Tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis: MỞ ĐẦU
Ngành nuôi trồng thủy sản của nướ c ta đang ngày càng phát triển mạnh và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, ngành không chỉ mang lại nguồn thu ngoại lệ lớn cho đất nước nhờ xuất khẩu mà còn góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi đời sống và điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư các vùng miền núi và ven biển.
Thời gian gần đây, với lợi nhuận mà nghề nuôi tôm mang lại đã thực sự thúc đẩy nhiều người mạnh dạn đầu tư công nghiệp với quy mô lớn trên đối tượng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Tuy nhiên một thực tế không mong muốn đó là việc quy hoạch và quản lý không đồng bộ với sự phát triển của nghề nuôi mà chất lượng và sản lượng tôm nuôi không đạt yêu cầu, bên cạnh đó còn xảy ra hiện tượng dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, vấn đề thị trường với những rào cản trong xuất khiến việc tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn hơn nhiều so với những năm trước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho nghề nuôi tôm nước ta là phải s...
56 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Ngành nuôi trồng thủy sản của nướ c ta đang ngày càng phát triển mạnh và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, ngành không chỉ mang lại nguồn thu ngoại lệ lớn cho đất nước nhờ xuất khẩu mà còn góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi đời sống và điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư các vùng miền núi và ven biển.
Thời gian gần đây, với lợi nhuận mà nghề nuôi tôm mang lại đã thực sự thúc đẩy nhiều người mạnh dạn đầu tư công nghiệp với quy mô lớn trên đối tượng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Tuy nhiên một thực tế không mong muốn đó là việc quy hoạch và quản lý không đồng bộ với sự phát triển của nghề nuôi mà chất lượng và sản lượng tôm nuôi không đạt yêu cầu, bên cạnh đó còn xảy ra hiện tượng dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, vấn đề thị trường với những rào cản trong xuất khiến việc tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn hơn nhiều so với những năm trước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho nghề nuôi tôm nước ta là phải sản xuất được những con giống có chất lượng tốt, chủ động được số lượng đáp ứng nhu cầu của các ao nuôi tôm.
Trong đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng giáp xác hiện nay đang được nuôi rất nhiều nơi ở nước ta và nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi tôm, vì vậy mà nguồn giống tôm thẻ đang là vấn đề không chỉ những người sản xuất giống tôm thường xuyên quan tâm, mà người nuôi tôm thương phẩm cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này.
Trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, để tạo ra con giống tốt, đạt tỷ lệ sống cao, hạn chế xảy ra dịch bệnh thì việc nghiên cứu tìm ra mật độ và độ mặn thích hợp để ương ấu trùng là một trong những khâu quan trọng quyết định sự thành bại của sản xuất. Vì vậy tôi đã triển khai đề tài khóa luận: “Ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis”
Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định được mật độ và độ mặn phù hợp trong quá trình ương nuôi tôm thẻ chân trắng tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam-An Hải-Ninh Phước-Ninh Thuận.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidea
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên khoa học: Penaeus vannamei.
Tên tiếng Anh: White Leg shrimp.
Tên Việt Nam: Tôm he chân trắng, tôm thẻ chân trắng.
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Hình 1.1. Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
Cấu tạo ngoài tôm chân trắng giống với tôm he Trung Quốc (Penaeus chinensis) và tôm bạc (Penaeus merguiensis)
Tôm có màu lam, trên thân không có đốm vằn, chân bò có màu trắng vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh.
Vỏ tôm mỏng, có thể nhìn thấy đường ruột rất rỏ. Râu tôm có màu đỏ và dài gấp 1,5 chiều dài thân. Tôm cái có thelycum hở. Cá thể lớn nhất có chiều dài thân đạt tới 23 cm [10].
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Tôm he chân trắng phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương và châu Mỹ, từ ven biển Sonora - Mexico đến miền Trung Peru.
Tôm sống ở các vùng biển đáy cát có độ sâu từ 0-72 m, nhiệt độ nước tương đối ổn định: 25-32oC, độ mặn 28-34‰. Tôm he chân trắng có sự thích nghi rất tốt đối với những thay đổi đột ngột của môi trường sống, lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết [4].
Một số nghiên cứu cho thấy: Nhu cầu oxy hóa tối thiểu của tôm he chân trắng cỡ 4 cm là 2 mgO2. Tôm lớn có sức chịu đựng tốt hơn tôm nhỏ [4].
Trong tự nhiên, tôm he chân trắng sinh trưởng, thành thục sinh dục, giao vĩ và đẻ trứng ở những vùng biển có độ sâu 70 m với nhiệt độ khoảng 26-28oC, độ mặn khá cao (35‰). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn sống ở khu vực này. Ở giai đoạn Post-larvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Điều kiện môi trường ở đây khác biệt hơn: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn, . . .. Sau một vài tháng tôm ấu niên trưởng thành bơi ngược ra biển và tiếp tục vòng đời [4].
1.1.4. Tập tính sống và tính thích ứng
Tôm he chân trắng thích ứng mạnh với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống.
- Trong vùng biển tự nhiên tôm he chân trắng sống ở đáy cát có độ sâu từ 0,5-72 m, nhiệt độ nước ổn định từ 25-32oC, độ mặn từ 28-33‰, pH:7,7-8,3. Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm ưa sống ở vùng cửa sông giàu chất dinh dưỡng. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới mò đi kiếm ăn.
- Về oxy hòa tan: tôm he chân trắng tăng trưởng thích hợp nhất ở nồng độ oxy hòa tan >5 ppm. Ngưỡng an toàn thấp nhất là 2,5-3 ppm. Nếu thấp hơn 1,9 ppm tôm sẽ chết.
- Về độ mặn: cỡ tôm 1-6 cm đang ở độ mặn 20‰ khi chuyển ra ao thì chúng có thể sống ở độ mặn 5-50‰, khoảng thích ứng nhất là 10-32‰
- Về nhiệt độ: Ở tự nhiên chúng ở nhiệt độ nước từ 25-32oC nhưng thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn.
1.1.5. Thức ăn và tập tính ăn
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ động thực vật. Trong nuôi thâm canh, có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp. Tôm he chân trắng có nhu cầu về đạm thấp hơn (20-35%) so với tôm sú (38-40%), hệ số thức ăn (FCR) thấp với khoảng 0,9-1,2 so với tôm sú là 1,5.
Khả năng chuyển hóa thức ăn của của tôm he chân trắng rất cao. Trong điều kiện nuôi thương phẩm bình thường, tỷ lệ cho ăn chỉ cần 5% khối lượng cơ thể của tôm. Tuy nhiên, trong thời kỳ sinh sản, đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng, nhu cầu về lượng thức ăn hàng ngày của tôm tăng lên 3-5 lần. Mực tươi là loại thức ăn ưa thích của tôm he chân trắng bố mẹ trong khi nuôi vỗ. (The Oceanic Insitue Hawaii,1985, litopenaeus vannamei, boone, 1931)
1.1.6. Tập tính sinh sản
* Mùa vụ sinh sản:
Tùy vào nhiệt độ nước mà mùa vụ sinh sản của tôm cũng thay đổi tùy theo từng khu vực. Ở Bắc Ecuador, tôm he chân trắng sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8, tập trung vào tháng 4 và tháng 5. Ở Peru, tôm sinh sản chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 4 [4].
* Hoạt động giao vĩ và đẻ trứng:
Tôm he chân trắng là loài có Thelycum hở. Sự giao vĩ chủ yếu xảy ra vào ban đêm. Ban đầu một hoặc nhiều con đực cùng theo đuổi con cái ở phía sau, con đực dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái. Sau đó tôm đực lật ngửa thân và ôm con cái theo hướng đầu nối đầu, đuôi nối đuôi hoặc xoay 180o và giao vĩ ở tư thế đầu nôi đuôi. Thời gian giao vĩ xảy ra tương đối nhanh (khoảng 3-7 phút) [2].
Tôm cái được gắn túi tinh trước khi đẻ vài giờ hoặc có thể trước đó vài ngày (Lột xác - thành thục - giao vĩ - đẻ trứng). Túi tinh được đính vào Thelycum của con cái, không được bảo vệ chắc chắn nên dễ bị rơi rớt và tôm có thể giao vĩ trở lại [2].
Buồng trứng tôm cái thành thục có màu hồng. Tôm thường đẻ trứng vào ban đêm, từ 21 đến 3 giờ sáng, trứng sau khi đẻ có màu vỏ đậu xanh với đường kính trung bình khoảng 0,22-0,28 mm. Thời gian giữa hai lần đẻ cách nhau khoảng 2-3 ngày và thông thường sau khi đẻ 3-4 lần thì có 1 lần lột vỏ [4].
* Sức sinh sản:
- Sức sinh sản tuyệt đối: tôm mẹ có kích thước khoảng 14 cm có sức sinh sản tuyệt đối khoảng 10-15 vạn trứng [4].
- Sức sinh sản hữu hiệu của tôm he chân trắng dao động trong khoảng 5-15 vạn trứng/tôm mẹ [4].
1.1.7. Đặc điểm các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng
Cũng như các loài khác trong họ tôm he, ấu trùng tôm he chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn từ ấu trùng Nauplius sang Zoea, Mysis.
Hết giai đoạn ấu trùng sang hậu ấu trùng Post-larvae (PL). Thời gian Post-larvae không được các nhà khoa học định rõ mà chỉ gọi là PL1, PL2, PL3, . . . mỗi giai đoạn như vậy kéo dài một ngày. Sau đó, PL chuyển sang giai đoạn tôm ấu niên và phát triển thành tôm trưởng thành [4].
Bảng 1.1.Các giai đoạn ấu trùng tôm he chân trắng [10].
Giai đoạn
Nauplius
Zoea
Mysis
Số lần biến
6
3
3
Thời gian (ngày)
1,5
5
3
* Giai đoạn Nauplius
Sau khi trứng thụ tinh khoảng 14-16 giờ, nếu điều kiện môi trường và nhiệt độ phù hợp thì trứng sẽ nở thành ấu trùng Nauplius.
Ấu trùng Nauplius của tôm he chân trắng trải qua 6 lần lột xác và có 6 giai đoạn phụ. Ở giai đoạn này chúng bơi lội bằng 3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu zic zắc, không định hướng và không liên tục. Chúng chưa ăn thức ăn ngoài mà dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ.
* Giai đoạn Zoea
Sau khi kết thúc giai đoạn Nauplius, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoea. Ấu trùng Zoea bơi liên tục trong nước và bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thức ăn trong giai đoạn này chủ yếu là các loài tảo, đặc biệt là tảo khuê (Chaetoceros sp, Skeletonema costatum, . . .). Giai đoạn Zoea kéo dài khoảng 5 ngày và được chia làm 3 giai đoạn phụ là Z1, Z2, Z3 [4].
* Giai đoạn Mysis
Hết giai đoạn Zoea, ấu trùng biến thái thành Mysis, Mysis ít bị lôi cuốn bởi ánh sáng như các thời kỳ Nauplius và Zoea. Ấu trùng Zoea có khuynh hướng bơi gần mặt nước và phân bố nhiều ở tầng mặt, còn Mysis thì phân bố nhiều ở tầng giữa và tầng đáy, có đặc tính treo mình trong nước, chúc đầu xuống dưới, đuôi hướng lên trên và bơi lội theo kiểu búng ngược.
Bảng 1.2. Đặc điểm phân biệt các giai đoạn phụ ấu trùng Zoea [10].
Đặc điểm
Zoea 1
Zoea 2
Zoea 3
Chủy đầu
Không
Có
Có
Cuống mắt
Không
Có
Có
Mầm chân đuôi
Không
Không
Có
Trong khi ấu trùng Zoea chỉ ăn thực vật phù du thì Mysis ăn cả thực vật phù du lẫn động vật phù du. Trong lúc bơi ngược đầu, Mysis bắt mồi chủ động bằng cách dùng phần phụ ngực (5 cặp chân bò) khuấy đảo liên tục để tạo thành dòng chảy đẩy khuê tảo và động vật phù du vào miệng. Giai đoạn Mysis 1 và Mysis 2 vẫn có khả năng ăn lọc, đến Mysis 3 thì ấu trùng có thể ăn được Artemia “bung dù”.
Giai đoạn Mysis cũng gồm 3 giai đoạn phụ và kéo dài khoảng 3 ngày, sau đó ấu trùng Mysis biến thái thành hậu ấu trùng Post-larvae.
* Giai đoạn Post-larvae (PL)
Đến giai đoạn PL thì tôm có thể bơi thẳng tới phía trước được, cơ thể đã có đầy đủ các bộ phận. Post-larvae có hình dạng gần giống như hình dạng của tôm trưởng thành nhưng chưa hoàn thiện sắc tố [4].
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất tôm giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất tôm giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới
* Nghiên cứu về sản xuất giống
Tôm cái đẻ trứng chủ yếu vào khoảng thời gian từ 21-3 giờ sáng. Thời gian bắt đầu đẻ trứng đến lúc đẻ xong chỉ khoảng 1-2 phút.
Trứng thụ tinh sau 14-16 giờ nở ra Nauplius, quá trình biến thái của ấu trùng cũng trải qua 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Zoea, 3 giai đoạn Mysis và đến Post-larvae. Post-lavae sống ở vùng cửa sông có độ mặn thấp, nhiệt độ cao, sau vài tháng tôm con trưởng thành bơi ra biển giao vĩ và tiến hành đẻ trứng. Trong tự nhiên tôm mẹ thường đẻ ở độ sâu 70 m nước, nhiệt độ 26-28oC.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước lên số lượng và tỷ lệ dị hình của tinh trùng trong điều kiện nuôi nhốt 42 ngày, Pazez và CTV nhận thấy ở 26oC thì chất lượng tinh trùng tốt hơn hẳn so với 29oC và 32oC. Cụ thể ở 26oC số lượng tinh trùng là 18,6 triệu tế bào, tỷ lệ dị hình 36,7%, ở 29oC số lượng tinh trùng là 0,1 triệu tế bào, tỷ lệ dị hình là 99,7%, còn ở 32oC không thấy xuất hiện tinh trùng.
Ngoài việc cắt một bên mắt để kích thích sự thành thục và khả năng đẻ, Vaca và ctv còn dùng kích dục tố setrotonin (5 - hydroxytrytamine), ở nồng độ 15 và 50 µg/g trọng lượng cơ thể để kích thích tôm đẻ lần thứ hai, tuy nhiên sự thành thục và tỷ lệ đẻ của tôm cắt mắt cao hơn nhiều so với liệu pháp dùng kích dục tố.
* Nghiên cứu về phòng trị bệnh
Hiện nay một trong những nguyên nhân chính làm giảm sút sản lượng tôm trên thế giới đó là dịch bệnh. Theo thống kê sơ bộ, dịch bệnh đốm trắng xảy ra vào 2 năm 1999-2000 đã làm sản lượng tôm he chân trắng giảm sút chỉ còn chiếm 11% tổng sản lượng tôm trên thế giới, sau một thập kỷ phát triên nghề nuôi tôm he chân trắng lại trở về thời kỳ ban đầu với mức sản lượng 90.000 tấn/năm. Công tác phòng trị bệnh có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của quy trình sản xuất.
Theo Lighner và Bell (1984-1987), Wyban và Swany (1991) ấu trùng tôm he chân trắng rất dễ bị cảm nhiễm vibrio, vi khuẩn dạng sợi và các bệnh do nguyên sinh động vật. Để phòng trị bệnh này ngoài việc thay nước, điều chỉnh chế độ cho ăn, dùng các loại hóa chất, cần phải tính đến việc chuẩn bị một nguồn nước sạch trước khi đưa vào ương nuôi. Tôm he chân trắng dễ bị cảm nhiễm bởi loài nấm sirolpidium sp, bệnh này có thể gây chết ấu trùng 100%. Một số báo cáo cho biết có thể dùng Treflan ở nồng độ 0,1 ppm để phòng trị. Ngoài việc bệnh do virus gây ra ở tôm he chân trắng chủ yếu như IHHNV, BP, REO, đặc biệt bệnh đốm trắng gặp ở cả giai đoạn hậu ấu trùng và nuôi thương phẩm mà đến nay vẫn chưa có cách phòng trị.
Ngoài ra, còn có bệnh do dinh dưỡng, độc tố và môi trường. Tôm có thể chịu ảnh hưởng do khẩu phần thức ăn không hợp lý, do chất độc hoặc do các tác nhân gây ô nhiễm trong nước nuôi, cũng như các tác nhân môi trường như nhiệt độ quá cao (quá thấp), thiếu oxi, . . . dưới tác dụng của các tác nhân này tôm có thể có các triệu chứng khác nhau, nếu ở mức nhẹ là thay đổi thể trọng đến mức nặng là chết rải rác đến hàng loạt trong vòng vài giờ. Việc tích tụ các chất thải hữu cơ và khí độc do nuôi tôm quá dài, cho ăn quá nhiều cộng với công tác vệ sinh kém, chất lượng nước nuôi tôm xấu góp phần làm cho tôm chết trong các bể ương (Villaluz, 1975), cụ thể một số bệnh như: Bệnh mềm vỏ, bệnh đóng rong, bệnh đỏ, nhiễm mỡ gan tụy.
* Nghiên cứu tạo đàn tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền
Nhằm duy trì và phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm chân trắng, các quốc gia châu Mỹ đã có nhiều nghiên cứu có quy mô để ngăn chặn có hiệu quả các đợt dịch bệnh và bước đầu thu được những thành tựu đáng kể. Thành công nhất là chương trình nuôi tôm biển của Hoa Kỳ với dự án nghiên cứu đàn tôm sạch bệnh, kết quả dự án đã phát triển mạng lưới ra các nước.
Vùng Thái Bình Dương - nơi có nghề tôm biên phát triển. Một số quốc gia ven biển Tây Thái Bình Dương như Ecuador, Mexico, Colombia, . . ..
Cũng có những chương trình cải thiện chất lượng di truyền đàn tôm he chân trắng, kết quả bước đầu cho thấy có hy vọng tạo được một thế hệ con có sức sống và sức đề kháng hơn hẳn đàn bố mẹ.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất tôm giống tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam
Do rất thận trọng với đối tượng nhập nội nuôi mới, nước ta cho dù đã đưa tôm he chân trắng vào nuôi từ năm 1997 ở Bạc Liêu (Công Ty TNHH Duyên Hải), sau đó ở Phú Yên (Công ty Asia Hawaii Ventures), ở Ninh Thuận (Công ty TNHH Anh Việt) và Hà Tĩnh (Công ty Công nghệ Việt Mỹ); việc sản xuất giống tôm he chân trắng chỉ dừng lại ở mức độ tự cung tự cấp trong diện tích của các đơn vị nói trên, và nhìn chung tỷ lệ sống trung bình từ Nauplius đến Post-lavae chỉ dừng lại ở mức <30%.
Từ năm 2002, các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu quy trình sản xuất giống tôm he chân trắng như Viện Hải Dương Học Nha Trang (nguồn tôm mẹ do công ty Việt Linh cung cấp từ Hawaii); Trung tâm nghiên cứu thủy sản III Nha Trang (nguồn tôm mẹ từ Công ty Asia Hawaii Ventures Phú Yên); Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I Hà Bắc (nguồn tôm mẹ do công ty Việt Đức cung cấp), . . ..
Năm 2003, trại tôm giống Hạnh Phúc Phú Yên hợp đồng với chuyên gia Thái Lan sản xuất giống tôm sú sạch kết hợp sản xuất thử nghiệm Post-lavae từ Nauplius tôm he chân trắng của công ty Asia Hawaii Ventures đạt tỷ lệ sống bình quân khoảng 30%.
Hiện nay, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã tạo ra được đàn tôm bố mẹ (F1) có nguồn gốc từ Hawaii và đã tạo ra được đàn giống tôm thẻ chân trắng có chất lượng cao với tên gọi F1-V3-VN. Qua thời gian nghiên cứu đặc tính sinh sản của đàn tôm bố mẹ mới này, cho thấy chúng có một số đặc điểm nổi trội như khả năng sinh sản tương đối ổn định và số lượng trứng cũng nhiều hơn so với đàn tôm bố mẹ nguyên thủy nhập từ Hawaii (tôm bố mẹ giống mới mỗi lần đẻ từ 200.000-230.000 trứng so với 170.000-190.000 trứng do tôm Hawaii đẻ). So với các lô đối chứng, tỷ lệ nở và tỷ lệ thụ tinh của tôm F1-V3-VN cao hơn. Hơn nửa, thời gian từ lúc cắt mắt (kích thích tôm đẻ) đến khi tôm đẻ cũng ngắn hơn.
Đến nay, toàn bộ diện tích tôm F1-V3-VN nuôi thử nghiệm đều thu hoạch. Qua theo dõi trong thời gian nuôi thành thục và cho đẻ của tôm thì tỷ lệ sống đạt gần 94%. Đặc biệt, kết quả kiểm dịch các mẫu giống tôm F1-V3-VN đều dương tính (không mang mầm bệnh) với 6 loại bệnh phổ biến hiện nay trên tôm như: TSV, WSSV, MBV, IHV, BP, IHBMV. Trong khi đó, giá thành của tôm giống F1-V3-VN chỉ bằng 50% so với tôm nhập từ Thái Lan và bằng 30% so với tôm giống được sản xuất từ tôm bố mẹ được nhập trực tiếp từ Hawaii.
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/03/2011 đến ngày 30/06/2011.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam - An Hải, Ninh Phước-Ninh Thuận
2.2. Vật liệu và thiết bị dụng cụ dung trong nghiên cứu
- Thức ăn sử dụng
+ Thức ăn tươi sống: Tảo Thalassiosira sp, Chaetoceros sp và Artemia,
+ Thức ăn khô: Thức ăn tổng hợp gồm: TNT1, TNT2, TNT3,TNT4,
+ Vitamin C.
Trang thiết bị và dụng cụ sử dụng trong quá trình nghiên cứu
+ Thùng nhựa có thể tích 50 lít,
+ Hệ thống sục khí, máy đo độ mặn, pH, độ kiềm,
+ Máy ảnh kỹ thuật số,
+ Buồng đếm tảo,
+ Kính hiển vi,
+ Cân,
+ Nhiệt kế,
+ Nguồn nước và một số dụng cụ khác.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Bố trí thí nghiệm
- Điều kiện nghiên cứu
Nhiệt độ: 28-32oC
Độ mặn: 28-35‰
pH : 7.5-8.5
+ Thể tích thùng thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trong các thùng đều có thể tích 50 lít, được đặt trong nhà nuôi và có chế độ sục khí 24/24 h.
Thiết kế thí nghiệm ở mức 2 nhân tố, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn và được lặp lại 3 lần.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Quản lý các yếu tố môi trường
Xác định thời gian biến thái
Xác định tỷ lệ sống
28‰
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng
MĐ1 100con/L
MĐ2 200con/L
200con/L
MĐ3 300con/L
300con/L
35‰
32‰
35‰
32‰
32 ‰
35‰
CT 3
CT 4
CT 5
CT 6
CT 2
CT 1
32‰
28‰
28‰
CT 7
CT 8
CT 9
Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis với các mật độ khác nhau (MĐ1, MĐ2, MĐ3) khi được nuôi ở các độ mặn khác nhau.
- Các mật độ khác nhau:
MĐ1: 100 con/L. MĐ2: 200 con/L. MĐ3: 300 con/L.
- Các độ mặn khác nhau:
ĐM1: 28‰. ĐM2: 32‰. ĐM3: 35‰
2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Bảng 2.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Yếu tố
Thời điểm đo
Thời gian đo
Dụng cụ đo
Nhiệt độ
7h và 16h
2 lần/ngày
Nhiệt kế thuỷ ngân
Độ Ph
7h
1 lần/ngày
Máy đo pH
Khí NH3/NH4
7h
1 ngày/lần
Test so màu
Độ kiềm
7h
1 ngày/lần
Test so màu
2.3.2.2. Phương pháp xác định thời gian biến thái của ấu trùng tôm thẻ chân trắng
- Xác định thời gian biến thái của ấu trùng: Theo dõi và xác định thời điểm xuất hiện ấu trùng giai đoạn trước đến thời điểm xuất hiện ấu trùng ở giai đoạn sau, từ đó tính được tổng thời gian chuyển giai đoạn.
Quy ước: Ước lượng khoảng 50% ấu trùng trong thùng chuyển giai đoạn thì lấy thời điểm đó tính thời gian biến thái của ấu trùng. Tính theo công thức:
T = T2 - T1
Trong đó: T: Thời gian biến thái của ấu trùng (giờ)
T1: Thời điểm ấu trùng chuyển giai đoạn trước (giờ)
T2: Thời điểm ấu trùng chuyển giai đoạn kế tiếp (giờ)
2.3.2.3. Theo dõi sức khoẻ và xác định tỷ lệ sống của ấu trùng trong quá trình ương nuôi
- Quan sát các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ấu trùng trực tiếp: Hoạt động, màu sắc, khả năng bắt mồi.
- Theo dõi tình hình bệnh của ấu trùng trong quá trình ương nuôi thí nghiệm.
- Tỷ lệ sống các giai đoạn
Xác định tỷ lệ sống bằng cách định lượng ấu trùng sau mỗi lần chuyển giai đoạn bằng phương pháp thể tích. Theo công thức:
TLS =
As
×100
Ae
Trong đó:
TLS: Tỷ lệ sống của ấu trùng trong thùng ương (%)
As: Tổng số ấu trùng trong thùng lúc đầu (con)
Ae: Tổng số ấu trùng trong thùng ở thời điểm xác định tỷ lệ sống (con)
+ Cách thu mẫu: Dùng ống nhựa hút nước trong thùng ương rồi đổ vào tô, hút ở 5 điểm khác nhau trong thùng (4 góc cách thành thùng khoảng 20-25 cm và 1 điểm ở giữa thùng). Dùng pipep lấy 3 điểm, mỗi điểm 10ml cho vào hộp lồng, sau đó nhỏ 2 giọt glugon vào hộp lồng, rồi tiến hành, trước khi hút đếm ta khuấy đều trong tô để ấu trùng phân bố đều rồi múc vào hộp lồng. Từ đó ta tính được số ấu trùng sống ở giai đoạn sau.
+ Thời điểm thu mẫu: thường xuyên quan sát thùng ương (khi cho ăn, thay nước, siphone, . . .) và khi quan sát thấy ấu trùng bắt đầu có hiện tượng chuyển sang giai đoạn sau thì ta tiến hành thu mẫu để định lượng ấu trùng và tính tỷ lệ sống qua các giai đoạn đó. Mỗi bể đếm ít nhất 3 lần sau đó lấy giá trị trung bình để độ chính xác cao hơn.
- Số liệu thu thập được ghi vào nhật ký thí nghiệm
* Phương pháp đánh giá chất lượng tôm giống: Tôm được đánh giá chất lượng thông qua các chỉ tiêu, các phản ứng shock môi trường:
+ Quan sát các chỉ tiêu cảm quan của tôm giống: Màu sắc, trạng thái hoạt động, các phụ bộ, sự đồng đều, . . ..
+ Shock độ mặn: Thả tôm giống vào bát nước, tỷ lệ nước ngọt 50% (V = 1 lít) theo dõi tỷ lệ sống của tôm sau 60 phút tỷ lệ sống đạt trên 95% là đạt yêu cầu. Ta lặp lại 3 lần.
+ Kiểm tra qua kính hiển vi.
2.3.2.4. Phương pháp định lượng ấu trùng trong bể
Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của ấu trùng tôm he chân trắng sống trôi nổi ở giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis. Ấu trùng được định lượng bằng cách lấy mẫu tại 5 điểm trong thùng. Định lượng ấu trùng có trong 10ml tại 5 điểm lấy mẫu với 3 lần đếm; sử dụng phương pháp tính trung bình cộng, ta có được lượng ấu trùng trung bình có trong 1 lít.
Xác định thể tích nước trong thùng ương, tính lượng ấu trùng trong thùng theo công thức:
AB = AM × V
Trong đó:
AB: Tổng lượng ấu trùng có trong thùng (con)
AM: Tổng lượng ấu trùng có trong 1 lít (con)
V: Thể tích nước của thùng ương ấu trùng (lít)
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
* Số liệu thống kê được thu thập hàng ngày và được xử lý bằng phần mềm Microft Exel 2003 và SPSS 15.0.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả quản lý các yếu tố môi trường thí nghiệm
Trong quá trình ấu trùng tôm trải qua các giai đoạn biến thái để trở thành tôm trưởng thành thì ngoài các yếu tố thức ăn, mật độ nuôi, trình độ chăm sóc quản lý, . . .. thì các yếu tố môi trường chiếm một vị trí quan trọng khi ương nuôi giống tôm thẻ chân trắng, nó tác động trực tiếp đến đời sống, sinh trưởng, tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng tôm. Vì vậy các yếu tố cần được kiểm tra và theo dõi hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời và đạt được kết quả cao hơn khi ương nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Nhiệt độ:
Nước trong các thùng làm thí nghiệm được cấp từ một bể lọc và trong khoảng thời thời gian khá gần nhau và được bố trí một cách ngẫu nhiên, do đó ta thấy nhiệt độ ban đầu ở các thùng thí nghiệm cũng tương đương nhau và có sự biến động không đáng kể. Do các thùng thí nghiệm được bố trí đặt trong nhà nên biên độ dao động nhiệt độ giữa các ngày nhỏ, sự biến động nhiệt độ của buổi sáng và buổi chiều không cao lắm ở các công thức thí nghiệm. Do đó, có thể nhiệt độ không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở các công thức thí nghiệm.
Qua thí nghiệm tôi thấy nhiệt độ trong 3 đợt thí nghiệm tại các công thức dao động không lớn lắm, từ 28,5-32oC. Theo kết quả nghiên cứu trước đây của Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư (2003), thì nhiệt độ nước thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng dao động từ 28-32oC.
Qua quan sát các kết quả thu được, tôi thấy yếu tố nhiệt độ nước tại các công thức thí nghiệm trong thời gian tiến hành nghiên cứu nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
Bảng 3.1. Các yếu tố môi trường trong 3 lần lặp
YTMT
NHIỆT ĐỘ (oC)
pH
ĐỘ KIỀM
AMONI
TB ± SD
TB ± SD
TB ± SD
TB ± SD
MIN - MAX
MIN - MAX
MIN - MAX
MIN - MAX
SÁNG
CHIỀU
ĐM1
MĐ1
30,31 ± 0,71
30,42 ± 0,96
8,23 ± 0,01
166,11 ± 2,51
0,47 ± 0,23
29,33 31
29,83 32
8,22 8,25
163,33 170
0,1 0,71
MĐ2
30,42 ± 0,8
30,81 ± 1,02
8,23 ± 0,02
167,78 ± 2,72
0,46 ± 0,22
29,33 31,17
29,67 31,83
8,22 8,25
163,33 170
0,12 0,73
MĐ3
30,42 ± 0,83
30,69 ± 0,91
8,24 ± 0,02
168,89 ± 2,72
0,46 ± 0,23
29,5 31,17
29,67 31,67
8,22 8,26
163 170
0,17 0,75
ĐM2
MĐ1
30,56 ± 0,87
31,11 ± 0,9
8,22 ± 0,02
163,33 ± 2,11
0,48 ± 0,21
29,5 31,33
30 32
8,2 8,24
160 166,67
0,15 0,72
MĐ2
30,42 ± 0,67
30,89 ± 0,85
8, 23 ± 0,02
176,78 ± 4,04
0,48 ± 0,24
29,5 31
29,67 31,8
8,22 8,24
160 170
0,13 0,73
MĐ3
30,36 ±0,72
30,81 ± 0,97
8,23 ± 0,01
165,56 ± 3,44
0,47 ± 0,23
29,5 31
29,67 31,8
8,21 8,24
160 170
0,13 0,74
ĐM3
MĐ1
30,53 ± 0,96
31,08 ± 1,09
8,24 ± 0,01
167,78 ± 2,72
0,49 ± 0,23
29,5 31,5
29,83 32,17
8,23 8,26
163,33 170
0,18 0,74
MĐ2
30,39 ± 1,06
30,83 ± 1,13
8,23 ± 0,02
164,44 ± 3,44
0,43 ± 0,19
29 31,33
29,33 31,03
8,22 8,25
160 170
0,12 0,63
MĐ3
30,42 ± 0,65
30,94 ± 0,89
8,24 ± 0,02
167,78 ± 2,72
0,48 ± 0,24
29,67 31
30 32
8,22 8,26
163,33 170
0,1 0,75
- Độ pH:
pH là một yếu tố thủy hóa quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng cũng như hệ vi sinh vật có trong môi trường ương nuôi. Do các thùng ương nuôi được bố trí trong nhà nên sự biến động của pH nước chủ yếu là do sự phân hủy của lượng thức ăn cho vào thùng ương khí tiến hành thí nghiệm và các sản phẩm thải của ấu trùng tôm. Nếu trong môi trường ương nuôi có hệ vi sinh vật ổn định thì chúng sẽ phân hủy các chất trên và tạo ra các sản phẩm hóa học khác làm biến đổi pH trong môi trường ương nuôi. Ở giai đoạn ấu trùng, cơ thể còn non yếu nên ấu trùng tôm rất nhạy cảm với sự biến động của pH. Vì vậy mà việc kiểm tra, kiểm soát pH nước để đảm bảo cho nó trong khoảng thích hợp và ổn định, biên độ dao động nhỏ thì sẽ có lợi cho ấu trùng tôm.
Trong thời gian nghiên cứu và theo dõi tôi thấy: pH ở các công thức trong các đợt thí nghiệm có sự khác nhau và ít biến động, chỉ dao động trong khoảng từ 8,2-8,3. Trong nghiên cứu của tác giả Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003 thì độ pH thích hợp cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng nằm trong khoảng 7,7-8,3. So sánh với kết quả thu được tôi thấy pH ở các thùng thí nghiệm được kiểm soát ổn định trong khoảng thích hợp cho ấu trùng tôm phát triển thuận lợi.
- Độ kiềm: Độ kiềm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sống của ấu trùng tôm, nếu trong quá trình nuôi độ kiềm quá cao hoặc quá thấp nó có thể ảnh hưởng đến sự lột xác của ấu trùng do đó làm kéo dài thời gian biến thái của ấu trùng hoặc sẽ làm ấu trùng bị chết do không lột xác được.
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tôi thấy chất lượng nước có độ kiềm tương đối ổn định, biến động nhỏ qua các ngày ương ấu trùng, và vào khoảng 160-170. Trong những ngày ở giai đoạn Zoea, thì độ kiềm ở 170 do ban đầu khi thả ấu trùng ta chuẩn bị nước ở độ kiềm này để tạo các điều kiện tối ưu cho ấu trùng. Càng về cuối giai đoạn Mysis thì ta thấy độ kiềm hạ xuống 160 ở nhiều bể thí nghiệm, do lúc này môi trường đã có các chất hòa tan từ thức ăn đưa vào, vỏ tôm lột xác và các sản phẩm thải của ấu trùng.
- Hàm lượng amoni: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của ấu trùng, nếu nó biến động lớn và nằm ở ngưỡng cao thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm.
Trong các công thức thí nghiệm, ban đầu trước khi tiến hành thí nghiệm thì ta phải kiểm tra hàm lượng amoni trong nước, nếu ở mức 0,1 thì có thể tiến hành thí nghiệm, vì giai đoạn Zoea1 nếu cao quá thì ấu trùng sẽ chết nhiều làm cho kết quả nghiên cứu không được chính xác. Ta thấy hàm lượng amoni ở trong các công thức càng về sau thì càng tăng, nguyên nhân là do càng về sau sản phẩm thải của ấu trùng càng nhiều, lượng thức ăn cho vào còn dư, và vỏ ấu trùng khi lột xác bị phân hủy làm cho hàm lượng amoni càng cao.
Trong các công thức thí nghiệm thì, thì công thức 3, 6, 9 các công thức có mật độ ương nuôi cao nhất là 300 con/lít, luôn có hàm lượng amoni cao hơn so với các công thức khác. Hàm lượng amoni trong các công thức thí nghiệm biến động từ 0,1-0,75 trong suốt thời gian thí nghiệm. Nhìn chung, thì hàm lượng amoni nằm trong ngưỡng cho phép, và không ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu.
3.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng ở các mật độ khác nhau
3.2.1. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ1 lên thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Độ mặn là một trong các yếu tố môi trường liên quan chặt chẽ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Tùy thuộc vào loài tôm và các giai đoạn ấu trùng khác nhau mà có độ mặn ương nuôi khác nhau. Để tìm ra độ mặn ương nuôi phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống đạt kết quả cao tôi đã bố trí các thí nghiệm ở các mức độ mặn 28‰, 32‰, 35‰ để từ đó tìm ra độ mặn thích hợp khi ương nuôi tôm thẻ chân trắng.
Trong thời gian tiến hành thí nghiệm, qua các kết quả trên Bảng 3.2 chúng ta thấy, thời gian biến thái của ấu trùng tôm khi kết hợp ở độ mặn 28‰ với mật độ ương 200 con/lít cho thời gian biến thái ngắn nhất (bằng 22,67 giờ ở M1-M2) và thời gian biến thái ở các giai đoạn cũng tương đối đồng đều nhau và thời gian biến thái dài nhất ở độ mặn 32‰ (bằng 29,38 ở M1-M2). Qua kết quả thu được ở Bảng 3.2, càng về sau ở giai đoạn Z3-M1, M1-M2, M2-M3 càng có sự sai khác và đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó chứng tỏ độ mặn có tác động rõ rệt lên thời gian biến thái của ấu trùng tôm giai đoạn Zoea và giai đoạn Mysis. Sự tác động được thể hiện trên Hình 3.1.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ1 lên thời gian biến thái
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
MĐ1
ĐM
THỜI GIAN BIẾN THÁI (giờ)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
22,97 ± 1,15ab
22,92 ± 0,58ab
23,67 ± 1,15a
25,41 ± 1,29a
24,06 ± 1,05a
2
24,33 ± 1,52a
23,67 ±0,57a
24,67 ± 1,53b
22,67 ± 1,53b
25,67 ± 1,52b
3
26,67 ± 1,15b
27,08 ± 1,11b
27,23 ± 1,07c
29,38 ± 1,56c
29,01 ± 1,27c
(Các chữ cái khác nhau a, b, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
Hình 3.1. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ1 lên thời gian biến thái của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Nhìn vào đồ thị (Hình) 3.1 ta thấy, thời gian biến thái ở độ mặn 35‰ luôn dài nhất ở tất cả các giai đoạn của ấu trùng tôm thẻ so với độ mặn 28‰ và 32‰.
Như vậy ta có thể sử dụng mật độ 100 con/lít với độ mặn 28‰ hoặc 32‰ để ương nuôi ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng để có thời gian biến thái cao nhất.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ1 lên tỷ lệ sống của ấu trùng
Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
MĐ1
ĐM
TỶ LỆ SỐNG (%)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
85,19 ± 6,41a
82,74 ± 6,76a
85,47 ± 4,3a
94,43 ± 0,31a
94,1 ± 0,35a
2
88,89 ± 0,05b
87,5 ± 0,09a
94,29 ± 0,04a
86,36 ± 4,54a
87,78 ± 2,43a
3
74,08 ± 6,41c
48,09 ± 1,65b
62,43 ± 2,1b
45,24 ± 4,12 b
22,22 ± 3,24b
(Các chữ cái khác nhau a, b, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn ương nuôi khi sử dụng ở mật độ 1 trên Bảng 3.3 cho thấy, ở giai đoạn Z2-Z3, Z3-M1, M1-M2, M2-M3 có sự sai khác ở ĐM1 và ĐM2 nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,01) giữa các mật độ ương nuôi, so với ĐM3 thì có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các độ mặn.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ1 lên tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Nhìn vào đồ thị (Hình 3.2) ta có thể thấy, ở các giai đoạn thì độ mặn 2 cho tỷ lệ sống khá cao và tương đối đồng đều. Độ mặn 1 các giai đoạn đầu thì cho tỷ lệ sống cao (trên 80%) nhưng thấp hơn độ mặn 2, cho tỷ lệ sống cao nhất ở giai đoạn M1-M2 và M2-M3 (bằng 94,43% và 94,1%). Độ mặn 3, càng về cuối giai đoạn Mysis 3 thì tỷ lệ sống càng thấp (và thấp nhất là 22,22% ở giai đoạn M2-M3). Điều này cho thấy ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở mỗi giai đoạn ương nuôi thì có ngưỡng độ mặn thích hợp khác nhau.
3.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ2 lên thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ2 lên thời gian biến thái
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
MĐ2
ĐM
THỜI GIAN BIẾN THÁI (giờ)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
23,26 ± 1,02a
23,31 ± 1,07ab
23,33 ± 0,58ab
22,01 ± 1,13a
22,22 ± 1,13a
2
21,47 ± 1,21a
20,33 ± 0,58a
21,19 ± 1.03a
23,26 ± 1,15a
21,02 ± 1,08a
3
28,67 ± 0,58b
25,04 ± 1,09b
25,33 ± 0,58b
21,77 ± 1,05b
21,36 ± 1,22b
(Các chữ cái khác nhau a, b trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
Nhìn vào kết quả nghiên cứu trên Bảng 3.4 ta thấy, khi ương nuôi ở mật độ 2 với các độ mặn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Với mật độ 2 ở độ mặn 1 ta thấy thời gian biến thái khi chuyển giai đoạn khá tương đương nhau (ở vào khoảng 22,01-23,33 giờ). Thời gian biến thái của độ mặn 3 dài nhất khi tôm chuyển giai đoạn (và dài nhất bằng 28,67 giờ ở giai đoạn Z1-Z2)
Quan sát Hình 3.3 ta thấy, ở độ mặn 2 có thời gian biến thái ngắn nhất ở giai đoạn Z1-Z2, Z2-Z3, Z3-M1 và thời gian biến thái đồng đều ở tất cả các giai đoạn của ấu trùng Zoea và Mysis, còn độ mặn 3 cho kết quả thời gian biến thái dài nhất giai đoạn Z1-Z2, Z2-Z3, Z3-M1.
Hình 3.3. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ2 lên thời gian biến thái
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Từ kết quả thu được trên Bảng 3.5 ta thấy, tỷ lệ sống đạt cao nhất (bằng 94,66%) ở giai đoạn M2-M3 ở độ mặn 1. Và tỷ lệ sống thấp nhất (bằng 22,22%) ở giai đoạn M2-M3 ở độ mặn 3.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ2 lên tỷ lệ sống
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
MĐ2
ĐM
TỶ LỆ SỐNG (%)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
77,78 ± 5,56a
67,07 ± 8,7ab
87,11 ± 8,06a
93,82 ± 2,16a
94,66 ± 2,58a
2
92,59 ± 3,2a
92,04 ± 3,29a
92,58 ± 1,01a
83,68 ± 4,96ab
81,11 ± 3,94ab
3
42,59 ± 3,2b
51,25 ± 9,44b
74,24 ± 3,8b
53,71 ± 1,16b
22,22 ± 3,49b
(Các chữ cái khác nhau a, b, ab trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
Hình 3.4. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ1 lên tỷ lệ sống
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Nhìn vào Hình 3.4 ta thấy, khi ương nuôi ấu trùng tôm thẻ ở mật độ 2 với độ mặn 1 lúc đầu chưa cho tỷ lệ sống cao nhất so với 2 độ mặn còn lại, nhưng càng về cuối giai đoạn Mysis 3 thì cho tỷ lệ sống càng cao, còn ở độ mặn 2 thì lúc đầu cho tỷ lệ sống cao nhất so với hai độ mặn còn lại nhưng càng về cuối giai đoạn Mysis 3 thì tỷ lệ giảm dần và không cao nhất.
3.2.3. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên thời gian biến thái
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
MĐ3
ĐM
THỜI GIAN BIẾN THÁI (giờ)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
29 ± 1a
26,67 ± 1,53a
26,67 ± 1,52a
22,67 ± 0,58a
22,67 ± 1,53a
2
25 ± 1b
25,33 ± 1,15b
24,01 ± 1,12b
22,25 ± 1,17b
21,94 ± 1,68b
3
34 ± 1c
28,67 ± 1,52c
32,33 ± 5,86c
28,08 ± 1,01ab
29,37 ± 1,51c
(Các chữ cái khác nhau a, b, ab, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
Qua Bảng 3.6 ta thấy, khi ương nuôi mật độ 3 với các độ mặn thì thời gian biến thái xảy ra dài hơn so với 2 mật độ ở trên, và đạt thời gian biến thái thấp nhất (bằng 21,94 giờ) ở độ mặn 2 giai đoạn M2-M3, và cao nhất (bằng 34 giờ) ở độ mặn 3 ở giai đoạn Z1-Z2. Khi ương nuôi với mật độ này thì thời gian biến thái ở các giai đoạn có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,01) giữa hai các độ mặn khác nhau. Điều này được thể hiện rõ qua Hình 3.5.
Hình 3.5. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên thời gian biến thái
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Quan sát Hình 3.5 ta thấy, ở mật độ 3 với độ mặn 3 thì luôn có thời gian biến thái cao hơn so với các độ mặn còn lại, độ mặn 2 có thời gian biến thái khá ổn định, còn ở độ mặn 1 càng về cuối giai đoạn Mysis thì thời gian biến thái của ấu trùng tôm thẻ chân trắng hạ thấp xuống và gần bằng với độ mặn 2.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên tỷ lệ sống
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
MĐ3
ĐM
TỶ LỆ SỐNG (%)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
79,01 ± 4,28a
64,55 ± 3,57ab
87,56 ± 5,07a
90,75 ± 1,22a
88,83 ± 1,02a
2
87,04 ± 3,21 b
82,72 ± 2,5a
89,54 ± 2,86a
80,79 ± 6,38b
87,32 ± 1,43b
3
13,58 ± 2,14c
35,83 ± 5,2b
38,33 ± 2,58b
46,67 ± 5,77c
31,67 ± 3,83c
(Các chữ cái khác nhau a, b, ab, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
Vì ương nuôi với mật độ 3 có mật độ cao hơn 1 và 2 nên sự sai khác được thể hiện rõ qua kết quả nghiên cứu thu được. Và trong cùng một giai đoạn giữa các độ mặn có sự chênh lệch lớn hơn nhiều so với hai mật độ trên. Qua đó ta có thể thấy được ở mỗi giai đoạn tôm nuôi thích hợp với mỗi mật độ và với mức độ mặn khác nhau. Trong đó đạt tỷ lệ sống cao nhất (bằng 90,75%) ở giai đoạn M1-M2 với độ mặn 1, và thấp nhất (bằng 13,58%) ở giai đoạn Z1-Z2 với độ mặn 3.
Hình 3.6. Ảnh hưởng của độ mặn tại MĐ3 lên tỷ lệ sống
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Từ đồ thị trên Hình 3.6 có thể thấy rõ được tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giai đoạn Zoea và Mysis ở độ mặn 3 với mật độ 3 rất thấp, qua đó có thể nói ở mật độ cao và độ mặn cao thì làm cho lượng ấu trùng chết nhiều rõ rệt và làm giảm tỷ lệ sống.
3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng tại các độ mặn ương nuôi khác nhau
Trong quá trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm theo dõi, trong đó mật độ nuôi là yếu tố có sự ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng ương nuôi, đồng thời mật độ ương nuôi nó còn giúp ta xác định được lượng thức ăn đưa vào cho ấu trùng phù hợp hơn do đó sẽ hạn chế được sự biến đổi của chất lượng nước do thức ăn. Vì vậy khi xác định được mật độ ương nuôi thích hợp sẽ làm cho con giống tốt hơn, có tỷ lệ sống cao khi ta tiến hành ương nuôi.
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 1
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian biến thái
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 1
ĐM1
MĐ
THỜI GIAN BIẾN THÁI (giờ)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
26,67 ± 1,15a
25,67 ± 0,58a
24,67 ± 1,15a
23,22 ± 1,01a
23,02 ± 1,07a
2
25,06 ± 1,03b
23,15 ± 1,09b
25,33 ± 0,58b
24,05 ± 1,12a
25,08 ± 1,05b
3
29,01 ± 1,12c
26 ± 1,53ab
26,67 ± 1,53ab
22,04 ± 0,58b
22,67 ± 1,52c
(Các chữ cái khác nhau a, b, ab, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
Từ các số liệu trên Bảng 3.8 cho thấy, các mật độ khác nhau cho kết quả sai khác và có ý nghĩa thống kê (P<0,01) ở giai đoạn Z1-Z2 và M2-M3, còn ở giai đoạn khác của ấu trùng tôm thẻ chân trắng cho kết quả sai khác nhưng không có ý nghĩa toán học (ví dụ ở giai đoạn M1-M2 với mật độ 1 và mật độ 2). Trong đó có thời gian biến thái ngắn nhất là ở giai đoạn M1-M2 với mật độ 1, còn thời gian biến thái dài nhất ở giai đoạn Z2-Z3 với mật độ 3.
Hình 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian biến thái
của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 1
Mật độ 3 ở đồ thị trên ta thấy lúc đầu có thời gian biến thái dài hơn mật độ 1, 2 nhưng càng về cuối giai đoạn Mysis thì mật độ 3 có thời gian biến thái thấp hơn mật độ 1, 2. Trong thí nghiệm ở hai công thức độ mặn 1 với mật 1 và mât độ 2 ở giai đoạn M1-M2, M2-M3 lúc cho thức ăn vào hơi nhiều nên làm cho môi trường nước không được ổn định như ban đầu, do đó đã làm kéo dài thời gian biến thái của ấu trùng ở hai giai đoạn này. Qua đó có thể nói thời gian biến thái của ấu trùng tôm trong thí nghiệm ngoài ảnh hưởng của mật độ nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác.
Quan sát trên Hình 3.8 ta thấy, ở giai đoạn Z2-Z3 đạt tỷ lệ sống thấp nhất so với các giai đoạn khác của ấu trùng tôm thẻ chân trắng độ mặn 1 với các độ mặn khác nhau, do đây là giai đoạn ấu trùng rất nhạy cảm với các điều kiện ương nuôi nên ta có thể thấy được ở mật độ 3 thì cho tỷ lệ sống thấp nhất so với mật độ 1 và mật độ 2. Càng về cuối thì tỷ lệ sống khi chuyển giai đoạn càng tương đương nhau và rất cao (trên 90%), nguyên nhân chủ yếu là ở giai đoạn này ấu trùng tôm lớn hơn và sức chống chịu với các yếu tố tác động vào chúng cũng cao hơn, bên cạnh do các giai đoạn đầu khi chuyển giai đoạn làm cho ấu trùng chết khá nhiều nên làm cho mật độ ương nuôi thưa hơn nên ở mật độ 1 và mật độ 2 đạt tỷ lệ sống gần bằng nhau, mật độ 3 thì có thấp hơn.
Hình 3.8. Ảnh hưởng của mật độ tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis
tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 1
Căn cứ vào kết quả của thí nghiệm trên ta thấy ở độ mặn 1 có thể ương nuôi với mật độ 1 và mật độ 2.
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 2
Các kết quả thu được trên Bảng 3.9 cho thấy, ở độ mặn 2 với ba mật độ khác nhau cho kết quả sai nhưng không có ý nghĩa toán học (như giai đoạn Z1-Z2 ở mật độ 2, 3; ở giai đoạn M1-M2 ở cả 3 mật độ). Ở độ mặn 2 với ba độ mặn khác nhau thì cho thời gian biến thái dài nhất (bằng 27,03 giờ) ở mật độ 3 ở giai đoạn M1-M2, và ngắn nhất (bằng 21,15 giờ) ở mật độ 2 giai đoạn M2-M3.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian biến thái của ấu trùng
Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 2
ĐM2
MĐ
THỜI GIAN BIẾN THÁI (giờ)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
24,33 ± 1,52a
22,67 ± 0,58a
24,67 ± 1,52a
23,67 ± 1,52a
25,67 ± 1,53a
2
23,13 ± 1,04b
24,33 ± 0,57b
25,32 ± 1,62ab
23,43 ± 1,51a
21,15 ± 1,06ab
3
25,31 ± 1,19b
25,33 ± 1,15c
24,33 ± 1,27b
27,03 ± 1,38a
23,07 ± 1,02b
(Các chữ cái khác nhau a, b, ab, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P < 0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
Hình 3.9. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian biến thái của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 2
Ở độ mặn 2 với ba mật độ ương nuôi khác nhau cho thấy thời gian biến thái của các giai đoạn cũng tương đương nhau, sự chênh lệch giữa công thức này và công thức khác không chênh lệch quá lớn. Do đó có thể nói độ mặn 2 có thể ương nuôi với nhiều mật độ khác nhau trong thí nghiệm này.
Các số liệu trên Bảng 3.10, độ mặn 2 với ba mật độ thì giai đoạn Z1-Z2 cho kết quả sai khác và có ý nghĩa thống kê (P<0,01), còn ở các giai đoạn khác thì cho kết quả sai khác nhưng không có ý nghĩa toán học. Tỷ lệ sống cao nhất (bằng 94,29 %) ở giai đoạn Z3-M1 ở mật độ 1 và thấp nhất ( bằng 25,89%) ở mật độ 1. Nguyên nhân cho tỷ lệ sống thấp nhất ở mật độ 1 giai đoạn Zoea thực chất không xác định được, vì khi mới thả các yếu tố môi trường hay các điều kiện chăm sóc quản lý là như nhau nhưng lại cho tỷ lệ sống thấp nhất, có thể do lúc mới đem vào thùng Zoea không được sục khí lâu quá nên làm cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng chết đi nhiều.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis
tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 2
ĐM2
MĐ
TỶ LỆ SỐNG (%)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
25,89 ± 0,01a
87,5 ± 0,02a
94,29 ± 0,05a
86,36 ± 4,54a
87,79 ± 2,43a
2
92,59 ± 3,2b
92,02 ± 3,29a
92,58 ± 1,01a
83,68 ± 4,96b
81,11 ± 10,94b
3
87,04 ± 3,21c
82,72 ± 9,5b
89,54 ± 2,86b
80,79 ± 6,38b
87,31 ± 1,43b
(Các chữ cái khác nhau a, b, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 3
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian biến thái của ấu trùng
Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 3
ĐM3
MĐ
THỜI GIAN BIẾN THÁI (giờ)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
25,67 ± 1,15a
26,34 ± 1,45a
25,05 ± 1,04a
28,04 ± 1,05a
27,08 ± 1,23a
2
28,67 ± 0,57b
25,57 ± 1,03b
25,33 ± 0,58b
26,07 ± 1,05b
27,03 ± 0,89b
3
34,09 ± 1,02b
28,67 ± 1,53c
32,33 ± 5,85c
27,07 ± 1,31c
29,09 ± 0,72c
(Các chữ cái khác nhau a, b, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
Ở độ mặn 3 với các mật độ ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng khác nhau cho kết quả sai khác khác nhau và có ý nghĩa toán học (P<0,01). Quan sát bảng trên ta thấy ở độ mặn 3 thì thời gian biến thái của ấu trùng tôm thẻ chân trắng dài hơn so với độ mặn 1 và độ mặn 2, thời gian biến thái của mật độ 1 và mật độ hai thì chênh lệch nhau không đáng kể, ở mật độ 3 thì cho thời gian biến thái của ấu trùng tôm thẻ dài hơn mật độ 1 và mật độ 2, trong đó dài nhất (bằng 34,09 giờ) ở giai đoạn Z1-Z2.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng tại độ mặn 3
ĐM3
MĐ
TỶ LỆ SỐNG (%)
Z1-Z2
Z2-Z3
Z3-M1
M1-M2
M2-M3
1
74,08 ± 6,41a
48,09 ± 1,65a
62,43 ± 2,1a
15,24 ± 4,12a
22,22 ± 7,24a
2
42,59 ± 3,2b
51,25 ± 9,44a
74,24 ± 3,8 a
53,71 ± 14,16b
22,22 ± 3,26b
3
31,57 ± 2,14c
35,83 ± 5,2b
38,33 ± 12,58b
46,67 ± 5,77c
31,67 ± 5,59c
(Các chữ cái khác nhau a, b, c trong cùng cột thể hiện sự sai khác ở mức P<0,01.
Độ lệch chuẩn đặt sau dấu ± )
Tỷ lệ sống của ấu trùng ở độ mặn 3 với các mật độ khác nhau rất thấp, và thấp hơn so với khi thí nghiệm độ mặn 1, độ mặn 2 với các mật độ khác nhau. Ta thấy ở Bảng 3.12 trên, lúc đầu tỷ lệ sống còn khá cao nhưng càng về cuối giai đoạn Mysis thì tỷ lệ sống của ấu trùng tôm giảm dần và giảm khá đều, nguyên nhân là do ấu trùng tôm thẻ ở giai đoạn đầu còn thích nghi ở độ mặn cao, nhưng khi tôm càng lớn thì độ mặn này không còn thích hợp nữa nên làm cho tôm chết nhiều, làm giảm tỷ lệ sống. Riêng chỉ có ở giai đoạn Z3-M1 cho tỷ lệ sống tăng và đạt cao nhất (bằng 74,24%). Độ mặn 3 với các mật độ ương nuôi khác nhau cho kết quả tỷ lệ sống sai khác và có ý nghĩa toán học (P<0,01).
Qua các số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm về thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở độ mặn 3 với các mật độ khác nhau thì tôi thấy không nên tiến hành ương nuôi ấu trùng tôm thẻ ở độ mặn 3 với các mật độ này.
3.4. Sự tương tác giữa độ mặn và mật độ lên thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
3.4.1. Sự tương tác giữa công thức thức ăn và mật độ lên thời gian biến thái của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng, việc theo dõi thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng là một việc làm rất quan trọng, nó giúp cho người nuôi biết cách để điều chỉnh lượng thức ăn và cách phối trộn thức ăn phù hợp, và xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng tôm thẻ chân trắng phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ nước, dinh dưỡng, sức khỏe ấu trùng và chất lượng môi trường bể ương nuôi, . . .. Trong thời gian thực hiện đề tài, yếu tố nhiệt độ, pH, độ kiềm, . . . được đồng nhất cho tất cả các thùng làm thí nghiệm. Vì vậy thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng chủ yếu phụ thuộc vào độ mặn và mật độ ương nuôi.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của sự tương tác giữa công thức thức ăn và mật độ
lên thời gian biến thái của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
THỜI GIAN BIẾN THÁI (GIỜ)
Giai đoạn
ĐM1
ĐM2
ĐM3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
Z1-Z2
24,67 ± 0,58
25 ± 1
28 ± 1
24,67 ± 0,58
22,67 ± 0,58
25 ± 1
25,33 ± 0,58
28,67 ± 1
34 ± 1
Z2-Z3
24,67 ± 0,58
23 ± 1
26 ± 0,09
22,67 ± 0,58
24,66 ± 0,57
25,33 ± 1,15
25 ± 1
25 ± 1
28,67 ± 1,15
Z3-M1
23,67 ± 0,58
24,33 ± 0,58
26,67 ± 1,53
24,67 ± 0,57
26 ± 1
24 ± 1
25 ± 0,09
25,33 ± 0,58
32,33 ± 1,15
M1-M2
23,67 ± 0,57
24,33 ± 1,52
22,66 ± 0,57
23,67 ± 0,58
23,67 ± 0,58
26,33 ± 1,53
28 ± 1,73
26,33 ± 2,08
32,33 ± 5,85
M2-M3
23,33 ± 0,57
25,67 ± 1,15
22,66 ± 1,53
25 ± 1
21 ± 1
23,33 ± 1,53
27 ± 0,09
27,67 ± 1,15
29,67 ± 1,54
Như vậy sử dụng độ mặn 1 và độ mặn 2 để ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng phù hợp hơn so với sử dụng độ mặn 3.
Trong cùng một độ mặn thì mật độ càng cao thì thời gian biến thái của ấu trùng càng kéo dài, cho thấy khi mật độ ương nuôi ấu trùng cao lượng thức ăn đưa vào sẽ nhiều hơn và lượng sản phẩm thải do ấu trùng cũng nhiều hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, hoặc khi mật độ ương nuôi cao sẽ làm cho ấu trùng không đủ không gian để hoạt động hoặc mật độ ấu trùng cao làm không đủ ôxi hòa tan, chúng có thể cắn nhau nếu như chưa cung cấp thức ăn kịp thời hoặc thiếu thức ăn, . . . làm cho quá trình lột xác của ấu trùng tôm diễn ra chậm nên thời gian chuyển giai đoạn sẽ kéo dài hơn. Cho thấy ngoài độ mặn thì mật độ cũng ảnh hưởng đến thời gian biến thái của ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
Như vậy có thể sử dụng mật độ 1 và mật độ 2 để ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng, mật độ 3 thì không nên sử dụng vì mật độ cao dễ làm biến đổi các yếu tố môi trường, tăng sức ép cho ấu trùng làm thời gian biến thái kéo dài.
Khi tiến hành thí nghiệm với các công thức khác nhau thì thấy tác động khác nhau lên thời gian biến thái biến thái của ấu trùng, trong đó thấy được độ mặn 1 và độ mặn 2 kết hợp được với mật độ 1 và mật độ 2 để ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
3.4.2. Sự tương tác giữa công thức thức ăn và mật độ lên tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
Tỷ lệ sống khi ương nuôi ấu trùng là vấn đề quyết định đến quá trình sản xuất giống, nếu tỷ lệ sống quá thấp khi sản xuất giống thì người làm giống phải xem xét lại các yếu tố, các điều kiện sản xuất giống của mình để có biện pháp nâng tỷ lệ sống và chất lượng con giống, do đó cần có các nghiên cứu, thí nghiệm để ngày càng nâng cao tỷ lệ sống cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Trong đó độ mặn và mật độ là hai yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng, kết quả thu được thể hiện ở Bảng 3.14.
Qua kết quả nghiên cứu thu được như trên Bảng 3.14 ta thấy, độ mặn 3 với các mật độ ương nuôi khác nhau cho tỷ lệ sống thấp hơn so với độ mặn 1 và độ mặn 2 khi chúng chuyển các giai đoạn phụ. Còn độ mặn 1 và độ mặn 2 có tỷ lệ sống khá cao khi chúng chuyển giai đoạn, cho thấy độ mặn có ảnh hưởng rõ rệ đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra ta còn thấy ở giai đoạn chuyển Z1-Z2, Z2-Z3, Z3-M1 thì ở độ mặn 2 với các mật độ tương ứng ấu trùng có tỷ lệ sống cao hơn so với độ mặn 1, nhưng càng về cuối lúc chuyển giai đoạn M1-M2, M2-M3 thì độ mặn 1 lại cho tỷ lệ sống cao hơn so với độ mặn 2. Điều này cho thấy ở giai đoạn Zoea ấu trùng tôm thích nghi với độ mặn cao hơn so với giai đoạn ấu trùng Mysis. Như vậy, ta có thể nói nên kết hợp độ mặn 1 và độ mặn 2 để ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng, không nên ương nuôi ấu trùng tôm ở độ mặn 3.
Đồng thời, ta thấy đa số ở các công thức thí nghiệm thì mật độ càng cao thì tỷ lệ sống của ấu trùng càng thấp khi chúng chuyển giai đoạn. Do đó ngoài yếu tố độ mặn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng thì mật độ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Trong cùng một mật độ, thì độ mặn 1 cho tỷ lệ sống cao nhất ở các giai đoạn Z1-Z2, Z2-Z3, Z3-M1, độ mặn 2 cho tỷ lệ sống cao nhất ở giai đoạn M1-M2, M2-M3.
Như vậy, ta thấy nên ương nuôi ấu trùng ở mật độ 1 và mật độ hai, khi ương nuôi nên kết hợp nhiều độ mặn với nhau cho phù hợp với đặc điểm sinh học của từng giai đoạn ấu trùng tôm để cho tỷ lệ sống cao hơn.
Bảng 3.14. Sự tương tác giữa công thức thức ăn và mật độ lên tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng
TỶ LỆ SỐNG (%)
Giai đoạn
ĐM1
ĐM2
ĐM3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
Z1-Z2
85,19 ± 6,41
77,78 ± 5,56
79,01 ± 4,27
88,89 ± 0,09
92,59 ± 3,2
87,04 ± 3,21
74,08 ± 6,41
42,59 ± 3,21
13,57 ± 2,1
Z2-Z3
82,74 ± 6,75
67,07 ± 8,79
64,55 ± 3,57
87,5 ± 0,08
92,04 ± 3,29
82,72 ± 9,5
48,09 ± 1,56
51,25 ± 9,44
35,83 ± 5,21
Z3-M1
85,47 ± 4,3
87,11 ± 8,06
87,56 ± 5
94,29 ± 0,09
92,58 ± 1,01
89,53 ± 2,86
62,42 ± 2,1
74,24 ± 3,8
38,33 ± 2,58
M1-M2
94,43 ± 0,31
93,82 ± 2,16
90,75 ± 1,21
86,36 ± 4,55
83,68 ± 4,96
80,79 ± 6,38
45,24 ± 4,12
53,71 ± 4,15
46,67 ± 5,77
M2-M3
94,12 ± 0,35
94,65 ± 2,58
88,83 ± 1,02
87,78 ± 2,43
81,11 ± 3,94
22,22 ± 5,24
22,22 ± 3,83
22,22 ± 3,49
31,67 ± 2,37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Kết luận
1. Độ mặn ương nuôi ảnh hưởng đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng. Độ mặn 35‰ cho kết quả thời gian biến thái dài nhất và tỷ lệ sống thấp nhất.
2. Mật độ ương nuôi ảnh hưởng đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng mysis tôm thẻ chân trắng. Mật độ càng cao thì thời gian biến thái của ấu trùng càng kéo dài, tỷ lệ sống của ấu trùng càng thấp và ngược lại. Thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Zoea và Mysis của tôm thẻ chân trắng đạt kết quả tốt nhất khi ương nuôi mật độ 100 con/lít và kém nhất ở mật độ 300 con/lít.
3. Độ mặn và mật độ ương nuôi có tác động rõ rệt đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn Zoea và Mysis tôm thẻ chân trắng. Độ mặn 28‰ và độ mặn 32‰ kết hợp với mật độ 200 con/lít cho hiệu quả cao nhất (vì mật độ 200 con/lít cho tỷ lệ sống thấp hơn mật độ 100 con/lít, tuy nhiên không chênh lệch nhiều).
Đề xuất ý kiến
1. Để ấu trùng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, thời gian biến thái ngắn, cho tỷ lệ sống đạt kết quả cao, và đạt hiệu quả kinh tế thì có thể sử dụng kết hợp độ mặn 28‰ và độ mặn 32‰ với mật độ 200 con/lít để ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng. Và không nên ương nuôi ấu trùng ở độ mặn 35‰.
2. Cần nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể đưa ra các biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện quy trình ương nuôi ấu trùng mysis đạt kết quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Minh Anh (1989), Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. Nhà xuất bản TP. HCM
Lục Minh Diệp (2003), Kỹ thuật sản xuất giống tôm he. Kỹ thuật nuôi giáp xác. Đại học Nha Trang.
Lưu Tường Ngọc Hiếu (2004), Tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng tôm he chân trắng Litopenaeus vannamei (boone, 1931) tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, luận văn tốt nghiệp.
Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2003.
Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, Kỹ thuật nuôi giáp xác. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2006.
Trần Văn Quỳnh (2004), Những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở một số nước và Việt Nam. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia.
Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Thị Bích ngọc và Nguyễn Thị Hương, Tảo đơn bào-cơ sở thức ăn của động vật thủy sản. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984-2004). NXB Nông nghiệp TP. HCM, 2004.
Đào Văn Trí và Thanh Hoa (2003), Ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển của ấu trùng tôm he chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone.1931). Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984-2004). NXB Nông nghiệp, TP HCM, 2004. Trang 436-442
Nguyên Thức Tuấn (2007), Bài giảng kỹ thuật nuôi giáp xác (crustatean culture) bộ môn Thủy sản, khoa Nông-Lâm-Ngư, trường Đại học Vinh.
Phạm Xuân Yến (2003), Kỹ thuật sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone.1931). Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng vào nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Nha Trang.
Và một số trang website:
http:// www.vietlinh.com.vn,
Và một số trang website khác.
PHỤ LỤC
TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận
1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên 3.360 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Thành phố Phan Rang Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, cách sân bay quốc tế Cam Ranh 60 km, cách thành phố Nha Trang 105 km và cách thành phố Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Địa hình
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, với 3 dạng địa hình: Núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
1.3. Khí hậu thuỷ văn:
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-27oC, lượng mưa trung bình 700-800 mm ở khu vực đồng bằng ven biển và tăng dần đến trên 1.100 mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%.
Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.
1.4. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên 3.360km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.704 ha, đất lâm nghiệp 186.928 ha, đất chuyên dùng 14.645ha, đất ở 3.858 ha, còn lại đất trống chưa sử dụng, sông suối và núi đá 50.638 ha.
1.5. Tài nguyên biển
Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài ra còn có hệ sinh thái san hô phong phú, đa dạng với trên 120 loài; trong đó vùng biển Ninh Thuận có một số loài rùa biển đặc biệt quý hiếm. Vùng ven biển có diện tích đất quy mô lớn, nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch có tầm cỡ trong nước và quốc tế. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành thuỷ sản.
Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài ra còn có hệ sinh thái san hô phong phú, đa dạng với trên 120 loài; trong đó vùng biển Ninh Thuận có một số loài rùa biển đặc biệt quý hiếm. Vùng ven biển có diện tích đất quy mô lớn, nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch có tầm cỡ trong nước và quốc tế. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành thuỷ sản.
2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận
2.1. Tình hình kinh tế văn hóa xã hội
Dân số và nguồn lao động:
Dân số trung bình năm 2005 có 565 ngàn người, dự báo đến năm 2010 có khoảng 614 ngàn người, trong đó dân số đô thị chiếm 34,2%.
Mật độ dân số trung bình 166 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 78%, dân tộc Chăm chiếm 12%, dân tộc Raglai chiếm 9%, còn lại là các dân tộc khác.
Dân số trong độ tuổi lao động có 310 nghìn người chiếm khoảng 54,3%; dự kiến đến năm 2010 có 336 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 14% và sẽ tăng lên 25-30% năm 2010. Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án đầu tư trên địa bàn.
Giáo dục, đào tạo:
Hệ thống giáo dục phổ thông và nội trú đã hình thành ở tất cả các huyện, thị xã. Hệ thống các trường đào tạo gồm Trường cao đẳng sư phạm, Trường Chính trị, Trung tâm ĐH2 - Đại học Thuỷ lợi, Trường dạy nghề và các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề các huyện có nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động.
Y tế
Hệ thống y tế tuyến tỉnh có bệnh viện đa khoa 800 giường, bệnh viện khu vực với các trang thiết bị hiện đại, các trung tâm y tế chuyên khoa. Tất cả các huyện, xã và phường đều có các trung tâm y tế và trạm xá. Hiện nay tỉnh đang xây dựng mới bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân.
HÌNH ẢNH CÁC GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG ZOEA VÀ MYSIS CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Zoea 1 Zoea 2
Zoea 3
Mysis 1 Mysis 2 Mysis 3
BẢNG SỐ LIỆU THU ĐƯỢC
Z1-Z2
TGBT (GIỜ)
Lần lặp
28
32
35
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
1
25
25
27
24
22
24
25
28
33
2
24
26
28
25
23
26
26
29
34
3
25
24
29
25
23
25
25
29
35
TLS (%)
1
88.89
83.33
81.48
88.89
94.44
88.89
77.78
38.89
11.11
2
88.89
77.78
81.48
88.89
88.89
83.33
77.78
44.44
14.81
3
77.78
72.22
74.07
88.89
94.44
88.89
66.67
44.44
14.81
Định lượng
1
2667
5000
7333
2667
5667
8000
2333
2333
1000
2
2667
4667
7333
2667
5333
5000
2333
1333
1333
3
2333
4333
6667
2667
5667
8000
2000
2667
1333
Z2-Z3
TGBT (GIỜ)
Số lần lặp
28
32
35
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
1
25
22
26
22
25
26
25
26
29
2
24
23
26
23
24
24
27
24
27
3
25
24
26
23
25
26
27
25
30
TLS (%)
1
87.5
60
54.55
87.5
94.12
75
47.14
60
40
2
75
64.29
59.09
87.5
93.75
93.33
47.14
52.5
30
3
85.71
76.92
80
87.5
88.24
79.83
50
41.25
37.5
Định lượng
1
2333
3000
4000
2333
5333
6000
1100
1400
400
2
2000
3000
4333
2333
5000
4667
1100
700
400
3
2000
3333
5333
2333
5000
5667
1000
1100
500
Z3-M1
TGBT (GIỜ)
Số lần lặp
28
32
35
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
1
23
24
28
25
27
25
25
26
39
2
24
24
25
24
25
23
25
25
30
3
24
25
27
25
26
24
25
25
28
TLS (%)
1
81.43
93.33
92.5
94.29
93.75
90
63.64
78.57
25
2
85
90
87.69
94.29
92
92.14
63.64
71.43
50
3
90
78
82.5
94.29
92
86.47
60
72.73
40
Định lượng
1
1900
2800
3700
2200
5000
5400
700
1100
100
2
1700
2700
3800
2200
4600
4300
700
500
200
3
1800
2600
4400
2200
4600
4900
600
800
200
M1-M2
TGBT (GIỜ)
Số lần lặp
28
32
35
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
1
23
24
23
24
23
26
26
27
27
2
24
23
23
23
24
28
29
24
27
3
24
26
22
24
24
25
29
28
27
TLS (%)
1
94.74
92.85
91.89
90.91
88
85.19
42.86
63.64
40
2
94.12
96.3
89.47
86.36
84.78
83.72
42.86
60
50
3
94.44
92.31
90.9
81.82
78.26
73.47
50
37.5
50
Định lượng
1
1800
2600
3400
2000
4400
4600
300
700
40
2
1600
2600
3400
1900
3900
3600
300
300
100
3
1700
2400
4000
1800
3600
3600
300
300
100
M2-M3
TGBT (GIỜ)
Số lần lặp
28
32
35
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
MĐ1
MĐ2
MĐ3
1
23
25
24
26
21
22
27
27
31
2
24
27
23
25
22
25
27
29
28
3
23
25
21
24
20
23
27
27
30
TLS (%)
1
94.44
96.15
88.24
85
70.45
86.95
0
0
75
2
93.75
96.15
88.24
89.47
92.31
86.11
33.33
66.67
0
3
94.12
91.67
90
88.89
80.56
88.89
33.33
0
20
Định lượng
1
1700
2500
3000
1700
3100
4000
0
0
30
2
1500
2500
3000
1700
3600
3100
100
200
0
3
1600
2200
3600
1600
2900
3200
100
0
20
SỐ LIỆU XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM SPSS
Univariate Analysis of Variance Z1-Z2 TGBT
Descriptive Statistics
Dependent Variable: TGBT
DOMAN
MATDO
Mean
Std. Deviation
N
=28
=100
24.6667
.57735
3
=200
25.0000
1.00000
3
=300
28.0000
1.00000
3
Total
25.8889
1.76383
9
=32
=100
24.6667
.57735
3
=200
22.6667
.57735
3
=300
25.0000
1.00000
3
Total
24.1111
1.26930
9
=35
=100
25.3333
.57735
3
=200
28.6667
.57735
3
=300
34.0000
1.00000
3
Total
29.3333
3.84057
9
Total
=100
24.8889
.60093
9
=200
25.4444
2.69774
9
=300
29.0000
4.06202
9
Total
26.4444
3.29724
27
Tests of Between-Subjects Effects
Dependent Variable: TGBT
Source
Type III Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
Corrected Model
271.333(a)
8
33.917
53.868
.000
Intercept
18881.333
1
18881.333
29988.000
.000
DOMAN
126.889
2
63.444
100.765
.000
MATDO
89.556
2
44.778
71.118
.000
DOMAN * MATDO
54.889
4
13.722
21.794
.000
Error
11.333
18
.630
Total
19164.000
27
Corrected Total
282.667
26
a R Squared = .960 (Adjusted R Squared = .942)
Estimated Marginal Means
1. DOMAN
Dependent Variable: TGBT
DOMAN
Mean
Std. Error
99% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Upper Bound
=28
25.889
.264
25.128
26.650
=32
24.111
.264
23.350
24.872
=35
29.333
.264
28.572
30.095
2. MATDO
Dependent Variable: TGBT
MATDO
Mean
Std. Error
99% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Upper Bound
=100
24.889
.264
24.128
25.650
=200
25.444
.264
24.683
26.206
=300
29.000
.264
28.239
29.761
3. DOMAN * MATDO
Dependent Variable: TGBT
DOMAN
MATDO
Mean
Std. Error
99% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Upper Bound
=28
=100
24.667
.458
23.348
25.985
=200
25.000
.458
23.681
26.319
=300
28.000
.458
26.681
29.319
=32
=100
24.667
.458
23.348
25.985
=200
22.667
.458
21.348
23.985
=300
25.000
.458
23.681
26.319
=35
=100
25.333
.458
24.015
26.652
=200
28.667
.458
27.348
29.985
=300
34.000
.458
32.681
35.319
Post Hoc Tests
DOMAN
Multiple Comparisons
Dependent Variable: TGBT
(I) DOMAN
(J) DOMAN
Mean Difference (I-J)
Std. Error
Sig.
99% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Tukey HSD
=28
=32
1.7778(*)
.37406
.000
.5337
3.0218
=35
-3.4444(*)
.37406
.000
-4.6885
-2.2004
=32
=28
-1.7778(*)
.37406
.000
-3.0218
-.5337
=35
-5.2222(*)
.37406
.000
-6.4663
-3.9782
=35
=28
3.4444(*)
.37406
.000
2.2004
4.6885
=32
5.2222(*)
.37406
.000
3.9782
6.4663
LSD
=28
=32
1.7778(*)
.37406
.000
.7011
2.8545
=35
-3.4444(*)
.37406
.000
-4.5211
-2.3677
=32
=28
-1.7778(*)
.37406
.000
-2.8545
-.7011
=35
-5.2222(*)
.37406
.000
-6.2989
-4.1455
=35
=28
3.4444(*)
.37406
.000
2.3677
4.5211
=32
5.2222(*)
.37406
.000
4.1455
6.2989
Based on observed means.
* The mean difference is significant at the .01 level.
Homogeneous Subsets
TGBT
DOMAN
N
Subset
1
2
3
1
Tukey HSD(a,b)
=32
9
24.1111
=28
9
25.8889
=35
9
29.3333
Sig.
1.000
1.000
1.000
Duncan(a,b)
=32
9
24.1111
=28
9
25.8889
=35
9
29.3333
Sig.
1.000
1.000
1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
Based on Type III Sum of Squares
The error term is Mean Square(Error) = .630.
a Uses Harmonic Mean Sample Size = 9.000.
b Alpha = .01.
MATDO
Multiple Comparisons
Dependent Variable: TGBT
(I) MATDO
(J) MATDO
Mean Difference (I-J)
Std. Error
Sig.
99% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Tukey HSD
=100
=200
-.5556
.37406
.321
-1.7996
.6885
=300
-4.1111(*)
.37406
.000
-5.3551
-2.8671
=200
=100
.5556
.37406
.321
-.6885
1.7996
=300
-3.5556(*)
.37406
.000
-4.7996
-2.3115
=300
=100
4.1111(*)
.37406
.000
2.8671
5.3551
=200
3.5556(*)
.37406
.000
2.3115
4.7996
LSD
=100
=200
-.5556
.37406
.155
-1.6323
.5211
=300
-4.1111(*)
.37406
.000
-5.1878
-3.0344
=200
=100
.5556
.37406
.155
-.5211
1.6323
=300
-3.5556(*)
.37406
.000
-4.6323
-2.4789
=300
=100
4.1111(*)
.37406
.000
3.0344
5.1878
=200
3.5556(*)
.37406
.000
2.4789
4.6323
Based on observed means.
* The mean difference is significant at the .01 level.
Homogeneous Subsets
TGBT
MATDO
N
Subset
1
2
1
Tukey HSD(a,b)
=100
9
24.8889
=200
9
25.4444
=300
9
29.0000
Sig.
.321
1.000
Duncan(a,b)
=100
9
24.8889
=200
9
25.4444
=300
9
29.0000
Sig.
.155
1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
Based on Type III Sum of Squares
The error term is Mean Square(Error) = .630.
a Uses Harmonic Mean Sample Size = 9.000.
b Alpha = .01.
Univariate Analysis of Variance TGBT Z2-Z3
Descriptive Statistics
Dependent Variable: TGBT
DOMAN
MATDO
Mean
Std. Deviation
N
=28
=100
24.6667
.57735
3
=200
23.0000
1.00000
3
=300
26.0000
.00000
3
Total
24.5556
1.42400
9
=32
=100
22.6667
.57735
3
=200
24.6667
.57735
3
=300
25.3333
1.15470
3
Total
24.2222
1.39443
9
=35
=100
26.3333
1.15470
3
=200
25.0000
1.00000
3
=300
28.6667
1.52753
3
Total
26.6667
1.93649
9
Total
=100
24.5556
1.74005
9
=200
24.2222
1.20185
9
=300
26.6667
1.80278
9
Total
25.1481
1.89541
27
Tests of Between-Subjects Effects
Dependent Variable: TGBT
Source
Type III Sum of Squares
df
Mean Square
F
Sig.
Corrected Model
77.407(a)
8
9.676
10.885
.000
Intercept
17075.593
1
17075.593
19210.042
.000
DOMAN
31.630
2
15.815
17.792
.000
MATDO
31.630
2
15.815
17.792
.000
DOMAN * MATDO
14.148
4
3.537
3.979
.017
Error
16.000
18
.889
Total
17169.000
27
Corrected Total
93.407
26
a R Squared = .829 (Adjusted R Squared = .753)
Estimated Marginal Means
1. DOMAN
Dependent Variable: TGBT
DOMAN
Mean
Std. Error
99% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Upper Bound
=28
24.556
.314
23.651
25.460
=32
24.222
.314
23.318
25.127
=35
26.667
.314
25.762
27.571
2. MATDO
Dependent Variable: TGBT
MATDO
Mean
Std. Error
99% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Upper Bound
=100
24.556
.314
23.651
25.460
=200
24.222
.314
23.318
25.127
=300
26.667
.314
25.762
27.571
3. DOMAN * MATDO
Dependent Variable: TGBT
DOMAN
MATDO
Mean
Std. Error
99% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Upper Bound
=28
=100
24.667
.544
23.100
26.233
=200
23.000
.544
21.433
24.567
=300
26.000
.544
24.433
27.567
=32
=100
22.667
.544
21.100
24.233
=200
24.667
.544
23.100
26.233
=300
25.333
.544
23.767
26.900
=35
=100
26.333
.544
24.767
27.900
=200
25.000
.544
23.433
26.567
=300
28.667
.544
27.100
30.233
Post Hoc Tests
DOMAN
Multiple Comparisons
(I) DOMAN
(J) DOMAN
Mean Difference (I-J)
Std. Error
Sig.
99% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Tukey HSD
=28
=32
.3333
.44444
.737
-1.1448
1.8115
=35
-2.1111(*)
.44444
.000
-3.5892
-.6330
=32
=28
-.3333
.44444
.737
-1.8115
1.1448
=35
-2.4444(*)
.44444
.000
-3.9226
-.9663
=35
=28
2.1111(*)
.44444
.000
.6330
3.5892
=32
2.4444(*)
.44444
.000
.9663
3.9226
LSD
=28
=32
.3333
.44444
.463
-.9460
1.6126
=35
-2.1111(*)
.44444
.000
-3.3904
-.8318
=32
=28
-.3333
.44444
.463
-1.6126
.9460
=35
-2.4444(*)
.44444
.000
-3.7238
-1.1651
=35
=28
2.1111(*)
.44444
.000
.8318
3.3904
=32
2.4444(*)
.44444
.000
1.1651
3.7238
Dependent Variable: TGBT
Based on observed means.
* The mean difference is significant at the .01 level.
Homogeneous Subsets
TGBT
DOMAN
N
Subset
1
2
1
Tukey HSD(a,b)
=32
9
24.2222
=28
9
24.5556
=35
9
26.6667
Sig.
.737
1.000
Duncan(a,b)
=32
9
24.2222
=28
9
24.5556
=35
9
26.6667
Sig.
.463
1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
Based on Type III Sum of Squares
The error term is Mean Square(Error) = .889.
a Uses Harmonic Mean Sample Size = 9.000.
b Alpha = .01.
MATDO
Multiple Comparisons
Dependent Variable: TGBT
(I) MATDO
(J) MATDO
Mean Difference (I-J)
Std. Error
Sig.
99% Confidence Interval
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Upper Bound
Lower Bound
Tukey HSD
=100
=200
.3333
.44444
.737
-1.1448
1.8115
=300
-2.1111(*)
.44444
.000
-3.5892
-.6330
=200
=100
-.3333
.44444
.737
-1.8115
1.1448
=300
-2.4444(*)
.44444
.000
-3.9226
-.9663
=300
=100
2.1111(*)
.44444
.000
.6330
3.5892
=200
2.4444(*)
.44444
.000
.9663
3.9226
LSD
=100
=200
.3333
.44444
.463
-.9460
1.6126
=300
-2.1111(*)
.44444
.000
-3.3904
-.8318
=200
=100
-.3333
.44444
.463
-1.6126
.9460
=300
-2.4444(*)
.44444
.000
-3.7238
-1.1651
=300
=100
2.1111(*)
.44444
.000
.8318
3.3904
=200
2.4444(*)
.44444
.000
1.1651
3.7238
Based on observed means.
* The mean difference is significant at the .01 level.
Homogeneous Subsets
TGBT
MATDO
N
Subset
1
2
1
Tukey HSD(a,b)
=200
9
24.2222
=100
9
24.5556
=300
9
26.6667
Sig.
.737
1.000
Duncan(a,b)
=200
9
24.2222
=100
9
24.5556
=300
9
26.6667
Sig.
.463
1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
Based on Type III Sum of Squares
The error term is Mean Square(Error) = .889.
a Uses Harmonic Mean Sample Size = 9.000.
b Alpha = .01.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV NHU Y LC.doc