Đề tài Bài thu hoạch thực tế Mô hình sản xuất rau

Tài liệu Đề tài Bài thu hoạch thực tế Mô hình sản xuất rau: GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 1 BÀI THU HOẠCH Đề tài " mô hình sản xuất rau " Giáo viên hướng dẫn : TS Lê Thị Khánh GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 2 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì việc học đi đôi với hành là rất quan trọng. Không chỉ giỏi trên lý thuyết mà mỗi sinh viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức thực tế để sau này ra trường lấy đó làm cơ sở cho việc giảng dạy. Có lẽ chính vì thế mà trong khung đào tạo của khoa SPKTNL từ khi mới thành lập cho đến nay đều rất coi trọng việc đi tham quan thực tế của sinh viên. Thông qua những chuyến đi thực tế đó mà chúng em biết được rất nhiều kiến thức chuyên ngành mà mới từng biết qua sách vở. Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Lê Thị Khánh thời gian vừa qua lớp chúng em đã có chuyến đi thực tế vườn trường ĐH Nông Lâm, tham quan mô hình sản xuất rau của nông dân phường Tây Linh. Qua chuyến đi chúng em thu được một số kết quả như sau: ...

pdf21 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bài thu hoạch thực tế Mô hình sản xuất rau, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 1 BÀI THU HOẠCH Đề tài " mô hình sản xuất rau " Giáo viên hướng dẫn : TS Lê Thị Khánh GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 2 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì việc học đi đôi với hành là rất quan trọng. Không chỉ giỏi trên lý thuyết mà mỗi sinh viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức thực tế để sau này ra trường lấy đó làm cơ sở cho việc giảng dạy. Có lẽ chính vì thế mà trong khung đào tạo của khoa SPKTNL từ khi mới thành lập cho đến nay đều rất coi trọng việc đi tham quan thực tế của sinh viên. Thông qua những chuyến đi thực tế đó mà chúng em biết được rất nhiều kiến thức chuyên ngành mà mới từng biết qua sách vở. Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Lê Thị Khánh thời gian vừa qua lớp chúng em đã có chuyến đi thực tế vườn trường ĐH Nông Lâm, tham quan mô hình sản xuất rau của nông dân phường Tây Linh. Qua chuyến đi chúng em thu được một số kết quả như sau: GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 3 Phần II: NỘI DUNG I/ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM 1. Vườn sản xuất rau công nghệ cao: a. Hệ thống nhà lưới: Với hệ thống này có thể trồng được rau trái vụ mà vẫn cho được năng suất cao, tránh được những bất cập do thời tiết gây ra. Loại mô hình này áp dụng trồng các loại rau sạch để phục vụ thường xuyên cho nhu cầu của người tiêu dùng. Hệ thống nhà lưới hạn chế được sâu hại, cỏ dại nên ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được chi phí đầu vào mang lại năng suất cao. Song bên cạnh đó mô hình này còn tồn tại một số hạn chế như các vật liệu che chắn, hệ thống tưới tiêu, dung dịch sinh trưởng…giá cả còn rất cao ( Một ha nhà lưới từ 250-300 triệu đồng, làm một nhà lưới xấp xỉ một tỉ đồng ). Do vậy người nông dân chưa đủ vốn để đầu tư sản xuất. Cấu trúc nhà lưới: Nhà được phủ kính hoàn toàn bằng lưới nhằm ngăn ngừa côn trùng xâm nhập ( Chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được ). Loại nhà này được thiết kế với kiểu mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng sắt, hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao từ 2 – 3,9 m. Quy mô diện tích từ 500 – 1000 m2. Vào mùa hè người ta phủ bằng lưới đen để giảm cường độ ánh sáng mạnh, vào lúc trời nắng to tiến hành phụt nước bên ngoài nhà lưới để tăng độ ẩm cho cây. b. Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cà chua và dưa leo: GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 4 - Dung dịch dinh dưỡng: Bao gồm các nguyên tố đa lượng và vi lượng với tỉ lệ các chất đã được tính toán và pha trước đựng trong các bình chứa có dung tích 500 l. Từ bình chứa này có hệ thống ống tưới đi về mỗi ô, mỗi chậu. Mỗi ô, mỗi chậu có Rumine tự động nên có thể tưới hoặc không tùy người điều khiển. Biện pháp tưới nhỏ giọt này đang được dùng phổ biến để sản xuất rau an toàn. - Cách tưới: Thời gian tưới tùy thuộc vào kích thước của cây ( Cây nhỏ tưới 5 phút/lần, cây lớn tưới 10 phút/lần hoặc có thể 15 phút/lần), mỗi ngày tười 2 lần. c. Trồng rau thủy canh: Phương pháp này gồm hai mô hình: Thủy canh tĩnh và thủy canh động. - Thủy canh tĩnh: Trồng rau theo phương pháp này bằng cách pha sẳn dung dịch gồm các nguyên tố đa lượng và vi lượng cho vào thùng xốp ( Có thể thay hộp xốp băng nilong ). Hộp xốp dùng để cách nhiệt với nhiệt độ bên ngoài ( Chênh lệch giữa hai môi trường này từ 4 – 5 0C ). Do vậy có thể sử dụng mô hình này để sản xuất rau quanh năm. GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 5 - Thủy canh động: Cũng như mô hình thủy canh tĩnh, dung dịch được pha sẳn, nhưng có hệ thống máy bơm bơm dung dịch dinh dưỡng từ bình chứa đi từ từ qua các cây. Hệ thống thủy canh động cải tiến này ( Một bên cao một bên thấp ) có thể khắc phục được tình trạng mất điện vì bào giờ ở bên dưới cũng có khoảng 3 cm nước đọng lại. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhược điểm là các cây nhận được chất dinh dưỡng không đều nhau. Cây đầu thường nhận được nhiều dinh dưỡng hơn cây cuối của hệ thống. Qua hai mô hình trên ta nhân thấy rằng đó là các hệ thống trồng ra an toàn để sản xuất một số loại rau như Xà lách, dưa leo, cà chua…Với cây ăn quả thì người ta thường ứng dụng cho cây dâu tây. 2. Nhận dạng một số loài cây trồng nông nghiệp: a. Cây cà chua: Tên khoa học: Lycopersicum esculentum. Cà chua là loại rau ăn quả đang được ưa chuộng bởi phẩm chất ngon và có thể chế biến được nhiều món. Cà chua là loại cây ngắn ngày, người ta thường trồng theo các vụ trong năm, nhưng trong điều kiện thích hợp thì cà chua có thể là cây nhiều năm. - Cây cà chua có rễ chùm, rễ ăn sậu và phân nhánh mạnh, có khả năng phát triển rể phụ rất lớn cho nên có thể chịu hạn tốt. Khi cấy, rể bị đứt, bộ rễ phụ phát triển và phân bố rộng nên cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn. - Thân cà chua thẳng đứng, ngoài phủ nhiều long. Thân mang lá và hoa. GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 6 - Lá thuộc là kép long chim lẻ, mỗi lá có 3 – 4 đôi lá chét. - Hoa mọc thành từng chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. - Quả thuộc loại quả mọng, có nhiều hình dạng: Tròn, bầu dục, dài. Vỏ quả có thể nhẵn hoặc có khía. Quả khi chín chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Cà chua trồng thích hợp nhất là vụ đông xuân ( Tháng 10 – tháng 2 dương lịch ). Để cho cây đứng thẳng cành lá và quả không chạm đất thì khi cây lớn người ta dùng dây treo cây lên để cho cây cà chua bám vào. b. Cây xà lách: Tên khoa học: Lactuca sativa Var. Capitta L. Xà lách là loại rau ngắn ngày có thời gian sinh trưởng ngắn nên rất thích hợp cho việc trồng xen với những chủng loại cây rau khác. Xà lách có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau. Vụ thích hợp nhất là từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau. Luống trồng Xà lách rộng 1m, cao 7 – 10 cm để có thể chống úng rễ trong mùa mưa. Khoảng cách trồng từ 15 – 18 cm, mật độ trồng 10000 – 15000 cây/500 m2. Mỗi ngày tưới một lần vào buổi sáng sớm hay chiều mát. c. Cây ngô: GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 7 Tên khoa học: Zea mays. L Cây ngô là loại cây lương thực quan trọng nuôi sống 1/3 dân số toàn thế giới. Ngô có hệ rễ chùm với ba loại rễ chính: Rễ mầm, rễ đốt, rễ chân kiềng. Thân ngô có đường kính từ 2 – 4 cm tùy thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc. Thân ngô cao khoảng 1,5 – 4 m. Ngô là loài cây có hoa khác tính cùng gốc. d. Cây lúa: Tên khoa học: Oryza sativa. L Lúa là loại lương thực quan trọng trong bữa ăn hàng ngày cho hàng tỉ người trên trái đất. Thân lúa được cấu tạo bởi các lóng và đốt. Màu sắc của thân có thể xanh, tím hoặc đỏ hồng tùy theo giống. Lá lúa hoàn chỉnh bao gồm bẹ lá, phiến lá, tai lá và thìa lìa, lá có chức năng quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng để nuôi cây. Hoa lúa gồm có: Mày hoa, vỏ trấu trong, vỏ trấu ngoài, có một nhụy gồm hai vòi nhụy . Nhị đực gồm 6 cái mang bầu phấn. Cây lúa là một loại cây tự thụ phấn rất chặt chẽ. GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 8 e. Cây đậu xanh: Tên khoa học: Vigna radiate Wilc. Họ đậu: Leguminoseae Đậu xanh là loại cây hoa màu ngắn ngày, dễ trồng có tác dụng bồi dưỡng và cải tạo đất. Hạt đậu xanh là loại nông sản quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Lúc tươi thi người ta dung để luộc, chín thì có thể dùng để nấu chè hoặc cháo rất tốt cho sức khỏe. f. Cây đậu tương: Tên khoa học : Glicine max.L Cây đậu tương có nguồn gốc ở Trung Quốc, được đưa vào nước ta từ lâu đời. Đậu tương còn có tên gọi là “ đậu nành”, là cây trồng cạn ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, trong thành phần của hạt có chứa tới 38-45% prôtêin và từ 18-255 dầu. Đậu tương có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, là cây thích hợp cho luân canh, tăng vụ và làm tăng độ màu mỡ cho đất sau khi trồng. Muốn trồng đậu tương đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt cần phỉa nắm vững một số đặc tính thực vật học, đặc tính sinh trưởng của cây và các nhu cầu cơ bản về ngoại cảnh và dinh dưỡng để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp gieo trồng, chăm sóc cho phù hợp. g. Cây lạc: Tên khoa học: Arachis hipogaea. L Lạc là một nguồn thực phẩm quý cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng như Lipit, Protein. Lạc cũng có thể ép thành dầu, bã lạc làm phụ phẩm chăn nuôi rất tốt. GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 9 Lạc là cây trồng mang lại nhiều lợi ích, tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, quả, hạt đều đem lại tác dụng lớn cho cuộc sống. Rễ lạc khi mới phát triển có màu trắng, chuyển thành màu vàng nhạt khi được 40 – 45 ngày sau đó chuyển thành màu nâu. Sự phát triển của rễ phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh, chế độ chăm sóc, lượng phân bón...Rễ có nút sành chứa vi khuẩn Rhizodium sống cộng sinh để cố định đạm giúp cải tạo đất. Thận lạc được sinh ra từ trục phôi. Lạc có thể mọc đứng hoặc bò, lá lạc thuộc loại lá kép lông chim 1 lần, mỗi lá có 3 – 5 lá chét. Trên cuống lá và hai mặt lá đều có lông. Hoa lạc thuộc loại hoa lưỡng tính. Quả lạc gồm hai bộ phận là bầu hoa và tia quả. Quả lạc do bầu hoa phát trỉên thành. Hạt gồm có võ lụa và phôi, phôi có màu phớt hồng, trắng hồng, đỏ, tím nhạt, tím đậm tùy theo đặc tính di truyền của giống. II/ THAM QUAN MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU CỦA NÔNG DÂN Ở PHƯỜNG TÂY LINH-HUẾ 1. Mô hình sản xuất rau mống ở Hồ Tịnh Tâm. Rau muống bè trồng trên mặt nước. Quy trình: Thân chuối đan thành bè, rãi trên mặt bè một lớp bùn, rãi dây rau muống của vụ trước lên sau đó rãi thêm một lớp bùn mỏng. Sau khi rau đâm nhánh cắt ra trồng ở những nơi khác để nhanh giống. Mỗi luống rau cách nhau 3 – 4 m để khi rau ra nhánh tạo thành từng băng, cứ 10 – 15 ngày thu hoạch một lần. Vào tháng 12 thời tiết lạnh, rau muống ngừng sinh trưởng, rau muống vàng và rụng đi, người ta dùng cọc cắm xuống để giữ lại cho vụ sau. Đến cuối tháng 2 dương lịch lại bắt đầu quy trình như trên. 2. Mô hình trồng rau trên bờ thành ở vườn rau Thuận Lộc – Tây Linh – Huế. Mô hình này có khoảng 5 ha, trồng rau trên bờ thành được áp dụng từ rất lâu, nó vừa mang lại giá trị kinh tế, phù hợp với nhu cầu của người dân, tăng nguồn thu nhập, vừa tạo ra cảnh quan đẹp phục vụ cho du lịch sinh thái. Trong đó có chương trình du lịch: “Ấn tượng Huế xanh” Các loại rau trồng trên bờ thành: a. Cây măng tây: Là loại cây trồng mang lại thu nhập tương đối cao cho người dân, loại này chỉ sử dụng làm phụ liệu trong cho trang trí. GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 10 b. Cây húng chó: Là loại hoa màu được trồng phổ biến ở Thừa Thiên Huế, nó là món không thể thiếu trong bữa ăn hành ngày của người dân xứ Huế. c. Rau Pearaux: GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 11 Pearaux được cha đạo đưa vào nước ta từ những năm của thế kỉ 20 để phục vụ cho thực dân Pháp. Hiện nay Pearaux là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Thời gian từ khi trồng cho đến khi thu hoạch là 60 – 70 ngày, cũng có khi từ 70 – 75 ngày. Pearaux trồng với mật độ dày để bán gọi là Pearaux thịt. Pearaux giống trồng với một độ thưa: Hàng x hàng 3 cm, cây x cây 3 cm.Pearaux sinh trưởng dinh dưỡng vào năm này nhưng lại sinh trưởng sinh thực vào năm khác, Pearaux có thể chịu nắng, chịa mưa. Một cây có từ 2 – 3 hoa, thụ phấn nhờ côn trùng, gió, mỗi quả có 3 – 4 hạt, hạt có màu đen. Khi hoa thụ phấn hình thành quả, quả chín thì cây sẽ mọc tiếp nhánh khác. Mỗi cây có từ 2 – 3 nhánh. Những nhánh này có thể tận dụng để ăn sau khi thu hoạch. Những nhánh này thường ngọt, thơm, ngon và không bị sâu bệnh hại. Pearaux xuất hiện bệnh giòi đục vào năm 2000 và bệnh phát triển thành dịch mạnh nhất vào năm 2003 – 2004. Sau đó giòi giảm dần và đến năm 2007 thì hết do cân bằng sinh thái. Sự xuất hiện các loại thiên địch của giòi như nhện, ông kí sinh làm giòi từ từ biến mất. Pearaux thường bị bệnh khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng và nhiệt độ cao làm ngọn lá bị khô, héo. 3. Tham quan vườn nhà bác Tùng. Ghép cây bông giấy: - Cách ghép: Cắc một cành dưới mắt cây bông giấy, chuẩn bị một nắm đất sét bao quanh mặt cắt cành bông giấy. Đem cành đó ươm xuống đất cát. Sạu khi cành ra rễ thì ta bừng lên trồng vào chậu lớn. Nên trồng vào những có nhiều ánh sáng mặt trời để cây có nhiều hoa. Tương tự như vậy chúng ta sẽ ghép được các cây khác GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 12 III/ THỰC HÀNH CÁCH CHIẾT GHÉP CÂY TẠI VƯỜN CÂY BÁC NGHĨA - PHƯỜNG TÂY LỘC – HUẾ. 1. Chiết cây: Bộ phận định chiết là cành cây, người ta thường gọi là chiết cành. Nhân giống bằng phương pháp này thường dùng áp dụng cho một số loại cây ăn quả như nhản, vải... Cây chiết nếu muốn ra hoa thì không nên dùng cành vượt. Chọn những cành mà cây mẹ có phẩm chất tốt không bị sâu bệnh hai, đã ra hoa kết quả 2 – 3 năm. - Chọn cành đã chiết: Chọn cành đã hóa gỗ từ 1 năm tuổi trở lên, cành ở giữa cành tán, ngoài ánh sáng. Không dùng cành non, cây bị sâu bệnh, cành đang dâm hoặc non. Đường kính của cành từ 1 cm trở lên tùy theo từng giống, nên chọn cành có 2 – 3 chạc để sau khi chiết có bộ tán rộng, sinh trưởng khỏe. - Thời vụ chiết: Vụ Xuân: Tháng 3 – 4 Vụ Thu: Tháng 8 – 9 - Chuẩn bị bầu bó cành chiết: Hỗn hợp bầu bó gồm rơm rạ mục, đất tầng mặt, trộn đều hai thành phần này với nước tới độ ẩm là 70 % sao cho khi bóp hỗn hợp sẽ có một ít nước rỉ ra ở kẽ tay, khi bỏ tay ra thì hỗn hợp vẫn giữ nguyên dạng mà không bị tơi ra. Để bọc bầu người ta thường dùng loại bao nilong tốt sao cho khi rễ đâm ra không làm thủng bao giúp rễ phát triển không ngừng, lan rộng ra tạo điều kiện tố khi đem đi trồng. - Khoanh vỏ: Dùng dao khoanh một lớp vỏ phía dưới khoảng 10 cm, độ dài vết khoanh từ 1.5 – 2 lần đường kính của cành, mặt cắt phía trên của lát khoanh phải nhẵn, không bị dập nát. Sau đó cạo sạch lớp tượng tầng bám quanh phần gỗ để tránh được hiện tượng lớp tượng tầng này hình thành và vận chuyển dòng nhựa luyện trở lại. Chính vì lẽ đó mà đối với những cây như: Nhãn, vãi sau khi cạo còn phải dùng dao cạo sạch phía bên trong những cạnh nhỏ. GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 13 Trước khi bó bầu có thể dùng một số chất kích thích sinh trưởng, nhúng vào đó để kích thích quá trình ra rễ. - Cách bó bầu: Hỗn hợp đất bó bầu cần được nhào trộn trước khi bó 2 – 3 ngày. Vắt hỗn hợp thành từng nắm bỏ vào tấm nilong trong , ốp hỗ hợp bó bầu vào vết khoanh, buộc chặt để hỗn hợp tiếp xúc với phần đã được khoanh vỏ. Kích thước bầu: Bầu có đường kính từ 6 – 8 cm, chiều dài bầu 8 – 12 cm, tùy theo kích thước cành và loài cây cần chiết. - Cắt cành chiết: Không nên cắt một cách động loạt mà chỉ tiến hành cắt những cành khi nhìn qua lớp vỏ thấy có rễ dạng chân rết màu vàng nâu. Dùng dao sắc hoặc kéo cắt cành, cắt dưới bầu khoảng 2 cm. Khi cắt, vận chuyển và giâm cành chiết cần phải thao tác cẩn thận tránh làm đứt rễ, ảnh hưởng đền khả năng sinh trưởng của cành chiết. - Giâm cành chiết sau khi cắt: Tỉa bớt lá của cành chiết sau khi cắt cành, cành chiết được chuyển vào bầu hoặc sọt tre và giâm thành từng luống để tập cho cây chiết thích nghi dần với điều kiện sống tự lập sau khi đã tách khỏi cây mẹ. Lưu ý: Phải có giàn che nắng, gió cho những luông giâm, giai đoạn đầu cần tưới đủ nước để giữ độ ẩm cho đất bầu, sau đó giảm dần độ che bóng và lượng nước tưới, khi có điều kiện thời tiết thích hợp thì mang cành chiết đi trồng. 2. Ghép cây. Muốn nhân giống thì ngoài việc chiết cây người ta còn dùng biện pháp ghép cây. Sau khi chọn được gốc ghép có sức sinh trưởng tốt người ta tiến hành chọn cành ghép. Gốc ghép được ghei trước 1 – 2 năm tùy theo loài.Cành ghép được lấy từ những gốc ghép tốt được chọn. Để gốc ghép đạt tỷ lệ sống cao thì khi ghép phải chú ý giữa cành ghép và gốc ghép phải có sự tương đồng ( Nếu gốc ghép bóc voe được thì cành ghép cũng phải bóc GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 14 vỏ được...), mặt cắt phải thật nhẵn để tăng bề mặt tiếp xúc giữa bề mặt gốc ghép và cành ghép. Sau khi ghép cần phải làm giàn che, giàn che có độ che phủ từ 50 – 80 % để hạn chế sự thoát hơi nước, tăng độ ẩm không khí, đất...tạo điều kiện cho cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt. Ở khâu chăm sóc thì ngoài các biện pháp thông thường như bón phân, tưới nước... còn phải chú ý cắt bỏ chối của gốc ghép để tập trung dinh dưỡng cho cành ghép giúp cành ghép phát triển tốt. Cây ghép ngừng chăm sóc trước khi đem trồng 1 – 2 tháng. Ghép có nhiều phương pháp: + Ghép nêm: Ghép nêm thích hợp với gốc ghép to. Cách ghép như sau: Bổ đôi phía trên gốc ghép sâu khoảng 3 cm, cắt cành ghép nghiêng. hai bên vừa với mặt cắt gốc ghép, đặt vào rồi dùng dây đay buộc chặt, phủ kín đất để vết cắt không bốc hơi. + Ghép mắt Là cách ghép phổ biến, áp dụng cho nhiều loại cây có thể vận chuyển cành ghép đi xa, ít bị nhiễm bệnh, kết quả cao. - Mắt ghép lấy ở cành bánh tẻ (đường kính gốc cành 6 – 10 mm), mỗi cành có 6 – 8 chồi ngủ ở các nách lá to). Dùng dao sắc cắt mắt ghép, mỗi mắt có lớp gỗ rất mỏng, phía trong có kèm 2 đuôi 15 – 20 mm. Lát cắt phải thật “ngọt” tránh dập nát tế bào + Ghép cửa sổ: Dùng dao ghép mở cửa sổ 1 x 2cm ở vỏ gốc ghép. Cắt một miếng vỏ trên cành ghép có mắt ghép ở giữa với kích thước bằng miệng cửa sổ. Đặt mắt ghép vào và quấn dây nilon bịt cửa sổ lại. Sau 15 – 20 ngày có thể mở dây buộc, 7 – 10 ngày sau đó cắt nghiêng ngọn gốc ghép cách mắt ghép 2cm. Cần tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh và bón phân để chăm sóc cành ghép. Khi cành ghép mọc cao 40 – 50cm, tuỳ giống cây ăn GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 15 quả, tuỳ dạng hình gốc ghép mà tiến hành tỉa cành con, bấm ngọn, tạo tán cho cành ghép. Trên một cành ghép chỉ để 2 – 3 cành chính khỏe, phân bố về mọi phía. Khi cành chính mọc dai 20 – 30 cm lại tiếp tục bấm ngọn, để lại ở mỗi cành chính 2 – 3 cành cấp 2. + Ghép chữ T Chữ T ngược Chữ T xuôi Dùng dao ghép rạch 1 đường ngang 1 cm cách mặt đất 10 – 20 cm. Sau đó rạch một đường vuông góc dài 2 cm ở giữa (hình chữ T). Dùng dao tách vỏ theo chiều dọ, cắm đuôi mắt ghép gài và đẩy nhẹ vào khe chữ T. Buộc chặt và làm kín vết ghép. Sau 15 – 20 ngày có thể mở dây buộc. 7 – 10 ngày sau cắt ngọn gốc ghép để chất dinh dưỡng ở gốc ghép nuôi mắt ghép. + Ghép nối tiếp +Ghép áp: Có tỉ lệ sống cao (90 – 95%). Cành ghép có đường kính tương đương với gốc ghép đặt sát nhau. Dùng dao sắc cắt vát một miếng nhỏ (dài 1,5 – 2 cm, rộng 0,4 – 0,5 cm) vừa chạm vào lớp gỗ ở cả cành và gốc ghép, cắt gốc cành ghép cách chỗ buộc 2 cm. Phương pháp này có thể dùng nhân giống cây hoa và cây cảnh. Thường chọn cây có quan hệ họ hàng để làm gốc ghép. Ghép cùng giống, cùng loại dễ thành công nhất. IV. SỬ DỤNG CHẤT TĂNG TRƯỞNG ‘‘ VƯỜN SINH THÁI ’’ VÀ CÁCH PHUN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT. 1. Sủ dụng chất tăng trưởng ‘‘ Vườn sinh thái ’’ : Đây là một lọai sản phẩm mới đa chức năng dùng được cho cả trồng trọt và chăn nuôi mà vẫn cho năng suất cao, đảm bảo được sức khỏe cho con người và môi trường sinh thái. Loại sản phẩm này gồm có 4 nhóm chính : - Nhóm 1 : Đạm hữu cơ dễ tiêu được chế xuất từ tảo biển bằng công nghệ Nanô tiên tiến, 104g N/lít, sản phẩm này thuộc nhóm giàu đạm, với vai trò tăng cường khả năng quang hợp, tăng cường sinh trưởng và phát triển cho cây. - Nhóm 2 : Vi khoáng và vi lượng. Nhóm này có vai trò tăng cường khả năng chống chịu (hạn, rét), tăng khả năng miễn dịch và tỷ lệ đậu quả của cây. - Nhóm 3 : Vi sinh vật có ích : Nhóm này chứa cả vi sinh vật hoạt động trong đất và trong nước, vi sinh vật hoạt động trong đất có nhiệm vụ phân giải chất hửu cơ, vô cơ trong đất, còn vi sinh vật hoạt động trong nước thì tăng cường oxy và làm sạch môi trường nước. - Nhóm 4 : Enzym vi sinh GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 16 Cả 4 nhóm này có tác động tương hỗ lẫn nhau giúp cây trồng, vật nuôi tăng khả năng miễ dịch lại, giảm được chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, đem lại năng suất cao. 2 Phun thuốc bảo vệ thực vật : Khi cây trồng xuất hiện sâu, bệnh hại đạt quá ngưỡng gây hại thì tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật. Khi phun cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau : * Sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng : a. Đúng thuốc : Phải xác định rõ đối tượng gây hại thuộc loại nào, đang hại loại cây trồng hay nông sản nào để từ đó chọn cho đúng loại thuốc. b. Đúng lúc : Dùng thuốc khi sâu, bệnh hại diễn ra trên một diện hẹp và ở các giai đoạn mẫn cảm với thuốc như : Lúc bệnh mới xuất hiện, thời kỳ sâu non... Nếu phun trễ thì hiệu quả không cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế. c. Đúng liều lượng, nồng độ : Trước khi dùng thuốc, cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn bao bì,phải đảm bảo đúng liều lượng, nồng độ bởi nếu dùng thuốc ở nồng độ thấp nhiều lần sẽ gây hiện tượng quen thuốc ở sâu hại, nhưng nếu liều lượng quá cao thì sẽ gây ngộ độc cho cây và xuất hiện thêm nhiều chủng kháng thuốc. d. Đúng cách : Tùy theo loại thuốc, đặc tính của thuốc cũng như nơi xuất hiện dịch hại để sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào buối sáng sớm hay chiều mát. Không nên phun thuốc vao buổi trưa làm cho thuốc nhanh mất tác dụng do nhiệt độ cao và tia tử ngoại đồng thời lúc này thuốc bốc hơi mạnh sẻ gây ngộ độc cho người sử dụng, khi phun nên đứng đầu gió rồi phun tới để gió khỏi thổi thuốc vào mặt, người. * Hỗn hợp thuốc : Người ta có thể pha hỗn hợp với hai hay nhiều loại thuốc với nhau theo tỉ lệ nhằm ngăn ngừa một lúc nhiều dịch hại gây ra. Khi pha thuốc thì cần phải đọc kỹ hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Chú ý chỉ tối đa 2 nhóm thuốc khác gốc hóa học, khác cách tác động, khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun. Sử dụng hỗn hợp thuốc này cò nhiều ưu điểm như sau : - Mở rộng được phổ tác dụng ( cùng một lúc nhưng ngăn ngừa được nhiều laòi sâu , bẹnh hại). - Sử dụng được sự tương tác có lợi - Tiết kiệm được công lao động, tăng hiệu quả kinh tế... Tuy nhiên khi sử dụng cần cần phải tuân thủ theo những khuyến cáo của nhà sản xuất, không hỗn hợp thuốc có tính axit với tính kiềm. *Lưu ý : Từ khi phun thuốc cho đến khi thu hoạch phải đảm bảo cho thuốc bảo vê thực vật có đủ thời gian phân hủy để không gây ra những tác động xấu cho cơ thể người và gia súc khi sử dụng nông sản. GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 17 Mäoät soá hình aûnh thu ñöôïc trong quaù trình thöïc taäpä ä á û ï ù ï ää ä á û ï ù ï ää ä á û ï ù ï ä Cây xoài Cây bông Cây thanh trà Cây bưởi GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 18 Cây khế Cây xoài Cà phê mít Vải thiều Cà phê Catimo GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 19 Mai chiếu thủy Hoa hồng môn Cây mưng Cây đậu xanh Cúc vàng hè Hoa lay ơn Thanh trà GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 20 Hoa hướng dương Cây xương rắn Cây Bầu eo Cây sơ - ri Cây măng tây Cây húng chó GVHD:TS LêThị Khánh Bài thu hoạch 21 Phần III : KẾT KUẬN, ĐỀ NGHỊ: I. Kết luận : Qua quá trình đi thực tế ở vườn trường ĐH Nông Lâm, vườn cây bác Nghĩa ở phường Tây Lộc, ở phường Tây Linh ( vườn rau ), mô hình sản xuất rau muống ở hồ Tịnh Tâm, vườn nhà bác Tùng bản thân em cũng như các bạn trong lớp đã có thêm những kiến thức bổ ích như cách ghép, chiết cây, cách phun thuốc kích thích sinh trưởng cho các loại cây và nhiều cái khác. Đặc biệt chúng em còn được biết thêm mô hình trồng rau sạch ở vườn trường ĐH Nông Lâm và rất nhiều vấn đề khác. II. Kiến Nghị : Do thời gian đi thực tế còn hạn chế cộng với điều kiện thời tiết bất lợi nên chuyến đi này của chúng em không được thuận lợi cho lắm. Vì vậy em có đề nghị là cần có thời gian đi thong thả và thoải mái hơn để các bạn sinh viên những khóa sau có điều kiện tiếp cận tốt hơn với những kiến thức thực tế bổ ích như thế này, có thể nói đó là những kiến thức rất cơ bản mà sau này ra trường chúng em cần nó rất nhiều.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBÀI THU HOẠCH ĐỀ TÀI- thực tế sản xuất cây rau.pdf
Tài liệu liên quan