Đề tài Áp dụng các công cụ toán tài chính trong phân tích danh mục đầu tư và ứng dụng trong thị trường chứng khoán Việt Nam

Tài liệu Đề tài Áp dụng các công cụ toán tài chính trong phân tích danh mục đầu tư và ứng dụng trong thị trường chứng khoán Việt Nam: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN VIỆT NAM & LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DANH MỤC 6 I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 6 1. Thị trường chứng khoán. 6 2. Lịch sử hình thành . 6 3. Chức năng . 7 4. Nguyên tắc hoạt động . 8 5. Cơ cấu thị trường chứng khoán 9 6. Các chủ thể 10 7. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán 12 II. LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH & QUẢN LÝ DANH MỤC 14 1. Khái niệm về danh mục 14 2. Nguyên lí đa dạng 15 3. Một số mô hình phân tích danh mục đầu tư 17 3.1. Mô hình Markowitz 17 3.2. Mô hình CAPM 23 3.2.1. Các giả thiết 23 3.2.2. Thiết lập danh mục thị trường 24 3.2.3. Đường thị trường vốn và đường thị trường chứng khoán 26 3.3. Mô hình chỉ số đơn 29 3.3.2. Giả thiết 29 3.3.2. Mô hình 29 3.3.3. Ứng dụng 30 3.3.3.1. Phân tich rủi ro danh mục, tài sản 30 3.3.3.2. Phân tích quan hệ lợi suất giữa các tài sản 32 3.4. ÁP dụng mô hình CAPM và mô hình chỉ số đơn trong phân tích danh mục 32 4. Nội dung và chiến lược qu...

doc58 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Áp dụng các công cụ toán tài chính trong phân tích danh mục đầu tư và ứng dụng trong thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN VIỆT NAM & LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DANH MỤC 6 I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 6 1. Thị trường chứng khoán. 6 2. Lịch sử hình thành . 6 3. Chức năng . 7 4. Nguyên tắc hoạt động . 8 5. Cơ cấu thị trường chứng khoán 9 6. Các chủ thể 10 7. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán 12 II. LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH & QUẢN LÝ DANH MỤC 14 1. Khái niệm về danh mục 14 2. Nguyên lí đa dạng 15 3. Một số mô hình phân tích danh mục đầu tư 17 3.1. Mô hình Markowitz 17 3.2. Mô hình CAPM 23 3.2.1. Các giả thiết 23 3.2.2. Thiết lập danh mục thị trường 24 3.2.3. Đường thị trường vốn và đường thị trường chứng khoán 26 3.3. Mô hình chỉ số đơn 29 3.3.2. Giả thiết 29 3.3.2. Mô hình 29 3.3.3. Ứng dụng 30 3.3.3.1. Phân tich rủi ro danh mục, tài sản 30 3.3.3.2. Phân tích quan hệ lợi suất giữa các tài sản 32 3.4. ÁP dụng mô hình CAPM và mô hình chỉ số đơn trong phân tích danh mục 32 4. Nội dung và chiến lược quản lí danh mục 34 5. Đánh giá việc thực thi danh mục 35 5.1.Phương pháp chỉ số và so sánh 354 5.2. Phương pháp sử dụng hệ số α 36 CHƯƠNG II: ÁP DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÍCH DANH MỤC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 38 I. BÀI TOÁN LÝ THUYẾT. 38 1.Lập danh mục tối ưu 38 1.1. Danh mục chỉ gồm tài sản rủi ro 38 1.2. Danh mục gồm cả tài sản phi rủi ro 39 2. Tìm điều kiện để một tài sản vào được danh mục đang xét 41 II. ÁP DỤNG 43 1. Dữ liệu 43 2. Lập danh mục tối ưu 43 2.1. Kiểm tra chuỗi lợi suất của AGF 44 2.2. Lập danh mục tối ưu vói 6 cổ phiếu 45 2.3. Xác định điều kiện để một tài sản 47 2.3.1. Uớc lượng hệ số bêta của một ngành 47 2.3.2. Mô hình chỉ số đơn 49 2.3.3. Tìm điều kiện để tài sản vào được 50 Phụ lục I: Kết quả kiểm định đơn vị để kiểm tra tính dứng của các cổ phiếu trong ngành food_baverage và trong danh mục. 52 Phụ lục II: Mô hình chỉ số đơn để ước lượng các hệ số anpha, bêta của các cổ phiếu trong ngành food-baverage và trong danh mục. 54 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 LỜI NÓI ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt nam qua hơn 6 năm hoạt động đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Một tổ chức có uy tín nước ngoài đã đánh giá rằng: " Đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam chính là đầu tư cho tương lai”. Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể thấy được biến động “thăng trầm” của thị trường đã cho thấy sự thịếu vắng vai trò của các nhà đầu tư lớn và tính chuyên nghiệp thị trường. Tâm lí đám đông và tâm lí bầy đàn là yếu tố quyết định cho việc ra các quyết định đầu tư. Nhiều nhà đầu tư không mấy am hiểu gì về tính đặc thù và các yếu tố kỹ thuật của thị trường này, thậm chí cũng không cần biết đến thực chất của những doanh nghiệp mà họ đầu tư, cái họ quan tâm chỉ là giá chứng khoán sẽ tăng bao nhiêu lần sau này. Có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng, thậm chí không ít trường hợp doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng cổ phần được đấu giá lại có giá trúng bình quân gấp đến vài chục lần mệnh giá bán đầu. Bill Boner - phóng viên của tờ The Daily Reckoning Australia - đã bình luận: "Những nhà đầu tư non nớt của Việt Nam có thể chẳng có chút kiến thức nào. Các nhà đầu tư của Việt Nam không hề có khái niệm đối với hai từ “bong bóng” (bubble) và “đổ vỡ” (crash). Nhưng tôi cá rằng, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam giàu lên vì chứng khoán thì tiếng Việt cũng sẽ được “làm giàu” với hai từ này”. Lời bình luận có lẻ là hơi quá chăng? Nhưng qua đấy, cho ta thấy sự thịếu vắng vai trò của các nhà tư vấn. Việc phát triển một thị trường chứng khoán ổn định, lành mạnh và hoạt động hiệu quả không thể thịếu đưoc sự tham gia của các nhà đầu tư lớn và tổ chức tài chính trung gian tham gia cung cấp dịch vụ quản lí đầu tư chứng khoán. Các dịch vụ quản lí danh mục đầu tư chứng khoán sẽ giúp cho lực lượng cầu trên thị trường trên thị trường có chất lượng cao hơn, tránh được những ảnh hưởng thái quá về tâm lí trong qua trình đầu tư và sẽ góp phần không nhỏ vào việc kích hoạt giao dịch trên thị trường sơ cấp cũng như thứ cấp. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn và anh chị hướng dẫn thực tập, đề tài em chọn là: “ Áp dụng các công cụ toán tài chính trong phân tích danh mục đầu tư và ứng dụng trong thị trường chứng khoán Việt Nam”. Trong phạm vi chuyên đề, sẽ đi sâu vào việc thành lập danh mục hiệu quả, đồng thời phân tích sự thay đổi của danh mục theo yêu cầu của nhà đầu tư. Chuyên đề xem xét các vấn đề sau: Lập danh mục tối ưu Đánh giá hệ số rủi ro bêta của từng tài sản và của một ngành. Điều kiện để một tài sản vào trong danh mục nhất định. Trong quá trình học tập tại trường kết hợp với thời gian thực tập tại công ty cổ phần chứng khoán quốc tế, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị hướng dẫn, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn thầy NGÔ VĂN THỨ đã hướng dẫn nhiệt tình để giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em cũng xin chân thành cảm ơn chị PHAN THỊ HƯƠNG, cùng các anh chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM & LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc giả và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận. Như vậy xét về mặt hình thức thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán và chuyển nhượng chứng khoán, qua đó làm thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. 2. Lịch sử hình thành Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là mục tiêu được Đảng và chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu của thập kỉ 90 (thế kỉ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn cho việc đầu tư phát triển kinh tế. Trước định hướng đó, nghị định 28/cp do chính phủ bán hành 07/05/1996 quy định việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nhưng sau 2 năm thực hiện chỉ có 10 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, một kết quả quá khiêm tốn. Do vậy để thúc đầy quá trình cổ phần hoá, ngày 29/06/1998 chình phủ bán hành nghị định 44/1998/NĐ-CP thay thế nghị định 28/CP quy định trong vòng 5-10 năm nữa cổ phần hoá phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề không phải là ngành kinh tế trọng điểm. Với ý tưởng tạo ra thị trường chứng khoán để tạo ra môi trường thuận lợi cho quá cổ phần hoá. Mặt khác nền kinh tế Việt Nam sau những năm đổi mới đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7-7,5% năm. Do vậy nhu cầu vốn cho phát triển là một vấn để cần phải giải quyết, trong khì đó nguồn tín dụng cung cấp cho nên kinh tế của các ngân hàng chi chiếm một tỉ trọng nhỏ. Vì vậy sự hình thành thị trường chứng khoán không chỉ tạo môi trường cho quá trình cổ phần hoá mà còn tạo một kênh huy động vốn hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế. Trước yêu cầu đó, ngày 28/11/96 chính phủ bán hành nghị định 75/CP về thành lập UBCK. Ngày 4/7/1998 chính phủ bán hành nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán...Và ngày 20/07/2000 trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. 3. Chức năng - Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. - Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. - Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao. - Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. - Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. 4. Nguyên tắc hoạt động Thị trường chứng khoán hoạt động theo 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai. Nguyên tắc trung gian: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều đuợc thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và huởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác nhu cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư... Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả thuận với nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh. Nguyên tắc đấu giá: Giá chứng khoán đuợc xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thịệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động. Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá. Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới đuợc nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối luợng cao nhất. Nguyên tắc công khai: Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, nguời quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng đuợc công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút đuợc nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán đuợc hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó, ở hầu hết các nuớc trên thế giới hiện nay, mỗi nuớc chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất (tưy nhiên, nguời dân mọi miền đất nuớc đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư). Một số nuớc rộng lớn còn tồn tại vài Sở giao dịch chứng khoán do lịch sử để lại thì đều nối mạng với nhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng biệt. 5. Cơ cấu thị trường chứng khoán Căn cứ vào sự chu chuyển các nguồn vốn, thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua chứng khoán mới phát hành. Như vậy, thị trường sơ cấp là kênh huy động vốn cho nhà đầu tư hay nói cách khác nó thực hiện quá trình chu chuyển tài chính, trực tiếp đưa các khoán tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn. Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp là do tổ chức phát hành quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán. Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Giá cả trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá cả trên thị trường chứng khoán là do cung cầu quyết định. Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá. Hay nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào người phát hành chứng khoán mà chuyển vận giữa những nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường với nhau. Như vậy, thị trường thứ cấp không cung cấp dịch vốn cho các doanh nghiệp, thì có lợi gì? Không có thị trường thứ cấp, thì không có thị trường sơ cấp: nếu chứng khoán phát hành ra mà không lưu chuyển được trên thị trường thứ cấp, thì nhà đầu tư cũng không quan tâm đến việc mua, nắm giữ chứng khoán phát hành (nhất là cổ phiếu, một loại chứng khoán vô thời hạn). Cổ phiếu của một tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán khi được mua bán nhiều là phản ánh lòng tin của người đầu tư vào tổ chức đó; do đó khi tổ chức niêm yết muốn tăng vốn, họ có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu đợt mới. Vì vậy, thông thường, khi thị trường đang lên (chỉ số giá cổ phiếu đang ở xu hướng tăng), thì các công ty dễ dàng phát hành với khối lượng lớn. Khi thị trường đang xuống, thì các công ty rất khó phát hành chứng khoán. Ngược lại, nếu tổ chức phát hành các cổ phiếu có chất lượng cao ở thị trường sơ cấp thì việc mua bán trên thị trường thứ cấp mới sôi động, nếu phát hành cổ phiếu không có chất lượng thì cổ phiếu đó không giao dịch được trên thị trường thứ cấp. 6. Các chủ thể tham gia 6.1. Sở giao dịch chứng khoán (trung tâm giao dịch chứng khoán) Đây là cơ quan tổ chức thị trường . 6.2. Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của thị trường chứng khoán. Chính phủ và chính quyền địa phuơng là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành và các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng ... phục vụ cho hoạt động của họ 6.3. Nhà đầu tư Nhà đầu tư là người kinh doanh chứng khoán thông qua các công ty môi giới chứng khoán mua bán chứng khoán. Nhà đầu tư có thể chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lời. Các nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính là các công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu lương và cácquỹ bảo hiểm xã hội khác. Điểm nổi bật của của các tổ chức này là nó có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đàu tư được thực hiện bởi các chuyên giả có kinh nghiệm. 6.4. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường - Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán vói một trong cac nghiệp vụ sau: bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lí quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán. Công ty chứng khoán là người trực tiếp mua bán chứng khoán trên trung tâm giao dịch chứng khoán ( sở giao dịch chứng khoán ) - Các ngân hàng thương mại: tại một số nước ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để tự có để tăng và đa dạng hoá lợi nhuận thông qua đầu tư chúng khoán. Tuy nhiên các ngân hàng chỉ được đầu tư chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước biến động của giá chứng khoán. 6.5. Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán - Các cơ quan quản lí nhà nước - Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán - Tổ chức lưu kí và thanh toán bù trừ chứng khoán - Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán - Các tổ chức tài trợ chứng khoán - Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm 7. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán Chứng khoán là hàng hoá của thị trường chứng khoán. Theo Markowitz: tài sản tài chính là các chứng từ thể hiện quyền của người sở hữu các tài sản đó đối với các nguồn thu nhập tương lai của chủ thể phát sinh hành. Như vậy chứng khoán được coi là một tài sản tài chính. Trong quá trình phát triển của thị trường, hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú, và người ta chia chứng khoán thành 4 loại chính sau: cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh. Cổ phiếu là một chứng khoán vốn xác nhận các quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của một cổ đông đối với một công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạn thanh toán vô hạn. - Cổ phiếu thường: Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường có quyền tham gia kiểm soát, theo dõi, quản lí công việc của công ty thông qua cơ chế đại diện và biểu quyết. - Cổ phiếu ưu đãi: Cổ đông nắm giữ không được tham gia vào bán bầu cử, ứng cử vào bán kiểm soát công ty, cổ đông thường nhận mức cổ tức cố định, được hưởng những ưu đãi về tài chính, có quyền nhận lãi trước cổ phiếu thường, được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty trong trường hợp công ty thanh lí hoặc giải thể. Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay bán đầu khi nó đáo hạn. Có nhiều cách phân loại trái phiếu: theo lãi suất thì có trái phiếu discount bonds, trái phiếu coupon bonds; theo tổ chức phát hành có trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình. Chứng khoán chuyển đổi là loại chứng khoán tùy theo những điều kiện cụ thể mà cho phép ngưòi nắm giữ nó đổi lấy một chứng khoán khác. Thông thường là cổ phiếu ưu đãi được chuyển thành cổ phiếu thường và trái phiếu được chuyển thành cổ phiếu thường. Các nhà đầu tư có kinh nghiệm có thể sử dụng những chứng khoán chuyển đổi để làm rào chắn rủi ro trước những dao động của giá thị trường Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở các loại chứng khoán đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, bảo toàn nguồn vốn đầu tư và thu lợi nhuận. Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi. II/ Lý thuyết về phân tích và quản lí danh mục 1. Khái niệm Danh mục đầu tư là một nhóm các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, hoặc một số tài sản khác như bất động sản, quyền chọn,.. do một nhà đầu tư hoặc một tổ chức nắm giữ. Trên thị trường chứng khoán thì danh mục đầu tư ở đây nghĩa là việc nắm giữ các tài sản là các chứng khoán. Hay có thể nói danh mục đầu tư là việc một nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư bằng cách chọn lựa vị thế đối với các tài sản, và tập hợp các vị thế này gọi là một danh mục đầu tư. Có nhiều cách để thể hiện một danh mục đầu tư nhưng cách thuận lợi nhất là thể hiện dưới dạng tỉ trọng các tài sản đầu tư trong danh mục. Ví dụ có danh mục P: với, là tỉ trọng của tài sản thứ i. Phân tích và quản lí danh mục đầu tư là dựa vào thái độ đối với rủi ro của nhà đầu tư, phân tích biến động chứng khoán từ đó điều chỉnh vị thế các tài sản trong danh mục. Hai yếu tố quan trọng phải xem xét đó là lợi suất, và độ rủi ro của danh mục mà nhà đầu tư chấp nhận. Bởi vì có thể với cùng một tài sản nhưng thái độ với tài sản đó của nhà đầu tư không giồng nhau, hay cùng với một danh mục nhưng thái độ với rủi ro của từng nhà đầu tư là khác nhau. Theo luật chứng khoán thì chỉ có công ty quản lí quỹ mới thực hiện nghiệp vụ quản lí danh mục đầu tư. Tùy theo những thoả thuận với khách hàng, công ty có thể lập các danh mục đầu tư, công ty sẽ hưởng phí danh mục quản lí, lãi và lỗ của danh mục đầu tư sẽ khách hàng gánh chịu trong thoả thuận vói công ty bán đầu. Theo định nghĩa về danh mục đầu tư của William: danh mục đầu tư là việc nắm giữ các chứng khoán trong một thời gian định trước, thường từ 12 tháng đến 5 năm. Như vậy danh mục đầu tư là việc nắm giữ chứng khoán trong một khoảng thời gian dài nhằm kiếm được lợi nhuân cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất. Tuy nhiên môi trường kinh tế là bất định, luôn có sự biến động về lợi suất và rủi ro cũng như các cơ hội kiếm lời, do vậy phải điều chỉnh danh mục để giảm thiểu rủi ro, tăng lợi suất kì vọng, đồng thời tận dụng được cơ hội trên thị trường. Việc phân tích một danh mục đầu tư không chỉ giới hạn trong việc uỷ thác về quản lí danh mục tức là các công ty quản lí quỹ sẽ dựa vào đó lập các danh mục đầu tư, mà còn có vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho các nhà đầu tư lựa chọn và tự điều chỉnh danh mục đầu tư của mình. Như vậy việc phân tích và quản lí danh mục là việc thiết lập mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kì vọng thu được, 2. Nguyên lí đa dạng hoá Để đạt được mục tiêu tối đa hoá danh mục, nhà đầu tư phải đánh giá hai thành phần quan trọng của danh mục đó là rủi ro và tỉ suất lợi nhuân. Tất cả các quyết định điều chỉnh danh mục đều được cân nhắc dưói góc độ rủi ro và tỉ suất lợi nhuận kì vọng của danh mục đó. Các nhà đầu tư đều muốn cùng một mức độ rủi ro của danh mục thì lợi suất kì vọng của danh mục là lớn nhất hoặc cùng với một mức lợi suất nhất định thì mức độ rủi ro là nhỏ nhất. Ta biết mối quan hệ giữa lợi suất và rủi ro: Rủi ro càng lớn thì lợi suất vọng càng cao. Do đó tùy vào mục tiêu đầu tư của từng nhà đầu tư mà chọn cho mình một danh mục chứng khoán vói lợi suất thịch hợp. Trước hết tìm hiểu rủi ro là gì? Rủi ro được xem như là khả năng xuất hiện những khoản thịệt hại không lường trước. Những chứng khoán nào có khả năng xuất hiện các khoản lỗ lớn được xem như là có rủi ro lớn hơn những chứng khoán có khả năng xuất hiện khoản lỗ thấp hơn. Nói cách khác rủi ro thể hiện sự biến đổi không chắc chắn của các tỷ suất lợi nhuận liên quan đến một chứng khoán hay một tài sản nào đó. Rủi ro danh mục được thể hiện bằng độ biến động của danh mục đó, thể hiện sự biến động trong tương lai kết quả thu được của việc đầu tư. Lợi suất của một tài sản hay của một danh mục thể hiện phần trăm thay đổi giá trị của tài sản (danh mục) tại thời điểm xem xét với giá trị của tài sản (danh mục) bán đầu. Lợi suất của tài sản (danh mục) thế hiện đầy đủ các thông tin và đặc điểm của tài sản (danh mục) và lợi suất của tài sản thì không phụ thuộc và quy mô của việc đầu tư. Một danh mục đầu tư là sự kết hợp các vị thế của các tài sản tài chính với nhau. Điều đó thể hiện một nguyên tắc trong đầu tư tài chình là “ không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”. Sự đa dạng hoá đầu tư sẽ giảm thiểu rủi ro danh mục bằng cách kết hợp đầu tư nhiều lơại chứng khoán mà các chứng khoán này có giá hoặc lợi suất biến động không cùng chiều với nhau. Như vậy rủi ro có thể loại trừ được bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư. Mỗi tài sản tài chính đều tiềm ẩn hai loại rủi ro: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống là loại rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản trên thị trường. Vì thế người ta gọi nó là rủi ro thị trường. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro phi hệ thống như là thay đổi trong lãi suất, thay đổi trong sức mua, thay đổi trong kì vọng của nhà đầu tư về triển vọng của nền kinh tế... Rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản, nghĩa là loại rủi ro này chỉ liên quan đến từng doanh nghiệp cụ thể. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro phi hệ thống này như năng lực và quyết định quản trị, đình công, nguồn cung ứng nguyên vật liệu, những tác động về cạnh tranh của nước ngoài, mức độ sử dụng đón bẩy tài chính và đón bẩy kinh doanh... Tổng rủi ro = Rủi ro hệ thống + Rủi ro phi hệ thống Sự kết hợp giữa những tài sản rủi ro này sẽ tạo nên rủi ro cho danh mục. Rủi ro phi hệ thống có thể loại trừ được bằng các đa dạng hoá, còn rủi ro thị trường thì không thể loại bỏ được. Điều đó thể hiện qua đồ thị sau: Rủi ro hệ thống Rủi ro phi hệ thống N Thực tế chứng minh khi tăng số lượng chứng khoán trong một danh mục thì rủi ro của danh mục giảm xuống, nhưng việc giảm này chỉ đạt đến một điểm nhất định chứ không thể giảm mãi được. Như vậy danh mục khi tăng số tài sản lên thì nó đã giảm thiểu rủi ro phi hệ thống, còn rủi ro hệ thống là rủi ro do thị trường tác động không thể giảm thiểu được. Tớm lại: Một danh mục đầu tư chính là quá trình đa dạng hoá đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro để đạt mức lợi suất kì vọng lớn nhất. Một danh mục gọi là đa dạng hoá toàn phần khi triệt tiêu được toàn bộ rủi ro phi hệ thống. 3. Một số mô hình lí thuyết áp dụng trong phân tích danh mục đầu tư Theo nguyên lí đa dạng hóa: Rủi ro càng lớn thì lợi suất kì vọng càng cao. Sau đây là một số mô hình lí thuyết thể hiện mối tương quan này, và được áp dụng trong quá trình thành lập một danh mục đầu tư. 3.1. Mô hình Markowitz Đa dạng hoá danh mục đầu tư có thể làm giảm thiểu rủi ro phi hệ thống. Harry Markowitz đã chỉ ra một cách chính xác bằng cách lựa chọn những cổ phần không di chuyển cùng chiều với nhau thì nhà đầu tư có thể làm giảm độ lệch chuẩn tỷ suất lợi nhuận sinh lời như thế nào. Trong đầu tư tài chính, nhà đầu tư luôn hướng đến lợi ích cao nhất. Markowitz đã đưa ra mô hình phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thị trường các tài sản tài chính và cho phép giải bài toán trong trường đầu tư các tài phẩm trong một cặp đầu tư (portfolio). Mô hình xem xét quan hệ giữa lợi tức tối ưu trung bình và độ rủi ro được đo bằng phương sai của lợi tức vì vậy có thể gọi mô hình này là mô hình mean-variance. Giả thiết Giả thiết nhà đầu tư là e ngại rủi ro. Giả sử danh mục P có với, là tỉ trọng của tài sản thứ i. Với. Trong danh mục không có bán khống tức là >0. Lợi suất của tài sản i: với Hiệp phương sai của tài lợi suất tài sản i, j là với Kí hiệu: ma trận hiệp phương sai lợi suất của N tài sản là Với là phương sai của lợi suất tài sản i Do V là ma trận đối xứng không âm nên tồn tại ma trận nghịch đảo là ma trận đối xứng và xác định dương. Lợi suất của danh mục ==W’ Phương sai của danh mục =W’VW ( với , W là các véc tơ cột) Trường hợp 1: Danh mục chỉ gồm những tài sản phi rủi ro Mô hình : Tìm W sao cho Min Min(W’VW) điều kiện: ==W’ Thực chất của bài toán là với một mức lợi suất trung bình xác định trước, tìm danh mục có rủi ro là nhỏ nhất. Danh mục này gọi là danh mục biên duyên. Tập các danh mục biên duyên sẽ cho ta một đường biên hiệu quả. Lời giải T×m cùc tiÓu hµm L(w, l1, l2)= W'VW +2l1( -W') + 2l2(1-W'U) §iÒu kiÖn cÇn: 2VW - 2l1 - 2l2U =0 (1) W'= (2) W'U=1 (3) §iÒu kiÖn ®ñ Ma trËn Hessian border: Hb = DÔ dµng kiÓm tra ®iÒu kiÖn ®ñ lu«n tho¶ m·n ®èi víi mäi nghiÖm nhËn ®­îc tõ ®iÒu kiÖn cÇn (tÝnh chÊt cña V). V× V x¸c ®Þnh kh«ng ©m nªn tån t¹i V-1 . tõ (1) ta cã: W =V-1l1 + V-1l2U (4) Thay vµo (2) vµ (3) ta cã: l1' V-1+ l2 'V-1U = . l1' V-1U + l2U' V-1U =1 §Æt : c=' V-1; b='V-1U; a =U' V-1U Ta cã: ; (5) Thay nghiÖm cña (5) vµo (4) ta cã:W =V-1 + V-1 U Nhãm l¹i theo ta cã: W = (6) Mối quan hệ giữa lợi suất kì vọng của danh mục với phương sai danh mục = (7) Danh mục MPV : là danh mục có phưong sai nhỏ nhất Như vậy: theo phương pháp Mean-variance với một lợi suất kì vọng cho trước của danh mục ta luôn tìm đuợc một danh mục có rủi ro nhỏ nhât. Tập tất cả các dạnh mục này gọi là tập danh mục biên duyên. Hình vẽ bên dưới mô tả tập danh mục biên duyên: A MVP B E(Ri) Từ đó thì ta có nhận xét: danh mục MPV là danh mục có phương sai nhỏ nhất. Những nhà đầu tư có mức e ngại rủi ro lớn thường chọn danh mục đầu tư xung quanh MPV. Đường MPV-A là đường biên hiệu quả, nó là tập hợp các danh mục hiệu quả. Tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro mà các nhà đầu tư xác định danh mục đầu tư của mình trên đường này: rủi ro càng lớn thì mức lợi suất kì vọng càng cao. Xác định đường bàng quan giữa lợi suất và rủi ro của từng nhà đầu tư, điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan và đường biên hiệu quả chính là danh mục tối ưu của nhà đầu tư đó. Đường MPV_B là đường biên phi hiệu quả, nó là tập hợp những danh mục phi hiệu quả, danh mục mà lợi suất sẽ thấp hơn khi rủi ro tăng. Mặt khác ta có thể giải thích đường tập hợp các danh mục biên duyên thông qua nguyên lí đa dạng hoá. Đường biên hiệu quả thể hiện sự kết hợp của những tài sản có biến động ngược chiều nhau.. Trong thực tế, khi cho phép bán không tức là <0 thì đường cong sẽ dịch chuyển vào bên trong tức là với mức rủi ro bán đầu thì lợi suất kì vọng sẽ giảm. Bên cạnh đó, giả thiết lợi suất của các tài sản là phân phối chuẩn, trong khi đó trên thực tế chuỗi lợi suất các tài sản có thể không tưân theo phân phối chuẩn, do vậy ta phải điều chỉnh chúng. Trường hợp 2: Danh mục có tài sản phi rủi ro Giả sử ngành đó gồm N tài sản. Lập danh mục tối ưu đại diện cho ngành. Danh mục của ngành là danh mục hiệu quả, khi đó là danh mục của ngành sẽ là danh mục tiếp tuyến với đường biên hiệu quả. Cho trước , lựa chọn danh mục khả thi giữa cổ phiếu rủi ro và trái phiếu phi rủi ro sao cho phương sai nhỏ nhất hay: Ta có danh mục P có W* là tỷ trọng của cổ phiếu rủi ro, (1-W*) là tỷ trọng của trái phiếu rủi ro. Danh mục tối ưu P* được xác định tại: W*= Với: Danh mục tiếp tuyến là Tỉ trọng danh mục tiếp tuyến: WT = Thị trường hầu như tồn tại thường xuyên một hay một số tài sản được coi là không rủi ro (phương sai bằng 0) như trái phiếu chính phủ ... Có thể mô tả lợi suất của tài sản không rủi ro là điểm F tương ứng với lợi suất r trên hình vẽ. Khi đưa tài sản này vào danh mục đầu tư thì sẽ được một đường biên hiệu dụng mới là một đường thẳng và có thể xem đây là đường thị trường vốn, thị trường mà nhà đầu tư có thể vay không hạn chế với lãi suất. Trên hình vẽ, đường thị trường vốn sẽ tiếp xúc với đường biên hiệu quả của danh mục tài sản phi rủi ro tại điểm T, danh mục T gọi là danh mục tiếp tuyến. Đường này có thể coi là tập hợp các điểm mà chúng là sự tổ hợp tuyến tính giữa tài sản phi rủi ro F và danh mục T. Những điểm bên trái điểm T trên đường thị trường vốn luôn cho một cách kết hợp tối ưu giữa tài sản phi rủi ro và tài sản rủi ro theo mô hình Markowitz. Chẳng hạn như tại A và B có cùng một mức độ rủi ro nhưng lợi chọn A có lợi hơn. Ngược lại nhũng điểm nằm bên phải T tương ứng cho phép vay tiền từ tài sản phi rủi ro để đầu tư cho tài sản rủi ro. Việc lựa chọn danh mục đầu tư, vay vốn hay cho vay vốn tùy thuộc vào tâm lí của nhà đầu tư. Hình vẽ dưới minh hoạ điều này: tại đầu tư một phần cho tài sản phi rủi ro và một phần cho danh mục T; tại nhà đầu tư vay thêm để đầu tư ( là đường bàng quan của nhà đầu tư i ). T Tóm lại: từ mô hình Markowitz, và xác định đường bàng quan của từng nhà đầu tư đối với rủi ro, ta luôn xác định được danh mục tối ưu cho từng nhà đầu tư, đó là điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan với đường danh mục hiệu quả. 3.2. Mô hình CAPM Dựa trên những nghiên cứu của Harry Markowitz về lí thuyết danh mục và việc phát mình ra danh mục thị trường, William Sharpe tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vào năm 1960 ông đã đưa ra mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model – CAPM) Mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kì vọng, trong đó lợi suất kì vọng bằng lợi nhuận phi rủi ro cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó. Trong phần này, em sẽ trình bày về mô hình CAPM và ứng dụng vào phân tích danh mục đầu tư. 3.2.1. Các giả thiết Giả thiết về các nhà đầu tư trên thị trưòng Nhà đầu tư e ngại rủi ro. Mục tiêu là tối đa hoá lợi ích kì vọng. Nhà đầu tư đều là các tác nhân cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường. Các nhà đầu tư đều đồng nhất trong việc đánh giá thông tin, chỉ số phản ánh hoạt động của thị trường. Từ đó đồng nhất trong việc đánh giá lợi suất kì vọng cũng như độ dao động của các tài sản trên thị trường. Giả thiết về thị trường và các tài sản trên thị trường Trên thị trường sẽ có các tài sản rủi ro và phi rủi ro, các tài sản có số lượng nhất định tại thời điểm thời kì xem xét và có thể chia nhỏ tùy ý, tất cả các tài sản đều được giao dịch trên thị trường. Lợi suất các tài sản rủi ro là biến ngẫu nhiên tưân theo phân phối chuẩn. Nhà đầu tư có thể vay mượn các tài sản phi rủi ro với lãi suất phi rủi ro với số lượng không hạn chế. - Giả thiết về thị trường cạnh tranh hoàn hảo theo nghĩa sau : * Mọi thông tin xuất hiện trên thị trường đều được cung cấp miễn phí cho các nhà đầu tư. * Trên thị trường không có các hạn chế về khối lượng các tài sản giao dịch, về điều kiện bán khống của các tài sản. * Trên thị trường không có chi phí liên quan đến giao dịch các loại tài sản cũng như không có thuế. 3.2.2. Thiết lập danh mục thị trường Kí hiệu: là tổng giá trị thị trường của tài sản rủi ro i () tổng giá trị thị trường của tất cả các tài sản rủi ro Tỉ trọng tài sản i trong danh mục thị trường với Danh mục thị trường M=() với >0, =1. Cân bằng thị trường và tính hiệu quả của danh mục Giả sử trên thị trường có K nhà đầu tư, có hàm lợi ích theo kì vọng là . Nhà đầu tư k chọn danh mục là điểm tiếp xúc giữa hàm lợi ích và đường thị trường vốn. Trong đó là tỉ trọng nhà đầu tư k đầu tư cho danh mục tiếp tuyến T, (1-) là tỉ trọng đầu tư cho danh mục phi rủi ro F. T M Danh mục T có tỉ trọng () Như vậy tỉ trọng đầu tư vào tài sản rủi ro i của nhà đầu tư k là : * với (, ) Kí hiệu: là tổng giá trị thị trường của nhà đầu tư thứ k. là tổng giá trị thị trường của tài sản rủi ro thứ i do nhà đầu tư k nắm giữ: =** với (, ) là tổng giá trị của tất cả tài sản i do các nhà đầu tư nắm giữ. Hay là mức cầu về tài sản i () = Mức cung của tài sản i trên thị trường là () Trạng thái cân bằng của thị trường là trạng thái cân bằng giữa cung và cầu tài sản. Suy ra = với . Mặt khác: () Như vậy: Danh mục thị trường trùng với danh mục tiếp tuyến T. Danh mục T là hiệu quả, do vậy danh mục thị trường cũng là danh mục hiệu quả. 3.2.3. Đường thị trường vốn và đường thị trường chứng khoán Đường thị trường vốn Đường thị trường vốn thể hiện mối tương quan giữa lợi suất kì vọng vói rủi ro của những danh mục hiệu quả. Thông qua đường CML, với một mức rủi ro nhất định sẽ xác định được giá trị thị trường tương ứng của danh mục đó. CML M Phương trinh đường thị trường vốn: là lợi suất của tài sản phi rủi ro. Hệ số góc là tỷ lệ đánh đổi giữa lợi suất của danh mục với rủi ro của danh mục, hay còn gọi là giá của rủi ro. Tức là khi nhà đầu tư chấp nhận cho rủi ro danh mục tăng thêm 1% thì lợi suất kì vọng danh mục sẽ tăng lên % Đường thị trường chứng khoán Một danh mục hoặc một tài sản bất kì đều có giá trên thị trường và giá của chúng được xác đinh theo đường thị trường chứng khoán(SML). Đường thị trường chứng khoán thể hiện mối tương quan giữa lợi suất kì vọng và độ rủi ro của các chứng khoán riêng lẻ hoặc của danh mục. Mô hình CAPM có dạng: Vói : la độ rủi ro của tài sản i; > 1 thì tài sản i là tài sản năng động; <1 thì tài sản i là tài sản bị động. là phần bù rủi ro của thị trường. Đường SML cho phép đánh giá một phương án đầu tư cá biệt trên cơ sở biểu diễn sự bù đắp lợi tức cho độ nhạy của tài sản. Xét đồ thị sau: A B E(R) SML Một tài sản rủi ro được định giá sao cho (,E(R)) thuộc SML thì ta nói tài sản đó định giá đúng. Một tài sản có vị trí như điểm A thì tài sản đó đựơc định giá thấp vì giá của rủi ro cao hơn giá của thị trường. Tài sản có vị trí B được định giá cao hơn giá trị thị trường. Kết luận Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là học thuyết kinh tế mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất ước tính. CAPM cho rằng rủi ro hệ thống là mối quan tâm của các nhà đầu tư vì nó không thể loại trừ được bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, hay nói cách khác thị trường chỉ chấp nhận mang lại thu nhập cao hơn cho tài sản có mức rủi ro thị trường lớn hơn chứ không phải mức tổng rủi ro lớn hơn. Và theo mô hình CAPM xác định lợi suất của một tài sản bằng lợi suất phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro do thị trường bù đắp. Phần bù rủi ro xác đinh bằng hệ số rủi ro nhân với giá thị trường của rủi ro đó. Tưy vậy, lý thuyết CAPM được xây dựng trên cơ sở các giả thiết, và các giả thiết này không thực tế, các yếu tố đầu vào phức tạp. Đó là các khuyết tật của mô hình CAPM, nên nó gặp rất nhiều hạn chế trong áp dụng. 3.3. Mô hình chỉ số đơn 3.3.1. Giả thiết Mô hình chỉ số đơn là mô hình hồi quy của lợi suất kì vọng tài i theo lợi suất của thị trường. Hệ số trong mô hình chính là hệ số trong mô hình CAPM. Hay nói cách khác, theo mô hình thì một tài sản bất kì trên thị trường bị tác động bởi 2 nhân tố: nhân tố chung của thị trường và nhân tố riêng của chính tài sản đó. Phương trình: Với , là lợi suất của tài sản và của thị trường. đại diện cho nhân tố riêng của tài sản đó. Giả thiết cơ bản của mô hình * Lợi suất các tài sản có dạng tuyến tính như trên * tức là nhân tố riêng không ảnh hưởng đến giá trị trung bình của tài sản đó. * Cov(,) = 0 không có sự tương quan giữa các lợi suất thị trường và nhân tố riêng của tài sản đó. * Cov()=0 không có sự tự tương quan giữa các nhân tố riêng. 3.3.2. Mô hình Với: Cov(,) = 0, E() =0, Cov()=0. biểu thị một lợi suất cố định gắn liền với chứng khoán i. Với một chứng khoán khác nhau thì là khác nhau, do thái độ rủi ro của mỗi tài sản so với thị trường là khác nhau. đo mức độ nhạy cảm của tài sản i so với thị trường. Nếu >1 thì tài sản i tương ứng là tài sản năng động, nếu <1 thì tài sản i tương ứng là tài sản thụ động. đại diện cho phần lợi suất riêng của chứng khoán i, không tương quan với lợi suất của thị trường cũng như mức lợi suất của các chứng khoán khác tồn tại trên thị trường. 3.3.3. Ứng dụng 3.3.3.1. Phân tich rủi ro danh mục, tài sản, và nguyên lí đa dạng hoá Tổng rủi ro của tài sản i Phương sai lợi suất của thị trường M : ( rủi ro hệ thống) Phương sai của sai số : ( rủi ro phi hệ thống) Xét danh mục P: W= với Ta có : lợi suất của danh mục Thay từ mô hình chỉ số đơn vào ta có: Với : , , . Điều kiện: Cov(,) = 0, E() =0, () Tổng rủi ro của danh mục P: Trong đó: : rủi ro riêng, rủi ro phi hệ thống của danh mục. : rủi ro hệ thống hay rủi ro thị trường. Nguyên lí đa dạng hóa Nếu chọn . Khi Thì : . Như vậy rủi ro phi hệ thống của danh mục bị triệt tiêu. Rủi ro hệ thống Rủi ro phi hệ thống N - Danh mục mà có rủi ro hệ riêng 0 thì gọi là danh mục đa dạng hóa tốt. - Đối với danh mục phi hiệu quả, đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro phi hệ thống. Cho nên khi đinh giá tài sản hoặc danh mục người ta chỉ tính tới rủi ro hệ thống của danh mục. 3.3.3.2. Phân tích quan hệ lợi suất giữa các tài sản Ta có Tính : Ma trận hiệp phương sai lợi suất các tài sản là Từ chuỗi lợi suất của tài sản và chỉ số thị trường ước lượng được ,nên ước lượng được ma trận V. Kết luận Như vậy theo mô hình chỉ số đơn, lợi suất của một tài sản chịu tác động của biến động chung của lợi suất thị trường và biến động của lợi suất riêng của chính nó. Từ đó có thể phân tích, rủi ro của một tài sản bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. So với mô hình CAPM, các giả thiết của mô hình chỉ số đơn đơn giản hơn rất nhiều, ta có thể dùng mô hình này để ước lượng hệ số trong mô hình CAPM. Với các yếu tố đầu vào đơn giản, mô hình này sẽ làm giảm được công việc tính toán trong quá trình lựa chọn các tài sản vào danh mục đầu tư theo mô hình Markowitz. 3.4. ÁP dụng mô hình CAPM và mô hình chỉ số đơn trong phân tích danh mục Xét danh mục đầu tư I. Áp dụng mô hình chỉ số đơn, mô tả lợi suất cá biệt của tài sản i trong I theo chỉ số thị trường M: Ri = ai + biRM + ei (3.4.1) Với : bi = Như vậy suất của mỗi tài sản gồm 3 phần: Phần lợi suất cố định trong thời gian dài: Phần lợi suất phụ thuộc chỉ số vói hệ số Phần lợi suất ngẫu nhiên đủ nhỏ để có thể triệt tiêu khi đa dạng hoá danh mục đầu tư I: Đối với tài sản i ta có Lợi suất của tài sản i: mi= ai + bimM (3.4.2) Độ lệch chuẩn của độ dao động lợi suất: Trong đó là độ lệch chuẩn của , Hệ số trong (3.4.1) có thể ước lượng trên số liệu thống kê về giá cổ phiếu riêng biệt và chỉ số thị trường. Từ (3.4.1) và (3.4.2) có thể tính được lợi suất của một danh mục I với N tài sản như sau: Từ đó Với N đủ lớn, áp dụng nguyên lí đa dạng hoá, có thể bỏ được trong độ dao động của toàn bộ danh mục.và xác định được bài toán tối ưu với một mức lợi suất kì vọng của danh mục xác định. Như vậy về mặt ý tưởng mô hình này giống mô hình Markowitz, sự khác biệt ở đây đó là các yếu tố đầu vào đơn giản hơn vì chúng ta dùng một yếu tố ngoại sinh là chỉ số thị trường của chứng khoán mà ta coi là đáng tin cậy. 4. Nội dung và chiến lược quản lí danh mục Nội dung Chức năng của nhà quản lí danh mục đầu tư bao gồm công việc liên quan tới tư vấn cho nhà đầu tư hay khách hàng. Như vậy nhà tư vấn phải nắm được mục tiêu của khách hàng là phòng hộ hay là kiếm lời từ đó đưa ra cách quản lí danh mục. Ta có thể khái quát nội dung của quản lí danh mục: Lập và phân tích danh mục đầu tư: Căn cứ vào thông tin của thị trường, đặc điểm về lợi suất,.., căn cứ vào mục tiêu và lợi ích của khách hàng để lập danh mục tối ưu và phân tán rủi của danh mục. Điều chỉnh danh mục: Khi điều kiện trên thị trường thay đổi hoặc khi mục tiêu của nhà đầu tư thay đổi, nhà tư vấn sẽ thay đổi phù điều kiện mới. Đánh giá việc thực thi danh mục: đây là công việc rất quan trọng vì nó cho biết hiệu quả của việc quản lí danh mục. Thông thường đánh giá việc thực thi danh mục bằng cách so sánh với một danh mục đối chứng. Chiến lược quản lí Thông thường có 3 chiến lược sau: Chiến lược quản lí thụ động: Giả thiết rằng các nhà đầu tư có cùng nhận định về thị trường, cùng một đánh giá về lợi suất, về rủi ro của tài sản và đều cho rằng các tải sản được định giá đúng. Khi đó sự thay đổi danh mục sẽ không mang lại lợi ích gì cả. Vì vậy, thực hiện một chiến lược quản lí thụ động theo nghĩa BUY_AND_HOLD. Chiến lược quản lí chủ động: Nếu như nhà quản lí cho rằng co các tài sản định giá sai hoặc qua một số phân tích dự báo lợi suất, rủi ro của các tài sản khác với nhận định của số đông. Nhà quản lí có thể kiếm lời bằng cách điều chỉnh danh mục: BEAT THE MARKET. Chiến lược quản lí chủ động: Là bên cạnh những thông tin chung vẫn tiến hành điều tra các thông tin riêng. Từ các thông tin đó sử dụng chiến lược BUY_AND_HOLD. 5. Đánh giá việc thực thi danh mục Đánh giá thực thi danh mục là một nghiệp vụ quan trọng trong việc quản lí danh mục đầu tư. Nó phản ánh kết quả của việc đầu tư trên cơ sở thỏa thuận trước với khách hàng. Trong phần này, em xin nêu ra 2 phương pháp cơ bản để đánh giá việc thực thi danh mục: 5.1. Phương pháp chỉ số và so sánh với danh mục đối chứng Danh mục đối chứng là danh mục tổng, phản ánh tính chất chung của thị trường. Tùy theo thỏa thuận giữa nhà đầu tư và nhà tư vấn mà thành lập danh mục đối chứng B. Danh mục đối chứng B, tính các chỉ số dựa vào phần bù rủi ro, có điều chỉnh theo rủi ro. Có 2 loại chỉ số: Chỉ số sharpe Công thức: Với: - lợi suất trung bình của danh mục P thường được tính theo trung bình hình học của 20 quý cuối. - lợi suất phi rủi ro được tính theo trung bình nhân của 20 quý cuối. - độ dao động của danh mục tính theo trung bình cộng của 20 quý cuối. Danh mục được dánh giá thực thi tốt khỉ . Chỉ số Treynor Với : hệ số beta. Danh mục đánh giá thực thi tốt khi 5.2. Phương pháp sử dụng hệ số α Đường thị trường vốn phản ánh mối quan hệ giữa lợi suất kì vọng và độ dao động của danh mục. Hay nói cách khác đường thị trường vốn phản ánh tính chất chung của thị trường, nếu một tài sản hay một danh mục nằm trên đường thị trường vốn thì ta nói tài sản hay danh mục đó được định giá đúng theo giá trị của thị trường. Từ ý nghĩa đó, ta có thể đánh giá thực thi của một danh mục. Nếu danh mục đó nằm phía trên đường thì trường vốn thì ta nói danh mục đó thực thi tốt. Nếu một danh mục nằm dưới đường thị trường vốn. ta nói danh mục đó thực thi không tốt. Phương trình đường thị trường vốn: CML M A B Hệ số chênh lệch thì danh mục thực thi tốt. Với lợi suất danh mục P theo đường thị trường vốn, lợi suất thực tế của danh mục. Mặt khác: Ta cũng có thể đánh giá thực thi danh mục thông qua đường thị trường chứng khoán: A B E(R) SML Phương trình đường SML: Danh mục A thực thi tốt tức là >0; danh mục B thực thi không hiệu quả tức là <0. CHƯƠNG II ÁP DỤNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I/ Bài toán lý thuyết Môi trường kinh tế là một môi trường bất định tức là nó bao gồm nhiều yếu tố có liên quan tới nhau và chúng biến động thường xuyên theo thời gian và không giản, mà chúng ta không đoán trước được, không lường trước được. Do vậy quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư trong hoạt động kinh tế là quá trình ra quyết định với thông tin không hoàn hảo. Nhà đầu tư đầu tư theo danh mục với mục đích kiếm lời trong dài hạn. Nhưng luôn phải đối mặt với rủi ro do sự biến động của thị trường mang lại. Do vậy một trong những nghiệp vụ quan trọng của lập và quản lí danh mục đầu tư đó là luôn phải điều chỉnh danh mục theo biến động của thị trường. Giả sử I là tập các tài sản trong danh mục bán đầu của nhà đầu tư, P là tập chứa các tài sản mà nhà đầu tư có thể chấp nhận điều chỉnh vào danh mục I. Các tài sản trong danh mục I phải thỏa mãn yêu cầu nào đó của nhà đầu tư như độ thanh khoản tốt, độ rủi ro thấp, chỉ số p/e cao chẳng hạn... Khi đó bài toán của nhà tư vấn là từ tập các tài sản trong danh mục I phải lập danh mục tối ưu nhất. Mặt khác, nhà tư vấn phải giải quyết được vấn đề khi nào một tài sản trong danh mục P vào được danh mục I. Theo mô hình Markowitz, với một lợi suất nhất định sẽ thành lập được một danh mục với rủi ro là nhỏ nhất. Vì vậy để giải quyết vấn đề nêu trên ta có bài toán sau: 1. Lập danh mục tối ưu 1.1. Danh mục chỉ gồm tài sản rủi ro Từ N tài sản rủi ro chọn trước thiết lập một danh mục tối ưu P. N tài sản này thỏa mãn yêu cầu của nhà đầu tư. Theo phương pháp Markowitz ta có lời giải Mô hình : Tìm W sao cho Min Min(W’VW) điều kiện: ==W’ Với giả thiết: Lợi suất của tài sản i: với . Ứng với mỗi có lời giải W = = Với: c=' V-1; b='V-1U; a=U' V-1U Như vậy: Danh mục tối ưu là Danh mục MPV 1.2. Danh mục gồm cả tài sản phi rủi ro Cho tr­íc , lùa chän danh môc kh¶ thi gi÷a cæ phiÕu rñi ro vµ tr¸i phiÕu phi rñi ro sao cho ph­¬ng sai nhá nhÊt hay: Ta cã danh môc P cã: W* lµ tû träng cña cæ phiÕu rñi ro, (1-W*) lµ tû träng cña tr¸i phiÕu phi rñi ro. Danh môc tèi ­u P* ®­îc x¸c ®Þnh t¹i: W*= Danh mục tiếp tuyến Với: WT = Tính : Lãi suất trái phiếu chính phủ của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố HỒ Chí Minh, kì hạn 10 năm, lãi suất trả sau-cố định hằng năm là 8.95%/năm. Theo quy định của nghị định 178 lãi suất phi rủi ro là lãi suất trả trước tương đương. Nên ta có Tưy nhiên lãi suất của cổ phiếu được tính theo ngày,do vậy phải quy lãi suất phi rủi ro theo ngày. Ta có : 2.Tìm điều kiện để một tài sản vào được danh mục đang xét Xét tài sản k có (). Giả sử tài sản k vào được danh mục P và tạo thành danh mục Q có (, ). Điều kiện để tài sản k vào được trong danh mục P là Giả sử danh mục Q tìm được lời giải Áp dụng phân tích trong mục 3.4 (II.2.1) Từ quan sát về lợi suất của các chứng khoán từ , và chỉ số thị trường, áp dụng mô hình chỉ số đơn, sẽ ước lượng đuợc các,, của các tài sản . Đối với tài sản N+1, do ta coi là các tham số nên có thể lấy hệ số của ngành đó để thay thế. Phương pháp ước lượng , của ngành Giả sử ngành đó gồm N tài sản. Lập danh mục tối ưu đại diện cho ngành. Danh mục của ngành là danh mục hiệu quả, khi đó là danh mục của ngành sẽ là danh mục tiếp tuyến với đường biên hiệu quả. Mô hình : Với giả thiết: Lợi suất của tài sản i: với . Danh mục tiếp tuyến là Với: WT = Mặt khác: Áp dụng mô hình chỉ số đơn cho các tài sản trong ngành, ước lượng được , của từng tài sản. Khi đó: , của ngành sẽ được tính như sau , Tìm điều kiện () của tài sản k Giải bài toán Ứng với mỗi sẽ tìm được một danh mục tương ứng có tỉ trọng W*. Thay vào phương trình tìm được tương ứng. Mặt khác: Tài sản K vào được danh mục tức là . Nên tức là lợi suất của danh mục đồng biến với . Như vậy với mỗi khoảng của xác định đuợc khoảng giá trị của tương ứng. Theo lí thuyết:” tài sản có rủi ro càng lớn thì lợi suất càng lớn”. Nên từ một khoảng của dễ dàng xác định được khoảng giá trị của . II/ Áp dụng Dữ liệu Giả sử nhà đầu tư muốn đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt. Thiết lập danh mục gồm cổ phiếu của 6 công ty sau: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giảng: AGF Công ty cổ phần đại lí liên hiệp vận chuyển: GMD Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội: HAS Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông: SAM Công ty cổ phần Hóa An: DHA Công ty cổ phần Vinamilk: VNM Số liệu quan sát từ ngày 04/01/2005 đến ngày 30/3/2007, tất cả có 555 phiên giao dịch. Chuỗi số liệu để phân tích là chuỗi lợi suất của các cổ phiếu được tính bằng công thức sau: với t1, Trong đó: : là lợi suất của cổ phiếu từ thời điểm t-1 đến thời điểm t. : là giá của cổ phiếu i tại thời điểm t (phiên t). : là giá của cổ phiếu i tại thời điểm t-1 (phiên t-1). Ta phân tích động giá của chứng khoán thông qua phân tích chuỗi lợi suất của chứng khoán. 2. Lập danh mục tối ưu Do giả thiết: lợi suất của cổ phiếu là biến ngẫu nhiên tưân theo phân phối chuẩn. Nên phải kiểm tra các chuỗi lợi suất có phải là chuỗi dứng không. 2.1. Kiểm tra chuỗi lợi suất của AGF Biểu đồ chuỗi : Nhìn vào biểu đồ, chuỗi các thời kì khác nhau dao động khá đều xung quanh mức 0, độ dao động thay đổi theo thời gian, có thời kì rất nhiều nhưng cũng có thời kì rất bé. Nên chuỗi có thể là chuỗi dứng. Ta sẽ kiểm định điều này. Mặt khác từ đồ thị, chuỗi không có hệ số chặn và yếu tố xu thế. Dùng kiểm định đơn vị để kiểm định tính dứng của chuỗi: ADF Test Statistic -20.27989 1% Critical Value* -2.5694 5% Critical Value -1.9400 10% Critical Value -1.6159 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(RAGF) Method: Least Squares Date: 04/25/07 Time: 20:16 Sample(adjusted): 3 554 Included observations: 552 after adjusting endpoints Variable Coefphicient Std. Error t-Statistic Prob. RAGF(-1) -0.854741 0.042147 -20.27989 0.0000 R-squared 0.427398 Mean dependent var 1.02E-05 Với kết quả trên: Theo tiêu chuẩn ADF, chuỗi là chuỗi dứng. Tương tự lợi suất của các chuỗi còn lại đều là chuỗi dứng. 2.2. Lập danh mục tối ưu vói 6 cổ phiếu trên là các tài sản rủi ro Áp dụng kết quả ChươngII/I/1. Có các kết quả sau: Sử dụng các hàm AVERAGE, VARP, trong excel ta tìm được các giá trị của lợi suất trung bình, phương sai, và hệ số beta của các cổ phiếu. Có kết quả sau: vnindex AGF GMD DHA HAS REE SAM mean 0.002726 0.002468 0.002205 0.001759 0.00231 0.004451 0.00305 var 0.000261 0.000524 0.000832 0.000594 0.000683 0.000486 0.000673 Dùng eview tính được ma trận hệ sô tương quan của 6 cổ phiếu trên: AGF DHA GMD HAS REE SAM AGF 0.000524 0.000267 0.000187 0.000232 0.000303 0.000331 DHA 0.000267 0.000594 0.000164 0.000292 0.000303 0.000287 GMD 0.000187 0.000164 0.000832 0.000136 0.000192 0.000262 HAS 0.000232 0.000292 0.000136 0.000683 0.000317 0.000281 REE 0.000303 0.000303 0.000192 0.000317 0.000486 0.000358 SAM 0.000331 0.000287 0.000262 0.000281 0.000358 0.000673 Suy ra: Ma trận 3382.545 -500.557 -149.3994189 -65.6037 -1134.21 -761.277 -500.557 2718.622 -73.66438905 -479.502 -882.912 -214.618 -149.399 -73.6644 1397.781748 30.11912 -164.345 -364.419 -65.6037 -479.502 30.11911724 2216.23 -989.446 -173.995 -1134.21 -882.912 -164.3446624 -989.446 4909.589 -1200.18 -761.277 -214.618 -364.4190395 -173.995 -1200.18 2804.775 Ta có: a =U' V-1U=3181.531 b='V-1U=8.307635 c=' V-1=0.044097 Danh mục MPV là: Với (Wagf,Wgmd,Wdha,Whas,Wree,Wsam)=(0.242, 0.178, 0.212, 0.169, 0.169, 0.028) Danh mục chỉ gồm 6 cổ phiếu trên: Ứng với mỗi mức lợi suất kì vọng, sẽ tìm đuợc một danh mục tối ưu với độ rủi ro là nhỏ nhất: Lợi suất tbdm 0.0025 0.003 0.0035 0.004 0.0045 0.005 phương sai dm 0.043793 0.0438 0.043828 0.043879 0.043952 0.044048 Wagf -2.15335 0.200889 0.147384 0.093878 0.040373 -0.01313 Wgmd -3.60868 0.112569 0.027995 -0.05658 -0.14115 -0.22573 Wdha -0.74216 0.195921 0.174601 0.153281 0.131961 0.110641 Whas -1.98778 0.131585 0.083417 0.03525 -0.01292 -0.06108 Wree 9.9489 0.339087 0.557491 0.775896 0.994301 1.212706 Wsam -0.45693 0.01995 0.009112 -0.00173 -0.01256 -0.0234 tổng 1 1 1 1 1 1 Danh mục có tài sản phi rủi ro: Lợi suất tbdm 0.003 0.0035 0.004 0.0045 0.005 0.01 phương sai dm 0.00019 0.000265 0.000352 0.000451 0.000563 0.002358 Wagf 0.000154 0.000181 0.000209 0.000237 0.000264 0.000541 Wgmd 0.000105 0.000124 0.000143 0.000162 0.000181 0.00037 Wdha 0.000136 0.00016 0.000184 0.000209 0.000233 0.000478 Whas 0.000143 0.000169 0.000194 0.00022 0.000246 0.000503 Wree 0.000289 0.000342 0.000394 0.000446 0.000498 0.00102 Wsam 0.000193 0.000228 0.000263 0.000298 0.00033 0.000681 Wrf 0.99898 0.998796 0.998612 0.998429 0.998245 0.996407 Tính danh mục thị trường: Như vậy: Từ 2 bảng kết quả trên ta thấy rằng với cùng một mức lợi suất thì danh mục có tài sản phi rủi ro bao giờ cũng có rủi ro nhỏ hơn. 2.3. Xác định điều kiện để một tài sản vào được danh mục 2.3.1. Uớc lượng hệ số bêta của một ngành Coi tài sản xét vào danh mục là tài sản bất kì, do vậy hệ số bêta của danh mục đó là chưa biết. Ta có thể thiết lập hệ số bêta của ngành chứa tài sản đó làm đại diện cho tài sản đó. Giả sử tài sản đó thuộc ngành Food & Beverage. Chọn 5 công ty đại diện cho ngày, số liệu lấy từ ngày 4/1/2005 đến ngày 30/3/2007: Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BBC. Công ty cổ phần đồ hộp Thăng Long CAN. Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAF Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc NKD. Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn TRI. Danh mục tối ưu của ngành là danh mục tiếp tuyến T. Ma trận hiệp phương sai của 5 cổ phiếu BBC CAN LAF NKD TRI BBC 0.000528 0.000193 0.000264 0.000289 0.000284 CAN 0.000193 0.000537 0.000248 0.00013 0.000223 LAF 0.000264 0.000248 0.001428 0.000172 0.000256 NKD 0.000289 0.00013 0.000172 0.000543 0.000257 TRI 0.000284 0.000223 0.000256 0.000257 0.000611 Ta có kết quả sau: a =U' V-1U=3356.685 b='V-1U=7.017053 c=' V-1=0.02313 Danh mục tiếp tuyến Tỉ trọng danh mục tiếp tuyến là: BBC CAN LAF NKD TRI mean 0.002447 0.00159 -0.0005 0.003062 0.001881 ti trong 0.34285 0.237527 -0.26964 0.67242 0.016838 Mặt khác: Áp dụng mô hình chỉ số đơn tính anpha và bêta của từng tài sản trong danh mục. Tính cho BBC chẳng hạn: Áp dụng eview: Dependent Variable: BBC Method: Least Squares Date: 04/28/07 Time: 14:06 Sample: 1 553 Included observations: 553 Variable Coefphicient Std. Error t-Statistic Prob. VN 0.919827 0.046201 19.90912 0.0000 C -6.10E-05 0.000757 -0.080575 0.9358 R-squared 0.418392 Mean dependent var 0.002447 AdjustedR-squared 0.417336 S.D. dependent var 0.023007 S.E. of regression 0.017562 Akaike info criterion -5.242575 Sum squared resid 0.169937 Schwarz criterion -5.226968 Log likelihood 1451.572 F-statistic 396.3732 Durbin-Watson stat 1.665175 Prob(F-statistic) 0.000000 Kiểm tra thấy mô hình có phương sai sai số đồng đều, không tồn tại sự tự tương quan, dạng hàm đúng, phần dư tưân theo phân phối chuẩn. Ta ước lượng đuợc ; . Tương tự ta có kết quả sau: BBC CAN LAF NKD TRI Bêta 0.919827 0.527605 0.654866 1.037876 0.851586 anpha -6.10E-05 0.000152 -0.00229 0.000232 -0.00044 Áp dụng mô hình chỉ số đơn tính anpha và bêta của danh mục: =7.80E-04 =0.976336 2.3.2. Mô hình chỉ số đơn Mô hình Mô hình sử dụng số liệu về lợi suất của chứng khoán và số liệu về chỉ số thị trường vnindex để ước lượng hệ số , Áp dụng eview: Dependent Variable: AGF Method: Least Squares Date: 04/28/07 Time: 08:20 Sample: 1 553 Included observations: 553 Variable Coefphicient Std. Error t-Statistic Prob. VN 0.934203 0.045379 20.58688 0.0000 C -7.86E-05 0.000744 -0.105716 0.9158 R-squared 0.434767 Mean dependent var 0.002468 AdjustedRsquared 0.433741 S.D.dependent var 0.022922 S.E. of regression 0.017249 Akaike info criterion -5.278511 Sum squared resid 0.163939 Schwarz criterion -5.262903 Log likelihood 1461.508 F-statistic 423.8198 Durbin-Watson stat 1.929524 Prob(F-statistic) 0.000000 Kiểm tra mô hình, mô hình có phương sai đồng đều, không có sự tự tương quan, dạng hàm đúng và phần dư có phân phối chuẩn. Như vậy có kết quả ước lượng là: ; Tương tự: Ước lựơng được hệ số của các cổ phiếu còn lại: agf gmd dha has ree sam beta 0.934203 0.827813 0.909418 0.923115 1.063449 1.105984 anpha -7.86E-05 5.21E-05 -0.00072 -0.00021 0.001552 3.47E-05 2.3.3. Tìm điều kiện để tài sản vào được danh mục Giải bài toán tối ưu Xét danh mục chỉ gồm các tài sản rủi ro AGF, GMD, DHA, HAS, REE, SAM, và tài sản K. Do tài sản K chưa biết, nên ta lấy anpha và bêta của ngành đó đại diện cho tài sản K. Ta có: ==7.80E-04; =0.976336. Xét bài toán: Danh mục chỉ gồm tài sản phi rủi ro Lập danh mục tối ưu gồm 7 tài sản AGF, GMD, DHA, HAS, REE, SAM, và tài sản K. Mô hình: Với giả thiết: Lợi suất của tài sản i: với . Tài sản K vào danh mục khi danh mục Q mới tạo ra có: Xét trường hợp thì tài sản K vào danh mục khi . Kết quả tìm được sẽ giống như trường tổng quát. Giả sử ==, khi đó: tài sản K vào được danh mục khi . Lấy chuỗi vníndex đại diện cho thị trường, số liệu từ ngày 1/4/2005 đến ngày 30/3/2007 có:. Các hệ số đã ước lượng ở trên. Thay vào mô hình-sử dụng phần mềm GAM ta có kết quả sau: Với == tìm được =2.24E-13<0.017729. Tỉ trọng tương ứng là: agf gmd dha has ree sam K 0.769 1.221 1.457 0.834 2.217 -6.277 0.778 Mà: Suy ra: 0.003473. Ứng với mỗi rủi ro thì thị trường định một mức rủi ro tương ứng. Theo phương trình đuờng thị trường vốn; Suy ra: Với: 0.003473; =0.016155;=0.000225 Nên: Như vậy : Tùy từng khoảng lợi suất kì vọng của danh mục mà nhà đầu tư chấp nhận mà tìm được khoảng giá trị tương ứng của lợi suất và phương sai của tài sản mà tài sản đó có thể vào được danh mục. Phụ lục I: Kết quả kiểm định đơn vị để kiểm tra tính dứng của các cổ phiếu trong ngành food_baverage và trong danh mục. Phụ lục II: Mô hình chí số đơn để ước lượng các hê số anpha, bêta của các cổ phiếu trong ngành food-baverage và trong danh mục KẾT LUẬN Đảng và chính phủ xác định việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là một mục tiêu quan trọng cho quá trình phát triển nền kình tế đất nước, thị trường chứng khoán sẽ là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Và thực tế hơn 10 năm tiến hành công cưộc đổi mới và xắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, đã có một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Và xắp tới sẽ có một số doanh nghiệp lớn như các tổng công ty, NHTM quốc doanh sẽ tiến hành cổ phần hóa. Theo yêu cầu của Chính Phủ thì đến hết năm 2009 từ 3000 doanh nghiệp nhà nước giảm xuống còn 500 doanh nghiệp nhà nước. Như vậy: Điều này sẽ làm cho số lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán đa dạng hơn, mặt khác nó tạo tính năng động hơn cho nền kinh tế. Song song với quá trình cổ phần hóa, Chính Phủ cũng xây dựng khung pháp lý hoàn thiện cho thị trường thông qua việc bán hành các văn bản luật về thị trường và văn bản luật có liên quan như: luật doanh nghiệp. Mặt khác: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng trên 7,5%/năm. Đó là một điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển. Và thực tế đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua 6 năm hoạt động nhưng đã cho thấy tiềm lực phát triển mạnh mẽ của thị trường, chỉ số vnindex đã có thời gian dài trên 1000 điềm tức là tăng hơn 10 lần so với bán đầu. Nhưng bên cạnh đó, thị trường cũng có những biến động thăng trầm. Điều này là đặc điểm chung của các thị trường mới phát triển, thị trường rất dễ bị biến động của các nhân tố bên ngoài. Các nhà đầu tư đầu tư theo tâm lí bầy đàn tức là có khi cùng đổ sô vào đầu tư, nhưng có khi đồng loạt bán ra. Qua đó, vai trò của các nhà tư vấn là rất quan trọng. Do vậy, trong phạm vi chuyên đề này chỉ trình bày một phần trong nghiệp vụ quản lí danh mục, đó là phân tích danh mục. Qua đó, có thể tư vấn cho nhà đầu tư lựa chọn danh mục để đạt lợi nhuận trong dài hạn. Mặc dù đã hết sức cố gắng, tưy nhiên do khả năng còn nhiều hạn chế, nên chuyên đề không tránh được nhiều thịếu xót. Em rất mong nhận được những góp ý, phê bình của các thầy cô, anh chị hướng dẫn và các bạn sinh viên để em có thể hoàn thiện hơn nữa chuyên đề. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng môn phân tích và định giá tài sản tài chính, PGS.TS.Hoàng Đình Tưấn, Khoa Toán Kinh Tế Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân Giáo trình ”Kinh tế lượng” – Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân – khoa Toán Kinh Tế. Giáo trình “Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, TS.Đào Lê Minh, nhà xuất bản Chính trị Quốc giả - 2002 Giáo trình “Tài chính công ty”, Nguyễn Ninh Kiều Giáo trình “Tài chính Hiện đại”, PGS.TS Trần Ngọc Thơ, nhà xuất bản thống kê Các văn bản về thị trường chứng khoán Các trang web ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK3016.DOC
Tài liệu liên quan