Đề tài Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84, DT12 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè trên đất Chương Mỹ - Hà Tây

Tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84, DT12 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè trên đất Chương Mỹ - Hà Tây: 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Cây đậu tương [Glicinemax (L) Merill] là cây công nghiệp quen thuộc ở nước ta và các nước trên thế giới. Vì mọi bộ phận cây đậu tương đều có giá trị nhất định đối với con người như mang lại lợi ích kinh tế, dinh dưỡng và cải tạo đất. Các loại thức ăn được chế biến từ đậu tương rất giàu đạm (40 - 45%), có thể thay thế cho thịt do protein của đậu tương chứa đủ các axit, amin quí không thay thế rõ nhiều vitamin thích hợp với ăn kiêng, ăn chay không kém gì các thực phẩm cao cấp khác, không bị ảnh hưởng bởi các chất hoá học, các loại phụ gia nhân tạo cũng như quá trình biến đổi gen (hay còn gọi là thực phẩm chuyển gen (GM) gây ra (Norman AG, 1967) [49]. Hạt đậu tương còn chứa một lượng dầu rất lớn 12 -24 % đứng đầu trong các loại chất béo có hoạt tính sinh học cao, gluxit 31,1% và nhiều chất khoáng, vitamin...vv (Rahaminna ands Nikkuni, 2002) [51]. Các acid béo omega -3 (anpha linoneic) trong đậu tương có tác dụng bảo vệ tim mạch, giúp máu lưu thông tốt, tim đập...

doc118 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84, DT12 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè trên đất Chương Mỹ - Hà Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Cây đậu tương [Glicinemax (L) Merill] là cây công nghiệp quen thuộc ở nước ta và các nước trên thế giới. Vì mọi bộ phận cây đậu tương đều có giá trị nhất định đối với con người như mang lại lợi ích kinh tế, dinh dưỡng và cải tạo đất. Các loại thức ăn được chế biến từ đậu tương rất giàu đạm (40 - 45%), có thể thay thế cho thịt do protein của đậu tương chứa đủ các axit, amin quí không thay thế rõ nhiều vitamin thích hợp với ăn kiêng, ăn chay không kém gì các thực phẩm cao cấp khác, không bị ảnh hưởng bởi các chất hoá học, các loại phụ gia nhân tạo cũng như quá trình biến đổi gen (hay còn gọi là thực phẩm chuyển gen (GM) gây ra (Norman AG, 1967) [49]. Hạt đậu tương còn chứa một lượng dầu rất lớn 12 -24 % đứng đầu trong các loại chất béo có hoạt tính sinh học cao, gluxit 31,1% và nhiều chất khoáng, vitamin...vv (Rahaminna ands Nikkuni, 2002) [51]. Các acid béo omega -3 (anpha linoneic) trong đậu tương có tác dụng bảo vệ tim mạch, giúp máu lưu thông tốt, tim đập đều hơn. Đây cũng là tiền thân của chất DHA (Deco sahexaenic acid) chiếm 1/4 lượng chất béo chứa trong não; Vì vậy, những thực phẩm chế biến từ hạt đậu tương rất tốt cho việc phát triển trí não của trẻ em. Ngoài ra acid omega - 3 và DHA còn được ghi nhận giảm triệu chứng của bệnh viêm ruột, giảm chứng tiền sản giật ở phụ nữ. Các acid béo không no trong hạt đậu tương cùng với protein có khả năng kết hợp với cholesterol tạo thành lipo protein có tỉ trọng cao HDL - C (High Desnity) vận chuyển cholesterol từ các tổ chức mô về gan để chuyển hoá làm giảm lượng cholesterol chung, làm tăng lượng cholesterol có lợi và làm giảm lượng cholesterol có hại. Ngoài 2 thành phần chính là lipit và protein, hạt đậu tương còn chứa các chất khoáng, vi lượng, các loại hoomon tự nhiên (phytoestroen), phitattanin và sơ hoà tan có tác dụng phòng chống ung thư, ức chế hay làm giảm quá trình nhả đường của máu, làm tăng quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể, (http:// viwipedia.org viki/) [43]. Cây đậu tương không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho con người và còn có tác dụng về mặt y học. Hạt đậu tương cũng như các phụ phẩm của nó, đặc biệt là khô dầu, đậu tương ngày nay được đánh giá rất cao trong công nghiệp làm thức ăn gia súc chiếm 60% toàn bộ giá trị đạm (Phạm Văn Thiều, 1998) [31]. Ngoài ra cây đậu tương còn góp phần luân canh cải tạo đất rất tốt. Vì vậy, đậu tương còn là một trong các cây họ đậu có khả năng cố định niơ khí quyển thông qua nốt sần ở rễ. Rễ đậu tương ăn sâu, phân nhánh nhiều làm cho đất tơi xốp. Thân, lá đậu tương có thể làm phân xanh, một ha trồng đậu tương để lại trong đất 40 - 70% kg đạm / năm tương đương 300 - 400 kg đạm sun phát. Do vậy, cây đậu tương còn là cây trồng tốt cho nhiều cây trồng vụ sau (Nguyễn Thế Côn, 1992) [3]. Cây đậu tương không kén đất, có thời gian sinh trưởng ngắn đến trung bình, nên dễ dàng đưa vào hệ thống luân canh tăng vụ như trồng xen, trồng gối vụ và có thể trồng được nhiều chân đất khác nhau, tận dụng được đất đai, sức lao động, làm tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm đậu tương ở trong nước tiến tới xuất khẩu. Để tăng sản lượng cây trồng trong nông nghiệp nói chung và cây đậu tương nói riêng, mỗi quốc gia đều có thể áp dụng các biện pháp như: Tăng diện tích thông qua khai hoang, tăng vụ, thâm canh (K.Hinson and E. Harwig, 1990) [52]. ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do nhu cầu công nghiệp hoá, cho nên việc tăng diện tích đất canh tác về lâu dài sẽ bị hạn chế; Vì vậy, việc tăng vụ chỉ đến mức giới hạn nhất định. Do đó, để tăng năng suất và sản lượng đậu tương cũng như chất lượng sản phẩm, chúng ta cần dùng biện pháp kĩ thuật thâm canh được áp dụng một cách triệt để. ở tỉnh Hà Tây, có điều kiện sinh thái, đất đai, tinh thần lao động và sự cần cù, chăm chỉ của người dân, đã không ngừng làm tăng diện tích và sản lượng đậu tương, đặc biệt là cây đậu tương đông trong công thức luân canh 3 vụ (2 lúa - 1 đậu tương) nhờ gieo vãi trên diện tích lớn, đã làm cho nhiều cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đông / ha. Tuy nhiên thực tiễn sản xuất nông nghiệp, sản lượng đậu tương còn thấp ở nhiều nơi. Nguyên nhân, là do chưa sử dụng bộ giống thích hợp với điều kiện ở địa phương và việc bón phân hoá học nhiều năm cho mọi loại cây trồng đã dẫn đến việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong đất, làm cho cây đậu tương có năng suất thấp và dễ dàng bị nhiễm bệnh hại. Để khắc phục hiện tượng trên, trong thâm canh, người ta khuyến cáo nên bón phân hữu cơ hoặc phân đa yếu tố có vi lượng (giá thành cao) hoặc phân vi lượng thông qua lá. Đối với phân bón lá hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá cần được nghiên cứu về hiệu lực của chúng trên cây đậu tương nên chúng tôi thực hiện đề tài: "ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84, DT12 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè trên đất Chương Mỹ - Hà Tây " 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài. 1.2.1. Mục đích Trên cơ sở tìm hiệu lực của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của hạt đậu tương mà đề xuất kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng qua lá góp phần xây dựng quy trình thâm canh cây đậu tương trên đất Chương Mỹ - Hà Tây. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài - Điều tra thực trạng sản xuất đậu tương, hàng hoá ở huyện Chương Mỹ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của đậu tương giống DT84 trồng ở vụ thu đông và vụ xuân hè. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của đậu tương giống DT12 trồng ở vụ thu đông và vụ xuân hè. 1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 1.3.1. ý nghĩa khoa học của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây đậu tương. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo khoa học về cây đậu tương, phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về cây đậu tương. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung vào việc xây dựng quy trình kĩ thuật thâm cây đậu tương năng suất cao tại huyện Chương Mỹ - Hà Tây cũng như những vùng sinh thái tương tự ở Việt Nam. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương 2.1.1. Nhiệt độ Cây đậu tương có nguồn gốc ôn đới, nhưng không phải là cây chịu rét. Tổng tích ôn của cây đậu tương biến động từ 1700oC đến 2700oC. Nhiệt độ thích hợp cho đậu tương mọc nhanh vào khoảng 30 oC. Phạm vi nhiệt độ tối thiểu và tối đa ở thời kỳ mọc là 10o - 40oC. Trên 40oC hạt không mọc được và dưới 10oC sự vươn dài của trục dưới lá mầm bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiệt độ cho hạt nảy mầm tốt nhất trong phạm vi 18 - 26oC, trên 30oC hạt nảy mầm nhanh nhưng mầm yếu. Thời kì cây con từ lá đơn đến 3 lá kép, đậu tương chịu rét khá hơn ngô, ở thời kì lá đơn có thể chịu được nhiệt độ dưới 0oC, lá kép phát triển ở nhiệt độ trên12oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là từ 22oC - 27o C. Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến ra hoa kết quả. Nhiệt độ ở 10oC ngăn cản sự phân hoá mầm, hoa, nhiệt độ ở dưới 18oC, tỷ lệ đậu quả thấp. Nhiệt độ cao hơn 39oC ảnh hưởng xấu đến tốc độ hình thành đốt, cây đậu tương sẽ phát triển lóng và phân hoá hoa. Nhiệt độ thích hợp nhất của lá đậu tương trong vụ hè từ 25oC - 40o C. Trong các thời kì sinh trưởng, phát triển cuối cùng, nếu nhiệt độ quá thấp, hạt khó chín, chín không đều, tỷ lệ nước cao và chất lượng của (Nguyễn Thế Côn, 1992) [3] 2.1.2. ánh sáng ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái cây đậu tương; ánh sáng là yếu tố quyết định sự quang hợp của lá, sự cố định Nitơ (N 2) ở nốt sần, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng chất khô của cây và năng suất hạt. Đậu tương là cây ngắn ngày điển hình. Tác động của ánh sáng ngày ngắn mạnh nhất vào các thời kì sinh trưởng trước khi ra hoa. ánh sáng ngày ngắn vào thời kì trên làm cho cây rút ngắn được thời kì sinh trưởng, chiều cao cây giảm, số đốt ít và độ dài đốt giảm. 2.1.3. Độ ẩm Nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi theo điều kiện khí hậu, nên kĩ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng của cây đậu tương cũng đòi hỏi về độ ẩm nhất định. ở thời kì đậu tương mọc, đất phải đủ ẩm để hạt mọc đều, nếu khô hạn kéo dài thì hạt thối. Trong thời kì nảy mầm, lượng nước cần hút bằng 100 - 150 % trọng lượng khô của hạt giống. Nhu cầu nước của đậu tương tăng dần khi cây lớn lên. Sự mất nước do thoát nước trong ngày thường nhiều hơn lượng nước cây hút vào do rễ. Những ngày có nhiệt độ cao, gió khô làm cây héo tạm thời có thể làm giảm hoạt động đồng hoá và ảnh hưởng tới năng suất hạt, chiều cao cây, số đốt, đường kính thân, số hoa, tỷ lệ đậu quả, số hạt, trọng lượng hạt đều tương quan thuận với độ ẩm đất. Thời kì quả mẩy, đậu tương cần nhiều nước nhất, hạn lúc này làm giảm năng suất rõ rệt. Hạn vào thời kì ra hoa và bắt đầu có quả, gây rụng hoa, trọng lượng hạt giảm (Norman A.G, 1967) [49]. 2.1.4. Đất và các chất dinh dưỡng. Cây đậu tương không yêu cầu nghiêm ngặt về đất trồng trọt. Nói chung loại đất nào trồng cũng được, đối với đất trồng hoa màu đều trồng được đậu tương. Trên đất thịt nặng, đậu tương khó mọc nhưng sau khi mọc, đậu tương thích ứng với đất nặng khá hơn với các cây màu khác. Độ pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của đậu tương là 5,2- 6,5 (Ngô Thế Dân, 1982) [6]. 2.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương 2.2.1. Đạm Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất và hút được nhiều nhất của cây đậu tương do hạt đậu tương có hàm lượng protein cao. Để đạt năng suất 3 tấn/ ha thì cây đậu tương cần 285 kg N/ha. Mặc dù cây đậu tương có khả năng tự túc phần lớn N nhưng việc cung cấp N hợp lí cho đậu tương có tác dụng làm cây mọc nhanh, phát triển hệ rễ, tạo cơ sở cho việc hình thành nốt sần. Đồng thời phát triển thân, lá và cành; tăng tỉ lệ đậu quả và tỉ lệ quả chắc, tăng trọng lượng hạt và hàm lượng protein trong hạt (Nguyễn Như Hà, 2006) [12]. Trong cây đậu tương, đạm được tích luỹ khá nhiều ở thời kì đầu và nhiều nhất ở thời kì ra hoa kết quả, đặc biệt là từ khi hoa nở rộ cho đến khi hạt mẩy. Cây đậu tương thiếu đạm, lá chuyển thành màu xanh vàng và bị rụng khi có gió, phiến lá hẹp và diện tích lá nhỏ, cằn cỗi, lá kép sau nhỏ hơn hay bằng lá kép trước, hoa và quả rụng nhiều hoặc lép, trọng lượng hạt giảm (Đỗ Thị Báu, 2000) [1]. Nhưng thừa đạm, lại cản trở sự xâm nhập của vi khuẩn vào nốt sần và việc cố định N của cây đậu tương. Thừa đạm còn có khả năng làm cây phát triển quá mạnh, ức chế ra hoa và quả làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt (Nguyễn Như Hà, 2006) [11]. Thời kì ra hoa, đậu quả nếu không cung cấp đủ đạm thì số hoa, quả rụng nhiều hoặc lép, trọng lượng hạt thấp. Do rễ của cây đậu tương có khả năng sống cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm và nguồn đạm này có thể đáp ứng 60% lượng đạm mà cây cần, cho nên việc cung cấp đạm cho cây ngay từ ban đầu của con người là không nhiều nhưng lại rất quan trọng để nó thúc đẩy cho quá trình cố định nitơ của vi khuẩn (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996) [14] 2.2.2. Lân Lân có tác dụng xúc tiến cho sự phát triển của bộ rễ và sự hình thành nốt sần, các cơ quan sinh sản. Đủ lân số lượng và trọng lượng nốt sần tăng lên rõ rệt, số quả và hạt chắc tăng lên, tăng trọng lượng hạt... Đồng thời lân cũng tham gia vào thành phần nucleotit, acid nucleic, nucleotit, photpholipit. Lân có mặt trong thành phần hệ thống men, có ý giữa trao đổi gluxít, sự cố định đạm, tổng hợp protit, lipit và sự chuyển hoá năng lượng trong quá trình quang hợp và hô hấp. (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996) [14]. Khi cây đậu tương thiếu lân ảnh hưởng xấu đến việc hình thành rễ, nốt sần và khả năng cố định đạm. 2.2.3. Kali Kali chiếm 50% trong hạt, đóng vai trò quan trọng trong trao đổi đạm, trong chuyển hoá gluxit cũng như hàng loạt các phản ứng khác trong cây, kali đóng vai trò điều hoà cân bằng nước, tổng hợp protein, tăng tính chống chịu bệnh, chịu hạn và chống đổ cho cây. Đậu tương thiếu kali ở cây non và già, mép lá bị xám rỉ (cháy mép lá), lá bị cong lên phía trước. Cây hút kali trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển nhưng nhiều nhất vẫn là thời kì ra hoa. Thời kì cuối kali chuyển từ thân lá về hạt (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996) [14]. 2.2.4. Nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng khác Nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng khác: Ca, Mg có tác dụng điều chỉnh pH trong đất, thích hợp cho vi khuẩn nốt sần phát triển và hoạt động cố định đạm, làm cây sinh trưởng phát triển tốt. Lưu huỳnh cần thiết cho việc tổng hợp protein vốn xẩy ra rất mạnh ở cây đậu tương. Lưu huỳnh cũng cần thiết cho việc hình thành nốt sần trên rễ cây đậu tương. Vì vậy thiếu lưu huỳnh cũng ảnh hưởng xấu đến tới việc hình thành nốt sần trên rễ cây và khả năng cố định đạm, đến khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Thiếu lưu huỳnh còn có khả năng ảnh hưởng xấu tới tỉ lệ và chất lượng của protein trong hạt, ảnh hưởng xấu tới phẩm chất hạt đậu tương. Biểu hiện thiếu lưu huỳnh ở cây đậu tương khá giống với biểu hiện thiếu đạm (Đỗ Thị Báu, 2000) [ 1]. Cây đậu tương cũng có nhu cầu khá cao về các chất dinh dưỡng vi lượng mà các chất này lại thường hay bị thiếu trên các loại đất có pH trung tính, vốn phù hợp cho cây đậu tương. Khi cây đậu tương bị thiếu sắt, măngan, kẽm cây bị còi cọc, có một số quả không bình thường. Thiếu molipden ảnh hưởng xấu đến hoạt động của vi khuẩn nốt sần và đồng hoá đạm của cây. Kết quả đều ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất đậu tương (Nguyễn Như Hà, 2006) [11]. Bo rất cần thiết cho quá trình phân bào và lớn lên của đỉnh thân, chóp rễ, cho sự nảy mầm của hạt phấn và cho sự thụ tinh. Bo tạo thuận lợi cho việc di chuyển đường và tổng hợp các acid nucleic và các kích thích tố thực vật. 2.2.5. Chất hữu cơ Muốn đạt được năng suất cao đặc biệt trên các loại đất cát, đất đồi, đất bạc màu cần phải bón các loại phân chuồng và các loại phân hữu cơ khác vì ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây còn có tác dụng cải tạo đất. (Nguyễn Như Hà, 2006) [11], (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996) [14], (Đỗ Thị Báu, 2000) [1]. 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới Cây đậu tương chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy đều quan trọng của thế giới; Đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ dầu. Do vậy được trồng phổ biến hầu hết các nước trên thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất ở các nước châu Mỹ chiếm tới 73,0% tiếp đó là các nước thuộc khu vực châu á (Trung Quốc, ấn Độ) chiếm 23,15%. (Lê Hoàng Độ và ctv, 1997) [8]. Thức ăn cho người và thức ăn chăn nuôi từ đậu tương đã tăng nhanh ở nhiều nước trong 30 năm qua góp phần cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng nhiều hơn cho nhân dân trên thế giới. Vì vậy diện tích trồng đậu tương trên thế giới có xu hướng tăng nhanh để khắc phục nạn suy dinh dưỡng do đói protein trong khẩu phần thức ăn hàng ngày. (Đỗ Thị Báu, 2000) [1]. Bảng 2.1. Diện tích, năng suất sản lượng đậu tương trên thế giới (1996 - 2006) Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1995 61,96 20,26 125,53 1996 63,18 20,84 131,67 1997 69,39 21,99 152,59 1998 71,66 22,30 159,8 1999 72,19 21,80 157,37 2000 75,05 22,30 167,36 2001 75,05 23,21 176,70 2002 77,35 23,34 180,53 2003 83,61 22,67 189,52 2004 91,61 22,64 206,46 2005 91,42 23,45 214,35 (Nguồn: FAO STAT 2005 và food Outlook, FAO, No -1, June 2006) Theo FAO (2005) diện tích đậu tương toàn thế giới năm 2004 là 91,62 triệu ha, tăng 28,43 triệu ha so với năm 1996. Cùng với việc mở rộng diện tích, năng suất đậu tương cũng có sự tăng trưởng đáng kể, Năm 2002 năng suất đậu tương là 23,34 tạ / ha tăng 3,08 tạ / ha so với năm 2995. Như vậy trong vòng 10 năm diện tích đậu tương tăng 3,08 tạ/ ha và sản lượng tăng 88,82 triệu tấn đã khẳng định vai trò và hiệu quả của cây đậu tương trong nền nông nghiệp thế giới. Tổng sản lượng đậu tương thế giới năm 2006 dự báo sẽ đạt 220,18 triệu tấn tăng nhẹ so với năm 2005. Điển hình là số nước đang mở rộng diện tích trồng đậu tương, đầu tư thâm canh và tập trung nghiên cứu đó là: Braxin, Achentina, Mỹ, Trung Quốc và ấn Độ (chiếm khoảng 89,6% về diện tích và 91,6% về sản lượng của cả thế giới). ở Mỹ là nước luôn đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương chính là nhờ các phương pháp chọn lọc, nhập nội, gây đột biến và lai tạo. Họ đã tạo được những giống đậu tương mới (Nguyễn Trọng Trang, 2005) [37]. Sản lượng đậu tương ngày càng tăng, cụ thể: - Năm 2000, Mỹ sản xuất được 75 triệu tấn đậu tương, trong đó có hơn 1/3 được xuất khẩu. - Năm 2001 sản xuất được 78,67 triệu tấn đậu tương và đến năm 2005 tăng lên 82,82 triệu tấn, tăng 4,15 triệu tấn so với năm 2001. Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ để nuôi gia súc hoặc để xuất khẩu mặc dù nhu cầu tiêu thụ của người dân Mỹ ngày càng tăng; Trong đó đậu tương chiếm tới 80% lượng đậu tương được tiêu thụ ở Mỹ. Sau Mỹ phải kể đến Braxin, là nước sản xuất đậu tương lớn thứ 2 trên thế giới cũng như ở châu Mỹ. Năng suất của nước này ít thay đổi trong 20 năm qua. Tuy nhiên cho đến năm 2003 năng suất đậu tương đạt kỉ lục 28,08 tạ / ha vượt trội lên so với năng suất trung bình của thế giới (23,79 tạ / ha) là 4,29 ha. Hiện nay Braxin cũng là nước cung cấp và sản xuất đậu tương lớn trên thế giới, đậu tương của Braxin cũng được các nước nhập khẩu rất ưa chuộng. (Phạm Văn Biên và cs, 1976) [2]. ở Achentina đậu tương thường được luân canh với lúa mì. Năng suất bình quân của đậu tương khoảng 1,1 tấn / ha vào những năm 60. Vào đầu những năm 70 năng suất đạt kỉ lục là 2,3 tấn / ha. (Ngô Thế Dân và cs, 1982) [6]. Từ năm 2001 - 2005, diện tích và năng suất đậu tương ở nước này đã tăng lên rất nhiều: Năng suất đậu tương năm 2003 đạt 28,01 tạ / ha cao hơn so với năng suất trung bình của thế giới (23,79 tạ / ha) là 4,22 tạ / ha. Hiện nay Achentina phát triển mạnh cây đậu tương, nên Achentina đã trở thành nước sản xuất đậu tương đứng thứ 3 trên thế giới (Hymowitz and Nelwell, 1981) [53]. Trung Quốc là nứơc sản xuất đậu tương đứng đầu châu á và đứng thứ tư trên thế giới. Trước chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương. Từ năm 2001 - 2005 năng suất và sản lượng đậu tương tăng liên tục. Tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc chiếm gần 59% sản lượng đậu tương của cả nước và vùng đồng bằng sông Hoàng Hà, sông Hoàng Hà chiếm 45% sản lượng đậu tương của cả nước. (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996) [14]. Mặc dù Trung Quốc đứng hàng thứ 4, song hiện nay Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu châu á về diện tích, năng suất sản lượng đậu tương. Do dân số đông cùng với nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng, nên Trung Quốc từ một nước xuất khẩu trở thành một nước nhập khẩu đậu tương. (Nguyễn Thu Huyền, 2004) [12]. ở ấn Độ, đậu tương cũng là cây trồng được phát triển, diện tích của đậu tương cũng được tăng nhanh từ năm 1979 đến nay, như: - Năm 1979 diện tích đậu tương là 500 nghìn ha, sản lượng đạt 280 nghìn tấn. - Năm 2001 diện tích đậu tương trồng được khoảng 6 triệu ha, sản lượng đạt 5300 nghìn tấn, chiếm khoảng 7,94% sản lượng đậu tương trên thế giới (Bhanagarps, 1995) [44]. Thành công đáng kể trong những năm gần đây của ấn Độ là áp dụng giống đậu tương mới và kĩ thuật thâm canh nên năng suất bình quân đã tăng gấp 2,5 lần đạt 26,7 tạ/ha. Chủ yếu là do những điều kiện khí hậu với những truyền thống về kinh tế xã hội ở nước này đã đưa ấn độ trở thành nước sản xuất đậu tương lớn thứ 5 trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng đậu tương nhưng không phải nước nào cũng tự túc được nhu cầu đậu tương ở trong nước. Phần lớn các nước đều phải nhập khẩu đậu tương. Nhìn chung châu á mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu đậu tương, còn lại phải nhập khẩu. Hàng năm, châu á phải nhập khẩu 8 triệu tấn hạt đậu tương, 1,5 triệu tấn dầu, 1,8 triệu tấn sữa đậu lành. (Nguyễn Thu Huyền, 2004) [12]. Các nước nhập khẩu nhiều đậu tương phải kể đến Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Inđonexia, Philippin... Một số nước Đông âu cũng có nhu cầu nhập đậu tương lớn chủ yếu từ Mỹ và Braxin như Hà Lan: 5,06 triệu tấn; Đức 3,9 triệu tấn; Tây Ban Nha: trên 3 triệu tấn (Ngô Thế Dân, 1982) [6]. Về tổng sản lượng đậu tương trên thế giới năm 2005 đạt 214,49 triệu tấn, trong đó, lượng đem ép dầu đạt 182,65 triệu tấn. Tổng sản lượng dầu đậu tương năm 2005 đạt 33,8 triệu tấn và tổng sản lượng bột đậu tương 143,14 triệu tấn. Về xuất khẩu đậu tương trên thế giới năm 2005 đạt 65,47 triệu tấn, xuất khẩu dầu đậu tương 9,2 triệu tấn, bột đậu tương 143,14 triệu tấn.Trung Quốc sẽ là nước tiêu dùng đậu tương lớn nhất thế giới, như: - Năm 1984 tiêu thụ dầu ăn không tới 30 vạn tấn, năm 2003 đã tiêu thụ dầu ăn đã tới 7 triệu tấn, bã đậu 23,3 triệu tấn. Trước đây, Trung Quốc là nước xuất khẩu đậu tương, nay là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới. - Năm 2003 Trung Quốc phải nhập 20,4 triệu tấn đậu tương, 1,7 triệu tấn dầu đậu tương, cao hơn mức sản xuất trong nước. - Năm 2004 vẫn nhập 20,76 triệu tấn, tốn 6,98 tỉ USD. Trung Quốc có nhu cầu đậu tương 25 - 30 triệu tấn/năm, trong nước mới chỉ sản xuất được 15 triệu tấn/ năm, còn thiếu hụt khoảng 10-15 triệu tấn/ năm. Châu á sản xuất đậu tương cũng được thúc đẩy mạnh là do nhu cầu thức ăn và dinh dưỡng của con người cũng như gia súc cần rất lớn. Tuy nhiên năng suất đậu tương ở châu á vẫn còn thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của thế giới mặc dù diện tích trồng đậu tương ở châu á đứng thứ 2 trên thế giới. Sở dĩ như vậy, là đậu tương ở châu á trồng nhiều nơi đất xấu, không đầu tư về phân bón, chỉ với mục đích cải tạo đất. Hơn 10 năm nay, kể từ năm 1994, giống đậu tương chuyển gen kháng Glyphosat (thuốc trừ cỏ) được ứng dụng, diện tích trồng đậu tương chuyển gen tăng rất nhanh. Năm 2003, đạt 41,4 triệu ha, chiếm 55% diện tích đậu tương toàn cầu và chiếm 61% diện tích các cây chuyển gen vào năm đó, chủ yếu là được trồng ở 8 nước: Mỹ, Achentina, Braxin, Canada, Urugoay, Nam phi, Rumani. Diện tích đậu tương chuyển gen ở Mỹ lớn nhất, đạt 24 triệu ha, chiếm 81% diện tích đậu tương toàn nước Mỹ, trong đó có 22 triệu ha trồng đậu tương chuyển gen Gliphosat. Hầu như 100% diện tích đậu tương ở Achentina là đậu tương đã được chuyển gen. Tháng 9/2003, Chính phủ Braxin đã bãi bỏ lệnh cấm sử dụng và tiêu thụ đậu tương chuyển gen được ban hành vào năm 2003 -2004, sau đó lại hợp thức hoá việc trồng cây đậu tương chuyển gen. Đến nay diện tích trồng đậu tương chuyển gen ở nước này đã lên 10% tổng diện tích đậu tương. Trồng giống đậu tương có chuyển gen kháng Glyphosat thì phun Glyphosat, diệt được sạch cỏ dại mà đậu tương không chịu ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển cây đậu tương. Từ đó, có thể sử dụng thuốc diệt cỏ mà không gây hại cho đậu tương chuyển gen, giảm phí tổn về nguyên liệu, nhân công, có thể ứng dụng được công nghệ trồng dày, không làm đất mà hiệu quả sản xuất cây đậu tương đã tăng lên rõ rệt. Trong nhiều năm qua, việc mở rộng diện tích đậu tương có chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ chư thấy gây hại cho sức khoẻ con người và động vật, chưa phát hiện bất kì sự ngộ độc nào đối với người và gia súc (Nguyễn Công Tạn, 2006) [20]. 2.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam Nước ta, có lịch sử trồng đậu tương lâu đời, trong thư tích ở thế kỉ VI cho biết, ở Bắc bộ đã có trồng đậu tương (sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn thế kỉ 18) đã đề cập nhiều đến cây đậu tương. Nhân dân ta đã biết trồng trọt và sử dụng đậu tương từ hàng nghìn năm nay, nhưng trước đây chỉ sử dụng bó hẹp trong phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, như: Cao Bằng, Lạng Sơn. Trước cách mạng tháng 8 diện tích đậu tương cả nước là 30.000 ha, năng suất 4,1 tạ / ha. Sau cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhà nước chú ý đẩy mạnh sản xuất cây đậu tương nhưng năng suất đạt thấp, như: Năm 1967 diện tích là năm cao nhất thời kì này, nhưng chỉ xấp xỉ bằng diện tích năm 1939. Sau năm 1973 sản xuất đậu tương ở nước ta mới có bước phát triển đáng kể, sản xuất nhằm 3 mục đích: - Giải quyết vấn đề protein cho người và gia súc. - Xuất khẩu. - Cải tạo đất. Diện tích bình quân thời kì 1985-1993 đạt 106.000 ha tăng gấp 2 lần so với thời kì năm 1975 -1980, năng suất bình quân tăng từ 5,0 tạ/ha -7,8 tạ/ ha - 9.0 tạ/ha. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu gần đây, trên thế giới đều chứng minh rằng cây đậu tương có thể phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nông nghiệp nhiệt đới và ở nước ta cũng là nước thích hợp cho sản xuất cây đậu tương. Tuy nhiên kết quả thực tiễn sản xuất của các năm qua cho thấy, chúng ta gặp nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng đến sản xuất đậu tương trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Cụ thể sự biến động thất thường về thời tiết cộng với nhiệt độ và ẩm độ cao dẫn đến sâu bệnh nhiều nhất là đậu tương vụ xuân làm cho năng suất đậu tương không ổn định, năng suất thấp có khi thất thu. Ngoài ra những điều kiện khác như điều kiện kinh tế xã hội còn hạn chế, sản xuất đậu tương còn gặp khó khăn, như: kho bảo quản, cơ sở chế biến, chất lượng giống kém, kinh tế cho nghiên cứu đậu tương còn ít... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cây đậu tương đã và đang được chú ý nghiên cứu, có những diện tích đậu tương nhân giống mới, được hỗ trợ về giống và các vật tư phân bón khác cho nông dân nên đã có giống tốt cung cấp cho sản xuất đặc biệt là vụ đậu tương đông ở miền Bắc. Miền Bắc tuy là vùng có truyền thống sản xuất đậu tương, nhưng việc mở rộng diện tích vẫn còn nhiều hạn chế, như: thời vụ, giá cả thị trường.., mặc dù tiềm năng vẫn còn khá nhiều. Theo ý kiến của các nhà hoạch định, nếu có chính sách đầu tư phát triển khoa học, phổ biến kỹ thuật, hỗ trợ giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân sản xuất thì có thể mở rộng thêm hàng chục vạn ha theo hướng tăng vụ ở vùng đồng bằng, thay đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích ở vùng đồi. ở miền Nam trước ngày giải phóng cây đậu tương được trồng ở một số nơi như: Lâm Đồng, Đồng Nai, Hậu Giang, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Ngãi. Tính đến năm 1993, diện tích đạt 56.00 ha và đã có những điển hình năng suất cao như: Đồng Tháp, An Giang đạt (16 tạ -18 tạ/ ha). Nhìn chung năng suất đậu tương ở nước ta còn thấp, nhiều nơi chỉ đạt 4 - 5 tạ/ ha. Nguyên nhân năng suất đậu tương ở nước ta còn thấp do nhiều yếu tố có thể là do chưa có giống tốt, chưa đầu tư đầy đủ phân bón, gieo trồng chưa kịp thời vụ... Do vậy để đưa cây đậu tương trở thành một cây trồng chính, tương xứng với giá trị chiến lược của nó trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta cần giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế xã hội cũng như khoa học kỹ thuật (Đỗ Thị Báu, 2000) [1]. -Về năng suất: Năng suất đậu tương bình quân của nước ta còn rất thấp, chỉ ở mức từ 9,5 - 11 tạ/ha. Nếu lấy năng suất của năm 1992 để so sánh thì năng suất của ta mới chỉ đạt (820 kg/ ha - 2088 kg/ha) năng suất bình quân của thế giới. Nếu so với nước có năng suất cao nhất thế giới thì năng suất thế giới so với năng suất của ta chỉ mới bằng 22,87%. Tuy vậy, năng suất có tốc độ lại tăng trưởng khá nhanh. Ví dụ: - Năm 1976 năng suất bình quân của cả nước chỉ đạt 5,25 tạ/ha. - Năm 1995 đạt 9,6 tạ/ha. Song tốc độ tăng năng suất đậu tương của những thập kỉ gần đây ở miền Bắc nhanh hơn ở miền Nam. +Về sản lượng: Trong vòng 20 năm từ 1976 -1995 tăng 6 lần. Tuy vậy nếu so với yêu cầu thì còn thiếu rất nhiều, vì hiện tại sản lượng đậu tương của chúng ta tính theo đầu người chỉ mới 1,1 kg/ năm. Theo kế hoạch đến năm 2000 chúng ta phải phấn đấu đạt 505,8 ngàn tấn, như vậy cũng chỉ đạt mức bình quân đầu người là 6,3 kg/ năm. Mức tiêu thụ dầu thực vật ở nước ta rất thấp, mới bình quân đầu người 2,2 kg/năm. Nếu nhân dân ta quen dùng dầu thực thì chính thị trường nội địa cũng khá lớn. Trong thời gian tới đây, cùng với nhịp độ tăng dân số và mức tăng thu nhập cùng với việc thay đổi tập quán tiêu dùng dầu thực vật các loại và dầu đậu tương nói riêng sẽ tăng lên. Hiện nay chúng ta còn phải nhập đậu tương từ Thái Lan và Campuchia để đáp ứng nhu cầu cho người và làm thức ăn gia súc, gia cầm. Sản lượng đậu tương thế giới 2004 là 2006 triệu tấn, bình quân trên 30 kg/ người năm. Nhu cầu protein, dầu ăn cho người và chăn nuôi rất lớn. Nước ta với trên 88 triệu người, hàng năm cần hàng triệu tấn đậu tương để sản xuất các loại thực phẩm cho người, dầu ăn nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi và nhiều ngành công nghiệp khác. Hiện nay sản xuất đậu tương của nước ta có quy mô còn rất nhỏ bé, như: Năm 1995 đạt 121.000 ha, năm 2000 có 124.000 ha, năm 2001 có140.000 ha, năm 2002 có 160.000 ha và năm 2003 có 170.000ha (trong đó có trên 100.000 ha ở các tỉnh phía Bắc năng suất 13,5 tạ/ha, sản lượng 225.000 tấn, bình quân đầu người mới đạt gần 3 kg/năm, chưa bằng 10% mức thế giới). Vì vậy, thị trường tiêu thụ nội địa được coi như vô hạn, nếu có dư đậu tương thì xuất khẩu tương cũng thuận lợi, vì thế cần rất nhiều đậu tương và chế phẩm đậu tương mà hiện nay cung không đủ cầu. Trung Quốc sẽ là nước tiêu dùng đậu tương lớn nhất thế giới, năm 1984 tiêu thụ dầu ăn không tới 30 vạn tấn, năm 2003 đã tiêu thụ dầu ăn đã tới 7 triệu tấn, bã đậu 23,3 triệu tấn. Trước đây, Trung Quốc là nước xuất khẩu đậu tương, nay là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, năm 2003 nhập 20,4 triệu tấn đậu tương, 1,7 triệu tấn dầu đậu tương, cao hơn mức sản xuất trong nước, năm 2004 vẫn nhập 20,76 triệu tấn, tốn 6,98 tỉ USD. Trung Quốc có nhu cầu đậu tương 25 - 30 triệu tấn/năm, trong nước mới chỉ sản xuất được 15 triệu tấn/ năm, còn thiếu hụt 10-15 triệu tấn/ năm. ở nước ta, đậu tương được trồng ở hơn 30 tỉnh, trong đó có khoảng 60 % diện tích trồng đậu tương ở các tỉnh phía Bắc, còn lại được trồng ở Cao Nguyên, đất nghèo dinh dưỡng và có độ màu mỡ thấp. (Phạm Văn Thiều, 1988) [31]. Hiện nay, cả nước ta đã hình thành 4 vùng chính sản xuất cây đậu tương là: Vùng đông Nam bộ có diện tích lớn nhất là 26,2%, miền núi và trung du Bắc bộ là 24,7%, vùng đồng bằng sông Hồng là 17,5%, vùng đồng bằng sông Cửu long có diện tích nhỏ nhất là 12,4%. Tổng diện tích của 4 vùng này chiếm tới 60% diện tích trồng đậu tương của cả nước. (Ngô Thế Dân và cs,1982) [6]. Trong 4 vùng trồng đậu tương trên, vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nhỏ nhất nhưng lại là vùng có năng suất cao nhất trong cả nước (năng suất bình quân là 18,8 tạ/ ha), cá biệt có những nơi đạt 30 tạ / ha). Miền đông Nam Bộ, đậu tương tập trung chủ yếu trên vùng đất đỏ thuộc tỉnh Đồng Nai. Tuy có diện tích gieo trồng không được lớn, nhưng đã chiếm 1/3 sản lượng đậu tương của cả nước. (Phạm Văn Thiều và cs, 1988) [32]. Về sản lượng, riêng 3 vùng, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 63,8% sản lượng đậu tương của cả nước. (Nguyễn Trọng Trang, 2005) [37]. Tuy nhiên, năng suất đậu tương ở nước ta còn rất thấp so với các nước trong khu vực châu á và chỉ bằng 43% so với năng suất bình quân của cả thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước cũng như xuất khẩu, theo kế hoạch dự báo quốc gia thì đậu tương cần đạt 770.442 tấn vào năm 2010 với diện tích là 404.500 ha, Nhưng đến năm 2005 sản lượng đậu tương trong nước mới chỉ đạt 245 nghìn tấn, năng suất mới chỉ đạt 13,24 tạ/ ha với diện tích mới chỉ có 185 nghìn ha. Vì thế để phát triển sản xuất đậu tương ngoài công tác chọn giống phải có các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ đặc biệt là phân bón cho cây, trong đó không thể không kể đến các loại phân bón lá có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát triển cây trồng. ở nước ta hiện nay theo Nguyễn Ngọc Thành, (1996) [21] đã hình thành 3 vụ đậu tương trong một năm đó là: + Vụ xuân: Gieo tập trung từ 10/2 - 10/3, như: Vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có thể gieo sớm hơn từ 20/1 - 20/2 để tránh gió Tây cuối tháng 4, vùng tây bắc Bắc bộ (Sơn La, Lai Châu..) gieo muộn hơn từ 1/3 - 23/3. + Vụ hè: Gieo 25/5 - 20/6 có tập quán gieo đậu tương hè giữa 2 vụ lúa thì phải gieo kết thúc trước 8/6 và dùng giống ngắn ngày như ĐT12 (75 ngày). + Vụ đông: Gieo 15/9 - 5/10. Hiện nay một số tỉnh đông bằng Bắc bộ, như: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.. để tranh thủ thời vụ trên lúa mùa sớm, nông dân đã trồng đậu tương bằng phương thức làm đất tối thiểu hoặc gieo vãi không làm đất nhờ đó tiết kiệm được nhân lực, tiết kiệm được chi phí cho thu nhập khá và mở rộng khả năng khai thác diện tích vụ đông. Điển hình tại tỉnh Hà Tây vụ đông, như: - Năm 2004 trồng 24.00 ha đậu tương thì có 10.000 ha gieo vãi. - Năm 2005 trồng 28.830 ha thì chủ yếu gieo vãi và làm đất tối thiểu (Cục nông nghiệp, 2005) [5]. Về giống đậu tương. Tuỳ theo đất đai, mùa vụ, cơ cấu cây trồng của từng địa phương mà sử dụng giống cho thích hợp. Các nhà khoa học khuyến cáo, việc bố trí giống thích hợp cho các mùa vụ như sau: Các giống thích hợp cho vụ xuân: VX93, AK06, ĐT200, DT96... được sử dụng ở Việt Nam. 2.4. Việc sử dụng phân bón lá đối với cây trồng. Theo Bùi Quang Lanh, (2003) [15] từ những năm 60 của thế kỉ trước, nông dân miền Bắc đã sử dụng phân bón hoá học. Ban đầu mới có phân đạm sử dụng phối hợp với phân chuồng đã đưa năng suất lúa từ 1 tấn/ha/vụ lên 2 tấn/ ha/ vụ. Khi nông dân biết sử dụng thêm phân lân thì năng suất thì năng suất lúa được tăng lên 3 -3,5 tấn/ha/vụ và khi biết sử dụng thêm phân Kali thì năng suất lúa tăng lên 5-7 tấn/ha/vụ. Như vậy: Đạm, lân và kali là những yếu tố chính hạn chế năng suất cây trồng, nếu cây trồng được bón đủ, bón cân đối với đạm, lân, kali và bón đúng kĩ thuật thì năng suất tăng đột biến. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cây trồng không chỉ cần đạm, lân, kali mà còn rất nhiều chất dinh dưỡng khác như vôi, magiê, lưu huỳnh, silíc, sắt, bo, kẽm, đồng, chất hữu cơ, vv...sẵn có trong đất và được bổ xung hàng năm bằng nguồn phân chuồng. Quá trình canh tác hàng ngàn đời nay làm chất dinh dưỡng cần thiết ngày càng cạn kiệt. mặt khác cuộc cách mạng về giống hiện nay cho ra đời nhiều loại giống cây trồng năng suất cao, đòi hỏi sử dụng nhiều chất dinh dưỡng, nếu chỉ bón đạm, lân, kali hay NPK thông thường thì cây trồng không phát huy năng suất và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.Tuy nhiên trong thực tế không phải người nông dân nào cũng sử dụng phân bón đúng kĩ thuật, nên có nhiều người đàu tư thâm canh cao nhưng năng suất, chất lượng nông sản lại giảm do bón không cân đối, không đúng thời điểm. Việc sử dụng phân bón qua lá sẽ khắc phục được các nhược điểm trên. Theo Chu Thị Thơm và cs, (2006) [25] thì phân bón qua lá là một tiến bộ kĩ thuật được dùng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy vậy, bón phân qua lá không thể hoàn toàn thay thế được 100% bón phân qua đất. Các loại phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hoà tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thu. Đây là cách bón phân mới được phổ biến trong những năm gần đây, bởi vì thông thường phân được bón vào đất và được cây trồng hấp thu qua rễ. Bón phân qua lá phát huy được hiệu lực nhanh. Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mức cao, cây sử dụng đến 90% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi đó bón qua đất cây chỉ sử dụng 45-50%. Bón qua lá tốt nhất là các đợt bón bổ xung, bón thúc để đáp ứng nhanh các nhu cầu dinh dưỡng của cây. Đặc biệt là giúp cây chóng phục hồi sau khi bị sâu bệnh, bão lụt gây hại, hoặc là khi trong đất vì những lí do khác nhau bị thiếu chất dinh dưỡng một cách đột ngột. Các công trình nghiên cứu khoa học cũng như thực tế sản xuất cho thấy là bón phân qua lá có tác dụng rõ rệt trong việc làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản, tăng giá trị thương phẩm của nông sản hàng hoá. Như người ta phun urê lên lá với nồng độ 0,5-1,5 %. Tuy nhiên phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hoà tan trong nước. Để nâng cao hiệu quả của phân bón qua lá, người ta thường bổ xung các chất kích thích sinh trưởng cây, các phi tohocmon, các ezim vào. Hiện nay trên thị trường nước ta có rất nhiều loại phân bón qua lá. Trong đó có những loại do các xí nghiệp trong nước sản xuất như HVP301 N, Comix; HB101, Biofact, BK104, CSF002, HUMID. Các loại phân bón qua lá nhập từ nước ngoài có Atomix, Đặc đa thu, Lục thuỷ thần, Open all... Phân bón lá thường được bán dưới dạng lỏng, tuy vậy vẫn có một dạng bột như Thần nông, Thiên nông, nhập từ Thái Lan.. Khi sử dụng phân bón qua lá cần chú ý: Hoà loãng phân theo đúng tỉ lệ được ghi trên bao bì. Khi độ ẩm không khí thấp, đất bị hạn nặng thì không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng. Bởi vì chất chất kích thích sinh trưởng chỉ phát huy được tốt khi cây có đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu không cây có thể bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến những hậu quả xấu đén sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy, khi trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì các chất dinh dưỡng đã có sẵn trong phân, cho nên 2 loại chất sẽ phát huy tác dụng của nhau. Nếu chỉ dùng riêng chất kích thích sinh trưởng thì phải bổ xung thêm phân bón cây mới đủ dinh dưỡng để tăng trưởng. Phân bón qua lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn vv. Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời đang nắng. Vì vậy sẽ làm rụng hoa, quả và làm giảm hiệu lực của phân bón (Nguyễn Hạc Thuý, 2001) [31]. Lá là cơ quan duy nhất thực hiện được quang hợp, tạo ra năng suất, đồng thời cũng là cơ quan có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cây. Phân bón qua lá có thể có nguồn gốc hoá học hoặc hữu cơ. Phân bón qua lá có nguồn gốc hoá học thường là các chất vi lượng. Ngoài đạm, lân, kali và vi lượng, cây trồng còn cần những chất dinh dưỡng hữu cơ khác như vitamin, đạm hữu cơ (protein), các chất kích thích sinh trưởng vv.. để sinh trưởng và phát triển. Các chất này có cấu tạo phân tử lớn và phức tạp hơn đạm, lân và kali, do vậy, rễ không hấp thu được mà chỉ có lá mới hấp thu được. Để bổ xung kịp thời nguồn dinh dưỡng cho cây trồng ngoài phương pháp bón phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục...kết hợp với các loại phân khoáng, người ta còn áp dụng phương thức bón phân qua lá để tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng, dễ dàng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Theo Vũ Cao Thái, (1996) [26], đã nhận định, bón phân qua lá là một giải pháp chiến lược an toàn dinh dưỡng cho cây trồng. Khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá được phát hiện vào đầu thế kỉ XIX bằng phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy cây trồng ngoài bộ phận lá, các bộ phận khác như thân, cành, hoa, trái đều có thể hấp thu được chất dinh dưỡng. Mặt khác, theo tác giả trên cho rằng diện tích lá của cây bằng 15-20 lần diện tích đất do tán che phủ, do đó nhận được dinh dưỡng bằng phun qua lá được nhiều hơn. Phân bón lá do các cơ sở ở trong nước sản xuất được chia làm 2 dạng chính: - Sử dụng các chất sinh trưởng giúp cây tăng cường sinh trưởng, từ đó tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng đa lượng. - Không chứa các chất sinh trưởng mà chỉ dựa vào nguyên tố khoángvi lượng, đa lượng được phối hợp trộn theo một tỉ lệ hợp lí giúp cây trồng sinh trưởng ổn định một cách tự nhiên. Trong những năm 90 của thập kỉ 90, châu Âu đã chế tạo và sử dụng rộng rãi các loại phân phức hữu cơ. Ưu điểm của loại phân bón lá phức hữu cơ là: Nhờ khả năng tạo phức giữa các axit anim với các kim loại như Cu++, Zn++, Mo++, Ni++, Mn++, Mg++, Ca++ mà ta có thể đưa cùng một lúc hầu hết các nguyên tố vi lượng, đa lượng và trung lượng trong các cấu tạo của phức chất. Cấu trúc dạng phức tạo khả năng bền vững cho các phân tử do đó khả năng bảo quản cất giữ được lâu bền, cũng nhờ có cấu trúc dạng phức hữu cơ nên độ pH ổn định tuyệt đối. Các axit amin trong cấu trúc của phân bón lá có tác dụng cung cấp trực tiếp dinh dưỡng trực tiếp cho cây và tham gia ngay vào việc tổng hợp và kích thích khả năng sinh tổng hợp Protein trong cây, kích thích sự hấp thu các yếu tố dinh dưỡng khác. Cũng nhờ có các ưu điểm trên, hiệu suất đồng hoá của cây đối với các loại phân bón lá này cao hơn so với các loại phân bón lá khác, phân bón được chế tạo ở dạng dễ bảo quản (Hoàng Ngọc Thuận, 1996) [28]. ở Việt Nam, Phân bón lá phức hữu cơ Pomior đã được thử nghiệm trên diện rộng từ năm 1995 ở Yên Hưng (Quảng Ninh), Phúc Yên (Sơn La), Yên Dũng, Hiệp Hoà (Bắc Giang), Tiên Sơn (Bắc Ninh), Ngọc Lạc (Thanh Hoá), Mỹ Hào (Hưng Yên), Sóc Sơn, Đông Anh, GIa Lâm (Hà Nội), Nghệ An, Nha Trang, Thừa Thiên Huế. Trên tất cả các loại cây trồng lúa màu, cây ăn quả, hoa và cây cảnh. ở tất cả các địa phương trên đều cho những nhận xét tốt: năng suất tăng nhanh, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, tiết kiệm phân bón và nhân lực, phẩm chất rau và quả đạt chất lượng cao. (Hoàng Ngọc Thuận và CS, 1996) [27]. Qua thực tế phân bón lá phức hữu cơ Pomior có tác dụng cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguyên tố dinh dưỡng cho các loại cây trồng ở mọi giai đoạn sinh trưởng. Đặc biệt là ở những giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của cây trồng như sau khi kết thúc nảy mầm (khi cây có một lá thật), thời kì cây tăng trưởng mạnh, thời kì phân hoá mầm hoa, thời kì nở hoa và thời gian thụ tinh, thụ phấn hình thành quả. Phân bón lá phát huy được hiệu quả mạnh đối với cây trồng trên đất mặn, đất hạn (thời kì hạn cây không thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng trong đất có khi được ngừng trệ hoàn toàn). (Hoàng Ngọc Thuận và CS, 2005) [29]. Phân vi sinh qua lá BioGro là chế phẩm được chiết rút từ vi sinh vật nên và vì vậy, nó mang nguồn gốc hữu cơ. Cũng chính do đây là chế phẩm được chiết rút từ vi sinh vật nên tác dụng của nó có thể thấy nhanh hơn (5- 7 ngày) so với vi sinh vật bón qua rễ. Phân vi sinh BioGro bón qua lá giúp cây trồng phát triển nhanh hơn, năng suất cao hơn, rút ngắn thời gian thu hoạch (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [25]. Từ trước đến nay, người ta vẫn phun cho lá các loại phân vi lượng, đa lượng có nguồn gốc hoá học. Phân vi sinh bón qua lá là chế phẩm được chiết rút ra từ vi sinh vật, cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ, chất kích thích sinh trưởng và các loại vitamin. Cây trồng dễ hấp thu phân vi sinh bón qua lá... Phân vi sinh bón qua lá BioGro có thể phun cho các loại cây trồng. Tuỳ từng loại cây, trong một vụ có thể phun cho nhiều loại cây trồng, Tuỳ từng loại, trong một vụ có thể phun nhiều lần, mỗi lần có thể phun cách nhau 2 tuần. Với cây lúa, có thể phun 2-3 lần, phun cho luống mạ trước khi cấy 5-7 ngày, trước khi trỗ 5-7 ngày. Với cây rau và ngô, từ khi có 3-4 lá, 2 tuần phun 1 lần trong 1.5 tháng đầu. Với cây chè, phun sau mỗi lần hái 10-15 ngày, khi xuất hiện lá non. Cây trong vừơn ươm và cỏ vận động rất thích hợp với phân vi sinh bón qua lá. Lá non hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn lá già, mặt dưới hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn mặt trên của lá (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [25]. Tại Lâm Đồng, Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng đã thử nghiệm và cho kết quả rất khả quan trên các giống cây trồng. Với cây cà chua khi phun 26 ml ĐH1 cho năng suất 614 tạ/ha tăng 13,74% so với đối chứng, phun 36 ml ĐH1 cho năng suất 717,9 tạ/ha tăng 32,99% so với đối chứng. Đối với cây dâu tây, khi phun 26ml ĐH1 sản lượng đạt1.210 kg/1000m2, tăng 7,07% so với đối chứng, trong đó tỉ lệ quả loại 1 đạt 52,15%. Khi phun 36ml ĐH1 sản lượng 1.530 kg/1000m2, tăng 35,49% so với đối chứng, trong đó tỷ lệ quả loại 1 đạt 52,15% (Nguyễn Xuân Linh, 1998) [ 19]. Đối với lúa Bắc ưu 64 sau cấy 7 ngày(15/8/1995) toàn bộ diện tích bị ngập nặng chỉ còn 1-1,5 % số lá còn lại trên mặt nước. Toàn bộ diện tích 5 ha được làm cỏ sục bùn sau khi rút nước, bón 1 sào 10 kg Superlân và phun bổ xung 3 lần phân bón lá Pomior. Kết quả sau 5 ngày lá non bắt đầu mọc trở lại, sau 8-10 ngày đẻ nhánh rộ và sinh truởng bình thường. Số đẻ nhánh bình quân 20-22 dảnh /khóm, số dảnh hữu hiệu 8-10 rảnh. So với diện tích chung toàn huyện, diện tích lúa Bắc ưu bị ngập nặng được phun Pomior đã tăng năng suất 18,1 ta/ha. Cũng trong thời gian này Nguyễn Tiến Huy, (1997) [16], đã thực hiện thí nghiệm về phân bón lá Sài Gòn VA và Sài Gòn (SAFER) HQ phân bón lá có tác dụng tốt đối với lúa, biểu hiện ở: lá lúa mỡ, màu xanh sáng, dày hơn đối chứng, bụi lúa cứng cáp, bộ lá giữ bền làm cho lúa trỗ tập trung, tỷ lệ lép thấp, số hạt chắc tăng. Năng suất lúa được phân bón lá Sài Gòn tác động chỉ trên 10% vụ xuân 1996 ở Hà Tây, nên số tăng tuyệt đối khá cao 800 - 900 kg thóc/ha. Đầu tư thêm mỗi ha 30 công phun (mỗi công 10.000 đồng) và 30.000 đồng phân bón, vậy đầu tư thêm 1.000 đồng thì thu được 2,4- 2,7 kg/thóc (cũng có thể nói mỗi công lao động sử dụng phân này đã thu được 200 kg thóc). Đối với lúa Mộc tuyền được phun ở giai đoạn mạ và 2 lần sau cấy: Lúa hồi xanh nhanh hơn, đẻ sớm, đẻ khoẻ so với ruộng không phun. Bình quân số nhánh đẻ của lúa Mộc tuyền cấy tái giá là 14-15 dảnh/khóm. Ruộng đối chứng không phun chỉ đạt10-12 dảnh/khóm. Số nhánh hữu hiệu 8-10 dảnh. Số nhánh hữu hiệu: 6-7 (không phun 4-5). Chiều cao cây cao hơn đối chứng 5-6,5 cm, chiều dài bông dài hơn đối chứng 0,7-1,2 cm, lá to, dày, xanh đậm hơn. Lúa có phun Pomior trỗ sớm hơn các trà không phun 4-5 ngày hạt mẩy đều, màu vàng sáng. Như vậy trong điều kiện vụ mùa, do lúa cấy trên đất ngập úng, có nước lợ tràn qua, nhiệt độ cao và ẩm độ cao thời gian sinh trưởng của lúa lại quá ngắn so với yêu cầu của giống (do cấy muộn), phân bón lá Pomior đã phát huy ưu thế mạnh: Cung cấp kịp thời và nhanh chóng các chất dinh dưỡng đa và vi lượng giúp cho lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh tốt rút ngắn được thời gian sinh trưởng, do đó đã trỗ kịp trước khi có những đợt gió mùa đông bắc lạnh tràn về, vì vậy cả lúa Mộc tuyền và lúa Bắc ưu đều cho năng suất cao (so với các diện tích lúa cấy tái giá khác không phun Pomior). Kết quả khảo nghiệm của Bùi Thị Hồng Vân, (1995) [38] của phân bón lá Komic BFC 201 vụ lúa mùa 1996 tại HTX Mỹ Hưng - Thanh Oai - Hà Tây cho thấy: ở thời kỳ phát triển dinh dưỡng, có phun, chiều cao tăng 5%, cây cứng, bộ lá to dài, màu xanh sáng. Khi thu hoạch bộ lá vẫn giữ được màu vàng sáng. ở thời kỳ đẻ nhánh, lúa đẻ nhanh, gọn tập trung thể hiện rất rõ, số dãnh tăng 8%, tốc độ phát triển dảnh trên ngày tăng 60%. ở thời kì sinh trưởng sinh thực, thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất lúa. Do phun phân qua lá chiều dài bông lúa tăng 7%, số bông trên khóm tăng 7%, tỉ lệ hạt lép giảm 15% so với không phun, năng suất thực thu tăng 13%, vỏ hạt lúa màu vàng tươi. Trên cây dứa theo Vũ Quang Vịnh, (2004) [40], khi phun Pomior nồng độ 0,65 đã cho năg suất tăng cao hơn đối chứng phun nước lã 8,37 tấn/ha bằng 100%, vượt năng suất so với phun Komic KF 13,13 tấn/ha bằng 54,48%. Năng suất tăng mạnh do 2 yếu tố được tác động bởi Pomior: Cây dứa rất thích hợp với hình thức bón phân qua lá và Pomior có hàm lượng dinh dưỡng tương đối phù hợp với yêu cầu của cây dứa; yếu tố thứ 2 là khả năng kích thích làm tăng tỷ lệ ra hoa của dứa Cayen tới 32% so với công thức đối chứng. Tác giả cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior đến thành phần sinh hoá quả dứa Cayen kết quả: Bảng 2.2. ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior đến một số chỉ tiêu phẩm chất của dứa Cayen Chỉ tiêu Hàm lượng chất khô (%) Tỷ lệ nước (%) Tỷ lệ bã (%) Đường tổng số (%) VitaminC (mg/100) Axit (%) Đối chứng (nước lã) 14,56 86,33 13,67 12,45 10,15 2,75 Phun (pomior) 16,75 88,41 13,85 10,28 10,23 2,87 Khi phun Pomior ở nồng độ 0.6% đã làm tăng hàm lượng chất khô trong quả dứa Cayen, tăng đáng kể và hàm lượng đường tổng số cũng tăng lên tương ứng. Các chỉ tiêu khác như vitamin C, axit gần như không có sự thay đổi đáng kể nào. Kết quả thực hiện mô hình sử dụng phân bón sinh học (NAB) của Trương Ngọc Lương, (2006) [18] trong thâm canh lúa mùa tại Ba Vì, Hà Tây đã đưa ra đề nghị sử dụng phân sinh học (NAB) cho hiệu quả cao với lúa mùa, có thể thay thế một phần đến thay thế toàn bộ phân hoá học, giảm được chi phí về phân bón, giảm được chi phí và công phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, lãi thuần có thể tăng thêm 1.080.000đ/ha so với bón đơn thuần bằng phân hoá học hoặc phân sinh học. Nguyễn Tiến Huy, (1997) [15] sử dụng phân bón lá chế phẩm EM, nồng độ 1/200, chế phẩm Sài Gòn HQ, chế phẩm MADU, nồng độ 1/400 cho dưa chuột, đậu trạch vụ đông năm 1996-1997 cho thấy do bón nhiều phân hoá học, nhất là đạm, dưa chuột, đậu trạch đều có lá mỏng, dễ nhiễm bệnh, quả thương phẩm không đẹp, màu xỉn. Sau trồng 30 ngày, dưa chuột và đậu trạch đã có thể bước vào thu hoạch, thời gian thu hoạch 35-40 ngày. Khi bắt đầu có quả đậu, bắt đầu sử dụng phân bón lá phun 1 lần rải đều trên mặt lá dưa chuột, đậu trạch có tác dụng màu xanh của lá bền đến cuối vụ, ít sâu bệnh. Thân lá phát triển nhanh, ngọn mập, tỷ lệ đậu quả cao, quả màu tươi, mỡ màng, bán được giá và thời gian quả kéo dài thêm 5-7 ngày. Đã tạo ra sự cân bằng dinh dưỡng trong thân, lá cây trồng, nâng cao hiệu quả các loại phân cơ bản. Trong nghề trồng hoa cúc, nông dân thường chỉ bón lót phân chuồng, phân urê và phân lân, có thể bón thúc phân urê hoặc không bón. Nhìn chung đa số hộ nông dân vẫn thu được năng suất cao và hình thức hoa đẹp, nhưng khả năng bảo quản, vận chuyển và độ bền hoa cắt thấp, chưa thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn cả nước và xuất khẩu. Theo Phan Thị Thu Trang, (2003) [33], phân Pomior có thể sử dụng để bón thúc cho hoa cúc mà không cần phải bón thêm phân khoáng với nồng độ dung dịch đã pha là 0.4% và phun 10 ngày 1 lần. Nếu: - Không có bón lót phân hữu cơ và phun 15 ngày một lần. - Không có bón lót phân hữu cơ và phun 15 ngày một lần. - Có bón lót phân lân sông Gianh cùng với phân hữu cơ. Sử dụng phân phức hữu cơ Pomior có tác dụng nâng cao độ bền của hoa tự nhiên so với công thức không sử dụng từ 2- 4 ngày; đồng thời nâng cao năng suất hoa, tăng tỉ lệ hoa hữu hiệu, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Chất Kích thích hoạt hoá gen thực vật kỳ nhân (hoạt hoá gen); sản phẩm của công ty hữu hạn phát triển khoa học Ưu Thắng Trùng Khánh. Hoạt hoá gen là dạng phân bón có tính hoà tan; hoạt hoá gen lấy việc cung cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali cho thực vật làm chính, đồng thời có phụ thêm axit thực vật mục vàng hoạt tính, nâng cao tính hiệu quả của chất dinh dưỡng. Theo Hà Thị Thành và cs, (1989) [35], phun vi lượng cho cây đậu tương và lạc trên đất Mai Sơn- Hà Sơn Bình ở giai đoạn 3 lá, 5 lá và 7 lá đã ảnh hưởng tốt đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây (tăng hàm lượng diệp lục trong lá, tăng chiều cao cây, diện tích lá, tăng chiều cao cây, diện tích lá và năng suất cũng như chất lượng (năng suất tăng từ 13,8-20,2%, protein và lipit tăng so với đối chứng). Bùi Hồng Vân, (1996) [39], đã sử dụng chế phẩm qua lá trong nước là phân Sài Gòn Safer (HQ và VA) được chiết xuất từ các hợp chất hữu cơ, vi lượng và Khuyến nông 301 trên vụ lạc xuân giống Trạm Xuyên tại HTX Sa La, thị xã Hà Đông thì phân qua lá đã tác dụng rõ cây phát triển nhanh thân cây to, lá dày màu xanh sáng, ít sâu bệnh so với không phun. Số qủa chắc/cây chênh lệch không đáng kể. Số quả 2 nhân trên cây tăng rõ. Phân qua lá trong nước sản xuất bội thu từ 15,8% đến 18,9%. Có những bằng chứng rằng cây trồng hấp thu 20 % dinh dưỡng từ đất và 80% qua lá. Tuy nhiên ở đây cần phối hợp bón phân qua lá và qua rễ để đạt năng suất cao nhất. Khi phun phân qua lá chất dinh dưỡng được hấp thu qua khí khổng (chủ yếu nằm ở mặt dưới lá). Các cơ quan khác, như: Thân, cành chồi hoa, quả cũng đều có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, có nghĩa là có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong quá trình và phát triển của cây. Để bổ sung kịp thời nguồn dinh dưỡng cho cây trồng ngoài phương thức bón phân khoáng kết hợp phân hữu cơ, xác lá mục, phân xanh..., còn áp dụng các phương thức bón phân ngoài rễ (phun phân qua lá) tạo điều kiện cho cây đậu tương hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn, bổ xung nguồn dinh dưỡng kịp khi cây trồng bị trở ngại trong việc sử dụng nguồn dinh dưỡng từ đất hoặc kết hợp với nguồn dinh dưỡng từ đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Bón phân qua lá tránh được sự cạnh tranh về thức ăn với các sinh vật khác trong đất, sự rửa trôi do mưa bão và hạn hán. Những kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng phân bón lá trên các loại cây trồng khá tốt. Theo Vũ Cao Thái, (1996) [26], sản lượng tăng trung bình từ 20 - 20% đối với cây lấy lá, 10 - 20% đối với cây lấy quả và 5 -10% đối với lúa, điều này khá rõ vì lá là cơ quan tổng hợp trực tiếp chất hữu cơ và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua các quá trình sinh lí, sinh hoá và quang hợp. Khi bón phân qua lá tốc độ hấp thu dinh dưỡng nhanh và hiệu quả sử dụng cao, khắc phục được những hạn chế từ việc bón phân vào đất do sự rửa trôi, bốc hơi hay giữ chặt trong đất. Hiệu suất sử dụng phân bón vào đất chỉ đạt 40 - 45% trong khi đó với phương thức bón qua lá có thể nâng hiệu suất sử dụng của cây tới 90 - 95 %, đây là cơ sở hợp lí để đưa những nguyên tố vi lượng quý hiếm vào những dạng phân bón lá để tăng hiệu quả và tiết kiệm. Mặt khác bón phân qua lá giúp cho cây trồng trong những đièu kiện hạn hán hoặc ngập lụt, thời kì khủng hoảng của cây trồng, cây suy kiệt...Bằng cách này sẽ là con đường nhanh nhất giúp cho cây nhanh chóng phục hồi. Chitosan là một hoạt chất hữu cơ tự nhiên giầu cacbon, về nitơ được phối trộn với các nguyên tố khoáng khác dạng chế phẩm dinh dưỡng qua lá. Chitosan có vai trò như một chất kích thích sinh trưởng của cây, khả năng tăng ra chồi, mầm hoa, tăng khả năng chống lại một số nấm và vi sinh vật lý hại. Chitosan có mặt ở các bộ phận rễ, lá, hoa và quả... của cây mà ở nồng độ thấp, nó có tác dụng kích thích hoạt động của các bộ phận trong cây (Oua kfaoui S.E and A.Asseliu, 1992) [45]. Theo nghiên cứu của Hiroko C.B, (2002) [46] khi sử dụng Chitosan cho cây lúa ở Thái Lan ở nồng độ 20 ppm đã làm tăng sinh trưởng, tích luỹ chất khô; đặc biệt tăng số bông và tăng năng suất của cây lúa. Chitosan còn tốt cho cây đậu đỗ; kích thích phân cành và tăng chiều cao cây, tăng chỉ số SPAD (tăng mầu sắc lá) ở nồng độ 0,1- 0,5 %. Nghiên cứu của của Vasconuelo.A, (2003) [47] cho thấy: Chitosan xử lý cho cây làm tăng quá trình lignin hoá thành tế bào cây và làm tăng sự tích luỹ axit jasmonic có tác dụng điều hoà gen tự vệ của cây, do đó Chitosan làm tăng tính đề kháng của thực vật, nhất là đối với các bệnh nấm (mốc sương, phấn trắng...) trên cây cà chua, dưa chuột. Theo Punja.K, (1994) [48]. Chitosan nồng độ thấp tưới cho cây lan làm tăng phân hoá mầm hoa và tăng khả năng kháng virus gây bệnh. Khi nghiên cứu về cây lúa, cho biết K.L.Nge and W.F.Stevens, (2006) [54] Chitosan ở nồng độ 0,1% - 0,5% phun cho cây lúa có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu với môi trường bất thuận (Stress) làm tăng sự tích luỹ protein tự vệ 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Giống đậu tương Gồm các giống: DT84 và DT12. 3.1.1.a. Giống: DT84: Giống DT84 -9 (DT84): Được chọn tạo bằng phương pháp xử lí đột biến dòng 33-3 (tổ hợp lai của DT80 é DT 76) tác nhân từ Gama-Co 60, 18Kv, tại Viện di truyền nông nghiệp. Giống DT84 đang được khảo nghiệm quốc gia, là giống có triển vọng. Chiều cao cây trung bình 40-45 cm, ít phân cành, cây sinh trưởng khoẻ. Thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày. Hạt to, khối lượng 1000 hạt từ 155-161 g, hạt tròn, vỏ hạt mầu vàng sáng đẹp. Năng suất trung bình 13-15 tạ/ha. Khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình. Thời vụ gieo trồng: ở đồng bằng và trung du Bắc bộ có thể trồng được cả 3 vụ, nhưng vụ hè là thích hợp nhất. Vụ xuân từ 15/2-10/3, vụ hè từ 15/6-5/7 và vụ thu đông từ 5-20/9. 3.1.1.b. Giống: DT12: Giống DT12: Được chọn ra trong tập đoàn nhập nội (1996) có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được công nhận giống quốc gia (2002). Giống DT12 có hoa trắng, lông màu trắng, hạt vàng, rốn nâu, quả chín có mầu xám. Cây cao 35-50 cm, phân cành trung bình, số quả chắc trung bình (18-30), tỷ lệ quả 3 hạt cao (19-40 %) khối lượng 1000 hạt (155-177g). Giống DT12 có khả năng chống đổ tốt, nhiễm bệnh ở mức nhẹ đến trung bình đối với một số bệnh hại chính. Thời gian sinh trưởng từ 73-80 ngày(trung bình lớn hơn 75 ngày); năng suất đạt 14-23tạ/ha, tuỳ thuộc vào mỗi vụ và điều kiện thâm canh. DT12 chịu hạn kém nhưng chịu úng khá. Giống DT 12 có thể trồng dược 3 vụ/năm (xuan, hè và đông). DT12 là giống ngắn ngày thích hợp trong công thức luân canh cây trồng và đang được trồng phổ biến hiện nay. 3.1.2. Phân bón - Phần chuồng, đạm urê, superlân, kali clorua - Các chế phẩm dinh dưỡng qua lá (Chitosan, Kích thích hoạt hoá gen, PensiBao và Yogen). + Chế phẩm dinh dưỡng qua lá PensiBao, có chỉ số kĩ thuật: chất hữu cơ > 30%, Zn > 2,20%. Bo > 1%, N >1,10%, P> 2,2 %, K> 2,3%. + Chế phẩm dinh dưỡng qua lá hoạt hoá gen, có chỉ số kĩ thuật: Axid Humíc > 35%, N >35%, P205 > 1,50 %, K 20 > 1%. + Chế Yogen No.2, có chỉ số kĩ thuật: N =30%, P205 = 10 %, K 20 = 10%. Vi lượng: MnO, MgO, B2O3, S, Fe, Cu, Zn, Mo. + Chế phẩm dinh dưỡng qua lá Chitosan, có chỉ số kĩ thuật: Chitosan > 0,002%, Axit amin > 0,01%, Dextran > 0,002%, Axit amin > 0,01%, Zn > 0,06%, Bo > 0,03%, N >7,00%, P205 > 5,00 %, K 20 > 3,00%, Mg > 0,02%, Mo > 0,0005%, Cu > 0,07%, Ca0 > 0,01%, Mn > 0,05%, 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thực trạng sản xuất đậu tương hàng hoá ở huyện Chương Mỹ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của cấc chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của đậu tương giống DT84 và DT12 trồng ở vụ thu đông và vụ xuân hè. 3.2.2. Thí nghiệm I - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 tại Hà Tây. - Các chế phẩm qua lá đều được phun vào 3 thời kỳ: thời kỳ phân cành, thời kỳ hoa rộ, thời kỳ quả non. - Công thức thí nghiệm. Phân nền: 8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 100 kg P2O5+ 60 kg K2O/ha. + Công thức 1: Nền + nước lã + Công thức 2: Nền + PensiBao + Công thức 3: Nền + Kích thích hoạt hoá gen + Công thức 4: Nền + Yogen + Công thức 5: Nền +Chitosan - Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), với 3 lần nhắc lại. - Diện tích ô thí nghiệm: 5 m2. - Diện tích khu thí nghiệm: 5 ẽ 8 ẽ 3 = 120 m2. 3.2.3. Thí nghiệm II - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT 12 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 tại Hà Tây. - Các chế phẩm qua lá đều được phun vào 3 thời kỳ: Thời kỳ phân cành, thời kỳ hoa rộ, thời kì quả non. - Công thức thí nghiệm: Phân nền: 8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 100 kg P2O5+ 60 kg K2O/ha. + Công thức 1: Nền + nước lã + Công thức 2: Nền + PensiBao + Công thức 3: Nền + Kích thích hoạt hoá gen + Công thức 4: Nền + Yogen + Công thức 5: Nền +Chitosan - Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), với 3 lần nhắc lại. - Diện tích ô thí nghiệm: 5 m2. - Diện tích khu thí nghiệm: 5 ẽ 8 ẽ 3 = 120 m2 3.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 6 năm 2007. - Địa điểm nghiên cứu: Khu rau - Trại Thực hành sản xuất trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tâycó thành phần hoá tính như bảng sau: Bảng 3.1. Thành phần hoá tính của đất pHKCL Mùn(%) Hàm lượng tổng số (%) N P2O5 K2O 4,2 2 -3% <1% <0,6% <0,06 (Nguồn : Phòng Địa chính huyện Chưong Mỹ, Hà Tây) - Xác định thực trạng sản xuất đậu tương đến năng suất theo phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của nông dân và cán bộ khuyến nông 2 hợp tác xã nông nghiệp theo hình thức phát phiếu theo mẫu. - Thu thập số liệu khí tượng tại Trung tâm dự báo khí tượng Thuỷ văn Hà Tây. - Tình hình sản xuất đậu tương tại Sở Nông nghiệp & PTNT, Cục Thống kê Hà Tây và điều kiện đất đai tại phòng Tài nguyên Môi trường huyện Chương Mỹ - Hà Tây. 3.4. Quy trình kỹ thuật Thực hiện theo quy trình kĩ thuật 10 TCN 339-98 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. 3.4.1. Phân bón Thí nghiệm I và thí nghiệm II: 8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 100 kg P2O5+ 60 kg K2O/ha. 3.4.2. Thời vụ - Thời vụ áp dụng cho cả hai giống DT12 và DT84: + Thời gian gieo trồng vụ thu đông: Gieo ngày10/9/2006. + Thời gian gieo trồng vụ xuân hè: Gieo ngày15/3/2007. - Mật độ: 40 cây/m2 (áp dụng cho cả 2 thí nghiệm). 3.4.3. Xáo xới - Lần 1: Khi cây có 1 lá thật, xới xáo nhẹ và tỉa định hình số cây. - Lần 2: Khi cây có 3 - 5 lá thật, xới sâu kết hợp với bón thúc. 3.4.4. Tưới nước Tưới nước trước khi gieo hạt, trong giai đoạn đầu vụ (tháng 2, tháng 3), tưới nước khi đất bị hạn. 3.4.5. Phòng trừ sâu bệnh hại Theo quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây đậu tương. 3.4.6. Thu hoạch Thu hoạch khi trên cây có khoảng 95% số quả chín khô. Thu riêng từng ô, không để quả bị rơi rụng, phơi đập lấy hạt ngay sau khi quả khô. 3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 3.5.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng - Động thái tăng trưởng chiều cao thân (cm/cây). - Động thái tăng trưởng số lá (lá /cây). - Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá /m2 đất). - Khả năng tích luỹ chất khô (g/cây). - Số nốt sần ở 3 thời kì: bắt đầu ra hoa, hoa rộ và quả mẩy. Đếm tổng số nốt sần, số nốt sần hữu hiệu(nốt sần/cây). 3.5.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất - Số quả trên cây: Đếm tổng số quả của 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình. - Số quả chắc trên cây: Đếm tổng số quả chắc của 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình. -Tỷ lệ quả 1hạt, 2hạt, 3hạt/cây. - Tổng số cành cấp 1/ cây: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình. - Số đốt hữu hiệu. - Khối lượng 1000 hạt (g): Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt (độ ẩm khoảng 12%), cân khối lượng. Tính trung bình. - Năng suất hạt (kg/ô): Năng suất thực thu (tạ/ha) = Năng suất ô thí nghiệm ẽ 10.000 m2x 1 Diện tích ô thí nghiệm (m2) 100 * Thu để riêng từng ô, đập lấy hạt khô sạch. * Cân khối lượng (gồm cả hạt của 10 cây mẫu). - Năng suất cá thể (g/cây) = Khối lượng hạt 10 Cây/10. - Năng suất lí thuyết(tạ/ ha) = Năng suất cá thể (mật độ) 10.000 m2. - Chất lượng hạt: Xác định hàm lượng lipit và protein. - Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân qua lá (triệu đồng/ha): Lãi thuần = Tổng sản lượng ( Năng suất Gđơn giá) - Tổng chi phí (giống, phân bón, công lao động, thuế...). 3.5.3. Chất lượng hạt đậu tương - Hàm lượng protein được tính theo hàm lượng Nitơ tổng số. Hàm lượng Nitơ được xác định theo phương pháp Kjeldall. - Hàm lượng lipid được xác định theo phương pháp Soxhlet. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Điều tra hiện trạng sản xuất đậu tương, hàng hoá ở huyện Chương Mỹ 4.1.1. Khái quát đặc điểm vị trí địa lý, khí hậu của khu vực nghiên cứu - Về vị trí địa lí và địa hình: Chương mỹ là một huyện thuộc vùng bán sơn địa của tỉnh Hà Tây, có vị trí địa lí khá thuận lợi về nhiều mặt, với trung tâm huyện nằm cạnh đường quốc lộ 6, cách trung tâm tỉnh (thành phố Hà Đông) khoảng 9 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 20 km. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, giao lưu, buôn bán và tiếp thu khoa học kỹ thuật cho sự phát triển sản xuất của huyện. Địa bàn huyện Chương Mỹ khá rộng lớn, tiếp giáp với các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Oai, ứng Hoà, Mỹ Đức, chạy vòng từ Bắc xuống phía Nam, phía Tây tiếp giáp huyện Lương sơn tỉnh Hoà Bình. Với tổng diện tích tự nhiên là 229,78 km2 được chia làm 2 vùng rõ rệt: * Vùng đồng bằng, gồm: Các xã ven sông Đáy thuận lợi cho phát triển sản xuất trồng trọt như lúa, rau màu và chăn nuôi. * Vùng đồi gò, gồm: Các xã nằm phía tây của huyện giáp với huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình rất thuận lợi phát triển sản xuất lúa, ngô, sắn, cây ăn quả.... - Về khí hậu thuỷ văn: Khí hậu thời tiết của huyện Chương Mỹ mang những đặc điểm chung của vùng khí hậu Đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên, là huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, Chương Mỹ chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng đồi gò. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24,50. Lượng mưa trung bình năm từ 2.300 - 2.400 mm, lượng mưa tập trung nhiều hơn ở vùng đồng bằng và phân bố không đều ở vùng đồi gò. Khí hậu, thời tiết được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. * Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, đầu mùa thường có gió tây Nam nên khí hậu khô và nóng; Trong mùa này thường có mùa mưa bão, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 8. * Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng bức xạ mặt trời và lượng mưa thấp, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đông Bắc nên có những tháng có nhiệt độ rất thấp (tháng 1-2), nhiều đợt rét kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưỏng, phát triển của cây trồng. - Nhiệt độ: có nền nhiệt độ khá cao, tổng tích ôn hàng năm dao động từ 8.500 - 9000oC, biên độ nhiệt độ giữa các tháng chênh lệch lớn, từ 10 - 120C. Hệ thống cây trồng của Chương Mỹ khá phong phú, bao gồm những loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và cả những cây trồng ôn đới. Các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, lạc, đậu tương..., có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. - ẩm độ: Độ ẩm không khí có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất cây trồng. ở Chương Mỹ, tháng có ẩm độ không khí thấp nhất là tháng1 hoặc tháng 2, thời kì này thường có nhiều đợt khô lạnh kéo dài, trời nắng quang mây. Sau mùa đông (khoảng tháng 1 - 3) nhờ có mưa phùn nên khá ẩm ướt, độ ẩm trung bình đạt 85 - 91%, thời kì này trời âm u thiếu ánh áng kéo dài nhiều ngày. Những tháng đầu mùa hè do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên độ ẩm không khí giảm rõ rệt, gây ra hạn hán ở nhiều nơi - Chế độ mưa: Lượng mưa và sự phân bố mưa là yếu tố khí hậu không những ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất cây trồng. Cùng với các yếu tố chế độ nhiệt, số giờ nắng, chế độ mưa mang tính quyết định động lực phát triển của các loại cây trồng. Mùa mưa ở Chương Mỹ bắt đầu từ tháng 5 (mưa tiểu mãn) và kết thúc vào tháng 10. Mưa ở Chương mỹ có sự biến động mạnh mẽ về lượng mưa, số ngày mưa, cường độ mưa. Nhìn chung, mưa ở miền núi nhiều hơn ở vùng đồng bằng ven biển. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.200 - 1.800, số ngày mưa/ năm từ 90 -160 ngày. Do lượng mưa phân bố phân bố không đều nên Hà Tây thường bị hạn trong vụ xuân và bị ngập úng vào vụ hè thu và đầu vụ đông làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sự sinh trưỏng, phát triển của cây đậu tương nói riêng. - Lượng bốc hơi: Trung bình hàng năm, lượng bốc hơi ở các vùng khoảng 600 - 900mm. Tháng có lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 5, 6, 7; - Số giờ nắng: Số giờ nắng là số giờ có nắng trong ngày, là yếu tố khí tượng quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, tích luỹ chất khô và năng suất của cây trồng. Hàng năm ở Hà Tây, tổng số giờ nắng đều trên 1.500 giờ, số giờ nắng trong tháng ở Hà Tây dao động từ 80 - 185 giờ/ tháng. Tóm lại, với các điều kiện khí hậu, thời tiết như trên, huyện Chương Mỹ nói riêng và tỉnh Hà Tây nói chung có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhiều loại cây trồng vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: - Về tập quán sản xuất: Trong điều kiện hiện nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật đang càng ngày phát triển mạnh mẽ đã có tác dụng làm thay đổí ít nhiều tư tưởng, tập quán canh tác cũ, lạc hậu của nông dân nói chung và nông dân huyện Chương Mỹ nói riêng. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất bước đầu thoát khỏi tình trạng độc canh, tự cung, tự cấp. Tuy nhiên sản xuất hàng hoá vẫn còn ở trình độ thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, nghành nghề phi nông nghiệp mới bước đầu phát triển còn ở mức hạn chế. Ngành trồng trọt, cây lúa nước vẫn chiếm vị trí trọng yếu, bước đầu đã có sự chuyển biến trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng quy mô và áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. - Về đất đai: Hiện trạng tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 22.978 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 14.439 ha bằng 62,8%. Với 11.132 ha đát canh tác chủ yếu được bố trí trồng cây lúa nước (997 ha chiếm 89,6%). Bình quân đất canh tác đầu người năm 2003 đạt 45,3m2 và có xu hướng giảm dần do áp lực tăng dân số và phát triển cơ sở hạ tầng. Đây cũng là vấn đề được đặt ra cho lãnh đạo huyện Chương Mỹ trong việc chuyển đỏi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng: Tăng tỉ trọng GDP toàn huyện, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh các phát triển các loại cây, con có giá trị hàng hoá cao, tăng thu nhập trên 1 ha canh tác phấn đấu năm 2006 đạt mức bình quân 30 triệu đồng/ha. - Về dân số và lao động: Với dân số năm 2006 là 273.379 người và có xu hướng tăng qua các năm với tỉ lệ bình quân 1,6%/năm, Chương Mỹ là một huyện có mật độ dân số khá cao của tỉnh Hà Tây: 1.180 người/km2 (bình quân toàn tỉnh là 1.083 người/km2). Nguồn lao động trong nông thôn huyện Chương Mỹ rất dồi dào với 142.619 lao động năm 2006 và hàng năm có trên 3.000 người bước vào độ tuổi lao động, tạo nên một sức ép rất lớn có nhu cầu việc làm. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số và mới sử dụng hết 70% thời gian. Đặc điểm này đang trở thành vấn đề bức xúc trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Thực tế những năm gần đây, do có sự đa dạng hoá trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn như đẩy mạnh ngành truyền thống, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi... đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nông dân đang là vấn đề quan tâm giải quyết. - Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của địa phương là một yếu tố rât quan trọng ảnh hưởng đén lớn đén phát triển sản xuất và đời sống của nông dân trong huyện. Chương Mỹ có hệ thống giao thông của đường bộ với tổng chiều dàu của hai tuyến quốc lộ chạy đi qua địa phận của huyện là 32 km. Mấy năm gần đây, tuyến đường trục liên huyện và đường liên xã của một số xã ven thị trấn được nâng cấp rải nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên đối với một xã vùng bán sơn địa (phía tây và tây nam của huyện), việc đi lại, lưu thông hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống đường xá yếu kém. Mặt khác, thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong nông nghiệp nên những năm qua huyện đã có sự đầu tư xây dựng nâng cấp nhiều trạm bơm tưới, tiêu phân bổ ở các điểm trọng yếu của huyện với 23 km kênh mương tưới, tiêu đã được kiên cố hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện. - Về tình hình sản xuất nông nghiệp huyện trong 3 năm 2004 - 2006. Nông nghiệp là nghành sản xuất chiếm vị trí quan trọng nền kinh tế xã hôi của huyện. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyền, trong đó trồng trọt được xác định là một trong các ngành mũi nhọn. * Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Chương Mỹ 2004-2006: Những năm qua kết quả sản xuất kinh doanh của huyện liên tục tăng lên. Tổng giá trị sản xuất năm 2006 bình quân đạt 1.175 tỷ đồng. Qua 3 năm 2004-2006 tốc độ tăng bình quân 12,8%/ năm. Năm 2004 cơ cấu kinh tế của huyện là Nông-Lâm-Thuỷ sản: 34,4%; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: 42,7%; dịch vụ-du lịch:22,9% và đang chuyển dần theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ở các ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ-du lịch, giảm dần ở ngành Nông-Lâm-Thuỷ sản còn 31,8% năm 2004. Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm một vị trí quan trong, chiếm tỷ trọng trong giá trị sản xuất cao lần lượt theo thứ tự các năm, như: Từ 2004 - 2006 là 65,2%; 64,5%; và 62,5.%. Chương Mỹ là một trong số ít huyện của tỉnh Hà Tây đạt chỉ tiêu Nông nghiệp trên 100.000 ngàn tấn, trong đó chủ yếu thóc chiếm trên 95% sản lượng lương thực. Đây là vấn đề cần xem xét trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng địa phương hiện nay với chỉ tiêu bình quân đầu người về lương thực đạt mức cao. Tóm lại huyện Chương Mỹ có những thế mạnh trong phát triển kinh tế đó là; Vị trí địa lý thuận lợi về giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, có lực lượng lao động trong nông thôn dồi dào và có xu hướng ngày càng tăng lên. Với vị trí gần thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn là thành phố Hà Đông và thành phố Hà Nội, Chương Mỹ cần thay đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn, giàu tiềm năng để tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân. 4.1.3. Hiện trạng sản xuất đậu tương ở Chương Mỹ Theo Cục thống kê Hà Tây. Hà Tây có điều kiện ngoại cảnh và đất đai thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Tuy nhiên, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở thanh hoá đang còn thấp không ổn định qua các năm và chỉ tập trung ở một số huyện trọng điểm như: Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ... Bảng 4.1 Dịên tích, năng suất, sản lượng đậu tương của huyện Chương Mỹ từ năm 2003 đến năm 2006 TT Năm Địa phương Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 2003 Huyện Chương Mỹ 1518 12,20 1.859 2 2004 " 1788 14,00 2.511 3 2005 " 2262 15,40 3.743 4 2006 " 2742 15,90 4.373 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Chương Mỹ) Diện tích đậu tương từ năm 2003 đến năm 2006 liên tục tăng, từ năm 2003 - 2004 diện tích đậu tương của huyện ít biến động là hơn 1.518 ha, năm 2004 - 2005 diện tích đậu tương của huyện 1.1788-2.262 ha, năm 2005 - 2006 diện tích đậu tương của huyện tăng 2.262 - 2.742 ha. Năng suất 12,20 tạ/ha tăng 1,8 tạ/ha so với năm 2003, sản lượng 4.373 tấn tăng.2514 tấn so với năm 2003. Theo mục tiêu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Tây giai đoạn 2005-2010 thì diện tích đậu tương của toàn tỉnh Hà Tây sẽ ổn định trên 10.000 ha, bao gồm: 2.000 ha đậu tương xuân, trên 5.000 ha đậu tương hè thu và 3.000 ha đậu tương đông, trong đó có 2.500 ha đậu tương đông gieo vãi trên đất 2 lúa bằng các giống ngắn ngày. Chương Mỹ là một trong những huyện trong điểm sản xuất đậu tương của tỉnh, có sự gia tăng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2004 diện tích đậu tương 202 ha, tăng 111.9 ha so với năm 2003, sản lượng 217 tấn tăng 113 tấn so với năm 2000. Năm 2006, diện tích đậu tương 322 ha, tăng 120 ha so với năm 2004 và sản lượng 466 tấn tấn tăng 249 tấn so với năm 2003. Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của tỉnh, năng suất đậu tương của huyện Chương Mỹ thường thấp hơn so với bình quân trong cả nước và không ổn định qua các năm. Năm 2004, năng suất đậu tương của huyện là 10,7 tạ/ha, giảm 1,8 tạ/ha so với năm 2003 và bằng 81,05% năng suất của tỉnh; năm 2006 năng suất 14 tạ/ha, tăng 3,3 tạ/ha so với năm 2004, tương đương với năng suất bình quân của tỉnh. Theo đánh giá của phòng Nông nghiệp huyện Chương Mỹ có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất đậu tương của huyện còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là nông dân sử dụng giống không đảm bảo chất lượng, năng suất thấp, ít đầu tư thâm canh và sản xuất chưa đúng quy trình kỹ thuật.(Phòng thống kê, huyện Chương Mỹ) Giống đậu tương được trồng chủ yếu là giống DT12 và DT84, đây là những giống tốt, có tiềm năng năng suất cao, song do công tác chọn và bảo quản giống không tốt nên chất lượng giống không đảm bảo, cách thức chọn và để giống chủ yếu là được tổ chức tại nông hộ, do chính người nông dân tién hành. Thời vụ sản xuất đậu tương ở Chương Mỹ là vụ hè thu và vụ xuân, trong đó năng suất đậu tương thường thấp. Để đánh giá được hiện trạng sản xuất đậu tương, chúng tôi tiến hành điều tra tập quán canh tác của cây đậu tương ở huyên Chương Mỹ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Giống và kĩ thuật trồng đậu tương đang được áp dụng phổ biến tại huyện Chương Mỹ Số TT Biện pháp kĩ thuật Mô tả 1 Thời vụ trồng Trồng từ 25/2-23/3 vụ xuân hè và trồng từ 10/9-15/10 vụ thu đông 2 Mật độ trồng Mật độ hàng cách hàng 20*20cm và cây cách cây 12-15cm theo phương pháp gieo gốc rạ 3 Phân bón - Phân hữu cơ: Chủ yếu những hộ nào nuôi gia súc thì ủ phân, tiên -Phân đạm: Hầu hếtư diện tích trồng đậu tương đều được bón phân đạm từ 3-4 kg/sào, bón thúc chủ yếu vào giai đoạn 3-4 lá, vào gia đoạn ra hoa. - Phân lân hầu như không sử dụng. - Phân Kali: Khoảng 60 % diện tích bón phân kali với lượng từ 2 - 3kg Kali/sào, chủ yếu bón thúc khi làm cỏ đợt I 4 Tưới nước Chủ yếu được tưới vào 3 giai đoạn chính là ra lá, hoa rộ và giai đoạn quả non. 5 Giống Bộ giống đang sử dụng phổ biến ở đây là DT84, DT12, VX 9-3.... 6 Phòng trừ sâu bệnh Phần lớn đậu tương bị sâu cuốn lá ở giai đoạn ra lá và bệnh gỉ sắt ở giai đoạn ra hoa rộ cho đến quả non Qua số liệu ở bảng 4.2 chúng ta thấy rằng tình trạng sản xuất cây đậu tương, các biện pháp kĩ thuật canh tác, các biện pháp kĩ thuật canh tác chưa hợp lí như trồng mật độ thưa, bón phân không đầy đủ và đúng kĩ thuật, phòng trừ sâu bệnh không kịp thời dẫn đén làm giản năng suất so với tiềm năng của giống. Để đánh giá được tình hình sử dụng các loại phân bón lá cho các loại cây trồng nói chung và trên cây đậu tương nói riêng. Qua điều tra tình hình sử dụng bà con đã phun chế phẩm chủ yếu cho cây lúa, cây ngô vào các giai đoạn lúa đẻ nhánh kết hợp khi phun thuốc phòng trừ còn trong cây công nghiệp chủ yếu là cây lạc, cây đậu tương còn được sử dụng hạn chế hơn các cây trồng khác và các loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá được nông dân sử dụng chủ yếu là Diệp lục tố, NAB, Antonik, Komic... Bảng 4.3. Tình hình sử dụng các loại phân bón lá cho các loại cây trồng nói chung và trên cây đậu tương nói riêng TT Các loại cây trồng ý kiến của hộ nông dân Thuỷ Xuân Tiên Tân Tiến Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % 1 2 3 4 5 Cây lúa Cây ngô Cây rau Cây ăn quả Cây công nghiệp 25 20 25 18 11 83,3 66,7 66,7 50,0 36,7 27 23 23 16 10 90,0 76,7 56,0 53,0 33,3 (Nguồn: là do 02 Hợp tác xã: Thuỷ Xuân Tiên và Tân Tiến Chương Mỹ). 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 tại Chương Mỹ tỉnh Hà Tây 4.2.1. Thí nghiệm I. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 4.2.1.1.ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính đậu tương giống DT 84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Sự tăng trưởng chiều cao của cây biểu hiện quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh trưởng của giống được trồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. Trong đó thân là một bộ phận rất quan trọng của cây trồng nói chung và của đậu tương nói riêng. Thân cây đậu tương không chỉ quyết định chiều cao của cây mà cũng ảnh hưởng đến một số đặc điểm sinh học khác, như: Số lá, số cành, số đốt trên rễ cây, số đốt hữu hiệu... Chiều cao thân chính một mặt phụ thuộc vào bản chất sinh trưởng và bản chất di truyền của giống, mặt khác còn phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của môi trường trồng trọt (đất đai, khí hậu thời tiết, các kĩ thuật canh tác...) cũng ảnh hưởng lớn đến chiều cao thân chính của cây đậu tương. Việc xác định các biện pháp kĩ thuật để thân cây phát triển tốt ở giai đoạn đầu, tạo sự cân đối ở giai đoạn sau là rất quan trọng, góp phần nâng cao năng suất đậu tương. Bảng 4.4. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính đậu tương giống DT 84 trồng trong vụ thu đông và vụ xuân hè Đơn vị: (cm) NTD Công thức 10/10 20/10 30/10 10/11 30/11 10/12 Vụ thu đông I 10,45 19,40 25,8 31,00c 32,70 33,60 II 15,60 21,12 27,3 33,60ab 34,20 34,90 III 15,83 22,00 28,50 32,60b 36,30 36,70 IV 17,10 23,20 30,20 34,60a 37,20 37,90 V 17,20 24,30 31,00 36,10a 38,00 39,20 Cv(%) 6,21 LSD0.05 0,35 Vụ xuân hè 6/4 16/4 26/4 6/5 16/5 27/5 I 17,80 26,41 35,50 45.31b 49,40 49,40 II 19,01 27,98 37,86 47,58ab 53,58 54,20 III 18,29 28,89 38,32 48,52a 55,03 55,03 IV 18,99 27,00 35,10 47,37ab 51,60 52,00 V 19,37 8,95 36,91 48,55a 54,30 54,40 CV(%) 3,65 LSD0.05 0,12 Vụ thu đông Vụ xuân hè Đồ thị 4.1. Biểu diễn tốc độ tăng trưởng chiều cao giống đậu tương DT 84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Kết quả nghiên cứu và phân tích số liệu trình bày ở bảng 4.4 cho thấy ở tất cả các công thức phun chế phẩm dinh dưỡng qua lá đều ở 3 thời kì phân cành, ra hoa và quả non thì đều có chiều cao thân chính tăng hơn hẳn so với công thức đối chứng. Tăng đáng kể nhất là chiều cao thân chính cây đậu tương ở công thức phun Chitosan là 39,20cm. Trong khi đó ở công thức đối chứng cao 33,60cm ở vụ thu đông. Trong vụ xuân hè thân chính cao nhất ở công thức phun chất Kích thích hoạt hoá gen 55,03 cm. Còn ở công thức đối chứng 49,40 cm. Kết quả cho thấy các chế phẩm dinh dưỡng qua lá, có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tăng trưởng chiều cao của đậu tương giống DT84 và đồ thị 1 cho thấy cùng một chế phẩm dinh dưỡng qua lá xử lí cho cây đậu tương trồng vụ thu đông có chiều cao cây thấp hơn vụ xuân hè. Như vậy, qua bảng 4.4 và đồ thị 4.1 rút ra kết luận: Trên cùng một nền đất, phân bón, chế độ chăm sóc và cùng thời điểm theo dõi, chiều cao cây đậu tương của các công thức phun chế phẩm ở trong 2 vụ luôn có xu hướng cao hơn so với đối chứng. 4.2.1.2. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến tốc độ ra lá đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Mọi loại cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng để hoàn thành chu kì sống của mình đều phải trải qua các thời kì sinh trưởng và phát triển. Ngay từ khi mới mọc mầm cây đậu tương đã sống nhờ vào lượng dinh dưỡng dự trữ trong hai lá mầm. Những ngày sau khi xuất hiện lá thật, cây đậu tương bắt đầu chuyển dần sang thời kì sống tự dưỡng.Trong suốt quá trình sống, lá đậu tương có chức năng vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại của cây, là cơ qua hô hấp, quang hợp của cây, trong đó có tới 90 - 95% lương chất khô tích luỹ được là do quang hợp tạo ra. Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp của thực vật. Do đó bộ lá có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành năng suất cho cây trồng. Các lá nằm cạnh chùm hoa nào thường có tác dụng quan trọng đối với chùm hoa đó trong việc phát triển thành quả. Nếu lá phía dưới bị vàng úa sớm do mật độ quá dày và kém chăm bón, thì chùm quả ở phía dưới bị rụng hoặc lép. Số lượng lá nhiều, lá to, tăng trưởng khoẻ nhất vào thời kì hoa rộ. Cây sinh trưởng khoẻ mạnh thường biểu hiện ở lá phát triển to rộng mỏng, phẳng xanh tươi. Việc tác động các biện pháp kĩ thuật làm tăng số lá trên cây đậu tương, tạo điều kiện làm tăng diện tích bộ máy quang hợp rất có ý nghĩa. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến tốc độ ra lá DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè. Kết quả bảng 4.5. cho thấy: Số lá của giống DT 84 ở vụ thu đông dao động từ 8,10 - 8,65 lá, trong vụ xuân hè từ 9,25 - 10,10 lá. Qua thí nghiệm, cho thấy ở các công thức đối chứng có số lá ít hơn so với công thức được phun chế phẩm. Bảng 4.5. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến động thái ra lá đậu tương giống DT 84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè. Đơn vị: lá/cây NTD Công thức 10/10 20/10 30/10 10/11 30/11 10/12 Vụ thu đông I 3,10 3,86 5,10 6,00 7,60 8,10 II 3,20 4,24 5,10 6,20 7,60 8,83 III 3,40 4,04 5,36 6,54 7,75 8,57 IV 3,30 4,24 5,36 6,40 7,95 8,56 V 2,95 4,24 5,56 6,52 8,00 8,65 Cv(%) 2,50 LSD0.05 0,34 Vụ xuân hè 6/4 16/4 26/6 6/5 16/5 27/5 I 3,40 4,56 6,00 7,60b 9,12 9,25 II 3,20 4,72 6,20 7,90a 9,80 10,10 III 3,40 4,73 6,54 8,40a 9,95 10,10 IV 3,60 4,80 6,40 8,00ab 9,6 10,00 V 3,40 4,50 6,52 8,30a 9,27 9,67 Cv(%) 4,68 LSD0.05 0,31 Vụ thu đông Vụ xuân hè Đồ thị 4.2. Biểu diễn tốc độ ra lá giống đậu tương DT 84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Sau lần xử lí tiếp theo (10/10 - thời kì hoa rộ) ở vụ thu đông và ở vụ xuân hè (20/4- thời kì hoa rộ) tất cả các công thức được xử lí chế phẩm dinh dưỡng qua lá đều có số lá cao hơn hẳn so với đối chứng. ở vụ thu đông, sau lần xử lí thứ 3 bắt đầu từ ngày theo dõi 1/11/2006 và ở vụ xuân hè từ ngày theo dõi 28/4/2007, cả 2 vụ chúng tôi thấy, chiều cao thân chính tăng nhanh dần từ giai đoạn phân cành cho đến giai đoạn hoa rộ chậm và dần dần ngừng tăng trưởng ở giai đoạn quả non. Sau lần phun chế phẩm này, chúng tôi thấy số lá ở các công thức xử lí chế phẩm dinh dưỡng cao hơn hẳn so với đối chứng trong 2 vụ. Cả vụ thu đông, vụ xuân hè cao nhất đều ở công thức phun Cgitosan đạt lần lượt là 36,10 cm, 48,55 cm. Thấp nhất đều ở công thức đối chứng vụ thu đông đạt 31,00 cm và vụ xuân hè đạt 45,31 cm. Như vậy chế phẩm dinh dưỡng Chitosan có hiệu quả làm tăng hiệu quả chiều cao của giống đậu tương 4.2.1.3. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến khả năng hình thành nốt sần của đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Đặc điểm quan trọng nhất của bộ rễ cây đậu tương là hình thành nốt sần, với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium, Japonicum để tạo nên bộ rễ cố định Nitơ và phân tử trong không khí quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của sản xuất đậu tương. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự cố định nitơ không khí của nốt sần có thể đã đáp ứng được 40 - 70% nhu cầu đạm của cây đậu tương. Nhờ thế mà chúng ta đã tiết kiệm được một lượng chi phí đáng kể cho phân đạm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất đậu tương. Sự cố định nitơ được bắt đầu từ tuần thứ 3, thứ 4 sau khi cây mọc, tăng dần và đạt đỉnh cao ở hoa rộ, mỗi nốt sần riêng biệt chỉ hoạt động trong vòng từ 6 đến 7 tuần, do đó mẫu hình cố định nitơ của cây đậu tương là tổng các thời kì hoạt động của hàng loạt nốt sần phát triển trong thời gian ra rễ. Việc thúc đẩy việc tạo thành nốt sần sớm và đầy đủ tạo điều kiện cho cây đậu tương sinh trưởng và phát triển tốt là tiền đề cho năng suất cao. Số lượng NSTS và NSHH phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh trong đó có yếu tó dinh dưỡng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè Qua bảng 4.6, chúng tôi thấy: ở các loại chế phẩm đều có số lượng NSTS và NSHH cao hơn so với công thức đối chứng. * ở thời kì phân cành: Trong vụ thu đông, nốt sần tổng số của giống DT84 ở các công thức xử lí chế phẩm có sự sai khác so với đối chứng. Cao nhất ở công thức II (20,60 nốt / cây) và thấp nhất ở công thức I (10,40 nốt/cây); tỷ lệ hữu hiệu biến động 78,40 - 82,30 %, trong đó công thức: III xử lí chế phẩm Kích thích hoạt hoá gen có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 81,78%, tiếp đến là công thức I phun nước lã 80,60 % và công thức IV phun Yogen 78,40 %. Trong vụ xuân hè, nốt sần tổng số ở công thức IV,V không có sự sai khác, cao nhất ở công thức V (14,70 nốt / cây) và thấp nhất ở công thức I (11,30 nốt/cây); tỷ lệ hữu hiệu biến động 73,21 -83,99 %, trong đó công thức: II xử lí chế phẩm PSB có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 83,99% và thấp nhất là công thức I phun nước lã 73,21 %. Bảng 4.6. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sự hình thành nốt sần của đậu tương giống DT 84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 Công thức Thời kì phân cành Thời kì hoa rộ Thời kì quả non NSTS (nốt/cây) NSHH (%) NSTS (nốt/cây) NSHH (%) NSTS (nốt/cây) NSHH (%) Vụ thu đông I 10,40c 80,60 20,80b 81,35 27,60b 80,26 II 20,60a 81,78 26,00a 82,50 35,40a 91,78 III 20,20b 82,30 24,93a 87,79 33,50a 88,98 IV 12,86c 78,40 23,86a 82,79 31,16b 86,72 V 19,00b 81,30 24,83a 85,78 32,40a 85,10 Cv(%) 5,80 4,05 4,18 LSD0.05 3,43 4,02 4,82 Vụ xuân hè I 11,30b 73,21 25,56c 75,67 38,62c 82,11 II 12,95b 83,99 28,12b 79,22 43,12a 91,56 III 13,.01ab 79,98 26,78bc 85,23 42,13b 90,85 IV 13,80a 77,56 33,40a 81,33 42,54ab 85,65 V 14,70a 82,28 33,45a 80,13 45,56a 92,32 Cv(%) 4,35 4,36 4,52 LSD0.05 1,58 3,51 3,20 Ghi chú: nốt sần tổng số: (nốt/cây), nốt sần hữu hiệu (%). * ở thời kì hoa rộ: - Trong vụ thu đông, nốt sần tổng số ở công thức II, III, IV,V không có sự sai khác, đạt cao nhất ở công thức III là 24,93 (nốt /cây) và có sự sai khác so với đối chứng, công thức I đối chứng có số lượng nốt sần tổng số là 10,40 (nốt/cây). Tỷ lệ hữu hiệu biến động 81,35 -85,79 %, trong đó công thức: III xử lí chế phẩm Kích thích hoạt hoá gen có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 85,79 %, thấp nhất công thức I phun nước lã 81,35 %. - Trong vụ xuân hè: nốt sần tổng số ở công thức IV,V không có sự sai khác, đạt cao nhất ở công thức V là 33,45 (nốt /cây) và có sự sai khác so với các công thức còn lại, công thức I đối chứng có số lượng nốt sần tổng số là 10,40 (nốt/cây). Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu trong vụ này biến động 81,35 - 85,79 %, trong đó công thức III xử lí chế phẩm Kích thích hoạt hoá gen có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 85,79 %, thấp nhất công thức I phun nước lã 81,35 %. * ở thời kì quả non: Số lượng nốt sần tổng số tăng nhanh và đạt cực đại ở tất cả các công thức trong cả 2 vụ gieo trồng. - Trong vụ thu đông, nốt sần tổng số của giống DT84 ở công thức xử lí chế phẩm tăng từ II, III,V không có sự sai khác, đạt cao nhất ở công thức II là 35,40 (nốt /cây), tỷ lệ hữu hiệu 92,32 % và có sự sai khác so với đối chứng, công thức I đối chứng có số lượng nốt sần tổng số là 27,60 (nốt/cây). Tỷ lệ hữu hiệu biến động 82,11-92,32 %, trong đó công thức II xử lí chế phẩm PSB có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 91,78 %, thấp nhất công thức I phun nước lã 80,76 %. - Trong vụ xuân hè: công thức II, V có nốt sần tổng số không có sự sai khác, đạt cao nhất ở công thức V là 45,56 (nốt /cây) và có sự sai khác so với các công thức còn lại, công thức I đối chứng có số lượng nốt sần tổng số là 38,62 (nốt/cây), tỷ lệ hữu hiệu biến động 81,35 -85,79 %, trong đó công thức: V xử lí chế phẩm Chitosan vẫn có tỷ lệ hữu hiệu lớn nhất đạt 85,79 %, thấp nhất công thức I phun nước lã 81,35 %. Như vậy các chế phẩm khác nhau ảnh hưởng đến sự tạo thành nốt sần khác nhau trong ở 2 vụ. Nhìn chung ở vụ thu đông và vụ xuân hè thì công thức phun Chitosan (CT V) và công thức phun PensiBao (CTII) có số lượng nốt sần NSTS và NSHH đạt cao nhất. 4.2.1.5. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lí rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Các nghiên cứu cho rằng chỉ số diện tích lá thích hợp ở thời kì ra hoa và làm quả của đậu tương là 3 – 6 m2lá / m2đất. Chỉ số diện tích lá lớn sẽ gây hiện tượng che khuất ánh sáng của các tầng lá, dẫn đến hiệu suất quang hợp giảm, gây vống lốp, ít hoa, ít quả hơn và cho năng suất thấp. Vì thế, chỉ số diện tích lá rất có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng quang hợp của quần thể cây đậu tương. Trong một giới hạn nhất định chỉ số diện tích lá tăng thì năng suất cây trồng tăng. Do đó, để nâng cao năng suất và chất lượng hạt đậu tương, chúng ta phải tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tôt, có chỉ số diện tích lá phù hợp bằng cách áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè được ghi ở bảng 4.7. * Đối với vụ thu đông - Diện tích lá của giống DT84 trong các thời kì phân cành ở các công thức xử lí chế phẩm có sự sai khác so với công thức đối chứng, trong đó công thức xử lí chế phẩm Chitosan có diện tích lá lớn nhất 5,75 dm2lá/ cây, công thức có diện tích lá nhỏ nhất là công thức đối chứng phun nước lã 2,01 dm2lá/ cây. Bảng 4.7. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của đậu tương giống DT 84 trồng trong vụ thu đông năm 2006 và vụ xuân hè năm 2007 Công Thức Thời kì phân cành Thời kì hoa rộ Thời kì quả non Diện tích lá (dm2/cây) (m2lá/ m2 đất) LAI Diện tích lá (dm2/cây) (m2lá/ m2 đất) Lai Diện tích lá (dm2/cây) (m2lá/ m2 đất) Lai Vụ thu đông I II III IV V 5,02 5,55 5,32 5,27 5,52 2,01b 2,20a 2,13ab 2,11ab 2,21 5,60 7,32 6,35 6,05 7,52 2,24b 2,93a 2,54a 2,42ab 3,01a 9,62 10,45 10,20 9,90 10,15 3,85b 4,18a 4,08a 3,96ab 4,06a CV(%) 3,32 4,87 4,52 LSD0.05 0,35 0,36 0,35 Vụ xuân hè I II III IV V 3,95 4,35 5,77 4,15 5,80 1,58c 1,74a 2,31a 1,66b 2,32a 7,55 10,40 11,05 9,12 10,87 3,02c 4,16a 4,42a 3,65b 4,35a 10,15 11,55 12,52 11,22 11,45 4,06c 4,62a 5,01a 4,49ab 4,58a CV(%) 5,87 4,86 4,36 LSD0.05 4,82 0,34 0,42 - ở thời kì hoa rộ, diện tích lá ở tất cả các công thức đều tăng lên so với thời kì phân cành, trong đó các công thức xử lí chế phẩm đều có diện tích lá cao hơn so với đối chứng. - ở thời quả non, trong thời kì này công thức xử lí chế phẩm đều có chỉ số diện tích lá cao hơn so với đối chứng trong đó từ 0,23 - 0,33 m2lá/ m2 đất. Trong đó, công thức: II phun Chitosan có diện tích lá cao nhất, công thức: I phun (nước lã) có chỉ số diện tích lá nhỏ nhất. Như vậy đối với vụ thu đông, phun các loại chế phẩm đều có ảnh hưởng tốt đến diện tích lá và trong các chế phẩm thì khả năng quang hợp của giống đậu tương DT84 tốt nhất ở công thức xử lí chế phẩm Chitosan. * Đối với vụ xuân hè: - ở thời kì phân cành, diện tích lá trong khoảng 1,58 - 2,32 dm2lá/ cây trong đó công thức xử lí chế phẩm Pensibao có diện tích lá lớn nhất, công thức có chỉ số diện tích lá nhỏ nhất là công thức đối chứng phun nước lã. - Thời kì hoa rộ diện tích lá tăng lên ở tất cả các công thức đều tăng, biến động trong khoảng 3,02 - 4,65 dm2lá/cây trong đó công thức xử lí chế phẩm đều có diện tích lá cao hơn so với đối chứng. - khi quả non, diện tích lá ở các công thức đạt giá trị cao. Trong đó đạt giá trị cao nhất là công thức II phun Chitosan có diện tích lá còn CT I phun nước lã có diện tích lá nhỏ nhất. Từ kết quả ở bảng 4.8. ta thấy chỉ số diện tích lá ở công thức xử lí đều cao hơn so với công thức đối chứng cả ở 2 vụ. * Đối với vụ thu đông - Chỉ số diện tích lá của giống DT84 trong các thời kì phân cành ở các công thức xử lí chế phẩm có sự sai khác so với công thức đối chứng. Trong đó công thức xử lí chế phẩm PSB có chỉ số diện tích lá lớn nhất 5,55 m2lá/ m2 đất, công thức có chỉ số diện tích lá nhỏ nhất là công thức đối chứng phun nước lã 5,02 dm2lá/ cây. - ở thời kì hoa rộ, diện tích lá ở tất cả các công thức đều tăng lên so với thời kì phân cành trong đó các công thức xử lí chế phẩm đều có chỉ số diện tích lá cao hơn so với đối chứng. - ở thời quả non, chỉ số lá lại tiếp tục tăng và đạt đỉnh cao nhất so với thời kì phân cành và thời kì ra hoa. Trong đó, công thức: II phun Chitosan có diện tích lá cao nhất, công thức I phun (nước lã) có diện tích lá nhỏ nhất.. * Đối với vụ xuân hè: - ở thời kì phân cành, chỉ sô diện tích lá trong khoảng 1,58 - 2,32 m2lá/ m2 đất trong đó công thức xử lí chế phẩm Pensibao có chỉ số diện tích lá lớn nhất, công thức có chỉ số diện tích lá nhỏ nhất là công thức đối chứng phun nước lã. - Thời kì hoa rộ chỉ số diện tích lá tăng lên ở tất cả các công thức đều tăng, biến động trong khoảng 3,02 - 4,65m2lá/ m2 đất trong đó công thức xử lí chế phẩm đều có chỉ số diện tích lá cao hơn so với đối chứng. - khi quả non, chỉ số lá ở các công thức đạt giá trị cao. Trong đó đạt giá trị cao nhất là công thức II phun Chitosan có chỉ số diện tích lá còn CT I phun nước lã có chỉ số diện tích lá nhỏ nhất. Trong vụ xuân hè công thức xử lí chế phẩm chế phẩm Chitosan thì khả năng quang hợp của giống đậu tương DT84 đạt tốt nhất. 4.2.1.6. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến khả năng tích luỹ chất khô của đậu tương giống DT 84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng cần phải tích luỹ được một lượng chất khô nhất định thông qua quá trình quang hợp. Chính vì vậy thông qua lượng chất khô mà cây đồng hoá chúng ta có thể biết được khả năng quang hợp diễn ra trong cây. Theo tác giả Đào Quang Vinh: Năng suất hạt và sự tích luỹ chất khô có tương quan thuận rất chặt. Muốn tăng lượng chất khô tích luỹ mà nhằm tăng năng suất hạt cần tăng cường sự phát triển của bộ lá ở giai doạn đầu, duy trì bộ lá và khả năng quang hợp ở giai đoạn sau. Bảng 4.8. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng lá đến khả năng tích luỹ chất khô của đậu tương giống DT 84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 Đơn vị: (g/cây) Công thức Thời kì phân cành Thời kì hoa rộ Thời kì quả non Vụ thu đông I II III IV V 3,03b 3,49a 3,91a 3,85a 4,08a 4,20b 4,48ab 4,41ab 4,72a 4,46ab 11,31b 12,43a 12,06a 11,98a 12,01a CV(%) 5,89 4,56 5,18 LSD0.05 0,39 0,28 0,62 Vụ xuân hè I II III IV V 3,24b 3,45b 3,98a 3,90a 3,68ab 3,84b 4,52a 4,58a 4,23ab 4,42a 11,68b 12,04ab 12,66a 12,15ab 12,32a CV(%) 6,28 4,60 5,21 LSD0.05 0,25 0,28 0,41 Qua bảng 4.8 chúng tôi có nhận xét: Khả năng tích luỹ chất khô tăng dần qua từng thời kì và đạt cao nhất ở thời kì quả non. Điều này có lợi cho việc tích luỹ chất dinh dưỡng về hạt, góp phần tạo năng suất đậu tương cao. Vụ thu đông khả năng tích luỹ chất khô của giống DT84 các công thức phun chế phẩm mạnh hơn đối chứng. Đạt từ 3,49 - 4,08 g/cây ở thời kì phân cành, từ 4,48 - 4,72g/cây ở thời kì hoa rộ và từ 11.98 - 12.43 g/cây ở thời kì quả non. Trong khi đó công thức đối chứng chỉ đạt 3,03 g/cây ở thời kì phân cành; đạt 4,20 g/cây ở thời kì hoa rộ và đạt 11,31 g/cây ở thời kì quả non. Vụ xuân hè: các thời kì phân cành, hoa rộ, quả non khả năng tích lũy chất khô ở các công thức phun chế phẩm dinh dưỡng các giá trị tương ứng là: 3,45 - 3,68 g/cây; 4,23 - 4,52 g/cây và từ 12,04 - 12,66 g/cây. Trong đó khả năng tích luỹ chất khô của giống DT84 tốt nhất ở thời kì phân cành đạt 3,68 g/cây; thời kì hoa rộ đạt 4,52 g/cây và thời kì hoa rộ đạt 12,66 g/cây đều ở công thức công thức V phun chế phẩm Chitosan. Như vậy tất cả các công thức phun chế phẩm cả ở 2 vụ đều có tích luỹ chất khô cao hơn so với đối chứng. Khả năng này là cơ sở để đạt được năng suất đậu tương cao. 4.2.1.7. ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến hiệu suất quang hợp của đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân hè 2007 Trọng lượng khô cũng như hiệu suất quang hợp là 2 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng tích luỹ hợp chất của câyvà quyết định lớn đến quá trình hình thành năng suất cây đậu tương. Cây đậu tương chịu sự chi phối của cường độ quang hợp với chỉ số diện tích lá. Vì vậy, trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu, cân khối lượng chất khô ở 2 thời kì, để tính hiệu suất quang hợp. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến đến hiệu suất quang hợp của giống đậu tương DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân. Bảng 4.9: ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến hiệu suất quang hợp của đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông 2006 và vụ xuân 2007 Đơn vị: (g/m2 lá/ngày đêm) Công thức Thời kì phân cành - ra hoa Thời kì ra hoa - quả non Vụ thu đông I II III IV V 2,95c 4,15a 3,28b 3,12b 2,99bc 4,86c 5,74a 5,42b 5,43b 5,62a Cv(%) 4,30 2,40 LSD0.05 0,15 0,18 Vụ xuân hè I II III IV V 3,26c 3,56c 4,09b 4,58a 3,95b 4,98b 6,08a 5,84a 5,52a 5,06b Cv(%) 4,85 3,20 LSD0.05 0,16 0,65 ở thời kì phân cành - ra hoa, hiệu suất quang hợp đậu tương giống DT84 trồng vụ thu đông và vụ xuân hè ở các công thức phun chế phẩm dinh dưỡng qua lá có sự sai khác so với đối chứng và trong giữa các công thức xử lí chế phẩm. Trong đó công thức II phun (PSB) là cao nhất đạt 4,15 g/m2lá/ngàyđêm và thấp nhất là công thức I (phun nước lã) chỉ đạt 2.95 g/m2lá/ngày đêm trong vụ thu đông. Vụ xuân hè công thức phun Yogen đạt 4,58 g/m2 lá/ngày đêm là cao nhất, tiếp đến công thức: II phun (PSB) đạt 4,09 g/m2lá/ngày đêm và công thức V phun Chitosan 3,95 g/m2lá/ngàyđêm. Công thức đối chứng phun nước lã phun nước lã đạt 3,26 g/m2lá/ngàyđêm. Thời kì ra hoa - quả non, hiệu suất quang hợp thuần dao động vụ thu đông là 4,86 - 5,74 g/m2 lá/ngày đêm trong đó đạt cao nhất ở các công thức II, V; thấp nhất ở công thức I. Vụ xuân từ 4,98 - 6,08 g/m2 lá/ngàyđêm. Trong đó công thức II, III, IV có hiệu suất quang hợp cao nhất và công thức có hiệu suất quanh hợp thấp nhất là công thức: I (phun nước lã). Đối với chế phẩm dinh dưỡng qua lá Chitosan thì có tác dụng hiệu quả trong việc tăng hiệu suất quang hợp cả ở 2 vụ trồng. Trong hai vụ trồng đậu tương, giai đoạn này hiệu suất quang hợp thuần tăng lên ở các công thức có phun các chế phẩm dinh dưỡng Như vậy ta thấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthac si_Nguyen Anh Tuan.doc