Đề tài Bàn một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú ở Khách Sạn Công Đoàn Việt Nam

Tài liệu Đề tài Bàn một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú ở Khách Sạn Công Đoàn Việt Nam: Lời nói đầu Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hoá, nhận thức thì đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của con người cũng được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu”cơm no áo ấm”nữa mà thay thế là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”là sự sành điệu thích được mọi người tôn trọng, kính nể … Cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu ngủ nghỉ đó với yêu cầu đa dạng của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn , tiện nghi sang trọng , có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn… và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốtm. Yêu cầu đối với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách và phải luôn tạo được sự thoải mái , cảm giác thoả ...

doc45 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bàn một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú ở Khách Sạn Công Đoàn Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ vế trình độ văn hoá, nhận thức thì đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của con người cũng được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu”cơm no áo ấm”nữa mà thay thế là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”là sự sành điệu thích được mọi người tôn trọng, kính nể … Cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất lượng đối với sản phẩm hàng hoá nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Kinh doanh khách sạn ngày nay không phải chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu chỗ ngủ nghỉ nữa mà phải đáp ứng được nhu cầu được nhu cầu ngủ nghỉ đó với yêu cầu đa dạng của khách hàng như yêu cầu được ngủ nghỉ trong phòng sạch sẽ an toàn , tiện nghi sang trọng , có phòng cảnh đẹp để ngắm nhìn… và đặc biệt là chất lượng dịch vụ lưu trú phải thật tốtm. Yêu cầu đối với người phục vụ phải biết đáp ứng tốt đầy đủ nhu cầu của khách và phải luôn tạo được sự thoải mái , cảm giác thoả mãn tối đa cho khách ,như vậy mới có thể tạo được sức thu hút và trú giữ khách tới khách sạn. Trước thực tế đó , là một sinh viên thực tập được trang bị kiến thứuc về du lich về khách sạn, qua việc vận dụng vào thực tế về du lịch về khách sạn, qua việc vận dụng vào thực tế ở khách sạn Công Đoàn trong thời gian thực tập và sự chỉ dẫn của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em thực tập, đã giúp em có thêm tự tin chọn và viết về đề tài này. Với khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết của em chắc sẽ có nhiều thiếu sót em kính mong có được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và sự châm trước của thầy cô cùng quan tâm đến bài viết này. Bài viết được chia làm 3 chương tương ứn với ba vấn đề em quan tâm nghiên cứu và muốn trình bày đó là: Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn. ChươngII: Thực trạng kinh doanh ở khách sạn Công đoàn Việt Nam. ChươngIII: Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú ở Khách Sạn Công Đoàn Việt Nam. Chương I Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh lưu trú trong kinh doanh khách sạn. I. kinh doanh khách sạn và các loại hình dịch vụ trong kinh doanh khách sạn. 1.Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn . 1.1. Kinh doanh khách sạn . Nhu cầu của con người là vô tận, khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn thì sẽ nảy sinh một nhu cầu khác ỏ mức độ cao hơn.Cũng như học thuyết “Đẳng cấp nhu cầu” của Maslow đưa ra nhận định về động cơ thúc đẩy con người, cho rằng khách hàng suy nghĩ trước khi hành động thông qua quá trình ra quyết định hợp lý Maslow đề cập đến năm phạm trù về nhu cầu tương ứng với mức độ quan trọng đối với nhu cầu của con người đó là. 1, Nhu cầu sinh lý. 2, Nhu cầu an toàn. 3, Nhu cầu quan hệ xã hội. 4, Nhu cầu được kinh doanh 5, Nhu cầu tự thể hiện Trong đó nhu cầu sinh lý là nhu cầu thiết yếu vì con người muốn tòn tại và phát triển thì cần phải ăn uống có chỗ ở , quần áo mặc,thư giãn. Do vậy con người dù có đi du lịch hay không thì họ đều phải ăn uống và nghỉ ngơi .Nhà kinh doanh khách sạn theo nghĩa hẹp là kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ và một số dịch vụ bổ sung kèm theo và theo nghĩa rộng hơn thì kinh doanh khách sạn là một hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung khác. Hiểu một cách đầy đủ thì kinh doanh khách sạn là một hình thức kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải chí và các nhu cầu khác của khách du lịch trong thời gian lưu lại tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên của khách và mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh. Như vậy nói đến hoạt động kinh doanh khách sạn ta phải thấy được ba chức năng cơ bản là. Chức năng sản xuất. Biểu hiện qua việc trực tiếp tạo ra sản phẩm dưới dạng vật chất. Chức năng lưu thông. Biểu hiện qua việc bán các sản phẩm có thể của mình tạo ra hoặc của nhà cung cấp khác. Chức năng tiêu thụ sản phẩm. Đây là chức năng quan trọng nhất vì phải tạo được điều kiện để tổ chức tiêu dùng sản phẩm ngay tại khách sạn . 1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn . Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó nó chịu sự tác động mạnh của yếu tố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những cơ sở để tạo lên vùng du lịch vì khách du lịch với mục đích sử dụng”tài nguyên” du lịch mà nơi ở thường xuyên không có .Số lượng tài nguyên vốn có chất lượng của chúng và mức độ kết hợp với loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Vì vậy kinh doanh khách sạn muốn có khách để phục vụ thu lợi nhuận thì bản thân khách sạn phải gắn liền với tài nguyên du lịch . Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư ban đầu và vốn đầu tư cơ bản cao. Xuất phát từ tính cao cấp của nhu cầu du lịch và tính đồng bộ cuả nhu cầu du lịch . Cùng với những nhu cầu đặc trưng của du lịch nhu nghỉ ngơi, giải trí, hội họp, chữa bệnh…được đáp ứng nhu cầu chủ yếu bởi tài nguyên du lịch , khách du lịch hàng ngày còn cần thoả mãn các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của mình. Ngoài ra khi đi du lịch khách cần nhiều các dịch vụ bổ xung khác nhằm làm phong phú thêm cho chuyến du lịch tạo sự hứng thú và thoả mãn tối ưu nhất. Muốn thỏa mãn điều này thì khi xây dựng cơ bản đối với một cơ sở kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống đồng bộ các công trình , cơ sở phục vụ, các trang thiết bị có chất lượng cao. Phải đầu tư khách sạn ngay từ đầu để tránh bị lạc hậu theo thời gian, thoả mãn nhu cầu của khách .Tất cả những chi phí ban đầu này cho thấy cần phải có một lượng vốn tương đối lớn mới có thể đáp uứng được. Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối cao. Do nhu cầu của con người rất phong phú đa dạng và có tiính cao cấp, hay nói cách khác thì sản phẩm khách sạn không có tính khuân mẫu cho nên không thể dùng người máy để thay thế con người được mà phải dùng lao động tiên tiến là con người với chất lượng phục vụ cao để thoả mãn tới đa phu cầu của khách. Chất lượng phục vụ được đo bằng sự so sánh giữa mức độ kỳ vọng của khách với mức độ cảm nhận được của khách vị vậy muốn tăng chất lượng phục vụ khách thì phải tăng sự cảm nhận tốt về dịch vụ muốn vậy thì phải chú trọng đến con người và sơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra dịch vụ đó. Cơ sở vật chất là vô tri vô giác tuy nó ảnh hưởng tới chất lượng dịc vụ nhưng không thể hiểu và đáp ứng nhu cầu đa dạnh của khách vì vậy mà cần có lượng lao động trực tiếp lớn để thoả mãn tốt đa nhu cầu khách bất cứ khinào họ có và cần. Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính mùa vụ do khách sạn xây dựn và hoạt động dựa vào tài nguyên du lịch mà tài nguyên du lịch mang tính mùa vụ, phụ thuộc vào thời tiết khí hậu . Do vậy mà mức nhu cầu của khách về tài nguyên đó cũng thay đổi theo mùa vụ theo tình trạng thời tiết khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách đến khách sạn. Ngày nay, khi xã hôị ngày càng phát triển thì kéo theo đó là các ngành dịch vụ cũng phát triển theo. Kinh doanh khách sạn đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân. Kinh doanh khách sạn đóng góp một phần đáng kể vào kết quả kinh doanh du lịch chiếm tỷ trọng khoảng 70% với những tiềm năng phát triển du lịch ở nước ta thì tương lai kinh doanh trong ngành khách sạn du lịch sẽ có triển vọng tốt đẹp và sứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ngành” công nghiệp không khó” hay “Con gà đẻ trững vàng” góp phần quan trọng cho tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đất nước và nhịp độ phát triển kinh tế. 2. Lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn. 2.1. Quan niệm về tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn. Dịch vụ trong khách sạn là sản phẩm vô hình, chất lượng dịch vụ rất khó có thể đánh giá vì nó chịu nhiều yếu tố tác động chủ quan và tác động khách quan. Sản phẩm dịch vụ ít thấy hoặc khó thấy được cụ thể. Khách hàng của một dịch vụ chỉ có thể biểu hiện mức thoả mãn khi đã tiêu dùng xong. Do đó việc tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú được định nghĩa như là một hoạt động trợ giúp có ích cho người khác. Trong kinh doanh khách sạn việc tổ chức tốt hoạt động kinh doanh có thể được hiểu là tập hợp các hoạt động và quá trình công nghệ làm tốt chức năng đảm bảo tiện nghi và tạo điều kiện dễ dàng cho khách trong quá trình tiêu dùng các sản phẩm của khách sạn. Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh là một quá trình phức tạp, kéo dài thời về gian và diễn ra ở tất cả các bộ phận trong khách sạn nhằm sản xuất, bán và trao đổi cho khách các dịch vụ hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của khách. Chất lượng nói chung đó là sự phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Nói đến chất lượng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó tức là nói đến mức độ phù hợp của sản phẩm dịch vụ đó với những yêu cầu đặt ra cho nó mà những yêu cầu này được đánh giá qua sự cảm nhận của người tiêu dùng. Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, chất lượng sản phẩm được hiểu là mức độ phục vụ tối thiểu mà một doanh nghiệp đã lựa chọn nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch của khách hàng. Mục tiêu chất lượng của sản phẩm dịch vụ được đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách. Tuy nhiên sự nâng cao chất lượng sản phẩm của khách sạn phải được tiến hành như nhau đối với mọi loại khách hàng khi họ mua cùng một loại sản phẩm ở mức như nhau. Ta có thể hiểu tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú trong kinh doanh khách sạn như sau : Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn là tổng thể các mục tiêu, những đặc trưng thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng mong muốn, trong những giới hạn về chi phí nhất định . Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh của khách sạn là mức phục vụ mà khách sạn lựa chọn nhằm thoả mãn khách hàng mục tiêu của mình. Chất lượng buồng được đánh giá qua việc phục vụ khách ăn nghỉ tại khách sạn sao cho có chất lượng tốt, đảm bảo các phòng nghỉ luôn sạch sẽ như mới, đáp ứng mọi nhu cầu của khách trong điều kiện có thể làm cho khách hài lòng và thoả mãn . 2.2. Đặc trưng chất lượng hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn. Dịch vụ lưu trú là một dịch vụ không thể thiếu được trong kinh doanh khách sạn. Đây là dịch vụ để phục vụ cho một nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên đối tượng phục vụ ở đây chủ yếu là khách du lịch, do đó nhu cầu này của họ trong quá trình du lịch cũng rất khác so với nhu cầu thường ngày diễn ra ở nơi cư trú thường xuyên. Cũng là ngủ, nhưng nếu ở nhà thì điều kiện và môi trưòng là quen thuộc, còn ở khách sạn thì có nhiều điều mới lạ, do vậy khách sạn không chỉ đáp ứng nhu cầu bình thường là nghỉ ngơi lấy lại sức sau một chuyến đi xa mà còn đáp ứng cả nhu cầu tâm lý cho khách . Đón tiếp là nơi mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức giữa khách sạn với khách bằng việc giới thiệu điều kiện lưu trú ( Loại hạng phòng, tiện nghi, vị trí, giá cả...) cho đến khi đạt được thoả thuận làm thủ tục tiếp nhận khách. Đón tiếp là trung tâm điều phối hệ thống dịch vụ nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời với chất lượng cao theo yêu cầu của khách. Đón tiếp là nơi bán hàng còn các bộ phận khác là nơi giao sản phẩm. Đón tiếp cũng là khâu cuối cùng đưa tiễn khách rời khỏi khách sạn sau khi đã tiêu dùng các dịch vụ trong khách sạn và đồng thời duy trì mối quan hệ với khách hàng quá khứ của khách sạn. Đây cũng chính là cơ hội cuối cùng lấy lòng khách nếu lần tiếp xúc đầu tiên không tốt . Phòng nghỉ là khâu then chốt trong kinh doanh khách sạn vì nó thường đem lại doanh thu lớn. Số lượng phòng nghỉ có tác động trực tiếp đến việc xây dựng phòng đón tiếp, phòng ăn... và có tác dụng khác trong khách sạn. Đối với khách khi quyết định đến ở khách sạn thì thường căn cứ vào chất lượng của khách sạn như trang thiết bị, thái độ phục vụ của nhân viên....Vì khách sạn là nơi khách nghỉ ngơi nhằm khôi phục sức khoẻ, hoặc là nơi làm việc của khách. Cho nên việc đánh giá chất lượng của khách sạn được dựa trên các tiêu chuẩn: + Số lượng, chủng loại các loại hàng hoá dịch vụ mà cụ thể trong kinh doanh lưu trú đó là các hạng phòng. + Chất lượng của khách sạn chỉ được đánh giá một cách chính xác thông qua sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp . Đối với hàng hoá, việc đánh giá chất lượng của nó có thể tiến hành thông qua việc cân, đong, đo, đếm... nhưng kinh doanh khách sạn là một nghành kinh doanh dịch vụ, sản phẩm của nó vừa cụ thể vừa trừu tượng, phong phú đa dạng... vì vậy khách hàng không thể đánh giá được chất lượng của dịch vụ nếu họ chưa tiêu dùng chúng. + Chất lượng của khách sạn phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố vật chất tạo ra dịch vụ. Đối với bất kỳ một sản phẩm hay một dịch vụ nào muốn tạo ra chúng đòi hỏi phải có các yếu tố vật chất nhất định. Trong kinh doanh khách sạn cũng vậy quá trình nâng cao chất lượng kinh doanh được thực hiện thông qua hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như khâu đón tiếp, khâu phục vụ, khách hàng có thể đánh giá chất lượng thông qua sự bài trí khu vực đón tiếp có sang trọng, có thẩm mĩ hay không hoặc qua những trang thiết bị hiện đại đồng bộ và sang trọng... Trong kinh doanh lưu trú, nếu thiếu đi các trang thiết bị cần thiết như đồ dùng, giường tủ ... thì không thể tạo ra dịch vụ này. Khách sẻ cảm thấy hài lòng khi được sử dụng các trang thiết bị hiên đại, thuận lợi, vệ sinh trong phòng ngủ .... + Chất lượng khách sạn còn phụ thuộc vào người tạo ra dịch vụ trong khách sạn, khách được cung cấp chủ yếu là dịch vụ, mà dịch vụ là kết quả của lao động sống. Khối lượng và chất lượng của lao động này phụ thuộc vào yếu tố con người: kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ và mức độ thích hợp của nhân viên cho một công việc cụ thể. Như vậy, bên cạnh những nhu cầu về điều kiện vật chất, vai trò quyết định về chất lượng dịch vụ của khách sạn là yếu tố con người. Vai trò yếu tố con người trong quá trình phục vụ khách hàng không chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa người phục vụ với khách hàng mà trái lại phẩm chất tư cách, kiến thức, nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. + Chất lượng lưu trú trong khách sạn còn đòi hỏi tính nhất quán cao về thời gian địa điểm, cách cư xử của người phục vụ và các giai đoạn trong toàn bộ quá trình phục vụ. Vì khách hàng không hề đánh giá chất lượng lưu trú ra từng mảng riêng biệt, mà họ xét đoán tổng thể các dịch vụ của khách sạn, hơn nữa dịch vụ lưu trú là dịch vụ cơ bản hướng cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tiếp sau. Trong kinh doanh khách sạn - Đặc trưng nổi bật là sự giao tiếp giữa nhân viên phục vụ và khách, đây là sự giao tiếp trực tiếp không thể cơ giới hoá được. Chất lượng kinh doanh dịch vụ lưu trú còn bao gồm văn minh phục vụ của đội ngũ nhân viên, thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm ... không thể tiếp đón nhiệt tình, thân mật khi khách đến đặt phòng mà lại thiếu nhiệt tình khi khách trả phòng vì nếu như thế khách hàng sẽ không quay trở lại lần sau nếu có dịp. Một lời cám ơn, một lời hứa hẹn sẽ được phục vụ trong lần sau rất có thể làm khách hài lòng và nhớ về khách sạn. 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh lưu trú. Trong kinh doanh khách sạn, kinh doanh lưu trú chiếm tỷ lệ lớn do đó việc luôn nâng cao chất lượng kinh doanh lưu trú nhằm góp phần làm thoả mãn khách hàng giúp khách sạn duy trì khách hàng cũ và tăng thêm khách hàng mới. Chất lượng lưu trú là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng, đồng thời nó cũng là phương tiện quảng cáo hữu hiệu cho khách sạn, tạo nên uy tín và tăng hiệu quả sử dụng buồng phòng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách sạn. 2.3.1. Sự đa dạng của sản phẩm và chất lượng của chúng Nói đến sự đa dạng của sản phẩm tức là nói đến số lượng,chủng loại các loại hàng hoá dịch vụ.Thông thường mọi khách sạn đều kinh doanh ba dịch vụ chính đó là: lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung. Nhưng điều quan trọng là số lượng, chủng loại các dịch vụ này như thế nào? Chỉ tiêu để đánh giá sự đa dạng của các dịch vụ trong khách sạn nói chung và của dịch vụ lưu trú nói riêng được đánh giá qua buồng ngủ và buồng ngủ được chia ra làm nhiều loại như buồng loại I, buồng loại II... Khách sạn nào có nhiều loại hạng buồng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách khi lựa chọn và ngược lại, nếu khách sạn chỉ kinh doanh một loại buồng thì điều này sẽ gây khó khăn cho khách khi lựa chọn. Các dịch vụ khác cũng vậy, dịch vụ càng phong phú thì chất lượng phục vụ của nó sẽ cao hơn vì nó đáp ứng được đòi hỏi của nhiều đối tượng khách hơn. Ngoài ra, chất lượng của các sản phẩm cũng là chỉ tiêu quan trọng để đo lường chất lượng dịch vụ. Khách hàng không cần chỉ sự đa dạng của dịch vụ mà họ còn muốn chất lượng dịch vụ đó cũng phải là tuyệt hảo. 2.3.2.Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong kinh doanh khách sạn, một cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì bản thân nó đã là một dịch vụ tốt, hơn nửa nó lại giúp cho việc thực hiện các dịch vụ của cán bộ công nhân viên trong khách sạn được dễ dàng. Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: + Mức độ đồng bộ của các trang thiết bị + Mức độ sang trọng của trang thiết bị + Tính thẩm mỹ: đẹp, cân đối, hài hoà... + Vệ sinh: sạch sẽ, an toàn đúng theo tiêu chuẩn... 2.3.3.Chất lượng của đội ngũ lao động. Như chúng ta đã biết, chất lượng dịch vụ hoàn toàn mang tính chủ quan, nó phụ thuộc vào đặc tính, tính cách, kinh nghiệm của khách hàng. Do đó chất lượng của đội ngũ lao động trong khách sạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của khách sạn, nó bao gồm: + Trình độ học vấn + Trình độ chuyên môn + Trình độ ngoại ngữ + Độ tuổi, giới tính, ngoại hình + Khả năng giao tiếp + Phẩm chất đạo đức + Tinh thần, thái độ phục vụ ... 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn. 1.3.1.Nhóm nhân tố chủ quan. a. Cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong kinh doanh khách sạn du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất quan trọng, nó quyết định phần lớn đến mức độ thoả mãn của khách trong các khâu hoạt động và nhu cầu thiết yếu. Nó quyết định một phần đến chất lượng, đến lượng khách và thời gian khách lưu lại khách sạn. Để được coi là căn nhà thứ hai của mình thì khách đòi hỏi trang thiết bị cho nhu cầu sinh hoạt bình thường của khách phải đầy đủ, tiện lợi, phù hợp. Ngoài ra hình thức kiến trúc và trang trí nội, ngoại thất là một trong những yếu tố gây sự chú ý của du khách và chính nó tạo ra sự hấp dẫn của khách sạn đối với du khách. Trang thiết bị trong phòng, diện tích phòng phụ thuộc vào số “sao”của khách sạn và giá cả của từng phòng. b. Chất lượng của đội ngũ lao động. Ngoài ra trong kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng thì nhân tố con người được coi là vấn đề hàng đầu. Một nụ cười và lời mời của một nữ nhân viên phục vụ bao giờ cũng chiếm được nhiều cảm tình của khách. Các nhà kinh doanh du lịch trên thế giới đã đưa ra nhận định rằng “70% yếu tố thành bại trong kinh doanh khách sạn là phụ thuộc vào người lao động”. Yếu tố con người chi phối rất mạnh đến chất lượng sản phẩm khách sạn vì các dịch vụ là kết quả cuối cùng của lao động sống. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách nhiều nhất, họ tạo ra mối quan hệ và họ cũng chính là cầu nối cho khách đến các dịch vụ khác trong khách sạn và họ có thể tạo cho khách hàng sự thoải mái yên tâm. Bên cạnh vai trò của đội ngũ lao động trực tiếp thì vai trò của người quản lý điều hành trong khách sạn cũng rất quan trọng. Họ phải là những người có trình độ về quản lý kinh tế, có trình độ nghiệp vụ đặc biệt trong kinh doanh du lịch - khách sạn có kinh nghiệm thực tế và có óc phán xét sáng suốt. Như vậy mới có thể hiểu được tâm lý con người hiểu được nhu cầu du khách, họ cần gì khi tìm đến khách sạn, họ mong muốn được hưởng điều gì và được hưởng trong cảm giác như thế nào, khi mua sản phẩm của mình. Tất cả những cái đó sẽ giúp cho người quản lý có sự quyết định sáng suốt trong việc đưa ra sản phẩm dịch vụ của mình, cách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và cách làm cho khách có được sự hài lòng cao nhất. Từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn, tổ chức tốt công tác đánh giá - phân tích và đưa ra phương hướng kinh doanh với các biện pháp quản lý hữu hiệu nhất. Làm cho hoạt động kinh doanh của mình ổn định vững vàng và ngày càng phát triển. .1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan. a. ảnh hưởng của môi trường chính trị - xã hội : Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bất cứ doanh nghiệp nào trong việc kinh doanh. Doanh nghiệp phải tuân thủ hoàn toàn theo các quy định, các chính sách của Nhà nước, ví dụ như chính sách về thuế, chính sách mặt hàng kinh doanh.... Để việc kinh doanh đạt hiệu quả lâu dài, doanh nghiệp luôn quan tâm về các chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa ra phương án kinh doanh phù hợp và có lợi nhất, đồng thời về sự ổn định của chính trị, về mặt xã hội doanh nghiệp luôn quan tâm đến các tập quán, thói quen và thị hiếu của từng dân tộc, từng nước trong khu vực và thị trường kinh doanh của mình. b. ảnh hưởng của môi trường kinh tế : Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng vô cùng to lớn đến các đơn vị kinh doanh, bao gồm các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp là : Lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sánh tài chính, tiền tệ, tỷ giá hối đoái ... Muốn đảm bảo về tốc độ tăng trưởng trong tình hình khó khăn về vốn đầu tư cũng như khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên Thế giới thì doanh nghiệp phải chủ động trong việc tìm nguồn vốn, tìm cách quay nhanh vòng vốn, đào tạo đội ngũ nhân viên các cấp. Đặc biệt tránh phải việc bị lạm dụng vốn. Sử dụng vốn hiệu quả kém. Phải biết cân nhắc tính toán việc đầu tư vốn trong bất kỳ công việc gì, phải đảm bảo tính hiệu quả tối ưu từng đồng vốn bỏ ra và tranh thủ được cơ hội đầu tư. Như vậy thì việc sử dụng vốn mới đảm bảo có hiệu quả. Cùng với sự ổn định về chính trị của đất nước, thái độ và các chính sách thoả đáng đối với các nhà kinh doanh, doanh nghiệp đã tìm được sự ủng hộ của các đối tác và bạn hàng và hiện nay Công Đoàn đã có vốn kinh doanh 13 tỷ VNĐ. c. Tình hình cạnh tranh : Cạnh tranh là yếu tố hết sức quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào kinh doanh trên thị trường, khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là yếu tố tất yếu. Khi đã có cạnh tranh thì vấn đề xảy ra đó là sự yếu đi về các mặt khác của doanh nghiệp như tài chính, giá bán bị giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ kém đi. Điều đó có lợi chỉ dành cho người tiêu dùng. Trong cơ chế thị trường hiện nay muốn mở rộng được thị phần thì ta phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nhưng phải tuân theo nguyên tắc đó là cạnh tranh “văn minh, lành mạnh và hợp pháp”. Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác trên thị trường Khách sạn Công Đoàn bước vào thời kỳ kinh tế thị trường cũng với sự cạnh tranh khác biệt cả với các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước. Để tồn tại và phát triển Khách sạn Công Đoàn phải luôn luôn nghiên cứu các doanh nghiệp khác về lĩnh vực, phân tích các đối thủ có cùng chung thị trường với mình. - Với tình hình hiện nay để nhằm mục tiêu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Khách sạn Công Đoàn. Giám đốc Khách sạn đã rà soát lại tất cả hoạt động của mình nhằm hoàn thiện hơn trong từng khâu tổ chức, tổ chức hệ thống giao tiếp trong doanh nghiệp ( cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong doanh nghiệp ). Từ đó nghiên cứu kỹ các điểm mạnh của doanh nghiệp để phát huy nâng cao hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp cũng luôn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh để giảm tối đa chi phí không cần thiết, qua các biện pháp đó sẽ nâng cao được sức mạnh trong cạnh tranh. Tuy khách sạn Công Đoàn mới chỉ được xếp hạng 3 sao nên việc cạnh tranh về chất lượng không tránh khỏi tình trạng còn thua kém các khách sạn cao cấp 4 sao, 5 sao. Xong điều thuận lợi và sáng suốt của Ban lãnh đạo khi quyết định đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cơ sở hạ tấng khách sạn ở mức thứ hàng 3 sao là rất phù hợp với nhu cầu thị trường mục tiêu của ban lãnh đạo khách sạn. Khách sạn Công Đoàn trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam với ưu thế và lợi thế trong các quan hệ về Công Đoàn trong nước và quốc tế thì việc thu hút và chiếm tỷ trọng khách lớn là các khách đi theo tổ chức khách có quen biết khách du lịch công vụ, khách công vụ, nghỉ ngơi. Mổt khác với mức dịch vụ cung cấp trong khách sạn ba sao thì việc giá cả, chi phí cho một dịch vụ là rất phù hợp với đa số tầng lớp dân cư phù hợp với thu nhập của khách. Đáp ứng được nhu cầu giá cả phải chăng mà chất lượng dịch vụ phục vụ thoả đáng. Đây là mặt ưu thế trong cạnh tranh của khách sạn. 1.4. ý nghĩa của việc tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú. Có một nguyên lý chung của các nhà kinh doanh khách sạn: thành công đó là lượng khách hàng cũ quay lại khách sạn càng cao thì doanh nghiệp sẽ đảm bảo được doanh thu và sự phát triển trong tương lai và ngược lại. Từ đó các nhà kinh doanh rút ra triết lý trong kinh doanh “giữ được khách quen là đã tiết kiệm được 7 lần các chi phí dành cho quảng cáo,thông tin”. Để thu hút khách lâu dài thì việc nâng cao chất lượng phục vụ là rất cần thiết. + Sự nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ làm tăng chi phí trong khách sạn song ta lại thu hút được khách mới, giữ chân khách cũ, mặc dù giá cao nhưng họ vẫn muốn đến khách sạn và vẫn chấp nhận thanh toán. + Việc nâng cao chất lượng kinh doanh lưu trú sẽ tạo cho khách sạn một danh tiếng, uy tín và tăng thêm sức cạnh tranh với các khách sạn khác. Nâng cao chất lượng lưu trú nghĩa là nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá trang thiết bị,đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và hợp lý hoá cơ cấu tổ chức ... tất cả sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh. + Nâng cao chất lượng kinh doanh lưu trú có nghĩa là đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của khách du lịch giúp cho hoạt động kinh doanh khách sạn nước ta hoà nhập với hệ thống khách sạn trên thế giới. Một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là nâng cao chất lượng kinh doanh các dịch vụ trong khách sạn. Trong đó việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh lưu trú trong khách sạn được quyết định bởi 3 yếu tố: + Nhân viên phục vụ. + Sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. + Cơ sở vật chất kỹ thuật. Nâng cao chất lượng lưu trú là yếu tố quyết đến khối lượng hàng hóa dịch vụ được tiêu thụ. Khác với những ngành kinh doanh khác, kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn có nhiều nét đặc thù riêng bởi sản phẩm không những mang tính vô hình mà còn rất khó lượng hoá một tiêu chuẩn chất lượng nào đó. Vấn đề đặt ra là phải tiết kiệm chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo được yếu tố văn minh lịch sự, tránh những sai sót trong dịch vụ vì những sai sót ấy đã qua đi thì không thể chuộc lại được . Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng, làm tốt mọi dịch vụ ngay từ đầu sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong kinh doanh khách sạn . Chương II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn công đoàn I. Giới thiệu tình hình và đặc điểm chung của khách sạn công đoàn. 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Công Đoàn. Tiền thân của khách sạn du lịch Công Đoàn Việt Nam là Công ty du lịch Công Đoàn Việt Nam được Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ra thông báo số 2830/CTĐN cho phép Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam được thành lập công ty kinh doanh du lịch trực thuộc Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam và để tạo cơ sở vật chất cho công ty có điều kiện kinh doanh ổn định Công ty đã mạnh dạn đề nghị đoàn Chủ Tịch Tổng liên Đoàn lao động giao cho khu đất 14 Trần Bình Trọng với diện tích 10000m2 cho công ty sử dụng làm văn phòng và công trình khách sạn Công Đoàn Việt Nam. Đến cuối năm 2000 công trình xây dựng khách sạn tương đối hoàn thành và đến ngày 17/12/2001 thì khách sạn được chính thức đưa vào hoạt động. Tuy mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng khách sạn Công Đoàn có lợi thế là ban quản lý lãnh đạo giàu kinh nghiệm và có mối quan hệ bạn hàng rất rộng cả trong nước và quốc tế vì vậy đã phát triển là rất thuận lợi. Hiện nay khách sạn có 10 cán bộ chuyển từ công ty sang và một số đồng chí là trưởng phòng phụ trách các bộ phận đồng thời còn tuyển dụng thêm 130 lao động làm việc theo hình thức hợp đồng. Với 80% là cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và còn lại 20% cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp du lịch và lao động phổ thông,.Để cho khách sạn ngày một hoạt động tốt hơn Công ty đang tiến hành đào tạo để nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhân viên đáp ứng nhu cầu của khách sạn . Về cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng của khách sạn .Khách sạn đưa 124 phòng ngủ và 2000m2 văn phòng cho thuê vào hoạt động. Một phòng ăn lớn có thể phục vụ cho khoảng 250 khách cùng ăn bên canh là phòng ăn nhỏ phục vụ cho khoảng 50 khách ngoài ra còn một quầy Bar tiền sảnh và hai phòng họp hội nghị trên tầng 2 và các phòng cung cấp dịch vụ khách khác như phòng Massage, phòng tắm bốn mùa , Bộ phận nhà hàng, bộ phận Massage, bộ phận giặt , sưả chữa… Địa chỉ khách sạn: 14 Trần Bình Trọng - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Điện thoại : 9421776/9420761/9421764. Fax : (84 - 4)9420762 Email : Plan.tic@fpt.vn Bảng biểu thị cơ cấu tổ chức lao động trong khách sạn Bộ phận Số lao động (người) Bàn 23 Bar 2 Buồng 22 Lễ tân 11 Giặt là 7 Bảo vệ 12 Hành chính 6 Làm sạch 7 Lưu niệm 2 Kỹ thuật 7 Kế toán 9 Thị trường 3 Thể thao 2 Tổ chức lao động 4 Tiền lương 3 Tổng 130 Tuy mới hoạt động nhưng nhờ có sự dày dặn kinh nghiệm của ban lãnh đạo ,sự nỗ lực của các cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên trẻ , năng động với trình độ chuyên môn tốt đã góp phần làm cho khách sạn Công Đoàn luôn vững vàng và ngày càng phát triển. 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại khách sạn Công Đoàn . Trên nguyên tắc đáp ứng được nhu cầu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Bộ máy phải linh hoạt đáp ứng mọi nhu cầu tình huống diễn ra trong kinh doanh, phải cân đối công việc mỗi khâu phải có người đảm nhiệm và chụi trách nhiệm khách sạn Công Đoàn Việt Nam là công ty con của công ty du lịch Công Đoàn Việt Nam thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là một doanh nghiệp chịu sự quản lý điều hành chung của ban giám đốc công ty và được chỉ đạo trực tiếp của 10 cán bộ của công ty chuyển xuống. Tuy nhiên xét về mặt cơ cấu tổ chức riêng trong khách sạn thì ta thấy. Khách sạn gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc dưới là các trưởng phòng trưởng bộ phận trưởng tổ và các nhân viên. Cơ cấu bộ máy gồm các phòng và bộ phận sau: Phòng hành chính Bộphận lễ tân và thị trường Phòng tài vụ Bộ phận buồng và giặt là Phòngdịch vụ ăn uống Bộ phận dịch vụ quầy Bar và thể thao Phòng bảo vệ Tổ kỹ thuật và tổ giặt là Các phòng bộ phận đều có các đồng chí trưởng phó phòng hoặc tổ trưởng , tổ phó phụ trách khách sạn thực hiện chế độ lương và phụ cấp bình quân 800000 đ/người tháng với bữa cơm chưa. Thực hiện BHXH, BHYT, cho người lao động và lao động làm việc trong khách sạn ký hợp đồng hoặc thử việc tất cả đều qua văn bản thoả thuận giữa hai bên. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: - Giám đốc khách sạn: Là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn trước pháp luật. Nhìn vào cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Công Đoàn ta thấy có 2 P. Giám đốc. - Phó giám đốc 1 và 2: Quản lý các bộ phận dưới quyền, nắm bắt tình hình kịp thời báo cáo giám đốc và cùng giám đốc xử lý công việc, giúp cho các bộ phận thực hiện theo đúng những mục đích, mục tiêu đã đề ra. - Phòng kế toán : Kiểm tra các hoá đơn xuất, nhập, theo dõi hoạt động tài chính của Khách sạn, hạch toán lãi, lỗ từng tháng. - Phòng nhân sự : Theo dõi tuyển chọn cán bộ nhân viên trong Khách sạn. - Lễ tân : Chịu trách nhiệm đến tất cả các vấn đề liên quan đến việc thuê phòng và đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu của khách từ khi khách đến cho đến khi khách rời Khách sạn. Tổ chức sắp xếp các công việc và cung cấp cho khách các thông tin cần thiết trong thời gian họ ở Khách sạn. - Bảo vệ : Bảo đảm tình hình an ninh trật tự, an ninh hộ khẩu trong Khách sạn 24/24 h. Theo dõi kiểm tra các quy định mà Khách sạn đề ra. - Bộ phận : Nhà hát Karaoke, Massage, giặt là : Phục vụ các yêu cầu của khách hàng ( cả khách lưu trú tại khách sạn và khách ngoài khách sạn ). - Buồng phòng : Thường xuyên theo dõi tình hình buồng phòng của khách sạn như các trang thiết bị và vệ sinh trong phòng. - Bộ phận làm vệ sinh khách sạn : Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong khách sạn như các trang thiết bị và vệ sinh trong phòng. - Bộ phận sửa chữa : Theo dõi sửa chữa và thay thế kịp thời các trang thiết bị hư hỏng để đảm bảo mọi thứ hoạt động trong tình trạng tốt nhất. - Thủ quỹ + Nhà kho : Cất giữ hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu của khách, xuất nhập theo yêu cầu kinh doanh. Từ các nguyên lý quản trị trên thì Giám đốc khách sạn sẽ quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của khách sạn qua các Phó giám đốc. Trong quá trình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn từ năm 1993 đến nay khách sạn Công Đoàn đã thiết lập được nhiều mối qua hệ thân thiết với các bạn hàng, với các Công ty Du lịch lữ hành và các Công ty du lịch khách sạn khác trên địa bàn Hà Nội cũng như một số tỉnh, thành phố lân cận. Nhờ vậy khách sạn đã có mối quan hệ làm ăn trong việc đón nhận khách, phục vụ khách (đặc biệt là khách quốc tế từ các Công ty Du lịch). Để đảm bảo thực hiện các chức năng của mình, khách sạn phải thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như sau : - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về kinh doanh dịch vụ, du lịch, các dịch vụ có liên quan đến du lịch trong và ngoài nước....theo đúng pháp luật của nhà nước và hướng dẫn của Tổng cục Du lịch, đồng thời hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển theo kế hoạch và mục tiêu của khách sạn . - Tổ chức nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất lao động, áp dụng những kỹ năng giao tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ bàn phù hợp có yêu cầu đòi hỏi của khách hàng và đáp ứng đủ nhu cầu của thông tin. - Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước . - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng nguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. - Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân viên trong khách sạn có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ của khách sạn . - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Về tiền lương, khách sạn trả theo thời gian nghĩa là tiền lương sẽ thanh toán cho nhân viên căn cứ vào mức lương và thời gian công tác thực tế. Tổng quỹ lương là các khoản tiền lương và phụ cấp có tính chất lượng được nhà nước quy định mà doanh nghiệp phải trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Tổng quỹ lương = Tổng số lương của doanh nghiệp + các khoản thưởng khác Công thức tính: Tổng quỹ lương Tiền lương bình quân (1 người/ tháng) = Tổng số lao động 12 tháng bình quân II. Đánh giá tình hình kinh doanh của khách sạn . Công Đoàn từ khi hoạt động đến nay (tháng 7 năm 2001 đến nay). Đến hết ngày 31/12/2001 doanh thu khách sạn là 6761000000 đồng với tổng số lượt khách đã đón được là 18589 lượt khách nghỉ tại khách sạn với khoảng 13361 lượt khách Việt Nam còn 5228 lượt khách người nước ngoài . Công suất sử dụng phòng đạt 70%/ tháng, diện tích văn phòng cho thuê được sử dụng với công suất 100% trong thời hạn hợp đồng từ 3-5 năm Doanh thu phòng ngủ và văn phòng cho thuê đạt 2913000000 đồng Dịch vụ ăn uống khách sạn đã tổ chức trọn gói cho khách hàng nghỉ tại khách sạn và kết hợp phục vụ nhiều hội nghị đám cưới Doanh thu tới ngày 31/12/2001 đạt 2.970000000 đồng Các dịch vụ khác như dịch vụ bể bơi, sân tennis, cho thuê phòng hội thảo, phòng họp…có doanh thu đạt 868000000 đồng. Trong 4 tháng đầu năm 2002 doanh thu các bộ phận cũng tương đối ổn định và có phần tăng thêm so với 5 tháng cuối năm 2001 Tổng doanh thu đạt khoảng 5.968000000 đồng trong đó doanh thu phòng ngủ và văn phòng cho thuê đạt khoảng 2898000000 đồng. Doanh thu ăn uống đạt khoảng 2569000000 đồng. Doanh thu từ các hoạt động khác khoảng 501000000 đồng Theo kết quả cuối năm 2001 Công ty đã trả ngân hàng 23 tỷ đồng ( 2 tỷ tiền gốc và 3000000000 đồng tiền lãi ) Đầu tư thanh toán xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản khoảng 1242000000 đồng trong đó đầu tư xây dựng cơ bản là 683162000 đồng, mua săm trong thiết bị là 558503000 đồng. Như vậy cho thấy, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và thuê văn phòng chiếm tỷ trọng lớn khoảng 43.09 %, trong 5 tháng cuối năm 2001 và khoảng 48,56 % trong 4 tháng đầu năm 2002 đây là một kết quả rất khả quan 2.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn. Đến nay khách sạn Công Đoàn đã luôn đứng vững trong cơ chế thị trường năng động và sáng tạo. Có được điều này là nhờ vào công tác hoạch định đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với thực lực của khách sạn trước thử thách của cơ chế thị trường. Thêm vào đó là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong khách sạn luôn đáp ứng tốt các dịch vụ phục vụ khách hàng. Nhờ vậy mà chất lượng dịch vụ của khách sạn không ngừng được nâng cao, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khách sạn đã luôn nộp đủ ngân sách nhà nước đúng thời hạn. Có được kết quả đó cũng là nhờ khách sạn đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan ban ngành có liên quan. Nhìn chung tình hình kinh doanh của khách sạn Công Đoàn hai năm qua đạt được sự tăng trưởng tuy không cao nhưng khách sạn vẫn giữ được sự ổn định trong kinh doanh mặc dù thị trường kinh doanh có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa khách sạn Công Đoàn cần phải hoàn thiện hơn nữa bộ máy tổ chức của khách sạn. Vấn đề này rất cấp thiết trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay đối với thực trạng kinh doanh của khách sạn. 2.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú ở khách sạn Công Đoàn và kết quả kinh doanh của bộ phận lưu trú. 2.2.1. Cơ cấu về đội ngũ lao động. Cùng với bộ phận đón tiếp, bộ phận buồng cũng là khâu then chốt trong hoạt động của khách sạn. Lao động nữ chiếm phần lớn bởi công việc ở đây đòi hỏi đức tính chăm chỉ, cẩn thận, lặp lại ngày này qua ngày khác phù hợp với nữ hơn. Họ làm việc theo giờ hành chính, độ tuổi trung bình của họ là 37, đây là độ tuổi tương đối cao nhưng họ lại dày dạn kinh nghiệm và có kỹ thuật làm buồng. Trong tương lai độ tuổi trung bình ở bộ phận này sẽ giảm xuống cho phù hợp với chức năng kinh doanh dịch vụ của khách sạn, vì lớp trẻ thì năng động, linh hoạt và dẻo dai hơn sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nhân viên bộ phận buồng cũng là những người tiếp xúc thường xuyên với khách, họ góp phần rất lớn trong việc đem lại sự thoải mái, hài lòng cho khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn. Khách sạn Công Đoàn là một trong những khách sạn có quy mô lớn với tổng số phòng ngủ đưa vào sử dụng là 124 phòng 10 phòng làm văn phòng cho thuê. Trong đó số nhân viên phục vụ phòng là 22 người với 100% tổ buồng được đào tạo qua trường nghiệp vụ du lịch và các khoá đào tạo ngắn ngày. Yêu cầu về trình độ học vấn và ngoại ngữ đối với nhân viên buồng không cao vì họ ít giao tiếp vơí khách nhưng cũng cần thiết mỗi khi xin phép dọn vệ sinh buồng, phòng và để chào hỏi khách hàng ngày. Mặt cần thiết hơn cả đối với nhân viên nhà phòng là sự thành thạo kỹ thuật buồng, đảm bảo tốt vệ sinh trong phòng cũng như các vật dụng trong phòng của khách. Trình độ chuyên môn của nhân viên nhà phòng tại khách sạn Công Đoàn đạt chất lượng cao ( 82% lao động bậc 4 - 6). Về bố trí lao động ở các bộ phận khách sạn rất hợp lý, phù hợp với đặc tính kinh doanh của từng bộ phận trong khách sạn. Ta có bảng sau: Loại phòng Giá USD 1 200 USD 2 225 USD 3 250 USD 4 275 USD 5 300 USD 2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lưu trú tại khách sạn Công Đoàn. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nghành KS - DL cũng như trong doanh nghiệp KS - DL đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất và phục vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch . Đó là toàn bộ những điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật của doanh nghiệp để sản xuất, lưu thông tổ chức tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ, nhằm dáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách Phòng nghỉ là nơi khách lưu trú trong một thời gian nhất định nên phải đáp ứng được yêu nghỉ ngơi làm việc cho thật tiện nghi và thoải mái cho khách như đang ở nhà mình. Nắm bắt được nhu cầu của khách, khách sạn cũng đã ngày càng nâng cao chất lượng phòng nghỉ cho khách. Khách sạn Công Đoàn với tổng số 124 phòng, với diện tích 36 m2 mỗi phòng và được chia thành 5 loại hạng phòng giúp cho khách được dễ dàng chọn lựa khi đến lưu trú tại khách sạn . Các trang thiết bị trong mỗi phòng gồm : - Đồ gỗ : Giường, bàn đầu giường, giá để hành lý, tủ đựng áo quần, bàn làm việc, bộ bàn ghế sofa, giá đựng vô tuyến. - Đồ vải : Đệm mút, ga gối, chăn len, riđô che cửa 2 lớp, thảm trải sàn. - Đồ điện : Điện thoại, đèn điện giường, đèn làm việc, đèn phòng, máy điều hoà, thiết bị báo cháy, tivi màu, tủ lạnh mini. - Đồ sành sứ, thuỷ tinh : Bộ ấm chén uống trà, phích nước, cốc ly, bình nước lọc. - Các loại khác : Mắc treo áo quần, dép giấy viết thư, bản hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, tập giấy quảng cáo dịch vụ. - Trang thiết bị trong phòng vệ sinh : Vòi tắm hoa sen, bồn tắm, xí bệt, hệ thống nóng lạnh, khăn tắm, khăn mặt, kem đánh răng, dao cạo râu, gương, xà phòng. Nhìn chung trang thiết bị, tiện nghi trong các phòng ngủ tại khách sạn Công Đoàn là phù hợp đủ tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu mà khách sạn đã lựa chọn. Về thẩm mỹ, nói chung việc bài trí sắp xếp các trang thiết bị, tiện nghi trong phòng rất ngăn nắp, gọn gàng đảm bảo thuận tiện cho khách sử dụng và nhân viên nhà phòng khi làm vệ sinh, dọn dẹp. Các màu sắc trong phòng được thiết kế tương đối hài hoà tạo cảm giác ấm cúng. Nói tóm lại, với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lưu trú tại khách sạn Công Đoàn như hiện nay, khách sạn đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và thiết yếu của khách nhưng chất lượng chưa cao đặc biệt là các hạng phòng 3, 4, 5. Chính vì vậy đòi hỏi khách sạn phải từng bước cải tạo, đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, nhằm sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí nhiên liệu góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách. Qua bằng chứng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn ta thấy doanh thu lưu trú quí I năm 2002 so với năm 2001 tăng 14% tương đương với số tiền là 23.773.152đ . Bảng kết quả kinh doanh sau quý I năm 2002 Doanh thu từ ăn uống 1.276.000.000 Doanh thu từ dịch vụ buồng ngủ 1.259.000.000 Doanh thu từ dịch vụ khác 624.000.000 Doanh thu từ cho thuê văn phòng 600.000.000 Tổng doanh thu 3.759.000.000 Ta có bảng phân tích: Doanh thu theo các dịch vụ Năm 2001 Quý I năm 2002 Doanh thu ăn uống 2.970.000.000 1.276.000.000 Doanh thu buồng ngủ 2.113.000.000 1.259.000.000 Doanh thu cho thuê văn phòng 800.000.000 600.000.000 Doanh thu dịch vụ khác 868.000.000 624.000.000 Tổng doanh thu 6.761.000.000 3.759.000.000 Tỷ trọng của các bộ phận trong 2 kỳ tổng kết Năm Bộ phận Năm 2001 Quý I năm 2002 Ăn uống 43,92% 33,94% Buồng ngủ 31.25% 33,49% Cho thuê văn phòng 11.87% 15,96% Dịch vụ khác 12.81% 16,61% Qua số liệu và bảng phân tích trên ta có thể thấy rằng dịch vụ lưu trú của khách sạn Công Đoàn đang có kết quả tốt và tỷ trọng ngày một tăng. Trong 5 tháng cuối năm 2001 tỷ trọng của doanh thu lưu trú/ tổng doanh thu khách sạn là: 31,25% nhưng đến hết quý I năm 2002 tỷ trọng này đã tăng lên thành 33,49% điều này cho thấy kinh doanh lưu trú ở khách sạn Công Đoàn đang gây được uy tín và triển vọng với khách du lịch, đã gây được sự chú ý đối với thị trường khách và sự yêu mến tin tưởng từ phía khách hangf. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2002 Tổng doanh thu 3.759.000.000 đ Doanh thu từ ăn uống 1.276.000.000đ Doanh thu từ buồng 1.259.000.000đ Doanh thu từ cho thuê văn phòng 600.000.000đ Doanh thu từ dịch vụ khác 624.000.000đ Tổng chi phí chi phí lao động 1.549.690đ Lương 496.984.000đ BHYT - BHXH KPCĐ 84.437.000đ Thưởng 42.938.000đ Chi phí hoạt động 923.678.000đ Điện 418.358.000đ Nước 87.647.000đ Điện thoại 98.837.000đ Khấu hao bán hàng 8.938.000đ Hành chính 90.102.000đ Chi phí nguyên vật liệu 1.153.759.000đ Khấu hao TSCĐ 538.937.000đ Phí ngân hàng 458.698.000đ Thuê tài sản 156.124.000đ Tổng chi phí 2.474.521.000đ Lợi nhuận trước thuế 1.284.479.000đ Thuế TNDN 32% 411.033.280đ Lợi nhuận sau thuế 409.748.801đ Lương bình quân/ người 800.000đ/tháng Thưởng bình quân/ người 700.000đ/tháng Thu nhập bình quân / người 1.500.000đ/tháng 2.3.3. Đánh giá chất lượng kinh doanh lưu trú tại khách sạn Công Đoàn. Qua cuộc thăm dò, đánh giá chất lượng lưu trú tại khách sạn Công Đoàn để xem mức độ thoả mãn của khách. Biểu 2 : Kết quả thăm dò, đánh giá chất lượng lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Mức đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Kém Xjk Chỉ tiêu Số.ng % Số.ng % Số.ng % Số.ng % Sự tiện nghi 10 11,1 50 55,5 22 25 13 8,4 3,69 Sự sạch sẽ 13 14 45 50 27 30,5 5 5,5 3,72 Sự chu đáo 5 5,5 40 41,4 39 43,3 6 6,6 3,49 Quan hệ với khách 8 8,5 45 50 33 37,2 4 4,3 3,62 Cảm giác chung 13 13,8 60 66,8 15 17,2 4 2,2 3,92 Xk 3,68 Với mẫu phiếu điều tra của mình, khách sạn Công Đoàn đã phát cho khách đang lưu trú trong khách sạn (vào ngày 15-12-2000) 100 phiếu, khách sạn thu về được 90 phiếu, sau khi đã xử lý số liệu như ở biểu 2. Khách sạn lấy mức thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 cho sự cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng trong dịch vụ lưu trú. Có 3 mức cảm nhận chất lượng dịch vụ: + Thoả mãn sự trong đợi ở mức điểm 3 Ê Xjk < 4 + Vượt sự trong đợi ở mức điểm Xjk ³ 4 + Dưới mức trong đợi ở mức điểm Xjk Ê 3 Qua biểu kết quả thu được về đánh giá của khách hàng về chất lượng lưu trú tại khách sạn Công Đoàn ta thấy: giá trị trung bình tất cả các chỉ tiêu trong kinh doanh lưu trú tại khách sạn Công Đoàn đạt mức điểm 3,68 trên thang điểm 5, đây là mức điểm được đánh giá đáp ứng mức trong đợi của khách hàng. Sự tiện nghi được đánh giá ở mức điểm 3,69 đáp ứng mức trong đợi trong đó có 11,1% khách hàng cho rằng tiện nghi là rất tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn 8,3 khách hàng cho rằng sự tiện nghi là chưa tốt mà sự biểu hiện cụ thể của nó là sự đồng bộ hiện đại. Đây chính là vấn đề mà khách sạn quan tâm và đang từng bước hoàn thiện bởi cơ sở vật chất tốt là điều kiện để đánh giá và xếp hạng sao của khách sạn. Sự sạch sẽ được đánh giá ở mức 3,72 đáp ứng mức trong đợi của khách hàng. Sự chu đáo và quan hệ với khách được đánh giá ở mức 3,49 và 3,62, đây chính là thực trạng chung của ngành khách sạn Việt Nam. Các nhân viên mặc dù rất thân thiện với khách nhưng họ chưa biết khai thác hết các nhu cầu của khách, chưa nắm bắt kịp thời tâm lý của khách do trình độ giao tiếp và ngoại ngữ chưa cao nên đôi khi gây phiền cho khách. Sự chu đáo và quan hệ với khách tạo nên nét văn hoá riêng của mỗi khách sạn. Đây là yếu tố lôi cuốn khách hàng và để lại ấn tượng sâu sắc nhất bởi sau khi tiêu dùng xong các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn, khách hàng không chỉ nhớ đến chất lượng các dịch vụ sản phẩm tốt đã được sử dụng mà còn nhớ đến sự hỏi han quan tâm chu đáo, nhiệt tình trong phục vụ của cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Từ đó có thể khách hàng nhớ đến khách sạn và hứa hẹn sẽ quay trở lại lần sau nếu có dịp. Chỉ tiêu cảm giác chung, đây là một chỉ tiêu quan trọng tổng hợp đánh giá mức độ thoả mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ - đạt 3,92, là chỉ tiêu có số điểm cao nhất đáp ứng mức trong đợi tối đa của khách. Có thể nói chất lượng lưu trú đã đáp ứng được nhu cầu của khách, song nó vẫn chưa tạo được ấn tượng với khách. Mặt khác, nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi và càng cao nên tổ buồng nói riêng và khách sạn Công Đoàn nói chung cần luôn luôn nghiên cứu tìm hiểu khách hàng và các yếu tố tác động đến kinh doanh lưu trú để nâng cao hơn nữa chất lượng kinh doanh lưu trú và để có thể được khách hàng đánh giá vượt mức trong đợi của khách hàng. Tóm lại việc nghiên cứu đánh giá chất lượng kinh doanh lưu trú chưa được tốt lắm do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Mặc dù có những tồn tại như vậy nhưng ban lãnh đạo của khách sạn Công Đoàn đã luôn cố gắng nghiên cứu khắc phục nhằm đưa khách sạn ngày càng tiến bộ đi lên. Chương III Một số đề xuất nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn công đoàn Ngành Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp. Phát triễn ngành du lịch có tác động góp phần tích cực thúc đẫy sự đổi mới và phát triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu Văn hoá-Xã hội giữa các vùng trong nước, giao lưu nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Tổ chức tốt hơn hoạt động kinh doanh lưu trú là việc làm cần thiết để thu hút khách hàng, giúp khách sạn tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường và nó cũng là xu thế phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú, khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du lịch. Dựa vào những khảo sát thực tế về chất lượng lưu trú tại khách sạn Công Đoàn và những lý luận khoa học về chất lượng lưu trú, em xin đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Công Đoàn, góp phần xây dựng khách sạn ngày càng vững mạnh, trở thành địa điểm tin cậy đối với khách hàng. 3.1.Vài nét về tình hình kinh doanh khách sạn hiện nay. Ngày nay, du lịch đang trên đà phát triển và ngày càng được sự quan tâm của nhà nước và các cấp, các ngành. Hà Nội- đầu mối giao lưu chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, du lịch của cả nước…. Vì vậy, tiềm năng du lịch là rất lớn, nếu như năm 1994 du lịch phát triển dẫn đến tình trạng thiếu phòng khách sạn cho thuê thì đến năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, lượng khách du lịch giảm xuống, mà trong thời gian này nhiều khách sạn mới mọc lên, đặc biệt ở Hà Nội : khách sạn liên doanh, quốc doanh, tư nhân… lần lượt ra đời. Việt Nam tuy không trực tiếp chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nó. Hàng loạt khách sạn phải giảm giá cho thuê phòng nhằm thu hút khách hàng. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của ngành khách sạn Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam á nói chung. Bước vào năm 1999, cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã chững lại và ổn định, lượng khách vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có tăng hơn so với năm 1998. Đặc biệt ngày 20/2/1999 Nhà nước đã ban hành “ Pháp lệnh Du lịch ”. Đây là văn bản pháp lý cao nhất của ngành, tạo hành lang pháp lý để phát triển Du lịch. Ngành Du lịch Việt Nam là một ngành còn non trẻ, đi sau hành mấy thập kỷ so với các nước trên thế giới. Ngày nay, khi đời sống con người đã được cải thiện, nhu cầu vật chất đã được nâng cao thì bên cạnh đó các nhu cầu về tinh thần vui chơi, giải trí được đông đảo quần chúng quan tâm. Đáp ứng các nhu cầu đó, các dịch vụ lần lượt ra đời nhằm thỏa mãn sự trông đợi của khách hàng. Nhưng bên cạnh các loại hình dịch vụ đó khách hàng cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng của dịch vụ, họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua các loại dịch vụ với giá cao nhưng chưa biết chắc rằng nó sẽ làm cho họ hài lòng. Kinh doanh khách sạn là kinh doanh các loại hình dịch vụ và trong đó dịch vụ lưu trú là dịch vụ cơ bản. Khi các mối quan hệ giao lưu ngày một phát triển trên toàn thế giới cũng như trong khu vực thì nhu cầu đi du lịch, làm ăn không ngừng tăng lên. Con người có thể từ các vùng miền khác nhau đến cùng một điểm nào đó để có thể nghỉ ngơi hay để bàn chuyện công việc….Khi đó họ cần một nơi để lưu trú, họ muốn có một nơi nghỉ ngơi thoải mái ấm cúng như ở nhà mình, do đó để đáp ứng nhu cầu chung của khách hàng thì các doanh nghiệp khách sạn du lịch cần có đầu tư đúng hướng vào kinh doanh lưu trú “ Cơ sở vật chất, đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng đội ngũ lao động…”. Vì nếu khách quyết định lưu trú tại khách sạn thì sẽ kéo theo việc tiêu dùng các dịch vụ khác trong khách sạn. Thật vậy, nhu cầu lưu trú và ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người dù ở bất kỳ nơi đâu. 3.2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và của kinh doanh lưu trú nói riêng tại khách sạn Công Đoàn những năm tới: Khách sạn Công Đoàn Việt Nam tuy mới được xây dựng và đưa sử dụng chưa đầy một năm. Từ tháng 7 năm 2001 đến nay mới chỉ qua hai đợt tổng kết vào cuối năm 2001 (31/12/2001) và cuối quý I năm 2002. Tuy nhiên dựa trên kết quả báo cáo tổng kết ta có thể thấy khách sạn đang hoạt động có hiệu quả và đang trên đà phát triển. Tuy gặp phải một số khó khăn do mới bước vào lĩnh vực kinh doanh này nên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Nhưng nhờ có sự sáng suốt và mối quan hệ bạn bè rộng của ban lãnh đạo cộng với đội ngũ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ có nhiệt huyết với nghề kết hợp với trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối cao luôn tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách hàng vì vậy ngay từ những bước đi đầu khách sạn đã gây được sự tin yêu, tín nhiệm từ phía khách hàng tạo nên uy tín cạnh tranh cao trên thị trường khách sạn Hà Nội nói riêng và thị trường trong nước nói chung. Mục tiêu của khách sạn Công Đoàn trong năm 2002 là tiếp tục duy trì và phát triển chất lượng dịch vụ khách sạn trên 3 sao. Nắm vững và khai thác để những điều kiện thuận lợi sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phấn đầu đạt mức tăng trưởng doanh thu từ 8 đến 10% so với năm 2001. Tiếp tục tập trung đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thoả mãn hơn nữa nhu cầu khách hàng. Năm 2002 là năm thứ hai khách sạn đi vào hoạt động, trải qua 5 tháng hoạt động cuối năm 2001 tuy gặp nhiều khó khăn khi bước vào lĩnh vực kinh doanh mới, nhiều việc còn bỡ ngỡ chưa có kinh nghiệm nhưng với kết quả thu được sau 5 tháng hoạt động tốt, mở ra cho khách sạn một triển vọng phát triển trong những năm tới chính vì vậy mà trong buổi tổng kết cuối năm 31/12/2001 ban lãnh đạo khách sạn đã đưa ra phương hướng phát triển của khách sạn trong năm 2002 là phấn đầu tạo ra và cung cấp sản phẩm dịch vụ lưu trú với chất lượng cao, các dịch vụ khác cũng phải thoả mãn được nhu cầu của khách, tạo cho khách có được sự thoả mãn cao nhất tối đa nhất để nâng cao uy tín và vị thế khách sạn trên thị trường cạnh tranh. Với hướng đi đề ra toàn khách sạn đã đồng lòng quyết tâm làm việc hết mình và qua ba tháng đầu năm 2002 kết quả thu được đã phần nào minh chứng cho điều đó, đem lại niềm vui cho mỗi công nhân viên trong khách sạn, sự phấn khởi tự tin của ban lãnh đạo tăng thêm quyết tâm hơn nữa trên hướng đi đã định. Trong năm 2002, khách sạn phấn đấu đạt công suất từ 80% tăng 90% so với năm trước. Đây là mục tiêu có tính khả thi và hứa hẹn một kết quả tốt có thể làm cho doanh thu từ dịch vụ lưu trú năm 2002 tăng 10% so với năm 2002. 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Công Đoàn. Muốn tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú trước hết khách sạn cần quan tâm đến công tác quản lý chất lượng lưu trú để có thể đánh giá chính xác mức độ thoả mãn dịch vụ lưu trú của khách sạn như thế nào ? Từ đó mới đưa ra các phương hướng nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn mình. Tiếp theo, khách sạn phải quan tâm đến chính sách sản phẩm với quan điểm nâng cao chất lượng, toàn diện, đồng bộ và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ. Điều này đòi hỏi khách sạn phải xác định một phương hướng chung đó là tăng cường công tác quản lý chất lượng, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động với việc tu sửa nâng cấp, vật chất kỹ thuật, hoàn thiện các dịch vụ bổ sung. Đồng thời tập trung mở rộng đổi mới công tác thị trường, sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đơn vị, phát huy nội lực… tạo các yếu tố hấp dẫn đễ thu hút khách du lịch nội địa và tăng tỷ trọng khách quốc tế. Đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo an toàn và an ninh trật tự trong khách sạn, nâng cao trình độ quản lý. Đảm bảo ổn định nội bộ, kinh doanh có hiệu quả, năng suất chất lượng cao đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn khách sạn. 3.3.1. Giải pháp vĩ mô. Du lịch phản ánh trình độ phát triển văn minh xã hội do đó ngành du lịch phải giữ vững định hướng phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay vì ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tăng thu nhập kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch bền vững theo hướng mở cửa tạo ra môi trường thuận tiện cho bạn bè quốc tế đầu tư, hợp tác vào nước ta. Các giải pháp cụ thể là : + Cần hoàn thiện các chính sách, văn bản quản lý của nhà nước để giúp các doanh nghiệp khách sạn du lịch hoạt động theo các qui định của nhà nước. + Bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch cần xây dựng và hoàn thiện các tuyến điểm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, nhưng xây dựng và phát triển vẫn phải giữ được nét đặc thù độc đáo, hấp dẫn mang bản sắc văn hoá dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong sự phát triển chung của toàn nhân loại về các lĩnh vực khoa học, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội…, chúng ta phải biết giao lưu, hoà nhập vào sự phát triển chung của toàn thế giới, nhưng hoà nhập mà không hoà tan, nhập mà không mất đi bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là trong lĩnh vực văn hoá du lịch. Chúng ta học tập họ những cái hay cái tốt đồng thời phải biết phát huy cái mạnh, cái vốn có của mình. + Đối với kinh doanh khách sạn, chất lượng lưu trú là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá trình độ dịch vụ. Nhu cầu của con người là luôn hướng tới mọi cái mới lạ, đỉnh cao của nhu cầu là sự hài lòng thoả mãn mà mục đích của các nhà kinh doanh là lợi nhuận nên họ càng phải quan tâm đến việc thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Càng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, càng thu hút được nhiều khách, càng làm cho khách hàng sử dụng nhiều các dịch vụ hơn và tất nhiên doanh thu sẽ tăng lên. Do vậy, để kinh doanh đạt hiệu quả thì ngoài cơ sở vật chất, các loại hình đa dạng và phong phú cần phải quan tâm đầu tư thích đáng để đào tạo đội ngủ cán bộ, nhân viên chuyên môn vững vàng và có nghệ thuật giao tiếp với khách hàng. Nhà nước kết hợp với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch để đào tạo nhân viên trong ngành sao cho thích hợp, mở thêm các trường nghiệp vụ du lịch bởi trong thực tế hiện nay phần lớn số lao động làm trong nghề là không qua trường lớp đào tạo chính quy mà chỉ được đào tạo theo các khoá học ngắn ngày sau khi đã làm việc. + Bên cạnh đó nhà nước cũng phải có chính sách quản lý chặt chẽ về giá cả tránh tình trạng các doanh nghiệp tự hạ giá cạnh tranh là cho môi trường kinh doanh kém lành mạnh. Nếu nhà nước quản lý chặt chẽ về giá cả thì sẽ tạo điều kiện cho ngành kinh doanh khách sạn du lịch ngày càng phát triển. 3.3.2. Giải pháp vi mô. Để thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra, khách sạn Công Đoàn cần thực hiện tốt các biện pháp cụ thể sau: 3.3.2.1. Tăng cường sử dụng và nâng cấp cơ sở vật chất kỷ thuật: Tập trung khai thác tối đa cơ sở vật chất, các công trình đầu tư trong đơn vị như: máy phát điện, trạm nước, hội trường, phòng ngủ tiện nghi, nhà ăn phục vụ khách quốc tế và khách có nhu cầu cao ... bởi tất cả các cơ sở vật chất đó sẽ hứa hẹn cho khách hàng một dịch vụ tốt, sẽ tạo sự ấn tượng và sự quan tâm của khách tới khách sạn và khách có thể quyết định tiêu dùng các dịch vụ khi có điều kiện. Hiện nay khách sạn Công Đoàn có 56 phòng nghỉ, đây là một khách sạn có quy mô vừa, nhưng do hoạt động đã gần mười năm nay, nên cơ sở vật chất đang bị xuống cấp. Do đó khách sạn Công Đoàn cần nâng cấp một số thiết bị trong phòng nghỉ như: điều hoà, ti vi ... và bố trí trang thiết bị sao cho đồng bộ, hài hoà và đáp ứng được tiêu chuẩn. Ngoài ra cần thiết kế và bố trí hợp lý các bồn hoa, cây cảnh để tạo không gian xanh, tạo cảm giác không khí trong lành, thư giản cho khách trong khi nghỉ ngơi. 3.3.2.2. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động. Để ngày một nâng cao hơn chất lượng kinh doanh lưu trú tại khách sạn Công Đoàn thì song song với việc nâng cao cơ sở vật chất hệ thống dịch vụ là việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, trình độ nghiệp vụ, tính trung thực, đồng thời có tính ổn định, kiên trì trong công việc. Về khả năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách, khách sạn nên tổ chức những buổi ngoại khoá đặc biệt, giới thiệu những tình huống cụ thể cách ứng xử, để nhân viên có điều kiện trực tiếp học hỏi. Những người còn trẻ mới vào nghề kinh nghiệm còn ít có thể vừa học vừa làm và phải được người có kinh nghiệm tận tâm chỉ bảo để thành thạo về nghiệp vụ và khéo léo trong các dịch vụ giao tiếp với khách. Ngược lại, những người còn trẻ thường nhanh nhẹn, linh hoạt, có lòng nhiệt tình sẽ kết hợp với những người có tuổi đời cao nhưng có kinh nghiệm làm việc tốt. Điều quan trọng là phải tạo ra bầu không khí tích cực để họ công tác với nhau, hoàn thành công việc được giao. Ngoài ra các chính sách tuyển dụng và theo định kỳ cũng phải có chính sách đãi ngộ hợp lý, các hình thức khuyến khích vật chất có tác dụng thúc đẩy tinh thần hăng say làm việc, kích thích khả năng sáng tạo của người lao động, tạo cho họ sự yên tâm công tác. Việc thực hiện các hình thức khen thưởng và kỷ luật hợp lý, có tác dụng duy trì và ngày càng nâng cao chất lượng kinh doanh, kích thích sự phát huy sáng tạo của nhân viên làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao hoạt động kinh doanh trong khách sạn nói chung và kinh doanh lưu trú nói riêng và họ sẽ tự giác thực hiện. ở khâu tuyển chọn, cần phải tuyển chọn những người có khả năng, phù hợp với tính chất công việc, phải đáp ứng tiêu chuẩn tuyển dụng đối với các bộ phận như sau: * Bộ phận lễ tân: Phải chọn những người có độ tuổi từ 22 á 27 để đảm bảo sự nhanh nhẹn, hoạt bát đồng thời cũng có sự khôn ngoan chín chắn nhất định, ngoại hình đẹp có trình độ đại học, ngoại ngữ, có trình độ giao tiếp, có trình độ nghiệp vụ cao, có khả năng nắm bắt tâm lý tốt, có tính cỡi mỡ dễ gần ... * Bộ phận buồng: Phải chọn những người có sức khoẻ, có trình độ nghiệp vụ, tính tình thật thà trung thực, đồng thời có tính ổn định, kiên trì trong công việc. Để đảm bảo tuyển đúng người, đúng nghề thì nhất thiết khi tuyển chọn nhân viên phải có người trực tiếp chịu trách nhiệm tại bộ phận kiểm tra, phỏng vấn. Sau khi tiến hành tuyển dụng xong thì khách sạn phải có chương trình đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ lao động trong toàn khách sạn, từ cán bộ quản lý đến nhân viên các bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách. Chẳng hạn khách sạn có thể tổ chức các lớp học về nghệ thuật giao tiếp và nghiệp vụ cho nhân viên ... về trình độ ngoại ngữ thì cả giám đốc khách sạn cho đến các nhân viên của từng bộ phận đều nên tham gia các lớp ngoại ngữ để cũng cố thêm về trình độ ngoại ngữ của mình. 3.3.2.3. Vấn đề tổ chức và quản lý: Khi nhân viên đã được tuyển dụng vào làm việc cho khách sạn, nhà quản trị các cấp phải có trách nhiệm giới thiệu họ với các đồng nghiệp, giới thiệu họ về các cơ sở, đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, các chính sách nội quy, các yếu tố về điều kiện làm việc, thời gian ngày nghỉ và các chế độ khen thưởng kỷ luật trong khách sạn ... Nhà quản trị cấp cơ sở phải bố trí nhân viên như thế nào để họ có thể làm việc tốt nhất, đúng khả năng của họ và phù hợp với thực trạng của khách sạn, đảm bảo phân công lao động đúng ngành, nghề, trong quá trình bố trí công việc cho nhân viên phải khách quan, tế nhị tránh gây mất đoàn kết trong tập thể. Phân công trách nhiệm cho từng lao động đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả. Mô hình quản lý là tập hợp các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, là hình thức phân bổ các hoạt động quản lý theo các cấp khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản lý lao động tại các bộ phận đạt mục tiêu của khách sạn. Mô hình quản lý tối ưu là mô hình đảm bảo các yêu cầu sau: - Số lượng các cấp quản lý lao động phải phù hợp với quy mô của khách sạn là mối quan hệ của các cấp quản lý phải dễ dàng, không phức tạp. - Mô hình tổ chức quản lý lao động gọn nhẹ đơn giản, phản ứng nhanh nhẹn với các tình huống. - Tính chính xác của thông tin tại các bộ phận, các thông tin phải đầy đủ, nhưng không được chồng chéo lên nhau tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra. Hiện nay trong các khách sạn, mô hình tổ chức lao động trực tuyến – chức năng được áp dụng nhiều nhất. Trong cơ cấu tổ chức này, người lãnh đạo được sự giúp đỡ của các bộ phận chức năng để chuẩn bị ra các quyết định hướng dẫn và kiểm tra. Người lãnh đạo chịu trách nhiệm mọi mặt về công việc và hoàn toàn có quyền quyết địng trong phạm vi khách sạn. Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến quy định từ thấp đến cao. Người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa hành tại các bộ phận sản xuất mà chỉ ra lệnh đối với những người quản lý cấp dưới tại các bộ phận để giải quyết việc tổ chức quản lý. Kết luận Trong nền kinh tế hiện nay việc doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù trên bất kỳ phương diện nào dưới loại hình nào đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và sẽ càng gay gắt khi sản phẩm đó được chấp nhận trên thị trường. Trong kinh doanh khách sạn nói riêng thì việc tạo được uy tín lôi kéo khách hàng mới và dữ khách hàng cũ là điều quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Mà đối với một khách sạn thì dịch vụ chính là dịch vụ lưu trú vì vậy để có thể ổn định và tiếp tục phát triển thì việc tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú là điều hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ bộ phận lưu trú, khả năng thu hút khách của khách sạn góp phần vào tăng hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Khách sạn Công Đoàn là một khách sạn mới thành lập và đưa vào hoạt động chưa đầy một năm kinh nghiêm. Tuy khách sạn có được thuận lợi là ban lãnh đạo lâu năm dầy dặn kinh nghiệm chuyển từ công ty Du lịch Công Đoàn xuống và có mối quan hệ tốt rộng dãi nhưng việc khách sạn có thể thoả mãn được nhu cầu của khách hay không và thoả mãn như thế nào thì lại tuỳ thuộc vào chất lượng của các dịch vụ trong khách sạn mà trong đó dịch vụ lưu trú chiếm phần quyết định .Vì vậy với những kiến thức được thầy cô giáo khoa QTKD Du Lịch khách sạn trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân trang bị cộng với thời gian sát hạch thực tế khi thực tập tại khách sạn Công Đoàn Việt Nam cùng sự giúp đỡ của các cô các chú quản lý khách sạn và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thây giáo hướng dẫn em đã hoàn thành bài viết chuyên đề này với ba vấn đề với nghiên cứu chính với 3 chương là: Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn. ChươngII: Thực trạng kinh doanh ở khách sạn Công đoàn Việt Nam ChươngIII: Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú ở Khách Sạn Công Đoàn Việt Nam. Với khả năng phân tích tổng hợp và trình bày còn hạn chế và vốn kiến thức tích luỹ được chưa nhiều nên việc hoàn thành bài viết chuyên đề này sẽ không tránh khỏi việc mắc lỗi, thiếu sót và còn có phần hạn chế .Em rất mong được sự thông hiểu của các thầy giáo, cô giáo để bài viết của em có được một kết quả tốt đẹp . Cuối cùng em xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy giáo , cô giáo trong khoa và trong trường đã giảng dạy cho em từ buổi đầu tiên đến ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn. tài liệu tham khảo + Giáo trình quản trị khách sạn du lịch - bộ môn quản trị kinh doanh khách sạn - du lịch - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân + PGS Trần Nhạn - du lịch và kinh doanh du lịch. + Hiệp hội du lịch thành phố hồ chí minh - 1997 + Tạp chí du lịch. + Giáo trình kinh tế khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân + Một số tài liệu có liên quan đến kinh doanh khách sạn - du lịch. mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh lưu trú trong kinh doanh khách sạn 2 I. Kinh doanh khách sạn và các loại hình dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 2 1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 2 1.1. Kinh doanh khách sạn 2 1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 3 2. Lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn q 5 2.1. Quan niệm về tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn 5 2.2. Đặc điểm chất lượng hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn 6 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động khách sạn lưu trú 8 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn 10 4. ý nghĩa của việc tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú 14 Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn 16 I. Giới thiệu tình hình và đặc điểm chung của khách sạn 16 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Công Đoàn 16 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại khách sạn Công Đoàn 18 II. Đánh giá tình hình kinh doanh của khách sạn 23 2.1. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Công Đoàn 24 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú ở khách sạn Công Đoàn và kết quả kinh doanh của bộ phận lưu trú 24 Chương III: Một số đề xuất nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú tạu khách sạn Công đoàn 32 3.1. Vài nét về tình hình hoạt động khách sạn hiện nay 32 3.2. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và của kinh doanh lưu trú nói riêng tại khách sạn Công Đoàn những năm tới. 34 3.3. Một số ý kiến nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Công Đoàn 35 Kết luận 41 Tài liệu tham khảo 42

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc17006.DOC