Tài liệu Đề tài An toàn và quản lý trang thiết bị (FMS): Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
An Toàn và Quản Lý Trang Thiết Bị (FMS)
Tổng Quan
Tổ chức chăm sóc y tế cung cấp trang thiết bị hỗ trợ, hoạt động và an toàn cho bệnh nhân, gia
đình, nhân viên và khách viếng thăm. Để đạt được mục tiêu này, trang thiết bị thực thể, thiết bị
y tế và khác và con người phải được quản lý hiệu quả. Đặc biệt, ban quản lý phải nỗ lực:
• giảm thiểu và kiểm soát các nguy hại và rủi ro;
• ngăn ngừa các vụ tai nạn và thương tổn; và
• đảm bảo điều kiện an toàn.
Quản lý hiệu quả bao gồm việc lập kế hoạch, đào tạo và kiểm soát như sau:
• Các lãnh đạo lập kế hoạch về không gian, trang thiết bị, và nguồn lực cần để hỗ trợ các dịch
vụ lâm sàng được cung cấp một cách an toàn và hiệu quả.
• Tất cả các nhân viên được đào tạo về trang thiết bị, cách giảm thiểu rủi ro và cách kiểm soát
(xem Thuật Từ) và báo cáo các tình huống gây rủi ro.
• Các tiêu chuẩn hiệu quả công việc được sử dụng để kiểm soát các hệ thống quan trọng và
xác đ...
24 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài An toàn và quản lý trang thiết bị (FMS), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
An Toàn và Quản Lý Trang Thiết Bị (FMS)
Tổng Quan
Tổ chức chăm sóc y tế cung cấp trang thiết bị hỗ trợ, hoạt động và an toàn cho bệnh nhân, gia
đình, nhân viên và khách viếng thăm. Để đạt được mục tiêu này, trang thiết bị thực thể, thiết bị
y tế và khác và con người phải được quản lý hiệu quả. Đặc biệt, ban quản lý phải nỗ lực:
• giảm thiểu và kiểm soát các nguy hại và rủi ro;
• ngăn ngừa các vụ tai nạn và thương tổn; và
• đảm bảo điều kiện an toàn.
Quản lý hiệu quả bao gồm việc lập kế hoạch, đào tạo và kiểm soát như sau:
• Các lãnh đạo lập kế hoạch về không gian, trang thiết bị, và nguồn lực cần để hỗ trợ các dịch
vụ lâm sàng được cung cấp một cách an toàn và hiệu quả.
• Tất cả các nhân viên được đào tạo về trang thiết bị, cách giảm thiểu rủi ro và cách kiểm soát
(xem Thuật Từ) và báo cáo các tình huống gây rủi ro.
• Các tiêu chuẩn hiệu quả công việc được sử dụng để kiểm soát các hệ thống quan trọng và
xác định các cải thiện cần thiết.
Các kế hoạch bằng văn bản được phát triển và đánh giá 6 khía cạnh sau đây khi phù hợp với
trang thiết bị và hoạt động của tổ chức:
1. An Toàn và An Ninh
An Toàn— Mức độ mà tòa nhà, sân bãi và trang thiết bị của tổ chức không gây nguy hại
hay rủi ro cho bệnh nhân, nhân viên hoặc khách viếng tham.
An Ninh—Bảo vệ tránh thất lạc, hư hỏng, xáo trộn hoặc tiếp cận hoặc sử dụng chưa
được ủy quyền.
2.Các vật liệu nguy hại—Xử lý, lưu trữ và sử dụng các chất phóng xạ và chất khác được kiểm
soát và chất thải nguy hại được thải an toàn.
3.Quản lý tình trạng khẩn cấp —Ứng phó với dịch bệnh, thảm họa và các trường hợp khẩn cấp
được lên kế hoạch và hiệu quả.
4. An Toàn Hỏa Hoạn—Tài sản và người sử dụng được bảo vệ khỏi hỏa hoạn và khói lửa.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
5. Trang thiết bị y tế—Trang thiết bị được lựa chọn, bảo trì và sử dụng nhằm giảm thiểu rủi ro
(Xem Thuật Từ).
6. Các hệ thống tiện ích—Các hệ thống điện, nước và hệ thống khác được bảo quản nhằm giảm
thiểu nguy cơ hư hỏng vận hành.
Luật pháp, qui định và các cuộc thanh tra bởi các cơ quan địa phương xác định phần lớn một
trang thiết bị được thiết kế, sử dụng và bảo trì như thế nào. Tất cả các tổ chức, bất kể qui mô
và nguồn lực, phải tuân thủ những yêu cầu này như là một phần trách nhiệm đối với bệnh
nhân, gia đình, nhân viên và khách viếng thăm.
Các tổ chức bắt đầu bằng việc tuân thủ luật pháp và qui định. Mọi lúc họ trở nên có nhiều kiến
thức về thông tin trang thiết bị thực thể mà họ sở hữu. Họ bắt đầu chủ động thu thập dữ liệu
và thực hiện chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao môi trường chăm sóc bệnh nhân.
Các Tiêu Chuẩn
Sau đây là danh mục tất cả các tiêu chuẩn cho hoạt động này. Các tiêu chuẩn được nêu ở đây
không bao gồm mục tiêu hay các yếu tố đánh giá để quí vị tiện tham khảo. Để biết thêm thông
tin về các tiêu chuẩn này, vui lòng xem phần tiếp theo trong chương này, Các Tiêu Chuẩn, Các
Mục Tiêu và Các Yếu Tố Đánh Giá.
FMS.1. Tổ chức tuân thủ luật pháp, qui định và các yêu cầu về kiểm định trang thiết bị hữu
quan.
FMS.2 Tổ chức phát triển và duy trì kế hoạch bằng văn bản mà mô tả các qui trình quản lý rủi
rỏ đối với bệnh nhân, gia đình, khách viếng thăm và nhân viên.
FMS.3 Một hoặc nhiều cá nhân có chuyên môn giám sát việc lập kế hoạch và thực hiện chương
trình quản lý rủi ro trong môi trường chăm sóc.
FMS.3.1 Chương trình kiểm soát cung cấp dữ kiện về các sự cố, tổn thương và các biến cố
khác mà hỗ trợ việc lập kế hoạch và giảm thiểu rủi ro.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
FMS.4 Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện chương trình nhằm cung cấp môi trường thực thể an
toàn và an ninh.
FMS.4.1 Tổ chức kiểm định tất cả các tòa nhà chăm sóc bệnh nhân và có kế hoạch giảm thiểu
rủi ro đã chứng minh và cung cấp trang thiết bị thực thể an toàn cho bệnh nhân, gia đình, nhân
viên và khách viếng thăm.
FMS.4.2 Tổ chức lập kế hoạch và chuẩn chi tiền để nâng cấp hoặc thay thế các hệ thống, tòa
nhà hoặc các bộ phận chính dựa vào công tác kiểm định trang thiết bị và tuân thủ luật pháp và
qui định.
FMS.5 Tổ chức lập kế hoạch kiểm kê, xử lý, lưu trữ và sử dụng các vật liệu nguy hại và kiểm
soát và thải bỏ các rác và vật liệu nguy hại.
FMS.6. Tổ chức phát triển và duy trì chương trình và kế hoạch kiểm soát tình trạng khẩn cấp
nhằm ứng phó với các tình trạng khẩn cấp từ cộng đồng, dịch bệnh, và các thiên tai hoặc thảm
họa khác.
FMS.6.1 Tổ chức thử nghiệm khả năng ứng phó của mình đối với các trường hợp khẩn cấp,
dịch bệnh và thảm họa.
FMS.7 Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện chương trình nhằm đảm bảo rằng tất cả người sử
dụng được an toàn khỏi hỏa hoạn, khói thuốc hoặc các trường hợp khẩn cấp khác trong tổ
chức.
FMS.7.1 Kế hoạch bao gồm phòng ngừa, phát hiện sớm, khống chế, dập tắt và lối
thoát hiểm của tổ chức nhằm ứng phó với hỏa hoạn và các trường hợp khẩn không do
hỏa hoạn.
FMS.7.2 Tổ chức kiểm tra thường xuyên kế hoạch an toàn cứu hỏa, bao gồm bất kỳ
thiết bị liên quan đến việc phát hiện và khống chế sớm và ghi nhận các kết quả.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
FMS.7.3 Tổ chức phát triển và thực hiện kế hoạch nhằm giới hạn việc hút thuốc của
nhân viên và bệnh nhân trong khu vực không chăm sóc bệnh nhân theo qui định.
FMS.8 Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện chương trình kiểm định, kiểm tra và bảo trì trang
thiết bị y tế và ghi nhận kết quả.
FMS.8.1 Tổ chức thu thập dữ kiện kiểm soát về chương trình quản lý trang thiết bị y tế.
Những dữ kiện này được sử dụng để lập kế hoạch cho nhu cầu lâu dài về nâng cấp hoặc
thay thế trang thiết bị của tổ chức.
FMS.8.2 Tổ chức có hệ thống thu hồi sản phẩm/trang thiết bị.
FMS.9 Nước uống và nguồn điện luôn hiện hữu 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần qua các nguồn thông
thường hoặc nguồn thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân thiết yếu.
FMS.9.1 Tổ chức cần có các qui trình khẩn cấp để bảo vệ các nhân viên sử dụng trang
thiết bị trong trường hợp rò rỉ, nhiễm bẩn, hoặc hư hỏng hệ thống điện hoặc nước.
FMS.9.2 Tổ chức kiểm tra các hệ thống điện nước khẩn cấp thường xuyên phù hợp với
hệ thống và ghi nhận kết quả.
FMS.10 Các hệ thống điện, nước, rác thải, thông khí, khí y tế và các hệ thống chính khác
được kiểm định, bảo dưỡng thường xuyên và nâng cấp khi phù hợp.
FMS.10.1 Các cá nhân hay cơ quan được chỉ định kiểm soát chất lượng nguồn nước
thường xuyên.
FMS.10.2Tổ chức thu thập dữ kiện kiểm soát cho chương trình quản lý hệ thống tiện
ích. Những dữ kiện này được sử dụng để lập kế hoạch cho các nhu cầu lâu dài về nâng
cấp hoặc thay thế hệ thống tiện ích của tổ chức.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
FMS.11 Tổ chức đào tạo và tập huấn tất cả các nhân viên về vai trò của họ trong việc cung
cấp trang thiết bị chăm sóc bệnh nhân an toàn và hiệu quả.
FMS.11.1 Nhân viên được tập huấn và nắm thông tin kiến thức về vai trò của họ trong
việc lập kế hoạch về an toàn hỏa hoạn, an ninh, các vật liệu nguy hại và các tình huống
khẩn cấp của tổ chức.
FMS.11.2 Nhân viên được tập huấn về vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị y tế và
các hệ thống tiện ích.
FMS.11.3 Tổ chức kiểm tra định kỳ kiến thức của nhân viên qua thể hiện khả năng, các
tình huống diễn tập và các biện pháp phù hợp khác. Việc kiểm tra này được ghi nhận.
Các Tiêu Chuẩn, Các Mục Tiêu và Các Yếu Tố Đánh Giá
Vai Trò Lãnh Đạo và Hoạch Định
Tiêu Chuẩn
FMS.1 Tổ chức tuân thủ luật pháp, qui định và các yêu cầu về kiểm định trang thiết bị hữu
quan.
Mục Tiêu của FMS.1
Việc xem xét đầu tiên đối với mọi trang thiết bị thực thể là luật pháp, qui định và các yêu cầu
khác liên quan đến trang thiết bị. Những yêu cầu này có thể khác nhau tùy thuộc vào tuổi và vị
trí và các yếu tố khác của trang thiết bị. Ví dụ, nhiều mã công trình tòa nhà và mã an toàn hỏa
hoạn, chẳng hạn như các hệ thống phun nước tự động chỉ áp đụng đối với công trình xây dựng
mới.
Các lãnh đạo của tổ chức, bao gồm ban quản trị (xem Thuật Từ) và ban quản lý cấp cao có
nhiệm vụ
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
• nắm được các luật, các qui định và các yêu cầu khác của địa phương và quốc gia áp dụng đối
với trang thiết bị của tổ chức;
• thực hiện các yêu cầu hiện hành hoặc các yêu cầu khác được chấp nhận; và
• kế hoạch và chuẩn chi cho việc nâng cấp và thay thế cần thiết được xác định bởi dữ kiện kiểm
soát (xem Thuật Từ) hoặc nhằm đáp ứng các yêu cầu hiện hành và sau đó chỉ rõ tiến bộ nhắm
đến đáp ứng các kế hoạch này. (xem FMS.4.2)
Khi tổ chức được xác nhận là không đáp ứng các yêu cầu, các lãnh đạo có nhiệm vụ lập
kế hoạch và đáp ứng các yêu cầu trong khung thời gian theo qui định.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.1
❒ 1. Các lãnh đạo của tổ chức nắm được các luật, các qui định và các yêu cầu khác áp dụng
đối với các trang thiết bị của tổ chức.
❒ 2. Thực hiện các yêu cầu hiện hành hoặc các yêu cầu khác được chấp nhận.
❒ 3. Các lãnh đạo đảm bảo tổ chức đáp ứng các điều kiện của các báo cáo và xác định về kiểm
định trang thiết bị.
Tiêu Chuẩn
FMS.2 Tổ chức phát triển và duy trì kế hoạch bằng văn bản mà mô tả các qui trình quản lý rủi
rỏ đối với bệnh nhân, gia đình, khách viếng thăm và nhân viên.
Mục Tiêu của FMS.2
Để quản lý rủi ro trong môi trường mà bệnh nhân được điều trị và công việc nhân viên yêu cầu
phải lập kế hoạch. Tổ chức phát triển một kế hoạch chủ đạo hoặc các kế hoạch cá nhân phù
hợp với tổ chức bao gồm:
a . An Toàn và An Ninh
An Toàn— Mức độ mà tòa nhà, sân bãi và trang thiết bị của tổ chức không gây nguy hại
hay rủi ro cho bệnh nhân, nhân viên hoặc khách viếng tham.
An Ninh—Bảo vệ tránh thất lạc, hư hỏng, xáo trộn hoặc tiếp cận hoặc sử dụng chưa
được ủy quyền.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
b.Các vật liệu nguy hại—Xử lý, lưu trữ và sử dụng các chất phóng xạ và khác được kiểm soát và
chất thải nguy hại được thải an toàn.
c.Quản lý tình trạng khẩn cấp —Ứng phó với dịch bệnh, thảm họa và các trường hợp khẩn cấp
được lên kế hoạch và có hiệu quả.
d. An Toàn Hỏa Hoạn—Tài sản và người sử dụng được bảo vệ khỏi hỏa hoạn và khói lửa.
e. Trang thiết bị y tế—Trang thiết bị được lựa chọn, bảo trì và sử dụng nhằm giảm thiểu rủi ro
(Xem Thuật Từ).
f. Các hệ thống tiện ích—Các hệ thống điện, nước và các hệ thống khác được bảo quản nhằm
giảm thiểu nguy cơ hư hỏng vận hành.
Những kế hoạch này được thể hiện bằng văn bản và được cập nhật để chúng phản ánh
các điều kiện hiện tại hoặc mới đây trong môi trường của tổ chức. Cần có qui trình tái kiểm tra
và cập nhật.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.2
❒ 1. Cần có các kế hoạch bằng văn bản để xử trí các bộ phận nguy cơ từ a) đến f) trong bảng
mục tiêu.
❒ 2. Các bảng kế hoạch phải hiện thời hoặc được cập nhật.
❒ 3. Các kế hoạch được thực hiện hoàn toàn.
❒ 4. Tổ chức cần có một qui trình nhằm tái kiểm tra và cập nhật định kỳ các kế hoạch thường
niên.
Các Tiêu Chuẩn
FMS.3 Một hoặc nhiều cá nhân có chuyên môn giám sát việc lập kế hoạch và thực hiện chương
trình quản lý rủi ro trong môi trường chăm sóc.
FMS.3.1 Chương trình kiểm soát cung cấp dữ kiện về các sự cố, tổn thương và các biến cố khác
mà hỗ trợ việc lập kế hoạch và giảm thiểu rủi ro.
Mục Tiêu của FMS.3 và FMS.3.1
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
Chương trình quản lý rủi ro trang thiết bị/môi trường trong một tổ chức lớn hay nhỏ cần qui
trình chỉ định một hay nhiều cá nhân để thực hiện vai trò lãnh đạo và giám sát. Trong một tổ
chức nhỏ, một cá nhân có thể được chỉ định bán thời gian. Trong tổ chức lớn hơn, một vài kỹ
sư hoặc các các nhân được tập huấn đặc biệt khác có thể được chỉ định. Bất kỳ chỉ định nào,
tất cả các vấn đề của chương trình phải được quản lý hiệu quả, phù hợp và liên tục. Qui trình
giám sát bao gồm
a) lập kế hoạch tất cả các vấn đề của chương trình;
b) triển khai chương trình;
c) đào tạo nhân sự;
d) kiểm tra và kiểm soát chương trình;
e) tái kiểm tra và sửa đổi chương trình định kỳ;
f ) các báo cáo thường niên đến cơ quan quản trị về tính hiệu quả của chương trình; và
g) cung cấp qui trình quản lý và tổ chức liên tục và phù hợp.
Khi phù hợp với qui mô và độ phức tạp của tổ chức, ủy ban quản lý rủi ro trang thiết
bị/môi trường có thể được thành lập và có trách nhiệm giám sát chương trình và tiếp tục
chương trình.
Việc kiểm soát tất cả các vấn đề của chương trình này cung cấp dữ kiện có giá trị để cải
thiện chương trình và giảm thiểu rủi ro trong tổ chức.
Mục Tiêu của FMS.3
❒ 1. Việc giám sát và định hướng chương trình được chỉ định cho một hoặc nhiều cá nhân.
❒ 2. (Các) cá nhân này có năng lực qua kinh nghiệm hoặc tập huấn.
❒ 3. (Các) cá nhân lập kế hoạch và thực hiện chương trình bao gồm các mục từ a) đến g)
trong bản mục tiêu.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.3.1
❒ 1. Cần có chương trình kiểm soát tất cả các vấn đề của chương trình quản lý rủi ro trang
thiết bị/môi trường.
❒ 2. Dữ kiện kiểm soát được sử dụng để cải thiện chương trình.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
An Toàn và An Ninh
Các Tiêu Chuẩn
FMS.4 Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện chương trình nhằm cung cấp môi trường thực thể an
toàn và an ninh.
FMS.4.1 Tổ chức kiểm định tất cả các tòa nhà chăm sóc bệnh nhân và có kế hoạch giảm thiểu
rủi ro đã chứng minh và cung cấp trang thiết bị thực thể an toàn cho bệnh nhân, gia đình, nhân
viên và khách viếng thăm.
FMS.4.2 Tổ chức lập kế hoạch và chuẩn chi tiền để nâng cấp hoặc thay thế các hệ thống, tòa
nhà hoặc các bộ phận chính dựa vào công tác kiểm định trang thiết bị và tuân thủ luật pháp và
qui định.
Mục Tiêu của FMS.4 đến FMS.4.2
Các lãnh đạo tổ chức sử dụng các nguồn lực hiện có tốt trong việc cung cấp trang thiết bị hiệu
quả và an toàn (xem AOP.5.1, ME 1 vaf AOP.6.2, ME 1). Phòng ngừa và lập kế hoạch cần thiết
đối với việc hình thành trang thiết bị chăm sóc bệnh nhân mang tính an toàn và hỗ trợ. Để lập
kế hoạch hiệu quả, tổ chức phải nhận thức được tất cả các rủi ro hiện diện từ các trang thiết bị.
Điều này bao gồm các rủi ro về an toàn và an ninh. Mục tiêu là nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn
và tổn thương; đảm bảo điều kiện an toàn và an ninh cho bệnh nhân, gia đình, nhân viên và
khách viếng thăm; và giảm thiểu và kiểm soát các nguy hại và rủi ro. Điều này đặc biệt quan
trọng trong quá trình xây dựng hoặc nâng cấp. Ngoài ra, để đảm bảo an ninh, tất cả nhân viên,
khách viếng thăm, người bán hàng và những người khác trong tổ chức được nhận dạng và cấp
thẻ nhân viên lâu dài hoặc tạm thời hoặc bằng phương thức xác định khác và tất cả các bộ
phận cần đảm bảo an ninh chẳng hạn như khoa chăm sóc trẻ sơ sinh được kiểm soát và an
ninh.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách kiểm định toàn diện trang thiết bị, ghi nhận
các trang thiết bị sắc hoặc nứt vỡ có thể gây tổn thương ở các địa điểm mà không có lối thoát
hiểm do hỏa hoạn hoặc không có lối vào để kiểm soát bộ phận an ninh. Việc kiểm định định kỳ
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
này được ghi nhận và hỗ trợ tổ chức lập kế hoạch và thực hiện cải thiện và chuẩn chi cho việc
nâng cấp và thay thế trang thiết bị lâu dài.
Sau đó, qua việc nắm được các rủi ro hiện diện ở các trang thiết bị, tổ chức có thể phát
triển một kế hoạch chủ động nhằm giảm thiểu các rủi ro đó cho bệnh nhân, gia đình, nhân viên
và khách viếng thăm. Kế hoạch này bao gồm an toàn và an ninh.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.4
❒ 1.Tổ chức thiết lập chương trình nhằm cung cấp trang thiết bị an toàn và an ninh.
❒ 2. Chương trình đảm bảo rằng tất cả các nhân viên, khách viếng thăm và người bán hàng
được xác định và tất cả các bộ phận có rủi ro an ninh được kiểm soát và đảm bảo an ninh.
(xem AOP.5.2, MEs 1 và 2 và AOP.6.2, ME 2)
❒ 3. Chương trình phải hiệu quả trong việc phòng ngừa tổn thương và đảm bảo các điều kiện
an toàn cho bệnh nhân, gia đình, nhân viên và khách viếng thăm. (xem Mục Tiêu An Toàn
Bệnh Nhân Quốc Tế 6, ME 1)
❒ 4. Chương trình này bao gồm an toàn và an ninh trong quá trình xây dựng hoặc nâng cấp.
❒ 5. Các lãnh đạo áp dụng các nguồn lực theo kế hoạch được phê chuẩn.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.4.1
❒ 1. Tổ chức có qui trình kiểm định trang thiết bị chính xác, hiện thời và được ghi nhận.
❒ 2. Tổ chức có kế hoạch giảm thiểu các rủi ro có bằng chứng dựa vào kiểm định.
❒ 3. Tổ chức được tiến triển trong việc thực hiện kế hoạch này.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.4.2
❒ 1. Tổ chức lập kế hoạch và chuẩn chi để đáp ứng luật pháp, qui định và các yêu cầu khác.
❒ 2. Tổ chức lập kế hoạch và chuẩn chi cho việc nâng cấp hoặc thay thế các hệ thống, tòa nhà
hoặc các thành phần cần thiết cho quá trình vận hành liên tục trang thiết bị an toàn và hiệu
quả. (xem ACC.6.1, ME 5)
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
Các Vật Liệu Nguy Hại
Tiêu Chuẩn
FMS.5 Tổ chức lập kế hoạch kiểm kê, xử lý, lưu trữ và sử dụng các vật liệu nguy hại và kiểm
soát và thải bỏ các rác và vật liệu nguy hại.
Mục Tiêu của FMS.5
Tổ chức xác định và kiểm soát an toàn các vật liệu và rác thải nguy hại (xem Thuật Từ ;
AOP.5.1, ME 1; và AOP.6.2, ME 1) theo kế hoạch. Những vật liệu và rác thải này bao gồm các
chất hóa học, các chất hóa trị, các vật liệu và rác thải phóng xạ, khí và hơi nguy hại và rác thải
y tế và lây nhiễm khác được qui định. Kế hoạch cung cấp các qui trình đối với
• kiểm kê các vật liệu và rác thải nguy hại;
• xử lý, lưu trữ và sử dụng các vật liệu nguy hại;
• báo cáo và điều tra các vụ rò rỉ, phơi nhiễm và các biến cố khác;
• thải rác thải nguy hại đúng cách;
• thiết bị bảo hộ và các thủ tục đúng đắn trong quá trình sử dụng, rò rỉ hoặc phơi nhiễm;
• lưu hồ sơ bao gồm giấy phép và các yêu cầu khác theo qui định; và
• đính nhãn đúng các vật liệu và rác thải nguy hại.
Mục Tiêu của FMS.5
❒ 1. Tổ chức xác định các vật liệu và rác thải nguy hại và có danh mục hiện hành của tất cả
các vật liệu này trong tổ chức. (xem AOP.5.5, ME 1 và AOP.6.6, ME 1)
❒ 2. Kế hoạch bao gồm xử lý, lưu trữ và sử dụng an toàn. (xem AOP.5.1, ME 3 và AOP.6.2,
ME 4)
❒ 3. Kế hoạch bao gồm báo cáo và điều tra các vụ rò rỉ, phơi nhiễm và các biến cố khác.
❒ 4. Kế hoạch bao gồm xử lý rác thải đúng cách trong tổ chức và thải rác nguy hại một cách
an toàn và đúng luật. (xem AOP.6.2, ME 4)
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
❒ 5. Kế hoạch bao gồm thiết bị bảo hộ và các thủ tục đúng đắn trong quá trình sử dụng, rò rỉ
hoặc phơi nhiễm. (xem AOP.5.1, ME 4 và AOP.6.2, ME 5)
❒ 6. Kế hoạch xác định các yêu cầu về lưu trữ hồ sơ bao gồm giấy phép và các yêu cầu khác
theo qui định.
❒ 7. Kế hoạch bao gồm việc đính nhãn đúng các vật liệu và rác thải nguy hại. (xem AOP.5.5,
ME 5)
Kiểm Soát Tình Trạng Khẩn Cấp
Các Tiêu Chuẩn
FMS.6. Tổ chức phát triển và duy trì chương trình và kế hoạch kiểm soát tình trạng khẩn cấp
nhằm ứng phó với các tình trạng khẩn cấp từ cộng đồng, dịch bệnh, và các thiên tai hoặc thảm
họa khác.
FMS.6.1 Tổ chức kiểm tra khả năng ứng phó của mình đối với các trường hợp khẩn cấp, dịch
bệnh và thảm họa.
Mục Tiêu của FMS.6 và FMS.6.1
Các tình trạng khẩn cấp cộng đồng (xem Thuật Từ), dịch bệnh và các thảm họa khác có thể
liên quan trực tiếp đến tổ chức, chẳng hạn như thiệt hại tại các bộ phận chăm sóc bệnh nhân
do động đất hay cúm khiến nhân viên phải nghỉ việc. Để ứng phó hiệu quả, tổ chức phát triển
một kế hoạch và chương trình nhằm kiểm soát các tình trạng khẩn cấp này. Kế hoạch này cung
cấp các qui trình cho việc
a) xác định loại, khả năng và hậu quả của nguy hại, mối đe dọa và các biến cố;
b) xác định vai trò của tổ chức trong những biến cố này;
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
c) các chiến lược thông tin liên lạc về các biến cố này;
d) quản lý nguồn lực trong thời gian xảy ra biến cố, bao gồm các nguồn thay thế;
e) quản lý các hoạt động lâm sàng trong suốt thời gian xảy ra biến cố, bao gồm các vị trí chăm
sóc thay thế; và
f ) xác định và phân bổ vai trò và nhiệm vụ trong suốt thời gian xảy ra biến cố.
Kế hoạch được kiểm tra ít nhất một lần một năm cũng như là một phần trong kế hoạch
cộng đồng rộng rãi hay kế hoạch riêng của tổ chức. Việc kiểm tra phù hợp với các biến cố có
thể xảy ra. Nếu tổ chức gặp một thảm họa thực sự, áp dụng kế hoạch của mình, và thẩm vấn
đúng đắn sau cùng, tình huống này tương đương với một cuộc kiểm tra thường niên.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.6
❒ 1. Tổ chức xác định các thảm họa bên trong và bên ngoài và các biến cố dịch bệnh lớn mà
có nguy cơ xảy ra cao.
❒ 2. Tổ chức lập kế hoạch ứng phó với các thảm họa có thể xảy ra bao gồm mục a) đến f)
trong mục tiêu.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.6.1
❒ 1. Kế hoạch được kiểm tra thường niên.
❒ 2. Nhân viên tham gia vào ít nhất một cuộc kiểm tra về tình trạng khẩn cấp được chuẩn bị
mỗi năm.
An Toàn Hỏa Hoạn
Các Tiêu Chuẩn
FMS.7 Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện chương trình nhằm đảm bảo rằng tất cả người sử
dụng được an toàn khỏi hỏa hoạn, khói thuốc hoặc các trường hợp khẩn cấp khác trong tổ
chức.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
FMS.7.1 Kế hoạch bao gồm phòng ngừa, phát hiện sớm, khống chế, dập tắt và lối thoát hiểm
của tổ chức nhằm ứng phó với hỏa hoạn và các trường hợp khẩn không do hỏa hoạn.
FMS.7.2 Tổ chức kiểm tra thường xuyên kế hoạch an toàn cứu hỏa, bao gồm bất kỳ thiết bị liên
quan đến việc phát hiện và khống chế sớm và ghi nhận các kết quả.
Mục Tiêu của FMS.7 đến FMS.7.2
Hỏa hoạn là một rủi ro hiện diện mọi lúc trong một tổ chức chăm sóc y tế. Do đó, mỗi tổ chức
cần lập kế hoạch làm thế nào để giữ an toàn cho người sử dụng trong trường hợp hỏa hoạn
hoặc khói. Một tổ chức lập kế hoạch cụ thể cho
• phòng cháy bằng việc giảm thiểu nguy cơ, chẳng hạn như lưu trữ và xử lý an toàn các vật liệu
dễ cháy, bao gồm các khí y tế dễ cháy như khí oxy;
• các nguy hại liên quan đến việc xây dựng trong hoặc gần các tòa nhà bệnh nhân sử dụng;
• phương tiện thoát hiểm an toàn và không bị che chắn trong trường hợp hỏa hoạn ;
• cảnh báo sớm, các hệ thống báo động sớm chẳng hạn như đội cứu hỏa, thiết bị phát hiện
khói hoặc còi báo động hỏa hoạn; và
• các phương tiện dập tắt chẳng hạn như vòi phun nước, chất dập tắt hóa học hoặc các hệ
thống phun nước chống cháy.
Những hành động này khi được kết hợp giúp bệnh nhân, gia đình, nhân viên và khách
viếng thăm có đủ thời gian để thoát khỏi trang thiết bị an toàn trong trường hợp hỏa hoạn hoặc
khói lửa. Những hành động này phải hiệu quả bất kể tuổi thọ, kích thước và kết cấu của trang
thiết bị này. Ví dụ, một thiết bị một lớp gạch nhỏ sẽ sử dụng các phương pháp khác so với một
thiết bị lớn gỗ nhiều lớp.
Kế hoạch an toàn hỏa hoạn của tổ chức xác định
• số lần kiểm định, kiểm tra, và bảo dưỡng các hệ thống an toàn và phòng chống hỏa hoạn phù
hợp với các yêu cầu;
• kế hoạch di tản trang thiết bị an toàn trong trường hợp hỏa hoạn hoặc khói lửa;
• qui trình kiểm tra (diễn tập tất cả hoặc một phần kế hoạch), ít nhất 2 lần/năm;
• đào tạo cần thiết cho nhân viên nhằm bảo vệ hiệu quả và di tản bệnh nhân khi tình huống
khẩn cấp xảy ra; và
• các thành viên tham gia ít nhất một cuộc thực nghiệm an toàn hỏa hoạn mỗi năm.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
Tất cả các cuộc kiểm định, kiểm nghiệm và bảo dưỡng đều được ghi nhận.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.7
❒ 1. Tổ chức lập kế hoạch một chương trình nhằm đảm bảo rằng tất cả những người sử dụng
các trang thiết bị của tổ chức được an toàn khỏi hỏa hoạn, khói lửa hoặc các tình huống khẩn
cấp khác không do hỏa hoạn.
❒ 2. Chương trình này được thực hiện liên tục và toàn diện nhằm đảm bảo bao hàm tất cả các
bộ phận công việc nhân viên và chăm sóc bệnh nhân.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.7.1
❒ 1. Chương trình này bao gồm việc giảm thiểu các rủi ro hỏa hoạn.
❒ 2. Chương trình này bao gồm việc đánh giá các rủi ro hỏa hoạn khi xây dựng diễn ra trong
hoặc gần trang thiết bị.
❒ 3. Chương trình này bao gồm việc phát hiện sớm hỏa hoạn và khói lửa.
❒ 4. Chương trình này bao gồm khống chế hỏa hoạn và khói lửa.
❒ 5. Chương trình này bao gồm lối thoát an toàn khỏi trang thiết bị khi hỏa hoạn và tình huống
khẩn cấp không do hỏa hoạn xảy ra.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.7.2
❒ 1. Các hệ thống phát hiện và khống chế hỏa hoạn được kiểm định, thử nghiệm và bảo
dưỡng theo số lần do tổ chức xác định.
❒ 2. Kế hoạch di tản an toàn hỏa hoạn và khói lửa được thử nghiệm ít nhất 2 lần/năm.
❒ 3. Nhân viên được đào tạo nhằm tham gia và kế hoạch an toàn hỏa hoạn và khói lửa (xem
FMS.11.1, ME 1)
❒ 4. Nhân viên tham gia ít nhất một cuộc thực nghiệm an toàn hỏa hoạn mỗi năm
❒ 5. Tất cả các cuộc kiểm định, kiểm tra và bảo dưỡng trang thiết bị và các hệ thống đều được
ghi nhận.
Tiêu Chuẩn
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
FMS.7.3 Tổ chức phát triển và thực hiện kế hoạch nhằm giới hạn việc hút thuốc của nhân viên
và bệnh nhân trong khu vực không chăm sóc bệnh nhân theo qui định.
Mục Tiêu của FMS.7.3
Tổ chức phát triển và thực hiện chính sách và kế hoạch nhằm hạn chế việc hút thuốc mà
• áp dụng đối với tất cả bệnh nhân, gia đình, nhân viên và khách viếng thăm ; và
• Không hút thuốc trong các khu thiết bị của tổ chức hoặc hạn chế tối thiểu việc hút thuốc tại
khu vực không chăm sóc bệnh nhân mà được thông khí ra ngoài.
Chính sách về hút thuốc lá của tổ chức xác định bất kỳ các trường hợp ngoại lệ với
chính sách liên quan đến bệnh nhân, chẳng hạn như vì lý do y khoa hoặc tâm thần một bệnh
nhân có thể được phép hút và những cá nhân đó được xem như ngoại lệ. Khi trường hợp ngoại
lệ được đưa ra, bệnh nhân hút thuốc tại khu vực không điều trị được qui định cách xa các bệnh
nhân khác.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.7.3
❒ 1. Tổ chức thực hiện chính sách và kế hoạch không hoặc hạn chế hút thuốc lá.
❒ 2. Kế hoạch áp dụng đối với bệnh nhân, gia đình, nhân viên và khách viếng thăm.
❒ 3. Cần có một qui trình cho phép các trường hợp ngoại lệ so với kế hoạch này.
Thiết Bị Y Tế
Các Tiêu Chuẩn
FMS.8 Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện chương trình kiểm định, kiểm tra và bảo trì trang
thiết bị y tế và ghi nhận kết quả.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
FMS.8.1 Tổ chức thu thập dữ kiện kiểm soát về chương trình quản lý trang thiết bị y tế. Những
dữ kiện này được sử dụng để lập kế hoạch cho nhu cầu lâu dài về nâng cấp hoặc thay thế
trang thiết bị của tổ chức.
Mục Tiêu của FMS.8 và FMS.8.1
Để đảm bảo rằng trang thiết bị y tế hiện hữu cho việc sử dụng và hoạt động đúng cách, tổ
chức
• kiểm kê trang thiết bị y tế;
• thường xuyên kiểm định trang thiết bị y tế;
• kiểm tra trang thiết bị y tế phù hợp với tính năng sử dụng và các yêu cầu của nó; và
• thực hiện bảo dưỡng phòng ngừa.
Những cá nhân có chuyên môn (xem Thuật Từ) cung cấp các dịch vụ này. Trang thiết bị
được kiểm định và kiểm tra khi còn mới và sau đó liên tục, phù hợp với tuổi thọ và tính năng sử
dụng của trang thiết bị hoặc căn cứ vào hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết quả kiểm định, kiểm
tra và bất kỳ bảo dưỡng được ghi nhận. Điều này giúp đảm bảo tính liên tục của qui trình bảo
dưỡng và giúp ích khi lập kế hoạch cho việc thay thế, nâng cấp và các thay đổi khác.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.8
❒ 1. Trang thiết bị y tế được quản lý trong tổ chức căn cứ theo một kế hoạch. (xem AOP.5.4,
ME 1 và AOP.6.5, ME 1)
❒ 2. Cần kiểm kê tất cả trang thiết bị y tế. (xem AOP.5.5, ME 3 và AOP.6.5, ME 3)
❒ 3. Trang thiết bị y tế được kiểm định thường xuyên. (xem AOP.5.4, ME 4 và AOP.6.5, ME 4)
❒ 4. Trang thiết bị y tế được kiểm tra khi còn mới và khi thích hợp sau đó. (xem AOP.5.5, ME
5 và AOP.6.5, ME 5)
❒ 5. Cần có chương trình bảo dưỡng phòng ngừa (xem AOP.5.4, ME 6 và AOP.6.5, ME 6)
❒ 6. Các cá nhân có chuyên môn cung cấp các dịch vụ này.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.8.1
❒ 1. Dữ kiện kiểm soát được thu thập và ghi nhận cho chương trình quản lý trang thiết bị y tế.
(xem AOP.5.5, ME 7 và AOP.6.5, ME 7)
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
❒ 2. Dữ kiện kiểm soát được sử dụng cho mục đích lập kế hoạch và cải thiện.
Tiêu Chuẩn
FMS.8.2 Tổ chức có hệ thống thu hồi sản phẩm/trang thiết bị.
Mục Tiêu của FMS.8.2
Tổ chức có một qui trình xác định, thu hồi và trả về hoặc tiêu hủy các sản phẩm và trang thiết
bị do nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng thu hồi. Cần có một chính sách hoặc thủ tục mà nêu rõ
việc sử dụng bất kỳ sản phẩm hoặc trang thiết bị bị thu hồi.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.8.2
❒ 1. Cần có một hệ thống thu hồi sản phẩm/trang thiết bị hiện hữu.
❒ 2. Chính sách hoặc thủ tục nêu rõ việc sử dụng bất kỳ sản phẩm hoặc trang thiết bị bị thu
hồi.
❒ 3. Chính sách hoặc thủ tục được thực hiện.
Các Hệ Thống Tiện Ích
Tiêu Chuẩn
FMS.9 Nước uống và nguồn điện luôn hiện hữu 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần qua các nguồn thông
thường hoặc nguồn thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân thiết yếu.
Mục Tiêu của FMS.9
Chăm sóc bệnh nhân, cả thường lệ và khẩn cấp, được cung cấp 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần trong
tổ chức chăm sóc y tế. Do đó, nguồn điện và nước được cung cấp liên tục cần thiết để đáp ứng
nhu cầu chăm sóc bệnh nhân. Các nguồn thông thường và thay thế có thể được sử dụng.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.9
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
❒ 1. Nước uống luôn hiện hữu 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.
❒ 2. Nguồn điện luôn hiện hữu 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.
Các Tiêu Chuẩn
FMS.9.1 Tổ chức cần có các qui trình khẩn cấp để bảo vệ các nhân viên sử dụng trang thiết bị
trong trường hợp rò rỉ, nhiễm bẩn, hoặc hư hỏng hệ thống điện hoặc nước.
FMS.9.2 Tổ chức kiểm tra các hệ thống điện nước khẩn cấp thường xuyên phù hợp với hệ
thống và ghi nhận kết quả.
Mục Tiêu của FMS.9.1 và FMS.9.2
Các tổ chức chăm sóc y tế có nhu cầu về trang thiết bị y tế và hệ thống tiện ích khác nhau
(xem Thuật Từ) dựa vào sứ mệnh của họ (xem “bảng sứ mệnh” trong Thuật Từ), nhu cầu bệnh
nhân và nguồn lực khác nhau. Bất kể mọi loại hệ thống và mức độ về tiềm lực của nó, tổ chức
cần bảo vệ bệnh nhân và nhân viên trong các trường hợp khẩn cấp chẳng hạn như hư hại, gián
đoạn hoặc nhiễm bẩn (xem Thuật Từ) hệ thống.
Để chuẩn bị cho những tình huống này, tổ chức
• xác định trang thiết bị, các hệ thống và vị trí vốn mang lại rủi ro cao nhất cho bệnh nhân và
nhân viên. Ví dụ, nó xác định nơi cần chiếu sáng, đông lạnh, hỗ trợ sự sống và nước sạch để
làm sạch và tiệt khuẩn các vật dụng;
• đánh giá và giảm thiểu nguy cơ hư hại hệ thống tiện ích trong những bộ phận này;
• lập kế hoạch nguồn nước sạch và nguồn điện khẩn cấp cho những bộ phận này và các nhu
cầu;
• kiểm tra tính hiện hữu và độ tin cậy của các nguồn điện và nước khẩn cấp; và
• Ghi nhận kết quả kiểm tra.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.9.1
❒ 1. Tổ chức xác định các bộ phận và dịch vụ có rủi ro cao nhất khi nguồn điện hư hỏng hoặc
nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc bị gián đoạn.
❒ 2. Tổ chức nỗ lực giảm thiểu các rủi ro các các tình huống này.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
❒ 3. Tổ chức lập kế hoạch các nguồn điện nước thay thế trong các trường hợp khẩn cấp.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.9.2
❒ 1. Tổ chức thường xuyên kiểm tra nguồn điện nước thay thế.
❒ 2. Tổ chức ghi nhận những kết quả của những cuộc kiểm tra này.
Các Tiêu Chuẩn
FMS.10 Các hệ thống điện, nước, rác thải, thông khí, khí y tế và các hệ thống chính khác được
kiểm định, bảo dưỡng thường xuyên và nâng cấp khi phù hợp.
FMS.10.1 Các cá nhân hay cơ quan được chỉ định thường xuyên kiểm soát chất lượng nguồn
nước.
FMS.10.2 Tổ chức thu thập dữ kiện kiểm soát cho chương trình quản lý hệ thống tiện ích.
Những dữ kiện này được sử dụng để lập kế hoạch cho các nhu cầu lâu dài về nâng cấp hoặc
thay thế hệ thống tiện ích của tổ chức.
Mục Tiêu của FMS.10 đến FMS.10.2
Vận hành hiệu quả, triệt để và an toàn hệ thống tiện ích và các hệ thống chính khác trong tổ
chức thiết yếu cho sự an toàn của bệnh nhân, gia đình, nhân viên và khách viếng thăm và
nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân. Ví dụ, nhiễm bẩn nguồn nước trong khâu chế
biến thực phẩm, thông khí không đủ trong phòng thí nghiệm lâm sàng, bình chứa khí oxy
không được khóa chặt khi dữ trữ, rò rỉ đường dẫn khí oxy và đường dây điện bị sờn đều gây
nguy hại. Để tránh những nguy hại này và khác, tổ chức cần có một qui trình nhằm kiểm định
thường xuyên các hệ thống này và thực hiện bảo dưỡng phòng ngừa và khác. Trong khi kiểm
tra, cần lưu ý đến các thành phần quan trọng (ví dụ, công tắc và rơle) của các hệ thống. Nguồn
điện khẩn cấp và dự phòng được kiểm tra trong các tình huống được lập kế hoạch mà mô
phỏng các yêu cầu tải điện thực sự. Thực hiện cải thiện khi cần thiết, chẳng hạn như tăng dịch
vụ điện đến các khu vực có trang thiết bị mới.
Chất lượng nguồn nước có thể thay đổi đột ngột do nhiều nguyên nhân, một số có thể
bên ngoài tổ chức, chẳng hạn như vỡ đường dẫn cung cấp đến tổ chức hoặc nhiễm bẩn nguồn
nước của thành phố. Chất lượng nguồn nước cũng là nhân tố quan trọng trong các qui trình
chăm sóc lâm sàng chẳng hạn như chạy thận nhân tạo mãn tính. Do đó, tổ chức thiết lập một
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
qui trình để kiểm soát thường xuyên chất lượng nước, bao gồm kiểm tra tính sinh học thường
xuyên của nước được sử dụng trong chạy thận nhân tạo. Số lần kiểm soát căn cứ một phần vào
kinh nghiệm trước các vấn đề về chất lượng nguồn nước. Kiểm soát có thể được thực hiện bởi
các cá nhân do tổ chức qui định, chẳng hạn như nhân viên từ phòng thí nghiệm lâm sàng, hoặc
bởi các cơ quan kiểm soát nguồn nước hoặc sức khỏe cộng đồng bên ngoài tổ chức có năng lực
thực hiện những cuộc kiểm tra này. Đó là trách nhiệm của tổ chức để đảm bảo cuộc kiểm tra
được hoàn thành khi được yêu cầu.
Việc kiểm soát các hệ thống thiết yều giúp tổ chức phòng ngừa các rắc rối và cung cấp
thông tin cần thiết để đưa ra quyết định về cải thiện hệ thống và lập kế hoạch nâng cấp và
thay thế các hệ thống tiện ích. Dữ kiện kiểm soát được ghi nhận.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.10
❒ 1. Các hệ thống tiện ích, khí y tế, thông khí và các hệ thống chính yếu khác được xác định
bởi tổ chức.
❒ 2. Các hệ thống chính được kiểm định thường xuyên.
❒ 3. Các hệ thống chính được kiểm tra thường xuyên.
❒ 4. Các hệ thống chính được bảo dưỡng thường xuyên.
❒ 5. Các hệ thống chính được cải thiện khi phù hợp.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.10.1
❒ 1. Chất lượng nước được kiểm soát thường xuyên.
❒ 2. Nước được sử dụng trong chạy thận nhân tạo mãn tính được kiểm tra thường xuyên.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.10.2
❒ 1. Dữ kiện kiểm soát được thu thập và ghi nhận cho chương trình quản lý tiện ích y tế.
❒ 2. Dữ kiện kiểm soát được sử dụng cho mục đích lập kế hoạch và cải thiện.
Đào Tạo Nhân Sự
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
Các Tiêu Chuẩn
FMS.11 Tổ chức đào tạo và tập huấn tất cả các nhân viên về vai trò của họ trong việc cung
cấp trang thiết bị chăm sóc bệnh nhân an toàn và hiệu quả.
FMS.11.1 Nhân viên được tập huấn và nắm thông tin kiến thức về vai trò của họ trong lập kế
hoạch về an toàn hỏa hoạn, an ninh, các vật liệu nguy hại và các tình huống khẩn cấp của tổ
chức.
FMS.11.2 Nhân viên được tập huấn về vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị y tế và các hệ
thống tiện ích.
FMS.11.3 Tổ chức kiểm tra định kỳ kiến thức của nhân viên qua thể hiện khả năng, các tình
huống diễn tập và các biện pháp phù hợp khác.Việc kiểm tra này được ghi nhận.
Mục Tiêu của FMS.11 đến FMS.11.3
Nhân viên tổ chức là nguồn tiếp xúc chính với bệnh nhân, gia đình và khách viếng thăm. Do đó,
họ cần được đào tạo và tập huấn để thực hiện vai trò của họ trong việc xác định và giảm thiểu
rủi ro, bảo vệ chính họ và người khác, và hình thành trang thiết bị an toàn và an ninh. (xem
FMS.7.2, ME 3)
Mỗi tổ chức phải quyết định về loại hình và cấp độ tập huấn cho nhân viên và sau đó
thực hiện và ghi nhận chương trình cho việc đào tạo và tập huấn này. Chương trình này có thể
bao gồm hướng dẫn nhóm, các tài liệu đào tạo được in ra, định hướng nhân viên mới hoặc một
vài phương thức khác đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Chương trình này bao gồm hướng dẫn về
các qui trình báo cáo rủi ro tiềm tàng, báo cáo các sự cố và tổn thương và xử lý các vật liệu
nguy hại và khác mà gây rủi roc ho chính mình và những người khác.
Nhân viên có trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị y tế được tập huấn đặc
biệt. Tập huấn có thể từ tổ chức, nhà sản xuất trang thiết bị hoặc các nguồn có chuyên môn
khác. Tổ chức lập kế hoạch cho một chương trình được thiết kế để kiểm tra định kỳ kiến thức
nhân viên về các thủ tục khẩn cấp bao gồm các thủ tục an toàn hỏa hoạn, xử lý các nguy hại
chẳng hạn như rò rỉ vật liệu nguy hại, và sử dụng trang thiết bị y tế gây nguy cơ rủi ro cho
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
bệnh nhân và nhân viên. Kiến thức có thể được kiểm tra qua một số phương thức khác nhau
chẳng hạn như thể hiện năng lực cá nhân hoặc nhóm, dàn cảnh các tình huống diễn tập chẳng
hạn như dịch bệnh trong cộng đồng, sử dụng các bài kiểm tra trên máy vi tính hoặc trên giấy
hoặc các phương thức khác phù hợp với kiến thức cần kiểm tra. Tổ chức ghi nhận những nhân
viên được kiểm tra và kiểm quả kiểm tra.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.11
❒ 1. Đối với mỗi phần trong chương trình an toàn và quản lý trang thiết bị của tổ chức, cần lập
kế hoạch đào tạo nhằm đảm bảo rằng nhân viên có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của họ.
(xem AOP.5.1, ME 5 và AOP.6.2, ME 6)
❒ 2. Đào tạo bao gồm khách viếng thăm, người bán hàng, nhân viên hợp đồng, và các nhân
viên khác khi phù hợp với tổ chức và nhiều ca làm việc của nhân viên.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.11.1
❒ 1. Nhân viên có thể mô tả và/hoặc thể hiện vai trò của họ trong việc ứng phó với hỏa hoạn.
❒ 2. Nhân viên có thể mô tả và/hoặc thể hiện hành động để loại bỏ, giảm thiểu, hoặc báo cáo
an toàn, an ninh và các rủi ro khác.
❒ 3.. Nhân viên có thể mô tả và/hoặc thể hiện cảnh báo, thủ tục và tham gia trong việc lưu
trữ, xử lý, và thải khí y tế, các vật liệu rác nguy hại và trong các tình huống khẩn cấp liên quan.
❒ 4. Nhân viên có thể mô tả và/hoặc thể hiện các thủ tục và vai trò của họ trong các thảm họa
và tình huống khẩn cấp ở cộng đồng và bên trong tổ chức.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.11.2
❒ 1. Nhân viên được tập huấn để vận hành trang thiết bị y tế và các hệ thống tiện ích phù hợp
với các yêu cầu công việc của họ.
❒ 2. Nhân viên được tập huấn để bảo dưỡng trang thiết bị y tế và các hệ thống tiện ích phù
hợp với các yêu cầu công việc của họ.
Các Yếu Tố Đánh Giá của FMS.11.3
❒ 1. Kiến thức của nhân viên được kiểm tra liên quan đến vai trò của họ trong việc đảm bảo
trang thiết bị an toàn và hiệu quả.
Bệnh Viện Đại Học Y Dược TpHCM –Lưu hành nội bộ
❒ 2. Tập huấn và kiểm tra nhân sự được ghi nhận đối với những nhân viên được tập huấn và
được kiểm tra và kết quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_an_toan_va_quan_ly_trang_thiet_bi_fms.pdf