Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn ngữ văn lớp 9

Tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn ngữ văn lớp 9: ủy ban nhân dân quận hải an đề kiểm tra chất lượng học kỳ i Phòng giáo dục và đào tạo Năm học 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Lưu ý: Đề có 2 trang. Đề lẻ I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng. “Đêm khuya lặng lẽ như tờ, Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay. Trịnh Hâm khi ấy ra tay, Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời. Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời, Cho người thức dậy lấy lời phui pha.” Câu 1. Trong đoạn trích trên kẻ chủ mưu hãm hại, đẩy Lục Vân Tiên xuống sông trong đêm khuya là ai ? A. Võ Công. B. Mã Giám Sinh. C. Bùi Kiệm . D. Trịnh Hâm. Câu 2. Nhận xét nào đích đáng hơn cả với kẻ đã hãm hại Lục Vân Tiên ? A. Độc ác, xảo quyệt. B. Kẻ đạo đức giả. C. Kẻ ném đã giấu tay. D. Bất lương, ranh ma. Câu 3. Những ai đã cứu Lục Vân Tiên khi gặp nạn ? A. Con Giao Long và gia đình ông chài. B. Ông chài (Ngư ông) C. Con Giao Long. D. Gia...

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủy ban nhân dân quận hải an đề kiểm tra chất lượng học kỳ i Phòng giáo dục và đào tạo Năm học 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Lưu ý: Đề có 2 trang. Đề lẻ I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng. “Đêm khuya lặng lẽ như tờ, Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay. Trịnh Hâm khi ấy ra tay, Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời. Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời, Cho người thức dậy lấy lời phui pha.” Câu 1. Trong đoạn trích trên kẻ chủ mưu hãm hại, đẩy Lục Vân Tiên xuống sông trong đêm khuya là ai ? A. Võ Công. B. Mã Giám Sinh. C. Bùi Kiệm . D. Trịnh Hâm. Câu 2. Nhận xét nào đích đáng hơn cả với kẻ đã hãm hại Lục Vân Tiên ? A. Độc ác, xảo quyệt. B. Kẻ đạo đức giả. C. Kẻ ném đã giấu tay. D. Bất lương, ranh ma. Câu 3. Những ai đã cứu Lục Vân Tiên khi gặp nạn ? A. Con Giao Long và gia đình ông chài. B. Ông chài (Ngư ông) C. Con Giao Long. D. Gia đình ông chài. Câu 4. Văn bản có đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào ? A. Truyện Lục Vân Tiên. B. Truyện Kiều. C. Lục Vân Tiên gặp nạn. D. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Câu 5. Chữ “mụ” trong câu thơ: “Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.” có nghĩa là: A. Bà mụ. (với nghĩa là một thiên thần luôn có mặt để che chở cho các em bé mới sinh.) B. Chỉ một người phụ nữ không tốt. (Mụ vợ –“Ông lão đánh cá và con cá vàng”) C. Bà mụ (Người phụ nữ làm công việc hộ sinh) D. Bà (vợ ông chài) Câu 6. Trường hợp nào không phải là từ láy: A. Phui pha. B. Lặng lẽ C. Mặt mày D. Nghinh ngang Câu 7. Ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ là: A. Giản dị, mộc mạc B. Sang trọng, bác học. C. Cô đọng, hàm súc D. Quê mùa, thoải mái, tự nhiên. Câu 8. Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì ? A. Kể đầy đủ các nhân vật, sự kiện, chi tiết có trong văn bản. B. Nêu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật, sự kiện chính phù hợp với văn bản được tóm tắt. C. Chỉ nêu nhân vật chính, sự kiện chính mà không nhất thiết phải theo trình tự của văn bản. D. Nêu đầy đủ các nhân vật và không bỏ qua bất kì một sự việc nào của văn bản được tóm tắt. iI. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1. (2,5đ) Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và giá trị của Truyện Kiều. Câu 2 (5,5đ) Hãy đóng vai nhân vật cô giao liên (trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng) để kể lại kỉ niệm về ba từ khi còn là một cô bé 8 tuổi. ============== Hết ================ ủy ban nhân dân quận hải an đề kiểm tra chất lượng học kỳ i Phòng giáo dục và đào tạo Năm học 2010 - 2011 Môn : Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Lưu ý: Đề có 2 trang. Đề chẵn I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng. “Đêm khuya lặng lẽ như tờ, Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay. Trịnh Hâm khi ấy ra tay, Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời. Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời, Cho người thức dậy lấy lời phui pha.” Câu 1. Văn bản có đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào ? A. Lục Vân Tiên gặp nạn. B. Truyện Kiều. C. Truyện Lục Vân Tiên. D. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Câu 2. Trong đoạn trích trên kẻ chủ mưu hãm hại, đẩy Lục Vân Tiên xuống sông trong đêm khuya là ai ? A. Võ Công. B. Mã Giám Sinh. C. .Trịnh Hâm. D. Bùi Kiệm Câu 3. Nhận xét nào đích đáng hơn cả với kẻ đã hãm hại Lục Vân Tiên ? A. Kẻ ném đã giấu tay. B. Kẻ đạo đức giả. C. Độc ác, xảo quyệt. D. Bất lương, ranh ma. Câu 4. Những ai đã cứu Lục Vân Tiên khi gặp nạn ? A. Gia đình ông chài. B. Ông chài (Ngư ông) C. Con Giao Long. D. Con Giao Long và gia đình ông chài. Câu 5. Chữ “mụ” trong câu thơ: “Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.” có nghĩa là: A. Bà mụ. (với nghĩa là một thiên thần luôn có mặt để che chở cho các em bé mới sinh.) B. Chỉ một người phụ nữ không tốt. (Mụ vợ –“Ông lão đánh cá và con cá vàng”) C. Bà (vợ ông chài) D. Bà mụ (Người phụ nữ làm công việc hộ sinh) Câu 6. Trường hợp nào không phải là từ láy: A. Phui pha. B. Lặng lẽ C. Nghinh ngang D. Mặt mày Câu 7. Ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ là: A. Cô đọng, hàm súc B. Sang trọng, bác học. C. Giản dị, mộc mạc D. Quê mùa, thoải mái, tự nhiên. Câu 8. Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì ? A. Kể đầy đủ các nhân vật, sự kiện, chi tiết có trong văn bản. B. Chỉ nêu nhân vật chính, sự kiện chính mà không nhất thiết phải theo trình tự của văn bản. C. Nêu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật, sự kiện chính phù hợp với văn bản được tóm tắt. D. Nêu đầy đủ các nhân vật và không bỏ qua bất kì một sự việc nào của văn bản được tóm tắt. iI. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1 (5,5đ) Hãy đóng vai nhân vật cô giao liên (trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng) để kể lại kỉ niệm về ba từ khi còn là một cô bé 8 tuổi. Câu 2. (2,5đ) Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và giá trị của Truyện Kiều. ============== Hết ================ M a trận đề - đáp án và biểu điểm (cho cả đề chẵn và đề lẻ) 1. Ma trận đề: Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Văn Tên văn bản 1 0,25 1 0,25 Nhân vật 1 0,25 1 0,25 2 0,5 Ngôn ngữ 1 0,25 1 0,25 Phẩm chất nhân vật 1 0,25 1 0,25 Tiếng Việt Nghĩa của từ 1 0,25 1 0,25 Từ láy 1 0,25 1 0,25 Tập làm văn Tóm tắt văn bản 1 2,5 1 2,5 Đoạn văn thuyết minh 1 2,5 1 2,5 Bài văn tự sự 1 5,5 1 5,5 Tổng : Số câu : Số điểm 4 1,0 3 0,75 1 2,5 1 2,5 1 5,5 10 10 Đáp án và biểu điểm: I. Phần trắc nghiệm (8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng 2 điểm) Đề Lẻ Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A A A D C A B Đề CHẵN Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C C D C D C C II. phần tự luận (8 điểm) Câu 1. (2,5đ) Bài làm có thể có những cách tổ chức, diễn đạt khác nhau song phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau: a. Về hình thức (0,5 điểm) - Đúng về hình thức một đoạn văn thuyết minh. - Diễn đạt rõ ràng, đúng văn phạm, không mắc lỗi chính tả. b. Về nội dung (2,0 điểm) * Giới thiệu tác giả Nguyễn Du. (1,5đ) - Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. - Quê quán : Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tỹnh (sông Lam, núi Hồng) - Sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống khoa bảng và truyền thống văn học. - Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử giai đoạn thể kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. - Ông là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc, có vốn sống phong phú và cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của nhân dân. - Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ: các tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm, ... - Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. * Giới thiệu về giá trị của Truyện Kiều: (1đ) - Giá trị nội dung: + giá trị hiện thực + giá trị nhân đạo - Giá trị nghệ thuật: + Ngôn ngữ + Thể loại Câu 2. (5,5đ) a. Yêu cầu về kĩ năng: (0,5đ) - Xác định được yêu cầu của đề qua một tình huống giả tưởng : kể kỉ niệm về ba trong lần ba về thăm nhà từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. - Xác định đúng ngôi kể. - Kết hợp các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, nghị luận và các yếu tố miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,… - Bài làm có kết cấu chặt chẽ, hợp lí, bố cục cân đối, rõ ràng. - Diễn đạt trong sáng, đúng văn phạm, chữ viết tốt. b. Yêu cầu về kiến thức và bố cục: - Mở bài: (0,5 điểm) + Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật,… gợi nhớ đến kỉ niệm về ba. + Tâm trạng của người kể. Thân bài: (4 điểm) + Đảm bảo trình tự các sự việc theo văn bản Chiếc lược ngà. + Sự việc được xác định từ lúc gặp ba đến lúc phải chia tay (trong thời gian ba ngày) + Khuyến khích học sinh đọc toàn bộ văn bản để có thêm kiến thức về nhân vật Thu, vận dụng vào bài kể. - Kết bài: (0,5 điểm) + ý nghĩa thiêng liêng của chiếc lược ngà. + Suy nghĩa về tình cảm gia đình, tình cha con trong chiến tranh và trong hiện tại ============== Hết ================

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGUVAN9HKI.doc
Tài liệu liên quan