Tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU
Cà phê là một loại thức uống ngày càng trở lên thông dụng trên thế giới, bởi tính hấp dẫn và những tác dụng của nó. Do điều kiện tự nhiên của nước ta phù hợp với sự phát triển của cây cà phê nên cây cà phê được trồng ở nhiều nơi đặc biệt là ở tây nguyên và đông nam bộ với diện tích hàng triệu hecta, và cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo.
Trong hoàn cảnh như vậy. nước ta cần có những chính sách quản lý việc xuất nhập khẩu cà phê sao cho phù hợp. Trong đó cần phải đặc biệt quan tâm đến chính sách tỷ giá hối đoái vì tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn lớn tới việc xuất nhập khẩu, nó có khả năng làm thay đổi cán cân thương mại của một quốc gia. Nếu có một chính sách về tỷ giá hối đoái đúng đắn sẽ làm cho khả năng cạnh tranh trong xuất nhập khẩu tăng lên. Do đó, em xin trình bày vấn đề “ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam”. Mặc dù vốn kiến thức và kinh nghiệm vẫn còn thiếu sót, hạn chế nhưng với mong muốn...
64 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cà phê là một loại thức uống ngày càng trở lên thông dụng trên thế giới, bởi tính hấp dẫn và những tác dụng của nó. Do điều kiện tự nhiên của nước ta phù hợp với sự phát triển của cây cà phê nên cây cà phê được trồng ở nhiều nơi đặc biệt là ở tây nguyên và đông nam bộ với diện tích hàng triệu hecta, và cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực chỉ đứng sau gạo.
Trong hoàn cảnh như vậy. nước ta cần có những chính sách quản lý việc xuất nhập khẩu cà phê sao cho phù hợp. Trong đó cần phải đặc biệt quan tâm đến chính sách tỷ giá hối đoái vì tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn lớn tới việc xuất nhập khẩu, nó có khả năng làm thay đổi cán cân thương mại của một quốc gia. Nếu có một chính sách về tỷ giá hối đoái đúng đắn sẽ làm cho khả năng cạnh tranh trong xuất nhập khẩu tăng lên. Do đó, em xin trình bày vấn đề “ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam”. Mặc dù vốn kiến thức và kinh nghiệm vẫn còn thiếu sót, hạn chế nhưng với mong muốn được học hỏi, tìm hiểu nên em đã mạnh dạn làm về vấn đề này trong chuyên đề thực tập tốt nghiệpcủa mình của mình. Em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô hướng dẫn cùng các bác các chú, anh chị trong phòng chính sách thuế 3thuộc Vụ chính sách thuế_Bộ Tài Chính.
Cuối cùng em xin xảm ơn thầy Nguyễn Khắc Minh là giáo viên hướng dẫn và chú Nguyễn Ngọc Tuyến cán bộ hướng dẫn thực tập đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Vũ Văn Quang
CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
A. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.
I. Các vấn đề cơ bản của tỷ giá.
1.1. một số định nghĩa về tỷ giá hối đoái.
tỷ giá hối đoái đơn giản là giá của một đồng tiền tính bằng đồng tiền khác. Bởi vì tỷ giá giữa hai đồng tiền là giá của một đồng tiền tính theo đồng tiền còn lại lên sẽ có hai cách biểu thị chúng:
-Định nghĩa 1: số đồng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ: ví dụ, coi đồng bảng là đòng nội tệ, vào tháng 2 năm 1991 người ta cần có khoảng £0.50 để mua 1 đô la mỹ
- Định nghĩa 2: số ngoại tệ đổi lấy một đồng nội tệ. ví dụ: cũng coi đồng bảng là đồng nội tệ, vào ngày 6 tháng 2 năm 1991 người ta sẽ cần khoảng $2 để mua 1 bảng.
- Định nghĩa 3: tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra
Tỷ giá mua vào là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá. tỷ giá bán ra là tỷ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. tỷ giá mua vào là tỷ giá đứng trước và luôn luôn thấp hơn tỷ giá bán ra.
cách niêm yết tỷ giá
người ta có thể yết giá ngoại tệ bằng nội tệ ( yết giá trực tiếp) hoặc nội tệ bằng ngoại tệ (yết giá gián tiếp).
Yết giá ngoại tệ bắng ngoại tệ: là phương pháp yết tỷ giá sao cho giá một đơn vị ngoại tệ được yết trực tiếp thông qua nội tệ. Theo phương pháp này thì giá của một đơn vị ngoại tệ được bộc lộ ra bên ngoài, thí dụ: 1$ = 1560VNĐ
Yết giá nội tệ bằng khối lượng ngoại tệ (yết giá gián tiếp là phương pháp yết tỷ giá sao cho giá của một đơn vị ngoại tệ được yết gián tiếp thông qua nội tệ. Thực chất đó là nghịch đảo của các yết trực tiếp. Ví dụ: 1000VNĐ = 0,0812$
Yết giá trong thực tế
Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá:
Thông thường đồng đôla ($) là đồng tiến yết giá
Ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá
Ngân hàng yết giá là ngân hàng thực hiện niêm yết tỷ giá mua vào và bán ra. Ngân hàng hỏi giá là ngân hàng liên hệ với ngân hàng yết giá để hỏi giá
Tỷ giá mua và tỷ giá bán và chênh lệch tỷ giá
Yết giá trực tiếp (số đồng tiền nước ngoài/đồng tiền bản địa)
$/£
1,9690-1,9825
VNĐ/$
15680-15700
Tỷ giá bán là tỷ giá mà ngân hàng sẽ bán đồng tiền của quốc gia
Tỷ giá mà ngân hàng sẽ mua đồng tiền của quốc gia
Khoản lãi chênh lệch mua bán thể hiện ở tổng biên lợi nhuận của ngân hàng. Trong trường hợp hợp đồng đôla thì khoản lãi này sẽ bằng (1,9825-1,9690)/1,9690 = 0,00686 hay sấp xỉ 0,7%
Có thể biểu diễn bằng công thức:
Chênh lệch(spread) =
Khoản lãi chênh lệch này thay đổi tuỳ vào từng ngân hàng, tuỳ vào loại tiền và tuỳ vào điều kiện thị trường.
1.2 các định nghĩa về tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn
Định nghĩa 1: tỷ giá giao ngay
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá niêm yết giữa hai đồng tiền để chuyển giao ngay lập tức. Nói cách khác, tỷ giá giao ngay là tỷ giá hiện hành giữa hai đồng tiền với nhau. Trong thực tế, thông thường sẽ có hai ngày trễ giữa hôm đặt lệnh mua hoặc bán giao ngay giữa hôm thực sự trao đổi tiền cho nhau vì những lý do như là giấy tờ chứng minh, các thủ tục và việc thực hiện thanh toán.
Định nghĩa 2: tỷ giá kỳ hạn
Ngoài tỷ giá giao ngay thì các tổ chức kinh tế còn có thể cam kết với nhau ngày hôm sau để trao đổi tiền với nhau vào một ngày nhất định trong tương lai, thông thường là sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm. Tỷ giá trao đổi cho cuộc mua bán này được gọi là tỷ giá kỳ hạn.
1.3 các định nghĩa về tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực tế và tỷ giá hiệu quả.
Tỷ giá danh nghĩa: tỷ giá thường được niêm yết vào một ngày cụ thể được gọi là tỷ giá danh nghĩa, tức là số đôla mỹ đổi lấy một bảng anh trên thị trường ngoại hối.
Tương tự, nếu tỷ giá đồng mác/bảng được niêm yết là 3DM/£ thì đó cũng chính là tỷ giá danh nghĩa. tỷ giá danh nghĩa. Tỷ giá danh nghĩa đơn giản là giá của một đồng tiền tính theo đồng tiền kia mà không quan tâm đến sức mua hàng hoá và dịch vụ của hai đồng tiền đó. Tỷ giá danh nghĩa thường được viết dưới dạng chỉ số, nếu như thời kỳ cơ sở của chỉ số là $2/£1 và một thời kỳ sau tỷ giá đó là $2.20/£1 thì chỉ số danh nghĩa sẽ thay đổi tù kỳ cơ sở là 100 lên 110. Điều này hàm ý rằng đồng bảng đã lên giá 10% so với đồng đôla. Việc lên giá hay mất giá của tỷ giá danh nghĩa không nhất thiết hàm ý rằng nước này đang trở lên cạnh tranh hơn hoặc kém cạnh tranh đi trên thị trường quốc tế. Đối với vấn đề này thì chúng ta cần sử dụng tỷ giá thực tế.
Ta sẽ sây dựng bảng tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế
thời kỳ
tỷ giá danh nghĩa
chỉ số tỷ giá danh nghĩa
chỉ số giá của Anh
chỉ số giá của Mỹ
chỉ số giá thực tế
1
$2.00
100
100
100
100
2
$2.00
100
120
100
120
3
$2.40
120
120
120
120
4
$1.80
90
130
117
100
5
$1.60
80
150
160
75
Định nghĩa tỷ giá thực tế.
Tỷ giá thực tế là chỉ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa hai quốc gia đang xem xét. Tỷ giá thực tế thường được biểu diễn dưới dạng toán học như sau:
e=
trong đó: e là tỷ giá thực tế, e là tỷ giá danh nghĩa( số ngoại tệ tính trên đơn vị nội tệ ) dưới dạng chỉ số, P là chỉ số giá trong nước, P là chỉ số giá nước ngoài.
Định nghĩa tỷ giá hiệu quả.
Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được gọi là tỷ giá song phương(bilateral exchange rate)
Tỷ giá hiệu quả (tỷ giá thực tế, tỷ giá trung bình): Tỷ giá của một đồng tiền được tính bằng cách lấy trung bình có trộng số của các tỷ giá của đồng tiền đó với một số các đồng tiền của các nước bạn hàng quan trọng nhất.
Bởi vì hầu hết các quốc gia trên thế giới không thực hiện quan hệ thương mại bằng duy nhất một đồng ngoại tệ nên các nhà lập chính sách không quá quan tâm đến những gì sảy ra trong tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia mình với mọt loại ngoại tệ khác, mà họ quan tâm tới chỉ giá trao đổi giữa đồng nội tệ với một giỏ ngoại tệ khác mà có quan hệ thương mại với nước này. Tỷ giá hiệu quả là một thước đo phản ánh việc lên giá hay mất giá của một đồng tiền với một giỏ đồng tiền khác có tính tới trọng số.
2. Các loại chế độ tỷ giá
2.1 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, các nhà quản lý không can thiệp mua hay bán đồng tiền của mình trên thị trường ngoại hối. Thay vào đó, họ sẽ cho phép giá trị đồng nội tệ biến động căn cứ vào những biến động trong cung cầu của đồng tiền.
2.2 Chế độ tỷ giá cố định
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, các chính phủ căn cứ vào phân tích của mình tự đặt ra một mức tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và các đồng ngoại tệ khác. Đồng thời, chính phủ cũng đảm bảo khả năng chuyền đổi đồng tiền từ đồng tiền này sang đồng tiền khác theo tỷ giá cố định. Khi đó tỷ giá hối đoái không phụ thuộc vào cung cầu thị trường nữa. Và khi trên thị trường xuất hiện lượng thừa cung hay thừa cầu tiền tệ thì tỷ giá hối đoái chợ đen sẽ khác xa so với tỷ giá hối đoái chính thức. Điều này sẽ gây ra nạn đầu cơ tích trữ ngoại tệ gây nên sự mất ổn định trong thị trường tiền tệ cũng như trong nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế để tránh tình trạng này khi ta áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, các chính phủ thường can thiệp để duy trì mức tỷ giá hối đoái cố định bằng cách mua vào hay bán ra ngoại tệ từ quỹ dự trữ của mình, làm cân bằng mức cân bằng tiền tệ trên thị trường. Tuy nhiên việc áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái cố định cũng có những hạn chế của nó, nó không phản ánh thực chất của thị trường lại kém năng động, dễ gây ra mất cân bằng cho nền kinh tế.
3. Tầm quan trọng của tỷ giá
Tỷ giá là quan trọng vì nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài. Giá tính bằng đôla của hàng hoá Việt Nam đối với một người Mỹ được xác định bởi liên tác động của hai nhân tố:
Giá của hàng hoá Việt Nam tính bằng Việt Nam đồng.
Tỷ giá VNĐ/USD
Giả định rằng một người Mỹ muốn mua một bức tranh của một hoạ sĩ Việt Nam để bổ xung vào bộ sưu tập của mình. Nếu giá bằng VNĐ của bức tranh là 3triệu đồng và tỷ giá là 15000VNĐ/USD thì bức tranh đó đáng giá là 200USD. Bây giờ giả định rằng ông ấy để chậm việc mua của mình sau 3 tháng, vào lúc đó do một biến động nhỏ làm cho tỷ giá giảm xuống còn 14500VNĐ/USD. Nếu giá nội địa bức tranh vẫn là 3triệu đồng thì giá của nó bằng đôla sẽ là 206,89 USD. Tuy nhiên cùng một sự việc tăng giá như vậy sẽ làm cho hàng hoá nước ngoài tại nước đó rẻ hơn.
Sự sụt giá của VNĐ sẽ làm giá hàng hoá của Việt Nam tại Mỹ giảm xuống, nhưng lại làm tăng giá hàng Mỹ tại Việt Nam. Nếu VNĐ tụt giá xuống còn 15500VNĐ/USD, thì bức tranh chỉ còn 193,55 USD chứ không phải như giá cũ nữa. Các lập luận như vậy sẽ đưa đến kết luận: Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng giá trị so với đồng tiền khác) thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở nên đắt hơn và hàng hoá của nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn (giá nội địa 2 nước giữ nguyên). Ngược lại khi đồng tiền của một nước sụt giá thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở nên rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên đắt hơn.
Một việc tăng giá của đồng tiền có thể làm cho những nhà sản xuất trong nước trở nên khó khăn trong việc bán hàng của họ tại nước ngoài và có thể tăng sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài tại nước mình bởi vì giá của nó giảm đi. Từ năm 1980 đến đầu năm 1985, việc tăng giá đồng đôla đã làm thiệt hại các ngành công nghiệp. Ví dụ: Công nghiệp thép của Mỹ thiệt hại không phải chỉ do việc bán ở nước ngoài giá của thép Mỹ từ giá đắt hơn bị giảm xuống mà còn do việc bán thép tương đối rẻ hơn của nước ngoài Mỹ tăng lên. Mặc dù việc nâng giá đôla làm thiệt hại một số nhà kinh doanh trong nước nhưng những người tiêu dùng Mỹ được lợi vì hàng ngoại rẻ hơn. Máy video cassete và máy ảnh của người Nhật, giá đi nghỉ Châu Âu giảm đi là kết quả của đồng đôla vững mạnh.
4. Các yếu tố tác động tới tỷ giá
Tỷ giá hối đoái là một công cụ hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế một quốc gia nhưng đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tác động tới nó. Cụ thể là:
- Nguồn cung ứng ngoại tệ: Lượng ngoại tệ từ nước ngoài đổ vào một quốc gia cho dù dưới hình thức nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế nước đó: Ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá đồng bản tệ, ảnh hưởng đến cán cân thương mại …
-Giá cả tương đối: Nó phản ánh lợi thế cạnh tranh buôn bán của hàng hoá giữa các nước.
- nguồn cung ứng tiền mặt: Lượng tiền mặt trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá đồng bản tệ, chỉ số lạm phát, gây ra các rủi ro tỷ giá …
- Sự chênh lệch lãi suất: là nhân tố hỗ trợ sự lên giá của đồng bản tệ. việc chênh lệch này lamd cho người dân trong nước cảm thấy yên tâm hơn về đồng nội tệ và do đó đồng nội tệ được lưu thông mạnh hơn trên thị trường. Từ đó tạo sức ép làm tăng giá trị đồng nội tệ.
- Tác động của lạm phát: tỷ giá thể hiện giá tương đối của hàng hoá trong nước với hàng hoá nước ngoài. Sự tăng giảm của hàng hoá trong nước lại lệ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ lạm phát. Nếu giả thiết các ngoại tệ được sử dụng để sác định tỷ giá với đồng bản tệ là ổn định thì tỷ lệ lạm phát ở trong nước là bao nhiêu phần trăm thì tỷ giá đồng bản tệ so vơi đồng ngoại tệ phải giảm xuống giá tương ứng.
-Hàng rào thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu: Đây cũng là một yếu tố tác động tới giá cả trước tiên sau đó tác động tới tỷ giá. Bởi vì nếu áp dụng một mức thếu cao đối với hàng nhập khẩu làm cho giá hàng nhập khẩu đắt đỏ so với hàng hoá cùng loại có chất lượng tương đồng sẽ tạo điều kiện cho nhà sản xuất trong nước tiêu thụ được sản phẩm của mình qua đó kích thích sản xuất phát triển. Việc hàng rào thuế quan và quy định hạn ngạch xuất khẩu bảo vệ hoặc tăng sức mua của đồng bản tệ.\
-Năng xuất lao động: Việc tăng năng suất lao động giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành của hàng hoá và dịch vụ là cơ sở để hạ giá thành hàng hoá. Do đó việc giảm giá tương đối các hàng hoá được sản xuất trong nước so với hàng nhập khẩu vẫn có lãi. Đồng thời làm cho nhu cầu về hành nội địa tăng lên và đồng bản tệ có xu hướng giảm giá, bởi vì hàng nội địa vẫn tiêu thụ được với một giá trị cao hơn đồng bản tệ, và ngược lại. Như vậy năng xuất lao động trong nước trước tiên tác động tới giá cả trong nước và tỷ lệ thuận với tỷ giá.
-Sở thích tiêu dùng hàng hoá: Của người tiêu dùng với hàng nội và hàng ngoại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu nếu người tiêu dùng ưa chuộng hàng ngoại hơn sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu tăng lên và qua đó làm giảm giá đồng bản tệ. Lúc đó tỷ giá sẽ diễn biến theo chiều ngược lại khi người tiêu dùng ưa chuộng hàng nội hơn hàng ngoại.
-Yếu tố tâm lý chủ quan: Đại đa số các nhà sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước đều theo dõi diễn biến của tỷ giá vàng và đôla để điều chỉnh giá bán của mình.
II. Một số vấn đề chung về tỷ giá
1 Tỷ giá trong dài hạn
1.1. Quy luật một giá
Quy luật một giá nói rằng, với sự hiện diện của cấu trúc thị trường cạnh tranh và sự biến mất của các chi phí vận chuyển và các rào cản thương mại khác, các sản phẩm giống nhau được bán trên các thị trường khác nhau sẽ được bán cùng mức giá khi đã được quy đổi ra cùng một loại tiền tệ.
Quy luật một giá dựa trên ý tưởng về sự buôn bán hàng hoá hoàn hảo. Hoạt động buôn bán diễn ra khi nhà buôn khai khác sự chênh lệch về giá để tạo ra lợi nhuận phi rủi ro. Ví dụ: Một chiếc ôtô trị giá ở Anh là £5000 và một chiếc ôtô có mô hình giống hệt trị giá 10000$ ở Mỹ, khi đó quy luật một giá tỷ giá hối đoái sẽ là £5000/10000$ tương đương với 0,5.
1.2.ppp tuyệt đối và ppp tương đối.
Lý thuyết sức mua có hai dạng. Một dạng dựa trên cơ sở cách diễn giải chính ácc về quy lật một giá, được gọi là sức mua tương đương tuyệt đối. Một dạng khác là sự thay đổi “yếu hơn” được biết đến là sức mua tương đương tương đối.
a. ppp tuyệt đối.
Là sự so sánh sức mua của hai đồng tiền của hai nước tức là so sánh mức giá chung của cả 2 nước. thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối nêu lên rằng tỷ giá cân bằng giữa hai đồng tiền của hai nước được xác định trên cơ sở ngang giá đó.
Dạng tuyệt đối của ppp cho rằng nếu một người có một giỏ hàng hoá ở một nước và so sánh giá của giỏ hàng hoá đó với giỏ hàng hoá giống hệt được bán ở nước ngoài và tỷ giá hối đoái được chuyển sang đơn vị tiền tệ chung. Ví dụ, 1 giỏ hàng hoá trị giá 100£ ở Anh và một gio hàng hoá tương tự trị giá 200$ ở Mỹ, khi đó tỷ giá hối đoáidc xác định bằng bảng Anh trên mỗi đôla sẽ là 100£/200$=0.5£/1$.
Về mặt số học, dạng tuyệt đối của ppp có thể biểu diễn là:
e =
trong đó: e là tỷ giá hối đoái, được xác định là một đơn vị nội tệ trên mỗi đơn vị ngoai tệ.
P là giá của giỏ hàng hoá được quy đổi ra đồng nội tệ, và
Plà giá của giỏ hàng hoá giống hệt ở nước ngoài được quy đổi ra đồng ngoại tệ.
Theo ppp tuyệt đối, mức giá trong nước tăng lên so với mức giá ngoài nước sẽ dẫn đến hạ thấp giá trị tương ứng đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
b.ppp tương đối.
Thuyết ngang giá sức mua tương đối nêu lên rằng, tỷ giá giữa 2 đồng tiền qua một thời gian sẽ thay đổi tương ứng với mức thay đổi tương đối trong mức giá cả của hai nước cũng trong khoảng thời gian đó.
Những người đề ra chính sách này nói chung đều thừa nhận, dạng tuyệt đối của ppp không thể hoàn toàn chính xác bởi sự tồn tại các chi phí vận chuyển, thông tin không hoàn hảo và các tác động méo mó của thuế quan và bảo hộ. Tuy nhiên, người ta lập luận rằng dạng yếu hơn của ppp được biết bgư là sức mua tương đương tương đối có thể vẫn đúng thậm chí có sự méo mó của thuế quan. Để đơn giản, dạng tương đối của lý thuyêt ppp lập luận rằng tỷ giá sẽ điều chỉnh bởi lượng chênh lệch lạm phát giữa hai nền kinh tế. Về mặt số học, ta cố thể biểu diễn như sau:
%∆e = %∆P-%∆P
Trong đó: %∆e là tỷ lệ phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái.
%∆P là tỷ lệ lạm phát trong nước
%∆P là tỷ lệ lạm phát nước ngoài
Theo dạng tương đối của ppp, nếu tỷ lệ lạm phát ở Anh là 10% trong khi ở Mỹ là 4% thì tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh trên mỗi đồng đôla sẽ được dự đoán giảm giá khoảng 6%.
2. Tỷ gía trong ngắn hạn.
Chúng ta đã xem xét thuyết về vận động dài han của tỷ giá. Tuy nhiên,nếu chúng ta muốn biết tại sao tỷ giá lại biểu lộ ra nhiều thay đổi như vậy từ ngày này sang ngày khác,chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề tỷ giá được xác địng như thế nào trong ngắn hạn.
Để hiểu sự vận động ngắn hạn của tỷ giá đó là thừa nhận rằng tỷ giá là giá cả của tiền gửi ngân hàng trong nước. Chúng ta biết rằng trong điều kiện kinh tế mở và thị trường tài chính tiền tệ phát triển như trong giai đoạn hiện nay, thì tiền tệ trở thành phương tiện tích trữ tài sản. Để gia tăng tài sản tiền tệ, đơn giản nhất là đem gửi vào ngân hàng với mức lãi tiền gửi nhất định ngưòi ta có thể dễ dàng mua và bán tiền tệ trên thị trường nhằm thu được một khoản lợi nhuận.
Điều kiện ngang giá tiền lãi nói nên rằng: Thị trưòng ngoại tệ cân bằng khi lãi xuất tiền gửi của tất cả các loại tiền la như nhau. Nếu cùng một thời hạn gửi tiền, đồng tiền nào có tỷ lệ lãi xuất cao hơn làm cho tiền lãi trên cùng 1 số lượng tiền lớn hơn sẽ được mua vào để gửi và đồng tiền kia sẽ được bán ra để mua vào đồng tiền có lãi cao hơn. Như vậy, sự chênh lệch về lãi suất tiền gửi gây ra việc mua bán tiền tệ này trên thị trường ngoại tệ, phá vỡ sự cân bằng trên thị trường ban đầu. Nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu cung hay thừa cầu trên thị trường ngoại tệ. Việc mua bán ngoại tệ làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi .
Lý thuyết này giải thích sự biến độnglớn về tỷ giá thực tế do tính ít biến động lớn của giá hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là tính kém nhạy cảm của giá xuất khẩu theo giá nội địa và do tính không thể đảo ngược của đầu tư thương mại cần thiêt cho sản xuất. Hai đặc tính này làm giảm nhẹ sự co dãn lớn giữa giá cung và giá cầu, làm cho kết luận của MARSHALL, LERNER và ROBINSON, trở lên không đúng trên phương diện ngắn hạn: Một sự giảm giá tiền tệ trước hết làm xấu thêm tình hình số dư cán cân thương mại, đứng về mặt giá trị,điều này làm trầm trọng thêm biến đọng về tỷ giá, Tính co dãn của giá sẽ gây ra những biến độnglớn về tỷ giá hối đoái khiến cho cung hàng hoá tren thị trường quốc tế có những thay đổi đáng kể.
Vì cung xuất khẩu là 1 phần trong cán cân thanh toán do đó những biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến cung xuất khẩu, cũng sẽ làm thay đổi cán cân thanh toán và ngược lại khi cán cân thanh toán có sự chênh lệch( thâm hụt) thì phải có những biện pháp làm tăng cung sản xuất đẻ bù đắp thông qua chính sách tỷ giá. Như ở trên đã nói nhiều đến độ co dãn của cung cầu theo giá, đẻ phân tich tỷ giá hôi đoái trong cán cân thanh toán, phương pháp tiếp cận độ co dãn đã được sử dụng để phân tích các diễn biến của tỷ giá hối đoái.
Phương pháp tiếp cận độ co dãn gắn liền với những biến động trong cán cân thương mại với những biến động trong tỷ giá hối đoái, giả định rằng giá cả của các hàng hoá được mua vào chao đổi bằng đồng tiền nội địa không thay đổi do những sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp phá giá đồng tiền, vấn đề số lượng xuất khẩu là bao nhiêu mới đáp ứng được phá giá sẽ còn phụ thuộc vào số cầu của nước ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu, trong điều kiện có sự thay đổi vè tỷ giá hối đoái. Một sự tăng giá dẫn đến sự giảm thiểu số cầu về xuất khẩu, và 1 sự giảm giá sẽ làm tăng sức cầu. Quan niệm này chính là trọng tâm của quá trình điều chỉnh cán cân thanh toán, cũng như khuyên cáo của IMF đối với các thành viên liên quan đén việc sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái đẻ điều chỉnh cán cân thanh toán.
Đối với rất nhiều nước, không chỉ riêng ở các nước đang phát triển khi cán cân thanh toán bị mất cân bằng, người ta thường gặp phải 1 tình huống: Nếu mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái, thì vấn đề đặt ra là tỷ giá hối đoái phai thay đổi bao nhiêu mới đạt được sự thay đổi đè ra cho cán cân thanh toán. Mức xuất khẩu ban đầu làmưc đã biết, đó là 1 dữ kiện có sẵn. Điều cần phải được ước lượng là hai độ co dãn: Độ co dãn của khối lượng xuất khẩu và độ co dãn của khối lượng nhập khẩu, tưong quan với sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái.
Một khi đã biệt độ co dãn đó, ta có thể tính toán được sự thay đổi của tỷ giá hối đoái nhằm manglại sự thay đổi đã đặt ra cho cán cân thanh toán, nếu độ co dãn về số cầu hàng hoá xuất khẩu cộng với độ co dãn của số cầu nhập khẩu về hàng hoá nhập khẩu mà lớn hơn 1 khi đó sự phá giá đồng bạc sẽ làm gia tăng tổng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ nếu như độ co dãn về số cầu của hàng hoá xất khẩu tính bằng đồng nội tệ lớn hơn 0; Và 1 sự phá giá đồng bạc sẽ làm giảm thiểu tổng giá trịhàng nhậpkhẩu tính bằng đồng nội tệ nếu độ co dãn của số cầu đối với hàng nhậpkhẩu lớn hơn 1, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu định lượng đẻ ước kượng các độ co dãn nói trên. các nghiên cứu này dễ thực hiên hơn tại các nước công nghiệp vì ở đó có đầy đủ số liệu, dù rằng chúng đã được thử nghiệm ở nhiều nước đang phát triển. Các kết quả chủ yếu cho thấy hầu như ở tất cả mọi nước , sự kết hợp hai chế độ co dãn đều lớn hơn 1. Như vậy mọi người đều biết rằng sự phá giá đồng bạc sẽ làm lơị cho cán cân thanh toán. Điều quan trọng là ta cần biết các trị số của độ co dãn liên hệ, vì chung quyệt định tỷ giá hôi đoái thực sự cần phải có để phục vụ sự thay đổi của cán cân thanh toán.
Như vậy, sử dụng phương pháp ước lượng độ co dãn sẽ phân tích được tác động của tỷ giá tới cán cân thanh toán nói chung và cung xuất khẩu hàng hoá nói riêng. Điều này hết sức quan trọng, bởi vì thông qua tac động của các chính sách tỷ giá như tăng giá, giảm giá hay phá giá đồng tiền, ta có thể nhìn nhận được các ảnh hưởng tới xuất khẩu như thế nào, và đẻ khuyến khích xuất khẩu tâưng kim nghạch xuất khẩu thì tỷ giá phải được điều tiết phù hợp trong ngắn hạn và trong dài hạn.
B TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.
I.Vài nét về ngành cà phê Việt nam:
1. Lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam.
Ở Việt Nam cây cà phê được nhập và trồng từ hơn 100 năm nay. Hơn một thế kỷ qua, sản lượng cà phê đã trải qua những thời kỳ phát triển vượt bậc xen lẫn với thời kỳ giảm sút. có thể tóm tắt quá trình phát triển ngành cà phê Việt Nam như sau:
Thời kỳ Pháp thuộc ( 1888 – 1945 )
Năm 1857 cây cà phê được dùng đầu tiên ở Quảng Bình, Quảng Trị bởi các nhà truyền đạo công giáo tới đầu thế kỷ XX Thực dân Pháp mới đầu tư phát triển cây cà phê ở đồn điền vùng Kẻ Số ( Nam Hà ). Vào thời kỳ này, diện tích cà phê cả nước ta là 10500ha. sản lượng cao nhất là 4500 tấn và hầu hết được mang sang Pháp.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954)
Thời kỳ này các đồn điền cà phê do Nhà nước ta quản lý, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên phần lớn diện tích bị bỏ hoang, cà phê không xuất khẩu được. Năm 1954 diên tích cây cà phê nước ta chỉ còn 4000ha (chủ yếu là ở Tây nguyên: 3100ha), sản lượng cà phê chỉ còn ở mức 2 500tấn (trong đó Tây nguyên 2300 tấn).
Thời kỳ chống Mỹ cứu nước ( 1954 – 1975 )
Năm 1955, Nhà nước chủ chương xây dựng một số nông trường cà phê cùng ở Miền Bắc. Trong 6 năm ( 1956 – 1962 ) diện tích cà phê tăng từ 500 lên 14 800ha, sản lượng cà phê tăng từ 225 tấn năm 1960 lên 4385 tấn năm 1967, Qua 20 năm phát triển Miền Bắc đã cung cấp 30000tấn cà phê cho xuất khẩu ( chủ yếu sang Liên xô và các nước Đông Âu ).
Ở các tỉnh phía Nam, từ năm 1946 đến 1957 diện tích cà phê tăng không đáng kể từ 3019 ha lên 3370 ha. Năm 1957 đến 1965 diên tích cà phê tăng đáng kể tử 3370 lên 11120ha. Do chủ chương thành lập các khu đồn điền của Nguỵ quyền Miền Nam. Năm 1963 sản lượng cà phê vào khoảng 3000tấn, đến năm 1964 đạt cao nhất là là 600 tấn cà phê xuất khẩu
Thời kỳ 1975 đến nay
Do được Nhà nước quan tâm và chú trọng phát triển đúng mức nên cả diện tích và sản lượng cà phê đều đã tăng lên đáng kể.
Đầu năm 1980 diện tích cà phê trồng mới là 7457ha nhưng năng xuất cà phê. Những năm tiếp theo ta mở rộng diện tích trồng cà phê bằng cách hợp tác trồng với Liên Xô ( cũ ), Ba Lan, Bungari, CHDC Đức, Tiệp ...
Năm 1993 ¸ 1994 sản lượng cà phê cả nước là 140 000tấn ( đứng thứ 3 Châu á sau Inđônêxia, Ân độ ). Năm 1996: Việt Nam đứng thứ 4 thế giới và thứ 2 Châu á về cà phê. Lợi thế của Việt Nam là năng suất thuộc loại cao nhất trên thế giới, gấp 2¸3 lần năng suất bình quân thế giới và 1,7 lần bình quân Châu á (năng suất bình quân thế giới là 552Kg/ha ). Việt Nam là một trong những nước có diện tích cà phê lớn nhất thế giới. Hiện nay diện tích cà phê đã đạt trên 19000ha.
Năm 1994÷nay: do những điều kiện bất lợi của tự nhiên, thêm vào đó là giá cà phê trên thế giới ngày một giảm lên cây cà phê ngày càng bị nông dân bỏ bê và ít quan tâm đén do đó sản lượng cà phê giảm sút một cách trầm trọng.
2. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam
Sản phẩm cà phê đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Có thể nói mức tiêu dùng cà phê tính theo đầu người được coi như một chỉ tiêu để đánh giá trình độ sinh hoạt vật chất của một nước. sản phẩm cà phê đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của nước ta. Nếu vào thời điểm năm 1982 sản lượng cà phê toàn quốc không vượt quá con số 5 000tấn thì đến năm 1998 sản lượng đã tăng lên 409 000tấn, gấp 81,8 lần, và nếu năm 1982 xuất khẩu được 4 100 tấn thì đến năm 1998 đã xuất khẩu được 382 000 tấn gấp 93,17 lần và theo đó kim ngạch xuất khẩu đạt 594 000 000úD. Rõ ràng ngành cà phê nước ta trong những năm qua đã có chiều hướng phát triển đáng kể . Năm 1998, Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 trên thế giới sau Brazin và Clômbia. Hiện nay cà phê vẫn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam.
Ngành cà phê cũng như các ngành sản xuất cây công nghiệp khác, nó cũng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội rất lớn. Ngành cà phê tạo ra công ăn việc làm cho người dân, biến môi trường đang suy thái thành môi trường được phục hồi .... thực tế cho thấy, trong vài năm gần đây việc trồng mới và phát triển cây cà phê đã góp phần:
Xây dựng các vùng kinh tế mới trên Tây Nguyên nói riêng và Miền Nam nói chung.
Tham gia tích cực vào công cuộc định canh, định cư của đồng bào dân tốc thiểu số.
Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho hầng triệu lao động.
Tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đát trống đồi trọc và góp phần quan trọng vào củng cố an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên và khu vực Miền núi Phía Bắc.
Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê là một vấn đề rất có ý nghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Đặc biệt là phát triển kinh tế Miền núi Tây Nguyên, Trung Du.
Tuy nhiên, từ cuối năm 1999 đến nay thị trường cà phê thế giới liên tục sa sút làm cho giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm và gập rất nhiều khó khăn
3. Những thuận lợi và khó khăn
3.1 Những thuận lợi của Việt Nam đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu
a. Về sản xuất
Điều kiện tự nhiên
Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới có yêu cầu sinh thái rất khắt khe. Khí hậu và đất đai là hai yếu tố sinh thái chính của cây cà phê, quyết định năng suất và hiệu quả của nó
Về khí hậu:
Nước ta trải dài qua 15 vĩ độ từ 8030 đến 23022 có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ gió mùa nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, bức xạ lớn, gió trung bình ... thuộc vùng rất thích hợp với việc trong cây cà phê.
Do đó, Việt Nam có hai loại cây cà phê được trồng phổ biến là cây cà phê vối và cây cà phê chè. Cà phê chè ưa thời tiết mát, cường độ ánh sáng thấp và chịu nhiệt độ thấp hơn cà phê vối khoảng từ 5¸70C, do vậy nó được trồng chủ yếu ở Miền Bắc. Cà phê vối ưa thời tiết nóng, ẩm, ánh sáng dồi dào nên được trồng nhiều ở các Tỉnh Miền Nam .
Môi trường sinh thái của Việt Nam khá phù hợp với việc phát triển cây cà phê. Điều kiện tự nhiên ưu đãi với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho phép phát triển cây cà phê theo hướng tập trung, chuyên môn hoá, thâm canh hoá tạo ra một vùng cây cà phê đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm phục vụ cả sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời sự phân bổ đất đai trải dọc chiềudài đất nước cho phép phát triển cây cà phê trên phạm vi rộng nên mặc dù mức đầu tư thâm canh chưa cao nhưng năng suất đã đạt mức đáng kể.
Về đất đai:
Đất nông nghiệp nước ta tuy rất hạn chế về số diện tích ( khoảng 7,3 triệu ha đất nông nghiệp nông nghiệp đang sử dụng ), nhưng lại tương đối tốt về chất lượng, phong phú về chủng loại ( có 14 nhóm bao gồm 64 loại đất ). Nói chung đất có tầng canh tác dầy, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng trong đất khá cao ... cho phép phát triển một tập đoàn cây trồng phong phú. Việt Nam có nhiều loại đất thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày nói chung và cây cà phê nói riêng. Trước hết phải kể đến loại đất đỏ Bazan với trữ lượng khoảng 2,3 triệu ha phân bổ rộng khắp nước đặc biệt tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông nam bộ (622 ¸ 660). Đất đỏ bazan là loại đất lý tưởng cho nhiều loại cây công nghiệp dài ngày trong đó có cây cà phê, bởi vì nó có các tính chất như: có chất lượng tốt, tơi xốp, dễ thoát nước tầng lớp canh tác dầy, hàm lượng các chất canh tác, chất mùn và các khoáng vật cao. Sau đất đỏ Bazan là các loại đất đỏ vàng, đất xám, đất đen ... được phân bố rộng khắp đất nước.
Như vậy môi trường sinh thái khi hậu và đất đai nước ta khá phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây ca phê. Điều kiện tự nhiên ưu đãi các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ cho phép phát triển sản suất cà phê theo hướng tập trung chuyên môn hoá và thâm canh hoá, tạo ra các vùng cà phê cho sản lượng lớn, chất lượng cao và chủ yếu là cho xuất khẩu. Ngoài ra các loại cà phê có giá trị xuất khẩu cao, phù hợp với các tỉnh Trung Du, miền núi phái Bắc là một tiềm năng phát triển sản xuất và thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê tăng giá trị xuất khẩu.
b. Điều kiện kinh tế xã hội:
Ngoàc các điều kiện tự nhiên thuật lợi ra chúng ta còn có những tiềm năng thế mạnh về kinh tế xã hội khá thuật lợi cho sản xuất và xuất khẩu cà phê.
c.Về nguồn nhân lực:
Việt Nam là một nước với trên 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây chính là lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Hiện nay số lao động này vẫn được bổ xung trên một triệu người bước vào tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh vấn đề sức ép giải quyết công ăn việc làm thì đây chính là một lợi thế về nhân lực của Việt Nam. Chúng ta luôn có một lực nượng lao động dồi dào, giá giẻ với chất lượng lao động được đánh giá là tương đối cao so với một nền nông nghiệp kém phát triển. Lợi thế này rất có khả năng đảm bảo sự phát triển của xuất khẩu cà phê trong tương lai.
d.Về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước:
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ngành cà phê, coi đó là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước trong thời kỳ đầu của công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Vì vậy đã có những chính sách đầu tư đáng kể hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất và xuất khẩu cà phê của đất nước.
e.Điều kiện xuất khẩu:
Trước đây cà phê xuất khẩu của ta chủ yếu là sang các nước XHCN dưới hình thức hàng đổi hàng. Hiện nay nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế nên quan hệ buôn bán của Việt Nam đã được mở rộng ra khắp các châu lục. Riêng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt hầu hết trên thị trường thế giới.
Hiện nay ở châu á,Việt Nam đã vượt qua Inđônexia đứng số một về xuất khẩu cà phê và giữ vị trí thứ 3 thế giới sau Brazin và Côlômbia. Việt Nam và Inđônexia là hai nước chinh sản xuất cà phê ở châu á nhưng do vụ cà phê ở hai nước ngược nhau, ở Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 10 còn ở Inđônexia lại từ tháng 10 đến tháng 4, cho nên ở châu á hiện nay Việt Nam gần như không có đối thủ cạnh tranh.
f.Lợi thế về chi phí thấp:
Do khu vực sản xuất cà phê của Việt Nam gần cảng biển nên chi phí vận chuyển thấp làm giảm chi phí sản xuất xuống thấp hơn chi phí sản xuất của các nước khác.
Với những lợi thế ở trên nếu Việt Nam biết cách khắc phục những tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, đồng thời tận dụng và phát huy triệt để nhưng lợi thế sẵn có sẽ góp phần làm cho chi phí sản xuất cà phê thấp hơn các nước khác. Đây chính là cơ sơ cho phép chung ta có thể cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi thị trường này đang khủng hoảng thừa.
3.2Những khó khăn cơ bản:
a. Điều kiện tự nhiên:
Mùa khô kéo dài ở hai vùng sản xuất cà phê là tây Nguyên và Đông Nam Bộ gây trở ngại cho việc sản xuất cà phê. Đặc biệt là đối với tây Nguyên. Do lượng nước ít nên phải tưới nước làm cho chi phí tăng lên đáng kể, giảm hiệu quả kinh tế.
Mùa mưa có lượng mưa tập trung quá lớn gây sói mòn, chẩy trôi đất làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất hữu cơ nuôi cây, do vậy phải trồng vành đai rừng phòng hộ, che phủ đất, bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng. Ngoài ra hệ thống đường giao thông ở các vùng trồng cà phê rất kém nên sau mỗi mùa mưa lại phải tu sửa, rất khó khăn và tốn kém ... tất cả những chi phí đó làm giảm lợi nhuận sản xuất cà phê. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết nóng và ẩm rất thuận lợi cho sâu bệnh, cỏ dại hại cà phê phát triển. Gió mạnh ở tây Nguyên và Đông Nam Bộ, bão, gió nóng ở miền Trung, gió mùa Đông Bắc kéo dài làm giảm nhiệt độ xuống quá mức giới hạn của cây cà phê, thậm chí cả sương muối phía Bắc ... gây thiệt hại không nhỏ đến kinh doanh cà phê của nước ta.
b. Điều kiện kinh tế xã hội:
Ngành cà phê là một ngành đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn nhưng chúng ta hiện nay lại đang rất khó khăn về vốn mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho ngành cà phê hơn, song vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu.
Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất cà phê của nước ta như: Hệ thống giao thông vận tải, hệ thống các công trình thuỷ lợi, các cơ sở chế biến bảo quản không thể đáp ứng nổi yêu cầu của sản xuất.
Thêm vào đó nguồn vật tư kỹ thuật, hàng hoá phục vụ cho sản xuất cà phê nói chung còn thiếu, nhiều loại còn phải nhập vào từ nườc ngoài. Mặt khác hệ thống cung ứng và chuyển giao kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Người sản xuất nói chung phải chạy lo tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó một số chính sách kinh tế còn thiếu phù hợp gây ít nhiều trở ngại cho sản xuất như: Chính sách đầu tư, cho vay, đất đai, thị trường giá cả, thuế ... cơ chế chuyển đổi còn chậm tạo ra sự trì trệ trong sản xuất.
4.Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam:
Cà phê ở Việt Nam được phân bổ từ Bắc trí Nam trên nhiều tỉnh Trung Du, miền Núi và Cao nguyên. Trước kia , người ta trồng cả 3 loại: Cà phê chè (Arbica) Cà phê vối ( Rabuta ) và cà phê mít ( Enclsa ). Nay cà phê mít bị loại bỏ dần vì giá trị kinh tế thấp. Còn lại Cà phê chè, Cà phê vối, do hai loại cà phê này có yêu cầu và điều kiện sinh thái khác nhau nên được trồng ở các vùng khác nhau, Cà phê vối được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ và tây Nguyên còn Cà phê chè rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của Miền Bắc nên được trồng nhiều ở Miền Bắc.
Do chú trọng đầu tưthâm canh nên cà phê Việt Nam đặt năng xuất và sản lượng cao. Liên tục nhiều năm năng suất tăng rõ rệt từ 600 ¸ 700 Kg nhân/ha nay đặt bình quân 1 tấn/ha cá biệt có nơi đặt 4 ¸ 4,5 tân nhân/ha.World Bankd đánh giá năm 1996 năng suất cà phê vối của Việt Nam xếp thứ nhì thế giới (1,48 tân/ha) đứng sau Cotarica. Cùng với năng suất diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam cũng đang ở mức rất cao có xu hướng tiếp tục tăng.
Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam từ 1990÷2000
Nhiệm vụ
Diện tích
trồng
cà phê
(ha)
Diện tích tăng so với niên vụ trước (ha)
Sản lượng cà phê
(tấn)
Sản lượng tăng so với niên vụ trước (ha)
Năng suất cà phê Việt Nam (tấn/ha)
Năng suất so với niên vụ trước (tấn)
90 ¸91
135 500
-
82 500
-
0,61
-
91 ¸ 92
135 500
-
131 400
48 900
0,97
0,36
92 ¸ 93
143 000
7 500
145 200
13 800
1,02
0,05
93 ¸ 94
148 800
5 800
179 000
33 800
1,20
0,18
94 ¸ 95
164 600
15 800
212 150
33 450
1,29
0,09
95 ¸ 96
186 000
37 200
235 000
22 550
1,26
- 0,03
96 ¸ 97
254 000
68 000
362 000
127 000
1,43
0,17
97 ¸ 98
296 000
42 000
400 000
38 000
1,35
- 0,08
98 ¸ 99
350 000
54 000
420 000
20 000
1,20
- 0,15
99 ¸ 00
420 000
70 000
600 000
180 000
1,43
0,23
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng diện tích cà phê tăng rất mạnh và conf tiếp tục tăng. Đây chính là kết qủa của chính sách khuyến khích phát triển cà phê của cà Chính phủ trong kinh tế hộ gia đình, tư nhân kất hợp và đầu tư hỗ trợ cảu Nhà nước qua các chương trình định canh định cư phủ xanh đồi trọc đất trồng. Bên cạnh mặt đáng mừng, diện tích tăng mạnh cũng phản ánh một tình trạng đáng lo ngại đó là sự phát triển vượt tầm kiểm soát của cà phê trồng mới đay là một trở ngại trong công tác chỉ đạo kinh doanh xuất khẩu.
Số liệu trên cho thấy năng suất tăng lên nhờ những nguyên nhân sau:
Khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho cây cà phê 70% diện tích cà phê Việt Nam được trồng trên đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, tâng dầy, tơi xốp.
Khí hậu Việt Nam có mùa khô tuy khắc nghiệt nhưng do giải quyết tưới tiêu tốt nên biến hận chế thành thuận lợi.
Cơ chế quản lý của ta đổi mới chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất, vườn cây cho người lao động đã nâng ý thức làm chủ lên cao. Nhờ đó vườn cây được trăm sóc tốt, đằu tư thâm canh tăng cao, đất đai được sử dụng triệt để.
II.Tổng quan về thị trường cà phê thế giới:
Theo thống kê của SAO, toàn thế giới hiện nay có trên 80 nước trồng cà phê trong đó có 3 nước Châu Phi, 15 nước Châu Mỹ, 6 nước Châu Đại Dương và một số nước Châu á. Nói chung, hầu hết diện tích cà phê tập trung ở vành đai nhiệt đới. Sản lượng cà phê thế giới năm 1980 là 4 708 triệu tấn; năm 1992 là 5 685 triệu tấn; năm 1994 là 5 430 triệu tấn. Sản lượng cà phê niên vụ 1996 – 1997 là 6 120 triệu tấn.
Sản lượng cà phê thế giới
Đơn vị triệu bao ( 01 bao = 60 Kg )
Nước
Vụ 1996 -1997
Vụ 1997 – 1998
Vụ 1999 - 2000
Tổng só thế giới
102,02
90,6
104,5
Brazin
28
22,4
26,5
Colobia
11,9
10,7
9,2
Việt Nam
5,55
6,6
6,93
Hiện nay tổng diện tích trồng cà phê trên thế giới vào khoảng trên 10 triệu ha và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn, Năng suất bình quân chưa quá 7 tạ nhân/ha.
Nhìn lại sự phát triển thị trường tiêu thụ cà phê cho thấy sau thế chiến II nhu cầu dùng cà phê ở nhiều quốc gia lãnh thổ trên thế giới tăng lên nhanh chóng. Bắt đầu từ Mỹ, ở thập niên 1960 ¸ 1960, khi các cựu chiến binh mang sở thích uống cà phê về truyền bá trong quân đội và dân chúng rồi dần phát triển sang Châu Âu ở những năm 1960 ¸ 1970. ở cuối thập niên 1970 khi thị trường Mỹ, Châu Âu gần chững lại thì những thị trường mới lại nổ ra ở vùng Viễn Đông như Nhật Bản, và gần đây thị trường Đông Âu, Trung Quốc có dấu hiệu tăng. Cùng với sự mở rộng thị trường ở khắp nơi, sản lượng cà phê thế giới không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bằng việc mở rộng diện tích trồng trọt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất. Với việc đẩy mạnh lượng xuất khẩu của các nước sản xuất cà phê truyền thống. Cộng thêm một số nước tham gia vào thị trường thế giới dẫn đến chế độ quota xuất khẩu của các nước trong hiệp hội cà phê ( ACPC ) bị phá vỡ tháng 7 năm 1989 do không thể kiểm soát nổi. Từ đó thị trường cà phê thế giới được thả nổi, tốc độ tăng của cung nhanh hơn cầu khiến cho giá giảm trong suốt thời gian qua, đến nay đã giảm đến mức giá thấp nhất trong vòng 30 năm đối với cà phê Robusta và 7 năm đối với cà phê arabica.
Lượng cung, cầu cà phê trên thế giới
Đơn vị tính triệu bao
2001
2000
1999
1998
1997
1996
1995
1994
1993
Sản lượng
111,4
115,1
105,0
97,6
103,0
88,2
94,4
91,4
92,5
+ Arabica
70,0
74,5
73,8
63,7
66,6
59,3
65,9
63,5
65,1
+ Robusta
41,4
40,6
32,7
33,9
36,4
28,9
28,5
27,9
27,4
Lượng tiêu thụ
102,2
103,6
102,4
101,4
99,5
95,7
-
-
+ ở các nước XK
24,9
24,5
24,7
24,4
23,5
22,4
-
-
+ ở các nước NK
77,3
79,1
77,7
77,0
76,0
73,3
-
-
EU
33,5
34,9
34,4
34,7
34,6
33,1
-
-
Mỹ
18,8
19,2
18,5
17,8
18,0
17,4
-
-
Nhật
6,5
6,3
6,1
6,1
5,9
6,2
-
-
Các nước khác
18,5
18,7
18,7
18,4
17,5
16,6
-
-
chênh lệch cung, cầu
12,9
1,4
-4,8
1,6
-11,3
-0,7
-
-
Lượng tồn kho ở các nước nhập khẩu
16,0
10,6
8,29
8,51
7,79
-
-
-
Nguồn: FO Licht’s International Coffee Report (1/2002)
- Lượng cung tăng bình quân 2,88% trong giai đoạn 1991 ¸ 2001
- Nếu xét trong giai đoạn 1995 ¸ 2001 thì tốc độ tăng bình quân là 4,01% trong khi đó lượng tiêu thụ chỉ tăng khoảng 1,5 đặc biệt là ở những thị trường truyền thống ( Mỹ, Đông Âu, Nhật Bản ) hầu như không tăng mặc dù chỉ số giá cà phê Arabica và Robusta liên tục giảm, trong năm 2000 các chỉ số đã giảm khoảng 39% và 58%.
-Sản lượng trong 2 năm 1999 ¸ 2000 tăng mạnh do điều kiện thời tiết thuận lợi làm cho lượng xuất khẩu cũng tăng theo. Theo ICO lượng xuất khẩu nhẩy vọt từ 77,3 triệu bao ở mùa vụ 1997/1998 lên 84,3 triệu bao vào vụ 1998/1999 và đạt kỷ lục ở mức 90 triệu bao ở vụ 1999/2000. Với lượng xuất khẩu cao giá giảm, các nhà nhập khẩu tận dụng cơ hội giá thấp kỷ lục này để lượng dự trữ từ 8,29 triệu bao (1998 ) lên 10,6 triệu bao và 16 triệu bao ( 1999 và 2000 ). Trong điều kiện như vậy, trong thời gian tới ít nhất là hai năm giá khó hồi phục lại ở các nước liên tiếp được mùa và một khi lượng tồn kho ở các nước nhập khẩu tăng mạnh thì các nước xuất khẩu sẽ mất quyền kiểm soát thị trường.
- Lượng tiêu thụ cà phê cũng bắt đầu tăng nhẹ ở các nước sản xuất cà phê do kết quả của việc khai thác mở rộng thị trường nội địa như Brazin, Ân độ ... bên cạnh các nước khác như Nga, Đông âu lượng tiêu thụ có dấu hiệu hồi phục do nền kinh tế dần ổn định sau sự kiện XHCN tan rã ở các nước này.
Mặc dù vậy trong những năm gần đây. sản lượng cà phê có phần giảm sút do các nguyên nhân:
Nhu cầu cà phê trên thế giới đã trở nên dần bảo hoà.
Giá cả của cà phê sụt giảm một cách đáng kể, do vậy người trồng cà phê trở lên không còn thiết tha lắm với cây cà phê.
Do điều kiện tự nhiên bất ổn định, hạn hán lũ lụt thường xuyên sảy ra gây ra những vụ mất mùa cà phê.
III. Tình hình xuất khẩu cà phê.
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến KQ xuất khẩu cà phê
1.1 Cung cà phê thế giới
Sự giao động về cung trước hết là ở Brazin – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Brazin có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu cà phê thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hai nước dẫn đầu cà phê thế giới là Brazin và Colômbia khi các nước này bị mất mùa hoặc gập thiên tai thì ngay lập tức cung cà phê thế giới bị sụt giảm rõ rệt và do đó giá cà phê thế giới sẽ tăng vọt do sự mất cân đối cung cầu. Ngược lại, nếu được mùa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả cà phê thế giới. Trong những năm gần đây do thời tiết không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cà phê thế giới làm cho kho cà phê thế giới luôn trong tình trạng cạn kiệt nhưng hai năm gần đây ( cuối 1999 đến nay ) thị trường cà phê thế giới bắt đầu suy thoái và một trong các lý do cơ bản là do tình trạng cung vượt quá cầu mà nguyên nhân là Brzin liên tục được mùa cà phê.
1.2. Cầu cà phê thế giới
Chúng ta biết rằng 99% sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất là để xuất khẩu. Do vậy, cầu cà phê thế giới chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lượng cà phê sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu thế giới về cà phê Việt Nam ngày càng tăng lên. Đây là một yếu tố quan trọng làm tăng mức sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua.
Tóm lại, hiện nay,cung cầu cà phê thế giới có những biến động phức tạp. Cầu cà phê thế giới thế tương đối ổn định, còn cung hiện nay vượt xa nhu cầu thị trường cà phê thế giới đang sa sút.
Một nguyên nhân quan trọng tác động vào cung cầu cà phê thế giới là giá cả. Giá cà phê thế giới giảm dần trong suốt 4 năm qua do sản xuất ở Châu á tăng mạnh, dự trữ cà phê thế giới cao trong khi kế hoạch dư trữ 20% của ACTC thất bại. Vừa qua ICO và ACPC ( Hiệp hội những nước sản xuất cà phê ) đã đưa ra kế hoạch huỷ 5% cà phê kém chất lượng ra khỏi thị trường 5 nước sản xuất cà phê Trung Mỹ. Colombi đã bắt đầu áp dụng từ Ngày 1 tháng 10 năm 2001. Việt Nam cũng có cắt giảm 20 ¸ 30% diện tích trồng cà phê để hạn chế lượng cung cà phê góp phần khắc phục tình trạng “ bội thực “ cà phê của thị trường thế giới.
2.Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua
2.1 Chất lượng cà phê xuất khẩu:
Chất lượng hầng nông sản nói chung và cà phê nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật gieo giống, thu hoạch, chế biến và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nếu bất cứ khâu nào trong cả quá trình không hoàn thiện sẽ đầu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm cà phê Việt Nam hầu hết được chọn lọc qua nhiều thập kỷ được gieo trồng trên trên những vùngđất có khí hậu thích hợp, đặc biệt trên những vùng cao từ 300mét trở lên nên cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng.
Từ đầu những năm của thập kỷ 90, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến. Do công trình quản lý cà phê không theo kịp nên chất lượng cà phê có phần giảm sút so với trước đây.. Tình trạng hạt đen, hạt lên mem, hạt thối lẫn lộn cùng với nhiều tạp chất không đảm bảo về chất lượng dẫn đến giá xuất thấp gây thiệt hại cho việc xuất khẩu.
Bên cạnh đó, do công trình chế biến ( sơ chế ) rất phân tán thô sơ, thiếu kỹ thuật nên chất lượng cà phê thường kém mặc dù chúng ta có nguồn đầu vào thơm ngon, chất lượng tốt. Vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay trong các lô hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất vượt quá quy định. Hiện nay, do chất lượng cà phê Việt Nam chưa được đảm bảo nên khách hàng thường phải mang cà phê Việt Nam đi tấi chế ở một số nước trung gian trước khi đưa đến nơi tiêu thụ chính thức. Vì thế họ thường trả với giá thấp hơn nhiều so với giá quốc tế. Công tác quản lý xuất khẩu nói chung và quản lý chất lượng nói riêng đã được coi trọng hơn. Góp phần cải tiến mặt hàng cà phê xuất khẩu. Nếu trước đây có nhiều khách hàng than phiền về chất lượng cà phê Việt Nam thì đến nay chất lượng cà phê Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt. Hãng Nestle SA nhận định: cà phê Việt Nam có hượng vị độc đáo, hương vị này rất hiếm có ở cà phê cùng loại cuẩ các nước khác. Haaangx ED và Fman đánh giá rất cao về chất lượng cà phê Việt Nam. Nhiều nhà máy xay rang ở Mỹ cho rằng cà phê Việt Nam khi pha chế có hương vị rất phù hợp với người tiêu dùng Mỹ.
Hiện nay, cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê loại II chiếm khoảng 80%, 6¸ 8% cà phê hạt đen, vỡ còn lại cà phê xuất khẩu loại I chưa quấ 8%.
Trên thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu ngoại hình như: kích thước, mầu sắc, độ ẩm và các khuyết tật khác của hạt chứ không theo một tiêu chuẩn nào cả.
a.Về kích thước hạt: Kích thước hạt là một chỉ tiêu quan trọng cả về chất lượng cũng như năng suất cà phê theo đánh giá quốc tế:
- Cà phê loại I: Hạt có kích thước trên sàn N16
- Cà phê loại II: Hạt có kích thước trên sàn N14
- Loại không sử dụng được lọt sàng N10
Ở nước ta, những nông trường có vườn cây tốt, năng suất cao và ổn định thì hạtloại I chiếm 50 ¸ 60% và xấp xỉ 40% loại II. Như vậy, xét về mặt kích thước cà phê Việt Nam có trên 95% khối lượng hạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong nhiều năm qua, chất lượng cà phê xuất khẩu nói chung còn nhiều khiếm khuyết.
b.Về chất lượng: chất lượng cà phê không ổn định, đáng chú ý là các dạng hạt đen, nâu, xanh non, quả khô, sâu ... vẫn còn nhiều là do người sản xuất tranh thủ hái cà phê xanh khi đầu vụ thu hoạch, thêm vaaof đó, quá trình thu hái cà phê của khu vực tự nhiên không đảm bảo, tạp chất lẫn nhiều, hơn nữa công trình chế biến chưa đảm bảo xay xát mua bán cà phê ngay khi còn độ ẩm cao.
Thông thường, cà phê xuất khẩu phải qua chung gian mới đến các nhà trực tiếp xuất khẩu. Trước đây, người sản xuất thường xay xát chế biến thành cà phê xô có độ ẩm từ 17 ¸ 20%. Do đó để xuất khẩu người xuất khẩu phải tái chế cho cà phê có độ ẩm phù hợp đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu ( dưới 12% nên vừa gây thiệt hại cho người sản xuất vừa ảnh hưởng đến lượng cà phê xuất khẩu. Bên cạnh đó tập quán quen xuất khẩu cà phê xô, có quy định độ ẩm, tỷ lệ hạt đen vỡ và có lẫn tạp chất nên đã không khuyên khích được người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.
Như vậy, để cà phê Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa bằng cách khắc phục các nhược điểm còn tồn tại ở trên. Đồng thời, phát huy những ưu thế đặc trưng của cà phê Việt Nam cả về chất lượng và hương vị thơm ngon vốn có của nó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng quốc tế.
2.2.Sản lượng và giá cả cà phê xuất khẩu
Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Cà phê đứng thứ hai chỉ sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản.
Để hiểu rõ hơn tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam thời gian qua ta có biểu sau:
Số lượng giá cả và kim ngạch
xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Năm
Số lượng
xuất khẩu
(1000tấn)
Giá xuất khẩu
bình quân
(USD/tấn)
Kim ngạch xuất khẩu
(1000 USD)
1990
89,6
850
76 160
1991
95,5
830
77 605
1992
118,2
720
83 664
1993
122,7
900
110 430
1994
170
1764
299 800
1995
218
2 569
560 000
1996
230
1 643
420 000
1997
389
1 260
490 526
1998
328
1 555
594 000
1999
428
1 379
537 730
2000
680
718
489 000
Có thể nói ràng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh, điều này làm tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm. Theo Tổng cục Thống kê năm 2000 sản lượng cà phê Việt Nam tăng mạnh, gần 28% so với năm 1999 ước đạt 690 nghìn tấn. Lượng cà phê xuất khẩu ước tính cũng tăng kỷ lục, tăng gần 40% so với năm 1999 lên 680 000tấn. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu không phải là yếu tố duy nhất tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Một yếu tố khác rất quan trọng đó là giá xuất khẩu. Giá này một phần phụ thuộc vào giá trên thị trường thế giới, một phần phụ thuộc vào chất lượng cà phê xuất khẩu của ta. Ta chưa thể kiểm soát được giá cà phê thế giới. Mực giá này phụ thuộc vào tình hình được mùa hay mất mùa của Brazin – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Giá cà phê Việt Nam dựa trên nền tảng chính là giá cà phê ở thị trường Lonđon ( Anh ) và Newyork ( Mỹ ), tuỳ từng thời gian nhưng thông thường là giá quốc tế đó trừ bù 200 ¸ 350USD/tấn là giá xuất khẩu FOB thành phố Hồ Chí Minh của cà phê Việt Nam.
Mười tháng đầu năm 1999 giá cà phê trên các thị trường giảm mạnh. Tại Newyork cà phê Arabica giao ngay giảm 16% từ 2461 USD/tấn ( quýI/1999 ) xuống 1978 USD/tấn ( tháng 10/1999 ). Tại Lonđon giá cà phê Robusta giao ngay giảm 29,5% từ 1750 USD/tấn ( quýI/1999 ) xuống 1234USD/tấn ( tháng 10/1999 ). Vì giá cà phê thế giới có ảnh hưởng rất mạnh lên giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam nên vào thời điểm này giá FOB cà phê Robusta Việt Nam loại R2 rớt mạnh 590 USD/tấn từ 1565 USD/tấn xuống còn 976 USD/tấn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá cà phê giảm mạnh. Trước hết là do nguồn cung tăng mạnh theo USDA sản lượng cà phê thế giới vụ 1998 ¸ 1999 so với vụ 1997 ¸ 1998 ước tính tăng 9,2% tương đương với 8,96 triệu bao ( 1 bao = 60Kg ) đạt 106,63 triệu bao. Trong đó sản lượng cà phê của Brazin tăng kỷ lục, tăng 11,2 triệu bao, đạt 34,7 triệu bao. Sản lượng tăng kỷ lục và đồng Real 10 thấng đầu năm 1999 giảm đã đưa cà phê xuất khẩu của nước này tăng mạnh.
Năm 2000 là năm đầy khó khăn thử thách đối với các nhà sản xuất cũng như xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi sản lượng cà phê tăng lên nhiều lần so với vụ trước thì giá cà phê lại giảm kỷ lục cùng với sự giảm giá cà phê thế giới đã làm cho kim nhạch xuất khẩu cà phê năm 2000 ước tính chỉ đạt hơn 489 triệu USD, giẩm 17% so với năm 1999. Giá xuất khẩu cà phê Robusta loại II ( 5% đen và vỡ ) tháng 12 năm 2000 chỉ còn 430 USD/tấn. FOB giảm hơn 51% so với tháng 1 năm 2000. Theo VICOFA đây là mức giá cà phê xuất khẩu thấp nhất 10 năm qua. Đây cũng laaf nguyên nhân làm giá cà phê trong nước năm qua cũng liên tục giảm với tốc độ nhanh, với mức kỷ lục chưa từng có. Tại Đắklak giá cà phê nhân loại I đã giảm từ 11 500đ/Kg ( tháng 1/2000 ) xuống 9 100đ/kg ( tháng 7/2000 ) rồi xuống 4000 ¸ 4500đ/Kg ( hai tuần đầu tháng 12/2000 ) gỉam hơn 62% so với tháng 1/1999, khi đó cà phê loại I khoảng 20 500 ¸ 21 000đ/Kg thì giá hiện nay đã giảm xuống 80% mức giá thấp hơn chi phí sản xuất 33 ¸ 38%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thị trường cà phê thế giới dư thừa cung lớn cộng với lượng tồn kho quá cao. Lượng cà phê thế giới 8 tháng từ tháng 10/1999 ¸ tháng 7 /2000 vào khoảng 73,1 triệu bao cao hơn lượng xuất khẩu cùng kỳ vụ 1998/ 1999 là 2,3 triệu bao và cao cùng kỳ vụ 1997/ 1998 là 7,6 triệu bao nhưng cung vẫn vượt xa cầu. Trước tình hình giá cà phê xuống thấp giữa tháng 12/2000 VICOFA đã quyết định các thành viên của mình tạm ngừng ký kết các hợp đồng xuất khẩu cà phê và sẽ chỉ chào bán cà phê với mức giá tối thiểu là 450 USD/tấn FOB. có thể nói thị trường cà phê thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục. Tình hình biến động này của thị trường cà phê có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước cũng như đến thu nhập và cuộc sống của những người dân trồng cà phê. ở nhiều nơi đã diễn ra tình trạng chặt phá cây cà phê để trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó Nhà nước phải tìm ra biện pháp hữu hiệu để bảo hôn sản xuất cà phê trong nước tránh gây ra đổ vỡ lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ chương trình kinh tế xã hội của Nhà nước ở miền núi nước ta.
Giá cà phê nước ta luôn thấp hơn giá cà phê thế giới 100 ¸ 200USD/tấn là do chất lượng cà phê xuất khẩu cuẩ Việt Nam không đồng đều, có bao tốt, bao xấu. Nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa triệt để và đang bị buông lỏng cả hai khâu sản xuất và kinh doanh. Hiện tại, các hộ nông dân đang sở hữu 80% diện tích tròng cà phê cả nước nhưng lại bị “ tách rời “”với khoa học kỹ thuật diễn ra một tinh trạng “ mạnh ai nấy làm “. Bên cạnh đó, ngành công nghệ chế biến không theo kịp với tốc độ tăng của sản lượng do công nghệ chế biến đã quá lạc hậu. Hiện nay, cứ đến mùa thu hoạch, người sản xuất lo lắng trong khâu tiêu thụ sản phẩm lầm ra, ngành chế biến còn lúng túng hơn vì xưởng chế biến không thể đáp ứng nổi nhu cầu. Đây cũng chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê Việt Nam không được tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cà phê Việt Nam thơm nhon hơn cà phê Inđonêxia nhưng do giá thấp hơn nên với số lượng xuất khẩu 300 000 tấn thì mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại khểang 50 triệu USD.
Hiện nay, có trên 95% sản lượng cà phê của Việt Nam sản xuất để xuất khẩu, vì vậy tìm được thị trường xuất khẩu có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Tại thời điểm này, cà phê Việt Nam đã có một chỗ đứng trên thị trường thế giới, sản phẩm cà phê Việt Nam đã có mặt trên 57 nước trên thị trường thế giới. Đặc biệt là khi mở cửa nền kinh tế Việt Nam có quan hệ với nhiều khách hàng bao gồm cả những hãng kinh doanh cà phê hàng đầu thế giới như Newman ( Đức ) ED và Fman ( Anh ), Volcafe ( Thuỵ Sĩ ) Tadirat ( Pháp ), Itouchu ( Nhật ) ...
2.3.Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
a.Thị trường truyền thống trong thập kỷ 80
Trước thập kỷ 90, các nước SNG, Đông Âu, Singapore, Hồng Công, Pháp, Thuỵ Sĩ ... là những khách hàng của Việt Nam. Đặc biệt Singapore là nước xuất nhập khẩu cà phê của Việt Nam nhiều nhất ( năm 1986 nhập 7074 tấn ) năm 1986 Anbani nhập 620 tấn; Ba Lan 300 tán ; Bun ga ri 360 tấn; Đông Đức 807 tấn. Các nước này chính là những khách hàng thường xuyên và ổn định của ngành cà phê Việt Nam trong những năm 80. Do những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê Việt Nam, làm cho sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này bị giảm sút nhanh chóng. quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và thị trường Liên xô cũ và các nước Đông Âu đã bị gián đoạn trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, tình hình thực hiện, khi cuộc khủng khoảng đã dần đi vào thế ổn định cà phê Việt Nam nên phát huy và giữ vững vị trí xứng đáng và vốn có trong thị trường này. Bởi đây là các thị trường có dung lượng lớn, hiệu quả cao mà trước đây Việt Nam đã từng xuất sang với khối lượng cà phê tương đối lớn và ít phải cạnh tranh hơn so với các thị trường khác trên thế giới. và điều đặc biệt quan trọng lầ tại thị trường này, người dân đã quen với việc sử dụng cà phê hàng ngày và sức mua ngày càng tăng lên.
b.Thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Việt Nam hiện nay:
Những năm đầu thập kỷ 90, Singapore đã tăng cường nhập khẩu cà phê của ta. 1990 riêng Singapore đã nhập 17 631 tấn chiếm 19,67% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; năm 1991 tăng lên 53, 119 tấn chiếm 56,81% ; năm 1992 là 58 322 tấn chiếm 49,34%. Thời gian gần đây, tuy khối lượng cà phê của Việt Nam xuất sang Singapore tăng lên nhưng có xu hướng giam về tỷ trọng vì nguyên nhân chính là chúng ta đang có sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu cà phê, muốn mở rôngj thị trường xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu sang các thị trường trung gian để tránh bị ép giá xuất khẩu.
Một số nước nhập khẩu cà phê lớn
của Việt Nam năm 2000
Đơn vị : Tấn
Nước
Khối lượng (tấn)
Tỷ phần
(%)
Nước
Khối lượng (tấn)
Tỷ phần
(%)
Mỹ
147.000
22,49
Ba Lan
26.700
4,09
Đức
84.300
12,90
Anh
24.500
3,75
Italia
63.800
9,76
Nhật Bản
22.700
3,48
Tây Ban Nha
51.900
7,44
áo
21.800
3,34
Bỉ
51.500
7,88
Hàn Quốc
17.300
2.65
Pháp
31.500
4,82
Canada
12.900
1,79
( Nguồn : Báo cáo của VICOFA )
Thị trường Đức cũng đang có xu hướng tăng nhập khẩu cà phê Việt Nam. Năm 1986 nhập 807 tấn chiếm 4,33%; năm 1992 nhập 12 071 tấn chiếm 10,08%. Đến năm 1998 nhập 68 336 tấn, chỉ đứng sau Mỹ về xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Bên cạnh đó còn một số thị trường khác như Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật, Bỉ ... hiện nay đã nhập tương đối nhiều. Việt Nam đã thâm nhập và bán được một khối lượng cà phê tương đối lớn vào các thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới như Anh, Đức, Pháp , ý, Nhật, úc ... đặc biệt từ năm 1994 Việt Nam đã bắt đầu khai thác được hai thị trường mới đầy tiềm năng về tiêu thụ cà phê là Mỹ và Hylạp. Mười tháng sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 23 triệu USD. Và chỉ qua hai năm đầu tiên khai thác kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đã chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước ra thị trường thế giới. Đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ đã chiếm là 22, 49% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang 10 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất.
Như vậy vào thời điểm hiện nay, Mỹ đã vươn lên thành thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, sau đó là Đức, Italia. Ngày 10 tháng 3 năm 1998, sau khi Mỹ bãi bỏ chính án Tackson Vanik thì quan hệ kinh tế thương mại Việt – Mỹ bước đầu đã có những dấu hiệu tốt đẹp. Nhờ bãi bỏ Tu chính án của Chính phủ Mỹ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tham gia quan hệ thương mại với Mỹ cũng như với tất cả các nứoc khác trên thế giới. Vì vậy trong quan hệ thương mại với Mỹ, Việt Nam cần khai thác triệt để những lợi thế của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất góp phần duy trì và giữ vững quan hệ với Mỹ một trong ba trung tâm công nghệ nguồn của thế giới. Hiện nay quan hệ thương mại Việt – Mỹ đã được thiết lập. Như vậy cà phê Việt Nam cũng như các ngành hàng khác có thể xuất khẩu sang Mỹ dễ dàng thuận lợi hơn, đồng thời có triển vọng tăng nhanh hơn do được hưởng quy chế tối huệ quốc ( MFN ).
Tại Châu á có một số thị trường rất hấp dẫn đối với cà phê Việt Nam như Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên cho đến nay cả hai thị trường này đều được khai thác một cách đầy đủ. Mặc du cà phê Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Nhật bản nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với nhu cầu tiêu dùng của nước này. Còn đối với Trung Quốc, mặc dù có truyền thống uống chè từ xa xưa nhưng hiện nay, tại các thành phố lớn, các khu du lịch và khu công nghiệp nhu cầu tiêu dùng cà phê ngày một gia tăng. Do đó Trung Quốc ngày càng trở thành một thị trường vô cùng tiềm năng và rộng lớn. Hơn thế nữa, do điều kiện địa lý hai nước Việt Trung nằm sát nhau nên việc giao lưu buôn bán giữa hai nước vô cùng thuận lợi. Chính vì thế khi xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc, phí vận chuyển chính là một lợi thế cạnh tranh so với các nước cùng xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc và đây cũng chính là cơ hội cho Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê.
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU CÀ PHÊ.
I. Cách tiếp cận đồng thời (xuất khẩu gộp).
1.1. Mô hình cân bằng
Trong mục này chúng ta trình bày 2 mô hình cơ bản của việc xác định lượng và giá của xuất khẩu. Mô hình thứ nhất gọi là mô hình cân bằng, mô hình mà trong đó giả thiết là không có trễ trong hệ thống sao cho việc điều chỉnh lượng xuất khẩu và giá đến giá trị cân bằng tương ứng là tức thời. Mô hình thứ 2 là mô hình không cân bằng, mô hình mà cho phép điều chỉnh lượng thực tế đến giá trị cân bằng có thể diễn ra qua một hoặc một số thời kỳ.
a. Hàm cầu của thế giới cho xuất khẩu của một nước.
Cầu thế giới cho một nước xuất khẩu được chỉ định dưới dạng loga tuyến tính như sau:
log = ao + a1.log(+ a2.logYWt + ut (1)
Trong đó:
Xd: lượng của cầu xuất khẩu.
PX: Giá của xuất khẩu.
PXW: Là trung bình có trọng số của giá xuất khẩu của các nước bạn hàng.
YW: Là trung bình có trọng số của thu nhập thực tế của nước bạn hàng.
ut: Là số hạng nhiều ngẫu nhiên.
Vì phương trình (1) được chỉ định dưới dạng loga nên a1 và a2 là độ co giãn của thu nhập thực và giá tương đối của cầu cho xuất khẩu. Chúng ta mong đợi a1 là âm và a2 là dương.
b. Hàm cung cho xuất khẩu của một nước.
Cung của xuất khẩu được chỉ định dưới dạng loga tuyến tính, đó là hàm của giá tương đối của xuất khẩu (tức là tỷ số của giá xuất khẩu đối với giá trong nước) và chỉ số của khả năng sản xuất của nước đó.
log = bo + b1.log()t+ b2.logY* + vt (2)
Trong đó:
Xs: lượng cung của cầu xuất khẩu.
PX: Giá của xuất khẩu.
P: Là chỉ số giá trong nước.
Y*: Là loga của chỉ số của khả năng sản xuất trong nước.
vt: Là số hạng nhiều ngẫu nhiên.
Phương trình (2) chỉ ra rằng khi giá xuất khẩu tăng tương đối so với giá trong nước thì sản xuất cho xuất khẩu sẽ trở nên có lợi hơn so với sản xuất để cung trong nước vì thế những người xuất khẩu sẽ cung cho xuất khẩu nhiều hơn. Thêm vào đó nếu các yếu tố khác không thay đổi, khi tăng khả năng sản xuất thì sẽ tăng xuất khẩu. Chúng ta mong đợi b1, b2 là dương. Phương tình trên có thể chuẩn hóa đối với giá xuất khẩu PXt để sinh ra phương trình sau:
logPXt = bo + b1.log+ b2.logY* + b3.logPt + et (3)
Trong đó:
bo = -bo/b1 ; b1 = 1/b1 ; b2 = -b2/b1 ; b3 = b2/b1
Vì b1,b2 >0, chúng ta mong đợi rằng: b1 >0 ; b2 >0
Các tham số b1 (là độ co giãn của cung xuất khẩu theo giá) có thể thu được từ phương trình (3) nhờ tính . Khi b1 dẫn đến 0 thì b1 dẫn đến vô hạn.
Phương trình (1) và phương trình (2) thiết lập nên mô hình cân bằng và ước lượng của tham số cấu trúc có thể thu được bằng ước lượng hai phương rình này. Để thu được ảnh hưởng củâ biến ngoại sinh lên lượng và giá của xuất khẩu. Chúng ta có thể giải hai phương trình để nhận được dạng rút gọn sau:
Log Xt = (4)
Log PXt = (5)
Vì D = 1 – a1b1 là dương, chúng ta hi vọng rằng hệ số của bảng rút gọn có dấu như trong bảng sau:
Dấu mong đợi của các tham số ước lượng
logPXWt
logYWt
Yt*
logPt
logXt
+
+
+
-
logPXt
+
+
-
+
1.2. Mô hình không cân bằng
a. Chỉ định cơ chế điều chỉnh
Để giới thiệu hành vi mất cân bằng có thể có vào mô hình xuất khẩu, chúng ta sử dụng cơ chế điều chỉnh của Houthakker và Taylor (1970). Trong mô hình này, xuất khẩu được giả định là điều chỉnh sự khác nhau giữa cầu xuất khẩu trong thời kỳ t và luồng xuất khẩu ở thời kỳ trước
DlogXt = g[log- logXt-1 ] (6)
Trong đó g là hệ số điều chỉnh (giả thiết là dương) và D là toán tử sai phân cấp một, nghĩa là DlogXt = log- logXt-1
Hàm điều chỉnh (6) giả định rằng lượng xuất khẩu điều chỉnh đến điều kiện của vượt cầu trong phần còn lại của thế giới, và do đó, giá xuất khẩu được xác định trong các nước xuất khẩu.
b. Mô hình
Bằng việc thế phương trình (1) vào phương trình (6) chúng ta thu được phương trình ước lượng cho xuất khẩu:
logXt = co + c1.log()t+ c2.logYWt + c3.logXt-1 + e4t (7)
Trong đó: co = gao ; c1 = ga1 ; c2 = ga2 ; c3 = 1 - g
Dựa trên các dấu mong đợi của các tham số a1,a2 và g, chúng ta hi vọng rằng: c1 0
Độ trễ thời gian trung bình trong điều kiện xuất khẩu bằng g-1 và có thể được tính từ các tham số của phương trình (7) là (1 – c3)-1.
Bởi vì lượng xuất khẩu được chỉ định là có sự điều chỉnh đối với vượt cầu, giá xuất khẩu được điều chỉnh đến điều kiện của vượt cung.
DlogPXt = l[logXt - log], l>0 (8)
Trong đó l là hệ số điều chỉnh. Trong khuôn khổ này việc tăng vượt cung sẽ làm thấp giá xuất khẩu và ngược lại.
Thay thế phương trình (2) và (8) và giải theo logPXt, chúng ta thu được.
logPXt = do + d1.logXt + d2.logPt + d3.logYt*+ d4.logPXt-1 + e5t (9)
Trong đó:
do = ; d1 = ; d2 = ; d3 = ; d4 =
Vì b1,b2 >0 và l>0 chúng ta hi vọng rằng d1,d2>0 ; d30.
Phương trình dạng rút gọn thu được từ phương trình (7) và (9) là như sau:
LogXt =
(10)
LogPXt =
(11)
Trong đó: D = 1- c1d1. Dựa trên số của các tham số cấu trúc, chúng ta mong đợi các hệ số dạng rút gọn sẽ có dấu như đã chỉ trong bảng sau:
Dấu mong đợi của các tham số ước lượng
logPXWt
logYWt
Yt*
logPt
logPXt-1
logXt-1
logXt
+
+
+
-
-
+
logPXt
+
+
-
+
+
+
1.3. Định nghĩa số liệu và nguồn
Số liệu sử dụng cho mô hình này có thể sử dụng số liệu quý hoặc năm, nếu là số liệu quý thì là số liệu được điều chỉnh mùa.
Nguồn số liệu cho mô hình này có thể lấy từ thống kê quốc tế như:
c. Thống kê tài chính của Quỹ tiền tệ quốc tế
b. Các chỉ số kinh tế cơ bản của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
Tất cả số liệu được biểu thị theo đơn vị tiền tệ trong nước.
X: chỉ số của khối lượng xuất khẩu (chọpn một năm to nào đó làm năm cơ sở).
PX: chỉ số giá đợn vị của xuất khẩu.
P: chỉ số giá bán buôn.
PWX: chỉ số giá xuất khẩu thế giới (năm to là năm cơ sở).
Chuỗi này được tính bằng việc sử dụng phương pháp của Houthakker và Magee, chỉ số giá thế giới đối với nước j là:
PXWj =
i = 1,2,....,n
k = 1,2,....,n-1
=1
=1
Trong đó:
aji là trọng số của thị trường i đối với người xuất khẩu j so với xuất khẩu của các nước .
bjk là phần chia của người cung k (không trùng với i hoặc j) trong thị trường i đối với n-1 nước còn lại
PXW là trung bình có trọng số của giá của n nước cạnh tranh trong mỗi một thị trường của n thị trường
YW là thu nhập thực của thế giới (năm to là năm cơ sở). Chuỗi này được tính như sau:
YWj =
=1
Trong đó:
Yi là chỉ số của thu nhập thực của nước i.
Y* là loga của thu nhập thực.
1.4. Kết quả thực nghiệm
Golstein và Khan đã sử dụng mô hình trên đây để ước lượng cho 18 nước và thu được các độ co giãn trong từng trường hợp được cho trong các bảng dưới đây:
a. Độ co giãn của xuất khẩu theo giá của cầu từ mô hình cân bằng (tổng xuất khẩu)
Độ co giãn của xuất khẩu theo giá của cầu từ mô hình cân bằng
Nước
b1
Bỉ
1,2
Pháp
1,9
Đức
4,6
Italia
1,1
Nhật
+¥
Hà lan
2,5
Anh
1,4
Mỹ
6,6
b. Độ co giãn của xuất khẩu theo giá của cung từ mô hình không cân bằng (tổng xuất khẩu)
Độ co giãn của xuất khẩu theo giá của cung từ mô hình không cân bằng
Nước
b1
Bỉ
1,6
Pháp
1,3
Đức
1,2
Italia
2,0
Nhật
-0,1
Hà lan
2,3
Anh
0,8
Mỹ
3,9
II. Đề xuất mô hình ước lượng.
1. Mô hình ước lượng cung xuất khẩu ở dạng cân bằng.
log(Q) =α+ αlog()+ αlog()+ αlog(Pt)+ u
2. Mô hình ước lượng cung xuất khẩu ở dạng mất cân bằng.
log() = α+ αlog()+αlog(Q)+ αlog(P)+ v
Trong đó Q: là khối lượng nhóm hàng xuất khẩu.
P: là giá một đơn vị của nhóm hàng xuất khẩu tính theo $
I: là chỉ số giảm phát của nhóm hàng xuất khẩu.
EX: là diện tích gieo trồng
u và v là các số hạng sai số ngẫu nhiên.
CHƯƠNGIII: ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÀO VIỆC PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.
I. Kết quả ước lượng mô hình và nhận xét
Sử dụng mô hìng supote cải biên ở dạng cân bằng để ước lượng cho xuất khẩu cà phê ở việt nam.
Số liệu sử dụng để ước lượng được lấy theo năm:
năm
Q
P
S
E
I
1991
100,00
33.81
115.1
10260
99.8
1992
119.2
28.51
103.7
11277
99.9
1993
136.1
32.03
101.3
10350
101.5
1994
180,00
76.55
123.9
10526
101.1
1995
218,00
87.46
186.4
11038
100
1996
316.9
53.39
254.2
11033
101.1
1997
420.5
51.58
340.3
11683
107.5
1998
427.4
60.56
370.6
13268
102.5
1999
553.2
46.78
477.7
13943
95.8
2000
802.5
24.5
561.9
14168
100.5
2001
840.6
13.96
565.3
14725
97.9
2002
699.5
16.75
522.2
15280
98.7
2003
793.7
25.77
510.2
15585
101.2
2004
834.6
24.03
503.2
15625
101.3
Trong đó: Q là lượng cà phê xuất khẩu
P là giá cà phê xuất khẩu
S là diện tích trồng cà phê
E là tỷ giá hối đoái
I là chỉ số giá ( dùng thay cho chỉ số lạm phát)
Ước lượng mô hình
Dependent Variable: LOG(Q)
Method: Least Squares
Date: 04/23/06 Time: 10:06
Sample(adjusted): 1992 2004
Included observations: 13 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
LOG((P*E)/I)
3.889979
0.845348
4.601632
0.0013
LOG((P(-1)*E(-1))/I)
0.315591
0.267367
1.180368
0.2681
LOG(P)
-3.934148
0.682992
-5.760166
0.0003
C
-15.36671
4.669772
-3.290677
0.0094
R-squared
0.817399
Mean dependent var
5.986230
Adjusted R-squared
0.756531
S.D. dependent var
0.716419
S.E. of regression
0.353499
Akaike info criterion
1.005788
Sum squared resid
1.124655
Schwarz criterion
1.179619
Log likelihood
-2.537623
F-statistic
13.42922
Durbin-Watson stat
1.519564
Prob(F-statistic)
0.001133
Estimation Equation:
=====================
LOG(Q) = C(1)*LOG((P*E)/I) + C(2)*LOG((P(-1)*E(-1))/I) + C(3)*LOG(P) + C(4)
Substituted Coefficients:
=====================
LOG(Q) = 3.889979111*LOG((P*E)/I) + 0.3155910117*LOG((P(-1)*E(-1))/I) - 3.934147894*LOG(P) - 15.36670962
NX: hệ số C(2) có p-value = 0.268 > 0.05 ==> có thể loại bỏ
ước lượng lại mô hình
Dependent Variable: LOG(Q)
Method: Least Squares
Date: 04/23/06 Time: 10:07
Sample: 1991 2004
Included observations: 14
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
LOG((P*E)/I)
4.563392
0.760570
5.999962
0.0001
LOG(P)
-4.310972
0.638962
-6.746836
0.0000
C
-17.06261
4.259123
-4.006133
0.0021
R-squared
0.813793
Mean dependent var
5.887583
Adjusted R-squared
0.779937
S.D. dependent var
0.781033
S.E. of regression
0.366389
Akaike info criterion
1.017167
Sum squared resid
1.476650
Schwarz criterion
1.154108
Log likelihood
-4.120171
F-statistic
24.03702
Durbin-Watson stat
1.428504
Prob(F-statistic)
0.000097
Estimation Equation:
=====================
LOG(Q) = C(1)*LOG((P*E)/I) + C(2)*LOG(P) + C(3)
Substituted Coefficients:
=====================
LOG(Q) = 4.563391622*LOG((P*E)/I) - 4.310971758*LOG(P) - 17.0626132
NX: Kỳ vọng về dấu: = 4.56; có p-value=0.0001 ≠ 0
= -4.31; có p-value = 0.00 ≠ 0
- Như vậy, khi chỉ số giá nước ngoài tăng 1% thì lượng xuất khẩu tăng 4.56% (giá trong nước không đổi)
- Khi giá trong nước tăng 1% thì lượng xuất khẩu giảm 4.31% ( chỉ số giá nước ngoài không đổi)
Kiểm định tự tương quan
Giả thiết: H0: ρ = 0 (không tự tương quan)
H1: ρ ≠ 0 (tự tương quan)
dL= 0.605; dU= 1.551; d= 1.428 ==> dL chấp nhận H0
=>không tồn tại tự tương quan
Kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định WHITE
Giả thiết: H0: không tồn tại phương sai sai số thay đổi
H1: tồn tại phương sai sai số thay đổi
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic
1.835202
Probability
0.212173
Obs*R-squared
7.479277
Probability
0.187365
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 04/23/06 Time: 10:17
Sample: 1991 2004
Included observations: 14
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
-220.6154
93.79696
-2.352053
0.0465
LOG((P*E)/I)
83.56009
35.51568
2.352766
0.0465
(LOG((P*E)/I))^2
-8.059412
3.436347
-2.345343
0.0470
(LOG((P*E)/I))*(LOG(P))
14.39445
6.330742
2.273738
0.0526
LOG(P)
-72.09799
31.72270
-2.272757
0.0527
(LOG(P))^2
-6.789179
3.035561
-2.236548
0.0557
R-squared
0.534234
Mean dependent var
0.105475
Adjusted R-squared
0.243130
S.D. dependent var
0.148233
S.E. of regression
0.128960
Akaike info criterion
-0.961101
Sum squared resid
0.133046
Schwarz criterion
-0.687220
Log likelihood
12.72771
F-statistic
1.835202
Durbin-Watson stat
3.235333
Prob(F-statistic)
0.212173
NX: Dựa vào p- value của thống kờ F = 0.212 >0.05==> chấp nhận H0
=>không tồn tại phương sai sai số thay đổi.
Kiểm định dạng hàm
Giả thiết: H0: Dạng hàm đúng
H1: Dạng hàm sai
Ramsey RESET Test:
F-statistic
0.972576
Probability
0.347299
Log likelihood ratio
1.299395
Probability
0.254324
NX: thống kờ F: p-value= 0.301> 0.05 ==> chấp nhận H0 ==> dạng hàm đúng
Như vậy mô hình: = 4.563392*- 4.310972*- 17.06261. là thích hợp.
II: Một số đánh giá và giả pháp.
1. Những thành tựu và khó khăn
1.1. Nhũng thành tựu đạt được.
Trong 20 năm qua, sau rất nhiều nỗ lực và cố gắng của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê kết hợp với những điều kiện về khí hậu và đất đai rất thích hợp với sự phát triển của cây cà phê nên ngành cà phê Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt rất đáng ghi nhận về cả diện tích, năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế mà sản phẩm cà phê đã đem lại cho đất nước. Hiện nay cả nước có khoảng 420.000 ha cà phê trong đó cà phê vối chiếm 93,7%_ chủ yếu ở miền Nam, cà phê chè chiếm khoảng 6,3%_ chủ yếu ở miền Bắc. Trong nhiều năm qua sản lượng cà phê của Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân mỗi năm 19%. Xuất khẩu cà phê hiện nay đứng vị trí thứ hai sau gạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam(400-500 triệu USD).
Việt Nam hiện nay là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới và là thành viên của tổ chức cà phê quốc tế từ tháng 10/1996. Đặc biệt từ năm 1997 sản lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đã vượt qua Inđônêxia đưa Việt Nam lên vị trí dẫn đầu về khối lượng cà phê xuất khẩu của châu á và đứng thứ hai trên thế giới sau Brazil.
Cà phê sản xuất ở nước ta có năng suất cao phẩm chất tương đối tốt, giá thành không cao nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trước đây, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Singapo (60-65%) hiện nay cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang 57 nước trên thế giới, thị phần ngày càng được củng cố vững chắc và phát triển.
Cà phê Việt Nam đã có mặt trên thị trường thế giới với mức sản lượng xuất khẩu lớn điều này cho thấy vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới. Để đạt được kết quả này trong nhiều năm qua ngành cà phê đã có nhiều cố gắng lớn và hoạt động có hiệu quả đặc biệt trong công tác xuất khẩu. Chúng ta không những đã duy trì được mối quan hệ với các bạn hàng cũ mà còn mở rộng với nhiều bạn hàng mới.
1.2.Những mặt tồn tại và khó khăn.
Bên cạnh những thành tựu rất đáng khích lệ như đã nói ở trên ngành cà phê Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.
Về phía nhà nước: chưa thực hiện hợp lý các chính sách đầu tư và cho vay, chính sách thuế nông nghiệp, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu cho mặt hàng cà phê. Vì vậy không tạo điều kiện cho sự phát triển của các đơn vị trồng cà phê xuất khẩu. Khi giá xuỗng thấp như hiện nay thì lại chưa có chính sách bảo hộ sản xuất để đảm bảo cuộc sống cho người dân.
Về phía ngành: trong lĩnh vực gieo trồng cà phê công tác chọn và lai tạo giống chưa chặt chẽ chưa đồng bộ, mạng lưới dự báo sâu bệnh còn yếu nên hiệu quả sản xuất đạt chưa cao. Đối với cà phê nước tưới là một trong những vấn đề thiết yếu. Riêng đối với cà phê Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đòi hỏi phải tưới nước đầy đủ trong mùa khô thì cà phê mới cho năng suất cao. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây do diện tích cà phê không ngừng tăng lên nên đã xảy ra hiện tượng mất cân bằng về nước tưới. Do vậy, muốn phát triển thêm diện tích cà phê, cần nghiên cứu sao cho vừa tiết kiệm được nước tưới nhưng vẫn đạt năng suất cao nhất. Tiếp đến trong khâu chế biến, các cơ sở chế biến cà phê của nước ta được đầu tư ở dạng thô sơ thiếu công nghệ thiết bị hiện đại dẫn đến chất lượng cà phê và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn thấp và đơn điệu, chủ yếu xuất khẩu cà phê loại II, vì vậy, giá cà phê thường thấp hơn giá trung bình của thế giới.
Về chất lượng cà phê: sau sơ chế chất lượng cà phê thường thấp, độ ẩm lớn, tỷ lệ hạt đen vỡ nhiều, tạp chất lớn nên phải vượt qua tái chế ở một số nước trung gian trước khi đến nơi tiêu thụ, do đó cà phê của ta thường bị mất giá. Hiện nay cà phê Việt Nam bị đánh giá thấp hơn cà phê ấn độ và Inđônêxia tuy điều này không phản ánh đúng chất lượng của cà phê Việt Nam
Về giá cả cà phê xuất khẩu : vấn đề cấp bách nhất hiện nay là giá cà phê đang xuống thấp nhất trong vòng 8 năm gần đây và hiện nay chưa có dấu hiệu phục hồi, khả năng bị lỗ rất lớn nếu không có những biện pháp kịp thời. Với mức giá như hiện nay các hộ nông dân trồng cà phê còn có thể hoà vốn hoặc lãi chút ít nhưng các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong Tổng công ty cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ lỗ lớn do giá thành đang ở mức rất cao khoảng 13-15 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là chi phí cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm(khoảng 30%).
2. Giải pháp
2.1. Về phía nhà nước.
a Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.
Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của nhà nước để phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế mở đồng thời hoà nhập với xu thế chung của khu vực và thế giới.
b. Cải tiến chính sách tiêu thụ sản phẩm.
Cần phải có chính sách đảm bảo tiêu thụ hết mọi sản phẩm cà phê do nhân dân sản xúât ra trong bất kỳ tình huống nào,cũng như bất kỳ loại cà phê nào(nhân hoặc khô). Như vậy sẽ khuyến khích người nông dân yên tâm trong sản xuất. Việc thu mua cà phê phải diễn ra thường xuyên, đặc biệt khi người nông dân có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.
Xây dựng hệ thống chuyên chế biến và xuất khẩu với số lượng công ty vừa đủ để đảm bảo không xảy ra hiện tượng tranh mua tranh bán và hiện tượng độc quyền ép giá mua nguyên liệu đối với người sản xuất cà phê.
Thực hiện việc kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu một cách có hệ thống, đồng thời có tác động tích cức đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cà phê.
Xây dựng chính sách giá cà phê hợp lý đảm bảo ổn định sản xuất cà phê.Giá thu mua nguyên liệu được tính từ giá FOB xuất khẩu do vậy Nhà nước cần thống nhất một mức giá chung tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường.Xây dựng giá bảo hiểm dựa vào nguồn lợi từ thuế thu trong những năm giá cà phê lên cao.
c Cải tiến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn dựa trên cơ sở sản xuất nông nghiệp. Do đó để tăng số lượng cà phê xuất khẩu có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng thu ngoại tệ cho đất nước thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là biền pháp hữu hiệu cần ưu tiên để phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu.
d Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu
-Chính sách tín dụng xuất khẩu.
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng có rất nhiều trường hợp để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, các đơn vị kinh doanh phải thực hiện bán chịu, trả chậm hoặc tín dụng ưu đãi với khách hàng.Trong trường hợp này nhà nước nên đứng ra bảo hiểm xuất khẩu.
Cần áp dụng biện pháp cấp tín dụng cho người sản xuất cà phê xuất khẩu vì trước và sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu rất cần có vốn để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Chính sách trợ cấp xuất khẩu.
Ngoài biện pháp tín dụng xuất khẩu Nhà nước cần áp dụng cả chính sách trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách giành sự ưu đãi về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp khi họ đã bán được hàng ra nước ngoài.
-Áp dụng chính sách tỷ giá linh hoại để điều tiêt hoại động xuất khẩu.
song song với việc điều chỉnh dần tỷ giá USD lên mức hợp lý, phù hợp với giá thị trường. áp dụng chính sách tỷ giá có thưởng đối với xuất khẩu.
2.2. Về phía nghành cà phê
a. Nâng cao khả năng cạnh tranh của nghành cà phê.
- Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu thông qua chế biến.
- Hạ giá thành xuất khẩu cà phê.
b Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho cây cà phê.
Mở rộng thị trường cà phê là chiến lược phát triển của nghành cà phê nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Mặc dù thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam tương đối ổn định nhưng hầu như chưa có khách hàng thường xuyên. Do vậy cần tạo ra thị trường ổn định đảm bảo cà phê đạt hiệu quả cao và không bị thua lỗ trước những biến động của thị trường.
Thị trường chủ yếu: Mỹ, Singapore, Đức, Nhật, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Hồng Kông, Nga…
Thị trường chiến lược: Singapore, Hồng Kông…
Thị trường tiềm năng: Tây Âu(Anh, Pháp, Đức…), Bắc Âu(Thụy Sĩ,Hà Lan…), Nhật và thị trường Mỹ.
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nhận được và thông qua những đánh giá cho ta thấy, tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một nền kinh tế mở, trong đó có hoạt động xuất khẩu là một vấn đề đáng lưư tâm. Việc đề ra những chiến lược cho cơ chế tỷ giá phù hợp là điều thực sự cần thiết . Trong mô hình ước lượng trên đã chỉ ra rằng: tỷ giá là một yếu tố tác động đáng kể đến xuất khẩu. Nứơc ta đang trong giai đoạn đầu tư và phát triển theo cơ chế thị trường, những tiềm năng về vận động xuất khẩu dồi rào, do đó việc có phai phá ra hay không còn là một vấn đề cần phải xem xét. Mục tiêu trước mắt và lâu dài của nước ta phát triển ổn định nền kinh tế. Nhưng không vì thế mà chúng ta giữ nguyên một mức tỷ giá cố định, mà phải thay đổi nó theo nhưng thay đổi của nền kinh tế thế giới qua đó dần dần đưa đén những mục tiêu cần đạt được, tránh những sáo trộn không cần thiết của nền kinh tế.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình qua chuyên đề này, Em mong là có thể giải quyết một phần vướng mắc và định hướng trong vấn đề ảnh hưởng của chính sách tỷ giá tới việc xuất khẩu của cà phê Việt Nam.
Một lần nữa, em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Minh, cùng các bác, các chú, anh chị trong phòng chính sách thuế 3_vụ chính sách thuế_ Bộ tài chính đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TC827.DOC