Tài liệu Đề tài An toàn bệnh nhân và nâng cao chất lượng (QPS): Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
An Toàn Bệnh Nhân và Nâng Cao Chất Lượng (QPS)
Tổng Quát
Chương này mô tả một giải pháp tổng thể về an toàn bệnh nhân và nâng cao chất lượng. Cải
thiện chất lượng một phần đến toàn bộ là việc giảm liên tục rủi ro cho bệnh nhân và nhân viên.
Những rủi ro này có thể phát hiện trong các quá trình lâm sàng cũng như môi trường thực thể.
Giải pháp này bao gồm:
• định hướng và lập kế hoạch cho chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng;
• thiết kế các qui trình quản lý và lâm sàng mới hiệu quả;
• kiểm soát (xem thêm Thuật Từ) mức độ hiệu quả của các quá trình qua việc thu thập dữ liệu;
• phân tích dữ liệu; và
• thực hiện và giữ vững những thay đổi giúp cải thiện.
Cả hai chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng đều:
• cần có vai trò lãnh đạo ;
• nhắm đến thay đổi văn hóa của một tổ chức;
• chủ động xác định và giảm rủi ro và khác biệt (xem Thuật Từ;
• sử dụng dữ liệu (xem thêm Thuật Từ) đ...
26 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài An toàn bệnh nhân và nâng cao chất lượng (QPS), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
An Toàn Bệnh Nhân và Nâng Cao Chất Lượng (QPS)
Tổng Quát
Chương này mô tả một giải pháp tổng thể về an toàn bệnh nhân và nâng cao chất lượng. Cải
thiện chất lượng một phần đến toàn bộ là việc giảm liên tục rủi ro cho bệnh nhân và nhân viên.
Những rủi ro này có thể phát hiện trong các quá trình lâm sàng cũng như môi trường thực thể.
Giải pháp này bao gồm:
• định hướng và lập kế hoạch cho chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng;
• thiết kế các qui trình quản lý và lâm sàng mới hiệu quả;
• kiểm soát (xem thêm Thuật Từ) mức độ hiệu quả của các quá trình qua việc thu thập dữ liệu;
• phân tích dữ liệu; và
• thực hiện và giữ vững những thay đổi giúp cải thiện.
Cả hai chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng đều:
• cần có vai trò lãnh đạo ;
• nhắm đến thay đổi văn hóa của một tổ chức;
• chủ động xác định và giảm rủi ro và khác biệt (xem Thuật Từ;
• sử dụng dữ liệu (xem thêm Thuật Từ) để tập trung vào các vấn đề ưu tiên; và
• nhắm đến chứng minh sự cải thiện bền vững.
An toàn và chất lượng nằm trong công việc hằng ngày của các nhân viên chuyên môn y tế và
các nhân viên khác. Khi bác sĩ và nhân viên điều dưỡng đánh giá nhu cầu của bệnh nhân và
chăm sóc bệnh nhân, chương này có thể giúp họ hiểu làm thế nào để cải thiện thực sự nhằm
giúp bệnh nhân của họ và giảm thiểu rủi ro. Tương tự, các trưởng phòng, nhân viên hỗ trợ, và
nhân viên khác có thể áp dụng các tiêu chuẩn vào công việc hàng ngày của họ để biết làm thế
nào cho các qui trình hiệu quả hơn, các nguồn lực có thể được sử dụng triệt để hơn và rủi ro
thân thể có thể giảm thiểu.
Chương này nhấn mạnh rằng liên tục lập kế hoạch, thiết kế, kiểm soát, phân tích và cải
thiện các qui trình quản lý và lâm sàng phải được tổ chức tốt và phải có sự lãnh đạo rõ ràng để
tối đa hóa lợi ích. Giải pháp này nhận định rằng hầu hết các qui trình chăm sóc lâm sàng cần có
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
sự tham gia của hơn một phòng ban hoặc đơn vị và có thể có sự tham gia nhiều công việc cá
nhân. Giải pháp này cũng nhận định rằng hầu hết các vấn đề về quản lý và lâm sàng tương
quan lẫn nhau. Do đó, mọi nổ lực nhằm cải thiện những qui trình này phải được hướng dẫn bởi
một khung chương trình tổng thể cho các hoạt động cải thiện và quản lý chất lượng trong tổ
chức do ủy ban hoặc tổ giám sát an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng giám sát.
Những tiêu chuẩn đánh giá quốc tế này vạch rõ phạm vi toàn bộ của các hoạt động
quản lý và lâm sàng của một tổ chức chăm sóc y tế, bao gồm khung chương trình nhằm cải
thiện những hoạt động đó và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự khác biệt trong các qui trình.
Vì vậy, khung chương trình được nêu trong các tiêu chuẩn này phù hợp với nhiều
chương trình được cấu trúc và các giải pháp ít trang trọng về an toàn bệnh nhân và cải thiện
chất lượng. Khung chương trình này cũng có thể kết hợp các chương trình kiểm soát truyền
thống chắng hạn như những chương trình liên quan đến các biến cố không mong muốn xảy ra
(quản ly rủi ro) và sử dụng nguồn lực (quản lý sử dụng; xem Thuật Từ).
Các tổ chức tuân theo khung chương trình này mọi lúc sẽ
• phát triển hỗ trợ lãnh đạo nhiều hơn cho một chương trình trong toàn tổ chức;
• tập huấn và thu hút nhiều nhân viên;
• thiết lập các thứ tự ưu tiên rõ hơn cho những việc cần kiểm soát;
• đưa ra quyết định căn cứ vào dữ liệu ; và
• thực hiện cải thiện dựa trên sự so sánh với các tổ chức khác, trong nước và quốc tế.
Các Tiêu Chuẩn
Sau đây là danh mục tất cả các tiêu chuẩn cho hoạt động này. Các tiêu chuẩn được nêu ở đây
không bao gồm mục tiêu hay các yếu tố đánh giá để quí vị tiện tham khảo. Để biết thêm thông
tin về các tiêu chuẩn này, vui lòng xem phần tiếp theo trong chương này, Các Tiêu Chuẩn, Các
Mục Tiêu và Các Yếu Tố Đánh Giá.
QPS.1 Những ai có trách nhiệm quản trị và quản lý tổ chức tham gia vào qui trình lập kế hoạch
và kiểm soát chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.
QPS.1.1 Các lãnh đạo tổ chức phối hợp thực hiện chương trình an toàn bệnh nhân và
cải thiện chất lượng.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
QPS.1.2 Các nhà lãnh đạo thiết lập thứ tự ưu tiên cho các qui trình được kiểm soát và
cho các hoạt động an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được thực hiện.
QPS.1.3 Các nhà lãnh đạo hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các hỗ trợ khác cho chương
trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.
QPS.1.4 Thông tin về an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được thông báo đến
nhân viên.
QPS.1.5 Nhân viên được tập huấn để tham gia vào chương trình này.
QPS.2 Dựa vào nguyên tắc cải thiện chất lượng, tổ chức thiết kế các qui trình và các hệ thống
chỉnh sửa và mới.
QPS.2.1 Các hướng dẫn thực hành lâm sàng và lộ trình lâm sàng được sử dụng để
hướng dẫn chăm sóc lâm sàng.
QPS.3. Các lãnh đạo tổ chức xác định các biện pháp đánh giá chính yếu để kiểm soát các hiệu
quả tác động, các qui trình, cấu trúc quản lý và lâm sàng của tổ chức và Các Mục Tiêu An Toàn
Bệnh Nhân Quốc Tế.
QPS.3.1 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về đánh giá bệnh nhân do các lãnh
đạo lựa chọn.
QPS.3.2 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về dịch vụ xét nghiệm do các lãnh
đạo lựa chọn.
QPS.3.3 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về các dịch vụ chuẩn đoán hình ảnh
và x-quang do các lãnh đạo lựa chọn.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
QPS.3.4 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về các thủ tục phẫu thuật do các lãnh
đạo lựa chọn.
QPS.3.5 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề sử dụng kháng sinh và các thuốc
khác do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.6 Kiểm soát lâm sàng bao gồm kiểm soát các lỗi về thuốc và những tai nạn may
mắn thoát.
QPS.3.7 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về gây mê và sử dụng thuốc giảm
đau do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.8 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về sử dụng máu và các sản phẩm
máu do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.9 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về tính có sẵn, nội dung và sử dụng
hồ sơ bệnh án do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.10 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về báo cáo, giám sát và kiểm soát
lây nhiễm do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.11. Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về nghiên cứu lâm sàng do các
lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.12 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về mua trang thiết bị phục vụ và
thuốc cần thiết để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.13 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về báo cáo các hoạt động do luật và
qui định yêu cầu và do các lãnh đạo lựa chọn.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
QPS.3.14. Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý rủi ro do các lãnh đạo lựa
chọn.
QPS.3.15 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý sử dụng nguồn lực do các
lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.16 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về sự thỏa mãn và mong muốn của
bệnh nhân và gia đình do các nhà lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.17 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về sự thỏa mãn và mong muốn của
nhân viên do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.18 Kiểm soát quản ly bao gồm các vấn đề về số liệu thống kê bệnh nhân và các
chuẩn đoán lâm sàng do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.19 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý tài chính do các lãnh đạo
lựa chọn.
QPS.3.20 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về việc ngăn ngừa và kiểm soát các
sự kiện gây trở ngại cho an toàn bệnh nhân, người thân và nhân viên do các lãnh đạo
lựa chọn, kể cả Các Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc Tế.
QPS.4 Các cá nhân có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng phù hợp cùng nhau phối hợp và
phân tích dữ liệu một cách hệ thống trong tổ chức.
QPS.4.1 Số lần phân tích dữ liệu phù hợp với qui trình được nghiên cứu và đáp ứng các
yêu cầu của tổ chức.
QPS.4.2 Qui trình nghiên cứu này bao gồm việc so sánh nội bộ, với các tổ chức khác,
và với các tiêu chuẩn khoa học và thực hành mong muốn.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
QPS.5 Tổ chức sử dụng một qui trình rõ ràng để xác định và kiểm soát các biến cố bất ngờ.
QPS.6 Dữ liệu được phân tích khi sự khác biệt và khuynh hướng không mong muốn xuất hiện
trong dữ liệu.
QPS.7 Tổ chức sử dụng một qui trình rõ ràng để xác định và phân tích các biến cố bất ngờ
không gây hậu quả.
QPS.8 Thực hiện và duy trì cải thiện chất lượng và an toàn.
QPS.9 Thực hiện hoạt động an toàn và cải thiện ở các khâu ưu tiên do các lãnh đạo tổ chức
xác định.
QPS.10 Xây dựng và thực hiện chương trình liên tục nhằm xác định và giảm thiểu các tình
huống bất lợi không mong muốn và rủi ro an toàn đến bệnh nhân và nhân viên.
Các Tiêu Chuẩn, Các Mục Tiêu và Các Yếu Tố Đánh Giá
Thuật Lãnh Đạo và Lập Kế Hoạch
Tiêu Chuẩn
QPS.1 Những ai có trách nhiệm quản trị và quản lý tổ chức tham gia vào qui trình lập kế hoạch
và kiểm soát chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.
Mục Tiêu của QPS.1
Nếu một tổ chức khởi động và duy trì cải thiện và giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân và nhân
viên, cần phải có vai trò lãnh đạo và lập kế hoạch. Khả năng lãnh đạo và lập kế hoạch này do
bộ phận quản trị của tổ chức đảm trách cùng với những người quản lý các hoạt động quản lý
và lâm sàng của tổ chức hàng ngày. Họ cùng nhau đóng vai trò lãnh đạo của tổ chức. Các lãnh
đạo có nhiệm vụ thiết lập cam kết và giải pháp của tổ chức cho việc cải thiện và an toàn, và
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
giám sát và quản lý chương trình. Các lãnh đạo phát triển kế hoạch an toàn bệnh nhân và chất
lượng và hình thành văn hóa chất lượng của tổ chức thông qua tầm nhìn và hỗ trợ của họ.
Bộ phận quản trị có trách nhiệm cao về an toàn bệnh nhân và chất lượng trong tổ chức,
và vì vậy họ phê chuẩn kế hoạch an toàn bệnh nhân và chất lượng (xem thêm GLD.1.6) và họ
thường xuyên nhận và phân tích các báo cáo liên quan đến chương trình an toàn bệnh nhân và
cải thiện chất lượng của tổ chức (xem thêm GLD.1.6).
Các Yếu Tố Định Lượng của QPS.1
❒ 1. Các lãnh đạo của tổ chức tham gia vào phát triển kế hoạch cho chương trình an toàn
bệnh nhân và cải thiện chất lượng.
❒ 2. Các lãnh đạo của tổ chức tham gia vào kiểm soát cho chương trình an toàn bệnh nhân và
cải thiện chất lượng.
❒ 3. Các lãnh đạo của tổ chức thiết lập qui trình hoặc cơ chế giám sát cho chương trình an
toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.
❒ 4. Các lãnh đạo của tổ chức báo cáo với bộ phận quản trị về chương trình an toàn bệnh
nhân và cải thiện chất lượng.
Tiêu Chuẩn
QPS.1.1 Các lãnh đạo tổ chức phối hợp thực hiện chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện
chất lượng.
Mục Tiêu của QPS.1.1
Các lãnh đạo của tổ chức có vai trò chính yếu đảm bảo rằng kế hoạch an toàn bệnh nhân và
chất lượng hình thành văn hóa của tổ chức và có tầm ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Điều này
cần sự hợp tác và cam kết thông qua giải pháp đa kỷ luật (xem Thuật Từ). Các lãnh đạo đảm
bảo chương trình vạch ra:
• vai trò của thiết kế và tái thiết kế hệ thống trong qui trình cải thiện;
• một giải pháp đa kỷ luật trong đó các phòng ban và dịch vụ trong tổ chức tham gia vào
chương trình;
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
• phối hợp giữa các đơn vị trong tổ chức liên quan đến an toàn và chất lượng chẳng hạn như
chương trình kiểm soát chất lượng xét nghiệm lâm sàng, chương trình (Xem Thuật Từ) quản lý
rủi ro, chương trình quản lý nguy hại trang thiết bị, văn phòng an toàn bệnh nhân hoặc các
hình thức văn phòng hoặc chương trình khác. Một chương trình tổng thể rất thiết yếu để cải
thiện kết quả (Xem Thuật Từ) cho bệnh nhân bởi vì bệnh nhân được chăm sóc từ các phòng và
dịch vụ khác nhau và/hoặc các nhân viên lâm sàng khác nhau; và
• một giải pháp có hệ thống tạo ra các qui trình chất lượng đồng nhất và kiến thức để thực
hiện các hoạt động an toàn bệnh nhân và cải thiện toàn diện.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.1.1
❒ 1. Các lãnh đạo của tổ chức phối hợp thực hiện chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện
chất lượng. (xem GLD.3.4, ME 2; SQE.11, ME 1; SQE.14, ME 1; and SQE.17, ME 1)
❒ 2. Chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được phổ biến toàn diện trong tổ
chức.
❒ 3. Chương trình này vạch ra các hệ thống của tổ chức và vai trò của thiết kế và tái thiết kế
hệ thống việc cải thiện an toàn và chất lượng.
❒ 4. Chương trình này yêu cầu cần có sự phối hợp của tất cả các thành phần về hoạt động
kiểm soát và giám sát chất lượng của tổ chức. (xem GLD.3.4, ME 2 and PCI.10, ME 2)
❒ 5. Chương trình này triển khai một giải pháp có hệ thống về an toàn bệnh nhân và cải thiện
chất lượng.
Tiêu Chuẩn
QPS.1.2 Các nhà lãnh đạo thiết lập thứ tự ưu tiên cho các qui trình được kiểm soát và cho các
hoạt động an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được thực hiện.
Mục Tiêu của QPS.1.2
Nhiệm vụ đầu tiên của các lãnh đạo là thiết lập thứ tự ưu tiên. Các tổ chức thường có nhiều cơ
hội để thực hiện cải thiện và kiểm soát chất lượng hơn nguồn nhân lực và các nguồn lực khác.
Vì vậy, các lãnh đạo cần phải tập trung vào các hoạt động cải thiện và kiểm soát chất lượng
của tổ chức. Các lãnh đạo thiết lập thứ tự ưu tiên cho các qui trình quan trọng, rủi ro cao,
nhiều rắc rối vốn liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc (xem Thuật Từ) và an toàn của
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
môi trường trong tổ chức. Các lãnh đạo phải áp dụng Các Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc
Tế.
Các lãnh đạo sử dụng các dữ liệu (xem Thuật Từ) và thông tin hiện có để xác định các khâu ưu
tiên.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.1.2
❒ 1. Các lãnh đạo thiết lập thứ tự ưu tiên cho các hoạt động kiểm soát.
❒ 2. Các lãnh đạo thiết lập thứ tự ưu tiên cho các hoạt động an toàn bệnh nhân và cải thiện
chất lượng.
❒ 3. Thứ tự ưu tiên bao gồm việc thực hiện Các Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc Tế.
Tiêu Chuẩn
QPS.1.3 Các nhà lãnh đạo hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các hỗ trợ khác cho chương trình an
toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.
Mục Tiêu của QPS.1.3
Kiểm soát các hoạt động quản lý và lâm sàng trong tổ chức chăm sóc y tế (xem Thuật Từ) dẫn
đến việc tích lũy thông tin và dữ liệu. Hiểu được mức độ hiệu quả của tổ chức phụ thuộc vào
việc phân tích dữ liệu và thông tin mọi lúc và so sánh với các tổ chức khác. Đối với các tổ chức
phức tạp hoặc lớn, việc lưu trữ và so sánh này có thể cần có kỹ thuật và/hoặc nhân viên có
kinh nghiệm quản lý dữ liệu. Các lãnh đạo tổ chức nắm được các thứ tự ưu tiên về cải thiện và
kiểm soát liên quan đến hỗ trợ thiết yếu này. Họ cung cấp hỗ trợ phù hợp với cải thiện chất
lượng và nguồn lực của tổ chức.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.1.3
❒ 1. Các lãnh đạo nắm được các yêu cầu kỹ thuật và hỗ trợ khác cho việc lưu trữ và so sánh
các kết quả kiểm soát.
❒ 2. Các lãnh đạo cung cấp kỹ thuật và hỗ trợ, phù hợp với nguồn lực của tổ chức cho việc lưu
trữ và so sánh các kết quả kiểm soát.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
Tiêu Chuẩn
QPS.1.4 Thông tin về an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được thông báo đến nhân
viên.
Mục Tiêu của QPS.1.4
Thường xuyên phổ biến thông tin chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng đến
nhân viên là việc cần thiết. Thông tin được phổ biến thường xuyên qua các kênh như thư tin
tức, bảng phác họa, các cuộc họp nhân viên và các qui trình nhân sự. Thông tin có thể về các
dự án cải thiện mới hoặc mới hoàn thành, tiến trình tiến tới đáp ứng Các Mục Tiêu An Toàn
Bệnh Nhân Quốc Tế, kết quả phân tích các biến cố xảy ra bất ngờ (xem Thuật Từ), các chương
trình hoặc nghiên cứu gần đây.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.1.4
❒ 1.Thông tin về an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được thông báo đến nhân viên.
❒ 2. Thông báo thông tin đến nhân viên thường xuyên qua các kênh hiệu quả. (Xem GLD.1.6,
ME 2)
❒ 3.Thông báo tin bao gồm tiến trình tiến tới tuân thủ Các Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc
Tế.
Tiêu Chuẩn
QPS.1.5 Nhân viên được tập huấn để tham gia vào chương trình này.
Mục Tiêu của QPS.1.5
Tham gia vào qui trình thu thập, phân tích dữ liệu và lập kế hoạch và thực hiện chương trình
cải thiện chất lượng cần có kiến thức và kỹ năng mà hầu hết các nhân viên không có hoặc
không sử dụng thường xuyên. Do đó, khi được yêu cầu tham gia vào chương trình này, các
nhân viên được tập huấn phù hợp với vai trò của họ trong hoạt động có kế hoạch. Lịch làm việc
của nhân viên có thể cần phải được điều chỉnh để có đủ thời gian tham gia đầy đủ vào các hoạt
động cải thiện và tập huấn như là một phần công việc hàng ngày. Tổ chức xác định và cung
cấp chuyên viên đào tạo cho chương trình tập huấn này.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.1.5
❒ 1. Các nhân viên được tập huấn phù hợp với vai trò của họ trong chương trình an toàn bệnh
nhân và cải thiện chất lượng.
❒ 2. Chuyên viên đào tạo thực hiện tập huấn.
❒ 3. Nhân viên tham gia vào tập huấn như một phần công việc hàng ngày của họ.
Thiết Kế Các Qui Trình Quản Lý và Lâm Sàng
Tiêu Chuẩn
QPS.2 Dựa vào nguyên tắc cải thiện chất lượng, tổ chức thiết kế các qui trình và các hệ thống
chỉnh sửa và mới.
Mục Tiêu của QPS.2
Các tổ chức thường xuyên tạo điều kiện nhằm thiết kế các qui trình mới hoặc cần điều chỉnh
các qui trình hiện hành. Qui trình được điều chỉnh hoặc mới sử dụng các yếu tố thiết kế từ các
nguồn tin cậy, bao gồm luật pháp và các qui định hiện hành. Các nguồn tin cậy này bao gồm
hướng dẫn thực hành lâm sàng (Xem tiêu chuẩn QPS.2.1 và Thuật Từ), các qui tắc và tiêu
chuẩn quốc gia và các nguồn thông tin khác.
Thiết kế các qui trình được điều chỉnh hoặc mới có thể bao gồm cả kinh nghiệm của nhân viên
được xem là thực hành tốt/tốt nhất/hiệu quả. Những thực hành này được đánh giá bởi tổ chức
và các thực hành liên quan có thể được sử dụng và kiểm tra.
Khi các qui trình hoặc dịch vụ được thiết kế tốt, nhiều nguồn thông tin sẽ được sử dụng. Thiết
kế qui trình tốt
a) phù hợp với sứ mệnh và kế hoạch của tổ chức;
b) đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, gia đình, nhân viên và những nguời khác;
c) sử dụng hướng dẫn thực hành hiện hành, các tiêu chuẩn lâm sàng, tài liệu khoa học, và
thông tin (xem Thuật Từ) dựa vào bằng chứng liên quan khác về thiết kế thực hành lâm sàng;
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
d) phù hợp với các thực hành kinh doanh đúng đắn;
e) xem xét thông tin quản lý rủi ro liên quan;
f ) dựa vào các kỹ năng và kiến thức hiện có trong tổ chức;
g) dựa vào các thực hành tốt/tốt nhất/hiệu quả của các tổ chức khác;
h) sử dụng thông tin liên quan đến các hoạt động cải thiện; và
i) phối hợp và kết nối các qui trình và các hệ thống.
Khi thiết kế các qui trình mới, một tổ chức chọn các phương pháp đánh giá thích hợp cho các
qui trình này. Khi thực hiện một qui trình mới, tổ chức thu thập dữ liệu để xem liệu rằng qui
trình này có thực sự vận hành theo mong đợi hay không.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.2
❒ 1. Các nguyên tắc và công vụ cải thiện chất lượng được áp dụng để thiết kế các qui trình
sửa đổi hoặc mới.
❒ 2. Các yếu tố thiết kế từ a) đến i) được xem xét khi qui trình liên quan đang được thiết kế
hoặc sửa đổi.
❒ 3. Các phương pháp được lựa chọn để đánh giá mức độ vận hành hiệu quả của qui trình
được tái thiết kế hoặc thiết kế mới.
❒ 4. Dữ liệu chỉ số được sử dụng để đánh giá sự vận hành liên tục của qui trình.
Tiêu Chuẩn
QPS.2.1 Các hướng dẫn thực hành lâm sàng và lộ trình lâm sàng được sử dụng để hướng dẫn
chăm sóc lâm sàng.
Mục Tiêu của QPS.2.1
Các mục tiêu của các tổ chức chăm sóc y tế bao gồm
• chuẩn hóa các qui trình chăm sóc lâm sàng;
• giảm thiểu rủi ro trong các các qui trình chăm sóc, đặc biệt các qui trình liên quan đến các
bước đưa ra quyết định quan trọng; và
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
• chăm sóc lâm sàng hiệu quả và đúng lúc sử dụng nguồn lực hiện có hiệu quả.
Các tổ chức sử dụng nhiều công cụ để đạt những mục tiêu này và khác. Ví dụ, nhân viên chăm
sóc không ngừng phát triển các qui trình chăm sóc lâm sàng và có những quyết định chăm sóc
lâm sàng dựa vào các bằng chứng khoa học tốt nhất hiện có (xem các hướng dẫn dựa vào –
khoa học – bằng chứng trong Thuật Từ). Các hướng dẫn thực hành lâm sàng là các công cụ
hữu ích nhằm hiểu và áp dụng khoa học tốt nhất vào chuẩn đoán hoặc bệnh cụ thể. Ngoài ra,
nhân viên chăm sóc nhắm dến chuẩn hóa các qui trình chăm sóc. Lộ trình chăm sóc lâm sàng là
các công cụ hữu ích để đảm bảo sự hòa hợp và phối hợp hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có.
Các hướng dẫn thực hành lâm sàng (xem Thuật Từ) và lộ trình chăm sóc lâm sàng (xem Thuật
Từ) liên quan đến sứ mệnh và số bệnh nhân của tổ chức
a) được lựa chọn từ những hướng dẫn có thể áp dụng cho các dịch vụ và bệnh nhân của tổ
chức (các hướng dẫn quốc gia bắt buộc phải được áp dụng trong qui trình này nếu có) ;
b) được đánh giá về tính ứng dụng và khoa học;
c) được ứng dụng khi cần thiết cho kỹ thuật, thuốc men, và các nguồn lực khác của tổ chức
hoặc cho các tiêu chuẩn chuyên môn quốc gia khác được chấp nhận;
d) được phê chuẩn hoặc chấp thuận chính thức bởi tổ chức;
e) được thực hiện và kiểm soát cho mục đích sử dụng phù hợp và hiệu quả ;
f ) được hỗ trợ bởi nhân viên được huấn luyện về việc áp dụng các hướng dẫn hoặc lộ trình
này; và
g) được cập nhật thường xuyên.
Các tổ chức phải xét đến qui trình này được nêu từ a) đến f) cho ít nhất một hướng dẫn thực
hành lâm sàng và một lộ trình chăm sóc lâm sàng mỗi năm.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.2.1
❒ 1. Các lãnh đạo sử dụng các hướng dẫn thực hành lâm sàng để chỉ dẫn các qui trình (xem
Thuật Từ) chăm sóc lâm sàng.
❒ 2. Các lãnh đạo sử dụng các lộ trình lâm sàng nhằm chuẩn hóa các qui trình chăm sóc.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
❒3. Các tổ chức tuân thủ qui trình được nêu từ a) đến f) nhằm thực hiện hướng dẫn thực hành
lâm sàng và các lộ trình chăm sóc lâm sàng.
❒ 4. Qui trình này được sử dụng để ứng dụng hoặc cập nhật ít nhất một hướng dẫn hoặc một
lộ trình mỗi 12 tháng.
Thu Thập Dữ Liệu cho Qui Trình Kiểm Soát Chất Lượng
Các Tiêu Chuẩn
QPS.3.Các lãnh đạo tổ chức xác định các biện pháp đánh giá chính yếu để kiểm soát các hiệu
quả tác động, các qui trình, cấu trúc quản lý và lâm sàng của tổ chức và Các Mục Tiêu An Toàn
Bệnh Nhân Quốc Tế.
Lưu ý: Các khâu lâm sàng được xác định trong các tiêu chuẩn từ QPS.3.1 đến QPS.3.11 là bộ
phận của qui trình kiểm soát chất lượng của tổ chức.
QPS.3.1 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về đánh giá bệnh nhân do các lãnh đạo lựa
chọn.
QPS.3.2 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về dịch vụ xét nghiệm do các lãnh đạo lựa
chọn.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
QPS.3.3 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về các dịch vụ chuẩn đoán hình ảnh và x-
quang do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.4 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về các thủ tục phẫu thuật do các lãnh đạo lựa
chọn.
QPS.3.5 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề sử dụng kháng sinh và các thuốc khác do các
lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.6 Kiểm soát lâm sàng bao gồm kiểm soát các lỗi về thuốc và những biến cố bất ngờ
không gây hậu quả.
QPS.3.7 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về gây mê và sử dụng thuốc giảm đau do các
lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.8 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về sử dụng máu và các sản phẩm máu do các
lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.9 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về sự hiện hữu, nội dung và sử dụng hồ sơ
bệnh án do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.10 Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về báo cáo, giám sát và kiểm soát lây nhiễm
do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.11. Kiểm soát lâm sàng bao gồm các vấn đề về nghiên cứu lâm sàng do các lãnh đạo lựa
chọn.
QPS.3.12 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về mua trang thiết bị phục vụ và thuốc cần
thiết để đáp ứng nhu cầu bệnh nhân do các lãnh đạo lựa chọn.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
QPS.3.13 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về báo cáo các hoạt động do luật và qui định
yêu cầu và do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.14. Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý rủi ro do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.15 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý sử dụng do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.16 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về sự thỏa mãn và mong muốn của bệnh nhân
và gia đình do các nhà lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.17 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về sự thỏa mãn và mong muốn của nhân viên
do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.18 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về số liệu thống kê bệnh nhân và các chuẩn
đoán lâm sàng do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.19 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về quản lý tài chính do các lãnh đạo lựa chọn.
QPS.3.20 Kiểm soát quản lý bao gồm các vấn đề về việc ngăn ngừa và kiểm soát các sự kiện
gây trở ngại cho an toàn bệnh nhân, người thân và nhân viên do các lãnh đạo lựa chọn, kể cả
Các Mục Tiêu An Toàn Bệnh Nhân Quốc Tế.
Mục Tiêu của QPS.3 đến QPS.3.20
Qui trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng phải có dữ liệu. Vì nguồn lực hạn chế nên
hầu hết các tổ chức không thể thu thập dữ liệu để kiểm soát mọi thứ mà họ mong muốn. Do
đó, mỗi tổ chức phải lựa chọn các qui trình quản lý và lâm sàng nào quan trọng nhất để kiểm
soát căn cứ vào sứ mệnh của tổ chức, nhu cầu bệnh nhân và các dịch vụ. Qui trình kiểm soát
thường tập trung vào các qui trình có nguy cơ rủi ro cao đối với bệnh nhân, có khối lượng công
việc nhiều hoặc dễ gặp rắc rối.
Các lãnh đạo của một tổ chức có nhiệm vụ lựa chọn các giải pháp chính yếu cuối cùng cho các
hoạt động kiểm soát của tổ chức. Các giải pháp được lựa chọn phải liên quan đến các khâu
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
quản lý và lâm sàng quan trọng được xác định trong các tiêu chuẩn QPS.3.1 đến QPS.3.20. Đối
với mỗi khâu, các lãnh đạo quyết định
• qui trình, thủ tục hoặc kết quả được đánh giá;
• tính hiện hữu của “khoa học” hoặc “bằng chứng” trong hỗ trợ giải pháp này;
• việc đánh giá sẽ được thực hiện như thế nào ;
• các giải pháp này phù hợp với kế hoạch tổng thể về an toàn bệnh nhân và kiểm soát chất
lượng như thế nào; và
• số lần đánh giá.
Xác định qui trình, thủ tục hoặc hiệu quả tác động để đánh giá rõ ràng là một bước quan trọng
nhất. Việc đánh giá này cần phải tập trung vào các điểm rủi ro trong các qui trình, thủ tục
thường xuất hiện rủi ro hoặc có khối lượng công việc nhiều và các tác động có thể được xác
định rõ và dưới sự kiểm soát của tổ chức. Ví dụ, một tổ chức có thể chọn đánh giá thủ tục phẫu
thuật cụ thể (chỉnh sửa tật sứt môi) hoặc một loại thủ tục phẫu thuật (ví dụ, các thủ tục chỉnh
hình). Ngoài ra, tổ chức có thể đánh giá qui trình được sử dụng để lựa chọn thủ tục phẫu thuật
chỉnh sửa tật sứt môi và có thể đánh giá qui trình thay bộ phận giả trong phẫu thuật thay khớp
háng. Số lần thu thập dữ liệu liên quan với mức độ thường xuyên sử dụng các qui trình cụ thể
hoặc thực hiện thủ tục. Nguồn dữ liệu đầy đủ từ tất cả các ca hoặc một ca điển hình rất hữu ích
để đưa ra kết luận và đề xuất. Biện pháp đánh giá mới được lựa chọn khi biện pháp đánh giá
hiện tại không còn hiệu quả trong việc cung cấp dữ liệu hữu ích cho phân tích qui trình, thủ tục
hoặc hiệu quả tác động. Do đó, một tổ chức phải lưu trữ qui trình kiểm soát liên tục ở các khâu
được xác định; tuy nhiên, kiểm soát thực tế có thể thay đổi.
Để kiểm soát các qui trình, tổ chức cần quyết định làm cách nào để tổ chức các hoạt động kiểm
soát, tần số thu thập dữ liệu, và làm cách nào để kết hợp việc thu thập dữ liệu vào các qui trình
công việc hàng ngày. Các qui trình kiểm soát cũng giúp hiểu tốt hơn hoặc đánh giá sâu hơn về
các khâu đang được xem xét. Tương tự, phân tích dữ liệu kiểm soát (xem QPS.4 đến QPS.5) có
thể mang lại các chiến lược cải thiện cho khâu đang được kiểm soát. Việc kiểm soát hữu ích
trong việc đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược cải thiện. Các Đo Lường Chỉ Số thuộc Ủy
Ban Liên Kết Quốc Tế, nếu được tổ chức sử dụng, có thể thể hiện việc đánh giá cho khâu liên
quan.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.3
❒ 1. Các lãnh đạo xác định các biện pháp đánh giá chính để kiểm soát các khâu lâm sàng.
❒ 2. Các lãnh đạo xác định các biện pháp đánh giá chính để kiểm soát các khâu quản lý.
❒ 3. Các lãnh đạo xem xét về “khoa học” hoặc “bằng chứng” trong hỗ trợ biện pháp đánh giá
này.
❒ 4. Kiểm soát bao gồm các đánh giá liên quan đến cấu trúc, qui trình và hiệu quả tác động.
❒ 5. Phạm vi, phương pháp và tần số được xác định cho một biện pháp đánh giá.
❒ 6. Kiểm soát là một bộ phận của chương trình an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng.
❒ 7. Các kết quả kiểm soát được thông báo đến bộ phận giám giám sát, định kỳ đến các lãnh
đạo và bộ phận quản trị của tổ chức.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.3.1 đến QPS.3.11
❒ 1. Kiểm soát lâm sàng bao gồm các khâu được xác định trong tiêu chuẩn.
❒ 2. Dữ liệu kiểm soát lâm sàng được sử dụng để xem xét các khâu cần cải thiện.
❒ 3. Dữ liệu kiểm soát lâm sàng được sử dụng để kiểm soát và đánh gia mức độ hiệu quả của
qui trình cải thiện.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.3.12 đến QPS.3.20
❒ 1. Kiểm soát quản lý bao gồm các khâu được xác định trong tiêu chuẩn.
❒ 2. Dữ liệu về quản lý được sử dụng để xem xét các khâu cần cải thiện.
❒ 3. Dữ liệu về quản lý được sử dụng để kiểm soát và đánh gia mức độ hiệu quả của qui trình
cải thiện.
Phân Tích Dữ Liệu Kiểm Soát
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
Tiêu Chuẩn
QPS.4 Các cá nhân có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng phù hợp cùng nhau phối hợp và phân
tích dữ liệu một cách hệ thống trong tổ chức.
Mục Tiêu của QPS.4
Để đưa ra kết luận và quyết định, dữ liệu phải được kết hợp, phân tích và chuyển biến thành
thông tin hữu ích. Phân tích dữ liệu cần sự tham gia của các cá nhân hiểu biết về quản lý thông
tin, có kỹ năng về các phương pháp phối hợp dữ liệu và biết cách sử dụng các công cụ thống
kê khác nhau. Phân tích dữ liệu cần sự tham gia của các cá nhân có nhiệm vụ cho qui trình này
hoặc hiệu quả đang được đo lường. Những cá nhân này có đảm trách công tác lâm sàng, quản
lý hoặc cả hai. Do đó, phân tích dữ liệu cung cấp phản hồi liên tục về thông tin quản lý chất
lượng nhằm giúp những cá nhân này đưa ra quyết định và liên tục cải thiện các qui trình quản
ly và lâm sàng.
Hiểu biết các kỹ thuật thống kê hữu ích trong việc phân tích dữ liệu, đặc biệt trong việc giải
thích sự khác biệt và quyết định khâu nào cần cải thiện. Đồ thị, biểu đồ, thống kê đồ và biểu đồ
Pareto là các ví dụ về công cụ thống kê hữu ích trong việc hiểu về khuynh hướng và sự khác
biệt trong chăm sóc y tế.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.4
❒ 1. Dữ liệu được kết hợp, phân tích và chuyển biến thành thông tin hữu ích.
❒ 2. Các cá nhân có kinh nghiệm quản lý hoặc lâm sàng, kiến thức và các kỹ nằng phù hợp
tham gia vào qui trình này.
❒ 3. Các kỹ thuật và công cụ thống kê được sử dụng trong quá trình phân tích nếu phù hợp.
Tiêu Chuẩn
QPS.4.1 Số lần phân tích dữ liệu phù hợp với qui trình đang được nghiên cứu và đáp ứng các
yêu cầu của tổ chức.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
Mục Tiêu của QPS.4.1
Tổ chức quyết định tần số kết hợp và phân tích dữ liệu. Tần số phụ thuộc vào hoạt động hoặc
khâu đang được đánh giá, tần số đánh giá (xem QPS.3) và thứ tự ưu tiên của tổ chức. Ví dụ,
dữ liệu kiểm soát chất lượng phòng xét nghiệm lâm sàng có thể được phân tích hàng tuần
nhằm đáp ứng các qui định tại địa phương, và dữ liệu về té ngã của bệnh nhân có thể được
phân tích hàng tháng nếu té ngã ít xảy ra. Do đó, việc kết hợp dữ liệu đúng lúc giúp tổ chức
đánh giá sự ổn định của một qui trình cụ thể hoặc ước đoán của một tác động cụ thể liên quan
đến những điều mong đợi.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.4.1
❒ 1. Số lần phân tích dữ liệu phù hợp với qui trình đang được xem xét.
❒ 2. Số lần phân tích dữ liệu đáp ứng các yêu cầu của tổ chức.
Tiêu Chuẩn
QPS.4.2 Qui trình nghiên cứu này bao gồm việc so sánh nội bộ, với các tổ chức khác, và với các
tiêu chuẩn khoa học và thực hành mong muốn.
Mục Tiêu của QPS.4.2
Mục tiêu của việc phân tích là để có thể so sánh một tổ chức theo 4 cách:
1.So sánh với chính tổ chức đó mọi lúc, chẳng hạn tháng này với tháng sau hoặc năm này với
năm tới;
2. So sánh với các tổ chức tương tự khác, chẳng hạn như qua nguồn dữ liệu tham khảo (xem
MCI.20.3, ME 3);
3. So sánh với các tiêu chuẩn, chẳng hạn như những tiêu chuẩn do các cơ quan chuyên môn và
đánh giá thiết lập hoặc những tiêu chuẩn do luật pháp hoặc các qui định yêu cầu; và
4. So sánh với các thực hành mong muốn trong tài liệu được công nhận là các thực hành hoặc
hướng dẫn thực hành tốt nhất.
Việc so sánh này giúp tổ chức hiểu nguồn gốc và bản chất của việc thay đổi không mong muốn
và giúp tập trung nỗ lực cải thiện.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.4.2
❒ 1. So sánh mọi lúc trong nội bộ tổ chức.
❒ 2. So sánh với các tổ chức tương tự nếu có thể.
❒ 3. So sánh với các tiêu chuẩn nếu phù hợp.
❒ 4. So sánh với các thực hành mong muốn được biết đến.
Tiêu Chuẩn
QPS.5 Tổ chức sử dụng một qui trình rõ ràng để xác định và kiểm soát các biến cố bất ngờ.
Mục Tiêu của QPS.5
Mỗi tổ chức xác định một biến cố bất ngờ (xem Thuật Từ) gồm ít nhất
a) tử vong không mong muốn không liên quan đến nguyên nhân tự nhiên về bệnh lý hoặc bệnh
tiềm ẩn của bệnh nhân;
b) thương tật lớn vĩnh viễn không liên quan đến nguyên nhân tự nhiên về bệnh lý hoặc bệnh
tiềm ẩn của bệnh nhân; và
c) phẫu thuật sai bệnh nhân, sai thủ thuật, sai địa điểm.
Tổ chức xác định một biến cố bất ngờ bao gồm từ mục a) đến c) ở trên và có thể bao gồm các
biến cố khác như luật pháp hoặc qui định yêu cầu hoặc do tổ chức xác định phù hợp để thêm
vào danh mục các biến cố bất ngờ. Tất cả các biến cố nằm trong danh mục này được đánh giá
thông qua phân tích (xem Thuật Từ) nguyên nhân gốc đáng tin cậy. Khi phân tích nguyên nhân
gốc cho thấy rằng cải thiện hệ thống hoặc các giải pháp hành động khác có thể ngăn ngừa
hoặc giảm thiểu nguy cơ tái diễn các biến cố bất ngờ, tổ chức phải tái thiết kế các qui trình và
phải có bất kỳ giải pháp hành động khác phù hợp để thực hiện phòng tránh.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng thuật từ “biến cố bất ngờ” (xem Chính Sách Biến Cố Bất Ngờ
JCI ở trang 19 và Thuật Từ) không phải lúc nào cũng nhắc đến lỗi hoặc nhầm lẫn hoặc nêu bất
kỳ trách nhiệm pháp lý.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.5
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
❒ 1. Các lãnh đạo bệnh viện xác định một biến cố bất ngờ gồm ít nhất một biến cố từ mục a)
đến c) được nêu trong bảng mục tiêu.
❒ 2. Tổ chức phân tích nguyên nhân gốc của tất cả các biến cố bất ngờ theo thời gian do các
lãnh đạo tổ chức cụ thể hóa.
❒ 3. Biến cố được phân tích khi xảy ra.
❒ 4. Các lãnh đạo bệnh viện đưa ra giải pháp căn cứ vào kết quả của quá trình phân tích
nguyên nhân gốc.
Tiêu Chuẩn
QPS.6 Dữ liệu được phân tích khi sự khác biệt và khuynh hướng không mong muốn xuất hiện
trong dữ liệu.
Mục Tiêu của QPS.6
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ sự thay đổi xảy ra không như mong muốn, tổ chức phải phân tích
chuyên sâu để xác định tốt nhất khâu nào cần tập trung cải thiện. Đặc biệt, tổ chức thực hiện
phân tích chuyên sâu khi mức độ, loại hoặc khuynh hướng thay đổi đáng kể và không mong
muốn so với
• những gì mong đợi;
• tổ chức khác; hoặc
• các tiêu chuẩn được công nhận.
Phân tích những nội dung sau đây:
a) Tất cả các ca phản ứng truyền máu được xác nhận nếu có thể áp dụng với tổ chức.
b) Tất cả các ca mà thuốc tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nếu có thể áp dụng và do
tổ chức xác định.
c) Tất cả các ca về lỗi dùng sai thuốc nghiêm trọng nếu có thể áp dụng và do tổ chức xác định
d) Tất cả các ca có sự khác biệt đáng kể giữa các chuẩn đoán tiền và hậu phẫu.
e) Biến cố không mong muốn hoặc loại biến cố không mong muốn xảy ra trong quá trình sử
dụng thuốc mê và giảm đau vừa hoặc cao.
f ) Những biến cố khác chẳng hạn như dịch bệnh truyền nhiễm.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.6
❒ 1. Phân tích dữ liệu chuyên sâu khi xuất hiện mức độ, loại hoặc xu hướng không mong
muốn.
❒ 2. Phân tích tất cả các ca phản ứng truyền máu được xác nhận nếu có thể áp dụng với tổ
chức.
❒ 3. Phân tích tất cả các ca mà thuốc tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nếu có thể áp
dụng và do tổ chức xác định. (Xem MMU.7, ME 3)
❒ 4. Phân tích tất cả các ca về lỗi dùng sai thuốc nghiêm trọng nếu có thể áp dụng và do tổ
chức xác định. (Xem MMU.7.1, ME 1)
❒ 5. Phân tích tất cả các ca có sự khác biệt đáng kể giữa các chuẩn đoán tiền và hậu phẫu.
❒ 6. Phân tích các biến cố không mong muốn hoặc loại biến cố không mong muốn xảy ra trong
quá trình sử dụng thuốc mê và giảm đau vừa hoặc cao
❒ 7. Phân tích những biến cố khác do tổ chức xác định
Tiêu Chuẩn
QPS.7 Tổ chức sử dụng một qui trình rõ ràng để xác định và phân tích các biến cố bất ngờ
không gây hậu quả.
Mục Tiêu của QPS.7
Nhằm mục đích chủ động biết được khâu nào mà hệ thống có thể gây tổn thương do một biến
cố bất ngờ xảy ra, tổ chức thu thập dữ liệu và thông tin về những biến cố đó được gọi là biến
cố bất ngờ không gây hậu quả (xem Thuật Từ) và đánh giá những biến cố đó nhằm ngăn ngừa
chúng xảy ra. Đầu tiên, tổ chức xác định biến cố bất ngờ không gây hậu quả và biến cố gì sắp
được báo cáo. Thứ hai, hoàn tất qui trình báo cáo về sự việc và cuối cùng kết hợp và phân tích
dữ liệu để biết khâu nào mà giải pháp chủ động điều chỉnh sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ biến cố
liên quan hoặc biến cố bất ngờ không gây hậu quả.
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.7
❒ 1. Tổ chức xác định biến cố bất ngờ không gây hậu quả và biến cố gì sắp được báo cáo.
(Xem MMU.7.1 do các biến cố bất ngờ không gây hậu quả do thuốc)
❒ 2. Tổ chức thiết lập qui trình báo cáo về biến cố bất ngờ không gây hậu quả (Xem MMU.7.1
do các biến cố bất ngờ không gây hậu quả do thuốc)
❒ 3. Phân tích dữ liệu và đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu các biến cố bất ngờ không gây hậu
quả (xem MMU.7.1, ME 3).
Qui Trình Cải Thiện
Tiêu Chuẩn
QPS.8 Thực hiện và duy trì cải thiện chất lượng và an toàn.
Mục Tiêu của QPS.8
Tổ chức sử dụng thông tin từ việc phân tích dữ liệu nhằm xác định những cải thiện tiềm năng
hoặc giảm thiểu (hoặc ngăn ngừa) các biến cố bất ngờ. Dữ liệu kiểm soát thường xuyên và dữ
liệu từ các đánh giá chuyên sâu góp phần làm hiểu rõ khâu nào nên lập kế hoạch cải thiện và
thứ tự ưu tiên nào cho quá trình cải thiện. Đặc biệt, lập kế hoạch cải thiện cho các khâu thu
thập dữ liệu ưu tiên do các lãnh đạo thực hiện.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.8
❒ 1. Tổ chức lập kế hoạch và thực hiện cải thiện sử dụng một qui trình đồng nhất do các lãnh
đạo lựa chọn.
❒ 2. Tổ chức lưu hồ sơ các cải thiện đạt được và duy trì được.
Tiêu Chuẩn
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
QPS.9 Thực hiện hoạt động an toàn và cải thiện ở các khâu ưu tiên do các lãnh đạo tổ chức xác
định.
Mục Tiêu của QPS.9
Tổ chức sử dụng nguồn lực phù hợp và thu hút sự tham gia của các cá nhân và phòng ban gần
với các qui trình hoặc các hoạt động được cải thiện. Giao nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện
cải thiện cho cá nhân hoặc một nhóm, thực hiện tập huấn cần thiết và cung cấp qui trình quản
lý thông tin (xem Thuật Từ) hoặc các nguồn tài nguyên khác.
Khi lập kế hoạch, dữ liệu được thu thập trong thời gian thử nghiệm để chứng minh rằng
thay đổi có kế hoạch này là một cải thiện thực sự. Để đảm bảo cải thiện được duy trì, dữ liệu
kiểm soát sau đó được thu thập để phân tích thường xuyên. Thay đổi có hiệu quả được kết hợp
vào thủ tục thực hành tiêu chuẩn, và đào tạo nhân viên khi cần thiết. Tổ chức lưu hồ sơ những
cải thiện đạt được và duy trì được như là một bộ phân trong chương trình cải thiện và quản lý
chất lượng.
Các Yếu Tố Đánh Giá của QPS.9
❒ 1. Các khâu ưu tiên do các lãnh đạo tổ chức xác định được đưa vào các hoạt động cải thiện.
(xem QPS.3, ME 1)
❒ 2. Chỉ định hoặc phân bổ nhân lực và các nguồn lực khác thiết yếu để thực hiện cải thiện
❒ 3. Thay đổi được lập kế hoạch và thử nghiệm
❒ 4. Thay đổi mang lại cải thiện được thực thi.
❒ 5. Dữ liệu hiện hữu nhằm chứng minh cải thiện hiệu quả và được duy trì.
❒ 6.Thay đổi chính sách cần thiết để lập kế hoạch, thực hiện và duy trì cải thiện.
❒ 7. Lưu hồ sơ các qui trình cải thiện thành công.
Tiêu Chuẩn
QPS.10
Bệnh viện Đại Học Y Dược TpHCM – Lưu hành nội bộ
Xây dựng và thực hiện chương trình liên tục nhằm xác định và giảm thiểu các tình huống bất lợi
không mong muốn và rủi ro an toàn đến bệnh nhân và nhân viên.
Mục Tiêu của QPS.10
Các tổ chức cần áp dụng qui trình chủ động để đánh gia các biến cố bất ngờ không gây hậu
quả và các qui trình rủi ro cao khác mà dẫn đến biến cố không mong muốn xảy ra. Một công cụ
mang đến cho việc phân tích chủ động các hậu quả của một biến cố có thể xảy ra đối với một
qui trình rủi ro cao là phân tích tác động và mô hình lỗi (xem Thuật Từ). Tổ chức có thể xác
định và sử dụng các công cụ tương tự nhằm xác định và giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như phân
tích thương tổn nguy hại (xem Thuật Từ).
Để sử dụng hiệu quả công cụ này hoặc công cụ tương tự, các lãnh đạo tổ chức cần áp
dụng và học về giải pháp này, thống nhất về danh mục các qui trình rủi ro cao về an toàn nhân
viên và bệnh nhân, và sau đó sử dụng công cụ này đối với qui trình rủi ro ưu tiên. Sau khi phân
tích kết quả, các lãnh đạo tổ chức đưa ra giải pháp hành động nhằm tái thiết kế qui trình hoặc
hành động tương tự để giảm thiểu rủi ro trong qui trình. Qui trình giảm thiểu rủi ro này được
thực hiện ít nhất 1 lần/năm và được lưu hồ sơ.
Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá của QPS.10
❒ 1. Các lãnh đạo tổ chức áp dụng một qui trình nhằm xác định các khâu rủi ro cao về an toàn
nhân viên và bệnh nhân.
❒ 2. Các lãnh đạo tổ chức sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các rủi ro về an toàn nhân viên và bệnh
nhân ít nhất 1 lần/năm.
❒ 3. Tổ chức thực hiện và lưu hồ sơ việc sử dụng công cụ giảm thiểu rủi ro chủ động ít nhất
mỗi năm đối với một trong các qui trình rủi ro ưu tiên.
❒ 4. Các lãnh đạo tổ chức đưa ra giải pháp hành động để tái thiết kế các qui trình rủi ro cao
dựa trên kết quả phân tích.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_an_toan_benh_nhan_va_nang_cao_chat_luong_qps.pdf