Tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của tiền xử lý lạnh đông và khảnăng bổ sung tinh bột biến tính trong chế biến chả lụa: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TRỊNH CÔNG LÂM
MSSV: 2030350
ẢNH HƯỞNG CỦA TIỀN XỬ LÝ LẠNH ĐÔNG
VÀ KHẢ NĂNG BỔ SUNG TINH BỘT BIẾN TÍNH
TRONG CHẾ BIẾN CHẢ LỤA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành 08
Người hướng dẫn
TRẦN THANH TRÚC
Năm 2008
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ii
Luận văn đính kèm theo đây, với đề tài “Ảnh hưởng của tiền xử lý lạnh đông và
khả năng bổ sung tinh bột biến tính trong chế biến chả lụa” do sinh viên Trịnh
Công Lâm thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua.
Giáo viên hướng dẫn
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2008.
Chủ tịch hội đồng
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iii
LỜI CẢM TẠ
Trải qua 5 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, được...
50 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của tiền xử lý lạnh đông và khảnăng bổ sung tinh bột biến tính trong chế biến chả lụa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TRỊNH CÔNG LÂM
MSSV: 2030350
ẢNH HƯỞNG CỦA TIỀN XỬ LÝ LẠNH ĐÔNG
VÀ KHẢ NĂNG BỔ SUNG TINH BỘT BIẾN TÍNH
TRONG CHẾ BIẾN CHẢ LỤA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành 08
Người hướng dẫn
TRẦN THANH TRÚC
Năm 2008
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ii
Luận văn đính kèm theo đây, với đề tài “Ảnh hưởng của tiền xử lý lạnh đông và
khả năng bổ sung tinh bột biến tính trong chế biến chả lụa” do sinh viên Trịnh
Công Lâm thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua.
Giáo viên hướng dẫn
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2008.
Chủ tịch hội đồng
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iii
LỜI CẢM TẠ
Trải qua 5 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, được sự dạy bảo của thầy cô, sự
giúp đỡ của bạn bè em đã hoàn thành khóa học đúng thời hạn bằng việc thực hiện đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ,
đặc biệt là các thầy cô của bộ môn Công nghệ thực phẩm đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học.
Đặt biệt em xin kính lời biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thanh Trúc là người trực tiếp
hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện luận văn Cô đã tận tình chỉ bảo cả về kiến thức
cũng như kinh nghiệm, Cô cũng là người luôn luôn ủng hộ cả về vật chất và tinh thần
để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp đúng thời gian qui định.
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Mười đã chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích để
bài luận văn này thêm hoàn chỉnh.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn khóa 29, khóa 30 đã giúp đỡ, động viên rất nhiều trong
khi tôi thực hiện luận văn.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, bài luận văn này vẫn còn nhiều sai
xót. Rất mong nhận được ý kiến của thầy cô, các bạn để bài luận văn này được chính
xác và hoàn chỉnh hơn.
Chúc tất cả sức khỏe, xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 07 tháng 06 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Trịnh Công Lâm
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iv
TÓM LƯỢC
Chả lụa là một sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường có rất
nhiều cơ sở sản xuất chả lụa nhỏ lẻ, sử dụng thịt nóng kết hợp bổ sung hàn the để tạo
cấu trúc cho sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. Tuy nhiên, hàn the là chất rất
độc hại đã bị cấm sử dụng. Chính vì thế, đề tài “Ảnh hưởng của tiền xử lý lạnh đông
và khả năng bổ sung tinh bột biến tính trong chế biến chả lụa” được nghiên cứu nhằm
góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống này theo hướng sản xuất sạch
hơn và công nghiệp hóa. Trên cơ sở đó, đề tài tập trung khảo sát các vấn đề sau:
- Ảnh hưởng của thời gian lạnh đông thịt (khảo sát từ 1 đến 5 ngày) đến chất lượng
chả lụa.
- Khảo sát khả năng sử dụng tinh bột biến tính (hàm lượng thay đổi từ 2% đến 5%)
đến sự thay đổi cấu trúc chả lụa.
- Khảo sát khả năng bảo quản của chả lụa bằng việc sử dụng kali sorbate (0,025%,
0,05%, 0,075%, 0,1%) qua các thời gian bảo quản: 5, 10, 15, 20 ngày.
Kết quả thu nhận được cho thấy hoàn toàn có thể thay thế thịt nóng bằng lạnh đông
thịt trong chế biến chả lụa và thời gian lạnh đông tốt nhất là từ 1 đến 3 ngày. Việc bổ
sung tinh bột biến tính với hàm lượng 4% tạo sản phẩm có chất lượng tốt nhất cả về
cấu trúc và cảm quan. Bên cạnh đó, khi sử dụng 0,75% kali sorbate trong chả lụa, sau
20 ngày chất lượng sản phẩm vẫn được chấp nhận cao.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng v
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................................ III
TÓM LƯỢC .......................................................................................................................... IV
MỤC LỤC................................................................................................................................V
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................................VII
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................................... VIII
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
1.1 Tổng quan...................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................2
2.1 Tổng quan về nguyên liệu..........................................................................................2
2.1.1 Thịt heo ..............................................................................................................2
2.1.2 Tinh bột và tinh bột biến tính.............................................................................9
2.1.3 Các chất phụ gia, gia vị dùng trong chế biến chả lụa .....................................12
2.2 Chất bảo quản (Kali sorrbate)................................................................................13
2.3 Quá trình hình thành nhũ tương............................................................................14
2.3.1 Nhũ tương là gì? ..............................................................................................14
2.3.2 Phân loại nhũ tương ........................................................................................15
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhũ tương ..............................................16
2.4 Qui trình chế biến chả lụa tham khảo....................................................................22
2.4.1 Sơ đồ qui trình .................................................................................................22
2.4.2 Thuyết minh qui trình.......................................................................................22
2.5 Một số nghiên cứu có liên quan ..............................................................................23
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................25
3.1 Phương tiện thí nghiệm ...........................................................................................25
3.1.1 Địa điểm, thời gian thí nghiệm ........................................................................25
3.1.2 Dụng cụ, thiết bị...............................................................................................25
3.1.3 Hoá chất...........................................................................................................25
3.1.4 Nguyên liệu ......................................................................................................25
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................25
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vi
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................25
3.2.2 Phương pháp xử lý kết quả ..............................................................................28
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN........................................................................29
4.1 Ảnh hưởng của thời gian lạnh đông thịt đến chất lượng chả lụa ........................29
4.2 Ảnh hưởng của hàm lượng tinh bột biến tính bổ sung đến sự thay đổi cấu trúc
(độ bền gel) của chả lụa.....................................................................................................30
4.3 Khảo sát khả năng bảo quản chả lụa .....................................................................33
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................35
5.1 Kết luận.....................................................................................................................35
5.2 Kiến nghị...................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................37
PHỤ LỤC 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH...................................................... IX
1. Phương pháp xác định vi sinh vật tổng số ..............................................................ix
2. Phương pháp đánh giá cảm quan sản phẩm chả lụa.............................................ix
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ............................................................................ XI
1. Thí nghiệm 1..............................................................................................................xi
2. Thí nghiệm 2..............................................................................................................xi
3. Thí nghiệm 2.............................................................................................................xii
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Ảnh hưởng của thời gian nghiền đến hiệu suất thu hồi sản phẩm ..............................19
Hình 2: Sự mất nước và béo trong suốt quá trình nghiền ........................................................19
Hình 3: Đồ thị biễu diễn sự biên đổi của nhiệt độ theo thời gian nghiền ở mỗi giai đoạn bổ
sung các thành phần trong quá trình nghiền ................................................................20
Hình 4: Qui trình chế biến chả lụa tham khảo .........................................................................22
Hình 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ............................................................................................27
Hình 6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 ............................................................................................28
Hình 7: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ bền gel theo thời gian lạnh đông thịt........................29
Hình 8: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ bền gel theo hàm lượng tinh bột biến tính................31
Hình 9: Sản phẩm chả lụa ........................................................................................................32
Hình 10: Qui trình sản xuất chả lụa đề nghị ............................................................................36
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng viii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Thành phần hóa học của thịt heo.................................................................................2
Bảng 2: Thành phần acid amin trong thịt heo............................................................................3
Bảng 3: Thành phần của chất béo trong thịt heo .......................................................................4
Bảng 4: Hàm lượng vitamin trong thịt heo ................................................................................4
Bảng 5: Tiêu chuẩn đánh giá nguyên liệu thịt tươi....................................................................8
Bảng 6: Các loại bột biến tính và công dụng của chúng..........................................................11
Bảng 6: Kết quả đánh giá độ bền gel của sản phẩm khi thay đổi thời gian lạnh đông thịt......29
Bảng 7: Ảnh hưởng của hàm lượng tinh bột biến tính (TBBT) đến độ bền gel, hiệu suất thu
hồi (HSTH) và cảm quan của sản phẩm ..................................................................................31
Bảng 8: Kết quả phân tích thành phần hóa học của chả lụa ....................................................32
Bảng 9: Kết quả ảnh hưởng của kali sorbate đến sự thay đổi mật số vi sinh vật tổng số (Cfu/g)
trong thời gian bảo quản sản phẩm ..........................................................................................33
Bảng 10: Kết quả ảnh hưởng của kali sorbate đến sự thay đổi hàm lượng NH3 (mg/100g)
trong thời gian bảo quản sản phẩm ..........................................................................................33
Bảng phụ lục 1: Phương pháp đánh giá cảm quan chả lụa .......................................................x
Bảng 11: Bảng ANOVA về độ bền gel theo thời gian lạnh đông thịt ......................................xi
Bảng 12: Ảnh hưởng của thời gian lạnh đông thịt đến độ bền gel của chả lụa ........................xi
Bảng 13: Bảng ANOVA về độ bền gel theo hàm lượng tinh bột biến tính ..............................xi
Bảng 14: Ảnh hưởng của hàm lượng tinh bột biến tính đến độ bền gel của chả lụa ................xi
Bảng 15: Bảng ANOVA về hàm lượng NH3 sinh ra theo lượng kali sorbate (%) sử dụng và
thời gian bảo quản....................................................................................................................xii
Bảng 16: Ảnh hưởng của lượng kali sorbate (%) sử dụng đến hàm lượng NH3 sinh ra trong
thời gian bảo quản....................................................................................................................xii
Bảng 17: Sự thay đổi hàm lượng NH3 trong thời gian bảo quản chả lụa............................... xiii
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 1
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tổng quan
Ở nước ta hiện nay, thịt và các sản phẩm từ thịt rất đa dạng và phong phú với nhiều
loại thịt khác nhau. Hầu hết các sản phẩm thực phẩm ra đời nhằm đáp ứng cho con
người trong cuộc sống ngày một bận rộn hơn, đặc biệt phụ nữ ngày nay đi làm nhiều
hơn, họ phải nấu ăn nhanh… Họ cần những thức ăn đã xử lý sơ bộ, chỉ cần một thời
gian ngắn là có thể sử dụng được. Các sản phẩm dạng nhũ tương được sản xuất từ thịt
cũng ra đời vì lý do trên, một trong những sản phẩm đó là chả lụa.
Vì mục đích kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng cũng như kéo dài thời gian bảo
quản chả lụa là cần thiết, nhà sản xuất đã bổ sung một số chất phụ gia vào sản phẩm.
Hàn the là chất được sử dụng phổ biến vì khả năng cải thiện cấu trúc, thỏa mãn thị
hiếu về cảm quan của người tiêu dùng và quan trọng hơn là giữ thực phẩm lâu bị ôi
thiu. Tuy nhiên, hàn the lại là chất độc đối với cơ thể con người, khi ăn chất hàn the
vào cơ thể thì có 85% được đào thải ra ngoài, 15% tích tụ lại trong mô mỡ, thần kinh,
gây tổn thương gan, thoái hóa cơ quan sinh sản…
Ở nước ta, theo quyết định số 867/QĐ-BYT ngày 04/04/1998 và quyết định số
3742/QĐ-BYT ngày 30/09/2001 chính thức cấm sử dụng hàn the để chế biến và bảo
quản thực phẩm.
Chính vì lý do trên, việc nghiên cứu và tìm ra những chất phụ gia thay thế trong chế
biến chả lụa là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, để có được một sản phẩm đạt chất lượng
tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, ta cũng phải kiểm soát được một số yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình chế biến.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát ảnh hưởng của tiền xử lý lạnh đông và khả năng bổ sung tinh bột biến tính
trong chế biến chả lụa.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về nguyên liệu
2.1.1 Thịt heo
(i) Tính chất vật lý
Khối lượng riêng : thay đối theo hàm lượng chất béo của thịt, chất béo cáng nhiều thì
khối lượng riêng càng bé. Khối lượng riêng của thịt heo nạc là 1 ± 0,007.
Màu sắc: màu đỏ tươi đặc trưng của thịt, màu sắc trong thịt được thể hiện đậm hay
nhạt là do hàm lượng myoglobin nhiều hay ít.
Độ đàn hồi của thịt: thịt tươi sẽ có độ đàn hồi cao hơn thịt kém tươi. Phụ thuộc vào
giống loài, giới tính, tuổi tác, khả năng liên kết nước,…cơ đàn hồi có nhiều collagen
sẽ có độ rắn chắc khác nhau so với cơ có nhiều elastin.
Mùi vị của thịt: các thành phần tạo nên mùi vị của thịt gồm hợp chất bay hơi, các sản
phẩm phản ứng melanoidin, các chất ngấm ragồm các acid amin tự do, nucleotid.
(ii) Thành phần dinh dưỡng
Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng dối dào như protein, lipid, vitamin và khoáng
chất…, đặc biệt là protein (15 ÷ 20%), nguồn protein trong thịt chứa hầu hết các lọai
protein cần thiết cho cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng trong thịt thay đổi tùy theo: vị trí miếng thịt trên cơ thể, trọng
lượng con vật, giống và loài súc vật
Bảng 1: Thành phần hóa học của thịt heo
Hàm lượng g/100g (phần ăn được)
Loại thịt
Ẩm Protein Lipid Tro
Giá trị năng
lượng, kJ
Heo 51,6 14,6 33,0 0,8 1485
Nguồn: Nguyễn Văn Mười, 2006
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 3
Bảng 2: Thành phần acid amin trong thịt heo
Acid amin Hàm lượng mg/100g
Acid amin không thể thay thế
Valine
Isoleucine
Leucine
Lysin
Methionine
Threonine
Triptophane
Phenylalanine
Acid amin thay thế
Alanine
Arginine
Acid Aspartic
Histidine
Glycine
Acid Glutamic
Oxyproline
Prolin
Serine
Tyrosine
Cystine
Tổng cộng
5618
831
708
1074
1239
342
654
191
580
8602
773
879
1322
575
695
2224
170
650
611
520
183
14221
Nguồn: Nguyễn Văn Mười, 2006
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 4
Bảng 3: Thành phần của chất béo trong thịt heo
Lipid Hàm lượng g/100g (phần ăn được)
Triglyceride
Phospholipid
Cholesterol
Các acid béo không no
Linoleic
Linolenic
Arachinoic
32,00
0,84
0,07
3,28
0,22
0,14
Nguồn: Nguyễn Văn Mười, 2006
Bảng 4: Hàm lượng vitamin trong thịt heo
Vitamin Hàm lượng mg/100g (phần ăn được)
B1
B2
PP
0,52
0,14
2,40
Nguồn: Nguyễn Văn Mười, 2006
(iii) Phân loại thịt
Trong công nghiệp chế biến người ta chia làm 3 loại thịt:
Thịt bình thường
- Từ các con vật khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt, không bị bệnh, được nghĩ ngơi
thích hợp, không căng thẳng trước khi giết mổ. pH từ 5,4 ÷ 5,8, màu thịt đỏ
hồng, không chảy nước, không khô.
- Dành cho thị trường thịt tươi, được sử dụng để chế biến các sản phẩm tồn trữ
bền vững ở nhiệt độ phòng. Dưới nhiệt độ tủ lạnh, thịt loại này chỉ có thể hư
hỏng sau 6 ngày tồn trữ, lúc này vi khuẩn sẽ tăng đến mức độ mà thịt không
còn được dùng để bán tươi hoặc chế biến.
Thịt PSE ( pale, solf, excudative: nhạc màu, mềm, rỉ dịch)
- Từ các con vật bị stress và giãy giụa trước khi chết. pH < 5,4, trong quá trình
chế biến pH giảm nhanh, màu nhạt, tái xanh, rất mềm, chảy nước hoặc rỉ dịch.
- Do pH nhỏ, liên kết kém với nước, thịt PSE khi nấu chín hoặc xông khói đều
xảy ra hiện tượng mất khối lượng rất cao, sản phẩm cuối ở trạng thái khô hơn
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 5
so với thịt bình thường. Phương pháp tốt nhất để tiêu thụ thịt PSE là phối trộn
với một tỉ lệ nhất định với thịt bình thường hoặc thêm vào sản phẩm chế biến
lại.
Thịt DFD (dark, firm, dry - sậm màu, cứng, khô)
- Từ những con vật: bị stress trước khi giết mổ, vận động quá sức, dinh dưỡng
kém.
- pH cao: 6,0 ÷ 6,5, màu sậm, cứng, khô.
- Do pH lớn nên vi sinh vật dễ tấn công. DFD có khả năng liên kết tốt với nước,
khả năng ngấm muối bị giới hạn. DFD thích hợp sản xuất các sản phẩm dạng
nhũ tương.
(iv) Cấu trúc thịt gia súc
Thịt bao gồm : mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô xương.
- Mô cơ
Chiếm khoảng 50 ÷ 70 % khối thịt. Mô cơ là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao
nhất, gồm cơ trơn và cơ vân :
- Cơ vân: đảm bảo cho mọi hoạt động tùy ý.
- Cô trơn: Cơ của các cơ quan bên trong (như dạ dày, thực quản,..).
Hàm lượng các nhóm trong mô cơ bao gồm:
- Nước : 72 ÷ 80 %.
- Protein :16,5 ÷ 20,9 %.
- Các chất hòa tan chứa Nitơ : 1,0 ÷1,7 %
- Các chất hòa tan không chứa Nitơ : 0,7 ÷1,4 %.
- Lipid : 2,0 ÷ 3,0 %.
- Các chất khoáng :1,0 ÷1,5 %.
Các loại protein chủ yếu: Miozin, actin, actomiozin, globulin, miogen.
- Mô liên kết
Trong cơ thể mô liên kết phân bố rộng rãi, chiếm 9 ÷14 % khối thịt.
Có tác dụng liên kết các bộ phận lại với nhau, tham gia vào quá trình trao đổi chất và
bảo vệ cơ thể. Mô liên kết gồm các tế bào vá chất trung gian.
Thành phần hóa học của mô liên kết :
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 6
- Nước :57,6 ÷ 62 %.
- Protein :21 ÷ 40 %.
- Lipid và lipoit : 1,0 ÷ 3,3 %.
- Khoáng : 0,5 ÷ 0,7 %.
- Mô mỡ
Chiếm khoảng 2 ÷ 20 % khối thịt. Mô mỡ được tạo thành từ mô liên kết, hình lưới xốp
cùng với các tế bào mỡ.
- Mô xương
Chiếm 15 ÷ 22 % khối thịt.
Giá trị thực phẩm của xương là do tủy xương quyết định, là nguồn cung cấp chất béo
và sản xuất gelatin.
(Lê Văn Hoàng, 2004; Nguyễn Văn Mười, 2006)
(v) Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt
- Điều kiện nuôi dưỡng
Gia súc ăn thức ăn xanh đơn diệu sẽ ảnh hưởng đến màu sắc thịt, mỡ thường vàng
nhạt, thịt và mỡ ướt. Thức ăn giàu carotene và các hợp chất màu vàng như: xentofin
flavin làm cho thịt và mỡ có màu vàng.
- Tuổi giết thịt
Thành phần cấu tạo thay đổi theo tuổi con vật. Tỷ lệ nước ở thịt gia súc non cao hơn
gia súc già. Thịt gia súc đang phát triển chứa tỷ lệ nạc cao hơn, thịt gia súc già thường
dai, có màu sắc không thích hợp.
Thịt gia súc non thường kém, nhão và khó bảo quản.
- Giới tính
Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và cùng độ tuổi thì phẩm chất thịt ở con đực và con
cái cũng khác nhau, con cái đến tuổi thành thục có khuynh hướng tích lũy mỡ nhiều
hơn con đực. Phần nhiều thì con đực chắc hơn.
- Giống loài
Các loại giống khác nhau sẽ cho chất lượng thịt khác nhau.
- Vận chuyển
Tránh tác dụng của môi trường làm con vật hoảng sợ, sự căng thẳng thần kinh gây tiêu
hao các chất dự trữ năng lượng và sinh nhiếu chất thải trong thịt.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 7
Hạn chế va chạm cơ học gây bầm đọng máu tạp chất trong thịt.
Đảm bảo dư nuớc uống, nhiệt độ lưu thông bình thường để tránh mất nước.
Nếu vận chuyển nhiều ngày phải cho ăn đầy đủ.
- Tồn trữ
Sau quá trìng vận chuyển con vật cần phải nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Trước khi
giết mổ phải để con vật nhịn ăn nhằm giám sát sự trao đổi chất giúp cho sự thải bỏ các
chất thải, tạo điều kiện cho việc tách vá làm sạch nội tạng.
Tùy theo gia súc mà thời gian nhịn ăn khác nhau, thông thường heo 4 ÷ 8 giờ, trâu bò
10 ÷ 20 giờ.
- Giết mổ
Nếu thời gian lấy máu dài, tim suy yếu, máu sẽ ngưng chảy, thịt bị thâm và có mùi vị
xấu. Ngoài các yếu tố trên phẩm chất thịt của gia súc còn phụ thuộc vào: bệnh lý và
các thuốc điều trị bệnh, các hoá chất lạ có sẵn trong thức ăn và môi trường.
(vi) Các giai đoạn tự phân của thịt sau khi giết mổ
Sau khi chết, thịt con vật sẽ xảy ra một số biến đổi lớn. Tùy theo thời gian dài hay
ngắn mà thịt sẽ biến đổi nhiều hay ít. Quá trình tự biến đổi của thịt sau khi chết gọi là
quá trình tự phân của thịt. Quá trinh này chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn tiền tê cứng
Xảy ra từ 30 ÷ 70 phút, đặc trưng của thịt trong giai đoạn này là thịt còn nóng, mô cơ
mềm, đàn hồi, liên kết tốt với nước, lipid, glucid, có màu tự nhiên, màu từ 6,8 ÷ 7.
Thịt trong giai đoạn này thường dùng để sản xuất những sản phẩm nhũ tương như giò
lụa, xúc xích.
Xảy ra quá trình trao đổi chất hiếu khí, ATP còn nhiếu trong mô cơ. Actin kết hợp với
miosin tạo thành actomyosine và ngược lại actomyosine phân hủy tạo thành actin và
myosin.
- Giai đoạn tê cứng
Oxy hết, bắt đầu trao đổi chất yếm khí, ATP bị phân hủy. Kết hợp actin và miosin
thành actomyosine..
Cơ thịt mất tính đàn hồi và có sự co ngắn của mô cơ. ATP giảm, pH giảm gần đến
điểm đẳng điện (5,0 ÷ 5,5), sau khi chế biến nhiệt thịt rắn và không có mùi vị đặc
trưng, khả năng giữ nước của thịt kém. Do đó, việc chế biến những sản phẩm nhũ
tương trong thời kỳ này là không thành công.
- Giai đoạn chín sinh hóa
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 8
Khả năng liên kết với các thành phần khác rất tốt. Xuất hiện nhiều chất trích ly, thịt có
hương thơm, vị ngọt, thịt mềm, khả năng tiêu hóa 83 %. Chế biến các sản phẩm nhũ
tương trong giai đoạn này là rất tốt.
Nguyên nhân của sự mềm thịt là do actomyosine chuyển hóa thành actin và myosin.
Nghĩa là chuyển bắp cơ từ trạng thái co rút sang trạng thái suy yếu. Tơ cơ tập trung
nhiều protein, các protein ở trong tơ cơ ấy phân giải thành những phần đơn giản hơn,
các sợi cơ trở nên lỏng lẽo dẫn đến các liên kết tơ cơ, sợi cơ được phá vỡ một phần
kéo theo một số nhân bị phá vỡ. Do đó, chất cơ được giải phóng và giải phóng luôn
các enzyme và phân giải protein. Protein phân giải dưới tác dụng của enzyme
cathepsin tạo thành peptid, acid amin. Collagen, elastin cũng trở nên mềm .
- Giai đoạn thối rữa
Màu thịt bị biến đổi, rỉ dịch, bở. Các thành phần dinh dưỡng bị phân hủy tạo thành các
sản phẩm cuối cùng không có giá trị dinh dưỡng, không thể sử dụng được cho bất kỳ
sản phẩm nào. Do các vi sinh vật và enzyme có trong thịt, phân hủy thành những chất
đơn giản, bay hơi có mùi khó chịu và độc hại.
(Nguyễn Ngọc Tuân, 2002)
(vii) Tiêu chuẩn đánh giá nguyên liệu thịt tươi
Bảng 5: Tiêu chuẩn đánh giá nguyên liệu thịt tươi
Loại chỉ tiêu Tên chỉ tiêu Yêu cầu
Cảm quan
Hóa sinh
Vi sinh
Trạng thái
Màu sắc
Mùi vị
Hàm lượng NH3
Phản ứng với hàn the
Độ pH
Tổng số VK hiếu khí
E. coli
S.aureus
B.cereus
Salmonella
Thịt tươi, màng ngoài khô, đàn hồi tốt, không nhớt
Hồng nhạt đến đỏ thẩm, mỡ có màu trắng đục
Mùi, vị đặc trưng, không ôi chua
Thịt tươi < 20mg/100g
Thịt lạnh < 40mg/100g
Âm tính.
Thịt tươi: 5,6 ÷ 6,0
Thịt lạnh: 5,3 ÷ 6,0
106 cfu /1g
102 cfu /1g
102 cfu /1g
102 cfu /1g
không có trong 25g
Nguồn: TCVN 7046:2002
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 9
2.1.2 Tinh bột và tinh bột biến tính
i. Tinh bột
Tinh bột đã được biết đến từ hàng nghìn năm. Người La Mã gọi là amilum, một từ bắt
nguồn từ tiếng Hy Lạp, amilon. Tinh bột đầu tiên được tách ra từ bột mì hoặc một loại
ngũ cốc khác đã được biết đến từ thời xa xưa. Thời gian sau nó được sản xuất từ khoai
tây ở Châu Âu và Nhật Bản, từ củ sắn và lúa gạo ở phương Đông và từ ngô ở Mỹ
(Nguồn:
Trong thiên nhiên, tinh bột có rất nhiều và tồn tại dưới dạng hydrate carbon hữu cơ tự
nhiên. Nó có trong rễ, nhánh và hạt của cây xanh. Là một loại thức ăn nuôi dưỡng,
tinh bột cung cấp năng lượng cho cây xanh trong lúc chúng ngủ yên hoặc nảy mầm.
Tinh bột cũng là một nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với động vật và con
người. Chính vì thế, nó có vai trò quyết định trong đời sống chúng ta. Các thống kê
ngày nay cho thấy tinh bột có hơn bốn ngàn ứng dụng.
Các loại tinh bột chính có mặt trên thị trường hiện nay gồm có: tinh bột khoai mì, tinh
bột khoai tây, bột bắp và bột mì. Sau hơn 100 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã đi
đến thống nhất rằng tinh bột được cấu tạo từ hai polymer khác nhau của đường
glucose là amylose và amylopectin. Amylose là một polymer mạch thẳng được cấu tạo
từ glucose nhờ các liên kết α-1,4-glucoside. Theo những nghiên cứu đã có thì amylose
chứa khoảng 0,1% các liên kết phân nhánh α-1,6-glucoside. Amylopetin chứa chủ yếu
liên kết α-1,4 nhưng tỷ lệ liên kết phân nhánh chiếm tới 4% và có phân tử lượng lớn
hơn so với amylose (Hoàng Kim Anh, 2005)
Trong công nghệ thực phẩm, tinh bột được sử dụng rất rộng rãi do là nguồn năng
lượng rẻ tiền, là thành phần chính, là chất tạo độ đặc, độ chắc cho nhiều loại sản
phẩm. Nó có thể được sử dụng ở dạng tự nhiên hoặc dạng hồ hóa. Vai trò, chức năng
của tinh bột trong thực phẩm cũng rất đa dạng. Tinh bột là chất kết dính trong các sản
phẩm thịt chế biến và thực phẩm ép đùn. Tinh bột tạo độ đục cho nhân bánh dạng kem
(cream filling), tạo độ bóng cho các loại hạt. Nó là tác nhân tác nhân chảy trong các
loại bột dùng để nướng bánh, là chất làm bền bọt cho các loại kẹo dẻo và soda, là chất
ổn định trong các sản phẩm đồ uống, dùng để trang trí các món salad, làm đặc các loại
nước thịt, nhân bánh và soup (Ann Jonhed, 2006)
Tinh bột mang lại cho thực phẩm các đặc tính về mặt cấu trúc nhờ những thay đổi
trong và sau khi nấu. Các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc
của thực phẩm là: khả năng hồ hóa của tinh bột, độ nở và độ nhớt, độ trong của hồ,
khả năng tạo gel và hiện tượng thoái hóa của tinh bột. Tuy nhiên, đặc tính hồ hóa và
trương nở của tinh bột có thể là nguyên nhân làm cho sản phẩm trở nên khô cứng, mất
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 10
đi độ đàn hồi, đặc biệt trong các sản phẩm thịt cá (TLTK). Chính vì thế, việc sử dụng
tỷ lệ phối trộn giữa tinh bột và tinh bột biến tính thường được áp dụng.
ii. Tinh bột biến tính
Tinh bột được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Những ứng dụng khác
nhau đòi hỏi những đặc tính khác nhau của tinh bột. Tuy nhiên, do sự cải tiến công
nghệ sản xuất và sự phát triển liên tục các sản phẩm mới nên người tiêu dùng cũng đòi
hỏi những nhu cầu nghiêm ngặt hơn về đặc tính của tinh bột và sự thích hợp của từng
loại. Các đặc tính của tinh bột không phải lúc nào cũng ứng dụng được trong các quy
trình chế biến. Do đó việc biến đổi những đặc tính của tinh bột để cải thiện chức năng
và thích hợp của nó trong các ứng dụng là một việc hết sức cần thiết.
Công nghệ biến đổi được thực hiện theo phương pháp hóa học, vật lý, chuyển đổi
enzym thông qua việc tách, tái tạo, oxy hóa hoặc thay thế hóa học trong hạt nhỏ nhằm
thay đổi đặc tính tinh bột để có những ứng dụng thiết thực hơn, ví dụ như: hòa tan
trong nước lạnh, dễ tạo dịch hồ, dịch hồ có độ trong suốt khác nhau, độ ổn định của
dịch hồ cao, độ nhớt của dịch hồ giảm.... Hiện nay, tinh bột biến tính đã có nhiều ứng
dụng thực tế trong ngành dệt, bột giấy và giấy, thực phẩm, thức ăn gia súc, lò đúc, vật
dụng bằng kim loại hoặc thủy tinh, dược phẩm và khoan dầu.
Tinh bột biến tính có thể chia ra thành 3 nhóm cơ bản: tinh bột có tính tiêu hóa nhanh
(RDS), tinh bột có tính tiêu hóa chậm (SDS), tinh bột có tính chịu nhiệt (RS). Sự thay
đổi tính tiêu hóa được của tinh bột được khảo sát bằng sự thủy phân với hỗn hợp
enzyme của tuyến tụy: alpha- amylase và glucoamylase. Qua khảo sát (phương pháp
Brabender rheological) khi làm biến tính tinh bột thì tính tiêu hóa được có thể giảm
hơn 10%. Mức độ giảm tính tiêu hóa được phụ thuộc vào mức độ biến tính của tinh
bột, nhưng sự tương quan này không phải là tuyến tính. Trong thực phẩm có tinh bột
biến tính thì cấu trúc tinh thể không thay đổi, giống như tinh bột tự nhiên. Sự biến tính
tinh bột làm thay đổi tính chất hóa lý, nhiệt độ và tính hòa tan trong nước. Tuy nhiên,
sự thay đổi đó không liên quan đến tính tiêu hóa được. Sự thay đổi cấu tạo các phân tử
lớn của tinh bột trong dung dịch do sự thay thế các nhóm chức, là nguyên nhân gây ra
sự giảm tính tiêu hóa được của tinh bột (Ann Jonhed, 2006)
Một số các nhóm tinh bột biến tính chính và công dụng của chúng được trình bày ở
bảng 6
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 11
Bảng 6: Các loại bột biến tính và công dụng của chúng
Tên gọi Đặc tính và công dụng
Tinh bột acetylat Ðặc tính: trong suốt, điểm ngưng kéo thấp, tăng tính ổn định, nhiệt
độ thấp, giữ nước tốt, chất tổ chức
Công dụng: mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh, giăm bông, xúc xích,
viên cá, bánh cảo
Tinh bột cation
Ðặc tính : mang điện tích dương, tăng tính bền của bột giấy và chất
độn, tăng độ căng và độ cứng cho giấy.
Công dụng : chất phụ gia cho lưới đồng bột giất, chất trợ lắng cho
chất dẻo phủ và xử lý nước
Tinh bột oxy hóa Ðặc tính: lực tạo màng mỏng tốt, ít hút nước, bóng, linh động tự do
Công dụng : Trong công nghiệp giấy (chất độn trong máy in), dệt
(nhựa chịu uốn) thực phẩm
Tinh bột
phosphat acetylat
Ðặc tính: tăng tính ổn định ở nhiệt độ thấp, sức đề kháng với nhiệt
độ cao, cắt gọt cơ khí và với axít, kiềm nhẹ tốt.
Công dụng : thực phẩm đóng hộp , thực phẩm đông lạnh, nước
chấm, tương ớt, nước cà chua
Tinh bột phosphat
( Phosphat starch)
Ðặc tính: và công dụng : làm chất tăng độ đặc và tính ổn định cho
thực phẩm, làm chất độn cho máy in ngành giấy
Tinh bột acetat
oxy hóa
Ðặc tính: tính linh động tốt, có ức trở và ức phủ, làm chất ổn định.
Công dụng: ngành giấy (nhựa dẻo), ngành thực phẩm : mì sợi ướt,
đồ ăn nhẹ, bánh cảo, giăm bông, xúc xích
Este đơn succinat
octenyl
Ðặc tính: tính ổn định nhũ keo tốt, có tính làm thông nước
Công dụng : bột gia vị, chất ổn định nhũ keo, đĩa giấy dùng một lần
Tinh bột chyển hóa
axít
Ðặc tính: có tác dụng nhanh chóng, cố định ngưng keo (cô đặc tạo
cao tạo nên keo chịu lực)
Công dụng : kẹo hoa quả, khuôn kẹo, kẹo mềm
(Nguồn:
Loại tinh bột biến tính thường được sử dụng trong chế biến các sản phẩm nhũ tương
từ thịt cá là E1422: Acetylated di- starch adipate thuộc nhóm tinh bột acetylat.
Nguồn gốc: được tạo thành do việc xử lý tinh bột với 8% acetic acid anhydride và
nồng tối đa (0,12%) adipide acid anhydride. Kết quả là tạo ra một loại tinh bột có khả
năng chịu được sự thay đổi nhiệt độ. Chính nhờ đặc tính này mà E1422 được ứng
dụng nhiều nhất trong chế biến sản phẩm nhũ tương từ thịt đông lạnh. Đồng thời, việc
sử dụng tinh bột biến tính acetylated di- starch adipate còn có vai trò quan trọng trong
việc duy trì độ đàn hồi của sản phẩm, chống sự phá vỡ cấu trúc trong trường hợp sản
phẩm được bảo quản lạnh đông (Dzieszuk, Dworecka và Szmańko, 2005).
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 12
2.1.3 Các chất phụ gia, gia vị dùng trong chế biến chả lụa
- Phosphate
Phosphate có thể được xem như chất hoạt hóa protein thịt để kết dính thịt, mỡ và nước
tốt hơn.
Phosphate thường được sử dụng rộng trong các sản phẩm thịt nhằm gia tăng khả năng
giữ nước trong thịt. Nguyên nhân là do sau khi giết mổ, thịt có khuynh hướng mất đi
tính hydrat hoá. Nếu trong quá trình chế biến không sử dụng phosphate, sản phẩm sẽ
bị mất nhiều nước làm thịt trở nên khô cứng, giá trị cảm quan kém. Ngược lại, nếu sử
dụng phosphate nó có tác dụng khôi phục lại khả năng hydrat hoá của protein thịt. Từ
đó làm tăng khả năng giữ nước của protein làm cho các mô cơ hút nước trương phồng.
Do đó sau quá trình chế biến sản phẩm thịt đạt được sự mềm mại, tăng giá trị cảm
quan của sản phẩm. Ngoài ra phosphate còn làm chậm sự trở mùi thịt làm cho quá
trình bảo quản tốt hơn (Lê Văn Hoàng, 2004)
- Monosodium glutamat (MSG)
Trong quá trình chế biến, mùi vị của chả lụa được nâng cao và được ưa thích hơn nếu
trong sản phẩm có sự góp mặt của MSG. Người ta sử dụng MSG nhằm:
- Cải thiện mùi vị
- Bảo vệ được mùi vị trong suốt quá trình chế biến
- Ngăn chặn sự mất mùi và ngăn chặn sự phát sinh mùi không mong muốn.
- Muối
Tạo vị, lượng sử dụng khoảng 14 ÷ 20g /1kg sản phẩm.
Tác dụng bảo quản, muối có thể kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật trong thịt và
sản phẩm thịt.
Gia tăng khả năng giữ nước. Muối khi thêm vào thịt còn tươi sẽ duy trì khả năng giữ
nước của thịt cao.
Giảm sự oxy hoá mỡ.
Giảm độ bền của thịt.
Có tác dụng làm thay đổi màu trên bề mặt thịt.
- Đường
Bổ sung đường trước tiên là để tạo vị. Đường làm dịu, mềm sản phẩm do việc giảm
tác dụng cứng chát của muối, ngăn cản một ít sự di chuyển ẩm và tác dụng trực tiếp ở
một mức độ vừa phải đối với mùi vị.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 13
- Tiêu
Tên khoa học: Pipernirum CNH – HĐH
Trong tiêu có 1,5 ÷ 2% tinh dầu và các alealoit như piperin 5 ÷ 9%, chanain 2,2 ÷
4,6%. Hai vị này hắc làm cho tiêu có vị cay nồng, 8% lipid, 36% bột trong tiêu.
Tác dụng của tiêu là tạo vị cay, hương thơm, kích thích tiêu hóa, át một phần mùi của
thịt.
- Tỏi
Tác dụng của tỏi là tạo hương thơm, kích thích tiêu hóa, át một phần mùi thịt.
2.2 Chất bảo quản (Kali sorrbate)
Là tác nhân chống vi sinh vật và được sử dụng rộng rãi như một chất bảo quản thực
phẩm. Kali sorbate được ưa chuộng trong thực phẩm vì khả năng hòa tan lớn của nó
trong nước.
Trong những năm 1970 nhiều nghiên cứu cho thấy tiềm năng của acid sorbic và muối
của nó như là một chất chống botulinum trong các sản phẩm thịt, đặc biệt trong việc
sử dụng kết hợp với nitrite để giảm sự hình thành nitrosamine gây ung thư (Sofos và
cộng sự, 1979a; Sofos, 1981; Robach và Sofos, 1982)
Hiện nay thì acid sorbic và muối của nó được ứng dụng rộng rãi trong bảo quản thực
phẩm, thức ăn gia súc, dược phẩm, mỹ phẩm và nhiều ngành công nghiệp ứng dụng
khác.
- Độc tố và an toàn
Không có sự tác động tương hỗ nào gây ra ngộ độc đối với sự kết hợp sorbate và
những phụ gia khác bao gồm paraben, benzoate và propionate (Sofos, 1989). Nhìn
chung thì sorbate được coi như là một chất bảo quản có giá trị trong thực phẩm.
- Ứng dụng của sorbate trong các sản phẩm thịt
Ở Mĩ thì sorbate chỉ được chấp nhận sử dụng trong các sản phẩm thịt để ngăn chặn sự
phát triển của nấm mốc trên bề mặt xúc xích trong giai đoạn sấy. Dung dịch chứa 10%
Kali sorbate được sử dụng để bảo vệ xúc xích sấy không bảo quản lạnh. Tuy nhiên
sorbate được sử dụng thường xuyên hơn trong bảo quản thịt ở các nước khác như Nhật
Bản và Hàn Quốc (Sofos, 1989)
Sorbate ức chế C. botulinum, và rất nhiều các loài vi sinh vật gây bệnh và gây độc
khác trong rất nhiều sản phẩm thịt bao gồm S. aureus, samonella, C. perfingen, E.
coli, Yersinia Enterocolitica, Brochothrix thermosphacta, Serratia liquefaciens,
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 14
Lactobacillus, C.sporogenes, bacillus cereus, Bacillus lichenifomis, Pseudomonas, vi
sinh vật ưa ấm, ưa mát, và thủy phân lipid (Davidson và cộng sự, 2005).
Hoạt động chống vi sinh vật của sorbate trong những sản phẩm thịt được tăng cường
khi có mặt của nitrite, muối ăn, photphat, chất chống oxi hóa, aicd, pH thấp, nhiệt độ
tồn trữ thấp, nồng độ oxi thấp và nồng độ CO2 cao trong khí quyển tồn trữ (Sofos,
1989).
Sorbate trong sản phẩm thịt (<0,3%) thì không gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất
lượng cảm quan như về màu sắc và mùi vị (Davidson và cộng sự, 2005)
Bên cạnh đó thì sự kết hợp giữa Sorbate và nitrite trong dung dịch thịt muối sẽ làm
giảm nồng độ nitrosamine trong các sản phẩm chiên (Ivey và cộng sự, 1978; US.
Deparment of Agriculture, 1979b; Robach và cộng sự, 1980b; trích dẫn bởi Davidson
và cộng sự, 2005).
Dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau, sorbate được đề nghị như là một chất giảm
nồng độ nitrite và nitrsamine trong thịt muối nhưng vẫn có khả năng chống vi sinh vật
và ức chế sinh bào tử của C. botulinnum.
- Sử dụng trong thực phẩm (Miscellaneous food Products)
Sorbate thường được sử dụng để bảo quản các sản phẩm dạng nhũ tương dầu trong
nước hoặc nước trong dầu như margarine, mayonnaise, sốt trộn salad, và các sản
phẩm tương tự. Do đó, để bảo quản tốt hơn thì acid sorbic thường được sử dụng kết
hợp với muối Kali của nó hoặc với hóa chất bảo quản khác như benzoate. Những thực
phẩm khác có sử dụng sorbate làm chất bảo quản như các loại kẹo dùng để ức chế
nấm mốc và nấm men ưa acid (Chichester và Tanner, 1972; Luck, 1976, 1980; Sofos
và Busta, 1981). Sorbate cũng được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển của mốc trên
bề mặt của các sản phẩm cá khô và xông khói (ví dụ: cá tuyết). Ở các nước châu Á thì
sorbate thường được sử dụng kết hợp với những hóa chất bảo quản khác để bảo quản
các sản phẩm xúc xích, trong quá trình chế biến các sản phẩm cá, thịt cũng như các
sản phẩm rau muối chua (Chichester và Tanner, 1972; Luck, 1976, 1980; Robach và
Sofos, 1982; Sofos, 1989, trích dẫn bởi Davidson và cộng sự, 2005)
2.3 Quá trình hình thành nhũ tương
2.3.1 Nhũ tương là gì?
Nhũ tương là hệ có pha phân tán và môi trường đều là chất lỏng. Điều kiện để hình
thành nhũ tương là:
- Hai chất lỏng không tan hoặc rất ít tan vào nhau
- Trong hệ cần có chất ổn định gọi là chất nhũ hóa
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 15
- Nhũ tương có đặc điểm quan trọng là hạt bao giờ cũng có dạng hình cầu vì pha
phân tán là lỏng.
2.3.2 Phân loại nhũ tương
(i) Phân loại theo bản chất của pha phân tán và môi trường phân tán
Do hai chất lỏng phải không tan hoặc rất ít tan vào nhau. Điều kiện này đòi hỏi hai
pha phải có cấu tạo phân tử khác nhau. Nếu một pha là chất lỏng phân cực (nước, ký
hiệu là N), còn pha kia là chất lỏng không phân cực (dầu, ký hiệu D), trên cơ sở đó ta
có hai loại nhũ tương:
- Nhũ tương loại 1 (nhũ tương thuận, ký hiệu D/N): pha phân tán là chất lỏng
không phân cực (D), còn môi trường phân tán là chất lỏng phân cực (N) (dầu
trong nước).
- Nhũ tương loại 2 (nhũ tương nghịch, ký hiệu N/D): pha phân là chất lỏng phân
cực (N), còn môi trường phân tán là chất lỏng không phân cực (D) (nước trong
dầu).
Hai loại nhũ tương này được xác định qua các tính chất của môi trường phân tán.
Nếu nhũ tương thấm ướt bề mặt ưa nước, trộn lẫn với nước, có độ dẫn điện cao, đó là
nhũ tương D/N.
Nếu nhũ tương thấm ướt bề mặt kỵ nước, trộn lẫn với dầu, có độ dẫn điện thấp, đó là
nhũ tương N/D.
(ii) Phân loại theo nồng độ của pha phân tán
Nhũ tương loãng: có hàm lượng pha phân tán không vượt quá 0,1% về thể tích với
kích thước các hạt chất lỏng vào khoảng 10-5 cm.
Nhũ tương đậm đặc: với hàm lượng pha phân tán đạt tới 74% về thể tích với các giọt
chất lỏng khá lớn có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi thông thường. Đây là nồng độ tối
đa của loại nhũ tương này vì nó ứng với sự sắp xếp chặt chẽ nhất của các hạt hình cầu.
Nhũ tương rất đậm đặc: có hàm lượng pha phân tán vượt quá 74% về thể tích. Các
giọt của pha phân tán bị biến dạng thành các khối đa diện phân cách nhau bởi các lớp
mỏng của môi trường phân tán.
(Diskinson, 1992 )
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 16
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhũ tương
(i) Ảnh hưởng của thành phần sử dụng đến quá trình chế biến
- Ảnh hưởng của nguyên liệu
Tỷ lệ nguyên liệu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự mất nước và mỡ trong suốt
quá trình gia nhiệt.
- Ảnh hưởng của hàm lượng mỡ
Lượng mỡ sử dụng trong quá trình chế biến sản phẩm nhũ tương nhằm tạo độ mềm
mại cho sản phẩm, giúp quá trình kết dính và tạo nhũ tương tốt, hỗn hợp thịt xay có độ
nhớt cao. Lượng mỡ ảnh hưởng rất lớn đến dây chuyền sản xuất và cho hiệu suất cao.
Vấn đề quan trọng hơn là mức độ liên kết giữa các mô và mức độ chưa bão hòa của
các thành phần lipid. Kết quả của sự tăng liên kết giữa các mô là chống lại sự gia tăng
tác động cơ học. Tỷ lệ của khối mỡ bổ sung có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt độ của hỗn
hợp, nhiệt độ của hỗn hợp có liên quan đến điểm nóng chảy của các phần tử lipid.
Trong quá trình xay, mỡ biến đổi hình thành liên kết lacto- protein có tác dụng gia
tăng độ nhớt của hỗn hợp. Sự gia tăng hàm lượng mỡ liên quan đến khả năng giữ nước
của hỗn hợp.
- Ảnh hưởng của protein
Sự tạo thành nhũ tương có liên quan đến tính tan của protein. Nồng độ protein và sự
tạo thành nhũ tương có mối quan hệ với nhau. Chúng sẽ tăng cung với sự gia tăng
nồng độ protein ở mức độ giới hạn.
Để nhũ tương thịt được hình thành, tác nhân hoạt động hoạt động bề mặt là protein sẽ
hòa tan trong môi trường phân tán (nước và sự hòa tan của muối). Có hai dạng protein
chính ảnh hưởng đến tiến trình tạo nhũ tương là sarcoplasmic và myofibrillar.
Hoạt động nhũ tương dựa vào nhóm chức năng hoạt động bề mặt, protein được dùng
như chất hoạt bề mặt. Bề mặt phân tử protein là các nhóm phân cực, khi hòa tan vào
nước, các nhóm này sẽ hấp phụ phân tử nước tạo thành lớp vỏ hydrat bao quanh
protein, nhũ tương thịt được hình thành. Các tính chất lý hóa, tính lưu biến và cả tính
cảm quan của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào tương tác của protein và các hợp phần khác
với nước, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng hydrat của protein.
Bên cạnh khả năng hydrat hóa tạo nhũ tương thịt, khả năng tạo gel của protein cũng là
một tính chất quan trọng, đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo cấu trúc cho sản phẩm.
Khi protein bị biến tính, cấu trúc bậc cao bị phá hủy, liên kết giữa các phân tử bị đứt,
mạch peptid được nới lỏng, các nhóm ẩn bên trong sẽ xuất hiện ra bên ngoài. Các
mạch polypeptid bị duỗi ra trong các điều kiện nhất định, trở nên gần nhau, tiếp xúc
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 17
và liên kết với nhau, với mỗi vị trí tiếp xúc là một nút, phần còn lại hình thành mạng
lưới không gian ba chiều vô định hình, rắn, trong đó chứa đầy pha phân tán (nước).
Khả năng tạo gel của protein có thể biểu diễn bằng sơ đồ:
(PN)n nPN nPD (PD)n
Trong đó: PN: Protein tự nhiên
PD: Protein bị biến tính
- Ảnh hưởng của da
Thành phần cấu tạo của da chủ yếu là các sợi collagen. Trong quá trình gia nhiệt, các
sợi collagen hút nước trương nỡ gia tăng khả năng kết dính của khối thịt.
- Ảnh hưởng của tinh bột
Tinh bột bổ sung vào sản phẩm nhũ tương nhằm mục đích:
- Giúp hạ giá thành sản phẩm;
- Giúp quá trình bóc vỏ sản phẩm dễ dàng;
- Hấp thụ một lượng nước;
- Dưới tác dụng của nhiệt tạo ra dạng gel gia tăng khả năng kết dính, ngăn chặn
hiện tượng đọng túi mỡ.
Tinh bột có khả năng tạo gel do sự tương tác và sắp xếp lại của các phần tử tinh bột
tạo thành cấu trúc mạng ba chiều do các liên kết hydro giữa các mạch polyglucoside
hay gián tiếp qua cầu phân tử nước.
Tinh bột có khả năng đồng tạo gel với protein nhờ vào liên kết hydro và lực Van Der
Waals. Trường hợp này cả protein và tinh bột đều sắp xếp lại phân tử để tạo gel.
Tuy nhiên việc sử dụng tinh bột vào trong sản phẩm là có giới hạn, nếu quá nhiều
chúng tạo mùi cho sản phẩm làm cho sản phẩm giảm chất lượng.
- Ảnh hưởng của nước đá
Nước đá bổ sung vào hỗn hợp thịt xay nhằm hạ nhiệt độ của khối thịt, tránh hiện
tượng quá nhiệt do tác động cơ học. Ngoài ra còn giúp cho muối và các chất phụ gia
khác hòa tan, phân phối đều trong khối thịt. Chất lượng bề mặt và độ mềm mại của
sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng nước đá bổ sung.
- Ảnh hưởng của chất tạo gel
To D T
o
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 18
Các chất tạo gel được sử dụng trong quá trình chế biến sản phẩm dạng nhũ tương
thường là các hợp chất protein chiết xuất từ thực vật.
Khả năng tạo gel của các hợp chất này dựa trên sự thay đổi cấu trúc của chúng theo
nhiệt độ: Tan chảy hay tồn tại ở dạng sol dưới tác dụng của nhiệt, tạo thành dạng gel
nhờ vào sự hiện diện của các cầu nối hydro khi nhiệt độ giảm.
Các hợp chất này được bổ sung vào sản phẩm dưới dạng đơn hoặc kết hợp nhằm:
- Giảm giá thành sản phẩm;
- Gia tăng khả năng kết dính;
- Gia tăng hiệu suất khi làm chín;
- Cải tiến đặc tính xắt lát;
- Cải thiện mùi vị của sản phẩm;
- Gia tăng hàm lượng protein;
- Giúp ổn định nhũ tương;
- Gia tăng khả năng giữ nước;
- Cải tiến khả năng giữ mỡ.
(ii) Tính chất vật lý và hóa học của khối nhũ tương
Trong quá trình chế biến sản phẩm nhũ tương sẽ xảy ra sự biến đổi các tính chất vật lý
và hóa học có liên quan đến:
- Các thông số kỹ thuật;
- Ảnh hưởng của chúng đến giá trị cảm quan của sản phẩm cuối;
- Cấu trúc của sản phẩm cuối.
- Hiệu suất
Hiệu suất được thể hiện bằng thành phần phần trăm và được tính bằng tỷ số của khối
lượng sản phẩm sau khi nấu trên khối lượng trước khi nấu.
Quá trình làm chín (cooking) sản phẩm có thể kèm theo sự tách mỡ hoặc nước dịch
(jelly) và cũng mất ẩm do sự bốc hơi.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 19
Các nghiên cứu đã cho thấy, thời gian nghiền (chopping) có ảnh hưởng lớn đến hiệu
suất của quá trình chế biến sản phẩm (hình 1)
Hình 1: Ảnh hưởng của thời gian nghiền đến hiệu suất thu hồi sản phẩm
Nguồn: Girard, 1992, trích dẫn bởi Nguyễn Văn Mười,, 2006
Trước tiên hiệu suất gia tăng theo thời gian, đạt đến cực đại tương ứng với giai đoạn
tối ưu của quá trình nghiền, sau đó giảm xuống. Thời gian ở cả hai phía của giá trị cực
đại tương ứng trong kỹ nghệ như quá trình nghiền thiếu và vượt quá mức qui định.
Nghiền thiếu thời gian dẫn đến sự tách nước và mỡ trong khi nấu. Trong khi đó,
nghiền quá mức phần lớn gây nên sự mất nước và đôi lúc tách mỡ do thời gian nghiền
kéo dài.
Hình 2: Sự mất nước và béo trong suốt quá trình nghiền
Nguồn: Girard, 1992, trích dẫn bởi Nguyễn Văn Mười,, 2006
- Nhiệt độ của khối nhũ tương và các biến đổi xảy ra trong quá trình nghiền
Nghiền
thiếu
thời gian
Nghiền
quá thời gian
14
12
10
8
6
4
2
0
Thời gian nghiền
Lượng nước và mỡ bị mất
(ml/100g paste)
NƯỚC
MỠ
(1)
Nghiền thô
(thiếu thời gian)
(2)
Thời gian
nghiền tối ưu
(3)
Nghiền
quá mức η
Thời gian nghiền
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 20
Sự thay đổi nhiệt độ của hỗn hợp khi nghiền và giá trị nhiệt độ cuối là cơ sở để đánh
giá khả năng giữ nước và béo của sản phẩm. Theo Heidtmann (1961), hiệu suất cao
gắn liền với giá trị độ nhớt cao của khối nhũ tương trước khi nấu.
Nguồn: Girard, 1992, trích dẫn bởi Nguyễn Văn Mười,, 2006
Hình 3: Đồ thị biễu diễn sự biên đổi của nhiệt độ theo thời gian nghiền ở mỗi giai đoạn bổ sung
các thành phần trong quá trình nghiền
Bắt đầu quá trình nghiền, mô thịt được phá vỡ (phase A) dễ dàng với sự hiện diện của
muối, việc thêm nước đá vào thịt nạc cùng với muối làm giảm nhanh nhiệt độ khối thịt
nghiền. Kết quả là sự hình thành một điểm eutectic giữa muối tự do (không liên kết
với thịt) và nước đá làm giảm nhiệt độ dưới 0oC (phase B). Ở phase C, khi cho thêm
mỡ vào sẽ xảy ra sự gia tăng logarit của nhiệt độ theo thời gian nghiền.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của hỗn hợp là:
- Tính tự nhiên của hỗn hợp;
- Các thông số cơ học;
- Các yếu tố nhiệt.
- Khối lựơng riêng của paste
Vài yếu tố xuất hiện có ảnh hưởng nhất định, bao gồm:
- Thành phần béo;
- Áp suất bên trong máy nghiền;
- Thời gian nghiền;
- Tốc độ cao của roto dao cắt;
- Sự hiện diện của polyphosphate.
Nhiệt độ, oC
Thời gian nghiền (phút)
14
12
10
8
6
4
2
0
-2
0 5 10 15
Nước đá
Thịt + muối
A B C
Mỡ
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 21
- Màu của paste
Cường độ ánh sáng, nghĩa là sự tỏa sáng của màu sắc là một hàm số của thành phần
béo. Thịt nghiền nhiều mỡ thường có màu sáng hơn paste nhiều nạc vì mỡ làm loãng
myoglobin của thịt. Màu sắc của khối paste thay đổi từ màu hồng lúc đầu sang nhợt
nhạt lúc kết thúc.
Nghiền đồng thời với sự oxy hóa sắc tố đỏ, màu đỏ của myoglobin chuyển thành
metmyoglobin.
- Độ nhớt của paste và độ đàn hồi của sản phẩm cuối
Một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến độ nhớt của paste:
- Thành phần;
- pH của thịt;
- Nồng độ muối NaCl;
- Bản chất lipid trong mô mỡ.
Ngoài ra một số nghiên cứu cho thấy độ đàn hồi phụ thuộc vào:
- Độ nhớt cao của paste;
- Sự hiện diện của polyphosphate;
- Hàm lượng muối cao.
(Nguồn: Nguyễn Văn Mười, 2006)
Tóm lại việc hình thành khối paste cho chế biến các sản phẩm nhũ tương bao gồm hai
giai đoạn: phá vỡ cấu trúc nguyên liệu và tạo lại cấu trúc mới cho thịt, mỡ và các
thành phần khác. Hai giai đoạn này có thể được tách riêng ra hoặc nối tiếp nhau trong
cùng một thiết bị. Chất lượng sản phẩm cuối cùng phụ thuộc hoàn toàn vào cả hai giai
đoạn này. Vì thế, việc nghiên cứu cá yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền mịn
nguyên liệu cũng như trình tự, tỷ lệ phối trộn,… Các nguyên liệu và phụ gia sau khi
nghiền đóng vai trò quyết định đến chất lượng và năng suất sản phẩm. Thành công
trong việc tạo khối nhũ tương tốt sẽ chứng minh rằng từ những nguyên liệu có giá trị
sử dụng thấp, bằng công nghệ và thiết bị phù hợp, có thể tạo ra những sản phẩm có giá
trị sử dụng và giá trị dinh dưỡng cao.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 22
2.4 Qui trình chế biến chả lụa tham khảo
2.4.1 Sơ đồ qui trình
Hình 4: Qui trình chế biến chả lụa tham khảo
2.4.2 Thuyết minh qui trình
- Nguyên liệu
Nguyên liệu dùng chế biến chả lụa ở đây là thịt heo có chất lượng ổn định.
- Xử lý nguyên liệu (lạnh đông)
Nạc: sử dụng tất cả các loại nạc của con vật, xén bỏ phần gân, mạch máu, màng cơ
trơn, vết bầm.
Mỡ: sử dụng mỡ cứng không dùng mỡ sa.
Cả mỡ và nạc được chuẩn bị sẵn cho từng mẫu rồi đem đi lạnh đông.
Nguyên liệu
Lạnh đông
Xay thô
Phối trộn
Vào khuôn
Làm chín (hấp ở 100oC,90 phút)
Bao gói
Chả lụa
Nạc:mỡ là 80%:20%
Gia vị
Nước mắm 8%
Muối 0,8%
Bột ngọt 0,1%
Đường 1%
Polyphosphate: 0,4%
Tinh bột 3%
Cắt mịn (5 phút)
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 23
- Xay thô
Thịt sau khi lạnh đông được đưa vào máy xay thô. Công đoạn này phá vỡ một phần
cấu trúc nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phối trộn. Thịt lạnh đông
khi xay có nhiệt độ thấp hạn chế chảy mỡ, chảy dịch thịt.
Mỡ cũng được xay thô riêng với thịt.
- Phối trộn
Sau khi xay thô, tiến hành phối trộn gia vị, phụ gia theo tỷ lệ như trên qui trình và trộn
đều. Sau khi trộn đều, cho mỡ vào và tiếp theo là cắt mịn.
- Cắt mịn
Quá trình cắt mịn là quá trình phá vỡ cấu trúc nguyên liệu. Sự phá vỡ cấu trúc tạo
thành những phân tử nhỏ, những phân tử này tác động qua lại chúng liên kết với nhau
nhờ liên kết hydro, các ion kỵ nước và lực Van der Waal.
- Vào khuôn
Thịt sau khi cắt mịn sẽ được nhồi vào một khuôn (bên trong có để sẵn lá chuối và lớp
bao bì PE).
- Làm chín
Thịt sau khi vào khuôn sẽ được làm chín bằng cách hấp ở 100oC, khoảng 90 phút.
- Bao gói
Sau khi được làm chín, sản phẩm được để nguội và được bao gói bằng bao bì PA, hút
chân không hoặc gói lại bằng lá chuối.
2.5 Một số nghiên cứu có liên quan
Việc nghiên cứu chế biến chả lụa với chất tạo gel an toàn đã và đang được nghiên cứu
ở Việt Nam. Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm Việt Nam đã khuyến cáo sử dụng phụ
gia an toàn (thành phần chính là polyphosphate E 450 và kali sorbat) trong chế biến
chả lụa. Năm 2003, Đào Tố Quyên, và một số cộng sự cũng đã nghiên cứu thử nghiệm
PDP (chitosan) làm chất phụ gia trong sản xuất giò lụa, bánh cuốn,... với kết quả khả
quan. Hiện nay, PDP được cấp phép sản xuất và sử dụng, tuy nhiên mức độ phổ biến
còn chưa cao.
Đối với nhóm sản phẩm dạng nhũ tương có đặc tính tương tự như chả lụa, việc nghiên
cứu khả năng sử dụng các chất tạo gel khác nhau đã được khảo sát từ rất lâu. Girard
(1992) đã đề cập đến việc sử dụng các chất tạo gel gốc protein thực vật như protein
đậu nành, một số dạng gum, gelatine… để duy trì tính ổn định của khối nhũ tương.
Năm 2003, Adamczyk và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung k-
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 24
carrageenan, soya protein dạng isolate và gluten từ bột mì trong chế biến sausage có
hàm lượng béo thấp. Kết quả đã chứng tỏ được khả năng ổn định đặc tính gel của các
thành phần này.
Việc bổ sung tinh bột tự nhiên trong các sản phẩm nhũ tương rất phổ biến, tuy nhiên
chưa có nhiều nghiên cứu về sử dụng tinh bột biến tính cho việc cải thiện đặc tính cấu
trúc của sản phẩm được công bố. Ở Việt Nam, công ty Vissan đã và đang sử dụng tinh
bột biến tính trong chế biến chả lụa, sausage nhưng phần nhiều với mục đích làm giảm
giá thành sản phẩm như tinh bột tự nhiên. Aktaş và Gençcelep, 2006 đã nghiên cứu
ứng dụng E1422 và một số dạng tinh bột biến tính khác trong chế biến sausage, kết
quả cho thấy hầu hết các dạng tinh bột biến tính đều có đặc tính ổn định khối nhũ
tương và duy trì độ nhớt cần thiết cho khối paste. Trong đó, các tinh bột biến tính
dạng acetylate cho hiệu quả khá cao. Một số nghiên cứu sử dụng tinh bột trong chế
biến sausage cũng đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tinh bột
bắp và khoai tây biến tính.
Chế biến sausage cũng như các sản phẩm dạng nhũ tương có nguồn gốc tương tự, theo
quy mô công nghiệp thường được tiến hành từ thịt lạnh đông nhằm đảm bảo sự ổn
định của nguồn nguyên liệu và duy trì tính chất chức năng của protein. Tuy nhiên,
việc chế biến chả lụa ở Việt Nam hiện nay vẫn được thực hiện theo phương thức thủ
công, sử dụng thịt nóng ngay sau giết mổ và quết thịt với sự hiện diện của các phụ gia
làm tăng sự liên kết của các thành phần. Đến nay, chưa có nghiên cứu chế biến chả lụa
từ thịt đông lạnh được công bố.
Trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được tìm hiểu, đề tài tập trung
nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau:
- Ảnh hưởng của thời gian lạnh đông thịt đến chất lượng chả lụa;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng tinh bột biến tính bổ sung đến cấu trúc
sản phẩm;
- Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng chả lụa: mật số vi sinh vật
tổng số, NH3 và H2S sinh ra.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 25
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm, thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ thực phẩm, khoa
Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ trong 12 tuần, từ
04/01/2008 đến 20/3/2008.
3.1.2 Dụng cụ, thiết bị
- Tủ cấp đông
- Máy xay thịt
- Máy cắt thịt
- Nồi luộc (hấp)
- Máy Rheotex
- Cân
- Một số dụng cụ, thiết bị phân tích khác.
3.1.3 Hoá chất
- H2SO4 0,1N
- Dung dịch NaOH 30%
- Dung dịch acid boric 20g/l
- Tinh bột biến tính
- Kali sorbate
- Một số hóa chất khác.
3.1.4 Nguyên liệu
Nguyên liệu thịt heo được mua ở METRO.
Yêu cầu cho nguyên liệu: đạt tiêu chuẩn dùng chế biến sản phẩm.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
(i) Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời gian lạnh đông thịt đến chất lượng chả lụa
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 26
- Mục đích: Xác định ảnh hưởng của quá trình lạnh đông thịt trước khi chế biến
đến sự thay đổi chất lượng chả lụa.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm tiến hành với 1 nhân tố
Nhân tố A: Thời gian trữ đông (ngày)
A1: 1 ngày
A2: 2 ngày
A3: 3 ngày
A4: 4 ngày
A5: 5 ngày
- Tiến hành thí nghiệm: Nguyên liệu thịt heo mua ở METRO về được xử lý sơ
bộ, sau đó đưa vào tủ trữ đông (lạnh đông chậm) ở thời gian khác nhau như
trên. Sau từng thời gian trữ đông, tiến hành chế biến chả lụa theo qui trình chế
biến tham khảo ở hình 4.
- Kết quả thu nhận: Thời gian trữ đông thích hợp để chế biến sản phẩm chả lụa
đạt chất lượng tốt nhất.
(ii) Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng bổ sung tinh bột biến tính đến sự thay đổi
cấu trúc chả lụa
- Mục đích: Tìm ra hàm lượng bổ sung tinh bột biến tính thích hợp nhất để cấu
trúc ổn định và sản phẩm hoàn thiện nhất.
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên với một nhân tố
và hai lần lặp lại.
Nhân tố B: Hàm lượng tinh bột biến tính sử dụng (%), thay đổi với 7 mức độ
B1: 2% B5: 4%
B2: 2,5% B6: 4,5%
B3: 3% B7: 5%
B4: 3,5%
Số nghiệm thức = 7
Số mẫu thí nghiệm: 7 x 2 lần lặp lại = 14 mẫu
Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ bố trí ở hình 5
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 27
Hình 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Cách tiến hành: Nguyên liệu sau khi xử lý, đem xay thô, sau đó phối trộn gia vị vào
trộn đều. Thành phần gia vị và polyphosphate được cố định như thí nghiệm tổng quát.
Các thao tác phải tiến hành thật nhanh để giữ nhiệt độ của khối thịt càng thấp càng tốt
(không quá 12oC). Hàm lượng tinh bột biến tính cho vào như trên. Đưa hỗn hợp sang
máy cắt mịn để thu được khối paste đồng nhất. Sau đó định hình, làm chín và kiểm tra
cấu trúc sản phẩm và đánh giá cảm quan.
Kết quả thu nhận
- Cấu trúc sản phẩm (thể hiện qua độ bền gel)
- Kết quả đánh giá cảm quan
- Hiệu suất thu hồi
- Hàm lượng tinh bột biến tính phối trộn cho cấu trúc sản phẩm tốt nhất (độ bền
gel lớn) và hiệu suất thu hồi cao.
(iii) Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng bảo quản chả lụa
Mục đích: xác sự thay đổi mật số vi sinh vật tổng số, lượng khí NH3 sinh ra theo thời
gian bảo quản và định tính khí H2S.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm tiến hành với 1 nhân tố
Nguyên liệu
Xử lý
Xay thô
Phối trộn (hàm lượng tinh bột biến tính)
Cắt mịn
Chả lụa
B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7
Gia vị, polyphosphate
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 28
Nhân tố C: Nồng độ Kali sorbat, thay đổi ở 5 mức độ
Co: 0 % (mẫu đối chứng)
C1: 0,025% C3: 0,075%
C2: 0,05% C4: 0,1%
Hình 6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3
Số nghiệm thức = 5
Số mẫu thí nghiệm: 5 x 2 lần lặp lại = 10 mẫu
Cách tiến hành: giống như ở thí nghiệm 2, nhưng sau khi được sản phẩm, chả lụa đem
đi bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4 ÷ 6oC và theo dõi mức độ oxy hóa chất béo, vi sinh vật
tổng số và định tính H2S theo từng mức thời gian bảo quản.
Kết quả thu nhận: Khả năng bảo quản sản phẩm dựa trên sự thay đổi mật số vi sinh vật
tổng số, khí NH3 và sự hình thành H2S.
3.2.2 Phương pháp xử lý kết quả
Số liệu được thu thập và xử lý theo chương trình thống kê Statgraphic 4.0
Nguyên liệu
Phối trộn (Kali sorbat)
Chả lụa
Co C1 C2 C3 C4
Bảo quản
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của thời gian lạnh đông thịt đến chất lượng chả lụa
Để xác định được thời gian lạnh đông thịt thích hợp nhất cho việc sản xuất chả lụa, thí
nghiệm được tiến hành với năm mức thời gian là 1, 2, 3, 4 và 5 ngày. Ở đây, chỉ tiêu
cần quan tâm là sự thay đổi cấu trúc sản phẩm và được thể hiện qua độ bền gel. Kết
quả thu nhận được thể hiện ở bảng 6:
Bảng 6: Kết quả đánh giá độ bền gel của sản phẩm khi thay đổi thời gian lạnh đông thịt
Mẫu Thời gian lạnh đông (ngày) Độ bền gel (g.cm)
1 1 140,333a
2 2 143,333a
3 3 137,200ab
4 4 127,467bc
5 5 122,000c
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%
Hình 7: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ bền gel theo thời gian lạnh đông thịt
Từ kết quả thu được ở bảng 6 có thể nhận thấy rằng độ bền gel của sản phẩm có chiều
hướng giảm dần theo thời gian lạnh đông thịt kể từ ngày thứ 2. Tuy nhiên, độ bền gel
giữa các mẫu sản phẩm được chế biến từ thịt lạnh đông 1, 2 và 3 ngày, cũng như giữa
các mẫu 4 và 5 ngày không có sự khác biệt ý nghĩa. Bên cạnh đó, mẫu thịt lạnh đông
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ bền gel theo
thời gian lạnh đông thịt
1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày100
110
120
130
140
150
Thời gian (ngày)
Đ
ộ
bề
n
ge
l (
g.
cm
)
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 30
1, 2 và 3 cho sản phẩm có độ bền gel lớn hơn và khác biệt ý nghĩa so với mẫu thịt lạnh
đông 4 và 5 ngày.
Sự khác biệt đó có thể là do nguồn thịt tươi trước khi lạnh đông không giống nhau
hoặc trong quá trình lạnh đông do nhiệt độ tủ đông bị dao động, tủ chứa quá nhiều
nguyên liệu,… trong điều kiện như vậy nếu thời gian lạnh đông kéo dài sẽ làm giảm
chất lượng của thịt.
Từ nhận xét trên có thể rút ra kết luận là tất cả thịt tiền xử lý lạnh đông đều chế biến
được chả lụa với chất lượng cảm quan ở mức chấp nhận. Đây là điểm nhấn của đề tài
vì điều này làm thay đổi thói quen sử dụng thịt heo nóng trong chế biến chả lụa từ quy
trình truyền thống. Xét về mặt cấu trúc, mẫu sản phẩm tương ứng với thời gian lạnh
đông thịt trong 1, 2 và 3 ngày hoàn toàn có khả năng chọn để làm mẫu cho các thí
nghiệm tiếp theo, với thời gian lạnh đông ngắn nhưng có độ bền gel lớn đã góp phần
làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm.
4.2 Ảnh hưởng của hàm lượng tinh bột biến tính bổ sung đến sự thay đổi
cấu trúc (độ bền gel) của chả lụa
Theo qui trình sản xuất tham khảo thì tỷ lệ nạc : mỡ tối ưu được sử dụng là 80 : 20
cùng với chất cải thiện cấu trúc là polyphosphate và PDP với liều lượng thấp (0,25%
PDP). Ở thí nghiệm này, bổ sung chất cải thiện cấu trúc là tinh bột biến tính và bổ
sung thêm tinh bột tự nhiên để tăng giá trị kinh tế. Thí nghiệm thăm dò cho thấy, việc
duy trì tỷ lệ nạc: mỡ là 80: 20 không những không có hiệu quả tích cực về tính kinh tế
mà còn làm giảm giá trị cảm quan cho sản phẩm do tạo cấu trúc cứng và khô. Như
vậy, tỷ lệ nạc : mỡ cũng phải thay đổi là 70 : 30 để đảm bảo tính mềm mại đặc trưng
của sản phẩm chả lụa.
Để đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm, thời gian lạnh đông 2 ngày được chọn
thống nhất cho tất cả các mẫu trong thí nghiệm 2. Ở thí nghiệm này, cố định thời gian
lạnh đông thịt và sự thay đổi hàm lượng tinh bột biến tính là yếu tố quyết định. Bên
cạnh việc đánh giá cấu trúc sản phẩm thông qua độ bền gel, còn xem xét cả hiệu suất
thu hồi và đánh giá cảm quan sản phẩm để thu được kết quả tốt nhất. Hàm lượng tinh
bột biến tính thay đổi với 7 mức độ: 2%, 2,5%, 3%, 3,5%, 4%, 4,5% và 5%. Kết quả
được thu thập và xử lý thống kê sự thay đổi độ bền gel theo các mức độ bổ sung tinh
bột tương ứng, được trình bày ở bảng 7. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ bền gel theo
hàm lượng tinh bột biến tính sử dụng được thể hiện ở hình 8.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 31
Bảng 7: Ảnh hưởng của hàm lượng tinh bột biến tính (TBBT) đến độ bền gel, hiệu suất
thu hồi (HSTH) và cảm quan của sản phẩm
Mẫu Hàm lượng
TBBT (%)
Độ bền gel
(g.cm)
HSTH (%) Điểm cảm quan
1 2,0 125,200ab 96,2 2,4
2 2,5 136,333bc 96,3 2,4
3 3,0 142,867c 95,8 3,0
4 3,5 135,333bc 96,7 3,0
5 4,0 147,267c 96,7 3,8
6 4,5 118,667a 96,8 2,4
7 5,0 127,800ab 96,4 2,2
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ bền gel theo
hàm lượng tinh bột biến tính
2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
80
100
120
140
160
Hàm lượng tinh bột biến tính (%)
Đ
ộ
bề
n
ge
l (
g.
cm
)
Hình 8: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ bền gel theo hàm lượng tinh bột biến tính
Kết quả thu được về độ bền gel ở bảng 7 cho thấy, các mẫu 2, 3, 4, 5 tương ứng với
hàm lượng tinh bột biến tính 2,5%, 3%, 3,5%, 4% không có sự khác biệt ý nghĩa. Mẫu
5 (4% tinh bột biến tính) là mẫu có độ bền gel lớn nhất và là mẫu tốt nhất. Mẫu 1, 6, 7
tương ứng với hàm lượng tinh bột biến tính 2%, 4,5%, 5% không có sự khác ý nghĩa
và có độ bền gel nhỏ hơn các mẫu còn lại. Mặt khác, mẫu 1, 2, 4, 7 cũng không có sự
khác biệt ý nghĩa.
Nhìn chung, độ bền gel tăng theo hàm lượng tinh bột biến tính bổ sung và độ bền gel
lớn nhất ở mẫu 5 (4% tinh bột biến tính), nhưng khi tăng hàm lượng tịnh bột biến tính
lên tiếp tục (mẫu 6,7) thì độ bền gel lại giảm xuống. Điều này có thể giải thích là khi
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 32
tăng hàm lượng tinh bột biến tính quá cao làm tăng tính cứng, giòn và làm giảm tính
mềm, dai (đàn hồi) của sản phẩm, nên độ bền gel cũng vì đó mà giảm.
Về hiệu suất thu hồi sản phẩm, kết quả thu được ở tất cả các mẫu đều có hiệu suất
tương đương nhau.
Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy điểm trung bình của mẫu 5 (ứng với lượng tinh
bột biến tính sử dụng là 4%), cao nhất so với các mẫu còn lại.
Từ những phân tích trên có thể kết luận việc bổ sung tinh bột biến tính với hàm lượng
4% cho sản phẩm có độ bền gel lớn, hiệu suất thu hồi cao và cảm quan là tốt nhất,
được lựa chọn làm thông số tối ưu để thực hiện thí nghiệm tiếp theo.
Tiến hành phân tích chất lượng sản phẩm chả lụa có bổ sung tinh bột biến tính 4%, kết
quả thể hiện ở bảng 8
Bảng 8: Kết quả phân tích thành phần hóa học của chả lụa
Chỉ tiêu hóa học Giá trị
Độ ẩm (%) 52,13
Protein - g/100 g sản phẩm
- g/100 g chất khô
14,20
29,66
Lipid - g/100 g sản phẩm
- g/100 g chất khô
19,00
39,69
pH 6,60
Độ bền gel (g.cm) 177,60
Hình 9: Sản phẩm chả lụa
Bên cạnh việc duy trì chất lượng sản phẩm tốt, mong muốn lớn nhất của nhà sản xuất
chả lụa là kéo dài thời gian bảo quản. Đây cũng là lý do mà hàn the vẫn còn được sử
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 33
dụng ở rất nhiều cơ sở sản xuất (www.vietnamnet.net truy cập ngày
24,28,30/12/2007). Chính vì thế, việc khảo sát khả năng bảo quản chả lụa cần được
quan tâm.
4.3 Khảo sát khả năng bảo quản chả lụa
Mẫu bổ sung hàm lượng tinh bột biến tính 4% được chọn để khảo sát khả năng bảo
quản. Kali sorbate được sử dụng làm chất bảo quản ở các nồng độ 0% (đối chứng),
0,025%, 0,05%, 0,075%, 0,1% trong các khoảng thời gian bảo quản thay đổi từ 5, 10,
15 và 20 ngày. Sự thay đổi mật số vi sinh vật tổng số, khí NH3 và việc định tính khí
H2S là điều kiện để đánh giá các mẫu thí nghiệm. Kết quả đánh giá sự thay đổi mật số
vi sinh vật tổng số được tổng hợp ở bảng 9, thông số về hàm lượng NH3 được sinh ra
trong chả lụa theo thờo gian bảo quản được ghi nhận ở bảng 10.
Bảng 9: Kết quả ảnh hưởng của kali sorbate đến sự thay đổi mật số vi sinh vật tổng số
(Cfu/g) trong thời gian bảo quản sản phẩm
Thời gian bảo quản (ngày) Nồng độ
kali sorbate(%) 5 10 15 20
0 (đối chứng) 6,7 x 101 3,5 x 102 2,7 x 103 2,8 x 104
0,025 8,6 x 101 1,0 x 103 2,3 x 103 2,8 x 103
0,05 3,0 x 101 4,0 x 101 7,1 x 102 2,5 x 103
0,075 3,8 x 101 2,0 x 101 2,3 x 101 3,0 x 101
0,1 1 x 101 0 0 0
Bảng 10: Kết quả ảnh hưởng của kali sorbate đến sự thay đổi hàm lượng NH3 (mg/100g)
trong thời gian bảo quản sản phẩm
Thời gian bảo quản (ngày) Nồng độ
kali sorbate(%) 5 10 15 20
Trung
bình
0 (đối chứng) 32 32 32 37 33,25a
0,025 32 32 32 37 33,25 a
0,05 32 32 32 37 33,25 a
0,075 32 32 32 32 32,00 a
0,1 32 32 32 32 32,00 a
Trung bình 32a 32a 32a 35b
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột và một hàng biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 34
Theo TCVN 7049: 2002 cho thịt chế biến có xử lý nhiệt, các thông số hóa học và vi
sinh yêu cầu cho sản phẩm là:
- Phản ứng định tính H2S: âm tính
- Hàm lượng amoniac sinh ra không lớn hơn 40 mg/100 g
- Tổng số vi khuẩn hiếu khí: giới hạn cho phép là 3.105 khuẩn lạc/ gam sản phẩm
Với các kết quả đã phân tích và xác định được trên mẫu chả lụa được bảo quản lạnh,
có hay không có sử dụng chất bảo quản kali sorbat, tất cả các mẫu đều đạt yêu cầu
chất lượng sau 20 ngày. Tuy nhiên, ứng với từng nồng độ chất bảo quản sử dụng, sự
ổn định chất lượng có biến đổi theo thời gian.
Từ số liệu ở bảng 9 cho thấy: mật số vi sinh vật tổng số ở các nồng độ kali sorbate
càng cao khi thời gian bảo quản càng dài (trừ 0,075% và 0,1%), ngược lại mật số vi
sinh vật tổng số càng giảm khi nồng độ kali sorbate càng tăng trong cùng một thời
gian. Chứng tỏ, nồng độ kali sorbte càng cao thì khả năng ức chế vi sinh vật càng lớn.
Riêng ở mẫu 0,075% và 0,1%, hầu như không có sự hiện diện của vi sinh vật ở một số
thời điểm bảo quản. Điều này có thể là do kết quả chịu ảnh hưởng của quá trình phân
tích, do dụng cụ cấy còn nóng hay do sự khác nhau về nhiệt độ giữa các mẫu bảo quản
ở vị trí khác nhau (mẫu ở gần thành tủ lạnh sẽ có nhiệt độ thấp hơn nên mật số vi sinh
vật cũng thấp hơn).
Khi xét đến khả năng thay đổi chất lượng dựa vào sự hình thành NH3 hay sinh H2S,
kết quả ở bảng 10 cho thấy, hàm lượng NH3 ở các mẫu dao động trong khoảng 32
mg/100 g đến 37 mg/100 g sau 20 ngày bảo quản. Trong khi đó, kết quả định tính H2S
bằng giấy tẩm chì acetate đều cho kết quả âm tính ở tất cả các mẫu bảo quản. Lượng
NH3 trong sản phẩm ở ngay ngày bảo quản thứ 5 là khá cao, tuy nhiên giá trị này được
giữ ổn định khi tồn trữ lạnh.
Ở nồng độ kali sorbat 0,075% hay 0,1%, sản phẩm duy trì chất lượng ổn định, thể hiện
qua lượng NH3 không gia tăng và mật số vi sinh vật thấp.
Như vậy, nồng độ kali sorbat 0,075% có thể lựa chọn như thông số tối ưu cho quá
trình bảo quản chả lụa.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 35
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Sử dụng nguyên liệu thịt lạnh đông và tinh bột biến tính để sản xuất chả lụa là hoàn
toàn khả thi, sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị cảm quan cũng được cải thiện.
Thời gian lạnh đông thịt không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chả lụa. Tuy nhiên,
thời gian lạnh đông từ 1 đến 3 ngày cho sản phẩm chả lụa tốt nhất. Thời gian lạnh
đông không nên quá dài vì trong quá trình lạnh đông, nhiệt độ tủ có thể bị dao động do
những nguyên nhân khách quan hay chủ quan cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng
nguyên liệu và chất lượng sản phẩm. Về mặt kinh tế cũng không nên lạnh đông
nguyên liệu trong thời gian dài.
Hàm lượng tinh bột biến tính bổ sung thích hợp nhất là 4%. Theo đó tỷ lệ nạc : mỡ
thích hợp là 70 : 30 để đảm bảo sản phẩm dai, đàn hồi mà vẫn giữ được tính mềm mại
đặc trưng, đạt giá trị cảm quan tốt.
Trong điều kiện nhiệt độ bảo quản 4 ÷ 6oC, việc sử dụng kali sorbate nồng độ 0,75%
là tốt nhất trong thời gian 20 ngày. Điều này thể hiện chủ yếu qua mật số vi sinh vật
thấp, trong khi sự hình thành khí NH3 vẫn duy trì dưới mức cho phép (32 mg NH3/100
g sản phẩm), khí H2S vẫn âm tính sau 20 ngày bảo quản.
5.2 Kiến nghị
Trong khi thực hiện đề tài có nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan ảnh hưởng
đến kết quả thí nghiệm. Ngoài ra, thời gian thực hiện đề tài cũng có hạn nên không thể
nghiên cứu hết các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì đây là hướng thay
đổi quy trình công nghệ mới nên để sản phẩm được tốt hơn và ổn định hơn, đề nghị
cần bố trí thí nghiệm liên quan đến những vấn đề như sau:
- Đối với việc sử dụng tinh bột biến tính để cải thiện cấu trúc chả lụa, cần nghiên cứu
tỷ lệ nạc : mỡ và nồng độ polyphosphate.
- Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ tinh bột tự nhiên và tinh bột biến tính.
- Theo dõi thêm chỉ số peroxid trong quá trỉnh bảo quản.
Sau đây là qui trình sản xuất đề nghị:
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 36
Hình 10: Qui trình sản xuất chả lụa đề nghị
Nguyên liệu
Lạnh đông (1 – 3 ngày)
Xay thô
Phối trộn
Cắt mịn (5 phút)
Làm chín (hấp ở 100oC, 90 phút)
Bao gói
Chả lụa
Nạc:mỡ là 70%:30%
Gia vị
Nước mắm 3%
Muối 0,8%
Bột ngọt 0,1%
Đường 1%
Tiêu 0,2%
Tỏi 0,2%
Polyphosphate: 0,4%
Tinh bột biến tính 4%
Tinh bột 3%
Vào khuôn
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Nguyễn Văn Mười, 2006. Công nghệ chế biến thịt. Nhà xuất bản giáo dục
Lê Văn Hoàng, 2004. Cá thịt trong chế biến công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
Nguyễn Ngọc Tuân, 2002. Vệ sinh thịt. Nhà xuất bản Nông nghiệp
Đào Tố Quyên, Nguyễn Thị Lâm, Hà Thị Anh Đào, 2003. Nghiên Cứu Thử Nghiệm PDP (chitosan)
Làm Chất Phụ Gia Trong Sản Xuất Giò Lụa, Bánh Cuốn, Hội Nghị Khoa Học Vệ Sinh An Toàn
Thực Phẩm Lần thứ 2.
TCVN 7046:2002
TCVN 7049:2002
Tiếng Anh
Adamczyk L., M. Słowiński and M. Ruciński , 2003. The effect of k-carrageenan, soya protein isolate
and wheat fibre on quality characteristics of low-fat comminuted sausages. Acta Sci, Pol.,
Technol. Aliment., 2 (2), 8-93.
Aktaş N. and H. Gençcelep, 2006. Effect of starch type and its modifications on physicochemical
properties of bologna-type sausage produced with sheep tail fat. Journal of Meat Science
volume 74, Issue 2, October 2006, Pages 404-408.
Davidson Michael P., John N.Sofos, A. L. Branen, Taylor & Francis (2005), Antimicrobials in food.
Third edition. CRC Press.
Dickinson E., 1992. Introduction to food colloids. Oxford Science Publication.
Dzieszuk W., Dworecka E. and T. Szmańko, 2005. The effect of added modified starch on quality of
comminuted scalded sausages. Acta Sci. Pol., Technol. Aliment., 4 (1), 111-121.
Girard, J.B., 1992. Technology of meat and meat products. Ellis Horwood Limited
Jonhed Anna, 2006. Properties of modified starches and their use in the surface treatment of paper
Doctoral thesis of Karlstad University, Faculty of Technology and Science.
Sofos John N., 1989. Sorbate food preservatives, Boca Ratón, Florida : CRC Press.
Website
ngày 1/4/2008
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ix
PHỤ LỤC 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1. Phương pháp xác định vi sinh vật tổng số
Chuẩn bị môi trường
Cân các môi trường nuôi cấy và hòa tan trong nước cất với hàm lượng xác định trong
bình cầu (hoặc bình tam giác). Dùng bông gòn bịt kín miệng bình cầu.
Đun nóng môi trường để hòa tan hoàn toàn các thành phần môi trường trong nước.
Pha loãng dung dịch nước muối 0,85%. Dùng ống đong đong 90ml nuớc muối đã pha
loãng cho vào bình cầu. Bịt kín miệng bình cầu bằng bông gòn.
Rửa sạch các đĩa petri, ống nghiệm, pipette. Dùng giấy bịt kín (chuẩn bị thanh trùng)
Thanh trùng các môi trường, dụng cụ thủy tinh, bình chứa mẫu pha loãng.
Chuẩn bị mẫu
Tiến hành cân 10g mẫu nguyên liệu. Cho mẫu đã cân vào bình cầu đựng 90ml nước
muối 0,85% (Pha loãng mẫu theo tỉ lệ 1/10).
Tiến hành thí nghiệm
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ nhiễm vi sinh vật. Thường sử dụng
phương pháp đếm đĩa (Total plate count) để xác định chỉ tiêu này.
- Nguyên tắc: Đếm số khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một lượng
mẫu xác định trên cơ sở mỗi khuẩn lạc được hình thành từ một tế bào duy nhất.
- Môi trường nuôi cấy: Nutrient agar
- Tiến hành:
Dùng pipet vô trùng lấy 1ml mẫu pha loãng cho vào giữa đĩa petri. Rót vào mỗi đĩa
khoãng 15ml thạch dinh dưỡng. Lắc tròn xuôi và ngược chiều kim đồng hồ, mỗi chiều
5 lần. Đặt đĩa trên mặt phẳng ngang cho đông tự nhiên.
Khi môi trường đông, lật úp đĩa và đặt vào tủ ấm ở chế độ nhiệt 370C trong thời gian
24 - 48 giờ.
- Đọc kết quả:
Đếm số khuẩn lạc trên các đĩa, tính giá trị trung bình của các nồng độ pha loãng và qui
ra lượng vi sinh vật trong 1ml mẫu.
2. Phương pháp đánh giá cảm quan sản phẩm chả lụa
Các mẫu sẽ được đánh giá theo bảng điếm sau
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng x
Bảng phụ lục 1: Phương pháp đánh giá cảm quan chả lụa
Chỉ tiêu Điểm chưa có
trọng lượng
Yêu cầu
Cấu trúc 5
4
3
2
1
0
Đồng nhất, dai, đàn hồi, mặt cắt mịn
Đồng nhất, dai, ít đàn hồi, mặt cắt mịn
Tương đối đồng nhất, dai, độ đàn hồi kém , mặt
cắt chưa mịn
Cấu trúc không đồng nhất, ít dai, mặt cắt không
mịn
Cấu trúc không đồng nhất, mềm nhũn hoặc khô
cứng, mặt cắt không mịn
Cấu trúc không hoàn toàn đồng nhất, bở
Màu sắc 5
4
3
2
1
0
Trắng, sáng đẹp
Trắng ngà
Trắng ngà, có những vết sẫm màu
Màu hơi sậm
Màu sậm
Màu rất sậm
Mùi 5
4
3
2
1
0
Thơm ngon đặc trưng, không có mùi lạ
Mùi thơm tương đối đặc trưng, không có mùi lạ
Mùi thơm ítđặc trưng, không có mùi lạ
Mùi thơm kém đặc trưng, có mùi lạ
Mùi thơm không đặc trưng, có mùi lạ
Mùi thơm hoàn toàn không đặc trưng, có mùi lạ
Vị 5
4
3
2
1
0
Vị mặn vừa, có vị ngọt của thịt, hài hoà
Vị mặn vừa, có vị ngọt của thịt, ít hài hoà
Vị mặn vừa, vị ngọt của thịt giảm, kém hài hoà
Vị hơi mặn hoặc hơi nhạt, không hài hoà
Mặn hay nhạt, mất vị ngon của thịt
Rất mặn hay nhạt, có vị lạ
Nguồn: Theo TCVN 3251-79 .
Kết quả đánh giá cảm quan chỉ chú ý đến cấu trúc sản phẩm
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xi
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ
1. Thí nghiệm 1
Bảng 11: Bảng ANOVA về độ bền gel theo thời gian lạnh đông thịt
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 1944.75 4 486.187 6.87 0.0007
Within groups 1769.2 25 70.768
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 3713.95 29
Bảng 12: Ảnh hưởng của thời gian lạnh đông thịt đến độ bền gel của chả lụa
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Thoi gian Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
5 6 122.0 X
4 6 127.467 XX
3 6 137.2 XX
1 6 140.333 X
2 6 143.333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
1 - 2 -3.0 10.003
1 - 3 3.13333 10.003
1 - 4 *12.8667 10.003
1 - 5 *18.3333 10.003
2 - 3 6.13333 10.003
2 - 4 *15.8667 10.003
2 - 5 *21.3333 10.003
3 - 4 9.73333 10.003
3 - 5 *15.2 10.003
4 - 5 5.46667 10.003
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
2. Thí nghiệm 2
Bảng 13: Bảng ANOVA về độ bền gel theo hàm lượng tinh bột biến tính
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 3659.4 6 609.9 5.67 0.0003
Within groups 3767.79 35 107.651
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 7427.18 41
Bảng 14: Ảnh hưởng của hàm lượng tinh bột biến tính đến độ bền gel của chả lụa
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nong do TBBT Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
4.5 6 118.667 X
2 6 125.2 XX
5 6 127.8 XX
3.5 6 135.333 XX
2.5 6 136.333 XX
3 6 142.867 X
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xii
4 6 147.267 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
2 - 2.5 -11.1333 12.161
2 - 3 *-17.6667 12.161
2 - 3.5 -10.1333 12.161
2 - 4 *-22.0667 12.161
2 - 4.5 6.53333 12.161
2 - 5 -2.6 12.161
2.5 - 3 -6.53333 12.161
2.5 - 3.5 1.0 12.161
2.5 - 4 -10.9333 12.161
2.5 - 4.5 *17.6667 12.161
2.5 - 5 8.53333 12.161
3 - 3.5 7.53333 12.161
3 - 4 -4.4 12.161
3 - 4.5 *24.2 12.161
3 - 5 *15.0667 12.161
3.5 - 4 -11.9333 12.161
3.5 - 4.5 *16.6667 12.161
3.5 - 5 7.53333 12.161
4 - 4.5 *28.6 12.161
4 - 5 *19.4667 12.161
4.5 - 5 -9.13333 12.161
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
3. Thí nghiệm 2
Bảng 15: Bảng ANOVA về hàm lượng NH3 sinh ra theo lượng kali sorbate (%) sử dụng
và thời gian bảo quản
Analysis of Variance for HL amoniac - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Thoi gian bao qu 33.75 3 11.25 6.00 0.0097
B:Kali sorbate 7.5 4 1.875 1.00 0.4449
RESIDUAL 22.5 12 1.875
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 63.75 19
--------------------------------------------------------------------------------
All F-ratios are based on the residual mean square error.
Bảng 16: Ảnh hưởng của lượng kali sorbate (%) sử dụng đến hàm lượng NH3 sinh ra
trong thời gian bảo quản
Multiple Range Tests for HL amoniac by Kali sorbate
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Kali sorbate Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0.1 4 32.0 X
0.075 4 32.0 X
0.05 4 33.25 X
Luận văn Tốt nghiệp khóa 29 - 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xiii
0.025 4 33.25 X
0 4 33.25 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
0 - 0.025 0.0 2.10963
0 - 0.05 0.0 2.10963
0 - 0.075 1.25 2.10963
0 - 0.1 1.25 2.10963
0.025 - 0.05 0.0 2.10963
0.025 - 0.075 1.25 2.10963
0.025 - 0.1 1.25 2.10963
0.05 - 0.075 1.25 2.10963
0.05 - 0.1 1.25 2.10963
0.075 - 0.1 0.0 2.10963
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Bảng 17: Sự thay đổi hàm lượng NH3 trong thời gian bảo quản chả lụa
Multiple Range Tests for HL amoniac by Thoi gian bao quan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
5 5 32.0 X
15 5 32.0 X
10 5 32.0 X
20 5 35.0 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
5 - 10 0.0 1.88691
5 - 15 0.0 1.88691
5 - 20 *-3.0 1.88691
10 - 15 0.0 1.88691
10 - 20 *-3.0 1.88691
15 - 20 *-3.0 1.88691
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-7842nh h4327903ng c7911a ti7873n x7917 l l7841nh 273ng.pdf