Tài liệu Đề tài 3 Bài học cảnh báo về đầu tư công từ sự kiện Vinasin: 1
3 BÀI HỌC CẢNH BÁO VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ “SỰ KIỆN VINASIN”
TS.Nguyễn Thị Kim Nhã-TCT bảo hiểm Bưu điện
TS.Nguyễn Minh Phong-Viện NCPTKTXHHN
Đã, đang và sẽ còn nhiều phân tích về sự thua lỗ nặng nề như một điển hình của khối
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua vụ “chìm tàu Vinasin”, nhưng quan trọng hơn hết là
sự kiện này cho thấy những bài học cảnh báo nguy hiểm sau đây:
1. Tính 2 mặt của đầu tư đa ngành và thiếu chuyên môn hoá.
Theo báo cáo giám sát hàng năm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thì tổng
số nợ quá hạn của Vinashin đến hết năm 2008 lên tới 3.812 tỉ đồng, chiếm 91,4%
tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2008; đến cuối
năm 2009, số nợ của Vinashin lên tới gần 19.900 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả trên
vốn chủ sở hữu vượt 10,9 lần. Còn tính đến trước tháng 6/2010, Vinasin có tới 200
công ty con cháu với công nợ đầm đìa tổng cộng hơn 80.000 tỷ đồng.
Ngày 13/6/2010, kết luận cuộc họp cấp Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũn...
9 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài 3 Bài học cảnh báo về đầu tư công từ sự kiện Vinasin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
3 BÀI HỌC CẢNH BÁO VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ “SỰ KIỆN VINASIN”
TS.Nguyễn Thị Kim Nhã-TCT bảo hiểm Bưu điện
TS.Nguyễn Minh Phong-Viện NCPTKTXHHN
Đã, đang và sẽ còn nhiều phân tích về sự thua lỗ nặng nề như một điển hình của khối
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua vụ “chìm tàu Vinasin”, nhưng quan trọng hơn hết là
sự kiện này cho thấy những bài học cảnh báo nguy hiểm sau đây:
1. Tính 2 mặt của đầu tư đa ngành và thiếu chuyên môn hoá.
Theo báo cáo giám sát hàng năm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thì tổng
số nợ quá hạn của Vinashin đến hết năm 2008 lên tới 3.812 tỉ đồng, chiếm 91,4%
tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2008; đến cuối
năm 2009, số nợ của Vinashin lên tới gần 19.900 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả trên
vốn chủ sở hữu vượt 10,9 lần. Còn tính đến trước tháng 6/2010, Vinasin có tới 200
công ty con cháu với công nợ đầm đìa tổng cộng hơn 80.000 tỷ đồng.
Ngày 13/6/2010, kết luận cuộc họp cấp Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng chủ trì để giải quyết các vấn đề của Vinashin đã khẳng định: "Hoạt động
sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của tập đoàn rơi vào tình trạng rất khó
khăn". Chính phủ cho rằng ngoài các yếu tố khách quan như tác động của suy thoái
kinh tế, nguyên nhân chủ quan là do Vinashin đầu tư dàn trải, việc quản lý dự án,
công nợ, sử dụng đồng vốn còn nhiều hạn chế, yếu kém…”. Theo quyết định tái
cơ cấu đối với Vinashin, Chính phủ yêu cầu tập đoàn này nội trong quý II/2010
phải chuyển 12 công ty con về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gồm: Khu
Công nghiệp tàu thủy Lai Vu (Hải Dương) bao gồm cả Công ty Công nghiệp tàu
thủy Lai Vu; Khu Công nghiệp tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa) bao gồm cả Ban
Quản lý dự án Khu Công nghiệp Nghi Sơn; Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản
xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai); Nhà máy đóng tàu Dung Quất;
Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang); Phần vốn góp của Tập đoàn
Vinashin trong Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh ( Nam Định) và
trong các dự án do Công ty làm chủ đầu tư; và 7 đơn vị khác của Vinashin được
điều chuyển về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gồm: Khu công nghiệp cảng biển
Hải Hà (Quảng Ninh); Cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng); Khu công nghiệp và
nhà máy đóng tàu Hậu Giang; Cảng và nhà máy đóng tàu Năm Căn (Cà Mau);
Công ty Vận tải Biển Đông; Công ty TNHH 1 thành viên Vận tải Viễn Dương
Vinashin; Phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong các doanh nghiệp vận tải
biển khác. Thời gian bàn giao từ ngày 1-7 và kết thúc quý 3 năm 2010. Sau đó,
2
Vinasin trở thành công ty TNHH một thành viên từ ngày 1/7/2010. Ngoài ra, khi
trở thành công ty TNHH một thành viên, Vinashin sẽ được Bộ Tài chính cấp bổ
sung vốn điều lệ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp cũng như được Chính phủ
hứa tiếp tục phát hành trái phiếu cho Vinashin vay để cơ cấu lại nợ đáo hạn và thực
hiện một số dự án đang dở dang.
Về nguyên tắc, việc tái cấu trúc Vinasin cần tạo ra sự tập trung và chuyên
môn hoá sâu và hình thành quả đấm thép, thúc đẩy ngành công nghiệp đóng tàu
Việt Nam vươn lên tầm cỡ quốc tế, đặc biệt cần tránh TẠO RA NHỮNG NGOAI
LỆ đầu tư đa ngành thiên về bề rộng, thiếu chuyên môn hoá với những hậu quả đã
được tiên liệu trước. Trên thực tế,Vinashin đứng hàng đầu trong khối tập đoàn và
tổng công ty nhà nước về tham vọng đầu tư đa ngành bất chấp nguyên tắc, từ đóng
tàu đến vận tải biển, cảng biến tới sản xuất thép, xi măng, bia, dịch vụ hàng không,
bảo hiểm, ngân hàng, nhập khẩu ôtô - xe máy... Thậm chí, bất chấp thực tế bài học
đắt đỏ thua lỗ trong quá khứ, ngay trong quyết định tái cơ cấu Vinasin mới được
công bố nêu trên, người ta vẫn thấy Vinasin tiếp tục được đăng ký đầu tư những
ngành nghề kinh doanh “trái khoáy”, như hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụ
khách sạn, đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị, nhà ở, lữ hành
nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế, sản xuất bia rượu, nước giải khát, dịch vụ vui
chơi giải trí...Liệu có cảnh “ngựa quen đường cũ” và miệng hố phá sản lớn hơn
đang lấp ló đâu đó trong tương lai…!
Trong nền kinh tế hiện đại, đa dạng hoá đầu tư đã, đang và sẽ tiếp tục trở
thành xu hướng phát triển ngày càng đậm nét của các tập đoàn kinh tế ở nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam: Trên thực tế Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông (VNPT), ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ
thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực gồm dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động
sản, cho thuê văn phòng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngoài lĩnh vực hoạt
động truyền thống là sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ
khí điện lực, còn đầu tư mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tài chính -
ngân hàng; Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cũng không chịu bó khuôn trong
lĩnh vực cao su, mà còn nhảy sang ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận
tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh
dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế v.v…
Xu hướng đa dạng hoá đầu tư được giải thích bởi một số lý do: cùng với quá
trình hội nhập và phát triển kinh tế, nhiều ngành nghề mới được hình thành, nhiều
lĩnh vực có tiềm năng chưa được khai thác triệt để, rào cản gia nhập ngành chưa
sâu…, từ đó mang đến nhiều cơ hội, thách thức lớn và mới cho các doanh nghiệp
3
cả ở thị trường trong nước, lẫn thị trường quốc tế tham gia và khẳng định mình
trong các lĩnh vực đầu tư mới. Có thể nói, việc đa dạng hoá đầu tư của các tập đoàn
và doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh doanh, từ sự xuất
hiện cung - cầu mới, từ xu hướng phát triển ngành và sự phát triển của khoa học
công nghệ, cũng như từ sự gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm năng
đòi hỏi các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, nhạy bén và năng động nắm bắt
những thời cơ mới, không ngừng mở rộng quy mô, phát huy được các nguồn lực
bên trong, huy động được nguồn lực bên ngoài, giảm thiểu rủi ro theo kiểu” không
bỏ hết trứng vào một giỏ “ và góp phần phát triển thị trường, tạo thế đà phát triển
tiếp theo cho doanh nghiệp. Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến hết năm
2007, tổng giá trị tài sản của 70 Tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt hơn 803
nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 323 nghìn tỷ đồng, số vốn đầu tư ra bên ngoài
của các tập đoàn, tổng công ty có giá trị lên đến gần 117.000 tỉ đồng. Trong đó có
28/70 tổng công ty có hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo
hiểm… với giá trị hơn 23.300 tỉ đồng.
Ở Việt Nam, các tập đoàn và công ty nhà nước lớn đã và đang giữ vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là công cụ để Nhà nước điều hành và phát
triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Như vậy, về
bản chất kinh tế, các tập đoàn và công ty nhà nước không phải và càng không thể
là định chế hoạt động thiên về đầu tư bề rộng thuần tuý với kỳ vọng thu lợi nhuận
thị trường, mà chỉ nên tham gia hoặc đảm trách các hoạt động kinh doanh công ich
và những hoạt động nào mà các doanh nghiệp tư nhân không muốn làm hoặc
không được phép làm, để bảo đảm giữ cân đối và duy trì cạnh tranh lành mạnh,
hoặc hỗ trợ và tạo động lực thúc đẩy đời sống kinh tế-xã hội diễn ra trơn chu, bình
thường. Đặc biệt, trong khuôn khổ cơ chế truyền thống hiện hành, các tập đoàn và
công ty nhà nước thường nhận được nhiều và dễ khai thác, lạm dụng các ưu đãi
(nhất là về vốn, nghĩa vụ tài chính và điều kiện đất đai) cùng các cơ hội kinh doanh
độc quyền hơn những loại hình doanh nghiệp khác từ các “lỗ hổng cơ chế”, nên
việc đầu tư đa ngành vì mục tiêu lợi nhuận thị trường thuần tuý, nhất là có tính
chất cơ hội cục bộ, cá nhân tất yếu sẽ gây ra những cạnh tranh không lành mạnh
hoặc những cái giá đắt đỏ phải trả cho rủi ro thị trường, sự thiếu trách nhiệm và
nạn tham nhũng…
Thực tiễn cho thấy, việc hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực cũng có tính hai
mặt của nó: Một mặt, nếu doanh nghiệp đi đúng hướng và đầu tư thành công sẽ
giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu như đã nêu trên; mặt khác, nếu “
chệch hướng” hoặc đầu tư không hiệu quả có thể làm suy sụp hình ảnh của doanh
4
nghiệp, thậm chí đánh mất thương hiệu và gây ra những thiệt hại to lớn khó lường
cho doanh nghiệp. Những tác động mặt trái của đa dạng hoá đầu tư là do: Khi
doanh nghiệp đầu tư đa ngành, đa nghề ít nhiều bản thân doanh nghiệp đánh mất đi
lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của mình, rất dễ mắc sai lầm do sự phân tán các
nguồn lực và thiếu kinh nghiệm của bộ máy quản lý. Bên cạnh đó, việc kiểm soát
vốn vào hoạt động đa lĩnh vực là rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát,
lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính là những nguy có thực. Đặc biệt, cần thấy
rằng, với khả năng tài chính có hạn của mình, việc đầu tư vốn dàn trải sẽ buộc
doanh nghiệp phải tìm đến nguồn vốn mới với những điều khoản thương mại ngặt
nghèo, dễ đưa họ sa vào chiếc bẫy nợ nần hoặc sự lãng phí khủng khiếp nguồn vốn
NSNN và tín dụng đầu tư các cấp, loại.
Để giảm thiểu rủi ro, tránh những tác động mặt trái trong đầu tư đa ngành,
đa lĩnh vực như trên, thực tiễn kinh doanh ngày càng cho thấy các doanh nghiệp
cần bám sát các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, cần đảm bảo nguyên tắc bám sát thị trường, biết mình biết ta.
Doanh nghiệp khi tiến sang lĩnh vực mới nên có sự chuẩn bị kỹ càng, phân tích
chiến lược toàn diện, dự báo sát các triển vọng thị trường dài hạn, trung hạn và
ngắn hạn để hình thành và triển khai dự án đầu tư mới đúng nơi đúng lúc…
Thứ hai, cần tránh việc đầu tư theo kiểu đám đông, phong trào và đặc biệt
tránh chạy theo tư tưởng đầu cơ, chỉ nhìn thấy lợi nhuận “nóng” trước mắt, mà
quên đi mất chuyên môn và mục tiêu chính của mình.
Thứ ba, cần bám sát sở trường và đầu tư đa ngành có trọng tâm. Doanh
nghiệp nên đa dạng hoá một cách chuyên sâu, tạo sự tương hỗ, liên kết giữa các
sản phẩm và dự án đầu tư mới và cũ trong quá trình đa dạng hoá và phát triển của
mình. Những ngành, sản phẩm đa dạng mới mà doanh nghiệp lựa chọn phải phù
hợp hoặc có tính bổ sung cao, thiết thực với năng lực và thị trường hiện tại, sẵn có
của bản thân doanh nghiệp, không nên quá xa rời sở trường vốn có của mình, đồng
thời phù hợp với triển vọng trung và dài hạn của thị trường trong nước và thế giới.
Thứ tư, phải chuẩn bị kỹ nguồn vốn huy động mang tính an toàn cao, rẻ để
tránh sức ép trả nợ trong thời kỳ đầu dự án đầu tư mới chưa sinh lợi. Đặc biệt,
doanh nghiệp cần tỉnh táo trước những chiếc bẫy nợ hoặc sự lừa đảo và các dạng
tội phạm tài chính ngày càng đa dạng và tinh vi trên thương trường.
5
Thứ năm, phải biết trọng dụng chuyên gia, người tài cả về quản lý, lẫn về
công nghệ trong lĩnh vực đầu tư mới mà chúng có nhiều bõ ngỡ với ê kíp cán bộ
cũ. Nói cách khác, người nào việc ấy, không thể dùng cán bộ và chuyên gia cũ cho
một lĩnh vực đầu tư kinh doanh mới, tựa như không thể dùng thợ cơ khí để chế tạo
đồ mộc, thợ hàn để chế tạo phần mềm trong công nghệ thông tin. Nếu phương án
nhân sự mà không khớp với phương án tài chính và tiến độ triển khai dự án, thì độ
thành công của dự án đa dạng hoá đầu tư thật là mỏng manh, thậm chí ngoài tầm
kiểm soát của bất kỳ doanh nghiệp nào…
Thực tiễn trên đây đòi hỏi cần đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc và thực hiện
những cải tổ mạnh mẽ hơn nữa trong cơ chế quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh và hiệu qủa hoạt động của các tập đoàn và công ty nhà nước. Đây cũng hành
động thiết thực tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, kiềm chế lạm phát và bảo
đảm sự phát triển bền vững của cả khu vực doanh nghiệp, lẫn của nền kinh tế-xã
hội…Điều này tuỳ thuộc không chỉ vào bản thân doanh nghiệp, mà còn vào môi
trường pháp lý và sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung và cả sự dũng cảm, thông minh
của Chính phủ.
2. Minh bạch đại diện sở hữu và tăng cường hiệu lực giám sát, thanh tra
tài chính tại các tập đoàn và công ty nhà nước.
Hiệu quả kinh doanh và đầu tư của các tập đoàn kinh tế và công ty Nhà nước
nói chung, cả ở trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, đều không cao, và thường là
thấp nhất so với các đầu tư và kinh doanh tương tự, nhưng do các nhà đầu tư nước
ngoài hoặc tư nhân trong nước thực hiện (nếu có hoặc được phép). Điều này liên
quan đến nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến: đặc điểm của sở hữu(sở hữu nhà nước
thường dẫn đến cảnh “cha chung không ai khóc” và “lắm sãi không ai đóng cửa
chùa”; cơ chế cán bộ và tuyển dụng lao động (thường không thực sự coi trọng
chuyên môn và người tài), trách nhiệm cá nhân của nhà quản lý đầu tư (thường
thấp vì đề cao và lạm dụng cơ chế lãnh đạo và trách nhiệm tập thể) và cơ chế quản
lý vốn đầu tư- bao gồm cả việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh( thường bị áp đặt
hoặc dễ dãi, gắn với lợi ích cục bô, thâm chí do lợi ích cá nhân và phe nhóm, lợi
dụng vốn nhà nước để “đánh quả” và trục lợi), cũng như cơ chế ra quyết định đầu
tư (vừa phức tạp, chậm trễ, vừa lỏng lẻo, hình thức và nhiều cơ hội cho tham
nhũng phát sinh, phát triển)…Thông tin chính thức cho thấy, tỷ lệ ICOR của khu
vực đầu tư nhà nước ở nước ta hiện ở mức hơn 8, so với mức trung bình xã hội
4,2-4,4; Còn theo Phó tổng kiểm toán nhà nước Lê Minh Khải trong cuộc họp báo
1/7/2008 thì kết quả kiểm toán 225/385 doanh nghiệp thành viên thuộc 19 Tổng
6
cty Nhà nước năm tài chính 2006 thì đến 31/12/2006 tổng số nợ phải thu là 25.102
tỷ đồng(bằng 64% vốn chủ sở hữu), nhưng tổng số nợ phải trả cao hơn 2,7 lần tổng
nợ phái thu và lên tới 65.799 tỷ đồng (bằng 171,2% tổng vốn chủ sở hữu), so với
tổng lợi nhuận trước thuế của các Tổng cty được kiểm toán chỉ vỏn vẹn có 7650 tỷ
đồng… Đặc biệt, các tập đoàn và công ty nhà nước đã và đang chiếm tỷ trọng rất
cao trong tổng dư nợ tín dụng và đầu tư xã hội,năm 2008 tới hơn 50% tổng vốn
đầu tư nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng
thương mại. Sẽ là thảm hoạ quốc gia nếu hình thành và phát triển không kiểm soát
được “sù liªn minh ma quû” gi÷a c¸c tËp ®oµn, tæng c«ng ty nhµ níc víi c¸c ng©n
hµng th¬ng m¹i nhµ níc vµ c¸c quan chøc cã liªn quan trong viÖc vay vµ cho vay
vèn NSNN và tín dụng nhà nước, ®Çu t chÐo, ®Çu t ®a ngµnh hµng ngµn tû ®ång
mang nÆng tÝnh ®Çu c¬, trôc lîi c¸ nh©n hoÆc phe nhãm, lòng ®o¹n thÞ trêng vµ
l·ng phÝ c¸c nguån lùc quèc gia.
Luật doanh nghiệp nhà nước, Nghị định về các tập đoàn kinh tế nhà nước đã
quy định việc để cho doanh nghiệp lỗ liền hai năm thì trách nhiệm trước hết thuộc
về chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc. Để cho Vinashin lâm vào tình trạng khốn khó
như ngày hôm nay chứng tỏ công tác giám sát chưa có hiệu quả. Nói cách khác, có
lẽ, Vinasin và xã hội sẽ bớt đau và không bị trả giá đắt như hiện nay khi mọi cơ
chế trở nên minh bạch sớm hơn và nếu cơ chế thanh tra, giám sát các cấp của ta có
hiệu lực cao hơn và được tiến hành thường xuyên hơn, công tác phối hợp giữa Ủy
ban Kiểm tra Trung ương với các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm toán được làm
tốt hơn. ví như : “Cơ quan pháp luật mà phát hiện sai phạm của cán bộ thuộc diện
trung ương quản lý thì chuyển hồ sơ cho Ủy ban Kiểm tra. Ngược lại, qua công tác
kiểm tra mà phát hiện những việc liên quan đến chức trách nhà nước thì Ủy ban
Kiểm tra cũng phải phối hợp với các cơ quan chức năng” như khẳng định của Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Phạm Thị Hải Chuyền trong cuộc họp sơ
kết công tác phòng, chống tham nhũng hôm 8/7/2010. Nghị định 09/2009/NĐ-CP
về quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp khác có quy định rất rõ: “Công ty nhà nước được quyền chủ
động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả
trên vốn điều lệ của công ty không vượt quá ba lần…Cơ quan đại diện chủ sở hữu
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính giám sát chặt chẽ việc huy động và sử
dụng vốn tại công ty nhà nước…Trường hợp sử dụng nguồn vốn ngân sách để cấp
vốn điều lệ, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội quyết định”. Nghị
định 25/2010 về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một
thành viên cũng quy định mỗi công ty chuyển đổi chỉ do một tổ chức làm chủ sở
hữu (hoặc là Thủ tướng Chính phủ, bộ, UBND tỉnh thành...). Nhưng với Vinashin,
dường như cả Chính phủ, một số bộ, ngành và ngay chính hội đồng quản trị
7
Vinashin cũng được giao thực hiện một số quyền của chủ sở hữu. Sự thiếu tách
bạch và minh bạch này tạo cơ chế lỏng lẻo, thiếu hiệu lực trong giám sát và xử lý
hoạt động của Vinashin, bất chấp những cảnh báo xấu đã có từ nhiều năm về thực
tế hoạt động của tổ chức này. Thậm chí, mới để xẩy ra tình trạng “sự đã rồi” như
thừa nhận của ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ:“Vinashin phát triển thế nào, mua sắm những gì cả Bộ GTVT và Chính phủ
đều không biết. Chỉ khi xong rồi mới báo cáo”. Còn nói như ông Trần Quang Vũ,
tổng giám đốc điều hành của Vinashin, thì: “Tôi không hiểu sau tái cơ cấu, nếu
không công khai, minh bạch mọi hoạt động thì tập đoàn sẽ đi đến đâu” …
Thực tế cho thấy cũng cần xem lại cơ chế hỗ trợ và sự bảo hộ của nhà nước
đối với ngành trọng điểm, dù đó là ngành quan trọng như đóng tàu. Sự hỗ trợ này
là cần thiết trong giai đoạn đầu, nhưng nếu kéo dài quá và không có cơ chế quy
trách nhiệm quản lý cụ thể thì rất dễ bị làm dụng và hiệu quả ngược với mong đợi.
Vinasin từng nhận được nhiều sự ưu ái quá mức đến bất công và khó hiểu không
chỉ thể hiện ở việc tạo mọi thuận lợi cho việc cấp đất dự án (được Vinasin mặc
hiên coi đó là một phần vốn riêng tự có của mình) và cho vay vốn đầu tư dự án, mà
còn thể hiện ở việc định nợ, khoanh nợ, gia hạn và chuyển nợ của doanh nghiệp,
mà hầu hết đều có nguồn gốc vốn NSNN, tín dụng nhà nước hoặc vốn vay nhà
nước (chẳng hạn, Chính phủ đã dành 750 triệu USD vốn phát hành trái phiếu quốc tế cho
Vinashin, 650 triệu USD cũng được Vinashin vay của ngân hàng Thụy Sĩ chi nhánh Hong Kong
Credit Suisse. Chính phủ yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước “ôm” khoản
đầu tư vào Bảo Việt của Vinashin chịu 700 tỉ đồng lỗ. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng khoanh
nợ và tiếp tục cho Vinashin vay nợ bất chấp những quy định về tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước. Từ tháng 10-2009, Thủ tướng đã có Quyết định 1596/QĐ-TTg về các giải pháp thực hiện
tái cơ cấu tài chính đối với Vinashin, Ngân hàng Nhà nước đã có Văn bản số 357/NHNN-TD
ngày 17-7-2009 về khoanh và cơ cấu lại các khoản nợ cũ của Vinashin). Ngoài ra, về nguyên
tắc, việc nâng vốn điều lệ của Vinashin từ 9.000 tỉ đồng thành 14.655 tỉ đồng theo
quyết định chuyển tập đoàn này thành công ty TNHH một thành viên mới công bố
trong tháng 6/2010 cũng có thể coi là một ưu ái ngoại lệ vì không cần ý kiến của
Quốc hội theo tinh thần Nghị định 09/2009/NĐ-CP nêu trên.
NSNN và các DNNN là thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước cần tạo điều kiện
và buộc công khai, minh bạch hóa, tăng cường giám sát và phản biện xã hội trong
hoạt động của chúng.
8
3. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng thực chất, trách nhiệm cá
nhân cụ thể và nghiêm khắc.
Công tác thi đua khen thưởng, một mặt, đã, đang và sẽ giúp động viên tinh thần
yêu nước và khẳng định những cái tinh thần tốt đẹp cần khích lệ trong xã hội; mặt
khác, nếu làm hình thức và bị làm dụng lại dễ góp phần tung hoả mù và làm nhiễu
các giá trị trong đời sống cộng đồng, gây ảnh hưởng xấu đến thực tiễn. Điều trứ
danh là trước khi “sập tiệm”, Vinasin vẫn đàng hoàng xếp hạng cao trong đợt thi
đua khen thưởng của khối các tập đoàn và công ty nhà nước năm 2009. Theo trang
WEB của Vinasin, ngày 30/3/2010 tại Hà Nội, Khối các Tập đoàn và TCty nhà
nước đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2009 và triển
khai kế hoạch năm 2010. Với vai trò là Khối trưởng năm 2009, đại diện lãnh đạo
Tập đoàn Vinashin đã thông qua báo cáo kết quả công tác thi đua khen thưởng năm
2009 và kế hoạch công tác năm 2010 của khối thi đua các Tập đoàn và TCty nhà
nước. Hội nghị cũng đã ký giao ước thi đua năm 2010 và bình chọn 6 đơn vị Thi
đua xuất sắc năm 2009: Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam cờ dẫn đầu;
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cờ giải
nhì; cờ giải ba thuộc về Tập đoàn Vinashin, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, TCty
CN Xi măng Việt Nam…
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch
Vinashin Phạm Thanh Bình có nhiều sai phạm trong huy động, quản lý, sử dụng
tiền vốn của Nhà nước, do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu
hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Các
khoản nợ của Vinashin rất lớn, mất khả năng thanh toán. Ông chủ tịch còn “bổ
nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của nhà nước, đảm nhiệm nhiều
chức vụ quan trọng, trái quy định của Đảng và nhà nước”. Các lãnh đạo khác của
Vinashin cũng đang tiến hành kiểm điểm trách nhiệm và một số có thể bị truy cứu
trách nhiệm.
UBKTTƯ đã rất nghiêm khắc khi quyết định thực hiện quy trình kiểm
điểm, xử lý kỷ luật đối với ông Phạm Thanh Bình, đề nghị Chính phủ xem xét
trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan đối với những vi phạm của
VINASHIN và chỉ đạo các ngành chức năng đánh giá toàn diện, đúng thực chất đối
với VINASHIN, từ đó rút kinh nghiệm đối với các tập đoàn khác. Ủy ban cũng yêu
cầu các tập đoàn kinh tế khác cần chủ động tự kiểm tra, tự xem xét, đánh giá đầy
đủ, chính xác kết quả sản xuất, kinh doanh báo cáo trước ngày 31/8/2010 để
UBKTTƯ tiếp tục giám sát.
9
Các hậu quả của Vinasin có cả trách nhiệm cá nhân, lẫn lỗi cơ chế, khi cho
phép một tập đoàn kinh tế quốc gia quan trọng như vậy mà tập quyền tuyệt đối:
một người vừa là Bí thư Đảng ủy, vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị, lại vừa là
Tổng giám đốc; Đồng thời, công tác thanh, kiểm tra thiếu kịp thời ngăn chặn sớm
và triệt để, từ đó tạo thuận lợi cho việc cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân,
gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội: các khoản nợ rất lớn, mất
khả năng thanh toán, nợ quá hạn và đến hạn không có khả năng thanh toán lên tới
hàng chục nghìn tỷ đồng, hơn 5000 lao động không có việc làm; các khoản nợ
luơng và bảo hiểm xã hội lên đến 234 tỷ đồng, gây hệ luỵ kinh tế-xã hội nặng nề
tới nhiều cá nhân và tổ chức có liên quan…
Tập quyền cần đi đôi với phân quyền và tăng cường giám sát, kiểm tra và
phản biện xã hội; Quyền hạn phải song hành với trách nhiệm cá nhân rõ ràng và
nghiêm khắc; Minh bạch hoá và công khai hoá chi tiêu NSNN và đầu tư công; Các
tổ chức và dự án kinh tế nhà nước phải được vận hành vì lợi ích xã hội cụ thể, chứ
không phải là cơ chế tiêu tiền công một cách lãng phí cho lợi ích của các cá nhân,
phe nhóm có đặc quyền… Đó là những bài học không mới, nhưng đã, đang và sẽ
còn luôn nóng hổi trong thực tế quản lý nhà nước và kinh doanh nói chung, trong
quản lý các tập đoàn và công ty nhà nước nói riêng ở Việt Nam và các nước
chuyển đổi khác trên thế giới…./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI - 3 BÀI HỌC CẢNH BÁO VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ SỰ KIỆN VINASIN.pdf