Đề kiểm tra học kì I ngữ văn lớp 8

Tài liệu Đề kiểm tra học kì I ngữ văn lớp 8: ủy ban nhân dân quận hải an đề kiểm tra chất lượng học kỳ i Phòng giáo dục và đào tạo Năm học 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Lưu ý: Đề có 2 trang. Đề lẻ I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng. “Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy trực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên ? A. Cảnh gia đình chị Dậu bị áp bức. ...

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I ngữ văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủy ban nhân dân quận hải an đề kiểm tra chất lượng học kỳ i Phòng giáo dục và đào tạo Năm học 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Lưu ý: Đề có 2 trang. Đề lẻ I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng. “Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy trực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên ? A. Cảnh gia đình chị Dậu bị áp bức. B. Cảnh chống trả quyết liệt của chị Dậu với tên người nhà lí trưởng. C. Sự sợ hãi, khiếp nhược của anh Dậu. D. Sự thất bại nhục nhã của tên người nhà lí trưởng. Câu 2. Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong phần trích ? A. Tự sự kết hợp với miêu tả. B. Tự sự kết hợp với biểu cảm. C. Biểu cảm kết hợp với miêu tả D. Miêu tả kết hợp tự sự, biểu cảm Câu 3. Dòng nào nhận xét chính xác về tác giả Ngô Tất Tố ? A. Ông xuất thân từ tầng lớp trí thức. B. Ông là một học giả, một nhà báo, một nhà văn, một nhà thơ. C. Tác phẩm chính của ông: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), Việc làng (1940), ... D. Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Câu 4. Từ “đi” trong câu “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” thuộc loại tình thái: A. Tình thái cầu khiến, yêu cầu người khác phải làm gì đó. B. Tình thái cảm thán thể hiện sự thuyết phục. C. Tình thái biểu thị sắc thái tình cảm. D. Tình thái cầu khiến tỏ ý thách thức. Câu 5. Dấu hai chấm trong trường hợp sau dùng để làm gì ? “Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.” A. Đánh dấu báo trước lời thoại của nhân vật. B. Đánh dấu lời thuyết minh. C. Đánh dấu sự báo trước lời dẫn trực tiếp. D. Đánh dấu báo trước phần giải thích. Câu 6. Nghĩa của từ nào phạm vi bao hàm nghĩa các từ còn lại ? A. Du đẩy B. Hành động C. Sấn sổ D. Giằng co Câu 7. Từ “U” trong câu “U nó không được thế!” thuộc lớp từ nào ? A. Từ toàn dân B. Từ mượn C. Biệt ngữ xã hội D. Từ địa phương Câu 8. Quan hệ ý nghĩa nào được thể hiện giữa các vế trong câu ghép sau: “Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.” ? A. Quan hệ điều kiện B. Quan hệ bổ sung C. Quan hệ lựa chọn D. Quan hệ tương phản. iI. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1. (2,5đ) Theo cách diễn dịch (hoặc qui nạp) viết đoạn văn từ 7 – 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Câu 2. (5,5đ) Giới thiệu về cây tre Việt Nam. ============== Hết ================ ủy ban nhân dân quận hải an đề kiểm tra chất lượng học kỳ i Phòng giáo dục và đào tạo Năm học 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Lưu ý: Đề có 2 trang. Đề chẵn I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng. “Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy trực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) Câu 1. Dòng nào nhận xét không chính xác về tác giả Ngô Tất Tố ? A. Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. B. Ông là một học giả, một nhà báo, một nhà văn hiện thực xuất sắc C. Năm 1966, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. D.Tác phẩm chính của ông: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), Sống mòn (1944), ... Câu 2. Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt? A. Biểu cảm kết hợp với miêu tả B. Tự sự kết hợp với biểu cảm. C. Tự sự kết hợp với miêu tả. D. Miêu tả kết hợp tự sự, biểu cảm Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là ? A. Cảnh chống trả quyết liệt của chị Dậu với tên người nhà lí trưởng. B. Cảnh gia đình chị Dậu bị áp bức. C. Sự sợ hãi, khiếp nhược của anh Dậu. D. Sự thất bại nhục nhã của tên người nhà lí trưởng. Câu 4. Nghĩa của từ nào phạm vi bao hàm nghĩa các từ còn lại ? A. Du đẩy B. Sấn sổ C. Hành động D. Giằng co Câu 5. Từ “U” trong câu “U nó không được thế!” thuộc lớp từ nào ? A. Từ toàn dân B. Từ địa phương C. Biệt ngữ xã hội D. Từ mượn Câu 6. Các vế trong câu: “Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.” chỉ quan hệ? A. Quan hệ điều kiện B. Quan hệ lựa chọn C. Quan hệ tương phản. D. Quan hệ bổ sung Câu 7. Từ “đi” trong câu “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” thuộc loại tình thái: A. Tình thái cầu khiến tỏ ý thách thức. B. Tình thái cảm thán thể hiện sự thuyết phục. C. Tình thái biểu thị sắc thái tình cảm. D. Tình thái cầu khiến, yêu cầu người khác phải làm gì đó. Câu 8. Dấu hai chấm trong trường hợp sau dùng để làm gì ? “Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.” A. Đánh dấu báo trước phần giải thích. B. Đánh dấu lời thuyết minh. C. Đánh dấu sự báo trước lời dẫn trực tiếp. D. Đánh dấu báo trước lời thoại của nhân vật. iI. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1. (5,5đ) Giới thiệu về cây tre Việt Nam. Câu 2. (2,5đ) Theo cách diễn dịch (hoặc qui nạp) viết đoạn văn từ 7 – 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. ============== Hết ================ M a trận đề - đáp án và biểu điểm (cho cả đề chẵn và đề lẻ) 1. Ma trận đề: Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Văn Tác giả 1 0,25 1 0,25 Phương thức biểu đạt 1 0,25 1 0,25 Nội dung 1 0,25 1 0,25 Tiếng Việt Nghĩa của từ 1 0,25 1 0,25 Dấu câu 1 0,25 1 0,25 Cách vận dụng từ ngữ 3 0,75 3 0,75 Tập làm văn Tạo đoạn văn cảm nhận 1 2,5 1 2,5 Tạo văn bản thuyết minh 1 5,5 1 5,5 Tổng : Số câu : Số điểm 3 0,75 5 1,25 1 2,5 1 5,5 10 10 Đáp án và biểu điểm: I. Phần trắc nghiệm (8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng 2 điểm) Đề Lẻ Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A C D A B D B Đề CHẵN Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D, C C A C B D A D II. phần tự luận (8 điểm) Câu 1. (2,5đ) - Viết đúng hình thức đoạn văn diễn dịch (hoặc qui nạp), đủ số câu...(1đ) - Nội dung đoạn trình bày được cảm nhận của bản thân về nhân vật lão Hạc với một số ý sau: (1,5đ) + Tình cảnh khốn cùng: cô đơn, đau ốm, không còn kế sinh nhai... + Phẩm chất cao quí: nhân hậu, tự trọng,... Tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân trước Cách mạng. Câu 2. (5,5đ) * Yêu cầu nội dung: - Viết đúng kiểu bài thuyết minh - Đảm bảo bố cục ba phần - Trình bày các phần rõ ràng, rành mạch, chặt chẽ. - Ngôn ngữ trong sáng, có hình ảnh. * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: (0,75đ) - Giới thiệu đối tượng thuyết minh (Cây tre Việt Nam) - ấn tượng chung về đối tượng 2. Thân bài: (4đ) - Giới thiệu nguồn gốc cây tre.(xuất hiện từ xa xưa, trong những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, ...) - Giới thiệu đặc điểm của cây tre: + Môi trường sống + Thân, rễ, lá, cành... - Giới thiệu vai trò và ý nghĩa của cây tre trong đời sống của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. + Giá trị vật chất. + Giá trị tinh thần. 3. Kết bài: (0,75đ) - Cảm nghĩ về cây tre Việt Nam ============== Hết ================

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGUVAN8HKI.doc
Tài liệu liên quan