệu, vai trò của nó trong sản xuất kinh doanh ……….. 2 1.2 Yêu cầu cơ bản của việc đảm bảo nguyên liệu ………………....2 2. Vai trò của ngành chè và yêu cầu bảo đảm nguyên liệu ngành chè …..3 2.1 Đặc điểm cây chè Việt Nam ……………………………………3 2.2 Vai trò ngành chè Việt Nam ……………………...…………… 3 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo đảm nguyên liệu cho ngành chè …….5 3.1 Điều kiện tự nhiên ………………………….…………………..5 3.2 Nguồn vốn ……………………………….………….………….6 3.3 Nhân tố kỹ thuật ………………………….………….…………7 3.4 Hệ thống chính sách nhà nước ………….…..………………….8 3.5 Nhân tố lao động ………………………………………………..9 Chương II. Thực trạng bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất chè Việt Nam trong những năm qua. ……………………….……9 1. Địa bàn phân bố ………………………………..……………………….. 9 2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè …………………………………… 10 3. Hiện trạng giống chè Việt Nam …………………….…………………..11 3.1 Quy trình chuyển dịch cơ cấu ………………………………11 3.2 Chất lượng giống chè Việt Nam ……….…………………...12 3.3 Chất lượng vườn chè Việt Nam …………..…………………12 4. Chính sách phát triển chè ………………………………………………13 5. Đất đai, lao động trong sản xuất chè …………………………………..13 Chương III. Các giải pháp nhằm đảm bảo và phát triển nguyên liệu cho sản xuất chè ……………………………..…….15 I. Quan điểm bảo đảm và phát triển vùng nguyên liệu …………15 1. Những căn cứ phát triển chè ở Việt Nam …………..………………….15 1.1 Điều kiện tự nhiên …………………..………………………15 1.2 Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được ………………15 1.3 Nhu cầu tiêu dùng chè ……………………..……………….15 2. Quan điểm phát triển chè ………………………………...…………….16 2.1 Quan điểm về sử dụng đất trồng chè ………………………..16 2.2 Quan điểm sử dụng lao động ………………………………..16 2.3 Quan điểm về ứng dụng khoa học kỹ thuật ……………...….17 II. Các giải pháp nhằm đảm bảo và phát triển nguyên liệu …17 1. Giải pháp quy hoạch phát triển chè …………………..……………….17 1.1 Quy hoạch đất trồng chè …….…………….…….…………….17 1.2 Quy hoạch vùng chè tập trung cao sản ……………..…………18 1.3 Quy hoạch vùng chè đặc sản ………….…………….…………18 2. Giải pháp về vốn ………………………………………………………….8 3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ………………………….…………….19 3.1 Giải pháp về giống chè ……….……………….………………19 3.2 Kỹ thuật canh tác ………….…………………………………..20 4. Giải pháp về nhân lực …………………………………………………..22 4.1 Nhu cầu đào tạo …………..……….…………………………..22 4.2 Hình thức đào tạo …………….……..…………………………22 5. Giải pháp về chính sách …………………………...……………………22 5.1 Chính sách thuế ……………………….………………………..23 5.2 Chính sách vốn …………………………..……………………..25 5.3 Chính sách về chuyển giao kỹ thuật và khuyến nông …………..26 Kết luận ......................... …………………….…………………………..26 Tài liệu tham khảo …………………………………………………27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74158.DOC