Tài liệu Đề tài Ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô lên thị trường chứng khoán Việt Nam: Mục lục
Giới thiệu đề tài
Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán (TTCK)
1. Các khái niệm . ........................................................................................ 4
1.1 Chứng khoán ................................................................................. 4
1.2 Thị trường chứng khoán .... ........................................................... 4
2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.
2.1 Chức năng của TTCK .................................................................. 4
2.2 Nguyên tắc hoạt động .... ............................................................... 6
2.3 Các thành phần tham gia TTCK ..................................................... 7
Chương 2: Các nhân tố vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Hệ thống chính sách ................................................................................ 9
2. Pháp luật ....................................................................................
50 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô lên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Giới thiệu đề tài
Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán (TTCK)
1. Các khái niệm . ........................................................................................ 4
1.1 Chứng khoán ................................................................................. 4
1.2 Thị trường chứng khoán .... ........................................................... 4
2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.
2.1 Chức năng của TTCK .................................................................. 4
2.2 Nguyên tắc hoạt động .... ............................................................... 6
2.3 Các thành phần tham gia TTCK ..................................................... 7
Chương 2: Các nhân tố vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Hệ thống chính sách ................................................................................ 9
2. Pháp luật .................................................................................................. 12
3. Lạm phát .................................................................................................. 14
4. Lãi suất .................................................................................................... 21
5. Tỷ giá hối đoái ........................................................................................ 29
Chương 3: Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 dưới tác động
của các nhân tố vĩ mô............................................................................................ 36
Chương 4: Kiểm định sự phù hợp của mô hình tuyến tính giữa Vnindex và các
nhân tố vĩ mô......................................................................................................... 38
Kết luận
Tài liệu tham khảo
2GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài:
Thị trường chứng khoán (TTCK) của Việt Nam nhìn chung vẫn còn non trẻ
với 10 năm hoạt động. Tuy vậy, nó đã có những bước phát triển nhanh
chóng, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước, là kênh huy
động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp giúp đánh giá giá trị doanh nghiệp
và tình hình kinh tế, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, trở thành
tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây những biến động của các nhân tố của môi trường kinh tế vĩ mô
đã tác động rất lớn đến TTCK làm cho TTCK trải qua nhiều cơn biến động
mạnh và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
Chính vì thế, để nhận thấy rõ những ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô, nhóm
đã chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô lên TTCK Việt
Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ về những ảnh hưởng của các nhân
tố của môi trường kinh tế vĩ mô tới TTCK Việt Nam trong thời gian qua đặc
biệt là những năm khủng hoảng kinh tế gần đây.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp thu nhập thông tin từ sự quan
sát, sách báo, giáo trình, thu nhập số liệu thực tế và dựa trên số liệu để rút ra
kết luận. Đồng thời sử dụng mô hình hồi quy OLS để kiểm định sự phụ
thuộc tuyến tính của chỉ số Vnindex đối với các nhân tố vĩ mô.
3Đối tượng nghiên cứu:
Ảnh hưởng của các yếu tố của môi trường vĩ mô đến TTCK nói chung và
TTCK năm khủng hoảng kinh tế 2008 nói riêng.
Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu những tác động của các yếu tố trong môi trường kinh tế vĩ mô
gồm yếu tố lạm phát, lãi suất, tỉ giá hối đoái, chính sách, lạm phát, lên thị
trường chứng khoán. Chạy mô hình OLS với các số liệu của chỉ số Vn-
Index, lãi suất chiết khấu, tỉ giá hối đoái, CPI từ 2006-2008 để ước lượng
mối quan hệ tuyến tính giữa các biến vĩ mô (biến phụ thuộc) với biến chỉ số
VN-Index.
Đóng góp của đề tài:
Đề tài nghiên cứu làm rõ những ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô lên thị trường
chứng khoán. Thông qua đó, giải thích được tốt hơn những biến động của thị
trường chứng khoán trong khoảng thời gian gần đây.
Hướng phát triển của đề tài:
Tuy nhóm có chạy mô hình các nhân tố tác động lên thì trường chứng khoán
nhưng mô hình này còn tồn tại nhiều thiếu sót. Những thiếu sót này cũng
được làm rõ trong bài nghiên cứu và nếu được khắc phục trong những bài
nghiên cứu sau thì việc dự đoán sự thay đổi của thị trường chứng khoán sẽ
trở nên chính xác hơn.
4Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán
1. Các khái niệm
1.1 Chứng khoán:
Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ
sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc
quyền sở hữu.
1.2. Thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan
niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và
dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua
mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị
trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành
ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán
chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại
chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.
2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của TTCK
2.1. Chức năng của TTCK
2.1.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn
rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần
mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các
địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
52.1.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các
cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác
nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa
chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
2.1.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu
thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh
khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người
đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK
hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng
khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
2.1.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh
một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động
của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi
trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích
thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
2.1.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ
mô:
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy
bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở
rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy
các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ
biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện
các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và
6bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và
quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính
sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho
sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
2.2. Các nguyên tắc hoạt động của TTCK:
2.2.1. Nguyên tắc cạnh tranh:
Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng
khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ
cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình
cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán
theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng
cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả
được hình thành theo phương thức đấu giá.
2.2.2. Nguyên tắc công bằng:
Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ
những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong
việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó.
2.2.3. Nguyên tắc công khai:
Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây dựng
trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát
hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên
và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các
công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan.
2.2.4. Nguyên tắc trung gian:
Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông
qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp,
7các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà
bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi
giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các
khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các
giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
2.2.5. Nguyên tắc tập trung:
Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị
trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước
và các tổ chức tự quản.
2.3 Các thành phần tham gia TTCK:
2.3.1. Nhà phát hành:
Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình
thức phát hành các chứng khoán.
2.3.2. Nhà đầu tư:
Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Gồm có:
Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua
bán trên TTCK với mục đích kiếm lời.
Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng
khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn tại dưới
các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, Quỹ lương hưu, công ty
tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.
82.3.3. Các công ty chứng khoán:
Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận
một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư,
bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh.
2.4.4. Các tổ chức có liên quan đến TTCK:
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt nam.
Sở giao dịch chứng khoán là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban
hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng
khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCK
.Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh
giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo
những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát
hành cụ thể.
9Chương 2: Sự ảnh hưởng của một vài nhân tố vĩ mô lên thị trường
chứng khoán Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều các nhân tố có ảnh hưởng đến thị
trường chứng khoán. Chúng có thể tác động riêng rẽ, có thể kết hợp với nhau
làm cho thị trường chúng khoán có những biến động hết sức phức tạp. Tuy
nhiên trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ chọn ra một số những
nhân tố chính tác động mạnh mẽ nhất lên thị trường chứng khoán để phân
tích.
1. Hệ thống chính sách:
Đối với một quốc gia, trong nền kinh tế thị trường thì vai trò điều tiết của
Chính Phủ là rất to lớn. Với vai trò hành pháp, Chính Phủ ban hành các
chính sách để đảm bảo sự quản lý của mình sao cho phù hợp và góp phần
phát triển kinh tế theo các mục tiêu. Để thực hiện việc này, Chính phủ có các
công cụ quản lý vĩ mô của mình, đó là Chính sách tiền tệ, Chính sách tài
khóa, Chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thu nhập mà trong đó Chính
sách tiền tệ và tài khóa giữ vai trò quyết định.
Thị trường chứng khoán, kênh huy động vốn quan trọng của Chính phủ, chịu
ảnh hưởng rất mạnh mẽ của hệ thống chính sách, nó ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động của các Doanh nghiệp cũng như các các tổ chức tín dụng. Mỗi sự
thay đổi của chính sách kéo theo đó là sự mất cân bằng trong nguồn vốn hay
nói cách khác, nó tác động lên nguồn vốn, ảnh hưởng sự hoạt động của thị
trường chứng khoán. Ở nước ta, mặc dù là nền kinh tế thị trường nhưng chịu
sự giám sát và quản lý rất chặt chẻ của Chính phủ mà TTCK cũng không
ngoại lệ, chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ thống chính sách từ Chính Phủ.
Một chính sách tác động trên nhiều khía cạnh nền kinh tế không chỉ riêng đối
với TTCK, tuy nhiên điều mà nó mang lại cho TTCK là không nhỏ chút nào.
10
Chúng ta biết rằng vai trò của TTCK đó là huy động vốn đầu tư cho nền kinh
tế. Một chính sách phù hợp với tình hình cũng như đều kiện kinh tế hiện thời
sẽ tạo đà tâm lý vững vàng cho các nhà đầu tư cũng như giúp thị trường có
mức tăng trưởng tốt. Ngược lại, một chính sách sai lầm, không phù hợp sẽ
gây ra những phản ứng không tốt cho thị trường. Thêm vào đó sự không phù
hợp của chính sách sẽ kéo theo đó hệ quả to lường đối với nền kinh tế.
Chẳng hạn Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh thị
trường đang giảm điểm, nguồn tiền vào thị trường đang khan hiếm thì với
chinh sách như thế sẽ càng làm TTCK đi xuống mà thôi. Tuy nhiên đó chỉ là
giả dụ, trong thực tế thì không Chính phủ nào lại làm thế. Một chính sách đôi
khi được các nhà đầu tư xem như là vấn đề “hot” mà họ quan tâm hơn hết so
với các vấn đề khác. Lấy trường hợp vào những tháng đầu năm 2008, sau khi
ăn Tết Nguyên Đán xong, với sự mong đợi cũng như dự đoán về một năm tốt
lành cho chứng khoán Việt Nam, TTCK VN đã quay đầu giảm điểm trái với
những dự đoán trước đó. Lạm phát kỷ lục, thâm hụt thương mại lớn dẫn đến
sự mất cân đối trong tài chính vĩ mô khiến Chính phủ phải thắt chặt tiền tệ,
cùng với đó là quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng Trái phiếu bắt buộc đối
với các Ngân hàng nhưng không được sử dụng vay tái cấp vốn, đồng thời
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11%, qua đó số tiền các Ngân hàng cần phải có
ít nhất là 23.000 tỷ đồng và thời điểm phát hành đợt trái phiếu này là
17/3/2008. Với thời gian ngắn cùng với việc phải huy động một số tiền lớn,
các Ngân hàng đã đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường, áp dụng các biện
pháp như hạn chế cho vay (bao gồm vay đầu tư chứng khoán), tập trung thu
nợ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến TTCK Việt Nam, một số tiền lớn bị
rút khỏi thị trường tạo sự khan hiếm vốn trong TTCK, các doanh nghiệp
cũng trong tình trạng thiếu hụt vốn để thực hiện các dự án đầu tư của mình,
tính thanh khoản của thị trường đã giảm đáng kể.
11
Qua ví dụ trên, thoạt nhìn ta tưởng như rằng chính sách đưa ra là để làm
giảm điểm thị trường nhưng mục đích sâu xa vẫn là hướng đến nền kinh tế.
Chính sách được Chính phủ đưa ra là để điều chỉnh, ổn định vĩ mô nền kinh
tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lí, tuy nhiên thì dù trong trường hợp nào đi
chăng nữa thì chinh sách vẫn ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán. Có thể
Chính sách mục đích là ngăn chặn sự suy giảm trì trệ của nền kinh tế, là để
kìm hãm lạm phát, nguy chặn khủng hoảng nhưng lại không mang những
dấu hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán (như ví dụ trên).
Để giải thích cho điều trên, chúng ta có thể quay về khoảng đầu năm 2007,
sau khi kết thúc năm 2006, một năm được các nhà phân tích xem là năm
thăng hoa của TTCK nước ta. Chúng ta hãy xem xét chỉ thị số 03, được
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 28/5/2007 và có hiệu lực thi
hành từ đầu tháng 7/2007, Chỉ thị 03 với nội dung chính là quy định giới hạn
các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn cầm cố bằng cổ phiếu để đầu
tư CK dưới 3%. Đặc biệt, khi NNHN có văn bản hướng dẫn và nói rõ tỷ lệ
đó phải được giảm xuống với thời hạn cuối cùng là 31/12/2007. Điều này
cũng đã có những tác động đáng kể đến TTCK. Với TTCK Việt Nam mới ở
giai đoạn đầu phát triển, các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn. Vốn đầu
tư trên TTCK có sự lưu thông chặt chẽ với hệ thống ngân hàng. Đó là vốn
vay từ cầm cố cổ phiếu, từ các tài sản đảm bảo khác: nhà đất, sổ tiết kiệm, xe
ôtô, tín chấp bằng lương, tín chấp khác... Đó là nguồn tiền gửi tiết kiệm
tại NHTM rút ra để đầu tư Chứng khoán... nên quyết định hành chính của
Chỉ thị 03 đột ngột và mang nặng tính hành chính đã tác động không nhỏ đến
diễn biến TTCK. (theo báo Vietnamnet) và sau đó, chỉ thị này đã được sửa
đổi sao cho phù hợp với điều kiện cũng như tình hình thực tế của TTCK
(quyết định 03/2008 QĐ-NHNN) vào đầu tháng 2/2008.
12
TTCK có những đợt giảm điểm mạnh từ tháng 5 cho đến tháng 9/07, tức là
thời điểm chỉ thị 03/2007 được công bố (chưa có hiệu lực) cho thấy ảnh
hưởng của Chính sách mạnh mẽ như thế nào. Nhưng tại sao TTCK lại tăng
mạnh và đạt đến đỉnh vào tháng 10/2007 và sau khi chính sách được sửa đổi,
Vn-Index lại diễn biến là một chuỗi giảm giá liên tục. Vậy có liệu chăng ảnh
hưởng của chính sách lúc này là không đáng kể?
Vậy có thể nói rằng Chính sách có tác động rất mạnh mẽ nhưng nguyên nhân
chính khiến thị trường giảm điểm mạnh chưa chắc phải là do tác động của
chính sách.
2. Hệ thống pháp luật
Pháp luật thể hiện bản chất của Nhà nước đặt ra nó, là công cụ quản lý xã hội
của Nhà nước. Mang tính chất bắt buộc, đã là công dân của một nước thì
phải sống và tuân theo Pháp luật của nước đó. Trong nền kinh tế thị trường
bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau và để quản lý hết một tổng
thể to lớn, Nhà nước có mỗi sắc lệnh riêng cho từng lĩnh vực (hệ thống hành
lang Pháp lý) tuy nhiên cho dù có nhiều sắc lệnh, nhiều hình thức thì chúng
đều có mối liên hệ nhất thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, không độc
lập, tức là ngành này đôi khi hoạt động dựa trên và chịu ảnh hưởng của Luật
ngành khác.
Như đã trình bày ở trên, TTCK là kênh huy động vốn trong nền kinh tế,
không chỉ huy động nguồn vốn trong nước mà còn ở ngoài nước cho nên liên
quan đến rất nhiều các ngành nghề và lĩnh vực khác trong xã hội, do đó một
hệ thống pháp luật được xây dựng hợp lý và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu
tư là điều kiện tốt cho TTCK phát triển bền vững
13
Ở nước ta, hệ thống Pháp Luật vốn không ổn định, được thay đổi và bổ sung,
sửa đổi thường xuyên. Điều nay ảnh hưởng tới TTCK. Khi một bộ Luật bị
thay đổi và sửa chửa, các tổ chức nước ngoài cũng như nhà đầu tư ngoài
nước sẽ cho rằng môi trường đầu tư tại nước ta là thiếu ổn định, liệu họ có
muốn đầu tư vào thị trường mà rủi ro từ thay đổi trong pháp luật là điều
không thể đoán trước được. Một hệ thống pháp lý ổn định sẽ giúp thị trường
thu hút đầu tư nước ngoài bởi “sợi dây” ngăn cách các nhà đầu tư nước ngoài
đó chính là hành lang pháp lý. Còn đối với các chủ thể trong nước, những
người trực tiếp chịu sự ảnh hưởng này thì ảnh hưởng từ điều này là không
biết như thế nào được. Tuy nhiên đây chỉ là xét trên mặt tiêu cực, sự thay đổi
trong hệ thống Pháp Luật ở mặt tích cực thì điều mang nó mang lại là dấu
hiệu khả quan cho TTCK.
Có thể thấy rằng, TTCK nước ta chịu ảnh hưởng của khá nhiều Luật, từ Luật
Thương mại cho đến Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp.... mỗi bộ Luật đều ảnh
hưởng theo cách riêng của nó và chung quy lại đều tác động đến giao dịch
của các nhà đầu tư. Là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở nước ta so với thế
giới cũng như con yếu kém trong khâu quản lý và điều hành hoạt động, tính
ổn định của hệ thống pháp luật là điều rất quan trọng trong quá trình phát
triển của TTCK
Với sự xuất hiện của Luật chứng khoán, khung pháp lý cho hoạt động đầu tư
trên thị trường tài chính nước ta đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều
điều bất cập đó là sự điều hành theo cơ chế mệnh lệnh hành chính, điều này
không đúng với tiêu chuẩn cũng như yêu cầu khi tham gia nền kinh tế thị
trường. Tuy nhiên điều này đã chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của chính phủ
trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thông thoáng cho các nhà
đầu tư nước ngoài
14
Năm 2007, Luật thuế TNCN được thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày
1/1/2009 nhưng ảnh hưởng của nó đối với thị trường chứng khoán đã đậm
nét trong năm 2008, đặc biệt vào những tháng cuối năm. Đây là lần đầu tiên
thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế. Về
chính sách, đây là một trong những bộ luật thu hút sự chú ý của dư luận
nhiều nhất từ trước tới nay (trước đó là Luật thuế Giá trị gia tăng). Hàng
nghìn ý kiến bình luận, góp ý, đồng thuận, phản đối liên tục được phản ánh
trong nửa cuối năm 2008. Trong đó, nổi bật là sự lo ngại và phản ứng từ
nhiều nhà đầu tư chứng khoán, khi họ đặt chính sách này trong bối cảnh khó
khăn của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng.
Đối với các quốc gia phương Tây và một số nước phát triển khác, việc đánh
thuế Thu nhập được tiến hành rấtt thuận tiện. Ở nước ta thì khác, việc ban
hành sắc Thuế này gặp trở ngại rất lớn vì đây vừa là một sắc Thuế mới vừa
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân nói chung và nhà đầu tư
trong TTCK nói riêng.
Cuối năm, những đề xuất về việc giãn thời gian thực hiện luật thuế này trở
thành một điểm nóng thu hút sự chú ý và hy vọng của giới đầu tư, nhưng
việc thực hiện vẫn theo lộ trình Quốc hội đã định.
3. Lạm phát và thị trường chứng khoán
3.1. Định nghĩa:
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm
cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên.
Lạm phát có những đặc trưng:
Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng
tiền mất giá.
15
Mức giá cả chung tăng lên.
Khi tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả (thường
dùng nhất là chỉ số giá tiêu dùng CPI ).
3.2. Phân loại lạm phát:
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên
các nhà kinh tế thường dựa vào tỉ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm
phát ra làm ba mức độ khác nhau:
2.1 Lạm phát vừa phải:
Loại lạm phát một con số, tỉ lệ tăng giá thấp dưới 10% /năm. Đồng tiền mất
giá không lớn, chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh. Mọi người
vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2.2 Lạm phát cao (còn gọi là lạm phát phi mã):
Loại lạm phát hai hay ba con số, tức trong khoảng 10%/-100%năm. Lạm
phát phi mã trong một thời gian dài sẽ gây những biến dạng kinh tế nghiêm
trọng, đồng tiền mất giá nhanh, gây ảnh hưởng rất lớn trên thị trường chứng
khoán. Cụ thể, lạm phát cuối năm 2007 lên đến hai con số là 12,6% và
khoảng đầu năm 2008 là 23% đã tác động rất lớn đến thị trường chứng
khoán, giá cổ phiếu tuột dốc trong một thời gian dài làm cho các doanh
nghiệp và các nhà đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn.
2.3 Siêu lạm phát:
Lạm phát trên ba con số, tức tỉ lệ lạm phát lên đến hàng ngàn %, người ta ví
nó như một căn bệnh ung thư chết người, có tác động rất lớn đến nền kinh tế
cũng như là TTCK, bị chìm trong sự khủng hoảng vì khi đó tiền tệ không
16
thực hiện chức năng trao đổi vì không ai muốn bán hàng để nhận lấy những
đồng tiền vô giá trị.
3.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
Ở Việt Nam, TTCK chưa hẳn là thước đo sức khỏe của nền kinh tế bởi vì
trên TTCK có nhiều ngành mà các doanh nghiệp niêm yết chưa phải là
doanh nghiệp đầu ngành để có thể đại diện cho ngành đó như ngân hàng,
viễn thông… Nhiều ngành mũi nhọn trong nền kinh tế vẫn còn do Nhà nước
nắm giữ, số lượng người tham gia TTCK vẫn còn ít. Tuy nhiên với bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay, TTCK Việt Nam vẫn có sự tương quan khá rõ nét với
sự phát triển kinh tế, xã hội. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của nền
kinh tế cũng ảnh hưởng đến TTCK. Do đó, những nguyên nhân gây ra lạm
phát cũng tương quan với những nguyên nhân gây suy giảm TTCK.
Hiện nay Việt Nam đang phải chịu đồng thời bốn dạng lạm phát do những
nguyên nhân sau:
Lạm phát do tiền tệ: là một lượng cung tiền lớn đã được đưa vào lưu thông.
Chẳng hạn do NHTW tung nội tệ ra để mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng
tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước, hay do chỉnh phủ thục hiện
chính sách nới lỏng tiền tệ, lúc này tiền được bơm ra để giúp vốn cho các
Doanh nghiệp, hoặc chinh phủ in tiền để bù đắp khoản thâm hụt ngân sách
của mình....
Lạm phát do cầu kéo (demand - pull inflation ): xảy ra khi mức tổng cầu tăng
trong khi tổng cung không đổi hay nhanh hơn so với mức cung. Lúc đó một
lượng tiền lớn được dùng để mua một lượng hàng hóa không tương xứng
làm cho giá cả tăng lên. Chênh lệch giữa cung cầu càng lớn thì giá càng tăng
nhiều
17
Lạm phát do chi phí đẩy (Cost – push inflation): xảy ra do tăng chi phí và có
thể phát triển ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực thấp. Vì tiền
lương (tiền công ) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền
lương không phù hợp với tăng trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá
trình lạm phát vì lúc này để bảo toàn mức lợi nhuận, các xí nghiệp tăng giá
thành sản phẩm làm cho mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên.
Lạm phát “ngoại nhập”: do giá các sản phẩm trên thị trường thế giới tăng
ảnh hưởng đến giá sản phẩm trong nước.
Ngoài bốn nguyên nhân trên, còn có một nhân tố khác góp phần tăng áp lực
lên lạm phát, đó là đầu cơ, cố tình làm tăng giá để thu lợi.
Để thấy rõ mối tương quan giữa lạm phát và chứng khoán, ta sẽ đi sâu vào
phân tích sự tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán như thế nào.
3.4. Tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán:
Giá cả và lạm phát tăng cao ở nước ta thường do nhiều nguyên nhân khác
nhau và mỗi nguyên nhân lại chiếm ưu thế trong từng thời kỳ nhất định. Khi
lạm phát xảy ra, giá cả của nền kinh tế tăng lên (được biểu hiện qua CPI).
Như đã nói ở trên, các nước trên thế giới thường dùng chỉ số giá tiêu dùng
CPI để đo lường lạm phát. Thông thường, CPI ôn hòa ổn định ở mức khoảng
5% là điều kiện lí tưởng để TTCK hoạt động bình thường, tránh các đợt biến
động mạnh trong giả định các nhân tố khác liên quan đến TTCK không đổi.
Nhưng một khi CPI tăng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đếnTTCK.
Trước hết chúng ta hãy nói đến lạm phát do cầu kéo, nó xảy ra khi tổng cầu
tăng trong khi tổng cung không tăng hoặc là tăng chậm hơn tổng cầu. Lúc
đó, để mua một lượng hàng hóa khan hiếm, người tiêu dùng phải chi ra một
lượng tiền lớn, dẫn đến giá cả tăng vọt lên. Điều này khiến nhà đầu tư phải
cân đối lại nguồn tiền để đầu tư và để đảm bảo nhu cầu sống của họ. Do đó
18
sẽ làm một lượng tiền trên TTCK giảm đi, số lượng giao dịch chứng khoán ít
hơn. Chưa kể đối với một số mặt hàng như xăng dầu, giá cả tăng cao sẽ ảnh
hưởng lớn đến người tiêu dùng, chính phủ buộc phải chi tiêu thêm tiền để hỗ
trợ giá cho các doanh nghiệp nhằm ổn định giá bởi xăng dầu ảnh hưởng hầu
hết đến quá trình sản xuất của các DN và người tiêu dùng, điều này làm cho
lượng tiền lưu thông hoạt động trên thị trường tăng lên khiến lạm phát có lý
do tiếp tục tăng. Tình trạng này càng làm nhà đầu tư thêm hoang mang, họ e
dè hơn trong việc đầu tư vào TTCK vì sợ rủi ro cao.
Việc lạm phát do chi phí đầu vào, nguyên vật liệu tăng lên là yếu tố khách
quan, làm cho chi phí sản xuất cũng như vốn đầu tư của nhiều dự án tăng.
Lúc này CPI tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn
với việc phải tăng lãi vay tín dụng, tăng lương, tăng chi phí đầu vào khác, từ
đó làm tăng chi phí sản xuất và giá bán đầu ra. Điều này làm giảm lợi nhuận
kinh doanh và lợi tức cổ phiếu, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và có
nguy cơ đổ vỡ các kế hoạch, hợp đồng kinh doanh nhiều hơn… Bên cạnh đó,
các báo cáo tài chính của doanh nghiệp kém sáng sủa nên làm cho chứng
khoán của các doanh nghiệp kém hấp dẫn đi, đồng nghĩa với việc giảm sút
nhiệt tình đầu tư và sự sôi động của TTCK. Ngoài ra, chi phí đầu vào tăng
làm vốn đầu tư của nhiều dự án tăng, mà chất lượng của dự án không cao do
đầu tư kém hiệu quả dẫn đến tỷ suất sinh lợi của dự án thấp. Tất yếu làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, có khi dẫn đến nguy cơ phá sản. Điều này
làm niềm tin của nhà đầu tư vào các doanh nghiệp thực hiện dự án và cả các
cơ quan quản lý giảm xuống đáng kể. Khi đó các nhà đầu tư sẽ có xu hướng
tháo chạy ra khỏi thị trường để bảo vệ vốn của mình, góp phần đẩy giá
chứng khoán của doanh nghiệp xuống thấp, làm cho thị trường chứng khoán
mất điểm mạnh.
19
Trong thời đại toàn cầu hóa, yếu tố ngoại nhập đóng vai trò rất lớn, ảnh
hưởng đến nền kinh tế. Việc giá cả các sản phẩm trên thị trường thế giới tăng
ảnh hưởng đến những mặt hàng có nguyên vật liệu phải nhập khẩu, dẫn đến
giá cả chung của nền kinh tế tăng, gây ra lạm phát “ngoại nhập”. Điển hình
là lạm phát những tháng cuối năm 2007, đầu năm 2008, giá xăng dầu thế giới
tăng…, giá các kim loại cũng tăng điển hình là thép. Khi đó chi phí đầu vào
của các DN tăng, tuy giá cả đầu ra tăng nhưng không kịp so với chi phí đầu
vào, khiến cho lợi nhuận của DN sụt giảm. Đối với một số DN lớn hoặc các
DN sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, tuy họ có thể tăng tương ứng
giá bán để bù lại việc tăng giá của các nguyên liệu đầu vào vì không sợ sụt
giảm lượng cầu, tuy nhiên nếu điều này được các DN lạm dụng quá cao sẽ
khiến lạm phát càng trở nên trầm trọng thêm mà thôi.
Xét trên yếu tố lạm phát do lượng cung tiền lưu thông bên ngoài tăng quá
mức, nhìn trên lý thuyết thì chúng ta có thể tưởng như rằng thị trường chuẩn
bị đón nhận một lượng vốn nữa, tuy nhiên khi một lượng tiền tệ được tung ra
quá mức trong lưu thông, làm cho đồng tiền bị mất giá, người dân không
muốn giữ tiền mặt hay gửi tiền vào ngân hàng, cũng như họ không muốn đầu
tư vào chứng khoán mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ…
(tức họ chuyển sang một kênh đầu tư khác) khiến một lượng vốn nhàn rỗi
đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản “chết”. Lúc này nhà đầu tư
không còn mặn mà với chứng khoán nữa khi mà chỉ số lạm phát cao hơn
mức sinh lợi khi mua cổ phiếu. Tình trạng này dẫn đến việc thiếu vốn đầu tư,
dòng tiền đổ vào TTCK giảm sút, ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng, mở
rộng sản xuất của các doanh nghiệp vốn xem nguồn vốn từ TTCK là một
nguồn quan trọng trong các dự án cũng như cho quá trình hoạt động sản xuấ
của mình, dẫn đến giá chứng khoán của doanh nghiệp niêm yết sụt giảm.
Thêm nữa việc các nhà đầu tư cũng không muốn bỏ tiền của mình vào việc
mua chứng khoán vì đồng tiền đang mất giá làm TTCK càng ảm đạm hơn,
20
việc thiếu vốn vào thị trường, tính thanh khoản thị trường từ đó cũng giảm.
Trên TTCK, tính thanh khoản có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư, từ
đấy làm cho chỉ số VN-index giảm khi mà các giao dịch diễn ra không mấy
sôi động do tâm lý e sợ các nhà đấu tư. Nói một cách khác, vì lạm phát tăng
cao do việc cung tiền quá mức khiến đầu tư chứng khoán không còn là kênh
sinh lợi đáng mong đợi của các nhà đầu ttư nữa.
Ngoài ra, hiện tượng đầu cơ cũng góp phần tăng áp lực lên TTCK trong thời
kì lạm phát. Năm 2007, VN có những mặt hàng đã sản xuất đủ cho nhu cầu
trong nước cũng như ngoài nước nhưng biện pháp quản lý không tốt đã bị
các nhà đầu cơ đẩy giá lên để trục lợi như trường hợp đầu cơ giá gạo…. Điều
này làm các nhà đầu tư mất niềm tin. Các doanh nghiệp khi đó phải tăng chi
phí quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh, với các doanh nghiệp quản lý kém
dẫn đến lỗ, thậm chí phá sản. Các nhà đầu tư lúc đó sẽ thu hồi vốn về đề
phòng rủi ro có thể gặp phải từ các doanh nghiệp này. Trên thị trường chứng
khoán lúc đó, cung chứng khoán sẽ nhiều hơn cầu, dẫn đến giá chứng khoán
giảm, gây bất lợi cho TTCK.
Nói tóm lại, khi lạm phát tăng cao do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra cũng là
lý do khiến TTCK suy giảm. Việc lạm phát tăng cao, không được khống chế
sẽ làm cho nhà đầu tư mất niềm tin và họ sẽ không dám đầu tư trên TTCK do
sợ rủi ro. Hậu quả là các doanh nghiệp khó huy động thêm vốn cđưa vào
hoạt động sản xuất kinh doanh do TTCK mất đi tính thanh khoản, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tăng trbưởng kinh tế. Còn TTCK sẽ mất đi ý nghĩa của nó
là một kênh huy động vốn của các tổ chức kinh tế và của cả Nhà nước. Chưa
kể những hậu quả khác như mất niềm tin của cả nhà đầu tư nước ngoài do
thấy Việt Nam không còn là môi trường đầu tư hấp dẫn.
TTCK Việt Nam còn non trẻ, trong 10 năm hoạt động và các nhà đầu tư
chứng khoán có thói quen “lướt sóng” nên không quan tâm đến lạm phát mà
21
chỉ quan tâm đến giá cả, tình hình của doanh nghiệp mà mình đầu tư. Nhưng
lạm phát có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến TTCK, làm cho TTCK mất
điểm liên tục trong một thời gian dài lạm phát như đã phân tích ở trên. Qua
đó, nếu các nhà đầu chứng khoán cũng như các doanh nghiệp nắm bắt được
những tác động của lạm phát đến TTCK sẽ có những giải pháp làm giảm
thiểu rủi ro cho chứng khoán mà mình nắm giữ và giúp TTCK vẫn phát huy
là kênh huy động tốt cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh
cũng như dự đoán trước những chính sách mà nhà nước ban hành để kiềm
chế lạm phát khiến nhà đầu tư khỏi hoang mang và mất niềm tin.
Lạm phát diễn ra cao trong 2 năm 2007-2008, nó đã gây ra những ảnh hưởng
lớn đến TTCK, làm giá chứng khoán của một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng
bởi lạm phát rớt giá liên tục. Từ năm 2009 đến 10 tháng đầu năm 2010, lạm
phát giảm nhiều so với năm 2007, 2008.
Tôi không thể khuyên gì cho các doanh nghiệp. Chỉ có điều doanh nghiệp
nên đặt biến động giá cả và lạm phát như một biến số thường xuyên, quan
trọng hàng đầu trong kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh của mình,
cả biến động giá “đầu vào” cũng như biến động giá “đầu ra”, cả biến động
thị trường hàng hóa lẫn thị trường tài chính, cả thị trường trong nước và thị
trường nước ngoài để sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp, tránh chỉ kêu
ca trước các biến động đó.
4. Lãi suất
4.1. Khái niệm lãi suất:
Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, là tỷ lệ của
tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất
định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc
22
sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi
tiêu.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng gặp rất nhiều loại lãi suất khác
nhau như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất danh nghĩa - lãi suất
thực, lãi suất trần - sàn. Sự phân biệt các loại lãi suất này dựa trên sự liên
quan đến vai trò công cụ của chính sách tiền tệ, chỉ số lạm phát hoặc kỳ hạn
và rủi ro của mỗi loại chứng khoán. Tuy nhiên một điều quan trọng là hầu
hết các loại lãi suất này đều diễn biến theo nhau.
4.2. Tác động của lãi suất lên thị trường chứng khoán:
Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi (dự
trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ
giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của ngân
hàng trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh
doanh của Ngân hàng thương mại (NHTM) và dự trữ của ngân hàng thường
lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương (NHTU) quy định. Khi tỷ
lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ
lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không
vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí
liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường:
Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì NHTM sẽ
tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho
phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ NHTU mà không phải chịu bất kỳ
thiệt hại nào.
Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các NHTM không thể để
cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí
phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ NHTU với lãi suất cao
23
hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía
khách hàng.
Do vậy, với một lượng tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết
khấu cao hơn lãi suất thị trường, NHTU có thể buộc các NHTM phải dự trữ
tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi
so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Điều này sẽ làm giảm
tính thanh khoản của TTCK. Đồng thời, với một lượng cung tiền hạn hẹp,
TTCK sẽ khó có sự khởi sắc. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống
thì các NHTM có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền
tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền ra thị trường. Điều này, xét về mặt
nào đó có tác động tích cực đến TTCK.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào phân tích ảnh hưởng của sự
thay đổi lãi suất đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam mà cụ thể ở đây là
xem xét sự thay đổi của lãi suất chiết khấu.
Ảnh hưởng của việc gia tăng lãi suất:
Khi NHTU tăng lãi suất chiết khấu, việc này sẽ không tác động ngay lập tức
lên thị trường chứng khoán. Thay vì vậy, lãi suất chiết khấu lại có những tác
động trực tiếp theo cách của riêng nó. Nó khiến cho việc vay tiền của NHTM
từ NHTU trở nên đắt hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng lãi suất chiết khấu không
chỉ dừng lại ở đó, nó còn tạo nên tác động lan truyền ảnh hưởng đến hầu hết
các cá nhân và doanh nghiệp.
Đối với khách hàng tiêu dùng cá nhân:
Khi lãi suât tăng, đối với các cá nhân vay tiền ngân hàng, khoản vốn vay của
họ lúc này sẽ có chi phí cao hơn, thêm vào đó khách hàng cá nhân bị ảnh
hưởng thông qua việc tăng lãi suất của thẻ tín dụng, do đó họ phải tính toán
và xem xét lại một cách kĩ lưỡng khả năng thanh toán nợ và lãi vay để cuối
24
cùng đưa ra các quyết định vay. Điều này sẽ làm hạn chế mức vay nợ xuống
trong khi chi phí tiêu dùng hàng ngày cũng đắt hơn từ đó làm giảm túi tiền
chi tiêu của người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng gián tiếp từ những phản ứng của người tiêu
dùng. Khi người tiêu dùng chi tiêu ít hơn thì dĩ nhiên sẽ dẫn đến doanh thu
và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm tương ứng. Thị trường yếu kém làm cho
hoạt động sản xuất và quy mô của doanh nghiệp không được sử dụng hết
công suất hoặc có thể lượng vốn đầu tư để nâng cấp mở rộng quy mô sản
xuất ít dần đi sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng cao đồng thời doanh thu lại
giảm.
Trong thực tế các doanh nghiệp cũng phải vay tiền từ các tổ chức tính dụng
để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất. Một khi lãi suất tăng lên, tức các
khoản vay từ ngân hàng trở nên đắt hơn thì các doanh nghiệp sẽ có tâm lý
“ngại” vay tiền vì khi này chi phí cao hơn cho các khoản vay. Với một doanh
nghiệp trong thời kỳ tăng trưởng thì điều này có thể tác động nghiêm trọng.
Một số rơi vào tình trạng khó khăn do không chịu nổi tăng giá đầu vào, một
số thì điêu đứng song không tuyên bố phá sản, số còn lại thì cố vay lãi suất
cao để duy trì sản xuất, mà như thế thì độ rủi ro sẽ rất cao. Chi phí cao, để bù
lại khoản tăng thêm này, doanh nghiệp phải tăng giá bán nếu không muốn lợi
nhuận bị giảm hoặc cũng có thể doanh nghiệp buộc phải cắt giảm tối đa chi
phí hoặc phải thu hẹp phạm vi hoạt động. Bên cạnh đó, NHTƯ tăng lãi suất
cũng có thể là đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng
cung tiền ra ngoài thị trường. Lúc này, một số DN nếu muốn tiếp tục có
nguồn vốn đầu tư cho các dự án của mình, có thể “chịu” được mức lãi suất
cao nhưng chưa hẳn đã tiếp cận được nguồn vốn vì lúc này lượng cung tiền
đang bị kiểm soát. Ở Việt Nam có đến 80% doanh nghiệp là các doanh ngiệp
25
vừa và nhỏ, việc chịu chi phí vay cao là đã khó chứ chưa nói đến việc vay
được vốn khi tiền tệ bị thắt chặt. Đối với dòng tiền trực tiếp vào thị trường
chứng khoán, chi phí vốn của nhà đầu tư sẽ cao hơn dù là dưới hình thức vay
mượn trực tiếp hay gián tiếp qua hình thức danh nghĩa khác (qua quỹ đầu
tư......) điều này đồng nghĩa với việc WACC của Doanh nghiệp tăng và lãi
suất phi rủi ro tăng, điều này tác động đến việc định giá cổ phiếu. Giá cổ
phiếu sẽ giảm khi lãi suất chiết khấu tăng.
Vậy với đặc thù nền kinh tế nước ta, việc tăng lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến
việc đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.
Đối với tâm lí nhà đầu tư:
Đối với các nhà đầu tư, điều họ mong muốn vào khoản đầu tư của mình là tối
đa hóa giá trị khoản đầu tư này, điều này phụ thuộc vào lợi tức và giá trị tăng
thêm của nó hay cả hai. Tất nhiên đối với một nhà đầu tư, khi kì vọng về sự
tăng trưởng thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
không như mong đợi, dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp bị "nghi
ngờ" thì sự đánh giá về doanh nghiệp lúc này không còn cao như trước.
Hơn nữa, đầu tư vào cổ phiếu lúc này có thể được xem là rủi ro hơn so với
việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Khi NHTƯ công bố tăng lãi suất chiết
khấu thường sẽ kèm theo là các chứng khoán chính phủ mới được phát hành
thí dụ như trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn. Đây được xem là cơ hội
đầu tư an toàn nhất. Tiếp theo việc tăng lãi suất chiết khấu và lãi suất trái
phiếu chính phủ tăng, để giữ khách hàng các tổ chức tín dụng phải tăng lãi
suất huy động (lãi suất tiền gửi) để cạnh tranh với lãi suất trái phiếu. Việc
gửi tiền với lãi suất cao làm cho các nhà đầu tư “thích thú” hơn việc đầu tư
và chứng khoán vì gửi tiền vào Ngân hàng đối với họ rủi ro ít hơn và lợi
nhuận là nhìn thấy trước mắt và có sẵn. Khi đó lượng tiền nhàn rỗi trong dân
cư và tổ chức sẽ dịch chuyển nhiều về Ngân hàng và Kho bạc, lượng tiền bỏ
26
vào TTCK giảm tức đã gián tiếp kéo VN - Index giảm do tính thanh khoản
lúc này của thị trường là rất thấp.
Lấy ví dụ và những tháng đầu năm 2008, các Ngân hàng khi này đã “đua
nhau” tăng lãi suất tiền gửi có khi lên đến trên 20%/năm khi NHTU gỡ bỏ
mức trần lãi suất. Thị trường chứng khoán liên tiếp đi xuống khiến nhiều nhà
đầu tư không mặn mà với các buổi giao dịch, họ đã rút vốn ra khỏi thị
trường, chuyển sang tính theo mức lãi không kỳ hạn (gửi tiết kiệm 1-3 tháng)
hoặc chuyển dòng vốn sang vàng, bất động sản..... Lãi suất huy động tiền
đồng 14-15% mỗi năm, tiền gửi ngân hàng có lợi nhuận hơn và ít rủi ro hơn,
nên dòng vốn có thể tạm thời rời xa chứng khoán, nhà đầu tư sẽ rút vốn gửi
vào các ngân hàng, khiến cho thị trường sụt mạnh và lâu hơn, đồng thời làm
giảm tính thanh khoản.
Nói một cách tổng quát thì, NHTW tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất phi rủi ro
cũng tăng theo, và do đó tổng tỷ suất sinh lợi đầu tư đòi hỏi cũng sẽ tăng. Do
vậy, nếu phần bù rủi ro đòi hỏi giảm trong khi tỷ suất sinh lợi tiềm năng vẫn
27
như cũ hoặc thậm chí là thấp hơn, thì nhà đầu tư sẽ cảm thấy đầu tư vào cổ
phiếu trở nên rủi ro hơn và kết quả là họ sẽ chuyển tiền của mình vào các
lĩnh vực đầu tư khác.
Đối với chi phí giao dịch ký quỹ:
Với giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư có thể sử dụng tín dụng do công ty chứng
khoán cung cấp, mức tín dụng được bảo đảm bởi tiền mặt hoặc chứng khoán
(được xem như tài sản thế chấp) và nhà đầu tư phải trả lãi suất. Nói cách
khác, nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để mua cổ phiếu. Và nhà
đầu tư chỉ chi ra một phần nhỏ của số tiền để mua cổ phần, số tiền còn lại họ
vay nhà môi giới, trên cơ sở ngắn hạn. Việc tăng lãi suất làm tăng chi phí
trong giao dịch ký quỹ. Khi chi phí tăng, lợi nhuận biên bắt đầu trông kém
hấp dẫn, ít thu hút giới đầu tư tham gia thị trường. Kết quả là khối lượng giao
dịch giảm đi, đồng thời giảm tính thanh khoản cho thị trường.
Ảnh hưởng đến giá cổ phiếu:
Như chúng ta đã biết, một trong những cách để định giá một doanh nghiệp
chính là đưa tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về hiện
tại.
PV(công ty) = PV(dòng tiền kỳ vọng trong tương lai)
Lấy giá trị của doanh nghiệp chia cho số lượng cố phần đang lưu hành ta có
giá trị một cổ phần. Giá chứng khoán thay đổi tuỳ theo các kỳ vọng khác
nhau của nhà đầu tư về công ty ở các thời điểm khác nhau. Do đó mà nhà
đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán cổ phần ở các mức giá khác nhau.
Một khi doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu
tư tăng trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí
vay nợ tăng cao hoặc là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng tiêu thụ ít
sản phẩm thì dòng tiền tương lai được dự đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá
cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống.
28
Bên cạnh đó, lãi suất tăng cũng khiến cho lợi suất kỳ vọng trên thị trường
chứng khoán phải tăng do nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất đầu tư chứng khoán cao
hơn (r tăng lên). Trong bối cảnh này, giá thị trường của cổ phiếu sẽ bị sụt
giảm.
Công thức định giá doanh nghiệp:
PV = +
Khi FCF trong tương lai được dự đoán giảm đi sẽ làm PV hiện tại của công
ty được định giá thấp xuống. Cũng như, khi nhà đầu tư đòi hỏi mức tỉ suất
sinh lợi r cao hơn. Và một khi giá trị công ty bị định giá thấp, giá cổ phần
của công ty cũng sẽ sụt giảm.
Nếu số lượng doanh nghiệp trên TTCK có sự sụp giảm này đủ lớn thì xét
toàn bộ thị trường, chỉ số thị trường chứng khoán sẽ giảm.
Chúng ta vừa phân tích tác động của sự gia tăng lãi suất đến TTCK. Nhìn
chung, lãi suất tăng gây ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp nói
riêng và thị trường chứng khoán nói chung, làm giảm tính thanh khoản của
thị trường, tăng mức tỉ suất sinh lợi đòi hỏi khiến giá chứng khoán sụt giảm
làm cho thị trường chứng khoán kém hấp dẫn đi đối với các nhà đầu tư.
Ngược lại, với lãi suất giảm lại có tác động khá tích cực đối với các doanh
nghiệp niêm yết trên sàn.
Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự
phản ứng tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất
phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu
quả sự dao động của TTCK. Trong trường hợp lãi suất tăng mà đầu tư vào
TTCK mang lại nhiều lãi thì lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm
trọng, lúc này lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng. Qua đây cũng có
thể kết luận rằng lãi suất có tác động gián tiếp làm TTCK chao đảo nhưng
29
một mình nó cũng không thể quyết định toàn bộ diễn biến của thị trường
được.
5. Tỷ giá hối đoái
5.1. Định nghĩa:
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi của hai đồng
tiền giữa hai quốc gia, là giá của một đồng tiền nước này tính bằng một đồng
tiền nước khác.
Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn
vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của
nước kia. Có 2 cách để định nghĩa tỷ giá hối đoái là số lượng ngoại tệ nhận
được khi đổi một đơn vị ngoại tệ, hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi
đổi một đợn vị ngoại tệ.
Ví dụ: khi 1 USD đổi được 20.000 VND, ta có thể nói
e = 20.000VND/USD (1) hoặc e = 1/20.000 USD/VND (2)
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chọn cách định nghĩa (1) tức tỷ giá hối
đoái là giá của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ trong những phần tiếp
theo.
5.2. Phân loại:
5.2.1 Tỷ giá hối đoái chính thức và Tỷ giá hối đoái thị trường.
Tỷ giá chính thức là tỷ giá do NHTW công bố làm cơ sở để hình thành tỷ giá
thị trường. Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành dựa trên quan hệ cung
cầu ngoại hối.
5.2.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế.
30
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái không xét đến tương quan giá
cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước.
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái có xét đến tương quan giá cả giữa hai
nước hoặc tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước.
5.2.3 Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra
Là tỷ giá được niêm yết tại các Ngân hàng thương mại và dùng để giao dịch
mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và khách hàng
Ngoài ra còn có Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản, Tỷ giá mở cửa và tỷ
giá đóng cửa, Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.
5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá:
5.3.1 Quan hệ cung cầu về ngoại tệ:
Nếu xét tiền tệ trên khía cạnh là một hàng hóa thông thường thì giá trị của nó
sẽ được xác định dựa trên mối quan hệ về cung cầu. Và khi đó nếu cung
ngoại tệ mà lớn hơn cầu ngoại tệ, lúc này trên thị trường sẽ dư thừa ngoại tệ,
điều này làm tỷ giá giảm. Ngược lại khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung, tức là thị
trường đang khan hiếm ngoại tệ, điều này sẽ làm tăng tỷ giá lên.
5.3.2 Độ lệch về lãi suất
Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước là yếu tố tiếp theo ảnh huờng đến
TGHĐ. Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của
các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do
tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ
giảm xuống.
5.3.3 Chênh lệch lạm phát giữa các nước
Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền (PPP).
Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng
31
giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá
và ngược lại.
Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác,
chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền,
cán cân thương mại (xuất nhập khẩu), Các hoạt động đầu tư.
5.4. Ảnh hưởng của tỉ giá lên thị trường chứng khoán Việt Nam
Xét về cơ chế tỷ giá, có ba loại cơ chế: tỷ giá thả nổi, tỷ giá cố định và tỷ giá
thả nổi có quản lý. Hiện nay Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã và đang áp
dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý theo nghị định 63/1998/NĐ-CP, trong
đó xác định tỷ giá hối đoái được hình thành dựa trên cung cầu ngoại tệ có sự
điều tiết của Chính phủ. Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình
quân và biên độ dao động (%) cho các tổ chức thương mại kinh doanh ngoại
tệ được quyền thay đổi.
Là một kênh huy động vốn chủ chốt trong nền kinh tế, TTCK huy động vồn
từ mọi nguồn để có dòng tiền đổ vào thị trường và dòng tiền từ các nhà đầu
tư ngoài nước cũng là một trong số đó. TTCK là phương tiện thu hút vốn
nước ngoài thông qua các nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán Việt
Nam. Hiện nay trên TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài với một số
vốn lớn đang chiếm tỷ trọng cao trong các khối lượng giao dịch cũng như có
ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số VN-Index. Mỗi đợt giao dịch của các nhà đầu
tư nước ngoài luôn ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trong nước. Đối với các
nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, điều mà họ quan tâm hơn
hết đó chính là tỷ giá, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền đầu tư của họ.
Nhà đầu tư nước ngoài mong muốn tỷ giá được ổn định và thể hiện đúng giá
trị của VND, tránh rủi ro về tỷ giá khi giải ngân và chuyển tiền ra khỏi Việt
Nam. Khi tỷ giá thay đổi, điều này cũng sẽ làm thay đổi lượng tiền mà họ
đầu tư vào thị trường chứng khoán. Chẳng hạn khi tỷ giá giảm hay đồng nội
32
tệ tăng giá, dòng tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển sang đồng
Việt Nam lúc này sẽ giảm ít hơn so với tỷ giá ban đầu, tức là giá trị dòng tiền
đầu tư của họ ít đi, làm giảm tỷ suất sinh lời dòng tiền đầu tư của họ. Lúc
này đối với họ thay vì đầu tư vào TTCK Việt Nam với tỷ giá thấp, họ sẽ đầu
tư sang một quốc gia khác với tỷ giá làm cho giá trị dòng tiền của họ cao hơn
so với tỷ giá Việt Nam, thậm chí nếu tỷ suất sinh lời bên kênh đầu tư của
quốc gia khác cao hơn họ sẽ rút vốn khỏi TTCK Việt Nam mà điều này đối
với TTCK Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Từ đấy sẽ làm cho
nguồn vốn trong TTCK thiếu hụt, các nhà đầu tư trong nước vốn chịu ảnh
hưởng từ các giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài lúc này cũng e ngại
trong việc tiếp tục bỏ vốn đầu tư vào TTCK, thị trường lúc này sẽ “ảm đạm”
các giao dịch do nhà đầu tư vẫn “ngống trông” thông tin từ thị trường mà
trong đó bao gồm giao dịch từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đây chỉ
là sự so sách dựa trên sự chênh lệch tỷ giá giữa 2 quốc gia. Thực tế cho thấy
rằng mặc dù tỷ giá thấp hơn nhưng với môi trường chính trị ổn định cũng
làm cho họ quay sang đầu tư vào nước ta. Khi đó tỷ giá cần được điều chỉnh
sao cho phù hợp với lợi ích cua nhà đầu tư, từ đó khuyến khích họ tăng
cường đầu tư vào TTCK nói riêng và nước ta nói chung.
Những thay đổi của tỉ giá hối đoái sẽ tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu.
Theo đó, đối với việc điều chỉnh tăng tỉ giá, giá các mặt hàng nhập khẩu khi
chuyển sang VND sẽ cao hơn và điều này gây khó khăn cho các công ty
nhập khẩu trong khi đó, ở chiều hướng ngược lại, các công ty xuất khẩu sẽ
có nhiều thuận lợi trong cạnh tranh vì giá giảm.
Đối với một số quốc gia, khi tăng tỷ giá hoặc cố tình hạ giá đồng nội tệ với
mục đích là kích thích xuất khẩu, qua đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo
việc làm cho người lao động trong nước. Điều này có ảnh hưởng tích cực tới
các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Chúng ta biết rằng trên
33
TTCK Việt Nam hiện nay có hơn 300 công ty niêm yết trên thị trường từ
mọi lĩnh vực, trong đó các công ty xuất nhập khẩu. Việc kích thích xuất khẩu
sẽ làm cho các Doanh nghiệp này đẩy mạnh sản xuất vì khi này hàng hóa của
họ sẽ có sức cạnh tranh hơn về giá cả khi xuất khẩu. Một khi sản lượng tăng,
nếu doanh nghiệp có chiến lược hoạt động tốt thì doanh thu sẽ tăng làm cho
lợi nhuận tăng, qua đó các nhà đầu tư khi nhìn nhận, phân tích các Doanh
nghiệp này sẽ có sự nhận xét khả quan hơn. Với TTCK Việt Nam còn non trẻ
như hiện nay, các nhà đầu tư đa phần nhìn vào lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân chia
cổ tức của Doanh nghiệp làm tiêu chí cho quyết định đầu tư của mình. Việc
lợi nhuận của Doanh nghiệp tăng sẽ có tác động tới quyết định đầu tư của
nhà đầu tư, họ sẽ mua CP của Doanh nghiệp này, qua đó Doanh nghiệp huy
động vốn tốt hơn để tiếp tục mở rộng sản xuất, thực hiện các dự án của mình.
Việc nguồn vốn huy động vào TTCK tăng sẽ kéo theo VN-Index tăng.
Một vấn đề khác cũng cần phải nhắc tới là Việt Nam là một nước mà phần
lớn nguyên liệu đầu vào và máy móc thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp niêm yết đã bị ảnh hưởng không nhỏ do
các đồng tiền khác tăng giá so với tiền đồng. Việc tăng tỷ giá làm cho giá cả
tư liệu sản xuất nhập khẩu tăng cao, từ đó làm cho giá thành sản phẩm sản
xuất trong nước cũng tăng, mặt bằng giá cả trong nước qua đó cũng tăng
theo, gây áp lực lạm phát và ảnh hưởng đáng kể đên TTCK như trong phần
lạm phát chúng tôi đã đề cập.
Trong quí 3 năm 2010 nay, Công ty xi măng Hà Tiên 1 (HT1) đã công bố lỗ
trước thuế 22,3 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 115 tỉ đồng. Nguyên nhân
lỗ theo giải trình của công ty là phần lớn do giá nguyên liệu clinker nhập
khẩu tăng, cùng với tỷ giá tăng 6% so với quí 3 năm ngoái.
Ở chiều hướng ngược lại, việc giảm tỷ giá hay làm tăng giá đồng nội tệ sẽ
làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn, ảnh hưởng đến các doanh
34
nghiệp sản xuất trong nước. Với tâm lý ưa dùng hàng ngọai của người Việt
Nam, việc giá cả hàng hóa nhập rẻ hơn thì người tiêu dung Việt Nam sẽ tiêu
dùng hàng ngoại nhập nhiều hơn so với hàng trong nước. Doanh thu các
Doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ bị giảm đi dáng kể chứ chưa nói tới
việc bị lỗ. Đối với các Doanh nghiệp niêm yết, việc lợi nhuận giảm sẽ ảnh
hưởng tới tâm lý nhà đầu tư của họ, cỏ phiếu của các Doanh nghiệp này trở
nên ảm đạm trong các đợt giao dịch là điều dẽ hiểu. Thêm một yếu tố nữa là
các nhà đầu tư thường có xu hướng “bầy đàn”, việc CP của một Doanh
nghiệp này bị giảm có khi sẽ ảnh hưởng tới các CP của các DN cùng ngành
nghề. Thay vì đầu tư các CP này họ sẽ chuyển sang các mã CP khác có kỳ
vọng về tỷ suất sinh lời dựa trên lợi nhuận của Doanh nghiệp cao hơn.
Trong trung và dài hạn:
Trên nguyên tắc thì việc tăng tỉ giá sẽ kéo đầu tư nước ngoài vào VN tăng
lên vì ngoại tệ bây giờ có giá hơn, đặc biệt là đầu tư gián tiếp (FPI) thông
qua thị trường chứng khoán VN. Nhờ dòng vốn này, tính thanh khoản của thị
trường tài chính sẽ tăng lên một cách đáng kể và sự tham gia tích cực của
nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp phần giúp TTCK trở nên đồng bộ, cân đối và
sôi động hơn khắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí
đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trường này trong thời gian qua. Hơn
nữa, điều kiện và kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng FPI này là sự phát
triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính – chứng khoán, trước hết là các
loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác,
cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định
hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường. Đồng
thời, kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh
tranh thị trường trên TTCK Việt Nam.
35
Qua đó ta có thể dễ dàng nhận thấy tác động tích cực của việc tăng tỷ giá đến
TTCK Việt Nam trong trung và dài hạn.
Như vậy, tác động của sự thay đổi tỷ giá có ảnh hưởng đến TTCK và ảnh
hưởng này là theo 2 chiều khác nhau. Do đó, rất khó để đưa ra nhận xét về
tình hình chung của thị trường khi có sự biến động của tỷ giá, chưa kể đến
việc TTCK còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác.
36
Chương 3: Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 dưới tác
động của các nhân tố vĩ mô.
TTCK Việt Nam năm 2008 giảm gần 70%.
Giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 28/7/2000 với mốc khởi điểm 100, thị
trường bùng nổ từ 300 điểm vào năm 2006 và lên đỉnh điểm vào 12/3/2007
với trên 1000 điểm giao động xung quanh mốc 900 – 1100 điểm trong năm
2007. Năm 2008 xu hướng chủ yếu của TTCK là đi xuống và có thể nói đây
là năm biến động rất lớn của thị trường.
Nguy cơ khủng hoảng kinh tế của Việt Nam vào đầu năm 2008 khi lạm phát
tăng cao đột biến, thâm hụt thương mại trầm trọng và VND đứng trước nguy
cơ bị phá giá mạnh.
Tháng 1 NHNN ra quyết định tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11% và có
hiếu lực từ tháng 2/2008.
Tháng 2, NHNN ra thông báo bắt buộc các NHTM mua 20,3 ngàn tỷ đồng
tín phiếu Chính Phủ với thời hạn 1 năm với lãi suất 7,8%.
37
Cuối tháng 2, NHNN đưa mức trần lãi suất về 12%, các tổ chức tín dụng từ
đấy là chạy đua lãi suất huy động trên thị trường để huy động vốn.
Gần cuối tháng 3, khi thị trường ngày càng đi xuống, Ủy Ban chứng khoán
Nhà nước đã điều chỉnh biên độ dao động giá Cổ phiếu từ +-5% xuống còn
+-1% để thị trường bớt hoảng loạn và sau đó đã tăng lên +-2% vào đầu tháng
4 khi thị trường đã có dấu hiệu ổn định.
Quý II, lãi suất cơ bản tăng lên 14%/năm, lãi suất cho vay trên 21%. NHNH
gỡ bỏ trần lãi suất, giá xăng tăng lên 19.000đ/lít
Trong 6 tháng đầu năm, có thể thấy rằng thị trường đã giảm điểm khá là
mạnh, từ mốc trên 1000 điểm đến tháng 6 chỉ còn trên 300 điểm, một sự sụt
giảm đang kể. Có thể thấy rằng sau một năm phát triển quá nóng, thị trường
đã đi xuống dưới cáp lực hạn chế tín dụng trong nước cũng như các biện
pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ.
Tháng 7 giá dầu thô thế giới tăng cao và đạt kỉ lục. Chính phủ khẳng định
không tăng giá xăng dầu để kiềm chế lạm phát nhưng Chính phủ đột ngột
thông báo tăng giá xăng dầu vài ngày sau đó, điều này làm mất niềm tin của
nhà đầu tư vào các hoạch định của chính sách.
Cuối tháng 7, lạm phát tăng 1,13% so với tháng 6 (cục Thống kê), Lạm phát
đã được kiềm chế, thị trường hồi phục.
Giữa tháng 8, UBCKNN nâng biên độ giao dịch lên +-5%
Cuối tháng 8 trở đi, khi nguy cơ đã được kiểm soát, CPI giảm dưới 1% hàng
tháng, lãi suất cơ bản giảm còn 8,5%/năm, lãi suất cho vay là 12,75%/năm,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm còn 6% nước ta lại đứng trước một khó khăn lớn
hơn và lâu dài hơn, đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính mà theo
nó là đà suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Khi nền kinh tế đã dần được
38
kiểm soát thì ảnh hưởng của đợt khủng hoảng kinh tế tàn cầu đã khiến cho
thị trường tiếp tục giảm.
. Nếu trước đây, việc khối ngoại luôn đi ngược thị trường (mua vào khi thị
trường giảm và bán ra khi thị trường tăng) sẽ góp phần cân bằng lại thị
trường thì nay, khối ngoại liên tục bán ra bất kể thị trường tăng hay giảm.
Trước tình hình thế giới lâm vào khủng hoảng chung, giá các cổ phiếu tại
chính quốc trở nên rẻ hơn so với thị trường Việt Nam, các tổ chức nước
ngoài có xu hướng bảo toàn vốn và rút về nước. Tính riêng 3 tháng cuối năm,
khối ngoại bán ròng hơn 1.730 tỷ đồng cổ phiếu và hơn 27.000 tỷ đồng trái
phiếu. Trong đó dồn dập nhất vào tháng 10, khối ngoại liên tục bán ra trái
phiếu với giá trị bán ròng lên tới 1.000 tỷ đồng/phiên.
Lo sợ một đợt rút vốn ồ ạt của khối ngoại, giới đầu tư trong nước cũng hành
động theo khối ngoại và liên tục bán ra cổ phiếu khiến VN-Index xuống
286,87 điểm ngày 10/12. Chung cuộc, trong năm 2008, khối ngoại vẫn mua
ròng hơn 56 triệu cổ phiếu, đạt giá trị trên 5.800 tỷ đồng.
Diễn biến thị TTCK năm 2008 chủ yếu là đi xuống, qua đó cũng thể hiện rõ
sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô lên thị trường, đòng thời cho thấy tính
chất nhạy cảm của TTCK đối với sức khỏe của nền kinh tế.
39
Chương 4: Kiểm định sự phù hợp của mô hình tuyến tính giữa Vnindex
và các nhân tố vĩ mô
Qua phần trình bày ở các chương trước, chúng tôi đã giới thiệu sơ lược về
TTCK Việt Nam cùng những nhân tố tác động lên thị trường này. Sau tất cả
các phần trình bày đó, có một câu hỏi được đặt ra là liệu nếu biết trước được
sự thay đổi của những nhân tố vĩ mô này thì ta có thể dự đoán trước được sự
thay đổi của VN-index hay không. Nếu là có thì đây sẽ là một bước tiến lớn
vì nếu dự báo được thay đổi của VN-index ta có thể tạo ra một tỉ suất sinh lợi
có độ rủi ro tương đương với của trái phiếu chính phủ tức là bằng 0. Tỉ suất
sinh lợi này có thể lớn hơn rất nhiều so với lãi suất trái phiếu chính phủ nếu
ta sử dụng đòn bẩy tài chính để vay mua một danh mục thị trường khi dự
đoán rằng VN-index trong tương lai sẽ tăng hoặc bán khống danh mục này
khi dự đoán VN-index giảm. Để làm rõ hơn cho những câu hỏi này chúng tôi
có tìm số liệu trong thực tế để kiểm tra thông qua việc chạy mô hình OLS.
Số liệu trong hình 1 là VN-index cùng với tỉ giá, lãi suất và CPI đại diện cho
lạm phát được thu thập theo từng tháng từ năm 2006 đến năm 2008. (CPI
được tính theo mốc là năm 2000).
40
Hình 1:Dữ liệu phân tích.
Chúng tôi kiểm định hàm hồi quy tổng thể ngẫu nhiên:
VNINDEX = a1 + a2 x TIGIA + a3 x LAISUAT +a4 x CPI + Ui (*)
Với Ui là đại lượng ngẫu nhiên
Dùng phần mềm eview hồi quy mô hình trên ta được bảng kết quả hồi quy
như sau:
41
Kết quả này tương đương với mô hình sau:
= -1452,34 +1,019711 xTIGIA – 159,9286 xLAISUAT
+1,483594 xCPI
Đầu tiên ta xét biến giải thích TIGIA, kết quả = 1.019711 có ý nghĩa gì?
Con số 1.019711 ở đây có 2 ý nghĩa, xét về mặt định lượng thì nó có nghĩa là
khi tỉ giá tăng lên 1 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì
VN-index sẽ tăng tương ứng 1.019711 đơn vị. Điều này có vẻ không phù hợp
lắm trong thực tế bởi vì trong tình trạng bình thường của thì trường chứng
khoán, rất khó để VN-index tăng vài điểm trong khi tỉ giá có thay đổi vài
đồng thì cũng không có ý nghĩa gì mấy. Do vậy ta không thể kết luận rằng
nếu tỉ giá tăng lên thêm 5 đồng thì VN-index sẽ tăng thêm 5x1.019711 điểm.
Xét về mặt định tính, > 0, điều này cho thấy tương quan cùng chiều giữa tỉ
giá và VN-index. Như đã nói ở phần trên, tác động của tỉ giá lên thị trường
chứng khoán có 2 mặt. Một mặt, nó sẽ tác động tiêu cực đến thị trường chứng
42
khoán, tuy nhiên điều này chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Mặc khác, trong dài
hạn, tỉ giá tăng sẽ khuyến khích dòng vốn FPI chảy vào TTCK làm thị trường
sôi động hơn, thúc đẩy VN-index tăng điểm và ngược lại. Số liệu trong mô
hình được lấy trong 3 năm đã thể hiện được sự tương tác cùng chiều trong dài
hạn này.
Kiểm định t của giả thuyết H0 : a2 = 0 , H1: a2 # 0 có giá trị t=3.132838 với
p=0,0037 < 5% nên ta bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng biến giải thích TIGIA
không ảnh hưởng đến VNINDEX với mức ý nghĩa 5%
Về biến LAISUAT, có thể dễ dàng nhận thấy là biến này cũng không có ý
nghĩa nhiều về mặt định lượng vì không thể nào khi lãi suất tăng 1% thì VN-
index giảm tới 160 điểm. Xét về mặt định tính thì = -159.9286 < 0 thể hiện
khi lãi suất tăng thì VN-index giảm. Điều này đã được trình bày ở các
chương trước. Giá trị kiểm định t với giả thuyết H0: a3=0 ; H1: a3 # 0 có
p=0.0002 < 5% nên ta bác bỏ giả thuyết cho rằng biến LAISUAT không ảnh
hưởng đến biến VN-index với mức ý nghĩa 5%.
Xét = 1.483594 là hệ số của biến CPI thể hiện cho lạm phát. Hệ số này
dương cho thấy khi lạm phát tăng thì VN-index tăng. Trên cơ sở lý thuyết thì
điều này hoàn toàn sai. Một mức độ lạm phát vừa phải sẽ có tác dụng kích
thích nền kinh tế cũng như là thị trường chứng khoán phát triển nhưng với
lạm phát cao thì hoàn toàn không như vậy. Nó khiến người đầu tư chuyển
nguồn vốn sang các loại tài sản thực vì lạm phát làm họ mất niềm tin vào các
loại tài sản tài chính. Kéo theo đó, thị trường chứng khoán sẽ giảm điểm. Giá
trị kiểm định t của biến CPI bằng 0.571644 với p=0.5716 > 5% nên ta chưa
có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0: a4=0 cho rằng biến CPI không có tác động
đến biến VN-index.
43
Khi loại bỏ biến CPI ra khỏi mô hình thì ta có một mô hình mới tương tự mô
hình cũ:
VNINDEX= a1+ a 2 x TIGIA + a3 x LAISUAT + Ui (**)
với kết quả hồi quy:
Bây giờ để so sánh mô hình (*) và mô hình (**) ta sẽ xem xét đến hệ số kiểm
định R2. Trong mô hình (*) ta có R2 = 41% nói lên rằng các biến giải thích
trong mô hình (*) đã giải thích được 41% sự thay đổi của biến VN-index, giá
trị này trong mô hình (**) là 40,5%. Nếu từ đây mà suy ra mô hình (*) phù
hợp hơn thì sẽ là sai lầm bởi vì với 2 mô hình không cùng số biến thì ta phải
sử dụng R2 hiệu chỉnh, con số này là 35,5% ở mô hình (*) và 36,9% ở mô
hình (**), theo lý thuyết thì ta có thể kết luận được rằng mô hình (**) phù
hợp hơn và loại trừ biến CPI ra khỏi mô hình (*). Tuy nhiên, trong thực tế thì
tác động của CPI mà chính xác hơn là lạm phát tới thị trường chứng khoán là
không thể chối cãi. Do vậy, mặc dù theo mô hình thì CPI không thể hiện
được cho dự thay đổi của VN-index, ta vẫn không loại trừ CPI ra khỏi mô
hình đang xét.
44
Quay trở lại với mô hình (*), kiểm định F của mô hình là 7.433298 với giả
thuyết H0: a2=a3=a4=0 có p=0.000652 < 5% nên ta có thể bác bỏ giả thuyết
H0 cho rằng mô hình không phù hợp. Vậy tức là hàm hồi quy chúng ta thu
được có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên tại sao các biến giải thích lại chỉ
đại diện được cho 41% sự thay đổi của biến VN-index và tại sao biến CPI
không có ý nghĩa thống kê mà mô hình hồi quy lại có. Liệu phải chăng vẫn
còn tồn tại yếu tố nào khác ngoài những nhân tố đã nêu có tác động đến thị
trường chứng khoán? Để trả lời cho câu hỏi này ta cần sử dụng kiểm định
RESET của Ramsey. Giả thuyết H0 của kiểm định này là không thiếu biến
trong mô hình kiểm định. Ta có kết quả kiểm định:
45
Giá trị kiểm định F=8,604018 có p=0,001113 rất nhỏ nên ta bác bỏ giả thuyết
H0 cho rằng mô hình không thiếu biến. Như vậy, ta có thể hiểu giá trị của hệ
số xác định nhỏ là do còn tồn tại nhiều nhân tố khác cũng tác động đến
TTCK mà ta đã không đưa vào mô hình.
Ngoài vấn đề trên ra thì những ước lượng thu được phải đảm bảo một số
những tiêu chí. Có một số hiện tượng thường xảy ra khi lập mô hình mà nếu
chúng xuất hiện, các ước lượng thu được sẽ không còn chính xác nữa. Nó sẽ
bị chệch, phương sai không còn nhỏ nhất và các kiểm định cũng không còn
đáng tin cậy nữa. Các hiện tượng đó là đa cộng tuyến, tự tương quan và
phương sai thay đổi. Chúng tôi sẽ đi kiểm tra từng giả thuyết để xem liệu có
thể sử dụng mô hình vừa hồi quy được hay không.
Đầu tiên là hiện tượng đa cộng tuyến, bản chất của hiên tượng này là có một
mối quan hệ tuyến tính giữa một số hoặc tất cả các biến giải thích trong mô
hình với nhau. Một dấu hiệu để nhận ra hiện tượng này chính là tương quan
cặp giữa các biến giải thích rất cao. Sử dụng chương trình eview ta có ma
trận tương quan:
Nhìn vào ma trận tương quan,dễ dàng nhận thấy rằng các tương quan cặp
giữa những biến giải thích là rất cao.Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa các
46
biến này ta có thể hồi quy TIGIA theo các biến LAISUAT và CPI. Kết quả
là:
Hệ số xác định 65,76% cùng với các kiểm định t, F đều cho kết quả là mô
hình này đúng cho thấy rằng có một mối quan hệ tuyến tính giữa các biến
TIGIA, LAISUAT và CPI. Như vậy, có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình (*)
Tiếp theo, để xem có hiện tượng tự tương quan giữa các thành phần của các
chuỗi quan sát theo thời gian hay không ta sử dụng kiểm định Breusch-
Godfrey với giả thuyết H0 : không có sự tự tương quan.
Kết quả kiểm định cho Obs*R-squared = 20,7129 với p=0,000032, rất nhỏ,
nên ta bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy, có hiện tượng tự tương quan trong mô
hình.
47
Cuối cùng là hiện tượng phương sai thay đổi. Bản chất của hiện tượng này là
phương sai có điều kiện của các đại lượng ngẫu nhiên không giống nhau ở
mọi quan sát. Nguyên nhân có thể là do bản chất của các mối quan hệ kinh tế
chứa đựng hiện tượng này, do con người học được nhiều từ kinh nghiệm có
được trong quá khứ hoặc cũng có thể do trong mẫu có những số liệu bất
thường. Để kiểm tra xem có hiện tượng phương sai thay đổi hay không ta sử
dụng kiểm định White với giả thuyết H0: phương sai không thay đổi.
Kiểm định White cho giá trị Obs*R-squared là 30,45515 với p=0,000367, rất
nhỏ, nên ta bác bỏ giả thuyết H0. Mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai
thay đổi.
48
Như vậy, mô hình đã có cả 3 hiện tượng là đa cộng tuyến, tự tương quan và
phương sai thay đổi nên các ước lượng thu được trong mô hình đã bị chệch,
phương sai không còn nhỏ nhất và các giá trị kiểm định t, F cũng không còn
đáng tin cậy nữa. Nói cách khác, ta không thể sử dụng mô hình hồi qui vừa
thu được cho công tác dự báo. Để khắc phục các hiện tượng này thì buộc
lòng phải thay đổi nguồn số liệu cũng như sử dụng một số phương pháp phức
tạp khác mà trong giới hạn khả năng của mình, chúng tôi chưa thể làm được.
Không như những ngành khoa học khác, kinh tế học có đặc thù là không thể
làm những thí nghiệm trên các nhân tố kinh tế mà chỉ có thể học hỏi từ những
sự kiện đã xảy ra trong quá khứ do đó rất khó để xác định những biến động
nếu có một yếu tố ngẫu nhiên nào đó xảy ra. Mặc dù kinh tế học đã có những
bước phát triển mạnh, tuy nhiên cho đến hiện tại vẫn chưa có một cơ sở chắc
chắn nào để có thể dự báo được chiều hướng phát triển của các yếu tố kinh tế
này.
Kết luận
TTCK nhạy cảm với những biến động trong nền kinh tế, có nhiều nhân tố
ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index bao gồm các nhân tố trên. Khi đầu tư vào
thị trường, các nhà đầu tư nên xem xét ảnh hưởng của hầu hết các nhân tố,
các nhân tố vĩ mô có quan hệ mật thiết với nhau, chúng tác động qua lại với
nhau lên thị trường, hiếm có nhân tố nào tác động riêng lẻ với nhau. Đối
với các nhà đầu tư ngán hạn, việc nắm rõ những sự thay đổi trong ngắn hạn
dưới tác động của các nhân tố vĩ mô là điều cần ưu tiên để có những quyết
đúng đắn cho việc đầu tư của mình. Đối với nhà đầu tư dài hạn, phải có
những cái nhìn và thông tin chính xác về những sự thay đổi trong các yếu
tố vĩ mô. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã cố gắng thu thập đồng
thời trình bày những nhân tố có tác động lớn đến sự thay đổi của thị trường
49
chứng khoán nhưng có thể như vậy là chưa đủ. Ngoài những nhân tố kể
trên còn có rất nhiều các nhân tố khác có thể tác động lên thị trường chứng
khoán như ảnh hưởng của luồng vốn nước ngoài, tâm lý nhà đầu tư, các hạn
chế của thị trường bất hoàn hảo, tác động của hành vi tài chính….mà trong
giới hạn đề tài không thể truyền đạt được. Một vấn đề khác là các nhân tố
có tính định tính chúng tôi đã không thể lượng hóa được nhằm đưa vào mô
hình hồi quy để nó có thể phù hợp hơn. Tất cả các hạn chế đó nếu được
khắc phục trong những bài nghiên cứu sau thì cỏ thể làm cho mô hình phù
hợp hơn nhiều trong việc giải thích biến động của thị trường chứng khoán.
Tài liệu tham khảo
TGD C.ty Cổ Phần Chứng Khoán Bảo Việt-Nguyễn Quang Vinh: “Toàn
cảnh 2008, thách thức và cơ hội 2009” trang 1-3; 16-20.
Lê Thị Thu Thủy: “Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008)”
trang 18-29.
TS. Dương Tấn Diệp: “Kinh tế vĩ mô” trang 88-92
Ths. Hà Văn Sơn: “Giáo Trình Lý Thuyết Thống Kê” trang 17-22.
Ths. Hoàng Ngọc Nhậm: “Giáo Trình Kinh Tế Lượng”
Cty Cổ Phần Tư Vấn Và Đầu Tư Trí Việt: Báo cáo tháng từ nguồn
Websites:
50
P0os3gDFxNLczdTEwMLx2BjA09_Z29LA3dvIxNfU_2CbEdFABUon_k!/
x?id=914&type=SUPPORT_KT
RERJGNYWEMRsCF8fsFliSgzixPztzcISXpt63e9a161V1bPUhBSvviSx4xJwa
SSHhQrt7EB2NnHgP0_DzLtcQvNgTznNBikCF1oJJ9kGZcUBrYf2VLnfpQU
mcuWxsArC_2aei67A8cM8Mx8ScJ1Fzk42_G-
_Ptt1HXXMmzyfMCtbozvvoACftWDQ!!/dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3L
zZfMEQ0OTdGNTQwR0YyNzBJT1JFUVNBRDJTRDQ!/?WCM_GLOBAL_
CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.currency/vn.sbv.curren
cy.profit/vn.sbv.currency.profit1.cnt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ANH HUONG NHAN TO VI MO DEN TTCK.pdf