Đề tài Báo cáo Phân tích tài chính Bảo Việt năm 2006

Tài liệu Đề tài Báo cáo Phân tích tài chính Bảo Việt năm 2006: I. Giới thiệu khái quát về tập đoàn Bảo Việt: 1.Giới thiệu chung: - Tên gọi: Tập đoàn tài chính – bảo hiểm Bảo Việt. - Thành lập: 15/1/1965. - Ngày 31/5/2007 đánh dấu sự kiện Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng, chính thức trở thành công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. - Địa chỉ: Số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (84-4) 9 289 999 * Fax: (84-4) 9 289 609 E-mail: service@baoviet.com.vn Website: www.baoviet.com.vn 2.Vốn kinh doanh và nhân sự: -Vốn điều lệ: 5.730 tỷ đồng. -Tổng tài sản: 28.581 tỷ đồng (tính đến 15/10/2007) -Cổ đông chiến lược: Tâp đoàn HSBC Insurance (Asia – Pacific), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) -Đội ngũ: 5000 cán bộ, nhân viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và 40.000 đại lý bảo hiểm. 3.Cơ cấu tổ chức: - Là một tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm kinh doanh đa ngành, với ngành nghề chính là kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt hiện đươc tổ chức theo mô hìn...

doc30 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Báo cáo Phân tích tài chính Bảo Việt năm 2006, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Giới thiệu khái quát về tập đoàn Bảo Việt: 1.Giới thiệu chung: - Tên gọi: Tập đoàn tài chính – bảo hiểm Bảo Việt. - Thành lập: 15/1/1965. - Ngày 31/5/2007 đánh dấu sự kiện Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng, chính thức trở thành công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. - Địa chỉ: Số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (84-4) 9 289 999 * Fax: (84-4) 9 289 609 E-mail: service@baoviet.com.vn Website: www.baoviet.com.vn 2.Vốn kinh doanh và nhân sự: -Vốn điều lệ: 5.730 tỷ đồng. -Tổng tài sản: 28.581 tỷ đồng (tính đến 15/10/2007) -Cổ đông chiến lược: Tâp đoàn HSBC Insurance (Asia – Pacific), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) -Đội ngũ: 5000 cán bộ, nhân viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và 40.000 đại lý bảo hiểm. 3.Cơ cấu tổ chức: - Là một tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm kinh doanh đa ngành, với ngành nghề chính là kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Bảo Việt hiện đươc tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con với các đơn vị thành viên sau: * Các đơn vị sự nghiệp phụ thuộc: - Trung tâm Đào tạo Bảo Việt. * Các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt giữ 100% vốn điều lệ: - Bảo Việt Nhân Thọ: gồm 61 công ty hạch toán phụ thuộc. - Bảo Việt Việt Nam: gồm 65 công ty hạch toán phụ thuộc. - Công ty Đại lý Bảo hiểm tại Vương quốc Anh ( BAVINA) - Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bảo Việt (BVFMC) * Các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt nắm cổ phần chi phối khác: - Công ty Liên doanh Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (V.I.A) - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt ( BVSC) - Công ty Cổ phần Khách sạn và Du lịch Bảo Việt. - Ngân hang Cổ phần Bảo Việt (BVBank) ( sắp thành lập) - Công ty Quản lý và Kinh doanh Bất động sản Bảo Việt ( sẽ thành lập trong thời gian tới). Và 16 công ty liên kết có vốn góp của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. 4.Lĩnh vực hoạt động: - Bảo hiểm nhân thọ ( với khoảng 80 sản phẩm) - Bảo hiểm phi nhân thọ ( với chừng 40 sản phẩm) - Tái bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. - Đầu tư tài chính - Quản lý quỹ đầu tư. - Chứng khoán. - Ngân hàng. - Kinh doanh bất động sản. - Các lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. 5. Đặc điểm ngành kinh doanh chính và 1 số đối thủ cạnh tranh: 5.1. Đặc điểm ngành kinh doanh chính – bảo hiểm: Năm 2005 toàn thị trường bảo hiểm có 32 doanh nghiệp hoạt động trong đó có 16 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 7 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành là 15.678 tỉ đồng, đã giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm 4 628 tỉ đồng và dự phòng bồi thường 5 363 tỉ đồng. Tổng vốn điều lệ 4.614 tỉ đồng và 122 triệu USD, tổng tài sản 31.497 tỉ đồng, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 23.899 tỉ đồng, tổng đầu tư vào nền kinh tế quốc dân 26.906 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho 143.540 cán bộ nhân viên và đại lý bảo hiểm. Riêng lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, đội ngũ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm, tai nạn con người cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có 16 công ty bảo hiểm phi nhân thọ được cấp phép hoạt động với tổng số vốn điều lệ 2.590 tỉ đồng và 51 triệu USD, tổng tài sản đạt 6.904 tỉ đồng, tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ 3.313 tỉ đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 5.535 tỉ đồng, tổng số tiền đã giải quyết bồi thường 2.091 tỉ đồng, tổng số tiền đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân 4.469 tỉ đồng. Ngoài ra có 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vừa mang tính bảo hiểm rủi ro vừa mang tính tiết kiệm phục vụ cho kế hoạch tài chính lâu dài (5 năm, 10 năm, 15 năm ... suốt đời) của người tham gia bảo hiểm như cho con du học, cho con theo học đại học, hưu trí, chữa bệnh theo tiêu chuẩn y tế chất lượng cao ... Cùng hoạt động với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn có 7 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, với tư cách là người đứng về phía khách hàng, tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp, không thu phí dịch vụ của khách hàng mà chỉ thu hoa hồng môi giới từ các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Cả thị trường bảo hiểm Việt Nam có một công ty tái bảo hiểm có quan hệ hầu hết với các công ty bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm lớn trên quốc tế, là trung gian so sánh giá phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Việt Nam với thị trường quốc tế thông qua tái bảo hiểm. Hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã cung cấp trên thị trường hơn 500 sản phẩm bảo hiểm bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm tai nạn, chi phí y tế cho người lao động. Bảo hiểm là bán lời cam kết bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm. Cơ sở thực hiện lời cam kết đó là khả năng tài chính, lịch sử kinh nghiệm, uy tín với khách hàng, khả năng khai thác thị trường bảo hiểm (khai thác càng nhiều quỹ bảo hiểm càng lớn và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi thường càng cao). Chất lượng thực hiện lời cam kết đó là phục vụ khách hàng kịp thời chu đáo về các thắc mắc, vướng mắc, hướng dẫn thủ tục liên quan đến bảo hiểm, giải quyết bồi thường nhanh chóng và chính xác không gây phiền hà chậm chễ. Vì vậy, khi quyết định mua bảo hiểm của của công ty bảo hiểm nào thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ đơn thuần quan tâm đến phí bảo hiểm đóng thấp mà phải quan tâm ở các yếu tố nói trên. Tham gia bảo hiểm doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ bỏ ra một ít tiền đóng phí bảo hiểm được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng nếu xảy ra tổn thất sẽ được bồi thường kịp thời đầy đủ để khắc phục hậu quả về mặt tài chính, để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh được bình thường. Ngoài ra khi tham gia bảo hiểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được công ty bảo hiểm trợ giúp kỹ thuật và một phần kinh phí (trong khả năng quy định của Bộ Tài chính) để đầu tư vào đề phòng hạn chế cho đối tượng được bảo hiểm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia bảo hiểm nhiều năm tại một công ty bảo hiểm còn được hưởng quyền lợi “thưởng do không để xảy ra tổn thất” bằng cách giảm phí cho những năm sau đó. Thậm chí nếu sản xuất kinh doanh tốt , các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể kêu gọi công ty bảo hiểm đầu tư vốn theo hình thức liên doanh, mua cổ phiếu trái phiếu doanh nghiệp cho vay từ quỹ dự phòng nghiệp vụ như Luật Kinh doanh bảo hiểm cho phép. Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhận thức được ý nghĩa tác dụng của việc tham gia bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong mặt bằng sản xuất kinh doanh, phải thuê mướn hay không xin được cấp thêm nên nhà xưởng chật hẹp, thiết bị lạc hậu, thành phẩm nguyên liệu không đủ kho chứa... nhiều nguy cơ rủi ro đe doạ rình rập với doanh nghiệp. Ngành bảo hiểm đã góp phần gánh chịu, chia sẻ rủi ro này khi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm. Rất nhiều nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho tàng phương tiện vận chuyển và tai nạn lao động đã được giải quyết bồi thường khi xảy ra cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, nước cuốn trôi.. Chế độ quản lý nhà nước và các văn bản pháp quy quy định đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng hoàn thiện. Ngoài Luật kinh doanh bảo hiểm còn có NĐ42 hướng dẫn chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm, NĐ 43, NĐ 118 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, QĐ 153 Ban hành chỉ tiêu giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm.Đây là những cơ sở pháp lý định hướng hoạt động và kinh doanh của công ty bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm.   Với tổng số vốn điều lệ 4.614 tỉ đồng và 122 triệu USD, tổng tài sản 31.497 tỉ đồng, tổng qũy dự phòng nghiệp vụ là 23.899 đồng, tổng sản phẩm bảo hiểm trên 600 sản phẩm, ngành bảo hiểm Việt Nam sẵng sàng chấp nhận chia sẻ rủi ro của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cùng nhau phát triển trong mọi giai đoạn thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010. 5.2. Một số đối thủ cạnh tranh: 5.2.1. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh: Tổng công ty cổ phần Bảo Minh thành lập ngày 28 tháng 11 năm 1994.Từ 1994 đến 2004 là doanh Nghiệp 100% vốn Nhà Nước trực thuộc Bộ Tài chính.Từ 10/2004: doanh nghiệp Cổ phần Bảo hiểm Mục tiêu tổng quát: “Xây dựng và phát triển Bảo Minh thành một Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam họat động đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, có thương hiệu, có uy tín và thị phần lớn về kinh doanh bảo hiểm”. Tôn chỉ hành động: “Sự an tòan, hạnh phúc và thành đạt của khách hàng và xã hội là mục tiêu họat động của chúng tôi”. Phương châm họat động: BẢO MINH –TẬN TÌNH PHỤC VỤ. Kinh doanh bảo hiểm Phi nhân thọ và đầu tư tài chính có cổ phần chi phối của Nhà nước (63% của Bộ Tài chính và trên 20% của các doanh nghiệp nhà nước khác).- Chuyên tư vấn, cung cấp khoảng 20 nhóm sản phẩm bảo hiểm thương mại cho Hàng không, Hàng hải, Tài sản, Trách nhiệm, Con người, Xe Cơ giới  và họat động kinh doanh trên phạm vi cả nước. Hơn 1,700 nhân viên. Hơn 8000 đại lý và công tác viên hoạt động trên toàn quốc. 57 công ty đặt tại các tỉnh thành lớn trong nước. 16 phòng ban chức năng thuộc Trụ sở chính Tổng Công ty. Năm 2006 tổng tài sản là 1.439 tỷ đồng. Thị phần BM năm 2006: 21.80%(Đứng thứ hai trên thị trường).Tổng doanh thu phí bảo hiểm: 1.386 tỷ. Lợi nhuận sau thuế: 101 tỷ. Nộp ngân sách: 92.8 tỷ. Bảo Minh là Nhà bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 5.2.2. Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (Việt Nam): Công ty THNN Bảo Hiểm Quốc Tế Mỹ (Việt Nam) là công ty bảo hiển nhân thọ 100% vốn nước ngoài với gần 400 nhân viên và 9.000 đại lý bảo hiểm. AIA Việt Nam không ngừng mở rộng kinh doanh thông qua mạng lưới các chi nhánh, văn phòng đại diện và văn phòng Tổng đại lý tại 23 tỉnh thành trên cả nước, trụ sở chính tại TP.Hồ Chí Minh. AIA Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 8 năm 2000, cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Các sản phẩm bảo hiểm của AIA Việt Nam được nghiên cứu và thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng, bao gồm các dòng sản phẩm Tích luỹ, Giáo dục và Bảo vệ. đến cuối năm 2006, AIA Việt Nam đã phục vụ hơn 300.000 khách hàng trên cả nước, đồng thời chi trả quyền lợi bảo hiểm cho gần 3.000 khách hàng với tổng số tiền khoảng 30 tỉ đồng. Định hướng đến năm 2010, AIA Việt Nam sẽ trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ được ưa chuộng trên thị trường bởi dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, sản phẩm phong phú đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, đồng thời duy trì môi trường làm việc tốt nhất cho toàn thể nhân viên và đại lý. AIA Việt Nam đã được trao tặng 2 giải thưởng Rồng Vàng cho phong cách kinh doanh chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ cao. Năm 2006, AIA được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là Thương Hiệu Nổi Tiếng. Với cam kết hoạt động lâu dài tại Việt Nam, AIA luôn chú trọng tham gia các hoạt động từ thiện và hỗ trợ cộng động trên cả nước. 5.2.3.Công ty cổ phần bảo hiểm Pjico: Công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, được thành lập năm 1995 theo chính sách đổi mới phát triển kinh tế của Nhà nước, đến nay Pjico đã vươn lên vị trí là một trong 4 nhà bảo hiểm hàng đầu trên thi trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Hiện tại, Công ty có đội ngũ phục vụ khách hàng gồm trên 1.000 cán bộ nhân viên, gần 4.000 đại lý năng động, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt làm việc tại trụ sở chính tại Hà Nội và 51 chi nhánh trên khắp cả nước. Pjico đang bán hơn 80 sản phẩm bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm con người, bảo hiểm hàng hải, xe cơ giới, trách nhiệm... và đã vươn lên vị trí đứng đầu thị trường trong một số nghiệp vụ bán lẻ như bảo hiểm xe máy... Trong năm 2007 vừa qua, Pjico đã đạt được những thành công lớn trên nhiều phương diện. Tổng doanh thu kinh doanh của Công ty đạt 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% so với năm 2006. Lợi nhuận của Công ty tăng trưởng 62% so với 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt gần 40%, là một trong những Công ty có tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ cao nhất thị trường bảo hiểm Việt Nam. Năm 2007 Pjico đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính của Công ty và tiếp tục thực hiện các công tác chuẩn bị cho việc tăng vốn lên tối thiểu 500 tỷ đồng vào năm 2008. Pjico là một trong những Công ty có lượng khách hàng cá nhân lớn nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, với xấp xỉ 12 triệu khách hàng. Năm 2007, Pjico đã vươn lên trở thành Công ty bảo hiểm số 1 trên thị trường về bảo hiểm xe máy và là Nhà bảo hiểm ô tô có chất lượng phục vụ sau bán hàng đứng đầu thị trường II. Phân tích báo cáo tài chính: 1. Phân tích khái quát: 1.1. Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Bảo Việt (31/12/2006) Tài sản Số cuối năm Số đầu năm A. Tài sản ngắn hạn 4.706.856 2.982.950 I. Tiền 1.255.132 455.950 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.206.903 1.772.235 III. Các khoản phải thu 1.196.954 688.535 IV. Tài sản dự trữ 19.827 22.212 V. Tài sản ngắn hạn khác 28.040 44.730 B. Tài sản dài hạn 11.976.354 10.741.631 I. Tài sản cố định 763.896 692.579 1. Tài sản cố định hữu hình 302.768 303.833 2. Tài sản cố định vô hình 7.724 8.713 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 453.404 380.033 II. Bất động sản đầu tư 20.938 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 11.136.970 10.016.832 1. Đầu tư vào công ty con 11.141 6.191 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 138.035 111.600 3. Đầu tư dài hạn khác 10.987.794 9.899.041 IV. Tài sản dài hạn khác 54.550 32.220 Tổng cộng tài sản 16.683.210 13.724.581 Nguồn vốn Số cuối năm Số đầu năm A. Nợ phải trả 14.189.008 11.851.907 I. Nợ ngắn hạn 1.529.728 537.973 II. Nợ dài hạn 59.438 64.682 III. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 12.599.842 11.249.252 1. Dự phòng phí bảo hiểm chưa đc hưởng 1.445.425 1.246.690 2. Dự phòng bồi thường bảo hiểm 290.328 234.785 3. Dự phòng dao động lớn 238.702 299.587 4. Dự phòng toán học bảo hiểm nhân thọ 10.254.309 9.226.027 5. Dự phòng chia lãi 363.365 236.838 6. Dự phòng đảm bảo cân đối 7.713 5.325 B. Vốn chủ sở hữu 2.283.229 1.857.711 I. Vốn chủ sở hữu 2.133.107 1.723.641 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.349.086 1.219.515 2. Thặng dư vốn cổ phần 105.316 3. Quỹ đầu tư phát triển 455.402 365.735 4. Quỹ dự phòng tài chính 150.861 109.714 5. Quỹ dự trữ bắt buộc 37.898 20.895 6. Lợi nhuận chưa phân phối 34.544 7.782 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 150.122 134.070 C. Lợi ích cổ đông thiểu số 210.973 14.963 Tổng cộng nguồn vốn 16.683.210 13.724.581 Bảng 1: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm % theo quy mô chung Chênh lệch Cuối năm Đầu năm Tuyệt đối Tương đối Tài sản A. Tài sản ngắn hạn 4.706.856 2.982.950 28,21% 21,73% 1.723.906 36,63% I. Tiền 1.255.132 455.950 7,52% 3,32% 799.182 63,67% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.206.903 1.772.235 13,23% 12,93% 434.668 19,7% III. Các khoản phải thu 1.196.954 688.535 7,17% 5,02% 508.419 42,48% IV. Tài sản dự trữ 19.827 22.212 0,12% 0,16% (2.385) -12,03% V. Tài sản ngắn hạn khác 28.040 44.730 0,17% 0,33% (16.690) -59,52% B. Tài sản dài hạn 11.976.354 10.741.631 71,79% 78,27% 1.234.717 10,31% I. Tài sản cố định 763.896 692.579 4,58% 5,05% 71.317 9,34% 1. Tài sản cố định hữu hình 302.768 303.833 1,81% 2,21% (1065) -0,35% 2. Tài sản cố định vô hình 7.724 8.713 0,05% 0,06% (989) -12,8% 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 453.404 380.033 2,72% 2,77% 73.371 16,18% II. Bất động sản đầu tư 20.938 0,13% 20.938 ∞ III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 11.136.970 10.016.832 66,76% 72,99% 1.120.138 10,06% 1. Đầu tư vào công ty con 11.141 6.191 0,07% 0,05% 4.950 44,43% 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 138.035 111.600 0,83% 0,81% 26.435 19,15% 3. Đầu tư dài hạn khác 10.987.794 9.899.041 65,86% 72,13% 1.088.753 9,91% IV. Tài sản dài hạn khác 54.550 32.220 0,33% 0,23% 22.330 40,93% Tổng cộng tài sản 16.683.210 13.724.581 100,00% 100,00% 2.958.629 17,73% Nguồn vốn A. Nợ phải trả 14.189.008 11.851.907 85,05% 86,36% 2.337.101 16,47% I. Nợ ngắn hạn 1.529.728 537.973 9,17% 3,92% 991.755 64,83% II. Nợ dài hạn 59.438 64.682 0,36% 0,47% (5244) -8,82% III. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 12.599.842 11.249.252 75,52% 81,96% 1.350.590 10,72% 1. Dự phòng phí bảo hiểm chưa đc hưởng 1.445.425 1.246.690 8,66% 9,08% 198.735 13,75% 2. Dự phòng bồi thường bảo hiểm 290.328 234.785 1,74% 1,71% 55.543 19,13% 3. Dự phòng dao động lớn 238.702 299.587 1,43% 2,18% (60.885) -25,51% 4. Dự phòng toán học bảo hiểm nhân thọ 10.254.309 9.226.027 61,46% 67,22% 1.028.282 10,03% 5. Dự phòng chia lãi 363.365 236.838 2,18% 1,73% 126.527 34,82% 6. Dự phòng đảm bảo cân đối 7.713 5.325 0,05% 0,04% 2.388 30,96% B. Vốn chủ sở hữu 2.283.229 1.857.711 13,69% 13,54% 425.518 18,64% I. Vốn chủ sở hữu 2.133.107 1.723.641 12,79% 12,56% 409.466 19,20% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.349.086 1.219.515 8,09% 8,89% 129.571 9,60% 2. Thặng dư vốn cổ phần 105.316 0,63% 105.316 ∞ 3. Quỹ đầu tư phát triển 455.402 365.735 2,73% 2,66% 89.667 19,69% 4. Quỹ dự phòng tài chính 150.861 109.714 0,90% 0,80% 41.147 27,27% 5. Quỹ dự trữ bắt buộc 37.898 20.895 0,23% 0,15% 17.003 44,87% 6. Lợi nhuận chưa phân phối 34.544 7.782 0,21% 0,06% 26.762 77,47% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 150.122 134.070 0,90% 0,98% 16.052 10,69% C. Lợi ích cổ đông thiểu số 210.973 14.963 1,26% 0.10% 196.010 92,91% Tổng cộng nguồn vốn 16.683.210 13.724.581 100,00% 100,00% 2.958.629 17,73% 1.1.1.Phân khái quát tình hình biến động tài sản: Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm tăng so với đầu năm là 2.958.629 triệu đồng, tức là tăng 17,73%. Trong đó: Tài sản ngắn hạn: Vào thời điểm đầu năm tài sản ngắn hạn có giá trị là 2.982.950 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm tài sản ngắn hạn tăng lên là 4.706.856 triệu đồng. Như vậy, so với đầu năm thì tài sản ngắn hạn đã tăng 1.723.906 triệu đồng, tức là tăng 36,63% . Nguyên nhân của sự biến động này là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng 799.182 triệu đồng (tăng 63,67 % so với đầu năm), các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 434.668 triệu đồng ( tăng 19,7% so với đầu năm), ngoài ra còn do tăng giá trị các khoản phải thu 508.419 triệu đồng, tương ứng là tăng 42,48%; bên cạnh đó tài sản dự trữ lại giảm 2.385 triệu đồng (giảm 12,03% so với đầu năm) và giảm các tài sản ngắn hạn khác. Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện trong khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu, giảm tài sản dự trữ nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài ra việc gia tăng các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiệu quả hơn; việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn đầu năm tăng so với cuối năm là 1.234.717 triệu đồng, tức là tăng 10,31. Trong đó tài sản cố định tăng 71,317 triệu đồng, tương ứng là tăng 9,43% so với đầu năm; các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 1.120.138 triệu đồng ( tương ứng tăng 10,06%),đầu tư cho công ty con tăng 4.950 triệu đồng (tăng 44,43% so với đầu năm), đầu tư cho các công ty liên kết tăng 26.435 triệu đồng (tương ứng tăng 19,15% so với đầu năm) ngoài ra các khoản đầu tư dài hạn khác cũng tăng 1.088.753 triệu đồng. Như vậy trong năm 2006 cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là tăng liên doanh, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp. 1.1.2.Phân tích tình hình biến động nguồn vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2006 vào cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 2.958.692 triệu đồng, tức là tăng 17,73%, trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm là 2.283.229 triệu đồng, tức là tăng 18,64% so với đầu năm. Nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư tăng 129.571 triệu đồng, chủ yếu là do ngân sách cấp, quỹ đầu tư phát triển 89.667triệu đồng (tăng 19,69% ), quỹ dự phòng tài chính tăng 41.147 triệu đồng (tăng 27,27%), ngoài ra các quỹ khác tăng 16.052 triệu đồng, tương ứng là tăng 10,69% so với đầu năm. Như vậy qua quá trình phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang làm ăn có hiệu quả được nhà nước tiếp tục cấp vốn để hoạt động, việc gia tăng các quỹ thể hiện tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn giảm thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh ngày càng giảm. Nợ phải trả: Từ bảng phân tích ta thấy tài sản của doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả, cụ thể là vào thời điểm đầu năm cứ 100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 86,36 đồng. Đến thời điểm cuối năm cứ 100 đồng tài sản thì nhận nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 85,05 đồng. Như vậy về mặt kết cấu thì nợ phải trả cuối năm đã tăng 16,67% so với đầu năm. 1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Bảo Việt ( cho năm tài chính kết thúc này 31/12/2006) Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Doanh thu Thu phí bảo hiểm gốc 5.320.814 5.158.424 Thu hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm 250.732 188.092 Thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm 9.732 5.682 Thu nhâp hoạt động tài chính 479.576 247.079 Thu nhập hoạt động khác 15.630 9.536 Chi phí Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm 600.941 520.784 Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 2.914.189 2.468.899 Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm 477.748 489.247 Tăng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ 110.215 202.291 Tăng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ 449.464 759.198 Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp 897.750 762.334 Lợi nhuận trước thuế TNDN 626.177 406.060 Thuế thu nhập doanh nghiệp 160.391 94.087 Lợi nhuận sau thuế TNDN 465.786 311.973 Trong đó: - Lợi nhuận sau thuế của chủ sở hữu 443.617 309.259 - Lợi nhuận của cổ đông thiểu số 22.169 2.714 Bảng 2 : Bảng phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, CPBH, CPQL: Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Giá vốn hàng bán 52.62.748 56.63.446 7,61% Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp 762.334 897.750 17,76% Doanh thu thuần 6.176.069 6.769.041 9,60% Giá vốn/Doanh thu thuần 85,21% 83,67% -1,54% Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp/ Doanh thu thuần 12,34% 13,26% 0,92% 1.2.1. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến lợi nhuận: Bảng 3: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến lợi nhuận Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Thu nhập hoạt động tài chính 247.079 479.576 94,09% Chi phí hoạt động tài chính 758.546 893.499 17,79% Lợi nhuận hoạt động tài chính 253.898 373.201 46,99% Thu nhập từ hoạt động tài chinh tăng cao trong khi đó chi phí cho hoạt động này chỉ tăng ở mức 17,70% nên lợi nhuận thu được năm 2006 là 373.201 triệu đồng. Những con số này cho thấy hoạt động tài chính của công ty có hiệu quả cao. Điều này cũng thể hiện ở Bảng lưu chuyển tiền tệ năm 2006, công ty chi trả cổ tức và lợi nhuận cho cổ đông thiểu số là 4.854 triệu đồng, gấp 4,5 lần năm 2005. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu và thặng dư vốn lên đến 370.281 triệu đồng. Do vậy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là dòng tiền vào: 365.295 triệu đồng ( Năm 2005 là dòng tiền ra 1.077 triệu đồng) 1.2.2. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến LN của doanh nghiệp: Bảng 3:Bảng phân tích của ảnh hưởng khác đến lợi nhuận Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Thu nhập khác 9.536 15.630 63,91% Chi phí khác 489.247 477.748 -2,35% Lợi nhuận khác 2.715.841 3.432.592 26,39% Lợi nhuận thuần từ HĐKD 150.987 226.658 50,12% Qua bảng phân tích ta thấy thu nhập từ hoạt động khác của doanh nghiệp luôn lớn hơn chi phí khác, nghĩa là hoạt động khác của doanh nghiệp luôn có lời. Như vậy hoạt động khác có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh, bằng chứng là tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác luôn dương và có chiều hướng ngày càng tăng dần góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.3. Phân tích khả năng sinh lời: Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. 1.2.3.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính dựa dựa vào công thức sau: Lợi nhuận thuần HĐKD Doanh thu thuần Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau: Bảng 4: Phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động: Đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Lợi nhuận thuần HĐKD 150.987 226.658 50,12% Doanh thu thuần 6.716.069 6.769.041 9,60% Chỉ số lợi nhuận hoạt động 2,25% 3,35% 1,1% Nhìn chung, chỉ số lợi nhuận hoạt động của công ty có chiều hướng tăng nhanh, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng khả quan hơn. 1.2.3.2. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tổng lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu = Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Theo số liệu thực tế của công ty ta có: Bảng 5: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Lợi nhuận trước thuế 406.060 626.177 54,21% Doanh thu thuần 6.716.069 6.769.041 9,60% Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 6,05% 9,25% 3,2% Nhìn chung, chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty có chiều hướng tăng nhưng chậm điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng chậm. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cho thấy dòng tiền lưu chuyển trong hoạt kinh doanh là dòng tiền ra. 1.3. Bảng lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Bảo Việt (cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2006) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm nay Năm trước I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 5.435.370 4.882.550 2. Trả tiền cho người bán, người cung cấp dịch vụ 3.755.600 3.573.895 3. Tiền chi trả cho người lao động 296.269 225.398 4. Tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 122.143 49.918 5. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 19.041.070 7.495.287 6. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 20.834.651 7.416.411 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh -532.223 1.112.215 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định 126.660 359.398 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định 2.350 534 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác 3.716.890 1.865.783 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác 2.094.337 1.171.795 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 5.115.629 460.107 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 5.661.072 324.900 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 2.166.324 92.031 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 964.904 -1.096.028 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát cổ phiếu và thặng dư vốn 370.281 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 132 3. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho cổ đông thiểu số 4.854 1.077 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 365.295 -1.077 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 797.976 15.110 Tiền đầu năm 455.238 444.054 Ảnh hưởng của biến động tỉ giá 1.918 -3.926 Tiền cuối năm 1.255.132 455.238 Năm 2005 hoạt động chính tạo ra tiền của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh. Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh là 1.234.215 triệu đồng trong khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư lại là -1.096.028 triệu đồng và hoạt động tài chính là -1.077 triệu đồng.Vì vậy lưu chuyển tiền thuần trong năm chỉ ở mức 15.110 triệu đồng. Năm 2006 hoạt động chính tạo ra tiền cho doanh nghiệp lại là hoạt động đầu tư 964.904 triệu đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính cũng ở mức cao 365.295 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh là -532.223 triệu đồng. Năm 2006 lượng tiền lưu chuyển tăng gấp 52.8 lần năm 2005. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2006 âm là do mức chi khác cho hoạt động kinh doanh tăng từ 7.416.411 triệu đồng lên 20.834.651 triệu đồng (tăng 13.418.240 triệu đồng), tiền thuế thu nhập donh nghiệp đã nộp cũng tăng 72.225 triệu đồng trong khi đó tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và thu khác từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 12.098.603 triệu đồng. Tuy nhiên, tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cũng cho thấy lợi nhuận năm 2006 đã tăng khá nhiều so với năm 2005. Điều đó được thể hiện trong Báo cáo kết quả kinh doanh, mức lợi nhuận trước thuế tăng 220.177 triệu đồng. Năm 2006 lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư đạt 964.904 triệu đồng so với mức -1.096.028 triệu đồng của năm 2005 là do Bảo Việt đã thu hồi được rất nhiều vốn từ hoạt động đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác: chi cho đầu tư góp vốn năm 2005 là 460.107 triệu đồng song đến năm 2006 Bảo Việt thu hồi được 5.661.072 triệu đồng (gấp 12 lần). Bảo Việt cũng đầu tư một khoản tiền lớn cho việc mua sắn, xây dựng tài sản cố định năm 2005 (359.398 triệu đồng) nhưng năm 2006 chỉ chi 126.660 triệu đồng vào hoạt động này. Năm 2005 tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác là 1.865.783 triệu đồng thì đến năm 2006 Bảo Việt đã thu hồi lại được 2.094.337 triệu đồng. Tiền thu từ lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia cũng tăng 2.074.293 triệu đồng. Các số liệu trên cho thấy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có hiệu quả cao tạo ra dòng tiền vào lớn nhất trong năm 2006. Năm 2005 Bảo Việt chưa tiến hành phát hành cổ phiếu nên dòng tiền từ hoạt động tài chính là dòng tiền ra. Bảo Việt đã chi 1.077 triệu đồng để trả cổ tức và lợi nhuận cho cổ đông thiểu số. Năm 2006 tiền thu từ phát hành cổ phiếu và thặng dư vốn là 370.281 triệu đồng, doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông. Do lợi nhuận năm 2006 của Bảo Việt tăng 220.177 triệu đồng nên tiền chi trả cho cổ tức và lợi nhuận cho cổ đông cũng tăng từ 1.077 triệu đồng lên 4.854 triệu đồng. 2. Phân tích các chỉ số tài chính: 2.1. Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán: Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tiền+Khoản phải thu Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Tiền Nợ NH đến hạn Hệ số thanh toán tức thời = Bảng 6: Bảng phân chỉ số đánh giá khả năng thanh toán Bảo Việt Bảo Minh Pjico Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Hệ số thanh toán ngắn hạn 5,545 3,077 2,849 4,020 6,148 10,859 Hệ số thanh toán nhanh 2,127 1,603 1,320 2,339 1,865 3,006 Hệ số thanh toán tức thời 0,848 0,820 0,335 0,739 0,9998 1,144 2.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn: Năm 2005 hệ số thanh toán ngắn hạn của Bảo Việt là 5,545 gấp 1.8 lần năm 2006 (3,077). Cả 2 năm hệ số thanh toán đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2005 mỗi 1 VNĐ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 5,545 VNĐ gái trị tài sản ngắn hạn. Mặc dù chỉ có 21.7% tổng tài sản là tài sản ngắn hạn nhưng hệ số thanh toán vẫn ở mức cao vì các khoản phải thu lớn, hơn 688 tỷ đồng. Trong khi đó, hệ số của Bảo Việt lại thấp hơn Pjico (6,148) bởi Pjico đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn (chiếm đến 58% tổng tài sản). Năm 2006 hệ số thanh toán ngắn hạn giảm cho thấy khả năng thanh toán nợ của Bảo Việt giảm vì nợ ngắn hạn tăng gấp 2,848 lần trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tăng 1,578 lần. 2.1.2. Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh năm 2005 của Bảo Việt là 2,127 cao hơn Bảo Minh (1,320) và Pjico (1,865) cho thấy công ty có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần vay thêm, khônởng dụng tài sản dự trữ tốt hơn hẳn 2 doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên so với hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh chỉ ra rằng có quá nhiều tài sản ngắn hạn nắm dưới dạng hàng tồn kho (22 tỷ). Do đó khả năng của công ty chỉ có 2,127 VNĐ để sản sàng đáp ứng cho 1 VNĐ nợ ngắn hạn. Năm 2006 hệ số thanh toán nhanh của Bảo Việt chỉ còn 1.603, thấp hơn hẳn so với Bảo Minh (2,339)và Pjico(3,006). Khả năng thanh toán thực sự của Bảo Việt dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền đã giảm rõ rệt. 2.1.3. Hệ số thanh toán tức thời: Năm 2005 và 2006 hệ số thanh toán tức thời duy trì ở mức xấp xỉ 0,8. Năm 2005 hệ số này là 0,840 còn năm 2006 là 0,820. Sự suy giảm này là do tiền mặt (có khả năng thanh khoản cao nhất) tăng chậm hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn. Trong khi đó ở cả Bảo Minh và Pjico hệ số thanh này đều tăng. Khả năng thanh toán nợ tức thời bằng tiền của Bảo Việt giảm trong khi 2 công ty cùng ngành lại tăng là vì tiền mặt chỉ tăng gần 800 tỷ trong khi nợ ngắn hạn lại tăng gần 1000 tỷ đồng. Sự gia tăng nợ ngắn hạn này làm cho khả năng thanh toán nợ tức thời của công ty Bảo Việt yếu hơn so với 2 công ty cùng ngành. 2.2. Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động: Số vòng quay tài sản = Doanh thu Tổng tài sản Số vòng quay tài sản cố định = Doanh thu Tài sản cố định Số vòng quay VLĐR = Doanh thu Tài sản NH- Nợ NH 360 Số vòng quay VLĐR Số ngày quay vòng VLĐR = Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bq Số ngày trong năm Số vòng quay HTK Số ngày tồn kho = Bảng 7: Bảng phân chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động Chỉ tiêu Bảo Việt Bảo Minh Pjico Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Số vòng quay tài sản 0,450 0,406 0,427 0,659 1,045 0,969 Số vòng quay tài sản cố định 8,917 8,861 7,642 7,971 5,237 5,250 Số vòng quay vốn lưu động 2,526 2,131 1,054 1,514 2,151 1,694 Số ngày quay vòng vốn lưu động 142,516 168,970 341,478 237,791 167,394 212,501 Số vòng quay hàng tồn kho 236,933 285,643 224,397 121,704 217,309 255,116 Số ngày tồn kho 1,519 1,260 1,604 2,958 1,657 1,411 2.2.1 Vòng quay tổng tài sản: Năm 2006 số vòng quay tài sản của Bảo việt thấp hơn so với năm 2005 vì thế nếu như năm 2005 1 đồng tổng tài sản có thể tạo ra 0,463 đồng doanh thu thì năm 2006 chỉ có 0,417, thấp hơn 0,046 đồng. Ngoài ra, trong năm 2006 chỉ số này của Bảo việt thấp hơn đáng kể so với Bảo minh (0,659) và Pjico (1,045) cho thấy bình quân 1 đồng tài sản của Bảo việt tạo ra được ít doanh thu hơn so với Bảo minh và Pjico. Lý do là Bảo việt chưa sử dụng vốn một cách có hiệu quả và tài sản dự trự, tài sản nhàn rỗi còn ở mức cao (22tỷ). Trong tương lai Bảo việt phải chú ý cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài sản được tốt hơn bằng cách nỗ lực gia tăng doanh thu, bán bớt đi những tài sản ứ đọng không cần thiết hoặc xử lý tốt hơn những tài sản dưới dạng dữ trữ. 2.2.2 Vòng quay tài sản cố định: Vòng quay tài sản cố định năm 2006 (9,098) thấp hơn 2005 (9,184) do tốc độ tăng doanh thu của Bảo viêt chậm hơn tốc độ tăng tài sàn cố định. Nhưng nếu so sánh với Bảo minh và Pjico thì chỉ số này của Bảo việt trong 2 năm 2005 và 2006 là cao hơn hẳn, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Bảo việt cũng cao hơn Bảo minh và Pjico. Tuy nhiên, vì tỷ số này của Bảo việt đang giảm qua 2 năm nên Bảo việt cũng cần xem xét lại cơ cấu tài sản cố định để có những biện pháp xử lý tốt hơn. 2.2.3. Vòng quay vốn lưu động: Số vòng quay vốn lưu động năm 2006 là 2,187, mỗi vòng là 164,574 ngày. So với năm 2005 số vòng quay vốn lưu động giảm 0,415 vòng và tăng 26,195ngày/vòng nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng không cao và vốn lưu động ròng được sử dụng tăng. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2006 thấp hơn so với năm 2005. Công ty cần có những biện pháp giải quyết việc ứ đọng vốn và các khoản dự trữ để hiệu quả sử dụng vốn lưu động đựơc tốt hơn. 2.2.4. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho: Trong năm 2005 số vòng quay hàng tồn kho là 245,258, năm 2006 tăng lên mức 285,643 trong khi đó số ngày tồn kho lại có chiều ngược lại, lần lượt là 1,519 năm 2005 và 1,260 năm 2006. Bảo Minh ở tình trạng ngược lại với Bảo việt, số vòng quay hàng tồn kho giảm trong khi số ngày tồn kho lại tăng lên. Với Pjico thì số vòng quay hàng tồn kho tăng và số ngày tồn kho lại giảm đáng kể. Nếu liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh thì Bảo việt có nhiều tài sản ứ đọng, nhiều tài sản dưới dạng dữ trữ nhưng nhìn chung khả năng giải phóng tài sản dự trữ của Bảo việt và 2 công ty còn lại trong ngành đều rất nhanh, đây có thể là do đặc điểm của ngành bảo hiểm. 2.3. Chỉ số đánh giá khả năng sinh lời: DT- GVHB Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận gộp = DT- GVHB-CF hoạt động Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận ròng Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản ROA = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu ROE = Bảng 8: Bảng phân chỉ số đánh giá khả năng sinh lời Chỉ tiêu Bảo Việt Bảo Minh Pjico Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Tỉ suất LN gộp 0,148 0,163 0,425 0,335 0,309 0,299 Tỉ suất LN hoạt động 0,069 0,093 Tỉ suất LN ròng 0,051 0,069 0,132 0,106 ROA 0,023 0,028 0,057 0,070 ROE 0,181 0,218 0,167 0,186 Tỷ số sức sinh lợi căn bản 2.96% 3.75% 2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp: Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,015 cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận gộp của doanh thu năm 2006 tốt hơn năm 2005. Nhưng chỉ số này của Bảo việt lại thấp hơn Bảo Minh và Pjico rất nhiều cho thấy chi phí để tạo ra sản phẩm của Bảo việt đang ở mức cao so với ngành. 2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động: Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Bảo việt đã duy trì được mức tăng trưởng tốt qua 2năm, năm 2005 là 0,067 và năm 2006 là 0,090 cho thấy mỗi đồng doanh thu năm 2006 đã có thêm 0,023 đồng lợi nhuận hoạt động so với năm 2005. Như vậy hiệu quả của khả năng tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm của Bảo việt đã tăng lên rõ rệt qua 2 năm. 2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng: Cũng như tỷ suất lợi nhuận hoạt động, tỷ suất lợi nhuận ròng đạt mức tăng trưởng cao qua 2 năm (36,73%). Điều này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận ròng của 1đồng doanh thu đã tăng trưởng 36,73% so với năm 2006, mặc dù so với Bảo minh tỷ số này vân còn thấp hơn đáng kể nhưng với đà tăng trưởng này thì Bảo việt hoàn toàn có thể đạt được mức cao hơn trong những năm tiếp theo. 2.3.4. Tỷ suất sinh lời của tài sản: Tỷ suất sinh lời của tài sản tăng 0,005 nên khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản tăng 0,005 nhưng so với Bảo Minh thì tỷ số này chỉ xấp xỉ bằng ½ qua 2 năm liên tiếp, nguyên nhân là do khả năng sinh lời căn bản của Bảo Việt thấp. 2.3.5. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: Cũng như các tỷ suất sinh lời khác, ROE năm 2006 của Bảo việt tăng đáng kể so với năm 2005, đạt mức tăng trưởng 20,44% cho biết khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu đạt mức tăng trưởng cao qua 2 năm. Nêú so với Bảo minh ROE năm 2006 của Bảo việt cũng cao hơn, điều này 1 lần nữa cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Bảo việt tốt hơn Bảo Minh. Đứng trên góc độ của cổ đông thì đây là 1 thông tin rất tốt vì ROE tăng trưởng tốt làm cho thu nhập của họ được cũng được đảm bảo. 2.4. Chỉ số đánh giá cơ cấu vốn (khả năng trả nợ): Nợ phải trả Tổng tài sản Tỷ lệ nợ/tài sản = VCSH Tổng tài sản Tỷ lệ VCSH/Tài sản = Nợ phải trả VCSH Tỷ lệ Nợ phải trả/VCSH = Bảng 9: Bảng phân chỉ số đánh giá cơ cấu vốn Chỉ tiêu Bảo Việt Bảo Minh Pjico Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Tỉ lệ nợ/tài sản 0,039 0,850 0,661 0,614 0,780 0,668 Tỉ lệ VCSH/tài sản 0,126 0,128 0,338 0,377 0,220 0,332 Tỉ lệ nợ phải trả/VCSH 6,876 6,652 1,956 1,627 3,541 2,010 2.4.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty luôn ở mức trên 85% qua 2 năm liên tiếp, cao hơn hẳn so với Bảo minh và Pjico cho thấy tỷ lệ nợ luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trên tổng tài sản, điều này dẫn đến những rủi ro trong khả năng thanh toán trong dài hạn và thanh khoản trong ngắn hạn cho Bảo việt. Ngược lại tỷ số nợ cao giúp cho Bảo việt có thể tận dụng được đòn bẩy tài chính nói chung để gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông tốt hơn rất nhiều so với 2 doanh nghiệp cùng ngành. 2.4.2. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản: Tỷ số này của Bảo việt không thay đổi nhiều qua 2 năm (duy trì ở mức 12,6% và 12,8%) và thấp hơn rất nhiều so với Bảo minh và Pjico (Bảo minh có tỷ số là 33,8% và 37,7% được cho là phù hợp và an toàn nhất) Qua đó ta thấy được nguồn vốn chủ sở hữu của Bảo việt chiếm một tỷ lệ khá thấp so với tổng tài sản hay khả năng tự tài trợ cho vốn lưu động ròng là khá thấp nên mức độ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Bảo việt là tương đối cao. 2.4.3. Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: Qua 2 năm ta thấy tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu luôn duy trì ở mức rất cao so với 2 doanh nghiệp cùng ngành. Điều này có thể được giải thích bởi các khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm luôn chiếm một tỷ lệ rất cao so với các khoản nợ (năm 2005 là 94,9%, năm 2006 là 89%).Có thể là do đặc điểm ngành và chiến lược kinh doanh khiến Bảo việt luôn giữ một tỷ lệ như vậy nhưng tỷ lệ này cao hơn so với Bảo minh và Pjico rất nhiều. Số liệu này một lần nữa cho thấy mức độ rủi ro cao trong chiến lược kinh doanh của Bảo Việt. 3. Kết luận: Thứ nhất: Về cơ cấu tài chính Nhìn chung qua 2 năm 2005-2006 quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó: Về cơ cấu tài sản: Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng lên, trong khi các khoản phải thu tăng cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động. Chứng tỏ doanh nghiệp lượng vốn tồn đọng trong khâu thanh toán vẫn còn nhiều, công ty cần đưa lượng vốn bị chiếm dụng này vào đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần, điều này cho thấy công ty giảm bớt sự chú trọng vào đầu tư vào cơ sở vật chất và đổi mới tài sản. Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn tài trợ qua 2 năm có xu hướng tăng thể hiện qua lượng vốn chủ sở hữu tăng 23,8%. Tuy nhiên nếu xét về mặt kết cấu thì tỷ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng, như vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ, tức là chiếm dụng vốn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, điều này cũng có nghĩa là mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Ngược với sự gia tăng của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ hầu như không có sự thay đổi chứng tỏ tính tự chủ trong kinh doanh của Bảo Việt giảm. Thứ hai: về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán Tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng ít hơn rất nhiều so với nợ phải trả. Doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ, tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động lại có chiều hướng tăng, do đó doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Các khoản phải trả tăng lên cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng. Khả năng thanh toán của công ty cũng có chiều hướng giảm, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền vì chỉ số này thấp, mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của Bảo Việt cũng giảm. Thứ ba: về hiệu quả sử dụng vốn Dựa vào việc phân tích tốc độ luân chuyển vốn và tỷ suất sinh lời các loại vốn ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng qua 2 năm chưa được cải thiện nhiều. Thời hạn thu tiền của doanh nghiệp ngày càng dài hơn chứng tỏ khả năng thu hồi vốn chậm, vốn của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng và doanh nghiệp khó có điều kiện tích luỹ. Tuy nhiên công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp rất tốt giúp công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng nhanh vốn dự trữ để đưa vốn vào sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận của công ty khi đang hoạt động có lãi. Cuối cùng là về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu thuần của công ty tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu ở mức cao là do trong năm 2006 Bảo Việt đầu tư nhiều cho hoạt động kinh doanh, và đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Lợi nhuận của công ty cũng có xu hướng tăng tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn còn ở mức thấp, do đó trong các năm tới công ty cần có những biện pháp tiết kiệm chi phí hơn nữa để nâng cao lợi nhuận. 4. Đề xuất: 4.1. Về tình hình sử dụng vốn: Nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận công ty đã sử dụng đòn cân nợ. Việc sử dụng đòn cân nợ sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro với nguồn vốn của doanh nghiệp và có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Do đó những năm tới để giảm bớt rủi ro công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vào hoạt động kinh doanh. 4.2 Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, nhất là khả năng thanh toán bằng tiền. Để làm được điều đó công ty cần quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào kinh doanh hoặc dùng để đáp ứng kịp thời việc thoanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm chậm trễ. - Quản trị khoản phải thu: Để quản trị tốt các khoản phải thu công ty cần có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỉ lệ chiết khấu đều có thể làm doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp cần đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện các khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý các khoản hoa hụt - Quản trị tiền mặt: Áp dụng chính sách chiết khấu với các khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh. Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt có hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào hoạt động kinh doanh. 4.3. Về tài sản cố định: Đối với các tài sản cố định chưa sử dụng công ty cần nhanh chóng đưa vào sử dụng phục vụ kinh doanh. Đối với các tài sản cố định không cần sử dụng công ty có thể điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc công ty có nhu cầu về tài sản đó hoặc công ty có thể cho thuê, nhượng bán nhắm nhanh chóng thu hồi vốn. Đối với các tài sản cố định chờ thanh lý công ty cần nhanh chóng tăng cường công tác thanh lý các tài sản này nhằm thu hồi vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphantichbctcbaoviet2006.doc
Tài liệu liên quan